CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · Người ở đó trong những...

13
Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON DŨNG LẠC 1701 San Jacinto Street - Houston, Texas 77002 www.cgvnhouston.org SUY NIỆM LỜI CHÚA Có lẽ nhiều người ngạc nhiên tự hỏi: sao trong bài Phúc Âm lễ Thăng Thiên hôm nay, chẳng thấy nói gì đến trời, đến bay lên? Thắc mắc như vậy là hợp lý. Ta vẫn quen gọi hôm nay là lễ Chúa Giêsu lên trời. Và theo quan niệm bình dân, không gian chia làm ba tầng. Tầng dưới đất là âm ty, địa ngục, dành cho người chết. Tầng mặt đất mà ta đang sống là dương gian. Và tầng trên mặt đất là trời. Chúa Giêsu đã sống trên mặt đất, khi chết Người bị chôn trong lòng đất, đi vào cõi âm ty. Sống lại, Người trở lại mặt đất. Và hôm nay Người được đưa lên trời, bay lên đám mây, ngự bên hữu Chúa Cha. Đó chỉ là một lối diễn tả bình dân. Thực ra, trời đâu phải là một nơi chốn. Con người có thân xác, bị giới hạn trong không gian, cần một nơi chốn để cư ngụ. Thiên Chúa không bị giới hạn trong không gian thì đâu còn bên tả bên hữu gì nữa. Vậy, tại sao ta nói Chúa Giêsu lên trời? Lên trời ở đây có ý nghĩa gì? Trời không phải là một nơi chốn, nhưng là một trạng thái, trong đó Ba Ngôi Thiên Chúa sống chan hòa yêu thương. Sự sống của Thiên chúa không giống sự sống của cây cỏ. Cũng không giống như sự sống của động vật hay loài người. Đó là sự sống thần linh. Sự sống vượt không gian, vượt thời gian, không còn bị lệ thuộc vào điều kiện vật chất. Sự sống không còn bị hao hụt, giảm thiểu bởi đau đớn, bệnh tật, đói khát. Đó là sự sống viên mãn tràn đầy. Được tham dự vào sự sống ấy là một hạnh phúc vô song. Đó chính là thiên đường. Lên trời hay lên thiên đàng như vậy không phải là thay đổi nơi chốn nhưng là thay đổi sự sống. Đó là chuyển đổi sự sống hữu hạn của con người sang sự sống vô hạn của Thiên Chúa. Đó là rời bỏ thế giới hữu hạn của loài người để bước vào thế giới vô hạn của Thiên Chúa. Đức Giêsu lên trời có nghĩa là Đức Giêsu về với Thiên Chúa, sống với Thiên Chúa, sống cuộc sống Thiên Chúa. Lên trời không phải lên theo chiều cao trong không gian vật lý. Nhưng là lên theo cấp độ sự sống, là sống cao hơn, mạnh mẽ hơn, tràn đầy hơn. Chính vì thế, Chúa Giêsu lên trời không phải giã từ thế giới, để đi vào xa vắng mịt mù. Nhưng Người không đi vào một hiện hữu mới để hiện diện mãnh liệt hơn. Không còn bị kềm chế trong không gian, giờ đây Người hiện diện ở khắp mọi nơi. Không còn bị lệ thuộc vào một thân xác, giờ đây Người có thể hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau. Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường về với Thiên Chúa. Người ở đó trong Bí Tích Thánh Thể huyền diệu để nuôi linh hồn ta, để kết hợp với ta, để giúp ta đủ sức mạnh đi hết con đường trần gian khổ. Người ở đó trong những người anh em đồng tâm nhất trí cùng nhau dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha. Người ở đó trong những anh em bé nhỏ nghèo hèn đang chờ chúng ta mở rộng trái tim, mở rộng vòng tay nhân ái. Người ở đó trong những người hiến thân phục vụ anh em, trong những người hy sinh bản thân mình cho công bình, cho chân lý, cho một thế giới tươi đẹp hơn. Người có mặt trên khắp mọi nơi nẻo đường, trong tất cả mọi cảnh ngộ của cuộc đời. Người có mặt trong mọi thời gian đúng như Người đã hứa: Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Bây giờ thì chúng ta đã hiểu: Trời không phải là một nơi chốn xác định, là một không gian vật lý có thể cân đo đong đếm. Nhưng trời là Thiên Đàng, là chính sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, là chính Thiên Chúa Ba Ngôi. Bây giờ chúng ta đã hiểu lên trời không phải là bay bổng lên không gian. Nhưng là chuyển đổi cấp độ sự sống, hay là bước vào sự sống siêu nhiên của Thiên Chúa. Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston Chủ Tịch: Ô. Vincent Phạm Châu Cộng Đoàn Thánh Tâm 832-915-0102 Phó CT Nội Vụ: Ô. Giuse Châu Anh Vũ Cộng Đoàn Holy Rosary - 713-582-1138 Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Pherô Vũ Duy Quang Cộng Đoàn St. Justin Tử Đạo - 832-620-3814 Tổng Thư Ký: Ô. Đa Minh Ngô Cảnh Victor Cộng Đoàn Fatima - 832-745-1125 Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành Lm. Giovanni Nguyễn Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm Pt. Giuse Lê Văn Rõ 10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521 GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am; 2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng 8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099 281-495-8133 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP. Lm. Phaolô Nguyễn Hải Đăng, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh 12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Giuse Trần Trung Liêm, OP. Lm. Gioan Hoàng Thanh Sơn, OP. Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương 6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906 CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc 1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135 Chúa Nhật VII PS / Lễ Thăng Thiên, Năm A, Ngày 24-05-2020 * Cv 1: 1-11; * Ep 1: 17-23; ** Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu 28: 16-20

Transcript of CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · Người ở đó trong những...

Page 1: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường

BTDL 24-05-2020 tr. 1

Thánh lễ cuối tuần

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON

VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON

DŨNG LẠC

1701 San Jacinto Street - Houston, Texas 77002 www.cgvnhouston.org

SUY NIỆM LỜI CHÚA

Có lẽ nhiều người ngạc nhiên tự hỏi: sao trong bài Phúc Âm lễ Thăng Thiên hôm nay, chẳng thấy nói gì đến trời, đến bay lên? Thắc mắc như vậy là hợp lý. Ta vẫn quen gọi hôm nay là lễ Chúa Giêsu lên trời. Và theo quan niệm bình dân, không gian chia làm ba tầng. Tầng dưới đất là âm ty, địa ngục, dành cho người chết. Tầng mặt đất mà ta đang sống là

dương gian. Và tầng trên mặt đất là trời. Chúa Giêsu đã sống trên mặt đất, khi chết Người bị chôn trong lòng đất, đi vào cõi âm ty. Sống lại, Người trở lại mặt đất. Và hôm nay Người được đưa lên trời, bay lên đám mây, ngự bên hữu Chúa Cha.

Đó chỉ là một lối diễn tả bình dân. Thực ra, trời đâu phải là một nơi chốn. Con người có thân xác, bị giới hạn trong không gian, cần một nơi chốn để cư ngụ. Thiên Chúa không bị giới hạn trong không gian thì đâu còn bên tả bên hữu gì nữa.

Vậy, tại sao ta nói Chúa Giêsu lên trời? Lên trời ở đây có ý nghĩa gì? Trời không phải là một nơi chốn, nhưng là một trạng thái, trong đó Ba Ngôi Thiên

Chúa sống chan hòa yêu thương. Sự sống của Thiên chúa không giống sự sống của cây cỏ. Cũng không giống như sự sống của động vật hay loài người. Đó là sự sống thần linh. Sự sống vượt không gian, vượt thời gian, không còn bị lệ thuộc vào điều kiện vật chất. Sự sống không còn bị hao hụt, giảm thiểu bởi đau đớn, bệnh tật, đói khát. Đó là sự sống viên mãn tràn đầy. Được tham dự vào sự sống ấy là một hạnh phúc vô song. Đó chính là thiên đường. Lên trời hay lên thiên đàng như vậy không phải là thay đổi nơi chốn nhưng là thay đổi sự sống. Đó là chuyển đổi sự sống hữu hạn của con người sang sự sống vô hạn của Thiên Chúa. Đó là rời bỏ thế giới hữu hạn của loài người để bước vào thế giới vô hạn của Thiên Chúa. Đức Giêsu lên trời có nghĩa là Đức Giêsu về với Thiên Chúa, sống với Thiên Chúa, sống cuộc sống Thiên Chúa. Lên trời không phải lên theo chiều cao trong không gian vật lý. Nhưng là lên theo cấp độ sự sống, là sống cao hơn, mạnh mẽ hơn, tràn đầy hơn.

Chính vì thế, Chúa Giêsu lên trời không phải giã từ thế giới, để đi vào xa vắng mịt mù. Nhưng Người không đi vào một hiện hữu mới để hiện diện mãnh liệt hơn. Không còn bị kềm chế trong không gian, giờ đây Người hiện diện ở khắp mọi nơi. Không còn bị lệ thuộc vào một thân xác, giờ đây Người có thể hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường về với Thiên Chúa. Người ở đó trong Bí Tích Thánh Thể huyền diệu để nuôi linh hồn ta, để kết hợp với ta, để giúp ta đủ sức mạnh đi hết con đường trần gian khổ. Người ở đó trong những người anh em đồng tâm nhất trí cùng nhau dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha. Người ở đó trong những anh em bé nhỏ nghèo hèn đang chờ chúng ta mở rộng trái tim, mở rộng vòng tay nhân ái. Người ở đó trong những người hiến thân phục vụ anh em, trong những người hy sinh bản thân mình cho công bình, cho chân lý, cho một thế giới tươi đẹp hơn. Người có mặt trên khắp mọi nơi nẻo đường, trong tất cả mọi cảnh ngộ của cuộc đời. Người có mặt trong mọi thời gian đúng như Người đã hứa: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”.

Bây giờ thì chúng ta đã hiểu: Trời không phải là một nơi chốn xác định, là một không gian vật lý có thể cân đo đong đếm. Nhưng trời là Thiên Đàng, là chính sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, là chính Thiên Chúa Ba Ngôi.

