De Cuong on Tap Sinh 8 HKI 20122013

9
THCS Nguyễn Văn Trỗi ( Google gõ: thcs nguyen van troi q2 ) ÔN TẬP SINH HỌC 8 HKI ( 2012 – 2013 ) Câu 1: Phản xạ là gì? Ví dụ. Cung phản xạ ? Thành phần 1 cung phản xạ ? - Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường ngoài thông qua hệ thần kinh. Ví dụ tay chạm vào vật nóng thì rụt lại. - Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (ví dụ: da,…) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (ví dụ: cơ, tuyến,…).Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơ ron hướng tâm, nơ ron trung gian, nơ ron ly tâm, cơ quan phản ứng. Câu 2 : Nêu sự khác biệt giữa động mạch và tĩnh mạch : Đặc điểm Động mạch Tĩnh mạch Cấu Thành mạch Dày, có 3 lớp: Mô liên Mỏng, có 3 lớp: Mô liên Giáo viên: Nguyễn Hoàng Sơn ( http://thaynsthcol.violet.vn ) KẾ HOẠCH ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA SH 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 – 2013 - Tuần ( 14/1/2013 – 19/1/2013) Kiểm tra 15 phút ( Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu, Bài 39; Bài 40:Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu ) - Tuần ( 4/2/2013 – 9/2/2013) Kiểm tra 15 phút ( Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da; Bài 42:Vệ sinh da; Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh ) - Tuần ( 11/3/2013 – 16/3/2013) Kiểm tra 1 tiết ( Bài 43; 44; 45 ; 46; 47; Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng ) - Tuần ( 25/3/2013 – 30/3/2013) Kiểm tra 15 phút ( Bài 49; Bài 50; Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác )

Transcript of De Cuong on Tap Sinh 8 HKI 20122013

Page 1: De Cuong on Tap Sinh 8 HKI 20122013

THCS Nguyễn Văn Trỗi ( Google gõ: thcs nguyen van troi q2 )

ÔN TẬP SINH HỌC 8 HKI ( 2012 – 2013 )Câu 1: Phản xạ là gì? Ví dụ. Cung phản xạ ? Thành phần 1 cung phản xạ ?

- Phản xạ là sự phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích của môi trường ngoài thông

qua hệ thần kinh. Ví dụ tay chạm vào vật nóng thì rụt lại.

- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (ví dụ: da,…)

qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (ví dụ: cơ, tuyến,…).Một cung phản xạ

gồm 5 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơ ron hướng tâm, nơ ron trung gian, nơ ron ly tâm, cơ

quan phản ứng.

Câu 2 : Nêu sự khác biệt giữa động mạch và tĩnh mạch :

Đặc điểm Động mạch Tĩnh mạch

Cấu tạo Thành mạch Dày, có 3 lớp: Mô liên kết, cơ trơn,

biểu bì

Mỏng, có 3 lớp: Mô liên kết, cơ trơn,

biểu bì.

Lòng trong Hẹp. Rộng

Đặc điểm

khác

Động mạch chủ lớn, phân nhiều

động mạch nhỏ hơn.

Có van 1 chiều những nơi máu chảy

ngược chiều trọng lực.

Chức năng Đẩy máu từ tim đến các cơ quan

với vận tốc lớn và áp lực lớn.

Dẫn máu từ các tế bào cơ thể về tim

với vận tốc nhỏ hơn và áp lực nhỏ

hơn.

Giáo viên: Nguyễn Hoàng Sơn ( http://thaynsthcol.violet.vn )

KẾ HOẠCH ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA SH 8 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012 – 2013- Tuần ( 14/1/2013 – 19/1/2013) Kiểm tra 15 phút ( Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu, Bài 39; Bài 40:Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu )

- Tuần ( 4/2/2013 – 9/2/2013) Kiểm tra 15 phút ( Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da; Bài 42:Vệ sinh da; Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh )

- Tuần ( 11/3/2013 – 16/3/2013) Kiểm tra 1 tiết ( Bài 43; 44; 45 ; 46; 47; Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng )

- Tuần ( 25/3/2013 – 30/3/2013) Kiểm tra 15 phút ( Bài 49; Bài 50; Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác )

- Tuần ( 22/4/2013 : Có thể ôn thi HKII – Kiểm tra 15 phút trong các ngày ôn…) GV sẽ thông báo.

