Có lẽ, trong mỗi chúng ta, ai cũng có những kỉ niệm không...

22
Có lẽ, trong mỗi chúng ta, ai cũng có những kỉ niệm không thể nào quên ở lứa tuổi học trò để khi xa rồi nhìn lại thì tất cả chúng đã trở thành một miền kí ức thiêng liêng. Sống cùng tâm trạng ấy, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã viết về tuổi thơ qua những tác phẩm của mình. Trong mỗi chúng ta, nếu ai chưa một lần đọc qua những câu chuyện đầy chất hài hước, dí dỏm nhưng vẫn luôn nhẹ nhàng, tinh tế của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thì thật là đáng tiếc. Với Nguyễn Nhật Ánh các bạn sẽ thấy: Nào là “Lá nằm trong lá”, “Bồ câu không đưa thư”, “Chú bé rắc rối”… bộ truyện dài tập “Kính vạn hoa” với những cuộc phiêu lưu kì thú của Qúi Ròm, Tiểu Long, nhỏ Hạnh, đến câu chuyện dành cho người đã trưởng thành “Truyện cổ tích dành cho người lớn”vv. Những nhân vật trong các tác phẩm của Ông đều rất tinh nghịch, nhí nhảnh nhưng cũng vô cùng hồn nhiên, trong sáng. Chúng ta bắt gặp ở đó những tình bạn đằm thắm và những mối tình thơ mộng đúng kiểu học trò! Họ không phải đến từ xứ sở thần tiên mà đích thực họ đều bước ra từ cuộc sống. Bởi thế, mỗi khi phiêu lưu vào những câu chuyện của ông, bạn sẽ thấy quen thuộc, bình dị vô cùng khi bắt gặp chính bản thân mình trong đó. Những câu chuyện ấy, không còn là thế giới tưởng tượng do con người sáng tác ra, mà đó chính là những chuẩn mực về ước mơ, về cuộc sống mà chính chúng ta đang trải qua hay hướng tới. Bạn đừng vội bảo rằng “Đấy chỉ là truyện” bởi nếu tin và cảm nhận những cung bậc cảm xúc tuyệt diệu ấy thì phép màu mang đến trải nghiệm chắc chắn sẽ xuất hiện. Bằng sự tươi vui, trong sáng và hết sức gần gũi, thân tình, các tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh cứ trong veo như hơi thở ban mai, làm tươi mát hơn thế giới tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam suốt hai mươi năm qua. Thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tập “Thư mục Nguyễn Nhật Ánh” gồm 21 tác phẩm do nhà xuất bản trẻ Tp. Hồ Chí Minh phát hành và tái bản rất nhiều lần vào những năm 2011,2012 Thư mục được sắp xếp theo thứ tự vần chữ cái.

Transcript of Có lẽ, trong mỗi chúng ta, ai cũng có những kỉ niệm không...

Có lẽ, trong mỗi chúng ta, ai cũng có những kỉ niệm không thể nào quên ở

lứa tuổi học trò để khi xa rồi nhìn lại thì tất cả chúng đã trở thành một miền

kí ức thiêng liêng. Sống cùng tâm trạng ấy, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã

viết về tuổi thơ qua những tác phẩm của mình.

Trong mỗi chúng ta, nếu ai chưa một lần đọc qua những câu chuyện đầy

chất hài hước, dí dỏm nhưng vẫn luôn nhẹ nhàng, tinh tế của nhà văn

Nguyễn Nhật Ánh thì thật là đáng tiếc. Với Nguyễn Nhật Ánh các bạn sẽ

thấy: Nào là “Lá nằm trong lá”, “Bồ câu không đưa thư”, “Chú bé rắc rối”…

bộ truyện dài tập “Kính vạn hoa” với những cuộc phiêu lưu kì thú của Qúi

Ròm, Tiểu Long, nhỏ Hạnh, đến câu chuyện dành cho người đã trưởng

thành “Truyện cổ tích dành cho người lớn”vv. Những nhân vật trong các tác

phẩm của Ông đều rất tinh nghịch, nhí nhảnh nhưng cũng vô cùng hồn

nhiên, trong sáng.

Chúng ta bắt gặp ở đó những tình bạn đằm thắm và những mối tình thơ

mộng đúng kiểu học trò! Họ không phải đến từ xứ sở thần tiên mà đích thực

họ đều bước ra từ cuộc sống. Bởi thế, mỗi khi phiêu lưu vào những câu

chuyện của ông, bạn sẽ thấy quen thuộc, bình dị vô cùng khi bắt gặp chính

bản thân mình trong đó. Những câu chuyện ấy, không còn là thế giới tưởng

tượng do con người sáng tác ra, mà đó chính là những chuẩn mực về ước

mơ, về cuộc sống mà chính chúng ta đang trải qua hay hướng tới. Bạn đừng

vội bảo rằng “Đấy chỉ là truyện” bởi nếu tin và cảm nhận những cung bậc

cảm xúc tuyệt diệu ấy thì phép màu mang đến trải nghiệm chắc chắn sẽ xuất

hiện.

Bằng sự tươi vui, trong sáng và hết sức gần gũi, thân tình, các tác phẩm

của Nguyễn Nhật Ánh cứ trong veo như hơi thở ban mai, làm tươi mát hơn

thế giới tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam suốt hai mươi năm qua.

Thư viện Trường THPT Nguyễn Trãi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn

đọc tập “Thư mục Nguyễn Nhật Ánh” gồm 21 tác phẩm do nhà xuất bản trẻ

Tp. Hồ Chí Minh phát hành và tái bản rất nhiều lần vào những năm

2011,2012

Thư mục được sắp xếp theo thứ tự vần chữ cái.

* Bong bóng lên trời: truyện dài/ Nguyễn Nhật Ánh.-Tái bản lần thứ 22.-

Tp. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2011.- 174tr.; 20cm.

V23

15007 – 09/TK

Nguyễn Nhật Ánh - Cái tên ấy nghe quá quen thuộc với các bạn phải

không? Những nhân vật của Nguyễn Nhật Ánh đều nghịch ngợm nhưng hồn

nhiên vô tư, với tình bạn trong sáng và cả những rung cảm rất chân thật theo

kiểu “Tình học trò”. Những nhân vật ấy không hề xa lạ đến từ một xứ sở nào

khác mà đích thực là họ đều bước ra từ cuộc sống của mỗi người chúng ta.

Khác với các tác phẩm đó, “Bong bóng lên trời” là một câu chuyện đề cập đến

lòng hiếu thảo và quả cảm của Thường - cậu học sinh lớp 11. Cái chết của cha

anh như là một tiếng sét vang lên giữa trời quang mây tạnh. Cuộc sống của ba

mẹ con Thường cũng từ đó mà trở nên vất vả hơn. Mẹ anh là giáo viên cấp III,

gánh nặng trước đây hai vợ chồng cùng gánh bây giờ lại đè nặng lên đôi vai

mệt mỏi của bà. Thường biết sức mẹ vốn yếu, lại bị viêm phế quản kinh niên,

để đeo bám nghề dạy học mẹ phải cố gắng rất nhiều, nhưng từ khi mẹ đi dạy

thêm buổi chiều rồi buổi tối, tình trạng sức khỏe của mẹ ngày càng xấu đi.

