Công cụ đánh giá

29
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Giáo Viên Hướng Dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA Sinh Viên Thực Hiện: NHÓM 5 1. Nguyễn Thành Được 41.01.103.014 2. Nguyễn Thị Hồng Nhung 41.01.103.050 3. Nguyễn Thị Kim Quyên 41.01.103.057 4. Trần Ngọc Thư 41.01.103.067 5. Huỳnh Thị Thanh Viên 41.01.103.093 Tháng 11 Năm 2017 Đồ án:

Transcript of Công cụ đánh giá

Page 1: Công cụ đánh giá

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Giáo Viên Hướng Dẫn: NGUYỄN THỊ NGỌC HOA

Sinh Viên Thực Hiện: NHÓM 5

1. Nguyễn Thành Được 41.01.103.014

2. Nguyễn Thị Hồng Nhung 41.01.103.050

3. Nguyễn Thị Kim Quyên 41.01.103.057

4. Trần Ngọc Thư 41.01.103.067

5. Huỳnh Thị Thanh Viên 41.01.103.093

Tháng 11 – Năm 2017

Đồ án:

Page 2: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

2

Mục Lục

I. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ ........................................................................... 3

1. Kiểm tra đánh giá là gì?....................................................................................................... 3

2. Mục đích .................................................................................................................................. 3

3. Ý nghĩa:.................................................................................................................................... 3

4. Vai trò: ..................................................................................................................................... 4

5. Khi tiến hành kiểm tra cần chú ý: ..................................................................................... 4

II. PHÂN LOẠI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. ................................................................................... 5

1. Kiểm tra thường xuyên. ....................................................................................................... 5

2. Kiểm tra định kỳ.................................................................................................................... 5

3. Kiểm tra tổng kết................................................................................................................... 6

III. CÁCH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ. ............................................................................. 6

1. Kiểm tra miệng: ..................................................................................................................... 7

2. Kiểm tra viết ........................................................................................................................... 8

3. Kiểm tra thực hành. ............................................................................................................ 18

IV. CÁC CÔNG CỤ, PHẦN MỀM HỖ TRỢ .......................................................................... 18

1. McMIX................................................................................................................................... 18

2. Articulate Quizmaker ......................................................................................................... 19

3. Socrative ................................................................................................................................ 21

4. GoFormative ......................................................................................................................... 21

5. Kahoot .................................................................................................................................... 23

V. KAHOOT LÀ GÌ?..................................................................................................................... 24

1. Kahoot là gì? ......................................................................................................................... 24

2. Ứng dụng Kahoot vào việc dạy học:................................................................................ 24

3. Ưu nhược điểm của Kahoot .............................................................................................. 25

4. Một số tình huống cụ thể để sử dụng kahoot. ............................................................... 26

5. Một số lưu ý khi tạo bài kiểm tra bằng kahoot............................................................. 27

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 28

Page 3: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

3

I. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

1. Kiểm tra đánh giá là gì?

Kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, soát xét lại công

việc thực tế để đánh giá và nhận xét

Đánh giá là việc đưa ra những kết luận nhận định, phán xét về trình độ học sinh.

Muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc đầu tiên là phải kiểm tra, soát xét

lại toàn bộ công việc học tập của học sinh, sau đó tiến hành đo lường để thu thập những

thông tin cần thiết, cuối cùng là đưa ra một quyết định.

=> Do vậy kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là hai khâu có quan hệ

mật thiết với nhau.

Kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá.

Đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra.

Hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất là kiểm tra - đánh giá.

2. Mục đích

Công khai hóa nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và tập

thể lớp.

Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của

mình, tự hoàn thiện hoạt động dạyvà nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

3. Ý nghĩa:

Đối với học sinh: Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp kịp thời

những thông tin "liên hệ ngược" giúp người học điều chỉnh hoạt động học.

Page 4: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

4

Chỉ cho học sinh thấy mình đã tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn

thiếu sót nào cần bổ khuyết.

Giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt động trí tuệ như ghi nhớ, tái

hiện, khái quát hóa

Giúp HS có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươn lên đạt

những kết quả cao hơn.

Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên những thông tin "liên hệ ngược ngoài"

giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy.

Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Cung cấp những thông tin về thực trạng dạy và

học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn được những lệch

lạc, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục.

4. Vai trò:

Kiểm tra đánh giá có vai trò rất to lớn đến việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Nếu kiểm tra đánh giá sai dẫn đến nhận định sai về chất lượng đào tạo gây tác hại to

lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành nhu

cầu bức thiết của ngành giáo dục và toàn xã hội ngày nay.

Kiểm tra đánh giá đúng thực tế, chính xác và khách quan sẽ giúp người học tự tin,

hăng say, nâng cao năng lực sáng tạo trong học tập.

5. Khi tiến hành kiểm tra cần chú ý:

Tránh có lời nói nặng nề, phạt học sinh.

Nên khuyến khích, động viên những tiến bộ của học sinh dù cho đó là những

tiến bộ nhỏ.

Page 5: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

5

Khi phát hiện được nguyên nhân những sai sót, lệch lạc nên có biện pháp giúp

đỡ kịp thời.

