Di ung thuoc

30
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN HÓA LÝ CHO DƯỢC Sinh viên: Mai Hương Lớp: CHE 274 A MSSV: 2020 522 806 Học phần:

Transcript of Di ung thuoc

Page 1: Di ung thuoc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

HÓA LÝCHO DƯỢC

Sinh viên: Mai HươngLớp: CHE 274 AMSSV: 2020 522 806

Học phần:

Page 2: Di ung thuoc
Page 3: Di ung thuoc

L/O/G/OL/O/G/O

DỊ ỨNG THUỐC

Page 4: Di ung thuoc

XỬ LÝ VÀ PHÒNG TRÁNH DỊ ỨNG THUỐC4

ĐỊNH NGHĨA – NGUYÊN NHÂN DỊ ỨNG THUỐC1

CƠ CHẾ GÂY DỊ ỨNG THUỐC – PHÂN LOẠI2

CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA DỊ ỨNG THUỐC3

Nội dung chính:

Page 5: Di ung thuoc

I. ĐỊNH NGHĨA – NGUYÊN NHÂN:

1.ĐỊNH NGHĨA DỊ ỨNG THUỐC:- Là phản ứng khác thường của cơ thể

khi tiếp xúc lần thứ hai hay những lần sau với một loại thuốc mà thành phần của thuốc có tính chất gọi là “gây dị ứng” (Dị nguyên).

- Phản ứng dị ứng là 1 phản ứng có hại của thuốc, thuộc Typ B (phản ứng không tiên lượng được).

Page 6: Di ung thuoc

I. ĐỊNH NGHĨA – NGUYÊN NHÂN:

2. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ: - - Dùng thuốc quá liều, dùng nhiều thuốc, dùng thuốc không đúng chỉ định, dùng thuốc kéo dài,… mẫn cảm chéo, tương tác ,…- Tình trạng không dung nạp thuốc, tác dụng phụ

của thuốc.- Di truyền:

+ Tiền sử bản thân đã từng bị dị ứng thuốc hoặc có bệnh dị ứng (Viêm mũi dị ứng, hen, viêm da, dị ứng thức ăn,…)+ Gia đình có người bị dị ứng thuốc.

- Độ tuổi, giới tính.

Page 7: Di ung thuoc

I. ĐỊNH NGHĨA – NGUYÊN NHÂN:

2. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ:- Sử dụng thuốc có các nhóm đặc hiệu: -NH2, -

CONH2, -NHOH, -OH, -COOH (Hapten). Khi các hapten này đi vào cơ thể, gắn vào gốc hoặt động trong phân tử protein của cơ thể: -COOH, -SH, -NH2, -NHCNH2…

tạo thành dị nguyên có khả năng gây mẫn cảm cơ thể gây những phản ứng, hội chứng, bệnh dị ứng…

- Thuốc kháng sinh có tỉ lệ gây dị ứng cao nhất: Nhóm Betalactame (penicillin)

Page 8: Di ung thuoc

THUỐC HẤP THU

PHÂN BỐ

CHUYỂN HÓA

THẢI TRỪ

Page 9: Di ung thuoc

I. ĐỊNH NGHĨA – NGUYÊN NHÂN:

2. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ :- Tổn thương gan – thận

+ Gan: - Cơ quan chuyển hóa chính. Gan

bị tổn thương thuốc không chuyển hóa được

- 1 số thuốc thải thừ qua gan – mật, tốc độ thải trừ chậm thời gian bán thải tăng tăng nồng độ thuốc trong máu gây độc

Page 10: Di ung thuoc

I. ĐỊNH NGHĨA – NGUYÊN NHÂN:

2. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ :+ Thận: Thanh thải, thuốc và và các chất độc ra khỏi cơ thể, thận bị tổn thương chỉ số clearance giảm tốc độ thải trừ thuốc chậm, thời gian bán thải tăng quá liều, gây độc, dị ứng thuốc/

Page 11: Di ung thuoc

II. CƠ CHẾ BỆNH NGUYÊN – PHÂN LOẠI

1.CƠ CHẾ BỆNH NGUYÊN:a. Cơ chế cổ điển: 2 giai đoạn chính:

- Giai đoạn mẫn cảm ban đầu: Thuốc (protein hoặc Hapten) khi vào cơ thể gắn với các protein vận chuyển bằng các liên kết đồng hóa trị tạo thành phức hợp thuốc – protein kích hoạt việc sản xuất các tế bào lympho T đặc hiệu với thuốc hoặc sản sinh các kháng thể: IgM, IgD, IgE.

- Giai đoạn dị ứng: Khi tiếp xúc lại với thuốc (lần 2 trở đi), bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu dị ứng.

Page 12: Di ung thuoc

II. CƠ CHẾ BỆNH NGUYÊN – PHÂN LOẠI

1.CƠ CHẾ BỆNH NGUYÊN:b. Cơ chế tương tác dược lý P-I:

- Một số thuốc có thể gắn trực tiếp với receptor của tế bào lympho T một cách thuận nghịch mà không cần đồng hóa trị.

