ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

48
1 SỞ GD&ĐT KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM CROCODILE ICT 605 DÙNG ĐỂ MÔ PHỎNG CÁC THUẬT TOÁN TIN HỌC 10 NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ Giáo viên: Trần Chí Thu Trường THPT Ngô Gia Tự Cam Ranh, năm 2014

Transcript of ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

Page 1: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

1

SỞ GD&ĐT KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

SỬ DỤNG PHẦN MỀM CROCODILE ICT 605 DÙNG ĐỂ

MÔ PHỎNG CÁC THUẬT TOÁN TIN HỌC 10 NHẰM NÂNG

CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT

NGÔ GIA TỰ

Giáo viên: Trần Chí Thu Trường THPT Ngô Gia Tự

Cam Ranh, năm 2014

Page 2: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

2

Mục lục

1. Tóm tắt đề tài ............................................................................................................ 2

2. Giới thiệu ................................................................................................................... 3

3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4

3.1 Khách thể nghiên cứu........................................................................................ 4

3.2 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 4

3.3 Quy trình nghiên cứu........................................................................................ 5

3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu............................................................................ 6

4. Phân tích dữ liệu và kết quả..................................................................................... 7

5. Bàn luận ..................................................................................................................... 8

6. Kết luận và khuyến nghị .......................................................................................... 9

7. Tài liệu tham khảo .................................................................................................. 10

8. Phụ lục...................................................................................................................... 11

Page 3: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

3

ĐỀ TÀI: Sử dụng phần mềm CROCODILE ICT 605 dùng để mô phỏng các

thuật toán tin học 10 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh Trường THPT

Ngô Gia Tự

1. TÓM TẮT

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đang trở thành trào lưu của nền giáo dục

hiện đại. Thông qua việc sử dụng các công cụ hỗ trợ làm cho bài giảng của giáo viên

thêm phong phú và trực quan hơn, giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy

học; trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng máy tính như một công

cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập. Đó là một yêu cầu quan trọng của đổi mới

PPDH.

Trong quá trình dạy học các thuật toán, để giúp học sinh hiểu được thuật toán cũng

như hiểu được hoạt động của nó cần phải thử nghiệm kết quả của thuật toánn. Đây là

một quá trình mất nhiều thời gian bởi người dạy phải thực hiện từng bước một, nhất là

đối với các thuật toán lặp. Việc dạy và học thuật toán trong nhà trường cũng gặp nhiều

khó khăn. Các thuật toán khiến cho người học khó hiểu, khó hình dung nhất là với những

người mới bắt đầu học tin học. Người dạy đôi khi rất khó truyền đạt cho người học ý

tưởng, hoạt động của thuật toán như thế nào cho hiệu quả.

Với hiện trạng trên giải pháp tôi đưa ra là “Sử dụng phần mềm CROCODILE ICT

605 dùng để mô phỏng các thuật toán tin học 10 nhằm nâng cao kết quả học tập của học

sinh”.

Nghiên cứu tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 10 trường THPT Ngô Gia

Tự. Lớp 10A7 là lớp thực nghiệm và lớp 10A10 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được

thực hiện giải pháp thay thế khi dạy bài 4 “Bài toán và thuật toán”. Kết quả cho thấy

chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,80. Điều này có

nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.

Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.0002< 0.001. Kết

quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là

do tác động. Điều đó chứng minh việc Sử dụng phần mềm CROCODILE ICT 605

dùng để mô phỏng các thuật toán tin học 10 đã làm nâng cao kết quả học tập của học

sinh.

Page 4: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

4

2. GIỚI THIỆU

Nếu quý thầy cô đã và đang dạy bộ môn Tin học 10 thì hẳn thầy cô sẽ có nhận xét

ngay rằng: bài số 4 “Bài toán và thuật toán” là một bài khó dạy và học sinh khó có thể

hiểu được các ví dụ mà sách giáo khoa (SGK) đã đưa ra và cũng không có kĩ năng tự

mình xây dựng một thuật toán .

Với thời lượng là 6 tiết (5 tiết lý thuyết + 1 tiết bài tập), giáo viên rất khó để truyền

tải được toàn bộ các thuật toán ở trong SGK. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều giáo

viên thì những thuật toán trong SGK là rất hay, vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để học

sinh có thể hiểu được các thuật toán này và có khả năng tự xây dựng một thuật toán? Có

lẽ quý thầy cô sẽ có cùng ý kiến với tôi: Hãy minh họa thuật toán với nhiều bộ Test. Và

ở trong SGK cũng đã thực hiện theo cách này, nhưng chỉ với một vài bộ Test.

Xuất phát từ thực tế giảng dạy và từ nội dung chương trình Tin học phổ thông: Toàn

bộ chương trình Tin học 11 đều nghiên cứu về lập trình, là kiến thức có liên quan mật

thiết với các thuật toán. Bởi vì nếu không xây dựng được thuật toán thì không thể lập

trình để giải bài toán trên máy tính. Qua việc thăm lớp, dự giờ khảo sát trước tác động,

tôi thấy giáo viên thường chỉ minh họa các thuật toán trên bảng, họ đã có gắng đưa ra các

bộ test. Kết quả học sinh hiểu bài chưa sâu sắc, kĩ năng vận dụng chưa cao và giáo viên

lại tốn rất nhiều thời gian.

Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã “Sử dụng phần mềm

CROCODILE ICT 605 dùng để mô phỏng các thuật toán tin học 10 nhằm nâng cao

kết quả học tập của học sinh”. Bởi vì việc mô phỏng thuật toán với giao diện đồ họa rất

trực quan, đồng thời người sử dụng có thể tương tác với hệ thống mô phỏng. Mô phỏng

sẽ giúp cho người học nhanh chóng hiểu được bản chất, hiểu được từng thao tác trong

thuật toán hoạt động như thế nào, đồng thời đánh giá được tính đúng đắn của thuật toán.

Còn đối với người dạy, mô phỏng sẽ giúp cho người dạy dễ dàng truyền đạt ý tưởng của

thuật toán, giúp cho quá trình giảng dạy thuận lợi hơn. Hơn nữa, mô phỏng làm cho

người học cảm thấy hứng thú hơn khi tiếp xúc với các thuật toán.

Giải pháp thay thế: Sử dụng phần mềm CROCODILE ICT 605 dùng để mô phỏng

các thuật toán tin học 10 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh Trường THPT Ngô

Gia Tự.

Page 5: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

5

Vấn đề nghiên cứu: Việc Sử dụng phần mềm CROCODILE ICT 605 dùng để mô

phỏng các thuật toán tin học 10 có nâng cao kết quả học tập của học sinh không?

Giả thiết nghiên cứu: Sử dụng phần mềm CROCODILE ICT 605 dùng để mô

phỏng các thuật toán tin học 10 sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh.

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khách thể nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10A7 và lớp 10A10 trường THPT Ngô Gia tự

vì hai lớp này có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng

dụng.

Giáo viên: cả hai lớp do tôi giảng dạy.

Học sinh: Tương đồng nhau về tỷ lệ giới tính, dân tộc, và chất lượng đầu vào; ý

thức tốt, chăm ngoan và cùng học chung một chương trình.

3.2.Thiết kế nghiên cứu

Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 10A7 là nhóm thực nghiệm, lớp 10A10 là nhóm đối

chứng. Tôi dùng bài kiểm tra 15 phút trước đó làm bài kiểm tra trước tác động.

Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi

dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của

2 nhóm trước khi tác động.

Đối chứng Thực nghiệm

TBC 6.8 7.0

P 0.25

Xác định tính tương đương giữa hai nhóm bằng phép T-Test độc lập:

P = 0,25 > 0,05

So sánh với tiêu chuẩn cho thấy sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm

là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.

Page 6: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

6

Chọn thiết kế nghiên cứu: thiết kế 2 Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động đối với

nhóm tương đương.

Bảng: Thiết kế nghiên cứu

Nhóm KT trước tác động Tác động KT sau tác động

TN 01 01’ Dạy bài 4 “Bài toán và thuật toán” 03

ĐC 02 02’ Không tác động 04

Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng T.tes độc lập.

3.3.Quy trình nghiên cứu

-Chuẩn bị của giáo viên :

+ Lớp đối chứng: Thiết kế kế hoạch bài học không sử dụng phần mềm

CROCODILE ICT 605 dùng để mô phỏng các thuật toán tin học 10 , quy trình chuẩn bị

bài như bình thường.

+ Lớp thực nghiệm : Thiết kế kế hoạch bài học có Sử dụng phần mềm

CROCODILE ICT 605 dùng để mô phỏng các thuật toán tin học 10

-Tiến hành dạy thực nghiệm : Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm tuân thủ theo

kế hoạch nhà trường và thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:

Page 7: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

7

Tuần TPPCT Tên bài dạy

10

§4. Bài toán và thuật toán

1) Khái niệm bài toán

2) Khái niệm Thuật toán

5

11

§4. Bài toán và thuật toán (tt)

3) Một số ví dụ

Ví dụ 1. Kiểm tra tính nguyên tố số dương

12

§4. Bài toán và thuật toán (tt)

3) Một số ví dụ

Ví dụ 2. Bài toán sắp xếp

6

13

§4. Bài toán và thuật toán (tt)

3) Một số ví dụ

Ví dụ 3. Bài toán tìm kiếm

Thuật toán tìm kiếm tuần tự

14

§4. Bài toán và thuật toán (tt)

3) Một số ví dụ

Ví dụ 5. Bài toán tìm kiếm

Thuật toán tìm kiếm nhị phân

7

15 Bài tập

3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu

- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 15 phút

Page 8: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

8

- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong bài số 4 “Bài toán và

thuật toán” . Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 1 tiết có 2 nội dung: đọc hiểu thuật

toán và tự thiết kế thuật toán (xem phần phụ lục).