Bây giờ chúng ta đã hiểu lên trời không phải là bay bổng lên không gian. Nhưng là chuyển đổi cấp độ sự sống, hay là bước vào sự sống siêu nhiên của Thiên Chúa.

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo

Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G

Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục

Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN

281-495-8133

Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston

Chủ Tịch: Ô. Vincent Phạm Châu

Cộng Đoàn Thánh Tâm

832-915-0102

Phó CT Nội Vụ: Ô. Giuse Châu Anh Vũ

Cộng Đoàn Holy Rosary - 713-582-1138

Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Pherô Vũ Duy Quang

Cộng Đoàn St. Justin Tử Đạo - 832-620-3814

Tổng Thư Ký: Ô. Đa Minh Ngô Cảnh Victor

Cộng Đoàn Fatima - 832-745-1125

Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn

GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành

Lm. Giovanni Nguyễn Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm

Pt. Giuse Lê Văn Rõ

10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521

GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ

TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am;

2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ

Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường

Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng

Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng

8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099

281-495-8133

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG

TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP.

Lm. Phaolô Nguyễn Hải Đăng, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP

Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh

12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Giuse Trần Trung Liêm, OP. Lm. Gioan Hoàng Thanh Sơn, OP.

Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương

6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906

CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM

TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc

1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135

Chúa Nhật VII PS / Lễ Thăng Thiên, Năm A, Ngày 24-05-2020

* Cv 1: 1-11; * Ep 1: 17-23; ** Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu 28: 16-20

Page 2: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường

BTDL 24-05-2020 tr. 2

Chương Trình Phát Thanh Tin Yêu: Saigon-Houston làn sóng 900 AM từ 4:00 đến 4:45 chiều Chúa Nhật

Phụ Trách

AC. Trần Tú - Mai Dung 281-467-5223 - [email protected] AC. Nguyễn Lập - Huệ 281-253-9761 - [email protected] A. Đỗ Minh Tân 281-736-7970 - [email protected] AC. Nguyễn Lương - Anna Phương 832-816-3402 - [email protected]

Muốn nhận Bản Tin Dũng Lạc qua email xin gửi điện thư yêu cầu về: [email protected] hay [email protected]

Ban Điều Hành Bản Tin Dũng Lạc

Ô. Nguyễn Văn Mẫu 713-231-6242 - [email protected] Ô. Nguyễn Đức Chính 713-269-0554 - [email protected] Ô. Nguyễn Văn Thắng 832-661-3076 - [email protected] Ch. Hiền Lê 281-495-8133 - [email protected]

Bây giờ thì chúng ta đã hiểu, lên trời không phải là vắng mặt, là xa vắng nhưng lại là một hiện diện vô cùng phong phú, vô cùng mãnh liệt, ở bên cạnh tất cả mọi người, ở mọi nơi và ở mọi thời.

Chúa Giêsu là người mở đường cho nhân loại. Người tiến về một thế giới sự sống viên mãn, cao cả để cho ta thêm niềm tin tưởng rằng: vận mệnh của Người cũng sẽ là vận mệnh của ta. Ta cũng sẽ được cùng Người bước vào sự sống thần linh vĩnh cửu, miễn là ta đi vào con đường của Người: con đường khiêm nhường phục vụ. Miễn là ta vâng giữ lời Người truyền dạy: Hãy yêu tha nhân như chính bản thân mình.

Lạy Đức Giêsu, xin hãy nâng lòng con lên khao khát những sự trên trời. Amen. GỢI Ý CHIA SẺ: 1) Bạn có cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Giêsu trong đời sống hằng ngày? 2) Bạn làm cách nào để mọi người cảm thấy Chúa Giêsu đang hiện diện mãnh liệt trong thế

giới? 3) Bạn làm gì để xây dựng Nước Trời?

+ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

CỘNG ĐOÀN HOLY ROSARY

CN: 3:15; 6:30 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

3617 Milam St. - Houston, TX 77002 713-518-2319

CỘNG ĐOÀN ST. CHRISTOPHER

CN: 4:30 Lm. Giuse Lê Thu

8150 Park Place – Houston, TX 77017

713-645-6614

CĐ. ST. JUSTIN TỬ ĐẠO

CN: 12:00 Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng

Pt. Giuse Trần Văn Nhật

13350 Ashford Point Dr. Houston, TX 77082 281-556-5116

CỘNG ĐOÀN FATIMA

CN: 9:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP.

1003 Gulf Bank-Houston, TX 77037

713-732-0132

Giáo xứ Mỹ

có thánh lễ Việt ngữ cuối tuần

TB: 8:00 pm St. Elizabeth Ann Seton

6646 Addicks Satsuma Rd. Houston, TX 77084 281-463-7878

TB: 7:00 pm St. Francis de Sales

8200 Roos Rd. Houston, TX 77036

713-774-7475

LIÊN ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ Tổng Tuyên Úy: Lm. Giuse Lê Thu

Trưởng Phêrô Võ Khanh Tony (GX/CTTĐVN) 832-455-5961

LIÊN HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Bùi Phương Tiến

___________________________

__________________

LIÊN ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Vũ Thành

Ông Nguyễn Văn Xuân 832-260-5016

LIÊN ĐOÀN TÔNG ĐỒ FATIMA Tổng Linh Hướng: Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-518-2319 Ông Phêrô M. Nguyễn Văn Triệu (Gx. CTTĐ)

281-484-3157

ĐẠO BINH ĐỨC MẸ (LEGIO MARIE) Tổng Linh Giám Curia:

Lm. Giovanni Nguyễn Hùng Trưởng Curia Giuse Nguyễn Ngọc Thiên

832-433-2198

PHONG TRÀO CURSILLO Tổng Linh Hướng:

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM. Trưởng Lãnh Đạo: Maria Nguyễn Thu Trang

713-303-7982

LH. ĐOÀN DÒNG BA ĐA MINH Tổng Linh Hướng: Lm. Đinh Minh Tiên, OP

Ông Cao Văn Thuận (Giáo Xứ Lộ Đức)

281-859-8268

TUYÊN UÝ NHÀ THƯƠNG

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-757-1000 ext. 1624

PHÁT THANH TIN YÊU Tuyên Úy: Lm. Gioan Trần Đình Khả

10135 West Rd. Houston, TX 77064

281-955-7328

Sau khi kể lại việc các môn đệ trực tiếp chứng kiến Chúa Giêsu rời khỏi các ông và được đem lên trời Thánh Sử Luca đã ghi lại: Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ. Chúng ta hơi ngạc nhiên vì tâm trạng các môn đệ có vẻ mâu thuẫn trong tình huống này. Có lẽ nào khi chúng ta chia tay với những người mình quý

mến mà lòng chúng ta lại được tràn đầy hoan hỷ? Câu trả lời cho tâm trạng của các môn đệ được tìm thấy nơi niềm xác tín của các ông về một Đức Kitô vừa hiện diện vừa vắng mặt trên trần thế.

Đức Giêsu “vắng mặt” nơi trần thế. Khi lên trời, Người về với Chúa Cha như chính Người đã nói. Người lìa xa các ông và từ nay Người không còn hiện diện cách thể lý như trong suốt 33 năm của cuộc đời dương thế, và trong suốt 40 ngày kể từ khi Chúa sống lại. Từ nay, Đức Giêsu vắng mặt nơi trần thế. Người đã nói với các môn đệ: “Thày đi thì tốt cho các con… Thày không bỏ các con mồ côi… Thày sẽ sai Thánh Thần đến với các con và Ngài sẽ dẫn các con đến chân lý toàn vẹn” (x.Ga 16, 13).

Mặc dù Chúa Giêsu đã về trời, nhưng Người vẫn hiện diện giữa trần gian. Các nhà thần học gọi đó là một sự “Hiện diện – Vắng mặt”, có nghĩa là Chúa hiện diện mà ta không nhìn thấy, đồng thời Chúa vắng mặt nhưng Đức tin mách bảo rằng Người đang ở với chúng ta. Chính Chúa đã hứa với các môn đệ trước khi rời ra (xa) các ông: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.

Căn cứ vào những suy luận trên đây, chúng ta hiểu được tâm trạng của các môn đệ sau khi đã được chứng kiến Chúa lên trời. Các ông vui mừng với niềm xác tín rằng Chúa đang hiện diện với các ông, mặc dù từ nay, các ông không còn được ăn uống với Người và lắng nghe những lời Người giáo huấn. Từ nay, bổn phận chính yếu của các ông là nhớ lại những lời dạy của Chúa và lên đường loan báo lời dạy ấy cho muôn dân. Mặc dù không còn được thấy Chúa bằng con mắt thể lý, các ông vẫn thấy Người bằng con mắt đức tin. Đối với chúng ta cũng vậy. Chúng ta giống như hai lữ khách trên đường Emmau, từng bước ngỡ ngàng nhận ra Chúa đang hiện diện qua những cử chỉ chia sẻ huynh đệ và nhất là qua lời cầu nguyện.

Lễ Thăng Thiên là lễ của niềm vui và hy vọng. Bởi lẽ việc Chúa lên trời cũng đã là chiến thắng của chúng ta (x. Lời nguyện nhập lễ). Trong Phụng vụ của ngày lễ hôm nay,

HIỆN DIỆN – VẮNG MẶT

Page 3: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường

BTDL 24-05-2020 tr. 3

Bước vào Chúa Nhật thứ VII Phục Sinh, Phụng vụ Giáo Hội chuẩn bị tâm hồn chúng ta mừng Đại Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Trước khi về trời, Đức Giêsu đã hứa với các môn đệ trong bữa tiệc ly là không bỏ chúng ta mồ côi, Người sẽ gửi Chúa Thánh Thần đến, để trong mọi sự con người tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô. Các thánh Tông Đồ đã qui tụ bên Đức Maria để cầu nguyện, noi gương các Ngài, chúng ta cũng hãy hăng hái chuẩn bị sẵn sàng, cầu nguyện và thực hành đức bác ái, đón Chúa Thánh Thần, Đấng từ Chúa Cha hiện xuống trên chúng ta, và thưa với Chúa: “Lạy Chúa, con kêu lên cùng Chúa, xin Ngài lắng nghe, alléluia; hồn con thưa cùng Chúa: mắt con tìm kiếm thánh nhan Ngài, lạy Chúa, con

tìm kiếm Chúa, xin đừng ẩn mặt, alléluia, alléluia”. Toàn bộ Phúc Âm Thánh Gioan chương 17 là diễn từ ly biệt, được kết thúc bằng kinh

nguyện vô cùng cảm động của Chúa Giêsu dâng lên Cha. Kinh nguyện mở đầu bằng lời khẩn cầu danh Cha, ca tụng Ngôi Cha và Ngôi Con (câu 1-5). Chúa Giêsu xin “Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha” (Ga 17, 1).