Không nên đánh giá năng lực học sinh qua một bài kiểm tra, phải kết hợp với

việc kiểm tra thường xuyên, phải theo dõi hàng ngày mới giúp cho người giáo viên đánh

giá đúng, chính xác thực chất trình độ của học sinh.

II. PHÂN LOẠI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.

Trong dạy học, người ta thường sử dụng các hình thức kiểm tra sau:

1. Kiểm tra thường xuyên.

Hình thức kiểm tra này còn được gọi là kiểm tra hàng ngày vì nó được diễn ra hàng

ngày. Kiểm tra thường xuyên được người giáo viên tiến hành thường xuyên.

Mục đích của kiểm tra thường xuyên.

Kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của thầy giáo và học sinh.

Thúc đẩy học sinh cố gắng tích cực làm việc một cách liên tục, có hệ thống.

Tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang những bước

mới.

Kiểm tra hàng ngày được tiến hành:

Quan sát hoạt động của lớp, của mỗi học sinh có tính hệ thống.

Qua quá trình học bài mới

Qua việc ôn tập, củng cố bài cũ

Qua việc vận dụng tri thức vào thực tiễn.

2. Kiểm tra định kỳ.

Page 6: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

6

Kiểm tra định kỳ thường được tiến hành khi:

Học xong một số chương

Học xong một phần chương trình

Học xong một học kỳ

Tác dụng của kiểm tra định kỳ

Giúp thầy trò nhìn nhận laị kết quả hoạt động sau một thời gian nhất định.

Đánh giá được việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh sau một thời

hạn nhất định.

Giúp cho học sinh củng cố, mở rộng tri thức đã học.

Tạo cơ sở để học sinh tiếp tục học sang những phần mới, chương mới.

3. Kiểm tra tổng kết.

Hình thức: kiểm tra tổng kết được thực hiện vào cuối giáo trình, cuối môn học,

cuối năm.

Kiểm tra tổng kết nhằm:

Đánh giá kết quả chung.

Củng cố, mở rộng toàn bộ tri thức đã học từ đầu năm, đầu môn học, đầu giáo

trình.

Tạo điều kiện để học sinh chuyển sang học môn học mới, năm học mới.

III. CÁCH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.

Có các cách thức kiểm tra sau:

Kiểm tra miệng.

Page 7: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

7

Kiểm tra viết.

Kiểm tra thực hành.

1. Kiểm tra miệng:

Phương pháp kiểm tra miệng được sử dụng:

Trước khi học bài mới

Trong quá trình học bài mới

Sau khi học xong bài mới

Thi cuối học kỳ

Thi cuối năm học

Phương pháp kiểm tra miệng có tác dụng:

Tạo cho người giáo viên thu được tín hiệu ngược nhanh chóng từ học sinh

có những trình độ khác nhau.

Thúc đẩy cho học sinh học tập thường xuyên, có hệ thống, liên tục.

Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ một cách nhanh,

gọn, chính xác, rõ ràng.

Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra miệng cũng có nhược điểm nếu giáo viên sử

dụng nó không khéo léo, như:

Một bộ phận học sinh thường thụ động trong khi kiểm tra.

Mất nhiều thời gian.

Các yêu cầu khi kiểm tra miệng:

Tạo điều kiện cho tất cả học sinh trả lời đầy đủ câu hỏi đề ra

Page 8: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

8

Giáo viên nghiên cứu kỹ những kiến thức cơ bản của bài, nắm chắc chương

trình, chuẩn bị kiến thức tối thiểu do quy định.

Dung lượng kiến thức trong mỗi câu hỏi vừa phải, sát trình độ học sinh, học

sinh có thể trả lời ngắn gọn trong vài phút.

Sau khi nêu câu hỏi cho cả lớp, cần có thời gian ngắn để học sinh chuẩn bị,

sau đó mới chỉ định học sinh trả lời câu hỏi.

Thái độ và cách ứng xử của giáo viên đối với học sinh có ảnh hưởng trong

kiểm tra.

Sự hiểu biết của giáo viên về tính cách của học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm là những

yếu tố giúp cho người thầy giáo thấy rõ thực chất trình độ kiến thức, kĩ năng của học

sinh được kiểm tra.

Cần kiên trì nghe học sinh trình bày.

Khi cần thiết, phải biết gợi ý, không làm cho các em sợ hãi lúng túng.

Yêu cầu học sinh trả lời sao cho cả lớp nghe được và yêu cầu cả lớp theo dõi

câu trả lời của bạn và bổ sung khi cần thiết.

Phải có nhận xét ưu khuyết điểm trong câu trả lời của học sinh về hình thức

trình bày, nội dung, tinh thần thái độ .

Phải công bố điểm công khai.

Phải ghi điểm vào sổ điểm của lớp và sổ điểm cá nhân của mình.

2. Kiểm tra viết

Kiểm tra viết được sử dụng:

Sau khi học xong một phần

Page 9: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

9

Sau khi học xong một chương, nhiều chương.

Sau khi học xong toàn giáo trình

Sau khi hết học kì hoặc năm học

Tác dụng của kiểm tra viết:

Cùng một lúc kiểm tra được tất cả lớp trong một thời gian nhất định.

Có thể kiểm tra từ một vấn đề nhỏ đến một vấn đề lớn có tính chất tổng hợp.

