(CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT...

37
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH BỆNH VIỆN QUẬN BÌNH THẠNH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN TRONG PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN HUYẾT CỦA ĐIỀU DƢỠNG TẠI BỆNH VIỆN QUẬN BÌNH THẠNH CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: - TRẦN NGỌC THẢO VI - HOÀNG THỊ THU THỦY ĐƠN VỊ: KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

Transcript of (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT...

Page 1: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH THẠNH

BỆNH VIỆN QUẬN BÌNH THẠNH

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

(CẤP CƠ SỞ)

ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT ĐẶT

CATHETER TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN TRONG PHÒNG

NGỪA NHIỄM KHUẨN HUYẾT CỦA ĐIỀU DƢỠNG TẠI

BỆNH VIỆN QUẬN BÌNH THẠNH

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: - TRẦN NGỌC THẢO VI

- HOÀNG THỊ THU THỦY

ĐƠN VỊ: KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN

Page 2: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 3

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................. 4

2.1. Khái niệm [2]: ................................................................................................................ 4

2.2. Biện pháp phòng ngừa [2]: .......................................................................................... 10

2.3. Một số nghiên cứu liên quan: ...................................................................................... 18

2.4. Giới thiệu về Bệnh viện quận Bình Thạnh .................................................................. 18

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .................................... 20

3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................... 20

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................................... 20

3.3. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................. 20

3.4. Cỡ mẫu: ....................................................................................................................... 20

3.5. Công cụ thu thập số liệu: ............................................................................................. 21

3.6. Phƣơng pháp lấy mẫu .................................................................................................. 21

3.7. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số................................... 21

3.8. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................................... 22

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ ....................................................................................................... 23

4.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 23

4.2. Tỷ lệ tuân thủ thực hành quy trình kỹ thuật vô khuẩn khi đặt catheter trong lòng mạch

của ĐD: ............................................................................................................................... 24

4.3. Các yếu tố liên quan đến việc điều dƣỡng tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật vô khuẩn

trong quá trình đặt catheter trong lòng mạch: .................................................................... 26

CHƢƠNG 5. BÀN LUẬN .................................................................................................... 29

5.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên ................. 29

CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 31

6.1. Kết luận ....................................................................................................................... 31

6.2. Kiến nghị ..................................................................................................................... 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 32

Phụ lục

Page 3: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVBT: Bệnh viện quận Bình Thạnh

KBCB: Khám bệnh chữa bệnh

NKH: Nhiễm khuẩn huyết

NKBV: Nhiễm khuẩn bệnh viện

ĐD: Điều dƣỡng

KSNK: Kiểm soát nhiễm khuẩn

WHO: Tổ chức y tế thế giới

Page 4: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

1

CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm

sóc y tế (Healthcare Associated Infection – HAI) là nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình

ngƣời bệnh (NB) đƣợc chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) mà

không hiện diện hoặc ủ bệnh khi nhập viện. Nhìn chung là các nhiễm khuẩn xảy ra sau

nhập viện 48 giờ (2 ngày) thƣờng đƣợc coi là NKBV [1].

Tại Việt Nam tỷ lệ NKBV chung ở NB nhập viện từ 5%-10% tùy theo đặc điểm

và quy mô bệnh viện (BV). Những BV tiếp nhận càng nhiều NB nặng, thực hiện càng

nhiều thủ thuật xâm lấn thì nguy cơ mắc NKBV càng cao [1]. Hậu quả của NKBV làm

tăng tỷ lệ tỷ vong, tăng mức sử dụng kháng sinh dẫn tới đề kháng kháng sinh, kéo dài

thời gian điều trị, tăng chi phí, là gánh nặng cho ngƣời bệnh, gia đình và hệ thống y tế.

Đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên là một thao tác thƣờng gặp trong chăm sóc (CS),

chẩn đoán, theo dõi và điều trị. Đây là một kỹ thuật xâm nhập vào cơ thể NB, do vậy

trong quá trình thực hiện quy trình từ chuẩn bị dụng cụ, phƣơng tiện, kỹ thuật đặt, che

phủ và chăm sóc sau đặt đều phải tuyệt đối vô khuẩn [2]. Nhiễm khuẩn huyết có liên

quan tới việc đặt catheter vào trong lòng mạch là nguyên nhân quan trọng gây tình trạng

bệnh nặng thêm và chi phí y tế quá mức đứng hạng thứ 3 trong NKBV thƣờng gặp trong

các cơ sở KBCB [2]. Phần lớn nhân viên y tế (NVYT) chƣa tuân thủ quy trình kỹ thuật

và thao tác kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) trong thực hành tiêm, truyền tĩnh mạch[2],

đáng chú ý hơn là kỹ thuật đặt catheter trong lòng mạch. Theo giám sát quốc gia ở Mỹ có

xấp xỉ khoảng 80.000 nhiễm khuẩn huyết có liên quan tới đặt catheter trên tổng số

250.000 ca nhiễm khuẩn huyết xảy ra hàng năm và là nguyên nhân gây ra 2.400 – 20.000

ca tử vong/năm [2].

Tại Việt nam, ở Bệnh viện Nhi đồng 1, trong một nghiên cứu về NKH trên ngƣời

bệnh có đặt catheter trong lòng mạch cho thấy tần suất là 7,5 ca/1000 ngày nằm tại khoa

Hồi sức tích cực sơ sinh. Chi phí ở những trẻ có NKH cao hơn nhiều so với trẻ không có

NKH và ngày nằm viện kéo dài hơn 8 ngày [2]

Bệnh viện Quận Bình Thạnh (BVBT) là một bệnh viện Đa khoa hạng II, trung bình

mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho khoảng 80 bệnh nhân điều trị nội trú. Bệnh

viện chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong quận Bình Thạnh và các quận lân cận. Khoa

KSNK thƣờng xuyên thực hiện giám sát việc tuân thủ quy trình kỹ thuật đặt catheter

trong lòng mạch, tuy nhiên vẫn chƣa có một nghiên cứu nào đánh giá cụ thể về sự tuân

thủ thực hành kỹ thuật đặt catheter tại bệnh viện. Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện

Page 5: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

2

nghiên cứu đánh giá tuân thủ thực hành kỹ thuật đặt catheter ngoại biên của ĐD tại bệnh

viện quận Bình Thạnh. Biết đƣợc tỷ lệ thực hành đúng kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch

ngoại biên của ĐD và các yếu tố liên quan nhằm đề xuất các nội dung xây dựng quy trình

kiểm soát nhiễm khuẩn, đặc biệt qua những biện pháp can thiệp sẽ có thể làm giảm đáng

kể tỉ lệ nhiễm khuẩn huyết trên NB đặt catheter.

Việc tuân thủ theo những hƣớng dẫn phòng ngừa NKH có liên quan tới catheter đặt

trong lòng mạch là vấn đề hết sức cần thiết. Trƣớc yêu cầu từ thực tế trên, chúng tôi tiến

hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Đánh giá tuân tủ thực hành kỹ thuật đặt catheter tĩnh

mạch ngoại biên trong phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết của điều dƣỡng tại bệnh viện quận

Bình Thạnh”

Câu hỏi nghiên cứu:

- Tỷ lệ tuân thủ thực hành kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên của điều

dƣỡng tại bệnh viện quận Bình Thạnh là bao nhiêu?

- Các yếu tố nào liên quan đến việc tuân thủ kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch ngoại

biên của điều dƣỡng?

Page 6: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung:

Xác định tỷ lệ tuân thủ thực hành kỹ thuật đặt catheter ngoại biên của điều dƣỡng

tại bệnh viện quận Bình Thạnh

Mục tiêu cụ thể:

1. Xác định tỷ lệ tuân thủ thực hành kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên của

điều dƣỡng tại bệnh viện quận Bình Thạnh

2. Xác định các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ kỹ thuật đặt catheter tĩnh

mạch ngoại biên của điều dƣỡng.

Page 7: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

4

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Khái niệm [2]:

2.1.1. Khái niệm về nhiễm khuẩn huyết trên ngƣời bệnh có đặt Catheter [2]:

Đặt catheter vào trong lòng mạch khi NB nằm điều trị trong bệnh viện, là một thao

tác thƣờng gặp trong chăm sóc, chẩn đoán, theo dõi và điều trị. Đây là một kỹ thuật xâm

nhập vào cơ thể NB, do vậy trong quá trình thực hiện quy trình này từ chuẩn bị dụng cụ,

phƣơng tiện, kỹ thuật vô khuẩn NB, kỹ thuật đặt, che phủ và chăm sóc sau đặt đều phải

tuyệt đối vô khuẩn. Nếu quá trình thực hiện không tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc vô

khuẩn, có thể đƣa các tác nhân gây bệnh vào ngay vị trí đặt sau đó vào dòng máu, dẫn

đến sự tụ tập vi khuẩn trong và ngoài lòng mạch, hậu quả là gây nhiễm khuẩn huyết.

Nhiễm khuẩn huyết xảy ra trong quá trình điều trị NB có đặt catheter là NKH tiên

phát, không có và không ở trong giai đoạn ủ bệnh của NKH tại thời điểm nhập viện và

nguyên nhân có liên quan đến việc đặt catheter.

Việc phòng ngừa NKH là một việc làm cần thiết và có thể thực hiện đƣợc nếu nhƣ

chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt quá trình vô khuẩn khi thực hiện thủ thuật xâm lấn này.

2.1.2. Cơ sở xây dựng biện pháp phòng nhiễm khuẩn huyết trên ngƣời bệnh

có đặt catheter [2]:

Nhiễm khuẩn huyết có liên quan tới việc đặt catheter vào trong lòng mạch là

nguyên nhân quan trọng gây tình trạng bệnh nặng thêm và chi phí y tế quá mức, đứng

hàng thứ 3 trong các nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) thƣờng gặp trong các cơ sở khám

bệnh, chữa bệnh (KBCB). Mỗi năm ở Mỹ có khoảng hơn 150 triệu catheter đƣợc đặt vào

trong lòng mạch (bao gồm hơn 5 triệu catheter mạch máu trung tâm) nhằm đƣa thuốc,

dịch các loại, máu và các sản phẩm của máu, dinh dƣỡng ngoài đƣờng tiêu hoá, theo dõi

huyết động và lọc máu 4,5,6

. Nghiên cứu tại các khoa Hồi sức tích cực (HSTC) của Mỹ

cho thấy tần suất của NKH là 5,5 ca/1000 ngày điều trị tại khoa HSTC ngƣời lớn và

7,7/1000 ngày mang catheter. Nguy cơ NKH cao gấp từ 2 lần – 85 lần ở những trƣờng

hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter tĩnh mạch ngoại vi. Theo giám sát

quốc gia ở Mỹ có xấp xỉ khoảng 80.000 NKH có liên quan tới đặt catheter trên tổng số

250.000 ca NKH xảy ra hằng năm và là nguyên nhân gây ra 2.400 – 20.000 ca tử

vong/năm. Chi phí trung bình cho 1 ca có NKH là từ 34.508 USD – 56.000 USD và tổng

chi phí có thể lên tới 296 triệu – 2,3 tỷ USD/năm 3,4,5,6

.Tại Việt Nam, nghiên cứu NKH ở

khoa HSTC Sơ Sinh (HSTCSS) trên NB có đặt catheter cho thấy tần suất là 7,5 ca/1000

ngày điều trị. Chi phí ở những trẻ có NKH cao hơn nhiều so với trẻ không có NKH,

Page 8: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

5

ngày điều trị kéo dài thêm hơn đến 8 ngày2. Trên NB khoa HSTC nhi tổng quát là

9,6/1000 NB nhập khoa HSTC. Thời gian nằm viện tăng thêm 4 ngày 1.

Việc áp dụng một chƣơng trình KSNK hiệu quả trong các bệnh viện và đặc biệt là

những biện pháp nhằm giảm nguy cơ NKH sẽ đem lại hiệu quả đáng kể. Tại Thụy Sỹ

nghiên cứu một giải pháp tổng thể gồm một số biện pháp chính, đƣợc áp dụng trong 2

năm bao gồm: tăng cƣờng tuân thủ rửa tay với dung dịch sát khuẩn, chọn vị trí đặt ít

nguy cơ (tránh đặt tĩnh mạch bẹn), sát trùng da bằng Chlorhexidine 2%. Sử dụng

phƣơng tiện phòng hộ cá nhân vô khuẩn khi tiến hành đặt, và sử dụng gạc vô khuẩn che

phủ, thời gian rút catheter ngoại biên 72 giờ đã làm giảm trên 60% các trƣờng hợp NKH

có liên quan đến việc đặt catheter. Tƣơng tự bệnh viện Nhi Đồng 1 sau ba năm triển khai

các biện pháp nhằm làm giảm NKH trên bệnh nhi tại khoa HSTCSS, đã làm giảm NKH

từ 7,5 ca/1000 ngày mang catheter (2005) xuống 3 ca/1000 ngày mang catheter (2008),

chi phí và ngày nằm viện đều giảm2. Do vậy, có một hƣớng dẫn phòng ngừa NKH trên

ngƣời bệnh đặt catheter trong lòng mạch là cần thiết ở Việt Nam.

2.1.3. Sinh bệnh học[2]

2.1.3.1. Sinh bệnh học và yếu tố nguy cơ có liên quan Yếu tố ngƣời bệnh[2]:

Tình trạng suy giảm miễn dịch của NB làm gia tăng yếu tố nguy cơ NKH nhƣ:

ngƣời có phẫu thuật, dùng corticoide kéo dài, ghép tạng, ngƣời già, trẻ sơ sinh non

yếu, trẻ có bệnh nhiễm khuẩn hoặc tổn thƣơng da hở, suy dinh dƣỡng, tiểu đƣờng,

HIV…

Yếu tố can thiệp

− Yếu tố nguy cơ của NKH liên quan tới đặt catheter trong lòng mạch phụ thuộc

vào loại bệnh viện, khoa phòng sử dụng, loại catheter, kỹ thuật đặt, kỹ thuật vô trùng,

thời gian lƣu catheter.

− Nhiễm khuẩn từ những loại catheter dùng ngắn ngày hoặc dài ngày.

+ Vị trí đặt: loại catheter mạch máu ngoại biên, trung tâm (loại không hoặc có tạo

đƣờng hầm).

+ Catheter ngoại biên ít nguy cơ NKH hơn catheter trung tâm. Khi đặt catheter

trung tâm nguy cơ NKH cao do mạch máu gần với tim và dễ gây sang chấn khi đặt.

Việc đặt catheter trung tâm từ ngoại biên giúp làm giảm nguy cơ này.

+ Đối với những catheter tạo đƣờng hầm: thƣờng liên quan đến vi khuẩn tụ tập

và tăng sinh có nguồn gốc ở trong lòng ống và tại cửa bơm thuốc (Hub) của catheter,

trong đó nhiễm khuẩn ở trong lòng catheter thƣờng gặp nhất.

Page 9: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

6

- Thời gian lƣu catheter càng dài, nguy cơ NKH càng gia tăng.

Yếu tố môi trƣờng

- Đặt catheter trong môi trƣờng có nguy cơ lây nhiễm và tình trạng cấp cứu nguy

cơ cao hơn đặt có chuẩn bị và môi trƣờng có kiểm soát,

- Sự không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình và kỹ thuật đặt vô khuẩn cũng có thể

góp phần làm gia tăng nguy cơ NKH. Khi đặt catheter trung tâm trong điều kiện môi

trƣờng chƣa tốt và quá tải NB (BN nằm chung giƣờng, nhân viên thiếu, quá tải công

việc,…) và không tuân thủ nghiêm ngặt sử dụng phƣơng tiện vô khuẩn khi đặt sẽ làm

tăng nguy cơ lây nhiễm.

2.1.3.2. Tác nhân gây bệnh và đƣờng lây truyền[2]:

Tác nhân gây bệnh thay đổi theo thời gian và địa lý. Nguyên nhân thƣờng gặp nhất

là các cầu khuẩn gram dƣơng (hàng đầu là Staphylococcus coagulase negative (SCN),

S.aureus). Các vi khuẩn gram âm (P. aeruginosa, Klebsiella sp) và nấm Candida spp

(xem bảng 1).

Những năm gần đây, tác nhân gây NKH trên những NB có đặt catheter có thay đổi,

với sự gia tăng nhiễm tác nhân có nguồn gốc từ môi trƣờng, dụng cụ chăm sóc và kỹ

thuật không đảm bảo vô khuẩn dẫn đến lây nhiễm vi khuẩn Acinetobacter spp, P.

aeruginosa.

Không có sự khác biệt giữa những tác nhân gây NKH phân lập đƣợc ở ngƣời lớn

hay trẻ em.

Có 4 đƣờng nhiễm vào catheter đã đƣợc ghi nhận là (hình 1):

1) Vi khuẩn từ trên da NB di chuyển vào vùng da tại vị trí đặt catheter và tụ tập

suốt chiều dài của bề mặt ống thông đến đầu ống thông, đây là con đƣờng nhiễm khuẩn

thông thƣờng nhất của những catheter ngắn ngày và thƣờng gặp trong những NKH sớm.

2) Vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào nắp cửa bơm thuốc (Hub) do tiếp xúc với

bàn tay hoặc dịch bị nhiễm hoặc thiết bị đặt bị nhiễm.

3) Do các máu tụ, mảnh tế bào bị nhiễm khuẩn có thể do kỹ thuật đặt, hoặc từ

nơi khác di chuyển đến (ít gặp hơn).

4) Từ dịch truyền, thuốc bị nhiễm trong quá trình pha thuốc, dịch đƣa vào (hiếm

gặp).

Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào trong lòng catheter, sẽ tiết ra các màng sinh

học (biofilm) có bản chất là những chất sinh học, bao bọc vi khuẩn lại làm cho đại thực

Page 10: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

7

bào, kháng sinh không đến tiêu diệt đƣợc chúng. Từ đó các vi khuẩn theo dòng máu di

chuyển đến các cơ quan trong cơ thể gây nhiễm khuẩn toàn thân hoặc khu trú.

1 2 3

Hình 1: Đƣờng lây nhiễm các tác nhân vào qua ống thông mạch máu

Page 11: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

8

Bảng 1: Nguồn nhiễm và đường nhiễm thường gặp qua thống kê tại Mỹ

Nguồn gây nhiễm khuẩn Tác nhân chủ yếu

huyết

Cannula Staphylococcus coagulase (-)

Staphylococcus aureus

Enterococci

Klebsiella

Enterobacter

Serratia marcescens

Candida

Pseudomonas aeruginosa

Dinh dƣỡng qua đƣờng tĩnh Staphylococcus coagulase (-)

mạch Staphylococcus aureus

Candida

Klebsiella

Enterobacter

Enterococci

Dịch truyền bị nhiễm Klebsiella

Enterobacter

Serratia

P. cepacia

Flavobacterium

Page 12: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

9

Tại Việt Nam, nghiên cứu tác nhân lây truyền qua đƣờng đặt Catheter còn ít.

Tác nhân gây NKH thƣờng gặp trong nhiều nghiên cứu của các tác giả nhƣ sau:

Tác nhân phân lập NNIS (1990) Bạch Mai BV Chợ 5 BV TPHCM

từ đƣờng máu (2010)* Rẫy (2010)***

(2009)**

Gram âm

Klebsiella 0,0 10,0 14,1 15,89

pneumonia

P. aeruginosa 0,0 3,0 17,9 7,48

Acinetobacter spp. 0,0 5,0 22,6 8,41

Escherichia coli 0,0 17,8 14,5 12,15

Enterobacter spp 5,3 1,7 0,93

Gram dƣơng

Staphylococus 16,1 13,6 5,9 12,15

aureus

SCN 2,7 2,7 16,2 19,63

Streptococcus spp 0,0 10,7 - 2,8

Enteroccocus 3,6 3,6 - 0,93

Khác

Candida 10,2 0,0 0,9 -

*Đoàn Phương Mai, ** Phạm Thị Ngọc Thảo, *** Nguyễn Thanh Bảo,

Page 13: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

10

2.1.3.3. Phân loại catheter theo vị trí đặt [2]:

Phân loại theo mạch máu:

- Catheter đặt vào trong động, tĩnh mạch ngoại biên

- Catheter đặt vào tĩnh mạch trung tâm

- Catheter đặt vào tĩnh mạch trung tâm từ ngoại biên

- Catheter đặt vào trong động mạch

Phân loại theo thời gian sử dụng:

- Catheter đặt tạm thời

- Catheter đặt ngắn ngày

- Catheter đặt dài ngày

Phân theo vị trí đặt:

- Catheter tĩnh mạch dƣới đòn

- Catheter tĩnh mạch bẹn

- Catheter tĩnh mạch cảnh trong

- Catheter ngoại biên

- Catheter trung tâm từ ngoại biên

- Catheter đặt từ da tạo thành đƣờng hầm dẫn vào mạch máu (catheter tạo đƣờng

hầm hoặc không tạo đƣờng hầm)

- Catheter có tẩm kháng sinh, thuốc kháng khuẩn, thuốc chống đông (heparin)…

- Catheter nhiều đƣờng vào

2.2. Biện pháp phòng ngừa [2]:

2.2.1. Giáo dục, đào tạo nhân viên y tế [2]:

− NVYT phải đƣợc huấn luyện, giáo dục việc tuân thủ chỉ định, quy trình đặt

và chăm sóc catheter đặt trong lòng mạch và những biện pháp KSNK nhằm làm giảm

NKH liên quan đến việc đặt catheter.

− Cơ sở KBCB phải đánh giá định kỳ kiến thức và sự tuân thủ của tất cả NVYT có

liên quan đến việc đặt và chăm sóc catheter.

− Cần để NVYT đã đƣợc đào tạo trực tiếp thực hiện đặt và chăm sóc catheter

2.2.2. Lựa chọn vị trí và chăm sóc loại catheter Catheter ngoại biên và catheter

có độ dài trung bình [2]:

− Việc lựa chọn catheter phải dựa trên mục đích và thời gian sử dụng, những biến

chứng nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn (viêm mao mạch và rò rỉ dịch) và kinh

nghiệm của từng cá nhân khi đặt catheter.

Page 14: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

11

− Ở ngƣời lớn, nên sử dụng mạch máu ở chi trên. Trong trƣờng hợp phải đặt đƣờng

truyền ở chi dƣới nên chuyển vị trí đặt từ chi dƣới lên chi trên nếu có thể thay đổi.

− Ở trẻ em, nên ƣu tiên chi trên. Trong trƣờng hợp không còn nơi khác, có thể đặt

ở chi dƣới hoặc vùng da đầu lành lặn.

− Tránh sử dụng kim bằng thép để truyền dịch và thuốc, do nguy cơ gây hoại

tử mô và có thể thấm dịch ra ngoài mạch máu.

− Nên sử dụng ống catheter có độ dài trung bình đặt vào mạch máu trung tâm

khi thời gian điều trị kéo dài trên 6 ngày.

− Cần thăm khám hằng ngày bằng quan sát trực tiếp để phát hiện dấu hiệu sƣng,

nóng, đỏ của vị trí đặt catheter khi sử dụng loại băng keo trong. Không nên tháo bỏ bông

gạc vô khuẩn che phủ vị trí đặt catheter chỉ để xem nếu không có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

− Rút bỏ catheter trong trƣờng hợp có sƣng, nóng, đỏ, đau tại vị trí đặt hoặc có

những dấu hiệu NKH có liên quan đến đặt catheter.

Catheter trung tâm

− Phải cân nhắc đến lợi ích, nguy cơ và hậu quả khi tiến hành đặt catheter trung

tâm do những biến chứng cơ học khi đặt tĩnh mạch trung tâm nhƣ tràn khí màng phổi,

thủng động mạch dƣới đòn, rách hoặc chít hẹp tĩnh mạch dƣới đòn, tràn máu, thuyên tắc

mạch, thuyên tắc khí và khả năng đặt nhầm.

− Nên tránh đặt catheter trung tâm từ mạch máu ở vùng bẹn ở ngƣời lớn, do

gần với đƣờng đại tiện, đƣờng tiểu tiện nguy cơ NKH cao hơn.

− Ƣu tiên chọn vị trí đặt catheter từ vị trí tĩnh mạch dƣới đòn hoặc tĩnh mạch cảnh

hơn là sử dụng tĩnh mạch bẹn nhằm giảm tới mức thấp nhất nguy cơ nhiễm khuẩn khi đặt

catheter không tạo đƣờng hầm.

− Không nên sử dụng tĩnh mạch cảnh cho chạy thận nhân tạo hoặc thay huyết

tƣơng và những NB có bệnh thận, nhằm tránh gây hẹp tĩnh mạch dƣới đòn.

− Nên sử dụng phƣơng pháp tạo đƣờng thông động mạch - tĩnh mạch cho những

NB bị suy thận mạn tính, cần phải đặt catheter trung tâm để thiết lập thực hiện chạy thận

nhân tạo.

− Nên đặt catheter trung tâm dƣới hƣớng dẫn của siêu âm nếu nhƣ kỹ thuật trên có

sẵn trong bệnh viện nhằm làm giảm số lƣợng catheter sử dụng và biến chứng cơ học do

đặt. Việc thực hiện kỹ thuật này chỉ đƣợc sử dụng khi ngƣời đặt đã đƣợc đào tạo về sử

dụng máy siêu âm để đặt.

Page 15: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

12

− Nên sử dụng những catheter có ít cửa bơm thuốc hoặc chỉ có những đƣờng

truyền cần thiết thực hiện trên NB.

− Rút bỏ ngay các catheter khi không còn cần thiết cho chẩn đoán và điều trị.

− Thay đƣờng truyền càng sớm càng tốt khi quá trình đặt và kỹ thuật đặt không bảo

đảm vô khuẩn (nhƣ đặt trong tình trạng khẩn cấp) và nên thực hiện trong vòng 48 giờ.

Catheter động mạch ngoại biên và thiết bị theo dõi áp lực đặt trong lòng mạch

- Ở ngƣời lớn nên sử dụng vị trí mạch quay, mạch máu vùng gót, ngón và mu

bàn chân tốt hơn là động mạch đùi hoặc nách để đặt nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm

khuẩn.

- Ở trẻ em, mạch máu ở vùng ngón chân không nên sử dụng. Vùng gót, mu

bàn chân và mặt sau xƣơng chày tốt hơn là động mạch đùi và nách.

- Trong quá trình đặt vào động mạch đùi, nách, phải sử dụng tối đa phƣơng tiện vô

khuẩn trong suốt quá trình đặt vào catheter.

- Tối thiểu phải có mũ, khẩu trang, găng vô khuẩn và tấm săng lỗ che phủ vùng

động mạch trong quá trình đặt catheter vào trong động mạch.

- Chỉ thay thế catheter động mạch duy nhất khi có chỉ định trên lâm sàng.

- Phải rút bỏ ống thông động mạch khi không còn cần thiết.

− Nên sử dụng những bộ chuyển đổi loại dùng 1 lần rồi bỏ hơn là loại tái sử dụng.

− Không nên thay thế thƣờng quy các ống thông động mạch nhằm ngăn ngừa NKH

có liên quan đến việc đặt vào lòng mạch.

− Phải giữ tất cả các thành phần của hệ thống theo dõi áp lực (bao gồm những thiết

bị có nòng và dung dịch bơm rửa) vô khuẩn.

− Sử dụng một hệ thống súc rửa kín (bao gồm thiết bị rửa liên tục) hơn là hệ thống

hở (ví dụ nhƣ hệ thống phải sử dụng thêm bơm tiêm và vòi khóa). Hạn chế tới mức thấp

nhất những đụng chạm hệ thống theo dõi áp lực.

− Cần sử dụng hệ thống theo dõi xuyên qua màng ngăn, hơn là một cái khóa, và

phải chà rửa màng ngăn với dung dịch khử khuẩn thích hợp trƣớc khi đƣa vào hệ

thống.

− Không đƣợc sử dụng đƣờng theo dõi áp lực động mạch cho việc tiêm truyền

hoặc nuôi ăn tĩnh mạch.

− Khi sử dụng bộ chuyển đổi loại tái sử dụng, phải tiệt khuẩn theo khuyến cáo của

nhà sản xuất.

Page 16: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

13

2.2.3. Vệ sinh tay và kỹ thuật vô khuẩn[2]:

− Phải rửa tay với xà phòng và nƣớc hoặc sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn

trƣớc đụng chạm vào đƣờng truyền.

− Phải duy trì kỹ thuật vô khuẩn khi đặt và chăm sóc: đặt catheter, thay ống thông,

sửa chữa, bơm thuốc và thay gạc che phủ đƣờng truyền

− Cần mang găng sạch khi đặt catheter ngoại biên có nguy cơ phơi nhiễm với máu.

Không đƣợc đụng chạm vào vùng da đã sát khuẩn, thân kim, đốc kim, cửa bơm thuốc của

hệ thống tiêm truyền.

− Phải mang găng vô khuẩn khi đặt catheter động mạch, catheter trung tâm và

catheter trung tâm từ ngoại biên.

− Phải sử dụng găng tay vô khuẩn mới trƣớc khi thực hiện đặt đƣờng truyền mới,

khi thay ống dẫn mới.

− Phải rửa tay sau khi tháo găng kết thúc quy trình đặt catheter.

2.2.4. Phƣơng tiện vô khuẩn khi đặt catheter[2]:

− Phải sử dụng tối đa phƣơng tiện vô khuẩn bao gồm mũ, khẩu trang, áo

choàng, găng tay vô khuẩn và tấm phủ vô khuẩn che kín NB chỉ trừ nơi đặt catheter khi

đặt catheter trung tâm, catheter trung tâm từ ngoại biên hoặc thay đổi đƣờng dẫn

− Cần sử dụng một tấm phủ có lỗ để làm thao tác đặt đƣờng truyền trung tâm trong

suốt quá trình thực hiện (khi đƣa catheter vào động mạch phổi).

2.2.5. Chuẩn bị vùng đặt catheter[2]:

− Phải sát khuẩn da với dung dịch cồn 70% hoặc hỗn hợp cồn trong I ốt hoặc cồn

trong chlorhexidine trƣớc khi đặt đƣờng truyền mạch máu ngoại biên.

− Cần sát trùng da với Chlorhexidine 0,5% trong cồn hoặc iodophor 10 đơn

vị,trƣớc khi đặt catheter trung tâm và catheter động mạch ngoại biên và khi thay gạc che

phủ. Nếu có chống chỉ định với Chlorhexidine, hợp chất iodine, hoặc iodophor thì cồn

70 có thể sử dụng để thay thế.

− Không nên sử dụng Chlorhexidine cho trẻ < 2 tháng tuổi.

− Sau khi sát khuẩn cần phải để khô ít nhất 30 giây trƣớc khi đặt catheter.

2.2.6. Thay gạc che phủ tại vị trí đặt catheter[2]:

− Phải sử dụng gạc vô khuẩn (gạc dạng bán thấm, gạc trong suốt) để che phủ vị trí

đặt catheter, thay gạc che phủ nếu gạc bị ẩm ƣớt, không còn kín, nhìn thấy bẩn.

− Không sử dụng kháng sinh dạng mỡ hoặc kem để bôi lên vị trí đặt catheter.

Page 17: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

14

− Khi tắm không đƣợc để vị trí đặt thấm nƣớc, phải che phủ vị trí đặt làm giảm

nguy cơ nhiễm khuẩn.

− Cần thay gạc tại vị trí đặt mỗi 2 ngày với gạc thông thƣờng và mỗi 7 ngày với

gạc trong suốt vô trùng hoặc miếng tẩm Chorhexidine khi lƣu catheter có độ dài trung

bình, ở bệnh nhi phải thay ngay khi gạc che phủ bị tuột, thấm nhiều máu và không còn

tác dụng che phủ vô trùng.

− Đối với những vị trí nhƣ cấy ghép catheter trung tâm hoặc catheter tạo đƣờng

hầm, phải thay khi đƣợc 1 tuần hoặc khi vị trí bị hỏng.

− Nên sử dụng miếng gạc có tẩm chlorhexidine cho những ngƣời lớn và bệnh nhi

trên 2 tháng tuổi khi đặt catheter trung tâm.

− Phải giám sát tình trạng nhiễm khuẩn vị trí đặt khi thăm khám và thay gạc dựa

trên những quy định và tình trạng lâm sàng cho phép của NB. Nếu NB có dấu hiệu sƣng,

nóng ở vị trí đặt, sốt mà không tìm thấy nguyên nhân hoặc thấy những biểu hiện nghi ngờ

nhiễm khuẩn tại nơi đặt hoặc có NKH, phải rút bỏ ngay đƣờng truyền.

2.2.7. Vệ sinh da ngƣời bệnh[2]:

Nên sử dụng chlohexidine 2% (dạng xà phòng tắm, hoặc dung dịch lau sạch) để

vệ sinh da hằng ngày, giúp làm giảm NKH liên quan đến đặt catheter.

2.2.8. Những loại catheter đƣợc thiết kế đặc biệt[2]:

Sử dụng kim luồn đƣa vào mạch máu

− Không cần thiết thay đổi đƣờng truyền thƣờng quy mỗi 72 giờ.

− Không cần thiết thay đổi chỗ nối của hệ thống tiêm truyền mỗi 72 giờ hoặc phải

theo khuyến cáo của nhà sản xuất cho mục đích giảm tần suất nhiễm khuẩn.

− Cần phải bảo đảm rằng tất cả các thành phần của hệ thống có khả năng làm giảm

tối thiểu việc hỏng hoặc vỡ của hệ thống.

− Phải giới hạn tới mức thấp nhất nhiễm khuẩn cho hệ thống tiêm truyền bằng cách

sát khuẩn cửa bơm thuốc (bằng chlorhexidine, povidone iodine, iodophor hoặc cồn độ) và

giữ cho cửa đƣa thuốc vào bằng thiết bị vô khuẩn.

− Khi sử dụng thiết bị tiêm truyền thuốc qua cửa bơm là hệ thống van, nên sử dụng

thiết bị có hệ thống van có màng ngăn hơn là các hệ thống van cơ học do nguy cơ nhiễm

khuẩn gia tăng.

Loại catheter có phin lọc:

− Không nên sử dụng thƣờng quy loại catheter có phin lọc chỉ vì nó có hiệu quả

hơn trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng máu.

Page 18: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

15

− Chỉ sử dụng trên một số đối tƣợng có nguy cơ NKH cao. Khi sử dụng những

catheter loại này có thể lấy bớt đi thuốc do màng lọc và gây tắc màng lọc.

− Nên sử dụng hệ thống tiêm truyền kín, có thể kiểm soát đƣợc áp lực đƣờng

truyền mà không cần phin lọc khí, kim thông khí nhằm mục đích giảm nguy cơ nhiễm

khuẩn.

2.2.9. Sử dụng kháng sinh dự phòng toàn thân[2]:

Không khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng toàn thân cho NB trƣớc, trong

quá trình đặt và lƣu catheter trung tâm chỉ nhằm mục đích ngăn ngừa sự tụ tập của vi

khuẩn và NKH.

2.2.10. Thuốc chống đông

Không nên sử dụng thƣờng quy thuốc chống đông nhằm mục đích giảm nguy

cơ NKH ở NB có đặt đƣờng truyền vào mạch máu.

2.2.11. Thay thế đƣờng truyền và hệ thống tiêm truyền Thay catheter ngoại biên

và catheter có độ dài trung bình[2]:

− Ở ngƣời lớn, không nên thay catheter ngoại biên thƣờng quy trƣớc 72 – 96 giờ.

− Thay catheter ở trẻ em chỉ khi có những chỉ định trên lâm sàng.

− Chỉ thay catheter có độ dài trung bình khi có chỉ định lâm sàng đặc biệt nhƣ viêm

mao mạch, NKH.

Thay thế đƣờng tiêm truyền

− Các đƣờng truyền không phải là máu, sản phẩm của máu, mỡ không cần thiết

thay thƣờng quy trƣớc 96 giờ và không nên để quá 7 ngày, kể cả thay thế đƣờng truyền

hoặc gắn thêm thiết bị.

− Dây truyền máu, sản phẩm của máu hoặc mỡ không để quá 24 giờ.

2.2.12. Loại vật liệu catheter [2]:

− Nên sử dụng catheter làm bằng teflon hoặc polyurethane ít có nguy cơ biến

chứng nhiễm khuẩn hơn là những catheter làm bằng povinyl chloride hoặc polyethylene.

− Cần phải sử dụng những catheter dạng kim luồn trong lòng mạch, không lƣu kim

bằng kim loại trong lòng mạch.

2.2.13. Nguyên tắc vô khuẩn khi đặt và chăm sóc catheter [2]:

Đối với catheter ngoại biên:

− Phải chọn vị trí an toàn ít nguy cơ nhiễm khuẩn.

Page 19: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

16

− Phải rửa tay với xà phòng có tính sát khuẩn (có chứa iôt 4 đơn vị hoặc

chlorhexidine 2%) và nƣớc hoặc sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn (nếu bàn tay

trƣớc đó không dính máu và dịch cơ thể).

− Mang găng:

+ Găng tay sạch khi có nguy cơ tiếp xúc với máu.

+ Găng tay vô khuẩn khi đặt đƣờng catheter trung tâm hoặc catheter trung

tâm từ mạch máu ngoại biên.

− Kỹ thuật sát khuẩn da vùng đặt phải đúng kỹ thuật: một là dùng kỹ thuật sát

khuẩn xoáy trôn ốc từ trong ra ngoài hoặc kỹ thuật sát khuẩn theo chiều dọc từ trong ra

ngoài, từ trên xuống; sát khuẩn ít nhất 2 lần, giữa hai lần sát khuẩn, trƣớc khi đặt catheter

da phải khô.

− Cần phải sát khuẩn da với chất sát khuẩn trƣớc khi tiêm, có thể chọn

chlorhexidine 0,5% với ngƣời lớn và trẻ lớn hoặc iode 10% trong cồn trƣớc khi đặt (có

thể dùng cồn 70 %, povidone-iodine đƣợc bảo quản kỹ).

− Không đƣợc dùng cồn có chứa Iốt cho trẻ sơ sinh, nhƣng có thể dùng povidone-

iodine.

Đối với catheter trung tâm

− Cần chọn vị trí an toàn ít nguy cơ nhiễm khuẩn.

− Phải rửa tay với dung dịch có tính sát khuẩn (xà phòng khử khuẩn có chứa I ôt

hoặc chlorhexidine 4% hoặc 2%). Trong trƣờng hợp không có xà phòng sát khuẩn có thể

rửa tay với xà phòng và nƣớc sau đó sát khuẩn lại với cồn 70% hoặc cồn trong I ốt, hoặc

cồn trong Chlorhexidine.

− Phải mang phƣơng tiện vô khuẩn: áo choàng, mũ, găng tay, khẩu trang.

− Cần chuẩn bị bộ dụng cụ đặt vô khuẩn, đã đƣợc chuẩn hóa theo yêu cầu của một

bộ dụng cụ đặt catheter trung tâm vô khuẩn và luôn sẵn sàng cung cấp cho ngƣời đặt.

− Kỹ thuật sát khuẩn da vùng đặt phải đúng kỹ thuật: một là dùng kỹ thuật sát

khuẩn xoáy trôn ốc từ trong ra ngoài, hoặc kỹ thuật sát khuẩn theo chiều dọc từ trong

ra ngoài, từ trên xuống; sát trùng ít nhất 2 lần, giữa hai lần sát khuẩn, trƣớc khi đặt

catheter da phải khô.

− Cần sát khuẩn da với chất sát khuẩn là chlorhexidine 0,5% với ngƣời lớn và trẻ

lớn hoặc iode 10% trong alcohol trƣớc khi đặt, trong trƣờng hợp không có cồn chuyên

dụng (có thể dùng cồn 70 %, povidone-iodine).

− Không dùng cồn có chứa Iốt cho trẻ sơ sinh, nhƣng có thể dùng povidin iodine.

Page 20: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

17

− Đối với trẻ sơ sinh khi bơm thuốc vào mạch máu rốn, trƣớc khi bơm nên dùng

0,25 – 1 đơn vị/ml Heparin bơm qua ống thông động mạch rốn. Các catheter đặt vào

động mạch rốn không nên để quá 5 ngày, đối với tĩnh mạch rốn không quá 14 ngày nếu

để ở điều kiện vô trùng.

2.2.14. Kiểm soát việc pha chế dịch truyền[2]:

− Chuẩn bị thuốc, dung dịch nuôi dƣỡng tại khu vực riêng, bảo đảm điều kiện vô

khuẩn, không nên chuẩn bị ngay tại buồng bệnh.

− Cần sử dụng hệ thống tiêm truyền kín khi đặt đƣờng truyền trung tâm.

− Nghiêm cấm sử dụng những loại dung dịch tiêm truyền không bảo đảm chất

lƣợng đóng gói, bao bì; bị nứt, vỡ, hết hạn sử dụng hoặc biến đổi chất lƣợng thuốc.

− Nên dùng thuốc đơn liều cho NB. Trong trƣờng hợp đa liều, thuốc còn lại phải

bảo quản theo đúng hƣớng dẫn của nhà sản xuất

− Không đƣợc sử dụng thuốc đã rút trên cùng một bơm tiêm chia nhiều lần tiêm

cho nhiều NB dù có thay kim.

2.2.15. Vô khuẩn khi chia liều thuốc[2]:

− Sử dụng và bảo quản theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

− Phải sát khuẩn cửa rút thuốc với cồn 70 độ, để khô trƣớc khi lấy thuốc.

− Phải sử dụng phƣơng tiện vô khuẩn để lấy thuốc ra tránh dùng những dụng

cụ nhiễm khuẩn đƣa vào trƣớc khi thực hiện lấy thuốc, dịch. Không đƣợc phép lƣu kim

rút thuốc hoặc dịch sau khi đã hoàn tất pha dịch (trong mỗi đợt pha thuốc, dịch).

− Phải loại bỏ ngay thuốc nếu không bảo đảm chất lƣợng và sự vô khuẩn.

2.2.16. Giám sát[2]:

− Cần thƣờng xuyên giám sát và phát hiện những ca NKH trên NB có đặt catheter,

qua đó xác định đƣợc tỷ lệ nền. Khi có biểu hiện vƣợt quá tỷ lệ nền, cần xác định dịch và

có biện pháp can thiệp kịp thời.

− Cần xây dựng những bảng kiểm đối với thực hành của NVYT khi thực hiện quy

trình đặt catheter. Nên thƣờng xuyên báo cáo các thống kê về việc sử dụng tiêm truyền

mạch máu, thời gian, số lƣợng, giúp đƣa ra chính sách KSNK.

2.2.17. Thực hiện những biện pháp cải tiến[2]:

− Tất cả các bệnh viện và những ngƣời liên quan, cần phải biết lựa chọn những

giải pháp tổng hợp, có khả năng thực hiện trong bệnh viện.

− Những giải pháp tổng hợp phải không tốn kém, dễ thực hiện, hiệu quả cao và có

bằng chứng y học kiểm chứng.

Page 21: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

18

Tóm tắt một số biện pháp cơ bản có hiệu quả làm giảm NKH[2]:

− Đào tạo và giáo dục những nhân viên y tế, những ngƣời trực tiếp thực hiện

việc đặt và chăm sóc các catheter.

− Vệ sinh tay

− Sát khuẩn da một cách thích hợp

− Sử dụng tối đa các phƣơng tiện vô khuẩn (áo choàng, khẩu trang, găng tay và

săng lỗ che phủ vùng đặt) khi đặt các catheter mạch máu trung tâm.

− Chọn vị trí đặt ít nguy cơ lây nhiễm nhất.

− Rút sớm nếu không còn cần thiết và chọn loại catheter thích hợp.

− Giám sát việc thực hiện đặt catheter, phát hiện và phản hồi những ca NKH có

liên quan đến những ngƣời thực hiện thủ thuật này.

2.3. Một số nghiên cứu liên quan:

Theo một nghiên cứu cắt ngang của Nguyễn Thị Hoài Thu tại bệnh viện Nhi Trung

ƣơng đánh giá thực trạng tiêm an toàn ở ĐD có 46,6% ĐD thực hành đạt sát khuẩn vùng

tiêm từ trong ra ngoài tại vùng tiêm theo hình xoắn ốc đƣờng kính trên 10cm cho đến khi

sạch (tối thiểu 2 lần) . Tỷ lệ ĐD sát khuẩn tay nhanh hoặc mang găng đúng quy định là

32,2% [5].

Báo cáo khảo sát tiêm an toàn 2008 của Hội Điều dƣỡng Việt Nam cho thấy phần lớn

NVYT chƣa tuân thủ quy trình kỹ thuật và các thao tác KSNK trong thực hành tiêm (vệ

sinh tay, mang găng,...) 55% NVYT còn chƣa cập nhật thông tin về tiêm an toàn liên

quan đến KSNK [7].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên (2013) có tới 15% mũi tiêm mà NVYT

không vệ sinh tay số còn lại vệ sinh tay không đúng và chỉ có 28% là rửa tay đúng quy

trình. Tuy vậy, so với nghiên cứu của WHO và Bộ Y tế năm 2008 có 43,9% không rửa

tay thì so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Liên giảm gần 30% [8].

2.4. Giới thiệu về Bệnh viện quận Bình Thạnh

Năm 2007 nhận đƣợc quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ chí Minh,

Trung tâm y tế quận Bình Thạnh đổi tên thành Bệnh viện quận Bình Thạnh bắt đầu từ

đây BV đã có nhiều bƣớc cải tiến, nhằm nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh. Từ năm

2008 đến năm 2014 BV quận Bình Thạnh không ngừng nỗ lực từ BV tuyến cơ sở chƣa

Page 22: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

19

đƣợc phân hạng lên BV hạng III rồi đến BV hạng II với phƣơng châm "An toàn - chất

lƣợng - hiệu quả".

Bệnh viện Bình Thạnh có số giƣờng kế hoạch điều trị nội trú là 100 giƣờng nằm

chủ yếu tại 3 khoa khoa Nội TH-TM-LH, khoa Nội tiêt-Thận-Tiết niệu-Lọc máu và khoa

CC-HSTC-CĐ, mỗi ngày trung bình có khoảng 20 mũi tiêm thực hiện thủ thuật đặt

catheter TM ngoại biên tại các khoa trên.

Khoa KSNK kết hợp cùng Phòng Điều dƣỡng định kì mỗi năm đều tổ chức 1 lớp

tập huấn cập nhật kiến thức về đặt catheter trong lòng mạch cho NVYT, tuy nhiên qua

giám sát thực tế vẫn cho thấy NVYT vẫn chƣa có thái độ tích cực và ý thức tốt trong việc

tuân thủ đúng thực hành đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên cho ngƣời bệnh. Tại BV trƣớc

đây chƣa có nghiên cứu nào khảo sát về “Đánh giá tuân thủ thực hành kỹ thuật đặt

catheter tĩnh mạch ngoại biên trong phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết của điều dƣỡng tại

bệnh viện quận Bình Thạnh”, do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Đây là thực trạng

mà tôi cần nghiên cứu và đƣa ra giải pháp nhằm khắc phục kịp thời, giảm nguy cơ NKH

và NKBV đối với NB khi đến với BV, cũng nhƣ bảo vệ sự an toàn cho NVYT.

Page 23: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

20

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu

Mô tả cắt ngang

3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: 5 tháng (từ tháng 4/2019 đến tháng 9/2019)

- Địa điểm: tại Bệnh viện quận Bình Thạnh

3.3. Đối tƣợng nghiên cứu

Điều dƣỡng đang làm việc tại khoa nội trú: khoa Nội TH-TM-LH, khoa Nội tiêt-

Thận-Tiết niệu-Lọc máu và khoa CC-HSTC-CĐ thực hiên đặt catheter tĩnh mạch ngoại

biên trên ngƣời bệnh đang điều trị tại BVBT.

- Tiêu chí đƣa vào

▪ Điều dƣỡng đồng ý tham gia nghiên cứu

▪ Điều dƣỡng có mặt tại BV trực tiếp đặt catheter ngoại biên cho ngƣời bệnh nằm

điều trị trong thời gian đánh giá

- Tiêu chuẩn loại trừ:

Điều dƣỡng không đồng ý tham gia nghiên cứu

3.4. Cỡ mẫu:

Công thức tính cở mẫu

Z²1-α/2.p(1-p)

n =

Trong đó:

Z(1-α/2): trị số của phân phối chuẩn (với độ tin cậy 95%, Z(1-α/2)=1,96).

d: độ chính xác hay sai số cho phép, chọn d = 0,05.

α: xác suất sai lầm loại I, chọn α = 0,05 bởi vậy Z(1-α/2) = 1,96.

p= 0.05, vì không có tỷ lệ nghiên cứu trƣớc nên chọn số tối thiểu là 50%

Áp dụng công thức trên

n =

1,96².0,5(1-0.5)

=384,16

0,05²

Page 24: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

21

Làm tròn số mẫu cần quan sát là 385.

Ƣớc tính số mẫu không quan sát đƣợc toàn bộ quy trình thực hiên đặt catheter tĩnh

mạch ngoại biên là 10%. Vì vậy chúng tôi quyết định số mẫu tối thiểu quan sát đƣợc là

345 mẫu.

3.5. Công cụ thu thập số liệu:

Quy trình thu thập số liệu

Sau khi đề cƣơng sẽ đƣợc xét duyệt của hội đồng khoa học của BV. Nhóm nghiên

cứu sẽ họp lại để triển khai kế hoạch và thống nhất phƣơng pháp đi thu thập số liệu. Với

các bƣớc nhƣ sau:

- Tiếp xúc với trƣởng khoa và điều dƣỡng trƣởng khoa( ĐDT): thông báo tiến

trình thu thập số liệu.

- Thành viên trong nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành lấy mẫu trong giờ hành chánh

của các ngày làm việc cho đến khi đủ mẫu.

- Giải thích lợi ích, mục đích nghiên cứu, tóm tắt sơ bộ về nghiên cứu này và

phƣơng pháp trả lời nghiên cứu cho tất cả đối tƣợng nghiên cứu nếu họ đồng ý tham gia.

3.6. Phƣơng pháp lấy mẫu

Thu thập số liệu dựa trên phiếu điều tra soạn sẵn và quan sát thực tế ĐD tại các

khoa: Điều tra viên đến các khoa thu thập số liệu từ ĐD qua bộ câu hỏi soạn sẵn đồng

thời quan sát thực hành của ĐD

Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu

▪ Bộ câu hỏi sau khi thu thập xong sẽ kiểm tra lại tính đầy đủ và phù hợp.

▪ Các câu trả lời đƣợc phân tích bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản11.0

▪ Thống kê mô tả (tần số n, tỷ lệ %, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn) để mô tả

các đặc điểm thông tin đối tƣợng, kiến thức và thái độ.

▪ Dùng Spearman/pearson để khảo sát sự liên quan giữa một số yếu tố (kiến thức,

tuổi, thâm niên công tác, địa điểm công tác,...) với tuân thủ thực hành kỹ thuật đặt

catheter ngoại biên.

▪ Giá trị P ≤ 0,05 đƣợc thực hiện nhƣ ý nghĩa thống kê.

3.7. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

Sai lệch thông tin: thƣờng do sai lệch từ 2 nguồn là sai lệch thông tin từ ngƣời

phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn. Khắc phục bằng cách:

+ Định nghĩa rõ ràng và cụ thể các biến số.

Page 25: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

22

+ Thiết kế bộ câu hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng về từ ngữ, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ trả

lời, cấu trúc chặt chẽ.

▪ Kiểm soát sai lệch chọn lựa: khắc phục bằng cách định nghĩa rõ ràng đối tƣợng

cần khảo sát căn cứ vào tiêu chí đƣa vào và tiêu chí loại ra.

3.8. Đạo đức trong nghiên cứu

- Đề cƣơng nghiên cứu đƣợc thông qua Hội đồng khoa học của bệnh viện.

- Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện: chỉ thu thập số liệu khi

đối tƣợng đồng ý tham gia nghiên cứu và đƣợc giải thích rõ mục tiêu nghiên cứu, đối

tƣợng có quyền chấm dứt nghiên cứu bất cứ khi nào và có quyền từ chối trả lời bất cứ

câu hỏi nào của bảng câu hỏi.

- Đảm bảo tính bảo mật cho thông tin đối tƣợng tham gia nghiên cứu và số liệu

đƣợc tác giả quản lý và chỉ đƣợc sử dụng cho mục đích nghiên cứu.

Page 26: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

23

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ

4.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu

Bảng 1: Đặc điểm về giới tính (n=345):

Nhận xét: đặc điểm giới tính của đối tƣợng ĐD tham gia nghiên cứu này ở nữ chiếm

64%, nam chiếm 36%

Bảng 2: Thời gian công tác của điều dƣỡng (n=345):

Số năm công tác Tần suất Tỷ lệ

<1 năm 10 2.9%

Từ 1- 2 năm 1 0.3%

>2 năm 334 96.8%

Nhận xét: thời gian công tác của ĐD trên 2 năm chiếm nhiều nhất 96.8%, số ít còn

lại là dƣới 1 năm và từ 1-2 năm.

Page 27: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

24

Bảng 3: Kiến thức kỹ năng thực hành đặt caheter tĩnh mạch ngoại biên

(n=345):

Kiến thức kỹ năng đặt

Tần suất Tỷ lệ

catheter trong lòng mạch

Đƣợc hƣớng dẫn thực hành

Có 214 62%

tại trƣờng đào tạo

Không 131 38%

Tham gia buổi tập huấn về

Có 333 96.5%

đặt catheter trong lòng mạch

tại bệnh viện trong năm

Không 12 3.5%

2019

Nhận xét: Tỷ lệ ĐD đƣợc hƣớng dẫn thực hành tại trƣờng đào tạo là 62%, 38% còn

lại là chƣa đƣợc hƣớng dẫn thực hành tại trƣờng đào tạo. Đối với tỷ lệ của ĐD tham gia

tập huấn về đặt catheter trong lòng mạch tại BV năm 2019 chiếm tỷ lệ cao 96.5%.

4.2. Tỷ lệ tuân thủ thực hành quy trình kỹ thuật vô khuẩn khi đặt catheter trong

lòng mạch của ĐD:

Page 28: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

25

Bảng 4: Tỷ lệ tuân thủ thực hành quy trình kỹ thuật vô khuẩn khi đặt catheter

trong lòng mạch của ĐD: (n=345)

Thực hành quy trình kỹ

Tuân thủ đúng Thực hiện sai/không

thuật vô khuẩn

Tỷ lệ

Không Tỷ lệ (%)

(%)

Vệ sinh tay theo quy định 241 69.9% 104 30.1%

Mang găng tay theo quy định 311 90.1% 34 9.9%

Chọn vị trí đặt ít nguy cơ 328 95.1% 17 4.9%

Kỹ thuật sát trùng da 263 76.2% 82 23.8%

Duy trì thao tác vô khuẩn

302 87.5% 43 12.5%

trong quá trình đặt

Kỹ thuật che phủ 339 98.3% 6 1.7%

Page 29: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

26

Nhận xét: Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật vô khuẩn khi đặt catheter trong

lòng mạch tỷ lệ cao nhất với kỹ thuật che phủ đạt 98.3%, thấp nhất là vệ sinh tay theo

quy định 69.9%.

4.3. Các yếu tố liên quan đến việc điều dƣỡng tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật vô

khuẩn trong quá trình đặt catheter trong lòng mạch:

Bảng 5: Yếu tố liên quan thời gian công tác của điều dƣỡng và sự tuân thủ quy trình

kỹ thuật vô khuẩn khi đặt catheter trong lòng mạch :

Thực hành đúng quy trình kỹ thuật vô khuẩn

Kỹ

Duy trì

Chọn vị thao tác Kỹ

Vệ sinh Mang thuật

trí đặt vô khuẩn thuật

Thời gian công tác

tay găng sát

ít nguy trong che

tay trùng

cơ quá trình phủ

da

đặt

Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

(%) (%) (%) (%) (%) (%)

<1 năm (n=10) 60% 90% 100% 90%

100% 100%

Từ 1- 2 năm (n=1) 100% 100% 100% 100% 100% 100%

>2 năm (n=334) 70.1% 90.1% 94.9% 75.7% 97.1% 98.2%

P >0.05

Page 30: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

27

Nhận xét: Spearman đƣợc dùng để kiểm tra mối liên quan gữa thời gian công tác

của điều dƣỡng và sự tuân thủ quy trình kỹ thuật vô khuẩn khi đặt catheter trong lòng

mạch không có ý nghĩa thống kê giữa các biến, P>0.05. Vậy nên không có mối liên hệ

gữa thời gian công tác của điều dƣỡng và sự tuân thủ quy trình kỹ thuật vô khuẩn khi đặt

catheter trong lòng mạch.

Page 31: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

28

Bảng 6: Yếu tố liên quan kiến thức, thực hành điều dƣỡng liên quan đến

việc tuân thủ quy trình kỹ thuật vô khuẩn khi đặt catheter trong lòng mạch:

Thực hành đúng quy trình kỹ thuật vô khuẩn

Duy trì

Kiến thức, thực Vệ sinh

Mang

Chọn vị Kỹ thuật

thao tác

trí đặt

vô khuẩn Kỹ thuật

tay

găng

sát trùng

hành quy trình đặt

ít nguy

trong che phủ

tay

da

catheter

quá trình

đặt

Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt

(%) (%) (%) (%) (%) (%)

Đƣợc hƣớng dẫn thực

hành tại trƣờng đào 69.3% 63.2% 97.7% 80.4% 91.1% 99.5%

tạo (n=214)

Tham gia buổi tập

huấn về đặt catheter

trong lòng mạch tại 70.9% 90.4% 95.5% 77.1% 88.3% 98.5%

bệnh viện trong năm

2019 (n=333)

P <0.05

Nhận xét: Spearman đƣợc dùng để kiểm tra mối liên quan gữa thời kiến thức, thực

hành điều dƣỡng liên quan đến việc tuân thủ quy trình kỹ thuật vô khuẩn khi đặt catheter

trong lòng mạch, có ý nghĩa thống kê giữa các biến, P<0.05. Vậy nên có mối liên hệ gữa

thời gian công tác của điều dƣỡng và sự tuân thủ quy trình kỹ thuật vô khuẩn khi đặt

catheter trong lòng mạch.

Page 32: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

29

CHƢƠNG 5. BÀN LUẬN

Qua nghiên cứu 345 mũi tiêm thực hiên đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên trên

ngƣời bệnh đang điều trị tại BVBT tôi nhận thấy số mũi tiêm thực hiên đặt catheter tĩnh

mạch ngoại biên của ĐD công tác tại BV trên 2 năm chiếm là chủ yếu với tỷ lệ 96.8%. Số

mũi tiêm đƣơc thực hiện của ĐD có kiến thức, tham gia tập huấn rất cao 96.5%. Tuy

nhiên qua quan sát thực tế tuân thủ thực hành đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên trên

ngƣời bệnh kết quả vẫn chƣa cao, còn tồn đọng một vài vấn đề cần khắc phục cụ thể nhƣ

sau:

5.1. Thực trạng thực hành đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên

Đánh giá chung về nghiên cứu này với tỷ lệ ĐD với thời gian công tác trên 2 năm

chiếm phần lớn, tuy nhiên nội dung trong các bƣớc thực hành kỹ thuật đặt catheter TM

ngoại biên thực hiện tại BV vẫn làm chƣa tốt. Vì vậy các khoa lâm sàng cần có công tác

hƣớng dẫn đào tạo trực tiếp tại chỗ dƣới hình thức thực hành, cập nhật thêm kiến thức và

tăng cƣờng giám sát kiểm tra đối với ĐD viên. Khoa KSNK cũng tăng cƣờng tổ chức,

xây dựng các chƣơng trình tập huấn về phòng ngừa NKH trên ngƣời bệnh đặt catheter đối

với các bƣớc đạt tỷ lệ chƣa cao trong thực hành đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên.

5.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên

Qua quan sát 345 mũi tiêm thủ thực hành đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên trên

ngƣời bệnh mà tôi quan sát đƣợc tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay đúng quy định chỉ có 69.9%.

Với kết quả này tôi nhận thấy việc tuân thủ và kiến thức vào thực hành của ĐD chƣa cao,

chƣa có sự tƣơng đồng. Kết quả này cũng tƣơng đồng so với nghiên cứu của Nuyễn Thị

Kim Liên và cộng sự (2013) khi có tới 72% NVYT tuân thủ vệ sinh tay [8]. Tỷ lệ này cao

hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu (2018) với tỷ lệ 32.2% NVYT tuân thủ

thực hành vệ sinh tay[5].

Yếu tố liên quan giữa tuân thủ thực hành vệ sinh tay và hƣớng dẫn thực hành tại

trƣờng đào tạo ghi nhận trong 214 mũi tiêm thực hiện thực hành đặt catheter thì tỷ lệ ĐD

tỷ lệ đạt 69.3%. Trong khi đó với 333 mũi tiêm thực hiện thực hành đặt catheter đã đƣợc

tham gia tập huấn tại BV về đặt catheter trong lòng mạch cũng ghi nhận đƣợc tỷ lệ tƣơng

tự 70.9%. Với kết quả này ĐD cần đƣợc cập nhật thêm kiến thức về vệ sinh tay, đồng

thời tăng cƣờng giám sát là biện pháp tối ƣu thúc đẩy NVYT thực hành vệ sinh tay tốt

hơn.

Page 33: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

30

Kết quả nghiên cứu lần lƣợt cho thấy 62% và 96.5% mũi tiêm tuân thủ thực hành

đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên của ĐD đƣợc hƣớng dẫn thực hành tại trƣờng đào tạo

và đƣợc tham gia tập huấn về đặt catheter trong lòng mạch tại BV có mối liên quan và có

ý nghĩa thống kê tuân thủ thực hành đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên (p<0.05). Với tỷ lệ

đạt 77.1% mũi tiêm thực hành đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên về kỹ thuật sát khuẩn da

này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thu (2018) là 46.6% [5].

Nhƣ vậy có thể nói với việc ĐD đƣợc tham gia tập huấn đào tạo sẽ giúp cho ĐD

thực hiện tốt hơn quy trình thực hành kỹ thuật đặt catheter TM ngoại biên. Tỷ lệ mũi tiêm

tuân thủ thực hành đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên đƣợc duy trì thao tác vô khuẩn trong

quá trình đặt của ĐD đƣợc tham gia tập huấn tại BV đạt 88,3% đây là tỷ lệ cao. Việc BV

thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn đào tạo về đặt catheter TM trong lòng mạch và

các kiến thức về KSNK giúp ĐD củng cố thêm kiến thức, tuy nhiên tỷ lệ thực hành vệ

sinh tay và kỹ thuật sát trùng da vẫn chƣa đạt đƣợc tỷ lệ cao còn đạt ở mức khá lần lƣợt

là 70.9% và 77.1%. Nghiên cứu của Vizcarra C và các cộng sự (2014) bằng chứng phổ

biến chỉ ra da là nguồn sinh vật chủ yếu xâm chiếm tất cả các loại ống thông tĩnh mạch,

với phần lớn các sinh vật này cƣ trú trong lớp biểu bì của lớp biểu bì. Điều này cho thấy

cần phải chú ý cẩn thận đến chất khử trùng da, phƣơng pháp áp dụng tác nhân này và

tổng thời gian sử dụng để bao gồm ứng dụng và thời gian khô [4].

Page 34: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

31

CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu trên tỷ lệ ĐD đƣợc hƣớng dẫn thực hành tại trƣờng đào tạo

và đƣợc tham gia tập huấn kiến thức về đặt catheter trong lòng mạch tại BV có mối liên

quan đến tuân thủ thực hành kỹ thuật đặt catheter TM ngoại biên, đặc biệt cần chú ý đến

tỷ lệ đạt chƣa cao 70.9% đối với tuân thủ vệ sinh tay sau và 77.1% chỉ đạt về kỹ thuật sát

trùng da đối với các đối tƣợng ĐD đã đƣợc tham gia tập huấn về kiến thức đặt catheter

trong lòng mạch.

Không có mối liên hệ nào liên quan thời gian công tác của điều dƣỡng và sự tuân

thủ quy trình kỹ thuật vô khuẩn khi đặt catheter trong lòng mạch

6.2. Kiến nghị

Để nâng cao chất lƣợng khám và điều trị và phòng ngừa nguy cơ NKH cho ngƣời

bệnh đặt catheter TM ngoại biên, cũng nhƣ giảm NKVM xuống thấp nhất tại bệnh viện

quận Bình Thạnh, một số kiến nghị sau đây đƣợc đề nghị:

- Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thực hành catheter TM ngoại biên.

- Tăng cƣờng tổ chức các tập huấn về kiến thức KSNK tại BV, lên kế hoạch tập

huấn về thực hành quy trình kỹ thuật đặt catheter TM ngoại biên tại các khoa lâm sàng.

- Tăng cƣờng công tác giám sát sự tuân thủ quy trình kỹ thuật thực hành catheter

TM ngoại biên và kịp thời hỗ trợ cho các ĐD lúc họ gặp khó khăn trong quá trình thực

hiện quy trình .

- Bảo đảm các điều kiện, thiết bị, phƣơng tiện và hóa chất thiết yếu cho phòng ngừa

nhiễm khuẩn huyết.

Page 35: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

32

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2017). Hƣớng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh,

chữa bệnh.

2. Bộ Y tế (2012). Hƣớng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết trên ngƣời bệnh

đặt catheter trong lòng mạch.

3. Vƣơng Thị Nhật Lệ, Lê Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Oanh (2016). “Khảo sát kiến

thức , thái độ, thực hành của điều dƣỡng về tiêm tĩnh mạch an toàn tại Bệnh viện Chợ

Rẫy”. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh.2016;20(2):472-480.

4. Vizcarra C, Cassutt C, Corbitt N, Richardson D, Runde D, Stafford K

(2014). “Recommendations for improving safety practices with short peripheral

catheters”.Journal of Infusion Nursing.2014;37(2):121-124. 5. Nguyễn Thị Hoài Thu. “Thực trạng thực hành tiêm tĩnh mạch an toàn của

điều dƣỡng tại bệnh viện nhi trung ƣơng”. Tạp chí nghiên cứu y học.2018;112(3):101-

109.

6. Linh T.M.N, Trầm V.T. (2009), “Khảo Sát Về Tiêm An Toàn Của Điều Dưỡng -

Hộ Sinh Tại Bệnh Viện Phụ Sản Tiền Giang Năm 2008”, Y hoc Thực Hành Hồ Chí

Minh, 15 (5), pp. 1859-1779.

7. Hội Điều dƣỡng Việt Nam (2008) Báo cáo kết quả khảo sát tiêm an toàn.

8. Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự (2013). Khảo sát kiến thức, thực hành về tiêm

an toàn trước và sau huấn luyện tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2013, Hội thảo khoa học

Điều dƣỡng phía namlần thứ 46 tại Sở Y tế tỉnh Kiên Giang.

Page 36: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

Phụ lục

PHIẾU KHẢO SÁT THỰC HÀNH

KỸ THUẬT ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN

A. Thông tin cá nhân:

1. Năm sinh:

2. Giới tính:

2.1.Nam

2.1.Nữ

3. Đơn vị công tác:

a. Nội TH-TM-LH

b. Khoa Nội tiêt-Thận-Tiết niệu-Lọc máu

c. Khoa CC-HSTC-CĐ

4. Trình độ chuyên môn:

a. Đại học

b. Trung cấp

c. Sơ cấp

5. Thời gian làm việc tại bệnh viện: a. < 1 năm b. Từ 1 đến 2 năm c. > 2 năm

6. Anh chị đã đƣợc hƣớng dẫn thực hành tại trƣờng đào tạo chƣa?

a. Có

b. Không

7. Anh chị tham gia buổi tập huấn về đặt catheter trong lòng mạch tại bệnh viện

trong năm 2019 chƣa? a. Có b. Không

Page 37: (CẤP CƠ SỞ) ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ THỰC HÀNH KỸ THUẬT …file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm/bvbinhthanh/... · hợp đặt catheter tĩnh mạch trung tâm so với catheter

B. Thực hành kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên:

STT Nội dung Có Không

1 Vệ sinh tay đúng quy trình

2 Mang găng tay theo quy định

3 Chọn vị trí đặt ít nguy cơ

Sát khuẩn da vùng đặt phải đúng kỹ thuật (theo chiều

4 dọc từ trong ra ngoài từ trên xuống hoặc theo vòng

tròn xoắn ốc từ trong ra)

5 Sát khuẩn ít nhất 2 lần

Khi sát khuẩn da

6

- Nếu sử dụng kẹp: chạm kẹp vào da ngƣời bệnh

- Nếu dùng tay: chạm tay vào phần bông tiếp xúc với

da vùng tiêm

7

Vùng sát khuẩn cần phải để khô ít nhất 30 giây trƣớc

khi đặt catheter

Tay đụng chạm vào vùng da đã sát khuẩn/thân

8 kim/đốc kim, cửa bơm thuốc của hệ thống tiêm

truyền

9 Dùng gạc vô khuẩn che vị trí đặt catheter

10 Cửa bơm thuốc phải đƣợc sát khuẩn khi bơm thuốc

11 Vệ sinh tay sau khi tháo găng