Hôm nay, Chúa Giêsu nói với chúng ta về vinh quang mà Người đã chia sẻ từ đời đời với Chúa Cha; vinh quang mà Chúa muốn chia sẻ với chúng ta cũng như các môn đệ của mình qua cái chết và sự phục sinh của Chúa. Cách đây ít ngày, chúng ta đã mừng lễ Chúa lên Trời, và tuần sau chúng ta sẽ mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng ta được mời gọi suy tư về mọi điều Chúa Giêsu đã dạy khi Người còn tại thế và cầu xin Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các thánh Tông Đồ. Chúa Giêsu luôn làm gương cho chúng ta noi theo: “Con đã làm vinh hiển Cha dưới đất. Con đã chu toàn công việc mà Cha đã giao phó cho Con” (Ga 17, 4); mọi thành phần trong Giáo Hội phải tiếp tục công việc tương tự trên trần gian.

Chúa Giêsu từ Chúa Cha mà đến để hoàn thành công việc mà Chúa Cha đã trao phó, cụ thể là cứu chuộc loài người, được các môn đệ biết đến. Đối với các ông, chắc chắn Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa làm người: “Chúng biết đích thực rằng Con bởi Cha mà ra, và chúng tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17, 8).

Nên Chúa Giêsu xin cho các môn đệ: “Con cầu xin cho chúng; Con không cầu xin cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho Con” (Ga 17, 9). Người cầu xin cho cả chúng ta là những kẻ nhờ các môn đệ mà tin vào Chúa. Chúng ta có mở lòng mình ra và tin chắc như thế không? Với đức tin vững vàng, chúng ta sẽ tham dự vào vinh quang của Thiên Chúa. Thánh Ignatio Loyaga khuyên chúng ta: “Nếu anh em yêu mến vinh quang, thì hãy tìm kiếm trong sự thật duy nhất là Thiên Chúa”.

Chúa Giêsu được tôn vinh và nay trở về cùng Cha, tuy nhiên, Người sẽ không bỏ chúng ta mồ côi và Người sẽ xin Chúa Cha gửi Chúa Thánh Thần xuống trên chúng ta. Chúa Giêsu

Văn Phòng Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ

713-652-8239

Đại Chủng Viện St. Mary

713-686-4345

MỤC VỤ GIỚI TRẺ Lm. JBA Trần S. Steven, CSsR

713-433-9836

Lm. Nguyễn Cao Trường Sơn

832-788-1636

MỤC VỤ GIA ĐÌNH Lm. Giuse Châu Xuân Báu, CSsR

713-681-5144 ext. 107

ỦY BAN PHỤNG VỤ Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng

832-425-5116

ỦY BAN THÁNH NHẠC Lm. Christopher Nguyễn Cường

281-356-2000

ỦY BAN GIÁO LÝ Lm. Đinh Minh Tiên, OP

713-732-0132

ỦY BAN CÔNG LÝ

HÒA BÌNH - LIÊN TÔN

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM

281-575-7246

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

713-529-4854

DÒNG CHÚA CỨU THẾ

3417 W. Little York Road

Houston, TX 77091

713-681-5144

DÒNG NỮ ĐA MINH

5250 Gasmer Drive

Houston, Texas 77035

713-723-8250

TU XÁ THÁNH ĐA MINH

12314 Old Foltin Road

Houston, TX 77086

281-999-4928

DÒNG NỮ LA SAN 14562 Cypress N. Houston

Cypress, TX 77429

281-894-7756

DÒNG MẾN THÁNH GIÁ 8138 Lynn St.

Houston, TX 77017

346-571-5116

DÒNG CHÚA THÁNH THẦN

4410 Yoakum Blvd.

Houston, TX 77006

713-529-0405

TU HỘI TẬN HIẾN

20303 Kermier Road

Waller, TX 77484-8743

832-923-7784

TU HỘI GIA ĐÌNH

MẸ MARIA THĂM VIẾNG

11663 Quinn Ridge Way

Houston, TX 77038

713-518-2977

Website

Cộng Đồng Công Giáo VN - Houston

www.cgvnhouston.org Phụ Trách: Pt. Giuse Trần Văn Nhật

[email protected]

713-870-8955

Giáo Hội cầu nguyện xin Chúa ban cho chúng ta niềm vui, vì “chúng con là chi thể của thân thể Người, Người là Đầu đã đi trước chúng con tiến vào vinh quang nơi Chúa, và chúng con cũng đang hy vọng tiến tới đó” (Lời nguyện dâng lễ).

Tâm trạng của chúng ta khi mừng lễ Chúa lên trời cũng là tâm trạng của các môn đệ năm xưa khi các ông xuống núi. “Xuống núi” là trở về với cuộc sống thường nhật, nhưng với tinh thần được đổi mới và với niềm xác tín mới. Lời nhắc bảo của hai Sứ Thần mặc áo trắng đưa các môn đệ đi từ tình trạng chiêm niệm đến với thực tế. Các ông đã được thấy Chúa về trời, các ông hãy trở lại với cuộc sống cụ thể để làm chứng về những điều mắt thấy tai nghe. Từ nay, sứ mạng tông đồ của các ông không còn bó hẹp trong một không gian nhất định, nhưng mang tính hoàn vũ: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđêa, Samari và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1, 8).

Khi mừng lễ Chúa về trời, người Kitô hữu được mời gọi nhận ra Đức Giêsu vừa là Thiên Chúa vừa là người. Người cũng vừa hiện diện vừa vắng mặt nơi cuộc sống của chúng ta. Nói cách khác, Người diện diện một cách huyền nhiệm, vô hình, thiêng liêng để tiếp tục sẻ chia những gian truân của thân phận con người. Lễ Thăng Thiên cũng nhắc người Kitô hữu có một quan niệm quân bình về cuộc sống trần thế. Bởi lẽ là người công dân của Nước Trời, chúng ta sống giữa thế gian mà không thuộc về thế gian, đồng thời chúng ta có bổn phận phải xây dựng trần thế cho tốt đẹp và nhân ái hơn. Đối với các Kitô hữu “miền đất lạ nào cũng là quê hương, nhưng quê hương nào cũng là đất khách” (Thánh Justinô), vì quê thật của họ là Nước Trời, nơi Đức Giêsu đã dọn sẵn cho họ những chỗ ở, để họ chiêm ngưỡng vinh quang Chúa Cha trong hạnh phúc đời đời.

+ĐGM. Giuse Vũ Văn Thiên

Chúa Nhật VII Phục Sinh - năm A Ga 17, 1-11a

Page 4: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường

BTDL 24-05-2020 tr. 4

công việc của Người và Người sẽ giúp chúng ta trong những lúc khó khăn mà chúng ta gặp phải trong thế gian.

Thánh Công Đồng Vaticanô II nhắn nhủ chúng ta rằng, muốn thi hành ý muốn của Chúa Giêsu, việc cần thiết phải làm là hiệp nhất: “Vì ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới, nhờ ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy, rất nhiều cố gắng nhằm tiến tới hiệp nhất đầy đủ theo ý muốn của Chúa Giêsu Kitô đang được thực hiện bằng kinh nguyện, lời nói, việc làm, nên Thánh Công Ðồng này khuyến khích tất cả mọi người Công Giáo hãy nhận ra các dấu chỉ thời đại để khéo léo tham gia vào công cuộc hiệp nhất.

Phải hiểu danh từ “phong trào hiệp nhất” là những hoạt động và sáng kiến được phát động và tổ chức nhằm cổ võ sự hiệp nhất các Kitô hữu, tùy theo những nhu cầu khác nhau của Giáo Hội và những thời cơ thuận tiện. Trước hết như là mọi cố gắng loại bỏ những lời nói, phán đoàn và việc làm không đúng với hoàn cảnh của các anh em ly khai xét theo công bình và chân lý, vì nếu không sẽ gây thêm khó khăn trong việc giao tiếp với họ. Thứ đến là trong các buổi hội thảo với tinh thần tôn giáo giữa các Kitô hữu thuộc nhiều Giáo Hội hay Cộng Ðoàn khác nhau, có sự “đối thoại” giữa các nhà chuyên môn thấu triệt vấn đề, và mỗi người sẽ giải thích cặn kẽ giáo lý của Cộng Ðoàn mình và trình bày minh bạch những nét độc đáo của giáo lý ấy. Có đối thoại như thế mọi người mới hiểu biết đúng hơn và tôn trọng đúng mức giáo lý cũng như đời

sống của mỗi Cộng Ðoàn; cũng nhờ đó mà các Cộng Ðoàn dần dần hợp tác được với nhau rộng rãi hơn trong mọi công cuộc mưu ích chung mà lương tâm Kitô hữu nào cũng đòi hỏi; lại cũng nhờ đó, họ hợp nhau cầu nguyện chung mỗi khi có cơ hội thuận tiện. Sau cùng mọi người hãy kiểm điểm coi mình có trung thành với ý muốn của Chúa Kitô về Giáo Hội không, để rồi hăng hái tiến hành việc canh tân và cải tổ đúng như bổn phận đòi hỏi

Khi các tín hữu của Giáo Hội Công Giáo khôn ngoan và kiên nhẫn thực hiện tất cả các điều ấy dưới sự giám sát của các chủ chăn tức là họ đã đóng góp cho việc thực hiện công bình và chân lý, sự hòa thuận và hợp tác, tình huynh đệ và đoàn kết. Với đường hướng này, khi đã vượt được mọi trở ngại ngăn cản sự hiệp thông hoàn toàn của Giáo Hội, dần dần mọi Kitô hữu sẽ đoàn tụ qua việc cử hành Phép Thánh Thể duy nhất, hiệp nhất trong một Giáo Hội độc nhất; sự hiệp nhất mà Chúa Kitô từ ban đầu đã rộng ban cho Giáo Hội của Người. Chúng tôi tin rằng sự hiệp nhất ấy tồn tại mãi trong Giáo Hội Công Giáo và hy vọng rằng mỗi ngày sẽ bành trướng thêm cho đến tận thế”. (Công Đồng Vaticanô II Sắc Lệnh về Hiệp Nhất, “Unitatis redintegratio ” số 4)

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã cầu xin cho chúng con, xin cử Chúa Thánh Thần đến, để Ngài giúp chúng con thực hành những điều Chúa muốn. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

chóp đỉnh (cánh chung), đó là biến cố Lời thành xác phàm (Ga 1, 14). Biến cố Giêsu Nazarét.

