Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

25
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong số những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, tại Việt Nam. Trong bối cảnh các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang bị thu hẹp dần thì các công ty bánh kẹo lớn trong nước đã và đang dần khẳng định được vị thế quan trọng trên thị trường với sự đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu, khẩu vị của người Việt Nam qua đó từng bước cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC) được biết đến là một doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Bánh kẹo Việt Nam với thị phần 28% và tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm ổn định ở mức 20%. Đặc biệt, KDC còn có lợi thế về mặt thương hiệu với hệ thống phân phối rộng lớn, trải rộng toàn quốc. Bên cạnh đó, KDC còn tham gia đầu tư vào lĩnh vực Bất Động Sản với nhiều dự án tiềm năng. Tuy nhiên, Công ty cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn như các rủi ro về giá cả nguyên liệu đầu vào, hàng giả, hàng kém chất lượng, dịch bệnh (cúm gia cầm)… Cùng với đó là hoạt động tài chính của công ty là khá lớn, do đó sự biến động của thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng phần nào đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, nhóm chúng em đã quyết định nghiên cứu và phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô, đồng thời đưa ra những so sánh với Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (HHC) và trung bình ngành. Do tầm kiến thức còn nhiều hạn chế và khó khăn trong việc tiếp cận nguồn số liệu nên chúng em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét và đóng góp ý kiến từ phía cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Lan, giảng viên phụ trách môn Tín Dụng Ngân hàng đã tận tình hướng dẫn chúng em thực hiện bài tiểu luận này.

Transcript of Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

Page 1: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

LỜI MỞ ĐẦUTrong những năm gần đây, đi đôi với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một

trong số những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, tại Việt Nam. Trong bối cảnh các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang bị thu hẹp dần thì các công ty bánh kẹo lớn trong nước đã và đang dần khẳng định được vị thế quan trọng trên thị trường với sự đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu, khẩu vị của người Việt Nam qua đó từng bước cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC) được biết đến là một doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Bánh kẹo Việt Nam với thị phần 28% và tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm ổn định ở mức 20%. Đặc biệt, KDC còn có lợi thế về mặt thương hiệu với hệ thống phân phối rộng lớn, trải rộng toàn quốc. Bên cạnh đó, KDC còn tham gia đầu tư vào lĩnh vực Bất Động Sản với nhiều dự án tiềm năng. Tuy nhiên, Công ty cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn như các rủi ro về giá cả nguyên liệu đầu vào, hàng giả, hàng kém chất lượng, dịch bệnh (cúm gia cầm)… Cùng với đó là hoạt động tài chính của công ty là khá lớn, do đó sự biến động của thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng phần nào đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính vì lẽ đó, nhóm chúng em đã quyết định nghiên cứu và phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô, đồng thời đưa ra những so sánh với Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (HHC) và trung bình ngành. Do tầm kiến thức còn nhiều hạn chế và khó khăn trong việc tiếp cận nguồn số liệu nên chúng em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét và đóng góp ý kiến từ phía cô và các bạn. Chúng em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Lan, giảng viên phụ trách môn Tín Dụng Ngân hàng đã tận tình hướng dẫn chúng em thực hiện bài tiểu luận này.

Page 2: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..….1

NỘI DUNG……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…………….….3

BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ (KDC) NĂM 2008 - 2010…………………………………………………………………...………………..3

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….7

PHÂN TÍCH ĐIỂM SỐ Z………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….…………………17

KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..21

Page 3: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

I. BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ (NĂM 2008-2010)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ (KDC)NĂM 2008-2010

