CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân...

18
1 CƠ SỞ LÝ LUN VÀ NG DNG CNTT BO TN CHVIẾT CHĂM TS. Putra Podam, TS. Tuyết Nhung Buôn Krông Trường Đại hc Tây Nguyên [email protected] IOC-Champa is a non-profit organization that promotes research on culture, identity, and history of the kingdom of Champa, its people, and their relationships with Southeast Asian countries: Ways to promote and preserve Cham language - cultural heritage of the Champa people”. Westminster, CA 92683,USA. November 24, 2018. Tóm tt Người Chăm là dân tc thiu sVit Nam thuc nhóm nghNam Đảo. Tiếng nói Chăm xuất hin khá sm, được chm khc trên bia đá Đông Yên Châu (Trà Kiệu) vào thế kth4 và được sdng phbiến đến ngày nay. Để thun lợi hơn cho vic bo tn và phbiến chviết Chăm, nghiên cu này đưa ra gii pháp ng dng công nghthông tin (CNTT) trên điện thoi Android gm ba blà Cham Thrah, Champa và Cham Rumi; Bàn phím Chăm đa năng sử dng cho máy tính PC; bchuyển đổi Cham Rumi sang chChăm truyền thng sdụng trên web; bàn phím Chăm ảo sdụng để dy và hc chChăm trc tuyến; tđiển điện tChăm Việt, Việt Chăm; font chữ Chăm – chun Unicode; video clip và tài liu hc tiếng Chăm online,... Trong thí nghim này, chúng tôi đã kim tra bchuyển đổi Cham Rumi sang chChăm truyền thng, tlkim tra với độ chính xác rt cao qua ba bài thơ Chăm và kết qucth: Ariya Cam Bini 100% (n = 1823); Ariya Gleng Anak 99,88% (n = 2459); Nai Mai Mang Makah 100% (n = 2523). Kết quđánh giá cho bàn phím Cham Thrah trên điện thoi Android, sdng phương pháp Fuzzy Delphi đã được 16 chuyên gia đánh giá cao và đồng thun. Bài viết gii thiu mt sng dng công nghthông tin trong vic bo tn di sn ngôn ngvà chviết Chăm tại Vit Nam. Vi tính năng đa phương tiện trong việc lưu trữ và truyn thông tin nhanh, rng và chính xác, công nghthông tin để bo tn di sn ngôn ngca dân tộc Chăm không chỉ có ý nghĩa lý thuyết mà còn có ý nghĩa thực tin trong công tác bo tn di sn ngôn ngca dân tc này trong quá trình hi nhp. Khóa: cham language; cham script; cham conversion; cham font, cham android. I. Cơ sở lý lun bo tn chviết Chăm 1. Sơ lược ngun gc lch schviết Chăm Đối vi mi dân tc, ngôn ngđược hình thành và phát trin trong mt quá trình lch slâu dài. Ngôn nglà phương tiện giao tiếp và truyn tải thông tin, đồng thi thhiện đặc trưng bn sắc văn hóa tộc người. Vit Nam, ngôn ngca 54 dân tc hình thành và phát trin theo quá trình thăng trầm ca lch s. Có nhng ngôn ngphát trin rt mnh và trthành tiếng phthông, tiêu biu là tiếng Vit. Các ngôn ngcòn lại đã và đang được sdng trong cộng đồng trthành ngôn ngthiu s, góp phn to nên sđa dạng trong thng nht bn sắc văn hóa Việt Nam. Tiếng Chăm là ngôn ngữ thuc nhóm nghNam Đảo (Autronesian), đại chi Malayo- Polynesian. Vit Nam, tiếng Chăm rất gn gi vi nhóm ngôn ngnhư Raglai, Churu, Jarai và Ede,...Người Chăm có chữ viết riêng, chviết Chăm cổ (akhar Hayap) có ngun gc tchviết Devanagari (Ấn Độ). ChChăm cổ được tìm thấy trên bia đá Võ Cạnh (nay xã Vĩnh Trung, huyn Diên Khánh, tnh Khánh Hòa) vào thế kth2 (G. Coedes, 1939; Filliozat Jean, 1969). Đây là chữ Chăm cổ xưa nhất được tìm thy vùng Đông Nam Á nói Chung và Champa nói riêng. Trong khi tiếng Chăm đã xuất hiện trên trên bia ký Đồng Yên Châu (Trà Kiu) vào thế k

Transcript of CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân...

Page 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM

TS. Putra Podam, TS. Tuyết Nhung Buôn Krông

Trường Đại học Tây Nguyên

[email protected]

IOC-Champa is a non-profit organization that promotes research on culture, identity, and history of the

kingdom of Champa, its people, and their relationships with Southeast Asian countries:

“Ways to promote and preserve Cham language - cultural heritage of the Champa people”.

Westminster, CA 92683,USA. November 24, 2018.

Tóm tắt

Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng nói Chăm xuất hiện

khá sớm, được chạm khắc trên bia đá Đông Yên Châu (Trà Kiệu) vào thế kỷ thứ 4 và được sử dụng phổ

biến đến ngày nay. Để thuận lợi hơn cho việc bảo tồn và phổ biến chữ viết Chăm, nghiên cứu này đưa ra

giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trên điện thoại Android gồm ba bộ là Cham Thrah,

Champa và Cham Rumi; Bàn phím Chăm đa năng sử dụng cho máy tính PC; bộ chuyển đổi Cham Rumi

sang chữ Chăm truyền thống sử dụng trên web; bàn phím Chăm ảo sử dụng để dạy và học chữ Chăm

trực tuyến; tự điển điện tử Chăm Việt, Việt Chăm; font chữ Chăm – chuẩn Unicode; video clip và tài

liệu học tiếng Chăm online,... Trong thí nghiệm này, chúng tôi đã kiểm tra bộ chuyển đổi Cham Rumi

sang chữ Chăm truyền thống, tỷ lệ kiểm tra với độ chính xác rất cao qua ba bài thơ Chăm và kết quả cụ

thể: Ariya Cam Bini 100% (n = 1823); Ariya Gleng Anak 99,88% (n = 2459); Nai Mai Mang Makah

100% (n = 2523). Kết quả đánh giá cho bàn phím Cham Thrah trên điện thoại Android, sử dụng phương

pháp Fuzzy Delphi đã được 16 chuyên gia đánh giá cao và đồng thuận. Bài viết giới thiệu một số ứng

dụng công nghệ thông tin trong việc bảo tồn di sản ngôn ngữ và chữ viết Chăm tại Việt Nam. Với tính

năng đa phương tiện trong việc lưu trữ và truyền thông tin nhanh, rộng và chính xác, công nghệ thông

tin để bảo tồn di sản ngôn ngữ của dân tộc Chăm không chỉ có ý nghĩa lý thuyết mà còn có ý nghĩa thực

tiễn trong công tác bảo tồn di sản ngôn ngữ của dân tộc này trong quá trình hội nhập.

Khóa: cham language; cham script; cham conversion; cham font, cham android.

I. Cơ sở lý luận bảo tồn chữ viết Chăm

1. Sơ lược nguồn gốc lịch sử chữ viết Chăm

Đối với mỗi dân tộc, ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong một quá trình lịch sử

lâu dài. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và truyền tải thông tin, đồng thời thể hiện đặc trưng

bản sắc văn hóa tộc người. Ở Việt Nam, ngôn ngữ của 54 dân tộc hình thành và phát triển theo

quá trình thăng trầm của lịch sử. Có những ngôn ngữ phát triển rất mạnh và trở thành tiếng phổ

thông, tiêu biểu là tiếng Việt. Các ngôn ngữ còn lại đã và đang được sử dụng trong cộng đồng

trở thành ngôn ngữ thiểu số, góp phần tạo nên sự đa dạng trong thống nhất bản sắc văn hóa Việt

Nam.