Sau khi kiểm tra xong tiến hành chấm bài theo đáp án và biểu điểm đã xây dựng.

4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ

Sau thời gian tiến hành tác động (3 tuần), tiến hành cho học sinh 2 lớp (thực

nghiệm và đối chứng ) làm bài kiểm tra sau tác động (bài kiểm 1 tiết).

Trên cơ sở kết quả thu được, tôi tiến hành phân tích dữ liệu qua các thông số: Tính

giá trị chênh lệch qua giá trị trung bình của các bài kiểm tra trước và sau kiểm chứng.

Bảng So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Đối chứng Thực nghiệm

ĐTB 6.7 7.5

Độ lệch chuẩn 1 0.8

Giá trị P của T- test 0,0002

Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0.80

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau

tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,0002, cho thấy: sự

chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh

lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên

mà do kết quả của tác động.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 80,01

7.65.7

. Điều đó cho thấy mức

độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng phần mềm CROCODILE ICT 605 dùng để mô

phỏng các thuật toán tin học 10 đến ĐTB học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.

Page 9: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

9

1

Trước TĐ

(NTN)

Trước TĐ

(NĐC)

Sau TĐ

(NTN)

Sau TĐ

(NĐC)

0

1

2

3

4

5

6

7

8

Trước TĐ (NTN)

Trước TĐ (NĐC)

Sau TĐ (NTN)

Sau TĐ (NĐC)

5. BÀN LUẬN

Cơ sở để lựa chọn các đối tượng học sinh để nghiên cứu cho đề tài là:

- Cùng học chương trình THPT,

- Cùng học 01 giáo viên môn Tin,

- Điều kiện học tập như nhau,

- Ý thức học tập như nhau,

- Trình độ như nhau,

- Giáo viên chủ nhiệm quan tâm như nhau.

Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề tài đặt ra. Các kết quả khá thống nhất với

nghiên cứu trước đó.

Qua kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là ĐTB= 7.5, kết

quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là ĐTB = 6.7. Độ chênh lệch điểm số

giữa hai nhóm là 0.8; Điều đó cho thấy ĐTB của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có

sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm ĐTB cao hơn lớp đối chứng.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,80. Điều này

có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.

Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động của nhóm thực ngiệm và nhóm đối chứng

Page 10: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

10

Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.0002< 0.001. Kết

quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là

do tác động.

Việc sử dụng phần mềm CROCODILE ICT 605 dùng để mô phỏng các thuật

toán tin học 10 ở trường THPT Ngô Gia Tự là có khả năng thực hiện. Để tạo tính hiệu

quả cần phải tiếp tục được nghiên cứu và phát triển.

6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

* Kết luận:

Việc Sử dụng phần mềm CROCODILE ICT 605 dùng để mô phỏng các thuật toán

tin học 10 ở trường THPT Ngô Gia Tự đã nâng cao kết quả học tập của học sinh.

Với việc xây dựng các chương trình mô phỏng như trên, trong quá trình giảng dạy

Tin học 10, bản thân tôi thấy rằng các tiết học về bài toán và thuật toán không còn nhàm

chán, khô cứng nữa mà trở nên sôi nổi hơn và học sinh cũng có thể hiểu các thuật toán

một cách dễ dàng hơn.

Hơn nữa, với mỗi thuật toán, giáo viên có thể minh họa bằng rất nhiều bộ Test

khác nhau mà không mất nhiều công sức, có thể nói đây là đặc điểm nổi bật mà máy tính

có thể trợ giúp cho con người.

Mô phỏng cũng là một công cụ giảng dạy hiệu quả cho người dạy và cũng là một

tư liệu học tập tốt. Như vậy, mô phỏng thuật toán mang lại nhiều lợi ích trong việc dạy và

học các thuật toán. Đồng thời nó cũng góp phần quan trọng vào việc ứng dụng công nghệ

thông tin vào việc giảng dạy trong nhà trường.

Mô phỏng thuật toán đã được các nhà sư phạm của ngành công nghệ thông tin sử

dụng như một công cụ có tính chất giúp đỡ trong việc dạy các thuật toán bằng máy tính.

Nguyên nhân của việc mô phỏng thuật toán được sử dụng như một công cụ trợ giúp cho

việc giảng dạy là do nó có thể cung cấp các mô phỏng động bằng đồ họa của một thuật

toán và các thay đổi trong cấu trúc dữ liệu của nó trong suốt quá trình thực thi. Như một

phần của quá trình học thuật toán. Mô phỏng thuật toán ngày càng trở nên hữu ích và trở

thành một giáo cụ trực quan rất quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực, nhất là trong môi

trường giáo dục. Đặc biệt, nó giúp học sinh hiểu thuật toán nhanh hơn.

* Khuyến nghị:

Page 11: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

11

+ Đối với lãnh đạo trường: đáp ứng các nhu cầu về tư liệu, cơ sở vật chất để

phục vụ cho cách dạy học nêu trên.

+ Nhân rộng cách thức cho các lớp khác, GV khác. Đặc biệt sử dụng phần

mềm CROCODILE ở các bộ môn lý, hóa dùng để mô phỏng thí nghiệm ảo.

+ Giáo viên tin học nên có sự phản biện, đóng góp ý kiến để cách thức thực

hiện tốt hơn.

7.TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Tan, C. (2008) Tài liệu tập huấn Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học. Dự án Việt Bỉ

- Bộ GD&ĐT.

- Mạng Internet: thuvientailieu.bachkim.com ; thuvienbaigiangdientu.bachkim.com;

giaovien.net …

- Lê Nguyễn Thuý Hằng, Hướng dẫn sử dụng phần mềm Crocodile ICT 501, Khoa Tin

học - Trường ĐHSP Huế, 2006

- http://www.crocodile-clips.com/en/Crocodile_ICT

- Sách giáo khoa tin học 10 Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), NXB Giáo dụ, 2006.

- Sách giáo viên tin học 10 Hồ Sĩ Đàm (chủ biên), NXB Giáo dụ, 2006.

- Sách giáo khoa Tin học 11, Hồ Sĩ Đàm (Chủ biên), Hồ Cẩm Hà,… , NXB Giáo dục,

2007

- Sách giáo viên Tin học 11, Hồ Sĩ Đàm ... NXB Giáo dục, 2007

Page 12: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

12

8. PHỤ LỤC

- Đề, đáp án biểu điểm bài kiểm tra trước tác động.

- Đề, đáp án biểu điểm bài kiểm tra sau tác động.

- Bảng điểm kiểm tra trước tác động của 02 nhóm.

- Bảng điểm kiểm tra sau tác động của 02 nhóm.

- Hướng dẫn nhanh tạo các sơ đồ khối

- Thiết kế mô phỏng các thuật toán tin 10 trên phần mềm CROCODILE ICT

- Kế hoạch bài học.

Cam Ranh, tháng 04 năm 2014

Tác giả

Trần Chí Thu

Page 13: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

13

PHỤ LỤC I ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

Môn : TIN HỌC I-Ma trận đề:

Yêu cầu Tin học là một ngành khoa học

Thông tin &Dữ liệu

Nhận biết Câu 2,3 Câu 1,4,5,6 Thông hiểu Câu 9 Vận dụng Câu 8

II. Nội dung đề: A-PHẦN TRẮC NGHIỆM ( Hãy khoanh tròn đáp án đúng) 6 điểm . Câu 1: Đối tượng của ngành tin học là:

A. Phần cứng và phần mềm B. Thông tin và máy tính điện tử

C. Thông tin và dữ liệu D. Máy tính điện tử và Internet

Câu 2: Công cụ nào dưới đây đặc trưng cho nền văn minh thông tin: A. Điện thoại di động B. Mạng Internet C. Máy tính điện tử D. Máy thu hình

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng ?. A. Máy tính tốt là máy tính nhỏ gọn và đẹp. B. Giá thành của máy tính ngày càng hạ nhưng tốc độ, độ chính xác của máy tính ngày càng

cao. C. Máy tính có thể làm được tất cả mọi việc. D. Tốc độ của máy tính phụ thuộc vào khối lượng và kích thước của máy tính.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là sai?. A. Hình ảnh là một dạng của thông tin. B. Mùi vị là một dạng thông tin. C. Văn bản là một dạng thông tin. D. Âm thanh là một dạng thông tin.

Câu 5: Tin học là một ngành khoa học vì đó là ngành ?. A. Chế tạo máy tính; B. Nghiên cứu phương pháp lưu trữ và xử lí thông tin; C. Sứ dụng máy tính trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội; D. Có nội dung, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu độc lập.