Thương mẹ nhưng không biết làm cách nào nên ban đầu anh chấm bài hộ

mẹ lúc nửa đêm, do bị phát hiện nên anh đành chuyển sang bán kẹo kéo, một

buổi học, một buổi làm thế nhưng kết quả học tập của cậu cũng rất tốt. Cũng

nhờ đó mà cậu gặp được Tai Khôn, cô bé bán bong bóng hết sức ngộ nghĩnh và

hồn nhiên. Không chịu mang theo bình hơi, thổi sẳn bong bóng ở nhà để được

thong thả đạp xe dưới đám mây ngũ sắc lúc nào cũng bồng bềnh và tỏa bóng

lên đầu, đó vốn là phong cách đặc biệt của Tài Khôn. Một chuỗi những khoảnh

khắc đáng yêu xoay quanh Tài Khôn và Thường thêm vào đó là sự xuất hiện

nhẹ nhàng của Thủy Tiên để rồi kết thúc hình ảnh vô số những quả bong bóng

lơ lửng trong nắng chiều rực rỡ, những quả bóng tròn trĩnh, nhẹ thênh, đủ màu

đang tự nhấc mình lên khỏi những trói buộc tầm thường để không ngừng rong

ruổi về phía thênh thang, cao thẳm mang theo những khát khao của muôn

người đến nơi chân trời xa.

Để tìm hiểu sâu sắc hơn nội dung câu chuyện mời các bạn đến thư viện để

tìm đọc nhé!.

* Buổi chiều windows: Truyện dài / Nguyễn Nhật Ánh .- In lần thứ 19.

-Tp. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2011.- 223tr.; 20cm.

V23

15521-25/TK

Bạn đọc thân mến!

Nhắc đến Nguyễn Nhật Ánh thì chắc hẳn không ai là không biết cái tên

của ông. Một cái tên đã đi sâu, gắn bó với từng trang giấy tuổi hồng của chúng

ta. Nào là “Bồ câu không đưa thư” “Hoa hồng xứ khác”… Tất cả đều là những

trang truyện quen thuộc mà nhà văn “Nguyễn Nhật Ánh” muốn gửi đến chúng

ta, nhằm đưa ra một sân chơi giải trí sau những giờ học căng thẳng. Đến với tập

truyện này, các bạn sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh quen thuộc của lứa tuổi học

sinh đặc biệt là các cô cậu học cấp ba như chúng mình.

Nào là quậy phá trong giờ ra chơi, trêu chọc bạn bè hay là những cô nàng

“Ô mai xí muội” lén lút ăn từng miếng ô mai trong giờ học… đó cũng là những

tính cách mà tác giả đã khắc họa lên trong ba nhân vật : Thục, Xuyến - lớp

trưởng, Cúc Hương với biệt danh là “Bộ ba đầu quậy”. Đặc biệt là trong tập 4

“Buổi chiều windows” của ông. Với một Xuyến “nhanh mồm nhanh miệng”,

một Cúc Hương không còn là cô gái thuộc hệ PAL (phớt anh luôn) mà thay đổi

thành hệ “ NTSC” - nhớ thương sầu cảm. Còn Thục thì trở thành một cô gái mơ

mộng, tương tư vì nhà thơ Tóc Mây. Đó là những biểu hiện đang yêu của mối

tình đầu trong mùa hè của ba cậu.

Tình cảm nhỏ bé đầu tiên hơn mức tình bạn đã xuất hiện trong dịp nghỉ hè

của ba cô với anh chàng Thiếu, Vân. Qua buổi học về máy tính cô nàng Cúc

Hương và Vân trở nên tốt đẹp hơn. Để biết được kết quả của cuộc tình đầu của

3 nàng, mời các bạn tìm đọc “ Buổi chiều windows” tại thư viện nhà trường.

Qua đó các bạn sẽ tìm ra được cái hay, cái tương đồng của truyện với

chúng ta. Các bạn hãy tạo ra cho mình một màn hình windows với đủ màu sắc

với các nét pha cách khác nhau để cuộc sống chúng ta luôn mới mẻ và đa màu

đa sắc nhé.

* Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ: Truyện/ Nguyễn Nhật Ánh.

-Tái bản lần thứ18.-Tp. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2012.- 217tr.; 20cm.

V23

15526-30/TK

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” một cuốn sách mỏng với lời viết nhẹ

nhàng, giản dị nhưng lại hàm súc và giàu hình ảnh pha lẫn nét hồn nhiên, tinh

nghịch được viết bởi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ đưa ta về với quá khứ, với

những kí ức của một thời “Trẻ con”.

Lặng lẽ soi mình trong cuốn sách ấy, thoáng qua những trang đầu, ta cảm

nhận được cái mà nhà văn mang đến không chỉ là tiếng cười mà còn là sự thức

tỉnh. Cái thức tỉnh của chính bản thân hay cũng là do những ai đã đang và sẽ là

người lớn. Giả vậy, người lớn bao giờ cũng cho là mình hay, mình đúng, họ

thường chê bai cười nhạo trước một hành động ngớ ngẩn và bảo: “Thật là trẻ

con”, nhưng thực ra hãy suy nghĩ lại xem! Ai trong đời cũng chẳng từng là trẻ

con? Và rồi chính Nguyễn Nhật Ánh, người thu gom lại những hạt kí ức lấp

lánh của những con người đã vội phủi đi nhằm “Phi tang quá khứ” để rồi nói

với chúng ta rằng: “Để sống tốt hơn, đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con

trước khi học làm người lớn…”

“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là một hành trình cuốn hút kể về nhân vật

“Tôi”. Hành trình ấy sẽ được độc giả quay về lúc tám tuổi của nhân vật cu Mùi

- nay đã thành một nhà văn. Xuyên suốt câu chuyện kể về thời ấu thơ của một

nhóm bạn thân thiết gồm 4 người: Tôi (cu Mùi), con Tí Sún, con Tủn và thằng

Hải Cò. Trong câu chuyện ấy là một thế giới của riêng trẻ con, nơi bọn chúng

làm những điều mà không một người lớn nào có thể hiểu được nhưng cũng là

thế giới mà không một người lớn nào không trải qua. Trong cuốn sách này,

Nguyễn Nhật Ánh đã thật sự khéo léo đan xen giữa suy nghĩ của trẻ thơ với

suy nghĩ của người lớn, để những độc giả đang làm cha, làm mẹ phải ngỡ

ngàng nhận ra rằng: “Đôi khi mình đã sai khi cho tự bản thân các quyền phát

xét con trẻ…”.

… Đầu tiên là tư tưởng muốn vượt thoát khỏi sự áp đặt: Muốn ăn cơm

bằng thau thay vì chén, muốn uống nước ngọt bằng chai thay vì cốc, muốn

xoay ngược mũ lưỡi trai ra đằng sau gáy… Nhưng tất cả cũng chẳng có gì mà

người lớn phải ngạc nhiên.