“Đã lắm phen cùng nhiều kiểu xưa kia Thiên Chúa đã nói với cha ông nơi các tiên tri; Vào thời sau hết, tức là những ngày này, Người đã nói với ta nơi một Người Con, mà Người đã đặt làm Đấng thừa tự tất cả mọi sự, và cũng nhờ Ngài mà Người đã làm ra các thế giới…” (x. Dt 1,1 tt). [1]

Vào thời Tân Ước, khi Đức Giêsu Nazarét xuất hiện trong lịch sử, thì Thiên Chúa đã đích thân mạc khải mầu nhiệm và ý định của Người qua thân thế và sự nghiệp của Con-Thiên-Chúa-làm-người. Đức Giêsu là Lời của Thiên Chúa nên lời Ngài cũng là Lời của Cha Ngài. Chính bản thân và sự nghiệp của Ngài cũng là mạc khải và kiện toàn tất cả lời hứa của Thiên Chúa. Hơn hẳn bất cứ một tiên tri nào trong Cựu Ước, Đức Giêsu, Con Một đến từ cung lòng Cha đã là chính điều mà Thiên Chúa muốn nói và hành động.

Thực vậy, qua Đức Giêsu, chúng ta nghe, thấy và hiểu được Lời Thiên Chúa một cách cụ thể, chính xác và sâu xa nhất. Vì “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta…” (x. Ga 1, 14-18). Sau khi về trời, Chúa vẫn còn tiếp tục nói với chúng ta qua Hội Thánh của Ngài. Kitô giáo được Chúa Kitô khai sinh, cũng vẫn tiếp tục loan báo và làm chứng về Lời Thiên Chúa, với tư cách một chứng nhân và một dấu chỉ của sự hiện diện của mạc khải. Đức Giêsu Kitô đã ủy quyền cho Hội thánh nhiệm vụ rao giảng Lời cho đến ngày Chúa lại đến (x. Mt 28, 19-20).

Đức Maria là tấm gương điển hình về việc đón nhận và sống Lời Thiên Chúa.

Thuộc dòng dõi của Abraham, cha của kẻ tin, Đức Maria được giáo dục trong bầu khí tôn giáo của Lời Chúa. Bà sống đạo với tâm trạng hi vọng, chờ đợi và tin tưởng. Lòng tin và sự khiêm tốn vâng phục của Mẹ cũng có thể so sánh với tâm tình và thái độ của Tổ phụ Abraham khi xưa.

Tâm hồn trong sáng, khiêm nhu của Đức Maria, khi đối diện với Lời Thiên Chúa cũng có lúc phải “đấu tranh tư tưởng” để có thể đồng cảm và chấp nhận Lời. Như sau này, chính Bà đã cưu mang Lời trong lòng và sẵn sàng thực hiện tất cả những đòi hỏi của ơn gọi làm Mẹ Chúa Cứu Thế.

Để hưởng lời chúc phúc “Phúc cho Người, là kẻ đã tin rằng viên thành sẽ đến cho mọi điều Chúa truyền phán dạy cho Người…” (Lc 1, 45), Đức Maria đã phải sống cái kinh nghiệm của Abrham. Tin tưởng vào Lời Thiên Chúa, mặc dù

Đọc tiếp trang 12

biết trao ban, biết ngỏ lời trong cuộc đối thoại. Thiên Chúa đã có sáng kiến “giao lưu” với con người trước qua hình thức giao ước. Người muốn tha thứ, kết ước

với con người, đồng thời chia sẻ sự sống, tình yêu cho họ, vì “Người là Tình Yêu” (1Ga 4, 8).

Trong lịch sử cứu rỗi, Thiên Chúa không ngừng “nói” với con người.

* Thiên Chúa đã ngỏ lời. Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa

đã nói và đã hành động để thực hiện kế hoạch cứu sống nhân loại. Lịch sử Dân Thiên Chúa cũng chứng minh là con người đã đáp lại lời đề nghị yêu thương của Thiên Chúa như thế nào.

Trong Cựu Ước, Thiên Chúa nói qua các biến cố, các nhân vật, các ngôn sứ, các lễ nghi tôn giáo, các lề luật, các kinh nguyện…Tất cả qui hướng về một

Tâm hồn trong sáng, khiêm nhu của Đức Maria, khi đối diện với Lời Thiên Chúa cũng có lúc phải “đấu tranh tư tưởng” để có thể đồng cảm và chấp nhận Lời. Như sau này, chính Bà đã cưu mang Lời trong lòng và sẵn sàng thực hiện tất cả những đòi hỏi của ơn gọi làm Mẹ Chúa Cứu Thế.

Kitô giáo thừa hưởng kho tàng mạc khải của Thánh Kinh và đã khám phá ra trong đó Lời Thiên Chúa nói với con người.

Mạc khải là việc Thiên Chúa vén tỏ tấm màn bí ẩn của Đấng-Tự-Hữu cho con người để nhờ lòng tin và sự đáp ứng ơn gọi, họ được thông hiệp vào sự sống thần linh.

Thiên Chúa là Đấng Thần Linh “ẩn khuất”, nhưng Người cũng là một Thiên Chúa biết nói (un Dieu qui parle). Người

Page 5: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường

BTDL 24-05-2020 tr. 5

Trong bài giáo lý trong buổi tiếp kiến chung trực tuyến vào sáng thứ Tư 13/05/2020, Đức Thánh Cha giải thích về các đặc điểm thiết yếu của việc cầu nguyện. Cầu nguyện bao gồm toàn bộ sự khao khát của chúng ta về một Đấng “khác” vượt trên chúng ta. Cụ thể, lời cầu nguyện Kitô giáo nảy sinh từ nhận thức rằng Đấng “khác” mà chúng ta đang tìm kiếm đã được mặc khải nơi gương mặt dịu hiền của Chúa Giêsu, Đấng dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là Chúa “Cha” và muốn chính Người đi vào trong tương quan với chúng ta.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha. Anh chị em thân mến, chào anh chị

em! Hôm nay chúng ta đi đến bước thứ

hai trong loạt bài giáo lý về cầu nguyện mà chúng ta đã bắt đầu tuần trước.

Nếu trái tim cầu nguyện thì toàn thể con người cầu nguyện.

Cầu nguyện thuộc về tất cả mọi người: mọi người thuộc mọi tôn giáo, và có lẽ cũng thuộc về những người không tuyên xưng niềm tin của họ. Cầu nguyện xuất phát từ nơi sâu kín của chính chúng ta, ở nơi nội tâm mà các tác giả thiêng liêng thường gọi là "trái tim" (x. Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, 2562-2563). Do đó, cầu nguyện không phải là một cái gì đó nằm ở bên ngoài chúng ta, nó không phải là một điều thứ yếu và bị xếp bên lề, nhưng là mầu nhiệm thâm sâu nhất của chính chúng ta. Các cảm xúc cầu nguyện, nhưng không thể nói rằng cầu nguyện chỉ là cảm xúc. Lý trí cầu nguyện, nhưng cầu nguyện không chỉ là một hành động của lý trí. Cơ thể cầu nguyện, nhưng người ta có thể nói chuyện với Thiên Chúa ngay cả trong tình trạng thương tật nghiêm trọng nhất. Do đó, toàn thể con người cầu nguyện, nếu "trái tim" của người đó cầu nguyện.

Cầu nguyện là khao khát tìm kiếm "Ngài".

Cầu nguyện là một động lực, là một lời cầu khẩn vượt ra ngoài chính chúng ta: là một điều gì đó phát sinh từ sâu thẳm con người chúng ta và vươn lên, bởi vì nó cảm thấy nỗi nhớ của một cuộc gặp gỡ. Nỗi nhớ này còn hơn là một nhu cầu, nó là một con đường. Cầu nguyện là tiếng nói của một cái "tôi" mò mẫm, cố gắng, tìm kiếm một Đấng là

"Ngài". Cuộc gặp gỡ giữa “tôi” và “Ngài” không thể thực hiện

bằng cách tính toán: nó là cuộc gặp gỡ của con người và nhiều lần nó là một cố gắng để tìm “Ngài” Đấng mà cái “tôi” của tôi đang tìm kiếm.

Lời cầu nguyện của Kitô hữu phát xuất từ một mặc khải.

Còn lời cầu nguyện của Kitô hữu phát sinh từ một mặc khải: "Ngài" không bị che giấu trong mầu nhiệm, nhưng đã đi vào tương quan với chúng ta. Kitô giáo là tôn giáo không ngừng cử hành "sự tỏ mình" của Thiên Chúa, sự hiển linh của Người. Các ngày lễ đầu tiên của năm phụng vụ cử hành một Thiên Chúa không ẩn dấu, nhưng là người mang tình bạn của mình đến với con người. Thiên Chúa mặc khải vinh quang của Người trong sự nghèo khó ở Bêlem, trong sự chiêm ngắm của Ba Vua, trong Phép Rửa tại sông Giordan, trong phép lạ tại tiệc cưới ở Cana. Tin Mừng Thánh Gioan kết thúc bằng một tuyên bố ngắn gọn về bài thánh ca vĩ đại của Lời Mở Đầu: " Thiên Chúa, chưa bao giờ có ai thấy cả; nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1, 18). Chính Chúa Giêsu mặc khải Thiên Chúa cho chúng ta.

