ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ...

14
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN 7 I/ Văn học 1. Văn bản nhật dụng - Cổng trường mở ra ( theo Lý Lan); - Mẹ tôi ( Trích Những tấm lòng cao cả của Et-môn-đô đơ A-mi-xi); - Cuộc chia tay của những con búp bê ( theo Khánh Hoài). * Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản trên. *Biết rút ra bài học cho bản thân. 2. Văn học dân gian - Những câu hát về tình cảm gia đình; - Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người; * Học thuộc lòng và nêu được nội dung của các bài ca dao đã được học. 3. Thơ trung đại - Sông núi nước Nam (theo Lê Thước- Nam Trân dịch); - Phò giá về kinh (Trần Quang Khải); - Bạn đến chơi nhà (NGuyễn Khuyến); * Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm. * Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa và học thuộc lòng các bài thơ trên. 4. Thơ hiện đại - Cảnh khuya (HChí Minh); - Rằm tháng giêng (HChí Minh); - Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh). * Nắm được những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm. *Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa và học thuộc lòng các bài thơ trên. II/ Tiếng Việt - Chữa lỗi về quan hệ từ; - Từ đồng nghĩa; - Từ trái nghĩa; - Từ đồng âm; - Thành ngữ; - Điệp ngữ; - Chơi chữ; - Chuẩn mực sử dụng từ. * Cần ôn tập cho học sinh: - Nắm vững kiến thức cơ bản về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ. - Nhận biết các lỗi khi sử dụng quan hệ từ, biết cách chữa các lỗi đó. - Nắm được các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực trong khi nói và viết. III/ Tập làm văn: Văn bản biểu cảm. * Ôn tập cho học sinh nắm vững các bước làm bài văn biểu cảm có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự. Lưu ý: Trong quá trình ôn tập, GV cần rèn luyện cho HS kĩ năng đọc hiểu văn bản, vì đề kiểm tra có thể sử dụng những ngữ liệu ngoài chương trình sgk . ………………..HẾT…………………….

Transcript of ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ...

Page 1: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ CƯƠNG V7 - HKI... · ... Văn bản biểu cảm. * Ôn tập cho học sinh nắm

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015-2016

MÔN: NGỮ VĂN 7 I/ Văn học

1. Văn bản nhật dụng

- Cổng trường mở ra ( theo Lý Lan);

- Mẹ tôi ( Trích Những tấm lòng cao cả của Et-môn-đô đơ A-mi-xi);

- Cuộc chia tay của những con búp bê ( theo Khánh Hoài).

* Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản trên.

*Biết rút ra bài học cho bản thân.

2. Văn học dân gian

- Những câu hát về tình cảm gia đình;

- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người;

* Học thuộc lòng và nêu được nội dung của các bài ca dao đã được học.

3. Thơ trung đại

- Sông núi nước Nam (theo Lê Thước- Nam Trân dịch);

- Phò giá về kinh (Trần Quang Khải);

- Bạn đến chơi nhà (NGuyễn Khuyến);

* Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.

* Hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa và học thuộc lòng các bài thơ trên.

4. Thơ hiện đại

- Cảnh khuya (Hồ Chí Minh);

- Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh);

- Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh).

* Nắm được những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm. *Hiểu nội dung,

nghệ thuật, ý nghĩa và học thuộc lòng các bài thơ trên.

II/ Tiếng Việt

- Chữa lỗi về quan hệ từ;

- Từ đồng nghĩa;

- Từ trái nghĩa;

- Từ đồng âm;

- Thành ngữ;

- Điệp ngữ;

- Chơi chữ;

- Chuẩn mực sử dụng từ.

* Cần ôn tập cho học sinh:

- Nắm vững kiến thức cơ bản về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ,

chơi chữ.

- Nhận biết các lỗi khi sử dụng quan hệ từ, biết cách chữa các lỗi đó.

- Nắm được các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực trong khi nói và viết.

III/ Tập làm văn: Văn bản biểu cảm.

* Ôn tập cho học sinh nắm vững các bước làm bài văn biểu cảm có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự.

Lưu ý: Trong quá trình ôn tập, GV cần rèn luyện cho HS kĩ năng đọc hiểu văn bản, vì đề kiểm

tra có thể sử dụng những ngữ liệu ngoài chương trình sgk . ………………..HẾT…………………….

Page 2: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ CƯƠNG V7 - HKI... · ... Văn bản biểu cảm. * Ôn tập cho học sinh nắm

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2015 - 2016

MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 7

I. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra:

Chủ đề 1: Văn học

* Kiến thức cần đạt:

- Nắm được nội dung các bài ca dao đã học trong chương trình Ngữ văn 7 (Những câu hát về

tình cảm gia đình, những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người)

- Nắm được tên tác giả, tác phẩm, thể loại, nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của các văn

bản đã học trong chương trình Ngữ văn 7.

* Kĩ năng cần đạt:

- Đọc - hiểu văn bản.

Chủ đề 2: Tiếng Việt

* Kiến thức cần đạt:

- Nắm vững các khái niệm và của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ,

chơi chữ.

- Các yêu cầu của việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.

* Kĩ năng cần đạt:

- Rèn luyện kĩ năng nhận biết và phân tích tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái

nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ…

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ đúng chuẩn mực.

Chủ đề 3: Tập làm văn

* Kiến thức cần đạt:

- Nắm vững các kiến thức về tạo lập bài văn biểu cảm.

* Kĩ năng cần đạt:

- Biết triển khai các kỹ năng trong làm văn biểu cảm.

