công, xóa bỏ mọi sự khác biệt giàu,...

65
Câu 1: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là gì và nó ra đời trong những điều kiện lịch sử nào? Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm có nghĩa rộng hơn quan niệm tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Quan niệm chủ nghĩa xã hội bao hàm cả chủ nghĩa xã hộivề tư tưởng và chủ nghĩa xã hội hiện thực. Chủ nghĩa xã hội tư tưởng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, tiêu biểu là chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học. Còn tư tưởng xã hội chủ nghĩa là một khái niệm chỉ trào lưu tư tưởng – văn hóa, phản ánh các nội dung cơ bản sau đây: + Sự phản kháng của quần chúng nhân dân lao động, những người bị áp bức, bóc lột, chống lại các giai cấp thống trị bóc lột nhằm xóa bỏ hoàn toàn áp bức, bóc lột, bất công, xóa bỏ mọi sự khác biệt giàu, nghèo; + Phản ánh ước mơ, nguyện vọng của nhân dân lao động, là những lý thuyết dự báo hướng về một xã hội công bằng, bình đẳng và về một cỵôc sống hạnh phúc và cuộc đấu tranh để thực hiện những ước mơ, nguyện vọng đó; + Phản ánh sử tìm tòi những mô hình, con đườngvà những bước đi để xây dựng được xã hội công bằng, bình đẳng,văn minh, tạo ra những điều kiện đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người. - Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử như sau: Những tư tưởng có tính chất xã hội chủ nghĩanêu trên có một quá trình hình thành , phát triển lâu dài,mang những nội dung, khuynh hướng khác nhau, do những điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi thời kỳ khác nhau qui định. + Lần đầu tiên các tư tưởng có tính chất xã hội chủ nghĩa xuất hiện vào thời sơ kỳ của chế độ chiếm hữu nô lệ, khi nhân dân mất quyền dân chủ, họ đã đấu tranh đòi lại và mong muốn, ước mơ về một xã hội dân chủ, công bằng, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của những người nô lệ chống giai cấp chủ nô. + Có thể nói, các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện từ khi xã hội có chế độ tư hữu, có phân chia giai cấp, có đối kháng giai cấp, nạn áp bức bóc lột giữa người và người. Nghĩa là, sự xuất hiện của chế độ tư hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất là nguồn gốc của sự phân chia xã hội thành giai cấp, kẻ giàu người nghèo, tình trạng bất bình đẳng, nạn áp bức bóc lột giữa người và người. đây cũng chính là điều kiện lịch sử cho các tư tưởng xã hội chủ nghĩa ra đời và tồn tại.

Transcript of công, xóa bỏ mọi sự khác biệt giàu,...

Câu 1: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là gì và nó ra đời trong những điều kiện lịch sử nào?

Chủ nghĩa xã hội là một khái niệm có nghĩa rộng hơn quan niệm tư tưởng xã hội chủ

nghĩa. Quan niệm chủ nghĩa xã hội bao hàm cả chủ nghĩa xã hộivề tư tưởng và chủ nghĩa

xã hội hiện thực. Chủ nghĩa xã hội tư tưởng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, tiêu biểu

là chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học. Còn tư tưởng xã hội chủ

nghĩa là một khái niệm chỉ trào lưu tư tưởng – văn hóa, phản ánh các nội dung cơ bản sau

đây:

+ Sự phản kháng của quần chúng nhân dân lao động, những người bị áp bức, bóc lột,

chống lại các giai cấp thống trị bóc lột nhằm xóa bỏ hoàn toàn áp bức, bóc lột, bất

công, xóa bỏ mọi sự khác biệt giàu, nghèo;

+ Phản ánh ước mơ, nguyện vọng của nhân dân lao động, là những lý thuyết dự báo

hướng về một xã hội công bằng, bình đẳng và về một cỵôc sống hạnh phúc và cuộc

đấu tranh để thực hiện những ước mơ, nguyện vọng đó;

+ Phản ánh sử tìm tòi những mô hình, con đườngvà những bước đi để xây dựng được

xã hội công bằng, bình đẳng,văn minh, tạo ra những điều kiện đem lại cuộc sống

hạnh phúc cho con người.

- Tư tưởng xã hội chủ nghĩa ra đời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử như

sau:

Những tư tưởng có tính chất xã hội chủ nghĩanêu trên có một quá trình hình thành ,

phát triển lâu dài,mang những nội dung, khuynh hướng khác nhau, do những điều

kiện lịch sử cụ thể của mỗi thời kỳ khác nhau qui định.

+ Lần đầu tiên các tư tưởng có tính chất xã hội chủ nghĩa xuất hiện vào thời sơ kỳ của

chế độ chiếm hữu nô lệ, khi nhân dân mất quyền dân chủ, họ đã đấu tranh đòi lại và

mong muốn, ước mơ về một xã hội dân chủ, công bằng, tiêu biểu là các cuộc đấu

tranh của những người nô lệ chống giai cấp chủ nô.

+ Có thể nói, các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện từ khi xã hội có chế

độ tư hữu, có phân chia giai cấp, có đối kháng giai cấp, nạn áp bức bóc lột giữa người

và người. Nghĩa là, sự xuất hiện của chế độ tư hữu về ruộng đất và các tư liệu sản

xuất là nguồn gốc của sự phân chia xã hội thành giai cấp, kẻ giàu người nghèo, tình

trạng bất bình đẳng, nạn áp bức bóc lột giữa người và người. đây cũng chính là điều

kiện lịch sử cho các tư tưởng xã hội chủ nghĩa ra đời và tồn tại.

+ Do vậy, các tư tưởngxã hội chủ nghĩa đã xuất hiện suốt chiều dài của lịch sử loài

người khi xã hội còn tồn tại sự phân chia giai cấp, đấu tranh giai cấp, áp bức bóc lột

và nó sẽ mất đi khi xã hộikhông còn những tình trạng nêu trên.

- Các tư tưởng xã hội chủ nghĩa phát triển và tồn tại suốt chiều dài của lịch sử loài

người và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: thông qua phong trào hoật động

thực tiễn của nhân dân bị áp bức (cuộc khởi nghĩa của Spactquýt, Clêômen Ở La

Mã và Hy Lạp cổ đại), tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiến dần thành những ước mơ, lý

tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai (thời cổ, trung đại - những câu chuyện thần thoại

thể hiện sự nuối tiếc về quá khứ), phát triển thành các tác phẩm văn học (tiêu biểu

như Không tưởng của T.Morơ; Thành phố Mặt trời của Cămpanenla), đặc biệt thể

hiện dưới dạng (Cương lĩnh hành động của G.Babớp), học thuyết xã hội chủ

nghĩa (học thuyết về giai cấp của Xanhximông…) thòi cận đại; phát triển từ

không tưởng đến khoa học (giữa thế kỉ XIX, do Mác và Ăngghen sáng lập).

Nghĩa là, từ tư tưởngxã hội chủ nghĩađã có quá trình phát triển lâu dài, trải qua các

giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, tư tưởngxã hội chủ nghĩatrước Mác phát triển rực rỡ

vào thời cận đại(từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XIX), với các đại biểu tiêu biểu như:

Tômát Mơrơ - thế kỷ XVI; Cămpanenla - thế kỷ XVII; G.Mêliê, Mably; Babớp - thế

kỷ XVIII; Xãnhimông, Phuriê, O-Oen - thế kỷ XIX. Tư tưởng của các đại biểu này,

nhất là của ba nhà tư tưởng thế kỷ XIX đã trở thành một trong những tiền đề lý luận

cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăngghen sáng lập.

- Vào giữa thế kỷ XIX, Mác và Ăngghen đã phát triển chủ nghĩa xã hội từ không

tưởng đến khoa học dựa trên những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa – tư

tưởng chín muồi và nó được các ông tiếp tục phát triển, bổ sung cho tới khi các

ông qua đời (C.Mác 1883, Ph. Ăngghen 1895).

Đến thời đại của mình vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Lênin tiếp tục phát triển

và bảo vệ lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học và đã phát triển nó ở dạng chủ nghĩa xã

hội hiện thực khi nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời – nhà nước Xô Viết năm

1917.

Ngày nay các Đảng cộng sản của các nuớơc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa,

trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam đang tiếp tục phát triển và bảo vệ những

nguyên lý này vào thực tiễn nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa

cộng sản trên thực tế.

Câu 2: Tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác (nhất là từ thế kỷ XVI - thế kỷ XIX) có

những giá trị gì?

1. Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác ở các mức độ khác nhau đã lên án,

phê phán chủ nghĩa tư bản một cách sâu sắc ngay từ khi nó mới ra đời. Họ đã

phần nào nói lên tiếng nói của người lao khổ, bênh vực họ trước tình trạng bị đối

xử bất công và bị áp bức trong xã hội. Xã hội tư bản từ khi ra đời đã có nhiều biến

động, xung đột làm cho của cải bị khánh kiệt, đạo đức bị suy đồi. Dưới con mắt

quan sát của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa lúc đó, chủ nghĩa tư bản được

miêu tả như hiện tượng: “cừu ăn thịt người” của Tômát Morơ (thế kỷ XVI); “bệnh

dịch nguy hiểm” của Campanenla (thế kỷ XVII); “bức tranh lộn ngược” của

Xãnhimông; “xã hội vô chính phủ công nghiệp” của Phủiê (thế kỷXIX)… và do

đó, theo các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa, xã hội tư bản cần phải loại bỏ và thay

thế bằng xã hội khác, mà trong đó không còn tình trạng trên.

2. Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác đã nêu lên nhiều luận điểm có giá

trị, nhiều dự đoán tài tình về sự phát triển của xã hội, về một xuất hiện tương lai

tốt đẹp hơn mà sau này các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa

một cách có phê phén và luận chứng chúng trên cơ sở khoa học. Tiêu biểu là mô

hình “Hòn đảo không tưởng” của T.Morơ (thế kỷXVI); “Thành phố Mặt trời” của

Campanenla (thế kỷXVII) và mô hình “Công xưởng Niulamác” của O-Oen (thế

kỷ XIX). Trong các mô hình này cũng như trong tư tưởng của một số nhà tư

tưởng xã hội chủ nghĩa đã nêu lên tư tưởng về một xã hội tương lai, ở đó: xây

dựng chế độ sở hữu chung (công cộng); phân phối công bằng (có lợi cho đa số); ai

cũng phải lao động và mọi dạng lao động được coi trọng như nhau; không có sự

khác biệt giữa thành thị và nông thôn; trẻ em được giáo dục miễn phí, phụ nữ

được giải phóng; không có chiến tranh; nhà nước sẽ đi tới tiêu vong…

Ăngghen cho rằng, mặc dù những dự đoán trên đây còn đầy chất ảo tưởng, nhưng đây

là những dự đoán hết sức thiên tài, là những hạt ngọc lấp lánh mà sau này các nhà

sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đã kế thừa có chọn lọc khi các ông xây dựng

mô hính xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

3. Trong một giai đoạn lịch sử tương đối dài, với những tư tưởng tiến bộ và bằng

những hoạt động của mình, các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác đã góp

phần thức tỉnh tinh thần quần chúng lao khổ và thúc đẩy lịch sử tiến lên không chỉ

về mặt lý luận mà còn về cải tạo xã hội. Do đó, chủ nghĩa xã hội trước Mác có giá

trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Một số nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã hy sinh

địa vị xuất thân, tiền bạc, thậm chí cả tính mạng của mình nhằm thay đổi chế độ

xã hội để giải phóng cho quần chúng lao động và đấu tranh giành quyền bình

đẳng cho họ.

- Với các giá trị nêu trên, các tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác, nhất là các tư

tưởng của xã hội chủ nghĩa đầu thế kỷ XIX của Xanhximông, Phuriê và O-Oen

được Mác – Ăngghen thừa nhận là một trong ba nguồn gốc lý luận của học thuyết

mà các ông xây dựng - học thuyết Mác – Lênin và là tiền đề lý luận trực tiếp của

chủ nghĩa xã hội khoa học.

Lênin đã viết: “Chủ nghĩa xã hội lý luận Đức sẽ không bao giờ quên rằng nó đứng

trên vai của Xanhximông, Phuriê và O-Oen - mặc dù học thuyết của ba ông còn đầy

tính chất ảo tưởng và không tưởng – đã được liệt vào hàng những thứ tư tưởng vĩ đại

nhất của tất cả các thời đại, và đã dự kiến một cách tài tình được rất nhiều chân lý mà

ngày hôm nay chúng ta đem khoa học ra chứng minh đều thấy là đúng”.

Câu 3: Vì sao chủ nghĩa xã hội trước Mác lại gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng?

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng là những lý luận, những học thuyết biểu hiện dưới

dạng chín muồi nguyện vọng của quần chúng mong muốn xóa bỏ chế độ áp bức

bóc lột, tình trạng bất công trong xã hội, mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp

mà quan hệ giữa người và người là quan hệ hữu ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.

Tuy nhiên, những mong muốn nguyện vọng, những dự án tốt đẹp đó không dựa

vào điều kiện thực tiễn khách quan mà nảy sinh từ đầu óc, ví vậy không thực hiện

được trong thực tế mà nó trở thành ảo tưởng, không tưởng.

- Chủ nghĩa xã hội trước Mác được gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng, bởi vì:

1. Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác phê phán chủ nghĩa tư

bản đã gây ra tình trạng bất công, nhưng họ chưa khám phá ra bản chất

và qui luật vận động của xã hội tư bản; không giải thích đúng được

nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cảnh bất công, nghèo đói… là so chế độ tư

hữu tạo ra.

2. Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác chưa phát hiện được lực

lượng xã hội đang phát triển trong lòng xã hội tư bản, có lợi ích mâu

thuẫn đối kháng với lợi ích của giai cấp tư bản, có khả năng cải tạo xã

hội bất công để xây dựng một xã hội mới không còn áp bức, bóc lột, bất

công, tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản là giai cấp vô sản.

3. Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác chưa ai tự đặt mình là

ngưới đại diện cho quyền lợi của giai cấp vô sản và quần chúng lao

động nghèo khổ và đấu tranh giải phóng họ. Các nhà không tưởng luôn

đứng trên lập trường của giai cấp , tầng lớp trên (quý tộc, tư sản), đứng

ngoài xã hội để mưu giải phóng toàn xã hội. Họ không gắn học thuyết

của mình với phong trào đấu tranh của quần chúng.

4. Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác đứng trên quan điểm duy

tâm dể cải tạo xã hội. Họ muốn xây dựng một xã hộitốt đẹp nhưng bằng

con đường cải cách dần dần, bằng giáo dục, bằng thực nghiệm, bằng

cảm hóa giai cấp tư sản và tầng lớp trên của xã hội chứ không phải bằng

con đường đấu tranh giai cấp và cải biến cách mạng. Đó là “con đường

cải lương nửa vời” và không tưởng.

Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác không thể tự giải thoát

mình khỏi vòng không tưởng. Ngay cả những luận điểm đúng đắn nhất

do các nhà không tưởng nêu ra cũng mới chỉ là những dự đoán, chưa

được luận chứng bởi một cơ sở khoa học và thực tiễn. Sự diệt vong của

xã hội cũ, sự ra đời của xã hội mới vẫn chỉ là những giấc mơ mang tính

viển vông, những mong muốn chủ quan của con người, chưa có điều

kiện vật chất khách quan, do đó nó đều thất bại khi đưa vào thực tế.

Tóm lại, như V.I.Lênin khẳng định: chủ nghĩa xã hội không tưởng

không thể vạch ra được một lối thoát thực sự. Nó không giải thích được

bản chất của chế độ nô lệ làm thuê trong chủ nghĩa tư bản, cũng không

phát hiện ra được những quy luật phát triển của chế độ tư bản chủ

nghĩa, cũng không tìm thấy được lực lượng xã hội có khả năng trở

thành người sáng tạo xã hội mới.

Câu 4: Những điều kiện, tiền đề kinh tế, chình trị - xã hội cho sự ra đời của chủ nghĩa xã

hội khoa học?

Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăngghen sáng lập giữa những năm 40 của

thế kỷ XIX ra đời trên những điều kiện khách quan sau đây?

1. Điều kiện kinh tế

+ Đến gần giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản ở một số nước châu Âu đã đạt được

những bước tiến thật quan trọng. Cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy

phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ làm cho cuộc cách mạng

công nghiệp ở nước Anh đã cơ bản hoàn thành và bắt đầu phát triển sang một số nước

khác (Pháp, Đức).

+Cách mạng công nghiệp phát triển đã tạo ra một lực lượng sản xuất mới, đó là nền

đại công nghiệp. Nó thúc đẩy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ cả về

năng suât lao động , kinh nghiệm quản lí và kinh tế thị trường. Nhờ đó, chỉ trong

vòng một trăm năm, từ khi xuất hiện, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra khối lượng của cải

khổng lồ bằng cả quãng thời gian trước đó loài người tích lũy được (C.Mác). Đây

chính là điều kiện vật chất, kinh tế quan trọng thúc đảy xã hội loài người phát triển

lên nấc thang cao hơn của chủ nghĩa tư bản. Mặt khác, lực lượng sản xuất (đại công

nghiệp) không ngừng phát triển và ngày càng có tính chất xã hội hóa cao hơn dẫn tới

mâu thuẫn với quan h ệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa

về tư liệu sản xuất. Để giải quyết mâu thuẫn lớn này cần phải thay đổi quan hệ sản

xuất cũ (tư bản chủ nghĩa), bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn - xã hội chủ

nghĩa.

Mác – Ăngghen chỉ rõ: Đại công nghiệp ra đời đã phá sập ngay dưới chân giai cấp tư

sản cái nền tảng mà nó đã dựng nên là chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

2. Điều kiện chính trị - xã hội

+Cách mạng công nghiệp cũng đồng thời tạo ra một lực lượng xã hội mới, đó là giai

cấp vô sản (giai cấp công nhân). Giai cấp vô sản từ khi ra đời đã bị giai cấp tư sản bóc

lột và bị bần cùng đã dẫn tới mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản và

ngày càng trở nên gay gắt, biểu hiện thành những biến động chính trị lớn (Phong trào

Hiến chương ở nước Anh: 1838 – 1848; phong trào đấu tranh của công nhân dệt

thành phố Lyông (Pháp): 1831 – 1834; phong trào đấu tranh của công nhân dệt thành

phố Xilêdi (Đức): 1844). Sự xuất hiện các phong trào công nhân đã cho Mác -

Ăngghen có cơ sỏ thực tiễn khẳng định giai cấp vô sản đã trở thành một lực lượng

chính trị độc lập, có khả năng trở thành lực lượng xã hội quan trọng, có vai trò cải tạo

xã hội cũ và xây dựng xã hội mới. Tuy nhiên các phong trào nêu trên đều thất bại mà

nguyên nhân chủ yếu của nó, sau này được Mác - Ăngghen chỉ rõ là chưa có một lực

lượng cách mạng dẫn đường, chưa chỉ ra được mục tiêu của cuộc đấu tranh,chưa có

con đường, biện pháp đấu tranh đúng đắn.

Nghiên cứu thực tiễn phong trào đấu tranh và nhất là sự thất bại của nó, Mác -

Ăngghen nhận thấy rằng, muốn cho phong trào công nhân giành được thắng lợi phải

có lực lượng cách mạng soi đường và hai ông đã tập trung xây dựng học thuyết cho

phong trào công nhân, đó là lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học.

3. Tiền đề tư tưởng - lý luận

+ Cùng với dự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự phát triển mạnh mẽ của khoa

học, kỹ thuật. Tiêu biểu là các phát minh lớn trên lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa

học xã hội.

+ Khoa học tự nhiên: thời kì này đã xuất hiện thuyết: Định luật bảo toàn và chuyển

hóa năng lượng (Lômônôxốp; Maye, Junexơ); học thuyết tế bào (Svác, Slâyden) và

học thuyết tiến hóa (Đácuyn). Sự ra đời của những phát minh này đã giúp cho Mác -

Ăngghen có cơ sở khoa học để vận dụng,, nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trong

lĩnh vực xã hội và quy luật vận động của xã hội. Trên cơ sở đó , hai ông xây dựng học

thuyết duy vật lịch sử của mình.

