Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web...

228
ĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3 MỞ ĐẦU I – MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI HỌC NHỮNG GÌ? 1. Ở lớp 10, chúng ta đã được trang bị những khái niệm, những kiến thức chung nhất về địa lí kinh tế - xã hội. Đến lớp này, chúng ta học những vấn đề địa lí kinh tế - xã hội cụ thể hơn, liên quan đến toàn thế giới hoặc một số quốc gia có chế độ xã hội cũng như trình độ phát triển kinh tế khác nhau. 2. Trên thế giới hiện nay có hơn 200 quốc gia. Những nước này có quy mô lãnh thổ, dân số khác nhau, đồng thời cũng phát triển kinh tế - xã hội theo những con đường không hoàn toàn giống nhau. Về chế độ xã hội, có những nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, có những nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Về mặt kinh tế, hiện nay trên thế giới có thể phân ra: các nước đã có nền công nghiệp rất phát triển (gọi chung là các nước phát triển) và các nước có nền kinh tế đang còn ở giai đoạn bắt đầu phát triển (gọi chung là các nước đang phát triển). Các nước này lại có những xu hướng phát triển nền kinh tế - xã hội của mình

Transcript of Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web...

Page 1: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

ĐỊA LÍ 11(Tái bản lần thứ mười lăm)3MỞ ĐẦUI – MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI HỌC NHỮNG GÌ?1. Ở lớp 10, chúng ta đã được trang bị những khái niệm, những kiến thức chung nhất về địa lí kinh tế - xã hội.Đến lớp này, chúng ta học những vấn đề địa lí kinh tế - xã hội cụ thể hơn, liên quan đến toàn thế giới hoặc một số quốc gia có chế độ xã hội cũng như trình độ phát triển kinh tế khác nhau.2. Trên thế giới hiện nay có hơn 200 quốc gia. Những nước này có quy mô lãnh thổ, dân số khác nhau, đồng thời cũng phát triển kinh tế - xã hội theo những con đường không hoàn toàn giống nhau. Về chế độ xã hội, có những nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, có những nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Về mặt kinh tế, hiện nay trên thế giới có thể phân ra: các nước đã có nền công nghiệp rất phát triển (gọi chung là các nước phát triển) và các nước có nền kinh tế đang còn ở giai đoạn bắt đầu phát triển (gọi chung là các nước đang phát triển). Các nước này lại có những xu hướng phát triển nền kinh tế - xã hội của mình theo những cách riêng phù hợp với điều kiện trong nước và ngoài nước.Những hiểu biết về tình hình và những con đường phát triển kinh tế - xã hội của các nước khác nhau trên thế giới không những làm phong phú thêm kiến thức văn hóa chung mà còn trang bị cho mỗi công nhân tương lai những kinh nghiệm tốt để bước vào xây dựng nền kinh tế - xã hội nước nhà.3. Chương trình học năm nay gồm hai phần lớn:- Phần một đề cập đến một số vấn đề địa lí kinh tế - xã hội chung của toàn thế giới hiện nay, cũng như bối cảnh, điều kiện và đặc điểm phát triển của các nước phát triển và các nước đang phát triển.4

Page 2: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

- Phần hai nêu rõ những nét nổi bật, các mặt yếu và mạnh về kinh tế - xã hội của một số nước tiêu biểu thuộc các châu lục có trình độ phát triển kinh tế và chế độ xã hội khác nhau.II – HỌC ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI NHƯ THẾ NÀO?1. Học trên bản đồ là khâu không thể thiếu được đối với môn địa lí. Cần biết học, biết khai thác và phân tích các yếu tố địa lí, các mối quan hệ giữa chúng với nhau qua các bản đồ treo tường, atlát và nhất là qua các lược đồ có trong sách. Dựa vào nội dung bài học, có thể tự xây dựng các lược đồ kinh tế và các biểu đồ thích hợp nhằm củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng bộ môn.2. Thường xuyên theo dõi thông tin về kinh tế - xã hội trên thế giới trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên hệ với những kiến thức đã học và tình hình địa phương để có những hiểu biết thực tế một cách đúng đắn.3. Bảo đảm đầy đủ phần thực hành trong sách. Việc xử lí, phân tích, so sánh, tổng hợp các tài liệu sẽ tạo điều kiện để rèn luyện năng lực nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội của một nước, một khu vực hoặc của địa phương.Câu hỏi:1. Tại sao lại nói: “Những vấn đề về địa lí kinh tế - xã hội thế giới là những vấn đề hết sức phức tạp” ? Hãy cho một số ví dụ.2. Tại sao việc học tập địa lí kinh tế - xã hội thế giới một cách nghiêm túc lại giúp cho chúng ta có được khả năng nghiên cứu những sự kiện và hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội nước nhà cũng như trên thế giới?3. Hãy chuẩn bị một túi hồ sơ hoặc một cuốn sổ tay để thường xuyên ghi chép tóm tắt các sự kiện, hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội thế giới, mới được thông tin trên các báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình.5

Phần một NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG THỜI

KÌ HIỆN ĐẠI

Page 3: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

I – TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI TRONG NHỮNG THẬP NIÊN GẦN ĐÂY CÓ NHIỀU BIẾN ĐỘNG PHỨC TẠPTrong mấy chục năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội thế giới có nhiều biến động to lớn và phức tạp. Sự bùng nổ dân số, tình trạng ô nhiễm môi trường, các cuộc khủng hoảng năng lượng v.v… đã gây nên nhiều mối lo âu cho nhân loại. Nhưng ngược lại, lịch sử loài người cũng đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật. Những thành tựu mới trong lĩnh vực này đã thúc đẩy tốc độ phát triển của kinh tế - xã hội về nhiều mặt.Tuy nhiên, sự phát triển đó không đồng đều ở khắp các quốc gia. Chưa bao giờ trên thế giới lại có sự phân hóa các nước giàu, nước nghèo rõ rệt như ngày nay. Các nước giàu chủ yếu là các nước đã có nền công nghiệp phát triển cao, còn các nước nghèo phần lớn là các nước đang phát triển.1. Trong mấy chục năm gần đây, thế giới đã chứng kiến tốc độ tăng dân số nhanh chưa từng cóNăm 1993, dân số thế giới đã đạt 5,4 tỉ người. Dự kiến vào cuối thập niên 90 của tk XX, tốc độ còn nhanh hơn nữa, và có thể ổn định vào năm 2025 với khoảng 10 tỉ người.6Hình Lược đồ ranh giới các nước ở châu Âu qua các giai đoạn khác nhau7Hiện tượng tăng dân số đi đôi với hiện tượng đô thị hóa và kéo theo nó là một loạt các vấn đề khó khăn khác phải giải quyết như các vấn đề lương thực, nhà ở, y tế, giáo dục, môi trường v.v..2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bản đồ chính trị thế giới đã có nhiều thay đổiCuộc bại trận của các nước phát xít đã kéo theo sự thay đổi ranh giới các quốc gia ở châu Âu, sự tan rã hệ thống thuộc địa ở các nước thuộc châu Á, châu Phi và châu Đại Dương đã tạo nên trật

Page 4: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

tự mới của thế giới với hai hệ thống quốc gia là xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Sự tan rã của các nước XHCN ở châu Âu và Liên Xô vào đầu thập niên 90 đã dẫn đến sự xuất hiện lại nhiều quốc gia độc lập. Ngày nay hơn 200 quốc gia trên thế giới có trình độ phát triển kinh tế - xã hội rất khác nhau và được chia thành nhóm những nước phát triển và nhóm những nước đang phát triển.Tuy vậy nguy cơ chiến tranh vẫn luôn tồn tại đòi hỏi loài người phải đấu tranh bảo vệ hòa bình và ngăn chặn cuộc chiến tranh có nguy cơ hủy diệt toàn cầu.3. Về mặt kinh tế, trong những thập niên gần đây, nhờ áp dụng những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật và công nghệ nên đã có những sự thay đổi lớn trong các lĩnh vực sản xuấta) Sản lượng các ngành công, nông nghiệp đều tăng nhanh. Lĩnh vực dịch vụ ngày càng thu hút nhiều lao độngChỉ riêng một năm ở cuối thập niên 80, thế giới tạo ra được một lượng của cải vật chất lớn gần đôi so với năm 1970.Mặc dầu các số liệu thống kê trên thế giới chưa đầy đủ, nhưng qua số liệu sau cũng có thể thấy rõ tình hình đó.Năm 1970:Quặng sắt: 450 triệu tấnThép: gần 600 triệu tấnThan đá: hơn 2,0 tỉ tấnDầu mỏ: 2,2 tỉ tấnNgũ cốc: 900 triệu tấnBông vải: 11,5 triệu tấnÔ tô: 28 triệu tấnNăm 1989:Quặng sắt: 1000 triệu tấnThép: gần 8000 triệu tấnThan đá: hơn 3,5 tỉ tấnDầu mỏ: 3,0 tỉ tấnNgũ cốc: 1800 triệu tấn

Page 5: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Bông vải: 20,0 triệu tấnÔ tô: 34 triệu tấn8Tuy nhiên, khối lượng các sản phẩm làm ra không phân bố đều ở các quốc gia trên toàn thế giới, mà chủ yếu tập trung vào các nước có nền kinh tế phát triển. Riêng 8 nước: Hoa Kì, Nhật, Liên Xô (trước đây), CHLB Đức, Anh, Pháp, Italia và Canađa, năm 1989 đã sản xuất ra một khối lượng sản phẩm bằng tổng sản phẩm của toàn thế giới năm 1979.b) Sức sản xuất xã hội được phát triển theo chiều sâuSức sản xuất của xã hội được phát triển theo chiều sâu, dẫn tới sự thay đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt là trong các nước phát triển, thúc đẩy quá trình phân công lại lao động và giao lưu quốc tế giữa các quốc gia, kể cả các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau.Nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội đã không còn là những hiện tượng riêng biệt của từng quốc gia, từng khu vực mà đã có phạm vi quốc tế.Xu hướng chuyển giao công nghệ, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới đang trở thành xu thế chung của thời đại. Tuy nhiên, song song với xu thế này, những mâu thuẫn vốn có trong nền kinh tế thế giới trước đây vẫn tồn tại và ngày càng trở nên sâu sắc. Đó là mâu thuẫn giữa các trung tâm kinh tế tư bản lớn, giữa các tập đoàn tư bản độc quyền, các công ti siêu quốc gia, giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển v.v…Vì vậy, một trong những đặc điểm cơ bản của tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới hiện nay là tính phức tạp và đầy mâu thuẫn giữa các xu thế đấu tranh và hợp tác, hòa hoãn và đối đầu.4. Trong thời kì hiện đại, xu thế quốc tế hóa nền kinh tế - xã hội thế giới càng trở nên cấp thiếtNhiều vấn đề có tính toàn cầu đã nảy sinh và đòi hỏi phải được giải quyết cấp bách với sự hợp tác của tất cả các quốc gia. Đó là các vấn đề: bảo vệ hoà bình, bảo vệ môi trường, hạn chế sự gia tăng dân số, tìm lối thoát cho các cuộc khủng hoảng năng lượng,

Page 6: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

nguyên liệu, lương thực, giải quyết nạn đói, chống các bệnh hiểm nghèo v.v…9Câu hỏi:1. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, trên thế giới đã có những sự kiện nổi bật gì về kinh tế - xã hội?2. Dựa vào lược đồ trong bài hãy nhận xét sự thay đổi của bản đồ chính trị châu Âu qua các giai đoạn khác nhau.THỰC HÀNH1. Hãy vẽ các biểu đồ biểu hiện tỉ lệ diện tích của các nước Anh so với diện tích các thuộc địa của đế quốc Anh và diện tích của thế giới trong các năm 1917 và 1960 theo các số liệu sau đây:Năm 1947:Diện tích nước Anh: 244.000 km2

Diện tích các thuộc địa trên thế giới của đế quốc Anh: 10,3 triệu km2

Diện tích của thế giới: 135 triệu km2

Năm 1960:Diện tích nước Anh: 244.000 km2

Diện tích các thuộc địa trên thế giới của đế quốc Anh: 5,2 triệu km2

Diện tích của thế giới : 135 triệu km2

2. Hãy vẽ biểu đồ biểu thị tỉ lệ dân số của nước Pháp so với dân số các thuộc địa của đế quốc Pháp và dân số của thế giới trong các năm 1947 và 1960 theo các số liệu sau:Năm 1947:Dân số nước Pháp: 40,3 triệu ngườiDân số các thuộc địa trên thế giới của đế quốc Pháp: 54,4 triệu ngườiDân số của thế giới: 2,3 tỉ ngườiNăm 1960:Dân số nước Anh: 45,7 km2

Dân số các thuộc địa trên thế giới của đế quốc Anh: 1,3 triệu m2

Dân số của thế giới: 3,0 triệu km2

Page 7: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

HƯỚNG DẪNMỗi bài cần vẽ 2 biểu đồ hình tròn- 1 biểu đồ năm 1947- 1 biểu đồ năm 196010II – CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT HIỆN ĐẠI ĐÃ DẪN TỚI NHỮNG SỰ THAY ĐỔI LỚN LAO TRONG NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚINgày nay, mọi người đều hiểu rằng: cách mạng khoa học kĩ thuật là một quá trình thay đổi căn bản của hệ thống kiến thức về khoa học và kĩ thuật diễn ra trong mối quan hệ khăng khít với quá trình phát triển lịch sử của xã hội loài người.Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nổ ra từ giữa thế kỉ XIX, trên cơ sở các tiến bộ khoa học kĩ thuật đã đạt được trong các thế kỉ XVII, XVIII, đến nay đã trải qua nhiều thời kì phát triển. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX: giai đoạn 1 từ năm 1940 đến năm 1970 và giai đoạn 2 từ năm 1970 đến nay.1. Trong giai đoạn đầu, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại diễn ra rất sôi nổi, phù hợp với thời kì khôi phục và phát triển nền kinh tế đã bị kiệt quệ sau chiến tranh của các nước bại trận cũng như thắng trận (trừ Hoa Kì). Đây chính là lúc các nước có điều kiện hoàn thiện và sử dụng kết quả nghiên cứu trong thời gian chiến tranh để sản xuất ra nhiều của cải vật chất, bù đắp cho những thiệt hại do chiến tranh gây ra. Kết quả là nền kinh tế thế giới đã phát triển mạnh theo chiều rộng tập trung vào bốn hướng chủ yếu: tăng cường khai thác các nguồn năng lượng, mở rộng các cơ sở nguyên vật liệu, nâng cao năng suất lao động và đẩy mạnh phạm vi nghiên cứu ra các đại dương và khoảng không vũ trụ. Kết quả là mức độ tăng trưởng trung bình khá cao, hàng năm vào khoảng 5,6%. Nguồn của cải vật chất phong phú làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện.2. Giai đoạn hai của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là giai đoạn phát triển và sử dụng mạnh mẽ các kĩ thuật và công

Page 8: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

nghệ mới, nhằm thay đổi những thiết bị cũ lạc hậu, từ đó nâng cao năng lực sản xuất của các ngành kinh tế. Sự chuyển hướng này có nhiều nguyên nhân: sự phát triển ồ ạt của nền kinh tế theo chiều rộng trong giai đoạn trước đã dẫn đến sự giành giật thị trường ngày càng khốc liệt giữa các nước công nghiệp hóa, các cuộc khủng hoảng năng lượng, tình trạng báo động về sự cạn kiệt các tài nguyên truyền thống, sự tăng giá các nguyên vật liệu, kể cả giá nhân công lao động v.v… đã buộc các nước phát triển phải chuyển hướng sự phát triển kinh tế sang chiều sâu, sử dụng khoa học kĩ thuật nhiều hơn vào việc đổi mới nền sản xuất cũ, phát triển các ngành công nghệ mới để có được nhiều sản phẩm với năng suất cao, chất lượng tốt.11Tiếp tục những kết quả nghiên cứu của giai đoạn trước, trong giai đoạn này sự thay đổi công nghệ nhằm vào 4 hướng chính:a) Thay thế và giảm bớt việc sử dụng các nguồn năng lượng, nguyên vật liệu truyền thốngCác nguồn năng lượng truyền thống chủ yếu vẫn được sử dụng trong sản xuất gồm có than đá, dầu mỏ, khí đốt v.v… Các nguồn năng lượng này không phải vô tận. Hiện nay, việc khai thác chúng đã trở nên khó khăn và tốn kém. Thêm vào đó, chúng lại có tác dụng xấu đến bầu khí quyển và làm ô nhiễm môi trường. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang ra sức phát triển các nhà máy điện chạy bằng năng lượng nguyên tử để thay thế cho các nhà máy nhiệt điện. Ở một số nước, nguồn điện mới này đã chiếm tới 50% tổng số năng lượng. Mặc dầu gần đây thế giới đã có nhiều sự cố lớn do các nhà máy điện nguyên tử gây nên, nhưng vai trò to lớn của chúng không hề bị hạ thấp. Vấn đề chính là phải nâng cao độ an toàn của các thiết bị.Song song với việc phát triển điện nguyên tử, người ta cũng đang nghiên cứu tăng cường việc sử dụng các nguồn năng lượng của thủy triều, của gió, của nhiệt trong lòng đất v.v…Việc giảm bớt mức tiêu thụ các loại năng lượng và nguyên vật liệu có nhiều thành công đáng kể; các loại ô tô ngày nay đã tiết kiệm được tới 40% mức tiêu thụ nhiên liệu, lượng kim loại đen và màu dùng trong các ngành công nghiệp cũng giảm đi đáng

Page 9: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

kể. Thay vào đó, người ta đã sử dụng nhiều nguyên vật liệu nhân tạo mới, có những tính năng tốt hơn như các hợp kim, chất dẻo, sợi thủy tinh, các chất gồm sứ chịu áp lực cao v.v… Nhiều vật liệu mới như các chất bán dẫn, siêu dẫn v.v… cũng đang mở ra những triển vọng hết sức tốt đẹp, siêu dẫn v.v… cũng đang mở ra những triển vọng hết sức tốt đẹp, cho phép con người giải quyết được nhiều vấn đề phức tạp trong công nghệ.12b) Tăng cường trình độ tự động hóa trong công nghiệpViệc tăng cường tự động hóa gần đây được thực hiện chủ yếu thông qua các thiết bị hiện đại như máy tự động, máy điều khiển bằng số và người máy (rôbôt).Trên cơ sở các máy tính điện tử và các thiết bị trên, người ta đang bắt đầu xây dựng các “xưởng máy linh hoạt”, nhờ đó mà có thể sản xuất ra được nhiều loại sản phẩm có tính năng và công dụng khác nhau trên cùng một dây chuyền sản xuất. Những kết quả về mặt này sẽ góp phần giảm bớt cho con người những công việc lao động đơn điệu trong sản xuất để tăng cường các loại lao động có hàm lượng kĩ thuật cao.c) Phát triển các ngành công nghệ sinh học để có được những sản phẩm mới cho năng suất cao, phẩm chất tốtĐây là những ngành công nghiệp dựa trên cơ sở những khám phá hiện đại trong lĩnh vực sinh vật học và di truyền học như các ngành công nghệ vi sinh, kĩ thuật gen, kĩ thuật nuôi cấy tế bào v.v… Các ngành công nghệ này sẽ làm đảo lộn những chức năng truyền thống của tự nhiên đối với giới sinh vật. Lĩnh vực này mở ra nhiều triển vọng mới đối với các ngành nông nghiệp cũng như đối với sự sống của con người.d) Phát triển nhanh và không ngừng hoàn thiện kĩ thuật điện tử và tin họcĐây là những ngành rất mới mẻ, chi phối toàn bộ những phương tiện kĩ thuật hiện đại. Nhờ đó, có thể phát huy tốt nhất sức mạnh và trí tuệ của con người, rút ngắn được những hạn chế về thời gian và không gian trong việc xử lí thông tin, liên lạc, v.v…

Page 10: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

13Câu hỏi:1. Hãy nêu đặc trưng của hai giai đoạn trong thời kì cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.2. Sự phát triển nền kinh tế theo chiều rộng và theo chiều sâu khác nhau như thế nào?3. Hãy nêu các kết quả của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.III – ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI LÀ: SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ TRONG CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ SỰ TĂNG CƯỜNG CÁC QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚICuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại đã có tác động khá rõ rệt trong nhiều vấn đề của nền kinh tế - xã hội thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển, bởi vì chỉ các nước phát triển mới có khả năng đầu tư những nguồn kinh phí khổng lồ cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học kĩ thuật. Và cũng chính ở các nước phát triển mới có đầy đủ điều kiện để sớm đưa vào những kết quả nghiên cứu mới nhất vào thực tiễn sản xuất.Những thành tựu của nó không những được đánh dấu bằng sự xuất hiện của các thế hệ máy tính điện tử, của người máy, của các phát hiện đi sâu vào những bí ẩn của sự sống, mà ngược lại còn dẫn đến sự phát minh ra hàng loạt các loại vũ khí giết người tối tân có thể tiêu diệt được cả nhân loại trong khoảnh khắc.1. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại đã làm cho cơ cấu kinh tế của các nước phát triển thay đổiHiện nay, trong cơ cấu kinh tế quốc dân của các nước phát triển, đang diễn ra quá trình giảm tương đối tỉ trọng của các ngành nông, công nghiệp và tăng tương đối tỉ trọng của các ngành dịch vụ. Trong nội bộ ngành công nghiệp cũng có nhiều chuyển biến quan trọng. Các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao như các ngành điện tử, tin học, tự động hóa, công nghệ sinh học v.v… được ưu tiên phát triển; trong khi đó một số ngành công

Page 11: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

nghiệp truyền thống như các ngành luyện kim đen, cơ khí chính xác, hóa chất, chế biến thực phẩm v.v.. không còn giữ được vị trí chủ đạo như trước.14Sự thay đổi cơ cấu các ngành công nghiệp cũng làm thay đổi hướng đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều rộng, các nước phát triển thường đầu tư vào các nước đang phát triển vì các nước này vừa có nguồn nguyên liệu truyền thống phong phú, vừa có nguồn lao động trẻ. Đến nay, trong giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều sâu, việc đầu tư vốn lại có xu hướng giảm tương đối ở các nước đang phát triển để tăng cường vào các nước phát triển, bởi vì các ngành công nghiệp hiện đại không cần nhiều nguyên liệu, nhưng lại cần nguồn lao động lành nghề, có kĩ thuật cao.2. Sự tăng cường quốc tế hóa nền kinh tế thế giới là một đặc điểm của thời kì hiện đạiCuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm cho năng lực sản xuất của thế giới phát triển, tạo ra sự phong phú về của cải vật chất và hàng hóa. Điều đó lại dẫn đến nhu cầu phải có những mối quan hệ kinh tế quốc tế, có sự tham gia của nhiều quốc gia vào đời sống kinh tế thế giới, kể cả các quốc gia có chế độ xã hội khác nhau.a) Các mối quan hệ kinh tế quốc tế được thể hiện trước hết ở sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu và rộng hơn. Phân công lao động quốc tế thực chất là quá trình chuyên môn hóa và hợp tác hóa. Chuyên môn hóa ngày càng sâu thì hợp tác hóa ngày càng phải rộng rãi và chặt chẽ. Ngày nay, nhiều sản phẩm trên thị trường thế giới tuy mang nhãn hiệu của một quốc gia, nhưng thực chất là sản phẩm hợp tác của nhiều quốc gia. Chẳng hạn, một máy rađiô catset tuy mang nhãn hiệu Nhật, nhưng lại được lắp ráp với các linh kiện của Xingapo, Thái Lan và Đài Loan… Trong những sản phẩm phức tạp, sự hợp tác đó còn rộng hơn nữa. Một máy bay Bôing mang nhãn hiệu Hoa Kì, tính ra có sự tham gia của 650 công ti, thuộc 30 nước khác nhau trên thế giới.

Page 12: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

15b) Những mối quan hệ quốc tế cũng biểu hiện rõ ở tình trạng phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Trong điều kiện nền sản xuất đa dạng như hiện nay, không một quốc gia nào có thể tự mình đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cần thiết cho sản xuất, từ các khâu cung cấp nguyên, nhiên liệu, thiết bị đến các khâu chế biến, thị trường, lưu thông v.v… Hoa Kì hàng năm phải nhập hàng chục tỉ đô la dầu mỏ của Trung Đông; Nhật Bản phải nhập hàng chục loại nguyên liệu khoáng sản cần thiết cho nền kinh tế của mình v.v.. Về kĩ thuật các nước vẫn phải phụ thuộc lẫn nhau, kể cả những nước có trình độ phát triển cao.c) Mối quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay còn biểu hiện rất rõ trong vai trò ngày càng lớn của các công ti xuyên quốc gia (đa quốc gia). Các công ti tư bản này của các nước tư bản phát triển, có chi nhánh ở nhiều quốc gia khác nhau, nắm trong tay những nguồn của cải vật chất rất lớn và chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng trên thế giới. Hoạt động của chúng đã gián tiếp góp phần quốc tế hóa nền kinh tế thế giới và làm cho các nước có quan hệ chặt chẽ với nhau.d) Các mối quan hệ quốc tế ngày nay đã vượt qua cả ranh giới giữa các quốc gia có chế độ kinh tế, xã hội khác nhau. Nếu trước kia, một số quốc gia đã có lúc thấy cần thiết có chính sách bao vây các nước khác hoặc đóng cửa với bên ngoài, thì ngày nay trước nhu cầu về giao lưu kinh tế và trao đổi thông tin khoa học kĩ thuật, chính các nước đó lại thấy cần phải mở cửa, hòa nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.Chính vì vậy, tình hình kinh tế - xã hội trên thế giới hiện nay rất phức tạp. Xu thế vừa đấu tranh, vừa hợp tác đang diễn ra trên nhiều lĩnh vực. Hợp tác để các bên cùng phát triển, nhưng đấu tranh để chống lại sự can thiệp vào nội bộ các quốc gia và chống các âm mưu thực dân hóa bằng con đường kinh tế cũng là cần thiết.16Câu hỏi:

Page 13: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

1. Tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại đã làm biến đổi cơ cấu nền kinh tế của thế giới như thế nào? Hãy cho một số ví dụ.2. Sự phân công lao động quốc tế được hiểu như thế nào? Tại sao lại có sự phân công lao động quốc tế?3. Hãy giải thích: “Hợp tác để các bên cùng phát triển và đấu tranh chống các âm mưu dân hóa bằng con đường kinh tế”.IV – NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI LÀ BỨC TRANH TƯƠNG PHẢN VỚI NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂNNgày nay, thuật ngữ các nước đang phát triển (do Tổ chức quốc tế về hợp tác và phát triển kinh tế đưa ra) đã được dùng rất rộng rãi và phổ biến trên báo chí của thế giới để chỉ một loạt các quốc gia có nền kinh tế xã hội còn thấp kém, hiện nay mới đang trong thời kì phát triển nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn và lạc hậu.Như vậy là trong thời kì hiện đại, các nước trên thế giới được phân ra hai nhóm: các nước phát triển và các nước đang phát triển. Hai nhóm nước này cũng thường được gọi là các nước Bắc và các nước Nam, bởi vì hầu hết các nước phát triển nằm ở hái Bắc của nửa cầu Bắc (Hoa Kì, Canada, Anh, Pháp, CHLB Đức, Nhật Bản v.v…) còn phần lớn các nước đang phát triển (Ấn Độ, Thái Lan, Angiêri, Braxin, v.v…) đều nằm ở các châu Á, Phi và Mĩ Latinh.1. Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển là: tình trạng phát triển quá chậm của sản xuất so với sự gia tăng quá nhanh của dân sốỞ các nước đang phát triển, tỉ lệ tăng dân số cao (thường trên 2%, một vài nước gần 4%). Đến nay, trong hơn 5 tỉ người của thế giới, có tới 4 tỉ sinh sống trong các nước đang phát triển với những điều kiện về phúc lợi rất thấp. Trung bình chỉ có 44% trẻ em được đi học. Tỉ lệ mù chữ rất cao (ở Ấn Độ là 50%, ở châu Phi là 80%). Các dịch vụ xã hội, y tế cũng không đầy đủ, ở

Page 14: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

nhiều nước cứ 1 vạn dân, thậm chí 10 vạn dân mới có 1 thầy thuốc.17Người dân ở phần lớn các nước đang phát triển chỉ tiêu thụ mỗi ngày dưới 2000 calo (chủ yếu do thực vật cung cấp).Thu nhập quốc dân theo đầu người của các nước đang phát triển rất thấp (hàng năm dưới 400 đô la, thậm chí có nhiều nước còn dưới 200 đô la). Tuy nhiên, những con số này cũng chưa phản ánh được hết tình trạng nghèo khó của người dân trong các nước đang phát triển, bởi vì trong các nước này, từ 60 đến 80% của cải vật chất đều do từ 2 đến 15% dân số nắm và tiêu thụ. Người dân hàng năm lại phải chi tới 50% thu nhập, chỉ riêng cho vấn đề ăn uống. Sự nghèo khổ của đa số nhân dân cũng hạn chế sức tiêu thụ các hàng công nghiệp và gây nhiều khó khăn cho ngành thương mại, nội địa cũng như quá trình công nghiệp hóa của đất nước.Dân cư các nước đang phát triển phần lớn là dân cư nông thôn, sống chủ yếu về nông nghiệp, trong khi đó nền nông nghiệp ở các nước này lại lạc hậu, có sản lượng và năng suất thấp do trình độ trang thiết bị và kĩ thuật kém.Đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học của các nước đang phát triển còn yếu, hàng năm nạn “chảy chất xám” lại làm mất đi một số lượng lớn cán bộ khoa học kĩ thuật có năng lực. Họ bị thu hút về những nước có điều kiện vật chất cao hơn (chủ yếu sang Hoa Kì).2. Ở một số nước, việc phát triển các nông phẩm xuất khẩu đã dẫn đến tình trạng phải hi sinh các cây lương thực và thực phẩm, vốn đã không cung cấp đủ nhu cầu cho nhân dân. Tình trạng đất nhiệt đới xấu, thiếu phân bón, thời tiết không ổn định cũng là những nguyên nhân quan trọng làm cho việc sản xuất nông nghiệp có thêm nhiều khó khăn.18Trong hầu hết các nước đang phát triển, trình độ công nghiệp hóa đều thấp. Ở một số nước, ngành công nghiệp có phát triển hơn nhưng lại phụ thuộc vào vốn và đầu tư của nước ngoài.

Page 15: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Hiện nay, các nước đang phát triển bị mắc nợ tổng cộng tới trên 1.300 tỉ đô la, số nợ này càngngày càng tăng (so với 75 tỉ năm 1970, 610 tỉ năm 1980, 1.200 tỉ năm 1986). Các nước nợ nhiều nhất theo thứ tự là: các nước Mĩ Latinh, các nước Châu Phi và sau cùng là các nước Đông Nam Á. Việc trả nợ của các nước này thực sự là một gánh nặng rất lớn đối với nền kinh tế (năm 1984 các nước đang phát triển vay được 86,4 tỉ đô la thì việc trả lãi và một phần vốn tới hạn đã lên tới 101 tỉ đô la). Trên thực tế, nhiều nước không có khả năng trả được nợ, đặc biệt nghiêm trọng là các nước ở châu Phi. Các nước này tuy có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản, nhưng trong những năm gần đây, do sự chuyển hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu của các nước công nghiệp phát triển, nên giá các nguyên liệu truyền thống giảm sút, thu nhập về kinh tế cũng bị giảm theo (ví dụ: đồng của Dămbia chiếm 85% giá trị xuất khẩu, đồng và cô ban của CHDC Cônggô chiếm 50% giá trị xuất khẩu v.v…). Trong khi giá nguyên liệu hạ xuống thì giá các mặt hàng công nghiệp lại tăng lên. Sự biến đổi giá cả trên thị trường thế giới này gây ra nhiều sự bất lợi cho các nước đang phát triển, trong khi đó vốn vay về lại bị sử dụng rất ít hiệu quả do trình độ tổ chức và quản lí kém.Ngoài nguồn vốn vay nợ, nguồn vốn đầu tư trực tiếp của các nước ngoài vào các nước đang phát triển chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp làm ra các sản phẩm có công nghệ thấp, tốn lao động và dễ làm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay các nguồn đầu tư đã lại dần dần chuyển hướng sang các nước phát triển (châu Âu), làm cho tình trạng thiếu công ăn việc làm ở các nước nghèo, đông dân lại càng thêm trầm trọng.Vì vậy trong tình hình kinh tế - xã hội thế giới hiện nay, khoảng cách về kinh tế - xã hội giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng mở rộng. Tuy trong các nước đang phát triển có một số nước đã vượt lên, trở thành các nước và lãnh thổ công nghiệp mới (NIC) như: Mêhicô, Braxin ở Châu Mĩ, Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo ở châu Á, nhưng số nước đó chưa nhiều. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế các nước này, chủ yếu là do đã biết thu hút vốn đầu tư của tư bản nước ngoài để mở mang công nghiệp, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và biết cách quản lí kinh tế.

Page 16: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

19Câu hỏi:1. Tình trạng kém phát triển của các nước đang phát triển là do những nguyên nhân nào sinh ra? Nguyên nhân lịch sử có vai trò như thế nào?2. Những biểu hiện nào chứng tỏ một nước thuộc nhóm phát triển hoặc đang phát triển?3. Tại sao người ta cho rằng: hiện nay các nước phát triển đã giàu lại giàu thêm, còn các nước đang phát triển đã nghèo lại nghèo thêm?THỰC HÀNHHãy lập biểu đồ so sánh giá trị xuất khẩu của các nước đang phát triển sau đây trong các năm 1990 và 1992 theo bảng số liệu:* Nước và lãnh thổ: Hàn Quốc* Xuất khẩu: - năm 1990: 83 tỉ đô la- năm 1992: 76 tỉ đô la* Nhập khẩu:- năm 1990: 71 tỉ đô la- năm 1992: 81 tỉ đô la* Nước và lãnh thổ: Inđônêxia* Xuất khẩu: - năm 1990: 25 tỉ đô la- năm 1992: 34 tỉ đô la* Nhập khẩu:- năm 1990: 17 tỉ đô la- năm 1992: 27 tỉ đô la* Nước và lãnh thổ: Malaixia* Xuất khẩu: - năm 1990: 26 tỉ đô la- năm 1992: 46 tỉ đô la* Nhập khẩu:- năm 1990: 19 tỉ đô la- năm 1992: 42,5 tỉ đô la

Page 17: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

* Nước và lãnh thổ: Philippin* Xuất khẩu: - năm 1990: 9 tỉ đô la- năm 1992: 10 tỉ đô la* Nhập khẩu:- năm 1990: 10 tỉ đô la- năm 1992: 15 tỉ đô la* Nước và lãnh thổ: Thái Lan* Xuất khẩu: - năm 1990: 25 tỉ đô la- năm 1992: 32 tỉ đô la* Nhập khẩu:- năm 1990: 28 tỉ đô la- năm 1992: 36 tỉ đô laHãy nhận xét: Những nước và lãnh thổ nào nhập siêu, xuất siêu, vào những năm nào? (Nhập siêu được biểu hiện bằng giá trị nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, xuất siêu được biểu hiện bằng giá trị xuất khẩu cao hơn nhập khẩu).Chú ý: Nên vẽ biểu đồ hình cột biểu hiện giá trị xuất nhập khẩu của các nước theo từng năm. Tô màu cho giá trị xuất riêng, giá trị nhập riêng.20V – ĐẶC ĐIỂM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU ÁTuy là nơi sớm xuất hiện những nền văn minh nổi tiếng của loài người (Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ …), nhưng trước Chiến tranh thế giới thứ hai, đa số các nước châu Á đều là thuộc địa, nửa thuộc địa. Sau khi thoát khỏi ách thống trị của các đế quốc phương Tây, các nước châu Á đã tích cực khai thác tài nguyên phong phú và phát triển nền kinh tế của mình nhằm xóa bỏ tình trạng nghèo nàn và lạc hậu.Bên cạnh những nước giàu lên do có nguồn dầu mỏ với trữ lượng lớn, ở châu Á hiện nay còn có những nước công nghiệp mới và nhiều nước đang công nghiệp hóa ở mức độ khác nhau.1. Các nước đang phát triển ở Tây Á

Page 18: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

a) Nguồn dầu mỏ rất phong phúChâu Á có mỏ dầu ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng vịnh Pecxich (chiếm hơn 50% trữ lượng thế giới).Các nước sản xuất nhiều dầu mỏ ở Tây Á* Arập Xêút:- Diện tích: 2.150 nghìn km2

- Dân số năm 1996: 19,4 triệu người- Sản lượng dầu năm 1992:Triệu thùng(1)

* Iran có:- Diện tích: 1648 nghìn km2, - Dân số năm 1996: 63,1 triệu người- Sản lượng dầu năm 1992: 1220 triệu thùng(1)

* Irăc có:- Diện tích: 435 nghìn km2

- Dân số năm 1996: 21,4 triệu người- Sản lượng dầu Năm 1992: 161 triệu thùng(1)

* Côoet có :- Diện tích: 17,8 nghìn km2

- Dân số năm 1996: 1,8 triệu người- Sản lượng dầu năm 1992: 312 triệu thùng(1)

* Liên bang các Tiểu vương quốc Arập có:- Diện tích: 83,6 nghìn km2

- Dân số năm 1996: 1,9 triệu người - Sản lượng dầu năm 1992: 337 triệu thùng(1)

* Ôman có: - Diện tích: 212,4 nghìn km2

- Dân số năm 1996: 2,3 triệu người- Sản lượng dầu năm 1992: 270 triệu thùng(1)

* Cata có: - Diện tích: 11 nghìn km2

- Dân số năm 1996: 0,7 triệu người- Sản lượng dầu năm 1992: 167 triệu thùng(1)