Câu 6: Trong các đẳng thức sau đẳng thức nào đúng? A. 2 Gb = 2048 Mb B. 1 Bit = 10 Byte C. 2 Mb = 1024 Byte D. 1 GB = 1000 Mb

B- PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 7: (1điểm)

Hãy viết số thực sau dưới dạng dấu phẩy động: A. 357801= B. 17,015= C. 0,002687=

Câu 8: (2.điểm)

Có thể dùng 5 MB để lưu trữ nội dung một cuốn sách 1000 trang, Hỏi một đĩa cứng có dung lượng 30 GB có thể lưu trữ khoảng bao nhiêu cuốn sách 1000 trang ?.

Câu 9: (1điểm)

Nói ngôn ngữ máy là ngôn ngữ nhị phân đúng hay sai? Em hãy giải thích. III-Hướng dẫn chấm: Phần trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C B B D A Phần tự luận Câu 7 357801=0.357801.106 17,015=0.17015.102 0,002687=0.2687.10-2

Page 14: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

14

Câu 8. 30Gb=30*1024=30720 Mb, cứ 5Mb lưu trữ được 1 cuốn sách vậy có 30720 Mb có thể lưu trữ được 30720/5=6144 .Vậy 30Gb có thể lưu trữ được khoảng 6000 cuốn sách. Câu 9. Đúng, vì thông tin khi đưa vào máy, muốn máy nó hiểu được thì thông tin phải được mã hóa thành một dãy bit, các bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn.

Page 15: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

15

PHỤ LỤC II KIỂM TRA 1 TIẾT

1. Ma Trận Đề

§2 §3 §4

Nhận biết Câu1,2,6,9 Câu 3,4 Câu 8 Thông hiểu Câu 5 Câu 7,10,11 Câu 12,

Vận dụng thấp bài 1,2 TL Vận dụng cao Bài 3 TL

2. Nội dung đề: Câu 1: Hệ đếm cơ số 16 sử dụng các kí hiệu nào? A. 0, 1, 2, …, 9; B. 0 và 1; C. 1, 2, …, 9, A, B, C, D, E, F, G; D. 0, 1, 2, …, 9, A, B, C, D, E, F; Câu 2: Những hiểu biết về một thực thể nào đó được gọi là gì? A. Đơn vị đo dữ liệu B. Thông tin C. Đơn vị đo thông tin D. Dữ liệu Câu 3: Hard Disk, ROM, Keyboard lần lượt là các thiết bị? A Nhớ trong – nhớ ngoài – thiết bị ra B Nhớ ngoài – nhớ trong – thiết bị vào C Nhớ trong – nhớ ngoài – thiết bị vào D Nhớ ngoài – nhớ trong – thiết bị ra Câu 4.: Chọn thiết bị ra:

A. Thiết bị nhớ Flash. B. Máy quét. C. Máy in D. RAM

Câu 5: Muốn máy tính xử lí được, thông tin phải được biến đổi thành dãy bít. Cách biến đổi như vậy được gọi là gì? A Mã hóa B Biến đổi C Truyền thông tin D Tất cả các phương án Câu 6: Khẳng định nào trong các khẳng định sau là đúng? A 1MB=1024KB B 1MB=1024B C 1B=1024MB D 1GB=1024KB Câu 7: Bộ nhớ nào sẽ không còn dữ liệu khi ngắt nguồn điện của máy? A Bộ xử lý trung tâm B Bộ nhớ ngoài C Bộ nhớ ROM D Bộ nhớ RAM Câu 8: hình nào sau dây không dùng biểu diễn thuật toán? A. B. C. D. Câu 9: Mùi vị là thông tin dạng nào? A Dạng âm thanh B Dạng văn bản C Dạng hình ảnh D Chưa có khả năng thu thập Câu 10 Khẳng định nào trong các khẳng định sau là đúng? A Việc truy cập dữ liệu được thực hiện theo địa chỉ nơi lưu dữ liệu đó B Lệnh được đưa vào máy dưới dạng mã nhị phân C Máy tính hoạt động theo chương trình D Tất cả đều đúng Câu 11 “… là nơi chương trình được đưa vào để thực hiện và là nơi lưu trữ dữ liệu đang được xử lý”. Cụm từ còn thiếu là? A Bộ nhớ trong B Bộ nhớ ngoài C Tất cả các phương án D Bộ xử lý trung tâm Câu 12: Thuật toán sắp xếp bằng đổi chỗ cho dãy số A theo trật tự tăng dần dừng lại khi nào?

N i

dung M c đ

Page 16: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

16

A Khi M=1 và không còn sự đổi chỗ B Khi số lớn nhất trôi về cuối dãy C Khi

1 ii aa D Tất cả các phương án

II-Phần Tự Luận (7đ)

Câu 1: Cho thuật toán sau (2đ)

B1. Nhập N và A1,A2,A3,...,AN

B2. S0 , i1

B3. Nếu i>N. Xuất S, kết thúc

B4. Nếu ai chia hết cho 2 thì S S+ Ai

B5. i i+1 Lặp lại B3.

Mô phỏng thuật toán với N=8 và dãy A ={ 1, 5, 2, 3, 4, 6, 15, 7}

A 23 5 2 3 4 6 15 7

i

Ai chia hết cho 2?

S

Câu 2. (2điểm) Cho thuật toán : Bước 1: : Nhập I , S 0 Bước 2: Nếu I < 1 thì sang Bước 4

Ngược lại 2.1: S S + 2 2.2: I I - 1

Bước 3: Quay lại Bước 2 Bước 4: Thông báo S rồi kết thúc

a) Nếu nhập I=5. Khi kết thúc thuật toán giá trị của S là bao nhiêu?

b) Nếu nhập I=0. Khi kết thúc thuật toán giá trị của S là bao nhiêu? Câu 3. cho dãy số nguyên A gồm N phần tử A1, A2, … , AN. Tính tổng các phần tử có giá trị chẵn. - Xác định bài toán - Nêu ý tưởng - Mô tả thuật toán.

3. Đáp án và hướng dẫn chấm

Trắc nghiệm 3đ (mỗi đáp án đúng 0.25đ):

Tự luận Câu 1 (2đ) Mô phỏng thuật toán với N=8 và dãy A ={ 1, 5, 2, 3, 4, 6, 15, 7}

Giá trị s đúng mỗi lần lặp 0.25đ

A 23 5 2 3 4 6 15 7

i 1 2 3 4 5 6 7 8 8

Ai chia hết cho 2? không không có không có có không không

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

ĐA D B D C A A D A D D A A

Page 17: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

17

S 0 0 2 2 6 12 12 12 12

Câu 2. (2điểm) mỗi đáp án đúng 1 điểm

a) Nếu nhập I=5. Khi kết thúc thuật toán giá trị của S =10 b) Nếu nhập I=0. Khi kết thúc thuật toán giá trị của S =0

Câu 3. cho dãy số nguyên A gồm N phần tử A1, A2, … , AN. Tính tổng các phần tử có giá trị chẵn.

Xác định bài toán (1đ). Input: N (nguyên) và dãy nguyên: A1, A2, … , AN Output: S (tổng giá trị các phần tử chẵn) Ý tưởng: 0.5 đ Lần lượt từ phần tử thứ 1 đến phần tử thứ N. Mỗi lần lấy giá trị đang xét Ai chia 2, nếu chia hết thì S S+Ai

Thuật toán (1,5đ) B1. Nhâp N và A1, A2, … , AN B2. S0, i1 B3 Nếu i>N thì đưa ra S rồi kết thúc B4. Nếu Ai chia hết cho 2 thì S S+Ai

B5. i i+1 rồi quay lại B3

Page 18: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

18

PHỤ LỤC III I.BẢNG ĐIỂM

LỚP THỰC NGHIỆM (10A7)

LỚP Thực nghiệm TT HỌ VÀ TÊN

Trước TĐ Sau TĐ

1 Bùi Lê Vân Anh 8.0 8.5

2 Lê Trung Bách 7.0 7.5

3 Hồ Thị Mỹ Châu 8.0 6.5

4 Phạm Văn Chung 7.0 7.5

5 Phan Thị Mỹ Diễm 7.0 6.5

6 Võ Ngọc Duy 6.0 6.5

7 Phạm Thị Mỹ Duyên 9.0 7.0

8 Trịnh Ngọc Hà 6.0 6.5

9 Đặng Trần Phúc Hậu 8.0 7.0

10 Nguyễn Hạnh Diệu Hiền 5.0 7.5

11 Ngô Thị Thanh Hiền 8.0 8.5

12 Nguyễn Thị Thanh Hoài 7.0 7.5

13 Nguyễn Thị Thanh Hoàng 8.0 8.0

14 Trương Công Khanh 10.0 8.5

15 Phạm Đoàn Khuê 5.0 6.5

16 Nguyễn Thị Kiều 8.0 8.0

17 Nguyễn Thị Bích Lệ 8.0 7.5

18 Cao Thị Kiều Loan 7.0 7.5

19 Trần Thị Kim Lợi 6.0 8.0

20 Trần Hống Nga 7.0 9.0

21 Nguyễn Thị Ái Ngọc 5.0 7.5

22 Châu Yến Nhi 6.0 8.5

23 Nguyễn Thị Hằng Ny 8.0 8.5

24 Nguyễn Thị Kim Oanh 7.0 8.0

25 Nguyễn Ngọc Oanh 6.0 7.0

26 Nguyễn Trung Phong 7.0 6.5

27 Lê Thị Mỹ Phương 9.0 7.0

28 Phan Quốc Sơn 7.0 7.0

29 Đặng Thị Thanh Thảo 6.0 6.0

30 Nguyễn Trường Thiên 6.0 8.0

31 Phùng Ngọc Thiện 6.0 7.5

32 Nguyễn Đăng Nhật Toàn 8.0 8.0

33 Phạm Nguyễn Thị Hồng Trâm 8.0 7.5

34 Lưu Nguyễn Huyền Trân 8.0 7.5

35 Nguyễn Minh Trí 5.0 7.0

36 Phan Như Quốc Trị 7.0 8.5

37 Lê Nguyễn Đức Trung 10.0 9.0

38 Lê Thị Phương Uyên 5.0 6.0

39 Lâm Thị Thu Uyên 6.0 7.0

40 Mai Nữ Ánh Vy 7.0 7.0

41 Ngô Võ Mỹ Vy 6.0 6.5

TBC 7.0 7.5

Page 19: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

19

LỚP ĐỐI CHỨNG (10A10)

