DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

101
1 BGIÁO DC VÀ ĐÀO TO TRƯỜNG ĐẠI HC ĐÀ LT BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HC CP BNGHIÊN CU ĐA DNG SINH HC THC VT RNG THÔNG BA LÁ (PINUS KESIYA) MC TNHIÊN LÂM ĐỒNG VÀ VÙNG LÂN CN ĐỀ TÀI B 2009 – 14 – 30 CHNHIM ĐỀ TÀI: ThS. NGUYN DUY CHÍNH NHNG NGƯỜI THC HIN: -TRN VĂN TIN, Trung tâm Nghiên cu Lâm Sinh Lâm Đồng -HUNH THNGC ÁNH, Trường Đại hc Phú Yên -VƯƠNG THÚC LAN, Trường Đại hc Đà Lt -NGUYN VĂN NGC, Trường Đại hc Đà Lt -HUNH THBÌNH, Trường Đại hc Đà Lt

Transcript of DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

Page 1: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT RỪNG THÔNG BA LÁ (PINUS KESIYA) MỌC TỰ NHIÊN Ở LÂM

ĐỒNG VÀ VÙNG LÂN CẬN

MÃ ĐỀ TÀI B 2009 – 14 – 30 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS. NGUYỄN DUY CHÍNH

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN:

-TRẦN VĂN TIẾN, Trung tâm Nghiên cứu Lâm Sinh Lâm Đồng -HUỲNH THỊ NGỌC ÁNH, Trường Đại học Phú Yên -VƯƠNG THÚC LAN, Trường Đại học Đà Lạt -NGUYỄN VĂN NGỌC, Trường Đại học Đà Lạt -HUỲNH THỊ BÌNH, Trường Đại học Đà Lạt

Page 2: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

2

TÓM TẮT

Sử dụng phương pháp ô xếp chồng để xác định diện tích thích hợp của ô tiêu

chuẩn đủ để nghiên cứu đa dạng sinh học ở kiểu rừng thông ba lá mọc tự nhiên ở Lâm

Đồng và vùng lân cận.Các ô xếp chồng có kích thước: 10m x 10m, 15m x 15m, 20m x

20m, 25m x 25m, 30m x 30m, 35mx 35m, 40m x 40m.

Ô tiêu chuẩn được xác định với kính thước 35m x 35m lá thích hợp và thực tế

nhất cho các nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật, đặc biệt là ứng với rừng thông ba

lá (Pinus kesiya) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và các vùng lân cận trên các đai cao độ từ

800m đến 2000m.

Trong các nghiên cứu của chúng tôi, tổng số ô tiêu chuẩn được thực hiện là 20

ô, mỗi ô tiêu chuẩn đều được ghi nhận tọa độ địa lý (vĩ độ, kinh độ), độ cao, độ dốc,

hướng dốc, thành phần loài, dạng sống, số lượng cá thể và chỉ số đa dạng Margalef. Từ

các kết quả đó chúng ta có được chỉ số đặc trưng chung về đa dạng sinh học (chỉ số

trung bình), thành phần loài và đa dạng dạng sống của kiểu rừng này. Chỉ số Margalef

trung bình (DMarg) được chỉ ra là 3,76.

Thành phần loài khá giàu và đa dạng, bao gồm 244 loài thuộc 179 chi, 68 họ

của 4 ngành thực vật mạch (Lycopodiphyta, Poplypodiophyta, Pinophyta.

Magnoliophya). Có 8 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Có 8 dạng sống trong đó:

Megaphanerophytes (0,82) Microphanerophytes (9,01) Nanophanerophytes (18,44),

Chamaephytes (27,46), Therophytes (27,05), Lianophanerophytes (6,15),

Cryptophytes (6,65), Epiphytes (4,51).

Từ khóa: Ô xếp chồng, ô tiêu chuẩn, đa dạng sinh học, thông ba lá, chỉ số

Margalef, thành phần loài, dạng sống, Lâm Đồng.

Page 3: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

3

SUMMANY

The paper present a method of using superposed plots to identify the most

suitable area of perquadrates for the research into the biodiversity of the natural three –

leaved Pine forests distributed among Lam Dong and its subareas. The sizes of the

superposed plots are: 10m x 10m, 15m x 15m, 20m x 20m, 25m x 25m, 30m x 30m,

35m x 35m, 40m x 40m. The 35m x 35m sized perquadrates are suggeted to be the

most appropriate and most pratical for researchs of plant biodiversity, especially thoes

of the three – leaved pine forests (Pinus kesiya) naturally grown in Lam Dong and the

its subareas with the altitude from 800m to 2000m. In our researches, the total number

of perquadrates is 20. Each perquadrate has a record of its own indices including:

geological co-ordinate (latitude and longitude), alttitude, gradient, klinogeotropicsm,

species composition, life form, number of individuals, Margalef index. From the

results we have specific index of biodiversity for natural three-leaved pine forests,

species composition and diversity of the life form in the forests. The everage Margalef

index (DMarg) is 3,76.The species composition is rather rich and diverse, including 244

species, 179 genera,68 families of 4 vascular plant phyta (Lycopodiophyta,

Polypodiophyta, Pinophyta, Magnoliophyta). There are 8 species which have been

recorded in Red Data Book of Viet Nam. There are 8 life forms, including:

Megaphanerophytes (0,82%), Microphanerophytes (9,01%), Nanophanerophytes

(18,44%), Chamaephytes (27,46%), Therophytes (27,05%), Lianophanerophytes

(6,15%). Cryptophytes (6,56), Epiphytes (4,51%).

KEY WORDS: Superposed plot, Perquadrate, Biodiversity, Margalef Index, Three –

leaved pine forest, Species composition, Life form, Lam Dong.

Page 4: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

4

MỞ ĐẤU

Ngày nay đa dạng sinh học đã trở thành mối quan tâm lớn của con người trên khắp

hành tinh.Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học ở các cấp độ

khác nhau. Những nghiên cứu về đa dạng di truyền của Nguyễn Hoàng Nghĩa…, Những

nghiên cứu về đa dạng loài của Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Nghĩa Thìn…, Những nghiên cứu

về đa dạng hệ sinh thái của Thái Văn Trừng và cả những công trình đồ sộ của Phạm Hoàng

Hộ. Tất cả đã chứng tỏ Việt Nam là nước đa dạng về sinh vật. Sự giàu có về sinh vật đó được

tàng chứa trong các kiểu thảm thực vật khác nhau. Lâm Đồng là tỉnh miền núi với nhiều kiểu

địa hình ở các đai cao độ khác nhau, có các kiểu thảm thực vật khác nhau trong đó kiểu rừng

thưa cây lá kim của loài thông ba lá (Pinus kesiya) là điển hình nhất cho thảm thực vật nơi

đây. Rừng thông ba lá ở Lâm Đồng có khoảng 192,320 ha, trong đó khoảng 148.000 ha là

rừng thông mọc tự nhiên ở các đai cao độ từ 800 m đến 2.000m. Số công trình nghiên cứu có

liên quan đến đa dạnh sinh học rừng thông ở đây còn ít và nhìn chung chưa đủ để phản ánh đa

dạng thực vật của kiểu rừng này.

Để có được kết quả về đa dạng thực vật của rừng thông, cần thiết lập các ô tiêu chuẩn.

Song kích thước lớn vừa đủ của ô là bao nhiêu thì thích hợp, thì đủ phản ánh tính đa dạng sinh

học của kiểu rừng này. Đó là vấn đề cần đặt ra khi ta phải nghiên cứu ở các địa hình chia cắt

mạnh, có độ dốc lớn. Đồng thời cần thiết lập nhiều ô trên nhiều cao độ để kết quả nghiên cứu

phản ánh khái quát nhất đa dạng sinh học thực vật của kiểu rừng thông ba lá ở Lâm Đồng.

Page 5: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

5

PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA LÂM ĐỒNG

1. Vị trí địa lý.

Lâm Đồng là tỉnh miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên, là đầu nguồn của 4 hệ thống

sông lớn:

Sông Đồng Nai (Đồng Nai)

Sê – rê – pok (Đắc Lắk)

Sông Lũy (Bình Thuận)

Sông Cái (Ninh Thuận)

Lâm Đồng có vị trí địa lý như sau:

Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk

Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Nông

Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước

Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận

Phía Đông giáp tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa

Lâm Đồng nằm giữa các tọa độ địa lý:

Từ 11012/47// đến 12019/01// vĩ độ Bắc

Từ 107016/23// đến 108042/11// kinh độ Đông

Theo niên giám thống kê năm 2005 của tỉnh Lâm Đồng thì diện tích toàn tỉnh là

977.219 ha, chiếm khoảng 2,9% diện tích cả nước.

2. Địa hình địa thế.

Địa hình là một hình thể phản ánh yếu tố địa chất và quá trình địa mạo, do đó gắn liền

với nguồn gốc địa chất và tuổi khu vực, địa hình tỉnh Lâm Đồng nhìn chung thuộc dạng vùng

núi, từ núi thấp, núi trung bình đến núi cao. Độ cao núi thay đổi từ 200m đến 2.200m.

Địa hình Lâm Đồng nghiêng dần từ hướng Đông Bắc xuống hướng Tây Nam. Như

vậy đặc điểm nổi bật của địa hình Lâm Đồng là nghiêng, tạo nên sự phân bậc rõ ràng, tạo nên

các đai đội cao khác nhau với rất nhiều đỉnh núi cao như Bidoup (2.287m), Langbiang

(2.167m), Chư You Kao (2.006m), M’Neun Ro (1996m), Be Nom Dan Seng (1.931m),

Braion (1.874m), Quan Du (1.805m), Chư Yên Du (1.784m), M’ Neun Pautar (1.664m),

M’Neun Lamleo (1.623m).

Trong mối quan hệ với địa chất địa mạo, có thể phân chia địa hình của tỉnh Lâm Đồng

ra các dạng sau:

Page 6: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

6

+ Địa hình thung lũng:

Gồm các bề mặt tương đối bằng phẳng, ít dốc, có nguồn gốc tích tụ thung lũng giữa

núi hoặc các bồi tích sông suối hiện đại. Đất ở đây tùy thuộc vào nguồn gốc mẫu thổ và mức

độ bảo hòa nước mà được xếp vào các loại đất phù sa, dốc tụ hoặc đất gley và hầu hết có khả

năng thích hợp cao cho sự phát triển của nhiều loại cây dạng hòa thảo, cây một năm hay cây

tái sinh chồi lâu năm.

+ Địa hình đồi núi thấp đến trung bình:

Đây là kiểu địa hình có các dãi đồi núi ít dốc, thường thì dốc có độ dốc nhỏ dưới 200

và có độ cao nhỏ dưới 800m đến 1.000m. Ở dạng địa hình này phần nhiều là các đồi núi có

nguồn gốc phun trào bazan với nền đất nâu đỏ hoặc nâu vàng trên đá mẹ bazan.

+ Địa hình núi cao:

Đây là kiểu địa hình ở các khu vực núi có độ cao trên 800m, thường có độ dốc mạnh

trên 200, là kiểu địa hình chia cắt mạnh. Chủ yếu là các khu vực có nguồn gốc xâm nhập Jura-

Creta (Granit, Dacit hoặc Andezit), hay các trầm tích Mesozoi (phiến sa, phiến sét). Ở dạng

địa hình này phổ biến là các loại đất vàng đỏ, đỏ vàng hay đất xám trên các đá magma acit

trung tính hoặc đá phiến. Đất ở đây phần lớn là có tầng mỏng. Chính do có độ dốc lớn, có

nhiều vùng độ dốc trên 300, lại có tầng đất mỏng, cho nên ở địa hình núi cao chỉ thích hợp cho

cây trồng lâm nghiệp, cây gỗ và phần lớn diện tích ở đây có rừng che phủ.

3. Khí hậu thủy văn.

Tỉnh Lâm Đồng có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên như phần trên đã đề

cập, tỉnh Lâm Đồng có diện tích lớn, được chia thành nhiều kiểu địa hình với các đai độ cao

rất chênh lệch nhau từ 100 đến 2.200m. Ở đây có 2 Cao Nguyên lớn là Cao nguyên

Langbiang và Cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc. Cao nguyên Langbiang hay còn gọi là Bình

Sơn Langbiang được bao bọc bởi các dãy núi hình cánh cung về phía Tây, Bắc và Đông có độ

cao khoảng 2.000m. Cao nguyên này có dạng thung lũng và thấp dần về phía Nam. Còn Cao

nguyên Di Linh – Bảo Lộc có dạng thung lũng cổ trải trên diện tích rộng lớn với độ cao trung

bình từ 800 đến 1.000m, xen lẫn là một số dãy núi cao như Braian. Chính do địa hình ở từng

đai cao độ vốn đã bị chia cắt rất mạnh bởi các khối núi lớn, nhỏ, Lâm Đồng lại có nhiều đai

độ cao, với độ chênh lệch độ cao lớn, cho nên tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa

nhưng chế độ khí hậu bao gồm chế độ bức xạ, chế độ nhiệt độ, chế độ ẩm độ và lượng mưa,

số ngày mưa, lượng bốc hơi, số giờ nắng… là không đồng nhất.

a) Chế độ bức xạ

Bức xạ tổng cộng ở Bảo Lộc là 128,0 kcal/cm2/năm. Trong khi đó bức xạ tổng cộng ở

Liên Khương là 139,9 kcal/cm2/năm.

Page 7: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

7

b) Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Đà Lạt là 17,90C. Trong khi đó nhiệt độ trung

bình năm ở Bảo Lộc là 21,90C, ở Liên Khương là 21,20C.

Nhiệt độ tối cao ở Bảo Lộc là 33,50C, còn ở Đà Lạt là 29,40C.

Nhiệt độ tối thấp ở Đà Lạt là 4,90C, còn ở Bảo Lộc là 5,50C.

Nhìn chung nhiệt độ chênh lệch nhau giữa các tháng ở từng vùng là không nhiều,

nhưng chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lại cao, đặc biệt là ở Cao nguyên Langbiang, chế độ

nhiệt cũng thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại thực vật, đặc biệt chế độ nhiệt ở 2 Cao

nguyên: Cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và Cao nguyên Langbiang rất phù hợp cho sự phát

triển các loài cây lá kim, trong đó có loài thông ba lá (Pinus Kesiya).

c) Chế độ mưa

Lượng mưa trung bình năm ở Đa Tẻh là 3.790mm, ở Bảo Lộc là 2.722mm, ở Di Linh

là 1.721mm, ở Đà Lạt là 1 1.821mm, ở Lạc Dương là 1.811mm.

Số ngày mưa trung bình ở Bảo Lộc là 191 ngày, ở Liên Khương là 160 ngày, còn ở Đà

Lạt là 167 ngày.

Nhìn chung chế độ mưa cho phép ở Lâm Đồng phát triển nhiều kiểu thảm thực vật của

vùng mưa nhiệt đới.

Số ngày mưa các tháng 7, 8, 9, dao động từ 25 - 28 ngày. Các tháng 1, 2 số ngày mưa

vượt không quá 4 ngày, các tháng còn lại số ngày mưa trung bình vào khoảng 4 đến 20 ngày.

Mùa mưa tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.

Trong mùa khô, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên Lâm Đồng mưa rất ít, lượng mưa

chỉ chiếm 10 – 15% lượng mưa cả năm. Chính đặc điểm này đã tạo điều kiện cho sự phát triển

kiểu rừng thưa cây lá kim có loài thông ba lá (Pinus Kesiya) là ưu thế.

d) Độ ẩm không khí

Do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình mà độ ẩm ở các vùng khác nhau trong tỉnh

Lâm Đồng khác nhau.

Độ ẩm tương đối của không khí vào mùa mưa khá cao (80 – 90%), vào các tháng 6,

tháng 7, tháng 8 và tháng 9 độ ẩm không khí là lớn nhất (90%). Các tháng mùa khô độ ẩm

không khí khoảng 65 – 75% ở Đà Lạt, 70 – 78% ở Liên Khương.

e) Ánh sáng

Ánh sáng là một trong các yếu tố sinh thái ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sống,

quy định phân bố của các loài thực vật. Chế độ chiếu sáng cũng khác nhau ở các vùng khác

nhau ở Lâm Đồng.

Page 8: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

8

Số giờ nắng trong năm tính trung bình cho vùng Bảo Lộc là 1.988 giờ. Trong khi đó ở

Đà Lạt là 1.868 giờ, còn ở Liên Khương là 2.268 giờ.

Số ngày có sương mù ở Bảo Lộc là 85 ngày, ở Liên Khương là 30 ngày.

Lâm đồng là nơi có ngày ngắn, vào các tháng khác nhau cũng có thời gian chiếu sáng

là khác nhau. Từ tháng 4 đến tháng 9 thời gian chiếu sáng trung bình trong ngày là 9 – 10 giờ,

các tháng khác thời gian chiếu sáng là 10 – 12 giờ.

Nhìn chung chế độ chiếu sáng phù hợp cho việc phát triển thảm rừng thông ba lá là

loài cây ưa sáng.

f) Sông suối và thủy văn

Nằm trong khu vực địa hình núi cao chia cắt mạnh và có lượng mưa lớn, nên mạng

lưới sông suối ở Lâm Đồng khá phong phú. Số lượng sông suối có chiều dài vượt trên 10km

trong phạm vi toàn tỉnh lên tới gần 60km. Trong đó có một số sông, suối lớn như sông Đồng

Nai, sông Đa Nhim, sông Đạ Dâng, sông Đạ Tam, sông Đại Nga, sông Đạ Tẻh, sông Tamat,

suối Katch, suối Đanian, suối Đa Nhau, suối Đa Plaite…

Mật độ lưới sông suối thay đổi khoảng 0,28 – 1,1km chiều dài/km2 với diện tích theo

thống kê khoảng 15.500ha.

Sông suối Lâm Đồng nhìn chung có bậc thềm sông hẹp, sườn dốc, nhiều thác ghềnh,

dòng chảy mạnh và phân bố không đều trong năm.

Modul dòng chảy toàn năm dao động từ 18 – 20/s/km2, vào mùa mưa lũ thường từ

tháng 7 đến tháng 11, lưu lượng ở một số sông suối chính ứng với tần suất 1% lên đến 1.000 –

5.000m3/s, gây lũ lụt nghiêm trọng.

Trong khi đó vào mùa kiệt, từ tháng 1 đến tháng 3, modul dòng chảy kiệt chỉ đạt 0,25

đến 9,1/s/km2, hạn chế đến khả năng cung cấp nước cho thực vật.

Lượng dòng chảy trung bình mỗi năm ở mỗi khu vực tùy thuộc vào lưu vực, lượng

mưa, địa hình và địa chất, có sự khác biệt rõ rệt.

Vùng Bảo Lộc – Đạ Hoai 39 – 40/s/ km2

Vùng Đà Lạt – Đức Trọng 23 – 28/s/ km2

Vùng Đơn Dương 23 – 24/s/ km2

Lượng dòng chảy kiệt do còn phù thuộc vào mức độ độ che phủ của thảm thực vật.

Lượng dòng chảy sẽ ảnh hưởng đến tình hình xói mòn. Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, có

địa hình khá phức tạp, địa hình nhiều nơi chia cắt mạnh, độ dốc lớn, vì vậy đất dễ bị xói mòn,

rửa trôi, nhất là các vùng không có rừng che phủ. Hiện tượng xói mòn phổ biến là xói mòn

khe, rãnh trên diện tích hẹp.

Page 9: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

9

Lũ lụt thường xảy ra vùng hạ lưu sông Đồng Nai gây úng lâu dài cho các vùng Cát

Tiên, Đạ Hoai, Đạ Tẻh, nơi có địa hình rất thấp trũng.

4. Thổ nhưỡng

Tỉnh Lâm Đồng có diện tích 977.219 ha với 8 nhóm đất như sau:

+ Nhóm đất phù sa (Flavisols)

Đây là nhóm đất được tạo nên do sự bồi lắng của sông suối. Tính chất đất thay đổi phụ

thuộc vào sản phẩm phong hóa của mẫu chất tạo thành đất ở vùng thượng nguồn của từng lưu

vực, thời gian và điều kiện bồi lắng.

Nhóm đất này gồm: Đất phù sa chua, đất phù sa giàu mùn, đất phù sa glây.

+ Nhóm đất glây (Gleysols)

Nhóm đất này được hình thành ở vùng địa hình trũng, mực nước ngầm nông, tạo điều

kiện thuận lợi cho quá trình khử đất. Đất co màu xanh, có nguồn gốc thủy thành.

Nhóm này gồm đất glây đọng nước nhân tác, đất glây có tầng sỏi sạn nông, đất glây

giàu mùn, đất glây có tầng mặt giàu mùn.

+ Nhóm đất mới biến đổi (Cambisols)

Nhóm đất này được hình thành trong điều kiện rửa trôi, feralit hóa, gley hóa đang ở

mức độ thấp của các quá trình đó.

Nhóm đất này gồm: Đất mới biến đổi đọng nước tự nhiên, đất mới biến đổi chung đất

mới biến đổi giàu mùn, đất mới biến đỏi tầng mỏng đọng nước.

+ Nhóm đất đen (Lavisols)

Nhóm đất này được hình thành do quá trình rửa trôi tích lũy sét.

Nhóm đất này gồm: Đất đen giàu mùn, đất đen chua, đất đen glây có tầng đỏ vàng

loan lổ.

+ Nhóm đất đỏ Bazalt (Ferralsols)

Đây là nhóm đất chiếm diện tích lớn ở Lâm Đồng. Nhóm đất này được hình thành do

phong hóa khoáng sét, hình thành các khoáng hoạt tính thấp, không có khả năng phong hóa

tiếp như Kaolinit, tích lũy các oxit Fe, Al…

Nhóm đất này gồm: Đất đỏ chua giàu mùn, đất đỏ chua nghèo bazơ, đất đỏ chua tầng

mặt giàu mùn, đất đỏ sỏi sạn sâu, đất đỏ sỏi sạn nông.

Page 10: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

10

+ Nhóm đất xám (Acrsols)

Đây là nhóm đất lớn nhất, chiếm đến 2/3 diện tích đất toàn tỉnh Lâm Đồng, phân bố ở

hầu hết các huyện trong tỉnh, từ địa hình núi cao đến địa hình gò đồi thấp trũng và thung lũng,

trên các loại đá mẹ.

Nhóm đất này gồm nhiều loại đất như: Đất xám đỏ vàng, đất xám có tầng thảm mục,

đất xám giàu mùn tích Al, đất xám glây, đất xám nghèo bazơ, đất xám rất chua đỏ vàng, đất

xám tầng mặt giàu mùn, đất xám tầng mỏng.

+ Nhóm đất mùn trên núi cao (Alisols)

Nhóm đất này gặp trên núi cao trên 2.000m vì vậy diện tích nhỏ. Với đặc trưng được

hình thành trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao quanh năm.

+ Nhóm đất bị xói mòn mạnh (Leptosols)

Nhóm đất này đặc trưng là độ dày tầng đất rất mỏng, đất mịn, chủ yếu ở vùng gò đồi,

diện tích rất nhỏ.

5. Đất rừng và rừng

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Lâm Đồng từ 1.017.260 ha vào năm 1992, nay điều chỉnh

còn 977.219 ha (Theo niên giám thống kê năm 2005 của tỉnh Lâm Đồng). Như vậy diện tích

giảm 40.041 ha, nguyên nhân là do thực hiện chỉ thị 364/CP ngày 06/01/1991 của Chính phủ

và Công văn số 341/TCCP – ĐP ngày 03/10/1996 của Ban tổ chức chính phủ về việc công

nhận hồ sơ bản đồ địa giới hành chính các cấp tỉnh Lâm Đồng, theo đó đã điều chỉnh một số

diện tích đất sang cho tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận.

Diện tích đất có rừng của tỉnh Lâm Đồng là 607.280 ha, trong đó diện tích rừng tự

nhiên là 557.857ha và diện tích rừng trồng là 49.423 ha.

Như trên đã đề cập, do điều kiện tự nhiên, đặc điểm về địa hình phong phú, chế độ khí

hậu, thủy văn đa hình thể đã cho phép ở Lâm Đồng phát triển nhiều kiểu thảm thực vật khác

nhau với nhiều kiểu rừng khác nhau:

Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới.

Theo Richard thì những vùng lãnh thổ nằm ở vành đai nhiệt đới thường có lượng mưa

cao, và khi lượng mưa vượt quá giới hạn 1.500mm trong năm, sẽ cho phép các thực vật phát

triển mạnh và tạo ra kiểu rừng mưa nhiệt đới. Ở phần trên đã đề cập, tất cả các vùng ở Lâm

Đồng đều có lượng mưa lớn, vượt xa giới hạn này, thường thì từ 1.800mm đến 2.400mm

năm. Vả lại đều thuộc đai vĩ độ 110 vĩ Bắc. Vì vậy kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt

đới gặp phổ biến ở Lâm Đồng, ở tất các đai độ cao, ở tất cả các địa phương (các huyện) đều

có sự che phủ của kiểu rừng này.

Page 11: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

11

Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới với các đặc trưng rất đa dạng về thành phần

loài, rất đa dạng về dạng sống, cấu trúc phân tầng gồm nhiều tầng.

Về thành phần loài trong một quần xã có đến vài trăm loài thực vật, thuộc về vài chục

họ của nhiều ngành thực vật như: Bryophyta, Lycopodiophyta, Equisetophyta,

Polypodiophyta, Gymnospermae, Angiospermae.

Các loài cây có thể chỉ gặp ở các vùng thấp hay núi vừa như các loài thuộc họ dầu

(Dipterocarpaceae), họ Bằng Lăng (Lythraceae). Hay nhiều loài chỉ gặp phân bố ở các đai

cao, như các loài họ Đỗ Quyên (Ericaceae), họ Chè (Theaceae) hay các loài họ Dẻ

(Fagaceae), các loài họ Long Não (Lauraceae).

