Công ty và Phú than, Phê hàng hóa” báo cáo giá tác An môi ...

14
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG Số: /QĐ-UBND CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hải Dương, ngày tháng 3 năm 2021 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm, sơ chế và kinh doanh than, dịch vụ vận tải hàng hóa” tại phường An Lưu, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương của Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Phú Sơn CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường; Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm, sơ chế và kinh doanh than, dịch vụ vận tải hàng hóa” tại phường An Lưu, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh kèm theo Hồ sơ và Công văn số 03/CV-ĐTM ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Phú Sơn; Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 174/TTr-STNMT ngày 09 tháng 3 năm 2021. QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phê duyệt nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm, sơ chế và kinh doanh than, dịch vụ vận tải hàng hóa” (sau đây gọi là Dự án) của Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Phú Sơn (sau đây gọi là Chủ dự án) thực hiện tại phường An

Transcript of Công ty và Phú than, Phê hàng hóa” báo cáo giá tác An môi ...

UỶ BAN NHÂN DÂNTỈNH HẢI DƯƠNG

Số: /QĐ-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hải Dương, ngày tháng 3 năm 2021

QUYẾT ĐỊNHPhê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

của Dự án “Cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm, sơ chế và kinh doanh than, dịch vụ vận tải hàng hóa” tại phường An Lưu, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương của Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Phú Sơn

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của

Chính phủ quy định về quy hoạch môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường;

Xét nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm, sơ chế và kinh doanh than, dịch vụ vận tải hàng hóa” tại phường An Lưu, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương đã được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn chỉnh kèm theo Hồ sơ và Công văn số 03/CV-ĐTM ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Phú Sơn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 174/TTr-STNMT ngày 09 tháng 3 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm, sơ chế và kinh doanh than, dịch vụ vận tải hàng hóa” (sau đây gọi là Dự án) của Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Phú Sơn (sau đây gọi là Chủ dự án) thực hiện tại phường An

2

Lưu, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương với các nội dung chính tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Chủ dự án có trách nhiệm:1. Niêm yết công khai Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động

môi trường theo quy định của pháp luật.2. Thực hiện nghiêm túc nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường

đã được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này.

Điều 3. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường của dự án. Quyết định này thay thế Quyết định số 80/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:- Công ty cổ phần TM&XNK Phú Sơn;- Chủ tịch UBND tỉnh (để báo cáo);- Sở Tài nguyên và Môi trường;- UBND thị xã Kinh Môn;- Chi cục Bảo vệ môi trường;- Lưu: VT, NNTNMT, Thành (5b).

KT. CHỦ TỊCHPHÓ CHỦ TỊCH

Lưu Văn Bản

Phụ lụcCÁC NỘI DUNG YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

của Dự án “Cơ sở sản xuất bê tông thương phẩm, sơ chế và kinh doanh than, dịch vụ vận tải hàng hóa” tại phường An Lưu, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương của Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Phú Sơn

(Kèm theo Quyết định số /QĐ-UBND ngày tháng 3 năm 2021của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)

1. Thông tin về dự án1.1. Thông tin chung- Chủ dự án: Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập khẩu Phú Sơn.- Địa điểm thực hiện dự án: Phường An Lưu, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải

Dương. - Địa chỉ liên hệ: Khu 3, phường An Lưu, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. 1.2. Phạm vi, quy mô, công suất của dự án1.2.1. Phạm vi, quy mô Tổng diện tích của dự án: 64.986 m2 (diện tích cũ là 34.237 m2; diện tích

mở rộng là 30.749 m2).1.2.2. Công suất của dự ánCông suất hiện tại:+ Sản xuất bê tông thương phẩm: 40.000 m3/năm.+ Sơ chế và kinh doanh than: 246.000 tấn/năm.+ Dịch vụ vận tải hàng hóa: 600.000 tấn/km/năm.Công suất sau khi mở rộng:+ Sản xuất bê tông thương phẩm: 40.000 m3/năm.+ Sơ chế và kinh doanh than: 246.000 tấn/năm.+ Dịch vụ vận tải hàng hóa: 1.100.000 tấn/km/năm.+ Dịch vụ bốc xếp hàng hóa: 1.500.000 tấn/năm.+ Xây dựng cảng thủy nội địa cấp II, xếp dỡ hàng hóa; cỡ tàu khai thác

trọng tải toàn phần đến 2.000 tấn.1.2.3. Thời gian hoạt độngDự án dừng hoạt động trong mùa mưa bão từ 15/6 đến 15/10 hàng năm.