Tiếng Chăm là ngôn ngữ thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo (Autronesian), đại chi Malayo-

Polynesian. Ở Việt Nam, tiếng Chăm rất gần gủi với nhóm ngôn ngữ như Raglai, Churu, Jarai

và Ede,...Người Chăm có chữ viết riêng, chữ viết Chăm cổ (akhar Hayap) có nguồn gốc từ chữ

viết Devanagari (Ấn Độ). Chữ Chăm cổ được tìm thấy trên bia đá Võ Cạnh (nay xã Vĩnh Trung,

huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) vào thế kỷ thứ 2 (G. Coedes, 1939; Filliozat Jean, 1969).

Đây là chữ Chăm cổ xưa nhất được tìm thấy ở vùng Đông Nam Á nói Chung và Champa nói

riêng. Trong khi tiếng Chăm đã xuất hiện trên trên bia ký Đồng Yên Châu (Trà Kiệu) vào thế kỉ

Page 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

2

thứ 4 (Al-Ahmadi, 1988; Coedes, 1939; Lafont, 2011). Nội dung trên một số bia ký của

Champa còn lưu lại hiện nay phần nào cung cấp nhiều thông tin có giá trị khoa học về văn hóa,

ngôn ngữ, phong tục, lễ nghi và sự phát triển của ngôn ngữ, chữ viết Chăm.

Có thể chia sự phát triển chữ viết Chăm thành hai thời kỳ rõ rệt: Chữ Chăm cổ là hệ

thống ký hiệu dùng trên bia ký từ thế kỷ thứ II đến thể kỷ XV. Sau thế kỷ thứ XV, chữ Chăm cổ

từ biến dạng để trở thành Akhar Thrah Chăm, tức là chữ viết Chăm hiện đại xuất hiện lần đầu

tiên trên bia ký Po Rome vào thế kỷ thứ XVII (Durand, 1903) được lưu truyền cho đến năm

1975 được gọi là chữ Chăm truyền thống. Sau ngày ra đời của Ban Biên Soạn Sách Chữ Chăm

(BBSSCC) vào năm 1978, cơ quan này chỉnh lý chữ viết Chăm truyền thống để đưa vào giáo

trình giảng dạy cho con em Chăm người ta thường gọi là chữ viết Chăm cải biên của BBSSCC

(Dharma, 2008).

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn bảo tồn ngôn ngữ chữ viết Chăm

2.1. Lược sử về sự hình thành và phát triển ngôn ngữ Chăm

Kết quả nghiên cứu của các học giả cho thấy rằng, tiếng Chăm có mối quan hệ khăng

khít và rất gần gũi với tiếng Mã Lai (Dharma, 2006). So với tiếng Mã Lai người ta đã tìm thấy

dấu tích vào thế kỷ thứ 7, còn tiếng Chăm đã xuất hiện lần đầu tiên trên bia kí Đồng Yên Châu

(Trà Kiệu) vào thế kỉ thứ 4 (Al-Ahmadi, 1988; Coedes, 1939). Sự hiện diện của ngôn ngữ này

trên bia đá ở làng Đồng Yên Châu đã cho phép chúng ta kết luận rằng vào thế kỉ thứ IV, tộc

người Champa sống ở khu vực Trà Kiệu thời đó đã dùng tiếng Chăm để diễn đạt tư tưởng.

Trong quá trình lịch sử, dân tộc nào cũng có một ngôn ngữ riêng, nhưng không nhất thiết là dân

tộc đó chỉ sử dụng ngôn ngữ của mình trong việc truyền bá tư duy và trao đổi thông tin với

người khác. Một số dân tộc ở khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Nam Dương, Lào, Thái

Lan,..., ngoài tiếng mẹ đẻ, họ còn vay mượn ngôn ngữ nước ngoài để làm phương tiện trao đổi

thông tin. Champa trong thời cổ đại cũng không tránh khỏi qui luật này.Vì rằng, ngoài Chăm

ngữ, vương quốc này còn dùng Phạn ngữ trong hệ thống truyền bá di sản tiếng nói của mình.

Chính vì thế, người ta thường xếp Champa vào trường hợp của quốc gia song ngữ từ thế kỷ thứ

IV cho đến thế kỷ thứ XV, tức là vừa dùng tiếng Phạn để viết thành văn bản và vừa dùng tiếng

Chăm. Sau thế kỷ thứ XV, tiếng Chăm còn vây mượn nhiều thuật ngữ từ Á Rập, Mã Lai, Việt

và Pháp để làm giàu thêm kho tàng từ vựng của mình.

Căn cứ vào sự phát triển chữ viết Chăm truyền thống và hiện nay, một số chuyên gia

ngôn ngữ cho rằng “tiếng Chăm hiện nay đang trên đà bị suy thoái” bởi những nguyên nhân sau:

a). Việc dạy học tiếng Chăm trong nhà trường chỉ thực hiện ở bậc tiểu học, chưa đồng bộ và

còn tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn.

Năm 1978, chữ Chăm cải biên do BBSSCC thực hiện để đưa vào sách giáo trình giảng

dạy tiếng Chăm cho trẻ em người Chăm trong các trường tiểu học. Tuy nhiên việc dạy học chữ

Chăm còn gặp rất nhiều khó khăn như thiếu giáo viên, thời lượng học rất ít, đặc biệt là sách

giáo trình dạy tiếng Chăm sử dụng chữ Chăm cải biên của BBSSCC hoàn toàn đi ngược lại với

chữ Chăm truyền thống mà các bậc tu sĩ, bô lão, trí thức và cộng đồng Chăm đang sử dụng hôm

nay. Do đó học sinh học xong chương trình chữ Chăm bậc tiểu học chỉ đọc được chữ Chăm của

BBSSCC mà không đọc được các kho tàng văn học viết bằng chữ Chăm truyền thống do bậc

cha ông để lại cũng như chữ viết Chăm do cha mẹ của họ đang sử dụng trong thôn xóm Chăm

hôm nay (Dharma, 2008; Han, 2006; Karim, 2006; Sakaya, 2006).

Page 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

3

b). Chưa có sự thống nhất giữa chữ Thrah Chăm truyền thống và chữ Chăm BBSSCC

Vấn đề này đã có nhiều cuộc tranh luận trong suốt thời gian sau ngày thành lập

BBSSCC, đặc biệt là hội thảo quốc tế về Lịch sử Ngôn ngữ và Chữ viết Chăm tổ chức tại Kuala

Lumpua vào năm 2006 và tác phẩm Ngôn ngữ Chăm, thực trạng và giải pháp do nhà xuất bản

Phụ Nữ ấn hành tại TP. HCM vào năm 2011 đã cho thấy chữ viết cải biên sau năm 1978 của

BBSSCC đã không tuân thủ nghiêm túc quy tắc chữ viết Chăm truyền thống và có sự cải biên

dẫn đến sự xáo trộn lớn trong cấu trúc ngôn ngữ tiếng Chăm vốn đã rất ổn định kể từ thế kỷ

XVII. Việc cải tiến cách viết chữ Chăm của BBSSCC đã làm chệch đi mục tiêu bảo tồn ngôn

ngữ chữ viết Chăm (Dharma, 2008; Dominique, 2006; Han, 2006). Thay vì BBSSCC áp dụng

chữ viết Chăm truyền thống để soạn giáo trình giảng dạy, nay lại cải biên và thêm, bớt một số

ký tự chữ viết truyền thống Chăm để làm giáo trình giảng dạy. Điều này đã gây ra nhiều xung

đột trong công tác bảo tồn ngôn ngữ Chăm.