Về cấu trúc quần xã thực vật của kiểu rừng này thường có cấu trúc 5 tầng:

- Tầng gỗ lớn (A1): Như Trăm (Syzigium), Bời lời (Litsea), Dẻ (Lithocarpus, Quercus,

Castanopsis), Côm (Elaeocarpus)…

- Tầng gỗ nhỏ (A2): Gỗ Tăm (Ostoides), Mã nạng (Marcaranga), Thị rừng

(Diospyros), Ficus, Fagaceae,…

- Tầng gỗ nhỏ (A3): Một số loài thuộc Rubiaceae, một số loài thuộc Myrtaceae,

Melastomataceae, Ericaceae, Theaceae,…

- Tầng cây bụi (B): Gồm nhiều loài thực vật của cả lớp Magnoliopsida lớp Liliopsida

như: Cau chuột (Pinanga), Mây (Calamus), một số loài cây họ cây Cà phê (Rubiaceae), họ

Quả nổ (Acanthaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), loài đu đủ rừng (Thevesia Palmata)…

- Tầng cỏ (C): Với đặc trưng là thưa thớt, tầng này không phủ kín bề mặt, độ che phủ

khoảng 10%. Tuy nhiên các loài cây cũng khá đa dạng như: Quyến bá Selaginella thuộc

ngành Lycopodiophyta, Rêu tóc trắng Leucobrium thuộc ngành Bryophyta, các Dương xỉ chi

Pteris, Adiantum, Antrophyum, Crypsinus thuộc ngành Polypodiophyta, nhiều loại thuộc

magnoliophyta.

Bên cạnh đó, đan xen với các loài cây và các tầng, có tầng dây leo thuộc một số họ

thực vật như Cucurbitaceae, Vitaceae…

Ở kiếu rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới này còn được đặc trưng bởi các hiện

tượng : hiện tượng cây có bạnh vè như cây Sôloan (slonea) , cây Côm (Elaeocarpur) thuộc họ

Elaeocarpaceae, một số loài họ Đào lộn hột Anacardiaceae… hiện tượng bóp cổ cũng rất phổ

biến ở kiển rừng này.

Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim.

Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim mưa mùa nhiệt đới phát triển

trên núi cao thường gặp trong các rừng trên núi cao, có đai độ cao cao trên 1000m, càng lên

Page 12: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

12

các đai núi cao kiểu này càng thường gặp. Đặc biệt là các vùng núi cao trên 1.600m, mà điển

hình là ở vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Ở vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà đầu tiên phải kể

đến kiểu rừng hỗn giao giữa các loại cây hạt trần là thông hai lá giẹp (Đucampopinur

krempfii) thuộc họ Pinaceae, loài thông năm lá (Pinus dalatensis) rồi kế đến loài Pơmu

(Fokienia hodginsii), loài Hồng Tùng (Đacridium Pierei) và một số loài cây lá kim khác hỗn

giao với cây lá rộng. Đây là những kiểu rừng nguyên sinh rất đặc biệt, rất có ý nghĩa về môi

trường, được trải trên địa hình núi và núi cao rộng lớn, là đầu nguồn của nhiều dòng chảy,

nhiều con sông quan trọng.

Rừng kín thường xanh với rừng hỗn giao cây gỗ và rừng tre nứa.

Đây là kiểu rừng thứ sinh do các loài tren nứa xâm lấn rừng gỗ, thường thì kiển rừng

này phân bố nhiều ở vùng thấp, nơi ẩm, ven suối. Ở kiểu rừng này cây gỗ có thể mọc rải rác

tạo thành tầng riêng, tầng kia là tre nứa. Kiểu rừng này gặp nhiều ở Đạ Hoai, Đạ Tẻh, Cát

Tiên, Lâm Hà, Di Linh…

Rừng tre nứa thuần loại

Rừng tre nứa thần loại phân bố nơi ẩm, ven suối, chủ yếu gặp ở các vùng có đai độ cao

dưới 1000m, tập trung ở Bảo Lộc, Di Linh, Đạ Haoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

Rừng thưa cây lá kim ưa sáng chịa hạn

Điển hình của kiểu rừng cây lá kim ưa sang chịu hạn ở Lâm Đồng là kiểu rưng thông

ba lá (Pinus kesiya). Rừng thông ba lá phân bố rộng trên các kiểu địa hình khác nhau, ở các

đai cao độ khác nhau từ 800m đến 2.000m. Kiểu rừng thông ba lá đã tạo nên nét đặc trưng

cho kiểu thảm thực vật ở Lâm Đồng, có thể nói Lâm Đồng là thủ đô của loài thông ba lá ở

Việt Nam. So với kiểu rừng kín thường xanh thì kiểu rừng thông ba lá có thành phần loài

không phong phú bằng, ở kiểu rừng thông ba lá chỉ có trên 200 loài, thuộc vài chục họ thực

vật.

Về cấu trúc phân tầng ở kiểu rừng này cũng đơn giản hơn kiểu rừng kín thường xanh

cây lá rộng, rừng thông ba lá chỉ có 3 tầng.

Tầng gỗ lớn chỉ có loài thông 3 lá là ưu thế.

Tầng gỗ nhỏ có vài chục loài thuộc một số họ thực vật như: Cáp mộc hình sao

(Craibiodendrom stellatum), Nem lá liễu (Vaccinium iteophyllum), Đỗ Quyên hoa trắng

(Pierris ovalifolia) thuộc họ Ericaceae. Loài thân tán (Aporusa serrata), Sóc Dalton

(Glochidion daltonii), Me rừng (Phyllanthus embrica) thuộc họ Euphorbiacea. Loài Quercus

serrata, Quercus lanata, Quercus setulosa, Lithocarpus dealbathus thuộc họ Fagaceae. Loài

quản hoa (Helicia) họ Proteaceae. Loài dâu rượu (Myrica esculenta) họ Myricaceae…

Page 13: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

13

Tầng cỏ bụi có trên 200 loài của hàng loạt họ thực của cả lớp Liliopsida,

Magnoliopsida của ngành Magnoliophyta, và của các ngành Lycopodiophyta, Polypodiophyta

Pinophyta. Như các loài Mua lông (Melastoma saigonensis), các loài của họ Asteraceae,

Fabaceae, Poaceae…

Bên cạnh kiểu rừng thưa cây lá kim của loài thông ba lá (Pinus kesiya) chiếm diện tích

lớn, phân bố rộng rãi ở Lâm Đồng, còn gặp kiểu rừng thông hai lá (Pinus merkusii) với diện

tích không lớn. Thông hai lá còn có thể hỗn giao với loài dầu Trà ben (Dipterocarpus

obtusifolius) thuộc họ Dipterocarpaceae tạo nên kiểu rừng thưa hỗn hợp giao cây lá rộng lá

kim.

Rừng trồng

Kiểu rừng ở Lâm Đồng có thể trồng nhiều một số loài cây gỗ như: Bạch Đàn, Trâm

bông vàng, keo tai tượng, dầu. tuy nhiên phần lớn diện tích rừng trồng ở Lâm Đồng là rừng

trồng loài thông ba lá.

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT

RỪNG THÔNG BA LÁ Ở VIỆT NAM VÀ LÂM ĐỒNG.

1. Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam

Việt Nam được coi là là nước có đa dạng sinh học cao, là một trong 10 trung tâm đa

dạng sinh học quan trọng của thế giới và được thể hiện qua sự phong phú của nguồn gen, số

lượng loài, các kiểu cảnh quan, hệ sinh thái và vùng địa lý sinh học.

Từ ngàn xưa cho đến nay, đa dạng sinh học của Việt Nam đã và đang góp phần quan

trọng không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật mà cả với sự phát triển

kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của con người như: Cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc

chữa bệnh, nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Bên cạnh giá trị kinh tế, đa dạng

sinh học còn có giá trị sinh thái, môi trường lớn như: điều hòa nguồn nước, điều hòa khí hậu,

chống ô nhiễm môi trường… Một giá trị quan trọng khác của đa dạng sinh học là giúp cho

con người tạo nên những nét đẹp về đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, nghỉ ngơi, dưỡng sức và tín

ngưỡng của mình.

Trải qua năm tháng, cùng với những biến cố của lịch sử về chính trị, kinh tế và xã hội,

đa dạng sinh học của Việt Nam đã và đang bị suy thoái và sự suy thoái này đang diễn ra với

tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái đa

dạng sinh học của Việt Nam, song nguyên nhân cơ bản nhất là mất rừng tự nhiên. Khai thác

quá mức và nhận thức về vai trò, giá trị của đa dạng sinh học còn hạn chế. Cuối cùng, cội

nguồn của mọi nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học là do mâu thuẫn giữa khả năng cung

cấp tài nguyên sinh vật và nhu cầu sử dụng của con người.

Page 14: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

14

Như vậy đa dạng sinh học là một trong những tài nguyên quý giá mà không thể lấy các

giá trị khác thay thế được, đa dạng sinh học đã trở thành cơ sở cho sự tồn tại và phàt triển của

con người và loài người. Nhận thức được giá trị tài nguyên thiên nhiên, thiên nhiên của đa

dạng sinh học, loài người cũng nhận thức đến sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học, tăng

cường và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia

tăng của con người trong thời hiện đại. Để làm được chuyện đó khoa học về đa dạng sinh học

càng ngày càng phát triển.

Vậy thì cụm từ đa dạng sinh học, hay nói cách khác hơn là thuật ngữ “đa dạng sinh

học” có khởi nguyên từ đâu. Nếu như trong phân loại học, loài là đơn vị cơ sở (cơ bản) của

phân loại, thì trong nghiên cứu đa dạng sinh học, loài cũng được hiểu như đơn vị cơ sở là gốc

gác cho mọi hoạt động nghiên cứu đa dạng sinh học. Các nhà phân loại học từ các thế kỷ

trước, khắp các nơi trên thế giới đã tiến hành các hoạt động phân loại, tạo nên các hệ thống

phân loại, phân chia và công bố các loài trong các hệ thực vật ở khắp các nước trên thế giới.

Đến nay loài người đã có một hệ thống tri thức khổng lồ về các hệ sinh vật ở mọi nơi trên thế

giới và riêng ở Việt Nam cũng vậy. Và chính các hệ thống tri thức về các hệ thực vật, hệ động

vật, hệ sinh thái đã là tri thức về đa dạng sinh học. Nói như vậy khoa học về đa dạng sinh học

đã có mầm móng và đã lấy khoa học phân loại làm nền móng.

Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1879 – 1899, Pierre đã viết cuốn “Thực vật chí rừng

Nam Bộ với dung lượng 400 trang được xuất bản ở Pari”. Kế đó hàng loạt các tác giả người

Pháp như Petelot, Poilane, Chevalier, Gagnepain… đã dày công nghiên cứu hệ thực vật Việt

Nam từ những năm 1907 đến 1937 và cho ra đời bộ “Thực vật chí đại cương Đông Dương”

gồm 7 tập, được xuất bản ở Pari do H.Lecomte chủ biên. Trong bộ “Thực vật chí đại cương

Đông Dương” có rất nhiều loài thực vật bậc cao thuộc hàng loạt các họ thực vật được mô tả

kỹ lưỡng.

Bộ sách ra đời cùng các bảo tàng thực vật lưu trữ các mẫu vật thu thập ở Lâm Đồng đã

trở thành nền tảng cho những công cuộc nghiên cứu thực vật ở Việt Nam cho các tác giả về

sau đó, chủ yếu là các tác giả người Việt Nam. Các bảo tàng hiện vẫn lưu trữ các mẫu vật đó,

đã trở thành kho tư liệu quý giá như: Bảo tàng thực vật thành phố Hồ Chí Minh – 85 Trần

Quốc Toản, Phòng Bách thảo thực vật thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học

Bách khoa tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).

Sau này, từ năm 1960 đến 2001, hàng loạt các tác giả khác đã tiếp tục nghiên cứu và

bổ sung các họ chưa được “Thực vật chí đại cương Đông Dương” đề cập. Các tác giả đó đã

cho ra các tập khác nhau trong bộ “Hệ thực vật Cambốt, Lào và Việt Nam” do A.Aubreville

Page 15: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

15

và J.Leroy, Ph.Morat là chủ biên, trong đó đề cập, bổ sung hàng loạt các loài, các họ thực vật

cho hệ thực vật Việt Nam.

Những năm từ 1969 đến 1976 dưới sự chủ biên của Lê Khả Kế, nhiều nhà nghiên cứu

thực vật như Võ Văn Chi, Phan Nguyên Hồng, Lê Khả Kế… đã công bố 7 tập bộ “Cây cỏ

thường thấy ở Việt Nam”. Trong khi đó từ năm 1970 đến 1972 Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã

công bố bộ “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” gồm 2 tập. Sau này Giáo sư Phạm Hoàng Hộ lại

công bố tiếp 3 tập của bộ “Cây cỏ Việt Nam” vào năm 1991 – 1993 tại Montreal. Đến năm

1999 – 2000 nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh đã tái bản bộ “Cây cỏ Việt Nam” của

Giáo sư Phạm Hoàng Hộ. Đây là bộ sách đồ sộ, được nhiều người nghiên cứu thực vật cả các

lĩnh vực liên quan đến thực vật tra cứu một cách rộng rãi và thường xuyên trong bộ “Cây cỏ

Việt Nam”; hầu hết các họ thực vật bậc cao của các ngành: Psilophyta, Lycopodiophyta,

Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta, Magnoliophyta được tác giả đề cập. Trong đó

từng loài được mô tả có kèm theo hình vẽ và nhiều thông tin liên quan đến loài mà tác giả đã

dày công tập hợp qua quá trình lâu dài trong các nghiên cứu của ông, trong các thu thập tri

thức bản địa, trong các thu thập tri thức của nhân loại. Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, Việt

Nam là nước có hệ thực vật phong phú vào bậc hàng đầu của thế giới với khoảng 12.000 loài

thực vật. Trong số các loài thực vật đó, rất nhiều loài được chỉ ra có phân bố ở Lâm Đồng,

hay phân bố ở địa danh nào đó thuộc Lâm Đồng, như phân bố ở Đà Lạt, phân bố ở Bảo Lộc, ở

Di linh, Đơn Dương hay phân bố ở Langbiang… Cũng tromg số đó có loài tác giả chỉ ra phân

bố trong kiểu rừng thông.

Ví dụ:

Craibiodendron henryi w.w.sm.var.bidoupensis Smitin.&Pham Hoang

Phân bố: Lâm Đồng 2.000m

Craibiodendron stellatum (Pierre) w.w.sm. là loài cáp mộc hình sao

Phân bố: Vùng núi cao, Đà Lạt, Langbiang.

Hay loài chân voi mềm (Elephantopus mollis H.B.K.)

Phân bố: Rừng thưa, rừng thông, dựa lộ, thông thường I – XII. Lá non được ăn chứa

chất đè nén ung thu, bạch huyết, ức chế vi khuẩn, trị bệnh phổi. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra

tên đồng nghĩa của loài, ví dụ:

Elephantopus mollis H.B.K. (E.bodinieri gagn. E.tomentosus Kosternon L..)

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu hệ thực vật rừng thông ba lá (Pinus kesiya)

tuy là một hệ thống thật vật phức tạp, không thật quá giàu loài và với cấu trúc rừng khá đơn

giản, song cũng cần rất nhiều tra cứu tư liệu, kể cả những tư liệu không viết khái quát cho hệ

thực vật Việt Nam mà mang tính chuyên đề như: Bộ “Cây gỗ rừng Việt Nam” của Viện điều

Page 16: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

16

tra quy hoạch rừng gồm 7 tập, hay cuốn sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất

Lợi, hay cuốn “Dược điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, là những tài liệu cũng rất

hữu ích cho tra cứu, cho so sánh khi gặp những Taxon khó định loại.

Lại có những nguồn tài liệu rất gần với những nghiên cứu của chúng tôi như “Danh

lục thực vật Tây Nguyên” do Nguyễn Tiến Bàn chủ biên, với sự tham gia của nhiều tác giả

cho các ngành, các họ như Phan Kế Lộc, Trần Đình Lý, Nguyễn Tiến Hiệp, Nguyễn Thị Đỏ,

Lê Kim Biên… Các loài thuộc các họ thực vật khác nhau được dẫn ra dưới tên gọi khoa học,

tên địa phương và nơi phân bố được chỉ rõ ở nhiều địa phương ở Tây Nguyên và Lâm Đồng,

chỉ rõ đến các địa danh cụ thể các xã hay ở một ngọn núi nào đó mà các tác giả đã dày công

nghiên cứu, thu thập mẫu vật trong một số năm.

Để hoàn thiện chính xác về danh pháp của các loài thực vật không thể không nhắc đến

tài liệu tra cứu dưới nhan đề “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” gồm 3 tập. Tập 1 do

Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội biên tập, nhà xuất

bản nông nghiệp Hà Nội năm 2001. Các tập tiếp theo (tập 2, tập 3) do Giáo sư Nguyễn Tiến

Bân là chủ biên soạn. Bộ sách đã đưa ra tên gọi thực vật có uy tín ở Việt Nam tham gia biên

soạn. Bộ sách đã đưa ra tên gọi các loài thực vật thật chính xác, bao gồm tên gọi của cả thực

vật bậc thập, thực vật bậc cao bao gồm tất cả các ngành ở Việt Nam.

Trên đây đã đề cập đến ý nghĩa loài cũng được hiểu như đơn vị cơ bản trong nghiên

cứu đa dạng sinh học. Bởi vậy trong nghiên cứu đa dạng sinh học các nguồn tài liệu khác

nhau về hệ thực vật, về phân loại thực vật, nói rộng ra là về sinh vật là không thể thiếu khi đề

cập, khi thực hiện những nghiên cứu về đa dạng sinh học. Khi mà khoa học kỹ thuật cùng mọi

đời sống khác nhau của nhân loại phát triển đến nhựng đỉnh cao như ngày nay chúng ta đang

hàng ngày, hàng giờ chứng kiến, thì cũng là lúc hàng loạt các hệ sinh thái trên hành tinh bị

phá hủy, bị suy thoái. Hàng loạt các loài sinh vật bị tuyệt chủng, và số đông trong số rất nhiều

loài đó đang đứng trên bở bị đe dọa tuyệt chủng. Khi đó thuật ngữ “Đa dạng sinh học” và

khoa học về đa dạng sinh học cũng đồng thời ra đời và ngày càng nở hoa kết trái. Từ đó có cả

hệ thống các công trình, các nguồn tài liệu về đa dạng sinh học ra đời, đáp ứng các nhu cầu

nghiên cứu, nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học ở quy mô thế giới, ở quy mô quốc gia, vùng

miền đều có khá đầy đủ.

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tài liệu, sách tra cứu và cả

những cuốn cẩm nang về đa dạng sinh học. Có thể khái quát rằng ở cả ba cấp độ trong nghiên

cứu đa dạng sinh học đuề được thể hiện.

Ở cấp độ phân tử đã có những tài liệu đề cập đến từ khái niệm, đến các nội dung cần

nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu.Điều này được thể hiện trong cuốn “Cẩm nang

Page 17: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

17

nghiên cứu đa dạng sinh vật” do nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành năm 1997. Hay trong

cuốn “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” cũng do tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn được nhà

xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành. Cũng ở cấp độ phân tử, tức là những nghiên

cứu đa dạng về di truyền, càng những năm gần đây càng có thêm những công trình nghiên

cứu công bố trên tạp chí của một số tác giả, mà điển hình nhất cho hoạt động này là tác giả

Nguyễn Hoàng Nghĩa. Chẳng hạn như: Phân tích đa dạng di truyền loài Giổi xương (Michelia

velutina Candolle, Magnoliaceae – Họ Mộc Lan) cho hệ thực vật Việt Nam của Nguyễn

Hoàng Nghĩa trong tạp chí khoa học Lâm nghiệp số 3 năm 2009. Hay, phân tích đa dạng di

truyền hệ gen nhân của loài Mỡ Hải Nam, trong tạp chí khoa học Lâm nghiệp số 2 năm 2009

của các tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Thanh Trăng, Đỗ Tiến Phát, Nguyễn Văn Phượng,

Lê Văn Sơn, Chu Hoàng Hà. Hay, trong cuốn “Bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật rừng”

tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa đã đề cập đến các khái niệm về bảo tồn tài nguyên di truyền, lý

do, mục tiêu cần bảo tồn, nguyên nhân mất mát đa dạng di truyền, các hình thức bảo tồn, định

hướng nghiên cứu, các số liệu cơ bản ở 10 vườn quốc gia và các loài cấp bảo tồn về tài

nguyên di truyền.

Ở cấp độ cơ thể tức những nghiên cứu về đa dạng loài, đã có hàng loạt các công trình

nghiên cứu, các tài liệu hướng dẫn nghiên cứu. Có thể nói các hoạt động trong nghiên cứu đa

dạng sinh học về đa dạng loài là nở rộ nhất Việt Nam?

Từ những tài liệu mang tính chất học thuật, các hệ thống lý thuyết, lý luận về đa dạng

sinh học, đến những công trình, những bài báo cáo công bố của nhiều tác giả, dưới nhiều góc

độ, nhiều mức độ, nhiều cách thể hiện khác nhau về nghiên cứu đa dạng loài.

Đã có nhiều tài liệu mang đầy đủ tính học thuật, lý luận về đa dạng sinh học của một

số tác giả như Phạm Bình Quyền trong cuốn “Đa dạng sinh học”. Trong đó Phạm Bình Quyền

đã đề cập đến hàng loạt những vấn đề, những khái niệm, những thuật ngữ được dùng trong

nghiên cứu đa dạng sinh học như: đa dạng sinh học là gì, định lượng đa dạng sinh học, sự

phân bố của đa dạng sinh học, sự tuyệt chủng của các loài, nguyên nhân suy thoái đa dạng

sinh học và bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam… Hay trong cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa

dạng sinh vật” Nguyễn Nghĩa Thìn còn nêu nên những phuông pháp nghiên cứu đa dạng loài

sau khi đã tập hợp các nguồn tư liệu từ các nước và cả những tổ chức bảo tồn thiên nhiên,

hoạt động xung quanh lĩnh vực đa dạng sinh học (IVCN), và cả những thành quả của các tác

giả Việt Nam.

Bên cạnh các tài liệu dưới hình thức công bố là các tập sách, còn rất nhiều những công

bố dưới dạng các bài viết đăng tải trong các tạp chí khác nhau như: Tạp chí sinh học, tạp chí

khoa học lâm nghiệp, các tác giả đã đề cập đến đa dạng loài ở các khu vực khác nhau ở Việt

Page 18: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

18

Nam. Chẳng hạn như những nghiên cứu về hệ thực vật vườn quốc gia Xuân Sơn của Vũ Xuân

Phương trong tạp chí sinh học. hay những nghiên cứu về thành phần loài cây thân gỗ trên hệ

sinh thái gò đồi thuộc thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Của Đặng Văn Sơn đăng

trên tạp chí khoa gọc Lâm nghiệp. Hay các tác giả Nguyễn Duy Chính, Nông Văn Tiếp, Trần

Vân Tiến với nghiên cứu thành phần loài cây gỗ phân bố ở Nam Cam Ly, thuộc Cao nguyên

Lâm Viên, Lâm Đồng đăng trên tạp chí sinh học. hay những công bố về đa dạng loài cho hệ

thực vật Việt Nam của tác giả người Việt và tác giả nước ngoài công bố trên tạp chí nước

ngoài như những nghiên cứu và bài bóa cáo của Nguyễn Nghĩa Thìn và D. Harder về đa dạng

sinh học của hệ thực vật vùng núi cao Fansipan ở Việt Nam.

Ở cấp độ quần thể trong nghiên cứu đa dạng sinh học là đa dạng hệ sinh thái, phải kể

đến công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” cùa Thái Văn Tường với việc phân loại thành

các kiểu thảm thực vật và các ưu hợp thực vật trên đất rừng Việt Nam. Trong đó tác giả đã

phân chia một cách kỹ lưỡng các kiểu thảm thực vật, dựa trên cơ sở kiến thức sinh thái chắc

chắn, kết hợp với quá trình khảo cứu thực đại rất công phu, cộng với sự tổng hợp từ rất nhiều

nghiên cứu về sinh thái học thảm thực vật của nhiều tác giả cả trong nước và nước ngoài như:

Maurand, Schmid, Schenell, Lương Quy, Vũ Đức Minh, Lý Văn hội… Ở mỗi kiểu thảm thực

vật tác giả cũng đề cập đến cấu trúc phân tầng, đến thành phần loài, đến dạng sống…

Về dạng sống (hay kiểu sinh hoạt) theo cách phân loại của Raunkiaer, tác giả Thái

Văn Trừng đã tạm dùng hệ thống dạng sống của Raunkiaer, một hệ thống hiện nay thông

dụng trên thế giới để tiện cho việc so sánh với phổ dạng sống tiêu chuẩn. Vả lại cách chia theo

kích thước chiều cao đã là phù hợp với kích thước dạng sống của. Ngoài ra Raunkiaer cũng

dùng cả trạng mùa và hiện tượng chồi có bao hay không có bao để chia thêm các dạng phụ

trong dạng sống của các cây có chồi trên đất cùng với các dạng đặc biệt. Dạng sống của cây

có chồi trên đất tức dạng sống mà trong mùa không thuận lợi cho sự sinh trưởng (mùa tuyết ở

vùng ôn đới, vùng hàn đới hay mùa khô hạn ở vùng nhiệt đới), cây không có đủ nước sinh lý

để dinh dưỡng bình thường, chồi ngọn của cây ở cao trên mặt đất.

Raunkiaer căn cứ vào chiều cao của cây để chia thành bốn dạng chủ yếu.

- Megaphanerophytes (Mega), cây to có chồi trên mặt đất, trên 30m.

- Mesophanerophytes (Meso), cây vừa có chồi trên mặt đất, từ 8 đến 30m.

- Microphanerophytes (Micro), cây nhỏ có chồi trên mặt đất, từ 2 đến 8m.

- Nanophanerophytes (Nano), cây thấp có chồi trên mặt đất, dưới 2m.

Raunkiaer gộp những cây gỗ có chiều cao trên 8m vào hai dạng trên, tức

Megaphanerophytes và Mesophanerophytes vào làm một dạng (có khi là như vậy).