Đơn vị: Triệu đồng

KHOẢN MỤC 2008 2009 2010

DOANH NGHIỆP CẠNH TRANH (HHC) 2010

Số tiền Kết cấu Số tiền Kết cấu Số tiền Kết cấu Số tiền Kết cấu

TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.474.434 49,42% 2.510.073 59,09% 2.329.536 46,22% 156.894 69,92% 1. Tiền 206.808 6,93% 984.610 23,18% 672.316 13,34% 28.400 12,66% 2. Các khoản đầu tưTài chính ngắn hạn 584.291 19,58% 518.183 12,20% 161.660 3,21% - 0,00% 3. Các khoản phải thu 489.407 16,40% 825.183 19,43% 1.018.355 20,21% 23.956 10,68% 4. Hàng tồn kho 181.656 6,09% 162.476 3,83% 434.328 8,62% 100.970 45,00% 5. Tài sản ngắn hạn khác 12.272 0,41% 19.621 0,46% 42.877 0,85% 3.568 1,59% B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.508.976 50,58% 1.737.527 40,91% 2.710.327 53,78% 67.503 30,08% 1.Phải thu dài hạn khác 31.059 1,04% 22.552 0,53% 612 0,01% - 0,00% 2. Tài sản cố định 749.092 25,11% 656.085 15,45% 937.725 18,61% 52.946 23,59% 3. Bất động sản đầu tư - 0,00% - 0,00% 29.165 0,58% - 0,00% 4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 673.386 22,57% 994.535 23,41% 1.209.977 24,01% - 0,00% 5. Tài sản dài hạn khác 17.012 0,57% 32.318 0,76% 104.720 2,08% 14.557 6,49% 6. Lợi thế thương mại 38.427 1,29% 32.036 0,75% 428.128 8,49% - 0,00%

TỔNG TÀI SẢN 2.983.410 100% 4.247.600 100% 5.039.863 100% 224.397 100% NGUỒN VỐN

Page 4: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

A.NỢ PHẢI TRẢ 835.926 28,02% 1.767.440 41,61% 1.185.452 23,52% 96.634 43,06% 1. Nợ ngắn hạn 663.885 22,25% 1.632.683 38,44% 1.033.997 20,52% 93.506 41,67% 2. Nợ dài hạn 172.041 5,77% 134.757 3,17% 151.455 3,01% 3.128 1,39% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 2.075.924 69,58% 2.418.021 56,93% 3.738.215 74,17% 127.763 56,94% C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 71.560 2,40% 62.139 1,46% 116.197 2,31% - 0,00% TỔNG NGUỒN VỐN 2.983.410 100% 4.247.600 100% 5.039.864 100% 224.397 100,00%

Page 5: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ (KDC)2008-2010

Đơn vị: Triệu đồng

KHOẢN MỤC 2008 2009 2010

DOANH NGHIỆP CẠNH TRANH

(HHC) năm 2010

Số tiền Kết cấu Số tiền Kết cấu Số tiền Kết cấu Số tiền Kết cấu

1. Doanh thu bán hàng 1,455,768 100% 1.529.355 100% 1.933.634 100% 527.585 100%2. Giá vốn hàng bán 1,085,979 74,60% 1.023.963 66,95% 1.248.244 64,55% 448.786 85,06%3. Lợi nhuận gộp 369,789 25,40% 505.392 33,05% 685.390 35,45% 78.799 14,94%4. Doanh thu từ hoạt động tài chính 118,538 8,14% 63.854 4,18% 663.953 34,34% 1.122 0,21%

5. Chi phí tài chính (313,379)-

21,53% 8.807 0,58% (242.452)-

12,54% (86) -0,02%Trong đó: chi phí lãi vay (52,363) -3,60% (43.758) -2,86% (42.458) -2,20% (7) 0,00%

7. Chi phí bán hàng (133,177) -9,15% (164.175)-

10,73% (347.589)-

17,98% (28.641) -5,43%

8. Chi phí quản lý và chi phí chung (121,882) -8,37% (112.090) -7,33% (141.636) -7,32% (27.696) -5,25%9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (80,111) -5,50% 301.788 19,73% 617.666 31,94% 23.597 4,47%10.Thu nhập khác 28,373 1,95% 376.776 24,64% 34.164 1,77% 2.460 0,47%11.Chi phí khác (8,806) -0,60% (118.936) -7,78% (12.800) -0,66% (847) -0,16%12.Lợi nhuận khác 19,566 1,34% 257.840 16,86% 21.364 1,10% 1.613 0,31%13.Lợi nhuận từ công ty liên kết (1,144) -0,08% 12.680 0,83% 34.962 1,81% 0 0,00%

Page 6: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (9,325) -0,64% 616.066 40,28% 716.450 37,05% 25.217 4,78%14. Lợi nhuận trước thuế (61,688) -4,24% 572.308 37,42% 673.992 34,86% 25.210 4,78%15. Thuế thu nhập phải trả 1,087 0,07% (49.366) -3,23% (95.381) -4,93% 6.303 1,19%16. Lợi nhuận thuần sau thuế (62,775) -4,31% 522.942 34,19% 578.611 29,92% 18.907 3,58%