Bởi lẽ sự thay đổi cách thức, hoàn cảnh chẳng phải tạo nên nguồn cảm

hứng mới sao? Đó cũng là lý do vì sao một lời tỏ tình được nói ra tại một nơi

lãng mạn chứ không phải ở chợ, một cặp vợ chồng muốn hâm nóng tình yêu thì

sẽ chọn một chuyến du lịch xa chứ chẳng phải là một cái chòi nhỏ quen

thuộc… Tất cả đều là sự thay đổi nhưng được nhìn nhận ở hai thế giới khác

nhau, trẻ con và người lớn.

Từ những sự thay đổi thú vị ấy, bốn đứa trẻ chợt bật ra trong đầu một trò

chơi mới - Đặt tên cho thế giới. Trò chơi bắt đầu, chúng nghĩ rằng nếu người

đầu tiên gọi con búp bê là cái gối thế là chúng dần đặt tên cho mọi sự vật:

Thằng bạn thân là thầy hiệu trưởng, đi chợ là đi ngủ, cái đầu là cái chân,…

Trong những suy nghĩ vui ấy có lẽ chất chứa một mơ uớc được thay đổi thế

giới. Cuối cùng là một tòa án phán xét cha mẹ do chúng đặt ra để giải bày

những oan ức của bốn đứa trẻ trong cuộc sống… Còn rất nhiều điều thú vị

trong cuốn sách màu vàng ấy!...

Có lẽ “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là cuốn sách viết cho những ai từng

là trẻ con như nhà văn đã bộc bạch. “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ

em, tôi viết cho những ai từng là trẻ em”… Trong đó vẫn còn rất nhiều điều thú

vị mà nếu tự bản thân bạn khám phá sẽ thú vị gấp bội…

Trân trọng gới thiệu đến bạn đọc cuốn sách này!.

* Chú bé rắc rối: Truyện dài/ Nguyễn Nhật Ánh.- Tái bản lần thứ 21 .

- Tp. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2011.- 181 tr.; 20cm.

V23

15194-96/TK

“Không biết các bạn như thế nào, chứ tôi thì tôi chưa từng lo cho ai bao

giờ. Tôi lo cho chính tôi còn chưa xong nữa là”. Đó là lời tự sự của nhân vật

chính Nghi khi mở đầu câu chuyện.

Nhưng nào ngờ Nghi lại được cô giáo chủ nhiệm phân công giúp đỡ cho

“thằng An” học tập. An lớn hơn Nghi một tuổi, gia đình rất khá giả. Cũng vì lo

mải miết kiếm tiền mà gia đình An đã không quan tâm đến việc học hành của

An. Cậu ấy cũng không thiết tha việc học lắm và luôn dở trò láu cá gây cười

mỗi khi lên bảng dò bài. Nghi và An là đôi bạn “bất đắc dĩ”, chơi nhiều hơn

học. Vì vậy mỗi lần Nghi đề nghị An học chung thì y như rằng cậu ta lại nói:

“Từ từ đã! để ta còn phải chuẩn bị! Học “Rụp” một cái đâu có được”. Mà An

có chịu để Nghi sang nhà học thì cậu cũng bày ra trò nghịch phá để giết thời

gian: Trả lời câu đố, đá dế, xem đá gà, xem phim…và rồi Nghi cũng bị cuốn

theo những trò chơi đó. Quả đúng là “Trẻ nhỏ ham chơi”. Sau những buổi

“học” như vậy, An không những không tiến bộ mà càng không biết gì nữa. Rồi

một hôm cô Nga cho làm bài kiểm tra toán. Trong lớp chỉ có mấy đứa làm

đúng… trong đó lại có An. Cô giáo cứ nghĩ là An đã tiến bộ vượt bậc nên gọi

An lên bảng sữa bài. Sau một hồi loay hoay An đã bị cô giáo phạt. Nghi và An

đã bị đưa ra lớp phê bình. Những tưởng khi bị phê bình như vậy thì Nghi và An

sẽ phải tiến bộ hơn. Ai ngờ Nghi và An vẫn tiếp tục “học đối phó”. Học mới

được 30 phút thì hai đứa rủ nhau đi chơi đá banh và bị Phước thằng bạn cùng

lớp nhìn thấy… Nghi và An rất thích khám phá cái mới cộng thêm tính gan dạ

của An đã lôi kéo hai bạn vào cuộc khám phá bí ẩn cái lò mổ gần nhà Nghi…

Ở lò mổ ấy có gì bí ẩn khiến hai cậu bé bị cuốn vào những rắc rối của người

lớn? An có thể sẽ tiến bộ hơn sau những khám phá ấy?

Các bạn hãy bước vào thế giới của “Chú bé rắc rối” cùng tôi nhé.

*Đi qua hoa cúc: Truyện dài / Nguyễn Nhật Ánh.-

Tái bản lần thứ 16.- Tp. Hồ Chí Minh: Trẻ,2011.- 228tr.; 20cm.

V23

15010-12/TK

Nếu hỏi các bạn trẻ hiện nay ai là nhà văn sáng tác cho tuổi mới lớn

được yêu thích nhất ở Việt Nam, câu trả lời có lẽ không nằm ngoài cái tên

Nguyễn Nhật Ánh. Ông là tác giả quen thuộc của thiếu nhi, của tuổi ô mai.

Bằng sự tươi vui trong sáng và hết sức gần gũi, các tác phẩm của ông đã làm

đẹp thêm thế giới tâm hồn của thế hệ trẻ suốt hơn 20 năm qua. Trong những tác

phẩm ấy không thể không kể đến tập truyện “Đi qua hoa cúc”. Thoạt đầu nhìn

qua thì cái tiêu đề thật lạ, nó thôi thúc trí tò mò bạn đọc đặc biệt là giới trẻ hiện

nay khiến ta không ngần ngại lật từng trang sách để thỏa trí tò mò ấy. Hãy đến

với tập truyện “đi qua hoa cúc” và cảm nhận những diến biến trong tâm trạng

của nhân vật chính trong câu chuyện, chúng ta sẽ được chứng kiến những tình

tiết hồn nhiên trong sáng và không kém phần vui nhộn của cậu bé Trường. “Đi

qua hoa cúc” như một cuốn phim quay chậm xoay quanh câu chuyện về một

cậu bé tên là Trường, cũng như bao đứa trẻ khác, cậu hồn nhiên trong sáng

nhưng lại mắc chứng bệnh thích leo lỗng mà lại quên đi việc học khiến cho mẹ

cậu phải chuyển cậu về quê ngoại để đi học, một phần lí do cũng vì nhà cậu xa

trường học, từ nhà đến trường cũng chừng 20 cây số. Về bên ngoại Trường

được Dì Miên hơn cậu hai tuổi, chở cậu đi học nên cũng tiện. Nhưng nào ngờ

khi chuyển về quê ngoại, cậu lại nhanh chóng bị anh em thằng Chững - những

đứa hư hỏng một cách quyến rũ, cuốn đi. Những trò quậy phá như bắn chim,

câu cá, thậm chí cả ông ngoại của Truờng đều do anh em Chững bày ra. Cho

đến một ngày, bạn cùng lớp của Dì Miên đến trú tại nhà ông ngoại Trường để

ôn thi tú tài thì trái tim của Trường cũng bắt đầu xốn xang. Rồi bỗng nhiên

Điền, một học trò mới của ông ngoại Trường xuất hiện và trở thành tình địch

trong tư tưởng của Trường. Được sự trợ giúp của anh em Chững, những trò

quậy phá tiếp tục leo thang. Bằng những nét bút sắc xảo chân thật mà giản dị

cùng với một trái tim tươi trẻ, am hiểu thuần tuý về tâm hồn của tuổi ô mai,

Nguyễn Nhật Ánh đã phác họa nên một bức tranh nên thơ đầm ấm ở một làng

quê Việt. Câu chuyện tuy không đạt đến độ súc tích nhưng nó lại truyền đến

cho ta những tiếng cười rộn rã, thắp sáng những uớc mơ, và giúp cho trí tưởng

tượng của chúng ta bay bổng. Nó quả là liều thuốc bổ kì diệu cho lứa tuổi học

sinh sau một tuần học tập căng thẳng!.