Nhóm đối chứng TT HỌ VÀ TÊN

Trước TĐ Sau TĐ

1 Huỳnh Nguyễn Đình Duy 7.0 6.0

2 Nguyễn Thế Đạt 8.0 6.0

3 Nguyễn Bảo Giang 8.0 6.5

4 Bùi Thị Mai Hạnh 7.0 6.5

5 Nguyễn Thị Minh Hằng 5.0 5.5

6 Lê Thị Thanh Hiền 6.0 8.0

7 Phạm Thái Hòa 7.0 6.5

8 Lê Nhật Hoàng 5.0 6.5

9 Trần Lê Hoàng 7.0 7.5

10 Trần Mạnh Hổ 6.0 5.5

11 Nguyễn Minh Huy 8.0 6.5

12 Huỳnh Phạm Khánh Huyền 6.0 6.0

13 Hồ Khải Hưng 5.0 8.5

14 Đoàn Mai Hương 8.0 9.0

15 Võ Ngọc Hữu 6.0 7.5

16 Huỳnh Hoàng Khoa 9.0 6.0

17 Nguyễn Hữu Lâm 7.0 7.5

18 Huỳnh Lưu Hồng Mơ 7.0 7.5

19 Trần Thị Thanh Ngân 6.0 7.5

20 Võ Nguyễn Thục Nghi 10.0 6.0

21 Hồ Thị Kim Ngọc 8.0 5.5

22 Nguyễn Thanh Nhàn 7.0 7.5

23 Nguyễn Thị Kim Nhi 7.0 6.5

24 Trần Tô Ny 6.0 7.0

25 Lê Hồng Kiều Oanh 6.0 5.5

26 Trần Hoàng Phi 7.0 6.5

27 Trương Đình Phúc 7.0 6.5

28 Phạm Lê Nhật Quy 7.0 7.0

29 Bùi Văn Quyên 7.0 7.0

30 Huỳnh Nguyễn Đình Duy 6.0 7.0

31 Nguyễn Thế Đạt 7.0 6.0

32 Nguyễn Bảo Giang 6.0 7.5

33 Bùi Thị Mai Hạnh 7.0 5.0

34 Nguyễn Thị Minh Hằng 7.0 5.0

35 Lê Thị Thanh Hiền 6.0 7.5

36 Phạm Thái Hòa 6.0 6.0

37 Lê Nhật Hoàng 9.0 7.0

38 Trần Lê Hoàng 6.0 8.5

TBC 6.8 6.7

Page 20: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

20

PHỤ LỤC IV

I. HƯỚNG DẪN NHANH TẠO CÁC SƠ ĐỒ KHỐI

1.1. Tạo một sơ đồ khối

1.1.1. Quy tắc để xây dựng một sơ đồ:

Để một sơ đồ làm việc cần tuân theo một số quy tắc cơ bản sau:

- Mỗi sơ đồ chỉ có một và chỉ một thành phần Start

- Luồng chạy chương trình phải luôn luôn đi vào từ đỉnh.

- Luồng chạy chương trình phải luôn đi ra từ đáy một thành phần (đối với thành phần

Decision, nó được đi ra từ 2 phía).

- Luồng chạy chương trình không được tách rời, ngắt quảng

1.1.2. Mở tệp chương trình:

Sau khi khởi động, Crocodile ICT mở một tệp trống với tên tạm thời là Untitled. Nếu

muốn tạo một tệp chương trình trống khác, ta thực hiện một trong các cách sau:

Cách 1: Chọn File New.

Cách 2: Nháy chuột vào nút lệnh New trên thanh công cụ.

Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N.

Để mở một tệp chương trình đã có, ta có thể thực hiện một trong các cách sau:

Cách 1: Chọn File Open…

Cách 2: Nháy chuột vào nút lệnh Open trên thanh công cụ.

Cách 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O.

Tiếp đó chọn tệp cần mở trong hộp thoại Open.

Hình 2. Hộp thoại Open

1.1.3. Chạy một sơ đồ:

- Nhấn nút trên thành phần Start để chạy chương trình

Thư mục chứa tệp cần mở

Chọn tệp cần mở

Nháy nút này để mở

Page 21: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

21

- Điều khiển di chuyển từ thành phần này đến thành phần khác với chế độ chậm sẽ thấy

đường viền của mỗi thành phần đậm lên. Theo cách này có thể thấy được tiến trình của

chương trình.

- Để thay đổi tốc độ chạy chưưong trình dùng Set Flowchart speed hoặc Simulation Speed

- Nhiều sơ đồ có thể chạy cùng một lúc trong một màn.

1.1.4. Các lỗi trong sơ đồ:

Nếu một thành phần của sơ đồ khối có lỗi về kết nối hoặc có lỗi nào đó khi chạy chương

trình, sơ đồ sẽ không tiếp tục chạy mà sẽ xuất hiện một biểu tượng báo lỗi. Để biết chi tiết một

lỗi, đặt con trỏ lên trên biểu tượng báo lỗi

1.2. Các khối lệnh thường sử dụng

Các khối lệnh để xây dựng chương trình trên Crocodile ICT đều được đặt trong các thư

mục trong Part library. Nó gồm có 3 thu mục chính:

-Flowcharts: các khối dùng để vẽ sơ đồ khối

-Chracters: các nhân vật để thực hiện hành động đã được lập trình

-Presentation: gồm các hộp thoại, hình ảnh...

1.2.1. Flowchart:

Cung cấp các thành phần để tạo sơ đồ khối. Click vào Flowchart sẽ có các ứng dụng sau:

a. Start and stop: Gồm các khối để khởi động hay kết thúc sơ đồ

Start:

Sử dụng để bắt đầu một sơ đồ. Khi sơ đồ đã được tạo hoàn chỉnh nhấn nút để thiết lập

chạy chương trình. Khi sơ đồ đang chạy, ngưng lại bằng việc nhấn nút

Stop:

Page 22: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

22

Dùng để kết thúc một chương trình. Bất kỳ một chương trình chính nào cũng đều phải kết

thúc bằng thành phần Stop

Function

Sử dụng để xây dựng một hàm. Tên hàm là duy nhất, có thể được thay đổi bằng việc

clịck vào và sửa tên ở phần function. Danh sách tham số có thể được thêm vào bằng nút “+”

hoặc “-“:

- Name: Tên của tham số

- Type: Kiểu tham số

Return: Kết thúc một hàm

b. Process:

Set variable : Dùng để gán giá trị cho biến

Click vào Set variable rồi kéo rê ra màn hình . Tại đây ta có thể nhập giá trị

cho biến :

- Click vào tên biến (phần bên trái mũi tên) để thay đổi tên biến.

- Click vào giá trị của biến (bên phải mũi tên) để thay đổi giá trị cho biến đó.

Increment variable : Tăng giá trị cho biến

Random : Nhập một số nguyên bất kỳ (từ 0 đến 100) cho biến.

Call function : Dùng để gọi tên một hàm. Chương trình chính sẽ ngưng lại

cho đến khi giá trị cuối cùng được trả về, sau đó chương trình chính sẽ được tiếp tục

c. Decision

Test : Giống với ô kiểm tra điều kiện trong sơ đồ khối, dùng để so sánh giá trị của

hai biểu thức.

d. Inputs and Outputs:

Get property : Nhập giá trị cho biến

Set property : Đưa giá trị biến ra màn hình.

e. Programming Environment:

Monitor box : Hộp thoại này thể hiện toàn bộ hoạt động và sự kiện của

Scene. Nhờ nó học sinh có thể thấy được sự thay đổi giá trị của các biến qua từng bước một

trong chương trình.

1.2.2. Presentation:

Page 23: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

23

Inputs-Outputs:

Text : Dùng để chèn thêm văn bản vào các mô hình và có thể tác động đến như một

thành phần thông thường

Editbox : Dùng để liên kết với các thành phần khác, chẳng hạn như liên kết với

Get Property để nhập giá trị cho biến, liên kết với Set Property để đưa giá trị của biến ra.