Trước ngày 15/6 hàng năm phải di dời toàn bộ thiết bị, máy móc và các vật cản lũ khác ra khỏi bãi sông để đảm bảo thoát lũ sông, chỉ lắp đặt, sắp xếp hoạt động trở lại sau ngày 15/10 hàng năm.

21.3. Các công trình xây dựngDự án không được phép xây dựng nhà, tường rào, các hạng mục công

trình cao trên mặt bãi hiện tại trong hành lang bảo vệ đê và ngoài bãi sông vi phạm quy định của Luật Đê điều và Luật Phòng, chống thiên tai hiện hành. Các hạng mục của dự án gồm:

- Giai đoạn hiện tại: + Các công trình chính: Trạm trộn bê tông: 120 m2; bãi vật liệu: 5.900 m2;

bãi than: 5.600 m2; khu đặt máy sàng (4 khu): 2.700 m2; khu đặt máy rửa (3 khu): 1.350 m2; khu đặt máy nghiền (3 khu): 1.800 m2.

+ Các công trình phụ: Nhà bảo vệ 1: 32 m2; nhà điều hành kết hợp nhà ăn: 112,2 m2; nhà văn phòng: 31,5 m2; nhà vệ sinh (02 nhà): 48 m2; trạm cân: 67,2 m2; mố cẩu (02 cái): 91 m2; trạm biến áp treo: 12,5 m2; bến thủy: 4.900 m2. Các hạng mục phụ trợ có kết cấu bằng thép dạng hình hộp chữ nhật, lắp dựng và dễ tháo dỡ di dời vào mùa mưa lũ hoặc khi có yêu cầu.

+ Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và hạ tầng kỹ thuật: Kho chứa chất thải: 30 m2; bể lắng xử lý nước thải rửa than (3 bể): 90 m2; bể trợ lắng xử lý nước thải rửa than (02 bể, bể ngầm): 25 m2; bể tách mỡ xử lý nước thải nhà ăn (01 bể, xây ngầm): 3 m2; diện tích sân đường nội bộ: 8.228,5 m2; diện tích cây xanh 3.124,1 m2 (chỉ được phép trồng các loại cây theo quy định của Luật Đê điều và Luật Phòng, chống thiên tai hiện hành).

- Giai đoạn mở rộng: Trên diện tích khu đất mở rộng, Công ty sẽ đầu tư thêm các công trình

sau:+ Các công trình chính: Bãi chứa cát đen: 11.500 m2; bãi chứa đá: 5.720

m2; bãi chứa cát vàng: 6.630 m2.+ Các công trình phụ: Bãi đỗ xe và thiết bị: 2.300 m2.+ Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và hạ tầng kỹ thuật: Diện

tích sân đường nội bộ: 1.599 m2; diện tích cây xanh: 3.000 m2.+ 01 cảng: Vị trí từ Km08+290 bờ phải sông Kinh Thầy. Cảng thủy nội

địa cấp II. Kết cấu công trình cảng gồm 03 cầu tàu dạng liền bờ kết cấu dạng bản sản bê tông cốt thép trên hệ cọc bê tông cốt thép. Cầu tàu số 1, số 2 tính từ phía thượng lưu về hạ lưu cảng có kích thước (10x10)m, nhô ra phía sông 0,4 m tính từ mép bờ cao tự nhiên trở ra sông; cầu tàu số 3 phía hạ lưu cảng có kích thước (0,7x10)m, nhô ra phía sông 0,4 m tính từ mép cầu tàu trở về sông.

1.4. Công nghệ sản xuất Hiện tại, Công ty đang tiến hành vận hành thử nghiệm sơ chế, kinh doanh

than. Quy trình công nghệ sản xuất khi vận hành thương mại cụ thể như sau: a) Quy trình sơ chế, kinh doanh than- Phương pháp khô:

3Than thành phẩm được vận chuyển về Cơ sở bằng tàu Máy xúc từ tàu

lên ô tô Vận chuyển về bãi chứa Thiết bị sàng Băng tải đổ đống Than cám/Than cục Xuất bán;

- Phương pháp ướt:Than nguyên khai được vận chuyển về Cơ sở bằng tàu Máy xúc từ tàu

lên ô tô Vận chuyển về bãi chứa Sàng phân loại than Bã + Đá Rửa (1) Than cục sẽ được nghiền, trộn và xuất bán; đá được đổ đống và bán làm vật liệu xây dựng.

