Dân Ca Nam bô

23
Dân Ca Nam bô Dân Ca Nam bô Nói đến nghệ thuật ca hát dân gian cổ truyền Nam Bộ mà chỉ đóng khung trong một số làn điệu vọng cổ hay bài bản cải lương, ca nhạc tài tử, thì quả chưa đầy đủ. Mặc dầu chúng ta không phủ nhận tính hấp dẫn, yếu tố truyền cảm gây xúc động mạnh của các thể loại ca hát đó, nhưng đứng trên góc độ nghiên cứu mà xem xét, thì sự phiến diện nói trên có thể đưa đến những nhận định không toàn diện, và hiện tượng nhầm lẫn giữa ngọn và gốc có thể xảy ra. Nội dung vấn đề trao đổi của bài viết này nhằm tìm hiểu tính chất phong phú của nền dân ca Nam Bộ, một bộ phận trong kho tàng âm điệu dân gian phong phú và quí báu của đất nước ta. Nói đến Nam Bộ, chúng ta nghĩ đến một vùng đất màu mỡ có phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp hữu tình, có tài nguyên giàu có, trù phú. Không thể quên được con người Nam Bộ với tính tình cởi mở, hào hiệp, nặng nghĩa nhiều tình... mà hình như đất nước thiêng liêng đã dành riêng cho mảnh quê phương Nam này! Từ Đồng Nai, Long Khánh, Biên Hòa, Đất Đỏ... với những lô cao su thẳng tắp, bạt ngàn, sừng sững hiên ngang... như muốn vươn lên hàng triệu cánh tay xanh biếc, rậm dày... che kín cả khoảng

description

Các bài hát dân ca nam Bộ

Transcript of Dân Ca Nam bô

Page 1: Dân Ca Nam bô

Dân Ca Nam bô

Dân Ca Nam bô

Nói đến nghệ thuật ca hát dân gian cổ truyền Nam Bộ mà chỉ đóng khung trong

một số làn điệu vọng cổ hay bài bản cải lương, ca nhạc tài tử, thì quả chưa đầy đủ.

Mặc dầu chúng ta không phủ nhận tính hấp dẫn, yếu tố truyền cảm gây xúc động

mạnh của các thể loại ca hát đó, nhưng đứng trên góc độ nghiên cứu mà xem xét,

thì sự phiến diện nói trên có thể đưa đến những nhận định không toàn diện, và hiện

tượng nhầm lẫn giữa ngọn và gốc có thể xảy ra. Nội dung vấn đề trao đổi của bài

viết này nhằm tìm hiểu tính chất phong phú của nền dân ca Nam Bộ, một bộ phận

trong kho tàng âm điệu dân gian phong phú và quí báu của đất nước ta.

Nói đến Nam Bộ, chúng ta nghĩ đến một vùng đất màu mỡ có phong cảnh thiên

nhiên xinh đẹp hữu tình, có tài nguyên giàu có, trù phú. Không thể quên được con

người Nam Bộ với tính tình cởi mở, hào hiệp, nặng nghĩa nhiều tình... mà hình như

đất nước thiêng liêng đã dành riêng cho mảnh quê phương Nam này! Từ Đồng Nai,

Long Khánh, Biên Hòa, Đất Đỏ... với những lô cao su thẳng tắp, bạt ngàn, sừng

sững hiên ngang... như muốn vươn lên hàng triệu cánh tay xanh biếc, rậm dày...

che kín cả khoảng trời mênh mông... chúng ta đi dần xuống miền châu thổ Cửu

Long với những cái tên nghe "là lạ" "dễ thương" như: Mỹ Tho, Bến Tre, Long

Xuyên, Cần Thơ, Rạch Giá... băng qua những "tấm thảm vàng tươi" đang óng ánh

trĩu cành phơi mình dưới ánh nắng chói chang của miền gần xích đạo.

Sau đó, chúng ta sẽ được nhẹ nhàng, ung dung khua từng nhịp chèo nhặt khoan

trên những dòng kênh lăn tăn gợn sóng, dưới những rặng dừa xanh vào những buổi

chiều êm đẹp... rồi để có dịp bâng khuâng nghe những câu hò về đêm ngân vang

dòng sông, bến nước... và khi tới tỉnh Minh Hải lắm cá nhiều tôm, đặt chân lên mũi

Viên An, mỏm đất tận cùng của quê hương phương Nam... nghe biển Đông sóng

vỗ quanh năm, một lần nữa, chúng ta càng được khẳng định thêm về khả năng vĩ

đại chinh phục thiên nhiên, cải tạo hiện thực của con người trước bao nhiêu biến

Page 2: Dân Ca Nam bô

cố. Phải chăng phong cảnh thiên nhiên của thực tại vốn tràn đầy thơ mộng, nên

càng khơi nguồn âm điệu dạt dào cho dân ca Nam Bộ giàu chất trữ tình, đậm màu

thi vị... chắp cánh cho những hoài bão ước mơ sớm trở thành hiện thực...

Chúng ta hãy làm quen với một đoạn hò tâm tình:

... hò ơi!... Nho nhỏ như ai, chớ còn nho nhỏ như em đây luôn chặt dạ bền lòng.

Dẫu cho nước Đồng Nai có chảy cạn, đá Đồng Nai có bị mòn, thì thủy chung như

nhứt, trước sau em vẫn giữ sắt son lời nguyền... ơ

(Hò miền Đông Nam Bộ)

Hay những lời "oán trách" nhau trong điệu hò Trà Vinh:

Hò ơi... Tay cắt tay bao nỡ... ruột cắt ruột sao đành! Một lời thề biển cạn non xanh.

Chim kêu dưới suối, vượn hú trên nhành, qua không bỏ bậu ơ ơ... mà sao bậu đành

bỏ qua ơ ơ...

Cũng như tên nhiều miền của đất nước, hò là một điệu dân ca phổ biến ở Nam Bộ

nói riêng. Hò được gắn liền với sông nước, với khung cảnh êm ả, phẳng lặng. Với

một âm hưởng phóng khoáng, tự do, mang ít nhiều nhân tố "tự sự", "vịnh thán", hò

thường được dùng để ngợi ca hay đề cao một đạo lý tốt đẹp nào đấy như lòng

chung thủy sắt son, niềm tin yêu chặt dạ bền lòng... Âm điệu của các thể loại hò ở

từng địa phương thường không giống nhau về chi tiết luyến láy, về cách xử lý các

"âm điệu" giữa câu, hay có đôi khi cũng khác nhau về kết cấu toàn bộ. Thí dụ như:

hò Đồng Tháp thì kết ở một nốt thuộc "át âm", nhưng trong lúc đây, tuy cùng một

điêu thức "xon", nhưng hò Miền Đông, hò Bạc Liêu, hò Gia Ninh, thì lại dùng nốt

chủ âm để kết hoàn toàn.

Việc xử lý kếu cấu này tùy thuộc vào phong cách, vào nội dung của từng vùng,

nhằm thể hiện được tính cách riêng biệt, màu sắc độc đáo, chứ không phải là

không có dụng ý. Thông thường do ý nghĩa của nội dung lời hò giữ vai trò quyết

định, nên giai điệu của hò này được tiến hành theo đường nét bình ổn, "lên dần"

hoặc "xuống dần", cố tránh những bước nhảy quãng đột xuất, nhằm tạo ra một

Page 3: Dân Ca Nam bô

phong vị êm đềm, nhẹ nhàng như kiểu "ngân nga, tự sự", nặng đi vào chiều sâu

lắng hơn là ầm ĩ, huyên náo. Hoàn cảnh xã hội ngày càng thay đổi, nên nội dung và

hình thức hò cũng được cải biên và bổ sung cho thích hợp. Ví dụ như, khi Mặt trận

Bình dân bên Pháp chiếm được nhiều thắng lợi trên địa hạt chính trị, thì ở Nam Bộ,

kế bên những loại hò mộc, hò huê tình, hò đối, hò thơ, hò truyện... lại xuất hiện

thêm một loại hò gọi là hò quốc sự. Nội dung hò quốc sự đề cập đến những vấn đề

chính trị cổ vũ và động viên tinh thần yêu nước của quần chúng. Sau đây là một

đoạn của hò quốc sự.

Nữ (vấn):

Hò ơi! Trên đời mọi vật bẩn nhơ

Đều nhờ rửa nước trở nên trong lành

Đến khi nước phải nhơ tanh

Lấy gì mà rửa xin anh phân cùng...

Nam (đáp):

Hò ơi! Em ơi trải bao thế hệ oai hùng

Nước nhà lâm nạn anh hùng ra tay

Hi sinh bao quản thân dài

Máu đào từng rửa, "nước" rày thành trong...

Nội dung lớn của hò phần lớn dựa trên cơ sở của lối thơ lục bát, nhưng khi xử lý

thì có thể giữ nguyên, hoặc có khi lại mở rộng dài hơn để khớp với âm điệu của

câu hò. Vì thế việc sáng tác ra những câu hò được đông đảo quần chúng tham gia

dễ dàng và nhanh chóng thu hút được sự hâm mộ của quần chúng. Về tháng bảy

âm lịch, thường là mùa cấy rộ và cũng là lúc mà các "vạn" cấy (như phường, hội)

được có dịp trổ tài vừa cấy giỏi lại vừa hò hay... và dĩ nhiên sau những lần gặp gỡ,

biết mặt... biết tài nhau... là đến những lời hò hẹn cho những ngày sau mùa gặt

hái...

Page 4: Dân Ca Nam bô

Kế bên những điệu hò trữ tình, êm dịu, dân ca Nam Bộ còn bao gồm những bài hát

lý (hay là những điệu lý). Lý là những khúc hát ngắn gọn, vui tươi, dí dỏm, mang

tính chất lạc quan yêu đời rõ nét với các nhịp điệu phong phú và sinh động.

Như bài Lý ngựa ô (Nam Bộ):

Lý con ngựa... ngựa ô (2 lần)

Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen

Búp sen lá đậm - Dây cương đầm thấm

Cán roi anh bịt đồng thà...

Lá anh í a đưa nàng... là anh đưa nàng về dinh (2 lần)

... Nhưng cũng có khi, lý lại được pha lẫn vào chút ít màu sắc trữ tình man mác

như bài Lý lu là:

Ai về giòng dứa mà qua truông

Nhắn thăm lu là với bậu ơ bậu ơi!

Bỏ buồn cho nàng ơi! mà cho ai?

Bỏ buồn cho nàng ơi! mà cho anh!

Xét về phương diện âm hưởng nói chung toát ra từ các điệu hò và Lý Nam Bộ,

chúng ta rút ra được chất tinh khiết, chân thật, tuy mộc mạc, pha lẫn chút ít âm

điệu mênh mông của hò, với nhịp điệu sinh động, vui phơi phới đầy tươi mát của

các điệu lý. Đặc biệt về mặt kết cấu, lý cũng có những phân biệt câu cú, khúc, đoạn

rõ ràng. Sự trình bày phần âm điệu được mạch lạc, có tính nhất quán toàn bộ, và dễ

phát hiện, không cầu kỳ, phức tạp, ngổn ngang.

Cách vận dụng và xử lý các hệ thống điệu thức dân gian 5 cung hoặc 7 cung, hoặc

5 cung có thêm bớt bất thường trong thể loại lý, càng tạo thêm được nhiều sắc thái

về giọng điệu, càng làm phong phú thêm, mở rộng ra nhiều khả năng kết hợp chặt

chẽ giữa âm điệu và ngôn ngữ. Hiện nay, theo chỗ chúng tôi được biết thì các cơ

sở nghiên cứu đã sưu tầm và chỉnh lý hơn 40 điệu lý như: Lý con sáo, Lý giao

Page 5: Dân Ca Nam bô

duyên, Lý cây bông, Lý chúc rượu, Lý chia tay, Lý cây gòn, Lý con chuột, Lý bình

vôi v.v...

Mỗi điệu lý nói trên đều có một nội dung rõ rệt, hoặc phổ biến những kinh nghiệm

sản xuất (như Lý đất dòng chẳng hạn), hoặc ca ngợi những đức tính tốt trong cuộc

sống (như Lý Ba Tri), cái đẹp trong thiên nhiên (Lý cây xanh) hoặc oán trách nhau

(như Lý lu là) hoặc mỉa mai, châm biếm bọn lý trưởng, cường hào (như Lý con

chuột, Lý bình vôi, Lý con sam). Các chủ đề nhạc trong các điệu lý rất nhiều vẻ,

dưới những hình thức rất độc đáo, nhưng lại rất quen thuộc với phong vị cổ truyền

của quần chúng từ lâu đời.