Chú thích: (1) Mỗi thùng dầu vào khoảng 159 lít21

Page 19: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Hình: Lược đồ khu vực các nước có dầu mỏ ở Tây Á22b) Đất nước thay da đổi thịt nhờ dầu mỏCuối thế kỉ XIX những trung tâm khai thác dầu mỏ đã xuất hiện ở Hoa Kì, Rumani, Inđônêxia… Khi đó, Tây Á chưa có một giếng dầu nào, nhiều nơi còn là đất hoang, dân cư thưa thớt, sống bằng chăn nuôi du mục. Dầu mỏ chỉ thực sự được khai thác có quy mô ở Tây Á từ năm 1912 với sản lượng ban đầu còn ít ỏi. Phát hiện thấy khu vực này có tiềm năng lớn về dầu mỏ, các công ti tư bản phương Tây ra sức đẩy mạnh việc thăm dò và khai thác. Sản lượng dầu mỏ từ đó ngày càng tăng. Sau Chiến tranh thế giới II, các nước Tây Á lần lượt quốc hữu hóa các mỏ dầu, cho tư bản nước ngoài đóng góp cổ phần hoặc kĩ thuật để lấy lãi. Ở một số mỏ dầu khác, tư bản nước ngoài được phép khai thác nhưng phải đóng thuế. Các nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ ngày càng thu được nhiều ngoại tệ, nhờ đó mà thu nhập quốc dân tăng lên. Nhiều thành phố lớn ở vùng Vịnh đã xuất hiện. Phúc lợi về văn hóa xã hội của nhân dân cũng được nâng cao (ở Arập Xêút, Côoet, Cata…).Nơi khai thác: IrắcCác công ti tư bản khai thác: Anh, Pháp, Hà Lan, Hoa KìNăm bắt đầu khai thác quy mô: 1912Nơi khai thác: IranCác công ti tư bản khai thác: Anh, Hoa KìNăm bắt đầu khai thác quy mô: 1912Nơi khai thác: Arập XêútCác công ti tư bản khai thác: Hoa KìNăm bắt đầu khai thác quy mô: 1938Nơi khai thác: CôoetCác công ti tư bản khai thác: Anh, Hoa KìNăm bắt đầu khai thác quy mô: 1946C) Ngành công nghiệp dầu khí có những bước tiến mớiCác nước Tây Á trước kia chỉ xuất khẩu dầu thô là chủ yếu, ngày nay một số nước (Arập Xêút, Irắc, Iran…) đã xây dựng

Page 20: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

được các nhà máy lọc dầu hiện đại có công suất lớn. Năm 1968, Côoet đã thành lập nhà máy sản xuất hiđrô lớn nhất thế giới từ dầu mỏ.23Ở vùng vịnh, trữ lượng khí thiên nhiên không nhiều bằng châu Âu, song nhiều nước ở đây cũng tận dụng khai thác để xuất khẩu (Arập Xêút, Irắc, Côoet...). Từ năm 1982 đến năm 1987, sản lượng khí ở Liên bang các Tiểu vương quốc Arập đã tăng gấp 3 lần. Cata là một bán đảo hoang mạc, nhờ có khí thiên nhiên mà đổi đời (Cata có 91,4% dân số sống ở thành thị và đã xây dựng khu công nghiệp luyện kim lớn). Các nhà máy làm lỏng khí cũng được xây dựng ở nhiều nước.Thu nhập quốc dân tính theo đầu người năm 1994Baren: 7.500 đô la/nămLiên Bang các Tiểu vương quốc Arập: 21.420 đô la/nămCôoét: 19.040 đô la/nămCata: 14.540 đô la/nămArập Xêút: 7.240 đô la/nămÔman: 5.200 đô la/nămIrắc: 3.350 đô la/nămIran: 1.820 đô la/nămNhật Bản là nước nhập rất nhiều khí thiên nhiên của các nước vùng Vịnh để dùng làm chất đốt cho các thành phố hoặc làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa dầu v.v…d) Bán dầu mỏ, mua lương thựcNông nghiệp của các nước vùng Vịnh đều kém phát triển. Do đất trồng ít, khí hậu khô hạn, nhiều nước Tây Á chú trọng phát triển ngành khai thác dầu mỏ, coi nhẹ việc phát triển nông nghiệp. Irắc là nước có nền nông nghiệp cổ truyền với 50% dân số làm nông nghiệp, gần đây đã cố gắng đầu tư vào các công trình thủy lợi và có chính sách khuyến khích nông dân sản xuất; Iran là nước có bông xuất khẩu và chăn nuôi nhiều gia súc. Nhìn chung các nước trong khu vực này đều phải dựa vào nguồn xuất

Page 21: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

khẩu chính là dầu mỏ và khí thiên nhiên để nhập thêm lương thực cung cấp cho nhân dân.e) Một khu vực có vị trí quan trọng về nhiều mặt. Một “điểm nóng” của thế giớiCác nước có dầu mỏ ở Tây Á nằm trên ngã ba đường của ba lục địa: Âu, Á, Phi. Do đó, từ sau cuộc Chiến tranh thế giới I (1914 – 1918), các đế quốc Anh, Pháp đã tìm mọi cách xâm nhập vào đây. Hiện nay, trên lãnh thổ nhiều nước vùng Vịnh, các công ti tư bản Hoa Kì và phương Tây đã xây dựng một hệ thống đường ống dẫn dầu ra các hải cảng ven bờ Địa Trung Hải và vịnh Pecxich. Vùng này trở thành một khu vực quan trọng về kinh tế và quân sự của thế giới. Các nước vùng Vịnh chiếm 65% sản lượng dầu mỏ thế giới; cung cấp 40% nhu cầu dầu mỏ của Hoa Kì và 70% nhu cầu dầu mỏ của Nhật Bản. Để khống chế và thao túng khu vực này, Hoa Kì đã chiếm một số căn cứ quân sự, cấu kết chặt chẽ với Ixraen. Do sự bất đồng ý kiến về mức sản xuất dầu mỏ mà cuộc chiến tranh Iran – Irắc kéo dài 8 năm (từ tháng 9 – 1980 đến tháng 8 – 1988).25Mẫu thuẫn về khai thác dầu còn là ngòi nổ ra cuộc chiến tranh giữa Irắc và Côoet. Ngày 17 – 1 - 1991, Hoa Kì và một số nước Đồng minh đã đem quân đến vùng Vịnh tham chiến, buộc Irăc phải rút quân ra khỏi Côoet. Sau đó, Liên Hợp Quốc đã ra lệnh cấm vận đối với Irắc. Đến năm 1999 lệnh đó vẫn chưa được bãi bỏ.Ngoài cuộc chiến tranh vùng Vịnh, hòa bình đến nay vẫn chưa hoàn toàn lập lại được ở Trung Đông. Nhiều cuộc hội đàm giữa Ixraen và Palextin vẫn chưa đưa đến kết quả, vì Ixraen chưa chịu trả hết cho Palextin vùng đất chiếm đóng như đã thỏa thuận trong hiệp định hòa bình kí kết ở Ôxtô và tiếp đó là hiệp định Gada – Giêricô vào tháng 9 – 1993.Câu hỏi.1. Những nước nào ở Tây Á là thành viên của khối OPEC? Hãy trình bày theo thứ tự sản lượng dầu mỏ của các quốc gia này năm 1992.

Page 22: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

2. Vẽ biểu đồ sản lượng dầu mỏ của các nước Tây Á theo số liệu trong sách giáo khoa.2. Các nước đang phát triển ở Đông Nam Á* Các tài nguyên: - Thiếc- Dầu mỏ- Bôxit- Đồng- Tungxten- Gỗ- Cao su- Cà phê- Cọ dầu- Các hải sản: cá, tôm, trai ngọc.Các nước Đông Nam Á trên đây đều kém phát triển, kinh tế trình độ sản xuất và xã hội còn thấp. Ngày nay, nhiều nước trong khu vực hàng năm đã nâng cao được mức tăng trưởng kinh tế bằng cách phát triển nhiều ngành kinh tế khác nhau, làm ra nhiều hàng hóa có giá trị xuất khẩu thu được nhiều ngoại tệ.25Hình : Lược đồ các nước Đông Nam Á26a) Một khu vực giàu tài nguyên đông dân, nguồn lao động dồi dào nhưng mức sống chưa cao* Dân số năm 1996:- Đông Nam Á: 496 triệu người- Tây Á: 176 triệu người- Bắc Phi: 164 triệu người- Trung Phi: 86 triệu người- Nam Phi: 51 triệu người- Đông Phi: 227 triệu người- Mĩ Latinh: 450 triệu ngườiNăm 1994 thu nhập bình quân theo đầu người 1240 đô la/năm riêng Inđônêxia, Mianma, Philippin và các nước Đông Dương

Page 23: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

còn ở dưới mức này. Hiện nay bình quân lương thực theo đầu người của các nước Đông Nam Á mới có 200 kg/ năm, nên các nước này vẫn cần tiếp tục hạ thấp tỉ lệ tăng dân số tự nhiên để nâng cao mức sống. Giáo dục và y tế ở các nước Đông Nam Á còn ít được đầu tư.b) Cải tổ nền kinh tế quốc dân theo hướng xuất khẩu.Trước đây, nền kinh tế của hầu hết các nước Đông Nam Á đều mang tính chất và thuộc địa: khai thác nguyên liệu cung cấp cho các nước đế quốc và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của các nước này. Trong hơn hai thập niên gần đây, nhiều nước Đông Nam Á đã phát triển khá thành công cơ cấu kinh tế phục vụ xuất khẩu.- Trong quá trình công nghiệp hóa, nông nghiệp vẫn được coi trọng. Nông nghiệp là ngành chủ yếu của đa số các nước Đông Nam Á. Trong những năm gần đây, các nước vẫn tích cực đầu tư để nông nghiệp đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho số dân ngày càng tăng. Nhờ đó, nhà nước sẽ không phải nhập lương thực, dành ngoại tệ thêm thiết bị, máy móc cho quá trình công nghiệp hóa đất nước.Để phục vụ chiến lược hướng vào xuất khẩu, những cây công nghiệp xuất khẩu được trồng không những trong các đồn điền của nhà nước hoặc tư nhân mà còn được phát triển rộng rãi trong khu vực nông dân cá thể (cà phê ở Malaixia, gạo, sắn ở Thái Lan v.v…). Các nông sản phần lớn được chế biến trước khi đem ra thị trường.27- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu:+ Ngành công nghiệp khai khoáng truyền thống được duy trì và mở rộng, nhằm xuất khẩu (khai thác dầu mỏ, than đá, thiếc, bôxit v.v…). Đặc biệt ở Inđônêxia, việc khai thác, xuất khẩu tài nguyên vẫn là hoạt động kinh tế chủ yếu và là nguồn thu chính về ngoại tệ.* Những khoáng sản được khai thác để xuất khẩu:- Thiếc: Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan

Page 24: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

- Dầu mỏ: Brunây, Inđônêxia, Malaixia- Khí đốt: Inđônêxia, Malaixia- Bôxit: Inđônêxia, Malaixia- Đồng, vàng: Philippin+ Các ngành công nghiệp chế biến cũng được đẩy mạnh như: chế biến dầu dừa, làm đồ hộp ở Philippin, chế biến cao su, dầu cọ ở Malaixia, hóa lỏng khí đốt, chế biến gỗ ở nhiều nước.- Thi hành chính sách mở cửa, khuyến khích các công ti tư bản nước ngoài đầu tư vốn và kĩ thuật để đổi mới và hiện đại hóa các ngành công nghiệp, đồng thời cho ra đời các khu chế xuất. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng điện tử, may mặc… Ngành lắp ráp các máy điện tử, đồ dùng điện tử rất phổ biến ở nhiều nước.c) Nhiều vấn đề còn tồn tại trong nền kinh tế - xã hội của các nước Đông Nam Á- Nhiều nước Đông Nam Á vừa là thị trường tiêu thụ của các nước tư bản phát triển vừa phụ thuộc chặt chẽ vào các nước đó về vốn, kĩ thuật và tài nguyên, nguyên, nhiên liệu. Do đó nền kinh tế quốc dân của nhiều nước ở Đông Nam Á luôn biến động, không ổn định. Malaixia, Inđônêxia và Philippin còn mắc nợ nhiều nước ngoài.- Sự phát triển kinh tế - xã hội rất không đồng đều giữa các vùng trong một nước. Những đầu mối giao lưu buôn bán, các khu công nghiệp ở các đô thị hoặc ven biển có nhịp độ phát triển cao.28Ví dụ ở Thái Lan gần 70% công nghiệp chế biến và 70% vốn đầu tư của nước ngoài tập trung vào khu vực Băng Cốc, trong khi đó miền Bắc và miền Đông Bắc nước này còn ở trình độ sản xuất nông nghiệp thấp, ở Malaixia quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh, song chủ yếu là các vùng ở phía Tây (phần lãnh thổ trên bán đảo Mã Lai).* Nước: Malaixia:- Tổng thu nhập quốc dân năm 1994: 64,45 đô la - Tỉ lệ gia tăng hàng năm:

Page 25: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

+ Năm 1987: 3,7%+ Năm 1988: 8,1%+ Năm 1993: 8,5%- Thu nhập bình quân năm 1994 tính theo đầu người : 3520 đô la* Nước: Thái Lan- Tổng thu nhập quốc dân năm 1994: 124,86 tỉ đô la- Tỉ lệ gia tăng hàng năm:+ Năm 1987: 4,6%+ Năm 1988: 11,1%+ Năm 1993: 7,8%- Thu nhập bình quân 1994 tính theo đầu người : 2210 đô la* Nước: Philippin- Tổng thu nhập quốc dân năm 1994: 54,07 tỉ đô la- Tỉ lệ gia tăng hàng năm: + Năm 1987: 0,9%+ Năm 1988: 6,7%+ Năm 1993: 2,0 % - Thu nhập bình quân năm 1994 tính theo đầu người: 960 đô la* Nước: Brunây- Tổng thu nhập quốc dân năm 1994: 4,43 tỉ đô la- Tỉ lệ gia tăng hàng năm:+ Năm 1987: 1,4%+ Năm 1988: 2,2%- Thu nhập bình quân (1994) tính theo đầu người: 14,240 đô la* Nước: Mianma- Tổng thu nhập quốc dân năm 1994: 41,0 tỉ đô la- Tỉ lệ gia tăng hàng năm:+ Năm 1987: 4,4%+ Năm 1988: 3,0%+ Năm 1993: 5,8%- Thu nhập bình quân năm 1994 tính theo đầu người: 700 đô la* Nước: Inđônêxia- Tổng thu nhập quốc dân năm 1994: 144,71 tỉ đô la- Tỉ lệ gia tăng hàng năm:+ Năm 1987: 4,1%+ Năm 1988: 4,2%

Page 26: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

+ Năm 1993: 6,3 %- Thu nhập bình quân năm 1994 tính theo đầu người : 880 đô laCâu hỏi:1. Dựa vào bảng trên em hãy:a) Nhận xét sự tăng trưởng kinh tế hàng năm của một số nước ở Đông Nam Á.b) Xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp:- Tổng thu nhập quốc dân của các nước- Thu nhập bình quân tính theo đầu người hàng năm2. Hãy kể tên một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ở các nước Đông Nam Á. 3. Trình bày về những vấn đề tồn tại trong nền kinh tế - xã hội ở một số nước Đông Nam Á.293. Các nước công nghiệp mớiMĩ Latinh: Braxin, MehicôChâu Á: Xingapo, Hàn Quốc, Đài Loan* Hàn Quốc:- Nằm ở phía nam của bán đảo Triều Tiên- Diện tích: 99.392 km2

- Số dân: 47,6 triệu người (năm 2002)- Thành phố lớn: Xêun (10,3 triệu người)- Các ngành công nghiệp chủ yếu: đóng tàu (thứ hai thế giới), điện tử (thứ ba thế giới), sản xuất ôtô (thứ năm thế giới)…(Tư liệu do Đại sứ quán Hàn Quốc cung cấp năm 2003)* Đài Loan:- Là một bộ của lãnh thổ Trung Quốc không nằm dưới sự kiểm soát của CHND Trung Hoa- Diện tích: 35,989 nghìn km2

- Dân số: 21,4 triệu người (1996)- Trung tâm hình chính: Đài Bắc (7 triệu người)- Sản phẩm nổi tiếng thế giới tư bản: giày dép, quần áo, vải. Sản phẩm mới nhất: xe ôtô

Page 27: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Vào những năm 70 và 80 của thế kỉ XX, trong các nước đang phát triển đã xuất hiện một số nước có quá trình công nghiệp hóa nhanh vượt bậc gọi là các nước công nghiệp mới (viết tắt theo tiếng Anh là “NIC”).Quá trình phát triển công nghiệp của các nước và lãnh thổ công nghiệp mới ở châu Á được bắt đầu vào những năm 60. Từ nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn và lạc hậu như Hàn Quốc và Đài Loan, hay từ nền kinh tế thương mại đơn thuần như Hồng Công (Ngày 1 – 7 – 1997, Hồng Công (bị Anh chiếm từ năm 1842) đã trở về với Trung Quốc. Hiện nay, Hồng Công là một đặc khu của Trung Quốc về hành chính và kinh tế) và Xingapo, ngày nay các nước và lãnh thổ trên đã được xếp vào hàng ngũ những nước công nghiệp trẻ tiên tiến và có vai trò đáng kể trong nền kinh tế thế giới.a) Ba giai đoạn phát triểnMỗi nước và lãnh thổ nói trên có những con đường phát triển riêng, song nhìn chung đều trải qua ba giai đoạn.30- Giai đoạn 1 (Những năm 1960): ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp phục vụ các nhu cầu trong nước như: dệt ở Đài Loan, dệt và thực phẩm ở Hàn Quốc, hàng tiêu dùng ở Xingapo…Kết quả là các sản phẩm sản xuất tại địa phương đã thay thế được hàng hóa trước đây phải nhập.- Giai đoạn 2 (những năm 1970): Đẩy mạnh sản xuất những ngành hàng truyền thống, có hiệu quả kinh tế như quần áo, giày dép… đồng thời trên cơ sở nhập vốn đầu tư và kĩ thuật, xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn mới để xuất khẩu.- Giai đoạn 3 (hiện nay): Phát triển rất mạnh các ngành có chất lượng khoa học kĩ thuật cao như điện tử, kĩ thuật điện, hóa chất, chế biến kim loại, kĩ thuật hàng không, vũ trụ v.v…b) Những nét đặc trưng phân biệt các nước NIC châu Á và các nước đang phát triển khác

Page 28: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

- Tổng sản phẩm quốc dân tăng nhanh chóng do có tốc độ phát triển kinh tế cao. Do đó, tổng sản phẩm quốc dân tính theo đầu người khá cao so với các nước đang phát triển.Sản phẩm nổi tiếng: Dàn khoan dầu trên biển, các linh kiện điện tử, thiết bị và máy tính điện tử.)- Công nhiệp hóa nhanh chóng, đặc biệt huy động tối đa các ngành công nghiệp chế tạo tham gia xuất khẩu, đã tạo điều kiện đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế vào hoạt động công nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân như ở nhiều nước tư bản phát triển (công nghiệp chiếm tỉ lệ từ 30% đến 45% nền kinh tế quốc dân). Các sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh với thị trường thế giới.* Xingapo:- Diện tích: 618 km2

- Số dân: 3 triệu người năm 1996- Thủ đô: Xingapo (1,6 triệu người)- Sản phẩm nổi tiếng: Dàn khoan dầu trên biển, các linh kiện điện tử, thiết bị và các linh kiện điện tử, thiết bị và máy tính điện tử.31* Tỉ lệ vốn đầu tư của Hoa Kì vào các nước và lãnh thổ công nghiệp mới năm 1988:+ Hàn Quốc: 30%+ Hồng Công (1): 54%+ Đài Loan: 42%+ Xingapo: 33%* Tỉ lệ vốn đầu tư của Nhật Bản vào các nước và lãnh thổ công nghiệp mới năm 1988:+ Hàn Quốc: 48%+ Hồng Công (1): 21%+ Đài Loan: 30%+ Xingapo: 20%* Tỉ lệ vốn đầu tư của Các nước khác vào các nước và lãnh thổ công nghiệp mới (1988):+ Hàn Quốc: 22%

Page 29: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

+ Hồng Công (1): 25%+ Đài Loan: 28%+ Xingapo: 47%c) Các nhân tố quyết định kết quả sản xuất:* Các đặc khu được miễn lệ phí xuất khẩu:- Hàn Quốc: Thành phố Maxan- Đài Loan: - Cao Hùng, - Nam Tử (90 ha), - Đài Trung (23 ha)- Phương thức tạo vốn có hiệu quả tuy phải phụ thuộc vào tư bản nước ngoài. Mặc dù các nước NIC vẫn coi trọng việc tích lũy từ trong nước (chính phủ tiết kiệm trong chi tiêu, tận thu các loại thuế, huy động vốn của nhân dân gửi tiết kiệm…), song nguồn chủ yếu để công nghiệp hóa vẫn dựa vào vay nợ và sự đầu tư của tư bản nước ngoài về vốn và kĩ thuật. Ví dụ: đến năm 1994 Hàn Quốc còn nợ tư bản nước ngoài 85 tỉ đô la.- Một lực lượng nhân công dồi dào và tiền lương thấp hơn rất nhiều so với mức lương ở các nước phát triển khiến giá hàng của các nước NIC rẻ, có thể cạnh tranh và thu hút ồ ạt vốn đầu tư của nước ngoài.* Giá Công mỗi giờ lao động (1988):- Hoa Kì: 13 đôla- Nhật Bản: 6,6 đôla- Hồng Công (2): 1,8 đôla- Hàn Quốc: 1,4 đôla- Đài Loan: 2,9 đôlaChú thích: (1) và (2) Từ 1 – 7 – 1997 Hồng Công đã được trao trả cho Trung Quốc.- Thành lập các đặc khu kinh tế (còn gọi là các khu chế xuất), nhằm ba mục tiêu: khuyến khích những ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào công nghiệp, thúc đẩy việc tạo ra công ăn việc làm, thu hút việc nhập khẩu kĩ thuật.- Chi phí cao cho việc nghiên cứu, thử nghiệm kĩ thuật trước khi đưa vào sản xuất.

Page 30: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Các nước NIC tuy đã đạt được những thành tích về phát triển kinh tế, nhưng trong quá trình phát triển cũng gặp không ít khó khăn. Năm 1997, Hàn Quốc bị khủng hoảng tài chính nhưng đã vượt qua khó khăn này. Vào năm 1997 khi xảy ra vụ khủng hoảng tài chính, dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc chỉ có 3,8 tỉ USD, nhưng vào cuối năm 2002 con số này đã lên tới 121 tỉ USD.(Tư liệu do Đại sứ Hàn Quốc cung cấp – năm 2003)32Câu hỏi:1. Trình bày những đặc trưng chủ yếu của các nước và lãnh thổ công nghiệp mới ở châu Á.2. Các nước và lãnh thổ công nghiệp mới đã phát triển nền kinh tế của mình bằng cách nào và dựa vào những điều kiện thuận lợi gì?3. Lập biểu đồ biểu hiện tỉ lệ vốn đầu tư của nước ngoài vào các nước công nghiệp mới ở châu Á theo bảng trong bài.THỰC HÀNHHãy viết một báo cáo ngắn gọn, nhận định về sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc trong hơn 20 năm qua theo các số liệu trong bảng dưới đây:Nêu rõ: 1. Sự phát triển về kinh tế nói chung2. Sự phát triển về từng ngành: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ3. Tình hình xuất nhập khẩu nói chung và từng mặt hàng.4. Những kết luận rút ra từ tình hình các mặt nói trên, để chứng minh việc xếp Hàn Quốc vào hàng ngũ các nước công nghiệp mới.* Năm 1970: Thu nhập quốc dân: 8,38 tỉ đôlaThu nhập quốc dân theo đầu người: 260 đôlaTỉ lệ tăng trưởng kinh tế: 10,6%.

Page 31: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Thu nhập quốc dân tính theo ngành nông nghiệp là 26,0%, công nghiệp là 29,2%, dịch vụ năm 1970 là 44,8%Giá trị xuất khẩu năm 1970 là 0,8 tỉ đôla. Trong đó: xuất khẩu nông sản là 16,6%, xuất khẩu sản phẩm: 76,7%, xuất khẩu khoáng sản: là 5,7%Giá trị nhập khẩu là 2,0 tỉ đôla. Trong đó: nhập khẩu nông sản là 32,6%, nhập khẩu năng lượng: 6,9%, nhập khẩu khoáng sản: là 5,2%.* Năm 1980: Thu nhập quốc dân: 61,76 tỉ đôlaThu nhập quốc dân theo đầu người: 1620 đôlaTỉ lệ tăng trưởng kinh tế: 7,7%Thu nhập quốc dân tính theo ngành nông nghiệp: 14,6%, công nghiệp: 41,3%, dịch vụ: 44,1%.Giá trị xuất khẩu năm 1970 là 17,5 tỉ đôla. Trong đó: xuất khẩu nông sản: 8,9%, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp: 88,0%, xuất khẩu khoáng sản: 2,8%Giá trị nhập khẩu là 22,3 tỉ đôla. Trong đó: nhập khẩu nông sản: 24,3%, nhập khẩu năng lượng: 29,9%, nhập khẩu khoáng sản:4,8%.* Năm 1988: Thu nhập quốc dân: 142,2 tỉ đôlaThu nhập quốc dân theo đầu người: 3315 đôlaTỉ lệ tăng trưởng kinh tế: 11,0%Thu nhập quốc dân tính theo ngành nông nghiệp: 11,5%, công nghiệp: 47,1%, dịch vụ: 41,4%.Giá trị xuất khẩu: 60,7 tỉ đôla. Trong đó: xuất khẩu nông sản: 6,8%, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp: 89,1%, xuất khẩu khoáng sản: 0,2%Giá trị nhập khẩu: 51,8 tỉ đôla. Trong đó: nhập khẩu nông sản: 12,1%, nhập khẩu năng lượng: 11,6%, nhập khẩu khoáng sản: 2,6%.

Page 32: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

* Năm 1991: Thu nhập quốc dân: 271,3 tỉ đôlaThu nhập quốc dân theo đầu người: 7673 đôlaTỉ lệ tăng trưởng kinh tế: 8,9%Thu nhập quốc dân tính theo ngành nông nghiệp: 8,0%, công nghiệp: 45,0%, dịch vụ: 47,0%.Giá trị xuất khẩu: 81 tỉ đôla. Giá trị nhập khẩu: 79 tỉ đôla33VI – ĐẶC ĐIỂM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Ở MĨ LATINH1. Những vùng đất được thiên nhiên ưu đãi* Mĩ LaTinhDiện tích: 20,5 triệu km2

Dân số: 450 triệu người năm 1996Tổng số các quốc gia: 37 thuộc các khu vực: eo đất Trung Mĩ, lục địa Nam Mĩ và các quần đảo trong biển CaribêỞ Mĩ Latinh, tuy thiên tai thường xảy ra và gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt như: động đất ở Trung Mĩ, bão lớn ở vùng biển Caribê, ngập lụt ở đồng bằng sông Amadôn v.v…, nhưng thiên nhiên ở đây có nhiều thuận lợi: khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai màu mỡ, có đồng bằng rộng lớn, các nguồn nước dồi dào (sông Amadôn, Parana v.v…), đã góp phần quan trọng vào việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.Nguồn tài nguyên dưới đất phong phú: giàu quặng sắt, các kim loại màu và đặc biệt là các kim loại quý.Tuy thiếu than, nhưng Mĩ Latinh lại có trữ lượng lớn về thủy điện và mỏ.Dựa trên các cơ sở vật chất nói trên, nhiều nước ở Mĩ LaTinh đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển được khá mạnh các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng như: sản xuất thép, luyện

Page 33: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

đồng, sản xuất máy bay hạng nhẹ, ô tô và các thiết bị phụ tùng, hóa chất v.v… (Braxin, Mêhicô, Achentina…)Một số nông sản và khoáng sản nổi tiếng của Mĩ Latinh: Cà phê, Chuối, Ca cao, Thuốc lá, Mía, Đậu tương, Bông, Đay, Lông cừu, Dầu mỏ, Sắt, Mangan, Thiếc, Đồng, Kẽm, Bôxit, Vàng, Bạc.34Hình: Lược đồ các nước Mĩ Latinh352. Tăng dân số nhanh và đô thị hóa quá mức là những vấn đề đáng lo ngại của Mĩ LatinhTình hình dân số trong các năm 1983 – 1985Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 2,3%Tỉ lệ dân đói và thiếu ăn 14,2%Tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi 40%Từ 1960, mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, nhưng Mĩ Latinh (nhất là vùng Trung Mĩ) vẫn có mức tăng dân số đáng kể (mỗi năm gần 10 triệu người).Khi sức sản xuất còn thấp, tình hình trên đã khiến cho đời sống của người dân trong những năm 80 của thế kỉ XX không ngừng giảm sút.So với các nước đang phát triển ở các châu lục khác thì các nước Mĩ Latinh hiện nay đang dẫn đầu trong vấn đề đô thị hóa. Hơn 2/3 dân số của châu lục là dân cư thành thị. Dự kiến đến cuối thế kỉ XX, hai thành phố đông dân nhất thế giới là: Mêhicô (26 triệu) và Xao Paolô (25 triệu) đều nằm ở Mĩ Latinh. Tuy vậy, việc đô thị hóa ở đây không hoàn toàn xuất phát từ quá trình công nghiệp hóa, do đó sẽ có những khó khăn lớn đòi hỏi phải giải quyết cấp bách như vấn đề nhà ở, lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt, nạn ô nhiễm môi trường, nạn thất nghiệp, vấn đề trật tự an ninh xã hội v.v…(Số lượng các thành phố trên 1 triệu dân: Braxin: 10, Côlômbia: 4, Êcuađo: 2, Mêhicô: 3, Achentina: 2, Cuba: 1)

Page 34: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

3. Những nguyên nhân làm cho nền kinh tế các nước Mĩ Latinh chậm phát triển Ở Mĩ Latinh chỉ có một số nước có nền kinh tế tương đối phát triển nhờ quá trình công nghiệp hóa: Mêhicô, Braxin, Chilê, Achentina. Phần lớn các nước khác còn chậm tiến. Ngoài những khó khăn do sự tăng dân số quá nhanh gây ra, còn có những nguyên nhân khác là: - Đất đai màu mỡ được sử dụng để trồng các cây xuất khẩu (cà phê, mía, ca cao v.v…) đều nằm trong tay các địa chủ lớn và tư bản nước ngoài. Nông dân không có ruộng đất chiếm tỉ lệ lớn. Họ sản xuất lương thực cơ bản (ngô, sắn, khoai tây v.v…) trên những mảnh ruộng nhỏ, cằn cỗi.36Phần lớn các nguồn tài nguyên khoáng sản thô đều được xuất sang các nước phát triển với giá rẻ mạt (bôxít của Hamaica, sắt của Braxin, đồng của Chilê v.v…)- Nền kinh tế bị các công ti tư bản nước ngoài nhất là Hoa Kì lũng đoạn (khai thác mỏ ở Vênêxuêla, nắm giữ các đồn điền trồng cây công nghiệp ở Trung Mĩ v.v…).Gánh nặng nợ nước ngoài rất lớn (460 tỉ đô la) với khoản lãi phải trả hàng năm vào khoảng 1/3 giá trị tổng sản phẩm xuất khẩu (năm 1989: 55 tỉ đô la).- Thu nhập của người giàu và người nghèo có sự chênh lệch nhiều hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Sự đối lập giữa các tầng lớp nhân dân đã gây ra tình hình bất ổn ở nhiều nơi. Riêng ở Trung Mĩ, những cuộc chiến tranh liên miên kéo dài trong nhiều năm đã làm cho nền kinh tế của các nước trong khu vực này bị đình đốn (Goatêmala, En Xanvađo, Côlômbia…).Các nước Mĩ Latinh hiện nay đang có xu hướng liên kết kinh tế với nhau để bảo vệ quyền lợi, dần dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào nước ngoài và đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng trì trệ.Trong thời gian gần đây, các nước Mĩ Latinh được đánh giá là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trên thế giới, năm 1996 đạt 3,3%, đến năm 1997 lên 4,4%.

Page 35: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Câu hỏi:1. Những điều kiện tự nhiên nào đã giúp cho việc phát triển kinh tế ở các nước Mĩ Latinh?2. Tại sao mức sống của nhân dân nhiều nước Mĩ Latinh lại không ngừng giảm sút?3. Hãy nhận xét tỉ lệ dân cư thành thị ở một số nước Mĩ Latinh sau đây: (số liệu năm 1988): Mêhicô: 75,3% , Bôlivia: 60,8%, Côlômbia: 72,7%, Pêru:72,2% , Vênêxuêla: 92,8%, Achentina: 88,1%, Chilê: 83,9%, Braxin: 78,2%Tại sao các nước này lại có tỉ lệ dân cư thành thị cao?374. Hãy dựa vào bản đồ chính trị thế giới, lập bảng thống kê tên 20 nước trong khu vực Mĩ Latinh với tên thủ đô của chúng.VII – ĐẶC ĐIỂM CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU PHIChâu PhiDiện tích: 30,4 triệu ngườiDân số: 732 triệu người năm 1996Tổng số các quốc gia: 53Châu Phi tuy thuộc “Cựu thế giới”, nhưng ngoài vùng Bắc Phi, thế giới chỉ mới hiểu biết kĩ về châu lục này vào thế kỉ XIX. Địa hình núi non, diện tích hoang mạc rộng lớn, rừng nhiệt đới rậm rạp đã là những trở ngại chính cho việc xâm nhập vào sâu trong lục địa.1. Châu Phi rất giàu về tài nguyên khoáng sản và các cây công nghiệp xuất khẩu nhiệt đới có giá trịSong điều kiện thiên nhiên ở đây cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt của con người.Ngoài châu thổ sông Nin và các đồng bằng hẹp ven biển, đất đai Châu Phi nghèo không có những đồng bằng lớn, hoang mạc chiếm một diện tích đáng kể.

Page 36: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Khí hậu chủ yếu là nhiệt đới và cận nhiệt đới, có nhiều vùng khô hạn và nhiều vùng ẩm ướt có rừng rậm bao phủ, khó đi lại.Hàng năm, diện tích hoang mạc lấn thêm tới hàng triệu ha. Nhiều vùng khô hạn kéo dài liên tục nhiều năm như ở Môritani.Những khoáng sản có tiềm năng lớn ở Châu Phi: Kim cương, vàng, Uran, côban, đồng, phốt phát, quặng sắt, bô xit, dầu mỏ.Hình: Lược đồ các nước châu phi38Ghi chú: Daia hiện nay đổi là Cộng hòa dân chủ Cônggô)392. Sự “bùng nổ” dân số vẫn còn tiếp diễnTỉ lệ tăng dân số ở Châu phi hiện nay thuộc loại cao nhất thế giới. Trong số 40 nước đang phát triển có tỉ lệ tăng dân số hàng năm trên 3%, thì có tới 22 nước nằm ở châu Phi.Hình: Tháp dân số Angôla Sản xuất lương thực theo đầu người ngày càng giảm sút, nên số dân thường xuyên bị đói và thiếu ăn tăng lên. Các mặt giáo dục, y tế cũng kém phát triển. Ở nhiều nước, số người mù chữ chiếm tới 80 – 90% dân số (Găm bia, Mali, Buôckina Phaxô v.v..). Bệnh tật nhiều, đặc biệt là tỉ lệ tử vong của trẻ em rất cao. Bệnh AIDS, căn bệnh nguy hiểm nhất của thời đại đang đe dọa tính mạng hàng chục vạn người dân châu Phi.Tỉ lệ dân thành thị hiện nay chưa chiếm ưu thế, nhưng tỉ lệ đó hàng năm tăng khá nhanh (6%). Đây cũng là một vấn đề đáng lo ngại trong hoàn cảnh nền kinh tế của các nước châu Phi chưa có điều kiện công nghiệp hóa.3. Một châu lục nghèo nhất thế giới- Hiện nay, phần lớn các nước châu Phi còn ở trong tình trạng kinh tế chậm phát triển (trừ một số ít nước ở khu vực Bắc và Nam Phi: Angiêri, Tuynidi, Ai Cập, Cộng hòa Nam Phi v.v…).40Gần 80% dân số Châu Phi làm nông nghiệp, nhưng lương thực lại rất thiếu. Sản lượng ngũ cốc bình quân thấp, năng suất chỉ

Page 37: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

vào khoảng 9 tạ/ha. Vì vậy, hàng năm châu Phi phải nhập một lượng lớn lương thực. Nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp châu Phi thấp kém trước hết phải kể đến những điều kiện không thuận lợi của thời tiết, sự phá hoại của côn trùng (châu chấu), sâu bệnh, và sau nữa là tình hình thiếu ổn định để sản xuất do các cuộc xung đột võ trang và nhất là do các chính sách phát triển nông nghiệp không thích hợp (đất tốt dành cho việc trồng cây xuất khẩu, ít quan tâm đến việc sản xuất lương thực, việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật kém v.v…) của các quốc gia.- Từ 1960 đến 1980, nhiều nước châu Phi đã sử dụng vốn viện trợ hoặc tiền vay của nước ngoài chỉ để đầu tư chủ yếu vào công nghiệp và mở mang các đô thị. Ngoài ngành khai khoáng truyền thống, một số ngành công nghiệp chế biến, thực phẩm, lắp ráp cơ khí đã được phát triển. Song chỉ khoảng 20% nhà máy phát huy được hiệu quả kinh tế.- Về ngoại thương, phần lớn các nước châu Phi đều nhập siêu, vì nguyên liệu thô bán ra (chủ yếu là khoáng sản và sản phẩm cây công nghiệp) bị các nước tư bản ép giá, trái lại lương thực và các hàng công nghiệp tiêu dùng lại phải nhập với giá cao.- Các công ti tư bản phương Tây hiện vẫn còn kiểm soát và lũng đoạn nền kinh tế của nhiều nước châu Phi. Gần đây, thông qua con đường viện trợ kinh tế, các công ti tư bản Hoa Kì và Nhật Bản đã xâm nhập vào nhiều quốc gia.- Sự kém phát triển về kinh tế kéo theo nợ nần ngày càng chồng chất. Năm 1989, châu Phi nợ nước ngoài trên 230 tỉ đôla. Trung bình lãi hàng năm phải trả chiếm trên 30% số thu nhập về xuất khẩu. Khác với các nước ở Mĩ Latinh, tuy nợ của các nước châu Phi ít hơn, nhưng lại ít có khả năng trả nợ.Để thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, một số nước châu Phi hiện nay đang có khuynh hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, coi trọng việc đầu tư sản xuất lương thực, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ du lịch. Nhiều nước châu Phi cũng đang chuyển động tích cực, tăng trưởng khá về kinh tế sau một thời kì dài sống trong đói nghèo. Trong 3 năm 1995 - 1997, mức tăng trưởng bình quân toàn châu Phi đạt 4,5%. Tuy nhiên, khu vực Nam Xahara gồm 48 quốc gia vẫn là khu vực nghèo

Page 38: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

nhất hành tinh. Các nước châu Phi cũng ngày càng tăng cường hợp tác với nhau để phối hợp giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, cùng nhau đấu tranh chống sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân mới và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Các tổ chức kinh tế mang tính chất vùng đang được hình thành như các vùng: Bắc Phi (vùng châu Phi Magrép), vùng Nam Xahara (vùng châu Phi Xahen), vùng Đông Phi, vùng Nam Phi v.v..41Câu hỏi1. Châu Phi có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào cho việc phát triển kinh tế? Những khó khăn thường gặp là gì?2. Tỉ lệ tăng dân số cao đã có những hậu quả tai hại như thế nào cho các nước châu Phi?3. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ sản lượng các nông sản xuất khẩu quan trọng của châu Phi so với tổng sản lượng của thế giới: cacao: 65%, vani: 60%, lạc: 26%, cà phê: 25%.4. Tìm trên bản đồ vị trí các nước châu Phi sau đây và thủ đô của các nước đó:- Buôckina Phaxô- Êtiôpia- CH Cônggô- Xoađilen- Namibia- Môdămbich- Gana- NigiêriaTHỰC HÀNHHãy viết một bài báo cáo ngắn gọn nhận định về tìn hình dân số, xã hội của một trong hai khu vực châu Phi năm 1996 theo các bảng số liệu dưới đây:1. Khu vực Bắc Phi (gồm các nước: Angiêri, Libi, Marốc, Tuynidi, Ai Cập)