Than nguyên khai được vận chuyển về Cơ sở bằng tàu Máy xúc từ tàu lên ô tô Vận chuyển về bãi chứa Sàng phân loại than Bã + Đá Rửa (2) Than bùn theo nước Bể chứa Than bùn được máy xúc về bãi chứa và xuất bán; nước được lắng và được sử dụng tuần hoàn; nước cấp bổ sung cho quá trình rửa được lấy từ sông Kinh Thầy.

b) Quy trình chế biến xítXít than Vận chuyển về bãi Nghiền Xuất bán.c) Quy trình sản xuất bê tông thương phẩmCát, xi măng, đá dăm Hệ thống cân và băng tải vận chuyển Trạm

trộn bê tông (bổ sung thêm nước, phụ gia) Xe vận chuyển đến công trình; trạm trộn bê tông sẽ được vệ sinh vào cuối ngày, nước thải được gom vào bể lắng và được sử dụng cho quá trình trộn, bùn cặn ở bể chứa được nạo vét định kỳ và tái sử dụng cho sản xuất.

d) Quy trình dịch vụ bốc xếp hàng hóaHàng hóa Tập kết về bãi bằng tàu Bốc xếp lên tàu chở hàng Vận

chuyển tới nơi tiêu thụ.2. Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh từ dự án2.1. Các tác động môi trường chính của dự ána) Giai đoạn triển khai xây dựng dự án - Bụi, khí thải từ thi công công trình, vận chuyển nguyên vật liệu, chất

thải; khí thải từ hoạt động của thiết bị, máy móc thi công.- Nước thải sinh hoạt của công nhân, nước thải xây dựng, nước mưa chảy

tràn qua công trường thi công.- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân, chất thải rắn xây dựng, chất thải

nguy hại từ máy móc, thiết bị phục vụ thi công.- Tiếng ồn, độ rung do hoạt động vận chuyển, thi công xây dựng.b) Giai đoạn vận hành - Bụi, khí thải từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm, chất

thải; bụi, khí thải từ hoạt động đi lại của công nhân; bụi, khí thải từ quá trình sơ chế, kinh doanh than; bụi, bụi, khí thải từ hoạt động của trạm trộn bê tông.

4- Nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân; nước thải từ

hoạt động sản xuất (nước thải rửa than); nước mưa chảy tràn.- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân, chất thải rắn trong quá trình sản

xuất; chất thải nguy hại từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt.- Tiếng ồn, độ rung từ máy móc sản xuất, từ các phương tiện vận tải.2.2. Quy mô, tính chất của nước thải a) Giai đoạn triển khai xây dựng dự án- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng: Lưu lượng phát sinh là 0,9

m3/ngày. Nước thải chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng, các chất hữu cơ (COD, BOD); Các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật.

- Nước thải xây dựng: Phát sinh 1 m3/ngày. Thành phần chính là đát cát xây dựng thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng.

b) Giai đoạn vận hành- Nước thải sinh hoạt: Lưu lượng nước thải phát sinh hiện tại khoảng 2,8

m3/ng.đêm. Tính chất nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các chất hữu cơ (COD, BOD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các vi sinh vật.

- Nước thải sản xuất: + Nước thải phát sinh từ hoạt động tuyển than ướt là 72 m3/ngày. Thành

phần của nước rửa than chứa chủ yếu là TSS, độ màu, ngoài ra còn một số hợp chất có sẵn trong nguồn nước cấp cho các bể chứa và bể lắng.

+ Nước thải từ hoạt động sản xuất bê tông thương phẩm là 3 m3/ngày. Thành phần nước thải chủ yếu là độ đục, TSS và có pH cao.

2.3. Quy mô, tính chất của bụi, khí thảia) Giai đoạn triển khai xây dựng dự án- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của phương tiện vận chuyển: Thành

phần phát sinh bao gồm bụi, khí thải như SO2, NOx, CO, HC. + Tải lượng bụi, khí thải phát sinh do hoạt động vận chuyển trong quá

trình tháo dỡ các công trình hiện trạng: Bụi (0,063 - 0,106 mg/m3); SO2 (0,015- 0,024 mg/m3); NO2 (1,011 - 1,696 mg/m3); CO (0,204 - 0,342 mg/m3); HC (0,056 - 0,094 mg/m3).

+ Tải lượng bụi, khí thải phát sinh do hoạt động vận chuyển trong quá trình thi công là: Bụi (0,126 - 0,259 mg/m3); SO2 (0,024 - 0,049 mg/m3); NO2 (2,174 - 4,15 mg/m3); CO (0,425 - 0,815 mg/m3); HC (0,104 - 0,228 mg/m3).

- Khí thải phát sinh từ hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công trên công trường: Thành phần bao gồm: SO2 (8,5719 g/ca); NOx (60003,3 g/ca); CO (12000,66 g/ca); HC (3428,76 g/ca).

