Công Cụ TCV_Nhóm 1

21
 Hotline: [email protected]  Đề tài tho lun: -  Nhóm 1 :  Hiu quca vic sdng chính sách tái cp vn tnăm 2008 đến nay A. Hướng tiếp cn  I. Kết cu đtài: 1. Lý lu n v ng c i cp vn ca Ngân hàng tr ung ư ơng . 2. Thc trng ca nn kin h t ế n ước t a tro ng t ng g iai đon - Giai đon 6 tháng đầu năm 2008 - Giai đon 2008 – 2009 - Giai đon 2010 - Giai đon t2011 đến nay 3. Công c tái cp v n đượ c sd ng v à nhn g tác động thông qua c ông c tái cp vn trong tng giai đon: 3.1 . Giai đon năm 2008 3.2 . Giai đon 2009 3.3 . Giai đon 2010 3.4 . Giai đon t2011 đến nay 4. Đá nh gi á và ki ế n ng h . 4.1 .Uu đim: 4.2 . Hn chế:

Transcript of Công Cụ TCV_Nhóm 1

Page 1: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 1/21

 Hotline: [email protected]

 Đề tài thảo luận: - Nhóm 1 :

 Hiệu quả của việc sử dụng chính sách tái cấp vốn từ năm 2008 đến nay

A. Hướng tiếp cận

 I. Kết cấu đề tài:

1. Lý luận về công cụ tái cấp vốn của Ngân hàng trung ương.

2. Thực trạng của nền kinh tế nước ta trong từng giai đoạn

- Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2008

- Giai đoạn 2008 – 2009

- Giai đoạn 2010

- Giai đoạn từ 2011 đến nay

3. Công cụ tái cấp vốn được sử dụng và những tác động thông qua công cụ tái cấpvốn trong từng giai đoạn:

3.1 . Giai đoạn năm 2008

3.2 . Giai đoạn 2009

3.3 . Giai đoạn 2010

3.4 . Giai đoạn từ 2011 đến nay

4. Đánh giá và kiến nghị.

4.1 .Uu điểm:

4.2 . Hạn chế:

Page 2: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 2/21

B. Nội dung:

 Lời dẫn:

Tái cấ p vốn là môt phương phá p mà qua đó NHTW sẽ cung ứ ng tiền vàonền kinh tế thông qua viê c cấ p tín dụng cho các NHTG trên cơ sở nhân tái chiết khấu, tái chiết khấu giấ y tờ có giá củ a ngân hàng trung gian. Nếu chính sách của

 NHTW là muốn bành trướng khối lượng tiền tê  , thi NHTW sẽ khuyến khích NHTGtrong viêc đi vay băng cách hạ thấ p lãi suất tái chiết khấu và những điều kiên táichiết khấu dê dàng hơn, và ngược lại. Ngoài viêc gián tiế p làm thay đổi lãi suất,chính sách tái chiết khấu của NHTW còn có những vấn đề quan trọng khi nó giu p

cho NHTG khai thông năng lực thanh toán, nhờ đó có thể cứ u vãn những cơn sụ pđổ Tài chính - Ngân hàng. Cụ thể là khi cá c NHTG bị đe dọa phá sả n, NHTW sẽcấ p dự trữ cho các NHTG thông qua tái chiết khấu ,tái cầm cố các chứng từ có giátừ đó khôi phụ c khả năng thanh toán của các NHTG. NHTW khăng định, viêc táicấ p vốn dưới hinh thức cho vay có bảo đảm sẽ được thực hiên kị p thời trên cơ sởđề nghị của NHTG, điều kiên cung cầu vốn thực tế và mụ c tiêu điều hành chính

 sách tiền tê cơ chế tái cấ p vốn hiên hành. Chính từ viêc tái cấ p vốn đã làm cho các NHTG có thể tôn tại và phát triển hơn làm cho nền kinh tế ngà y càng vững hơn.

1. Cơ sở lý luận

1.1  Khái niệm: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của NHNN nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các NHTM và các tổ chức tín dụng bao gồm các hoạt động: chiết khấu, tái chiếtkhấu các chứng từ có giá, cho vay có đảm bảo bằng các chứng từ có giá.

Cơ chế tác động

NHTW có thể tác động tới lượng tiền cung ứng bằng hai cách : một là tácđộng đến giá cả của khoản vay ( lãi suất tái cấp vốn ), hai là tác động đến số lượng

vay thông qua quản lý cửa sổ chiết khấu. Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất mà ở đó NHTW áp dụng cho các nghiệp vụ tái cấpvốn cho ngân hàng thương mại (NHTM). Ở Việt Nam, NHNN tái cấp vốn cho các

 NHTM qua các hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiếtkhấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác, cho vay lại dưới hình thứccầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn.

Page 3: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 3/21

 Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, táichiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứngchỉ tiền gửi .

 Như vậy, sự khác biệt giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là các tài sản dùng để thế chấp cho việc vay mượn tiền khác nhau. Lãi suất chiết khấu ápdụng đối với các giấy tờ có độ rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ, thương phiếu,chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn. Còn lãi suất tái cấp vốn là lãi suất áp dụng cho cácloại tài sản thế chấp có độ rủi ro cao hơn. Đây cũng là lí do giải thích cho việc lãi

 suất tái chiết khấu thường thấp hơn lãi suất tái cấp vốn.

Lãi suất chiết khấu tác động đến lượng tiền trong lưu thông là ngay thẳng. NHTWđiều chỉnh tăng, giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu phụ thuộc vào mụctiêu của chính sách tiền tệ thắt chặt hay tăng lượng tiền trong luu thông. Khi

 NHTW thấy cần tăng tiền cho lưu thông, NHTW sẽ hạ thấp lãi suất tái cấp vốnxuống. Điều này sẽ hấp dẫn các NHTM đến NHTW để vay vì giá cả tín dụng giảm,thêm nữa khối lượng tín dụng được cấp tăng lên. Ngược lại, NHTW cần giảm khốilương tiền trong lưu thông, họ sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn lên. Như vậy, chi phí vaysẽ tăng lên khiến các NHTM sẽ vay chiết khấu ít hơn. Đồng thời, NHTW còngiảm khối lượng tín dụng được cấp xuống nếu NHTM vẫn quyết định vay.

