Cong bo thong tin sgdck

106
i LI CM ƠN Trước tiên tôi xin cám ơn sThy Nguyn Ngc Định đã tn tình hướng dn, giúp tôi trong sut quá trình thc hin lun văn tt nghip. Tôi cũng xin chân thành cám ơn Thy Trn Ngc Thơ, Cô Nguyn ThLiên Hoa, Cô Nguyn ThNgc Trang, Cô Phan ThBích Nguyt đã quan tâm và động viên trong sut thi gian va qua. Nhân đây tôi xin gi li cm ơn đến quý Thy Cô, nhng người đã tn tình truyn đạt kiến thc cho tôi trong hai năm hc cao hc va qua. Tôi cũng xin chân thành cám ơn Thy Hoàng Trng-Khoa Toán Thng Kê – Trường Đại Hc Kinh Tế TP.HCM, Thy Trương Quang Hùng- Khoa Kinh Tế Phát Trin đã hướng dn tn tình, giúp đỡ tôi trong kiến thc vthng kê và kinh tế lượng cũng như mô hình nghiên cu. Tôi cũng xin gi li cm ơn đến bn Nguyn Tiến Dũng, bn Tng Trường Sơn đã giúp đỡ và cung cp nhng tài liu rt hu ích cho lun văn. TP HChí Minh, tháng 9 năm 2008 Lê Trường Vinh

Transcript of Cong bo thong tin sgdck

Page 1: Cong bo thong tin sgdck

i

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin cám ơn sự Thầy Nguyễn Ngọc Định đã tận tình hướng dẫn, giúp tôi

trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Tôi cũng xin chân thành cám ơn Thầy Trần Ngọc Thơ, Cô Nguyễn Thị Liên Hoa, Cô

Nguyễn Thị Ngọc Trang, Cô Phan Thị Bích Nguyệt đã quan tâm và động viên trong suốt thời

gian vừa qua. Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô, những người đã tận tình

truyền đạt kiến thức cho tôi trong hai năm học cao học vừa qua.

Tôi cũng xin chân thành cám ơn Thầy Hoàng Trọng-Khoa Toán Thống Kê – Trường

Đại Học Kinh Tế TP.HCM, Thầy Trương Quang Hùng- Khoa Kinh Tế Phát Triển đã hướng

dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong kiến thức về thống kê và kinh tế lượng cũng như mô hình

nghiên cứu.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn Nguyễn Tiến Dũng, bạn Tống Trường Sơn đã

giúp đỡ và cung cấp những tài liệu rất hữu ích cho luận văn.

TP Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2008

Lê Trường Vinh

Page 2: Cong bo thong tin sgdck

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy

hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài

này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào.

TP Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2008 Tác giả

Page 3: Cong bo thong tin sgdck

iii

MỤC LỤC

Lời cám ơn .................................................................................................................................i

Lời cam đoan............................................................................................................................ ii

Danh mục các hình................................................................................................................ viii

Danh mục các bảng ..................................................................................................................ix

Tóm tắt ......................................................................................................................................x

CHƯƠNG I. TỒNG QUAN VỀ THÔNG TIN VÀ MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN

TTCK ..............................................................................................................................4

1.1. Khái niệm Minh bạch thông tin......................................................................................4

1.2 Đặc điểm của minh bạch thông tin..................................................................................4

1.2.1 Sự Tiếp cận: ..............................................................................................................4

1.2.2. Tính liên quan : ........................................................................................................5

1.2.3. Chất Lượng và Tính tin cậy của thông tin. ..............................................................5

1.3. Đo lường tính minh bạch thông tin. ...............................................................................6

1.4. Những hạn chế đối với tính minh bạch. ........................................................................7

1.5 Lợi ích của tính minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán.................................8

1.5.1 Minh bạch thông tin làm gia tăng sự bảo vệ nhà đầu tư..........................................8

1.5.2. Minh bạch thông tin khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào thị trường, thúc đẩy

tính thanh khoản của thị trường.......................................................................................10

1.5.3. Minh bạch góp phần phát triển tính hiệu quả của thị trường chứng khoán...........10

1.6. Minh bạch thông tin doanh nghiệp...............................................................................13

1.6.1 Khái niệm................................................................................................................13

1.6.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin và minh bạch doanh nghiệp.......13

1.6.2.1.Các đặc điểm về tài chính ................................................................................14

1.6.2.2 Những đặc điểm về quản trị doanh nghiệp ......................................................15

Page 4: Cong bo thong tin sgdck

iv

1.7. Lợi ích của minh bạch thông tin doanh nghiệp. ...........................................................18

1.7.1. Minh bạch thông tin DN giảm thiểu chi phí sử dụng vốn .....................................19

1.7.2. Minh bạch thông tin DN tạo lập lòng tin đối với nhà đầu tư.................................19

1.7.3. Minh bạch thông tin DN gia tăng tính hiệu quả của thị trường.............................19

1.7.4. Minh bạch thông tin DN gia tăng sự bào vệ nhà đầu tư ........................................19

1.8. Kinh nghiệm minh bạch của các nước trên thế giới.....................................................19

1.8.1. Kinh nghiệm của Pháp...........................................................................................19

1.8.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ...............................................................................21

1.8.3. Kinh nghiệm của Mỹ .............................................................................................21

1.8.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. .....................................................................22

1.9.Kết luận chương I. .........................................................................................................23

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM ...................................24

2.1. Giới thiệu khái quát về Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM..................................24

2.1.1 Quá trình hình thành Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM.................................24

2.1.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM .....................25

2.1.2.1. Quyền hạn .......................................................................................................26

2.1.2.2. Nghĩa vụ ..........................................................................................................26

2.2. Doanh nghiệp Niêm yết................................................................................................27

2.2.1. Giới thiệu khái quát công ty niêm yết tại SGDCK TP.HCM ................................27

2.2.2. Phân tích ma trận SWOT các doanh nghiệp niêm yết ...........................................27

2.2.3.Yêu cầu pháp lý vê công bố thông tin ....................................................................28

2.2.3.1. Công bố thông tin trên thị trường sơ cấp ........................................................29

2.2.3.2. Công bố thông tin trên thị trường thứ cấp.......................................................30

2.2.3.3. Phương tiện và hình thức công bố thông tin ...................................................33

Page 5: Cong bo thong tin sgdck

v

2.2.4. Tình hình công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết ................................34

2.2.5. Đánh giá tình hình công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết..................35

2.3. Kết luận chương II........................................................................................................36

CHƯƠNG III. XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH TÍNH MINH BẠCH THÔNG

TIN TRÊN SGDCK TP.HCM .......................................................................................39

3.1. Phát triển mô hình và thiết kế thang đo........................................................................39

3.1.1 Phát triển mô hình...................................................................................................39

3.1.2. Mô hình đề nghị .....................................................................................................40

3.1.3. Thiết kế nghiên cứu và xây dựng thang đo............................................................41

3.1.3.1. Định nghĩa các biến trong mô hình và cách đo lường. ...................................41

3.1.3.2. Xây dựng thang đo. .........................................................................................42

3.1.3.3. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin ......................................43

3.1.3.4. Phương pháp đo lường và tính toán. ...............................................................44

3.2. Phân tích và kiểm định thang đo. .................................................................................45

3.2.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu .....................................................................45

3.2.2. Kiểm định thang đo ...............................................................................................45

3.2.3. Phân tích mô tả ......................................................................................................49

3.2.4. Phân tích hồi quy. ..................................................................................................49

3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu. .....................................................................................52

3.4. Kết luận chương III ......................................................................................................65

CHƯƠNG IV. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GIA TĂNG MỨC ĐỘ MINH BẠCH

THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT ............................................66

4.1. Giới hạn của đề tài........................................................................................................66

4.1.1 Mẫu nghiên cứu. .....................................................................................................66

4.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch. .........................................................66

Page 6: Cong bo thong tin sgdck

vi

4.1.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo. ..................................................................................66

4.2. Một số đề xuất đối với doanh nghiệp nhằm gia tăng mức độ minh bạch và thu hút vốn

đầu tư ...................................................................................................................................67

4.2.1.Doanh nghiệp nên đưa thêm chỉ số Q vào báo cáo tài chính..................................67

4.2.2.Doanh nghiệp cần chú trọng về công tác quan hệ với nhà đầu tư và công chúng..67

4.2.3. Phân tích và đánh giá những rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp........................68

4.2.4. Công bố những giao dịch liên quan đến cổ phiếu của doanh nghiệp. ...................68

4.2.5. Thiết lập kế hoạch tài chính trong tương lai. .........................................................68

4.2.6. Áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau. .........................................................69

4.2.7. Xây dựng hội đồng kiểm toán nội bộ độc lập và đầy đủ quyền hạn. ....................69

4.3. Các gợi ý chính sách nhằm gia tăng minh bạch thông tin trên TTCK.........................69

4.3.1. Phát triển các hình thức và nội dung công bố thông tin ........................................69

4.3.2. Thực hiện khiêm khắc biện pháp chế tài và phát huy biện pháp thị trường..........70

4.3.3. Bổ sung bảng báo cáo vốn cổ phần của cổ đông. ..................................................71

KẾT LUẬN ....................................................................................................................73

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................75

Page 7: Cong bo thong tin sgdck

vii

PHỤ LỤC

Phụ lục số 1: Bảng câu hỏi .....................................................................................................78

Phụ lục số 2: Kết quả phân tích nhân tố.................................................................................79

Phụ lục số 3: Kết quả hồi qui các phương trình......................................................................86

Phụ lục số 3.1 : Kết quả hồi quy phương trình thứ nhất ..............................................86

Phụ lục số 3.2 : Kết quả hồi quy phương trình thứ hai ...............................................87

Phụ lục số 3.3 : Kết quả hồi quy phương trình thứ ba ................................................88

Phụ lục số 3.4 : Kết quả hồi quy phương trình thứ tư..................................................89

Phụ lục số 3.5 : Kết quả hồi quy phương trình thứ năm .............................................90

Phụ lục số 3.6 : Kết quả hồi quy phương trình thứ sáu...............................................91

Phụ lục số 3.7 : Kết quả hồi quy phương trình thứ bảy ..............................................92

Phụ lục số 4 : Lý thuyết thị trường hiệu quả thông tin ...........................................................93

Phụ lục số 5: Danh sách 30 doanh nghiệp niêm yết khảo sát .................................................96

Page 8: Cong bo thong tin sgdck

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 : Các đặc điểm về tài chính ảnh hưởng đến minh bạch thông tin DN .....................15

Hình 1.2 Các đặc điểm về quản trị ảnh huởng đến minh bạch thông tin DN .........................18

Hình1.3 Biểu đồ quy mô giao dịch – Cổ phiếu 01/01 đến 30/06............................................25

Hình 1.4. Biểu đồ tình hình giao dịch thị trường từ 07/2007 đến 06/2008.............................25

Mô hình đề nghị ......................................................................................................................40

Hình 3.2.3 : Mức độ minh bạch theo cảm nhận của nhà đầu tư .............................................49

Page 9: Cong bo thong tin sgdck

ix

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ......................................................................................45

Bảng 3.2 Phân tích nhân tố khám phá từ 12 biến gốc.............................................................46

Bảng 3.3: Kết quả tính Cronbach alpha lần 1 .........................................................................47

Bảng 3.4: Phân tích nhân tố khám phá chạy lần 2 từ 10 biến gốc còn lại ..............................47

Bảng 3.5 Kết quả tính Cronbach alpha lần 2 ..........................................................................48

Bảng 3.6 Kết quả phân tích phương trình hồi qui của mô hình nghiên cứu ...........................51

Bảng 3.7 Danh sách 30 doanh nghiệp có Tổng tài sản sắp xếp từ cao đến thấp ....................53

Bảng 3.8 Danh sách 30 doanh nghiệp có Doanh thu sắp xếp từ cao đến thấp .......................54

Bảng 3.9 Danh sách 30 doanh nghiệp có GT Thị trường sắp xếp từ cao đến thấp.................56

Bảng 3.10 Danh sách 30 doanh nghiệp có Chỉ số Turnover sắp xếp từ cao đến thấp ...........57

Bảng 3.11 Danh sách 30 doanh nghiệp có Chỉ số DEBT sắp xếp từ cao đến thấp ................59

Bảng 3.12 Danh sách 30 doanh nghiệp có Chỉ số FIX sắp xếp từ cao đến thấp ...................60

Bảng 3.13 Danh sách 30 doanh nghiệp có Chỉ số ROA sắp xếp từ cao đến thấp .................62

Bảng 3.14 Danh sách 30 doanh nghiệp có Chỉ số Q sắp xếp từ cao đến thấp .......................64

Page 10: Cong bo thong tin sgdck

x

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là xác định nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch

thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Trên cơ sở đó nâng cao tính hiệu quả trong việc

công bố thông tin của các công ty niêm yết và nâng cao trình độ hiểu biết của nhà đầu tư cá

nhân trong quyết định đầu tư của họ, nhằm góp phần quan trọng vào tính lành mạnh và công

bằng của một thị trường chứng khoán

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố quy mô, yếu tố lợi nhuận đo lường theo đại lượng

tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, chỉ số nợ trên tổng tài sản, chỉ số tài sản cố định trên tổng

tài sản không ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết.

Trong khi đó, yếu tố lợi nhuận đo lường bằng chỉ số Q lại ảnh hưởng đến minh bạch thông

tin của các doanh nghiệp niêm yết.

Ba trong số những đề xuất và gợi ý chính sách tác giả đưa ra nhằm nâng cao minh

bạch thông tin các doanh nghiệp niêm yết: (i) đưa thêm chỉ số Q vào báo cáo tài chính(quý,

năm) đồng thời giải thích chỉ số này cho nhà đầu tư biết một cách rõ ràng; (ii) thực hiện

khiêm khắc biện pháp chế tài và biện pháp thị trường; (iii) bổ sung bảng báo cáo vốn cổ

phần của cổ đông vì nó cung cấp thông tin và nguyên nhân gây ra những biến động của các

tài khoản trong vốn cổ phần.

Page 11: Cong bo thong tin sgdck

1

PHẦN MỞ ĐẦU - Tính cấp thiết

Trên các thị trường nói chung thì thông tin là một trong những yếu tố không thể thiếu

trong các quyết định đầu tư và kinh doanh. Ở thị trường chứng khoán thì thông tin là yếu tố

mang tính nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định đầu tư; Thông tin càng kịp thời,

chính xác và hiệu quả thì niềm tin lẫn sự kỳ vọng của nhà đầu tư đối với thị trường chứng

khoán càng lớn. Do vậy, minh bạch thông tin được coi như là trách nhiệm và nghĩa vụ gần

như quan trọng nhất đối với các tổ chức khi tham gia thị trường và quy trình công bố thông

tin là vấn đề thiết yếu nhằm đảm bảo tính hiệu quả và công bằng của hoạt động tài chính và

mở rộng quy mô của một tổ chức cũng như góp phần vào sự phát triển lành mạnh của thị

trường chứng khoán của một nước.

Yêu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư đối với việc minh bạch hóa thông tin, các

phương thức và phương tiện thông tin đang được từng bước hoàn thiện. Nhưng Minh bạch

thông tin vẫn còn là vấn đề nan giải và đa phần mang tính nhạy cảm cao không chỉ đối với

nhà đầu tư – người sử dụng thông tin – mà còn đối với các tổ chức tham gia thị trường với

chức năng cung cấp thông tin.

Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin doanh

nghiệp nhằm đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường tính minh bạch để xây

dựng một thị trường lành mạnh và phát triển tốt là một vấn đề có ý nghĩa cấp thiết và thực

tiễn hiện nay.

- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn cho chính phủ, cơ

quan quản lý, nhà tạo lập thị trường có cái nhìn tổng thể hơn về thực trạng thị trường chứng

khoán, công ty niêm yết từ đó đưa ra các chính sách thích hợp nhằm hướng dẫn cũng như

giảm thiểu những hình thức biến tướng có hại cho thị trường chứng khoán. Các công ty niêm

yết nhận thức được tầm quan trọng của việc công bố thông tin, dần hoàn thiện tốt hơn trong

việc công bố thông tin.

Giúp doanh nghiệp giảm đi chi phí sử dụng vốn và thuận lợi trong việc tiếp cận được

các nguồn vốn khác nhau, do đó làm gia tăng mức vốn hóa thị trường của doanh nghiệp. Nhà

đầu tư nhận thức được công ty nào phát triển tốt và có khả năng sinh lợi trên cơ sở là các báo

Page 12: Cong bo thong tin sgdck

2

cáo thường niên (chủ yếu là báo cáo tài chính hợp nhất) để ra quyết định đầu tư của mình,

nhằm tránh những rủi ro gặp phải.

- Mục đích nghiên cứu

Dựa trên cơ sở tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch và công bố thông

của doanh nghiệp niêm yết, quy trình công bố thông tin của các công ty niêm yết tại SGDCK

TP.HCM, cũng như kinh nghiệm minh bạch thông tin của các nước trên thế giới, nhằm đánh

giá thực trạng minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tại SGDCK TP.HCM

trong hơn bảy năm hoạt động.

Đề tài xây dựng các cơ sở lý luận cho các giải pháp với mục đích nâng cao tính hiệu

quả trong việc công bố thông tin của các công ty niêm yết và nâng cao trình độ hiểu biết của

nhà đầu tư cá nhân trong quyết định đầu tư của họ, nhằm góp phần quan trọng vào tính lành

mạnh và công bằng của một thị trường chứng khoán. Trên cơ sở đó đề tài tập trung vào giải

quyết những vấn đề đặt ra như sau :

* Nhà đầu tư cá nhân đang đánh giá mức độ minh bạch thông tin của các công ty

niêm yết trên thị trường ở mức nào?

* Các yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của các công ty niêm

yết theo cảm nhận của nhà đầu tư cá nhân?

* Tầm quan trọng của các yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của

các công ty niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư cá nhân?

- Phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu của các tác giả Cheung, Connelly, Limpaphayom ,Zhou (2003) về

các nhân tố ảnh hưởng tính minh bạch và công bố thông tin của Doanh nghiệp niêm yết tại

hai nước HongKong và Thái Lan.

Trong nghiên cứu này, các tác giả sử dụng 2 nhóm yếu tố quyết định tính minh bạch

và công bố thông tin của doanh nghiệp: nhóm đặc điểm về tài chính và quản trị công ty, đề

tài này chỉ tập trung nghiên cứu nhóm yếu tố đặc điểm về tài chính.

Phạm vi nghiên cứu Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM, đối tượng được nghiên

cứu là 30 công ty niêm yết được phân theo ngành trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán

TP.HCM, 600 nhà đầu tư cá nhân tại TP.HCM. Việc nghiên cứu còn dựa trên cơ sở pháp lý,

Page 13: Cong bo thong tin sgdck

3

cơ sở lý luận và thực tiễn của quy trình công bố thông tin tại SGDCK.TPHCM, các Công Ty

Chứng Khoán.

- Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như : thống kê, phân tích mô tả, tổng

hợp, đồng thời dựa trên phương pháp thu thập thông tin, đề tài đi sâu vào phân tích những

vấn đề trọng tâm dựa trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc thống nhất như: đảm bảo tính thực

tiễn và khách quan cũng như tính khoa học của tất cả các nội dung được trình bày.

- Bố cục của luận văn

Luận văn được chia làm 4 chương, mỗi chương được trình bày theo một bố cục chặt

chẽ và xuyên suốt như sau :

+ Chương I: Giới thiệu tổng luận của đề tài :

+ Chương II: Thực trạng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết

* Giới thiệu khái quát về quá trình hình thành, chức năng, nhiệm vụ của

SGDCKTP.HCM

* Nêu lên những thuận lợi, khó khăn, yêu cầu pháp lý về công bố thông tin, tình

hình công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết.

+ Chương III: Xây dựng mô hình định lượng và kiểm định thang đo tính minh bạch

thông tin doanh nghiệp

+ Chương IV: Trình bày những đề xuất cũng các gợi ý chính sách nhằm gia tăng tính

minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết, đồng thời trình bày những hạn chế của

nghiên cứu và định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo

Page 14: Cong bo thong tin sgdck

4

CHƯƠNG I

TỒNG QUAN VỀ THÔNG TIN VÀ MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN TTCK

1.1. Khái niệm Minh bạch thông tin

Có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau về Minh bạch thông tin

trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhìn chung các khái niệm này khá tương tự. Trong lĩnh vực

kinh tế tài chính thì có hai khái niệm bao quát và khá đầy đủ sau. Minh bạch “mô tả việc gia

tăng luồng thông tin kinh tế, chính trị, xã hội đáng tin cậy và kịp thời; về việc sử dụng khoản

cho vay của những nhà đầu tư cá nhân và uy tín về khả năng trả nợ của những người đi vay;

về chính sách cung cấp dịch vụ, tiền tệ và tài khóa của chính phủ, cũng như về những hoạt

động của những tổ chức quốc tế. Ngược lại việc thiếu minh bạch có thể được mô tả như một

người - cho dù là một bộ trưởng chính phủ, một tổ chức công ích, một doanh nghiệp, hoặc

ngân hàng - cố ý từ chối không cho tiếp cận thông tin hoặc làm sai lệch thông tin hoặc không

đảm bảo rằng thông tin được cung cấp có mối liên quan đầy đủ hoặc có chất lượng”1

Minh bạch thông tin “là sự công bố thông tin kịp thời và đáng tin cậy, nó cho phép

những người sử dụng thông tin đó có thể đánh giá chính xác về tình hình và hiệu quả của

một ngân hàng, hoạt động kinh doanh và rủi ro liên quan đến các hoạt động này”2.

1.2 Đặc điểm của minh bạch thông tin

Theo Tara Vishwanath & Daniel Kaufmann (1999), việc hiểu biết về tính minh bạch

nên bao gồm các thuộc tính như sau: tiếp cận, tính toàn diện, tính liên quan, chất lượng và sự

đáng tin cậy. Chúng có thể được liệt kê chi tiết như sau:

1.2.1 Sự Tiếp cận:

Trên nguyên tắc, luật lệ và các quy định bảo đảm rằng thông tin phải sẵn có để cung

cấp đến tất cả những người có quan tâm, và thông tin cũng phải có khả năng được tiếp cận

dễ dàng. Điều này được thực hiện một phần nhờ vào các tổ chức và các phương tiện tạo điều

kiện thuận lợi cho việc tiếp cận luồng thông tin đó. Chúng bao gồm những phương tiện

truyền thông như: báo chí, phát thanh, truyền hình, bảng công bố thông tin, Internet, phát

biểu bằng lời nói.

1 Tara Vishwanath & Daniel Kaufmann(1999) 2 International Finance Corporation, Public disclosure and transparency, Yerevan, May 2006

Page 15: Cong bo thong tin sgdck

5

Tình trạng thiếu hiểu biết có ảnh hưởng xấu đến tính minh bạch - nó giới hạn khả

năng tiếp cận, diễn giải và sử dụng thông tin của một cá nhân. Tính công bằng cao sẽ bảo

đảm cho nhu cầu tiếp cận thông tin. Thông tin cần được tiếp cận một cách công bằng đối với

tất cả mọi người. Tuy nhiên, việc trì hoãn hay giới hạn việc tiếp cận những thông tin hữu ích

thường đem lại lợi ích cho một số người, trong trường hợp này tiếp cận thông tin trở thành

“con tin” để người có thông tin bắt người muốn tiếp cận thông tin phải trả một cái giá nào

đó. Do vậy việc công bố thông tin cần phải đúng thời gian và công bằng với những người

muốn tiếp cận thông tin.

1.2.2. Tính liên quan :

Thông tin phải bảo đảm tính liên quan, tức là phải đáp ứng đúng nhu cầu thông tin

của người có nhu cầu. Chắc chắn đây là một việc khó khăn, thứ nhất bởi vì thông tin mang

tính chủ quan; người gửi tiền cần thông tin để đảm bảo tiền gửi của họ là an toàn; nhà đầu tư

cần thông tin về khoản nợ và rủi ro; và công chúng cần biết về tình hình kinh tế hiện tại,

chính sách tiền tệ của quốc gia … Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng của Internet dẫn đến

sự tràn ngập thông tin, lại dẫn đến một nghịch lý là chính sự quá tải thông tin có nguy cơ làm

loãng đi tính liên quan của thông tin.

Trong lĩnh vực chứng khoán, tính minh bạch liên quan đến những đối tượng sau:

- Người công bố thông tin: doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch.

- Người xử lý thông tin: các cơ quan quản lý như Ủy Ban chứng khoán, Sở Giao Dịch

Chứng Khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán …

- Người sử dụng thông tin : các nhà đầu tư bao gồm nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu

tư cá nhân trong nước, nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư cá nhân nước ngoài, các cơ quan

truyền thông, những người quan tâm và muốn tham gia thị trường chứng khoán.

1.2.3. Chất Lượng và Tính tin cậy của thông tin.

Thông tin phải có chất lượng và đáng tin cậy, kịp thời, đầy đủ, không thiên vị, nhất

quán và được trình bày trong những thuật ngữ rõ ràng và đơn giản. Những chuẩn mực đối

với chất lượng thông tin phải được đảm bảo, có thể thẩm tra bởi những tổ chức trung gian

hoặc kiểm toán bên ngoài hoặc những tổ chức tạo lập chuẩn mực.

Tính nhất quán trong việc sử dụng những quy trình nhằm có được thông tin và các

định dạng của thông tin được công bố bảo đảm tính có thể so sánh và cho phép việc đánh giá

Page 16: Cong bo thong tin sgdck

6

những sự thay đổi theo thời gian. Tiêu chuẩn và phương pháp được sử dụng để đánh giá

thông tin, cũng như những thay đổi trong những phương pháp đó nên được công bố một

cách đầy đủ. Những biện pháp như vậy là cách thức quan trọng của việc ngăn chặn cố ý từ

chối không cho tiếp cận thông tin hoặc làm biến dạng thông tin-như nói dối. Báo cáo không

trung thực đã bị ngăn cản bởi sự hiện diện khác nhau của tổ chức “giám sát” từ các kế toán

chuyên nghiệp hoặc những tổ chức trung gian, tổ chức tín dụng, báo chí độc lập, người nắm

giữ tiền, những nhà nghiên cứu học thuật.

Hơn thế nữa, việc đảm bảo chất lượng và tính tin cậy của thông tin thường đòi hỏi

tính trung thực: đánh giá một cách chính xác tỷ số tín hiệu so với tạp âm trong một mẫu dữ

liệu thường là một phương pháp và thách thức thực tiễn đối với các tổ chức và cá nhân có

tiêu chuẩn đáng tin cậy cao nhất.

Tóm lại tính minh bạch tốt bao gồm: cung cấp thường xuyên và kịp thời; thông tin có

thể dễ dàng cho các đối tượng có liên quan tiếp một cách dễ dàng; thông tin đúng và hoàn

chỉnh; thông tin nhất quán và có liên quan được thể hiện thành tài liệu chính thức.

1.3. Đo lường tính minh bạch thông tin.

Những khía cạnh khác nhau của tính minh bạch kêu gọi những chính sách đặc biệt và

những thoả thuận mang tính định chế. Để đánh giá những chính sách này, chúng ta cần phải

đo lường tính minh bạch- đo lường tính minh bạch một phần là nhiệm vụ khó khăn bởi vì rất

phức tạp để hiểu được tính minh bạch mà chúng ta phải chấp nhận. Về mặt khái niệm, chúng

ta cần (1) một thước đo thống kê đo lường tính minh bạch thể hiện ở sự chính xác của thông

tin thu được, (2) một thước đo tính liên quan, và cuối cùng là (3) thước đo chất lượng của

thông tin. “Thiếu minh bạch” trường hợp thông tin kế toán là ví dụ, có thể đo lường bằng

cách so sánh thông tin của bảng cân đối kế toán được công bố chính thức với thông tin công

bố của các tổ chức kiểm toán. Các doanh nghiệp có tính minh bạch cao sẽ hầu như có rất ít

sự khác biệt giữa thông tin được công bố chính thức và thông tin được đánh giá của kiểm

toán. Một điều kiện tiên quyết đối với phương pháp đo lường này là người nghiên cứu có thể

tiếp cận được các thông tin này.

Gần đây giới nghiên cứu cố gắng đo lường tính minh bạch qua các biểu hiện như

"Quản lý yếu kém" và "Tham nhũng" vốn có liên hệ với sự thiếu minh bạch, tuy nhiên các

thước đo này không phản ảnh hoàn toàn đầy đủ các yếu tố (khía cạnh) đang xem xét ở trên.

Sự tinh tế của phương pháp này là thiết lập một chỉ số sử dụng các biểu hiện của đặc tính

Page 17: Cong bo thong tin sgdck

7

minh bạch đã nêu ở phần trên. Tuy nhiên trở ngại nghiêm trọng cho việc đo lường tính minh

bạch là chất lượng dữ liệu chi tiết nghèo nàn về thông tin đã được công bố, các tiêu chuẩn

công bố khác nhau, các đánh giá của kiểm toán độc lập về các loại thông tin được công bố.

Với dữ liệu được cải thiện, người ta có thể đo lường sự minh bạch một cách có hệ thống, xác

định các yếu tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin, và lượng hóa các ảnh hưởng này.