18. Khối lượng cổ phiếu 57,114,876 79.546.259 119.517.88

1 8.212.500 19. Giá cổ phiếu 0,0301 0,0605 0,0515 0,0181

20. Giá trị sổ sách trên mỗi CP0,0369265

8 0,03077610

5 0,0286675 0,0215

Page 7: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

II. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CỔ ĐIỂN

CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ (KDC)NĂM 2008-2010

KHOẢN MỤC 2008 2009 2010 DN CẠNH TRANH (HHC)

BÌNH QUÂN NGÀNH

NHÓM CHỈ TIÊU THANH KHOẢNChi tiêu thanh toán tức thời 2,2209 1,5374 2,2529 1,6779 1,93Chi tiêu thanh toán nhanh 1,9473 1,4379 1,8329 0,5981 1,16

Hệ số thanh toán lãi vay -0,1781 14,0789 16,8743 3,60

2 8,32Tỷ số khả năng thanh toán tiền mặt 0,3115 0,6031 0,6502 0,3037 N/A

NHÓM CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNGVòng quay hàng tồn kho 5,9782 6,3022 2,8740 4,4447 N/AHiệu quả sử dụng tài sản 0,49 0,36 0,38 2,35 N/A

Ky thu tiền bình quân ngày 122,71 196,94 192,23 16,5

7 105,96Vòng quay tài sản cố định 1,9434 2,3310 2,0620 9,9646 1,3

NHÓM TỶ SỐ KẾT CẤU TÀI CHÍNHTỷ số nợ / Tổng tài sản 0,2802 0,4161 0,2352 0,43 N/ATỷ số nợ / Vốn Chủ sở hữu 0,4027 0,7309 0,3171 0,76 N/AHệ số tự tài trợ 0,6958 0,5693 0,7417 0,57 N/AHệ số nhân vốn chủ sở hữu 1,4371 1,7566 1,3482 1,76 N/ATỷ số nợ dài hạn 0.0577 0.0317 0.0301 0.01 N/A

NHÓM CHỈ TIÊU KHẢ NĂNG SINH LỜIMức sinh lời / Doanh thu -0,0431 0,3419 0,2992 0,0358 0,2280ROA -0,0210 0,1231 0,1148 0,8403 0,0950

Page 8: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

ROE -0,0302 0,2163 0,1548 0,1480 0,1463NHÓM TỶ SỐ GIÁ THỊ TRƯỜNG

EPS (VNĐ) (1.099,10) 6.574,06 4.841,21 2.30

2 N/AP/E (27,39) 9,20 10,64 7,86 N/AP/B 0,81513101 1,965811 1,796457231 0,841860465 N/A

1. Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:

Chỉ tiêu thanh toán tức thời của KDC có xu hướng khả quan lên qua các năm. Năm 2010, chi tiêu này là 2,25, cao hơn một khoảng khá

lớn so với chi số trung bình ngành (1,93) và cao hơn doanh nghiệp cạnh tranh (HHC) rất nhiều (1,68). Qua đó ta thấy khối lượng tài sản lưu động

của KDC lớn hơn rất nhiều so với khoản nợ ngắn hạn.

Đồng thời, Chỉ số thanh toán nhanh của KDC cũng rất cao (1,83) so với trung bình ngành (1,16) và Doanh nghiệp cạnh tranh (0,5981). Có

được kết quả này là do KDC có khối lượng tiền mặt khá lớn (672,3 tỷ đồng) cùng với khoản phải thu cũng rất lớn (1.018,3 tỷ đồng) trong khi trị

giá hàng tồn kho chi là 434,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hệ số thanh toán lãi vay của KDC tăng đột biến từ mức -0,1781 (năm 2008) lên tới 14,0789

(năm 2009) và 16,8743 (năm 2010). Đáng chú ý, năm 2008, tình hình kinh tế diễn biến khá phức tạp và tác động xấu trực tiếp đến ngành sản xuất

bánh kẹo do lạm phát tăng cao, giá nguyên vật liệu nhập khẩu (bột my, đường, chất phụ gia,..) trên thế giới cũng tăng vọt cùng với tác động

mạnh mẽ của khủng hoảng, suy thoái toàn cầu khiến tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn (Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là -