1.3. Một số hàm được xây dựng sẵn

Cú pháp Mô tả

sin(x) Trả về giá trị là sin của góc x (được tính bằng độ).

cos(x) Trả về giá trị là cosin của góc x (được tính bằng độ)

tan(x) Trả về giá trị là tan của góc x (được tính bằng độ)

cot(x) Trả về giá trị cotang của góc x (tính bằng độ)

sqrt(x) Trả về giá trị căn bậc 2 của x

fact(x) Trả về giá trị là giai thừa của x

pow(x,y) Trả về giá trị x luỹ thừa y

mod(a,b) Trả về giá trị là phần dư của phép chia a cho b

rand() Trả về một số ngẫu nhiên trong khoảng từ 0 đến 1

exp(x) Trả về giá trị là e luỹ thừa x

abs(x) Trả về giá trị là trị tuyệt đối của x

floor(x) Trả về giá trị của x được làm tròn xuống số nguyên gần nhất

round(x) Làm tròn x đến số nguyên gần nhất

log(x) Trả về giá trị log cơ số 10 của x

ln(x) Trả về giái trị log cơ số e của x

Page 24: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

24

Sai

Sai

Đúng

Đúng

PHỤ LỤC V

THIẾT KẾ MÔ PHỎNG CÁC THUẬT TOÁN TIN 10 TRÊN PHẦN MỀM

CROCODILE

1. Tìm giá trị lớn nhất

Cho số nguyên N và dãy N số nguyên a1, a2,…,aN. Viết chương trình tìm giá trị lớn nhất

của dãy số nguyên đó.

Xác định bài toán:

Input: Số nguyên dương N và dãy N số nguyên a1,a2,…,aN

Output: giá trị lớn nhất (Max) của dãy số.

Thuật toán:

Viết chương trình trong Crocodile ICT:

Nhập N và dãy a1,…,an

Max a1, i 2

i <= N ? Đưa ra Max rồi kết thúc

i i + 1

Max < ai ?

Max ai

Page 25: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

25

Chọn Parts Library / Flowcharts/ Start and Stop. Click chuột vào Start và thực hiện kéo

thả ra màn hình soạn thảo.

Nhập N và dãy A:

- Chọn Parts Library/ Flowcharts/ Inputs and Outputs. Click chuột vào Get property và thực

hiện kéo thẻ ra màn hình nối với thành phần Start

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

2

1

Page 26: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

26

Click chuột vào x, đổi tên biến thành N.

- Chọn Parts Library/ Presentation/ Input – Outputs. Click chuột vào Edit box và thực hiện kéo

thả ra màn hình soạn thảo.

Nháy chuột để chọn thành phần đó trên màn hình soạn thảo. Chọn Properties/ Label, gõ vào

“Nhập N”

Click vào trên thành phần Get property và kéo rê đến Edit box để liên kết hai thành phần

này. Tiếp tục click vào Property, chọn Value. Thành phần Get property dùng để gán giá trị vừa

nhập từ bàn phím vào hộp thoại Edit box cho biến N.

Để nhập dãy (mảng) A ta làm tương tự.

Max a1, i2

Chọn Parts Library/ Flowcharts/ Processes. Click chuột vào Set variable và thực hiện

kéo thả ra màn hình soạn thảo, nối vào sơ đồ.

4

3

Page 27: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

27

Click chuột vào x, đổi tên biến thành Max. Click vào 0, đổi giá trị thành A[0].

Để gán giá trị ban đầu cho i ta làm tương tự.

Kiểm tra i > N là đúng hay sai:

Chọn Parts Library/ Flowcharts/ Decisions. Click vào Test và thực hiện kéo thả ra màn

hình soạn thảo, nối vào sơ đồ.

Click chuột vào x, đổi tên biến thành i. Click vào dấu =, đổi thành dấu >. Click vào 0, đổi thành

N.

Nếu điều kiện đúng:

Chọn Parts Library/ Flowcharts/ Decisions. Click vào Test và thực hiện kéo thả ra màn

hình soạn thảo, nối vào sơ đồ.

Click chuột vào x đổi tên biến thành A[i], click vào dấu = đổi thành dấu >, click vào 0 đổi thành

Max.

Nếu điều kiện đúng:

+ Gán giá trị A[i] cho Max:

Chọn Parts Library/ Flowcharts/ Processes. Click vào Set variable và thực hiện kéo thả

ra màn hình soạn thảo, nối vào sơ đồ. Click vào x đổi tên biến thành Max, click vào 0 đổi giá trị

thành A[i].

+ Sau đó thực hiện tăng biến i lên 1 đơn vị rồi quay lại kiểm tra i.

Nếu điều kiên sai:

+ Thực hiện tăng biến i lên 1 đơn vị:

Chọn Parts Library/ Flowcharts/ Processes. Click Increment variable và thực hiện kéo

thả ra màn hình soạn thảo, nối vào sơ đồ.

5

6

7

8

9

Page 28: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

28

Click vào x đổi tên biến thành i.

+ Quay lại kiểm tra i

Nếu điều kiện sai thì đưa ra Max rồi kết thúc:

- Chọn Parts Library/ Flowcharts/ Inputs and Outputs. Click chuột vào Set property và

thực hiện kéo thẻ ra màn hình soạn thảo, nối vào sơ đồ.

- Chọn Parts Library/ Presentation/ Input – Outputs. Click chuột vào Editbox và thực hiện kéo

thả ra màn hình soạn thảo.

Nháy chuột để chọn thành phần đó trên màn hình soạn thảo. Chọn Properties/ Label, gõ vào

“Giá trị lớn nhất là:”.

10

Page 29: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

29

Click vào trên thành phần Set property và kéo rê đến Edit box để liên kết hai thành phần

này. Tiếp tục click vào Property, chọn Value. Thành phần Set property dùng để đưa giá trị của

Max ra hộp thoại Edit box.

Chọn Parts Library/ Flowcharts/ Start and Stop. Click chuột vào Stop và thực hiện kéo

thả ra màn hình soạn thảo, nối vào sơ đồ.

Trong quá trình chạy chương trình, để thấy được sự thay đổi giá trị của các biến qua từng

bước một, chọn Part Library/ Flowcharts/ Programming Environment. Click chuột vào Monitor

box và thực hiện kéo thả ra màn hình. Toàn bộ hoạt động của chương trình sẽ được thể hiện

trong hộp thoại sau.

2. Kiểm tra tính nguyên tố của số nguyên dương N.

a. Xác định bài toán:

Input: Số nguyên dương N.

Output: “N là số nguyên tố” hoặc “N không là số nguyên tố”.

b. Giải bằng Crocodile ICT:

11

Page 30: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

30

3. Tìm kiếm tuần tự

Cho dãy A gồm N số nguyên khác nhau: a1, a2,…, aN và một số nguyên K. Cần biết có

hay không chỉ số i (1 <= i <= N) mà ai = K. Nếu có hãy cho biết chỉ số đó.

a. Xác định bài toán:

Input: Dãy A gồm N số nguyên khác nhau a1,a2,…aN và số nguyên K.

Output: chỉ số i mà ai = K hoặc thông báo không có số hạng nào của dãy A có giá trị

bằng K.

b. Giải bằng Crocodile ICT:

Page 31: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

31

Page 32: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

32

4.Tìm nghiệm phương trình bậc 2

Tìm và đưa ra nghiệm của phương trình bậc hai tổng quát: ax2 + bx + c = 0 (a 0)

a. Xác định bài toán:

Input: Ba số thực a, b, c (a<>0)

Output: Kết luận về nghiệm của phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0

b. Giải bằng Crocodile ICT:

5. Tìm ước chung lớn nhất M,N

Tìm ước chung lớn nhất (ƯCLN) của hai số nguyên dương M và N.

5.1.1. Xác định bài toán:

Page 33: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

33

úng

Sai

Sai

úng

Input: Hai số nguyên dương M và N;

Output: ƯCLN (M,N)

5.1.2. Thuật toán:

5.1.3. Chương trình trong Crocodile ICT:

6. Thuật toán sắp xếp tráo đổi

Xác định bài toán: Input: Dãy A gồm N số nguyên a1, .., aN Output: Dãy A được sắp xếp thành dãy không giảm.

- Ý tưởng: Với mỗi cặp số hàng đứng liền kề trong dãy, nếu số trước lớn hơn số sau ta

đổi chỗ chúng cho nhau. Lặp lại cho đến khi không có sự đổi chỗ nào xảy ra nữa.

Nhập M và N

M = N ? Đưa ra M rồi kết thúc

N N - M

M > N

?

M M - N

7

Page 34: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

34

-

Page 35: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

35

Tuần:05 Ngày soạn: 06/9/2013 Tiết: 10

§4. BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (tiết 1)

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1/ Kiến thức:

- Biết khái niệm bài toán và thuật toán, các tính chất của thuật toán - Hiểu 2 cách biểu diễn thuật toán : bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước - Hiểu một số thuật toán thông dụng

2/ Kỹ năng: Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc liệt kê các bước

3/ Tư tưởng, tình cảm: ..................................................................................................... ............................................................................................................................................

