Cơ cấu dân số vàng việt nam

67
CƠ C ẤU DÂN SỐ VÀNG VIỆT NAM CƠ HỘI, THÁC H THỨC VÀ CHÍNH SÁCH GIA NG T HANH LON G VA I THẾ CƯỜNG

Transcript of Cơ cấu dân số vàng việt nam

Page 1: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CƠ C

ẤU DÂN S

Ố VÀNG V

IỆT

NAM

CƠ H

ỘI, TH

ÁCH THỨC V

À

CHÍNH S

ÁCH

GI A

NG

TH

AN

H L

ON

G V

A B

ÙI

TH

Ế C

ƯỜ

NG

Page 2: Cơ cấu dân số vàng việt nam
Page 3: Cơ cấu dân số vàng việt nam

TỔNG QUAN

“Dân số vàng” sẽ xuất hiện ở Việt Nam trong một vài năm nữa, và đây là cơ hội “vàng” để Việt Nam hạ thấp tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Để tận dụng được cơ cấu dân số vàng, báo cáo tập trung phân tích cơ hội, thách thức và đưa ra một số kiến nghị cho bốn nhóm chính sách chủ yếu, đó là chính sách giáo dục và đào tạo, chính sách lao động, việc làm và nguồn nhân lực; chính sách dân số và y tế; và chính sách an sinh xã hội toàn diện hướng đến dân số già trong vài thập kỷ nữa.

Page 4: Cơ cấu dân số vàng việt nam
Page 5: Cơ cấu dân số vàng việt nam

GIẢI THÍCH

• Rõ ràng, mỗi nước sẽ có một giai đoạn dân số đạt “cơ cấu vàng” khác nhau với thời điểm xuất phát và kết thúc khác

nhau, phụ thuộc vào biến động dân số của nước đó.

• Biến động dân số, cụ thể là mức sinh và mức chết, tác động đến phân bố tuổi dân số và tạo ra “cơ cấu dân số

vàng” – là một cơ chế tiềm tàng tác động đến thành công kinh tế.

• Tuy vậy, điều đó sẽ chỉ xảy ra khi một nước có các thể chế xã hội, kinh tế, chính trị cũng như các chiến lược, chính sách thích hợp cho phép hiện thực hoá tiềm năng tích cực của quá trình dân số.

Page 6: Cơ cấu dân số vàng việt nam

LÝ LUẬN DÂN SỐ

Page 7: Cơ cấu dân số vàng việt nam

DÂN SỐ HỌC “BI QUAN”

• Người khởi xướng lý thuyết này là Thomas Malthus

• Ông cho rằng, trong bối cảnh nguồn lực bị giới hạn, nhu cầu lương thực ngày càng tăng và tiến bộ công nghệ chậm chạp sẽ làm trầm trọng hơn sức ép từ việc tăng dân số.

• Vì thế, nhu cầu lương thực sẽ luôn thấp hơn mức cần thiết và điều này sẽ chỉ dừng lại khi mức tăng dân số bị chậm lại do tỷ lệ chết cao hơn.

• Tốc độ tăng dân số chậm sẽ cải thiện tăng trưởng kinh tế vì nguồn lực sẽ được tiết kiệm và sử dụng cho mục đích thúc đẩy tăng trưởng thay vì được sử dụng cho mục đích sinh sản, cũng như góp phần giảm tải cho cơ sở hạ tầng và môi trường.

Page 8: Cơ cấu dân số vàng việt nam

DÂN SỐ HỌC “LẠC QUAN”

• Hàng loạt nghiên cứu thực chứng đã chỉ ra những lập luận không thuyết phục của lý thuyết dân số học “bi quan”, trong đó quan trọng nhất là lý thuyết này không tính đến tầm quan trọng của công nghệ và mức tích tụ nhân lực trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.