Thiên Chúa có gương mặt dịu dàng nhất.

Lời cầu nguyện của người Kitô hữu đi vào trong tương quan với Thiên Chúa có khuôn mặt dịu dàng nhất, Đấng không muốn gieo rắc bất kỳ nỗi sợ hãi nào cho con người. Đây là đặc điểm đầu tiên của cầu nguyện Kitô giáo. Nếu con người luôn quen đến với Thiên Chúa với một chút sợ hãi, một chút kinh hoàng bởi mầu nhiệm hấp dẫn và kính sợ này, nếu họ đã quen với việc tôn kính Người với thái độ của nô lệ, giống như một người thuộc quyền không muốn bất kính với chủ của mình, ngược lại, các Kitô hữu hướng về Người và dám tự tin gọi Người là "Cha".

Tấm chi phiếu "trắng”, không giới hạn!

Kitô giáo đã loại bỏ mọi mối quan hệ "phong kiến" ra khỏi tương quan với Thiên Chúa. Trong di sản đức tin của chúng ta không có các thành ngữ như "sự khuất phục", "nô lệ" hay "chư hầu"; nhưng là những từ như "giao ước", "tình

bạn", “lời hứa”, "hiệp thông", “gần gũi”. Trong diễn từ dài từ biệt các môn đệ của mình, Chúa Giêsu nói: " Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết. Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em" (Ga 15, 15-16). Đây là một tấm chi phiếu trắng”, không giới hạn! Mọi điều anh em xin với Chúa Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho anh em.

Thiên Chúa là bạn, là đồng minh, là hôn phu.

Thiên Chúa là bạn, là đồng minh, là hôn phu. Trong lời cầu nguyện, chúng ta có thể kiến tạo một mối quan hệ tin tưởng với Người, đến nỗi trong kinh "Lạy Cha", Chúa Giêsu đã dạy chúng ta cầu xin Người nhiều điều. Chúng ta có thể cầu xin Chúa mọi thứ, giải thích mọi thứ, kể lại mọi thứ. Không quan trọng nếu chúng ta cảm thấy khiếm khuyết trong mối quan hệ với Chúa: chúng ta không phải là những người bạn tốt, chúng ta không phải là những người con biết ơn, chúng ta không phải là người phối ngẫu chung thủy. Người tiếp tục yêu thương chúng ta. Đó là những gì Chúa Giêsu bày tỏ cách dứt khoát trong Bữa Tiệc Ly, khi Người nói: “Chén này là Giao Ước Mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em." (Lc 22, 20). Trong cử chỉ đó, tại phòng tiệc ly, Chúa Giêsu đã tiên đoán mầu nhiệm Thánh Giá. Thiên Chúa là một đồng minh trung thành: nếu con người không còn kính yêu Người, Người vẫn tiếp tục yêu thương con người, ngay cả khi tình yêu đưa Người đến cuộc khổ nạn trên đồi Canvê. Thiên Chúa luôn ở gần cánh cửa trái tim của chúng ta và chờ đợi chúng ta mở cửa cho Người. Nhiều lần Người gõ cửa trái tim nhưng không xâm nhập, nhưng Người chờ đợi. Lòng kiên nhẫn của Chúa đối với chúng ta là lòng kiên nhẫn của người cha, của người vô cùng yêu thương chúng ta. Tôi có thể nói đó là lòng kiên nhẫn của cùng người cha và người mẹ. Chúa luôn ở gần bên lòng

Đọc tiếp trang 12

Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu đừng sợ hãi khi cầu nguyện, vì Thiên Chúa là bạn, là đồng minh đáng tin cậy của chúng ta. Dù chúng ta nhận thấy mình thiếu sót khiêm khuyết, Thiên Chúa luôn trung thành và sẵn sàng thương xót đón nhận chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện bằng cách phó thác chúng ta trong vòng tay yêu thương và thương xót của Cha trên trời.

Page 6: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường

BTDL 24-05-2020 tr. 6

Thế giới đã và đang đối diện với muôn vàn khó khăn thử thách: khó khăn do thiên tai như mất mùa, hạn hán, động đất, lũ lụt và khó khăn do nhân tai như nạn ô nhiễm môi trường, chiến tranh, hận thù, ghen ghét và đố kỵ. Một trong những đau khổ lớn nhất hiện nay mà con người trên hành tinh đang phải đối diện là sự đe dọa của chủng vi rút chết người Corona. Trước hiện tình bi đát này, nhiều người rơi vào cảnh hoang mang, lo sợ, thậm chí đánh mất niềm tin vào cuộc sống. Một số người lâu nay vốn thượng tôn khoa học kỹ thuật thì hiện nay cũng phải thở dài chán nản khi chưa thấy triển vọng rõ rệt nào từ khoa học, chưa thấy một phương dược nào đặc trị loại vi rút Corona này. Còn với các tín hữu, cách riêng các tín hữu Công Giáo, dù phải lo sợ về mặt tự nhiên, tuy vậy họ luôn có một điểm tựa tinh thần vững chắc, đó là niềm tin vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa – Lòng Thương Xót có sức cứu độ thế giới.

Trước hết, chúng ta cần biết được ý nghĩa và ý thức được tầm quan trọng của Lòng Thương Xót. Lòng Thương Xót chính là lòng yêu thương, trắc ẩn đối với tha nhân. Lòng Thương Xót như chìa khóa để con người mở ra các mối tương quan, các mối giao hảo giữa mình với người khác. “Không ai trên đời là một hòn đảo, dù là hòn đảo vẫn dính liền đại dương. Ta sinh ra trong đời phải biết yêu thương, sống với mọi người và sống cho mọi người”. Đó là lời hát quen thuộc mà chúng ta vẫn cất lên khi diễn tả tương quan tình yêu giữa con người đối với nhau. Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong bài hát có nhan đề Để Gió Cuốn Đi đã viết một câu thật ý nghĩa rằng: “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Tấm lòng đó là gì nếu không phải là tình yêu thương đồng loại, là vui với người vui, khóc với người khóc. Tình yêu đó âu cũng là Lòng Thương Xót.

Thứ hai, con người cần vững tin vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Lòng Thương Xót ở đây không phải là một ý niệm trừu tượng mà con người

mãi ngưỡng vọng, không phải là Nguyên Lý Toán Học, hay Đệ Nhất Động Cơ của triết học Aristote, hoặc Đạo của Lão Tử, lại càng không phải là “sự thật kỹ thuật” của con người trong thời đại hôm nay. Lòng Thương Xót đó chính là một con người, một Ngôi Vị, được cụ thể hóa trong một nhân vật lịch sử là Đức Giêsu Kitô, là Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta. Ngài chính là Dung Mạo Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Ngài vốn dĩ là Thiên Chúa toàn năng nhưng đã không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa nhưng đã mặc lấy thân phận loài người hèn mọn chúng ta, để yêu thương chúng ta, để chung chia niềm vui nỗi buồn với chúng ta, và đặc biệt để cứu độ hồn xác chúng ta. Chính Ngài là niềm hy vọng của toàn thể nhân loại. Ngài chính là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống (x. Ga 14, 6). Ngài không chỉ là người dẫn đường nhưng chính là con đường; Ngài không chỉ là người đưa ta tới sự thật nhưng chính Ngài là sự thật; Ngài không chỉ là người khơi nguồn sự sống nhưng chính là sự sống, là ơn cứu độ nhân loại. Ngài là dung mạo, là cửa thương xót, điều đó đã được Đức Giáo Hoàng Phan-xicô khẳng định trong Tông Sắc Dung Mạo Lòng Thương Xót (Misericordiæ Vultus) bằng những lời như sau: “Dung mạo Lòng Thương Xót của Chúa Cha chính là Đức Kitô Giêsu. Mầu nhiệm đức tin Kitô giáo như đã được tóm tắt đầy đủ trong mệnh đề này. Nơi Đức Giêsu Nazareth, Lòng Thương Xót đã trở nên sống động, hữu hình, và đạt đến tột đỉnh” Lòng Thương Xót là con đường nối kết Thiên Chúa với con người, hướng lòng chúng ta về niềm hy vọng sẽ được yêu thương luôn mãi, bất chấp tội lỗi của chúng ta. Vậy, con người sẽ được cứu độ nếu họ biết đặt niềm tin tưởng nơi Thiên Chúa và sống theo thánh ý của Ngài.

Thứ ba, Lòng Thương Xót của Thiên Chúa là niềm hy vọng cho con người trong hoàn cảnh bi đát hiện nay. Quả vậy, hơn lúc nào hết, con người trên thế giới đang cần ánh dương hy vọng, đang cần một điểm tựa, cần một ánh đuốc soi đường giữa đêm đen mịt mù của chiến tranh, loạn lạc, ốm đau, bệnh tật, nhất là giữa đại dịch Corona-virus. Chỉ trong ánh quang Phục Sinh, con người mới có hy vọng. Đức Giêsu Kitô đã chiến thắng sự chết, đã Phục Sinh vinh hiển. Ngài chỉ nằm trong mộ phần một thời gian ngắn rồi đã phục sinh. Đó cũng là niềm hy vọng cho những ai đặt niềm tin và dấn bước theo

Ngài. Tin tưởng vào Đức Kitô Phục Sinh, chúng ta hy vọng rằng, dù nhiều khi Thiên Chúa chưa can thiệp ngay lập tức; dù Ngài chưa cất gánh nặng đau khổ đang đọa đày con người – đau khổ mà Ngài không phải là nguyên do. Nhiều khi Chúa có vẻ như trì hoãn, nhưng đối với những người có đức tin, luôn luôn tồn tại một điều tích cực là: Thiên Chúa không đến để xóa bỏ đau khổ cho con người nhưng Ngài đến để đem lại ý nghĩa cho đau khổ, nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài. Cái chết của Con Chúa trên Thập Giá là câu trả lời cho chúng ta trước vấn nạn bi đát này. Trước sự thất vọng do dịch bệnh Coronavirus gây nên, chúng ta chỉ có thể ngước nhìn Đấng bị đâm thâu, chỉ biết thinh lặng mà suy về mầu nhiệm đau khổ, với một niềm xác tín rằng, chung quanh Thập Giá sẽ xuất hiện viền hào quanh phục sinh.