81,111 tỷ đồng), lợi nhuận (lỗ) trước thuế và lãi vay giảm xuống còn -9.33 tỷ đồng. Tuy nhiên tình hình không quá bi quan bởi khối lượng tổng tài

sản ngắn hạn của công ty là 1.474,434 tỷ đồng, hoàn toàn có thể tài trợ cho khoản lãi vay chi là 52,363 tỷ đồng. Năm 2009, chi số này tăng vọt

lên 14,0789 do kết quả tích cực từ hoạt động kinh doanh (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay lên tới 616,066 tỷ đồng) đồng thời chi phí lãi vay giảm

xuống còn 43,758 tỷ đồng. Năm 2010, chi số này tiếp tục tăng lên đến 16,8743, gần gấp đôi so với chi số trung bình ngành (8.32).

Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt của KDC cũng khá cao cho thấy khả năng đáp ứng những khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

là khá tốt. Tuy nhiên, một doanh nghiệp giữ tiền mặt và các khoản tương đương tiền ở mức cao để bảo đảm chi trả các khoản nợ ngắn hạn là

một việc làm không thực tế vì như vậy cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không biết sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một

Page 9: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

cách có hiệu quả. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng số tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn (ví dụ như

cho vay ngắn hạn).

Qua phân tích trên, ta có thể thấy nhờ tình hình tài chính khá vững mạnh, KDC hoàn toàn có thể chủ động trong việc kiểm soát rủi ro

thanh khoản.

Page 10: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)
Page 11: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

2. Nhóm chỉ tiêu hoạt động:

Tại nhóm chi tiêu hoạt động, chi số Vòng quay Hàng tồn kho của KDC tăng từ 5.98 (năm 2008) lên 6.3 (năm 2009) và bất ngờ giảm mạnh

xuống 2.87 (năm 2010)- thấp hơn doanh nghiệp cạnh trạnh (4.45-năm 2010). Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm

để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Điều này cho thấy trong năm 2010 còn một khối lượng khá lớn hàng

hóa đang tồn đọng trong kho. Tuy nhiên, cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho

thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu. Sở dĩ chi số này cao là do KDC đang chuẩn bị một lượng hàng bánh kẹo lớn để tung ra trong đầu năm 2011

vào dịp Tết Nguyên Đán nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường.

Vòng quay khoản phải thu của KDC cũng thay đổi khá bất thường, từ 2,97 (năm 2008) giảm xuống còn 1.85 (năm 2009) và tăng nhẹ lên

1.89 (năm 2010). Có kết quả này là do các khoản phải thu trung bình trong 3 năm này đã tăng đột biến, từ 489,4 tỷ đồng (năm 2008) lên tới

825,2 tỷ đổng (năm 2009) và 1018,4 tỷ đồng (năm 2010) trong khi doanh thu bán hàng trong 3 năm này tăng không quá nhiều. So với bình quân

ngành (3.44 năm 2010), Vòng quay khoản phải thu của KDC là rất thấp. Nguyên nhân là do chính sách tín dụng chả chậm, bán chịu của doanh

nghiệp, KDC muốn tăng sức cạnh tranh của Doanh nghiệp bằng cách cho khách hàng bán chịu nhiều hơn nhưng điều này dẫn đến nguy cơ bị

chiếm dụng vốn khá lớn, kéo theo khả năng giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và KDC

phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này (Bằng chứng là Nợ ngắn hạn của KDC từ 663.86 tỷ đồng năm 2008 đã tăng vọt

lên tới 1,632.68 tỷ đồng năm 2009 và 1,033.97 tỷ đồng năm 2010). Kết quả này kéo theo Ky thu tiền bình quân của KDC tăng mạnh từ 122,71

ngày (năm 2008) lên 196.94 (năm 2009) và 192.23 (năm 2010). Trái lại, Vòng quay khoản phải thu của HHC năm 2010 rất cao (22.0231) do các

khoản phải thu của doanh nghiệp này rất thấp (23,96 tỷ đồng) so với doanh thu bán hàng (527,58 tỷ đồng).