Giúp học sinh phát triển năng lực diễn đạt bằng ngôn ngữ viết

Khi tiến hành kiểm tra viết, cần chú ý một số điểm sau đây:

Ra đề bài phải rõ ràng, chính xác, hiểu thống nhất ở tất cả học sinh, sát trình

độ của các em, phù hợp thời gian làm bài, phát huy trí thông minh của các em.

Giáo dục cho các em tinh thần tự giác, nghiêm túc trong khi làm bài, tránh

tình trạng nhìn bài nhau, nhắc bạn, sử dụng tài liệu trong khi làm bài.

Tạo điều kiện cho học sinh làm bài cẩn thận, đầy đủ, không làm cho các em

mất tập trung tư tưởng, phân tán chú ý.

Thu bài đúng giờ

Chấm bài cẩn thận

Có nhận xét chính xác, cụ thể

Trả bài đúng hạn

Có nhận xét chung, nhận xét riêng về nội dung, hình thức trình bày, tinh thần

thái độ trong khi làm bài…

Khuyến khích học sinh tiến bộ, nhắc nhở học sinh sa sút

Câu hỏi trong bài kiểm tra viết thường có hai loại chính sau:

Page 10: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

10

Câu hỏi với mục đích đòi hỏi học sinh phải tái hiện các kiến thức sự kiện,

đòi hỏi phải ghi nhớ và trình bày một cách chính xác, hệ thống, chọn lọc .

Câu hỏi yêu cầu năng lực nhận thức đòi hỏi học sinh phải thông hiểu, phân

tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng tri thức vào tình huống cụ

thể,

Trong quá trình kiểm tra, cần sử dụng phối hợp cả hai loại câu hỏi trên.

Các bước biên soạn đề kiểm tra: để biên soạn một đề kiểm tra, người ra đề cần

thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra.

Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra: đề kiểm tra có các hình thức sau:

Đề kiểm tra tự luận.

Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên.

Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra.

Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận.

Bước 5: Xây dựng đáp án và thang điểm: cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Nội dung: khoa học và chính xác,

Cách trình bày cụ thể, chi tiết ngắn gọn, dễ hiểu.

Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra

Phát hiện những sai sót trong từng câu hỏi, đáp án và thang điểm về nội dung

cũng như cách trình bày.

Page 11: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

11

Đối chiếu câu hỏi với ma trận để kiểm tra về sự phù hợp giữa chúng.

Đối chiếu nội dung câu hỏi với chuẩn kiến thức kĩ năng, với nội dung chương

trình và trình độ của học sinh.

Một số vấn đề khi biên soạn đề kiểm tra

Đối với đề kiểm tra tự luận

Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận

1) Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình

bày và số điểm tương ứng;

3) Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình

huống mới;

4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;

5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về

cách thực hiện yêu cầu đó;

6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học

sinh;

7) Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái

niệm, thông tin;

8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những

yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;

9) Khi viết câu hỏi nên chú ý các vấn đề: Độ dài của bài làm (câu trả

lời); Mục đích bài kiểm tra; Thời gian để viết bài kiểm tra; Các tiêu chí cần đạt.

Page 12: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

12

10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan

điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa

trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan

điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.

Phân loại câu hỏi tự luận

- Tự luận ngắn hay viết trả lời có giới hạn- Câu hỏi đóng (cần phân biệt với các câu

hỏi trả lời ngắn của trắc nghiệm khách quan) thường dùng để đánh giá mức nhận thức

thấp (kiến thức và hiểu đơn giản).

Ví dụ: Câu hỏi tự luận trả lời có giới hạn

+ Tại sao các cơn lốc hay xảy ra vào mùa hè hơn mùa đông?

+ Tại sao cà chua có lợi cho sức khỏe hơn là khoai tây rán?

+ Việc nâng lãi suất cơ bản lên sẽ tác động đến lạm phát như thế nào?

-Tự luận trả lời dài hay viết trả lời mở rộng- câu hỏi mở thường dùng để đánh giá

mức nhận thức cao (hiểu sâu và lập luận)

Ví dụ: Câu hỏi tự luận trả lời mở rộng

+ Giải thích việc nông dân sử dụng phân bón trong trồng trọt có thể làm ô nhiễm hồ

và suối.

+ Nêu các sự kiện chính dẫn đến trận quyết chiến Điện Biên Phủ.

+ Nêu rõ vai trò tích cực và tiêu cực của kinh tế thị trường đến đời sống xã hội.

Một số nguyên tắc viết câu hỏi tự luận

- Câu hỏi phải ngắn gọn, vừa đủ để vấn đề được nêu rõ ràng

+ Nêu chủ đề nhằm mục đích kiểm tra năng lực trả lời chứ không phải là khả năng

Page 13: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

13

đoán được những gì mà người ra đề dự định hỏi gì.

+ Từ vựng được sử dụng và những khái niệm được thể hiện trong chủ đề không được

quá khó đối với người sinh viên bình thường để có thể hiểu được nhanh chóng mà làm

bài.

+ Một chủ đề khó chỉ phân biệt được giữa những sinh viên rất giỏi với số còn lại.

Bên cạnh đó việc đọc hiểu khó khăn sẽ biến bài thi thành thi khả năng đọc.

