CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC...

199
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH SOK DARETH CUC ĐẤU TRANH BO VĐỘC LP DÂN TC CA VƯƠNG QUC CAMPUCHIA TNĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 LUN ÁN TIN SĨ LCH SHÀ NI - 2015

Transcript of CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC...

Page 1: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

SOK DARETH

CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA

TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2015

Page 2: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

SOK DARETH

CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA

TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013

Chuyên ngành : Lịch sử PTCS, CNQT & GPDT

Mã số : 62 22 52 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS NGUYỄN THỊ QUẾ

2. PGS. TS HÀ MỸ HƯƠNG

HÀ NỘI - 2015

Page 3: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là

trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận

khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong

bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Sok Dareth

Page 4: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7

1.1. Những tư liệu, tài liệu và công trình nghiên cứu của các tác giả liên

quan đề tài luận án 7

1.2. Những vấn đề chưa được giải quyết 18

1.3. Những vấn đề luận án tập trung làm rõ 19

Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC

ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VƯƠNG

QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 20

2.1. Nhân tố trong nước 20

2.2. Nhân tố quốc tế 45

Chương 3: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ

ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ

NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013 61

3.1. Đường lối đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc

Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 61

3.2. Quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc

Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 71

Chương 4: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC

LẬP DÂN TỘC CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM

1993 ĐẾN NĂM 2013, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ KINH

NGHIỆM

108

4.1. Đánh giá quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vương

quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013, vấn đề đặt ra 108

4.2. Một số kinh nghiệm 141

KẾT LUẬN 163

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 167

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 168

PHỤ LỤC 183

Page 5: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Chữ

viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt

1 ACFTA ASEAN - China Free Trade

Area

Khu vực mậu dịch tự do

ASEAN - Trung Quốc

2 AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN

3 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á

4 AEM ASEAN Economic Minister Bộ trưởng kinh tế ASEAN

5 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do

ASEAN

6 AIA ASEAN Investment Area Khu vực đầu tư ASEAN

7 AICO ASEAN Industrial

Cooperation Hợp tác Công nghiệp ASEAN

8 AIPA ASEAN Inter-Paliamentary

Assembly

Đại hội đồng Liên nghị viện

ASEAN

9 AIPO

ASEAN Inter -

Parlianmentarian

Organization

Liên minh Nghị viện ASEAN

10 AMM ASEAN Ministerial Meeting Hội nghị Bộ trưởng ASEAN

11 APEC Asia – Pacific Economic

Cooperation

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu

Á – Thái Bình Dương

12 APT ASEAN Plus Three ASEAN cộng ba

13 ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN

14 ASC ASEAN Security Community Cộng đồng An ninh ASEAN

15 ASCC ASEAN Socio - Cultural

Community

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội

ASEAN

16 ASEAN Association of Southeast

Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á

17 ASEAN-

ISIS

ASEAN Institutes of Strategic

And International Studies

Viện nghiên cứu quốc tế và

chiến lược ASEAN

18 ASEM Asia – Europe Meeting Diễn đàn Hợp tác Á - Âu

19 ATF ASEAN Tourism Forum Diễn đàn Du lịch ASEAN  

Page 6: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

20 CEPT Common Effective

Preferential Tariff

Hiệp định ưu đãi có hiệu lực

chung

21 CDRI Cambodia Development

Resource Institute

Viện Nghiên cứu và Đào tạo

vì sự phát triển của Campuchia

22 CICP Cambodian Institute for

Cooperation and Peace

Viện Hợp tác vì Hòa bình

Campuchia

23 COC Code of Conduct Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông

24 CPP Cambodian People’s Party Đảng Nhân dân Campuchia

25 DOC Declaration on the conduct Tuyên bố về cách ứng xử của

các bên ở Biển Đông

26 EAC East Asian Community Cộng đồng Đông Á

27 EAS East Asia Summit Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á

28 ECOSOC Economic and Social

Council

Hội đồng Kinh tế và Xã hội

Liện hợp quốc

29 EU European Union Liên minh Châu Âu

30 FAO Food and Agriculture

Organization

Tổ chức Nông nghiệp và

Lương thực Liên hợp quốc

31 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

32 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

33 FUNCIN

PEC

Front Uni National pour un

Cambodge Indépendant, Neutre

Pacifique, et Coopératif

Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một

nước Campuchia độc lập, trung

lập, hòa bình và thống nhất

34 ILO International Labour

Organization Tổ chức Lao động Quốc tế

35 IMF International Moneytary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

36 IT Information Technology Công nghệ Thông tin

37 GATT General Agreement on Tariffs

and Trade

Hiệp định chung về Thuế quan

và Thương mại

38 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

39 GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng Me kong mở rộng

40 MRC Mekong River Commission Ủy ban sông Me kong

41 NAFTA North America Free

Trade Agreement

Khu vực Mậu dịch tự do

Bắc Mỹ

Page 7: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

42 NIC National Intelligence Council Hội đồng tình báo quốc gia

43 ODA Official Development

Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

44 SEATO Southeast Asia Treaty

Organization

Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á

45 SEANWFZ Southeast Asia Nuclear

Weapon Free Zone

Hiệp ước khu vực Đông Nam

Á không có vụ khí hạt nhân

46 SCO The Shanghai Cooperation

Organisation

Tổ chức hợp tác Thượng Hải

47 SIPRI Stockholm International

Peace Research Institute

Viện nghiên cứu về Hòa bình

Quốc tế Stockholm

48 SOM Senior Official’s Meeting Hội nghị chính thức của các

quan chức cao cấp

49 TAC Treaty of Amity and

Cooperation

Hiệp ước Thân thiện và hợp

tác Đông Nam Á

50 UN United Nations Liên hợp quốc (LHQ)

51 UNTAC United Nations Transitional

Authority in Cambodia

Chính quyền chuyển tiếp của

LHQ tại Campuchia

52 UNDP United Nations Development

Programme

Chương trình phát triển của

LHQ

53 UNESCO

United Nations Educational

Scientific and Cultural

Organization

Tổ chức Văn hóa, Khoa học

và Giáo dục LHQ

54 WB World Bank Ngân hàng Thế giới

55 WEC West - East Corridor Hành lang Đông - Tây

56 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới

57 ZOPFAN Zone of Peace, Free and

Neutrality

Khu vực ASEAN hòa bình, tự

do và trung lập

Page 8: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, mỗi dân tộc

đều có quyền lựa chọn cho mình một mục tiêu, con đường phát triển, đó là

quyền tự quyết thiêng liêng của mỗi dân tộc, không thể áp đặt. Tuy nhiên, việc

lựa chọn mục tiêu, con đường phát triển của mỗi nước không thể nằm ngoài quy

luật vận động, phát triển của nhân loại. Nếu đi ngược lại xu thế phát triển, bất

chấp quy luật thì sẽ mang lại hậu họa cho dân tộc, cho nhân dân. Song thực tiễn

lịch sử cũng cho thấy nhiệm vụ này không hề đơn giản. Sự lựa chọn đúng hoặc

sai con đường phát triển của dân tộc phụ thuộc vào trí tuệ, bản lĩnh, ý chí, thế giới

quan của giai cấp, nhà nước cầm quyền và điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Trong thế kỷ XX, nhiều nước thuộc địa và nửa thuộc địa đã giành được độc

lập, đó là tiền đề quan trọng dẫn đến sự ra đời của các nước đang phát triển

trong đó có Campuchia. Các nước đang phát triển ra đời đã khẳng định tinh thần

đấu tranh kiên cường của các dân tộc bị áp bức chống lại sự áp bức, cường

quyền của chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Củng cố độc lập, lựa chọn con đường

phát triển phù hợp là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, sống còn đối với các

nước đang phát triển nói chung và Campuchia nói riêng. Nếu sự lựa chọn đúng

hướng thì việc bảo vệ và củng cố nền độc lập cho dân tộc sẽ được thực hiện một

cách tốt nhất. Hiện nay, với những xu thế phát triển mới của các mối quan hệ

quốc tế, của bối cảnh thế giới và khu vực, đã xuất hiện nhận thức, quan niệm và

cách tiếp cận mới về độc lập dân tộc và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Cùng

với nhận thức đó, việc lựa chọn con đường phát triển theo hướng “độc lập, tự

chủ” luôn là trọng tâm trong cương lĩnh chính trị và chiến lược phát triển quốc

gia, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không chỉ riêng đối với Campuchia mà với cả

các nước trong khu vực và thế giới. Với ý nghĩa này, độc lập dân tộc bao hàm

hai nội dung cơ bản gắn bó chặt chẽ với nhau: quyền tối cao của quốc gia trong

phạm vi chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mình và quyền độc lập trong quan hệ

quốc tế. Quyền tối cao trong nước thể hiện ở quyền lực đầy đủ để giải quyết mọi

vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... mà không có sự can thiệp từ phía các

quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ

Page 9: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     2

quốc tế thể hiện ở chỗ tất cả các quốc gia tham gia quan hệ quốc tế đều là những

chủ thể bình đẳng và hoàn toàn độc lập, tự quyết định các vấn đề đối nội và đối

ngoại của mình.

Trong khu vực Đông Nam Á, Campuchia tuy là một nước nhỏ về diện tích

và dân số, nhưng có lịch sử lâu đời, với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng

cùng với vị trí địa chính trị quan trọng trong khu vực, có những nét đặc trưng

riêng trong quá trình phát triển kể từ khi giành được độc lập dân tộc vào năm

1953 (tuy nhiên sau đó từ năm 1970 đến năm 1975 phải kháng chiến chống Mỹ;

từ năm 1975 đến năm 1979, Campuchia phải trải qua chế độ Diệt chủng Khmer

Đỏ (từ năm 1975 đến cuối năm 1978), và nội chiến lật đổ Khmer Đỏ (từ tháng

12/1978 đến tháng 1/1979); giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1991 là nội chiến

(giữa các lực lượng của Đảng Nhân dân Campuchia với các phe phái, chủ yếu là

với Khmer Đỏ). Nhưng tới tháng 10/1991, khi Campuchia đạt được Hiệp định

Paris về việc giải quyết vấn đề Campuchia và từ sau khi Nhà nước và Chính phủ

Hoàng gia Campuchia được thành lập năm 1993 (nhiệm kỳ I) đến nay (nhiệm kỳ

V), Chính phủ luôn thường trực quan điểm lãnh đạo nhân dân đấu tranh bảo vệ

nền độc lập dân tộc của đất nước.

Những biến đổi to lớn về tình hình trong nước và quốc tế trong những thập

niên cuối của thế kỷ XX đã đặt ra cho chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiều

vấn đề lý luận và thực tiễn. Thêm vào đó, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội

nhập quốc tế, nền độc lập dân tộc và chủ quyền của mỗi quốc gia luôn đứng

trước thách thức của hàng loạt những nguy cơ tiềm tàng và đa dạng. Những

nguy cơ đó vừa mang tính truyền thống vừa phi truyền thống với những dạng

thức mới, không chỉ xuất hiện từ những diễn biến của tình hình thế giới và khu

vực, mà còn nảy sinh chính từ trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Hiểm

họa bên ngoài và nguy cơ bên trong luôn tương tác với nhau và trong nhiều

trường hợp chuyển hóa lẫn nhau một cách rất phức tạp, nhạy cảm. Nền tảng của

độc lập dân tộc bị thách thức gay gắt trên cả hai phương diện: quyền tối cao

trong việc định đoạt các vấn đề trong nước và quyền được bình đẳng trong quan

hệ quốc tế, cũng như quyền tự quyết định các vấn đề đối ngoại của quốc gia dân

tộc. Bởi vậy, cũng như nhiều quốc gia khác, đối với Campuchia, để bảo vệ vững

Page 10: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     3

chắc độc lập dân tộc, vấn đề đặt ra là phải có cách tiếp cận linh hoạt, đúng đắn,

tìm kiếm các giải pháp khả thi, vừa mang tính tổng thể, toàn diện vừa mang tính

cụ thể nhằm tăng cường sức đề kháng quốc gia, hóa giải thành công các nguy cơ

trong tiến trình hội nhập.

Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về tình hình khu vực, thế giới và xu thế

khách quan của toàn cầu hóa, trong những năm qua, chính phủ Hoàng gia

Campuchia đã đề ra chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế nhằm thu

hút nguồn lực từ bên ngoài phục vụ mục tiêu phát triển đất nước, thúc đẩy và kết

hợp chặt chẽ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Là một nước đang

phát triển, Campuchia đã và đang có những đóng góp quan trọng đối với cộng

đồng quốc tế nói chung và các nước đang phát triển nói riêng. Trong thời gian

qua, cùng với đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa đa

dạng hóa được triển khai chủ động, hiệu quả và sáng tạo, quá trình hợp tác với

các nước phát triển và đang phát triển nhất là với các nước láng giềng, đã góp

phần quan trọng trong việc giới thiệu đất nước và con người Campuchia sau khi

hòa giải hòa hợp dân tộc. Campuchia đang từng bước nâng cao vị thế của mình

trên trường quốc tế nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè

trên thế giới và góp phần thiết thực vào thành tích đối ngoại chung của các nước,

góp phần duy trì, củng cố và phát triển một thế giới hòa bình, hợp tác và phát

triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong việc duy trì hòa bình, ổn định

chính trị - xã hội, cải cách và phát triển kinh tế, thực hiện dân chủ hóa xã hội và

phát triển mối quan hệ ngoại giao trong và ngoài khu vực..., Campuchia đang

phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp như: sự chênh lệch trình độ phát

triển, khoảng cách giàu nghèo, sự ảnh hưởng của các nước lớn ngày một lớn hơn

và sâu hơn đã và đang thách thức tới vấn đề bảo đảm nền độc lập và sự toàn vẹn

lãnh thổ, vấn đề chống tham nhũng, vấn đề phát triển bền vững... Thêm vào đó

cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ đã và đang tác động

với những mức độ khác nhau; những vấn đề mang tính toàn cầu cả truyền thống

và phi truyền thống như: dân số, môi trường, tôn giáo, sắc tộc, bệnh dịch...; các

thế lực thù địch lợi dụng toàn cầu hóa để đẩy mạnh âm mưu “tự diễn biến”, “tự

chuyển hóa”, gây bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân

Page 11: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     4

quyền” hòng gây mất ổn định chính trị và tiến tới lật đổ chính phủ cầm quyền

Campuchia, đe dọa nền độc lập dân tộc trong đó có quyền lựa chọn định hướng

phát triển là những vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với Campuchia.

Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Cuộc đấu tranh bảo vệ độc

lập dân tộc của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013” làm

luận án Tiến sỹ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân

quốc tế và giải phóng dân tộc.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Mục đích của luận án là làm rõ thực trạng quá trình đấu tranh bảo vệ độc

lập dân tộc của Vương quốc Campuchia trong giai đoạn 1993 - 2013; chỉ ra

những thành tựu, hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm.

- Nhiệm vụ của luận án: Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án tập

trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:

+ Phân tích những nhân tố tác động đến công cuộc đấu tranh bảo vệ độc

lập dân tộc của Vương quốc Campuchia giai đoạn 1993 - 2013.

+ Phân tích thực trạng quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của

Vương quốc Campuchia giai đoạn 1993 - 2013.

+ Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình đấu tranh bảo vệ

độc lập dân tộc của Campuchia giai đoạn 1993 - 2013 và rút ra một số kinh

nghiệm.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân

tộc của Vương quốc Campuchia trong giai đoạn 1993 - 2013.

- Phạm vi nghiên cứu của luận án là:

+ Về không gian: (i) Những nhân tố bên trong và bên ngoài (khu vực và

quốc tế) tác động tới quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc

Campuchia giai đoạn 1993 - 2013; (ii) Nghiên cứu về đường lối và quá trình

triển khai đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia trên các

lĩnh vực (chính trị, an ninh quốc phòng, đối ngoại, kinh tế, văn hóa - xã hội) mà

Campuchia đã thực hiện trong giai đoạn 1993 - 2013 nhằm xây dựng, phát triển

và bảo vệ nền độc lập dân tộc của mình.

Page 12: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     5

+ Về thời gian: Đề tài được giới hạn từ năm 1993 đến năm 2013. Năm

1993 là thời điểm Campuchia tổ chức cuộc tổng tuyển cử toàn quốc lần đầu tiên

và là mốc ra đời Nhà nước Vương quốc Campuchia và chính phủ Hoàng gia

Campuchia nhiệm kỳ I. Năm 2013 là mốc chính phủ Hoàng gia hết nhiệm kỳ

IV, tròn 20 năm lãnh đạo đất nước.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản

của chủ nghĩa Mác - Lê nin về hình thái kinh tế - xã hội, về nhà nước và giai

cấp, về thời đại, về vấn đề dân tộc và quyền tự quyết dân tộc, nền tảng cơ bản về

cương lĩnh chính trị của chính phủ Hoàng gia Campuchia về vấn đề bảo vệ độc

lập dân tộc, các chiến lược phát triển quốc gia của chính phủ Hoàng gia

Campuchia nhiệm kỳ I, II, III, và IV, các cương lĩnh và văn kiện của Đảng Nhân

dân Campuchia về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trong giai đoạn hiện nay.

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật

biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử và logic; phương

pháp nghiên cứu liên ngành là cơ sở để hình thành phương pháp nghiên cứu luận

án, trong đó phương pháp nghiên cứu lịch sử - logic là phương pháp chủ đạo để

trình bày về cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1993 đến năm 2013

của đất nước Campuchia.

+ Các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu,

thống kê, dự báo... cũng được sử dụng để nghiên cứu và trình bày nội dung luận án.

Nhờ những phương pháp nêu trên tác giả có thể phân tích, đánh giá và

chứng minh được những mối liên hệ tồn tại trong bản thân nội bộ Campuchia

cũng như tác động từ bên ngoài đến công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của

Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013, thực trạng của cuộc đấu

tranh bảo vệ độc lập dân tộc; những phương pháp này sẽ giúp tổng hợp những

kết quả đạt được, vạch ra những hạn chế, đã trở thành một hệ thống nhận thức

biện chứng về sự vận động, biến đổi không ngừng của Campuchia, cuối cùng rút

ra được bài học kinh nghiệm quý giá nhằm tăng cường hiệu quả công cuộc bảo

vệ độc lập dân tộc của mình. Nhờ phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện

Page 13: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     6

chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lôgic cũng như các phương pháp khác mà

tác giả sử dụng trong đề tài này nên luận án đã đem lại cho những người quan

tâm, nhà nghiên cứu về vấn đề Campuchia không chỉ một hình ảnh trung thực,

mà còn đem lại cho giới nghiên cứu một định hướng, một phương pháp tư duy

khoa học để cùng nhau tiếp tục nhận thức và nghiên cứu một cách chuẩn xác.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Thứ nhất, luận án đã trình bày, phân tích một cách hệ thống các chính sách

của chính phủ Hoàng gia Campuchia, hướng vào nội dung xây dựng, bảo vệ nền

độc lập của đất nước Campuchia, từ đó làm sáng tỏ hơn một thời kỳ lịch sử quan

trọng (1993-2013) của đất nước này. Từ tính đặc thù của quá trình cách mạng

Campuchia, luận án đã góp phần làm phong phú thêm con đường đấu tranh củng

cố và bảo vệ nền độc lập dân tộc trong bối cảnh quốc tế hiện nay của các nước

đang phát triển.

Thứ hai, từ phân tích những thành công, hạn chế của chiến lược và chính

sách phát triển quốc gia mà Campuchia đã thực hiện giai đoạn 1993-2013, luận

án chỉ ra một số tác động của các chính sách đó đối với việc giải quyết các vấn

đề kinh tế - xã hội, củng cố độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của

Campuchia hiện nay.

Thứ ba, qua phân tích thực tiễn quá trình đấu tranh củng cố, bảo vệ nền độc

lập dân tộc của Campuchia thời kỳ 1993-2013, luận án đã rút ra một số kinh

nghiệm (thành công và hạn chế) trên các lĩnh vực quan trọng (chính trị, an ninh

quốc phòng, đối ngoại, kinh tế, văn hóa - xã hội), từ đó góp phần vào việc đề ra

chính sách phù hợp (cả đối nội và hội nhập quốc tế) nhằm giữ vững nền độc lập

dân tộc và định hướng phát triển đất nước trong điều kiện cụ thể của

Campuchia.

Thứ tư, Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu và giảng

dạy về các vấn đề có liên quan.

6. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác giả đã công

bố, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung chính của luận án

được kết cấu thành 4 chương, 9 tiết.

Page 14: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     7

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. NHỮNG TƯ LIỆU, TÀI LIỆU VÀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CỦA CÁC TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Nghiên cứu về quá trình hoặc cuộc đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc

của các nước đang phát triển nói chung, các nước khu vực Đông Nam Á nói

riêng là chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều chính trị gia

trong và ngoài nước. Nằm trong khu vực Đông Nam Á, sự phát triển của

Campuchia luôn gắn bó với sự phát triển của các quốc gia khác trong khu vực,

vì vậy các nguồn tài liệu nghiên cứu về quốc gia - đất nước Chùa Tháp này cũng

gắn bó mật thiết với các công trình nghiên cứu về Đông Nam Á nói chung.

Để đảm bảo tính khoa học, trong khuôn khổ nội dung Luận án, tác giả đã

tham khảo một số tư liệu gốc, phục vụ trực tiếp cho Chương 3 với nội dung:

thực trạng cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia từ

năm 1993 đến năm 2013. Đó là: 1) Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Hiệp định

Paris về Vấn đề Campuchia năm 1991 [15]; 2) Chính phủ Hoàng gia

Campuchia, Cương lĩnh chính trị Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ II,

Quốc hội khóa II (từ năm 1998 đến năm 2003) [16]; 3) Chính phủ Hoàng gia

Campuchia, Chiến lược Tam giác phát triển của chính phủ Hoàng gia

Campuchia nhiệm kỳ II (1998-2003) [17]; 4) Chính phủ Hoàng gia Campuchia,

Cương lĩnh chính trị Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ III, Quốc hội

khóa III (từ năm 2004 đến năm 2008) [20]; 5) Chính phủ Hoàng gia Campuchia,

Chiến lược Tứ giác của chính phủ Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ IV giai

đoạn 2 [22]; 6) Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Cương lĩnh chính trị Chính

phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ IV, Quốc hội khóa IV (từ năm 2008 đến

năm 2013) [23]; 7) Thượng viện Campuchia, Hiến pháp Vương quốc Campuchia

[83]; 8) Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Chiến lược Tứ giác của Chính phủ

Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ V giai đoạn III [25];...

Bên cạnh đó, tác giả luận án đã tiếp cận với một khối lượng tài liệu tham

khảo lớn của các nhà nghiên cứu Campuchia, các học giả nước ngoài và các nhà

Page 15: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     8

khoa học Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu quan trọng tập trung nghiên cứu trên

nhiều phương diện: địa lý, lịch sử, chính trị, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, đặc điểm

phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô... của các nước

Đông Nam Á và Campuchia. Đây là cơ sở và là tư liệu quan trọng để nghiên cứu

sinh tập hợp nguồn tư liệu khoa học nhằm tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về những

vấn đề liên quan đến nội dung của luận án.

1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả Campuchia

Luận án Tiến sỹ của Thủ tướng Hun Sen: “Tính đặc thù của quá trình

cách mạng Campuchia” [40]. Luận án gồm có 3 chương, dài 172 trang (Chương

1: cuộc cách mạng và cách mạng bị phản bội, Chương 2: cuộc cách mạng phải

làm lại, Chương 3: cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong bối cảnh

tình hình đất nước vừa có hòa bình vừa có chiến tranh). Những nội dung được

phân tích trong luận án đã làm rõ tính đặc thù của cuộc cách mạng Campuchia.

Trong đó, cách mạng Campuchia là một bộ phận của cách mạng thế giới, nên

trong quá trình phát triển cách mạng Campuchia đã vận động vừa theo những

quy luật chung vừa mang tính đặc thù dân tộc. Cuộc cách mạng Campuchia rất

phức tạp và đôi lúc khó hiểu, là do sự phức tạp qua nhiều thời kỳ lịch sử của xã

hội Campuchia, do tình hình thế giới chuyển biến và do chính bản thân cuộc đấu

tranh giữa cách mạng và phản cách mạng ở Campuchia. Chính vì vậy, cuộc cách

mạng Campuchia đã đi theo một tiến trình không bình thường và mang nhiều

tính đặc thù, thậm chí đơn nhất so với cuộc cách mạng các nước trên thế giới.

Cách mạng Campuchia đã diễn ra dưới những chế độ xã hội khác nhau, trong

những bối cảnh khác nhau của tình hình trong nước và thế giới với những bước

đi khó khăn về chiến lược và sách lược. Tóm lại, cách mạng Campuchia đã trải

qua nhiều thử thách, phải làm đi làm lại và cuối cùng đi đến thắng lợi to lớn.

Những nội dung trên của bản luận án này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc

cho đến thời điểm này cũng như trong thời gian tới, góp phần quan trọng để

nghiên cứu sinh phân tích và định hướng đúng đắn cho luận án của mình.

Cuốn “Theo dõi kinh tế - xã hội Campuchia” của Viện Quốc gia về dữ

liệu [90]. Đây là một trong những đề tài hết sức quan trọng sau khi cuộc bầu cử

toàn quốc lần thứ nhất năm 1993 diễn ra mà chính phủ Hoàng gia cần phải làm,

Page 16: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     9

nhằm tổng kết lại mọi lĩnh vực những gì mà đất nước này còn lại sau hơn hai

thập kỷ bị chìm sâu vào nội chiến. Những dữ liệu này góp phần quan trọng cho

luận án trong việc phân tích năng lực của Campuchia từ sau năm 1993 giai đoạn

tái thiết và xây dựng đất nước Campuchia.

Cuốn “Nền dân chủ Campuchia: lý luận và thực tiễn” của tác giả Aun

Porn Moniroth [1]. Đây là một trong những công trình mang tính lý luận và thực

tiễn cao đối với xã hội Campuchia. Với sự phân tích về thực trạng chung của xã

hội Campuchia, những giá trị đích thực của nền dân chủ đối với Campuchia cần

phải được hiểu rõ. Thêm vào đó, việc giải quyết mâu thuẫn và khắc phục khó

khăn nhằm thúc đẩy sự phát triển của Campuchia theo con đường dân chủ là

công việc hết sức có ý nghĩa đối với các nhà lãnh đạo.

Cuốn “Tiến lên phía trước, khắc phục và phát triển Campuchia dựa trên

quan điểm chiến lược” của Hội đồng Phát triển Campuchia [37]. Cuốn sách đã

phân tích rõ ý chí kiên cường của chính phủ Hoàng gia Campuchia ngay từ khi

đã thành lập năm 1993 trong việc khắc phục khó khăn mọi ngành, mọi lĩnh vực

với mục đích đưa Campuchia trên con đường tiến tới thành công trong sự nghiệp

phát triển đất nước một cách bền vững. Từ một nền kinh tế bị bao vây, tự cung

tự cấp, Campuchia đã thành công trong việc chuyển đổi và trở thành một quốc

gia có nền kinh tế thị trường với sự mở cửa xã hội Campuchia với thế giới. Để

đạt được thành tích này, việc quyết định định hướng chiến lược đối nội và đối

ngoại hết sức quan trọng và rất cấp bách. Những đặc điểm này đã bổ sung cho

luận án thêm những nội dung bổ ích về cách thức triển khai một số chính sách

có liên quan đến đề tài.

Cuốn “Sự phân tích vấn đề cần giải quyết tại Campuchia - tập 1”của tác

giả Keo Norin [62]. Nội dung gồm 12 vấn đề quan trọng đã và đang nảy sinh tại

Campuchia. Từ phân tích về vấn đề đói nghèo, tham nhũng, hệ thống giáo dục

và cải cách... cho đến phương hướng và nguyên tắc để phát triển đất nước, tác

giả đã đóng góp một cách thiết thực cho quá trình cải cách và phát triển đất nước

Campuchia, khi chỉ ra những bất cập mà xã hội đã và đang phải đối mặt và sẽ

tiếp tục là vấn đề nan giải nếu không có hướng khắc phục và một chính sách

thực chất. Đó ít nhiều liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài. Và Cuốn “Vấn

Page 17: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     10

đề bất cập và quan điểm cải cách vì sự phát triển Campuchia - tập 2” [63] của

cùng tác giả (6/2002) gồm có 3 chương lớn (229 trang), tiếp tục phân tích tính

bất thường trong xã hội Camuchia: từ nguồn gốc, thực trạng, nguyên nhân, tình

hình kinh tế - chính trị và nguyên tắc phát triển cho xã hội Campuchia, tác giả tiếp

tục đóng góp về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho những nhà hoạch định chính

sách nắm được khuyết điểm và đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm phục

vụ lợi ích xã hội, lợi ích nhân dân.

Cuốn “Khủng hoảng Campuchia và quan hệ với nước ngoài” của tác giả

Soam Sekkomar [80] lại phân tích những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh tại

Campuchia giai đoạn 1970-1979 là xuất phát từ nhận thức và tư duy không đúng

đắn, đặt ra một hệ thống chính sách đối nội - đối ngoại không phù hợp với tình

hình thực tế của đất nước và quốc tế, hậu quả là tạo ra một thảm họa mà quốc

gia phải hứng chịu. Mong muốn của tác giả là dựng lại một bức tranh đau đớn

để thế hệ lãnh đạo mai sau rút ra được bài học kinh nghiệm và chèo lái đất nước

này đúng hướng, tiến tới hòa bình thật sự và phát triển một cách bền vững, để đạt

được điều đó cần có chính sách đối nội và đối ngoại trong việc cân bằng quan hệ

quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn nhưng không đánh mất nguyên tắc

trung lập của mình và những yếu tố khẳng định sự sống còn của mình.

Cuốn “Campuchia trong thiên niên kỷ mới, khép lại quá khứ và hướng tới

tương lai” của tác giả Kao Kim Hourn [53] gồm 12 chương, với toàn bộ bài phát

biểu của các Chính trị gia Campuchia nói về tư duy nhận thức và sự chuẩn bị

của Campuchia trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong xu thế

toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập quốc tế của Campuchia. Nội dung các bài

phát biểu này thể hiện rõ mong muốn của các nhà lãnh đạo nói riêng và nhân

dân Campuchia nói chung trong việc đoàn kết toàn dân tộc và tập trung mọi

nguồn lực nhằm xây dựng môi trường hòa bình để phát triển, đối phó với mặt

tiêu cực của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng hơn, tăng

cường vị thế quốc gia của mình trên trường quốc tế.

Cuốn “Cambodia’s Foreign Policy and ASEAN” của tác giả Kao Kim

Hourn [146] có 6 chương, đã nêu rõ và rất chi tiết về chính sách đối ngoại của

Campuchia từng thời kỳ như sau: Nhà nước Vương quốc Campuchia thứ nhất

Page 18: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     11

hoặc còn được gọi là Chế độ Sangkum Reast Niyum của Nhà vua Norodom

Sihanouk; Chế độ Cộng Hòa Khmer của Lon Nol (chế độ thân Mỹ); Chế độ

Campuchia Dân chủ của Pol Pot (chế độ diệt chủng - được Trung Quốc hậu

thuẫn); chế độ Cộng hòa Nhân dân Campuchia (được Việt Nam giúp đỡ) và đến

khi thành lập Vương quốc Campuchia (do Liên Hiệp Quốc hỗ trợ - một chế độ

Dân chủ thật sự được sinh ra trên đất nước này) và cuối cùng là Chính sách của

Campuchia trong triến trình Hội nhập ASEAN. Với 562 trang nội dung, cuốn

sách này đã tổng hợp một cách khoa học về những yếu tố bên ngoài và nhân tố

bên trong tác động tới việc hoạch định chính sách vào từng giai đoạn của từng

chế độ. Đây là cơ sở để chính phủ Hoàng gia và các nhà hoạch định chính sách

Campuchia đề ra những chính sách đúng đắn, linh hoạt nhằm đối phó với tình

hình ngày một diễn biến phức tạp của quốc tế và khu vực hiện nay. Qua thực

tiễn sinh động của quá trình cải cách cải tổ đã rút ra được những bài học kinh

nghiệm quan trọng về kinh tế, đối ngoại,... Đây là cuốn sách để tác giả của luận

án tham khảo trong quá trình nghiên cứu những kinh nghiệm bảo vệ độc lập dân

tộc của Campuchia trong quá trình tiến hành cải cách sâu rộng.

Cuốn “Công cuộc đấu tranh vì nền độc lập hoàn toàn của Camuchia thập

kỷ 1940-1950, tập 1” tác giả - Nhà vua Norodom Sihanouk [73] là một tác phẩm

quý giá, có những nội dung bí mật mà nhiều nhà lịch sử chưa từng đề cập tới, đã

thể hiện rõ về vai trò và công lao vô cùng lớn lao của Nhà vua Norodom

Sihanouk trong việc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Campuchia từ thực dân

Pháp cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ Sangkum Reast Niyum

của Nhà vua.

Sách trắng Quốc phòng: “Bảo vệ Vương quốc Campuchia, an ninh - phát

triển và hợp tác quốc tế” của tác giả Thượng tướng Neang Phat [69]. Với cách

đặt vấn đề đi từ phương pháp luận nhận thức về triển vọng một nền an ninh

vững chắc bảo đảm hòa bình thật sự của đất nước đến phân tích một số yếu tố

tác động đến triển vọng đó và tiến hành tính toán chiến lược và chiến thuật trong

việc bảo vệ an ninh quốc gia, tạo môi trường hòa bình để phát triển và hợp tác

quốc tế đầy trách nhiệm trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, nhà nghiên cứu

đã cung cấp cách nhìn biện chứng về xu hướng phát triển khách quan của đất

Page 19: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     12

nước trong tương lai, đây là một cơ sở quan trọng cho Campuchia trong cuộc đấu

tranh bảo vệ độc lập dân tộc.

Cuốn “Mặt trận giải phóng dân tộc Khmer và con đường tiến tới hòa

bình” của tác giả Kong Thann [66] đã nêu ra năm nội dung lớn từ nguyên nhân

của cuộc chiến tranh tại Campuchia, cuộc đấu tranh chống Khmer Đỏ... cho tới

con đường tiến tới hòa bình. Cuốn sách này đã phân tích một số vấn đề lý luận

và thực tiễn của tiến trình cách mạng của Campuchia và thời đại, trong đó đi sâu

luận giải nhiều vấn đề lớn của dân tộc và sự kiện lớn của thế kỷ XX. Công trình

khẳng định: ngày 7/01/1979 giải phóng thành công đất nước mang lại sự sống

mới và mở ra một thời đại mới cho nhân dân Campuchia và trên cơ sở ấy, đất

nước Campuchia đã từng bước một phát triển, đưa khát vọng của dân tộc mình

cũng như của loài người thành hiện thực.

Tác giả Nim Sovath có cuốn “Chính trị cùng thắng trong xu thế quốc tế:

sự kết thúc nội chiến - hòa bình thật sự tại Campuchia” [70]. Công trình luận

giải hòa bình thật sự mà Campuchia có là từ khi chính phủ Hoàng gia

Campuchia thật sự phi quân sự hóa lực lượng Khmer Đỏ với chính sách Đánh

bại, hoặc gọi là chiến lược Cùng Thắng của Thủ tướng Hun Sen năm 1998. Khát

vọng hòa bình, cần hòa hợp hòa giải dân tộc, đoàn kết sức mạnh toàn dân, cùng

nhau xây dựng và phát triển đất nước là những nội dung đóng góp về mặt chiến

lược và chiến thuật trong việc tập hợp lực lượng để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nhằm phác họa quá trình đấu tranh và củng cố độc lập dân tộc của

Campuchia, cuốn sách “Lịch sử của Campuchia từ chế độ thực dân Pháp đến nay

- tập 1, 2 và 3” [88] và cuốn “Giấc mơ và sự thật từ chế độ thực dân cũ đến chế độ

thực dân mới - tập 1 và 2” [89] do tác giả Vandy Kaonn đã phân tích toàn diện về

lịch sử đấu tranh giành độc lập và quá trình thăng trầm của đất nước trước và

sau khi giành được độc lập ngày 09/11/1953 và đã nêu lên một cách cụ thể về

thực trạng cũng như diễn biến từng giai đoạn từ khi giành được độc lập cho tới

nay. Có thể tìm thấy ở các công trình khoa học này một sự tìm tòi về hướng tiếp

cận, nghiên cứu và trình bày với nhiều điểm sáng tạo, mang lại nhiều thông tin

bổ ích, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về đổi mới, vững tin vào sự nghiệp

Page 20: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     13

cải cách do Đảng Nhân Dân Campuchia và Chính phủ Hoàng gia khởi xướng và

lãnh đạo.

Cuốn “Hun Sen: Chính trị và Quyền lực hơn 40 năm trong lịch sử Khmer”

của tác giả Chhay Sophal gồm 9 chương [11]. Công trình đã trình bày một cách

khái quát về nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trên chính trường Campuchia, đó là

Samdech Hun Sen - một chính trị gia, một nhà lãnh đạo tài ba, xuất phát từ một

gia đình nông dân, nhưng có tham vọng và tư duy chính trị phi thường. Tư duy

và nhận thức cùng với chiến lược và chiến thuật phát triển quốc gia của Ngài là

tư liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh trình bày nội dung bảo vệ độc lập dân

tộc của Campuchia trong thời gian qua.

Ngoài ra còn có một số tác phẩm liên quan khác như: cuốn “Campuchia

trong ASEAN: cuộc tìm kiếm hòa bình, an ninh và thịnh vượng” của tác giả Ung

Hout [85], “Sự phát triển kinh tế của Campuchia - những chính sách chiến lược

và quá trình thực hiện” của tác giả Keat Chunn và Aun Porn Moniroth [59], Tiến

sỹ Sok Touch tác giả của cuốn “Sự phát triển kinh tế và chính sách cải cách ở

Campuchia, thách thức và triển vọng trong quá trình hội nhập”, Viện nghiên cứu

và phát triển nguồn nhân lực [81], Thủ tướng Hun Sen “Đường lối của chính

phủ trong thiên niên kỷ mới” [46], Bài phát biểu của Thủ tướng Hun Sen tại diễn

đàn kinh tế Campuchia lần thứ 3 ngày 05/2/2009 với chủ đề: Tăng cường tính

cạnh tranh của Campuchia đối với vấn đề tăng trưởng và giảm đói nghèo trong

việc cạnh tranh với khủng hoảng kinh tế toàn cầu [48]... Đây là những tài liệu

quan trọng, hữu ích có thể khai thác, kế thừa và tham khảo trong quá trình

nghiên cứu nội dung của luận án. Thêm vào đó, tác giả cũng tham khảo một số

tạp chí, báo chí và vào tham khảo trực tiếp trang Web của các cơ quan chính phủ

và phi chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế có liên quan tới đề tài của luận án.

Nhìn chung các công trình trên đã phân tích khá toàn diện về chủ trương,

đường lối cải cách, cải tổ của chính phủ Hoàng gia, tuy nhiên vẫn chưa thể hiện

rõ về nội dung đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam

Việt Nam luôn quan tâm đến tình hình Campuchia và hai nước đã từng kề

vai sát cánh cùng nhau đánh bại chế độ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, không

những thế Việt Nam đã điều hàng trăm nghìn quân tình nguyện của mình (và họ

Page 21: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     14

đã hy sinh rất nhiều) nhằm giúp giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi chế

độ Diệt chủng của Pol Pot. Xin nêu lên một số tác phẩm nghiên cứu của các tác

giả Việt Nam liên quan đến đề tài như sau:

- Về sách: Trong cuốn “Vương quốc Campuchia và cuộc đấu tranh cho

nền trung lập” của tác giả Việt Hà [99] đã thể hiện rõ về quá trình giành độc lập

từ thực dân Pháp của Campuchia, và Campuchia cũng lựa chọn đường lối Trung

lập và không liên kết làm kim chỉ nam trong việc cân bằng quan hệ với các nước

lớn. Đây là một tư liệu hữu ích giúp tác giả càng hiểu hơn về những lý luận và

thực tiễn sau khi Campuchia giành được độc lập.

Cuốn “Lịch sử Campuchia” của tác giả Phạm Đức Thành [123] đã nêu lên

quá trình hình thành, cuộc đấu tranh chống xâm lược và diễn biến của đất nước

Campuchia trong các thời kỳ dựng nước và giữ nước. Góp phần cung cấp thông

tin bổ ích cho tác giả trong quá trình nghiên cứu nội dung luận án.

Cuốn “Campuchia với việc gia nhập ASEAN: ASEAN những vấn đề và

xu hướng” của tác giả Nguyễn Sĩ Tuấn [130] đã nêu rõ về tính cấp thiết của

Campuchia cần phải gia nhập ASEAN, tổ chức khu vực và là cửa ngõ duy nhất

mà Campuchia có thể tận dụng tìm kiếm sự ủng hộ của thành viên ASEAN để

phát triển đất nước và hội nhập vào thế giới. Từ đó, tác phẩm cũng đưa ra một số

nội dung như tình hình Campuchia trước thềm gia nhập ASEAN, những thuận

lợi và thách thức của Campuchia sau khi hội nhập tổ chức khu vực này cũng như

ASEAN cần phải có tầm nhìn mới nhằm xây dựng một khu vực hòa bình, ổn

định và phồn vinh. Tác phẩm giúp tác giả luận án thấy được tầm quan trọng của

ASEAN đối với Campuchia và những nỗ lực của Campuchia trong việc gia nhập

ASEAN vì mục đích hòa bình, ổn định và phát triển của Campuchia nói riêng và

khu vực nói chung.

Cuốn “Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu

hóa” của tác giả Thái Văn Long [108], trong chương 1, tác giả đã phân tích

những nhân tố tác động đến độc lập dân tộc của các nước đang phát triển. Nó

bao gồm nhiều nhân tố như: nhân tố chính trị, nhân tố kinh tế, nhân tố văn hóa -

xã hội, nhân tố lịch sử truyền thống. Khi phân tích nhân tố này, tác giả đều chỉ ra

những tác động thuận lợi cũng như thách thức đối với các nước đang phát triển.

Page 22: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     15

Và tác phẩm đã khẳng định nhân tố chính trị tác động mang tính thời sự, trực

tiếp, nhân tố kinh tế tác động mang tính cơ bản lâu dài. Nhân tố văn hóa - xã hội

và lịch sử truyền thống đều là những nhân tố tác động quan trọng không thể xem

nhẹ hoặc bỏ qua trong quá trình hoạch định chiến lược của các nước đang phát

triển. Ở chương 2, tác giả đã chỉ rõ và phân tích cụ thể về những lực lượng chính

tham gia đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc hiện nay, cụ thể là các tổ

chức quốc tế điển hình của các nước đang phát triển trong cuộc đấu tranh bảo

vệ, củng cố độc lập dân tộc như: Phong trào không liên kết, Diễn đàn xã hội,

Phong trào cộng sản quốc tế, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại và phong trào

cánh tả... Chương 3, tác giả đã phân tích nội dung cơ bản về đấu tranh vì độc lập

dân tộc của các nước đang phát triển. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm

chung của cuộc đấu tranh bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của các nước đang

phát triển, chương 4 chứa đựng nội dung về cuộc đấu tranh bảo vệ và củng cố

độc lập của Việt Nam và trong xu thế toàn cầu hóa.

Tác giả cũng tham khảo cuốn “Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế

toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” do tác giả Phan Văn Rân và

Nguyễn Hoàng Giáp đồng chủ biên [119]. Cuốn sách đã tiếp cận vấn đề bảo vệ

độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trên cơ sở phân tích những vấn đề

lý luận và thực tiễn về chủ quyền quốc gia dân tộc, về toàn cầu hóa, từ đó công

trình góp phần làm rõ thêm những nội dung mới và cấp thiết đặt ra đối với chủ

quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Trong phần thứ nhất,

các tác giả đã bàn về vấn đề chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu

hóa. Trong phần này, cuốn sách đã đưa ra những quan niệm về chủ quyền và

bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc; những tác động của toàn cầu hóa đối với chủ

quyền quốc gia dân tộc và đối sách của một số nước nhằm bảo vệ chủ quyền

quốc gia trước xu thế toàn cầu hóa. Ở phần hai, tập trung vào làm rõ nội dung về

chủ quyền quốc gia của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa. Các tác giả đã phân

tích quan điểm của Việt Nam về độc lập, chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn

cầu hóa và hội nhập quốc tế; những thành tựu và khó khăn, hạn chế trong bảo vệ

chủ quyền quốc gia dân tộc của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trên

cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ quyền quốc gia dân tộc,

Page 23: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     16

về toàn cầu hóa, các tác giả đã mong muốn góp phần làm rõ thêm những nội

dung mới và những vấn đề cấp thiết đặt ra đối với chủ quyền quốc gia dân tộc

trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Từ thực tiễn đấu tranh bảo vệ chủ quyền

quốc gia dân tộc của các nước và từ thực tiễn Việt Nam, các tác giả đã nêu ra

một số khuyến nghị nhằm tăng cường bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc, đồng

thời thực hiện thắng lợi chủ trương hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy đây là

trường hợp của Việt Nam, nhưng theo tác giả luận án thì có thể tham khảo cho

Campuchia (tất nhiên mỗi nước khác nhau về đặc điểm cụ thể, ví dụ tình hình

mỗi nước, thể chế chính trị,...) vì thế, đây cũng là một tài liệu tham khảo quý giá

góp phần nhận thức vấn đề và đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp nhằm

đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc của Campuchia.

- Đề tài nghiên cứu: Đề tài “Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội

Campuchia từ thập kỷ 90 đến nay (2006)” của tác giả Lê Thị Ái Lâm [107] đã

trình bày thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Campuchia trong giai đoạn đầu

cải cách và xây dựng kinh tế thị trường (1994 - 2004), với các nội dung liên

quan đến tăng trường kinh tế, vấn đề dân số, nguồn nhân lực, thị trường lao

động, các vấn đề xã hội... ít nhiều có liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài.

Công trình “Những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật của Campuchia giai

đoạn 2011-2020 và tác động chủ yếu đến Việt Nam”, Đề tài cấp Bộ của tác giả

Nguyễn Thế Hà và cộng sự [98] đã có những phân tích sâu sắc về những biến

động của nội tình đất nước Campuchia trên phương diện kinh tế, chính trị. Qua

việc biện giải một số vấn đề liên quan đến thể chế chính trị, tình hình kinh tế của

Campuchia cũng như sự gia tăng ảnh hưởng của các nước lớn, đặc biệt là Trung

Quốc và Mỹ đối với Campuchia, tác giả đã cho thấy tính hai mặt (tích cực và

tiêu cực) trong mối quan hệ đó.

- Tạp chí: Ngoài ra, có một số tạp chí chuyên ngành như Nghiên cứu

Đông Nam Á, Nghiên cứu quốc tế, Nghiên cứu lịch sử,... có những bài viết đề

cập đến tình hình của Đông Nam Á nói chung và vấn đề Campuchia nói riêng.

Có thể kể đến như: Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế có bài “Những vấn đề hiện đại:

Đông Nam Á năm 1999 - một năm sôi động” của tác giả Phạm Thị Miên [111];

Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á có bài “Diễn đàn khu vực ASEAN - 10 năm

Page 24: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     17

nhìn lại” của tác giả Nguyễn Thu Mỹ [114]; Tạp chí Cộng sản có bài “Từ

Băngđung đến CuLaLămpơ: Ngót nửa thế kỷ một chặng đường lịch sử của

Phong trào không liên kết” [105] và Tạp chí Lý luận chính trị có bài “Kinh

nghiệm trong xử lý mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế của

Cadắcxtan” [106] đều của tác giả Hà Mỹ Hương, v.v... Đây là một trong những

nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho tác giả luận án trong quá trình nghiên cứu.

1.1.3. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác

Tác giả Harish C. Mehta và Julie B. Mehta có cuốn sách “Hun Sen –

Strongman of Cambodia” [140] gồm 10 chương với nội dung sinh động tập

trung vào nhân vật chính đó là Samdech Hun Sen. Tác phẩm nói về cuộc sống

của một thanh niên nông thôn đã trở thành một anh hùng dân tộc với cuộc tìm

kiếm con đường đấu tranh nhằm lật đổ chế độ Pol Pot và cuối cùng vai trò của

Thủ tướng Hun Sen trong việc tái thiết đất nước và những cách thức xử lý vấn

đề nội bộ nhằm xây dựng một đất nước đoàn kết hòa bình và phát triển. Đây là

cuốn sách góp một cách nhìn khách quan về vai trò lãnh đạo của Thủ tướng

Samdech Hun Sen trong việc lãnh đạo và bảo vệ nền hòa bình của đất nước

Campuchia.

Cuốn “Lịch sử Campuchia” của tác giả David Chandler [29] gồm 13

chương, 343 trang đã nêu lên lịch sử hình thành của Campuchia, những thăng

trầm của các thời kỳ đấu tranh của nhân dân Campuchia trong việc giành độc lập

từ thực dân Pháp, khát vọng thoát khỏi chế độ Diệt chủng Pol Pot,... những khó

khăn trong việc tái thiết đất nước và đánh bại lực lượng Khmer Đỏ còn sót lại.

Là một người gắn bó nhiều năm với các nước châu Á, vừa là nhà nghiên cứu,

vừa là người hoạt động thực tiễn trong cộng đồng các tổ chức tự nguyện, tác giả

đã thấy rõ tình trạng khó khăn, kém phát triển và nghèo khổ của Campuchia sau

năm 1979 và hiểu những khó khăn, thách thức của Chính phủ Campuchia trong

việc tái thiết và xây dựng lại đất nước.

Cuốn “Nhân chứng lịch sử” của tác giả Benny Widyond [3] gồm 14

chương, 383 trang, đã nêu lên tình hình của Campuchia từ năm 1992 đến khi

chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ II năm 1998 thành lập, nội dung tập trung vào

những sự kiện quan trọng như sự can thiệp của Quốc tế vào Campuchia, nhìn

Page 25: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     18

ngược lại quá khứ, việc lãnh đạo rất phức tạp của chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ

I, cho đến cuộc đụng chạm, đấu tranh lần cuối tiến tới phi quân sự hóa toàn bộ

lực lượng còn lại của Khmer Đỏ. Đây là một nguồn tư liệu quý giá cho tác giả

luận án.

Cuốn “Cambodia’s curse: The modern history of a trouble land” của tác

giả Joel Brinkley [144] gồm 17 chương, 386 trang. Tác giả là một nhà nghiên

cứu về Campuchia tương đối lâu năm ngay từ khi chế độ Pol Pot bắt đầu, tác

phẩm đã thể hiện rõ nỗi khổ của người dân Campuchia thời đó và những khó

khăn không thể diễn tả được sau khi được giải phóng 07/1/1979. Hơn hai triệu

người vô tội đã bị giết một cách dã man, cơ sở hạ tầng hoàn toàn bị phá hủy,

nguồn nhân lực khan hiếm,... tuy nhiên tác phẩm lại thiên về chỉ trích sự lãnh

đạo của chính phủ Hoàng gia từ nhiệm kỳ I đến nay. Ví dụ: vấn đề tham nhũng,

vấn đề tiền lương, tranh chấp đất đai, vấn đề nhân quyền, khoảng cách giàu

nghèo ngày một gia tăng,... đã và đang thách thức nền hòa bình và độc lập của

Campuchia. Đây là tín hiệu báo động mà tác giả luận án có thể tham khảo để rút

ra một số kinh nghiệm đối với Nhà nước và chính phủ Hoàng gia nhằm xây

dựng một xã hội Campuchia hài hòa, công bằng, dân chủ và phồn vinh.

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC GIẢI QUYẾT

Như vậy, việc nghiên cứu về Campuchia thu hút được sự quan tâm của

nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước với nhiều công trình đã được công

bố. Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu trình bày một cách khái quát về lịch

sử phát triển của đất nước Campuchia nói chung, quá trình ra đời và phát triển

của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến nay... hoặc chỉ đi sâu tìm hiểu,

phân tích, nhận định về một vấn đề nào đó, chứ không có tính hệ thống, liên hệ

giữa các vấn đề, cụ thể như: những đặc điểm phát triển của thể chế chính trị,

nguyên nhân phát sinh và việc giải quyết vấn đề xung đột lợi ích nhóm, về chính

sách đối ngoại của Campuchia trong từng thời kỳ, về tình hình phát triển kinh tế

- xã hội hoặc an ninh quốc phòng của Campuchia,... Khoảng trống mà các công

trình trên chưa đề cập đến chính là việc nghiên cứu tổng thể, toàn diện về một

giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc giai đoạn 1993 - 2013 của đất nước

Campuchia, đánh giá phân tích thành tựu và hạn chế trên các lĩnh vực cũng như

Page 26: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     19

rút ra một số kinh nghiệm nhằm bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và toàn

vẹn lãnh thổ của Campuchia.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG LÀM RÕ

Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước,

Luận án tập trung giải quyết và làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

Một là, luận án phân tích những nhân tố tác động đến công cuộc đấu tranh

bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013.

Hai là, nghiên cứu thực trạng quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc

của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013 (tập trung vào các lĩnh

vực: chính trị, an ninh quốc phòng, đối ngoại, kinh tế, văn hóa - xã hội).

Ba là, đánh giá những thành tựu và hạn chế trong cuộc đấu tranh bảo vệ

độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia từ năm 1993 đến năm 2013, những

vấn đề đặt ra và rút ra một số kinh nghiệm đối với Campuchia.

Nói chung, luận án phân tích làm rõ thực chất của công cuộc đấu tranh

bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia giai đoạn 1993 - 2013. Đồng thời, luận

án đưa ra những luận điểm mới mang tính định hướng trên các mặt chính trị, an

ninh quốc phòng, đối ngoại, kinh tế, văn hóa - xã hội với tính chất vừa là kinh

nghiệm vừa là kiến nghị mà cá nhân tác giả mạnh dạn nêu lên đối với Nhà nước.

Page 27: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     20

Chương 2

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH

BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA

TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013

2.1. NHÂN TỐ TRONG NƯỚC

2.1.1. Quan điểm về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc

Quan điểm của Cố vua Norodom Sihanouk: Trong thời kỳ đấu tranh giành

độc lập cũng như trong quá trình đàm phán đòi Pháp trao trả nền độc lập cho

Campuchia, Cố vua Norodom Sihanouk đã thể hiện rõ về quan điểm độc lập dân

tộc của mình đó là: “Vì lợi ích quốc gia Campuchia, hiệp định cần phải đạt được

sự đảm bảo về một đất nước Campuchia có chủ quyền đầy đủ và thật sự. Độc lập

của Campuchia mà được Pháp công nhận cần phải có giá trị mang tính quốc tế và

được các nước lớn trên thế giới công nhận, Vương quốc Campuchia tự đại diện

cho mình ngoài vùng lãnh thổ và tham gia các công việc của Liên hợp quốc,...”

[73, tr.26]. Theo tinh thần này, Cố vua muốn cho Pháp hiểu rằng Hiệp định về

việc trao trả nền độc lập cho Campuchia cần phải quy định rõ về tính độc lập của

một quốc gia cả về đối nội và đối ngoại, quyền tự quyết và công bằng trong quan

hệ quốc tế. Điều đó cho thấy ngay từ đầu nội dung độc lập dân tộc đã được Cố

vua N. Sihanouk khẳng định rõ và trở thành kim chỉ nam trong công cuộc đấu

tranh giành độc lập từ thực dân Pháp.

Quan điểm của Nhà vua Norodom Sihamoni: Nhân kỷ niệm 60 năm ngày

Quốc khánh Campuchia (1953-2013) và ngày Thành lập Quân đội Hoàng gia

Campuchia, Nhà vua N. Sihamoni đã có bài phát biểu thể hiện quan điểm về bảo

vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia trong thời gian tới: “Nhà vua

kêu gọi toàn dân tộc Campuchia thống nhất đoàn kết dưới một mái nhà chung

của Hiến pháp để đất nước có hòa bình mãi mãi... chúng ta đang có niềm vui và

có được thành quả tốt xuất phát từ nỗ lực trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

một cách phồn vinh cho dân tộc ta... nhân dịp này Tôi (Nhà vua) kêu gọi toàn

dân tộc Campuchia - các phe phái đoàn kết lại, tập hợp sức mạnh dưới Hiến

pháp và Luật pháp để tham gia bảo vệ, xây dựng tổ quốc trên các lĩnh vực dựa

trên tinh thần đoàn kết trong tình hình đất nước có hòa bình và ổn định chính trị

Page 28: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     21

...” [75, tr.11]. Quan điểm này thể hiện rõ yêu cầu cấp bách và mang tính quyết

định cho công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc đó là đoàn kết và thống nhất dân tộc.

Từ đó, phát triển Campuchia trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là kinh tế là lĩnh

vực cốt lõi của quốc gia. Các thành tựu to lớn đạt được là do sự cố gắng không

mệt mỏi trong việc củng cố và thúc đẩy an ninh, hòa bình, hòa giải dân tộc, thúc

đẩy nền dân chủ, tôn trọng quyền tự do và tôn trọng giá trị tốt đẹp của con

người, bảo vệ an ninh, an toàn, hòa bình và trật tự xã hội, sự điều chỉnh việc

quản lý công để nâng cao dịch vụ công cộng, bình đẳng xã hội và nâng cao sự

hợp tác để phục vụ nhu cầu sự phát triển đất nước,... Những sự nghiệp này đã,

đang và sẽ giúp cho công cuộc bảo vệ nền độc lập của Campuchia ngày một

vững chắc hơn

Có thể thấy rằng quan điểm của Cố vua Norodom Sihanouk và Nhà vua

Norodom Sihamoni về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc

Campuchia đều dựa trên lợi ích quốc gia và mong muốn mang lại thịnh vượng

cho đất nước và nhân dân Campuchia. Tuy nhiên, vai trò và ảnh hưởng của hai

Nhà vua tác động tới công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của đất nước này ở mức

độ khác nhau. Chúng ta đều biết rằng: khi Cố vua Norodom Sihanouk còn sống,

Ông luôn có ảnh hưởng và quyền lực đáng kể, tác động tới tình hình chính trị và

nền ngoại giao của Campuchia một cách mạnh mẽ, điển hình là giải quyết được

các mâu thuẫn giữa các đảng phái, bế tắc chính trị... Còn Nhà vua hiện nay hạn

chế can thiệp tới vấn đề chính trị mà tập trung vào vấn đề nhân đạo là chính.

Quan điểm của Thủ tướng Samdech Hun Sen: Samdech Hun Sen hiểu rất

rõ tầm quan trọng của vấn đề độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc. Sau

ngày giải phóng 07/01/1979, từ một xã hội hầu như bị phá hủy toàn bộ do bàn

tay chế độ Pol Pot, toàn thể nhân dân Campuchia phải cùng nhau phấn đấu vượt

qua mọi khó khăn gian khổ và tiếp tục đi lên. Độc lập dân tộc của Campuchia

lúc bấy giờ là cần phải kết thúc mọi cuộc chiến, mọi lực lượng nổi dậy phải hạ

vũ khí và đàm phán nhằm tiến tới hòa hợp, hòa giải và thống nhất dân tộc. Việc

giải quyết xung đột nội bộ Campuchia là nhân tố cơ bản và là nền tảng của sự

phát triển bền vững cho quốc gia này. Đây là nội dung chính của độc lập dân tộc

theo nhu cầu của người Campuchia.

Page 29: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     22

Sứ mệnh của Thủ tướng Samdech Hun Sen và chính phủ Hoàng gia

Campuchia là bảo vệ nền độc lập, bảo vệ Hiến pháp, bảo vệ chế độ Quân chủ lập

hiến và các thành quả mà Đảng Nhân dân Campuchia và nhân dân Campuchia

đã đạt được và đang tiếp tục cống hiến. Samdech cho rằng: “giải pháp hòa bình

là kim chỉ nam để giải quyết mọi vấn đề căng thẳng và mọi mâu thuẫn, tiến tới

việc hòa hợp, hòa giải và thống nhất dân tộc nhằm xây dựng cuộc sống phồn

vinh trong gia đình và xã hội Campuchia” [45, tr.166]. Cụm từ giải pháp hòa

bình ở đây muốn nói đến việc xây dựng hòa bình lâu dài vĩnh viễn bằng cách

biến hòa bình trở thành cách thức và biện pháp sống, trở thành truyền thống văn

hóa cả trong tinh thần lẫn hoạt động thực tiễn. “Ổn định, hòa bình, trật tự xã hội,

Nhà nước pháp quyền, tôn trọng nhân quyền... là những yếu tố bổ sung cho nội

dung hòa bình một cách đầy đủ sau khi chiến tranh bị loại bỏ” [44, tr.61-62].

Cần nhận thức rằng một khi không có chiến tranh, đất nước có hòa bình, tình

hình chính trị ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế tiếp tục phát triển, nền

kinh tế phát triển đồng nghĩa với dân giàu nước mạnh, đất nước mạnh thì việc

bảo vệ độc lập dân tộc sẽ ngày một vững chắc. Từ suy nghĩ đó, với tầm nhìn

chiến lược, Samdech Hun Sen nhấn mạnh: “Campuchia có quyền nhìn về tương

lai của mình một cách đầy đủ và tất cả mọi thứ chỉ chờ đợi sự nỗ lực cố gắng

phấn đấu để xây dựng tương lai mà thôi” [44, tr.100].

Đây là tầm nhìn tương lai thể hiện suy nghĩ và mong muốn của nhân dân

Campuchia. Liên quan đến bảo vệ độc lập dân tộc của mình, người Campuchia

phải tự làm chủ và tự quyết định số mệnh của mình, bằng cách cố gắng phát

triển đất nước dựa trên nội lực là động lực chính. Tuy nhiên, nói như vậy không

có nghĩa là Campuchia không cần sự giúp đỡ của quốc tế, nhưng yếu tố bên

trong (con người Campuchia) phải là yếu tố quyết định sự phát triển hoặc tụt

hậu, còn yếu tố bên ngoài (quốc tế) là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc

tụt hậu này, nó liên quan trực tiếp và gián tiếp tới công cuộc bảo vệ độc lập dân

tộc của Vương quốc Campuchia.