1.4. Những hạn chế đối với tính minh bạch.

Stiglitz (1999) lập luận rằng trên bình diện tổng thể các xã hội đều mong muốn tính

cởi mở và minh bạch hơn. Về mặt khái niệm, các công trình nghiên cứu kinh tế học về thông

tin ủng hộ quan niệm cho rằng thông tin tốt hơn sẽ cải thiện việc phân bổ nguồn lực và tăng

tính hiệu quả của nền kinh tế. Công bố thông tin tài chính sẽ hướng nguồn vốn đến chỗ sử

dụng có lợi nhất từ đó tăng hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. Thiếu minh bạch thì sẽ tốn chi

phí, trong cả hai lãnh vực chính trị lẫn kinh tế. Điều này làm suy yếu về mặt chính trị bởi vì

nó làm giảm bớt đi khả năng của một hệ thống dân chủ trong việc đánh giá và chỉnh sửa các

chính sách của chính phủ, đánh giá và chỉnh sửa các hành vi che đậy những hoạt động của

các nhóm có lợi ích đặc quyền, và tạo ra kẽ hở bằng cách cung cấp cho những nhóm người

này những thông tin để hưởng lợi. Những chi phí kinh tế của bí mật thông tin là cũng tương

tự như chi phí do đầu cơ, ảnh hưởng không chỉ trên tổng sản lượng mà còn đến sự phân phối

thu nhập và rủi ro trong nền kinh tế. Chi phí đáng kể nhất là chi phí phát sinh do tham

nhũng, là chi phí có hại đến đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Các tranh luận chống lại đòi hỏi minh bạch hơn, trong đó chỉ có một ít lập luận có giá

trị, thường thì không chỉ hạn chế trong ứng dụng, mà còn bị lỗ hỗng cơ bản. Có một lập luận

có giá trị gây tranh cãi đó là lập luận dựa vào quyền được riêng tư và bảo mật trong đối nhân

xử thế. Tuy nhiên các lập luận này bị phản bác lại không chỉ vì các lợi ích của bản thân tính

minh bạch, mà còn vì các lập luận mạnh mẽ về quyền được biết của công dân. Các ngoại lệ

này càng mơ hồ trên cơ sở an ninh quốc gia, sự ổn định, không can thiệp vào các thương

thảo tế nhị hoặc tôn trọng sự đoàn kết của công chúng. Ở mức độ mà được yêu cầu, các

ngoại lệ cần được giới hạn chặt và các giới hạn này cần đưa ra công chúng tranh luận. Kiểm

soát cụ thể cần được hướng đến các viện dẫn về sự bảo mật, ổn định thị trường và an ninh

quốc gia.

Hiện tại chưa có đủ các nghiên cứu về các tranh luận này, chưa đủ bằng chứng hỗ trợ

các luận điểm ủng hộ hoặc chống lại tính minh bạch. Cụ thể nhất, liên quan đến các tranh

Page 18: Cong bo thong tin sgdck

8

luận về nhu cầu cải cách tài chính. Ví dụ, tranh luận về việc giới hạn tính minh bạch của các

chính sách của ngân hàng trung ương chưa được chứng minh trên thực tế – mặc dù tài liệu lý

thuyết thì sẵn sàng ủng hộ ý niệm này. Theo lý thuyết thì luồng thông tin lớn hơn và nhất

quán hơn về các quyết định của ngân hàng trung ương có thể ổn định và giúp thị trường hợp

lý hơn là làm gián đoạn và làm sụp đổ thị trường tài chính. Thực vậy, một tổ chức càng ít

trách nhiệm giải trình, chẳng hạn như ngân hàng trung ương, thì càng minh bạch hơn. Trong

các ví dụ khác, không có bằng chứng rõ ràng rằng nhiều thông tin hơn sẽ cũng cố hệ thống

tài chính. Tuy nhiên trong những trường hợp khác, chưa có bằng chứng cho thấy càng nhiều

thông tin sẽ càng làm hệ thống tài chính vững mạnh. Các ví dụ ngược lại trong đó càng

nhiều thông tin hơn có thể làm xấu đi đánh giá tín dụng hoặc tăng độ bất ổn về giá cả, được

ghi nhận trong công trình nghiên cứu của Furman và Stiglitz (1998).

1.5 Lợi ích của tính minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán.

Minh bạch cung cấp nhiều lợi ích quan trọng đối với nhà đầu tư nói riêng , thị trường

nói chung. Những lợi ích này có thể chia ra thành ba loại

(i) Minh bạch làm gia tăng sự bảo vệ nhà đầu tư.

(ii) Minh bạch khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào thị trường, thúc đẩy tính thanh

khoản của thị trường.

(iii) Minh bạch góp phần phát triển tính hiệu quả của thị trường chứng khoán.

Mỗi lợi ích này vừa thúc đẩy và là chức năng của các lợi ích còn lại.Ví dụ, bằng cách

tạo ra sự bảo vệ cho nhà đầu tư, tính minh bạch khuyến khích sự tham gia ngày càng nhiều

trên thị trường chứng khoán, và vì thế làm tăng tính thanh khoản của những thị trường này.

Ngược lại, sự gia tăng trong tính thanh khoản sẽ làm tăng tính hiệu quả của thị trường.

Tương tự như vậy, bằng cách giảm đi những ảnh hưởng của phân khúc thị trường và tăng

tính hiệu quả của giá cả trên thị trường chứng khoán, minh bạch cũng thúc đẩy sự công bằng

của thị trường.

1.5.1 Minh bạch thông tin làm gia tăng sự bảo vệ nhà đầu tư

Kinh nghiệm cho thấy rằng một lợi ích đầu tiên của tính minh bạch là gia tăng sự bảo

vệ nhà đầu tư và tăng tính công bằng thực sự và có thể cảm nhận được của thị trường chứng

khoán. Minh bạch làm được điều này, một phần, cho phép nhà đầu tư tự mình quyết định

nếu giá mà những nhà môi giới cho thấy họ có thể đạt được đối với giao dịch là mức giá tối

Page 19: Cong bo thong tin sgdck

9

ưu. Do vậy, nhà đầu tư phải được cung cấp thông tin cần thiết để tự bảo vệ bảo vệ mình bằng

cách tránh các nhà môi giới mà có thể họ thực hiện các giao dịch thay cho nhà đầu tư tại

những mức giá bất lợi.

Minh bạch cũng cho phép nhà đầu tư quyền kiểm soát chất lượng của những giao

dịch mà họ nhận được sau khi có thông tin đầy đủ và chính xác. Do vậy nhà đầu tư với tư

cách là người ủy thác có thể xác định rằng liệu một nhà môi giới có lợi dụng họ bằng cách

thực hiện giao dịch ở một mức giá kém thuận lợi hơn so với mức giá lẽ ra có được nếu công

ty môi giới chuyên nghiệp thực hiện với tư cách là người nhận ủy thác/đại lý. Hơn nữa, khi

có những xác nhận của khách hàng mà những xác nhận này nêu rõ số tiền hoa hồng hoặc là

khoản chênh lệch mà người môi giới nhận được cho một giao dịch hộ nhà đầu tư, nhà đầu tư

có thể so sánh giá thực của những giao dịch đó với giá được công bố trên thị trường để xác

định xem chi phí thực của những giao dịch đó có hợp lý không. Tuy vậy, người ta cho rằng

với những thông tin yết giá thì không đủ để nhà đầu tư để xác định rằng họ đã đạt được giao

dịch tốt nhất hay không. Ý kiến này hàm ý là các chủ thể tham gia trên thị trường có thể chắc

rằng giá niêm yết phản ánh đúng và đầy đủ cung cầu của một thị trường cụ thể. Tuy nhiên,

mặc dù giá niêm yết cũng hữu ích và quan trong nhưng chỉ mỗi giá niêm yết thì vẫn chưa

cung cấp đủ thông tin cho nhà đầu tư.

Ngay cả tại những nơi có giá niêm yết thì một khối lượng lớn giao dịch nhạy cảm với

giá vẫn có thể xảy ra giữa hoặc ngoài khoảng chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Thật sự

hữu ích để biết những giao dịch đang xảy ra về phía mua hay phía bán của thị trường. Giá

niêm yết có thể giúp nhà đầu tư quyết định địa điểm và thời gian để giao dịch, nhưng những

bảng báo cáo giao dịch giúp nhà đầu tư xác định giá niêm yết có đáng tin cậy hay không và

giúp nhà đầu tư kiểm tra chất lượng của những lệnh đã thực hiện mà họ nhận được. Về mặt

này, những nhà đầu tư thường mong muốn biết xu hướng hoạt động giao dịch và liệu có phải

là giao dịch đáng kể hay không giữa, hoặc bên ngoài giá niêm yết.

Dĩ nhiên, gia tăng tính minh bạch cũng cho phép cơ quan quản lý bảo vệ nhà đầu tư

tốt hơn thông qua cải thiện việc giám sát của thị trường. Tuy vậy, việc giám sát của cơ quan

quản lý ít khi thay thế được cho việc công bố thông tin thị trường kịp thời. Việc chỉ trông

cậy vào báo cáo của cơ quan quản lý không chỉ cần phải có sự giám sát nhiều hơn của chính

phủ hay tự giám sát, mà cũng không hiệu quả bằng việc cho phép nhà đầu tư tự kiểm tra giao

dịch. Thực vậy, mặc dù kiểm tra giám sát tạo điều kiện tương đối dễ dàng hơn cho chính phủ

Page 20: Cong bo thong tin sgdck

10

hoặc những tổ chức tự quản giám sát thị trường, dựa trên khối lượng giao dịch và việc công

bố hoạt động giao dịch, nhưng các tổ chức đó gần như không thể tự mình kiểm soát thị

trường một cách hiệu quả và ngăn chặn lừa đảo trong giao dịch.

1.5.2. Minh bạch thông tin khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào thị trường,

thúc đẩy tính thanh khoản của thị trường

Để gia tăng việc bảo vệ nhà đầu tư, minh bạch làm tăng tính trung thực của thị trường

chứng khoán và thúc đẩy lòng tin của nhà đầu tư trên thị trường, do đó khuyến khích sự

tham gia của tất cả các nhà đầu tư. Sự tham gia này làm tăng tính thanh khoản của thị

trường.

Ví dụ, sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường chứng khoán được

khuyến khích ngày càng nhiều hơn vì những tổ chức đó ít có lý do để lo sợ gặp những giao

dịch lừa đảo, điều đó được xem như là thị trường có sự triển vọng thành công. Hơn nữa,

minh bạch làm giảm rủi ro mà nhà đầu tư cá nhân trên cả thị trường tiền mặt và thị trường

công cụ phái sinh, rủi ro sẽ bị loại bỏ bởi các chuyên gia thị trường trước khi thông tin giao

dịch được thông báo. Minh bạch có chức năng tương tự khi thị trường được phân chia thành

thị trường dành cho nhà đầu tư tổ chức và thị trường bán lẻ và thị trường dành cho nhà đầu

tư tổ chức thiếu tính minh bạch. Trong tình huống này, những cá nhân đại diện cho nhà đầu

tư tổ chức có khả năng tham gia vào thị trường bán lẻ, sử dụng thông tin không được công

bố liên quan đến hoạt động của nhà đầu tư tổ chức để giao dịch vì lợi ích cá nhân. Không

được công bố thông tin thị trường đầy đủ, nhà đầu tư có thể tin rằng “ boong tàu đã đóng lại

đối với họ”, và cuối cùng rời bỏ thị trường.

Tuy nhiên, những ảnh hưởng của rủi ro thông tin bất lợi không cản trở nhà đầu tư.

Nhà môi giới có thể gia tăng những phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán nhằm chống lại

việc buôn bán với người có kiến thức về thông tin giao dịch không được công bố. Đến lượt,

kết quả giao dịch với chi phí cao hơn cũng có thể làm giảm khối lượng giao dịch.

Tóm lại, nếu quá nhiều thông tin bí mật về hoạt động giao dịch tồn tại trong thị

trường chứng khoán, rủi ro trở nên quá lớn đối với một người mà họ đang giao dịch với

người khác có mức độ thông tin cao hơn, ảnh hưởng đến tính thanh khoản và hiệu quả của

thị trường chứng khoán.

1.5.3. Minh bạch góp phần phát triển tính hiệu quả của thị trường chứng khoán.

Page 21: Cong bo thong tin sgdck

11

Một lợi ích khác của sự minh bạch là khả năng xóa bỏ một vài nhược điểm của cấu

trúc thị trường không tập trung hoặc cấu trúc thị trường phân khúc. Cụ thể là, bằng cách tạo

điều kiện dễ dàng trong việc tìm giá cả, sự minh bạch có thể giải quyết nhiều vấn đề không

hiệu quả trong việc định giá (Pricing inefficiency) vốn bị gây ra bởi sự phân khúc của thị

trường nhưng vẫn cho phép sự cạnh tranh giữa những thị trường giao dịch chứng khoán có

thể thay thế được. Như chúng ta đã biết, trong những giai đoạn đầu khi thị trường chứng

khoán mới xuất hiện thì thị trường chứng khoán của một quốc gia có thể hoạt động độc lập

và tách biệt với các thị trường chứng khoán khác trên thế giới. Trong vòng hai thập niên trở

lại đây, các thị trường chứng khoán trên thế giới đã ngày càng liên kết nhiều hơn; hiện nay

các nhà quản lý và các nhà đầu tư tổ chức thường theo dõi các thị trường khác trên thế giới

để tìm ra những cơ hội đầu tư. Vấn đề quan trọng nhất là một số lượng lớn (và ngày càng

tăng) các loại chứng khoán không chỉ giao dịch trên thị trường trong nước. Vì vậy, hiện nay

nhiều thị trường cạnh tranh để có được sự giao dịch của những loại cổ phiếu chính.

Nhìn chung, ảnh hưởng của xu hướng này là tích cực. Hiện nay những nguồn vốn mới

có thể “chảy” đến những nhà phát hành trên toàn thế giới và sự liên kết đó tạo điều kiện cho

sự phân bổ nguồn vốn trên toàn cầu. Tuy nhiên, xu hướng này cũng đã tạo ra sự phân khúc ở

cấp độ quốc tế. Sự phân khúc này đã dẫn đến sự phổ biến ngày càng nhiều của các luồng vốn

đầu tư và ngày càng nhiều các loại chứng khoán giao dịch trên những thị trường khác nhau

(và có thể là hiệu quả cũng khác nhau) ở những mức giá khác nhau.

Tính không hiệu quả trong việc định giá phần lớn được tạo ra bởi một thực tế là

những chứng khoán có thể thay thế đang được giao dịch “trong bóng tối”, có nghĩa là không

có hoặc có rất ít sự minh bạch cho những giao dịch này. Khi một thị trường cho phép những

giao dịch không rõ ràng thì nó sẽ cấm những thị trường khác không được biết những giao

dịch đó để có thể xác định được tổng cầu và tổng cung của những loại chứng khoán đó.

Một thị trường không minh bạch nơi mà giá cả chủ yếu dựa trên giá ở thị trường sơ

cấp, thì sẽ thu hút dòng vốn đầu tư bằng cách sử dụng miễn phí công cụ tìm hiểu về giá của

một thị trường minh bạch hơn mà không cung cấp bất kỳ sự minh bạch nào của chính nó.

Kết quả trước mắt của việc này có thể giảm bớt tính hiệu quả và thanh khoản của thị trường

minh bạch và nếu việc giao dịch tiếp tục được chuyển đến các thị trường minh bạch hơn thì

sẽ giảm tính hiệu quả và thanh khoản đối với tất cả các thị trường chứng khoán. Trong dài

hạn thì tình trạng này sẽ rất nguy hại đối với những thị trường không minh bạch.

Page 22: Cong bo thong tin sgdck

12

Việc định giá không hiệu quả và việc sử dụng giá miễn phí 3 gây ra bởi sự phân khúc

thị trường không đơn giản là một vấn đề liên quan đến việc giao dịch. Chi phí của tính

không hiệu quả như vậy cao hơn rất nhiều so với tác động trực tiếp đối với một nhà đầu tư

cụ thể. Nói một cách tổng quát, việc định giá không hiệu quả cản trở sự phân bổ các nguồn

lực quốc gia và nguồn lực toàn cầu bằng cách bóp méo tín hiệu giá cả mà nhà đầu tư dựa vào

và vì thế làm ảnh hưởng không chỉ nền kinh tế của những thị trường giao dịch các loại chứng

khoán đó mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Như chúng ta đã biết, nền kinh tế thị

trường chủ yếu dựa trên giá chứng khoán để phản ánh một cách chính xác giá trị cơ sở cũng

như đảm bảo sự phân bổ hợp lý của những dòng vốn mới đến những khu vực hiệu quả nhất

của nền kinh tế. Như là một kết quả của việc định giá không hiệu quả, những nguồn vốn đó

có thể được phân bổ một cách tiết kiệm nhưng không hiệu quả.

Tuy nhiên, những tác động xấu của việc phân khúc thị trường có thể tránh được. Trên

thực tế, cấu trúc thị trường khác nhau và riêng biệt có thể được kết hợp lại và tính hiệu quả

trong việc định giá có thể được giải quyết mà không cần tất cả các dòng tiền cho một loại

chứng khoán được giao dịch nhiều phải được hướng đến một thị trường cụ thể. Bằng việc

yêu cầu tính minh bạch cho tất cả các giao dịch, mỗi thị trường mà đang giao dịch một loại

chứng khoán cụ thể có thể xem tất các giao dịch xảy ra với chứng khoán đó và vì vậy những

người tham gia thị trường đó có thể xác định chính xác tổng cung và tổng cầu cho chứng

khoán đó và điều chỉnh hoạt động giao dịch cho phù hợp.

Không có ví dụ nào về khả năng tính minh bạch có thể xóa bỏ sự phân khúc thị

trường rõ ràng hơn so với thị trường Mỹ. Cấu trúc thị trường của Mỹ có thể được xem là phi

tập trung. Tại Mỹ, những loại chứng khoán chính có thể được giao dịch đồng thời trên một

số thị trường riêng biệt. Thật ra tại Mỹ có sự tồn tại đồng thời của nhiều loại cấu trúc thị

trường khác nhau.

Các chứng khoán vốn có thể giao dịch trên thị trường OTC thông qua một nhà môi

giới thị trường (NASDAQ) hoặc có thể được giao dịch thông qua một trong những sàn giao

dịch đấu giá hoặc khớp lệnh truyền thống như NYSE. Hơn nữa, những chứng khoán tương

tự như vậy cũng có thể được giao dịch đồng thời trên bất kỳ sàn giao dịch nào của khu vực

bên ngoài quốc gia.

3 Việc hưởng lợi mà không phải trả tiền xảy ra khi một doanh nghiệp (hoặc một cá nhân) hưởng lợi từ những nỗ lực của người khác mà không phải trả hoặc không phải chia sẻ chi phí

Page 23: Cong bo thong tin sgdck

13

Tuy nhiên, bởi vì những thông tin về niêm yết và giao dịch đều có sẵn theo thời gian

thực (real-time) đối với những thị trường này nên những nhà đầu tư đặt lệnh qua bất kỳ thị

trường nào trong số này đều có thể xác định cung cầu cho tất cả các loại chứng khoán vốn.

Kết quả cuối cùng là giá của những loại chứng khoán này không khác biệt đáng kể giữa các

thị trường nếu khối lượng giao dịch ngang nhau.

1.6. Minh bạch thông tin doanh nghiệp

1.6.1 Khái niệm

Minh bạch thông tin doanh nghiệp là sự cung cấp thông tin đáng tin cậy, liên quan

rộng rãi về hoạt động định kỳ, vị thế tài chính, cơ hội đầu tư, quản trị, giá trị, rủi ro kinh

doanh của các doanh nghiệp 4.

Minh bạch thông tin doanh nghiệp là số lượng và chất lượng thông tin mà doanh

nghiệp cung cấp đến các thành phần khác nhau kể cả các cổ đông và các người có lợi ích đối

với doanh nghiệp. Minh bạch là phạm vi và nghệ thuật công bố của doanh nghiệp mà doanh

nghiệp thực hiện trong báo cáo tài chính hàng năm, chủ yếu là báo cáo thường niên. 5

Từ những khái niệm Minh bạch thông tin doanh nghiệp trên, nghiên cứu này sử dụng

khái niệm sau về Minh bạch thông tin doanh nghiệp : là sự công bố thông tin xác thực,

kịp thời, cho cơ quan quản lý chuyên ngành và các nhà đầu tư trên thị trường chứng

khoán, bảo đảm rằng các nhà đầu tư đều có cơ hội tiếp cận các thông tin như nhau

trong việc đánh giá tình hình hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh và rủi ro của

doanh nghiệp để ra quyết định đầu tư. Khái niệm này được sử dụng để thiết kế thang đo

lường mức độ minh bạch thông tin doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trường

chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh

1.6.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin và minh bạch doanh nghiệp

Các nghiên cứu trước đây trên thế giới cho rằng có hai loại đặc điểm lớn của một

doanh nghiệp mà có thể ảnh hưởng đến mức độ của công bố thông tin và minh bạch doanh

nghiệp trong phạm vị một thị trường. Loại thứ nhất bao gồm các đặc điểm thuộc về tài chính

của một doanh nghiệp, còn loại thứ hai bao gồm các đặc điểm thuộc về quản trị doanh

nghiệp. Có một vài chứng cứ gián tiếp ủng hộ giả thuyết này. Ví dụ như Bushman, Piotroski,

và Smith (2003) căn cứ vào kết quả phân tích nhân tố, đã nhóm được hai nhân tố này từ các 4 Catherine Martens Malik- Hội Thảo Quản Trị Công Ty tại Pakistan ngày 30/05/2004 5 Anton Toutaev- Hội Thảo Đổi Mới Và Phát Triển Kinh Doanh Tại Nga ngày 13/04/2004

Page 24: Cong bo thong tin sgdck

14

biến đo lường môi trường thông tin ở phạm vi doanh nghiệp thu thập từ các công ty tại một

số quốc gia. Cuối cùng, họ cũng nhận ra rằng hai loại nhân tố này, các đặc điểm tài chính và

các đặc điểm quản trị, có liên quan đến hệ thống luật pháp và kinh tế chính trị. Dựa trên tìm

hiểu này, các nghiên cứu này cũng đưa ra những biến về tài chính và những biến về quản trị

công ty như là những nhân tố ảnh hưởng của tính minh bạch và công bố thông tin của doanh

nghiệp trong phạm vi mỗi thị trường.

1.6.2.1.Các đặc điểm về tài chính

Những đặc điểm tài chính có thể ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin và minh

bạch doanh nghiệp như sau :

(i) Quy mô doanh nghiệp : Giả thiết cho rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn thì

minh bạch hơn công ty có quy mô nhỏ, có thể giải thích rằng doanh nghiệp có quy mô lớn

thì có nhà đầu tư lớn hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ và thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các

nhà phân tích. Doanh nghiệp có quy mô lớn có nhiều nguồn thông tin công bố cho nhà đầu

tư tốt hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong một nghiên cứu xuyên quốc gia, đã

phát hiện mối liên hệ thuận chiều giữa các điểm về vốn hóa thị trường và minh bạch tổng

thể. Những dẫn chứng bằng tài liệu về sự liên kết không thống nhất giữa quy mô doanh

nghiệp, được đo bằng tổng tài sản và tổng số điểm về công bố thông tin.

(ii) Đòn bẩy tài chính. Các công ty mà có đòn bẩy tài chính cao nên có mức độ minh

bạch cao hơn bởi vì các chủ nợ yêu cầu công ty công bố thông tin nhiều hơn. Tuy nhiên,

bằng chứng thực tiễn của họ không chứng minh được luận điểm của họ. Roberts & Gray

(1995) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và công bố thông tin của

các doanh nghiệp ở Mỹ và Anh. Archambault (2003) cũng dẫn chứng bằng tài liệu rằng

không có mối liên hệ giữa đòn bẩy tài chính và công bố thông tin của doanh nghiệp.

(iii) Tình hình tài chính. Có thể tình hình tài chính trong quá khứ ảnh hưởng đến

mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp (Khanna & Srinivasan 2004).Ví dụ, các doanh

nghiệp có lợi nhuận có thể muốn công bố thông tin của doanh nghiệp cho nhà đầu tư bên

ngoài hơn là doanh nghiệp có ít lợi nhuân. Các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra tác động cả

tình hình kế toán và tình hình thị trường đối với các cấp độ công bố thông tin. nghiên cứu

này sử dụng cả hai loại tình hình tài chính nói trên để đo lường “sức khỏe” của doanh

nghiệp.

Page 25: Cong bo thong tin sgdck

15

Đòn Bẩy Tài

Chính

Tài Sản Cầm

Cố

Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản

Tình Hình Tài Chính

Quy mô Doanh Nghiệp

Minh Bạch Thông Tin

(iv)Tài sản cầm cố. Các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định cao, cần phải công bố

thông tin nhiều hơn để giúp cho người bên ngoài đưa ra được quyết định đầu tư. Điều này

dẫn đến mối liên hệ thuận chiều giữa giá trị tài sản cầm cố và mức độ công bố thông tin. Mặt

khác, cũng có thể lặp luận rằng các công ty có nhiều tài sản bị cầm cố không có nhu cầu

công bố thông tin tài chính. Jensen và Meckling (1976) cho rằng tài sản bị cầm cố có thể làm

giảm đi mâu thuẫn về quyền sở hữu bởi vì người cho vay sẽ nắm quyền sở hữu tài sản cố

định trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Việc giảm mâu thuẫn về quyền sở hữu có

thể giảm nhu cầu công bố thông tin cho nên có thể có mối liên hệ ngược chiều giữa tài sản

cầm cố và mức độ công bố thông tin.

(v) Hiệu quả sử dụng tài sản. Có thể các công ty với mức độ hiệu quả sử dụng tài sản

cao thì có mức độ công bố thông tin về doanh nghiệp cao hơn so với doanh nghiệp mà có

mức độ hiệu quả sử dụng tài sản thấp. Lý do rằng các doanh nghiệp với mức độ hiệu quả sử

dụng tài sản cao có thể thu hút nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích hơn. Do vậy các công ty

này phải công bố nhiều thông tin hơn cho nhà đầu tư bên ngoài mà đổi lại sẽ dẫn đến mức độ

công bố thông tin và minh bạch cao hơn đối với công ty có mức độ hiệu quả sử dụng tài sản

cao

Hình 1.1 : Các đặc điểm về tài chính ảnh hưởng đến minh bạch thông tin DN

1.6.2.2 Những đặc điểm về quản trị doanh nghiệp

Page 26: Cong bo thong tin sgdck

16

Nhiều nghiên cứu ở Mỹ đã tập trung vào mối quan hệ giữa quản trị và hiệu quả doanh

nghiệp. Các kết quả được tổng hợp cho thấy rằng hoạt động quản trị tốt không nhất thiết dẫn

đến hiệu quả doanh nghiệp tốt hơn. Mặt khác một số nghiên cứu về công ty ở vùng Đông Á

đã nhận thấy rằng các yếu tố quản trị doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc đánh giá doanh

nghiệp (Mitton 2002; Lins 2003). Sự khác nhau của các phát hiện này có thể do việc quản trị

doanh nghiệp không ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả doanh nghiệp. Giả thiết rằng, có một

biến trung gian: công bố thông tin và minh bạch doanh nghiệp, nói cách khác quản trị công

ty tốt dẫn đến công bố thông tin và minh bạch tốt hơn. Tuy nhiên không có sự bảo đảm nào

việc công bố và minh bạch tốt hơn sẽ dẫn đến hiệu quả doanh nghiệp tốt hơn. Bốn đặc điểm

về quản trị doanh nghiệp là những yếu tố quyết định mức độ công bố thông tin và minh bạch

doanh nghiệp, các biến được thảo luận dưới đây:

(i) Mức độ tập trung vốn chủ sở hữu.

Gần đây, tác động của mức độ vốn chủ sở hữu đối với giá trị doanh nghiệp thu hút

được nhiều sư chú ý về kinh tế tài chính. Giả thiết rằng việc sở hữu tập trung cổ phiếu có thể

dẫn đến quản trị năng động hơn, với việc tập trung này dẫn đến quản trị doanh nghiệp tốt

hơn. Việc quản trị năng động này làm giảm một cách hiệu quả khả năng người quản lý làm

mất tài sản của cổ đông. Tuy nhiên các nghiên cứu gân đây về các thị trường ở vùng Đông Á

kết luận rằng sự tập trung vốn chủ sở hữu có thể dẫn đến mâu thuẫn về quyền sở hữu giữa

người chủ sở hữu bên trong và nhà đầu tư bên ngoài doanh nghiệp. Một số giả thiết cho rằng

tỷ lệ của cổ phiếu hiện hành được nắm giữ bởi năm cổ đông lớn nhất có thể liên quan mức

độ công bố thông tin và minh bạch doanh nghiệp.

(ii) Cơ cấu Hội Đồng Quản Trị

Một yếu tố then chốt của quản trị doanh nghiệp là vai trò của HĐQT trong việc giám

sát giới quản lý. Việc giám sát giới quản lý là cần thiết bởi vì những người quản lý thường

hành động vì lợi ích riêng và không thể luôn hành động vì lợi ích của cổ đông. Sự lười nhác,

sự lên mặt quá đáng và những khoản đầu tư không mang lại lợi ích tối ưu là những ví dụ

điển hình cho hành động lạm quyền của người quản lý. Hội Đồng Quản Trị có thể làm giảm

bớt mâu thuẫn quyền đại diện bằng cách thực thi quyền hạn của mình để giám sát và kiểm

tra giới quản lý. Những giám đốc không thuộc HĐQT được cho là người thực hiện chức

năng giám sát thay mặt cổ đông nhằm bảo đảm rằng sự quản lý công ty đi đúng theo đường

lối và tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông, bởi vì chính bản thân cổ đông cảm thấy khó khăn

Page 27: Cong bo thong tin sgdck

17

trong việc giám sát do sự phân tán quá rộng quyền sở hữu cổ phần thường. Lập luận rằng

những thành viên nằm ngoài HĐQT nên độc lập với quyền quản lý và không liên quan đến

bất kỳ hoạt động hoặc những mối liên hệ khác với doanh nghiệp mà có thể ảnh hưởng xấu

đến quyền quản lý của họ. Fama & Jensen(1983) lập luận rằng kể cả những giám đốc độc lập

bên ngoài HĐQT được xem như là những trọng tài chuyên nghiệp không chỉ làm gia tăng

khả năng đứng vững được của HĐQT mà còn làm giảm đi khả năng của những người quản

lý hàng đầu để chiếm đoạt tài sản của cổ đông. Việc khái quát của lập luận về giám sát hiệu

quả này là các giám đốc bên ngoài phục vụ hội đồng quản trị càng độc sự độc lập hơn thì

hiệu quả doanh nghiệp càng cao hơn.