Trong quá trình cải biên, bổ sung, dĩ nhiên có một số chủ đề trong các điệu lý được

sáng tạo, nâng cao. Trong số ấy, chúng ta có thể lấy bài Ru con làm ví dụ. Từ bái

Lý giao duyên của vùng Trị Thiên, bài Lý giao duyên của Nam Bộ đã tiến lên

trong một quá trình hoàn chỉnh hơn dưới một tựa đề mới là Ru con. Đó cũng là một

quy luật, một đặc điểm cần lưu ý khi nghiên cứu vốn dân gian cổ truyền để chúng

ta phân biệt được tính giao lưu và tính bổ sung đổi mới luôn luôn của nó.

Dân ca là một mảnh đất trù phú, một kho tàng âm điệu vô tận, nơi tập trung của tất

cả những nhân tố thể hiện trực tiếp nhất, sinh động nhất tính cách dân tộc của một

địa phương hay một dân tộc nào đó. Và nền âm nhạc chuyên nghiệp với tất cả

những hình thức phong phú muôn màu muôn vẻ của nó cũng đều bắt nguồn từ di

sản dân tộc, từ vốn cổ truyền của thế hệ trước để lại. Vì thế, tìm hiểu được kho

tàng quý báu ấy đã là một chuyện không dễ, nhưng cái khó hơn hết, cái quyết định

hơn hết là cần phải biết gạn đục, khơi trong, phải biết chọn lọc, lấy ra cái gì "tinh"

nhất để phục vụ tốt cho cái hiện tại. Đó là vấn đề rất thiết yếu mà các nhạc sĩ

nghiên cứu, sáng tác, biểu diễn, huấn luyện, không riêng cho một địa phương nào,

đều nhận thấy trách nhiệm của mình trước nhân dân trong việc xây dựng một nền

văn học nghệ thuật tiên tiến có tính chất dân tộc và tính nhân dân sâu sắc.

Nói chuyện chuyên đề "Dân ca Nam bộ"

Page 6: Dân Ca Nam bô

          Cùng với sự hình thành vùng đất Nam Bộ, dân ca Nam Bộ đã ra đời và phát

triển hàng trăm năm nay. Kế thừa văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc

trong hành trình Nam tiến đồng thời thích ứng với các yếu tố tự nhiên và xã hội ở

vùng đất mới, dân ca Nam Bộ trở thành một trong những hình thức diễn xướng dân

gian mang sắc thái văn hóa Nam Bộ độc đáo. Dân ca Nam Bộ gắn bó sâu đậm với

cuộc sống lao động và tinh thần của người dân phương Nam, được thể hiện vô

cùng phong phú và đa dạng với nhiều thể loại như: lý, ngâm thơ, hát ru, hò, vè….

          Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về

“Dân ca Nam Bộ” nhằm giới thiệu đến các bạn sinh viên về hình thức diễn xướng

dân gian này như một cách thể hiện sự trân trọng đối với di sản văn hóa nghệ thuật

Nam Bộ, góp phần vào việc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của

dân tộc.

          Chuyên đề được tổ chức vào sáng 27/11/2012, do diễn giả Nhạc sĩ Cao Văn

Lý trình bày cùng với phần biểu diễn minh họa của nhóm nhạc dân tộc - Nhạc viện

Thành phố Hồ Chí Minh và các ca sĩ: Bích Phượng, Ngọc Mai, Thúy Loan, Thảo

Vy…  

          Nhạc sĩ Cao Văn Lý được sinh ra và lớn lên trong gia đình tài tử ở Hồng

Ngự - Đồng Tháp. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là nhạc công của đoàn văn

công tỉnh Long Châu Sa. Năm 1954, ông học ở trường Âm nhạc Việt Nam và tiếp

tục được đào tạo ở Nhạc viện Tchaikovsky, Liên Xô. Nhạc sĩ Cao Văn Lý từng

làm việc ở Đài phát thanh Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và là giảng viên của

khoa Âm nhạc dân tộc Nhạc viện TP Hồ Chí Minh.

