Cởi mở để doanh nghiệp phát triển hơn

4

Click here to load reader

Transcript of Cởi mở để doanh nghiệp phát triển hơn

Page 1: Cởi mở để doanh nghiệp phát triển hơn

CỞI MỞ ĐỂ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN HƠN      Trần Vũ  Lâm -

      Chủ  tịch Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ Ngày 13-2-2009, Tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ, Hội nghị: “Gặp

mặt và tọa đàm với doanh nghiệp” được tiến hành. Hội nghị được tổ chức với sự có mặt của nhiều lãnh đạo ban ngành thành phố Hà Nội, huyện Chương Mỹ và đại diện hàng chục doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn. Đây là hội nghị gặp gỡ doanh nghiệp và chính quyền được tổ chức ở cấp huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội và sẽ được Chương Mỹ tiến hành thường niên. Tại hội nghị lãnh đạo huyện và thành phố đã lắng nghe những ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, từ đó tạo dựng một môi trường đầu tư thông thoáng.

Nằm ở cửa ngõ phía Tây thủ đô, Chương Mỹ có được ba lợi thế lớn: Vị trí địa lý, giao thông thuận lợi; nhân lực dồi dào; quỹ đất lớn. Với việc coi công nghiệp là đột phá khẩu trong phát triển kinh tế, những năm gần đây, nền kinh tế Chương Mỹ có những chuyển biển đáng kể, tốc độ kinh tế tăng trưởng trên 15% năm, cơ cấu kinh tế chuyển dần theo hướng hiện đại (Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp 40%, thương mại dịch vụ 33,6%, nông nghiệp 26,4%). Hiện huyện có trên trên 400 doanh nghiệp đang hoạt động, riêng khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2008 đã đóng góp cho ngân sách địa phương trên 80 tỷ đồng, giải quyết cho trên 10 nghìn lao động thường xuyên và 110.000 lao động thời vụ.

Để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển, Chương Mỹ luôn sẵn lòng tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển nhanh, mạnh và đóng góp vào sự phát triển của địa phương.  

Hạ  tầng đi trướcTrong năm 2008, Chương Mỹ đã đón 34 dự án đầu tư, tiến hành giao đất cho 14 dự

án, diện tích quy hoạch dành cho 8 Khu - cụm công nghiệp lên tới 1.243,5ha. Chỉ riêng KCN Phú Mỹ đã được lấp đầy giai đoạn 1 với trên 30 dự án đầu tư, đây cũng là điểm sáng trong thu hút đầu tư ngay trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Để có được thành quả này, Chương Mỹ đã xác định phải phát triển hạ tầng, sẵn sàng đón nhà đầu tư.

Với hạ tầng ngoài khu công nghiệp, giao thông là yếu tố hàng đầu. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước vào các tuyến giao thông trọng điểm như xa lộ Hồ Chí Minh xuyên Việt, trên địa bàn Chương Mỹ 38 dự án xây dựng đường giao thông đã được khởi động với tổng chiều dài lên tới 68,02km, tổng số vốn đầu tư lên tới 151.721 triệu đồng. Các tuyến giao thông này sẽ kết nối các địa phương trong huyện tốt hơn đồng thời hình thành hệ thống đường xương cá nối thông các cụm - điểm công nghiệp với các trục đường chính như đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ số 6. Cũng trong năm 2008, hệ thống điện lực trên địa bàn Chương Mỹ đã đầu tư nâng cấp: 03 trạm biến áp đã được đầu tư lắp đặt mới; đường dây 378 Xuân Mai, nhánh Thụy Hương, đường hạ thế Chúc Sơn đã được nâng cấp đảm bảo đưa điện tới chân công trình. Hệ thống bưu chính, viễn thông luôn thông suốt, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt phục vụ tốt cho nhà đầu tư cũng như nhu cầu của người dân, lãnh đạo huyện.

Đối với hạ tầng bên trong các khu cụm công nghiệp, Chương Mỹ chủ trương phải phát triển các Khu - cụm công nghiệp theo sự bền vững và thân thiện với môi trường. Riêng với KCN Phú Mỹ, Chương Mỹ xác định cần phải xây dựng Phú Mỹ thành khu công nghiệp xanh và hiện đại. Hiện Công ty phát triển KCN Phú Mỹ đang đầu tư nhà máy xử lý nước thải công nghiệp, theo công nghệ các nước G7 (châu Âu), nước thải xử lý bằng công nghệ sinh hóa, có công suất 6.000 m3/ngày đêm, tổng trị giá đầu tư trên 30 tỉ đồng.  KCN cũng dành gần 12 ha, trong đó có gần 4 ha xây dựng khu nhà ở cho người lao động; 5,5 ha làm khu hồ nước công viên cây xanh, tạo cảnh quan cho người lao động thư giãn, nghỉ ngơi sau

Page 2: Cởi mở để doanh nghiệp phát triển hơn

giờ làm việc; và 2,5 ha xây dựng khu trung tâm điều hành, diện tích để cung cấp các dịch vụ cho DN, như giải quyết các thủ tục hải quan, thuế quan, trưng bày và giới thiệu sản phẩm...