Page 19: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

19

Ngoài bốn dạng của cây có chồi trên mặt đất gặp được phổ biến tại khắp các vùng trên

trái đất, sau này Raunkiaer còn tìm thấy các dạng sống ở các vùng nhiệt đới ẩm và khô hạn

như sau:

- Lianes phanerophytes (Liano): Cây có chồi trên mặt đất leo quấn. Đây là một dạng

sống rất phổ biến trong rừng cẩm nhiệt đới. Dạng cây leo có thể là thân cỏ hay thân gỗ, song

dù là thân gỗ cũng không đủ chất gỗ, nên phải dựa vào những cây khác để vượt lên tầng lớp

thích hợp với điều kiện sinh thái của chúng.

- Epiphytes phanerophytes (Epi): là dạng sống của những cây có chồi trên đất sống

nhờ và sống bám vào cây khác, rất phổ biến trong rừng ẩm nhiệt đới. Dạng này có thề là thân

cỏ hay thân gỗ. Những loài cây này không mọc từ đất lên, mà mọc ngay trên thân những cây

gỗ to, cây gỗ nhỏ. Trong dạng này, có loài phụ sinh than gỗ, dần dần phát triển lên rất to, ôm

lấy thân cây chủ và như sợi dây thòng lọng thắt ghét lại, có thể làm cho cây chủ chết dần.

những “cây bóp cổ” trong rừng ẩm nhiệt đới là những loài cây điển hình cho dạng này.

- Phanerophytes herbaces (Her): Là dạng sống của các loài cây có chồi trên đất thân

cỏ, tức dạng sống mà thân không có chất gỗ. Trong mùa không thuận lợi, chồi ngọn vẫn ở cao

trên mặt đất chứ không chết ngang mặt đất như dạng sống có chồi ngang mặt đất. Ví dụ các

loài cây tre, cây sẹ, cây chuối, cây cọ không thân và cả những loài cây quyết không thân,

không héo chết trong màu không thuận lợi đều thuộc về dạng sống này.

- Phanerophytes suculents (Suc.): Là dạng sống của các loài cây có chồi trên mặt đất

thân mọng. Dạng sống này thường thấy ở các vùng khô hạn tại Nam Mỹ, Châu Phi. Ví dụ như

các loài cây xương rồng, lưỡng long…

Sau này Raunkiaer còn dùng thêm yếu tố trạng mùa để phân ra mười hai dạng sống

phụ cho bốn dạng lớn của các loài cây có chồi trên mặt đất (Phanerophytes):

- SMgo: Cây to có chồi trên đất, thường xanh, không bao.

- SMeo: Cây vừa có chồi trên đất, thường xanh, không bao.

- SMio: Cây nhỏ có chồi trên đất, thường xanh, không bao.

- SNao: Cây thấp có chồi trên đất, thường xanh, không bao.

- SMgC: Cây to có chồi trên đất, thường xanh, có bao.

- SMeC: Cây vừa có chồi trên đất, thường xanh, có bao.

- SMiC: Cây nhỏ có chồi trên đất, thường xanh, có bao.

- SNaC: Cây thấp có chồi trên đất, thường xanh, có bao.

- DMgC: Cây to có chồi trên đất, rụng lá, có bao.

- DMeC: Cây vừa có chồi trên đất, rụng lá, có bao.

Page 20: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

20

- DMiC: Cây nhỏ có chồi trên đất, rụng lá, có bao.

- DNaC: Cây thấp có chồi trên đất, rụng lá, có bao.

Trong khi đó, khi tổng kết các dạng có chồi trên đất vùng nhiệt đới Nam Mỹ thì Cain

cho rằng chỉ có sáu kiểu sau đây:

MM – (Mega và Mesophanerophytes)

MI – (Microphanerophytes)

Ns – (Nanophanerophytes)

Ep – (Epiphytes phanerophytes)

Hp – (Phanerophytes herbaces)

Dạng thứ hai là dạng có chồi ngang đất (Chamephytes), dạng sống này trong mùa

không thuận lợi, bộ phận trên đất sẽ héo chết, đến chỗ mặt đất một chút, hay ở ngang mặt đất.

Dạng sống thứ ba là dạng có chồi mặt đất (hemicryptophytes), tức là dạng sống mà

trong mùa không thuận lợi, bộ phận trên đất chết cả. Dạng này thường được tuyết bao phủ

trong mùa không thuận lợi.

Dạng sống thứ tư là dạng có chồi dưới đất (Crytophytes), tức là dạng sống mà trong

mùa không thuận lợi các bộ phận trên đất đều chết. Chồi bén vào những bộ phận nằm dưới đất

như củ hay giò.

Sau đó Raunkiaer tính phần trăm tỷ lệ các dạng sống. Đó là cơ sở để so sánh các phổ

dạng sống ở các vùng khác nhau trên trái đất.

Các tác giả nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam cũng dùng thang đánh giá dạng

sống dựa trên thang của Raunkiaer. Như Nguyễn Nghĩa Thìn đã nêu ra trong cuốn “Các

phương pháp nghiên cứu thực vật” gồm các thang phân chia dạng sống như sau:

- Cây chời trên to (Megaphanerophytes): Là các cây gỗ cao từ 25m trở lên như: Sâng,

Chò chỉ, Chò xanh, Lim.

- Cây chồi trên nhỡ (Mesophanerophytes) gồm nhũng cây gỗ từ 8 – 25m như các loài

Gội, Sung, Máu chó, Trường.

- Cây chồi nhỏ (Microphanerophytes) gồm những cây gỗ nhỏ cao từ 2 – 8m như các

cây Chòi mòi, Dâu da, Ngái, Mận, Đào.

- Cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes) gồm những cây bụi lùn và lửa bụi, cây hóa

gỗ, như các loài thuộc họ Cà phê, Thầu dầu, Ô Rô, Gai dưới tán rừng hay các loài như Bồng

bồng, Hoa hồng, Nhài.

Page 21: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

21

- Cây bì sinh (Epiphytes): gồm các loài cây bì sinh sống lâu năm trên thân, cành cây

gỗ, trên vách đá… như các loài cây trong ngành dương xỉ, các loài cây họ Phong lan thường

sống bám vào các loài cây gỗ lớn trong rừng.

- Cây ký sinh hay bán ký sinh (Parasit – Hemiparanit phanerophytes) các loài cây như

Tầm gửi, Tơ xanh, Tơ hồng.

- Cây mọng nước (Succulentes) như các loài cây xương rồng, thuốc bỏng.

- Dây leo (Lianophanerophytes) gồm các loài cây leo thân cỏ hay thân gỗ các loài cây

như Kim Ngân, Bàm bàm, Vắng.

- Cây chồi sát đất (Chameaphytes) gồm những cây có chồi cách mặt đất dưới 25cm

như Cao cẳng.

- Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) gồm những cây có chồi nằm sát mặt đất, hay

nửa trên dưới đất.

- Cây chồi ẩn (Cryptophytes) gồm những cây có chồi nằm dưới đất, bao gồm các loài

có củ, hay căn hành như cỏ tranh, gừng, củ gấu, khoai tây…

- Cây một năm (Therophytes) gồm những cây vào thời kỳ khó khăn, toàn bộ cây chết

đi chỉ còn duy trì nòi giống dưới dạng hạt.

Trên cơ sở phân chia các dạng sống đó, các dạng sống sẽ được thể hiện trong các kết

quả nghiên cứu trong bảng danh lục thực vật, sau đó thống kê các loài theo kiểu dạng sống ta

được phổ dạng sống dưới dạng các biểu đồ.

Trong nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái các tác giả còn có thể đánh giá độ nhiều. Độ

nhiều là số lượng cá thể của một loài nào đấy ở ô tiêu chuẩn hay một kiểu thảm thực vật nào

đấy trong một khu vực nào đấy trong một khu vực nhất định tùy thuộc vào mục đích của việc

nghiên cứu đặt ra. Người ta có thể độ nhiều bổ sung vào các bảng nghiên cứu, ví dụ như đánh

giá theo chủ quan nhờ một thang thống kê nào đấy. Người ta đưa ra nhiều loại thang thống kê

độ nhiều khác nhau ví dụ:

Thang năm bậc:

- Bậc 1: Rất ít

- Bậc 2: Ít

- Bậc 3: Không nhiều

- Bậc 4: Nhiều

- Bậc 5: Rất nhiều

Thang sáu cấp: Thang này còn được gọi là thang Drude, được thể hiện không phải

bằng số mà thể hiện bằng chữ:

Page 22: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

22

Soc: Số lượng cá thể cây kết lại thành tầng kín

Cop3: Số lượng cây rất nhiều

Cop2: Số lượng cây nhiều

Cop1: Số lượng cây tương đối nhiều

Sp: Thực vật gặp với số lượng không lớn lắm, thưa

Sol: Gặp rất ít

Để tiến hành các nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái, đa dạng sinh học các nhà nghiên

cứu thừong sử dụng phương pháp ô tiêu chuẩn. Để mô tả quần xã thực vật riêng biệt nào đấy,

cần phải phân chia chúng ra các ô tiêu chuẩn. Các o tiêu chuẩn này cần phải đặc trưng cho

toàn bộ quần xã thực vật nhiên cứu. Đối với các quần xã thực vật cỏ, có thể diện tích dùng

cho ô là từ 1m2 đến 1.000m2, tùy thuộc vào độ lớn tự nhiên của quần xã cỏ đó. Đối với quần

xã thảm thực vật rừng có thể sử dụng diện tích ô là từ 1.00m2 đến 1.000m2 hay 5.000m2. Ở

đồng bằng có thể đặt ô tiêu chuẩn lớn hơn, ở các quần xã thực vật rừng trên núi thì diện tích

của ô tiêu chuẩn có thể nhỏ hơn vì ở đây điều kiện sinh thái phong phú hơn và quần xã thực

vật thay thế nhanh. Đồng thời các tác giả cũng chỉ ra: Trong các diện tích này chỉ mô tà thảm

cây gỗ và cây bụi, còn thảm cỏ dưới rừng thì nên chia thành những ô nhỏ hơn, thừong thì

những ô nhỏ hơn này đựoc gọi là ô phụ thuộc ô tiêu chuẩn, và kích thước có thể là 1m x 1m,

2m x 2m.

Các ô hình vuông hay chữ nhật thì ở góc đựoc làm dấu bằng một cái cọc hay một dấu

hiệu gì đây. Nếu như diện tích mô tả không lớn lắm (thừong cho các quần xã thực vật trên

núi) có thể giới hạn ô tiêu chuẩn bằng ranh giới tự nhiên của quần xã đó. Không nên đưa tất

cả đai chuyển tiếp của quần xã khác vào. Nếu như độ lớn tự nhiên cảu quần xã thực vật đó lớn

thì có thể chia ra thành các ô tiêu chuẩn bé hơn.

Ô tiêu chuẩn cần đựoc đặt ở những nơi đặc trưng, đặc biệt là ở những nơi không có

điều kiện đặt nhiều. Ở mỗi quần xã không nên đặt quá dứoi ba ô tiêu chuẩn.

Có thể nói rằng trong các nguồn tài liệu nói về đa dạng hệ sinh thái, đa dạng sinh học

hay các tài liệu về phương pháp nghiên cứu thực vật, các tác giả đã tổng kết các kinh nghiệm

nghiên cứu thực vật, nghiên cứu sinh thái học của các nhà sinh thái học, phân loại học, đa

dạng sinh học ở nhiều nơi trên thế giới vào bậc hàng đầu để chỉ ra các chỉ dẫn, các quy tắc,

các lời khuyên cho việc nghiên cứu đa dạng sinh học ở các kiểu thảm thực vật khác nhau, trên

những vùng lãnh thổ có các điều kiện tự nhiên đặc trưng riêng rẽ, khác nhau. Điều này đã trở

nên kho tư liệu quý giá giúp ích chúng tôi trong quá trình nghiên cứu.

Page 23: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

23

2. Tình hình nghiên cứu đa dạng thực vật rừng thông ba lá ( Pinuskesiya) mọc tự nhiên

ở Việt Nam và Lâm Đồng.

a) Ở Việt Nam

Như ta biết loài thông ba lá (Pinuskesiya) là loài cây gỗ lớn, là loài ưa sáng và chịu

đựoc hạn vào mùa khô. Ở Việt Nam loài thông ba lá phân bố ở một số khu vực và tạo nên

kiểu rừng thưa cây lá kim ưa sáng chịu hạn. Thường thì kiểu rừng này là kiểu rừng thuần loại

và thông ba lá là loài cây ưu thế sinh thái, chúng tạo nên kiểu quần xã thực vật rất đặc trưng

cho vùng núi cao, đặc biệt là ở Lâm Đồng.

Trong các nguồn tài liệu khác nhau, loài thông ba lá (Pinuskesiya) còn mang những

tên gọi khác là thông nhựa ngo với các tên đồng nghĩa như:

Pinus khasya Royle

Pinus langbiangensis Chevalier

Thuộc họ Pinaceae, ngành Pinophyta.

Cũng trong các nguồn tài liệu khác nhau, loài thông ba lá được dẫn ra các khu phân bố

khác nhau ở Việt Nam. Như trong tập 1 bộ cây gỗ rừng miền Bắc Việt Nam do nhà xuất bản

Nông thôn phát hành, có chỉ ra thông ba lá phân bố ở: Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng

Ninh và thường mọc thành rừng thuần loại. Còn tác giả Võ Văn Chi trong cuốn “Danh lục

thực vật Tây Nguyên” lại nhắc tới thông ba lá phân bố ở Gia Lai – Kom Tum, Đắk Lắk, Lâm

Đồng. Thực ra loài thông ba lá còn phân bố ở một số khu vực khác ở Việt Nam như Bạch Mã,

Thừa Thiên Huế… ở quy mô quần thể rất nhỏ. Nhìn chung thông ba lá phân bố khá rộng ở

Việt Nam với quy mô kích thứoc quần thể không lớn. Chỉ riêng ở Lâm Đồng quần thể thông

rất lớn, rất đặc trưng cho kiểu thảm thực vật ở đây, và rất đáng được nghiên cứu về đa dạng

sinh học của kiểu rừng này.

Trong những nghiên cứu của mình, Thái Văn Trừng đã chỉ ra kiểu rừng thưa cây lá

kim hơi khô nhiệt đới là một trong ba kiểu rừng thưa. Kiểu rừng thưa hơi khô cây lá kim nhiệt

đới phân bố ở Việt Nam cả ở miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc phân bố ở Bồ Trạch (Bình

Trị Thiên), Hoàng Mai (Nghệ Tĩnh), Quảng Yên (Quảng Ninh). Ở miền Nam phân bố ở Đắk

Lắk, Djining, Đà Lạt. theo Maurand, quần hệ thông ba lá ở xung quanh Đà Lạt chiếm một

diện tích rộng đến 70.000 ha.

Cũng trong cuốn “Thảm thực vật rừng Việt Nam” Thái Văn Trừng cho rằng ưu hợp

thông ba lá hay còn gọi là ưu hợp ngo. Trong kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ di

cư Himalya – Vân Nam – Quý Châu. Ưu hợp này chiếm gần hết với các đồi núi quanh Đà Lạt

và xuống tận phía dưới trên các rìa núi phía nam ở độ cao khoảng 1.100m, phía đông ở độ cao

800m và phía tây trong vùng diệp thạch ở độ cao 1.000m. Nó lên tới độ cao 1.800m ở trên

Page 24: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

24

sườn Bono đến Lêna, và mọc khá liên tục ở ven thung lũng sông Đa Nhim giữa dãy núi

Langbiang và Bidup, sau cùng nó chiếm một phần thượng lưu sông Krông Pô, phía tây bắc

Hou Cris (Schmid, 1962). Rừng thông này bao phủ một diện tích rất lớn. Chỉ tính nguyên khu

rừng quanh các đồi núi xung quanh thành phố Đà Lạt ở miền Nam Việt Nam đã chiếm tới

70.000ha. Tầng trên chỉ gồm loài ngo hay thông ba lá (Pinus kesiya). Mặc dù loài thông này

là một loài thông vùng cao, cũng có người cho nó từ các triền núi ở Indonesia tràn lên. Có

người khác lại cho rằng loài thông ba lá là loài thông Vân Nam phân hóa ra.

Như vậy thông ba lá (Pinus kesiya) với kiểu rừng thông ba lá ở Việt Nam đã được các

nhà thực vật, sinh thái học rất quan tâm nghiên cứu. Đồng thời đây là loài cây gỗ lớn, có thể

cung cấp một lượng gỗ đáng kể, nên đã được các nhà nghiên cứu lâm học quan tâm như một

đối tượng kinh doanh gỗ có giá trị. Chẳng thế mà ngay trong tập 1 của bộ cây gỗ rừng Việt

Nam, Viện quy hoạch lâm nghiệp đã có công bố về loài này. Đó là chưa kể đến các hoạt động

khác nhau của ngành lâm nghiệp, cùng các nghiên cứu ý nghĩa tài nguyên làm thuốc của loài

này, lấy nhựa, lấy tinh dầu và các sản phẩm khác lấy ra từ thông ba lá.

Tuy chưa có nghiên cứu chuyên khảo về đa dạng sinh học cho rừng thông ba lá mọc tự

nhiên ở Lâm Đồng, nhưng đã có một số nghiên cứu đề cập sơ bộ đến thành phần một số loài ở

kiểu rừng này. Chẳng hạn, cũng trong “Thảm thực vật rừng ở Việt Nam” Thái Văn Trừng có

mô tả: Tầng tán của rừng thông ba lá (Pinus khasya) này gồm nhiều loại dẻ vùng cao

(Quercus.lanata, Quercus helferiana, Lithocarpus dealbathus, Lithocarpus pynostachya) và cả

những loài đặc hữu thấy ở vùng Djiring và Đà Lạt tức gồm nhiều loài trong họ Đỗ Quyên

(Ericaceae) như: cáp mộc hình sao (Craibiodendron stellatum), Đỗ Quyên hoa trắng (Pieris

ovalifolia). Họ chua nem (Vacciniaceae) như: chua nem (Vaccinium exaristatum),

Agapetes.sp. Những cây họ lúa tạo thành tầng cỏ như các chi: Polytocca, Arundinella,

Callipedium, Exotheca, Eulalia, Pogonatherum, Dimeria, Kerriochloa. Các cây thuộc họ

dương xỉ thường gặp nhiều hơn cả là loài Dicranopteris linearis, Brainia insignis,

Woodwardia cochinchinensis, Pteridium aquilinum và Dipteris conjugata. Có thể nói những

nghiên cứu này đã là nguồn tài liệu tham khảo đáng quý cho những nghiên cứu của chúng tôi,

khi chính thức sẽ trở thành chuyên khảo về đa dạng sinh học thực vật rừng thông ba lá ở Lâm

Đồng.

b) Ở Lâm Đồng

Đã có một số công trình nghiên cứu về loài thông ba lá (Pinus kesiya), về hệ sinh thái

rừng thông hay một số loài cây thuốc phân bớ dứoi tán rừng thông ở địa điểm này hay địa

điểm kia ở Lâm Đồng của một số tác giả.

Page 25: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

25

Có những nghiên cứu về loài thông ba lá theo hướng phân loại học, chẳng hạn như

nghiên cứu về các loài cây học Pinaceae phân bố ở Lâm Đồng của Nguyễn Duy Chính và Phó

Đức Đỉnh có đề cập đến loài thông ba lá (Pinus khasya), loài thông nhựa (Pinus merkusii),

loài du sam (Keteluria) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng, đề cập đến danh pháp, các kết quả giải

phẫu, được đăng trên tóm tắt báo cáo tại hội nghị quốc tế về thực vật tổ chức tại Nhật Bản

năm 1993.

Trong báo cáo đề tài khoa học cấp bộ của Bộ giáo dục và đào tào năm 2004, tác giả

Lâm Ngọc Tuấn với đề tài “Nghiên cứu thành phần cấu trúc của hệ sinh thái rừng thông, vai

trò của rừng thông đối với môi trường cảnh quan Lâm Đồng” đã đề cập đến một số vấn đề

như: thành phần các loài nấm ở rừng thông, thành phần các loài thực vật bậc cao ở rừng

thông, thành phần các loài chim ở rừng thông, động vật không xương sống ở rừng thông, vi

sinh vật đất ở rừng thông. Đó là những nội dung khảo sát rộng rãi của nhiều đối tượng trong

phân loại kể cả thực vật và động vật. Đồng thời các nghiên cứu của tác giả cũng đề cập đến

môi trường nền móng cho sự sống, đó là đất rừng thông và sinh thái kiểu rừng thông ở Lâm

Đồng. Trong nghiên cứu về sinh thái rừng thông ở Lâm Đồng, tác giả nghiên cứu cả sinh thái

rừng thông ba lá (Pinus khasya) và cả sinh thái rừng thông hai lá (Pinus merkusii) là kiểu rừng

thông thưa cây lá kim. Phân bố ở đai độ cao thấp, ít phổ biến như kiểu rừng thông ba lá. Tác

giả cũn đề cập đến vai trò của rừng thông, mối quan hệ của rừng thông và khí hậu vai trò cỉa

thiện chất lượng không khí của rừng thông.

Lại có một số nghiên cứu đề cập đến đa dạng sinh học của rừng thông ba lá, tuy chưa

phải là chuyên khảo về kiểu rừng thưa cây lá kim này phân bố ở Lâm Đồng, nhưng bước đầu

đã có một số kết quả đáng tham khảo, những nghiên cứu này là những nghiên cứu nằm trong

một dự án hay một tiểu đề tài nào đó. Chẳng hạn những nghiên cứu thuộc về tiết dự án BC

trực thuộc dự án hành lang đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mê Kông.

Trong báo cáo của tác giả Nguyễn Duy Chính và Trần Văn Tiến đã đề cập đến 3 ô tiêu

chuẩn thực hiện tại xã Đa Nhim và Đa Sa ở độ cao 1.500m. Hay trong báo cáo tổng kết đề tài

cấp bộ của Nguyễn Ngọc Kiểng với đề tài “Tập đoàn côn trùng phá hại rừng thông ba lá ở

Lâm Đồng, đặc điểm và biện pháp phòng chống” năm 2000 tác giả đã tiến hành khảo sát đa

dạng sinh học 2 ô tiêu chuẫn ở Lang Hanh và ở Núi Bà.

Nhìn chung các nghiên cứu đó đã có một số kết quả, ở khía cạnh này hay khía cạnh

kia, ở mức độ này hay mức độ kia đã phản ánh phần nào những đặc trưng cho kiểu rừng thông

ba lá, cho đa dạng sinh học ở kiểu rừng này. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chỉ thực hiện ở

một vài điểm ở Lâm Đồng, trên một hay hai độ cao mà loài thông ba lá phân bố. Những

nghiên cứu đó chưa thực hiện ở nhiều địa điểm, chưa thực hiện đồng thời nghiên cứu của

Page 26: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

26

mình trên tất cả các đai độ cao mà loài thông ba lá (Pinus kesiya) vốn phân bố tự nhiên. Vì

vậy các nghiên cứu đó chưa phản ánh đầy đủ tính đa dạng sinh học thực vật của rừng thông ba

lá mọc tự nhiên ở Lâm Đồng. Bởi nhân duyên đó, chúng tôi đã đăng ký đề tài “Đa dạng sinh

học thực vật rừng thông ba lá (Pinus kesiya) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và vùng lân cận” với

hy vọng sẽ đóng góp phần nhỏ vào công cuộc nghiên cứu rừng thông nói riêng và đa dạng

sinh học nhìn chung ở Việt Nam.

Page 27: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

27

10m15m20m25m30m35m40m

PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong phạm vi đề tài này là các loài cây trong kiểu

rừng thông ba lá (Pinus kesiya) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và vùng lân cận.

Các loài cây là các loài thực vật có mạch thuộc các ngành: Psilophyta,

Lycopodiophyta, Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta.

Rừng thông ba lá (Pinus kesiya) là kiểu rừng thông mọc tự nhiên, các rừng thông này

có đủ cấu trúc ba tầng: Tầng gỗ lớn, tầng gỗ nhỏ, tầng cỏ - bụi, với cấu trúc ba tầng đó mới

phản ánh một cách tự nhiên nhất về trạng thái của rừng thông ba lá, về thành phần loài, về

dạng sống cũng như độ nhiều cá thể loài (tần suất bắt gặp loài).

Rừng thông được nghiên cứu phân bố trên tất cả các đai độ cao từ 800m đến 2.000m,

là độ cao mà thực tế loài thông ba lá (Pinus kesiya) phân bố.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Xác định kích thước thích hợp của ô tiêu chuẩn Để xác định kích thước thích hợp của ô tiêu chuẩn dùng cho nghiên cứu đa dạng sinh

học ởkiểu rừng thông ba lá, chúng tôi sử dụng phương pháp ô xếp chồng. Các ô xếp chồng có

kích thước: 10m x 10m, 15m x 15m, 20m x 20m,30m x 30m, 35m x 35m, 40m x 40m.

Sau đó thống kê số loài ở từng ô, từ kích thước nhỏ đến lớn và ta có được tương quan

số loài và diện tích ô biểu thị trên đồ thị:

Page 28: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

28

05

1015202530354045

0 10mx

10m

15mx

15m

20mx

20m

25mx

25m

30mx

30m

35mx

35m

40mx

40m

Ở điểm uốn (x) tương đương với diện tích lớn vừa đủ của ô, số loài gần như không tăng. Đó chính là kích thước thích hợp của ô tiêu chuẩn dùng để nghiên cứu.

Xác định vị trí ô nghiên cứu

Sau khi xác định được kích thước thích hợp của ô tiêu chuẩn, chúng tôi thiết lập các ô

nghiên cứu ở các cao độ khác nhau. Thường ở mỗi đai cao độ có 3 ô nằm sâu trong các khối

rừng thông ba lá mọc tự nhiên, tránh xa mép rừng để loại trừ yếu tố hiệu ứng vùng biên. Các ô

tiêu chuẩn phải phản ánh một cách tự nhiên về thành phần loài của kiểu rừng này. Rừng thông

ở đây phải đủ cấu trúc ba tầng (gỗ lớn, gỗ nhỏ, cỏ, bụi).

