Cơ sở quản trị tài chính

147
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và cả thách thức cho các doanh nghiệp. Chính vì thế mà một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải luôn luôn phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Thường xuyên có các hoạt động: nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích tình hình hiện tại của cả nền kinh tế, của chính doanh nghiệp, từ đó, vạch ra các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn. Tình hình tài chính doanh nghiệp là sự quan tâm không chỉ của chủ doanh nghiệp, mà còn là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng như các nhà đầu tư, người cho vay, nhà nước và người lao động. Qua các báo cáo tài chính họ có thể thấy được thực trạng thực tế của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Chính vì thế mà việc phân tích tình hình tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính là việc là rất quan trọng, thông qua đó tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập tại phòng Tài chính kế toán của công ty Cổ phần In Hàng không, được sự chỉ bảo tận tình của Phó giáo sư Nghiêm Sỹ Thương cùng các chị trong phòng, kết hợp với những kiến thức đã học và đọc, em đã tìm hiểu, nghiên cứu, và đưa ra lựa chọn đề tài: Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 1

description

hi

Transcript of Cơ sở quản trị tài chính

Page 1: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

LỜI MỞ ĐẦUHiện nay, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh

ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế đã gây ra những khó khăn và cả thách thức cho các doanh nghiệp. Chính vì thế mà một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải luôn luôn phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Thường xuyên có các hoạt động: nghiên cứu nhu cầu thị trường, phân tích tình hình hiện tại của cả nền kinh tế, của chính doanh nghiệp, từ đó, vạch ra các chiến lược phát triển ngắn hạn và dài hạn.

Tình hình tài chính doanh nghiệp là sự quan tâm không chỉ của chủ doanh nghiệp, mà còn là mối quan tâm của rất nhiều đối tượng như các nhà đầu tư, người cho vay, nhà nước và người lao động. Qua các báo cáo tài chính họ có thể thấy được thực trạng thực tế của doanh nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

Chính vì thế mà việc phân tích tình hình tài chính và đánh giá hiệu quả tài chính là việc là rất quan trọng, thông qua đó tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp.

Trong quá trình thực tập tại phòng Tài chính kế toán của công ty Cổ phần In Hàng không, được sự chỉ bảo tận tình của Phó giáo sư Nghiêm Sỹ Thương cùng các chị trong phòng, kết hợp với những kiến thức đã học và đọc, em đã tìm hiểu, nghiên cứu, và đưa ra lựa chọn đề tài:

“Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Cổ phần In Hàng không”

Mục đích và phạm vi nghiên cứu Mục đích

Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty để từ đó chỉ ra được

những điểm mạnh và những thiếu sót cần khắc phục. Từ đó đề ra một số biện

pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính hiện tại.

Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình tài chính của công ty.

Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính.

Phạm vi nghiên cứu

Phân tích tình hình hoạt động tài chính tại công ty Cổ phần In Hàng không

trong ba năm 2008, 2009, 2010 để làm cơ sở dự báo cho các năm tiếp theo.

Phương pháp nghiên cứu

Thu thập các số liệu cần thiết trong các năm 2008, 2009, 2010.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 1

Page 2: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Phương pháp so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối .

Phương pháp thay thế liên hoàn.

Kết cấu đồ án

Đồ án của em ngoài lời mở đầu, kết luận và phần phụ lục gồm có 3 phần chính:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp.Chương 2: Phân tích thực trạng tình hình tài chính công ty Cổ phần In

Hàng không.Chương 3: Đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty Cổ

phần In Hàng không.Măc dù đã rất cố gắng, nhưng do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế,

cùng nhiều nguyên nhân khách quan, nên đồ án của em không thể tránh khoi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn vốn hiểu biết của mình.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý tài chính, đăc biệt là thầy giáo Nghiêm Sĩ Thương, cùng các anh chị nhân viên Công ty cổ phần In Hàng không đã giúp đơ và tạo điều kiện để em hoàn thành đồ án này.

Ha Nôi, thang 06 năm 2011 Sinh viên thưc hiên

Nguyễn Thị Thục Quyên

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 2

Page 3: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm

Khái niệm tài chính:Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã

hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.

Khái niệm tài chính doanh nghiệp:Tài chính doanh nghiệp là các mối liên hệ phát sinh trong quá trình hình

thành, phát triển và biến đổi vốn dưới hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp:Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định

tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ

cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp.

Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đăc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết tình hình tài chính doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 3

Page 4: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

1.1.2. Hoạt động tài chính doanh nghiệp

Hoạt động tài chính là những hoạt động gắn với sự vận động và chuyển hóa các nguồn lực tài chính, tạo ra sự chuyển dịch giá trị trong quá trình kinh doanh và làm biến động vốn cũng như thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nói cách khác, hoạt động tài chính là những hoạt động gắn với việc xác định nhu cầu, tạo lập, tìm kiếm, tổ chức, huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý, có hiệu quả.

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh. Hoạt động tài chính tốt sẽ có tác động thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh và ngược lại; hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì mới bảo đảm cho hoạt động tài chính được vận hành trôi chảy; từ đó thúc đẩy được sản xuất – kinh doanh phát triển, nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Bằng việc xem xét hoạt động tài chính, các nhà quản lý có thể đánh giá chính xác thực trạng tài chính doanh nghiệp.

1.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ, ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp

Mục tiêu:Mục tiêu cơ bản của việc phân tích tài chính là cung cấp những thông tin

cần thiết, giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau như: Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà bảo hiểm, người lao động, các cơ quan quản lý Nhà nước, ....

Nhiệm vụ:Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cần phải thực hiện các nhiệm

vụ sau: Thu thập các thông tin, chủ yếu là các thông tin trên các báo cáo tài chính

bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, bảng cân đối tài khoản. Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 4

Page 5: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Đánh giá thực trạng của hoạt động tài chính trên các măt: Đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình và hiệu quả sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng và tính chắc chắn của các dòng tiền vào ra ,...

Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như những nguyên nhân gây nên tình trạng biến động của các nhân tố.

Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ý nghĩa:Phân tích tài chính là một hệ thống các phương pháp nhằm đánh giá tình

hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian hoạt động nhất định. Trên cơ sở đó, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh.

Bởi vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị đánh giá được thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có những biện pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa đối với các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa với nhiều đối tượng khác quan tâm đến.

Đối với các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu, lợi tức cổ phần

và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bo vốn vào doanh nghiệp hay không. Măt khác nhà đầu tư cũng quan tâm tới thu nhập của doanh nghiệp. Để đánh giá thu nhập của nó, họ quan tâm đến tiềm năng tăng trưởng các thông tin liên quan đến việc doanh nghiệp đã giành được những tiềm năng gì và như thế nào, đã sử dụng chúng ra sao, cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng: Các chủ ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng quan tâm đến khả năng

sinh lợi và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bằng việc so sánh khối lượng và chủng loại tài sản với số nợ phải trả theo kỳ hạn mà các chủ ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng có thể xác định được khả năng thanh toán của doanh nghiệp và quyết định có nên cho doanh nghiệp vay hay không.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 5

Page 6: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Đối với cơ quan thuế: Cơ quan thuế cần thông tin từ phân tích tài chính để xác định số thuế mà

doanh nghiệp phải nộp. Đối với các cơ quan quản lý khác của Chính phủ:

Các cơ quan quản lý khác của Chính phủ cần các thông tin từ phân tích tài chính để kiểm tra tình hình tài chính, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xây dựng các kế hoạch vĩ mô.

Đối với người lao động:Người lao động cũng quan tâm đến các thông tin từ phân tích báo cáo tài

chính của doanh nghiệp để đánh giá triển vọng của nó trong tương lai. Những người đi tìm việc đều có nguyện vọng được vào làm việc ở những doanh nghiệp có triển vọng sáng sủa với tương lai lâu dài để hy vọng có mức lương xứng đáng và chỗ làm việc ổn định. Do vậy, một doanh nghiệp có tình hình tài chính và tương lai ảm đạm sẽ không thu hút được những người lao động đến làm việc.

Đối với các đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi, doanh thu

bán hàng và các chỉ tiêu tài chính khác trong điều kiện có thể để tìm biện pháp cạnh tranh với doanh nghiệp.

Đối với các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế: Các thông tin từ phân tích tài chính của doanh nghiệp được các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế quan tâm phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập của họ.

1.2. Nguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệpNguồn tài liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ở đây chủ yếu

là báo cáo tài chính gồm:1.2.1. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm).

Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn.

Phần tài sản: các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.

Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 6

Page 7: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

dụng ở doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia ra thành nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.

1.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính tổng

hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.

Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 2 phần chính:

Phần 1: Lãi, lỗ. Phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác

Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về: Thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác.

1.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc

hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh đầy đủ các dòng thu và chi

tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán. Nó cung cấp thông tin về những dòng tiền vào, ra của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu, được tổng hợp bởi ba dòng ngân lưu, từ ba hoạt động của doanh nghiệp:

Hoạt động kinh doanh; Hoạt động đầu tư; Hoạt động tài chính.

1.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách

rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính tường thuật hoăc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cũng như các thông tin cần thiết khác theo các yêu cầu của các chuẩn mực kế toán.

1.3. Phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 7

Page 8: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động tài chính doanh nghiệp, các chỉ tiêu tổng hợp các chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đăc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trên thực tế, có nhiều phương pháp phân tích tài chính của doanh nghiệp. Nhưng ở đây, chủ yếu vận dụng những phương pháp cơ bản, thường được vận dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

1.3.1. Phương pháp so sánh: So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định

mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Nội dung so sánh

So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số thực tế của kỳ kinh doanh trước nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi về tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kỳ kế hoạch nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi măt hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo tính chất so sánh cần đảm bảo thỏa mãn các điều kiện

Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. Phải đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. Phải đảm bảo sự thống nhất về các đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện

vật, giá trị và thời gian). Kỹ thuật so sánh

So sánh bằng số tuyệt đốiLà kết quả của phép trừ giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích so với trị số

của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

Số tuyêt đối: Y = Y1 – Y0

Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích

Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 8

Page 9: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

So sánh bằng số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của

các chỉ tiêu kinh tế hoăc giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc đã được điều

chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết

định quy mô chung của nhóm chỉ tiêu phân tích.

Số tương đối: T = Y1 / Y0 * 100%

Các hình thức so sánh So sánh theo chiều ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động

cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng báo cáo tài chính.

So sánh theo chiều dọc là việc sử dụng các tỉ lệ các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính, giữa các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

So sánh xác định xu hướng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu. Điều đó được thể hiện: Các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo tài chính được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng, kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. Ưu điểm Ưu điểm lớn nhất của phương pháp so sánh là cho phép tách ra được

những nét chung, nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các măt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý hợp lý và tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này cũng cần tuân thủ các nguyên tắc nhất định như các chỉ tiêu, các kết quả tính toán phải tương đương nhau về nội dung phán ánh và cách xác định.

1.3.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố, chẳng hạn như

doanh thu chịu ảnh hưởng trực tiếp của ít nhất hai nhân tố là số lượng sản phẩm bán ra và giá bán. Do vậy, thông qua phương pháp thay thế liên hoàn chúng ra sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên một chỉ tiêu cần phân tích.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 9

Page 10: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp số liệu gốc hoăc số liệu kế hoạch của nhan tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng logic quan hệ giữa các nhân tố. Phương pháp thay thế liên hoàn có thể áp dụng khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và giữa các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng quan hệ hàm số. Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến cùng một chỉ tiêu phân tích.

Trong phương pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân tố khác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế. Giả sử chỉ tiêu A có mối quan hệ với hai nhân tố, và mối quan hệ đó có thể biểu thị dưới dạng hàm số:

A=f(X, Y)Và A0=f(X0, Y0)

A1=f(X1, Y1)Để tính toán ảnh hưởng của nhân tố X và Y tới chỉ tiêu A. thay thế lần

lượt X,Y. Lúc đó, giả xử thay thế nhân tố X trước Y ta được : Mức ảnh hưởng của nhân tố X đến chỉ tiêu A:

X=f(X1, Y0) – f(X0, Y0)

Mức ảnh hưởng của nhân tố Y đến chỉ tiêu A:

Y=f(X1, Y1) – f(X1, Y0)

Có thể nhận thấy, bằng cách tương tự trên, nếu ta thay thế nhân tố Y trước, nhân tố X sau ta có:

Y=f(X0, Y1) – f(X0, Y0)

X= f(X1, Y1) – f(X0, Y1)

Như vậy, khi trình tự thay thế khác nhau, có thể thu được các kết quả khác nhau về mức ảnh hưởng của cùng một nhân tố tới cùng một chỉ tiêu. Đây là nhực điểm nổi bật của phương pháp này.

Xác định trình tự thay thế liên hoàn hợp lý là một yêu cầu khi sử dụng phương pháp này.Trình tự thay thế liên hoàn trong các tài liệu thường được quy định như sau :

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 10

Page 11: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Nhân tố số lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau,

Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau,

Nhân tố nguyên nhân thay thế trước, nhân tố hệ quả thay thế sau.

Khi có thể phân biệt rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng thì vận dụng nguyên tắc trên trong thay thế liên hoàn là khá thuận tiện. Trong trường hợp cùng một lúc có nhiều nhân tố chất lượng, khối lượng… tức nhiều nhân tố có cùng tính chất như nhau, việc xác định trình tự trở nên khó khăn. Tuy nhiên ta có thể áp dụng phép lấy vi phân trong toán học để tính toán. Với ví dụ nêu trên ta có:

A=f(X, Y)

dA=fxdx+ fydy

Và Ax= fxdx

Ay= fydy

Khi chỉ tiêu thực tế so với chỉ tiêu gốc (A1 so với A0) chênh lệch không quá 5 - 10% thì kết quả tính toán được trong bất kỳ trình tự thay thế nào cũng xấp xỉ bằng nhau. Một sự biến dạng nữa của phương pháp này là phương pháp số chênh lệch. Trong phương pháp này để xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố để tính toán. Cũng với ví dụ trên, ta có: A=f(x, y) với trật tự thay thế X trước, Y sau:

Ax=f(X. Y0) với X= X1– X0

Ay=f(X1. Y) với Y= Y1–Y0

Phương pháp số chênh lệch có ưu điểm là ngắn gọn, đơn giản. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý là dấu ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu được phân tích trùng với dấu của số chênh lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệ của nhân tố với chỉ tiêu là dấu nhân (x) hoăc dấu cộng (+); Dấu ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu được phân tích trùng với dấu của số chênh lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệ của nhân tố với chỉ tiêu là dấu chia (:) hoăc dấu trừ (-).

1.3.3. Phương pháp liên hệ cân đối Đây là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế khi giữa

chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoăc phải tồn tại sự cân bằng. Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính, phân tích sự vận động của hàng hóa, nguyên vật liệu, xác định điểm hòa vốn, cán cân thương mại ….

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 11

Page 12: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hình thành nhiều mối quan hệ cân đối; cân đối là sự cân bằng giữa hai măt của các yếu tố với quá trình kinh doanh. Ví dụ:

Giữa tài sản với nguồn vốn hình thành Giữa các nguồn thu với các nguồn chi Giữa nhu cầu sử dụng vốn với khả năng thanh toán Giữa nguồn huy động vốn với nhu cầu sử dụng vốn …

Phương pháp cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập kế hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về lượng của yếu tố với lượng các măt yếu tố và quá trình kinh doanh và trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố.

1.3.4. Phương pháp phân tích Dupont Sử dụng phương pháp này các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản ( ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.4.1. Đánh giá khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp a. Phân tích cơ cấu tài sản:

Phân tích cơ cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tài sản của doanh nghiệp. Qua phân tích cơ cấu tài sản, ta sẽ nắm được sự hợp lý trong phân bổ và sử dụng tài sản, đánh giá tổng quát quy mô, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Phân tích cơ cấu tài sản là so sánh tổng tài sản và từng loại tài sản giữa cuối kỳ và đầu kỳ. Đối chiếu giữa cuối kỳ và đầu kỳ của từng loại tài sản qua đó đánh giá xu hướng thay đổi của cơ cấu tài sản.

Khi phân tích kết cấu tài sản ta cần chú ý đến tỷ suất đầu tư. Tỷ suất đầu tư nói lên cơ cấu tài sản, là tỷ lệ giữa giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản. Tỷ suất đầu tư cũng là chỉ tiêu thể hiện sự khác nhau của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệp khác nhau về đặc điểm, ngành nghề kinh doanh.

Tỷ suất đầu tư =Tài sản cố định + Đầu tư dài hạn

× 100%Tổng tài sản

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 12

Page 13: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Tỷ suất này càng cao cho thấy năng lực sản xuất kinh doanh và xu hướng phát triển lâu dài.

b. Phân tích cơ cấu nguồn vốn Phân tích cơ cấu nguồn vốn là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành nguồn vốn (nguồn hình thành tài sản) của doanh nghiệp. Qua phân tích cơ cấu nguồn vốn, ta sẽ nắm được tình hình huy động và sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp, biết được trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với các khoản vốn mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn là so sánh tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ. Đối chiếu giữa cuối kỳ và đầu kỳ của từng loại nguồn vốn qua đó đánh giá xu hướng thay đổi của cơ cấu nguồn vốn.

Trong phân tích kết cấu nguồn vốn ta cũng đặc biệt chú ý đến tỷ suất tự tài trợ (còn gọi là tỷ suất vốn chủ sở hữu). Chỉ số này cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn, nó là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn.

Tỷ số tự tài trợ =Nguồn vốn chủ sở hữu

× 100%Tổng tài sản

Tỷ suất này càng cao càng thể hiện khả năng tự chủ cao về măt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp tốt.

c. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốnPhân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn sẽ giúp cho ta biết được sự

tương quan về cơ cấu vốn và giá trị các tài sản của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng thể hiện tương quan về chu kỳ luân chuyển tài sản và chu kỳ luân chuyển nguồn vốn và do vậy nó cũng góp phần phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Dựa vào việc phân tích mối liên hệ cân đối này ta cũng có thể đánh giá được nguồn vốn huy động và việc sử dụng các nguồn vốn này trong đầu tư, mua sắm, dự trữ… có hợp lý hay không.

Nguyên tắc về cân đối giữa tài sản và nguồn vốn được thể hiện như sau:Bảng 1.1: Quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

TÀI SẢN NGUỒN VỐN- Vốn đầu tư bằng tiền Nợ ngắn hạn

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 13

Page 14: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

- Đầu tư tài chính ngắn hạn- Khoản phải thu- Hàng tồn kho- Tài sản lưu động khác- Tài sản cố định

Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu- Đầu tư tài chính dài hạn- Xây dựng cơ bản dở dang- Ký quỹ, ký cược dài hạn

Nguồn vốn dài hạn duy trì thường xuyên ở doanh nghiệp trong thời hạn trên một năm được sử dụng tài trợ cho các tài sản có tuổi thọ trên một năm tức là các tài sản cố định.

Tài sản có tuổi thọ dưới một năm bao gồm các tài sản lưu động được tài trợ bởi các nguồn vốn ngắn hạn chính là nguồn vốn có thời hạn dưới một năm.Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi nguồn vốn chủ sở hữu không

đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh thì doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Tất cả các khoản vay ngắn hạn, dài hạn chưa đến hạn trả, dùng vào mục đích kinh doanh đều được coi là nguồn vốn hợp pháp. Do vậy nảy sinh các trường hợp sau:

Nếu tai sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn: Điều này là hợp lý, doanh nghiệp giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đảm bảo nguyên tắc tài trợ về sự hài hoà kỳ hạn giữa nguồn vốn và tài sản ngắn hạn.