- Phức hợp thuốc – receptor tế bào T tương tác với phức hợp mô, kích hoạt tế bào T phản ứng lại thuốc

Page 13: Di ung thuoc

II. CƠ CHẾ BỆNH NGUYÊN – PHÂN LOẠI

1.CƠ CHẾ BỆNH NGUYÊN:c. Cơ chế nguy hiểm (Danger theory):

- Các tế bào bị stress, bị phá hủy làm giải phóng các “tín hiệu thông báo nguy hiểm” (interleukins, yếu tố tiêu hủy mô..) và những chất này làm kích hoạt đáp ứng miễn dịch.

- Cơ chế nguy hiểm không đòi hỏi thuốc phải liên kết đồng hóa trị với protein vận chuyển, cũng không cần bệnh nhân tiếp xúc với thuốc trước.

Page 14: Di ung thuoc

II. CƠ CHẾ BỆNH NGUYÊN – PHÂN LOẠI

2. PHÂN LOẠI:a. Type I: Phản ứng tức thì qua IgE:

- Thuốc – Hapten phản ứng với kháng thể IgE trên bề mặt dưỡng bào hoặc tế bào ưa kiềm giải phóng các chất trung gian (Histamin, serotonin, Leukotriene, prostaglandin, cytokine)

giãn mạch, tăng tính thấm mạch máu, kích thích co thắt cơ trơn, kích thích tăng tiết.- Biểu hiện lâm sàng phổ biến: mề đay, co thắt khí

quản, sốc phản vệ.

Page 15: Di ung thuoc

- Thuốc gây dị ứng: procain, barbiturate, betalactame, insulin,…

Page 16: Di ung thuoc

II. CƠ CHẾ BỆNH NGUYÊN – PHÂN LOẠI

2. PHÂN LOẠI:b. Type II: Phản ứng tức thì – phản ứng gây độc:

- Phản ứng Hapten – tế bào: Thuốc phản ứng với bề mặt tế bào, dẫn đến hình thành phức hợp sinh miễn dịch và sản xuất kháng thể IgG gây hiện tượng thiếu máu tan máu.

- Phản ứng phức hợp miễn dịch: Thuốc phản ứng với kháng thể IgM trong tuần hoàn, hình thành phức hợp gắn vào tế bào gây tổn thương, (chỉ phản ứng với tế bào máu) thiếu bạch cầu hạt.

- Phản ứng tự miễn: Thuốc sản xuất tự kháng thể chống lại tiểu cầu thiếu tiểu cầu.

Page 17: Di ung thuoc

- Penicillin, methydopa, rifampicin, quinine có thể gây thiếu máu do tan máu.

- Phenylbutazone, carbimazole, tolbutamide, Chlorpropamide và metronidazole có thể gây ly giải bạch cầu.

- Quinidine, digoxinvà rifampicin có thể gây phá hủy bạch cầu và làm giảm tiểu cầu.

Page 18: Di ung thuoc

II. CƠ CHẾ BỆNH NGUYÊN – PHÂN LOẠI

2. PHÂN LOẠI:c. Type III: Phản ứng nửa chậm qua phức hợp:

- Lần đầu tiếp xúc với thuốc hình thành kháng thể IgG- Lần sau tiếp xúc với thuốc hình thành phức hợp

kháng nguyên – kháng thể tan hoặc không tan.- Phức hợp di chuyển trong hệ tuần hoàn bệnh huyết

thanh, phá hủy các mô, gây các ổ nhiễm khuẩn cấp quanh các mạch máu, viêm mạch. da, khớp. (Sốt, viêm khớp, đau khớp)

- Thường gặp sau 7-21 ngày dùng thuốc.

Page 19: Di ung thuoc

II. CƠ CHẾ BỆNH NGUYÊN – PHÂN LOẠI

2. PHÂN LOẠI:d. Type VI: Phản ứng chậm qua tế bào lympho T:

- Tiếp xúc thuốc lần 1: tạo phức hợp thuốc – protein: kháng nguyên.

- Lần tiếp xúc tiếp theo, các bạch cầu gặp phải các kháng nguyên này gây phản ứng viêm.

- Triệu chứng: viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng man…

Page 20: Di ung thuoc

III. CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:

Vị trí xuất hiện

Biểu hiện lâm sàng

Toàn thân Sốc phản vệ, hạ huyết áp, sốt, viêm mạch, sưng hạch, bệnh huyết thanh.

Da Mày đay, phù Quincke, sẩn ngứa, viêm da tiếp xúc, mẫn cảm ánh sáng, đỏ da toàn thân, hội chứng Stevens-Johnson, Hc Lyell

Phổi Khó thở, viêm phế nang

Gan Viêm gan, tổn thương tế bào gan

Tim Viêm cơ tim

Thận Viêm cầu thận, hội chứng thận hư

Máu Giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu hạt..