Nếu công tác bảo tồn chữ Chăm truyền thống không được thực hiện thì thế hệ trẻ Chăm

sẽ không đọc được cũng như không hiểu được giá trị của hệ thống chữ viết cha ông. Điều này

sẽ gây nhiều tác hại không lường cho việc giáo dục cũng như bảo tồn văn hóa Chăm nói chung

và bảo tồn ngôn ngữ nói riêng.

Với những lý do trên, việc bảo tồn ngôn ngữ Chăm Thrah truyền thống là cấp thiết và

cần được tiến hành đồng bộ với sự tham gia tích cực của nhiều cơ quan chức năng, chuyên gia

và cả cộng đồng Chăm.

2.2. Một số bất cập trong chữ Chăm cải biên

Nhằm tìm giải pháp khoa học để giải quyết những bất cập trong chữ Chăm cải biên, một

hội thảo về Ngôn Ngữ Chữ Viết Chăm đã diễn ra tại Kuala Lumpur vào năm 2006 có sự hiện

diện của BBSSCC và nhiều chuyên gia Chăm trong và ngoài nước. Kết quả của Hội Thảo cho

biết sự giảng dạy tiếng Chăm có sự bất nhất trong giai đoạn hiện nay vì rằng chữ Thrah Chăm

đã ổn định từ trước thế kỷ 17 và bị xáo trộn khi xuất hiện sách học tiếng Chăm của BBSSCC

cho các trường Tiểu học có học sinh chăm. Dưới đây là một số nguyên nhân phát sinh ra sự xáo

trộn này:

- Phát sinh chữ Chăm có paoh gak (phụ âm cuối “G”) để giải quyết âm ngắn âm dài, vì paoh

gak không có trong hệ thống ngôn ngữ Chăm.

- Lược bỏ “dar sa” trong ký hiệu “traoh aw”,

- Sử dụng ký hiệu “hua baluw” với ký hiệu “dar tha, dar dua”,

- Sử dụng “takai kik tut takai mâk” một cách tự do,

- Sử dụng “baluw” một cách tùy tiện,

- Qui định sử dụng chữ “pak Praong” và “pak Asit” không khoa học.

Để giải quyết vấn đề, Hội Thảo Kuala Lumpur 2006 đưa ra quyết định phải chỉnh lý lại chữ viết

Chăm của BBSSCC để thống nhất ngôn ngữ và chữ viết Chăm đã được ghi rõ trong biên bản.

3. Khảo sát ý kiến về việc lựa chọn bảo tồn chữ viết Chăm

Tiến trình khảo sát và chọn lựa chữ Chăm phù hợp cho công tác bảo tồn, Hình 1. mô

tả quá trình phát triển của chữ viết Chăm và cách thức chọn chữ viết Chăm và Latin Chăm

để bảo tồn. Dựa vào kết quả khảo sát, chúng tôi xây dựng các trình ứng dụng để bảo tồn chữ

viết Chăm. Các bước nghiên cứu được trình bày trong sơ đồ dưới đây:

Page 4: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

4

Hình 1. Choosing Cham script to develop applications

Theo Hình 1. có bốn giai đoạn cần phát triển để xây dựng ứng dụng đưa vào bảo tồn chữ

viết Chăm.

Giai đoạn 1- nghiên cứu sơ bộ: Thứ nhất, chúng tôi sẽ tổng hợp các tài liệu liên quan

đến chữ viết Chăm, nghiên cứu và hệ thống tất cả các nội dung cơ bản. Hiện nay người Chăm

đang sử dụng ba loại chữ viết là chữ Thrah, chữ Jawi và chữ Rumi. Trong nghiên cứu này,

chúng tôi đề cập đến chữ Thrah và chữ Rumi. Chữ Thrah được chia thành hai chữ viết chính là

chữ Chăm cổ (akhar Hayap) và chữ Chăm truyền thống (Akhar Thrah). Ngoài hai chữ viết

chính còn có chữ viết cải biên là chữ viết BBSSCC. Chữ viết Latin bao gồm chữ viết Rumi

Cham EFEO (dựa trên hệ thống chữ viết Chăm truyền thống), và chữ viết Latin không rõ nguồn

gốc (dựa trên hệ thống chữ viết BBSSCC).

Giai đoạn 2 - lựa chọn chữ viết Chăm: Để chọn chữ viết Chăm bảo tồn, chúng tôi đã tiến

hành khảo sát chữ Thrah Chăm thích hợp nhất trong cộng đồng. Nhóm tham gia khảo sát bao

gồm chức sắc tôn giáo, sinh viên, trí thức và cộng đồng Chăm. Hiện tại ở cộng đồng Chăm, họ

đã chọn chữ Thrah Chăm truyền thống từ thế kỷ 17 để bảo tồn, bởi vì chữ viết này được ổn định

và được lưu trữ trong nhiều tài liệu. Đối với chữ viết Rumi, chúng tôi quyết định sử dụng hệ

thống Rumi Chăm bởi EFEO áp dụng cho ngôn ngữ Chăm.

Giai đoạn 3 - xây dựng ứng dụng: Để bảo tồn hiệu quả chữ viết Chăm, chúng tôi xây

dựng ứng dụng gồm: bàn phím Chăm trên điện thoại dòng Android; bàn phím Chăm đa năng

trên máy tính; và các ứng dụng bảo tồn chữ viết Chăm trên Web.

Giai đoạn 4 - ứng dụng trong cộng đồng Chăm: Trước hết, các ứng dụng này được đánh

giá thông qua một diễn đàn, để xác minh tính khả thi và đầy đủ của một chương trình ứng dụng

trước khi đưa nó vào sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.

4. Kết quả khảo sát

Trong phần này, chúng tôi đã khảo sát Chữ Thrah và chữ Rumi qua hai nhóm người 1)

sinh viên, trí thức và cộng đồng; và nhóm 2) Chức sắc tôn giáo.

Phase 1: Preliminary Study

Ancient Cham script Traditional Cham script

Modified Cham script

Cham Latin

Phase 3: Constructing applications

EFEO Cham Latin

(In Malay system)

Phase 2: Cham script selection

Traditional Cham script

(Cham Akhar Thrah)

Phase 4: Application in Cham community

Application Evaluation

Build Cham keyboard on Android

Building Cham keyboard for PC

Build Cham apps on the Web

Page 5: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

5

4.1. Khảo sát chữ Chăm

Phần này trả lời câu hỏi thứ nhất: Sự lựa chọn chữ Chăm phù hợp nhất trong cộng đồng

Chăm? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã khảo sát theo ba cách khác nhau là khảo sát trực tiếp

với nhóm chức sắc tôn giáo, khảo sát trực tuyến và khảo sát bảng câu hỏi trực tuyến bởi Google

Docs cho sinh viên, trí thức và cộng đồng Chăm.

Thứ nhất, khảo sát chữ Chăm phù hợp nhất từ nhóm chức sắc tôn giáo, kết quả cho thấy

hầu hết nhóm này đều chọn chữ Chăm truyền thống để bảo tồn. Kết quả được trình bày trong

Bảng 1.

Table 1. Selecting the Cham script by religious group

Item Total Percentage

Traditional Cham script 80 100%

Modified Cham script 0 0%

Dựa vào Bảng 1. Kết quả cho thấy tổng số người trả lời chọn chữ Chăm truyền thống là

80 (100%). Điều này chứng tỏ rằng nhóm chức sắc tôn giáo đã xác nhận chọn chữ Chăm truyền

thống để bảo tồn. Bên cạnh đó, chữ Chăm cải biên của BBSSCC không có lựa chọn nào. Điều

này cho thấy toàn bộ nhóm chức sắc tôn giáo không đồng ý đối với chữ Chăm cải biên của

BBSSCC.