Hãy đọc và lắng nghe cảm xúc của mình lên tiếng, bạn nhé!

* Hạ đỏ: Truyện dài/ Nguyễn Nhật Ánh.- In lần thứ 25.

-Tp. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2012.- 180tr.; 20cm.

V231`

15511-15/TK.

Nguyễn Nhật Ánh cũng là tên thật của nhà văn sinh năm 1955 tại Quảng

Nam. Truyện của ông thường dí dỏm nhẹ nhàng và những rung cảm chân thật

theo kiểu “Tình học trò”! Không chỉ làm say mê người đọc ở lứa tuổi thanh

thiếu niên mà cả ngay ở những bậc trung niên. Phong cách ấy lại được thể hiện

rõ nét ở một trong những tập truyện của ông mang tựa đề: “Hạ đỏ”.

Mùa hè là khoảng thời gian mà học trò không còn lo lắng chuyện học

hành và cũng là mùa để họ vui chơi giải trí. Hè này, anh chàng Chương - nhân

vật chính trong truyện sẽ về quê ngoại để đổi gió và nghỉ ngơi sau chín tháng

dài học hành căng thẳng với đầy nỗi lo âu. Ở quê ngoại Chương đã gặp được

mối tình trong sáng của cậu học trò dành cho một cô gái quê mười sáu tuổi và

những việc làm cao đẹp của cậu cho em bé quê chân chất, chịu nhiều thiệt thòi

ở nông thôn.

Nội dung cuốn truyện mang nhiều hình ảnh dễ thương và trong sáng, vẫn

không thiếu những “pha” thú vị cho ra những tiếng cười sảng khoái. Đọc

truyện bạn có thể nhận ra rằng, tình cảm con người không dễ gì giải bày, không

dễ gì làm cho người khác thấu hiểu được và cũng không dễ gì điều khiển những

rung cảm đầu đời. Nhưng dù thế nào cũng là mùa hè có ích mà Chương đã làm

được nhiều điều tốt, có những cảm giác bâng khuâng của người con gái song

cũng là kí ức buồn đến với tuổi thơ mình.

Những nhân vật trong truyện không bao giờ xa lạ hay đến từ xứ sở khác

mà đích thực họ đều bước ra từ cuộc sống của chúng ta. “Hạ đỏ” là một tác

phẩm hay dí dỏm, vui tươi và không thiếu những đoạn luôn mang đến nhiều âm

điệu tuổi thơ thú vị.

Mời các bạn tìm đọc .

* Hoa hồng xứ khác: Truyện dài/ Nguyễn Nhật Ánh.- In lần thứ 21.

-TP. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2011.- 279tr.; 20cm.

V23

15496 -15500/TK.`

Nếu ai bước qua tuổi học trò mà chưa từng đọc những câu chuyện hồn

nhiên trong bầu không khí thuần khiết của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thì thật là

đáng tiếc. Qua các nhân vật của mình, nhà văn đã hướng độc giả đến những

cảm xúc tốt đẹp và thái độ tích cực đối với cuộc sống thường ngày.

“Hoa hồng xứ khác” là câu chuyện nói về tình cảm học trò trong sáng,

vụng dại. Đây là tác phẩm “hay nhất” theo nhận xét của bản thân mình mà

Nguyễn Nhật Ánh đã dành cho độc giả.

Tất cả các nhân vật trong truyện có tính cách giống hệt những người bạn

đời thường của chúng ta. Câu chuyện xoay quanh tình cảm một chiều từ Khoa -

nhân vật “Tôi” trong truyện - dành cho nàng “Hoa hồng xứ khác” Gia Khanh -

hay còn mệnh danh là sao chổi Hailey, từ đó sinh ra bao chuyện dở khóc, dở

cười khi có sự tham gia của “Giáo sư” Bá, Hồng chà và Nghị, Hòa “Lé” trong

vai trò quân sư, phá đám rất vui nhộn, sâu sắc và đậm chất “Nguyễn Nhật

Ánh”. Hẳn chúng ta sẽ tìm thấy mình đâu đó ẩn trong các nhân vật của cuốn

truyện một thời cấp sách đến trường rất đổi hồn nhiên và ngây thơ.

Xin mời các bạn đón đọc tại thư viện nhà trường.

* Lá nằm trong lá/ Nguyễn Nhật Ánh; Đỗ Hoàng, Tường minh hoạ.- Tp.

Hồ Chí Minh: Trẻ, 2011.- 241tr.: Hình ảnh, 20 cm.

V23

14922-25/TK

“Đôi khi tôi nằm mơ mùa hè với rất nhiều gió thổi qua cành dương liễu

chạy dọc hàng rào ngôi trường thời trung học. Năm đó, tôi học lớp chín. Một

năm đáng nhớ, với rất nhiều mối tình đầu nảy nở ở cái tuổi chuẩn bị đặt chân

vào cấp ba”.

Vâng, ta có thể cảm nhận đuợc tác giả Nguyễn Nhật Ánh “Hồi xuân” và

gởi gắm tâm hồn ở tuổi mới lớn vào tác phẩm “Lá nằm trong lá”. Có nhiều ý

kiến cho rằng tên truyện rất lạ, ấn tượng, nghe như thơ. Tác giả cũng khẳng

định nó chính là thơ, “Lá nằm trong lá” là câu thơ trong “Bài thơ lá” đã được in

trên báo mực Tím khoảng mười năm trước.

“Khi mùa xuân đến

Tình anh lại đầy

Lá nằm trong lá

Tay nằm trong tay”.

(Nguyễn Nhật Ánh).

Đọc tác phẩm có lẽ phần lớn trong chúng ta sẽ thấy từng trang sách có

màu xanh của ước mơ, của những tâm hồn, của tuổi mới lớn và chúng ta yêu

biết bao những ngày tháng học trò. “Lá nằm trong lá” gần gũi với lứa tuổi học

trò như được trích từ nhật kí của chúng mình vậy. Tác phẩm là câu chuyện dài

dở khóc dở cười xoay quanh các “Nhà thơ” Lãnh Nguyệt Hàn, Cỏ Phong

Sương, Trầm Mặc Tử và Hận Thế Nhân - “Những bút danh mà bây giờ nhớ lại

chẳng khác gì hũ mứt để ngoài gió”, mà nhân vật “Tôi” là Lãnh Nguyệt Hàn.