-Bản thân câu hỏi cần phải cung cấp một nguyên lí tổ chức để viết tự luận:

Ví dụ:

- Hãy so sánh và đối chiếu...

- Hãy mô tả ngắn gọn và sau đó phân tích...

- Hãy thảo luận qua câu trả lời của anh (chị) cho câu hỏi này, trình bày nguyên

nhân đưa ra câu trả lời của anh (chị) và đưa ra các ví dụ cụ thể để minh họa cho những

nguyên nhân này..

- Nên nhắm đến việc kiểm tra, đánh giá các mục tiêu quan trọng ở mức trí lực cao

(nhận thức và tư duy bậc cao).

+ Nên dùng các từ “so sánh…”, “cho biết lý do…”, “trình bày các lý lẽ để ủng hộ

hay phản đối…”, “cho một ví dụ mới về...”, “giải thích tại sao…”, “làm thế nào…”,

"đối chiếu…", "xác định những nguyên nhân cho…", "trình bày những ví dụ độc đáo

của…", "hãy giải thích bằng cách nào mà…", "hãy dự đoán điều sẽ xảy ra nếu…", "hãy

phê phán…", "hãy phân biệt…", "hãy minh hoạ…“ v.v… để luyện tập sinh viêntư duy

và áp dụng sáng tạo những điều đã học, hơn là hỏi những điều vụn vặt chỉ cần trí nhớ.

+ Không nên dùng các từ như “người nào…”, “cái gì…”, “kể…”, “kể lại…”, "Ai…",

Page 14: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

14

"Khi nào…" và "Liệt kê…", bởi vì các từ này dẫn đến các đòi hỏi chỉ việc sao chép lại

thông tin.

Cách tính điểm

Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B5 phần Thiết lập ma

trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính

điểm và chấm bài tự luận.

Đối với đề kiểm tra trắc nghiệm

Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm.

1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;

2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số

điểm tương ứng;

3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;

4) Không trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;

5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;

6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững

kiến thức;

7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch

của học sinh;

8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi

khác trong bài kiểm tra;

9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;

10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;

Page 15: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

15

11) Không đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không

có phương án nào đúng”.

Nguyên tắc viết câu dẫn

- Đưa “ý chính” của câu hỏi vào câu dẫn, không nên đưa vào các phương án lựa

chọn.

- Sắp xếp câu dẫn hợp lý để tránh các ngôn ngữ/cách diễn đạt mới lạ, không hợp lý

nhưng cũng cố gắng để đưa được nhiều hơn ý của chủ đề vào câu dẫn và đưa ra những

phương án lựa chọn ngắn gọn hơn.

- Tránh các từ ngữ mang tính chất phủ định như “ngoại trừ”, “không”. Nếu sử dụng

những từ ngữ này, bạn phải làm nổi bật chúng bằng cách in nghiêng, in đậm hoặc gạch

chân. Đánh dấu các từ ngữ quan trọng như “không”, “chỉ có”, “ngoại trừ” nếu sử dụng

chúng trong câu hỏi.

Nguyên tắc viết phương án lựa chọn

- Câu hỏi khách quan đa lựa chọn có từ 3-5 phương án, thông thường nên có bốn

phương án lựa chọn trong đó có một phương án đúng nhất. Các phương án sai/ nhiễu là

một phương án gần đúng và những lỗi thường gặp ở học sinh. Tuy nhiên ba phương án

lựa chọn có chất lượng cho một câu hỏi có thể tốt hơn bốn phương án nếu trong đó có

một phương án nhiễu kém chất lượng (học sinh dễ nhận ra).

- Các phương án lựa chọn nên có độ dài tương xứng. Một phương án dài hơn hoặc

ngắn hơn một cách thái quá có thể thu hút sự chú ý của học sinh vì chúng nổi bật và có

thể dễ dàng nhận thấy.

- Các phương án lựa chọn phải phù hợp với câu dẫn về mặt ngữ pháp.

Page 16: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

16

- Tránh đưa ra các phương án lựa chọn chồng chéo, có sự trùng lặp, nối tiếp với nhau.

- Đảm bảo rằng các đáp án đúng được viết dựa vào chủ đề/đoạn văn và /hoặc sự phù

hợp/nhất trí về nội dung kiểm tra (những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cốt lõi được giảng

dạy trên lớp học... cần đánh giá).

- Tránh các câu hỏi “gợi ý” hoặc “kết nối”, đáp án của câu này được tìm thấy hoặc

phụ thuộc vào câu khác. Vấn đề này thường gặp khi tập hợp các câu hỏi để tạo thành

một bài test hoàn chỉnh hoặc khi bạn viết câu hỏi cho một vài lớp học.