- Khí thải từ công đoạn hàn (CO, NOx): Phát sinh không đáng kể.

5

b) Giai đoạn vận hành- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của phương tiện vận chuyển đường

bộ: Thành phần phát sinh chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOx, HC.+ Bụi (0,08-0,30 mg/m3); SO2 (0,02-0,07 mg/m3); NO2 (1,31-4,88

mg/m3); CO (0,26-0,98 mg/m3); HC (0,07-0,27 mg/m3). - Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của phương tiện vận chuyển đường

thủy: Thành phần phát sinh chủ yếu là bụi, CO, SO2, NOx, HC.+ Bụi (0,7083 g/s); SO2 (0,0071 g/s); NOx (9,4479 g/s); CO (0,0038 g/s);

HC (0,4271 g/s).- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất:+ Bụi phát sinh trong quá trình nạp xi măng vào silo chứa: 0,038 g/s.+ Bụi phát sinh trong quá trình đưa vật liệu vào bunke trạm trộn: 4,9 x 10-

4 g/s.+ Bụi từ hoạt động sơ chế than: Công nghệ sơ chế ướt (không phát sinh

bụi); công nghệ sơ chế khô (phát sinh không đáng kể).+ Bụi từ hoạt động vận chuyển băng tải, nghiền than, lưu trữ than: Nồng

độ bụi phát sinh khi hoạt đông ổn định là 32,2 g/s.- Hoạt động nấu ăn: Thành phần khí thải là CO2: 0,13 g/s.- Khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng: SO2 (172,214

mg/Nm3); CO (265,176 mg/Nm3); NOx (116,068 mg/Nm3); Bụi (58,376 mg/Nm3).

2.4. Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thườnga) Giai đoạn triển khai xây dựng dự án- Chất thải rắn từ quá trình tháo dỡ các công trình hiện trạng là 100 tấn.- Chất thải rắn xây dựng như cát, đá, thép xây dựng, vỏ bao xi măng...

phát sinh chủ yếu do hao hụt, rơi vãi,… khối lượng phát sinh 0,29 - 5,83 tấn/ngày.

b) Giai đoạn vận hànhChất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất của dự án bao gồm: đá lẫn

trong than; cặn lắng từ bể lắng nước thải, bùn thải từ hệ thống cống thoát nước, hố ga; găng tay, dụng cụ bảo hộ lao động không chứa thành phần nguy hại.

- Đá, cát than bị rơi vãi: 0,168 tấn/ngày; đất, đá lẫn trong than 24 tấn/ngày; cặn lắng từ bể lắng nước thải, cặn lắng khu vực bể lắng của trạm trộn, bùn thải từ hệ thống cống thoát nước, hố ga: 300 kg/tháng; găng tay, dụng cụ bảo hộ lao động không chứa thành phần nguy hại: 10 kg/tháng.

62.5. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hạia) Giai đoạn triển khai xây dựng dự ánChất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

gồm: Giẻ lau dính dầu mỡ, dầu mỡ thải... Ước tính khoảng 76,98 kg/tháng.b) Giai đoạn vận hànhChất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất của dự án bao gồm:

Giẻ lau nhiễm dầu, bao tay nhiễm các thành phần nguy hại: 70 kg/năm; dầu bôi trơn thải, dầu thải từ quá trình thay dầu cho xe, tàu: 300 kg/năm; bóng đèn huỳnh quang thải: 02 kg/năm; hộp mực in, photo có chứa các thành phần nguy hại: 02 kg/năm; hộp chứa dầu thải: 60 kgnăm.

2.6. Quy mô, tính chất của chất thải kháca) Giai đoạn triển khai xây dựng dự ánChất thải sinh hoạt phát sinh từ công nhân xây dựng: Thành phần chủ yếu

là túi nilon đựng thực phẩm, bao bì, các chất hữu cơ dễ phân hủy gây mùi... khối lượng phát là sinh 6 kg/ngày.

b) Giai đoạn vận hành- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân: thành phần

chủ yếu là các loại thực phẩm thừa, bao bì đựng thực phẩm, bao bì rách..., khối lượng phát sinh: hiện tại khoảng 20 kg/ngày.

3. Các công trình và biện pháp bảo về môi trường của dự án3.1. Về thu gom và xử lý nước thảia) Giai đoạn triển khai xây dựng dự án- Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công nhân xây dựng: Sử

dụng nhà vệ sinh lưu động. Số lượng: 01 nhà; có dung tích bồn nước 1.050 lít, bồn phân 1.200 lít.