Thứ hai, khảo sát chữ Chăm phù hợp nhất từ khảo sát trực tuyến. Cuộc khảo sát được

tiến hành trên trang web gulpataom.com. trang web do sinh viên Chăm tại Tp. Hồ Chí Minh

quản lý. Kết quả cho thấy hầu hết sinh viên, trí thức và cộng đồng Chăm đã chọn chữ Chăm

truyền thống để bảo tồn. Kết quả được trình bày trong Bảng 2.

Table 2. Selecting the Cham script by online voting

Item Total Percentage

Traditional Cham script 600 90.09%

Modified Cham script 47 7.06%

Missing 19 2.85%

Total respondent 666 100.00%

Page 6: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

6

Dựa vào Bảng 2, tổng số kết quả cho thấy số lượng người được hỏi chọn chữ Chăm

truyền thống để bảo tồn là 600 (90,09%). Điều này có nghĩa là số người được khảo sát đã nhận

thức chọn chữ Chăm truyền thống cần duy trì, bảo tồn và phát huy. Trong khi đó, tổng số người

chọn chữ Chăm cải biên của BBSSCC là 47 (7,07%). Điều này chứng tỏ sinh viên, trí thức và

cộng đồng Chăm đã không đồng ý chọn chữ Chăm cải biên của BBSSCC.

Thứ ba, khảo sát chữ Chăm phù hợp nhất dựa trên bảng câu hỏi trực tuyến của Google

Docs được thực hiện bởi nhóm sinh viên, trí thức và cộng đồng Chăm. Người trả lời chọn chữ

Chăm truyền thống hoặc chữ Chăm cải biên của BBSSCC để bảo tồn bằng cách trả lời đồng ý

hoặc không đồng ý. Kết quả được trình bày trong Bảng 3.

Table 3. Selecting the Cham script by online questionnaire

Item Agreed Disagreed Total

Traditional Cham script 178

(98.3%)

3

(1.7%)

181

(100%)

Modified Cham script 17

(9.8%)

157

(90.2%)

174

(100%)

1. I choose Cham Akhar Thrah (Traditional Cham script) to preserve.

2. I choose Cham Akhar Thrah (Modified Cham script) to preserve.

Dựa vào bảng 3, kết quả cho thấy số người đồng ý chọn chữ Chăm truyền thống để bảo

tồn đạt 178 (98,3%), và số người không đồng ý chỉ chiếm 3 (1,7%). Ngược lại, số người đồng ý

chọn chữ Chăm cải biên của BBSSCC chỉ chiếm 17 (9,8%), và số người không đồng ý đã

chiếm 157 (90,2%). Kết quả này cho thấy rằng những người được hỏi là sinh viên, trí thức,

cộng đồng Chăm đã nhận thức tốt về việc lựa chọn chữ Chăm truyền thống để bảo tồn. Trong

khi đó, chữ Chăm cải biên của BBSSCC đã đồng ý với mức rất thấp.

Qua ba khảo sát ở trên về việc chọn chọn lựa chữ Chăm để bảo tồn, kết quả cho thấy

rằng nhóm chức sắc tôn giáo đã chọn chữ Chăm truyền thống để bảo tồn là 80 (100%). Sinh

viên, trí thức và cộng đồng Chăm qua khảo sát chọn lựa trực tuyến đã chọn chữ Chăm truyền

thống là 587 (90,87%) và qua khảo sát câu hỏi trực tuyến bởi Google Docs là 173 (98,3%).

Những kết quả này cho thấy tất cả nhóm chức sắc tôn giáo Chăm, sinh viên, trí thức và cộng

đồng Chăm có nhận thức đúng đắn về việc lựa chọn chữ Chăm truyền thống để bảo tồn. Ngược

lại, chữ Chăm cải biên của BBSSCC được đánh giá thấp hơn.

Page 7: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

7

4.2. Khảo sát chữ Rumi Chăm

Phần này trả lời câu hỏi thứ hai: Sự lựa chọn chữ viết Rumi Chăm trong cộng đồng

Chăm? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã tiếp cận theo hai cách khác nhau là khảo sát trực

tiếp với các nhóm chức sắc tôn giáo và khảo sát bảng câu hỏi trực tuyến của Google Docs qua

nhóm sinh viên, trí thức và cộng đồng Chăm.

Thứ nhất, khảo sát chữ Rumi Chăm phù hợp nhất từ nhóm chức sắc tôn giáo, kết quả

cho thấy hầu hết nhóm này đều chọn chữ Rumi Chăm (Rumi dựa vào chữ chăm truyền thống).

Kết quả được trình bày trong Bảng 4.

Table 4. Selecting the Cham Latin by religious group

Item Total Percentage

EFEO Cham Rumi(Based on

traditional Cham script) 80 100%

Latin Cham unknown source (Based

on modified Cham script) 0 0%

Dựa vào Bảng 4. Kết quả cho thấy tổng số nhóm chức sắc tôn giáo đã chọn Rumi Chăm

EFEO là 80 (100%). Điều này cho thấy rằng nhóm chức sắc tôn giáo đã đồng ý chọn Rumi

Chăm dựa vào chữ Chăm truyền thống để hỗ trợ nghiên cứu chữ Chăm.

Thứ hai, khảo sát chữ Rumi Chăm thích hợp nhất dựa bảng câu hỏi trực tuyến của

Google Docs được thực hiện bởi nhóm sinh viên, trí thức và cộng đồng Chăm. Người trả lời

chọn câu đồng ý hoặc không đồng ý để chọn Rumi Cham EFEO hoặc Latin Chăm không rõ

nguồn gốc (Latin dựa vào chữ Chăm cải biên của BBSSCC) để bảo tồn. Kết quả được trình bày

trong Bảng 5.

Table 5. Selecting the Cham Latin by online questionnaire

Item Agreed Disagreed Total

EFEO Cham Latin (Based on traditional

Cham script)

166

(95.4%)

8

(4.6%)

174

(100%)

Latin Cham unknown source (Based on

modified Cham script)

11

(6.6%)

155

(93.4%)

166

(100%)

1. I choose EFEO Cham Latin (Based on traditional Cham script to preserve).

2. I choose Latin Cham unknown source (Based on modified Cham script to preserve).

Page 8: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

8

Dựa vào Bảng 5, kết quả cho thấy số người đồng ý chọn Rumi Chăm EFEO chiếm 166

(95,4%), và không đồng ý chỉ chiếm 8 (4,6%). Ngược lại, số người đồng ý chọn Latin Chăm

không rõ nguồn gốc chỉ chiếm 11 (6,6%), và không đồng ý chiếm 155 (93,4%). Những kết quả

này cho thấy những người trả lời thuộc nhóm sinh viên, trí thức, cộng đồng Chăm đã nhận thức

đúng đắn về việc lựa chọn Rumi Chăm EFEO để bảo tồn. Trong khi đó, Latin Chăm không rõ

nguồn gốc đồng ý với giá trị thấp hơn.

Qua hai cuộc khảo sát ở trên về việc lựa chọn chữ Rumi Chăm, kết quả cho thấy nhóm

chức sắc tôn giáo đã chọn chữ Rumi Chăm EFEO là 80 (100%). Nhóm sinh viên, trí thức, cộng

đồng Chăm qua khảo sát câu hỏi trực tuyến của Google Docs đã chọn với giá trị cao nhất là

166 (95,4%). Điều này chứng minh tỏ rằng các nhóm chức sắc tôn giáo Chăm, sinh viên, trí

thức và cộng đồng Chăm đều có cùng nhận thức chọn lựa chữ Rumi Chăm EFEO để sử dụng.