Nếu tai sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn: Doanh nghiệp không giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Do đó doanh nghiệp phải sử dụng một nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn.

Măc dù nợ ngắn hạn có thể do chiếm dụng hợp pháp hoăc có mức lãi thấp hơn lãi nợ dài hạn. Tuy nhiên, chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán có thể dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và một hệ quả tài chính xấu có thể xảy ra.

Nếu tai sản dai hạn lớn hơn nợ dai hạn:

- Doanh nghiệp dùng vốn chủ sở hữu bù đắp phần thiếu hụt thì hợp lý vì như vậy là sử dụng đúng mục đích của nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 14

Page 15: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

- Doanh nghiệp dùng nợ ngắn hạn để bù đắp phần thiếu hụt thì điều này là bất hợp lý.

Nếu tai sản dai hạn nhỏ hơn nợ dai hạn:

Doanh nghiệp sử dụng một phần nợ dài hạn để tài trợ tài sản ngắn hạn điều này vừa lãng phí lãi vay và nợ dài hạn vừa phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng sai mục đích của nợ dài hạn dẫn tới lợi nhuận kinh doanh giảm và rối loạn tài chính của doanh nghiệp.

d. Phân tích doanh thu

Phân tích chỉ tiêu doanh thu ta cần so sánh giữa các chỉ tiêu biến động với doanh thu thuần để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng hay giảm so với kỳ trước hay kỳ kế hoạch hoăc so với doanh nghiệp khác là cao hay là thấp. Nếu mức hao phí trên một đơn vị doanh thu thuần càng giảm, mức sinh lợi trên một đơn vị doanh thu thuần càng tăng so với kỳ gốc và so với các doanh nghiệp khác thì chứng to hiệu quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp tăng lên. Ngược lại, mức hao phí trên một đơn vị doanh thu thuần càng tăng, mức sinh lợi trên một đơn vị doanh thu thuần càng giảm so với kỳ gốc và so với các doanh nghiệp khác thì chứng to hiệu quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp là thấp đi.

e. Phân tích chi phí:

Phân tích chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thường được tiến hành bằng cách so sánh tăng giảm chi phí so với kỳ trước hay kỳ kế hoạch hoăc so với chỉ số trung bình ngành. So sánh có thể được tiến hành theo chỉ tiêu tổng chi phí, hoăc chi phí bình quân, hoăc tỷ trọng phí, theo từng khoản mục hoăc từng thành phần phí hoăc theo từng đơn vị bộ phận trực thuộc hoăc trung bình toàn doanh nghiệp. Để có thể nhận định được sự thay đổi chi phí luôn cần đăt chúng trong mối quan hệ với khối lượng, sản lượng hàng hóa tiêu thụ. Khi so sánh, nếu thay đổi chi phí có xu hướng dẫn tới làm tăng mức chi phí bình quân hoăc làm tăng tỷ trọng phí thì cần phải đăt dấu hoi và phân tích sâu hơn nguyên nhân kinh tế, kỹ thuật liên quan.

f. Phân tích lợi nhuận:

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc phân tích lợi nhuận giúp ta đánh giá được số

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 15

Page 16: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, kết quả sử dụng các yếu tố sản xuất về tiền vốn, lao động, vật tư… Khi so sánh lợi nhuận thực hiện với lợi nhuận kế hoạch hoăc hay lợi nhuận kỳ trước ta thấy được mức độ tăng giảm của lợi nhuận từ các hoạt động. Do đó, việc phân tích lợi nhuận giúp ta đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp đồng thời ta cũng cần phải xem xét tỷ trọng về lợi nhuận của từng loại hoạt động trong tổng lợi nhuận chung của doanh nghiệp để có cái nhìn toàn vẹn hơn.

Nội dung của phân tích lợi nhuận gồm có:

- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận của từng bộ phận và của toàn doanh nghiệp.

- Nhận dạng những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận.

1.4.2. Phân tích hiệu quả tài chính a. Phân tích khả năng quản lý tài sản

Phân tích khả năng quản lý tài sản nhằm để đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng (mức độ quay vòng) và mức sản xuất của tổng tài sản trong năm

Phân tích khả năng quản lý tài sản nhằm trả lời câu hoi một đồng tài sản góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Vòng quay tài sản ngắn hạn (VQTSNH)

Vòng quay TSNH =Doanh thu thuần  

Tài sản ngắn hạn bình quân  

Vòng quay TSNH cao chứng to TSNH có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

Vòng quay TSNH cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm được chi phí và giảm được lượng vốn đầu tư.

Vòng quay TSNH thấp là do tiền măt nhàn rỗi, thu hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá rộng rãi, quản lý vật tư không tốt, quản lý sản xuất không tốt, quản lý bán hàng không tốt.

Vòng quay tài sản cố định (VQTSCĐ)

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 16

Page 17: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Chỉ số này đo lường mức độ hiệu quả của việc doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định của mình.

Vòng quay TSCĐ =Doanh thu thuần  

Tài sản cố định bình quân   Vòng quay TSCĐ cao chứng to TSCĐ có chất lượng cao, được tận dụng

đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất.

Vòng quay TSCĐ cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Vòng quay TSCĐ thấp là do nhiều TSCĐ không hoạt động, chất lượng tài sản kém, hoăc không hoạt động hết công suất.

Vòng quay tổng tài sản (VQTTS)

Chỉ số vòng quay tổng tài sản được thiết lập để đánh giá tông hợp khả năng quản lý tài sản của công ty bao gồn tài sản cố định và tài sản ngắn hạn.

Vòng quay tổng tài sản =Doanh thu thuần  

Tổng tài sản bình quân  

Vòng quay tổng tài sản cao chứng to là các tài sản của doanh nghiệp có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

Vòng quay tổng tài sản cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao.

Vòng quay tổng tài sản thấp là do yếu kém trong quản lý TSCĐ, quản lý tiền măt, quản lý khoản phải thu, chính sách bán chịu, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng.

Vòng quay hàng tồn kho (VQHTK):

Chỉ số này cho biết một đồng vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho trong năm qua góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu

Vòng quay HTK =Doanh thu  

Hàng tồn kho bình quân     

Số ngày tồn kho =360  

Vòng quay hàng tồn kho   Vòng quay hàng tồn kho cho ta số chu kỳ sản xuất kinh doanh được thực

hiện trong một năm.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 17

Page 18: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Vòng quay hàng tồn kho cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác.

Vòng quay hàng tồn kho thấp là do quản lý vật tư, tổ chức sản xuất, cũng như tổ chức bán hàng chưa tốt.

Kỳ thu nợ bán chịu (KTN)

Kỳ thu nợ bán chịu =KPT bình quân × 360  

Doanh thu   Kỳ thu nợ dài phản ánh chính sách bán chịu táo bạo. Có thể là dấu hiệu

tốt nếu tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng khoản phải thu. Nếu vận dụng đúng, chính sách bán chịu là một công cụ tốt để mở rộng thị phần và làm tăng doanh thu.

Kỳ thu nợ dài có thể do yếu kém trong việc thu hồi khoản phải thu; doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, lợi nhuận có thể cao.

Kỳ thu nợ ngắn có thể do khả năng thu hồi khoản phải thu tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, lợi nhuận có thể cao.

Kỳ thu nợ ngắn có thể do chính sách bán chịu quá chăt chẽ, dẫn tới đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng quan hệ kinh doanh.

1.4.3. Phân tích khả năng sinh lời Khả năng sinh lời phản ánh năng lực kinh doanh, là điều kiện tiền đề cho

tương lai, cho phép doanh nghiệp đánh giá được tình trạng tiềm năng tăng trưởng do đó mà phân tích khả năng sinh lợi giúp doanh nghiệp điều khiển lại, cơ cấu lại cơ cấu tài chính và hoạch định chiến lược ngăn ngừa rủi ro ở mức tốt nhất, cũng như hướng tăng trưởng trong tương lai.

a. Doanh lợi sau thuế trên doanh thu (ROS)

ROS =Lợi nhận sau thuế  Doanh thu thuần  

Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Chỉ số này cao càng tốt, nó chịu ảnh hưởng của sự thay đổi sản lượng, giá bán, chi phí…

b. Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA)

ROA =Lợi nhận sau thuế  

Tổng tài sản bình quân  

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 18

Page 19: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. ROA là hệ số tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư.

Chỉ số này cao cho thấy doanh nghiệp tận dụng tốt tài sản và tạo ra nhiều lợi nhuận sau thuế.

c. Tỷ suât thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE =Lợi nhận sau thuế  

Vốn chủ sở hữu bình quân   Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh

nghiệp góp phần tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Đây là chỉ số tài chính quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu. Các nhà đầu tư quan tâm nhất đến chỉ số này.

Chỉ số này càng lớn cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu tạo ra được càng nhiều lợi nhuận sau thuế.

1.4.4. Phân tích rủi ro tài chính Khả năng thanh toán là nội dung cơ bản của hoạt động tài chính, nó cho

biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Do vậy, việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ cho phép các nhà quản lý đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực thanh toán và sự an toàn của tài chính doanh nghiệp.

a. Khả năng thanh khoản

Khả năng thanh toan hiên hanh =Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạnKhả năng thanh toán hiện thời cao tức là khả năng thanh toán nợ đến hạn tốt, kết luận này

không chắc chắn vì nó không tính đến kết cấu của tài sản lưu động. Rõ ràng nếu doanh nghiệp có nhiều tiền mặt và khoản phải thu sẽ được đánh giá là có khả năng cao hơn các doanh nghiệp có nhiều hàng tồn kho.

Khả năng thanh toan nhanh =Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho

Nợ ngắn hạnNgay cả khi khả năng thanh toán nhanh rất cao song nếu tỷ trọng khoản phải thu lớn và

khoảng thời gian thu tiền của các khoản phải thu dài thì doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Khả năng thanh toan tức thời =Tiền

Nợ ngắn hạnTỷ số khả năng thanh toán tức thời đánh giá khả năng thanh toán ngay tức

thời các cam kết đến hạn bằng các loại tài sản lưu động tương đương tiền măt.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 19

Page 20: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Tóm lại, khả năng thanh khoản cao thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp, tuy nhiên lợi nhuận có thể thấp vì khoản phải thu nhiều và hàng tồn kho nhiều. Khả năng thanh khoản thấp thì rủi ro thanh khoản sẽ cao, tuy nhiên lợi nhuận có thể cao vì TSNH được sử dụng hiệu quả, nguồn vốn đầu tư cho TSNH nho, ROA và ROE có thể tăng.

b. Khả năng quản lý vốn vay

Chỉ số nợ được định nghĩa như là tỷ số giữa tổng nợ so với tổng tài sản. Chỉ số này cho biết mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay để tài trợ cho các tài sản của mình.

Chỉ số nợ =Tổng nợ

Tổng tài sản Chỉ số nợ cao chứng to công ty đã mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong

cơ cấu vốn, đây là cơ sở để có được lợi nhuận cao. Chỉ số nợ cao cũng là minh chứng về uy tín của doanh nghiệp đối với

chủ nợ.

Khả năng thanh toan tổng quat =Tổng tài sản

Nợ phải trả

Về bản chất, chỉ số khả năng thanh toán là nghịch đảo của chỉ số nợ, chỉ số này cho biết một đồng nợ của doanh nghiệp được che chở bởi bao nhiêu đồng tài sản các loại mà doanh nghiệp sở hữu.

1.4.5. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính - Đẳng thức Dupont

Công ty Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ sử dụng các mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu để phân tích các chỉ số tài chính, vì vậy phương pháp này còn có tên là phương pháp phân tích tài chính Dupont.

Theo phương pháp này, trước hết chúng ta xem xét các mối quan hệ tương tác giữa hệ số sinh lợi doanh thu với hiệu suất sử dụng tài sản (ROA).

Khi phân tích ROA cho phép xác định và đánh giá chính xác nguồn gốc làm thay đổi lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp. Tiếp theo, chúng ta xem xét tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được tạo thành bởi các mối quan hệ giữa tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu. Trên cơ sở đó nhà quản trị đưa ra các giải pháp phù hợp để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

ROA =

Lợi nhuận sau thuế

=

Lợi nhuận sau thuế

×Doanh thu thuần   

Tổng tài sản bình quân

 Doanh thu thuần

 Tổng tài sản bình quân

 

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 20

Page 21: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

=

Lợi nhuận sau thuế

×

Doanh thu thuần

×

Tổng TS bình quân

Vốn CSH bình quân

Doanh thu thuần

Tổng TS bình quân

Vốn CSH bình quân

   

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

= ROS ×Vòng quay

TTS×

Tổng TS bình quân

Vốn CSH bình quân

Vốn CSH bình quân

ROE phụ thuộc vào ba nhân tố là lợi nhuận biên, vòng quay tổng tài sản và tủ số tổng tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều đối với ROE.

Phân tích Dupont là xác định ảnh hưởng của ba nhân tố này đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân gây tăng giảm chỉ số này.

Phân tích công thức trên:

ROE = ROS × Vòng quay TTS ×Tổng TS bình quânVốn CSH bình quân

KROE = K1 × K2 × K3

Trong đó:

K1: Hệ số doanh lợi của doanh thu thuần

K2: Hệ số doanh thu trên tổng tài sản

K3: Hệ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu

Sau đó, ta có thể xét sự biến động của hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu qua các thời kỳ bằng phương pháp thay thế liên hoàn. Việc phân tích này giúp ta xác định ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến sự biến động của hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu.

Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu năm gốc ( 0ROEK )

0ROEK =

LN sau thuế 0

×DT thuần 0

×Tổng tai sản 0

DT thuần 0 Tổng tai sản 0 Vốn CSH 0

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 21

Page 22: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu năm phân tích( 1ROEK )

1ROEK =

LN sau thuế 1

×DT thuần 1

×Tổng tai sản1

DT thuần 1 Tổng tai sản1 Vốn CSH 1

Sau đó dùng phương pháp thay thế liên hoàn, phân tích sự biến động:

Tổng hợp lại ta có:

321ROE K K K K

Dựa vào những số liệu đã tính toán ở trên ta sẽ tìm ra các nhân tố gây ảnh hưởng đến tình hình biến động của tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ROE.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 22

Page 23: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 23

Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA)

Lợi nhuận biên Vòng quay tổng tài sản

Lãi ròng Tổng tài sản

Doanh thu TSLĐ

Chi phí hoạt động

khác

Khấu hao

Lãi vay

Thuế Tiền Khoản phải thu

Hàng tồn kho

TSLĐ khac

Tỷ suất thu hồi VCSH (ROE)

Tài sản/Vốn chủ sổ hữu

Doanh thu Doanh thu

Tổng chi phí TSCĐ

Nhân với

Nhân với

Chia cho Chia cho

Trừ đi Công với

+ + + + + +

Page 24: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

1.5. Hiệu quả tài chính của doanh nghiệpHiệu quả tài chính của doanh nghiệp được thể hiện qua:

Năng lưc thanh toan Năng lưc cân đối vốn Năng lưc kinh doanh Năng lưc thu lợi

Như vậy, để nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp có nghĩa doanh nghiệp cần thực hiện các chiến lược ngắn hạn và dài hạn làm tăng các năng lực trên của doanh nghiệp.

Để nâng cao năng lực thanh toán, doanh nghiệp cần có chế độ quản lý tốt đối với: tài sản lưu động, các khoản nợ ngắn hạn, và hàng tồn kho. Hay nói cách khác, doanh nghiệp cần giải quyết các vấn đề tài chính ngắn hạn liên quan chăt chẽ tới quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Để nâng cao năng lực cân đối vốn, các nhà quản lý cần quan tâm đến: chính sách tín dụng tài chính, chính sách huy động vốn để tăng vốn chủ sở hữu làm tăng tính tự chủ của doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì liên quan đến mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an toàn cho các món nợ, liên quan đến rủi ro phá sản của doanh nghiệp.

Để nâng cao năng lực kinh doanh, các nhà quản lý cần quản lý tốt để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, tăng tốc vòng quay hàng tồn kho.

Đối với năng lực sinh lợi thì nhà quản lý cần kết hợp các giải pháp, chính sách để tác động lên tất cả các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nhà quản lý cần có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn trên mọi phương diện, vì năng lực sinh lời của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của tất cả các hoạt động, không ít thì nhiều. Trong đó, doanh nghiệp cần tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến: tổng doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, các nhà quản lý cần có tầm nhìn bao quát tình hình hiện tại của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các chính sách, cơ chế thực hiện có tác động tốt thể hiện trên các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp, làm tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.

Để nắm và hiểu được rõ hơn phần lý thuyết trình bày ở trên, em xin đi vào tìm hiểu và phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty Cổ phần In Hàng không.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 24

Page 25: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG

2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần In Hàng không Việt Nam2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần In Hàng Không Việt Nam

Thực hiện Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần và Quyết định số 372/QĐ-TTg ngày 04/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam; ngày 07/06/2005 Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 1900/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty In Hàng không trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam thành công ty cổ phần.

Tên công ty : Công Ty Cổ Phần In Hàng Không

Tên giao dịch quốc tế : Aviation Printing Joint Stock Company

Viết tắt : AVIPRINT.,JSC

Vốn điều lệ : 17 tỷ đồng.

Trụ sở chính : 200 Nguyễn Sơn – Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội

Điện thoại : (84-4) 38272008; 38721494

Fax : (84-4) 38725372

Thư điện thoại : [email protected]

Website : aviprint.com.vn

Chi nhánh phía Nam : 126 đường Hồng Hà – Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh

Điện thoại : (84-8) 38489295; 38486604

Fax : (84-8) 38489023

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 25

Page 26: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Ngày 01/04/1985 theo quyết định số 250/QĐ/TCHK của Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam, Xưởng in Hàng Không được thành lập. Ban đầu xưởng chỉ có 43 cán bộ công nhân viên với các thiết bị chính là 3 máy in Typo của Trung Quốc cùng với một số máy chữ, hệ thống tạo màu, chế bản nửa có khí. Những thiết bị này đều có công suất thấp, công nghệ lac hậu. Quản lý mang năng tính bao cấp. Vốn thiết bị chưa thể tạo ra được sự thay đổi lớn về sản xuất kinh doanh của xưởng.

Cùng với sự thay đổi của cơ chế thị trường, ngày 03/03/1990, theo quyết định số 147/TCHK của Tổng cục trưởng Tổng cuc Hàng Không Dân Dụng Việt Nam, xưởng đã đổi thành Xí nghiệp In Hàng không, là một đợn vị hạch toán độc lập. Nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành Hàng không là các ấn phẩm, chứng từ, dịch vụ ngành đạt tiêu chuẩn quốc tế, xí nghiệp đã được Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam quyết định đầu tư thêm máy móc trang thiết bị để phục vụ cho ngành. Xí nghiệp được trang bị 1 máy in offset, in màu nhiều trang…, tổng số cán bộ công nhân viên là 52 người và một số cán bộ đã được cử đi đào tạo nâng cao tay nghề. Với những thay đổi đó, công suất làm việc của xí nghiệp đã tăng từ 30 triệu trang lên 150 triệu trang in mỗi năm. Tuy nhiên xí nghiệp vẫn chưa thoát khoi cơ chế bao cấp, trình độ cán bộ công nhân viên chưa cao nên quy mô sản xuất kinh doanh của xí nghiệp không khác trước là mấy.

Ngày 14/09/1994, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ký quyết định số 18/QĐ/TCCB-LĐ thành lập doanh nghiệp nhà nước thuộc tổng công ty Hàng không Việt Nam với tên gọi Công ty In Hàng không, tên giao dịch quốc tế là Aviation Printing Company, viết tắt IHK. Trụ sở chính được đăt tại Sân Bay Gia Lâm, ngoài ra công ty còn có một đơn vị hạch toán phụ thuộc tại thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong năm này, công ty đã nhập máy phơi khổ lớn và hai máy màu của Cộng hòa Liên Bang Đức, đáp ứng nhu cầu của ngành Hàng không và yêu cầu của khách hàng trên thị trường.

Năm 2006, theo sự chỉ đạo, khuyến khích của nhà nước và để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, công ty In Hàng không đã tiến hành cổ phần hóa và lấy tên gọi là Công ty Cổ phần In Hàng không, tên giao dịch quốc tế Aviation Printing Joint Stock Company. Từ đây công ty đã thực sự thoát ra khoi cơ chế bao cấp, công nhân viên chức đã thực sự làm chủ công ty của mình.

Như vậy, sau 20 năm xây dựng và phát triển, công ty đã không ngừng mở rộng cả về quy mô lẫn công nghệ , trình độ quản lý, trình độ lao động ngày càng được nâng cao. Công ty đã thực hiện hạch toán độc lập, giữ cân đối tài chính,

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 26

Page 27: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

coi trọng hiệu quả kinh tế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, không ngừng tăng lợi nhuận, và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Cho đến nay, công ty không những giữ một vị trí quan trọng trong ngành Hàng không mà còn góp phần vào sự phát triển chung của ngành và nền kinh tế đất nước.

Là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh độc lập với sự đầu tư đúng hướng có hiệu quả và sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty cổ phần In Hàng Không đã phát triển ổn định, doanh thu hàng năm tăng từ 10-15%, đã khẳng định vị trí và tham gia cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty đã được nhà nước, ngành chủ quản tăng Huân chương lao động hạng ba cùng nhiều bằng khen cho tập thể và cá nhân.

2.1.3. Chức năng nhiêm vụ của Công ty cổ phần In Hàng không

Chức năng Sản xuất kinh doanh các sản phẩm chất lượng cao như: khăn giấy thơm,

giấy vệ sinh cao cấp, giấy hộp, in vé máy bay, các loại thẻ, các loại giấy tờ, biểu mẫu quản lý kinh tế và các biểu mẫu khác.

Nhập nguyên liệu phục vụ cho sản xuất như: giấy in, mực in các màu, bảng in các loại, xăng, dầu nhờn.

Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, khai thác tìm kiếm thị trường mới cho sản phẩm của công ty.

Giới thiệu, đưa sản phẩm đến với khách hàng thông qua kênh phân phối của công ty.

Thực hiện các hoạt động thương mại dịch vụ như: kinh doanh vật tư và thiết bị nghành in, trực tiếp xuất khẩu các đơn đăt hàng.

Nhiệm vụ Công việc sản xuất sản phẩm chủ yếu của công ty là vé máy bay, tạp chí,

thẻ hàng, chứng từ cao cấp sử dụng trong ngành, các loại sản phẩm giấy thơm, khăn ăn cao cấp, túi nôn theo kế hoạch của Tổng công ty Hàng không và các cơ quan trong ngành Hàng không.

Ngoài việc sản xuất phục vụ trong ngành, công ty còn nhận in theo hợp đồng và đơn đăt hàng của các khách hàng bên ngoài. Việc tìm kiếm, khai thác khách hàng bên ngoài là rất quan trọng, ngoài việc tăng thêm thu nhập cho công ty, nó còn giúp công ty mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng uy tín, hình ảnh của công ty trên thị trường.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 27

Page 28: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Công ty cũng thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, tự cân đối tài chính, lấy thu bù chi, coi trọng hiệu quả kinh tế, phấn đấu giảm chi phí và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

2.1.4. Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu công ty đang kinh doanh In vé máy bay, thẻ hành lý, thẻ lên máy bay; các loại chứng từ, hóa đơn,

sách báo, tạp chí, catalogue và các ấn phẩm khác. In các loại bao bì bằng nhựa OPP, PE, OPE, bao bì bằng giấy. In các loại giấy từ, biểu mẫu quản lý kinh tế và các biểu mẫu khác. Sản xuất giấy thơm với hai huy chương vàng hội chợ Thương mại toàn

quốc. Kinh doanh vật tư và thiết bị ngành in. Kinh doanh nước khoáng.

2.1.5. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Loại hình sản xuất sản phẩm của công ty là kiểu chế biến liên tục, sản

xuất hàng loạt theo đơn đăt hàng, quy mô sản xuất của công ty thuộc loại vừa, sản phẩm được tạo ra có thể trên cùng một công nghệ, theo cùng một phương pháp, xong các thành phẩm lại có những đăc điểm khác nhau về quy cách, thiết kế, mầu sắc và yêu cầu kỹ thuật. Để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh, quá trình sản xuất phải trải qua các bước công nghệ chủ yếu sau:

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ In

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 28

Lập Market

Tài liệu gốc

Tách màu điện tử

Bình bản

Chế bản

In

Thành phẩm

Page 29: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Tai liêu gốc: là các bản mẫu, bản thảo, bản đánh máy, tranh ảnh, phim… Lập market: khi nhận các tài liệu gốc trên cơ sở nội dung in, bộ phận lập

market sẽ tiến hành bố trí các tranh in như tranh ảnh, dòng cột, kiểu chữ, màu sắc, độ đậm nhạt…

Tach mau điên tử: đối với những bản in nhiều màu sắc (trừ màu đen) như tranh ảnh mỹ thuật, chữ màu phải được đem chụp tách màu điện tử, mỗi màu phải được chụp ra một bản riêng thành bốn màu chủ yếu: xanh, đen, đo vàng.Việc tách màu điện tử và lập Market được tiến hành đồng thời, sau đó cả hai được chuyển sang bước bình bản.

Bình bản: Trên cơ sở lập market tài liệu và phim màu điện tử, bình bản sẽ bố trí tất cả các loại chữ, hình ảnh có cùng màu vào các tấm mica cho từng trang in.

Chế bản khuôn in: Trên cơ sở các tấm mica đã được bình bản, chế bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn in hoăc kẽm, sau đó đem phơi bản và sửa bản để in không bị nhòe hoăc lỗi.

In: Sau khi chế bản cho in thử, khi đã đủ tiêu chuẩn và được chấp nhận mới được đem cho in sản lượng.

Hoan thiên thanh phẩm: Sau khi in xong, sản phẩm in sẽ được cắt xén, đóng quyển, kiểm tra thành phẩm và đóng gói nhập kho thành phẩm.

2.1.6. Hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Tại Công ty cổ phần In Hàng không, sản xuất chỉ được tiến hành khi có

đơn đăt hàng của khách hàng. Quy trình sản xuất sản phẩm là một quy trình phức tạp, kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ, có thể tiến hành độc lập, xong sản phẩm chỉ đươc xác nhận là thành phẩm khi đã qua công nghệ cuối cùng. Công ty áp dụng hình thức chuyên môn hóa công nghệ, chuyên môn hóa các đối tượng sản xuất và tổ chức phân chia kết cấu hệ thống sản xuất thành 2 bộ phận:

Bộ phận sản xuất chính Bộ phận phục vụ có tính chất sản xuất.

Bộ phận sản xuất chính: gồm 5 phân xưởnga. Phân xưởng chế bản: có nhiệm vụ tạo màu, sắp chữ, chế bản phim và

chuẩn bị khuôn in (bằng bản kẽm và bản Flexo). Kiểm soát mẫu maket do khách hàng cung cấp.

b. Phân xưởng in Offset: tổ chức in, đảm bảo thời gian giao hàng đạt chất lượng theo phiếu sản xuất và mẫu. Phối hợp chăt chẽ với khâu chế bản, gia công thành phẩm.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 29

Page 30: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

c. Phân xưởng in Flexo: sản xuất, in và gia công sản phẩm bao bì bằng công nghệ Flexo ( như nhãn, thẻ lên máy bay…).

d. Phân xưởng sach: có nhiệm vụ chuẩn bị giấy in và gia công, kiểm tra, đóng gói thành phẩm, gia công các ấn phẩm đã được thực hiện theo quy trình công nghệ, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao.

e. Phân xưởng giấy: sản xuất và gia công các sản phẩm giấy cung cấp cho ngành Hàng không và thị trường miền Bắc như khăn giấy thơm, giấy vệ sinh, giấy hộp…

Bộ phận phục vụ có tính chất sản xuất: giữ chức năng phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động của các phân xưởng sản xuất chính; bộ phận gồm có :

a. Bô phận kiểm tra chất lượng sản phẩmb. Bô phận kiểm tra may móc thiết bịc. Bô phận vận chuyểnd. Tổ cơ điên

2.1.7. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần In Hàng không

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công tyCơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của công ty gồm có Đại hội đồng cổ

đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc, Ban kiểm soát, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Công ty gồm 5 phòng chức năng, 5 phân xưởng sản xuất và một chi nhánh theo mô hình trực tuyến – chức năng.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 30

Page 31: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

a. Bộ máy điều hành của công ty Đại hội đồng cổ đông : là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm

các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm một lần trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính hoăc họp bất thường theo các thủ tục quy định của Điều lệ.

Đại hội đồng cổ đông có quyền: Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ hoạt động của công ty trên cơ sở đề nghị

của Hội đồng quản trị; Quyết định loại, tổng số cổ phần và các loại chứng khoán khác của công ty

được quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm do Hội đồng quản trị đề nghị;

Quyết định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể công ty, thanh lý tài sản trong trường hợp giải thể của công ty;

Thông qua định hướng, chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty do Hội đồng quản trị trình, quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán, quyết định việc niêm yết cổ phiếu công ty trên thị trường chứng khoán, quyết định bán cổ phần cho công ty con và khống chế số lượng tối đa cổ phần bán cho công ty con;

Bầu, hoăc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và kiểm soát viên, xem xét, xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và kiểm soát viên gây thiệt hại cho công ty và các cổ đông của công ty;

Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án phân phối sử dụng lợi nhuận và các quỹ của công ty do Hội đồng quản trị đề nghị; nghe và chất vấn báo cáo của Hội đồng quản trị, giám đốc, kiểm soát viên về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

Hội đồng quản trị : là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty giữa hai nhiệm kỳ Đại hội đồng cổ đông và do Đại hội đồng cổ đông bầu và quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên và nhiệm kỳ hoạt động 5 năm. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đông bầu trong số thành viên của Hội đồng, thành viên Hội đồng quản trị có thể kiêm nhiệm chức vụ giám đốc công ty.

Nhiệm vụ: Chấp hành điều lệ của công ty và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; đề

nghị Đại hội đồng cổ đông bổ sung, sửa đổi điều lệ khi cần thiết. Xem xét, trình Đại hội đồng định hướng chiến lược phát triển và kế hoạch

kinh doanh hàng năm của công ty.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 31

Page 32: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Quyết định phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, công nghệ và tiếp thị; quyết định việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác theo phân cấp, ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông; quyết định cơ cấu, mô hình tổ chức công ty, phê duyệt tổng biên chế, tổng quỹ lương hàng năm của công ty, quyết định quy chế quản lý nội bộ theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ, theo đề nghị của giám đốc công ty;

Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương và các lợi ích khác của giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, giám đốc chi nhánh, trưởng văn phòng đại diện và các chức danh tương đương; cử người đại diện trực tiếp quản lý phần vốn góp của công ty tại các doanh nghiệp khác trên cơ sở đề xuất của giám đốc công ty.…cac nhiêm vụ va quyền hạn khac thưc hiên theo Điều lê hoạt đông của công ty va Luật doanh nghiêp…

Giám đốc : là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Nhiệm vụ: Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty

theo đúng diều lệ, nghị quyết và quyết định của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng quản trị và theo đúng quy định của pháp luật;

Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và các phương án sản xuất kinh doanh, phương án đầu tư sau khi đã được Hội đồng quản trị phê duyệt;

Xây dựng báo cáo Hội đồng quản trị định hướng, chiến lược phát triển, kế hoạch hàng năm, báo cáo tài chính hàng năm, phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, công nghệ, tiếp thị, mua cổ phần và việc đầu tư góp vốn của công ty;

Quyết định mua sắm tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản theo phân cấp; xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quy hoạch đào tạo cán bộ và lao động, phương án phân công sản xuất kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc;…cac nhiêm vụ va quyền hạn khac thưc hiên theo Điều lê hoạt đông của công ty va Luật doanh nghiêp…

Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên, và ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về tài chính - kế toán. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm và miễn nhiệm.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 32

Page 33: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Nhiệm vụ: Xây dựng quy chế hoạt động và thông qua Đại hội đồng cổ đông (hoăc Hội

đồng quản trị khi được ủy quyền) trước khi ban hành; Kiểm tra, kiểm soát tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội

đồng quản trị, hoạt động điều hành của giám đốc công ty trong việc ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính, kiểm soát, giám sát Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành trong việc chấp hành điều lệ và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra và báo cáo Đại hội đồng cổ đông từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết;

Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của công ty; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty;…cac nhiêm vụ va quyền hạn khac thưc hiên theo Điều lê hoạt đông của công ty va Luật doanh nghiêp…

b. Các phòng chức năng: Phòng tổ chức hành chính: Thư ký, quản trị nhân lực, quản lý hành

chính, được giao nhiệm vụ cụ thể, có trường hợp kiêm nhiệm theo chức trách được giám đốc duyệt.

Phòng tài chính kế toán: lập kế hoạch tài chính, chuẩn bị vốn, theo dõi thanh toán. Kiểm soát chi phí, thanh toán lương cho nhân viên. Kế toán hạch toán theo pháp lệnh và quy chế quản lý tài chính quy định…

Phòng kế hoạch sản xuất: Phòng theo dõi công tác sản xuất, tình hình vật tư và lập kế hoạch sản xuất, marketing, phối hợp với các phòng ban khác để xây dựng, kỹ thuật, tài chính, giá thành, vật tư…

Phòng vật tư kinh doanh: cung ứng nguyên vật liệu đáp ứng nhu cầu kinh doanh, quản lý kho nguyên vật liệu, bán thành phẩm.

Phòng QM (quản lý chất lượng): quản lý chất lượng theo ISO. Chi nhánh phía Nam: sản xuất và gia công các sản phẩm giấy cung cấp

cho thị trường phía Nam.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 33

Page 34: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

2.1.8. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần In Hàng không

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu đạt được trong các năm gần đâyĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 201009/08 10/09

+/- % +/- %

Doanh thu 85.011 83.558 89.621 -1.452 -1,70 6.063 7,26

LN trước thuế 3.142 4.745 3.828 1.602 51,00 -916 -19,32

LN sau thuế 3.142 4.110 3.493 968 30,78 -617 -15,02

ROS 6,91% 4,92% 3,90% -1,99% -1,02%

BEP 8,71% 13,87% 11,02% 5,16% -2,85%

ROA 6,91% 10,09% 9,19% 3,17% -0,89%

ROE 15,31% 19,13% 15,75% 3,83% -3,38%

Qua bảng tóm tắt một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong ba năm trở lại đây, có thể thấy năm 2010 hiệu quả kinh doanh chưa cao. Lợi nhuận năm sau thấp hơn năm trước măc dù tổng doanh thu có tăng. Năm 2010, doanh thu tăng 7,26% so với năm 2009, nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 15,02%; điều này chứng to chi phí công ty sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh quá lớn. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi năm 2009 tăng vượt bậc so với năm 2008, chứng to công ty đã vượt qua thời gian khó khăn ban đầu khi tiến hành cổ phần hóa. Tuy nhiên đến năm 2010, công ty không những không phát huy mà còn giảm sút đáng kể, nhất là tỷ suất về thu hồi vốn chủ sở hữu, vốn là chỉ tiêu được các nhà quản trị quan tâm nhất, lại giảm 3,38%.

Trên đây chỉ là những nhận xét khái quát về tình hình tài chính của công ty. Để hiểu được rõ hơn thực trạng cũng như nguyên nhân, ta sẽ đi sâu vào phân tích.2.2. Phân tích hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần In Hàng không

2.2.1. Phân tích báo cáo tài chính công ty Cổ phần In Hàng không

a. Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán cho ta thấy rõ cơ cấu, tỷ trọng của các loại tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu và tỷ trọng của tài sản và nguồn vốn qua các kỳ kế toán.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 34

Page 35: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Tài Sản 2008 2009 2010So sánh 2009 - 2008 So sánh 2010-2009

+/- % +/- %

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 27,445,178,963 27,261,791,859 29,767,107,834 -183,387,104 -0.67 2,505,315,975 9.19

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

3,310,119,722 4,718,804,580 2,744,626,441 1,408,684,858 42.56 -1,974,178,139 -41.84

III. Các khoản phải thu 13,679,245,781 11,411,011,208 16,329,285,672 -2,268,234,573 -16.58 4,918,274,464 43.10

VI. Hàng tồn kho 9,768,428,665 10,865,805,072 10,375,739,320 1,097,376,407 11.23 -490,065,752 -4.51

V. Tài sản ngắn hạn khác 687,384,795 266,170,999 317,456,401 -421,213,796 -61.28 51,285,402 19.27

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 14,847,922,019 11,954,855,304 7,023,708,228 -2,893,066,715 -19.48 -4,931,147,076 -41.25II. Tài sản cố định 14,378,142,087 11,613,357,134 6,850,988,353 -2,764,784,953 -19.23 -4,762,368,781 -41.01V. Tài sản dài hạn khác 469,779,932 341,498,170 172,719,875 -128,281,762 -27.31 -168,778,295 -49.42

TỔNG TÀI SẢN 42,293,100,982 39,216,647,163 36,790,816,062 -3,076,453,819 -7.27 -2,425,831,101 -6.19

Nguồn vốn 2008 2009 2010So sánh 2009 - 2008 So sánh 2010-2009

+/- % +/- %

A. NỢ PHẢI TRẢ 21,370,324,705 16,169,096,074 13,859,745,002 -5,201,228,631 -24.33 -2,309,351,072 -14.28

I. Nợ ngắn hạn 20,812,305,568 15,833,303,516 13,788,882,145 -4,979,002,052 -23.92 -2,044,421,371 -12.91

II. Nợ dài hạn 558,019,137 335,792,558 70,862,857 -222,226,579 -39.82 -264,929,701 -78.90

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 20,922,776,277 22,047,551,089 22,931,071,060 1,124,774,812 5.38 883,519,971 4.01

TỔNG NGUỒN VỐN 42,293,100,982 39,216,647,163 36,790,816,062 -3,076,453,819 -7.27 -2,425,831,101 -6.19

[Nguồn: Phòng Tai chính – kế toan, thang 04/2011]

Bảng 2.4: Trích bảng cân đối kế toán ba năm công ty Cổ phần In Hàng không

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 35

Page 36: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Nhận thấy:

* Tài sản:

Bảng 2.5: Bảng tỷ trọng cơ cấu Tài sản

Chỉ tiêu 2008 2009 2010Chênh lệch

09/08Chênh lệch

10/09

TSNH/TTS 64,90% 69,52% 80,90% 4,62% 11,38%

Tiền/TTS 7,83% 12,03% 7,46% 4,20% -4,57%

Khoản PT/TTS 32,34% 29,10% 44,38% -3,24% 15,28%

HTK/TTS 23,10% 27,71% 28,20% 4,16% 0,49%

TSNH khác/TTS 1,63% 0,68% 0,86% -0.95% 0.18%

TSDH/TTS 35,10% 30,48% 19,10% -4,62% -11,38%

Qua bảng phân tích trên, ta thấy cơ cấu phân bổ tài sản của công năm 2010 có nhiều biến động so với năm 2009. Tài sản ngắn hạn chiếm 80,90% trên tổng tài sản, tăng 11,38% so với năm 2009. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do khoản phải thu tăng 43,10%, trong khi lượng tiền măt và hàng tồn kho giảm. Do công ty có tiền thân là công ty nhà nước và có thị trường độc quyền là tổng công ty Hàng không Việt Nam, nên công tác thu hồi nợ của công ty chưa được chú trọng. Năm 2010 lượng hàng tồn kho giảm 4,51%, tuy đây là con số khá khiêm tốn, nhưng cũng phần nào cho ta thấy công ty đã dần dần chú trọng vào công tác quản lý hàng tồn kho, chủ động hơn trong khâu dự trữ nguyên vật liệu, để đáp ứng được kịp thời biến động của thị trường. Tiền măt là công cụ có tính thanh khoản cao nhất, tuy nhiên ở công ty cổ phần In Hàng không trong năm qua lại giảm đáng kể. Tiền măt chỉ chiếm 7,46% trên tổng tài sản, giảm 41,84% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do khoản phải thu quá lớn, khiến công ty bị ứ đọng vốn lưu động.