Page 2: De Cuong on Tap Sinh 8 HKI 20122013

THCS Nguyễn Văn Trỗi ( Google gõ: thcs nguyen van troi q2 )

Câu 3: Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân gây hại ?- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là : bụi, chất khí độc, vi sinh vật → gây nên các bệnh : lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ung thư phổi.- Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân gây hại :+ Xây dựng môi trường trong sạch.+ Không hút thuốc lá.+ Đeo khẩu trang khi làm việc nơi nhiều bụi.

Câu 4: Tác nhân gây hại cho hệ tim mạch ? Biện pháp bảo vệ hệ tim mạch ?- Có nhiều tác nhân gây hại cho hệ tim mạch :+ Khuyết tật tim, xơ phổi.+ Sốc mạnh, mất máu, sốt cao.+ Chất kích thích, mỡ động vật.+ Luyện tập quá sức.+ Một số vi rút, vi khuẩn.* Biện pháp bảo vệ hệ tim mạch :- Tránh các tác nhân gây hại .- Tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẻ.- Rèn luyện tim mạch cần rèn luyện TDTT ( thể dục thể thao ) thường xuyên đều dặn, vừa sức kết hợp xoa bóp ngoài da.

Câu 5 : Các con đường vận chuyển và chất hấp thụ các chất : Con đường vận chuyển và hấp thụ các chất :- Con đường máu :+ Đường+ Glixerin + axit béo+ Axitamin+ Vitamin tan trong nước+ Các muối khoáng+ Nước- Con đường bạch huyết :+ Lipit 70%+ Các vitamin tan trong dầu (A, D, K, E)

Câu 6: Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu để bảo vệ cơ thể.

Bạch cầu tiêu diệt các vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể theo 3 đợt gần như cùng 1 lúc:

Đợt Nguyên nhân Loại bạch cầu bảo vệ Hoạt động bảo vệ cơ thể của bạch cầu

1 Các vi sinh vật Bạch cầu trung tính (tiểu Thực bào: Hình thành chân giả để bắt,

Giáo viên: Nguyễn Hoàng Sơn ( http://thaynsthcol.violet.vn )

Page 3: De Cuong on Tap Sinh 8 HKI 20122013

THCS Nguyễn Văn Trỗi ( Google gõ: thcs nguyen van troi q2 )

xâm nhập cơ

thể

thực bào) và bạch cầu mô

nô (đại thực bào)

nuốt vi khuẩn vào trong tế bào, rồi tiêu

hoá chúng.

2 Các vi sinh vật

thoát được sự

thực bào.

Bạch cầu lim phô B

(Tế bào B)

Vô hiệu hoá kháng nguyên: Tiết kháng

thể, gây kết dính các kháng nguyên của

vi khuẩn, virus,... để vô hiệu hoá chúng.

3 Các vi khuẩn,

virus thoát được

tế bào B.

Bạch cầu lim phô T

(Tế bào T)

Phá huỷ tế bào nhiễm : Nhận diện, tiếp

xúc với các tế bào bị nhiễm vi khuẩn,

virus, tiết ra các protein đặc hiệu làm

tan màng tế bào nhiễm.

Câu 7: Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn :- Vòng tuần hoàn lớn: Máu (đỏ tươi) từ tâm thất trái theo động mạch chủ, đến mao mạch các cơ quan tại đây xảy ra sự trao đổi khí O2 từ máu vào các tế bào, còn CO2 từ các tế bào vào máu →máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ phải.

Câu 8 : Hoạt động biến đổi thức ăn trong khoang miệng :Biến đổi thức ăn ở khoang miệng

Các hoạt động tham gia Các thành phần tham gia hoạt động

Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lí học - Tiết nước bọt- Nhai- Đảo trộn thức ăn- Tạo viên thức ăn

- Tuyến nước bọt- Răng- Răng, lưỡi, môi- Răng, lưỡi, môi

- ướt mềm thức ăn.- mềm nhuyễn thức ăn- ngấm nước bọt- tạo viên vừa nuốt

Biến đổi hóa học - Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt .

enzim amilaza biến đổi một phần tinh bột thành đường.

Câu 9 : Các nhóm máu ở người ? Nguyên tắc truyền máu , sơ đồ truyền máu ?- Các nhóm máu ở người : ở người có 4 nhóm máu : A, B, AB, O.- Nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu :+ Lựa chọn nhóm máu cho phù hợp.+ Kiểm tra mầm bệnh trước khi truyền.+ Khi truyền cần tuân thủ theo sơ đồ sau :

Giáo viên: Nguyễn Hoàng Sơn ( http://thaynsthcol.violet.vn )

A

AB

B

O

Page 4: De Cuong on Tap Sinh 8 HKI 20122013

THCS Nguyễn Văn Trỗi ( Google gõ: thcs nguyen van troi q2 )Câu 10 : Nguyên nhân của sự mỏi cơ:

Cơ làm việc quá sức, liên tục… nên lượng ôxi mang đến cơ không đủ, năng lượng

sản ra ít, sản phẩm tạo ra trong điều kiện yếm khí (thiếu ôxy) là acid lactic, tích tụ nhiều

sẽ đầu độc làm mỏi cơ.