+ Khoa học xã hội: thời kỳ này các lĩnh vực triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa

xã hội đã phát triển rực rỡ. Tiêu biểu là Triết học cổ điển Đức với hai nhà triết học nổi

tiếng là Hêghen và Phoiơbách; Kinh tế chính trị học cổ điển Anh của A.Smith và

D.Ricácđô và đặc biệt là Lý luận chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanhximông,

Phuriê, O-Oen với những giá trị to lớn mà nó đã đạt được.

Như vậy, gắn liền với với sự xuất hiện ở mức độ đầy đủ những tiền đề kinh tế - xã

hội, chủ nghĩa xã hội khoa họccòn dựa trên sự chín muồi của các tiền đề văn hóa - tư

tưởng. Đó là kết quả của sự kế thừa những tinh hoa của trí tuệ loài người, phát triển

qua các thời đại mà đầu thế kỷ XIX đã đạt tới đỉnh cao.

Tóm lại: Sự xuất hiện những tiền đề nêu trên đã tạo ra những điều kiện kinh tế,

chính trị - xã hội, văn hóa, tư tưởng khách quan ở mức độ đầy đủ để chủ nghĩa xã hội

thực sự trở thành khoa học do Mác – Ăngghen xây dựng năm 1848 và được đánh dấu

bằng tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”.

Mác – Ăngghen coi những điều kiện nêu trên là mảnh đất hiện thực để hai ông xây

dựng học thuyết của mình.

Câu 5: Vai trò của Mác – Ăngghen trong việc phát triển chủ nghĩa xã hội từ không

tưởng đến khoa học?

- C.Mác (1818 – 1883) và Ph. Ăngghen (1820 – 1895) là hai nhà triết học vĩ đại

của nhân loại, là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân quốc tế, đã cống hiến

cuộc đời của mình cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, những người lao

động bị áp bức trên toàn thế giới. Hai ông đã xây dựng học thuyết khoa học, cách

mạng cho giai cấp công nhân, học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Trong quá trình xây dựng học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, ở Mác, Ăngghen

đã có quá trình chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật; đồng thời từ

lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường xã hội chủ nghĩa (hai ông vốn là

học trò của Hêghen và xuất thân từ tầng lớp trên).

- Mặt khác, sự uyên bác về trí tuệ; sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực

tiễn; lòng trung thành vô hạn với lợi ích của giai cấp công nhân và kiên định lập

trường giai cấp đã giúp cho hai ông nhận thức đúng được quy luật phát triển của

xã hội loài người, nhất là quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản; đồng thời hai

ông đã phát hiên một lực lượng xã hội có thể chuyển xã hội sang một giai đoạn

mới – đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác

– Ăngghen với các dạng chủ nghĩa xã hội trước đó. Vì vậy, hai ông đã làm một

cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử loài người, trong quá trình ấy Mác – Ăngghen

đã có những phát hiện lớn, đóng góp đặc biệt quan trọng cho quá trình phát triển

của xã hội loài người nói chung, quá trình giải phóng quần chúng nhân dân lao

động khỏi mọi áp bức bóc lột, bất công. Đó là:

1. Học thuyết duy vật lịch sử:

- Mác – Ăngghen cho rằng “ttồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội", do đó, muốn

đi tìm nguyên nhân cơ bản của sự vận động và phát triển xã hội. Đây là nguyên lý

rất quan trọng mà trước đó các nhà triết học khác chưa tìm thấy được (cần phải

cần phải tìm từ nguyên nhân kinh tế, từ đời sống, lợi ích vật chất, chứ khoong

phải từ ý thức).

- Mác – Ăngghen chỉ rõ rằng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản

xuất kà động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội loài người. Khi quan hệ sản xuất

không phù hợpvới tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, đòi hỏi phải phá

vỡ quan hệ sản xuất hiện tại và xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp hợp hơn.

Sự phá vỡ này đã dẫn tới sự thay đổi từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái

kinh tế xã hội khác phù hợp và tiến bộ hơn. Hai ông, đồng thời cũng chỉ rõ: mâu

thuẫn cơ bản trong xã hội có giai cấp là mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp.

Đấu tranh giai cấp là động lực để thúc đẩy xã hội phát triển. Trong chủ nghĩa tư

bản, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản gay gắt tất yếu sẽ dẫn tới

cuộc đấu tranh giai cấp và giai cấp nào đại diện cho phương thức sản xuất mới sẽ

đóng vai trò thống trị trong xã hội

2. Học thuyết giá trị thặng dư:

Vận dụng một cách sáng tọa những quan điểm duy vật về lịch sử vào việc phân

tích nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, Mác – Ăngghen dã đi tói kết luận: việc giai

cấp tư sản chiếm đoạt phần lao động không được trả công của người vô sản làm

thuê là hình thức cơ bản của phương thưc sản xuất tư bản chủ nghĩa và của sự bóc

lột công nhân do phương thức ấy đẻ ra. Dù cho nhà tư bản có mua sứcld củ công

nhân đúng với giá trị của nó chăng nữa thì trên thực tế, nhà tư bả vẫn thu được

nhiều giá trị hơn số tiền bỏ ra mua sức lao động . Tổng số tiền này rút cuộc biến

thành tư bản, ngày càng lớn lên và thuôvj quyền sở hữu của giai cấp tư sản.

- Nhờ những phát kiến khoa học trọng đại này, Mác – Ăngghen có căn cứ vững

chắc để khẳng định rằng mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

tư bản chủ nghĩa ngày càng phát triển được biểu hiện trong đời sống xã hội thành

mâu thuẫn không thể điều hòa giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Mâu thuẫn

này nhất định sẽ dẫn đến kết cục là lực lượng sản xuất do giai cấp vô sản là người

đại biểu phải phá vỡ quan hệ sản xuất do giai cấp tư sản bảo vệ. Giai cấp vô sản là

lực lượng cách mạng được lịch sử giao phó sứ mệnh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản,

xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử

thê giới của giai cấp vô sản là phát hiện lớn thứ ba của Mác – Ăngghen. Đây cũng

là sự khác biệt căn bản về chất giữa chủ nghĩa xã hội khoa học với các học thuyết

khác.

- Với sự uyên bác về trí tuệ, lòng nhiệt tình và sự hi sinh cho phong trào công nhân,

hai ông đã gặp nhau ở Pari năm 1841 và bắt đầu có những hoạt động chung cả về

lý luận và thực tiễn.

Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học được Mác – Ăngghen trải nghiệm qua quá

trình hoạt động lý luận và thực tiễn, được phản ánh qua hàng loạt các tác phẩm của

hai ông từ 1843 đến 1848 (phê phán triết học pháp quyền Hêghen - lời nói đầu; hệ tư

tưởng Đức, luận cương về Phoiơbách, những nguyên lý cộng sản…) và được đánh

dấu bằng tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộn sản”, 2-1848.

Câu 6: chủ nghĩa xã hội khoa học là gì? Đối tượng nghiên cứu của nó là gì?

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một bộ phận tư tưởng - lý luận nằm trong lịch sử tư

tưởng xã hội chủ nghĩa và văn minh nhân loại, là kết quả của sự kế thừa và phát triển

các kho tàng tư tưởng văn minh nhân loại trên nhiều lĩnh vực (văn học, lịch sử, triết

học, kinh tế học, chính trị học, xã hội học, dân tộc học, tôn giáo học, các khoa học tự

nhiên v.v.)

Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác –

Lênin ( triết học Mác – Lênin, kinh tế - chính trị học Mác – Lênin). Với tư cách là hệ

thống lý luận chính trị - xã hội chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học là

khoa học phản ánh và nghiên cứu cuộc đấu tranh giai cầp của giai cấp công nhân,

khoa học về những nguyên lý quan trọng nhất, là cơ sở định ra đường lối chính sách

trong quá trinh cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lý luận

chủ nghĩa xã hội khoa học là những quy luật chính trị - xã hội khách quan trong quá

trình đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, là những quy luật cải tạo và xây

dựng chủ nghĩa xã hội.

Đối tượng nghiên cứu củ chủ nghĩa xã hội khoa học là những quy luật và tính quy

luật chính trị - xã hội củ quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã

hội và chủ nghĩa cộng sản, nghiên cứu con đương, biện pháp để thực hiên thắng lợi

vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; đồng thơi nghiên cứu vai trò chủ quan

của giai cấp này trong quá trình vận dụng những quy luật khách quan để hoàn thành

sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội khỏi chế độ

tư hữu, áp bnức bốc lột, bất công và nghèo nàn lạc hậu.

Những nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học gồm: sứ mệnh lịch sử của giai

cấp công nhân gắn liền với Đảng cộng sản; cách mạng xã hội chủ nghĩa; hình thái

kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa; liên minh công

nông trí thức; dân tộc, tôn giáo, gia đình, con người… trong quá trình xây dựng chủ

nghĩa xã hội - gắn với lịch sử và thực tiễn mỗi nước, gắn với đặc điểm, xu thế, nội

dung và tính chất của thời đại hiện nay.

Câu 7: Ý nghĩa của việc nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

1. Nghiên cứu môn chủ nghĩa xã hội khoa học giúp cho chúng ta thấy được tính

khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin nói

chung, chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng. Đó là, nó được khái quát từ phong

trào công nhân, phát triển gắn với thực tiễn phong trào công nhân. Điều này đã

làm cho chủ nghĩa xã hội khoa học khác về chất với các dạng chủ nghĩa xã hội

trước đó. Nó khoa học bởi vì nó đã tìm ra con đường để giải phóng xã hội loài

người khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công bằng việc khẳng định: giai cấp công

nhân phải dành lấy chính quyền, sử dụng chính quyền đó để tổ chức xây dựng

một xã hội tương lai ấm no, hạnh phúc cho nhân dân lao động, và rằng, xã hội

tương lai đó chỉ có thể tồn tại được trên một nền sản xuất đại công nghiệp.

2. Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học giúp cho chúng ta tin tưởng vào thắng lợi

của chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Trước những biến động sâu sắc của thế giới nói chung và của hệ thống xã hội chủ

nghĩa nói riêng như hiện nay đã khiến cho không ít người hoang mang, dao động,

hoài nghi vào tính khoa hoc, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã

hội khoa học, đòi xét lại chủ nghĩa Mác – Lênin… thì việc nghiên cứu chủ nghĩa

xã hội khoa học sẽ củng cố niềm tin vào tính khoa học và cách mạng của học

thuyết này. Củ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ không có nghĩa là chủ

nghĩa xã hội sụp đổ; mặt khác chủ nghĩa xã hội ở các nước nêu trên sụp đổ không

phải do chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học lỗi thời, không tưởng

như một số người nêu ra, mà chính là do việc vận dụng những nghuyên lý của chủ

nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cách mạng của nước này đã vi phạm những sai

lầm nghiêm trọng (duy ý chí, đốt cháy giai đoạn, nóng vội…) cũng như âm mưu

phá hoại của một số kẻ phản bội và cơ hội. Do vậy, nghiên cứu chủ nghĩa xã hội

khoa học càng giúp cho chúng ta thấy được những khiếm khuyết, thiếu sót để có

thể tránh được trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

3. Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học giúp cho chúng ta có căn cứ để khẳng định

con đường cách mạng Việt Nam do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam và

nhân dân ta lựa chọn là đúng đắn và tất yếu sẽ đi tới thắng lợi. Đó là con đường

duy nhất có cơ sở thực tiễn, khách quan và phù hợp về cả lý luận và thực tiễn để

Đảng và nhân dân ta lựa chọn nếu nhân dân Việt Nam mong muốn xây dựng một

xã hội không còn áp bức, bất công, có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Đồng thời,

nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học sẽ giúp cho chúng ta lựa chọn những bước

đi, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện khách quan của

Việt Nam và có như vậy mới dành được thắng lợi.

Do đó, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam nếu kiên trì với

chủ nghĩa xã hội, vận dụng đúng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học

thì chẳng những không sụp đổ mà còn ổn định, phát triển nhanh trong công cuộc

đổi mới. Nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học một cách nghiêm túc, sẽ có lập

trường chính trị và nhận thức khoa học vững vàng để góp phần xây dựng, bảo vệ

tổ quốc, vừa chủ động chống lại mọi âm mưu của kẻ thù và những tiêu cực của xã

hội.

Câu 8: Chủ nghĩa xã hội khoa học đã phát triển qua những giai đoạn nào?

Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học được chia thành các giai đoạn chủ

yếu sau:

1. Giai đoạn C.Mác, Ph. Ăngghen phát triển, bổ sung

Giai đoạn này chia thành các thời kỳ sau:

+ Thời kỳ từ 1848 tới trước công xã Pari năm1871: Thời kỳ này, Mác –

Ăngghen đả phát triển một số luận điểm quan trọng của chủ nghĩa xã hội khoa

học: giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp thống trị, phải đập tan nhà

nước của giai cấp tư sản, xây dựng nhà nước của giai cấp công nhân, chứ

không chỉ giản đơn là chiếm lấy bộ máy nhà nước đó. Giai cấp công nhân

phải liên minh với giai cấp nông dân vì họ là những người lao động chiếm đại

đa số trong dân cư và cũng bị bóc lột, có thể đi với giai cấp công nhân trong

cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng cách mạng không ngừng được hai ông

nêu ra và phân tích những điều kiện để thực hiện cuộc cách mạng này, trong

đó nhấn mạnh đến tính chất phức tạp, gay go của cuộc cách mạng của giai cấp

công nhân.

+ Thời kì từ công xã Pari tới khi hai ông qua đời (1895): Hai ông tiếp tục phát

triển và bổ sung một số luận điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học như: giai cấp

công nhân phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản và xây dựng nhà nước kiểu

mới như thế nào? Cái gì cần đập tan và cái gì cần kế thừa trong bộ máy nhà

nước cũ được hai ông chỉ rõ (đập tan quân đội thường trực và cảnh sát, tách

giáo hội ra khỏi nhà nước…). Về hai giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội

cộng sản chủ nghĩa, về thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng

sản được hai ông trình bày tương đối chi tiết.

Sau khi C.Mác mất, Ăngghen dành hẳn mười năm còn lại để tiếp tục phát

triển, bổ sung một số nguyên lí của chủ nghĩa xã hội khoa học, nôỉ bật là hoàn

thiện Bộ Tư bản trong đó phân tích một cách khoa học để vạch ra bản chất,

quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản và đi tới kết luận: sự sụp đổ của chủ

nghĩa tư bản là tất yếu và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là thực hiện

nhiệm vụ thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội,

chủ nghĩa cộng sản.

2. Giai đoạn V.I.Lênin bảo vệ, phát triển, bổ sung lý luận chủ nghĩa xã hội

khoa học

+ Thời kì trước cách mạng tháng Mười (1917): Lênin đả đấu tranh chống lại

phái Dân túy, phái kinh tế và phái mác xít hợp pháp vì họ núp dưới các hình

thức khác nhau để chống lại chủ nghĩa Mác. Lênin chỉ rõ để hoàn thành sứ

mệnh lịch sử, giai cấp công nhân phải xây dựng được một chính đảng thực sự

cách mạng - một đảng có lý luận tiên phong ,có sự thống nhất về tổ chức, sinh

hoạt theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Lênin phát triển lý luận về cách mạng

xã hội chủ nghĩa; đặc biêt ông nêu lên tính chất mới của cuộc cách mạng dân

chủ tư sản - cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp công nhân lãn

đạo. Lênin phát triển khẩu hiệu của C.Mác: “Vô sản tất cả các nước đoàn kết

lại” thành “Vô sản tất cả các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”.

+ Thời kì sau cách mạng tháng Mười: Lênin chỉ rõ những nhiệm vụ của chính

quyền Xô Viết, nhấn mạnh đến vấn đề kiểm kê, kiểm soát, xây dựng kỉ luật

lao động mới; chính sách sử dụng các chuuyên gia tư sản; về yêu cầu xây

dựng nhà nước gọn nhẹ… Đặc biệt ông nêu lên lý luận xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở Nga: phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển thương nghiệp xã

hội chủ nghĩa; sử dụng kinh tế tư bản nhà nước (chính sách tô nhượng); chính

sách kinh tế mới (NEP)…

3. Gíai đoạn sau khi Lênin từ trần: Thời kì đầu sau Lênin mất, một số nguyên

lý chủ nghĩa xã hội khoa học đã được các Đảng cộng sản bổ sung, phát

triển như: về lý luận và phương pháp cách mạng, về cách mạng bạo lực;

về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở những nước kinh tế kém phát triển.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân,từ những năm 70 – 80 của thế kỉ XX,

một số Đảng cộng sản đã mắc sai lầm nghiêm trong như: chủ quan, nóng

vội, duy ý chí, sai lầm trong cỉa tọ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong

công nghiệp hóa… làm biến dạng và xa rời nhiều nguyên lí của chủ nghĩa

xã hội dẫn tới khủng hoảng, thậm chí đổ vỡ của một số mô hình chủ nghĩa

xã hội.

Trong bối cảnh này, các nước xã hội chủ nghĩa muốn tiến lên phải bảo vệ, bổ

sung, phát triển những nguyên lí của chủ nghĩa xã hội khoa học trên tinh thần

khoa học, cầu thị và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước mình.

Câu 9: Giai cấp công nhân là gì? Những đặc điểm cơ bản của nó? Hiện nay,

giai cấp công nhân ở các nước tư bản có những biểu hiện mới gì?

1. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Ăngghen thì giai cấp công nhân hay

còn gọi là giai cấpvô sản, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân

công nghiệp… là con đẻ (sản phẩm) của nền đại công nghiệp tư bản chủ

nghĩa, đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại và phương thức sản xuất

tiên tiến.

Khi nghiên cứu về giai cấp công nhân đầu thế kỷ XIX, Mác – Ăngghen

chỉ rõ: giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra. Nó

là sản phẩm của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa và được tuyển mộ

trong tất cả các giai cấp, tần lớp của dân cư.

Trong xã hội tư bản, công nhân là những người không có tư liệu sản xuất

(chủ yếu), phải làm thuê, bán sức lao động cho nhf tư bản để kiếm sống và

bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư; có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với

lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản. Là giai cấpcó tinh thần cách mạng triệt

để; là giai cấp có tinh thần quốc tế, tinh thần đoàn kết giai cấp và có tính

tổ chức kỷ luật cao.

2. Giai cấp công nhân hiện nay: cùng với sự phát triển của nền đại công

nghiệp và cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, giai

cấp công nhân đã có những biến đổi quan trọng, có thêm nhiều đặc trưng

mới:

- Họ không chỉ bao gồm những người lao động làm thuê (ở các nước tư bản) mà bộ

phận không nhỏ trở thành những người làm chủ, nắm quyền lãnh đạo xã hội (ở

các nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa).

- Họ không chỉ bao gồm những người lao động chân tay, trực tiếp điều khiển máy

móc cơ khí, mà còn bao gồm những người lao động sản xuất với trình độ trí tuệ

cao (công nhân – trí thức), nghiên vứu, sáng chế.

- Họ không chỉ bao gồm những người lao động công nghiệp trực tiếp tạo ra các giá

trị vật chất cho xã hội, mà còn bao gồm những người lao động dịch vụ công

nghiệp, có tính chất công nghiệp.

3. Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lêninvà những biểu hiện mới của giai

cấp công nhân hiện nay, có thể khái quát lại giai cấp công nhân là: giai cấp

của những người lao động được hình thành và phát triển cùng với nền sản

xuất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao; là giai cấp đại biểu

cho lực lượng sản xuất tiên tiến trong thời đai hiện nay , có sứ mệnh lịch

sử lãnh đạo và tổ chức nhân dân lao động các nước tiến hành cách mạng

xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế đọ xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa.

Những đặc điểm cơ bản chung nhât của giai cấp này:

1. Lao động sản xuất vật chất là chủ yếu (với trình đọ trí tuệ ngày càng cao,

đồng thời cũng ngày càng có những sáng chế, phát minh lý thuyết được

ứng dụng ngay trong sản xuất). Vì thế giai cấp công nhân vẫn có vai trò

quyết địnhnhất sự tồn tại và phát triển của xã hội.