- Nước thải thi công: Tạo rãnh nước thải thi công, trên hệ thống bố trí 04 hố ga lắng cặn (1m × 1m × 1m); định kỳ 1 tháng/lần kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước tránh gây tắc nghẽn đường ống.

b) Giai đoạn vận hành- Nước thải sinh hoạt: Lắp đặt 01 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng

composite công suất 10 m3/ngày đêm xử lý đạt mức A, giá trị Cmax với hệ số K = 1,2 của QCVN 14:2008/BTNMT trước khi chảy ra sông Kinh Thầy.

+ Quy trình công nghệ của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt (nước thải khu vệ sinh sau bể tự hoại + nước thải nhà ăn qua bể tách mỡ) Ngăn thu Ngăn điều hòa Ngăn thiếu khí Ngăn hiếu khí Ngăn lắng (bùn thu gom về ngăn chứa bùn) Ngăn trung gian cột lọc áp lực sông Kinh Thầy.

7+ Quy mô các hạng mục công trình: Bể tách mỡ (2 m3); bể tự hoại (10

m3); ngăn gom, ngăn chứa bùn có tổng thể tích 2,5 m3; bể hợp khối composite kích thước DxL = 1.800 x 3.600 mm; ngăn chứa nước sau lắng 1,5 m3; bồn lọc áp lực bằng thép CT3, kích thước D300, H1.400 mm.

- Nước thải phát sinh từ công đoạn sơ chế than được thu gom vào bể lắng. Số lượng 03 bể, diện tích 30 m2/bể, thể tích là 90 m3/bể. Bể có kết cấu xây gạch, vữa xi măng chống thấm. Bể được chia làm 3 ngăn thể tích tương ứng là 20 m3; 30 m3; 40 m3. Phần nước trong được bơm tuần hoàn để sử dụng lại cho quá trình sơ chế than. Nước cấp bổ sung được lấy từ sông Kinh Thầy. Cặn lắng tại bể chứa và bể lắng định kỳ cuối ngày máy xúc sẽ xúc lên bãi để khô tự nhiên, nước gom tự róc xuống bể chứa và bể lắng.

- Nước thải khu vực trạm trộn bê tông: Xây dựng 01 bể lắng có kích thước 40 m2 và sâu 3 m, chia làm 3 ngăn. Tại ngăn đầu tiên được bổ sung chất trợ lắng PAC và điều chỉnh pH. Nước thải đi qua các ngăn lắng cặn, ở ngăn lắng cuối sẽ được bơm sử dụng tuần hoàn cho hoạt động rửa vệ sinh xe bồn, dụng cụ, phối trộn và không thải ra ngoài môi trường.

- Nước mưa chảy tràn: Bê tông hóa toàn bộ bãi chứa, sân đường; xây dựng hệ thống cống, rãnh thoát nước mưa hoàn chỉnh; xây dựng gờ chắn xung quanh các bãi chứa; hướng thu nước xung quanh bãi chứa than về các hố lắng; xây dựng 01 bể lắng (hố lắng) cặn nước mưa (kích thước 9m x 6m x 1,5m) trước cửa xả nước mưa khi thoát vào sông Kinh Thầy.

3.2. Về xử lý bụi, khí thảia) Giai đoạn triển khai xây dựng dự ánXe chở nguyên vật liệu, chất thải được phủ bạt kín; không chuyên chở quá

trọng tải quy định; phun ẩm ngày hanh khô với tuần suất 2 lần/ngày; giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân và người quản lý lao động trên công trường.

b) Giai đoạn vận hành- Đối với các phương tiện vận chuyển đường bộ: Bê tông hóa toàn bộ sân

bãi; sử dụng các xe vận chuyển đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn của Cục đăng kiểm; định kỳ bảo dưỡng theo đúng quy định; tạo rãnh nước để xe vận chuyển đi qua nhằm hạn chế bụi bẩn bám theo bánh xe; thực hiện phun ẩm tuyến đường vận chuyển và sân bãi vào những ngày nắng nóng, hanh khô; bố trí công nhân phối hợp với các đơn vị khác có sử dụng chung tuyến đường vận chuyển thự hiện vệ sinh, quét đường từ vị trí dự án ra ngoài đường Quốc lộ 17B.

- Đối với các phương tiện vận chuyển đường thủy: Có chế độ điều tiết tàu vận tải xuất nhập hàng hợp lý; sử dụng bạt che phủ khi vận chuyển; các phương tiện ra vào bến đảm bảo đỗ đúng nơi quy định.

- Đối với bãi tập kết: Phân ô riêng cho từng loại than, vật liệu xây dựng; che phủ kín các ô chứa bằng bạt; nhập và xuất nguy liệu phù hợp với tiến độ kinh

8doanh của Cơ sở; phun ẩm bề mặt đống nguyên liệu trong những ngày có cường độ gió lớn.

