ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC...

25
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN DƢƠNG THỊ HƢỜNG ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Mã số: 60.22.03.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Tang Bồng HÀ NỘI - 2014

Transcript of ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC...

Page 1: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƢƠNG THỊ HƢỜNG

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG LÝ LUẬN

CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ

TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Mã số: 60.22.03.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Vũ Tang Bồng

HÀ NỘI - 2014

Page 2: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và

không trùng lặp với các đề tài khác.

Tác giả

Dƣơng Thị Hƣờng

Page 3: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự

giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học xã

hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Sau đại học của nhà trường

cùng các thầy cô giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt

quá trình học tập.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Vũ Tang Bồng, người thầy đã trực tiếp

chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy,

Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Mặt trận Tổ quốc, Trường chính trị Tỉnh đã

động viên, cổ vũ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập thông tin, số liệu trong

suốt quá trình thực hiện luận văn.

Xin chân thành cảm ơn tất các bạn bè, đồng nghiệp cùng những người

thân yêu nhất trong gia đình đã động viên, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến

quý báu để tôi hoàn thành luận văn. Do thời gian và cũng do năng lực nghiên

cứu của tôi có hạn, luận văn chắc hẳn không thể tránh khỏi những hạn chế,

thiếu sót. Rất mong nhận đuợc sự chỉ dẫn tiếp theo của các thầy cô giáo cùng

toàn thể bạn bè, đồng nghiệp.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 27 tháng 9 năm 2014

Tác giả

Dƣơng Thị Hƣờng

Page 4: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................... 2

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn............................................................. 7

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................ 7

5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .......................... 8

6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 9

7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 9

Chƣơng 1: YÊU CẦU KHÁCH QUAN PHẢI TĂNG CƢỜNG ĐÀO

TẠO, BỒI DƢỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN

BỘ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ...................................... 10

1.1. Vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ cơ sở và công tác đào

tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ sơ sở trên địa bàn

tỉnh Phú Thọ ........................................................................................... 10

1.1.1. Khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, cán bộ cơ sở .... 10

1.1.2. Vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ cơ sở và công tác đào

tạo bồi dưỡng lý luận chính trị .............................................................. 11

1.2. Vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm

dân cƣ, lịch sử truyền thống yêu nƣớc và cách mạng tỉnh Phú ThọError! Bookmark not defined.

1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm dân cưError! Bookmark not defined.

1.2.2. Lịch sử, truyền thống yêu nước và cách mạngError! Bookmark not defined.

1.3. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ

cơ sở tỉnh Phú Thọ trƣớc năm 1997 ...........Error! Bookmark not defined.

1.3.1. Quan điểm của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận

chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở trước năm 1997Error! Bookmark not defined.

1.3.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú về công tác đào tạo, bồi

dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở trước năm 1997Error! Bookmark not defined.

Page 5: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

Tiểu kết chƣơng 1 ......................................Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ

TỈNH PHÚ THỌ VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG LÝ

LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ TỪ NĂM

1997 ĐẾN NĂM 2010 .................................Error! Bookmark not defined.

2.1. Chủ trƣơng của Đảng và Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về công tác đào

tạo, bồi dƣỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sởError! Bookmark not defined.

2.1.1. Chủ trương của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận

chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở. ............Error! Bookmark not defined.

2.1.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ quán triệt chủ trương của Đảng trong

công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sởError! Bookmark not defined.

2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi dƣỡng

lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010Error! Bookmark not defined.

2.2.1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, đề án, chương trình đào tạo, bồi

dưỡng lý luận chính trị ..............................Error! Bookmark not defined.

2.2.2. Chỉ đạo hoạt động của trường chính trị tỉnh và các trung tâm bồi

dưỡng chính trị ở các huyện, thị xã, thành phốError! Bookmark not defined.

Tiểu kết chƣơng 2 ......................................Error! Bookmark not defined.

Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆMError! Bookmark not defined.

3.1. Nhận xét về lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác đào tạo, bồi

dƣỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sởError! Bookmark not defined.