Ngược lại, Latin Chăm không rõ nguồn gốc (Latin dựa vào chữ Chăm cải biên của BBSSCC)

được chọn rất thấp chỉ chiếm 11 (6,6%).

II. Ứng dụng CNTT bảo tồn chữ viết Chăm

Trong thời gian qua, công nghệ thông tin đã hỗ trợ cho công tác bảo tồn ngôn ngữ chữ

viết Chăm như: truyền hình tiếng Chăm, truyền thanh tiếng Chăm, băng cassette, đĩa CD, DVD,

các trang web ngôn ngữ giới thiệu tài liệu thư tịch cổ Chăm, Kinh Thánh, lịch sử, văn học,

phong tục tập quán,…

Ngày nay, với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực CNTT, những sản

phẩm công nghệ mới được giới thiệu dưới đây mang nhiều tính năng và lợi ích cũng như thuận

tiện cho công tác bảo tồn và nghiên cứu học tập ngôn ngữ và chữ viết Chăm. Vì vậy hướng đi

ứng dụng CNTT trong bảo tồn ngôn ngữ bản địa là hướng tiếp cận hiện đại và mang lại nhiều

hiệu quả thiết thực.

2.1. Xây dựng bàn phím Chăm trên Android

Khả năng sử dụng font chữ để gõ chữ Chăm trên máy tính đã trở nên cần thiết để giúp

biên soạn sách giáo khoa, lưu trữ dữ liệu, nghiên cứu Champa, dạy và học tiếng Chăm. Dharma

(1988) đã tạo ra một font Chăm tên Cham-Pandarang và sau đó là chữ Cam-Tanran được sử

dụng cho chương trình nghiên cứu Champa của (EFEO). Sau đó, một font chữ Chăm khác được

sử dụng biên soạn từ điển Chăm-Việt của Bùi Khánh Thế (1995).

Dựa trên font chữ EFEO Cham và font chữ Cham-Việt trong từ điển, một số trung tâm

nghiên cứu và các học giả Chăm đã tạo ra các font Cham khác nhau. Tuy nhiên, việc gán ký tự

(codepoint) để biểu diễn ký tự hoặc dấu cho chữ Chăm không dựa trên quy tắc cụ thể nào. Đây

là một bất lợi cho việc sử dụng và lưu trữ các tài liệu Chăm. Font chữ Cham-Tanran được tạo

bởi EFEO của Pháp cho hệ điều hành Macintosh vào năm 1988 có kiểu chữ tương đối chuẩn.

Tuy nhiên, font chữ này vẫn có một số lỗi và lỗi kỹ thuật. Hơn nữa, nếu chuyển đổi từ

Macintosh sang hệ điều hành Windows, thì font chữ này không còn chính xác nữa. Các font

chữ Cam Thrah.ttf được tạo bởi Văn Ngọc Sáng (2002, 2012) và Bingu di tanran.ttf được tạo ra

bởi Cham Unessco (2012) được phát triển từ Cham-Tanran (EFEO), xây dựng lại cho hệ điều

hành Windows và thiết kế gán các ký tự trên bàn phím. Tuy nhiên những font này không nhất

quán giá trị của codepoint, và điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc trao đổi thông tin và

hạn chế về mặt kỹ thuật.

Page 9: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

9

Do đó, việc sử dụng tiêu chuẩn Unicode để xây dựng font Chăm là điều rất quan trọng

để trao đổi, xử lý và hiển thị văn bản đa ngôn ngữ và đa dạng. Phạm vi chữ Chăm được cấp

phát từ: AA00 - AA5F, phiên bản chuẩn Unicode 9.0. Xem Hình 2.

Hình2: Cham AA00 – AA5F in Unicode standard version 9.0

Khác với iOS hay Windows Phone thì Android là hệ điều hành mở, cho phép người

dùng tùy biến chiếc smartphone theo ý muốn của mình. Do đó, chúng tôi đã xây dựng ba bàn

phím tiếng Chăm là bàn phím Cham Thrah, bàn phím Champa nhúng mã nguồn mở

Anysoftkeyboard và bàn phím Cham Rumi.

2.1.1. Cham Thrah Keyboard

Bàn phím Cham Thrah là bộ gõ chữ Chăm Thrah hữu ích dùng trên điện thoại dòng

Android. Bàn phím Cham Thrah được thiết kế theo thứ tự bảng chữ cái Chăm Thrah, nên việc

ứng dụng gõ chữ Thrah trên điện thoại rất nhanh và thuận lợi. Bàn phím được bổ sung nút chọn

ngôn ngữ để chuyển đổi qua lại gõ chữ Thrah Cham và tiếng Việt dễ dàng hơn. Bên cạnh đó bổ

sung nút Emoji, dấu phẩy, dấu chấm ra màn hình chính, thay đổi nút Backspace, nút Enter và

cấu hình mới. Xem Hình 3.

Đường dẫn cài đặt Cham Thrah Keyboard: https://kauthara.org/article/138

Hình 3: Bàn phím Cham Thrah

Để đánh giá mức độ chính xác cho nhóm chuyên gia, phương pháp Fuzzy Delphi là

thuật toán dùng để áp dụng cho trường hợp này. Nhóm nghiên cứu đã chọn 16 chuyên gia để

đánh giá tính đầy đủ và chính xác của bàn phím Cham Thrah. Mỗi câu hỏi trong bảng khảo sát

dựa vào thang đo tỷ lệ theo 5 mức độ:

1(Hoàn toàn không đồng ý) 2 (Không đồng ý) 3 (Bình thường) 4 (Đồng ý) 5 (Rất đồng ý)

Page 10: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

10

Các chuyên gia đánh giá cho 5 câu hỏi dưới đây:

1. Bàn phím Cham Thrah rất cần thiết cho việc gõ chữ Cham trên Android.

2. Bàn phím Cham Thrah thiết kế đầy đủ và hợp lý.

3. Đồng ý các phụ âm được liệt kê đầy đủ và theo thứ tự ở trang chính.

4. Đồng ý phụ âm kết, các dấu âm, số,…liệt kê đầy đủ ở trang phụ.

5. Font hệ thống hiển thị tốt trên bàn phím Cham Thrah Keyboard.

Kết quả đánh giá được trình bày trong Bảng 6. Table 6: Threshold value and percentage consensus for Cham Thrah

Experts Items

I1 I2 I3 I4 I5

1 0.09 0.06 0.00 0.00 0.01

2 0.09 0.06 0.00 0.00 0.01

3 0.11 0.14 0.00 0.00 0.19

4 0.11 0.14 0.00 0.00 0.01

5 0.11 0.14 0.00 0.00 0.01

6 0.11 0.14 0.00 0.00 0.01

7 0.09 0.06 0.00 0.00 0.01

8 0.09 0.06 0.00 0.00 0.01

9 0.11 0.14 0.00 0.00 0.01

10 0.11 0.06 0.00 0.00 0.01

11 0.09 0.06 0.00 0.00 0.01

12 0.09 0.06 0.00 0.00 0.01

13 0.09 0.06 0.00 0.00 0.01

14 0.11 0.06 0.00 0.00 0.01

15 0.09 0.06 0.00 0.00 0.01

16 0.09 0.06 0.00 0.00 0.01

Frequency d ≤ 2 16.00 16.00 16.00 16.00 16.00

Percentage item d ≤ 2 100% 100% 100% 100% 100%

d value for total

construct 0.04

Từ Bảng 6, ngưỡng (dm, n) cho mỗi mục dựa trên chuyên môn và sự đồng thuận tỷ lệ

phần trăm của các chuyên gia (d ≤ 0.2) cho tất cả năm mục là 100%, nhiều hơn giá trị yêu cầu

(75%). Giá trị của d cho tổng số xây dựng là 0.04 (yêu cầu d ≤ 0.2). Do đó, có thể kết luận rằng

tất cả 16 chuyên gia đã đạt được sự đồng thuận và bàn phím Cham Thrah được chấp nhận.