2. Có lợi ích cơ bản đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản (giai cấp

công nhân: xóa bỏ chế độ tư hữu; xóa bỏ áp bức bóc lột; giành chính

quyền và làm chủ xã hội. Giai cấp tư sản không bao giờ tự rời bỏ những

vấn đề cơ bản đó). Do vậy, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt

để.

3. Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, do lao động trong môi trường công nghiệp

ngày càng hiện đại và do được tôi luyện trong quá trình tham gia các cuộc

đấu tranh do giai cấp tư sản tổ chức chống giai cấp phong kiến.

4. Có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình: đó là chủ nghĩa Mác – Lênin phản

ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời hệ tư tưởng đó dẫn

dắt quá trình giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm

giải phóng xã hội, giải phóng con người. Giai cấp công nhân có Đảng tiên

phong của mình là Đảng Cộng sản (đảng Mác – Lênin).

Từ những đắc điểm cơ bản – chung nhất đó giai cấp công nhân có những đặc

điểm riêng do những điều kiện lịch sử cụ thể tạo ra.

Câu 10: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân có những nội dung cơ bản

nào?

Sứ mệnh lịch sử của một giai cấp là toàn bộ những nhiệm vụ lịch sử giao phó

cho một giai cấp để nó thực hiện bước chuyển biến cách mạng tử một hình

thái kinh tế - xã hội, đã lỗi thời sang một hình thái kinh tế - xã hội mới cao

hơn, tiến bộ hơn.

Phân tích một cách khách quan địa vị kinh tế, xã hội cử giai cấp công nhân,

các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa họcđã nêu một cách khái quát nội

dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là: xóa bỏ chế đọ tư bản chủ

nghĩa, xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, không có người bóc lột người trên

cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất, giải phóng giai cấp mình và giải phóng

toàn xã hội khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công.

Cụ thể có 3 nội dung cơ bản sau dây:

1. Thông qua Đảng tiên phong của mình, giai cấp công nhân lãnh đạo và tổ

chức để nhân dân lao động giành chính quyền về tay mình, xóa bỏ chính

quyền của các chế độ tư hữu, áp bức bóc lột, xóa bỏ giai cấp tư sản (và

mọi giai cấp áp bức bóc lột khác); giải tán chính quyền Nhà nước của các

chế độ cũ, xây dựng chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao

động. Nội dung này có thể thực hiện bằng biện pháp bạo lực là chủ yếu,

tuy nhiên trnh thủ tối đa biện pháp hòa bình khi có điều kiện để tránh đổ

máu không cần thiết.

2. Thông qua Đảng tiên phong của mình, giai cấp công nhân lãnh đạo, tổ

chức nhân dân lao động xây dựng và bảo vệ chính quyền, bảo vệ đất nước

và đồng thời tổ chức xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, con người…, để từng

bước hình thành xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa trên thực

tế ở mỗi nước và trên toàn thế giới.

Đây là nội dung cơ bản quyết định cuối cùng của sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân và cũng là nội dung rất khó khăn, phức tạp vì nó rất mới mẻ và là

quá trìnhcải biến cách mạng căn bản, toàn diện, triệt để trên phạm vi quốc gia,

quốc tế. Do đó cần phải trải qua từng bước, lâu dài với yêu cầu ngày càng cao

đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, nhất là đối với Đảng cộng sản,

với giai cấp công nhân cả về trí tuệ lẫn bản lĩnh và lập trường chính trị. Không

thể nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí… mà hoàn thành được nội dung

này.

3. Trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm công nghiệp ngày càng hiện đại –

cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở kinh tế cho tất cả các nước theo xu hướng

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển ngày càng cao. Không có giai

cấp công nhân lớn mạnh, không một nước nào (kể cả các nước phát triển

nhất hiện nay) có thể tồn tại và phát triển trong thời đại hiện nay. Nội dung

này là nội dung thường xuyên và thực hiện suốt trong các giai đoạn cách

mạng của giai cấp công nhân ở tất cả các nước.

Câu 11: Những điều kiện khách quan nào đã quy định cho sứ mệnh lịch sử

của giai cấp công nhân?

1. Do những địa vị kinh tế- xã hội của giai cấp công nhân:

- Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các bộ phận

cấu thành lực lượng sản xuất của xã hội tư bản. Họ đại diện cho lực lượng sản

xuất tiên tiến có trình độ xã hội hóa ngày càng cao, họ tạo ra phần lớn của cải cho

xã hội, lao động thặng dư của họ là nguồn gốc chủ yếu đem lại sự giàu có cho xã

hội.

- Do bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất trong xã hội tư bản, họ phải bán sức lao động

để kiếm sống, họ bị giai cấp tư sản tước đoạt hết già trị thặng dư, họ bị bóc lột

nặng nề và bị lệ thuốc hoàn toàn vào sản phẩm của họ làm ra, họ có lợi ích cơ bản

đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Do đó, giai cấp công nhân là giai

cấp có vai trò đi đầu trong cải tạo các quan hệ xã hội, muốn xóa bỏ giai cấp tư sản

và mọi giai cấp bóc lột khác.

2. Do đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân:

- Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất: do yêu cầu khách quan của việc

không ngừng đổi mới công nghệ, giai cấp công nhân ngày càng được bổ sung

thêm những công nhân có trình độ chuyên môn và học vấn ngày càng cao; môi

trường lao động công nghiệp với kỹ thuật ngày càng hiện đại đã mở mang trí tuệ

cho giai cấp công nhân; cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ đã cung cấp những tri

thức chính trị - xã hội cần thiết để trở thành một giai cấp tiên tiến.

- Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng độc lập, được vũ trang bởi lý luận tiền phong

và có chính đảng của mình là Đảng cộng sản, do đó, có khả năng tổ chức, lãnh

đạo các giai cấp, tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản vì lợi

ích của giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động.

- Giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để do bị áp bức bóc lột nặng nề

dưới chủ nghĩa tư bản và các chế độ áp bức bóc lột khác; đồng thời sứ mệnh lịch

sử của họ chỉ giành được thắng lợi hoàn toàn khi xã hội thoát khỏi tình trạng áp

bức, bất công. Do vậy, muốn tự giải phóng mình, giai cấp công nhân phải đồng

thời tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng toàn xã hội.

- Giai cấp công nhân là giai cấp có tổ chức kỷ luật cao, do được tôi luyện trong môi

trường lao động công nghiệp ngày càng hiện đại và trong cuộc đấu tranh chống

giai cấp phong kiến trước đay cũng như chống giai cấp tư sản ngày nay.

- Gai cấp công nhân có bản chất quốc tế do địa vị kinh tế - xã hội của họ trên toàn

thê giới giống nhau, họ có khả năng đoàn kết để thực hiện được mục tiêu chung:

Xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

3. Trong chủ nghĩa tư bản đã có mâu thuẫn cơ bản hình thành một cách

khách quan, gồm 2 mặt:

- Mặt kinh tế: là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng xã hội hóa cao với

chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.

- Mặt chính trị - xã hội: là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

Cả hai mặt của mâu thuẫn cơ bản này không thể giải quyết triệt để trong khuôn khổ

chủ nghĩa tư bản. Tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai cấp công nhân

lãnh đạo và tổ chức. Đó là sự qui định khách quan cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân. Trí thức, nông dân,… sẽ là lực lượng tham gia vào cuộc cách mạng xã hội

chủ nghĩa chứ không thể là lực lượng lãnh đạo và tổ chức cuộc cách mạng xã hội chủ

nghĩa. Bởi vì trí thức, nông dân không đại biểu cho một phương thức sản xuất riêng

trong lịch sử; không có một hệ tư tưởng riêng. Vả lại, trong chủ nghĩa tư bản, mâu

thuẫn cơ bản là mâu thuẫn trực tiếp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản, do đó

cách mạng xã hội chủ nghĩa phải là cách mạng của giai cấp công nhân lãnh đạo để lật

đổ giai cấp tư sản, để giải phóng giai cấp công nhân, đồng thời giải phóng cho cả

nông dân, trí thức và nhân dân bị áp bức bóc lột…

Câu 12: Có những nhân tố chủ quan cơ bản nào để giai cấp công nhân thực hiện sứ

mệnh lịch sử của mình?

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là tất yếu khách quan, tức là không phụ thuộc

vào ý muốn của bất kỳ ai. Nhưng, cũng như các quy luật xã hội khác, đó không “tự

động” diễn ra như các quy luật tự nhiên mà nó chỉ diễn ra khi có những hoạt động chủ

quan của số đông con người: ở đây là của bản thân cả giai cấp công nhân, Đảng cộng

sản, toàn thể nhân dân. Có 3 yếu tố chủ quan cơ bản nhất để thực hiện sứ mệnh lịch

sử của giai cấp công nhân là:

1. Bản thân giai cấp công nhân, phải trưởng t hành về số lượng và chất lượng ngay

trong quá trính sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại và trong các hoạt động

chính trị - xã hội: có trình độ văn hóa, khoa học, công nghệ, tay nghề ngày càng

cao để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; đời sống vật chất, tinh

thần ngày càng tốt hơn. Giác ngộ về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin, lập

trường giai cấp vững vàng; hoạt động nghiệp đoàn, công đoàn có chất lượng cao,

xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ… đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu

cực, mọi âm mưu của kẻ thù. Thức sự đi đầu trong quá trình sản xuất hiện đại,

xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội.

2. Đảng cộng sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân, lãnh đạo cả giai cấp và cả

dân tộc. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa

Mác – Lênin (ở Việt Nam còn kết hợp với phong trào yêu nước). Đảng là nhân tố

chủ quan hàng đầu, lãnh đạo và tổ chức quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của

giai cấp công nhân để giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con

người. Vì thế, Đảng cộng sản phải luôn luôn được xây dựng, củng cố, phát triển

vững vàng về chính trị (đường lối cách mạng…), về tư tưởng (chủ nghĩa Mác –

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…) và về tổ chức (nguyên tắc tập trung dân chủ;

sinh hoạt Đảng để có các quyết định đúng, cán bộ, Đảng viên, cấp ủy và tổ chức

cơ sở Đảng vững mạnh, trong sạch, có uy tín với nhân dân và có khả năng lãnh

đạo tốt).

3. Giai cấp công nhân và Đảng của nó phải là trung tâm đoàn kết toàn dân tộc, đoàn

kết quốc tế: ý chí, nhận thức và hành động thống nhất. Đồng thời đấu tranh chống

mọi biểu hiện tiêu cực và mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù của nhân dân, của chủ

nghĩa xã hội.

Câu 13: Giai cấp công nhân Việt Nam đặc điểm và vai trò như thế nào trong cách

mạng Việt Nam?

1. Những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam là:

- Có các đặc điểm cơ bản – chung nhất của giai cấp công nhân như giai cấp công

nhân các nước.

- Có những đặc điểm riêng do hoàn cảnh lịch sử cụ thể tạo ra:

+ Ra đời không phải với tư cách là sản phẩm của nền đại công nghiệp mà từ những

cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

+ Đại đa số xuất thân từ nông dân nghèo, ra đô thị, đồn điền, xưởng máy nhỏ… làm

thuê cho chủ tư sản xâm lược.

+ Khi ra đời, trình độ khoa học kỹ thuật, tay nghề và mức sống còn thấp, ví chưa có

nền công nghiệp hiện đại. Ra đời trước cả giai cấp tư sản Việt Nam. Chịu ảnh hưởng

của sản xuất nhỏ, tiểu nông.

+ Có truyền thống lao động cần cù, lòng yêu nước nồng nàn, gắn bó mật thiết với dân

tộc, nhất là nông dân và các tầng lớp lao động.

+ Sớm được giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, sớm có chính đảng tiền phong là Đảng

cộng sản, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh - người đưa chủ nghĩa Mác – Lênin vào

Việt Nam và Đông Dương – sáng lập và rèn luyện. Do đó, vai trò lãnh đạo xã hội của

giai cấp công nhân sớm được nhân dân thừa nhận, ngay từ khi có Đảng của nó. Hơn

70 năm qua giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đã thu được nhiều thắng lợi to

lớn trong cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+Trong công cuộc đổi mới hiện nay, tuy đã có nhiều thành tựu to lớn, song giai cấp

công nhân Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn chế: đặc biệt là về trình độ văn hóa cơ

bản, khoa học công nghệ và tay nghề; giác ngộ chính trị và mức sống tuy có khá hơn

sau những năm đổi mới có kết quả, nhưng nhìn chung cũng còn hạn chế,chưa tương

với yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ

nghĩa.

2. Vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam

- Thông qua Đảng cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân Việt

Nam hoàn thánh thắng lời cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giành chính

quyền về tay mình và nhân dân lao động, giành độc lập cho dân tộc.

- Thông qua Đảng cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân Việt

Nam thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến vĩ đại; đánh đổ tận gốc chế độ thực

dân kiểu cũ và kiẻu mới; giành thống nhất đất nước và đưa cả nước bước vào thời

kì xây dựng xã hội mới - thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

- Thông qua Đảng cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân Việt

Nam thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và đã giành được thắng lợi (tuy là

bước đầu); đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; giữ vững định

hướng xã hội chủ nghĩa; mở rộng quan hệ, hợp tác với các quốc gia trên thế giới;

thực hiện từng bươc sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm

2020 đưa nước ta trở thành nước công nghiệp.

Vì vậy, giai cấp công nhân và Đảng cộng sản có mối liên hệ mật thiết và khăng khít

với nhau. Giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi

được một chính đảng tiên phong, có đủ năng lực trí tuệ, bản lĩnh chính trị dẫn dắt, tổ

chứuc và lãnh đạo; ngược lại Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có thể thực hiện được vai

trò lãnh đạo của mình khi đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, lấy chủ

nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng; lấy giai cấp công nhân là cơ sở vật chất để

tồn tại và phát triển.

Câu 14: Phương hướng cơ bản để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong quá

trình công nghiệp hóa hiện đại hóa là gì?

Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX chỉ rõ phương hướng chung về phát triển

giai cấp công nhân Việt Nam là: “Coi trọng, phát triển về số lượng và chất lượng,

nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện

“trí thức hóa công nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao

động đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, xứng đáng là lực lượng đi

đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vai trò lãnh đạo cách

mạng trong thời kỳ mới. Bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần

của giai cấp công nhân trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường. Tăng cường đào

tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và kết nạp Đảng viên từ những công nhân ưu tú, tăng

cường thành phần công nhân trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành”

(Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội IX, tr.55 - 56)

Do đó, cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây:

- Xây dựng và hoàn thiện một hệ thống chính sách xã hội đối với giai cấp công

nhân theo hướng bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng, chất

lượng như chính sách về việc làm, tiền lương, đào tạo, bảo hiểm xã hội.

- Chú trọng và yêu cầu ngày càng cao với đội ngũ công nhân khu vực kinh tế nhà

nước để tạo cơ sở làm tốt vai trò chủ đạo thực sự của kinh tế nhà nước và cùng

kinh tế tập thể làm nền tảng vững vàng cho toàn bộ nền kinh tế cả nước.

- Công nghiệp hóa đi đôi với hiện đại hóa một cách phù hợp, hiệu quả để nước ta

thành nước công nghiệp hiện đại, phát triển nhanh và bền vững; đặc biệt áp dụng

các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

- Từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý đến chuyển giao khoa học công nghệ hiện

đại hợp lý mà có căn cứ đào tạo, đào tạo lại giai cấp công nhân một cách khoa

học, hiệu quả thiết thực; từ đó tạo việc làm; tăng thu nhập cho giai cấp công nhân.

- Đổi mới hệ thống chính trị ở các doanh nghiệp có công nhân nhằm vừa bảo vệ

đúng đắn lợi ích của công nhân, vừa giáo dục, tổ chức đào tạo và yêu cầu ngày

càng cao với giai cấp công nhân trong sản xuất kinh doanh, hoạt động chính trị -

xã hội ngay trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định

hưỡng xã hội chủ nghĩa.

Câu 15: Tính tất yếu và các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản

chủ nghĩa.

a) Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời là tất yếu

- Sự phát triển của xã hội loài người là một quá trình lịch sử tự nhiên của sự thay

thế các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp tới cao. Lịch sử xã hội loài người đã trải

qua các hình thái kinh tế - xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong

kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

+ Sự thay đổi phương thức sản xuất này bằng phương thức sản xuất khác suy cho

cùng là do trình đọ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Sự ra đời của hình

thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa bắt nguồn từ những nhân tố kinh tế, chính trị,

xã hội do chính chủ nghĩa tư bản tạo ra.

- Dưới chủ nghĩa tư bản, nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển, khoa học

công nghệ ngày càng hiện đại, lực lượng sản xuất phát triển mang tính xã hội hóa

vượt ra ngoài khuôn khổ của quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân

về tư liệu sản xuất chủ nghĩa tư bản. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi

phải xóa bỏ quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về

tư liệu sản xuất, mặt khác nó tạo tiền đề vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của hình

thái kinh tế - xã hội mới.

Biểu hiên về mặt xã hội của mâu thuẫn này là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân

và giai cấp tư sản, phát triển đến một lúc nào đó cách mạng xã hội sẽ nổ ra, chế độ

xã hội mới ra đời.

- Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra đời phù hợp với ưui luật vận động

của lịch sử, hơn nũa nó còn phù hợp với ước mơ, khát vọng từ ngàn đời nay của

nhân dân lao động; xóa bỏ mọi áp bức bất công, con người được tự do, bình đẳng

và hạnh phúc.

b) Các giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa

- Sự hình thành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là

một quá trình biện chứng, trải qua các giai đoạn từ thấp đến cao, phụ thuộc vào

các yếu tố cơ bản hợp thành xã hội, trong đó, xét đến cùng yếu tố quyết định là

trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

- Theo Mác: hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chia thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu (giai đoạn vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa).

+ Giai doạn cao (chủ nghĩa cộng sản phát triển trên những cơ sở của chính nó).

- Theo Lênin: kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác về htkhxh cộng sản chủ

nghĩa, Lênin quan niệm:

+ Những cơn đau đẻ kéo dài (thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội).

+ Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

+ Giai đoạn cao củ xã hội cộng sản chủ nghĩa.

- Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ những kết

quả nghiên cứu, tổng kết thực tiễn quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta

có thể quan niệm quá trình phát triển của hình thái kinh tế - xã hội CSCN trải qua:

+ Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

+Giai đoạn đầu – xã hội xã hội chủ nghĩa.

+ Giai đoạn cao – xã hội cộng sản chủ nghĩa.

- Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội: bắt đầu từ khi chính quyền đã thuộc về giai

cấp công nhân và nhân dân lao động mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân

với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, do Đảng cộng sản lãnh đạo – “là thời kì

cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kì ấy là một

thời kì quá độ chính trị và nhà nước của thời kì ấy. Không thể ; à cái gì khác hơn

là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản".

- Xã hội xã hội chủ nghĩa là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản

chủ nghĩa là kết quả trực tiếp của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khi đã xây

dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế, chính trị, tư tưởng – văn hóa của xã hội

này.

+ Tuy vậy xã hội chủ nghĩa vẫn là xã hội cộng sản chủ nghĩa chưa đầy đủ, do vẫn còn

chứa đựng những dấu vết xã hội cũ, nguyên tắc phân phối theo lao động chưa cho

phép mọi người có quyền ngang nhau trong việc hưởng thụ những sản phẩm do xã

hội làm ra, do đó, ở mức độ nào đó tình trạng bất bình đẳng xã hội vẫn còn tồn tại.

- Xã hội cộng sản chủ nghĩa là giai đoạn cao của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản

chủ nghĩa với những đặc trưng cơ bản:

+ Hình thành sở hữu toàn dân duy nhất đối với tư liệu sản xuất.

+ Tạo ra năng suất lao động cao.

+Phân phối của cải trong xã hội theo nhu cầu.