Tuy nhiên, bằng chứng thực tiễn hoàn toàn mâu thuẫn với tác động tích cực của cơ

cấu HĐQT đến hiệu quả doanh nghiệp. Rosenstein & Wyatt (1990) ghi nhận mặt tích cực

đáng kể của lợi nhuận trên cổ phiếu quanh việc thông báo chỉ định các giám đốc bên ngoài.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy bằng chứng gián tiếp bổ trợ cho tác động tích cực của giám

đốc bên ngoài. Bằng việc sử dụng mẫu các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường

chứng khoán Thái Lan trong giai đoạn 199-2001, Limpaphayom và Sukchareonsin (2003)

phát hiện mối liên hệ tích cực giữa thành phần hội đồng quản trị và đánh giá thị trường của

doanh nghiệp.

Ngược với lập luận rằng động lực giám đốc bên ngoài thì tốt hơn với quyền lợi của cổ

đông, nhiều nghiên cứu cho rằng các giám đốc bên ngoài không nhất thiết hành động vì

quyền lợi của cổ đông bởi vì các CEO thường chi phối quy trình chỉ định giám đốc. Ngoài ra

một số lập luận cho rằng thành viên bên ngoài HĐQT có thể cố thủ dưới hình thức bố trí các

tài sản doanh nghiệp hoặc giao dịch có lợi cho quản lý mà không được kiểm tra. Agrawal

(1996) chỉ ra khả năng giám đốc bên ngoài được chỉ định là kết quả của lý do chính trị hơn

là lý do quản lý. Cuối cùng, họ chứng minh bằng tài liệu mối quan hệ tiêu cực giữa thành

phần HĐQT và hiệu quả doanh nghiệp. Hermalin (1991) quan sát thấy một tỷ lệ cao các

giám đốc độc lập trong HĐQT không phải luôn luôn phỏng đoán hiệu quả kế toán trong

tương lai tốt hơn. Do vậy, quan điểm bảo thủ/cố thủ dự đoán có mối quan hệ tiêu cực giữa

thành phần HĐQT và hiệu quả doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu này, giả thiết cho rằng thành phần HĐQT có thể ảnh hưởng đến

mức độ công bố thông tin và minh bạch doanh nghiệp. Lý do là giám đốc độc lập muốn công

bố thông tin nhiều hơn để đem lại lợi ích cho các người có quyền lợi khác của doanh nghiệp.

Page 28: Cong bo thong tin sgdck

18

Mức Độ Tập Chung Vồn

CSH

Quy Mô HĐQT

Cơ Cấu HĐQT

Minh Bạch Thông Tin

Việc này dẫn đến mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ giám đốc bên ngoài và mức độ công bố

thông tin và minh bạch doanh nghiệp. Có hai biến chỉ ra thành phần HĐQT được sử dụng

trong nghiên cứu này. Biến thứ nhất là tỷ lệ các giám đốc bên ngoài độc lập trong HĐQT

công ty. Biến thứ hai là tỷ lệ giám đốc điều hành hoặc người bên trong được đại diện trong

HĐQT. Dự đoán rằng giám đốc điều hành có xung đột lợi ích và muốn che dấu thông tin đối

với nhà đầu tư bên ngoài. Hậu quả là tỷ lệ giám đốc điều hành có thể có tác động tiêu cực lên

mức độ công bố thông tin và minh bạch doanh nghiệp.

(iii) Quy mô Hội Đồng Quản Trị.

Đặc điểm quan trọng khác của HĐQT là quy mô của HĐQT. Khi xem xét quy mô

HĐQT, có sự cân bằng giữa kinh nghiệm hoặc lợi ích quản lý được gia tăng giá trị và các bất

lợi phát sinh từ vấn đề phối hợp. Jensen (1993) lập luận rằng quy mô HĐQT lớn hơn dẫn

đến thảo luận ít chân thật hơn về các vấn đề quan trọng mà, đổi lại, dẫn đến quản lý kém.

Yermack (1996) phát hiện mối quan hệ tích cực giữa quy mô HĐQT và giá trị doanh nghiệp

trong các doanh nghiệp lớn ở Mỹ. Huther (1997) kiểm tra mẫu các tiện ích công cộng ở Mỹ

và phát hiện rằng quy mô HĐQT ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả doanh nghiệp. Eisenberg

& Wells (1998) phát hiện sự tương quan tiêu cực quan trọng giữa quy mô HĐQT và lợi

nhuận trong mẫu các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Phần Lan và Thụy Điển. Trong các tài

liệu sẵn có, giả thuyết rằng có mối liên hệ giữa quy mô HĐQT và mức độ công bố thông tin

và minh bạch doanh nghiệp.

Hình 1.2 Các đặc điểm về quản trị ảnh hưởng đến minh bạch thông tin DN

1.7. Lợi ích của minh bạch thông tin doanh nghiệp.

Page 29: Cong bo thong tin sgdck

19

Minh bạch thông tin doanh nghiệp không chỉ giúp cho bản thân doanh nghiệp giảm

thiểu các khoản chi phí trong việc sử dụng vốn và tạo lập niềm tin đối với các nhà đầu tư mà

còn giúp gia tăng tính hiệu quả cho thị trường, bảo vệ nhà đầu tư khi họ tham gia vào thị

trường hay đầu tư vốn vào doanh nghiệp.

1.7.1. Minh bạch thông tin DN giảm thiểu chi phí sử dụng vốn

Minh bạch là các yếu tố chủ chốt trong việc định giá tài sản hiệu quả và phân bổ

nguồn vốn. Giúp doanh nghiệp giảm đi chi phí sử dụng vốn và thuận lợi trong việc tiếp cận

được các nguồn vốn khác nhau, do đó làm gia tăng mức vốn hóa thị trường của doanh

nghiệp

1.7.2. Minh bạch thông tin DN tạo lập lòng tin đối với nhà đầu tư.

Minh bạch thông tin doanh nghiệp là yếu tố cơ bản để quản trị công ty tốt. Quản trị

công ty không tốt, và thiếu minh bạch luôn đi theo công ty ở bất kỳ thị trường nào, gây mất

lòng tin và sự bất an, khi thị trường mất niềm tin vào sự trung thực của thông tin được một

doanh nghiệp cung cấp, hoặc cảm thấy rằng thị trường không còn tin cậy doanh nghiệp nữa,

tác động tiêu cực có thể rất nghiêm trọng. Vì vậy minh bạch thông tin doanh nghiệp tạo lập

niềm tin cho nhà đầu tư nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung

1.7.3. Minh bạch thông tin DN gia tăng tính hiệu quả của thị trường

Minh bạch thông tin doanh nghiệp gia tăng tính hiệu quả của thị trường vì vậy nó làm

cho môi trường đầu tư cũng như kinh doanh trở nên dễ dự đoán được những rủi ro và cơ hội

đầu tư. Giá cả hàng hóa trên thị trường phản ánh đúng giá trị thực của nó.

1.7.4. Minh bạch thông tin DN gia tăng sự bào vệ nhà đầu tư

Minh bạch thông tin doanh nghiệp giúp cho quyền của cổ đông được tuân thủ một

cách triệt để, gia tăng sự bảo vệ nhà đầu tư khi họ tham gia đầu tư vào doanh nghiệp.

1.8. Kinh nghiệm minh bạch của các nước trên thế giới

1.8.1. Kinh nghiệm của Pháp

Tại Pháp, trách nhiệm kiểm soát thông tin đặc biệt được coi trọng trong trường hợp

DN phát hành chứng khoán huy động vốn từ công chúng. Trừ một số trường hợp đặc biệt

(như chào bán chứng khoán có tổng giá trị nhỏ hơn 100.000 Euro hoặc chào bán chứng

khoán có giá trị từ 50.000 Euro cho mỗi nhà đầu tư…), còn lại DN buộc phải lập bản cáo

Page 30: Cong bo thong tin sgdck

20

bạch. Trong đó, điểm khác biệt cơ bản so với DN Việt Nam là kiểm toán viên phải xác nhận

cả những dự báo về lợi nhuận trong tương lai của DN (tại Việt Nam, chỉ kiểm toán những dữ

liệu quá khứ). Ông Bruno Gizard, Phó tổng thư ký Cơ quan Quản lý các thị trường tài chính

Pháp (AMF) cho biết, để có thể xác nhận được dự báo lợi nhuận, kiểm toán viên phải tiếp

cận và đối thoại nghiêm túc với lãnh đạo DN. Mặc dù không ai có thể khẳng định chắc chắn

khoản lợi nhuận tương lai của DN, nhưng yêu cầu này đòi hỏi kiểm toán viên và lãnh đạo

DN phải trung thực, thẳng thắn trong cách đánh giá về tương lai của DN. Xác nhận của kiểm

toán viên về mức độ tin cậy trong dự báo lợi nhuận DN sẽ được chuyển đến cơ quan giám

sát TTCK và nhà đầu tư. Đây là một chỉ báo quan trọng cho nhà đầu tư tại Pháp, bởi thực tế

nhà đầu tư mua cổ phiếu là mua tương lai DN.

Điểm khác biệt đáng chú ý thứ hai tại Pháp liên quan đến việc cho phép DN huy động

vốn từ công chúng là AMF sẽ giám sát tất cả thông tin quảng cáo của DN liên quan đến hoạt

động chào bán trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày công bố bản cáo bạch. Các thông tin quảng

cáo này đều phải nói rõ rằng, hồ sơ cáo bạch của DN đã hoặc sẽ được công bố trong thời

gian tới và chỉ rõ nơi nhà đầu tư có thể đến lấy cáo bạch. Theo ông Bruno, tại Pháp cũng có

nhiều trường hợp DN sử dụng phương tiện thông tin đại chúng chỉ để truyền tải những thông

tin tốt cho mình (tương tự như tại Việt Nam hiện nay), vì thế AMF có trách nhiệm phải giám

sát thông tin của DN, để đảm bảo nhà đầu tư được nhận thông tin đầy đủ và cân bằng trước

khi DN được phép phát hành chứng khoán huy động vốn.

Điểm khác biệt thứ ba trong hồ sơ huy động vốn của DN Pháp là DN phải lập bản cáo

bạch tóm tắt dưới 2.500 chữ để giúp những người ít thời gian vẫn có thể tiếp cận thông tin

chính yếu về DN. Tại Pháp, nhiều DN có cáo bạch dài tới 500 trang, nên việc yêu cầu phải

có 1 bản cáo bạch tóm tắt là thủ tục bắt buộc và người thực hiện bản tóm tắt này phải chịu

trách nhiệm dân sự nếu tóm tắt có nội dung lừa dối, không chính xác hoặc mâu thuẫn với các

phần khác của cáo bạch.

Để đảm bảo tính chuẩn mực của cáo bạch, AMF quy định bản cáo bạch của DN phải

có 3 đối tượng cùng liên đới chịu trách nhiệm, gồm người công bố thông tin (thông thường

là lãnh đạo DN); kiểm toán viên độc lập và tổ chức cung cấp dịch vụ đầu tư. Ngoài ra, AMF

cũng phải chịu trách nhiệm nếu không phát hiện ra những sai sót cơ bản trong bản cáo bạch

của DN mà đáng ra phải phát hiện được. Trong trường hợp này, thẩm phán sẽ có một quy

định riêng để xử lý trách nhiệm của người thuộc AMF. Sau sự kiểm duyệt chặt chẽ trên, nếu

Page 31: Cong bo thong tin sgdck

21

một DN được thông qua cáo bạch tại Pháp hay một nước khác thuộc Liên minh châu Âu

(EU), DN có quyền huy động vốn tại bất kỳ thị trường nào thuộc EU. Đây là một lợi thế rất

lớn cho DN thuộc EU. Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng, DN Pháp cũng phải

thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ hàng quý, 6 tháng và 1 năm. Những báo cáo

này phải được gửi đồng thời đến cơ quan quản lý và nhà đầu tư thông qua các phương tiện

thông tin đại chúng. Theo ông Bruno, với nhà đầu tư thì sẽ là tốt nhất nếu DN thực hiện công

bố thông tin hàng ngày. Tuy nhiên, với DN, việc yêu cầu thông tin với họ quá liên tục hoặc

chi tiết là rất nguy hiểm, bởi khi đó người lãnh đạo sẽ chỉ chú ý đến kết quả trước mắt mà

không tập trung lo cho tương lai dài hạn của DN

1.8.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Tại thị trường chứng khoán Trung Quốc, cơ chế giám sát các doanh nghiệp về

công bố thông tin khi phát hành cổ phiếu được thực hiện chặt chẽ. Cơ quan quản lý đã thành

lập Ủy ban điều tra có trách nhiệm thẩm tra toàn bộ các thông tin liên quan đến doanh

nghiệp mới niêm yết trên thị trường chứng khoán. Việc phát hành bản chính và bản tóm tắt

về tình hình hoạt động của doanh nghiệp phải được niêm yết trên báo chí có chỉ định và phải

công bố trên mạng Internet.

Các doanh nghiệp cũng được yêu cầu phải công bố thông tin liên tục hoặc đột xuất

nếu doanh nghiệp có những thay đổi về quản lý, về thị trường hay thay đổi về các dự án và

lĩnh vực đầu tư. Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về công bố thông tin,

thì căn cứ vào kết luận điều tra của Ủy ban thẩm tra, sẽ đưa ra mức xử phạt nhẹ nhất là thông

báo trong nội bộ ngành, cảnh báo và phạt tiền, nặng nhất là cấm doanh nghiệp tham gia thị

trường chứng khoán.

1.8.3. Kinh nghiệm của Mỹ

Tại thị trường chứng khoán Mỹ, nhằm minh bạch hóa thông tin, Mỹ đã có những quy

định rất chặt chẽ về công bố thông tin bởi nếu thông tin là dối trá, nhà đầu tư sẽ mua phải

một cổ phiếu mà không biết đồng tiền họ trả là thật nhưng giá trị cổ phiếu họ đang cầm là

ảo.

Ngay sau cuộc khủng hoảng “Ngày thứ hai đen tối” năm 1929, nhìn thấy được tình

trạng thật giả lẫn lộn về thông tin, với mong muốn giảm thiểu rủi ro và bảo vệ những nhà

đầu tư nhỏ lẻ, Mỹ đã quyết định cho ra đời SEC (Securities and Exchange Commission) - Ủy

ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ. Sau đó SEC đã công bố Luật Chứng khoán Liên bang

Page 32: Cong bo thong tin sgdck

22

(Federal Securities Act) trong đó bắt buộc những công ty niêm yết phải chỉ rõ trong bản cáo

bạch của mình những rủi ro trong hoạt động của công ty và công bố rõ ràng đến công chúng.

Những rủi ro đó bao gồm các khoản nợ của công ty trước khi phát hành cổ phiếu,

những tranh chấp pháp lý liên quan đến công ty (nếu có). Và báo cáo tài chính của công ty

phải được một công ty kiểm toán trung lập kiểm tra tài chính nhằm đảm bảo tính xác thực

của thông tin. Bộ luật này cũng nghiêm cấm tuyệt đối việc bán cổ phiếu trước khi đăng ký.

Tiếp sau đó, SEC cũng đã đưa ra Luật mua bán chứng khoán (Securities Exchange Act). Đạo

luật này ghi rõ việc phải công khai hóa những khoản chi thưởng, tăng lương đồng thời thể

hiện quyền làm chủ của cổ đông qua việc phải có ý kiến cổ đông trong những quyết định

quan trọng của công ty

1.8.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Qua quá trình nghiên cứu các bài học kinh nghiệm minh bạch thông tin trên thị

trường chứng khoán của các nước Mỹ, Pháp, Trung Quốc, chúng ta có thể rút ra một số bài

học kinh nghiệm thích hợp với đặc điểm tình hình của Việt Nam hiện nay như sau:

(i) Trong công tác kiểm toán tại Doanh nghiệp, kiểm toán viên cần phải xác nhận cả

những dự báo về lợi nhuận trong tương lai của DN thay vì chỉ kiểm toán những dữ liệu quá

khứ

(ii) Doanh nghiệp huy động vốn từ công chúng, UBCKNN hay SGDCKTP.HCM sẽ

giám sát tất cả thông tin quảng cáo của DN liên quan đến hoạt động chào bán trong thời hạn

3 tháng kể từ ngày công bố bản cáo bạch. Các thông tin quảng cáo này đều phải nói rõ rằng,

hồ sơ cáo bạch của DN đã hoặc sẽ được công bố trong thời gian tới và chỉ rõ nơi nhà đầu tư

có thể đến lấy cáo bạch. UBCKNN hay SGDCK có trách nhiệm phải giám sát thông tin của

DN, để đảm bảo nhà đầu tư được nhận thông tin đầy đủ và cân bằng trước khi DN được

phép phát hành chứng khoán huy động vốn.

(iii) Cần phải có một bản cáo bạch tóm tắt là thủ tục bắt buộc và người thực hiện bản

tóm tắt này phải chịu trách nhiệm dân sự nếu tóm tắt có nội dung lừa dối, không chính xác

hoặc mâu thuẫn với các phần khác của cáo bạch.

(iv) Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về công bố thông tin, thì căn cứ

vào kết luận điều tra của UBCKNN, sẽ đưa ra mức xử phạt nhẹ nhất là thông báo trong nội

Page 33: Cong bo thong tin sgdck

23

bộ ngành, cảnh báo và phạt tiền, nặng nhất là cấm doanh nghiệp tham gia thị trường chứng

khoán.

(v) Doanh nghiệp niêm yết phải chỉ rõ trong bản cáo bạch của mình những rủi ro

trong hoạt động của công ty và công bố rõ ràng đến công chúng. Những rủi ro đó bao gồm

các khoản nợ của công ty trước khi phát hành cổ phiếu, những tranh chấp pháp lý liên quan

đến công ty (nếu có). Và báo cáo tài chính của công ty phải được một công ty kiểm toán

trung lập kiểm tra tài chính nhằm đảm bảo tính xác thực của thông tin.

(vi) Để đảm bảo tính chuẩn mực của cáo bạch, UBCKNN nên quy định bản cáo bạch

của DN phải có 3 đối tượng cùng liên đới chịu trách nhiệm, gồm người công bố thông tin

(thông thường là lãnh đạo DN); kiểm toán viên độc lập và tổ chức cung cấp dịch vụ đầu tư.

1.9.Kết luận chương I.

Chương này trình bày cơ sở lý luận về tính minh bạch thông tin trong bối cảnh kinh tế

của một quốc gia, trên cơ sở đó nêu ra những đặc điểm sở dĩ vốn có của tính minh bạch

thông tin như khả năng tiếp cận thông tin, tính liên quan, chất lượng và độ tin cậy của thông

tin, những khó khăn trong việc đo lường cũng như hạn chế đối với tính minh bạch.

Từ cơ sở lý luận về tính minh bạch thông tin trong bối cảnh kinh tế, thứ nhất chương

này trình bày những lợi ích của minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán như : bảo

vệ nhà đầu tư, tính thanh khoản, thúc đẩy tính hiệu quả của thị trường …, thứ hai đưa ra khái

niệm về minh bạch thông tin doanh nghiệp và các yếu tố quyết định đến minh bạch doanh

nghiệp như các yếu tố về quản trị và tài chính; thứ ba nêu lên các ảnh hưởng của minh bạch

thông tin đối với doanh nghiệp nói riêng và thị trường nói chung.

Chương tiếp theo sẽ trình bày khái quát về SGDCK TP.HCM và các công ty niêm yết

trên Sở, yêu cầu pháp lý và thuận lợi khó khăn, tình hình công bố thông tin của các công ty

niêm yết.

Page 34: Cong bo thong tin sgdck

24

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM

YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM

2.1. Giới thiệu khái quát về Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM

2.1.1 Quá trình hình thành Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) được

thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt

động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan

trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước.

Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy

động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là

sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta. Là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân,

có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung

tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ

thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ chức, quản lý, điều hành việc

mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện hoạt động quản lý

niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù

trừ chứng khoán và một số hoạt động khác. Để thực hiện tốt các chức năng, Trung tâm có cơ

cấu tổ chức khá chặt chẽ, bao gồm: một Giám đốc và hai Phó giám đốc, trong đó có một Phó

giám đốc thường trực và 9 phòng, ban (Phòng Quản lý niêm yết, Phòng Quản lý thành viên,

Phòng Giám sát giao dịch, Phòng Đăng ký - Lưu ký - Thanh toán bù trừ, Phòng Công nghệ

thông tin, Phòng Thông tin Thị trường, Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Kế toán và Ban

quản lý Dự án).

Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, tiền thân là Trung Tâm Giao dịch

Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh, được chuyển đổi theo Quyết định 559/QĐ/TTg ngày

11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ.Ngày 7/1/2008, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã

cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Công ty TNHH Một thành viên cho Sở Giao dịch

Chứng khoán Tp.HCM (HOSE).Công ty TNHH Một thành viên này có địa chỉ trụ sở chính

45-47 Bến Chương Dương, Phường Thái Bình, quận 1, Tp.HCM. Công ty có vốn điều lệ

Page 35: Cong bo thong tin sgdck

25

1.000 tỷ đồng (bao gồm vốn ngân sách Nhà nước cấp do Trung tâm Giao dịch Chứng khoán

Tp.HCM chuyển giao và vốn bổ sung của Nhà nước trong quá trình hoạt động), ngoài ra còn

có nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác. Công ty

này hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng

khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hình1.3 Biểu đồ quy mô giao dịch – Cổ phiếu 01/01 đến 30/06

KL giao dịch 136.208.620,000 15.909.495,000 152.118.115,000 GT giao dịch(tỉ VND) 4.053,335 646,667 4.700,003

Hình 1.4. Biểu đồ tình hình giao dịch thị trường từ 07/2007 đến 06/2008

2.1.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM

Nguồn : Sở GDCK TP.HCM

Page 36: Cong bo thong tin sgdck

26

Chức năng hoạt động của Công ty bao gồm: tổ chức thị trường giao dịch cho chứng

khoán của các tổ chức phát hành đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán theo

quy định của pháp luật, giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở Giao

dịch Chứng khoán.

-Tên gọi đầy đủ: Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.

-Tên giao dịch quốc tế :Hochiminh stock exchange - Tên viết tắt: HOSE.

Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh có quyền hạn và nghĩa vụ như sau:

2.1.2.1. Quyền hạn

- Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố

thông tin và thành viên giao dịch sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận;

- Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng

khoán;

- Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch

chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư;

- Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm

yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán;

- Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch

chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán;

- Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch

tại Sở giao dịch chứng khoán;

- Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết;

- Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh

chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán;

- Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính.

2.1.2.2. Nghĩa vụ

- Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai,

công bằng, trật tự và hiệu quả;

Page 37: Cong bo thong tin sgdck

27

- Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của

pháp luật;

- Thực hiện công bố thông tin về giao dịch chứng khoán, thông tin về tổ chức niêm

yết tại Sở giao dịch chứng khoán, thông tin về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ,

quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và thông tin giám sát hoạt động của thị

trường chứng khoán;

- Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công

tác điều tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường

chứng khoán;

- Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị

trường chứng khoán cho nhà đầu tư;

- Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở giao dịch chứng

khoán gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng.

2.2. Doanh nghiệp Niêm yết

2.2.1. Giới thiệu khái quát công ty niêm yết tại SGDCK TP.HCM

Tính đến ngày 30/06/2008 có 157 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên SGDCK

TP.HCM. Đạt 399,4 với tổng khối lượng giao dịch(cả khớp lệnh và thỏa thuận) đạt

7.969.030 đơn vị tăng gần 1,5 lần so với thời điềm ngày 28/12/2007 với tổng giá trị giao

dịch tương ứng đạt 213,247 tỉ đồng giảm gần 2,5 lần so với thời điểm ngày 28/12/2007.

Trong đó có 92 mã tăng giá, 46 mã giảm giá và 19 mã đứng giá tham chiếu, có 62 mã tăng

trần và 30 mã giảm sàn.

Thị trường chứng khoán nói chung và SGDCKTP.HCM nói riêng giá chứng khoán

giảm liên tục trong sáu tháng đầu năm 2008 do lạm phát tăng cao cũng như đồng tiền Việt

Nam mất giá so với một số đồng ngọai tệ mạnh làm nhà đầu tư nản lòng dẫn đến việc giá

chứng khoán giảm liên tục, nhưng gần 10 ngày cuối tháng 6/2008 giá chứng khoán tăng liên

tục làm cho thị trường “ấm dần” lên và “ màu xanh “ đã trở lại trên các bảng niêm yết. Qua

đó cũng cho thấy rằng sự nỗ lực hết mình của các công ty niêm yết trong việc điều hành,

quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũng như sự đóng góp to lớn của các nhà

tạo lập thị trường.

2.2.2. Phân tích ma trận SWOT các doanh nghiệp niêm yết

Page 38: Cong bo thong tin sgdck

28

Strengths ( Điểm Mạnh)

- Quy mô sản xuất kinh doanh lớn hơn các DN khác cùng ngành không tham gia niêm yết.

- Sản phẩm có ưu thế cạnh tranh hơn các DN khác cùng ngành vì được mọi người biết đến

- Thông qua việc công bố thông tin, báo cáo tài chính của công ty niêm yết bắt buộc phải được kiểm toán, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được công khai, minh bạch giúp cho các cổ đông giám sát việc điều hành công ty của ban giám đốc, từ đó giúp công ty kịp thời chấn chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình ngày một tốt hơn

Weaknesses( Điểm Yếu)

- Minh bạch thông tin và công khai tài chính đó là yêu cầu đặt ra đối với công ty niêm yết.

- Việc niêm yết đòi hỏi công ty phải có đội ngũ quản lý có chất lượng cao và một cơ cấu tổ chức có hệ thống nên chi phí quản lý sẽ cao vì có thể phải thay đổi thường xuyên đội ngủ quản lý, nhân viên của công ty

- Tốn nhiều nhân sự phục vụ cho việc công bố thông tin

- Mặc dù được quảng cáo không phải mất tiền, nhưng các công ty niêm yết hàng năm vẫn phải trả một khoản chi phí quản lý cho SGDCK và phải trả chi phí kiểm toán cho báo cáo tài chính hàng năm của công ty,

- Đối với những công ty phát hành cổ phiếu ra bên ngoài lần đầu để thu hút vốn còn tốn thêm chi phí phát hành gồm chi phí thuê tư vấn, thuê tổ chức định giá, thuê địa điểm tổ chức, đăng báo.

Opportunities (Cơ Hội)

- Các công ty niêm yết có thể huy động vốn dài hạn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị bằng cách phát hành thêm cổ phiếu với chi phí thấp.

- Qua việc công bố thông tin sẽ giúp quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty niêm yết mà không tốn chi phí. Nhờ đó công ty dễ dàng tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông chiến lược…

Threats ( Nguy Cơ)

- Đối với những thông tin xấu thì nó góp phần đưa giá cổ phiếu của công ty xuống nhanh hơn và càng tạo áp lực lên ban điều hành.

- Cổ phiếu của công ty niêm yết dễ dàng bị chi phối bởi những cổ đông lớn và rủi ro bị thâu tóm là có thể xảy ra

- Giá cả cổ phiếu không phản ánh đúng tình hình hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết vì phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tâm lý và “ khầu vị” của nhà đầu tư, nên đôi khi nó

2.2.3.Yêu cầu pháp lý vê công bố thông tin

Page 39: Cong bo thong tin sgdck

29

2.2.3.1. Công bố thông tin trên thị trường sơ cấp

Khi một tổ chức phát hành thực hiện phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng

để niêm yết thì cần phải CBTT theo các bước sau:

CBTT khi xin giấy phép phát hành.

Tổ chức đăng ký niêm yết chứng khoán phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho Sở Giao

dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán.

Hồ sơ niêm yết bao gồm: giấy đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng; Bản cáo

bạch theo quy định tại Điều 15 Luật Chứng khoán; điều lệ của tổ chức phát hành; quyết định

của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu

được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng; Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng phải kèm theo quyết định của Hội

đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua hồ sơ. Đối với

việc chào bán chứng khoán ra công chúng của tổ chức tín dụng, hồ sơ phải có văn bản chấp

thuận của Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Trong thời gian Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ đăng ký chào bán

chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành và tổ chức, cá

nhân có liên quan chỉ được sử dụng trung thực và chính xác các thông tin trong Bản cáo

bạch đã gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để thăm dò thị trường, trong đó phải nêu rõ các

thông tin về ngày phát hành và giá bán chứng khoán là thông tin dự kiến. Việc thăm dò thị

trường không được thực hiện trên phương tiện thông tin đại chúng.

CBTT khi nhận được giấy phép phát hành.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban Chứng

khoán Nhà nước xem xét và cấp Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng.

Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý

do.

Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng của Uỷ ban Chứng khoán

Nhà nước là văn bản xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đáp ứng

đủ điều kiện, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Page 40: Cong bo thong tin sgdck

30

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công

chúng có hiệu lực, tổ chức phát hành phải công bố Bản thông báo phát hành trên một tờ báo

điện tử hoặc báo viết trong ba số liên tiếp.

Chứng khoán chỉ được chào bán ra công chúng sau khi đã công bố theo quy định tại

khoản 3 Điều 20 Luật chứng khoán (2006).

CBTT khi có sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công

chúng

Trong thời gian hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đang được xem

xét, tổ chức phát hành có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thông tin không

chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc thấy cần

thiết phải giải trình về vấn đề có thể gây hiểu nhầm.

Trong thời gian xem xét hồ sơ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu tổ

chức phát hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng để bảo

đảm thông tin được công bố chính xác, trung thực, đầy đủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của nhà đầu tư.