Để xác định tọa độ (vĩ độ, kinh độ), độ cao so với mặt biển, hướng dốc dùng máy định

vị GPS.

Xác định thành phần loài, dạng sống, tình trạng loài, độ nhiều và chỉ số đa dạng

Để xác định thành phần loài, vị trí phân loại và dạng sống chúng tôi sử dụng phương

pháp hình thái so sánh; thông qua việc điều tra, thu thập mẫu vật, sử dụng tài liệu tra cứu.

Độ nhiều xác định theo thang Drude, thông qua sự xuất hiện loài trong các ô được

nghiên cứu cùng tuyến điều tra.

Chỉ số đa dạng được áp dụng là chỉ số độ giàu loài Margalef theo công thức:

DMarg. = NSln

1−

Để xác định số lượng cá thể dùng phươg pháp đếm trực tiếp cây gỗ lớn, gỗ nhỏ, bụi.

Riêng với cây cỏ thì dùng ô 1m x 1m ở vị trí bốn góc và chính giữa ô tiêu chuẩn để tính số cá

thể, rồi quy ra số cá thể của ô tiêu chuẩn chính. Số cá thể theo công thức :

N= Σx gỗ lớn + y gỗ nhỏ + z cây bụi + p cỏ.

Kích thước

Số loài

X

Page 29: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

29

Chỉ số DMarg. chung cho kiểu rừng thông ba lá mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và vùng lân

cận được xác định bằng chỉ số trung bình cộng của các ô:

X−

=∑=

n

inxi

1/

Page 30: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

3005

1015202530354045

0 10m x10m

15mx15m

20m x20m

25m x25m

30m x30m

35m x35m

40m x40m

05

1015202530354045

0 10 x10m

15mx15m

20m x20m

25m x25m

30m x30m

35m x35m

40m x40m

PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC THÍCH HỢP CỦA Ô TIÊU CHUẨN

Xác định kích thước thích hợp của tiêu chuẩn đủ để nghiên cứu đa dạng thực vật ở

rừng thông ba lá mọc tự nhiên ở Lâm Đồng bằng phương pháp lập các ô xếp chồng lên nhau ở

3 điểm thuộc 3 độ cao khác nhau, kết quả chỉ ra :

ÔLB01: Tọa dộ địa lý 12°02’23,7” vĩ bắc 108°25’38,1” kinh đông. Độ cao: 1794m. Độ dốc

30°, hướng dốc: TB-ĐN.

Biểu thị tương quan giữa kích thước ô xếp chồng và số loài:

Nhận xét: Khi kích thước các ô chồng của ô LB01 tăng thì số loài thực vât có mạch cũng

tăng theo đến kích thước 35m x 35m thì gần như không tăng và trên đồ thị có một điểm uốn.

ÔTL01: tọa độ địa lý 11º53’02” vĩ độ bắc, 108°25’57,0” kinh độ đông. Độ cao: 1462m. Độ

dốc:15º. Hướng dốc: N-B

Biểu thị tương quan giữa kích thước ô xếp chồng và số loài:

Kích thước ô xếp chồng

Số loài

10mx10m 22 15mx15m 29 20mx20m 34 25mx25m 37 30mx30m 39 35mx35m 40 40mx40m 40

Số loài

Kích thước ô xếp chồng

Số loài

10mx10m 21 15mx15m 28 20mx20m 33 25mx25m 37 30mx30m 40 35mx35m 42 40mx40m 42

Số loài

Kích thước

Page 31: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

31

05

1015202530354045

0 10m x10m

15m x15m

20m x20m

25m x25m

30m x30m

35m x35m

40x40

Nhận xét: Khi kích thước các ô chồng của ô TL01 tăng thì số loài thực vật có mạch cũng tăng

theo đến kích thước 35m x 35m thì gần như không tăng , và trên đồ thị có một điểm uốn

Ô DL01: Tọa độ địa lý 11°23’20,6” vĩ độ bắc 108º05’22,0” kinh độ đông. Độ cao: 890m .Độ

dốc: 25°. Hướng dốc: Đ-T

Biểu thị tương quan giữa kích thước ô xếp chồng và số loài .

Nhận xét: Khi kích thước các ô chồng của ô DL01 tăng thì số loài thực vật có mạch cũng

tăng theo đến kích thước 35m x 35m thì gần như không tăng và trên đồ thị có một điểm uốn.

Như vậy từ kết quả nghiên cứu tương quan số loài và kích thước các ô xếp chồng ở cả

ba ô tiêu chuẩn (LB01, TL01, DL01) đã cho biết kích thước thích hợp cho việc nghiên cứu đa

dạng sinh học thực vật ở kiểu rưng thông ba lá (Pinus kesiya) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng của ô

tiêu chuẩn là: 35m x 35m.

II. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT Ở CÁC Ô

TIÊU CHUẨN.

Áp dụng kích thước ô tiêu chuẩn 35m x 35m cho việc nghiên cứu đa dạng thực vật ở

rừng thông ba lá (Pinus kesiya) mọc tự nhiên ở tỉnh Lâm Đồng và vùng lân cận. Các ô được

thiết lập trên các đai cao độ khác nhau từ 800m đến 2000m, có độ dốc và hướng dốc khác

Kích thước

Kích thước ô xếp chồng

Số loài

10mx10m 20 15mx15m 27 20mx20m 32 25mx25m 38 30mx30m 40 35mx35m 40 40mx40m 41

Số loài

Kích thước

Page 32: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

32

nhau chủ yếu trên các địa hình chia cắt khá mạnh, các vị trí ô được xác định bằng vĩ độ và

kinh độ theo phương pháp đã nêu trên. Đồng thời số lượng và thành phần loài, số các thể và

chỉ số đa dạng Margalef (DMarg) cũng được xác định bằng các phương pháp và công thức tính

được nêu trên phần phương pháp nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu được chỉ ra như sau:

Ô LB01

Vị trí: 120 02’23,7’’ vĩ Bắc

1080 25’38,1’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.794

Độ dốc : 300

Hướng dốc : TB-ĐN

Số loài (S) : 40 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 22

- Cây gỗ nhỏ : 51

- Cây dạng bụi : 780

- Cây dạng cỏ : 42.875

Tổng số cá thể của ô LB01, N = 43.728

DMarg = 3,65

Page 33: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

33

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô LB01

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng sống Tình trạng

1

Ngành LYCOPDIOPHYTA

Họ Selaginellaceae

Selaginella monospora Spring

Quyển bá đơn bào tử

Thero.

2

Họ Aspleniaceae

Asplenium affine Sw.

Ráng can xỉ gần

Epi.

3

Họ Blechnaeae

Brainea insignis ( HooK.) J. Smith

Ráng biệt xỉ

Nano.

4

Họ Polypodiaceae

Crypsinus rhynchoplyllus (HooK.) Copel.

Đuôi phụng lá sồi

Epi.

5

Họ Polypodiaceae

Pyrrosia lingua (Thunb.) Farw. Var. lingua

Ráng tai chuột lưỡi dao

Epi.

6

Họ Pteridaceae

Pteris vittata L.

Seo gà, chân xỉ

Cryp.

7

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

8

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Acanthaceae

Lepidagathis hyalina Ness

Lân chùy

Thero.

9

Họ Apriaceae

Centella asiatica (L.)Urb.

Rau má

Chamae.

10

Họ Asteraceae

Ainsliaea petelotii Merr.

Anh lệ petelot.

Chamae.

11 Colobogyne langbianense Gagn. Riu Thero.

12 Elephantopus scaber L. Chân voi nhám Chamae.

13 Gynura divaricata (L.) DC. Bầu đất, tam thất giả Chamae.

14 Sonchus oleraceus L. Nhũ cúc Thero.

15

Họ Berberidaceae

Mahonia nepalensis DC.

Hoàng liên ôrô

Nano.

16

Họ Caprifoliaceae

Virburnum coriaceum Bl.

Vót dai

Micro.

Page 34: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

34

17

Họ Chloranthaceae

Chloranthus japonicus Sieb.

Sói nhật

Thero.

18

Họ Ericaeae

Craibiodendron stellatum (Pierre ex Lanees)

W.W.

Sm

Cáp mộc hình sao

Micro.

19 Vaccinium iteophyllum Hance Nem lá liễu Micro.

20

Họ Euphorbiaceae

Aporusa serrate Gagnep.

Tai nghé răng

Micro.

21

Họ Fabaceae

Desmodium concinnum DC.

Tràng quả nghệ thuật

Nano.

22 Indigofera stachyodes Lindl. Chàm cua Nano.

23

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.)

Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

24 Quercus helferiana A.DC. Sồi Helfer. Micro.

25

Họ Gentianaceae

Gentiana langbianensis A, Chev. ex H. Smith

Long đởm Langbian

Thero.

26

Họ Lamiaceae

Elsholtzia blanda (Benth.) Benth.

Chùa dù

Nano.

27

Họ Rosaceae

Rubus annamensis Card.

Dum Trung bộ

Nano.

28

Lớp LILIOPSIDA

Họ Asparagaceae

Asparagus filicinus Buch – Ham ex D.Don.

Thiên môn ráng

Lian.

29

Họ Commelinaceae

Cyanotis papilionacea Roem. & Schult.f.

Bích trai Burman

Thero.

30

Họ Cyperaceae

Fimbristylis oblonga T.Koyama

Mao thư tròn dài

Thero.

31

Họ Poaceae Arudinella setosa Trin.

Trúc thảo lông

Chamae.

32 Axonopus combressus (Sw.) Beauv. Cỏ lá gừng Cryp.

33 Coelorachis striata (Steud.) A. Cam. Xoang trục sọc Chamae.

34 Digitaria violascens Link Túc hình tím Chamae.

Page 35: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

35

35 Eragrostis zeylanica Nees & Mey. Tinh thảo tích lan Chamae.

36 Eulalia velutina (Hack.) Kuntze Cát vĩ lông Chamae.

37 Themeda caudata (Nees.) HacK. Cỏ phao Chamae.

38

Họ Smilacaceae

Smilax lanceifolia Roxb.

Kim cang thon

Lian.

39

Họ Zingiberaceae

Hedychium gardnerianum Rosc.

Ngải tiên

Cryp.

40 Zingiber rubens Roxb. Gừng đỏ Cryp.

Ô LB02

Vị trí: 120 02’27,1’’ vĩ Bắc

1080 25’32,9’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.988m

Độ dốc : 150

Hướng dốc : T-Đ

Số loài (S) : 39 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 21

- Cây gỗ nhỏ : 47

- Cây dạng bụi : 712

- Cây dạng cỏ : 44.100

Tổng số cá thể của ô LB02, N = 44.880

DMarg = 3,55

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô BL02

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình trạng

1

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Adiantaceae

Adiantum stenochlamys Bak.

Ráng nguyệt sĩ

Cryp.

2

Họ Blechnaeae

Woodwardia Japonica (L.f.) J.Sm.

Ráng bích hoa nhật

Chamae

3

Họ Dennstaedtiaceae

Microlepia platyphylla (D.Don) J.Smith

Ráng vi lân

Cryp.

Page 36: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

36

4

Họ Polypodiaceae

Paragramma banaensis (C. Chr). Ching

Ráng song vân Bà Nà

Epi.

5

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

6

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Apriaceae

Pimpenella diversifolia DC.

Băng biện

Chamae.

7

Họ Asclepiadaceae

Hoya macrophylla Blume.

Hồ da lá to

Epi.

8

Họ Asteraceae

Ageratum conyzoides L.

Cỏ cứt heo

Chamae.

9 Anaphalis lactea Maxim Bạch nhung sữa Thero.

10 Hypochaeris radicata L. Miêu nhĩ Chamae.

11 Wedenia wallichii Lees Sơn cúc núi Thero.

12

Họ Buddleiaceae

Buddleia asiatica Lour.

Bọ chó, búp lệ

Nano.

13

Họ Campanulaceae

Codonopsis Javanica (Bl.) HooK.f.

Đảng sâm Java

Lian.

14

Họ Caprifoliaceae

Virburnum coriaceum Bl.

Vót dai

Micro.

15

Họ Chloranthaceae

Chloranthus japonicus Sieb.

Sói nhật

Thero.

16

Họ Ericaeae

Craibiodendron stellatum (Pierre ex Lanees) W.W.Sm

Cáp mộc hình sao

Micro.

17 Lyonica ovalifolia (Wall.) Drude Ca di xoan Micro.

18 Vaccinium iteophyllum Hance Nem lá liễu Micro.

19

Họ Euphorbiaceae

Glochidion daltonii (Muel-Arg.) Kurz.

Sóc daltonii

Micro.

20 Sauropus bicolor Craib Bồ ngót hai màu Nano.

21

Họ Fabaceae

Desmodium concinnum DC.

Tràng quả nghệ thuật

Nano.

22 Flemingia lincata var. glutinosa Prain Tóp mở lá nhỏ Nano.

Page 37: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

37

23

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.) Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

24 Quercus lanata Smith in Rees. Sồi lông Micro.

25

Họ Melastomataceae

Melastoma saigonense (Kuntze) Merr.

Mua lông

Nano.

26

Lớp LILIOPSIDA

Họ Amaryllidaceae

Hypoxis aurea Lour.

Hạ trâm, tiên mao

Chamae.

27

Họ Commelinaceae

Cyanotis vaga (Lour.) Roem. & Schult.f.

Bích trai hoang

Thero.

28

Họ Convallariaceae

Disporum cantonense ( Lour.) Merr.

Song bào

Chamae.

29

Họ Cyperaceae

Fimbristylis oblonga T.Koyama

Mao thư tròn dài

Thero.

30

Họ Orchidaceae

Habenaria ciliolaris (L.) Kraenzel

Hà biện râu

Thero.

31

Họ Poaceae Coelorachis striata (Steud.) A. Cam.

Xoang trục sọc

Chamae.

32 Digitaria radicosa (Prese) Miq. Cỏ chân nhện Thero.

33 Eragrostis nigra Nees ex Steud Tinh thảo đen Chamae.

34 Eulalia velutina (Hack.) Kuntze Cát vĩ lông Chamae.

35 Imperata cylindrica (L.) P.Beauv. Cỏ tranh Cryp.

36 Panicum repens L. Cỏ ống Cryp.

37 Saccharum spontaneum L. Cỏ bông lau Chamae.

38

Họ Smilacaceae

Smilax glabra wall.ex.Roxb.

Thổ phục linh

Lian.

39

Họ Zingiberaceae

Zingiber rubens Roxb.

Gừng đỏ

Cryp.

Ô LB03

Vị trí: 120 02’28,8’’ vĩ Bắc

1080 25’40,8’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.890m

Độ dốc : 120

Hướng dốc : TB-ĐN

Page 38: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

38

Số loài (S) : 41 loài

Số cá thể (N) : 39.024

- Cây gỗ lớn : 23

- Cây gỗ nhỏ : 72

- Cây dạng bụi : 954

- Cây dạng cỏ : 37.975

Tổng số cá thể của ô LB03, N = 39.024

DMarg = 3,78

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô LB03

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình trạng

1

Ngành LYCOPDIOPHYTA

Họ Selaginellaceae

Selaginella monospora Spring

Quyển bá đơn bào tử

Thero.

2

Họ Blechnaeae

Brainea insignis ( HooK.) J. Smith

Ráng biệt xỉ

Nano.

3

Họ Dennstaedtiaceae

Pteridium aquilinum (L.) Kuhn.

Ráng đại dực

Cryp.

4

Họ Gleicheniaceae

Dicranopteris linearis (Burn.) Underw.

Guột, tế, ráng tây sơn

Cryp.

5

Họ Polypodiaceae

Pyrrosia lingua (Thunb.) Farw. Var. lingua

Ráng tai chuột lưỡi dao

Epi.

6

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

7

Họ Apriaceae

Centella asiatica (L.)Urb.

Rau má

Chamae.

8

Họ Asteraceae

Colobogyne langbianense Gagn.

Riu

Thero.

9 Conyza canadense (L.) Crong. Thượng lão, tai hùm Thero.

10 Elephantopus scaber L. Chân voi nhám Chamae.

11 Emilia sonchifolia (L.) DC Cỏ chua lè Thero.

Page 39: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

39

12 Gerbera piloselloides (L.) Cass. Cúc lông, Chamae.

13 Sonchus oleraceus L. Nhũ cúc Thero.

14

Họ Draseraceae

Drosera burmannii Vahl.

Bắt ruồi

Thero.

15

Họ Ericaeae

Craibiodendron stellatum (Pierre ex Lanees) W.W.Sm

Cáp mộc hình sao

Micro.

16 Lyonica ovalifolia (Wall.) Drude Ca di xoan Micro.

17

Họ Euphorbiaceae

Glochidion daltonii (Muel-Arg.) Kurz.

Sóc daltonii

Micro.

18 Phyllanthus em blica L Me rừng Micro.

19

Họ Fabaceae

Archidendron chevalieri (Kost.) I. Niels.

Doi Chevalier

Micro.

20 Campylotropis pinetorum (Kurz) Schindl. Biến hương rừng thông Nano.

21 Desmodium multiflorum DC. Tràng quả nhiều hoa Chamae.

22 Dunbaria polocarpa Kurz. Đông ba trái có cọng Lian.

23 Indigofera stachyodes Lindl. Chàm cua Nano.

24

Họ Fagaceae

Quercus kerri Craib.

Sồi kerr

Micro.

25 Quercus lanata Smith in Rees. Sồi lông Micro.

26

Họ Lamiaceae

Elsholtzia winitiana Craib

Hương nhu xạ

Nano.

27

Họ Leeaceae

Leea rubra Bl. ex Spreng.

Gối hạc

Chamae.

28

Họ Melastomataceae

Melastoma saigonense (Kuntze) Merr.

Mua lông

Nano.

29 Osbeckia stellata Buch. Ham. ex D.Don An bích sao Chamae.

30

Họ Myricaceae

Myrica esculenta Buch. – Ham. ex D.Don var.

Chevalieri (Dode) Pham Hoang

Dâu rượu

Micro.

31

Lớp LILIOPSIDA

Họ Commelinaceae

Cyanotis papilionacea Roem. & Schult.f.

Bích trai Burman

Thero.

32 Cyperus halpan L. Cú cỏm Chamae.

Họ Phormiaceae

Page 40: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

40

33 Dianella ensifolia (L.) DC. Hương bài Chamae.

34

Họ Poaceae Axonopus affinis A.Chase

Cỏ thảm

Cryp.

35 Digitaria radicosa (Prese) Miq. Cỏ chân nhện Thero.

36 Eulalia phaeothrix (Hack.) Kuntze Cát vĩ lông vàng Chamae.

37 Panicum notatum Retz. Kê núi Thero.

38 Sporobolus tenellus Bal. Xạ tử mảnh Thero.

39 Themeda caudata (Nees.) HacK. Cỏ phao Chamae.

40

Họ Smilacaceae

Smilax lanceifolia Roxb.

Kim cang thon

Lian.

41

Họ Zingiberaceae

Zingiber rubens Roxb.

Gừng đỏ

Cryp.

Ô TL01

Vị trí: 110 53’0,2’’ vĩ Bắc

1080 25’57,0’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.462m

Độ dốc : 150

Hướng dốc : N-B

Số loài (S) : 42 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 22

- Cây gỗ nhỏ : 70

- Cây dạng bụi : 871

- Cây dạng cỏ : 39.200

Tổng số cá thể của ô TL01, N = 40.163

DMarg = 3,65

Page 41: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

41

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô TL01

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình trạng

1

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Gleicheniaceae

Dicranopteris linearis (Burn.) Underw.

Guột, tế, ráng tây sơn

Cryp.

2

Họ Polypodiaceae

Gonophlebium subauriculatum (Bl.) Prest.

Ráng đa túc

Epi.

3

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

4

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Asteraceae

Bidens pilosa L.

Đơn buốt,

Thero.

5 Galingsoga parviflora Cav. Vi cúc Thero.

6 Spilanthes paniculata wall. ex DC. Cúc áo, nút áo Thero.

7

Họ Ericaeae

Craibiodendron stellatum (Pierre ex Lanees) W.W.Sm

Cáp mộc hình sao

Micro.

8 Lyonica ovalifolia (Wall.) Drude Ca di xoan Micro.

9

Họ Euphorbiaceae

Aporusa serrate Gagnep.

Tai nghé răng

Micro.

10 Glochidion daltonii (Muel-Arg.) Kurz. Sóc daltonii Micro.

11

Họ Fabaceae

Cassia mimosoides L.

Muống trinh nữ

Thero.

12 Desmodium griffithianum Benth. Tràng quả Griffith. Chamae.

13 Desmodium umbellatum (L.) Dc. Tráng quả tán Thero.

14 Dunbaria polocarpa Kurz. Đông ba trái có cọng Lian.

15 Flemingia lincata var. glutinosa Prain Tóp mở lá nhỏ Nano.

16 Flemingia macophylla (Willd.) Prain Tóp mở lá to Nano.

17 Indigofera nigrescens Kurz. ex King & Prain Chàm đen Nano.

Page 42: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

42

18

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.) Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

19 Quercus lanata Smith in Rees. Sồi lông Micro.

20 Quercus setulosa Hickel& A. Camus Sồi duối Micro.

21

Họ Lauraceae

Lindera spicata Kosterm.

Liên đàn gié

Micro.

22

Họ Lythraceae

Rotala rotundifolia (HooK.f. ex Roxb) Koehne

Luân thảo lá tròn

Thero.

23

Họ Melastomataceae

Melastoma chevalieri Guill.

Mua chevalier

Nano.

24 Osbeckia cupulasis D.Don ex W. & Arn. An bích đầu Thero.

25 Osbeckia stellata Buch. Ham. ex D.Don An bích sao Chamae.

26

Họ Myrsinaceae

Ardisia annamensis Pit.

Cơm nguội Trung bộ

Nano.

27

Họ Polygalaceae

Polygala paniculata L.

Kích nhũ, dầu nóng

Thero.

28

Họ Proteaceae

Helicia excelsa (Roxb.) Blume

Quản hoa cao

Micro.

29

Họ Rosaceae

Rubus alceaefolius Poir.

Mâm xôi

Nano.

30 Rubus cochinchinensis Traht. Ngấy hương Nano.

31

Họ Rubiaceae

Hedyotis rudis (Pierre ex Pit.) Phamh.

An điền nhám

Thero.

32

Họ Scrophulariaceae

Alectra arvenses (Benth.) Merr.

Ô núi Ava

Thero.

33

Họ Theaceae

Ternstroemia japonica (Thunb.) Thunb.

Giang núi

Micro.

34

Họ Violaceae

Viola inconspicua Blume

Hoa tím ẩn

Chamae.

35

Lớp LILIOPSIDA

Họ Convallariaceae

Disporum cantonense ( Lour.) Merr.

Song bào

Chamae.

Page 43: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

43

36

Họ Phormiaceae

Dianella ensifolia (L.) DC.

Hương bài

Chamae.

37

Họ Poaceae Coelorachis pratensis (Bal.) A.Cam.

Xoang trục đồng cỏ

Chamae.

38 Diectomis fastigiata (Sw.) Kunth Song đoạn Chamae.

39 Erianthus arundinaceus (Retz.) Jeswiet. ex Heyne

Lau Chamae.

40 Exotheca abyssinica (A. Rich.) A nders. Ngoại giáp Chamae.

41

Họ Smilacaceae

Smilax glabra wall.ex.Roxb.

Thổ phục linh

Lian.

42

Họ Zingiberaceae

Zingiber rubens Roxb.

Gừng đỏ

Cryp.

Ô TL02

Vị trí: 110 52’52,2’’ vĩ Bắc

1080 25’58,3’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.553m

Độ dốc : 320

Hướng dốc : TN-ĐB

Số loài (S) : 39 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 21

- Cây gỗ nhỏ : 85

- Cây dạng bụi : 587

- Cây dạng cỏ : 34.300

Tổng số cá thể của ô TL02, N = 34.993

DMarg = 3,63

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô TL02

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình trạng

1

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

Page 44: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

44

2

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Asteraceae

Eupatorium odoratum L.

Cỏ Lào, cỏ cộng sản

Thero.

3 Gynura crepidoides Benth. Rau tàu bay Thero.

4

Họ Campanulaceae

Codonopsis Javanica (Bl.) HooK.f.

Đảng sâm Java

Lian.

5

Họ Chloranthaceae

Chloranthus japonicus Sieb.

Sói nhật

Thero.

6

Họ Ericaeae

Craibiodendron stellatum (Pierre ex Lanees) W.W.Sm

Cáp mộc hình sao

Micro.

7 Vaccinium iteophyllum Hance Nem lá liễu Micro.

8

Họ Euphorbiaceae

Glochidion daltonii (Muel-Arg.) Kurz.

Sóc daltonii

Micro.

9 Phyllanthus em blica L Me rừng Micro.

10

Họ Fabaceae

Campylotropis pinetorum (Kurz) Schindl.

Biến hương rừng thông

Nano.

11 Clitoria macrophylla Wall. ex Benth. Biếc lá to Lian.

12 Crotalaria albida Heyne ex Roth. Sục sạc trắng Chamae.

13 Flemingia macophylla (Willd.) Prain Tóp mở lá to Nano.

14 Indigofera stachyodes Lindl. Chàm cua Nano.

15 Shuteria suffutta Benth. Mang sang Thero.

16

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.) Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

17 Quercus helferiana A.DC. Sồi Helfer. Micro.

18 Quercus lanata Smith in Rees. Sồi lông Micro.

19

Họ Juglandaceae

Engelhardia spicata Lesch. ex Blume

Chẹo bông

Micro.

20

Họ Leeaceae

Leea rubra Bl. ex Spreng.

Gối hạc

Chamae.

Họ Melastomataceae

Page 45: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

45

21 Melastoma saigonense (Kuntze) Merr. Mua lông Nano.

22 Osbeckia chinenensis L. An bích Trung Quốc Chamae.

23

Họ Myricaceae

Myrica esculenta Buch. – Ham. ex D.Don var.