Tiến hành các bước làm bài văn biểu cảm có sử dụng các yếu tố miêu tả, yếu tố tự sự.

II. Xác định hình thức và thời gian kiểm tra:

- Hình thức kiểm tra: tự luận,

- Số câu: 4.

- Thời gian làm bài: 90 phút,

Page 3: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ CƯƠNG V7 - HKI... · ... Văn bản biểu cảm. * Ôn tập cho học sinh nắm

III. Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ :

Câp độ Nội dung (chủ đề)

Số lượng câu

(chuẩn cần

kiểm tra)

Điểm số

Tỉ lệ

Cấp độ 1,2

(nhận biết và

thông hiểu)

Chủ đê 1: Văn học

- Nhận biết tên tác giả, thể loại, hoàn

cảnh sáng tác của tác phẩm và thuộc

lòng các văn bản thơ.

- Hiểu nội dung, nghệ thuật đặc sắc và

ý nghĩa của văn bản.

- Lí giải được tác dụng của các chi tiết,

hình ảnh, nghệ thuật trong tác phẩm.

2

3,0

30%

Chủ đề 2: Tiếng Việt

- Nhớ, hiểu khái niệm, nắm được tác

dụng của từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ

đồng âm, thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.

- Nắm được các yêu cầu của việc sử

dụng từ đúng chuẩn mực.

- Tạo lập một số câu, đoạn văn có sử

dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm

hoặc các biện pháp tu từ đã học.

1 2,0 20%

Cấp độ 3,4

(vận dụng cấp

độ thấp và cấp

độ cao)

Chủ đề 3:Tập làm văn

- Tạo lập bài văn biểu cảm. 1 50%

5.0

Tổng 4 100% 10

Page 4: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ CƯƠNG V7 - HKI... · ... Văn bản biểu cảm. * Ôn tập cho học sinh nắm

IV. Thiết lập ma trận đề

Tên chủ đề Nhận biết

(cấp độ 1) Thông hiểu

(cấp độ 2)

Vận dụng

Cộng Câp độ

thâp

(cấp độ 3)

Câp độ cao

(cấp độ 4)

1. Văn học

- Văn học dân gian

+ Những câu hát về

tình cảm gia đình;

+ Những câu hát về

tình yêu quê hương, đất

nước, con người.

- Thơ trung đại

+ Sông núi nước Nam;

+ Phò giá về kinh;

+ Bạn đến chơi nhà;

- Thơ hiện đại

+ Cảnh khuya;

+ Rằm tháng giêng;

+ Tiếng gà trưa.

- Học thuộc các

bài ca dao, bài

thơ, nhận biết

tên tác giả và tác

phẩm;

- Chỉ ra được

phương thức

biểu đạt, các

biện pháp nghệ

thuật trong văn

bản.

- Nêu được nội

dung, nghệ thuật đặc

sắc, ý nghĩa các văn

bản;

- Giải thích ý nghĩa,

tác dụng của các chi

tiết, hình ảnh nghệ

thuật trong tác

phẩm.

2. Tiếng Việt - Chữa lỗi về quan hệ

từ;

- Từ đồng nghĩa;

- Từ trái nghĩa;

- Từ đồng âm;

- Thành ngữ;

- Điệp ngữ;

- Chơi chữ;

- Chuẩn mực sử dụng

từ.

- Nhớ khái niệm

từ đồng nghĩa, từ

trái nghĩa, từ

đồng âm, thành

ngữ, điệp ngữ,

chơi chữ;

- Nắm được các

yêu cầu của việc

sử dụng từ đúng

chuẩn mực.

- Hiểu vàxác định

được tác dụng: từ

đồng nghĩa, từ trái

nghĩa, từ đồng âm,

thành ngữ, điệp ngữ,

chơi chữ;

- Nắm được các lỗi

khi sử dụng quan hệ

từ và cách chữa các

lỗi đó;

- Biết cách chữa các

lỗi dùng từ không

đúng chuẩn mực.

- Tạo lập

được một

số câu,

đoạn văn

có sử dụng

từ đồng

nghĩa trái

nghĩa,

đồng

âm…hoặc

các biện

pháp tu từ

vừa học.

Số câu:1

Tỉ lệ:20%

Số điểm:

2,0

3. Tập làm văn

Tạo lập bài văn biểu

cảm.

-Viết bài văn

biểu cảm (kết

hợp yếu tố

miêu tả và tự

sự.)

Số câu,

Tỉ lệ 50%,

Sốđiểm:5,0

Tổng số câu

Tỉ lệ….%

Số điểm

1

20

2,0

1

20

2,0

1

10

1,0

1

50

5,0

4

100

10,0

Page 5: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ CƯƠNG V7 - HKI... · ... Văn bản biểu cảm. * Ôn tập cho học sinh nắm

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7 I. Văn bản

Văn bản nhật dụng:

Tên VB Tác giả Thể

loại

Nội dung Nghệ thuật

1. Cổng

trường mở

ra

Lí Lan kí Tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu

nặng của người mẹ đối với con và

vai trò to lớn của nhà trường đối

với cuộc sống của mỗi con người

Lời văn nhẹ

nhàng, tình cảm

và sâu lắng

2. Mẹ tôi Ét -môn

- đô- đơ

A- mi-

xi

Thư từ

biểu

cảm

Nhắc nhở người con phải biết lễ

phép, kính trọng và biết ơn cha

mẹ.Bày tỏ thái độ bất bình trước

những sự hỗn láo đối với cha mẹ

của người con.