+Không có sự khác biệt giai cấp; giữa lao động chân tay và trí óc.

+ Cá nhân được giải phóng, được phát triển toàn diên.

Câu 16: Thời kì quá độ là gì? Nêu tính tất yếu và đặc điểm của thời kì quá độ.

Thời kì quá độ:

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin quan niệm việc xây dựng hình thái kinh tế -

xã hội cộng sản chủ nghĩa là một việc làm lâu dài và phải trải qua hai giai đoạn: Giai

đoạn thấp - chủ nghĩa xã hội, giai đoạn cao – chủ nghĩa cộng sản. Trong quá trình lịch

sử đó, theo các ông, phải có một giai đoạn đặc biệt hay còn gọi là thời kì quá độ từ

chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

- Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến cách mạng sâu sắc, toàn

diện và lâu dài trên các lĩnh vực đời sống xã hội, tạo ra những tiền đề vật chất,

tinh thần cần thiết cho xã hội mới trong đó những nguyên tắc căn bản của xã hội

xã hội chủ nghĩa được thực hiện.

Tính tất yếu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử đối với tất cả các nước đi lên

chủ nghĩa xã hội vài chủ nghĩa xã hội không thể tự phát ra đời trong lòng chủ

nghĩa tư bản mà chủ nghĩa tư bản chỉ đạo tiền đề vật chất cho sự ra đời của chủ

nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội cũng không nảy sinh ngay lập tức sau khi giai cấp

công nhângiành chính quyền mà là kết quả của quá trình đấu tranh giai cấp, cải

tạo và xây dựng lâu dài củ nhân dân lao động dưới sự chỉ đạo của giai cấp công

nhân.

- Chủ nghĩa xã hội (giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản) phát triển từ chủ nghĩa

tư bản tiền tư bản. Do đó, nhiều tàn dư của xã hội cũ còn tồn tại lâu dài trong xã

hội mới. Hơn nữa công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công cuộc mới mẻ

khó khăn, phức tạp, chưa từng có trong lịch sử. Cho nên cần phải có thời gian để

tiến hành cải tạo những tàn dư của xã hội cũ và tạo ra những tiền đề vật chất, tinh

thần cần thiết cho chủ nghĩa xã hội.

- Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học dã nêu ra hai kiểu quá độ lên chủ

nghĩa xã hội: quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản và quá độ gián tiếp từ những xã

hội tiền tư bản. Nhưng dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải trải qua thời kì quá độ.

Điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội ở mỗi nước khác nhau mà độ dài, ngắn của thời

kì quá độ có khác nhau.

Đặc điểm của thời kì quá độ

Đặc điểm nỗi bật của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn tại, đan xen giữa

những nhân tố của xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ trên tất cả các lĩnh vực

của đời sống xã hội.

- Về chính trị: nhà nước của giai cấp vô sản được thiết lập, củng cố và không

ngừng hoàn thiện nhằm thực hiện dân chủ cho nhân dân, bảo vệ thành quả cách

mạng, đập tan những âm mưu của các thế lực phản động.

- Về kinh tế: thời kì này tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, bên cạnh các thành

phần kinh tế xã hội chủ nghĩa còn có các thành phần kinh tế khác với nhiều hình

thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Trong đó kinh tế nhà nước, sở hữu nhà

nước đóng vai trò hcủ đạo.

- Về xã hội: cơ cấu xã hội có nhiều giai cấp, trong đó có những giai cấp lợi ích cơ

bản chưa hoàn toàn phù hợp với nhau; thậm chí đối lập nhau. Còn có sự khác biệt

giữa thnàh thị và nông thôn, giữa các vùng của đất nước, giữa lao động trí óc và

chân tay.

- Về văn hóa tinh thần: bên cạnh hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nền văn hóa

mới xã hội chủ nghĩa đang được hình thành, phát triển còn tồn tại những tàn dư

của nền văn hóa cũ, hệ tư tưởng cũ lạc hậu.

Câu 17. Vì sao Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và

bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như thế nào?

1. Về mặt lý luận:

- Chủ nghĩa Mác – Lênin dã luận giải sự ra đời của 5 hình thái kinh tế - xã hội từ thấp

đến cao là “lịch sử tự nhiên” xét theo toàn bộ lịch sử nhân loại, do lực lượng sản xuất

mâu thuẫn với quan hệ sản xuất. Tuy nhiên, đối với mỗi nước, thực tễ lịch sử nhân

loại cũng cho thấy: không phải nước nào cũng lần lượt trải qua 5 hình thái đó, do lịch

sử cụ thể mỗi nước gắn với những điều kiện của thời đại. Ví dụ đã có những nước “bỏ

qua” một vài chế độ để lên chế độ cao hơn như: Nga, Ba Lan, Đức… từ nguyên thủy

“bỏ qua chế độ nô lệ” lên chế độ phong kiến. Nước Mỹ, “bỏ qua chế độ phong kiến”

mà từ chế độ nô lệ “lên thẳng” chủ nghĩa tư bản v.v.. Do vậy, chúng ta bỏ qua chế độ

tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội cũng không phải nằm ngoài lý luận của chủ

nghĩa Mác – Lênin.

2. Về mặt thực tiễn:

- Trước khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, đã có một số sĩ phu yêu nước cũng

đã ra đi tìm đường cứu nước (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh). Tuy nhiên, chưa

có ai tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, do con đường họ lựa chọn không phù

hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và lịch sử Việt Nam. Chỉ khi, Hồ Chí Minh tìm

được Luận cương về vấn đề dân tộc của Lênin, được vũ trang bởi chủ nghĩa Mác

– Lênin thì con đường giải phóng dân tộc mới đem lại kết quả - giải phóng dân

tộc khỏi mọi áp bức bất công. Hơn nữa, trước cách mạng tháng Tám năm 1945

nhân dân Việt Nam đã từng sống dưới chế độ thực dân, bị áp bức, bóc lột nặng nề.

Nhân dân Việt Nam hiểu hơn ai hết về bản chất của chủ nghĩa tư bản. Do vậy, sự

lựa chọn con đường phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là đúng đắn.

- Chủ nghĩa tư bản, tuy đã có nhiều điều chỉnh về mặt lợi ích, giải quyết có hiệu

quả về phát triển kinh tế, cũng như một số vấn đề xã hội. Tuy nhiên, bản chất của

chế đọ áp bức bóc lột thì không thay đổi. Quyền lực kinh tế nằm trong tay các tập

đoàn tư bản, quyền lực chính trị chỉ giành cho thiểu số. Nền kinh tế vẫn dựa trên

chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; khoảng cách giàu nghèo vẫn tiếp tục

doãng ra; nạn phân biệt màu da, củng tộc chưa được khắc phục; nhiều tệ nạn xã

hội chưa được giải quyết; khủng bố, chiến tranh vẫn đang là vấn đề nan giải… Do

vậy, chủ nghĩa tư bản không phải là một xã hội mà tương lai của loài người muốn

đạt tới.

- Từ khi chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, khủng hoảng kinh tế, xã

hội ở các nước này diễn ra ngày trầm trọng hơn. Đời sống nhân dân không được

cải thiện, mafia gia tăng, xã hội rối loạn, nhiều giá trị tốt đẹp bị đảo lộn; an ninh,

trật tự không được đảm bảo… cũng đang là bài học cho chúng ta khi lựa chọn con

đường phát triển và tất yếu đây không phải là con đường mà nhân dân ta lựa chọn.

3. Điều kiện cần thiết cho phép chúng ta lựa chọn con đường lên chủ nghĩa xã hội bỏ

qua chế độ tư bản chủ nghĩa, đó là chúng ta đã có Đảng cộng sản lãnh đạo, nhà

nước của dân, do dân, vì dân, khối liên minh công - nông – trí thức. Chúng ta đã

xây dựng một số cơ sở kinh tế nhà nước và tập thể; nhân dân Việt Nam cần cù,

yêu nước và yêu chuộng hòa bình.

Do vậy, Việt Nam “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” là tất yếu khách quan.

4. Vậy bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như thế nào?

Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ: Bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản

xuất và kiến trúc thượng tấng tư bản chủ nghĩa, tiếp thu những thành tựu mà nhân

loại đã tạo ra trong chủ nghĩa tư bản, trước hết là thành tựu về khoa học, công

nghệ để có thể xây dựng nhanh và bền vững chủ nghĩa xã hội.

Câu 18: Phương hướng xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam?

Năm 1991, tại Đại hội VII, Đảng ta đã xác định phương hướng xây dựng đất nước

trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như sau:

- Thứ nhất: xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân, vì dân,

lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm

nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân

dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi

ích của Tổ quốc và của nhân dân

- Thứ hai: phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước là nhiệm vụ trung tâm, nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ

thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động và cải thiện

đời sống nhân dân

- Thứ ba: phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước

quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với đa dạng về hình thức sở

hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị

trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế

quốc dân và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc

dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và

hiệu quả kinh tế là chủ yếu.

- Thứ tư: Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa

làm cho thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo

trong đời sống tinh thần của xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn

hòa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa

nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm

giá con người với trình độ tri thức, đạo đức và thẩm mỹ ngày càng cao. Chống tư

tưởng, văn hóa phản tiến bộ với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những

giá trị cao quý của loài người, trái với phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.

- Thứ năm: thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận

dân tộc thống nhất, tâph hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước

mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác hữu nghị với tất cả các

nước.

- Thứ sáu: Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo

vệ Tổ quốc.

- Thứ bảy: Xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức

ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp

cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Câu 19: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì? Vì sao nói cách mạng xã hội chủ nghĩa là

một tất yếu khách quan?

1. Cách mạng xã hội được hiểu theo hai nghĩa:

- Nghĩa rộng: là một quá trình cải biến cách mạng toàn diện, triệt để lâu dài, bao

gồm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: bắt đầu từ khi giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình lãnh

đạo nhân dân lao động dùng bạo lực đập tan nhà nước của giai cấp bóc lột, giành

chính quyền, thiết lập nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

+ Giai đoạn 2: giai cấp công nhân sử dụng nhà nước của mình để làm công cụ cải tạo

xã hội cũ, xây dựng xã hội mới: xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Quá

trình cải biến xã hội này chỉ kết thúc khi xã hội mới được tạo lập một cách vững chắc.

- Nghĩa hẹp: cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu tranh chính trị, kết thúc bằng

việc giai cấp công nhân giành được chính quyền, thiết lập chuyên chính vô sản

hoặc còn được hiểu là sự chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên

cách mạng xã hội chủ nghĩa ở các nước thuộc địa sau khi gianh độc lập.

2. Tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa

- Cũng như các cuộc cách mạng xã hội đã từng diễn ra trong lịch sử, cách mạng xã

hội chủ nghĩa là kết quả tất yếu của sự phát triển các mâu thuẫn và là con đường

giải quyết mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản.

+ Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã đạt tới trình độ xã hội hóa cao với quan hệ

sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất

+ Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức với giai cấp tư

sản.

+ Trong thời đai đế quốc chủ nghĩa xuất hiện thêm những mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa

các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc. Mâu thuẫn giữa đế quốc

với đế quốc.

- Những mâu thuẫn này phát triển đến mức gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra là tất yếu nhằm giải quyết những mâu thuẫn

đó.

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa không thể diễn ra một cách tự phát mà là kết quả của

quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

chủ động, tạo ra tình thế chớp lấy thời cơ cho cách mạng nổ ra và giành thắng lợi.

- Hiện nay, nhờ có cách mạng khoa học, công nghệ, chủ nghĩa tư bản ứng dụng

những thành tựu mới của khoa học công nghệ trong sản xuất đã tạo ra bước nhảy

vọt trong phát triển kinh tế, nó đã góp phần giúp chủ nghĩa tư bản có điều kiện

diều chỉnh một số vấn đề xã hội, giúp chủ nghĩa tư bản tồn tại trong giới hạn của

nó, cũng chính sự phát triển ở mức độ cao đó, chủ nghĩa tư bản cũng đồng thời

tạo ra những tiền đề vật chất quan trọng, ngày càng chín muồi cho cách mạng xã

hội chủ nghĩa. Nó bộc lộ những mâu thuẫn vốn có của nó, nội tại của nó ngày

càng sâu sắc hơn (lực lượng sản xuất ngày càng phát triển làm cho giai cấp công

nhân tăng cả về số lượng, chất lượng - yếu tố quyết định đến sự tồn tại hay không

tồn tại của chủ nghĩa tư bản; tệ nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt giàu nghèo…).

Đây chính là những yếu tố khách quan phủ nhận chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc

cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 20: Mục tiêu, động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?

1. Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa

- Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: những

người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình trong công thức duy nhất là xóa bỏ

chế độ tư hữu. Tuy nhiên, xóa bỏ chế độ tư hữu chưa phải là mục tiêu cao nhất của

cách mạng xã hội chủ nghĩa mà mục tiêu cao nhất của cuộc cách mạng này là giải

phóng con người, giải phóng xã hội, đưa lại hạnh phúc cho người lao động. Do đó,

cùng với việc xóa bỏ chế độ tư hữu, giai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân lao động

lật đổ chế độ áp bức bóc lột, từng bước xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu

sản xuất, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, tạo điều kiện

để con người phát triển toàn diện.

2. Động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm giải phóng tất cả những người lao động và do

chính những người lao động thực hiện dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông

qua Đảng của nó.

- Do mục đích của cách mạng xã hội chủ nghĩa và do địa vị kinh tế - xã hội của

mình mà giai cấp công nhân là giai cấp giữ vai trò và động lực chủ yếu, vừa là

người tổ chức và lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nông dân là chủ yếu thì giai cấp nông

dân là một lực lượng cách mạng hết sức to lớn. Vì vậy, giai cấp công nhân liên

minh với giai cấp nông dân hợp thành động lực trong cách mạng dân tộc dân chủ

nhân dân và tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trí thức là một bộ phận tiêu

biểu cho trí tuệ của đát nước, có vai trò hết sức to lớn và là lực lượng quan trọng

trong cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Động lực tổng hợp của cách mạng là khối liên minh công nông trí thức đặt dưới sự

lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân - người tổ chức chiến lược, sách lược đúng

đắn, bieets giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa các lợi ích chung và riêng; quốc gia và

quốc tế, lợi ích trước mắt và lâu dài theo hướng độc lập, tự do, dân chủ và cách mạng

xã hội.

Câu 21: Những nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng có nội dung toàn diện, nó diễn ra

trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa và tư

tưởng.

- Trên lĩnh vực chính trị: Giai cấp công nhân phải tiến hành cách mạng chính trị để

lật đổ sự thống trị của giai cấp bóc lột, giành chính quyền, thiết lập nhà nước của

giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đây là tiền đề có ý nghĩa quyết định

cho việc thực hiện dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động, mở đầu cho một quá

trình cải biến cách mạng sâu sắc và triệt để nhất trong lịch sử.

+ Dân chủ hóa đời sống chính trị của xã hội nhằm khẳng định và tiếp tục mở rộng

hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân lao động tạo tiền đề chính trị để đưa xã hội tới

trạng thái mới.

+ Nâng cao ý thức dân chủ và khả năng thực hiện dân chủ của nhân dân lao động,

thúc đẩy họ tham gia đông đảo và có hiệu quả vào quá trình cải tạo xã hội cũ, xây

dựng xã hội mới.

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một quá trình cải biến toàn diện xã hội cũ thành xã

hội mới, trong đó công cuộc cải tạo kết hợp chặt chẽ với công cuộc xây dựng mà

xây dựng là chủ yếu. Cải tạo đóng vai trò như một phương tiện phục vụ cho mục

tiêu xây dựng xã hội mới. Ngược lại, công cuộc xây dựng xã hội mới tạo điều

kiện có ý nghĩa quyết định để triển khai công cuộc cải tạo.

- Trên lĩnh vực kinh tế: Đây là nội dung chủ yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Tiến hành xóa bỏ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xác lập sở hữu công cộng về

tư liệu sản xuất chủ yếu, phát triển lực lượng sản xuất trên cơ sở khoa học và công

nghệ hiện đại. Từng bước nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân lao động thực

hiện công bằng xã hội.

+ Xây dựng chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất là một quá trình phát triển

kinh tế - xã hội lâu dài qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao. Phải từ thực

tiễn mà tìm tòi, thử nghiệm để xây dựng chế độ sở hữu công cộng nói riêng và quan

hệ sản xuất nói chung với những bước đi vững chắc.

- Trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng: Giai cấp công nhân tiến hành cuộc cách mạng

trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, thực hiện sự cải biến căn bản trong đời sống tinh

thần của xã hội theo hướng triệt để giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi xiềng

xích nô lệ về mặt tinh thần. Làm cho thế giới quan Mác – Lênin và nhân sinh

quan cộng sản chiếm vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội. Tạo điều

kiện để nhân dân lao động hưởng thụ và sáng tác các giá trị văn hóa hướng tới xây

dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 22: Nội dung cơ bản của cách mạng không ngừng? Những điều kiện cơ bản để

thực hiện nó là gì?

1. Những nội dung cơ bản đó là:

- Theo quan niệm của Mác – Ăngghen: cách mạng không ngừng là quá trình đấu

tranh giai cấp quyết liệt (thậm chí dẫn đến nội chiến) và trải qua các giai đoạn khác

nhau, mỗi giai đoạn có những yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể và tạo tiền đề cho giai đoạn

phát triển tiếp theo. Trong các quốc gia còn tồn tại chế độ phong kiến, lúc đầu giai

cấp công nhân với tư cách là lực lượng chính trị độc lập tham gia cuộc cách mạng dân

chủ tư sản (hay còn gọi là cách mạng dân tộc dân chủ) đánh đổ chế độ phong kiến.

Sau đó, giai cấp công nhân liên minh với nông dân chuyển sang đấu tranh chống lại

giai cấp tư sản và những thế lực thù địch khác.

- Theo quan điểm của Lênin: Lênin đã phát triển tư tưởng cách mạng không ngừng

của Mác-Ăngghen thành lý luận cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Theo ông,

cách mạng dân chủ tư sản ở thế kỷ XX mang tính nhân dân sâu sắc, giai cấp công

nhân không chỉ tham gia mà còn có khả năng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách

mạng, đoàn kết với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động cô lập

giai cấp tư sản phản động, đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập chuyên chính cách

mạng của công nông, tạo ra những tiền đề về chuyển sang thực hiện nhiêm vụ

cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Hoàn thành giai đoạn cách mạng trước (giành chính quyền, giành lấy dân chủ cho

nhân dân) không phải là mục tiêu cuối cùng, không dừng lại nửa chừng mà phải

tiếp tục “cách mạng không ngừng” - tức là chuyển ngay sang giai đoạn các mạng

xã hội chủ nghĩa.

- Giữa hai giai đoạn cách mạng không có sự ngăn cách tuyệt đối mà là quan hệ chặt

chẽ, kế tiếp nhau một cách biện chứng: giai đoạn đầu tạo những tiền đề và điều

kiện cho giai đoạn sau vừa làm nhiệm vụ mới - trực tiếp xây dựng chủ nghĩa xã

hội, đồng thời hoàn thành nốt một số nhiêm vụ cụ thể của giai đoạn trước.

2. Muốn thực hiện “cách mạng không ngừng” cần những điều kiện cơ bản là:

- Giai cấp công nhân và Đảng của nó phải giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo cả hai

giai đoạn cách mạng kế tiếp nhau liên tục.

- Phải tổ chức được liên minh công nông và các tầng lớp lao động khác dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng sản có những hoạt động tích cực và hiệu quả ở cả hai giai đoạn cách

mạng trên mọi lĩnh vực của xã hội.

- Giữ vững và thực hiện tốt “chuyên chính dân chủ nhân dân” (hay chuyên chính dân chủ

cách mạng) để có điều kiện chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa với

“chuyên chính vô sản” thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến

tới chủ nghĩa cộng sản.

Câu 23: Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng tư tưởng cách mạng không ngừng của chủ

nghĩa Mác-Lênin như thế nào?