B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1/ Phương pháp dạy học: HĐ1: Phát vấn, hình thành khái niệm mới HĐ2: Hỏi đáp, Thuyết trình 2/ Phương tiện dạy học: Giáo án, SGK, SGV

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định: (1ph) Nắm sĩ số và tác phong học sinh

2/ Kiểm tra bài cũ: (7ph) Câu 1: Em hãy trình bày về thiết bị vào và thiết bị ra? Thiết bị nào vừa là thiết bị vào vừa là thiết bị ra? Câu 2: Bộ nhớ trong gồm những bộ phận nào? Nêu đặc điểm của từng bộ phận? Nêu chức năng của bộ nhớ ngoài? Kể tên một số bộ nhớ ngoài thông dụng hiện nay

3/ Bài mới:

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

13ph HĐ1: Tìm hiểu khái niệm về thuật toán ? Em hãy cho một ví dụ về bài toán trong toán học? HS: cho ví dụ ? Vậy em có nhận xét gì về bài toán trong toán học? HS: trả lời (Cho giả thiết và tìm kết luận.) GV: Đưa ra khái niệm, ví dụ ? Em hãy nhận xét xem các ví dụ sau có phải là bài toán không? - Tìm số nhỏ nhất trong 2 số a, b - Sắp xếp các số 1 6 4 3 theo thứ tự tăng dần - Đếm xem các số từ 1 .. 100 có bao nhiêu số chia hết cho 3 và 5 HS: Trả lời

1. Khái niệm về bài toán a. Khái niệm: Bài toán là một việc nào đó mà con người muốn máy tính thực hiện. + Ví dụ:

- Việc viết một dòng chữ ra màn hình - Giải phương trình bậc hai dạng tổng

quát -Tìm ƯCLN của hai số nguyên dương

a, b ....................

+ Hai thành phần cơ bản của bài toán: Input: Các thông tin đã có (giả thiết) Output: Các thông tin cần tìm từ Input (kết luận).

Page 36: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

36

? Khi giải một bài toán trong thực tế chúng ta thường làm công việc gì đầu tiên ? HS: Trả lời GV: Khi dùng máy tính giải một bài toán ta cũng cần quan tâm đến 2 yếu tố: đưa vào máy thông tin gì và cần lấy ra thông tin gì. ? Trình bày Input và Output của các bài toán trên. HS: Xác định các yếu tố của bài toán GV: Nhận xét, đánh giá và bổ sung GV: Sau khi xác định được input và output ta có thể giải bài toán được chưa?

b. Các ví dụ: vd 1. Tính diện tích của hình chữ nhật khi biết độ dài 2 cạnh Input: độ dài 2 cạnh: a, b Output: diện tch: S vd 2. Tìm giá trị lớn nhất của dãy gồm

N số nguyên. Input: a1, a2,…, an Output: GTLN của dãy Max= ai. vd 3. Giải và biện luận phương trình ax+b = 0 Input: 2 số a, b Output: kết quả nghiệm

20ph

HĐ 2: Tìm hiểu khái niệm thuật toán GV: Trong toán học có 1 xu hướng nghiên cứu định tính của các bài toán, tức là người ta có thể chỉ cần chứng minh sự tồn tại của lời giải và không cần chỉ ra 1 cách tường minh cách tìm lời giải đó. Việc chỉ ra tường minh 1 cách tìm output của bài toán được gọi là thuật toán. VD: Em hãy nêu các bước để giải và biện luận phương trình bậc nhất: ax + b = 0 HS: Đưa ra các bước giải và biện luận bài toán trên. GV: Như vậy với bài tập trên em đã chỉ ra tường minh các bước giải bài toán giải phương trình bậc nhất ax + b = 0. Trong Tin học để giải một bài toán có nghĩa là hướng dẫn máy tính thực hiện các thao tác để tìm ra lời giải tường minh và dãy các thao tác đó được gọi là thuật toán. Vậy theo em thuật toán là gì? HS: Dựa vào gợi ý trong VD và SGK để trả lời câu hỏi. GV: Chuẩn hoá lại ( đưa ra khái niệm thuật toán) GV : Có hai cách để diễn tả thuật toán : cách diễn tả cho con người (dùng phương pháp liệt kê các thao tác, sơ đồ khối) và cách diễn tả cho máy tính (viết chương trình). Ở đây chúng ta sẽ nghiên cứu cách diễn tả thuật toán bằng liệt kê các thao tác và bằng

2. Khái niệm thuật toán a. Khái niệm: Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy các thao tác đó, từ Input của bài toán này ta nhận được Ouput cần tìm. b. Thể hiện thuật toán: + Cách 1: Liệt kê từng bước: liệt kê ra

các bước cần thực hiện. + Cách 2: Thể hiện bằng sơ đồ khối

Khối thao tác: thể hiện các

phép tính.

Khối điều kiện: điều kiện để kiểm tra (thao tác so sánh)

Bắt đầu: Nhập giá trị

Kết thúc: Thông báo kết quả

Cung đường đi thể hiện trình tự thực hiện các

Page 37: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

37

sơ đồ khối. GV : Nêu ví dụ (HS đóng SGK). Minh họa bằng một dãy số cụ thể. 5 7 0 9 6 GTLN (Max) = 9 HS : Xác định bài toán (Input và Output) GV : Chia lớp thành 2 nhóm cho HS chơi trò nhắm mắt tìm ngọc GV : - Chuẩn bị 10 viên bi đá có kích thước khác nhau và 2 chiếc khăn.

- Phổ biến trò chơi : Mỗi nhóm cử 1 thành viên lên lấy bi và khăn đưa về nhóm mình, bịt mắt 1thành viên trong nhóm và người này tìm viên ngọc (viên bi có kích thước lớn nhất), các thành viên còn lại quan sát cách bạn mình tìm ngọc (không được nhắc). Sau đó lên bảng trình bày lại cách bạn mình tìm ngọc. HS : Làm theo yêu cầu của GV. GV : Thông qua ví dụ đó để đưa ra ý tưởng của thuật toán và đi xây dựng thuật toán GV : Giải thích rõ về biến Max và i. HS : Hiểu ý tưởng bài toán và tập trung xây dựng bài GV : Xây dựng thuật toán theo cách liệt kê các thao tác. HS : Theo dõi, ghi chép. GV : Mô phỏng thuật toán cho HS hiểu thông qua phần mềm Crocodile ICT với các

bộ test khác nhau.

thao tác Ví dụ: Tìm giá trị lớn nhất của dãy N số nguyên - Xác định bài toán: Input : Số nguyên dương N và dãy N số nguyên a1, …, aN Output : Giá trị lớn nhất Max của dãy số - Ý tưởng: Khởi tạo Max = a1 Lần lượt cho i chạy từ 2 đến N, so sánh giá trị số hạng thứ i (ai ) với giá trị Max, nếu ai > Max thì cho Max = ai - Thuật toán (theo cách liệt kê) B1. Nhập N và dãy a1, …, aN B2. Max a1 , i 2 B3. Nếu i > N thì đưa ra giá trị Max

rồi kết thúc B4. Nếu ai > Max thì Max ai B5. i i+1 rồi quay lại B3

* Mũi tên : gán giá trị của biểu thức bên phải cho biến ở bên trái mũi tên.

Page 38: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

38

4. Củng cố bài: (3ph)

- Khái niệm bài toán, thuật toán, một số tính chất của thuật toán - Xác định bài toán, thuật toán

5. Dặn dò, hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà:(1 ph) - Xác định input, output và viết thuật toán cho bài toán tìm GTNN của dãy n số nguyên.

- Đọc trước ví dụ 1 trong mục 3 (trang 36 SGK)

D. RÚT KINH NGHIỆM:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

GV : Gọi HS xung phong chuyển từ thuật toán dạng liệt kê đã xây dựng sang dạng sơ đồ khối. ? Dãy thao tác trên có hữu hạn không ? vì sao? HS: Trả lời (sẽ đến lúc m=n.)

Page 39: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

39

Tuần:06 Ngày soạn: 13/9/2013 Tiết: 11

§4 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (tiết 2)

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1/ Kiến thức: - Biết các tính chất của thuật toán - Biết thuật toán xác định tính nguyên tố của một số nguyên dương 2/ Kỹ năng: - Hiểu , viết được thuật toán xác định tính nguyên tố của số nguyên dương. - Thực hiện được thuật toán TGTLN của dãy số và xác định SNT với dữ liệu cụ thể 3/ Tư tưởng, tình cảm: ..................................................................................................... .......................................................................................................................................

B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1/ Phương pháp dạy học: HĐ1: Hỏi đáp HĐ2: Phát vấn, hoạt động nhóm 2/ Phương tiện dạy học: Giáo án, SGK, SGV

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định: (1ph) Nắm sĩ số và tác phong học sinh 2/ Kiểm tra bài cũ: (7ph)

Câu 1: Em hãy nêu khái niệm bài toán và thuật toán. Cho dãy gồm N số nguyên: a1, a2,…, an. Xác định input và output của bài toán.

Câu 2: Em hãy trình bày thuật toán tìm giá trị nhỏ nhất của dãy gồm N phần tử và thực hiện thuật toán với bộ dữ liệu sau: N= 5; a1=3; a2=6; a3=40; a4=50; a5=2.

3/ Bài mới:

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 13ph HĐ1: Tìm hiểu tính chất của thuật toán.