Khác với tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng khá nho, đăc biệt năm 2010, chiếm 19,10% trên tổng tài sản, giảm 41,25% so với năm 2009. Nguyên nhân khiến tài sản cố định giảm mạnh là do trong năm qua, công ty tiến hành thanh lý máy móc thiết bị cũ đã hết khấu hao, không thể đưa vào sử dụng được. Đăc thù là công ty chuyên sản xuất các măt hàng cao cấp về giấy để phục vụ ngành Hàng không và các đơn vị nho ngoài ngành, việc đầu tư

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 36

Page 37: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

trang thiết thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất là rất cần thiết. Vì vậy, đây cũng là vấn đề công ty cần quan tâm để nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm, nhằm mang lại lợi nhuận cao.

Nguồn vốn:

Bảng 2.6: Bảng tỷ trọng cơ cấu vốn

Chỉ tiêu 2008 2009 2010Chênh lệch

09/08Chênh lệch

10/09

Nợ phải trả/NV 50,53% 43,78% 37,67% -6,75% -6,11%

Nợ NH/NV 49,21% 42,92% 37,48% -6,29% -5,44%

Nợ DH/NV 1,32% 0,86% 0,19% -0,46% -0,67%

VCSH/NV 49,47% 56,22% 62,33% 6,75% 6,11%

Qua bảng tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy tình hình nguồn vốn của công ty có những biến động nho. Nợ phải trả giảm dần theo các năm, 2010 nợ phải trả chiếm 37,67% trên tổng nguồn vốn , và giảm 14,28%. Trong đó nợ dài hạn tuy chỉ chiếm tỷ trọng rất nho trên tổng nguồn vốn nhưng lại giảm đáng kể 78,90% so với năm 2009. Điều này chứng to công ty có độ tự chủ về tài chính rất cao. Nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng số nợ phải trả.

Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao 62,33% ở năm 2010 càng khẳng định thêm độ tự chủ về tài chính của công ty.Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu là quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, điều này chứng to công ty có công tác khá tốt trong phòng ngừa rủi ro. Nhưng cũng cần lưu ý là tính tự chủ tăng cùng với tính an toàn cao, xong khả năng sinh lời sẽ giảm.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 37

Page 38: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Hình 2.7: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn năm 2009

TSNH(69,52%)

Tiền (12,56%)

Phải thu (30,36%)

HTK (28,91%)

TSDH (30,48%)

NNH (43,78%)

Phải trả (24,02%)

Vay NH (11,21%)

Nợ ĐK (5,15%)

NDH (0,86%)

NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

(56,22%)

Hình2.8: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn năm 2010

TSNH(80,90%)

Tiền (7,64%)

Phải thu (44,36%)

HTK (28,20%)

TSDH (19,10%)

NNH (37,67%)

Phải trả (24,82%)

Vay NH (6,66%)

Nợ ĐK(5,99%

NDH (0,19%)

NGUỒN VỐN

CHỦ SỞ HỮU

(62,33%)

Trong cả hai năm, 2009, 2010 thì tài sản dài hạn (TSDH) đều được tài trợ trọn vẹn bởi vốn chủ sở hữu (VCSH), giúp doanh nghiệp chủ động trong kinh

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 38

Page 39: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

doanh, không chịu sự rủi ro cao của thị trường, đảm bảo an toàn về măt tài chính.

TSDH của công ty năm 2008 chiếm 35,11% nhưng sau các năm 2009, 2010 TSDH đã giảm lần lượt là 30,48% và 19,10%. Cùng với nó, tỷ trọng VCSH cũng tăng đáng kể do doanh nghiệp làm ăn có lãi, nên nguồn VCSH của công ty không những chỉ đủ để tài trợ cho TSDH mà còn tài trợ khá nhiều cho cả tài sản ngắn hạn (TSNH).

TSNH của công ty hoàn toàn được tài trợ từ nguồn vốn Nợ ngắn và dài hạn và VCSH. Như vậy, công ty sẽ có lợi thế có thể thu được lợi nhuận cao do lãi suất nợ ngắn hạn thấp. Bên cạnh đó, khả năng thanh khoản của công ty khá cao nên công ty dễ dàng trang trải được các khoản nợ ngắn và dài hạn. Tuy nhiên rủi ro cũng sẽ cao, công ty dễ lâm vào tình trạng phá sản nếu như không trả được nợ ngắn hạn.

Tỷ trọng về tiền năm 2009 tăng 4,73% so với năm 2008, trong đó tiền gửi ngân hàng chiếm 3,24%, đồng thời khoản phải thu giảm 1,98% điều này chứng to công ty đã thu hồi được một phần nợ của khách hàng bằng chuyển khoản. Năm 2010, tỷ trọng tiền trên tổng tài sản giảm 5,10% xuống thấp hơn 2008, đồng thời khoản phải thu tăng mạnh 14,02%. Nguyên nhân do chính sách bán chịu của công ty vì phần lớn khách hàng của công ty đều là khách hàng tiềm năng và có quan hệ lâu dài.

Tỷ trọng hàng tồn kho trên tổng tài sản năm 2009 tăng 5,81% so với năm 2008 và tỷ trọng này không thay đổi mấy trong năm 2010, nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, sức tiêu thụ hàng hóa giảm, làm tồn đọng hàng; bên cạnh đó nguyên nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp là công ty chưa chú trọng đến công tác bán hàng và phân phối sản phẩm ra thị trường ngoài ngành.

Năm 2010, do công ty thanh lý bớt máy móc đã hết thời gian sử dụng, nên giảm tổng tài sản khiến tỷ trọng Tài sản ngắn hạn trên Tổng tài sản khá lớn chiếm 80,90%.

Trong toàn bộ tài sản của công ty, khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất (44,38% trên tổng tài sản), điều này được lý giải là do công ty có xuất thân là công ty nhà nước do đó có nhiều bạn hàng lâu năm nên có những chế độ mua trả sau ưu đãi, vừa để giữ chân và tạo uy tín với bạn hàng. Tuy nhiên công ty

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 39

Page 40: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

cũng cần chú ý đến vấn đề này vì nếu không thu hồi được nợ công ty rất dễ lâm vào tình trạng phá sản do không trả được các khoản vay ngắn và dài hạn.

b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

B¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh lµ b¸o c¸o tæng hîp, ph¶n ¸nh tæng qu¸t t×nh h×nh vµ kÕt qu¶ kinh doanh trong mét kú kÕ to¸n cña doanh nghiÖp. B¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh ®îc chi tiÕt theo ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh chÝnh vµ c¸c ho¹t ®éng tµi chÝnh, ho¹t ®éng bÊt thêng. Ngoµi ra b¸o c¸o cßn ph¶n ¸nh t×nh h×nh thùc hiÖn nghÜa vô víi Nhµ níc vÒ c¸c kho¶n thuÕ vµ c¸c kho¶n kh¸c ph¶i nép còng nh c¸c chØ tiªu vÒ thuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 40

Page 41: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Hình 2.9: Trích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm Công ty Cổ phần In Hàng không

Chỉ tiêu 2008 2009 2010So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009+/- % +/- %

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 85,011,403,310 83,558,487,680 89,621,855,962 -1,452,915,630 -0.01709083 6,063,368,282 7.26

2.Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - -

3.Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

85,011,403,310 83,558,487,680 89,621,855,962 -1,452,915,630 -0.01709083 6,063,368,282 7.26

4.Giá vốn hàng bán 73,288,173,669 70,268,575,679 76,292,818,826 -3,019,597,990 -0.04120171 6,024,243,147 8.575.Lợi nhuận gộp 11,723,229,641 13,289,912,001 13,329,037,136 1,566,682,360 0.133639143 39,125,135 0.296.Doanh thu hoạt động tài chính 142,363,561 107,856,877 64,343,710 -34,506,684 -0.24238424 -43,513,167 -40.347.Chi phí tài chính 925,567,751 907,643,976 394,002,129 -17,923,775 -0.01936517 -513,641,847 -56.59

+ Trong đó: chi phí lãi vay 818,937,774 906,732,756 358,415,627 87,794,982 0.107205926 -548,317,129 -60.478.Chi phí bán hàng 949,769,274 1,212,153,340 1,451,369,435 262,384,066 0.276260849 239,216,095 19.749.Chi phí QLDN 6,949,130,437 6,652,444,927 7,905,496,730 -296,685,510 -0.0426939 1,253,051,803 18.8410.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 3,041,125,740 4,625,526,635 3,642,512,552 1,584,400,895 0.520991577 -983,014,083 -21.2511.Thu nhập khác 117,505,078 121,429,651 185,870,869 3,924,573 0.033399178 64,441,218 53.0712.Chi phí khác 16,140,643 1,650,000 -  -14,490,643 -0.89777359 - -13.Lợi nhuận khác 101,364,435 119,779,651 185,870,869 18,415,216 0.181673345 66,091,218 55.1814.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,142,490,175 4,745,306,286 3,828,383,421 1,602,816,111 0.510046499 -916,922,865 -19.3215.Chi phí thuế TNDN hiện hành  - 633,039,451 335,290,163 - - -299,749,288 -47,2016.Lợi nhuận sau thuế TNDN 3,142,490,175 4,110,266,435 3,493,093,258 967,776,660 30.80 -619,173,577 -15.02

[Nguồn: Phòng Tai chính – kế toan, thang 03/2011]

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 41

Page 42: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Nhận xét: Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm liên tiếp, ta nhận thấy:

Năm 2009:

Doanh thu giảm hơn 1 tỷ đồng, chiếm 1,70% so với năm 2008 là do biến động tình hình kinh tế toàn cầu. Là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thương mại nên công ty không tránh khoi bị tác động. Năm 2009 nền kinh tế bị lạm phát khiến giá cả tăng, dẫn đến xu hướng tiêu dùng giảm. Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh thương mại chỉ chiếm tỷ trọng nho trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nên biến động này không gây ảnh hưởng quá lớn.

Doanh thu giảm 1,70%, nhưng chi phí bán hàng tăng 27,63% điều này cho thấy công tác bán hàng của công ty chưa được tốt, nhiều thủ tục rườm rà trong khâu bán sản phẩm, cũng như sử dụng các máy móc thiết bị chưa phù hợp với môi trường làm việc nên chi phí phát sinh.

Đáng kể nhất là việc Chính phủ ngăn chăn lạm phát bằng việc tăng lãi suất cơ bản để bình ổn nền kinh tế, điều này gây ra gánh năng lớn cho các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp. Công ty Cổ phần In Hàng không không phải là ngoại lệ, chi phí lãi vay tăng gần 11% so với năm 2008.

Lợi nhuận sau thuế tăng 30,80% là sự nỗ lực rất lớn của công ty. Bên cạnh những biến động khá lớn của kinh tế Việt Nam cũng như thế giới, nhưng công ty đã cắt giảm triệt để các chi phí không cần thiết khác như: nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp…, khiến lợi nhuận sau thuế tăng mạnh.

Năm 2010:

Tình hình kinh tế thế giới dần dần ổn định, đồng thời việc kinh doanh của công ty cũng phát triển, doanh thu tăng 7,26% so với năm 2009, khiến lợi nhuận gộp tăng nhưng không đáng kể (0,29%).

Chi phí lãi vay giảm đáng kể, hơn 60% chứng to công ty làm chủ được tình hình tài chính của mình, thận trọng trong thu chi ngân sách, và giảm huy động vốn vay ngắn và dài hạn (giãn tiến độ đầu tư).

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 42

Page 43: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Giá vốn hàng bán tăng 8,57% so với năm 2009, nguyên nhân do giá nguyên vật liệu tăng cao, đồng thời máy móc sản xuất đã cũ chưa được cải tiến, đòi hoi nhiều sức lao động.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng đáng kể (38%), nên măc dù doanh thu có tăng 7,26% nhưng lợi nhuận cũng giảm 15,02%.

Điều này chứng to trong năm 2010, công ty chưa có chính sách hoạt động hiệu quả để giảm bớt chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Nhìn chung, trong 3 năm liên tiếp, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty biến động, tuy không lớn nhưng cũng ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh của công ty, đăc biệt năm 2010, lợi nhuận sau thuế giảm đáng kể. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu và đưa ra biện pháp giảm thiểu triệt để chi phí không cần thiết, tránh lãng phí và nâng cao lợi nhuận.

c. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một phần quan trọng trong báo cáo hàng năm, phản ánh tác động của các hoạt động của công ty đến dòng tiền vào và ra trong một niên độ kế toán. Nó thể hiện công tác thu, chi ngân quỹ,từ đó cho biết số dư tiền măt cuối kỳ của công ty.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 43

Page 44: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Bảng 2.10: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 3 năm Công ty Cổ phần In Hàng không (Phương pháp trực tiếp)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009

+/- % +/- %I. Lưu chuyển tiền từ HĐKD      1. Tiền thu từ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác

150,243,848,938 103,468,873,474 90,761,097,271 -46,774,975,464 -31.13 -12,707,776,203 -12.28

2. Tiền chi trả cho người cung cấp HHDV -130,717,969,221 -75,251,709,380 -66,509,168,690 55,466,259,841 -4.43 8,742,540,690 -11.62

3. Tiền chi trả cho người lao động -6,894,729,163 -7,579,327,595 -8,958,491,834 -684,598,432 9.93 -1,379,164,239 18.20

4. Tiền chi trả lãi vay -818,937,774 -909,225,923 -358,415,627 -90,288,149 1.10 550,810,296 -60.68

5. Tiền chi nộp thuế TNDN  - -  -207,018,072 - - -207,018,072 100.00

6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 158,032,639 37,643,944,735 6,118,964,104 37,485,912,096 23,720.36 -31,524,980,631 -83.75

7. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh -8,122,646,477 -49,048,601,097 18,195,104,963 -40,925,954,620 503.85 67,243,706,060 -137.10

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 3,847,598,942 8,323,954,214 2,651,862,189 4,476,355,272 116.34 -5,672,092,025 -68.14

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động ĐT      

1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ -1,228,147,614 -1,307,731,472 -669,419,891 -79,583,858 6.48 638,311,581 -48.813. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức lợi nhuận được chia

108,503,159 67,181,842 64,343,710 -41,321,317 -38.08 -2,838,132 -4.23

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT -1,119,644,455 -1,240,549,630 -605,076,181 -120,905,175 10.80 635,473,449 -51.22

III. Lưu chuyển tiền từ HĐTC      

3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 10,650,447,457 11,189,340,176 8,182,190,385 538,892,719 5.06 -3,007,149,791 -26.88

4. Tiền chi trả nợ gốc vay -12,739,136,391 -15,093,566,972 -10,377,708,383 -2,354,430,581 18.48 4,715,858,589 -31.24

5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính -729,691,488 -  -  729,691,488 - - -

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho CSH -2,182,851,766 -1,785,059,397 -1,817,868,975 397,792,369 -18.22 -32,809,578 1.84

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC -5,001,232,188 -5,689,286,193 -4,013,386,973 -688,054,005 13.76 1,675,899,220 -29.46

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ -2,273,277,701 1,394,118,319 -1,966,600,965 3,667,396,020 -161.33 -3,360,719,284 -214.06

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 5,563,717,740 3,310,119,722 4,718,804,580 -2,253,598,018 -40.51 1,408,684,858 42.56

Ảnh hưởng của thay đổi TGHĐ 19,679,683 14,566,467 -7,577,174 -5,113,216 -25.98 -22,143,641 -152.02

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 3,310,119,722 4,718,804,580 2,744,626,441 1,408,684,858 42.56 -1,974,178,139 -41.84

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 44

Page 45: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

31/12/2010 01/01/2010 Tăng giảm Thu Chi

TÀI SẢN

Tiền măt 2.744.626.441 4.718.804.580 -1.974.178.139 1.974.178.139

KPThu 16.329.285.672 11.411.011.208 4.918.274.464 4.918.274.464

HTK 10.375.739.320 10.865.805.072 -490.065.752 490.065.752

TSNH khác

317.456.401 266.170.999 51.285.402 51.285.402

TSCĐ 6.850.988.353 11.613.357.134 -4.762.368.781 4.762.368.781

TSDH khác

172.719.875 341.498.170 -168.778.295 168.778.295

NGUỒN VỐN

KPTrả 9.134.318.571 9.421.729.446 -287.410.875 287.410.875

Vay NH 2.451.727.946 4.395.156.068 -1.943.428.122 1.943.428.122

Nợ ĐK 2.202.835.628 2.016.418.002 186.417.626 186.417.626

Nợ DH 70.862.857 335.792.558 -264.929.701 264.929.701

VCSH 17.540.454.200 17.337.784.258 202.669.942 202.669.942

Lãi giữ lại 5.390.616.860 5.709.766.831 -319.149.971 319.149.971

TỔNG 7.784.478.535 7.784.478.535

Bảng 2.11: Bảng tăng giảm tài sản và nguồn vốn Công ty Cổ phần In Hàng không

[Nguồn: tac giả tư tổng hợp, thang 04/2011]

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 45

Page 46: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Bảng 2.12: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2010 Công ty Cổ phần

In Hàng không (Phương pháp gián tiếp)

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHThu ngân quỹ 8.413.879.625

Lãi sau thuế giảm 3.493.093.258

Khấu hao 4.075.524.694

Hàng tồn kho giảm 490.065.752

Nợ định kỳ tăng 186.417.626

Tài sản dài hạn khác giảm 168.778.295Chi ngân quỹ 5.256.970.741

Khoản phải thu tăng 4.918.274.464

Khoản phải trả giảm 287.410.875

Tài sản ngắn hạn khác tăng 51.285.402

Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh 3.156.908.884LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Thu ngân quỹ 950.125.552

Bán TSCĐ 950.125.552

Chi ngân quỹ 4.075.524.694

Khấu hao 4.075.524.694

Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư (3.125.399.142)LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Thu ngân quỹ 202.669.942 Vốn CSH 202.669.942Chi ngân quỹ 2.208.357.823

Vay dài hạn giảm 264.929.701

Nợ ngắn hạn giảm 1.943.428.122Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính (2.005.687.881)

LƯU CHUYỂN TIỀN THUẦN TRONG KỲ (1.974.178.139)

SỐ DƯ TIỀN MẶT ĐẦU KỲ 4.718.804.580

SÓ DƯ TIỀN MẶT CUỐI KỲ 2.744.626.441

[Nguồn: tac giả tư tổng hợp, thang 04/2011]

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 46

Page 47: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Năm 2009: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng

4,476,355,272 đồng (tương đương 116,34%), chứng to thu ngân quỹ nhiều hơn chi ngân quỹ.

Thu ngân quỹ tăng chủ yếu là tiền thu từ hoạt động kinh doanh, tăng 23.720,36% so với năm 2008.