1. Việt Nam thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng của giai cấp

công nhân Việt Nam lãnh đạo là tất yếu lịch sử:

- Việt Nam là quốc gia phing kiến lâu đời, trong đó đại đa số là nông dân nhiều đời

bị giai cấp phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Từ khi thực dân Pháp xâm lược và

đô hộ (vào giữa thế kỷ XĨ), Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến. Nhân

dân, nhất là nông dân bị nhiều tầng áp bức bóc lột càng nặng nề hơn. Nền công

nghiệp Việt Nam ra đời cùng với giai cấp công nhân Việt Nam từ cuộc khai thác

thuộc địa của thực dân Pháp. Tư sản Việt Nam ra đời muộn hơn giai cấp công

nhân và rất yếu hèn.

- Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận

dụng chủ nghĩa Mác-Lênin để phân tích mâu thuẫn ở nước ta gắn với thực tế lịch

sử nêu trên. Mâu thuẫn có tính chất xã họi chủ nghĩa là giữa giai cấp công nhân và

giai cấp tư sản Việt Nam chưa nổi lên rõ rệt như mâu thuẫn có tính chất dân tộc

với bọn đế quốc xâm lược và tay sai. Do vây, nhiệm vụ giành độc lập dân tộc và

dân chủ cho nhân dân, nhất là nông dân nổi lên hàng đầu. Nhưng muốn giành độc

lập dân tộc, giải quyết mâu thuẫn chủ yếu đang nổi lên hàng đầu cũng phải theo

con đường cách mạng vô sản (tức là theo lập trường giai cấp công nhân, chủ

nghĩa Mác-Lênin dẫn đường). Từ đó hình thành đường lối cách mạng: trước hết

làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (hay cách mạng giải phóng dân tộc), với

mục tiêu “độc lập dân tộc, người cày có ruộng”. Sau đó tiến ngay lên cách mạng

xã hội chủ nghĩa. Đó là đường lối nhất quán: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ

nghĩa xã hội. Vì thế cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân

lãnh đạo là một tất yếu lịch sử Việt Nam và đã chứng minh thắng lợi của nó

(trong khi rất nhiều phong trào yêu nước trước đó đều có mục đích giành độc lập

dân tộc nhưng không theo con đường cách mạng vô sản đều đã thất bại).

2. Lịch sử Việt Nam chuyển từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng

xã hội chủ nghĩa cũng là một tất yếu khách quan do vận dụng đúng đắn tư tưởng

“cách mạng không ngừng” của chủ nghĩa Mác-Lênin, gắn với hoàn cảnh lịch sử

cụ thể của Việt Nam và thời đại hiện nay.

- Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Quốc tế tại Giơnevơ (1954),

Việt Nam tạm thời chia 2 miền. Miền Bắc do Đảng ta lãnh đạo đã chuyển ngay

sang thời kỳ quá độ “bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” cũng là một tất

yếu khách quan (xem câu 20). Đồng thời Đảng ta tiếp tục lãnh đạo cách mạng

miền Nam kiên trì đấu tranh để hoàn thành nốt cách mạng dân tộc dân chủ nhân

dân, tiến tới thống nhất tổ quốc (1975).

- Từ khi thống nhất Tổ quốc, Đảng lãnh đạo cả nước chuyển ngay vào “thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” tức là bỏ

qua chế độ tư bản chủ nghĩa... cũng là một tất yếu lcịh sử của nước ta (xem câu

20).

- Tất cả quá trình cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã

thể hiện sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo “tư tưởng cách mạng không ngừng”,

trong đó có quan điểm về sự chuển tiếp 2 giai đoạn cách mạng mà chủ nghĩa

Mác-Lênin đã chỉ ra và đã thu được những thành quả rất lớn.

Câu 24: Dân chủ là gi? Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?

1. Dân chủ là:

+ Quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân có quyền làm chủ những vấn đề có liên

quan đến cuộc sống của mình (dân là chu, dân làm chủ).

+ Một hình thái nhà nước, một chế độ xã hội, trong đó thừa nhận về mặt pháp luật

những quyền tự do, quyền dân chủ, quyền bình đẳng của nhâ ndân (tự do báo chí, tự

do ngôn luận, tự do bầu cử, ứng cử...). Dân chủ được cụ thể hoá thành cơ chế để thực

thi trong cuộc sống. Dân chủ được quy định thành nghĩa vụ của công dân với nhà

nước và trách nhiệm của nhà nước với công dân.

+ Một nguyên tắc sinh hoạt của các tổ chức chính trị-xã hội, cộng đồng dân cư, theo

nguyên tắc số ít phục tùng số đông, thiểu số phục tùng đa số.

- Dân chủ là một phạm trù chính trị, bởi vì nó ra đời, phát triển gắn liền với sự xuất

hiện giai cấp, nhà nước; gắn liền với bản chất giai cấp thống trị xã hội, bảo vệ lợi

ích cho giai cấp thống trị (dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, dân chủ vô sản hay còn

gọi dân chủ xã hội chủ nghĩa). Theo nghĩa này, dân chủ sẽ mất đi khi nào xã hội

không còn giai cấp. Mặt khác, dân chủ là một phạm trù lịch sử, bởi vì nó là thành

quả đấu tranh của nhân dân lao động chống áp bức, bóc lột, đòi quyền tự do, dân

chủ, đòi quyền làm chủ của mình. Quyền lực thuộc về nhân dân là giá trị cao nhất

của dân chủ và theo nghĩa này thì dân chủ có giá trị nhân văn rất lớn và nó sẽ tồn

tại lâu dài trong xã hội, kể cả khi giai cấp và nhà nước mất đi.

2. Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa?

+ Là một chế độ xã hội mà ở đó, dân chủ với nghĩa toàn bộ quyền lực thuộc về nhân

dân. Điều đó trở thành mục tiêu của sự phát triển xã hội và được thực hiện trong các

lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Được thiết lập sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền về tay mìnhvà

nhân dân lao động thông qua cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoặc cách

mạng xã hội chủ nghĩa.

+ Là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân. Có sự thống nhất giữa tính

giai cấp công nhân với tính dân tộc và tính nhân dân, do lợi ích của giai cấp công

nhân phù hợp với lợi ích của dân tộc và của đại đa số nhân dân lao động.

+ Do Đảng cộng sản lãnh đạo - yếu tố quan trọng đảm bảo quyền lực thức sự thuộc về

nhân dân, bởi vì, Đảng cộng sản đại biểu cho trí tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân,

nhân dân lao động và toàn dân tộc.

+ Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiên toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống xã

hội: Về chính trị: nhân dân được quyền làm chủ nhà nước bằng cách có quyền giới

thiệu các đại biều tham gia vào bộ máy chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa

phương; tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, xây dựng bộ máy và cán bộ

nhân viên nhà nước, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Về mặt kinh tế: nhân

dân được làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, không ngừng được nâng cao

đời sống vật chất. Về mặt văn hoá: nhân dân được làm chủ những giá trị văn hoá tinh

thần; được nâng cao trình độ văn hoá, có điều kiện để phát triển toàn diện cá nhân.

Câu 25: Dân chủ xã hội chủ nghĩa và dân chủ tư sản có điểm gì khác biệt?

Đây là hai trong số ba nền dân chủ tồn tại trong lịch sử loài người, dân chủ xã hội chủ

nghĩa ra đời có sự kế thừa một cách chọn lọc những thành tựu của các nền dân chủ trước

đó, nhất là dân chủ tư sản. Tuy nhiên hai nên dân chủ này có sự khác nhau về chất:

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cho đại đa số nhân dân lao động, phục

vụ lợi ích cho đại đa số; còn dân chủ tư sản là nền dân chủ cho thiểu số, phục vụ

lợi ích cho thiểu số.

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân

nhưng nó phục vụ lợi ích cho đa số, bởi vì lợi ích của giai cấp công nhân phù hợp

với lợi ích của nhân dân lao động và toàn dân tộc; còn dân chủ tư sản mang bản

chất của giai cấp tư sản, lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản đối lập với lợi ích của

giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ do Đảng cộng sản lãnh đạo, thực hiện

nhất nguyên về chính trị; còn dân chủ tư sản do các đảng của giai cấ tư sản lãnh

đạo và về hình thức thực hiên đa nguyên về chính trị.

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa (nhà nước của dân, do dân, vì dân); còn dân chủ tư sản được thực hiện

thông qua nhà nước pháp quyền tư sản (nhà nước của giai cấp tư sản).

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên cơ sở kinh tế là công hữu hoá các tư

liệu sản xuất chủ yếu; còn dân chủ tư sản được thực hiện trên cơ sở kinh tế tư hữu

hoá các tư liệu sản xuất chủ yếu. Do vậy, lợi ích kinh tế, phân phối của cải trong

xã hội của dân chủ tư sản trước hết đảm bảo quyêng lợi cho các tập đoàn tư sản

(những người nắm quyền sở hữu).

Câu 26: Dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghiã xã hội ở Việt Nam

biểu hiện như thế nào?

1. Ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa biều hiện như sau:

+ Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta ra đời từ nền dân chủ nhân dân do Đảng

Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là kết quả trực tiếp của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ

nhân dân và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt. Đó là, nền kinh

tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ; cơ cấu xã hội chủ yếu là nông dân; trình độ văn hoá

thấp; tàn dư phong kiến, thực dân nặng nề; lại trải qua 30 năm chiến tranh kéo dài...

Do vậy, việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta

không có nhiều thuận lợi.

2. Thành tựu:

Qua những năm xây dựng, hoàn thiện và thực hiện, dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước

ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và có một số những đặc trưng cơ bản sau

đây:

Thứ nhất: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta là chế độ xã hội do nhân dân lao

động làm chủ.

Thứ hai: Nước ta có nền kinh tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất tiên tiến và chế

độ công hữu về các tư liệu sản xuất (TLSX) chủ yếu (công hữu các TLSX chủ yếu

trong nền kinh tế nhiều thành phàn là việc đảm bảo kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ

đạo trong nền kinh tế quốc dân).

Thứ ba: Nước ta có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Thứ tư: Nhân dân được giải phóng kỏi áp bức bóc lột, làm theo năng lực, hưởng theo

lao động.

Thứ năm: Các dân tộc trong nước được bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến

bộ.

Thứ sáu: Nước ta có quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước, các dân tộc trên thế

giới.

- Thực tế của những năm đổi mới đã chứng minh nền dân chủ nước ta phát triển

đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình dân chủ hóa và đổi mới hệ thống

chính trị ở nước ta góp phần to lớn vào thành quả của công cuộc đổi mới.

3. Hạn chế:

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nêu trên, quá trình xây dựng, hoàn thiện nền

dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế. Dân chủ và quyền làm

chủ của nhân dân có nơi, có lúc còn bị vi phạm nghiêm trọng; nạn tham ô, tham

nhũng, quan lieu, cửa quyền diễn ra ở một số nơi và gây hậu quả đáng lo ngại. Mặt

khác, hiện tượng dân chủ quá trớn, dân chủ vô chính phủ, coi thường kỷ cương, pháp

luật cũng có xu hướng gia tăng…

Tất cả những điều nêu trên cho thấy, việc xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ xã

hội chủ nghĩa ở nước ta là cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Câu 27: Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là gì? (biểu hiện ở Việt Nam)

1. Theo lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ thống chính trị là một chỉnh thể bao

gồm: các đảng phái chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội được pháp luật thừa

nhận cùng với cơ chế vận hành của 3 bộ phận này.

- Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa bao gồm: Đảng cộng sản, nhà nước xã hội

chủ nghĩa, các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp, các tầng lớp nhân dân cùng các

mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận đó hoạt động trên nguyên tắc đảm bảo

quyền lực thuộc về nhân dân và nhằm mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Mỗi bộ phận trong hệ thống chính trị có vai trò nhất định, trong đó:

+ Đảng cộng sản là hạt nhân của hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận lãnh đạo

hệ thống chính trị. Đảng cộng sản lãnh đạo xã hội bằng việc đề ra chủ trương, đường lối,

cương lĩnh, chiến lược, sách lược trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin (ở Việt Nam

cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh); bằng công tác kiểm tra, giám sát; bằng công tác tổng

kết thực tiễn, khái quát lý luận; bằng việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho hệ thống chính trị.

+ Nhà nước xã hội chủ nghĩa là cơ quan thể hiện và thực hiện quyền lực của nhân

dân lao động; thay mặt nhân dân lao động, được nhân dân ủy quyền, chịu trách nhiệm

trước nhân dân quản lý xã hội mọi mặt hoạt động của xã hội bằng hệ thống pháp luật và

những thiết chế nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và sự bảo vệ, giám sát

của nhân dân.

+ Các tổ chức chính trị - xã hội: hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật quy

định. Đó là nơi làm chủ tập thể của nhân dân; là khâu trung gian nối liền Đảng cộng sản,

nhà nước xã hội chủ nghĩa với quần chúng nhân dân. Thông qua các tổ chức này, nhân

dân giới thiệu các đại biểu của mình tham gia vào chính quyền, đóng góp ý kiến cho

Đảng, Nhà nước; đồng thời qua đây nhân dân thể hiện tâm tư, nguyện vọng của mình với

Đảng, Nhà nước.

- Ba bộ phận này cùng với cơ chế vận hành của chúng hợp thành hệ thống chính trị

xã hội chủ nghĩa; gắn bó chặt chẽ với nhau vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã

hội. Trong đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhân tố cơ vản nhất để thực hiện

quyền lực của nhân dân (yếu tố cốt lõi của nền dân chủ xã gội chủ nghĩa).

- Mối quan hệ giữa ba bộ phận này này trong hệ thống chính trị là cơ chế vận hành

của hệ thống chnhs trọ, trong đó mối quan hệ giữa Đảng cộng sản và Nhà nước xã

hội chủ nghĩa đóng vai trò quan trọng.

2. Biểu hiện ở Việt Nam: hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm Đảng Cộng sản Việt

Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã

hội (Mặt trận Tổ quốc, Công đaòn; Đoàn thanh niên, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến

binh; hội Nông dân…) và mối quan hệ giữa 3 bộ phận này.

- Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền

tảng tư tưởng – lý luận trong hoạt động; nhất nguyên về chính trị đặt dưới sự lãnh

đạo duy nhất của một đảng tiên phong của giai cấp công nhân – Đảng Cộng sản

Việt Nam; hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; nhân dân bầu ra các đại

biểu của mình bằng hình thức trực tiếp và đại diện.

Câu 28: Để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, hệ thống chính trị (hệ thống chính

trị) ở nước ta cần phải đổi mới như thế nào?

Mục tiêu đổi mới: nhằm xây dựng, củng cố, hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ

nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động và phân định rõ chức năng lãnh

đạo của Đảng với vai trò quản lý của nhà nước cũng như chức năng, nhiệm vụ của 3

cơ quan Nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp).

- Yêu cầu đổi mới: đảm bảo ổn định chính trị để phát triển; tăng cường vai trò và

năng lực lãnh đạo của đảng, vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước; đảm bảo

đất nước phát triển đúng định hướng.

- Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam:

+ Tiếp tục cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng làm cho Đảng ta mạng cả

về chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đảng phải đề ta được chủ trương, đường lối phù hợp

với thực tiễn cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ cách mạng; đồng thời phải lãnh

đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Muốn vậy, Đảng phải đổi mới tư duy lý

luận gắn với đổi mới tổ chức cán bộ; đổi mới sinh hoạt đảng theo hướng dân chủ;

giáo dục, đào tạo, đào tạo lại và rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những

người giữ trọng trách trong bộ máy Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.

Quá trình chỉnh đốn Đảng phải dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ (thiểu số phục

tùng đa số; cấp dưới phục tùng cấp trên; toàn Đảng phục tùng Trung ương và Đại hội

Đảng toàn quốc; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách).

+ Quan hệ Đảng với Nhà nước: là người lãnh đạo nhà nước thể chế hóa và thực

hiện đường lối của Đảng thông qua pháp luật, hệ thống chính sách nhà nước, chính vì thế

mà Đảng tự tuyên bố đảng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước; không

choán quyền quản lý của nhà nước.

- Đối với Nhà nước: Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý

của nhà nước, trên cơ sở những nhiệm vụ sau:

+ Đổi mới hoạt động của Quốc hội bằng cách tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu

là hoạt động lập pháp và hoạt động giám sát. Đối với các cơ quant ư pháp cần từng bước

xây dựng và ban hành hệ thống văn bản luật pháp đảm bảo tính pháp lý cho việc tổ chức

và hoạt động của các cơ quan này.

+ Thực hiện cải cáh một cách cơ bản các thủ tục hành chính cả về thể chế và tổ

chức thực hiện; ngăn chặn tệ cửa quyền, tham nhũng, hối lộ.

+ Đối với các cơ quan tư pháp cần từng bước xây dựng và ban hành hệ thống văn

bản luật pháp, đảm bảo tính pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan này.

+ Trong quan hệ Nhà nước với Đảng: Nhà nước chịu sự lãnh đạo của Đảng về

mọi mặt; đồng thời yêu cầu mọi đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

- Đối với các tổ chức chính trị - xã hội:

+ Đổi mới hình thức tổ chức cho phù hợp với tình hình trong nước và thế giới.

+ Đổi mới hình thức và phương pháp hoạt động để lôi kéo quần chúng tham gia

đông đảo, phát huy trí tuệ và sự đóng góp của nhân dân vào phát triển đất nước.

+ Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cho các tổ chức đáp ứng được nhiệm vụ đặt

ra trong thời kỳ mới.

+ Cần hướng mạnh về cơ sở, phát triển tổ chức, tăng cường sinh hoạt cơ sở để

nhân sức mạnh to lớn của nhân dân trên nền tảng của Quy chế dân chủ cơ sở ban hành

năm 1998.

+ Trong đổi mới phải gắn nội dung chính trị với các hoạt động kinh tế, xã hội của

các đoàn thể để tạo động lực thúc đẩy sức mạnh của nhân dân. Mặt khác, hoàn thiện các

bộ luật để vừa tăng cường quản lý về mặt nhà nước đối với các tổ chức này, vừa phát huy

được sức mạnh của các tổ chức.

Câu 29: Vì sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân, giai

cấp nông dân và tầng lớp trí thức phải tiếp tục liên minh? (tức là “liên minh công – nông

– trí thức)?

1. Sự liên minh công – nông – trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là một

tất yếu khách quan. Đó là một khối lien minh tự nhiên bắt nguồn từ trong xã hội tư bản.

Khi các giai cấp và tầng lớp xã hội đó cùng bị áp bức bóc lột nặng nề, tất yếu phải liên

minh với nhau để có sức mạnh chóng lại và lật đổ giai cấp thống trị, xóa bỏ chế độ áp

bức, bóc lột của giai cấp tư sản.

- Sau khi giai cấp công nhân giành được chính quyền về tay công nhân và nhân

dân lao động thì nhu cầu lien minh công – nông – trí thức do tính tất yếu khách quan

mới- vì lợi ích cơ bản, lâu dài và thiết than của những người lao động buộc họ phải liên

minh với nhau.

+ Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân với tư cách là

giai cấp giữ vai trò lãnh đạo, sẽ không thể làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình nếu không

liên kết được với các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động khác. Bởi vì sự nghiệp đó

không chỉ cần đến sự ủng hộ của số đông mà còn cần đến sức mạnh của trí tuệ. Chỉ khi

nào giai cấp công nhân giành được sự ủng hộ, sự đồng tâm hiệp lực với quyết tâm cao

của nông dân và trí thức thì mới có thể hoàn thành được cuộc cách mạng toàn diện và

triệt để nhất trong lịch sử.

+ Thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng chứng minh rằng giai cấp công nhân nếu

không có đội ngũ trí thức của mình và bản thân công nông không dần dần nâng cao dân

trí thì không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

+ Liên minh công – nông – trí thức còn là tất yếu khách quan và vì lợi ích của

nông dân và trí thức. Bản than giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức cũng tìm thấy ở giai

cấp công nhân điều kiện quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định cho việc thực hiện các

nhu cầu giải phóng, dân chủ và phát triển của họ. Nông dân và trí thức là những lực

lượng xã hội quan trọng, những địa vị kinh tế - xã hội của họ không cho phép họ trở

thành lực lượng lãnh đạo xã hội và tự giải phóng mình, mà phải dựa vào sự lãnh đạo của

giai cấp công nhân.