Sau khi Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán

ra công chúng mà phát sinh thông tin quan trọng liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán

chứng khoán ra công chúng thì trong thời hạn bảy ngày, tổ chức phát hành phải công bố

thông tin phát sinh theo phương thức quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Chứng Khoán

(năm 2006) và thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Văn bản sửa đổi, bổ sung gửi cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải có chữ ký của

những người đã ký trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc của

những người có cùng chức danh với những người đó.

Thời hạn xem xét hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều

18 Luật Chứng Khoán( năm 2006 ) được tính từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận

được văn bản sửa đổi, bổ sung.

CBTT sau khi phát hành

Tổ chức phát hành có nghĩa vụ thực hiện chế độ báo cáo và CBTT theo quy định hiện

hành của UBCKNN.

2.2.3.2. Công bố thông tin trên thị trường thứ cấp

Page 41: Cong bo thong tin sgdck

31

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin về công ty niêm yết cho công

chúng đầu tư, hiện nay việc CBTT trên thị trường thứ cấp được phân chia thành 3 loại:

CBTT định kỳ, CBTT bất thường, và CBTT theo yêu cầu:

Công bố thông tin định kỳ

Trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán,

công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm theo quy định tại

khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Luật chứng khoán, cụ thể như sau:

- Ngày hoàn thành báo cáo tài chính năm được tính từ ngày tổ chức kiểm toán được

chấp thuận ký báo cáo kiểm toán. Thời hạn hoàn thành báo cáo tài chính năm chậm nhất là

chín mươi (90) ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

- Nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính năm bao gồm: Bảng cân đối kế

toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh

báo cáo tài chính theo qui định của pháp luật về kế toán. Trường hợp công ty đại chúng

thuộc các ngành đặc thù thì việc công bố báo cáo tài chính năm sẽ theo Mẫu báo cáo tài

chính do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận.

- Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ của một tổ chức khác thì nội dung công

bố thông tin về báo cáo tài chính năm bao gồm Báo cáo tài chính của công ty đại chúng

(công ty mẹ) và Báo cáo tài chính hợp nhất theo qui định của pháp luật về kế toán.

- Công ty đại chúng phải lập và công bố Báo cáo Thường niên theo Mẫu CBTT-02

kèm theo Thông tư 38/2007/TT-BTC đồng thời với công bố báo cáo tài chính năm.

- Công ty đại chúng phải công bố Báo cáo tài chính năm tóm tắt theo Mẫu CBTT-03

kèm theo Thông tư 38/2007/TT-BTC trên ba số báo liên tiếp của một tờ báo Trung ương và

một tờ báo địa phương nơi công ty đại chúng đóng trụ sở chính hoặc thông qua phương tiện

công bố thông tin của UBCKNN.

- Báo cáo tài chính năm, Báo cáo Thường niên của công ty đại chúng phải công bố

trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty đại chúng và lưu trữ ít nhất mười (10)

năm tại trụ sở chính của tổ chức để nhà đầu tư tham khảo.

Công bố thông tin bất thường

Công ty đại chúng công bố thông tin bất thường theo qui định tại khoản 2, khoản 3

Điều 101 Luật chứng khoán, cụ thể như sau:

Page 42: Cong bo thong tin sgdck

32

- Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn hai mươi bốn

giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

+ Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc tài khoản được phép hoạt

động trở lại sau khi bị phong toả;

+ Tạm ngừng kinh doanh;

+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập và hoạt

động hoặc Giấy phép hoạt động;

+ Thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 104

của Luật doanh nghiệp;

+ Quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty mình hoặc

bán lại số cổ phiếu đã mua; về ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu

trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu

chuyển đổi sang cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán theo quy

định tại khoản 2 Điều 108 của Luật doanh nghiệp, kết quả các đợt phát hành riêng lẻ

của công ty đại chúng;

+ Có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng

Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng của công ty; có

bản án, quyết định của Toà án liên quan đến hoạt động của công ty; có kết luận của cơ

quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế.

- Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai

giờ, kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

+ Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ ba mươi phần trăm (30%)

vốn thực có trở lên;

+ Quyết định của Hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và

kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định thay đổi phương pháp kế toán

áp dụng;

+ Công ty nhận được thông báo của Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

doanh nghiệp.

Page 43: Cong bo thong tin sgdck

33

- Công ty đại chúng phải công bố thông tin về các sự kiện trên đây thành các ấn

phẩm, trang thông tin điện tử của công ty đại chúng và trên trang thông tin điện tử của

UBCKNN.

- Công ty đại chúng khi công bố thông tin bất thường phải nêu rõ sự kiện xảy ra,

nguyên nhân, kế hoạch và các giải pháp khắc phục (nếu có).

Công bố thông tin theo yêu cầu

- Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo qui định tại khoản 4 Điều 101 Luật

chứng khoán trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của

UBCKNN, bao gồm các sự kiện sau đây:

+ Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích

hợp pháp của nhà đầu tư;

+ Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán

và cần phải xác nhận thông tin đó.

- Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo yêu cầu thông qua các ấn phẩm, trang

thông tin điện tử của công ty đại chúng, qua phương tiện thông tin đại chúng hoặc phương

tiện công bố thông tin của UBCKNN. Nội dung công bố thông tin phải nêu rõ sự kiện được

UBCKNN yêu cầu công bố; nguyên nhân; mức độ xác thực của sự kiện đó.

2.2.3.3. Phương tiện và hình thức công bố thông tin

Việc công bố thông tin của các đối tượng công bố thông tin (tổ chức niêm yết chứng

khoán) phải thực hiện theo quy định tại khoản 4, mục I của thông tư số 38/2007/TT-BTC.

Phương tiện và hình thức thông tin công bố của các tổ chức niêm yết đến SGDCK

TP.HCM. Các tài liệu công bố thông tin của các tổ chức niêm yết phải được chuyển đến

SGDCK TP.HCM dưới hinh thức văn bản và dữ liệu điện tử bao gồm:

(i) Các thông tin dưới hình thức văn bản : 01 bản chính có đầy đủ dấu và chữ ký của

người có thẩm quyền công bố thông tin. Các tổ chức niêm yết sẽ chuyển văn bản qua đường

fax hoặc qua đường bưu điện cho SGDCK TP.HCM. Thời điểm tiếp nhận thông tin được

xác định theo thời gian vào Sổ công văn đến SGDCK TP.HCM. Trường hợp gửi qua fax thì

bản chính phải gửi ngay qua đường bưu điện trong vong 24 giờ kể từ thời gian chuyển fax.

Page 44: Cong bo thong tin sgdck

34

(ii) Các thông tin bằng dữ liệu điện tử của các tổ chức niêm yết được chuyển

SGDCK TP.HCM thông qua địa chi e-mail hoặc phương tiện khác do Sở quy định. Các

thông tin dữ liệu điện tử dạng văn bản phải sử dụng bản mã Unicode trên phần mềm Word,

đối với dữ liệu điện tử dạng số liệu dùng phần mềm Excel.

Các tổ chức niêm yết phải thông báo số fax, địa chỉ e-mail dùng để chuyển văn bản

hoặc/và dữ liệu điện tử cho SGDCK TP.HCM trong hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc thành viên.

Các tổ chức niêm yết đã có chứng khoán niêm yết chưa đăng ký số fax, địa chỉ e-mail thi

phải thực hiện việc này trong vòng 30 ngày kể từ ngày Quy chế 09/SGDHCM ngày

20/03/2008 có hiệu lực. Trong trường hợp thay đổi số fax, địa chỉ e-mail, các tổ chức niêm

yết phải gửi thông báo bằng văn bản ít nhất 5 ngày trước ngày thay đổi cho SGDCK

TP.HCM.

2.2.4. Tình hình công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết

(i)Tình hình công bố thông tin định kỳ.

Trong sáu tháng đầu năm 2008 tình hình công bố thông tin định kỳ của các tổ chức

niêm yết tương đối tốt, một số công ty chậm công bố thông tin do nhiều yếu tố chủ quan lẫn

khách quan, nhưng cũng có văn bản gửi SGDCKTP.HCM xin gia hạn ngày công bố. Tính

đến ngày 12/05/2008 số lượng công ty niêm yết chưa công bố báo cáo tài chính quý I/2008

là 18 công ty trên tổng số 151 công ty niêm yết6.

Bên cạnh đó cũng có trường hợp đặc biệt không có văn bản xin gia hạn cũng như giải

trình về chậm trễ công bố thông tin, như trường hợp ngày 05/05/2008,Sở Giao dịch Chứng

khoán Tp.HCM đã có công văn số 949/SGDHCM-NY nghiêm khắc nhắc nhở Công ty cổ

phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu (BTC) về việc chậm công bố thông tin định kỳ về báo

cáo tài chính kiểm toán năm 2007 và báo cáo tài chính quý 01/2008 so với thời gian được

quy định tại Thông tư 38/2007/TT-BTC ngày 18 tháng 04 năm 2007 của Bộ Tài chính

hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và đã yêu cầu công ty thực hiện

khẩn trương việc công bố thông tin này trong vòng 24h kể từ ngày nhận được công văn trên.

(ii) Tình hình công bố thông tin bất thường.

Tình hình công bố thông tin bất thường còn vi phạm nhiều như các trường hợp điển

hình sau đây :

6 Số liệu tác giả tự thống kê trên SGDCKTP.HCM

Page 45: Cong bo thong tin sgdck

35

Ngày 23-1, Sở GDCK TP.HCM cho biết: Bà Phan Thanh Nhã là người có liên quan

với ông Phan Văn Tư – Giám đốc Kế hoạch Sản xuất của Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại

Hưng đã mua 2.000 cổ phiếu TPC nhưng không công bố thông tin, vi phạm công bố thông

tin giao dịch nội bộ

Bà Trần Thị Thu Liễu – Kiểm soát viên Công ty Cổ phần Thương Mại Xuất Nhập

Khẩu Thiên Nam đã mua 1.880 cổ phiếu TNA từ ngày 08/04/2008 đến ngày 10/04/2008

nhưng không công bố thông tin. Ngày 20/05/2008 SGDHCM đã có công văn số

1052/SGDHCM-GS yêu cầu bà Trần Thị Thu Liễu giải trình đối với vụ việc trên

UBCKNN vừa có quyết định xử phạt 70 triệu đồng đối với CTCP Xây dựng Cotec vì

vi phạm quy định công bố thông tin khi thực hiện phát hành thêm CP. Công ty thực hiện 2

đợt chào bán ra công chúng để tăng vốn điều lệ và phân phối CK không đúng với quy định

của pháp luật.

Các công ty trên đã thực hiện phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho cán bộ công nhân viên

trong công ty nhưng không thực hiện công bố thông tin bất thường về việc phát hành riêng lẻ

và kết quả của đợt phát hành; chào bán chứng khoán ra công chúng để tăng vốn điều lệ, thực

hiện phân phối chứng khoán và giao dịch nội bộ không đúng quy định.

2.2.5. Đánh giá tình hình công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết.

Trong sáu tháng đầu năm 2008, tình hình vi phạm quy chế công bố thông tin vẫn còn

cao, các công ty niêm yết còn chưa chủ động trong cung cấp thông tin liên quan đến hoạt

động của công ty. Một số công ty đã có những vi phạm về nghĩa vụ CBTT gây mất lòng tin

của công chúng đầu tư như chậm nộp và công bố báo cáo tài chính.

Hoạt động CBTT hiện nay đang tồn tại hai mâu thuẫn mà mâu thuẫn thứ nhất là nhà

đầu tư đòi hỏi và đánh giá hoạt động CBTT theo chuẩn mực quốc tế trong khi đó chính bản

thân nhà đầu tư vẫn chưa có thói quen sử dụng, phân tích thông tin mà về cơ bản số đông

nhà đầu tư vẫn mua bán theo tin đồn là chủ yếu, mâu thuẫn thứ hai là các công ty niêm yết

phải tuân theo quy định về quản trị công ty ở mức nghiêm ngặt và cao hơn yêu cầu đối vối

chính bản thân công ty đó. Điều này dẫn đến hệ quả là không thể yêu cầu quá cao các công

ty niêm yết về CBTT nhưng nếu yêu cầu quá thấp thì thị trường lại không đủ tính minh bạch,

không tạo được niềm tin trên thị trường,

Page 46: Cong bo thong tin sgdck

36

Trước thực trạng như vậy, việc đo lường mức độ minh bạch thông tin doanh nghiệp trở

thành vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm tạo lập lòng tin đối với nhà đầu tư và

góp phần phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh.

2.3. Kết luận chương II

Chương này trình bày về quá trình hình thành của SGDCKTP.HCM cũng như chức

năng, nhiệm vụ của Sở trong công tác quản lý và tạo lập thị trường. Trên cơ sở đó nêu lên

những thuận lợi và khó khăn của các công ty niêm yết, yêu cầu pháp lý mà các công ty niêm

yết phải tuân thủ trong việc công bố thông tin về tình trình hoạt động sản xuất của công ty.

Chương này đồng thời nêu ra những nỗ lực đáng kể của các công ty niêm yết nhằm

vực dậy thị trường chứng khoán trong những ngày cuối tháng của quý 2 năm 2008- giai đoạn

mà thị trường chứng khoán xuống dốc gần như không phanh, đồng thời đưa ra các vi phạm

của các công ty trong hoạt động công bố thông tin và các mức xử phạt bằng tiền đối với

những vi phạm trên. Chương tiếp theo sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu và giải thích các biến

trong mô hình cũng như thiết kế, xây dựng thang đo. Trên cơ sở mô hình đề nghị và xây

dựng thang đo Chương III sẽ trình bày các kết quả kiểm định, phân tích nhân tố nhằm xác

định các nhân tố nào ảnh hưởng đến minh bạch thông tin doanh nghiệp.

Page 47: Cong bo thong tin sgdck

37

Phân tích trường hợp thiếu minh bạch thông tin

Sự kiện Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (Hose) tạm "treo giò" đối với cổ

phiếu (CP) của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT) dấy lên nhiều câu hỏi xung

quanh vấn đề công bố thông tin của các công ty niêm yết.

Nhà đầu tư không nắm được thông tin

Hầu hết các nhà đầu tư đều cảm thấy bất ngờ trước sự kiện Hose thông báo tạm

ngưng giao dịch đối với CP BBT kể từ phiên giao dịch ngày 11/07/08 do hoạt động thua

lỗ trong 2 năm liên tiếp (2006 - 2007), bởi họ gần như không có thông tin gì về BBT.

Thậm chí, tại phiên giao dịch ngày 10/7/08, BBT vẫn tăng từ 8.600 đồng/CP lên 8.800

đồng/CP. Những phiên giao dịch trước đó, khối lượng giao dịch CP BBT cũng khá lớn.

Trong phiên ngày 09/07/08 có trên 23.300 CP BBT được giao dịch; phiên ngày 08/07/08,

khối lượng giao dịch CP này lên tới gần 57.000 CP BBT với giá trị giao dịch khoảng 460

triệu đồng.

Một nhà đầu tư mới mua vào CP BBT bức xúc cho biết, anh không hề biết thông

báo chính thức nào về tình trạng báo động của CP này nên khi thấy giá CP BBT quá rẻ đã

mua vào để chờ thời. Nhưng thời chưa thấy đâu chỉ thấy số tiền đổ vào CP này đứng

trước tình trạng chôn vốn dài lâu. Tâm trạng ấm ức này xảy ra ở rất nhiều nhà đầu tư sở

hữu CP BBT trong thời gian qua. Một số người bực bội, tiếc rẻ vì không nắm được thông

tin để "chạy" trước khi mọi việc được công bố rộng rãi.

Có thể thấy, bức xúc nhất của các nhà đầu tư về vấn đề BBT không phải là việc

chôn vốn hay thua lỗ. Bởi việc này không còn là ngoại lệ của BBT. Vấn đề nhà đầu tư

quan tâm và bức xúc hơn cả chính là vấn đề minh bạch trong việc công bố thông tin. Nếu

các công ty niêm yết tuân thủ đúng những quy định về việc công bố thông tin thì nhà đầu

tư đã có kế hoạch đầu tư phù hợp hơn chứ không thể có tình trạng "hôm trước tăng giá,

hôm sau treo giò" như trường hợp của BBT.

Cần minh bạch và chính xác

Nhận xét về chất lượng kiểm toán qua sự kiện BBT, mục “các khoản phải thu

khác” rất quan trọng nhưng thường được bỏ qua trong kiểm toán các báo cáo tài chính.

Page 48: Cong bo thong tin sgdck

38

Mục "khác" ở đây là không rõ nguyên nhân, không biết thu của ai, cứ tồn tại

năm này qua năm khác trong báo cáo tài chính của hầu hết các doanh nghiệp và thường

được kiểm toán bỏ qua.

Nếu như các các khoản phải trả khác bỏ qua là chiếm dụng được thì các khoản

phải thu khác bị bỏ qua chính là phần bị mất đi của doanh nghiệp. Kiểm toán phải giải

thích được các khoản này thì mới có được một báo cáo tài chính đầy đủ, chân thực".

Vai trò của ban kiểm soát của các công ty, ban này khó có thể làm hết trách nhiệm, họ

được các cổ đông lớn bầu lên nên không thể làm gắt gao về những nghi vấn trong nhiều

vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

Thật đáng tiếc cho các cổ đông của CTCP Bông Bạch Tuyết (BBT), các kiểm

toán viên đã lờ đi những khoản mục nhạy cảm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến lợi

nhuận công ty đó là khoản mục “các khoản phải thu khác”. Khi BBT bị phanh phui lợi

nhuận trong các năm 2006 và 2007 bổng chốc trở thành những khoản thua lỗ. Các cổ

đông của công ty không hề hay biết việc này, và nếu không may trong năm 2008 này

công ty vẫn tiếp tục thua lỗ thì theo luật, SGDCK thành phố HCM sẽ phải hủy tư cách

niêm yết của công ty. Hậu quả vẫn chưa dừng lại ở đó, với sự thua lỗ triền miên như

vậy BBT hoàn toàn có thể bị tuyên bố phá sản, thật không may cho những ai giữ cổ

phiếu này

Khi nào BBT được giao dịch trở lại không phải là vấn đề quan trọng nhất đối với

nhà đầu tư. Điều mà họ chờ đợi ở BBT và các công ty niêm yết nói chung là sự minh

bạch, chính xác về thông tin. Để làm được điều này, vai trò của các cấp có thẩm quyền

rất quan trọng. Đây cũng là đòi hỏi chính đáng để nhà đầu tư có thể tin tưởng và đưa ra

quyết định đầu tư phù hợp với tiêu chí của mình.

( Nguồn: Báo thanh niên)

Page 49: Cong bo thong tin sgdck

39

CHƯƠNG III

XÂY DỰNG MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN TRÊN

SGDCK TP.HCM

Cho đến nay chưa có khái niệm rõ ràng về minh bạch thông tin của doanh nghiệp

trong lý thuyết hàn lâm. Chỉ có sự đóng góp quan trọng nhất là các nguyên tắc về quản trị

công ty để xem xét tính minh bạch của doanh nghiệp như đã đề cập ở Chương I

Minh bạch thông tin doanh nghiệp ảnh hưởng bởi hai nhóm đặc điểm chính, đó là

nhóm đặc điểm về tài chính và quản trị doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu của Stephen Yan-Leung Cheung (Trường Đại học HongKong),

J.Thomas Connelly(Khoa thương mại và kế toán–trường đại học Chulalongkorn- Thái Lan),

Piman Limpaphayom(Trường đại học Chulalongkorn-Thái Lan), Lynda Zhou (Trường Đại

học HongKong) đã đưa ra mô hình nghiên cứu tại Thái Lan và HongKong gồm 9 biến để đo

lường tính minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết. Trong đó bao gồm 5 biến về

đặc điểm tài chính của một doanh nghiệp và 4 biến về quản trị công ty để kiểm định nhân tố

nào ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp tại hai nước này.

Dựa trên mô hình nghiên cứu của các tác giả trên, đề tài nghiên cứu này chỉ ứng dụng

5 biến về đặc điểm tài chính kiểm định và bảng câu hỏi để khảo sát tính minh bạch công ty

đang niêm yết trên SGDCKTP.HCM tại Việt Nam

3.1. Phát triển mô hình và thiết kế thang đo.

3.1.1 Phát triển mô hình.

Các đặc điểm về tài chính của một công ty đã được nghiên cứu và có nhiều ý kiến trái

nguợc nhau. Những đặc điểm này như sau

(i) Quy mô doanh nghiệp : Giả thiết cho rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn thì

minh bạch hơn công ty có quy mô nhỏ,có thể giải thích rằng doanh nghiệp có quy mô lớn thì

có nhà đầu tư lớn hơn doanh nghiệp có quy mô nhỏ và thu hút nhiều sự chú ý hơn từ các

nhà phân tích. Doanh nghiệp có quy mô lớn có nhiều nguồn thông tin công bố cho nhà đầu

tư tốt hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Trong một nghiên cứu xuyên quốc gia, đã

phát hiện mối liên hệ thuận chiều giữa các điểm về vốn hóa thị trường và minh bạch tổng

thể. Những dẫn chứng bằng tài liệu về sự liên kết không thống nhất giữa quy mô doanh

nghiệp, được đo bằng tổng tài sản và tổng số điểm về công bố thông tin.

Page 50: Cong bo thong tin sgdck

40

(ii) Đòn bẩy tài chính. Các công ty mà có đòn bẩy tài chính cao nên có mức độ minh

bạch cao hơn bởi vì các chủ nợ yêu cầu công ty công bố thông tin nhiều hơn. Tuy nhiên,

bằng chứng thực tiễn của họ không chứng minh được luận điểm của họ. Roberts & Gray

(1995) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa đòn bẩy tài chính và công bố thông tin của

các doanh nghiệp ở Mỹ và Anh. Archambault (2003) cũng dẫn chứng bằng tài liệu rằng

không có mối liên hệ giữa đòn bẩy tài chính và công bố thông tin của doanh nghiệp.

(iii) Tình hình tài chính. Có thể tình hình tài chính trong quá khứ ảnh hưởng đến

mức độ công bố thông tin của doanh nghiệp (Khanna & Srinivasan 2004).Ví dụ, các doanh

nghiệp có lợi nhuận có thể muốn công bố thông tin của doanh nghiệp cho nhà đầu tư bên

ngoài hơn là doanh nghiệp có ít lợi nhuân. Các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra tác động cả

tình hình kế toán và tình hình thị trường đối với các cấp độ công bố thông tin. nghiên cứu

này sử dụng cả hai loại tình hình tài chính nói trên để đo lường “sức khỏe” của doanh

nghiệp.

(iv)Tài sản cầm cố. Các doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định cao, cần phải công bố

thông tin nhiều hơn để giúp cho người bên ngoài đưa ra được quyết định đầu tư. Điều này

dẫn đến mối liên hệ thuận chiều giữa giá trị tài sản cầm cố và mức độ công bố thông tin. Mặt

khác, cũng có thể lặp luận rằng các công ty có nhiều tài sản bị cầm cố không có nhu cầu

công bố thông tin tài chính. Jensen và Meckling (1976) cho rằng tài sản bị cầm cố có thể làm

giảm đi mâu thuẫn về quyền sở hữu bởi vì người cho vay sẽ nắm quyền sở hữu tài sản cố

định trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Việc giảm mâu thuẫn về quyền sở hữu có

thể giảm nhu cầu công bố thông tin cho nên có thể có mối liên hệ ngược chiều giữa tài sản

cầm cố và mức độ công bố thông tin.

(v) Hiệu quả sử dụng tài sản. Có thể các công ty với mức độ hiệu quả sử dụng tài sản

cao thì có mức độ công bố thông tin về doanh nghiệp cao hơn so với doanh nghiệp mà có

mức độ hiệu quả sử dụng tài sản thấp. Lý do rằng các doanh nghiệp với mức độ hiệu quả sử

dụng tài sản cao có thể thu hút nhiều nhà đầu tư và nhà phân tích hơn. Do vậy các công ty

này phải công bố nhiều thông tin hơn cho nhà đầu tư bên ngoài mà đổi lại sẽ dẫn đến mức độ

công bố thông tin và minh bạch cao hơn đối với công ty có mức độ hiệu quả sử dụng tài sản

cao.

3.1.2. Mô hình đề nghị

Page 51: Cong bo thong tin sgdck

41

Quy Mô

Doanh Nghiệp

Nợ Phải Trả

Tài Sản Cố Định

Lợi nhuận

Vòng Quay Tổng Tài sản

Minh bạch Thông

Tin Doanh Nghiệp

Mô hình được xây dựng dựa trên 5 đặc điểm về tài chính của một doanh nghiệp nhằm

kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin :

TRANSP = βo + β1 SIZE(X)i + β2 PROFIT(X)i + β3 TURNOVERi + β4 FIXi + β5 DEBTi + εi

3.1.3. Thiết kế nghiên cứu và xây dựng thang đo.

Nghiên cứu được thiết kế bằng định nghĩa các biến và xây dựng thang đo, xác định

mẫu nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và phương pháp thu thập thông tin.

3.1.3.1. Định nghĩa các biến trong mô hình và cách đo lường.

(i) Biến 1 : Quy mô công ty - ký hiệu là SIZE. Có ba cách đo lường như sau :

- Cách 1: Lấy Logarith của Tổng tài sản-ký hiệu là SIZE1.

- Cách 2: Lấy Logarith của Doanh thu thuần-ký hiệu SIZE2.

- Cách 3: Lấy Logarith của Giá trị thị trường của Công ty- ký hiệu SIZE37.

(ii) Biến 2 : Lợi nhuận – ký hiệu là PROFIT dùng để đo lường khả năng sinh lợi hay

thành quả của một doanh nghiệp thì biến PROFIT được đo lường bằng hai cách sau đây:

7 Giá trị thị trường = Số lượng cổ phiếu đang lưu hành x giá thị trường của một cổ phiếu tại thời điểm cuối năm tài chính

Page 52: Cong bo thong tin sgdck

42

- Cách 1 : Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), hệ số này có ý nghĩa là với 1 đồng tài

sản của công ty thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận được tính như sau :

Lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản )

- Cách 2 : Q 8 phản ánh khả năng sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp được tính như

sau:

Lấy Giá trị thị trường cộng với nợ dài hạn đem chia cho tổng tài sản

(Giá trị thị trường + Nợ dài hạn )/Tổng tài sản

(iii) Biến 3 : Vòng vay tổng tài sản, chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra

doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản - ký hiệu là TUNOVER, được tính bằng cách lấy

Doanh thu thuần chia cho Tổng tài sản (Doanh thu thuần / Tổng tài sản)

(iv) Biến 4 : Tài sản cố định- ký hiệu là FIX, đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ tài sản cố định

trên tổng tài sản của một doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy Tài sản cố định trừ đi khấu

hao chia cho Tổng tài sản {(Tài sản cố định - Khấu hao) /Tổng tài sản}

(v) Biến 5 : Nợ phải trả - ký hiệu là DEBT, đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ nợ phải trả trên

tổng tài sản, được tính bằng cách lấy Tổng nợ phải trả chia Tổng tài sản (Tổng nợ phải trả /

Tổng tài sản)

(vi) Biến 6 : Minh bạch thông tin thông doanh nghiệp - ký hiệu TRANSP– biến này được

đo lường bằng số liệu thu thập được thông qua khảo và lấy ý kiến nhà đầu tư.

Trong mô hình này các biến từ biến thứ nhất cho đến biến thứ năm là biến nguyên nhân (các

biến nằm ở vế phải phương trình) trong đó từ biến thứ hai đến biến thứ năm được biểu diễn

dưới dạng số thập phân. Biến thứ sáu là biến kết quả (biến nằm ở vế trái phương trình), mức

độ minh bạch thông tin của các công ty niêm yết, được tính toán dựa trên những thang điểm

đã cho trong bản khảo sát các nhà đầu tư cá nhân. Năm biến ở vế phải phương trình được

đưa vào tính toán nhằm tìm ra biến nào có ảnh hưởng quan trọng đối với biến kết quả là mức

độ minh bạch thông tin.

3.1.3.2. Xây dựng thang đo.

8 Q là đại lượng thay thế gần đúng tỷ số Tobin’s Q của Tiến Sỹ James Tobin thuộc Đại học Yale (Mỹ) “Tobin’s Q”, được định nghĩa như giá thị trường của một doanh nghiệp chia cho chi phí thay thế tài sản hữu hình. Giá thị trường của doanh nghiệp được quyết định trên thị trường chứng khoán. Bởi vì thị trường chứng khoán sẽ phản ánh khả năng sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp nên chỉ số “q” cao hơn sẽ phản ánh khả năng sinh lợi lớn hơn

Page 53: Cong bo thong tin sgdck

43

Năm biến nguyên nhân trong mô hình nghiên cứu đề nghị là các dữ liệu thứ cấp có

sẵn, trích từ nguồn là các báo cáo thường niên chính thức của các doanh nghiệp niêm yết.

Còn biến kết quả là mức độ minh bạch thông tin của các công ty niêm yết thì hiện nay chưa

có một cơ quan quản lý nào hay một tổ chức nào đánh giá và xếp hạng tính minh bạch thông

tin của các công ty niêm yết như các quốc gia khác. Vả lại đề tài nghiên cứu này nhằm xác

định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch của công ty niêm yết dưới góc độ cảm

nhận của nhà đầu tư. Cảm nhận về tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết từ

phía nhà đầu tư có thể khác với đánh giá của các cơ quan quản lý hay các tổ chức đánh giá

chuyên nghiệp (nếu có), cho nên trọng tâm đo lường trong đề tài nghiên cứu này là đo lường

mức độ minh bạch thông tin theo cảm nhận của nhà đầu tư về các công ty niêm yết.