• Họ lập luận rằng dân số tăng lên cũng có thể làm tăng mức tích tụ nhân lực và quốc gia có dân số lớn có thể tận dụng tính quy mô để hấp thụ các tri thức, công nghệ cần thiết cho tăng trưởng.

• tạo sức ép phải cải tiến công nghệ sản xuất – một nhân tố quan trọng của tăng trưởng dài hạn.

Page 9: Cơ cấu dân số vàng việt nam

DÂN SỐ HỌC “TRUNG TÍNH”

Theo lý thuyết dân số học “trung tính” với quan điểm cho rằng tăng dân số tác động đến tăng

trưởng kinh tế qua nhiều kênh khác nhau mà những kênh này có thể lại tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

Ví dụ, Srinivan (1988) cho rằng tăng trưởng kinh tế là sản phẩm của hàng loạt các chính sách và thể chế phù hợp chứ không chỉ đơn thuần là do nhân tố dân số.

Page 10: Cơ cấu dân số vàng việt nam

QUAN ĐIỂM MỚI

Page 11: Cơ cấu dân số vàng việt nam

KHÁI NIỆM VƠ CẤU DÂN SỐ VÀNG

Khi bàn luận tác động của dân số đến phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt đối với các chương trình, chính sách xã hội dài hạn,

chúng ta thường đề cập đến khả năng “gánh đỡ” của bộ phận dân số lao động

đối với bộ phận dân số phụ thuộc

Page 12: Cơ cấu dân số vàng việt nam

TỶ SỐ PHỤ THUỘC DÂN SỐ

Page 13: Cơ cấu dân số vàng việt nam

ĐỊNH NGHĨA

• Tỷ số phụ thuộc chung cho biết trung bình 100 người trong độ tuổi lao động phải “gánh đỡ” cho bao nhiêu người ngoài độ tuổi lao động. Khi tỷ số phụ thuộc chung nhỏ hơn 50 thì “gánh nặng” thấp bởi trung bình một người ngoài độ tuổi lao động được “hỗ trợ” bởi hơn hai người trong độ tuổi lao động.

• Khi dân số đạt được tỷ số phụ thuộc chung như vậy, chúng ta coi dân số đó đang đạt “cơ cấu vàng”.

• “Cơ cấu dân số vàng” sẽ kết thúc khi tỷ số phụ thuộc chung bắt đầu tăng trở lại và vượt ngưỡng 50.

Page 14: Cơ cấu dân số vàng việt nam

LỢI ÍCH

Theo Ross (2004), khi dân số trong giai đoạn “cơ cấu

vàng”, nguồn lực đầu tư cho nhóm dân số trẻ sẽ cần ít hơn và có thể được sử dụng vào phát triển kinh tế và phúc lợi hộ gia đình.

Những lợi ích kinh tế có được từ sự thay đổi cơ cấu dân

số được gọi là “lợi tức dân số” và vì thế “lợi tức dân số vàng” là mục tiêu mà chính phủ các nước phải tận dụng triệt để khi dân số đạt cơ cấu “vàng”.

Page 15: Cơ cấu dân số vàng việt nam

KHU VỰC ĐÔNG Á

• Phân tích của nhiều nghiên cứu chỉ ra một số nhân tố cơ bản đóng góp vào tăng trưởng của khu vực này, đó là nguồn nhân lực tốt, tăng trưởng việc làm cao, tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao.

• Giai đoạn phát triển “thần kỳ” chứng kiến tỷ lệ chi cho giáo dục và y tế tăng lên nhanh chóng và gắn liền với chúng là sự tăng trưởng mạnh về việc làm và năng suất lao động trong các ngành dịch vụ và sản xuất, cũng như năng suất lao động của khu vực nông nghiệp

• Một điểm nhấn khác cũng rất quan trọng là vấn đề bình đẳng giới trong y tế, giáo dục và nhiều lĩnh vực xã hội đã được quan tâm trong chính sách phát triển của các nước Đông Á, và kết quả là tỷ lệ lao động nữ ngày càng tăng và điều này giúp cải thiện được vị thế và sức khỏe sinh sản của họ

Page 16: Cơ cấu dân số vàng việt nam

NHẬT BẢN

• Nhật Bản đã kết thúc “cơ cấu dân số vàng” diễn ra trong giai đoạn 1965-2000 – giai đoạn chứng kiến sự bùng nổ kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt từ giữa những năm 1950 đến cuối những năm 1980.