Ví dụ:

Câu hỏi có chất lượng kém:

1. Ở khoảng nhiệt độ nào, nước sẽ là chất lỏng?

a) giữa 0 và 50

b) giữa 50 và 100

c) giữa -50 và 0

d) giữa 100 và 150

(Lưu ý: cả phương án a và c đều có 0; cả phương án b và d đều có 100; cả

phương án a và b đều có 50)

Câu hỏi viết lại có chất lượng tốt hơn:

2. Ở khoảng nhiệt độ nào nước sẽ là chất lỏng?

a) giữa 1 và 50

b) giữa 51 và 99

c) giữa -50 và 0

d) giữa 100 và 150

Page 17: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

17

- Tránh đưa ra phương án “tất cả các phương án trên đều đúng”

Nguyên tắc viết phương án nhiễu

- Phương án nhiễu được đưa ra nhằm “thu hút” những học sinh không hoàn toàn nắm

vững nội dung/kiến thức. Đây không phải là “thủ đoạn” hay “đánh lừa” hoặc “không

công bằng”. Nó xuất phát từ “tiền đề’ rằng mục tiêu của kiểm tra đánh giá là tìm ra

những học sinh đã hiểu bài và những học sinh không hiểu bài. Học sinh đã học và nắm

vững kiến thức sẽ chọn được đáp án đúng và ngược lại những học sinh không học,

không hiểu bài sẽ không chọn được đáp án đúng.

- Tất cả các phương án nhiễu phải có tính hợp lý. Đó thường là những hiểu lầm

những sai sót học sinh thường mắc. Sử dụng kiến thức, hiểu biết của giáo viên về các

lỗi thông thường mà học sinh hay mắc phải để viết phương án nhiễu là cách làm khôn

ngoan nhất. Thông thường, nếu giáo viên biết rằng, học sinh thường bỏ qua một bước

hoặc nhầm lẫn trong quá trình tính toán nào đó, hãy đưa ra một phương án nhiễu là kết

quả của thiếu sót/ nhầm lẫn đó. Cũng có rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra những dẫn

chứng về nhận thức sai thông thường trong các khái niệm khoa học. Bạn có thể đưa

những nhận thức sai này vào các phương án nhiễu.

Cách tính điểm

Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.

Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm.

Lưu ý: cách tính này không phân biệt vị thế câu hỏi ở các bậc tư duy khác

nhau.

Đối với đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên.

Page 18: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

18

Cách tính điểm

Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo

nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn

thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau.

Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL

thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì

mỗi câu trả lời đúng sẽ được điểm.

3. Kiểm tra thực hành.

Kiểm tra thực hành nhằm mục đích kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo thực hành ở học sinh,

như đo đạc, thí nghiệm lao động.

Kiểm tra thực hành đuợc tiến hành: (tiến hành khi nào)

Ở trên lớp.

Trong phòng thí nghiệm

Trong vườn trường

Trong xưởng trường

Ngoài thiên nhiên

Khi tiến hành kiểm tra thực hành, cần phải chú ý các điểm sau:

Theo dõi trình tự, độ chính xác, trình độ thành thạo của các thao tác

Kết hợp kiểm tra lý thuyết - cơ sở lý luận của các thao tác thực hành.

IV. CÁC CÔNG CỤ, PHẦN MỀM HỖ TRỢ

1. McMIX

Page 19: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

19

McMIX là phần mềm trộn đề thi trắc nghiệm cho đến nay đã được tin dùng qua

nhiều năm, cho phép bạn tạo ra cá đề thi khác nhau từ bộ câu hỏi có sẵn. McMIX cho

phép nhập xuất dữ liệu dễ dàng, quản lý trên database toàn bộ các kỳ thi, các môn thi

và đề thi. Ngoài ra McMIX còn hỗ trợ mọi loại font có tiếng Việt và trộn cả các đề thi

nước ngoài.

McMIX có thể sử dụng trong khâu soạn đề thi cho đề bài môn trắc nghiệm.

Ưu điểm:

Hoàn toàn miễn phí

Giao diện ngôn ngữ tiếng việt

Hỗ trợ tất cả font chữ Tiếng Việt

Nhập xuất đề dưới dang word, thao tác đơn giản, dễ sử dụng

Tạo được vô số đề hoán vị từ đề gốc

Tự động sinh ra mã đề hoán thông minh

Hỗ trợ định dạng đề thi và trang in đề thi

Hạn chế

Phần mềm còn nhiều lỗi phát sinh không định vị trong quá trình nhập và xuất

đề

Không hỗ trợ xuất file PDF

Không hỗ trợ chấm thi tự động

Không hỗ trợ quản lý ngân hàng câu hỏi

Hỗ trợ thi online chưa tốt

2. Articulate Quizmaker

Page 20: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

20

Articulate Quizmaker ’13 là một công cụ hay và dễ sử dụng nhất trong việc tạo

những bộ đề thi trắc nghiệm để thí sinh trả lời trên máy tính hoặc trên giấy. Sản phẩm

của chương trình là những file đề thi dạng *.html hay *.doc nên có thể chạy được

trên hầu hết các máy tính cho dù không cài Articulate Quizmaker.

Ngay cả người dùng không có kỹ thuật sẽ tạo ra ra sự chuyên nghiệp dễ dàng và

nhanh chóng. Công việc của bạn sẽ được sắp xếp hợp lý và trực quan.

Ngoài ra bộ đề thi còn có thể được việt hóa hoàn toàn và đem chia sẻ với các bạn bè

của bạn.

Ưu điểm:

Cho phép tạo ra nhiều loại câu hỏi trắc nghiệm ( lên đến 25 loại)

Có thể chèn các hình ảnh đối tượng, các file đa phương tiện vào trong câu hỏi.