Vòng quay Tài sản cố định của KDC trong ba năm qua tăng từ 1.94 (năm 2008) lên 2.33 (năm 2009) và giảm nhẹ xuống còn 2.06 (năm

2010), cao hơn trung bình ngành (1.3 trong năm 2010) khá nhiều. Điều này chứng tỏ KDC đang tập trung khai thác máy móc, thiết bị một cách

khá hiệu quả. Năm 2010, mặc dù doanh thu tăng khá mạnh (21%) nhưng đồng thời tài sản cố định của KDC tăng tới 43% do KDC tăng cường đầu

tư thiết bị, nhà xưởng nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh. Trái lại, Chi số này của HHC lại rất cao, cho thấy doanh nghiệp này không quan tâm

Page 12: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

chú trọng nhiều đầu tư đến tài sản cố định của doanh nghiệp. Điều này cũng lý giải phần nào nguyên nhân thị phần của HHC thấp hơn rất nhiều

so với KDC.

Page 13: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

3. Nhóm tỷ số kết cấu tài chính:

Tỷ số nợ trên tổng tài sản của KDC giai đoạn 2008 – 2010 cũng có sự biến động khá lớn. Đáng chú ý, trong năm 2009, do nhận được nhiều hỗ trợ từ gói kích cầu của Chính phủ, KDC đã đẩy mạnh vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh khiến tỷ số này tăng vọt từ 0.28 (năm 2008) lên tới 0.41 (năm 2009). Đáng chú ý là trong khi nợ dài hạn của KDC giảm 22% thì nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này tăng tới 146% trong khi tổng tài sản chi tăng 42%. Mặc dù đòn bẩy tài chính này giúp KDC có ROE rất cao (21.63%) nhưng khiến nhiều chủ nợ của doanh nghiệp không yên tâm do các khoản nợ rất khó đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp phá sản. Kết quả là ngay trong năm 2010, tỷ số này đã giảm xuống còn 0.24 do các chủ nợ lo ngại khả năng thanh toán của KDC (Nợ phải trả của KDC giảm tới 33% sau 1 năm). Tuy có sự gia tăng đột biến nhưng tình hình tài chính của KDC vẫn được đảm bảo do Vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Ngược lại, HHC mặc dù có khối lượng nợ phải trả chi bằng 8.2% của KDC nhưng do tổng tài sản của Doanh nghiệp này cũng rất thấp (224.39 tỷ đồng) nên Tỷ số nợ trên tổng tài sản của HHC trong năm này vẫn rất lớn (0.43)

Do số nợ của KDC tăng nên Tỷ số nợ trên Vốn chủ sở hữu cũng tăng lên rõ rệt từ năm 2008 đến năm 2009 (từ 0,40 lên 0,73). Đến năm 2010, song song với khoản nợ phải trả giảm mạnh, Vốn chủ sở hữu của KDC cũng tăng tới 55%, huy động thông qua phát hành cổ phiếu (79,5 triệu Cp (năm 2009) lên 118,5 triệu CP (năm 2010)). Điều này khiến tỷ số nợ trên VCSH của KDC giảm sâu xuống mức 0.32, cho thấy phần lớn tài sản của Doanh nghiệp được tài trợ bởi VCSH. Qua đó ta có thể thấy tình hình tài chính của KDC là khá vững mạnh. Tỷ số này của HHC năm 2010 là khá cao (0.76) do khối lượng nợ phải trả chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.

Với lý do tương tự, Hệ số tự tài trợ - chi số phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của KDC đã giảm từ 0.69 (năm 2008) xuống 0.57 (năm 2009) và tăng lên tới 0.74 (năm 2010). Tỷ lệ này đang được giữ ở mức khá an toàn. Vì vậy, Tình hình tài chính của KDC lúc này là khá tốt. Chi số này ở HHC là 0.57, vẫn ở mức có thể chấp nhận được.

Page 14: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)
Page 15: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

4. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời:

Năm 2008, tình hình kinh doanh của KDC không được khả quan (các chi số ở phần trên đã minh chứng cho nhận định này). Ngoài ra, trong năm này, KDC đã làm ăn thua lỗ 61.668 tỷ đồng, khiến chi số mức sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp là -4, 31%. Tuy nhiên, sang năm 2009, nhờ đòn bẩy tài chính rất mạnh, lợi nhuận sau thuế của KDC bật lên mức 572.3 tỷ đồng, kéo theo chi số mức sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp lên tới 34,19%. Năm 2010, mặc dù Lợi nhuận trước thuế của KDC tăng tới 17,8% nhưng doanh thu bán hàng tăng tới 26,43% (chủ yếu là do giá vốn hàng bán tăng cao) khiến chi số này giảm xuống còn 29,92% . Tuy nhiên, chi số này vẫn cao hơn một khoảng khá lớn so với trung bình ngành (22,8%) chứng tỏ KDC đang làm ăn rất có lãi. Ngược lại, chi số này của HHC lại là rất thấp, chi là 3,58% do giá vốn hàng bán chiếm ti trọng quá cao so với doanh thu.