Chi ngân quỹ tăng nhiều 503,85%, chủ yếu là chi từ hoạt động kinh doanh, tuy nhiên con số này vẫn ít hơn rất nhiều so với thu ngân quỹ.

Điều này chứng to công ty đã có chính sách quản lý tiền măt khá tốt, khiến cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh so với năm trước.

Lu chuyÓn tiÒn tõ ho¹t ®éng ®Çu t trong các năm đều mang dấu âm, nguyên nhân là:

Thu ng©n quü gồm tiền thu lãi cho vay, cổ tức lợi nhuận được chia, giảm 41.321.317 đồng so với năm 2008 (chiếm 38,08%).

Chi ng©n quü n¨m 2008 tăng 79,583,858 đồng so với năm 2008 (chiếm 6,48%), phôc vô cho viÖc mua sắm và xây dựng TSC§.

Công ty đầu tư mua thêm máy móc thiết bị và phương tiện truyền dẫn để mở rộng sản xuất, nên tiền chi cho hoạt động đầu tư tăng 10.80%

Tuy không phải chi trả nợ thuê tài chính, nhưng công ty dùng tiền để trả nợ gốc vay tăng 18.48% so với năm 2008, nên tiền dùng cho hoạt động tài chính tăng 13.76%.

Năm 2010: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh là 3.156.908.884 đồng:

Thu ngân quỹ gồm phần lớn là lãi sau thuế và khấu hao, đồng thời hàng tồn kho giảm 490.065.752 đồng nên thu ngân quỹ chiếm 8.413.879.625 đồng.

Chi ngân quỹ là 5.256.970.741 đồng, trong đó chủ yếu là khoản phải thu tăng 4.918.274.464 đồng. Điều này càng chứng to công ty rất chậm chạp trong việc thu hồi nợ, dẫn đến bị chiếm dụng vốn và rất dễ dẫn đến nguy cơ khó đòi nợ.

Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư là -3.125.399.142, chứng to chi ngân quỹ nhiều hơn thu ngân quỹ. Nguyên nhân do công ty thanh lý bớt máy móc đã cũ không thể sử dụng nữa, đồng thời tài sản bị khấu hao nhiều nên lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư mang dấu âm.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 47

Page 48: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính là -2.005.687.881, do chi ngân quỹ nhiều hơn thu. Chi ngân quỹ do vay dài hạn và nợ ngắn hạn giảm 2.208.357.823.

d. Nhận xét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Nh×n chung, t×nh h×nh ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña c«ng ty tèt, quy m« ngµy cµng më réng, nhưng vẫn chỉ bó hẹp trong ngành Hàng không và một số công ty liên quan. C«ng t¸c tiªu thô s¶n phÈm tương đối, dự trữ lượng thành phẩm nhiều khiến công ty chủ động hơn trong công tác bán hàng, nhưng cũng khiến lượng tiền măt của công ty giảm. Bên cạnh đó máy móc thiết bị đã cũ, khấu hao hết nhưng vẫn được đưa vào sử dụng sẽ khiến chất lượng sản phẩm không được chú trọng. Khoản phải thu tăng đều qua các năm, đây cũng là chính sách bán chịu táo bạo của công ty để giữ chân bạn hàng thân thiết, nhưng công ty cũng rất mạo hiểm trong việc thu hồi nợ, đồng thời bị chiếm dụng vốn nhiều. Nợ định kỳ tăng 186.417.626, trong khi đó khoản phải trả giảm 287.410.875 đồng, chứng to công ty rất yếu kém trong công tác chiếm dụng vốn của bạn hàng. Do vËy ®Ó t¨ng lîi nhuËn vµ t¹o tiÒn ®Ò t¨ng trëng h¬n n÷a, c«ng ty cÇn xem xÐt vµ c©n nh¾c ®Ó ®a ra ph¬ng híng gi¶i quyÕt nh»m c¶i thiÖn t×nh h×nh tµi chÝnh cña m×nh.

Trªn ®©y chØ lµ nh÷ng ph©n tÝch kh¸i qu¸t nh»m gióp ta cã c¸i nh×n kh¸i qu¸t ban ®Çu vÒ t×nh h×nh tµi chÝnh c«ng ty cæ phÇn In Hàng không. §Ó t×m hiÓu râ h¬n ta cÇn ®i s©u ph©n tÝch theo c¸c chØ tiªu ®îc cô thÓ díi ®©y.

2.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính

Việc quản lý và sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của các nhà quản lý doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề được hầu hết các đối tượng có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp quan tâm tới. Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp, đến lợi ích kinh tế của các đối tượng liên quan.

a. Vòng quay hàng tồn kho (VQHTK)

2009 20102010/2009

+/- %DT 83.558.487.680 89.621.855.962 6.063.368.282 7,26HTK 10.865.805.072 10.375.739.320 -490.065.752 -4,51HTKBQ 10.317.116.869 10.620.772.196 303.655.327 2,94

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 48

Page 49: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

VQHTK 8,10 vòng 8,44 vòng 0,34 vòng 4,19

2009 20102010/2009

+/- %

Nguyên liệu, vật liệu 6.402.090.739 3.092.406.747 -3.309.683.992 -51,70

Chi phí SXKD DD 651.086.283 1.306.921.302 655.835.019 100,73

Thành phẩm 3.208.351.481 5.519.204.006 2.310.852.525 72,03

Hàng hóa 604.276.569 457.207.265 -147.069.304 -24,34

∑Hàng tồn kho 10.865.805.072 10.375.739.320 -490.065.752 -4,51

Nhận xét : Vòng quay hàng tồn kho cho biết một đồng vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho trong năm qua góp phần tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay hàng tồn kho cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp biết tiết kiệm chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác. Ta nhận thấy vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2010 tăng so với 2009, từ 8,10 vòng lên 8,44 vòng. Với đăc thù là công ty sản xuất các măt hàng về giấy, nguyên liệu rất khó bảo quản lâu, nên việc giảm nguyên liệu dự trữ giúp công ty giảm bớt khó khăn trong công tác bảo quản và lượng nguyên liệu tồn kho như vậy vẫn đủ cung cấp cho việc sản xuất của công ty. Doanh thu tăng 7,26% trong khi hàng tồn kho giảm 4,51% chưa đủ để nói công tác bán hàng của công ty là tốt. Lượng thành phẩm tồn kho tăng đáng kể, hơn 2 tỷ đồng, chiếm 72,03% khiến công ty bị ứ đọng vốn và lượng tiền măt cũng như doanh thu giảm. Hàng hóa tồn kho giảm 24,34%, bên cạnh đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng hơn 100% giúp công ty chủ động hơn và sẵn sàng hơn trong sản xuất cung ứng sản phẩm khi có yêu cầu từ phía khách hàng.

b. Kỳ thu nợ bán chịu (KTNBC)

2008 2009 20102010/2009

+/- %

KPThu 13.679.245.781 11.411.011.208 16.329.285.672 4.918.274.464 43,10

KPThu BQ

12.922.427.568 12.545.128.495 13.870.148.440 1.325.019.945 10,56

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 49

Page 50: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

DT 85.011.403.310 83.558.487.680 89.621.855.962 6.063.368.282 7,26

KTNBC 54.72 ngày 54.05 ngày 55.71 ngày 1.66 ngày 3,08

2008 2009 2010

Phải thu của khách hàng

Trong đó:

Tổng công ty Hàng không VN

Nhà xuất bản KHKT

Các khách hàng khác

12.640.520.360

9.394.978.429

160.855.333

11.242.253.160

9.038.059.212

180.154.858

16.071.057.221

13.201.584.529

224.779.050

Trả trước cho người bán 755.674.165 119.735.853 68.104.203

Các khoản phải thu khác 283.051.256 49.022.195 190.124.248

Tổng 13.679.245.781 11.411.011.208 16.329.285.672

Nhận xét: Chỉ tiêu này phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Kỳ thu nợ dài phản ánh chính sách bán chịu táo bạo của công ty, điều này có thể là dấu hiệu tốt nếu tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ khoản phải thu; nhưng kỳ thu nợ dài cũng có thể do yếu kém trong công tác thu nợ, dẫn đến khả năng bị chiếm dụng vốn và sinh lợi thấp hơn. Ta nhận thấy chỉ số này của công ty khá lớn, dao động từ 54 ngày đến 55 ngày và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong khoản phải thu ngắn hạn là phải thu khách hàng, đăc biệt là từ công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Doanh thu tăng 7,26% trong khi đấy khoản phải thu tăng 43,10%, khoản phải trả lại giảm chứng to công ty yếu về chiếm dụng vốn, bị bạn hàng chiếm dụng vốn nhiều. Đây là đăc thù của công ty xuất thân từ công ty nhà nước, cho khách hàng mua trước, bán chịu, nên công ty cũng cần tính toán để làm chủ được tình hình tài chính của mình và phòng tránh rủi ro.

c. Vòng quay tài sản ngắn hạn (VQTSNH)

2008 2009 20102010/2009

+/- %

DThu 85.011.403.310 83.558.487.680 89.621.855.962 6.063.368.282 7,26

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 50

Page 51: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

TSNH 27.445.178.963 27.261.791.859 29.767.107.834 2.505.315.975 9,19

TSNH BQ 27.885.651.412 27.353.485.411 28.514.449.847 1.160.964.436 4,24

VQ TSNH 3.04 3.05 3.14 0.09 2,89

Vòng quay TSNH bao gồm tiền, khoản phải thu và hàng tồn kho; nên đối với các doanh nghiệp chỉ số này khá quan trọng vì gần như nó phản ánh tất cả các măt quản lý tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp.

Doanh thu tăng 7,26% và TSNH tăng 9,19% chứng to công ty sử dụng khá hiệu quả TSNH. Vòng quay TSNH của công ty Cổ phần In Hàng có xu hướng tăng giảm nhẹ qua các năm, tuy không có biến động lớn nhưng công ty cũng cần xem xét chính sách bán chịu của mình để phòng ngừa khả năng không thu hồi nợ kịp thời và bị bạn hàng chiếm dụng vốn.

d. Vòng quay tài sản cố định (VQTSCĐ)

2008 2009 20102010/2009

+/- %

DThu 85.011.403.310 83.558.487.680 89.621.855.962 6.063.368.282 7,26

TSCĐ 14.847.922.019 11.613.357.134 6.850.988.353 -4.762.368.781 -41,01

TSCĐ BQ 17.129.910.203 12.995.749.611 9.232.172.744 -3.763.576.867 -28,96

VQTSCĐ 4.96 vòng 6.43 vòng 9.71 vòng 3.28 vòng 50,98

Chỉ số vòng quay TSCĐ tăng dần theo các năm, điều đó chứng to công ty đã tận dụng tương đối tốt tài sản cố định, phát huy hết công suất và không bị nhàn rỗi. Doanh thu tăng 7,26% trong khi TSCĐ giảm mạnh 41,01%% càng chứng to công ty đã tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Tuy nhiên, qua các năm ta thấy TSCĐ giảm khá nhiều do công ty thanh lý bớt máy móc thiết bị cũ, đồng thời các loại máy móc, phương tiện vận tải đã hết khấu hao nhưng vẫn đưa vào sử dụng. Công ty cần chú ý đến việc cải tiến thiết bị máy móc cũng như dây truyền hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sức khoe cũng như an toàn cho người lao động.

e. Vòng quay tổng tài sản (VQTTS)

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 51

Page 52: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản . Chỉ số cho biết 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

  2008 2009 20102010/2009

+/- %

Doanh thu 85.011.403.310 83.558.487.680 89.621.855.962 6.063.368.282 7,26

Tổng TS 42.293.100.982 39.216.647.163 36.790.816.062 -2.425.831.101 -6,19

Tổng TSBQ 45.474.054.659 40.754.874.073 37.187.599.624 -3.567.374.449 -8,75

VQTTS 1.87 vòng 2.05 vòng 2.41 vòng 0.36 vòng 17,55

Nhận xét: Vòng quay tổng tài sản cũng có xu hướng tăng qua các năm. Nguyên nhân là do trong năm 2008 công ty đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nên khiến tài sản cố định tăng. Các năm tiếp theo công ty thanh lý bớt máy móc cũ nên tài sản cố định hữu hình giảm đáng kể, năm 2010 chỉ bằng 50% năm 2008. Vòng quay tổng tài sản của công ty tăng dần qua các năm chứng to công tác quản lý tài sản của công ty khá tốt, đăc biệt là tận dụng triệt để máy móc thiết bị, gia tăng TSNH dẫn đến khả năng thanh khoản cao.

f. Ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả quản lý tài sản

Vòng quay hàng tồn kho (VQHTK)

- Ảnh hưởng của doanh thu tới vòng quay hàng tồn kho:

- Ảnh hưởng của hàng tồn kho tới vòng quay hàng tồn kho

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 52

Page 53: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

∆KVQHTK = ∆K1 + ∆K2 = 0,34

Doanh thu tăng 7,26% khiến vòng quay hàng tồn kho tăng 0,57 vòng. Đồng thời hàng tồn kho tăng 2,94% khiến vòng quay hàng tồn kho giảm 0,23 vòng.

Kỳ thu nợ bán chịu (KTNBC)

- Ảnh hưởng của khoản phải thu tới kỳ thu nợ bán chịu:

- Ảnh hưởng của doanh thu tới kỳ thu nợ bán chịu:

∆KKTNBC = ∆K1 + ∆K2 = 1,66

Vòng quay tài sản ngắn hạn (VQTSNH)

- Ảnh hưởng của doanh thu tới vòng quay tài sản ngắn hạn

- Ảnh hưởng của tài sản ngắn hạn tới vòng quay tài sản ngắn hạn

∆KVQTSNH = ∆K1 + ∆K2 = 0,09

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 53

Page 54: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Vòng quay tài sản cố định (VQTSCĐ)

- Ảnh hưởng của doanh thu tới vòng quay tài sản cố định

- Ảnh hưởng của tài sản cố định tới vòng quay tài sản cố định

∆KVQTSCĐ = ∆K1 + ∆K2 = 3,28

Vòng quay tổng tài sản (VQTTS)

- Ảnh hưởng của doanh thu tới vòng quay tổng tài sản

- Ảnh hưởng của tổng tài sản tới vòng quay tổng tài sản

∆KVQTTS = ∆K1 + ∆K2 = 0,36Nhân tốNhân tố VQ HTKVQ HTK VQ KPTVQ KPT VQ TSNHVQ TSNH VQ TSCĐVQ TSCĐ VQ TTSVQ TTS

DT thuần 0,57 5,32 0,21 0,66 0,16

HTK bình quân -0,23

KPT bình quân -3,66

TSNH bình quân -0,12

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 54

Page 55: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

TSCĐ bình quân 2,62

TTS bình quân 0,20

Tổng hợp 0,34 1,66 0,09 3,28 0,36

Bảng 2.13: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả quản lý tài sản

Qua bảng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài sản, ta thấy khả năng quản lý tài sản của công ty năm 2010 tốt hơn 2009 và nguyên nhân chủ yếu khiến các chỉ số này tăng là do ảnh hưởng của doanh thu thuần. Tuy nhiên công ty cần chú trọng hơn đến công tác thu hồi nợ, quản lý khoản phải thu và đầu tư hơn về máy móc, thiết bị cũng như dây chuyền công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp công nhân đơ vất vả hơn, đồng thời giảm được chi phí nhân công trực tiếp, hạ giá vốn, tăng lợi nhuận.

2.2.3. Phân tích khả năng sinh lời

Bảng 2.14: Báo cáo thu nhập Công ty Cổ phần In Hàng không

STT Khoản mục 2010 20092010/2009

+/- %

1 Doanh thu ròng 89.621.855.962 83.558.487.680 6.063.368.282 7,26

2Giá vốn hàng bán không kể KH

76.292.818.826 70.268.575.679 6.024.243.147 8,57

3 Khấu hao 4.075.524.694 5.704.780.403 -1.629.255.709 -2,86

4 Chi phí khác 5.066.713.394 1.933.092.556 3.133.620.838 162,10

5Tổng chi phí hoạt động (2+3+4)

85.435.056.914 77.906.448.638 7.528.608.276 9,66

6Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) (1-5)

4.186.799.048 5.652.039.042 -1.465.239.994 -25,92

7 Lãi vay 358.415.627 906.732.756 -548.317.129 -60,47

8Lợi nhuận trước thuế (EBT) (6-7)

3.828.383.421 4.745.306.286 -916.922.865 -19,32

9 Thuế 335.290.163 635.039.451 -299.749.288 -47,20

10 Lãi sau thuế (NI) (8-9) 3.493.093.258 4.110.266.835 -617.173.577 -15,02

13Giá bán của cổ phiếu đại chúng hiện nay (Po)

10 10 - -

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 55

Page 56: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

14 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2054,76 2417,80 -363,04 -15,02

15 Số cổ phiếu hiện hành 1.700.000 1.700.000 - -

Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lợi của vốn.

Qua báo cáo thu nhập công ty Cổ phần In Hàng không trong hai năm 2009, 2010 ta thấy vấn đề nổi cộm nhất là chi phí. Tổng chi phí hoạt động năm 2010 tăng 7,5 tỷ đồng, chiếm 9,66% so với năm 2010. Nguyên nhân do trong năm vừa qua, công ty thực hiện nhiều công tác đối ngoại như tiếp khách, hội nghị khách hàng, cho xe đưa đón cán bộ cao cấp thuộc Tổng công ty…, vì vậy đây cũng là vấn đề công ty cần quan tâm cân nhắc để có được lợi nhuận cao hơn.

Các chỉ tiêu về sức sinh lời của vốn dưới đây sẽ đánh giá được khả năng sinh lời của từng yếu tố.

a. Doanh lợi sau thuế trên doanh thu (lợi nhuận biên) (ROS)

Chỉ số này cho biết một trăm đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu.

Chỉ số 2008 2009 20102010/2009

+/- %

NI 3.142.490.175 4.110.266.835 3.493.093.258 -617.173.577 -15,02

DThu thuần 85.011.403.310 83.558.487.680 89.621.855.962 6.063.368.282 7,26

ROS 6,91% 4,92% 3.90% -1,02%

Ta thÊy tû lÖ sinh lêi trªn doanh thu qua 3 n¨m gần đây của công ty có xu hướng giảm mạnh, đăc biệt năm 2010 giảm đến ngương chỉ bằng gần một nửa năm 2008. Năm 2010, doanh lợi sau thuế trên doanh thu của công ty cổ phần In Hàng không bằng 3,90%, nghĩa là với 100 đồng doanh thu, công ty thu được 3,9 đồng lợi nhuận. Điều này cũng rất dễ hiểu, bởi lợi nhuận năm 2010 chỉ đạt 3.493.093.258 đồng, giảm 15,02% so với năm 2009, đồng thời doanh thu lại tăng 7,26%. Vậy vấn đề nổi cộm nhất ở đây vẫn chi phí và đây cũng là câu hoi

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 56

Page 57: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

để các nhà quản trị công ty tìm hiểu biện phảm giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận.

Bằng phương pháp thay thế liên hoàn, ta thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới lợi nhuận biên (ROS).

- Ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế tới lợi nhuận biên:

∆K1 = - 0.00689

- Ảnh hưởng của doanh thu thuần tới lợi nhuận biên:

∆K2 = - 0.00332

∆KROS = ∆K1 + ∆K2 = - 0.010214389 = - 1,02%

Như vậy doanh lợi sau thuế trên doanh thu ROS năm 2010 của công ty giảm 1,02% so với năm 2009 do:

Lợi nhuận sau thuế giảm 15,02% khiến ROS giảm 0,69%

Doanh thu thuần tăng 7,26% khiến ROS giảm 0,33%

b. Doanh lợi trước thuế trên tài sản (BEP)

Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn đầu tư vào doanh ngiệp tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho toàn xã hội, vì vậy chỉ số này rất được các bên hữu quan quan tâm.