3.1.1. Thành tựu........................................Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Hạn chế...........................................Error! Bookmark not defined.

3.2. Một kinh nghiệm chủ yếu .....................Error! Bookmark not defined.

3.2.1. Bám sát và thực hiện nghiêm túc quan điểm, chỉ thị, nghị quyết

của Đảng Cộng sản Việt Nam về đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị

cho đội ngũ cán bộ cơ sở. ..........................Error! Bookmark not defined.

Page 6: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

3.2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã từng bước hoàn thiện quy hoạch, kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở

phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.Error! Bookmark not defined.

3.2.3. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi

dưỡng lý luận chính trị gắn liền với thực tiễnError! Bookmark not defined.

3.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạoError! Bookmark not defined.

Tiểu kết chƣơng 3 .......................................Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .................................................Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 12

PHỤ LỤC

Page 7: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BDCT : Bồi dưỡng chính trị

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

CNH- HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

ĐT, BDLLCT : Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

GDLLCT : Giáo dục lý luận chính trị

LLCT : Lý luận chính trị

UBND : Ủy ban nhân dân

Page 8: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”

theo đó công tác xây dựng đội ngũ cán bộ là công việc gốc của Đảng. Trong

xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị có tầm

quan trọng đặc biệt vì nó góp phần xây dựng phẩm chất chính trị, đạo đức,

nhân cách cho người cán bộ của Đảng.

Đội ngũ cán bộ cơ sở có vị trí vai trò hết sức quan trọng trong việc xây

dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Đội ngũ cán bộ

cơ sở đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam và chịu

sự điều chỉnh trực tiếp của hệ thống pháp luật về chế độ công chức, công vụ

mới đang hình thành và được thể chế hóa qua một số văn bản pháp luật do

Nhà nước ban hành trong thời gian gần đây.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ từ

Trung ương đến cơ sở là yêu cầu cấp thiết cho mọi cán bộ chứ không phải chỉ

riêng ở cán bộ nghiên cứu hay người làm công tác lý luận như trước đây

thường quan niệm. Hơn nữa, năng lực và trình độ lý luận chính trị của cán bộ

cơ sở có tác dụng quan trọng trong lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội và an

ninh trật tự ở địa phương, thúc đẩy sự phát triển chung cho cả tỉnh, vùng và cả

nước. Trình độ lý luận chính trị của người cán bộ là yếu tố “then chốt” cho

mọi hoạt động nhận thức và hành động thực tiễn của họ. Cán bộ cấp xã,

phường, thị trấn có nắm vững, hiểu biết sâu sắc lý luận chính trị mới nắm

chắc các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

mới vận dụng một cách sáng tạo vào tình hình cụ thể ở địa phương, từ đó rút

ra những bài học, kinh nghiệm, những kết luận góp phần vào việc sửa đổi, bổ

sung và phát triển lý luận, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và

pháp luật của Nhà nước.

Page 9: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

2

Trong những năm đổi mới các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - quốc

phòng an ninh của tỉnh Phú Thọ phát triển mạnh mẽ. Quá trình đổi mới đẩy

mạnh CNH-HĐH đặt ra cho cán bộ cấp xã, phường, thị trấn ở tỉnh Phú Thọ

phải không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ lý luận chính trị. Để có thể nắm

bắt, phản ảnh đúng đắn quy luật phát triển; vận dụng chủ trương, đường lối,

chính sách của Đảng và Nhà nước một cách có hiệu quả và đề ra những quyết

sách đúng, phù hợp với điều kiện cụ thể ở địa bàn mình phụ trách.

Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ mới của đất nước, của địa phương

thì trình độ năng lực đội ngũ cán bộ cấp cơ sở xã còn nhiều hạn chế bất cập.

