Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

23
KINH TẾ LAO ĐỘNG Đề tài: DỊCH CHUYỂN CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2011 TP.HCM, 20/10/2013

Transcript of Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

Page 1: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

KINH TẾ LAO ĐỘNGĐề tài:DỊCH CHUYỂN CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ NÔNGNGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2006 - 2011

TP.HCM, 20/10/2013

Page 2: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực hiện bởi chính sách cải cách, mởcửa nền kinh tế và chuyển sự vận hành các quan hệ kinh tế theo hướng thị trường. Cơcấu kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng công nghiệp hóa. Tỉ trọng ngànhnghề phi nông nghiệp đã tăng lên rõ rệt, đóng góp nhiều vào cải thiện và đa dạng hóathu nhập của người dân, bên cạnh đó sự thay đổi cơ cấu ngành nghề trong lĩnh vựcnông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa cũng đóng góp quan trọng trong việc tăngđóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP.Đi liền với sự thay đổi về cơ cấu ngành kinh tế là sự biến đổi về cơ cấu của lực lượnglao động. Do năng suất lao động trong các ngành phi nông nghiệp lớn hơn trong nôngnghiệp, tỷ trọng tăng lên của lao động được thu hút vào khu vực phi nông thường thấphơn mức tăng của tỷ trọng GDP của ngành này so với nông nghiệp. Quá trình côngnghiệp hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam càng làm chocác luồng di chuyển lao động, biến động về cơ cấu lao động phát triển mạnh mẽ hơn,các vấn đề kinh tế - xã hội và các khó khăn nảy sinh ngày càng gay gắt. Mục tiêuchuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông nghiệp cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn.Những vấn đề đó đòi hỏi việc phân tích một cách hệ thống quá trình chuyển dịch laođộng ngành nông nghiệp. Đề tài này được chúng tôi nghiên cứu nhằm phần nào trả lờinhững câu hỏi đó.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: lao động ngành nông nghiệp- Phạm vi nghiên cứu: tại Việt Nam giai đoạn 2006-2011

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nôngnghiệp sang phi nông nghiệp.

- Phản ánh rõ nét hơn thực trạng lao động ngành nông nghiệp cũng như tìnhtrạng chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở ViệtNam giai đoạn 2006-2011.

- Đưa ra các giải pháp cũng như đề xuất ý kiến nhằm tác động tích cực tớichuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp.

Page 3: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu- Phương pháp thống kê mô tả- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp

5. Kết cấu đề tài

Đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Một số vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệpsang phi nông nghiệpChương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phinông nghiêp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011Chương 3: Giải pháp và kiến nghị cho chuyển dịch cơ cấu lao động từ nôngnghiệp sang phi nông nghiệp ở Việt Nam

Page 4: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAOĐỘNG TỪ NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP

1.1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu lao động1.1.1. Cơ cấu lao động theo ngành

Cơ cấu lao động theo ngành là mối quan hệ tỉ lệ giữa số lượng lao động trong từngngành kinh tế với tổng số lao động của một địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia.Các quan hệ tỉ lệ được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định,chúng luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể.Cơ cấu lao động theo ngành là sự phân chia lao động theo các ngành kinh tế mà trongđó ba nhóm ngành chính là: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.Các nhóm ngànhnày có mối liên quan chặt chẽ với nhau.Hình 1: Các mối liên kết giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp

Về nguyên tắc, cơ cấu lao động theo ngành phải phù hợp với cơ cấu kinh tế và chínhvì thế nó phản ánh trình độ phát triển của kinh tế, trình độ văn minh của một xã hội.Vì vậy theo quy luật phát triển không ngừng của xã hội thì cơ cấu lao động luôn luônvận động. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động.

Liên kết tiêu dùngKHU VỰC NÔNG NGHIỆP

KHU VỰC PHI NÔNG NGHIỆP

Dichuyểnvốn , laođộng

Chia sẻrủi ro Sản phẩm

dịch vụphi nôngnghiệp

Liên kết sản xuất

Cung cấpnguyên liệu

Thiếtbị sảnxuất

Page 5: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự chuyển hóa cơ cấu lao động từ trạng tháinày (cơ cấu lao động cũ) sang trạng thái kia (cơ cấu lao động mới) phù hợp với quátrình phát triển kinh tế xã hội. Chuyển dịch cơ cấu lao động là một quá trình làm thayđổi cấu trúc và mối liên hệ lao động theo một mục tiêu nhất định.

Chuyển dịch cơ lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là quá trìnhphân bố lại lực lượng lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp theo tỉ lệ phù hợpvới quy trình vận động phát triển của kinh tế. Trong điều kiện nước ta hiện nay cùngvới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH việc thực hiện quá trìnhchuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp là một tất yếu kháchquan. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông nghiệp sang phi nôngnghiệp không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển các ngành kinh tế mà còn để đápứng yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế toàn cầu.

1.2. Ý nghĩa và sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệpsang phi nông nghiệp

1.2.1. Ý nghĩa của sự chuyển dịch

- Chuyển dịch cơ cấu lao động nộng nghiệp sang phi nông nghiệp tạo điềukiện để thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH-HDH, nhằmthích ứng với cơ cấu của kinh tế mới. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực vàtrên thế giới cho thấy,chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽvới sự thay đổi về chính sách khoa học kĩ thuật, công nghệ, tài chính với chính sáchphát triển nguồn nhân lực.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động nộng nghiệp tạo điều kiện phân bố lại lựclượng lao động hợp lý hơn giữa các vùng lãnh thổ, giữa các ngành nghề, giữa các khuvực kinh tế trong nông thôn, tạo điều kiện cho người lao động lựa chọn nghề nghiệpphù hợp hơn, tăng cơ hội tìm được việc làm.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động nộng nghiệp sang phi nông nghiệp tạo điềukiện cân đối lại lao động về cung cầu, giải quyết vấn đề thất nghiệp, tạo điều kiện giảiquyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nôngnghiệp làm tăng dần lao động trong phi nông nghiệp, thực hiện đa dạng hóa nôngnghiệp là giải pháp duy nhất để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững. Đồng thời song song với quá trình chuyểndịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp là quá trình tăng chất lượng laođộng thông qua quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Page 6: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

1.2.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch

- Cơ cấu ngành kinh tế luôn luôn biến đổi vì vậy quá trình chuyển dịch cơcấu lao động cũng không kết thúc và diễn ra không ngừng. Trong điều kiện nước tahiện nay cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa,việc thực thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp là một yếutố khách quan.

- Việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệplà một giải pháp duy nhất đối với tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là chuyển dịchcơ cấu lao động theo hướng CNH-HDH. Nói chung điều này sẽ dẫn tới tỷ trọng laođộng nông nghiệp giảm phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế thì đòi hỏi phải có thờigian và điều kiện vật chất.

- Chuyển dịch lao động với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cómối quan hệ biện chứng với nhau. Theo lý thuyết phát triển nếu nền kinh tế tăngtrưởng thì sẽ tạo điều kiện thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi cơ cấu kinh tếchuyển dịch sẽ tác động làm chuyển dịch cơ cấu lao động. Tuy nhiên nền kinh tế cóthể chủ động tác động theo chiều hướng ngược lại. Nghĩa là nhà nước chủ độngchuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, sự tác động này sẽ tạo động lực chosự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sẽ làm cho kinh tế tăng trưởng. Sự tác động này cóthể được thực hiện thông qua các chính sách, các chượng trình quốc gia về việc làm vànhững quy định trong sử dụng lao động.

1.3. Yếu tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sangphi nông nghiệp

1.3.1. Yếu tố khách quan- Sự phát triển của khoa học và công nghệ

Khoa học công nghệ là một nhân tố tham gia tích cực vào quá trình sản xuất. Sựphát triển của khoa học công nghệ dẫn đến sự phát triển của những ngành mới đặcbiệt là các ngành phi nông nghiệp, theo đó cầu về lao động của những ngành nàycũng xuất hiện và gia tăng nhanh chóng.

- Sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trườngKể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng và Nhà nước ta xác địnhkinh tế củanước ta là nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc phát triển nềnkinh tế được điều tiết bởi mối quan hệ cung cầu, và lao động cũng không phải làtrường hợp ngoại lệ. Ngoài ra, nền kinh tế thị trường phát triển sẽ dẫn đến nhữngngành nghề phù hợp được thị trường chấp nhận tồn tại còn những ngành lạc hậu sẽ bị

Page 7: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

đào thải, theo đó lao động của những ngành này cũng sẽ dịch chuyển sang ngành nghềkhác.

- Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tếMở cửa hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy thương

mại phát triển. Nhiều sản phẩm hàng hóa có điều kiện thâm nhập thị trường và khẳngđịnh thương hiệu trên thị trường thế giới. Việc phát triển các ngành, các sản phẩm cólợi thế cạnh tranh thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động cả tham gia trựctiếp và gián tiếp vào các khâu, các công đoạn trong chuỗi giá trị sản phẩm, qua đó làmchuyển dịch cơ cấu lao động.

1.3.2. Yếu tố chủ quan

- Chính sách của Nhà nướcChính sách của Nhà nước có ảnh hưởng to lớn đối với tổng thể nền kinh tế nói

chung và đối với sự chuyển dịch cơ cấu nói riêng. Có rất nhiều chính sách của nhànước có liên quan đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động như: chính sách vốn đầu tư,chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng,chính sách, chính sách đầu tư phát triểnngành, chính sách đào tạo nguồn nhân lực…

Ngoài ra các chính sách về chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiệnđại hóa cũng ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phinông nghiệp.

- Quy mô và số lượng cơ sở đào tạo nghềCác cơ sở đào tạovà dạy nghề là nơi cung cấp nguồn cung lao động cho mọi ngành

nghề, đây cũng là nơi mà cung cầu lao động có sự gặp gỡ ban đầu.Việc tăng quy môcũng như số lượng đào tạo các ngành nghề công nghiệp và dịch vụ cũng là nguyênnhân dẫn đến chuyển dịch lao động ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪNÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006-

2011

2.1. Thực trạng lao động nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 -2011

Thực trạng lao động ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 -2011 thể

hiện ở một số đặc điểm cơ bản sau:

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn rất cao.

Page 8: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

Bảng 2.1: Tỷ lệ lao động nông nghiệp đang làm việc từ 15 tuổi trở lên giai đoạn2006-2011 (ĐV:%)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011NN 54,3 52,9 52,3 51,5 49,5 48,4

(Nguồn: Điều tra Lao động và Việc làm Việt Nam năm 2011 của Tổng Cục Thống kê)

Bảng 2.1 cho thấy, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp có xu hướng giảm qua các

năm, tuy nhiên tỷ lệ này còn tương đối cao so với lao động trong cả nước. Năm 2006,

lao động nông nghiệp đang làm việc là 54,3% chiếm hơn một nửa tổng số lao động

đang làm việc. Đến năm 2011, tỷ lệ này giảm xuống còn 48,4% , giảm 5,9% so với

2006. Có thể thấy rằng, lao động tập trung chủ yếu là ngành nông nghiệp, trong khi đó,

tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong GDP lại thấp hơn rất nhiều so với công

nghiệp và dịch vụ (Bảng 2).