2.1.2. Champa Keyboard

Bàn phím Champa là ứng dụng gõ chữ Cham hữu ích trên Android, cùng với bàn phím

Cham Thrah Keyboard. Champa Keyboard được thiết kế bàn phím khác với Cham Thrah

Keyboard, mục đích để tận dụng không gian trên điện thoại cũng như phù hợp với thiết kế

Page 11: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

11

chuẩn của phần mềm AnySoftKeyboard. Champa Keyboard là phần mềm được nhúng vào bàn

phím AnySoftKeyboard.

AnySoftKeyboard là ứng dụng có mã nguồn mở được hỗ trợ nhiều tính năng tốt nhất từ

phần mềm độc quyền. Nó là một trong những bàn phím có đầy đủ các tính năng của bàn phím

Android. Với khả năng hỗ trợ hơn 30 ngôn ngữ trên thế giới, AnySoftKeyboard bao gồm tất cả

các tính năng đề xuất từ, cũng như từ điển tùy chỉnh và nhận dạng giọng nói.

Giao diện chính của Champa keyboard, Hình 4. Và một số ký tự bàn phím được đặt như sau:

- Ký tự k: Chứa nhóm ký tự kết “akhar matai”,

- Ký tự @: Chứa nhóm ký tự bán nguyên âm và “takai akhar”,

- Ký tự 123: Chứa nhóm ký tự số “angka Cam”,

Ngoài ra, để thuận lợi cho việc gõ chữ Thrah Cham, Champa Keyboard còn sử dụng chức năng

bấm chọn nhanh tại một số ký tự Thrah sau:

- Nguyên âm a: Chứa bán nguyên âm “baluw”,

- Nguyên âm i: Chứa bán nguyên âm “takai kik”,

- Nguyên âm u: Chứa bán nguyên âm “takai kuk, takai kuak, takai kâk”,

- Nguyên âm é: Chứa bán nguyên âm “paoh thek, takai kik tuk takai yak, traoh aw),

- Nguyên âm ai: Chứa nhị trùng âm “dar sa dar dua”,

- Nguyên âm o: Chứa bán nguyên âm “dar sa”,

- Phụ âm ka: Chứa phụ âm kết “ka matai”,

- Phụ âm nga: Chứa phụ âm “nga takai ndak” và hai phụ âm kết “nga matai”,

- Phụ âm ca: Chứa phụ âm kết “ca matai”,

- Phụ âm nya: Chứa phụ âm “nya takai ndak”,

- Phụ âm ta: Chứa phụ âm kết “ta matai”,

- Phụ âm na: Chứa phụ âm “na takai ndak” và phụ âm kết “na matai”,

- Phụ âm pa: Chứa phụ âm “pa praong” và phụ âm kết “pa matai”,

- Phụ âm ma: Chứa phụ âm “ma takai ndak” và dấu phụ âm kết “tuk takai mak”,

- Phụ âm ya: Chứa bán nguyên âm “takai kiak” và phụ âm kết “ya matai”,

- Phụ âm ra: Chứa bán nguyên âm “takai krak” và phụ âm kết “ra matai”,

- Phụ âm la: Chứa bán nguyên âm “takai klak” và phụ âm kết “la matai”,

- Phụ âm wa: Chứa phụ âm kết “wa matai”,

- Phụ âm sa: Chứa phụ âm kết “sa matai”,

- Phụ âm ha: Chứa phụ âm kết “paoh janih”,

Đường dẫn cài đặt Champa Keyboard: https://kauthara.org/article/137

Page 12: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

12

Hình 4: Bàn phím Champa nhúng mã nguồn mở anysoft keyboard

2.1.3. Bàn phím Cham Rumi

Cham Rumi là bộ gõ chữ Cham Thrah hữu ích dùng trên điện thoại dòng Android. Là

ứng dụng gồm hai chức năng: bàn phím Cham Thrah và bàn phím Rumi Cam (gõ Rumi Cam tự

động chuyển Thrah). Bàn phím chữ Thrah được thiết kế theo thứ tự bảng chữ cái Cham Thrah,

nên việc ứng dụng gõ chữ Thrah trên điện thoại rất nhanh và thuận lợi. Bàn phím chữ Thrah

được thiết kế giống bàn phím Cham Thrah Keyboard.

Bàn phím Rumi Cam (gõ Rumi Cam tự động chuyển Thrah) được thiết kế theo thứ tự

bàn phím chuẩn gồm: Q W E R T Y U I O P A S D F G H J K L Z X C V B N M. Tuy nhiên

bàn phím Rumi Cam gỡ bỏ 5 ký tự: Q F Z X V, vì Rumi Cam không có những ký tự này.

Bàn phím Rumi Cham gồm 21 ký tự: W E R T Y U I O P A S D G H J K L C B N M. Hình 5.

Bàn phím Rumi Cam, được bổ sung hai nút: nút gạch ngang (-) và dấu Baluw.

- Nút gạch ngang (-), để gõ một số loại từ có gạch nối như: ca-uh, da-ar, dun-ya, ta-ala, ta-aong,

ta-at, tha-un, jum-at, ka-ing, pa-mbeng,... Lý do dùng phương án này vì chưa nhập từ vựng của

các tự điển như: Aymonier, Moussay, Sakaya,...

- Nút dấu Baluw, để hỗ trợ chèn dấu (Baluw) tùy người sử dụng.

Ví dụ: Jalan, có người dùng Baluw trên Ja, có người thích dùng Baluw trên La,...

+ Các nút tiện ích khác:

- aa = â , ví dụ gõ: amaa = amâ,

- ee = é, ví dụ gõ: katee = katé,

- ii = (i tuk takai mak), ví dụ gõ: binii = (bini – i sau là takai kik tuk takai mak),

- n (na), nn (na takai ndak),

- m (ma), mm (ma takai ndak),

- s (sa), ss (sa asit),

- p (pa), pp (pa praong),

Đường dẫn cài đặt Champa Keyboard: https://kauthara.org/article/142

Page 13: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

13

Hình 5: Bàn phím Cham Rumi

2.2. Bộ gõ Chamkey đa năng cho máy tính PC

Bộ gõ Chamkey sử dụng cho máy tính PC là ứng dụng gõ chữ Chăm đa năng trên hệ

điều hành Windows. Chamkey dung lượng gọn nhẹ, đơn giản đáp ứng mọi nhu cầu của người

dùng trong việc soạn thảo văn bản gồm bốn chức năng chính: Cham Rumi, Cham Thrah,

Vietnamese, English. Hình 6.