?1: Em hãy cho biết một số tính chất của thuật toán. HS: Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. ?2: Em hãy cho biết tính dừng, tính xác định và tính đúng đắn của thuật toán xác định GTLN của dãy số a1, a2,…,an. HS: Suy nghĩ để trả lời. GV: Gọi HS khác nhận xét sau đó đưa ra kết luận.

2. Khái niệm thuật toán.

c. Tính chất của thuật toán + Tính dừng: thuật toán phải kết thúc sau một số hữu hạn lần thực hiện các thao tác. + Tính xác định: Sau khi thực hiện một thao tác thì là hoặc thuật toán kết thúc hoặc là có đúng một thao tác xác định để được thực hiện tiếp theo. + Tính đúng đắn: Sau khi thuật toán kết thúc ta phải nhận được Output.

20ph HĐ 2: Tìm hiểu thuật toán xác định tính nguyên tố của 1 số nguyên dương.

?3: Em hãy xác định Input và output của bài toán trên?

3. Một số ví dụ:

Ví dụ 1: Kiểm tra tính nguyên tố

của số nguyên dương N

Page 40: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

40

HS: Xác định và đưa ra input, output. ?4: Em hãy cho biết số nguyên tố là số ntn? HS: Trả lời câu hỏi (SNT là số chỉ chia hết cho 1 và chính nó) ?5: Dựa vào định nghĩa trên em hãy cho biết các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, số nào là SNT? HS: Trả lời câu hỏi. (số 2, 3, 5, 7 là SNT). GV: Đúng vậy, nhưng để xác định tính nguyên tố của số có giá trị rất lớn ta phải làm sao? => ý tưởng của bài toán. HS: Lắng nghe và ghi bài ?6: Tại sao chỉ cần xét trong phạm vi từ 2 đến [ ] ? HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi. GV: Nhận xét và đưa ra kết luận. GV: - Yêu cầu HS gấp sách lại

- Chia lớp thành 2 nhóm, Dựa vào ý tưởng,

các nhóm đi xây dựng thuật toán lên bảng phụ

- Sau 10’ GV thu lại bảng phụ treo lên bảng HS:- Thảo luận, viết thuật toán lên bảng phụ.

- Các nhóm nhận xét bài nhóm bạn GV: Nhận xét bài các nhóm và kết luận. GV: Mô phỏng thuật toán với một số bộ dữ liệu khác nhau.

- Xác định bài toán : Input : số nguyên dương N

Output : hoặc “N là số nguyên

tố” hoặc “N không là số nguyên tố”

- Ý tưởng : (dựa trên định nghĩa N là số nguyên

tố khi nó có đúng 2 ước số khác

nhau là 1 và chính nó)

Nếu N=1 thì N không là số

nguyên tố

Nếu 1<N<4 thì N là số nguyên

tố

Nếu N 4 và không có ước

trong phạm vi từ 2 đến [ N ] (tức

N không chia hết cho các số từ 2

đến [ N ]) thì N là số nguyên tố

** [ N ] : phần nguyên căn bậc 2

của N

- Thuật toán: Cách liệt kê:

B1: Nhập số nguyên dương N;

B2: Nếu N=1 thì N không là SNT;

B3: Nếu N<4 thì N là SNT;

B4: i 2;

B5: Nếu i > [ N ] thì N là SNT rồi

kết thúc;

B6: Nếu N chia hết cho i thì N

không là SNT rồi kết thúc;

B7: i i+1 rồi quay lại B5;

N

Page 41: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

41

4. Củng cố bài: (3ph)

Một số tính chất của thuật toán, thuật toán xác định tính nguyên tố của số nguyên dương

5. Dặn dò, hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà: (1ph)

- Xét xem 2 số 58 và 103 có phải là số nguyên tố không. - Xác định input, output cho bài toán sắp xếp dãy a1, a2,..,an thành dãy tăng.

D. RÚT KINH NGHIỆM:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

? Em hãy các định các tính chất: tính dừng, tinh xác định, tính đúng đắn của thuật toán trên? HS: Trả lời

GV: Đánh giá, kết luận.

Page 42: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

42

Tuần:06 Ngày soạn: 13/9/2013 Tiết: 12

§4 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (tiết 3)

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1/ Kiến thức: Hiểu thuật toán giải bài toán sắp xếp bằng tráo đổi. 2/ Kỹ năng: - Nêu được ý tưởng và xây dựng thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi.

- Thực hiện được thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi với dãy số cụ thể. 3/ Tư tưởng, tình cảm:

............................................................................................................................................ B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1/ Phương pháp dạy học: HĐ1: Hỏi đáp HĐ2: Phát vấn, hoạt động nhóm HĐ 3: Củng cố 2/ Phương tiện dạy học: Giáo án, SGK, SGV

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định: (1ph) Nắm sĩ số và tác phong học sinh

2/ Kiểm tra bài cũ: (7ph) Câu 1: Em hãy trình bày thuật toán xác định tính nguyên tố của số nguyên dương N bằng

liệt kê. thực hiện thuật toán với N=103 Câu 2: Em hãy trình bày thuật toán xác định tính nguyên tố của số nguyên dương N bằng

liệt kê. thực hiện thuật toán với N=58 3/ Bài mới:

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 10ph HĐ1: Xác định bài toán, ý tưởng của bài

toán toán sắp xếp

Em hãy nêu 1 số công việc có nhu cầu sắp xếp trong thực tế? HS: Sắp xếp điểm thi từ cao xuống thấp, sắp xếp dãy số cho trước thành dãy tăng,… GV: Tiết học này chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài toán sắp xếp đơn giản. Sắp xếp dãy A gồm N số nguyên a1, .., aN thành dãy không giảm ? Em hãy cho biết Input và output của bài toán bên. HS: Trả lời câu hỏi. Em hãy đưa ra ý tưởng để giải bài toán này. HS: Đưa ra ý tưởng. GV: - Nhận xét và chọn ra ý tưởng đúng.

- Có rất nhiều thuật toán khác nhau để giải

3. Một số ví dụ về thuật toán

b. Thuật toán sắp xếp bằng tráo dổi

Ví dụ 2: cho dãy số a1, a2, …, an. Sắp xếp dãy số đó thành dãy tăng.

Thuật toán SX bằng tráo đổi (Exchange Sort) - Xác định bài toán:

Input: Dãy A gồm N số nguyên a1, .., aN Output: Dãy A được sắp xếp thành dãy không giảm.

- Ý tưởng: Với mỗi cặp số hàng đứng liền kề trong dãy, nếu số

Page 43: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

43

bài toán này, trong tiết học này ta sẽ học 1 thuật toán để giải bài toán này, đó là thuật toán sắp xếp bằng phương pháp tráo đổi. GV: - Đưa ra ý tưởng để giải bài toán sắp xếp bằng phương pháp tráo đổi.

- Mô phỏng ý tưởng bằng dãy số cụ thể

trước lớn hơn số sau ta đổi chỗ chúng cho nhau. Lặp lại cho đến khi không có sự đổi chỗ nào xảy ra nữa.

18ph HĐ 2: Tìm hiểu thuật toán sắp xếp.

GV: Chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu HS viết thuật toán dựa trên ý tưởng và mô phỏng thuật toán với dãy số mới. HS: - Thảo luận và viết thuật toán lên bảng phụ.

- Đại diện nhóm lên treo bảng phụ và mô phỏng lại thuật toán với dãy số mới.

- Quan sát bài nhóm bạn và đưa ra nhận xét. GV: Tổng kết lại và giải thích vai trò của M trong thuật toán ( M là số hạng còn lại của dãy sau khi đã bỏ bớt số hạng đã được sắp xếp). GV: Giải thích kĩ về số lần duyệt và 1 lượt duyệt HS: Lắng nghe và ghi bài.

- Thuật toán

Cách liệt kê:

B1: Nhập N, các số hạng a1,

a2,…,aN; B2: MN; B3: Nếu M=1 thì đưa ra dãy A đã được SX rồi kết thúc; B4: MM-1, i0; B5: i i+1; B6: Nếu i>M thì quay lại B3; B7: Nếu ai>ai+1 thì tráo đổi ai và ai+1 cho nhau. B8: Quay lại B5.

Page 44: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

44

4. Dặn dò, hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà: (2ph)

- Làm bài 1.38 trang 19 SBT - Làm bài 6 trang 44 - Đọc trước ví dụ 3: thuật thoán tìm kiếm tuần tự.

D. RÚT KINH NGHIỆM:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….....................................................................................................

7ph

HĐ3: Củng cố

GV: Phát phiếu học tập: Em hãy mô phỏng thuật toán trên với dãy số sau:

6 1 5 3 7 0

HS: Mô phỏng thuật toán trên với dãy số đã cho.

GV: - Thu một số phiếu học tập sau 5’

- Nhận xét một số phiếu của HS.