Page 39: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

* Angiêri- Dân số là 29 triệu người- Gia tăng hàng năm: 2,4%- Tử vong trẻ em: 55 phần ngàn- Tuổi thọ trung bình: 67 tuổi- Dân số thành thị: 55,8%- Nạn mù chữ: 38%- Số thầy thuốc: 0,72 phần ngàn dân- Thu nhập bình quân theo đầu người (đôla): 1690 đôla- Số máy thu hình: 74 phần ngàn dân* Li bi:- Dân số: 5,4 triệu người- Gia tăng hàng năm: 3,9%- Tử vong trẻ em: 63 phần ngàn- Tuổi thọ trung bình: 64 tuổi- Dân số thành thị: 86%- Nạn mù chữ: 24%- Số thầy thuốc: 1,5 phần ngàn dân- Thu nhập bình quân theo đầu người (đôla): 5515 đôla- Số máy thu hình: 69 phần ngàn dân* Marốc- Dân số: 27,6 triệu người- Gia tăng hàng năm: 2,2%- Tử vong trẻ em: 57 phần ngàn - Tuổi thọ trung bình: 68 tuổi- Dân số thành thị: 48%- Nạn mù chữ: 56%- Số thầy thuốc: 0,31 phần ngàn dân

Page 40: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

- Thu nhập bình quân theo đầu người: 1200 đôla- Số máy thu hình: 74 phần ngàn dân* Tuynidi- Dân số: 27,6 triệu người- Gia tăng hàng năm: 1,7%- Tử vong trẻ em: 43 phần ngàn- Tuổi thọ trung bình: 68 tuổi- Dân số thành thị: 57%- Nạn mù chữ (%): 33- Số thầy thuốc: 0,46 phần ngàn dân- Thu nhập bình quân theo đầu người: 1800 đôla- Số máy thu hình: 79 phần ngàn dân* Ai Cập- Dân số (): 63,7 triệu người- Gia tăng hàng năm: 2,2%- Tử vong trẻ em: 62 phần ngàn- Tuổi thọ trung bình: 64 tuổi- Dân số thành thị: 45%- Nạn mù chữ: 49%- Số thầy thuốc: 0,40 phần ngàn dân- Thu nhập bình quân theo đầu người: 735 đôla- Số máy thu hình: 116 phần ngàn dân422. Khu vực Đông Phi (gồm các nước: Burunđi, Kênia, Uganđa, Ruanđa, Tandania)* Burunđi - Dân số: 5,9 triệu người- Gia tăng hàng năm (%): 3,0%- Tử vong trẻ em: 114,5 phần ngàn

Page 41: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

- Tuổi thọ trung bình: 50 tuổi- Dân số thành thị: 7,5%- Nạn mù chữ: 65%- Số thầy thuốc: 0,06 phần ngàn dân- Thu nhập bình quân theo đầu người: 207 đôla- Số máy thu hình: 0,7 phần ngàn dân* Kênia- Dân số: 28,2 triệu người- Gia tăng hàng năm : 2,7%- Tử vong trẻ em: 70 phần ngàn- Tuổi thọ trung bình: 56 tuổi- Dân số thành thị: 27,0%- Nạn mù chữ: 22%- Số thầy thuốc: 0,10 phần ngàn dân- Thu nhập bình quân theo đầu người: 310 đôla- Số máy thu hình: 10,4 phần ngàn dân* Uganđa- Dân số: 22,0 triệu người- Gia tăng hàng năm : 3,3%- Tử vong trẻ em: 108 phần ngàn- Tuổi thọ trung bình: 52 tuổi- Dân số thành thị: 12,5%- Nạn mù chữ: 55%- Số thầy thuốc: 0,7 phần ngàn dân- Thu nhập bình quân theo đầu người: 220 đôla- Số máy thu hình: 9,2 phần ngàn dân* Ruanđa- Dân số: 6,9 triệu người

Page 42: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

- Gia tăng hàng năm : 2,7%- Tử vong trẻ em: 116 phần ngàn- Tuổi thọ trung bình: 47 tuổi- Dân số thành thị: 6,1%- Nạn mù chữ: 39%- Số thầy thuốc: 0,04 phần ngàn dân- Thu nhập bình quân theo đầu người: 234 đôla* Tandania- Dân số: 29,1triệu người- Gia tăng hàng năm : 3,0%- Tử vong trẻ em: 109 phần ngàn- Tuổi thọ trung bình: 52 tuổi- Dân số thành thị: 24,4%- Nạn mù chữ: 32%- Số thầy thuốc: 0,04 phần ngàn dân- Thu nhập bình quân theo đầu người: 165 đôla- Số máy thu hình: 1,6 phần ngàn dânTrong báo cáo, cần nêu lên các nhận định khái quát dựa trên các số liệu, nếu có biệt lệ cần nói rõ, sau đó dựa trên những hiểu biết về tình hình địa lí dân cư, xã hội đã học trong bài, tìm những nguyên nhân giải thích các nhận định và biệt lệ đó.43Phần haiĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚIHOA KÌDiện tích: 9,36 triệu km2

Dân số: 265,2 triệu người (1996)Thủ đô: OasintơnSố bang: 50

Page 43: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Thu nhập bình quân theo đầu người: 25.860 đôla (năm 1994)Hình: Lược đồ tự nhiên Hoa Kì44I – ƯU THẾ CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ HOA KÌ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA1. Lãnh thổ rộng lớn của Hoa Kì gồm có 48 bang nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mĩ và 2 bang sau này mới sáp nhập là Alaxca (bán đảo ở tây bắc lục địa) và Haoai (quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương).Hai đại dương lớn ở phía tây và phía đông đã tạo điều kiện cho Hoa Kì có vị trí ngăn cách với các châu lục khác, tránh được sự tàn phá của hai cuộc Chiến tranh thế giới vừa qua. Chính nhờ vậy mà nền kinh tế của Hoa Kì đã có điều kiện phát triển mạnh. Ngay từ cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì đã vượt đế quốc Anh và trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu trong thế giới tư bản.2. Lãnh thổ Hoa Kì được cấu tạo tương đối đơn giản về mặt hình thái, nhưng lại phức tạp về mặt cấu trúc. Từ Đông sang Tây có 3 miền lớn:a) Miền Đông là dãy núi cổ Apalat kéo dài gần 2000 km từ bắc xuống nam gồm nhiều mạch núi và cao nguyên nằm sát bờ biển. Các thung lũng cắt ngang theo hướng vĩ tuyến là đường giao thông nối liền các cảng trên bờ Đại Tây Dương với vùng nội địa. Miền Apalat rất giàu về khoáng sản và năng lượng đã là nhân tố làm xuất hiện: “Vành đai công nghiệp chế tạo” nổi tiếng từ thế kỉ XIX, với các cơ sở luyện kim phía Bắc và ở quanh vùng Hồ Lớn.b) Miền Trung Hoa Kì là đồng bằng Trung Tâm rộng lớn. Ở rìa phía Bắc, đất kém phì nhiêu, nhưng ở phần phía nam, nơi có sông Mitxixipi chảy qua, nhờ phù sa và hoàng phổ tích tụ, đất đai màu mỡ, thích hợp cho một nền nông nghiệp đa dạng. Đây chính là vùng sản xuất lương thực chủ yếu của Hoa Kì. Miền này đồng thời cũng chứa trong lòng nó những vỉa quặng sắt giàu có (ở phía tây Hồ Thượng), những mỏ dầu lớn (ở cả vùng trung tâm lẫn vịnh Mêhicô, thuộc bang Têchat và Luidiana).

Page 44: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

45c) Miền Tây Hoa Kì là hệ thống núi trẻ Coocđie gồm nhiều dãy núi cao từ 2.000 đến 4.000m bao bọc quanh các cao nguyên và bồn địa rộng lớn, khí hậu khô hạn (lượng mưa chỉ từ 30 đến 50 mm/năm. Ven Thái Bình Dương bên trong dãy núi thấp duyên hải là những dải thung lũng rộng và phì nhiêu thuộc các bang: Oasintơn, Ôrêgơn và Caliphoocnia.Miền Tây Hoa Kì rất giàu khoáng sản, chủ yếu là các kim loại màu, quý và hiếm (uran, vàng, bạc, đồng…). Tài nguyên năng lượng cũng hết sức phong phú (dầu mỏ ở nam Caliphoocnia, Oaiôminh, Alaxca, than ở Oaiôminh và nguồn thủy điện ở Côlôrađô).3. Thiên nhiên Hoa Kì tuy phong phú và đa dạng, nhưng không phải là không có những khó khăn, trở ngại đối với quá trình phát triển kinh tếTrước hết lãnh thổ quá lớn làm cho việc khai thác, sử dụng điều kiện tự nhiên không dễ dàng. Thêm vào đó là những thiên tai thường xuyên xảy ra, như núi lửa phun và động đất (chủ yếu tập trung ở miền Tây và Nam Hoa Kì), các cơn bão nhiệt đới có sức tàn phá lớn, gây lụt lội ở vùng bờ biển phía đông nam, làm thiệt hại nhiều người và của.Hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng trên một khu vực rộng lớn ở phía tây, đã gây trở ngại lớn cho việc tiến hành các hoạt động nông nghiệp nếu không có hệ thống tưới tiêu với quy mô lớn.Nạn xói mòn đất cũng hết sức nghiêm trọng ở phía bắc vùng đồng bằng Trung Tâm và các bang quanh dãy Apalat.Cuối cùng cũng phải thấy rằng các tài nguyên thiên nhiên của Hoa Kì tuy phong phú song cũng chưa phải là đầy đủ so với nhu cầu của các ngành công nghiệp. Càng phát triển kinh tế, Hoa Kì ngày càng phụ thuộc vào việc nhập các nguyên, nhiên liệu của nhiều nước khác, chủ yếu của các nước đang phát triển.Tuy có những khó khăn như trên, nhưng trong quá trình phát triển kinh tế, nhờ có mạng lưới giao thông vận tải và thông tin được tổ chức tốt, nên sự rộng lớn của lãnh thổ lại trở thành một

Page 45: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

ưu thế có tính chất quyết định đối với sức mạnh kinh tế của Hoa Kì.46Câu hỏi:1. Vị trí địa lí và lãnh thổ của Hoa Kì có những ưu thế gì trong quá trình phát triển kinh tế?2. Tại sao mạng lưới giao thông vận tải và thông tin được tổ chức lại trở thành một ưu thế có tính quyết định đối với sức mạnh kinh tế của Hoa Kì?II – HOA KÌ: ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG NGƯỜI NHẬP CƯ1. Một dân tộc năng động nhưng đang già đia) Dân số Hoa Kì hiện nay đứng thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ. Tuy vậy, mật độ trung bình vẫn còn thấp, chỉ khoảng 26 người/km2. Sự phân bố dân cư rất không đều, khoảng 50% dân số tập trung ở phía đông thung lũng sông Mixixipi, đặc biệt là ở dải duyên hải Đại Tây Dương và vùng quanh Ngũ Hồ.Các thành phố kéo dài suốt từ Bôxtơn đến thủ đô Oasintơn. Ở phía tây kinh tuyến 100oT, mật độ dân số giảm xuống chỉ còn 10 người/km2, trừ một vài thung lũng phì nhiêu trong dãy Coocđie và dải duyên hải từ Xan Phranxixcô đến Lôt Angiơlet.b) Sự phân bố dân cư không đều một phần là do các điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng chủ yếu là do lịch sử của quá trình khai thác và định cư của nhóm người.Lúc đầu, vào thế kỉ XVII, những người di dân da trắng đầu tiên từ châu Âu tới. Họ tập trung trước hết ở vùng Đông Bắc (từ bang Mên đến Viêcginia) sau đó lan dần xuống phía nam, tới bang Gioocgia. Đến thế kỉ XX, họ bắt đầu tiến về phía tây để đi tìm vàng. Vào thế kỉ XX, dân cư ở vùng Đông Bắc lại giảm đi. Lần này, họ tiến về phía tây và nam, đến các bang Têchdat, Phloriđa và Caliphoocnia, vùng lãnh thổ có nhiều nắng gọi là “Vành đai Mặt Trời”. Đai này mới được phát triển với các

Page 46: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

ngành công nghiệp hiện đại trong hai cuộc Chiến tranh thế giới vừa qua.47Lược đồ số dân các bang ở Hoa Kì48* Năm 1970: - Dân số: 205 triệu người- Tỉ lệ gia tăng:1,1%- Tuổi thọ: 70,8 năm* Năm 1980: - Dân số: 228 triệu người- Tỉ lệ gia tăng: 1,0%- Tuổi thọ: 73,7 năm* Năm 1988: - Dân số: 246 triệu người- Tỉ lệ gia tăng: 0,8% - Tuổi thọ: 75 nămc) Từ năm 1960 đến nay, tốc độ tăng dân số của Hoa Kì đã chậm lại đáng kể.Dân tộc Hoa Kì đang già đi.(Xem hình Tháp dân số của Hoa Kì).Hình: Tháp dân số của Hoa Kì2. Dân cư phần lớn tập trung ở thành thịa) Trong quá trình công nghiệp hóa, các thành phố của Hoa Kì phát triển rất nhanh làm cho tỉ lệ dân số thành thị cũng tăng theo. Nếu vào cuối thế kỉ XVIII cứ 10 người dân mới có 1 người sống ở thành phố thì đến nay, cứ 4 người dân đã có 3 người sống ở thành phố.Cơ cấu lao động của Hoa Kì (1993):Cơ cấu lao động của ngành nông nghiệp: 2,9%Cơ cấu lao động của ngành công nghiệp 24,2%Cơ cấu lao động của ngành dịch vụ: 72,9%

Page 47: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

49b) Mạng lưới thành phố dày đặc, nhất là ở phía đông và phía tây nam lãnh thổ. Hệ thống các siêu đô thị nằm tiếp nối nhau bên bờ Đại Tây Dương: phía bắc là Bôxtơn, Niu Iooc, Philađenphia, Oasintơn, phía nam ven bờ vịnh Mêhicô là Atlanta, Niu Ooclêăng, Haoxtơn, Đalat và Maiami. Ven bờ Thái Bình Dương có hệ thống các thành phố Xitơn ở phía bắc và Xan Phranxixcô, Lôt Angiơlet ở phái Nam. Trong các thành phố đó nổi lên một số thành phố lớn có tầm cỡ thế giới như Niu Ioóc, Sicagô, Lôt giơlet và Xan Phranxixcô. Các thành phố ở Hoa Kì đều vươn lên theo chiều cao với các khu nhà chọc trời.Càng đi sâu vào nột địa thì mạng lưới thành phố càng thưa thớt, nhất là ở ven dãy Thạch Sơn. Hiện nay, do thiếu ngân sách chi phí cho các công trình vệ sinh, trật tự công cộng nên nhiều thành phố kể cả Niu Ioóc, đang rơi vào tình trạng xuống cấp. Nhiều khu vực hư hỏng chưa được sửa chữa.3. Một quốc gia nhiều dân tộc, vẫn còn tồn tại tình trạng bất bình đẳng dân tộca) Chủ nhân của lục địa châu Mĩ trước kia là người Anhđiêng (vào khoảng 10 triệu người). Những người châu Âu di cư đã tàn sát họ để cướp vàng, bạc, đất đai và dồn những người sống sót vào những khu vực hiểm trở ở miền núi phía tây. Đến nay, họ chỉ còn khoảng 2 triệu người.Dân cư Hoa Kì hiện nay đa số là người da trắng (77%) thuộc nhiều nguồn gốc, trong đó có nhóm người Anglô – Xăcxông chiếm đa số, sau đó là các người Bắc Âu và Nam Âu.Người da đen chỉ chiếm khoảng 12%. Họ là con cái của những người Châu Phi ngày trước bị bắt, bán làm nô lệ cho bọn chủ đồn điền ở miền Nam. Mặc dù chế độ nô lệ đã bị xóa bỏ nhưng người da đen vẫn bị phân biệt đối xử. Phần lớn họ sống tập trung ở các bang phía nam, chỉ có một số ít ở các bang phía bắc.Từ 1950 trở lại đây Hoa Kì có những đợt nhập cư lớn của những người dân gốc Mĩ Latinh (20 triệu) và châu Á (khoảng 4 triệu). Các làn sóng di cư ồ ạt đã làm cho tình hình kinh tế - xã hội Hoa Kì gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là số người thất nghiệp tăng lên,

Page 48: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

vì vậy Hoa Kì đã bắt đầu giới hạn số người nhập cư mục đích kinh tế mà chỉ khuyến khích những người được coi là có “chất xám”.50b) Một quốc gia có dân cư gồm nhiều chủng tộc và nhiều nguồn gốc như Hoa Kì là một xã hội rất phức tạp. Những mâu thuẫn giữa các cộng đồng người, những cuộc đấu tranh về quyền lợi kinh tế, xã hội, kể cả nguyện vọng bảo tồn bản sắc dân tộc luôn luôn xảy ra.Xã hội Hoa Kì được coi là giàu có nhất trên thế giới, nhưng sự bất bình đẳng xã hội không những vẫn tồn tại mà lại có xu hướng tăng lên. Thu nhập bình quân theo đầu người tuy rất cao, nhưng số người nghèo theo thống kê năm 1988 cũng lên tới 35 triệu. Những vùng tương đối nghèo ngày càng lan rộng ở bang: Mên, các bang thuộc Apalat và các bang nông nghiệp ở phía nam. Phần lớn dân cư ở đây là công nhân và nông dân bị thất nghiệp do sự đình đốn của các ngành công nghiệp cổ truyền hoặc bị sự phá sản của các ngành công nghiệp.Câu hỏi:1. Qua tháp tuổi của Hoa Kì, hãy nêu những nhận xét về tình hình kết cấu dân số theo các nhóm tuổi.2. Tệ phân biệt chủng tộc ở Hoa Kì bắt nguồn từ đâu? Tại sao ở phía nam, sự phân biệt màu da lại nặng nề nhất?3. Hãy lập biểu đồ so sánh tỉ lệ lao động trong các ngành kinh tế của Hoa Kì theo bảng số liệu về cơ cấu lao động trong bài.III – SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở HOA KÌ1. Hoa kì trở thành một cường quốc kinh tế51a) Sau khi được thành lập (1776 – 1782), Hoa kì đã có điều kiện thuận lợi để xây dựng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Lợi dụng nguồn tài nguyên phong phú, lại được thừa hưởng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp châu Âu và nguồn nhân lực có kĩ thuật từ những người di cư, Hoa Kì đã phát triển nền

Page 49: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

sản xuất công nghiệp với nhịp độ khẩn trương. Các ngành luyện kim, cơ khí được đặc biệt chú ý. Nền nông nghiệp được tổ chức theo các “trang trại” sản xuất ngũ cốc và chăn nuôi lấy thịt, sữa cung cấp cho các khu công nghiệp. Mạng lưới giao thông đường sắt và đường thủy vươn dài khắp đất nước. Đến thế kỉ XIX, Hoa Kì đã bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Lãnh thổ trên lục địa được mở rộng gấp 9 lần. Hoa Kì cũng bắt đầu xâm chiếm quần đảo Haoai, đảo Poóctô Ricô và khu vực kênh đào Panama. Vào giữa thế kỉ XIX, sự phát triển công, nông nghiệp và giao thông vận tải tập trung chủ yếu ở miền Bắc trong tay các nhà tư bản, trong khi đó ở miền Nam các địa chủ vẫn duy trì chế độ nô lệ, sử dụng nhân công da đen để khai phá các đồn điền trồng cây công nghiệp.Lúc đó, tình hình thiếu nhân công công nghiệp ở miền Bắc đã thúc đẩy tập đoàn tư bản công nghiệp đề ra khẩu hiệu giải phóng nô lệ. Mâu thuẫn giữa các nhà tư bản công nghiệp miền Bắc và các điền chủ phương Nam ngày càng gay gắt đã làm nổ ra cuộc nội chiến 1861 – 1865 với sự thắng lợi của giai cấp tư bản phương Bắc.Chiến tranh kết thúc mở đường cho sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Hoa Kì. Đất đai miền Tây được khuyến khích khai thác, nền nông nghiệp được cơ giới hóa, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời: khai thác và chế lọc dầu mỏ, khí tự nhiên, đúc thép lá, chế tạo máy, sản xuất ô tô v.v…Đến cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì đã trở thành một cường quốc kinh tế với sản lượng công nghiệp bằng 50% tổng sản lượng công nghiệp của tất cả các nước châu Âu.b) Hai cuộc Chiến tranh thế giới I và II cũng là những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển tiếp theo của nền kinh tế Hoa Kì. Các ngành công nghiệp khai thác dầu, đặc biệt là các ngành công nghiệp phục vụ quân sự, cung cấp vũ khí, phương tiện chiến tranh cho tất cả các bên tham chiến được phát triển.52Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, lợi dụng sự kiệt quệ về kinh tế của các nước tư bản châu Âu, Hoa Kì củng cố vị trí của mình và

Page 50: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

đã trở thành nước có thế lực quân sự, nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội cũng trở nên gay gắt. Từ thập niên 60 trở đi, phong trào giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc lên cao, chủ nghĩa đế quốc được thay thế bằng chủ nghĩa thực dân mới. Hoa Kì cũng tự điều chỉnh đường lối, chính sách kinh tế của mình để duy trì chủ nghĩa tư bản và củng cố vai trò lãnh đạo trong thế giới tư bản. Cho đến nay, Hoa Kì là một trong những nước vẫn đứng hàng đầu thế giới về tổng sản lượng công nghiệp, nông nghiệp và hàng xuất khẩu.2. Hoa Kì, siêu cường quốc kinh tế đang bị tranh chấpa) Sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kì dựa trước hết vào nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, tính năng động của dân cư, nền khoa học kĩ thuật tiên tiến, vị trí thống soái của đồng đôla Mĩ, vai trò lãnh đạo trong các tổ chức tài chính, ngân hàng, thương mại và quân sự quốc tế, nhờ đó Hoa Kì luôn luôn củng cố được vị trí kinh tế hàng đầu của mình.Tuy nhiên, từ những năm 60 trở lại dây Hoa Kì đã dần dần mất bị trí hàng đầu trên một số lĩnh vực trước sự cạnh tranh của Nhật Bản và Tây Âu, chẳng hạn như công nghiệp chế tạo máy. Điều đó khiến ngành này ở Hoa Kì hiện đang lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Vào đầu thập niên 80, hơn 1/3 số công nhân làm việc ở lĩnh vực này đã bị sa thải, ¼ số hãng chế tạo máy công cụ buộc phải ngừng sản xuất.b) Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:- Cuộc chạy đua vũ trang rất tốn kém trong những thập niên vừa qua đã làm cho nền kinh tế Hoa Kì suy yếu.- Về mặt công nghệ sản xuất, Hoa Kì chậm đổi mới hơn trong một số nước công nghiệp mới phát triển khác.- Tỉ trọng ngành xuất khẩu của Hoa Kì ra thị trường thế giới bị giảm sút, cả về sản phẩm công nghiệp lẫn sản phẩm nông nghiệp. Trong khi đó, tỉ trọng ngành công nghiệp nhập khẩu từ Nhật và Tây Âu lại tăng lên do chất lượng tốt hơn và rẻ hơn.53

Page 51: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

c) Trong những năm vừa qua, Hoa Kì đang cố gắng khắc phục tình trạng này bằng các biện pháp:- Tăng cường việc thành lập các trung tâm nghiên cứu công nghệ do Nhà nước quản lí và áp dụng nhiều biện pháp khuyến khích nghiên cứu và phát triển khoa kĩ thuật của các hãng sản xuất để nâng cao chất lượng hàng hóa.- Hạ tỉ giá đồng đôla so với các ngoại tệ khác để kích thích hàng xuất khẩu chiếm thị trường nước ngoài và hạn chế hàng nhập khẩu.- Tận dụng thế mạnh về quân sự và chính trị của mình, áp dụng đường lối kinh tế nước lớn, cạnh tranh, buộc các nước công nghiệp khác phải giảm lượng hàng xuất khẩu vào Hoa Kì (ví dụ: máy công cụ của CHLB Đức) nhưng lại phải mở cửa cho các hàng của Hoa Kì nhập vào nước mình.Câu hỏi:1. Nêu các giai đoạn chính của sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kì? Phân tích những điều kiện thuận lợi của giai đoạn phát triển đầu tiên.2. Hãy phân tích các nguyên nhân làm cho nền kinh tế suy yếu trong những thập niên gần đây.Hoa kì đã có những biện pháp gì để khắc phục tình rạng suy yếu trên?IV – NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NỀN KINH TẾ HOA KÌ1. Công nghiệp là thế mạnh của nền kinh tế Hoa Kìa) Công nghiệp năng lượng:- Các nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí đốt, than, thủy năng, uran với trữ lượng lớn, là cơ sở cho ngành năng lượng phát triển mạnh vào hàng đầu thế giới. Dầu mỏ được khi khai thác chủ yếu ở các bang Têchat, Luidiana, Ôclahôma và Caliphoocna. Ngoài ra, các mỏ ở Oaiôminh và Alaxca cũng có sản lượng đáng kể. Hiện nay, hằng năm số dầu khai thác trong nội địa Hoa Kì chỉ đủ cung cấp cho 50% nhu cầu. Khí đốt (thường đi kèm với dầu mỏ) được khai thác chủ yếu ở các bang miền Nam và Caliphoocnia. Các mỏ than đá có trữ lượng lớn nằm ở Apalat

Page 52: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

(cung cấp 2/5 sản lượng than cả nước) đặc biệt là ở bang Kentucki. Việc khai thác than hiện nay đang chuyển dần sang các bang phía tây.54Lược đồ công nghiệp Hoa Kì55- Thủy điện của Hoa Kì chiếm vị trí thứ hai thế giới sau Canađa. Các nhà máy thủy điện trước đây phát triển dọc theo các thác nước thuộc sườn Đông Apalat với quy mô trung bình, nay đã nhường chỗ cho các đập thủy điện lớn ở miền Tây (lưu vực sông Côlôrađô và Côlumbia).- Năng lượng nguyên tử, đứng hàng đầu thế giới với công suất khoảng 67,1 triệu kW (bằng 1/10 công suất của toàn bộ các nguồn điện năng). Ngoài ra, các nguồn năng lượng mới như năng lượng Mặt Trời, gió và địa nhiệt cũng đang bắt đầu được phát triển ở phía tây nam. Vì vậy Hoa Kì hiện nay là nước sản xuất nhiều điện nhất thế giới (khoảng 3000 tỉ kW/h, trong đó 2/3 là nhiệt điện).b) Ngành công nghiệp chế tạoGiá trị của khu vực công nghiệp này chỉ khoảng 1000 tỉ đôla/năm. Nếu tính cả các công ti tư bản Hoa Kì đầu tư ở nước ngoài, thì tổng sản phẩm của ngành công nghiệp chế tạo lên tới ½ tổng sản phẩm công nghiệp chế tạo của toàn thế giới.Đặc điểm nổi bật của ngành này là luôn có ưu thế về trình độ kĩ thuật.c) Những sự thay đổi trong cơ cấu và phân bố công nghiệpCác ngành công nghiệp hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, công nghiệp hóa chất v.v… là các ngành công nghiệp mũi nhọn hiện đại của Hoa Kì.Một số ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, (trước đây đứng đầu thế giới) nay đã nhường chỗ cho Nhật Bản. Công nghiệp dệt, tuy đã có giảm bớt một phần, nhưng nhờ có sự hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nên vẫn đảm bảo được một vị trí đáng kể. Một ngành công nghiệp rất mạnh nữa của Hoa Kì trước đây là

Page 53: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

sản xuất xe ô tô, nay cũng bị cạnh tranh và phải nhường vị trí hàng đầu cho Nhật Bản.56Sự thay đổi cơ cấu các ngành công nghiệp nói trên đã giải thích sự sa sút của “Vành đai công nghiệp chế tạo” ở phía đông bắc và tạo sự xuất hiện của “Vành đai Mặt Trời”, vành đai các trung tâm nghiên cứu công nghệ mới và các ngành công nghiệp hiện đại ở phía tây và phía Nam (vi điện tử ở Têchdat, chế tạo ô tô ở Tennetxi, máy bay ở Xitơn, Lốt Angiơlet, tàu vũ trụ ở Haoxtơn v.v…)Nền công nghiệp Hoa Kì hiện nay cũng đang bị cạnh tranh mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực khác. Nhật Bản đã vượt Hoa Kì trong các ngành sản xuất máy truyền hình, máy ảnh, xe máy… Pháp đang cạnh tranh trên lĩnh vực sản xuất máy bay và tên lửa.Các nước và lãnh thổ công nghiệp mới như Đài Loan, Hàn Quốc cũng đang kèm sát Hoa Kì trong lĩnh vực sản xuất đồ chơi, dệt, hàng may mặc và chất dẻo.2. Các ngành dịch vụ: sức mạnh kinh tế mới của Hoa KìCác ngành dịch vụ trong nền kinh tế Hoa Kì đã thu hút tới 70% lực lượng lao động và đóng góp 68% vào giá trị tổng thu nhập quốc dân.Theo dự đoán thì đến đầu thế kỉ XXI, phần đóng góp của các ngành này vào thu nhập quốc dân Hoa Kì còn có thể tăng lên tới 93% và lúc đó phần đóng góp của cả công – nông nghiệp mới bằng 7%.Trong khu vực hoạt động thứ 3 ngày có thể phân ra hai nhóm:a) Nhóm các ngành nghề hành chính và lưu thông, phân phối, đảm nhiệm việc phục vụ đời sống cho nhân dân về cả các mặt vật chất lẫn tinh thần như: ăn, mặc, đi lại, văn hóa, sức khỏe, giải trí v.v..b) Nhóm các ngành nghề phục vụ cho sản xuất như các dịch vụ vận tải, thông tin, bán buôn, tài chính, quảng cáo v.v… Các ngành nghề này bảo đảm một sự liên hệ tối ưu giữa các cơ sở sản xuất với các hoạt động kinh tế thị trường.

Page 54: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Trong các xí nghiệp, số nhân viên phục vụ như: các nhân viên kĩ thuật, các nhà nghiên cứu công nghệ, các luật gia, chuyên gia về maketinh v.v.. tăng lên nhanh hơn số công nhân trực tiếp sản xuất. Dần dần, ranh giới giữa khu vực sản xuất và khu vực dịch vụ cũng trở nên khó phân biệt.57Câu hỏi:1. Những ngành công nghiệp nào đã tạo nên sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kì? Vai trò của các ngành đó hiện nay ra sao?2. Hiện nay, người ta cho rằng: muốn đánh giá cao trình độ phát triển kinh tế của một nước, có thể căn cứ vào tình hình phát triển của khu vực dịch vụ. Điều đó có đúng không? Hãy giải thích và cho ví dụ.3. Lập biểu đồ so sánh sự phát triển của khu vực dịch vụ của Hoa Kì trong 3 thập niên vừa qua theo các số liệu sau đây: (tỉ lệ % đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân).* Năm 1965: - Ngành Nông nghiệp: 13%- Ngành Công nghiệp: 35%- Ngành Dịch vụ:52%* Năm 1993: - Ngành Nông nghiệp: 2,4%- Ngành Công nghiệp: 30,0%- Ngành Dịch vụ: 67,6%Phụ lục: Sản lượng một số khoáng sản của Hoa Kì* Năm 1985:- Vàng: 79 tấn- Bạc: 1224 tấn- Uran: 4300 tấn- Quặng đồng 1,05 triệu tấn- Quặng sắt 33 triệu tấn- Phân phôt – phat: 50,8 triệu tấn

Page 55: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

- Phân kali: 1,3 triệu tấn- Than đá: 750 triệu tấn- Dầu mỏ: 492 triệu tấn- Khí đốt: 463 tỉ m3.* Năm 1986- Vàng: 110 tấn- Bạc: 1064 tấn- Uran: 4900 tấn- Quặng đồng: 1,15 triệu tấn- Quặng sắt: 28 triệu tấn- Phân phôt – phat: 51,2 triệu tấn- Phân kali: 1,4 triệu tấn- Than đá: 723 triệu tấn- Dầu mỏ: 480 triệu tấn- Khí đốt: 452 tỉ m3

* Năm 1987- Vàng: 154,9 tấn- Bạc: 1238 tấn- Uran: 5000 tấn- Quặng đồng:1,25 triệu tấn- Quặng sắt: 24 triệu tấn- Than đá: 760 triệu tấn- Dầu mỏ: 461 triệu tấn- Khí đốt:463 tỉ m3

* Năm 1988- Vàng: 206,3 tấn- Bạc: - Uran:

Page 56: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

- Quặng đồng:- Quặng sắt:- Phân phôt – phat:- Phân kali:- Than đá:- Dầu mỏ: 455 triệu tấn- Khí đốt:* Năm 1993- Vàng: 290 tấn- Bạc: 1850 tấn- Uran: - Quặng đồng: 1,63 triệu tấn- Quặng sắt: 34,97 triệu tấn- Phân phôt – phat: - Phân kali:- Than đá: 823 triệu tấn- Dầu mỏ: 363 triệu tấn- Khí đốt: 505 tỉ m3.583. Nền nông nghiệp Hoa Kì chiếm vị trí hàng đầu trên thế giớia) Nông nghiệp Hoa Kì có tiềm lực lớn (do có sản lượng và năng suất cao), song dân số hoạt động trong lĩnh vực này lại rất thấp.Ưu thế của nền nông nghiệp Hoa Kì dựa chủ yếu vào:- Trình độ cơ giới hóa cao trong các khâu canh tác (số máy nông nghiệp chiếm ½ tổng số máy nông nghiệp trên toàn thế giới).- Sử dụng một khối lượng phân bón lớn.- Hệ thống thủy lợi được tổ chức tốt.

Page 57: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Ngoài những ưu thế nói trên, nhà nước còn có chính sách tài trợ có hiệu quả đối với nông nghiệp.b) Hoa Kì đứng hàng đầu thế giới về sản lượng đỗ tương, ngô và các loại ngũ cốc.Ngoài ra, Hoa Kì còn có nguồn lợi lớn về chăn nuôi gia súc và đánh cá biển. (Giá trị sản lượng chăn nuôi cao hơn trồng trọt từ 2 đến 4 lần, còn sản lượng cá đứng hàng thứ tư thế giới).c) Tổ chức sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì rất đa dạng, bao gồm: các cơ sở sản xuất theo hộ gia đình nông dân (chiếm 40% giá trị sản lượng), các cơ sở sản xuất nông nghiệp tư bản chủ nghĩa với quy mô cực lớn (chủ yếu phục vụ thị trường bên ngoài và các xí nghiệp công nghiệp).d) Về tổ chức không gian, nông nghiệp trước đây được phân ra các vành đai như: đai thuốc lá, đai bông, đai lúa mì, đai ngô, đai sữa v.v… Trong thực tế, chúng là các vùng độc canh, chuyên môn hóa. Ngày nay, các đai này đã được thay thế bằng các hệ thống nông nghiệp phức tạp, chẳng hạn: đai sữa ven Ngũ Hồ đã biến thành vùng đa canh ven đô thị; đai lúc mì cũ được trồng thêm lúa mạch, ngô, củ cải đường, chăn nuôi bò; đai ngô cũ cũng được kết hợp nuôi lợn, bò và trồng đỗ tương; đai bông được trông cả ngô, đỗ tương và rừng. Toàn bộ các vùng nông nghiệp này hiện đang được mở rộng dần về phía tây đến tận chân dãy Thạch Sơn.59Lược đồ nông nghiệp Hoa KìTuy nhiên, nền nông nghiệp Hoa Kì cũng có những điểm yếu. Do phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu nên trước sự cạnh tranh ngày càng tăng của khối Liên minh châu Âu (EU) và của nhiều nước khác như Ôxtrâylia, Canađa v.v… nhiều cơ sở nông nghiệp của Hoa Kì bị đình đốn, làm ảnh hưởng tới sản lượng.60Trước tình hình đó nhà nước phải trợ cấp cho các nhà sản xuất nông nghiệp để duy trì sản lượng. Hiện nay khoản chi này chiếm tới 15 – 20% tổng giá trị xuất khẩu nông sản.

Page 58: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

4. Giao thông vận tải là cơ sở quan trọng của nền kinh tế Hoa KìNgành giao thông vận tải của Hoa Kì phát triển bậc nhất thế giới và không tách rời với quá trình phát triển kinh tế. Ngành này sử dụng một lực lượng lao động đến 3 triệu người và một hệ thống các phương tiện hiện đại.a) Giao thông đường bộ- Trong giao thông đường bộ, xe ô tô chiếm vị trí chủ đạo, số lượng các loại xe đến 135 triệu chiếc (gấp đôi Nhật Bản). Số lượng lao động phục vụ vận tải bằng xe ô tô nhiều gấp 2 lần so với đường sắt.- Giao thông đường sắt do bị cạnh tranh dữ dội nên ngày nay chỉ đảm bảo 36% trọng tải hàng hóa. Mặc dù vậy, mạng lưới đường sắt vẫn chiếm hàng đầu thế giới với chiều dài (350.000 km).- Ngoài ra, Hoa Kì còn có một mạng lưới vận tải ống với chiều dài 300.000 km ống dẫn dầu và 550.000 km ống dẫn khí. Gần đây, than cũng được vận chuyển bằng phương tiện này ở phía tây Hoa Kì.b) Giao thông đường sông – biển đảm nhiệm từ 12 đến 14% lượng hàng hóa được vận chuyển trong nội địa. Các tuyến giao thông quan trọng nhất là:- Tuyến từ Ngũ Hồ ra Đại Tây Dương qua sông Xanh Lôrăng.- Tuyến Mitxixipi từ Minêapôlit đến Niu Óoclêăng nối với các tuyến đường biển của vịnh Mêhicô.c) Giao thông đường biển phát triển mạnh nhất ở vịnh Mêhicô thông qua hàng loạt cảng lớn: Niu Óoclêăng, Haoxtơn v.v… Miền duyên hải Đại Tây Dương có các cảng: Niu Ioóc (lớn nhất Hoa Kì, thứ 2 thế giới), Philađen phia v.v… Miền duyên hải phía tây Lôt Angiơlet, Xan Phranxixcô, Xitơn…61d) Giao thông vận tải đường hàng không ngày càng có vị trí cao, hiện đã chiếm 40% khối lượng vận tải đường hàng không của toàn thế giới.