Bảng 2.2: Tỷ trọng các ngành NN-CN-DV trong GDP (giá so sánh 1994)

giai đoạn 2006-2011. (ĐV: %)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011NN 18,74 17,93 17,65 17,07 16,43 16,19

CN-XD 41,45 42,11 41,98 42,06 42,42 41,77DV 39,81 39,96 40,37 40,87 41,15 41,33

(Nguồn:tổng cục thống kê )

Tập trung một lực lượng lao động đông trong khi mức đóng góp của nông nghiệp

vào GDP lại thấp (16,19% tổng GDP năm 2011), chứng tỏ lao động nông nghiệp vẫn

chưa phát huy hết tiềm năng. Chủ yếu là do trình độ chuyên môn kĩ thuật của người

lao động còn thấp, mà thực chất là giá trị của hàng hóa sức lao động còn thấp. Đây là

một điểm yếu không chỉ riêng cho lao động nông nghiệp mà còn chung cho lao động

trong cả nước. Khi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là một quá

trình tất yếu để hội nhập và phát triển, muốn phát triển hệ thống nông nghiệp Việt

Nam thì cần phải có một giải pháp cụ thể, hữu hiệu, đi sâu vào trình độ chuyên môn kĩ

thuật của nguồn nhân lực này.

Page 9: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

- Dư thừa lao động nông nghiệp ngày càng gia tăng, tình trạng “nông

nhàn” ngày càng trở nên đáng báo động

Người nông dân thiếu việc làm do bị mất đất do xu thế tích tụ ruộng đất ngay tại

nông thôn và quá trình đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp hiện nay (20 năm

qua, 300.000 héc-ta đất nông nghiệp bị mất đi do quá trình này). Ngoài ra, do sự mất

cân đối ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời cùng với quá trình chuyển

dịch lao động dẫn đến lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay rơi vào tình trạng

thiếu việc làm trầm trọng.

Bảng 2.3: Tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động ở nông thôn (đv: %)

Năm 2008 2009 2010 2011

Tỉ lệ thiếu việc làm 6.1 6.51 4.26 3.56

Tỉ lệ thất nghiệp 1.53 2.25 2.3 1.6

(nguồn: tổng cục thống kê)

Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm trong giai đoạn 2008-2011 có xu hướng giảm, tuy

nhiên mức giảm không đáng kể và vẫn còn ở mức tương đối cao. Đây là vấn đề đã và

đang gây bức xúc cho toàn xã hội trong những năm qua. Từ năm 2008-2009 do cuộc

khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động cộng hưởng với hiệu ứng

phụ của việc kiềm chế lạm phát làm cho tăng trưởng kinh tế rơi xuống đáy vào quý

I/2009, tỉ lệ thiếu việc làm tăng 0.41%, tỉ lệ thất nghiệp tăng 0.72% . Nhưng nhờ các

biện pháp kích cầu đầu tư, hỗ trợ giải quyết công ăn việc làm của Nhà nước, sự nỗ lực

của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của “tam nông”, nên chỉ trong một thời gian tương đối

ngắn, tình hình trên đã được ngăn chặn, theo đó, đã thu hút trở lại số người tạm mất

việc đồng thời còn thu hút thêm người vào làm việc…Vì vậy các tỉ lệ này giảm dần từ

2010 khi mà nền kinh tế Việt Nam dần ổn định. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp trá

hình của nông dân ngày càng nhiều và thời gian kéo dài hơn.

- Năng suất, chất lượng lao động thấp

Trong điều kiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, đất nước đang rất cần những

lao động nông nghiệp nông thôn có trình độ tay nghề tuy nhiên trình độ kĩ thuật của

Page 10: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

lực lượng lao động nông nghiệp nông thôn hiện nay ở tình trạng vẫn còn tồi tệ mặc dù

đã có bước đầu được cải thiện trong những năm gần đây.

Tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo của ngành nông nghiệp 3.9% (2009),

2.4% (2010) và 2.7% (2011). Tỉ lệ này cho thấy trình độ lao động nông nghiệp vẫn

còn rất thấp so với trình độ lao động của các ngành phi nông nghiệp.

Năng suất lao động trong ngành nông nghiệp của Việt Nam luôn thấp nhất trong nhóm

các nước có mức thu nhập trung bình thấp và không thể bắt kịp được năng suất lao

động của các nước này kể từ năm 2005. Trong khi đó, năng suất lao động của ngành

nông nghiệp lại đang có xu hướng chững lại, hiện chỉ bằng 1/3 so với năng suất chung

của cả nước và khoảng cách giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đang ngày

càng rộng ra.

Bảng 2.4:Năng suất lao động của nông nghiệp và một số ngành phi nông

(đv:triệu đồng/người)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nông nghiệp 8.16 9.72 13.57 14.09 17.06 22.9

Công nghiệp 47.84 55.39 65.84 69.79 76.58 83.63

Dịch vụ 33.19 34.36 42.78 47.46 52.28 57.58

(nguồn: trung tâm năng suất Việt Nam)

Từ những phân tích trên có thể thấy rõ tất cả thể hiện ở hiệu quả lao động năng suấtlao động nông nghiệp thấp là do chất lượng lao động quá thấp cùng với sự dư thừa vềsố lượng lao động. Điều đó tác động làm cho thu nhập của những người làm nôngnghiệp cũng rất là thấp khoảng 500.000đ/tháng.Năng suất lao động trong khu vực Công nghiệp – xây dựng đạt mức cao nhất, năng

suất lao động trong khu vực Dịch vụ tương đối cao, năng suất lao động trong khu vực

Nông nghiệp đạt mức thấp nhất mà ngành này chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao

động nên kéo theo Năng suất lao động của toàn nền kinh tế đạt mức thấp.

Tóm lại chúng ta có thể kết luận rằng, lao động nông nghiệp ở Việt Nam hiện nayđang quá dư thừa về số lượng nhưng chất lượng còn thấp và chưa đáp ứng được nhucầu của quá trình CNH-HĐH. Sự mất cân đối về lao động theo khu vực địa lí vàngành nghề làm giảm đáng kể khả năng hiểu quả sử dụng lao động nông nghiệp hiệnnay.

Page 11: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nôngnghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2006-2011

2.2.1. Thực trạng cơ cấu cung lao động

- Quy mô lực lượng lao động:

Bảng 2.5: Số người trong tuổi lao động và có khả năng lao động 2006-2011

(nguồn: tổng cục thống kê)

Năm 2011, lực lượng lao động cả nước đạt gần 51,9 triệu người. Tỷ lệ lao động

so với dân số tăng từ 54,7% cuối năm 2006 lên 59% vào năm 2011, cho thấy Việt

Nam đang bước nhanh vào thời kỳ dân số vàng với tiềm năng nguồn nhân lực có

thể tham gia vào thị trường lao động và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.

Quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu đất nông nghiệp tiếp tục tác độngtới cơ cấu lao động nông thôn – thành thị. Trong tổng dân số cả nước năm 2011,dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số, tăng 2,5%

Page 12: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 60,96 triệu người, chiếm 69,4%,tăng 0,41%. Trong đó, nông thôn nước ta có 15,3 triệu hộ với xấp xỉ 32 triệu ngườitrong độ tuổi lao động, tăng 11,4% về số hộ và 4,5% về lao động so với kỳ Tổngđiều tra năm 2006.

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 là 51,39 triệu người, tăng 1,97%so với năm 2010, trong đó lao động nam chiếm 51,6%; lao động nữ chiếm 48,4%. Lựclượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12. Cơ cấu lao độngkhu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,7% năm 2010 xuống 48,0% năm2011; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,7% lên 22,4%; khu vực dịch vụduy trì ở mức 29,6%.

Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu số lượng lao động năm 2006 và năm 2011

- Cơ cấu chất lượng nguồn lao động Trình độ văn hóa:Giáo dục, đào tạoTrong những năm qua, công tác xây dựng trường, lớp và đào tạo giáo viên theo

các tiêu chí trường chuẩn tiếp tục được triển khai mạnh tại các địa phương.Công tác đào tạo nghề cũng được các cấp, các ngành và địa phương tập trung

quan tâm đầu tư. Tính đến tháng 6/2011, cả nước có 128 trường cao đẳng nghề; 308trường trung cấp nghề; 908 trung tâm dạy nghề và trên 1 nghìn cơ sở khác mở các lớpdạy nghề. Số học sinh học nghề được tuyển mới tính đến hết tháng 6/2011 là 740,4nghìn lượt người, đạt 39,8% kế hoạch năm, bao gồm: Cao đẳng nghề và trung cấpnghề là 92,4 nghìn lượt người, đạt 22%; sơ cấp nghề 648 nghìn lượt người, đạt 45%.Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề năm 2011 đang được triển khaitích cực với tổng số vốn là 2894 tỷ đồng, trong đó kinh phí dành cho đào tạo nghề đối

Page 13: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

với lao động nông thôn là 1 nghìn tỷ đồng với mục tiêu hỗ trợ dạy nghề cho khoảng400 nghìn lao động.

Điều này phản ánh những nỗ lực cho việc tập trung đầu tư cho dân trí cũng như

những cải tiến đáng kể trong chính sách giáo dục và mở cửa thị trường giáo dục cho

khu vực tư nhân và nước ngoài. Phản ánh đúng lộ trình công nghiệp hóa – hiện đại

hóa đất nước, nâng cao trình độ dân trí để đáp ứng được những công việc đòi hỏi đầu

tư về chất xám hơn là về lao động giản đơn. Các cơ sở đào tạo hình thành đáp ứng

được nguyện vọng chuyển đổi từ lao động khu vực nông nghiệp sang khu vực phi

nông nghiệp thông qua các hình thức đào tạo nghề.

Trình độ chuyên môn kĩ thuật:Về trình độ chuyên môn của lao động nông nghiệp. Nhìn chung, trình độ chuyên

môn kỹ thuật của lao động nông thôn năm 2011 đã được nâng lên so với năm 2006. Sốngười trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từsơ cấp trở lên năm 2011 chiếm tỷ lệ 2,87% (năm 2006 là 2,48%). Tỷ lệ lao động cótrình độ trung cấp là 1,24% (năm 2006 là 0,89%); trình độ đại học đạt 0,22% (0,11%).

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và chương trìnhđào tạo nghề cho nông dân. Với sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo nghề miễnphí, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động NT đã nâng lên. Số người trong độtuổi lao động có khả năng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lênnăm 2011 chiếm tỷ lệ 11,2% (năm 2006 đạt 8,2%), trong đó: trình độ trung cấp lầnlượt ở các năm 2011, 2006 là 4,3% và 3% ; trình độ đại học là 2,2% và 1,1% trong 2năm tương ứng.

Tuy đạt được những kết quả và tiến bộ so với các năm trước nhưng trình độchuyên môn của lao động nông nghiệp vẫn còn thấp so với yêu cầu sản xuất hàng hoátrong cơ chế thị trường, đồng thời lại có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, các địaphương. Khả năng chuyển đổi ngành nghề từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịchvụ còn chậm và không đều giữa các vùng, các địa phương, nhất là vùng miền núi,vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số. Lao động nông nghiệp dư thừa nhiều nhưng ít laođộng chuyển đổi sang lâm nghiệp, thuỷ sản cũng như CNXD và dịch vụ phi nôngnghiệp. Các khu công nghiệp thiếu rất nhiều lao động kỹ thuật và công nhân lành nghềnhưng không thể thu hút được số lượng đông đảo lao động dư thừa ở khu vực nôngthôn. Lao động nông nghiệp dư thừa chủ yếu là lao động phổ thông: năm 2011 có đếngần 93% lao động nông nghiệp chưa được đào tạo tay nghề, chưa có chứng chỉ chuyênmôn là bằng chứng cụ thể cho thực trạng đội ngũ lao động nông nghiệp hiện nay.

Các số liệu trên cho chúng ta thấy được lao động có trình độ kỹ thuật chuyên môn

kỹ thuật tăng chậm, điều này phản ánh “nút thắt” về nguồn nhân lực và phản ánh mô

Page 14: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

hình phát triển kinh tế vẫn tiếp tục dựa vào công nghệ sở dụng lao động có trình độ

thấp. Tốc độ chuyển đổi cơ cấu lao động còn phụ thuộc vào các hình thức đào tạo lao

động.