Chevalieri (Dode) Pham Hoang

Dâu rượu

Micro.

24

Họ Myrsinaceae

Ardisia mirabilis Pit.

Cơm nguội lạ

Nano.

25

Họ Oxalidaceae

Oxalis corniculata L

Me đất nhỏ

Chamae.

26

Họ Polygalaceae

Polygala paniculata L.

Kích nhũ, dầu nóng

Thero.

27

Họ Proteaceae

Helicia excelsa (Roxb.) Blume

Quản hoa cao

Micro.

28

Họ Rosaceae

Rubus annamensis Card.

Dum Trung bộ

Nano.

29

Họ Rubiaceae

Hedyotis auricularia L.

An điền tai

Thero.

30

Họ Rutaceae

Glycosmis pentaphylla (Retz.) DC.

Ba chạc

Nano.

31

Họ Styracaceae

Styrax benjoin Dryand

An tức

Micro.

32

Lớp LILIOPSIDA

Họ Commelinaceae

Commelina commuris L.

Trai thường

Thero.

33

Họ Orchidaceae

Dendrobium christyanum Reichb.f.

Hỏa hoàng

Epi.

34

Họ Phormiaceae

Dianella ensifolia (L.) DC.

Hương bài

Chamae.

35

Họ Poaceae Coelorachis pratensis (Bal.) A.Cam.

Xoang trục đồng cỏ

Chamae.

36 Coelorachis striata (Steud.) A. Cam. Xoang trục sọc Chamae.

37 Digitaria radicosa (Prese) Miq. Cỏ chân nhện Thero.

38 Erianthus fastigiatus Nees ex Steud Mao phướng chụm Chamae.

Page 46: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

46

39

Họ Zingiberaceae

Zingiber rubens Roxb.

Gừng đỏ

Cryp.

Ô TL03

Vị trí: 110 52’42,3’’ vĩ Bắc

1080 26’10,2’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.383m

Độ dốc : 100

Hướng dốc : TN-ĐB

Số loài (S) : 41 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 25

- Cây gỗ nhỏ : 122

- Cây dạng bụi : 825

- Cây dạng cỏ : 50.225

Tổng số cá thể của ô TL03, N = 51.197

DMarg = 3,69

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô TL03

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình trạng

1

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Gleicheniaceae

Dicranopteris linearis (Burn.) Underw.

Guột, tế, ráng tây sơn

Cryp.

2

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Keteleeria evelyniana Mast

Du sam núi đất

Macro.

3 Pinus kesiya Royle ex Gordon Thông ba lá Macro.

4

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Asteraceae

Dichrocephala integrifolia (L.f.) Kuntre

Lưỡng sắt lá nguyên

Thero.

5 Gynura crepidoides Benth. Rau tàu bay Thero.

Page 47: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

47

6

Họ Euphorbiaceae

Phyllanthus amarus Schum. & Thonn.

Diệp hạ châu trắng

Thero.

7

Họ Fabaceae

Archidendron chevalieri (Kost.) I. Niels.

Doi Chevalier

Micro.

8 Campylotropis pinetorum (Kurz) Schindl. Biến hương rừng thông Nano.

9 Cassia mimosoides L. Muống trinh nữ Thero.

10 Desmodium umbellatum (L.) Dc. Tráng quả tán Thero.

11 Dunbaria polocarpa Kurz. Đông ba trái có cọng Lian.

12 Flemingia lincata var. glutinosa Prain Tóp mở lá nhỏ Nano.

13 Flemingia macophylla (Willd.) Prain Tóp mở lá to Nano.

14 Indigofera nigrescens Kurz. ex King & Prain Chàm đen Nano.

15 Indigofera stachyodes Lindl. Chàm cua Nano.

16 Tephrosia purpurea (L.) Pers. Đoản kiếm tía Chamae.

17 Uraria rufescens (DC.) Schindl. Hầu vĩ hoe Chamae.

18

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.) Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

19 Lithocarpus parvulus (Hickel & A.Camus) A.Camus Dẻ gùi Micro.

20 Quercus helferiana A.DC. Sồi Helfer. Micro.

21 Quercus kerri Craib. Sồi kerr Micro.

22 Quercus lanata Smith in Rees. Sồi lông Micro.

Ô NV01

Vị trí: 110 52’21,4’’ vĩ Bắc

1080 26’16,3’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.334m

Độ dốc : 150

Hướng dốc : N-B

Số loài (S) : 43 loài

Page 48: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

48

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 18

- Cây gỗ nhỏ : 65

- Cây dạng bụi : 982

- Cây dạng cỏ : 51.450

Tổng số cá thể của ô NV01, N = 52.515

DMarg = 3,86

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô NV01

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình trạng

1

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Gleicheniaceae

Dicranopteris linearis (Burn.) Underw.

Guột, tế, ráng tây sơn

Cryp.

2

Ngành PINOPHYTA

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

3

Họ Asteraceae

Bidens pilosa L.

Đơn buốt,

Thero.

4 Emilia sonchifolia (L.) DC Cỏ chua lè Thero.

5 Gnaphalium luteo-album L. Khúc vàng Thero.

6 Họ Fabaceae

Desmodium umbellatum (L.) Dc.

Tráng quả tán

Thero.

7 Dunbaria polocarpa Kurz. Đông ba trái có cọng Lian.

8 Flemingia lincata var. glutinosa Prain Tóp mở lá nhỏ Nano.

9 Indigofera longicandata Thuân Chàm đuôi dài Nano.

10 Indigofera stachyodes Lindl. Chàm cua Nano.

11 Shuteria suffutta Benth. Mang sang Thero.

12 Tephrosia purpurea (L.) Pers. Đoản kiếm tía Chamae.

13 Uraria rufescens (DC.) Schindl. Hầu vĩ hoe Chamae.

14

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.) Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

Page 49: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

49

15 Quercus helferiana A.DC. Sồi Helfer. Micro.

16 Quercus kerri Craib. Sồi kerr Micro.

17 Quercus lanata Smith in Rees. Sồi lông Micro.

18

Họ Juglandaceae

Engelhardia spicata Lesch. ex Blume

Chẹo bông

Micro.

19

Họ Lauraceae

Lindera spicata Kosterm.

Liên đàn gié

Micro.

20

Họ Melastomataceae

Melastoma saigonense (Kuntze) Merr.

Mua lông

Nano.

21 Osbeckia chinenensis L. An bích Trung Quốc Chamae.

22

Họ Myrsinaceae

Ardisia annamensis Pit.

Cơm nguội Trung bộ

Nano.

23 Ardisia mirabilis Pit. Cơm nguội lạ Nano.

24

Họ Nepenthacece

Nepenthes annamensis Macfarl.

Bình nước Trung bộ

Chamae.

25

Họ Proteaceae

Helicia excelsa (Roxb.) Blume

Quản hoa cao

Micro.

26

Họ Rosaceae

Rubus alceaefolius Poir.

Mâm xôi

Nano.

27 Rubus cochinchinensis Traht. Ngấy hương Nano.

28

Họ Rubiaceae

Hedyotis auricularia L.

An điền tai

Thero.

29

Họ Rutaceae

Clausena excavata Burm.f.

Giổi lõm, dâu da

Nano.

30

Họ Scrophulariaceae

Alectra arvenses (Benth.) Merr.

Ô núi Ava

Thero.

31

Họ Sterculiaceae

Helicteres angustifolia L.

Ổ kén

Nano.

32 Helicteres hirsuta Lour. Con chuột Nano.

33 Ternstroemia japonica (Thunb.) Thunb. Giang núi Micro.

Lớp LILIOPSIDA

Họ Cyperaceae

Page 50: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

50

34 Kyllinga melanosperma Nees Bạch đầu Chamae.

35

Họ Phormiaceae

Dianella ensifolia (L.) DC.

Hương bài

Chamae.

36

Họ Poaceae Arudinella setosa Trin.

Trúc thảo lông

Chamae.

37 Coelorachis striata (Steud.) A. Cam. Xoang trục sọc Chamae.

38 Eulalia fimbriata (Hack.) Kuntze Cát vĩ rìa Chamae.

39 Paspalum orbiculare Forst. San tròn Chamae.

40 Rhynchelytrum repens (Willd.) C.E. Hubb. Hồng nhung Thero.

41 Themeda arundinacea (Roxb.) HacK. Lô sậy Chamae.

42

Họ Smilacaceae

Smilax glabra wall.ex.Roxb.

Thổ phục linh

Lian.

43

Họ Zingiberaceae

Zingiber rubens Roxb.

Gừng đỏ

Cryp.

Ô DTL01

Vị trí: 110 54’25,5’’ vĩ Bắc

1080 27’28,9’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.228m

Độ dốc : 280

Hướng dốc : N-B

Số loài (S) : 42 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 21

- Cây gỗ nhỏ : 58

- Cây dạng bụi : 751

- Cây dạng cỏ : 47.775

Tổng số cá thể của ô DTL01, N = 48.605

DMarg = 3,80

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô DTL01

Page 51: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

51

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình

trạng

1

Ngành LYCOPDIOPHYTA

Họ Lycopodiaceae

Lycopodionella cernuua (L.) Pic.Serm.

Thạch tùng nghiên

Thero.

2

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Adiantaceae

Adiantum stenochlamys Bak.

Ráng nguyệt sĩ

Cryp.

3

Họ Aspleniaceae

Asplenium affine Sw.

Ráng can xỉ gần

Epi.

4

Họ Blechnaeae

Woodwardia Japonica (L.f.) J.Sm.

Ráng bích hoa nhật

Chamae

5

Họ Gleicheniaceae

Dicranopteris linearis (Burn.) Underw.

Guột, tế, ráng tây sơn

Cryp.

6 Họ Polypodiaceae

Lemmaplyllum carnosum (HooK.) C. Presl.

Ráng vảy ốc nạc

Epi.

7

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

8

Họ Anacardiaceae

Rhus chinensis Muell.

Muối, Ngũ bội tử

Micro.

9

Họ Asclepiadaceae

Hoya macrophylla Blume.

Hồ da lá to

Epi.

10

Họ Asteraceae

Ageratum conyzoides L.

Cỏ cứt heo

Chamae.

11 Conyza canadense (L.) Crong. Thượng lão, tai hùm Thero.

12 Vernonia squarrosa (D.Don) Less. Bạch đầu Chamae.

13 Wedenia wallichii Lees Sơn cúc núi Thero.

14

Họ Buddleiaceae

Buddleia asiatica Lour.

Bọ chó, búp lệ

Nano.

15

Họ Chloranthaceae

Chloranthus japonicus Sieb.

Sói nhật

Thero.

16

Họ Ericaeae

Craibiodendron stellatum (Pierre ex Lanees)

Cáp mộc hình sao

Micro.

Page 52: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

52

17 Glochidion daltonii (Muel-Arg.) Kurz. Sóc daltonii Micro.

18 Phyllanthus em blica L Me rừng Micro.

19

Họ Fabaceae

Archidendron chevalieri (Kost.) I. Niels.

Doi Chevalier

Micro.

20 Crotalaria albida Heyne ex Roth. Sục sạc trắng Chamae.

21 Desmodium griffithianum Benth. Tràng quả Griffith. Chamae.

22 Desmodium sp. Đậu lá nhỏ Thero.

23 Dunbaria polocarpa Kurz. Đông ba trái có cọng Lian.

24

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.)

Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

25

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Quercus helferiana A.DC.

Sồi Helfer.

Micro.

26

Họ Juglandaceae

Engelhardia spicata Lesch. ex Blume

Chẹo bông

Micro.

27

Họ Lamiaceae

Elsholtzia winitiana Craib

Hương nhu xạ

Nano.

28

Họ Loganiaceae

Mitrasaeme eriophila Leenh.

Sắc mạo cát

Thero.

29

Họ Melastomataceae

Osbeckia cupulasis D.Don ex W. & Arn.

An bích đầu

Thero.

30

Họ Moraceae

Ficus hirta Vahl var. roxburghii (Miq.) King

Ngái khỉ

Nano.

31

Họ Myricaceae

Myrica esculenta Buch. – Ham. ex D.Don var.

Chevalieri (Dode) Pham Hoang

Dâu rượu

Micro.

32

Họ Myrsinaceae

Ardisia annamensis Pit.

Cơm nguội Trung bộ

Nano.

33

Họ Nepenthacece

Nepenthes annamensis Macfarl.

Bình nước Trung bộ

Chamae.

34

Họ Rosaceae

Rubus annamensis Card.

Dum Trung bộ

Nano.

Họ Rubiaceae

Page 53: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

53

35 Hedyotis auricularia L. An điền tai Thero.

36

Họ Commelinaceae

Murdannia simplex (Vahl.) Brenan

Trai lá hẹp

Thero.

37

Họ Cyperaceae

Fimbristylis gracilenta Hance

Mao thư mảnh

Thero.

38

Họ Poaceae Arudinella setosa Trin.

Trúc thảo lông

Chamae.

39 Coelorachis striata (Steud.) A. Cam. Xoang trục sọc Chamae.

40 Setaria pumila (Poir.) Roem. & Schult. Đuôi chồn nhỏ Chamae.

41 Themeda arguens (L.) HacK Lô nhọn Thero.

42

Họ Smilacaceae

Smilax glabra wall.ex.Roxb.

Thổ phục linh

Lian.

Ô DTL02

Vị trí: 110 54’17,4’’ vĩ Bắc

1080 27’29,3’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.310m

Độ dốc : 350

Hướng dốc : ĐN-TB

Số loài (S) : 39 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 22

- Cây gỗ nhỏ : 71

- Cây dạng bụi : 684

- Cây dạng cỏ : 39.200

Tổng số cá thể của ô DTL02, N = 39.977

DMarg = 3,59

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô DTL02

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình

trạng

1

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Adiantaceae

Adiantum stenochlamys Bak.

Ráng nguyệt sĩ

Cryp.

Page 54: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

54

2

Họ Aspleniaceae

Asplenium affine Sw.

Ráng can xỉ gần

Epi.

3

Họ Dennstaedtiaceae

Pteridium aquilinum (L.) Kuhn.

Ráng đại dực

Cryp.

4

Họ Dipteridaceae

Dipteris conjugata (Kaulf.) Reinw.

Song dực đôi

Cryp.

5

Họ Gleicheniaceae

Dicranopteris linearis (Burn.) Underw.

Guột, tế, ráng tây sơn

Cryp.

6 Paragramma banaensis (C. Chr). Ching Ráng song vân Bà Nà Epi.

7

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

8

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Asteraceae

Conyza canadense (L.) Crong.

Thượng lão, tai hùm

Thero.

9 Eupatorium odoratum L. Cỏ Lào, cỏ cộng sản Thero.

10 Vernonia squarrosa (D.Don) Less. Bạch đầu Chamae.

11

Họ Boraginaceae

Cynoglossum zeylanicum (Vahl. ex Hornem.)

Thunb. ex Lehm.

Khuyến thiệt

Thero.

12

Họ Euphorbiaceae

Aporusa serrate Gagnep.

Tai nghé răng

Micro.

13 Glochidion daltonii (Muel-Arg.) Kurz. Sóc daltonii Micro.

14 Phyllanthus em blica L Me rừng Micro.

15

Họ Fabaceae

Archidendron chevalieri (Kost.) I. Niels.

Doi Chevalier

Micro.

16 Crotalaria albida Heyne ex Roth. Sục sạc trắng Chamae.

17

Họ Lamiaceae

Leucas ciliata Benth.

Bạch thiệt

Thero.

18

Họ Melastomataceae

Osbeckia nepalensis HooK.

An bích Nepal

Thero.

19

Họ Myricaceae

Myrica esculenta Buch. – Ham. ex D.Don var.

Dâu rượu

Micro.

Page 55: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

55

Chevalieri (Dode) Pham Hoang

20

Họ Nepenthacece

Nepenthes annamensis Macfarl.

Bình nước Trung bộ

Chamae.

21

Họ Polygalaceae

Polygala paniculata L.

Kích nhũ, dầu nóng

Thero.

22

Họ Proteaceae

Helicia excelsa (Roxb.) Blume

Quản hoa cao

Micro.

23

Họ Rosaceae

Rubus cochinchinensis Traht.

Ngấy hương

Nano.

24

Họ Rubiaceae

Hedyotis auricularia L.

An điền tai

Thero.

25

Họ Rutaceae

Euodia lepta (Spreng.) Merr.

xoan

Nana.

26

Họ Scrophulariaceae

Alectra arvenses (Benth.) Merr.

Ô núi Ava

Thero.

27 Sopubia trifida Buch. – Ham ex G.Don Sô bu chẻ ba Thero.

28

Họ Sterculiaceae

Helicteres angustifolia L.

Ổ kén

Nano.

29

Họ Theaceae

Eurya Japonica var. harmandii Pierre ex Pitard

Chơn trà Harman

Nano.

30

Họ Tiliaceae

Grewia hirsuta Vahl.

Cò ke lông

Nano.

31 Triumfetta pseudocana Sprague & Craib. Gai đầu lông Nano.

32

Lớp LILIOPSIDA

Họ Commelinaceae

Cyanotis vaga (Lour.) Roem. & Schult.f.

Bích trai hoang

Thero.

33

Họ Cyperaceae

Cyperus halpan L.

Cú cỏm

Chamae.

34

Họ Poaceae Arudinella setosa Trin.

Trúc thảo lông

Chamae.

35 Coelorachis striata (Steud.) A. Cam. Xoang trục sọc Chamae.

36 Eragrostis nutans (Retz.) Nees ex Steud Tinh thảo nghiên Chamae.

37 Exotheca abyssinica (A. Rich.) A nders. Ngoại giáp Chamae.

38 Setaria pumila (Poir.) Roem. & Schult. Đuôi chồn nhỏ Chamae.

Page 56: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

56

39 Themeda arguens (L.) HacK Lô nhọn Thero.

Ô TN01

Vị trí: 110 55’59,8’’ vĩ Bắc

1080 22’31,6’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.378m

Độ dốc : 150

Hướng dốc :TN-ĐB

Số loài (S) : 40 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 19

- Cây gỗ nhỏ : 82

- Cây dạng bụi : 850

- Cây dạng cỏ : 52.675

Tổng số cá thể của ô TN01, N = 53.626

DMarg = 3,58

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô TN01

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình

trạng

1

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Polypodiaceae

Crypsinus rhynchoplyllus (HooK.) Copel.

Ráng ẩn thùy có múi

Epi.

2

Họ Pteridaceae

Pteris vittata L.

Seo gà, chân xỉ

Cryp.

3

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

4

Họ Anacardiaceae

Rhus chinensis Muell.

Muối, Ngũ bội tử

Micro.

5

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Apriaceae

Hydrocotyle chevalieri (Chern) Tard.

Rau má chevalier

Chamae

Page 57: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

57

6

Họ Asclepiadaceae

Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.

Hà thủ ô trắng

Lian.

7

Họ Asteraceae

Bidens pilosa L.

Đơn buốt,

Thero.

8 Blumea sinuata (Lour.) Merr. Đại bi lá lượn Thero.

9 Gnaphalium luteo-album L. Khúc vàng Thero.

10 Wedenia wallichii Lees Sơn cúc núi Thero.

11

Họ Buddleiaceae

Buddleia asiatica Lour.

Bọ chó, búp lệ

Nano.

12

Họ Campanulaceae

Codonopsis Javanica (Bl.) HooK.f.

Đảng sâm Java

Lian.

13

Họ Dilleniaceae

Tetracera scandens (L.)Merr

Dây chiều

Lian.

14

Họ Ericaeae

Craibiodendron stellatum (Pierre ex Lanees) W.W.Sm

Cáp mộc hình sao

Micro.

15 Vaccinium iteophyllum Hance Nem lá liễu Micro.

16

Họ Euphorbiaceae

Glochidion daltonii (Muel-Arg.) Kurz.

Sóc daltonii

Micro.

17 Phyllanthus em blica L Me rừng Micro.

18

Họ Fabaceae

Desmodium auricomum Grah. ex Benth.

Tràng quả tóc vàng

Thero.

19 Dunbaria villosa (Thunb.) Makino. Đậu sam Lian.

20 Vigna triloba (L.) Ver dc. Đậu ba thùy Lian.

21

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.) Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

22 Quercus helferiana A.DC. Sồi Helfer. Micro.

23 Quercus setulosa Hickel& A. Camus Sồi duối Micro.

24

Họ Lamiaceae

Leucas ciliata Benth.

Bạch thiệt

Thero.

25

Họ Melastomataceae

Melastoma saigonense (Kuntze) Merr.

Mua lông

Nano.

26 Osbeckia chinenensis L. An bích Trung Quốc Chamae.

27

Họ Myricaceae

Myrica esculenta Buch. – Ham. ex D.Don var.

Dâu rượu

Micro.

Page 58: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

58

Chevalieri (Dode) Pham Hoang

28

Họ Oxalidaceae

Oxalis corniculata L

Me đất nhỏ

Chamae.

29

Họ Rosaceae

Rubus alceaefolius Poir.

Mâm xôi

Nano.

30

Họ Rubiaceae

Hedyotis auricularia L.

An điền tai

Thero.

31

Họ Rutaceae

Glycosmis pentaphylla (Retz.) DC.

Ba chạc

Nano.

32

Họ Scrophulariaceae

Alectra arvenses (Benth.) Merr.

Ô núi Ava

Thero.

33

Họ Verbenanaceae

Lantana camara L.

Ngũ sắc

Nano.

34

Họ Commelinaceae

Cyanotis vaga (Lour.) Roem. & Schult.f.

Bích trai hoang

Thero.

35

Họ Cyperaceae

Carex lindleyana Nees

Kiết

Chamae.

36

Họ Poaceae Arudinella setosa Trin.

Trúc thảo lông

Chamae.

37 Coelorachis striata (Steud.) A. Cam. Xoang trục sọc Chamae.

38 Erianthus arundinaceus (Retz.) Jeswiet. ex Heyne

Lau Chamae.

39 Imperata cylindrica (L.) P.Beauv. Cỏ tranh Cryp.

40 Panicum notatum Retz. Kê núi Thero.

Ô SV01

Vị trí: 110 59’18,5’’ vĩ Bắc

1080 21’50,4’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.427m

Độ dốc : 350

Hướng dốc : N-B

Số loài (S) : 43 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 17

- Cây gỗ nhỏ : 65

Page 59: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

59

- Cây dạng bụi : 925

- Cây dạng cỏ : 42.875

Tổng số cá thể của ô SV01, N = 43.882

DMarg = 3,93

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô SV01

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình

trạng

1

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Blechnaeae

Woodwardia Japonica (L.f.) J.Sm.

Ráng bích hoa nhật

Chamae

2

Họ Gleicheniaceae

Dicranopteris linearis (Burn.) Underw.

Guột, tế, ráng tây sơn

Cryp.

3

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

4

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Asteraceae Hypochaeris radicata L.

Miêu nhĩ

Chamae.

5 Inula nervosa Wall.ex DC. Inugân Thero.

6 Vernonia squarrosa (D.Don) Less. Bạch đầu Chamae.

7

Họ Chloranthaceae

Chloranthus japonicus Sieb.

Sói nhật

Thero.

8

Họ Ericaeae

Craibiodendron stellatum (Pierre ex Lanees) W.W.Sm

Cáp mộc hình sao

Micro.

9 Vaccinium iteophyllum Hance Nem lá liễu Micro.

10

Họ Euphorbiaceae

Phyllanthus em blica L

Me rừng

Micro.

11

Họ Fabaceae

Archidendron chevalieri (Kost.) I. Niels.

Doi Chevalier

Micro.

12 Cassia mimosoides L. Muống trinh nữ Thero.

14 Desmodium multiflorum DC. Tràng quả nhiều hoa Chamae.

15 Desmodium schubertiae Ohashi Thóc lép Schubert Nano.

16 Desmodium umbellatum (L.) Dc. Tráng quả tán Thero.

Page 60: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

60

17 Indigofera stachyodes Lindl. Chàm cua Nano.

18 Tephrosia purpurea (L.) Pers. Đoản kiếm tía Chamae.

19

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.) Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

20 Quercus lanata Smith in Rees. Sồi lông Micro.

21

Họ Gentianaceae

Gentiana indica Steud.

Long đởm

Thero.

22

Họ Leeaceae

Leea rubra Bl. ex Spreng.

Gối hạc

Chamae.

23

Họ Lythraceae

Rotala rotundifolia (HooK.f. ex Roxb) Koehne

Luân thảo lá tròn

Thero.

24

Họ Melastomataceae

Osbeckia chinenensis L.

An bích Trung Quốc

Chamae.

25 Osbeckia stellata Buch. Ham. ex D.Don An bích sao Chamae.

26

Họ Myricaceae

Myrica esculenta Buch. – Ham. ex D.Don var.

Chevalieri (Dode) Pham Hoang

Dâu rượu

Micro.

27

Họ Proteaceae

Helicia excelsa (Roxb.) Blume

Quản hoa cao

Micro.

28 Rubus annamensis Card. Dum Trung bộ Nano.

29

Họ Rubiaceae

Hedyotis auricularia L.

An điền tai

Thero.

30

Họ Rutaceae

Glycosmis pentaphylla (Retz.) DC.

Ba chạc

Nano.

31

Họ Sterculiaceae

Helicteres angustifolia L.

Ổ kén

Nano.

32

Họ Theaceae

Ternstroemia japonica (Thunb.) Thunb.

Giang núi

Micro.

33

Họ Verbenanaceae

Callicarpa rubella Lindl.

Tử châu đỏ

Nano.

34

Lớp LILIOPSIDA

Họ Commelinaceae

Cyanotis papilionacea Roem. & Schult.f.

Bích trai Burman

Thero.

35 Murdannia giganteum ( Vahl.) Bruckner Trai cao Thero.

Page 61: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

61

36

Họ Phormiaceae

Dianella ensifolia (L.) DC.

Hương bài

Chamae.

37

Họ Poaceae

Arudinella setosa Trin.

Trúc thảo lông

Chamae.