Page 59: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Tất cả hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc dày đặc của Hoa Kì với nhiều phương tiện tối tân đã phục vụ rất đắc lực cho nền kinh tế quốc dân, đảm bảo cho Hoa Kì có vị trí một siêu cường kinh tế trên thế giới.* Phụ lục: Sản lượng một số sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kì 1992:- Ngũ cốc: 280,1 triệu tấn. Trong đó: + Lúa mì 54,0 triệu tấn, + Ngô 189,0 triệu tấn, + Đỗ tương 54,0 triệu tấn, - Bông 3819,0 nghìn tấn, - Bò 99,2 triệu con, - Lợn 55,5 triệu con, - Cá 5,9 triệu con.Câu hỏi:1. Hãy nêu các thành tựu của nền nông nghiệp Hoa Kì và nguyên nhân dẫn đến các thành tựu đó. 2. Tìm trên bản đồ treo tường hoặc atlat vị trí các cảng lớn có tên trong bài.3. Hãy nhận xét sự tăng giảm sản lượng của một số nông phẩm của Hoa Kì trong những năm gần đây theo bảng phụ lục.V – CÁC VÙNG KINH TẾ CỦA HOA KÌHiện nay, Hoa Kì có 4 vùng kinh tế lớn:1. Vùng Đông Bắc:Tuy đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, vùng Đông Bắc vẫn giữ vai trò trung tâm điều khiển cả nền kinh tế Hoa Kì. Phạm vi của vùng kéo dài từ phía nam các hồ Thượng và Misigân sang phía đông bao gồm toàn bộ dải bờ biển phía đông bắc (từ biên giới chung với Canađa đến các bang Kentucki và Viêcginia). Đây là nơi người châu Âu di cư sang sớm nhất. Trong vùng có nhiều nguồn tài nguyên phong phú với trữ lượng lớn (quặng sắt gần hồ Thượng, than đá ở Apalat, thuỷ điện trên các sông từ Apalat chảy xuống Đại Tây Dương, dầu

Page 60: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

mỏ ở vùng giữa hồ Êri và Misigân). Nhờ các điều kiện tự nhiên thuận lợi vùng Đông Bắc được khai thác rất sớm.62Trong “Vành đai công nghiệp chế tạo” này có nhiều cụm thành phố lớn nhất đất nước. Tâm điểm của vùng là dải siêu đô thị (có 45 triệu dân) kéo dài 750 km từ Bôxtơn đến nam Oasintơn, rộng từ 100 đến 200 km.Nếu trong thập niên 60, vùng Đông Bắc đã tập trung đến 2/3 nền công nghiệp Hoa Kì thì từ năm 70 trở đi, vùng này đã gặp nhiều khó khăn như: hạ tầng cơ sở lạc hậu, các ngành công nghiệp truyền thống (luyện thép, khai thác than) bị đình đốn. Thêm vào đó là tình trạng không khí và nước bị ô nhiễm, các cuộc đấu tranh xã hội gay gắt v.v… Vùng Đông Bắc đã phải cố gắng chuyển hướng, phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao như: điện tử, vi điện tử…, cấu trúc lại các ngành truyền thống (luyện thép ở Sicagô, Pitxbơc, Bantimo; hóa chất sở Philađenphia; sản xuất xe ô tô, máy bay ở Đitroi…). Nhờ đó, đến nay vùng Đông Bắc vẫn giữ được tính năng động và vai trò trung tâm của nền kinh tế Hoa Kì.2. Vùng Tây và Đông NamVùng này còn gọi là “Vành đai Mặt Trời”. Vành đai này kéo dọc bờ biển Thái Bình Dương, vòng xuống phía nam và lan sang bờ phía đông tới giáp nam Oasintơn, gồm có 3 khu vực nhỏ.a) Khu vực duyên hải Đại Tây Dương (từ phía nam Oasintơn đến Phlorida và vùng vịnh Mêhicô), hiện đang là vùng có sức hút mạnh mẽ. Các ngành công nghiệp chính trong vùng có: công nghiệp quân sự, các ngành điện tử, tin học, công nghệ sinh học hóa dầu, hàng không vũ trụ… Tài nguyên quan trọng của vùng là các mỏ dầu trong vịnh Mêhicô.Bán đảo Phloria có khí hậu ấm áp, bãi biển đẹp, nên ngành du lịch khá phát triển, trung tâm là thành phố Maiami.63b) Khu vực duyên hải Thái Bình Dương gồm bang Caliphoocnia giàu có vào bậc nhất của Hoa Kì, nông nghiệp rất phát triển. Dải

Page 61: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

đô thị kéo dài từ Xacramentô qua Xan Phranxixcô đến Lôt Angiơlet và Xan Điêgô tập trung một số dân đông đúc với các ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành kĩ thuật mới, các trung tâm tài chính và dịch vụ v.v…c) Khu vực bờ biển phía tây bắc chủ yếu phát triển lâm nghiệp và ngư nghiệp, chăn nuôi bờ sữa: Các ngành công nghiệp quan trọng nhất là: luyện nhôm, đóng tàu và hàng không.3. Vùng Nội ĐịaLà vùng rộng lớn về diện tích, nhưng lại chậm phát triển hơn các vùng khác. Vùng này cũng có 3 khu vực nhỏ:a) Khu vực phái nam, nguyên trước kia là xứ sở của các đồn điền trồng bông, nay vẫn là vùng nông nghiệp nhưng được đa dạng hóa. Bông chỉ còn trồng ở thung lũng sông Mitxixipi, ở hang Têchdat, nhưng đã được cơ giới hóa cao độ và có năng suất cao. Phía đông của vành đai bông cũ, nay được trồng đỗ tương, ngô, thuốc lá, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Nhờ gần các nguồn dầu mỏ, bôxit v.v… vùng này có nhiều ngành công nghiệp. Thành phố thịnh vượng nhất là Atlanta, Niu Óoclêăng là một hải cảng quan trọng trong vịnh Mêhicô.b) Khu vực đồng bằng Trung Tâm nay đã trở thành một vùng có cơ sở kinh doanh nông nghiệp có quy mô lớn và năng suất cao. Ở đây trồng lúa mì, lúa mạch, ngô, củ cải đường, đỗ tương, chăn nuôi bò sữa và lợn thịt.c) Khu vực đất cao phía tây có dân cư thưa thớt. Núi và cao nguyên chiếm 1/3 diện tích lãnh thổ. Ngành kinh tế chủ yếu là khai thác khoáng sản, các nguồn thủy điện, rừng và du lịch v.v… Nông nghiệp chỉ phát triển trong các thung lũng núi. Các thành phố lớn là Đenvơ và Xônlêch Xiti.644. Bán đảo Alaxca và quần đảo Haoaia) Alaxca là một vùng đất băng giá ở Tây Bắc lục địa Bắc Mĩ. Nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng có dầu mỏ, (20% sản lượng dầu mỏ của Hoa Kì) vàng và cá biển. Thành phố

Page 62: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Acônrigiơ có dân cư gồm toàn người nhập cư, song mức sống lại cao nhất toàn liên bang.b) Quần đảo Haoai nằm ở giữa Thái Bình Dương, có khí hậu nhiệt đới đại dương. Dân số khoảng trên một triệu người. Ngành kinh tế chính của đảo là nông nghiệp (trồng dứa, mía…) và dịch vụ du lịch. Hônôlulu và Piêc Hacbo có vị trí chiến lược quan trọng và là căn cứ quân sự lớn nhất của Hoa Kì ở giữa Thái Bình Dương.Câu hỏi:1. Hãy nêu đặc điểm của 3 vùng kinh tế trên lãnh thổ Hoa Kì.2. Tìm và xác định vị trí các trung tâm kinh tế lớn của 4 vùng kinh tế Hoa Kì.THỰC HÀNHChuẩn bị một bản đồ khung vẽ lãnh thổ Hoa Kì. Dựa vào các lược đồ Hoa Kì và nội dung các bài học, hãy phác họa ranh giới của 3 vùng kinh tế tài chính: vùng Đông Bắc, vùng Nội Địa, vùng “Vành đai Mặt Trời”. Tìm và ghi tên các thành phố lớn và các trung tâm công, nông nghiệp sau đây của vùng vào lược đồ:- Vùng Đông Bắc:1. Bôxtơn2. Niu Ioóc3. Philađenphia4. Bantimo5. Oasintơn6. Sicagô7. Đitroi8. Pitxbơc;- Vùng “Vành đai Mặt Trời””9. Maiami10. Xan Phranxixcô11. Lôt Angiơlet

Page 63: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

12. Xan Điêgô;- Vùng Nội Địa:13. Atlanta14. Niu OócLêăng15. Haoxtơn.65PHỤ LỤCNền kinh tế Hoa Kì phát triển nhanh nhất trong nhóm các nước công nghiệp phát triển.Từ tháng 3 năm 1991 nền kinh tế Hoa Kì bắt đầu khởi sắc trở lại. Cho đến hết năm 1997, Hoa Kì vẫn giữ được sự tăng trưởng liên tục, các chỉ tiêu kinh tế giữ được mức tăng trưởng kỉ lục, không có xu hướng chững lại (Năm 1997 giữ mức 3,7% so với 2,8% năm 1996).- Nền kinh tế Hoa Kì hiện đang tiến rất gần đến mức độ ổn định về việc làm và sử dụng năng lực. Do kinh tế tăng trưởng mạnh nên nhu cầu lao động tăng, chỉ số thất nghiệp ngày càng giảm. (Quý III năm 1997, mức thất nghiệp xuống dưới 5% và theo thông báo của Chính phủ Hoa Kì thì tháng 10 – 1997 chỉ số này là 4,7%, sang tháng 11 chỉ số là 4,6%). Đây là chỉ số thấp nhất kể từ năm 1989 đến nay.Trong mấy năm gần đây nền kinh tế Hoa Kì với tốc độ tăng trưởng cao đi đôi với lạm phát thấp (tỉ lệ lạm phát 2,4% năm 1997). Nhu cầu tiêu dùng trong nước bao gồm cả xuất khẩu đã tăng vượt bậc lên 6% (tiêu dùng cho đầu tư kinh doanh, sản xuất, mua bán thiết bị mới, đạt chỉ số 18,7%) cao nhất trong hơn một thập niên qua. Sản xuất công nghiệp gia tăng 4,3% (là tỉ lệ tăng nhanh nhất trong 25 năm qua và vượt xa tỉ lệ tiêu dùng 2,5%).- Nguyên nhân của tình trạng tăng trưởng ổn định trước hết là nhờ ngành công nghiệp Hoa Kì đã thay đổi phương thức kinh doanh cũ và năng suất lao động tăng mạnh mẽ (năng suất lao động tăng 2,6% năm 1997).

Page 64: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Việc năng suất lao động tăng là nhờ kết quả ứng dụng rộng rãi kĩ thuật máy tính và kĩ thuật thông tin hiện đại vào các xí nghiệp, vào quá trình xử lí buôn bán, cải tiến trình độ quản lí, nâng cao nhanh chóng năng suất lao động.66Ngoài những nguyên nhân nêu ở trên phải kể đến sự điều chỉnh chính sách kinh tế của chính phủ Hoa Kì.- Chính phủ thực hiện việc cắt giảm thâm hụt tài chính. Từ năm 1993 Tổng thống Clintơn đề ra chính sách thắt chặt tài chính do đó thâm hụt ngân sách của các năm đều suy giảm, năm 1997 thâm hụt ngân sách chỉ còn 25 tỉ đôla là mức thấp nhất trong 20 năm qua. Một số nhà kinh tế Hoa Kì dự đoán lạc quan rằng tài khoản năm 1998 sẽ có thặng dư 20 tỉ đôla. Bởi lẽ hiện nay thu nhập của chính phủ và các địa phương đã tăng nhanh, số tiền mặt thặng dư tích tụ được khá nhiều kể cả khi đã giảm thuế.- Kiềm chế lạm phát ở mức thấp nhất. Cơ quan dự trữ Liên bang đã sử dụng đòn bẫy lãi suất thấp để tác động vào sự phát triển kinh tế khiến các công ti có niềm tin đã bỏ vốn vào đầu tư các dự án dài hạn.- Chính phủ tăng cường công tác ngoại thương, mở rộng khối thị trường Bắc Mĩ (NAFTA) và khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng xuất khẩu lên 8,7% (so với 5% của các năm trước).- Các công ti Hoa Kì đều thực hiện điều chỉnh cơ cấu nội bộ, gảm nhiều lao động ở khâu trung gian, giảm mức độ quan liêu trong điều hành để lãnh đạo nắm sát thực tế sản xuất.- Sau cùng là sự “Toàn cầu hóa” nền kinh tế thế giới là cơ hội may mắn đối với các công ti Hoa Kì, nhất là các công tuy xuyên quốc gia để khai thác thị trường theo hướng có lợi cho họ. Thêm vào đó năm 1997 là một năm tốt lành cho đồng đôla. Đồng đôla Mĩ tăng từ 11 lên 15% so với các đồng tiền chủ chốt trên thế giới.Năm 1997 đã kết thúc khá tốt đẹp đối với Hoa Kì với tốc độ tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp giảm, công nghiệp chuyển hướng mạnh. Thế giới đang chờ đợi sự khởi sắc của Hoa Kì kéo dài được lâu hay chóng.

Page 65: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

67NHẬT BẢNDiện tích: 377.765 km2

Dân số: 125,8 triệu người (1996)Thủ đô: TôkiôThu nhập bình quân theo đầu người: 34.650 đôla (năm 1994)I – THIÊN NHIÊN ĐA DẠNG NHƯNG ĐẦY THỬ THÁCHNhật Bản là một quần đảo hình cung gồm 4 đảo lớn (Hôccaiđô, Hônsu, Xicôcư, Kiuxiu) và hơn 1.000 đảo nhỏ phân bố rải rác ở phía đông bắc châu Á.1. Biển phần lớn không bị đóng băng, trừ phía cực Bắc đảo Hôccaiđô. Bờ biển bị chia cắt tạo thành nhiều vịnh nhỏ, thuận tiện cho việc xây dựng các bến cảng, mở rộng giao thông với nước ngoài bằng đường biển.Địa hình Nhật Bản chủ yếu là đồi núi (hơn 80% diện tích lãnh thổ), các đồng bằng vừa nhỏ lại vừa hẹp nằm ở ven biển, đáng kể chỉ có đồng bằng Cantô ở trung bộ đảo Hônsu.2. Đất nước kéo dài đã tạo nên sự khác biệt về khí hậuPhía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới.Nhìn chung, Nhật Bản nằm trong vùng gió mùa, lượng mưa tương đối cao, khí hậu thuận lơi cho việc phát triển rừng và nhiều loại cây trồng.3. Nhật Bản là một nước nghèo khoáng sảnNgoài than đá (trữ lượng 8,5 tỉ tấn) và bạc (đứng thứ 9 thế giới), các khoáng sản khác có trữ lượng không đáng kể.68Hình: Lược đồ tự nhiên Nhật BảnNhư vậy, Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên, thêm vào đó, thiên nhiên lại khắc nghiệt. Thiên tai thường xảy ra chủ yếu là các cơn bão lớn kèm theo các đợt sóng thần, các hoạt động của núi lửa, động đất (mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ).

Page 66: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

69II – MỘT DÂN SỐ QUÁ ĐÔNG TRÊN MỘT QUẦN ĐẢO CHẬT HẸP1. Trước năm 1950 Nhật Bản là một nước đông dân trên thế giới, dân số lại phát triển nhanh. Tỉ lệ gia tăng hàng năm từ 3% đến 4%. Hiện nay đã giảm xuống còn dưới 1%.Tuổi thọ trung bình của người Nhật Bản ngày càng tăng, do đó tỉ lệ người già trong dân số ngày càng cao (năm 1960, người già chiếm 5,7% dân số, năm 1985 chiếm 10,5% dân số, năm 1997 chiếm 34,6% dân số).Tỉ lệ người già quá cao cũng gây nhiều khó khăn về mặt nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế.2. Dân cư Nhật tập trung tới 90% tại các thành phố và vùng đồng bằng ven biểnMật độ ở đây lên tới 1350 ng/km2 trong khi đó trên đảo Hôccaiđô chỉ có 64 ng/km2.Hình: Tháp dân số Nhật BảnHiện nay, Nhật Bản có hơn 10 thành phố trên 1 triệu dân. Quá trình đô thị hóa đã tạo ra các siêu đô thị khổng lồ như dải đô thị kéo dài từ Tôkiô đến Phucuôca tập trung đến 30 triệu người, riêng thành phố Tôkiô có 12 triệu người (1995). Hệ thành phố Ôxaca, Côbê, Tôkiô cũng có tới 16 triệu người.70Quá trình đô thị hóa nhanh chóng của Nhật là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế, song nó cũng nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khó khăn và phức tạp.3. Mức sống của người dân Nhật Bản, đặc biệt là từ những năm 1980 trở đi đã được tăng lên nhanh chóngTrong số hơn 40 triệu gia đình ở Nhật thì 30,5 triệu (1989) đã có xe ô tô riêng. Du lịch ra nước ngoài đối với người dân Nhật trở thành một biểu tượng của mức sống được nâng cao.

Page 67: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Chi phí về giáo dục của nhà nước chiếm 5% tổng thu nhập quốc dân, nhưng quỹ gia đình vẫn phải đài thọ một phần chi phí khá lớn cho việc học hành của con cái.Thanh niên Nhật trong những năm học ở nhà trường, thường phải cố gắng học giỏi để sau khi tốt nghiệp mới kiếm được việc làm (trong số 94% thanh niên tốt nghiệp trung học chỉ có 37% kiếm được việc làm).4. Người lao động Nhật Bản có truyền thống làm việc rất kỉ luật và với năng suất caoThời gian làm việc lớn hơn nhiều so với người lao động ở các nước phương Tây. Tuần lễ lao động thường dài hơn 5 ngày, số ngày nghỉ trong năm chỉ khoảng 5 ngày (nhưng chỉ có 50% số người lao động sử dụng ngày nghỉ đó). Tỉ lệ người vắng mặt trong các ngày làm việc rất thấp. Chính tính năng động đặc biệt của người lao động Nhật là một trong những động lực quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Nhật Bản.Tỉ lệ người lao động phân bố theo ngành nghề (1993)Ngành Nông nghiệp, Tỉ lệ người lao động: 6,8%Ngành Công nghiệp, Tỉ lệ người lao động: 34,1%Ngành Dịch vụ, Tỉ lệ người lao động: 59,1%71Câu hỏi1. Vị trí và điều kiện tự nhiên của Nhật Bản có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế?2. Dựa vào tháp dân số và những số liệu về cơ cấu lao động Nhật Bản, phân tích và nêu những kết luận về đặc điểm của dân cư của Nhật.3. Số dân và sự phân bố dân cư của Nhật có tác dụng tới các hoạt động kinh tế - xã hội như thế nào?III – SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN1. Cùng với sự thiết lập thời đại Minh Trị, nước Nhật đã nhanh chóng đi vào con đường công nghiệp hóa đất nước, bắt đầu bằng

Page 68: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

sự phát triển các ngành công nghiệp dệt, công nghiệp chế tạo vũ khí và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.Nền kinh tế chủ yếu tập trung trong tay các tổ hợp công nghiệp gia đình (Zaibatsu) được tổ chức theo kiểu quân sự, bóc lột nhân công và có kỉ luật cao.Không bao lâu, Nhật Bản đã có một vị trí kinh tế đáng kể trong thế giới tư bản chủ nghĩa.2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng (đất nước bị tàn phá, đói kém, lạm phát, các tổ hợp quân sự bị giải tán…).Trong hoàn cảnh khó khăn đó, cơ hội may mắn đã đến.Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lúc đó, đế quốc Mĩ âm mưu phục hồi lại một nước Nhật tư bản chủ nghĩa phương Đông để cân bằng lại lực lượng giữa hai khối tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Lợi dụng quyền kiểm soát của mình do Đồng minh giao cho trên đất Nhật, Hoa Kì đã ra sức viện trợ cho Nhật để khôi phục lại nền kinh tế đã suy sụp.Từ nửa sau thập niên 50 trở đi, với bản lĩnh của mình, Nhật không những đã phục hồi được mức sản xuất trước chiến tranh, mà còn đi vào một thời kì phát triển “thần kì” của nền kinh tế.72Cho đến năm 1955, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 8,5% mỗi năm, có năm đã lên đến 12 – 15%. Từ 1955 đến 1961 Nhật đã giải quyết được nạn thất nghiệp, nâng cao mức sống của nhân dân.* Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của Nhật so với các nước tư bản khác (tính theo %)- Nhật:+ Năm 1986: 2,4%+ Năm 1988: 5,7%+ Năm 1990: 4,5%- Anh: + Năm 1986: 3,3%

Page 69: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

+ Năm 1988: 4,3%+ Năm 1990: 1,4%- Hoa Kỳ: + Năm 1986: 2,8%+ Năm 1988: 4,4%+ Năm 1990: 2,4%- Pháp: + Năm 1986: 2,1%+ Năm 1988: 3,4%+ Năm 1990: 3,2%Nhật đã giải quyết được nạn thất nghiệp, nâng cao mức sống của nhân dân.Kết quả là so với năm 1950, nền kinh tế quốc dân của Nhật năm 1973 đã tăng gấp 20 lần, từ 20 tỉ đôla tăng lên đến 402 tỉ đôla. Đến cuối năm 1989, tổng sản phẩm quốc dân đã lên đến 2829,3 tỉ đôla.Những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự nhảy vọt “thần kì” trong thời gian này là:a) Chú trọng tăng cường vốn đầu tư nhằm hiện đại hóa nền sản xuất, thay các thiết bị cũ, mua bằng sáng chế, phát minh các nước tiên tiến, áp dụng tới mức cao nhất các thành tựu khoa học kĩ thuật trên thế giới. Nhờ nhập công nghệ hiện đại, Nhật đã tiết kiệm được thời gian, sức người, sức của, nhảy vọt từ trình độ kĩ thuật lạc hậu sang trình độ kĩ thuật tiên tiến.b) Tập trung cao độ vào các ngành kinh tế then chốt và các ngành sinh lời nhanh trong từng thời kì (ví dụ: năm 1950 tập trung vốn cho ngành điện lực, 1960 cho các ngành luyện kim, chế tạo máy và hóa chất, 1970 cho ngành giao thông vận tải v.v…).c) Về mặt phân bố sản xuất, tư bản Nhật đã tập trung vốn đầu tư vào một số trung tâm công nghiệp ở phía Đông. Đó là Tôkiô, Ôxaca, Nagôia. Trong một thời gian nhất định, sự tập trung cao độ đã góp phần đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả sản xuất.73

Page 70: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

d) Nhật đã duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng: vừa phát triển các xí nghiệp lớn hiện đại, đồng thời vừa duy trì những tổ chức sản xuất nhỏ thủ công, gia công gia đình, tạo nên một đội ngũ làm công đông đảo với đồng lương thấp, nhưng lại có một khối lượng hàng hóa cao, giá thành rẻ.Vào thập niên 70, tư bản Nhật đã tạo ra cho mình một cơ cấu kinh tế có khả năng tận dụng được các điều kiện thuận lợi ở trong và ngoài nước.Với đà thắng lợi đó, người Nhật đã suy nghĩ để tìm một chiến lược kinh tế mới phù hợp hơn với tình hình thế giới, nhất là để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới trong các năm 1973 – 1979.3. Những chiến lược mới và sự phát triển nền kinh tế Nhật Bản sau năm 1973Cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã làm cho giá dầu nhập khẩu tăng lên 17 lần và các cuộc đấu tranh đòi tăng lương của công nhân vào những năm đầu của thập niên 70 đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn. Các mặt hàng đều tăng giá, giá trị tổng sẩn phẩm quốc dân giảm sút. Từ năm 1976, mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật chỉ còn 4%. Điều đó không làm vừa lòng các nhà tư bản Nhật, mặc dầu đã là quá tốt so với nhiều nước khác. Một lần nữa, chính phủ Nhật đã phải điều chỉnh lại chiến lược phát triển xoay quanh các hướng chủ yếu:a) Xóa bỏ những cơ sở sản xuất kém hiệu quả trong công nghiệp (các xí nghiệp tiêu thụ nhiều nguyên, nhiên liệu, hoặc sản xuất những mặt hàng khó cạnh tranh trên thị trường) bằng cách thay đổi hướng hoạt động hoặc chuyển ra nước ngoài.b) Khuyến khích các ngành công nghiệp ít tốn năng lượng và có công nghệ tiên tiến (chế tạo chính xác, điện kĩ thuật, thông tin, chế tạo cơ khí hàng không, điện nguyên tử v.v…).c) Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình, vì các xí nghiệp này có khả năng phản ứng linh hoạt đối với các biến động của thị trường.74

Page 71: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

d) Mở rộng thị trường ra các nước, các khu vực mới, phát triển đầu tư ra nước ngoài, liên kết xây dựng các xí nghiệp sản xuất các mặt hàng thứ yếu của nước ngoài nhằm sử dụng nguồn nhân công rẻ, giảm bớt chi phí về vận tải các nguyên, nhiên liệu (ví dụ: các xí nghiệp lắp ráp hàng điện tử, các xí nghiệp sản xuất ô tô, máy công cụ, dụng cụ gia đình v.v…)e) Giảm chi phí sản xuất bằng các biện pháp cải tiến kĩ thuật và tổ chức như: giảm mức tiêu phí năng lượng và nguyên liệu, tiết kiệm nhân lực, đẩy mạnh quá trình tự động hóa v.v…g) Tập trung xây dựng các ngành công nghiệp “trí tuệ” đòi hỏi nhiều chất xám, trình độ tay nghề cao như các ngành: điện tử cao cấp, máy công nghiệp, máy tính, rôbôt v.v…Với chiến lược này, trong hơn một thập niên vừa qua, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được những thành tựu đáng kể và đã giữ vững vị trí một siêu cường kinh tế trong thời kì hiện đại.Câu hỏi:1. Nhật Bản đã được sự phát triển kinh tế “thần kì” là do những điều kiện và nguyên nhân nào? Tại sao?2. Tại sao Nhật phải chuyển hướng chiến lược kinh tế vào năm 1973. Sự chuyển hướng đó như thế nào?IV – NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN1. Công nghiệp là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bảna) Nhật là nước công nghiệp đứng hàng thứ 2 trong thế giới tư bản chủ nghĩa, nhưng lại là nước hầu như duy nhất thiếu các nguồn tài nguyên cơ bản, vì vậy nền công nghiệp luôn nằm trong tình trạng khó khăn, phụ thuộc vào nước ngoài. Trong điều kiện đó, Nhật bắt buộc phải thực hiện chính sách mở cửa đối với thế giới75.b) Trong cơ cấu các ngành công nghiệp hiện đại, Nhật hầu như có mặt ở tất cả mọi lĩnh vực, kể cả ở những lĩnh vực mà điều kiện thiên nhiên không ưu đãi

Page 72: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Ví dụ: trong ngành công nghiệp năng lượng, tài nguyên thiên nhiên của Nhật chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu, nhưng chỉ riêng sản lượng điện đã chiếm vị trí thứ 3 thế giới. Trong ngành luyện kim, Nhật Bản phải nhập hầu hết các loại khoáng sản, nhưng lại dẫn đầu về sản lượng thép, thứ nhì về sản lượng nhôm, đồng, kẽm… Trong ngành hóa chất, Nhật Bản đứng thứ nhì thế giới về các ngành hóa dầu, nhựa và cao su tổng hợp, thứ ba về xi măng, thứ tư về axit sunphuaric v.v…* Sản lượng điện (1992):- Điện hạt nhân: 202 tỉ kWh- Thủy điện: 91 tỉ kWh- Nhiệt điện: 851 tỉ kWhc) Ngành công nghiệp cơ khí là ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế Nhật BảnSản phẩm của ngành này rất đa dạng, quan trọng hơn cả là các mặt hàng: tàu biển, ô tô, thiết bị điện tử v.v…- Đóng tàu là ngành chuyên môn hóa hàng đầu. Nhật Bản sản xuất nhiều loại tàu biển khác nhau (nhiều tàu có trọng tải hàng trăm nghìn tấn), chủ yếu là để xuất khẩu.Ngành đóng tàu tập trung trong tay một số tập đoàn tư bản như: Mitxubisi, Hitachi, Cavaxaki. Các nơi sản xuất chính là: Iôcôhama, Ôxaca, Côbê (đảm bảo 50% đơn đặt hàng của thế giới về tàu chở dầu trọng tải lớn, tàu chở khoáng sản). Gần đây, ngành này bắt đầu bị Hàn Quốc cạnh tranh, nên thị trường phải thu hẹp và vị trí độc tôn bị lung lay.- Ngành sản xuất ô tô của Nhật phát triển mạnh trong hai thập niên gần đây. Từ năm 1950 đến 1967 sản lượng ô tô đã tăng lên 160 lần. Năm 1980, Nhật Bản là nước sản xuất và xuất khẩu nhiều ô tô nhất thế giới (chiếm 27% thị trường thế giới). Năm 1985, sản lượng lên tới 12,3% triệu chiếc, trong đó 2/3 là ô tô con. Các hãng ô tô nổi tiếng trên thế giới là Tôyôta, Nissan và Honda.76

Page 73: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Hình: Lược đồ công nghiệp Nhật Bản77Số lượng ô tô xuất khẩu của Nhật đã gây ra những cuộc tranh chấp nghiêm trọng với Hoa Kì và các nước sản xuất ô tô ở châu Âu. Các nước này đã phải đưa ra các biện pháp hạn chế nhập khẩu xe Nhật, buộc Nhật phải liên kết với các công ti của nước chủ nhà để xây dựng các xí nghiệp tại chỗ.- Ngành sản xuất điện tử cũng là một ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật. Về chất lượng, các máy thu thanh, thu hình, ghi âm, ghi hình của Nhật đã vượt xa sản phẩm của các nước tư bản khác. Hiện nay, Hoa Kì và Nhật là hai nước đứng đầu thế giới về sản xuất các loại máy và thiết bị điện tử cao cấp.Sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973, Nhật đã chú trọng phát triển các ngành công nghiệp đòi hỏi phải đầu tư nhiều chất xám để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.Thành công to lớn nhất của Nhật trong lĩnh vực điện tử là việc chế tạo các thiết bị điện tử cao cấp, các máy tính và các loại rôbôt công nghiệp. Các công ti của Nhật như Nec, Hitachi và Toshiba v.v… đều nằm trong số các công ti điện tử dẫn đầu thế giới.Từ giữa những năm 60, Nhật cũng đầu tư mạnh vào công nghiệp nguyên tử, hàng không vũ trụ. Nhật đã sản xuất được tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử, vệ tinh nhân tạo,…- Gần đây, người ta cũng bắt đầu thấy xuất hiện các tổ hợp công nghiệp quân sự của Nhật. Điều đó gây lo ngại không ít cho nhiều nước trên thế giới.d) Một lĩnh vực mũi nhọn khác của nền công nghiệp Nhật Bản là công nghiệp xây dựng và công trình công cộng (chiếm tới 20% tổng sản phẩm quốc dân).Để giải quyết vấn đề phát triển thị trường nội địa cùng với hàng loạt các vấn đề khác như nhà ở, công ăn việc làm v.v.., bắt đầu từ năm 1980 Nhật đã lao vào một chính sách xây dựng các công trình lớn, như: hoàn thành đường hầm ngầm dưới biển (dài 53,8km) nối liền hai đảo Hônsu và Hoccaiđô, xây dựng chiếc

Page 74: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

cầu đường bộ (dài 9,4 km) nối liền các đảo Xicơcư với Hônsu, các công trình lấn biển, xây dựng các tổ hợp công nghiệp mới và sân bay v.v… Về mặt này, Nhật đã sánh ngang với Hoa Kì.78e) Bên cạnh các ngành công nghiệp hiện đại, các ngành công nghiệp truyền thống vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển như: công nghiệp dệt sợi bông, tơ tằm, tơ sợi hóa học… tuy nhiên chúng không còn vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như trước đây, do sự chuyển hướng có chú ý của Nhật.Câu hỏi:1. Kể tên các ngành công nghiệp cơ bản của Nhật và sự phân bố của chúng?2. Những ngành công nghiệp nào được gọi là “ngành công nghiệp trí tuệ”3. Tại soa Nhật lại chú trọng phát triển các ngành công nghiệp cao cấp đòi hỏi nhiều chất xám? Vai trò của các ngành này trong nền kinh tế của Nhật Bản như thế nào2. Ngành nông nghiệp thâm canh, có hiệu quả cao nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu trong nướca) Khác với ngành công nghiệp, hoạt động trên cơ sở nhập nguyên liệu, hoạt động của ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào tài nguyên đất đai vốn có của lãnh thổ.Do diện tích đất nông nghiệp không nhiều (khoảng 6 triệu ha) nên nông dân Nhật phải trồng trọt ở cả những sườn núi dốc dưới 15o. Nền nông nghiệp của Nhật phát triển theo hướng thâm canh, trình độ cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa và điện khí hóa rất cao. Trong hai thập niên 70 và 80, số máy nông nghiệp các loại tăng gấp hàng trăm lần, điện cung cấp cho sản xuất nông nghiệp tăng gấp 4 lần. Lượng phân bón hóa học được sử dụng đến mức tối đa (từ 800 đến 1000 kg/ha).Vai trò của ngành nông nghiệp Nhật ngày càng giảm sút, vì một diện tích đất đai lớn bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa. Tình trạng ruộng đất bị chia cắt manh mún không phát huy được hiệu

Page 75: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

quả của máy móc công nghiệp, đã gây khó khăn cho việc tăng năng suất cây trồng.79Ngành công nghiệp Nhật tuy được trang bị máy móc đầy đủ, nhưng chi phí cũng rất lớn, nên giá thành sản phẩm cao. Chính vì thế, giá sinh hoạt ở Nhật Bản thuộc loại đắt nhất của thế giới. Hàng năm, người dân Nhật phải chi gần 1/3 thu nhập của mình vào việc mua lương thực, thực phẩm, trong khi đó, thu nhập của người sản xuất vẫn thấp. Để khuyến khích và duy trì sản lượng, nhà nước phải chi một khoản phụ cấp khá lớn cho nông dân, nhưng nông nghiệp vẫn không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Hàng năm, Nhật phải nhập thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp.Hình lược đồ nông nghiệp Nhật Bản80b) Lúa chiếm khoảng 50% diện tích canh tác, là cây trồng chủ chốt trong nông nghiệp Nhật Bản. Năng suất lúa đạt từ 5 đến 6 tấn/ha. Sản lượng hàng năm đạt từ 14 đến 15 triệu tấn. Tuy nhiên, với số dân đông, sản lượng đó vẫn không đủ, vì vậy sự đáp ứng nhu cầu về lương thực trong nước ngày càng giảm (năm 1973 được 79%, năm 1983 chỉ còn khoảng 50%).Các cây lương thực khác như lúa mì, lúa mạch, ngô, khoai tây gần đây cũng nhường chỗ cho các cây trồng có nhu cầu cao hơn như rau và hoa quả.Ngoài ra, nông dân Nhật còn trồng chè, thuốc lá, dâu tằm (sản lượng tơ tằm đứng hàng đầu thế giới).Về chăn nuôi, nhu cầu về thịt, bơ, sữa cho nhân dân cũng chỉ mới đáp ứng được hàng đầu thế giới).c) Để bổ sung cho sản phẩm chăn nuôi, ngư nghiệp được quan tâm phát triển. Các sản phẩm đánh bắt được từ biển đã cung cấp tới 50% lượng prôtêin cần thiết (Nhật đứng đầu thế giới về lượng hải sản đánh bắt được: khoảng 13% sản lượng thế giới). Các tàu đánh cá của Nhật, kể cả các tàu công xưởng (đánh bắt xong rồi chế biến ngay) có mặt ở khắp các đại dương (đánh cá

Page 76: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

hồi và tôm cua ở Thái Bình Dương, cá voi ở vùng cực, cá thu ở các biển nhiệt đới).Tuy nhiên, ngành đánh cá hiện nay cũng đang gặp nhiều khó khăn, dẫn đến các cuộc tranh chấp quyết liệt, vì các ngư dân Nhật vấp phải sự bảo vệ chủ quyền kinh tế của các quốc gia ven biển.* Tỉ lệ các nông sản nhập khẩu của Nhật Bản (so với nhu cầu)- Lương thực: 50 – 60%- Đỗ tương: 90%- Đường: 60%- Thịt bò: 30%Ngày nay, Nhật đang cố gắng phát triển các ngành nuôi trồng hải sản như: nuôi tôm, sò, ốc, nuôi trai lấy ngọc và rau câu.813. Nhật Bản: người khổng lồ trong nền thương mại và tài chính quốc tếa) Nền kinh tế Nhật Bản không có con đường nào khác ngoài việc mở cửa buôn bán với thế giới và phải ra sức nghiên cứu thị trường, làm ra các sản phẩm công nghiệp cao cấp để xuất khẩu và nhập khẩu những nguyên liệu, những sản phẩm nông nghiệp cần thiết cho nhu cầu nội địa.Nhu cầu xuất nhập khẩu cũng làm cho ngành giao thông vận tải đường biển của Nhật có vai trò đặc biệt quan trọng (đứng hàng thứ ba thế giới và vận tải đường biển với tổng trọng tải là 45 triệu tấn/năm).Các hải cảng quan trọng là Côbê, Iôcôhamma, Tôkiô, Ôxaca.b) Thị trường của Nhật rất rộng, khác hàng gồm có cả những nước phát triển cũng như đang phát triển trên khắp các châu lục. Trước đây, khách hàng lớn nhất là Hoa Kì (chiếm tới 40% hàng xuất cũng như nhập) và các nước Tây Âu, nhưng trong mấy năm gần đây, Hoa Kì và các nước Tây Âu tìm mọi cách bảo vệ sản xuất, hạn chế việc nhập các hàng hóa của Nhật, nên Nhật lại mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Vùng Đông Nam Á (Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo…).