Cùng việc đầu tư hạ tầng cho sự phát triển của các khu cụm công nghiệp, là đầu tư mạnh mẽ cho nông thôn. Trên 103,5 tỷ đồng đã được đầu tư cho các công trình hạ tầng, tất cả hình thành cái cốt vật chất để Chương Mỹ bứt phá nhanh hơn trong tiến trình CNH - HĐH, đẩy nhanh sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Với tinh thần hợp tác, cởi mở, Chương Mỹ sẽ nỗ lực thực hiện cam kết nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các dự án.  

Doanh nghiệp là đối tácTừ nội lực lực của mình, từ quy hoạch thành phố, Chương Mỹ phải trọng thị nhà đầu

tư, tạo điều kiện hết mức cho nhà đầu tư. Nhưng làm ra sao? Cái khó nhất là công tác giải phóng mặt bằng, nhà đầu tư thường rất ngại làm việc này trực tiếp với dân.

Rút kinh nghiệm từ những điều chưa làm được trong công tác giải phóng mặt bằng, Chương Mỹ kiên quyết không để xảy ra tình trạng doanh nghiệp phải trực tiếp làm việc với dân về công tác đền bù, tất cả mọi việc đều thông qua ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án là cầu nối thực sự giữa doanh nghiệp, chính quyền với người dân vùng dự án và phải chịu trách nhiệm trước Cấp ủy Đảng, Chính quyền, người dân về những việc mình làm. Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa", 100% xã, thị trấn được trang bị máy tính, 100% các cơ quan, đơn vị, ban, ngành đã hoà mạng truy cấp Internet để phục vụ cho công tác này. Huyện đã yêu cầu các phòng, ban chức năng của huyện tiếp thu đầy đủ ý kiến phản ánh, đề nghị của doanh nghiệp và có giải pháp tháo gỡ, nỗ lực thực hiện đúng cam kết của chính quyền với doanh nghiệp. Các xã, thị trấn, nơi nào có khu, điểm, cụm công nghiệp cần phối hợp với doanh nghiệp cùng tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển.

Điều quan trọng mà Chương Mỹ phải làm cho được chính là sự hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp với người dân vùng dự án. Sự đồng thuận giữa Chính quyền và người dân là nền tảng để Chương Mỹ tiếp tục thực hiện phương châm trải thảm đỏ đón nhà đầu tư theo đúng quy hoạch của Thành phố cũng như phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Một dự án lớn như dự án đầu tư của công ty Chee Wah Hồng Kong với tổng số vốn đầu tư lên tới 23 triệu USD, diện tích mặt bằng mà Công ty này thuê trong KCN Phú Mỹ lên tới 6ha. Ngay khi Chee Wah đến huyện đã bàn giao toàn bộ mặt bằng và hạ tầng cho nhà đầu tư. Không hề có khó khăn trong các thủ tục hành chính liên quan cũng như trong công tác bàn giao mặt bằng.

Sẵn sàng có mặt và tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp. Chương Mỹ đang tìm hướng đi và gỡ rối cho doanh nghiệp làng nghề. Theo đó, chính quyền địa phương cần chia sẻ nhiều hơn với doanh nghiệp làng nghề với người dân cùng sắn tay tìm một lối đi. Gói kích cầu cần được đi thẳng tới những doanh nghiệp cần và đủ khả năng. Cũng có một điều nữa đó là liên kết sẽ tạo sức mạnh và chuyên môn hóa sẽ phát huy lợi thế của từng doanh nghiệp. Chương Mỹ đang hướng tới việc xây dựng làng nghề phát triển dựa trên sự kết hợp giữa phát triển nghề thủ công với các sản phẩm tinh xảo và du lịch làng nghề.

Từ năm 2009 trở đi Chương Mỹ sẽ tiến hành các hội nghị thường niên nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền với DN chặt chẽ hơn để cùng nhau phát triển. Chưa bằng lòng với việc đã làm được, Chương Mỹ mong muốn nhận được ý kiến đóng góp từ doanh nghiệp để xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn hơn.