Quan điểm của ông Sam Rainsy (chủ tịch Đảng cứu quốc): Sam Rainsy

xuất thân từ một gia đình quyền quý, cha ông là Sam Sary, một chính trị gia lỗi

lạc dưới thời cố Quốc vương Norodom Sihanouk trong thập niên 1950. Là một

con người có học vấn, một chính khách, nay ông Sam Rainsy là chủ tịch Đảng

Page 30: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     23

cứu quốc (Đảng đối lập trong quốc hội Campuchia). Với khẩu hiệu “Dân chủ”,

ông Sam Rainsy đã lãnh đạo Đảng cứu quốc trở thành Đảng đầu tiên huy động

được đông đảo quần chúng tham gia nhằm hướng tới sự thay đổi và xây dựng

một nền dân chủ hiện đại tại Campuchia [152, tr.183]. Cho đến nay, Sam Rainsy

vẫn cho rằng chính quyền Phnom Penh của Thủ tướng Hun Sen luôn chịu ảnh

hưởng và bị Hà Nội chi phối, có nghĩa là, từ trước tới nay Campuchia không có

độc lập. Từ đó, ông đưa ra một loạt yêu sách với danh nghĩa là để bảo vệ nền

độc lập dân tộc của Campuchia. Trong đó, một trong những yêu sách lớn nhất là

phải chiến thắng trong các cuộc bầu cử toàn quốc để giành lấy quyền lãnh đạo

đất nước (bằng cách hứa hẹn với cử tri sẽ mang lại quyền lợi cho người dân,

công bằng xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền, chống tham nhũng, ra soát lại

các hiệp định về biên giới lãnh thổ, xử lý vấn đề nhập cư bất hợp pháp,... những

vấn đề bức xúc trong xã hội mà chính phủ đương nhiệm chưa giải quyết được)

[152, tr.180]. Những quan điểm của ông phần nào đó thể hiện thực trạng xã hội

rất phức tạp của Campuchia trong những năm gần đây nên nhận được sự ủng hộ

của một bộ phận người dân (điển hình là trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013

nhiệm kỳ V của Quốc hội, số ghế của Đảng đối lập CNRP đã tăng từ 33 ghế

năm 2008 lên 55 ghế năm 2013). Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với đài BBC

của Anh ngày 05/11/2009, Ông lại cho rằng: “...Trung Quốc luôn luôn là đồng

minh của Campuchia, Trung Quốc giúp Campuchia bảo vệ độc lập, chủ quyền

và toàn vẹn lãnh thổ của mình” [158]. Điều đó cho thấy quan điểm của Ông về

độc lập và bảo vệ độc lập dân tộc Campuchia, là cũng cần tới sự giúp đỡ của một

quốc gia khác.

Có thể thấy rằng quan điểm của Thủ tướng Hun Sen và ông Sam Rainsy

về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc là hoàn toàn trái ngược nhau. Phía

Thủ tướng Hun Sen, luôn nêu cao quan điểm phải bằng mọi cách giữ vững hòa

bình, ổn định chính trị, phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Còn phía ông Sam Rainsy, trong bản thân chính quan điểm của mình đã thể hiện

sự mâu thuẫn, lại luôn chỉ trích về vai trò lãnh đạo của những người có công lao

to lớn với đất nước. Thực tế, ai đủ năng lực, phẩm chất lãnh đạo, dám hy sinh vì

đất nước này, thì người dân Campuchia từ trước tới giờ đủ khôn ngoan để quyết

định số mệnh của mình thông qua bầu chọn làm lãnh đạo, để họ tiếp tục chèo lái

Page 31: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     24

đất nước, trên con đường độc lập, tự chủ, tự quyết và tiến tới một xã hội

Campuchia văn minh và thịnh vượng.

Quan niệm chung của học giả Việt Nam về độc lập dân tộc và bảo vệ độc

lập dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

Các nhà khoa học Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội

nhập quốc tế, nền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn

lãnh thổ của mỗi quốc gia luôn đứng trước thách thức của hàng loạt những nguy

cơ tiềm tàng và đa dạng. Những nguy cơ đó vừa mang tính truyền thống vừa phi

truyền thống với những dạng thức mới, không chỉ xuất hiện từ những diễn biến

của tình hình thế giới và khu vực, mà còn nảy sinh chính từ trong quá trình phát

triển của mỗi quốc gia. Hiểm họa bên ngoài và nguy cơ bên trong luôn tương tác

với nhau và trong nhiều trường hợp chuyển hóa lẫn nhau một cách rất phức tạp,

nhạy cảm. Nền tảng của độc lập dân tộc bị thách thức gay gắt trên cả hai phương

diện: “quyền tối cao trong việc định đoạt các vấn đề trong nước và quyền được

bình đẳng trong quan hệ quốc tế, cũng như quyền tự quyết định các vấn đề đối

ngoại của quốc gia dân tộc” [133, tr.117]. Bởi vậy, cũng như nhiều quốc gia

khác, đối với Campuchia, để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, vấn đề đặt ra là

phải có cách tiếp cận linh hoạt, đúng đắn, tìm kiếm hệ các giải pháp khả thi, vừa

mang tính tổng thể, toàn diện vừa mang tính cụ thể nhằm tăng cường “sức đề

kháng quốc gia”, hóa giải thành công các nguy cơ trong tiến trình hội nhập.

Như vậy, có thể đưa ra quan điểm về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập

dân tộc với các nội dung cơ bản như sau:

Thứ nhất, độc lập dân tộc của Campuchia cần được hiểu là sự độc lập, tự

chủ, tự quyết của Campuchia trong việc quyết định chính sách đối nội và đối

ngoại mà không bị lệ thuộc hoặc chi phối bởi bất cứ quốc gia nào;

Thứ hai, để bảo vệ được độc lập dân tộc Campuchia, trước hết cần phải

giữ được môi trường hòa bình, ổn định chính trị, đoàn kết, thống nhất dân tộc

thành một khối; tập trung xây dựng một nền kinh tế đủ mạnh với một nền quốc

phòng mạnh, giải quyết hài hòa các vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay;

Thứ ba, để bảo vệ độc lập dân tộc Campuchia trong xu thế toàn cầu hóa,

khu vực hóa và hội nhập quốc tế cần phải có chính sách đối ngoại về hội nhập

quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng một cách khéo léo, linh hoạt,

Page 32: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     25

tích cực tham gia và giải quyết các vấn đề quốc tế tùy theo khả năng của mình;

có chính sách cân bằng quan hệ với các nước lớn, ưu tiên quan hệ với nước láng

giềng, đẩy mạnh vai trò chủ đạo của ASEAN.

Cuối cùng, để dự báo, hoạch định và triển khai các chủ trương, đường lối

đối nội và đối ngoại, Campuchia cần phải có đội ngũ cán bộ giỏi, nguồn nhân

lực dồi dào, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao.

2.1.2. Khái quát về quá trình đấu tranh giành độc lập của Vương

quốc Campuchia trước năm 1993

- Giai đoạn 1863 - 1953: Quá trình đấu tranh xóa bỏ chế độ thuộc địa

của Pháp

Năm 1863 vua Norodom ký một hiệp ước với Pháp để thành lập một chính

quyền bảo hộ trên toàn Vương quốc. Dần dần đất nước trở thành một trong ba

nước Đông Dương thuộc quyền cai trị - thuộc địa của Pháp, gồm Campuchia,

Lào và Việt Nam.

Ngay từ khi Pháp đặt chân cai trị, trong giai đoạn 1864-1866 đã có phong

trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của sĩ phu Sua (Svar) với việc tập hợp lực lượng

đông đảo để đánh đuổi Pháp. Tuy nhiên phong trào này đã thất bại, vị lãnh đạo

này đã bị bắt và bị cắt cổ rồi mang đi treo ngay trung tâm thủ đô [88, tr.21].

Những năm tiếp theo (1865-1867) tiếp tục có phong trào đấu tranh do ông Pou

Kambau dẫn đầu, kết quả cuối cùng cũng tương tự sĩ phu Svar [88, tr.26]. Trải

qua quá trình bình định, đến cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã từng bước thiết

lập chế độ thuộc địa với phương thức cai trị bảo thù, hà khắc, vô nhân đạo.

Chính sách bóc lột khắc nghiệt và tàn bạo của thực dân phong kiến đã

khiến cho nhân dân Campuchia thức tỉnh, vùng dậy đi vào con đường đấu tranh

cách mạng, chờ thời cơ bùng nổ. Phong trào công nhân, phong trào dân tộc, dân

chủ của giai cấp và tầng lớp nhân dân khác, đặc biệt là phong trào thanh niên,

sinh viên, trí thức diễn ra ở nhiều nơi với những hình thức khác nhau.

Tuy nhiên, do hạn chế của thời đại, của tầng lớp sĩ phu lãnh đạo mang ý

thức hệ phong kiến dần mất vai trò lịch sử, nên phong trào đấu tranh vũ trang

của nhân dân cuối thế kỷ XIX đã bị thực dân Pháp dìm trong đau thương và biển

máu; biểu lộ sự khủng hoảng trầm trọng về lãnh đạo.

Page 33: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     26

Trong hoàn cảnh mới, đau đáu với nỗi đau của một dân tộc bị nô lệ, một bộ

phận của nhóm nhà tri thức vào năm 1936 với tinh thần tiếp tục phong trào của sĩ

phu Svar và Pou Kambau, đã thành lập tờ báo đầu tiên tên là “báo Norkor Wat”,

và đây đã trở thành cơ sở căn bản trong việc đấu tranh chống thực dân Pháp. Dưới

sự lãnh đạo của ông Son Ngoc Thanh (Sơn Ngọc Thanh) và ông Prach Chheun,

phong trào đã có ảnh hưởng rất lớn đến người dân Khmer. Ngoài ra, tham gia

lãnh đạo phong trào còn có các ông Nuot Both, Un Sen, Sun Vann, Bu Hong,

Chum Muang, Nhà giáo Hem Chieu và ông Nuon Duang [88, tr.63]. Bộ phận sĩ

phu tiên tiến đầu thế kỷ XX phân hóa theo hai xu hướng đấu tranh là bạo động và

cải cách. Cả hai xu hướng đó tuy khác về phương pháp, nhưng đều chung ý chí

giành độc lập tự do cho dân tộc, đều xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước Campuchia.

Ngay sau khi Norodom Sihanouk được lên ngôi Vua Campuchia vào ngày

28/3/1941, Vua N. Sihanouk đã sắp xếp lại trật tự chính trị nội bộ mình, với mục

đích tập hợp lực lượng để đấu tranh giành độc lập thật sự từ thực dân Pháp. Lần

đầu tiên Campuchia tổ chức bầu cử Quốc hội vào ngày 21/12/1947 và bản Hiến

pháp thứ nhất của Vương quốc Campuchia ra đời.

Năm 1946, vua N. Sihanouk có chuyến thăm lần đầu tại Pháp theo lời mời

của Tổng thống Pháp Felix Gouin và đã gặp Đại tướng Charles de Gaulle tại

Colombey. Năm 1946 và 1948, vua N. Sihanouk tham gia lớp cao cấp tại Trường

Đào tạo Kỵ binh và Tăng thiết giáp tại Saumur của Pháp [73, tr.15].

Năm 1949, vua N. Sihanouk đòi Pháp chấm dứt Hiệp định bảo hộ được ký

kết vào năm 1863 và 1884. Kết quả là năm 1949, vua N. Sihanouk đã ký với Pháp

Hiệp định độc lập, theo đó Pháp công nhận độc lập dân tộc của Vương quốc

Campuchia và xóa đi tính hiệu lực của Hiệp định bảo hộ năm 1863 và năm 1884.

Phong trào đấu tranh của nhân dân Campuchia chống lại thực dân Pháp vì

nền độc lập dân tộc cũng là nguồn gốc của sự ra đời Đảng Nhân dân Campuchia

(CPP), tiền thân là Đảng Nhân dân Cách mạng Khmer - KPRP (năm 1951 khi

Đảng Cộng sản Đông Dương tách ra thành ba đảng riêng biệt của ba nước Đông

Dương thì Campuchia thành lập Đảng riêng mang tên Đảng KPRP, tại Đại hội

Đảng lần II hai tháng 9/1960 đổi tên đảng thành Đảng Công nhân Khmer -

WPK, năm 1966, Pol Pot đổi tên này thành Đảng Cộng sản Khmer - KCP; đến

Đại hội Đảng lần thứ IV tháng 5/1981 kế thừa Đảng KPRP, ban lãnh đạo đề ra

Page 34: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     27

nhiệm vụ then chốt là bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, xây dựng Tổ quốc

và chính thức lấy tên Đảng là Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia - CPRP;

tại Đại hội bất thường ngày 17/10/1991, Đảng CPRP đã đổi tên thành Đảng

Nhân dân Campuchia - CPP, bầu ông Heng Samrin làm Chủ tịch danh dự, ông

Chea Sim làm Chủ tịch và ông Hun Sen làm Phó chủ tịch Ban chấp hành Trung

ương Đảng). Từ đó đến nay Đảng CPP tiếp tục quán triệt mục đích và ý chí của

mình, gắn bó chặt chẽ và cùng chung sống phúc, khổ với người dân trong mọi

hoàn cảnh, bất chấp khó khăn và sẵn sàng hy sinh vì lợi ích cao cả của quốc gia

và nhân dân [31, tr.5].

Cuộc đấu tranh đầy gian khổ hy sinh của nhân dân Campuchia dưới sự

lãnh đạo tài tình của Quốc vương N. Sihanouk, với sự chuẩn bị chu đáo về

đường lối, tổ chức, tinh thần lực lượng, thúc đẩy và nắm bắt thời cơ, với khát

vọng và ý chí kiên cường quyết tâm giành độc lập tự do cho toàn thể dân tộc,

với tư tưởng “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại”, đã diễn ra ít

đổ máu và nhanh chóng giành thắng lợi trên phạm vi toàn quốc.

Ngày 09/11/1953, Vương quốc Campuchia thật sự giành được độc lập

hoàn toàn từ Pháp. Và toàn thể nhân dân Campuchia đã kính phong Quốc vương

là “Cha đẻ dân tộc - Đức Cha của nền Độc lập” [73, tr.15]. Sau 90 năm đất nước

nằm dưới chế độ thực dân Pháp, Campuchia đã trở thành một quốc gia độc lập,

tự chủ. Nền độc lập này đã đưa dân tộc Campuchia bước vào kỷ nguyên mới -

kỷ nguyên độc lập tự do gắn liền với chế độ Sangkum Reast Niyum (Năm 1955,

Hoàng thân Norodom Sihanouk từ bỏ ngai vàng để tham gia trực tiếp vào chính

sự và lập ra đảng Sangkum Reast Niyum, từ năm 1960 ông cai trị Campuchia

với tư cách Quốc trưởng, thống nhất chính trị trên cả nước trong 10 năm tiếp

theo. Ông đã cho Campuchia một kiểu hòa bình mà cho tới nay người dân

Campuchia vẫn yêu mến và gọi thời kỳ đó là chế độ Sangkum Reast Niyum)

mang lại niềm hạnh phúc ấm no cho toàn thể dân tộc. Cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp là cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, với đường lối kháng

chiến toàn diện, đặt lợi ích dân tộc - Tổ quốc lên trên hết.

- Giai đoạn 1953 - 1970: Lon Nol lật đổ chế độ Sangkum Reast Niyum

Tuy nhiên, giai đoạn ổn định ấy (1953-1970) không mấy kéo dài, khi

Đông Dương tiếp tục đối mặt với cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Sự can

Page 35: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     28

đảm trong chính sách của N. Sihanouk chống lại sự can thiệp của Mỹ đã lên đến

đỉnh cao vào năm 1963 với việc tuyên bố ngừng nhận viện trợ của Mỹ và triệu

tập hội nghị nhân dân Đông Dương tại Phnom Penh năm 1965, kết hợp với biểu

tình của nhân dân, học sinh, sinh viên năm những 1964-1965. Tất cả những hành

động này đều tập trung chĩa mũi nhọn chống đế quốc Mỹ và ủng hộ cho cuộc

đấu tranh của nhân dân Việt Nam và Nhân dân Lào [40, tr.38]. Tuy nhiên, chính

sách chống sự can thiệp của Mỹ, củng cố độc lập, chủ quyền, trung lập của N.

Sihanouk suy yếu dần bởi một số nguyên nhân sau đây: kinh tế tiếp tục suy yếu,

nảy sinh vấn đề trong nội bộ Sangkum Reast Niyum và khủng hoảng ngai vàng,

sai lầm của Đảng Nhân dân cách mạng Khmer sau khi Pol Pot giữ vai trò lãnh

đạo Đảng và rồi phản bội Đảng, đặc biệt là yếu tố can thiệp của đế quốc Mỹ.

Những nhân tố này đã quyện vào nhau, tạo cơ hội cho Lon Nol tổ chức cuộc đảo

chính lật đổ chính quyền N. Sihanouk thành công vào ngày 18/3/1970 (do Mỹ

hậu thuẫn). Vận mệnh của quốc gia Chùa Tháp một lần nữa lâm vào cuộc chiến

tranh nội bộ. Nền độc lập dân tộc bị đe dọa nghiêm trọng.

- Giai đoạn 1970 - 1991: Cuộc đấu tranh lật đổ phản cách mạng của chế

độ Pol Pot và ý nghĩa của Hiệp định Paris (ngày 23/10/1991)

Do mâu thuẫn nội bộ không ngừng gia tăng và có sự can thiệp mạnh tay

từ bên ngoài, vào ngày 17/4/1975 cuộc chiến tranh (được Trung Quốc hậu

thuẫn) do Pol Pot làm tổng chỉ huy nhằm giành lại quyền lực từ Lon Nol đã diễn

ra. Sau khi nắm quyền lực trong tay, Pol Pot thực hiện chủ nghĩa tả khuynh cực

đoan và chủ nghĩa quá khích, phá bỏ tất cả với những gì mà xã hội cũ đề lại kể

cả truyền thống văn hóa dân tộc; bác bỏ mọi thứ trái với mong muốn của bọn

chúng kể cả những lợi ích chính đáng nhất của dân tộc. Pol Pot tuyên bố xây

dựng một xã hội tuyệt đối mới với bốn tiêu chí đó là: tư liệu sản xuất tập thể,

công cụ sản xuất tập thể, ăn uống và sống tập thể, làm việc tập thể [40, tr.64,66].

Phản bội lại tính nhân văn, nhân đạo và lợi ích dân tộc, chế độ Pol Pot đưa dân

tộc Campuchia sống trong một chế độ đen tối (chế độ Diệt chủng), không lương

thực, không nhà cửa, bị bóc lột sức lao động và bị tra tấn một cách thảm khốc.

Bi thảm hơn, họ bị giết một cách dã man bởi bị buộc tội là phản bội tổ chức

(angkar). Hậu quả là hơn hai triệu người dân bị giết, toàn bộ cơ sở hạ tầng và

kiến trúc thượng tầng bị phá hủy... Campuchia quay trở về con số “0”. Không biết

Page 36: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     29

chế độ Pol Pot hiểu về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của mình như

thế nào, khi chính bản thân chế độ này đã tiêu diệt dân tộc và văn hóa của mình?

Không thể tiếp tục ngồi chờ chết và nhìn đất nước bị phá hủy bởi tập đoàn

Pol Pot, ngày 02/12/1978 Mặt trận giải phóng dân tộc Khmer đứng đầu là ông

Heng Samrin, Chia Sim và Hun Sen đã được thành lập với mục đích duy nhất đó

là giải phóng dân tộc thoát khỏi chế độ diệt chủng [66, tr.18]. Và ngày 07/1/1979

Mặt trận giải phóng dân tộc Khmer, lực lượng cách mạng Campuchia cùng với

sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam đã đánh bại chế độ diệt chủng và giải

phóng dân tộc, mang lại cuộc sống mới cho toàn thể nhân dân. Đất nước

Campuchia từ đây bắt đầu được hồi sinh lại.

Tuy nhiên, trong điều kiện đặc thù của một đất nước vừa mới dốc sức cho

cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và ngăn chặn sự quay trở lại

của chế độ diệt chủng, đất nước hầu như bị tàn phá hoàn toàn, trong bộn bề của

công cuộc khắc phục hậu quả hơn hai thập kỷ chiến tranh ác liệt, lại bị chủ nghĩa

đế quốc và thế lực phản động quốc tế bao vây, cấm vận, thì hoạt động lãnh đạo,

chỉ đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia gặp không ít khó khăn. Vấn

đề cấp bách có ý nghĩa sống còn đối với việc thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc

và xây dựng một xã hội tốt đẹp ở Campuchia bấy giờ là phải nhanh chóng vượt

qua được sự chia rẽ, con đường duy nhất là hòa hợp hòa giải dân tộc, đoàn kết

các phe phái - các lực lượng. Tập hợp lực lượng chung sức xây dựng đất nước là

yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa sống còn của cách mạng Campuchia. Từ đó, mặc

dù tình hình vẫn hết sức khó khăn, nhưng công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc

không ngừng được củng cố.

Ý nghĩa của Hiệp định Paris (ngày 23/10/1991)

Hội nghị quốc tế gồm Pháp, Nhật Bản, Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung Quốc,

các bên Campuchia (04 bên: Hoàng thân N. Sihanouk, Khmer Đỏ, Sơn San và

Samdech Hun Sen), Ấn Độ, Úc, Brunây, Canada, Indonesia, Lào, Malaysia,

Nam Tư, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Singapore họp tại Paris nhằm chấm

dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Campuchia. Kết quả là Hiệp định Paris được

ký kết ngày 23/10/1991, nội dung gồm 9 phần, 32 điều, 5 phụ lục. Nội dung chủ

yếu của Hiệp định gồm những quy định cụ thể về các vấn đề: cơ quan quyền lực

quá độ của Liên hợp quốc tại Campuchia, Hội đồng dân tộc tối cao (SNC),

Page 37: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     30

ngừng bắn và chấm dứt viện trợ quân sự từ bên ngoài, bầu cử, những nguyên tắc

cho Hiến pháp mới của Campuchia, nhân quyền, sự bảo đảm của quốc tế nhằm

xây dựng một nước Campuchia hòa bình, độc lập, trung lập không liên kết, phồn

vinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước. Ngoài ra còn có văn kiện về chủ

quyền, độc lập, trung lập và thống nhất dân tộc ở Campuchia; tuyên bố về khôi

phục và tái thiết Campuchia [83, tr.1].

Đây là văn kiện cực kỳ quan trọng và có thể khẳng định rằng, Hiệp định

Paris về vấn đề Campuchia đã đưa lịch sử Campuchia sang một trang mới với

những cơ hội mới, tạo tiền đề cho Campuchia có hòa bình và tập trung mọi sức

lực để xây dựng, bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia. Hiệp định quy định rõ

về trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên Campuchia trong đó có: 1) Hòa hợp hòa

giải, thống nhất dân tộc để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của

Campuchia, 2) tái thiết và xây dựng đất nước Campuchia phồn vinh. Để làm

được việc này, Campuchia quyết tâm rằng sẽ giữ gìn và bảo vệ độc lập, chủ

quyền, toàn vẹn lãnh thổ và sự không thể xâm phạm lãnh thổ, sự trung lập và sự

thống nhất dân tộc của mình. Sự trung lập vĩnh viễn của Campuchia sẽ được đưa

vào Hiến pháp Campuchia mà sẽ được thông qua sau khi diễn ra cuộc bầu cử tự

do và công bằng.

Những bên tham gia ký kết Hiệp định lúc đấy vẫn có e ngại đối với việc

Việt Nam sẽ thực hiện Hiệp định Paris như thế nào. Vì trước đó, Mặt trận giải

phóng dân tộc Khmer đã kêu gọi sự giúp đỡ của Quân đội Việt Nam để đánh đổ

chế độ Pol Pot, đồng thời đề nghị Quân đội Việt Nam tiếp tục ở lại Campuchia

10 năm. Nhưng thực tế là, sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực Việt Nam luôn

thiện chí và thực thi các nội dung của Hiệp định một cách nghiêm túc. Đây là

tiền đề quan trọng, tạo niềm tin cho các bên và họ đã bày tỏ lạc quan và cũng

cam kết một cách mạnh mẽ trong việc hỗ trợ và thực hiện các nội dung được nêu

lên trong Hiệp định; không những thế họ còn kêu gọi các quốc gia khác chấp

nhận và tôn trọng mọi nội dung liên quan đến độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh

thổ và sự không thể xâm phạm lãnh thổ, sự trung lập và thống nhất dân tộc của

Campuchia và tránh mọi hành động trái ngược với các nguyên tắc hoặc không

phù hợp với các điều khác của Hiệp định này [15, tr.69]. Nền độc lập dân tộc

của Campuchia chính thức được quốc tế công nhận, nhưng đất nước này đi tới

Page 38: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     31

đâu phụ thuộc hoàn toàn vào vấn đề nhận thức trong công cuộc đấu tranh để bảo

vệ độc lập dân tộc của các nhà lãnh đạo Campuchia. Căn cứ vào Hiệp định,

Campuchia đã tiến hành cuộc tổng tuyển cử vào ngày 23/5/1993, thành lập chế

độ Quân chủ lập hiến do vua Norodom Sihanouk làm Quốc vương.

2.1.3. Khái quát tình hình đất nước từ sau khi Hiệp định Paris được

ký kết và vai trò của Thủ tướng Samdech Hun Sen

2.1.3.1. Tình hình đất nước sau khi Hiệp định Paris được ký kết

Thể chế chính trị

- Thể chế nhà nước: Theo Hiến pháp năm 1993 quy định, Campuchia là

quốc gia Quân chủ lập hiến. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập

pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng Nhà Vua, Quốc hội (Thượng

viện và Hạ viện), Hội đồng Hiến pháp, Chính phủ, Toà án, và các cơ quan hành

chính các cấp.

+ Hành pháp: Đứng đầu nhà nước: từ năm 1993 đến năm 2004 là Quốc

vương Norodom Sihanouk, từ ngày 29/10/2004 đến nay là Quốc vương

Norodom Sihamoni. Nội các: Hội đồng Bộ trưởng do Quốc vương ký sắc lệnh

bổ nhiệm. Hiện nay, đứng đầu Chính phủ gồm 01 Thủ tướng và 09 Phó Thủ

tướng. Thủ tướng đương nhiệm là Samdech Akka Moha Sena Padei Techo HUN

SEN (Phó chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia).

+ Lập pháp: Chế độ Quốc hội Lưỡng viện (ngày 08/3/1999 Campuchia

sửa đổi Hiến pháp, lập thêm Thượng viện). Về Hạ viện: Chủ tịch Hạ viện:

Samdech Akka Moha Ponhea Chakrei HENG SAMRIN (Chủ tịch danh dự Đảng

Nhân dân Campuchia); có 123 ghế, bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu phiếu,

nhiệm kỳ 5 năm. Campuchia đã tổ chức bầu cử Quốc hội 5 lần (1993, 1998, 2003,

2008 và 2013). Về Thượng viện: Chủ tịch Thượng viện: Samdech Akka Moha

Thamma Pothisal CHEA SIM (Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia); nhiệm kỳ 5

năm; Thượng viện có 61 ghế, trong đó 02 ghế do Quốc vương bổ nhiệm, 02 ghế

do Quốc hội chỉ định. Thượng viện nhiệm kỳ I thành lập tháng 3/1999 không qua

bầu cử, các đảng có chân trong Quốc hội được bổ nhiệm thành viên theo tỷ lệ số

ghế có trong Quốc hội. Bầu cử Thượng viện nhiệm kỳ II diễn ra ngày 22/1/2006

thông qua bỏ phiếu kín và không trực tiếp, kết quả CPP giành 45/61 ghế, FUN: 10

ghế và SRP: 02 ghế. Ngày 29/1/2012 cuộc bầu cử Thượng viện nhiệm kỳ III đã

Page 39: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     32

diễn ra thông qua bỏ phiếu kín và không trực tiếp, kết quả CPP giành 46/61 ghế,

SRP giành 11 ghế.

+ Tư pháp: Hội đồng Thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định,

thành lập 12/1997); Toà án Tối cao và các Toà án địa phương.

- Các đảng chính trị: năm 2013, ở Campuchia có 8 đảng chính trị tham

gia tranh cử Quốc hội khóa 5 nhiệm kỳ 2013 - 2018 gồm: Đảng Nhân dân

Campuchia cầm quyền (đảng lớn nhất), Đảng Quốc tịch Khmer, Đảng Liên minh

Dân chủ, Đảng FUNCINPEC, Đảng Cộng hòa Dân chủ, Đảng Khmer hết nghèo,

Đảng Khmer phát triển kinh tế và Đảng Cứu quốc (đảng đối lập, do sự kết hợp

giữa 2 đảng là đảng Sam Rainsy và đảng nhân quyền của ông Kem Sokha).

- Bầu cử cấp phường xã: Campuchia đã tổ chức hai lần bầu cử xã,

phường (tháng 4/2002 và tháng 4/2007). Kết quả cuộc bầu cử xã, phường lần hai:

đảng CPP giành được 1.592/1.633 xã, phường, đảng SRP giành 28 xã, phường,

đảng FUNCINPEC giành được 2 xã, phường. Ngày 03/6/2012 cuộc Bầu cử cấp

xã, phường lần thứ 3 diễn ra (nhằm bầu chọn 11.459 hội viên hội đồng xã,

phường): CPP giành được số phiếu bầu ở 1.591/1.633 xã, phường. Cụ thể là CPP

giành được 8.283 ghế trong hội đồng xã, phường, đảng SRP giành 2.155 ghế;

đảng Nhân quyền (HRP) được 800 ghế và đảng FUNCINPEC được 160 ghế;

đảng Norodom Ranariddh chỉ giành được 53 ghế.

Campuchia đã tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng thủ đô/tỉnh/thành và

quận/huyện lần đầu tiên vào ngày 17/5/2009. Kết quả đảng CPP đã giành thắng

lợi trong cả 2 cấp thủ đô/tỉnh/thành và quận/huyện. Và cuộc bầu cử Hội đồng thủ

đô/tỉnh/thành và quận/huyện lần thứ 2 diễn ra vào tháng 5/2014.

Việc phân quyền “Tam quyền phân lập” một cách rõ ràng và độc lập giữa

lập pháp, tư pháp và hành pháp của Hiến pháp Campuchia, đã tác động tích cực

tới quá trình hoàn thiện hệ thống chính trị, góp phần xây dựng nhà nước pháp

quyền, nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Tình hình chính trị

Với Hiệp định Paris năm 1991, Campuchia đã đạt được một nền hòa bình

“không đầy đủ”. Thực hiện theo Hiệp định này, năm 1993 cộng đồng quốc tế,

đặc biệt là Liên hợp quốc đã giúp tổ chức cuộc tổng tuyển cử toàn quốc cho

Campuchia và trong năm đó một chính phủ liên hiệp đã ra đời. Từ đó, một mặt

Page 40: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     33

Samdech Hun Sen phải tiếp tục giải quyết vấn đề Khmer Đỏ, lực lượng đóng vai

trò là lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang chống lại chính phủ, mặt khác, từ

khi thành lập chính phủ liên hiệp đến năm 1997, Campuchia nằm dưới một sự

lãnh đạo không rõ ràng, đó là luôn chịu ảnh hưởng và sức ép tranh giành quyền

lực giữa đảng phái chính trị. Nhân dân Campuchia đã từng vui mừng với niềm

hy vọng Hiệp định Paris sẽ đưa Campuchia tiến lên con đường phía trước một

cách tự hào, nhưng họ lại thất vọng. Trong 5 năm của chính phủ Hoàng gia

Campuchia nhiệm kỳ I, những gì mà họ nhận được là nỗi sợ hãi chiến tranh nội

bộ do sự chia rẽ giữa các đảng phái chính trị trong chính phủ. Nhân dân đã đặt

niềm tin bằng cách bầu cử cho họ làm đại diện lãnh đạo để phát triển đất nước,

nhưng họ lại tranh giành quyền lực hơn là cống hiến cho Tổ quốc. “Ngày 5-

6/7/1997, quân đội Đảng Nhân dân Campuchia và quân đội bên Đảng

FUNCINPEC đã thách thức sức mạnh nhau, quân đội của Đảng FUNCINPEC là

bên khởi động trước. Lãnh tụ của FUNCINPEC đã chạy trốn sang nước ngoài để

tránh thân khỏi chiến tranh. Ngược lại, Samdech Hun Sen mặc quân phục chỉ

huy quân Đảng Nhân dân Campuchia và đạt chiến thắng” [13, tr.23].

Mặc dù vậy, cần phải khẳng định rằng, sự nhận thức của các nhà lãnh đạo

Campuchia trong việc lựa chọn chế độ Quốc vương - chế độ Quân chủ lập hiến,

đa đảng, dân chủ và theo nền kinh tế thị trường tự do là tư duy hết sức đúng đắn

vì đây là con đường duy nhất giúp Campuchia hòa giải, hòa hợp và thống nhất

dân tộc bởi vị trí và vai trò của Nhà vua luôn được người dân kính trọng và tin

tưởng trong mọi thời kỳ. Chiến lược “Cùng thắng” của Samdech Hun Sen đã

đánh bại tư tưởng phân hóa và lôi kéo được một bộ phận không chịu hòa nhập,

đưa họ quay trở lại, gia nhập với chính phủ, cùng chung sống hòa bình và trở

thành công dân hợp pháp trong xã hội. Đây là nền tàng cho tập trung tái thiết,

xây dựng, phát triển và đưa Campuchia hội nhập quốc tế.

Từ năm 1998 Campuchia bắt đầu bước đi mới, bằng cách phát triển trên

mọi lĩnh vực; “đó là sự bắt đầu với ý chí và tinh thần tiến bộ là người dân tộc

Campuchia, nếu so sánh với giai đoạn trước, bởi vì Campuchia đã là chủ nhân

trong cuộc bầu cử toàn quốc” [67, tr.73]. Thủ tướng Samdech Hun Sen với quan

điểm không chạy trốn tổ quốc, không xa rời nhân dân Campuchia cho dù tình

hình diễn biến thế nào, đã nhận được sự ủng hộ và được người dân bầu chọn với

Page 41: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     34

tư cách là ứng cử viên Thủ tướng của Đảng Nhân dân Campuchia. Đảng Nhân

dân Campuchia với tư cách là đảng tiên phong vẫn mềm mỏng, kiên nhẫn nhưng

hết sức cương quyết, từng bước giải quyết những khó khăn, phức tạp, đảm bảo

tiến trình hoạt động của cơ quan lập pháp cũng như hành pháp và tư pháp, duy

trì hòa bình, ổn định của đất nước, tiếp tục vai trò lãnh đạo toàn diện đất nước.

Chính từ lúc đó, Đảng Nhân dân Campuchia và chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ

II, III, IV dưới sự lãnh đạo của Samdech Hun Sen đã nhận được sự ủng hộ, với

quyền lực đủ mạnh mà nhân dân Campuchia trao cho, với niềm tin vào ý chí sắc

bén của Đảng nói riêng và ê kíp lãnh đạo của Thủ tướng nói riêng đã và đang

chèo lái Campuchia tiến lên con đường phát triển trên mọi lĩnh vực, tiếp tục xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc Campuchia. Hiện toàn thể nhân dân Campuchia đang

sống trong một xã hội có hòa bình, tự do, dân chủ và chính phủ đang nỗ lực

nhằm đạt được sự tăng trưởng cao về kinh tế và tiến bộ xã hội.

Tình hình Campuchia đi vào ổn định, dưới tác động của toàn cầu hóa, khu

vực hóa và quốc tế hóa, Campuchia tích cực hội nhập khu vực và quốc tế. Trong

đó, xử lý và ứng xử mối quan hệ với các nước, đặc biệt là các nước lớn một cách

thận trọng, tạo thế cân bằng nhằm tranh thủ sự ủng hộ và viện trợ quốc tế.

Campuchia đã trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN (4/1999), thành viên

chính thức thứ 148 của WTO (10/2004); gia nhập ASEM tại Hội nghị cấp cao

ASEM 5 ở Hà Nội tháng 10/2004; là thành viên của các tam, tứ giác phát triển

(Tam giác Ngọc bích Thái - Lào - Campuchia, Tam giác phát triển Việt Nam -

Lào - Campuchia (CLV), Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, Chiến lược hợp tác

kinh tế ACMECS, Chương trình phát triển các vùng nghèo liên quốc gia dọc hành

lang Đông Tây WEC). Hiện Campuchia đang vận động gia nhập Diễn đàn Hợp

tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Song, để đáp ứng yêu cầu của những nạn nhân sống sót sau chế độ Khmer

Đỏ và lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế thành lập một tòa án xét xử những lãnh

tụ Khmer Đỏ còn lại, nhằm tìm lại công lý và rút ra bài học kinh nghiệm cho

toàn thế giới biết và không để cho chế độ như vậy tái diễn trên hành tinh này,

vào ngày 06/6/2003 ra đời hiệp định thành lập toà án đặc biệt Campuchia xét xử

Khmer Đỏ (ECCC) (đã đi vào thực tiễn năm 2006) [173]. Đây là sự quyết tâm

của chính phủ, bằng mọi cách ngăn chặn chế độ diệt chủng quay trở lại.

Page 42: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     35

Ở đây cũng phải nói về vai trò quan trọng của các đoàn thể chính trị - xã

hội, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ trong việc nâng cao và

góp phần cải thiện đời sống nhân dân Campuchia. Những tổ chức đó là nơi tập

hợp quần chúng, phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích của các tầng lớp nhân

dân, vì vậy là một bộ phận không thể thiếu của một xã hội dân chủ. Các tổ chức

này ở Campuchia hiện nay là bộ phận không tách rời của hệ thống chính trị và là

cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một trong những công cụ bảo đảm

quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Những tổ chức này có vai trò rất quan

trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đại

diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thực hiện dân

chủ và xây dựng xã hội lành mạnh; tham gia xây dựng chính phủ, Nhà nước; giáo

dục lý tưởng và đạo đức lãnh đạo, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối

liên hệ giữa nhân dân với chính phủ, Nhà nước, góp phần thực hiện và thúc đẩy

quá trình dân chủ hoá và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế chính phủ lãnh đạo,

Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Tuy nhiên, những thời gian gần đây cũng có

một số tổ chức xã hội bị một số cá nhân lợi dụng phục vụ lợi ích cá nhân và tham

vọng chính trị, đã và đang sử dụng mọi biện pháp để kích động mâu thuẫn giữa

người dân và chính quyền, bôi nhọ, làm giảm vai trò lãnh đạo của chính phủ.

Chính những đóng góp không nhỏ của các tổ chức dân sự trong xã hội đã

tạo điều kiện cho Campuchia tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước. Vì vậy,

đây cũng là nhân tố quan trọng tác động tích cực đến công cuộc bảo vệ độc lập

dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia này. Tuy nhiên, trong quá trình phát

triển cũng nảy sinh một số vấn đề thách thức đến hòa bình, an ninh và đe dọa

đến công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia như sau:

- Nguy cơ từ bên trong

Bế tắc chính trị: Campuchia rơi vào bế tắc chính trị gần một năm sau cuộc

bầu cử tháng 7/2003 bởi không thể thành lập chính phủ, đến tháng 7 năm 2004

mới thành lập được sau khi có cuộc đàm phán chính trị giữa các đảng đắc cử

[11, tr.287]. Nguyên nhân là do Đảng Sam Rainsy và Đảng FUNCINPEC, tẩy

chay kết quả và buộc tội Ủy ban bầu cử quốc gia gian lận kết quả và không công

bằng. Đây không phải là vấn đề mới mà do những đảng này nhận được ít sự ủng

hộ nên gây sự. Campuchia thực hiện nền dân chủ tự do đa đảng [83, tr.2], các

Page 43: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     36

đảng đối lập ở Campuchia có vai trò quan trọng trong việc giám sát hoạt động

của chính phủ và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân. Lúc đầu theo các

nhà quan sát, thái độ và hành động của các đảng đối lập cũng cho thấy họ có

nhiều đóng góp trong việc theo sát chính phủ, phê bình và đưa ra sáng kiến

nhằm bảo vệ quyền lợi của dân tộc. Tuy nhiên, một thời gian sau, do bản chất

thật sự của tham vọng chính trị, tham vọng cá nhân, lợi ích nhóm và có tác động

từ bên ngoài khiến hoạt động của các đảng này trở nên cực đoan hơn. Ngày

17/7/2012 hai đảng đối lập lớn nhất tại Campuchia là Đảng Nhân quyền (HRP -

của ông Kim Sokha) và Đảng Sam RainSy đã sáp nhập với nhau thành lập đảng

mới tên là Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP) [159] để cùng nhau chạy đua

vào tổng tuyển cử năm 2013.

Sau khi Đảng Cứu Quốc Campuchia không công nhận chiến thắng của

Đảng Nhân dân Campuchia trong kỳ tổng tuyển cử tháng 7/2013, xã hội

Campuchia đối diện với nhiều bất ổn, hòa bình và ổn định chính trị bị thách thức

nghiêm trọng. Theo kết quả sơ bộ, dù giành được 55 ghế trong Quốc hội mới

bầu, hơn hẳn con số 29 ghế của CNRP trong khóa trước, nhưng đảng này vẫn

đòi thành lập tổ điều tra các vi phạm về bầu cử với thành phần là các tổ chức phi

chính phủ, LHQ, các quan sát viên quốc tế có vai trò như thành viên. Nhưng

chính CNRP lại từ chối không tham gia tổ công tác hỗn hợp của Ủy ban Bầu cử

quốc gia (NEC) để xem xét những khiếu nại của họ, thậm chí đưa ra yêu cầu vô

lý rằng NEC chỉ là trung gian còn LHQ mới đáng là trọng tài [170]. CNRP đã

tẩy chay phiên khai mạc của Quốc hội khóa V, nhưng không thể ngăn chặn quá

trình thành lập chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ V (2013-2018). Tuy nhiên, việc

phản đối kết quả bầu cử đã gây mất ổn định chính trị, từ đó tạo cớ cho nước

ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của nhân dân Campuchia. Việc khiếu kiện

về kết quả kiểm phiếu tại các nước theo thể chế đa đảng là điều bình thường

nhưng CNRP lại có những hành động nhằm thu hút hậu thuẫn của các thế lực

bên ngoài, gây nguy hiểm cho sự phát triển của Campuchia đe dọa đến nền độc

lập của đất nước và ảnh hưởng xấu đến đoàn kết khu vực. Tình hình này đã kìm

hãm sự phát triển của Campuchia bởi ổn định chính trị mang tính quyết định tới

sự phát trỉển.

Page 44: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     37

Vấn đề nhóm lợi ích và tình trạng tham nhũng hiện nay, ở Campuchia, lợi

ích nhóm tiêu cực phát triển khá phổ biến, hiện diện ở tất cả các lĩnh vực của đời

sống kinh tế - xã hội. Nhưng, phổ biến nhất, tác hại và nguy hiểm nhất là lợi ích

nhóm trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội

và được thể hiện dưới các dạng sau đây [63, tr.2]: 1) Tạo quan hệ với cấp trên,

với cơ quan có thẩm quyền, khi cần thiết có thể “hối lộ” dưới mọi hình thức để

giành được kinh phí, đề tài, dự án v.v… cho đơn vị, địa phương v.v… (trong khi

bố trí kinh phí, đề tài, dự án cho đơn vị, địa phương khác sẽ có lợi và hiệu quả

hơn); 2) Tạo quan hệ, móc nối với những người có chức, có quyền quyết định để

được bố trí vào các chức vụ mong muốn cho bản thân hoặc cho người thân trong

gia đình, trong khi năng lực, phẩm chất không đáp ứng được yêu cầu của vị trí

công tác đó; 3) Nhà đầu tư, doanh nghiệp tạo quan hệ móc nối với cơ quan,

người có thẩm quyền quyết định, hình thành nhóm lợi ích để xây dựng các dự

án, chủ trương đầu tư hoặc giành được các dự án “phát triển kinh tế - xã hội”

nhằm mục đích kiếm lợi, có chi trả % cho chủ đầu tư, không tính đến hiệu quả

đầu tư hoặc hiệu quả thấp, miễn là “có việc” là “có ăn”. Còn người có chức

quyền thì thoái hóa, biến chất, chỉ chăm lo thu vén lợi ích cá nhân, chỉ phê duyệt

cho đơn vị, cá nhân nào biết quan hệ, “biết điều”, chi trả % đậm hơn; 4) Có

những doanh nghiệp là “sân sau”, đồ đệ trung thành của những người có chức, có

quyền hình thành nhóm lợi ích, cấu kết với nhau để cùng nhau có lợi ích, bảo vệ

lợi ích cho nhau. Doanh nghiệp và các đồ đệ trung thành phải chăm lo lợi ích

của “sếp” tạo dựng uy tín, lo lót để che chắn khuyết điểm của “sếp”, để “sếp”

được vào những vị trí công tác mong muốn v.v… Đến lượt “sếp” phải trả ơn,

chăm lo lợi ích của các doanh nghiệp, đồ đệ của mình, phê duyệt cho họ những

dự án béo bở, cất nhắc họ vào những vị trí làm việc hứa hẹn nhiều bổng, lộc

v.v…; 5) Một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất trong các cơ quan

có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, cơ quan điều tra v.v… cũng bị móc

nối và vì lợi ích vị kỷ của mình hình thành nhóm lợi ích với các cơ quan, cán bộ,

công chức là đối tượng thanh tra, kiểm tra, điều tra v.v… để che chắn khuyết

điểm, thậm chí làm nhẹ tội cho các đối tượng này. Dư luận xã hội đã tổng kết

rằng: ai đó muốn có chức quyền, lợi ích phải có “tiền tệ, quan hệ, hậu duệ, đồ đệ

và cuối cùng mới là trí tuệ” [63, tr. 41]. Tình trạng này tạo ra nguy cơ làm cho

Page 45: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     38

xã hội bị chia rẽ, phe phái, mất đoàn kết và cũng là yếu tố dẫn đến suy yếu nỗ

lực và làm thất bại sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc Campuchia nếu không có

biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Tình hình tham nhũng ở Campuchia là nghiêm trọng, với những biểu hiện

vừa tinh vi, phức tạp, vừa trắng trợn, lộ liễu, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều

cấp, nhiều ngành, có những điểm giống và khác nhau so với tình hình tham

nhũng ở các nước khác, nhưng đặc điểm nổi bật là tính phổ biến. Trước đây,

tham nhũng chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực kinh tế, nhưng ngày nay đã lan sang

các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý như giáo dục, y tế, thực hiện chính

sách xã hội, nhân đạo, từ thiện, phòng, chống dịch bệnh… Tham nhũng xảy ra

ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, là những cơ quan cầm cân, nảy mực,

đại diện cho công lý và công bằng xã hội, như công an, Tòa án... Không ít cán

bộ, công chức và người dân coi việc hối lộ cho công chức và việc công chức

nhận hối lộ khi giải quyết công việc là chuyện bình thường. Theo công bố của tổ

chức Minh bạch quốc tế, năm 2013, Campuchia đứng vị trí thứ 160 trên 177

nước về tình trạng tham nhũng trong lĩnh vực công [172]. Vấn nạn tham nhũng

cũng là một trong những lý do chủ yếu khiến nhiều người dân Campuchia mất

lòng tin vào chính quyền. Mặc dù Campuchia đã chứng kiến một sự tăng trưởng

kinh tế khá cao nhưng nhiều người nghèo vẫn chưa được hưởng lợi từ sự tăng

trưởng này [164]. Ngoài ra, việc cưỡng bức trục xuất, nhập cư bất hợp pháp và

thiếu bộ máy tư pháp độc lập cũng đang là tình trạng phổ biến ở Campuchia. Đa

số những người trẻ tuổi đã ủng hộ lãnh đạo phe đối lập Sam Rainsy. Tham

nhũng cũng là nguyên nhân cơ bản của bất công xã hội, dẫn đến sự quản lý yếu

kém các nguồn lực và tài nguyên quốc gia, làm tăng thêm bất bình đẳng thu

nhập và giảm các giá trị đạo đức và xã hội. Tham nhũng đang trở thành vấn đề

nguy hiểm; kìm hãm sự phát triển của Campuchia; thách thức nghiêm trọng đến

vai trò lãnh đạo của chính phủ hiện nay và đe dọa đến độc lập và sự nghiệp bảo

vệ độc lập dân tộc Campuchia.

Vấn đề Khmer Krom, những năm gần đây vấn đề Khmer Krom đã trở nên

nóng và có lúc hết sức căng thẳng, thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và

quốc tế. Một mặt, thách thức vai trò lãnh đạo của chính phủ Hoàng gia trong

việc bảo vệ quyền lợi của dân tộc. Mặt khác, ảnh hưởng tiêu cực tới quan hệ tốt

Page 46: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     39

đẹp giữa hai nước Campuchia - Việt Nam. Nếu hai bên không nắm chắc tình

hình và cùng nhau tìm ra biện pháp xử lý ngăn chặn kịp thời, thì nguy cơ can

thiệp từ bên ngoài dưới lý do “dân chủ, nhân quyền” là rất lớn.

- Nguy cơ từ bên ngoài

+ Quan hệ Campuchia - Thái Lan trở nên căng thẳng: Năm 2003, khi

Campuchia chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử toàn quốc lần thứ 3, tình hình chính

trị không mấy ổn định. Ngày 29/1/2003 liên quan đến cuộc biểu tình của người

dân Campuchia và những thành phần quá khích dẫn đến việc tấn công và đốt Đại

sứ quán Thái Lan tại Thủ đô Phnom Penh, một số khách sạn, công ty của Thái

Lan ước tính tổng thiệt hại khoảng 56 triệu USD và chính phủ Thái Lan yêu cầu

Campuchia bồi thường. Một ngày sau đó, ngày 30/1/2003, sự kiện tương tự cũng

xảy ra tại Đại sứ quán Campuchia tại Thủ đô Bang Kok, Thái Lan [11, tr.281].

Chủ nghĩa dân tộc và sự xúc phạm đến nền văn minh Angkor của Campuchia bởi

một người ca sĩ Thái Lan là nguyên nhân chính của sự kiện này, tác động tiêu cực

tới quan hệ hai nước, làm suy yếu tiến trình phát triển của Campuchia.

Vấn đề tranh chấp đền Preah Vihear năm 2008: Ngày 07/7/2008 UNESCO

tuyên bố công nhận đền Preah Vihear Khmer là di sản văn hóa thế giới với mục

đích bảo tồn (được xây dựng vào thế kỷ XI) [11, tr.294]. Sự kiện trọng đại này

một lần nữa đã làm quan hệ Campuchia - Thái Lan trở nên căng thẳng cho tới

hiện nay (2014), cho dù Tòa án Quốc tế đã xử khu đền này thuộc chủ quyền của

Campuchia. Chính phủ Thái Lan hồi đó dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Apphisit

Vichachiva (thủ lĩnh đảng đối lập - đã tổ chức cuộc biểu tình và lật đổ Thủ tướng

Thaksin Sinavattra vào năm 2006) và nhóm chủ nghĩa dân tộc của mình, do tình

hình bế tắc chính trị nội bộ đã dùng thủ đoạn kéo vấn đề biên giới giữa hai nước

nhất là vấn đề đền Preah Vihear dính líu vào tình hình nội bộ của mình, cùng với

tham vọng xâm chiếm lãnh thổ, cướp đi di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của

Campuchia. Ngày 21/7/2008 tình hình căng lên khi cả hai lực lượng quân đội đã

sẵn sàng chiến đấu và sau đó cuộc đụng độ đã xảy ra cả hai bên đều thiệt hại

nặng nề. Vấn đề này phần nào đã thách thức và đe dọa đến chủ quyền quốc gia

Campuchia, nhưng đồng thời cũng đã đánh thức toàn dân Campuchia quan tâm

hơn đến vấn đề của đất nước và đoàn kết thành một khối trong việc bảo vệ toàn

vẹn lãnh thổ.

Page 47: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     40

+ Nguy cơ từ các thế lực thù địch

Các thế lực thù địch gồm những quốc gia nào muốn lật đổ chính quyền

hợp pháp của Campuchia hiện nay và xây dựng một chính quyền mới thân họ;

các lực lượng thù địch, phản động bên ngoài tiếp tay cho những đảng đối lập nào

muốn giành lấy quyền lãnh đạo đất nước bằng âm mưu, thủ đoạn... Những lực

lượng này đã và đang đẩy mạnh nhiều hoạt động thâm độc, nhằm thúc đẩy “tự

diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chính phủ nói riêng và Đảng nhân dân

Campuchia nói chung. Thêm vào đó, một trong những thủ đoạn của chúng

thường dùng nhất là chiêu bài "dân chủ, nhân quyền", cái mà các thế lực thù

địch thường ra sức cổ xúy. Tuy nhiên, đó đâu phải là dân chủ, nhân quyền theo

đúng nội hàm của khái niệm này. Đây là một mưu toan, một chiêu bài mà các

lực lượng thù địch tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ chính phủ Campuchia trên

trường quốc tế, gây rối, chia rẽ, tạo ra tình trạng mất đoàn kết trong nhân dân

Campuchia. Đặc biệt, con bài "dân chủ, nhân quyền" còn được họ sử dụng như

một công cụ trong chính sách đối ngoại, thông qua đó lấy cớ để can thiệp vào

công việc nội bộ Campuchia. Như vậy, tính độc lập, tự chủ của Campuchia luôn

bị thách thức bởi các thế lực thù địch không ngừng lôi kéo theo chính sách của

họ, đồng thời luôn có âm mưu, thủ đoạn lật đổ bất cứ lúc nào khi không ủng hộ

và làm theo chủ trương đường lối của họ.

Thực trạng chính trị trên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đấu tranh của

Campuchia vì mục tiêu xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Việc đoàn kết,

tập hợp mọi lực lượng chống lại sự chia rẽ, phân hóa là rất cần thiết và cấp bách

trong mọi giai đoạn để bảo vệ nền độc lập, tự chủ và phát triển đất nước.

Tình hình kinh tế - xã hội

Với những hậu quả để lại từ nội chiến trong quá khứ, Campuchia đang

phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn. Riêng trong lĩnh vực kinh tế nhiều vấn đề

đang đặt ra như: kinh tế vĩ mô không ổn định, tài nguyên thiên nhiên bị khai

thác theo kiểu tận thu, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng,

hơn nữa, khó khăn từ việc mất đi nguồn nhân lực và để lại những vấn đề xã hội

như: người khuyết tật, vợ mất chồng, con mất cha, v.v. Đó là những gánh nặng

mà chính phủ Hoàng gia cần phải nỗ lực giải quyết nhanh chóng. Trong năm

1995, GDP/người của Campuchia chỉ đạt 280 USD; tuổi thọ trung bình giảm

Page 48: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     41

còn khoảng 50 tuổi; người biết chữ chỉ đạt 30%; dịch bệnh lây nhiễm như bệnh

Lao còn ở mức cao, bệnh HIV/AIDS cũng có dấu hiệu tăng lên... [2, tr.32]. Sự

nghiệp phát triển đất nước bị cản trở rất lớn bởi: thứ nhất: cơ sở hạ tầng và kiến

trúc thượng tầng đang trong tình trạng yếu kém; thứ hai: hệ thống pháp luật, văn

bản pháp luật, hệ thống tòa án và hệ thống cơ quan hành chính chưa đáp ứng với

nhu cầu của kinh tế thị trường; thứ ba: thiếu nguồn nhân lực nghiêm trọng, nhận

thức của con người trong lĩnh vực kinh doanh - thương mại cũng như trật tự xã

hội và kỷ luật trong công việc chưa đáp ứng với nhu cầu của sự phát triển mới;

thứ tư: môi trường an ninh (tính cả việc tháo gỡ bom mìn khoảng 2 triệu quả

dưới lòng đất trên diện tích khoảng 300.000 km2) chưa đảm bảo cùng với vấn

đề trật tự xã hội nhức nhối.

Hơn một thập kỷ sau khi giải phóng, kinh tế của Campuchia còn gặp khó

khăn do bị cấm vận. Cho dù đến năm 1991 - 1992, tăng trưởng kinh tế trung bình

của Campuchia đạt 7% nhưng nền kinh tế Campuchia vẫn tiếp tục yếu kém cả

lĩnh vực cơ sở hạ tầng lẫn năng lực kinh tế vĩ mô. Đối phó với tình hình này,

chính phủ Hoàng gia Campuchia đã đưa ra một số biện pháp cần thiết với lĩnh

vực thuế quan và cải cách hệ thống hành chính với mục đích ổn định kinh tế vĩ

mô và nhằm điều chỉnh hệ thống kinh tế quốc gia. Chương trình ổn định hóa nền

kinh tế được hỗ trợ bởi một nguồn tài chính đặc biệt từ sự viện trợ của cộng đồng

quốc tế đã mang lại hiệu quả tích cực bởi sự giảm xuống của lạm phát từ 200%

năm 1991 còn 31% năm 1993 và 14% năm 1994 và việc tăng từ khoản đầu tư từ

9,4 % của tổng GDP năm 1991 lên 15,5% năm 1993 và 19,5 năm 1994 [2, tr.34].

Nông nghiệp là lĩnh vực chủ chốt và quan trọng của nền kinh tế quốc gia.

80% dân số Campuchia làm nghề nông và đóng góp hơn một nửa GDP. Nền công

nghiệp còn lạc hậu và dựa vào các xí nghiệp vừa và nhỏ... Do thiếu nguồn lực và

cơ sở hạ tầng nên Campuchia chưa tận dụng được hết tiềm năng trong lĩnh vực du

lịch và khai thác. Nền kinh tế Campcuhia còn yếu kém và gặp nhiều khó khăn,

50% ngân sách chính phủ dựa vào viện trợ và cho vay của nước ngoài. Tình trạng

này đã ảnh hưởng rất lớn tới quá trình xây dựng và phát triển đất nước cũng như

việc đưa ra chủ trương đường lối bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia. Tuy

nhiên, chính phủ Hoàng gia Campuchia đã và đang nỗ lực triển khai nhiều biện

pháp nhằm giảm tỷ lệ lạm phát, tăng cường khuyến khích đầu tư phát triển nông

Page 49: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     42

nghiệp, trợ giá nhiên liệu và tăng dự trữ của các ngân hàng, giảm thuế hàng hóa,

dỡ bỏ một số rào cản trong cạnh tranh thương mại, kể cả mở cửa để hàng hóa

trong nước cạnh tranh với các sản phẩm của các tập đoàn kinh tế lớn. Chính phủ

Campuchia đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động thăm dò, khai thác dầu mỏ và

quặng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào lĩnh vực dệt may và du lịch.

Thực trạng kinh tế của Campuchia hiện nay đang là thách thức lớn cho sự

nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Từ đó, để bảo vệ và củng cố

độc lập dân tộc, Campuchia tích cực tìm kiếm những con đường phát triển kinh

tế - xã hội phù hợp với đặc thù riêng của mình. Campuchia tiến hành tái thiết,

xây dựng và phát triển đất nước dựa trên nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, yếu

kém với đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật và cơ sở vật chất hầu như không có

gì. Điều này làm nảy sinh tâm lý lo lắng, nhiều khi trở thành nóng vội trước sự

tồn vong của dân tộc. Không những thế, ảnh hưởng của tư tưởng tự ti dân tộc và

sợ hãi - sản phẩm do chủ nghĩa thực dân và tập đoàn Pol Pot để lại trong nhân

dân cũng không phải là nhỏ. Nhận thức được mối đe dọa tiềm tàng, ẩn chứa

trong sức ép cạnh tranh của nền văn hóa thương mại toàn cầu, Campuchia luôn

tìm cách giảm thiểu ảnh hưởng đó bằng tuyên truyền, cổ vũ cho nền văn hóa

truyền thống, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và bản lĩnh tự tin vốn có để cùng

vượt qua những thách thức do lịch sử để lại nhằm phát triển kinh tế, ổn định an

ninh, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập

quốc tế. Thực trạng kinh tế, văn hóa - xã hội của Campuchia là một nhân tố quan

trọng tác động đến độc lập dân tộc của nước này theo hai hướng tạo thuận lợi và

khó khăn.

Tóm lại, sau hơn hai thập kỷ sau chiến tranh lạnh, mặc dù phải đối phó

với nhiều thách thức của tình hình trong nước với nguy cơ bên trong và bên

ngoài, Campuchia đã có những bước tiến đáng kể cả về chính trị, kinh tế lẫn văn

hóa - xã hội. Campuchia đã thu được những thành tựu đáng kể trong cải cách và

hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, đồng thời tiếp tục đối phó với những khó

khăn, thách thức trên con đường phát triển và bảo vệ độc lập dân tộc. Tuy nhiên,

Campuchia có thể biến thách thức thành cơ hội ở mức độ nào là còn tùy thuộc

vào việc hoạch định chính sách đối nội, đối ngoại và hội nhập với thế giới có

phù hợp hay không.