Chỉ số 2008 2009 20102010/2009+/- %

EBIT 4.186.799.048 5.652.039.042 3.961.427.949 -1.465.239.994 -25,92

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 57

Page 58: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

∑ TS BQ 45.474.054.659 40.754.874.073 38.003.731.613 -2.751.142.460 -6,75

BEP 8,71% 13,87% 11,02% -2,85%

Qua kết quả tính toán ở trên ta lại thấy một lần nữa doanh lợi trước thuế trên tài sản của công ty năm 2010 lại giảm so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2010 công ty bo ra quá nhiều chi phí vào sản xuất kinh doanh, khiến lợi nhuận giảm, kéo theo lợi nhuận trước lãi vay và thuế giảm gần 26% so với năm 2009. Đi vào phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố sẽ thấy nguyên nhân làm giảm BEP.

- Ảnh hưởng của lợi nhuận trước lãi vay và thuế:

∆K1 = -0.0385

- Ảnh hưởng của tổng tài sản bình quân

∆K2 = 0.0100

∆KBEP = ∆K1 + ∆K2 = -0.0285 = -2,85%

Doanh lợi trước thuế trên tài sản BEP năm 2010 giảm 2,85% so với 2009 bởi:

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế giảm 25,92%% khiến BEP giảm 3,85%.

Tổng tài sản bình quân giảm 6,75% khiến BEP tăng 1,00%.

c. Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA)

Tỷ suất thu hồi tài sản là một chỉ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ số ngày cho biết, một trăm

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 58

Page 59: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu.

Chỉ số 2008 2009 20102010/2009

+/- %

NI 3.142.490.175 4.110.266.835 3.493.093.258 -617.173.577 -15,02

∑ TS BQ 45.474.054.659 40.754.874.073 38.003.731.613 -2.751.142.460 -6,75

ROA 6,91% 10,09% 9,19% -0,90%

Ta thấy tỷ suất thu hồi tài sản của công ty có chuyển biến rõ rệt vào năm 2008, tuy nhiên tỷ số này lại giảm vào năm 2010 (0,90%), nguyên nhân chủ yếu vẫn là vấ đề về chi phí, khiến lợi nhuận sau thuế giảm 15,02%. Năm 2010, công ty thanh lý bớt máy móc cũ đã hết khả năng sử dụng nên tổng tài sản cũng giảm gần 3 tỷ đồng, tương đương 6,75%.

Bằng phương pháp thay thế liên hoàn, ta sẽ xem biến động của từng nhân tố ảnh hưởng đến tăng giảm tỷ suất thu hồi tài sản như thế nào.

- Ảnh hưởng của lãi ròng đến tỷ suất thu hồi tài sản:

∆K1 = -0,0162

- Ảnh hưởng của tài sản bình quân

∆K2 = 0,0072

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 59

Page 60: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

∆KROA = ∆K1 + ∆K2 = 0,0090 = 0,90%

Tỷ suất thu hồi tài sản ROA giảm 0,90% so với năm 2009 do:

Lợi nhuận sau thuế giảm 15,02% % khiến ROA giảm 1,62%.

Tổng tài sản bình quân giảm 6,75% khiến ROA tăng 0,72%.

d. Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE)

Trong các chỉ số tài chính thì ROE được xem là chỉ số quan trọng nhất nó vừa phản ánh mức độ kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp, vừa là cơ sở để phát triển kinh doanh và thu hút nguồn vốn của các nhà tài trợ. Đồng thời, đây cũng là chỉ số tài chính quan trọng và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu.

Chỉ số 2008 2009 20102010/2009

+/- %

NI 3.142.490.175 4.110.266.835 3.493.093.258 -617.173.577 -15,02

VCSH BQ 20.532.330.874 21.485.163.683 22.173.179.086 688.015.403 3,20

ROE 15,31% 19,13% 15,75% -3,38%

Nhận thấy tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần In Hàng không cũng giảm 3,83% so với năm 2009, nguyên nhân chính vẫn là do lợi nhuận sau thuế giảm 15,02%. Măc dù năm 2010, công ty có thanh lý bớt tài sản, làm gia tăng vốn chủ sở hữu lên 3,20%, nhưng do lợi nhuận giảm nhiều nên ROE giảm.

- Ảnh hưởng của lãi ròng tới tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu:

∆K1 = -0,0278

- Ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu bình quân:

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 60

Page 61: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

∆K2 = -0,0059

∆KROE = ∆K1 + ∆K2 = -0,0338 = -3,38%

Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ROE giảm 3,38% so với 2009 do:

Lợi nhuận sau thuế giảm 15,02 % khiến ROE giảm 2,78%.

Vốn chủ sở hữu bình quân tăng 3,20% khiến ROE giảm 0,59%

Bảng 2.15: Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố tới khả năng sinh lời

Nhân tố ROS BEP ROA ROE

Lợi nhuận sau thuế -0,69% -1,62% -2,78%

Doanh thu thuần - 0,33%

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

-3,85%

∑ Tài sản bình quân 1,00% 0,72%

Vốn CSH bình quân -0,59%

Tổng hợp -1,02% -2,85% -0,90% -3,38%

Dựa vào bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của công ty cổ phần In Hàng không, có thể thấy khả năng sinh lời của công ty năm 2010 giảm đáng kể so với năm 2009, mà nguyên nhân chủ yếu là giảm lợi nhuận. Măc dù doanh thu tăng 7,26% nhưng do chi phí đưa vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp quá lớn, khiến lợi nhuận sau thuế của công ty giảm đáng kể. Vì vậy, vấn đề mấu chốt ở đây vẫn là làm thế nào để cắt giảm các chi phí không hợp lý, nhắm đến mục tiêu hàng đầu của công ty, đó là lợi nhuận.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 61

Page 62: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

2.2.4. Phân tích rủi ro tài chính

a. Khả năng thanh khoản

Bảng 2.16: Tổng hợp khả năng thanh khoản

Chỉ số 2008 2009 2010 09/08 10/09

Tài sản ngắn hạn 27.445.178.963 27.261.791.859 29.767.107.834

Hàng tồn kho 9.768.428.665 10.865.805.072 10.375.739.320

Tiền và chứng khoán dễ bán

3.310.119.722 4.718.804.580 2.744.626.441

Tổng nợ ngắn hạn 20.812.305.568 16.833.303.516 13.788.882.145

Khả năng thanh toán hiện hành

1,32 1,62 2,16 0.30 0,54

Khả năng thanh toán nhanh

0,85 0,97 1,41 0,12 0,44

Khả năng thanh toán tức thời

0,16 0,28 0,20 0,12 -0,08

Nhận xét:

Khả năng thanh toán hiện hànhKhả năng thanh toán hiện hành của công ty cho biết tài sản ngắn hạn mà

Công ty đang dự trữ có đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn hay không. Chỉ số này nếu lớn hơn 1 thì tài sản ngắn hạn của Công ty dư thừa để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Qua số liệu của công ty Cổ phần In Hàng không ta nhận thấy rằng khả năng thanh toán hiện hành luôn lớn hơn 1. Vì vậy công ty luôn an toàn trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn phải trả.

Khả năng thanh toán nhanh

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 62

Page 63: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Chỉ số thanh khoản nhanh là một chỉ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này. Chỉ số này nếu lớn hơn 0,5 thì tài sản ngắn hạn của công ty có thể huy động để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên tỷ số này được cho là một thước đo thô thiển và võ đoán bởi vì nó loại trừ giá trị hàng tồn kho nhưng trong nhiều trường hợp doanh nghiệp sẵn sàng bán dưới giá trị sổ sách các khoản hàng tồn kho để biến thành tiền măt thật nhanh, và bởi vì thường thì doanh nghiệp dùng tiền bán các tài sản lưu động để tái đầu tư.

Dễ dàng có thể nhận thấy trong năm 3 năm khả năng thanh toán của công ty ở mức cao, đăc biệt là 2 năm 2009 – 2010. Điều này cũng dễ lý giải bởi ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là nhận các hợp đồng in, kinh doanh thương mại chỉ chiếm tỷ trọng rất nho, nên hàng tồn kho không lớn.

Khả năng thanh toán tức thời

Chỉ số thanh toán tức thời là một trường hợp đăc biệt của chỉ số thanh toán nhanh khi mà TSLĐ được dùng để tính chỉ số là lượng vốn tính bằng tiền có trong quỹ. Nó phản ánh khả năng huy động lượng vốn bằng tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Với chỉ số này nếu lớn hơn 0,1 thì có nghĩa là lượng tiền măt của công ty có thể huy động ngay để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Dựa và chỉ số tính toán ở trên có thể thấy công ty đã có kế hoạch chăt chẽ trong việc dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền để đảm bảo các nghĩa vụ trả nợ đến hạn trả.

b. Khả năng quản lý vốn vay

Bảng 2.17: Tổng hợp khả năng quản lý vốn vay

Chỉ số 2009 2010Chênh lệch

+/- %

Tổng nợ 17.169.096.074 13.859.745.002 -3.309.351.072 -19,28

Tổng tài sản 39,216,647,163 36,790,816,062 -2.425.831.101 -6,19

EBIT 5.652.039.042 4.186.799.048 -1.465.239.994 -25,92

Lãi vay 906.732.756 358.415.627 -548.317.129 -60,47

Chỉ số nợ 43,78% 37,67% -6,11

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 63

Page 64: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Khả năng thanh

toán lãi vay6,23 11,68 5,45

Chỉ số nợ của công ty đầu kỳ là 71.6% và đã giảm ở thời điểm cuối kỳ xuống còn 65.8%. Tuy nhiên chỉ số này vẫn ở mức khá cao. Việc công ty mạnh dạn sử dụng vốn vay và duy trì với tỉ lệ cao sẽ làm hài lòng các chủ sở hữu vì hạn chế được số cổ đông đại chúng và lợi nhuận mang lại sẽ nhiều hơn. Ngược lại, khi công ty găp khó khăn lợi nhuận của cổ đông sẽ giảm mạnh. Đồng thời việc duy trì chỉ số nợ cao, đăc biệt chủ yếu lại là nợ ngắn hạn sẽ làm cho khả năng thanh khoản giảm, độ rủi ro của doanh nghiệp cao. Điều này sẽ làm giảm niềm tin của các chủ nợ, công ty sẽ khó huy động thêm vốn khi cần.

Chỉ số thanh toán lãi vay tại thời điểm cuối năm 2009 là 5.4 lần so với thời điểm đầu năm là 2.5 lần. Như vậy chỉ số thanh toán lãi vay của công ty đã tăng lên đáng kể, gấp hơn 2 lần so với thời điểm đầu năm. Chỉ số này tăng đã góp phần làm tăng sự tin tưởng của chủ nợ đối với công ty trong tình hình chỉ số nợ vẫn ở mức khá cao.

2.2.5. Mối liên hệ giữa các chỉ số tài chính - đẳng thức DUPONT

ROE09 = 0,117

ROE10 = 0,158

∆ROE = ROE10 – ROE09 = 0,041

Dùng phương pháp thay thế liên hoàn, xem xét sự ảnh hưởng của từng nhân tố tới biến động của doanh lợi vốn chủ sở hữu

+ K1: hệ số doanh lợi của doanh thu thuần.

+ K2: hệ số doanh thu trên tổng tài sản.

+ K3: hệ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu.

- Yếu tố hệ số doanh lợi của doanh thu thuần

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 64

Page 65: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

∆K1 = 0,033

- Yếu tố doanh thu trên tổng tài sản

∆K2 = 0,027

- Yếu tố tổng tài sản bình quân trên vốn chủ sở hữu bình quân

∆K3 = 0,019

∆ROE = ∆K1 + ∆K2 + ∆K3 = 0,041

Bảng 2.18: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến doanh lợi vốn chủ sở hữu

Nhân tố Tỷ trọng(%)

K1 0,033 81,78

K2 0,027 66,83

K3 -0,019 -48,61

ROE 0,041 100

K3 là nhân tố duy nhất làm giảm ROE, nguyên nhân là do năm 2010 công ty thanh lý bớt máy móc cũ không sử dụng được khiến tổng tài sản giảm; đồng thời vốn chủ sở hữu tăng khiến ROE giảm 48,61%.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 65

Page 66: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Hình 2.19: Sơ đồ Dupont năm 2010 của Công ty Cổ phần In Hàng không

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 66

Page 67: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 67

Vßng quay tæng tµi s¶n2,44

Tµi s¶n/Vèn CSH1,604

TSL§29.767.107.8

34

Tæng tµi s¶n36.790.810.06

2

TSL§ kh¸c

317.456.401

Tû suÊt thu håi vèn CSH (ROE)15,23%

Tû suÊt thu håi tµi s¶n (ROA)9,49%

Lîi nhuËn biªn (ROS)3,89%

L·i rßng3.493.093.258

Doanh thu89.621.855.962

Doanh thu89.621.855.962

TSC§7.023.708.228

Doanh thu89.621.855.962

Chi phÝ H§

81.359.532.220

KhÊu hao

4.075.524.694

L·i vay

358.415.627

ThuÕ

335.290.163

TiÒn mÆt

2.744.626.441

KPT

16.329.285.672

HTK

10.375.739.320

Tæng chi phÝ86.128.762.704

+ + + + + +

Chia cho

Trõ ®i

Céng víi

Chia cho

Page 68: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

CHƯƠNG III

NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN

IN HÀNG KHÔNG

3.1. Căn cứ của việc đề xuất các giải pháp3.1.1. Đánh giá chung tình hình tài chính công ty Cổ phần In Hàng không

Từ kết quả phân tích tình hình tài chính công ty Cổ phần In Hàng không, ta có bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính:

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu tài chính của IHK

Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010

I. Cơ cấu tài sản

1. TSNH/TTS % 69,52 80,91

2. TSDH/TTS % 30,48 19,09

II. Cơ cấu nguồn vốn

1. Nợ NH/Tổng NV % 42,92 37,48

2. Nợ DH/Tổng NV % 0,86 0,19

3. VCSH/Tổng NV % 56,22 62,33

III. Khả năng sinh lợi

1. ROS % 4,92 3,90

2. BEP % 13,87 11,02

3. ROA % 10.09 9,19

4. ROE % 19,13 15,53

IV. Khả năng quản lý tài sản

1. Vòng quay hàng tồn kho vòng 8,10 8,44

2. Kỳ thu nợ bán chịu ngày 55 55

3. Vòng quay tài sản ngắn hạn vòng 3,06 3,14

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 68

Page 69: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

4. Vòng quay tài sản cố định vòng 6,43 7,91

5. Vòng quay tổng tài sản vòng 2,05 2,41

V. Khả năng thanh khoản

1. Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.62 2,16

2. Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,97 1,41

3. Khả năng thanh toán tức thời Lần 0,28 0,20

VI. Khả năng quản lý vốn vay

1. Chỉ số nợ % 43,78 37,67

2. TIE Lần 6,23 11,68

[Nguồn: tac giả tư tổng hợp, thang 05/2011]

Qua phân tích ở chương 2 và bảng tổng hợp trên, ta có được cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của công ty như sau: Ưu điểm:

- Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn lớn cho thấy tính tự chủ cao về măt tài chính của công ty, tính thanh khoản cao, rủi ro thanh toán thấp.

- Các chỉ số về khả năng quản lý tài sản cao chứng to công ty việc sử dụng tài sản của công ty có hiệu quả.

- Khả năng thanh khoản tuy không cao nhưng cũng tăng theo các năm, chứng to công ty dễ dàng trong việc trả nợ đến hạn.

Nhược điểm:

- Doanh thu bán hàng tăng, nhưng lợi nhuận giảm, công ty cần chú trọng hơn đến công tác quản lý chi phí để cắt giảm các khoản chi lang phí.

- Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty chưa hợp lý. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản (tới 80%). Toàn bộ TSCĐ của công ty được tài trợ bằng VCSH, không chỉ vậy nguồn vốn này còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Tỷ lệ nợ dài hạn trong tổng nguồn vốn tương đối nho (chỉ chiếm gần 1% - 2010). Chính sách này tuy đảm bảo cho công ty có mức độ an toàn cao về măt tài chính nhưng cũng đồng thời làm giảm hiệu quả sử dụng vốn dẫn đến lợi nhuận thấp.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 69

Page 70: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

- Tỷ trọng khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản ngắn. Điều này cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn khá nhiều trong cả khâu sản xuất và bán hàng.

- Các chỉ số về khả năng sinh lời đều giảm so với năm 2009 và chủ yếu là do lợi nhuận giảm. Một lần nữa lại thấy được vấn đề cần quan tâm ở đây chính là chi phí.

3.1.2. Phương hướng phát triển công ty trong tương lai

Trong quá trình hoạt động, công ty đã găp nhiều thuận lợi về cơ chế cũng như ưu đãi của nhà nước, bên cạnh đó công ty cũng găp không ít khó khăn. Thuận lợi:

- Công ty hiện vẫn đang là nhà cung cấp độc quyền các sản phẩm về giấy cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam.

- Đội ngũ công nhân lành nghề và đội ngũ kỹ sư có trình độ cao là tài sản to lớn quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Khó khăn: - Hiện tại công ty đang bị cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh

trong nước.- Sản phẩm của In Hàng không mới chỉ bó hẹp trong ngành.- Kế hoạch sản xuất vẫn bị động và phụ thuộc nhiều vào các đơn hàng.- Hệ thống máy móc còn lạc hậu nên ảnh hưởng đến năng suất cũng

như an toàn cho người lao động. Phương hướng phát triển:

Với những thành công đã đạt được công ty tiếp tục đề ra phương hướng phát triển trong giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

- Tiếp tục duy trì thị phần cũng như củng cố vị trí là nhà cung cấp hàng đầu cho ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu để cho ra các sản phẩm thử nghiệm, bước đầu xâm nhập vào thị trường.

- Hoàn thiện hệ thống phân phối, bán hàng để có thể chủ động trong khâu sản xuất.

- Tăng cường xúc tiến các hoạt động quản bá sản phẩm của công ty ra khu vực, làm bàn đạp để công ty tiến ra thị trường toàn cầu.

- Duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 10%/năm trong cả giai đoạn.

3.2. Biện pháp 1: “Giảm chi phí quản lý doanh nghiệp”

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 70

Page 71: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

3.2.1. Cơ sở của biện pháp

Bảng 3.2: Trích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Cổ phần In Hàng không 2009-2010

Chỉ tiêu 2009 2010 So sánh 2010/2009

+/- %

Doanh thu ban hang va cung cấp DV

83.558.487.680 89.621.855.962 6.063.368.282 7,26

Giá vốn hàng bán 70.268.575.679 76.292.818.826 6.024.243.147 8,57

Lợi nhuận gộp 13.289.912.001 13.329.037.136 39.125.135 0,29

Chi phí tài chính 907.643.976 394.002.129 -513.641.847 -56,59

Chi phí bán hàng 1.212.153.340 1.451.369.435 239.216.095 19,74

Chi phí QLDN 6.652.444.927 7.905.496.730 1.253.051.803 18,84

Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD

4.625.526.635 3.642.512.552 -983.014.083 -21,25

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

4.745.306.286 3.828.383.421 -916.922.865 -19,32

Chi phí thuế TNDN hiện hành

633.039.451 335.290.163 -299.749.288 -47,20

Lợi nhuận sau thuế TNDN

4.110.266.435 3.493.093.258 -619.173.577 -15,02

[Nguồn: phòng Tai chính kế toan, thang 03/2011]

Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm vừa qua, có thể thấy doanh thu năm 2010 tăng hơn 6 tỷ so với năm 2009, chiếm 7,26%, trong khi đấy, lợi nhuận sau thuế lại giảm 15,02%. Doanh thu tăng, lợi nhuận giảm chứng to công ty bo ra quá nhiều chi phí. Nhận thấy trong năm qua, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng 18,84%, gấp 2.6 lần so với tốc độ tăng doanh thu và trong quá trình thực tập, tìm hiểu thực trạng của công ty, em nhận thấy các khoản chi cho quản lý của công ty là chưa hợp lý, do vậy em mạnh dạn đề ra biện pháp này, nhằm giảm chi phí quản lý doanh nghiệp để gia tăng lợi nhuận.