Câu 11: Máu gồm những thành phần nào ? Chức năng huyết tương ?-Máu gồm 2 thành phần chính :+ Huyết tương : lỏng, trong suốt, có màu vàng nhạt chiếm 55% thể tích.+ Tế bào máu : gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu chiếm 45% thể tích.* Chức năng của huyết tương và hồng cầu :- Huyết tương : gồm nước, các chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể và chất thải.- Huyết tương có vai trò duy trì trạng thái lỏng của máu, vận chuyển các chất dinh dưỡng và chất thải.- Hồng cầu có Hb ( huyết sắc tố) làm cho máu có màu đỏ tươi.+ Hb + O2 → máu đỏ tươi+ Hb + CO2 → máu đỏ thẫm- Hồng cầu có chức năng vận chuyển O2 và CO2.

Câu 12: Cơ chế, ý nghĩa sự đông máu ?- Cơ chế : Sự đông máu là do tiểu cầu bị phá vỡ giải phóng enzim dưới tác dụng của canxi làm cho prôtêin trong huyết tương hòa tan sinh ra tơ máu kết dính tế bào máu → khối máu đông.- Ý nghĩa : + Đông máu là một cơ chế bảo vệ cơ thể để chống mất máu.+ Sự đông máu giúp cơ thể không bị mất máu nhiều khi bị thương hay trong phẫu thuật.

Câu 13 : Cấu tạo, chức năng của bộ xương ? Vệ sinh hệ vận động ?- Các thành phần chính của bộ xương :+ Xương đầu gồm : xương sọ, xương mặt.+ Xương thân gồm : . Xương cột sống ( 33- 34 đốt) có 4 chỗ cong. . Xương lồng ngực gồm 12 đôi xương sườn và xương ức.+ Xương chi : . Xương chi trên : xương đai vai và các xương tay. . Xương chi dưới gồm : xương đai hông và các xương chân- Chức năng của bộ xương :+ Tạo khung giúp cơ thể có hình dạng nhất định.+ Là chỗ bám cho các cơ giúp cơ thể vận động.+ Bảo vệ các nội quan bên trong cơ thể.- Vệ sinh hệ vận động :+ Để cơ và xương phát triển cân đối chúng ta cần :. Chế độ dinh dưỡng hợp lí.. Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng . rèn luyện thân thể, lao động vừa sức.

Giáo viên: Nguyễn Hoàng Sơn ( http://thaynsthcol.violet.vn )

Page 5: De Cuong on Tap Sinh 8 HKI 20122013

THCS Nguyễn Văn Trỗi ( Google gõ: thcs nguyen van troi q2 ).+ Để chống cong vẹo cột sống cần :. Mang vác đều 2 vai.. Tư thế ngồi học, làm việc ngay ngắn, không nghiêng vẹo.

1. Chú thích hình vẽ cấu tạo tế bào.

2. Cấu tạo của 1 nơron

Giáo viên: Nguyễn Hoàng Sơn ( http://thaynsthcol.violet.vn )

1 2 3 4 5 6 7

Màng

sinh

chất

Nhân

tế

bào

Ti

thể

Tế

bào

chất

Bộ

máy

Gôngi

(Golgi)

Trung

thể

Lưới

nội

chất

4

5

3

6

2

Page 6: De Cuong on Tap Sinh 8 HKI 20122013

THCS Nguyễn Văn Trỗi ( Google gõ: thcs nguyen van troi q2 )

1 2 3 4 5

Cơ quan

thụ cảm

Nơron

hướng tâm

Nơron

trung gian

Nơ ron

ly tâm

Cơ quan

phản ứng

Chú thích hình vẽ cấu tạo đầu xương dài.

Giáo viên: Nguyễn Hoàng Sơn ( http://thaynsthcol.violet.vn )

Hình vẽ : Cung phản xạ

1 Sụn.

2 Mô xương xốp.

3 Khoang xương.

4 Mô xương cứng.

Hình vẽ: Cấu tạo đầu xương dài

Web trường thcs Nguyễn Văn Trỗi + Thông tin xét tuyển lớp 10+ Đề thi TS lớp 10, đề thi cấp 2 và các đề thi TNPT lớp 12