Để xây dựng thang đo lường mức độ minh bạch thông tin của công ty niêm yết, trước

hết xuất phát từ nội dung lý thuyết về tính minh bạch thông tin doanh nghiệp thông qua sự

đánh giá của các nhà đầu tư cá nhân, và từ cách đo lường tính minh bạch thông tin các

nghiên cứu có liên quan trước đó. Nghiên cứu này trích lọc cách đo lường cũng như cách

xây dựng thang đo, thiết kế cơ sở dữ liệu cho phù hợp với nghiên cứu này

Một tập biến quan sát được xây dựng để đo lường biến Minh bạch thông tin doanh

nghiệp. Do sự khác nhau về văn hóa và cơ sở hạ tầng kinh tế, cho nên có thể các thang đo

được thiết kế ở các nước phát triển chưa phù hợp với thị trường Việt Nam. Thông qua việc

hỏi ý kiến chuyên gia, nghiên cứu sơ bộ với mẫu có kích thước n = 30, các biến quan sát đã

được chỉnh sửa cho phù hợp với suy nghĩ và cách hành văn của đối tượng nghiên cứu. Các

tập biến quan sát cụ thể được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm, thay đổi từ 1= rất không

đồng ý đến 5 = rất đồng ý. Thang đánh giá chung các biến quan sát của biến Minh bạch

thông tin doanh nghiệp là thang đo khoảng có 5 mức độ, bắt đầu từ 1= rất không đồng ý đến

5 = rất đồng ý (xem bảng câu hỏi trong phần Phụ Lục ở trang 78.)

3.1.3.3. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin

Năm biến ảnh hưởng như quy mô công ty, lợi nhuận, tài sản cố định, nợ phải trả,

vòng quay tổng tài sản (biến nguyên nhân) được thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp là các

thông tin từ bảng báo thường niên đã được công bố và được lưu trữ tại SGDCK TP.HCM.

Biến minh bạch (biến kết quả) được thu thập từ nguồn dữ liệu sơ cấp là các thông tin thu

thập từ bảng câu hỏi khảo sát các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường tại TP.HCM. Kích thước

mẫu của nghiên cứu chính thức gồm 30 doanh nghiệp đang niêm yết tại SGDCK TP.HCM,

Page 54: Cong bo thong tin sgdck

44

mức độ minh bạch thông tin của từng công ty niêm yết được đánh giá bởi 20 nhà đầu tư cá

nhân, như vậy tổng cộng có 600 bảng câu hỏi được dùng để thăm dò thực tế.

Trước khi nghiên cứu chính thức, cuộc khảo sát thử với một mẫu nhỏ gồm 3 công ty

(mỗi công ty lập thành 20 bảng câu hỏi) do 60 nhà đầu tư trả lời đã được thực hiện để nhằm

phát hiện những sai sót trong thiết kế bảng câu hỏi. Sau khi khảo sát thử, bảng câu hỏi được

chỉnh sửa và sẵn sàng cho cuộc khảo sát chính thức.

Phương pháp phỏng vấn mặt – đối – mặt kết hợp với việc phát bảng câu hỏi cho nhà

đầu tư tự trả lời được thực hiện. Thời gian tiến hành phỏng vấn diễn ra trong ba tuần đầu của

tháng 7 năm 2008.

3.1.3.4. Phương pháp đo lường và tính toán.

Từ nguồn dữ liệu thứ cấp là các báo cáo thường niên (báo cáo kiểm toán hợp nhất)

cuối năm 2007, dựa vào số liệu sẵn có và lưu trữ trên Website của SGDCK TP.HCM tác giả

thu thập số liệu 5 biến : quy mô, lợi nhuận, nợ phải trả, tài sản cố định, vòng quay tổng tài

sản của 30 doanh nghiệp niêm yết theo cách định nghĩa các biến đã nêu ở phần trên (mục

định nghĩa các biến và cách đo lường) .

Từ số liệu thu thập từ báo cáo thường niên, tác giả tính logarith của biến quy mô theo

3 cách khác nhau : Tổng doanh thu, Tổng tài sản, và giá trị thị trường; tính toán biến lợi

nhuận theo 2 cách : tính chỉ số ROA và Q; chỉ số Nợ phải trả; chỉ số Tài sản cố định; chỉ số

Vòng quay tổng tài sản nhằm phục vụ cho công việc đo lường các biến nguyên nhân ảnh

hưởng đến biến kết quả là biến thể hiện tính minh bạch thông tin doanh nghiệp.

Từ nguồn dữ liệu sơ cấp – các thông tin thu thập được qua những cuộc khảo sát từ

bảng câu hỏi, dữ liệu được nhập vào chương trình thống kê SPSS. Từ các biến quan sát gốc

này, tác giả sử dụng phân tích nhân tố khám phá kết hợp với Cronbach alpha để loại bỏ bớt

các biến quan sát không có ý nghĩa trong việc đo lường mức độ minh bạch theo cảm nhận

của nhà đầu tư. Sau khi đạt được bộ biến quan sát để đo lường biến mức độ minh bạch thông

tin tốt, tác giả lại tiếp tục sử dụng phân tích nhân tố để tổng hợp các biến quan sát thành biến

tổng hợp phản ảnh mức độ tin cậy của tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp niêm yết

theo cảm nhận của nhà đầu tư cá nhân.

Tiếp theo, từ tập hợp các biến quan sát đã được tổng hợp theo mức độ cảm nhận về

minh bạch thông tin thông nghiệp của các nhà đầu tư, tác giả tính mức độ minh bạch của

từng doanh nghiệp niêm yết được khảo sát bằng cách lấy trung bình cộng mức độ minh bạch

Page 55: Cong bo thong tin sgdck

45

của 20 nhà đầu tư trả lời cho từng mã doanh nghiệp niêm yết, và coi mức độ trung bình này

đại diện cho mức độ minh bạch của doanh nghiệp niêm yết theo cảm nhận của nhà đầu tư

trên thị trường. Các mức độ trung bình này được ghép vào dữ liệu của 5 biến nguyên nhân

trong mô hình để thực hiện việc kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp tương

quan và hồi qui tuyến tính.

3.2. Phân tích và kiểm định thang đo.

3.2.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu

Qua 600 bảng câu hỏi phát đi để phỏng vấn các nhà đầu tư cá nhân đang nắm giữ cổ

phiếu của 30 doanh nghiệp đang niêm yết được chọn vào mẫu nghiên cứu, thu lại được 600

(bao gồm những đợt phỏng vấn khác nhau nhằm bảo đảm số liệu thu thập tốt) trong đó có

599 bảng hữu dụng đạt tỉ lệ phản hồi gần 100%. Trong 600 nhà đầu tư tham gia trả lời có

40% là nữ có thời gian trên thị trường chứng khoán: dưới 1 năm chiếm 37%, dưới 2 năm

chiếm 46% và trên 2 năm chiếm 17% trong tổng số nữ tham gia; 60% là nam có thời gian

tham gia trên thị trường chứng khoán: dưới 1 năm chiếm 33%, dưới 2 năm chiếm 35% và

trên 2 năm chiếm 32% trong tổng số nam tham gia trên thị trường. Bảng 3.1 giới thiệu đặc

điểm của mẫu nghiên cứu về giới tính, thời gian tham gia thị trường chứng khoán.

Bảng 3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Mẫu n = 600

Tần số Phần trăm (%)Giới tính

Nam Nữ

362 238

60 40

Thời gian tham gia trên TTCK

Nam Dưới 1 năm Dưới 2 năm Trên 2 năm

118 125 119

33 35 32

Nữ Dưới 1 năm Dưới 2 năm Trên 2 năm

88 109 41

37 46 17

3.2.2. Kiểm định thang đo

Để đánh giá tính nhất quán nội tại của các khái niệm nghiên cứu, phương pháp phân

tích nhân tố EFA (exploratory factor analysis), phương pháp hồi quy tuyến tính và phương

Page 56: Cong bo thong tin sgdck

46

pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha được thực hiện, nhằm phân tích các biến quan sát ảnh

hưởng đến minh bạch thông tin doanh nghiệp như thế nào.

Thứ nhất, biến C7( Công ty thực hiện kiểm toán hàng năm có sử dụng công ty kiểm

toán độc lập và tin cậy ) bị loại bỏ vì do Bộ Tài Chính và UBCKNN đã có chỉ định một số

công ty kiểm toán được phép kiểm toán các doanh nghiệp niêm yết quy định. Biến C6 (Công

ty có bộ phận kiểm toán nội bộ), các nhà đầu tư trả lời một cách trung lập và hầu như không

quan tâm đến vấn đề này (vì họ nghĩ đã có công ty kiểm toán do Bộ Tài Chính và UBCKNN

chỉ định) nên tác giả không đưa vào phân tích. Còn lại 12 biến :C1, C2, C3, C4, C5, C8, C9,

C10, C11, C12, C13, C14 được đưa vào phân tích nhân tố và tính toán Cronbach alpha để

tính ra mức độ minh bạch (biến phụ thuộc hay biến kết quả trong mô hình nghiên cứu). Qua

phân tích nhân tố và tính Cronbach alpha sẽ giúp loại bỏ những biến đo lường nào trong 12

biến đo lường mức độ minh bạch không phù hợp. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần

thứ nhất trong Bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2 Phân tích nhân tố khám phá từ 12 biến gốc Factor loadings (hệ số tải nhân tố)

C1. Công khai về tỷ lệ sở hữu vốn của từng cổ đông lớn .394C2. Cấu trúc vốn chủ sở hữu rộng .435C3. Cấu trúc vốn không rõ ràng do sở hữu chéo .283C4. Chất lượng báo cáo thường niên tốt .611C5. Các thành viên chủ chốt phải thông báo khi mua bán CP .485C8. Nhiều kênh để nhà đầu tư tiếp cận thông tin .697C9. Có trang web để cập nhật những thông tin được công bố .671

C10. Các báo cáo tài chính được công bố thường xuyên .708

C 11.Các báo cáo tài chính được công bố đúng hạn .729

C12. Thông tin công bố chính xác và nhất quán .735

C13. Thông tin công bố, đầy đủ .709C14. Khả năng biết các thông tin ngang bằng .610

Kết quả EFA cho thấy có 2 biến đo lường C1 và C3 (Công khai về tỷ lệ sở hữu vốn

của từng cổ đông lớn và Cấu trúc vốn không rõ ràng do sở hữu chéo) có hệ số tải nhân tố

nhỏ (thấp hơn 0,4) cho thấy 2 biến quan sát này không đóng góp nhiều trong việc đo lường

mức độ minh bạch theo cảm nhận của nhà đầu tư. Kiểm tra lại bằng Cronbach alpha để xem

Page 57: Cong bo thong tin sgdck

47

độ tin cậy của việc đo lường mức độ minh bạch qua 2 biến này như thế nào, kết quả thể hiện

trong các bảng sau (Bảng 3.3, Bảng 3.4).

Bảng 3.3: Kết quả tính Cronbach alpha lần 1

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Alpha if Item Deleted

C1 38.9265 39.4795 .3011 .8319

C2 38.7963 40.0588 .3759 .8249

C3 39.2003 41.0969 .2256 .8383

C4 38.9249 38.2368 .5326 .8131

C5 38.6194 40.0154 .4110 .8223

C8 38.8932 37.4468 .5849 .8087

C9 38.8147 37.8837 .5540 .8113

C10 38.7229 37.4482 .5869 .8085

C11 38.8331 37.4771 .6092 .8071

C12 38.8965 37.2568 .6223 .8059

C13 39.0033 36.9665 .5960 .8074

C14 39.1068 37.7444 .4804 .8174

R E L I A B I L I T Y A N A L Y S I S - S C A L E (A L P H A)

Kết quả tính toán Cronbach alpha cũng cho thấy hai biến quan sát C1 và C3 là các

biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nhỏ nhất, và nếu loại bỏ

2 biến này thì alpha của toàn bộ thang đo lường mức độ minh bạch sẽ cao hơn.

Từ kết quả EFA và tính Cronbach alpha lần 1, có thể thấy việc lọai bỏ biến C1 và C3

sẽ giúp việc đo lường mức độ minh bạch thông tin tốt hơn, do đó biến C1 và C3 bị loại. EFA

được áp dụng để tổng hợp cho biến tổng hợp về mức độ minh bạch thông tin. Các kết quả

phân tích nhân tố lần 2 (loại bỏ biến C1 và C3) như sau

Bảng 3.4: Phân tích nhân tố khám phá chạy lần 2 từ 10 biến gốc còn lại.

Reliability Coefficients N of Cases = 599.0 N of Items = 12 Alpha = .8294

Page 58: Cong bo thong tin sgdck

48

Kết quả EFA lần 2 cho thấy không còn biến đo lường nào có hệ số tải nhân tố nhỏ

hơn 0,4 và tổng phương sai trích được đã tăng lên đáng kể từ 36,798% lên đến 42,289%

(xem chi tiết kết quả phân tích nhân tố lần 2 trong Phụ lục số 2 ở trang 79.). Kiểm tra lại với

Cronbach alpha thì thấy alpha đã tăng từ 0,8294 lên 0,8431. Do đó kết quả phân tích nhân tố

này được sử dụng để tính toán biến mức độ minh bạch thông tin đưa vào mô hình nghiên

cứu cùng với các yếu tố nguyên nhân ảnh hưởng thể hiện ở Bảng 3.5 sau đây:

Bảng 3.5 Kết quả tính Cronbach alpha lần 2

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Alpha if Item Deleted

C2 32.0618 31.6835 .3230 .8471

C4 32.1903 29.9069 .4978 .8322

C5 31.8848 31.4365 .3794 .8418

C8 32.1586 28.7691 .5990 .8228

C9 32.0801 29.0705 .5770 .8250

C10 31.9883 28.6169 .6180 .8210

C11 32.0985 28.7077 .6346 .8198

C12 32.1619 28.5507 .6434 .8188

C13 32.2688 28.3407 .6099 .8216

C14 32.3723 28.8562 .5071 .8324

Reliability Coefficients N of Cases = 599.0 N of Items = 10, Alpha = .8431

Factor loadings

(hệ số tải nhân tố) C2. Cấu trúc vốn chủ sở hữu rộng .402C4. Chất lượng báo cáo thường niên tốt .592C5. Các thành viên chủ chốt phải thông báo khi mua bán CP .466C8. Nhiều kênh để nhà đầu tư tiếp cận thông tin .704C9. Có trang web để cập nhật những thông tin được công bố .681C10. Các báo cáo tài chính được công bố thường xuyên .721C11. Các báo cáo tài chính được công bố đúng hạn .742C12. Thông tin công bố chính xác và nhất quán .747C13. Thông tin công bố, đầy đủ .718C14. Khả năng biết các thông tin ngang bằng .629

Page 59: Cong bo thong tin sgdck

49

3.5

4.6

3.53.7

3.2

3.63.4 3.5 3.6

3.3

3.9

3.4 3.43.2

3.53.2

3.43.7

3.3

3.7

3.3 3.4 3.4

4.44.2

3.7 3.63.4 3.5 3.4

1.0

2.0

3.0

4.0

5.0

AGF

BHS

BT6

CAN

DH

AD

MC

FPT

GM

DH

BCH

MC

HR

CLA

FPA

CPG

CPN

CPP

CPV

DR

EER

HC

SAF

SAM

SFC

SFI

SJS

TAC

TCM

TDH

TMS

VNM

VTC

3.2.3. Phân tích mô tả

Từ kết quả có được do phân tích nhân tố và kiểm tra bằng Cronbach alpha, có thể

tính toán trị trung bình (mean) của tất cả 10 biến đo lường còn lại có ý nghĩa thống kê, nhằm

xem xét đánh giá mức độ minh bạch thông tin của mẫu 30 công ty niêm yết dưới góc độ cảm

nhận của nhà đầu tư tại SGDCKTP.HCM như sau (xem hình 3.2.3):

- Nhóm các công ty có mức độ minh bạch thông tin tốt có số điểm trung bình từ 4,2 đến

4,8 bao gồm các công ty có mã chứng khoán sau đây : BHS,SJS,TAC

- Nhóm các công ty có mức độ minh bạch thông tin khá tốt có số điểm trung bình từ 3,7

đến 3,9 bao gồm các công ty có mã chứng khoán sau đây : CAN,HRC,REE,SAF, TCM

- Nhóm các công ty có mức độ minh bạch thông tin trung bình có số điểm trung bình từ

3,2 đến 3,6 bao gồm các công ty có mã chứng khoán sau đây: AGF, BT6, DHA, DMC, FPT,

GMD, HBC, HMC, LAF, PAC, PGC, PNC, PPC, PVD, RHC, SAM, SFC, SFI, TDH, TMS,

VNM, VTC.

Hình 3.2.3 : Mức độ minh bạch theo cảm nhận của nhà đầu tư

3.2.4. Phân tích hồi quy.

Sau khi tính toán được biến tổng hợp về mức độ minh bạch thông tin, biến này được

đưa vào mô hình hồi qui xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của

các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Do biến qui mô

Page 60: Cong bo thong tin sgdck

50

có thể được tính bằng 3 cách khác nhau (SIZE_1, SIZE_2, SIZE_3) và biến lợi nhuận có 2

cách đo lường khác nhau (ROA, Q), cho nên có tới 6 phương trình kết hợp để kiểm định mô

hình nghiên cứu như sau:

Phương trình 1: debtbfixbturnoverbroabsizebby 543210 1_ +++++=)

Phương trình 2: debtbfixbturnoverbroabsizebby 543210 2_ +++++=)

Phương trình 3: debtbfixbturnoverbroabsizebby 543210 3_ +++++=)

Phương trình 4: debtbfixbturnoverbqbsizebby 543210 1_ +++++=)

Phương trình 5: debtbfixbturnoverbqbsizebby 543210 2_ +++++=)

Phương trình 6: debtbfixbturnoverbqbsizebby 543210 3_ +++++=)

Kết quả tính toán theo 6 phương trình hồi quy bội trên được tóm tắt trong Bảng 3.6,

sau khi chạy kết quả hồi quy tuyến tính các phương trình có thể được viết lại nhằm phân tích

rõ hơn các thông số được đưa vào và thể hiện mức độ minh bạch thông tin của các công ty

niêm yết như sau :

Phương trình hồi quy thứ nhất : TRANSP = -0.1632 - 0.0211 (SIZE_1) + 3.2085 (ROA) - 0.0182 (TURNOVER) + 0.0340

(FIX) + 0.0570 (DEBT)

Phương trình hồi quy thứ 2 :

TRANSP = -0.5615 - 0.0247 (SIZE_2) + 3.1713 (ROA) - 0.0179 (TURNOVER) + 0.0351

(FIX) + 0.0495 (DEBT)

Phương trình hồi quy thứ 3 :

TRANSP = - 0.2867+ 0.0070 (SIZE_3) + 3.2155 (ROA) - 0.0164 (TURNOVER) - 0.0332

(FIX) + 0.0514 (DEBT)

Phương trình hồi quy thứ 4 :

TRANSP = 1.0442 - 0.1702 (SIZE_1) + 0.1582 (Q) -0.0204 (TURNOVER) - 0.0735

(FIX) + 0.3337 (DEBT)

Phương trình hồi quy thứ 5 :

Page 61: Cong bo thong tin sgdck

51

TRANSP = 0.6555 - 0.1300 (SIZE_2) + 0.1541 (Q) + 0.0149 (TURNOVER) - 0.0935

(FIX) + 0.3187 (DEBT)

Phương trình hồi quy thứ 6 :

TRANSP = 0.9573 - 0.1596 (SIZE_3) + 0.1805 (Q) - 0.0176 (TURNOVER) -0.0888

(FIX) + 0.2941 (DEBT)

Phương trình hồi qui thứ nhất cho thấy không có biến nguyên nhân nào có ý nghĩa

thống kê trong việc giải thích sự khác biệt về mức độ minh bạch thông tin giữa các công ty

niêm yết (kiểm định t về ý nghĩa của từng biến nguyên nhân trong phương trình). Hệ số xác

định của phương trình Adjusted R2 rất nhỏ cho thấy toàn bộ phương trình không có ý nghĩa.

Bảng 3.6 Kết quả phân tích phương trình hồi qui của mô hình nghiên cứu M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7

(Constant) -0.1632 -0.5615 -0.2867 1.0442 0.6555 0.9573 -0.2830

SIZE_1 -0.0211 -0.1702

SIZE_2 0.0247 -0.1300

SIZE_3 -0.0070 -0.1596

ROA 3.2085 3.1713 3.2155

Q 0.1582* 0.1541* 0.1805* 0.1190*

TURNOVER -0.0182 -0.0179 -0.0164 -0.0204 0.0149 -0.0176

FIX 0.0340 0.0351 0.0332 -0.0735 -0.0935 -0.0888

DEBT 0.0570 0.0495 0.0514 0.3337 0.3187 0.2941

Adjusted R2 -0.0474 -0.0471 -0.0478 -0.0303 -0.0405 -0.0289 0.0910

F-value 0.7378 0.7392 0.7355 0.8293 0.7744 0.8370 3.8870

Sig. F 0.6026 0.6016 0.6041 0.5415 0.5777 0.5365 0.0590 Ghi chú: dấu * thể hiện hệ số hồi qui có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 90%

Tương tự phương trình hồi qui thứ 2 và thứ 3 đều không có ý nghĩa thống kê. Như

vậy có thể thấy yếu tố quy mô (thể hiện qua 3 cách đo lường SIZE_1, SIZE_2 và SIZE_3)

không có ý nghĩa trong việc ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của các công ty

niêm yết. Còn yếu tố lợi nhuận đo lường bằng ROA cũng không có ý nghĩa gì trong việc tiên

đoán mức độ minh bạch thông tin của các công ty niêm yết.

Page 62: Cong bo thong tin sgdck

52

Cả 3 phương trình hồi qui 4, 5, 6 cho thấy yếu tố lợi nhuận đo lường bằng đại lượng

Q có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu (thông qua kiểm định t với độ tin cậy 90%). Vì vậy,

tác giả lập thêm phương hồi quy thứ 7 với biến độc lập Q như sau :

Phương trình 7: qbby 10 +=)

TRANSP = - 0.2830 + 0.1190 (Q)

Kết quả kiểm định mô hình này (cột cuối cùng trong Bảng 3.6) cho thấy yếu tố lợi

nhuận đo lường bằng đại lượng Q có giá trị R2 điều chỉnh lớn nhất (9,1%). Bên cạnh đó kiểm

định về ý nghĩa toàn diện của mô hình hồi quy (kiểm định F cho giả thiết H0 : R2 = 0) cho

phép ta bác bỏ giả thiết H0 (giá trị tra bảng F(1;28;0,1) = 2,893 < F-value = 3.8870). Do đó có

thể kết luận mô hình 7 là phù hợp nhất trong việc giải thích mức độ minh bạch thông tin của

các DN niêm yết theo cảm nhận của các nhà đầu tư cá nhân trong đó yếu tố ảnh hưởng là Q.

3.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu.

(i) Kết quả phân tích hồi quy trong mô hình nghiên cứu cho thấy yếu tố Quy mô của

doanh nghiệp (SIZE_1, SIZE_2 và SIZE_3) không có ý nghĩa thống kê với hệ số hồi quy là

số âm (mang dấu “-”) và quá nhỏ ( dưới 1%). Điều này có thể giải thích như sau:

Quy mô được đo lường bằng tổng tài sản của doanh nghiệp( theo cách tính mà đề tài

đã trình bày ở phần trên ) thì do các doanh nghiệp niêm yết được khảo sát ở nhiều ngành

khác nhau, mỗi ngành lại có những yêu cầu về vốn đầu tư rất khác nhau nên biến quy mô

biến thiên nhiều trong khi cảm nhận về mức độ minh bạch không khác nhau quá nhiều giữa

các doanh nghiệp, cho nên quy mô không ảnh hưởng có ý nghĩa đến mức độ minh bạch. Nói

cách khác, có những doanh nghiệp có quy mô lớn, có vốn lớn, có nhiều cổ đông và áp lực

cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư cao nhưng chưa chắc nhà đầu tư cảm nhận tính minh

bạch cao (trong mẫu nghiên cứu là VNM, FPT, PVD) trong khi cũng có những doanh nghiệp

có quy mô lớn do đã làm khá tốt công tác này được cảm nhận có tính minh bạch cao (trong

mẫu nghiên cứu là SJS, REE). Ngược lại có những công ty có quy mô nhỏ, ít cổ đông, ít áp

lực cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư lại được cảm nhận đã làm tốt việc cung cấp thông

tin (trong mẫu nghiên cứu là BHS, TAC) trong khi cũng có doanh nghiệp quy mô nhỏ vì ít

áp lực phải cung cấp đầy đủ thông tin và cung cấp kịp thời thông tin cho nhà đầu tư nên chưa

làm thật tốt dẫn đến cảm nhận của nhà đầu tư thấp (như SFC, SFI, VTC). Có một lý do khác

nữa đó là quy mô doanh nghiệp mang tính tương đối. Có những ngành đòi hỏi giá trị tài sản

cao như những ngành khai khoáng (trong mẫu nghiên cứu là các mã chứng khoán PVD,

Page 63: Cong bo thong tin sgdck

53

PPC), hàng tiêu dùng đo đặc điểm của ngành hàng đòi hỏi đầu tư lớn cho hệ thống phân phối

(trong mẫu nghiên cứu là VNM) mới là doanh nghiệp có quy mô lớn. Trong khi đó có những

doanh nghiệp không cần vốn đầu tư và tài sản thật lớn cũng là doanh nghiệp lớn trong ngành

kinh doanh của họ.

Bảng 3.7 Danh sách 30 doanh nghiệp có Tổng tài sản sắp xếp từ cao đến thấp

TT MCK Tổng Tài Sản ROA Q Turnover FIX DEBT

1 PPC 9,682,284,730 0.085 2.537 0.393 0.642 0.605 2 VNM 5,425,117,000 0.178 5.389 1.225 0.304 0.198 3 FPT 5,356,052,345 0.164 3.839 2.520 0.120 0.578 4 PVD 4,329,914,123 0.133 4.166 0.632 0.585 0.455 5 GMD 3,286,536,820 0.066 1.892 0.357 0.359 0.296 6 SAM 3,077,897,197 0.064 2.428 0.551 0.041 0.210 7 REE 2,891,125,029 0.101 2.749 0.338 0.019 0.220 8 SJS 1,547,234,537 0.232 6.484 0.458 0.516 0.179 9 TDH 1,109,882,987 0.148 2.245 0.170 0.044 0.305

10 TCM 1,070,672,317 0.067 1.524 0.964 0.419 0.726 11 HBC 940,065,692 0.026 1.323 0.484 0.320 0.435 12 AGF 844,206,664 0.045 1.265 1.461 0.380 0.264 13 PGC 843,083,031 0.055 1.557 1.773 0.221 0.351 14 TAC 837,061,406 0.150 2.913 3.051 0.269 0.568 15 BT6 706,877,341 0.053 1.051 0.976 0.114 0.556 16 BHS 669,426,349 0.080 1.524 0.958 0.413 0.432 17 DMC 602,865,650 0.106 3.729 1.345 0.217 0.234 18 HMC 462,734,185 0.083 1.479 6.052 0.334 0.578 19 PAC 442,353,706 0.101 1.849 2.238 0.149 0.558 20 HRC 407,025,366 0.327 7.133 0.727 0.202 0.165 21 SFI 271,847,173 0.098 0.605 0.362 0.324 0.767 22 DHA 236,040,244 0.153 1.712 0.429 0.254 0.122 23 PNC 218,036,898 0.043 1.121 0.984 0.158 0.421 24 TMS 213,213,736 0.080 2.489 0.634 0.511 0.153 25 LAF 162,719,354 0.132 1.892 3.850 0.120 0.445 26 SFC 143,292,023 0.058 0.718 5.591 0.406 0.476 27 RHC 126,687,876 0.111 1.540 0.303 0.800 0.504

Page 64: Cong bo thong tin sgdck

54

28 CAN 124,390,435 0.081 1.171 2.484 0.245 0.345 29 VTC 111,204,498 0.052 1.137 0.770 0.069 0.561 30 SAF 74,569,995 0.146 2.000 4.468 0.199 0.411

( Nguồn : www.hsx.vn, tác giả tự tính toán, đơn vị tính : 1.000 Đồng )

Quy mô được đo lường bằng doanh thu. Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo

lường một công ty có sức mạnh hay không và trở thành nhân tố chính của tăng trưởng và

làm tiền đề cho tăng trưởng thu nhập. Các nhà đầu tư thường tìm kiếm các doanh nghiệp có

doanh thu cao để mua cổ phiếu. Tuy nhiên, có những ngành mà doanh nghiệp có doanh thu

cao (trong mẫu nghiên cứu là HMC, PVD, PPC, SAM, VNM, AGF, FPT, GMD, PGC)

nhưng theo cảm nhận của nhà đầu tư có mức độ minh bạch thấp và có những trường hợp

doanh nghiệp có doanh thu cao cũng được đánh giá tốt (trong mẫu nghiên cứu là:

TAC,TCM). Ngược lại có những doanh nghiệp với doanh thu thấp nhưng theo đánh giá của

nhà đầu tư thì mức độ minh bạch lại tốt (trong mẫu nghiên cứu là: SJS, BHS). Có thể giải

thích lý do biến quy mô mang tính tương đối: khi một công ty gia tăng lượng hàng bán như

khi có nhiều khách hàng hơn, khách hàng tăng lượng mua, công ty giới thiệu sản phẩm mới

hoặc thâm nhập vào thị trường mới, công ty cải thiện sản phẩm cũ, hay các đơn đặt hàng mà

không được chuyển đi và chưa thu được tiền bán đã được hạch toán làm gia tăng lượng hàng

bán, và quá phụ thuộc vào một số khách hàng hay quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu

cũng làm cho doanh thu tăng cao hay thấp đi. Có một lý do khác nữa, đó là doanh thu được

ghi nhận trên bảng cân đối kế toán rất lớn, nhưng khoản phải thu hay khoản phải trả cũng

lớn tương ứng. Vì vậy biến quy mô được đo lường bằng đại lượng doanh thu chỉ mang tính

chất tương đối trong việc giải thích mức độ ảnh hưởng đến cảm nhận tính minh bạch thông

tin của doanh nghiệp.