• Gắn liền chính sách kinh tế là hàng loạt chính sách nhất quán và nhiều tham vọng để xây dựng một hệ thống giáo dục tốt nhằm tạo một lực lượng lao động có giáo dục và kỹ năng – bộ phận dân số mà trong những năm 1960 được gọi là “những quả trứng vàng”.

• Chính sách y tế cũng được đặc biệt coi trọng với việc hướng tới chăm sóc y tế toàn dân với mạng lưới cơ sở chăm sóc y tế được xây dựng nhanh chóng và đáp ứng nhu cầu mang tính đặc trưng của từng vùng, khu vực.

Page 17: Cơ cấu dân số vàng việt nam

NHẬT BẢN

• Tuy nhiên, “cơ cấu dân số vàng” dần kết thúc trong bối cảnh tổng tỷ suất sinh ngày càng giảm mạnh (xuống mức 1,3 vào năm 2007) nên Nhật Bản lại đối mặt với một vấn đề dân số nghiêm trọng là tỷ số phụ thuộc già tăng nhanh chưa từng có.

• Chính phủ Nhật Bản hiện đang tìm mọi biện pháp

chính sách để giảm thiểu gánh nặng từ “làn sóng chuyển đổi dân số lần thứ hai” (theo hướng già hóa)

Page 18: Cơ cấu dân số vàng việt nam

HÀN QUỐC• Cơ cấu dân số vàng của Hàn Quốc diễn ra trong vòng 49 năm

(1965-2014). Đây cũng chính là giai đoạn Hàn Quốc trải nghiệm

tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt từ đầu những năm 1960 cho

đến giữa những năm 1980.• Từ một nước nghèo với thu nhập bình quân đầu người 60

USD/năm vào năm 1948, Hàn Quốc vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế đứng thứ ba ở Châu Á và thứ 13 trên thế giới hiện nay.

• Để thúc đẩy tăng trưởng các ngành công nghiệp chủ đạo nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, chính phủ Hàn Quốc cũng xây dựng nhiều chiến lược đầu tư có trọng điểm cho phát triển

nguồn nhân lực với sự chú trọng đặc biệt vào hệ thống giáo dục và y tế

Page 19: Cơ cấu dân số vàng việt nam
Page 20: Cơ cấu dân số vàng việt nam

GIẢI THÍCH

• Việc Singapore tận dụng dấu hiệu của chuyển đổi dân số từ cuối những năm 1970 cho tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng mức bao phủ và chất lượng của hệ thống giáo dục là một minh chứng cụ thể,

• Trong khi Phi-lip-pin có cùng chất lượng nguồn nhân lực xét theo mức độ giáo dục và y tế nhưng lại tăng trưởng chậm do tỷ lệ sinh quá cao và chất lượng thể chế chưa tốt.

• Thái Lan cũng thể hiện các nỗ lực xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho tăng trưởng bằng các chính sách giáo dục, y tế mạnh mẽ gắn liền với chiến lược phát triển của một số ngành sản xuất chủ lực.