Bên cạnh tác động thông qua lãi suất tái cấp vốn, NHTW còn quản lý cửa sổ chiếtkhấu để tác động trực tiếp đến mặt lượng đối với dự trữ của hệ thống NHTM.

 Những khoản cho vay tái chiết khấu của NHTW đối với NHTM được gọi là cửa sổ

chiết khấu. NHTW quản lí cửa sổ chiết khấu bằng nhiều cách để khoản vốn chovay của mình khỏi bị sử dụng không đúng và hạn chế việc vay đó. Khi NHTWtăng tổng hạn mức tái cấp vốn có nghĩa là các NHTM có thể được vay ở NHTWnhiều hơn. Điều này sẽ làm tăng vốn khả dụng của hệ thống NHTM, từ đó tăngkhả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, tăng khả năng tạo tiền của hệ thốngngân hàng. Những tác động trên sẽ hoàn toàn ngược lại nếu NHTW giảm hạn mứctái cấp vốn xuống.

1.2  Các hình thức của tái cấp vốn

- Tái chiết khấu các chứng từ có giá

- Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các chứng từ có giá:

- Cho vay theo hồ sơ tín dụng

- Cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ

Page 4: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 4/21

- Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng

Qua công cụ tái cấp vốn, NHTW là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của các NHTM, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đã đượckhống chế để kìm chế lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế. Đối với các

 NHTM, với tư cách là người đi vay để cho vay, khi vốn khả dụng bị đe doạ thì NHTW là chỗ dựa, là cứu tinh của họ. Bởi vì, với số tiền NHTW cung ứng, họcó khả năng điều tiết được vốn khả dụng, phục hồi khả năng sẵn sàng thanhtoán. Nhờ đó tránh được những cơn hoảng loạn tài chính cho các NHTM dotiền dự trữ bắt buộc được lập tức điều đến các ngân hàng nào cần thêm tiền dự trữ nhất.

Page 5: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 5/21

Thực trạng của nền kinh tế nước ta trong từng giai đoạn

Năm 2008, cùng với những bất ổn trên thị trường tài chính thế giới, tình hìnhkinh tế trong nước cũng diễn biến hết sức phức tạp. Giá cả tăng cao, cộng với sự

dồn tích khá lâu về lượng tiền thừa đã làm cho thị trường hàng hoá Việt Nam cóhiện tượng “bốc hoả” về giá.. So với tháng 12 năm 2007, giá tiêu dùng tăng17,18%, mức cao nhất so với nhiều năm trở lại đây. Trong đó đáng quan tâm nhấtlà hai nhóm hàng lương thực và thực phẩm: lương thực tăng 59,44%, thực phẩmtăng 21,83%, đã góp phần đẩy chỉ số lạm phát bình quân 6 tháng đầu năm lên mức2,86%/tháng. Đến cuối tháng 6, chỉ số lạm phát tuy có tăng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao nhất so với tháng 6 của nhiều năm trước (2,14%).

 Những ngày đầu quý III, nền kinh tế trong nước phải đối mặt với nhiều khó

khăn, tăng trưởng kinh tế giảm dần, thị trường chứng khoán, thị trường bất độngsản vẫn đang trong tình trạng “ngủ đông”, thị trường tiền tệ thì diễn biến phức tạp,sản xuất kinh doanh thì chật vật bởi lãi suất cao, chi phí nguyên liệu cũng cao…Tuy nhiên, chỉ số lạm phát tháng 7 được công bố ở mức 1,13% - mức thấp nhất sovới các tháng trước - đã làm cho tình hình dịu đi. Và hy vọng về sự sáng sủa của

 bức tranh kinh tế đã bắt đầu le lói khi chỉ số lạm phát ngày càng có xu hướng giảmdần, tháng 8 là 1,56%; đến tháng 9 chỉ còn 0,18%;

Năm 2009, kinh tế nước ta phát triển trong bối cảnh cũng gặp nhiều khó khăn. Ởtrong nước, thiên tai xẩy ra trên diện rộng với mức độ rất nặng nề. Cả năm có 11

cơn bão tràn qua lãnh thổ, trong đó có những cơn gây lũ lụt, ngập úng sâu và dàingày tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, gây thiệt hại hết sức nghiêm trọng.Dịch bệnh, nhất là cúm A/H1N1, sốt xuất huyết, sâu bệnh bùng phát ở nhiều vùngvà địa phương. Ở ngoài nước, thị trường giá cả thế giới biến động phức tạp. Cuộckhủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động trực tiếp đến nhiềungành kinh tế nước ta như công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư, du lịch.Thuận lợi tuy có nhưng không nhiều.

Các ngành sản xuất và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khá nhưng chưa đều và chưavững.

Tăng trưởng chủ yếu vẫn theo chiều rộng, năng suất lao động, chất lượng và sứccạnh tranh còn thấp. Việc điều hành tỷ giá và ngoại hối chưa thật linh hoạt, dẫnđến găm giữ USD, cán cân thanh toán bị thâm hụt (dự báo 1,9 tỉ USD). Bội chingân sách tăng và chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Tình hình này đang đặt ra cho năm 2010 những vấn đề mới cần nghiên cứu

Page 6: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 6/21

Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tácđộng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý IIlà 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. Uớc tính GDP cảnăm 2010 có thể tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnhkinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn,kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thànhcông. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bìnhquân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160USD.

Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư pháttriển. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực.Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% sovới năm 2009 và bằng 41% GDP

 Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừhai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết. Tuy nhiên,lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướngtăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêukiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được.

Xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam nhưMỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2009.

Page 7: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 7/21

Năm 2011,  bất chấp tình hình trong nước và quốc tế còn nhiều khó khăn, kinhtế - xã hội của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm đã có những chuyển biến tích cực

Cụ thể, tốc độ tăng GDP quý một đạt 5,5%, xấp xỉ mức tăng trưởng cùng kỳ2010. Xuất khẩu trong 3 tháng cũng tăng trưởng mạnh với mức tăng 31%, cao gấp3 lần đề ra. Trong khi đó, thu ngân sách Nhà nước, tính đến hết tháng 2, tăng17,6% so với cùng kỳ.

Về tiền tệ và tín dụng, nhờ các biện pháp đồng bộ về huy động vốn, cho vay, lãisuất và tỷ giá… thị trường tín dụng và ngoại hối đã dần đi vào ổn định. Tính đến10/3, tổng dư nợ tín dụng mới tăng 3,68% (so với mục tiêu dưới 20% của cả năm).Tổng phương tiện thanh toán tăng 1,7%. Mặt bằng lãi suất huy động giảm từ 16-17% xuống 13-14%.

Mặc dù đã có những biện pháp tích cực để kiềm chế nhưng chỉ số giá tiêu dùng(CPI) trong quý một vẫn tăng tới 6,1% so với thời điểm cuối năm 2010 (chỉ tiêuQuốc hội đề ra cho cả năm là kiềm chế lạm phát dưới 7%). Riêng trong tháng 3,giá tiêu dùng đã tăng đến 2,2%.

Lạm phát tăng cao, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ tiền tệ, đã đẩy mặt bằnglãi suất cho vay lên cao, gây khó khăn cho sản xuất - kinh doanh và đầu tư. Do vậy,tốc độ tăng trưởng kinh tế, tuy vẫn được đánh giá ở mức khá, nhưng đã có dấu hiệuchậm lại.

2. Công cụ tái cấp vốn được sử dụng và những tác động thông qua công cụtái cấp vốn trong từng giai đoạn:

2.1 Năm 2008:

Trong những tháng đầu năm 2008, trước bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm vàtình hình kinh tế trong nước diễn biến phức tạp, Chính phủ đã thống nhất xác địnhnhiệm vụ trọng tâm là: “Kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm

 bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mụctiêu ưu tiên hàng đầu” và đề ra 8 nhóm giải pháp để triển khai thực hiện. Môt trongsố những giải phá p đó là: Đổi mới cơ chế điều hành lãi suất, điều chỉnh tăng hợp lýcác mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu nhằm tạo hành lang lãisuất phù hợp với định hướng kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng và từng

 bước đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền.

Page 8: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 8/21

Tại Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008 của Chính phủ về nhữnggiải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và văn

 bản số 75/TTg-KTTH ngày 15/1/2008 về việc biện pháp kiềm chế lạm phát, kiểmsoát tăng giá năm 2008, Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nâng caohiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các công cụchính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường; về chính sách lãi suất, nghiên cứu,điều hành linh hoạt theo hướng không để lãi suất âm.

Với chỉ đạo trên, bên cạnh việc điều hành linh hoạt công cụ nghiệp vụ thị trườngmở, dự trữ bắt buộc và các công cụ khác, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã banhành các quyết định điều chỉnh tăng các mức lãi suất nêu trên kể từ ngày01/02/2008.

Từ ngày 01/02/2008, Ngân hàng Nhà nước đồng loạt tăng lãi suất cơ bản, lãisuất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu. 

 Ngày 30/01/2008, Ngân hàng Nhà nước thông báo điều chỉnh các lãi suất nóitrên, sau hai năm duy trì (từ tháng 12/2005). Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn từ6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/nămtăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm.

Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc tăng các mức lãi suất là nhằm

tiến tới thiết lập mối quan hệ hợp lý giữa các mức lãi suất điều hành của cơ quannày với lãi suất thị trường, nâng cao hiệu quả điều tiết tiền tệ của công cụ lãi suất,

 phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về điều hành chính sách tiền tệ trong năm2008.

Hiện Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định lãi suất là một trong nhữngcông cụ điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, NHTW công bố và điều chỉnh mộtcách linh hoạt lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để điều tiết tiền tệ, kiểmsoát tổng phương tiện thanh toán phù hợp với mục tiêu lạm phát và tăng trưởngkinh tế hằng năm.

  Tuy nhiên, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thịtrường liên ngân hàng, chưa phù hợp với yêu cầu điều tiết và kiểm soát tiền tệ một cách chặt chẽ.

Page 9: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 9/21

Từ 19/5/2008, lãi suất cấp vốn là 13,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu là11,0%/năm

Đây là nội dung chính trong Quyết định số 1099/QĐ-NHNN được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu chính thức công bố tại cuộc họp

 báo sáng ngày 17/05/2008. Để đảm bảo sự đồng bộ trong điều hành cơ chế lãi suấtnhằm mục đích điều tiết tiền tệ một cách có hiệu quả, Thống đốc NHNN đã banhành các Quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiếtkhấu có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2008. Theo đó, lãi suất cấp vốn là13,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 11,0%/năm. Cơ chế này tạo hành lang giữa lãisuất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu (chênh lệch 2%).

Từ 11/06/2008: Lãi suất tái cấp vốn tăng thêm 2% lên 15%/năm; Lãi suấttái chiết khấu từ 11% lên 13%/năm

 Ngày 10/6/2008, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số1317/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam và Quyết định số1316/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu được áp dụng từngày 11/6/2008.

Theo các quyết định này, từ ngày 11/06, lãi suất tái cấp vốn điều chỉnh tăngthêm 2% lên 15%/năm; Lãi suất tái chiết khấu từ 11% lên 13%/năm.

 Như vậy, sau gần 1 tháng thực hiện cơ chế điều hành lãi suất mới, đây là lần đầutiên Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh các mức lãi suất bằng đồngViệt Nam. Việc điều chỉnh các mức lãi suất bằng đồng Việt Nam lần này nhằmtiếp tục thực thi chính sách tiền tệ “thắt chặt” nhằm kiềm chế lạm phát, ổn địnhkinh tế vĩ mô và được căn cứ vào mặt bằng lãi suất thị trường tăng so với tháng5/2008, dự báo xu hướng biến động của lạm phát, cung cầu vốn thị trường, tỷgiá…

Từ ngày 21/10/2008 điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu:

Bước sang tháng 7, tình hình kinh tế thế giới diễn ra theo chiều hướng bất ổn rõnét: Từ khủng hoảng thị trường nhà đất của Mỹ chuyển sang khủng hoảng tài chínhmang tính toàn cầu, suy thoái kinh tế đã xảy ra ở hầu hết nền kinh tế chủ chốt, như

Page 10: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 10/21

 Nhật, Mỹ, Anh và nhiều nước thuộc khu vực Euro Zone...; giá dầu và giá lươngthực giảm mạnh kéo theo giá các mặt hàng tiêu dùng khác giảm theo...

Kinh tế thế giới đang từ xu hướng suy thoái kinh tế gắn lạm phát sang suy thoáikinh tế gắn với giảm phát đang là nỗi lo của các quốc gia hiện nay, trong đó cónhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đang chất thêm gánh nặng cho DNtrong nước, nhu cầu được tiếp cận vốn vay ngân hàng với lãi suất thấp đang trở nêncấp bách hơn bao giờ hết, trong khi các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tăng cungứng tiền còn khá nhiều dư địa. Trong tình hình kinh tế thế giới như vậy, mặc dùnhững tháng cuối năm 2008 mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là thị trường tài chính Việt Nam còn nhỏ,song để ngăn chặn ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và giảm áp lực lạm

 phát vẫn diễn ra ở Việt Nam đến tận tháng 9, NHNN đã phải tiếp tục áp dụng mộtsố biện pháp hỗ trợ thị trường. Để kích thích kinh tế chống lại nguy cơ giảm phát,

 bắt đầu từ tháng 10, các loại lãi suất chỉ đạo đã liên tục được hạ xuống theo một lộtrình thích hợp. Lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng được hạ tươngứng, biên độ dao động tỷ giá được nâng từ từ +/-2% lên +/- 3%... Hành động nàynhằm tạo sự hợp lý giữa các công cụ CSTT, giảm một phần chi phí hoạt động chocác NHTM, để các NHTM có điều kiện hạ lãi suất cho vay hỗ trợ cho các doanhnghiệp duy trì và mở rộng sản xuất, khuyến khích xuất khẩu trong điều kiện kinh tếthế giới suy thoái.

Thủ tướng Chính phủ cho phép Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày21/10/2008, thực hiện điều chỉnh giảm 1%/năm đối với các loại lãi suất: cơ bản, táicấp vốn và chiết khấu; thực hiện áp dụng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằngđồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng là 10%/năm.

Thực hiên ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng trong ngày 20/10/2010, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2318/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suấttái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng vàcho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối vớicác ngân hàng. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15%/năm xuống 14%/năm; lãisuất tái chiết khấu giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm. Quyết định này có hiệu lực

từ ngày 21/10/2010.Từ ngày 21/11/2008 lãi suất tái cấp vốn giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm;

lãi suất tái chiết khấu giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về tiếp tục kiềm chế lạm phát, chủ động ngănngừa ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và nguy cơ suy thoái

Page 11: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 11/21

kinh tế thế giới, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởnghợp lý, bền vững và điều hành lãi suất thị trường theo xu hướng giảm, trên cơ sở các điều kiện, dự báo kinh tế vĩ mô, tiền tệ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam banhành các văn bản về điều chỉnh giảm lãi suất, cụ thể như sau:  Thống đốc Ngânhàng Nhà nước cũng ký quyết định số 2810/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 về lãisuất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toánđiện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của

 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng. Lãi suất tái cấp vốn giảm từ13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 11%/năm xuống10%/năm;

Tư ngày 22/12/2008 lãi suất tái cấp vốn giảm từ 11%/năm xuống9,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 9,0%/năm xuống 7,5%/năm:

Chiều 19/12/2008, Thống đốc có Quyết định số 3159/QĐ-NHNN điều chỉnh lãisuất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu. Theo quyết định trên, lãi suất tái cấp vốngiảm từ 11%/năm xuống 9,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 9,0%/nămxuống 7,5%/năm. Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc thực hiện các giải

 pháp điều hành chính sách lãi suất nói trên là nhằm tạo điều kiện cho các doanhnghiệp, hộ sản xuất tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; các tổ chức tín dụng mở rộngtín dụng đối với sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệpnhỏ và vừa, các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bấtđộng sản khả thi, có hiệu và có khả năng trả nợ đúng hạn. Đây cũng là những điềuchỉnh triển khai theo chỉ đạo từ Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ vềnhững giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởngkinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng có xu hướnggiảm thấp.

Page 12: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 12/21

2.2 . Năm 2009

So với năm 2008, chính sách tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng thươngmại trong năm 2009 đã có sự ổn định tương đối. Nhưng có những vấn đề nội tạivẫn chưa thể giải quyết, vẫn còn nhiều biến động. Xét về tần suất điều chỉnh đó,năm 2009 chính sách tiền tệ có sự ổn định hơn.Cụ thể, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiếtkhấu có 3 lần, 2 lần giảm trong tháng 1 và 4, 1 lần tăng đầu tháng 12.

Từ 01/02/2009, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 9,5%/năm xuống 8%/năm; lãisuất tái chiết khấu giảm từ 7,5%/năm xuống 6%/năm

  Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định số 173/QĐ-NHNN ra ngày23/01/2009 , bắt đầu có hiệu lực từ 01/02/2009 giảm lãi suất tái cấp vốn từ9,5%/năm xuống 8%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 7,5%/năm xuống6%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và chovay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với các ngânhàng giảm từ 9,5%/năm xuống 8%/năm.

Mục đích của việc điều chỉnh giảm lãi suất lần này là nhằm ngăn chặn suy giảmkinh tế, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động, trong điềukiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thếgiới.

Từ 10/04/2009, giảm thêm 1% lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu

Page 13: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 13/21

 Ngày 10/4/2009, Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất tái cấp vốn từ8%/năm xuống 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 6%/năm xuống 5%/năm.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 837/QĐ- NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêmtrong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trongthanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng.

Quyết định này thay thế cho Quyết định số 173/QĐ-NHNN ngày 23/01/2009của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, từ ngày 10/04, các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Namđược áp dụng: lãi suất tái cấp vốn là 7,0 %/năm. Lãi suất tái chiết khấu là 5,0%/năm.

Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bùđắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối vớicác ngân hàng cũng được giảm thêm 1% còn 7,0 %/năm.

Mục đích Việc giảm lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là tạo điều kiệncho các NH vay vốn từ NH Nhà nước rẻ hơn, hỗ trợ khả năng giảm thêm lãi suấtcho vay cho doanh nghiệp.

Từ 01/10/2009, tiếp tục giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu

 Ngân hàng Nhà nước cũng giữ nguyên các loại lãi suất như lãi suất tái cấp vốncủa NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 7,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu của

 NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 5,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trongthanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bùtrừ của NHNN Việt Nam đối với các Ngân hàng là 7,0%/năm.

Từ 01/12/2009, tăng thêm 1% lãi sất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn

Từ đầu tháng 12/2009, trước những biến chuyển mới của thị trường trong nước

và thế giới, NHNN đã chủ động và linh hoạt điều chỉnh, lãi suất tái cấp vốn đối vớicác tổ chức tín dụng tăng từ 7% lên mức 8%/năm và lãi suất tái chiết khấu của

 NHNH đối với tổ chức tín dụng tăng từ 5%/năm lên mức 6%/năm.

Tính đến thời điểm cuối năm 2009, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanhtoán của cả nước giảm liên tục: Từ mức 23,7% năm 2001, năm 2005 là 19,01%,

Page 14: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 14/21

năm 2006 là 17,21%, năm 2007 là 16,36%, năm 2008 là 14,6% và năm 2009 vẫnduy trì được xu hướng tích cực này.

2.3Năm 2010

 Năm 2010 là một năm đầy thử thách đối với hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam, ngành ngân hàng vừa phải lo giúp các doanh nghiệp khổi phục sản xuất,nhưng cũng phải đảm bảo để lạm phát không xảy ra.

Trong các thời điểm khác nhau, ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng linh hoạtđiều chỉnh giảm và tăng các mức lãi suất chủ đạo, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất táichiết khấu, tạo điều kiện cho các TCTD giảm và tăng lãi suất huy động, cho vay

 phù hợp mục tiêu điều tiết lượng vốn huy động và cho vay tín dụng theo hướng nớilỏng một cách thận trọng.

Bên cạnh kết quả đạt được năm 2009, việc nới lỏng chính sách tiền tệ khiến chotổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng đang ở mức cao, ảnh hưởng khôngthuận lợi đối với việc kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất thị trường trong năm2009 và đã kéo dài sang năm 2010. Mặt khác, tốc độ tăng của nguồn vốn huy độngtừ các TCTD thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đã gây khó khăn cho cácTCTD trong việc cân đối vốn.

 Năm 2010 để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra, NHNN đã tập trung hoàn thiện thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trọngtâm là hoàn thiện 2 dự thảo Luật NHNN (sửa đổi) và Luật Các TCTD (sửa đổi) đểtrình Quốc hội Khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 7. Cùng với việc thực hiện cóhiệu quả các chính sách HTLS của Chính phủ, ngân hàng còn điều hành CSTT mộtcách thận trọng, linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, đáp ứng mục tiêu tăngtrưởng, kiềm chế lạm phát do Quốc hội đề ra.

Với định hướng điều hành lãi suất và tỉ giá ở mức hợp lý, phù hợp với các cân đốikinh tế vĩ mô, đảm bảo ổn định hoạt động và an toàn hệ thống, NHNN cũng sẽ ápdụng biện pháp điều hành cung ứng tiền chặt chẽ và thận trọng. Theo đó, các mứclãi suất cơ bản, tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu được điều chỉnh linh hoạt để kiểmsoát mặt bằng lãi suất thị trường ở mức hợp lý và thực dương, tạo điều kiện choviệc huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng. Tỉgiá liên ngân hàng cũng được điều chỉnh phù hợp với tín hiệu thị trường theohướng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu và hỗ trợ tăng trưởng bền vững.

Page 15: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 15/21

So với năm 2008 và 2009, năm 2010 là năm mà lãi suất tái chiết khấu và tái cấ pvốn là ổn định nhất. Lãi suất ít có sự thay đổi, giữ nguyên lãi suất tái chiết khấu là6%/ năm và lãi suất tái cấp vốn là 8%/năm trong suất 10 tháng đầu năm. Tuy nhiêntrước tình hình lạm phát có xu hướng gia tăng trong những tháng cuối năm ngày05/11/2010 NHNN ra quyết định 2620/QĐNHNN quy định lãi suất tái cấp vốntăng 1% lên 9%/năm, và lãi suất tái chiết khấu lên 7%.

3.4. Đầu năm 2011 đến nay:

 Ngày 17.2, NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 11%/năm, giữ nguyên lãi suất tái chiết khấu ở mức 7%/năm. Tuy nhiên, sau quyết định này, có ý kiến chorằng việc giữ lãi suất tái chiết khấu ở mức thấp vẫn tạo kẽ hở cho các ngân hàng cótrái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN mang cầm cố ở NHNN để vay với lãi suấtthấp.

 Ngày 8/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số379/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay quađêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trongthanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng tăng lên 12%. Như vậy, tạiquyết định này, các mức lãi suất chủ chốt như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vayqua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trongthanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng được NHNN điều chỉnh tăngthêm 1% so với quy định cũ. Còn lãi suất tái chiết khấu tăng mạnh 5%/năm, từmức 7%/năm lên 12%/năm.

 Nhìn lại thời gian cuối 2010 và đầu năm 2011, lãi suất tái chiết khấu tại NHNNchỉ 7%/năm trong khi lãi suất trái phiếu chính phủ là hơn 11%/năm. Sự nghịch lýnày đã làm tê liệt chính sách tiền tệ của NHNN trong nỗ lực bơm tiền để giảm lãisuất hay cung vốn cho nền kinh tế. Các NHTM lớn sẵn vốn lớn trong tay, chỉ đơngiản đầu tư vào trái phiếu chính phủ (lãi suât được hưởng là 11%) sau đó chiếtkhấu tại NHNN lãi suất thấp (lãi suất phải trả là 7%) sau đó lại đầu tư vào trái

 phiếu chính phủ ăn lãi suất cao hơn... Cứ như thế các NHTM không cần cho vaynền kinh tế mà chỉ quay vòng như vậy để kiếm lời.

Việc điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tái chiết khấu cùng lãi suất tái cấp vốn và lãisuất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng cho thấy nhà điềuhành thị trường tiền tệ đang đẩy mạnh thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ đểkiềm chế lạm phát. Việc tăng lãi suất tái chiết khấu từ 7% lên 12% đã hạn chế cơ chế “nguồn vốn giá rẻ”, một lợi thế riêng của các ngân hàng lớn có nguồn trái

 phiếu chính phủ, khi các ngân hàng này có thể mang trái phiếu đi cầm cố với mức

Page 16: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 16/21

lãi suất chiết khấu thấp. Một nguồn tiền lớn được dùng để mua trái phiếu chỉnh phủthay vì tăng nguồn tín dụng cho doanh nghiệp. Các ngân hàng nhỏ không có hoặcnắm giữ với số lượng ít trái phiếu muốn cải thiện tình hình thanh khoản phải thuhút tiền gửi từ dân cư bằng cách tăng lãi suất tiết kiệm, vì thế lãi suất cho vay cũngđược đẩy cao. Vì thế cung tiền tăng mà doanh nghiệp không tiếp cận được với vốncủa ngân hàng.

Khi lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu tăng, cơ hội tìm kiếm khách hàng đểhuy động vốn và cho vay được chia đều cho các Ngân hàng lớn và nhỏ, cơ hội tiếpcận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp sẽ được mở rộng hơn, tạo điều kiện tănghiệu quả đầu tư toàn xã hội do vậy lãi suất và lạm phát có cơ hội giảm trong tươnglai gần. Việc tăng lãi suất có thể không tích cực trong ngắn hạn, lượng tiền trongnền kinh tế theo cách hiểu chung sẽ bị hạn chế. Nhưng về trung và dài hạn, đây làquyết định mang tính tích cực.

3. Đánh giá và kiến nghị:

3.1 . Đánh giá:

 Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, công cụ về tái cấp vốn thểhiện thông qua việc điểu chỉnh linh hoạt các loại lãi suất chỉ đạo… thực sự đã chonhững hiệu quả nhất định trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng TrungƯơng qua đó góp phần vào mục tiêu chung của Chính phủ trong từng thời kỳ.

Cụ thể, trong những tháng đầu năm 2008, trước bối cảnh kinh tế thế giới suygiảm và kinh tế trong nước diễn biến phức tạp, Chính phủ đã xác định nhiệm vụtrọng tâm trọng giai đoạn này là “kiềm chế lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu”. trên cơ sở đó, NHTW đã thực hiện chức năng củamình trên thị trường tiền tệ, đó là tăng hợp lý các mức lãi suất cơ bản, lãi suất táicấp vốn, lãi suất tái chiết kháu tạo hành lang lãi suất phù hơp với định hướng kiểmsoát tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dung, đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi

tiền. Trong khoảng từ đầu năm 2008 đến giữa tháng 6/2008, NHTW đã lien tụctăng lãi suất Tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu ( 3 lần: từ 6,5%/năm – 15%/nămđối với LSTCV và từ 4,5%/năm – 13% năm đối với LSTCK).

Page 17: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 17/21

Tuy nhiên, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường liên ngân hàng, chưa phù hợp với yêu cầu điều tiết và kiểm soát tiền tệ một cáchchặt chẽ.

Bước sang tháng 7/2008, kinh tế thế giới đang từ xu hướng suy thoái kinh tếgắn lạm phát sang suy thoái kinh tế gắn với giảm phát. Tình hình kinh tế trongnước cũng không nằm ngoài xu thế đó, trước tình hình như vậy, NHNN đã áp dụngmột số biện pháp hỗ trợ thị trường, nhằm kích thích kinh tế chống lại nguy cơ giảm

 phát thong qua động thái: bắt đầu từ tháng 10, các loại lãi suất chỉ đạo đã liên tụcđược hạ xuống theo 1 lộ trình thích hợp. Hành động này nhằm tạo sự hợp lý giữacác công cụ CSTT, giảm một phần chi phí hoạt động cho các NHTM, để các

 NHTM có điều kiện hạ lãi suất cho vay hỗ trợ cho các doanh nghiệp duy trì và mở 

rộng sản xuất, khuyến khích xuất khẩu trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái. năm 2009 chính sách tiền tệ có sự ổn định hơn.Cụ thể, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiếtkhấu có 3 lần , 2 lần giảm trong tháng 1 và 4, 1 lần tăng đầu tháng 12.

Năm 2009 chính sách tiền tệ có sự ổn định hơn.

Cụ thể, ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiếtkhấu có 3 lần , 2 lần giảm trong tháng 1 và 4, 1 lần tăng đầu tháng 12.đích của việc điều chỉnh giảm lãi suất trong giai đoạn này là nhằm ngăn chặn suygiảm kinh tế, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động,trong điều kiện nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinhtế thế giới. Tính đến thời điểm cuối năm 2009, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phươngtiện thanh toán của cả nước giảm liên tục: Từ mức 23,7% năm 2001, năm 2005 là19,01%, năm 2006 là 17,21%, năm 2007 là 16,36%, năm 2008 là 14,6% và năm2009 vẫn duy trì được xu hướng tích cực này.