Page 77: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

c) Đồng thời với việc đẩy mạnh ngoại thương, Nhật từng bước đẩy mạnh xuất khẩu tư bản bằng cách tăng cường vốn đầu tư vào việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên, thành lập các xí nghiệp ở nước ngoài để xuất khẩu tại chỗ. Trong vài năm gần đây, hoạt động đầu tư của Nhật xâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực khác nhau, từ việc mua bất động sản (ví dụ: mua khu nhà chọc trời ở Niu Ioóc, các khách sạn ở Haoai…), chiếm lĩnh các cổ phẩn ở các Ngân hàng trên thế giới, mua lại các hầm mỏ, xây dựng các xí nghiệp công nghiệp không chỉ ở các nước đang phát triển mà còn ở chính các nước tư bản phát triển khác v.v…Sự thành công của các lĩnh vực hoạt động kinh tế những thập niên gần đây đã đưa Nhật lên vị trí một cường quốc kinh tế bậc nhất trên thế giới, và sẽ trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế lớn trong thế kỉ sắp tới.82V – CÁC VÙNG KINH TẾ CỦA NHẬT BẢNCác vùng kinh tế của Nhật Bản được hình thành chủ yếu theo sự phân bố vị trí của bốn đảo: Hônsu, Kiuxiu, Xicocư và Hôccaiđô.1. Đảo Hônsu có diện tích lớn và dân số đông nhất, là vùng kinh tế phát triển nhất của toàn quốc. Thủ đô Tôkiô (12 triệu dân) và thành phố Iôcôhama là những hải cảng quan trọng, đồng thời là những trung tâm công nghiệp và thương mại sầm uất nhất Nhật Bản. Tại đây tập trung các xí nghiệp chế tạo hàng điện tử, máy bay, tên lửa vũ trụ, hóa chất, dệt, ấn loát… Thành phố Ôxaca ở phía nam của đảo là một trung tâm công nghiệp lớn, có nhiều xí nghiệp đóng tàu, chế tạo máy bay, động cơ điện, hóa chất, dệt. Ngoài ra trên đảo còn nhiều thành phố cảng quan trọng khác như Côbê, Kiôtô, Nagôia, kết hợp với Ôxaca thành một “hệ thành phố”.2. Đảo Kiuxiu là vùng có nhiều ngàng công nghiệp nặng phát triển, đặc biệt là khai thác than và luyện thép. Phucuôca là thành phố lớn nhất ở phía bắc của đảo, phía tây có hải cảng Nagaxaki. Miền Đông Nam đảo có khí hậu cận nhiệt, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp và rau quả.

Page 78: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

3. Đảo Xicôcư chỉ có ngành khai thác quặng đồng là đáng kể, nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế. 4. Đảo Hôccaiđô là vùng được khai thác chậm hơn các vùng khác, mật độ dân cư thưa thớt (64 người/km2). Rừng bao phủ phần lớn diện tích đảo. Các ngành công nghiệp quan trọng có khai thác than đá, quặng sắt, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy và bột xenluylô. Các thành phố lớn có Hacôđatê, Murôran.Câu hỏi:1. Nhật Bản có những khó khăn gì về mặt sản xuất nông nghiệp. Các biện pháp giải quyết?2. Ngành kinh tế đối ngoại của Nhật có vai trò như thế nào trong nền kinh tế quốc dân? Những khó khăn và thành công của Nhật Bản trong việc xâm nhập thị trường quốc tế?83THỰC HÀNHHãy phân tích tình hình ngoại thương của Nhật Bản và viết một bản nhận xét ngắn gọn dựa vào bảng số liệu sau đây và các kiến thức đã học trong bài.Ngoại thương ở Nhật Bản trong các năm 1970 – 1992Năm 1970* Tổng thu nhập: 18,9 tỉ đôla- Sản phẩm nông nghiệp: 33,1%- Sản phẩm năng lượng: 20,7%- Khoáng sản khác: 16,8* Tổng xuất: 19,3 tỉ đôla- Sản phẩm công nghiệp: 77,8 %- Máy móc thiết bị: 40,6 %- Sản phẩm nông nghiệp: 5,1 %* Nước cung cấp chính: - Hoa Kì: 29,5 %

Page 79: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

- Các nước Tây Âu (EEC): 8,5 %- Các nước đang phát triển: 39,3 % số nhập* Nước có khách hàng chính: - Hoa Kì: 31,3 % số xuất- Các nước Tây Âu (EEC): 12,1 % số xuất- Các nước đang phát triển: 36,8 % số xuấtNăm 1980:* Tổng thu nhập: 141,3 tỉ đôla- Sản phẩm nông nghiệp: 20,7 %- Sản phẩm năng lượng: 49,9 %- Khoáng sản khác: 7,7 %* Tổng xuất: 130,4 tỉ đôla- Sản phẩm công nghiệp: 82,8 %- Máy móc thiết bị: 54,9 %- Sản phẩm nông nghiệp: 2,3 %* Nước cung cấp chính: - Hoa Kì: 17,4 % số nhập- Các nước Tây Âu (EEC): 5,9 % số nhập- Các nước đang phát triển: 63,0 % số nhập* Nước có khách hàng chính: - Hoa Kì: 24,5 % số xuất- Các nước Tây Âu (EEC): 14,0 % số xuất- Các nước đang phát triển: 45,8 % số xuấtNăm 1992:* Tổng thu nhập: 230 tỉ đôla- Sản phẩm nông nghiệp: 6,1%- Sản phẩm năng lượng: 22,8%- Khoáng sản khác: 7,7%* Tổng xuất: 339,5 tỉ đôla

Page 80: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

- Sản phẩm công nghiệp: 96%- Máy móc thiết bị: 67,4%- Sản phẩm nông nghiệp: 0,5%* Nước cung cấp chính: - Hoa Kì: 22,3% số nhập- Các nước Tây Âu (EEC): 14,9% số nhập- Các nước đang phát triển: 61,1% số nhập* Nước có khách hàng chính: - Hoa Kì: 31,5% số xuất- Các nước Tây Âu (EEC): 18,7% số xuất- Các nước đang phát triển: 48,7% số xuấtHƯỚNG DẪNKhi phân tích bản số liệu cần phân tích và nhận xét các vấn đề sau:1. Tổng giá trị các hàng xuất và nhập qua các năm.2. Cơ cấu các hàng xuất và nhập qua các năm.3. Sự thay đổi vị trí của các nước cung cấp và các nước khách hàng trong quan hệ ngoại thương với Nhật Bản.

PHỤ LỤCTrong gần 40 năm qua, Nhật Bản luôn luôn là nước có nền kinh tế ổn định hàng đầu thế giới. Một đất nước có tới 20 ngân hàng lớn chi phối cán cân thanh toán quốc tế. Có dự trữ quốc gia 1.800 tỉ đô la. Có khoản vốn đầu tư nước ngoài 1.500 tỉ đô la, có 3.00 tỉ đôla cho các nước vay, nay đang phải lo cho nguy cơ suy sụp.84Năm 1997, nền kinh tế Nhật Bản đã phục hồi với tốc độ hết sức chậm chạp và đầy khó khăn “có thể nói là tồi tệ nhất trong số các nước có nền kinh tế phát triển”. Trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của các nước phát triển là 3%, của Hoa Kì

Page 81: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

là 3,7%, của EU là 2,5% thì Nhật Bản chỉ tăng 1,1% (so với 3,5% năm 1996). GDP thực tế theo đầu người tăng có 0,9% (so với 3,3% năm 1996), 2,4% của các nước công nghiệp phát triển, 2,8% của Hoa Kì, 2,3% của EU và 4,9% của các nước châu Á.Đồng Yên chịu sức ép gay gắt của đồng đô la và đồng tiền của EU. Các nước G7 tuy chứa đầy mâu thuẫn nhưng đang hùng mạnh lên nhờ ngày càng có nhiều bạn hàng rộng lớn. Trong khi đó Nhật Bản đang bị các yếu tố ngăn cản sự phát triển.1/ Sự đình trệ trong sản xuất nghiệp - sản lượng nghiệp tăng chậm do phải hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh. Tỉ lệ thất nghiệp lên tới mức kỉ lục 3,5%.2/ Năng lực quản lí và tổ chức lao động là một trong những nguyên nhân mang lại sự “Thần kì Nhật Bản” trong những thập niên trước, nay xem chừng không còn phát huy tác dụng.3/ Nhật là nước phụ thuộc nhiên liệu vào nước ngoài nên thị trường nguyên liệu thế giới không ổn định sẽ là đòn giáng vào nền kinh tế Nhật Bản.Để tăng năng suất lao động, Nhật Bản phải luôn luôn tăng giá lao động, song điều đó lại ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Tại Nhật Bản hiện nay lương bình quân của một công nhân từ 6000 đến 8000 đôla/tháng, giá lao động ngoài giờ hành chính từ 8 đến 10 đôla/một giờ. Điều này trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp.Để khắc phục tình trạng trên, Nhật phải giảm giờ làm, đưa vốn đầu tư vào các nước có nguồn lao động rẻ mạt. Đồng thời thiết lập hàng rào thuế nghiêm ngặt giữa hàng nội địa và hàng xuất khẩu nhằm giảm chi phí trong hàng xuất khẩu để hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh.85Song việc đầu tư ra nước ngoài của Nhật bị đe dọa bởi xuất bản quyền kĩ thuật. Ví dụ ngành ô tô và điện tử bị Hàn Quốc cạnh tranh, xe máy và hàng may mặc bị Inđônêxia và Thái Lan do

Page 82: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Nhật Bản chuyển giao công nghệ, hiện đang cạnh tranh với chính hàng của Nhật.Trước đây nhờ chủ trương mua sáng chế phát minh để triển khai công nghệ, rút ngắn khoảng cách giữa nghiên cứu và sản xuất, người Nhật đã thành công. Giờ đây khoảng cách này không còn. Ví dụ: Phần mềm của ngành tin học đang bị các nước nghèo hơn cạnh tranh.Như vậy nền kinh tế Nhật Bản năm 1997 đã tiến triển thăng trầm theo hướng trì truệ. Tình trạng xấu đi của nền kinh tế Nhật Bản trước hết là hậu quả của việc tăng thuế suất tiêu thụ, khiến nhu cầu nội địa giảm nghiêm trọng, tiêu dùng cá nhân có 1,6% trong năm 1997 (so với năm 1996), bên cạnh đó là những khó khăn trong kinh doanh, việc thiếu lòng tin vào tương lai trước tình trạng khủng hoảng và sự phá sản hàng loạt của các tổ chức tài chính.

PHÁPDiện tích: 547 nghìn km2.Dân số: 58,4 triệu người (1996).Thủ đô: Pari.Thu nhập bình quân đầu người: 23.470 đôla (năm 1994)I – NƯỚC PHÁP CÓ NHIỀU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THUẬN LỢI ĐỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG NGHIỆPLãnh thổ nước Pháp có thể phân ra 2 phần:1. Phần phía bắc, tây và tây nam là một mặt bằng rộng lớn hơi nghiêng về phía Đại Tây Dương, gồm có các bồn địa phì nhiêu: Akitanh và Pari (Bồn địa Pari là khu vực nông nghiệp giàu có nhất Tây Âu). Vùng này tập trung tới 70% dân cư.86Hình: Lược đồ tự nhiên của Pháp872. Phần phía nam, đông nam và đông là các dãy núi cao (Pirênê, Anpơ), các cao nguyên và núi trung bình (Giura). Ở đây

Page 83: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

có nhiều tiềm năng thủy điện. Việc giao thông không gặp khó khăn, trở ngại vì có nhiều thung lũng sông cắt ngang và nhiều đèo thấp.Tiếp giáp với miền đồng bằng là một dải đất bao gồm các đồi núi giàu khoáng sản chạy dài từ đông bắc xuống tây nam. Đó là khu vực tập trung các mỏ than, mỏ sắt lớn của Pháp, đồng thời cũng là khu vực có các cơ sở công nghiệp nặng cổ truyền.Nằm ở miền khí hậu ôn đới đại dương ấm áp, đất trồng lại tương đối phì nhiêu, thích hợp với sự sinh trưởng của thực vật, nên nước Pháp có các điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp.Trong mấy thế kỉ qua, Pháp tuy là một nước tư bản sớm phát triển về công nghiệp, nhưng ngành nông nghiệp vẫn có vai trò đáng kể trong nền kinh tế quốc dân.II – NƯỚC PHÁP LÀ MỘT NƯỚC CÓ DÂN SỐ GIÀ1. Trong khi dân số của nhiều nước trên thế giới đang tăng trưởng với một tốc độ khá cao thì dân số nước Pháp lại có tỉ lệ gia tăng rất thấp (0,4%), không đảm bảo được sự ổn định của nguồn lao động thay thế. Tình trạng đó có thể dẫn tới nhiều hậu quả xã hội nghiêm trọng đối với tương lai của nước Pháp.2. Hiện nay, cứ 4 người dân Pháp thì có 3 người sống ở các đô thị. Các thành phố và các vùng ven đô thị tập trung đến 74% dân số toàn quốc, mặc dù trong những năm gần đây có một số lớn dân cư từ thành thị về nông thôn (chủ yếu là những người về hưu). Tuy nhiên, mạng lưới đô thị phân bố không đồng đều trên khắp đất nước. Ở phía tây và tây nam nước Pháp, các đô thị thưa thớt và thường không có quy mô lớn. Trong khi đó, ở phía bắc và phía đông, mạng lưới các đô thị lại dày hơn. Pari, trung tâm văn hóa, kinh tế và thủ đô của nước Pháp là một thành phố lớn trên thế giới, tập trung tới 18% dân số và sản xuất ra 27% giá trị sản lượng công nghiệp của toàn quốc.88Hình: Tháp dân số của Pháp

Page 84: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Bức tranh về nông thôn Pháp hiện nay cũng đã thay đổi. Các làng mạc đã thoát khỏi sự cô lập do mạng lưới giao thông được cải thiện (77% số hộ nông dân đã có xe ô tô riêng) và do sự di chuyển của các nhà máy công nghiệp ra khỏi các thành phố (đặc biệt là các nhà máy dễ gây ô nhiễm môi trường). Điều đó cũng đã thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa ở nhiều vùng nông thôn hẻo lánh.3. Mức sống của người dân Pháp hiện nay khá cao. Sức mua của người dân trong 25 năm trở lại đây đã tăng gấp đôi. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn tồn tại nhiều bất công. Sự chênh lệch về mức sống của các tầng lớp xã hội, sự bất bình đẳng trong công ăn việc làm v.v.v. tạo ra sự phân cách ngày càng sâu trong xã hội Pháp. (Hiện nay ở Pháp có: 12% số hộ có thu nhập không đáng kể, 10,2% dân số không có việc làm. Riêng thành phố Pari có khoảng 10.000 gia đình, không có nhà ở…).* Tỉ lệ lao động ở Pháp:- Nông nghiệp: 7,5%- Công nghiệp: 30%- Dịch vụ: 62,5%894. Trong dân số Pháp, vấn đề về nhập cư của người nước ngoài cũng là một vấn đề lớn. Theo điều tra dân số năm 1982 thì số này lên đến 7,1 triệu người (trong đó 3,7 triệu là người ngoại quốc, 1,4 triệu đã nhập quốc tịch Pháp, còn gần 2 triệu là người Pháp sinh đẻ ở nước ngoài, trong các thuộc địa cũ). Những người này nhập cư vào nước Pháp mang theo các phong tục tập quán, tôn giáo khác nhau (trên 1 triệu người Bắc Phi theo Hồi giáo). Việc giải quyết các mâu thuẫn của người nhập cư để họ có thể hòa nhập được vào nền văn hóa và kinh tế - xã hội Pháp cũng là một vấn đề khó khăn không nhỏ.Câu hỏi1. Các điều kiện của nước Pháp đã có những thuận lợi gì chó việc phát triển các ngành kinh tế quốc dân.2. Tình hình dân cư và xã hội của Pháp có những nét gì nổi bật?

Page 85: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

3. Tìm và xác định trên bản đồ hoặc lược đồ nước Pháp vị trí các phần bắc, tây và tây nam; phần phía nam, đông nam và đông và dải đất cao giữa 2 vùng.III – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ CỦA PHÁP TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II1. Giai đoạn từ 1945 đến 1975Sau một thời kì khắc phục hậu quả chiến tranh, cho đến năm 1950, nền kinh tế Pháp đã chuyển sang thời kì phát triển liên tục kéo dài tới gần 30 năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 5% năm. Nhiều xí nghiệp mới được xây dựng, mạng lưới giao thông vận tải được mở rộng và hiện đại hóa, các cảng biển được mở mang thêm, các trung tâm buôn bán lớn (các siêu thị) được thiết lập.Sự tăng trưởng này có liên quan đến các nhân tố sau:- Sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật đã làm cho năng suất lao động xã hội tăng lên.90- Giá nguyên, nhiên liệu nhập từ các nước thuộc thế giới thứ ba thấp.- Chính sách mở cửa nhà nước ra thị trường châu Âu và thế giới.- Vai trò điều tiết nền kinh tế có hiệu quả của nhà nước.Nhờ các nhân tố trên, nước Pháp sau 20 năm đã tăng giá trị xuất khẩu lên gấp 5 lần so với thời kì kết thúc chiến tranh.2. Giai đoạn từ 1975 đến nayDo những biến động về tài chính – tiền tệ trên thế giới và do hai cuộc khủng hoảng dầu mỏ, nền kinh tế Pháp, cũng như nền kinh tế của phần lớn các nước Tây Âu đã gặp nhiều khó tránh khỏi. Từ 1970 trở đi, mức tăng trưởng kinh tế sụt dần, đến năm 1997 còn 2,3%/ năm.Nạn thất nghiệp (chưa kể nửa thất nghiệp) ngày càng trầm trọng. Nạn lạm phát đã đạt tới mức 14 - 15% làm cho giá cả tăng nhanh, đời sống của nhân dân lao động trở nên vất vả. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới cũng gây nhiều khó khăn

Page 86: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

không kém. Điều này không chỉ xảy ra giữa các nước phát triển, mà còn có sự tham gia của một loạt các nước đang phát triển nhất là các nước công nghiệp mới.Từ năm 1982 đến nay, tình hình có khá hơn, nhưng Pháp cũng không giữ được mức tăng trưởng như thời kì trước.IV – NHỮNG THÀNH TỰU CỦA NỀN KINH TẾ PHÁP1. Sự cường thịnh của công nghiệp trong hệ thống “nông – công nghiệp”Ngành công nghiệp của Pháp trước đây là một ngành biệt lập, nay đã trở thành một bộ phận của hệ thống nông – công nghiệp, mở rộng quan hệ với nhiều ngành khác như: công nghiệp cơ khí, xây dựng, hóa chất, năng lượng v.v… để có thể được phân bón, máy móc, dầu mỏ và hàng loạt các sản phẩm cần thiết khác.91Khu vực dịch vụ cũng hỗ trợ cho nông nghiệp thông qua sự giúp đỡ về mặt kĩ thuật trồng trọt, bảo vệ gia súc, tín dụng nông nghiệp v.v... Bằng cách đó, ngành Nông nghiệp của Pháp đã nâng cao được năng suất lao động và tăng được sản lượng, mặc dù số người làm nông nghiệp ngày càng giảm đi.Hình: Lược đồ nông nghiệp Pháp92Gần 60% diện tích đất nông nghiệp của Pháp được sử dụng trực tiếp vào trồng trọt và chăn nuôi, tuy nhiên, diện tích này mỗi năm cũng bị giảm mất khoảng 10 vạn ha, do bị chiếm dụng để làm xa lộ, xây các khu giải trí, nhà cửa v.v…Sản xuất nông nghiệp được tổ chức theo các hợp tác xã với quy mô lớn, nhỏ khác nhau, có khi có tới hàng nghìn thành viên tham gia. Đây là một kiểu tập trung nông nghiệp tập thể, giúp cho nhiều gia đình nông dân có thể làm ăn chung với nhau mà không cần chia nhỏ ruộng đất.Người nông dân hiện nay không còn là chủ một vài mảnh đất nhỏ mà là một chủ xí nghiệp, thực hiện một phương thức quản lí hiện đại. Nông nghiệp được công nghiệp hóa. Trên nhiều vùng

Page 87: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

đất đai rộng lớn, người ta áp dụng cùng một hệ thống khai thác có tính chuyên canh. (Ví dụ: chăn nuôi bò sữa trên toàn bộ miền Bắc và Tây Bắc nước Pháp, chăn nuôi bò lấy thịt ở Tây Nam và vùng núi Trung Sơn, trồng cây lương thực ở các đồng bằng thuộc bồn địa Pari, trồng cây công nhiệp ở miền Nam v.v…).Sản lượng công nghiệp nhờ có các biện pháp cơ giới hóa, hóa học hóa, thủy lợi hóa và điện khí hóa hỗ trợ nên đạt rất cao.Nước Pháp ngày nay có thể coi là vựa lúa của khối Liên minh châu Âu (EU) (năng suất lúa mì đạt: 6 tấn/ ha, ngô: 7 tấn/ha), trung bình mỗi năm nông nghiệp cung cấp 55 triệu tấn ngũ cốc (30 triệu tấn lúa mì, 11 triệu tấn lúa mạch, 12 triệu tấn ngô v.v…).Trong ngành trồng trọt, ngoài các cây lương thực còn có các cây lấy đường, lấy dầu, rau quả v.v… Nho có diện tích trồng trên 1 triệu ha là nguyên liệu chế rượu vang nổi tiếng của Pháp, hàng năm cung cấp từ 60 đến 80 triệu hectôlit cho thị trường châu Âu (chỉ sau Italia). Rau quả cũng chiếm vị trí thứ 2 trong khối EU.Ngành chăn nuôi ở Pháp rất phát triển. Các sản phẩm như: thịt, sữa, bơ, phomát… chiếm ½ giá trị sản lượng nông nghiệp đủ nuôi sống 2/3 số nông dân toàn quốc. Đàn bò có vị trí hàng đầu khối EU, đàn lợn đứng hàng thứ 2 sau CHLB Đức. Lượng sữa bò đạt 32 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng để sản xuất phomát (1,2 triệu tấn), bơ (1,2 triệu tấn). Lượng thịt bò cũng vượt mức nhu cầu của nhân dân.Ư93Câu hỏi:1. Phân tích tình hình và nguyên nhân phát triển kinh tế của Pháp qua 2 giai đoạn: 1945 – 1975 và từ 1975 đến nay.2. Hãy chứng minh: nước Pháp có nền nông nghiệp rất phát triển.3. Hãy quan sát lược đồ “Nông nghiệp nước Pháp” và chỉ ra sự phân bố các vùng chăn nuôi và các loại cây trồng.

Page 88: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

4. Qua bảng số liệu về một số nông sản của Pháp, em có nhận xét gì về tình hình phát triển nông nghiệp của nước này trong những năm gần đây?2. Một nền công nghiệp phát triển nhưng đang gặp khó khănNền công nghiệp của Pháp hiện chiếm vị trí thứ 4 trên thế giới, sau Hoa Kì, Nhật, Đức. Riêng các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp xây dựng đã thu hút trên 4 triệu lao động (24% dân số lao động) và 80% sản phẩm của các ngành này phục vụ cho xuất khẩu.Trước Chiến tranh thế giới II, Pháp nổi tiếng về các mặt hàng xa xỉ. Sau Chiến tranh, Pháp tăng cường phát triển các ngành công nghiệp: chế tạo máy, năng lượng, hóa chất v.v… Từ thập niên 70 trở lại đây, Pháp tập trung vào các ngành công nghiệp hiện đại. Các nhà tư bản đã nhanh chóng áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật và thay đổi cơ cấu các ngành công nghiệp.a) Các ngành công nghiệp mũi nhọn- Công nghiệp sản xuất các mặt hàng cao cấp như: đồ trang sức đắt tiền của phụ nữ, nước hoa, thời trang, quần áo lông thú, đồ sứ cao cấp v.v… có truyền thống và nổi tiếng từ xưa, nay được phát triển thêm do nhu cầu của thế giới và trong nước tăng lên.Ngành công nghiệp này tập trung ở thủ đô Pari và vùng phụ cận.- Công nghiệp hàng không vũ trụ hiện đang đứng thứ 3 thế giới, là ngành công nghiệp có kĩ thuật cao, sử dụng một số lớn công nhân và kĩ thuật viên giỏi (13 vạn lao động). 55% ngành công nghiệp này tập trung ở tỉnh Ilơđơ Phrăngxơ, còn lại là ở vùng Tây Nam. Hai phần ba sản phẩm là để phục vụ xuất khẩu.94b) Công nghiệp điện tử và tin học đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kì. Đây cũng là một ngành kĩ thuật đòi hỏi nguồn nhân công lành nghề và có trình độ cao (50 vạn lao động), phân bố chủ yếu ở Ilơđơ Phrăngxơ và ở vùng Rôn – Anpơ. Hiện nay, ngành này cũng đang bị ngành công nghiệp điện tử của Nhật Bản cạnh tranh dữ dội.

Page 89: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Hình: Lược đồ công nghiệp Pháp95- Công nghiệp chế tạo vũ khí chiếm vị trí thứ ba thế giới về hàng xuất khẩu. Ngành này được phát triển mạnh nhất ở các vùng phía đông và phía đông nam.Ngoài ra, công nghiệp hóa chất cũng là một ngành phát triển mạnh và có truyền thống của nước Pháp.c) Các ngành công nghiệp cổ truyền - Ngành công nghiệp luyện gang, thép hiện nay đã giảm sút 2/3 sản lượng so với năm 1974, chỉ còn chiếm vị trí thứ 8 trên thế giới (sau cả Braxin), chủ yếu do sự cạnh tranh của các nước công nghiệp mới (NIC), mặt khác do việc sử dụng nhiều nguyên vật liệu thay thế có tính năng trội hơn những nguyên vật liệu cũ. Để phục hồi, kĩ thuật luyện thép cũ được thay thế bằng kĩ thuật chế tạo thép ôxi (chiếm 80% sản phẩm) và luyện thép bằng điện. Các lò luyện thép đã được di chuyển ra các cảng lớn như Đoongkéc, nhằm nhập quặng sắt tốt, có giá rẻ hơn quặng sắt khai thác ở trong nước (vùng Loren).- Các ngành công nghiệp khác như: Luyện nhôm cũng đang từ vị trí thứ 2 tụt xuống thứ 8 trên thế giới, ngành đóng tàu xuống hàng thứ 15. Ngành công nghiệp dệt và may mặc (hàng len, bông) cũng bị giảm sút. Hàng loạt các khu vực công nghiệp phồn thịnh cũ ở phía bắc và phía nam nay trở nên tiêu điều, đời sống nhân dân thấp hơn các vùng khác.Sự suy sụp của các vùng công nghiệp truyền thống có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do sự cạnh tranh của các nước phát triển có trình độ kĩ thuật cao hơn hoặc của các nước công nghiệp mới có nhân công rẻ, có nguyên liệu tại chỗ và có trang thiết bị hiện đại.Một số ngành công nghiệp cổ truyền vẫn còn giữ được vị trí cao như ngành sản xuất ô tô, máy bay, máy công cụ, xây dựng v.v… Điều khó khăn chính của ngành công nghiệp Pháp là chưa tìm ra được những ngành chuyên môn hóa sâu phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Page 90: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

96V – CÁC VÙNG KINH TẾ QUAN TRỌNG NHẤT NẰM Ở PHÍA BẮC VÀ PHÍA ĐÔNG NƯỚC PHÁPDo sự khác nhau về các điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử, nên giữa các vùng có sự chênh lệch khá xa về trình độ phát triển kinh tế. Ở Pháp có 3 vùng kinh tế phát triển nhất đều nằm ở phía bắc và phía đông:1. Vùng Pari – Bắc Pháp bao gồm thành phố Pari, khu vực hạ lưu sông Xen, miền Bắc Pháp và phần Nam, Đông Nam Pari. Ở đây công nghiệp rất phát triển; nông nghiệp có trình độ thâm canh cao và mạng lưới giao thông dày đặc. Các ngành sản xuất chính gồm có: khai khoáng, luyện kim, hóa chất, dệt, trồng lúa mì, lúa mạch, khoai tây, của cải đường và chăn nuôi. Các thành phố lớn, ngoài Pari có Lơ Havrơ, Ruăng, Amiêng, Rem và Lindơ.2. Vùng Lơren nằm ở phía đông nước Pháp là vùng quặng sắt, than và muối mỏ. Từ lâu, ở đây đã nổi tiếng về các ngành công nghiệp truyền thống như khai thác than, luyện kim, chế tạo máy hạng nặng và hóa chất. Thành phố lớn trong vùng là Năngxi.3. Vùng quang Liông nằm dọc theo thung lũng sông Rôn và khu vực núi phía đông nam. Vùng này nằm trên trục giao thông từ Bắc xuống Nam nước Pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành công nghiệp phát triển. Các ngành nổi tiếng là dệt lụa, chế tạo máy, hóa chất… Nông nghiệp có các ngành trồng cây lương thực, cây ăn quả, củ cải đường và chăn nuôi. Thành phố Liông là trung tâm kinh tế của vùng.Câu hỏi:1. Các ngành công nghiệp mũi nhọn của Pháp hiện nay là những ngành nào? Đối với các ngành này, Pháp có những ưu thế gì?2. Hãy giải thích tình hình sa sút của các ngành công nghiệp cổ truyền ở Pháp.3. Dựa trên lược đồ, hãy nêu tình hình phân bố các ngành công nghiệp của Pháp.

Page 91: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

4. Tìm trên lược đồ vị trí các hải cảng và thành phố sau đây: Lơ Havrơ, Đoongkec, Ruăng, Năngtơ, Boođơ, Mácxây, Năngxi, Liông, Amiêng, Rem và Linlơ.97THỰC HÀNHHãy tính trên biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số Pháp theo bảng số liệu về tỉ lệ sinh và tử sau đây:Năm: 1945 – 1950; Tỉ lệ sinh: 21,9 phần ngàn ; Tỉ lệ tử: 13,1 phần ngànNăm: 1960 – 1964; Tỉ lệ sinh: 18,0 phần ngàn ; Tỉ lệ tử: 11,2 phần ngànNăm: 1975 – 1979; Tỉ lệ sinh: 13,3 phần ngàn ; Tỉ lệ tử: 10,3 phần ngànNăm: 1980; Tỉ lệ sinh: 14,9 phần ngàn ; Tỉ lệ tử: 10,2 phần ngànNăm: 1983; Tỉ lệ sinh: 13,7 phần ngàn ; Tỉ lệ tử: 10,2 phần ngànNăm: 1996; Tỉ lệ sinh: 12,0 phần ngàn ; Tỉ lệ tử: 9,0 phần ngànHƯỚNG DẪN1. Để tính được tỉ lệ gia tăng dân số của Pháp trên biểu đồ, cần lập một biểu đồ chung có các đường biểu diễn tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử theo bảng số liệu.2. Vẽ 2 trục tọa độ, trên trục dọc ghi tỉ lệ sinh và sử (theo phần nghìn), trên trục ngang ghi các năm từ 1945 đến 1985 (mỗi khoảng cách 5 năm bằng 1 cm).3. Vẽ đường biểu diễn tỉ lệ sinh từ 1945 đến 1996.Vẽ đường biểu diễn tỉ lệ tử từ 1945 đến 1996.Khoảng cách giữa hai đường biểu diễn tỉ lệ sinh và tử là tỉ lệ gia tăng dân số.

LIÊN BANG NGADiện tích: 17,07 triệu km2

Dân số: 147,7 triệu người (1996)

Page 92: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Thủ đô: Matxcơva (gần 8 triệu người)Thu nhập bình quân đầu người: 2650 đôla (1994)

I – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ1. Một quốc gia rộng lớn nằm ở cả hai châu lục98Liên bang Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới. Từ bắc đến nam lãnh thổ Liên bang Nga bắt đầu từ các nhóm đảo trong Bắc Băng Dương trải dài đến các vĩ tuyến 50oB ở phần châu Ánh sáng và 42oB ở phần châu Âu. Lãnh thổ của Liên bang trải rộng trên phần lớn khu vực Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á, kéo dài từ tây sang đông trên 9.000 km. Chỉ tính riêng đường biên giới biển và đất liền của Liên bang đã dài tới gần 40.000 km (xấp xỉ chiều dài đường xích đạo). Ở mặt bắc và đông, lãnh thổ tiếp giáp với 2 đại dương (Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương), còn ở mặt tây và nam giáp với 14 quốc gia, trong đó có 8 nước cộng hòa trong Liên bang Xô viết trước đây. Riêng tỉnh Caliningrat nằm biệt lập ở phía tây bắc giáp với Ba Lan ở phía tây và Litva ở phía đông. Đường bờ biển mở rộng, nhất là bờ Biển Đen ở tây nam và nhiều vùng biên giới bằng phẳng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nga mở rộng giao lưu với nước ngoài.2. Thiên nhiên đa dạng tạo tiềm năng lớnLãnh thổ Liên bang Nga gồm hai phần. Phần thuộc châu Âu là bộ phận trung tâm đồng bằng Đông Âu. Phần thuộc châu Á gồm 3 khu vực: đông bằng Tây Xibia, cao nguyên Trung Xibia và miền núi Đông Xibia.Hình: Lát cắt từ tây sang đông dọc vĩ tuyến 60oBMặc dù có nhiều biển và đại dương bao quanh, nhưng do vị trí địa lí, do lãnh thổ rộng lớn nên Nga chủ yếu có khí hậu ôn đới lục địa. Phần phía bắc của Nga có khí hậu hàn đới và ven Biển Đen có khí hậu cận nhiệt.Nga có nhiều dòng sông thuộc loại lớn trên thế giới và trữ lượng thủy điện rất lớn. Tuy vậy giá trị về mặt giao thông đường sông (trừ sông Vônga) lại nhỏ, chỉ chiếm 6% lượng hàng chuyên chở, vì thời gian nước sông đóng băng khá dài. Sông Vônga cùng với

Page 93: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

các kênh đào và một số sông khác tạo mạng lưới giao thông nối giữa các biển Caxpi, Biển Đen, Ban tích, Biển Trắng.99Đất nông nghiệp của Nga chiếm 6% diện tích cả nước. Đất đen màu mỡ chỉ tập trung ở phía nam đồng bằng Đông Âu và Tây Xibia. Còn lại chủ yếu là đất pốtdôn (đất của rừng cây lá kim) ít màu mỡ.* Tài nguyên thiên nhiên của Nga- Sông: + Ôbi: 4345km,+ Lêna 4270km, + Ênixaya 4130km, + Vônga 3690km.- Đất nông nghiệp 220 triệu ha trong đó đất đen 14 triệu ha- Khí đốt: 40% trữ lượng thế giới- Gỗ, bôxit: 30% trữ lượng thế giới- Than đá, kim cương, vàng: 25% trữ lượng thế giới.Rừng của Nga chiếm tới 50% diện tích đất nước (8,8 triệu km2), chủ yếu là rừng Taiga với trữ lượng gõ đứng đầu thế giới.Do lãnh thổ rộng lớn và cấu tạo địa chất phức tạp, Liên bang Nga có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng. (Lược đồ trong bài cho thấy sự phân bố của một số tài nguyên khoáng sản quan trọng của Nga).Tất cả các nguồn tài nguyên này là cơ sở thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp với cơ cấu đa dạng.Tuy nhiên thiên nhiên cũng gây không ít khó khăn cho quá trình khai thác lãnh thổ. Diện tích các vùng băng giá, đầm lầy, núi cao chiếm một tỉ lệ lớn (80%). Vùng Xibia tuy rộng gần 13 triệu km2, nhưng diện tích sử dụng được vào nông nghiệp lại rất nhỏ, chưa đến 1 triệu km2.3. Một quốc gia đông dân nhưng mật độ dân số rất thấpLiên bang Nga là nước có số dân đông thứ 6 trên thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Inđônêxia và Braxin). Những năm

Page 94: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

gần đây dân số Nga do tỉ lệ sinh giảm, tử tăng và dân di cư ra nước ngoài. Điều đó dẫn đến thiếu lao động trong tương lai.Đa số người Nga làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nga có lợi thế vì người lao động có trình độ kĩ thuật khá và giá nhân công tương đối rẻ, chỉ bằng 1/20 của Đức (1996).100Dân cư chủ yếu tập trung đông đúc trên phần đất thuộc châu Âu. Vùng Xibia tuy rộng lớn, nhưng do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nên dân cư thưa thớt (1/5 dân số toàn quốc). Hầu hết đều sinh sống theo dọc các tuyến đường giao thông. Đó là các điểm quần cư được xây dựng lên trong công cuộc phát triển kinh tế của Liên Xô cũ, chúng thu hút người lao động Đông Âu đến. Có tới 60% số thành phố của Nga được xây dựng từ sau Cách mạng tháng Mười. Nga có trên 100 dân tộc, trong đó người Nga chiếm tới 83% và dân tộc khác như Baskia, Mari, Tácta, Chuvac, Yacut… tập trung trong các nước tự trị, thành phần của Liên bang Nga.* Dân số Nga: - Tỉ lệ gia tăng (1996): 0,07%- Mật độ dân số: 9 người/km2.- Cơ cấu lao động: công nghiệp: 42%, nông nghiệp: 13%, dịch vụ: 45%- Số năm đi học: 9 năm- Tuổi thọ trung bình: 69 năm.- Tỉ lệ dân thành thị. 70%.Câu hỏi:1. Hãy dựa vào bản đồ treo tường hoặc lược đồ trong sách giáo khoa, xác định vị trí địa lí và nêu tên các biển cũng như các nước láng giềng ở xung quanh lãnh thổ Liên bang Nga.2. Qua lược đồ và lát cắt trong sách giáo khoa, hãy nêu những nét chính về địa hình của lãnh thổ Liên bang Nga.3. Phân tích các mặt thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên và dân cư đối với sự phát triển kinh tế của Nga.