Xét về hệ số thu nhập trên tổng tài sản(ROA), như đã nói ở trên, tình hình kinh doanh của KDC năm 2008 là không tốt nên dẫn đến ROA của doanh nghiệp cũng dừng ở mức âm (-2,1%). Sang năm 2009 và 2010, hệ số này không những được cải thiện mà còn tăng lên đáng kể (12,31% năm 2009 và 11,48% năm 2010). Điều này cho thấy KDC đã sử dụng tài sản để kiếm lời rất khá hiệu quả. So sánh hệ số này của KDC với Doanh nghiệp cạnh tranh (8,43%) và bình quân ngành (9,50%), một lần nữa ta thấy được sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của KDC

Tương tự như 2 chi số trên, Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) của KDC cũng xuất phát từ số âm (-3,02%) vào năm 2008 tăng lên mức rất cao (21,63%) năm 2009 và giảm xuống 15,48% năm 2010. ROE cao chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng đồng vốn của cổ đông một cách khá hiệu quả. ĐIều này khiến Cổ phiếu của KDC trở nên khá hấp dẫn đối với cả nhà đầu tư. Tuy nhiên, cần chú ý đến tỷ trọng vốn vay khá lớn của KDC năm 2009. Như đã nói ở phần phân tích tỷ số nợ trên tổng tải tài sản, ta thấy năm 2009 KDC đã đi vay một lượng vốn khá lớn nhằm tài trợ cho Tài sản Lưu động. Chính vì điều này, mặc dù hấp dẫn hơn nhưng cổ phiếu KDC lúc này cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Năm 2010, do cơ cấu lại tỷ trọng Vốn – Nợ trong Nguồn vốn ( tỷ trọng nợ phải trả giảm từ 41,6% xuống 23,5% và VCSH tăng từ 56,93% lên 74,17%) nên hệ số ROE của KDC đã giảm xuống rõ rệt và trở nên khá cân đối, hài hòa giữa vốn cổ đông và vốn đi vay. Hệ số ROE năm 2010 của Doanh nghiệp cạnh tranh (14,80%) và bình quân ngành (14,63%) cũng không quá chênh lệch so với chi số này của KDC.

Page 16: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)
Page 17: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

5. Nhóm tỷ số giá thị trường:

Hệ số lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS)của KDC trong ba năm 2008 – 2010 cũng có sự thay đổi khá đột ngột. Trong năm 2008, do hoạt động kinh doanh không khả quan, kéo theo Lợi nhuận sau thuế của KDC âm, kéo theo lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu của KDC là -1.099 VNĐ/Cp. Tuy nhiên, trong năm 2009, tình hình sản xuất kinh doanh của KDC đã tiến triển rất tích cực khiến lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp lên tới 522,94 tỷ VNĐ. Mặc dù khối lượng cổ phiếu có tăng 39,3%, từ 57,114,876 Cp lên tới 79.546.259 Cp nhưng EPS của Doanh nghiệp tăng lên mức 6.574 VNĐ/Cp. Trong năm 2010, do KDC cơ cấu lại tỷ trọng Vốn – nợ nên khối lượng cổ phiếu được phát hành tăng 50.25% (từ 79.546.259 Cp lên 119.517.881 Cp), mặc dù lợi nhuận sau thuế vẫn tăng nhưng chi tăng 11% so với năm 2009 nên EPS chi còn 4.841 VNĐ/Cp. Bên cạnh đó, Chi số EPS của HHC năm 2010 chi là 2.302 VNĐ/Cp do Lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp này chi là 18,9 tỷ VNĐ so với khối lượng cổ phiếu đang giao dịch là 8.212.500 Cp.