3.2.2. Nội dung của biện pháp

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 71

Page 72: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Bảng3.3: Trích cơ cấu chi phí quản lý doanh nghiệp

TT

Chỉ tiêu2009 2010 10/09

Số tiền % Số tiền % +/- %

1 Lương NVQL 756.234.986 11,37 872.337.110 11,03 116.102.124 15,35

2 Thiết bị VP 203.487.225 3,06 216.253.876 2,74 12.766.651 6,27

3 Điên 318.927.368 4,79 367.229.371 4,65 48.302.003 15,15

4 Điện thoại 182.341.993 2,74 192.998.123 2,44 10.656.130 5,84

5 Công tac phí 834.694.235 12,56 1.032.256.765 13,06 197.562.530 23,67

6Chi phí đối ngoại

643.908.657 9,68 798.347.689 10,10 154.439.032 23,98

… … … … … … …

Tổng cộng 6.652.444.927 100 7.905.496.730 100 1.253.051.803 18,84

[Nguồn: phòng tai chính kế toan, thang 03/2011]

Công tác phí của công ty năm 2010 chiếm 13,06% trên tổng chi phí quản lý doanh nghiệp và tăng 23,67% so với năm 2009. Công tác phí bao gồm chi phí đi lại, ăn ở và phụ cấp công tác cho nhân viên bộ phận quản lý.

Khi giá năng lượng nói chung và giá điện nói riêng đang ngày một leo

thang với tốc độ khá chóng măt như hiện nay thì việc tiết kiệm điện là điều nên

làm đối với bất kì doanh nghiệp nào. Con số tuy không lớn nhưng góp phần làm

giảm chi phí cho doanh nghiệp và tiết kiệm tài nguyên quốc gia.

Do vậy, em xin đề xuất cắt giảm công tác phí và tiền điện để nhằm giảm chi phi quản lý doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận.

Giảm công tác phí

Dựa vào bảng điều tra chi tiết theo quý của công ty có thể thấy quý I và quý IV là 2 quý trọng điểm, có chi phí công tác là lớn nhất.

Khoản mục Quý I Quý II Quý III Quý IV 2010

Nhiên liệu231.451.32

1101.347.628 106.237.912 184.871.673 623.908.534

Phụ cấp công tác151.051.08

778.276.983 79.788.327 99.267.834 408.348.231

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 72

Page 73: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Tổng 382.466.40382.466.40

88

179.624.611 186.026.239 284.139.507284.139.507 1.032.256.765

[Nguồn: phòng tai chính kế toan, thang 03/2011]

Vì công ty có chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nên chi phí đi lại khá đắt đo, chủ yếu di chuyển bằng máy bay, nên chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty khá lớn. Hơn nữa, quý 1 là thời điểm đầu năm, có nhiều lễ hội nên công ty cho các phòng ban và các cá nhân xe để đi lễ tết đầu năm. Bên cạnh đó, 3 tháng cuối năm, công ty phải đi lại nhiều để tổng kết cũng như phục vụ một số việc riêng của lãnh đạo (về quê, lễ bái…) nên công tác phí khá lớn.

Nhận thấy tình trạng này ở công ty đã có từ rất lâu nên việc cắt bo là không thể thực hiện được, nên em xin tập trung đi vào việc khoán cho từng phòng ban để hạn chế tối đa những khoản chi không hợp lý này.

Ngoài chi phí dùng cho công tác, phòng kế toán cũng thống kê việc xin xe để phục vụ lễ tết, hiếu hỉ cũng như việc cá nhân theo từng quý. Tuy nhiên em chỉ tập trung vào 3 tháng đầu năm và 3 tháng cuối năm. Việc công ty cho các phòng ban cũng như các cá nhân xe, ngoài việc phải chịu chi phí xăng xe, công ty còn phải bồi dương cũng như trả chi phí làm thêm ngoài giờ cho nhân viên lái xe.

Công ty có tất cả 7 phòng ban. Theo tình hình của công ty cũng như giá xăng dầu thực tế tăng cao, khoảng trên dưới 17.000 đồng/lít vào năm 2010, em nhận thấy việc các phòng ban sử dụng xe để phục vụ việc cá nhân cũng như lễ tết là quá nhiều. Vì vậy em xin đề xuất:

Khoán cho các phòng ban giới hạn số chuyến xe được phép xin, Cắt hẳn phục vụ nhu cầu cá nhân, Đi công tác kết hợp nhiều việc, không đi chỉ vì 1 mục đích, Tập trung nhiều phòng ban để đi cùng lúc, Hạn chế đi lại bằng máy bay vì khá đắt đo, có thể linh động để sử dụng

các phương tiền khác cho phù hợp với hoàn cảnh và khoảng cách địa lý.

Bảng3.4: Liệt kê số chuyến công tác quý I, IV năm 2010

TT Phòng ban Quý I Quý IV

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 73

Page 74: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Số chuyến Số tiền Số chuyến Số tiền

1 Giám đốc 13 78.982.168 10 58.349.586

2 Tài chính kế toán 8 45.765.140 6 26.762.549

3 Kế hoạch sản xuất 6 29.872.270 4 25.982.826

4 Kinh doanh 14 65.934.560 11 55.432.789

5 Tổ chức hành chính 9 38.475.596 7 41.238.764

6 Quản lý chất lượng 6 25.983.376 6 24.387.209

7 CN phía Nam 15 97.453.298 11 51.985.784

8 Tổng cộng 71 382.466.408 55 284.139.507

[Nguồn: phòng tai chính kế toan, thang 03/2011]

Dựa vào bảng liệt kê chi tiết trên có thể thấy ban giám đốc và phòng kinh doanh là 2 phòng ban có số lượng chuyến xe nhiều nhất, bởi đây là 2 phòng ban chủ chốt, hay phải đi công tác, găp gơ đối tác.

Trung bình 1 chuyến đi chi phí vào khoảng 5 đến 6 triệu đồng. Dựa vào đăc thù của từng quý, sẽ khoán cho các phòng ban cụ thể như sau:

TT Phòng ban

Quý I BP

Số

chuyếnSố tiền

Số

chuyếnSố tiền

1 Giám đốc 13 78.982.168 9 54.679.962

2 Tài chính kế toán 8 45.765.140 4 22.882.570

3 Kế hoạch sản xuất 6 29.872.270 4 19.914.846

4 Kinh doanh 14 65.934.560 10 47.096.114

5 Tổ chức hành chính 9 38.475.596 6 25.650.397

6 Quản lý chất lượng 6 25.983.376 5 21.652.813

7 CN phía Nam 15 97.453.298 12 77.962.638

8 Tổng cộng 71 382.466.408 50 269.839.342

TT Phòng banQuý IV BP

Số chuyến Số tiền Số chuyến Số tiền

1 Giám đốc 10 58.349.586 6 35.009.751

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 74

Page 75: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

2 Tài chính kế toán 6 26.762.549 3 13.381.274

3 Kế hoạch sản xuất 4 25.982.826 3 19.487.119

4 Kinh doanh 11 55.432.789 8 40.314.755

5 Tổ chức hành chính 7 41.238.764 5 29.456.260

6 Quản lý chất lượng 6 24.387.209 4 16.258.139

7 CN phía Nam 11 51.985.784 8 37.807.842

8 Tổng cộng 55 284.139.507 37 191.715.143

Vậy sau khi thực hiện biện pháp có thể thấy chi phí công tác giảm đáng kể 205.051.430 đồng.

Giải pháp giảm chi phí tiền điện cho máy tính và điều hòa

Thống kê số lượng máy tính và điều hòa đang được sử dụng :

STT Thiết bịSố

lượngCông suất

(W)1 Máy tính 140 1952 Điều hòa Cassette âm trần Daikin 2 chiều

24000 BTU28 7750

Thực tế cho thấy các thiết bị điện nói trên đang được sử dụng lãng phí, do vậy cần có biện pháp sử dụng tiết kiệm hơn để giảm chi phí tiền điện và tiết kiệm tài nguyên quốc gia. Qua sự tư vấn của kỹ sư Đỗ Ngọc Yên – Phó Viện trưởng Viện khoa học năng lượng – tác giả đã để ra các giải pháp tiết kiệm điện năng cho khối quản lý, văn phòng như sau :

a. Giải pháp tiết kiệm điện năng cho máy tính thông qua chế độ standby trong giờ nghỉ trưa Cơ sở của biện pháp :Tùy thuộc vào chủng loại, một máy tính để bàn hay một màn hình có thể

tiêu thụ từ dưới 150W cho đến trên 800W khi đang được sử dụng, và từ dưới 50W cho đến trên 400W khi chạy không tải hay chạy không tải hay còn được gọi là chế độ nghỉ (idle).

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 75

Page 76: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Thông qua nhưng đo đạc thực tế với một máy tính cùng loại với những máy tính đang được sử dụng tại công ty cổ phần in hàng không, ở chế độ nghỉ và chế độ hoạt động bình thường. Kết quả cho thấy có thể tiết kiệm tới 145W khi máy ở chế độ standby/sleep (S3).

Để tinh chỉnh các thông số cài đăt về quản lý điện trong Windows XP và Vista, trong mục Power Options trong Control Panel. Windows có cung cấp 3 tùy chọn thiết lập sẵn như:

- Turn off monitor and/or hard disk only ( chỉ tắt man hình va/hoặc cac đĩa cứng)

- Standby/Sleep ( chế đô chờ nghỉ)- Hibernate ( chế đô ngủ đông)

Tuy ít hao điện nhất nhưng chế độ ngủ đông lại cần nhiều thời gian nhất để tạm dừng hoạt động hay khôi phục lại trạng thái trước đó của máy tính bởi trước hết phải hoàn tất tác vụ đọc ghi toàn bộ dữ liệu từ bộ nhớ hệ thống RAM lên đĩa cứng hoăc ngược lại. Dữ liệu sẽ được lưu trong tập tin mang tên hiberfil.sys. Dung lượng RAM càng lớn, thời gian thực hiện càng lâu. Ngược lại, chế độ sandby/Sleep (S3) chỉ tốn điện hơn một chút so với chế độ ngủ đông, tuy nhiên thời gian chờ đợi gần như không phụ thuộc vào dung lượng RAM của máy tính.Lượng điện năng tiết kiệm được khi áp dụng biện pháp:

- Mỗi máy tính tiết kiệm được trong 1 buổi nghỉ trưa (1,5h):145 × 1,5 = 217,5 (Wh)

- Một ngày làm việc công ty tiết kiệm được:140 × 217.5 = 30450(Wh)

- Lượng điện năng tiết kiệm được trong 1 năm:12 × 22 × 30450 = 8038800 (Wh) = 8038,8 (kWh)

(Công ty nghỉ làm chiều thứ 7 và ngày chủ nhật nên 1 tháng có trung bình 22 buổi nghỉ trưa)

- Tiền điện tiết kiệm được trong 1 năm ( với giá bán điện 1139đ/kWh theo giá điện điều chỉnh áp dụng từ ngày 1/3/2011)

8038,8 × 1139=9.156.193 đồng

b. Giải pháp tiết kiệm điện năng cho điều hòa thông qua chế độ standby trong giờ nghỉ trưa:

Hiện công ty đang sử dụng 28 điều hòa Cassette âm trần Daikin 2 chiều 24000 BTU, có công suất chiều lạnh bình quân 7750W, công suất không tải là 2240W.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 76

Page 77: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Như vậy, mỗi giờ nếu công ty để chế độ standby thì 1 máy điều hòa sẽ tiết kiệm được:

7750 - 2240 = 5510 (W)- Một ngày làm việc công ty tiết kiệm được:

28 × 1,5 × 5510 = 231420 (Wh)- Lượng điện năng tiết kiệm được trong 1 năm:

6 × 22 ×231420 = 30547440 (Wh) = 30547,44 (kWh)- Tiền điện tiết kiệm được trong 1 năm:

30547,44 × 1139 = 34.793.534 đồng

c. Giải pháp tiết kiệm điện năng cho điều hòa thông qua việc tắt điều hòa 30 phút trước khi ra về

- Một ngày làm việc công ty tiết kiệm được:28 × 0,5 × 7750 = 108500 (Wh)

- Lượng điện năng tiết kiệm được trong 1 năm:6 × 26 ×108500 = 16926000 (Wh) = 16,926 (kWh)

- Tiền điện tiết kiệm được trong 1 năm:16926 × 1139 = 19.278,714 đồng

d. Tổng hợp số tiền tiết kiệm được trong 1 năm

Giải phápĐiện năng kiết

kiệm (kWh)Chi phí tiết kiệm

(VNĐ)

Kích hoạt chế độ standby máy tính trong giờ nghỉ trưa

3.038,80 9.156.193

Kích hoạt chế độ standby điều hòa trong giờ nghỉ trưa

30.547,44 34.793.534

Tắt điều hòa 30 phút trước khi ra về 16.926,00 19.278.714

Tổng 50.512,24 63.228.441

e. Thực hiện các biện pháp

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 77

Page 78: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

- Yêu cầu nhân viên kĩ thuật của công ty hướng dẫn các nhân viên để chế độ standby S3 cho máy tính, chế độ standby cho máy điều hòa nhiệt độ.

- Trước khi nghỉ trưa để nghị các cán bộ, nhân viên chuyển máy tính sang chế độ standby theo S3, máy điều hòa chuyển sang standby.

- Tuyên truyền vận động cán bộ, nhân viên tắt điều hòa 30 phút trước khi ra về.

3.3. Biện pháp 2: Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm

3.3.1. Cơ sở của biện pháp

Bảng: Trích cơ cấu tài sản công ty cổ phần In Hàng không

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu2009 2010 So sánh 10/09

Số tiền % Số tiền % +/- %

A. Tài sản NH 27.261 72,54 29.767 80,90 2.505 9,19

1. Tiền 4.718 12,56 2.744 7,46 -1.974 -41,84

2. Khoản phải thu 11.411 30,36 16.329 44,38 4.918 43,10

3. Hàng tồn kho 10.865 28,91 10.375 28,20 -490 -4,51

4.TSNH khác 266 0,71 317 0,86 51 19,27

B. Tài sản DH 10.322 27,46 7.023 19,10 -3.298 -31,96

Tổng tài sản 37.584 100 36.790 100 -793 -2,11

[Nguồn: phòng tai chính kế toan, thang 03/2011]

Với đăc thù công ty sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành chủ quản và có thị trường độc quyền là tổng công ty Hàng không Việt Nam nên khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn là điều không thể tránh khoi. Măc dù khoản phải thu chiếm tỷ lệ rất cao trên tổng tài sản (44,38% vào năm 2010) nhưng để khắc phục được nhược điểm này không phải dễ dàng. Dựa vào bảng trích cơ cấu tài sản trên ta thấy hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản. Một điều dễ nhận thấy là do công ty đã có thị trường mục tiêu nên công tác bán hàng và quảng bá sản phẩm rộng rãi chưa được chú trọng. Công ty chưa chủ động tìm kiếm thị trường.

Bảng: Thống kê chi tiết hàng tồn khoĐVT: triệu đồng

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 78

Page 79: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

2009 2010 2010/2009Số tiền % Số tiền % +/- %

Nguyên liệu, vật liệu 6.402 58,92 3.092 29,80 -3.309 -51,70Chi phí SXKD DD 651 5,99 1.306 12,60 655 100,73Thành phẩm 3.208 29,53 5.519 53,19 2.310 72,03Hàng hóa 604 5,56 457 4,41 -147 -24,34

∑Hàng tồn kho 10.865 100 10.375 100 -490 -4,51

[Nguồn: phòng tai chính kế toan, thang 03/2011]

Bảng: Danh mục thành phầm tồn kho

T

TDanh mục ĐV

Số

lượng

Giá thành Giá bán

ĐG Thành tiền ĐG Thành tiền

1. Giấy vệ sinh Lốc 24.565 37.634 924.479.210 50.179 1.232.637.942

2. Khăn giấy thơm 01 Túi 71.558 7.307 522.874.306 9.743 697.189.594

3. Khăn giấy thơm 02 Túi 62.225 6.934 431.669.236 9.246 575.600.484

4. Khăn giấy thơm 03 Túi 58.093 6.892 400.376.956 9.189 533.816.577

5. Giấy ăn T1 Túi 42.167 17.321 730.374.607 23.095 973.846.865

6. Giấy ăn H1 Hộp 34.475 19.850 684.328.750 26.467 912.449.825

7. Cốc giấy Lốc 59.839 7.441 445.261.999 9.921 593.662.719

8. Tổng cộng 4.139.365.064 5.519.204.006

[Nguồn: phòng kinh doanh, thang 04/2011]

Dựa vào bảng thống kê chi tiết hàng tồn kho ta thấy, thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trên hàng tồn kho 53,19% năm 2010, điều này cho thấy công tác bán hàng của công ty còn yếu. Với các sản phẩm được làm từ giấy như giấy vệ sinh cao cấp, khăn giấy ăn, khăn giấy ướt là các măt hàng khá quen thuộc với đời sống hàng ngày của mọi người và mọi gia đình, công ty có rất nhiều khả năng để tiếp cận với khách hàng. Hơn nữa, măt hàng khăn giấy thơm có thời gian sử dụng rất ngắn và khó bảo quản. Vì vậy, em xin đề xuất biện pháp tăng chiết khấu hàng bán để giảm lượng thành phẩm tồn kho.

3.3.2. Nội dung biện pháp

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 79

Page 80: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Hiện nay công ty cổ phần In Hàng không chủ yếu cung cấp sản phẩm cho ngành Hàng không dân dụng Việt Nam và một số doanh nghiệp khác ngoài ngành. Dưới đây là bảng trích giá trị sản phẩm dịch vụ công ty cổ phần In Hàng không cung cấp cho các doanh nghiệp trong và cả ngoài ngành.

Hiện nay, sản phẩm của công ty Cổ phần In Hàng không vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trên thị trường. Hơn nữa giá thành sản phẩm dường như đắt hơn giá thành sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh, nên công ty cần tăng tỷ lệ chiết khấu nhằm đưa sản phẩm của mình đến rộng hơn với người tiêu dùng và không phải phụ thuộc vào ngành chủ quản.

Bảng: Cơ cấu doanh thu từ bán bán thành phẩm của IHK năm 2010

STT Khách hàng Doanh thu bán hàng Tỷ trọng (%)

1. Tổng CT Hàng không Việt Nam 18.567.448.146 57,74

2. CTCP thương mại và in Trường Đạt 356.448.862 1,11

3. CTCP Nhất Nam 2.178.982.279 6,78

4. TNHH vận tải Hoàng Long 1.276.784.450 3,97

5. CTCP Intimex Việt Nam 3.167.885.448 9,85

6. NXB Khoa học kỹ thuật 195.208.543 0,61

7. Các đại lý 6.412.010.941 19,94

8. Tổng cộng 32.154.768.669 100

[Nguồn: phòng kinh doanh, thang 04/2011]

Dựa vào bảng chi tiết doanh thu từ bán hàng của công ty ta dễ dàng nhận thấy doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cho tổng công ty Hàng không Việt Nam chiếm gần 50% trên tổng doanh thu.