Page 95: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

II – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ LIÊN BANG NGALãnh thổ nằm ở trung tâm đồng bằng Đông Âu, từ xưa nước Nga vốn đã là một quốc qia cường thịnh trong khu vực. Đến cuối thế kỉ XVI, sau khi lật đổ được ách thống trị của người Mông Cổ - Tacta và thống nhất được các quốc gia phong kiến xung quanh, nước Nga Sa hoàng đã mở rộng biên giới về phía đông, vượt qua dải Uran đến vùng Tây Xibia.101Vào thế kỉ XVII, lãnh thổ của nước Nga đã kéo dài đến tận vùng Viễn Đông.Từ sau Cách mạng tháng Mười, (1917) Liên bang Nga trở thành một nước cộng hòa, thành viên của Liên bang Xô viết xã hội chủ nghĩa trước đây.1. Nước Nga đã từng là bộ phận của một cường quốc kinh tếCông cuộc phát triển kinh tế của Liên Xô (cũ) được tiến hành khẩn trương từng bước qua các kế hoạch 5 năm, đã phát huy được tiềm năng của nguồn nhân lực dồi dào cũng như ưu thế của các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước. Sau trên 70 năm phát triển kinh tế, Liên Xô đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành một cường quốc kinh tế trên thế giới vào thập niên 70, chiếm tới 20% giá trị công nghiệp của thế giới. Một số ngành công nghiệp có sản lượng cao vào loại nhất, nhì thế giới như: than, dầu mỏ, phân bón. Nước Nga đóng góp phần đáng kể trong nền kinh tế của Liên Xô trước đây.* Tỉ trọng một số sản phẩm công, nông nghiệp của Liên bang Nga so với toàn Liên Xô trước đây trong những năm đầu thập niên 80. (Sản lượng của toàn Liên Xô là 100)1. Than đá: 54,4%2. Dầu mỏ: 82,7%3. Thép: 55,5%4. Ôtô: 87,2%5. Gỗ: 93,3%

Page 96: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

6. Vải: 79,8%7. Lương thực: 57,1%8. Thịt: 50,8%9. Phân bón: 45,8%Do đường lối phát triển kinh tế xã hội không phù hợp (ít chú ý đến việc vận dụng thành tựu cách mạng khoa học kĩ thuật, đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là trong các cơ cấu ngành công nghiệp; tập trung cao trong quản lí kinh tế và xã hội…) nên dẫn đến sự tan rã của Liên Xô. Cuối năm 1991 trên lãnh thổ Liên Xô trước đây hình thành Cộng đồng các quốc gia độc lập, trong đó Liên bang Nga là lớn nhất.102Nga thừa hưởng của Liên Xô cũ những thuận lợi to lớn:- Nhiều nguồn tài nguyên mới được phát hiện và khai phá như vùng than Cudơbat, dầu khí ở tây nam Uran (Bacu II) ở đồng bằng Tây Xibia (Chiumen, Urengôi), thủy điện ở thượng nguồn sông Iênixây (Bratxcơ…).- Cơ sở vật chất kĩ thuật khá vững mạnh với các nhà máy xí nghiệp tại các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn: Nigiơni Nôpgơrôt (Goocki cũ), Upha, Nôvôxibiếc… Hệ thống giao thông mở rộng sang phía đông với các nhánh đường đi sâu vào Xibia.- Nhiều vùng kinh tế mới như Nam Xibia, Viễn Đông góp phần cải thiện tình hình phân bố sản xuất của cả nước.- Đồng thời Nga cũng phải chịu những khó khăn không nhỏ:- Thiếu vốn đầu tư để khai thác các tiềm năng và phát triển sản xuất. Nợ nước ngoài lên đến 130 tỉ đôla (1996).- Thiếu kinh nghiệm quản lí kinh tế thị trường.- Tình trạng kinh tế xã hội suy thoái.2. Tình hình kinh tế Liên bang NgaVới những khó khăn và thuận lợi trên Nga có nền kinh tế lớn nhiều tiềm năng nhưng chưa thoát khỏi suy thoái. Chính phủ

Page 97: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Nga đưa ra chính sách phát triển kinh tế nhằm từng bước phục hồi lại vai trò của Nga trên thị trường thế giới.a) Công nghiệp chiếm tới 70% giá trị tổng sản lượng công nông nghiệp của Nga. Cơ cấu công nghiệp đa dạng.Nước Nga có cơ sở công nghiệp năng lượng mạnh do nguồn tài nguyên nhiên liệu giàu có và đa dạng. Đây là ngành được chú ý phát triển để xuất khẩu lấy ngoại tệ và để đáp ứng nhu cầu trong nước. Các ngành này đang có xu hướng tăng sản lượng.Tỉ lệ gia tăng công nghiệp và tổng thu nhập quốc dân GDP (%): năm 1994 công nghiệp – 22,4%, GDP -12,6%. Năm 1996 công nghiệp -4,4%, GDP – 5,0%.Ngành khai thác nhiên liệu tập trung tại các vùng mỏ: Bacu II, Chiumen, Urengôi (dầu khí), Cudơbat (than)… ngành điện lực tập trung tại các thành phố lớn và trên sông Vônga, đầu nguồn sông Ênixây (thủy điện).103Hình: Lược đồ khoáng sản và các trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga104Công nghiệp mở khai thác quặng kim loại và ngành luyện kim là những ngành công nghiệp truyền thống đạt sản lượng cao. Các nhà máy luyện kim có ở vùng mỏ Uran, Cuốcxcơ, Nam Xibia hoặc ở vùng có nhu cầu tiêu thụ kim loại lớn như Matxcơva, Rôxtôp, Xanh Pêtécbua.Các ngành cơ khí chế tạo máy (sản xuất ôtô, thiết bị công nghiệp, tàu biển, máy bay….) và hóa chất phát triển trên cơ sở nguồn nguyên liệu có sẳn trong nước. Các ngành này tập trung ở Nigiơni Nôpgơrôt, Matxcơva, Xanh Pêtecbua, Nôvôxibiêc, Upha. Sản xuất của hai ngành này vẫn còn suy giảm.Ngành công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm chưa phục hồi lại được nhịp độ tăng trưởng như những năm cuối của thập niên 80 một phần do nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài.Câu hỏi:

Page 98: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

1. Liên bang Nga có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế khi tách khỏi Liên Xô?2. Cho biết tình hình ngành công nghiệp của Nga, liên hệ với ngành năng lượng (so sánh với ngành này của Hoa Kì).3. Tìm trên lược đồ một số thành phố công nghiệp:- Matxcơva- Xanh Pêtecbua- Nigiơni Nôpgơrôt- Cuốcxcơ- Nôvôxibiếc- Upha- Xamara- ChêliabinII – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ LIÊN BANG NGA (tiếp theo)b) Nông nghiệp:Lãnh thổ có khả năng phát triển nông nghiệp của Nga nằm chủ yếu trong khu vực khí hậu ôn đới nên Nga có nền nông nghiệp ôn đới. Các nông phẩm chính là lúa mì, lúa mạch, ngô, củ cải đường, quỳ và các loại gia súc… Vùng đất đen phía tây nam là vùng phát triển nhất về nông nghiệp so với các vùng khác.105Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành nông nghiệp Liên bang Nga là phải sử dụng, khai thác và cải tạo một diện tích lớn đất pôtdôn, hình thành các vùng sản xuất củ cải đường, các cây lấy dầu thực phẩm (ở các vùng phía đông và đông nam phần lãnh thổ châu Âu) để phục vụcho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.Trong nông nghiệp cả hai ngành trồng trọt và chăn nuôi đều được chú trọng phát triển, trong đó đặc biệt ưu tiên việc phát triển sản xuất thịt, sữa và len ở các vùng Trung và Hạ lưu sông Vônga, Bắc Capca, Xibia và Viễn Đông.

Page 99: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

* Sản lượng một số nông phẩm của Nga (1991)- Lương thực: 89 triệu tấn- Lúa mì: 50 triệu tấn- Khoai tây: 34 triệu tấn- Bò: 60 triệu con- Cừu: 70 triệu con- Lợn: 40 triệu conC) Giao thông vận tải:Để tăng cường mối liên hệ kinh tế giữa các vùng trên lãnh thổ, Liên bang Nga có một hệ thống đường giao thông khá dày đặc nhất là ở phần Đông Âu. Thủ đô Matxcơva là đầu mối giao thông chính. Từ đây các tuyến đường tỏa ra các hướng khác nhau, đặc biệt quan trọng là tuyến đường sắt xuyên Xibia nối các vùng lãnh thổ thuộc châu Âu với các vùng lãnh thổ thuộc châu Á, đến tận Viễn Đông. Mạng lưới đường vận tải cùng với các đường ống dẫn dầu và khí đốt đã góp phần quan trọng vào việc phục vụ công cuộc phát triển các vùng kinh tế trong toàn Liên bang.106* Chiều dài các loại đường giao vận tải trên lãnh thổ Liên bang Nga (đơn vị km):- Phần lãnh thổ thuộc châu Âu:+ Đường sắt: 57.000 km+ Đường bộ: 493.000 km+ Đường sông: 45.400 km+ Đường ống dẫn dầu: 25.200 km- Phần lãnh thổ thuộc châu Á:+ Đường sắt: 27.900 km+ Đường bộ: 242.000 km+ Đường sông: 75.200 km+ Đường ống dẫn dầu: 13.400 km- Toàn Liên bang:+ Đường sắt: 84.900 km

Page 100: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

+ Đường bộ: 735.000 km+ Đường sông: 120.600 km+ Đường ống dẫn dầu: 38.600 km- Tỉ lệ so với Liên Xô trước đây+ Đường sắt: 60%+ Đường bộ: 56%+ Đường sông: 85%+ Đường ống dẫn dầu: 70%.III – CÁC VÙNG KINH TẾ CHÍNH CỦA LIÊN BANG NGATrong quá trình phát triển kinh tế, do sự phân công lao động theo lãnh thổ, trong Liên bang Nga đã hình thành nên 10 vùng kinh tế (7 vùng ở phần lãnh thổ Đông Âu và 3 vùng ở phần lãnh thổ Bắc Á). Các vùng phát triển nhất là:1. Vùng trung tâm công nghiệp quanh MatxcơvaNằm ở trung tâm đồng bằng Đông Âu. Diện tích: 480.000km2 (bằng 2,8% diện tích toàn quốc) và dân số: 30 triệu người (bằng 20% dân số toàn quốc). Trong vùng có thủ đô Matxcơva, trung tâm văn hóa, chính trị, công thương nghiệp và là đầu mối giao thông quan trọng nhất trong toàn quốc.Đây là vùng kinh tế quan trọng nhất của Liên bang. Ngành công nghiệp chế tạo máy với một loạt các nhà máy lớn được trang bị tốt và tự động hóa là ngành công nghiệp phát triển nhất. Sau ngành chế tạo máy là ngành công nghiệp hóa chất. Ngoài hai ngành trên, trong vùng còn có nhiều ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao như điện tử, chế tạo máy chính xác v.v.. Giá trị công nghiệp chiếm 90% tổng giá trị sản lượng công, nông nghiệp của vùng. Nguồn nguyên liệu chủ yếu do các vùng khác cung cấp.Ngành nông nghiệp tuy không quan trọng bằng công nghiệp, nhưng cũng đã cung cấp cho vùng nhiều lương thực (lúa mì, lúa mạch…), thịt, sữa và rau quả.107

Page 101: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Các thành phố lớn của vùng, ngoài Matxcơva (8 triệu dân) còn có Tula. Đó cũng là trung tâm công nghiệp lớn với các ngành chế tạo máy, sản xuất ôtô, hóa chất, dệt v.v…2. Vùng trung tâm đất đen Nằm ở phía nam vùng trung tâm công nghiệp quanh Matxcơva và giáp với Ucraina ở phía tây nam. Diện tích: 168.000km2 (bằng 1% diện tích Liên bang), dân số: gần 10 triệu người. Vùng có dải đất đen phì nhiêu, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp (lúa mì mùa xuân, mùa thu, ngô, củ cải đường, hoa hướng dương và lanh v.v…).Đây là vùng nông – công nghiệp có nhiều ngành công nghiệp mới, như công nghiệp thực phẩm (chế biến nông sản: làm đường, ép dầu), luyện kim đen, sản xuất phân bón, cơ khí công nghiệp.Nguồn khoáng sản quan trọng nhất của vùng là các mỏ quặng sắt và phôtphorit ở Cuôcxcơ. Do thiếu nhiên liệu nên trong vùng đã tiến hành xây dựng 2 nhà máy điện nguyên tử ở Cuôcxcơ (2 triệu kW) và Vôrônegiơ (2,5 triệu kW). Các trung tâm công nghiệp quan trọng nhất trong vùng là: Cuôcxơ (khai thác quặng sắt, luyện kim, chế tạo máy và hóa chất, thực phẩm…).3. Vùng Trung và Hạ lưu sông VôngaNằm ở phía đông nam đồng bằng Đông Âu, dọc theo đoạn trung và hạ lưu sông Vônga. Diện tích: 680.000 km2 (khoảng 4% diện tích Liên bang), dân số: khoảng 21 triệu người. Các nguồn tài nguyên quan trọng nhất trong vùng là dầu mỏ và tiềm năng thủy điện. Hiện nay, các ngành công nghiệp chủ yếu là: chế tạo máy, chế biến dầu mỏ, hoá chất, công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm. Sông Vônga có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế của vùng. Nhiều xí nghiệp lớn được phân bố dọc hai bờ sông, vì Vônga là con đường thủy nối thông 5 biển và cũng là con đường thuận tiện bảo đảm mối liên hệ kinh tế giữa các vùng ở phần lãnh thổ thuộc châu Âu. Ngoài ra, trên sông Vônga còn có 2 nhà máy thủy điện lớn ở Vôngagrat (2,5 triệu kW) và Xamara (2,5 triệu kW).108

Page 102: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Các thành phố và trung tâm công nghiệp lớn của vùng có: Cadan (chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm, chế biến gỗ), Xamara (chế tạo phương tiện giao thông, máy điện, công cụ chính xác, Upha (chế tạo máy, chế biến dầu mỏ, hóa chất, công nghiệp nhẹ).Hình: Lược đồ các vùng kinh tế của Liên bang Nga4. Vùng Uran nằm ở phần trung và nam dải núi già Uran. Diện tích: 680.000 km2, dân số khoảng 18 triệu người. Vùng rất giàu tài nguyên khoáng sản (sắt, quặng kim loại màu và kim loại hiếm như đồng, niken, manhê, bôxit, vàng, bạc, v.v…), các ngành công nghiệp mạnh nhất của vùng là khai thác mỏ, luyện kim, chế tạo máy, hóa dầu và công nghiệp rừng.Các thành phố và trung tâm công nghiệp lớn có: Pecmơ (chế tạo máy, hóa chất, chế biến gỗ); Chêliabin (luyện kim, chế tạo máy kéo, dệt và thực phẩm) v.v…109* Phụ lục: Các vùng kinh tế khác của Liên bang Nga1. Vùng Vônga – Viatca:- Diện tích: 263 nghìn km2

- Dân số: gần 10 triệu người- Các ngành công nghiệp: Đóng tàu, sản xuất máy kéo, hóa chất, công nghiệp rừng- Các thành phố và trung tâm công nghiệp: Nigiơni – Nôpgơrốt.2. Vùng Tây Bắc:- Diện tích: 1.660 nghìn km2

- Dân số: 14 triệu người- Các ngành công nghiệp: Chế tạo máy (máy điện, điện tử) đóng tàu, hóa chất, in- Các thành phố và trung tâm công nghiệp: Xanh Pêctecbua, Muôcman.3. Vùng Bắc Cacpa- Diện tích: 355 nghìn km2

- Dân số: 17 triệu người- Các ngành công nghiệp: Nông nghiệp, cơ khí nông nghiệp, thực phẩm, du lịch- Các thành phố và trung tâm công nghiệp: Craxnôđa.

Page 103: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

4. Vùng Tây Xibia- Diện tích: 2.400 nghìn km2

- Dân số: 14 triệu người- Các ngành công nghiệp: Khai thác dầu mỏ, khí đốt, than đá, công nghiệp rừng, luyện kim, hóa chất, nông nghiệp- Các thành phố và trung tâm công nghiệp: Bacnaun, Nôvôcuđơnet, Ômxcơ, Nôvôxibiêc.5. Vùng Trung Xibia:- Diện tích: 4.100 nghìn km2

- Dân số: 9 triệu người- Các ngành công nghiệp: Công nghiệp rừng, thủy điện, luyện kim, hóa chất- Các thành phố và trung tâm công nghiệp: Craxnôiac, Iêccut.6. Vùng Đông Xibia:- Diện tích: 6.200 nghìn km2

- Dân số: 7 triệu người- Các ngành công nghiệp: Công nghiệp rừng, đánh cá, khai thác vàng, kim cương- Các thành phố và trung tâm công nghiệp: Vlađivôxtôc, Khabarôp.Câu hỏi:1. Hãy nêu đặc điểm của nông nghiệp và giao thông vận tải của Liên bang Nga.2. Dựa vào các số liệu trong bài và trong bảng phụ lục, hãy vẽ các biểu đồ so sánh diện tích và dân số của các vùng kinh tế thuộc Liên bang Nga.3. Dựa vào lược đồ và các kiến thức trong bài, hãy so sánh những điều kiện khó khăn và thuận lợi của việc phát triển kinh tế ở 2 phần lãnh thổ thuộc châu Âu và châu Á của Liên bang Nga.110THỰC HÀNH

Page 104: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Căn cứ vào những kiến thức đã học ở bài Liên bang Nga hãy viết báo cáo so sánh các điều kiện và tình hình phát triển kinh tế của phần lãnh thổ thuộc châu Âu và thuộc châu Á của nước này.HƯỚNG DẪNSo sánh sự khác biệt của phần lãnh thổ thuộc châu Âu và châu Á của Liên bang Nga cụ thể về các mặt sau:- Vị trí địa lí, diện tích,- Đặc điểm tự nhiên: địa hình, khí hậu, tài nguyên khoáng sản.- Dân cư: số dân, số thành phố lớn, mật độ- Kinh tế: + các vùng và ngành công nghiệp+ các nông sản chính(Vùng Uran được tính vào phần lãnh thổ châu Âu)111

TRUNG QUỐCDiện tích: 9,6 triệu km2

Dân số: 1,2 tỉ người (1996)Thủ đô: Bắc KinhBình quân thu nhập đầu người: 530 đôla (1994)

I – MỘT ĐẤT NƯỚC CÓ DIỆN TÍCH LỚN VÀ DÂN SỐ ĐÔNGLãnh thổ Trung Quốc rộng lớn trải dài từ miền cận nhiệt đới đến miền ôn đới, từ vùng núi cao xen bồn địa khô hạn của miền Tây đến những đồng bằng màu mỡ ven biển ở miền Đông. Về diện tích, Trung Quốc là nước lớn thứ 3 trên thế giới (sau Liên bang Nga, Canada). Cả nước có 21 tỉnh, 5 khu tự trị, 3 thành phố lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và đặc khu kinh tế Hồng Công.Ngoài Việt Nam, Trung Quốc có biên giới chung với nhiều nước ở ba mặt bắc, tây, nam. Phần lớn đường biên giới (17.000 km) nằm trong vùng núi cao hiểm trở, nên việc đi lại giữa Trung

Page 105: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Quốc và với các nước láng giếng bị hạn chế. Trái lại, đường bờ biển phía đông mở rộng ra Thái Bình Dương, với các cảng nằm rải rác từ bắc xuống nam, đã tạo điều kiện tốt cho Trung Quốc quan hệ với thế giới nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Thượng Hải là thành phố cảng và trung tâm thương mại lớn nhất Trung Quốc (12 triệu dân). Ven biển còn có Ma Cao (nhượng cho Bồ Đào Nha trước đây, Trung Quốc đã thu hồi từ ngày 20/12/1999). Đảo Đài Loan đã tách khỏi Trung Quốc từ năm 1949, tới nay phát triển như một quốc gia độc lập. (Tuy nhiên đảo này vẫn được coi là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc).II – TRUNG QUỐC CÓ NHIỀU TIỀM NĂNG LỚN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ1. Thiên nhiên đa dạng nhưng có sự khác nhau giữa miền Đông và miền Tâya) Miền Đông là một dải các đồng bằng ven biển Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam có đất phù sa phì nhiêu (do các sông Liêu Hà, Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang bồi đắp) và vùng đất hoàng thổ (đất Lớt) ở trung lưu sông Hoàng Hà. Đây là vùng nông nghiệp trù phú. Do nằm rải từ bắc xuống nam, nên các đồng bằng có khí hậu thay đổi từ gió mùa ôn đới tới gió mùa cận nhiệt. Về mùa hạ, gió mùa cung cấp lượng nước mưa dồi dào cho sông ngòi, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, nhất là ngành trồng trọt. Đồng bằng châu thổ sông Trường Giang trong ba tháng 6, 7, 8 có lượng mưa trên 500mm. Song mưa lớn cũng thường xuyên gây lụt lội ở vùng hạ lưu các sông, làm thiệt hại nhiều người và của. Tuy vậy, các đồng bằng vẫn là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất. 112Hình: Lược đồ tự nhiên Trung Quốc 113b) Miền Tây có nhiều núi non và khí hậu lục địa khắc nghiệt, không thuận lợi cho ngành trồng trọt, nhưng lại giàu tiềm năng khoáng sản và nhiều đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi.2. Trung Quốc là nước có nhiều tài nguyên và khoáng sản

Page 106: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Nguồn năng lượng than, dầu mỏ, khí đốt tập trung ở Đông Bắc, Tây Bắc. Quặng sắt có ở Đông Bắc, quặng kim loại màu ở miền Nam và miền Tây. Nguồn tài nguyên sẵn có này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp.* Tài nguyên thiên nhiên:- Than đá: trữ lượng 1500 tỉ tấn- Quặng sắt: trữ lượng 3 tỉ tấn- Thủy điện: tiềm năng 380 triệu kW3. Nguồn lao động dồi dàoa) Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới. Hằng năm, đội quân lao động tăng thêm khoảng 13 triệu người. Đó là nguồn lao động lớn, đồng thời cũng là gánh nặng đè lên nền kinh tế và xã hội Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã thực hiện triệt để chính sách kế hoạch hóa gia đình, buộc mỗi gia đình chỉ được phép có 1 con. Mức tăng dân số hàng năm hiện nay, tuy chỉ còn dưới 1%, nhưng vấn đề dân số vẫn luôn là sức ép đối với xã hội Trung Quốc.* Sự gia tăng dân số của Trung Quốc:- Năm 1920 dân số là 420 Triệu người- Năm 1940 dân số là 490 Triệu người- Năm 1960 dân số là 680 Triệu người- Năm 1920 dân số là 1000 Triệu người- Năm 1980 dân số là 1120 Triệu người- Năm 1996 dân số là 1217 Triệu ngườib) Sức lao động của Trung Quốc phân bố không đều trên lãnh thổMiền Đông có diện tích bằng 50% diện tích đất nước, nhưng lại tập trung 90% dân số cả nước. Gần 60% đời sống Trung Quốc hoạt động trong ngành nông nghiệp, tuy nhiên năng suất lao động chưa cao.c) Tuy tỉ lệ dân thành thị còn thấp nhưng Trung Quốc cũng có nhiều thành phố đông trên 1 triệu dân

Page 107: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Thượng Hải có 12 triệu dân, thủ đô Bắc Kinh cũng có trên 10 triệu dân.114Việc tăng cường sản xuất hàng hóa trong thời gian gần đây, nhất là ở nông thông Trung Quốc, đã góp phần nâng cao trình độ sản xuất của người lao động, làm thay đổi bộ mặt của nông thôn và thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của dân cư.* Bình quân lương thực theo đầu người: - Năm 1984: 393 kg/năm, - Năm 1995: gần 400 kg/năm.Câu hỏi:1. Vị trí lãnh thổ Trung Quốc nằm ven bờ Thái Bình Dương có tác dụng gì đến việc phát triển kinh tế nước này?2. Trung Quốc có những điều kiện tự nhiên nào thuận lợi cho việc phát triển kinh tế?3. Tình hình tăng dân số của Trung Quốc đã có tác động như thế nào đến nền kinh tế và xã hội?4. Em có nhận xét gì về cơ cấu lao động trong dân số của Trung Quốc theo bảng số liệu dưới đây:* Năm 1970: - Ngành Nông nghiệp: 81,6%, - Ngành Công nghiệp: 6,4%, - Ngành Dịch vụ: 12%* Năm 1980: - Ngành Nông nghiệp: 72,1%, - Ngành Công nghiệp: 15,6%, - Ngành Dịch vụ: 12,3%* Năm 1990: - Ngành Nông nghiệp: 60%, - Ngành Công nghiệp: 21%, - Ngành Dịch vụ: 19%III – KẾT QUẢ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRUNG QUỐC TRƯỚC THỜI KÌ HIỆN ĐẠI HÓA (1949 – 1978)

Page 108: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Quốc là nước phong kiến nửa thuộc địa. Sau khi phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân Trung Quốc giải phóng đất nước, thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Cũng như các nước xã hội chủ nghĩa khác lúc đó, Trung Quốc tiến hành quốc hữu hóa các tư liệu sản xuất, xóa bỏ giai cấp địa chủ, tư sản, thành lập các tổ chức sản xuất nhà nước; nhà máy, xí nghiệp quốc doanh và tập thể; ở nông thôn là các hợp tác xã nông nghiệp, sau này là công xã nhân dân. 115Trong suốt 30 năm xây dựng và phát triển, tình hình kinh tế - xã hội Trung Quốc có những thay đổi nhất định, song chưa đủ để Trung Quốc vượt lên đứng vào hàng ngũ các nước có nền kinh tế phát triển. Trung Quốc vẫn chỉ là nước nông – công nghiệp thuộc nhóm các nước đang phát triển.1. Ngành nông nghiệp Trung Quốc còn chậm tiếnHơn 80% dân số làm nông nghiệp trong 26.000 công xã (1958) nhưng vẫn không cung cấp đủ lương thực cho cả nước. Bình quân lương thực theo đầu người thấp: dưới 300kg/người/năm (ở các nước phát triển 1000 kg/người/năm).Các công xã nhân dân không thu được kết quả gì đáng kể. Trình độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn thấp. Nông dân Trung Quốc vẫn sử dụng sức kéo của người và gia súc, canh tác phụ thuộc vào thiên nhiên và mang tính tự cung, tự cấp. Đời sống ở nông thôn chưa thay đổi được bao nhiêu.2. Ngành công nghiệp phát triển chưa đềuTrong thập niên 50, Trung Quốc đã phục hồi và mở rộng các khu công nghiệp cũ dưới thời Nhật chiếm đóng ở Mãn Châu và xây dựng thêm nhiều cơ sở công nghiệp nặng hiện đại ở vùng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung với sự giúp đỡ của Liên Xô như các trung tâm công nghiệp luyện kim An Sơn, Bao Đầu, Vũ Hán, Bắc Kinh, Thượng Hải … Từ những năm 60, do sự bất đồng ý kiến với Liên Xô và do tình hình trong nước thiếu ổn định, nên các cơ sở này ít được tiếp tục phát triển và nâng cao

Page 109: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

trình độ sản xuất. Ngành tiểu thủ công nghiệp vẫn giữ một vai trò đáng kể.3. Tình hình xã hội thiếu ổn địnhMức sống của đại bộ phận nhân dân Trung Quốc không được nâng cao. Cho đến những năm 70, thu nhập bình quân theo đầu người mới khoảng từ 120 đến 250 đôla/năm. Cuộc cách mạng văn hóa đã gây xáo động lớn trong toàn bộ xã hội Trung Quốc, làm thiệt hại đến tính mạng của hàng chục triệu người. Nhiều giá trị vật chất và tinh thần bị phá hoại.4. Những nguyên nhân làm cho nền kinh tế - xã hội Trung Quốc chậm phát triển.Nền kinh tế - xã hội Trung Quốc sau 30 năm không biến đổi được bao nhiêu là do nhiều nguyên nhân:116a) Trung Quốc xây dựng đất nước từ một nền kinh tế yếu kém, trình độ sản xuất thấp. Lực lượng lao động tuy lớn do dân số đông nhưng trình độ lao động kĩ thuật thấp, đại bộ phận là nông dân làm việc với công cụ thô sơ. Việc nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật gặp nhiều khó khăn vì thiếu thông tin, vốn đầu tư và nhất là thiếu nguồn nhân công lành nghề.b) Trung Quốc là nước đông dân nhưng dân cư lại tập trung phần lớn ở miền Đông. Miền Tây rộng lớn, có nhiều tài nguyên, khoáng sản nhưng lại lạc hậu và rất thiếu nhân lực, thiếu phương tiện giao thông liên lạc. Các khu tự trị Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng… bị biệt lập như những quốc gia riêng, ít gắn bó với miền Đông trù phú.c) Tư tưởng nóng vội tiến lên chủ nghĩa xã hội đã dẫn đến sai lầm trong việc tổ chức các hình thức sản xuất không thích hợp như hình thức công xã nhân dân trong nông nghiệp. Tại đây các tư liệu sản xuất không có người làm chủ, sự phân phối sản phẩm bình quân, không theo giá trị lao động, đã dẫn đến tình trạng tài sản chung bị phá hoại, năng suất lao động bị giảm sút v.v…d) Trong quá trình xây dựng kinh tế - xã hội, Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp không sát thực tế đất nước, đề cao cuộc

Page 110: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

cách mạng văn hóa làm cho toàn bộ xã hội bị đảo lộn, gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế - xã hội (như các phong trào: đại nhảy vọt, toàn dân làm gang thép, buộc nông dân vào công xã nhân dân, đóng cửa các trường học, đấu tố trí thức, đưa cán bộ công nhân “hạ phóng”…).Câu hỏi:1. Sau 30 năm: từ 1949 đến 1978, công cuộc xây dựng đất nước Trung Quốc đã đạt được những kết quả gì về mặt kinh tế - xã hội2. Những nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế - xã hội Trung Quốc chậm phát triển?IV – TRUNG QUỐC TIẾN HÀNH HIỆN ĐẠI HÓANăm 1978, Trung Quốc đã nhận thấy cần phải tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh hơn bằng cách đề ra 4 nhiệm vụ hiện đại hóa: hiện đại hóa công nghiệp, nông nghiệp, khoa học kĩ thuật và quốc phòng, tiến tới cải cách toàn diện đất nước.1171. Hiện đại hóa công nghiệp là nhiệm vụ hàng đầua) Tăng cường vốn đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị của các ngành công nghiệp để sản xuất nhiều hàng xuất khẩu.Để hiện đại hóa nền nông nghiệp, Trung Quốc trước hết tăng cường đầu tư cho các cơ sở sản xuất bằng các nguồn vốn của nhà nước, của tư bản nước ngoài đưa vào và vốn đi vay của nước ngoài. Trung Quốc nhập nhiều thiết bị máy móc mới để thay thế cho các máy cũ, khuyến khích phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ, xây dựng thêm nhiều công trình mới, nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu. Trung Quốc đã dùng 80% số tiền vay được, chủ yếu để phát triển các ngành mũi nhọn và xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho công nghiệp.Để sử dụng vốn có hiệu quả, Trung Quốc cũng thay đổi cách quản lí trong công nghiệp. Các xí nghiệp quốc doanh được nới rộng quyền hạn kinh doanh (tự lập kế hoạch, tự tìm nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm …) nhà nước chỉ làm nhiệm vụ điều tiết, chỉ đạo ở cấp vĩ mô. Để có được các mặt hàng xuất

Page 111: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

khẩu cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, Trung Quốc một mặt hết sức coi trọng việc nhập kĩ thuật của nước ngoài, nhưng mặt khác cũng ra sức phát triển và nâng cao chất lượng những sản phẩm của các ngành công nghiệp truyền thống, các mặt hàng tiêu dùng vốn có tiếng như: hàng tơ lụa, dụng cụ gia đình v.v… Với chính sách tận dụng nguồn nhân công rẻ trong nước để chế biến và bán ra ngoài các thành phẩm với giá cao, Trung Quốc vừa giải quyết được tình trạng thừa lao động, vừa thu được nhiều ngoại tệ mạnh.b) Những thay đổi trong sản xuất và phân bố công nghiệp Giá trị sản lượng công nghiệp đã chiếm 45% GDP. Tỉ lệ hàng công nghiệp tham gia vào cán cân buôn bán với nước ngoài ngày càng tăng. Trung Quốc đứng hàng đầu thế giới và sản lượng than, xi măng, vải sợi bông.Trước 1988, Trung Quốc phát triển mạnh các ngành công nghiệp truyền thống như: luyện kim, dệt, công nghiệp nhẹ v.v…118Gần đây, Trung Quốc tập trung phát triển nhiều ngành công nghiệp hiện đại như: điện tử, cơ khí chính xác, hóa chất và du lịch… nhằm thay đổi đáng kể cơ cấu các ngành công nghiệp. Các trung tâm công nghiệp cũ ở vùng Đông Bắc Trung Quốc như Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, An Sơn với các ngành công nghiệp nặng được tiếp tục phát triển.Lược đồ công nghiệp Trung Quốc Các thành phố Bắc Kinh, Thái Nguyên, Bao Đầu (vùng Hoa Bắc) có cả các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhệ và thực phẩm. Ngày nay, vùng hạ lưu sông Trường Giang (Hoa Trung) cũng trở thành một vùng công nghiệp quan trọng với hai trung tâm lớn: Thượng Hải, Vũ Hán. Ngoài ra, các ngành công nghiệp năng lượng, khai khoáng, hóa chất v.v… cũng bắt đầu được phát triển mạnh ở các tỉnh và thành phố miền Tây (Lan Châu, Tây An v.v…).119

Page 112: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Đặc biệt, các mặt hàng: vật liệu xây dựng, đồ gốm, đồ sứ, hàng dệt được sản xuất ở khắp các vùng nông thôn.* Sản lượng một số ngành công nghiệp (1990):- Than: hơn 1.000 triệu tấn; - Thép: 71 triệu tấn,- Dầu mỏ: 1,04 tỉ thùng, - Điện: 620 tỉ kWh; - Dệt vải bông: 15,8 tỉ mét. - Len, dạ, tơ lụa: 240 triệu mét.2. Hiện đại hóa nông nghiệp là nhiệm vụ cấp thiếtBước đầu tiên của cải cách kinh tế ở Trung Quốc được tiến hành trong nông nghiệp. Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm khai thác tiềm năng lao động và tài nguyên thiên nhiên, sản xuất ra nhiều nông phẩm hàng hóa phục vụ nhân dân và xuất khẩu.a) Trung Quốc áp dụng các biện pháp khuyến khích sản xuất và đưa khoa học kĩ thuật vào nông nghiệpMột trong những biện pháp đầu tiên là khoán sản xuất cho các hộ nông dân. Người nông dân từ nay có quyền lựa chọn loại nông sản mà họ có khả năng sản xuất và đem lại thu nhập cao. Nhờ đó, nông dân gắn bó với đồng ruộng hơn, tích cực làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội.Bên cạnh biện pháp trên, nhà nước một mặt giảm thuế nông nghiệp, tăng giá nông phẩm, tổ chức các dịch vụ vận chuyển và thương mại hóa nông phẩm, làm cho thu nhập của nông dân tăng lên, trên cơ sở đó khuyến khích việc phát triển các ngành công nghiệp địa phương, nhằm sử dụng sức lao động dư thừa ở nông thôn, tạo ra nhiều hàng hóa cho xã hội.Để tăng sản lượng nông nghiệp, Trung Quốc rất coi trọng việc đưa khoa học kĩ thuật hiện đại vào nông nghiệp như: dùng giống mới có năng suất cao, tăng cường thủy lợi hóa, cơ giới hóa và hóa học hóa đồng ruộng.* Tỉ lệ giá trị tổng sản phẩm quốc dân:- Năm 1970:+ Ngành Nông nghiệp: 35%,

Page 113: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

+ Ngành Công nghiệp: 41%,+ Ngành Công nghiệp: 24%,- Năm 1980:+ Ngành Nông nghiệp: 32%, + Ngành Công nghiệp: 48%,+ Ngành Công nghiệp: 20%,- Năm 1990:+ Ngành Nông nghiệp: 24%, + Ngành Công nghiệp: 42%,+ Ngành Công nghiệp: 34%,120Hình: Lược đồ nông nghiệp Trung Quốc121b) Kết quả của việc cải cách nông nghiệp* Sản lượng một số ngành nông nghiệp:- Năm 1987+ Lương thực: 340 triệu tấn+ Bông: 4,2 triệu tấn+ Bò: 62,0 triệu con+ Lợn: 350 triệu con- Năm 1990+ Lương thực: 384,4 triệu tấn+ Bông: 4,4 triệu tấn+ Bò: 77,0 triệu con+ Lợn: 359,7 triệu con- Năm 1995+ Lương thực: 465 triệu tấn+ Bông: 4,5 triệu tấn+ Lợn: 360 triệu conTrong đó Sản lượng Lương thực và Bông đứng vị trí thứ nhất trên thế giới:Tuy vậy, nông nghiệp Trung Quốc vẫn còn nhiều khó khăn khó vượt qua như: mức đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp còn ít, năng suất lao động chưa cao, trong khi bình quân diện tích đất

Page 114: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

canh tác lại giảm (hiện nay chỉ còn 0,09 ha/người). Sản lượng lương thực của Trung Quốc tuy có tăng thêm nhưng do dân số tăng khá nhanh nên hàng năm Trung Quốc phải nhập lượng lương thực khá lớn (8 triệu tấn).Câu hỏi:1. Trung Quốc đã có những biện pháp gì để tiến hành hiện đại hóa công nghiệp?2. Dựa vào lược đồ công nghiệp Trung Quốc, hãy cho biết sự phân bố của các ngành luyện kim, cơ khí chế tạo máy, dệt. Giải thích nguyên nhân của sự phân bố này.3. Trong quá trình cải cách kinh tế, Trung Quốc đã áp dụng những biện pháp nào đối với nông nghiệp, kết quả ra sao?* Phụ lục: Sản lượng một số nông sản chính của Trung Quốc (1986):- Mía: 50,3 triệu tấn- Củ cải đường: 8,3 triệu tấn- Chè: 0,5 triệu tấn- Hoa quả: 13,4 triệu tấn- Gia súc có sừng: 118,9 triệu con- Sữa: 2,9 triệu tấn.1223. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã góp phần quan trọng vào việc cải cách kinh tế - xã hội của Trung QuốcTừ năm 1978 tới nay, Trung Quốc đã mạnh dạn thực hiện chính sách mở cửa, tận dụng các điều kiện thuận lợi trong quan hệ quốc tế để phát triển nền kinh tế quốc dân.a) Để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, Trung Quốc đã thành lập các đặc khu kinh tế ở một số thành phố, và vùng ven biển. Trong các đặc khu kinh tế, các dịch vụ kinh doanh và hàng hóa xuất, nhập khẩu, đều được hưởng chính sách ưu đãi.Trung Quốc còn tích cực vay tiền của nước ngoài (Nhật, Bỉ, Hà Lan, Ngân hàng thế giới v.v…) để phát triển kinh tế trong nước. Cho tới năm 1995, Trung Quốc đã dùng trên 160 tỉ đô la vốn đầu tư của nước ngoài để xây dựng các công trình trong các lĩnh

Page 115: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

vực khác nhau như năng lượng, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng (nhà ở, đường ống nước…).b) Trung Quốc một mặt tăng cường trao đổi khoa học kĩ thuật, kinh nghiệm quản lí kinh tế với nước ngoài, mặt khác mở rộng buôn bán với thế giới. Hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt, sản phẩm công nghiệp nhẹ, thực phẩm, gia cầm v.v… Hàng nhập khẩu phần lớn là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, một số ít là hàng tiêu dùng và nông phẩm. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lên đến 280 tỉ đôla (1995).c) Trung Quốc còn chú ý đến việc khai thác các di tích văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên để phục vụ du lịch. Năm 1995, 46 triệu khách du lịch đã tới thăm Trung Quốc và nguồn thu của ngành này lên tới 9 tỉ đô la.V – CÁC VÙNG KINH TẾ CHÍNH CỦA TRUNG QUỐCCác vùng kinh tế phát triển nhất của Trung Quốc đều nằm ở ven biển phía đông lãnh thổ. Từ Bắc xuống Nam có 4 vùng chính:1. Vùng Đông Bắc là vùng có những cơ sở công nghiệp nặng quan trọng của Trung Quốc. Trong vùng có các nguồn nguyên, nhiên liệu phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp: khai khoáng (than, quặng sắt, dầu mỏ), luyện kim, cơ khí hóa chất và dệt. Các trung tâm công nghiệp lớn là: Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Phủ Thuận, An Sơn và cảng Đại Liên. Nông sản chủ yếu có: lúa mì, ngô, cao lương, củ cải đường, khoai tây và hạt hướng dương.1232. Vùng Hoa Bắc nằm ở đồng bằng hạ lưu sông Hoàng Hà, là vùng phát triển mạnh cả về công nghiệp và nông nghiệp. Sản lượng công nghiệp của vùng chiếm khoảng 1/5 tổng sản lượng công nghiệp toàn quốc. Các ngành chính có: khai thác nhiên liệu (than, dầu mỏ), điện lực, luyện kim, hóa chất, cơ khí và chế biến nông sản. Ngành đánh cá biển cũng khá phát triển. Các trung tâm công nghiệp lớn trong vùng là: Thiên Tân, Thái Nguyên, Tế Nam, Thanh Đảo. Vùng Hoa Bắc còn cung cấp một lượng lớn lương thực, bông, lạc và hạt hướng dương. Ở phía nam của vùng, nhờ có các công trình thủy lợi nên cũng trồng được lúa

Page 116: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

nước. Bắc Kinh là thành phố lớn nhất trong vùng, đồng thời là thủ đô của Trung Quốc. Bên cạnh những công trình kiến trúc cổ như: Cố Cung, Di Hòa Viên v.v… Bắc Kinh đã và đang xây dựng thêm nhiều khu phố hiện đại với các nhà cao tầng, các quảng trường lớn và một hệ thống giao thông nội thị với nhiều phương tiện hiện đại.3. Vùng Hoa Trung nằm trên lưu vực và châu thổ sông Trường Giang. Dân cư trong vùng rất đông đúc. Các ngành kinh tế chính gồm cả nông nghiệp, công nghiệp và đánh cá biển. Các nông sản quan trọng nhất có: lương thực (lúa mì, lúa gạo), chè, đỗ, lạc, bông và rau quả. Các trung tâm công nghiệp, đồng thời là cảng lớn của vùng là: Thượng Hải, Vũ Hán, Nam Kinh. Thượng Hải nằm bên cửa sông Trường Giang là thành phố đông dân nhất Trung Quốc (12 triệu dân). Hoạt động kinh tế chủ yếu là công, thương nghiệp.4. Vùng Hoa Nam nằm ở khu vực gió mùa cận nhiệt đới nên có điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp nhiệt đới phát triển. Ngoài lúa gạo, Hoa Nam còn sản xuất: chè, mía, cà phê, cao su, cam, chanh… Trong vùng có nhiều mỏ quặng kim loại màu lớn nhưng chưa được khai thác. Thành phố cảng lớn nhất của vùng là Quảng Châu.Câu hỏi:1. Hãy chứng minh rằng: quan hệ đối ngoại của Trung Quốc có vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân.1242. Hãy vẽ một lược đồ lãnh thổ Trung Quốc và ghi vị trí các thành phố lớn của 4 vùng kinh tế nói trong bài.THỰC HÀNHLấy kinh tuyến 105oC làm ranh giới, ta thấy có sự khác biệt lớn giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc. Sự khác biệt thể hiện rõ ở các điều kiện tự nhiên và kinh tế.1. Phân tích biểu đồ trên để thấy rõ sự khác nhau về khí hậu giữa miền Đông và Tây Trung Quốc.