Lời văn chân

thành, tha thiết.

Giọng văn vừa

nhẹ nhàng vừa

nghiêm khắc tạo

sức thuyết phục

lớn

3. Cuộc chia

tay của

những con

búp bê

Khánh

Hoài

Truyện

ngắn

Cuộc chia tay đầy đau đớn và cảm

động của 2 anh em.

Nhắc nhở mọi người phải có trách

nhiệm giữ gìn tổ ấm GĐ để tránh

những tổn thương cho con trẻ

Nghệ thuật miêu

tả nội tâm nhân

vật tinh tế, sâu

sắc và cảm động

TT Tên văn

bản

Tac gia Thể

thơ

PTB

Đ

Hoàn

cảnh ra

đời

Nội dung Nghệ

thuật

CA

DAO

DÂN

CA

4

Ca dao về

tình cảm

gia đình

Thơ

lục

bát

Biểu

cảm

Bài 1: Ca ngợi công lao

to lớn của cha mẹ đối

với con cái và nói lên

trách nhiệm, bổn phận

của người làm con trước

công lao to lớn ấy.

Bài 4:Nhắc nhở anh em

ruột thịt phải thương

yêu, hòa thuận.

-So sánh,

âm điệu

hát ru

- So sánh

5

Ca dao về

t/ yêu quê

hương,

đ/nước,

con người

Thơ

lục

bát

Biểu

cảm

Bài 1: Ca ngợi, tự hào

về những nét đặc sắc

của 1 số cảnh đẹp thiên

nhiên.

Bài 4: Ca ngợi cảnh

rộng lớn, bao la của

cánh đồng và sức sống

của con người.

- Hát đối

đáp,câu

lục bát

biến thể.

- So sánh,

câu lục

bát biến

thể, đảo

ngữ.

Page 6: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ CƯƠNG V7 - HKI... · ... Văn bản biểu cảm. * Ôn tập cho học sinh nắm

THƠ

TRỮ

TÌNH

TRUN

G

ĐẠI

VIỆT

NAM

6 Sông núi

nước Nam

Thườn

g Kiệt

Thơ

TNTT

TS,

BC

Trước

cuộc

kháng

chiến

chống

Tống

Như bản Tuyên ngôn

Độc lập đầu tiên khẳng

định chủ quyền về lãnh

thổ của đất nước và nêu

cao ý chí quyết tâm bảo

vệ chủ quyền đó trước

mọi kẻ thù xâm lược.

Thể thơ

TNTT,

giọng thơ

đanh

thép,

dõng dạc.

7 Phò giá về

kinh

Trần

Quang

Khải

Thơ

ngũ

ngôn

tứ

tuyệt

TS,

BC

Ông đi

đón Thái

thượng

hoàng

Trần

Thánh

Tông và

vua Trần

Nhân

Tông về

TL.

Thể hiện hào khí chiến

thắng và khát vọng thái

bình thịnh trị của dân

tộc ta ở thời đại nhà

Trần.

Thể thơ

NNTT,

hình thức

điễn đạt

cô đúc,

dồn nén

cảm xúc

vào bên

trong ý

tưởng.

8 Bạn đến

chơi nhà

Nguyễn

Khuyến

TNBC TS,

MT,

BC

Khi ông

cáo quan

về ở ẩn ở

làng Yên

Đỗ

- Thái độ niềm nở, vui

vẻ, phấn chấn khi bạn

đến chơi.

- Nêu tình huống khó

khăn trong việc tiếp đãi

bạn nhưng không để than

nghèo với bạn mà để đùa

vui, hóm hỉnh với người

bạn thân.

-Khẳng định tình bạn

thắm thiết, đậm đà, hồn

nhiên, trong sáng vượt

lên trên vật chất tầm

thường.

Giọng

thơ hóm

hỉnh, đại

từ, thậm

xưng (

nói quá),

thể thơ

TNBC

THƠ

TRỮ

TÌNH

HIỆN

ĐẠI

VIỆT

NAM

9

10

Cảnh

khuya,

Rằm

tháng

giêng

Hồ Chí

Minh

TNTT MT,

BC

Trong

những

năm đầu

của cuộc

kháng

chiến

chống

Pháp

- Cảnh đêm trăng ở chiến

khu Việt Bắc lung linh,

huyền ảo, thơ mộng,

sống động.

- Tâm hồn nhạy cảm

trước cảnh đẹp thiên

nhiên, qua đó thể hiện

lòng yêu nước sâu nặng

và phong thái ung dung,

lạc quan của Bác.

Điệp từ,

so sánh.

-Các

hình ảnh

thơ đẹp

có màu

sắc cổ

điển mà

bình dị,

tự nhiên

11 Tiếng gà

trưa

Xuân

Quỳnh

Thơ 5

chữ

TS,

MT,

BC

Trong

những

năm đầu

của cuộc

- Tiếng gà trưa gọi về

những kỷ niệm đẹp đẽ

của tuổi thơ và tình bà

cháu.

-Thể thơ

5 tiếng

Hình

ảnh chân

Page 7: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ CƯƠNG V7 - HKI... · ... Văn bản biểu cảm. * Ôn tập cho học sinh nắm

kháng

chiến

chống

Mỹ

- Tình cảm gia đình đã

làm sâu sắc thêm tình

yêu quê hương đất nước.

thực,

bình dị,

Sử dụng

điệp

ngữ.