Sau những bút danh kêu rổn rảng đó là Hòa, Sơn Thọ cùng Thỏ Con, Cúc Tần,

Xí Muội, Hạt Dưa là một nhóm bạn trong bút nhóm văn chương của trường. Là

câu chuyện dài của lứa tuổi học trò vì vậy ở đâu đó, trong câu nói của nhân vật

ta sẽ thấy bóng dáng của mình. Nét hồn nhiên tinh nghịch của nhân vật thể hiện

qua những vần thơ ngộ nghĩnh làm bạn có thể cười phá lên, những “Chuyện

tình” của trẻ con học đòi người lớn đáng yêu. Không chỉ giới hạn về những

khuôn phép ở học trò mà truyện đã tiếp cận một cách chân thật qua những lần

Lãnh Nguyệt Hàn phóng xe máy chở Thỏ Con đi chơi, hay “ Nhà thơ tập hút

thuốc để có cảm hứng sáng tác”. Truyện làm ta yêu lắm màu xanh của tuổi học

trò khiến ta cười phá lên nhưng sau đó sẽ chiêm nghiệm rồi lại ngậm ngùi tiếc

nuối vì ta đã sắp đi qua tuổi học trò thơ mộng.

“Lá nằm trong lá” - cuốn sách hay dành tặng cho

những người biết yêu quí tuổi hồng của mình.

* Nữ sinh: Truyện dài/ Nguyễn Nhật Ánh.- In lần thứ 21.

-TP. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2012.- 159tr.; 20cm.

V23

15491 -95/TK.

Có lẽ bạn đọc ở lứa tuổi học trò đã từng quen thuộc với tác giả Nguyễn

Nhật Ánh với những truyện ngắn và truyện dài đậm chất học trò như: Trại hoa

vàng , Chú bé rắc rối, phòng trọ ba người, Bồ câu không đưa thư, Những chàng

trai xấu tính, Cô gái đến từ hôm qua, Hoa hồng xứ khác, Buổi chiều

windows…

Với lối viết giản dị và cách chọn đề tài gần gũi với lứa tuổi học trò, như

quan hệ thầy trò, trường lớp, bạn bè, gia đình… dành cho lứa tuổi học trò ô mai

xí muội, tuổi của những cảm xúc bâng quơ, giận hờn rồi lại cười vui hồn nhiên,

những trái tim bắt đầu mở rộng để ngắm nhìn, để rung động và đón nhận thế

giới nhiều màu sắc, lứa tuổi của những khám phá và của những trải nghiệm đầu

đời, để từ đó, biết yêu thương, biết vị tha, sống nhân ái, trưởng thành hơn và

cho những ai từng đi qua một thời sân trường áo trắng với những kỷ niệm

không thể nào quên, cho những ai đã “Lỡ yêu”. Từng trang truyện trong sáng, ý

nghĩa và “Thật như cậu học trò kể chuyện đời mình” của nhà văn Nguyễn Nhật

Ánh.

Những nhân vật ấy không hề xa lạ đến từ một xứ sở nào khác mà đích

thực họ đều bước ra từ cuộc sống của mỗi chúng ta, nên những câu chuyện của

ông chiếm được cảm tình của rất nhiều bạn đọc nhỏ tuổi. Đặc biệt là tác phẩm

“Nữ sinh” - một truyện dài rất vui.

… Truyện kể về ba cô nữ sinh học giỏi nhưng hay chọc ghẹo cũng như phá

phách người khác. Cúc Hương, Thục, Xuyến lớp trưởng với ba tính cách khác

nhau nhưng là những người bạn chơi rất thân.

Một ngày Xuyến nhận ra sự khác thường là có một anh chàng hay ngồi ở

một góc khuất trong quán cây Sứ đối diện trường, Xuyến, Thục và Cúc Hương

tò mò lập kế hoạch chọc phá anh thanh niên ấy, chuỗi ngày liên tiếp sau đó là

những trò tinh nghịch, quậy phá của ba cô gái với anh thanh niên lạ mặt - tên

Gia: nào là cái giá mà các cô gọi là “Vinh dự trả tiền”, những hình thức kỷ luật

vô lý, mua vé xem ca nhạc và đặc biệt là bị Hùng quăn - người theo đuổi Cúc

Hương hiểu nhầm là người yêu của cô nên Hùng đã có lần đón đường ném đá

Gia gây thương tích.

Nhưng với tấm lòng cao thượng, rồi những lỗi lầm đó đều được Gia bỏ

qua và anh đã tận tình tìm cách giúp đỡ Hùng và ba cô gái vượt qua những khó

khăn trong cuộc sống và học tập. Một dấu chấm hỏi lớn đặt ra trong ba cô gái là

liệu Gia là ai?. Và chính thân phận bí ẩn của Gia đã làm cho ba cô nữ sinh phải

hoảng hốt, Hùng quăn xấu hổ phải tránh mặt không đến lớp, cùng với bạn đọc

sẽ không khỏi ngạc nhiên và bật cười trong thoáng chốc. Đây chính là chi tiết

gây hứng thú cho bạn đọc và cũng là điểm thắt nút cho câu chuyện.

Mời các bạn đến Thư viện để tìm đọc câu chuyện này để xem nạn nhân

của ba cô nữ sinh này là ai? Điều đặc biệt trong câu chuyện này là gì?.

* Ngôi trường mọi khi: Truyện dài/ Nguyễn nhật Ánh.

- In lần thứ 19.- TP.Hồ Chí Minh: Trẻ, 2012.- 236tr.; 20cm.

V23

15486 -90/TK

Nguyễn Nhật Ánh được coi là một trong những nhà văn thành công nhất

nước ta hiện nay. Ông là nhà văn của mọi lứa tuổi. Các tác phẩm của ông được

mọi người quý mến đặc biệt là các thế hệ học sinh. Một trong số đó chính là tác

phẩm “Ngôi trường mọi khi”.

Đó là một tác phẩm có một mở đầu kì lạ “Để đọc câu chuyện này, bạn

bắt buộc phải tưởng tượng. Nếu là con gái, bạn tưởng tượng ít thôi. Nếu là con

trai bạn phải tưởng tượng khủng khếp hơn nhiều”. Các nhân vật trong truyện

được đặt tên một cách rất ngộ nghĩnh theo tính cách riêng nhân vật “Tôi” là cô

nàng tóc bím dễ thương, là bạn thân của cô bạn Kiếng cận. Ngoài ra, câu

chuyện còn có các nhân vật như cô nàng Tóc gắn cá tính: Ương bướng nhưng

rất nghĩa khí, hào hiệp, bí thư Hạt tiêu đầy trách nhiệm hay những anh chàng

tinh ranh, nghịch ngợm như: Bảnh trai, Mặt mụn, Răng chuột…

Đọc câu chuyện ta cảm nhận được cái không khí nhốn nháo. Tranh thủ

khi lớp vắng giáo viên, phút lắng đọc cảm thông với rắc rối của đứa bạn, có lúc

thấp thỏm khi vi phạm nội quy… Và cảm giác như mình chính là một phần

trong đó, các bạn hãy bước vào thế giới tinh nghịch, đáng yêu của “Ngôi

trường mọi khi” cùng tôi nhé! Đọc để ta càng thêm biết nâng niu quý trọng

những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi học trò.