Page 117: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

2. Sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc thể hiện ở các mặt địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng như thế nào? (Dựa vào lược đồ tự nhiên và lát cắt Tây – Đông để phân tích).3. Dựa vào lược đồ công và nông nghiệp Trung Quốc, hãy so sánh sự khác nhau giữa miền Đông và miền Tây về các mặt:- Số lượng các trung tâm công nghiệp mỗi miền.- Mật độ giao thông của mỗi vùng.- Các nông sản của mỗi vùng.Biểu đồ khí hậu Urumsi (miền Tây) và Bắc Kinh (miền Đông).125

ẤN ĐỘDiện tích: 3,28 triệu km2

Dân số: 949,6 triệu người (1996)Thủ đô: Niu ĐêiLiên bang gồm 25 bang và 6 khu tự trịThu nhập quốc dân tính theo đầu người gần 310 đôla (năm 1994)

I – LÃNH THỔ ẤN ĐỘ CÓ 2 BỘ PHẬN: BẮC VÀ NAM1. Cộng hòa Ấn Độ là nước lớn nhất trên bán đảo cùng tên, phía bắc có dãy Himalaya đồ sộ án ngữLãnh thổ Ấn Độ có 2 bộ phận chính: phía bắc là lưu vực của 2 con sông lớn: Ấn, Hằng. Với đất phù sa màu mỡ và khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng bằng Ấn – Hằng là nơi có điều kiện trồng cây lương thực thuận lợi và tốt nhất Ấn Độ. Phía nam là cao nguyên cổ Đêcan, khô hạn, ít có giá trị về nông nghiệp. Vùng bờ cao nguyên ở phía đông và phía tây, nhô cao đổ dốc xuống Ấn Độ Dương tạo thành các dãy núi thấp: Gát Tây và Gát Đông. Dọc bờ biển có những đồng bằng hẹp nhưng tương đối màu mỡ.2. Gió mùa Tây Nam có vai trò rất lớn đối với khí hậu Ấn Độ

Page 118: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Gió này thổi từ Ấn Độ Dương vào đất liền về mùa hạ, mang theo nhiều mưa. Song sự phân bố mưa không đều đã tạo ra những vùng khí hậu khô khan và vùng khí hậu ẩm ướt.Ở các sườn núi Gát Tây, Gát Đông và ở hạ lưu sông Hằng (nơi đón gió Tây Nam) lượng mưa tương đối cao. Đây là địa bàn thuận lợi cho việc trồng lúa nước, đay, mía v.v… Trái lại, ở các vùng Tây Bắc, lưu vực Sông Ấn và giữa cao nguyên Đêcan mưa ít hơn, ngay cả trong mùa hạ. Hạn hán thường xảy ra, gây thiệt hại nghiêm trọng cho mùa màng.126Lược đồ tự nhiên Ấn ĐộTrừ 2 con sông lớn (Ấn, Hằng), các sông ở Ấn Độ đều hiếm nước. Do đó, năm nào gió mùa Tây Nam đến muộn, vì thiếu nước, việc cày bừa cho vụ sau bị chậm lại, rơm cỏ cho súc vật cũng khan hiếm, ở nhiều nơi nước phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân cũng không có (các mạch nước ngầm đều cạn khô).Số nạn nhân chịu ảnh hưởng xấu do hạn hán ở Ấn ĐộNăm 1960 là 18,5 triệu người; Năm 1987 là trên 100 triệu người127II – MỘT QUỐC GIA CÓ NỀN VĂN MINH LÂU ĐỜI VỚI NHIỀU DÂN TỘC, NGÔN NGỮ VÀ TÔN GIÁO KHÁC NHAUẤn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh Cổ đại. Hiện nay còn lưu lại nhiều công trình kiến trúc, nhiều tác phẩm nghệ thuật lớn có giá trị.Ấn Độ có hơn 200 dân tộc với 15 ngôn ngữ thường dùng, (nhưng tiếng chính thức để giao dịch là tiếng Anh). Tình hình tôn giáo cũng phức tạp: 83% dân số theo đạo Ấn, 11% theo đạo Hồi, một số nhóm dân cư khác theo đạo Xích, đạo Kitô và đạo Phật… Ở nước này, vấn đề đoàn kết các dân tộc và tôn giáo thường xuyên được quan tâm. Những năm qua, sự mâu thuẫn giữa những người theo đạo Ấn và đạo Hồi hoặc đạo Ấn và đạo Xích, có lúc đã xảy ra ở một số nơi.Hình: Tháp dân số Ấn Độ

Page 119: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

128Dân số Ấn Độ hiện nay đông vào hàng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc). Sự bùng nổ dân số diễn ra vào những năm 50 của thế kỉ XX. Ngay từ năm 1952, Ấn Độ đã thông qua chính sách sinh đẻ có kế hoạch. Nhưng việc thực hiện rất khó khăn do bị ràng buộc bởi những luật lệ riêng của tôn giáo và các hủ tục (cấm phá thai, tảo hôn) v.v… Năm 1976 – 1977 Ấn Độ áp dụng biện pháp độc đoán (triệt sản bắt buộc) và đã gặp sự chống đối quyết liệt trong nhân dân. Hiện nay, Ấn Độ rất coi trọng việc vận động giáo dục đông đảo nhân dân thực hiện chính sách dân số. Các vấn đề lương thực, việc làm, giáo dục và y tế vẫn đang là những mối quan tâm hàng đầu của nhà nước. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên tuy đã giảm, song vẫn còn cao đối với một nước đông dân như Ấn Độ (theo dự đoán của Liên Hợp Quốc, đến năm 2100, dân số Ấn Độ sẽ là 2,3 tỉ người).Đại bộ phận dân Ấn Độ sống ở nông thôn. Dưới thời thuộc Anh, tỉ lệ người mù chữ và có bệnh rất cao. Hiện nay, nhiều trẻ em ở thành thị và ở nông thôn đã được đi học. Nhà nước đã cho nông dân vay vốn, giúp vật tư để phát triển sản xuất. Tuy nhiên số người không có ruộng vẫn tăng. Ở nhiều vùng địa tô quá cao và nạn cho vay nặng lãi vẫn là gánh nặng phổ biến đối với nông dân. Nông dân bị bóc lột nặng nề đã bỏ làng tìm ra các thành phố làm cho số người thất nghiệp thêm đông. Mặc dù chính phủ đã thông qua các đạo luật để bảo hộ quyền lợi các tầng lớp nhân dân bị áp bức (những người cùng dân và dân cư các bộ lạc), nhưng tình trạng bất bình đẳng trong xã hội vẫn nặng nề. Sự phân biệt đẳng cấp chưa được xóa bỏ.* Số dân tăng hàng năm:- Từ năm 1941 – 1951: 4,5 triệu người/năm- Từ năm 1965 – 1985: 12 triệu người/năm- Hiện nay: 17 triệu người/năm

Câu hỏi:1. Dựa vào lược đồ trong sách giáo khoa, hãy trình bày sự khác nhau giữa hai bộ phận Bắc và Nam ở Ấn Độ. Gió mùa mùa hạ

Page 120: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

đã có ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư Ấn Độ như thế nào?2. Qua tháp dân số của Ấn Độ, em có những nhận xét gì?3. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ số dân theo các tôn giáo khác nhau ở Ấn Độ.129III – NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG NỀN NÔNG NGHIỆP ẤN ĐỘTừ sau ngày giành độc lập (1947) và thành lập nền cộng hòa (1950), Ấn Độ đã đề ra các mục tiêu cơ bản là: phát triển nền kinh tế vững chắc và hiện đại hóa các ngành sản xuất trên cơ sở thực hiện chiến lược tự lực cánh sinh. Hiện nay, Ấn Độ là một nước nông – công nghiệp. Trên đường phát triển, quốc gia này rất coi trọng nông nghiệp. Đây là cơ sở vững chắc để thực hiện việc công nghiệp hóa đất nước.1. Một nước Ấn Độ nghèo nàn và lạc hậu trước đâyGần 200 năm dưới ách thống trị của đế quốc Anh, mặc dù là nước nông nghiệp có diện tích đất đai rộng lớn, Ấn Độ không sản xuất đủ lương thực cho nhân dân. Hàng năm nạn đói, bệnh tật đe dọa tính mạng của hàng chục triệu người.Chế độ chiếm hữu ruộng đất nặng nề, kĩ thuật canh tác lạc hậu… đã làm cho nền nông nghiệp Ấn Độ kém phát triển.* Trước năm 1947:- Tỉ lệ nông dân trong dân số là 85%, tỉ lệ địa chủ trong dân số là 15%.- Tỉ lệ nông dân sở hữu ruộng đất Là 15%, tỉ lệ địa chủ sở hữu ruộng đất là 85%.2. Cuộc “cách mạng xanh” đóng vai trò quyết định trong việc tăng sản lượng lương thựcSau ngày độc lập, Ấn Độ tiến hành cuộc cải cách ruộng đất tuy không triệt để nhưng đã làm tăng tỉ lệ nông dân có ruộng đất. Đồng thời, Ấn Độ đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng trọt. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp không cao. Đến năm 1960, Ấn Độ vẫn phải nhập lương thực. Rõ ràng

Page 121: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

là việc phát triển nông nghiệp theo chiều rộng chưa đem lại hiệu quả lớn. Vì vậy, vấn đề chủ yếu là phải nâng cao năng suất cây trồng và năng suất lao động. Từ năm 1967, Ấn Độ quyết định chuyển nền nông nghiệp theo hướng này, được gọi là cuộc “cách mạng xanh”. Nội dung chính là sử dụng các loại giống cao sản, bảo đảm tốt vấn đề thủy lợi và phân bón. Cuộc “cách mạng xanh” lúc đầu tiến hành trên đồng bằng Ấn – Hằng, gồm các bang Pungiáp, Hariana và một vài bang khác trồng lúa mì và lúa nước. Ấn Độ đã xây dựng hệ thống thủy lợi đồ sộ với các thiết bị tưới tiêu tự sản xuất (máy bơm, ống dẫn), dùng nhiều thuốc trừ sâu và phân bón. Ấn Độ nhập nhiều thiết bị nông nghiệp (máy cày, máy kéo, máy gặt đập, máy gieo hạt v.v…).130Hình Lược đồ nông nghiệp Ấn Độ131Nhờ cuộc “cách mạng xanh”, sản lượng lương thực của Ấn Độ đã tăng đáng kể, hiện nay không những tự túc mà còn xuất khẩu lương thực.Tuy nhiên, do dân số vẫn tiếp tục tăng nhanh, và cuộc “cách mạng xanh” cũng chỉ mới thực hiện tốt ở một số vùng có điều kiện thuận lợi (như có cơ sở về thủy lợi, nông dân giàu, có vốn đầu tư), nên sản lượng lương thực vẫn chưa đạt so với yêu cầu. Mặt khác, do thu nhập chênh lệch quá lớn giữa người giàu và người nghèo nên hiện nay ở Ấn Độ còn khá nhiều nông dân sống dưới mức nghèo khổ.3. Cuộc “cách mạng trắng” tập trung chủ yếu vào việc sản xuất sữa trâu và sữa dêSong song với chương trình tự túc lương thực, Ấn Độ còn chủ trương, phát triển chăn nuôi để bảo đảm cung cấp đủ cho nhân dân về trứng, thịt, cá, len và sữa. Đặc biệt sữa là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chính sách chăn nuôi, đã được nêu ra trong chương trình phát triển trên toàn quốc từ năm 1970 được gọi là cuộc “cách mạng trắng”. Sữa là nguồn thức ăn quan trọng cung cấp và bổ sung lượng đạm, thay thế các loại thịt cho những người ăn kiêng theo tôn giáo (người theo Ấn giáo

Page 122: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

kiêng ăn thịt bò, người theo Hồi giáo kiêng ăn thịt lợn). Ấn Độ có giống trâu Suri, Mura cho nhiều sữa (1.500 kg/năm) và một đàn dê lấy sữa rất lớn. Ấn Độ đã thực hiện thành công việc lai tạo được nhiều giống tốt. Ấn Độ có đàn trâu nhiều nhất thế giới (năm 1995: 79,5 triệu con).Câu hỏi:1. Nền nông nghiệp Ấn Độ trước đây kém phát triển như thế nào?2. Tại sao lại nói: cuộc “cách mạng xanh” đóng vai trò quyết định trong việc tăng sản lượng lương thực của Ấn Độ?3. Ý nghĩa và kết quả của cuộc “cách mạng trắng” ở Ấn Độ.4. Vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển về thủy lợi ở Ấn Độ theo các số liệu sau:Diện tích đất canh tác được tưới tiêu năm 1951: 22,6 triệu ha, năm 1985: 68 triệu ha.132VI – SỰ ĐA DẠNG HÓA VÀ TÍNH TỰ LỰC CỦA NỀN CÔNG NGHIỆP ẤN ĐỘ1. Những năm trước khi tiến hành công nghiệp hóaTrong các nước đang phát triển Ấn Độ được coi là quốc gia có tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp: nguồn khoáng sản phong phú, các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nhân dân cần cù và có tinh thần sáng tạo, nhân lực dồi dào và giá nhân công không cao, nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp.* Các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp lâu đời: Dệt, thủ công, mĩ nghệ, chế biến đay, thuộc da và các sản phẩm da.Trong gần 200 năm thống trị Ấn Độ, thực dân Anh đã hạn chế việc phát triển các ngành công nghiệp dân tộc, duy trì tàn tích chế độ phong kiến ở nông thôn. Tuy vậy, đế quốc Anh cũng xây dựng ở đây một số ngành công nghiệp nặng như luyện kim, cơ khí v.v… nhằm phục vụ chính quốc. Mạng lưới giao thông vận tải cũng như trình độ sản xuất công nghiệp ở Ấn Độ lúc đó hơn hẳn các nước thuộc địa khác. Ấn Độ nhờ đó đã làm quen với tác

Page 123: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

phong công nghiệp và đạt được mức phát triển khá cao từ đầu thế kỉ XX. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tư bản châu Âu và Hoa Kì cũng thâm nhập vào nền kinh tế Ấn Độ.2. Quá trình công nghiệp hóa có những điểm khác với nhiều nước đang phát triểnCác nước công nghiệp mới ở châu Á và nhiều nước đang phát triển ở Đông Nam Á đã tiến hành quá trình công nghiệp hóa bắt đầu từ công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến thực phẩm. Quá trình công nghiệp hóa ở Ấn Độ lại bắt đầu từ việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng nhằm xây dựng một nền kinh tế tự chủ, hoàn chỉnh, hiện đại và quy mô lớn.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Ấn Độ gặp rất nhiều khó khăn như thiếu vốn và kĩ thuật; cuộc xung đột biên giới với Pakixtan và với Trung Quốc; thiên tai và hạn hán lớn v.v…133Đã có giai đoạn nhiệm vụ tự túc lương thực, sản xuất để xuất khẩu được đưa lên hàng đầu. Khi nền kinh tế đã ổn định, Ấn Độ mới lại thực hiện việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng đồng thời không coi nhẹ phát triển nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp. Trên cơ sở tự lực cánh sinh, nền công nghiệp Ấn Độ đã được đa dạng hóa, phục vụ đắc lực cho cuộc “cách mạng xanh”, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời góp phần vào việc củng cố quốc phòng. Hiện nay Ấn Độ trở thành một trong số những nước đang phát triển có nền công nghiệp khá mạnh. Ấn Độ không những đã tự túc được lương thực, mà còn là nước xuất khẩu gạo. Từ tháng 7 – 1991, Ấn Độ cải cách kinh tế, ban hành chính sách công nghiệp mới nhằm khuyến khích các nhà doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước đầu tư vốn để mở rộng sản xuất ở hầu hết các lĩnh vực. Cuộc cải cách kinh tế đã đạt được những thành tựu bước đầu. Ngành công nghiệp đã tỏ ra năng động hơn và ngày càng có khả năng cạnh tranh.* Kế hoạc 5 năm lần thứ 7 (1985 – 1989):

Page 124: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

- Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt những ngành có kĩ thuật cao: điện nguyên tử, điện tử, chế tạo cơ khí, hóa dầu v.v… - Sản xuất máy và các sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp như: + Máy cày, máy kéo, máy gieo hạt, máy gặt đập, máy phun thuốc trừ sâu, máy bơm nước (thừa xuất khẩu)+ Thuốc trừ sâu, phân hóa học (đã tự túc phần lớn).- Sản xuất máy trang bị cho các ngành kinh tế quốc dân, quốc phòng và nghiên cứu khoa học như: + Các máy chế biến nông sản (lương thực, thực phẩm, sữa và các sản phẩm sữa, chè, cà phê, thuốc lá… + Máy dùng trong trung tâm nguyên tử lực, máy bay phản lực, xe ô tô các loại, tàu thủy, đầu máy xe lửa, rô bôt, các bộ phận của vệ tinh, tên lửa, vũ khí v.v…3. Nhiều vùng công nghiệp quan trọng của Ấn Độ được tập trung ở ven biểnCác vùng này có những điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp như: nhân lực dồi dào, gần nơi nguyên liệu, nhiên liệu, dễ dàng nhập các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và xuất khẩu.134Hình: Lược đồ công nghiệp Ấn Độ135- Vùng công nghiệp Đông Bắc Ấn Độ (gần cửa sống Hằng và vịnh Bengan) có trung tâm luyện kim và cơ khí Giamsetpua; công nghiệp luyện kim, dệt đay và chế biến thực phẩm ở thành phố cảng Cancutta.- Vùng công nghiệp Tây Ấn Độ phát triển công nghiệp dệt vải bông ở các thành phố Puna, Amađabat, Bômbay(1) (nay gọi là Mumbai); công nghiệp chế tạo máy bay, xe ôtô, đóng tàu ở Bômbay. Ngoài ra, còn có trung tâm nguyên tử Tarapua (ngoại vi Bômbay) và khai thác dầu mỏ ở vịnh Cambây (bắc Bômbay).

Page 125: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

- Vùng công nghiệp Nam Ấn có trung tâm luyện kim, Bangalo và một số thành phố cảng phát triển công nghiệp chế biến chè và nông sản xuất khẩu.Mặc dù Ấn Độ đã thực hiện chính sách “mở cửa”, nhưng tư bản nước ngoài vẫn bị hạn chế. Liên doanh là hình thức chủ yếu để các công ti tư bản Hoa Kì, Nhật và các nước Tây Âu đầu tư vào Ấn Độ.Ấn Độ có những quan hệ kinh tế rộng rãi với các nước trên thế giới (cả TBCN và XHCN, trong đó có Việt Nam) trên cơ sở bình đẳng và hai bên có lợi * Sản lượng năm 1950:- Than: 33 triệu tấn- Điện: 5,1 tỉ kWh- Dầu mỏ: 7 triệu tấn (năm 1973)- Xi măng : 2,7 triệu tấn- Thép: 1,4 triệu tấn * Sản lượng năm 1991:- Than: 224,5 triệu tấn- Điện: 309,4 tỉ kWh- Dầu mỏ: 21,0 triệu tấn (năm 1973)- Xi măng : 44,2 triệu tấn- Thép: 52,0 triệu tấn

Câu hỏi:1. Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, Ấn Độ đã có những điều kiện thuận lợi gì so với các nước đang phát triển khác ở châu Á?2. Hãy nêu rõ đường lối phát triển kinh tế của Ấn Độ cả về mặt công nghiệp và quan hệ quốc tế.3. Vẽ biểu đồ biểu hiện sản lượng than, điện, dầu mỏ, xi măng, thép của Ấn Độ các năm 1950 và 1991.136THỰC HÀNH

Page 126: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Thể hiện trong hình vuông có một trăm ô, tỉ lệ % các nhóm tuổi của dân số Ấn Độ, căn cứ vào những số liệu dưới đây:Qua đó, hãy rút ra những nhận xét cần thiết.* Năm 1993: - Dưới 20 tuổi: 48%, - Từ 20 – 39 tuổi: 29%, - Từ 40 – 60 tuổi: 16%, - Trên 60 tuổi: 7%.HƯỚNG DẪNa) Vẽ một hình vuông mỗi cạnh 5cm có 100 ô bằng nhau về diện tích.b) Căn cứ vào tỉ lệ số người trong từng nhóm tuổi, lần lượt đưa vào hình vuông. Mỗi một phần trăm tương đương với một ô trong hình vuông (Có thể tô màu để phân biệt).c) Nhận xét về lực lượng lao động, về số người mà xã hội phải nuôi v.v…

ANGIÊRIDiện tích: 2,38 triệu km2

Dân số: 29,0 triệu người (1996)Thủ đô: AngiêThu nhập bình quân theo đầu người: 160 đô la (năm 1994)

I – QUỐC GIA CÓ PHẦN LỚN ĐẤT ĐAI LÀ HOANG MẠC VÀ MỨC TĂNG DÂN SỐ CAOAngiêri nằm ở Bắc Phi là một trong những nước có diện tích lớn bậc nhất ở châu Phi.1371. Lãnh thổ được chia thành 2 vùng lớnPhía bắc kéo dài từ bờ biển Địa Trung Hải cho tới dãy núi Atlat Xahara; phía nam là hoang mạc rộng mênh mông.a) Vùng phía bắc: những đồng bằng nhỏ hẹp trong miền núi đồi và cao nguyênSo với các nước láng giềng (như Marôc va Tuynidi), Angiêri không có đồng bằng rộng. Ven Địa Trung Hải là những đồng

Page 127: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

bằng nhỏ, không liên tục, do núi đồi xen kẽ hoặc bao quanh (dãy nũi Atlat Ten kéo dài từ Marôc chạy dọc theo bờ biển). Do chịu ảnh hưởng của khí hậu Địa Trung Hải (mùa đông ấm và có mưa), Angiêri không những trồng được lúa mì mà còn phát triển tốt nhiều loại cây cận nhiệt đới. Sông ngòi ở đây hiếm nước (nhất là về mùa hạ). Hàng năm, việc chống hạn trở nên cấp thiết, nhất là ở các đồng bằng.Phía nam của dãy núi Atlat Ten là những cao nguyên rất rộng. Đây là khu vực thuận lợi cho việc chăn nuôi cừu, trồng ô liu, ngoài ra còn có cỏ anpha mọc khắp nơi (nguyên liệu làm giấy ảnh tốt để xuất khẩu).Tiếp theo miền cao nguyên là dãy núi Atlat Xahara. Với khí hậu rất khô, ở khu vực này cây trồng khó phát triển, người dân sống chủ yếu bằng chăn nuôi du mục.b) Vùng phía nam là bộ phận của hoang mạc Xahara, chiếm 85% diện tích đất nước.Rải ra khắp vùng hoang mạc này là những đụn cát, những “cánh đồng đá”. Ngoài ra còn có hệ thống núi Ahacga với những đỉnh cao tới 3000m. Mưa ở đây rất hiếm, một số vùng không mưa trong nhiều năm. Do những điều kiện tự nhiên khó khăn như vậy, nên trồng trọt và chăn nuôi đều không thể phát triển được. Tuy nhiên một số nơi có nguồn nước xuất hiện, dân cư đến tập trung, khơi giếng và trồng chà là (đôi khi còn trồng cả lúa mì). Vùng hoang mạc mênh mông này lại là nơi có tiềm năng khổng lồ về dầu mỏ, khí đốt và nhiều khoáng sản có giá trị khác. Các khoáng sản có giá trị ở vùng hoang mạc: Sắt, phốt phát, đồng, vàng, uran với trữ lượng lớn.138(Hình: Lược đồ tự nhiên của Angiêri)1392. Phần lớn dân cư tập trung ở các tỉnh phía bắc. Mức tăng dân số vẫn caoDo điều kiện khí hậu các tỉnh phía bắc không khắc nghiệt, đất đai màu mỡ và các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi khác, nên

Page 128: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

95% dân Angiêri sống ở đây. Ở các tỉnh phía bắc mật độ dân số lớn gấp 25 lần mật độ dân số trung bình của cả nước. Ngược lại ở vùng hoang mạc phía nam trung bình chỉ có 3 người/km2. Tỉ lệ dân cư thành thị ở Angiêri khá cao, chiếm hơn 49% số dân cả nước. Các thành phố lớn đều tập trung ở phía bắc. Thủ đô Angiê là hải cảng lớn nhất của cả nước, năm 1979 số dân chưa đến 1 triệu, năm 1995 đã lên đến hơn 2,5 triệu người. Các thành phố quan trọng khác là: Ôrăng, Annaba, Côngxtăngtin cũng có nhịp điệu tăng dân số khá nhanh.Tỉ lệ gia tăng dân số của Angiêri trong nhiều năm nay vẫn ở mức cao, gần 3% năm (là mức gia tăng tự nhiên cao ở Bắc Phi). Hiện nay, tỉ lệ dân số dưới 20 tuổi chiếm tới 57% dân số toàn quốc. Sản lượng lương thực không đủ đáp ứng nhu cầu của nhân dân.- Mật độ dân số trung bình: 12 người/km2

- Thành phần dân tộc:+ Arap: 60%, + Becbe: 30%, + Âu: 1% (đông nhất là người Pháp)+ Các dân tộc khác: 9%- Tôn giáo: Phần lớn dân theo đạo Hồi.* Cơ cấu lao động ở Angiêri (1995):- Ngành nông nghiệp chiếm tỉ lệ 25%- Ngành công nghiệp chiếm 30%, - Ngành dịch vụ chiếm 45%.140Dưới thời thuộc Pháp do cuộc sống nghèo nàn, nhiều người dân đã mắc bệnh lao, tỉ lệ chết yểu trong trẻ sơ sinh rất cao, 4/5 dân số từ 6 tuổi trở lên không biết chữ.Từ sau ngày giành được độc lập (năm 1962) Angiêri đạt được nhiều tiến bộ trong đời sống xã hội. Nhiều cố gắng to lớn đã tập trung vào sự nghiệp phát triển giáo dục và y tế.Câu hỏi:1. Điều kiện tự nhiên và dân cư của vùng phía Bắc và vùng phía Nam Angiêri có những điểm gì khác nhau?

Page 129: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

2. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ giá trị xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Angiêri so với tổng giá trị xuất khẩu theo những số liệu sau: 1970: 70,5%; 1992: 95,9%.3. Nhận xét dân số của Angiêri theo các số liệu sau: từ 0 đến 14 tuổi; 40%, từ 65 tuổi trở lên: 4%. Tuổi thọ trung bình: 67 tuổi, tỉ lệ tử vong tử vong: 50 phần ngàn (Dân số Angiêri già hay trẻ, gánh nặng phụ thuộc như thế nào?)II – ANGIÊRI XÂY DỰNG MỘT NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP VÀ TỰ CHỦTrải qua hơn 1 thể kỉ (1830 - 1962) dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nền kinh tế Angiêri mang tính chất thuộc địa, phần lớn các nguồn tài nguyên khoáng sản và nông sản đều nằm trong tay bọn thực dân. Từ sau ngày giành được độc lập, Angiêri đã tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa toàn bộ các đồn điền của thực dân Pháp và các mỏ dầu do tư bản Anh, Pháp, Hoa Kì chiếm hữu. Với các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước, Angiêri đã xây dựng và phát triển một nền kinh tế tự chủ.1. Những ngành công nghiệp chủ chốtTheo kế hoạch phát triển được đề ra, Angiêri chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các ngành công nghiệp chủ chốt: dầu khí và luyện kim đen. Bên cạnh đó là các ngành công nghiệp sản xuất trang thiết bị, sản xuất phân bón.141Hình: Lược đồ công nghiệp Angiêri142Hoang mạc Xahara trước đây vốn được coi là vùng không thể có dầu mỏ. Trong vòng một thế kỉ (từ 1850), thực dân Pháp chỉ đẩy mạnh việc thăm dò dầu ở phía bắc Angiêri, tuy đã tìm ra được một số mỏ, nhưng trữ lượng quá ít, sản lượng khai thác không đáng kể. Từ năm 1953, việc thăm dò chuyển sang vùng hoang mạc Xahara. Năm 1956, mỏ dầu lớn Hatxi Metxaut và mỏ khí khổng lồ Hatxi Rơmet đã được phát hiện. Sau khi giành được độc lập, công ti quốc gia Angiêri kí hợp đồng với nhiều công ti

Page 130: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

nước ngoài trong việc thăm dò và khai thác dầu khí trên cơ sở giữ vững chủ quyền của nước chủ nhà.* Những nơi có nhà máy lọc dầu: Angiê, Acdiu, Xkitđa và Hatxi Metxaut* Những nơi có các nhà máy hóa lỏng hơi đốt: Acdiu, Xkitđa* Sản lượng một số ngành công nghiệp năng lượng năm 1994: - Dầu thô: 52 triệu tấn, - Khí đốt: 51,1 tỉ mét khối, - Điện: 19,9 tỉ kWh.Trước kia, Angiêri chỉ có một nhà máy lọc dầu duy nhất. Ngày nay Angiêri đã có 4 nhà máy lọc dầu lớn và 3 nhà máy hóa lỏng hơi đốt. Riêng thu nhập về xuất khẩu dầu khí hàng năm trung bình đạt khoảng 10 tỉ đôla. Hiện nay cùng với Angiêri, Libi, Angiêri đứng vào hàng ngũ các nước sản xuất dầu mỏ ở châu Phi.Ngoài 2 ngành dầu mỏ và khí đốt, Angiêri còn ưu tiên phát triển hàng đầu những ngành công nghiệp gang thép, hóa chất, cơ khí và điện lực. Sản lượng thép trước 1979 hầu như chưa có gì, đến 1986 đã đạt 70 vạn tấn. Sản lượng điện năm 1989 đạt 12,4 tỉ kWh, năm 1994 đạt 19,9 tỉ kWh. Các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (rượu nho, đóng hộp hoa quả v.v…) và công nghiệp nhẹ phần lớn thuộc khu vực kinh doanh tư nhân.2. Nông nghiệp hiện nay là mặt trận kinh tế hàng đầuNông nghiệp là ngành kinh tế lâu đời của Angiêri. Sau ngày độc lập, vì tập trung vào công cuộc công nghiệp hóa đất nước, nên nông nghiệp Angiêri ít được chú ý. Chỉ những năm gần đây, nó mới có vị trị quan trọng: sản xuất lương thực cung cấp cho nhân dân và nông phẩm phục vụ xuất khẩu. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm vai trò chủ yếu. Tổng số diện tích canh tác khoảng 13 triệu ha, nhưng vì thiếu nước nên mới chỉ sử dụng được 7 triệu ha, trong đó 1/3 dành cho việc trồng các cây lương thực như lúa mì, ngô; đất còn lại được trồng nho (để làm rượu vang xuất khẩu), chanh, cam, v.v...143

Page 131: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Đồng bằng Ôrăng là nơi trồng nhiều lúa mì và nho. Ở đồng bằng Sêlip, những loại câu ăn quả (cam, quýt, chanh) sinh trưởng tốt. Nổi tiếng nhất là đồng bằng Angiê có những cánh đồng ngũ cốc, thuốc lá, hoa quả và nho. Nghề chăn nuôi truyền thống (dê, cừu) cũng phát triển ở đồng bằng phía đông giáp Tuynidi). Cây ô liu được trồng trên các triền núi Atlat Ten.* Năm 1986: - Sản lượng ngũ cốc: 2,65 triệu tấn- Hoa quả: (cam, quýt…): 662 nghìn tấn- Rượu vang: đứng thứ tư thế giới về sản lượng (sau Pháp, Italia và Tây Ban Nha)- Chanh chiếm hơn 10% kim ngạch xuất khẩu hàng năm- Cừu: 17 triệu con- Dê: 3 triệu conAngiêri đang phấn đấu để tự túc lương thực và những thực phẩm chủ yếu như sữa, thịt, bơ v.v… Sản lượng nông nghiệp tuy có tăng nhưng hằng năm Angiêri vẫn phải dùng 1/3 ngân sách để nhập lương thực.Ở vùng ven Địa Trung Hải và miền cao nguyên Atlat, ngành chăn nuôi cũng phát triển hơn trước, nhưng vẫn không bảo đảm hoàn toàn nhu cầu cho nhân dân.Câu hỏi:1. Hãy nêu đặc điểm của ngành công nghiệp Angiêri từ sau ngày độc lập.2. Ngành nông nghiệp có vị trí như thế nào trong nền kinh tế Angiêri?3. Vẽ biểu đồ biểu hiện sản lượng khí đốt của Angiêri theo các số liệu dưới đây:* Sản lượng khí đốt:- Năm 1975: 0,2 tỉ m3

- Năm 1980: 26,2 tỉ m3

- Năm 1983: 24,4 tỉ m3

- Năm 1992: 55,8 tỉ m3

Page 132: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

144THỰC HÀNHHãy căn cứ vào bài học trong sách giáo khoa, lược đồ Angiêri và các bảng số liệu dưới đây, hãy lập biểu đồ và làm một bản nhận xét tóm tắt về sự phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ Angiêri trong nền kinh tế quốc dân.1. Ngành công nghiệp dầu mỏ của Angiêri:- Năm 1966: + Sản lượng: 33,9 triệu tấn+ Giá trị trong tổng xuất khẩu: 59,3%+ Giá trị đóng góp vào thu nhập quốc dân: 16%.- Năm 1970: + Sản lượng: 48,2 triệu tấn+ Giá trị trong tổng xuất khẩu: 70,4%+ Giá trị đóng góp vào thu nhập quốc dân: 16,2%.- Năm 1972: + Sản lượng 54 triệu tấn+ Giá trị trong tổng xuất khẩu: 82,3%+ Giá trị đóng góp vào thu nhập quốc dân: 21%.- Năm 1979: + Sản lượng 53 triệu tấn+ Giá trị trong tổng xuất khẩu: 97,4%+ Giá trị đóng góp vào thu nhập quốc dân: 32%.- Năm 1981: + Sản lượng: 35 triệu tấn+ Giá trị trong tổng xuất khẩu: 97,5%+ Giá trị đóng góp vào thu nhập quốc dân 40%.- Năm 1985: + Sản lượng: 45 triệu tấn+ Giá trị trong tổng xuất khẩu: 90,0%+ Giá trị đóng góp vào thu nhập quốc dân: 40%.- Năm 1987: + Sản lượng: 49,8 triệu tấn

Page 133: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

+ Giá trị trong tổng xuất khẩu: 95,0%+ Giá trị đóng góp vào thu nhập quốc dân: 40%.2. Ngoại thương Angiêri:* Năm 1970:- Giá trị tổng nhập khẩu: 1,3 tỉ đôla, trong đó:+ Nông sản: 16,6%+ Khoáng sản và kim loại: 7,9%+ Sản phẩm công nghiệp: 73,3%- Giá trị tổng xuất khẩu: 1,0 tỉ đôla, trong đó:+ Nông sản: 20,5%+ Dầu mỏ và khí đốt: 70,5%+ Khoáng sản khác: 2,5%* Năm 1980:- Giá trị tổng nhập khẩu: 10,8 tỉ đôla trong đó:+ Nông sản: 24,2%+ Khoáng sản và kim loại: 9,5%+ Sản phẩm công nghiệp: 63,9%- Giá trị tổng xuất khẩu: 13,9 tỉ đôla trong đó:+ Nông sản: 0,9%+ Dầu mỏ và khí đốt: 98,5%+ Khoáng sản khác: 0,2%* Năm 1988:- Giá trị tổng nhập khẩu 6,5 tỉ đôla trong đó:+ Nông sản năm 1987: 31,%+ Khoáng sản và kim loại năm 1987: 8,9%+ Sản phẩm công nghiệp năm 1987: 57,8%- Giá trị tổng xuất khẩu: 8,5 tỉ đôla trong đó:+ Nông sản: 0,4%+ Dầu mỏ và khí đốt: 94,7%+ Khoáng sản khác: 1,7%HƯỚNG DẪNa) Lập 1 hoặc 2 biểu đồ tùy chọn dựa vào các số liệu trong bảng 1 và bảng 2. (Ví dụ: 1 biểu đồ về sản lượng dầu mỏ từ 1966 đến 1987, và 1 biểu đồ về tỉ lệ giá trị xuất khẩu cảu dầu mỏ so với

Page 134: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

các sản phẩm xuất khẩu khác trong giá trị tổng xuất khẩu năm 1988, hoặc 1 biểu đồ về giá trị xuất khẩu từ 1996 đến 1987 và một số biểu đồ về tỉ lệ giá trị của dầu mỏ trong thu nhập quốc dân năm 1987 v.v…. b) Viết 1 bảng nhận xét ngắn gọn về ngành công nghiệp dầu mỏ của Angiêri theo các vấn đề sau:145- Quá trình phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ ở Angiêri.- Vai trò của nó trong nền kinh tế Angiêri (sản lượng giá trị xuất khẩu, giá trị đóng góp trong thu nhập quốc dân, vai trò của ngàh công nghiệp dầu mỏ so với nông nghiệp, với các ngành công nghiệp khác).- Những nơi sản xuất dầu mỏ và khí đốt.Cần khai thác triệt để các thông tin trong bài học, trên lược đồ, các số liệu trong bảng 1 và 2 để viết bản nhận xét.