Bảng 3.8 Danh sách 30 doanh nghiệp có Doanh thu sắp xếp từ cao đến thấp

TT MCK Doanh Thu ROA Q Turnover FIX DEBT

1 FPT 13,498,890,770 0.164 3.839 2.520 0.120 0.578 2 VNM 6,648,193,000 0.178 5.389 1.225 0.304 0.198 3 PPC 3,807,068,102 0.085 2.537 0.393 0.642 0.605 4 HMC 2,800,364,406 0.083 1.479 6.052 0.334 0.578 5 PVD 2,738,605,347 0.133 4.166 0.632 0.585 0.455 6 TAC 2,554,228,304 0.150 2.913 3.051 0.269 0.568

Page 65: Cong bo thong tin sgdck

55

7 SAM 1,695,987,469 0.064 2.428 0.551 0.041 0.210 8 PGC 1,494,969,444 0.055 1.557 1.773 0.221 0.351 9 AGF 1,233,733,966 0.045 1.265 1.461 0.380 0.264

10 GMD 1,171,917,283 0.066 1.892 0.357 0.359 0.296 11 TCM 1,032,466,459 0.067 1.524 0.964 0.419 0.726 12 PAC 989,810,111 0.101 1.849 2.238 0.149 0.558 13 REE 977,084,964 0.101 2.749 0.338 0.019 0.220 14 DMC 811,126,495 0.106 3.729 1.345 0.217 0.234 15 SFC 801,125,647 0.058 0.718 5.591 0.406 0.476 16 SJS 708,107,059 0.232 6.484 0.458 0.516 0.179 17 BT6 689,934,068 0.053 1.051 0.976 0.114 0.556 18 BHS 641,379,421 0.080 1.524 0.958 0.413 0.432 19 LAF 626,502,845 0.132 1.892 3.850 0.120 0.445 20 HBC 455,355,840 0.026 1.323 0.484 0.320 0.435 21 SAF 333,204,669 0.146 2.000 4.468 0.199 0.411 22 CAN 309,012,315 0.081 1.171 2.484 0.245 0.345 23 HRC 296,007,665 0.327 7.133 0.727 0.202 0.165 24 PNC 214,657,172 0.043 1.121 0.984 0.158 0.421 25 TDH 188,511,532 0.148 2.245 0.170 0.044 0.305 26 TMS 135,189,407 0.080 2.489 0.634 0.511 0.153 27 DHA 101,352,390 0.153 1.712 0.429 0.254 0.122 28 SFI 98,399,709 0.098 0.605 0.362 0.324 0.767 29 VTC 85,619,076 0.052 1.137 0.770 0.069 0.561 30 RHC 38,369,727 0.111 1.540 0.303 0.800 0.504

( Nguồn : www.hsx.vn, tác giả tự tính toán, đơn vị tính : 1.000 Đồng )

Quy mô được đo lường bằng giá trị thị trường. Giá trị thị trường được sử dụng để mô

tả giá thị trường mà tại mức đó cổ phần phổ thông được chuyển từ người sẵn sàng mua sang

người sẵn sàng bán, và cả hai đều có đầy đủ các thông tin liên quan cần thiết. Trong một thị

trường chứng khoán hiệu quả, giá thị trường phản ánh đầy đủ mọi yếu tố liên quan tới doanh

nghiệp. Bởi vậy, giá thị trường thể hiện giá trị thực của các tài sản cơ sở của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có thể giải thích như sau : tại Việt Nam, do tâm lý nhà đầu tư theo “xu hướng bầy

đàn” hay nghe “tin đồn” và kiến thức bị “hạn chế “ cho nên họ mua cổ phiếu ào ạt làm cho

giá của mỗi cổ phiếu ngày càng tăng vô tình đẩy giá trị thị trường lên cao hơn so với giá trị

Page 66: Cong bo thong tin sgdck

56

thực; Có một lý do khác là ở Việt Nam, một khác biệt khá lớn so với các nước trên thế giới

là nhà đầu tư mong muốn đạt được mức lãi vốn cao hơn là mong muốn mức tỷ suất sinh lợi

cao, điều này cũng phản ánh một suy nghĩ của đa số các nhà đầu tư trên thị trường chứng

khoán Việt Nam khi họ cho rằng việc minh bạch thông tin cao nên hướng đến doanh nghiệp

có giá cổ phần cao(giá trị mỗi cổ phần chứ không phải tổng giá trị công ty) vì vậy biến quy

mô được đo lường bằng đại lượng giá trị thị trường gần như không có ý nghĩa trong việc giải

thích mức độ ảnh hưởng của nó đến tính minh bạch thông tin tại thị trường Việt Nam

Bảng 3.9 Danh sách 30 doanh nghiệp có GT Thị trường sắp xếp từ cao đến thấp

TT MCK GT Thị Trường ROA Q Turnover FIX DEBT

1 VNM 29,095,761,220 0.178 5.389 1.225 0.304 0.198

2 FPT 20,493,579,357 0.164 3.839 2.520 0.120 0.578

3 PPC 19,410,982,500 0.085 2.537 0.393 0.642 0.605

4 PVD 16,741,238,960 0.133 4.166 0.632 0.585 0.455

5 SJS 10,000,000,000 0.232 6.484 0.458 0.516 0.179

6 REE 7,844,673,156 0.101 2.749 0.338 0.019 0.220

7 SAM 7,466,500,000 0.064 2.428 0.551 0.041 0.210

8 GMD 5,778,518,165 0.066 1.892 0.357 0.359 0.296

9 HRC 2,899,843,968 0.327 7.133 0.727 0.202 0.165

10 TDH 2,346,000,000 0.148 2.245 0.170 0.044 0.305

11 TAC 2,334,564,600 0.150 2.913 3.051 0.269 0.568

12 DMC 2,244,509,837 0.106 3.729 1.345 0.217 0.234

13 TCM 1,416,153,525 0.067 1.524 0.964 0.419 0.726

14 PGC 1,249,853,000 0.055 1.557 1.773 0.221 0.351

15 HBC 1,180,000,000 0.026 1.323 0.484 0.320 0.435

16 AGF 1,067,320,904 0.045 1.265 1.461 0.380 0.264

17 BHS 833,962,487 0.080 1.524 0.958 0.413 0.432

Page 67: Cong bo thong tin sgdck

57

18 PAC 816,000,000 0.101 1.849 2.238 0.149 0.558

19 HMC 679,400,000 0.083 1.479 6.052 0.334 0.578

20 BT6 654,500,000 0.053 1.051 0.976 0.114 0.556

21 TMS 520,536,000 0.080 2.489 0.634 0.511 0.153

22 DHA 402,382,020 0.153 1.712 0.429 0.254 0.122

23 LAF 307,341,753 0.132 1.892 3.850 0.120 0.445

24 PNC 241,800,000 0.043 1.121 0.984 0.158 0.421

25 SAF 148,830,000 0.146 2.000 4.468 0.199 0.411

26 RHC 145,600,000 0.111 1.540 0.303 0.800 0.504

27 SFI 134,343,000 0.098 0.605 0.362 0.324 0.767

28 CAN 134,000,000 0.081 1.171 2.484 0.245 0.345

29 VTC 119,825,124 0.052 1.137 0.770 0.069 0.561

30 SFC 102,850,000 0.058 0.718 5.591 0.406 0.476

( Nguồn : www.hsx.vn, tác giả tự tính toán, đơn vị tính : 1.000 Đồng )

(ii) Biến vòng quay tổng tài sản đo bằng đại lượng TURNOVER, chỉ số này đo

lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Trong kiểm

định của tác giả biến này có thể giải thích như sau : các doanh nghiệp trong ngành thâm

dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác

(trong mẫu nghiên cứu là: PVD, VNM, SAM, PPC,… ) nhưng theo cảm nhận của các nhà

đầu tư lại có mức độ minh bạch thông tin thấp, điều này không có nghĩa là doanh nghiệp

hoạt động không hiệu quả, mà có thể là do DN đang trong giai đoạn phát triển các lĩnh vực

mới, các sản phẩm mới đòi hỏi đầu tư nhiều tài sản (vốn) cho nên chỉ số này cao hoặc thấp

tùy thuộc vào từng giai đoạn. Vì vậy có thể giải thích tại sao biến vòng quay tổng tài sản

được đo lường bằng đại lượng TURNOVER không phản ánh hết sự ảnh hưởng rõ ràng của

nó đến mức độ minh bạch thông tin doanh nghiệp theo cảm nhận của nhà đầu tư.

Bảng 3.10 Danh sách 30 doanh nghiệp có Chỉ số Turnover sắp xếp từ cao đến thấp

TT MCK Tổng Tài Sản Doanh Thu Turnover

1 HMC 462,734,185 2,800,364,406 6.052

Page 68: Cong bo thong tin sgdck

58

2 SFC 143,292,023 801,125,647 5.591

3 SAF 74,569,995 333,204,669 4.468

4 LAF 162,719,354 626,502,845 3.850

5 TAC 837,061,406 2,554,228,304 3.051

6 FPT 5,356,052,345 13,498,890,770 2.520

7 CAN 124,390,435 309,012,315 2.484

8 PAC 442,353,706 989,810,111 2.238

9 PGC 843,083,031 1,494,969,444 1.773

10 AGF 844,206,664 1,233,733,966 1.461

11 DMC 602,865,650 811,126,495 1.345

12 VNM 5,425,117,000 6,648,193,000 1.225

13 PNC 218,036,898 214,657,172 0.984

14 BT6 706,877,341 689,934,068 0.976

15 TCM 1,070,672,317 1,032,466,459 0.964

16 BHS 669,426,349 641,379,421 0.958

17 VTC 111,204,498 85,619,076 0.770

18 HRC 407,025,366 296,007,665 0.727

19 TMS 213,213,736 135,189,407 0.634

20 PVD 4,329,914,123 2,738,605,347 0.632

21 SAM 3,077,897,197 1,695,987,469 0.551

22 HBC 940,065,692 455,355,840 0.484

23 SJS 1,547,234,537 708,107,059 0.458

24 DHA 236,040,244 101,352,390 0.429

25 PPC 9,682,284,730 3,807,068,102 0.393

26 SFI 271,847,173 98,399,709 0.362

27 GMD 3,286,536,820 1,171,917,283 0.357

28 REE 2,891,125,029 977,084,964 0.338

29 RHC 126,687,876 38,369,727 0.303

30 TDH 1,109,882,987 188,511,532 0.170

( Nguồn : www.hsx.vn, tác giả tự tính toán, đơn vị tính : 1.000 Đồng )

(iii) Biến nợ và tài sản cố định có thể giải thích như sau :

Biến nợ được đo bằng đại lượng DEBT, đây là chỉ số đòn bẩy tài chính. Chỉ số này

cho thấy bao nhiêu % tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay, chỉ số này sử dụng giá

Page 69: Cong bo thong tin sgdck

59

trị sổ sách chứ không phải giá trị thị trường. Có thể giải thích như sau: các công ty có quy

mô càng lớn thì càng dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay mượn hơn các công ty có quy

mô nhỏ, các công ty có tỷ lệ vốn góp của nhà nước càng cao thì càng dễ dàng tiếp cận với

nguồn vốn nhất là nguồn vốn dài hạn hơn do có mối quan hệ với các chủ nợ từ trước khi

công ty được cổ phần hoá và việc sử dụng nợ có hiệu quả. Các công ty hoạt động có lời

nhiều sẽ có nhiều nguồn vốn giữ lại để tài trợ cho các hoạt động của mình do vậy sẽ ít sử

dụng nợ vay hơn. Lý do khác là cảm nhận của nhà đầu tư về các doanh nghiệp có sử dụng nợ

nhiều thì có nguy cơ phá sản cao hơn những doanh nghiệp ít sử dụng nợ, hay do thị trường

trái phiếu công ty tại Việt Nam chưa phát triển và các khó khăn trong việc phát hành trái

phiếu của doanh nghiệp, nên nguồn tài trợ của các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào vốn

chủ sở hữu, các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng và các khoản tín dụng thương mại. Vì vậy

biến nợ đo bằng đại lượng DEBT không có ý nghĩa trong việc giải thích mức độ ảnh hưởng

đến mức độ minh bạch thông tin doanh nghiệp theo cảm nhận của nhà đầu tư.

Bảng 3.11 Danh sách 30 doanh nghiệp có Chỉ số DEBT sắp xếp từ cao đến thấp

TT MCK Tổng Tài Sản DEBT

1 SFI 271,847,173 0.767

2 TCM 1,070,672,317 0.726

3 PPC 9,682,284,730 0.605

4 HMC 462,734,185 0.578

5 FPT 5,356,052,345 0.578

6 TAC 837,061,406 0.568

7 VTC 111,204,498 0.561

8 PAC 442,353,706 0.558

9 BT6 706,877,341 0.556

10 RHC 126,687,876 0.504

11 SFC 143,292,023 0.476

12 PVD 4,329,914,123 0.455

13 LAF 162,719,354 0.445

14 HBC 940,065,692 0.435

15 BHS 669,426,349 0.432

16 PNC 218,036,898 0.421

17 SAF 74,569,995 0.411

Page 70: Cong bo thong tin sgdck

60

18 PGC 843,083,031 0.351

19 CAN 124,390,435 0.345

20 TDH 1,109,882,987 0.305

21 GMD 3,286,536,820 0.296

22 AGF 844,206,664 0.264

23 DMC 602,865,650 0.234

24 REE 2,891,125,029 0.220

25 SAM 3,077,897,197 0.210

26 VNM 5,425,117,000 0.198

27 SJS 1,547,234,537 0.179

28 HRC 407,025,366 0.165

29 TMS 213,213,736 0.153

30 DHA 236,040,244 0.122

( Nguồn : www.hsx.vn, tác giả tự tính toán, đơn vị tính : 1.000 Đồng )

Biến tài sản cố định được đo lường bằng đại lượng FIX. Chỉ số này càng lớn thì càng

thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Có

những DN với tỷ số tài sản cố định cao nhưng theo cảm nhận của nhà đầu tư thì tính minh

bạch thông tin không cao (trong mẫu nghiên cứu là PVD, PPC, GMD, SFC, RHC,VNM) và

ngược lại cũng có những doanh nghiệp với tỷ số này thấp nhưng lại được đánh giá có mức

độ minh bạch cao (ví dụ : REE, SAF, TAC).

Có thể giải thích như sau: đa phần các doanh nghiệp có chỉ số này cao sẽ có xu hướng

sử dụng ít nợ ngắn hạn do mức độ thích hợp thời hạn thanh toán giữa các khoản vay và tài

sản cố định hữu hình đóng vai trò là vật thế chấp trong các khoản vay dài hạn (trong mẫu

nghiên cứu PPC, PVD). Tuy nhiên cũng có những doanh nghiệp với khoản nợ dài hạn thấp

nhưng chỉ số tài sản cố định vẫn cao, có thể là do tài sản cố định được định giá cao khi cổ

phần hoặc do đầu tư bằng lợi nhuận giữ lại. Biến tài sản cố định rất khó xác định rõ nguồn

gốc được tạo ra, vì vậy không thể giải thích được mức độ ảnh hưởng của nó đến minh bạch

thông tin doanh nghiệp theo cảm nhận của nhà đầu tư

Bảng 3.12 Danh sách 30 doanh nghiệp có Chỉ số FIX sắp xếp từ cao đến thấp

TT MCK Tổng Tài Sản FIX

1 RHC 126,687,876 0.800

Page 71: Cong bo thong tin sgdck

61

2 PPC 9,682,284,730 0.642

3 PVD 4,329,914,123 0.585

4 SJS 1,547,234,537 0.516

5 TMS 213,213,736 0.511

6 TCM 1,070,672,317 0.419

7 BHS 669,426,349 0.413

8 SFC 143,292,023 0.406

9 AGF 844,206,664 0.380

10 GMD 3,286,536,820 0.359

11 HMC 462,734,185 0.334

12 SFI 271,847,173 0.324

13 HBC 940,065,692 0.320

14 VNM 5,425,117,000 0.304

15 TAC 837,061,406 0.269

16 DHA 236,040,244 0.254

17 CAN 124,390,435 0.245

18 PGC 843,083,031 0.221

19 DMC 602,865,650 0.217

20 HRC 407,025,366 0.202

21 SAF 74,569,995 0.199

22 PNC 218,036,898 0.158

23 PAC 442,353,706 0.149

24 FPT 5,356,052,345 0.120

25 LAF 162,719,354 0.120

26 BT6 706,877,341 0.114

27 VTC 111,204,498 0.069

28 TDH 1,109,882,987 0.044

29 SAM 3,077,897,197 0.041

30 REE 2,891,125,029 0.019

( Nguồn : www.hsx.vn, tác giả tự tính toán, đơn vị tính : 1.000 Đồng )

Page 72: Cong bo thong tin sgdck

62

(iv) Về biến nói lên tính hiệu quả và khả năng sinh lợi, thì biến ROA không có ý nghĩa

thống kê trong việc giải thích sự khác biệt trong cảm nhận của nhà đầu tư cá nhân về mức độ

minh bạch thông tin trong khi biến Q lại có ý nghĩa thống kê, có thể giải thích như sau :

Biến ROA : Một doanh nghiệp đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ là tốt

hơn so với doanh nghiệp đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được lại thấp. Hệ số này

dùng để đo lường hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của công ty và

cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty. Hệ số ROA

thường có sự chênh lệch giữa các ngành. Những ngành đòi hỏi phải có đầu tư tài sản lớn vào

dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ như các ngành vận tải, xây dựng, sản xuất

kim loại… thường có hệ số ROA (ví dụ : SAM , GMD, PPC, REE) nhỏ hơn so với hệ số

ROA của các ngành mà không cần phải đầu tư nhiều vào tài sản như ngành dịch vụ - thương

mại (ví dụ : SAF, DHA). Tuy nhiên cũng có các doanh nghiệp với giá trị tài sản lớn cũng có

hệ số ROA lớn (ví dụ :VNM, FPT, SJS), nhưng điều đó cũng không giải thích rõ ràng trong

việc xem xét hệ số ROA ảnh hưởng đến tính minh bạch, vì theo cảm nhận của nhà đầu tư các

doanh nghiệp có hệ số ROA lớn vẫn bị đánh giá không tốt trong việc minh bạch (trong mẫu

nghiên cứu: VNM, FPT,PVD).

Bảng 3.13 Danh sách 30 doanh nghiệp có Chỉ số ROA sắp xếp từ cao đến thấp

TT MCK Tổng Tài Sản Doanh Thu ROA

1 HRC 407,025,366 296,007,665 0.327

2 SJS 1,547,234,537 708,107,059 0.232

3 VNM 5,425,117,000 6,648,193,000 0.178

4 FPT 5,356,052,345 13,498,890,770 0.164

5 DHA 236,040,244 101,352,390 0.153

6 TAC 837,061,406 2,554,228,304 0.150

7 TDH 1,109,882,987 188,511,532 0.148

8 SAF 74,569,995 333,204,669 0.146

9 PVD 4,329,914,123 2,738,605,347 0.133

10 LAF 162,719,354 626,502,845 0.132

11 RHC 126,687,876 38,369,727 0.111

12 DMC 602,865,650 811,126,495 0.106

13 PAC 442,353,706 989,810,111 0.101

14 REE 2,891,125,029 977,084,964 0.101

Page 73: Cong bo thong tin sgdck

63

15 SFI 271,847,173 98,399,709 0.098

16 PPC 9,682,284,730 3,807,068,102 0.085

17 HMC 462,734,185 2,800,364,406 0.083

18 CAN 124,390,435 309,012,315 0.081

19 BHS 669,426,349 641,379,421 0.080

20 TMS 213,213,736 135,189,407 0.080

21 TCM 1,070,672,317 1,032,466,459 0.067

22 GMD 3,286,536,820 1,171,917,283 0.066

23 SAM 3,077,897,197 1,695,987,469 0.064

24 SFC 143,292,023 801,125,647 0.058

25 PGC 843,083,031 1,494,969,444 0.055

26 BT6 706,877,341 689,934,068 0.053

27 VTC 111,204,498 85,619,076 0.052

28 AGF 844,206,664 1,233,733,966 0.045

29 PNC 218,036,898 214,657,172 0.043

30 HBC 940,065,692 455,355,840 0.026

( Nguồn : www.hsx.vn, tác giả tự tính toán, đơn vị tính : 1.000 Đồng )

Biến Q : Trong nghiên cứu của tác giả chỉ còn biến Q là có ý nghĩa thống kê cao nhất.

Có thể giải thích như sau: các doanh nghiệp có chỉ số Q cao thể hiện khả năng sinh lợi dài

hạn và sự kỳ vọng cao của nhà đầu tư mong muốn trong tương lai sẽ gắn bó lâu dài, do đó

tạo áp lực đòi hỏi doanh nghiệp phải cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch cao. Khác biệt

giữa chỉ số Q và chỉ số M/B nằm ở chỗ chỉ số Q sử dụng giá trị thị trường của các khoản nợ

và vốn cổ phần. Doanh nghiệp có chỉ số Q lớn hơn 1 (trong mẫu nghiên cứu là các doanh

nghiệp có mã CK: VNM, TMS, PVD, PPC, FPT…) sẽ có động lực đầu tư cao hơn doanh

nghiệp có chỉ số Q nhỏ hơn 1(trong mẫu nghiên cứu : SFI, SFC ) mặc dù các DN này được

đánh giá có mức độ minh bạch thông tin không cao, ngoại trừ các doanh nghiệp (trong mẫu

nghiên cứu là: CAN, HRC, REE , TCM, BHS, SJS, TAC,SAF ) có chỉ số Q lớn hơn 1 và

được đánh giá có mức độ minh bạch thông tin khá tốt. Doanh nghiệp có chỉ số Q cao thường

là doanh nghiệp hấp dẫn nhà đầu tư và có năng lực cạnh tranh tốt, trong khi ROA phản ánh

kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không phản ánh quyết định tài chính và chỉ số

này cũng cho thấy mức độ vốn hóa của tổng tài sản so với giá trị sổ sách ban đầu, trong khi

chỉ số M/B chỉ phản ánh mức độ vốn hóa của vốn cổ phần mà thôi. Tóm lại chỉ số Q có ý

Page 74: Cong bo thong tin sgdck

64

nghĩa thống kê cao nhất, phản ánh mức độ minh bạch thông tin của doanh nghiệp theo cảm

nhận của các nhà đầu tư tại Việt Nam.

Bảng 3.14 Danh sách 30 doanh nghiệp có Chỉ số Q sắp xếp từ cao đến thấp

TT MCK Tổng Tài Sản GT Thị Trường Q DEBT

1 HRC 407,025,366 2,899,843,968 7.133 0.165

2 SJS 1,547,234,537 10,000,000,000 6.484 0.179

3 VNM 5,425,117,000 29,095,761,220 5.389 0.198

4 PVD 4,329,914,123 16,741,238,960 4.166 0.455

5 FPT 5,356,052,345 20,493,579,357 3.839 0.578

6 DMC 602,865,650 2,244,509,837 3.729 0.234

7 TAC 837,061,406 2,334,564,600 2.913 0.568

8 REE 2,891,125,029 7,844,673,156 2.749 0.220

9 PPC 9,682,284,730 19,410,982,500 2.537 0.605

10 TMS 213,213,736 520,536,000 2.489 0.153

11 SAM 3,077,897,197 7,466,500,000 2.428 0.210

12 TDH 1,109,882,987 2,346,000,000 2.245 0.305

13 SAF 74,569,995 148,830,000 2.000 0.411

14 LAF 162,719,354 307,341,753 1.892 0.445

15 GMD 3,286,536,820 5,778,518,165 1.892 0.296

16 PAC 442,353,706 816,000,000 1.849 0.558

17 DHA 236,040,244 402,382,020 1.712 0.122

18 PGC 843,083,031 1,249,853,000 1.557 0.351

19 RHC 126,687,876 145,600,000 1.540 0.504

20 BHS 669,426,349 833,962,487 1.524 0.432

21 TCM 1,070,672,317 1,416,153,525 1.524 0.726

22 HMC 462,734,185 679,400,000 1.479 0.578

23 HBC 940,065,692 1,180,000,000 1.323 0.435

24 AGF 844,206,664 1,067,320,904 1.265 0.264

25 CAN 124,390,435 134,000,000 1.171 0.345

26 VTC 111,204,498 119,825,124 1.137 0.561

27 PNC 218,036,898 241,800,000 1.121 0.421

Page 75: Cong bo thong tin sgdck

65

28 BT6 706,877,341 654,500,000 1.051 0.556

29 SFC 143,292,023 102,850,000 0.718 0.476

30 SFI 271,847,173 134,343,000 0.605 0.767

( Nguồn : www.hsx.vn, tác giả tự tính toán, đơn vị tính : 1.000 Đồng )

3.4. Kết luận chương III

Trong nghiên cứu của các tác giả Stephen Yan-Leung Cheung (Trường Đại học

HongKong), J.Thomas Connelly (Khoa thương mại và kế toán–trường đại học

Chulalongkorn), Piman Limpaphayom (Trường đại học Chulalongkorn), Lynda Zhou

(Trường Đại học HongKong) đã đưa ra mô hình nghiên cứu tại Thái Lan và HongKong gồm

9 biến để đo lường tính minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết bao gồm 5 biến

về đặc điểm tài chính của một doanh nghiệp và 4 biến về quản trị công ty để kiểm định các

yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp tại hai nước này.

Trong mô hình nghiên cứu đề nghị chỉ sử dụng 5 biến nguyên nhân ảnh hưởng đến

tính minh bạch như thế nào bao gồm : quy mô, lợi nhuận, nợ phải trả, tài sản cố định, vòng

quay tổng tài sản để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của doanh

nghiệp đang niêm yết ở SGDCK TP.HCM tại Việt Nam. Biến minh bạch thông tin-biến kết

quả được đo lường bằng thang đo Likert năm mức độ, sau đó tính điểm trung bình của tất cả

các câu hỏi và kết hợp với 5 biến nguyên nhân.

Từ kết quả nghiên cứu được từ mô hình đề nghị. Năm biến được xem là có ảnh hưởng

đến tính minh bạch thông tin doanh nghiệp, sau khi dùng các phương pháp phân tích nhân tố

và hồi quy thì biến PROFIT theo cách đo lường thứ hai- đại lượng Q có ý nghĩa thống kê.

Trên cơ sở đại lượng Q có ý nghĩa thống kê, tác giả lập thêm một phương trình hồi

quy một nhân tố( phương trình số 7), thực hiện phân tích bằng phương pháp hồi quy, kết quả

cho thấy chỉ có đại lượng Q là ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin doanh nghiệp.

Từ kết quả đại lượng Q có ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin doanh nghiệp, tác

giả đưa ra những thảo luận về đề tài nghiên cứu với mục đích có cái nhìn tổng quát hơn về

các biến ảnh hưởng đến minh bạch thông tin doanh nghiệp

Page 76: Cong bo thong tin sgdck

66

CHƯƠNG IV

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM GIA TĂNG MỨC ĐỘ MINH BẠCH THÔNG TIN

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT

4.1. Giới hạn của đề tài

4.1.1 Mẫu nghiên cứu.

Mặc dù hiện có hơn 150 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán

TP.HCM, nhưng tác giả chỉ chọn mẫu 30 công ty quan sát đo lường cho thị trường ở các

ngành như khai khoáng, bất động sản, buôn bán và bán lẻ, sản xuất, dịch vụ …vì theo thống

kê học mẫu nghiên cứu từ 30 trở lên là có thể kiểm định ý nghĩa thống kê. Nếu so sánh với

số lượng công ty niêm yết được chọn làm quan sát với nghiên cứu của Cheung, Connelly,

Limpaphayom, Zhou (2003) về các nhân tố ảnh hưởng tính minh bạch và công bố thông tin

của Doanh nghiệp niêm yết tại hai nước HongKong là 145 và Thái Lan 265 thì số quan sát

của nghiên cứu này vẫn còn khá nhỏ. Do đây cũng là đề tài cá nhân, thời lượng và khả năng

không cho phép nghiên cứu quy mô hơn.

4.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch.

Như đã trình bày ở Chương 3, ngoài các đặc điểm (nhân tố) về tài chính ảnh hưởng

đến minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết còn có các đặc điểm về quản trị

doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến tính minh bạch như mức độ tập trung vốn chủ, cơ cấu hội

đồng quản trị, quy mô hội đồng quản trị mà tác giả chưa thu thập số liệu để nghiên cứu.

Trong nghiên cứu này, tác giả chưa có điều kiện xác định được các đặc điểm về quản trị

doanh nghiệp có ảnh hưởng đến minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt

Nam hay không. Sự giới hạn này cũng làm hạn chế đi những đề xuất và gợi ý chính sách

khác có ích trong việc phát triển thị trường chứng khoán và nâng cao tính minh bạch của các

doanh nghiệp niêm yết.

4.1.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo.

Trong đề tài này tác giả chỉ khảo sát 30 doanh nghiệp niêm yết tại SGDCK TP.HCM

để nghiên cứu. Các nghiên cứu tiếp theo có thể tăng số lượng doanh nghiệp niêm yết trong

mẫu nghiên cứu lớn hơn (có thể 60 hay 100), đồng thời số lượng bảng mẫu đánh giá nên

tăng thêm (có thể là 50) cho một doanh nghiệp niêm yết so với 20 nhà đầu tư trong nghiên

cứu này.

Page 77: Cong bo thong tin sgdck

67

Tiếp tục đưa thêm các yếu tố (biến độc lập) về đặc điểm quản trị vào trong mô hình

nghiên cứu, để xem xét ảnh hưởng của các biến này như thế nào đến mức độ minh bạch

thông tin doanh nghiệp.

Nghiên cứu này, tác giả chỉ lấy đại diện một số công ty trong các ngành khác nhau lập

thành mẫu nghiên cứu 30 doanh nghiệp niêm yết, hướng tiếp theo có thể nghiên cứu các

nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin trong từng nhóm ngành riêng biệt.