Page 50: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     43

2.1.3.2. Vai trò của Thủ tướng Samdech Hun Sen

Samdech Hun Sen - sinh ngày 05 tháng 8 năm 1952, "một con người lớn

lên tại tỉnh KampongCharm, phía Đông Campuchia, lên thủ đô Phnom Penh học

tập và sống trong chùa khoảng 4 năm trước khi dấn thân vào con đường chính trị

với nhiều thăng trầm. Ở tuổi 33, Samdech Hun Sen trở thành vị Thủ tướng trẻ

tuổi nhất trong lịch sử thế giới (tính đến thời điểm đó) và được đánh giá là một

nhân vật xuất chúng" [140, tr.22], Samdech đã trở thành điểm tựa vững chắc và

kịp thời để cứu nguy dân tộc Campuchia. Công lao của Samdech là:

- Giải phóng dân tộc thoát khỏi chế độ diệt chủng: trở lại những năm

tháng nhân dân Campuchia sống trong chế độ diệt chủng Pol Pot - Ieng Sari, đó

thực sự là những năm tháng kinh hoàng, đen tối trong lịch sử lâu dài của đất

nước Angkor. Với những chính sách tàn bạo và bất chấp đạo lý, chế độ Pol Pot

đã đẩy nhân dân các tộc người Campuchia đến họa diệt chủng tàn khốc. Hàng

triệu người nối tiếp nhau là nạn nhân của những tên đao phủ khét tiếng, những

kẻ giết hại đồng loại, đồng bào không ghê tay. Không thể tiếp tục chờ đợi và

chứng kiến cảnh này được, "năm 1977, Samdech Hun Sen và một số cấp dưới

của ông đào ngũ sang Việt Nam. Năm 1979, quân tình nguyện Việt Nam giúp

đỡ Campuchia tiêu diệt chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, ông được giữ chức Bộ

trưởng Bộ Ngoại giao Campuchia..." [140, tr.69]. Với nỗ lực không mệt mỏi của

mình, Samdech Hun Sen đã làm cho thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam

thấy được tình hình cấp bách của đất nước đang lâm vào thế tuyệt vọng, khốn

đốn, bị cô lập, không hề có sự giúp đỡ của bên ngoài. Cùng với đó, con người

Campuchia đặc biệt này chấp nhận dấn thân trên mọi chiến trường, tích cực

tham gia những cuộc hành quân chung với Quân đội nhân dân Việt Nam; học

hỏi những cách đánh, cách triển khai quân trên mọi trận địa, địa bàn... Samdech

Hun Sen không hề ngừng nghỉ hay tuyệt vọng. Ông đã làm cho những người bạn

Việt Nam cảm nhận được sự nhiệt thành và khát khao cống hiến vì dân tộc, vì

đất nước Campuchia mong mỏi được sống trong độc lập và hòa bình, vì giống

nòi mấy ngàn năm của dân tộc Campuchia. Đặc biệt, từ trong khó khăn và nguy

hiểm, ông tận mắt chứng kiến những tình cảm chí nguyện của quân - dân Việt

Nam, từ đó, đã hình thành nên niềm tin son sắt với những người bạn Việt Nam...

Chính từ niềm tin có cơ sở đó, ông Hun Sen và những cộng sự, người bạn chiến

Page 51: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     44

đấu của mình đã kêu gọi Quân đội nhân dân Việt Nam sang phối hợp với Quân

giải phóng Campuchia cứu nguy cho Tổ quốc. Về phía Việt Nam, với tình cảm

quốc tế trong sáng, đáp lại những tình cảm trong quá khứ, Quân đội Việt Nam

đã có những nghĩa cử cao đẹp mà cho đến nay đã trở thành những dấu mốc đậm

sâu; là điểm sáng để không chỉ những người như Samdech Hun Sen mà cả thế

hệ mai sau trên cương vị mới tiếp tục vun đắp và gìn giữ.

- Đàm phán ký kết hiệp định Paris: hòa hợp, hòa giải, thống nhất dân tộc

Trải qua các cuộc đàm phán thất bại liên tiếp giữa lực lượng 4 bên (bên

Khmer Đỏ, bên Sơn San, bên Hoàng thân N. Sihanouk và bên Samdech Hun

Sen), cuối cùng do tinh thần nghĩ đến lợi ích dân tộc, Samdech Hun Sen được

Hoàng thân Norodom Sihanouk mời đến gặp tại Pháp ngày 20-21/01/1988.

Samdech Hun Sen đã khéo léo đưa ra sáng kiến thành lập chính phủ liên hiệp

hai bên giữa Samdech và Hoàng Thân N. Sihanouk (loại đi hai bên còn lại) [14,

tr.113]. Từ đó cuộc đàm phán có chiều hướng tích cực và tiếp tục thay đổi nơi

đàm phán để đánh lạc hướng, như sang Indonesia, Nhật Bản, Thái Lan... Kết quả

đã đi đến một sự thống nhất để ký kết Hiệp định hòa bình lâu dài vào ngày

23/10/1991 tại Thủ đô Paris của Pháp (được gọi là Hiệp định Paris).

Với những cống hiến trong quá khứ và hiện tại, Thủ tướng Hun Sen

không chỉ nhận được những sự yêu mến của người dân Campuchia và những

người đứng đầu Vương quốc này. Cố Quốc vương Sihanouk trong một lần trả

lời phóng viên các báo đài quốc tế đã không ngần ngại dành cho vị Thủ tướng

những lời ngợi khen: "Hun Sen là nhà lãnh đạo xuất sắc. Ông trẻ, thông minh và

có kinh nghiệm. Ông yêu nước, thương dân,... Campuchia may mắn có được

Hun Sen và chúng ta cần nhiều người như Hun Sen nữa" [140, tr.148].

- Xây dựng, phát triển và bảo vệ độc lập dân tộc: Với những sóng gió

hiện tại, người dân Campuchia đã và đang hi vọng, với tài năng, uy tín và phẩm

hạnh của một con người chân chính vì quốc gia, dân tộc, Samdech Hun Sen tiếp

tục là điểm tựa cho Campuchia đi lên và phát triển đúng hướng. Trong bài diễn

văn về cương lĩnh chính trị (năm 1998) đầu tiên của chính phủ hoàng gia nhiệm

kỳ II của mình, Samdech Hun Sen nói: “Đây là lần đầu tiên Vương quốc

Campuchia đạt được sự thống nhất trên một lãnh thổ, là điều mà nhiệm kỳ trước

chúng ta đã cố gắng thực hiện sứ mệnh này. Người dân Campuchia phải được

Page 52: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     45

sống trên quốc gia của mình, đồng thời phải nhận được sự bảo vệ, giúp đỡ, quản

lý và chăm sóc tốt. Sự công bằng xã hội, sự bình đẳng, sở hữu tư nhân là sức

mạnh tạo ra nền dân chủ, tôn trọng nhân quyền và phát triển nhằm đối phó, làm

suy yếu tiến tới chấm dứt hoàn toàn mọi sự lạm quyền, vi phạm pháp luật, đồng

thời đưa luật pháp thực sự bảo vệ được thành phần dễ bị tổn thương, là điều đòi

hỏi phải có một Nhà nước, một luật pháp cho tất cả chúng ta” [41]. Từ chiến

lược cùng thắng, cương lĩnh chính trị năm 1998, chiến lược Tam giác phát triển

(1998-2003), chiến lược Tứ giác phát triển giai đoạn I (2003-2008), chiến lược

Tứ giác phát triển giai đoạn II (2008-2013) và các chiến lược phát triển quốc gia

ngắn - trung và dài hạn khác, Samdech Hun Sen đã làm cho Campuchia hoàn

toàn thay đổi, với bộ mặt mới đó là: (i) từ chiến tranh sang hòa bình; (ii) từ bị cô

lập trở thành thành viên có tiếng nói công bằng trên trường quốc tế; (iii) từ

không có cơ sở hạ tầng đến phát triển; (iv) từ nhân dân không có tự do sang có

tự do và dân chủ.

Nghĩa là Thủ tướng Samdech Hun Sen đã có vai trò cực kỳ lớn và hết sức

quan trọng trong việc lãnh đạo Campuchia đi tới hòa bình, ổn định và phát triển

trên mọi lĩnh vực, góp phần tích cực đưa tới sự phồn vinh của đất nước và công

cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia.

2.2. NHÂN TỐ QUỐC TẾ

2.2.1. Tình hình thế giới và khu vực

2.2.1.1. Tình hình thế giới

Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và

Liên Xô sụp đổ làm cho cục diện thế giới và quan hệ quốc tế thay đổi một cách

cơ bản. Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào, phong trào Cộng sản và

Công nhân quốc tế sau một thời gian bị khủng hoảng sâu sắc, toàn diện, hiện

nay có bước hồi phục tuy còn gặp nhiều khó khăn trong khi các thế lực thù địch

tìm mọi cách xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. Cơ cấu địa chính trị và sự phân bổ quyền

lực hoàn toàn bị đảo lộn, cán cân so sánh lực lượng thế giới nghiêng về phía có

lợi cho chủ nghĩa tư bản. Trật tự thế giới hai cực chấm dứt sau gần nửa thế kỷ

tồn tại kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Quá trình hình thành trật tự thế

giới mới chứa đựng nhiều yếu tố bất trắc, khó đoán định, trong đó nổi lên hai

khuynh hướng đối nghịch nhau: Mỹ có tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn

Page 53: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     46

cực, trong khi Nga, Trung Quốc và một số nước lớn khác đấu tranh cho một trật

tự đa cực. Trong những năm gần đây, đấu tranh giữa hai khuynh hướng “đơn

cực” và “đa cực”, “đơn phương” và “đa phương” diễn ra ngày càng gay gắt với

ưu thế rõ rệt của khuynh hướng “đa cực”, “đa phương” [97, tr.10].

Tính chất và nội dung giao lưu quốc tế thay đổi nhanh chóng với vị trí ưu

tiên hàng đầu thuộc về kinh tế. Các nước lớn vẫn chi phối các quan hệ quốc tế.

Phương thức tập hợp lực lượng trong quan hệ quốc tế thay đổi mạnh, trở nên rất

cô đọng, linh hoạt, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Thế giới có đặc điểm sau:

Thứ nhất, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ có bước tiến nhảy vọt,

tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị xã hội và quan hệ quốc tế.

Thứ hai, toàn cầu hóa kinh tế phát triển mạnh mẽ lôi cuốn ngày càng

nhiều nước tham gia.

Thứ ba, nhân loại đứng trước nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống,

những vấn đề toàn cầu bức xúc mà không một quốc gia nào có thể tự giải quyết

riêng lẻ được nếu không có sự hợp tác đa phương.

Thứ tư, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 từ Mỹ lan rộng, trở thành

cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, để lại hậu quả nặng nề.

Thứ năm, thế giới bước vào giai đoạn phát triển mới sau khủng hoảng tài

chính toàn cầu.

Thủ tướng chính phủ Samdech Hun Sen đã từng kết luận: “Các đặc điểm

và xu thế thế giới đã làm nảy sinh tính đa phương, đa dạng trong quan hệ quốc tế

và trong chính sách đối ngoại của các nước. Tình hình thế giới và khu vực tác

động sâu sắc đến các mặt đời sống xã hội của Campuchia, đưa đến những thuận

lợi đồng thời cũng làm xuất hiện những thách thức lớn”, đòi hỏi chính phủ

Campuchia phải kịp thời nắm bắt để có chủ trương biện pháp xử lý phù hợp với

đặc điểm mới của quan hệ quốc tế [72, tr.56]. Có thể thấy rằng cục diện thế giới

đã và đang tác động tích cực và tiêu cực đến công cuộc bảo vệ và củng cố độc

lập dân tộc của Campuchia như sau:

- Tác động tích cực

Thứ nhất, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển chiếm ưu thế trong quan

hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh đã tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho việc bảo

vệ và củng cố độc lập dân tộc của các nước đang phát triển nói chung và

Page 54: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     47

Campuchia nói riêng. Trong bối cảnh đó, Campuchia ít nhiều tránh được sự lôi

kéo, tranh giành của các nước lớn, có thể độc lập hơn trong việc đề ra đường lối,

chính sách phát triển quốc gia dân tộc, đồng thời có thể chủ động tìm kiếm sự

hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cùng hướng tới các mục tiêu chung như hòa bình, ổn

định, phát triển... Ngoài ra xu thế hòa dịu còn tạo điều kiện giải quyết các xung

đột, vấn đề nội bộ Campuchia theo hướng hòa bình, hòa hợp dân tộc. Xu thế đó

còn tạo điều kiện cho Campuchia xích lại gần với các nước trong khu vực và các

nước phát triển để cùng nhau thống nhất soạn thảo những định chế quốc tế có lợi

cho hòa bình, hợp tác và phát triển chung, và chung sức đối phó với các vấn đề

toàn cầu hiện nay của thế giới.

Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mà biểu hiện tập trung

hiện nay ở sự phát triển của kinh tế tri thức đang đặt Campuchia trước những cơ

hội lớn. Thông qua kinh tế tri thức, Campuchia có thể đón đầu được những công

nghệ hiện đại để áp dụng ngay vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu có sự

tỉnh táo và chuẩn bị nguồn nhân lực tốt thì đây là cơ hội tốt nhất giúp

Campuchia tạo ra bước bứt phá ngoạn mục nhằm khắc phục hố sâu ngăn cách

giàu - nghèo và sự tụt hậu về trình độ phát triển so với các nước trong khu vực

và các nước công nghiệp tiên tiến.

Thứ ba, toàn cầu hoá tạo cơ hội cho Campuchia có khả năng theo kịp các

nước trong khu vực.

+ Về kinh tế: (a) toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực

lượng sản xuất trên toàn thế giới; tạo điều kiện tăng nhanh việc truyền bá và

chuyển giao khoa học - công nghệ trên thế giới. Ngoài ra, trình độ quản lý xí

nghiệp và kỹ thuật tiên tiến sẽ giúp thay đổi nhanh chóng nền kinh tế truyền

thống của Campuchia sang nền kinh tế hiện đại. (b) toàn cầu hoá tạo ra khả năng

phát triển rút ngắn và mang lại những nguồn lực rất cần thiết, quan trọng cho

Campuchia, từ các nguồn vốn vật chất đến các nguồn tri thức và kinh nghiệm, cả

về chiến lược dài hạn và tổ chức tiến hành, cả ở tầm vĩ mô của quốc gia lẫn tầm

vi mô của từng doanh nghiệp và từng đơn vị. (c) toàn cầu hóa một mặt gây sức

ép mạnh mẽ và gay gắt về cạnh tranh, đòi hỏi tiến hành những cải cách sâu rộng

để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp.

Không chỉ có vậy, toàn cầu hóa còn chỉ rõ vị trí hàng đầu của yếu tố chất lượng,

Page 55: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     48

yếu tố thời gian, yếu tố nâng cao giá trị gia tăng để có sức cạnh tranh hiệu quả.

Mặt khác, toàn cầu hóa mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những

thị trường mới, những đối tác mới cho Campuchia.

+ Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho việc xích lại gần nhau, đoàn kết giữa

Campuchia và các nước đang phát triển khác, giữa các lực lượng khác nhau

chống lại mặt trái của toàn cầu hóa, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Sự xích

lại gần nhau của các dân tộc đã kích thích các luồng và các dạng giao lưu, thông

qua kênh thông tin làm cho con người ở các châu lục ngày nay càng hiểu biết

nhau hơn, nắm được tình hình cập nhật ở mọi nơi và có thể góp phần tác động

nhanh chóng đến sự kiện.

+ Toàn cầu hóa góp phần nâng cao vai trò của Campuchia trong hệ

thống quốc tế từ đó góp phần đấu tranh có hiệu quả hơn trong việc bảo vệ, củng

cố độc lập dân tộc. Các nhân tố thông tin, vốn, công nghệ, tri thức... càng tạo

nên sự ràng buộc liên kết lẫn nhau bao nhiêu thì cũng tạo nên những “vũ khí”

đấu tranh có hiệu quả hơn cho Campuchia. Campuchia có ưu thế về nhân công

rẻ, tài nguyên đất liền và dưới biển... đây sẽ là những lợi thế so sánh trong cuộc

đấu tranh vì độc lập dân tộc chống lại sự áp đặt của các nước tư bản phát triển.

Hơn nữa Campuchia còn có truyền thống đoàn kết, chi viện lẫn nhau, hợp tác

trong “Phong trào không liên kết” và “nhóm 77 nước” trên các lĩnh vực chính trị

và kinh tế thế giới trong quá trình đấu tranh chống lại mặt trái của toàn cầu hóa,

bảo vệ độc lập dân tộc. Đồng thời, thông qua hai tổ chức này, Campuchia nâng

cao được vị thế của mình hơn trong đối thoại Nam - Bắc.

- Tác động tiêu cực

Thứ nhất, nếu trật tự thế giới hai cực mất đi đã làm giảm các cuộc xung

đột bắt nguồn từ Xô - Mỹ trước đó, thì đồng thời nó cũng làm mất đi giới hạn

kiềm chế đối với các xung đột khác hoặc làm bộc lộ rõ nét và ngày càng gay gắt

thêm một số mâu thuẫn vốn tiềm ẩn. Điều đó lý giải vì sao trong lúc không ít

cuộc nội chiến, xung đột kéo dài đã từng bước đi đến giải pháp chính trị như ở

Campuchia, Nam Phi... thì tại nhiều khu vực khác, hàng loạt cuộc xung đột mới

lại bùng lên dữ dội [108, tr.11]. Campuchia luôn bị chấn động do xung đột vũ

trang, chiến tranh cục bộ, những bất ổn do mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, chạy đua

Page 56: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     49

vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố xảy ra ở nhiều nơi. Sự không ổn

định của an ninh quốc tế ảnh hưởng lớn đến nền độc lập dân tộc của Campuchia.

Thứ hai, mặt trái của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ làm gia tăng

khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Campuchia. Do

vậy, nếu không có đối sách hữu hiệu, Campuchia sẽ không chỉ bị tụt hậu xa về

mức sống mà cả về trình độ phát triển. Một lĩnh vực khác gây không ít khó khăn

cho Campuchia là kết cấu hạ tầng và hệ thống tài chính còn nhiều yếu kém. Cho

nên, để bắt nhịp được bước tiến của cách mạng khoa học - công nghệ, Campuchia

cần phải đầu tư rất lớn vào lĩnh vực then chốt này, trong khi nguồn vốn huy

động trong nước hạn chế, khả năng thu hút vốn nước ngoài không dễ dàng.

Thứ ba, bản chất hai mặt của toàn cầu hóa tạo ra những thách thức nghiêm

trọng đối với Campuchia như sau:

+ Thách thức lớn đối với độc lập dân tộc của Campuchia. (a) chính phủ

không còn quyền độc lập tuyệt đối trong vấn đề hoạch định chính sách kinh tế,

vì Campuchia quá phụ thuộc vào ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Trong khi

đó, toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay là lấy mậu dịch thế giới làm điều kiện,

coi thị trường thế giới là cơ sở, tiền tệ quốc tế là hạt nhân, nên vai trò của ngoại

thương và đầu tư nước ngoài là rất lớn với phát triển của Campuchia. (b) an ninh

kinh tế, nhất là trên lĩnh vực tài chính của Campuchia không được đảm bảo

trước xu thế toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa nới rộng thị trường tài chính của các

quốc gia, giúp cho dòng vốn dễ dàng lưu thông hơn trên bình diện thế giới. Tuy

nhiên, cũng chính vì thế nền tài chính của nhiều nước lại dễ bị những kẻ đầu cơ

quốc tế hoặc các thế lực khác lũng đoạn.

+ Thách thức về an ninh, chính trị - xã hội: với sự phát triển ngày càng

cao của xu thế toàn cầu hóa, tính độc lập của quốc gia Campuchia cũng bị thách

thức. Nhiều quyền lực của nhà nước độc lập bị xói mòn và chuyển vào tay các

thực thể khác. Cũng ngày càng có nhiều vấn đề vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà

nước như: vấn đề môi trường, sinh thái, luồng di chuyển vốn, luồng thông tin,

đặc biệt là thông tin điện tử, v.v.. Có thể nói, toàn cầu hóa làm suy giảm quyền

lực truyền thống của nhà nước Campuchia. Về mặt xã hội, toàn cầu hóa gây ảnh

hưởng đến tính độc lập của chính quyền quốc gia. Trước hết, về công ăn việc

làm đối với người lao động. Bởi vì, quá trình này tất yếu dẫn đến sự đổ vỡ hoặc

Page 57: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     50

mất đi của nhiều ngành sản xuất, sự phá sản của hàng loạt các xí nghiệp yếu kém

ở trong nước. Từ không có việc làm sẽ nảy sinh hàng loạt các vấn đề xã hội tiêu

cực khác, chẳng hạn như mại dâm, buôn bán - sử dụng ma túy, nạn khủng bố, căn

bệnh thế kỷ AIDS, v.v.. Đây là những hệ quả phổ biến đối với Campuchia hiện

nay và tương lai gần.

+ Thách thức về văn hóa và bản sắc dân tộc. Cùng với sự tác động tiêu

cực trên các lĩnh vực khác, toàn cầu hóa tác động mạnh vào lĩnh vực văn hóa tư

tưởng và làm xói mòn bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia, gây ảnh hưởng nghiêm

trọng đến chủ quyền quốc gia trên lĩnh vực này. Trong quá trình tham gia hội

nhập quốc tế, Campuchia chịu sự tác động rất lớn của nền kinh tế thị trường

khiến cho đạo đức xã hội bị suy đồi, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối

sống ích kỷ chạy theo đồng tiền được kích thích, các sản phẩm “văn hóa” độc

hại ngày càng có cơ hội phát triển, v.v., làm biến đổi bản chất con người và bản

chất xã hội. Trong quá trình phát triển, Campuchia cần tiếp thu có chọn lọc tinh

hoa văn hóa của nhân loại trên cơ sở bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

của mình. Có như vậy, độc lập dân tộc trên lĩnh vực này mới được giữ vững

trước thách thức của toàn cầu hóa.

2.2.1.2. Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á

Trong mấy thập niên trở lại đây, châu Á - Thái Bình Dương nổi lên như là

một khu vực tăng trưởng nhanh và phát triển năng động nhất thế giới. Hiện khu

vực này đóng vai trò ngày càng quan trọng trên thế giới về kinh tế, chính trị và

văn hóa. Những thành công của châu Á - Thái Bình Dương về tăng trưởng kinh

tế cùng với thế mạnh về vốn, dự trữ ngoại tệ, lao động trẻ, tính năng động, nhất

là sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ấn Độ,... đã nâng cao vị thế của châu Á - Thái

Bình Dương so với các khu vực khác [113, tr.215]. Đây cũng là nơi thể hiện rõ

nét nhất việc duy trì sự khác biệt về thể chế chính trị, chế độ xã hội và cho dù

thuộc thể chế, chế độ chính trị - xã hội nào thì các nước trong khu vực này đều

tiến hành cải cách và đổi mới để phù hợp với bối cảnh sau chiến tranh lạnh. Ở

đây, tam giác phát triển Mỹ - Trung Quốc - Nhật Bản đóng vai trò chủ yếu chi

phối và tập trung nhiều quyền lực nhất hiện nay và cả trong nhiều năm tới [100,

tr.356]. Quan hệ trong tam giác này vẫn tiếp tục vừa hợp tác, vừa xung đột, vừa

phối hợp vừa mâu thuẫn, vừa đối thoại, vừa đối kháng và kiềm chế lẫn nhau.

Page 58: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     51

Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu cũng gây hậu quả nguy hiểm tiềm tàng trong

khu vực: sự bất bình đẳng về thu nhập, những biến động bất lợi của dân số thế

giới, tội phạm quốc tế, nạn khủng bố, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,...

Thêm vào đó, vấn đề hạt nhân ở Bán đảo Triều Tiên; vấn đề Đài Loan; vấn đề

tranh chấp lãnh hải thuộc vùng Biển Đông,... đang là trở ngại đối với hợp tác

khu vực. Ngoài ra, còn có mâu thuẫn về quan điểm giá trị, dân chủ và nhân

quyền giữa Mỹ và nhiều nước phương Tây với các nước châu Á.

Sự phát triển nhu cầu tinh thần và đa dạng hóa đời sống văn hóa, kết hợp

giáo dục truyền thống văn hóa với hiện đại hóa văn hóa; văn hóa thâm nhập

ngày càng sâu sắc và phát huy tác dụng to lớn trong quản lý kinh tế, quản lý nhà

nước xã hội. Campuchia đã phải trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, qua nhiều

cuộc đấu tranh đẫm máu để sinh tồn và phát triển chống lại thế lực hùng mạnh

bên ngoài và tập đoàn cực đoan Pol Pot. Với ý thức dân tộc mạnh mẽ, trong xu

thế toàn cầu hóa và khu vực hóa Campuchia vừa phải tích cực hội nhập quốc tế

trong thế tùy thuộc và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, vừa phải giữ vững độc

lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

Là một quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Campuchia không

thể không chịu sự chi phối nhiều mặt từ khu vực. Nhưng có thể nhận định rằng

tác động của cục diện châu Á - Thái Bình Dương mang lại thuận lợi nhiều hơn

là khó khăn cho Campuchia. Chưa bao giờ Campuchia có được môi trường quốc

tế thuận lợi như bây giờ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Về phần mình, điều

này cũng đặt ra cho Campuchia một trách nhiệm to lớn: Làm thế nào để có thể

tận dụng cơ hội, vượt qua những khó khăn và thách thức thúc đẩy phát triển

nhanh nhất cho đất nước. Trách nhiệm này không chỉ nhằm nâng cao đời sống

cho hơn 14 triệu dân vốn đã chịu quá nhiều đau khổ bởi chiến tranh và nghèo

đói. Đó còn là trách nhiệm của lãnh đạo hiện nay đối với thế hệ mai sau để đưa

đất nước tiếp tục tiến lên trong công cuộc cải cách vì dân giàu, nước mạnh, vì sự

thịnh vượng của đất nước và vì sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền và

toàn vẹn lãnh thổ Campuchia.

Tình hình Đông Nam Á: từ năm nước sáng lập ban đầu ngày 08/8/1967,

sau bốn lần mở rộng (1984, 1995, 1997, 1999), ngày nay ASEAN đã quy tụ sự

tham gia của 10 quốc gia Đông Nam Á. Trên chặng đường hơn 40 năm xây

Page 59: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     52

dựng và phát triển, ASEAN từ hiệp hội của những nước nghèo, chậm phát triển

đã vươn lên trở thành khu vực phát triển kinh tế năng động, với số dân hơn 600

triệu người, diện tích 4,7 triệu km2, quy mô GDP đạt gần 900 tỷ USD và tổng

giá trị thương mại khoảng 800 tỷ USD [117, tr.7]. Thành tựu ấn tượng này đã

đưa ASEAN trở thành một đối tác giàu tiềm năng của nhiều nước và tổ chức

quốc tế, một thực thể chính trị - kinh tế có vai trò ngày càng nổi bật ở châu Á -

Thái Bình Dương cũng như trên thế giới.

Bước sang thế kỷ XXI, để kịp thích ứng với tình hình mới, ASEAN một

lần nữa lại tự điều chỉnh và đổi mới. Hướng đi cho tương lai của Hiệp hội đã

được các nước thành viên nhất trí xác định rõ, đó là phải đẩy mạnh liên kết nội

khối sâu và toàn diện hơn, hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN

với ba trụ cột (chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội) vào năm 2015, dựa

trên cơ sở pháp lý chung của Hiến chương ASEAN, đưa ASEAN từ một hiệp

hội thành một tổ chức hợp tác liên chính phủ. Gần hai thập niên qua kể từ năm

1991, sự phát triển năng động của ASEAN cùng với những thành tựu đạt được

trong hợp tác, liên kết nội khối và những nỗ lực mở rộng quan hệ với các đối tác

bên ngoài, nhất là với các nước lớn, làm cho ASEAN ngày càng thu hút sự quan

tâm của cộng đồng quốc tế. Vị thế của ASEAN càng trở nên quan trọng hơn

không chỉ xét từ góc độ địa - chính trị và quân sự - chiến lược như trước đây, mà

cả ý nghĩa địa kinh tế và văn hóa...

Một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết, thống nhất, có vai trò và vị thế

quốc tế quan trọng, là hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài, tác động

tích cực đến công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của

Campuchia. Xét cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, ASEAN là

một bộ phận rất quan trọng trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa

phương hóa, đa dạng hóa và láng giềng hữu nghị của Campuchia. Tuy nhiên,

bên cạnh những thành tựu, quá trình hơn một thập niên Campuchia gia nhập

ASEAN cũng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc, với những khó khăn, hạn chế rất cần

thiết phải khắc phục, tháo gỡ. Quan hệ Campuchia - ASEAN vẫn còn những

biểu hiện hạn chế về chất lượng, hiệu quả và chiều sâu, còn thiếu các nhân tố

cho sự phát triển vững chắc, ổn định, lâu dài. Các mối quan hệ kinh tế, an ninh,

chính trị nhiều khi chưa gắn kết mật thiết với nhau, trong một số trường hợp cụ

Page 60: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     53

thể hợp tác kinh tế - thương mại chưa theo kịp những tiến bộ đạt được về chính

trị, ngoại giao, chưa tạo được nhiều bước đột phá mới về chất, chưa xây dựng

được và khai thác tốt quan hệ lợi ích đan xen tùy thuộc lẫn nhau. Hợp tác

Campuchia - ASEAN vẫn còn bị động đối phó với những vấn đề liên quan đến

tranh chấp lãnh thổ (ví dụ: tranh chấp ở khu vực biên giới gần đền Preah Vihear

giữa Campuchia và Thái Lan, căng thẳng Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt

Nam; hoặc Trung Quốc cùng với một số thành viên ASEAN, mà Trung Quốc

vẫn giữ lập trường muốn giải quyết vấn đề Biển Đông bằng đàm phán song

phương hơn là đa phương như sự mong muốn của khối ASEAN,...), tài nguyên

thiên nhiên, khủng hoảng và sự suy thoái kinh tế, sự phối hợp hành động trước

các vấn đề khu vực và quốc tế (như: biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, dịch

bệnh…). Ngoài ra, Hiến chương và các lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN

cũng đang đòi hỏi được triển khai vào thực tiễn.

2.2.2. Vai trò và ảnh hưởng của một số nước lớn đối với Campuchia

Đông Nam Á từ rất sớm đã là địa bàn tranh giành ảnh hưởng của các nước

lớn. Từ thời cận đại, cường quốc phương Tây đã từng bước xâm nhập vào khu

vực đầy tiềm năng này. Đến thời hiện đại, các nước thực dân cũ và mới tăng

cường sự hiện diện và xâm lược. Hiện nay khi Đông Nam Á đang trở thành khu

vực phát triển năng động của thế giới thì nơi đây lại trở thành địa bàn chiến lược

quan trọng để các nước lớn thực thi những toan tính mang tính toàn cầu.

Campuchia nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam Á, cùng với Việt Nam, Lào hình

thành cửa ngõ án ngữ con đường xuyên Á. Đặc biệt không hiếm khi Campuchia

trở thành “con bài” để các nước lớn thực hiện ý đồ lôi kéo quốc gia này vào

vòng kiểm tỏa và làm bàn đạp để thực hiện việc mở rộng ảnh hưởng kinh tế -

chính trị lên toàn bộ khu vực. Có thể khẳng định vị thế chiến lược của Đông

Nam Á nói chung và của Campuchia nói riêng trong chính sách đối ngoại của

các nước lớn là một điểm nhấn cần được quan tâm.

Campuchia, một trong những quốc gia chậm phát triển nhất khu vực lại là

nước chịu nhiều tác động chi phối từ bên ngoài, nhất là của các nước phương

Tây, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... Điều này tác động rất lớn đến việc hoạch

định chiến lược ngoại giao của Campuchia, cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến

quan hệ Campuchia với các nước trong khu vực.

Page 61: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     54

Mỹ: Mỹ coi trọng vị trí của Campuchia trong chiến lược tiếp cận khu vực.

Do đó, “nếu nhìn nhận Campuchia như một thành viên đầy đủ của ASEAN -

một đối tác kinh tế lớn của Mỹ thì mối quan hệ song phương này giữ một vai trò

quan trọng trong việc giúp Mỹ duy trì sự dính líu toàn diện với ASEAN nhằm

đảm bảo tiếp cận với khu vực thị trường quan trọng này, một việc làm ngày càng

khó khăn đối với các quốc gia ngoài khu vực như Mỹ” [102, tr.26]. Qua đó, có

thể khẳng định Vương quốc Campuchia có tầm quan trọng trong chiến lược khu

vực của Mỹ, đặc biệt là ý đồ đưa ASEAN vào khu vực ảnh hưởng của Mỹ.

Washington cũng đã thành lập nhóm “những người bạn của Campuchia”, nhằm

tạo ra sự ủng hộ đối với chính sách “can thiệp linh hoạt” của ASEAN. Trọng

tâm chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Campuchia là tập trung vào việc giữ

cho đất nước này hòa bình, ổn định, dân chủ và phát triển. Quan trọng hơn là

không để Campuchia rơi vào vòng kiềm tỏa của bất cứ một quốc gia nào trong

khu vực. Về kinh tế, Campuchia dựa vào viện trợ quốc tế là chính. Nguồn viện

trợ này chiếm một nửa ngân sách nhà nước. Mỹ là một trong những nước viện

trợ lớn cho Campuchia. Năm 1992, Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận và thực hiện bình

thường hóa quan hệ đối với Campuchia. Đồng thời Mỹ cho phép các công ty Mỹ

ký hợp đồng mở văn phòng đại diện, ký Hiệp định thương mại với Campuchia.

Năm 1996, Tổng thống Clinton đã ký đạo luật chính thức cho Campuchia hưởng

quy chế tối huệ quốc (MFN), một điều hiếm thấy đối với bất cứ một quốc gia

nào trên thế giới. Mỹ cũng kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế và Ngân hàng

thế giới (WB) viện trợ cho Campuchia [149, tr.17]. Đồng thời, Campuchia và

Mỹ đã ký thỏa thuận song phương về lĩnh vực công nghiệp dệt may (ngày

21/1/1997), đem lại một hạn ngạch xuất khẩu cho Campuchia gồm 12 loại sản

phẩm trong lĩnh vực chủ lực này. Điều đó tạo ra động lực quan trọng cho sự phát

triển kinh tế - xã hội của Campuchia, đặc biệt là đối với ngành dệt may - một

ngành kinh tế mũi nhọn. Như vậy, quan hệ với Mỹ, Campuchia đã và đang được

hưởng nhiều lợi ích, đặc biệt là thúc đẩy quá trình tăng trường kinh tế, có nhiều

viện trợ từ bên ngoài, tạo điều kiện cho Campuchia mở rộng quan hệ đa phương

và song phương. Hiện nay dù có nhiều nước vượt Mỹ trong việc cải thiện quan

hệ với Campuchia, nhưng do có sự phụ thuộc nhất định hoặc có quan hệ chặt

chẽ với Mỹ nên mức độ quan hệ với Campuchia của họ phải dựa vào những

Page 62: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     55

động thái của Mỹ. Chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn, tác động tích cực và

tiêu cực đến chính sách đối nội và đối ngoại của Campuchia, nhất là trong điều

kiện đấu tranh giữa các phe phái chính trị tại Campuchia vẫn chưa chấm dứt, họ

thường lấy yếu tố bên ngoài để gây áp lực với chính phủ hiện tại, do đó ảnh

hưởng trực tiếp đến quan hệ ngoại giao Campuchia với các nước trong khu vực,

trong đó có quan hệ Campuchia - Việt Nam.

Trung Quốc: Đối với Campuchia, sự phụ thuộc và chịu ảnh hưởng từ

quốc gia này lại càng lớn hơn khi mà Trung Quốc đang trỗi dậy và thực thi

chính sách ngoại giao nước lớn tại khu vực. Hiện tại, Trung Quốc là nước có

ảnh hưởng rất lớn ở Campuchia. Trung Quốc liên tục gia tăng ảnh hưởng của

mình tại đây bằng việc ủng hộ Chính phủ Liên hiệp và tăng cường quan hệ với

Đảng Nhân dân Campuchia do Thủ tướng Samdech Hun Sen đứng đầu. Nhưng

trên thực tế, đằng sau những hành động này là ý đồ của Trung Quốc muốn lôi

kéo Campuchia đi vào quỹ đạo của mình, chi phối giới lãnh đạo Campuchia và

buộc Campuchia phải phụ thuộc vào Bắc Kinh. Trong khi Mỹ đang cố gắng thực

hiện nhiều biện pháp nhằm lôi kéo Campuchia, thì Trung Quốc cũng đã triển

khai các khoản viện trợ lớn để giành ảnh hưởng tại đây. Cuối năm 2000, Trung

Quốc thông qua chiến lược “Tây tiến” hướng mũi “tấn công” sang các nước phía

Tây Nam Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc tăng cường viện trợ và đầu tư vào

lưu vực sông Me Kong. Cũng nằm trong chiến lược này, Bắc kinh tuyên bố xóa

khoản nợ 1 tỷ USD cho Campuchia. Từ năm 2002 trở đi, Trung Quốc quyết

định giảm hoặc miễn thuế cho 600 mặt hàng từ ba nước Campuchia, Lào và

Myanmar [93]. Từ năm 1994 đến 2012, Trung Quốc đã đầu tư vào Campuchia

9,17 tỷ USD, vào hầu hết các lĩnh vực, từ dệt may cho tới năng lượng, đặc biệt là

thủy điện; Trung Quốc cũng sẵn sàng “mở hầu bao” cho Campuchia vay ưu đãi

2,7 tỷ USD tính tới năm 2012. Đây là nguồn tiền cần thiết để Campuchia phát

triển cơ sở hạ tầng [154]. Trung Quốc là nước tài trợ lớn nhất tại Campuchia.

Hiện nay, mối quan hệ giữa Campuchia với Trung Quốc được hai bên quan tâm

và đã nâng quan hệ từ “Đối tác tin cậy” lên “Đối tác chiến lược toàn diện”. Thực

tế cho thấy, viện trợ ODA và FDI của Trung quốc cho Campuchia có vai trò cực

kỳ quan trọng, Campuchia có thể tận dụng cơ hội này để xây dựng và phát triển

đất nước. Nếu sử dụng hiệu quả thì đây sẽ là một trong những yếu tố tạo cơ hội

Page 63: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     56

thúc đẩy sự phát triển của đất nước, ngược lại, nếu thờ ơ lơ là sẽ trở thành hiểm

họa quốc gia. Từ đó, vấn đề sử dụng và quản lý nguồn viện trợ đó như thế nào

cho hợp lý và hiệu quả nhất lại là một vấn đề lớn; làm thế nào để bảo đảm được

tính độc lập trong chính sách đối nội và đối ngoại của mình khỏi bị ảnh hưởng

và bị chi phối; đặc biệt về chiến lược là phải làm thế nào để kiểm soát được mọi

dự án đầu tư cũng như nắm bắt mọi tình hình diễn biến liên quan đến các dự án

mang tính chiến lược.

Nhật Bản: Nhật Bản đã tích cực tham gia sớm vào các hoạt động của Liên

hợp quốc tại Campuchia. Năm 1990, ông Kawano Masaharu Vụ trưởng Vụ

Đông nam Á I thuộc Bộ ngoại giao Nhật Bản đã có chuyến đi đến Phnom Penh

trước sự phản đối của Mỹ, là một sự kiện minh chứng cho đường lối đối ngoại

độc lập, tự chủ của Nhật Bản. Tham gia vào quá trình kiến tạo hòa bình cho

Campuchia, Nhật Bản chủ trương trở thành “một quốc gia hoà bình” và khái

niệm “lợi ích quốc gia” được sử dụng nhiều lần hơn. Trong chuyến thăm các

nước ASEAN, tháng 4/1991 của Thủ tướng Nhật Bản Kaifu tại Singapore đã

phát biểu: “Cam kết không trở thành cường quốc quân sự, Nhật Bản sẽ đóng góp

tích cực hơn trong các vấn đề chính trị châu Á - Thái Bình Dương, tham gia giải

quyết vấn đề Campuchia, tăng cường sự hợp tác thông qua đầu tư chuyển giao

công nghệ, chương trình viện trợ chính thức ODA đóng vai trò thúc đẩy hợp tác

để các nước ASEAN và Đông Dương cùng phát triển và trở thành bạn hàng tốt

của nhau” [103, tr.5]. Có thể thấy rằng, Nhật Bản không chỉ là nước đóng vai trò

chủ đạo trong các hội nghị quốc tế vì nền hòa bình của Campuchia như Hội nghị

Tokyo vào năm 1990, trong đó có việc quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia

Tối cao (SNC), mà còn tích cực tham gia trong việc thúc đẩy ổn định và phát

triển của Campuchia thông qua sự hợp tác về kinh tế trong các lĩnh vực: xây

dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn đền Angkor và đóng

góp cho tòa án xét xử Khmer Đỏ [150]. Đặc biệt, trong lĩnh vực hợp tác kinh tế,

Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn nhất kể từ năm 1992 đến nay (khoảng hơn 2,25

tỷ USD) và trong những năm gần đây trung bình là hơn 120 triệu USD mỗi năm.

Nhật Bản tiến hành nhiều chương trình khác nhau trong lĩnh vực xóa đói giảm

nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, về kinh tế và xã hội,

xây dựng năng lực và đào tạo nguồn nhân lực [176]... và hỗ trợ Campuchia

Page 64: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     57

trong việc nỗ lực tái thiết, xây dựng và phát triển đất nước. Những năm gần đây

cho thấy FDI của Nhật Bản vào Campuchia đã tăng lên một cách nhanh chóng

từ 35 triệu USD năm 2010, lên 75 triệu USD năm 2011, và lên 328 triệu USD

năm 2012 [176].

Chính sách của Nhật Bản đối với Đông Nam Á nói chung và đối với

Campuchia nói riêng nhận được sự phản ứng tích cực của các nước trong khu

vực, bởi vì ASEAN không chỉ cần vốn đầu tư, công nghệ và thị trường Nhật

Bản, mà còn muốn Nhật Bản trở thành nhân tố cân bằng ảnh hưởng với các

nước lớn khác trong khu vực. Có thể khẳng định rằng, Nhật Bản có vai trò hết

sức quan trọng đối với tiến trình hòa bình và tái thiết đất nước Campuchia sau

khi vấn đề Campuchia được giải quyết cũng như trong quá trình xây dựng và

phát triển đất nước này trong giai đoạn tiếp theo.

Pháp: Pháp và Campuchia có mối quan hệ chặt chẽ, bắt nguồn một phần

từ thời kỳ Pháp bảo hộ và một phần từ vai trò của Pháp trong việc ký kết các

thỏa thuận hòa bình ở Paris vào năm 1991, và tiếp tục khẳng định bởi việc sử

dụng ngôn ngữ Pháp trong giai đoạn tiếp theo. Những mối quan hệ này không

ngừng phát triển với vai trò và ảnh hưởng tích cực của Pháp đối với sự phát triển

và hội nhập của Campuchia. Từ năm 1993 đến năm 2010, cơ quan phát triển của

Pháp (AFD) đã cung cấp viện trợ cho Campuchia lên tới 140 triệu Euro, năm

2011 cam kết tài trợ 11 triệu Euro và hơn 87 triệu Euro trong năm 2012 [161].

Pháp hợp tác và hỗ trợ vào nhiều lĩnh vực như: phát triển kinh tế và đào tạo

nghề (dựa trên ba trụ cột tiềm lực của đất nước: nông nghiệp, dệt may và du

lịch); tăng cường quản trị (xây dựng nhà nước pháp quyền và thúc đẩy vai trò

của pháp luật) và gắn kết xã hội (hỗ trợ cho tổ chức phi chính phủ, lĩnh vực tư

nhân, chính quyền địa phương... nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc y tế, giảng

dạy và nghiên cứu), phát triển nông nghiệp và cung cấp nguồn nước sạch (cho

thủ đô Phnom Penh) cũng như hệ thống thoát nước, đường bộ tại Siem Reap, cải

tạo các chợ trung tâm tại Phnom Penh và phát triển chiếu sáng đường phố ở thủ

đô; văn hóa - giáo dục (đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu - trong đó có việc

giảng dạy tiếng Pháp); Pháp hỗ trợ cho tòa án xét xử Khmer Đỏ (với sự đóng

góp tổng cộng hơn 7,6 triệu Euro giai đoạn 2006-2012);... Pháp cũng đóng một

vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các di sản lịch sử của Angkor và các di sản

Page 65: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     58

khác của Campuchia. Năm 2010 nội dung hợp tác giữa Pháp và Campuchia tập

trung hướng tới mục tiêu: "hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm tại

Campuchia bằng cách phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy đầu tư tư nhân

Pháp", năm 2011 Pháp đứng thứ 10 trong các nhà tài trợ song phương và thứ 2

trong số các đối tác châu Âu [161].

Qua phân tích trên cho thấy, Pháp không chỉ có vai trò quan trọng đóng

góp cho tiến trình hòa bình Campuchia năm 1991 mà ngay từ khi chính phủ Liên

hiệp năm 1993 ra đời, Pháp đã chủ động và có đóng góp thiết thực trong việc

xây dựng và phát triển đất nước Campuchia.

Liên minh châu Âu (EU): Campuchia và EU thiết lập quan hệ song phương

vào năm 2002, trong mối quan hệ hướng tới Campuchia, mục tiêu của EU là: (i)

hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững của Campuchia và cải thiện điều kiện sống

của người nghèo; (ii) khuyến khích Campuchia hội nhập kinh tế và hệ thống

thương mại thế giới, hỗ trợ quá trình cải cách kinh tế xã hội, đảm bảo mở cửa thị

trường; (iii) hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Campuchia hướng tới một xã hội

mở dựa trên quản lý công lành mạnh, tôn trọng pháp luật và nhân quyền; (iv)

nâng cao hình ảnh của Liên minh châu Âu tại Campuchia.

Mối quan tâm về vấn đề nhân quyền vẫn là một chủ đề chính của quan hệ

EU - Campuchia. Trong khi công nhận những thành quả ấn tượng của Campuchia

về xóa đói giảm nghèo, về đảm bảo quyền lợi xã hội và kinh tế của công dân,

EU cam kết sẽ chủ động hỗ trợ quá trình chuyển đổi của Campuchia hướng tới

một xã hội cởi mở tuân theo các quy định của luật pháp. EU tìm cách thúc đẩy

giải pháp tiếp cận tích cực và định hướng theo kết quả qua đối thoại và hợp tác.

Là một nước kém phát triển, Campuchia được hưởng lợi từ Hệ thống Ưu

đãi Thuế quan Phổ cập (GSP), Chương trình mọi thứ trừ vũ khí (EBA) của EU.

EBA cho phép 49 nước kém phát triển nhất thế giới xuất khẩu tất cả các sản

phẩm miễn thuế vào EU, trừ vũ khí. EU là một thị trường lớn, là đối tác thương

mại và là đối tác phát triển quan trọng đối với Campuchia. Trong năm 2013,

xuất khẩu hàng hóa từ EU sang Campuchia đạt 2,8 tỷ Euro so với 2,1 tỷ Euro

năm 2012. Trong khi xuất khẩu từ Campuchia sang EU tăng 30% lên mức 2,4 tỷ

Euro. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm quần áo (68,8%), giày dép

(12,9%), xe đạp (10,3%), gạo (5,2%) và đường (1,6%). Trong năm 2013, EU là

Page 66: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     59

thị trường xuất khẩu lớn nhất của Campuchia, trừ hàng dệt may [160]. Những

hoạt động của EU trong quan hệ với Campuchia đã và đang tạo cơ hội cho

Campuchia trong việc xây dựng và phát triển đất nước, xóa đói giảm nghèo và

cải thiện cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, EU cũng gây ra một số trở ngại

trong quan hệ với Campuchia do vấn đề dân chủ, nhân quyền. EU luôn muốn

mang những giá trị được gọi là “dân chủ, nhân quyền” của phương Tây áp đặt

lên Campuchia - một đất nước có một nền văn hóa đặc sắc riêng. Từ đó, cái gọi

là vấn đề dân chủ và nhân quyền luôn là cớ để các nước phương Tây can thiệp

vào công việc nội bộ của Campuchia, ảnh hưởng phần nào tới quá trình hoạch

định chính sách và tác động rất lớn tới nguồn viện trợ của quốc tế đối với

Campuchia (như đã trình bày 50% ngân sách nhà nước dựa vào viện trợ quốc tế).

Tóm lại, mối quan hệ giữa Campuchia với các nước lớn, đặc biệt là Mỹ,

Trung Quốc, Nhật Bản và EU đã đem lại nhiều cơ hội và thách thức.

Đối với các nước lớn, trước hết, cần phải khẳng định rằng tuy Campuchia

là một nước nhỏ những chắc chắn các nước lớn đều thu được lợi ích nhất định

trong quan hệ với Campuchia (đặc biệt là trong quan hệ chính trị). Xét về mặt

địa chính trị, địa kinh tế... Campuchia là một trong những địa bàn và là cửa ngõ

mà các nước lớn muốn truyền bá giá trị văn hóa, tư tưởng và là nơi tranh giành

ảnh hưởng với các nước khác. Sự ủng hộ của Campuchia trong chính sách đối

ngoại của họ với vấn đề khu vực và quốc tế được coi là một trong những thành

công trong chính sách và đáp ứng lợi ích và ảnh hưởng của họ trong quan hệ với

Campuchia.

Đối với Campuchia, những hoạt động đối ngoại nhằm tạo quan hệ với các

nước lớn trong suốt thời kỳ qua đã thu được những kết quả to lớn. Phương châm

đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa đã phát huy những hiệu quả tích cực và

ngày càng mang tính bền vững, đó không chỉ tạo ra những sức mạnh mới cho sự

vận động của nền kinh tế - xã hội Campuchia đang trong quá trình cải cách và

phát triển, còn thích ứng với chuyển biến mau lẹ của tình hình thế giới, khẳng

định vai trò của Campuchia đối với các mối quan hệ quốc tế nói chung và từng

đối tác nói riêng. Tuy nhiên, trong quan hệ với các nước lớn, Campuchia có lúc

còn lúng túng, bị động do chưa nắm bắt kịp thời những chuyển động trong chính

sách của các nước lớn và trong hệ thống quan hệ quốc tế; đồng thời, các chính

Page 67: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     60

sách đối nội, đối ngoại của Campuchia cũng phần nào bị tác động, do bị phụ

thuộc vào viện trợ của các nước trên.

TIỂU KẾT

Từ đầu những năm 1990, Nhà nước và nhân dân Campuchia đã cố gắng

vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để giành thắng lợi to lớn trên mặt trận quân

sự, chính trị, kinh tế và ngoại giao. Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của

Vương quốc Campuchia trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và

đang chịu sự tác động nhiều mặt từ các nhân tố trong nước (chính trị, kinh tế,

văn hóa - xã hội), nhân tố thế giới và ảnh hưởng của một số nước lớn. Các nhân

tố này đã và đang tạo nên những thời cơ, thuận lợi cho Campuchia bảo vệ và

củng cố độc lập dân tộc của mình, đồng thời cũng đặt ra cho Campuchia những

thách thức to lớn. Trong các nhân tố trên, nhân tố trong nước mang tính quyết

định. Trong đó, nhân tố chính trị tác động mang tính thời sự, trực tiếp, nhân tố

kinh tế tác động mang tính cơ bản lâu dài. Nhân tố văn hóa - xã hội là những

nhân tố tác động quan trọng mà Campuchia không thể xem nhẹ hoặc bỏ qua

trong quá trình hoạch định chiến lược của mình. Nhiệm vụ của Campuchia hiện

nay là phải tìm mọi cách phát huy nội lực cũng như tận dụng ngoại lực để nắm

bắt thời cơ phát triển, khắc phục dần khó khăn, thách thức, tiến hành đồng thời

cả phát triển kinh tế lẫn hoàn thiện hệ thống chính trị - xã hội để vừa tăng cường

hội nhập quốc tế có hiệu quả vào xu thế toàn cầu hóa, vừa giữ được toàn vẹn độc

lập chủ quyền lãnh thổ của mình. Đây là một vấn đề bức xúc, gay go và phức

tạp cả về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi Campuchia phải tìm ra những lời giải thỏa

đáng, những định hướng đường lối đúng đắn nhằm đẩy nhanh quá trình xây

dựng, hội nhập, phát triển và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

Page 68: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     61

Chương 3

THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP

DÂN TỘC CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA

TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013

3.1. ĐƯỜNG LỐI ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA

VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013

3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của chính phủ Hoàng gia Campuchia

Sau khi chính phủ Hoàng gia ra đời, chính quyền Phnom Penh phải đối

mặt với một tình hình chính trị - xã hội hết sức phức tạp, cùng với đó là một nền

kinh tế yếu kém và trì trệ. Bối cảnh đó đặt ra cho chính phủ Hoàng gia những

nhiệm vụ cấp bách cần phải giải quyết trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã

hội, với ba mục tiêu và ba nhiệm vụ chính đã được chính phủ Hoàng gia đặt ra

nhằm xây dựng, phát triển và bảo vệ độc lập dân tộc [19, tr.103].

Thứ nhất, bảo vệ hòa bình - điều kiện tiên quyết cho ổn định chính trị, tiền

đề để phát triển

Hơn bao giờ hết, chính phủ Hoàng gia Campuchia nhận thức rõ về tầm

quan trọng của hòa bình đối với đất nước này. Hòa bình là mục tiêu số một trong

số các mục tiêu đấu tranh của chính phủ Hoàng gia, là khát vọng của toàn dân

tộc Campuchia, những người đã và đang chịu đựng nhiều tổn thất nặng nề của

chiến tranh và chế độ diệt chủng ác liệt. Chỉ có trong điều kiện của hòa bình mới

có cơ hội hợp tác hội nhập và phát triển trong công bằng, bình đẳng. Không chỉ

riêng Campuchia, hòa bình là nhu cầu chung của các dân tộc, là điều kiện cho sự

giao lưu và hợp tác, cho ổn định và phát triển của các quốc gia - dân tộc.

Campuchia cần có hòa bình để tranh thủ cơ hội hòa bình phục vụ phát triển kinh

tế, xã hội.

Có thể thấy rằng, cho dù vấn đề Campuchia được giải quyết, nhưng kết

quả là lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ I lại có

hai đồng Thủ tướng, mấy cơ quan chính có đồng Bộ trưởng [78, tr.167] và số lớn

lực lượng quân đội Khmer Đỏ vẫn còn tồn tại ngoài tầm kiểm soát của chính phủ.

Đây là những nguy cơ tiềm ẩn đe dọa tới nền hòa bình và an ninh chính trị của

Campuchia. Có ổn định tình hình chính trị - xã hội thì mới có thể thực thi các

Page 69: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     62

chính sách phát triển một cách hiệu quả. Nhận thức được điều đó, để đảm bảo

chắc chắn nền hòa bình cũng như độc lập dân tộc; ngay từ khi trở thành Thủ

tướng, Samdech Hun Sen đã lãnh đạo chính phủ không ngừng đấu tranh với các

thế lực có ý đồ đưa Campuchia tái chìm vào nội chiến. Cuối cùng, đầu năm 1999,

chiến lược DIFID (chiến lược Đánh bại) của Samdech Hun Sen đã làm thất bại

mọi âm mưu và làm sụp đổ Tổ chức điều hành chính trị của địch, đồng thời, phi

quân sự hóa toàn bộ lực lượng quân đội Khmer Đỏ. Tuy nhiên, với tinh thần hòa

hợp, hòa giải và thống nhất dân tộc, Thủ tướng Hun Sen đã đưa ra “chiến lược

Cùng thắng”, đó là: bảo đảm an ninh, mạng sống, chức vụ, nghề nghiệp và duy trì

toàn bộ tài sản của cựu Khmer Đỏ nguyên trạng, không gây phiền phức hoặc khó

khăn khi họ hòa nhập và trở lại với cuộc sống trên chính Tổ quốc mình [77, tr.9].

Tất cả những điểm trên cho thấy, khi bắt đầu đảm nhận vai trò lãnh đạo đất

nước, Thủ tướng Hun Sen nói riêng và chính phủ Hoàng gia nói chung đã đứng

trước rất nhiều khó khăn. Làm sao để chèo lái một đất nước như vậy đi vào ổn

định trong khi tình hình khu vực và quốc tế cũng diễn biến không kém phần phức

tạp là một nhiệm vụ rất nặng nề đặt trên vai chính phủ Hoàng gia.

Thứ hai, hội nhập khu vực và quốc tế

Chính phủ Hoàng gia Campuchia nhìn chung đều nhận thức rõ sự cần

thiết phải đưa Campuchia hội nhập vào khu vực và quốc tế. Tham gia Hiệp hội

các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là cửa ngõ đầu tiên để Campuchia đạt

được mục đích đó. Việc gia nhập ASEAN sẽ đánh dấu sự trở lại và tham gia vào

đời sống chính trị của khu vực và quốc tế của Campuchia sau hàng chục năm bị

cô lập và chịu nhiều sức ép từ bên ngoài cả về chính trị, kinh tế, ngoại giao...

Nhận thấy chủ trương của ASEAN: “Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu

vực bằng việc tôn trọng công lý và luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia

trong vùng, tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc,... Duy trì

sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế khu vực có tôn chỉ và

mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được sự hợp tác chặt chẽ

hơn giữa các tổ chức này” [58, tr.29], Thủ tướng Hun Sen khẳng định: “Gia

nhập ASEAN sẽ có nhiều lợi thế cho Campuchia: Một là, Campuchia có thể hội

nhập kinh tế của mình với những thành quả kinh tế trong khu vực. Sự hội nhập

sẽ tạo thuận lợi cho Campuchia hợp tác với nhiều nước khác trên thế giới vì sự

Page 70: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     63

phát triển kinh tế - xã hội Campuchia. Hai là, Campuchia sẽ không bị cô lập như

hai thập kỷ qua. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để Campuchia có thể đẩy

nhanh sự phát triển. Ba là, Campuchia có thể xây dựng niềm tin trong quan hệ

với những nước thành viên ASEAN khác, nhất là các nước láng giềng (Thailand,

Việt Nam và Lào). Khu vực Đông Nam Á từng là một khu vực dưới hai cái ô.

Giờ đây nó sẽ là một khu vực dưới một cái ô, đó là ASEAN” [130, tr.240]. Trên

thực tế, hợp tác với khu vực là một trong những vấn đề được chính phủ Liên

hiệp Campuchia đặt ra từ rất sớm. Kế hoạch khôi phục kinh tế - xã hội 1994 -

1995 được Quốc hội thông qua ngày 16/5/1994 đã nhấn mạnh đến vai trò của sự

hợp tác với khu vực Đông Nam Á. Bản kế hoạch khẳng định: “Sự hợp tác kinh

tế với các nước trên thế giới, đặc biệt với các nước trong khu vực là mục tiêu

quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế - xã hội… Đây không phải là chiến

lược mang tính ngẫu nhiên mà là quyết định dựa trên xu hướng của thế giới, dựa

trên kinh nghiệm phát triển của 5 con rồng Châu Á và kinh nghiệm phát triển

của ASEAN, và một phần nữa dựa vào vị trí thuận lợi của đất nước. Campuchia

nằm cạnh trung tâm khu vực Đông Nam Á, một khu vực có sự phát triển năng

động nhất. Sự hợp tác trong khu vực sẽ góp phần tích cực trong sự phát triển của

đất nước, đặc biệt là phát triển trên lĩnh vực du lịch” [130, tr.239]. Ông Keat

Chunn, Nguyên Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia đã khẳng định

rằng theo kế hoạch Tái thiết và phát triển Quốc gia thì hội nhập kinh tế vào khu

vực và toàn cầu là một trong những động lực chính trong chiến lược phát triển

của Campuchia. Về tầm quan trọng của việc gia nhập ASEAN đối với Campuchia,

ông nói: “Trong khuôn khổ hội nhập kinh tế, gia nhập ASEAN là một trong

những ưu tiên hàng đầu của Campuchia” [59, tr.11]. Ngoài ra, những nguyên tắc

hoạt động của ASEAN như: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn

lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia thành viên; không xâm lược,

sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình

thức nào không phù hợp với luật pháp quốc tế; dùng biện pháp hoà bình giải

quyết các tranh chấp; không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia

thành viên ASEAN; tôn trọng quyền của mọi quốc gia thành viên được tồn tại và

không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài; tăng cường tham vấn về các

vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN... [116, tr.78] là

Page 71: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     64

rất phù hợp với nhu cầu của Campuchia, góp phần đảm bảo về mặt an ninh với tư

cách một quốc gia nhỏ yếu.

Chính vì thế mà Campuchia đã điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng

coi trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á và tích cực hội nhập vào ASEAN.

Đây vừa là nhiệm vụ quan trọng, vừa là nhân tố quyết định nhằm tạo môi trường

bên ngoài hòa bình, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế về mọi mặt để tập trung xây

dựng, phát triển kinh tế và thông qua nguyên tắc của ASEAN góp phần bảo vệ

vững chắc nền độc lập dân tộc cũng như tăng cường vị thế của Campuchia trên

các diễn đàn quốc tế. Chính phủ Campuchia đã nhận thức được vai trò quan trọng

và xu thế khách quan của việc tham gia vào quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế

giới và nhận thấy cần phải biết tận dụng cơ chế thương mại quốc tế để thúc đẩy

tăng trường kinh tế. Từ đó, Campuchia tích cực và thúc đẩy nhanh tiến trình hội

nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. Năm 1999,

Campuchia trở thành thành viên ASEAN; năm 2004, Campuchia trở thành thành

viên WTO. Là thành viên của ASEAN, WTO, ASEM... Campuchia sẽ có thêm

nhiều cơ hội phát triển do hệ thống thương mại đa phương đem lại. Campuchia sẽ

xuất khẩu được nhiều hơn và những rào cản mậu dịch sẽ được giảm thiểu. Nền

kinh tế Campuchia cũng sẽ vận hành có hiệu quả hơn nhờ tăng cường thương

mại, đầu tư, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,

hiện đại hóa và thúc đẩy thị trường nội địa có tính cạnh tranh cao hơn v.v... Song

song với mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế, chính phủ Hoàng gia cũng thể hiện rõ

quan điểm chính trị về nguyên tắc chung sống hòa bình trong quan hệ quốc tế,

đẩy mạnh hòa bình, ổn định trong khu vực và quốc tế; giải quyết mọi tranh chấp

bằng con đường ngoại giao. Không những thế, Campuchia nỗ lực tham gia giải

quyết các vấn đề mang tính toàn cầu như: ngăn chặn dịch bệnh, chống khủng bố,

chống buôn bán trẻ em, phụ nữ, ma túy, vũ khí bất hợp pháp và tội phạm xuyên

quốc gia, bảo vệ môi trường, an ninh lương thực...

Thứ ba, phát triển kinh tế - xã hội

Ổn định chính trị và đảm bảo phúc lợi xã hội cho nhân dân vừa là mục

tiêu vừa là phương hướng trong quá trình đi lên của sự phát triển. Thật khó khăn

khi phải phát triển một nền kinh tế yếu kém, lạc hậu, một xã hội bị tàn phá do

hậu quả từ chế độ Pol Pot và hầu như xuất phát từ số “0”. Chính nền hòa bình,

Page 72: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     65

ổn định và quá trình hội nhập ngày một sâu rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho

mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Campuchia: “Mục tiêu hàng đầu là xóa đói

giảm nghèo, phấn đấu xây dựng một xã hội bình đẳng, công bằng và hòa bình,

thông qua tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống của nhân dân... tiếp tục hội

nhập kinh tế Campuchia vào nền kinh tế khu vực và quốc tế và củng cố quan hệ

với các tổ chức trong khu vực” [37, tr.16].

Xóa đói giảm nghèo là điều kiện cần thiết, tạo cơ sở cho Campuchia đi tới

xây dựng một xã hội bình đẳng, thông qua việc tạo ra công ăn việc làm, cải cách

hệ thống giáo dục và y tế, giảm sự chênh lệch giữa các tỉnh thành. Trong Kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (1996-2000) lần thứ nhất (mục đích

chính của Kế hoạch này là nhằm đạt được sự bình đẳng, công bằng và an ninh

xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân Campuchia bằng cách tăng trưởng kinh

tế và xóa đói giảm nghèo), nêu rõ rằng phát triển xã hội không thể tách rời phát

triển kinh tế. Phát triển xã hội cần phải tập trung vào lĩnh vực y tế, cung cấp

nước sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh tại nông thôn và giáo dục cơ sở trung học,

Nhà nước phải chi 65% nguồn hỗ trợ để đầu tư toàn bộ tại nông thôn [37, tr.15].

Kế hoạch này thể hiện sự quan tâm lớn lao của chính phủ Hoàng gia nhằm đáp

ứng nhu cầu người dân, những người phải hứng chịu hậu quả từ cuộc chiến tranh.

Với việc lựa chọn nền kinh tế thị trường, theo xu thế chung vai trò của

nhà nước luôn bị hạn chế, từ hoạt động sản xuất cho tới việc phân phối sản

phẩm và dịch vụ. Từ đó, chính phủ đã đưa ra chiến lược phát triển bằng cách

nâng cao và coi lĩnh vực tư nhân là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế, nhằm phát triển kinh tế - xã hội cần phải củng cố nền kinh tế thị trường, đảm

bảo ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững, xây dựng luật pháp và môi

trường hoạt động, cắt giảm tối thiểu thủ tục hành chính, phát triển nguồn nhân

lực và tái thiết cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cần thiết nhằm phục vụ

cho lĩnh vực tư nhân phát triển.

Nghĩa là chính phủ Hoàng gia Campuchia phải thực hiện một nhiệm vụ

kinh tế - xã hội rất khó khăn, đó là làm thế nào để phát triển kinh tế mà không quá

phụ thuộc vào bên ngoài, điều này đồng nghĩa với việc không bị lệ thuộc về chính

trị, có như vậy mới bảo vệ được độc lập dân tộc. Đây cũng chính là mong muốn

lớn nhất của nhân dân Campuchia từ khi hòa hợp, hòa giải và thống nhất dân tộc.

Page 73: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     66

3.1.2. Nội dung đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia

Hơn 20 năm qua, người dân Campuchia luôn phấn đấu để bảo vệ độc lập

dân tộc và xây dựng đất nước với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Cho dù trên

con đường tiến tới tương lai tươi sáng sẽ gặp phải không ít khó khăn, nhưng

Campuchia cũng sẽ khắc phục giải quyết được. Với những nỗ lực không ngừng

sau nhiều thập kỷ xung đột, hiện nay tình hình chính trị về cơ bản ổn định, kinh

tế tiếp tục phát triển, cho phép chính phủ thực hiện các chương trình chiến lược

phát triển quốc gia và cải cách trên tất cả các lĩnh vực để tái xây dựng thể chế,

đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng về kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi,

nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước theo phương châm “hòa bình, ổn định,

dân chủ và phát triển” [19, tr.26]. Chính phủ hoàng gia Campuchia kiên quyết

bảo vệ tuyệt đối Hiến pháp của Vương quốc Campuchia, tập hợp sức mạnh toàn

dân tộc, cả ở trong và ngoài nước, cùng nhau đoàn kết thành một khối vững chắc

với tôn chỉ “Quốc gia - Tôn giáo - Quốc vương” nhằm xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc Campuchia là một nước có độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, có hòa

bình ổn định, an ninh trật tự xã hội được giữ vững, Chính phủ đảm bảo cam kết

thực hiện chính sách dân chủ, đa đảng là con đường duy nhất đưa Campuchia

đến một xã hội pháp quyền, công bằng cho tất cả người dân [20, tr.3]; đẩy mạnh

và phát triển đất nước trên các lĩnh vực, trong đó tập trung phát triển kinh tế ổn

định, phân chia lợi ích một cách công bằng, bảo vệ môi trường và khai thác tài

nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả, giáo dục nhân dân có kiến thức, có văn

hóa, có cuộc sống khá giả, thoát khỏi cảnh đói nghèo, nạn mù chữ, bệnh tật và

hành động bạo lực, cùng chung sống yên bình trong gia đình, cộng đồng và

trong xã hội; tăng cường xây dựng mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác

tốt đẹp với các nước và các đối tác quốc tế để đẩy mạnh sự phát triển đất nước,

tham gia tích cực và cùng với các nước giải quyết mọi vấn đề quốc tế. Đây là

mục tiêu cần phải đạt được và là nhân tố quyết định tới công cuộc bảo vệ độc lâp

dân tộc của Campuchia. Trên cơ sở của chương trình này, đường lối phát triển

nhằm phục vụ mục tiêu đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia về cơ

bản được thể hiện trên một số lĩnh vực chính, với những nội dung cụ thể như sau:

Page 74: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     67

3.1.2.1. Về chính trị, an ninh quốc phòng và đối ngoại

Trong lĩnh vực chính trị: Mục tiêu bao trùm của chính phủ Hoàng gia

Campuchia là xây dựng đất nước hòa bình, ổn định, độc lập dân tộc, xây dựng

Nhà nước pháp quyền, phát triển nền dân chủ, đa đảng, tự do và tôn trọng nhân

quyền để tạo nên bầu không khí chính trị ngày càng tốt hơn nhằm phục vụ cho

công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo [19, tr.26]. Từng

bước xây dựng vững chắc một xã hội Campuchia hòa bình, ổn định chính trị, an

toàn và trật tự xã hội, phát triển bền vững và đảm bảo công bằng, với lập trường

kiên định trên nguyên tắc dân chủ, đa đảng, tự do, tôn trọng quyền và phẩm giá

con người, là một xã hội mà ở đó cơ cấu xã hội được liên kết chặt chẽ để đảm

bảo cho người dân Campuchia được giáo dục tốt, tiến bộ về văn hóa, được tôn

trọng và sống hòa hợp cả trong gia đình và xã hội [22, tr.12]. Những mục tiêu

này đáp ứng với nguyện vọng và mong muốn của người dân Campuchia và phù

hợp với sự thay đổi của tình hình trong nước và khu vực. Chính phủ Hoàng gia

nhận thức rõ sự cần thiết phải đảm bảo tính thống nhất và có hiệu lực cao độ về

vai trò, nội dung và mối liên kết và tính đồng bộ giữa chúng. Đảm bảo được nền

chính trị ổn định là nền tảng quan trọng, là vấn đề cốt lõi, là yếu tố quyết định

đến sự thành công của công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc Campuchia.

Trong lĩnh vực an ninh quốc phòng: Đẩy mạnh vai trò bảo vệ và củng cố

hòa bình, ổn định và an ninh xã hội của lực lượng quân đội Hoàng gia Campuchia

và có đóng góp hơn nữa trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Nói chung,

quân đội Hoàng gia Campuchia phải đảm bảo được an ninh bên trong và ngăn

chặn mọi mối đe dọa từ bên ngoài [69, tr.4]. Trong đó, lĩnh vực ưu tiên bảo vệ

an ninh quốc phòng cần tập trung vào: (i) củng cố năng lực bảo vệ biên giới lãnh

thổ, ngăn chặn hoạt động vi phạm qua biên giới, sự xâm nhập của nhóm khủng

bố và tăng cường góp phần trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và cộng đồng dọc

biên giới; (ii) mở rộng năng lực hải quân trong lĩnh vực kỹ thuật và đào tạo nhân

lực nhằm đáp ứng công việc tuần tra biên giới lãnh hải hiệu quả; (iii) thúc đẩy

cải cách quân đội, đặc biệt trong vấn đề cắt giảm số lượng, nâng cao đời sống

quân đội, điều chỉnh sư đoàn thống nhất và điều chỉnh hệ thống luyện tập; (iv)

nhanh chóng thành lập mô hình xây dựng lực lượng quân đội nhằm đảm bảo tính

ổn định và chất lượng của quân đội; (v) tăng cường góp phần trong sự nghiêp

Page 75: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     68

phát triển đất nước đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, hợp tác cứu hộ, kiểm soát

và xóa bỏ sự giao dịch vũ khí bất hợp pháp, góp phần bảo vệ môi trường...; (vi)

tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc tham gia hợp tác khu vực và

quốc tế đặc biệt tham gia với mức độ nhất định trong chương trình hợp tác giữ

gìn hòa bình của Liên hợp quốc. An ninh quốc phòng vững mạnh sẽ là điều kiện

rất thuận lợi cho xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ

quyền quốc gia và chế độ Quân chủ lập hiến [69, tr.5].

Trong đối ngoại: Nhận thức được tình hình thế giới và khu vực và để phù

hợp với nhu cầu nội bộ của Campuchia, chính phủ Hoàng gia Campuchia đẩy

mạnh hoạt động đối ngoại nhằm giữ vững môi trường hòa bình, hội nhập khu

vực và quốc tế, từ đó tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để phát triển đất nước.

Chiến lược đối ngoại được đặt ra với mục đích: “Nâng cao uy tín của Campuchia

trên trường quốc tế, thúc đẩy và tăng cường sự tham gia của Campuchia vào

công việc của khu vực Đông Nam Á và trên thế giới; tuy nhiên, chính phủ giữ

vững chính sách đối ngoại độc lập, trung lập và không liên kết, cố gắng củng cố

quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và trên thế

giới, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, dựa trên nguyên tắc bình đẳng

không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền và

toàn vẹn lãnh thổ của mỗi bên...; chính phủ ủng hộ và giữ vững chủ trương hợp

tác cùng có lợi trong quan hệ quốc tế, coi đây là cơ sở vững chắc để đảm bảo

thực hiện việc giữ gìn và củng cố hòa bình, ổn định an ninh - chính trị trong khu

vực và trên thế giới. Đồng thời ủng hộ tiến trình tìm kiếm sáng kiến để giải

quyết những mâu thuẫn phát sinh trong khu vực cũng như ở mỗi nước thông qua

giải pháp chính trị và bằng biện pháp hòa bình; Campuchia sẽ tiến hành hội

nhập kinh tế khu vực và quốc tế sâu hơn nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế,

xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân” [16, tr.12]. Giữ vững hòa

bình, tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi, một mặt sẽ góp phần bảo vệ độc lập,

chủ quyền an ninh quốc gia, mặt khác tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ, hợp

tác của quốc tế cho sự phát triển của đất nước. Đây cũng là điều kiện thuận lợi

để Campuchia nâng cao uy tín quốc tế.

Những mục tiêu này đáp ứng với nguyện vọng và mong muốn của người

dân Campuchia và phù hợp với sự thay đổi của tình hình trong nước và khu vực.

Page 76: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     69

Chính phủ Hoàng gia nhận thức rõ sự cần thiết phải đảm bảo tính thống nhất và

có hiệu lực cao độ về vai trò, nội dung và mối liên kết và tính đồng bộ giữa chúng.

3.1.2.2. Về kinh tế

Campuchia thực hiện chính sách kinh tế dựa trên cơ sở nhà nước pháp

quyền và nền dân chủ, thực hiện theo nguyên tắc đàm phán và thỏa hiệp, chính

phủ điều chỉnh tiến trình thị trường tự do và hoạt động kinh tế tư nhân, trên cơ

sở đó đã tạo thành động lực mạnh mẽ để phát triển xã hội Campuchia tiến tới

hòa bình, tự do, an ninh, công bằng, ấm no và hạnh phúc, từ đó tăng cường hiệu

quả công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc Campuchia ngày càng vững chắc hơn. Để

đạt được ý nguyện này, chính phủ Hoàng gia Campuchia đưa ra bốn mục tiêu

sau đây [19, tr.33]:

Thứ nhất, đẩy mạnh tăng trưởng bền vững để nâng cao đời sống vật chất

và để tạo việc làm cho người dân Campuchia. Tiềm năng hàng đầu tạo nền tảng

cho sự phát triển kinh tế Campuchia, là tập trung nguồn lợi từ thiên nhiên và yếu

tố sản xuất có trong nước, sử dụng có hiệu quả cao, phục vụ sản xuất và xuất

khẩu. Chính phủ tiếp tục chuẩn bị các điều kiện ngày càng tốt hơn để Campuchia

trở thành một địa điểm sản xuất quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, duy trì ổn định giá cả và ổn định đồng tiền Riel, duy trì tỷ lệ lạm

phát nhất định một con số để có sự cân bằng nền kinh tế, tránh thiệt hại về doanh

thu và tư nhân trục lợi khi đồng tiền Riel biến động và để tăng niềm tin đối với

đồng tiền Riel, tiến tới giảm dần việc đô la hoá một cách thận trọng trong nền

kinh tế Campuchia.

Thứ ba, tăng cường xuất khẩu nông sản và sản phẩm chế biến dựa vào

chuyên canh và lợi thế so sánh yếu tố sản xuất của Campuchia. Đây là chiến

lược then chốt trước mắt của chính phủ trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp

và sự thiếu hụt cán cân thương mại.

Thứ tư, chính phủ tập trung sức lực cố gắng từng bước đạt được chính

sách xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho người dân. Việc xóa đói giảm nghèo ở

Campuchia không chỉ là cơ sở nền tảng cho sự phát triển bền vững của kinh tế

quốc gia mà còn là ưu tiên hàng đầu của việc thực hiện chính sách xã hội ở

Campuchia.

Page 77: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     70

Căn cứ vào những thành tựu đạt được trong thời gian qua và tình hình

thực tế của đất nước, chính phủ đẩy mạnh thực hiện Chiến lược Tứ giác giai

đoạn I và II với khẩu hiệu: “Tăng trưởng, việc làm, công bằng và hiệu quả”, làm

nòng cốt để đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế cao ở mức 7% / năm, tiến tới hoàn

thành mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở Campuchia, đặc biệt là xóa đói giảm

nghèo cho nhân dân, củng cố hòa bình và sự bình yên trong xã hội [23, tr.6]. Để

đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhà nước ưu tiên phát triển 10 lĩnh vực sau đây: 1)

Nông nghiệp, 2) Nước và hệ thống tưới tiêu, 3) Cơ sở hạ tầng giao thông, 4)

Điện, 5) Phát triển nguồn nhân lực, 6) Công nghiệp giày da và công nghiệp sản

xuất hàng hóa xuất khẩu, 7) Du lịch, 8) Khai thác dầu khí thiên nhiên và tài

nguyên mỏ, 9) Công nghệ thông tin - bưu chính viễn thông và 10) Thương mại.

Với sự điều chỉnh này, Campuchia đang đi đúng hướng xây dựng nền kinh

tế thị trường tự do, phát triển theo hướng tư bản trên cơ sở chuyển dần vai trò

kiểm soát và can thiệp trực tiếp của nhà nước sang làm nhiệm vụ điều tiết, tạo

điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Xây dựng được một nền kinh tế tự chủ,

Campuchia có quyền tự quyết về đối nội và đối ngoại, đặc biệt là xử lý tốt vấn đề

an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân; đồng thời tạo điều kiện cho các

lĩnh vực khác phát triển nhằm góp phần vào công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc.

3.1.2.3. Về văn hóa - xã hội

Một là, bảo tồn văn hóa và xây dựng một xã hội tốt đẹp là một nội dung

quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc của chính phủ

Hoàng gia Campuchia. Thực hiện chính sách giữ gìn, làm cho di sản văn hóa,

văn minh của dân tộc Campuchia được trường tồn, chấm dứt sự suy thoái văn

hóa, đề cao đạo đức xã hội, thúc đẩy phát triển văn hóa mang bản sắc dân tộc và

tiến bộ. Với ý nghĩa này phải tăng cường giáo dục văn hóa, văn minh dân tộc

vào trong hệ thống giáo dục để nâng cao kiến thức chung về bản sắc dân tộc,

nâng cao niềm tự hào dân tộc, ngăn chặn sự xâm nhập văn hóa từ bên ngoài tác

động tiêu cực đến văn hóa dân tộc [19, tr.41].

Hai là, nâng cao sức khỏe của toàn dân thông qua mở rộng cung cấp dịch

vụ y tế công và tư nhân, tăng cường biện pháp phòng bệnh, bảo vệ bà mẹ và trẻ

em, phòng chống bệnh truyền nhiễm, tăng cường năng lực khám và chữa bệnh ở

các bệnh viện và trung tâm sức khỏe của nhà nước.

Page 78: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     71

Ba là, đẩy mạnh công tác xã hội, nâng cao đời sống và đảm bảo việc thực

thi quyền lợi của công dân ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp và mọi dân tộc. Trước

hết cần giảm thiểu tệ nạn xã hội, tạo điều kiện cho những người kém khả năng

và nhóm người dễ bị tổn thương được tham gia trào lưu phát triển kinh tế để tạo

sự phát triển đồng bộ của mọi thành viên trong cộng đồng dân tộc. Củng cố chặt

chẽ việc thực thi luật lao động và các công ước quốc tế về lao động và quyền

công đoàn, để đảm bảo thực sự về quyền và lợi ích của công dân, giữa người

làm thuê và giới chủ. Bảo vệ quyền phụ nữ và quyền trẻ em theo công ước quốc

tế, thúc đẩy phát triển năng lực của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị và các lĩnh

vực khác. Quan tâm phát triển vùng dân tộc thiểu số để có sự phát triển về kinh

tế, xã hội và văn hóa. Để đạt được thắng lợi trong việc thực hiện phương hướng

khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, một công việc không thể thiếu đó là phải

cố gắng nâng cao ý thức xã hội, mọi người tin tưởng vào sự nghiệp và sự nỗ lực

của bản thân, phát huy hết sức mạnh và sự sáng tạo trong công việc, loại bỏ

quan điểm và thái độ theo kiểu sản xuất thông thường, đồng thời nâng cao kiến

thức và cách làm phù hợp với yêu cầu phát triển.

Như vậy, trong xu thế hiện nay, văn hóa - xã hội không phải là yếu tố

đứng bên ngoài mà là yếu tố đứng bên trong, là nguồn lực nội sinh của quá trình

phát triển kinh tế - xã hội. Chăm lo xây dựng và phát triển văn hóa - xã hội

chính là chăm lo vun đắp, xây dựng con người và xây dựng môi trường văn hóa

tinh thần lành mạnh, làm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

3.2. QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA

VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2013

3.2.1. Trên lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng và đối ngoại

3.2.1.1. Về chính trị

Chính phủ Hoàng gia Campuchia kiên định đoàn kết toàn dân tộc Khmer

trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, không phân biệt xu hướng chính trị, quá khứ,

giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo và địa vị xã hội để tập hợp lực lượng phát triển

đất nước, xây dựng một xã hội bình yên, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Campuchia.

Để thực hiện được mục tiêu này, chính phủ đưa ra kế hoạch hành động như sau:

Thứ nhất, thúc đẩy xây dựng và củng cố hòa bình, hòa hợp và hòa giải

dân tộc

Page 79: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     72

Chính phủ luôn kiên định chính sách đại đoàn kết dân tộc để tập hợp lực

lượng toàn dân tộc, các xu thế chính trị cả trong và ngoài nước, hợp thành một khối

để bảo vệ đất nước, bảo vệ thành quả xã hội và xây dựng Vương quốc Campuchia

trở thành một quốc gia độc lập, hoà bình, dân chủ và tiến bộ. Để xây dựng hoà

bình, ổn định hoàn toàn và ổn định lâu dài, Chính phủ hoan nghênh các lực lượng

còn lại của Khmer Đỏ quay về chung sống với xã hội. Tiếp tục thuyết phục và sáp

nhập quân đội và người dân yêu chuộng hoà bình, đưa họ quay trở về với chính

phủ như đã thực hiện ở khu vực Pai Lin, Sòm Lốt, Ma Lai, On Lung Vêng, Presh

Vihear và các vùng khác [19, tr.27]. Chính phủ tiếp tục phối hợp với các tổ chức

quốc tế để tổ chức tiếp đón người dân hồi hương, và sẽ làm tất cả những gì có thể

để ngăn chặn không cho chế độ diệt chủng quay trở lại một lần nữa.

Đồng thời chính phủ hoan nghênh và cho phép cựu lực lượng quân đội

Hoàng gia trở lại biên chế cũ. Với chính sách này, tinh thần Hội nghị thượng đỉnh

ngày 12-13/11/1998, dưới sự chủ trì của Quốc vương N. Sihanouk được ghi rõ

trong tuyên bố chung ngày 13/11/1998 sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc, tổ

công tác điều phối quân sự đã được thành lập với mục tiêu hoàn thành theo chủ

trương của Chính phủ. Vương quốc Campuchia có chủ quyền hoàn toàn, đất nước

Campuchia hoàn toàn thống nhất, không có sự phân chia khu vực ly khai nào cả.

Thứ hai, thực hiện tự do, dân chủ và tôn trọng nhân quyền

Chính phủ luôn kiên định chủ trương củng cố nền dân chủ tự do, đa đảng

và tôn trọng nhân quyền, đó là những điều không thể thiếu và là cơ sở cho sự tồn

tại và phát triển của xã hội Campuchia [83, tr.19]. Với chính sách này, nhà nước

Campuchia phải tiếp tục đẩy mạnh tiến trình dân chủ hoá và tự do hoá trên tất cả

lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế và

đời sống. Chính phủ bảo đảm và bảo vệ nghiêm minh mọi quyền tự do của công

dân như đã ghi rõ trong Hiến pháp, trong tuyên bố của LHQ về nhân quyền, kể

cả Công ước và Hiệp định liên quan đến vấn đề nhân quyền. Kiên quyết ngăn

chặn việc phân biệt sắc tộc vì đây là hành động vi phạm luật pháp và chống lại

việc tôn trọng nhân quyền. Chính phủ tổ chức, xây dựng cơ cấu, phương tiện và

hoạt động, đồng thời hợp tác chặt chẽ với tổ chức nhân quyền và các cơ quan

liên quan khác để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện và việc tôn trọng nhân

quyền nói chung. Thông qua hoạt động này cũng giúp nâng cao quyền tự do của

Page 80: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     73

người dân, mở rộng sự tham gia của người dân trong việc xây dựng xã hội và

đảm bảo công bằng xã hội.

Thứ ba, tự do báo chí, tự do ngôn luận

Chính phủ khuyến khích mạnh mẽ việc thực hiện tự do báo chí, tự do

ngôn luận, tự do hội họp, đó là yếu tố thúc đẩy phát triển tự do ý thức cá nhân và

ý thức chính trị của xã hội. Mọi diễn đàn công cộng được khuyến khích để tập

hợp ý kiến của người dân ở mọi tầng lớp và mọi xu thế chính trị tham gia xây

dựng phát triển xã hội. Đồng thời cần phải tránh sự hiểu lầm giữa tự do và vô

chính phủ, tức là phải thực hiện tự do phù hợp theo Hiến pháp và luật pháp hiện

hành bằng danh dự và phẩm giá, không làm ảnh hưởng đến người khác, đến tập

quán tốt đẹp của xã hội, đến trật tự công cộng và an ninh quốc gia.

Thứ tư, phát huy vai trò của đảng đối lập

Với mục đích tập hợp trí tuệ từ mọi giới, mọi xu thế chính trị để xây dựng

đất nước, Chính phủ ủng hộ việc phát huy vai trò của đảng đối lập trong việc

đóng góp, phê bình mang tính xây dựng, theo dõi, giám sát, giúp định hướng và

hoạt động của Chính phủ trong việc phụng sự dân tộc vì lợi ích của sự ổn định

và phát triển. Đảng đối lập có quyền hoạt động chính trị phù hợp luật pháp hiện

hành, đồng thời hưởng quyền lợi như nhau về quyền tự do, công bằng, an ninh,

việc làm từ phía Chính phủ. Họ phải làm cho nền dân chủ ở Campuchia được

phát triển nhưng không mang tính chống phá. Cả Chính phủ và Đảng đối lập

phải đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu, tạo ra sự ổn định của xã hội và của đời

sống người dân thì chúng ta mới có một lực lượng chính trị vững chắc và sự ổn

định của đất nước. Vai trò và hoạt động của đảng đối lập đã được quy định bằng

pháp luật [19, tr.28].

Thứ năm, khuyến khích sự đóng góp của xã hội dân sự

Chính phủ củng cố chính sách về hợp tác giữa Nhà nước và xã hội dân sự

trên nguyên tắc Nhà nước pháp quyền để củng cố dân chủ, quyền tự do, trật tự

xã hội và bảo vệ luật pháp của Nhà nước. Sẽ không thể thúc đẩy phát triển

Campuchia được nếu như không có sự đồng thuận và xảy ra sự căng thẳng giữa

xã hội dân sự và Nhà nước trị. Xã hội dân sự có vai trò là đối tác rất hữu hiệu

của Chính phủ trong việc xây dựng đất nước. Với quan điểm này chính phủ ủng

hộ và khuyến khích mọi hình thức đối với tổ chức phi chính phủ và các Hội đã

Page 81: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     74

và đang hoạt động phục vụ lợi ích của người dân trên khắp cả nước, tính toán để

có quỹ dự phòng cấp cho tổ chức phi chính phủ triển khai một số dự án của

chính phủ liên quan đến nhân dân tham gia dự án này. Hoan nghênh sự tham gia

của tổ chức phi chính phủ quốc tế trong tiến trình khôi phục và phát triển kinh tế

và việc bảo vệ, hỗ trợ cho việc thực hiện dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Do

đó, cần phải tổ chức và thúc đẩy xây dựng luật tổ chức phi chính phủ và Hội.

Thứ sáu, quản lý bằng luật pháp

Quản lý bằng luật pháp là nguyên tắc nền tảng của nền dân chủ, là cơ sở

tồn tại cho hoạt động của chính phủ và tất cả cơ quan Nhà nước, để đảm bảo

quyền tự do và quyền lợi của công dân, đảm bảo sự công bằng, ấm no hạnh phúc

và sự tồn tại của xã hội. Cần phải thúc đẩy việc xây dựng luật cơ bản và tuyên

truyền luật được đầy đủ, củng cố việc chấp hành luật pháp và tôn trọng luật

pháp. Sự bình đẳng của công dân trước luật pháp được hiểu là không một ai có

thể đứng ngoài luật pháp hoặc trên luật pháp được. Luật ban hành ra phải được

tất cả mọi người trên cả nước thực hiện, đó là sự cần thiết, là lực kéo cho mọi

người cùng đi trên con đường Nhà nước pháp quyền. Không được để một tội

phạm nào đó thoát khỏi sự trừng phạt của luật pháp.

Thứ bảy, thúc đẩy công tác cải cách hệ thống tổ chức xã hội

Hiện nay, việc thúc đẩy cải cách lại các hệ thống tổ chức trong xã hội là

điều hết sức cần thiết. Chính phủ đã và đang thực hiện bốn cải cách có liên quan

với nhau và cùng phục vụ mục tiêu chung đó là: (i) cải cách hành chính, (ii) cải

cách hệ thống tư pháp, (iii) cải cách quân đội - cảnh sát và (iv) cải cách kinh tế.

Tình hình thực tế của Campuchia là không thể bao cấp nổi bộ máy hành

chính với số lượng nhiều như hiện nay được. Vì vậy, Chính phủ đã và đang tiếp

tục cải cách hành chính, cố gắng hoàn thành từng bước phù hợp với phương

hướng và biện pháp cụ thể nhằm xây dựng một nền hành chính minh bạch, độc

lập, đảm bảo sự trung thực trong việc phân cấp và có hiệu quả cho người dân,

đồng thời nâng cao mức sống của công chức Nhà nước. Chương trình này diễn

ra thông qua củng cố việc thực hiện luật về điều lệ công chức dân sự, việc củng

cố nâng cao chất lượng cơ chế, bổ túc và chương trình giải thể, chuyển đổi nghề,

duy trì lợi ích và ổn định cuộc sống của người dân [19, tr.29].

Page 82: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     75

Việc tính toán, xem xét lại số lượng tỉnh - thành, đồng thời trao việc quản

lý tỉnh - thành và một phần vùng tự quản là cần thiết. Song song đó, nghiên cứu

để tổ chức có hiệu quả việc quản lý và quản trị tỉnh - thành, huyện - quận và xã -

phường cũng phải điều chỉnh cho hợp lý và kịp thời theo chủ trương và luật

pháp hiện hành.

Hệ thống tư pháp và toà án cần phải cải cách để củng cố tính độc lập,

công bằng, niềm tin và việc chấp hành luật pháp phải được cải thiện từ trên

xuống dưới. Để đạt được phương hướng này, phải có sự hợp tác giữa Chính phủ,

Quốc hội và các cơ quan có liên quan khác như Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng

thẩm phán và toà án tối cao.

Việc chống tham nhũng, lạm quyền và các hiện tượng tiêu cực phải trở

thành hoạt động thường xuyên của toàn lực lượng nhằm xoá bỏ các rào cản gây

cản trở cho việc nâng cao đời sống của người dân, xây dựng xã hội phát triển

trong sạch, bình đẳng và công bằng vững chắc, không để cho người dân, người

làm ăn hoặc nhà đầu tư nào bị thiệt hại bởi vấn nạn này. Chính phủ coi việc

chống tham nhũng là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Chính phủ tổ chức mọi công việc

phải minh bạch, phải thành lập một cơ quan chống tham nhũng, đồng thời phát

huy ý thức nghề nghiệp của quan chức, sao cho họ giỏi về chuyên môn, chấp

hành nghiêm luật về điều lệ công chức dân sự. Để đảm bảo hiệu quả thực sự của

công tác này thì phải áp dụng một số biện pháp như sau [19, tr.30]: (i) ưu tiên

xây dựng một bộ luật để trừng trị nặng đối với những người có hành vi tham

nhũng ở các cấp; (ii) xây dựng cơ quan có nhiệm vụ theo dõi, giám sát và loại

trừ nạn tham nhũng; (iii) củng cố việc thực thi luật pháp bằng việc theo dõi cuộc

sống và nguồn tài chính của quan chức các cấp; (iv) chú ý kiểm tra sổ sách đăng

ký tài sản của Nhà nước; (v) phát động người dân tham gia tích cực trong phong

trào chống tham nhũng; (vi) nâng lương cho công chức hợp lý phù hợp với tình

hình ngân sách Nhà nước.

Những nội dung trên tạo nên sự ổn định về chính trị, một yếu tố mang

tính quyết định để đưa đất nước Campuchia phát triển toàn diện về mọi mặt.

Công cuộc cải cách cần phải thật sự đi vào chiều sâu trong điều kiện trong nước

và thế giới có nhiều biến đổi, với những thuận lợi và thách thức đang đặt ra, đòi

hỏi chính phủ Hoàng gia Campuchia phải tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, tạo

Page 83: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     76

điều kiện phát triển đất nước một cách bền vững. Đây là cơ sở cốt yếu quyết

định sự thành công của công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc Campuchia.

3.2.1.2. Về an ninh quốc phòng

Xây dựng, củng cố quân đội Hoàng gia Campuchia, quân cảnh và cảnh sát

quốc gia thành lực lượng vũ trang tuyệt đối trung thành với đất nước, tôn trọng

Hiến pháp, có kỷ luật, đạo đức trong sạch, khiêm tốn, thương yêu nhân dân, có

đầy đủ năng lực để làm nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn

lãnh thổ, giữ gìn củng cố hoà bình, ổn định và an ninh trật tự xã hội [69, tr.32].

Phải cố gắng củng cố và xây dựng an ninh, trật tự xã hội tốt, giảm tối thiểu các

loại tội phạm hình sự và tai nạn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc

xây dựng và phát triển đất nước.

Tiếp tục cải cách, xây dựng quân đội trở thành lực lượng vũ trang chính

quy, có số lượng phù hợp, có lương và chế độ hợp lý, có đầy đủ năng lực để

hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ đất nước và tham gia vào công cuộc xây dựng phát

triển đất nước và giúp đỡ nhân dân khi gặp thiên tai. Quan tâm thực hiện chính

sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và cựu chiến binh. Tiết kiệm chi tiêu

trong lĩnh vực quốc phòng với mức hợp lý để tăng cường chi cho lĩnh vực xã

hội. Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn của lực lượng cảnh sát, quân cảnh

và củng cố tinh thần trách nhiệm trong việc thực thi luật pháp phù hợp với chức

năng nhiệm vụ của mình [21, tr.20].

Thực hiện các biện pháp chặt chẽ để ngăn chặn và loại trừ hoạt động cướp

có vũ trang, bắt người tống tiền, mua bán ma tuý, ăn cắp cổ vật, cờ bạc trái phép,

rửa tiền, mại dâm, mại dâm trẻ em, đồng thời cố gắng bảo vệ tính mạng và tài

sản của mọi người, bảo vệ an ninh an toàn cho chính trị gia, nhà ngoại giao, nhà

đầu tư, du khách và chuyên gia đến Campuchia. Tăng cường hợp tác quốc tế để

chống khủng bố và mua bán ma tuý. Luật và một số tiêu chuẩn phải được xây

dựng để tạo sức mạnh cho việc thực thi biện pháp trên. Giám sát, quản lý tốt vũ

khí, đạn dược, xoá bỏ việc mua bán vũ khí ở chợ đen, tịch thu vũ khí, chất nổ, và

tiến hành huỷ bỏ vũ khí, chất nổ không cần thiết trong việc tổ chức lực lượng

dân quân để tham gia bảo vệ nhân dân, bảo vệ địa phương mình và giải tán thu

hồi vũ khí của dân quân ở địa phương để đảm bảo tính ổn định và an toàn xã

hội. Bộ Quốc phòng phải có chương trình thực hiện cụ thể các công tác trên.

Page 84: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     77

Đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng trong mọi tình huống có ý nghĩa

vô cùng quan trọng đối với công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia. Tập

trung ngăn chặn mọi hành động ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và trật tự xã hội,

bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tiếp tục giải quyết vấn đề biên giới

lãnh thổ với các nước láng giềng thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình

trên cơ sở Hiến pháp, luật pháp Campuchia và luật pháp quốc tế, xây dựng tuyến

biên giới rõ ràng, ổn định, hữu nghị và hợp tác phát triển sẽ góp phần tích cực vào

việc củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia [23, tr.5].

Nói chung, an ninh quốc phòng là lĩnh vực đặc biệt quan trọng. Qua bài

học lịch sử, chính phủ Hoàng gia đã kế thừa, phát huy khả năng nhận thức và

tăng cường kỹ năng chuyên môn, trên cơ sở phân tích khoa học, lôgíc, cụ thể

những đặc điểm của tình hình thế giới, của thực tiễn và yêu cầu, nhiệm vụ cách

mạng của Campuchia. Từ đó, chính phủ Hoàng gia Campuchia đã tổng kết và

xác định những quan điểm chỉ đạo sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, giữ

vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội như đã nêu. Những quan điểm này

có giá trị lớn trong việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn tổ chức, hướng tới xây dựng,

quản lý hiệu quả nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trong sự nghiệp

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Campuchia hiện nay.

3.2.1.3. Về đối ngoại

Nguyên tắc hoạt động đối ngoại của Campuchia là trung lập và không

liên kết, quan hệ hoà bình, hữu nghị, hợp tác tốt với các nước láng giềng, các

nước trong khu vực và trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, hai bên

cùng có lợi dựa trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn

lãnh thổ và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, kiên quyết bảo vệ

độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Vương quốc Campuchia như đã ghi trong

điều 2 của Hiến pháp. Từ đó chính phủ định hướng mở rộng quan hệ đối ngoại

dựa trên 3 hướng [19, tr.31]:

Một là, quan hệ song phương với các nước láng giềng dựa trên nguyên tắc

cơ bản trên và đặc biệt xây dựng quan hệ hữu nghị và hợp tác thân thiện. Giải

quyết các tranh chấp bằng con đường đàm phán hoà bình, tuyệt đối tránh giải

quyết bằng vũ lực.

Page 85: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     78

Hai là, quan hệ song phương và đa phương với các nước trong khu vực,

đặc biệt là hiệp hội ASEAN để góp phần biến khu vực Đông Nam Á thành khu

vực hoà bình, ổn định, tự do, trung lập, hợp tác và phát triển. Mặc dù Campuchia

gia nhập ASEAN nhưng Campuchia vẫn duy trì các nguyên tắc trong quan hệ

song phương như đã nêu ở trên với cương vị là nước láng giềng nằm trong khu

vực. Đối với ASEAN, Campuchia phải cố gắng trở thành thành viên tích cực,

bình đẳng, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của ASEAN đã ghi trong các hiệp

ước mà Campuchia đã ký kết.

Ba là, mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, tôn trọng 5 nguyên tắc

của Phong trào không liên kết (Campuchia cũng là thành viên của tổ chức này)

và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Tăng cường quan hệ ngoại giao, mở

thêm Đại sứ quán ở các nước theo khả năng kinh tế và nguồn nhân lực phục vụ

cho lợi ích chính trị, kinh tế, văn hoá của nhân dân Campuchia. Chính phủ

Campuchia nỗ lực mạnh mẽ vì lợi ích cao cả của dân tộc và tôn trọng lợi ích

chung của nhân loại nhằm biến Vương quốc Campuchia trở thành một thành

viên tích cực và có trách nhiệm của LHQ và các tổ chức quốc tế khác mà

Campuchia đã ký kết tham gia. Giải quyết vấn đề nhập cư bất hợp pháp, thực

hiện chặt chẽ và đúng theo luật pháp hiện hành, dựa trên điều kiện lịch sử chính

trị, quan điểm về nhân quyền và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Từ 3 định hướng trên, hoạt động đối ngoại gần 20 năm qua của Campuchia

được triển khai cụ thể như sau:

(i) Với các nước láng giềng: Trước yêu cầu của sự nghiệp tái thiết, phát

triển đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc, chính phủ đã xác định trọng tâm chính

sách đối ngoại của Campuchia là các nước láng giềng, các nước trong khu vực và

các nước lớn. Trong đó, đặc biệt chú trọng với các nước tiếp giáp trực tiếp với

Campuchia (Việt Nam, Lào và Thái Lan) - những nước có vị trí rất quan trọng đối

với hoà bình, an ninh và phát triển của Campuchia. Những thành tựu đạt được

trong chính sách và quan hệ với các nước láng giềng đã đóng góp tích cực vào

quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của Campuchia với khu vực và thế giới,

củng cố thế và lực của Campuchia trên trường quốc tế. Và quan trọng hơn, điều

đó đã góp phần tạo lập, giữ vững môi trường khu vực và quốc tế hòa bình, thuận

lợi cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Page 86: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     79

- Quan hệ Campuchia - Việt Nam: Từ năm 1993 đến nay hai bên đã trao

đổi nhiều chuyến thăm cấp cao và nhất trí phát triển quan hệ hai nước trong thời

kỳ mới theo phương châm "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác

toàn diện, ổn định lâu dài". Hơn 10 năm qua quan hệ hai nước không ngừng

được củng cố và phát triển trên tất cả các lĩnh vực chính trị - văn hóa, kinh tế -

thương mại và an ninh quốc phòng, thể hiện sự thay đổi về chất, mang tính chiến

lược. Quan hệ chính trị đi trước mở đường cho quan hệ kinh tế - thương mại, an

ninh quốc phòng phát triển đã tạo tiền đề cho việc tăng cường hợp tác chính trị

sâu rộng ở tất cả các cấp. Những năm gần đây, quan hệ thương mại, đầu tư giữa

Campuchia và Việt Nam phát triển mạnh với tổng kim ngạch buôn bán hai chiều

tăng trung bình trên 30%/năm, nếu năm 1998 kim ngạch buôn bán hai chiều chỉ

đạt 117 triệu USD, năm 2013 con số này đã tăng lên 3,43 tỷ USD 169.

- Quan hệ Campuchia - Lào: Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, quan

hệ ngoại giao Campuchia - Lào được thiết lập ngày 15/6/1956, thể hiện rõ tính

chất đặc biệt trong hợp tác đấu tranh vì sự ổn định và hòa bình chung của ba dân

tộc anh em. Từ sau năm 1991, quan hệ này được điều chỉnh và đổi mới theo

hướng mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác, kết hợp ngoại giao chính trị với

ngoại giao kinh tế theo phương châm: hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết, hữu

nghị truyền thống, ổn định lâu dài. Sự hợp tác giữa hai nước đã nhiều lần làm

thất bại mọi âm mưu phá hoại, chia rẽ tình đoàn kết giữa hai nước. Hai bên đã

ký kết các hiệp định hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên,

quan hệ thương mại hai chiều vẫn còn rất khiêm tốn, năm 2013 chỉ đạt gần 4

triệu USD (buôn bán hai nước vẫn phổ biến là mậu dịch biên giới do nhân dân

vùng giáp biên giới hai nước đảm nhiệm) 169.

- Quan hệ Campuchia - Thái Lan: Quan hệ ngoại giao Campuchia - Thái

Lan được thiết lập khá sớm (ngày 19/12/1950), nhưng do nhiều nguyên nhân

bên trong và bên ngoài, cộng với những khác biệt về mô hình phát triển đất

nước, quan hệ hai nước có nhiều năm phát triển không bình thường. Những

xung đột biên giới và thái độ dung dưỡng của chủ nghĩa dân tộc Thái Lan đã

nhiều lần đe dọa nghiêm trọng đến nền độc lập của Campuchia, bất chấp cả tình

hữu nghị và các Hiệp định đã được ký kết giữa hai quốc gia. Song bằng đường

lối đối ngoại hòa bình, với phương châm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”, Campuchia

Page 87: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     80

từng bước làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch, các tư tưởng hẹp hòi

dân tộc của các phe phái Thái Lan, giữ vững chủ quyền quốc gia (điển hình là sự

kiện xung đột Đền Preah Vihear). Từ tình trạng cô lập, đối đầu nhau với những

căng thẳng leo thang đe dọa nền hòa bình hai nước, bằng các hoạt động ngoại

giao mềm dẻo, linh hoạt, quan hệ đối ngoại của Campuchia với Thái Lan đã đạt

được thế cân bằng trong tương quan với các nước trong khu vực. Quan hệ

thương mại hai chiều giữa hai nước năm 2013 đạt hơn 4,5 tỷ USD 175. Đây là

những nhân tố đảm bảo sự hợp tác lâu dài và vô cùng cần thiết trong quá trình

củng cố nền độc lập của Vương quốc Campuchia.

Từ thực tiễn vận động của các mối quan hệ giữa Campuchia với các nước

láng giềng có chung biên giới, có thể thấy, từ năm 1993 đến nay chính phủ

Hoàng gia luôn đặt ưu tiên hàng đầu cho quan hệ với các nước này, kiên trì mục

tiêu đưa các mối quan hệ song phương đi vào chiều sâu, ổn định và bền vững,

nhằm phục vụ công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ.

(ii) Với các nước trong khu vực Đông Nam Á: Campuchia và các nước

ASEAN là những nước có quan hệ hữu nghị truyền thống gắn bó lâu đời. Chính

phủ Hoàng gia Campuchia nhận thức một cách sâu sắc rằng, để đảm bảo nền

độc lập dân tộc của Campuchia cần có môi trường quốc tế hòa bình để xây dựng

và phát triển đất nước, mà trước tiên phải xây dựng được mối quan hệ hữu nghị

với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Do vậy, Campuchia ngày càng chủ

động đổi mới hoạt động đối ngoại. Kế hoạch khôi phục kinh tế - xã hội 1994 -

1995 được Quốc hội thông qua ngày 16/5/1994 đã nhấn mạnh: “Sự hợp tác kinh

tế với các nước trên thế giới, đặc biệt với các nước trong khu vực là mục tiêu

quan trọng nhất trong các mục tiêu chung phát triển kinh tế - xã hội… Đây không

phải là chiến lược mang tính ngẫu nhiên mà là quyết định dựa trên xu hướng của

thế giới, dựa trên kinh nghiệm phát triển của 5 con rồng châu Á và kinh nghiệm

phát triển của ASEAN, và một phần nữa dựa vào vị trí thuận lợi của đất nước.

Campuchia nằm cạnh trung tâm khu vực Đông Nam Á, một khu vực có sự phát

triển năng động nhất...” 130, tr. 239. Ông Keat Chunn, nguyên Bộ Trưởng Bộ

Tài chính Campuchia đã khẳng định rằng: “Trong khuôn khổ hội nhập kinh tế, gia

nhập ASEAN là một trong những ưu tiên cao nhất của Campuchia” 59, tr. 11.

Page 88: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     81

Sự cải thiện quan hệ với các nước ASEAN, tiến tới gia nhập ASEAN

ngày 30/4/1999 là một quá trình Campuchia xử lý hàng loạt vấn đề đối nội và

đối ngoại phức tạp. Từ khi gia nhập ASEAN đến nay, Campuchia chủ động phát

triển quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực với các nước trong Hiệp hội trên cả

bình diện song phương lẫn đa phương. Thành tựu đạt được trong quá trình tham

gia ASEAN không chỉ giúp Campuchia tạo lập, củng cố môi trường hòa bình

xung quanh đất nước, đáp ứng yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập

quốc tế thành công, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để Campuchia đảm bảo nền

độc lập dân tộc - một trong những lợi ích chiến lược thiết yếu. Campuchia nâng

cao được nội lực phục vụ sự nghiệp cải cách, phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước một phần quan trọng là nhờ tranh thủ được các nguồn lực trong khu vực,

khai thác lợi thế của ASEAN. Sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với

ASEAN đồng thời cũng góp phần cải thiện rõ rệt vị thế trong quan hệ của

Campuchia với các nước lớn. Nói cách khác, nếu không là thành viên ASEAN,

quan hệ của Campuchia với các nước lớn khó có thể phát triển như thực tế diễn

ra và chưa chắc Campuchia đã bảo vệ được nền độc lập non trẻ của mình. Gia

nhập ASEAN cũng góp phần nâng cao vị thế của Campuchia ở khu vực và trên

trường quốc tế. Đó trước hết là do Campuchia tham gia ngày càng chủ động,

tích cực và đầy đủ vào mọi hoạt động của Hiệp hội, có nhiều đóng góp đối với

sự phát triển các lĩnh vực hợp tác chính của ASEAN, góp phần tạo dựng nền

tảng vững chắc để ASEAN đi đến quyết định lịch sử là tăng cường liên kết, tiến

tới xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Campuchia tiếp tục

khẳng định, ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc duy trì môi

trường hòa bình, an ninh và hợp tác phát triển ở khu vực, từ đó tạo điều kiện

thuận lợi cho việc bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia. Hơn nữa,

thông qua ASEAN, Campuchia có thể tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế,

đặc biệt là hội nhập quốc tế một cách sâu rộng hơn.

(iii) Với các nước lớn và các tổ chức quốc tế khác: Nói chung, mối quan

hệ giữa Campuchia với các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và

EU đã đem lại những tác động đa chiều. Một mặt, quan hệ với các nước lớn làm

cho nền kinh tế Campuchia phát triển và góp phần nâng cao vị thế của

Campuchia trên trường quốc tế. Bắt tay hợp tác với các nước trên, Campuchia

Page 89: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     82

chứng tỏ được bản lĩnh và nội lực của quốc gia dân tộc, phù hợp với xu thế quốc

tế hóa, khu vực hóa và chính sách đa phương trong quan hệ quốc tế hiện nay.

Tuy nhiên thách thức cũng không hề nhỏ: đây là mối quan hệ giữa những cường

quốc phát triển với một quốc gia nhỏ đang phát triển, nên cái giá phải trả cũng

cần được tính đến. Sự ràng buộc và phụ thuộc về mặt kinh tế lẫn chính trị của

Campuchia vào Mỹ, Trung Quốc,... là quá rõ ràng, những động thái đối ngoại

của chính quyền Phnom Penh đều luôn phải xem xét động thái từ các nước đó.

Nếu mối quan hệ thực sự tốt đẹp thì cái lợi là rất lớn, nhưng nếu ngược lại thì

cũng khó lường. Trong khi đó, tham vọng và sự tranh giành ảnh hưởng tại khu

vực này giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng quyết liệt. Vì vậy, Campuchia luôn

khó xử trong tình thế phải làm thế nào cân bằng được giữa các nước, không làm

mất lòng ai mà cũng không quá phụ thuộc vào ai.

Campuchia cũng tham gia tích cực trên mọi phương diện quan hệ với các

nước và các tổ chức khác, hưởng ứng các sáng kiến hợp tác với các nước tiểu

vùng, khu vực, liên khu vực và thế giới. Campuchia cũng đã là thành viên của

Liên hợp quốc, ASEM, WTO, WB, IMF,.. Sự hội nhập của Campuchia vào khu

vực và thế giới đã tạo một môi trường phù hợp để phát triển nông nghiệp, du

lịch và công nghiệp, đặc biệt là ngành may mặc và tạo điều kiện cho người nông

dân xuất khẩu sản phẩm ra các thị trường khu vực và thế giới. Hơn nữa,

Campuchia là thành viên của WTO nên đã và đang nhanh chóng cải cách bên

trong, và ban hành các luật lệ, đảm bảo việc thực thi hiệu quả phù hợp với yêu

cầu của WTO nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế xã

hội. Với tinh thần này chính phủ cũng ưu tiên việc đưa Campuchia hội nhập sâu

hơn nữa vào khu vực và cộng đồng quốc tế, đẩy nhanh tiến trình để Campuchia

trở thành thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

(APEC) 20, tr. 23.

Như vậy, chính phủ Hoàng gia Campuchia đã tiến thêm một bước trong tư

duy đối ngoại cũng như quá trình hoạch định chính sách đối ngoại. Việc chính

phủ ngày càng hoàn thiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương

hóa hoạt động đối ngoại, xác lập vị thế của đất nước, trong khu vực và trên

trường quốc tế, sẽ đem lại những thành công, thắng lợi của sự nghiệp cải cách

nước nhà, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc của đất nước.

Page 90: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     83

3.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế

Cùng với những thay đổi quan trọng về chính trị, đối ngoại, chính phủ

Hoàng gia cũng có những cải cách cơ bản trong cơ chế quản lý cũng như chiến

lược phát triển kinh tế. Đó là xây dựng nền kinh tế thị trường tự do theo hướng

mở, với mục tiêu chuyển đổi vai trò của Nhà nước từ kiểm soát và can thiệp là

chính sang làm nhiệm vụ điều tiết, tạo điều kiện hỗ trợ và từng bước thực hiện

quá trình tư nhân hóa. Để thực hiện mục tiêu này, chính phủ duy trì sự ổn định

kinh tế vĩ mô thông qua tăng trưởng kinh tế liên tục, sử dụng có hiệu quả điều

kiện ưu đãi bên ngoài và yếu tố lợi thế bên trong, phát triển nguồn nhân lực và

quản lý sử dụng nguồn lợi từ thiên nhiên một cách bền vững, hướng tới mục

đích xóa đói giảm nghèo gắn với công bằng xã hội thông qua tổ chức, hoạt động

kinh tế ngày càng tốt hơn và ổn định hơn, có hệ thống luật pháp và quy định rõ

ràng, đây là chính sách trụ cột để Campuchia phát triển kinh tế, góp phần ổn

định xã hội phục vụ mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Campuchia. Tuy

nhiên, do hoàn cảnh đặc thù về tình hình chính trị - xã hội, để tạo điều kiện cho

phát triển kinh tế, chính phủ ưu tiên phát triển lĩnh vực nông nghiệp, hạ tầng cơ

sở, điện và đào tạo nguồn nhân lực, đây là những lĩnh vực cơ bản đảm bảo toàn

bộ cho sự phát triển và phù hợp với tình hình thực tế tại Campuchia [19, tr.33].

Trong đó, đẩy mạnh phát triển kinh tế tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu trong

hai giai đoạn như sau:

3.2.2.1. Giai đoạn 1993-2003: Tái thiết và cơ cấu lại nền kinh tế

Thứ nhất, thực hiện một số chính sách kích thích kinh tế

Về thương mại: Tiếp tục tự do hóa thương mại, có sự hướng dẫn định

hướng cho các thành phần kinh tế trong lĩnh vực thương mại vận hành theo

phương hướng, chính sách và luật pháp nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho

việc lưu thông hàng hóa được tự do trên khắp đất nước để điều chỉnh số lượng

và giá hàng hóa từ vùng này đến vùng khác và đẩy mạnh sản xuất hàng hóa ngày

càng nhiều hơn. Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế để gắn kết thị trường

trong nước và thị trường nước ngoài. Đẩy mạnh việc hội nhập thương mại cả

trong khu vực và trên thế giới.

Về chính sách đầu tư: Chính phủ thúc đẩy đầu tư trong nước và nước ngoài

theo chủ trương và khuyến khích được ghi trong các quy định của luật đầu tư của

Page 91: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     84

Vương quốc Campuchia. Tăng cường hợp tác với các nước và các cơ quan quốc

tế nhằm thu hút nhiều đầu tư, viện trợ phát triển, cấp hệ thống ưu đãi thương mại

của nước phát triển và mở rộng thị trường. Để tăng cường môi trường tốt cho đầu

tư chính phủ bảo đảm ổn định chính trị xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô, bổ sung

luật đầu tư về khuôn khổ pháp luật cho đầu tư. Cải tiến và củng cố cơ quan chịu

trách nhiệm công tác đầu tư, đặc biệt là trình tự thủ tục nhằm kiên quyết ngăn

chặn việc lợi dụng trục lợi cho cá nhân từ hoạt động đầu tư trái phép.

Về chính sách kinh tế đối ngoại

Kinh tế đối ngoại tuân thủ theo chính sách tự do hóa thương mại quốc tế và

hội nhập kinh tế của đất nước vào kinh tế thế giới. Thông qua đó Campuchia

chuẩn bị tư thế để tạo dựng cơ hội nhằm thu được lợi ích kinh tế cũng như đối

mặt với tiến trình quốc tế hóa kinh tế cả trong khu vực cũng như trên thế giới. Có

nhiều yếu tố bên ngoài tác động tích cực đối với kinh tế đất nước, như sự vận

dụng tự do hàng hóa, dịch vụ và tài chính nhằm thúc đẩy dòng vốn đầu tư, công

nghệ và kinh nghiệm từ nước ngoài vào trong nước, thông qua đó sản xuất, việc

làm và thu nhập trong nước tăng lên, đồng thời năng suất, lợi thế so sánh và năng

lực cạnh tranh của kinh tế Campuchia trên thị trường quốc tế được nâng lên thông

qua việc thực hiện quy mô sản xuất, giảm giá thành sản xuất và sự chuyên môn

hóa sản xuất dựa vào nguồn tài nguyên có sẵn trong nước.

Tuy nhiên, Campuchia đã đối mặt với sản phẩm hoàn chỉnh từ nước ngoài

đổ vào ồ ạt làm cho lực lượng thủ công nghiệp và công nghiệp còn non trẻ trong

nước gặp khó khăn. Sức ép từ tiến trình hội nhập kinh tế trong khu vực khi

Campuchia là trong thành viên ASEAN và thành viên WTO đã phần nào tạo

thêm gánh nặng ngân sách quốc gia qua việc nguồn thu từ thuế và phí hàng hóa

nhập khẩu giảm và qua các khoản chi khác liên quan đến tư cách thành viên của

tổ chức này. Những diễn biến này làm chuyển biến cơ cấu kinh tế Campuchia,

buộc chính phủ phải có sự điều chỉnh chính sách kinh tế linh hoạt hơn phù hợp

với tình hình mới. Chính phủ tiếp tục chỉnh sửa cơ cấu luật pháp, thủ tục pháp lý

và cơ quan có liên quan để đáp ứng các điều kiện phù hợp với tiêu chuẩn mới

mà hiện nay trong khu vực và trên thế giới đang thực hiện.

Chính sách tài chính và tiền tệ

Page 92: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     85

Chính phủ thực hiện chính sách tài chính và tiền tệ ngày càng có hiệu quả

hơn. Hệ thống thuế quan đang xây dựng theo hướng hiện đại (nhưng đáng tiếc

chưa được áp dụng một cách chặt chẽ). Ngân sách nhà nước có chức năng trợ

cấp, tập hợp và phân chia nguồn lợi xã hội, là công cụ quan trọng trong việc

chấp hành chính sách kinh tế và xã hội của chính phủ. Vì vậy, việc giám sát chi

ngân sách để dịch vụ công và các dự án đầu tư công được công khai và có tính

tiết kiệm, có sự cân nhắc và hiệu quả kinh tế cao. Chính phủ chuyển đổi việc ưu

tiên sử dụng ngân sách nhà nước sang phục vụ lĩnh vực hỗ trợ sản xuất và ưu đãi

cho lĩnh vực đầu tư tư nhân, xã hội và y tế.

Tư cách thành viên của Campuchia trong ASEAN tác động mạnh đến sự

chuyển biến cơ cấu nguồn thu ngân sách quốc gia. Nguồn thu thuế quan từ hoạt

động xuất nhập khẩu giảm sút. Do đó chính phủ đã cố gắng giảm bớt các thủ tục

hành chính rườm rà, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư để

đạt được thặng dư ngân sách, lấy nguồn tài chính ưu đãi trong nước phục vụ cho

đầu tư công, can thiệp kinh tế và tăng lương cho công chức nhà nước. Để đạt

được hiệu quả cao trong việc quản lý ngân sách và thuế quan, chính phủ thực

hiện các biện pháp cấp bách sau:

(i) Triển khai mọi biện pháp để xóa bỏ nạn buôn lậu dưới mọi hình thức.

(ii) Nghiêm cấm việc tổ chức trạm thu tiền bất hợp pháp.

(iii) Chấm dứt việc miễn thuế ngoài khuôn khổ luật đầu tư, luật thuế quan

và luật quản lý tài chính hàng năm.

(iv) Bộ Kinh tế và Tài chính giám sát và thực hiện kiểm tra các mặt hàng

quan trọng trước khi đóng gói để đảm bảo việc quản lý có hiệu quả, việc đóng

thuế đúng. Tuy nhiên vẫn duy trì hiệu quả dịch vụ nhanh.

(v) Thực hành tiết kiệm chi, đặc biệt chi không cần thiết, tất cả tiền có từ

tư nhân hóa phải sử dụng vào đầu tư công, lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc tiền đối

ứng của quỹ tín dụng, vay của cơ quan tài chính chỉ dành cho các dự án hạ tầng,

không cho phép sử dụng tiền này ngoài các đối tượng trên. Chính phủ siết chặt

chính sách kỷ luật và trừng trị đối với hành vi ăn cắp, chuyển tiền công và tham

nhũng khác.

Để duy trì sức mua của đồng tiền Riel, và ổn định tỷ giá hối đoái đồng

Riel chính phủ chủ trương giữ tốc độ tỷ lệ tăng trưởng của việc chi ngân sách

Page 93: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     86

quốc gia không cho nhanh hơn tăng trưởng kinh tế, xác định tỷ lệ tiền dự trữ của

ngân hàng cho phù hợp, thực hiện chính sách lãi suất hợp lý và sự can thiệp của

ngân hàng quốc gia theo kịp tình hình cấp bách của thị trường tiền tệ trong nước.

Sự nỗ lực của chính phủ là để cắt giảm sự mất cân bằng kinh tế đang gặp

nhiều khó khăn, nguồn tài chính có hạn, buộc chính phủ xác định thứ tự ưu tiên

sử dụng vốn và thời gian thực hiện biện pháp kinh tế, tuy nhiên việc hoàn thành

thắng lợi mục tiêu kinh tế đòi hỏi có sự tập trung, đồng bộ của các chính sách

kinh tế khác nhau, trong khi đó việc khủng hoảng tài chính kéo dài và suy thoái

kinh tế trong khu vực đã tác động tiêu cực đến dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài

và tăng trưởng kinh tế trong nước. Chính phủ đã cố gắng khắc phục những trở

ngại đó để hoàn thành mục tiêu kinh tế và công việc này đòi hỏi có sự tham gia

của các tầng lớp trong nước và quốc tế trong tiến trình phát triển kinh tế quốc

gia, đồng thời buộc phải có sự củng cố năng lực và tinh thần công tác, đạo đức

và nghĩa vụ xã hội của công chức nhà nước.

Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng

Về phát triển nguồn nhân lực: Chính phủ đứng trên quan điểm cho rằng

nhân tố hàng đầu cho sự phát triển kinh tế là phải có nguồn nhân lực tốt, qua đó

xây dựng nguồn nhân lực có đầy đủ sức khoẻ, có tri thức và văn hoá cao, có

phẩm chất đạo đức tốt và trong sạch, có tinh thần trách nhiệm, có tham vọng

mãnh liệt trong công việc để gặt hái thành tích của mình, giải phóng bản thân

khỏi sự nghèo khổ, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Trên tinh thần

này, việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển dịch vụ y tế công

và đảm bảo an ninh lương thực cho mọi người dân là nhiệm vụ quan trọng. Song

song với việc cải thiện và phổ cập hoá giáo dục kiến thức chung, chính phủ đã

xác định ưu tiên đầu tư lĩnh vực đào tạo nghề và đại học, tập trung định hướng

chuyên môn kỹ thuật và quản lý phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường lao

động ở Campuchia, cải tiến chất lượng chương trình đào tạo gắn với thực hành

và hoạt động sản xuất để cung cấp kỹ năng, tinh thần kinh doanh và năng lực

tiếp thu cái mới của người học, biết tự tạo ra việc làm cho mình, có thể xúc tiến

tổ chức kinh doanh, lập trang trại hoặc tự lập công ty… Qua đó cũng tạo ra

nhiều việc làm cho người dân. Chính phủ đã và đang tăng cường chi thêm ngân

sách cho lĩnh vực này, đồng thời khuyến khích đào tạo nghề trong và ngoài hệ

Page 94: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     87

thống của lĩnh vực tư nhân và tổ chức phi chính phủ. Chính phủ đã phối hợp với

Phòng thương mại và các hội ngành nghề khác để thành lập Trung tâm chuyển

giao công nghệ và kiến thức từ nước ngoài, Trung tâm tư vấn kinh doanh, Trung

tâm cung cấp thông tin thị trường, Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng...

Về cơ sở hạ tầng: Việc thiếu thốn cơ sở hạ tầng quốc gia vừa là hậu quả

và vừa là nguyên nhân của nền kinh tế lạc hậu ở Campuchia. Nhiệm vụ của

Chính phủ là tiếp tục khôi phục và xây dựng lĩnh vực giao thông vận tải, phát

huy năng lực cung cấp điện và nước, đồng thời cải tạo mạng lưới thủy lợi trở

thành một hệ thống hạ tầng cơ sở hữu hiệu để đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng dịch

vụ một cách đầy đủ. Việc khôi phục và xây dựng hạ tầng cơ sở đòi hỏi phải

được thực hiện tiếp tục đối với các dự án ưu tiên được ghi trong chương trình

đầu tư công, đồng thời phải có sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong

việc tài trợ vốn dự án và Quỹ tài trợ kỹ thuật khác. Chính phủ mở rộng cho tư

nhân đầu tư trong lĩnh vực giao thông vận tải, viễn thông và cung cấp điện năng.

Song song đó, với nguồn tài chính hạn hẹp của mình, chính phủ ưu tiên

hàng đầu đối với lĩnh vực kỹ thuật sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là xây dựng

hạ tầng nông thôn, sử dụng nguồn nguyên liệu và kỹ thuật trong nước, tạo việc

làm, hỗ trợ cho ngành thủ công ở nông thôn phát triển. Trong thực hiện dự án

phải có sự gắn kết với việc sử dụng và phát triển năng lực của nhân viên, công

chức, công nhân và doanh nghiệp trong nước.

Thứ ba, phát triển lĩnh vực có lợi thế sẵn có của Campuchia

Về nông nghiệp: Trong cơ cấu của nền kinh tế Campuchia, nông nghiệp là

chủ đạo. Căn cứ theo tình hình thực tế hiện nay về nguồn tài nguyên và trình độ

kỹ thuật trong nước, việc phát triển lĩnh vực nông nghiệp là ưu tiên hàng đầu của

chính sách phát triển của chính phủ để đảm bảo an ninh lương thực, để thúc đẩy

sự phát triển các lĩnh vực khác, đặc biệt là cung cấp nguyên liệu cho công

nghiệp chế biến đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu và để tạo việc làm cho người dân

Campuchia hiện đang tăng dân số rất nhanh. Tuy nhiên, nông nghiệp Campuchia

vẫn còn là nông nghiệp lạc hậu, hầu như dựa hoàn toàn vào yếu tố thời tiết. Vì

vậy, Chính phủ tiếp tục nỗ lực thực hiện chính sách thủy lợi thông qua việc bảo

dưỡng, khôi phục và xây dựng hệ thống kênh mương, thủy lợi và đập nước, xây

dựng thêm trạm bơm nước và tổ chức lãnh đạo nông dân cải tiến hệ thống tưới

Page 95: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     88

tiêu quy mô nhỏ để quản lý tốt nguồn nước. Để đạt được mục tiêu này phải cải

tiến cơ cấu và trang bị phương tiện kỹ thuật cho ngành liên quan để đảm bảo

hiệu quả trong việc giải quyết nước phục vụ cho phát triển nông nghiệp. Chính

sách nông nghiệp của Chính phủ đã tập trung vào việc mở rộng diện tích đất

trồng trọt thông qua việc rà phá mìn, mở rộng khu phát triển mới, củng cố việc

thực thi và xây dựng luật mới về sở hữu đất đai để đảm bảo an toàn sở hữu đất

đai, nhà cửa, ruộng vườn và đất tô nhượng là phương tiện thúc đẩy sự phát triển

tư nhân và chương trình đầu tư đứng trên quan điểm có lợi cho xã hội, tăng

cường nguồn tài chính và bảo vệ môi trường.

Chính phủ củng cố việc thực hiện chính sách rừng và luật quản lý rừng để

đảm bảo việc sử dụng nguồn tài nguyên rừng có sự cân nhắc, duy trì sự cân đối

giữa chặt rừng, trồng rừng và sự phát triển rừng, nghiêm cấm việc chặt phá rừng

trái phép; thúc đẩy việc tổ chức cho người dân trồng cây phát triển nhanh và cho

năng suất cao để làm củi và than. Để bảo vệ rừng tồn tại lâu dài và vừa giữ được

môi trường, chính phủ đã thực hiện nghiêm các biện pháp:

(i) Chấm dứt việc cấp phép đầu tư trong lĩnh vực chế biến gỗ.

(ii) Tiến hành kiểm tra lại tất cả các hợp đồng, nếu không thực hiện được

thì thu hồi, sau khi xóa bỏ hợp đồng không được giao cho công ty nào khác mà

phải giữ lại bảo tồn hoặc làm nơi cư trú của động vật hoang dã hoặc làm vườn

quốc gia dưới sự quản lý nghiêm ngặt của Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp, Bộ

Môi trường và chính quyền địa phương.

(iii) Đối với đất rừng tô nhượng đã thực hiện theo hợp đồng phải thúc đẩy

trang bị thêm phương tiện chế biến hiện đại để nâng giá gỗ và tạo việc làm cho

người dân, đồng thời buộc các công ty phải chấp hành nghiêm việc khai thác gỗ

theo kế hoạch và tiêu chuẩn kỹ thuật, cũng như trồng lại cây trong khu vực khai thác.

(iv) Xem xét lại dự thảo luật về quản lý rừng và xây dựng bộ luật quản lý

khai thác rừng trái phép hoặc xuất khẩu gỗ trái phép.

Về công nghiệp, thủ công nghiệp: Chính sách của chính phủ cụ thể là phát

triển xí nghiệp và nhà máy chế biến theo hướng xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ

ngành thủ công và công nghiệp nhỏ sản xuất mặt hàng thực phẩm phục vụ nhu

cầu trong nước. Có chủ trương khuyến khích công nghiệp quy mô vừa và ngành

thủ công chủ yếu. Chính phủ tập trung ưu tiên chiến lược sản xuất hàng xuất khẩu

Page 96: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     89

có năng lực cạnh tranh quốc tế, hạn chế nhập khẩu mặt hàng trong nước sản xuất

được, bởi vì dân số Campuchia ít và phần lớn là người nghèo, thị trường nội địa

hẹp, trình độ kỹ thuật và khoa học còn thấp, v.v... không đầu tư nhà máy sản

xuất quy mô lớn, vì việc tự do hóa thương mại quốc tế đã làm cho sản phẩm

công nghiệp trong nước khó cạnh tranh về giá, chất lượng và mẫu mã hàng hóa

nước ngoài. Những yếu tố thực tế này buộc chính phủ giữ một chính sách kinh

tế mềm dẻo và ưu đãi đã được phản ảnh rõ trong luật đầu tư và luật thuế quan để

thu hút đầu tư vốn nước ngoài tham gia phát triển lĩnh vực công nghiệp ở

Campuchia. Đây là phương tiện quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu, chuyển giao

công nghệ, tăng việc làm và thu nhập. Khuyến khích đặc biệt đối với công

nghiệp chế biến và xí nghiệp có thế mạnh của Campuchia để cạnh tranh với thị

trường quốc tế, như sử dụng kỹ thuật nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu và

sản phẩm bán thành phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp.v.v… Cố gắng hỗ trợ

cho lĩnh vực nông - công nghiệp trở thành cơ cấu nòng cốt của công nghiệp

Campuchia, đồng thời đẩy mạnh việc thành lập khu công nghiệp và chế xuất,

đặc biệt ở khu vực có biên giới giáp biển.

Chính phủ đẩy mạnh việc nghiên cứu, tìm kiếm và khai thác dầu khí,

khoáng sản - một trong những lĩnh vực có thể nâng cao tiềm lực kinh tế của đất

nước. Đẩy mạnh phát triển năng lượng điện, và làm cho lĩnh vực điện thực sự

trở thành đối tượng kinh tế, đặc biệt phát triển thủy điện để đảm bảo cung cấp

điện giá thấp và từng bước thực hiện điện khí hóa nông thôn.

Về du lịch: Dựa vào tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng của đất

nước, chính phủ đẩy mạnh phát triển lĩnh vực du lịch thành du lịch văn hóa và

sinh thái. Chính phủ hỗ trợ đầu tư tư nhân, đầu tư công nhằm xây dựng hạ tầng

du lịch và cố gắng duy trì an ninh, ổn định để ngành du lịch trở thành nguồn thu

ngoại tệ chính của quốc gia, góp phần xóa đói giảm nghèo - một trong những

mục tiêu quan trọng của chiến lược phát triển quốc gia. Công tác du lịch đã gắn

với việc giữ gìn di sản văn hóa vật thể và văn hóa tinh thần của dân tộc và cả

môi trường thiên nhiên.

3.2.2.2. Giai đoạn 2004-2013: thúc đẩy tăng trưởng, cải cách và tăng

cường hợp tác để phát triển

Page 97: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     90

Giai đoạn tái thiết và cơ cấu lại nền kinh tế đã tạo ra cho Campuchia

những tiền đề quan trọng trong việc thực hiện kinh tế thị trường tự do, nền kinh

tế về cơ bản được phục hồi và ổn định. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển bền

vững, con đường phía trước vẫn đầy khó khăn và thách thức, chính phủ Hoàng

gia đã đưa ra chiến lược phát triển quốc gia cùng với “ Chiến lược Tứ giác giai

đoạn 1 và 2”, trong đó thực hiện các chiến lược như sau:

Thứ nhất, thúc đẩy tăng trường kinh tế

Chính phủ Hoàng gia đã thành công trong việc duy trì nền kinh tế vĩ mô

ổn định từ năm 2004 đến năm 2007, với mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng

năm tăng 11,1%/năm, đây là mức tăng cao so với mục tiêu đề ra từ 6 đến 7

%/năm. Kết quả đã đưa thu nhập bình quân đầu người tăng từ 389 USD năm

2004 lên 589 USD năm 2007; dự trữ ngoại tệ cũng tăng gấp đôi và đạt khoảng 2

tỷ USD vào năm 2008; lạm phát đã được kiềm chế ở mức cho phép, dưới

6%/năm; và tỷ giá hối đoái ở mức ổn định; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

vào Campuchia đã tăng hơn 7 lần từ 121 triệu USD năm 2004 lên 866 triệu USD

năm 2007 [22, tr.36]. Kể từ khi thực hiện chương trình cải cách quản lý tài chính

công, nguồn thu ngân sách đã tăng trung bình 26%/năm. Ngân sách đã được

thay đổi hoàn toàn từ thâm hụt triền miên, sang thặng dư ngân sách, không

những thế đã làm cho ngân sách trở nên minh bạch hơn. Đồng thời, chính phủ

Hoàng gia đã thực hiện thành công kế hoạch hành động, được giải thích rõ trong

Chương trình “Triển vọng và kế hoạch phát triển ngành tài chính 2001-2010”,

và mới nhất là “Chiến lược phát triển tài chính 2006-2015”. Những kết quả này

cho thấy, các biện pháp kinh tế mà chính phủ Hoàng gia thực hiện trong giai

đoạn thúc đẩy tăng trưởng là phù hợp. Để duy trì đà phát triển, chính phủ quyết

tâm mạnh mẽ trong việc quản lý kinh tế vĩ mô, tài chính công và ngân hàng, cụ

thể như sau:

(i) Cố gắng đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế từ năm 2008 đến năm 2013

trung bình 7%/năm trong bối cảnh lạm phát thấp và tỷ lệ hối đoái ổn định, đồng

thời tăng vốn dự trữ ngoại tệ, đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài

để cải thiện và tiến tới cân bằng cán cân thanh toán. Thông qua đó, chính phủ cố

gắng tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người lên khoảng 870 USD

Page 98: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     91

vào năm 2013 và công việc xóa đói giảm nghèo của nhân dân sẽ giảm trung bình

vượt 1%/năm [23, tr.6].

(ii) Tiếp tục thực hiện chính sách thuế một cách thận trọng và chính sách

ngoại tệ phù hợp, trong đó, đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách việc quản lý

tài chính công bằng cách đặc biệt tập trung vào việc củng cố và nâng cao việc

thu ngân sách quốc gia từ các nguồn khác nhau, kể cả nguồn thu từ việc khai

thác dầu khí, khí đốt thiên nhiên và tài nguyên mỏ. Cùng với thực hiện việc quản

lý tài sản nhà nước một cách nghiêm túc, sắp xếp việc chi tiêu ngân sách một

cách hiệu quả, minh bạch và hạch toán để giải trình, giành ưu tiên vào việc đầu

tư trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống của cán bộ

công chức và lực lượng vũ trang, đặc biệt thông qua việc tăng lương cho cán bộ

công chức, lực lượng vũ trang ít nhất 20%/năm trên tiền lương cơ bản.

(iii) Tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển lĩnh vực tài chính, hướng sự

quan tâm đặc biệt vào việc củng cố vững chắc hệ thống ngân hàng nhằm huy

động nguồn tài chính và ưu đãi tài chính cho dự án lĩnh vực tư nhân và hỗ trợ

tăng trưởng kinh tế, phát triển mở rộng dịch vụ tài chính vi mô đối với người

dân nghèo và dành khoản dịch vụ ưu tiên đối với xí nghiệp vừa và nhỏ theo

nguyên tắc ưu đãi cho nhân dân để tạo điều kiện phát huy khả năng của nhân

dân trong việc lập nghiệp, tăng thu nhập trong gia đình và góp phần phát triển

đất nước. Cùng với đó, chính phủ nỗ lực phát triển lĩnh vực tài chính ngoài hệ

thống ngân hàng như: lĩnh vực bảo hiểm, thị trường vốn tư sản.v.v.. và đẩy

mạnh sử dụng đồng Riel thông qua biện pháp tăng cường sự tin tưởng của công

chúng đối với đồng tiền quốc gia.

Thứ hai, thúc đẩy vai trò điều hành tốt

Điều hành tốt là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất nhằm đảm bảo phát

triển kinh tế - xã hội một cách bền vững, bình đẳng và công bằng xã hội. Điều

hành tốt đã và đang được chính phủ Hoàng gia tiếp tục tăng cường vai trò của

mình thông qua một số chương trình cải cách trong các lĩnh vực then chốt nhằm

quản lý tốt, tạo uy tín và xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, trong đó

tập trung vào: chống tham nhũng, cải cách hệ thống tư pháp và pháp luật, cải

cách hành chính công và cải cách lực lượng vũ trang [22, tr.21]. Chương trình

cải cách này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tiếp tục thực hiện các

Page 99: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     92

chính sách phát triển của chính phủ Hoàng gia. Với mục tiêu tăng cường tính

hiệu quả trong thực thi chính sách, phân phối và quản lý hàng hóa công cộng,

đặc biệt chú trọng việc cung cấp dịch vụ công cộng nhằm đáp ứng nhu cầu của

người dân ngày một tốt hơn.

(1) Về chống tham nhũng: đấu tranh chống tham nhũng tiếp tục là ưu tiên

hàng đầu của chính phủ Hoàng gia Campuchia, vì tham nhũng đã và đang tác

động tiêu cực tới uy tín và sẽ thách thức vai trò lãnh đạo của chính phủ nếu không

có biện pháp xử lý thỏa đáng. Luật chống tham nhũng là một công cụ pháp lý

quan trọng để chống tham nhũng, Chính phủ cam kết sẽ nỗ lực xây dựng và ban

hành Luật chống tham nhũng với sự tham gia góp ý của các đối tác liên quan trên

cơ sở các luật cơ bản liên quan khác cần phải được thông qua trước. Từ đó, mới

có thể đảm bảo tính chặt chẽ và thống nhất giữa các luật khác nhau nhưng có mối

liên hệ với nhau và đặc biệt đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình thực thi luật.

Nhằm triệt tiêu tận gốc nạn tham nhũng, chính phủ tiếp tục theo đuổi các

chiến lược và biện pháp mạnh mẽ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau như sau:

- Biện pháp ngăn ngừa: chính phủ Hoàng gia tiếp tục đề ra những biện

pháp nâng cao nhận thức về mọi hình thức của tham nhũng, bao gồm nguyên

nhân, ảnh hưởng và hậu quả của nó, nhằm khuyến khích quần chúng tham gia

vào việc ngăn chặn, đấu tranh chống tham nhũng. Chính phủ áp dụng các biện

pháp cụ thể để khuyến khích tầng lớp công chức, viên chức nhà nước giữ vững

phẩm giá, đạo đức trong sáng và hoàn thành mọi công việc được giao một cách

chuyên nghiệp và có trách nhiệm cao.

- Nâng cao trách nhiệm giải trình và thúc đẩy năng lực của các cơ quan:

chính phủ tập trung nâng cao hiệu quả theo nguyên tắc tránh xung đột giữa lợi

ích chung và lợi ích cá nhân. Xác định rõ chức năng hoạt động của từng cá nhân,

từng vị trí công việc và trách nhiệm. Ngăn chặn và xóa bỏ việc lợi dụng hoặc

lạm dụng quyền lực, chức vụ cũng như gây ảnh hưởng đến quá trình thông qua

quyết định.

- Sự hỗ trợ và tham gia của toàn thể nhân dân: đây là điều kiện cần thiết

để ngăn chặn, giảm bớt và đấu tranh với nạn tham nhũng một cách hiệu quả.

Chính phủ tiếp tục đẩy mạnh hơn việc tìm hiểu, thu thập và công bố thông tin về

các trường hợp liên quan đến tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại

Page 100: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     93

chúng. Tuy nhiên, việc này cần phải tiến hành một cách khách quan và có trách

nhiệm, tôn trọng quyền, danh dự và phẩm giá của những người có liên quan

trong khi vẫn bảo vệ được an ninh quốc gia và trật tự xã hội.

- Sự tham gia của lĩnh vực tư nhân: chính phủ hoàng gia tiếp tục thực

hiện các chính sách, khung pháp lý và quy trình thủ tục để bảo vệ tính pháp lý

của lĩnh vực tư nhân, nhằm ngăn chặn sự cấu kết và đảm bảo môi trường cạnh

tranh công bằng giữa các công ty, các doanh nghiệp tư nhân, thông qua việc đảm

bảo hành vi lành mạnh, đạo đức và nhân cách trong mọi hoạt động kinh doanh.

Chính phủ đảm bảo sự cân bằng giữa quyền và các quyền lợi đã được ký kết

trong hợp đồng giữa nhà nước và lĩnh vực tư nhân.

- Thúc đẩy thực thi pháp luật: chính phủ đưa ra những biện pháp pháp

lý nghiêm ngặt đối với tội phạm, nhằm xóa bỏ thái độ coi thường pháp luật,

giảm bớt tham nhũng và tăng cường niềm tin đối với nhân dân.

(2) Về cải cách hệ thống tư pháp và pháp luật: chính phủ Hoàng gia đã và

đang cải tiến hệ thống tư pháp và pháp luật bằng việc tập trung vào việc xây

dựng một khung pháp lý vững chắc và nâng cấp hóa nội dung luật, đồng thời đặt

ra chiến lược và những biện pháp cần thiết với mục đích củng cố năng lực, tính

độc lập và trung lập của cơ quan tòa án là nhân tố quan trọng trong tiến trình xây

dựng nhà nước pháp quyền. Trong nhiệm kỳ 3, chính phủ Hoàng gia đã ban

hành 140 đạo luật trong đó có 3 Bộ luật chính: Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật

Tố tụng Dân sự, Bộ luật Dân sự [22, tr.25]. Chính phủ đã tập trung vào cải cách

bộ máy tư pháp, bằng cách củng cố năng lực và tính trách nhiệm của thẩm phán.

Phương thức kỷ luật đã lần lượt được Hội đồng Tòa án tối cao thực thi, đồng

thời, thẩm quyền và trách nhiệm đối với nghề nghiệp của thẩm phán đã được

củng cố thông qua các chương trình đào tạo ngắn và dài hạn và cho ra đời Quy

chế làm việc của thẩm phán và công tố viên. Chính phủ cũng đã thành lập những

trung tâm dịch vụ pháp lý tại một số quận, huyện nhằm thể chế hóa cơ chế giải

quyết tranh chấp bên ngoài tòa án để giảm bớt gánh nặng cho tòa án. Chính phủ

sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách pháp luật và hệ thống tư pháp nhằm đạt

7 mục tiêu chiến lược. Chính phủ cũng tập trung nhiều hơn nữa để ban hành

những luật cơ bản trong thời gian sớm như: Bộ luật hình sự, Luật chống tham

nhũng, Quy chế làm việc của thẩm phán và công tố viên, Luật về Tổ chức và

Page 101: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     94

chức năng của tòa án và Luật sửa đổi luật về tổ chức và chức năng của Hội đồng

Tòa án tối cao; đồng thời tiếp tục tổ chức các chương trình truyền bá nhằm nâng

cao trình độ luật pháp, các thủ tục cho công chúng và xây dựng khóa đào tạo về

luật cho đội ngũ cán bộ những người thực thi pháp luật, nhằm nâng cao sự nhận

thức và thực hiện đúng theo pháp luật. Trong nhiệm kỳ 4, chính phủ Hoàng gia

tiếp tục thực hiện theo những ưu tiên sau: (i) củng cố năng lực cho tòa án và các

công tố viên thông qua khóa đào tạo nâng cao và đào tạo chuyên nghiệp ngay từ

ban đầu, với chất lượng cao và nâng cao trách nhiệm của tòa án và công tố viên

thông qua xây dựng quy chế làm việc đối với tòa án và công tố viên và sử dụng

các hình thức kỷ luật nghiêm khắc, cùng hợp tác chặt chẽ với Hội đồng Tòa án

tối cao; (ii) tăng cường cơ chế trợ giúp cho lĩnh vực tư pháp, bao gồm ban hành

quy chế cho các thẩm phán, thư ký tòa, công tố viên, và cộng tác xây dựng

trường đào tạo ngành nghề cho các cán bộ công chức nói trên, để đảm bảo họ có

năng lực và đủ chuyên môn nghiệp vụ làm việc; (iii) hỗ trợ về pháp lý, đặc biệt

cần hỗ trợ luật sư cho người nghèo để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ

thông qua hệ thống tòa án; (iv) tăng cường xúc tiến cơ chế giải quyết tranh chấp

bên ngoài tòa án, nhằm cải tiến và nâng cao văn hóa ứng xử của cộng đồng dân

cư cùng chung sống hòa bình, đoàn kết và bình an trong xã hội.

(3) Về cải cách hành chính công: chính phủ Hoàng gia đã khởi xướng

nhóm công tác ưu tiên ở một số Bộ ngành, cơ quan nhằm nâng cao tính chuyên

nghiệp, ban hành tiêu chuẩn tuyển dụng và thi sát hạch để lựa chọn cán bộ,

chuyên viên làm việc trong các bộ máy chính phủ, nâng cao chế độ an sinh xã

hội và phụ cấp trách nhiệm, thí điểm áp dụng sáng kiến trợ cấp tiền theo năng

lực nhằm đề cao tính hiệu quả, minh bạch và có trách nhiệm trong công việc của

các cơ quan hành chính. Thực hiện cơ chế một cửa, tạo điều kiện thuận lợi cho

người dân sử dụng các dịch vụ hành chính, trong khi phân cấp quyền cho các cơ

quan hành chính tại phường, xã để hỗ trợ các dịch vụ hành chính, bằng cách

khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin. Cải cách quản lý tài chính công, chính

phủ Hoàng gia đạt được chi tiêu ngân sách thỏa đáng, thông qua cải cách phương

thức quản lý nguồn thu và chi tiêu phù hợp. Chính điều này đã làm cho mức

lương hàng tháng của công chức chính phủ tăng gấp 2 lần, từ 30 USD năm 2004

lên 62,4 USD năm 2008 và Chính phủ đã tăng lương cơ bản lên 20%, tăng so với

Page 102: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     95

mức 10-15% trong nhiệm kỳ 3 [22, tr.28]. Chính phủ tiếp tục đẩy nhanh tiến độ

thực hiện hiệu quả công nghệ thông tin, củng cố công tác quản lý và phát triển

năng lực công chức, thúc đẩy vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực

hành chính công, tăng cường sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền cơ sở, dịch

vụ ở các cơ quan công quyền, dịch vụ liên quan đến đầu tư và trợ giúp các doanh

nghiệp vừa và nhỏ thông qua thực hiện cơ chế “một cửa”, và tiếp tục thành lập

các cơ quan thanh tra. Chính phủ cũng sẽ xây dựng cơ chế mới cho các cơ quan

chính quyền, với việc xây dựng “cơ quan hoạt động đặc biệt” ở một số Bộ, ngành

và khuyến khích các tầng lớp nhân dân và lĩnh vực tư nhân trực tiếp tham gia

cung cấp dịch vụ công cộng. Chính phủ tiếp tục tăng cường thực hiện chính sách

phân cấp và phân quyền, bằng cách hoàn thiện khung pháp lý và ban hành những

biện pháp mới nhằm đảm bảo thực thi hiệu quả “Luật về quản lý hành chính cấp

tỉnh thành, quận, huyện và xã ”, đặc biệt xây dựng và thực hiện các khung pháp lý

và quy định liên quan đến việc chuyển giao quyền lực từ cấp quản ý hành chính

trung ương xuống cấp quản lý địa phương, trong đó quy định rõ vai trò, chức

năng, quyền hạn và trách nhiệm trong quá trình công tác. Bộ Luật này cần được

triển khai từng bước một cách thận trọng. Mỗi Bộ và cơ quan cần phải chuẩn bị

kỹ càng kế hoạch hành động để ủy quyền và chức năng cho cấp ngành quản lý.

(4) Về cải cách lực lượng vũ trang Hoàng gia: chính phủ Hoàng gia đã

thực hiện kế hoạch của chương trình cải cách và nâng cao năng lực cho lực

lượng vũ trang Hoàng gia, bao gồm phục viên và sắp xếp lại các đơn vị chiến

đấu từ cấp sư đoàn, xuống cấp trung đoàn và tiểu đoàn; đào tạo bộ đội và sĩ quan

chuyên nghiệp, đào tạo đơn vị chống khủng bố và rà phá bom mìn, cải tiến việc

quản lý vũ khí và đạn dược, đưa các đơn vị kỹ thuật tham gia vào khôi phục cơ

sở hạ tầng và huấn luyện đơn vị lực lượng vũ trang Hoàng gia tham gia vào

công tác gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực rà phá

bom mìn, ngành xây dựng và bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội nói chung và

đấu tranh chống lại tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em và ma túy nói chung [22, tr.29].

Trong nhiệm kỳ 4, chính phủ Hoàng gia tiếp tục cải cách lực lượng vũ

trang nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh và trật

tự xã hội của Vương quốc Campuchia, dựa trên nguồn lực sẵn có và tùy thuộc

vào tình hình an ninh trong nước và quốc tế, chính phủ tập trung vào vấn đề sau:

Page 103: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     96

- Xây dựng lực lượng vũ trang ngày càng chuyên nghiệp hơn, có khả

năng gánh vác trọng trách được giao phó bằng cách trang bị cho họ công nghệ

và vũ khí tối tân, tuân thủ nghiêm luật pháp, tôn trọng quyền con người, trung

thành với Quốc gia, Tôn giáo, Quốc vương, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ toàn vẹn

lãnh thổ, lợi ích quốc gia và dân tộc. Đồng thời cố gắng củng cố đạo đức xã hội

và đạo đức nghề nghiệp nhằm tăng cường hơn nữa sự tin tưởng của người dân

đối với lực lượng vũ trang.

- Tiếp tục thực hiện hợp tác chặt chẽ giữa các lực lượng vũ trang với

nhau, và với các Bộ, ngành liên quan khác vì một nền hòa bình, ổn định chính

trị, an toàn và đoàn kết dân tộc, trở thành một sức mạnh bảo vệ vững chắc độc

lập dân tộc Campuchia. Qua đó, đẩy mạnh mối quan hệ gần gũi truyền thống

giữa lực lượng vũ trang và người dân, bằng cách nâng cao khả năng trong việc

tham gia giải cứu và các hoạt động nhân đạo, cũng như trong sản xuất nông

nghiệp. Đồng thời, tiếp tục hợp tác hữu hiệu với cộng đồng quốc tế để bảo vệ và

giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế, đặc biệt nhằm ngăn chặn, khống chế, bắt

giữ khủng bố và mọi tội phạm xuyên quốc gia như: buôn người và ma túy...

- Tiếp tục xây dựng kế hoạch chiến lược cho Lực lượng Cảnh sát Quốc

gia nhằm nâng cao hiệu quả trong vai trò chỉ huy để hoàn thành trách nhiệm

được phân công, đồng thời củng cố năng lực về quản lý và sử dụng nhân lực, tài

chính và các nguồn khác. Chính phủ Hoàng gia thúc đẩy việc xây dựng Luật về

Lực lượng Cảnh sát Quốc gia, đây là kim chỉ nam quy định quyền lợi, nghĩa vụ,

bổn phận và trách nhiệm của họ với an ninh quốc gia.

Thứ ba, tăng cường hợp tác để phát triển

Chính phủ Hoàng gia đã đạt được nhiều thành công trong việc tăng cường

hợp tác với mọi thành phần liên quan đến phát triển kinh tế, bao gồm cộng đồng

đối tác phát triển, lĩnh vực tư nhân và các tầng lớp nhân dân dựa trên nguyên tắc

cơ bản và các cam kết quốc tế, nhằm đảm bảo quyền tự chủ của chính phủ

Hoàng gia trong việc lãnh đạo đất nước trên con đường phát triển. Campuchia

đã thành công trong việc tổ chức liên tiếp hội nghị Nhóm Tư vấn cùng các đối

tác phát triển và đưa tiến trình này trở thành “Diễn đàn hợp tác Phát triển

Campuchia”. Diễn đàn Hợp tác Phát triển Campuchia lần thứ nhất đã được tổ

chức ở Phnom Penh ngày 19/6/2007 dưới sự chủ tọa của chính phủ [22, tr.34].

Page 104: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     97

Đồng thời, mức độ tiến triển trong quá trình thực hiện các chương trình cải cách,

đặc biệt kết quả đáng biểu dương của việc thực hiện Chương trình cải cách quản

lý hành chính công giai đoạn một, là một ví dụ thành công của sự hợp tác giữa

chính phủ và một bên là cộng đồng đối tác phát triển, cùng với lĩnh vực tư nhân

và tầng lớp nhân dân. Chính phủ tiếp tục tăng cường cơ chế “Diễn đàn Hợp tác

Phát triển Campuchia” và “Diễn đàn Chính phủ Hoàng gia với lĩnh vực tư nhân”

và xem xét đến khả năng chuyển đổi các diễn đàn này trở thành “Diễn đàn Phát

triển Campuchia” [22, tr.35], điều này tạo ra một cơ chế cho chính phủ

Campuchia và các đối tác phát triển kể cả cộng đồng đối tác phát triển thuộc lĩnh

vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ cũng như các bên liên quan được tham

gia trao đổi mọi vấn đề liên quan đến vấn đề phát triển cả lĩnh vực công và tư

nhân. Cơ chế điều phối của Ủy ban Điều phối giữa chính phủ và đối tác phát

triển và các nhóm làm việc chuyên môn đã được cân nhắc và đẩy mạnh hơn nữa,

nhằm nâng cao tính hiệu quả, đặc biệt về hợp tác chuyên môn để phát triển

nguồn nhân lực và năng lực của các cơ quan Bộ, ngành và tăng cường hợp tác

với tất cả các nhà đầu tư chiến lược khác. Chính phủ tiếp tục khuyến khích các

Tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội được thành lập hợp pháp, hợp tác trên cơ

sở nguyên tắc điều hành tốt, để tham gia vào quá trình khôi phục và phát triển

kinh tế - xã hội Campuchia, thúc đẩy dân chủ và tôn trọng quyền và nhân quyền

con người, đồng thời tham gia với chính phủ Hoàng gia trong việc giám sát quá

trình thực hiện các chính sách và các chiến lược khác. Chính phủ đẩy mạnh việc

ban hành và thực thi Luật về các Tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các Hiệp hội

trong quá trình tham khảo ý kiến với các ban ngành và các tổ chức liên quan.

Chính phủ quyết tâm và đã cam kết thực hiện “Kế hoạch hành động Accra” mà

cho thấy sự đồng tâm nhất trí cao tại Diễn đàn cấp cao lần thứ 3 về nâng cao tính

hiệu quả của chương trình Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nhằm tăng cường

sự lãnh đạo và chủ quyền quốc gia, hợp tác và minh bạch với tất cả các đối tác

phát triển cũng như tăng cường hiệu quả quản lý.

Tóm lại, việc chính phủ Hoàng gia cải cách và đổi mới phương thức quản

lý và điều hành vĩ mô đối với nền kinh tế, trong đó coi trọng công tác xây dựng,

thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước; đồng

thời Nhà nước chuyển từ chức năng chỉ đạo trực tiếp sang chức năng phục vụ

Page 105: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     98

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để thực hiện những

cải cách về thể chế, tổ chức bộ máy hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ,

công chức và tiếp tục hiện đại hóa bộ máy quản lý trên các lĩnh vực, nhằm từng

bước xây dựng một nền kinh tế phát triển và vững mạnh, tạo cơ sở cho việc thực

hiện tốt hai mục tiêu chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Campuchia.

3.2.3. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội

Thứ nhất, về văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo

Chính phủ đề cao vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa quốc gia nhằm gìn

giữ, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc một cách bền vững, lâu dài, ngày càng tạo ra

nhiều sản phẩm văn hóa tham gia tích cực vào phát triển kinh tế đất nước và làm

cho đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú hơn, phù hợp theo

định hướng sử dụng văn hóa làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế. Để hoàn

thành được mục tiêu này chính phủ tập trung vào các hoạt động ưu tiên sau: gìn

giữ và phát triển khu vực di sản văn hóa mang tính bền vững, giữ gìn và tôn tạo

các đền cổ, thúc đẩy biến Campuchia trở thành một trung tâm quảng bá nghệ

thuật, quảng bá tác phẩm nghệ thuật, những tác phẩm nghệ thuật biểu diễn động

tác tay chân… mở rộng hoạt động văn hóa trên tất cả các bộ môn và nỗ lực mở

rộng thị trường văn hóa ngày càng quy mô hơn cả trong và ngoài nước, thúc đẩy

hơn nữa việc sáng tác những tác phẩm văn hóa Khmer; tăng cường giáo dục, đặc

biệt là giáo dục tầng lớp thanh thiếu niên hiểu rõ về giá trị quý báu của văn hóa

truyền thống, phong tục tập quán, đó chính là bản sắc của dân tộc Khmer, tham

gia vào việc gìn giữ, nâng cao và phát triển văn hóa dân tộc, loại bỏ dần sự tác

động, ảnh hưởng văn hóa nước ngoài mang tính tiêu cực du nhập vào Campuchia.

Tăng cường hoạt động trao đổi văn hóa nghệ thuật với các nước vì hòa bình và

phát triển. Gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống, phong tục tập quán Khmer

và ngôn ngữ của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Chính phủ kiên định chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đề

cao Phật giáo - Quốc đạo, đặc biệt là mở rộng đào tạo Phật học ở mọi trình độ,

tuyên truyền giáo lý, giáo luật và thực thi các tôn chỉ của tôn giáo; đồng thời với

việc ủng hộ các hoạt động mang tính tôn giáo khác trong xã hội, tăng cường tình

đoàn kết giữa các tôn giáo, sắc tộc, chống lại sự miệt thị, chia rẽ trong khối quần

chúng nhân dân, xuất phát từ nguyên nhân khác nhau về tôn giáo, với mục tiêu

Page 106: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     99

biến tiềm năng, sức mạnh của tất cả các tôn giáo trở thành động lực thúc đẩy

phát triển kinh tế - xã hội, củng cố hòa bình, đoàn kết, gìn giữ truyền thống dân

tộc và nâng cao giá trị đạo đức góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Campuchia.

Ngăn chặn hành vi lợi dụng tôn giáo vào mục đích kinh doanh và tạo ra sự bất

đồng giữa các tôn giáo với nhau.

Thứ hai, về giáo dục - thể thao

Xây dựng phát triển nguồn nhân lực các ngành đảm bảo chất lượng, ưu

việt, lành mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng

Campuchia thành một xã hội phát triển tiến bộ, trên cơ sở có trình độ kiến thức

toàn diện cả về khoa học kỹ thuật, lẫn kỹ năng thực hành tương xứng với sự phát

triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, đây là yếu tố quyết định tới sự

phát triển bền vững và tác động mạnh mẽ tới sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc

Campuchia; tiếp tục đề cao chủ trương “giáo dục cho mọi người” thông qua việc

bảo đảm khả năng được hưởng thụ dịch vụ giáo dục công bằng, tạo cơ hội ngang

nhau cho mọi trẻ em, thanh niên Campuchia được thụ hưởng giáo dục cơ bản

trong hệ thống công lập và ngoài công lập. Việc thực hiện chủ trương này phải

gắn chặt với giáo dục lịch sử, giáo dục văn hóa, an ninh, giáo dục về tôn trọng

quyền, nhân phẩm của con người, tôn trọng nguyên tắc tự do, dân chủ, công

bằng xã hội, chống hành vi bạo lực, sử dụng chất gây nghiện, kỳ thị phân biệt

dưới mọi hình thức. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ tiếp tục thúc đẩy xây

dựng trường học đến tận ấp, cắt giảm chi phí của phụ huynh, tăng ngân sách cho

cơ sở giáo dục, triển khai giáo viên xuống tận địa phương, vùng sâu vùng xa,

phát triển ký túc xá, phát động phong trào trong nước, mở rộng sự tham gia của

tư nhân cùng các đối tác phát triển để phát triển giáo dục. Tiếp tục xây dựng các

trường Trung học cơ sở ở tất cả các xã chưa có trường. Tăng cường chất lượng,

hiệu quả dịch vụ giáo dục các cấp học và đào tạo kỹ thuật, chuyên môn cả trong

cơ sở của Nhà nước, lẫn cơ sở tư nhân phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế và nhu

cầu phát triển của đất nước bằng cách tăng cường đào tạo và hoàn thiện đội ngũ

giáo viên, cải thiện chương trình học, thanh tra, tăng cường năng lực quản lý,

khuyến khích giáo viên nâng cao năng lực giảng dạy, tăng cường chất lượng thi

tốt nghiệp các cấp, học ngoại ngữ thiết yếu, cải thiện điều kiện học tập, thành lập

thư viện, phòng thí nghiệm và tăng cường cung ứng thiết bị giáo dục; bên cạnh

Page 107: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     100

đó tiếp tục phát triển cơ chế và xây dựng năng lực của quan chức ngành giáo dục

bằng cách tiếp tục xây dựng luật, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến

giáo dục, tăng cường cơ cấu việc làm, đào tạo chuyên môn cho quan chức giáo

dục để đảm bảo quản trị tốt tất cả các cấp học.

Chủ trương phát triển giáo dục của chính phủ luôn đi cùng song song với

phát triển thể thao, bao gồm cả thể thao người khuyết tật ở cấp quốc gia và cấp

địa phương phát triển tương xứng với sự phát triển thể thao trong khu vực bằng

cách tăng cường thực hiện chính sách quốc gia về phát triển giáo dục thể chất,

thể thao có hiệu quả cao để góp phần nâng cao sức khỏe của nhân dân, tăng

cường đoàn kết và chuẩn bị điều kiện tốt để tham gia và đảm nhận tổ chức các

sự kiện thể thao lớn mang tính quốc tế như Seagame.

Thứ ba, về y tế

Chính phủ Hoàng gia thúc đẩy phát triển y tế để cải thiện sức khỏe nhân

dân ngày càng tốt hơn là nền tảng của việc phát triển nguồn nhân lực, phát triển

kinh tế - xã hội thông qua việc cung cấp dịch vụ y tế có hiệu quả, chất lượng,

công bằng, thường xuyên cho nhân dân nhất là đối với người nghèo, người dễ bị

tổn thương và nhân dân sinh sống ở khu vực nông thôn. Trong thời gian trung

hạn sắp tới cố gắng đạt mục tiêu cắt giảm tối đa tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh,

trẻ em, cắt giảm tỷ lệ lây bệnh và bị chết do bệnh truyền nhiễm, bệnh không

truyền nhiễm đồng thời tăng cường và phát triển hệ thống y tế ngày càng tốt

hơn. Để hoàn thành mục tiêu này chính phủ tiếp tục thúc đẩy thực hiện có hiệu

quả các hoạt động của ba chương trình lớn sau: Thứ nhất, chương trình sức khỏe

sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em, thực phẩm và giáo dục về sức

khỏe. Trong đó cố gắng tăng tỷ lệ cung cấp thuốc phòng bệnh, các loại vắc xin

cho trẻ em kể cả việc nhập vắc xin mới, ngăn chặn không để phát sinh bệnh sởi

và bệnh uốn ván ở trẻ em. Thứ hai, chương trình chiến lược ngăn chặn và đẩy

lùi bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm đặc biệt là bệnh AIDS, bệnh lao, sốt rét, sốt

xuất huyết… với nỗ lực xóa bỏ hoàn toàn bệnh sốt rét vào năm 2025, quan tâm

điều trị cho các đối tượng nghiện. Thứ ba, chương trình củng cố và mở rộng

mạng lưới y tế ở các cấp.

Chính phủ mở rộng tính hiệu quả dịch vụ y tế cộng đồng, làm thế nào để

nhân dân tiếp cận dịch vụ ngày một nhiều hơn thông qua việc tiếp tục mở rộng

Page 108: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     101

cơ sở hạ tầng tài chính đối với lĩnh vực này như: xây dựng bệnh viện tuyến,

trung tâm chăm sóc sức khỏe, trạm y tế và tạo ra nhiều khoa cho bệnh nhân lưu

trú điều trị, mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ y tế đến cấp ấp, xã… củng cố

bộ máy, miễn tiền dịch vụ khám và điều trị bệnh đối với người nghèo, thông qua

việc mở rộng mô hình quỹ bảo hiểm y tế trong cộng đồng và chế độ an sinh xã

hội, củng cố việc cung cấp thuốc đến các địa điểm quy định theo năm của ngân

sách. Tăng cường đầu tư, mua sắm đồ dùng trang thiết bị y tế kỹ thuật hiện đại

cho các bệnh viện tuyến, bệnh viện tỉnh và bệnh viện quốc gia. Nâng cao năng

lực chuyên môn và đề cao chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ công

chức trong ngành y tế các cấp, với mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế cho nhân dân

ngày một tốt hơn, giành sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn đối với người bệnh,

mọi người bệnh đều được chăm sóc đối xử bình đẳng như nhau, không có sự

phân biệt đối xử. Tăng cường công tác quản lý lĩnh vực tư nhân, tiến tới loại bỏ

hoàn toàn thuốc giả, thuốc kém chất lượng và dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân

trái phép; đảm bảo kinh doanh buôn bán thuốc chữa bệnh và dịch vụ khám chữa

bệnh diễn ra trong khuôn khổ luật pháp đã quy định; tiếp tục nâng cao việc tham

gia của cộng đồng và khuyến khích lĩnh vực công, lĩnh vực tư nhân trở thành đối

tác, tăng cường đầu tư vào lĩnh vực y tế, cả về mạng lưới hạ tầng cơ sở, tài chính

và nguồn nhân lực cho việc cung ứng dịch vụ y tế, nghiên cứu y học góp phần

vào việc củng cố mạng lưới chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Thứ tư, về công tác xã hội, công tác cựu chiến binh

Về phát triển an sinh xã hội: chính phủ thúc đẩy, tăng cường công tác xã

hội giúp đỡ tầng lớp dân nghèo, các đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội và

giúp những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi thiên tai bão lũ, nâng cao an ninh lương

thực, tiếp tục tăng cường, mở rộng chương trình cứu trợ khẩn cấp đối với dân

nghèo dễ bị tổn thương trong xã hội, ngăn chặn và đẩy lùi không để nhân dân

lâm vào hoàn cảnh thiếu đói, dẫn tới hành động liều lĩnh rời bỏ quê hương; tăng

cường chương trình giải quyết vấn đề người vô gia cư, thúc đẩy phòng - chống

nạn buôn bán người và tăng cường giúp đỡ những nạn nhân ảnh hưởng bởi nạn

buôn bán người, chú trọng công tác phát triển cộng đồng dân cư nghèo, từng

bước cải thiện cuộc sống; nỗ lực xây dựng hệ thống an sinh xã hội có quy mô

rộng khắp đến với mọi tầng lớp nhân dân, lấy đó làm nòng cốt cho việc xây

Page 109: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     102

dựng mạng lưới an sinh xã hội, thúc đẩy việc thực hiện luật về chế độ an sinh xã

hội đối với nhân dân Campuchia. Đề cao việc thực hiện công tác đối với thanh

niên thiểu năng, thực hiện chương trình nhân đạo đối với vị thành niên, tăng

cường khám và điều trị bệnh, phục hồi kỹ năng cho nạn nhân sử dụng chất gây

nghiện tại các trung tâm, đồng thời khuyến khích mô hình điều trị bệnh, phục

hồi kỹ năng cho nạn nhân sử dụng chất gây nghiện ngay tại cộng đồng. Chính

phủ thực hiện chính sách quốc gia đối với người tàn tật, thúc đẩy bảo vệ và đề

cao quyền được hưởng chính sách an sinh xã hội đối với người tàn tật đúng theo

Công ước của Liên Hợp Quốc về người tàn tật, thực hiện nghiêm Luật bảo vệ và

đề cao quyền của người tàn tật, cung ứng dịch vụ phục hồi khả năng lao động

miễn phí cho các đối tượng người tàn tật, người nghèo trong xã hội, mở rộng

dịch vụ cộng đồng, áp dụng chính sách hỗ trợ người tàn tật nghèo trong cộng

đồng và tăng cường sự tham gia của người tàn tật vào trong mọi hoạt động của

xã hội; tăng cường thực hiện chính sách quốc gia đối với cựu chiến binh và công

chức nghỉ hưu ngày càng có hiệu quả; tiếp tục thực hiện chính sách trích 6% tiền

lương của công chức dân sự đóng vào quỹ bảo hiểm để hỗ trợ cho việc thực hiện

chính sách an sinh xã hội; Nhà nước đóng góp tiền theo quy định thay cho lực

lượng vũ trang để hỗ trợ cho quỹ cựu chiến binh quốc gia; Củng cố quỹ quốc gia

về an sinh xã hội đối với công chức dân sự, quỹ quốc gia đối với cựu chiến binh,

người tàn tật, đây chính là cơ sở của hành chính công liên quan đến tài chính

nhưng không hoạt động như mô hình của ngân hàng; đây cũng chính là cơ sở để

chi trả lương hưu đem lại dịch vụ an sinh xã hội, đồng thời đây cũng là cơ sở để

thực hiện chiến lược quốc gia về lĩnh vực tài chính; tiếp tục thực hiện chính

sách giao đất tô nhượng xã hội, xây dựng nơi ăn ở cho cựu quân nhân trong lực

lượng vũ trang và gia đình quân nhân có nhu cầu thật sự, đồng thời xây dựng

thêm nhiều chương trình, dự án để từng bước nâng cao đời sống quân nhân và

cựu chiến binh.

Chính phủ tăng cường quan hệ đối tác với các tổ chức phi chính phủ trong

nước và quốc tế, các nhà hảo tâm để mở rộng tình đoàn kết, tương ái trong xã

hội, huy động nguồn lực tài chính, vật chất, kỹ thuật phục vụ nhu cầu mở rộng

công tác xã hội và giúp đỡ người nghèo, người dễ bị tổn thương.

Thứ năm, về phụ nữ - trẻ em - thanh niên

Page 110: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     103

Chính phủ quan tâm tăng cường vai trò vô cùng quan trọng của phụ nữ

trong xã hội, nâng cao đạo đức, phẩm giá phụ nữ Khmer, xóa bỏ quan điểm xem

nhẹ vai trò của phụ nữ, hướng tới đề cao vai trò và sự tham gia của phụ nữ vào

hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng sâu rộng và mạnh mẽ hơn. Đề

cao bình đẳng giới, phát huy khả năng của phụ nữ trong hoạt động kinh tế thông

qua xúc tiến các chương trình đào tạo nghề, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật, tạo

điều kiện cho phụ nữ mở rộng phát triển nghề để tăng thêm thu nhập, xây dựng

cuộc sống; tạo cơ hội học tập cho phụ nữ và trẻ em nữ, đặc biệt là cấp phổ thông

trung học và đại học; mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

có chất lượng đến với phụ nữ và trẻ em nữ, đặc biệt là khu vực nông thôn; thúc

đẩy chương trình giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức xã hội, phẩm giá phụ nữ

và gia đình Khmer nhằm mở rộng văn hóa phi bạo lực, xây dựng gia đình, cộng

đồng thực sự hạnh phúc; tăng cường thực hiện Luật chống bạo hành gia đình,

bảo vệ nạn nhân và Luật trấn áp hành vi buôn bán người, kinh doanh mại dâm,

đặc biệt là việc thực hiện kế hoạch quốc gia về ngăn chặn hành vi bạo lực đối

với phụ nữ và xóa bỏ hành vi sử dụng bạo lực đối với phụ nữ. Chính phủ tăng tỷ

lệ tham gia của phụ nữ ngày càng nhiều hơn tại cơ quan, ban - ngành Nhà nước

các cấp, để phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia đóng góp vào việc hoạch định và

đưa ra các quyết sách liên quan phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ cấp

trung ương cho đến địa phương.

Ưu tiên phát triển sức khỏe trẻ em ngày càng tốt hơn, thông qua việc thúc

đẩy tuyên truyền và thực hiện đầy đủ Công ước quốc tế về quyền trẻ em, đặc

biệt là bảo đảm cho trẻ em được hưởng các quyền cơ bản, bao gồm 04 quyền:

“Quyền được sống, quyền được học hành & phát triển, quyền được bảo vệ và

quyền được tham gia của trẻ em”; nỗ lực hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ của

Campuchia liên quan đến trẻ em; tăng cường thực hiện chính sách chăm sóc trẻ

em tại gia đình, cộng đồng, tăng cường quản lý và tăng cường chất lượng chăm

sóc trẻ em tại các trung tâm của Nhà nước, các trung tâm của các tổ chức Phi

chính phủ; thực hiện nghiêm Công ước quốc tế và pháp luật hiện hành, để tìm

gia đình tốt trong nước hoặc nước ngoài cho trẻ em, ngăn chặn mọi hành vi kinh

doanh đối với trẻ em.

Page 111: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     104

Thanh niên là trụ cột tương lai của đất nước, là lực lượng kế thừa đầy tiềm

năng trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ mọi thành quả xã hội. Sự vững

mạnh của thanh niên chính là sự vững mạnh của đất nước. Chính phủ luôn chú

trọng thúc đẩy sự phát triển thanh niên về mọi mặt cả về kiến thức lẫn kỹ năng

thực hành, sức khỏe, kỹ năng và thể chất, rèn luyện tài đức và sống có ý nghĩa,

không đi vào con đường hư hỏng, bạo lực, quyết tâm rèn luyện để trở thành

người thanh niên có ích cho xã hội, là lực lượng quyết định tương lai của đất

nước. Để hoàn thành mục tiêu này, Chính phủ tiếp tục đề cao công tác giáo dục

và đào tạo nghề, trang bị kiến thức, khoa học kỹ thuật và chương trình xây dựng

cuộc sống mới cho thanh niên, đặc biệt là những thanh niên ít có khả năng tiếp

cận các chương trình giáo dục, thanh niên có nhiều nguy cơ hư hỏng và thanh

niên tàn tật được tiếp cận các chương trình giáo dục, đào tạo nghề để họ có thể

tự chọn cho mình một nghề nghiệp thích hợp, tìm kiếm việc làm trên thị trường

lao động đang ngày càng phát triển hiện nay ở Campuchia. Tăng cường giáo

dục, chăm sóc và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và bình

đẳng đến với thanh niên, mở rộng hoạt động nghệ thuật, thể thao, giải trí cho

thanh niên nhằm nâng cao thể chất, sức khỏe và sự đoàn kết trong tầng lớp thanh

niên. Bảo vệ an ninh, an toàn, bình đẳng cho thanh niên, chú trọng đưa nhu cầu

của thanh niên vào các kế hoạch phát triển, mở rộng đào tạo “cán bộ nguồn -

nhà lãnh đạo”, từng bước thúc đẩy theo phương hướng làm cho thanh niên có

trách nhiệm ở mọi cấp để thanh niên ngày càng có nhiều cơ hội thể hiện năng

lực của chính mình trong xây dựng và phát triển đất nước; cổ vũ, đẩy mạnh

phong trào thanh niên tình nguyện tham gia hoạt động xây dựng tạo công bằng

xã hội, ngăn chặn tệ nạn tiêu cực trong cộng đồng, trong các hoạt động khác của

xã hội phục vụ lợi ích cho nhân dân tại các địa phương nói riêng và lợi ích của

cộng đồng nói chung, phục vụ công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc Campuchia.

Thứ sáu, về việc làm và dạy nghề

Chính phủ phát triển việc làm và đào tạo nghề, hướng tới mục tiêu tạo ra

nhiều việc làm cho nhân dân, có nghề nghiệp phù hợp, đúng với khả năng và

trình độ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân, người lao động, đồng

thời xây dựng và nâng cao năng lực kỹ thuật nghề tiến triển phù hợp quy chuẩn

quốc tế. Tiếp tục nâng cao điều kiện làm việc ngày một tốt hơn, thông qua việc

Page 112: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     105

tăng cường thực hiện Luật lao động và các văn bản pháp lý liên quan, công ước

quốc tế về lao động, tăng cường vai trò của công đoàn, tổ chức nghề nghiệp,

chống lại việc xem thường vai trò của công đoàn và tổ chức nghề nghiệp, thúc

đẩy việc xây dựng Luật Công đoàn và Luật Tổ chức và Hoạt động của Tòa án

Lao động, mở rộng mối quan hệ thân thiện giữa công nhân, người lao động với

giới chủ, đồng thời củng cố hệ thống y tế và hệ thống an toàn lao động tại các xí

nghiệp, cơ sở sản xuất ngày một tốt hơn; tiếp tục thúc đẩy nâng mức lương tối

thiểu, tiền tăng ca, tiền bồi dưỡng cho công nhân và người lao động; nỗ lực cân

bằng giữa cung và cầu trên thị trường lao động; đẩy mạnh việc ngăn chặn các xí

nghiệp, cơ sở sản xuất sử dụng lao động trẻ em chưa đủ tuổi lao động theo quy

định. Xây dựng chính sách quốc gia về nghề nghiệp và việc làm phù hợp với sự

phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường mạng lưới tuyên truyền và bộ máy cung

ứng dịch vụ việc làm phù hợp với luật pháp đối với người lao động Campuchia

cả trong và ngoài nước, bên cạnh đó cũng phải lưu ý đến việc giữ vững sự cân

bằng lao động đối với thị trường trong nước; tăng cường bảo vệ người lao động

Khmer đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời quản lý lực lượng lao động nước

ngoài đang làm việc tại Campuchia, trên cơ sở phù hợp với luật pháp Campuchia

và chủ trương hội nhập với ASEAN. Thúc đẩy việc thực hiện Luật an sinh xã

hội, áp dụng với tất cả mọi đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Lao động, bao

gồm: tăng cường, mở rộng bảo hiểm lao động, thất nghiệp tất cả các cấp trên

phạm vi cả nước, khảo sát triển khai chế độ bảo hiểm y tế đối với công nhân,

người lao động, thành viên trong gia đình công nhân, người lao động trong năm

2013, triển khai quá trình thực hiện chế độ lương hưu đối với công nhân, người

lao động trong thành phần kinh tế tư nhân, tương tự như chế độ lương hưu của

công chức Nhà nước từ năm 2015 trở đi. Trong thời gian tới Chính phủ sẽ điều

phối nhịp nhàng giữa giáo dục và đào tạo kỹ thuật với đào tạo nghề; thúc đẩy

xây dựng các trung tâm giáo dục và dạy nghề tại các tỉnh, có thể áp dụng hình

thức đào tạo nghề tại chỗ, tại cộng đồng góp phần vào việc thực hiện mục tiêu

“Xây dựng làng nghề”; đồng thời có chỗ lưu trú cho học viên ở xa; khuyến

khích thành phần tư nhân, các tổ chức phi chính phủ tham gia chương trình đào

tạo kỹ thuật và đào tạo nghề tạo ra sân chơi bình đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu

của xã hội.

Page 113: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     106

Như vậy, nội dung, phạm vi của văn hóa - xã hội là hết sức rộng lớn, có

mặt trong toàn bộ hoạt động đời sống xã hội và cuộc sống con người, nhưng

quan trọng hơn cả, đó là những giá trị do hoạt động tinh thần - sáng tạo của con

người tạo ra, thể hiện trình độ hiểu biết, năng lực và phẩm giá của một cộng

đồng và từng cá thể, là thước đo trình độ phát triển và sức vươn lên tự hoàn

thiện của con người theo lý tưởng chân, thiện, mỹ. Những chính sách của chỉnh

phủ Hoàng gia Campuchia đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội, đặc biệt nhấn mạnh

vào nhân tố con người, bởi nhân tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng và

mang tính quyết định tới sự hưng thịnh hay suy yếu của một xã hội, tác động

mạnh mẽ tới sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của đất nước.

TIỂU KẾT

Bối cảnh trong nước, khu vực và thế giới sau chiến tranh lạnh đặt ra cho

chính phủ Hoàng gia Campuchia dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Samdech Hun

Sen những yêu cầu cấp thiết: ổn định chính trị - xã hội, thoát khỏi thế bao vây

bằng cách hội nhập khu vực và quốc tế, tận dụng hai yếu tố này để phát triển

kinh tế, đồng thời củng cố năng lực để bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ... Để

thực hiện yêu cầu đó một cách tốt nhất, chính phủ Hoàng gia đã đề ra nhiều chủ

trương, chính sách, chiến lược phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực của

đời sống xã hội. Tất cả nội dung chính sách ở các phần trên cho thấy giá trị lịch

sử to lớn cả về lý luận, chính trị, tư tưởng và chỉ đạo hoạt động thực tiễn của

Cương lĩnh chính trị năm 1998, Chiến lược Tam giác phát triển, cùng với các

Chiến lược phát triển quốc gia và Chiến lược Tứ giác giai đoạn I và II của chính

phủ Hoàng gia Campuchia. Từ đó cho thấy, việc giữ vững sự ổn định chính trị

của đất nước là một nhiệm vụ khó khăn trong quá trình thực hiện nền kinh tế thị

trường tự do, dân chủ ở Campuchia. Trong khi đó, chỉ có phát triển kinh tế mạnh

mẽ mới đưa đất nước Campuchia ngày một giàu mạnh, đời sống của nhân dân

ngày càng được cải thiện, nâng cao,... từ đó ổn định chính trị mới được đảm bảo

vững chắc. Nghĩa là sự ổn định của hệ thống chính trị phải gắn với kinh tế phát

triển, văn hóa - xã hội tiến bộ, an ninh quốc phòng đảm bảo, đối ngoại mang lại

lợi ích thiết thực cho đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang

mang tính hai mặt và thế giới đang có nhiều biến động, Campuchia phải đánh

Page 114: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     107

giá đúng mình, đúng người và phát hiện kịp thời những tình huống, dự báo

chính xác những khả năng để thường xuyên đổi mới, có phản ứng linh hoạt

trước những biến đổi của thời cuộc và hoàn cảnh, điều chỉnh hợp lý những kế

hoạch - chính sách và giải pháp phát triển. Vì vậy, việc hoạch định chính sách,

định hướng đường lối phát triển đúng đắn là nhiệm vụ hết sức quan trọng của

chính phủ Hoàng gia đối với sứ mệnh bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc

Campuchia.

Page 115: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     108

Chương 4

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993

ĐẾN NĂM 2013, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

4.1. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP

DÂN TỘC CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM

2013 VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

Mặc dù gặp rất nhiều trở ngại và khó khăn, song những khó khăn, trở ngại

đó không thể ngăn cản tiến trình đi lên của Campuchia. Nhờ có đường lối chính

sách và việc thực hiện đúng đắn, dựa vào sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, cùng

sự giúp đỡ của các nước bạn gần xa và các lực lượng tiến bộ, chính phủ Hoàng

gia Campuchia đã lãnh đạo đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn gian khổ

nhất, từng bước tiến lên, trải qua từ giai đoạn phát triển này đến giai đoạn phát

triển khác một cách đáng tự hào. Trong hơn 20 năm qua, nhờ có định hướng,

đường lối và các chính sách đúng đắn của chính phủ Hoàng gia, Campuchia đã

giành được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử cho dân tộc và nhân dân.

Ổn định chính trị, hội nhập khu vực và quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội... là

nhân tố quan trọng quyết định công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc

Campuchia thành công.

4.1.1. Những thành tựu và nguyên nhân

4.1.1.1. Những thành tựu

Sau 20 năm xây dựng, phát triển và bảo vệ độc lập dân tộc của mình, với

sự nỗ lực phấn đấu của chính phủ Hoàng gia, của toàn dân tộc Campuchia, công

cuộc bảo vệ độc lập dân tộc đã đạt được những thành tựu to lớn cả về nhận thức

và hoạt động thực tiễn. Trong đó, tập trung ở một số lĩnh vực chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, trên lĩnh vực chính trị

Thành công lớn nhất mà chính phủ Hoàng gia đạt được trong lĩnh vực này

là việc ổn định tình hình an ninh, chính trị trong nước; tìm được tiếng nói chung

trong việc lựa chọn cho mình một hệ thống chính trị và nhận được sự ủng hộ của

các nước trong khu vực và thế giới, từ đó tạo ra những tiền đề cho phát triển

kinh tế, phục vụ cho công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc

Page 116: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     109

Campuchia. Sự ổn định về chính trị - xã hội là nhân tố quyết định tạo điều kiện

thuận lợi cho các lĩnh vực khác phát vững. Cụ thể:

Về nhận thức: Các nhà lãnh đạo Campuchia nhận thức rõ về tầm quan

trọng trong việc lựa chọn một hệ thống chính trị phù hợp cho quốc gia mình đó

là đi theo chế độ Quân chủ lập hiến. Điều 51 của Hiến pháp năm 1993 khẳng

định: “Vương quốc Campuchia thực hiện chế độ chính trị dân chủ, tự do, đa

đảng. Công dân Khmer là chủ nhân của đất nước mình...”. Cương lĩnh chính trị

của chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ II năm 1998 tiếp tục khẳng định “Toàn bộ tổ

chức của hệ thống chính trị Campuchia trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng

và từng bước hoàn thiện nền dân chủ tự do và tôn trọng nhân quyền, bảo đảm

quyền lực thuộc về nhân dân để tạo nên bầu không khí chính trị ngày càng tốt

hơn, đồng thời phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội”, thực chất đó

là mục tiêu và là động lực của công cuộc tái thiết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Campuchia.

Trong tư duy về hệ thống chính trị, vấn đề nhận thức về vai trò của Nhà

nước có tầm quan trọng đặc biệt. Vương quốc Campuchia có chế độ Quân chủ

lập hiến, có Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tất cả quyền

lực Nhà nước đều thuộc về nhân dân. Nhà nước bảo đảm quyền công dân, quyền

con người, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân; thực hiện

dân chủ đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Quyền lực nhà nước là thống

nhất, có sự phân công rõ ràng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước

trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quản lý xã hội

bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức. Trong xã hội

Campuchia, pháp luật là sự thể chế hóa Cương lĩnh chính trị và các định hướng

chiến lược phát triển quốc gia của chính phủ. Đề cao vai trò của pháp luật cũng

có nghĩa để cao vai trò các quyết định cơ bản của chính phủ.

Nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vai trò của dân chủ hóa toàn bộ đời

sống xã hội, của việc phải từng bước hoàn thiện nền dân chủ tự do, bằng cách

đoàn kết dân tộc, bảo vệ hòa bình và độc lập toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao uy tín

của Chính phủ và Nhà nước pháp quyền, yêu cầu và tác động của phát triển kinh

tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế tới việc phát huy dân chủ ở Campuchia.

Page 117: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     110

Kết quả đạt được: Trong quá trình xây dựng, Campuchia đã quán triệt

nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, thực hành dân chủ, phát huy

tính sáng tạo của nhân dân; biết tham khảo và vận dụng có chọn lọc lý luận xây

dựng nhà nước pháp quyền của nhân loại vào điều kiện cụ thể của Campuchia sao

cho phù hợp với dân tộc, thời đại và hoàn cảnh thực tiễn của đất nước. Đất nước

có hòa bình, chính trị ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bộ phận trong hệ

thống cơ cấu của đất nước từng bước phát triển.

Quốc hội có bước cải cách quan trọng, từ khâu bầu cử đại biểu Quốc hội

đến hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động; tăng cường bộ phận

chuyên trách; làm tốt hơn chức năng lập pháp, công tác giám sát và quyết định

các vấn đề trọng đại của đất nước. Quốc hội hoạt động thường xuyên hơn, ngày

càng dân chủ hơn; tranh luận, thảo luận một cách thẳng thắn, thiết thực; mở rộng

chất vấn; tăng cường lắng nghe và tiếp xúc cử tri... Nhờ vậy, hiệu quả và hiệu lực

được nâng cao, được nhân dân quan tâm nhiều hơn.

Một là: Đã có phương hướng lập pháp, ban hành Hiến pháp năm 1993 và

đã chỉ đạo sửa đổi một số Điều của Hiến pháp vào năm 1994, 1999, 2001,2005,

2006 và 2008 [83, tr.79] để phản ánh đúng đắn thành quả đổi mới tư duy và thực

tiễn cải cách đất nước. Đã sửa đổi và ban hành nhiều văn bản pháp luật quan

trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước,

các tổ chức chính trị - xã hội, các thành phần kinh tế; loại bỏ hàng trăm quy định

lỗi thời; cụ thể hóa và thể chế hóa nhiều quyền công dân và quyền con người.

Những văn bản luật đó đã tạo khuôn khổ pháp lý để Nhà nước quản lý bằng pháp

luật trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - giáo dục, xã hội, đối ngoại, quốc phòng,

an ninh. Sự phân công, phối hợp được thể hiện ngày càng rõ ở các luật về tổ chức

bộ máy nhà nước, đặc biệt là đối với các cơ quan nhà nước ở Trung ương.

Hai là: Kiện toàn tổ chức, bộ máy Chính phủ và cơ quan chính quyền địa

phương. Sắp xếp lại các cơ quan bộ và ngang bộ để hình thành các bộ quản lý nhà

nước theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực; tách dần chức năng quản lý nhà nước với

quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phân biệt chức năng của cơ quan

hành chính công quyền với các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công cộng. Nhìn chung,

điều hành của chính phủ ngày càng nhanh nhạy, kịp thời, hiệu quả hơn.

Page 118: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     111

Ba là: Chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các cơ quan tư

pháp ngày càng được phân định rõ hơn. Tổ chức bộ máy Tòa án tối cao (Tòa án

Giám đốc thẩm, Phúc thẩm và cở sở) và các cấp tỉnh có một số điều chỉnh.

Trong xét xử đã có quy trình khoa học hơn, nâng cao hiệu quả tranh tụng, coi

trọng vai trò của Luật sư; đang tiến tới thành lập mới các tòa án chuyên trách

(như tòa kinh tế, tòa lao động, tòa hành chính). Tổ chức bộ máy của Viện Kiểm

sát tối cao có điều chỉnh theo hướng tập trung thực hiện chức năng công tố, chức

năng giám sát, giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và phá sản

doanh nghiệp. Luật Tổ chức Tòa án và Luật Tổ chức Viện Kiểm sát đang được

soạn thảo và hy vọng sẽ được Quốc hội nhiệm kỳ V thông qua vào năm 2015.

Đã tiến hành cải cách một bước nền hành chính quốc gia trên cả lĩnh vực thể chế

hành chính, tổ chức bộ máy hành chính, phương thức hoạt động và đội ngũ công

chức theo hướng ngày càng khoa học, chính quy, công khai; từng bước quy chế

hóa, xã hội hóa hoạt động hành chính.

Bốn là: Đã giải quyết tương đối tốt mối quan hệ giữa đảng Nhân dân

Campuchia (lãnh đạo chính phủ Hoàng gia) với đảng đối lập trong Quốc hội,

giữa Nhà nước với các đoàn thể chính trị - xã hội (hiện có 1529 Hiệp hội và

2310 Tổ chức phi chính phủ (NGO) đã đăng ký hoạt động tại Bộ Nội vụ

Campuchia) [65]. Đất nước được phát triển theo hướng đoàn kết toàn dân tộc,

tập hợp mọi lực lượng, mọi thành phần xã hội, đã có nhiều chủ trương, biện

pháp phát huy vai trò tích cực, chủ động của nhân dân, đẩy mạnh quá trình dân

chủ hóa xã hội đã tạo môi trường hòa bình để tiếp tục xây dựng, phát triển và

bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia. Những bước tiến trên đây trong cải cách

từng bộ phận cấu thành hệ thống chính trị và mối quan hệ qua lại giữa các bộ

phận đó đã góp phần quan trọng làm cho dân chủ trong xã hội có bước phát triển

toàn diện. Quyền sản xuất - kinh doanh, quyền sở hữu và sử dụng (trực tiếp hay

gián tiếp) đối với tư liệu sản xuất, trong quản lý sản xuất và trao đổi kết quả lao

động - cả phạm vi trong nước và ngoài nước - được khẳng định và bảo đảm bằng

pháp luật. Quyền ứng cử, lựa chọn trong bầu cử, giám sát đại biểu được thực

hiện có hiệu quả hơn. Quyền của công dân tham gia vào các công việc nhà nước

và xã hội, xây dựng các quyết định chính trị quan trọng của chính phủ và Nhà

Page 119: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     112

nước được mở rộng và thực chất hơn. Trình độ và năng lực làm chủ của nhân

dân từng bước được nâng lên.

Năm là: Dân chủ trên lĩnh vực thông tin đại chúng được mở rộng. Thông

tin đa dạng, nhiều chiều, có định hướng đã mang lại đời sống tinh thần ngày càng

phong phú hơn, tính đến tháng 11 năm 2009 có tới 34 Trung tâm Đài phát thanh

hoạt động tại Thủ đô Phnom Penh và 63 Trung tâm Đài phát thành hoạt động tại

các tỉnh thành phố, đối với kênh truyền hình có tới 11 kênh hoạt động tại Phnom

Penh và 43 kênh tại các tỉnh - thành [157], đến năm 2011 có tới 749 đơn vị thông

tin truyền thông hoạt động tại Campuchia gồm: 1) Tờ báo nội địa có 396 đơn vị,

2) Thông tin hàng tháng 49 đơn vị, 3) Tạp chí nội địa 200 đơn vị, 4) Hội báo chí

29 đơn vị, 5) Tờ báo nước ngoài 34 đơn vị, 6) Tạp chí nước ngoài 30 đơn vị, 7)

Báo chí nhập khẩu 11 đơn vị, 8) Đại diện thường niên báo chí - kênh truyền hình

nước ngoài 12 đơn vị,... [157] Quyền sáng tạo và thưởng thức những thành quả

văn hóa được đáp ứng tốt hơn... Các ấn phẩm văn hóa đến với nhân dân các vùng,

miền của đất nước kịp thời và nhanh chóng hơn nhờ hệ thống truyền tải thông tin

đại chúng ngày một hiện đại.

Thứ hai, trên lĩnh vực an ninh quốc phòng

Về nhận thức: đã có sự phát triển và đổi mới. Nhận thức về mục tiêu,

nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc: Trong điều kiện lịch sử mới, bảo vệ Tổ quốc Quân

chủ lập hiến không chỉ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,

mà còn là bảo vệ Nhà nước, nhân dân và chế độ Quân chủ lập hiến; bảo vệ sự

nghiệp cải cách, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ nền an ninh chính trị,

trật tự - an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường

hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng dân chủ, tự do, đa đảng.

Nhận thức về sức mạnh và lực lượng bảo vệ Tổ quốc: Bảo vệ tổ quốc

bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân, trong đó sức mạnh lực lượng vũ trang là

nòng cốt; phát huy nội lực là chính, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời

đại; kết hợp quân sự với kinh tế, chính trị với ngoại giao; ngăn ngừa không để

xảy ra chiến tranh, đồng thời sẵn sàng đối phó với mọi tình huống chiến tranh và

giành thắng lợi. Sách trắng về quốc phòng của Campuchia năm 2000 đã khẳng

định: “Quân đội Hoàng gia có trách nhiệm đảm bảo nền hòa bình, ổn định và

trật tự an ninh xã hội cho toàn quốc. Tất cả mọi biện pháp phải được thực hiện

Page 120: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     113

một cách có hiệu quả để đảm bảo tuyệt đối tạo cơ hội cho việc tái thiết cơ sở hạ

tầng và phát triển kinh tế quốc gia” [69, tr.35].

Nhận thức về phương thức bảo vệ Tổ quốc: Kết hợp chặt chẽ đấu tranh vũ

trang và phi vũ trang, kết hợp bảo vệ với xây dựng, lấy xây dựng để bảo vệ. Xây

dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân

dân; quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, tích cực, chủ động, sẵn sàng đánh

bại mọi âm mưu và hành động của các thế lực thù địch.

Nhận thức về xây dựng nền quốc phòng toàn dân: Nền quốc phòng toàn dân

là nền quốc phòng của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; mang tính chất toàn

dân, độc lập tự chủ, tự cường và ngày càng hiện đại dưới sự lãnh đạo của Thủ

tướng chính phủ Hoàng gia (là Tổng tư lệnh), dưới sự quản lý của Nhà nước. Điểm

mới nhất trong tư duy về quốc phòng của chính phủ là đã nêu cao ý chí độc lập tự

chủ, tự lực tự cường, dựa vào sức mình là chính để xây dựng nền quốc phòng.

Cùng với đổi mới nhận thức về quốc phòng, trên lĩnh vực an ninh cũng có

những cải cách quan trọng. Chính phủ đặc biệt coi trọng nhiệm vụ bảo vệ an

ninh quốc gia và quan tâm xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân. Khi tình

hình chính trị, an ninh thế giới, khu vực và trong nước có những chuyển biến

lớn, cụ thể trong lúc đụng độ với quân đội Thái Lan (năm 2008) tại đường biên

giới đặc biệt là khu vực Đền Preah Vihear, Đền Ta Moan, Đền Ta Krobey, lực

lượng quân đội Hoàng gia đã đóng vai trò chủ chốt trong sự nghiệp bảo vệ toàn

vẹn lãnh thổ và di sản văn hóa của đất nước một cách mạnh dạn và vinh danh

[167, tr.2]. Chính phủ đã kịp thời có các nghị quyết quan trọng chỉ đạo, để bảo

vệ an ninh quốc gia, kịp thời đánh giá tình hình thế giới, khu vực và trong nước,

đưa ra các chủ trương, giải pháp đúng đắn, huy động được tối đa mọi nguồn lực

trong nước, đồng thời tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của bạn bè truyền

thống và các lực lượng tiến bộ trên thế giới nhằm bảo vệ vững chắc an ninh

quốc gia của đất nước trước mọi biến động to lớn, bất thường của tình hình

chính trị, an ninh trên thế giới.

Kết quả đạt được: Campuchia đã đạt được những thành tựu to lớn. Thành

tựu cơ bản, bao trùm là giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất

nước, sự lãnh đạo của chính phủ và bảo vệ chế độ Quân chủ lập hiến; đẩy mạnh

phát triển kinh tế; giữ vững an ninh chính trị và trật tự - an toàn xã hội; củng cố

Page 121: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     114

lòng tin của nhân dân vào công cuộc cải cách; tạo lập được môi trường quốc tế

thuận lợi, mở rộng quan hệ đối ngoại; tăng cường thế và lực của đất nước.

Một là: Đã kiên trì quan điểm củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc

gia là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân, của mọi lực lượng. Tiếp tục chăm lo xây

dựng lực lượng vũ trang cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thực hiện có hiệu

quả bước điều chỉnh chiến lược về bố trí thế trận, tổ chức biên chế lực lượng vũ

trang trong thời bình; gắn chặt nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh,

chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạt lật đổ. Đã kịp thời ngăn chặn, dập tắt các

vụ gây rối, bạo loạn chính trị (sự kiện ngày 05-06/7/1997 và kế hoạch lật đổ

chính phủ Thủ tướng Hun Sen ngày 24/11/2000 của Phong trào CFF - Lực

lượng đấu tranh vì tự do Campuchia) [11, tr.274], vô hiệu hóa hoạt động của đối

tượng phản động trong và ngoài nước lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân chủ,

nhân quyền để gây mất ổn định; không để bên ngoài lấy cớ can thiệp; đấu tranh

ngăn chặn hoạt động của số cơ hội chính trị, không để hình thành tổ chức dưới

mọi hình thức; đấu tranh phòng, chống tội phạm; giữ vững ổn định chính trị, trật

tự - an toàn xã hội. Đã nâng cao trình độ hiểu biết về quốc phòng, an ninh cho

toàn dân, các cấp, các ngành; nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm

và nghĩa vụ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bố trí các lực lượng quốc phòng

cơ bản là hợp lý, phù hợp ý đồ chiến lược, nhằm phát huy cao độ sức mạnh quốc

phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; đồng thời là thế trận để phòng ngừa chiến

tranh và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược.

Hai là: Đã xây dựng, phát triển tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất

nước; xây dựng lực lượng vũ trang, trong đó có xây dựng quân đội và công an

theo hướng cách mạng, ngày càng chính quy và tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Đã đổi mới, củng cố hệ thống theo hướng công nghiệp quốc phòng, nâng cao

chất lượng vũ khí, trang bị kỹ thuật. Bảo đảm ngân sách đầu tư xây dựng và phát

triển phương tiện khoa học - kỹ thuật từng bước hiện đại cho quân đội và công

an. Tổ chức đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ lực lượng vũ trang đáp ứng

yêu cầu mới. Hiện nay Campuchia có 124.300 quân trong lực lượng vũ trang

hoạt động, xếp thứ 42 trên thế giới (trong đó: 75.000 lục quân, 2.800 hải quân,

1.500 không quân, 45.000 lực lượng tỉnh), và 67.000 Quân đội Para; ngân sách

quốc phòng năm 2010 là 287 triệu USD (2,55% GDP), năm 2011 là 309 triệu

Page 122: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     115

USD (2,4% GDP), năm 2012 là 347 triệu USD (2,44% GDP), năm 2013 là 400

triệu USD và năm 2014 là 468 triệu USD (3,3% GDP) tăng 17% so với ngân

sách năm 2013 [136, tr.1].

Ba là: Cơ bản xây dựng được thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế

trận an ninh nhân dân, kết hợp với kinh tế, đối ngoại. Điều chỉnh thế bố trí chiến

lược đối với lực lượng vũ trang; xây dựng khu vực phòng thủ địa phương vững

chắc; xây dựng thành công các khu kinh tế quốc phòng, gắn bó với an ninh.

Bốn là: Nêu cao tinh thần sẵn sàng chiến đấu, tăng cường các hoạt động

đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ Quân

chủ lập hiến; chủ động ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động phá hoại của kẻ thù, giữ

vững ổn định chính trị, trật tự - an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, tai nạn, tệ

nạn xã hội.

Thứ ba, trên lĩnh vực kinh tế

Về nhận thức: về mô hình kinh tế của thời kỳ quá độ của Campuchia trước

khi cải cách (trước năm 1993), do chưa thừa nhận sản xuất hàng hoá, cơ chế thị

trường, Campuchia xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của nền kinh

tế đất nước, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch hóa là chủ yếu, coi thị trường

chỉ là một công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch; không thừa nhận trên thực tế

sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc

doanh và tập thể là chủ yếu, muốn nhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư nhân và kinh

tế của cá thể, tư nhân; xây dựng nền kinh tế khép kín. Đến nay, Campuchia đã

khẳng định xây dựng nền kinh tế thị trường tự do, dân chủ và cạnh tranh lành

mạnh, và coi đây là mô hình kinh tế tổng quát trong công cuộc xây dựng, phát

triển đất nước, góp phần củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc.

Khẳng định phát triển kinh tế thị trường tự do, dân chủ phù hợp với xu thế

toàn cầu hóa khu vực và thế giới là hợp lý với đặc điểm dân tộc và đây được coi

là định hướng mang tầm chiến lược lâu dài để xây dựng thành công một Vương

quốc Campuchia thịnh vượng. Khẳng định mục đích của nền kinh tế thị trường là

phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật , nâng cao đời sống

vật chất và tinh thần của nhân dân. Muốn vậy, phải tập trung sức phát triển lực

lượng sản xuất, giải phóng triệt để lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất phải phù

hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Page 123: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     116

Xác định ở Campuchia có ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), từ

đó, tạo thành nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan xen hỗn hợp;

xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Xác định ngày

càng rõ hơn nội dung vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước (thể hiện ở việc tạo môi

trường, điều kiện thúc đẩy và là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định

hướng và điều tiết nền kinh tế; không nhất thiết phải có tỷ trọng lớn trong mọi

ngành, lĩnh vực kinh tế). Cải cách mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể,

kinh tế tư bản nhà nước; khẳng định vai trò quan trọng của nền kinh tế tư nhân và

kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật

đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường tự do, cùng phát

triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Từ chỗ xác định nền kinh tế thị trường tự do làm chủ lực nhằm thực hiện

mục tiêu khôi phục và phát triển nền kinh tế, Nhà nước đã khẳng định đó là sự

nghiệp của toàn dân, của toàn xã hội. Nhà nước phải có chính sách để khơi dậy,

phát huy các nguồn lực của nhân dân, của mọi thành phần kinh tế, đồng thời huy

động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài để từng bước nâng cấp

hóa và hiện đại hóa nền kinh tế cả nông và công nghiệp của đất nước. Cơ chế phân

bổ nguồn lực để thực hiện mục tiêu kinh tế là từ chỗ chủ yếu bằng cơ chế kế hoạch

tập trung của Nhà nước và giao cho doanh nghiệp nhà nước làm, đã dần chuyển

sang phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường tự do, lấy tiêu chuẩn trước hết là

hiệu quả kinh tế để đầu tư; Nhà nước có chính sách khuyến khích và ưu đãi cho

một số ngành, lĩnh vực, địa bàn doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số mục tiêu như:

xuất khẩu, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo,...

Về quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập

kinh tế quốc tế: với tinh thần lấy lợi ích phát triển kinh tế của đất nước làm mục

tiêu, kiên trì nguyên tắc bảo đảm độc lập tự chủ quốc gia, bình đẳng, tự chủ trong

quan hệ kinh tế quốc tế, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của chính phủ hoàng

gia khẳng định: “... Campuchia cần phải có sự chuẩn bị để thu hút lợi ích kinh tế và

đối phó trước mắt với quá trình quốc tế hóa nền kinh tế cả trong khu vực và thế

giới...” [19, tr.39] thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại;

gắn kết kinh tế Campuchia với kinh tế khu vực và thế giới thông qua hoạt động

thương mại và đầu tư; phối hợp hài hòa các tiêu chuẩn, chính sách, tham gia các

Page 124: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     117

định chế kinh tế toàn cầu và khu vực; thực hiện hội nhập ở cả ba cấp độ: song

phương, khu vực, toàn cầu.

Kết quả đạt được

Một là, đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng

trưởng nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của các tầng lớp

nhân dân không ngừng được cải thiện.

Từ năm 1993 đến năm 1997, công cuộc tái thiết đất nước và cải cách đã đạt

được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Nhưng vào năm 1998 đất nước vẫn

chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhờ triển khai mạnh mẽ cương lĩnh

chính trị năm 1998 và chiến lược phát triển quốc gia (1996 - 2000) lần thứ nhất của

chính phủ Hoàng gia nhiệm kỳ II với đường lối và định hướng phát triển cụ thể,

hầu hết các chỉ tiêu được hoàn thành vượt mức; đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng

kinh tế - xã hội, đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới.

Từ năm 1993 tốc độ tăng trưởng GDP ban đầu là 4,1%, năm 1999 là 12.6%,

riêng năm 2003 là 8,5% đến năm 2013 là 7,2%, đã đạt được nhịp độ tăng trưởng

cao, nếu không tính tốc độ tăng trưởng năm 2009 (0,1%) là năm khủng hoảng kinh

tế toàn cầu thì tốc độ tăng trường GDP bình quân của Campuchia trong vòng 10

năm (2003-2013) đạt 8,64% [169] (xem phụ lục, bảng 1), và dự báo năm 2014 tốc

độ tăng trưởng kinh tế là 7,2% [165], cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể,

nguồn lực phát triển trong các thành phần kinh tế đã được huy động khá hơn; nhiều

lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng đã được phát huy. Năng lực cạnh tranh

của nền kinh tế được cải thiện.

Tổng GDP của Campuchia tăng từ 2.427 triệu USD năm 1993 lên 4.208

triệu USD năm 2003 và 8.831triệu USD năm 2013 (xem phụ lục, bảng 2), và GDP

đầu người tăng từ 228 USD năm 1993 lên 345 USD năm 2003 và 1080 năm 2013

USD (xem phụ lục 3, bảng 3). Tỷ giá hối đoái chính thức giữa đồng Riel và đồng

Đôla Mỹ (USD) là 1 USD = 2747 Riel năm 1993, 1 USD = 3910 Riel năm 2000, 1

USD = 3980 Riel năm 2003, 1 USD = 4000 Riel năm 2007 và 1 USD = 4025 Riel

năm 2013 (xem phụ lục, bảng 4). Lạm phát ở mức thấp và luôn được kiểm soát,

nếu năm 1994 là – 0,7% thì năm 2003 là 1,2%, năm 2010 là 4,0% và năm 2013 là

3,0% năm (phụ lục, bảng 5). Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

thành công rõ rệt, số vốn FDI tăng lên đáng kể: năm 1993 là 124 triệu USD lên 223

Page 125: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     118

triệu USD năm 1999, năm 2007 là 866 triệu USD lên 1.220 tiệu USD năm 2013

(xem phụ lục, bảng 6). Tổng thương mại Campuchia tính từ năm 1996 là 1.354

triệu USD (trong đó xuất khẩu là 378 triệu USD và nhập khẩu 978 triệu USD) lên

4.755 triệu USD năm 2003 (xuất khẩu là 2.087 triệu USD và nhập khẩu 2.668 triệu

USD), lên 11.929 triệu USD năm 2011 (xuất khẩu là 5.211 triệu USD và nhập khẩu

6.710 triệu USD) và lên 12.491 triệu USD năm 2012 (xuất khẩu là 5.583 triệu USD

và nhập khẩu 6.908 triệu USD) (xem phụ lục, bảng 7).

Bảng 4.1: Tổng hợp tình hình nền kinh tế Campuchia

từ năm 1993-2012

Các chỉ số kinh tế vĩ mô

% GDP, nếu không chỉ

định khác 1993 1994 1999 2003 2005 2008 2009 2010 2011 2012

GDP danh nghĩa (triệu USD) 2.480 2.765 3.507 4.663 6.293 10.337 10.400 11.634 12.937 14.231

GDP thực (%, tăng trường) 4,1 9,1 11,9 8,5 13,3 6,7 0,1 6,0 7,1 7,3

(vi) Nông nghiệp (đóng góp) 45,3 45,6 40,9 32,0 30,7 32,8 33,5 33,9 34,6 36,8

(vii) Công nghiệp (đóng góp) 12,6 13,7 18,0 25,0 25,0 22,4 21,7 21,9 22,1 21,9

(viii) Dịch vụ (đóng góp) 39,4 36,3 35,4 38,2 39,1 38,8 38,8 38,3 37,5 35,9

GDP bình quân đầu người ($) 229 248 281 367 487 760 753 830 911 990

Lạm phát (%) 150 -0,7 4,0 1,2 5,8 19,7 -0,6 4,0 5,5 2,9

Tiết kiệm quốc gia (% GDP) 20,0 19,3 16,5 16,3 17,4 18,9 21,1 24,7 24,4 23,7

Thu nội địa 4,3 8,3 9,9 9,8 10,6 13,3 11,9 13,2 13,2 13,7

Chi ngân sách 8,9 14 13,6 16,2 13,2 15,9 20,5 21,3 20,7 19,0

Thâm hụt tổng thể -4,7 -5,9 -3,8 -5,4 -2,7 -2,9 -6,4 -8,7 -7,3 -5,3

Chi đầu tư 3,5 4,7 5,4 6,5 5,3 6,5 9,1 10,3 9,3 7,3

Đầu tư trong nước 16,5 12,1 11,8 12,2 11,1 11,4 13,4 14,1 13,7 13,3

Đầu tư tư nhân 18,3 18,7 16,5 12,8 16,3 18,1 16,6 18,2 16,8 16,7

Nguồn: [34]

Hai là, thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Lĩnh

vực tư nhân phát huy ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân

dân. Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của kinh tế tư nhân là tạo việc làm và

góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Bốn lĩnh vực chủ chốt gồm Công

nghiệp may mặc, Du lịch, Nông nghiệp và Xây dựng đã trở thành động lực

chính trong việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế Campuchia.

Page 126: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     119

- Về công nghiệp may mặc: Tính đến năm 2013 có gần 500 nhà máy

May mặc và giầy dép đã tạo công việc làm cho công nhân hơn 600.000 người,

tổng xuất khẩu năm 2013 đạt 5 tỷ USD và nhận được tổng tiền lương công lao

động khoảng 1 tỷ USD /năm, và gần 2 triệu công dân khác hưởng lợi gián tiếp

từ lĩnh vực này [162, tr.5].

- Về du lịch: Đầu năm 2014, Bộ Du lịch Campuchia công bố đã đón

được 4.210.165 khách du lịch tăng 17,5% và thu về ngân sách quốc gia khoảng

2.547 triệu tăng USD 15% so với năm 2012 [4, tr.2] (xem phụ lục, bảng 8).

Chính phủ đã thực hiện một số biện pháp thu hút khách du lịch như: tiếp tục cải

thiện cơ sở hạ tầng về du lịch, đàm phán với các hãng hàng không nước ngoài

mở thêm đường bay tới Campuchia như: hãng Air France của Pháp, đàm phán

với Úc, hãng hàng không Tiger Airways của Singapore và hàng Eastar Jet của

Hàn Quốc bắt đầu mở đường bay tới Campuchia đầu năm 2012. Riêng hãng

hàng không Campuchia Angkor Air trong năm 2011 đã mở đường bay Siem

Riep - Phnom Penh - Sihanoukvile và kết nối 02 địa điểm du lịch nổi tiếng của

Campuchia, năm 2013 đã mở thêm Phnom Penh - Hà Nội.

- Về xây dựng: Tính đến năm 2013, chính phủ đã cấp phép xây dựng cả

nước 1.242 dự án trên tổng diện tích xây dựng 5.969.485 mét vuông với tổng

vốn đầu tư hơn 2,5 tỷ USD tăng 30% so với 2012, đã đăng ký xí nghiệp, công ty

kinh doanh thương mại xây dựng và nghiên cứu kế hoạch dự án 173 công ty

(trong đó: 123 công ty nội địa và 46 công ty nước ngoài) [68, tr.54].

- Về nông nghiệp: Đây là một trong những lĩnh vực có tiềm năng nhất

của Campuchia. Lĩnh vực nông nghiệp có diện tích tới 5,5 triệu ha (trong đó đất

trồng lúa chiếm 3 triệu ha, đất trồng rau và rau công nghiệp hơn 1 triệu ha, đất

trồng hoa quả khoảng 200.000 ha, cao su hơn 280.000 ha, và đất nông - công

nghiệp thông qua kế hoạch đầu tư kinh tế gọi là đất tô nhượng khoảng gần 1,2

triệu ha). Hiện nay cho dù lĩnh vực nông nghiệp đối mặt với nhu cầu về lương

thực và sự gia tăng về dân số một cách nhanh chóng, việc chịu ảnh hưởng từ

thiên nhiên, sự biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh của thị trường về sản phẩm

nông nghiệp, v.v... nhưng lĩnh vực nông nghiệp của Campuchia vẫn đảm bảo

tăng trưởng trung bình hàng năm từ 4% đến 5% trong giai đoạn 2008-2012 và

tăng trung bình khoảng 4,3% trong năm 2013 và đã góp phần 27,5% vào tổng

Page 127: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     120

GDP, trong đó: nông sản là 54,8%, ngư nghiệp 25,4%, sản phẩm gia súc 14,1%

và lâm nghiệp là 5,7% [68, tr.55]. Từ năm 1995 Campuchia đã đảm bảo được an

ninh lương thực bởi dư thừa gạo khoảng 230.000 tấn và con số này đã tăng lên

nhanh chóng tới hơn 2 triệu tấn gạo năm 2008 và tăng lên hơn 3 triệu tấn trong

năm 2012, trong năm 2013 tổng sản lượng thóc của Campuchia đạt 9,3 triệu tấn

và dư thừa khoảng 4,7 triệu tấn thóc để xuất khẩu. Ngày 23/11/2011, phát biểu

tại Diễn đàn giữa Chính phủ và lĩnh vực tư nhân lần thứ 16 tại Cung Hòa bình,

Chính phủ tái khẳng định về mục tiêu thực hiện chính sách xuất khẩu gạo đạt 1

triệu tấn vào năm 2015. Số lượng xuất khẩu gạo của Campuchia từ năm 2008

đến năm 2013 tăng đột biến tới 57 quốc gia trên thế giới với số lượng 5.000 tấn

năm 2008 tăng lên 205.000 tấn năm 2012 và gần 400.000 tấn năm 2013 [163].

- Về cơ sở hạ tầng: Tính đến năm 2013, đường quốc lộ và đường liên

tỉnh trong cả nước có tổng chiều dài hơn 12.239 km (trong đó: đổ nhựa là 5.596

km tương đương 46% tổng lượng đường), 22/1/2013 khai trương sử dụng cảng

container tại Phnom Penh (bằng ODA của Trung Quốc), đã xây dựng cầu qua

các sông to và nhánh biển gồm 14 cây cầu và đang tiếp tục xây dựng 05 cây cầu

gồm: Cầu Me Kong thứ 3 (cầu Nak Leung), Cầu Me Kong thứ 4 (cầu Steung

Treng), Cầu Troy Chang Va thứ 2 (Phnom Penh), Cầu Sông Ba Sak thứ 3 (thành

phố Ta Khmao - Tỉnh Kandal) và cầu Sông Ba Sak thứ 4 (Huyện Koh Thom -

Tinh Kandal) [163]. Việc khôi phục lại đường sắt Campuchia với tổng số tiền

141,6 triệu USD (vay ngân hàng ADB 84 triệu USD, viện trợ không hoàn lại của

chính phủ Úc 21,5 triệu USD, tổ chức OFID 13 triệu USD, chính phủ Malaysia

2,8 triệu USD bằng cách cấp sắt ray và tiền của chính phủ Campuchia 20,3 triệu

USD) đang trong quá trình xây dựng bởi Công ty TSO-AS-NWR Joint Venture

có hai đường là đường thứ I (hướng Nam) có chiều dài 266 km (Phnom Penh -

Tỉnh Preah Sihanouk) đã hoàn thành 100% và đường thứ II (hướng Bắc) có

chiều dài 386 km (Phnom Penh - Poy Pet) mới đạt được 32% [68, tr.76].

Ba là, đạt được những kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế khu vực và

thế giới.

Từ sau khi phá bỏ thành công chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và các

lực lượng thù địch nước ngoài, Campuchia đã tham gia hợp tác, liên kết kinh tế

quốc tế trên các cấp độ và trong các lĩnh vực kinh tế then chốt (như thương mại,

Page 128: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     121

dịch vụ, lao động, đầu tư, khoa học và công nghệ...). Đặc biệt là, Campuchia đã

tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 30/4/1999; trở

thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới năm 2004; đã không ngừng mở

rộng các quan hệ kinh tế song phương, tiểu vùng, vùng, liên vùng và tiến tới

tham gia liên kết toàn cầu.

Thứ tư, trên lĩnh vực văn hóa - xã hội

Về nhận thức

Một là, về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng

xã hội.

Từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào Nhà nước và tập thể đã chuyển sang tính

năng động, chủ động và tính tích cực xã hội của tất cả các tầng lớp dân cư. Từ

chỗ đề cao quá mức lợi ích của tập thể một cách chung chung, trừu tượng; thi

hành chế độ phân phối theo lao động trên danh nghĩa nhưng thực tế là bình quân

- cào bằng, đã từng bước thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và

hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực

khác vào sản xuất - kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội. Nhờ vậy công

bằng xã hội được thể hiện ngày một rõ hơn. Từ việc không đặt đúng tầm quan

trọng của chính sách xã hội trong mối quan hệ tương tác với chính sách kinh tế

đã đi đến thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, xem trình độ phát

triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, thực hiện tốt

chính sách xã hội là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Tăng

trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng

bước phát triển. Từ chỗ Nhà nước bao cấp toàn bộ trong giải quyết việc làm đã

dần dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần

kinh tế và người lao động đều tham gia tạo việc làm (dựa vào luật pháp trong

nước và quốc tế). Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu - nghèo đã đi

đến khuyến khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm

nghèo, coi việc một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển. Từ

chỗ muốn nhanh chóng xây dựng một cơ cấu xã hội “thuần nhất” chỉ còn có giai

cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể và tầng lớp trí thức đã đi đến quan

niệm về việc xây dựng một cộng đồng xã hội đa dạng, trong đó các giai cấp, các

Page 129: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     122

tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng, đoàn kết chặt chẽ, góp

phần xây dựng Vương quốc Campuchia giàu mạnh.

Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào

tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu

học tập của nhân dân, nhằm phát triển giáo dục con người Campuchia toàn diện

và phát huy tốt tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu

Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Đã coi phát triển giáo dục

- đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát triển xã

hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Thực hiện công bằng xã hội trong

giáo dục, trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo điều kiện để ai cũng được học

hành; có chính sách trợ cấp và bảo hiểm y tế cho người nghèo [83; tr.26].

Hai là, về văn hóa và con người.

Đã xác định văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển kinh tế

- xã hội, là nguồn lực nội sinh quan trọng của phát triển, là nền tảng tinh thần

của xã hội, giữ gìn, đề cao văn hóa, văn minh dân tộc được trường tồn, chấm dứt

tiến trình suy thoái văn hóa, đề cao đạo đức xã hội, thúc đẩy phát triển văn hóa

mang bản sắc dân tộc và tiến bộ [23, tr.23]. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá

trị bền vững những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Campuchia được hun

đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước

nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, lòng nhân ái, khoan dung, sự tinh tế trong ứng

xử, giản dị trong lối sống... Tính tiên tiến và đậm đà bản sắc của văn hóa

Campuchia thể hiện cả về nội dung và hình thức biểu hiện, phương tiện truyền tải.

Nền văn hóa Campuchia thống nhất trong đa dạng, các giá trị và sắc thái

văn hóa của các dân tộc sống trên đất nước Campuchia bổ sung cho nhau, làm

phong phú nền văn hóa Campuchia; củng cố sự thống nhất trong đa dạng của

văn hóa là cơ sở để giữ vững bình đẳng và phát huy tính đa dạng của văn hóa.

Khẳng định xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, do

Nhà nước lãnh đạo; khẳng định đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò

quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.

Khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là quyền tự do và nhu cầu tinh thần của

nhân dân. Tuy nhiên cần phải khẳng định “Đạo Phật là Quốc đạo” [83, tr.16], vì

Page 130: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     123

đạo đức Phật giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội, và đã

tồn tại lâu dài trong lịch sử và trong lòng nhân dân Campuchia.

Khẳng định con người là vốn quý nhất, phát triển con người với tư cách

vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng, của sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ đất nước; gắn vấn đề nhân tố con người với tinh thần nhân văn nhằm tạo điều

kiện cho con người phát triển toàn diện, sống trong một xã hội công bằng và

nhân ái, với những quan hệ xã hội lành mạnh. Con người và sự phát triển con

người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội, mở rộng cơ

hội, nâng cao điều kiện cho con người phát triển.

Kết quả đạt được: nhìn chung, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với

phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Campuchia đã được

giải quyết một cách có hiệu quả. Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao trong

nhiều năm liền. Các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế,

mọi tầng lớp dân cư. Đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Một là: Công tác giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo đạt kết quả

tốt: từ năm 2009 đến năm 2012 Bộ Lao động và Đào tạo nghề nghiệp

Campuchia đã tạo việc làm cho 205.068 lao động (trong đó: 107.068 người làm

việc trong nước và 98.556 người làm việc ở nước ngoài qua 31 công ty xuất

khẩu lao động) [24]. Theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm từ 34,7%

năm 2005 xuống còn 27,3% năm 2009 và còn 20% năm 2013 [33], Campuchia

đã được LHQ đánh giá là quốc gia đứng thứ năm trong số các nước đang phát

triển có thể hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ của mình và cũng là quốc gia

đứng thứ nhất [27] trong việc cải cách hệ thống xã hội và đang tiến lên một cách

linh hoạt trải qua giai đoạn quốc gia có thu nhập thấp trở thành quốc gia có thu

nhập trung bình và trung bình khá trong thời gian sớm nhất.

Hai là: Về giáo dục, sự nghiệp giáo dục có bước phát triển mới về quy

mô: ngân sách cho lĩnh vực giáo dục tăng liên tục từ 61,6 tỷ Riel năm 1994 lên

325,9 tỷ Riel năm 2004 và 915,9 tỷ Riel năm 2011 [34, tr.6], đa dạng hóa về loại

hình trường lớp từ mầm non, tiểu học đến cao đẳng, đại học. Thực hiện kế hoạch

chiến lược giáo dục 2009-2013, lĩnh vực giáo dục đã đạt kết quả vượt bậc đó là:

Page 131: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     124

Bảng 4.2: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược giáo dục

năm 2009-2013.

Năm học 2012-2013 Số lượng trường học Số lượng trẻ em dưới 6

tuổi/ học sinh/ sinh viên

Trường Mầm non 2.813 128.257

Trường Tiểu học 6.910 2.173.384

Trường Trung học cơ sở 1.214 534.710

Trường Trung học phổ thông 433 288.789

Trường Đại học 101 (của Nhà nước 39

và Tư nhân 62)

SV đại học: 216 035,

SV sau đại học: 14.997,

NCS: 1.063

Nguồn: [5] và [68]

Ba là: Về y tế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có tiến bộ, góp phần

hạ thấp đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh: đã giảm 50% từ 472 trong số

100.000 trẻ sơ sinh sống năm 2005 xuống còn 206 trong số 100.000 trẻ sơ sinh

sống năm 2010 (đầu thập kỷ 90 Campuchia có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao nhất

trên thế giới, tỷ lệ tử vong của phụ nữ mang bầu và phụ nữ trong quá trình sinh

con là gấp đôi so với tỷ lệ tại châu Phi và Ấn Độ; Campuchia cũng có tỷ lệ cao

nhất về người khuyết tật và người mắc bệnh lao trên thế giới), đã giảm tỷ lệ suy

dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, đã cắt giảm được tỷ lệ tử vong của phụ nữ và

trẻ em ốm đau và chết vì bệnh lây nhiễm như: lao, sốt rét, AIDS... và cải cách

một số lĩnh vực chăm sóc sức khỏe quan trọng bằng việc củng cố chất lượng và

mở rộng dịch vụ y tế. Xóa bỏ bệnh teo cơ năm 2000 và đang theo dõi trường

hợp về số “0” của bệnh sởi mà đã đạt được năm 2012 để đảm bảo rằng bệnh này

sẽ được xóa bỏ khỏi Campuchia vào năm 2014, tiếp tục kế hoạch xóa bỏ bệnh

uốn ván trên phụ nữ, trẻ sơ sinh năm 2014 và tiếp tục nâng cao ý thức thực hiện

chiến lược lâu dài của chính phủ Hoàng gia đến năm 2025 xóa bỏ triệt để bệnh

sốt rét. Với tinh thần như vậy, Campuchia đã củng cố và mở rộng hệ thống y tế

từ cấp Trung ương đến vùng sâu vùng xa, tính đến năm 2012 Campuchia đã có

[68, tr.65]:

+ Hệ thống y tế cả nước (chưa kể Tư nhân) gồm: 08 bệnh viện cấp quốc

gia, 83 cấp cơ sở, 1.024 trung tâm y tế và 121 trạm y tế.

Page 132: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     125

+ Một Trường Đại học Tổng hợp Y tế trong đó bao gồm: Đại học Y, Đại

học Y Dược, Đại học Nha khoa, và Trường Kỹ thuật chăm sóc y tế.

+ Tổng cộng chuyên gia y tế là 19.763 người (trong đó: GS.TS Bác sỹ,

PGS.TS Bác sỹ, TS Bác sỹ và Thạc sỹ Bác sỹ: 42 người, Bác sĩ: 2178 người,

Bác sỹ cấp trung bình: 1018 người, Dược sỹ: 486 người, Bác sỹ Nha khoa 214

người, Bác sỹ Khoa phụ sản cấp trung bình: 2432 người, y tá cấp trung bình:

5662 người, phụ sản cấp cơ sở: 2164 người, y tá cấp cơ sở: 3366 người, chuyên

viên Trung tâm xét nghiệm 454 người và nhân viên còn lại khác: 1747 người).

Bốn là: Về văn hóa, Campuchia là Vương quốc có rất nhiều Di sản văn

hóa phong phú và đa dạng mà các thế hệ đi trước đã để lại cho thế hệ sau này,

đây là một tài sản vô giá là nền tảng biểu tượng quốc gia và là tiềm lực không

bao giờ bị cạn trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng những di sản

vô cùng quý báu này hầu như bị phá hủy, biến mất, không còn ý nghĩa trong giai

đoạn 03 năm 8 tháng 20 ngày của chế độ tàn bạo Pol Pot. Từng bước một, dưới

sự lãnh đạo sáng suốt của chính phủ Hoàng gia Campuchia, nền văn hóa đã

được khôi phục lại toàn bộ và xây dựng mới cả về văn hóa vật thể và phi vật thể,

cùng tìm kiếm sự ủng hộ của bạn bè quốc tế để bảo tồn và phát triển văn hóa

Campuchia, nhằm mục đích củng cố lại nền văn hóa quốc gia vững mạnh và

quảng bá nền văn hóa Campuchia trên trường quốc tế. Với thành tựu đáng tự

hào của mình nền văn hóa Campuchia đã hội nhập vào khu vực và thế giới và

tham gia sự cạnh tranh và quảng bá nền văn hóa của mình trên trường quốc tế.

Không những thế văn hóa đã đưa Campuchia lên một tầm cao mới trên thế giới

được biết, đó là “Campuchia: Vương quốc của Kỳ quan”, đây là minh chứng rõ

ràng về sự phong phú của Di sản văn hóa và đã trao cho nhân dân Campuchia

khẩu hiệu là “Campuchia - Vương quốc của Văn hóa”. Sự nỗ lực của Chính phủ

trong việc đăng ký một số Di sản văn hóa của mình như: Khu di tích Đền

Angkor (14/12/1992) và Đền Preah Vihear (07/7/2008) là Di sản văn hóa thế giới,

Vũ kịch cung đình Campuchia hoặc Điệu múa Apsara (07/11/2003) và Nghệ thuật

sân khấu Sbek Thom (25/11/2005) là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại,

Bảo tàng Hình sự Diệt chủng Tuol Sleng đăng ký trong UNESCO để Thế giới ghi

nhớ (31/7/2009) và sự thành công của Campuchia trong việc đắc cử xếp thứ 2 là

thành viên thường trực của Ủy ban Văn hóa Thế giới (26/10/2009) [168, tr.17];

Page 133: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     126

một số di sản nữa đang trong quá trình nộp đơn đăng ký như: Nhóm Đền Sombo

PreyKok, Đền Bon TeayChmar (là di sản văn hóa thế giới) và Đơn ca ChaPey

DongVeng, Vũ kịch Khoeul... (là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại).

Trong khuôn khổ quốc gia, chính phủ đã khôi phục và tái xây dựng mọi

cơ sở hạ tầng của nền văn hóa trên các lĩnh vực như: Đền cổ, Đồi cổ, Khu di tích

lịch sử và thiên nhiên, Đồ cổ, Nhà cổ, và rất nhiều di sản văn hóa vật thể khác,

cùng với tất cả các loại Vũ kịch (hơn 20 loại), Ca nhạc, Điệu múa, Phong tục tập

quán là di sản văn hóa phi vật thể có giá trị, và hơn thế nữa là Mỹ nghệ, Bức

tranh, Trò chơi truyền thống, Võ thuật Khmer cổ, Món ăn, Trang phục, Diều...

và tất cả sản phẩm đầy sáng tạo khác của Campuchia. Không những thế chính

phủ có tầm nhìn rõ ràng trong việc lãnh đạo quản lý trên lĩnh vực văn hóa và

nghệ thuật của Campuchia dựa trên tư duy “Bảo tồn để phát triển, Phát triển dựa

trên cơ sở bảo tồn” và đã kết nối mình với nhịp độ toàn cầu, biến văn hóa nghệ

thuật Campuchia trở thành văn hóa nghệ thuật hiện đại, nhưng bảo vệ bản sắc

văn hóa của mình với khẩu hiệu: “Cổ không phải chậm, Hiện đại không phải

nước ngoài” [68, tr.80]. Việc giao lưu, hợp tác với văn hóa nước ngoài được mở

rộng. Một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con người Campuchia từng

bước hình thành. Các tài năng văn hóa - nghệ thuật được khuyến khích. Nhiều

di sản văn hóa cả vật thể và phi vật thể được giữ gìn, tồn tạo. Việc phân phối các

sản phẩm văn hóa được nhanh, đều và khắp nơi hơn. Hệ thống các sản phẩm văn

hóa góp phần trực tiếp vào sự phát triển, tăng cường của ngành du lịch, của nền

kinh tế quốc dân. Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa thực sự khởi

sắc, góp phần làm cho vị thế của Campuchia trên trường quốc tế được nâng cao;

văn hóa, con người và cuộc sống Campuchia được bạn bè hiểu biết rõ hơn.

Năm là: Khoa học - công nghệ và tiềm lực khoa học - công nghệ có bước

phát triển nhất định. Nhiều thành tựu khoa học và công nghệ đã và đang đưa

vào áp dụng trong thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rõ rệt, đặc biệt là

trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, bưu chính viễn thông... Kinh phí đầu tư

cho lĩnh vực khoa học và công nghệ được tăng lên, tính đến ngày 30/3/2013 con

số điện thoại bàn và điện thoại di động đã tăng lên tới hơn 20 triệu số, số lượng

người sử dụng Internet tăng lên hơn 3 triệu người, dây Cáp Optic là cơ sở hạ

tầng xương cột có chiều dài tổng thể là 22.380 km, đầu tư xây dựng Trung tâm

Page 134: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     127

vệ tinh trong không gian vũ trụ của Công ty Royal Blue Sky và dây cáp viễn

thông dưới đáy biển đầu tiên đang được triển khai xây dựng bởi Công ty

Easycom và Công ty TelecomMalaysia có chiều dài 1.429 km kết nối Campuchia

với Malaysia [68, tr.72]. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ (bao gồm khoa

học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật) đã góp phần cung cấp luận

cứ khoa học phục vụ hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của chính

phủ Hoàng gia và Nhà nước; tham gia xây dựng các chương trình, dự án phát

triển kinh tế - xã hội; tiếp thu, làm chủ và ứng dụng có hiệu quả các công nghệ

nhập từ nước ngoài. Với mục đích chuẩn bị sẵn sàng, Campuchia bước vào giai

đoạn mới của sự phát triển, đặc biệt sự đảm bảo trong việc cạnh tranh của

Campuchia trong nền “kinh tế toàn cầu” trong tương lai.

Thứ năm, trên lĩnh vực đối ngoại

Về nhận thức: về thời đại, về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại có

nhiều đổi mới. Cách tiếp cận về vấn đề nội dung, tính chất thời đại có nhiều mặt

sát hợp và rõ nét hơn; thấy đầy đủ hơn tính chất lâu dài, quanh co, phức tạp của

“thời đại quá độ”; đánh giá đúng hơn tiềm năng phát triển của nền kinh tế khu

vực và thế giới, nhất là về chủ nghĩa tư bản, cũng như các nội dung phong phú,

đa diện, nhiều chiều của thời đại. Nhận thức được về xu thế phát triển của thời

đại và làm rõ thêm một số nét mới về cuộc cách mạng khoa học và công nghệ

hiện đại, về toàn cầu hóa như là một xu thế khách quan, nhưng vừa tích cực vừa

tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh,... Nói chung, trước những biến động

phức tạp, sâu sắc của cục diện quốc tế, chính phủ Hoàng gia đã có sự đổi mới

trong tư duy về sự vận động của tình hình thế giới. Thực tế cuộc sống chứng tỏ

những nhận định chính phủ về tình hình thế giới cơ bản là đúng đắn, là một

trong những cơ sở để hoạch định đường lối, chính sách đối ngoại của Vương

quốc Campuchia.

Về đường lối đối ngoại: Nhận thức rõ tầm quan trọng của các mối quan hệ

với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á, nên đường lối

đối ngoại của Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã đặt trọng tâm đối ngoại vào

hướng này. Chính phủ cũng coi mục tiêu đối ngoại hàng đầu là tạo dựng môi

trường quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao sức mạnh tổng

hợp quốc gia và vai trò, vị thế trên trường quốc tế. Chính vì vậy, trong Cương lĩnh

Page 135: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     128

chính trị của chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ IV đã nhấn mạnh: “cố

gắng củng cố mối quan hệ song phương và đa phương cùng với các nước bạn và

các tổ chức quốc tế, các tổ chức trong khu vực, tiểu khu vực để phát triển... đồng

thời Campuchia tiếp tục tham gia góp phần trong việc xây dựng, giữ gìn hòa bình

trên thế giới thông qua việc đưa lực lượng đi tham gia gìn giữ hòa bình ở các

nước trong khuôn khổ Liên hợp quốc, phù hợp với năng lực trình độ của mình”

23, tr. 6. Đồng thời Chính phủ nhấn mạnh tư tưởng kiên định nguyên tắc vì độc

lập, thống nhất và bảo vệ chế độ Quân chủ lập hiến, bảo vệ nền chính trị đa đảng;

đồng thời phải sáng tạo, năng động, linh hoạt về sách lược.

Kết quả đạt được: Campuchia đã giành được những thắng lợi to lớn:

Một là, phá thế bị bao vây, cấm vận; mở rộng quan hệ đối ngoại theo

hướng đa phương hóa, đa dạng hóa; giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia. Sau

khi vấn đề Campuchia được giải quyết (năm 1991) và bầu cử ở Campuchia (năm

1993), Campuchia đã nhanh chóng củng cố lại quan hệ với các nước lớn như

Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... và tích cực gia nhập ASEAN (năm

1999), lần đầu tiên trong lịch sử Campuchia có quan hệ ngoại giao với hơn 157

nước trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới (tuy nhiên, do điều kiện và hoàn

cảnh của mình cho đến nay mới có 30 cơ quan đại diện cấp Đại sứ quán đặt tại

Campuchia và ngược lại) 156. Campuchia kịp thời điều chỉnh quan hệ với các

nước cho phù hợp với tình hình mới. Đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm tăng

cường và đổi mới quan hệ hợp tác toàn diện, đoàn kết đặc biệt Campuchia - Việt

Nam, Campuchia - Lào, quan tâm việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác

toàn diện với hai nước này. Với các nước ASEAN, Campuchia đã bình thường

hóa hoàn toàn quan hệ, chuyển từ nghi kỵ, đối đầu sang hữu nghị và hợp tác,

góp phần tạo môi trường khu vực thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước,

mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, có thêm đối tác, nâng cao vị thế của

Campuchia ở khu vực và thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế khác.

Hai là, giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các

nước liên quan (tuy nhiên 2008 có cuộc đối đầu và đụng chạm quân sự giữa

Campuchia và Thái Lan nhưng tình hình mau chóng được kiểm soát), giữ vững

môi trường hòa bình. Đã đàm phán thành công với Lào trong việc cắm mốc biên

giới và hy vọng sẽ hoàn thành vào năm 2014 và với Việt Nam cũng đang xúc

Page 136: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     129

tiến quá trình cắm mốc biên giới với mục đích hoàn thành vào năm 2015, còn

đối với Thái Lan, hai bên đang tiếp tục tìm kiếm dấu mốc và tiếp tục đàm phán

trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia hai bên. Riêng tại vùng biển lịch

sử giữa Campuchia - Việt Nam và Campuchia - Thái Lan, Campuchia và các

nước này chủ trương và có giải pháp rằng “gác tranh chấp, cùng khai thác” tại

vùng biển chồng lấn trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và tiến tới giải

quyết triệt đề khi điều kiện cho phép.

Ba là, hoàn thành thắng lợi việc hội nhập Vương quốc Campuchia với

cộng đồng quốc tế cả trong khuôn khổ tiểu vùng, khu vực và quốc tế, quan hệ

hữu nghị và hợp tác tốt với tất cả các nước đã hỗ trợ đắc lực cho công cuộc phát

triển đất nước. Với tư cách Chủ tịch ASEAN (năm 2012), Campuchia đã tổ chức

tốt các Hội nghị cấp cao ASEAN (tháng 4 và 11.2012), hội nghị cấp cao Đông

Á, đối thoại chung ASEAN lần thứ nhất trong lịch sử ASEAN, hội nghị cấp bộ

trưởng ASEAN có liên quan và nhiều hội nghị quan trọng khác trong khuôn khổ

khu vực và thế giới. Campuchia đã thể hiện được năng lực của mình trong tham

gia giải quyết các công việc của khu vực, cũng như thế giới, từ đó làm cho vị

thế, uy tín của Campuchia ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Campuchia là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (năm 2004), các tổ chức

quốc tế khác, tham gia tích cực sứ mệnh gìn giữ hoà bình ở một số nước trong

khuôn khổ Liên hợp quốc (LHQ) lần đầu tiên cử binh sĩ ra nước ngoài vào tháng

4/2006. Đến nay, đã điều khoảng 1.800 binh sĩ tới Sudan, Nam Sudan, Chad,

Cộng hòa Trung Phi, Liban và Mali 171. Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 60

năm (09/11/1953 - 09/11/2013) ngày Quốc khánh Campuchia, Thủ tướng Hun

Sen nhấn mạnh: “20 năm trước Campuchia từng là một quốc gia nhận được sự

hỗ trợ từ lính mũ xanh của LHQ, hiện nay, Campuchia gửi lực lượng của mình

nhằm đóng góp một phần nghĩa vụ của LHQ tại các quốc gia có điểm nóng trên

thế giới và được ca ngợi bởi Tổng thư ký LHQ - Ban Ki moon” 136, tr. 3.

Campuchia cũng đã hoàn thành việc đăng ký đền Ang Kor Wat (1992), đền

Preah Vihear (2008) 174 và một số văn hóa phi vật thể của nhân loại vào danh

sách di sản thế giới và được chọn làm chủ nhà tổ chức Hội nghị Ủy ban di sản

thế giới năm 2013 khi Campuchia làm Chủ tịch Ủy ban này.

Page 137: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     130

Thứ tư, tranh thủ ODA, thu hút FDI, mở rộng thị trường ngoài nước, chủ

động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; đã tranh thủ được nguồn vốn, khoa

học - công nghệ tiên tiến, kỹ thuật quản lý của nước ngoài để phát triển đất

nước. Campuchia cũng đã tiến một bước dài trong việc hội nhập kinh tế quốc tế

thông qua việc gia nhập WTO và AFTA, là quan sát viên của APEC. Cũng đã

thiết lập được quan hệ tín dụng với các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế, tranh

thủ được số lượng đáng kể vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ

Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

4.1.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu

Về khách quan: Môi trường hòa bình tại khu vực, mặt tích cực của quá

trình toàn cầu hóa, của cách mạng khoa học - công nghệ, cùng với sự giúp đỡ

trong sáng của cộng đồng quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho Campuchia tập

trung vào giải quyết vấn đề nội bộ và phát triển đất nước.

Về chủ quan:

Một là, sự hòa giải hòa hợp dân tộc và việc lựa chọn chế độ Quân chủ lập

hiến (chế độ Nha vua) của Campuchia là tiền đề chính tạo nên hòa bình, là điều

kiện quan trọng cho nền chính trị ổn định. Ổn định về chính trị sẽ tạo cơ hội cho

hợp tác hội nhập và phát triển kinh tế.

Hai là, vai trò của chính phủ Hoàng gia Campuchia trong việc đưa ra chủ

trương, đường lối đúng đắn, toàn diện, sâu sắc và lãnh đạo quá trình thực hiện

đường lối đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Ba là, việc Campuchia trở thành thành viên của ASEAN năm 1999 là một

thành công lớn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Campuchia, bởi một số

nhân tố sau đây: (i) những nguyên tắc hoạt động của ASEAN (nguyên tắc tôn

trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ

của nước thành viên, nguyên tắc không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực,

nguyên tắc đồng thuận...); (ii) thoát khỏi thế bao vây, cấm vận; (iii) là cánh cửa

mở ra cho Campuchia hội nhập vào khu vực và quốc tế, mở đường cho quan hệ

quốc tế của Campuchia được mở rộng nhằm nâng cao uy tín, tranh thủ sự ủng hộ

và viện trợ quốc tế để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Bốn là, việc lựa chọn nền kinh tế thị trường làm định hướng phát triển nền

kinh tế của Campuchia là rất phù hợp, tạo nên động lực mạnh mẽ cho nền kinh

Page 138: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     131

tế quốc dân phát triển, minh chứng là việc kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức

7%/năm, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt, chỉ số xóa đói giảm

nghèo luôn đạt mục tiêu...

Năm là, chính phủ Hoàng gia đã tích cực xây dựng, không ngừng củng cố

và hoàn thiện, kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác trên các lĩnh

vực, các ngành của hệ thống chính trị theo yêu cầu của tình hình mới.

4.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân

4.1.2.1. Về những hạn chế

Bên cạnh những thành quả đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ

độc lập dân tộc của mình thông qua quá trình xây dựng và phát triển đất nước,

Campuchia còn có những hạn chế như sau:

Thứ nhất, trên lĩnh vực chính trị

Một là, về nhận thức: chưa làm sáng tỏ “tính độc lập tương đối” của mỗi

quyền giữa Lập pháp - Tư pháp và Hành pháp, về sự chế ước lẫn nhau giữa các

nhánh quyền lực; vấn đề kiểm tra, giám sát quyền lực, bảo đảm quyền lực không

bị tha hóa và bị lạm dụng. Còn chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề làm sao để

tránh chồng chéo cũng như tránh lạm quyền trong hoạt động của các cơ quan

nhà nước, về cơ chế bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt

động của Nhà nước. Nhận thức về vai trò kiểm tra, giám sát của Quốc hội, các

đoàn thể chính trị - xã hội cũng còn khác nhau. Có ý kiến cho rằng chừng nào

cán bộ và tổ chức có vai trò kiểm tra, giám sát do chính phủ quyết định và kinh

phí hoạt động do Nhà nước cấp thì các thiết chế này khó phát huy được vai trò

kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội. Lại có ý kiến cho rằng các thiết chế này

nằm trong hệ thống chính trị, nằm trong cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của

nhân dân, do chính phủ lập ra để phục vụ sự nghiệp của chính phủ, của nhân dân

thì chính phủ phải tăng cường lãnh đạo, Nhà nước phải bảo đảm điều kiện cho

các thiết chế này hoạt động. v.v..