* Phòng trọ ba người: Truyện dài/ Nguyễn Nhật Ánh.- Tái bản lần

thứ 22.- Tp. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2011.- 236tr.; 20cm.

V23

15191-93/TK

Nếu bạn là một người thích đọc truyện của Nguyễn Nhật Ánh thì chắc

hẳn bạn không thể bỏ qua tác phẩm truyện dài “Phòng trọ ba người” của tác giả

này được. “Phòng trọ ba người” là một câu chuyện rất hay nói về cuộc sống

của ba anh chàng sinh viên là Chuyên, Nhiệm và Mẫn cùng sống trong một căn

gác trọ, họ chia sẽ với nhau tất cả chuyện buồn vui của mình trong học tập, sinh

hoạt và trong cả đời sống tình cảm.

Chuyên và Nhiệm là hai người luôn kình địch nhau, nếu Chuyên là một

anh chàng trung thực, thẳng thắn nhưng hơi khù khờ vì thường hay bị Nhiệm

và Mẫn chơi xỏ hay xí gạt.Ngược lại, Nhiệm lại là một anh chàng sinh viên có

phong cách rất lãng tử, anh rất thích diễn tả thái độ hay ý nghĩ của mình bằng

những vần thơ mặc dù anh làm thơ rất dở và hay đi đạo thơ của những tác giả

rất nổi tiếng song lại nói là của mình. Đặc biệt Nhiệm rất hay tìm cách phá lĩnh

những người bạn của mình trong lĩnh vực tình cảm và cũng rất hay “Chém gió”

rằng ta đây được rất nhiều người đẹp vây nhưng thực ra lại chẳng có ai, vì

cũng cái tính hay bốc phét của mình mà Nhiệm rất hay bị Chuyên “Chơi lại”

bằng những trò láu cá. Những lúc như vậy thì Nhiệm lại xuống nước thay cho

những lời bốc phét bằng những lời ngon ngọt như “Tao và mày bạn thân đã lâu,

vậy mà mày lỡ lòng nào”, đúng là một anh chàng quỷ quyệt. Trong ba anh

chàng thì chỉ có Mẫn là người ít nói và nhút nhát nhất. Mặc dù anh thường hay

đi “Gỡ rối tơ lòng” cho Chuyên và Nhiệm nhưng còn mình thì lại chẳng có một

cái tơ lòng nào để góp vui cho những cuộc tranh luận về tình yêu của ba chàng

mộng mơ mỗi buổi tối.

… Mẫn quan niệm tình yêu chỉ là một thứ “Xa xí phẩm” nhưng cuộc sống

với hai người bạn của mình đã làm cho anh hơi ghen tỵ. Cứ mỗi tối khi ba

người đã nằm trên giường thì Chuyên và Nhiệm bắt đầu bằng những đề tài

về tình yêu như “Hôm nay em Thủy của tao” “Ngày mai tao sẽ cho em

Sương”…

Và những lúc như thế thì Mẫn chỉ biết nằm im lắng nghe những người

bạn của mình rôm rả, thế nên anh quyết định đã đến lúc phải dựng nên vở

kịch tình yêu với sự trợ sức của Thu Thảo, cô học trò tinh nghịch của anh.

Trò chơi chỉ để góp vui vào không khí sôi động của căn phòng trọ ấy, nào

ngờ khi mọi chuyện vở lở thì anh lại nhận được sự cảm thông từ Thu Thảo

và những người bạn nhiều hơn chứ không phải những lời mắng mỏ trách

móc.

Hãy đọc tác phẩm này, chắc chắn có những lúc bạn sẽ cười vì những

chi tiết hài hước, nhưng cũng có khi phải ngậm ngùi. Biết đâu có lúc bạn sẽ

lại trầm ngâm: Ồ, sao giống mình thế nhỉ?

“Phòng trọ ba người” một cuốn sách thú vị dành cho tất cả chúng ta..

* Tôi là Bê Tô: Truyện dài/ Nguyễn Nhật Ánh.- Tái bản lần thứ 19.

- Tp. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2012.- 230 tr.; 20 cm.

Thoạt tiên, khi bắt gặp cuốn sách “Tôi là Bêtô”, một hành động quen

thuộc của tôi: đảo mắt tìm tên tác giả. Tôi bắt gặp cái tên: Nguyễn Nhật Ánh!

Cái tên không hề xa lạ mà quá đổi gần gủi với tất cả chúng ta, nhất là lứa tuổi

trẻ con. Một ý nghĩ thoảng qua trong đầu: “Lại Nguyễn Nhật Ánh - hay thì hay

thật nhưng đã quen quá rồi toàn là truyện viết cho những đứa trẻ”. Nghĩ là vậy,

nhưng rồi vẫn lần giở trang sách đầu tiên để đọc, đơn giản để xem “Bê tô” là

gì! Một trang, hai trang, rồi cứ thế, câu chuyện về một chú chó có cái tên đáng

yêu Bêtô cuốn hút tôi.

Ban đầu, chỉ là ý định đọc giải trí chút xíu, nhưng rồi, những trải nghiệm

đầy thú vị về cuộc sống, về kiếp nhân sinh qua cách kể chuyện của chú chó

Bêtô khiến tôi say mê đọc cho đến hết - dù đêm đã rất khuya. Bởi đó là câu

chuyện dành cho trẻ con và người lớn!

“Tôi là Bêtô” - một cuốn sách - những mẫu chuyện về cuộc đời của một

con chó nhỏ Bêtô, nhưng chứa đựng tất cả đời sống của một con người! Đó là

niềm vui và nổi buồn, hạnh phúc và khổ đau, ước mơ và hiện thực, tình bạn và

sự dũng cảm, ký ức tương lai và nổi sợ hải… Tất cả sống động, thật như chính

cuộc sống của bạn của tôi. Bạn không tin ư? Vậy hãy thử nghiệm một lần xem

sao! Chẳng có gì mất cả! Rồi bạn cũng sẽ như tôi: đọc rồi lại muốn đọc tiếp,

đọc hết rồi lại đọc lại. Cứ thế, cứ thế để cuối cùng, bao giờ cũng vậy , khi gấp

lại trang sách cuối cùng, tôi và bạn sẽ thấy mình cười, mình khóc; Sẽ thấy

“Mình là Bêtô” với những trải nghiệm buồi vui, những mất mát cay đắng,

những ảo mộng vỡ tan, những thức ngộ xót xa cứ kảng lảng, ẩn hiện sau câu

chữ bình dị, trong một giọng kể hồn nhiên và ngây thơ.

Các bạn vẫn không tin những điều tôi vừa nói? Xin hãy mạnh dạn và bỏ

chút thời gian để một lần đọc “Tôi là Bêtô” trong thư viện của trường.

* Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh/ Nguyễn Nhật Ánh

.-Tp. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2011.- 378 tr.; 24cm

V23

14928-30/TK

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã quá thân quen với chúng ta qua những tác

phẩm như: Mắt biếc, Bàn có 5 chỗ ngồi, Đi qua hoa cúc, Chú bé rắc rối, Buổi

chiều Windowws, Quán gò đi lên...

Năm 2003, bộ truyện nhiều tập “Kính Vạn Hoa” được Trung ương Đoàn

Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao huy chương “Vì thế hệ trẻ” và được

Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng.

Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh ký hợp đồng với Nhà xuất bản Kim Đồng

tiếp tục cho xuất bản bộ truyện dài gồm 28 tập mang tên “Chuyện Xứ Lang

Biang” nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy.

Năm 2008 Nguyễn Nhật Ánh tác phẩm viết “Cho tôi xin một vé đi tuổi

thơ” rất được độc giả ưa thích.

Ngày 09/12/2010 tác phẩm “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là truyện

dài mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh được nhận giải văn chương ASEA. Nhưng

có một điều mà chúng cảm thấy rất gần gủi với nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vì

anh là người Thăng Bình, Quảng Nam. Chính vì vậy mà khi đọc những trang

viết của Nguyễn Nhật Ánh ta tìm thấy những hình ảnh bình dị của quê hương ta

đẹp hơn lung linh hơn.

“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” viết về một giai đoạn mà ai cũng đi qua

và đó cũng chính là khoảnh khoắc đẹp nhất đời người: “Tuổi thơ”. Nhưng tuổi

thơ của Nguyễn Nhật Ánh không giống như các em bây giờ. Các em có quá

nhiều cách giải trí hiện đại như công viên nước, như game online, như truyện

hoạt hình, phim ảnh... Tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh là sự đắm mình vào

thiên nhiên, là góc vườn, bờ tre, bãi lúa, dòng sông, con đường làng, chợ quê,

là những đồi sim tím ngát, là đồng cỏ mênh mông... và tâm hồn của những con

người thì mộc mạc như cỏ như cây. Đến bây giờ thì tôi cũng không biết là các

em và Nguyễn Nhật Ánh, tuổi thơ của ai hạnh phúc hơn ai?!...

“Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh” là câu chuyện của người anh kể về

người em, hay nói khác đi, là số phận của người em dưới cái nhìn của người

anh. Cậu bé Tường dường như sinh ra để hi sinh và nhường nhịn người khác và

cuộc đời đã ban tặng cậu hạnh phúc ngọt ngào mà cậu mong mỏi.

Trong khi Thiều, anh trai cậu, một cậu bé ích kỷ, hẹp hòi tưởng có được

tất cả thì hóa ra chẳng có gì. Bài học đó thú vị ở chổ nó do chính người anh ích

kỷ, hẹp hòi rút ra chớ không phải ai khác.

Với một giọng kể chân chất hồn hậu, khi dí dỏm khi

ngọt ngào, cả tếu táo và nghịch ngợm nữa, mỗi cuốn

sách của Nguyễn Nhật Ánh giống như một ống kính

vạn hoa. Với các em chỉ cần xoay khẽ một chút các em sẽ thấy

biết bao quen thân và lạ lẫm để rồi ngồi cười khúc khích với nhau, hoặc lặng

đi, nhìn nhau rưng rưng tiếc thương một cái gì đã mất.

Còn với người lớn, mỗi lần xoay khẽ kính vạn hoa kia,cả tuổi thơ lộng

lẫy và đau đớn đã chìm sâu khuất lấp vào lãng quên bổng rực lên trước mắt làm

cho người ta lắm khi khó cầm được nước mắt. “Được tắm mình trong dòng

sông trong trẻo của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa những bịu bặm của thế giới

người lớn một cách diệu kỳ”, Nguyễn Nhật Ánh đã nói vậy và anh đã đúng.

Có thể nói mỗi cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh như một chuyến tàu về

tuổi thơ, ở đó có nhiều toa, mỗi toa là một bất ngờ, một thú vị, một háo hức,

một say mê. Có khi làm ta bật cười có khi làm ta rưng rưng hoặc ngồi lặng đi

suy ngẫm. “Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh” cũng vậy. Ở toa này ta gặp

những hài hước vui nhộn, chuyện ông Cả Hớn trúng sổ số, chuyện cu Tường

làm chim xanh hay chuyện lá thư tình đầu đời của cu Thiều chẳng hạn.

Ở toa khác ta gặp những câu chuyện ngậm ngùi, thương sót. Chuyện cha

của bé Mận bị bạo bệnh đã trốn nhà ra đi vì không muốn vợ con khốn khổ vì

mình, chuyện ông Tám Tàng giã điên làm vua vì đứa con gái tâm thần luôn

nghĩ mình là công chúa. Ai đã đọc rồi dù muốn quên đi cũng rất khó.

Sức hút của văn chương Nguyễn Nhật Ánh trước hết là triết lý sống vì

nhau xuyên suốt trong tác phẩm của anh, với các em nó là bài học luân lý, và

sự khám phá về cái gọi là tình người; Với người lớn nó là chìa khóa mở ra biết

bao ăn năn. Ai cũng vậy thôi, ít nhất một lần trong đời gây khổ đau cho người

khác vì sự vô tâm, tắc trách của mình. Chìa khóa sống vì nhau đã giúp tâm hồn

con người tìm về những nỗi ăn năn để thao thức cùng với nó.

Những trang sách của Nguyễn Nhật Ánh nói với chúng rằng anh đã ăn

năn như thế đấy, còn bạn thì sao? Cậu bé Thiều trong cuốn sách có thể không

phải là Nguyễn Nhật Ánh thuở bé thơ nhưng chắn chắn đó là một nỗi ăn năn

của chính anh, chính thế hệ của anh. Cái chết của con Cu Cậu đã làm cho cậu

bé Thiều hoảng loạn không phải vì cái chết của một con cóc, nó là sự tước đoạt

niềm vui của kẻ khác. Khi bạn tước đi niềm vui của người khác thì một phần

trong trẻo trong tâm hồn bạn cũng chết theo, vì thế nó sẽ ám ảnh bạn đến trọn

đời. Nào có ai dám chắc trong đời không một lần vô tình hay hữu ý tước đi

niềm vui của người khác?

Mời các em đón xem tác phẩm: “Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh”

của tác giả Nguyễn Nhật Ánh tại thư viện nhà trường.

* Trước vòng chung kết: Truyện dài/ Nguyễn Nhật Ánh.

- Tái bản lần thứ 17 .- Tp. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2011.- 252tr.; 20cm.

TK

15185-87

Nguyễn Nhật Ánh - cái tên này đã rất quen thuộc với tuổi trẻ Việt Nam.

Nguyễn Nhật Ánh đã rất nổi tiếng với các tác phẩm: Những cô em gái, Bong

bóng lên trời, Lá nằm trong lá, Còn chút gì để nhớ,… Các tác phẩm ấy đọng lại

trong người đọc rất nhiều cảm xúc.