Cán bộ cơ sở ở tỉnh Phú Thọ được hình thành từ nhiều nguồn, trưởng thành

chủ yếu thông qua thực tiễn, chưa được đào tạo cơ bản, thiếu vốn kiến thức

chuyên môn, kiến thức lý luận chính trị. Bởi thế, trong nhận thức và chỉ đạo

thực tiễn họ thường khó tránh khỏi bệnh kinh nghiệm, giáo điều, điều hành

công tác lãnh đạo, quản lý cũng như xử lý công việc một cách máy móc, kém

hiệu quả không đề ra được phương án giải quyết tối ưu. Thực tế đó đòi hỏi

đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở của tỉnh Phú Thọ phải không ngừng nâng cao

trình độ về mọi mặt, trong đó có trình độ lý luận chính trị.

Việc nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá thực trạng từ đó đề ra phương

hướng, giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào

tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở ở Phú Thọ có vai

trò hết sức quan trọng .

Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên tô i mạnh dạn chọn đề tài:

"Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính

trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010" làm luận văn thạc

sĩ khoa học, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT được Đảng ta xác định là một công

tác trọng tâm. Ở các địa phương công tác này càng có vai trò quan trọng. Từ

Page 10: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

3

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đến nay Đảng ta đã đưa ra

nhiều chủ trương và những yêu cầu nhằm nâng cao trình độ LLCT đối với

lãnh đạo quản lý các cấp các ngành. Đây là những định hướng quan trọng góp

phần nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị là một mảng đề tài lớn

được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong những năm gần đây, đã có nhiều

công trình nghiên cứu, từ nhiều góc độ khác nhau về vấn đề này. Có thể phân

thành các nhóm như sau:

- Nhóm thứ nhất: Các công trình, chuyên khảo về công tác giáo dục

đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị:

Trong tác phẩm “Học tập lý luận chính trị là nhiệm vụ quan trọng của

Đảng viên: Bài nói ở lớp tập huấn Đảng viên mới do thành ủy Hà Nội tổ chức

ngày 14/5/1966”, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1978, tác giả Hồ Chí Minh đã nói rõ

về động cơ vào Đảng và lý tưởng phấn đấu của người Đảng viên, nhiệm vụ

của Đảng viên trong học tập Chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối chính sách

của Đảng.

Trong tác phẩm “ Một số vấn đề về công tác tư tưởng” Nxb Sách giáo

khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1985, tác Nguyễn Đức Bình. Sách gồm những bài

nghiên cứu của tác giả về công tác tư tưởng của Đảng; trong đó có nhiều nội

dung về GDLLCT của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tiếp theo trong sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng trong

sạch vững mạnh”, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005, tác giả Phạm Ngọc

Anh, Bùi Đình Phong đã đề cập các nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí

Minh về vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng, về xây dựng Đảng trong sạch,

vững mạnh về việc vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn

Đảng ở nước ta hiện nay.

Trong tác phẩm “Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo lĩnh

vực nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị”, Học viện chính trị Quốc gia Hà

Page 11: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

4

Nội, Hà Nội, 2012 tác giả Nguyễn Tấn Hoàng (Chủ biên), Ngô Đình Xây,

Mai Yến Nga đã giới thiệu về công tác giáo dục lý luận chính trị, quy trình tổ

chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng. Tham

mưu định hướng về GDLLCT trong hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống

Học viện Chính trị Quốc gia… các trường chính trị tỉnh, thành phố.

- Nhóm thứ hai: Các bài nghiên cứu liên quan đến công tác giáo dục

lí luận chính trị.

Tiêu biểu cho nhóm này là các công trình:

Nguyễn Phú Trọng (1999): “Tạo bước chuyển biến mới trong việc học

tập lý luận chính trị của cán bộ, đảng viên”, Tạp chí Cộng sản, số 11.

Nguyễn Khoa Điềm (2004): “Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu

quả công tác giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới”, Tạp chí Thông

tin công tác tư tưởng lý luận, số1.

Trần Ngọc Uẩn (2005): “Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

cho cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở các trường Chính trị”, Tạp chí Lịch sử

Đảng, số 11.