Tóm lại, giữa muôn trùng khổ đau của kiếp người, giữa những chông chênh của cuộc sống, con người luôn luôn có một điểm tựa vững chắc đó là Lòng Thương Xót. Lòng Thương Xót đó không chỉ là một khái niệm nhưng là một Ngôi Vị, là Thiên Chúa đã nhập thể làm người và ở cùng chúng ta. Ngài đã mang lấy tội lỗi con người mà đưa lên cây Thập Giá. Từ cạnh sườn bị đâm thâu của Đức Giêsu, một dòng nước trường sinh được tuôn trào, đem lại nguồn ơn cứu độ nhân loại. Nó là niềm hy vọng cho con người trên thế giới nói chung, cách riêng cho những ai đang ở trong hoàn cảnh đáng thương vì bị cách ly, bị lây nhiễm hay những ai bị thiệt mạng vì Coronavirus. Trước đại dịch Coronavirus, xin nhắc lại nơi đây lời của vị mục tử, Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Trưởng Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng cho các dân tộc như sau: “ngày nay thế giới cần đến Lòng Thương Xót của Thiên Chúa hơn bao giờ hết”. Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu Kitô, xin Cha thương xót chúng con và toàn thế giới.

LM. Jos Đồng Đăng (VCt)

Lòng Thương Xót Cứu Độ Thế Giới

Xin đọc trang 10

Page 7: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường

BTDL 24-05-2020 tr. 7

Chúng ta đang sống trong Mùa Phục Sinh, mùa của niềm vui cứu độ, thế mà, nhiều người vẫn còn đang sống trong cảnh lo sợ vì một con virus vô hình. Chúng ta đang sống trong thời đại của Lòng Thương Xót Chúa, thế mà, bao lời cầu của dân Chúa xem ra vẫn chưa chạm đến được trái tim vốn yêu thương của Ngài.

Những sáng kiến cầu nguyện 24/24 và những lời kinh chân thành khấn thiết từ khắp nơi dâng lên Chúa sẽ đi về đâu? Thiết tưởng, đây là cơ hội thuận tiện giúp chúng ta nhận ra thái độ nào là căn bản và thiết thực mà Chúa muốn chúng ta sống khi đối diện với những đau khổ phận người nói chung và trong cơn đại dịch này nói riêng.

Như chúng ta biết Chúa Giêsu đã nói rằng dù một sợi tóc trên đầu cũng được Chúa đếm cả, thế nhưng cái chết của cả hàng trăm ngàn người tử vong vì virus Corona, Chúa chẳng biết và không đếm được sao? Có những người độc mồm độc miệng mà rủa rằng cho chúng chết đi vì đã làm hại thế giới. Hay như có người hả hê mà chúc dữ người khác: vì chúng đáng tội cho chúng chết...Chúa sẽ trả lời rằng: Các người đừng tưởng những người chết kia là vì tội của họ, nhưng nếu các người không sám hối thì các người cũng chết hết y như vậy. Chúa trả lời thế không có nghĩa là Chúa vui thích vì cái chết của bao sinh linh. Nhưng Chúa muốn mỗi người hãy trở về với Lòng Thương Xót Chúa.

Chúng ta cứ nghĩ rằng cách thể hiện lòng thương xót tuyệt vời nhất trong lúc này là Chúa hãy ra tay đuổi cơn dịch bệnh một cách ngoạn mục như Chúa đã thi ân giáng phúc trong thời Chúa xuống thế làm người. Nhưng chúng ta quên rằng Chúa đã làm gì khi bị người đời đóng đinh trên Thập Giá, Ngài đã làm gì khi bị họ thách thức Ngài xuống khỏi Thập Giá để họ tin, thế nhưng Ngài chẳng xuống ngay tức thì và giương oai tỏ uy quyền. Không! Đó không phải là

cách hành động của Chúa. Trái lại, Chúa Phục Sinh chỉ tỏ mình ra cho những người bạn nghĩa thiết của Ngài. Hiểu như thế, chúng ta cần soi chiếu chân lý ấy vào trong cơn đại dịch này thế nào? Chúng ta đang trải qua những ngày “Tuần Thánh” (cũng có thể kéo dài cho đến khi chấm dứt cơn đại dịch này) và cần lợi dụng những ngày tháng này để sống đúng nghĩa niềm hy vọng của Kitô giáo là thái độ tỉnh thức trông chờ với một lòng khát khao và một con tim tinh tuyền để đến ngày “Phục Sinh”, chúng ta mới thực sự cảm nghiệm sự quan phòng yêu thương và sự quang tỏa của Lòng Thương Xót Chúa.

Chúng ta vẫn đang ráo riết cầu nguyện cho cơn dịch bệnh mau chấm dứt và lòng chúng ta lại như thách thức Chúa tỏ bày uy quyền. Trong lúc gặp cơn giông bão, chúng ta lo sợ, kêu gào, đánh thức Chúa mà chúng ta quên rằng Ngài đang nằm ở đầu mạn thuyền, nghĩa là nếu thuyền có ngập trong nước thì chính Ngài là người đầu tiên bị nước nhận chìm. Nói như thế để chúng ta hiểu rằng Chúa cũng đang đồng hành với chúng ta trong cơn đại dịch này, Ngài mang lấy những bệnh hoạn tật nguyền của ta. Việc chúng ta cầu nguyện để đánh thức Chúa dậy là một việc cần thiết, còn việc khi nào Ngài ra tay chặn đứng cơn sóng đại dịch hay tỏ bày một cách chữa lành nào đó là tùy ở kế hoạch của Ngài. Chỉ có một tâm tình cần thiết khi dâng lời nguyện cầu là luôn xác tín Chúa có một kế hoạch thịnh vượng cho nhân loại chứ không phải kế hoạch tai ương, nghĩa là Ngài có thể vẽ đường thẳng từ những đường cong là sai lầm của con người hầu mang ơn cứu độ cho những ai tin và đặt trọn niềm hy vọng vào Ngài.

Đôi khi chúng ta cứ sốt sắng cầu nguyện mà chưa thực sự hợp tác với Ngài để Lòng Thương Xót sớm được tỏ bày trong lòng nhân loại. Chúa phán rằng: Phúc thay ai biết xót thương người thì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Bởi đó, mỗi người tùy ơn riêng Chúa ban hãy có những sáng kiến lòng thương xót, ít ra những người đang thực sự phải đối diện với dịch bệnh này cảm nghiệm phần nào Lòng Thương Xót Chúa qua bàn tay chăm sóc của chúng ta.

Khi mọi sự tất cả dường như bị ngưng đọng như việc phong tỏa hay cách ly thì lòng thương xót cần hành động và thi thố. Có những con người nhỏ mọn lại có một trái tim lớn lao, đã sáng kiến gởi số điện thoại của mình cho những người già cô đơn để họ có

thể gọi điện thoại và nói lên nhu cầu của mình ngõ hầu được phục vụ tận nơi. Đâu rồi những đơn đặt hàng online trong thời đại dịch, đâu rồi những người chuyển hàng nhanh chóng, họ chỉ vì tiền mới phục vụ và ngay khi còn trong thời điểm nguy hiểm, họ cũng lo bảo đảm sự sống còn thì đâu đó, có những con người can đảm đi vào vùng nguy hiểm nhằm phục vụ những con người phận nhỏ dễ bị lãng quên.

Hoặc có những người đã hy sinh công việc cá nhân để dành giờ thiết kế những chiếc khẩu trang lòng thương xót mặc dù rất đơn giản nhưng cũng đủ độ an toàn để phòng bệnh. Lại nữa, có những người đã tạo một video clips hướng dẫn miễn phí làm khẩu trang tại chỗ trong lúc hàng hóa khan hiếm hầu nhằm bảo vệ sự an toàn cho bản thân. Phải chăng khi có chút lòng trắc ẩn, lương tâm sẽ mách bảo họ thi thố lòng thương xót tùy nén bạc Chúa trao?

Hay như một tin cảm động về một bà mẹ y sĩ đã hy sinh, chối từ không tham dự lễ cưới của con mình và viết thư xin lỗi vì mình đang phải chu toàn nhiệm vụ cao cả là phục vụ cho các nạn nhân. Cảm động hơn nữa, khi chúng ta nghe tin về một vị bác sĩ đã tình nguyện ở lại bệnh viện để phục vụ bệnh nhân mà không tham dự lễ an táng của chính mẹ mình. Và còn biết bao người chuyên môn trong các đội ngũ y tế đã can đảm đi vào tâm chấn của đại dịch mà phục vụ những người đang giành giựt từng giây phút để thở và để sống.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần ghi nhận những linh mục, tu sĩ tình nguyện đi đến những vùng bệnh dịch nguy hiểm để chữa lành thân xác bệnh nhân phần nào và an ủi họ bằng việc ban các Bí Tích cần thiết. Những nghĩa cử ấy là sáng kiến của Lòng Thương Xót Chúa trong cuộc khủng hoảng mang tính lịch sử này.