Page 21: Cơ cấu dân số vàng việt nam

VIỆT NAM

Page 22: Cơ cấu dân số vàng việt nam
Page 23: Cơ cấu dân số vàng việt nam
Page 24: Cơ cấu dân số vàng việt nam
Page 25: Cơ cấu dân số vàng việt nam
Page 26: Cơ cấu dân số vàng việt nam
Page 27: Cơ cấu dân số vàng việt nam

DỰ ĐOÁN CƠ CẤU DÂN SỐ

Page 28: Cơ cấu dân số vàng việt nam

DỰ ĐOÁN CƠ CẤU DÂN SỐ

Page 29: Cơ cấu dân số vàng việt nam
Page 30: Cơ cấu dân số vàng việt nam
Page 31: Cơ cấu dân số vàng việt nam

KẾT LUẬN (THEO THE UNITED NATION)

• Dân số Việt Nam đạt cơ cấu “vàng” trong giai đoạn 2009-2039 (30 năm) với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đạt ở mức cao nhất khoảng 65% tổng dân số trong giai đoạn 2015-2025.

• Cơ cấu “vàng” sẽ kết thúc từ năm 2040 khi tỷ số phụ thuộc chung tăng lên, cao hơn 50 và bị chi phối chủ yếu do tỷ số phụ thuộc người già tăng nhanh.

Page 32: Cơ cấu dân số vàng việt nam

KẾT LUẬN (THEO GIANG VA PLAU)

Cơ cấu “vàng” của dân số Việt Nam sẽ

xuất hiện trong giai đoạn 2010-2040 với khoảng tin cậy 90% của dự báo cho thời điểm bắt đầu là 1 năm (tức là vào năm 2009 hoặc 2011) và thời điểm kết thúc là 2 năm (tức là vào năm 2038 hoặc 2042).

Page 33: Cơ cấu dân số vàng việt nam
Page 34: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Page 35: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC

Chi tiêu cho giáo dục chiếm khoảng 15% tổng chi tiêu chính phủ vào những năm 1990 và dự kiến tăng lên mức 20% vào năm 2015.

Tỷ lệ người lớn biết đọc chữ trên 90% và tỷ lệ đến trường của tất cả các cấp giáo dục phổ thông đạt 69,3%.

Số lượng giáo viên đạt chuẩn quốc gia là 90%.

Page 36: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC

Theo dự báo dân số cho thấy trẻ em ở hai nhóm tuổi 0-4 và 5-9 sẽ giảm mạnh trong thời gian tới, trong khi trẻ em trong độ tuổi 10-14 giảm với tốc độ chậm hơn

->dân số trong độ tuổi học tiểu học và phổ thông cơ sở sẽ ngày càng giảm và vì thế mà chất lượng giảng dạy và học tập có thể từng bước được cải thiện thông qua việc giảm tải như giảm tỷ số giữa số học sinh và số giáo viên cũng như số lượng học sinh trong mỗi lớp học.

->Bản thân các hộ gia đình ít con hơn và đời sống đã được cải thiện nên điều kiện đầu tư cho giáo dục cũng tốt hơn.

Page 37: Cơ cấu dân số vàng việt nam

GIÁO DỤC-CƠ HỘI

• đặc biệt nhóm tuổi 15-30, tăng lên cùng với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế với đóng góp ngày càng nhiều của khu vực công nghiệp và dịch vụ sẽ tạo ra nhu cầu lớn về đào tạo nghề cho các ngành này.

• tỷ lệ người cao tuổi có trình độ học vấn nhất định đã tăng lên và mức độ giáo dục cũng cao hơn (Giang và Pfau, 2007) nên việc khuyến khích người cao tuổi có kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp cùng tham gia đào tạo thế hệ trẻ sẽ tạo được hiệu ứng tích cực trong xã hội.

Page 38: Cơ cấu dân số vàng việt nam

GIÁO DỤC-THÁCH THỨC

Khoảng 9% số trẻ em dân tộc thiểu số trong độ tuổi đi học, trong đó chủ yếu là ở vùng Tây Bắc hoặc Tây Nguyên, chưa từng được thụ hưởng dịch vụ giáo dục.