Cho người làm biết được kết quả, điểm số sau khi hoàn thành.( Có thể thêm

cả giải thích)

Có thể xuất câu hỏi ra nhiều định dạng như: web động, powerpoint hoặc word.

Có cả phần giám sát và báo cáo kết quả.

Có sự tùy biến cho các câu hỏi ( tùy biến thời gian, số lần sửa).

Có thiết kế giao diện đẹp mắt, chuyên nghiệp

Hạn chế:

Giao diện tiếng Anh

Không thích hợp với trắc nghiệm các môn Khoa học tự nhiên vì không chèn

được những ký hiệu căn thức, tích phân, ký hiệu nhỏ phía dưới hoặc phía trên.

Phần mền tính phí

Page 21: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

21

3. Socrative

Socrative là một công cụ giảng dạy cho phép giáo viên phổ biến câu hỏi cho học

sinh thông qua thiết bị có kết nối mạng.

Socrative là một công cụ rất nổi tiếng và phổ biết trong giáo dục hiện đại. Qua công

cụ này, chúng ta có thể sử dụng trò chơi giáo dục và các bài tập khác nhau để cùng tham

gia với học sinh, những người có thể truy cập vào các hoạt động này thông qua máy

tính bảng, máy tính xách tay, hoặc điện thoại thông minh.

Socrative được dùng để cho giáo viên tạo đề thi và học sinh truy cập vào trang web

để làm bài thi.

Ưu điểm:

Phần mềm miễn phí

Hỗ trợ giáo viên tạo bài kiểm tra trắc nghiệm và bài kiểm tra với câu trả lời

ngắn.

Giáo viên có thể xuất báo cáo chi tiết về hiệu suất của học sinh thông qua mail

hoặc tải về máy.

Hạn chế:

Chỉ đưa hình ảnh, không hỗ trợ video vào bài kiểm tra.

Số lượng học sinh tham gia bị giới hạn: tối đa 20 người.

4. GoFormative

GoFormative là một công cụ miễn phí cho phép giáo viên sáng tạo bài tập với nhiều

lựa chọn đa dạng (trắc nghiệm, câu trả lời ngắn, vẽ, …). Giáo viên cũng có thể gửi kèm

nội dung có trong máy tính cá nhân (như hình ảnh, file doc hoặc file pdf) hoặc từ

Page 22: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

22

YouTube vào bài tập của mình. Để thực hiện phần đánh giá, giáo viên có thể đưa bài

tập đến cho sinh viên bằng nhiều cách khác nhau như gửi link hoặc tạo lớp thông qua

hệ thống quản lý lớp học. Sinh viên có thể phản hồi lại những gì mà họ đã học trong

ngày hôm đó hoặc những khái niệm mà họ chưa tiếp nhận được thông qua hệ thống lớp

học này.

GoFormative được dùng để cho giáo viên tạo đề thi và học sinh truy cập vào trang

web để làm bài thi.

Ưu điểm:

Miễn phí

Học sinh có thể chỉnh sửa trực tiếp bài làm bằng cách viết, vẽ hoặc tải hình

lên.

Giáo viên có thể gửi kèm nội dung có trong máy tính cá nhân hoặc từ YouTube

vào bài tập. Thêm ảnh, video, link đến trang khác hoặc thêm file Audio Record.

Có nhiều cách để đưa bài tập cho học sinh: Quick Code, Link, Ember Code

hay tải lên Google Classroom.

Giáo viên có thể xem câu trả lời của học sinh để đánh giá, phản hồi đúng

lúc.

Học sinh có thể phản hồi thông qua lớp học trên Google.

Hạn chế:

Lớp học chỉ khả dụng với người dùng Google Apps for Education. Do đó học

sinh phải có tài khoảng email phù hợp với Google Apps for Education thì mới

có thể gửi phản hồi nhận xét về cho giáo viên.

Page 23: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

23

5. Kahoot

Kahoot là công cụ hỗ trợ dạy học miễn phí dựa trên nền tảng trò chơi và được sử

dụng như một Hệ thống lớp học tương tác.

Về bản chất Kahoot là một website, vì vậy nó có thể sử dụng trên mọi thiết bị: laptop,

tablet, smartphone, máy tính miễn là thiết bị đó kết nối mạng được.

Kahoot hỗ trợ người dùng tạo trò chơi (bài kiểm tra trắc nghiệm) với nhiều lựa chọn

với tính năng có thể tích hợp hình ảnh và video một cách dễ dàng và nhanh chóng.

GoFormative được dùng để cho giáo viên tạo đề thi và học sinh truy cập vào trang

web để làm bài thi.

Một số so sánh chung về các phần mềm:

Công cụ

Tiêu chí

Kahoot (15

trong top

100 tool)

Socrative (55

trong top 100

tool)

McMIX Articulate

Quizmaker GoFormative

Miễn phí

hay có phí Miễn phí Miễn phí Miễn phí Có phí Miễn phí

Thích hợp

cho bài thi

trên giấy

Không Không Có Có Không

Thích hợp

cho bài thi

online ở nhà

Có Có Không Có Có

Thích hợp

cho bài thi

online trên

lớp

Có Có Không Có Có

Thích hợp

trộn và in đề

thi

Không Không Có Có Không

Giao diện

Tiếng Việt Không Không Có Không Không

Xuất file

word Không Không Có Có Không

Chấm thi tự

động Có Có Không Có Có

Page 24: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

24

Chèn video Có Không Không Không Có

V. KAHOOT LÀ GÌ?

1. Kahoot là gì?

Một ứng dụng học tập nhưng có dạng như chơi game với giao diện màu sắc đẹp,

chữ to rõ dễ nhìn, và đặc biệt là khả năng kết nối mọi người rất cao.