Và tôi đã rảo quanh trên khắp nẻo đường dương thế để tìm những tâm hồn có lòng thương xót. Tôi đã thấy một gã xe ôm gầy nhom đang chở một ả mua hương bán phấn trên đường X. Bỗng thình lình gặp một chàng thiếu niên bị tai nạn dọc đường, họ quyết định cứu giúp nạn nhân. Họ cho lên xe chở vào bệnh viện gần đó để cấp cứu. Vì máu ra quá nhiều, người phụ nữ này đã cởi áo mình ra để băng bó vết thương cho nạn nhân. Nàng đã cứu người bất chấp thân thể lõa lồ của mình. Đến bệnh viện, y tá nghi ngờ đây là một ca “có vấn đề”, cô chần chừ và e ngại. Một lát sau, cô đòi tiền tạm ứng để nhập viện, cả ông xe ôm và cô gái điếm móc tiền trong túi ra nhưng

Đọc tiếp trang 10

Page 8: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường

BTDL 24-05-2020 tr. 8

Tính cách khẩn trương về mục vụ và truyền giáo của đòi hỏi độc thân linh mục. (tiếp theo)

Tôi sẽ yêu mến chức linh mục như thế nào nữa, nếu tất cả những anh em linh mục của tôi một ngày nào đó có thể trải nghiệm sự chào đón một linh mục ở tại một ngôi làng châu Phi, khi dân chúng nhận ra Chúa Kitô là Chàng Rể đang hiện diện trong ngài: thật là một niềm vui bùng vỡ! Nhiều lễ hội được tổ chức! Những bài hát, những điệu vũ, những sinh hoạt sôi động và cả những bữa ăn liên tiếp diễn ra để thể hiện lòng biết ơn của mọi người đối với món quà chính Chúa Kitô ban tặng cho họ.

Việc phong chức cho những người đàn ông đã có gia đình sẽ tước đi nơi những cộng đoàn Giáo Hội non trẻ đang được truyền giáo, cái cảm nghiệm được Chúa Kitô hiện diện và viếng thăm, qua một linh mục sống độc thân. Bi kịch mục vụ sẽ rất lớn. Nó sẽ dẫn đến một sự bần cùng hóa công cuộc truyền giáo.

Tôi tin chắc rằng nếu đã có một số các linh mục hoặc giám mục phương Tây sẵn sàng tương đối hóa sự cao cả và tầm quan trọng của đời sống độc thân linh mục, thì đó là vì họ chưa bao giờ có kinh nghiệm cụ thể về lòng biết ơn của một cộng đồng Kitô giáo. Tôi không nói đơn giản về mặt con người. Tôi nghĩ rằng trong lòng biết ơn này có một trải nghiệm về đức tin. Những người nghèo khó đó sống cuộc sống giản dị có thể nhận ra bằng con mắt đức tin, sự hiện diện của Chúa Kitô là Phu Quân của Giáo Hội nơi một linh mục sống độc thân. Kinh nghiệm thiêng liêng này là nền tảng trong cuộc sống của một linh mục. Nó dẫn đưa ngài khỏi rơi vào những hình thức giáo sĩ trị. Đã từng trải nghiệm điều này trong bản thân tôi, tôi biết rằng các Kitô hữu nhìn thấy qua tôi, một Chúa Kitô được trao ban cho họ, chứ không phải con người giới hạn của tôi với những cá tính riêng và nhiều yếu kém của nó.

Không có kinh nghiệm cụ thể này, đời sống độc thân trở thành một gánh nặng không thể mang nổi. Tôi có cảm tưởng rằng đối với một số giám mục phương Tây hoặc thậm chí cả Nam Mỹ, đời sống độc thân đã trở thành một gánh nặng lớn. Họ vẫn trung thành với nó nhưng không còn cảm thấy có can đảm áp đặt lên các linh mục tương lai và các

cộng đồng Kitô hữu bởi vì chính họ đang phải chịu đựng gánh nặng đó. Tôi cảm thông với họ. Ai có thể áp đặt gánh nặng lên người khác khi không còn yêu mến ý nghĩa sâu xa của nó nữa? Đó không phải là hành động của Pharisêu sao?

Tuy nhiên, tôi chắc chắn rằng người ta đã mắc một quan điểm sai lầm ở đây. Mặc dù đôi khi là một thách đố, bậc độc thân linh mục, hiểu một cách đúng đắn, là giải thoát. Nó cho phép linh mục được thiết lập để trở nên nhất quán trong căn tính là người phối ngẫu của Hội Thánh.

Một kế hoạch nhằm tước đoạt niềm vui này khỏi các cộng đồng Kitô hữu và các linh mục chắc chắn không phải là một công việc của tình thương. Là một người con của châu Phi, trong lương tâm tôi, tôi không thể ủng hộ ý tưởng rằng, những nhóm người đang được rao giảng Tin Mừng lại phải bị tước mất được một lần gặp gỡ một linh mục sống trọn vẹn thiên chức của mình. Các dân tộc Amazon có quyền được trải nghiệm đầy đủ về một Chúa Kitô là Phu Quân. Chúng ta không thể cung cấp cho họ các “linh mục hạng hai”.

Trái lại, một Giáo Hội càng trẻ trung, thì lại càng cần phải gặp được những giá trị triệt để của Tin Mừng. Khi Thánh Phaolô khuyên dạy các cộng đồng Kitô hữu non trẻ ở Ephêsô, Philip-phê và Côlôssê, Ngài không đưa ra cho họ một lý tưởng bất khả thấu đạt, nhưng chỉ dạy cho họ tất cả những đòi hỏi của Tin Mừng: “Vậy như anh em đã nhận Đức Kitô Giêsu làm Chúa, thì hãy tiếp tục sống kết hợp với Người. Anh em hãy bén rễ sâu và xây dựng đời mình trên nền tảng là Đức Kitô Giêsu, hãy dựa vào đức tin mà anh em đã được thụ huấn, và để cho lòng chan chứa niềm tri ân cảm tạ. Hãy coi chừng chớ để ai gài bẫy anh em bằng mồi triết lý và những tư tưởng giả dối rỗng tuếch theo truyền thống người phàm và theo những yếu tố của vũ trụ chứ không theo Đức Kitô.” (Cl 2, 6-8). Trong giáo huấn này chúng ta thấy không có sự cứng nhắc cũng không có sự bất khoan dung. Tuy nhiên, Lời Chúa thì luôn đòi hỏi hoán cải triệt để. Lời Chúa không tương thích với sự thỏa hiệp và mơ hồ. Đó là: “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi” (Hr 4, 12). Theo gương Thánh Phaolô, chúng ta phải rao giảng với sự rõ ràng và dịu dàng, không tạo sự hà khắc gây khiêu khích cũng như sự rụt rè nửa vời.

Cho phép tôi một lần nữa trình bày

kinh nghiệm cá nhân của tôi. Thời thơ ấu, tôi sống trong một thế giới hầu như xuất phát từ ngoại giáo. Cha mẹ tôi không biết đến Kitô giáo cho đến khi họ trưởng thành. Cha tôi đã được rửa tội hai năm sau khi tôi sinh ra. Bà tôi đã đón nhận Bí Tích Rửa tội vào lúc bà qua đời. Do đó, tôi đã quen với đạo vật linh và tôn giáo truyền thống. Tôi thấu biết những khó khăn của công cuộc rao giảng Tin Mừng: sự nhổ bỏ gây đau đớn cùng những thay đổi đến mức anh hùng mà người mới nhập đạo phải chấp nhận liên quan đến những phong tục ngoại giáo, lối sống và truyền thống cố hữu. Tôi tưởng tượng việc truyền giáo của làng tôi sẽ như thế nào, nếu một người đàn ông đã có vợ được thụ phong linh mục ở đó. Nghĩ về điều đó thôi đã làm tôi đau đớn cõi lòng. Thật là một nỗi buồn khôn xiết! Tôi chắc chắn sẽ không trở thành một linh mục như ngày hôm nay, bởi vì giá trị triệt để của đời sống các vị thừa sai đã cuốn hút tôi.

Làm sao chúng ta dám tước đoạt niềm vui của mọi người về một cuộc gặp gỡ như vậy với Chúa Kitô? Tôi coi đó là một thái độ khinh miệt. Một số người đã khai thác và nhấn mạnh sự đối lập giữa “việc chăm sóc mục vụ bằng thăm viếng” với “việc chăm sóc mục vụ bằng sự hiện diện”. Việc một linh mục thừa sai từ một đất nước xa xôi đến phục vụ tại một cộng đoàn thể hiện sự quan tâm của Giáo Hội hoàn vũ. Đó là hình ảnh của Ngôi Lời viếng thăm nhân loại. Việc phong chức cho một người đàn ông đã có gia đình ở giữa cộng đồng, cho thấy một chuyển động ngược lại: như thể mỗi cộng đồng bị ràng buộc phải tìm một phương thế cứu rỗi trong chính nó.

Khi nhà truyền giáo kiệt xuất Phao-lô kể cho chúng ta về những chuyến viếng thăm của Ngài đến các cộng đồng ở Tiểu Á mà chính Ngài thiết lập, Ngài cho chúng ta mẫu gương về một người tông đồ đến thăm các cộng đồng Kitô giáo để củng cố họ như thế nào.

Lòng Thương Xót của Thiên Chúa đã trở nên hiện thực trong việc viếng thăm của Chúa Kitô. Chúng ta đón nhận với lòng biết ơn. Đối với chúng ta, đó là

(Tiếp theo)

Page 9: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường

BTDL 24-05-2020 tr. 9

một lối mở để đi vào với cả gia đình Giáo Hội. Tôi sợ rằng việc phong chức cho những người đàn ông đã có vợ, mà họ phải nhận trách nhiệm cho một cộng đồng, có thể đóng cửa chính cộng đồng đó và cắt đứt nó khỏi tính phổ quát của Giáo Hội. Làm sao một ai có thể bắt một người đàn ông đã có vợ biến đổi cộng đồng của mình, trong khi còn đa mang cùng vợ và con cái? Làm thế nào ông ta có thể trải nghiệm sự tự do của một người phục vụ sẵn sàng hi sinh cho mọi người?

Chức linh mục là một món quà được trao ban khi Ngôi Lời Nhập Thể được đón nhận. Đối với Chúa đó không phải là nghĩa vụ, còn đối với con người đó không phải là quyền. Một cộng đồng được truyền đạt theo cái ý tưởng cho mình có quyền được nhận Thánh Thể sẽ không còn là môn đệ của Chúa Kitô nữa. Như tên gọi của nó, Bí Tích Thánh Thể là lời tạ ơn, là một hồng ân nhưng không, một món quà của Lòng Thương Xót. Sự hiện diện Thánh Thể được đón nhận với cảm xúc ngỡ ngàng và vui mừng như một món quà vô giá. Bất kỳ người tín hữu nào nghĩ rằng họ có quyền được hưởng các ơn ấy cho thấy họ không hiểu biết một chút nào cả.