4.2. Một số đề xuất đối với doanh nghiệp nhằm gia tăng mức độ minh bạch và thu hút

vốn đầu tư

4.2.1.Doanh nghiệp nên đưa thêm chỉ số Q vào báo cáo tài chính

Ngoài các chỉ số về khả năng thanh toán, tình trạng nợ, các chỉ số thể hiện khả năng

sinh lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh (ROE, ROI, ROA…), doanh nghiệp nên đưa

thêm chỉ số Q vào báo cáo tài chính. Chỉ số Q khác biệt với các chỉ số thể hiện khả năng sinh

lợi ở chỗ nó thể hiện mức độ đầu tư cao và khả năng sinh lợi cao ở tương lai trong việc sử

dụng các nguồn tài chính. Khác biệt giữa chỉ số Q và chỉ số M/B nằm ở chỗ chỉ số Q sử

dụng giá trị thị trường của các khoản nợ và vốn cổ phần. Doanh nghiệp có chỉ số Q lớn hơn

1 sẽ có động lực đầu tư cao hơn doanh nghiệp có chỉ số Q nhỏ hơn 1. Doanh nghiệp có chỉ

số Q cao thường là doanh nghiệp hấp dẫn nhà đầu tư và có năng lực cạnh tranh tốt.

Doanh nghiệp phải có nhiệm vụ giải thích rõ trong việc đưa chỉ số Q vào báo cáo tài

chính, nhằm cho nhà đầu tư biết tiềm lực và khả năng đầu tư trong tương lai của doanh

nghiệp.

4.2.2.Doanh nghiệp cần chú trọng về công tác quan hệ với nhà đầu tư và công chúng

Thứ nhất, cần chấp nhận đầu tư chi phí thiết lập bộ phận chuyên trách về quan hệ với

nhà đầu tư - IR (Investor Relations). Hiện tại, những DN lớn đã thành lập riêng cho mình

một bộ phận chuyên trách như vậy và xác định rõ trách nhiệm của từng người, từng bộ phận

liên quan đến chất lượng của bản báo cáo. Mặc dù DN mong muốn nâng chất lượng thông

tin công bố, nhưng nếu không đầu tư nghiêm túc vào khâu soạn thảo, phân tích và thiết kế

thì hiệu quả công bố mang lại sẽ không được cải thiện đáng kể.

Thứ hai, DN cũng cần cần hiểu rằng, xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng cũng

không kém phần quan trọng với nhà đầu tư. Điều này có nghĩa DN không chỉ công bố thông

tin về mình theo hướng dẫn của các mẫu BCTN, mà DN cần công bố bổ sung các cam kết

Page 78: Cong bo thong tin sgdck

68

công khai của mình về các chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh, cũng như trách nhiệm mà

công ty sẽ thực hiện đối với cộng đồng.

4.2.3. Phân tích và đánh giá những rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong mẫu báo cáo thường niên của Việt Nam, tình hình hoạt động kinh doanh được

nêu qua báo cáo của HĐQT và báo cáo của ban giám đốc. Các báo cáo này đều cung cấp

thông tin về tình hình hoạt động hiện nay và mục tiêu trong tương lai. Tuy nhiên, các báo

cáo chỉ dừng ở mức độ "đưa thông tin" hơn là "phân tích, đánh giá". Vì bí mật kinh doanh,

việc các công ty ngại "nói rõ, nói thẳng" là điều có thể chấp nhận. Nhưng nói như vậy không

có nghĩa ban quản trị lờ đi việc phân tích, đánh giá về hoạt động kinh doanh của công ty cho

các cổ đông. Các cổ đông, ngoài những thông tin được nêu ra, cần những phân tích, đánh giá

của ban quản trị về tác động của giá dầu, giá vàng, lạm phát, lãi suất, tỷ giá… đến hoạt động

kinh doanh.

Rủi ro kinh doanh là điều mà các báo cáo ít đề cập. Phân tích những rủi ro gặp phải

trong kinh doanh sẽ giúp công chúng có cái nhìn rõ ràng hơn về những thách thức trong

tương lai. Khả năng xuất hiện những sản phẩm mới đe dọa đến sự tồn tại sản phẩm của

doanh nghiệp; tình hình lạm phát có khiến người tiêu dùng giảm nhu cầu đối với sản phẩm

hay không...? Đối với các công ty địa ốc, thông tin về đất đai sẽ tác động như thế nào đến

doanh nghiệp ...? Những sự kiện pháp lý như các vụ kiện chống bán phá giá trong các doanh

nghiệp xuất khẩu hay những cáo buộc vi phạm bản quyền... thường dễ bị một số người lợi

dụng để tung tin đồn thất thiệt nhằm làm thay đổi giá cổ phiếu. Do đó, cần thông tin về

những vấn đề này cho cổ đông nắm rõ.

4.2.4. Công bố những giao dịch liên quan đến cổ phiếu của doanh nghiệp.

Các thông tin về giao dịch cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài, của cổ đông chiến

lược, của ban quản trị công ty thường được công bố ra bên ngoài trước khi diễn ra. Tuy

nhiên, khi kết thúc năm tài chính, đại chúng cần có thông tin tổng hợp về những hoạt động

đó. Giao dịch của các thành viên ban quản trị được nhiều nhà đầu tư chú ý vì nó chứa đựng

thông tin dự báo về giá cổ phiếu. Trong thời gian vừa qua, có xuất hiện tin đồn xung quanh

việc bán cổ phiếu của các thành viên HĐQT và ban kiểm soát. Thay vì giải thích, Doanh

nghiệp nên thể hiện trong báo cáo để công bố rộng rãi ra công chúng.

4.2.5. Thiết lập kế hoạch tài chính trong tương lai.

Page 79: Cong bo thong tin sgdck

69

Các công ty tại Việt Nam đều công bố kế hoạch tài chính trong năm kế tiếp, ít công ty

nào công bố kế hoạch 5 năm tiếp theo. Do vậy, các nhà phân tích, nhà đầu tư chưa đủ cơ sở

để nhìn xa hơn về tương lai của doanh nghiệp. Những kế hoạch tài chính là những mục tiêu

định lượng rõ ràng về sự phát triển của doanh nghiệp. Các mô hình định giá tính toán giá trị

nội tại của cổ phiếu mà công chúng sử dụng rất cần những thông tin định lượng như thế. Vì

vậy, việc công bố những kế hoạch tài chính tương lai của doanh nghiệp là hết sức cần thiết.

4.2.6. Áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau.

Những vấn đề trên cho thấy, báo cáo thường niên ở Việt Nam cần phải có những đổi

mới nhằm phù hợp với sự phát triển của TTCK và nhu cầu thông tin của đại chúng. Hiện

nhiều doanh nghiệp đang hướng đến niêm yết trên TTCK quốc tế, do vậy các báo cáo

thường niên Việt Nam nên hướng đến các chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh những báo cáo tài

chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các báo cáo thường niên phải được thiết lập theo

các chuẩn mực kế toán khác nhau (như chuẩn mực kế toán quốc tế IAS hay GAAP của

Mỹ...) và ngôn ngữ tiếng Anh cho các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng.

4.2.7. Xây dựng hội đồng kiểm toán nội bộ độc lập và đầy đủ quyền hạn.

Vai trò của nhà quản trị đối với chất lượng BCTC là tính "tùy tiện trong quản trị".

Nhà quản trị thường tùy tiện "cải thiện" nội dung kinh tế của các con số kế toán nhằm

chuyển tải thông tin mang ý đồ cá nhân bằng cách lựa chọn phương pháp kế toán có chủ

đích. Ví dụ, giảm khoản dự phòng nợ xấu do đánh giá tình hình tài chính của khách hàng đã

được cải thiện. Tuy nhiên, trong thực tế, có quá nhiều nhà quản trị lạm dụng việc này để tô

hồng thu nhập, tô hồng BCTC.

Báo cáo tài chính cần phải được thông qua bởi HĐQT của công ty. Nhiều công ty chỉ

định một hội đồng kiểm toán nội bộ để giám sát tiến trình lập BCTC. Hội đồng này thường

được giao phó quyền lực rất lớn và trách nhiệm có liên quan tới nhiều mặt của tiến trình lập

báo cáo, bao gồm việc giám sát các phương pháp kế toán, quy trình kiểm tra nội bộ và kiểm

toán nội bộ.

Một hội đồng kiểm toán nội bộ độc lập và đầy đủ quyền hạn là một cơ chế kiểm soát

quan trọng, đóng góp vào chất lượng của hệ thống BCTC.

4.3. Các gợi ý chính sách nhằm gia tăng minh bạch thông tin trên TTCK.

4.3.1. Phát triển các hình thức và nội dung công bố thông tin

Page 80: Cong bo thong tin sgdck

70

* Nhanh chóng thành lập một tổ chức định mức tín nhiệm. Việc thành lập tổ chức

định mức tín nhiệm để đánh giá mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành chứng khoán và các

tổ chức có chứng khoán niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán là rất cần thiết. Tổ

chức định mức tín nhiệm sẽ cung cấp cho thị trường và các nhà đầu tư một hệ thống xếp

hạng các công cụ tài chính trên thị trường. Từ đó, sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thêm nguồn

cung cấp thông tin làm cơ sở để so sánh, đối chiếu trước khi thực hiện quyết định đầu tư.

Bên cạnh đó, việc thành lập tổ chức định mức tín nhiệm sẽ hỗ trợ tích cực cho nghiệp vụ tư

vấn đầu tư của các công ty chứng khoán.

* Tăng cường phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên

truyền thông tin về TTCK. Việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng

là rất cần thiết nhất là những người quan tâm đến TTCK. Có thể thấy rằng, đây là một kênh

truyền tải thông tin hết sức hiệu quả, đảm bảo tính công khai và dễ dàng tiếp cận của thông

tin. Do vậy, Chính phủ cần chỉ đạo và giao trách nhiệm cho các phương tiện thông tin đại

chúng như đài truyền hình, báo chí... phối hợp cùng Ủy ban chứng khoán nhà nước trong

việc đưa tin về các hoạt động liên quan đến TTCK; tuyên truyền, giáo dục kiến thức về

chứng khoán, về TTCK cho công chúng nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng và nâng

cao sự hiểu biết của họ về lĩnh vực mới mẻ này. Đây là công việc cần được thực hiện một

cách thường xuyên và lâu dài, chứ không phải chỉ tập trung trong một thời điểm nhất định

nào đó.

* Xây dựng cơ chế giám sát thông tin. Hiện nay ở VN, hầu như không có một cơ quan

nào giám sát và đảm bảo chất lượng của các thông tin công bố trên TTCK. Với tình hình

hiện nay, rò rỉ thông tin là một điều không tránh khỏi nhưng trong đó có một số thông tin

không chính xác. Điều này càng bị phóng đại khi mà các nhà đầu tư ở nước ta đa phần là các

nhà đầu tư không chuyên nghiệp, họ rất dễ bị dao động bởi những tin đồn. Từ đó, giá chứng

khoán bị biến động mạnh. Trong những trường hợp này thì ai là người được lợi? Ai là người

tung ra tin đồn? Tất cả đều không được kiểm soát và giá chứng khoán bị tác động bởi nhân

tố con người rất nhiều.

4.3.2. Thực hiện khiêm khắc biện pháp chế tài và phát huy biện pháp thị trường.

Mặc dù các quy định về công bố thông tin đều đã được ban hành, nhưng khi mà phần

lớn DN đều đang cung cấp thông tin mơ hồ cho nhà đầu tư mà không sợ sự trừng phạt của

thị trường vì nhà đầu tư đang phải quan sát một đám đông đồng thuận lớn đến như vậy, thì

Page 81: Cong bo thong tin sgdck

71

gần như sẽ không DN nào dại gì mà tự nguyện đơn độc một mình đứng ra ánh sáng, vì lợi

ích mang lại không đủ bù đắp thiệt hại. Như vậy, giải pháp căn cơ là làm sao để có được một

thị trường mà mọi DN "đều muốn đứng ngoài ánh sáng" và khi đó không DN nào dám đơn

độc đứng trong bóng tối. Nếu DN nào làm như vậy sẽ đồng nghĩa với việc phá sản: không

nhà đầu tư nào dám mua cổ phiếu do DN này phát hành; không ngân hàng nào dám cho vay;

và không nhà cung cấp nào dám duy trì chính sách tín dụng trả chậm… Để có được thành

quả này, thiết nghĩ cần kết hợp đồng thời biện pháp hành chính và biện pháp thị trường:

* Trước hết, trong cái vòng luẩn quẩn hiệu ứng đám đông - chất lượng thông tin thấp

- thiệt hại cho nhà đầu tư và thiệt hại cho cả DN, thì biện pháp chế tài mạnh mang tính răn đe

nghiêm khắc là cần thiết để chuyển hiệu ứng đám đông từ tiêu cực sang tích cực. Chúng ta

có thể hình dung về tác động tích cực và tiêu cực của hiệu ứng đám đông qua ví dụ sau: làm

sao để mọi người khi ra đường đều đội mũ bảo hiểm? Mọi người đều biết lợi ích của đội mũ

bảo hiểm lớn hơn những phiền toái khi phải mang theo nó, nhưng vẫn không ai chịu đội khi

nhìn thấy xung quanh mọi người chẳng ai đội. Nhưng khi quy định được ban hành kèm biện

pháp chế tài mạnh thì hiệu ứng đám đông lại phát huy vai trò tích cực, lúc này những người

không chịu đội mũ bảo hiểm sẽ cảm thấy rủi ro cao hơn khi bị tách khỏi đám đông. Biện

pháp đi kèm là tạo động lực cá nhân để những người dân chấp hành mang tính chiếu lệ, bằng

cách cho họ thấy đội mũ bảo hiểm giúp bảo toàn tính mạng như thế nào.

* Thứ hai, trong thị trường tài chính cũng vậy: việc phát triển mạnh mẽ các nhà đầu

tư có tổ chức, những nhà đầu tư luôn dựa vào phân tích cơ bản để chọn lựa và hình thành

môi trường cạnh tranh công bằng sẽ tạo áp lực buộc các công ty đại chúng phải tự nguyện

nâng chất lượng công bố thông tin, nếu những DN này muốn gia tăng giá trị thị trường của

mình.

4.3.3. Bổ sung bảng báo cáo vốn cổ phần của cổ đông.

Theo Luật Chứng khoán, có 3 loại báo cáo tài chính mà công ty công bố cho đại

chúng là: bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo lưu chuyển

tiền tệ và kèm theo đó là báo cáo thuyết minh tài chính. Tuy nhiên, bảng báo cáo vốn cổ

phần của cổ đông chưa được nêu ra trong luật định. Thay vào đó, các doanh nghiệp thường

đưa ra một báo cáo khá ngắn gọn về thay đổi vốn cổ phần. Ở Mỹ, các báo cáo thường niên

phải công bố đầy đủ 4 loại báo cáo tài chính trên.

Page 82: Cong bo thong tin sgdck

72

Bảng báo cáo vốn cổ phần rất quan trọng với cổ đông, vì nó cung cấp thông tin,

nguyên nhân gây ra những biến động của các tài khoản trong vốn cổ phần. Vốn cổ phần tăng

lên, giảm xuống là do phát hành, do sự gia tăng của lợi nhuận giữ lại hay do việc mua lại cổ

phiếu. Thay đổi trong thu nhập giữ lại là rất quan trọng vì nó thể hiện sự liên kết giữa bảng

báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. Vì cổ tức thường được chi trả từ lợi nhuận giữ lại

nên số dư của tài khoản này cho thấy giới hạn trên đối với khoản chi trả cổ tức.

Ở Việt Nam, tác giả muốn nhấn mạnh đến báo cáo này vì sự thiếu sót của bảng báo

cáo đó có thể dẫn đến những thiệt hại cho cổ đông. Trong báo cáo vốn cổ phần của Mỹ, các

thành phần trong bảng này gồm: vốn cổ phần thường, vốn thặng dư, thu nhập giữ lại, lãi (lỗ)

tích lũy từ các hoạt động khác và cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, ở Việt Nam, bên cạnh một số tài

khoản tương tự như trên còn xuất hiện các quỹ như: quỹ phúc lợi và khen thưởng, quỹ dự trữ

bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu. Các quỹ này

tuy nằm trên bảng cân đối kế toán thuộc về phần nguồn vốn chủ sở hữu, song lại được sử

dụng cho các mục đích khác không dành cho cổ đông. Ví dụ, quỹ dự phòng tài chính được

sử dụng để bù đắp những tổn thất tài chính quá lớn hoặc những tổn thất không được hạch

toán vào chi phí chịu thuế như phạt vi phạm hợp đồng, phạt lãi vay..., quỹ này thường được

các nhà quản lý sử dụng nhằm che đậy những yếu kém trong việc điều hành. Do đó, phân

tích báo cáo này có thể giúp cho đại chúng hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh thực sự của

doanh nghiệp.

Page 83: Cong bo thong tin sgdck

73

KẾT LUẬN

Trong gần tám năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua rất nhiều

sự kiện thăng trầm nhưng nổi bật nhất là vấn đề công bố thông tin. Hàng loạt các sai phạm

về công bố thông tin - thường là các doanh nghiệp sai phạm trong công bố thông tin bất

thường, việc thiếu minh bạch trong công bố thông tin đã tạo điều kiện cho những tin đồn thất

thiệt gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán mà đặc biệt là đối nhà đầu tư cá nhân vì họ

chiếm đa số trên TTCK Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư cá nhân đặt những đồng tiền tích cóp

vào thị trường chứng khoán để mong tìm kiếm lợi nhuận khi hưu trí, để mong mua được nhà

hay có thể nuôi con cái ăn học; vậy thì họ đáng được tham gia vào một hệ thống công bằng

và tin cậy.

Nhà đầu tư là thành viên quan trọng nhất của thị trường. Năng lực tài chính, quyền

lợi, kiến thức và cả đạo đức của họ quyết định chất lượng phát triển thị trường chứng khoán

của một quốc gia. Bảo vệ nhà đầu tư được xem là bảo vệ thị trường từ gốc, vai trò của nhà

đầu tư nói trên ít được đề cập đến ở Việt Nam trong thời gian qua và khá mới mẻ. Vị trí quan

trọng số 1 của nhà đầu tư trên thị trường được thừa nhận ở Việt Nam, dù ít được đề cập tới.

Nhưng yêu cầu bảo vệ họ lại trở nên cấp thiết, được đặt ra trong suốt thời gian qua, đặc biệt

là ở một thị trường mới nổi, khi chứng khoán còn khá mới mẻ, kiến thức nhà đầu tư phần lớn

còn hạn chế và hệ thống pháp lý đang hoàn thiện như ở Việt Nam. Bảo vệ nhà đầu tư là bảo

vệ thị trường. Đó là yêu cầu mang tính nguyên tắc, có thể được đảm bảo trên lý thuyết hoặc

trên thực tế.

Kết quả nghiên cứu của đề tài mong muốn đóng góp cho doanh nghiệp nhận thức

được tầm quan trọng của việc công bố thông tin, dần hoàn thiện tốt hơn trong việc công bố

thông tin. Giúp doanh nghiệp giảm đi chi phí sử dụng vốn và thuận lợi trong việc tiếp cận

được các nguồn vốn khác nhau, do đó làm gia tăng mức vốn hóa thị trường của doanh

nghiệp. Nhà đầu tư nhận thức được công ty nào phát triển tốt và có khả năng sinh lợi để ra

quyết định đầu tư của mình nhằm tránh những rủi ro gặp phải. Chính phủ, cơ quan quản lý,

nhà tạo tập thị trường có cái nhìn tổng thể hơn về thực trạng thị trường chứng khoán, công ty

niêm yết từ đó đưa ra các chính sách thích hợp nhằm hướng dẫn cũng như giảm thiểu những

hình thức biến tướng có hại cho thị trường chứng khoán

Để các đề xuất và gợi ý chính sách có khả thi trong thực tiễn thì cần phải có sự góp

sức đáng kể của chính phủ, các tổ chức quản lý và giám sát thị trường cũng như sự tự

Page 84: Cong bo thong tin sgdck

74

nguyện của các doanh nghiệp niêm yết trong việc công bô thông tin xác thực, nhất quán, kịp

thời, và công bằng.

Page 85: Cong bo thong tin sgdck

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

PGS.TS Trần Ngọc Thơ, (2006), Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại, NXB Thống Kê .

PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt(2006), Đầu Tư Tài Chính, NXB Thống Kê

TS Nguyễn Thị Liên Hoa (2006), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Phát Triển Các Công Cụ Phân Tích và Dự Báo Trên TTCK Việt Nam”.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang- Khoa Tài chính DN- Trường đại học Kinh tế TP. HCM(tháng 06/2008) ,” Đằng sau báo cáo tài chính của các DN”

TS Nguyễn Thị Liên Hoa, Khoa Tài chính DN- Trường đại học Kinh tế TP. HCM(tháng 01/2007) , “Minh bạch thông tin trên TTCK Việt Nam”, TCPTK số 195.

Hoàng Trọng- Chu Nguyễn Mộng Ngọc(2005),Phân tích Dữ Liệu Nghiên Cứu Với SPSS, NXB Thống Kê.

Hoàng Trọng- Chu Nguyễn Mộng Ngọc(2007),Thống Kê Ứng Dụng Trong Kinh Tế Xã Hội, NXB Thống Kê , 2007

Thạc sỹ Lê Đạt Chí– Khoa Tài chính DN(tháng 07/2006)- Trường đại học Kinh tế TP. HCM “Kiểm Định Mức Độ Hiệu Quả Thông Tin Trên TTCK Việt Nam”, TCPTKT số 189.

Thạc sỹ Lê Đạt Chí– Khoa Tài chính DN- Trường đại học Kinh tế TP. HCM (Tháng 06/2008),”Báo cáo thường niên và nhu cầu thông tin của đại chúng, Tạp Chí Đầu Tư Chứng Khoán,

Thạc sỹ Lê Đạt Chí– Khoa Tài chính DN- Trường đại học Kinh tế TP. HCM (Tháng 06/2008),”Cần tính lại chỉ tiêu EPS trong báo cáo thường niên, Tạp Chí Đầu Tư Chứng Khoán”.

Thạc sỹ Vũ Việt Quảng – Khoa Tài chính DN- Trường đại học Kinh tế TP. HCM(Tháng 06/2008), “Báo cáo thường niên chuyển thông tin đến thị trường và xã hội như thế nào?”, Tạp Chí Đầu Tư Chứng Khoán.

Nguyễn Thị Thu, Luận văn Thạc Sỹ (năm 2007)“Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Của Các DN Niêm Yết Nhằm Phát Triển TTCK Việt Nam”, năm 2007

Luật Chứng Khoán, năm 2007

Thông Tư Số 38/2007/TT-BTC

Quy Chế Công Bố Thông Tin Số 09/QĐ-SGDHCM

Quy Chế Niêm Yết Chứng Khoán 168/QĐ-SGDHCM

Page 86: Cong bo thong tin sgdck

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

Tara Vishwanath And Daniel Kaufmann(september 6th, 1999), “Towards Transparency

In Finance And Governance”.

Ana Bellver and Daniel Kaufmann(August, 2005), ”Transparenting Transparency

Initial Empirics and Policy Applications”.

Robert Bushman, Joseph Piotroski, Abbie Smith(April 2003), “ What Determines

Corporate Transparency?”,

Bradon Becker (May 12,1992), “Market Transparency ”.

Catherine Martens Malik (May 30,2004), “ Transparency in Coporate reporting ”.

Anton Toutaev ( 13th April 2004 ),”Modern reforms and business development in

Russia,

Andrei Shleifer & Daniel Wolfenson(October 2000), “Investor Protection and Equity

Markets”.

Robert M.Bushman & Abbie Smith,Transparency (April 2003), “Financial Accounting

Information and Corporate Governance”.

Vincent Bignon & Régis Breton (31st January 2006),“Corporate transparency and the

cost of capital”.

Cheung,Connelly,Limpaphayom ,Zhou ( 2003) “Determinants of Corporate Disclosure

and Transparency: Evidence from Hong Kong and Thailand”

International finance corporation(Yerevan, May 2006),”Public disclosure and

transparency”,

Page 87: Cong bo thong tin sgdck

77

CÁC TRANG WEB THAM KHẢO

www.tinhnhanhchungkhoan.vn www.tuoitre.com.vn www.sbsc.com.vn www.hsx.vn www.tcptkt.ueh.edu.vn www.ssrn.com www.ssi.com.vn www.vnexpress.net

Page 88: Cong bo thong tin sgdck

78

ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM – LÊ TRƯỜNG VINH

PHỤ LỤC SỐ 1: BẢN CÂU HỎI THĂM DÒ Ý KIẾN NHÀ ĐẦU TƯ TẠI TPHCM Mục tiêu của cuộc thăm dò này này là tìm hiểu cảm nhận và đánh giá của nhà đầu tư cá nhân về công bố thông tin và minh bạch thông tin của từng doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. Thông tin trả lời của từng cá nhân sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp. Sự trả lời khách quan của ông/bà sẽ góp phần quyết định sự thành công của công trình nghiên cứu này và quan trọng hơn là giúp doanh nghiệp và giới quản lý nhà nước ý thức được tình hình thực tế, từ đó cải thiện tình hình minh bạch thông tin của thị trường. Cám ơn sự hợp tác của ông/bà..

Công ty được thăm dò: CTCP SỮA VIỆT NAM ( MÃ CK : VNM)

Sau đây là những phát biểu liên quan đến việc công bố và minh bạch thông tin của công ty được nêu tên ở trên. Xin ông/bà vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn một con số ở từng dòng. Những con số này thể hiện mức độ ông/bà đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo quy ước như sau:

Rất không đồng ý 1

Không đồng ý 2

Trung lập 3

Đồng ý 4

Rất đồng ý 5

Mức độ đồng ý mà ông /bà trả lời chỉ thể hiện cảm nhận riêng của ông/bà, và mỗi người có thể có những cảm nhận khác nhau và có mức độ đồng ý khác nhau

1. Công ty có công khai về tỷ lệ sở hữu vốn của từng cổ đông lớn (kể cả pháp nhân và thể nhân) 1 2 3 4 5

2. Công ty có cấu trúc vốn chủ sở hữu rộng (nhiều người sở hữu cổ phần của doanh nghiệp) 1 2 3 4 5

3. Cấu trúc vốn chủ sở hữu hiện tại của công ty không rõ ràng bởi việc sở hữu chéo giữa công ty và các công ty khác 1 2 3 4 5

4. Chất lượng của báo cáo thường niên (Tình hình tài chính, lương thưởng của các thành viên của ban giám đốc) của công ty tốt

5. Công ty có quy định về việc yêu cầu các thành viên chủ chốt của công ty phải thông báo khi mua bán cổ phần của công ty mà họ đang sở hữu

1 2 3 4 5 1 2 3 4 5

6. Công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ 1 2 3 4 5 7. Công ty thực hiện kiểm toán hàng năm có sử dụng công ty kiểm toán độc lập

và tin cậy. 1 2 3 4 5

8. Công ty cung cấp nhiều kênh để nhà đầu tư tiếp cận thông tin (báo cáo thường niên, trang Web, ấn phẩm báo chí, báo cáo phân tích ngắn gọn) 1 2 3 4 5

9. Công ty có trang web để cập nhật những thông tin được công bố 1 2 3 4 5 10. Các báo cáo tài chính của công ty được công bố thường xuyên 1 2 3 4 5 11. Các báo cáo tài chính của công ty được công bố đúng hạn 1 2 3 4 5 12. Thông tin do công ty công bố chính xác và nhất quán 1 2 3 4 5 13. Thông tin do công ty công bố, đầy đủ, đáp ứng tốt nhu cầu của nhà đầu tư 1 2 3 4 5 14. Tôi có khả năng biết các thông tin của công ty ngang bằng như các nhà đầu tư

khác 1 2 3 4 5

15. Đánh giá một cách tổng quan thì công ty có mức độ minh bạch thông tin cao 1 2 3 4 5 a. Xin cho biết tên của ông/bà: ______________________________, Điện Thoại:

_______________ (Nếu không tiện thì ông/bà có thể để trống phần tên và điện thọai)

b. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ c. Ông/bà tham gia thị trường chứng khoán: 1. dưới 1 năm 2. dưới 2 năm 3. trên 2 năm d. Ông/bà hiểu về thị trường chứng khoán: 1. ít 2. Trung bình 3. nhiều e. Ông/bà đang sở hữu cổ phần của bao nhiêu công ty đang niêm yết: _________ f. Tính trung bình trong 6 tháng qua, Ông/bà đã đầu tư bao nhiêu vào các công ty niêm yết trên

sàn: 1. dưới 500 trđ 2. từ 500trđ đến 1 tỷ đồng 3. 1-3 tỷ đồng 4. trên 3 tỷ đồng

g. Ông bà đang sở hữu bao nhiêu cổ phiếu của công ty đang được đánh giá: __________

Page 89: Cong bo thong tin sgdck

79

PHỤ LỤC 2: CÁC BẢNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ Thứ nhất, biến C6 và C7 bị lọai vì đó là do luật quy định nên không đưa vào phân

tích. Còn lại 12 biến:C1, C2,C3,C4,C5,C8,C9,C10,C11,C12,C13,C14 được đưa vào phân

tích nhân tố và tính toán Cronbach alpha để tính ra mức độ minh bạch ( biến phụ thuộc trong

mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất trong các bảng sau:

Phần chung của từng biến gốc giải thích bởi nhân tố được rút ra

Initial Extraction Công khai về tỷ lệ sở hữu vốn của từng cổ đông lớn 1.000 .155Cấu trúc vốn chủ sở hữu rộng 1.000 .189Cấu trúc vốn không rõ ràng do sở hữu chéo 1.000 .080Chất lượng báo cáo thường niên tốt 1.000 .373Các thành viên chủ chốt phải thông báo khi mua bán CP 1.000 .235Nhiều kênh để nhà đầu tư tiếp cận thông tin 1.000 .486Có trang web để cập nhật những thông tin được công bố 1.000 .450Các báo cáo tài chính được công bố thường xuyên 1.000 .501Các báo cáo tài chính được công bố đúng hạn 1.000 .531Thông tin công bố chính xác và nhất quán 1.000 .540Thông tin công bố, đầy đủ 1.000 .502Khả năng biết các thông tin ngang bằng 1.000 .372

Tổng phương sai trích được lần thứ nhất

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Component Total % of

Variance Cumulative % Total % of

Variance Cumulative % 1 4.416 36.798 36.798 4.416 36.798 36.7982 1.388 11.565 48.363 3 1.039 8.660 57.023 4 .781 6.507 63.530 5 .723 6.027 69.557 6 .653 5.441 74.998 7 .625 5.212 80.211 8 .589 4.911 85.121 9 .554 4.617 89.738 10 .458 3.819 93.557 11 .411 3.427 96.985 12 .362 3.015 100.000

Extraction Method: Principal Component Analysis.