Một công cụ giúp giáo viên mang lại không khí vui chơi vào lớp học, làm cho

việc học trở nên thú vị hơn đối với cả học sinh và giáo viên. Kahoot cung cấp ba chức

năng chính là làm bài kiểm tra, khảo sát ý kiến và thảo luận. Nhờ đó, giáo viên có thể

đánh giá khả năng của học sinh cũng như theo dõi tiến độ trong học tập của chúng.

2. Ứng dụng Kahoot vào việc dạy học:

Tạo những bài tập/bài kiểm tra dưới dạng trò chơi để thu hút học sinh. Đặc biệt,

giáo viên có thể thêm các hình ảnh, âm thanh, video,… để minh họa làm cho bài giảng

của mình trở nên sinh động hơn.

Giáo viên có thể tạo một cuộc thảo luận nhỏ, khuyến khích học sinh chủ động

đưa ra ý kiến, tương tác với nhau.

Sau khi đọc bài hay học bài mới, giáo viên có thể cho học sinh ôn lại bài đã học

bằng cách chơi trò chơi trắc nghiệm kiểm tra khả năng đọc hiểu.

Điểm danh học sinh khi bắt đầu trò chơi mới.

Giáo viên có thể tạo một bài kiểm tra nhỏ để ôn từ vựng cho học sinh. Các câu

hỏi trong bài lặp lại nhiều lần lẽ làm học sinh nhớ lâu hơn.

Tạo không khí cạnh tranh, thi đua sôi nổi giữa học sinh.

Khảo sát ý kiến cũng như cảm nhận của học sinh về bài học

Page 25: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

25

Ứng dụng của Kahoot trong từng tình huống học tập:

3. Ưu nhược điểm của Kahoot

Ưu điểm:

Học mà chơi: Với Kahoot, lý thuyết trò chơi được ứng dụng vào giảng dạy

giúp gây sự chú ý, tạo hứng khởi cho HS hơn.

Rất đơn giản, nhẹ và tiện dụng: So với Socrative hay Nearpod có chức năng

tương tự thì Kahoot tiện dụng hơn nhiều.

Có thể tăng độ khó của trò chơi sau 30 giây, hoặc khi các bạn khác đã trả lời,

việc này làm cho Kahoot! hiệu quả hơn so với các ứng dụng tương tự.

GV có thể loại những người chơi có những tên đăng nhập vớ vẩn, không hợp

lệ ra khỏi trò chơi, điều này buộc HS phải tạo lại một tên đăng nhập phù hợp

để có được sự đồng ý của GV mới được tham gia trò chơi.

Linh động trong lúc chờ: trong khi chờ đợi các người chơi đăng nhập vào hệ

thống, bạn có thể mở một video trên Youtube trong nền của ứng dụng, video

này có thể là một đoạn phim vui nhộn hay đoạn phim mang nôi dung liên quan

đến chủ đề chuẩn bị kiểm tra.

Có thể dùng bất kỳ trình duyệt web nào , không cần phải cài đặt ứng dụng nào

khác trên các thiết bị.

Có sẵn kho câu đố hay đã được chia sẻ từ cộng đồng Kahoot, do đó bạn dễ

dàng tìm hiểu và sử dụng thêm các câu đố khác.

Vào cuối bài, những HS tham gia có thể cung cấp cho bạn các thông tin phản

hồi về bài kiểm tra . Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn và ngày càng hoàn thiện

Page 26: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

26

hơn kho câu hỏi của mình

Hoàn toàn miễn phí.

Khuyết điểm:

Chỉ làm việc với các câu hỏi trắc nghiệm

Vì đây là một trò chơi trực tiếp nên người chơi phải ở cùng một phòng trong

cùng thời điểm.

Có tối đa 95 ký tự cho các câu hỏi và 60 ký tự cho các câu trả lời, tuy nhiên

bạn có thể khắc phục bằng cách nhập các câu hỏi dưới dạng văn bản và chụp

ảnh để đăng tải lên.

4. Một số tình huống cụ thể để sử dụng kahoot.

Giai đoạn sử dụng

Đầu giờ học: Nhằm tạo động cơ hứng thú vào bài mới, GV có thể sử dụng

Kahoot để tạo các câu trắc nghiệm kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới =>

ngắn gọn, thời gian khoảng 5 -> 7p

Giữa giờ học: Sau khi học xong 1 đến 2 nội dung của bài học, để thay đổi

không khí căng thẳng của lớp và để đánh giá xem mức độ hiểu bài của Hs,

GV có thể áp dụng Kahoot giúp HS ghi nhớ bài học => chú ý: nội dung phải

liên quan đến kiến thức vừa học, không quá khó, thời gian hợp lý từ 5 -> 7p

(thời gian nghỉ giải lao chẳng hạn )

Cuối giờ học: GV sử dụng Kahoot để ôn tập, hệ thống kiến thức của bài.