38 Coelorachis striata (Steud.) A. Cam. Xoang trục sọc Chamae.

39 Digitaria radicosa (Prese) Miq. Cỏ chân nhện Thero.

40 Eragrostis zeylanica Nees & Mey. Tinh thảo tích lan Chamae.

41 Paspalum urvillei Steud. Sao urville Chamae.

42

Họ Smilacaceae

Smilax glabra wall.ex.Roxb.

Thổ phục linh

Lian.

43

Họ Zingiberaceae

Zingiber rubens Roxb.

Gừng đỏ

Cryp.

Ô SV02

Vị trí: 110 59’14,6’’ vĩ Bắc

1080 22’02,0’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.455m

Độ dốc : 250

Hướng dốc : ĐN-TB

Số loài (S) : 41 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 18

- Cây gỗ nhỏ : 83

- Cây dạng bụi : 875

- Cây dạng cỏ : 47.775

Tổng số cá thể của ô SV02, N = 48.751

DMarg = 3,71

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô SV02

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình

trạng

1

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Keteleeria evelyniana Mast

Du sam núi đất

Macro.

Page 62: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

62

2 Pinus kesiya Royle ex Gordon Thông ba lá Macro.

3

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Asteraceae

Elephantopus mollis H.B.K

Chân voi mềm, cao

Chamae.

4 Eupatorium odoratum L. Cỏ Lào, cỏ cộng sản Thero.

5

Họ Draseraceae

Drosera peltata Smith in Willd.

Trường lệ bán nguyệt

Thero.

6

Họ Ericaeae

Craibiodendron stellatum (Pierre ex Lanees) W.W.Sm

Cáp mộc hình sao

Micro.

7 Lyonica ovalifolia (Wall.) Drude Ca di xoan Micro.

8 Vaccinium iteophyllum Hance Nem lá liễu Micro.

9

Họ Euphorbiaceae

Aporusa serrate Gagnep.

Tai nghé răng

Micro.

10 Glochidion daltonii (Muel-Arg.) Kurz. Sóc daltonii Micro.

11 Sauropus bicolor Craib Bồ ngót hai màu Nano.

12 Họ Fabaceae

Archidendron chevalieri (Kost.) I. Niels.

Doi Chevalier

Micro.

13 Campylotropis pinetorum (Kurz) Schindl. Biến hương rừng thông Nano.

14 Cassia mimosoides L. Muống trinh nữ Thero.

15 Desmodium multiflorum DC. Tràng quả nhiều hoa Chamae.

16 Dunbaria polocarpa Kurz. Đông ba trái có cọng Lian.

17 Flemingia lincata var. glutinosa Prain Tóp mở lá nhỏ Nano.

18 Indigofera stachyodes Lindl. Chàm cua Nano.

19 Pueraria phaseoloides (Roxb.) Benth. Đậu ma Lian.

20 Tephrosia purpurea (L.) Pers. Đoản kiếm tía Chamae.

21

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.) Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

22

Họ Gentianaceae

Gentiana indica Steud.

Long đởm

Thero.

23

Họ Juglandaceae

Engelhardia spicata Lesch. ex Blume

Chẹo bông

Micro.

24

Họ Lauraceae

Lindera spicata Kosterm.

Liên đàn gié

Micro.

Page 63: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

63

25

Họ Melastomataceae

Melastoma candidum D.Don

Mua trắng

Nano.

26 Osbeckia cupulasis D.Don ex W. & Arn. An bích đầu Thero.

27

Họ Myricaceae

Myrica esculenta Buch. – Ham. ex D.Don var.

Chevalieri (Dode) Pham Hoang

Dâu rượu

Micro.

28

Họ Myrsinaceae

Ardisia annamensis Pit.

Cơm nguội Trung bộ

Nano.

29 Maesa membranacea A.DC. Đơn móng Nano.

30

Họ Proteaceae

Helicia excelsa (Roxb.) Blume

Quản hoa cao

Micro.

31

Họ Rosaceae

Rubus cochinchinensis Traht.

Ngấy hương

Nano.

32

Họ Rubiaceae

Hedyotis rudis (Pierre ex Pit.) Phamh.

An điền nhám

Thero.

33

Họ Rutaceae

Euodia lepta (Spreng.) Merr.

Xoan

Nana.

34

Họ Scrophulariaceae

Alectra arvenses (Benth.) Merr.

Ô núi Ava

Thero.

35

Họ Theaceae

Ternstroemia japonica (Thunb.) Thunb.

Giang núi

Micro.

36

Lớp LILIOPSIDA

Họ Poaceae Arudinella setosa Trin.

Trúc thảo lông

Chamae.

37 Axonopus affinis A.Chase Cỏ thảm Cryp.

38 Eragrostis nutans (Retz.) Nees ex Steud Tinh thảo nghiên Chamae.

39 Imperata cylindrica (L.) P.Beauv. Cỏ tranh Cryp.

40

Miscanthus floridulus (Labill.) Warb. ex Schum & Laut.

Lô sáng

Chamae.

41

Họ Smilacaceae

Smilax corbularia Kunth.

Kim cang liên hùng

Lian.

Page 64: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

64

Ô DS01

Vị trí: 120 00’46,8’’ vĩ Bắc

1080 29’12,5’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.459m

Độ dốc : 400

Hướng dốc : Đ,ĐN-T,TB

Số loài (S) : 42 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 19

- Cây gỗ nhỏ : 65

- Cây dạng bụi : 786

- Cây dạng cỏ :

Tổng số cá thể của ô DS01, N = 46.195

DMarg = 3,82

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô DS01

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình

trạng

1

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Blechnaeae

Woodwardia Japonica (L.f.) J.Sm.

Ráng bích hoa nhật

Chamae

2

Họ Gleicheniaceae

Dicranopteris linearis (Burn.) Underw.

Guột, tế, ráng tây sơn

Cryp.

3

Họ Osmundaceae

Osmunda cinnamomea L.

Ráng ất minh quế

Cryp.

4

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

5

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Asteraceae

Colobogyne langbianense Gagn.

Riu

Thero.

6 Gnaphalium luteo-album L. Khúc vàng Thero.

Page 65: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

65

7 Inula nervosa Wall.ex DC. Inugân Thero.

8

Họ Ericaeae

Craibiodendron stellatum (Pierre ex Lanees) W.W.Sm

Cáp mộc hình sao

Micro.

9 Vaccinium iteophyllum Hance Nem lá liễu Micro.

10

Họ Euphorbiaceae

Breynia fleuryi Beille

Dé fleury

Nano.

11 Phyllanthus em blica L Me rừng Micro.

12 Sauropus bicolor Craib Bồ ngót hai màu Nano.

13

Họ Fabaceae

Archidendron chevalieri (Kost.) I. Niels.

Doi Chevalier

Micro.

14 Campylotropis pinetorum (Kurz) Schindl. Biến hương rừng thông Nano.

14 Desmodium umbellatum (L.) Dc. Tráng quả tán Thero.

15 Dunbaria villosa (Thunb.) Makino. Đậu sam Lian.

17 Flemingia macophylla (Willd.) Prain Tóp mở lá to Nano.

18 Pueraria phaseoloides (Roxb.) Benth. Đậu ma Lian.

19

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.) Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

20 Quercus helferiana A.DC. Sồi Helfer. Micro.

21 Quercus lanata Smith in Rees. Sồi lông Micro.

22

Họ Gentianaceae

Gentiana indica Steud.

Long đởm

Thero.

23

Họ Lamiaceae

Nosema cochinchinensis (Lour.) Merr.

Cẩm thủy trung việt

Thero.

24

Họ Lauraceae

Lindera spicata Kosterm.

Liên đàn gié

Micro.

25

Họ Melastomataceae

Melastoma saigonense (Kuntze) Merr.

Mua lông

Nano.

26 Osbeckia nepalensis HooK. An bích Nepal Thero.

27

Họ Myrsinaceae

Ardisia crenta Sims.

Cơm nguội răng

Nano.

28

Họ Polygalaceae

Polygala paniculata L.

Kích nhũ, dầu nóng

Thero.

29

Họ Rubiaceae

Hedyotis rudis (Pierre ex Pit.) Phamh.

An điền nhám

Thero.

Page 66: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

66

30

Họ Rutaceae

Clausena excavata Burm.f.

Giổi lõm, dâu da

Nano.

31

Họ Scrophulariaceae

Alectra arvenses (Benth.) Merr.

Ô núi Ava

Thero.

32

Họ Sterculiaceae

Helicteres angustifolia L.

Ổ kén

Nano.

33

Họ Theaceae

Ternstroemia japonica (Thunb.) Thunb.

Giang núi

Micro.

34

Lớp LILIOPSIDA Họ Commelinaceae

Murdannia simplex (Vahl.) Brenan

Trai lá hẹp

Thero.

35

Họ Cyperaceae

Kyllinga melanosperma Nees

Bạch đầu

Chamae.

36

Họ Poaceae Arudinella setosa Trin.

Trúc thảo lông

Chamae.

37 Axonopus combressus (Sw.) Beauv. Cỏ lá gừng Cryp.

38 Diectomis fastigiata (Sw.) Kunth Song đoạn Chamae.

39 Eragrostis nigra Nees ex Steud Tinh thảo đen Chamae.

40 Paspalum orbiculare Forst. San tròn Chamae.

41 Saceiolepis indica (L.) Chase Bấc nhỏ Thero.

42

Họ Zingiberaceae

Zingiber rubens Roxb.

Gừng đỏ

Cryp.

Ô DS02

Vị trí: 120 00’45,7’’ vĩ Bắc

1080 29’17,4’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.517m

Độ dốc : 250

Hướng dốc : TN-ĐB

Số loài (S) : 39 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 16

- Cây gỗ nhỏ : 28

Page 67: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

67

- Cây dạng bụi : 515

- Cây dạng cỏ : 35.525

Tổng số cá thể của ô DS02, N = 36.084

DMarg = 3,62

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô DS02

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình

trạng

1

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

2

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Asteraceae

Galingsoga parviflora Cav.

Vi cúc

Thero.

3 Gynura crepidoides Benth. Rau tàu bay Thero.

4 Wedenia urticaefolia (Blume) DC. ex Wight Sơn cúc nhám Chamae.

5

Họ Draseraceae

Drosera peltata Smith in Willd.

Trường lệ bán nguyệt

Thero.

6

Họ Ericaeae

Lyonica ovalifolia (Wall.) Drude

Ca di xoan

Micro.

7

Họ Euphorbiaceae

Aporusa serrate Gagnep.

Tai nghé răng

Micro.

8 Glochidion daltonii (Muel-Arg.) Kurz. Sóc daltonii Micro.

9

Họ Fabaceae

Archidendron chevalieri (Kost.) I. Niels.

Doi Chevalier

Micro.

10 Cajanus elongatus (Benth) Maesen Giáp quả Lian.

11 Cassia mimosoides L. Muống trinh nữ Thero.

12 Crotalaria albida Heyne ex Roth. Sục sạc trắng Chamae.

13 Desmodium schubertiae Ohashi Thóc lép Schubert Nano.

14 Dunbaria polocarpa Kurz. Đông ba trái có cọng Lian.

15 Flemingia lincata var. glutinosa Prain Tóp mở lá nhỏ Nano.

16 Indigofera stachyodes Lindl. Chàm cua Nano.

17 Mimosa pudica L. Mắc cở Chamae.

Họ Fagaceae

Page 68: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

68

18 Quercus setulosa Hickel& A. Camus Sồi duối Micro.

19

Họ Lamiaceae

Clinopodium gracile (Benth.) Matsum.

Cau phong luân

Thero.

20 Elsholtzia winitiana Craib Hương nhu xạ Nano.

21 Leucas ciliata Benth. Bạch thiệt Thero.

22

Họ Leeaceae

Leea rubra Bl. ex Spreng.

Gối hạc

Chamae.

23

Họ Melastomataceae

Melastoma saigonense (Kuntze) Merr.

Mua lông

Nano.

24

Họ Myrsinaceae

Ardisia annamensis Pit.

Cơm nguội Trung bộ

Nano.

25 Ardisia mirabilis Pit. Cơm nguội lạ Nano.

26

Họ Oxalidaceae

Oxalis corniculata L

Me đất nhỏ

Chamae.

27

Họ Proteaceae

Helicia excelsa (Roxb.) Blume

Quản hoa cao

Micro.

28

Họ Rosaceae

Rubus alceaefolius Poir.

Mâm xôi

Nano.

29 Rubus cochinchinensis Traht. Ngấy hương Nano.

30

Họ Rutaceae

Euodia lepta (Spreng.) Merr.

Xoan

Nana.

31

Họ Scrophulariaceae

Sopubia trifida Buch. – Ham ex G.Don

Sô bu chẻ ba

Thero.

32

Họ Verbenanaceae

Lantana camara L.

Ngũ sắc

Nano.

33

Lớp LILIOPSIDA

Họ Phormiaceae

Dianella ensifolia (L.) DC.

Hương bài

Chamae.

34

Họ Poaceae Arudinella setosa Trin.

Trúc thảo lông

Chamae.

35 Coelorachis striata (Steud.) A. Cam. Xoang trục sọc Chamae.

36 Digitaria violascens Link Túc hình tím Chamae.

37 Paspalum orbiculare Forst. San tròn Chamae.

38 Phragmites australis (Cav.) Trin. ex steud. Sậy nam Chamae.

Page 69: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

69

39 Rhynchelytrum repens (Willd.) C.E. Hubb. Hồng nhung Thero.

Ô DL01

Vị trí: 110 23’20,6’’ vĩ Bắc

1080 05’22,0’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 890m

Độ dốc : 250

Hướng dốc : Đ-T

Số loài (S) : 41 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 15

- Cây gỗ nhỏ : 95

- Cây dạng bụi : 852

- Cây dạng cỏ : 25.725

Tổng số cá thể của ô DL01, N = 26.687

DMarg = 3,92

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô DL01

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình

trạng

1

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Adiantaceae

Adiantum flabellatum L.

Cây vót, rốn đen

Cryp.

2

Họ Blechnaeae

Blechnum orientale L.

Ráng dừa đông

Nano.

3

Họ Pteridaceae

Pteris vittata L.

Seo gà, chân xỉ

Cryp.

4

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Asclepiadaceae

Page 70: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

70

5 Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. Hà thủ ô trắng Lian.

6

Họ Asteraceae

Wedenia urticaefolia (Blume) DC. ex Wight

Sơn cúc nhám

Chamae.

7

Họ Buddleiaceae

Buddleia asiatica Lour.

Bọ chó, búp lệ

Nano.

8

Họ Euphorbiaceae

Aporusa serrate Gagnep.

Tai nghé răng

Micro.

9 Glochidion daltonii (Muel-Arg.) Kurz. Sóc daltonii Micro.

10

Họ Fabaceae

Clitoria macrophylla Wall. ex Benth.

Biếc lá to

Lian.

11 Desmodium adscendens (Sw.) DC. Tràng quả bụi Thero.

12 Dunbaria polocarpa Kurz. Đông ba trái có cọng Lian.

13 Dunbaria villosa (Thunb.) Makino. Đậu sam Lian.

14 Mimosa pudica L. Mắc cở Chamae.

15

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.) Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

16

Họ Juglandaceae

Engelhardia spicata Lesch. ex Blume

Chẹo bông

Micro.

17

Họ Leeaceae

Leea rubra Bl. ex Spreng.

Gối hạc

Chamae.

18

Họ Melastomataceae

Melastoma saigonense (Kuntze) Merr.

Mua lông

Nano.

19 Memecylon acuminatun Smith ex Triana Sầm nhọn Nano.

20 Osbeckia chinenensis L. An bích Trung Quốc Chamae.

21

Họ Myrsinaceae

Ardisia crenta Sims.

Cơm nguội răng

Nano.

22

Họ Myrtaceae

Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.

Hồng sim

Nano.

23

Họ Rosaceae

Rubus alceaefolius Poir.

Mâm xôi

Nano.

24 Rubus cochinchinensis Traht. Ngấy hương Nano.

25

Họ Rubiaceae

Pavetta nervosa Craib.

Dọt sành gân

Nano.

Page 71: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

71

26

Họ Theaceae

Ternstroemia japonica (Thunb.) Thunb.

Giang núi

Micro.

27

Họ Tiliaceae

Grewia hirsuta Vahl.

Cò ke lông

Nano.

28

Lớp LILIOPSIDA

Họ Commelinaceae

Commelina commuris L.

Trai thường

Thero.

29

Họ Cyperaceae

Fimbristylis ferruginea (L.) Vahl.

Mao thư sét

Chamae.

30 Scleria kerrii Turrill Cương Kerr Chamae.

31

Họ Phormiaceae

Dianella ensifolia (L.) DC.

Hương bài

Chamae.

32

Họ Poaceae Diectomis fastigiata (Sw.) Kunth

Song đoạn

Chamae.

33 Eulalia speciosa (Deb.) Kuntze Cát vĩ đẹp Chamae.

34 Ichnanthus vicinus (F.M.Bail.) Merr. Lộ thảo gân Chamae.

35 Imperata cylindrica (L.) P.Beauv. Cỏ tranh Cryp.

36 Panicum notatum Retz. Kê núi Thero.

37 Themeda triandra Forssk. Lô tam hùng Chamae.

38 Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze Đót, chít Chamae.

39 Urochloa paspaloides J & C, Presl Cỏ đuôi nhọn Thero.

40

Họ Smilacaceae

Smilax glabra wall.ex.Roxb.

Thổ phục linh

Lian.

41

Họ Zingiberaceae

Zingiber rubens Roxb.

Gừng đỏ

Cryp.

Ô DL02

Vị trí: 110 26’44,8’’ vĩ Bắc

1080 03’42,1’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.172m

Độ dốc : 500

Hướng dốc : ĐN-TB

Page 72: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

72

Số loài (S) : 42 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 25

- Cây gỗ nhỏ : 58

- Cây dạng bụi : 752

- Cây dạng cỏ : 23.275

Tổng số cá thể của ô DL02, N = 24.110

DMarg = 4,06

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô DL02

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình

trạng

1

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Adiantaceae

Adiantum stenochlamys Bak.

Ráng nguyệt sĩ

Cryp.

2

Họ Aspleniaceae

Asplenium ensiforme Wall. Ex HooK. & Grev.

Ráng can xỉ hình gươm

Epi.

3

Họ Dennstaedtiaceae

Pteridium aquilinum (L.) Kuhn.

Ráng đại dực

Cryp.

4

Họ Gleicheniaceae

Dicranopteris linearis (Burn.) Underw.

Guột, tế, ráng tây sơn

Cryp.

5

Họ Polypodiaceae

Drynaria quercifolia (L.) J. Smith

Đuôi phụng lá sồi

Epi.

6

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

7

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Asclepiadaceae

Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.

Hà thủ ô trắng

Lian.

8

Họ Asteraceae

Emilia scabra DC.

Chua lè nhám

Thero.

9 Vernonia squarrosa (D.Don) Less. Bạch đầu Chamae.

Họ Campanulaceae

Page 73: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

73

10 Codonopsis Javanica (Bl.) HooK.f. Đảng sâm Java Lian.

11

Họ Dilleniaceae

Tetracera scandens (L.)Merr

Dây chiều

Lian.

12

Họ Ericaeae

Craibiodendron stellatum (Pierre ex Lanees) W.W.Sm

Cáp mộc hình sao

Micro.

13 Lyonica ovalifolia (Wall.) Drude Ca di xoan Micro.

14

Họ Euphorbiaceae

Aporusa serrate Gagnep.

Tai nghé răng

Micro.

15 Glochidion daltonii (Muel-Arg.) Kurz. Sóc daltonii Micro.

16 Phyllanthus em blica L Me rừng Micro.

17 Sauropus bicolor Craib Bồ ngót hai màu Nano.

18

Họ Fabaceae

Archidendron chevalieri (Kost.) I. Niels.

Doi Chevalier

Micro.

19 Clitoria macrophylla Wall. ex Benth. Biếc lá to Lian.

20 Desmodium griffithianum Benth. Tràng quả Griffith. Chamae.

21 Indigofera nigrescens Kurz. ex King & Prain Chàm đen Nano.

22 Vigna triloba (L.) Ver dc. Đậu ba thùy Lian.

23

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.) Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

24

Họ Melastomataceae

Melastoma saigonense (Kuntze) Merr.

Mua lông

Nano.

25 Memecylon acuminatun Smith ex Triana Sầm nhọn Nano.

26

Họ Myrsinaceae

Ardisia mirabilis Pit.

Cơm nguội lạ

Nano.

27 Maesa membranacea A.DC. Đơn móng Nano.

28

Họ Rosaceae

Rubus annamensis Card.

Dum Trung bộ

Nano.

29

Họ Rubiaceae

Wendlantia glabrata DC.

Trà hưu

Micro.

30

Họ Styracaceae

Styrax benjoin Dryand

An tức

Micro.

31

Họ Theaceae

Eurya Japonica var. harmandii Pierre ex Pitard

Chơn trà Harman

Nano.

Lớp LILIOPSIDA

Page 74: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

74

32

Họ Arecaceae

Phoenix loureiri Kunth. Var. humilis (Becc.)

S.C.Barow.

Chà là nhỏ

Chamae

33

Họ Cyperaceae

Carex lindleyana Nees

Kiết

Chamae.

34

Họ Phormiaceae

Dianella ensifolia (L.) DC.

Hương bài

Chamae.

35

Họ Poaceae Chrysopogon fulvus (Spreng.) Chiov.

Cỏ may vàng

Chamae.

36 Coelorachis pratensis (Bal.) A.Cam. Xoang trục đồng cỏ Chamae.

37 Erianthus fastigiatus Nees ex Steud Mao phướng chụm Chamae.

38 Imperata cylindrica (L.) P.Beauv. Cỏ tranh Cryp.

39 Ischaemum barbatum Retz. Mồm râu Chamae.

40 Themeda caudata (Nees.) HacK. Cỏ phao Chamae.

41

Họ Smilacaceae

Smilax glabra wall.ex.Roxb.

Thổ phục linh

Lian.

42

Họ Zingiberaceae

Zingiber rubens Roxb.

Gừng đỏ

Cryp.

Ô DL03

Vị trí: 110 25’37,1’’ vĩ Bắc

1080 03’32,9’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 1.032m

Độ dốc : 50

Hướng dốc : Đ-T

Số loài (S) : 44 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 32

- Cây gỗ nhỏ : 121

- Cây dạng bụi : 952

- Cây dạng cỏ : 24.500

Tổng số cá thể của ô DL03, N = 25.605

DMarg = 4,23

Page 75: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

75

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô DL03

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình

trạng

1

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Adiantaceae

Adiantum flabellatum L.

Cây vót, rốn đen

Cryp.

2 Taenitis blechnoides (Willd.) SW. Ráng đại dực Cryp.

3

Họ Polypodiaceae

Aglaomorpha coronans (Wall. Ex Mett.) Copel.

Ổ rồng

Epi.

4

Họ Pteridaceae

Pteris cretica L.

Chân xỉ Hy Lạp

Cryp.

5

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

6

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Asteraceae

Eupatorium odoratum L.

Cỏ Lào, cỏ cộng sản

Thero.

7

Họ Ericaeae

Craibiodendron stellatum (Pierre ex Lanees) W.W.Sm

Cáp mộc hình sao

Micro.

8 Vaccinium iteophyllum Hance Nem lá liễu Micro.

9

Họ Euphorbiaceae

Antidesma walkerii Pax & Hoffm.

Chòi mòi Walker

Nano.

10 Aporusa serrate Gagnep. Tai nghé răng Micro.

11 Glochidion daltonii (Muel-Arg.) Kurz. Sóc daltonii Micro.

12 Sauropus bicolor Craib Bồ ngót hai màu Nano.

13

Họ Fabaceae

Archidendron chevalieri (Kost.) I. Niels.

Doi Chevalier

Micro.

14 Cajanus elongatus (Benth) Maesen Giáp quả Lian.

15 Desmodium sp. Đậu lá nhỏ Thero.

16

Họ Fagaceae

Lithocarpus parvulus (Hickel & A.Camus) A.Camus

Dẻ gùi

Micro.

17

Họ Juglandaceae

Engelhardia spicata Lesch. ex Blume

Chẹo bông

Micro.

Page 76: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

76

18

Họ Lamiaceae

Nosema cochinchinensis (Lour.) Merr.

Cẩm thủy trung việt

Thero.

19

Họ Melastomataceae

Melastoma candidum D.Don

Mua trắng

Nano.

20

Họ Myricaceae

Myrica esculenta Buch. – Ham. ex D.Don var.

Chevalieri (Dode) Pham Hoang

Dâu rượu

Micro.

21

Họ Myrsinaceae

Ardisia annamensis Pit.

Cơm nguội Trung bộ

Nano.

22 Ardisia crenta Sims. Cơm nguội răng Nano.

23

Họ Myrtaceae

Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.

Hồng sim

Nano.

24

Họ Rosaceae

Rubus annamensis Card.

Dum Trung bộ

Nano.

25

Họ Rubiaceae

Pavetta nervosa Craib.

Dọt sành gân

Nano.

26

Họ Rutaceae

Clausena excavata Burm.f.

Giổi lõm, dâu da

Nano.

27

Họ Styracaceae

Styrax benjoin Dryand

An tức

Micro.

28

Họ Theaceae

Eurya Japonica var. harmandii Pierre ex Pitard

Chơn trà Harman

Nano.

29

Họ Verbenanaceae

Callicarpa rubella Lindl.

Tử châu đỏ

Nano.

30

Họ Vitaceae

Tetrastigma caudatum Merr. & Chun.

Tứ thư có đuôi

Lian.

31

Họ Violaceae

Viola inconspicua Blume

Hoa tím ẩn

Chamae.

32

Lớp LILIOPSIDA

Họ Arecaceae

Caryota sympelata Gagn.

Đủng đỉnh

Chamae.

33 Murdannia giganteum ( Vahl.) Bruckner Trai cao Thero.

34

Họ Cyperaceae

Bulbostylis densa (Wall.) Hand. – Mazz.

Bờm dày

Thero.