Trần Văn Phòng (2006): “Đổi mới phương pháp học tập lý luận chính

trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh”,Tạp chí Lịch sử Đảng, số 7.

Trần Khắc Việt (2006): Góp phần tích cực vào việc nâng cao chất

lượng giáo dục lý luận chính trị trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lý luận chính

trị, số 8.

Nguyễn Văn Sáu (2006): “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác giáo dục

lý luận chính trị”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6.

Các công trình nghiên cứu đã nêu lên tầm quan trọng của việc học tập

của cán bộ Đảng viên trong đó học tập lý luận chính trị là việc cực kỳ quan

trọng; những nội dung của của công tác GDLLCT; đồng thời nêu ra một số

giải pháp nhằm đảm bảo yêu cầu và nhiệm vụ công tác GDLLCT.

Page 12: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

5

- Nhóm thứ ba: Các công trình nghiên cứu khoa học luận văn, luận

án về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo dục lý luận chính trị

Tiêu biểu cho nhóm này là các công trình:

Nguyễn Đình Trãi (2001): “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán

bộ giảng dạy Mác - Lênin ở các trường Chính trị tỉnh”, Luận án tiến sĩ Triết

học, Học viện hành chính Quốc gia. Trong luận án tác giả đã nghiên cứu đề

xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực tư

duy lí luận cho đội ngũ cá bộ giảng dạy lý luận Mác- Lênin ở các trường

Chính trị tỉnh; trên cơ sơ làm sáng tỏ năng lực phạm trù tư duy lý luận đối với

công tác giảng dạy LLCT ở các trường Chính trị tỉnh.

Nguyễn Đức Hà (2005): “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán

bộ thuộc hệ thống Chính trị cơ sở của tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện”, thành

viên nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ.

Trên cơ sở đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã của tỉnh

Phú Thọ, luận văn đề xuất các phương hướng , giải pháp nhằm năng cao chất

lượng đội ngũ chính quyền cấp xã đáp ứng được nhiệm vụ được cách mạng

của một tỉnh trung du miền núi, có nhiều dân tộc, đa dạng các loại hình kinh

tế như Phú Thọ.

Cầm Thị Lai (2012): “Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, hành chính

cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở ở các tỉnh Tây Bắc trong giai

đoạn hiện nay”, luận án tiến sĩ chính trị khoa học, Học viện Chính trị Quốc

gia Hà Nội. Luận án là rõ những vấn đề lý luận về đào tạo, bồi dưỡng LLCT,

hành chính cho cán bộ chuyên trách cấp xã ở tỉnh Tây Bắc; đánh giá thực

trạng trình độ, thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT, hành chính cho

đội ngũ cán bộ từ năm 2001 đến nay. Chỉ ra nguyên nhân và kinh nghiệm; đề

xuất những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác ĐT, BDLLCT , hành chính

cho đội ngũ cán bộ đến năm 2020.

Page 13: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

6

Tạ Bích Huệ (2012): “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác

đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm

1997 đến năm 2005”, luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Trường Đại học Khoa

học xã hội và Nhân văn. Luận văn đề cập đến các chủ trương của Đảng và quá

trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với công tác đào

tạo, bồi dưỡng lý luận chinh trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Bên cạnh đó,

luận văn cũng bước đầu chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và một số bài học

kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận

chính trị cho cán bộ của tỉnh Thái Nguyên, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ,

đảng viên đủ “Đức và Tài; Hồng và Chuyên” trong thời đại mới.