Áp dụng

Đọc hiểu: sau khi hướng dẫn lớp đọc, tìm hiểu một câu chuyện, bài viết hay

Page 27: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

27

một chương trong sách, Kahoot sẽ giúp GV ôn tập những điểm HS cần ghi

nhớ.

Ôn luyện từ vựng: GV có thể tạo môt trò chơi với danh sách các từ vựng cần

ôn luyện, khi HS sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần các câu hỏi ôn tập đó thì sẽ

nhớ lâu hơn và việc dạy-học cũng hào hứng hơn.

Minh họa hình ảnh: GV có thể làm sinh động câu hỏi hơn bằng các ảnh minh

hoạ, sơ đồ, … Mỗi hình ảnh có thể được tải từ máy tính hoặc từ Interne t để

đặt câu hỏi trong Kahoot!

Thảo luận ngắn: Với Kahoot, bạn có thể tạo nhanh các câu hỏi để thảo luận

nhanh vấn đề thời sự nào đó, giúp HS chủ động tương tác hơn.

Điều kiện cở sở vật chất

Phòng học có máy tính kết nối mạng hoặc học sinh có trang bị smartphone,

wifi. (Nhà trường cho học sinh sử dụng smartphone cho việc học)

5. Một số lưu ý khi tạo bài kiểm tra bằng kahoot

Chắc chắn bài kiểm tra bằng Kahoot này sẽ được thực hiện (cơ sở vật chất của

trường lớp, thời gian tiết học,…)

Đảm bảo rằng các câu hỏi nằm trong khả năng trả lời của học sinh, tránh trường

hợp học sinh chọn bừa

Câu hỏi cũng như câu trả lời ngắn gọn, súc tích do trong Kahoot có giới hạn số

kí tự (Có tối đa 95 ký tự cho các câu hỏi và 60 ký tự cho các câu trả lời)

Canh chỉnh thời gian mỗi câu cho phù hợp để đảm bảo học sinh có thời gian suy

nghĩ

Page 28: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

28

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đại Học Dân Lập Hải Phòng. (2017). Haiphong Private University. Retrieved 26

September 2017, from http://www.hpu.edu.vn/tintuc/HPUSVDHCT-sinhviendanghoc-

20-3059-Mot-So-Cong-Cu-Tuyet-Voi-Ho-Tro-Giao-Vien-Trong-Giang-Day.html

[2] Tạo đề thi trắc nghiệm, t. (2017). [TaiMienPhi.Vn] Tạo đề thi trắc nghiệm, trộn

câu hỏi trắc nghiệm bằng McMIX trên PC. Thuthuat.taimienphi.vn. Retrieved 26

September 2017, from http://thuthuat.taimienphi.vn/tao-va-tron-de-thi-trac-nghiem-

voi-mcmix-3053n.aspx

[3] Khái niệm - ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC. (2017). Sites.google.com. Retrieved 26

September 2017, from https://sites.google.com/site/dhanhgiagiaoduc/iii-cac-van-de-

ve-doi-moi/1-dhoi-moi-kiem-tra-danh-gia/a-khai-niem

[4] Mục đích, ý nghĩa và vai trò - ĐÁNH GIÁ GIÁO DỤC. (2017). Sites.google.com.

Retrieved 26 September 2017, from https://sites.google.com/site/dhanhgiagiaoduc/iii-

cac-van-de-ve-doi-moi/1-dhoi-moi-kiem-tra-danh-gia/b-muc-dich-y-nghia-va-vai-tro

[5] Các khái niệm cơ bản của kiểm tra, đánh giá - VOER. (2017). Voer.edu.vn.

Retrieved 26 September 2017, from https://voer.edu.vn/m/cac-khai-niem-co-ban-cua-

kiem-tra-danh-gia/aa5a6c25

[6] Các khái niệm cơ bản của kiểm tra, đánh giá - VOER. (2017). Voer.edu.vn.

Retrieved 26 September 2017, from https://voer.edu.vn/m/cac-khai-niem-co-ban-cua-

kiem-tra-danh-gia/aa5a6c25

Page 29: Công cụ đánh giá

Công cụ đánh giá

29

[7] Tải phần mềm tạo đề thi trắc nghiệm, Huong Dan tao de thi trac nghiem Full.

(2017). Taimienphi.vn. Retrieved 26 September 2017, from

http://taimienphi.vn/tk/t%E1%BA%A1o+%C4%91%E1%BB%81+thi+tr%E1%BA%

AFc+nghi%E1%BB%87m

[8] Kahoot.it – Để Bài Thuyết Trình Của Bạn Khiến Ai Cũng Lắng Nghe .

(2017). Ybox.vn. Retrieved 26 September 2017, from http://ybox.vn/ky-nang/kahootit-

de-bai-thuyet-trinh-cua-ban-khien-ai-cung-lang-nghe-x6wvlkfdjv

[9] walkytalky2016, V. (2016). ỨNG DỤNG CỦA KAHOOT TRONG GIẢNG

DẠY VÀ HỌC TẬP. ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY VÀ HỌC. Retrieved 26

September 2017, from https://walkytalky2016.wordpress.com/2016/12/31/ung-dung-

cua-kahoot-trong-giang-day-va-hoc-tap/