Page 39: Cơ cấu dân số vàng việt nam

GIÁO DỤC-THÁCH THỨC

• Nhưng số liệu điều tra năm 2006 cho thấy thanh niên trong lứa tuổi 20-24 có số năm đi học trung bình chỉ là 9,6 năm, trong đó thành thị là 11,3 năm và nông thôn là 8,8 năm; 83,4% đã thôi học, 3,4% chưa đi học bao giờ và chỉ có 12,2% là đang đi học (Báo Nhân dân điện tử ngày 25/12/2008).

• Phân tích của Young Lives (2005) cho thấy phần lớn các trường không chú trọng đến việc cải thiện phương pháp giảng dạy và môi trường học thuật mà chỉ chú ý đến việc thu hút càng nhiều học sinh, sinh viên càng tốt hoặc cạnh tranh để “sản xuất” học sinh, sinh viên xuất sắc. Cách thức đó khiến cho kỹ năng về giao tiếp và học tập của học sinh, sinh viên Việt Nam rất yếu.

Page 40: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CUNG

Page 41: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CẦU

Page 42: Cơ cấu dân số vàng việt nam
Page 43: Cơ cấu dân số vàng việt nam

BÀI HỌC• Một trong những việc cần làm hiện nay là phải bỏ chỉ tiêu về lượng

cho hệ thống giáo dục, đào tạo bởi các chính sách đó có thể dẫn đến “chỗ thiếu vẫn thiếu, chỗ thừa vẫn thừa.

• đẩy mạnh giáo dục kỹ năng, hành vi và kiến thức xã hội trong hệ thống giáo dục ở các cấp. Sự chú ý đặc biệt cần dành cho giáo dục về giới tính và sức khỏe sinh sản. Đây là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới cũng như hạn chế các vấn đề xã hội có liên quan đến sinh sản.

• đầu tư cho giáo dục, đào tạo cần tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện chương trình, tạo môi trường học tập và nghiên cứu mở, phát huy tính sáng tạo, tính xã hội trong mọi hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.

• khuyến khích người cao tuổi có trình độ, kỹ năng tiếp tục làm việc và tham gia vào quá trình đào tạo, đặc biệt là các ngành kỹ thuật, sản xuất.

Page 44: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC• tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổi lao động sẽ là

nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nếu một quốc gia biết tăng cơ hội việc làm với tốc độ vừa đủ để duy trì và cải thiện năng suất lao động.

• Ngược lại, sự gia tăng bộ phận dân số trong độ tuổi lao động lại trở thành gánh nặng khi một nước phải đối

mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.

Page 45: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

Page 46: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

Page 47: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

Page 48: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC• Dự báo của ILO (2008) [Bảng 9] cho thấy, lực lượng lao

động Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn 2011-2020

với tốc độ trung bình xấp xỉ 2%/năm với số lao động mới gia

nhập thị trường lao động gần 1 triệu người/năm.

• Kết hợp dự báo của United Nations (2007) và ILO (2008) cho

thấy nhóm lao động trẻ tuổi sẽ chiếm tỷ lệ lớn trong lực

lượng lao động nên 2 thập kỷ tới đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam phân công lao động vào các ngành trong nền kinh tế.

CƠ HỘ

I

Page 49: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC• với một lực lượng lao động có kỹ năng tiềm

năng, Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi sản xuất khu vực và toàn cầu trong một số ngành sản xuất với vai trò là đối tác sản xuất.

• Xuất khẩu lao động được đào tạo, có kỹ năng nghề nghiệp tại chỗ hoặc sang nước khác là kênh quan trọng để thực hiện chính sách lao động trong thời gian tới.

CƠ HỘ

I

Page 50: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC• dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh hơn tốc

độ tăng dân số ngoài độ tuổi lao động, Việt Nam có thể tận dụng triệt để lợi tức dân số vàng nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số đạt mức cao và ổn định.

• 2006-2020 tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của cả nam giới và nữ giới ở Việt Nam sẽ duy trì ổn định, đạt mức tương ứng 82,3% và 75,3% vào năm 2020.