Năm 2010 là năm mà lãi suất tái chiết khấu và tái cấ p vốn là ổn định nhất so với2 năm 2008 và 2009. Lãi suất ít có sự thay đổi, giữ nguyên lãi suất tái chiết khấu là

6%/ năm và lãi suất tái cấp vốn là 8%/năm trong suất 10 tháng đầu năm. Tuy nhiêntrước tình hình lạm phát có xu hướng gia tăng trong những tháng cuối năm ngày05/11/2010 NHNN ra quyết định 2620/QĐNHNN quy định lãi suất tái cấp vốntăng 1% lên 9%/năm, và lãi suất tái chiết khấu lên 7%.

Với định hướng điều hành lãi suất và tỉ giá ở mức hợp lý, phù hợp với các cânđối kinh tế vĩ mô, đảm bảo ổn định hoạt động và an toàn hệ thống, NHNN cũng sẽ

Page 18: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 18/21

áp dụng biện pháp điều hành cung ứng tiền chặt chẽ và thận trọng. Theo đó, cácmức lãi suất cơ bản, tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu được điều chỉnh linh hoạt đểkiểm soát mặt bằng lãi suất thị trường ở mức hợp lý và thực dương, tạo điều kiệncho việc huy động các nguồn vốn trong nền kinh tế, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng.

Từ đầu năm 2011, chỉ trong 1 thời gian ngắn, NHTƯ đã bất ngờ tăng mạnh cácloại lãi suất chỉ đạo. Động thái này của NHTW nằm ngoài dự đoán của nhiềuchuyên gia kinh tế và có những ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này, tuy nhiên,có thể nhận thấy, trong ngắn hạn nó sẽ tác động xấu tới Doanh nghiệp và các ngânhàng, nhưng kỳ vọng trong dài hạn đây là “liều thuốc đắng” đem lại tác động tíchcực cho nền kinh tế.

a. Ưu điểm:

- Thứ nhất, công cụ tái cấp vốn mà nòng cốt là việc xây dựng và điều hànhkhung lãi suất thời gian qua đã dần hình thành khung lãi suất định hướng lãi suấtthị trường theo hướng lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần thành lãi suất trần,lãi suất chiết khấu điều chỉnh thành lãi suất sàn. Cặp lãi suất tái cấp vốn được giữkhá ổn định và được điều chỉnh tương ứng với sự biến động của lãi suất thị trườngtrong từng thời kỳ.

- Thứ hai, hoạt động tái cấp vốn của NHNN đã đóng góp không nhỏ trongviệc đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại, góp

 phần ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trong những năm vừa

qua. Thông thường, vào các thời điểm cuối năm và gần Tết Nguyên đán thườngxảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn vốn thanh toán của các ngân hàng thương mại donhu cầu rút tiền của khách hàng, có những ngày lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Đặc

 biệt, sự thiếu hụt này thường mang tính hệ thống, do vậy, bất cứ một khâu nào gặpách tắc sẽ kéo theo hàng loạt các sự cố tiếp theo. Do vậy, hoạt động tái cấp vốn của

 NHNN đã góp phần hỗ trợ các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán, quađó, duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ. Đồng thời, hoạt động tái cấp vốn còncó vai trò trong việc hỗ trợ vốn ngắn hạn, các nhu cầu bất thường xảy ra nhằm hỗtrợ các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán. Trường hợp ngân hàng thươngmại cổ phần (NHTMCP) Á Châu vào tháng 10/2003 và NHTMCP nông thôn Ninh

Bình (nay là NHTMCP Dầu khí toàn cầu) là ví dụ điển hình. Trước những tin đồnthất thiệt, khách hàng của ngân hàng đã ồ ạt đến rút tiền trước hạn, bất ngờ trước

 phản ứng mang tính dây chuyền của khách hàng, ngân hàng rơi vào tình trạng bịđộng trong cân đối nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng. Tuynhiên, với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN đã kịp thời hỗ trợ khảnăng thanh toán cho 2 ngân hàng dưới hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cốgiấy tờ có giá.

Page 19: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 19/21

- Thứ ba, so với trước đây, thời gian xử lý đề nghị xin vay cầm cố đã được rútngắn chỉ còn 2 ngày (trước đây thường 3 đến 4 ngày).

- Thứ tư, chủng loại giấy tờ có giá chấp thuận sử dụng trong quan hệ vay vốnvới NHNN ngày càng được mở rộng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các

ngân hàng thương mại trong quan hệ vay vốn với NHNN.

b. Hạn chế:

- Thứ nhất, Công cụ tái cấp vốn không hoàn toàn là công cụ chủ động của NHTW vì yếu tố chủ động vay và không vay nằm ở NHTM tức là NHTW phải chờ  NHTM đang cần vốn đưa thương phiếu, kỳ phiếu đến để xin tái cấp vốn. NHTWcó quyền cho vay và để khuyến khích vay họ hạ lãi suất tái cấp vốn xuống. Nhưng

 NHTM lại có quyền quyết định vay hoặc không vay và nếu NHTM không vay thìmục đích điều tiết của công cụ tái cấp vốn không thực hiện được.

Khi NHTW ấn định mức lãi suất chiết khấu tại một mức đặc biệt nào đấy, sẽ xảy ranhững biến động lớn trong khoảng cách giữa lãi suất thị trường với lãi suất chiếtkhấu vì lãi suất cho vay thay đổi. Những biến động đó đẫn đến những thay đổingoài ý định trong khối lượng cho vay chiết khấu và do đó trong cung ứng tiền têcông cụ tái cấp vốn có thể làm cho việc kiểm soát cung ứng tiền tệ vất vả hơn.- Thứ hai, lãi suất tái cấp vốn chưa thực sự phản ánh đúng cung – cầu vốntrên thị trường tiền tệ do lãi suất tái cấp vốn được quy định một cách cứng nhắc vàtách xa với lãi suất thị trường, những thay đổi lãi suất tái cấp vốn chỉ nhằm làmcho nó phù hợp với lãi suất thị trường chứ không có tác động điều tiết. Nguyên

nhân là do sự yếu kém của công tác dự báo biến động thị trường và cung – cầu tíndụng của NHTƯ. Mặc dù NHNN đã có những thành công bước đầu trong việcthiết kế kiểm soát lãi suất thị trường theo mô hình khung lãi suất với lãi suất sàn làlãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là lãi suất trần nhưng NHNN còn chưachủ động trong điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường tiền tệ, do vậy, khung lãi suấtchưa thực hiện được vai trò hướng dẫn sự biến động lãi suất thị trường.