Page 77: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

77

35 Carex lindleyana Nees Kiết Chamae.

36 Fimbristylis pubisquama Kern Mao thư vảy Chamae.

37

Họ Phormiaceae

Dianella ensifolia (L.) DC.

Hương bài

Chamae.

38 Digitaria abludens (Roem. & Sch.) Veldk Túc hình hạt Thero.

39 Eragrostis ferruginea (Thumb.) P.Beauv. Tinh thảo sét Chamae.

40 Eulalia fimbriata (Hack.) Kuntze Cát vĩ rìa Chamae.

41 Panicum hayatae A.Cam Kê Hayata Chamae.

42 Saccharum spontaneum L. Cỏ bông lau Chamae.

43 Themeda triandra Forssk. Lô tam hùng Chamae.

44

Họ Smilacaceae

Smilax corbularia Kunth.

Kim cang liên hùng

Lian.

Ô NM01

Vị trí: 110 49’48,9’’ vĩ Bắc

1080 38’43,9’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 901m

Độ dốc : 300

Hướng dốc : TN-ĐB

Số loài (S) : 40 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 16

- Cây gỗ nhỏ : 48

- Cây dạng bụi : 680

- Cây dạng cỏ : 39.200

Tổng số cá thể của ô NM01, N = 39.944

DMarg = 3,68

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô NM01

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình

trạng

1

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Adiantaceae

Adiantum flabellatum L.

Cây vót, rốn đen

Cryp.

Page 78: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

78

2

Họ Blechnaeae

Brainea insignis ( HooK.) J. Smith

Ráng biệt xỉ

Nano.

3

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

4

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Asteraceae

Ageratum conyzoides L.

Cỏ cứt heo

Chamae.

5

Họ Asteraceae

Emilia scabra DC.

Chua lè nhám

Thero.

6 Gynura crepidoides Benth. Rau tàu bay Thero.

7 Wedenia wallichii Lees Sơn cúc núi Thero.

8

Họ Buddleiaceae

Buddleia asiatica Lour.

Bọ chó, búp lệ

Nano.

9

Họ Dilleniaceae

Tetracera scandens (L.)Merr

Dây chiều

Lian.

10

Họ Euphorbiaceae

Aporusa serrate Gagnep.

Tai nghé răng

Micro.

11 Breynia fleuryi Beille Dé fleury Nano.

12 Phyllanthus em blica L Me rừng Micro.

13

Họ Fabaceae

Desmodium auricomum Grah. ex Benth.

Tràng quả tóc vàng

Thero.

14 Desmodium schubertiae Ohashi Thóc lép Schubert Nano.

15 Mimosa pudica L. Mắc cở Chamae.

16

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.) Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

17

Họ Lamiaceae

Elsholtzia blanda (Benth.) Benth.

Chùa dù

Nano.

18

Họ Melastomataceae

Melastoma saigonense (Kuntze) Merr.

Mua lông

Nano.

19 Memecylon acuminatun Smith ex Triana Sầm nhọn Nano.

20

Họ Myricaceae

Myrica esculenta Buch. – Ham. ex D.Don var.

Dâu rượu

Micro.

Page 79: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

79

Chevalieri (Dode) Pham Hoang

21

Họ Myrsinaceae

Ardisia crenta Sims.

Cơm nguội răng

Nano.

22 Maesa membranacea A.DC. Đơn móng Nano.

23

Họ Proteaceae

Helicia excelsa (Roxb.) Blume

Quản hoa cao

Micro.

24

Họ Rosaceae

Rubus cochinchinensis Traht.

Ngấy hương

Nano.

25

Họ Rubiaceae

Pavetta nervosa Craib.

Dọt sành gân

Nano.

26

Họ Rutaceae

Clausena excavata Burm.f.

Giổi lõm, dâu da

Nano.

27

Họ Scrophulariaceae

Alectra arvenses (Benth.) Merr.

Ô núi Ava

Thero.

28

Họ Theaceae

Eurya Japonica var. harmandii Pierre ex Pitard

Chơn trà Harman

Nano.

29 Ternstroemia japonica (Thunb.) Thunb. Giang núi Micro.

30

Họ Tiliaceae

Grewia hirsuta Vahl.

Cò ke lông

Nano.

31

Họ Verbenanaceae

Callicarpa rubella Lindl.

Tử châu đỏ

Nano.

32

Họ Vitaceae

Tetrastigma caudatum Merr. & Chun.

Tứ thư có đuôi

Lian.

33

Lớp LILIOPSIDA

Họ Arecaceae

Caryota sympelata Gagn.

Đủng đỉnh

Chamae.

34

Họ Cyperaceae

Fimbristylis oblonga T.Koyama

Mao thư tròn dài

Thero.

35

Họ Phormiaceae

Dianella ensifolia (L.) DC.

Hương bài

Chamae.

36

Họ Poaceae Capillipedium parviflorum (R.Dr.) Stapf

Mao cước hoa nhỏ

Chamae.

37 Eulalia speciosa (Deb.) Kuntze Cát vĩ đẹp Chamae.

38 Imperata cylindrica (L.) P.Beauv. Cỏ tranh Cryp.

Page 80: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

80

39 Rhynchelytrum repens (Willd.) C.E. Hubb. Hồng nhung Thero.

40 Seraria parviflora (Poir.) Roem. & Schult. Đuôi chồn Chamae.

Ô NM02

Vị trí: 110 49’56,7’’ vĩ Bắc

1080 38’40,5’’ kinh Đông

Độ cao so với mặt nước biển : 960m

Độ dốc : 150

Hướng dốc : B-N

Số loài (S) : 41 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 17

- Cây gỗ nhỏ : 65

- Cây dạng bụi : 750

- Cây dạng cỏ : 44.100

Tổng số cá thể của ô NM02, N = 44.932

DMarg = 3,73

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô NM02

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình

trạng

1

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Adiantaceae

Adiantum flabellatum L.

Cây vót, rốn đen

Cryp.

2

Họ Blechnaeae

Blechnum orientale L.

Ráng dừa đông

Nano.

3

Họ Polypodiaceae

Pyrrosia lingua (Thunb.) Farw. Var. lingua

Ráng tai chuột lưỡi dao

Epi.

4

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Anacardiaceae

Page 81: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

81

5 Rhus chinensis Muell. Muối, Ngũ bội tử Micro.

6

Họ Apriaceae

Centella asiatica (L.)Urb.

Rau má

Chamae.

7

Họ Asclepiadaceae

Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.

Hà thủ ô trắng

Lian.

8

Họ Asteraceae

Emilia scabra DC.

Chua lè nhám

Thero.

9 Gynura crepidoides Benth. Rau tàu bay Thero.

10 Laggera alata (D.Don) Schultz –Bip ex Oliv. Dực cành cánh Thero.

11 Wedenia wallichii Lees Sơn cúc núi Thero.

12

Họ Dilleniaceae

Tetracera scandens (L.)Merr

Dây chiều

Lian.

13

Họ Ericaeae

Craibiodendron stellatum (Pierre ex Lanees) W.W.Sm

Cáp mộc hình sao

Micro.

14

Họ Euphorbiaceae

Aporusa serrate Gagnep.

Tai nghé răng

Micro.

15 Phyllanthus em blica L Me rừng Micro.

16

Họ Fabaceae

Crotalaria angyroides H.B.K

Sục sạc cao Nano.

17 Desmodium auricomum Grah. ex Benth. Tràng quả tóc vàng Thero.

18

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.) Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

19 Quercus setulosa Hickel& A. Camus Sồi duối Micro.

20

Họ Lamiaceae

Elsholtzia blanda (Benth.) Benth.

Chùa dù

Nano.

21

Họ Leeaceae

Leea rubra Bl. ex Spreng.

Gối hạc

Chamae.

22

Họ Melastomataceae

Memecylon acuminatun Smith ex Triana

Sầm nhọn

Nano.

23

Họ Myricaceae

Myrica esculenta Buch. – Ham. ex D.Don var.

Chevalieri (Dode) Pham Hoang

Dâu rượu

Micro.

24

Họ Myrsinaceae

Ardisia crenta Sims.

Cơm nguội răng

Nano.

Page 82: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

82

25

Họ Rosaceae

Rubus annamensis Card.

Dum Trung bộ

Nano.

26

Họ Rubiaceae

Pavetta nervosa Craib.

Dọt sành gân

Nano.

27

Họ Rutaceae

Glycosmis pentaphylla (Retz.) DC.

Ba chạc

Nano.

28

Họ Scrophulariaceae

Alectra arvenses (Benth.) Merr.

Ô núi Ava

Thero.

29

Họ Sterculiaceae

Helicteres hirsuta Lour.

Con chuột

Nano.

30

Họ Theaceae

Ternstroemia japonica (Thunb.) Thunb.

Giang núi

Micro.

31

Họ Verbenanaceae

Verbena officinalis L.

Cỏ roi ngựa

Phane.

32

Họ Vitaceae

Tetrastigma caudatum Merr. & Chun.

Tứ thư có đuôi

Lian.

33

Lớp LILIOPSIDA

Họ Arecaceae

Phoenix loureiri Kunth. Var. humilis (Becc.)

S.C.Barow.

Chà là nhỏ

Chamae.

34

Họ Cyperaceae

Fimbristylis oblonga T.Koyama

Mao thư tròn dài

Thero.

35 Scleria kerrii Turrill Cương Kerr Chamae.

36

Họ Poaceae Capillipedium parviflorum (R.Dr.) Stapf

Mao cước hoa nhỏ

Chamae.

37 Garnotia barbulata (nees) Merr. Gát nằm Chamae.

38 Imperata cylindrica (L.) P.Beauv. Cỏ tranh Cryp.

39 Rhynchelytrum repens (Willd.) C.E. Hubb. Hồng nhung Thero.

40 Seraria parviflora (Poir.) Roem. & Schult. Đuôi chồn Chamae.

41 Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze Đót, chít Chamae.

Ô NM03

Vị trí: 110 50’10,6’’ vĩ Bắc

1080 39’13,1’’ kinh Đông

Page 83: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

83

Độ cao so với mặt nước biển : 815m

Độ dốc : 350

Hướng dốc : Đ-T

Số loài (S) : 39 loài

Số cá thể (N)

- Cây gỗ lớn : 16

- Cây gỗ nhỏ : 74

- Cây dạng bụi : 682

- Cây dạng cỏ : 35.525

Tổng số cá thể của ô NM03, N = 36.297

DMarg = 3,62

Bảng: Danh lục thành phần loài, dạng sống và tình trạng loài ở ô NM03

TT Ngành, họ, tên khoa học loài Tên việt loài Dạng

sống

Tình

trạng

1

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Adiantaceae

Taenitis blechnoides (Willd.) SW.

Ráng đại dực

Cryp.

2

Họ Blechnaeae

Brainea insignis ( HooK.) J. Smith

Ráng biệt xỉ

Nano.

3

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Pinus kesiya Royle ex Gordon

Thông ba lá

Macro.

4

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Anacardiaceae

Rhus chinensis Muell.

Muối, Ngũ bội tử

Micro.

5

Họ Asclepiadaceae

Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.

Hà thủ ô trắng

Lian.

6

Họ Asteraceae

Emilia scabra DC.

Chua lè nhám

Thero.

7 Gynura crepidoides Benth. Rau tàu bay Thero.

8 Gynura divaricata (L.) DC. Bầu đất, tam thất giả Chamae.

9 Wedenia wallichii Lees Sơn cúc núi Thero.

Page 84: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

84

10

Họ Buddleiaceae

Buddleia asiatica Lour.

Bọ chó, búp lệ

Nano.

11

Họ Ericaeae

Lyonica ovalifolia (Wall.) Drude

Ca di xoan

Micro.

12

Họ Euphorbiaceae

Aporusa serrate Gagnep.

Tai nghé răng

Micro.

13 Glochidion daltonii (Muel-Arg.) Kurz. Sóc daltonii Micro.

14 Mallotus apelta (Lour.) Muell. Arg. Ba bét trắng Nano.

15 Phyllanthus em blica L Me rừng Micro.

16

Họ Fabaceae

Crotalaria angyroides H.B.K

Sục sạc cao

Nano.

17 Dunbaria fusca (Wall.) Kurz. Đông ba ngân Lian.

18

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.) Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

19

Họ Lamiaceae

Clinopodium gracile (Benth.) Matsum.

Cau phong luân

Thero.

20

Họ Leeaceae

Leea rubra Bl. ex Spreng.

Gối hạc

Chamae.

21

Họ Melastomataceae

Melastoma candidum D.Don

Mua trắng

Nano.

22

Họ Myrsinaceae

Ardisia crenta Sims.

Cơm nguội răng

Nano.

23

Họ Rosaceae

Rubus annamensis Card.

Dum Trung bộ

Nano.

24

Họ Rubiaceae

Wendlantia glabrata DC.

Trà hưu

Micro.

25

Họ Rutaceae

Clausena excavata Burm.f.

Giổi lõm, dâu da

Nano.

26 Zanthoxylum myriacanthum Wall. ex HooK.f. Cơm rượu Hoàng mộc

nhiều gai

Nano.

27

Họ Sterculiaceae

Helicteres angustifolia L.

Ổ kén

Nano.

28

Họ Theaceae

Eurya Japonica var. harmandii Pierre ex Pitard

Chơn trà Harman

Nano.

Page 85: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

85

29

Họ Tiliaceae

Grewia hirsuta Vahl.

Cò ke lông

Nano.

30

Họ Verbenanaceae

Verbena officinalis L.

Cỏ roi ngựa

Phane.

31

Lớp LILIOPSIDA

Họ Arecaceae

Caryota sympelata Gagn.

Đủng đỉnh

Chamae.

32

Họ Commelinaceae

Commelina commuris L.

Trai thường

Thero.

33

Họ Cyperaceae

Cyperus digitatus Roxb.

Lác tía

Thero.

34

Họ Poaceae Arudinella setosa Trin.

Trúc thảo lông

Chamae.

35 Eragrostis ferruginea (Thumb.) P.Beauv. Tinh thảo sét Chamae.

36 Imperata cylindrica (L.) P.Beauv. Cỏ tranh Cryp.

37 Panicum hayatae A.Cam Kê Hayata Chamae.

38 Rhynchelytrum repens (Willd.) C.E. Hubb. Hồng nhung Thero.

39 Họ Smilacaceae

Smilax corbularia Kunth.

Kim cang liên hùng

Lian.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT Ở

KIỂU RỪNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya) MỌC TỰ NHIÊN Ở LÂM ĐỒNG VÀ

CÙNG LÂN CẬN.

Bảng các chỉ số về đa dạng thực vật ở 20 ô tiêu chuẩn của kiểu rừng thông ba lá

(Pinuskesiya) mọc tự nhiên ở tỉnh Lâm Đồng và vùng lân cận

Ký hiệu

Ô Vĩ độ Kinh độ

Độ cao so

với mặt

nước biển

(m)

Độ dốc,

Hướng dốc

Số

loài

(S)

Số

cá thể

(N)

Chỉ số

DMarg.

Ô LB01 120 02’23,7” 1080 25’38,1” 1794 300, TB-ĐN 40 43.728 3,65

Ô LB02 120 02’27,1” 1080 25’32,9” 1988 300, T-Đ 39 44.880 3,55

Ô LB03 120 02’28,8” 1080 25’40,8” 1890 120, TB-ĐN 41 39.024 3,78

Ô TL01 110 53’0,2” 1080 25’57,0” 1462 150, N-B 42 40.163 3,87

Ô TL02 110 52’52,2” 1080 25’58,3” 1553 320, TN-ĐB 39 34.993 3,63

Page 86: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

86

Ô TL03 110 52’42,3” 1080 26’10,2” 1383 100, TN-ĐB 41 51.197 3,69

Ô NV01 110 52’21,4” 1080 26’16,3” 1334 150, N-B 43 52.515 3,86

Ô DTL01 110 54’25,5” 1080 27’28,9” 1228 280, N-B 42 48.605 3,80

Ô DTL02 110 54’17,4” 1080 27’29,3” 1310 350, ĐN-TB 39 39.977 3,59

Ô TN01 110 55’59,8” 1080 22’31,6” 1378 150, TN-ĐB 40 53.626 3,58

Ô SV01 110 59’18,5” 1080 21’50,4” 1427 350, N-B 43 43.882 3,93

Ô SV02 110 59’14,6” 1080 22’02,0” 1455 250, ĐN-TB 41 48.751 3,71

Ô DS01 120 00’46,8” 1080 29’12,5” 1459 400, Đ,ĐN-TTB 42 49.195 3,82

Ô DS02 120 00’45,7” 1080 29’17,4” 1517 250, TN-ĐB 39 36.084 3,62

Ô DL01 110 23’20,6” 1080 05’22,0” 890 250, Đ-T 41 26.687 3,92

Ô DL02 110 26’44,8” 1080 03’42,1” 1172 50, ĐN-TB 42 24.110 4,06

Ô DL03 110 25’37,1” 1080 03’32,9” 1032 50, Đ-T 44 25.605 4,23

Ô NM01 110 49’48,9” 1080 38’43,9” 901 300, TB-ĐN 40 39.944 3,68

Ô NM02 110 49’56,7” 1080 38’40,5” 960 150, B-N 41 44.932 3,73

Ô NM03 110 50’10,6” 1080 39’13,1” 815 350, Đ-T 39 36.297 3,62

Các chỉ số nêu trên là kết quả nghiên cứu 20 ô tiêu chuẩn được thiết lập trong các khối

rừng thông ba lá ở độ cao 800m đến 2.000m. Qua bảng trên ta thấy chỉ số đa dạng Margalef

của các ô chênh lệch nhau không nhiều, tạo thành tập hợp số khá đồng nhất. Vì vậy chỉ số

trung bình cộng có thể đại diện một cách đầy đủ và chặt chẽ cho tập hợp các ô đó. Chỉ số

Margalef chung cho kiểu rừng thông ba lá mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và vùng lân cận là:

DMarg = 3,76.

Đồng thời, như phần phương pháp nghiên cứu đã đặt ra là các ô phải cách xa mép

rừng, và rừng thông ở đây phải có đủ cấu trúc 3 tầng, những rừng thông này đang trong trạng

thái phát triển tự nhiên nhất. Có thể nói rằng những cánh rừng này đang ở giai đoạn Climax

của diễn thế, chúng có thành phần và dạng sống của các loài lá khá ổn định. Độ nhiều cá thể

của các loài cũng khá ổn định và được đánh giá trên cơ sở thang của Drude. Từ các kết quả

nghiên cứu ở các ô, chúng tôi đã tổng hợp thành danh lục thực vật cho kiểu rừng thông ba lá:

Page 87: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

87

BẢNG DANH LỤC THÀNH PHẦN LOÀI, DẠNG SỐNG, TÌNH TRẠNG VÀ ĐỘ

NHIỀU CỦA LOÀI Ở KIỂU RỪNG THÔNG BA LÁ MỌC TỰ NHIÊN Ở LÂM ĐỒNG

VÀ VÙNG LÂN CẬN.

TT NGÀNH, HỌ

TÊN KHOA HỌC LOÀI TÊN VIỆT LOÀI

DẠNG

SỐNG

TÌNH

TRẠNG

ĐỘ

NHIỀU

1

Ngành LYCOPDIOPHYTA

Họ Lycopodiaceae

Lycopodionella cernuua (L.) Pic.Serm.

Thạch tùng nghiên

Thero.

Sol

2

Họ Selaginellaceae

Selaginella monospora Spring

Quyển bá đơn bào tử

Thero.

Sol

3

Ngành POLYPODIOPHYTA

Họ Adiantaceae

Adiantum flabellatum L.

Cây vót, rốn đen

Cryp.

Cop 1

4 Adiantum stenochlamys Bak. Ráng nguyệt sĩ Cryp. Cop 1

5 Taenitis blechnoides (Willd.) SW. Có nọc Cryp. Sp

6

Họ Aspleniaceae

Asplenium affine Sw.

Ráng can xỉ gần

Epi.

Sp

7 Asplenium ensiforme Wall. Ex HooK. &

Grev.

Ráng can xỉ hình gươm Epi. Sol

8

Họ Blechnaeae

Blechnum orientale L.

Ráng dừa đông

Nano.

Sol

9 Brainea insignis ( HooK.) J. Smith Ráng biệt xỉ Nano. Cop 1

10 Woodwardia Japonica (L.f.) J.Sm. Ráng bích hoa nhật Chamae Cop 1

11

Họ Dennstaedtiaceae

Microlepia platyphylla (D.Don) J.Smith

Ráng vi lân

Cryp.

Sol

12 Pteridium aquilinum (L.) Kuhn. Ráng đại dực Cryp. Cop 3

13

Họ Dipteridaceae

Dipteris conjugata (Kaulf.) Reinw.

Song dực đôi

Cryp.

Sol

14

Họ Gleicheniaceae

Dicranopteris linearis (Burn.) Underw.

Guột, tế, ráng tây sơn

Cryp.

Cop 3

15

Họ Osmundaceae

Osmunda cinnamomea L.

Ráng ất minh quế

Cryp.

Sol

Page 88: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

88

16

Họ Polypodiaceae

Aglaomorpha coronans (Wall. Ex Mett.)

Copel.

Ổ rồng

Epi.

Sol

17 Crypsinus rhynchoplyllus (HooK.) Copel. Ráng ẩn thùy có múi Epi. Sol

18 Drynaria quercifolia (L.) J. Smith Đuôi phụng lá sồi Epi. Sol

19 Gonophlebium subauriculatum (Bl.) Prest. Ráng đa túc Epi. Sol

20 Lemmaplyllum carnosum (HooK.) C.

Presl.

Ráng vảy ốc nạc Epi. Sol

21 Paragramma banaensis (C. Chr). Ching Ráng song vân Bà Nà Epi. Sp

22 Pyrrosia lingua (Thunb.) Farw. Var. lingua Ráng tai chuột lưỡi dao Epi. Cop 1

23

Họ Pteridaceae

Pteris cretica L.

Chân xỉ Hy Lạp

Cryp.

Sol

24 Pteris vittata L. Seo gà, chân xỉ Cryp. Sol

25

Ngành PINOPHYTA

Họ Pinaceae

Keteleeria evelyniana Mast

Du sam núi đất

Macro.

Sp

26 Pinus kesiya Royle ex Gordon Thông ba lá Macro. Soc

27

Ngành MAGNOLIOPHYTA

Lớp Magnoliopsida

Họ Acanthaceae

Lepidagathis hyalina Ness

Lân chùy

Thero.

Sol

28

Họ Anacardiaceae

Rhus chinensis Muell.

Muối, Ngũ bội tử

Micro.

Cop 1

29

Họ Apriaceae

Centella asiatica (L.)Urb.

Rau má

Chamae.

Sp

30 Hydrocotyle chevalieri (Chern) Tard. Rau má chevalier Chamae Sol

31 Pimpenella diversifolia DC. Băng biện Chamae Sol

32

Họ Asclepiadaceae

Hoya macrophylla Blume.

Hồ da lá to

Epi.

Sol

33 Streptocaulon juventas (Lour.) Merr. Hà thủ ô trắng Lian. Cop 1

34

Họ Asteraceae

Ageratum conyzoides L.

Cỏ cứt heo

Chamae.

Cop 1

35 Ainsliaea petelotii Merr. Anh lệ petelot. Chamae. Sol

Page 89: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

89

36 Anaphalis lactea Maxim Bạch nhung sữa Thero. Sol

37 Bidens pilosa L. Đơn buốt, Thero. Cop 1

38 Blumea sinuata (Lour.) Merr. Đại bi lá lượn Thero. Sol

39 Colobogyne langbianense Gagn. Riu Thero. Cop 1

40 Conyza canadense (L.) Crong. Thượng lão, tai hùm Thero. Cop 1

41 Dichrocephala integrifolia (L.f.) Kuntre Lưỡng sắt lá nguyên Thero. Sol

42 Elephantopus mollis H.B.K Chân voi mềm, cao Chamae. Sol

43 Elephantopus scaber L. Chân voi nhám Chamae. Cop 1

44 Emilia scabra DC. Chua lè nhám Thero. Cop 1

45 Emilia sonchifolia (L.) DC Cỏ chua lè Thero. Sol

46 Eupatorium odoratum L. Cỏ Lào, cỏ cộng sản Thero. Cop 1

47 Galingsoga parviflora Cav. Vi cúc Thero. Sp

48 Gerbera piloselloides (L.) Cass. Cúc lông, Chamae. Sol

49 Gnaphalium luteo-album L. Khúc vàng Thero. Cop 1

50 Gynura crepidoides Benth. Rau tàu bay Thero. Cop 2

51 Gynura divaricata (L.) DC. Bầu đất, tam thất giả Chamae. Sol

52 Hypochaeris radicata L. Miêu nhĩ Chamae. Sol

53 Inula nervosa Wall.ex DC. Inugân Thero. Sol

54 Laggera alata (D.Don) Schultz –Bip ex

Oliv.

Dực cành cánh Thero. Cop 1

55 Sonchus oleraceus L. Nhũ cúc Thero. Sol

56 Spilanthes paniculata wall. ex DC. Cúc áo, nút áo Thero. Sol

57 Vernonia squarrosa (D.Don) Less. Bạch đầu Chamae. Cop 1

58 Wedenia urticaefolia (Blume) DC. ex

Wight

Sơn cúc nhám Chamae. Cop 1

59 Wedenia wallichii Lees Sơn cúc núi Thero. Cop 2

60

Họ Berberidaceae

Mahonia nepalensis DC.

Hoàng liên ôrô

Nano.

Sol

61

Họ Boraginaceae

Cynoglossum zeylanicum

(Vahl. ex Hornem.) Thunb. ex Lehm.

Khuyến thiệt

Thero.

Sol

62

Họ Buddleiaceae

Buddleia asiatica Lour.

Bọ chó, búp lệ

Nano.

Cop 2

Page 90: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

90

63

Họ Campanulaceae

Codonopsis Javanica (Bl.) HooK.f.

Đảng sâm Java

Lian.

Cop 1

64

Họ Caprifoliaceae

Virburnum coriaceum Bl.