Tỷ số giá trên thu nhập (P/E) của KDC ngoại trừ ở mức -27,39 vào năm 2008 ra thì trong năm 2009 và 2010, chi số này lần lượt là 9,2 và 10,64. Khi so sánh với các công ty cùng ngành, chi số này còn phản ánh ky vọng của thị trường về sự tăng trưởng cổ phiếu trong tương lai. So với mức 7,86 của HHC, rõ ràng cổ phiếu của KDC hấp dẫn hơn nhiều đối với những nhà đầu tư.

Tỷ số giá trên giá trị số sách (P/B) của KDC cũng khá tốt, ngoại trừ năm 2008 là 0,82 , chi số này trong năm 2009 và 2010 lần lượt là 1.97 và 1.79, điều này cho thấy KDC đang bán Cổ phiếu cao hơn giá trị thực của nó, thu nhập trên tài sản cao. Mặt khác, KDC là doanh nghiệp có mức độ tập trung vốn cao, tổng tài sản cố định vô hình (lợi thế thương mại) của KDC chi chiếm 1,29% tổng giá trị tài sản nên chi số P/B lại càng có ý nghĩa (Do giá trị ghi sổ gần sát với hiệu số của Tài sản với Nợ phải trả)

Page 18: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

III. PHÂN TÍCH ĐIỂM SỐ Z:

Năm X1 X2 X3 X4 X5 Z Tổng tài sản2008 0,2717 -0,0286 -0,0031 1,9944 0,4880 2,0402 2.983.409.6682009 0,2066 0,1131 0,1438 2,6875 0,3601 2,9608 4.247.601.0032010 0,2571 0,1037 0,1422 4,3270 0,3837 4,0757 5.039.864.180

Từ bảng trên ta thấy:

- Z(2008) = 2.0402 thuộc khoảng từ 1.81-2.99 Doanh nghiệp thuộc loại tình hình tài chính chưa xác định.- Z(2009) = 2.9608 thuộc khoảng từ 1,81-2,99 Doanh nghiệp thuộc loại tình hình tài chính chưa xác định.- Z(2010 )= 4,0757 >2,99 Doanh nghiệp thuộc loại tình hình tài chính tốt.

Nhận xét:

1. Phân tích chỉ số X1

X1=vốn lưu động ròng/tổng tài sản

Qua 3 năm tổng tài sản của công ty KDC tăng khá đều, đồng thời việc vốn lưu động ròng cũng tăng một cách đáng kể ( khối lượng tài sản lưu động của công ty lớn hơn so với nợ ngắn hạn), chính 2 điều này đã dẫn tới việc chi số X1 biến động không nhiều, luôn giữ ở mức trên 0.2. Như vậy, ta thấy việc chi số Z biến đổi không ảnh hưởng nhiều do sự biến đổi của X1.

2. Phân tích chỉ số X2

X2= lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản

Năm 2008, tình hình kinh doanh của KDC không tốt, công ty làm ăn thua lỗ dẫn tới lợi nhuận giữ lại của công ty âm, điều này làm cho X2(2008) âm. Sang tới năm 2009, một phần do chi phí thấp, cộng với việc nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục cũng như công ty sử dụng đòn bẩy tài chính đã làm cho lợi nhuận của công ty tăng khá manh, lên tới 572.3 tỷ, sau khi trả cổ tức cho cổ đông, lợi nhuận giữ lại của công ty tăng 565 tỷ.

Page 19: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

Chi số X2(2009) nhờ vậy mà tăng lên mức 0.1131. Sang tới năm 2010, chi phí giá vốn hàng bán cao, lãi suất tăng dẫn tới lợi nhuận của công ty tăng ít hơn, chi số X2(2010) giảm một chút xuống còn 0.1037. Chi số X2 đã làm Z của 2 năm 2009,2010 tăng lên so với năm 2008.

3. Phân tích chỉ số X3

X3=EBIT/tổng tài sản

Cũng như phân tích ở trên, EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) năm 2008 âm khá nhiều, công ty sử dụng vốn vay không hiệu quả. Sang năm 2009,2010 công ty sử dụng vốn một cách hiệu quả, làm EBIT tăng đều, chi số X3 nhờ đó của 2009,2010 ở mức 0.14.