Nhìn chung, khi khảo cứu các công trình đã liệt kê, có thể rút ra những

kết luận cơ bản sau: Thứ nhất, thành quả của những công trình nghiên cứu

nêu trên, ở những mức độ khác nhau là cơ sở để tác giả luận văn có điều kiện

đi sâu nghiên cứu về quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác đào

tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị cho cán bộ cơ sở ở địa phương; Thứ hai, trong

những công trình nghiên cứu trên cho đến nay chưa có công trình nào nghiên

cứu một cách toàn diện và có hệ thống về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Phú Thọ đối với công ĐT, BDLLCT cho đội ngũ cán bộ cơ sở giai đoạn từ

năm 1997 đến năm 2010. Tuy nhiên, các công trình trên đều rất bổ ích không

chỉ cung cấp tư liệu mà còn gợi mở cho học viên hướng tiếp cận, triển khai

các nội dung nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn; Thứ ba, quá trình

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị

cho cán đội ngũ bộ cơ sở, cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, hệ

thống, dựa trên việc khai thác thêm những tư liệu mới, khỏa lấp những

khoảng trống nghiên cứu vẫn còn tồn tại. Đó đồng thời cũng là mục tiêu,

nhiệm vụ mà luận văn cố gắng giải quyết và hoàn thành.

Page 14: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

7

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích

Kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu đã được công bố, trên

cơ sở các nguồn tư liệu mới, luận văn trình bày có hệ thống, phân tích đánh giá

toàn diện, khách quan theo quan điểm lịch sử về yêu cầu của công tác đào tạo,

bồi dưỡng lý luận chính trị và quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối

với công đào tạo, bồi dưỡng dục lý luận chính trị cho cho đội ngũ cán bộ cơ sở

(1997 - 2010). Thông qua đó đánh giá những kết quả bước đầu và rút ra một số

kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT của

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, góp phần đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận

chính trị cho đội ngũ cán bộ cở sở của tỉnh trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ

Luận văn trình bày những quan điểm chính của Đảng và những chủ

trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về công tác đào tạo, bồi dưỡng lý

luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cở sở từ năm 1997 đến năm 2010.

- Quá trình tổ chức triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính

trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở của tỉnh Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2010.

- Đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế, nguyên

nhân trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ

sở ở Phú Thọ.

- Rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh

đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị từ năm 1997 đến năm 2010.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng

Luận văn tập trung trình bày quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú

Thọ đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ ở

cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010

Page 15: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

8

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh

Phú Thọ về công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở

Về thời gian: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối

với công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ

năm 1997 (từ sau khi tỉnh Phú Thọ tách từ tỉnh Vĩnh Phú) đến 2010 (là năm

đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII).

Về không gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Phú Thọ.

5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam,

những chủ trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về công tác đào tạo,

bồi dưỡng lý luận chính trị.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic,

ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp cơ bản khác của khoa học

lịch sử như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê, so sánh, để xử lý các sự

kiện, số liệu nhằm dựng lại quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo thực

hiện công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở Đảng bộ tỉnh

Phú Thọ trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2010.

5.3. Nguồn tư liệu

- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Hồ Chí Minh về

lý luận chính trị, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ....

- Các Văn kiện của Đảng, đặc biệt là các Văn kiện Đại hội Đảng toàn

quốc, những Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư của Trung ương Đảng và Chính

phủ; các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân

Page 16: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

9

tỉnh cũng như các tài liệu của sở, ban, ngành của tỉnh Phú Thọ về công tác

giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

- Các công trình nghiên cứu khoa học, các sách, báo có liên quan (báo,

tạp chí, đề tài khoa học, chuyên khảo) do các cơ quan nghiên cứu đã công bố

như Viện Lịch sử Đảng, Viện Sử học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân

văn- Đại học Quốc gia Hà Nội … là nguồn tư liệu quan trọng của luận văn.

6. Đóng góp của luận văn

- Trình bày có hệ thống và làm rõ đường lối, chủ trương của Đảng,

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

cho cán bộ cơ sở từ năm 1997 đến năm 2010

- Bước đầu rút ra một số đánh giá, nhận xét về thành tựu, hạn chế và rút

ra một số kinh nghiệm chủ yếu trong quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo

công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở từ năm 1997

đến năm 2010.