II. Tiếng Việt Tên bài Nội dung Bài tập ứng dụng

Từ đồng

nghĩa

1/ Định nghĩa: là những từ có

nghĩa giống nhau hoặc gần giống

nhau ( vd: bố- ba)

2/ Các loại: - Đồng nghĩa hoàn

toàn: quả - trái

- Đồng nghĩa không

hoàn toàn: hi sinh – bỏ mạng

3/ Sử dụng:

- Không phải từ đồng nghĩa nào

cũng thay thế được cho nhau.

- Khi nói cũng như khi viết, cần cân

nhắc để chọn trong số các từ đồng

nghĩa những từ thể hiện đúng thực

tế khách quan và sắc thái biểu cảm.

Tìm những từ đồng nghĩa thay thế cho những từ in

đậm trong các câu sau:

a. HS phải có nghĩa vụ học tập………………

c. Lòng mẹ bao la như biển……………………….

d. Quả xoài này xanh thật…………………………

Từ trái

nghĩa

1/ Khái niệm: là những từ có nghĩa

trái ngược nhau

Ví dụ: to- nhỏ; xa- gần…

2/ Sử dụng:trong thể đối, tạo hình

tượng tương phản, gây ấn tượng

mạnh, làm cho lời nói thêm sinh

động.

1/ Tìm từ trái nghĩa với các từ sau:

a. mênh mông -> ………………….

B. siêng năng-> …………

c. dũng cảm -> ………………………

d. giàu sang -> ………….

2/ Đạt câu với cặp từ trái nghĩa sau:

a. dài- ngắn:……………………………

b. xa- gần:……………………………

Chữa lỗi về

quan hệ từ 1 .Thieáu quan heä töø:

VD: Ñöøng neân nhìn hình thöùc ñaùnh

giaù keû khaùc.

=>- Ñöøng neân nhìn hình thöùc maø (

ñeå) ñaùnh giaù keû khaùc.

2.Duøng quan heä töø khoâng thích

hôïp veà nghóa

-Nhaø em ôû xa tröôøng vaø bao giôø em

cuõng ñeán tröôøng ñuùng giôø.

.=> -Nhaø em ôû xa tröôøng nhưng bao

giôø em cuõng ñeán tröôøng ñuùng giôø.

3. Thöøa quan heä töø

-Qua caâu ca dao “ Coâng cha nhö nuùi

Thaùi Sôn, Nghóa meï nhö nöôùc trong

nguoàn chaûy ra” cho ta thaáy coâng lao

to lôùn cuûa cha meï ñoái vôùi con caùi.

1/ Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau:

a. Nếu - thì:…………………………………………

b. Tuy – nhưng:…………………………………

c. Bởi – nên:……………………………………………

2/ Sửa lỗi quan hệ từ trong các câu sau:

a. Vì nhà nghèo nhưng tôi vẫn học giỏi………………

……………………………………………………..

Page 8: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ CƯƠNG V7 - HKI... · ... Văn bản biểu cảm. * Ôn tập cho học sinh nắm

=>Bỏ từ “qua”

4. Duøng quan heä töø khoâng coù taùc

duïng lieân keát

VD: Noù thích taâm söï vôùi me,ï khoâng

thích vôùi chò.

=> Noù thích taâm söï vôùi meï nhöng (

maø ) khoâng thích taâm söï vôùi chò.

b. Nó tôi cùng đến Câu lạc bộ…………………………

……………………………………………………………….

c. Nó chậm chạp nên được cái cần cù…………

Từ đồng

âm

1/ Khái niện: là những từ giống

nhau về âm thanh nhưng nghĩa

khác xa nhau, không liên quan gì

với nhau.

Ví dụ:Đường : đường ăn / đường đi

2/ sử dụng: phải chú ý vào ngữ

cảnhđể tránh tình trang hiểu sai

nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa

nước đôi do hiện tượng đồng âm.

* Đặt câu với hiện tượng đồng âm để phân biệt:

a. đá (ĐT) – đá ( DT):………………………………

b. sâu ( dt) – sâu ( tt):………………………………

c. ba( số từ) – ba ( dt)……………………………

Thành ngữ 1/ Khái niệm: là loại cụm từ có cấu

tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa

hoàn chỉnh.

Ví dụ:…bảy nổi ba chìm với nước

non.

2/ Vai trò ngữ pháp: làm CN, VN,

phụ ngữ trong CĐT, CTT…

3/ Tác dụng: ngắn gọn, hàm súc,có

tính hình tượng, tính biêu cảm cao.

1/ Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: a. An cư lạc nghiệp:…………………………………

b. Da mồi tóc sương:…………………………………..

c. Sơn hào hải vị:………………………………………

2/ Đặt câu với các thành ngữ trên.

……………………………………………………

…………………………………………

Điệp ngữ 1/ Khái niệm: khi nói hoặc viết,

người ta có thể dùng biện pháp lặp

lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm

xúc mạnh.

Ví dụ: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng

hoa.

2/ Các loại điệp ngữ:

- cách quãng

- nối tiếp

- vòng ( chuyển tiếp)

Viết một đoạn văn ngắn ( 5 câu) có sử dụng 2 điệp

ngữ, nêu tác dụng của điệp ngữ đó.

……………………………………………………

……………………………………………..

……………………………………………………

………………………………………………

……………………………………………………

Chơi chữ 1/ Khái niệm:là lợi dụng đặc điểm

về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc

thái dí dỏm, hài hước…làm cho câu

văn hấp dẫn và thú vị.

Ví dụ:trò chơi -> trời cho

2/ Các lối chơi chữ: dùng từ đồng

âm; dùng lối nói trại âm; dùng cách

điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ

trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

Tìm các hiện tượng chơi chữ trong ví dụ sau và cho

biết các ví dụ đó thuộc lối chơi chữ nào?

- Chữ tài liền với chữ tai một vần.

- Mồm bò không phải mồm bò mà lại là mồm

- Trên trời rơi xuống mà lại mau co

Chuẩn mực

sử dụng từ Khi sử dụng từ phải chú ý:

Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả;

đúng nghĩa; đúng tính chất ngữ

Tìm trong bài văn những câu sai và sửa lại cho

đúng.

Page 9: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ CƯƠNG V7 - HKI... · ... Văn bản biểu cảm. * Ôn tập cho học sinh nắm

pháp của từ; đúng sắc thái biểu

cảm, hợp với tình huống giao tiếp;

không lạm dụng từ địa phương, từ

HV.

……………………………………………………

………………………………………………

……………………………………………………

……………………………………………

BÀI TẬP:

1. Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích sau và cho biết các điệp ngữ đó thuộc loại nào?

a. Đã nghe nước chảy lên non

Đã nghe đất chuyển thành con sông dài

Đã nghe gió ngày mai thổi lại

Đã nghe hồn thời đại bay cao…

(Tổ Hữu)

b. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc

lập, dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được

học hành.

(Hồ Chí Minh)

c. Bây giờ toàn dân ta ai cũng muốn xây dựng CNXH. Muốn XDCNXH phải làm gì? Nhất

định phải tăng gia sản xuất cho thật nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao

động. Muốn có nhiều sức lao động thì phải giải phóng sức lao động của phụ nữ.

2. Tìm các hiện tượng chơi chữ trong các đoạn trích sau và cho biết chúng thuộc loại chơi chữ

nào?

(Hồ Chí Minh)

a. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,

Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non?

(Ca dao)

b.Một đàn gà mà bươi bếp, hai ông bà đập chết hai con. Hỏi còn mấy con?

c.Đi tu phật bắt ăn chay

Thịt chó ăn được thịt cầy thì không.

(Ca dao)

3. Tìm lỗi về dùng từ trong các câu sau. Cho biết đó là những lỗi gì và chữa lại các lỗi đó.

a. Ông linh cảm có điều bất chắc sắp xảy ra.

b. Sau những ngày làm việc vất vả, mẹ Hoa đi an dưỡng ở Vũng Tàu.

c. Trong rừng có rất nhiều muôn thủ.

d. Đã thương thì thương cho chót.

e. Đây là một bộ phim trưởng rất hay.

4. Cho đoạn văn sau:

Đôi mắt ngây ngô, trong sáng của Hải chăm chú nhìn vào nét phấn của thầy giáo sửa bài tập trên

bảng. Kết quả bài tập của Hải là đúng, Hải thấy nhẹ nhàng cả người.

Em hãy tìm lỗi về cách dùng từ trong đoạn văn trên? Cho biết đó là lỗi gì và sửa lại bằng từ nào cho

đúng?

6. Văn bản “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”có phải là thơ trung đại không?Em hãy

nêu điểm giống và khác nhau về cách biểu ý và biểu cảm của hai bài thơ đó?

7. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của quê hương, đât nước sau khi học xong bài ca

dao về tình yêu quê hương, đât nước, con người.

Page 10: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ CƯƠNG V7 - HKI... · ... Văn bản biểu cảm. * Ôn tập cho học sinh nắm

Gợi ý: chú ý viết về vẻ đẹp, phong phú của cảnh sắc thiên nhiên, nét độc đáo của các địa danh, niềm tự

hào của mỗi miền quê đặc biệt không thể thiếu hình ảnh của những cánh đồng lúa – gắn liền với hình

ảnh của dân tộc…

8. Chỉ ra điểm chung về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

(Hồ Chí Minh).

9. Theo em các thành ngữ sau biểu thị ý nghĩa gì? Hãy đạt thành ngữ trong câu để thể hiện đúng

ý nghĩa ây?

- Lá lành đùm lá rách

- Mẹ tròn con vuông

- Đi guốc trong bụng

- Chó cắn áo rách

- Một nắng hai sương

- Nhà tranh vách đât

- Ruột để ngoài da

III. TẬP LÀM VĂN: Văn biểu cảm.

- Cảm nghĩ về người (người thân, bạn bè, thầy cô, …)

- Cảm nghĩ về vật (loài cây, loài hoa, loài quả, ngôi trường..)

- Cảm nghĩ về tác phẩm văn học (bài ca dao, bài thơ trung đại, bài thơ hiện đại…)

*Các bước làm bài văn biểu cảm

Tìm hiểu đề và tìm ý / Lập dàn bài/ Viết bài/

Đọc và sửa bài

1.Dàn bài chung cho bài văn biểu

cảm về vật

a.Mở bài:

- Nêu sự vật em yêu

- Lí do em yêu thích sự vật đó

b.Thân bài:

- Biểu cảm kết hợp tả những đặc điểm gợi cảm

của sự vật đó.

- Biểu cảm kết hợp với tự sự về những kỉ niệm

gắn bó giữa em với sự vật đó.

c.Kết bài: Tình cảm của em đối với sự vật đó.

2.Dàn bài chung cho bài văn biểu

cảm về người

a.Mở bài:

- Giới thiệu người em yêu quý

- Lí do em yêu quý người đó.

b.Thân bài:

- Biểu cảm kết hợp tả những đặc điểm đáng

yêu của người đó.

- Biểu cảm kết hợp với tự sự về những kỉ niệm

gắn bó giữa em với người đó.

c.Kết bài: Tình cảm và niềm mong ước của

em đối với người đó.

3.Dàn bài bài văn biểu cảm chung

a.Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh

Page 11: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ CƯƠNG V7 - HKI... · ... Văn bản biểu cảm. * Ôn tập cho học sinh nắm

về tác phẩm văn học tiếp xúc với tác phẩm

b.Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác

phẩm gợi lên.

c.Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm.

Các đề văn tham khảo

Đề 1: Cảm nghĩ về một người thân của em.

a. MB: Trong gia đình em có rất nhiều người thân, mỗi người đều để lại trong em một ấn tượng

sâu sắc nhưng người mà em yêu quý nhất là mẹ.

b. TB: - Mẹ em tên là…., năm nay mẹ em ….tuổi, cao khoảng….. Mỗi lần nhìn mẹ em thấy nổi bật

nhất là khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu cùng đôi mắt bồ câu sáng long lanh như những vì sao

trên trời. Mỗi lần mẹ cười để lộ hàm răng trắng như hoa cau. Đặc biệt hơn là mái tóc đen mượt

cùng làn da ửng hồng đã tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của mẹ.

- Hằng ngày, sau những giờ làm việc vất vả mệt nhọc, mẹ thường xem ti vi để thư giãn căng

thẳng.Công việc của mẹ là những công việc quen thuộc của bao người phụ nữ trong gia đình. Tuy

năm nay mẹ mới ngoài….nhưng mỗi lần nhìn mẹ em lại thấy thương mẹ vô cùng. Bàn tay mềm mại

ngày nào giờ đây đã chay sần, khô rát. Làn da ửng hồng ngày nào giờ đây cũng đã bắt đầu xuất hiện

nếp nhăn. Mẹ ơi! Bao nhiêu công việc không tên không tuổi đã đè trên đôi vai nhỏ bé của mẹ.Tuy

nó là công việc không tên không tuổi nhưng không lấy gì để so sánh với công lao ấy được. Dù

những lúc công việc bận rộn, con cái chưa được ngoan nhưng chưa khi nào em phải nghe những lời

quát, la mắng của mẹ và thay vào đó là những lời động viên, an ủi, vỗ về.Chính những lời động

viện, an ủi ấy đã cho em biết bao niềm vui trong cuộc sống.

- Những bát cơm con ăn hằng ngày, những li nước con uống đều là từ bàn tay mẹ. Trong

gia đình mẹ không chi dành sự quan tâm, chăm sóc cho em mà sự quan tâm chăm sóc ấy mẹ đều

dành hết cho mọi người thân trong gia đình, vì thế không chỉ là người thân mà những người hàng

xóm láng giềng khi nhắc đến mẹ ai cũng ngưỡng mộ, thán phục. Mẹ ơi !đối với con mẹ là người mẹ

tuyệt vời, đối với bố mẹ là người vợ chung thủy đảng đang, đối với ông bà mẹ là người con dâu

hiếu thảo.

- Em còn nhớ như in lần em bị bệnh phải nghỉ học một tuần, trong những ngày ấy mẹ càng

thêm vất vả. Có lúc em nằm ngủ mà mồ hôi ướt đẫm, người mệt mỏi rả rời không thể nào ngồi dậy

được nhưng khi tỉnh dậy em đã thấy mẹ ngồi bên cạnh canh cho giấc ngủ của em. Nhìn thấy mẹ em

như đã bớt đi phần mệt mỏi. Nhìn mẹ lúc ấy em thấy mẹ chẳng khác nào một bà tiên bước ra từ câu

chuyện cổ tích.

- Trong tâm trí em hình ảnh mẹ luôn ngời sáng, những gì mẹ dành cho em là vô bờ bến.

Những điểm 9, 10 hôm nay con đạt được là sự đền đáp công ơn của mẹ. Dù sau này khôn lớn có thể

con phải xa mẹ nhưng hình ảnh của mẹ , tình thương của mẹ luôn theo dõi chắp cánh cho con suốt

cuộc đời.Ước gì thời gian ngừng trôi để mẹ trẻ đẹp mãi, để con lại được sống trong vòng tai âu

yếm, nâng niu của mẹ.

c. KB: Cảm ơn mẹ đã cho con tất cả. Cánh cửa tương lai phía trước đang chờ đón con và chính mẹ

là chìa khóa mở ra cách cửa tương lai ấy.Mẹ ơi! Con yêu mẹ vô cùng.

Đề 2:Phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao: “ Công cha như……đạo con”.

a. MB: - Giới thiệu sơ lược về công lao của cha mẹ.

- Trích dẫn câu ca dao.

b. TB: - Khai thác giá trị nội dung:

Page 12: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ CƯƠNG V7 - HKI... · ... Văn bản biểu cảm. * Ôn tập cho học sinh nắm

+ Đây là lời của mẹ khi ru con, nói với con.Đó còn là lời nhắc nhở, nhắn gửi về bổn phận làm con.

Nếu trong cuộc sống sửa mẹ nuôi chúng ta phần xác thì câu hát ru là sữa âm thanh nuôi phần hồn

=> âm điệu tâm tình, thành kính, sâu lắng.

+ Bài ca dao đã dùng lối so sánh để nói về công lao trời biển của cha mẹ: công cha – núi ngất trời,

nghĩa mẹ - nước ngoài biển đông. Đó là hình ảnh mênh mông , rộng lớn, cái vô cùng.

+ Trong cuộc sống cha mẹ là người cho ta tất cả. Chính vì thế công lao ấy không thể đếm được

bằng hình ảnh cụ thể.

+ Ở cuối bài ca dao, công cha nghĩa mẹ còn được thể hiện ở “ chín chữ cù lao”. => một mặt, cụ thể

hóa về công cha nghĩa mẹ và tình cảm biết ơn của con cái, mặt khác, tăng thêm âm điệu tôn kính,

nhắn nhủ, tâm tình của câu hát.

- Khai thác giá trị nghệ thuật: thể thơ lục bát, hình ảnh so sánh, lời hát ru tâm tình => tác dụng

của các biện pháp ấy.

c. KB: - Khẳng định lại công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

- Những việc làm cụ thể để thể hiện, đền đáp những công lao to lớn ấy.

* Đề 3: Loài cây em yêu ( cây phượng)

a. MB: Xung quanh em có rất nhiều loài cây, mỗi loài cây có một đặc điểm và công dụng riêng

nhưng cây mà yêu thích nhất là cây phượng vì nó gắn bó với lứa tuổi học trò.

b. TB: - Tả sơ lược về hình dáng, kích thước, tuổi, vị trí, màu sắc…của cây phượng.

- Tác dụng của cây: + Nhìn từ xa trong nó như một chiếc ô khổng lồ tỏa bóng mát che khắp

cả sân trường, là ngôi nhà của những chú chim và những chú ve sầu trú ngụ mỗi dịp hè về và thi

nhau cất tiếng hót líu lo vang động cả sân trường, nó còn là nơi để các bạn học sinh thư giãn sự

căng thẳng mệt mỏi sau mỗi tiết học….

+Hè đến những chùm hoa đua nhau kheo sắc, màu đỏ của hoa cùng màu

xanh của lá như tạo nên một vẻ đẹp thanh bình, rực rỡ, đầy màu sắc của ngôi trường thân yêu. Đây

còn là thời điểm mà các bạn nữ tranh nhau nhặt từng cánh hoa ép vào vở thành những con bướm để

là lưu bút tuổi học trò, còn các bạn nam thì tranh nhau nhăt từng cành lá để kết thành những trò chơi

ngộ nghĩnh của riêng mình….Màu hoa đỏ rực như mặt trời từ ánh bình minh thức dậy, nó luôn là

niềm cổ vũ, động viên các em hãy cố lên trong học tập, công việc…

+ Nhờ có phượng mà sân trường trở nên mát mẻ, không khí trong lành,

giúp cuộc sống dễ chịu hơn….

- Kỷ niệm gắn bó nhất với cây phượng.

- Khi phượng nở rộ cũng là lúc học trò phải chia tay thầy cô, bạn bè, ngôi trường. Lúc này nó

cô đơn vô cùng nhưng cứ mỗi lần bước vào năm học mới chúng em lại nhìn thấy trên cây còn lại

một vài chùm hoa phương như là để chào đón các em vào năm học mới.Nhờ có phượng mà chúng

em thêm yêu cuộc sống, yêu lứa tuổi học trò.

c. KB: Suy nghĩ, cảm xúc của mình về cây phượng.

Cảm nghĩ về bài thơ “Tình bạn” – Nguyễn Khuyến Yêu nhất là tình cảm của mẹ, mạnh mẽ là tình cảm của cha, thân thiết là tình cảm anh em và thiêng

liêng, bền chặt, lâu dài nhất vẫn là tình bạn. Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến đã

thể hiện khá rõ nét về điều đó.

Bài thơ này ông viết là một kỉ niệm của ông ở tuổi mà xưa nay hiếm. Nó bày bày tỏ về cảm xúc của

ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình – nơi chôn rau

cắt rốn của ông. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà,

đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu

như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lai một người

bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Tình nghĩa đó thật quý báu.

Page 13: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ CƯƠNG V7 - HKI... · ... Văn bản biểu cảm. * Ôn tập cho học sinh nắm

Tuy sau bao vinh hoa chốn kinh thành nhưng vẫn nhớ về nhau, vẫn tìm thăm trò chuyện. Tuy mặn mà

những tình cảm nồng hậu nhưng trong bài vẫn có những tình tiết vui vẻ. Hôm nay bác tới chơi nhà thật

quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống

khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thị xa, ao sâu khó chài cá ... một loạt tình huống được liệt kê.

Thật trớ trêu và cũng đầy hài hước. Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng tạo nên thanh điệu hoạt bát,

toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy tất cả đều thiếu vắng, ngay đến

cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý

thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả nhưng lễ nghi tầm

thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Âm điệu bỗng dưng thay đổi, thân mật, ngọt

ngào. Nó không giống với ba từ “ ta với ta” trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Trong bài Qua đèo ngang thì 3 từ đó là nỗi trống vắng, hiu quạnh nơi đất khách, quê người, còn ba từ

này trong bài bạn đến chơi nhà là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Nói

cho cùng thì nhà thơ đã rất khéo léo lột tả sự nhiệt tình, nóng hổi, mến khác trước hoàn cảnh bất ngờ,

thiếu thốn, nghèo khổ của tác giả. Và đằng sau nhưng câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ

nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và

chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

Nói chung bài thơ này được tạo nên trên một hình ảnh không có gì về vật chất, tất nhiên không phải là

thiếu thốn mà là chưa đủ độ, để rồi đúc kết một câu rằng:”Bác đến chơi đây, ta với ta” thật đậm đà, sâu

sắc. Bài thơ này không chỉ là một lời bày tỏ chân tình của tác giả mà còn là một triết lý, một bài học,

một định hướng về sự chuẩn mực rằng: tình bạn cao hơn mọi của cải, vật chất.

Cảm nghĩ về bài “Hồi hương ngẫu thư” – Hạ Tri Chương

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Người ta có khi phải xa quê mới hiểu tình quê hương là

sâu sắc lắm. Xa quê, dù nỗi nhớ có cồn cào đến mức nào thì người ta cũng có cách để mà bày tỏ. Thế

nhưng đặt chân về đến quê mình mà lại bị coi là người xa lạ thì nỗi đau ắy mới thực sự lớn hơn. Đọc

bài thơ Hồi hương ngẫu thư ta hiểu và cảm thông với Hạ Tri Chương khi ông rơi vào hoàn cảnh như

thế.

Hạ Tri Chương sinh sống và làm việc trên 50 năm ở chốn phồn hoa là kinh đô Trường An. Lúc xin từ

quan mới chống gậy về bái lạy quê nhà. Đặt chân về đến đúng cổng làng, nơi ngày xưa mọi người tiễn

biệt mình đi, nhà thơ bùi ngùi hạ bút:

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi (Khi đi trẻ, lúc về già)

Hương âm vô cải, mấn mao tồi (Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao)

Hai câu đầu là 2 câu kể người, kể việc. Nó ngắn gọn nhưng rất đầy đủ. Mấy chục năm xa cách dồn tự

lại trong 2 câu thơ ngắn ngủi. Câu đầu bị chặn bởi 2 mốc thời gian, còn lại trải ra 1 khoảng thời gian

mênh mông ở giữa. Trong khoảng 50 năm giữa 2 mốc thời gian ấy, ta có thể hình dung bao nhiêu bão

tố phong ba đã đến với tác giả. Những bon chen trong cuộc sống làm mái tóc tác giả pha sương. Mái

đầu của người ly hương rất giàu sức gợi. Nó vừa là dấu hiệu của thời gian. của tuổi tác vừa là dấu ấn

của 1 cuộc đời. Và biết đâu trong muôn ngàn sợi bạc ấy, người ta tìm thấy những sợi bạc vì nỡi nhớ

quê hương.

Trong 2 câu đầu, chú ý đến cụm từ "hương âm vô cải" (giọng quê không đổi). Nếu người ta cần 1 cái gì

đó để kiểm nghiệm cái thuỷ chung son sắt của kẻ ly hương thì chỉ cần nghe "Giọng quê"của con người

ấy. Ý thơ ngắn gọn mà sâu sắc. Mấy chục năm là một khoảng thời gian không ngẵn chút nào thế mà cái

tình đối với quê hương của tác giả vẫn không hề thay đổi.

Cái tình đối với quê hương của nhà thơ là như thế. Thế nhưng hai câu thơ đầu đầy tự hào thì hai câu

thơ sau đến đột ngột, ngậm ngùi và sót xa biết bao:

" Nhi đồng tương kiến, bất tương thức (Trẻ con nhìn lạ không chào)

Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai (Hỏi rằng : Khách ở chốn nào lại chơi?)"

Page 14: ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – LỚP 7thcs-lequangcuong-brvt.edu.vn/upload/DinhKem/ĐỀ CƯƠNG V7 - HKI... · ... Văn bản biểu cảm. * Ôn tập cho học sinh nắm

Một tình huống thật quá bất ngờ, hóm hỉnh mà sót xa thấm thía. Nhìn lũ trẻ cười vui với câu hỏi đầy

ngây thơ, lòng tác giả lại cồn cào lên bao lỗi nhớ niềm thương. Ồ! hoá ra mình không còn trẻ nữa.

Không biết ở cái làng nhỏ bé này còn bao nhiêu người có thể nhớ mặt và gọi đúng tên ta. Ôi! Sao ta

muốn tìm về một nơi ấm áp mà không tìm được. Đặt chân về đúng mảnh đất yêu thương ta không hề

thấy lạ. Ta vẫn thuỷ chung và son sắc như xưa, vậy mà sao quê hương đang nhìn ta với một con mắt lạ

lẫm, hững hờ...những dòng suy nghĩ của nhà thơ cứ theo cái mạch ấy mà chảy cùng với câu thơ mà ý

nghĩa còn đang bỏ ngỏ. Trước câu hỏi ngây thơ của trẻ nhỏ, lòng tác giả bùi ngùi một lỗi sót xa.

Từ hai câu thơ đầu đến 2 câu thơ sau là cả một sự đổi thay rất lớn. Người ly hương vốn là chủ nhà thế

mà tự nhiên đột ngột biến thành người không quen biết; Từ một con người hí hửng về làng ôm trong

lòng bao lỗi nhỡ niềm thương, nay hoá thành người xa lạ. Hai câu thơ kết thúc hụt hẫng chơi với. Lỗi

buồn của tác giả cũng từ đó mà mênh mông lan toả biết nhường nào.

Bài thơ của Hạ Tri Chương khiến người đọc không khỏi bồi hồi, xúc động. Bốn câu thơ ngắn gọn mà ý

tứ cô đọng, hóm hỉnh, sâu xa. Tình quê của tác giả không ồn ào mà vô cùng tha thiết, ý nghĩa của nó

khiến chúng ta không thể không cảm thấy rung động, sót xa.

-Hết-

Chúc các em ôn tập tốt!