CƠ HỘ

I

Page 51: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC• tỷ lệ làm việc của người cao tuổi ở Việt Nam

vẫn khá cao, nhất là dân số trong độ tuổi cận sau tuổi về hưu chính thức (60-65 đối với nam, và 55-59 đối với nữ). Do đó, Việt Nam có thể sử dụng được nguồn nhân lực có kinh nghiệm và kỹ năng này để tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế.

CƠ HỘ

I

Page 52: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

THÁCH THỨC

Page 53: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

THÁCH THỨC

• thiếu nhiều lao động có kỹ năng quản lý và tay nghề cao (trong số những người có việc làm, lao động có trình độ tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ lớn (59,6% năm 2005))

• phần lớn lao động Việt Nam vẫn chưa qua đào tạo (khoảng 75%).

• lao động giản đơn vẫn chiếm đa số và giảm chậm trong thập kỷ qua (khoảng 65%)

• lao động trong lĩnh vực quản lý hoặc lĩnh vực yêu cầu chuyên môn kỹ thuật bậc cao hoặc bậc trung chiếm tỷ lệ nhỏ và cũng không thay đổi đáng kể

Page 54: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

THÁCH THỨC

Page 55: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

THÁCH THỨC

• thất nghiệp tạm thời chiếm tỷ trọng lớn do thiếu việc làm thích hợp

và đối tượng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất thường là nhóm dân số ở độ tuổi có sức khỏe lao động tốt nhất, nhưng cũng là

nhóm có xu hướng tiêu dùng cao.

• Tỷ lệ thất nghiệp trung bình giai đoạn 1996-2005 là khoảng 2,2%, trong đó nữ giới có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nam giới.

• Tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi 15-24 là cao nhất và tiếp đó là

nhóm tuổi 25-34

Page 56: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

THÁCH THỨC

• Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2006) cho thấy khu vực nông thôn có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn khu vực thành thị (10,4% so với 9,2% năm 1996

• và 9,3% so với 4,5% năm 2005), • và nữ giới có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn nam giới

(10,9% so với 9,5% năm 1996 và 8,4% so với 7,9% năm 2005)

• Giải pháp:• đa dạng hóa ngành nghề ở khu vực nông thôn và thúc

đẩy chất lượng hoạt động của các ngành sử dụng nhiều lao động

Page 57: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH LAO ĐỘNG VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

THÁCH THỨC

Page 58: Cơ cấu dân số vàng việt nam
Page 59: Cơ cấu dân số vàng việt nam

• di cư hiện đang là nhân tố dịch chuyển lao động hết sức quan trọng, nhưng cũng là nhân tố gây áp lực hoặc lãng phí nguồn nhân lực có chất lượng do sự tích tụ quá mức về dân số và lao động ở một số khu vực.

• đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng

• xuất khẩu lao động là một chính sách tạo việc làm, thu nhập hiệu quả cho một lực lượng lao động lớn. Một điểm cần nhấn mạnh ở đây là chúng ta xuất khẩu lao động được đào tạo tay nghề chứ không phải lao động chân tay.

Page 60: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ Y TẾ

Page 61: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ Y TẾ

• nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, đặc biệt là việc giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ chết trẻ sơ sinh và

tỷ lệ chết trẻ em. Những nhân tố này sẽ giúp cải thiện chất lượng sức khỏe dân số tương lai.

• dân số trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, nhất là trong hai thập kỷ tới, nên nếu bộ phận dân số này khỏe

mạnh về thể lực và trí lực thì đó sẽ là nguồn tiết kiệm chi tiêu y tế lớn cho nền kinh tế.

• mức sinh có thể được duy trì ở mức thay thế và dân

số sẽ tăng ở mức thấp.

Page 62: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ Y TẾ

Page 63: Cơ cấu dân số vàng việt nam

CÁC VẤN ĐỀ

• bạo lực gia đình, lao động trẻ em, trẻ em đường phố và xu hướng lạm dụng tình dục trẻ em đang gia tăng là những vấn đề xã hội cấp bách có liên quan đến chính sách dân số và gia đình.