Page 21: Di ung thuoc

III. CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:

Mày đay:- Hay gặp và phổ biến.- Triệu chứng: nóng, ngứa, nổi ban, sẩn phù…có

thể liên kết thành từng mảng, hồng, tròn to hình hạt đậu, đau đầu, sốt, nóng…

- Thuốc thường gây dị ứng: kháng sinh, kháng viêm, hạ sột, giảm đau,

Page 22: Di ung thuoc

III. CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:

Phù Quincke:- Dạng mày đay khổng lồ.- Xuất hiện nhanh sau khi dùng thuốc- Kích thước phù lớn, híp mắt, môi sưng to biến

dạng, …

Page 23: Di ung thuoc

III. CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:

- Hội chứng Stevens- Johnson. Đặc điểm:+ Chứng phát ban kèm đau, sốt (dấu hiệu sớm)+ Loét da hoặc niêm mạc (Viêm giác mạc, kết mạc mủ, loét giác mạc, tổn thương niêm mạc đường sinh dục, tiết niệu).+ Bong, tróc vảy, phồng rộp, bọng nước khu trú quanh các hốc tự nhiên: Mắt, mũi, miệng, tai, bộ phận sinh dục và hậu môn (ít nhất 2 hốc tự nhiên bị tổn thương).+Ban đỏ nhiều hình dạng hoặc dát sần, ngứa đỏ+ Có thể kèm viêm phổi, rối loạn chức năng gan, thận Khởi phát 7-14 ngày sau khi dùng thuốc lần đầu tiên hoặc trong vòng 3 ngày sau khi dùng thuốc lần 2.

Page 24: Di ung thuoc

III. CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:

- Rối loạn phổ biến gây ra bởi dị ứng thuốc (thường hiếm gặp):

+ Eczema+ Viêm gan+ Viêm thận+ Nhạy cảm sáng+ Viêm mạch Thời điểm khởi phát thường khác nhau.

Page 25: Di ung thuoc

III. CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:SỐC PHẢN VỆ- Thời gian xảy ra: từ vài giây đến 30 phút sau khi

dùng thuốc- Khởi đầu: bồn chồn, bứt rứt, hoảng hốt, sợ chết,…- Sau: mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt, khó thở,…- Hôn mê sâu, rối loạn tim mạch, ngừng tim, tử vong.• Dạng bào chế của thuốc:- Tiêm, tiêm truyền, nhỏ mắt gây dị ứng nhanh và nghiêm trọng hơn các dạng thuốc khác.

Page 26: Di ung thuoc

IV. XỬ LÝ – PHÒNG TRÁNH

1. XỬ LÝ:• Đối với phản ứng tức thì:- Điều trị bằng các thuốc kháng Histamin H1 (Uống hoặc tiêm)- Trường hợp nghiêm trọng, sốc: Dùng đường truyền tĩnh

mạch ngoại vi, tiêm Polaramine, khí dung O2 và Adrenalin (1 ống 0.5mg)

• Đối với phản ứng muộn:- Dừng toàn bộ thuốc đang sử dụng- Kiểm tra công thức máu để kiểm tra dấu hiệu tăng bạch cầu

ưa acid, men gan, nồng độ Creatinine- Điều trị: Kháng Histamin (ngứa), corticoid tại chỗ + thuốc

làm dịu da, corticoid toàn thân (Hội chứng bạch cầu ưa acid)

Page 27: Di ung thuoc

IV. XỬ LÝ – PHÒNG TRÁNH

2. Các biện pháp phòng tránh dị ứng thuốc:- Khai thác tiền sử dị ứng (bản thân và gia đình)- Làm các test trước khi dùng thuốc (thuốc tiêm,

tiêm truyền)+ Test lẩy da (thuốc PỨ tức thì)+ Test nhỏ mũi+ Test kích thích lưỡi+ Test miếng dán

- Giáo dục bệnh nhân không dùng lại thuốc gây dị ứng, khuyến cáo bệnh nhân về tình trạng dị ứng thuốc.

Page 28: Di ung thuoc

PHỤ LỤC:

CÁC THUỐC THƯỜNG GÂY DỊ ỨNG1.Kháng sinh2.Huyết thanh, vacxin3.Enzym, hormoon, dịch truyền (đạm)4.Thuốc kháng lao: isonazid, rifampicin5.Các thuốc NSAID: aspirin, 6.Thuốc kháng giáp: Carbimazole7.Thuốc chống sốt rét: Chloroquine, mefloquine8.Các Sulfamide

Page 29: Di ung thuoc

Tài liệu tham khảo

1. Hóa dược, bộ y tế2. PGS.TS Phan Quang Đoàn, Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng, NXB

GD3. Dược Lâm Sàng, Bộ y tế4. Võ Thị Hà,11. 2014, Xử lí dị ứng thuốc, nhịp cầu dược lâm sàng

Page 30: Di ung thuoc

CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI.