Đề án tuyển sinh CĐ Y tế Lạng Sơn năm 2015

35
SỞ Y TẾ LẠNG SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /ĐA-CĐYT Lạng Sơn, ngày tháng năm 2014 ĐỀ ÁN TUYỂN SINH CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY I. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án - Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009; - Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 của Quốc hội khóa XIII; - Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; - Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020; - Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020"; - Căn cứ Thông tư số 12/VBHN-BGDĐT ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hợp nhất các thông tư quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng; 1

Transcript of Đề án tuyển sinh CĐ Y tế Lạng Sơn năm 2015

SỞ Y TẾ LẠNG SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /ĐA-CĐYT Lạng Sơn, ngày tháng năm 2014

ĐỀ ÁNTUYỂN SINH CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY

 I. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án

- Luật Giáo dục năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Luật Giáo dục Đại học số 08/2012/QH13 của Quốc hội khóa XIII;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp

hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục

và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;

- Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2005 của Thủ

tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực

đến năm 2020;

- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng

Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020";

- Căn cứ Thông tư số 12/VBHN-BGDĐT ngày 25 tháng 4 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hợp nhất các thông tư quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng;

- Căn cứ Công văn số 4004/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 31 tháng 7 năm 2014 về việc xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh;

- Căn cứ Quyết định số 3538/QĐ-BGDĐT phê duyệt Phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2015 ngày 9 tháng 9 năm 2014 của BGD&ĐT.

- Căn cứ Quyết định số 5151/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 19 tháng 9 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015 .

Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn xây dựng Đề án tuyển sinh cao đẳng hệ

chính quy với các nội dung sau:

II. Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh

1. Mục đích

1

- Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

- Thực hiện phương thức tuyển sinh theo tinh thần tự chủ và tự chịu trách

nhiệm của Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn;

- Đảm bảo nguồn tuyển sinh vào trường có chất lượng, phù hợp với nhu

cầu và điều kiện thực tế ngành nghề đào tạo, với điều kiện thực tiễn của địa

phương và nhu cầu của xã hội; đáp ứng mục tiêu ngành đào tạo của trường;

- Đảm bảo công tác tổ chức tuyển sinh nghiêm túc, đúng quy định, đảm

bảo kết quả tuyển sinh chính xác, khách quan và công bằng.

2. Nguyên tắc

Việc lựa chọn phương án tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy của Trường

Cao đẳng Y tế Lạng Sơn theo những nguyên tắc sau:

- Phù hợp với quy định của Luật Giáo dục Đại học và mục tiêu đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay;

- Đáp ứng các yêu cầu quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng

hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Phương án tuyển sinh phù hợp với nguồn lực tổ chức thực hiện tuyển sinh của Nhà trường;

- Đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu tuyển sinh đối với ngành đào tạo;- Công khai, minh bạch, không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong

quá trình tổ chức tuyển sinh; không gây áp lực cho xã hội và tốn kém cho thí sinh.

III. Phương án tuyển sinh 1. Ngành tuyển, chỉ tiêu hàng năm

STTNgành đào tạo hệ

chính quyMã

ngànhMôn xét tuyển

Chỉ tiêu

1 Ngành Điều dưỡng C720501 Toán, Hóa, Sinh học 250

2. Phương thức tuyển sinh

Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn thực hiện phương thức tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy ngành Điều dưỡng bằng hính thức xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương), dựa vào kết quả học tập bậc THPT (hoặc tương đương) của thí sinh, gồm 3 môn khối B (Toán, Hóa, Sinh), cụ thể như sau:

2

a) Điều kiện và tiêu chí xét tuyển:- Tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương);- Hạnh kiểm 3 năm học THPT xếp loại khá trở lên;- Mức điểm xét tuyển đối với học sinh phổ thông, khu vực 3: Tổng điểm

trung bình cộng 3 năm học THPT (hoặc tương đương) của 3 môn (Toán, Hóa, Sinh) của thí sinh dự tuyển là 16,5 điểm (lấy điểm trung bình cả năm). Trong đó điểm trung bình cộng từng môn được làm tròn đến một chữ số thập phân.

- Điểm xét tuyển của thí sinh (ĐXT):

ĐXT = M1 + M2 + M3

Trong đó:

+ M1 = (Toán lớp 10 + Toán lớp 11+ Toán lớp 12)/3+ M2 = ( Hóa lớp 10 + Hóa lớp 11 + Hóa lớp 12)/3+ M3 = (Sinh lớp 10 + Sinh lớp 11 + Sinh lớp 12)/3- Điểm ưu tiên theo khu vực và đối tượng được thực hiện theo quy định

trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

b) Nguyên tắc xét tuyển:- Điểm trúng tuyển được xác định: ĐXT = (M1 + M2 + M3) + ĐUT Lấy điểm từ cao xuống thấp (theo điểm xét tuyển) cho đến hết chỉ tiêu của

ngành tuyển sinh.c) Lịch tuyển sinh của Nhà trường:- Lịch tuyển sinh đợt 1: Hàng năm, Nhà trường tổ chức tuyển sinh đợt 1

vào thời gian như sau:+ Thời gian nhận hồ sơ đăng ký: Từ ngày 25/7-31/8 + Công bố kết quả xét tuyển trước ngày 10/9.- Nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu, Nhà trường sẽ tổ chức xét tuyển các đợt tiếp

theo và thông báo rộng rãi, công khai trên trang thông tin điện tử của Nhà trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 15/11 hàng năm.

d) Nguồn tuyển: Xét tuyển thí sinh trong cả nước.e) Phương thức đăng ký của thí sinh:Thí sinh có nguyện vọng làm hồ sơ đăng ký xét tuyển theo quy định của

Trường. Một túi Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:- Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn

(thí sinh mua trực tiếp tại trường hoặc theo mẫu được đăng tải trên webside của Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn tại địa chỉ “http://www.cdytlangson.edu.vn”.

3

- Bản sao học bạ THPT (hoặc tương đương);- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời hoặc bản sao Bằng tốt

nghiệp THPT;- Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);- 02 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, điện thoại của người nhận để

Nhà trường gửi Giấy báo trúng tuyển cho thí sinh.(Các giấy tờ bản sao phải có chứng thực)

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại Trường hoặc gửi hồ sơ đường chuyển phát nhanh qua bưu điện.

Địa điểm nhận hồ sơ đăng ký: Phòng Quản lý Đào tạo - Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn, Số 11, Đường Hoàng Văn Thụ, Phường Chi Lăng, Thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn; số điện thoại liên hệ: 0253.812.580.

g) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:Thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính

quy hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xác định các mức ưu tiên.

h) Lệ phí tuyển sinh: Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.2. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh 2.1. Ưu điểm của phương án tuyển sinh:- Phù hợp với đặc thù ngành đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn

và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành;- Đảm bảo chất lượng nguồn tuyển đầu vào của Trường; đảm bảo sự công

khai, minh bạch, công bằng trong tuyển sinh;- Tiếp tục đảm bảo đáp ứng nguồn nhân lực và nhu cầu của xã hội;

  - Khai thác tốt tiềm năng về đội ngũ và cơ sở vật chất của Nhà trường trong công tác tuyển sinh.

- Giảm việc gây áp lực trong thi tuyển sinh cho thí sinh; tiết kiệm chi phí cho gia đình thí sinh và Nhà trường trong công tác tuyển sinh.

2.2. Khó khăn của phương án tuyển sinh:Đây là giai đoạn Nhà trường bắt đầu chuyển sang tự chủ, tự chịu trách

nhiệm hoàn toàn trong công tác tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy. Phát sinh hồ sơ ảo khi đăng ký xét tuyển, vì thí sinh có thể đồng thời nộp

hồ sơ đăng ký xét tuyển hoặc thi tuyển vào các Trường khác.

3. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh về con người và cơ sở vật chất:

4

  Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn hoàn toàn đảm bảo điều kiện về con người cũng như về cơ sở vật chất để tổ chức thực hiện phương án tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển.     

IV. Tổ chức thực hiện1. Chuẩn bị cho công tác tuyển sinh:- Hàng năm Nhà trường thông báo rộng rãi, công khai trên webside của

Trường và các phương tiện thông tin đại chúng về:+ Kế hoạch tuyển sinh của Trường;+ Các thông tin tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy của Trường, bao gồm:

Tên trường, ký hiệu trường, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, môn xét tuyển, thời gian xét tuyển, vùng tuyển, địa chỉ liên hệ và các thông tin khác liên quan khác.

- Căn cứ các quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường ban hành các các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác tuyển sinh; mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển sinh và đăng tải trên webside của Trường.

- Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm, ... cho việc tổ chức xét tuyển sinh.

2. Nội dung công việc thực hiện trong quy trình tuyển sinh:2.1. Thành lập Hội đồng tuyển sinh và ban giúp việc Hội đồng:2.1.1.Hiệu trưởng Trường ra Quyết định thành lập Hội đồng tuyển

sinh. a) Thành phần Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) gồm:- Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy

quyền- Phó chủ tịch: Phó hiệu trưởng- Uỷ viên thường trực: Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo;- Các uỷ viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng Bộ môn và cán bộ công nghệ

thông tin.Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự tuyển

sinh vào trường trong năm đó không được tham gia HĐTS trường.b) Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường- HĐTS thực hiện công tác tuyển sinh theo đề án tuyển sinh của Trường Cao

đẳng Y tế Lạng Sơn đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo xác nhận.- HĐTS có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu: Xây dựng kế

hoạch tuyển sinh; tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển; tổ chức xét tuyển; giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi tuyển sinh; thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh; tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng,

5

kỷ luật theo quy định; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh của Trường cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chủ quản.

2.1.2.Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch và phó chủ tịch HĐTS trường:

- Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế tuyển sinh;- Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến

tuyển sinh;- Báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản về công tác tuyển

sinh của Trường;- Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường bao gồm:

Ban thư ký, Ban Phúc tra. Các Ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTS trường;

- Phó Chủ tịch HĐTS Trường giúp Chủ tịch HĐTS thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch HĐTS uỷ quyền.

2.1.3. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS Trườnga) Thành phần Ban Thư ký HĐTS trường gồm có:- Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS trường kiêm nhiệm;- Các uỷ viên: Một số cán bộ Phòng Quản lý đào tạo, Quản lý học sinh

sinh viên, cán bộ công nghệ thông tin và giảng viên.b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường- Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐTS giao phó;- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển sinh;- Lập danh sách thí sinh đăng ký và các dữ liệu phục vụ công tác xét

tuyển;- Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình HĐTS quyết định;- In và gửi Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển theo mẫu quy định, trong đó

ghi rõ kết quả điểm xét tuyển của thí sinh.c) Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Thư ký HĐTS trường:- Lựa chọn những cán bộ, giảng viên trong trường có ý thức tổ chức kỷ

luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, tác phong làm việc cẩn thận, có ý thức bảo mật và không có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự tuyển sinh vào trường năm đó để trình Chủ tịch HĐTS trường xem xét, quyết định cử vào Ban Thư ký;

- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTS điều hành công tác của Ban.

2.1.4. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc tra

a) Thành phần của Ban Phúc tra bao gồm:

6

- Trưởng ban do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo đảm nhiệm;

- Các uỷ viên: Một số cán bộ, giảng viên có trình độ của các bộ môn. Danh sách các uỷ viên và lịch làm việc của Ban phải được giữ bí mật. Những người tham gia Ban Phúc tra không được có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) đăng ký xét tuyển vào trường năm đó; các thành viên đã tham gia nhập điểm và kiểm dò ở các lần trước không tham gia trong thành phần Ban Phúc tra.

b) Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc tra:

Khi thí sinh có đơn đề nghị phúc tra, Ban Phúc tra có nhiệm vụ:

- Kiểm tra tình trạng hồ sơ đăng ký của thí sinh; - Kiểm tra các sai sót cơ học như: Cộng sai điểm, ghi nhầm điểm xét

tuyển của người này sang người khác;- Đối chiếu kết quả xét tuyển do Nhà trường thông báo cho thí sinh đăng

ký phúc tra với hồ sơ đăng ký của thí sinh;- Báo cáo Chủ tịch HĐTS trường sau khi tiến hành đối chiếu kết quả xét

tuyển của thí sinh đăng ký phúc tra.2.2. Xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển: Công tác tổ chức xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển được Nhà

trường vận dụng thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh:

Trường thành lập Ban thanh tra tuyển sinh trực thuộc Hiệu trưởng, gồm những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra.

Ban thanh tra tuyển sinh của Trường chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo đúng quy định.

Phối hợp với Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan bảo vệ an ninh nội bộ tổ chức tốt việc giám sát, thanh tra, kiểm tra trong công tác tuyển sinh.

4. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác tuyển sinh theo đúng

quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định của Pháp luật.Nơi tiếp nhận các thông tin phản ánh, bằng chứng về khiếu nại, tố cáo các

hiện tượng vi phạm quy chế tuyển sinh, gồm: Ban thanh tra tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh Trường.

5. Chế độ thông tin báo cáo

7

           Hàng năm, Nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về công tác tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Phối hợp với các đơn vị, ban ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh:

Nhà trường phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, ban ngành, cơ quan báo chí truyền thông ở địa phương, tổ chức công tác tư vấn tuyển sinh và xét tuyển sinh vào Trường theo đúng các quy định hiện hành.

V. Lộ trình và cam kết của trường1. Lộ trìnhBắt đầu từ năm 2015, Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn thực hiện tự chủ

và tự chịu trách nhiệm trong công tác tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy.2. Cam kết- Tổ chức tuyển sinh theo đúng Đề án tuyển sinh đã được Bộ Giáo dục và

Đào tạo xác nhận và các quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển vào Trường, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và không có tiêu cực.

- Công bố rộng rãi, công khai các thông tin về hoạt động tuyển sinh của Trường để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời. Hàng năm, sau khi kết thúc kỳ tuyển sinh, Nhà trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xử lý nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, các hành vi vi phạm Quy chế tuyển sinh theo các quy định hiện hành.

Trên đây là Đề án tuyển sinh cao đẳng hệ chính của Trường cao đẳng Y tế Lạng Sơn, Nhà trường kính trình Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét và xác nhận.

Trân trọng cảm ơn./.

Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG- Cục KTKĐCLGD-Bộ GD&ĐT; - Lưu: VT, QLĐT.

Ngô Tiến Bình

8

PHỤ LỤC CỦA ĐỀ ÁN

Phụ lục 1:Dự thảo Quy chế tuyển sinh riêng của trường

QUY CHẾTuyển sinh Cao đẳng hệ chính quy

(Ban hành kèm theo Quyết định số …. /QĐ-CĐYT ngày …. tháng,…. năm…. )

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1. Quy chế này quy định về tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy của Trường

Cao đẳng Y tế Lạng Sơn, bao gồm: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của trường trong công tác tuyển sinh; công tác chuẩn bị và tổ chức thu nhận hồ sơ; xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển; chế độ báo cáo và lưu trữ.  2. Quy chế này chỉ áp dụng đối với Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn.

Điều 2. Tuyển sinh1. Hàng năm sau khi có chỉ tiêu tuyển sinh, Trường Cao đẳng Y tế Lạng

Sơn tổ chức tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy bằng hình thức xét tuyển. Việc xét tuyển có thể được tổ chức thành nhiều đợt, trong thời gian quy định tại Quy chế này.

2. Việc xét tuyển bao gồm các khâu: Tập hợp hồ sơ xét tuyển, nhập và xử lý dữ liệu hồ sơ theo tiêu chí xét tuyển; tuyển chọn, triệu tập thí sinh trúng truyển nhập trường;

3. Việc xét tuyển dựa vào căn cứ sau đây: Điểm trung bình cả năm của 3 môn Toán, Hóa học và Sinh học trong 3

năm học THPT (hoặc tương đương) của thí sinh.Điều 3. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh1. Nhà trường có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát tất cả

các khâu trong công tác tuyển sinh tại trường theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định hiện hành.

2. Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) đăng ký tuyển sinh vào Trường không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu công tác tuyển sinh, trong năm đó.

Điều 4. Điều kiện dự tuyển1. Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng,

giới tính, nguồn gốc gia đình, đại vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế, nếu có đủ

9

các điều kiện sau đây đều được dự tuyển sinh cao đẳng vào Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn:

a) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành

b) Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên.

c) Hạnh kiểm 3 năm học THPT xếp loại khá trở lên;d) Mức điểm xét tuyển đối với học sinh phổ thông, khu vực 3: Tổng điểm

trung bình cộng 3 năm học THPT (hoặc tương đương) của 3 môn (Toán, Hóa, Sinh) của thí sinh dự tuyển là 16,5 điểm (lấy điểm trung bình cả năm). Trong đó điểm trung bình cộng từng môn được làm tròn đến một chữ số thập phân.

đ) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí đăng ký xét tuyển theo quy định;

2. Những người không đủ các điều kiện kể trên và những người thuộc một trong các diện dưới đây không được xét tuyển vào trường:

a) Không chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự;

b) Đang trong thời kỳ thi hành án hình sự;

c) Bị tước quyền dự tuyển hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ hai năm (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự tuyển);

Điều 5 Diện trúng tuyển

Những thí sinh có đầy đủ hồ sơ, đáp ứng đầy đủ các điều kiện và đạt điểm trúng tuyển do Nhà trường quy định cho từng đối tượng, theo khu vực thì thuộc diện trúng tuyển.

  Điều 6 Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn vận dụng quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng các mức ưu tiên.

Điều 7 Thủ tục và hồ sơ đăng ký xét tuyển, chuyển nhận giấy báo kết quả

1. Hồ sơ đăng ký xét tuyển:

Căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh hàng năm của Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn, thí sinh có nguyện vọng làm hồ sơ đăng ký xét tuyển, túi hồ sơ đăng ký gồm:

a) Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn;

b) Bản sao y có chứng thực Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT đối với thí sinh vừa tốt nghiệp năm xét tuyển.

c) Bản sao y có chứng thực học bạ THPT (hoặc tương đương);

d) Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);

10

đ) 02 phong bì thư có dán sẵn tem, ghi rõ địa chỉ và số điện thoại người nhận để Nhà trường gửi Giấy báo cho những thí sinh trúng tuyển.

2. Thủ tục nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và lệ phí đăng ký xét tuyển. Theo đúng thời hạn quy định đợt xét tuyển của trường, thí sinh nộp hồ sơ

đăng ký xét tuyển và lệ phí đăng ký xét tuyển trực tiếp tại trường hoặc qua đường bưu điện chuyển phát nhanh. Hiệu trưởng Nhà trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: Tổ chức thu nhận, vào sổ, quản lý, cấp biên lai cho thí sinh;

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo cho trường, trong phạm vi thời hạn của đợt nộp hồ sơ đăng ký, để kịp thời sửa chữa, bổ sung;

Hồ sơ đăng ký xét tuyển và lệ phí đăng ký xét tuyển dù nộp trực tiếp tại trường hoặc qua đường bưu điện chuyển phát nhanh trong thời hạn quy định của trường, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau;

Nhà trường không trả lại hồ sơ sau khi thí sinh đã nộp.

Chương II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN 

CỦA HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH

Điều 8 Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) trường

Hằng năm, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập HĐTS để điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh.

1. Thành phần của HĐTS trường gồm có:a) Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy

quyềnb) Phó chủ tịch: Phó hiệu trưởngc) Uỷ viên thường trực: Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng Quản lý đào tạo;d) Các uỷ viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng Bộ môn và cán bộ công

nghệ thông tin.Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự tuyển

sinh vào trường trong năm đó không được tham gia HĐTS trường.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trườnga) HĐTS thực hiện công tác tuyển sinh theo Đề án tuyển sinh của Trường

Cao đẳng Y tế Lạng Sơn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận.b) HĐTS có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu: Xây

dựng kế hoạch tuyển sinh; tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển; tổ chức

11

xét tuyển; giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi tuyển sinh; thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh; tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh của trường cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chủ quản.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch và phó chủ tịch HĐTS Trường:a) Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế tuyển sinh;b) Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến

tuyển sinh;c) Báo cáo kịp thời với Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan chủ quản

về công tác tuyển sinh của Trường;d) Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường bao gồm:

Ban thư ký, Ban phúc khảo. Các Ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTS trường;

đ) Phó Chủ tịch HĐTS trường giúp Chủ tịch HĐTS thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch HĐTS uỷ quyền.

Điều 9 Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường

1. Thành phần Ban Thư ký HĐTS trường gồm có:a) Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS trường kiêm nhiệm;b) Các uỷ viên: Một số cán bộ Phòng Quản lý đào tạo, Quản lý học sinh

sinh viên, cán bộ công nghệ thông tin và giảng viên.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trườnga) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐTS giao phó;b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức truyền thông về công tác tuyển sinh của

trường;c) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tuyển sinh;d) Nhập và xử lý dữ liệu hồ sơ theo tiêu chí xét tuyển;đ) Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình HĐTS quyết định;e) Quản lý các hồ sơ, biên bản liên quan tới kết quả xét tuyển;g) In và gửi Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển theo mẫu quy định, trong

đó ghi rõ kết quả điểm xét tuyển của thí sinh.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban Thư ký HĐTS trường:a) Lựa chọn những cán bộ, giảng viên trong trường có ý thức tổ chức kỷ

luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, tác phong làm việc cẩn thận, có ý thức bảo mật và không có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự tuyển sinh vào Trường năm đó để trình Chủ tịch HĐTS trường xem xét, quyết định cử vào Ban Thư ký;

12

b) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTS điều hành công tác của Ban.

Điều 10. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc tra1. Thành phần của Ban Phúc tra bao gồm:a) Trưởng ban do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo đảm

nhiệm;b) Các uỷ viên: Một số cán bộ, giảng viên có trình độ của các bộ môn.

Danh sách các uỷ viên và lịch làm việc của Ban phải được giữ bí mật. Những người tham gia Ban Phúc tra không được có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) đăng ký xét tuyển vào trường năm đó; các thành viên đã tham gia nhập điểm và kiểm dò ở các lần trước không tham gia trong thành phần Ban Phúc tra.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc tra:Khi thí sinh có đơn đề nghị phúc khảo, Ban Phúc tra có nhiệm vụ: a) Kiểm tra tình trạng hồ sơ đăng ký của thí sinh; b) Kiểm tra các sai sót cơ học như: Cộng sai điểm, ghi nhầm điểm xét

tuyển của người này sang người khác;c) Đối chiếu kết quả xét tuyển do Nhà trường thông báo cho thí sinh đăng

ký phúc tra với hồ sơ đăng ký của thí sinh;d) Báo cáo Chủ tịch HĐTS trường sau khi tiến hành đối chiếu kết quả xét

tuyển của thí sinh đăng ký phúc tra;

Chương IIIXÂY DỰNG ĐIỂM XÉT TUYỂN, TRÌNH TỰ XÉT TUYỂN VÀ PHÚC TRA

Điều 11. Quy định về xây dựng điểm xét tuyển

1. Khi thỏa mãn tất cả các điều kiện và tiêu chí để được xét tuyển thì tổng điểm trung bình cộng các môn xét tuyển sẽ được tính để xét trúng tuyển.

2. Công thức tính điểm xét tuyển (ĐXT): ĐXT = (M1 + M2 + M3) + ĐUT

Trong đó:+ M1 = (Toán lớp 10 + Toán lớp 11+ Toán lớp 12)/3+ M2 = ( Hóa lớp 10 + Hóa lớp 11 + Hóa lớp 12)/3+ M3 = (Sinh lớp 10 + Sinh lớp 11+ Sinh lớp 12)/3Điều 12. Trình tự xét tuyểnXét tuyển cao đẳng hệ chính quy được thực hiện theo trình tự sau đây:- Nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển;- Nhập dữ liệu của thí sinh và tổng hợp dữ liệu theo tiêu chí xét tuyển;

13

- Kiểm dò kết quả dữ liệu đã được tổng hợp;- Thống kê kết quả dữ liệu đã được tổng hợp;- Xác định điểm trúng tuyển;- Triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học.Điều 13. Tổ chức phúc tra1. Thời hạn phúc tra.HĐTS trường nhận đơn đăng ký phúc tra về kết quả xét tuyển của thí sinh

trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả xét tuyển và trúng tuyển. HĐTS trường trả lời thí sinh chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày nhận đơn phúc tra.

2. Tổ chức phúc traa) Việc tổ chức phúc tra tiến hành dưới sự điều hành trực tiếp của Chủ

tịch HĐTS trường. Các thành viên đã tham gia nhập điểm và kiểm dò ở các lần trước không tham gia trong thành phần Ban Phúc tra;

b) Trước khi tiến hành phúc tra, Ban thư ký (gồm ít nhất 2 người) tiến hành các việc sau:

- Kiểm tra sơ bộ tình trạng hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh, nếu phát hiện có hiện tượng bất thường trong hồ sơ đăng ký của thí sinh thì lập biên bản vào báo cáo Chủ tịch HĐTS trường;

- Lập biên bản bàn giao cho Chủ tịch HĐTS trường các hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh đăng ký phúc tra.

c) Khi tiến hành phúc tra, cán bộ phúc tra (gồm ít nhất là 2 người) tiến hành các công việc sau đây:

- Kiểm tra tình trạng hồ sơ đăng ký của thí sinh; - Kiểm tra các sai sót cơ học như: Cộng sai điểm, ghi nhầm điểm xét

tuyển của người này sang người khác;- Đối chiếu kết quả xét tuyển do Nhà trường thông báo cho thí sinh đăng

ký phúc tra với hồ sơ đăng ký của thí sinh;

- Báo cáo Chủ tịch HĐTS trường sau khi tiến hành đối chiếu kết quả xét tuyển của thí sinh đăng ký phúc tra;

d) Xử lý kết quả phúc tra

- Nếu kết quả xét tuyển sau khi đã phúc tra giống dữ liệu trong hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh thì giao cho Trưởng ban Phúc tra ký xác nhận kết quả chính thức;

- Nếu kết quả xét tuyển sau khi phúc tra có sự chênh lệch với dữ liệu trong hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh thì rút hồ sơ đăng ký xét tuyển giao cho Trưởng ban Phúc tra xem xét và điều chỉnh đúng với hồ sơ đăng ký của thí sinh, lập biên bản và lưu trong hồ sơ tuyển sinh;

14

- Trong trường hợp phúc tra kết quả xét tuyển mà thí sinh chuyển từ diện không trúng tuyển thành diện trúng tuyển (hoặc ngược lại), Chủ tịch HĐTS tiến hành xác định nguyên nhân sai sót, nếu thấy có biểu hiện và bằng chứng vi phạm thì xử lý theo quy định của Quy chế này.

đ) Kết luận phúc tra

- Kết quả phúc tra đã được Trưởng ban Phúc tra ký xác nhận là kết quả chính thức;

- Kết quả được điều chỉnh do Chủ tịch HĐTS quyết định và thông báo đối với thí sinh đăng ký phúc tra;

Chương IVTỔ CHỨC XÉT TUYỂN VÀ TRIỆU TẬP THÍ SINH TRÚNG TUYỂN

Điều 14. Quy định về xây dựng điểm trúng tuyển

Hàng năm, căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định, căn cứ vào điểm xét tuyển đã được lập; căn cứ vào quy định về khung điểm ưu tiên theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban Thư ký trình HĐTS trường xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển.

Điểm trúng tuyển được xác định bằng điểm xét tuyển và theo nguyên tắc lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

Điều 15. Công bố điểm trúng tuyển 1. Căn cứ biên bản điểm trúng tuyển do Ban Thư ký HĐTS trường dự kiến,

HĐTS quyết định điểm trúng tuyển sao cho số thí sinh trúng tuyển đến trường nhập học không vượt chỉ tiêu đã xác định.

2. Điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển được Nhà trường công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 16. Xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường1. Chủ tịch HĐTS trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển

do Ban Thư ký trình và ký Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học.  Trong Giấy triệu tập ghi rõ kết quả điểm xét tuyển của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học;

2. Khi số thí sinh trúng tuyển đợt 1 không đủ chỉ tiêu, Nhà trường tổ chức các đợt tuyển sinh tiếp theo.

Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 15/11 hàng năm.3. Trước khi được xét tuyển chính thức, sinh viên phải qua kiểm tra sức

khoẻ toàn diện do Nhà trường tổ chức. Việc khám sức khoẻ phải theo hướng dẫn

15

của Liên Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giấy khám sức khoẻ do Hội đồng khám sức khoẻ của trường cấp và được bổ sung vào hồ sơ quản lý sinh viên.

4. Thí sinh trúng tuyển vào trường cần nộp những giấy tờ sau đây:a) Hồ sơ học sinh, sinh viên theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo;b) Học bạ THPT;c) Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với những người trúng

tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu kiểm tra;

d) Giấy khai sinh;đ) Các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như: Giấy chứng nhận

con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc của bố mẹ thí sinh...

Các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d, đ của khoản này là bản sao có chứng thực, được Nhà trường kiểm tra, đối chiếu với bản chính;

e) Giấy triệu tập trúng tuyển;5. Thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập

học ghi trong Giấy triệu tập trúng tuyển, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học. Nếu đến chậm có lý do chính đáng (do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên), Nhà trường sẽ xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau;

6. Những thí sinh bị địa phương giữ lại không cho đi học có quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền theo quy định.

Điều 17. Kiểm tra hồ sơ của thí sinh trúng tuyển1. Sau kỳ thi tuyển sinh, Hiệu trưởng giao cho phòng chức năng tiến hành

kiểm tra kết quả xét tuyển của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vào trường về tính hợp pháp của tất cả các các điều kiện và tiêu chí xét tuyển theo quy định. Nếu phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợp nghi vấn, phải lập biên bản kiến nghị Hiệu trưởng có biện pháp xác minh, xử lý.

2. Khi sinh viên trúng tuyển đến trường nhập học, trường cử cán bộ đối chiếu kiểm tra bản chính học bạ, văn bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh và các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên của thí sinh, cán bộ trường ghi vào các giấy tờ nói trên: Ngày, tháng, năm, "đã đối chiếu bản chính" rồi ghi rõ họ tên và ký.

16

3. Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đang theo học tại trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo thì báo cáo Hiệu trưởng xử lý theo quy định của Quy chế.

4. Sau khi được xét tuyển chính thức, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ra Quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển.

Chương IVXỬ LÝ THÔNG TIN PHẢN ÁNH VỀ TIÊU CỰC TRONG CÔNG TÁC

TUYỂN SINH, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ LƯU TRỮ

Điều 18. Xử lý thông tin phản ánh về tiêu cựcViệc xử lý thông tin phản ánh về tiêu cực trong tuyển sinh được thực hiện

theo các hướng dẫn và Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;Điều 19. Chế độ báo cáo                                                                       Hàng năm, trong quá trình tổ chức tuyển sinh, Nhà trường thực hiện

nghiêm túc, đầy đủ, đúng thời hạn các quy định về chế độ thông tin, báo cáo công tác tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 20. Chế độ lưu trữ   Tất cả các tài liệu liên quan đến kỳ tuyển sinh, trường phải bảo quản và

lưu trữ theo quy định của Pháp lệnh lưu trữ.

Chương VKHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 21. Khen thưởng1. Những người có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ

tuyển sinh được giao, tuỳ theo thành tích cụ thể, được Chủ tịch HĐTS trường khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.

2. Quỹ khen thưởng trích trong lệ phí tuyển sinh.Điều 22. Xử lý cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chếTrường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn vận dụng thực hiện theo Quy chế của Bộ

Giáo dục và Đào tạo quy định.Điều 23. Xử lý thí sinh dự thi vi phạm quy chếTrường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn vận dụng thực hiện theo Quy chế của Bộ

giáo dục và Đào tạo quy định.

HIỆU TRƯỞNG

Ngô Tiến Bình

17

Phụ lục 2: Phiếu đăng ký tuyển sinh

SỞ Y TẾ LẠNG SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH CAO ĐẲNG CHÍNH QUY NĂM...

1. Số phiếu (thí sinh không ghi vào mục này):

2. Tên Trường đăng ký tuyển sinh……………………………………………………………....3. Ngành đăng ký xét tuyển:…………………………………………………………………….

4. Họ và tên (viết bằng chữ in hoa có dấu):…………………….…………………Giới

(Nữ ghi1, Nam ghi 0)

5. Ngày, tháng và 2 số cuối năm sinh:

(Nếu ngày, tháng nhỏ hơn 10 ghi số 0 ở ô đầu) Ngày tháng năm

6. Dân tộc (ghi bằng chữ)….………………………………….…………………………

7. Hộ khẩu thường trú hiện nay (ghi rõ số nhà, đường phố, thôn, xã/phường; huyện/thị trấn;

tỉnh/thành phố)………..……………………………………………………………………………….….

…………………………………………………………………….…………………………………….…... 8. Nơi tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (ghi rõ tên trường và địa chỉ nơi trường đóng):…………………………………………………….…………………………………………………………………………….(Mã tỉnh, mã trường)

9. Trong 3 năm học phổ thông hoặc tương đương, học ở khu vực nào lâu hơn thì khoanh tròn vào ký hiệu của khu vựcđó: KV1, KV2-NT, KV2, KV310. Đối tượng ưu tiên (khoanh tròn vào đối tượng ưu tiên, nếu không thuộc đối tượng ưu tiên

thì để trống): 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07.

11. Số chứng minh nhân dân:…………………………………………………………...............

12. Khi cần báo tin cho ai, theo địa chỉ nào:………………………………................................

………………………………………Điện thoại liên lạc……….………………………………

Tôi xin cam đoan những lời khai trong bản này là đúng sự thật. Nếu sai tôi xin chịu xử lý theo Quy chế tuyển sinh hiện hành. Ngày….. tháng …. năm … Chữ ký của thí sinh

XÁC NHẬN Người khai phiếu này đang học lớp…………………..trường………………………………………………...…..hoặc đang công tác tại cơ quan, đơn vị………………..………………………………………………………..……..hoặc đang thường trú tại xã, phường…………………....……………………………………………………….…..{Tùy theo đối tượng, Hiệu trưởng các trường (nơi thí sinh đang học) hoặc Thủ trưởng cơ quan (nơi thí sinh công tác) hoặc Chính quyền địa phương (nơi thí sinh tự do đang cư trú) xác nhận, ký tên và đóng dấu (chỉ đóng 1 dấu có phần giáp lai trên cả ảnh}

Ngày…..tháng…năm……(Ký, họ tên và đóng dấu)

18

Ảnh4 x 6cm

(nơi xác nhận hồ sơ đóng dấu giáp lai

vào ảnh)

Phụ lục 3

Kết quả tuyển sinh của trường trong 5 năm qua (2009 -2013)

1. Tuyển sinh cao đẳng chính quy

NămChỉ tiêu

Hình thức tuyển Số dự thi/xétSố trúng

tuyểnSố nhập

học

2009 250Thi tuyển theo kỳ thi

3 chungĐến thi 1.351 295 223

2010 300Thi tuyển theo kỳ thi

3 chungĐến thi 1.380 339 238

2011 300Thi tuyển theo kỳ thi

3 chungĐến thi 1.130 419 278

2012 300Xét điểm thi ĐH, CĐ

của kỳ thi 3 chungĐăng ký xét 214 214 144

2013 200Thi tuyển kết hợp xét

tuyển theo kỳ thi 3 chung

Đến thi: 240Đăng ký xét: 94

227 177

2. Tuyển sinh cao đẳng liên thông vừa làm vừa học:

NămChỉ tiêu

Hình thức tuyển Số dự thiSố trúng

tuyểnSố nhập

học

2013 100 Thi tuyển Đến thi 101 101 101

3. Tuyển sinh TCCN

NămChỉ tiêu

Hình thức tuyển Số đăng ký xétSố trúng

tuyểnSố nhập

học

2009 500Xét điểm học bạ

THPT1515 792 453

2010 500Xét điểm học bạ

THPT958 770 503

2011 500Xét điểm học bạ

THPT815 704 448

2012 500 Xét điểm học bạ 758 715 505

19

THPT

2013 400Xét điểm học bạ

THPT550 550 390

Phụ lục 4

Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường

STT Hệ/Ngành đào tạo Mã ngành

I Hệ Cao đẳng

1 Chính quy C51720501

1. Ngành Điều dưỡng

2 Liên thông vừa làm vừa học

1. Ngành Điều dưỡng C51720501

II Hệ Trung cấp chuyên nghiệp chính quy

1. Điều dưỡng 42720501

2. Hộ sinh 42720502

3. Y sỹ Y học cổ truyền 42720201

4. Y sỹ 42720301

5. Dược sỹ 42720401

6. Dân số Y tế 42720302

20

Phụ lục 5Danh mục các nguồn lực để thực hiện Đề án

1. Tổng số đội ngũ cán bộ, viên chức hiện có của trường là 80 người Trong đó, đội ngũ giảng viên cơ hữu là 66 người, cụ thể:

STT

Bộ mônTổng

số

Trình độ

Ghi chúTiến sỹ

Thạc sỹ, Chuyên khoa

I

Đại học

Khác

1 Khoa học cơ bản 4 1 3

2 Ngoại ngữ - tin học 9 3 6

3 Lý luận chính trị - GDTC và QP

8 2 6

4 Y học cơ sở 5 2 3

5 Y học lâm sàng 6 3 3

6 Điều dưỡng 8 8

7 Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng

4 1 3

8 Sức khỏe sih sản 7 3 4

9 Y tế công cộng 8 6 2

10 Dược 7 1 1 5

Tổng 66 22 39 5

                                                                               2. Thông tin về cơ sở vật chất hiện có

STT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Ghi chú

I Diện tích đất đai ha 1,9

II Diện tích sàn xây dựng m2 9.085,2

1 Giảng đường

Số phòng phòng 02

Tổng diện tích m2 188,2

2 Phòng học máy tính

Số phòng phòng

Tổng diện tích m2

21

3 Phòng học ngoại ngữ

Số phòng phòng 02

Tổng diện tích m2 188,2

4 Thư viện m2 394,5

5Phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập

Số phòng 25

Tổng diện tích 1.525,5

6Ký túc xá thuộc cơ sở đào tạo quản lý

Số phòng phòng 96

Tổng diện tích m2 3.793,6

7Diện tích nhà ăn của cơ sở đào tạo

m2 361

8 Diện tích khác:

Diện tích hội trường m2 848

Diện tích nhà thi đấu đa năng

m2 280

Khu nuôi, trồng phục vụ thực tập, thực hành

m2 10.000

22

Phụ lục 6: THÔNG TIN VỀ TUYỂN SINH NĂM 2015

Tên trường,Ngành học

Kí hiệu trường

Mã ngành

Khối thi

Chỉ tiêu

Ghi chú

Số 11 Hoàng Văn Thụ, P. Chi Lăng, TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng SơnĐT: (025) 3812.580Website: cdytlangson.edu.vn

CYL 250

Các ngành đào tạo cao đẳngĐiều dưỡng C720501 B

(Toán,Hóa, Sinh)

Điều kiện xét tuyển:- Tốt nghiệp THPT;- Hạnh kiểm 3 năm học THPT từ loại khá;- Tổng điểm trung bình cộng 3 năm THPT của 3 môn xét tuyển từ 16,5điểm.

23