2.2.2. Thực trạng cơ cấu sử dụng lao động

- Cơ cấu lao động theo ngành và vùng:

Bảng 2.6: Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn qua 3 ngành nghề chiatheo vùng KT-XH qua 2 kì tổng điều tra 2006 và 2011

(nguồn: tổng cục thống kê)

Bảng trên thể hiện xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, song khôngđồng đều giữa các vùng. Kết quả đạt được về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôntheo ngành sản xuất chính của cả nước và các vùng năm 2011 tuy có tiến bộ so vớinăm 2006 nhưng vẫn còn chậm và có khoảng cách xa so với yêu cầu. Trong giai đoạn2006-2011, tỷ lệ lao động khu vực này giảm được 10,9% từ 70,41% (2006) xuống còn59,59% (2011), bình quân mỗi năm cũng chỉ giảm được 2,19%.

Page 15: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

- Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.6: Đơn vị nông lâm thủy sản qua 2 năm 2006 và 2011

(nguồn: tổng cục thống kê)

Số lượng hộ và HTX giảm, doanh nghiệp tăng so với 5 năm trước song mức biếnđộng không đáng kể.

Trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2001-2011, số hộ nông nghiệp cứ qua 5năm lại giảm đi khoảng từ 9% đến 10%, trong khi đó 2 khu vực CNXD và dịch vụ lạităng lên: khu vực CNXD tăng ở mức 4,5 - 5%, khu vực dịch vụ tăng chậm hơn ở mứctừ và 3,5 - 4,5%. Đáng chú ý là đến năm 2011 đã có 13/63 tỉnh (20,6%) có tỷ trọng hộCNXD và dịch vụ chiếm trên 40% tổng số hộ nông thôn (năm 2006 chỉ có 5/63 tỉnh).

Về cơ cấu, tỷ trọng hộ nông nghiệp khu vực nông thôn năm 2011 là 62,2% so với71,1% của năm 2006; tỷ trọng hộ CNXD của các năm tương ứng lần lượt đạt 15% và10,2%, tỷ trọng hộ dịch vụ đạt 18,4% và 14,9% trong 2 năm tương ứng. Nếu gộp cảhai nhóm hộ CNXD và dịch vụ thì tỷ trọng 2 khu vực phi NLTS từ 2006 đến 2011 đãtăng thêm 8,3% (từ 25,1% lên 33,4%).

Cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhiều làng nghềđược khôi phục và phát triển đã thu hút được nhiều nguồn vốn trong dân cư, tạo đượcviệc làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động và đào tạo, bồi dưỡng những lao độngphổ thông thành lao động có kỹ thuật. Đến năm 2011, khu vực nông thôn có 961 xã cólàng nghề, chiếm 11% tổng số xã (tỷ lệ tương ứng của năm 2006 là 8%). Số lượng

Page 16: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

làng nghề cũng tăng: Năm 2011 có 1.322 làng nghề so với 1077 làng nghề của năm2006.

2.3. Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sangphi nông nghiệp

2.3.1. Tích cực

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao theo ngành cơ bản là đúng xu hướng và hợp lý.Trong giai đoạn 2006-2011, tỉ trọng lao động nông nghiệp đã giảm xuống, tỉ trọng laođộng phi nông nghiệp tăng lên rõ rệt. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu là quá trình tăngnăng suất lao động. Quá trình này gắn với sự tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định điđôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tỉ trọng của các ngành công nghiệp xâydựng và dịch vụ, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo tiền đề cho quá trình phát triển dài hạncủa đất nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2011 đạt ở mức ổn định,trong đó,khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, khu vựcnông nghiệp có tốc độ chậm.

Hình 2.2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế

Cải thiện cuộc sống người dân, thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt. Sựchuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông đã phát huy những lợi thếvề nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động thấp để thu hút đầu tư nước ngoài, pháttriển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, qua đó chuyển được một bộ phận

Page 17: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

không nhỏ lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực khác. Đồng thời với tácđộng của sự chuyển dịch lao động này, những người lao động có cơ hội nhiều hơn đểtìm kiếm việc làm, thu nhập và tích luỹ của hộ nông thôn ngày càng tăng, trình độchuyên môn của lao động nông thôn từng bước được nâng cao, góp phần giảm bớttình trạng thất nghiệp trá hình, hạn chế tệ nạn xã hội ở địa bàn nông thôn. Có thể thấy,chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn được thực hiện dưới nhiều hìnhthức đa dạng theo xu hướng tiến bộ (nông nghiệp truyền thống năng suất thấp sangnông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp-phi nông nghiệp, nông thôn-thành thị, xuấtkhẩu lao động), tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi, ngành nghề nông thôn pháttriển đã góp phần làm tăng năng suất lao động của người lao động.Nước ta đã pháthuy được lợi thế nguồn nhân lực dồi dào, chi phí lao động thấp để thu hút đầu tư nướcngoài, phát triên các ngành công nghiệp thâm dụng lao động: may mặc, tiểu thủ mỹnghệ. Do đó, giải quyết công ăn việc làm cho bộ phận lớn lao động. Hơn nữa sự xuấthiện của các khu công nghiệp tập trung là nhân tố đóng góp quan trọng cho sự pháttriển kinh tế – xã hội đất nước, biến vùng thuần nông trở thành vùng kinh tế trọngđiểm có tốc độ tăng trưởng cao, tiêu biểu ở các tỉnh Hải Dương, Quảng Nam, VĩnhLong, Thừa Thiên Huế.... Bộ mặt nông thôn đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại.Các khu công nghiệp đã và đang thu hút hàng trăm nghìn lao động nông thôn, tạo rathị trường sức lao động mới để thúc đẩy quá trình chuyển mình của Việt Nam.Tỉ lệ lao động qua đào tạo đã bước đầu tăng dần qua các năm. Đồng thời tỉ lệ hộnghèo cũng đã giảm xuống đáng kể, điều này góp phần thể hiện chất lượng lao độngcủa cả nước đã bước đầu được cải thiện.Việc chuyển dịch cơ cấu lao động cũng đónggóp tích cực vào tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước theo hướng giảmdần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động CN-XD và dịch vụ,thúcđẩy quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước. Sự chuyển dịch tích cực đã đi đúng theođịnh hướng phát triển của cả nước nói chung mà những định hướng khi đi đúng theoquy luật của nó thì càng thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển.