Ở Việt Nam, ngay từ khi Đảng cộng sản ra đời, Hồ Chí Minh đã khẳng định: lực

lượng cách mạng chủ chốt là công nông, nhưng cách mạng cũng cần có lực lượng trí

thức… Công – nông – trí thức cần phải đoàn kết thành một khối.

2. Về phương diện kinh tế - kỹ thuật: Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một

nước nông nghiệp lạc hậu thì bắt buộc phải “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” để dùng

công nghiệp, khoa học công nghệ hiện đại mà giúp đỡ, cải tạo công nghiệp, nông dân và

nông thôn; do đó bắt buộc phải gắn công nghiệp với nông nghiệp và với khoa học công

nghệ hiện đại trong cơ cấu kinh tế - kỹ thuật thống nhất của cả nước. Đây chính là sự liên

kết của 3 chủ thể.

3. Đây là 3 lực lượng chính trị - xã hội cơ bản nhất đối với các nước đi lên chủ

nghĩa xã hội từ nông nghiệp. Nếu tách rời nhau thì không thể ổn định và phát triển. Củng

cố khối liên minh này được coi là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và giai cấp ciing nhân,

nó là nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân và của hệ thống chính trị.

Câu 30: Những nội dung cơ bản của liên minh công – nông – trí thức trong thời

kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? (gắn với Việt Nam)

Có 3 nội dung cơ bản của Liên minh. Đó là:

Thứ nhất: Liên minh trên lĩnh vực chính trị:

Mục tiêu của liên minh trên lĩnh vực này là giải quyết lợi ích chính trị cho công –

nông – trí thức, đó là tiếp tục giải phóng công – nông – trí thức khỏi mọi áp bức, bất

công, xác lập quyền làm chủ xã hội, làm chủ nhà nước cho 3 chủ thể nhằm thực hiện

thành công mục tiêu: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Để thực hiện mục tiêu nêu trên cần:

+ Thống nhất mục tiêu, lợi ích chính trị chung của công – nông –trí thức và toàn xã

hội là: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

+ Tạo điều kiện để công – nông – trí thức tham gia một cách tích cực vào quá trình

xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân thông

qua việc ứng cử, bầu cử, góp ý kiến vào việc xây dựng các chính sách, luật pháp của

Đảng, Nhà nước.

+ Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền cho công – nông – trí thức hiểu rõ về mục

tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội để có niềm tin, trách nhiệm với mục tiêu và con

đường đó.

+ Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị, nhất là ở cấp cơ sở nhằm đảm bảo

quyền dân chủ cho nhân dân.

+ Động viên công – nông – trí thức tham gia vào việc giữ gìn và bảo vệ chế độ, bảo

vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thông qua đó thực hiện lợi ích chính trị cho công – nông –

trí thức.

+ Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong khối liên minh.

Thứ hai: Liên minh trên lĩnh vực kinh tế:

- Đây là nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong khối liên minh.

- Mục tiêu của liên minh trên lĩnh vực này là: “Kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế”

của: công nhân, nông dân, trí thức và của toàn xã hội (Nhà nước đại diện). Thông qua các

nội dung cơ bản sau đây:

- Xác định đúng những tiềm lực kinh tế và những nhu cầu kinh tế của công nhân (gắn

với công nghiệp), của nông dân (gắn với nông nghiệp), của trí thức (gắn với khoa học và

công nghệ) và của toàn xã hội (Nhà nước đại diện) trong điều kiện cụ thể. Thực hiện có

hiệu quả việc liên kết “4 nhà” trong phát triển các lĩnh vực kinh tế. – Đặc biệt chú trọng

quan hệ Nhà nước với nông dân ở một nước đi lên từ nông nghiệp. Qua đó, gắn nông

nghiệp – công nhân với nông nghiệp – nông dân; gắn trí thức đem khoa học công nghệ

phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân…

- Xác định đúng cơ cấu kinh tế trên phạm vi cả nước và phạm vi của ngành, địa

phương, cơ sở sản xuất… nhằm tập trung (chú trọng) phát triển kinh tế trên cơ sở thế

mạnh, lợi thế của từng vùng, miền, ngành, qua đó tạo điều kiện cho liên kết, hợp tác của

3 chủ thể.

- Tổ chức các hình thức giao lưu, hợp tác, liên kết kinh tế giữa công nghiệp – nông

nghiệp – khoa học công nghệ; giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng

miền; giữa quốc gia và quốc tế… nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống

công, nông, trí thức toàn xã hội, như: hội chợ, triển lãm…

- Đa dạng hóa sở hữu, quản lý, sử dụng các tư liệu sản xuất trong công nghiệp, nông

nghiệp, khoa học và công nghệ, trong toàn xã hội; từng bước hình thành quan hệ sản xuất

xã hội chủ nghĩa bằng những hình thức, bước đi phù hợp nhằm phát triển sản xuất nhanh

và bền vững; (nhất là trong nông dân, nông nghiệp nông thôn; trong công nghiệp và dịch

vụ… liên quan nhiều nhất đến công – nông – trí thức).

3. Liên minh trên lĩnh vực văn hóa – xã hội:

- Mục tiêu của liên minh trên lĩnh vực này là nhằm xây dựng một xã hội không chỉ

dân giàu, nước mạnh mà còn công bằng, dân chủ, văn minh, có điều kiện đáp ứng tối đa

nhu cầu văn hóa, tinh thần cho công – nông – trí thức và được phát triển toàn diện.

- Dó đó, cần phải:

+ Vừa khuyến khích công, nông, trí thức… làm giàu chính đáng, vừa tích cực xóa đói

giảm nghèo – nhất là cho đại đa số dân cư là nông dân, nông thôn, miền núi, các dân tộc

thiểu số.

+ Đẩy mạnh việc nâng cao dân trí, văn hóa… cho nông dân, công nhân và nhân dân

lao động, xóa mù chữ, phổ cập văn hóa phổ thông. Chăm sóc sức khỏe nhân dân – đặc

biệt là nông dân và công nhân. Chống các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội.

+ Thực hiện tốt các chính sách xã hội, nhất là trong nông dân (sau những tổn thất của

chiến tranh vệ quốc và những khó khăn…).

+ Việc quy hoạch phát triển đô thị gắn với công nghiệp, khoa học công nghệ phải gắn

với quy hoạch xây dựng nông thôn, miền núi, hải đảo v.v… Đây vừa là nội dung văn hóa

– xã hội, vừa mang ý nghĩa kinh tế - chính trị sâu sắc và toàn diện của liên minh công –

nông – trí thức trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 31: Khái niệm dân tộc? Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin có những

nội dung cơ bản gì?

Khái niệm dân tộc:

- Trước khi dân tộc xuất hiện, laòi người đã trải qua nhiều hình thức cộng đồng khác

nhau, từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Sự biến đổi của phương thức sản xuất chính

là nguyên nhân quyết định sự biến đổi của cộng đồng người.

- Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin: Dân tộc là một cộng đồng người tương

đối ổn định được hình thành và phát triển trong lịch sử với 5 đặc trưng cơ bản sau đây: có

một lãnh thổ chung ổn định, một nền kinh tế chung, có chung một ngôn ngữ và một nền

văn hóa mang bản sắc, tính cách dân tộc. Trong đó 3 đặc trưng tiêu biểu nhất là: cộng

đồng về ngôn ngữ (làm công cụ giao tiếp); cộng đồng về văn hóa (thể hiện phong tục, tập

quán, tín ngưỡng, tôn giáo); cộng đồng về tâm lý tộc người (thể hiện ở ý thức, tình cảm

dân tộc).

2. Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin có 3 nội dung cơ bản:

a) Các dân tộc có quyền bình đẳng:

- Bình đẳng dân tộc là quyền của mỗi dân tộc, không phân biệt đa số hay thiểu số,

trình độ văn hóa cao hay thấp, không phân biệt màu da hay chủng tộc. Các dân tộc đều có

nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, không dân

tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa.

- Quyền bình đẳng của các dân tộc phải được ghi vào công pháp quốc tế và luật pháp

quốc gia, và quan trọng hơn, nó phải được thực hiện thực tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế,

chính trị, văn hóa, xã hội. Trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế không

một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột các dân tộc khác.

- Trong tình hình hiện nay, bình đẳng giữa các dân tộc đặt lên hàng đầu là việc xóa bỏ

tình trạng áp bức giai cấp để trên cơ sở đó xóa bỏ tình trạng áp bức dân tộc, là tạo điều

kiện để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển trên các lĩnh vực giữa các dân tộc,

là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc.

b) Các dân tộc có quyền tự quyết

- Mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết, quyền tự chủ đối với vận mệnh của dân tộc

mình. Quyền tự quyết bao gồm: quyền tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát

triển của dân tộc.

- Quyền tự quyết bao gồm quyền phân lập thành lập một quốc gia dân tộc độc lập,

hoặc tự nguyện liên hiệp cới dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.

- Tự quyết là quyền của các dân tộc nhưng khi thực hiện phải đảm bảo những nguyên

tắc sau: bình đẳng, cùng có lợi, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đa số nhân dân lao

động, các dân tộc vì mục tiêu phát triển hòa bình, ổn định, phồn vinh và hữu nghị.

- Quyền tự quyết phải được đặt trong những điều kiện cụ thể, xuất phát từ thực tiễn

của mỗi quốc gia dân tộc để thực hiện. Quyền tự quyết không đồng nhất với “quyền” của

các dân tộc người thiểu số trong một quốc gia đa tộc người, nhất là việc phân lập thành

quốc gia độc lập.

c) Đoàn kết công nhân các dân tộc

Để thực hiện có hiệu quả quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc cần phải đoàn

kết giai cấp công nhân các dân tộc, các quốc gia. Đoàn kết giai cấp công nhân các dân tộc

chính là đoàn kết gắn bó lực lượng nòng cốt của phong trào đấu tranh cho tiến bộ, hòa

bình và phát triển. Với bản chất quốc tế và địa vị kinh tế - xã hôi, giai cấp công nhân vừa

đại diện cho lợi ích của nhân dân lao động và lợi ích của các dân tộc. Đoàn kết giai cấp

công nhân các dân tộc cũng chính là kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính

với tinh thần quốc tế cao cả của giai cấp công nhân các nước, là lực lượng trung tâm của

phong trào đấu tranh cho độc lập dân tộc, hòa bình và phồn vinh của nhân loại.

Câu 32: Trình bày những đặc điểm cơ bản của dân tộc ở nước ta. Phương hướng và

giả pháp chủ yếu để thực hiện quyền bình đẳng và đoàn kết của các dân tộc

a)Đặc điểm dân tộc Việt Nam

- Việt Nam là một quốc gia độc lập, thống nhất và gồm 54 dân tộc, trong đó dân tộc

Kinh chiếm 87% được gọi là đa số và 53 dân tộc còn lại chiếm 13% được gọi là dân tộc

thiểu số.

- Các dân tộc ở nước ta, nhìn chung sống xen kẽ là chủ yếu, không dân tộc nào có

lãnh thổ riêng biệt.

- Hiện nay giữa các dân tộc còn có sự chênh lệch khá lớn về trình độ phát triển kinh

tế, văn hóa.

- Các dân tộc thiểu số thường cư trú trên các địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng cả

về kinh tế, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái và có những đóng góp đặc biệt

quan trọng vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giữ vững độc lập dân tộc.

- Các dân tộc ở Việt Nam vốn có truyền thống đoàn kết lâu đời trong cộng đồng quốc

gia dân tộc Việt Nam.

- Các dân tộc ở Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng tạo nên sự thống nhất trong đa

dạng của nền văn hóa Việt Nam.

b) Phương hướng và giải pháp chủ yếu để thực hiện quyền bình đẳng, đoàn kết dân

tộc

- Từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Vấn đề dân tộc và đoàn

kết dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta.

- Nội dung xuyên suốt, bao trùm của chính sách dân tộc trong quá trình xây dựng chủ

nghĩa xã hội nói chung trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thực hiện bình

đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Đây là quan điểm nhất quán

của Đảng và Nhà nước ta.

- Chính sách dân tộc cần được cụ thể hóa thành những nội dung chính trị, kinh tế, xã

hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đồng thời phải được thực hiện một cách đồng bộ.

- Thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt

quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là kháng chiến và căn cứ cách mạng.

Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, xã hội các vùng dân tộc và miền núi một cách phù hợp.

- Tích cực thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cácn bộ dân tộc

thiểu số, động viên phát huy vai trò của những người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và

ở địa phương. Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn

đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị.

- Thực hiện chính sách dân tộc gắn liền với cuộc đấu tranh tư tưởng “chống kỳ thị,

chia rẽ dân tộc; chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục

tư tưởng tự ti dân tộc, mặc cảm dân tộc”.

Câu 33: Tôn giáo có nguồn gốc từ đâu? Tính chất của nó là gì?

Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cách hoang đường hư ảo hiện

thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên

và xã hội đều trở nên thần bí.

1. Nguồn gốc của tôn giáo

a) Nguồn gốc kinh tế - xã hội

Đây là nguồn gốc đầu tiên sinh ra tôn giáo. Ở trong xã hội nguyên thủy, do những

điều kiện sinh hoạt vật chất quá thấp kém, lực lượng sản xuất chưa phát triển, con người

thường sợ hãi và bất lực trước sự thống trị, uy hiếp của thế giới tự nhiên và chính sự sợ

hãi đã sinh ra thần linh. Từ chỗ không nhận thức và giải thích được những hiện tượng tự

nhiên như: bão lụt, hạn hán, bệnh tật. Họ bất lực trước những sức mạnh đó và đã gán cho

nó một sức mạnh siêu nhiên thần bí.

- Khi xã hội phân chia thành giai cấp, đối kháng giai cấp, có áp bức bất công, con

người bất lực trước cuộc đấu tranh chống lại giai cấp thống trị, không lý giải được

nguyên nhân của những bất hạnh, rủi ro, thất bại trong đời sống của bản thân mình (kẻ

sướng, người khổ, kẻ giàu, người nghèo…). Do sự bất lực và sợ hãi trước sự thống trị của

các lực lượng xã hội, con người nảy sinh ước muốn và chờ đợi sự giải phóng ở một lực

lượng siêu nhiên nào đó ở bên ngoài xã hội đó là thần linh.

b) Nguồn gốc nhận thức

- Con người luôn mong muốn khám phá những bí ẩn của thế giới tự nhiên và xã hội.

Những bí ẩn này là vô tận. Khi khoa học, kỹ thuật chưa phát triển đến trình độ có khả

năng giải thích được tất cả mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội thì con người thường tin vào

sức mạnh siêu nhiên, thần bí.

c) Nguồn gốc tâm lý

- Không chỉ sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội con người tìm đến tôn

giáo mà ngay cả khi để tỏ lòng biết ơn, sự tôn kính đối với những người có công khai phá

tự nhiên và chống lại các thế lực áp bức thì con người thể hiện nó quan tín ngưỡng, tôn

giáo (thờ thành hoàng, thờ các vị anh hùng dân tộc…).

Tín ngưỡng, tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân

dân, góp phần bù đắp những thiếu hụt trong cuộc sống đời thường, an ủi, xoa dịu nỗi đau

con người trong những lúc họ bất lực. Vì thế, tín ngưỡng, tôn giáo chỉ là hạnh phúc hư

ảo, song người ta vẫn cần đến. Tôn giáo chỉ mất đi chừng nào con người có hạnh phúc

thực sự trên trần thế, vì vậy, không muốn xóa bỏ hạnh phúc hư ảo này cần phải xây dựng

hạnh phúc trên thực tế.

2. Tính chất của tôn giáo

a) Tính lịch sử: Tôn giáo là một phạm trù có tính lịch sử, nghĩa là nó ra đời và tồn tại

trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Nó sẽ mất đi chừng nào các nguồn gốc sinh ra nó

không còn nữa. Mặt khác, tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, nó sẽ biến đổi theo sự biến

đổi của các điều kiện kinh tế, xã hội.

b) Tính quần chúng: Tôn giáo phản ánh nhu cầu giải phóng của nhân dân muốn thoát

khỏi sự áp bức của giới tự nhiên và những thế lực thống trị của xã hội. Tôn giáo là niềm

an ủi, nhu cầu tình cảm, đáp ứng những thiếu hụt trong cuộc sống của con người. Những

tôn giáo chính thống đều mang tính nhân bản cao, góp phần hình thành các hệ thống đạo

đức, phát triển đời sống tinh thần, là nơi nương tựa cho những kẻ tật nguyền, an ủi những

tâm hồn đau khổ. Chính vì thế tôn giáo thâm nhập vào quần chúng nhân dân và lôi kéo

một bộ phận không nhỏ nhân dân tham gia vào các tôn giáo… Tín ngưỡng tôn giáo ăn

sâu vào tư tưởng, tình cảm của quần chúng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có nơi, tôn

giáo trờ thành yêu cầu sinh hoạt tinh thần của một dân tộc, gắn liền với quá trình hình

thành và phát triển của dân tộc và mang tính dân tộc.

c) Tính chính trị: Tôn giáo ra đời vào khoảng cuối thời kỳ công sản nguyên thủy

mang sắc thái thô sơ và chưa mang tính chất chính trị. Tôn giáo chỉ mang tính chính trị

khi xã hội có giai cấp đối kháng, có áp bức, bóc lột. Các giai cấp thống trị lợi dụng, biến

thành công cụ thống trị về mặt tinh thần đối với quần chúng, ru ngủ, mê hoặc quần

chúng, chia rẽ lực lượng của các giai cấp bị áp bức, bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột.

Ngày nay, các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng tôn giáo vào mục đích chính trị nhằm

gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc và can thiệp vào công việc nội bộ của một số quốc gia.

Câu 34: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về việc giải quyết vấn đề tôn giáo, tín

ngưỡng trong chủ nghĩa xã hội?

Chủ nghĩa Mác – Lênin – hệ tư tưởng chủ đạo của giai cấp công nhân và hệ tư tưởng

tôn giáo khác nhau cơ bản về thế giới quan, nhân sinh quan và con đường đi tới tự do,

hạnh phúc cho nhân dân. Giải quyết vấn đề tôn giáo theo quan điểm chủ nghĩa Mác –

Lênin mang ý nghĩa giải phóng con người, đem lại thiên đường thực sự cho con người

trên trái đất, do đó, đây là cuộc đấu tranh tư tưởng phức tạp, lâu dài. Quan điểm của chủ

nghĩa Mác – Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng trong chủ nghĩa xã hội thể

hiện ở những khía cạnh sau:

- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo, tín ngưỡng phải gắn liền với

quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Hướng con người vào việc xây dựng

một xã hội tốt đẹp, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, kiên quyết đấu

tranh chống mọi biểu hiện chia rẽ vì sự khác nhau giữa các tôn giáo. Tuyên truyền, giáo

dục thể giới quan duy vật khoa học một cách thường xuyên cho nhân dân.

- Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. Mọi

người ai cũng được hoàn toàn tự do theo tôn giáo mà mình thích hoặc không theo một tôn

giáo nào. Việc vào đạo, chuyển đạo hay bỏ đạo theo quy định của pháp luật hiện hành là

quyền tự do của mỗi người. Mọi người có hay không có tín ngưỡng, tôn giáo đều bình

đẳng về nghĩa vụ, quyền lợi; không có sự phân biệt, đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nghiêm cấm những kẻ lợi dụng tôn giáo để

hoạt động đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

- Phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo.

Việc khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực này phải gắn với quá trình cải tạo và xây dựng

xã hội chủ nghĩa; đồng thời, phải làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành thế giới quan,

nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc của nhân dân.

- Tôn giáo và tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần

chúng nhân dân, do đó, phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín

ngưỡng của nhân dân. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, tuyệt đối không xâm

phạm đến tình cảm tôn giáo của công dân.