Hình 6: Chức năng của bộ gõ Chamkey trên PC

Để sử dụng bộ gõ Chamkey, người dùng cần cài đặt font: NotoSanCham và một số font

khác như: Noto Cam Pajai, Noto Cam Parik, Noto Cam Kraong, Noto Cam Panrang, Noto Cam

Panduranga, Noto Cam AiaRu, Noto Cam AiaTrang, Noto Cam Kauthara, Noto Cam Wijaya,

Noto Cam Amarawati, Noto Cam IndraPura, Noto Cam SimhaPura, Noto Cam Udong, Noto

Cam Thrah, Noto Cam Sankrit, Noto Cam Campa,…

Đường dẫn tải bộ gõ Chamkey (.RAR):

https://www.mediafire.com/file/q595mng6523nh1f/1Keyboard_Notosans_Cham.rar/file

Đường dẫn tải Font NotoSanCham dùng cho bộ gõ Chamkey:

https://www.mediafire.com/file/il0i6q19uyc6d3b/Noto_Sans_Cham.rar/file

Đường dẫn hướng dẫn sử dụng bộ gõ Chamkey:

https://kauthara.org/article/110

2.3. Một số Apps trên Web

Để tiện lợi sử dụng một số ứng dụng trên web, trang mạng kauthara.org được thành lập

vào đầu năm 2015 với mục đích giới thiệu đặc điểm ngôn ngữ, chữ viết dân tộc Chăm. Nhằm

góp phần bảo tồn và phổ biến di sản ngôn ngữ và văn hóa Chăm. Trang kauthara.org gồm một

số chức năng chính: Home, Dictionary, Cham font, Convert, Chamkey, Cham Unicode, Virtual

Keyboard, Cham Language, Media, Album được trình bày như Hình 7.

Page 14: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

14

Hình 7: Một số Chức năng của apps trên web

Đặc biệt gồm một số chức năng chính như: chữ Cham online (Chamkey), convert Cham

(gõ Rumi tự động chuyển Thrah), Virtual keyboard (bàn phím ảo) hỗ trợ dạy và học gõ chữ

Cham online,... như hình Hình 8.

Hình 8: Một số apps chính trên web

2.4. Tự điển điện tử Việt Chăm-Chăm Việt

Để bảo tồn ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, từ điển điện tử là một trong những sản phẩm

công nghệ tìm kiếm và dịch thuật mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất.

Từ ý nghĩa đó, chúng tôi đã xây dựng từ điển điện tử Việt – Jrai, đề tài cấp Bộ đã

nghiệm thu năm 2008(Sang, 2008), xây dựng từ điển điện tử Việt – Mnông và Mnông - Việt, đề

tài Khoa học và Công nghệ tỉnh Dak Nông đã nghiệm thu năm 2009(Sang, 2009); xây dựng từ

điển điện tử Việt – Stiêng và Stiêng - Việt, đề tài Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước

nghiệm thu năm 2012(Sang, 2012).

Tuy nhiên, hiện nay chưa có một phần mềm từ điển điện tử nào hỗ trợ liên quan đến

việc tra cứu tiếng Chăm offline. Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục xây dựng từ điển điện tử Việt

- Chăm, Chăm - Việt với các tính năng cơ bản và sơ đồ cấu trúc mục từ như hình 9.

Page 15: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

15

Hình 9. Sơ đồ cấu trúc mục từ trong từ điển Việt Chăm

Việc nhập từ vựng cho tự điển điển tử hiện nay đang trong giai đoạn khởi đầu. Giao diện chính

của tự điển Việt-Chăm, Chăm-Việt như Hình 10.

Hình 10. Giao diện từ điển Việt - Chăm

2.5. Font chữ Chăm – chuẩn Unicode

Từ khi công nghệ thông tin phát triển, hỗ trợ cho việc biên soạn văn bản chữ Chăm trên

máy vi tính, nhiều đơn vị và cá nhân đã nghiên cứu tạo nhiều loại font chữ Chăm cho cả môi

trường Windows và cả Macintosh như: akhar.ttf, akhar praung.ttf, akhar rik.ttf, akhar

sanscrit.ttf, champa.ttf, camtanran.ttf, bingu di tanran.ttf,...

Từ loại

Thành ngữ Tiếng Chăm

Câu ví dụ Tiếng Chăm

Cụm từ Tiếng Việt

Cụm từ Tiếng Chăm

Câu ví dụ Tiếng Việt

Mục từ Tiếng Việt

Nghĩa Chăm Tương đương

Thành ngữ Tiếng Việt

Page 16: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

16

Trong quá trình nghiên cứu và phân tích cho thấy tất cả các font trên đều dùng các kí tự

(code point) để gán vào ký tự bàn phím nhằm biểu diễn một kí tự hay dấu Chăm và mỗi font

được biểu diễn tương đối khác nhau.

Font Unicode chuẩn giao tiếp quốc tế được sử dụng rất thuận lợi trên toàn cầu. Hỗ trợ

đa ngôn ngữ. Font Unicode được coi là chuẩn giao tiếp trên văn bản. Địa chỉ font Cham được

cấp tiêu chuẩn Unicode trên phạm vi AA00 – AA5F, phiên bản 9.0. Hiện nay Google đã phát

triển font Cham với tên: NotoSansCham. Việc cấp địa chỉ Unicode cho font chữ Cham được

xem là cuộc cách mạng trong phát triển toàn cầu về bảo tồn và phát triển chữ viết Cham.

Ngoài font NotoSanCham đang cấp phát trên Google như Hình 11. Hiện nay chúng tôi

đang tiếp tục xây dựng font Chăm chuẩn Unicode với các tên font như: Noto Cam Pajai, Noto

Cam Parik, Noto Cam Kraong, Noto Cam Panrang, Noto Cam Panduranga, Noto Cam AiaRu,

Noto Cam AiaTrang, Noto Cam Kauthara, Noto Cam Wijaya, Noto Cam Amarawati, Noto

Cam IndraPura, Noto Cam SimhaPura, Noto Cam Udong, Noto Cam Thrah, Noto Cam Sankrit,

Noto Cam Campa,…

Hình 11.Font Chăm phạm vi AA00 – AA5F, chuẩn Unicode phiên bản 9.0.

2.6. Video clip và tài liệu học tiếng Chăm online

2.6.1. Video clip học tiếng Chăm

Việc dạy và học tiếng Chăm trong trường học hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để

hỗ trợ thêm cho công tác dạy và học tiếng Chăm cho trẻ em, cũng như tạo điều kiện cho một số

đối tượng không có điều kiện đến lớp có thể tự học, tự nghiên cứu ngôn ngữ này. Một số sản

phẩm video clip tự học Tiếng Chăm được xem là hiệu quả và tiện dụng. Với các video clip

thường cấu trúc theo hệ thống chủ đề, mỗi chủ đề gồm nhiều bài, có hình ảnh và âm thanh hỗ

trợ, giúp người học dễ học, dễ nhớ và dễ vận dụng. Người học có thể tham gia học online hay

có thể tải về lưu vào máy để học tập và ôn luyện thường xuyên mà không cần tốn nhiều thời

gian và tiền bạc. Để hỗ trợ việc dạy tiếng Chăm thuận lợi hơn, dạy tiếng Chăm qua Video Clip

phần nào hỗ trợ công tác dạy và học cũng như bảo tồn ngôn ngữ tiếng Chăm.

Đường dẫn Video clip dạy tiếng Chăm: https://kauthara.org/media/cham-video

2.6.2. Tài liệu học tiếng Chăm online

Để đáp ứng nhu cầu học tập không biên giới và không giới hạn học tập và nghiên cứu

tiếng Chăm, bài học tiếng Chăm online phần nào sẽ giúp người học và nghiên cứu chủ động

chọn lựa thời gian tự học, chủ động chọn lựa học kĩ năng thực hành tùy thuộc vào trình độ, thời

gian học tập bản thân, tiết kiệm chi phí đáng kể. Với phương châm dạy ngôn ngữ theo nguyên

Page 17: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

17

tắc giao tiếp, hệ thống bài học tiếng Chăm online được tác giả biên soạn nhằm phục vụ cho

người mới bắt đầu học tiếng Chăm. Nội dung của hệ thống bài học gồm hai phần:

Phần 1: Gồm các bài học với 30 chủ đề: https://kauthara.org/cham-lesson.

Phần 2: Tài liệu học tiếng Chăm cơ bản dựa vào hình ảnh với 15 chủ đề:

https://kauthara.org/cham-picture.