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu giảng dạy

tuyên truyền về lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ đổi mới.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

luận văn gồm 3 chương, 6 tiết:

Chương 1. Yêu cầu khách quan phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng lý

luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Chương 2. Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về công tác

đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở từ năm 1997

đến năm 2010

Chương 3. Một số nhận xét và kinh

Page 17: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

10

Chƣơng 1

YÊU CẦU KHÁCH QUAN PHẢI TĂNG CƢỜNG ĐÀO TẠO,

BỒI DƢỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CƠ SỞ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

1.1. Vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ cơ sở và công tác đào tạo,

bồi dƣỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ sơ sở trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ

1.1.1. Khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, cán bộ cơ sở

1.1.1.1. Về “đào tạo, bồi dưỡng”

“Đào tạo” là quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

thích hợp để người được đào tạo có thể đảm nhận được một công việc nhất định;

“Bồi dưỡng” là quá trình nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

trên cơ sở của mặt bằng kiến thức đã được đào tạo trước đó.

Theo quan điểm của Đảng, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

được tiến hành theo nguyên tắc học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực

tiễn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “lý luận mà không liên hệ với thực

tiễn là lý luận suông”, “thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực

tiễn mù quáng”. Vì vậy, nội dung đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cần

luôn phải đổi mới và xây dựng cho phù hợp với yêu cầu thực tế nhằm góp

phần trang bị hệ thống thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận chủ

nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ thống tri thức chuyên môn,

kiến thức lãnh đạo quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh đổi mới công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước, tăng cường mở của và hội nhập quốc tế.

1.1.1.2. Về “lý luận chính trị”

Có thể hiểu: Lý luận chính trị là hệ thống quan điểm, chủ trương, đường

lối của một Đảng, một giai cấp để giành, giữ và thực thi quyền lực Nhà nước.

Lý luận chính trị của giai cấp vô sản là sự khái quát tri thức nhân loại

và tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân thế giới làm công cụ đắc

Page 18: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

11

lực cho việc giành và giữ chính quyền của giai cấp công nhân ở mỗi quốc gia,

dân tộc. Theo Lênin, lý luận có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp

cách mạng: “Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách

mạng” và “ chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có

khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong” [38, tr.30-32]. Hồ Chí Minh

cũng cho rằng: “Đảng không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn,

tàu không có bàn chỉ nam” [39, tr.268]

Lý luận chính trị ở Việt Nam hiện nay là hệ thống những nguyên lý của

chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cùng những tinh hoa tư tưởng

chính trị của dân tộc và nhân loại. Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng luôn

lấy Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim

chỉ nam cho mọi hành động của mình.

Do đó đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị có vai trò rất quan trọng đối

với một chính Đảng vô sản, vì trong cuộc đấu tranh thực hiện sứ mệnh lệnh

sử của mình, giai cấp công nhân sẽ không thành công nếu như không không

có lý luận tiên phong soi đường.

1.1.1.3. Về “Cán bộ cơ sở”

Theo nghĩa hẹp có thể hiểu: Cán bộ cơ sở là thuật ngữ để chỉ những

người làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước cấp cơ sở.

Theo nghĩa rộng: Cán bộ cơ sở là những người công tác tại bộ máy

chính quyền xã, phường, thị trấn. Là người trực tiếp tham gia quản lý mọi mặt

đời sống kinh tế - xã hội của xã, phường, thị trấn

1.1.2. Vị trí, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ cơ sở và công tác đào tạo

bồi dưỡng lý luận chính trị

1.1.2.1 Vị trí của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

Cơ sở là cấp thấp nhất trong hệ thống chính trị bốn cấp ở nước ta hiện

nay. Cơ sở là nơi cán bộ sinh sống và làm việc hàng ngày cùng với dân, có

Page 19: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây

dựng Đảng trong sạch vững mạnh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

2. Ban chấp hành Trung ương (18/6/1997), Nghị quyết Trung ương 3 (khoá

VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước

3. Ban tư tưởng văn hóa - Trung ương (1996), Tài liệu nghiên cứu Văn kiện

đại hội lần thứ VIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, HN

4. Ban tuyên giáo Trung ương (2009), Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết trung

ương 9, Khóa X

5. Ban thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ (2005), Báo cáo tổng kết 5 năm thực

hiện nghị quyết 05-NQ/TƯ về đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức giai

đoạn 2001- 2005

6. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ (2008), Báo cáo tổng kết việc thực hiện

Nghị quyết Trung ương 3, khoá VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phương hướng, mục tiêu, nhiệm

vụ xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Phú Thọ.