THÁI LANDiện tích: 514000km2

Dân số: 60,7 triệu người (1996) Thủ đô: Băng CốcThu nhập bình quân theo đầu người: 2630 đôla (năm 1995)

I – ĐẤT NƯỚC CÓ NHỮNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN THUẬN LỢI, NHƯNG HOÀN CẢNH XÃ HỘI KHÓ KHĂNỞ Đông Nam Á, Thái Lan là nước có diện tích tương đối lớn (gấp khoảng 1,7 lần diện tích Việt Nam). Vốn là một nước nông nghiệp, hiện nay Thái Lan có xu hướng phát triển thành một nước công nghiệp mới. Ngoài những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thái Lan đã có chính sách, biện pháp kinh tế xã hội nhằm thúc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu được nhiều kết quả. Đời sống xã hội của nhân dân đã có một số mặt tiến bộ nhưng cũng còn nhiều vấn đề tồn tại.146

Page 135: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Lược đồ Thái Lan1471. Bốn miền tự nhiên và những điều kiện thuận lợi khác nhau* Các nước có diện tích lớn ở đất nước (phần đất liền) là:- Inđônêxia: 1.904.600 km2, - Mianma: 678.580 km2, - Thái Lan: 514.000 km2.a) Miền Bắc Thái Lan có núi rừng hiểm trở, nhiều gỗ, đặc biệt là gỗ tếch (giá trị xuất khẩu cao). Các bè gỗ phần lớn được thả xuôi theo các sông chảy theo hướng Bắc Nam. Miền Bắc cũng có nhiều di tích lịch sử, nhiều phong cảnh đẹp và khí hậu trong lành rất thuận lợi cho việc xây dựng những cơ sở du lịch để thu hút khách trong và ngoài nước đến thăm.Chiêng Mai là thành phố du lịch nổi tiếng của Thái Lan.b) Miền Đông Bắc là thành phần lãnh thổ ít được ưu đãi nhất của Thái Lan ( mưa ít, cây cỏ cằn cỗi). Hướng phát triển kinh tế chủ yếu là chăn nuôi trâu bò. Những năm qua, Thái Lan đã xây dựng ở đây vùng chuyên canh sắn xuất khẩu, để tận dụng lượng mùn tích lũy khá dầy trong đất đai.c) Vùng trồng lúa gạo lớn nhất là ở đồng bằng Trung Tâm. Đây cũng là nơi tập trung phần lớn các ngành công nghiệp hiện đại của Thái Lan.Đồng bằng Trung Tâm chủ yếu do phù sa sông Mênam và những phụ lưu của nó bồi nên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng nhiệt và ẩm phong phú đã tạo điều kiện thích hợp cho cây lúa phát triển.* Miền đồng bằng Trung tâm:- Diện tích: 31 000 km2

- Nhiệt độ trung bình năm: 24oC, - Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, - Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau (mùa này chỉ có 10% diện tích canh tác được dưới nước) không chịu ảnh hưởng của bão mùa hè.

Page 136: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

148* Thủ đô Băng Cốc:- Dân số: 8,2 triệu người (kể cả ngoại ô) năm 1995- Công nghiệp chế tạo: chiếm 75% của toàn quốc- Vốn đầu tư của nước ngoài: 70% số vốn đầu tư trong cả nước.Thủ đô Băng Cốc nằm ở hạ lưu sông Mênam là một hải cảng lớn, đầu mối giao thông, cửa ngõ của vùng Đông Nam Á. Thành phố này cũng là một trung tâm công nghiệp chính của Thái Lan, nơi thu hút nhiều nguồn đầu tư quan trọng của các nước Nhật Bản, Hoa Kì và Tây Âu.d) Miền Nam Thái Lan có khí hậu và đất đai thích hợp với một số cây công nghiệp có giá trị như: cao su, mía, bông, cà phê, chè, thuốc lá. Ở đây còn có nhiều mỏ thiếc (mỏ Pukết có trữ lượng lớn nhất). Những năm qua, Thái Lan đã cố gắng thăm dò dầu mỏ ở vịnh Thái Lan, song sản lượng khai thác còn thấp. Khí đốt cũng đã được sản xuất ở một số nơi ngoài khơi rồi đưa vào đất liền bằng hệ thống ống dẫn dài hơn 400 km.2. Một xã hội tiến bộ không đồng đềuDo kinh tế phát triển, tổng thu nhập quốc dân theo đầu người ở Thái Lan tăng nhanh. Mức sống của nhân dân được nâng cao. Tỉ lệ tử hàng năm trong dân số đã giảm rõ rệt. Tuổi thọ trung bình tăng (68 tuổi). Với tỉ lệ gia tăng đã hạ xuống 1,4%, mức tăng dân số hàng năm ở Thái Lan không đáng lo ngại như ở nhiều nước đang phát triển khác thuộc Đông Nam Á. Số người mù chữ chiếm tỉ lệ nhỏ (9%).* Tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người:- Năm 1970 : 190 đôla- Năm 1980 : 670 đôla- Năm 1990 : 1.194 đôla- Năm 1995 là 2.630 đôla.149Tuy nhiên, những tiến bộ kể trên không biểu hiện đồng đều trong xã hội Thái Lan. Khoảng 50 gia đình nắm hầu như toàn bộ các ngành công nghiệp và tài chính của quốc gia, trong khi đó đại bộ phận nhân dân nông thôn (nhất là nông dân ở miền Đông

Page 137: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Bắc và các tỉnh phía nam) có mức thu nhập rất thấp. Nạn ô nhiễm môi trường đang đe dọa sức khỏe của hàng triệu dân chủ đô Băng Cốc. Tệ nạn xã hội, hậu quả của nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa cũng phát triển. Nạn mãi dâm, bệnh AIDS đang lan tràn. Đó là những vấn đề tồn tại trong xã hội mà Thái Lan đang phải giải quyết.Hình tháp dân số Thái Lan Câu hỏi:1. Hãy nêu những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế ở Thái Lan. Quốc gia này đã khai thác các điều kiện đó như thế nào?2. Tình hình xã hội Thái Lan có những mặt tiến bộ và những mặt tồn tại nào?3. Vẽ biểu đồ biểu hiện tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử ở Thái Lan theo những số liệu sau và rút ra những nhận xét.* Tỉ lệ sinh:- Năm 1970 – 1975 : 39,6 phần ngàn- Năm 1980 : 31,4 phần ngàn- Năm 1980 - 1985 : 28 phần ngàn- Năm 1996 : 20 phần ngàn.* Tỉ lệ tử:- Năm 1970 – 1975 : 10,5 phần ngàn- Năm 1980 : 8,4 phần ngàn- Năm 1980 - 1985: 8 phần ngàn- Năm 1996 : 6 phần ngàn.150II – THÁI LAN VỚI ĐƯỜNG LỐI KINH TẾ HƯỚNG RA XUẤT KHẨU1. Nền kinh tế Thái Lan trong những năm đầu thập niên 80Vào những năm đầu thập niên 80, nền kinh tế Thái Lan vẫn còn chậm phát triển. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính, nhưng năng suất các cây trồng đều thấp do kĩ thuật canh tác cũ kĩ và theo phương thức quảng canh. Trong khi các thành phố, đặc biệt là Băng Cốc đã bắt đầu phát triển, thì phần lớn các vùng nông

Page 138: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

thôn vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu. Các ngành công nghiệp còn ít ỏi “đơn điệu” (khai mỏ thiếc, xay xát gạo, xẻ gỗ v.v…). Tư bản Anh và Hoa Kì nắm những ngành kinh tế quan trọng.* Tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm đầu thập niên 80 từ 1,3% đến 2,3%* Tỉ lệ dân cư sống trong tình trạng nghèo khổ tuyệt đối ở Thái Lan vào đầu năm 1980 (toàn quốc 100%): - Miền Bắc chiếm 36%- Miền Đông Bắc chiếm 27%- Miền Nam chiếm 25%- Miền Trung Tâm chiếm 12%.2. Đường lối kinh tế hướng ra xuất khẩuThái Lan đã tìm cách thoát ra khỏi tình trạng kinh tế trì truệ kể trên. Xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, nhân lực cụ thể của mình và qua nghiên cứu tìm hiểu thị trường quốc tế, từ năm 1985 Thái Lan đã thực hiện đường lối kinh tế hướng ra xuất khẩu. Các ngành kinh tế xuất khẩu liên kết chặt chẽ với nhau để thu nhiều ngoại tệ, giải quyết công ăn việc làm cho người dân và tăng cường sản xuất ở trong nước. Để phát triển nền kinh tế theo hướng mới, Thái Lan đã thu hút nhiều vốn đầu tư của nước ngoài bằng luật đầu tư hấp dẫn, bằng việc tạo ra mọi điều kiện thuận lợi cho tư bản nước ngoài kinh doanh. Tổng số vốn đầu tư của tư bản nước ngoài vào Thái Lan năm 1988 là 6 tỉ đôla (chiếm 2/3 tổng số vốn đầu tư vào toàn ngành công nghiệp Thái Lan). Xingapo, Nhật Bản và Hoa Kì là những nước đầu tư vốn nhiều nhất.* Những ưu đãi của luật đầu tư Thái Lan: - Miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị máy móc - Miễn thuế thu nhập từ 3 đến 5 năm1513. Xây dựng các ngành công nghiệp “mũi nhọn” phục vụ xuất khẩuHiện nay, ngoài việc mở rộng nhiều ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, khai mỏ thiếc và vonphram, Thái Lan còn đầu tư mạnh mẽ vào nhiều ngành công nghiệp chủ lực để sản xuất

Page 139: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

những hàng xuất khẩu có chất lượng, trước hết là phải kể đến ngành dệt và may mặc. Các cơ sở sản xuất đá chạm và đồ trang sức, các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp sản xuất hoa giả, làm đồ chơi v.v… cũng tăng thêm thu nhập xuất khẩu hàng năm. Mặt khác, Thái Lan tập trung vào việc phát triển những ngành công nghiệp có kĩ thuật cao, có triển vọng lâu dài trên thị trường thế giới như các ngành công nghiệp điện tử, hóa dầu, đóng tàu v.v… Thủ đô Băng Cốc tập trung nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Chiêng Mai và Lampang có nhiều nhà máy sản xuất đồ gốm.* Ngành dệt và may mặc hướng về xuất khẩu: - Bao gồm trên 500 nhà máy với gần một triệu lao động- Cơ cấu mặt hàng: đồ dệt kim, áo sơ mi, quần áo trẻ em và phụ nữ v.v… - Nơi xuất khẩu: trên 20 nước (Hoa Kì, Canađa, Nhật v.v…), - Số ngoại tệ thu được: vượt xa xuất khẩu gạo.4. Nền nông nghiệp Thái Lan có nhiều ưu thế về xuất khẩuThái Lan đã tận dụng các điều kiện tự nhiên thuận lợi và có các chính sách thích hợp để sản xuất nhiều nông sản xuất khẩu.152* Số lượng gạo xuất khẩu năm 1986 của Thái Lan chiếm 35% số gạo xuất khẩu của thế giới (4,4 triệu tấn). Hoa Kì đứng thứ hai chiếm 18%.Kế hoạch phát triển nông nghiệp gắn chặt với kế hoạch công nghiệp hóa đất nước.Do đẩy mạnh những biện pháp thâm canh tăng năng suất, tích cực sử dụng giống và kĩ thuật mới (cơ giới hóa, hóa học hóa…), sản lượng lúa gạo của Thái Lan ngày càng tăng. Năm 1986, quốc gia này đã vươn lên đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.Ngoài lưu vực sông Mênam là địa bàn sản xuất chính, lúa gạo còn được trồng ở một số nơi thuộc lưu vực 2 sông Nậm Xi và Xê Mun (phụ lưu của sông Mê Công). Cây cao su xuất khẩu ngày càng nổi lên và chiếm vị trí thứ hai trong các nông sản xuất khẩu (được trồng nhiều ở vùng đất phía nam eo Kra). Hiện nay, Thái Lan có kế hoạch mở rộng vùng trồng cây cao su ở phía

Page 140: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Đông và Đông Bắc đất nước (vùng U bon và phía bắc sông Nậm Xi).* Sản lượng một số nông sản năm 1994:- Cao su: 760 nghìn tấn (1989)- Ngô: 3,8 triệu tấn- Cà phê: 71 nghìn tấn.Mía được trồng rộng rãi ở nhiều nơi, là nguyên liệu cho ngành chế biến đường xuất khẩu. Khác với ngô (cây xuất khẩu chủ lực truyền thống), cây cà phê mới chỉ được tăng nhanh trong vài năm gần đây và đã được xuất khẩu cùng với một số sản phẩm mới như rau, hoa quả tươi (dứa, hoa phong lan). Ngành đánh cá biển, nuôi tôm ven biển và chăn nuôi gia cầm đã đem lại nhiều ngoại tệ (xuất gia cầm tươi, tôm đông lạnh, riêng ngọc trai đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu sau Italia).Thái Lan cũng là nước xuất khẩu nhiều gỗ tếch. Ngành nông nghiệp Thái Lan chẳng những đóng góp được nhiều ngoại tệ mà còn cung cấp nhiều nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến.1535. Du lịch và xuất khẩu lao động là hai loại hình dịch vụ có hiệu quảỞ Thái Lan, có nhiều loại hình dịch vụ khác nhau (các dịch vụ xuất nhập khẩu quốc tế, hàng không quốc tế, đăng cai các hội nghị thế giới, ngân hàng quốc tế v.v…), song ngành dịch vụ đã đem lại cho nhà nước một số ngoại tệ lớn (1988: 2,5 tỉ đôla Mĩ). Thái Lan còn xuất khẩu hàng chục vạn lao động đi các nước (chủ yếu sang Trung Đông và các nước NIC châu Á). Năm 1987, số ngoại tệ của những người này gửi về nước có giá trị bằng số ngoại tệ do xuất khẩu gạo trong năm đó đem lại.Hiện nay Thái Lan cũng gặp nhiều khó khăn trong kinh tế như phải cạnh tranh trên thị trường quốc tế về một số mặt hàng (dệt, chế biến thực phẩm), một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực bị sút kém nhanh (các sản phẩm chế biến từ sắn) do nhu cầu của thị trường thế giới giảm; nền kinh tế không chủ động vì phụ thuộc nhiều vào các nguồn vốn, vật tự nhập từ ngoài v.v… (Nhật kiểm

Page 141: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

soát 88% công nghiệp chế biến, 66% công nghiệp điện tử của Thái Lan).Gần đây, Thái Lan là nởi mở đầu của cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Nam Á. Năm 1997, sức tăng trưởng xuất khẩu, động lực mạnh nhất của nền kinh tế Thái Lan bị suy yếu. Ngành du lịch với doanh số hàng năm trước đây 4 – 5 tỉ đôla cũng bị giảm mạnh. Trong năm 1999, Thái Lan đã tìm được những biện pháp để hục hồi dần nền kinh tế.Câu hỏi:1. Trình bày sơ lược đường lối kinh tế hướng ra xuất khẩu của Thái Lan. Quốc gia này đã vấp phải những khó khăn nào trong quá trình thực hiện?2. Đường lối kinh tế của Thái Lan đã thể hiện cụ thể trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ như thế nào?3. Vẽ biểu đồ sản lượng thóc gạo của Thái Lan qua một số năm: 1977 : 15,4 triệu tấn; 1986: 19,5 triệu tấn, 1988: 22,4 triệu tấn.THỰC HÀNHCăn cứ vào bài học trong sách giáo khoa, dựa vào tháp dân số của Thái Lan và bảng số liệu dưới đây, hãy viết một báo cáo ngắn gọn về tình hình dân cư xã hội của Thái Lan (có thể nhận xét, phân tích, nêu nguyên nhân để làm rõ vấn đề).154Bảng số liệu về dân cư, xã hội của Thái Lan * Năm 1970- Dân số:36,4 triệu người- Mật độ: 70,8 người/km2.- Tỉ lệ gia tăng hàng năm: 3,0%- Tỉ lệ tử vong trẻ em: 72,7%- Tuổi thọ trung bình: 58,1%- Tỉ lệ dân thành thị: 13,3%- Tỉ lệ người mù chữ: 21,4%* Năm 1980:

Page 142: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

- Dân số: 46,5 triệu người- Mật độ: 90,5 người/km2

- Tỉ lệ gia tăng hàng năm: 2,1%- Tỉ lệ tử vong trẻ em: 58,3%- Tuổi thọ trung bình: 62%- Tỉ lệ dân thành thị: 17,3%- Tỉ lệ người mù chữ: 12,0%* Năm 1988:- Dân số: 54,5 triệu người- Mật độ: 106,1 người/km2

- Tỉ lệ gia tăng hàng năm: 1,5%- Tỉ lệ tử vong trẻ em: 39%- Tuổi thọ trung bình: 65%- Tỉ lệ dân thành thị: 21,5%- Tỉ lệ người mù chữ: 10%* Năm 1996:- Dân số: 60,7 triệu người- Mật độ: 118 người/km2

- Tỉ lệ gia tăng hàng năm: 1,4%- Tỉ lệ tử vong trẻ em: 35%- Tuổi thọ trung bình: 68%- Tỉ lệ dân thành thị: 19%HƯỚNG DẪNViết bản báo cáo trình bày, phân tích tình hình dân cư, xã hội dựa vào những kết luận rút ra từ tháp dân số, từ bảng số liệu; bổ sung thêm bằng những kiến thức trong sách giáo khoa. Ví dụ: Qua tháp dân số có thể nhận xét được tỉ lệ lao động, tỉ lệ dân số phụ thuộc, còn qua bảng số liệu, có thể nêu ra các nhận xét về quá trình phát triển của dân số (ở 4 mốc thời gian khác nhau), về tỉ lệ dân thành thị, trình độ văn hóa v.v…

Page 143: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Chú ý: Tỉ lệ tử vong của trẻ em là số trẻ em chết ở tuổi dưới một năm so với số trẻ em sinh ra trong năm đó.

BRAXINDiện tích: 8,5 triệu km2.Dân số: 160,5 triệu người.Thủ đô: Braxilia.Thu nhập bình quân theo đầu người: 3370 đôla/năm (1994)

I – LÃNH THỔ RỘNG LỚN CÓ TÀI NGUYÊN PHONG PHÚ VÀ TIỀM NĂNG LỚN VỀ KINH TẾ1551. Braxin là nước lớn nhất ở Mĩ Latinh không những về diện tích mà còn cả về dân số và tiềm năng kinh tế. Nằm trải dài trên 40o vĩ tuyến (phần lớn thuộc bán cầu Nam), lãnh thổ Braxin có nhiều loại khí hậu khác nhau: từ xích đạo đến nhiệt đới và cận nhiệt đới. Phần đất đai ở phía bắc và phía nam là núi và cao nguyên thấp. Miền đất trũng, nhất là bồn địa lưu vực sông Amadôn, nằm ở phía nam đường xích đạo. Bồn địa này mở rộng ở thượng nguồn phía tây, hẹp dần về phía đông, nơi cửa sông đổ ra Đại Tây Dương. Bồn địa Amadôn là khu vực có rừng rậm xích đạo bao phủ, đất đai màu mỡ, nhưng còn ít được khai thác.Hình lược đồ kinh tế Braxin 1562. Tài nguyên thiên nhiên của Braxin rất phong phúCác loại khoáng sản quan trọng có: quặng sắt (trữ lượng lớn vào bậc nhất thế giới), mangan, bôxit, uran, dầu mỏ, vàng, bạc và các loại quặng kim loại màu khác. Ngoài ra, Braxin còn có nguồn tài nguyên rừng và thủy điện rất lớn (đập Itaipu có nguồn thủy năng 126.000 mêgaóat vượt xa đập Atxuan của Ai Cập).II – BRAXIN LÀ NƯỚC CÓ DÂN SỐ ĐÔNG NHƯNG THUẦN CHẤTTuy Braxin có số dân vượt xa số dân của các nước khác ở Nam Mĩ, nhưng lịch sử hình thành dân tộc cũng có những nét chung của dân cư toàn châu lục. Cộng đồng người ở đây được tập hợp

Page 144: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

từ 3 nguồn gốc: người da trắng, vốn là con cháu của những thực dân Bồ Đào Nha đến đây từ thời kì XVI, người da đen từ châu Phi được đưa sang làm nô lệ trong những thời kì đầu khai thác thuộc địa và người Anhđiêng bản xứ, vốn là chủ nhân của vùng lãnh thổ rộng lớn và giàu có này. Trải qua 4 thể kỉ, cộng đồng người sống trên đất Braxin đã lai tạp và hiện nay trở thành một dân tộc thống nhất, có ngôn ngữ và một nền văn hóa chung. Khác với các thuộc địa cũ của người châu Âu ở Bắc Mĩ, trong đó các dân tộc tuy cũng tập hợp từ nhiều nguồn gốc khác nhau, nhưng còn mang nhiều màu sắc riêng biệt (từ ngôn ngữ cho đến phong tục tập quán) các thuộc địa cũ ở Nam Mĩ, như Braxin của người Bồ Đào Nha thì sự hòa hợp triệt để hơn, tính chất dân tộc thuần nhất hơn.III – QUÁ TRÌNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ CỦA BRAXINSau khi giành được độc lập (1822), Braxin đã thực hiện chính sách công nghiệp hóa để xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. Cho đến những năm 60, nền công nghiệp của Braxin chủ yếu vẫn là phục vụ cho một số chính sách kinh tế hướng nội, sản xuất với mục đích đảm bảo những nhu cầu trong nước về thiết bị và tiêu dùng, thay thế cho việc nhập khẩu những hàng hóa từ bên ngoài.157Cuộc đảo chính năm 1964 đã đánh dấu một thời kì mới, đưa nền kinh tế từ hướng nội sang hướng ngoại, Braxin tập trung sức lực xây dựng những cơ sở sản xuất lớn, đẩy mạnh việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp cũng như nông nghiệp.Việc phát triển nền kinh tế của Braxin dựa vào sự kết hợp của 3 thành phần:- Nguồn vốn của nhà nước vay từ bên ngoài.- Nguồn vốn của nhà tư bản trong nước.- Nguồn vốn do các nhà tư bản nước ngoài đầu tư vào.

Page 145: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Nhờ chính sách đó, từ năm 1968 đến 1974, nền kinh tế Braxin phát triển rất mạnh. Mức tăng trưởng kinh tế trung bình hằng năm lên tới 10%.Thành công bước đầu này đã gây nên một sự đảo lộn rất lớn trong cơ cấu kinh tế. Khu vực nông nghiệp bị giảm sút khi các khu vực công nghiệp và dịch vụ lại tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, sự thịnh vượng của nền kinh tế Braxin không được lâu bền. Các cuộc khủng hoảng trong những thập niên cuối của thế kỉ XX đã hạn chế tốc độ phát triển và đẩy đất nước này vào những khó khăn khó tránh khỏi.Cho đến đầu thập niên 70, mức tăng trưởng trung bình còn được 8,2% (năm 1970), nhưng chỉ 5 năm sau, mức tăng đó đã giảm xuống chỉ còn 4,4%. Đến cuối thập niên 80 thì mức tăng đã không còn đáng kể, thậm chí xuống đến số âm (năm 1988 là -0,3%).Sự suy thoái này bộc lộ rõ tính chất phụ thuộc chặt chẽ của nền kinh tế Braxin vào nước ngoài.Cho đến nay, Braxin cũng là nước mắc nợ nước ngoài nhiều nhất ở Mĩ Latinh (năm 1998: 232 tỉ đô la).158Câu hỏi:1. Tại sao lại nói: dân tộc Braxin là một dân tộc có tính thuần nhất?2. Trong quá trình phát triển kinh tế, những dấu hiệu nào biểu lộ tính chất phụ thuộc vào nước ngoài của nền kinh tế Braxin?3. Hãy quan sát bản đồ hoặc lược đồ Braxin trong sách giáo khoa, chỉ ra các vùng có khí hậu khác nhau.IV – BRAXIN: MỘT NƯỚC CÓ CÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN Ở TÂY BÁN CẦU HAY MỘT NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN?1. Nền kinh tế của Braxin trong những năm cuối thập niên 80 tuy có sự sa sút so với 2 thập niên trước, nhưng nếu nhìn chung trong cả khoảng thời gian 20 năm (1970 – 1989) thì mức tăng trưởng trung bình mỗi năm không nhỏ (3%). Chính vì thế nên

Page 146: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

tổng thu nhập quốc dân của Braxin hiện nay khá cao, đứng hàng thứ 8 trên thế giới.* Thu nhập quốc dân:- Năm 1970 : 43,1 tỉ đôla- Năm 1990 : 390,4 tỉ đôla- Năm 1991 : 507,4 tỉ đôla.Nguồn thu chủ yếu từ hai khu vực: dịch vụ và công nghiệp (91%).2. Về giá trị sản lượng công nghiệp năm 1989, Braxin đứng hàng thứ 11 trên thế giới, thứ 7 về sản xuất thép, thứ 6 về sản xuất máy bay và thứ 10 về sản xuất ô tô…Các ngành công nghiệp quân sự cũng rất phát triển. Braxin đứng hàng thứ 6 về xuất khẩu vũ khí (xe tăng, máy bay, tên lửa v.v…).Vùng công nghiệp quan trọng nhất nằm ở phía đông nam lãnh thổ, trong đó có các trung tâm công nghiệp lớn như Riô Đê Gianêrô, Xao Paolô và Bêlô Ôridôntê. Ở đây tập trung nhiều ngành công nghiệp chế biến nguyên liệu truyền thống (thép, xi măng, dệt v.v…) và các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, ô tô.3. Về nông nghiệp, Braxin là nước có nhiều nông sản nhiệt đới có giá trị như: cao su, cà phê, mía, bông, đậu tương v.v…159Gần đây, Braxin lại chú trọng vào hai loại nông sản đang có nhiều nhu cầu trên thế giới như đỗ tương và cam (sản lượng đỗ tương thứ nhì thế giới, nước cam thứ nhất thế giới).Sự phát triển nông nghiệp của Braxin chủ yếu là dựa vào việc mở rộng thêm diện tích trồng trọt.Các vùng nông nghiệp chính của Braxin là: vùng Đông Nam (trồng cây lương thực, chă nuôi bò), vùng Bắc trong khu vực sông Amadôn và vùng ven biển Đông Bắc (trồng cao su, cà phê, mía v.v…).4. Sự phát triển của kinh tế của Braxin tuy có những biểu hiện gần với các nước công nghiệp phát triển, nhưng ngược lại cũng có những biểu hiện khá rõ rệt của một nước đang phát triển.

Page 147: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

Trước hết thu nhập bình quân theo đầu người, tuy cao hơn nhiều nước đang phát triển khác, nhưng vẫn ở mức trung gian giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển. Về mặt xã hội, số lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm một tỉ lệ lớn (26,6%), vượt cả số lao động trong ngành công nghiệp (24,9%). Ngoài ra trong dân số tỉ lệ tử vong trẻ em còn cao, tuổi thọ trung bình thấp, trình độ văn hóa, y tế kém. Số người thiếu ăn còn chiếm tới 65%.* Năm 1996:- Tỉ lệ gia tăng dân số : 1,7%- Tỉ lệ tử vong trẻ em : 58%- Tuổi thọ trung bình : 66 tuổi- Tỉ lệ mù chữ : 19%- Tỉ lệ học sinh trung học : 36%- Tỉ lệ thầy thuốc trên 1000 dân là 1 phần ngàn.V – NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA BRAXIN1. Dân số quá đông, trong khi tỉ lệ gia tăng tuy đã giảm nhiều (năm 1980: 2,6%), nhưng vẫn còn cao. Hiện nay quá nửa dân số Braxin là lớp người dưới 20 tuổi.1602. Mức sống của người dân quá chênh lệch. Một nửa dân số chỉ được phân phối có 3% thu nhập quốc dân, còn một nửa khác lại hưởng tới 97%. 55% diện tích đất canh tác nằm trong tay một tỉ lệ địa chủ rất nhỏ (1% dân số).3. Braxin là nước xuất khẩu nhiều nông sản trên thế giới, nhưng lại chưa giải quyết được vấn để đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân.4. Quá trình công nghiệp hóa chỉ đem lại lợi ích cho khoảng ¼ số người Braxin giàu có, trái lại có ¾ dân số bị nghèo đi do giá nhân công rẻ mạt. Phần lớn hàng hóa do Braxin sản xuất đều phục vụ cho xuất khẩu vì nhân dân không đủ tiền mua. Giá nhân công rẻ mạt cũng thúc đẩy quá trình đầu tư vốn của nhà tư bản nước ngoài vào Braxin.

Page 148: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

5. Nợ của nước ngoài ngày càng tăng, tỉ lệ lạm phát ở trong nước ngày càng cao.Tất cả những vấn đề kinh tế - xã hội nói trên đang là những cản trở đáng kể trên con đường phát triển của Braxin.Câu hỏi:1. Những biểu hiện nào trong nền kinh tế - xã hội của Braxin chứng tỏ rằng nước này vừa có những đặc điểm của một nước công nghiệp phát triển, vừa có những đặc điểm của một nước đang phát triển?2. Phần đóng góp của nông nghiệp trong thu nhập quốc dân của Braxin là 12%, nhưng tỉ lệ lao động trong ngành này lại chiếm 26,6% (cao hơn tỉ lệ lao động trong công nghiệp : 24,9%). Điều đó được giải thích ra sao?3. Hãy vẽ biểu đồ biểu hiện tỉ lệ so sánh phần thu nhập quốc dân của các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và tỉ lệ lao động trong các ngành đó theo các số liệu sau:* Phần đóng góp vào thu nhập quốc dân:- Ngành nông nghiệp: 9%, - Ngành công nghiệp : 36%, - Dịch vụ : 55%. * Tỉ lệ lao động:- Ngành nông nghiệp : 22,5%- Công nghiệp : 22,5% - Dịch vụ : 55%.161THỰC HÀNHDựa vào bài Braxin, hãy viết một bài nhận xét về tình hình kinh tế - xã hội của Mêhicô để trình bày trước lớp (dựa vào các bản đồ treo tường, atlat, các số liệu và tài liệu dưới đây, có thể tham khảo thêm báo chí và các tài liệu khác).* Liên bang Mêhicô:- Diện tích : 1,95 triệu km2, - Dân số năm 1996 : 94,8 triệu người - Thủ đô : Mêhicô

Page 149: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

- Thu nhập quốc dân theo đầu người năm 1994 : 4.010 đôla- Nợ nước ngoài: 95,1 tỉ đôla- Ngôn ngữ: Tây Ban Nha. * Thành phần dân tộc: - Người gốc Âu : 15%- Người Anhđiêng : 29%- Người lai : 55%- Mêhicô là thuộc địa của Tây Ban Nha từ năm 1522 được độc lập năm 1821.* Dân số:- Tỉ lệ gia tăng : 2,2%- Tỉ lệ tử vong của trẻ em : 34%- Tuổi thọ : 73 tuổi. * Tỉ lệ lao động trong các ngành kinh tế:- Nông nghiệp : 21%- Công nghiệp là 25,6%- Dịch vụ : 53,4%- Tỉ lệ người thiếu ăn : 90%- Tỉ lệ ruộng đất trong tay một số địa chủ: 99%- Tỉ lệ dân thành thị : 71%.* Tài nguyên khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, chì, đồng, kẽm, lưu huỳnh, uran v.v…* Các ngành công nghiệp chính: khai khoáng, luyện kim đen, hóa dầu, điện tử, sản xuất ôtô, xây dựng, dệt v.v…* Sản lượng sản phẩm công nghiệp: - Lúa mì : 5,22 triệu tấn- Lúa gạo: 0,98 triệu tấn- Ngô: 13,0 triệu tấn- Lúa mạch: 0,62 triệu tấn- Cà phê: 0,27 triệu tấn- Ca cao: 40 nghìn tấn- Gia súc lớn: 37,5 triệu con- Lợn: 6,5 triệu con- Ngựa; 6,1 triệu con.162

Page 150: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

MỤC LỤCMở đầu PHẦN MỘTNHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG THỜI KÌ HIỆN ĐẠII – Tình hình kinh tế - xã hội thế giới trong những thập niên gần đây có nhiều biến động phức tạp 5

Thực hành 9II – Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại đã dẫn tới những sự thay đổi lớn lao trong nền kinh tế - xã hội thế giới 10III – Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thế giới hiện đại là: sự thay đổi cơ cấu kinh tế trong các nước phát triển và sự tăng cường các quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới. 13IV – Nền kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển trên thế giới là bức tranh tương phản với nền kinh tế - xã hội của các nước phát triển 16

Thực hành 19V – Đặc điểm các nước đang phát triển ở châu Á 20

1. Các nước đang phát triển Tây Á 202. Các nước đang phát triển ở Đông Nam Á 243. Các nước công nghiệp mới 29Thực hành 32

VI – Đặc điểm các nước đang phát triển ở Mĩ Latinh 33VII – Đặc điểm các nước đang phát triển ở châu Phi 37

Thực hành 41PHẦN HAIĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚIHOA KÌ1 – Ưu thế của vị trí địa lí và lãnh thổ Hoa Kì trong quá trình phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa 44

Page 151: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

2 – Hoa Kì: Đất nước của những người nhập cư 46III – Sự phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Hoa Kì 50IV – Những thành tựu của nền kinh tế Hoa Kì 531. Công nghiệp là sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kì 532. Các ngành dịch vụ: sức mạnh kinh tế mới của Hoa Kì 563. Nền nông nghiệp Hoa Kì chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới

584. Giao thông vận tải là cơ sở quan trọng của nền kinh tế Hoa Kì

60V – Các vùng kinh tế của Hoa Kì 61

Thực hành 64Phụ lục 65

NHẬT BẢNI – Thiên nhiên đa dạng nhưng đầy thử thách 67II – Một dân số quá đông trên một quần đảo chật hẹp 69III – Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản 71IV – Những thành tựu của nền kinh tế Nhật Bản 74V – Các vùng kinh tế của Nhật Bản 82

Thực hành 83Phụ lục 83PHÁPI – Nước Pháp có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cả công nghiệp và nông nghiệp 85II – Pháp cũng là một nước có dân số già 87III – Quá trình phát triển nền kinh tế của Pháp từ sau Chiến tranh thế giới II 89IV – Những thành tựu của nền kinh tế Pháp 90V – Các vùng kinh tế quan trọng nhất ở phía bắc và phía đông nước Pháp 97LIÊN BANG NGA

Page 152: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

I – Điều kiện tự nhiên và dân cư 97II _ Quá trình phát triển của nền kinh tế Liên bang Nga 100III – Các vùng kinh tế chính của Liên bang Nga 106

Thực hành 110TRUNG QUỐCI – Một đất nước có diện tích lớn và dân số đông 111II – Trung Quốc có nhiều tiềm năng lớn để phát triển kinh tế 111III – Kết quả xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc trước thời kì hiện đại hóa (1949 – 1978) 114IV – Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa 116V – Các vùng kinh tế chính của Trung Quốc 122

Thực hành 124ẤN ĐỘI – Lãnh thổ Ấn Độ có 2 bộ phận: Bắc và Nam 125II – Một quốc gia có nền văn minh lâu đời với nhiều dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau 127III – Những chuyển biến trong nền nông nghiệp Ấn Độ 129IV – Sự đa dạng hóa và tính tự lực của nền công nghiệp Ấn Độ

132Thực hành 136

ANGIÊRII – Một quốc gia có phần lớn đất đai là hoang mạc và mức tăng dân số cao 136II – Angiêri xây dựng một nền kinh tế độc lập và tự chủ 140Thực hành 144THÁI LANI – Đất nước có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhưng hoàn cảnh xã hội khó khăn 145II – Thái Lan với đường lối kinh tế hướng ra xuất khẩu 150

Thực hành 153

Page 153: Địa Lí 11 (Word) - saomaidata.orgsaomaidata.org/library/textBook/11/DiaLy11.docx  · Web viewĐỊA LÍ 11 (Tái bản lần thứ mười lăm) 3. MỞ Đ. Ầ. U. I – MÔN

BRAXINI – Một lãnh thổ rộng lớn có tài nguyên phong phú và tiềm năng lớn về kinh tế 154II – Braxin là nước có dân số đông nhưng thuần nhất 156III – Quá trình và phương hướng phát triển nền kinh tế của Braxin 156IV – Braxin: một nước công nghiệp phát triển ở Tây Bán Cầu hay một nước đang phát triển? 158V – Những khó khăn về kinh tế, xã hội của Braxin 159

Thực hành 161

Bản quyền thuộc Nhà xuất bản Giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ban Biên tập:NGUYỄN DƯỢC – NGUYỄN CAO PHƯƠNGNGUYỄN MINH PHƯƠNG – NGUYỄN GIANG TIẾNBiên tập lần đầu: DƯƠNG MINH HẢOBiên tập tái bản: HOÀNG CÔNG DŨNGTrình bày bìa: NGUYỄN CÔNG TRÍSửa bản in: DI LINHChế bản: PHÒNG SÁP CHỮ ĐIỆN TỬ - NXBGD TẠI TP.HCM

Chịu trách nhiệm xuất bản:Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁIPhó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập VŨ DƯƠNG THỤY

ĐỊA LÍ 11. Mã số: 3H110t6. Số XB:1517/324 - 05. Số in: 12/NXBGD. In xong và nộp lưu chiểu tháng 01 năm 2006.