Hai là, về thực tiễn: việc cải cách nền hành chính quốc gia (bao gồm cải

cách thể chế hành chính, bộ máy hành chính, cán bộ - công chức) còn rất hạn

chế. Bộ máy hành chính còn nhiều tầng nhiều nấc làm cho việc quản lý các quá

trình kinh tế - xã hội chưa thật nhanh nhạy và có hiệu quả cao. Tình trạng quan

liêu, tham nhũng, lạm dụng quyền lực, hách dịch, nhũng nhiễu của một bộ phận

Page 139: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     132

không nhỏ công chức nhà nước chưa được khắc phục; kỷ cương, phép nước bị

xem thường ở nhiều nơi.

Phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của các đoàn thể trong hệ

thống chính trị vẫn chưa thoát khỏi tình trạng hành chính, xơ cứng; một số cán

bộ đoàn thể bị “viên chức hóa”, chưa thật gắn với quần chúng. Nạn tham nhũng

trong hệ thống chính trị còn trầm trọng; bệnh cục bộ, bản vị, địa phương phát

triển khá phổ biến. Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi còn bị vi phạm

nghiệm trọng.

Thứ hai, trên lĩnh vực an ninh quốc phòng

Một là, về nhận thức: vấn đề mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo trực tiếp,

toàn diện, tuyệt đối của Thủ tướng chính phủ trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh

và vai trò của quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này còn chưa được cụ thể hóa và

quy chế hóa. Quan niệm về chiến tranh nhân dân trong điều kiện công nghệ cao,

về phương hướng xây dựng quân đội, công an chính quy, tinh nhuệ, từng bước

hiện đại, về hội nhập quốc tế trên lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm này còn chưa đủ rõ.

Hai là, về thực tiễn: sự lãnh đạo của chính phủ và các cấp chưa ngang tầm

với đòi hỏi của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trước tình hình mới; một số cán bộ

chưa thấy hết âm mưu của các thế lực thù địch, còn mơ hồ, chủ quan, mất cảnh

giác; chưa thấy hết tác động của mặt trái cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế

đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, kể cả đến lực lượng vũ trang.

Công tác nghiên cứu và dự báo tình hình, tham mưu chiến lược có lúc, có

nơi còn để bất ngờ, bị động. Chất lượng tổng hợp của các lực lượng vũ trang có

mặt còn hạn chế. Chất lượng lực lượng dự bị động viên chưa cao. Việc xây dựng

tiềm lực quốc phòng chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, kế hoạch bố trí thế

trận quốc phòng và các tiềm lực khác. Chưa có một cơ chế phối hợp chặt chẽ

giữa lực lượng Công an, Quân đội, Ngoại giao... trong công tác thu thập, phân

tích, xử lý và dự báo tình hình. Chưa có những giải pháp đồng bộ, huy động sức

mạnh của toàn xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội, tội phạm và tệ nạn xã hội.

Một số vụ tranh chấp, khiếu kiện trong nhân dân chậm được giải quyết dứt

điểm, có vụ thành điểm nóng, gây phức tạp về an ninh trật tự.

Thứ ba, trên lĩnh vực kinh tế

Page 140: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     133

Một là, về nhận thức: chưa hình thành được một khung lý luận vững chắc

về thể chế kinh tế thị trường, nên nhiều khi chưa tôn trọng đầy đủ và nhất quán

những nguyên tắc của kinh tế thị trường trong xây dựng, vận hành và xử lý các

vấn đề của nền kinh tế. Chưa xác định rõ và tạo ra được sự nhất trí cao về những

đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Nhận thức chưa rõ về vị trí, vai trò và mối

quan hệ giữa các nhân tố cấu thành chủ yếu của nền kinh tế thị trường: Nhà nước,

thị trường và doanh nghiệp, nên chưa phát huy tốt tác dụng của các nhân tố đó.

Hiện có ý kiến cho rằng không nên phân định các thành phần kinh tế, vì

sự phân định đó sẽ dẫn đến thái độ phân biệt đối xử, từ đó, sẽ tạo ra sự không

bình đẳng và cạnh trạnh nhau không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế.

Nhưng nhiều ý kiến khác lại cho rằng, phân định các thành phần kinh tế là cần

thiết, vì đó là thực tế khách quan, giúp nhận rõ xu hướng vận động và phát triển

của nền kinh tế để có chính sách phát triển và quản lý phù hợp. Cũng chưa có sự

thống nhất nhận thức về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Có ý kiến cho

rằng, kinh tế nhà nước nhất thiết phải giữ vai trò chủ đạo, nếu không sẽ không

bảo đảm được định hướng mà mình đã lựa chọn. Lại có ý kiến trái chiều, Nhà

nước đóng vai trò chủ đạo chứ không phải kinh tế nhà nước; Nhà nước là lực

lượng định hướng, dẫn dắt và quản lý sự phát triển.

Quan niệm “bóc lột”, về kinh tế tư bản tư nhân vẫn chưa thật rõ, một số

người còn có ấn tượng khá nặng nề, gây cản trở không nhỏ về tâm lý và chính

sách cho sự phát triển kinh tế. Có ý kiến cho rằng, việc cho chính trị gia làm

kinh tế tư bản tư nhân cũng là một yếu tố gây băn khoăn, e ngại tới việc lạm

dụng quyền lực, và tác động tới tư nhân muốn đầu tư kinh doanh lớn. Thêm nữa,

phát triển kinh tế tư nhân, tất yếu sẽ tích tụ những nguy cơ của khuynh hướng tư

bản chủ nghĩa.

Về vai trò, xu hướng và triển vọng của khu vực kinh tế tư nhân, có ý kiến

cho rằng kinh tế tư nhân là động lực (hoặc một trong những động lực phát triển)

của nền kinh tế thị trưởng ở Campuchia, trước hết là đối với sự tăng trưởng

nhanh, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội;

kinh tế tư nhân là một thành tố cơ bản của mọi nền kinh tế thị trường. Ngược lại

cũng không thể tránh khỏi chệch hướng sang chủ nghĩa tư bản, nếu cho phép

phát triển kinh tế tư nhân, nhất là kinh tế tư bản tư nhân.

Page 141: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     134

Nói chung, các bước đi của cả quá trình phát triển nền kinh tế vẫn ở giai

đoạn thấp (tập trung vào công nghiệp nhẹ, chưa hướng vào công nghiệp nặng)

chưa được làm rõ mục tiêu. Chậm cụ thể hóa mô hình, dẫn đến còn nhiều lúng

túng trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Nhận thức thế nào là nền kinh tế độc lập tự chủ và sự tùy thuộc giữa các nền

kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề còn

nhiều ý kiến khác nhau.

Hai là, về thực tiễn: tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng;

chất lượng tăng trưởng còn thấp; các cân đối vĩ mô của nền kinh tế còn thiếu

vững chắc; đời sống nhân dân ở nhiều vùng còn rất khó khăn. Tăng trưởng

những năm qua chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng, với

những ngành, những sản phẩm truyền thống, công nghệ thấp, tiêu hao vật tư

cao; chưa đi mạnh vào chất lượng, còn phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư nước

ngoài, và đầu tư tư nhân thì toàn những thành phần có quan hệ với các ông lớn

hoặc người thân trong gia đình của ban lãnh đạo dẫn đến tính độc quyền, cho

nên làm giảm tính cạnh tranh. Công nghiệp phụ trợ và các dịch vụ khác chưa

phát triển dẫn đến giá trị quốc gia trong sản phẩm còn thấp. Hầu hết các ngành

công nghiệp đều có tỷ suất tiêu hao năng lượng và nguyên liệu cao hơn so với

các nước trong khu vực. Năng lực cạnh tranh tuy có tiến bộ, những vẫn còn thấp

xa so với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Tích lũy từ nền kinh tế

còn thấp; kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, lạc hậu. Chất lượng nguồn nhân

lực thấp. Trình độ công nghệ nhìn chung đi chậm hơn hai, ba thập kỷ so với các

nước trong khu vực. Tỷ lệ công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực còn rất thấp, sử

dụng công nghệ trung bình còn là phổ biến.

Kinh tế nhà nước chưa làm thật tốt vai trò chủ đạo; chất lượng, hiệu quả

và sức cạnh tranh còn thấp. Kinh tế tập thể phát triển chậm và còn nhỏ bé. Kinh

tế tư nhân chưa phát triển mạnh đúng với tiềm năng. Kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài còn gặp khó khăn về môi trường đầu tư và một số vướng mắc về cơ chế,

chính sách...

Thể chế kinh tế thị trường chậm được hình thành đồng bộ. Hệ thống thị

trường còn bất cập (thị trường lao động còn sơ khai, thị trường tài chính mới

đang từng bước được xác lập, thị trường khoa học - công nghệ chưa thực sự ra

Page 142: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     135

đời...). Hệ thống pháp luật trên lĩnh vực kinh tế còn thiếu toàn diện, chưa đồng

bộ và thiếu ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước bằng pháp

luật, còn thiếu nhiều văn bản dưới luật.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, làm ảnh hưởng đến nâng cao hiệu quả

kinh tế, sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Sản xuất nông nghiệp còn

chiếm tỷ trọng lớn; tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ có phần chững lại. Chuyển dịch cơ

cấu sản phẩm trong từng ngành theo hướng phát huy lợi thế so sánh chưa được

đẩy mạnh; chưa hình thành rõ nét các ngành, sản phẩm động lực, mũi nhọn, có

sức cạnh tranh và hiệu quả cao; tỷ lệ giá trị mới tạo ra được còn thấp. Các vùng

kinh tế trọng điểm chưa phát huy tốt lợi thế so sánh và vai trò thúc đẩy các vùng

khác phát triển. Các vùng có khó khăn vươn lên còn chậm.

Chuyển dịch lao động từ nông nghiệp và nông thôn sang các ngành nghề

khác còn khó khăn. Tỷ lệ lao động được đào tạo còn thấp. Tỷ lệ thu hút lao động

xã hội có xu hướng giảm. Đầu tư còn phân tán, thất thoát, lãng phí; nhiều dự án

kém hiệu quả. Vai trò quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường chưa được

xác định thật rõ ràng; phương pháp quản lý còn nặng về can thiệp hành chính,

thiếu căn cứ thị trường, thiếu dự báo tin cậy, thiếu chủ động và chưa có chiến

lược cụ thể để đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, trên lĩnh vực văn hóa - xã hội

Một là, về nhận thức: So với sự thay đổi tư duy về kinh tế, việc thay đổi

tư duy về các vấn đề văn hóa và xã hội, về cơ chế quản lý văn hóa, xã hội và về

hội nhập văn hóa, xã hội còn chậm; vẫn nặng tư tưởng coi việc giải quyết các

vấn đề xã hội là trách nhiệm của nhà nước của chính phủ, chưa thu hút được các

thành phần kinh tế, các nguồn lực cho phát triển.

Chưa có một quan niệm thống nhất về vấn đề xã hội hóa các hoạt động

dịch vụ, về công bằng và bình đẳng, về sự phân hóa giàu nghèo ở Campuchia.

Có ý kiến cho rằng, xu hướng phân hóa giàu nghèo, phân hóa phát triển đang gia

tăng như hiện nay là không phù hợp với định hướng phát triển của một xã hội

công bằng, không thể chấp nhận được. Ý kiến khác, thoát khỏi tụt hậu là nhiệm

vụ hàng đầu, mang tính sống còn của dân tộc Campuchia, nhất là trong điều kiện

hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, cần ưu tiên hơn cho mục tiêu tăng trưởng và

Page 143: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     136

trên cơ sở tăng trưởng cao để giải quyết tốt hơn vấn đề công bằng xã hội, cần

chấp nhận phân hóa giàu nghèo ở một mức độ nhất định.

Nhận thức về hội nhập văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề

thị trường trong văn hóa - giáo dục, chăm sóc sức khỏe... cũng còn nhiều ý kiến

khác nhau.

Hai là, về thực tiễn: việc kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết các vấn

đề xã hội còn nhiều hạn chế. Khoảng cách giữa cải cách chính sách kinh tế và

cải cách chính sách văn hóa, xã hội bộc lộ rõ nét, nhiều vấn đề xã hội nổi lên.

Trong chỉ đạo, thường chú ý nhiều đến các chỉ tiêu vật chất mà ít chú ý các chỉ

tiêu về phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; đã có nhiều quyết định về thực

hiện các chính sách xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, song kết quả chưa được

như mong muốn. Nhiều vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt. Tốc độ

giảm nghèo có xu hướng chậm lại, tình trạng tái nghèo còn nhiều. Khoảng cách

chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn,

miền xuôi và miền núi đang có xu hướng ngày càng lớn.

Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn còn ở mức khá cao. Ở nông thôn, nạn

thiếu việc làm rất nghiêm trọng. Trong lĩnh vực giáo dục còn có sự chênh lệch

khá lớn về điều kiện học tập, cơ sở trường lớp giữa thành thị và nông thôn, miền

xuôi và miền núi; chất lượng giáo dục - đào tạo nhìn chung còn thấp. Trong lĩnh

vực y tế, tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của ngành y tế về đạo đức và trình

độ nghề nghiệp đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế của đất nước do một số

nguyên nhân sau đây: những bệnh nhân có điều kiện giàu có (thượng lưu) họ đi

khám và điều trị ở một số nước tiên tiến như Singapore, Mỹ, Úc, Pháp,... Những

bệnh nhân có điều kiện khá thì sang Thái Lan và bệnh nhân thuộc điều kiện

trung bình khá thì sang Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh) [166]. Không

những thế, cơ chế, chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo còn thiếu bất

cập; đối với những người nghèo bị bệnh tật, nhất là các bệnh nặng và hiểm

nghèo đòi hòi phải trả chi phí cao, có thể bị đẩy vào bần cùng. Hiện tượng làm

giàu phi pháp do buôn lậu và tham nhũng vẫn chưa được ngăn chặn và đẩy lùi

có hiệu quả. Điều đáng chú ý là trong xã hội đã xuất hiện một số người làm giàu

phi pháp, bất chính, làm giàu bằng buôn gian bán lận, đầu cơ, lừa đảo, tham

nhũng, đục khoét tài sản Nhà nước và nhân dân. Nếu không kiên quyết ngăn

Page 144: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     137

chặn từ gốc các hiện tượng này thì nhiều hoạt động quan trọng của nền kinh tế

sẽ bị thao túng, định hướng phát triển của đất nước sẽ bị lung lay và chế độ

Quân chủ lập hiến có nguy cơ sẽ không giữ được.

Thứ năm, trên lĩnh vực đối ngoại

Một là, về nhận thức: còn chậm đổi mới tư duy trên một số vấn đề quốc tế

và đối ngoại; nghiên cứu các vấn đề quốc tế chưa sâu; dự báo tình hình thế giới,

khu vực, về chiến lược các nước lớn còn hạn chế...

Hai là, về thực tiễn: sự tham gia và hội nhập quốc tế của Campuchia chưa

sâu, một phần do lực của Campuchia có hạn, phần khác do Campuchia còn thiếu

chủ động. Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn, có lúc Campuchia

còn lúng túng, bị động do chưa nắm bắt kịp thời những sự chuyển động trong

chính sách của các nước lớn, của các quan hệ quốc tế. Chưa tạo dựng được quan

hệ hợp tác với các nước lớn thật sự ổn định, lâu dài, vững chắc; chưa xây dựng

được quan hệ lợi ích đan xen, tùy thuộc lẫn nhau với họ. Trong tình hình hiện

nay, mọi sự kiện lớn nhỏ trong đất nước Campuchia đều được đài, báo, nước

ngoài đưa tin, tác động rất nhanh đến dư luận quốc tế, nhiều vấn đề đối nội trở

thành những vấn đề đối ngoại. Tuy nhiên, có lúc việc xử lý một số vấn đề phức

tạp trong nước không tính đến một cách đầy đủ phản ứng quốc tế. Công tác

thông tin đối ngoại còn bị động, thiếu sắc bén, chưa có sức thuyết phục, hình

thức còn nghèo nàn. Cơ chế phối hợp giữa các ngành - nhất là giữa kinh tế, quốc

phòng, an ninh, đối ngoại, giữa trung ương và địa phương - chưa tốt, ảnh hưởng

đến hiệu quả của công tác đối ngoại, kể cả kinh tế đối ngoại. Tác động tiêu cực

đến công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc.

4.1.2.2. Về nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém trên đây có những nguyên nhân:

Về khách quan:

(i) Tình hình thế giới biến động phức tạp, khó lường. Khoa học công

nghệ phát triển vượt bậc; cạnh tranh trên thị trường thế giới hết sức gay gắt, toàn

cầu hóa diễn ra nhanh, sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng lớn.

Hội nhập quốc tế của đất nước Campuchia ngày càng sâu rộng cũng đang đặt ra

nhiều thách thức. Trong khi những biến động bên ngoài tác động trực tiếp, tức

thì đến kinh tế xã hội trong nước; thì ở trong nước, tư duy phát triển và khả năng

Page 145: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     138

nắm bắt, phân tích, dự báo chưa đáp ứng kịp yêu cầu nên nhiều chính sách, giải

pháp đề ra chưa kịp thời, phù hợp.

(ii) Chính phủ Hoàng gia vừa phải tập trung xây dựng đất nước từ con số

“0”, vừa ngăn chặn không cho chế độ diệt chủng quay trở lại, đồng thời dẫn dắt

đất nước đi lên trong bối cảnh mới của tình hình thế giới là một điều vô cùng khó

khăn và mới mẻ, nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, thậm chí sai lầm.

Về chủ quan:

(i) Nhận thức trên một số vấn đề về chủ trương, quan điểm đã được đề ra

vẫn còn khác nhau dẫn đến đổi mới thể chế, chính sách còn ngập ngừng, thiếu

nhất quán, nhất là về vai trò của nhà nước và kinh tế nhà nước trong kinh tế thị

trường, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, giá cả một số mặt hàng và dịch

vụ công thiết yếu… chưa tạo được đột phá để huy động mạnh mọi nguồn lực

cho phát triển. Phương thức lãnh đạo, quản lý của chính quyền vẫn chưa đáp

ứng kịp yêu cầu trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

(ii) Quản lý nhà nước còn nhiều mặt chưa tốt. Tổ chức thực hiện chủ

trương, chính sách của chính phủ đã có nhiều cố gắng nhưng còn chậm, hiệu quả

chưa cao. Chưa tập trung được cao nhất nguồn lực và thời gian để ứng phó với

tác động hết sức nặng nề, đặc biệt từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái

kinh tế toàn cầu năm 2008.

(iii) Công tác lý luận của chính phủ chưa ngang tầm trước sự phát triển

của thực tiễn, trình độ tổng kết thực tiễn còn yếu. Việc nghiên cứu các vấn đề

trong nước và quốc tế chưa sâu; khả năng nắm bắt và dự báo về tình hình thế

giới, khu vực, về chiến lược của các nước lớn còn hạn chế.

(iv) Cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chống “tự

diễn biến, tự chuyển hóa” của Nhà nước chưa thật sự có hiệu quả, vẫn mang tính

cảnh báo, chưa kiên quyết, xử lý triệt để, đây là một trong những nguyên nhân

dẫn đến sự giảm đáng kể uy tín của cử tri đối với chính phủ Hoàng gia hiện nay.

(v) Vai trò giám sát, phản biện của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội

dân sự hoạt động còn yếu; các kênh giao lưu, tiếp xúc với nhân dân còn ít, chưa

có cơ chế hợp lý để phát huy vai trò của các bộ phận này.

(vi) Những lực lượng thù địch, đối lập, chống phá thành quả cách mạng

của Campuchia cả trong lẫn ngoài nước vẫn tiếp tục đấu tranh và không ngừng

Page 146: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     139

vận động, nhằm đạt được mục đích chính trị của họ. Từ đó, tác động nhất định

tới quá trình xây dựng và phát triển của đất nước.

4.1.3. Vấn đề đặt ra đối với chính phủ Hoàng gia Campuchia

Với những hạn chế trong việc thực hiện các chính sách của mình, thì

trong công cuộc bảo vệ nền độc lập dân tộc, chính phủ Hoàng gia Campuchia

phải tiếp tục khắc phục một số vấn đề đặt ra như sau:

Thứ nhất, để giữ vững vai trò lãnh đạo của chính phủ Hoàng gia hiện nay,

trước hết cần làm trong sạch và nâng cao năng lực cầm quyền của bộ máy lãnh

đạo, quản lý và điều hành. Cụ thể là phải chống tham nhũng một cách quyết liệt;

nâng cao phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức;

củng cố lòng tin của nhân dân đối với chính phủ; quan tâm chăm lo sức khỏe -

cuộc sống của cán bộ, công chức, công nhân và nhân dân; thúc đẩy và thực hiện

hiệu quả các cải cách sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực như đã nêu trong cương

lĩnh chính trị năm 2013 và các chiến lược phát triển quốc gia nhiệm kỳ V của

chính phủ.

Thứ hai, sớm khắc phục những hạn chế trong nhận thức và hành động của

một bộ phận cán bộ, nhân dân về vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc. Những hạn chế

đó là chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của sự nghiệp cải cách, bảo

vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ nền văn hóa với bảo vệ độc

lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị... Vì thế, có nơi, có lúc,

một bộ phận nhân dân, nhất là thanh niên đã bị các thế lực bên ngoài kích động

chạy theo vấn đề bảo vệ Tổ quốc về mặt tự nhiên - lịch sử mà sao nhãng và xem

nhẹ việc bảo vệ Tổ quốc về mặt chính trị - xã hội; từ đó, rơi vào âm mưu thâm

độc của chiến lược "tự diễn biến, tự chuyển hóa" mà các thế lực thù địch giăng

ra, những thế lực hòng lợi dụng các vấn đề nhạy cảm về chủ quyền, lãnh thổ do

lịch sử để lại để hạ bệ vai trò lãnh đạo của chính phủ Hoàng gia, mà không cần

tới chiến tranh. Đồng thời cần giúp nhân dân phân biệt giữa đối tượng và đối tác

trong thời kỳ hội nhập quốc tế nói chung và kinh tế quốc tế nói riêng. Đây là vấn

đề đặc biệt quan trọng, liên quan chặt chẽ đến sự phối hợp giữa quốc phòng với

kinh tế, an ninh và đối ngoại; ảnh hưởng đến hiệu quả việc phát huy sức mạnh

tổng hợp để bảo vệ độc lập dân tộc trong tình hình mới. Để khắc phục, vấn đề

Page 147: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     140

đặt ra hiện nay là các cấp, các ngành phải cần đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo

dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân.

Thứ ba, tính không chắc chắn của kinh tế và tài chính thế giới vẫn tiếp tục

đe dọa đến tăng trưởng kinh tế của Campuchia, do nền kinh tế dựa vào thị

trường bên ngoài, phụ thuộc nhiều vào viện trợ và đầu tư nước ngoài. Các loại

dịch vụ, phí vận chuyển, hệ thống cung cấp điện... còn yếu kém và có sự chênh

lệch cao so với các nước láng giềng. Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực

chất lượng cao cũng là một vấn đề lớn, một hệ thống y tế yếu kém, sự bất lực

trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và xử lý vấn đề môi trường đang trở

thành vấn đề bức xúc của xã hội. Nếu không có biện pháp ngăn chặn và xử lý

kịp thời những vấn đề này, nó không chỉ kìm hãm mục tiêu xây dựng và phát

triển đất nước, mà còn sẽ đe dọa đến hòa bình, an ninh trật tự xã hội và công

cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia.

Thứ tư, cần nâng cao nhận thức của toàn dân về sức mạnh và lực lượng

bảo vệ độc lập dân tộc ngày nay không chỉ là sức mạnh của lực lượng vũ trang,

mà là sức mạnh của toàn dân, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, lấy sức mạnh

kinh tế, chính trị làm cơ sở. Theo đó, cần tiếp tục làm cho mọi người hiểu rõ:

sức mạnh bên trong của đất nước, sức mạnh của chế độ chính trị, sự vững mạnh

của chính phủ và hệ thống chính trị, sự trong sạch của đội ngũ cán bộ, sức mạnh

của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp

bảo vệ Tổ quốc.

Thứ năm, tiếp tục giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, tiến tới hoàn thành

việc cắm mốc biên giới trên bộ và ranh giới trên biển với các nước láng giềng

sớm nhất có thể. Do đây là một trong những vấn đề nhạy cảm và luôn tác động

xấu tới vai trò lãnh đạo của chính phủ Hoàng gia nói riêng và mối quan hệ giữa

Campuchia và từng nước láng giềng nói chung, chính phủ Hoàng gia cần giữ

vững lập trường giải quyết vấn đề này với các nước láng giềng dựa trên cơ sở

luật pháp quốc tế, luật pháp Campuchia và các tài liệu hợp pháp liên quan nhằm

xây dựng đường biên giới ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Thứ sáu, tình hình khu vực và thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp,

Campuchia là một trong những nước mà các nước lớn đang tìm cách lôi kéo và

chi phối, nên việc xử lý mối quan hệ đối ngoại, cân bằng quan hệ với các nước

Page 148: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     141

lớn, cũng như đảm bảo được nền độc lập dân tộc của mình trong quá trình hội

nhập quốc tế ngày một sâu rộng là những vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp.

Sứ mệnh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc đòi hỏi chính phủ Hoàng gia phải có

lập trường và quan điểm vững vàng, xử lý mọi vấn đề khéo léo và luôn đặt lợi

ích quốc gia dân tộc lên hàng đầu.

Sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Campuchia đang đứng

trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức,

việc tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn nữa những quan điểm cơ bản của chính phủ

Hoàng gia Campuchia, đồng thời vận dụng linh hoạt, sáng tạo những biện pháp

cơ bản có tính nguyên tắc để xử lý các tình huống cụ thể, góp phần vào bảo vệ

vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong

thời kỳ mới.

4.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia đã và đang được thực

hiện trong bối cảnh diễn biến phức tạp, khó lường của khu vực, thế giới của xu

thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Cùng với thực trạng tình hình nội bộ

không kém phần phức tạp, cần có sự phối hợp nỗ lực của tất cả các cấp, các

ngành từ trung ương đến địa phương, của toàn bộ hệ thống chính trị Campuchia

trong việc xây dựng và thực thi một hệ giải pháp toàn diện, đồng bộ, cụ thể,

nhằm hóa giải thành công những nguy cơ, thách thức đã và đang đặt ra hiện nay.

Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Chính phủ hoàng gia Campuchia

đã sớm nhận thức rõ những nguy cơ lớn đối với an ninh, ổn định và phát triển

của đất nước. Ngoài quyết tâm chính trị cao, Campuchia đã có nhiều cố gắng lớn

trong hành động thiết thực để từng bước khắc phục, vượt qua. Nhưng trên thực

tế, những nguy cơ đó vẫn tiếp tục hiện hữu một cách gay gắt, ảnh hưởng trực

tiếp đến độc lập dân tộc.

Từ thực tiễn các chính sách nêu trên, cùng với bài học thành công và hạn

chế trong quá trình xây dựng, phát triển, hội nhập quốc tế và bảo vệ độc lập dân

tộc trong những năm vừa qua và căn cứ tính đặc thù của tình hình nội bộ

Campuchia, xin nêu ra một số kinh nghiệm nhằm góp phần nhận thức và tăng

cường hiệu quả công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc

Page 149: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     142

Campuchia trong thời gian tới trên lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, đối

ngoại, kinh tế, văn hóa - xã hội.

4.2.1. Trên lĩnh vực chính trị

Thứ nhất, giữ vững hòa bình và ổn định, đồng thời đảm bảo vững chắc

độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Campuchia

Trong tình hình mới, xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, hợp tác và

phát triển; toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế gia tăng cả về bề rộng lẫn chiều sâu

nhưng ưu thế vẫn thuộc về chủ nghĩa tư bản và các nước lớn, nhất là các nước

có trình độ phát triển cao, vì họ có tiềm lực lớn về kinh tế - tài chính, khoa học

công nghệ và tiềm lực quốc phòng, dẫn đến quá trình hợp tác, cạnh tranh, thậm

chí là đấu tranh rất quyết liệt, vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Những biến động

chính trị, những mâu thuẫn và xung đột, chủ nghĩa khủng bố quốc tế, sự can

thiệp của Mỹ, các sự biến chính trị gây bất ổn và làm đổ vỡ hàng loạt các thế

chế, từ “cách mạng đường phố”, “cách mạng sắc màu”, “cách mạng mùa xuân

Arập”, sóng gió trên chính trường Bắc Phi và Trung Đông vẫn diễn ra phức tạp,

tình hình căng thẳng giữa Nga với phương Tây và Mỹ vì vấn đề Ucraina... cuộc

chạy đua vũ trang dù công khai hay ngấm ngầm vẫn diễn ra quyết liệt. Trong khi

đó, thế giới vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng tài chính - kinh tế. Đối với Campuchia,

các thế lực thù địch trong và ngoài nước vẫn không từ bỏ âm mưu lôi kéo, chống

phá hoặc lật đổ chính quyền Phnom Penh khi cần thiết với thủ đoạn tinh vi, xảo

quyệt nhằm xây dựng một chính phủ mới thân họ.

Vì thế Campuchia cần giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi cho sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; duy trì nền hòa bình lâu dài và sự ổn định

chính trị, không để xảy ra bạo loạn chính trị; ngăn chặn, đẩy lùi mưu toan lật đổ

chính phủ của các thế lực thù địch, nguy cơ can thiệp quân sự và xung đột vũ

trang, xâm hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. Trong khi đặt lên

hàng đầu nhiệm vụ giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, phát triển bền vững

kinh tế - xã hội, Campuchia cần nỗ lực giải quyết các tranh chấp cả trên bộ lẫn

trên biển bằng đàm phán, thương lượng, hòa bình để xây dựng đất nước giàu

mạnh. Không để sơ xuất, sơ hở, mất cảnh giác trong hội nhập quốc tế, những

vẫn phải tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác nước ngoài; phòng chống có

hiệu quả các nguy cơ chiến tranh, xung đột trên tất cả các hướng; không để xảy

Page 150: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     143

ra bạo loạn, khủng bố; bảo đảm an ninh trên các lĩnh vực; kiềm chế gia tăng tội

phạm, tạo chuyển biến rõ rệt về trật tự, an toàn xã hội. Không mất cảnh giác

trước những luận điệu tuyên truyền cho hòa bình, mà đánh mất lợi ích dân tộc,

đánh mất lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo thiêng liêng của đất nước.

Thứ hai, cần coi việc bảo vệ chế độ Quân chủ lập hiến là nhiệm vụ then

chốt, đồng thời ra sức xây dựng nhà nước pháp quyền, phòng và chống bệnh

quan liêu, tham nhũng và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, của cán bộ, đảng viên

Đối với Campuchia, bảo vệ chế độ Quân chủ lập hiến là nhiệm vụ then

chốt, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ, là nhân tố

quyết định tới sự phát triển của Campuchia. Bởi lẽ, chính Nhà vua là nhân tố

then chốt trong tạo dựng niềm tin, sự đoàn kết và tính thống nhất của toàn thể

nhân dân Campuchia, mà sự ổn định về mặt chính trị là cơ sở và động lực cho sự

phát triển của đất nước Campuchia. Từ đó, Nhà nước Campuchia cần phải xây

dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo vững vàng về chính trị, có

phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của tình hình đất nước; đẩy mạnh công tác

nghiên cứu lý luận và giáo dục chính trị - tư tưởng, bảo vệ chế độ Quốc vương,

xây dựng Nhà nước pháp quyền và các đoàn thể nhân dân thật sự trong sạch,

vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân; bảo đảm sự đoàn kết thống nhất

trong chính phủ, củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước, chính phủ; giữ

vững ổn định chính trị xã hội, đây là yếu tố quyết định tới sự phát triển và thịnh

vượng của đất nước Campuchia.

Sự lãnh đạo của chính phủ là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi

của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công tác xây dựng cán bộ nguồn đủ

phẩm chất là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với sự

phát triển của Campuchia. Tuy nhiên, công tác tư tưởng và vấn đề xây dựng đội

ngũ cán bộ hiện nay vẫn còn hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục. Trước

những đòi hỏi của công cuộc cải cách, công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực

tiễn, tự phê bình và phê bình chưa làm sáng tỏ một số vấn đề về vai trò lãnh đạo

và trách nhiệm của chính phủ cũng như từng cá nhân trong việc thực thi chủ

trương đường lối phát triển của đất nước. Thực tế những năm gần đây, tình trạng

suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ

cán bộ, đảng viên Đảng CPP và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, lạm

Page 151: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     144

dụng quyền lực, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi

mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu

kém trong quản lý, điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành, địa phương, làm giảm

lòng tin của nhân dân đối với chính phủ, Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế

độ, sự ổn định, phát triển bền vững của đất nước. Đây thực sự là thứ “giặc nội

xâm” cực kỳ nguy hiểm của sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, cần phải diệt trừ.

Trong thời kỳ đổi mới, với chủ trương cải cách sâu rộng của chính phủ

Hoàng gia Campuchia, cần phải xác định rõ là: phát triển kinh tế là nhiệm vụ

trọng tâm, xây dựng cán bộ, xây dựng Đảng (Đảng Nhân dân Campuchia – Đảng

đang cầm quyền hiện nay) là nhiệm vụ then chốt và cấp bách. Hiện nay, phải

củng cố lại và tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự trong sạch,

vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ, phương thức lãnh đạo, năng

lực lãnh đạo và sức chiến đấu. Trong đó, trước hết phải kiên quyết đấu tranh ngăn

chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,

“tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý (thực tế

nó đã và đang xảy ra trong chính quyền Campuchia hiện nay). Phải xây dựng

được lòng tin trong nhân dân, mà để có được lòng tin trong dân chúng, trước hết

bộ máy công quyền phải trong sạch, bộ máy hành chính công phải hoạt động hiệu

quả. Trong hệ thống chính trị đa đảng như Campuchia, cần xây dựng được một

đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, có bản lĩnh chính trị cao, có năng lực

lãnh đạo đất nước sao cho vừa làm gia tăng sức mạnh quốc gia tổng hợp, cải thiện

và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, vừa hội nhập quốc tế

thành công, qua đó nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của quốc gia dân tộc mình.

Đảng cầm quyền cũng phải có một lãnh tụ có tài, có tâm và có tầm để lãnh đạo

đất nước theo hướng vừa giữ vững được độc lập tự chủ, vừa hội nhập quốc tế

thành công. Đây là vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất mà chính phủ

Hoàng gia hiện nay cần phải hành động một cách thiết thực.

Thứ ba, hệ thống chính trị phải được tiếp tục cải cách theo hướng đồng bộ

Hệ thống chính trị Campuchia phải được tiếp tục cải cách theo hướng

đồng bộ và hiệu quả từ phương thức hoạt động đến cơ chế tương tác và vận hành

của mọi bộ phận cấu thành, cùng với sự tăng cường vai trò lãnh đạo của chính

phủ Hoàng gia. Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị, cần

Page 152: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     145

nghiên cứu, tham khảo và tiếp thu một cách chọn lọc các kinh nghiệm tiên tiến

của nước ngoài. Cải cách và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền, chế độ Quân chủ

lập hiến của dân, do dân và vì dân phải được chú trọng hơn nữa. Sự vận hành

thông suốt, hiệu quả và hiệu lực cao của hệ thống chính trị là yếu tố cơ bản để

tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh chính trị của

đất nước. Hệ thống chính trị phải đủ năng lực xử lý linh hoạt, hiệu quả những

vấn đề phát triển của đất nước nói chung, cũng như những vấn đề liên quan đến

bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc trong quá trình hội nhập. Hệ thống chính trị

vững mạnh sẽ tạo sức đề kháng cao và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của

các thế lực đế quốc thù địch, đồng thời đẩy lùi nguy cơ “tự diễn biến” từ bên

trong. Sức mạnh chính trị của Campuchia là sức mạnh của cả hệ thống chính trị,

của khối đại đoàn kết toàn dân tộc với hạt nhân lãnh đạo của chính phủ Hoàng

gia. Kinh nghiệm lịch sử cách mạng từng chứng tỏ, trong điều kiện nền tảng vật

chất - kỹ thuật còn nhiều hạn chế, nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của chính

phủ, dân tộc Campuchia với tinh thần phấn đấu, kiên cường, đã phát huy những

ưu việt của thể chế chính trị, đoàn kết thống nhất tạo nên nguồn sức mạnh to

lớn, vượt qua những thử thách khắc nghiệt nhất, bảo vệ củng cố độc lập dân tộc,

chủ quyền quốc gia và những thành quả cách mạng đã giành được. Trong bối

cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh việc tăng cường sức

mạnh vật chất, kinh tế, thì việc tăng cường sức mạnh chính trị, củng cố sự đồng

thuận xã hội, phát triển khối đoàn kết toàn dân tộc vẫn là một nhân tố mang tính

quyết định nhất đối với bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia của Campuchia.

Điều đó xét cho cùng lại phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo của chính phủ Hoàng

gia về mọi mặt, đòi hỏi Chính phủ tiếp tục cải cách mạnh mẽ và toàn diện, thực

sự trong sạch, vững mạnh ngang tầm với những nhiệm vụ lịch sử đang đặt ra

trước vận mệnh dân tộc. Sự lãnh đạo của chính phủ Hoàng gia trong vấn đề bảo

vệ độc lập dân tộc cần được tăng cường trên cơ sở tư duy mới về vấn đề này,

gắn với những vấn đề mới đặt ra trong xu thế phát triển của toàn cầu hóa. Theo

đó, độc lập dân tộc của Campuchia hiện nay, không chỉ thuần túy là tính bất khả

xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, khoảng không và môi trường

tự nhiên, chủ quyền trong lĩnh vực văn hóa, mà còn là sự an toàn và không bị đe

dọa đối với chế độ chính trị, vai trò lãnh đạo của Nhà nước và tính định hướng

Page 153: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     146

chính trị Quân chủ lập hiến, cũng như quyền được duy trì, bảo vệ những lợi ích

chính đáng của kiều bào sinh sống ở nước ngoài. Sự chuyển biến những nhận

thức như đã nêu phải đi đôi với việc nâng cao một bước mới về chất trong ý

thức và trách nhiệm chính trị của toàn bộ hệ thống chính trị, cũng như của mỗi

công dân đối với nghĩa vụ bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia trong

quá trình hội nhập quốc tế. Như vậy, muốn bảo vệ được độc lập tự chủ của quốc

gia dân tộc Campuchia, điều quan trọng hơn hết là phải xây dựng và thực thi

hiệu quả các chiến lược, chính sách đoàn kết các dân tộc sinh sống trên đất nước

của mình, tạo sự đồng thuận xã hội cao.

4.2.2. Trên lĩnh vực an ninh quốc phòng

Thứ nhất, đẩy mạnh xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ, từng bước

hiện đại

Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc Campuchia hiện nay đang

tiến hành trong tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều

yếu tố đan xen, thách thức khó lường. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp

tục phát triển năng động, nhưng còn tồn tại nhiều yếu tố gây mất ổn định, cạnh

tranh chiến lược giữa các nước lớn diễn ra quyết liệt và tranh chấp lãnh thổ,

biển, đảo diễn biến căng thẳng, phức tạp. Đối với Campuchia, đứng trước tình

hình đó, nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi cần

có sự phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. Lúc này, bảo vệ độc lập dân tộc mà

thực chất là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Nhà

nước, nhân dân và chế độ Quân chủ lập hiến; giữ vững môi trường hòa bình, ổn

định chính trị để xây dựng và phát triển đất nước là nhiệm vụ của mọi tầng lớp

xã hội, của toàn dân và toàn quân Campuchia. Trong đó, Quân đội nhân dân và

Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt, là lực lượng trung thành, tin cậy của Nhà

nước và nhân dân.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ cao cả đó, Quân đội Campuchia cần nỗ lực

phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa, trước hết là phải tiếp tục quán triệt, nắm vững

đường lối, quan điểm, mục tiêu, phương châm chỉ đạo của Nhà nước về nhiệm

vụ bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, Quân đội phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng vững

mạnh toàn diện, nâng cao chất lượng tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu

cao, trong đó tập trung xây dựng quân đội nhân dân theo hướng chính quy, tinh

Page 154: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     147

nhuệ, từng bước hiện đại. Nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, phẩm chất và

năng lực cho cán bộ, chiến sĩ. Mục tiêu cách mạng là độc lập dân tộc, hoàn thành

tốt chức năng của đội quân chiến đấu, công tác và lao động sản xuất; đồng thời

đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân, kỷ luật tự giác, nghiêm minh, dân chủ

rộng rãi. Tham mưu cho Nhà nước, Nhà nước hoạch định đường lối, chủ trương,

chính sách, pháp luật về quốc phòng; cơ chế lãnh đạo của Nhà nước đối với

quân đội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân,

xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố; đồng thời chủ động tham mưu đối

ngoại, mở rộng hội nhập quốc tế, giữ vững quan hệ hữu nghị với các nước, nhất

là với nước láng giềng, tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước.

Để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, vũ khí công nghệ cao, Quân đội

Campuchia cần có trình độ tinh nhuệ trong tác chiến. Cán bộ, chiến sĩ phải tinh

thông không chỉ chuyên môn, nghiệp vụ mà còn trung thành và sẵn sàng hy sinh

vì đất nước. Phải ghi nhớ rằng, một khi Campuchia có Quân đội mạnh thì lúc

đấy mới có thể bảo vệ được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Vì

thế, Nhà nước Campuchia phải tiếp tục cải cách sâu rộng, không ngừng chăm lo

cuộc sống của quân nhân và nâng cao chất lượng huấn luyện, giáo dục - đào tạo

và gắn huấn luyện với diễn tập tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, chống và khắc phục

hậu quả thiên tai, chống khủng bố… bảo đảm cho quân đội xử lý tốt các tình

huống, sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đi đôi với xây dựng

chính quy, tinh nhuệ phải xây dựng quân đội từng bước hiện đại. Đồng thời,

nghiên cứu, sản xuất vũ khí trang bị, thực hiện tốt cuộc vận động quản lý, khai

thác, sử dụng vũ khí trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm, nâng cao chất

lượng và hiệu quả sử dụng các loại vũ khí trang bị trong toàn quân.

Hoàn thiện các chiến lược quốc phòng - an ninh và hệ thống cơ chế, chính

sách về quốc phòng - an ninh trong điều kiện mới; tiếp tục bổ sung, hoàn thiện

hệ thống văn bản pháp luật, các quy chế phối hợp quân đội, công an và các tổ

chức chính trị - xã hội.

Thứ hai, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân

Để lực lượng quốc phòng và an ninh của Campuchia vững mạnh cần phải

có thế trận phù hợp thì mới có thể phát huy tối đa tiềm lực đó. Do vậy, tạo dựng

thế trận quốc phòng và an ninh quốc phòng là nhiệm vụ có tính chiến lược đối

Page 155: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     148

với Campuchia. Trong tình hình hiện nay, thế trận quốc phòng phải gắn với thế

trận an ninh, thế trận quốc phòng - an ninh phải gắn với chiến lược phát triển

kinh tế - xã hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Trong thế trận

quốc phòng và an ninh phải bố trí lực lượng quốc phòng và an ninh phù hợp

nhằm phát huy cao độ sức mạnh quốc phòng - an ninh bảo vệ vững chắc chủ

quyền Tổ quốc và an ninh quốc gia, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân,

giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển kinh tế, sẵn sàng đánh thắng

chiến tranh xâm lược, các hoạt động bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch.

Trong đó, cần tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh cả về tiềm lực và thế

trận; xây dựng khu phòng thủ tỉnh, thành phố vững mạnh; xây dựng thế trận

lòng dân vững chắc trong thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Đương nhiên,

trong thế trận này cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, hợp lý các lĩnh vực, các

ngành, các lực lượng trong quá trình vừa xây dựng, vừa bảo vệ Tổ quốc. Cần

nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp các ngành trong việc tham gia xây

dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân (cả lực lượng và thế trận,

bởi vấn đề quốc phòng - an ninh không chỉ là việc riêng của quân đội và công

an), nhất là sự kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc

phòng - an ninh. Khi Campuchia hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế thì

cần phải có sự đổi mới về nhận thức về mối quan hệ giữa quốc phòng với an

ninh và đối ngoại trong tình hình mới. Phải có quy chế phối hợp giữa các lĩnh

vực này, làm rõ cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy; đồng thời tích cực đổi mới nội

dung, hình thức, phương pháp phối hợp các họat động đối ngoại quân sự, quốc

phòng, an ninh với đối ngoại của Nhà nước, chính phủ và đối ngoại nhân dân

(cần có một chiến lược thống nhất) trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của

mình. Để tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức cần tăng cường tuyên truyền,

giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ

quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng - an ninh, làm cho mọi người

hiểu rõ những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

trong điều kiện mới, như: chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao, tranh chấp chủ

quyền biển đảo, vùng trời, bạo loạn, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia... cho

mọi tầng lớp nhân dân. Đây có thể coi là biện pháp cơ bản, có tính chất nền tảng

Page 156: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     149

để nâng cao trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành và mọi người dân đối với sự

nghiệp xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trong

điều kiện hòa bình cũng phải xác lập các quy hoạch, kế hoạch một cách khoa

học về lực lượng, bố trí lực lượng để có thể đảm bảo phát triển nhanh và bền

vững đất nước, tăng cường được khả năng quốc phòng, an ninh. Từ thế trận

quốc phòng - an ninh mà hình thành sự liên kết, phối hợp giữa các thế trận quốc

phòng toàn dân, an ninh nhân dân, ngoại giao nhân dân... tạo thành thế trận

chung bảo vệ đất nước, bảo vệ hòa bình cho nhân dân trong thời bình và có thể

chuyển hóa nhanh thành thế trận chiến tranh nhân dân khi có chiến tranh xảy ra.

4.2.3. Trên lĩnh vực đối ngoại

Thứ nhất, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa

bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển

Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế theo tinh thần:

tôn trọng lẫn nhau, hai bên cùng có lợi, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát

triển, nhằm củng cố môi trường thuận lợi đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

độc lập dân tộc, tranh thủ vốn, công nghệ phục vụ công cuộc phát triển đất nước;

nâng cao vị thế của đất nước Campuchia ở khu vực và trên thế giới; ưu tiên phát

triển với các nước láng giềng, chú trọng thúc đẩy quan hệ với các nước và trung

tâm lớn, đồng thời đề phòng sự thỏa hiệp có hại cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Hiện nay, xu thế chung là hòa bình, hợp tác và phát triển, mặc dù tình

hình khu vực vẫn còn có những biến động phức tạp, khó lường. Trong khi đó,

công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược về đối ngoại của Campuchia có mặt hạn

chế, sự phối hợp giữa đối ngoại của chính phủ, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao

nhân dân, giữa lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa đối ngoại chưa thật đồng

bộ. Campuchia chưa tận dụng được một cách hiệu quả nhất các mối quan hệ

quốc tế để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tình hình mới đòi hỏi Campuchia phải

tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp

tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội

nhập quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Campuchia giàu mạnh.

Để làm được việc này, nhiệm vụ của công tác đối ngoại là phải giữ vững môi

Page 157: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     150

trường hòa bình, thuận lợi để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,

bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế của

đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và

tiến bộ xã hội trên thế giới. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa

mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy

tối đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của mình; chủ động ngăn

ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế. Tham gia

các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh song phương và đa phương vì lợi ích quốc

gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương

Liên hợp quốc. Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế

trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống nhất là tình

trạng biến đổi khí hậu; chủ động kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu,

hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn

vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Campuchia. Thúc đẩy

giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới, lãnh thổ với các nước láng giềng trên

cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và luật pháp của quốc gia

mình; thực hiện tốt công tác quản lý biên giới, gác tranh chấp, cùng khai thác,

nhằm xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng

giềng (Việt Nam, Lào, Thái Lan) có chung đường biên giới.

Coi trọng và nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao nhân dân. Tăng cường

công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại; chăm lo đào

tạo rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại; thường xuyên bồi dưỡng,

tập huấn kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt các cấp. Kết hợp chặt chẽ

nhiệm vụ quốc phòng - an ninh với đối ngoại; ra sức phát huy nội lực, đồng thời

tranh thủ tối đa và khai thác mọi thuận lợi của nhân tố thời đại để tăng cường thế

và lực bảo vệ Tổ quốc. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của chính phủ,

Nhà nước và nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và văn

hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc

của Vương quốc Campuchia.

Page 158: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     151

Thứ hai, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc

với sức mạnh thời đại

Campuchia muốn hội nhập quốc tế thành công, phải giữ vững được độc

lập tự chủ. Đây là hai mặt của một vấn đề, trong đó giữ vững độc lập dân tộc tự

chủ là điều kiện tiên quyết, mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực. Trước hết

phải giữ được sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế một cách bền vững, có một

xã hội hài hòa, dân chủ. Từ đó, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ và rộng mở

quan hệ đối ngoại của Campuchia cần phải được củng cố, góp phần hơn nữa

trong việc phá thế bao vây cấm vận, tham gia tích cực vào cộng đồng quốc tế.

Campuchia cần phải chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây

dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác; tham

gia các cơ chế, diễn đàn đa phương ở khu vực và quốc tế một cách tích cực và

hiệu quả, nhằm tạo thế và lực cho đất nước, mở ra triển vọng trong hành trình

hội nhập khu vực và quốc tế phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước. Quán triệt sâu sắc hơn nữa và thực hiện một cách sáng tạo, có hiệu quả

chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế của chính phủ Hoàng gia và

Nhà nước Campuchia. Tiếp tục đẩy mạnh quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng

với khu vực và thế giới, khai thác lợi thế so sánh và nguồn lực bên ngoài phục

vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động hội nhập quốc tế là phải hoàn toàn chủ

động quyết định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chủ

trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. Chủ động là nắm vững

quy luật, tính tất yếu của sự vận động chính trị, kinh tế toàn cầu, phát huy đầy đủ

năng lực nội sinh, xác định bước đi phù hợp; chủ động còn bao hàm sự sáng tạo,

lựa chọn phương thức hành động đúng, dự báo được những tình huống trong hội

nhập. Tích cực hội nhập quốc tế đòi hỏi Campuchia phải khẩn trương điều

chỉnh, cải cách bên trong, từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến hoạt động thực

tiễn; từ trung ương đến địa phương, doanh nghiệp; khẩn trương chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, cải cách cơ chế quản lý, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật... Tích cực

hội nhập nhưng phải thận trọng, vững chắc, không do dự chần chừ, nhưng cũng

không được nóng vội, giản đơn, bảo đảm được lợi ích quốc gia và giữ vững

được độc lập dân tộc.

Page 159: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     152

Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là vấn đề có tính nguyên

tắc, tính quy luật, bởi nó tạo nên sức mạnh tổng hợp để Campuchia giành thắng

lợi trong mọi thời kỳ, mọi giai đoạn lịch sử. Sức mạnh dân tộc của Campuchia là

sức mạnh tổng hợp từ tất cả các nhân tố chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử,

truyền thống, ý chí quật cường, vị thế địa – chính trị,.. của đất nước Campuchia.

Đó cũng là sức mạnh được tạo nên từ những thành công của Campuchia trong

công cuộc hồi sinh và phát triển đất nước từ đống hoang tàn, đổ nát và từ những

đau thương khôn xiết do chế độ diệt chủng gây ra. Đó còn là sức mạnh của khối

đoàn kết được tạo dựng từ khát vọng cháy bỏng của đại đa số người dân

Campuchia về một nền hòa bình vĩnh cửu cho dân tộc mình,... Còn sức mạnh

của thời đại ngày nay là sức mạnh được tạo nên từ những thành tựu kỳ diệu của

cách mạng khoa học - công nghệ, của kinh tế tri thức; từ xu thế hòa bình, ổn

định, hợp tác để phát triển, từ xu thế dân chủ hóa đời sống quốc tế đang là

những xu thế lớn của thời đại; từ sức mạnh của đoàn kết, hợp tác quốc tế của các

lực lượng yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới, v.v.. Nghĩa là công cuộc

cải cách của Campuchia phải phù hợp với xu thế thời đại, từ đó sẽ nhận được sự

đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của các nước trên thế giới. Chính phủ Hoàng gia

Campuchia cần phải ra sức tận dụng những điều kiện rất thuận lợi đang có để

chủ động thực hiện việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo

nên sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của

Campuchia. Mặt khác, công cuộc cải cách diễn ra trong xu thế toàn cầu hóa, ảnh

hưởng đến nhịp độ phát triển và cuộc sống của các dân tộc. Tình hình thế giới và

khu vực đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức lớn. Do đó, đòi hỏi chính phủ

Hoàng gia và nhân dân Campuchia phải ra sức tranh thủ tối đa cơ hội tốt do xu

thế thời đại tạo ra, đồng thời chủ động ngăn ngừa, phòng chống những tác động

từ bên ngoài vào tiến trình xây dựng và phát triển đất nước mình. Trong quá

trình cải cách, đòi hỏi Campuchia nêu cao ý thức tự lực, tự cường, phát huy nội

lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa, mọi cơ hội, thuận lợi do thời đại tạo ra để

tiến lên, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Về lâu dài Campuchia phải xây dựng được một hệ giá trị chung gắn kết tất

cả các dân tộc, để mọi dân tộc sinh sống trên đất nước Campuchia ai cũng hết

lòng hết sức cống hiến cho sự nghiệp xây dựng một đất nước hòa hợp, phồn

Page 160: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     153

vinh, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc trên đất nước mình và với các dân tộc

khác trên thế giới. Nghĩa là Campuchia vừa bảo vệ được độc lập tự chủ, tôn vinh

được những giá trị của riêng mình, vừa hội nhập thành công, hiệu quả với thế

giới bên ngoài.

Thứ ba, xử lý đúng đắn và linh hoạt các vấn đề quốc tế có liên quan trực

tiếp đến an ninh và phát triển của đất nước

“Hoạt động đối ngoại phải tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ

quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình,

trong khi ra sức giữ gìn, phát huy truyền thống và bản sắc tốt đẹp của dân tộc...

đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế không làm phương hại đến chủ

quyền và bản sắc của dân tộc, biết kế thừa và chọn lọc, mở cửa nhưng không

đánh mất mình, độc lập nhưng không đóng cửa biệt lập với hành trình phát triển

của nhân loại” [23, tr.5]... Tư tưởng chỉ đạo quan hệ đối ngoại là giữ vững độc

lập tự chủ, tự lực tự cường, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, lấy đó làm

tiêu chí cao nhất để xác định hay điều chỉnh biện pháp chính sách một cách kịp

thời, linh hoạt, khôn khéo. Kiên định về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, vận

dụng sáng tạo phương châm ngoại giao “thêm bạn bớt thù”. Quán triệt tư tưởng

chỉ đạo nêu trên, chủ động thúc đẩy hợp tác quốc tế nhưng đồng thời cũng kiên

quyết và khôn khéo đấu tranh, bày tỏ lập trường nguyên tắc khi cần thiết và ở

mức độ phù hợp, mặt khác cần phải biết thỏa hiệp vì lợi ích tối cao của quốc gia

dân tộc. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại nhằm phục vụ tốt

nhất các yêu cầu tăng cường quan hệ đối ngoại vì hòa bình, hợp tác phát triển.

Khắc phục những tồn tại trong nước, không để các diễn biến trong nước ảnh

hưởng tiêu cực đến hoạt động đối ngoại, đặc biệt các vấn đề nhạy cảm thường bị

các thế lực thù địch lợi dụng để vu cáo, xuyên tạc liên quan đến dân chủ, nhân

quyền, tôn giáo, sắc tộc.

Do tầm quan trọng cũng như tính nhạy cảm của quan hệ với các nước láng

giềng và các nước lớn đối với an ninh và phát triển của Campuchia, chính phủ

Hoàng gia trong khi kiên trì chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa,

nhưng vẫn cần dành ưu tiên cao nhất cho các mối quan hệ này. Đây là yêu cầu

cấp thiết nhằm tạo lập môi trường quốc tế hòa bình, ổn định thuận lợi cho công

cuộc cải cách, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực

Page 161: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     154

hiện ngoại giao với ba trụ cột là ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại

giao văn hóa, cần phát huy hơn nữa sự chủ động và linh hoạt, nâng cao tính thiết

thực, kịp thời nhận biết và nắm bắt thời cơ, tạo được các chủ bài trong quan hệ

đối ngoại... Từ đó, với các nước lớn phải hết sức thận trọng và tạo lập sự “cân

bằng lợi ích” mang tính chủ động để có thể linh hoạt, tùy từng vấn đề, từng thời

điểm, lựa chọn cách giải quyết phù hợp. Vị thế của Campuchia trên bàn cờ chiến

lược quốc tế hiện nay và trong những năm tới, một phần rất quan trọng tùy thuộc

vào việc xử lý đúng đắn, tạo dựng được vị thế thuận lợi trong quan hệ với các

nước láng giềng và các nước lớn.

Nói chung, Campuchia phải có một chính sách đối ngoại độc lập tự chủ,

thiết thực, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nhất là không để xảy ra tình trạng đứng

giữa ngã ba đường. Cho nên giới lãnh đạo Campuchia càng cần nâng cao tinh

thần vì lợi ích dân tộc trên hết, không nghiêng ngả giữa các nước lớn. Hội nhập

quốc tế là một quá trình mang tính hai mặt, nên nếu không có được một tinh

thần, ý chí độc lập tự chủ, thì sẽ đưa đất nước vào bế tắc, từ đó tạo cơ hội cho

thế lực bên ngoài nhảy vào thao túng, chi phối đời sống chính trị - kinh tế của

Campuchia, phục vụ lợi ích ích kỷ của họ. Cần khôn ngoan và tỉnh táo tận dụng

được cơ hội thuận lợi và tránh được những nguy cơ.

4.2.4. Trên lĩnh vực kinh tế

Thứ nhất, tạo môi trường pháp lý thuận lợi

Trên cơ sở nhận thức rõ những hạn chế của mình, chính phủ Hoàng gia

cần tháo gỡ kịp thời những khó khăn, hạn chế, vướng mắc về cơ chế và chính

sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho cải cách, phát triển kinh tế - xã hội,

đặc biệt là cho sản xuất và kinh doanh. Đây phải được nhận thức như một khâu

đột phá tạo môi trường thuận lợi để giải phóng sức sản xuất, đẩy lùi lạm phát, ổn

định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, từ đó đẩy mạnh phát triển kinh tế,

tạo nền tảng vật chất - kỹ thuật, tăng cường sức mạnh nội lực phục vụ sự nghiệp

bảo vệ độc lập dân tộc trong quá trình hội nhập. Việc dành ưu tiên cao nhất để

khắc phục kịp thời những khó khăn, hạn chế, vướng mắc về cơ chế và chính

sách có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy cải cách

kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu xây

dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động và tích cực hội nhập quốc tế

Page 162: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     155

cả trước mắt lẫn lâu dài. Về dài hạn, cần tập trung cao độ thực hiện ba đột phá

chiến lược được đặt ra trong Chiến lược Thương mại hóa Phân tích năm 2014-

2018: 1) hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tự do..., 2) phát triển nhanh nguồn

nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao..., 3) xây dựng hệ thống kết cấu

hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao

thông và hạ tầng đô thị lớn [163],... Theo tinh thần này, Chính phủ cần nỗ lực

hơn nữa, tiếp tục bước tiến trên con đường tự do hóa thương mại nhằm đảm bảo

cho hàng hóa và các loại dịch vụ có thể lưu hành tự do trên toàn quốc, giữa

Campuchia và các nước đối tác quan trọng trong khu vực cũng như trên thế giới.

Việc tạo điều kiện cho sản phẩm của Campuchia có thể nhập vào các thị trường

lớn trong khu vực mà không bị ngăn cản, sẽ tạo cho Campuchia có những cơ hội

lớn về phát triển kinh tế. Sự gia tăng đầu tư, việc làm, thu nhập kinh tế, đều là

những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho

nhân dân. Thêm vào đó, việc Campuchia tham gia khu vực thương mại tự do

ASEAN (AFTA) là bước tiến có ý nghĩa lịch sử và chiến lược cho sự cố gắng

xây dựng và phát triển đất nước, góp phần quan trọng vào công cuộc bảo vệ độc

lập dân tộc của mình.

Thứ hai, cần tạo dựng được một sức mạnh kinh tế thật sự làm nền tảng

vững chắc bảo vệ độc lập dân tộc

Ngày nay, sự phát triển kinh tế được coi là yếu tố hàng đầu quyết định sức

mạnh tổng hợp quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một trong những thách

thức lớn nhất đối với Campuchia, đó là nguy cơ tụt hậu về kinh tế do trình độ

xuất phát điểm thấp. Sự tụt hậu, nghèo nàn, chậm phát triển về kinh tế là nguyên

nhân vừa sâu xa, vừa cơ bản và trực tiếp nhất khiến bất kỳ dân tộc nào cũng phải

đối mặt hiểm họa rơi vào vòng lệ thuộc nước ngoài trên nhiều phương diện. Do

đó, đối với Campuchia, nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế càng phải thực sự

được coi là trọng tâm hàng đầu, nhằm tăng cường sức mạnh vật chất - kỹ thuật

làm nền tảng bảo vệ độc lập dân tộc. Sức mạnh kinh tế được thể hiện trước hết ở

thực lực, tiềm năng và cơ cấu hiện đại của nền kinh tế. Ưu tiên số 1 trong phát

triển kinh tế ở Campuchia hiện nay là phải xây dựng nền kinh tế thật vững

mạnh. Với những khó khăn kinh tế hiện nay, trước mắt cần tập trung thực hiện

một cách quyết liệt nhóm các giải pháp chủ yếu của chính phủ nhằm kiểm chế

Page 163: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     156

lạm phát, tái cấu trúc và ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đồng

thời, tiếp tục định hướng phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện

đại hóa. Phát triển kinh tế gắn chặt với phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường;

thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng chính sách phát triển; giữ vững

chế độ Quân chủ lập hiến, đa dảng, tự do, dân chủ, trong nền kinh tế thị trường,

tránh nguy cơ chệch hướng trong phát triển kinh tế nói riêng và trong toàn bộ

quá trình cải cách nói chung.