7. Nguyễn Đức Bình (1985), Một số vấn đề về công tác tư tưởng” Nxb Sách

giáo khoa Mác – Lênin, Hà Nội

8. Vũ Thanh Bình (2012), Vấn đề chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận

chính trị trong các trường Đại học, cao đẳng nước ta hiện nay, Luận án

tiến sĩ triết học, Đại học quốc gia Hà Nội

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Giáo trình giáo dục chính trị (Dùng

trong đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp)

10. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (2004), tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, HN

11. C. Mác và Ph. Ăng-ghen (2004), tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, HN

Page 20: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

13

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VII, Nxb Sự thật, HN

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb Sự thật, Hà Nội

14. Đảng Cộng sản ViệtNam (1995), Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị Ban

Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

15. Đảng Cộng sản ViệtNam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban

Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản ViệtNam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban

Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (Lưu

hành nội bộ)

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002): Văn kiện Hội nghị lần thứ năm, Ban

chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về:” Nhiệm vụ chủ yếu công tác tư

tưởng, lý luận trong tình hình mới, Nxb Chính trị Quốc gia

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các nghị quyết của Trung ương Đảng

2001 - 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

21. Đảng Cộng sản ViệtNam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban

Chấp hành Trung ương Khoá X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

23. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (1997), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

lần thứ XIV, nhiệm kỳ 1997- 2000, Việt Trì

Page 21: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

14

24. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

lần thứ XV, nhiệm kỳ 2000- 2005, Việt Trì

25. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2005- 2010, Việt Trì

26. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ

lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010- 2015, Việt Trì

27. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2010), Tuyển tập Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Phú

Thọ 1997-2010, Việt Trì

28. Nguyễn Khoa Điềm (2004), "Nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả

công tác giáo dục lý luận chính trị trong tình hình mới", Tạp chí Thông

tin công tác tư tưởng lý luận

29. Nguyễn Đức Hà (2005), Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

thuộc hệ thống chính trị cơ sở của tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện, thành

viên nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh, Trường chính trị tỉnh Phú Thọ.

30. Nguyễn Tấn Hoàng (Chủ biên), Ngô Đình Xây, Mai Yến Nga (2012),

Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tuyên giáo lĩnh vực nghiên cứu,

giáo dục lý luận chính trị, Học viện chính trị Quốc gia, HN

31. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh- Viện Hồ Chí Minh và các

lãnh tụ của Đảng (2002), Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng, lý

luận, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.’

32. Tạ Bích Huệ (2012): “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo công tác đào

tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm

1997 đến năm 2005”, luận văn Thạc sĩ Lịch sử Đảng, Trường Đại học

Khoa học xã hội và Nhân văn.

33. Nguyễn Tiến Khôi (Chủ biên), Đặng Xuân Tuyên, Nguyễn Thái Dũng

(2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Nxb Chính trị Quốc gia, HN

Page 22: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

15

34. Cầm Thị Lai (2012), Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, hành chính

cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở ở các tỉnh Tây Bắc trong giai

đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chính trị khoa học, Học viện hành chính

Quốc gia

35. Nguyễn Thị Hồng Lê (2004), Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ

cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện

nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

36. V.I. Lênin (1975), Toàn tập, tập 04, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva

37. V.I. Lênin (1975): Toàn tập, tập 06, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva

38. V. I. Lênin (1979), Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva

39. V.I. Lênin (1981), Toàn tập, Tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva

40. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

41. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

42 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

43. Hồ Chí Minh (1978), Học tập lý luận chính trị là nhiệm vụ quan trọng

của Đảng viên: Bài nói ở lớp tập huấn đảng viên mới do Thành ủy Hà

Nội tổ chức ngày 14/5/1966, Nxb Sự Thật, HN

44. Khoa Minh (2003), "Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh", Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