• dịch vụ y tế không được cung ứng một cách đầy đủ và công bằng giữa các nhóm thu nhập khi xét theo tỷ trọng chi tiêu y tế và tần suất sử dụng các dịch vụ y tế.

• xu hướng và nguyên nhân chết đã chuyển nhanh chóng từ những bệnh truyền nhiễm qua giao tiếp sang những bệnh kinh niên không truyền nhiễm.

• tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em vẫn còn lớn và trở thành thách thức lớn với chất lượng nguồn nhân lực và phát triển

Page 64: Cơ cấu dân số vàng việt nam

GIẢI PHÁP

• chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với chính sách kế hoạch hóa gia đình cần phải được kết hợp một cách phù hợp với điều kiện của từng vùng, thậm chí từng tỉnh, huyện.

• chính sách di cư phải trở thành một bộ phận quan trọng trong chiến lược dân số trong giai đoạn tới.

• đầu tư mạnh mẽ hơn vào các chương trình chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cả về cân nặng và chiều cao.

• đẩy mạnh các chương trình giáo dục và dịch vụ có liên quan đến sức khỏe sinh sản, đặc biệt đối với nhóm dân số trẻ (15-24 tuổi).

Page 65: Cơ cấu dân số vàng việt nam

AN SINH XÃ HỘI

• “già hóa trước khi giàu có” đang trở thành thách thức với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

• Thiếu hệ thống an sinh xã hội toàn diện, người cao tuổi, đặc biệt là những người ở nhóm rất cao tuổi – nhóm dễ tổn thương nhất của dân số, phải sống phụ thuộc vào sự trợ giúp của gia đình.

Page 66: Cơ cấu dân số vàng việt nam

AN SINH XÃ HỘI

CƠ HỘI:

• lực lượng lao động lớn hơn nhiều lực lượng phụ thuộc sẽ là nguồn đóng góp và duy trì tài chính cho quỹ an sinh xã hội.

• Lực lượng lao động cao tuổi, nhất là ở các khu vực đô thị, thường có sức khỏe tốt hơn, kiến thức, tay nghề cao hơn các nhóm dân số cao tuổi khác nên khuyến khích tiếp tục cống hiến để phát triển đất nước hơn là không tận dụng để thành gánh nặng tài chính.

• với kinh nghiệm sống, việc thu hút người cao tuổi tham gia và đóng góp cho các hoạt động cộng đồng sẽ giúp thúc đẩy giá trị cuộc sống, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc. “An sinh” từ gia đình bền vững hơn bất kỳ một hệ thống an sinh nào khác.

Page 67: Cơ cấu dân số vàng việt nam

AN SINH XÃ HỘITHÁCH THỨC:

• công nghiệp hóa và đô thị hóa có thể tác động tiêu cực đến cơ cấu hộ gia đình truyền thống ở Việt Nam và vì thế chúng có thể bị phá vỡ hoặc không thể bảo vệ hoàn toàn cho người cao tuổi trước nhiều nguy cơ rủi ro.

• hệ thống bảo trợ xã hội hiện nay lại đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức phát sinh từ bản chất của hệ thống và cách thức vận hành.

• Để cân bằng quỹ, người lao động phải tăng mức đóng lên xấp xỉ 30% trong vòng 20 năm tới và việc duy trì hệ thống hiện nay sẽ khiến Việt Nam phải trả một lượng lưu hưu tiềm ẩn gần bằng GDP .

• chăm sóc y tế cho người cao tuổi đã được cải thiện, nhưng khả năng tiếp cận của các nhóm có thu nhập thấp, yếu thế còn thấp. chi phí chăm sóc người cao tuổi cao gấp 7-8 lần chi phí chăm sóc trẻ em