Trong tiến trình hội nhập quốc tế, phải quán triệt một cách sâu sắc và đầy

đủ đường lối, chiến lược phát triển của chính phủ về gắn chặt việc xây dựng nền

kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; kết

hợp giữa phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh, an ninh và đối ngoại. Xây

dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong thời kỳ hội nhập quốc tế là một nhân tố

không thể thiếu để bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Trong đó,

trước hết phải đảm bảo độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, tham khảo và

tiếp thu kinh nghiệm của nước ngoài nhưng không bị áp đặt từ nước ngoài hoặc

bị lệ thuộc vào nước ngoài. Mặt khác, phải có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh

tranh, phát triển cơ cấu hạ tầng ngày càng hiện đại, có một số ngành công

nghiệp then chốt; đồng thời phải có năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ,

đủ khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại; giữ vững ổn định kinh tế - tài chính

vĩ mô, bảo đảm an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính, môi trường...

Thứ ba, kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại

Sự kết hợp giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại sẽ

bảo đảm cho chính phủ Hoàng gia nắm vững tình hình, dự báo chính xác, kịp

thời những diễn biến mọi mặt của đất nước, của khu vực và thế giới. Để có được

một sự kết hợp nêu trên, Campuchia phải giải quyết thành công một loạt mối

quan hệ: giữa mở rộng quan hệ đối ngoại với giữ vững ổn định và phát triển đất

nước; giữa hội nhập quốc tế với giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia,

giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc; giữa mở rộng quan hệ đối ngoại

với xây dựng lực lượng, tạo lập thế trận quốc phòng - an ninh dưới sự lãnh đạo

và tổ chức quản lý của chính phủ Hoàng gia,... Nói một cách vắn tắt, xét về thực

chất, đây là việc xử lý mối quan hệ giữa an ninh và phát triển trong quá trình hội

nhập quốc tế.

Page 164: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     157

Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại là sự gắn

kết chặt chẽ hoạt động của các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối

ngoại trong một thể thống nhất, có sự chỉ đạo, điều hành và quản lý của Nhà

nước nhằm thúc đẩy, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Giữa kinh tế, chính trị,

quân sự, quốc phòng, an ninh và đối ngoại có mối quan hệ biện chứng, tác động

qua lại, gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó, kinh tế bao giờ cũng giữ vai trò quyết

định. Phát triển kinh tế nhằm tạo ra của cải cho xã hội, tạo tiền đề vật chất kỹ

thuật để tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh. Nhiệm vụ chủ yếu của

quốc phòng - an ninh là bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh đất nước, bảo vệ

thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền và chế độ xã hội, tạo môi trường

thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động đối ngoại. Do vậy, xây

dựng kinh tế, củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh và hoạt động

đối ngoại cần phải được kết hợp chặt chẽ để tạo ra sức mạnh tổng hợp quốc gia

và đạt hiệu quả cao trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở

nay, mục tiêu cụ thể của kết hợp kinh tế quốc phòng, an ninh và đối ngoại của

Campuchia là:

Một là, khai thác, sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn lực tổng hợp của

quốc gia, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược. Mọi hoạt động kinh tế -

xã hội phải quán triệt quan điểm phát triển kinh tế - xã hội theo con đường củng

cố độc lập dân tộc và xây dựng cuộc sống nhân dân ngày một phồn vinh. Kiên

quyết đấu tranh và khắc phục mọi khuynh hướng chỉ chạy theo lợi ích kinh tế

đơn thuần, không quan tâm đến việc những lợi ích kinh tế đó có thể xâm hại đến

quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia.

Hai là, bảo đảm cho kinh tế - xã hội phát triển ổn định, nhanh và bền

vững. Cần đẩy lùi và xoá bỏ các nhân tố mất ổn định bắt nguồn từ kinh tế; thông

qua các hoạt động kinh tế - xã hội mà làm thất bại các mưu toan gây rối và “tự

diễn biến, tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch; giải quyết từng bước, có xác

định thứ tự ưu tiên thích hợp trong việc kinh tế đảm bảo cho quốc phòng - an

ninh, đảm bảo ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo ra

thế trận vững chắc của độc lập dân tộc, đủ sức ngăn chặn và đẩy lùi mọi nhân tố

gây mất ổn định.

Ba là, xây dựng, củng cố an ninh - quốc phòng. Các địa phương, các địa

bàn chiến lược phải được xây dựng theo mô hình đã được xác định, được củng

Page 165: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     158

cố và không ngừng hoàn thiện, trở thành khu vực phòng thủ vừa có cơ sở kinh tế

- xã hội vững mạnh, vừa có an ninh - quốc phòng vững chắc; nhất là các vùng

trọng điểm: các vùng ven biển và hải đảo, các vùng biên giới, các khu chế xuất,

khu công nghiệp tập trung, các vùng dân tộc ít người và tôn giáo.

Bốn là, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển. Tất cả các tiềm lực

kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại đều là tiềm lực tổng hợp của nền quốc

phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân; do vậy, mỗi bước phát triển kinh tế - xã

hội phải là một bước nâng cao sức mạnh giữ nước, củng cố quốc phòng - an ninh,

mở rộng quan hệ đối ngoại để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển.

Năm, thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển, hoạt động có hiệu quả, sẽ

đáp ứng các nhu cầu hiện đại hoá nền kinh tế; từ đó giúp cải tiến, đổi mới, đồng

bộ hóa trang bị kỹ thuật quân sự, trang bị kỹ thuật công an, khắc phục tình trạng

xuống cấp, mất cân đối về trang bị kỹ thuật của quân đội và cảnh sát Campuchia.

4.2.5. Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội

Về văn hóa

Campuchia là một quốc gia có nền văn hóa phong phú và đa dạng. Văn

hóa có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của nhân dân. Văn hóa còn được

coi là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực góp phần xây dựng và

phát triển bền vững của đất nước. Cho nên, văn hóa cần được đặt ngang hàng

với kinh tế, chính trị, xã hội. Từ đó, chính phủ Hoàng gia Campuchia cần xác

định xây dựng và phát triển văn hóa nhằm mục đích đưa dân tộc Campuchia

phát triển và đem lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Những công việc cần

thiết phải làm như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các chuẩn mực văn hóa và con người Campuchia,

tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực

sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân

thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm

của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.

Thứ hai, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh

phát triển kinh tế thị trường tự do và hội nhập quốc tế. Xây dựng cách ứng xử có

văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng, cơ quan, đơn vị, doanh

nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong

Page 166: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     159

việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy

con người Campuchia hoàn thiện nhân cách.

Thứ ba, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa, xây dựng cơ

chế để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát

triển kinh tế - xã hội. Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần

quảng bá hình ảnh đất nước và con người Campuchia. Phát triển sự nghiệp văn

học, nghệ thuật, tạo mọi điều kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ

sĩ. Từng bước xây dựng hệ thống lý luận văn học, nghệ thuật Campuchia.

Thứ tư, phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng hoàn thiện thị

trường văn hóa nhằm khai thác và phát huy những tiềm năng và giá trị đặc sắc

của văn hóa Campuchia, cần đầu tư xây dựng và phát triển các ngành công

nghiệp văn hóa, sáng tạo và sản xuất các sản phẩm văn hóa, phát triển các ngành

nghề sản xuất các sản phẩm văn hóa vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa

quảng bá hình ảnh văn hòa và con người Campuchia ra nước ngoài.

Thứ năm, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, văn hóa

trở thành nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế, nhất là nó gắn với kỹ thuật

và công nghệ hiện đại, trở thành ngành công nghiệp và dịch vụ văn hóa, thúc

đẩy phát triển ngành công nghiệp du lịch. Do đó, chủ động hội nhập quốc tế về

văn hóa, biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, thực hiện đa dạng các hình

thức văn hóa đối ngoại. Phát huy tài năng, tâm huyết của tri thức, văn nghệ sĩ

người Campuchia ở nước ngoài trong việc tham gia và phát triển văn hóa của đất

nước. Chủ động đón nhận cơ hội phát triển, vượt qua các thách thức để giữ gìn,

hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu

cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa. Qua đó, nền văn hóa này sẽ tạo lập

môi trường tinh thần lành mạnh làm nền tảng và động lực cho sự nghiệp xây dựng

và phát triển đất nước, phục vụ công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc Campuchia.

Về xã hội

Cùng với việc phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề chính trị, quân sự,

ngoại giao, chính phủ Hoàng gia Campuchia phải quan tâm giải quyết các vấn

đề xã hội, thực hiện các chính sách xã hội. Vì chính sách xã hội là yếu tố quyết

định liên quan đến việc chăm lo, phục vụ và phát huy khả năng của con người.

Cho nên, coi nhẹ chính sách xã hội, đồng nghĩa với coi nhẹ yếu tố con người

Page 167: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     160

trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ độc lập dân tộc của mình. Từ đó,

cần tập trung giải quyết một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, tập trung giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc.

Đó là tiếp tục xoá đói giảm nghèo ở những vùng đặc biệt khó khăn (vùng

sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số), chăm lo

điều kiện chữa bệnh, nâng cao chất lượng và dịch vụ y tế, nâng cao chất lượng

giáo dục (từ lớp mầm non đến cấp đại học), giải quyết vấn đề thất nghiệp và

tăng lương cán bộ công nhân viên, giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa hộ

dân với nhà đầu tư, ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn xã hội, tình trạng tội phạm, giảm

mạnh tai nạn giao thông, hạn chế tình trạng khiếu kiện đông người, quản lý tài

nguyên thiên nhiên một cách chặt chẽ, ngăn chặn việc khai thác trái phép, bảo

vệ rừng, vấn đề môi trường...

Thứ hai, tăng cường khai thác và phát huy nội lực, bằng cách đầu tư phát

triển những nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng

kinh tế và gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội.

Đó chính là đội ngũ các nhà doanh nghiệp có khả năng khai thác, phát huy

nội lực và hợp tác, cạnh tranh toàn cầu; đội ngũ các nhà kỹ thuật, công nghệ và

khoa học có khả năng nắm bắt kịp thời với những công nghệ, tri thức khoa học

tiên tiến của thế giới, có khả năng nghiên cứu “nội hoá” công nghệ nhập và toàn

tâm toàn ý cống hiến cho sự phát trển của đất nước; đội ngũ lao động có tay nghề

cao, có lương tâm nghề nghiệp trong công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp,

dịch vụ…; đội ngũ viên chức, công chức có năng lực và liêm khiết, thực sự sống

và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; đội ngũ các nhà quản lý kinh tế, văn

hoá, xã hội giỏi, có tư duy sáng suốt, có tầm nhìn chiến lược và linh hoạt trong

sách lược, biết sử dụng và phát huy mọi tiềm năng của con người.

Thứ ba, cần đẩy mạnh xây dựng mạng lưới bảo đảm xã hội để thực hiện

bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và phục vụ xã hội.

Trước tiên, nội dung cơ bản của bảo đảm xã hội là bảo hiểm xã hội, gồm:

bảo hiểm nuôi dưỡng người già; bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm

tai nạn, bảo hiểm sinh đẻ, bảo hiểm thúc đẩy nghề nghiệp,…Các hình thức bảo

hiểm xã hội này vừa mang lại lợi ích thiết thực cho người dân vừa bảo đảm an

toàn xã hội. Thế nhưng để hệ thống bảo hiểm xã hội vận hành có hiệu quả, cần

Page 168: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     161

phải thực hiện thể chế hoá, đa dạng hoá nguồn tài chính, xã hội hoá các hình

thức quản lý phù hợp với mỗi dạng bảo hiểm xã hội.

Tiếp đó, một nội dung quan trọng của bảo đảm xã hội là cứu trợ xã hội,

gồm: các hình thức bảo đảm xã hội tối thiểu, cứu nạn, cứu tế, giúp đỡ người

nghèo, trợ giúp khẩn cấp,… Cứu trợ xã hội do Chính phủ và các tổ chức xã hội

cùng đảm nhiệm, một mặt, giúp đỡ những người nghèo có thu nhập quá thấp, mặt

khác, giúp đỡ, sắp xếp, ổn định cuộc sống của những người bị thiệt hại do thiên

tai, dịch bệnh,… Muốn thực hiện tốt việc bảo đảm xã hội tối thiểu, cần từng bước

xây dựng các công trình cơ bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển

kinh tế - xã hội và nâng cao không ngừng “chuẩn” tối thiểu của bảo đảm xã hội.

Công tác cứu trợ xã hội nhờ vậy sẽ được tiến hành thuận lợi hơn. Nhưng để công

tác này hướng đúng vào đối tượng, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội,

cần hình thành khung cứu trợ và biện pháp cứu trợ xã hội, kết hợp trách nhiệm

của chính phủ và của xã hội trong quá trình xã hội hoá công tác này.

Nội dung cuối cùng của bảo đảm xã hội là chế độ phục vụ xã hội, gồm các

hình thức: giúp đỡ, sắp xếp công ăn việc làm cho người nghèo, phúc lợi cho

người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi; và rộng hơn là chế độ phục vụ xã hội

nhằm mang lại phúc lợi công cộng cho tất cả các thành viên trong hoạt động xã

hội, kể cả trong sinh hoạt công cộng (giao tiếp, đi lại, vui chơi, giải trí). Theo

tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, chế độ phục vụ xã hội ngày càng được hoàn

thiện và có thể đáp ứng được phúc lợi xã hội cho đông đảo thành viên xã hội,

nhất là những người dễ bị tổn thương trong xã hội (những nhóm người tàn tật,

người già, người nhiễm HIV/AIDS,…). Xu thế này đặt ra hàng loạt vấn đề cho

công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội nhằm mang lại phúc lợi

xã hội cho tất cả các thành viên xã hội.

TIỂU KẾT

Chặng đường 20 năm xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia

đã chứng minh rõ tính chủ động, năng lực, tiềm năng của dân tộc Campuchia

trong công cuộc xây dựng đất nước, với niềm tự hào đã biến Campuchia từ

“cánh đồng chết” dưới chế độ diệt chủng trở thành một nước phát triển năng

động với nụ cười rạng rỡ và tràn đầy hy vọng của nhân dân. Hiện nay chính phủ

Page 169: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     162

Hoàng gia và nhân dân Campuchia ra sức xây dựng phát triển Tổ quốc, phát

triển địa phương ấp, xã, phường, và nâng cao đời sống ngày càng tốt hơn, tiến

tới một tương lai thịnh vượng, không để thảm họa trong quá khứ xảy ra một lần

nữa. Các thành quả lịch sử quý giá nêu trên đã chứng minh tính đúng đắn về

chính trị và tổ chức thực hiện của chính phủ trong lãnh đạo đất nước qua mọi

giai đoạn; đồng thời, phản ảnh sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân cả nước đối với

chính phủ Hoàng gia, sự nỗ lực hết mình của lãnh đạo các cấp, các ngành, lực

lượng vũ trang và đảng viên Đảng Nhân dân Campuchia trong thực hiện nhiệm

vụ phục vụ đất nước; và sự giúp đỡ chân tình, hợp tác cùng có lợi từ các nước bè

bạn gần xa và cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đúng đắn, công bằng của

nhân dân Campuchia từ giai đoạn cứu nước cho đến hiện nay. Chính phủ Hoàng

gia Campuchia đã lãnh đạo đất nước giành được nhiều thành tựu to lớn: ổn định

chính trị, phát triển kinh tế và hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng

hơn. Đó chính là những nhân tố quan trọng quyết định công cuộc bảo vệ độc lập

dân tộc của Vương quốc Campuchia.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, trong công cuộc xây dựng

và bảo vệ độc lập dân tộc của mình, Campuchia còn bộc lộ nhiều hạn chế và nó

cũng là nguy cơ tiềm tàng đe dọa đến hòa bình, an ninh và độc lập dân tộc nếu

không được ngăn chặn và xử lý kịp thời. Vấn đề quản lý, điều hành không tốt

dẫn đến nạn tham nhũng, vấn đề gia đình trị, khoảng cách giàu nghèo ngày một

giãn rộng, vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi và bảo vệ, bảo tồn di

sản văn hóa không nghiêm túc, việc xử lý không thỏa đáng một số vấn đề liên

quan đến đất đai của người dân và vấn đề tăng lương cho công chức, công nhân

lao động, vấn đề an sinh và phúc lợi xã hội, vấn đề người nhập cư bất hợp pháp,

vấn đề biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng... đã và đang thách thức vai trò

lãnh đạo của Thủ tướng Hun Sen và đòi hỏi bộ máy chính phủ Hoàng gia cần

phải thay đổi tư duy, nhận thức và có chính sách phù hợp. Từ đó, có thể rút ra

những kinh nghiệm trên các lĩnh vực để góp phần nâng cao nhận thức cũng như

thúc đẩy sự đoàn kết thống nhất dân tộc nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc

lãnh đạo, quản lý và điều hành tốt đất nước, phục vụ mục tiêu xây dựng, phát

triển và bảo vệ nền độc lập dân tộc của Campuchia, mang lại cuộc sống ấm no

và hạnh phúc cho toàn thể nhân dân.

Page 170: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     163

KẾT LUẬN

Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc, đã tác động

mạnh mẽ đến các quốc gia nói chung và Campuchia nói riêng. Sự sụp đổ của

Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã làm đảo lộn cục diện

chính trị - an ninh thế giới. Toàn cầu hóa trở thành xu thế chủ đạo của thế giới,

cuốn hút tất cả các quốc gia vào guồng quay của nó, tác động sâu sắc đến mỗi

quốc gia trong đó có Campuchia. Các nước lớn luôn tìm cách lôi kéo, chi phối

và gây ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách của Campuchia. Tất cả những

đặc điểm và biến đổi của thế giới đã tác động trực tiếp đến công cuộc đấu tranh

bảo vệ độc lập dân tộc của Campuchia, đòi hỏi Campuchia phải tìm ra đường

hướng phát triển phù hợp, để có thể tranh thủ cơ hội lớn và giảm thiểu tối đa

những tác động tiêu cực của nó. Trong nhiều vấn đề đặt ra thì bảo vệ vững chắc

độc lập dân tộc là yếu tố quyết định đến sự tồn tại, ổn định và đi lên của

Campuchia trên con đường dân chủ, tự do, đa đảng.

Nhờ có đường lối chính sách đúng đắn, dựa vào sức mạnh đại đoàn kết

dân tộc, cùng sự giúp đỡ trong sáng của các nước bạn gần xa và các lực lượng

tiến bộ, chính phủ Hoàng gia Campuchia đã lãnh đạo đất nước thoát khỏi tình

trạng khó khăn gian khổ nhất, để từng bước tiến lên. Hơn 20 năm qua, chính phủ

Hoàng gia và toàn thể nhân dân Campuchia đã vượt qua biết bao khó khăn, thử

thách để xây dựng, phát triển đất nước, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đó gồm: (i) bảo vệ trọn vẹn mọi

thành quả xã hội, bảo vệ chế độ Quân chủ lập hiến của Campuchia, bảo vệ độc

lập dân tộc, ngăn chặn sự quay trở lại của chế độ diệt chủng, duy trì ổn định

chính trị, an ninh, trật tự xã hội và tính liên tục của các cơ quan nhà nước; (ii)

khôi phục và phát triển kinh tế, liên tục đạt tăng trưởng cao, khắc phục nhanh

chóng ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính quốc tế đối với kinh tế

đất nước; thu hút các nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy, xí nghiệp, ngân hàng,

trung tâm thương mại, nông trường, công trình lớn, dịch vụ du lịch, tạo việc làm,

nghề nghiệp và nâng cao thu nhập cho người dân; đời sống của người dân ngày

Page 171: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     164

càng tốt hơn; đạt tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện các chỉ số về xã hội; (iii)

thực hiện thắng lợi cải cách nhà nước sâu rộng bao gồm: cải cách hành chính

công; cải cách lực lượng vũ trang; cải cách luật và hệ thống tư pháp; cải cách

công tác quản lý tài chính công; cải cách phân cấp và phối hợp phân cấp; cải

cách thủy sản, đất đai, công tác quản lý rừng, nguồn tài nguyên thiên nhiên và

môi trường một cách hiệu quả; (iv) xây dựng nền quốc phòng vững chắc, bảo vệ

vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và di sản văn hóa dân tộc Campuchia;

giải quyết thành công vấn đề biên giới với Việt Nam và Lào; xây dựng đường

biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng; (v)

hoàn thành thắng lợi việc hội nhập Vương quốc Campuchia với cộng đồng quốc

tế cả trong khuôn khổ tiểu vùng, khu vực và quốc tế, quan hệ hữu nghị và hợp

tác tốt với các nước trong cộng đồng quốc tế. Những thành tựu này thể hiện vai

trò lớn lao của chính phủ Hoàng gia dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Samdech

Hun Sen trong việc xây dựng một nước Campuchia phát triển năng động, tự làm

chủ vận mệnh của mình, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn

vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Thành quả từ công cuộc xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc mà nhân dân

Campuchia đạt được rất đáng tự hào, được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Nhưng

Campuchia còn có những hạn chế nhất định và còn đứng trước những nguy cơ

tiềm ẩn, thách thức nền độc lập non trẻ của Campuchia. Đó là: nền kinh tế còn

yếu kém, cuộc sống của đồng bào ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nhiều đối

tượng còn rất khó khăn; tệ tham nhũng còn nghiêm trọng, tình trạng lãng phí,

thiếu trách nhiệm, quan liêu, hống hách, cửa quyền với nhân dân, tình trạng trù

dập ức hiếp người dân lương thiện còn khá phổ biến; các thế lực thù địch không

từ bỏ âm mưu chống phá; vấn đề quản lý, điều hành không tốt dẫn đến nạn tham

nhũng; việc xử lý không thỏa đáng một số vấn đề liên quan đến đất đai của

người dân, vấn đề tăng lương cho công chức và công nhân lao động... những vấn

đề mà xã hội đang bức xúc, gây ra bao nỗi oán thán, bất bình trong người dân.

Đây chính là những điều đã và đang làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với

chính phủ Hoàng gia hiện nay nói riêng và Đảng Nhân dân Campuchia nói

Page 172: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     165

chung, là mầm họa đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Do đó, mặc dù đã thực hiện tốt sứ mệnh lịch sử là giải phóng dân tộc thoát khỏi

chế độ diệt chủng Pol Pot, song chính phủ Hoàng gia cần phải đổi mới tư duy và

hành động để có thể duy trì được vai trò lãnh đạo đất nuớc tiến lên, vì điều đó

tác động trực tiếp tới công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ độc lập dân tộc

Campuchia trong thời gian tiếp theo.

Ngày nay, trong một thế giới đang diễn ra mạnh mẽ quá trình toàn cầu

hóa, đan xen nhiều mối quan hệ phức tạp, vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, đấu tranh

gay gắt giữa các nước, giữa các nền chính trị, kinh tế và văn hóa khác nhau, sự

hưng thịnh hay tồn vong của mỗi quốc gia, dân tộc không còn chỉ là chuyện

riêng của từng quốc gia hay dân tộc. Điều đó đã tạo ra thời cơ và thách thức với

mọi quốc gia, nhất là với các nước nhỏ như Campuchia trong việc bảo vệ lợi ích,

bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Trong bối cảnh đó,

đặc biệt là trước diễn biến phức tạp của tình hình khu vực và trên thế giới trong

những năm gần đây, hơn bao giờ hết, đòi hỏi đất nước Campuchia phải tìm mọi

cách phát triển nhanh, bền vững, nâng cao sức mạnh tổng hợp, nội lực của đất

nước về mọi mặt; đồng thời phải luôn nêu cao cảnh giác, kiên quyết bảo vệ vững

chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong bất cứ hoàn

cảnh nào. Campuchia phải giữ được ổn định chính trị, phải xây dựng một nền

quốc phòng mạnh, nền ngoại giao phải nhận được sự ủng hộ của quốc tế, cùng

với đó là tạo dựng được nền kinh tế đủ mạnh, xây dựng được nền văn hóa tiến

bộ, giải quyết các vấn đề xã hội một cách hài hòa... Campuchia phấn đấu vì mục

tiêu dân giàu, nước mạnh, đủ năng lực để tự vệ, tự quyết mọi chính sách đối nội

và đối ngoại, khi đó độc lập dân tộc mới có thể củng cố và bảo vệ vững chắc. Để

thực hiện được mục tiêu này, giới cầm quyền Campuchia phải có tầm nhìn xa,

bản lĩnh vững vàng, kiên định về nguyên tắc nhưng tỉnh táo, linh hoạt, khôn

khéo trong sách lược. Những bài học kinh nghiệm của các chế độ trước cũng hết

sức quý giá đối với giới cầm quyền khi thực thi vai trò lãnh đạo, quản lý và điều

hành đất nước Campuchia hiện nay. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và

toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là nhiệm vụ thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ

Page 173: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     166

không được phép sao nhãng, lơ là, nhưng cũng là cuộc đấu tranh lâu dài, kiên

trì, bền bỉ với những khó khăn, thử thách to lớn. Đây là sự nghiệp của toàn dân

Campuchia, trong đó chính phủ, những người lãnh đạo và quản lý đất nước có

trách nhiệm to lớn và vai trò quyết định.

Nguy cơ và những vấn đề tồn tại còn nhiều, những nhiệm vụ phải hoàn

thành còn hết sức khó khăn và phức tạp, nên con đường đấu tranh bảo vệ độc lập

dân tộc của Campuchia sắp tới còn rất nhiều gian nan. Tình hình diễn biến phức

tạp cả trong nước lẫn khu vực và trên thế giới đòi hỏi giới lãnh đạo Campuchia

phải nắm được mọi chuyển biến, phân tích đánh giá đúng so sánh lực lượng

trong xã hội cũng như trên trường quốc tế để có hướng giải quyết đúng đắn, kịp

thời; tránh để rơi vào tình huống bất ngờ, bị động; phải nắm chắc nguyên tắc

chiến lược và mục đích cuối cùng đồng thời vận dụng sách lược một cách khôn

khéo, linh hoạt; tận dụng và phát huy nhân tố tích cực, hạn chế và ngăn chặn

nhân tố tiêu cực do chủ quan hoặc tình hình khách quan để đưa đất nước và nhân

dân Campuchia vươn lên một cách bền vững. Nhân dân Campuchia thật sự cần

sự cam kết về chính trị, kiên định về ý chí, sự sẵn sàng đặt lợi ích quốc gia dân

tộc lên trên lợi ích cá nhân và năng lực cầm quyền của các thế hệ lãnh đạo đất

nước Campuchia hiện nay và mai sau.

Page 174: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     167

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Sok Dareth (2014), “Bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia từ

năm 1993 đến năm 2013 trên lĩnh vực kinh tế”, Tạp chí Giáo dục lý luận,

(222), tr. 84-86.

2. Sok Dareth (2014), “Quan hệ Campuchia - Việt Nam: Thực trạng và Triển

vọng”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (289), tr. 38-42.

3. Sok Dareth (2015), “Bảo vệ độc lập dân tộc của Vương quốc Campuchia từ

năm 1993 đến nay trên lĩnh vực đối ngoại”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam

Á, (1), tr.37-45.

Page 175: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     168

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Campuchia

1. Aun Porn Moniroth (1995), Nền dân chủ Campuchia: Lý luận và thực tiễn,

Nxb Viện Hợp tác vì Hòa bình Campuchia (CICP), Phnom Penh.

2. Aun Porn Moniroth (2006), Sự phát triển kinh tế Campuchia: Thách thức và

cơ hội, Nxb CICP, Phnom Penh.

3. Benny Widyond (2011), Nhân chứng lịch sử: Sihanouk, Khmer Đỏ và Liên hợp

quốc sau chế độ Pol Pot tại Campuchia, Bản dịch tiếng Anh (Touch

Soputhy and Thol Dina), Nxb Trung tâm Ngôn ngữ học, Phnom Penh.

4. Bộ Du lịch Campuchia (2014), Báo cáo chính phủ về khách du lịch nước

ngoài đến Campuchia năm 2012-2013, Phnom Penh.

5. Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia (2014), Báo cáo chính phủ

về kết quả thực hiện kế hoạch chiến lược giáo dục năm 2009-2013,

Phnom Penh.

6. Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia (2014), Báo cáo thường niên về tình hình

phát triển kinh tế Campuchia, Phnom Penh.

7. Bộ Quốc phòng Campuchia (2012), Chiến lược quốc gia về an ninh hàng hải,

Nxb Ủy hội quốc gia về an ninh hàng hải, Phnom Penh.

8. Bộ Thương mại Campuchia (2013), Báo cáo chính phủ về tình hình ngoại

thương của Campuchia từ năm 1996 đến năm 2012, Phnom Penh.

9. Chap Sotharith (2005), Campuchia trong ASEAN, sau 5 năm, Nxb CICP,

Phnom Penh.

10. Cheam Yeap (2011), Chìa khóa kinh tế để tăng trưởng cuộc sống của nhân

dân Campuchia trong tương lai, Ủy ban Thượng viện Campuchia,

Phnom Penh.

11. Chhay Sophal (2012), Hun Sen: Chính trị và Quyền lực trong lịch sử

Campuchia hơn 40, Nxb Angkor Thom, Phnom Penh.

12. Chhoem Phal Vorun (2007), Sự phát triển lực lượng chính trị tại Campuchia

(nhờ vào kết quả cuộc bầu cử năm 2007), Viện Giáo dục công dân,

Phnom Penh.

13. Chhoy Yiheang (2005), Samdech Hun Sen: Quan điểm chính trị, bảo tồn

văn hóa, phát triển xã hội và 115 bài ca, Nxb Im Savoan, Phnom Penh.

Page 176: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     169

14. Chhoy Yiheang (2007), Samdech Techo Hun Sen: Thủ tướng sinh ra từ dòng

họ nông dân, Nxb Ponleu Pech, Phnom Penh.

15. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (1999), Hiệp định Paris về vấn đề

Campuchia - ngày 23/10/1991, Nxb Hội liên hiệp ADHOC, Phnom Penh.

16. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (1998), Cương lĩnh chính trị của chính

phủ Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ II (1998-2003), Văn phòng Hội

đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.

17. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (1999), Chiến lược Tam giác phát triển

của chính phủ Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ II, Văn phòng Hội

đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.

18. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (1999), Chiến lược cùng Thắng 5 điểm của

Thủ tướng Hun Sen, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.

19. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2004), Những thành tựu quan trọng đạt

được bởi chính phủ Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ II của Quốc hội

(1998-2003), Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.

20. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2004), Cương lĩnh chính trị của chính

phủ Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ III, Văn phòng Hội đồng Bộ

trưởng, Phnom Penh.

21. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2004), Chiến lược Tứ giác của chính phủ

Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ III giai đoạn 1, Văn phòng Hội đồng

Bộ trưởng, Phnom Penh

22. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2008), Chiến lược Tứ giác của chính phủ

Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ IV giai đoạn 2, Văn phòng Hội đồng

Bộ trưởng, Phnom Penh.

23. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2008), Cương lĩnh chính trị của chính

phủ Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ IV, Văn phòng Hội đồng Bộ

trưởng, Phnom Penh.

24. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2012), Báo cáo tóm tắt: Một số thành tựu

quan trọng của chính phủ Hoàng gia Campuchia năm 2008-2012, Vụ

Tổng Hợp của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.

Page 177: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     170

25. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2013), Chiến lược Tứ giác của chính phủ

Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ V giai đoạn 3, Văn phòng Hội đồng

Bộ trưởng, Phnom Penh.

26. Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2013), Cương lĩnh chính trị của chính

phủ Hoàng gia Campuchia - nhiệm kỳ V, Văn phòng Hội đồng Bộ

trưởng, Phnom Penh.

27. Chương trình phát triển của LHQ (UNDP-2011), Báo cáo tiến trình phát

triển con người năm 2000-2010, trường hợp Campuchia.

28. Craig Etcheson (2004), Hòa giải, thống nhất dân tộc tại Campuchia: Lý

luận và thực tiễn, (bản dịch tiếng Anh), Nxb School of Advanced

International Studies, The Johns Hopkins University, Washington, DC.

29. David Chandler (2009), Lịch sử Campuchia (bản dịch tiếng Anh), Nxb

Westview Press-3rd edition, a Subsidiary of Perseus Books, New York.

30. Đảng Nhân dân Campuchia (2008), Cương lĩnh chính trị của Đảng Nhân dân

Campuchia trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 2008-2013,

Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phnom Penh.

31. Điệp Sophal (2011), “Một số kỷ yếu lịch sử quan trọng của Đảng Nhân dân

Campuchia”, Tạp chí Nhân dân, (121), tr.5-.12.

32. Đơn vị thông tin và phản ứng nhanh (2013), Sách trắng về Tổng tuyển cử

Đại biểu nhân dân nhiệm kỳ 5 của Quốc hội Vương quốc Campuchia

năm 2013, Đơn vị thông tin và phản ứng nhanh, Phnom Penh.

33. Hang Chuon Narong (2011), Prospects and Policy Priorities for Hight

Growth and Sustainable Development, Nxb CICP, Phnom Penh.

34. Hang Chuon Narong (2013), Con đường tiến tới Cộng đồng ASEAN 2015 và

Tầm nhìn Campuchia năm 2030, Viện Kỹ thuật Campuchia, Phnom

Penh.

35. Hing Thoraxy (1997), Thương mại tại Campuchia: Quan điểm, vấn đề và

giải pháp, Nxb CICP, Phnom Penh.

36. Hing Thoraxy (1999), Đầu tư tại Campuchia, Nxb CICP, Phnom Penh.

37. Hội đồng Phát triển Campuchia (1998), Tiến lên phía trước nhằm khắc phục và

phát triển Campuchia với quan điểm chiến lược, Nxb CICP, Phnom Penh.

Page 178: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     171

38. Hội đồng Phát triển Campuchia (2014), Báo cáo chính phủ về tình hình đầu

tư trực tiếp nước ngoài tại Campuchia từ năm 1993-2013, Phnom Penh.

39. Hun Sen (1988), 10 năm của chặng đường Campuchia 1979-1989, Nxb Nob

Bophan, Phnom Penh.

40. Hun Sen (1991), Tính đặc thù của quá trình cách mạng Campuchia, Luận án

Tiến sỹ Khoa học Triết học, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội.

41. Hun Sen (1998), Bài diễn văn đọc tại Quốc hội ngày 30/11/1998 về Cương

lĩnh chính trị của chính phủ Hoàng gia Campuchia nhiệm kỳ II, Văn

phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.

42. Hun Sen (1999), Bài phát biểu khai mạc hội nghị quốc gia về văn hóa cùng

tồn tại hòa bình, ngày 10/12/1999, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng,

Phnom Penh.

43. Hun Sen (2000), Campuchia năm 2000 tập 3, Bài phát biểu bế mạc hội nghị

về văn hóa cùng tồn tại hòa bình, tại Học viện Hành chính Hoàng gia,

ngày 10/12/1999, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.

44. Hun Sen (2000), Campuchia năm 2000 tập 3, Bài phát biểu khai mạc diễn

đàn lần thứ ba về Tổng biên tập xuất bản báo chí Đức - châu Á, tại

khách sạn Le Royal ngày 310/1/2000, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng,

Phnom Penh.

45. Hun Sen (2001), Campuchia năm 2001 tập 7, Bài phát biểu bế mạc tổng kết

đánh giá lĩnh vực giáo dục, thanh niên và thể thao năm học 2000-2001

và định hướng công việc năm học 2001-2002 tại Đại học Sư phạm, ngày

26/10/2001, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.

46. Hun Sen (2003), Đường lối của chính phủ trong thiên niên kỷ mới, Nxb

CICP, Phnom Penh.

47. Hun Sen (2004), Bài diễn văn tại diễn đàn quốc tế về: Campuchia và cộng

đồng quốc tế, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.

48. Hun Sen (2009), Bài phát biểu tại diễn đàn kinh tế Campuchia (5/2/2009) lần

thứ 3 với chủ đề: Tăng cường tính cạnh tranh của Campuchia đối với vấn

đề tăng trưởng và giảm đói nghèo trong việc đối mặt với khủng hoảng

kinh tế toàn cầu, Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Phnom Penh.

Page 179: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     172

49. Hun Sen (2013), Bài phát biểu khai mạc tại Hội nghị Tầm nhìn Campuchia

năm 2013: với đối tác Viện Đào tạo và Nghiên cứu vì sự phát triển

Campuchia và Ngân hàng ANZ Royal với chủ đề: Đảm bảo tương lai

Campuchia - Lương thực, Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên, Viện

Nghiên cứu và Đào tạo vì sự phát triển của Campuchia (CDRI), Phnom

Penh.

50. Kao Kim Hourn và Samrang Komsan (1996), Campuchia trong thiên niên

kỷ mới, bài học kinh nghiệm quá khứ và xây dựng tương lai, Nxb CICP,

Phnom Penh.

51. Kao Kim Hourn (1999), Sự hội nhập của Campuchia vào ASEAN: những

bài học và chặng đường phía trước (bản dịch tiếng Anh), Nxb Hội liên

hiệp ADHOC, Phnom Penh.

52. Kao Kim Hourn (2000), Chủ nghĩa Dân chủ cơ sở tại Campuchia: Cơ hội,

thách thức và tầm nhìn tương lai, Nxb CICP và Forum Syd, Phnom Penh.

53. Kao Kim Hourn và Samrang Kamsan (2000), Campuchia trong thiên niên kỷ

mới: Khép lại quá khứ và hướng tới xây dựng tương lai, Nxb CICP,

Phnom Penh.

54. Kao Kim Hourn (2000), Tham gia ASEAN, những cơ hội và thách thức, Nxb

CICP, Phnom Penh.

55. Kao Kim Hourn (2001), Sự tăng lên của xã hội dân sự Campuchia: nâng

cao nhân quyền và phát triển nền dân chủ, Nxb CICP, Phnom Penh.

56. Kao Kim Hourn và Chap Sothearith (2002), Phát triển bền vững, xóa đói

giảm nghèo và quản lý hành chính công tốt tại Campuchia, Nxb CICP,

Phnom Penh.

57. Kao Kim Hourn và Samrang Kamsan (2003), Sự củng cố tính đối tác giữa

xã hội dân sự với quốc hội vì hành chính công tốt tại Campuchia: Thành

tựu, hạn chế và triển vọng, Nxb CICP, Phnom Penh.

58. Ket Socheat và Te Punleu (2010), ASEAN và hệ thống chính trị, Nxb

Angkor Thom, Phnom Penh.

Page 180: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     173

59. Keat Chhunn và Aun Porn Moniroth (1999), Sự phát triển kinh tế

Campuchia - những chính sách chiến lược và quá trình thực hiện, Nxb

Angkor Thom, Phnom Penh.

60. Keat Chhunn (2001), Phát triển kinh tế - xã hội: nhu cầu và khuyến nghị,

Nxb Hội đồng Phát triển Campuchia, Phnom Penh.

61. Keat Chhunn (2002), Ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội: nhu cầu viện trợ chính

thức vì sự phát triển, Nxb Hội đồng Phát triển Campuchia, Phnom Penh.

62. Keo Norin (1999), Sự phân tích những vấn đề cần giải quyết tại Campuchia

- phần 1, Nxb Campuchia, Phnom Penh.

63. Keo Norin (2002), Vấn đề bất cập và quan điểm cải cách vì sự phát triển

Campuchia - phần 2, Nxb Campuchia, Phnom Penh.

64. Khieu Samphorn (2007), Suy nghĩ về Lịch sử Campuchia: Từ đầu đến thời

kỳ Campuchia dân chủ, Nxb Reah, Phnom Penh.

65. Khieu Sopheak (2014), Báo cáo tổng kết hoạt động của Bộ Nội vụ

Campuchia năm 2013 và định hướng nhiệm vụ năm 2014, Tổng cục an

ninh - Bộ nội vụ Campuchia, Phnom Penh.

66. Kong Thann (2009), Mặt trận giải phóng dân tộc Khmer và con đường tiến

tới hòa bình, Nxb Angkor, Phnom Penh.

67. Leng Neikim (2000), Thực tế về suy nghĩ của nhân dân Campuchia từ năm

1979 đến hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Chính trị, Đại học Luật

và Kinh tế Hoàng gia Campuchia, Phnom Penh.

68. Moeun Nhean (2014), “Tổng hợp những thành tựu quan trọng của Đảng

Nhân dân Campuchia từ năm 1978 - 2013 (từ ngày thành lập Mặt trận

đoàn kết giải phóng dân tộc ngày 02/12/1978)”, Tạp chí Di sản mùng

2/12, (001), tr. 16-154.

69. Neang Phat (2006), Sách trắng Quốc phòng năm 2006: Bảo vệ Vương quốc

Campuchia, an ninh - phát triển và hợp tác quốc tế, Văn phòng Bộ

Quốc phòng Campuchia.

70. Nim Sovath (2011), Chính trị cùng thắng trong xu thế quốc tế: Sự kết thúc

nội chiến, nguồn gốc của nền hòa bình thật sự tại Campuchia, Nxb

Reah, Phnom Penh.

Page 181: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     174

71. Ngân hàng Thế giới (2004), Campuchia trên con đường ngã tư: củng cố nền

tài chính vì mục đích xóa đói giảm nghèo, Báo cáo của Ngân hàng Thế

giới, Phnom Penh.

72. Norodom Ranariddh và Hun Sen (1995), Tổng kết công tác Bộ Nội vụ năm

1994 và đặt ra nhiệm vụ năm 1995, ngày 28-30/11/1994, Nxb Bộ Thông

tin, Phnom Penh.

73. Norodom Sihanouk (2005), Công cuộc đấu tranh vì nền độc lập hoàn toàn

của Campuchia thập kỷ 1940-1950, tập 1, 2, Nxb Indradevi, Phnom

Penh.

74. On Ary (2011), Một tương lai Campuchia trong vai trò là Người lãnh đạo...

và phân tích chính trị, Nxb Angkor, Phnom Penh.

75. Ouk Saphan (2013), “Nhà vua Norodom Sihamoni kêu gọi toàn dân thống

nhất đoàn kết lại”, Tạp chí Kinh tế Campuchia (22), tr. 10-15.

76. Ouk Saphan (2014), “Đại Mít tinh tưởng nhớ kỷ niệm 35 năm ngày chiến

thắng 07/1/1979: Quyết tâm bảo vệ nền an ninh quốc gia quý báu”, Tạp

chí Kinh tế Campuchia (24), tr.6-13.

77. Pol Sareoun (2014), Chiến lược đánh bại của Techo Hun Sen Campuchia,

Nxb Angkor Thom, Phnom Penh.

78. Pui Kea (2010), Chính phủ Campuchia từ năm 1945 đến năm 2010, Nxb

Reah, Phnom Penh.

79. Sakou Samoth (2013), Lịch sử Campuchia và các Anh hùng dân tộc Khmer,

Nxb Ang Kor, Phnom Penh.

80. Soam Sekkomar (2000), Khủng hoảng Campuchia và Quan hệ với nước

ngoài, Nxb Prey Norkor, Paris.

81. Sok Touch (2003), Sự phát triển kinh tế và chính sách cải cách ở Campuchia,

thách thức và triển vọng trong quá trình hội nhập, Nxb Angkor Thom,

Phnom Penh.

82. Sok Touch (2015), Chính sách đối ngoại: Hôm qua, hôm nay và ngày mai,

Đại học Khemarack, Phnom Penh.

83. Thượng viện Campuchia (2008), Hiến pháp Vương quốc Campuchia, Ban

thư ký Thượng viện, Phnom Penh.

Page 182: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     175

84. Trung tâm phát triển toàn cầu (CGD - 2010), “Báo cáo tiến trình mục đích

phát triển thiên niên kỷ mới”, Tư liệu công tác (222).

85. Ung Hout (1998), Campuchia trong ASEAN: cuộc tìm kiếm hòa bình, an

ninh và thịnh vượng, Nxb CICP, Phnom Penh.

86. Um Pom (2012), Con đường rẽ lịch sử của chính trị Campuchia (1989-

1993), Nxb Angkor, Phnom Penh.

87. Ủy hội Hợp tác vì Campuchia (2004), Tuyên bố chung của các Tổ chức phi

chính phủ với cuộc họp cùng nhóm họp tham khảo ý kiến về chủ đề

Campuchia năm 2004, Nxb Ủy hội Hợp tác vì Campuchia, Phnom Penh.

88. Vandy Kaonn (2012), Lịch sử của Campuchia từ chế độ thực dân Pháp đến

hiện nay - tập 1, 2 và 3, Nxb Hiệp hội Campuchia - Asia, Phnom Penh.

89. Vandy Kaonn (2012), Giấc mơ và Sự thật - tập 1 và 2, Nxb Hiệp hội

Campuchia - Asia, Phnom Penh.

90. Viện Quốc gia về dữ liệu (1993-1994), Theo dõi kinh tế - xã hội Campuchia,

Viện Nghiên cứu và Đào tạo vì sự phát triển của Campuchia (CDRI),

Phnom Penh.

II. Tiếng Việt

91. Nguyễn Đức Bình, Lê Hữu Nghĩa và Trần Hữu Tiến (2003), Góp phần nhận

thức thế giới đương đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

92. Đỗ Thanh Bình và Văn Ngọc Thành (2012), Quan hệ Quốc tế thời hiện đại:

Những vấn đề mới đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

93. Đài RFA (2008), “Campuchia và vai trò tung hứng ngoại giao giữa các nước

lớn”, Thông tấn xã Việt Nam, ngày 28/7.

94. Grant Evans và Kelvin Rowley (1986), Chân lý thuộc về ai, (người dịch:

Nguyễn Tấn Cưu), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

95. Nguyễn Hoàng Giáp (2013), Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông Nam Á

giữa một số nước lớn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

96. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Hữu Cát và Nguyễn Thị Quế (2008), Hợp tác

liên kết ASEAN hiện nay và sự tham gia của Việt Nam, Nxb Lý Luận

chính trị, Hà Nội.

97. Nguyễn Hoàng Giáp và Nguyễn Thị Quế (2014), Phong trào Cộng sản Quốc

tế: hiện nay và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 183: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     176

98. Nguyễn Thế Hà và cộng sự (2010), Những vấn đề chính trị, kinh tế nổi bật

của Campuchia giai đoạn 2011-2020 và tác động chủ yếu đến Việt Nam,

Đề tài cấp Bộ, Hà Nội.

99. Việt Hà (1961), Vương quốc Campuchia và cuộc đấu tranh cho nền trung

lập, Nxb Sự thật, Hà Nội.

100. Dương Phú Hiệp và Vũ Văn Hà (2006), Cục diện châu Á - Thái Bình

Dương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

101. Trần Hiệp (2006), Việt Nam trong ASEAN: nhìn lại và hướng tới tương lai,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

102. Trần Xuân Hiệp (2013), “Mỹ - Campuchia - Trung Quốc và những tác

động từ mối quan hệ này”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Thành

phố Hồ Chí Minh, (46).

103. Hoàng Thị Minh Hoa (2008), “Chính sách đối ngoại Đông Nam Á của

Nhật Bản và ảnh hưởng của nó đối với ba nước Đông Dương giai đoạn

sau chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (6).

104. Nguyễn Huy Hoàng (2015), “Một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả hợp tác thương mại và đầu tư Việt Nam - Campuchia giai đoạn

2013-2020”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (1).

105. Hà Mỹ Hương (2003), “Từ Băngđung đến CuLaLămpơ: Ngót nửa thế kỷ

một chặng đường lịch sử của Phong trào không liên kết”, Tạp chí Cộng

sản, (24).

106. Hà Mỹ Hương (2015), “Kinh nghiệm trong xử lý mối quan hệ giữa độc lập

tự chủ và hội nhập quốc tế của Cadắcxtan”, Tạp chí Lý luận chính trị, (1).

107. Lê Thị Ái Lâm (2006), Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ

thập kỷ 90 đến nay (2006), Đề tài nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Đông

Nam Á.

108. Thái Văn Long (2006), Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển

trong xu thế toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

109. Hoa Hữu Lân và Đỗ Liên Văn (1999), “Vai trò của Trung Quốc trong khủng

hoảng kinh tế Đông Nam Á”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (6).

110. M. Rajaretnam và Thái Quang Trung (2013), Một Đông Nam Á: Vận mệnh

chung, tương lai chung (Bản dịch), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 184: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     177

111. Phạm Thị Miên (1999), “Đông Nam Á năm 1999 - Một năm sôi động”,

Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế - Những vấn đề hiện đại, Học viện Quan hệ

Quốc tế, (31).

112. Phạm Bình Minh (2010), Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến

năm 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

113. Phạm Bình Minh (2010), Cục diện thế giới đến 2020, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà nội.

114. Nguyễn Thu Mỹ (1998), ASEAN hôm nay và triển vọng trong thế kỷ XXI,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

115. Vũ Dương Ninh (2015), “Nhìn lại chế độ diệt chủng Khmer Đỏ”, Tạp chí

Nghiên cứu Đông Nam Á, (1).

116. Dương Văn Quảng (2010), 150 câu hỏi và đáp về ASEAN và Cộng Đồng

ASEAN - Nhân kỷ niệm Việt Nam gia nhập ASEAN và Việt Nam đảm

nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2010, Nxb Thế giới, Hà Nội.

117. Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Hoàng Giáp (2012), Việt Nam gia nhập

ASEAN từ năm 1995 đến nay: thành tựu, vấn đề và triển vọng, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

118. Nguyễn Duy Quý (2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

119. Phan Văn Rân và Nguyễn Hoàng Giáp (2010), Chủ quyền quốc gia dân tộc

trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội.

120. Nguyễn Xuân Sơn và Thái Văn Long (1997), Quan hệ đối ngoại của các

nước ASEAN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

121. Tạ Ngọc Tấn (2013), An ninh Quốc gia: Những vấn đề lý luận và thực tiễn,

Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

122. Nguyễn Cơ Thạch (1998), Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) và thế

giới trong 25 năm tới (1996-2020), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

123. Phạm Đức Thành (1995), Lịch sử Campuchia, Nxb Văn hóa thông tin, Hà

Nội.

124. Văn Thành (2003), Những mảng tối của toàn cầu hóa, Nxb Trẻ, Thành phố

Hồ Chí Minh.

Page 185: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     178

125. Nguyễn Viết Thảo (2014), “Bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc

trong thế giới toàn cầu hóa”, Tạp chí Lý luận chính trị, (1).

126. Nguyễn Xuân Thắng (2003), Một số xu hướng phát triển chủ yếu hiện nay

của kinh tế thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

127. Hồ Bá Thâm và Nguyễn Thị Hồng Diễm (2011), Toàn cầu hóa hội nhập và

phát triển bền vững: Từ góc nhìn triết học đương đại, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

128. Thomas L. Friedman (2006), Thế giới phẳng (bản dịch), Nxb Trẻ, Thành

phố Hồ Chí Minh.

129. Bế Xuân Trường và Nguyễn Bá Dương (2013), Xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc trong tình hình mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

130. Nguyễn Sĩ Tuấn (1999), Campuchia với việc gia nhập ASEAN - ASEAN

những vấn đề và xu hướng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

131. Nguyễn Sĩ Tuấn (2015), “Một số vấn đề về chính trị ở Campuchia sau bầu

cử Quốc hội (2013) và tác động của nó đến quan hệ Việt Nam –

Campuchia”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (1).

132. Viện Quan hệ quốc tế (2012), Tập bài giảng Quan hệ Quốc tế - Hệ cao cấp

lý luận chính trị, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

133. Viện Quan hệ quốc tế (2013), Những vấn đề Quốc tế đương đại và Quan hệ

đối ngoại của Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

134. Phạm Thái Việt (2005), Toàn cầu hóa: Những biến đổi lớn trong đời sống

quan hệ quốc tế và văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

III.Tiếng Anh

135. Chheang Vannarith (2009), “Keynote Address at the National Conference

on Cambodia: 10 years of ASEAN membership Achievements,

Challenges and Prospects”, CICP Press, Phnom Penh.

136. Chheang Vannarith (2014), “Contributor Profile: Cambodia”, CICP

publication, Version 23, Phnom Penh.

137. CDRI (2014), “ASEAN 2030: Growing together for Economic prosperity -

the Challenges, Cambodia Background Paper”, CDRI publication,

Working Paper Series No. 90.

Page 186: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     179

138. Chin Kin Wah (1997), “ASEAN: The long road to One Southeast Asia”,

Asian Journal of Political Science, Vol. 5, No. 1.

139. Estrella D. Solidum (1997), “Regional Cooperation and ASEAN: The

Philippine experiences”, Asian Journal of Political Science, Vol. 5, No. 1.

140. Harish C. Mehta and Julie B. Mehta (1999), Hun Sen - Strongman of

Cambodia, Graham Brash, Singapore.

141. Heng Socheat and Sann Sethvitou (2012), “Special report: Banking, It’s a

crowded, competitive field that still has room for growth”, Cambodia’s

Business Magazine, Economics today, Vol. 6, No. 143.

142. Heng Socheat and Sann Sethvitou (2012), “The time at the top: How did

Cambodia benefit, or not, from its year as ASEAN chair?”, Cambodia’s

Business Magazine, Economics today, Vol. 6, No. 147.

143. IMF country report (2014), “Cambodia Article IV consultation”, No. 14/33,

February.

144. Joel Brinkley (2012), Cambodia’s Curse: The modern history of a trouble

land, Public Affairs, New York.

145. Kao Kim Hourn (1999), Cambodia’s future in ASEAN, ASEAN Academic

Press, London.

146. Kao Kim Hourn (2002), Cambodia’s Foreign Policy and ASEAN: From

Nonalignment to Engagement, Public CICP and Friedrich Ebert Stiftung,

Phnom Penh.

147. Kay Moller (1998), “Cambodia and Burma: The ASEAN Way ends here”,

Asian Survey, Vol. XVIII, No. 12.

148. Lee Kuan Yew (2013), One man’s view of the World, The Straits Times

Press, Singapore.

149. Melvil E.Richmond (1996), Lieutenant Colonel, United States interests in

the Socialist Republic of Vietnam, US Army War College.

150. Moeun Nhean (2013), “Japanese Ambassador’s Speech: On the special

occasion of the Japanese Emperor’s Birthday and the 60th (1953-2013)

anniversary of diplomatic relations between Japan and Cambodia”,

Phnom Penh Post.

Page 187: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     180

151. N. P. Malechin (2001), Cambodia - ASEAN, ASEAN in 2000 - The

importance of development issues, Oriental Institute, Moscow.

152. Sam Rainsy with David Whitehouse (2013), We didn’t start the fire: My

Struggle for Democracy in Cambodia, Silkworm Books, Paris.

153. Toshiyasu Kato, Kao Kim Hourn and Jeffrey A. Kaplan (1999), Regional

Integration for sustainable development: Cambodia’s future in ASEAN,

Dynamo or Dynamite?, ASEAN Academic Press, London.

IV. Trang Website

154. Abby Seif (2013), “China’s economic footprint grows in Cambodia”, Báo

điện tử của Al Jazeera, trang http://www.aljazeera.com, [truy cập ngày

26/7/2013].

155. ASEAN (1997), “The Founding of ASSEAN”, Cổng thông tin điện tử của

ASEAN, trang http://www.asean.org, [truy cập ngày 8/8/1997].

156. Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia (2013), “Danh sách các Cơ quan

đại diện nước ngoài tại Phnom Penh”, Cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại

giao và Hợp tác quốc tế Campuchia, trang http://www.mfaic.gov.kh, [truy

cập ngày 25/11/2013].

157. Bộ Thông tin Campuchia (2012), “Báo cáo thống kê các Kênh truyền hình

và Đài phát thanh đang hoạt động tại Thủ đô Phnom Penh và các tỉnh -

thành”, Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin Campuchia, trang

http://www.information.gov.kh, [truy cập ngày 15/01/2012].

158. Đài BBC Tiếng Việt (2009), “Ông Sam Rainsy nói gì”, Trang điện tử của

Đài BBC Tiếng Việt, http://www.bbc.co.uk, [truy cập ngày 05/11/2009].

159. Đảng Cứu Quốc Campuchia (2013), “Thông tin cơ bản về Đảng Cứu Quốc

Campuchia - CNRP”, Trang thông tin điện tử của Đảng CNRP,

http://www.nationalrescueparty.org, [truy cập ngày 25/10/2013].

160. European Union External Action (2014), “European Union and Cambodia

Government successfully conclude their eighth Joint Committee”, Cổng

thông tin điện tử của Liên minh Châu Âu phụ trách vấn đề quốc tế, trang

http://eeas.europa.eu, [truy cập ngày 13/3/2014].

161. Frace Diplomatie (2013), “The French Development Agency (AFD)

operates in Cambodia”, Cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao và

Page 188: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     181

Phát triển Quốc tế Pháp, trang http://www.diplomatie.gouv.fr, [truy cập

ngày 01/01/2013].

162. Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc tại Campchia (GMAC - 2014),

“Những thông tin quan trọng liên quan đến lĩnh vực sản xuất hàng may

mặc tại Campuchia”, Trang thông tin điện tử của GMAC, http://gmac-

cambodia.org, [truy cập ngày 25/1/2014].

163. Hun Sen (2011), “Bài phát biểu của Thủ tướng Hun Sen tại Diễn đàn giữa

Chính phủ và lĩnh vực Tư nhân lần thứ 16 tại Cung Hòa bình”, Cổng

thông tin điện tử của chính phủ Hoàng gia Campuchia, trang

http://www.pressocm.gov.kh, [truy cập ngày 23/11/2011].

164. M.T (Tổng hợp TTXVN - 2013), “Campuchia đẩy mạnh chống tham

nhũng khi Trung Quốc chỉ trích”, Báo điện tử Đất Việt - kết nối sức

mạnh Việt, trang http://baodatviet.vn, [truy cập ngày 06/12/2013].

165. Pen Bunna (2014), “Dự báo tình hình kinh tế Campuchia năm 2014”, Báo

điện tử của Đài RFI của Pháp (phát sóng bằng Tiếng Khmer),

http://www.khmer.rfi.fr, [truy cập ngày 07/4/2014].

166. Radio Australia (2014), “Thực trạng ngành Y tế của Campuchia”, trang

điện tử của Đài phát thanh Úc phát sóng trực tiếp bằng Tiếgn Khmer,

http://www.khmerlive.tv/radio/radioaustralia/, [truy cập ngày 31/4/2014,

phát sóng lúc 12h:00 trưa].

167. Tea Banh (2013), “Thư chúc mừng của Ngài Tea Banh, Phó Thủ tướng

kiêm Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia gửi toàn thể lực lượng

quân đội Hoàng gia Campuchia nhân dịp kỷ niệm 60 năm (09/11/1953-

09/11/2013) ngày thành lập quân đội Hoàng gia Campuchia”, Cổng

thông tin điện tử Bộ Quốc phòng Campuchia, trang

http://www.mod.gov.kh, [truy cập ngày 15/11/2013].

168. Vụ Kế hoạch, Dữ liệu và Tổng hợp của Bộ Văn hóa và Nghệ thuật

Campuchia (2014), “Báo cáo thống kê di sản văn hóa Campuchia”,

Cổng thông tin điện tử của Bộ văn hóa và Nghệ thuật Campuchia, trang

http://www.mcfa.gov.kh/, [truy cập ngày 30/1/2014].

Page 189: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     182

169. Vụ Tổng hợp - Bộ Thương mại Campuchia (2014), “ Thông tin về chỉ số

phát triển kinh tế Campuchia”, Cổng thông tin điện tử của Bộ Thương

mại Campuchia, trang http://www.moc.gov.kh, [truy cập ngày 25/3/2014].

170. The Electoral Reform Allince (ERA-2013), “Joint-Report on the conduct of

the 2013 Cambodian eclections”, Trang thông tin điện tử của Đảng Cứu

quốc Campuchia, http://www.nationalrescueparty.org/statement, [truy

cập ngày 10/11/2013].

171. TTXVN (2014), “Campuchia cử gần 300 binh sỹ gìn giữ hòa bình tới

Mali”, Báo điện tử của Vietnamplus, trang http://www.vietnamplus.vn,

[truy cập ngày 06/2/2014].

172. Tổ chức Minh bạch thế giới (2014), “Báo cáo tình hình tham nhũng các

nước trên thế giới - trường hợp Campuchia”, Trang thông tin điện tử

của Tổ chức Minh bạch thế giới, http://www.transparency.org, [truy cập

ngày 30/1/2014].

173. Tòa án xét xử Khmer Đỏ Campuchia (ECCC - 2014), “Hiệp định giữa Liên

Hợp quốc và chính phủ Hoàng gia Campuchia liên quan đến vụ xét xử

tội ác diệt chủng đã xảy ra trong chế độ dân chủ dưới luật pháp

Campuchia”, Trang thông tin điện tử của ECCC, http://www.eccc.gov.kh,

[truy cập ngày 19/4/2004].

174. UNESCO (2008), “Preparatory assistance for the inscription of the Temple

of Preah Vihear, Cambodia”, Trang thông tin điện tử của UNESCO,

http://whc.unesco.org, [truy cập ngày 31/12/2008].

175. Đại sứ quán Thái Lan tại Campuchia (2014), “Thông tin về quan hệ kinh tế,

thương mại giữa Thái Lan và Campuchia năm 2014”, Trang thông tin

điện tử của Đại sứ quán Thái Lan tại Campuchia

www.thaiembassy.org/phnompenh, [truy cập ngày 30/6/2014].

176. Hor Kimsay (2013), “Kingdom needs to define its advantages: JICA”, Báo

điện tử của Phnom Penh Post, trang http://www.phnompenhpost.com,

[truy cập ngày 03/3/2013].

Page 190: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     183

PHỤ LỤC

Page 191: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     184

Nguồn

: [6

] N

guồn

: [6

]

Page 192: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     185

 

Nguồn

: [6

]

Page 193: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     186

Nguồn

: [6

]

Page 194: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     187

Nguồn

: [6

]

Page 195: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     188

Nguồn

: [6

]

Page 196: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     189

Nguồn

: [3

8]

Page 197: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     190

Nguồn

: [8

]

Page 198: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     191

Nguồn

: [4

]

Page 199: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN T C ỦA VƯƠNG QUỐC …hcma.vn/Uploads/2015/8/4/Sok_Dareth_la.pdf · 2015-08-11 · 2.2. Nhân tố quốc tế 45 Chương 3:

     192

Nguồn

: [6

]