Khi tính chi số Z, hệ số của X3 khá lớn (3.3), nên đã làm Z tăng tương đối

4.Phân tích chỉ số X4

Về chi số X4 (giá trị thị trường vốn chủ sở hữu/giá trị ghi sổ của tổng nợ): chi số này có sự tăng dần qua các năm từ 2008 đến 2009 khi năm 2009 tăng 34,75% so với 2008 và năm 2010 tăng tới 61% so với năm 2009. Nguyên nhân ở sự tăng vọt của chi số này chủ yếu nằm ở giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu: năm 2009 KDC đã phát hành thêm tới hơn 22 triệu cổ phiếu trong khi giá cổ phiếu cũng tăng lên đinh điểm đạt 60500 vnd/cp nên chi số này tốt hơn hẳn so vs năm trước đó; năm 2010 thậm chí còn có sự tăng vọt mạnh hơn dẫu cố phiếu của Kinh Đô rớt xuống chi còn 51500 vnd/cp vì công ty lại phát hành thêm cổ phiếu mới nâng mức tổng cố phiếu lưu hành là hơn 119 triệu cp cộng với việc tổng nợ của doanh nghiệp giảm đánh kể chi còn 1,18 tỷ vnd

5.Phân tích chỉ số X5

Về chi số X5 (doanh thu/tổng tài sản) lại có giảm trong năm 2009 nhưng lại tăng ngay sau đó ở năm 2010 dẫu doanh thu của Kinh Đô vẫn có sự tăng dần vì tổng tài sản của công ty đã tăng khá mạnh. Doanh thu của công ty tăng khá ổn định năm 2009 tăng hơn 70 triệu so với 2008 tức khoảng 5.05% nhưng tổng tài sản lại tăng tới hơn 42% nên chi số này đã giảm. Năm 2010 doanh thu tăng mạnh (hơn 400 triệu so với 2009) nên dù tổng tài sản vẫn tăng thêm hơn 18% thì chi số đã được cải thiện từ 0.3601 đến 0.3837

6. Chỉ số Z

Nhìn chung chi số Z của doanh nghiệp tăng dần qua các năm, chủ yếu do sự thay đổi ở các hạng mục lợi nhuận và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.

Page 20: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

Năm 2008, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động. Các vấn đề lạm phát, điều chinh kinh tế vĩ mô của chính phủ, lãi suất tăng, giá nguyên vật liệu bao bì tăng, vệ sinh an toàn thực phẩm (melamine) đã tác động tới sức mua của thị trường. Đồng thời, từ giữa năm 2008, kinh tế trong nước tiếp tục bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, sụt giảm tăng trưởng và đầu tư nước ngoài, mất việc làm, thiểu phát, sức mua thị trường giảm.Do đó lợi nhuận công ty âm làm ảnh hưởng lên chi số X2, X3 dẫn đến Z thấp.

Năm 2009, 2010 chi phí giảm, lợi nhuận tăng làm tăng chi số X2, X3 và đặc biệt giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu tăng mạnh (X4 tăng khá nhiều) nên chi số Z được nâng cao.

Page 21: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

KẾT LUẬNNhìn chung, báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô (KDC) trong ba năm vừa qua cho thấy tình hình tài chính của KDC khá tốt.

Ngoại trừ năm 2008 do khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu kéo theo suy thoái kinh tế của mọi nền kinh tế trên thế giới khiến đại đa số Công ty rơi vào tình trạng thua lỗ và KDC cũng không năm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên, trong hai năm sau đó, nhờ có những bước đi đột phá, KDC đã phát triển vượt bậc với doanh thu cũng như lợi nhuận rất lớn. Các chi số tài chính cũng cho thấy các nhà đầu tư cũng như chủ nợ của doanh nghiệp không quá lo lắng vì tình hình tài chính của Công ty đang rất tốt. Điều đó đã được minh chứng qua so sánh tương quan giữa doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành và Bình quân ngành năm 2010 cũng như điểm số Z của Doanh nghiệp. V ới thị phần 28% và tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm ổn định ở mức 20%, các nhà đầu tư và các chủ nợ của KDC hoàn toàn có thể tin tưởng khả năng phát triển cũng như gặt hái được nhiều thành công lợi nhuận hơn trong những năm tiếp theo.

Page 22: Công Ty cổ phần Kinh Đô (KDC)

DANH SÁCH NHÓM

HỌ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN

HÀ THANH THỦY 0853030172

LƯƠNG SƠN NAM 0853030114

HOÀNG SƠN TÙNG 0853030188

VŨ VIỆT HÀ 0853010031

BÙI HOÀNG NAM 0853030111