- Đối với hoạt động sơ chế than: Thực hiện lắp đặt các béc phun sương trên thiết bị sàng nhằm tạo độ ẩm cho than để hạn chế bụi phát sinh trong quá trình sàng phân loại; băng tải được thiết kế có mái che; công nhân được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động (khẩu trang, quần áo, mũ bảo hộ lao động).

- Đối với hoạt động nghiền than xít: Than đưa vào nghiền luôn có độ ẩm nhất định (20-22%); lắp đặt các béc phun sương trên máy nghiền để hạn chế bụi; quây bạt xung quanh khu vực máy nghiền.

- Đối với hoạt động tại trạm trộn bê tông: Xi măng được chứa trong silo, phía trên các silo chứa xi măng đều thiết kế hệ thống lọc bụi tay áo đi kèm thiết bị nhằm giảm thiểu bụi xi măng bay lên khi xuất, nhập xi măng. Thiết bị lọc bụi có kích thước Ф800 x 1364 mm, gồm có 13 lõi lọc với diện tích lọc bụi 22m2, hoạt động theo nguyên lý vừa rung vừa lọc, công suất rung 0,25 KW.

- Đối với khí thải từ bếp ăn: Lắp đặt hệ thống chụp hút, quạt hút, ống phóng không để hút toàn bộ mùi và khí thải phát sinh từ hoạt động nấu ăn.

+ Quạt hút: Q = 6.000 m3/h; số lượng: 1 cái.+ Ống phóng không cao 3 m so với mặt đất; đường kính 0,2 m.3.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn

công nghiệp thông thường a) Giai đoạn triển khai xây dựng dự án- Chất thải sinh hoạt: Bố trí 02 thùng rác dung tích 200 lít, có nắp đậy để

thu gom tạm chứa trong ngày sau đó xử lý cùng với rác thải sinh hoạt của Cơ sở.- Chất thải xây dựng: Đối với từng loại chất thải chủ dự án có phương án

xử lý cụ thể. Đối với chất thải có khả năng tái chế như bao xi măng, đầu mẩu sắt: Được thu gom, tái sử dụng hoặc bán lại cho các đơn vị có nhu cầu thu mua, tái chế. Đối với gạch vụn, vật liệu xây dựng rơi vãi thu gom dùng cho san lấp mặt bằng. Bố trí 05 thùng rác có dung tích 1 m3 để chứa rác thải xây dựng.

b) Giai đoạn vận hành- Chất thải rắn sinh hoạt: Trang bị 10 thùng loại 20 lít. Ký hợp đồng với tổ

thu gom rác của địa phương để vận chuyển rác về bãi chứa, tần suất 1-2 lần/tuần.

- Chất thải rắn công nghiệp: Đá lẫn trong than được thu gom vào bãi chứa, bán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; xử lý toàn bộ chất thải trước khi tạm dừng hoạt động trong mùa mưa lũ.

Than, cặn bùn từ bể chứa, hệ thống rãnh thoát nước được xúc lên bãi chứa, để kho và bán cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Đối với các loại bê tông thải bỏ, bùn cặn từ hệ thống xử lý nước thải khu vực sản xuất bê tông thương phẩm được thu gom vào bãi chứa riêng có diện tích

925 m2, sử dụng làm vật liệu san nền hoặc bán làm vật liệu san nền, định kỳ 1 tuần/1 lần dùng máy xúc múc bùn cặn từ hệ thống bể lắng nước thải bê tông.

Chất thải công nghiệp khác thu gom về kho chứa có diện tích 10 m2.3.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải

nguy hại a) Giai đoạn triển khai xây dựng dự ánToàn bộ lượng chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công xây

dựng sẽ được thu gom, lưu trữ trong 02 thùng chứa có nắp đậy dung tích 1 m3, dán nhãn chất thải nguy hại theo quy định; bố trí khu vực chứa chất thải tạm thời diện tích 5 m2.

b) Giai đoạn vận hànhTrang bị các 05 thùng chứa có nắp đậy loại 220 lít; lắp dựng 01 nhà tạm

chứa chất thải diện tích 20 m2; ký hợp đồng thu gom, xử lý với đơn vị có chức năng; thuê xử lý toàn bộ chất thải nguy hại trước khi tạm dừng hoạt động trong mùa mưa lũ.