Vốn từ vựng, ngữ pháp, các mẫu phát ngôn và các dạng bài tập được lựa chọn trong hệ

thống bài học phù hợp, gần gũi với văn hóa Chăm. Nội dung trong các bài hội thoại, bài đọc,

ngữ pháp, bài tập được trình bày với các chủ đề khác nhau nhằm phát triển kỹ năng nghe, nói,

đọc, viết, giúp người mới bắt đầu học tiếng Chăm tiếp cận thuận lợi và ứng dụng trong giao tiếp

hiệu quả.

3. Kết luận và kiến nghị

Để bảo tồn, gìn giữ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số nói chung

và tiếng Chăm nói riêng theo chủ trương của Chính phủ Việt Nam, ứng dụng công nghệ thông

tin là cần thiết và hiệu quả. Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã mang

lại nhiều tiện ích cũng như hiệu quả thiết thực cho công tác lưu trữ dữ liệu, truy cập, tìm kiếm

cũng như tạo lập văn bản mới,… Đây không chỉ thuận lợi để phục vụ cho công tác bảo tồn, gìn

giữ và phát triển ngôn ngữ mà còn hỗ trợ cho công tác nghiên cứu giảng dạy và học tập của cán

bộ, học sinh sinh viên trong và ngoài nước. Nhất là đối với tài liệu thư tịch cổ tiếng Chăm đến

nay vẫn chưa được bảo tồn, giải mã và nghiên cứu đầy đủ. Những phần mềm công nghệ mới

như được giới thiệu trong bài viết trên đây là hết sức cần thiết cho công tác bảo tồn và tra cứu

mà các phương pháp truyền thống trước đây khó có thể thực hiện được.

Tuy nhiên để ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo tồn, gìn giữ và phát triển

ngôn ngữ Chăm đạt hiệu quả, cần phải có sự quan tâm và đầu tư của các cấp chính quyền, địa

phương và sự nỗ lực của các chuyên gia công nghệ thông tin trong việc đầu tư phát triển công

nghệ cũng như chuyển giao, ứng dụng vào thực tiễn. Cần tạo điều kiện để ngày càng có nhiều

người Chăm (chức sắc, bô lão, tu sĩ, trí thức, sinh viên và người dân) và các cá nhân, tổ chức có

nhu cầu học tập và nghiên cứu tiếng Chăm sử dụng những công nghệ này.

Page 18: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG CNTT BẢO TỒN CHỮ VIẾT CHĂM · Người Chăm là dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Tiếng

18

Tài liệu tham khảo

Al-Ahmadi, A. R. (1988). Campa dengan alam Melayu. Alam Melayu: Sejarah dan Kebudayaan Campa,

Kementerian Kebudayaan dan Pelancongan &, EFEO, Kuala Lumpur., p.73.

Bien_ban. (2006). Biên bản hội thảo về lịch sử ngôn ngữ và chữ viết Chăm. Kỷ yếu hội thảo : Lịch sử ngôn

ngữ chữ viết Chăm, Kuala Lumpur, EFEO & Tokyo University of Foreign Studies, Kuala Lumpur,

2007 (CD-Rom)

Coedes, G. (1939). La plus ancienne inscription en langue chame. Eastern and Indian Studies in Honour of

F.W. Thomas. New Indian Antiquary Extra Series I., p. 46-49.

Dharma, P. (1999). Quatre Lexiques Malais-Cam anciens rédigés au Campa. Public. de l'EFEO, Paris.

Dharma, P. (2006). Ngôn ngữ chữ viết Chăm trong quá trình lịch sử. Kỷ yếu hội thảo : Lịch sử ngôn ngữ chữ

viết Chăm, Kuala Lumpur, EFEO & Tokyo University of Foreign Studies, Kuala Lumpur, 2007

(CD-Rom).

Dharma, P. (2008). , « Vấn đề ngôn ngữ chữ viết Chăm sau 1975 », . trong Những phát hiện mới về Champa,

Champaka số 9, pp. 81-99.

Dharma, P. (2012). Giới thiệu tài liệu hoàng gia Champa. Viện Viễn Đông Pháp (EFEO).

Dominique, N. (2006). Chung quanh vấn đề sự chỉnh lý tiếng Chăm sau năm 1978. Kỷ yếu hội thảo : Lịch sử

ngôn ngữ chữ viết Chăm, Kuala Lumpur, EFEO & Tokyo University of Foreign Studies, Kuala

Lumpur, 2007 (CD-Rom).

Durand, E. M. (1903). Le temple de Po Romé à Phan Rang. in BEFEO III, pp. 597-603.

Filliozat, J. (1969). L'inscription dite "de Vo canh". in BEFEO LV 1, pp. 107-116.

Grenoble, L. A., & Whaley, L. J. (2006). Saving languages: An introduction to language revitalization.

Cambridge, UK: Cambridge University Press.

Han, P. V. (2006). Akhar thrah với việc cải tiến của Ban Biên Soạn sách chữ Chăm. Kỷ yếu hội thảo : Lịch

sử ngôn ngữ chữ viết Chăm, Kuala Lumpur, EFEO & Tokyo University of Foreign Studies, Kuala

Lumpur, 2007 (CD-Rom).

Karim, A. (2006). Vấn đề chữ viết Chăm ngày nay. Kỷ yếu hội thảo : Lịch sử ngôn ngữ chữ viết Chăm,

Kuala Lumpur, EFEO & Tokyo University of Foreign Studies, Kuala Lumpur, 2007 (CD-Rom).

Lafont, P.-B. (2011). Vương Quốc Champa Địa Dư, Dân Cư và Lịch Sử. International Office of Champa, San

Jose.

Majid, Y. A., & Sang, V. N. (2013). Từ vựng Mã Lai-Chăm có cùng nguồn gốc. Website Champaka.info.

Murdock, E. (2004). History of computers in education. Retrieved on Nov. 19, 2008 at

http://www.csulb.edu/~murdock/histofcs.html.

Penfield, S., Cash, P. C., Galla, C. K., Williams, T., & ShadowWalker, D. (2006). Technology-enhanced

language revitalization (2nd ed.). Tucson, AZ: University of Arizona.

Sakaya. (2006). Giáo trình dạy chữ Chăm và hậu quả của việc cải biên ngôn ngữ và chữ viết của BBSSCC

Ninh Thuận Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo : Lịch sử ngôn ngữ chữ viết Chăm, Kuala Lumpur, EFEO &

Tokyo University of Foreign Studies, Kuala Lumpur, 2007 (CD-Rom).

Sang, V. n. (2008). Phần mềm từ điển điện tử Jrai-Việt. Trường đại học Tây Nguyên.

http://tttt.gialai.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=141:-tai-khoa-hc-t-in-in-t-

jrai-vit&catid=54:cong-ngh-thong-tin&Itemid=117.

Sang, V. N. (2009). Xây dựng phần mềm từ điển điện tử M‟nông - Việt, Việt - M‟nông. Trường đại học Tây

Nguyên. http://www.baomoi.com/Dak-Nong-Xay-dung-phan-mem-tu-dien-dien-tu-Mnong--Viet-

Viet--Mnong/53/3217720.epi.

Sang, V. N. (2012). Xây dựng phần mềm từ điển điện tử Việt – S‟tiêng, S‟tiêng – Việt. Trường đại học Tây

Nguyên. http://www.binhphuoc.gov.vn/3cms/?cmd=130&art=1340589448449&cat=1190772696481.

Warschauer, M. (1998). Technology and Indigenous language revitalization: Analyzing the experience of

Hawai„i. Canadian Modern Language Review, 55(1), 140-61.

Cham Unicode: https://en.wikipedia.org/wiki/Cham_(Unicode_block)