Page 45: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

45

Tuần:07 Ngày soạn: 20/9/2013 Tiết: 13,14

§4 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (tiết 4)

A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1/ Kiến thức: Hiểu, biết thuật toán tìm kiếm tuần tự và thuật toán tìm kiếm nhị phân. 2/ Kỹ năng: Xây dựng các thuật toán này bằng hai cách. 3/ Tư tưởng, tình cảm:

............................................................................................................................................ B. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1/ Phương pháp dạy học: HĐ1, HĐ3 : Hỏi đáp, kích não HĐ2: Củng cố

HĐ4: Kích não 2/ Phương tiện dạy học: Giáo án, SGK, SGV

Tiết 13 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/ Ổn định: (1ph) Nắm sĩ số và tác phong học sinh 2/ Kiểm tra bài cũ: (10ph) Câu 1: Nêu Input, output và mô phỏng thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi với dãy số :

5 8 7 6 4 3. Câu 2: Trình bày thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi bằng một trong 2 cách.

3/ Bài mới:

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 22ph HĐ1: Xác định bài toán, ý tưởng và thuật toán

của bài toán tìm kiếm tuần tự

GV: Trong cuộc sống tìm kiếm là việc thường xuyên xảy ra ví dụ như tìm 1 cuốn sách trên giá sách hay tìm 1 học sinh trong lớp, v.v… Hôm nay chúng đi tìm hiểu một số thuật tìm kiếm cơ bản. GV: Đưa ra bài toán ví dụ GV: Giải thích, gợi ý để học sinh đưa ra ý tưởng thuật toán. Trong ví dụ trên k là khoá tìm kiếm Ví dụ: cho dãy A gồm các số:

7 6 4 0 9 5 11 3 21. * Với khoá k = 6, trong dãy trên có số hạng a3 có giá trị bằng k. Vậy chỉ số cần tìm là i = 3. * Với khoá k = 20 thì không có số hạng nào của dãy A có giá trị bằng k. ?1: Em hãy cho biết Input và output của bài toán bên.

3. Một số ví dụ về thuật toán

c. Thuật toán tìm kiếm tuần tự: Ví dụ 3: Cho dãy số a1, a2, …, an và số nguyên k. Hãy đưa ra vị trí của phần tử có giá trị bằng k.

- Xác định bài toán:

+ input: Số nguyên N, dãy số nguyên a1, a2, …, an và số nguyên k. + output: Vị trí của phần tử có giá trị bằng k hoặc không có phần tử nào trong dãy có giá trị bằng k.

- Ý tưởng: Thực hiện một

cách tự nhiên. Lần lượt từ số

Page 46: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

46

HS: Trả lời câu hỏi. ?2: Em hãy đưa ra ý tưởng để giải bài toán này. HS: Đưa ra ý tưởng. GV: - Nhận xét, trình bày lại ý tưởng cho HS hiểu.

- Dựa vào ý tưởng, mô phỏng thuật toán trên với dãy số ở ví dụ trên.

- Yêu cầu HS gấp SGK lại và 2 HS bất kì lên bảng trình bày thuật toán, HS còn lại trình bày thuật toán lên giấy nháp dựa trên ý tưởng và sự mô phỏng gv HS:- Trình bày thuật toán theo yêu cầu của GV.

- So sánh bài của mình và bạn => nhận xét GV: Nhận xét, chỉnh sửa và tổng hợp bài HS: Lắng nghe, ghi chép

hạng thứ nhất, ta so sánh giá

trị số hạng đang xét với khoá

k cho đến khi hoặc gặp một

số hạng bằng khoá k hoặc dãy

đã được xét hết mà không có

giá trị nào bằng khoá k.

- Thuật toán dạng liệt kê:

B1: Nhập N, các số hạng

a1, a2,…,aN và khoá k;

B2: i1;

B3: Nếu ai=k thì thông

báo chỉ số i, rồi kết thúc.

B4: ii+1;

B5: Nếu i>N thì thông

báo dãy A không có số hạng

nào có giá trị bằng k rồi kết

thúc;

B6: Quay lại B3.

10ph HĐ 2: Củng cố

GV: Phát phiếu học tập: Em hãy mô phỏng thuật toán trên với dãy số sau: 6 1 5 3 7 0

Page 47: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

47

4. Dặn dò, hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà: (2ph)

- Làm bài 1.39 trang 20 SBT - Đọc trước ví dụ 3: thuật thoán tìm kiếm nhị phân.

Tiết 14

§4 BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN (tiết 5)

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/ Ổn định: (1ph) Nắm sĩ số và tác phong học sinh 2/ Kiểm tra bài cũ: (7ph)

Cho dãy gồm N số nguyên và số nguyên k. Đếm các số có giá trị lớn hơn k trong dãy

Câu 1: Xác định bài toán, nêu ý tưởng và thực hiện mô phỏng bài toán với dãy số nguyên :

5 8 7 6 4 6 3; và số nguyên k= 6 Câu 2: Trình bày thuật toán để giải bài toán trên bằng một trong 2 cách.

3/ Bài mới:

Và: - khóa k = 0; - khóa k = 2 HS: Mô phỏng thuật toán trên với dãy số đã cho. GV: - Thu một số phiếu học tập sau 5’

- Nhận xét một số phiếu của HS.

TG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG 14ph HĐ3: Xác định bài toán, ý tưởng của

bài toán tìm kiếm nhị phân GV : - Dẫn vào thuật toán bằng trò chơi đoán số.

- Gọi 2 HS lên tham gia trò chơi (ưu tiên HS xung phong)

- Phổ biến trò chơi : Cho 1 dãy số tăng gồm 10 phần tử. Chỉ được dùng 3 câu hỏi em hãy tìm ra số mà bạn mình đang nghĩ tới.

HS: Xung phong tham gia trò chơi.

GV: - Đưa bài toán trong sách giáo khoa.

- Ví dụ với bài toán cụ thể:

Cho dãy A tăng: 7 12 34 56 72 80 97

100

Với khoá k = 9 thì i=?

Với khoá k = 56 thì i=?

HS: với khoá k = 97, chỉ số i = 7

với khóa k = 5, không có số hạng nào

3. Một số ví dụ về thuật toán

c. Thuật toán tìm kiếm nhị phân:

Ví dụ 4: Cho dãy số tăng: a1, a2, …, an và số nguyên k. Hãy đưa ra vị trí của phần tử có giá trị bằng k.

Thuật toán tìm kiếm nhị phân

- Xác định bài toán: Input : Dãy A tăng gồm N số nguyên khác nhau a1, a2,…,aN, số nguyên k. Output : Chỉ số i mà ai = k hoặc thông báo không có số hạng nào của dãy có giá trị bằng k. - Ý tưởng: Sử dụng tính chất dãy A là một dãy tăng, ta tìm cách thu hẹp nhanh phạm vi tìm kiếm sau mỗi lần so sánh khoá với số hạng được chọn. Để thực hiện điều đó, ta chọn số hạng aGiữa ở giữa dãy để so sánh

Page 48: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG

48

4. Củng cố, dặn dò: (3ph) - Điểm lại các nội dung trong tiết học.

- Dặn HS Làm bài tập SGK/44

D. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................

.....................................................................................................................................................

của dãy có giá trị bằng k

? Em hãy xác định bài toán và nêu ý tưởng

để thực hiện bài toán này?

HS: Đứng tại chỗ xác định bài toán và ý

tượng thuật toán.

GV: Tổng hợp lại và bổ sung và đưa ra ý

tưởng thuật toán, mô tả ý tưởng với dãy

số trên cho chọc sinh hiểu và so sánh với

thuật toán tìm kiếm tuần tự và từ đó đi

xây dựng thuật toán.

với k, trong đó Giua =

2

1N.

Khi đó, chỉ xảy ra một trong 3 trường hợp sau: - Nếu aGiua=k thì Giua là chỉ số cần tìm. Việc tìm kiếm kết thúc. - Nếu aGiua>k thì do dãy A là dãy đã được SX nên việc tìm kiếm tiếp theo chỉ xét trên dãy a1, a2,…,aGiua-1 - Nếu aGiua<k thì thực hiện tìm kiếm trên dãy aGiua+1, aGiua+2,…,aN.

Quá trình sẽ được lặp lại một số lần cho đến khi hoặc đã tìm thấy kháo k trong dãy A hoặc phạm vi tìm kiếm bằng rỗng.

20ph HĐ 4: Tìm hiểu thuật toán tìm kiếm nhị phân.

GV: - Yêu cầu HS gấp SGK lại và 2 HS bất kì lên bảng trình bày thuật toán, HS còn lại trình bày thuật toán lên giấy nháp dựa trên ý tưởng và sự mô phỏng HS:- Trình bày thuật toán theo yêu cầu của GV.

- So sánh bài của mình và bạn => nhận xét GV: Nhận xét, chỉnh sửa và tổng hợp bài HS: Lắng nghe, ghi chép ?: Tính dừng của thuật toán, giải thích vì sao dừng? HS: Dựa vào kiến thức đã học để trả lời. GV: Nhận xét, tổng hợp lại HS: Lắng nghe và ghi nhớ

- Thuật toán dạng liệt kê:

B1: Nhập N, các số hạng a1, a2,…,aN và

khoá k;

B2: Dau1; CuoiN;

B3: Giua

2

CuoiDau.

B4: Nếu aGiua=k thì thông báo chỉ số Giua,

kết thúc;

B5: Nếu aGiua>k thì đặt Cuoi = Giua-1,

sang B7.

B6: Dau:=Giua+1;

B7: Nếu Dau>Cuoi thì thông báo dãy A

không có số hạng nào có giá trị bằng

k rồi kết thúc;

B8: Quay lại B3.