2.3.2. Hạn chế

Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp có những tácđộng tích cực tuy nhiên thì vẫn còn nhiều bất cập hạn chế cần được giải quyết.

- Thất nghiệpTăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng khu vực nông nghiệp, nông thôn

không thúc đẩy tăng trưởng tương ứng việc làm ở nông thôn; lao động tiếp tục bị dồnnén trong nông nghiệp năng suất thấp (năng suất lao động nông nghiệp chỉ bằngkhoảng 1/3 so với công nghiệp và dịch vụ), hệ số co giãn việc làm trong nền kinh tếnói chung và khu vực nông thôn còn thấp (thời kỳ 2000-2009 là 0,28% với cả nướcnói chung và khoảng 0,35% với khu vực nông thôn) chưa đảm bảo thu hút hết laođộng dư thừa trong nông nghiệp để tạo ra “điểm cất cánh” phát triển sản xuất hàng

Page 18: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

hoá và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, nông thôn; mức độ thiếu việclàm còn cao (6,51% người thiếu việc làm và khoảng 25% thời gian lao động ở nôngthôn chưa được sử dụng), thu nhập lao động nông thôn rất thấp (năm 2008 là 762nghìn đồng/người/tháng).

Nguyên nhân:Vốn nhân lực nông nghiệp, nông thôn nói chung còn thấp (trình độ văn hoá,

chuyên môn kỹ thuật, thể lực, tính năng động, tính thích nghi và ý thức kỷ luật hạnchế), gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận kiến thức sản xuất mới, chuyển đổi nghề vàchuyển dịch tích cực cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Nông dân thiếu kiếnthức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp, thiếu hiểu biết về những công nghệ mới ápdụng trong trồng trọt, chăn nuôi và chế biến sản phẩm nông nghiệp, trong khi công táctư vấn và phổ biến kiến thức cũng như chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến thiếuhệ thống, chưa hiệu quả.

Các hình thức tổ chức sản xuất hiện đại cho năng suất cao chưa phát triển, tỷlệ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thua lỗ khá lớn (theo mộtnghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thì có đến 1/3 trong tổngsố doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bị thua lỗ), chưa đánh giá, tổngkết và nhân rộng cũng như phổ biến áp dụng những mô hình sản xuất có hiệu quả, thuhút nhiều lao động.

- An sinh xã hộiQuá trình chuyển dịch chưa bền vững cả về việc làm, thu nhập, vị thế, điều kiện

làm việc và an sinh xã hội; hầu hết lao động nông nghiệp, nông thôn (trên 90%) vẫnthuộc khu vực phi chính thức chịu nhiều rủi ro và dễ bị tổn thương, đặc biệt lao độngdi cư gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và hội nhập vớidân bản địa trong quá trình di cư nông thôn- thành thị.

Nguyên nhân:An ninh việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là đối với

lao động di cư nông thôn- thành thị, chưa được coi trọng cả trên giác độ hoạch địnhchính sách, tổ chức triển khai cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tuyên truyền nâng caonhận thức xã hội. Hầu hết lao động nông thôn đang làm việc trong khu vực khôngchính thức với các đặc điểm rủi ro cao và không có hệ thống an sinh xã hội đảm bảo.Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là chuyện nhà ở và các vấn đề xã hội liên quan như hộkhẩu và chính sách giáo dục, y tế, an sinh cho con cái và gia đình đi theo lao động dicư. Các mâu thuẫn, tranh chấp trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động vàngười lao động trong các doanh nghiệp gia tăng đã làm cho vấn đề mưu sinh củangười lao động di cư đi từ nông thôn càng thêm bức xúc.

- Khó khăn trong quản lý

Page 19: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

Nguồn nhân lực từ nông thôn ra thành thị ồ ạt theo trào lưu dẫn đến khó khăntrong công tác quản lý, kiểm tra.

Nguyên nhân:Chuyển dịch cơ cấu lao động thu hút người dân ở nông thôn ra thành thị tìm kiếm

việc làm như là một phong trào khó rà soát, kiểm tra. Hơn nữa công tác quản lý cònkhá lỏng lẽo, bất cập, các ban ngành chưa thực sự quan tâm lắm đến vấn đề này.

- Vấn đề đất đai, môi trườngĐời sống vật chất- tinh thần của nông dân còn thấp, chênh lệch giàu nghèo có xu

hướng gia tăng, đất đai chưa được khai thác sử dụng một cách hiệu quả. Ô nhiễm môitrường tại nhiều khu, cụm công nghiệp, làng nghề chậm được cải thiện; khả năng ứngphó với biến đổi khí hậu vẫn còn hạn chế; tình trạng ngập lụt ở một số thành phố lớnchậm được khắc phục.

Bên cạnh đó,quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nôngnghiệp có tác động lớn tới việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để xâydựng lên các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Sự hình thành các khucông nghiệp đã thu hút đông đảo lực lượng lao động từ nông nghiệp, góp phần làmtăng thu nhập và nâng cao mức sống của người nông dân. Tuy nhiên, việc chuyển đổimục đích sử dụng đất cũng gây ra nhiều vấn nạn xã hội: Thứ nhất, người nông dân bịchịu thiệt thòi trong việc đền bù không thỏa đáng vốn đất bị thu hồi, giải tỏa. Nguyênnhân là do doanh nghiệp đã lợi dụng kẽ hở trong việc đăng kí mục đích sử dụng mảnhđất thu hồi để xây dựng công trình công, nhưng thực tế thì để xây xí nghiệp. Chính vìđiều đó, giá đất thu hồi được đưa ra thấp hơn giá thị trường, gây bất lợi cho ngườinông dân. Thứ hai, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp gây ratình trạng thiếu việc làm của một bộ phận nông dân. Do trước kia người nông dân toànlàm nghề nông, khi bị mất đất đai, họ chưa chuyển đổi được nghề nghiệp vì thiếu trìnhđộ tay nghề dẫn đến thiếu việc làm, giảm thu nhập và nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội.Nguyên nhân:

Các chính sách, chương trình, chiến lược kế hoạch phát triển nông thôn còn chưađồng bộ và đủ liều để thúc đẩy chuyển dịch nhanh và có hiệu quả. Chính sách bồithường khi thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa thỏa đáng, giữa giá bồithường của nhà nước và giá thị trường còn có sự khác biệt quá lớn; chính sách quyhoạch đất đai canh tác chưa hợp lý và thiếu đồng bộ, hiện tượng đầu tư tràn lan khôngđúng mục đích gây lãng phí xã hội trong khi quỹ đất ngày một giảm, đất canh tác chongười dân bị thu hẹp còn bản thân người nông dân thiếu việc làm; đầu tư công vàonông thôn hay nông nghiệp hầu như không đáng kể, càng xa các khu kinh tế phát triển,xa đô thị, xa khu công nghiệp thì hạ tầng cơ sở càng yếu và kém; chính sách nhà ở chongười có thu nhập thấp chỉ mới được quan tâm, cơ chế và qui định đối với người ởchưa hợp lý và hấp dẫn, thiếu gắn kết với các vấn đề xã hội và nhu cầu về đời sốngvăn hóa tinh thần của người lao động.

Page 20: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

- Cơ cấu lao động qua đào tạo còn bất hợp lýChuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa thúc đẩy và tạo điều kiện để có kết quả chuyển

dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn tương ứng (công nghiệp và dịch vụ đãtạo ra 79 % GDP cả nước nhưng mới thu hút 49 % lao động xã hội), chuyển dịchkhông đồng đều giữa các vùng (các vùng Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Hồngchuyển dịch nhanh, các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên chuyển dịch chậm rất chậm) vàchưa tạo được sự liên kết di chuyển lao động phục vụ cho sự nghiệp CNH,HĐH chungtrong cả nước (chưa phát huy được thế mạnh của từng vùng về nguồn nhân lực, tàinguyên thiên nhiên và đặc điểm sinh thái; các vùng kinh tế trọng điểm chưa được quyhoạch phát triển đồng bộ để tạo động lực tác động lan toả mạnh đến những vùng khókhăn khác; thị trường lao động vẫn mất cân đối nghiêm trọng về cung- cầu lao động;quy hoạch các khu công nghiệp không hợp lý dẫn đến thừa- thiếu lao động hầu hếtmang tính cục bộ và làm lãng phí nguồn nhân lực của đất nước).

Nguyên nhân:Thị trường lao động nông thôn chưa phát triển, cung- cầu lao động mất cân bằng

(lao động vẫn thiếu việc làm trong khi các khu công nghiệp thường ở tình trạng thiếulao động), hệ thống cơ sở hạ tầng thị trường lao động yếu kém không cung cấp đủthông tin, cơ hội và các dịch vụ công bằng đến nông dân trong các vùng miền, khuvực. Việc hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn vẫn chỉ mang tính hình thức; cáchoạt động giao dịch việc làm mới chủ yếu ở các thành phố lớn và khu công nghiệp;dịch vụ việc làm chưa thành mạng lưới, quy mô từng tổ chức nhỏ bé, thiếu sự phốihợp, chia sẻ thông tin và hợp tác trong nội bộ dịch vụ việc làm cũng như trong hệthống dịch vụ việc làm-doanh nghiệp-cơ sở dạy nghề; thông tin thị trường lao độngcòn nhiều yếu kém, chưa mang tính hệ thống, bị chia cắt giữa các vùng, miền; việctheo dõi, giám sát, nắm bắt biến động thị trường lao động được thực hiện một cáchphân tán và ít kết nối nên rất kém hiệu quả.

Page 21: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ NÔNGNGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP

3.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Việt Nam đang có nhiều cơ hội cũng như tháchthức đối với sự phát triển của thị trường lao động. Cạnh tranh quốc tế trong phân cônglao động sẽ thúc đẩy cạnh tranh và phân công lao động trong nước.Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu lao động cần phải gắn liền với mục tiêu tăng trưởng và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với mục tiêu giải quyết việc làm và thực thiện côngbằng xã hội. Ngoài ra chuyển dịch cơ cấu lao động phải hướng tới mục tiêu toàn dụnglao động giảm dư thừa lao động thời gian nhàn rỗi đồng thời bảo đảm từng bước nângcao năng suất và chất lượng của người lao động. Bên cạnh đó chuyển dịch phải đồngbộ và hợp lí giữa các vùng.Mục tiêu chung của phát triển thị trường lao động đến năm 2020 là đảm bảo có mộtthị trường hiện đại, hiệu quả, cạnh tranh và công bằng, góp phần thực hiện các mụctiêu phát triển đất nước được nêu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn2011-2020.Nghị quyết đại hội lần thứ bảy BCH TW khóa X xác định mục tiêu đến năm 2020:Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn quađào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%.

3.2. Giải pháp chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp

- Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH

Tăng nhanh tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ giảm tỉ trọng nông nghiệp nhằmtạo cơ cấu của một nền kinh tế có khả năng tạo thêm nhiều việc làm mới và có khảnăng thu hút nhiều lao động.