3.5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm kháca) Giai đoạn triển khai xây dựng dự ánQuy định về tốc độ xe, máy móc khi hoạt động trong khu vực dự án; bố trí

sắp xếp thời gian thi công hợp lý,… b) Giai đoạn vận hànhĐối với các thiết bị, máy móc đang sử dụng: Kiểm tra và bảo dưỡng định

kỳ các máy móc thiết bị; gia cố móng/bệ máy và lắp đặt các bệ chống rung cho các thiết bị rung, ồn lớn; thực hiện chế độ làm việc hợp lý, điều chỉnh giảm bớt thời gian người lao động phải tiếp xúc với nguồn ồn cao; đối với người lao động được trang bị các thiết bị và dụng cụ giảm âm chống tiếng ồn cá nhân nhằm tránh các bệnh nghề nghiệp mắc phải (mũ, chụp bịt tai, găng tay, ủng, quần áo lao động…).

3.6. Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trườnga) Giai đoạn triển khai xây dựng dự án- Giải pháp phòng chống cháy, nổ: Lắp đặt thiết bị an toàn cho đường dây

tải điện và thiết bị tiêu thụ điện (aptomat bảo vệ ngắn mạch và ngắn mạch chạm đất…); kiểm tra mức độ tin cậy của các thiết bị an toàn điện và có biện pháp thay thế kịp thời; đề ra các nội quy lao động, hướng dẫn cụ thể về vận hành, an toàn cho máy móc, thiết bị.

- Phòng ngừa sự cố mất an toàn lao động và an toàn giao thông: Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động; phối hợp với cơ sở y tế địa phương sẵn sàng hỗ trợ khi có sự cố tai nạn xảy ra; có hệ thống cọc tiêu, đèn báo nguy hiểm tại lối ra vào công trường và những vị trí dễ xảy ra tai nạn; bố trí thời gian vận chuyển phù hợp tránh giờ cao điểm.

10b) Giai đoạn vận hành- Phòng chống cháy nổ: Do đặc điểm hoạt động của Dự án là ở ngoài trời, không có các công trình

xây dựng theo quy định của Luật Đê điều, Luật phòng chống thiên tai và phải tháo dỡ di dời trong mùa mưa bão từ 15/6 – 15/10 hàng năm, mà chỉ lắp đặt các công trình dựng sẵn và các dây chuyền sản xuất như dây chuyền sơ chế than, sự cố cháy nổ có thể xảy ra do chập điện, sét đánh. Để đảm bảo an toàn PCCC, Chủ dự án sẽ lắp đặt hệ thống điện đảm bảo tải cho các nơi sử dụng, thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, thay thế, sửa chữa khi phát hiện các thiết bị không đảm bảo an toàn khi sử dụng, ngoài ra công tác PCCC được công ty thực hiện theo quy định.

Các tàu thuyền cập bến thủy nội địa của Cơ sở đều phải tuân theo nội quy về an toàn cháy nổ, an toàn lao động.

- Ứng phó và khắc phục sự cố mất an toàn lao động: Tổ chức các lớp huấn luyện về vệ sinh và an toàn lao động, lập bảng hướng dẫn, nội quy vận hành thiết bị, máy móc; định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, tu sửa máy móc thiết bị; định kỳ khám bệnh cho công nhân 1 lần/năm và phối hợp với y tế địa phương để kịp thời cấp cứu khi có tai nạn; trang bị dụng cụ bảo hộ lao động: găng tay, giầy, ủng, quần áo, khẩu trang cho công nhân.

- Ứng phó sự cố va chạm tàu và tràn dầu: Lắp đặt các biển báo và đèn tín hiệu trên các luồng tàu để giảm khả năng xảy ra tai nạn đường thủy; tổ chức phân luồng tàu, thuyền ra vào bến bãi; xây dựng các kế hoạch, các phương án ứng cứu sự cố tràn dầu trong phạm vi hoạt động của mình; thành lập đội ứng phó sự cố, sẵn sàng tham gia hoạt động ứng cứu; đầu tư trang bị sẵn một số phương tiện ứng phó sự cố tràn dầu như máy hút dầu, phao quây, thùng, chậu, vật liều thấm hút,…; hàng năm tổ chức tập huấn, thao diễn kỹ thuật nhằm kiểm tra, điều chỉnh và nâng cao khả năng ứng xử của hệ thống đối phó cơ sở, phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Khi xảy ra sự cố tràn dầu: Thông báo ngay đến các cơ quan chức năng về vị trí xảy ra sự cố tràn dầu, quy mô cũng như nguyên nhân xảy ra và triển khai công tác ứng phó sự cố và thực hiện các biện pháp:

+ Đảm bảo an toàn tại hiện trường.+ Huy động mọi khả năng và nguồn lực hiện có để ngăn chặn dầu tràn.+ Sử dụng các phương tiện sẵn có như phao quây dầu, bơm hút dầu, vật

liệu thấm hút, xô chậu,… để gom dầu.+ Huy động lực lượng tại chỗ để tham gia ứng phó sự cố.- Phòng chống lụt bão, bảo vệ an toàn với đê điều, an toàn đường sông:

Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về đê điều; thường xuyên theo dõi diễn biến của bờ sông khu vực dự án, mố cẩu và ranh giới của sông; có kế hoạch nhập than, vật liệu xây dựng phù hợp với thời gian được phép hoạt động của

11Công ty; các công trình và các hoạt động khác liên quan đến đê điều đều thực hiện đúng giấy phép của cơ quan có thẩm quyền; không sử dụng xe cơ giới vượt quá trọng tải cho phép đi trên đê; không đổ chất thải trong phạm vi đê điều, bãi sông, lòng sông; để vật liệu xây dựng trên đê; chỉ hoạt động theo đúng thời gian quy định.

- Ứng phó và khắc phục sự cố hư hỏng hệ thống xử lý nước thải : Các biện pháp phòng ngừa:+ Kiểm soát quá trình vận hành, tuân thủ các yêu cầu và thông số kỹ thuật

thiết kế.+ Nhân viên vận hành đều được tập huấn chương trình vận hành và bảo

dưỡng hệ thống xử lý nước thải.+ Tuân thủ đúng các yêu cầu vận hành hệ thống xử lý nước thải.Các biện pháp ứng phó khi sự cố xảy ra:+ Đối với lỗi sự cố do vỡ, hỏng, rò rỉ đường ống: Công ty sẽ tạm ngừng

vận hành để khắc phục sự cố.+ Đối với lỗi sự cố thiết bị (bơm nước thải, máy thổi khí…): Công ty sẽ

trang bị thiết bị dự phòng. Khi xảy ra sự cố không thể sử dụng được các thiết bị này thì ngừng vận hành hệ thống xử lý và đưa thiết bị hỏng hóc đi sửa chữa.

+ Đối với lỗi sự cố do quá trình vận hành:Khi sự cố xảy ra, phòng kỹ thuật và công nhân vận hành phải rà soát lại

toàn bộ các thông số vận hành để điều chỉnh theo đúng thiết kế.Khi hệ thống xử lý gặp sự cố thì sẽ tạm ngừng hoạt động sản xuất để tìm

nguyên nhân khắc phục sự cố sau đó mới tiến hành sản xuất. Nước thải chưa xử lý được lưu trữ tại ngăn thu, ngăn điều hòa. Tìm biện

pháp khắc phục để khắc phục sớm nhất có thể (trước khi ngăn chứa đầy).- Ứng phó và khắc phục sự cố hư hỏng thiết bị phun sương (béc phun

sương): Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị; tiến hành kiểm tra toàn bộ các thiết bị trước mỗi ca làm việc; nhân viên vận hành hệ thống phải thường xuyên theo dõi hoạt động của thiết bị, kịp thời báo cáo khi hư hỏng.

4. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án- Bể phốt (10 m3), bể tách mỡ (2 m3).- Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 10 m3/ngày đêm.- Hệ thống béc phun sương: 02 hệ thống.- Hệ thống lọc bụi: Thiết bị lọc bụi có kích thước Ф800 x 1364mm, gồm

có 13 lõi lọc với diện tích lọc bụi 22m2

- Bể lắng cặn nước mưa: 01 bể (9m x 6m x 1,5m).

12- Kho chứa rác thải: Kho chứa chất thải rắn thông thường (2 kho 25 m2 và

kho 10 m2) và kho chứa chất thải nguy hại (20 m2).5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án5.1. Giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt máy móc- Giám sát môi trường không khí: + Vị trí quan trắc: Khu vực đang xây dựng; Khu vực cổng ra vào của Dự án.+ Thông số quan trắc: Vi khí hậu, tiếng ồn, bụi, CO, NO2, SO2

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

+ Tần suất: 06 tháng/lần và kiểm tra đột xuất khi có sự cố.5.2. Giai đoạn hoạt độngTheo quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019

của Chính phủ về quan trắc xả nước thải, khí thải thì dự án không thuộc diện phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ.

6. Các điều kiện có liên quan đến môi trường:- Phối hợp với UBND phường An Lưu niêm yết công khai Quyết định phê

duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.- Lập và gửi Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đến

Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi bắt đầu vận hành thử nghiệm ít nhất 20 ngày làm việc.

- Lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trước khi hết hạn thời gian vận hành thử nghiệm 30 ngày trong trường hợp các công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật./.