- Thực hiện đoàn kết toàn dân, đoàn kết những người theo hoặc không theo tôn giáo,

những người theo các tôn giáo khác nhau nhằm thực hiện công cuộc xây dựng và bảo vệ

tổ quốc.

- Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo để có những hình thức

và biện pháp giải quyết các mâu thuẫn một cách hợp lý. Mặt tư tưởng thể hiện nhu cầu tín

ngưỡng trong tôn giáo. Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống phá sự

nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của những phần tử đội lốt tôn giáo.

Câu 35: Vì sao trong thời kỳ quá độ và trong chủ nghĩa xã hội tôn giáo vẫn còn tồn

tại? Nêu chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.

1. Nguyên nhân tồn tại:

Thứ nhất: trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa,

tôn giáo vẫn còn tồn tại và phải xác định là tôn giáo sẽ còn tồn tại lâu dài. Trên thực tế,

những tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo đã tồn tại trên

dưới 2000 năm mà đến nay vẫn có rất nhiều tín đồ. Nhưng, trong chủ nghĩa xã hội tôn

giáo tồn tại với tư cách là tàn tích cũ chứ không phải với tư cách nằm trong kiến trúc

thượng tầng của xã hội mới.

Thứ hai: dưới chủ nghĩa xã hội, nhất là trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, con

người trong những chừng mực nhất định vẫn còn bị những lực lượng tự phát của tự nhiên

chi phối. Các hiện tượng bão lụt, diễn biến thất thường của các hiện tượng tự nhiên, biến

đổi của môi trường sinh thái, khoa học kỹ thuật trong phát triển nhưng chưa lý giải được

hết những hiện tượng trong xã hội (bệnh tật, rủi ro) con người nhiều khi cũng chưa lý giải

được.

Thứ ba: chủ nghĩa xã hội là 1 xã hội cộng sản chủ nghĩa chưa hoàn chỉnh. Hơn nữa,

khi thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, chủ nghĩa xã hội đã làm nảy sinh tình

trạng bất bình đẳng trong xã hội. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tôn giáo tồn tại.

Thứ tư: tôn giáo mang tính quần chúng, tính nhân đạo, nhân văn hướng thiện ở một

mức độ nào đó nó đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của một bộ phận nhân dân. Hơn

nữa con người sáng tạo ra tôn giáo rồi phát triển tôn giáo của mình trong quá trình lịch

sử, chính sự đổi mới và phát triển đó đã làm cho tôn giáo phù hợp và đáp ứng yêu cầu

của thời đại.

Thứ năm: xát về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội bảo thủ, lạc hậu. Do

vậy, nó ăn sâu vào tình cảm, tâm lý của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác và

không dễ dàng mất đi khi tồn tại xã hội mà nó phản ánh đã có những thay đổi căn bản.

Mặt khác, các thế lực phản động trong và ngoài nước vẫn tiếp tục lợi dụng tôn giáo vào

mục đích và âm mưu chính trị phản động.

2. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo

Nước ta có nhiều tôn giáo, trong đó có 6 tôn giáo lớn là Phật giáo, Thiên chúa giáo,

Hồi giáo, Cao đài, Hòa hảo, Tin lành với số tín đồ chiếm khoảng trên 1/3 dân số cả nước

và phân bố rải rác từ Bắc vào Nam. Đồng bào các tôn giáo đã góp phần xứng đáng vào sự

nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thời gian gần đây,

sinh hoạt tôn giáo có phần phát triển nói lên nhu cầu tinh thần của quần chúng; mặt khác,

các thế lực thù địch đang lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị

và hoạt động mê tín dị đoan. Nội dung chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta

trong giai đoạn hiện nay bao gồm:

- Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân trên cơ sở luật

pháp.

- Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân, tích cực

góp phần vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Không ngừng nâng cao đời sống vật

chất, tinh thần và trình độ văn hóa, tinh thần cho đồng bào theo các tôn giáo.

- Hướng dẫn các tôn giáo các chức sắc giáo hội hoạt động theo đúng hiến pháp và

pháp luật. Ủng hộ, phát huy các yếu tố tích cực của tôn giáo nhằm thực hiện “tốt đời, đẹp

đạo” và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Không ngừng nâng cao cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và thủ đoạn của

các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân,

chống chủ nghĩa xã hội.

- Mọi quan hệ quốc tế và đối ngoại của tôn giáo phải theo đúng đường lối và chính

sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và

toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi nước.

Câu 36: Phân biệt tín nưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan?

- Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một đối tượng nhất

định nào đó. Tuy nhiên, không phải mọi niềm tin và sự ngưỡng mộ đều được coi là tín

ngưỡng, mà chỉ có những niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người hướng vào những lực

lượng siêu nhiên ngoài trần thế và coi lực lượng ấy có khả năng chi phối, thậm chí quyết

định số phận con người mới được coi là tín ngưỡng. Như vậy, tín ngưỡng là sự tôn thờ,

tin theo thần thánh, phản ánh nhu cầu tâm linh khác nhau của mỗi người, mỗi cộng đồng

dân tộc.

- Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng

bái những lực lượng siêu nhiên, cho rằng, những lực lượng này quyết định, chi phối số

phận con người. Ăngghen cho rằng: Tốn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con

người chưa tìm được bản thân mình, hoặc đã lại để mất bản thân mình lần nữa.

Chủ nghĩa Mac – Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một loại hình thái ý thức xã hội

phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Hai khái niệm này có mối

quan hệ chặt chẽ với nhau và ranh giới để phân biệt giữa chúng chỉ là tương đối. Tron tôn

giáo có tín ngưỡng, thể hiện ở đức tin của các tín đồ vào các lực lượng siêu nhiên. Nhưng

không phải tín ngưỡng nào cũng gắn với tôn giáo. Trên thực tế, tín ngưỡng đã dạng hơn,

phong phú hơn, rộng hơn tôn giáo.

Điều khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo là ở chỗ:

+ Tôn giáo có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức giáo hội chặt chẽ; còn tín

ngưỡng mang tập tục thiêng liêng (ví dụ: tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị anh hùng dân

tộc…) xuất phát từ niềm tin của con người nhưng không nhất thiết phải trở thành giáo lý,

giáo luật, tổ chức…

+ Tôn giáo mang tính cộng đồng xã hội, tác động đến cả một cộng đồng, có khi ảnh

hưởng đến cả dân tộc, cả một nước, thậm chí nhiều nước (Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Tin

lành, Phật giáo…); còn tín ngưỡng không mang tính cộng đồng lớn, không ảnh hưởng

lớn về xã hội.

- Mê tín dị đoan:

+ Mê tín: tin theo một cách mù quáng vào cái thần bí, thần thánh, ma quỷ, số mệnh.

+ Dị đoan: điều quái lạ, huyễn hoặc do tin vào sự nhảm nhí không có cơ sở khoa học.

Mê tín, dị đoan là niềm tin của con người vào lực lượng siêu nhiên, thần bí một cách

mê muội, mù quáng, với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính, phản văn hóa.

Mê tín, dị đoan thường dẫn đến hậu quả xấu ảnh hưởng đến đời sống xã hội, làm suy đồi

lối sống, làm mất nhân phẩm và đạo đức của con người (như: bói toán, lên đồng, gọi hồn,

đốt vàng mã…).

Hiện tượng mê tín, dị đoan thường xen vào các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn

giáo, do đó, cùng với việc tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân thì

đồng thời phải loại bỏ dần mê tín, dị đoan nhằm làm lành mạnh hóa đời sống xã hội.

Câu 37: Gia đình là gì? Vị trí, vai trò và chức năng cơ bản của gia đình?

- Khái niệm gia đình: Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt được hình thành, phát

triển và củng cố bởi hai mối quan hệ chủ yếu là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết

thống. Các thành viên trong gia đình có chung những giá trị vật chất và tinh thần; có

quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm về tài sản cũng như người thân mà mục tiêu cao nhất

là phát triển kinh tế, nuôi dưỡng các thành viên và xây dựng gia đình bền chặt. C.Mác

cho rằng:… hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những

người khác, sinh sôi, nảy nở, đó là quan hệ giữa chồng – vợ, giữa cha mẹ và con cái, đó

là gia đình.

- Vị trí, vai trò của gia đình:

+ Gia đình là tế bào của xã hội: Gia đình có vai trò rất lớn đối với sự tồn tại và phát

triển của xã hội. Với việc sản xuất ra những tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất và tái sản

xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên “cơ

thể” – xã hội.

+ Gia đình là tổ ấm của mỗi con người: Nơi đây mỗi con người có thể nhận được sự

yêu thương, chăm sóc, chia sẻ những tình cảm đặc biệt được phát triển và trưởng thành.

+ Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội: Mỗi các nhân không chỉ là thành viên

của gia đình mà còn là thành viên của xã hội. Thông qua gia đình cá nhân đến với xã hội

và ngược lại, xã hội đến với cá nhân thông qua gia đình.

- Các chức năng cơ bản của gia đình:

+ Chức năng duy trì nòi giống: Đây là chức năng đặc thù của gia đình, nó không chỉ

đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, mà còn đáp ứng nhu cầu tồn tại và

phát triển của xã hội, quyết định đến mật độ dân cư, số lượng, chất lượng dân cư của mỗi

quốc gia.

+ Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái: Đây là một trong những chức năng

quan trọng của gia đình, góp phần tạo ra thế hệ con người có ích cho xã hội và cho cả gia

đình, nâng cao chất lượng nguồn lực con người (trí tuệ, thể lực, nhân cách) cho mỗi dân

tộc, quốc gia.

+ Chức năng kinh tế (bao gồm cả chức năng tiêu dùng và sản xuất): Đây là chức năng

cơ bản của mỗi gia đình, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các thành

viên trong gia đình và nó tạo điều kiện cho các chức năng khác thực hiện có hiệu quả.

Đồng thời qua chức năng này, gia đình sẽ đóng góp cho sự phát triển kinh tế của quốc

gia.

+ Chức năng cân bằng tâm sinh lý tình cảm: Đây là chức năng đặc thù của gia đình

mà không có tổ chức xã hội nào làm thay được. Khi thực hiện tốt chức năng này, gia đình

trở thành tổ ấm của mỗi con người, là hệ thống bảo trợ tốt nhất cho các thành viên, là con

đê chắn những con sóng dữ từ ngoài xã hội vào để bảo vệ sự yên lành cho các thành viên.

Việc thực hiện các chức năng nêu trên gia đình đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng

của nó đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và xã hội.

Câu 38: Những phương hướng và giải pháp chủ yếu để xây dựng gia đình Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay?

Gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vừa mang những giá trị của gia đình

truyền thống, vừa mang những giá trị của gia đình hiện đại; đồng thời cũng bị ảnh hưởng

bởi những yếu tố không tích cực của kiểu gia đình truyền thống và lối sống hiện đại. Vì

vậy, việc xây dựng gia đình Việt Nam đảm bảo là tế bào lành mạnh của xã hội và là tổ

ấm đích thực của mỗi con người trở nên rất cần thiết và cấp bách.

- Phương hướng xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay dựa theo tiêu chuẩn của gia

đình văn hóa Việt Nam mà Đại hội VIII của Đảng đề ra: ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh

phúc, bền vững. Những tiêu chuẩn này dựa trên những định hướng:

+ Xây dựng gia đình trên cơ sở kế thừa các giá trị truyền thống và kết hợp những yếu

tố mới, tiến bộ.

+ Thực hiện hôn nhân tiến bộ một vợ, một chồng trên cơ sở tự nguyện.

+ Xây dựng mối quan hệ bình đẳng yêu thương gắn bó giữa các thành viên trong gia

đình.

+ Đảm bảo quyền tự do ly hôn và tiếp tục sự nghiệp giải phóng phụ nữ.

Đại hội IX Đảng ta nhấn mạnh: Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây

dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái,

thủy chung, tôn trọng kỷ cương, phép nước, cần cù lao động và học tập. Xây dựng gia

đình no ấm, hạnh phúc và có văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người

và là tế bào lành mạnh của xã hội.

- Các giải pháp chủ yếu để xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay:

+ Phát triển kinh tế hộ gia đình để đảm bảo cho gia đình có điều kiện vật chất để nuôi

dưỡng con cái và thành viên trong gia đình, đồng thời góp phần làm giàu cho xã hội: dân

giàu, nước mạnh…

+ Nâng cao nhận thức của mọi người, toàn xã hội về vai trò, trách nhiệm của các

thành viên trong việc thực hiện tốt các chức năng cơ bản của gia đình; về sự bình đẳng,

dân chủ giữa các thành viên trong gia đình; về việc cần thiết phải giải phóng phụ nữ và

nâng cao trình độ mọi mặt cho họ để họ có điều kiện thực hiện tốt cả chức năng gia đình

và xã hội.

+ Tiếp tục hoàn thiện một số chính sách xã hội có liên quan đến gia đình như: chính

sách kế hoạch hóa gia đình; chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em; chính sách

giáo dục, nâng cao dân trí; chính sách phát triển kinh tế… nhằm nâng cao và khẳng định

vị trí, vai trò to lớn của gia đình đối với xã hội và cá nhân.

+ Để gia đình Việt Nam thực hiện được sứ mệnh lớn lao là làm cho thế hệ người Việt

Nam sau này phát triển khẻo mạnh hơn thế hệ hiện nay, cao to hơn, đẹp hơn, thông minh

hơn thì phải nâng cao trách nhiệm của cha mẹ và sự hiếu thảo của con cái.

Câu 39: Nguồn lực con người là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với quá trình phát

triển?

- Nguồn lực con người là tổng thể những tiềm năng, năng lực và khả năng của mỗi cá

nhân, của mỗi cộng đồng người và toàn xã hội đã, đang và tạo ra sức mạnh cho quá trình

phát triển, được thể hiện qua hàng loạt các yếu tố như: số lượng dân số, cơ cấu dân cư,

chất lượng dân số như: trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng lao động; văn hóa lao

động, kỷ luật lao động; mức sống, sức khỏe; tư tưởng, tình cảm, tính cách… trong đó, ba

yếu tố quan trọng nhất là: Trí tuệ, thể lực, nhân cách.

- Vai trò của nguồn lực con người đối với quá trình phát triển: Để phát triển, mỗi

cộng đồng, đại phương, quốc gia đều cần rất nhiều nguồn lực khác nhau (vốn, tài nguyên

thiên nhiên, khoa học, công nghệ, con người…) tuy nhiên nguồn lực con người đang trở

thành một nguồn lực quan trọng nhất. Bởi vì:

+ Chủ nghĩa Mác – Lênin đã khẳng định rằng con người không chỉ là sản phẩm mà

còn là chủ thể của mọi quá trình lịch sử; con người là yếu tố quan trọng nhất cấu thành

nên lực lượng sản xuất, mà lịch sử loài người phát triển được, suy cho cùng, là do lực

lượng sản xuất không ngừng phát triển; học thuyết Mác – Lênin nhấn mạnh: con người

không chỉ tác động vào tự nhiên mà còn biết cải tạo tự nhiên và bắt tự nhiên phục vụ

mình. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã

hội chủ nghĩa…

+ Khi so sánh với các nguồn lực khác thì nguồn lực con người càng thể hiện vị trí

quan trọng của mình. Con người là nguồn lực duy nhất biết tác động vào các nguồn lực

khác để thúc đẩy các nguồn lực khác khởi động; đồng thời con người biết gắn kết chúng

lại để tạo ra sức mạnh cho phát triển. Nếu không có các nguồn lực khác thì nguồn lực con

người cũng rất khó thể hiện được vai trò của mình. Tuy nhiên, nếu không có nguồn lực

con người tác động vào thì các nguồn lực khác sẽ không có ý nghĩa gì cho quá trình phát

triển.

+ Mặt khác, các nguồn lực khai thác nhiều sẽ cạn kiệt, nhưng nguồn lực con người,

đặc biệt là nguồn lực trí tuệ của con người càng khai thác càng sản sinh và không ngừng

phát triển. Trí tuệ con người là vô tận, bởi vì, con người có khả năng lao động sáng tạo;

bộ não của con người chứa đựng hàng tỷ nơron thần kinh, do đó, càng lao động, càng

sáng tạo thì trí óc của con người càng phát triển.

Trong thời đại kinh tế tri thức, sự cạnh tranh của các địa phương, quốc gia không chỉ

đơn thuần về kinh tế mà đang nghiêng về trí tuệ, về hàm lượng chất xám. Dó đó, nguồn

lực trí tuệ con người đang là một trong những lợi thế so sánh quan trọng cho tiến trình

phát triển nhanh, chậm của mỗi địa phương, quốc gia.

+ Khi bàn về vai trò quan trọng của nguồn lực con người đối với quá trình phát triển,

từ năm 1990, Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) đã đòi hỏi bên cạnh

chỉ số phát triển kinh tế (GDP), mỗi quốc gia phải đưa ra chỉ số phát triển con người

(HDI) của mình để đánh giá mức độ phát triển và xếp thứ hạng cho mỗi quốc gia.

Câu 40: Thế mạnh và hạn chế của nguồn lực con người Việt Nam?

- Theo thống kê quốc gia, hiện nay Việt Nam có khoảng 80 triệu dân, trong đó, dân số

thành thị chiếm khoảng 23,5%; dân số nông thôn chiếm 76,5%; nam giới chiếm khoảng

49,2%, nữ giới chiếm 50,8%. Với tổng dân số và cơ cấu nêu trên, nguồn lực con người

Việt Nam có những điểm mạnh và hạn chế như sau:

- Thế mạnh của công nhân Việt Nam:

+ Dân số đông: Đây là điểm mạnh của Việt Nam bởi vì nó tạo ra lực lượng lao động

dồi dào, giá thành lao động sẽ rẻ và tạo ra lợi thế về nguồn lao động so với các nước

trong khu vực hiện nay.

+ Cơ cấu dân cư trẻ: số người trên độ tuổi lao động chiếm khoảng 10%, trong độ tuổi

lao động chiếm 56%, dưới độ tuổi lao động chiếm 34%. Như vậy, người Việt Nam tập

trung chủ yếu trong độ tuổi lao động và dưới độ tuổi lao động.

+ Phẩm chất, tính cách con người Việt Nam: Con người Việt Nam có truyền thống

yêu nước, đoàn kết, gắn bó; có tinh thần tự tôn dân tộc, lá lành đùm lá rách; thông minh,

chịu khó, giỏi chịu đựng… Đây là giá trị của con người Việt Nam đã, đang và sẽ tạo nên

sức mạnh phi thường cho quá trình phát triển đất nước.

+ Trình độ dân trí của người Việt Nam hiện nay là khá cao: Tỷ lệ biết đọc biết viết

của người lớn ở mức trên 96%; tỷ lệ nhập trường của hó sinh cấp 3 liên tục tăng, nhất là

phổ cập giáo dục tiểu học về cơ bản đã hoàn thành trên toàn quốc.

Trên đây là những điểm mạnh cơ bản của nguồn lực con người Việt Nam. Tuy nhiên,

con người Việt Nam còn có nhiều điểm hạn chế.

- Những hạn chế của nguồn lực con người Việt nam:

+ Trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động còn thấp (20% lực lượng lao động được

đào tạo về chuyên môn, tay nghề).

+ Văn hóa lao động, kỷ luật lao động công nghiệp còn rất hạn chế.

+ Mức sống thấp, thế lực nhỏ bé, sức khỏe hạn chế.

+ Tư tưởng, tâm lý tiểu nông nặng nề: Coi trọng danh vị, ngôi thứ; trọng tình hơn lý;

trọng lệ hơn luật; trọng kinh nghiệm hơn cơ sở khoa học; gia trưởng, bảo thủ, đố kỵ, tùy

tiện, hẹp hòi, níu kéo…

+ Tính tích cực, năng động xã hội còn thấp, tâm lý thụ động, trông chờ, bình quân

chủ nghĩa còn khá rõ nét.