Nhưng đối với tôi “Trước vòng chung kết” với nhân vật chính là

Nguyễn Hoàng Tân đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất. “Trước vòng

chung kết” đã cho ta thấy nhiệt huyết của tuổi trẻ về bóng đá là môn mà tất

cả mọi người đều yêu thích. Tân - nhân vật chính cùng Hùng bụi, Hoàng,

Thuận ròm, Tâm sún, Sơn cao… đã khoát trong mình sự khao khát dành chiến

thắng. Tác phẩm đã miêu tả cái cảnh tụi trẻ chơi bóng đá và những cuộc cãi

vã, nội chiến xảy ra. Qua đó ta thấy được ẩn chứa trong chúng không chỉ là

sự yêu thích môn bóng đá, sự trẻ trung mà còn có cả tình bạn cao đẹp. Không

những thế, trong Tân còn có những tính tốt của con người, sự nhẫn nại, lòng

tốt đối với người khác. Đồng thời tác giả còn cho ta thấy sự đoàn kết về sau

của các nhân vật trong truyện và một phần nào đó nói đến sự quan trọng của

việc học. Tân chỉ vì ham mê bóng đá mà sao nhãn việc học tập nên bố Tân đã

đưa ra một đề nghị : Nếu Tân học tốt hơn thì sẽ cho Tân chơi đá bóng và sự

thất học của Thuận ròm, Hùng bụi…

Là người am hiểu rất ít về bóng đá nhưng khi đọc xong cuốn truyện này

tôi đã yêu thích bóng đá và khá hiểu biết về chúng. Qua câu chuyện, tôi cũng

học tập về thứ tình bạn đẹp đẽ, cần giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn

nhất.

Còn các bạn, khi khép lại tác phẩm, bạn có những suy nghĩ gì? Hãy đọc

và chia sẽ với bạn bè mình về cuốn sách thú vị này nhé!

* Những cô em gái: Truyện dài/ Nguyễn Nhật Ánh.- Tái bản lần thứ 17.

Tp. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2011.-200tr.; 20cm.

V23

15016-18/TK

…Tôi là kẻ ngu ngơ bị tình yêu đánh lưới

Những sợi tóc nào đang kín giấc mơ tôi

Tôi đã gặp hàng ngàn gương mặt

Chiêm bao sao chỉ có một người?

Những vẫn thơ vẫn ngọt ngào tình tứ mà cớ sao ta cảm như có hàng ngàn

mối dây tình sầu muộn giăng kín chồng chéo lên nhau? Có lẽ để “xuất bản”

được “kiệt tác” để đời như vậy, tứ thơ phải thăng hoa từ một “chuyên gia tim

mạch” có hạng.

Vâng , anh chàng Khoa nhân vật chính trong câu chuyện “ Những cô em

gái” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là một kẻ rất đa tình, đa cảm. Và cuộc đời

của chàng dường như lại luôn bị đánh vật, bủa vây không biết bao nhiêu là sầu:

Nỗi sầu xa nhà, nỗi sầu cô đơn và tất nhiên là cả nổi sầu của một chàng trai tuổi

mới lớn dào dạt tình cảm mà không biết ngỏ cùng ai? Ấy thế mà hệt như câu

chuyện cổ tích “ Chàng chăn cừu cô đơn lang thang trên đồng cỏ” đang nha

nhẩn nổi cô đơn lại tình cờ gặp lại nàng Stéphannette trong mộng. Tréo ngược

thay, tình duyên ấy nào có suôn sẻ mà cứ quẩn quanh, ngoằn ngoèo, có lúc

tưởng là gần cạnh đấy mà hoá ra lại xa vời vợi…

Một câu chuyện nhẹ nhàng, hóm hỉnh khiến ta bất giác ngẩn ngơ đi tìm

một tiếng đàn du dương trên con đường vắng xa lạ hay chí ít cũng giật mình

vén tấm rèm cửa thử xem có anh chàng nào cũng đang nẫu ruột với tấm chân

tình cô đơn bên vệ đường kia.

Bồ câu không đưa thư : Truyện dài / Nguyễn Nhật Ánh .- In lần thứ 21-

Tp. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2011.- 176tr.; 20cm.

V23

15188-90/TK

“Cho mình làm quen với. Mình ở lớp buổi sáng, ngồi cùng chỗ với bạn

đấy. Nếu không nỡ từ chối, bạn viết cho mình vài chữ. Thành thật cảm tạ. Rất

mong hồi âm”.

Các bạn thân mến! Nếu “chẳng may” may mắn vào một ngày đẹp trời,

bất ngờ bạn nhận được một lá thư xin làm quen rất lịch sự như vậy trong ngăn

bàn, bạn sẽ làm gì nào?

Thẩn thờ bó gối mộng tưởng về chàng bạch mã hoàng tử hay tảng phớt

lờ mặc kệ đứa vô duyên trêu đùa không đúng chỗ? Bạn vẫn còn băn khoăn

không biết xử lý tình huấn nan giải này sao cho êm đẹp, hay bạn hãy cùng tôi

thử “tham khảo” cách “bày binh bố trận” của ba cô nữ sinh: Thục , Xuyến, Cúc

Hương trong “ Bồ câu không đưa thư” của tác giả Nguyễn Nhật Ánh để đưa

kẻ si tình lộ diện ra ánh sáng nhé!

Nhưng nếu bạn đã quen với lối kể chuyện hóm hỉnh, hấp dẫn của nhà

văn Nguyễn Nhật Ánh, đã cùng phiêu lưu cùng ba cô gái láu lĩnh mà hết sức

thông minh trong câu chuyện này, bạn vẫn rất khó lòng đoán trước được kết

thúc bất ngờ đó.

Nào bạn hãy mau mau mở ra cánh cửa thần tiên để sống mãi với những

năm tháng học trò mộng mơ, ngọt ngào mà vẫn hết sức rực rỡ “hào hùng” với

biết bao sáng kiến tinh quái đậm chất “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”

MỤC LỤC

1/ Bong bóng lên trời .15007-09/TK

2/ Bồ câu không đưa thư..15188-90/TK

3/ Buổi chiều Window ….…15521-25/TK

4/ Còn chút gì để nhớ ……….…15506-10/TK

5/ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ ….15526-30/TK

6/ Chú bé rắc rối ………………………15194-96/TK

7 / Đi qua hoa cúc …………….………….15010-14/TK

8/ Hạ đỏ …………………….…..………..… 15511-15/TK

9/ Hoa hồng xứ khác …………….…………….5496-500/TK

10/ Lá nằm trong lá ………………………………14022-24/TK

11/ Nữ sinh …………………………………….15491-95/TK

12/ Ngôi trường mọi khi ………………….15486-90/TK

13/ Những cô em gái ………….15516-18/TK

14/ Những chàng trai xấu tính 15013-15/TK

15/ Phòng trọ ba người ……….15191-93/TK

16/ Tôi là Pêtô ………………… 15724-28/TK

17/ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh…14928-30/TK

18/ Thằng quỹ nhỏ ………………………..15516-20/TK

19/Trước vòng chung kết: Truyện dài…..15185-87/TK

20/ Truyện cổ tích dành cho người lớn…15004-06/TK

21/ Út Quyên và tôi ………...……….……15501-05/TK