Trong công nghiệp, phát triển các ngành thâm dụng lao động như công nghiệpchế biến, giày da, may mặc. Tạo sự gắn kết giữa nông nghiệp và phi nông thu hút laođộng dư thừa trong nông nghiệp nông thôn. Trước mắt cần phát triển các ngành côngnghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ như mía đường, cà phê, chè… Ở nông thôn thìhình thành nên nông thôn mới, khôi phục các làng nghề mới, khôi phục phát triển dịchvụ nông nghiệp nông thôn như du lịch miệt vườn, hình thành nên các hoạt động tiểuthủ công nghiệp nhằm tạo việc làm thêm cho người nông dân sau những mùa vụ. Pháttriển công nghiệp nông thôn quy mô nhỏ và vừa với nhiều hình thức sở hữu, trong đó

Page 22: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

phát huy sự năng động sáng tạo của kinh tế hộ gia đình. Để thực hiện mục tiêu này cầncó các chính sách điều kiện cho các cơ sở sản xuất như vốn vay ưu đãi,miễn giảm thuế,hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ…

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcCần đẩy nhanh quá trình đào tạo nguồn nhân lực không chỉ về số lượng mà còn chấtlượng. Để làm được điều này cần phải:

Chăm lo phát triển giáo dục đào tạo, thực hiện các chính sách khuyến khích dạy vàhọc nghề đối với người lao động theo phương châm xã hội hóa giáo dục đào tạo. Đầutiên là với thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn, phụ nữ, lao động dư thừa dosắp xếp các doanh nghiệp nhà nước. Phổ cập phổ thông trung học cho người lao độnggắn liền với nâng cao chất luợng giáo dục trong các cấp nhằm tạo ra một mặt bằng dântrí tối thiểu và nâng cao năng lực cho người lao động để người lao động có đủ khảnăng tiếp cận với chương trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ khoa học kĩ thuật.

Phát triển mạnh mẽ các trường dạy nghề nhằm tạo ra mọt cơ cấu hợp lí giữa ngườilao động về tình độ chuyên môn cũng như là giữa các ngành kinh tế tránh tình trạng“ thừa thầy thiếu thợ” và đào tạo tràn lan theo phong trào dẫn đến dư thừa lao độngtrong ngành này nhưng lại thiếu lao động trong ngành khác như hiện nay. Các trườngdạy cần quan tâm tới chất lượng đào tạo sao cho sát với thực tế và cho phù hợp vớinhu cầu của thị trường.

- Chính sách thu hút và phân bổ vốn đầu tư giữa các ngành kinh tếVốn là một yếu tố có vai trò quan trọng là động lực của tăng trưởng và phát triển

kinh tế. Việc thay đổi khối lượng và cơ cấu vốn đầu tư có chế độ chính sách khuyếnkhích kèm theo sẽ quyết định cơ cấu sản xuất và theo đó nó sẽ thúc đẩy phát triển lạilực lượng sản xuất giữa các ngành và các vùng kinh tế.

Mặt khác sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất với thay đổi tỉ lệ đầu tư cho khoa họccông nghệ cho các ngành phi sản xuất là tăng năng suất, đây là yếu tố quan trọng tácđộng đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực.Trong điều kiện nước ta hiện nay với khối lượng vốn đầu tư xã hội hạn chế thì cầnphải có cơ cấu đầu tư hợp lý, đầu tư có trọng điểm, khai thác lợi thế của từng ngànhtừng vùng. Đó làm một giải pháp tích cực và đóng vai trò quyết định đến chuyển dịchcơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH. Trong thời gian tới cần tậptrung vốn đầu tư cho các ngành thâm dụng lao động nhằm tạo việc làm và thu hút laođộng từ nông nghiệp. Trên các vùng lãnh thổ cần chú trọng hơn nữa việc đầu tư chocác vùng khó khan, xây dựng hạ tầng, từng bước hình thành các điểm đô thị, các cụmkinh tế kĩ thuật nhằm tạo thành hạt nhân tác động lan tỏa cho cả vùng.

- Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏCác doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ có vai trò quan trọng trong việc tăng

trưởng và phát triển kinh tế mà còn có vai trò to lớn trong việc tạo ra nhiều việc làmcho người lao động. Tuy nhiên việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì gặp

Page 23: Dich chuyen-co-cau-lao-dong-tu-nong-nghiep-sang-phi-nong-nghiep

khó khăn trong vốn, công nghệ và thị trường tiêu thụ. Để phát triển các doanh nghiệpvừa và nhỏ nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ như: tạo môi trường bình đẳngcho sự phát triển bình đẳng của tất cả các thành phần kinh tế ; cần hình thành tổ chứcđứng ra bảo vệ cũng như xúc tiến phát triển cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ này;thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về vốn, công nghệ.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Trên đây là định hướng cũng như một số giải pháp tích cực cơ bản nhằm chuyển dịchcơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp phù hợp với xu hướng CNH-HĐH.

Việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động này không thể thực hiện mộtcách độc lập được mà phải đặt trong mối quan hệ với các nhân tố kinh tế xã hội khác.Vì vậy khi hoạch định các đường lối chính sách cũng như các định hướng cần phảichú ý đến những nhân tố này. Trong đó, tác động của vốn, đặc biệt tăng dần tỉ trọngđầu tư cho con người, khoa học công nghệ, thay đổi cơ cấu đầu tư đối với các ngànhkinh tế cũng như giữa khu vực thành thị và nông thôn… sẽ tạo ra sự phù hợp trongquá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp đã có nhữngbiến chuyển tích cực tuy nhiên quá trình chuyển dịch chậm và còn những bất cập. Đểchuyển dịch tạo sự phù hợp giữa cung và cầu thì chúng tôi có một số kiến nghị nhưsau:

Về phía cung lao động thúc đẩy đầu tư cho con người sẽ đổi mới và nâng cao chấtlượng nguồn lao động mà chính đây sẽ là điểm mấu chốt để thực hiện sự chuyển đổivề cơ cấu lao động đáp ứng nhu cầu sản xuât.

Về phía cầu lao động số lượng, cơ cấu vốn đầu tư và chính sách kèm theo sẽ quyếtđịnh cơ cấu sản xuất và nó sẽ thúc đẩy lại sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Mặt khácsự chuyển dịch cơ cấu sản xuất với sự thay đổi tỉ lệ đầu tư cho khoa học công nghệcho các ngành phi nông nghiệp sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động là một yếu tốquan trọng giúp chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp vàgiữa các vùng miền.