- Thứ ba, hoạt động tái cấp vốn mới chỉ dừng lại ở mục đích bổ sung nguồnvốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng, các chức năngnhằm điều chỉnh các điều kiện tiền tệ theo mục tiêu chính sách tiền tệ, điều chỉnh

quá trình phát triển kinh tế về quy mô và cơ cấu đầu tư dựa trên sự cấp vốn theothời gian, theo lĩnh vực ngành kinh tế, theo từng vùng lãnh thổ thực tế chưa được phát huy.

- Thứ tư, quy trình thủ tục tái cấp vốn chưa đồng bộ và còn những hạn chếnhất định khiến cho nghiệp vụ tái cấp vốn chưa phát huy được hiệu quả:

Page 20: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 20/21

+ Việc phân bổ hạn mức chiết khấu trong hình thức chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN với các ngân hàng mới chỉ dựa trên các yếu tố như tổng dư nợ bằng đồngViệt Nam, tổng tài sản Có và vốn tự có của ngân hàng mà chưa tính tới khối lượnggiấy tờ có giá mà các ngân hàng nắm giữ.

+ Đối với đề nghị vay vốn của các ngân hàng có trụ sở chính tại Hà Nội thì thờigian thực hiện từ khi nhận đủ hồ sơ đến khi vay vốn thường không quá 2 ngày làmviệc, nhưng đối với các ngân hàng không có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời giannày thường bị kéo dài ra, có khi lên tới 5 ngày làm việc.

4.2. Kiến nghị một số  pháp để hoàn thiện chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng  Nhà nước Việt Nam:

-  Một là , điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn phù hợp với quan hệ cung cầu vốntrên thị trường tiền tệ: Trong những năm trước mắt, với điều kiện thị trường tiền tệở Việt Nam như hiện nay thì lãi suất tái cấp vốn được lựa chọn là lãi suất trần vàchiết khấu là lãi suất sàn trên thị trường. Cùng với khung lãi suất này, lãi suấtnghiệp vụ thị trường mở được NHNN sử dụng để định hướng lãi suất thị trường.

 NHNN sẽ quy định và công bố lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu theo mục tiêu chínhsách tiền tệ trong từng thời kỳ. Những điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suấtchiết khấu của NHNN cần phải linh hoạt hơn trên cơ sở bám sát diễn biến thịtrường.

Hoàn thiện công tác dự báo: trong đó xác định khả năng dư hay thiếu vốn khả dụngcủa tổ chức tín dụng. Công việc này đòi hỏi: nguồn số liệu chính xác và đầy đủ, sốliệu phải được thu thập hàng ngày; xây dựng mô hình dự báo; thiết lập đội ngũchuyên gia đảm nhiệm công tác thống kê, phân tích, xử lý mô hình, đồng thời hoànchỉnh được trang thiết bị vật chất để đáp ứng công tác này trong điều kiện nhữngnội dung này chưa được áp dụng một cách có hiệu quả tại Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam.

-  Hai là , mở rộng danh mục các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong cácgiao dịch tái cấp vốn. Có thể tiến tới chấp nhận trái phiếu công ty của một ngành,

lĩnh vực kinh tế mũi nhọn hoặc giấy tờ có giá do các tổ chức tín dụng phát hành cóchất lượng cao, do một tổ chức có uy tín xếp hạng, được chiết khấu trong hình thứcchiết khấu giấy tờ có giá của NHNN với các ngân hàng thương mại.

-  Ba là , hoàn thiện quy trình thủ tục tái cấp vốn:

+ Thống nhất đầu mối phê duyệt đề nghị NHNN tái cấp vốn đối với cácngân hàng tại NHNN về một Vụ chức năng vì hiện nay, Vụ Tín dụng đang xem

Page 21: Công Cụ TCV_Nhóm 1

8/6/2019 Công Cụ TCV_Nhóm 1

http://slidepdf.com/reader/full/cong-cu-tcvnhom-1 21/21

xét, phê duyệt đề nghị hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá,trái phiếu đặc biệt và phân bổ hạn mức chiết khấu và Sở Giao dịch NHNN là đơnvị xem xét đề nghị chiết khấu, tái chiết khấu của các ngân hàng. Việc xử lý các đềnghị chiết khấu nên tập trung về Vụ Tín dụng để đảm bảo tính thống nhất, tránh

 phân tán.

+ Khi điều kiện cơ sở hạ tầng cho phép, NHNN nên tính tới việc thực hiệntái cấp vốn qua mạng thông tin nhằm giảm bớt thời gian luân chuyển chứng từ xétduyệt.

- Bốn là, tăng cường áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro đối với giấy tờ cógiá sử dụng trong công cụ tái cấp vốn.

- Năm là, phát triển thị trường nội tệ liên ngân hàng (qui mô,chất lượng) để NHNN có cơ sở chính xác hơn trong việc định ra mức lãi suất cho vay tái chiết

khấu ,tạo ra tín hiệu tốt đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Danh sách nhóm

Nguyễn Thùy Ly (NT)

Trần Thị Thu Trang

Nguyễn Hoàng Linh

Hoàng Thanh Tùng

Nguyễn Ngọc Tiến

Nguyễn Văn Tiệp

Nguyễn Thị PhươngVũ Hồng Trang

Hoàng Văn Vũ

Đỗ Đức Thuận