45. Ngô Kim Ngân (2001), "Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp

xã trong thời kỳ mới", Tạp chí Giáo dục lý luận, số 7

46. Phạm Văn Nhuận (2006), “Về nhiệm vụ bồi dưỡng lý luận chính trị cho

cán bộ Đảng viên trong tình hình hiện nay”, Tư tưởng văn hóa, số 7

47. Trần Văn Phòng (2006), “Đổi mới phương pháp học tập lý luận chính trị

theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 7

48. Đào Duy Quát (2004), Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản

ViệtNam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 23: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

16

49. Tô Huy Rứa (2005): Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng vì công cuộc đổi

mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

50. Nguyễn Văn Sáu (2006): “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác giáo dục

lý luận chính trị”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6.

51. Tập thể tác giả (2005), Hỏi đáp triết học, Nxb Lý luận chính trị, HN

52. Ngô Ngọc Thắng (2004), “Đào tạo bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ

cán bộ cấp cơ sở trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí lý luận chính trị, số 8

53. Nguyễn Văn Thắng (2001): Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính

trị cho cán bộ ở các đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay dưới ánh sáng

của Tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, Học viện

chính trị -Quân sự.

54. Nông Văn Tiềm (2001), Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ

cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện ở tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn

hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh

55. Tỉnh ủy Phú Thọ (1997), Nghị quyết số 05- NQ/TU của Ban Thường vụ

Tỉnh ủy về công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức

1997-2000

56. Tỉnh ủy Phú Thọ (2001), Nghị quyết số 05- NQ/TU của Ban Thường vụ

tỉnh ủy về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác đoàn thể, bồi dưỡng

cán bộ, công tác trong giai đoạn 2001-2005

57. Tỉnh ủy Phú Thọ (2007), Nghị quyết số 22- NQ/TU của Ban Thường vụ

tỉnh ủy về việc nâng cao năng lực lãnh đạo Đảng, sức chiến đấu của ban

tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên tỉnh Phú

Thọ trong tình hình mới

58. Tỉnh ủy- UBND tỉnh (2012): Trường chính trị tỉnh Phú Thọ 55 năm xây

dựng và phát triển

Page 24: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào

17

59. Nguyễn Đình Trãi (2001), Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ

giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường chính trị tỉnh, Luận án Tiến

sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

60. Nguyễn Phú Trọng- Trần Xuân Sầm (đồng chủ biên) (2003): Luận cứ khoa

học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh

công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, HN

61. Nguyễn Phú Trọng (1999), "Tạo chuyển biến mới trong việc học tập lý

luận chính trị của cán bộ, đảng viên", Tạp chí Cộng sản, số 11

62. Từ điển tiếng Việt (2006), NXB Đà Nẵng

63. Từ điển tiếng Việt (1998), NXB KHXH&NV, Hà Nội

64. Trần Ngọc Uẩn (2005): “Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

cho cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở các Trường chính trị”, Tạp chí Lịch sử

Đảng, số 11

65. Vũ Quang Vinh (2002),"Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo – bồi dưỡng

đội ngũ cán bộ", Tạp chí Công an nhân dân

66. Trần Khắc Việt (2006): “Góp phần tích cực vào việc nâng cao chất

lượng giáo dục lý luận chính trị trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí lý luận

chính trị, số 8,

67. http://www.chinhphu.vn

68. http://dangcongsan.vn

69. http://tctph.gov.vn

70. http://phutho.gov.vn

71. baophutho.com

72. http://ttboiduongcanbo.com.vn

Page 25: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/4029/1/Luan van em Hường... · Quan điểm của Đảng về công tác đào