Vót dai

Micro.

Sp

65

Họ Chloranthaceae

Chloranthus japonicus Sieb.

Sói nhật

Thero.

Cop 2

66

Họ Dilleniaceae

Tetracera scandens (L.)Merr

Dây chiều

Lian.

Cop 1

67

Họ Draseraceae

Drosera burmannii Vahl.

Bắt ruồi

Thero.

Sp

68 Drosera peltata Smith in Willd. Trường lệ bán nguyệt Thero. Sp

69

Họ Ericaeae

Craibiodendron stellatum (Pierre ex Lanees)

W.W.Sm

Cáp mộc hình sao

Micro.

Cop 3

70 Lyonica ovalifolia (Wall.) Drude Ca di xoan Micro. Cop 2

71 Vaccinium iteophyllum Hance Nem lá liễu Micro. Cop 2

72

Họ Euphorbiaceae

Antidesma walkerii Pax & Hoffm.

Chòi mòi Walker

Nano.

Sp

73 Aporusa serrate Gagnep. Tai nghé răng Micro. Cop 3

74 Breynia fleuryi Beille Dé fleury Nano. Sp

75 Glochidion daltonii (Muel-Arg.) Kurz. Sóc daltonii Micro. Cop 3

76 Mallotus apelta (Lour.) Muell. Arg. Ba bét trắng Nano. Sp

77 Phyllanthus amarus Schum. & Thonn. Diệp hạ châu trắng Thero. Sol

78 Phyllanthus em blica L Me rừng Micro. Cop 3

79 Sauropus bicolor Craib Bồ ngót hai màu Nano. Cop 1

80

Họ Fabaceae

Archidendron chevalieri (Kost.) I. Niels.

Doi Chevalier

Micro.

Cop 3

81 Cajanus elongatus (Benth) Maesen Giáp quả Lian. Sp

82 Campylotropis pinetorum (Kurz) Schindl. Biến hương rừng thông Nano. Cop 1

83 Cassia mimosoides L. Muống trinh nữ Thero. Cop 1

84 Clitoria macrophylla Wall. ex Benth. Biếc lá to Lian. Cop 1

85 Crotalaria albida Heyne ex Roth. Sục sạc trắng Chamae. Cop 1

86 Crotalaria angyroides H.B.K Sục sạc cao Nano. Sp

87 Desmodium adscendens (Sw.) DC. Tràng quả bụi Thero. Sp

Page 91: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

91

88 Desmodium auricomum Grah. ex Benth. Tràng quả tóc vàng Thero. Cop 1

89 Desmodium concinnum DC. Tràng quả nghệ thuật Nano. Sp

90 Desmodium griffithianum Benth. Tràng quả Griffith. Chamae. Cop

91 Desmodium multiflorum DC. Tràng quả nhiều hoa Chamae. Cop 1

92 Desmodium schubertiae Ohashi Thóc lép Schubert Nano. Cop 1

93 Desmodium sp. Đậu lá nhỏ Thero. Sol

94 Desmodium umbellatum (L.) Dc. Tráng quả tán Thero. Cop 2

95 Dunbaria fusca (Wall.) Kurz. Đông ba ngân Lian. Sp

96 Dunbaria polocarpa Kurz. Đông ba trái có cọng Lian. Cop 2

97 Dunbaria villosa (Thunb.) Makino. Đậu sam Lian. Cop 1

98 Flemingia lincata var. glutinosa Prain Tóp mở lá nhỏ Nano. Cop 2

99 Flemingia macophylla (Willd.) Prain Tóp mở lá to Nano. Cop 1

100 Indigofera longicandata Thuân Chàm đuôi dài Nano. Sp

101 Indigofera nigrescens Kurz. ex King &

Prain

Chàm đen Nano. Cop 1

102 Indigofera stachyodes Lindl. Chàm cua Nano. Cop 2

103 Mimosa pudica L. Mắc cở Chamae. Cop 1

104 Pueraria phaseoloides (Roxb.) Benth. Đậu ma Lian. Sp

105 Shuteria suffutta Benth. Mang sang Thero. Sp

106 Tephrosia purpurea (L.) Pers. Đoản kiếm tía Chamae. Cop 1

107 Uraria rufescens (DC.) Schindl. Hầu vĩ hoe Chamae. Sp

108 Vigna triloba (L.) Ver dc. Đậu ba thùy Lian. Sp

109

Họ Fagaceae

Lithocarpur dealbatus (HooK.f. & Thoms.)

Rehd.

Dẻ trắng

Micro.

Cop 3

110 Lithocarpus parvulus (Hickel & A.Camus) A.Camus

Dẻ gùi Micro. Sol

111 Quercus helferiana A.DC. Sồi Helfer. Micro. Cop 2

112 Quercus kerri Craib. Sồi kerr Micro. Cop 1

113 Quercus lanata Smith in Rees. Sồi lông Micro. Cop 3

114 Quercus setulosa Hickel& A. Camus Sồi duối Micro. Cop 1

115

Họ Gentianaceae

Gentiana indica Steud.

Long đởm

Thero.

Cop 1

116 Gentiana langbianensis A, Chev. ex H. Long đởm Langbian Thero. Sol

Page 92: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

92

Smith

117

Họ Juglandaceae

Engelhardia spicata Lesch. ex Blume

Chẹo bông

Micro.

Cop 1

118

Họ Lamiaceae

Clinopodium gracile (Benth.) Matsum.

Cau phong luân

Thero.

Sp

119 Elsholtzia blanda (Benth.) Benth. Chùa dù Nano. Cop 1

120 Elsholtzia winitiana Craib Hương nhu xạ Nano. Cop 1

121 Leucas ciliata Benth. Bạch thiệt Thero. Cop 1

122 Nosema cochinchinensis (Lour.) Merr. Cẩm thủy trung việt Thero. Sp

123

Họ Lauraceae

Lindera spicata Kosterm.

Liên đàn gié

Micro.

Cop 1

124

Họ Leeaceae

Leea rubra Bl. ex Spreng.

Gối hạc

Chamae.

Cop 2

125

Họ Loganiaceae

Mitrasaeme eriophila Leenh.

Sắc mạo cát

Thero.

Sol

126

Họ Lythraceae

Rotala rotundifolia (HooK.f. ex Roxb)

Koehne

Luân thảo lá tròn

Thero.

Sp

127

Họ Melastomataceae

Melastoma candidum D.Don

Mua trắng

Nano.

Cop 3

128 Melastoma chevalieri Guill. Mua chevalier Nano. Sp

129 Melastoma saigonense (Kuntze) Merr. Mua lông Nano. Cop 3

130 Memecylon acuminatun Smith ex Triana Sầm nhọn Nano. Cop 1

131 Osbeckia chinenensis L. An bích Trung Quốc Chamae. Cop 2

132 Osbeckia cupulasis D.Don ex W. & Arn. An bích đầu Thero. Cop 1

133 Osbeckia nepalensis HooK. An bích Nepal Thero. Cop 1 134 Osbeckia stellata Buch. Ham. ex D.Don An bích sao Chamae. Cop 1

135

Họ Moraceae

Ficus hirta Vahl var. roxburghii (Miq.)

King

Ngái khỉ

Nano.

Sp

136

Họ Myricaceae

yrica esculenta Buch. – Ham. ex D.Don var.

Chevalieri (Dode) Pham Hoang

Dâu rượu

Micro.

Cop 3

Page 93: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

93

137

Họ Myrsinaceae

Ardisia annamensis Pit.

Cơm nguội Trung bộ

Nano.

Cop 2

138 Ardisia crenta Sims. Cơm nguội răng Nano. Cop 2

139 Ardisia mirabilis Pit. Cơm nguội lạ Nano. Cop 1

140 Maesa membranacea A.DC. Đơn móng Nano. Cop 1

141

Họ Myrtaceae

Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk.

Hồng sim

Nano.

Sp

142

Họ Nepenthacece

Nepenthes annamensis Macfarl.

Bình nước Trung bộ

Chamae.

Cop 1

143

Họ Oxalidaceae

Oxalis corniculata L

Me đất nhỏ

Chamae.

Cop 1

144

Họ Plantaginaceae

Plantago asiatica L.

Mã đề

Chamae.

Sol

145

Họ Polygalaceae

Polygala paniculata L.

Kích nhũ, dầu nóng

Thero.

Cop 1

146

Họ Proteaceae

Helicia excelsa (Roxb.) Blume

Quản hoa cao

Micro.

Cop 3

147

Họ Rosaceae

Rubus alceaefolius Poir.

Mâm xôi

Nano.

Cop 2

148 Rubus annamensis Card. Dum Trung bộ Nano. Cop 3

149 Rubus cochinchinensis Traht. Ngấy hương Nano. Cop 2

150

Họ Rubiaceae

Hedyotis auricularia L.

An điền tai

Thero.

Cop 1

151 Hedyotis rudis (Pierre ex Pit.) Phamh. An điền nhám Thero. Cop 1

152 Pavetta nervosa Craib. Dọt sành gân Nano. Cop 1

153 Wendlantia glabrata DC. Trà hưu Micro. Cop 1

154

Họ Rutaceae

Clausena excavata Burm.f.

Giổi lõm, dâu da xoan

Nano.

Cop 2

155 Euodia lepta (Spreng.) Merr. Ba chạc Nana. Cop 1

156 Glycosmis pentaphylla (Retz.) DC. Cơm rượu Nano. Cop 1

157 Zanthoxylum myriacanthum Wall. ex

HooK.f.

Hoàng mộc nhiều gai Nano. Sol

Họ Scrophulariaceae

Page 94: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

94

158 Alectra arvenses (Benth.) Merr. Ô núi Ava Thero. Cop 2

159 Sopubia trifida Buch. – Ham ex G.Don Sô bu chẻ ba Thero. Sp

160

Họ Sterculiaceae

Helicteres angustifolia L.

Ổ kén

Nano.

Cop 1

161 Helicteres hirsuta Lour. Con chuột Nano. Sp

162

Họ Styracaceae

Styrax benjoin Dryand

An tức

Micro.

Cop 1

163

Họ Theaceae

Eurya Japonica var. harmandii Pierre ex

Pitard

Chơn trà Harman

Nano.

Cop 2

164 Ternstroemia japonica (Thunb.) Thunb. Giang núi Micro. Cop 3

165

Họ Tiliaceae

Grewia hirsuta Vahl.

Cò ke lông

Nano.

Cop 1

166 Triumfetta pseudocana Sprague & Craib. Gai đầu lông Nano. Sol

167

Họ Verbenanaceae

Callicarpa rubella Lindl.

Tử châu đỏ

Nano.

Cop 1

168 Lantana camara L. Ngũ sắc Nano. Sp

169 Verbena officinalis L. Cỏ roi ngựa Phane. Sp

170

Họ Vitaceae

Tetrastigma caudatum Merr. & Chun.

Tứ thư có đuôi

Lian.

Cop 1

171

Họ Violaceae

Viola inconspicua Blume

Hoa tím ẩn

Chamae.

Sp

172

Lớp LILIOPSIDA

Họ Amaryllidaceae

Hypoxis aurea Lour.

Hạ trâm, tiên mao

Chamae.

Sol

173

Họ Arecaceae

Caryota sympelata Gagn.

Đủng đỉnh

Chamae.

Sp

174 Phoenix loureiri Kunth. Var. humilis

(Becc.) S.C.Barow.

Chà là nhỏ Chamae. Sp

175

Họ Asparagaceae

Asparagus filicinus Buch – Ham ex D.Don.

Thiên môn ráng

Lian.

Sol

176

Họ Commelinaceae

Commelina commuris L.

Trai thường

Thero.

Cop 1

Page 95: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

95

177 Cyanotis papilionacea Roem. & Schult.f. Bích trai Burman Thero. Cop 1

178 Cyanotis vaga (Lour.) Roem. & Schult.f. Bích trai hoang Thero. Cop 1

179 Murdannia giganteum ( Vahl.) Bruckner Trai cao Thero. Sp

180 Murdannia simplex (Vahl.) Brenan Trai lá hẹp Thero. Sp

181

Họ Convallariaceae

Disporum cantonense ( Lour.) Merr.

Song bào

Chamae.

Sp

182

Họ Cyperaceae

Bulbostylis densa (Wall.) Hand. – Mazz.

Bờm dày

Thero.

Sol

183 Carex lindleyana Nees Kiết Chamae. Cop 1

184 Cyperus digitatus Roxb. Lác tía Thero. Sol

185 Cyperus halpan L. Cú cỏm Chamae. Sp

186 Fimbristylis ferruginea (L.) Vahl. Mao thư sét Chamae. Sol

187 Fimbristylis gracilenta Hance Mao thư mảnh Thero. Sol

188 Fimbristylis oblonga T.Koyama Mao thư tròn dài Thero. Cop 1

189 Fimbristylis pubisquama Kern Mao thư vảy Chamae. Sol

190 Kyllinga melanosperma Nees Bạch đầu Chamae. Sp

191 Scleria kerrii Turrill Cương Kerr Chamae. Cop 2

192

Họ Orchidaceae

Dendrobium christyanum Reichb.f.

Hỏa hoàng

Epi.

Sol

193 Habenaria ciliolaris (L.) Kraenzel Hà biện râu Thero. Sol

194

Họ Phormiaceae

Dianella ensifolia (L.) DC.

Hương bài

Chamae.

Cop 3

Họ Poaceae

195 Arudinella setosa Trin. Trúc thảo lông Chamae. Cop 3

196 Axonopus affinis A.Chase Cỏ thảm Cryp. Sp

197 Axonopus combressus (Sw.) Beauv. Cỏ lá gừng Cryp. Sp

198 Capillipedium parviflorum (R.Dr.) Stapf Mao cước hoa nhỏ Chamae. Sp

199 Chrysopogon fulvus (Spreng.) Chiov. Cỏ may vàng Chamae. Sp

200 Coelorachis pratensis (Bal.) A.Cam. Xoang trục đồng cỏ Chamae. Cop 1

201 Coelorachis striata (Steud.) A. Cam. Xoang trục sọc Chamae. Cop 3

202 Diectomis fastigiata (Sw.) Kunth Song đoạn Chamae. Sp

203 Digitaria abludens (Roem. & Sch.) Veldk Túc hình hạt Thero. Sp

204 Digitaria radicosa (Prese) Miq. Cỏ chân nhện Thero. Cop 1

205 Digitaria violascens Link Túc hình tím Chamae. Sp

Page 96: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

96

206 Eragrostis ferruginea (Thumb.) P.Beauv. Tinh thảo sét Chamae. Sp

207 Eragrostis nigra Nees ex Steud Tinh thảo đen Chamae. Sp

208 Eragrostis nutans (Retz.) Nees ex Steud Tinh thảo nghiên Chamae. Sp

209 Eragrostis zeylanica Nees & Mey. Tinh thảo tích lan Chamae. Sp

210 Erianthus arundinaceus (Retz.) Jeswiet. ex Heyne

Lau Chamae. Sp

211 Erianthus fastigiatus Nees ex Steud Mao phướng chụm Chamae. Sp

212 Eulalia fimbriata (Hack.) Kuntze Cát vĩ rìa Chamae. Sp

213 Eulalia phaeothrix (Hack.) Kuntze Cát vĩ lông vàng Chamae. Sp

214 Eulalia speciosa (Deb.) Kuntze Cát vĩ đẹp Chamae. Sp

215 Eulalia velutina (Hack.) Kuntze Cát vĩ lông Chamae. Sp

216 Exotheca abyssinica (A. Rich.) A nders. Ngoại giáp Chamae. Sp

217 Garnotia barbulata (nees) Merr. Gát nằm Chamae. Sol

218 Ichnanthus vicinus (F.M.Bail.) Merr. Lộ thảo gân Chamae. Sol

219 Imperata cylindrica (L.) P.Beauv. Cỏ tranh Cryp. Cop 3

220 Ischaemum barbatum Retz. Mồm râu Chamae. Sol

221

Miscanthus floridulus (Labill.) Warb. ex Schum & Laut.

Lô sáng

Chamae. Sol

222 Panicum hayatae A.Cam Kê Hayata Chamae. Sp

223 Panicum notatum Retz. Kê núi Thero. Cop 1

224 Panicum repens L. Cỏ ống Cryp. Sol

225 Paspalum orbiculare Forst. San tròn Chamae. Cop 1

226 Paspalum urvillei Steud. Sao urville Chamae. Sol

227 Phragmites australis (Cav.) Trin. ex steud. Sậy nam Chamae. Sol

228 Rhynchelytrum repens (Willd.) C.E. Hubb. Hồng nhung Thero. Cop 2

229 Saccharum spontaneum L. Cỏ bông lau Chamae. Sp

230 Saceiolepis indica (L.) Chase Bấc nhỏ Thero. Sol

231 Seraria parviflora (Poir.) Roem. & Schult. Đuôi chồn Chamae. Sp

232 Setaria pumila (Poir.) Roem. & Schult. Đuôi chồn nhỏ Chamae. Sp

233 Sporobolus tenellus Bal. Xạ tử mảnh Thero. Sol

234 Themeda arguens (L.) HacK Lô nhọn Thero. Sp

235 Themeda arundinacea (Roxb.) HacK. Lô sậy Chamae. Sol

236 Themeda caudata (Nees.) HacK. Cỏ phao Chamae. Cop 1

237 Themeda triandra Forssk. Lô tam hùng Chamae. Cop 1

Page 97: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

97

238 Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze Đót, chít Chamae. Cop 1

239 Urochloa paspaloides J & C, Presl Cỏ đuôi nhọn Thero. Sol

240

Họ Smilacaceae

Smilax corbularia Kunth.

Kim cang liên hùng

Lian.

Cop 1

241 Smilax glabra wall.ex.Roxb. Thổ phục linh Lian. Cop 2

242 Smilax lanceifolia Roxb. Kim cang thon Lian. Cop 1

243

Họ Zingiberaceae

Hedychium gardnerianum Rosc.

Ngải tiên

Cryp.

Sol

244 Zingiber rubens Roxb. Gừng đỏ Cryp. Cop 3

Trong đó: Mega. = Megaphanerophytes (cây gỗ lớn), Micro. = Microphanerophytes

(cây gỗ nhỏ), Nano. = Nanophanerophytes (cây dạng bụi), Chamae. = Chamaephytes (cây lâu

năm), Thero. = Therophytes (cây một năm), Lian. = Lianophanerophytes (cây leo), Cryp. =

Cryptophytes (cây chồi ẩn), Epi. = Epiphytes (cây bì sinh).

Như vậy đa dạng loài ở kiểu rừng thông ba lá (Pinus kesiya) mọc tự nhiên ở Lâm

Đồng và vùng lân cận được ghi nhận là 244 loài, thuộc 68 họ thực vật, 179 chi của 4 ngành:

Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta.

Có 3 họ ở mức đa dạng cao: Họ Poaceae có 27 chi, 45 loài

Họ Asteraceae có 22 chi, 25 loài

Họ Fabaceae có 16 chi, 27 loài

Trong khi đó có tới 30 họ chỉ có 1 chi, 1 loài.

Chi đa dạng loài nhất là chi Desmodium (thuộc họ Fabaceae) có 8 loài, kế đó là các

chi Eragrostis, Themeda ( thuộc họ Poaceae) và Quercus ( thuộc họ Fagaceae) đều có 4 loài.

Về tình trạng loài: có 8 loài được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam, trong đó 4 loài ở

thang VU và 4 loài ở thang EN, chiếm tỷ lệ 3,28% số loài.

Đa dạng về dạng sống được ghi nhận 8 dạng sống với tỷ lệ: Megaphanerophytes

(0,82%), Microphanerophytes (9,01%), Nanophanerophytes (18,44%), Chamaephytes

(27,46%), Therophytes (27,05%), Lianophanerophytes (6,15%), Cryptophytes (6,56%),

Epiphytes (4,51%). Từ kết quả đó ta có được biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ TỶ LỆ SỐNG CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ (PINUS KESIRA) MỌC TỰ

NHIÊN Ở LÂM ĐỒNG VÀ VÙNG LÂN CẬN

Tỷ lệ %

Page 98: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

98

0

5

10

15

20

25

30

.Mega. Micro. Nano. Chamae Thero. Lian. Cryp. Epi.

Tuy dạng Megaphanerophyte chỉ chiếm 0,82%, song loài thông ba lá là loài gỗ lớn là

loài ưu thế sinh thái, chúng đã tạo nên kiểu rừng thưa cây lá kim rất đặc trưng cho cả cao

nguyên Lâm Viên và cao nguyên Di Linh ở Lâm Đồng với cấu trúc 3 tầng ổn định thành phần

loài khá phong phú, độ che phủ từ 40% - 50% và lượng ánh sáng rất dồi dào cho tầng cỏ bụi,

nên tầng này gồm nhiều dạng sống và chiếm ưu thế về tỷ lệ.

Dạng sống

Page 99: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

99

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN Sử dụng phương pháp ô xếp chồng để nghiên cứu rừng thông ba lá (Pinus kesiya) ở 3

địa điểm trên 3 đai cao độ khác nhau để xác định kích thước thích hợp ô tiêu chuẩn đủ để

nghiên cứu rừng thông ba lá mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và vùng lân cận. Sau đó tiến hành

nghiên cứu 20 ô tiêu chuẩn ở các đai cao độ khác nhau từ 800m đến 2000m, kết quả như sau:

- Kích thước thích hợp ô tiêu chuẩn đủ để nghiên cứu kiểu rừng thông ba lá mọc tự nhiên ở

Lâm Đồng và vùng lân cận là: 35m x 35m.

- Chỉ số đa dạng sinh học thực vật chung cho kiểu rừng thông ba lá ở Lâm Đồng và vùng lân

cận: DMarg. = 3,76.

- Thành phần loài thực vật có mạch ở kiểu rừng thông ba lá mọc tự nhiên gồm 244 loài thuộc

179 chi, 68 họ của 4 ngành: Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta.

- Độ nhiều cá thể loài cấp SOC: 1 loài. Cấp Cop3: 19 loài. Cấp Cop2 loài.

Cấp Cop1……. loài. Cấp Sp: ………loài. Cấp Sol: 58 loài.

- Có 8 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (4 loài ở thang VU,4 loài ở thang EN), chiếm

3,28% tổng số loài.

- Có 8 dạng sống: Mega. (0,82%), Micro. (9,01%), Nano. (18,44%), Chamae. (27,46%),

Thero. (27,05%), Lian. (6,15%), Cryp. (6,56%), Epi. (4,51%).

II. KIẾN NGHỊ Đối với rừng thông ba lá trồng chỉ có 2 tầng: Tầng gỗ lớn và tầng cỏ, loại rừng này trải

qua quá trình diễn thể và dần dần hình thành tầng gỗ nhỏ. Trong kinh doanh lâm nghiệp nên

tạo điều kiện cho tầng gỗ nhỏ phát triển, không nên phát bỏ các loài gỗ nhỏ này khi chúng còn

ở độ tuổi có kích thước cây bụi nhỏ, để duy trì cấu trúc 3 tầng bền vững về mặt sinh thái học,

tạo điều kiện cho ổn định về thành phần loài và việc bảo vệ môi trường.

Page 100: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

100

A SUGGESTION OF USING THE APPROPRIATE SIZE FOR PERQUADRATE AND

ITS APPLICATION TO THE RESEARCH OF PLANT BIODIVERSITY OF THE

NATURAL THREE – LEAVED PINE FOREST DISTRIBUTED AMONG LAM

DONG AND SUB AREAS.

Nguyen Duy Chinh

Faculty of Biology, University of DaLat

Huynh Kim Anh

Faculty of Natural Science, University of Phu Yen

SUMMANY

The paper present a method of using superposed plots to identify the most suitable

area of perquadrates for the research into the biodiversity of the natural three – leaved Pine

forests distributed among Lam Dong and its subareas. The sizes of the superposed plots are:

10m x 10m, 15m x 15m, 20m x 20m, 25m x 25m, 30m x 30m, 35m x 35m, 40m x 40m. The

35m x 35m sized perquadrates are suggeted to be the most appropriate and most pratical for

researchs of plant biodiversity, especially thoes of the three – leaved pine forests (Pinus

kesiya) naturally grown in Lam Dong and the its subareas with the altitude from 800m to

2000m. In our researches, the total number of perquadrates is 20. Each perquadrate has a

record of its own indices including: geological co-ordinate (latitude and longitude), alttitude,

gradient, klinogeotropicsm, species composition, life form, number of individuals, Margalef

index. From the results we have specific index of biodiversity for natural three-leaved pine

forests, species composition and diversity of the life form in the forests. The everage Margalef

index (DMarg) is 3,76.The species composition is rather rich and diverse, including 244

species, 179 genera,68 families of 4 vascular plant phyta (Lycopodiophyta, Polypodiophyta,

Pinophyta, Magnoliophyta). There are 8 species which have been recorded in Red Data Book

of Viet Nam. There are 8 life forms, including: Megaphanerophytes (0,82%),

Microphanerophytes (9,01%), Nanophanerophytes (18,44%), Chamaephytes (27,46%),

Therophytes (27,05%), Lianophanerophytes (6,15%). Cryptophytes (6,56), Epiphytes

(4,51%).

KEY WORDS: Superposed plot, Perquadrate, Biodiversity, Margalef Index, Three – leaved

pine forest, Species composition, Life form, Lam Dong.

Page 101: DDSH Thuc Vat Rung Thong 3 La Lam Dong

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1977. Bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật rừng. Nxb Nông

Nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. Nxb Đại học Quốc gia

Hà Nội, Hà Nội.

3. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb Nông Nghiệp, Hà

Nội.

4. Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt

Nam. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên), 2003 và 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Tập II,

Tập III). Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

6. Nguyễn Tiến Bân (Chủ tịch Hội đồng biên soạn), 2007. Sách đỏ Việt Nam (Phần II – Thực

vật). Nxb KHTN và CN, Hà Nội.

7. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam (Quyển I,II, III). Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí

Minh.

8. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng ở Việt Nam. Nxb KH và KT, Hà Nội.

9. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. Danh lục

các loài thực vật ở Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.