          Với mong muốn đóng góp cho nền âm nhạc dân tộc nói chung và dân ca

Nam Bộ nói riêng, trong quá trình công tác và giảng dạy từ 1975 – 1985, nhạc sĩ đã

sáng tác hơn 20 ca khúc mang âm hưởng dân ca, trong đó có các điệu lý mới như :

Lý Mỹ hưng, Lý Trăng soi, Lý Tư Phùng, Lý Qua cầu, Lý Đêm trăng, Lý Bông

trang … đến nay, những điệu lý này đã trở nên phổ biến trong các bài vọng cổ và

Page 7: Dân Ca Nam bô

trên sân khấu cải lương … Đặc biệt, ông vừa hoàn thành xong công trình sưu tầm

các điệu hò Đồng Tháp.

Trong phần nói chuyện về dân ca Nam Bộ, Nhạc sĩ Cao Văn Lý đã trình bày:

1. Khai quat về dân ca, trong nền âm nhac dân tộc Việt Nam:

-   Nhạc thính phòng: Ca trù, Ca Huế, Nhạc Tài tử

-   Nhạc lễ dân gian: Chầu Văn, Hát bóng rỗi.

-   Nhạc sân khấu: Chèo, Tuồng, Cải lương.

 

2. Khai quat về dân ca Nam Bộ, bao gôm:

-  Hát ru,

-  Ngâm thơ, Nói thơ

-  Hò,

-  Vè,

- Ca Lý.

 

3. Một sô bai ly, dân ca Nam Bộ, trong đơi sông văn hóa nghệ thuât:

-  Một số bài lý cổ truyền, khuyết danh, phổ biến rộng: lý Con sáo, lý Sâm thương,

lý Lu là, lý Cây bông, lý Con khỉ...

-  Lời mới cho một số điệu lý cổ truyền: cho hát dân ca, cho bài ca Tài tử, cho Sân

khấu Cải lương.

-  Một số bài lý mới sáng tác, phổ biến rộng: lý Qua cầu, lý Mỹ Hưng, lý Chim

Xanh, lý Trăng soi, lý Tư Phùng

-  Lời mới cho một số điệu lý mới: cho hát dân ca, cho bài ca Tài tử, cho Sân khấu

Cải lương.

 

4. Một sô sang tac mơi cho khi nhac, ca khúc:

-  Cho độc tấu hòa tấu nhạc khí:

Page 8: Dân Ca Nam bô

-  Dân ca trong ca khúc

 

5. Dân ca Nam Bộ trong đơi sông cộng đông đương đai:

-  Ơ nông thôn

-  Ơ thành thị

-  Hữu nghị quốc tế.

Một số hình ảnh trong buổi nói chuyện chuyên đề:

Page 9: Dân Ca Nam bô

DÂN CA DÂN NHẠC VN – LÝ MIỀN NAMTHÁNG MỘT 14, 2015 TRẦN LÊ TÚY-PHƯỢNG 6 PHẢN HỒI

Đọc các bài cùng chuỗi, xin click vào đây.

Chào các bạn,

Miền Nam nước Việt chúng ta là một lảnh thổ có một lịch sử khá độc đáo

trải dài qua nhiều thời đại, khởi thủy bằng Vương quốc Phù Nam từ thế kỷ 1.

Phù Nam (tiếng Phạn: ना�म) là một quốc gia cổ trong lịch sử Đông Nam Á,

xuất hiện khoảng đầu Công Nguyên, ở khu vực hạ lưu và châu thổ sông Mê

Kông. Theo nhiều thư tịch cổ Trung Hoa, thì trong thời kỳ hưng thịnh, Vương

quốc này về phía Đông, đã kiểm soát cả vùng đất phía Nam Trung Bộ (Việt

Nam), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến

phần phía Bắc bán đảo Mã Lai.

Page 10: Dân Ca Nam bô

Bản đồ vị trí của Phù

Nam (Nokor Phnom) – thế kỷ 1-7.

Quốc gia này tồn tại cho đến khoảng nửa thế kỷ 7 (sau năm 627) thì bị sáp

nhập vào lãnh thổ của Chân Lạp. Mãi đến thế kỷ 17-18, phần lãnh thổ xưa

kia được coi là trung tâm của Phù Nam, tách khỏi Chân Lạp để trở thành một

bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, tức Nam Bộ ngày nay.

Chân Lạp (tiếng Khmer: ចេ�នឡា/Chenla, phát âm: Chên-la; Hán-Việt: 真臘) có lẽ là

Vương quốc đầu tiên của người Khmer tồn tại trong giai đoạn từ khoảng năm

550 tới năm 802 trên phần lảnh thổ phía Nam của bán đảo Đông Dương gồm

cả Campuchia và một số tỉnh phía Nam của Việt Nam hiện nay.

Page 11: Dân Ca Nam bô

Chân Lạp-Phù Nam,

vào năm 600.

Triều đại các vị vua của Vương quốc Chân Lạp theo truyền thuyết có nguồn

gốc từ nhân vật thần thoại “Campu”, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến

từ rắn thành thiếu nữ). Từ “Campu” cũng bắt nguồn cho tên gọi của

Campuchia sau này.

Các vương quốc láng giềng xung quanh vào thời kỳ ban đầu của họ là Chăm

Pa ở phía Đông, Phù Nam ở phía Nam và Dvaravati (thuộc Thái Lan ngày nay)

ở về phía Tây Bắc.

Ban đầu là một nước chư hầu của Vương quốc Phù Nam (khoảng cho tới năm

550), trong vòng 60 năm sau đó nước Chân Lạp đã giành được độc lập và

dần dần lấn lướt Phù Nam. Đến thế kỷ 6 thì họ đã xâm chiếm được miền Bắc

của Phù Nam. Cuối cùng, trong thế kỷ 7 (khoảng giai đoạn 612-628), Chân

Lạp đã xâm chiếm toàn bộ Phù Nam, chiếm toàn bộ dân cư của Vương quốc

Phù Nam nhưng lại hấp thu nền văn hóa của họ. Năm 613, Ishanapura trở

thành kinh đô đầu tiên của đế quốc mới Chân Lạp.

Page 12: Dân Ca Nam bô

Bản đồ Đế quốc

Khmer (Khmer Empire) cuối thế kỷ 12.

Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, là một cựu đế quốc rộng

lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km², gấp 3 lần Việt Nam

hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia, đã từng cai trị

và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các quốc gia:

Lào, Thái Lan và miền Nam Việt Nam.

Sự khởi đầu của kỷ nguyên Vương quốc Khmer Angkor được cho là bắt đầu từ

năm 802 sau Công nguyên. Trong năm này, vua Jayavarman II đã tự xưng

“Chakravartin” (Hoàng đế của thiên hạ).

Page 13: Dân Ca Nam bô

Bia đá cổ được tạo tác

vào thời Phù Nam (khoảng thế kỷ 2-3), được tìm thấy ở Đồng Tháp.

Trong quá trình tạo lập nên đế chế này, người Khmer đã có các mối quan hệ

thương mại với Đế quốc Java và sau đó với Đế quốc Srivijaya giáp biên giới

Đế quốc Khmer về phía Nam. Di sản lớn nhất của Đế quốc Khmer là Angkor –

kinh đô của Đế quốc này vào thời cực thịnh của nó. Angkor là chứng tích của

sức mạnh và sự thịnh vượng của Đế quốc Khmer và cũng là hiện thân của

nhiều tín ngưỡng mà nó đã mang trong mình. Các tôn giáo chính thức của đế

Page 14: Dân Ca Nam bô

chế này là: Ấn Độ giáo, Phật giáo Đại thừa cho đến khi Phật giáo Nam truyền

chiếm ưu thế sau khi được du nhập từ Sri Lanka vào thế kỷ 13.

Tuy nhiên tới năm 1431, cuối cùng thì Angkor thất thủ trước quân Thái. Từ

thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 là giai đoạn suy tàn liên tục và thu hẹp đất đai của

Đế quốc Khmer. Từ giữa thế kỷ 15, Đế quốc Khmer liên tục bị các cuộc xâm

lăng của vương quốc Ayutthaya (Thái Lan cổ) tàn phá. Angkor liên tục bị

chiếm đóng và tàn phá.

Page 15: Dân Ca Nam bô

Tượng vũ nữ bằng đá

thời Phù Nam, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng An Giang.

Sang đầu thế kỷ 17, Đế quốc Khmer có sự gắng gượng ổn định đôi chút dưới

thời vua Chay Chettha II, tuy không thể bằng các thời kỳ trước đặc biệt là

thời Angkor, với việc thành lập một thủ đô mới tại Oudong năm 1618. Vua

Chey Chettha II đã mở rộng quan hệ với chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Việt

Nam, để cân bằng ảnh hưởng từ vương quốc Ayutthaya của Thái Lan. Ông đã

cho phép một số ít người Việt đến sống tại Prey Nokor (sau này là Sài Gòn).

Bằng sức ép lên đất nước còn đang suy yếu, vua chúa Việt Nam từ từ chiếm

Page 16: Dân Ca Nam bô

được tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bắt người Khmer phải đổi họ,

tên theo tiếng Việt.

Từ giữa thế kỷ 17 trở đi, Đế quốc Khmer trở nên suy yếu trầm trọng trước hai

láng giềng hùng mạnh và tham vọng bành trướng là Xiêm và Đàng Trong

(Việt Nam). Sự định cư của người Việt ở châu thổ sông Cửu Long từ đầu thế

kỷ 17 dẫn tới việc họ sáp nhập hoàn toàn vùng đó vào năm 1757, vì thế Đế

quốc Khmer mất một trong những vùng lãnh thổ trù phú nhất của họ.

Đến cuối thế kỷ 17, Đại Việt hoàn thành việc chiếm đóng vùng đất Miền

Nam, Việt Nam bây giờ.

Vật dụng sinh hoạt

của cư dân Phù Nam – thế kỷ 1-7.

 

Page 17: Dân Ca Nam bô

Một hố khai quật khảo

cổ trong khu di tích Nam Linh Sơn, nằm cách chùa Linh Sơn (Ba Thê) 60m.

oOo

Dân ca Dân nhạc cổ truyền của mỗi dân tộc trên thế giới đều có những nét

đặc thù độc đáo riêng biệt. Những nét đặc thù độc đáo riêng biệt này đã

đóng góp tạo nên một kho tàng văn hóa phi vật thể vô giá trên toàn cầu cho

mọi người.

Dân ca Dân nhạc cổ truyền Việt Nam có những âm điệu ngũ cung đa dạng,

phong phú. Những âm điệu và ca khúc dân dã này đã được sáng tác và

truyền miệng trong dân gian qua nhiều thế hệ sau khi đã được gọt giũa, sàng

lọc, phổ biến, vững bền cùng năm tháng.

Nền âm nhạc cổ truyền này mang âm hưởng của nhiều vùng miền cùng với

nhiều thể loại trên khắp cùng đất nước. Và hôm nay mình xin trân trọng giới

thiệu đến các bạn từng thể loại của từng vùng miền và trong những bài kế

tiếp.

Page 18: Dân Ca Nam bô

Đầu tiên mình giới thiệu đến các bạn các thể loại “Dân ca Miền Nam” ở miền

Nam nước Việt. Câu châm ngôn “Nam lý, Bắc thơ, Huế hò” là câu đã được sự

đồng tình của đa số các nhà nghiên cứu nền dân ca truyền thống Việt Nam.

Trong dân ca miền Nam, “Lý” là một làn điệu dân ca đặc trưng của những

người nông dân mộc mạc chất phát. Những lời ca trong những điệu “Lý” luôn

nói lên tinh thần tích cực và sức sống mạnh mẻ của nông dân, lời lẽ thường

Page 19: Dân Ca Nam bô

chân thật và mộc mạc, không văn chương, nhưng diễn tả tình cảm bộc trực

mà đậm đà.

Dưới đây mình có bài “Hồn Quê Trong Các Điệu Lý Đồng Bằng Sông Cửu

Long” của Trân Phạm, và bài “Hát Lý Và Những Điệu Lý Nam Bộ” của ông

Nguyễn Hữu Hiệp để các bạn tiện việc tham khảo về bộ môn nghệ thuật dân

gian đặc thù này của miền Nam chúng ta.

Theo khám phá của các nhà nghiên cứu, Dân ca Miền Nam có trên vài trăm

bài “Lý”. Nhưng phổ biến nhiều nhất trong dân gian là các bài mà mình xin

tạm giới thiệu đến các bạn sau đây… Lý Chiều Chiều, Lý Con Sáo, Lý Chim

Quyên, Lý Quạ Kêu, Lý Kéo Chài, Lý Cây Bông, Lý Con Sam, Lý Ngựa Ô, Lý

Cái Mơn.

Đồng thời mình còn có 12 clips tổng thể các điệu “Lý Miền Nam” giới thiệu

đến các bạn để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.