+ Chủ nghĩa thực dụng, cá nhân ích kỷ, lối sống phi giá trị truyền thống dân tộc của

bộ phận nhân dân đang có xu hướng gia tăng

- Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên chủ yếu là do: nền sản xuất nhỏ, phân tán,

lạc hậu cùng chế độ phong kiến đã tồn tại ở nước ta hàng ngàn năm; do chiến tranh kéo

dài nên chúng ta chưa có đủ điều kiện để tập trung vào bồi dưỡng nguồn lực con người;

do quá kéo dài thời kỳ tập trung, quan liêu, bao cấp; do tác động của mặt trái của cơ chế

thị trường và mặt trái của quá trình giao lưu, hội nhập; yếu kém trong quản lý nhà nước,

quản lý xã hội… Đặc biệt, công tác giáo dục, đào tạo trong thời kỳ đổi mới chưa thực sự

trở thành “phương tiện” quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng nguồn lực con

người.

Câu 41: Những giải pháp cơ bản để phát huy vai trò nguồn lực con người Việt Nam

hiện nay?

- Con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo quan điểm của Đảng ta, đó là

con người: cường tráng về thể chất, trong sáng về tinh thần, có trí tuệ, có phẩm chất đạo

đức, nhân cách.

Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, cần phải thực hiện các giải pháp chủ yếu

sau đây:

- Phát triển kinh tế: Đây là cơ sở quan trọng để phát triển nguồn lực con người, bởi vì:

phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân; phát triển

giáo dục, văn hóa, dân số, tạo thêm nhiều việc làm… Do vậy:

+ Tiếp tục phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự

quản lý của nhà nước; bên cạnh đó cần đảm bảo sự công bằng trong phân phối sản phẩm

của xã hội để tạo động lực cho mọi người làm giàu chính đáng, vươn lên xóa đoi, giảm

nghèo, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng miền,

giữa các đồng bào dân tộc.

+ Phát triển kinh tế thị trường nhưng phải nâng cao năng lực quản lý của nhà nước

nhằm làm cho kinh tế thị trường phát triển sâu rộng nhưng được định hướng vào mục tiêu

phục vụ con người, phục vụ sự tiến bộ xã hội; tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo sự công

bằng xã hội.

- Phát triển giáo dục, đào tạo: Đảng ta coi đây là phương tiện quan trọng nhất để

nâng cao chất lượng nguồn lực con người. Bời vì, chỉ có phát triển giáo dục, đào

tạo mới nâng cao được dân trí, đào tạo được nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, trang bị

chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa, kỷ luật lao động cho con người. Do vậy:

+ Phải nhận thức đầy đủ về vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục, đào tạo trong

việc nâng cao chất lượng nguồn lực con người; luôn luôn coi “giáo dục, đào tạo là

quốc sách hàng đầu” để có thể đầu tư thỏa đáng cho nó trong điều kiện kinh tế

quốc gia cho phép; thậm chí, trong một chừng mực nào đó phải ưu tiên đặc biệt

cho phát triển giáo dục đào tạo.

+ Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục ở tất cả các bậc học theo tinh thần:

Vừa tiếp thu những kiến thức hiện đại, tiên tiến, vừa kế thừa, phát huy những giá

trị nhân văn truyêng thống dân tộc; “vừa dạy chữ, vừa dạy người”; vừa nâng cao

mặt bằng dân trí vừa đào tạo đội ngũ chuyên gia về quản lý, kinh doanh, khoa học

kỹ thuật; bién quá trình đào tạo thành quá tình tự đào tạo nhằm phát huy tính tích

cực, chủ động của con người.

- Quản lý phát triển nguồn lực con người nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực con

người và phát triển nó trở thành vô tận. Do đó:

+ Lấy phát triển bền vững làm môi trường trung tâm.

+ Lấy lợi ích của người lao động làm nguyên tắc cơ bản của quản lý lao động.

+ Đảm bảo môi trường dân chủ thuận lợi.

+ Coi trọng, bồi dưỡng và tôn vinh nhân tài: “hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

Ngoài ra để phát triển nguồn lực con người Việt Nam hiện nay cần phải xây dựng

môi trường văn hóa lành mạnh; giải quyết có hiệu quả hàng loạt vấn đề có liên quan đến

con người như: chăm sóc sức khỏe, dân số, kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ môi trường,

đẩy lùi các tệ nạn xã hội…

Câu 42: Thời đại là gì? Nội dung và đặc điểm của thời đại ngày nay.

1. Khái niệm: Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin, thời đại là một thời kỳ

tương đối dài trong sự phát triển của lịch sử toàn thế giới, được đánh dấu bằng bước

ngoặt căn bản trong sự phát triển của nó và được đặc trưng bằng những xu hướng phát

triển tương đối ổn định. Bước ngoặt căn bản đó là sự xuất hiện một hình thái kinh tế - xã

hội mới, với một giai cấp nhất định đứng ở vị trí trung tâm, giữ vai trò quyết định sự phát

triển của xã hội trong thời đại mới.

Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, mở

đầu bằng thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga vĩ đại.

2. Nội dung cơ bản của thời đại ngày nay:

Nội dung cơ bản của thời đại ngày nay là sự quá độ của loài người từ chủ nghĩa tư

bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới; là thời đại đấu tranh cho thắng lợi

của hào bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, gắn liền với cuộc cách mạng

khoa học công nghệ hiện đại, góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất vật chất và tiền đề kỹ

thuật ngày càng đầy đủ cho việc chuyển lên chủ nghĩa xã hội.

3. Đặc điểm chủ yếu của thời đại ngày nay:

- Loài người vẫn đang trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã

hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác

nhau vẫn tồn tại và phát triển có mặt phức tạp và sâu sắc hơn. Cuộc đấu tranh giai cấp và

đấu tranh dân tộc vẫn đang tiếp tục diễn ra gay gắt dưới nhiều hình thức. Chủ nghĩa tư

bản hiện đại đang nắm giữa ưu thế về vốn, khoa học công nghệ, thị trường song không

thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa

hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và hệ tư tưởng tư sản vẫn sôi động trước sự mất uy tín của

chủ nghĩa tư bản và mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc chống phá các nước có định hướng xã

hội chủ nghĩa, không để các nước Liên Xô và Đông Âu phục hồi chủ nghĩa xã hội và

ngăn các nước khác vào chủ nghĩa xã hội. Song chủ nghĩa xã hội vẫn là sự lựa chọn

không thể đảo ngược của lịch sử.

- Nguy cơ chiến tranh hủy diệt thế giới bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến

tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can

thiệp và lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi, với tính chất phức tạp ngày càng tăng.

Các nước, các dân tộc hiện nay tập hợp lại trong cuộc đấu tranh để chống cường quyền

áp đặt, cuộc đấu tranh đó đang diễn ra rất quyết liệt.

- Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới bắt đầu từ những năm 50 của thế

kỷ XX mà nội dung cơ bản của nó là những tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin,

công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… đã và đang phát triển với trình độ ngày

càng cao, làm tăng nhanh lực lượng sản xuất và tính chất xã hội hóa của nó. Sự bùng nổ

khoa học – kỹ thuật và công nghệ sẽ mang tới cho cuộc sống con người ngày càng nhiều

bất ngờ, thú vị. Song thế kỷ XXI, lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển trong đó kinh tế

tri thức có vai trò ngày càng nổi bật.

- Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước

tham gia. Nhưng xu thế này đang bị một số nước phát triển và tập đoàn kinh tế tư sản

xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt

tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh.

- Cộng đồng thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu như: bùng nổi dân

số, ô nhiễm môi trường sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, sự tăng lên của những căn bệnh

hiểm nghèo… gây trở ngại lớn cho sự phát triển và không một quốc gia nào có thể tự giải

quyết được. Do vậy, cần phải có sự hợp tác và phối hợp hành động của tất cả các quốc

gia trong cộng đồng quốc tế.

- Khu vực Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương sau khủng hoảng tài chính –

kinh tế có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn

định. Ở khu vực này đang diễn ra xu thế tự do hóa thương mại và quá trình liên kết, hợp

tác, cạnh tranh kinh tế trên nhiều tầng nấc, đồng thời cũng chịu sự tác động của các nước

lớn. Cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc, hòa bình, phát triển, ngăn ngừa chiến tranh,

chống lại cường quyền, áp đặt ở khu vực cũng như trên thế giới đang có những bước tiến

mới.

Câu 43: Những thành tựu, những sai lầm, khủng hoảng và triển vọng của chủ

nghĩa xã hội là như thế nào?

1. Những thành tựu rất to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa (của chủ nghĩa xã

hội):

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa xã hội tháng Mười Nga (1917) mở ra thời đại mới

trên toàn thế giới: thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản (và từ các chế dộ tư hữu khác) lên

chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu. Lần đầu tiên một chế độ xã hội do

những giai cấp thuộc đại đa số nhân dân lao động nắm chính quyền và làm chủ xã hội, do

Đảng của giai cấp lao động tiên phong – giai cấp công nhân lãnh đạo.

- Liên Xô hình thành, với vai trò và sức mạnh rất lớn đã có tác động định hướng

và giúp đỡ hàng loạt các quốc gia dân tộc để dẫn đến chiến thắng 3 lực lượng phát xít

quốc tế hùng mạnh và tàn bạo: Đức, Ý, Nhật, dẫn đến sự giải phóng hoàn toàn và ra đời

hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa phát triển rất nhan, toàn diện, thành một hệ thống thế

giới đối trọng và kiềm chế đối với chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc trên mọi lĩnh vực.

Từ đó, chủ nghĩa xã hội trên thế giới đã trực tiếp giúp đỡ các dân tộc bị áp bức giải phóng

khỏi chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiều mới trên toàn cầu. Thực tế đã chứng tỏ, dù ra đời

sau hàng 4 – 5 thế kỷ lại từ các nước kém phát triển và luôn bị chủ nghĩa tư bản phá hoại,

bóc lột, nhưng sau khi ra đời, các nước xã hội chủ nghĩa đã có tốc độ phát triển và sức

sống rất mạnh mẽ, nhất là tính ưu việt về chính trị, tư tưởng, văn hóa, đạo đức, nhân cách,

lối sống…

2. Những sai lầm, khủng hoảng của các nước xã hội chủ nghĩa:

- Đã có nhận thức sai lệch, gaỉn đơn, chủ quan duy ý chí ở các nước xã hội chủ

nghĩa về lý luận, nhất là nhận thức sai sót về “chủ nghĩa xã hội” – lệch lạc so với cả lịch

sử nhân loại lẫn so với những luận điểm cơ bản của Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội.

- Do đó trong kinh tế: đã thức hiện cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, chủ yếu

dựa vào Nhà nước… đã hạn chế rất nhiều năng lực và động lực kinh tế, làm cho kinh tế

đã “chững lại” và suy thoái, khủng hoảng. Đặc biệt là bất chấp các quy luật kinh tế khách

quan về sản xuất hàng hóa, về thị trường, về các thành phần kinh tế, về hạch toán kinh

doanh, về hợp tác kinh tế toàn cầu v.v…

- Về chính trị - tư tưởng: Liên Xô, Đông Âu đã có sai lầm về hệ tư tưởng và

đường lối chính trị; từ chỗ nhận thức, vận dụng sai đến chỗ xa rời, bác bỏ hệ tư tưởng

Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản… dẫn đến sụp đổ cả chế độ xã hội chủ

nghĩa. Các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam tuy không từ bỏ hệ tư

tưởng Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội, nhưng sai lệch trong nhận thức, vận dụng, chỉ đạo

chiến lược dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội.

- Về văn hóa – xã hội: chưa chú ý đến động lực lợi ích của con người trên mọi

lĩnh vực, bình quân chủ nghĩa, gây nên sự bất bình đẳng, triệt tiêu nhiều động lực xã hội.

Tư tưởng và hành động gia trưởng phong kiến, quan liêu, tiểu nông… nặng nề trong xã

hội; ảnh hưởng lối sống phương Tây làm suy thoái đạo đức, lối sống, nhân cách; tinh hoa

dân tộc và nhân loại không được phát huy v.v…

Tất cả những sai lầm đó suy cho cùng đều trước hết từ những nhân tố chủ quan

của Đảng Cộng sản, Nhàn nước và hệ thống chính trị, đồng thời có sự phản bội chủ nghĩa

xã hội… gây ra. Cùng với đó là những nguyên nhân khách quan về các mặt kinh tế, đời

sống và “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc làm các nước xã hội chủ nghĩa

khủng hoảng.

3. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới như thế nào?

- Khi hiểu rõ, đủ và đúng cả về thành tựu lẫn về sai lầm, khủng hoảng, nhất là

nguyên nhân của nó thì ta có thể thấy rõ hiện thực và dự báo tương lai một cách đúng

đắn.

- Sự sụp đổ Liên Xô và Đông Âu chỉ là những nước xã hội chủ nghĩa cụ thể đó

sụp đổ chứ không thể tuyên truyền rằng “chủ nghĩa xã hội sụp đổ”!... Vì chủ nghĩa xã hội

là một xu thế xã hội hóa khách quan của nhân loại, không nước nào bỏ qua được. Chính

vì nhận thức đúng đắn về nguyên nhân khủng hoảng mà các nước xã hội chủ nghĩa còn

lại, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Cu Ba… mới không sụp đổ: vẫn giữ vững chế độ

xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo; khẳng định thành tựu, nhìn thẳng vào sai

lầm để kiến quyết sửa chữa và đã sửa chữa thành công trong đổi mới, cải cách với những

thành tựu rất lớn về mọi mặt.

- Qua khoảng 2 thập kỷ đổi mới, cải cách có kết quả của các nước xã hội chủ

nghĩa, cần kết luận rằng: không nhất thiết phải rời bỏ chủ nghĩa xã hội, bỏ Đảng Cộng

sản lãnh đạo… mới cải cách, đổi mới có kết quả. Trái lại, nếu giữ vững chủ nghĩa xã hội

do Đảng Cộng sản lãnh đạo ngày càng đúng đắn, khoa học, thiết thực… các nước xã hội

chủ nghĩa vẫn vững vàng và phát triển nhan, bền vững, toàn diện, được nhân loại nể

trọng.

- Sự thật nhân dân lao động bị trả giá đắt sau sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô,

Đông Âu đã đang và sẽ chứng minh rằng: không thể phủ nhân chủ nghĩa xã hội với

những thành quả vì dân của nó. Chỉ có chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mới thực sự làm

chủ cuộc sống của mình, vì lợi ích của mình. Các tổ chức cộng sản, công nhân ở nhiều

nước xã hội chủ nghĩa cũ đã bước đầu thấy điều đó và từng bước hoạt động để khôi phục

chủ nghĩa xã hội vì lợi ích của nhân dân. Đây còn là quá trình đấu tranh, kiểm nghiệm

khá phức tạp và lâu dài. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại nếu là tấm gương thực tiễn tốt

đẹp sẽ là sự đóng góp tốt nhất cho triển vọng phục hồi của chủ nghĩa xã hội thế giới.

Câu 44: Đấu tranh bảo vệ, vận dụng đúng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học

như thế nào?

1. Vì sao phải đấu tranh, bảo vệ chủ nghĩa xã hội khoa học?

- Vì từ khi chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời cách đây hơn 1,5 thế kỷ, giai cấp tư

sản, các lý luận gia tư sản và bọn đế quốc, phản động chống chủ nghĩa xã hội, chống

cộng đã chưa bao giờ ngừng việc tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ, phá hoại, phủ nhận chủ

nghĩa xã hội khoa học và toàn bộ chủ nghĩa Mác – Lênin. Bởi vì chủ nghĩa xã hội khoa

học, chủ nghĩa Mác – Lênin là vũ khí tư tưởng để giai cấp công nhân và nhân dân bị áp

bức bóc lột chống lại chế độ tư hữu, áp bức bóc lột, bất công. Như vậy giai cấp tư sản,

chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lược sẽ mất những “thiên đường” và những lợi nhuận

kếch xù của chúng đã có hàng mấy thế kỷ. Đương nhiên chúng phải chống lại rất quyết

liệt, rất thâm độc, bằng mọi thủ đoạn… Ví dụ:

+ Tập trung nhất là việc xuyên tạc và phủ nhân chủ nghĩa xã hội, sứ mệnh lịch

của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chuyên chính vô sản – dân

chủ xã hội chủ nghĩa, hệ tư tưởng Mác – Lênin…

+ Tuyên truyền rằng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin cũng là ảo tưởng,

là “lầm lạc lịch sử”…

+ Ca tụng chủ nghĩa tư bản nhưng lại che giấu bản chất tư sản, tư hữu, áp bức bóc

lột… của chế độ dân chủ tư sản. Vì cậy thường tuyên truyền: “Phi giai cấp”, “phi chính

trị”, “phi hệ tư tưởng” (phi là không) và lấy những cái chung chung như “tính nhân loại,

nhân văn.”… để thực hiện việc duy trì chế độ dân chủ tư sản, hệ tư tưởng tư sản – chủ

yếu vì lợi nhuận ngày càng cao của các tập đoàn tư sản lớn.

+ Khi Liên Xô và Đông Âu mắ sai lầm chính trị và bị phản bội mà sụp đổ, chúng

tuyên truyền một cách mù mờ rằng “chủ nghĩa xã hội sụp đổ”, “chủ nghĩa Mác – Lênin

sụp đổ” v.v… và bôi nhọ, phủ nhận mọi thành tựu của các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Tuyên truyền cho “văn minh trí tuệ” thì phải do trí thức lãnh đạo xã hội; từ đấy

phủ nhận sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản lãnh đạo xã hội! Tuyệt

đối hóa vai trò “khoa học công nghệ” mà che giấu một cách tinh vi hơn bản chất giai cấp

tư sản, từ đó tuyên tryuền rằng: khoa học công nghệ và “trí tuệ” (chung chung) sẽ giải

phóng loài người… để xoa dịu, làm lệch hướng đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân

dân lao động các nước.

+ Phát triển và du nhập “văn hóa đồi trụy” và lối sống thực dụng, vô đạo lý…; lợi

dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, nhân quyền… để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa

v.v. tất cả những ví dụ nêu trên thể hiện rõ nhất “diễn biến hào bình” kết hợp với can

thiệp thô bạo của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ vào các nước xã hội chủ nghĩa và

nhiều nước khác.

2. Phải bảo vệ, vận dụng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học như thế nào?

- Giữ vững và ngày càng làm sáng tỏ tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa

xã hội khoa học, chủ nghĩa Mác – Lênin. Vì thế mà nó có sức mạnh trng nhận thức và cải

tạo thế giới, giải phóng nhân loại. Cụ thể hóa và bổ sung trong hoàn cảnh mỗi nước.

- Kiên trì khẳng định và thực hiện sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân và Đảng

của nó lãnh đại xã hôi về mọi mặt. Do đó phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,

phát triển giai cấp công nhân vững mạnh, hiện đại gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Cộng sản và toàn bộ hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Kiên trì mục tiêu, con đường

độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.

- Có thái độ khách quan, khoa học để kiên quyết nhận rõ những sai lầm, khuyết

điểm để sửa chữa, đổi mới một cách đúng đắn, có hiệu quả; đồng thời khẳng định và phát

huy mọi thành quả của cách mạng.

- Vừa phát huy nội lực là chủ yếu, vừa mở rộng đoàn kết, hợp tác với nhân dân tất

cả các nước, kế thừa tinh hoa nhân loại, kể cả của chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ

nghĩa xã hội – điều mà chủ nghĩa Mác – Lênin đã nhiều lần lưu ý nhưng chúng ta chưa

làm đúng trước đây.

- Thường xuyên cảnh giác, vững vàng trên lập trường Mác – Lênin để đấu tranh

chống lại mọi biểu hiện sai tría và mọi âm mưu, hành động chống phá của mọi kẻ thù đối

với chủ nghĩa xã hội và nhân dân.

- Lý luận khoa học luôn gắn với thực tiễn, phản ánh và phục vụ thực tiễn có hiệu

quả thực tế đó phải thường xuyên coi trọng tổng kết thực tiễn để hoàn chỉnh hơn về lý

luận, trong đó có chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Chủ nghĩa xã hội vẫn là xu hướng xã hội hóa khách quan – tất yếu của nhân loại

cho dù hiện nay đang có khủng hoảng tạm thời do những sai lầm trong quá trình xây

dựng chủ nghĩa xã hội.