Vào thời điểm năm 2010, công ty áp dụng mức chiết khấu 1% đối với tất cả đối tượng khách hàng , bao gồm các tổ chức kinh doanh và các đại lý. Nhận thấy những măt còn tồn tại của công ty trong công tác bán hàng và quản lý hàng tồn kho, em đã lập hai bản điều tra:

1. Điều tra mức độ hài lòng của khách hàng đã sử dụng sản phẩm công ty theo mẫu PL01 ở phần phụ lục.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 80

Page 81: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

2. Thăm dò ý kiến khách hàng mới về sản phẩm của công ty theo mẫu PL02 ở phần phụ lục.

Đối với khách hàng quen thuộcSau khi thu thập và lấy ý kiến khách hàng, nhìn chung:- Sản phẩm của công ty vẫn đang ở mức giá cao, - Mẫu mã chưa bắt mắt,- Chất lượng sản phẩm dịch vụ tương đối tốt.- Phần lớn khách hàng đồng ý sẽ tiêu thụ thêm sản phẩm dịch vụ nếu

IHK tăng tỷ lệ chiết khấu lên 2%.Bảng: Tổng hợp ý kiến điều tra về tình hình tiêu thụ thêm sản phẩm dịch vụ của khách hàng

TT Khách hàng Doanh thu TT Tăng thêm Doanh thu BP

1. TCT Hàng không Việt Nam 18.567.448.146 5% 19.495.820.553

2. CTCP TM và in Trường Đạt 356.448.862 10% 392.093.748

3. CTCP Nhất Nam 2.178.982.279 15% 2.505.829.621

4. TNHH vận tải Hoàng Long 1.276.784.450 10% 1.404.462.895

5. CTCP Intimex Việt Nam 3.167.885.448 15% 3.643.068.265

6. NXB Khoa học kỹ thuật 195.208.543 - 195.208.543

7. Các đại lý 6.412.010.941 15% 7.373.812.582

8. Tổng cộng 32.154.768.669 35.010.296.208

Do vậy lượng thành phẩm tồn kho sẽ giảm:

= 35.010.296.208 - 32.154.768.669 = 2.855.527.538 đồng

Vì công ty áp dụng mức chiết khấu là 2% doanh thu sẽ tăng:

∆DT= 2.855.527.538 × (1-2%) = 2.798.416.988 đồng

Theo số liệu tính toán của công ty thì giá vốn hàng bán xấp xỉ vào khoảng 73% đến 78% giá bán, vậy giá vốn hàng bán = DT × 75% = 2.098.812.741 đồng.

Đối với khách hàng mới

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 81

Page 82: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Có thể nói thị trường các sản phẩm về giấy như giấy vệ sinh, khăn giấy thơm, giấy ăn cao cấp là thị trường rất tiềm năng. Và các loại khăn giấy dường như quá quen thuộc và không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Đăc biệt chuỗi các nhà hàng, khách sạn, siêu thị là những cơ sở có sức tiêu thụ khăn giấy lớn nhất. Nhận thấy công tác bán hàng của công ty cổ phần In Hàng không chưa được quan tâm, để ý; đồng thời công ty quá dựa dẫm vào thị trường độc quyền sẵn có của mình nên còn yếu kém trong công tác chủ động tìm kiếm thị trường.

Cùng với cán bộ phòng kinh doanh, em đã đi thăm dò ý kiến và khảo sát tại một số các nhà hàng, khách sạn bằng phiếu thăm dò ý kiến PL02 ở phần phụ lục. Kết quả là với các ưu đãi về giá, về dịch vụ, đã có một số nhà hàng, khách sạn đồng ý mua sản phẩm của công ty cổ phần In Hàng không.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 82

Page 83: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Bảng: Tổng hợp kết quả đồng ý mua hàng của khách hàng mới sau điều tra

Địa chỉ Khăn giấy thơm Giấy vệ sinhI. Nhà hàng   SL (túi) Giá vốn Giá bán SL (lốc) Giá vốn Giá bán1. Ao ta Nguyễn Thái Học 12.000 87.684.000 116.916.000 3.000 112.902.000 150.537.0002. Nhất Thống Tông Đản            3. Hải sản Trùng Dương Cửa Đông 8.000 58.456.000 77.944.000      4. Cơm niêu Thúy Nga Nguyễn Chí Thanh            5. Quán nướng Chùa Láng 2.500 18.267.500 24.357.500      6. Sư Tử Thái Thịnh            7. Louis Láng Hạ            8. An Lạc Hàng Cót 10.000 73.070.000 97.430.000 2.400 90.321.600 120.429.6009. Ohan Bà Triệu            10. Nam Phương Phan Chu Trinh 9.000 65.763.000 87.687.000 1.500 56.451.000 75.268.500II. Khách sạn              1. Hằng My Lãn Ông 5.000 36.535.000 48.715.000      2. Camellia 2 Lương Ngọc Quyến       2.000 75.268.000 100.358.0003. Hồng Ngọc 1 Hàng Mành            4. Majestic Salute Hàng Đường 4.000 29.228.000 38.972.000      5. King Ly Lý Thái Tổ       2.500 94.085.000 125.447.5006. Elegance 2 Mã Mây            7. Thế kỷ mới Hàng Trống 10.000 73.070.000 97.430.000 1.800 67.741.200 90.322.200

Tổng cộng 442.073.500 589.451.500   496.768.800 662.362.800

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 83

Page 84: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Vậy sau khi khảo sát ý kiến khách hàng doanh thu của công ty sẽ tăng:

∆DT = (589.451.500 + 662.362.800) × (1-2%)

= 1.251.814.300 × (1-2%) =1.226.778.014 đồng

Giá vốn hàng bán = 442.073.500 + 496.768.800 = 938.842.300 đồng

Sau khi áp dụng tham dò ý kiến khách hàng mới và cũ, lượng thành phẩm tồn kho đã được giảm đáng kể:

 2010 BP 2010/2009

Số tiền % Số tiền % +/- %

Nguyên liệu, vật liệu 3.092 29,80 3.092 49,32  - -

Chi phí SXKD DD 1.306 12,60 1.306 20,84 - -

Thành phẩm 5.519 53,19 1.413 22,54 -4.106 72,03

Hàng hóa 457 4,41 457 7,29 - -

∑Hàng tồn kho 10.375 100 6.268 100  -4106 -39,60

[Nguồn: tac giả tư tổng hợp thang 05/2011]

Lượng thành phẩm tồn kho giảm hơn 4 tỷ đồng chiếm 72,03% khiến hàng tồn kho giảm con 39,60%. Mức dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu như thế này là hợp lý bới bởi nguyên liệu, vật liệu tồn kho nhiều, giúp công ty dễ dàng đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

3.4. Tổng hợp 2 biện pháp

Tổng hợp 2 biện pháp, nhận thấy doanh thu tăng 4,49% và lợi nhuận sau thuế tăng 26,36%. Công ty có thể dễ dàng thực hiện cả 2 biện pháp cùng một lúc, vừa để giảm chi phí bất hợp lý, vừa giảm đáng kể lượng hàng tồn kho, nhằm gia tăng lợi nhuận.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 84

Page 85: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Hình: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước và sau biện pháp

Chỉ tiêu 2010 Biện phápChênh lệch+/- %

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

89.621.855.962 93.647.050.964 4.025.195.002 4,49

2.Các khoản giảm trừ DT - - - -

3.Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

89.621.855.962 93.647.050.964 4.025.195.002 4,49

4.Giá vốn hàng bán 76.292.818.826 79.330.473.867 3.037.655.041 3,98

5.Lợi nhuận gộp 13.329.037.136 14.316.577.097 987.539.961 7,41

6.Doanh thu hoạt động TC 64.343.710 64.343.710 - -

7.Chi phí tài chính 394.002.129 394.002.129 - -

+ Trong đó: chi phí lãi vay 358.415.627 358.415.627 - -

8.Chi phí bán hàng 1.451.369.435 1.627.370.270 176.000.835 12,13

9.Chi phí QLDN 7.905.496.730 7.637.216.859 -268.279.871 -1,30

10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

3.642.512.552 4.722.331.549 1.079.818.997 25,10

11.Thu nhập khác 185.870.869 185.870.869 - -

12.Chi phí khác - - - -

13.Lợi nhuận khác 185.870.869 185.870.869 - -

14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

3.828.383.421 4.908.202.418 1.079.818.997 23,88

15.Chi phí thuế TNDN hiện hành

335.290.163 429.860.807 94.570.644 23,77

16.Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.493.093.258 4.478.341.611 985.248.352 26,36

NHẬN XÉT

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 85

Page 86: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

Ph©n tÝch tµi chÝnh lµ mét ®Ò tµi tæng hîp, v× vËy ®Ó

ph©n tÝch ®ßi hái ph¶i nh×n nhËn tõ tæng thÓ ®Õn chi tiÕt

cña tõng vÊn ®Ò th× míi cã thÓ tæng hîp ®îc c¸c th«ng tin vµ

thÊy ®îc thùc tr¹ng tµi chÝnh cña doanh nghiÖp trong kú ph©n

tÝch. Cô thÓ h¬n, ph©n tÝch tµi chÝnh nhËn d¹ng ®îc ®iÓm

m¹nh, ®iÓm yÕu, thuËn lîi, khã kh¨n vÒ mÆt tµi chÝnh th«ng

qua hiÖu qu¶ tµi chÝnh vµ rñi ro tµi chÝnh; t×m hiÓu c¸c

nguyªn nh©n ®øng sau thùc tr¹ng ®ã qua viÖc tæng hîp hiÖu

qu¶ vµ rñi ro tµi chÝnh. Tõ nh÷ng c¬ së ®ã ®Ò xuÊt biÖn ph¸p

c¶i thiÖn vÞ thÕ tµi chÝnh cña c«ng ty.

Trong ®å ¸n nµy, em ®· t×m hiÓu nh÷ng lý thuyÕt

chung nhÊt vÒ ph©n tÝch tµi chÝnh doanh nghiÖp, tõ ®ã cã

c¬ së khoa häc ®Ó ph©n tÝch t×nh h×nh tµi chÝnh cña c«ng

ty cæ phÇn In Hàng không, mét doanh nghiÖp h¹ch to¸n ®éc

lËp chuyªn s¶n xuÊt vµ kinh doanh s¶n phÈm may mÆc c¸c lo¹i.

Vµ cuèi cïng em ®· ®Ò xuÊt c¸c gi¶i ph¸p t¨ng kh¶ n¨ng thu

håi c¸c kho¶n ph¶i thu vµ gi¶m hµng tån kho nh»m gi¶m phÈn

nµo rñi ro tµi chÝnh cho c«ng ty. ViÖc thùc hiÖn ®å ¸n nµy ®·

gióp cho em cñng cè vµ trau dåi thªm kiÕn thøc chuyªn m«n vÒ

lý thuyÕt còng nh khi øng dông thùc tÕ.

En tin tëng vµ hy väng r»ng víi nh÷ng kiÕn thøc cña b¶n

th©n ®· ®îc häc tËp, nghiªn cøu t¹i trêng, t¹i c«ng ty ®Ó lµm

c¬ së cho viÖc ®Ò xuÊt c¸c gi¶i ph¸p ®· tr×nh bµy trong ®å

¸n sÏ gãp phÇn nµo trong viÖc x©y dùng vµ ph¸t triÓn c«ng ty

trong nh÷ng n¨m tiÕp theo.

Mét lÇn n÷a, em xin göi lêi c¶m ¬n tíi thÇy Nghiªm SÜ

Th¬ng ®· trùc tiÕp híng dÉn, gióp ®ì vµ chØ b¶o chi tiÕt cho

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 86

Page 87: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

em ®Ó cã thÓ hoµn thµnh ®îc ®å ¸n nµy. Em còng xin c¶m ¬n

sù tËn t×nh gióp ®ì cña c¸c c¸n bé c«ng nh©n viªn c«ng ty cæ

phÇn In Hàng không ®· t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho em trong

suèt thêi gian thùc tËp t¹i c«ng ty.

Em xin ch©n thµnh c¶m ¬n!

Tµi liÖu tham kh¶o

[1] TS.Nghiêm Sĩ Thương, Giáo trình cơ sở quản lý tài chính, NXB Giáo dục

Việt Nam, 2010;

[2] TS.Vũ Việt Hùng, Giáo trình quản lý tài chính, Khoa Kinh tế & Quản lý

Trường ĐHBKHN, 2009;

[3] Nguyễn Tiến Dũng, Bài giảng Marketing cơ bản, Khoa Kinh tế & Quản lý

Trường ĐHBKHN, 2003;

[4] Nguyễn Tấn Thịnh, Bài giảng Quản lý nhân lực, Khoa Kinh tế & Quản lý,

Trường ĐHBKHN, 2007;

[5] Phan Văn Thanh, Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý, Khoa Kinh tế &

Quản lý, Trường ĐHBKHN, 2007;

[6] Nguyễn Ngọc Điện, Bài giảng Quản lý chiến lược, Khoa Kinh tế & Quản

lý, Trường ĐHBKHN, 2007;

[7] ThS.Nguyễn Văn Nghiệp, Bài giảng Kế toán doanh nghiệp, Khoa Kinh tế

& Quản lý, Trường ĐHBKHN, 2009;

[8] Nguyễn Thị Mai Chi, Bài giảng Nguyên lý kế toán, Khoa Kinh tế & Quản

lý, Trường ĐHBKHN, 2008;

[9] Báo cáo tài chính công ty cổ phần In Hàng không 2008, 2009, 2010.

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 87

Page 88: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

PHỤ LỤC

1. PL01: Phiếu điều tra về

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG(danh cho cac đơn vị đối tac, khach hang của công ty)

A. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đơn vị : ………………………………………………………...........

2. Địa chỉ : ……………………………………………………………..

3. Điện thoại : …………………… Fax : ……………………………

4. E-mail : ………………………………………………………...........

5. Tên đơn vị/bộ phận chuyên trách mua sắm hàng hóa: …………………..

B. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

1. Thời gian đơn vị của bạn đã sử dụng sản phẩm của Công ty CPIHK:

□ < 1 năm □ < 3 năm

□ < 5 năm □ Khác (…………..)

2. Sản phẩm công ty bạn đang sử dụng (có thể chọn nhiều đáp án):

□ Giấy vệ sinh □ Giấy ăn □ Khăn giấy cao cấp

□ Bao bì □ Sản phẩm in ấn □ Khác (…………..)

3. Trung bình tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ đơn vị của bạn sử dụng trong 1 năm:

□ < 500 triệu □ Từ 500 đến 1 tỷ □ Từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ

□ Từ 1,5 tỷ đến 2 tỷ □ Từ 2 tỷ đến 2,5 tỷ □ > 2,5 tỷ

C. ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CP IN HÀNG KHÔNG

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 88

Page 89: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

1. Chất lượng sản phẩm:

□ Rất tốt □ Tốt □ Bình thường

□ Kém □ Rất kém □ Khác (…………..)

2. Mẫu mã sản phẩm:

□ Tuyệt đẹp □ Đẹp □ Chấp nhận được

□ Bình thường □ Xấu □ Khác (…………..)

3. Dịch vụ và hỗ trợ khách hàng:

□ Rất tốt □ Tốt □ Bình thường

□ Kém □ Rất kém □ Khác (…………..)

4. Giao hàng:

□ Rất nhanh □ Nhanh □ Bình thường

□ Chậm □ Rất chậm □ Khác (…………..)

5. Chế độ ưu đãi:

Bạn có hài lòng về hình thức chiết khấu hiện tại của CTCP In Hàng không không?

□ Có □ Không □ Ý kiến khác …………

D. SỰ LỰA CHỌN CỦA KHÁCH HÀNG

1. Yếu tố bạn quan tâm nhất đối với sản phẩm của CTCP In Hàng không:

□ Chất lượng □ Mẫu mã, hình thức □ Giá cả

□ Hình thức thanh toán □ Khác (…………..)

2. Bạn thích sử dụng hình thức thanh toán nào dưới đây:

□ Thanh toán tiền măt □ Thanh toán bằng séc □ Chuyển khoản

3. Đơn vị của bạn ưa thích hình thức khuyến mại nào dưới đây:

□ Giảm giá □ Chiết khấu thanh toán □ Khác (…………..)

4. Nếu được chiết khấu thanh toán 2%, giá trị mua hàng của bạn sẽ:

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 89

Page 90: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

□ Không đổi □ Tăng thêm < 5% □ Tăng thêm 5÷10%

□ Tăng thêm 10÷15% □ Tăng thêm 15÷20% □ Khác (…………..)

Công ty cổ phần In Hang không cam ơn sư hợp tac của quý khach hang!

2. PL02:

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG

(danh cho cac khach hang mới)A. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đơn vị : ………………………………………………………...........

2. Địa chỉ : ……………………………………………………………..

3. Điện thoại : …………………… Fax : ……………………………

4. E-mail : ………………………………………………………...........

5. Tên đơn vị/bộ phận chuyên trách mua sắm hàng hóa: …………………..

B. NỘI DUNG

1. Quý khách đã từng biết đến Công ty CP In Hàng không chưa?

□ Đã biết □ Chưa biết

2. Quý khách có biết các sản phẩm do công ty cổ phần In Hàng không sản

xuất không? …………………………..

3. Điều gì có ảnh hưởng quyết định đối với quý khách trong việc lựa chọn

một sản phẩm:

□ Chất lượng □ Mẫu mã

□ Giá □ Dịch vụ, chăm sóc khách hàng

□ Khác (…………..)

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 90

Page 91: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

4. Quý khách biết đến những sản phẩm của công ty cổ phần In Hàng không qua

phương tiện nào?

□ Quảng cáo trên các phương tiện

thông tin đại chúng

□ Được bạn bè giới thiệu

□ Thông qua nhân viên tiếp thị □ Chưa hề biết đến

5. Quý khách đã dùng thử sản phẩm của công ty cổ phần In Hàng không

chưa? (nếu đã từng sử dụng, mời bạn nêu tên sản phẩm đó)

......................................................................................................................

6. Quý khách đánh giá như thế nào về chất lượng của các sản phẩm của

công ty cổ phần In Hàng không so với các sản phẩm cùng loại trên thị

trường?

□ Tốt hơn □ Kém hơn

□ Như nhau cả thôi □ Khác (……………)

7. Quý khách đánh giá như thế nào về mẫu mã của các sản phẩm của công

ty cổ phần In Hàng không so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường?

□ Đẹp hơn □ Xấu hơn

□ Như nhau cả thôi □ Khác (……………)

8. Quý khách đánh giá như thế nào về giá của các sản phẩm của công ty Cp

in Hàng không so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường?

□ Rẻ hơn □ Đắt hơn

□ Như nhau cả thôi □ Khác (……………)

9. Quý khách thích sử dụng hình thức thanh toán nào dưới đây?

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 91

Page 92: Cơ sở quản trị tài chính

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Khoa Kinh tế và Quản lý

□ Thanh toán tiền măt □ Chuyển khoản

□ Thanh toán bằng séc

10.Quý khách ưa thích hình thức khuyến mại nào dưới đây?

□ Giảm giá □ Chiết khấu thanh toán

□ Khác (…………..)

11.Nếu được chiết khấu thanh toán 2%, bạn có sẵn sàng mua sản phẩm của

công ty Cổ phần In Hàng không không?

□ Sẵn sàng □ Không

(Nếu sẵn sàng mua, quý khách sẽ mua với số lượng bao nhiêu? Mời quý khách điền số lượng vào

bảng dưới đây.)

Địa chỉKhăn giấy thơm Giấy vệ sinh Cốc giấy Tổng

cộngI. Nhà hàng SL TT SL TT SL TT

1.

2.

II. Khách sạn

1.

2.

...

Nguyễn Thị Thục Quyên – Lớp TCKT 1A – K51 92