Page 90: Cong bo thong tin sgdck

80

Ma trận nhân tố lần thứ nhất

Component Matrix(a)

Component(hệ số tải

nhân tố)

Công khai về tỷ lệ sở hữu vốn của từng cổ đông lớn .394

Cấu trúc vốn chủ sở hữu rộng .435

Cấu trúc vốn không rõ ràng do sở hữu chéo .283

Chất lượng báo cáo thường niên tốt .611

Các thành viên chủ chốt phải thông báo khi mua bán CP .485

Nhiều kênh để nhà đầu tư tiếp cận thông tin .697

Có trang web để cập nhật những thông tin được công bố .671

Các báo cáo tài chính được công bố thường xuyên .708

Các báo cáo tài chính được công bố đúng hạn .729

Thông tin công bố chính xác và nhất quán .735

Thông tin công bố, đầy đủ .709

Khả năng biết các thông tin ngang bằng .610

Ma trận hệ số nhân tố lần thứ nhất

Component Component Score Coefficient Matrix

(hệ số tải nhân tố)

Công khai về tỷ lệ sở hữu vốn của từng cổ đông lớn .089

Cấu trúc vốn chủ sở hữu rộng .099

Cấu trúc vốn không rõ ràng do sở hữu chéo .064

Chất lượng báo cáo thường niên tốt .138

Các thành viên chủ chốt phải thông báo khi mua bán CP .110

Nhiều kênh để nhà đầu tư tiếp cận thông tin .158

Có trang web để cập nhật những thông tin được công bố .152

Các báo cáo tài chính được công bố thường xuyên .160

Các báo cáo tài chính được công bố đúng hạn .165

Thông tin công bố chính xác và nhất quán .166

Thông tin công bố, đầy đủ .161

Khả năng biết các thông tin ngang bằng .138

Kết quả EFA cho thấy có 2 biến đo lường C1 và C3 (Công khai về tỷ lệ sở hữu vốn

của từng cổ đông lớn và Cấu trúc vốn không rõ ràng do sở hữu chéo) có hệ số tải nhân tố

nhỏ (thấp hơn 0,4) cho thấy 2 biến quan sát này không đóng góp nhiều trong việc đo lường

mức độ minh bạch theo cảm nhận của nhà đầu tư. Kiểm tra lại bằng Cronbach alpha để xem

Page 91: Cong bo thong tin sgdck

81

độ tin cậy của việc đo lường mức độ minh bạch qua 2 biến này như thế nào, kết quả thể hiện

trong các bảng sau

Kết quả tính Cronbach alpha lần thứ nhất

1. C1 Công khai về tỷ lệ sở hữu vốn chủ sở hữu

2. C2 Cấu trúc vốn chủ sở hữu rộng

3. C3 Cấu trúc vốn không rõ ràng do sở chéo

4. C4 Chất lượng báo cáo thường niên tốt

5. C5 Các thành viên chủ chốt phải thông báo

6. C8 Nhiều kênh để nhà đầu tư tiếp cận

7. C9 Có trang web để cập nhật những thông

8. C10 Các báo cáo tài chính được công bố

9. C11 Các báo cáo tài chính được công bố đúng hạn

10. C12 Thông tin công bố chính xác và nhất quán

11. C13 Thông tin công bố, đầy đủ

12. C14 Khả năng biết các thông tin ngang bằng

Mean Std Dev Cases

1. C1 3.5042 1.0833 599.0

2. C2 3.6344 .8817 599.0

3. C3 3.2304 1.0085 599.0

4. C4 3.5058 .9068 599.0

5. C5 3.8114 .8317 599.0

6. C8 3.5376 .9369 599.0

7. C9 3.6160 .9232 599.0

8. C10 3.7078 .9342 599.0

9. C11 3.5977 .9034 599.0

10. C12 3.5342 .9135 599.0

11. C13 3.4274 .9802 599.0

12. C14 3.3239 1.0483 599.0 Statistics for SCALE Mean Variance Std Dev N of Variables 42.4307 45.0316 6.7106 12

Page 92: Cong bo thong tin sgdck

82

Scale Meanif Item Deleted

Scale Varianceif Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Alpha if Item Deleted

C1 38.9265 39.4795 .3011 .8319

C2 38.7963 40.0588 .3759 .8249

C3 39.2003 41.0969 .2256 .8383

C4 38.9249 38.2368 .5326 .8131

C5 38.6194 40.0154 .4110 .8223

C8 38.8932 37.4468 .5849 .8087

C9 38.8147 37.8837 .5540 .8113

C10 38.7229 37.4482 .5869 .8085

C11 38.8331 37.4771 .6092 .8071

C12 38.8965 37.2568 .6223 .8059

C13 39.0033 36.9665 .5960 .8074

C14 39.1068 37.7444 .4804 .8174

Reliability Coefficients

N of Cases = 599.0 N of Items = 12

Alpha = .8294

Kết quả tính toán Cronbach alpha cũng cho thấy hai biến quan sát c1 và c3 là các biến

quan sát có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correlation) nhỏ nhỏ nhất, và nếu loại bỏ

2 biến này thì alpha của toàn bộ thang đo lường mức độ minh bạch sẽ cao hơn.

Initial Extraction

Cấu trúc vốn chủ sở hữu rộng 1.000 .162

Chất lượng báo cáo thường niên tốt 1.000 .350

Các thành viên chủ chốt phải thông báo khi mua bán CP 1.000 .217

Nhiều kênh để nhà đầu tư tiếp cận thông tin 1.000 .496

Có trang web để cập nhật những thông tin được công bố 1.000 .464

Các báo cáo tài chính được công bố thường xuyên 1.000 .520

Các báo cáo tài chính được công bố đúng hạn 1.000 .550

Thông tin công bố chính xác và nhất quán 1.000 .559

Thông tin công bố, đầy đủ 1.000 .515

Khả năng biết các thông tin ngang bằng 1.000 .395

Page 93: Cong bo thong tin sgdck

83

Từ kết quả EFA và tính Cronbach alpha lần 1, có thể thấy việc lọai bỏ biến C1 và C3

sẽ giúp việc đo lường mức độ minh bạch thông tin tốt hơn, do đó biến C1 và C3 bị loại. EFA

được áp dụng để tổng hợp cho biến tổng hợp về mức độ minh bạch thông tin. Các kết quả

phân tích nhân tố lần 2 (lọai bỏ biến C1 và C3) như sau:

Phân tích nhân tố khám phá chạy lần 2 từ 10 biến gốc còn lại

Tổng phương sai trích được lần thứ hai

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance

Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

1 4.229 42.289 42.289 4.229 42.289 42.289

2 1.163 11.635 53.924

3 .751 7.508 61.432

4 .721 7.213 68.645

5 .686 6.859 75.504

6 .624 6.244 81.748

7 .571 5.708 87.456

8 .472 4.721 92.177

9 .419 4.191 96.368

10 .363 3.632 100.000

Ma trận nhân tố lần thứ hai

Component Matrix(a) Component 1

Cấu trúc vốn chủ sở hữu rộng .402

Chất lượng báo cáo thường niên tốt .592

Các thành viên chủ chốt phải thông báo khi mua bán CP .466

Nhiều kênh để nhà đầu tư tiếp cận thông tin .704

Có trang web để cập nhật những thông tin được công bố .681

Các báo cáo tài chính được công bố thường xuyên .721

Các báo cáo tài chính được công bố đúng hạn .742

Thông tin công bố chính xác và nhất quán .747

Thông tin công bố, đầy đủ .718

Khả năng biết các thông tin ngang bằng .629

Page 94: Cong bo thong tin sgdck

84

Ma trận hệ số nhân tố lần thứ hai

Component Score Coefficient Matrix Component 1

Cấu trúc vốn chủ sở hữu rộng .095

Chất lượng báo cáo thường niên tốt .140

Các thành viên chủ chốt phải thông báo khi mua bán CP .110

Nhiều kênh để nhà đầu tư tiếp cận thông tin .167

Có trang web để cập nhật những thông tin được công bố .161

Các báo cáo tài chính được công bố thường xuyên .171

Các báo cáo tài chính được công bố đúng hạn .175

Thông tin công bố chính xác và nhất quán .177

Thông tin công bố, đầy đủ .170

Khả năng biết các thông tin ngang bằng .149

Kết quả EFA lần 2 cho thấy không còn biến đo lường nào có hệ số tải nhân tố nhỏ

hơn 0,4 và tổng phương sai trích được đã tăng lên đáng kể từ 36,798% lên đến 42,289%.

Kiểm tra lại với Cronbach alpha thì thấy alpha đã tăng từ 0,8294 lên 0,8431. Do đó kết quả

phân tích nhân tố này được sử dụng để tính toán biến mức độ minh bạch đưa vào mô hình

nghiên cứu các yếu tố nguyên nhân ảnh hưởng.

Kết quả tính Cronbach alpha lần thứ hai

1. C2 Cấu trúc vốn chủ sở hữu rộng

2. C4 Chất lượng báo cáo thường niên tốt

3. C5 Các thành viên chủ chốt phải thông báo

4. C8 Nhiều kênh để nhà đầu tư tiếp cận

5. C9 Có trang web để cập nhật những thông tin

6. C10 Các báo cáo tài chính được công bố thường xuyên

7. C11 Các báo cáo tài chính được công bố đúng hạn

8. C12 Thông tin công bố chính xác và nhấtt quán

9. C13 Thông tin công bố, đầy đủ

10. C14 Khả năng biết các thông tin ngang bằng

Page 95: Cong bo thong tin sgdck

85

Mean Std Dev Cases

1. C2 3.6344 .8817 599.0

2. C4 3.5058 .9068 599.0

3. C5 3.8114 .8317 599.0

4. C8 3.5376 .9369 599.0

5. C9 3.6160 .9232 599.0

6. C10 3.7078 .9342 599.0

7. C11 3.5977 .9034 599.0

8. C12 3.5342 .9135 599.0

9. C13 3.4274 .9802 599.0

10. C14 3.3239 1.0483 599.0

Statistics or SCALE Mean Variance Std Dev N of Variables 35.6962 35.6667 5.9722 10

Scale Mean if

Item Deleted Scale Variance if

Item Deleted Corrected Item-Total

Correlation Alpha if Item

Deleted

C2 32.0618 31.6835 .3230 .8471

C4 32.1903 29.9069 .4978 .8322

C5 31.8848 31.4365 .3794 .8418

C8 32.1586 28.7691 .5990 .8228

C9 32.0801 29.0705 .5770 .8250

C10 31.9883 28.6169 .6180 .8210

C11 32.0985 28.7077 .6346 .8198

C12 32.1619 28.5507 .6434 .8188

C13 32.2688 28.3407 .6099 .8216

C14 32.3723 28.8562 .5071 .8324

Reliability Coefficients

N of Cases = 599.0 N of Items = 10

Alpha = .8431

Page 96: Cong bo thong tin sgdck

86

Phụ lục 3: Kết quả hồi qui các phương trình Phụ lục 3.1 : Kết quả hồi quy phương trình thứ nhất

Descriptive Statistics Mean Std. Deviation N

transperency -.0004 .54940 30

SIZE_1 8.8299670 .57495554 30

roa .1072667 .06292356 30

turnover 1.5516000 1.58814022 30

fix .2918000 .18881489 30

debt .4039333 .17585004 30 Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .365(a) .133 -.047 .56226a Predictors: (Constant), debt, SIZE_1, fix, roa, turnover ANOVA(b) (phân tí`ch phương sai để kiểm định ý nghĩa thống kê của toàn bộ mô hình)

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 1.166 5 .233 .738 .603(a)Residual 7.587 24 .316

1

Total 8.753 29 a Predictors: (Constant), debt, SIZE_1, fix, roa, turnover b Dependent Variable: transperency Coefficients(a)

Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients

Model B Std. Error Beta t Sig. (Constant) -.163 1.782 -.092 .928SIZE_1 -.021 .196 -.022 -.108 .915roa 3.208 1.777 .367 1.806 .083turnover -.018 .074 -.053 -.247 .807fix .034 .566 .012 .060 .953

1

debt .057 .666 .018 .086 .932a Dependent Variable: transperency

Page 97: Cong bo thong tin sgdck

87

Phụ lục 3.2 : Kết quả hồi quy phương trình thứ hai Descriptive Statistics Mean Std. Deviation N transperency

-.0004 .54940 30

SIZE_2 8.8296872 .58656233 30roa .1072667 .06292356 30turnover 1.5516000 1.58814022 30fix .2918000 .18881489 30debt .4039333 .17585004 30 Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .365(a) .133 -.047 .56218a Predictors: (Constant), debt, SIZE_2, fix, roa, turnover ANOVA(b)

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 1.168 5 .234 .739 .602(a)Residual 7.585 24 .316

1

Total 8.753 29 a Predictors: (Constant), debt, SIZE_2, fix, roa, turnover b Dependent Variable: transperency Coefficients(a)

Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients

Model B Std. Error Beta t Sig. (Constant) -.562 1.643 -.342 .735SIZE_2 .025 .186 .026 .133 .895roa 3.171 1.774 .363 1.788 .086turnover -.018 .072 -.052 -.250 .805fix .035 .566 .012 .062 .951

1

debt .050 .666 .016 .074 .941a Dependent Variable: transperency

Page 98: Cong bo thong tin sgdck

88

Phụ lục 3.3 : Kết quả hồi quy phương trình thứ ba

Descriptive Statistics Mean Std. Deviation N transperency

-.0004 .54940 30

size_3 9.1023977 .74702188 30roa .1072667 .06292356 30turnover 1.5516000 1.58814022 30fix .2918000 .18881489 30debt .4039333 .17585004 30 Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .365(a) .133 -.048 .56237a Predictors: (Constant), debt, fix, size_3, turnover, roa ANOVA(b)

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 1.163 5 .233 .736 .604(a)Residual 7.590 24 .316

1

Total 8.753 29 a Predictors: (Constant), debt, fix, size_3, turnover, roa b Dependent Variable: transperency Coefficients(a)

Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients

Model B Std. Error Beta t Sig. (Constant) -.287 1.494 -.192 .849size_3 -.007 .159 -.010 -.044 .965roa 3.216 1.861 .368 1.728 .097turnover -.016 .073 -.047 -.226 .823fix .033 .566 .011 .059 .954

1

debt .051 .667 .016 .077 .939a Dependent Variable: transperency

Page 99: Cong bo thong tin sgdck

89

Phụ lục 3.4 : Kết quả hồi quy phương trình thứ tư

Descriptive Statistics Mean Std. Deviation N transperency -.0004 .54940 30SIZE_1 8.8299670 .57495554 30q 2.3820333 1.61612392 30turnover 1.5516000 1.58814022 30fix .2918000 .18881489 30debt .4039333 .17585004 30 Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .384(a) .147 -.030 .55767a Predictors: (Constant), debt, SIZE_1, fix, turnover, q ANOVA(b)

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 1.289 5 .258 .829 .542(a) Residual 7.464 24 .311 Total 8.753 29 a Predictors: (Constant), debt, SIZE_1, fix, turnover, q b Dependent Variable: transperency Coefficients(a)

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients t Sig.

Model B Std. Error Beta 1 (Constant) 1.044 1.844 .566 .576 SIZE_1 -.170 .216 -.178 -.790 .437 q .158 .082 .465 1.927 .066 turnover -.020 .073 -.059 -.277 .784 fix -.073 .567 -.025 -.130 .898 debt .334 .716 .107 .466 .646

a Dependent Variable: transperency

Page 100: Cong bo thong tin sgdck

90

Phụ lục 3.5 : Kết quả hồi quy phương trình thứ năm

Descriptive Statistics Mean Std. Deviation N transperency -.0004 .54940 30SIZE_2 8.8296872 .58656233 30q 2.3820333 1.61612392 30turnover 1.5516000 1.58814022 30fix .2918000 .18881489 30debt .4039333 .17585004 30 Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .373(a) .139 -.040 .56041a Predictors: (Constant), debt, SIZE_2, fix, turnover, q ANOVA(b)

Model

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 1.216 5 .243 .774 .578(a) Residual 7.537 24 .314 Total 8.753 29 a Predictors: (Constant), debt, SIZE_2, fix, turnover, q b Dependent Variable: transperency Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients t Sig.

B Std. Error Beta 1 (Constant) .656 1.715 .382 .706 SIZE_2 -.130 .210 -.139 -.619 .541 q .154 .084 .453 1.836 .079 turnover .015 .073 .043 .205 .840 fix -.094 .572 -.032 -.163 .872 debt .319 .725 .102 .440 .664a Dependent Variable: transperency

Page 101: Cong bo thong tin sgdck

91

Phụ lục 3.6 : Kết quả hồi quy phương trình thứ sáu

Descriptive Statistics Mean Std. Deviation N transperency -.0004 .54940 30size_3 9.1023977 .74702188 30q 2.3820333 1.61612392 30turnover 1.5516000 1.58814022 30fix .2918000 .18881489 30debt .4039333 .17585004 30 Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .385(a) .148 -.029 .55728a Predictors: (Constant), debt, fix, size_3, turnover, q ANOVA(b)

Model

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 1.300 5 .260 .837 .537(a) Residual 7.454 24 .311 Total 8.753 29 a Predictors: (Constant), debt, fix, size_3, turnover, q b Dependent Variable: transperency Coefficients(a)

Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig.

Model B Std. Error Beta 1 (Constant) .957 1.694 .565 .577 size_3 -.160 .197 -.217 -.811 .425 q .180 .097 .531 1.866 .074 turnover -.018 .072 -.051 -.244 .809 fix -.089 .567 -.031 -.157 .877 debt .294 .705 .094 .417 .680a Dependent Variable: transperency

Page 102: Cong bo thong tin sgdck

92

Phụ lục 3.7 : Kết quả hồi quy phương trình thứ bảy

Descriptive Statistics Mean Std. Deviation N transperency -.0004 .54940 30q 2.3820333 1.61612392 30 Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .349(a) .122 .091 .52394a Predictors: (Constant), q ANOVA(b)

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 1.067 1 1.067 3.887 .059(a) Residual 7.686 28 .275 Total 8.753 29 a Predictors: (Constant), q b Dependent Variable: transperency Coefficients(a)

Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig.

Model B Std. Error Beta 1 (Constant) -.283 .172 -1.642 .112 q .119 .060 .349 1.972 .059a Dependent Variable: transperency

Page 103: Cong bo thong tin sgdck

93

Phụ lục số 4 : Lý thuyết thị trường hiệu quả thông tin Khái niệm thị trường hiệu quả thông tin

Khái niệm thị trường vốn hiệu quả rất phổ biến từ thập niên 60 của thế kỷ trước.

Người ta thường phân biệt hai loại thị trường hiệu quả: hiệu quả về hoạt động và hiệu quả về

“phân bổ thông tin”.

Thị trường hiệu quả về hoạt động đề cập một hành vi mua hay bán khối lượng lớn ít

ảnh hưởng đến giá trong một thời gian hợp lý.

Thị trường vốn hiệu quả hay một cách hoàn toàn chính xác có thể gọi là thị trường

hiệu quả về phân bổ thông tin: thị trường trong đó phản ánh giá chứng khoán điều chỉnh

nhanh chóng để nắm bắt được các thông tin mới, vì thế giá hiện hành của những chứng

khoán phản ánh tất cả các thông tin về chứng khoán. Trong một thị trường như thế các nhà

đầu tư chỉ kiếm được lợi nhuận phù hợp với rủi ro mà họ chấp nhận. Không ai có thể kiếm

được một tỷ lệ sinh lợi bất thường vì bất cứ thông tin nào phát ra, ngay lập tức hàng ngàn

nhà phân tích và nhà đầu tư duy lý biến thông tin này thành phản ứng của họ trên thị trường.

Ở đây, chúng ta khảo sát thị trường hiệu quả về thông tin.

Đặc điểm của thị trường hiệu quả thông tin

- Thứ nhất, thị trường hiệu quả có một số lượng lớn các thành viên tham gia biết tối

đa hoá lợi nhuận bằng việc phân tích và đánh giá các chứng khoán, các thành viên này độc

lập với nhau.

- Thứ hai là các thông tin liên quan tới chứng khoán đến được với thị trường một cách

ngẫu nhiên và việc tiêu tốn thời gian của một thông báo thì nhìn chung là độc lập với các

thông báo khác.

- Thứ ba là các nhà đầu tư tối đa hoá lợi nhuận điều chỉnh giá chứng khoán một cách

nhanh chóng để phản ánh tác động của những thông tin mới. Mặc dù việc điều chỉnh giá có

thể không hoàn hảo nhưng chúng không bị thiên lệch. Điều này có nghĩa là thỉnh thoảng thị

trường sẽ điều chỉnh quá mức hay cũng có lúc điều chỉnh yếu hơn, điều quan trọng là bạn

chẳng thể đoán được điều gì sẽ xảy ra tại bất kỳ một thời điểm nào cho trước. Giá chứng

khoán điều chỉnh nhanh chóng bởi vì có rất nhiều nhà đầu tư tối đa hoá tỷ suất sinh lợi đang

cạnh tranh lẫn nhau.

Page 104: Cong bo thong tin sgdck

94

- Cuối cùng là vì giá chứng khoán điều chỉnh theo tất cả những thông tin mới nên giá

của những chứng khoán này sẽ phản ánh tất cả các thông tin có sẵn và được công bố rộng rãi

ở mọi thời điểm. Vì thế mà nó sẽ phản ánh không thiên lệch tất cả những thông tin có sẵn

hiện thời và đã bao gồm rủi ro của việc nắm giữ chứng khoán. Tóm lại trong một thị trường

hiệu quả, tỷ suất sinh lợi mong đợi bao hàm giá hiện hành của chứng khoán đó sẽ phản ánh

rủi ro của nó, điều này có nghĩa là các nhà đầu tư mua chứng khoán ở mức giá thông tin hiệu

quả sẽ nhận được một tỷ suất sinh lợi phù hợp với rủi ro phải gánh chịu từ chứng khoán.

Các hình thức của thị trường hiệu quả thông tin

Các nhà kinh tế thường định nghĩa ba mức độ của thị trường hiệu quả, được phân biệt

bởi mức độ thông tin đã phản ánh trong giá chứng khoán. Cần phân biệt tính hiệu quả của thị

trường và tính hoàn hảo của thị trường.

- Ở mức độ thứ nhất - thị trường hiệu quả dạng yếu: giá cả phản ánh thông tin đã chứa

đựng trong hồ sơ giá cả quá khứ.

- Ở mức độ thứ hai - thị trường hiệu quả dạng vừa phải: giá cả không chỉ phản ánh giá

cả trong quá khứ mà còn phản ánh tất cả thông tin đã công bố khác.

- Mức độ cao nhất - thị trường hiệu quả dạng mạnh: giá cả phản ánh tất cả thông tin

có thể có được bằng cách phân tích tỉ mỉ về công ty và về nền kinh tế.

Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về ba hình thức của thị trường sau đây :

(i) Thị trường hiệu quả dạng yếu

Thị trường hiệu quả dạng yếu giả định rằng giá chứng khoán phản ánh đây đủ tất cả

các thông tin TTCK , bao gồm các mức giá, tỷ suất sinh lợi, khối lượng giao dịch lịch sử, và

các thông tin khác được tạo ra từ thị trường như những giao dịch lô lẻ, giao dịch nguyên lô

và các giao dịch được thực hiện bởi các chuyên gia trên sàn giao dịch . Giả định ngụ ý rằng

tỷ suất sinh lợi và thông tin về dữ liệu lịch sử khác không có liên hệ gì với tỷ suất sinh lợi

hiện tại. Vì vậy, chúng ta chỉ đạt được rất ít từ việc áp dụng nguyên tắc giao dịch mà dựa vào

đó chúng ta quyết định mua và bán chứng khoán căn cứ vào tỷ suất sinh lợi và các dữ liệu

khác trong quá khứ. Tóm lại, ở thị trường hiệu quả dạng yếu, giá cả phản ánh thông tin đã

chứa đựng trong hồ sơ giá cả quá khứ, ta không thể tạo được siêu tỷ suất sinh lợi liên tục

bằng việc nghiên cứu tỷ suất sinh lợi quá khứ

(ii) Thị trường hiệu quả dạng vừa phải

Page 105: Cong bo thong tin sgdck

95

Thị trường hiệu quả dạng vừa phải cho rằng giá chứng khoán hiện tại phản ánh tất cả

các thông tin công cộng. Giả định thị trường hiệu quả vừa phải vượt qua thị trường hiệu quả

dạng yếu ở điểm giá chứng khoán, tỷ suất sinh lợi, khối lượng giao dịch đều được công bố

rộng rãi.

Thông tin công cộng bao gồm các thông tin phi thị trường như thông báo về thu nhập

cổ tức, tỷ số P/E, tỷ suất cổ tức D/P, tỷ số PBV, chia tách cồ phiếu, các thông tin về nền kinh

tế và các thông tin chính trị

Giả định thị trường hiệu quả dạng vừa phải ngụ ý rằng nhà đầu tư khi đưa ra quyết

định mà dựa vào thông tin đã được công bố rộng rãi sẽ không thể đạt được mức lợi nhuận

trên mức trung bình từ các giao dịch (sau khi đã điều chỉnh rủi ro và tính đến chi phí giao

dịch). Điều này có thể lý giải là giá chứng khoán phản ánh tất cả các thông tin công cộng

mới.

(iii) Thị trường hiệu quả dạng mạnh.

Giả định thị trường hiệu quả dạng mạnh cho rằng giá chứng khoán phản ánh đầy đủ

tất cả thông tin từ nguồn thông tin công cộng cho đến nguồn thông tin riêng. Điều này có

nghĩa rằng không có nhóm nhà đầu tư nào có thể độc quyền tiếp cận các thông tin liên quan

đến việc hình thành nên giá chứng khoán. Vì thế, không có nhóm nhà đầu tư nào có thể đạt

được tỷ suất sinh lợi sau khi đã điều chỉnh rủi ro trên mức trung bình.

Giả định thị trường hiệu quả dạng mạnh vượt qua hai giả định thị trường dạng yếu và dạng

vừa phải.Với giả định thị trường hoàn hảo, tất cả các thông tin đều không có chi phí và có

sẵn cho tất cả mọi người là như nhau ở cùng thời gian. Trong một thị trường như vậy chúng

ta sẽ quan sát thấy các nhà đầu tư may mắn và không may mắn, nhưng chúng ta sẽ không

tìm thấy bất cứ nhà đầu tư nào có thể liên tục đánh bại thị trường

Page 106: Cong bo thong tin sgdck

96

PHỤ LỤC 5: DANH SÁCH 30 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT KHẢO SÁT

TT MCK TÊN CÔNG TY NGÀY NIÊM YẾT

1 AGF CTCP XNK THỦY SẢN AN GIANG (AGIFISH) 26/04/2002

2 BHS CTCP ĐƯỜNG BIÊN HÒA 21/11/2006

3 BT6 CTCP BÊ TÔNG 620 CHÂU THỚI (BT6) 04/12/2002

4 CAN CTCP ĐỒ HỘP HẠ LONG (CANFOCO) 18/10/2001

5 DHA CTCP HÓA AN 04/12/2004

6 DMC CTCP XNK Y TẾ DOMESCO 04/12/2006

7 FPT CTCP PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ FPT 21/11/2006

8 GMD CTCP ĐẠI LÝ LIÊN HIỆP VẬN CHUYỂN (GEMADEPT) 03/08/2002

9 HBC CTCP XÂY DỰNG & KINH DOANH ĐỊA ỐC HÒA BÌNH 22/11/2006

10 HMC CTCP KIM KHÍ TP.HCM 28/11/2006

11 HRC CTCP CAO SU HÒA BÌNH 22/11/2006

12 LAF CTCP CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN 12/11/2000

13 PAC CTCP PIN ẮC QUY MIỀN NAM 11/09/2006

14 PGC CTCP GAS PETROLIMEX 20/10/2006

15 PNC CTCP VĂN HÓA PHƯƠNG NAM 21/06/2005

16 PPC CTCP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI 17/01/2007

17 PVD TỔNG CTCP KHOAN & DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ 15/11/2006

18 REE CTCP CƠ ĐIỆN LẠNH (REE) 18/07/2000

19 RHC CTCP THỦY ĐIỆN RY NINH II 24/04/2006

20 SAF CTCP LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFOCO 12/05/2006

21 SAM CTCP CÁP & VẬT LIỆU VIỄN THÔNG (SACOM) 18/07/2000

22 SFC CTCP NHIÊN LIỆU SÀI GÒN 16/06/2004

23 SFI CTCP ĐẠI LÝ VẬN TẢI SAFI 12/08/2006

24 SJS CTCP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ & KCN SÔNG ĐÀ 05/11/2006

25 TAC CTCP DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 12/06/2006

26 TCM CTCP DỆT MAY THÀNH CÔNG 15/10/2007

27 TDH CTCP PHÁT TRIỂN NHÀ THỦ ĐỨC 23/11/2006

28 TMS CTCP KHO VẬN GIAO NHẬN NGOẠI THƯƠNG TP.HCM 08/02/2000

29 VNM CTCP SỮA VIỆT NAM 28/12/2005

30 VTC CTCP VIỄN THÔNG VTC 24/01/2003