Tôi trộm nghĩ rằng các cộng đồng Kitô hữu ở Amazon không cho rằng mình phải được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về Bí Tích Thánh Thể đâu. Tôi nghĩ, đúng hơn, rằng những chủ đề này là nỗi ám ảnh bắt nguồn từ các môi trường thần học tại các trường đại học. Chúng ta đang phải đối phó với các dòng ý thức hệ được khai triển bởi một vài nhà thần học, hay đúng hơn là những phù thủy học nghề, những người muốn sử dụng đau khổ của những người nghèo làm phòng thí nghiệm cho kế hoạch thông minh của họ. Tôi không thể cứ im lặng và để họ hành xử như vậy mãi. Tôi muốn bảo vệ những người nghèo đó, những người nhỏ bé, những người này “không có tiếng nói”. Chúng ta không được tước đoạt của họ sự toàn vẹn của chức linh mục. Chúng ta đừng lấy mất ý nghĩa thực sự của Bí Tích Thánh Thể mà họ hằng ấp ủ. “Chúng ta không thể sửa lại giáo lý Công Giáo về chức linh mục và luật độc thân để gọi là điều chỉnh, hầu đáp ứng nhu cầu được cho là cảm thấy cần thiết trong một số tình huống mục vụ khó khăn”, Đức hồng y Marc Ouellet gần đây đã nhận xét như vậy. “Trên tất cả, tôi nghĩ rằng Giáo Hội Latinh không tự đặt định truyền thống độc thân linh mục cho riêng mình đâu, mà đặc sủng này vốn tồn tại từ thời các Tông Đồ và là bí quyết, là động lực cho sứ vụ truyền giáo mạnh mẽ của Giáo Hội.[11]” Điều chúng ta đang nói đến là cực kì quan trọng. Độc thân linh mục là

một động lực mạnh mẽ của công cuộc truyền giáo. Đặc sủng đó làm cho các nhà truyền giáo đáng được tin cậy. Triệt để hơn, nó giúp các ngài được tự do, để sẵn sàng đi bất cứ đâu và dám mạo hiểm mọi sự vì các ngài không còn bị giam hãm bởi bất cứ nơi chốn nào cả.

Trong ánh sáng của truyền thống Giáo Hội.

Một số người sẽ nghĩ rằng những suy tư của tôi là sai lầm. Họ nói với tôi rằng độc thân linh mục chỉ là một kỷ luật được áp đặt các cho các giáo sĩ của Giáo Hội Latinh vào một thời xa xưa thôi

Tôi đã đọc những lời tuyên bố như vậy, đã được lặp đi lặp lại trên các báo chí. Sự trung thực trong lịch sử bắt buộc tôi phải tuyên bố rằng họ đã sai lầm. Các nhà sử học nghiêm túc cho biết rằng từ thế kỷ thứ bốn trở đi, các công đồng đã nhắc đến sự bắt buộc tiết chế tình dục đối với các linh mục. Chúng ta phải luôn chính xác. Nhiều người đàn ông đã có vợ được thụ phong linh mục trong thiên niên kỷ đầu tiên. Nhưng kể từ ngày thụ phong, họ buộc phải kiêng quan hệ tình dục với vợ. Điều này thường xuyên được nhắc lại qua các công đồng chung, dựa trên một truyền thống đã có từ thời các Tông Đồ. Có thể nào không hình dung được rằng nếu Giáo Hội tự ý cố chấp đưa ra kỷ luật tiết chế tình dục cho giáo sĩ mà lại không gây ra sự phản đối chung nơi những người mà luật này tác động sao? Ngày hôm nay các nhà sử học nhấn mạnh một điều là, đã không hề có các cuộc phản đối khi Công đồng Elvira, vào đầu thế kỷ thứ bốn, quyết định loại trừ khỏi hàng giáo sĩ các giám mục, linh mục và phó tế bị nghi ngờ có quan hệ tình dục với vợ của họ. Việc một quyết định gay gắt như vậy không làm dấy lên một sự phản đối nào chứng tỏ rằng luật độc thân giáo sĩ không phải là điều gì mới. Giáo Hội vừa mới bước ra khỏi thời kỳ bách hại. Một trong những mối quan tâm đầu tiên của Giáo Hội là cần phải thiết định lại một quy luật vốn đôi khi đã bị buông lỏng trong hoàn cảnh xáo trộn của thời kì tử đạo, và luật đó đã được phục hồi hết sức tốt đẹp.

Chức linh mục là lời đáp trả cho một tiếng gọi cá nhân. Đó là kết quả của một tình yêu thân thiết đến từ Thiên Chúa, mà chúng ta có thể tìm thấy nguyên mẫu trong ơn gọi của Samuel (1 Sm 3). Một người không trở thành linh mục bởi vì anh cần phải đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, và rồi bất cứ ai cũng có thể chiếm giữ vị trí đó. Chức linh mục là một tình trạng sống. Đó là kết quả của một cuộc đối thoại mật thiết giữa Thiên Chúa Đấng kêu gọi và tâm hồn đáp trả: “Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Hr 10, 7).

Không gì có thể can thiệp vào cuộc trò chuyện từ-trái-tim-đến-trái-tim này. Giáo Hội chỉ xác thực hóa lời đáp trả ấy. Tôi vẫn tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra với vợ của một người đàn ông được phong chức linh mục? Cô ấy sẽ ở vị thế nào? Có một ơn gọi để làm vợ của một linh mục không? Chức linh mục, như chúng ta đã thấy, giả định một sự trao hiến trọn cuộc đời mình, giải thoát chính mình như Chúa Kitô đã sống. Nó giả định người ta phải trở nên một món quà tuyệt đối của bản thân dành cho Thiên Chúa và một quà tặng trọn vẹn của bản thân cho anh chị em mình. Vậy thì còn nơi nào nữa để dành cho các liên hệ vợ chồng? Công đồng Vatican II đã trình bày phẩm giá của Bí Tích Hôn Phối là con đường đúng đắn để nên thánh qua đời sống vợ chồng. Tuy nhiên, tình trạng đời sống như vậy giả định rằng vợ chồng đặt mối quan hệ gắn kết của họ lên trên tất cả. Để phong chức một người đàn ông đã có vợ, một linh mục sẽ làm suy giảm phẩm giá của hôn nhân, đồng thời thu giảm chức linh mục thành một công việc [một viên chức].

Phải nói gì về sự tự do mà con cái của hai vợ chồng được quyền ao ước một cách chính đáng? Chúng cũng phải theo đuổi ơn gọi của cha chúng hay sao? Làm thế nào bất cứ ai có thể áp đặt cho những đứa con này một lối sống mà chúng không muốn chọn? Chúng có quyền tận hưởng tất cả những nguồn lực cần thiết cho sự phát triển của chúng. Liệu các linh mục đã kết hôn có đáp ứng được tất cả những đòi hỏi này không?

Người ta có thể lập luận rằng Kitô hữu Đông Phương vẫn luôn quen với những tình huống này rồi và nó không xảy ra vấn đề gì. Điều đó là sai. Vào một thời gian xa xưa, Kitô giáo Đông Phương cho phép những người đàn ông đã kết hôn trở thành linh mục được quan hệ tình dục với vợ của họ. Kỷ luật này đã được đưa vào trong Công Đồng Trullô năm 691. Sự kiện lạ thường này xuất hiện là do hậu quả của một nhầm lẫn trong việc sao chép các điều khoản giáo luật của Công Đồng Carthage trước đó, nhóm họp vào năm 390. Hơn nữa, những thay đổi quan trọng hơn của Công Đồng cuối thế kỷ thứ bảy này không phải là xóa bỏ sự tiết dục đối với các linh mục mà là giới hạn việc sinh hoạt tình dục trong những thời kỳ trước khi cử hành các Mầu Nhiệm Thánh. Như vậy, mối liên hệ thuộc bản thể giữa việc thi hành tác vụ linh mục và sự tiết chế vẫn được nhìn nhận và duy trì. Có ai muốn quay trở lại việc thực hành đó không? Chúng ta phải lắng nghe những lời chứng từ các Giáo Hội Công giáo Đông Phương. Nhiều người trong các Giáo Hội này đã phát biểu rõ ràng rằng

Page 10: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường

BTDL 24-05-2020 tr. 10

đời sống linh mục gặp rất nhiều căng thẳng với công việc gia đình. Trong nhiều thế kỷ qua, tình trạng này vẫn có thể tồn tại được nhờ vào sự hiện hữu các mối dây giữa “các gia đình linh mục”, trong đó những đứa trẻ nam được giáo dục để tham gia vào ơn gọi của người cha trong gia đình, còn các cô con gái thường kết hôn với một linh mục tương lai. Nếu cần phải lượng giá thì có thể nói kiểu cách sinh hoạt như thế này (modus operandi) không thể đem lại phẩm giá và tự do cho mỗi người được. Các giáo sĩ kết hôn Phương Đông luôn gặp khủng hoảng. Việc ly hôn của các linh mục đã trở thành nguyên do gây ra căng thẳng trong sinh hoạt đại kết giữa các Tòa Thượng Phụ Chính Thống.

Trong các cộng đồng Giáo Hội Đông Phương tách biệt, chỉ có sự hiện diện của các tu sĩ trổi vượt về đức hạnh mới có thể làm cầu nối, giúp cho một giáo sĩ đã kết hôn được cộng đoàn dân Chúa đón nhận. Có nhiều Kitô hữu Chính thống không bao giờ đi xưng tội với một linh mục đã kết hôn. Cảm thức đức tin (sensus fidei) mách bảo cho người tín hữu nhận ra có một điều gì đó khiếm khuyết trong các giáo sĩ không sống bậc độc thân tận hiến.

Tại sao Giáo Hội Công Giáo cho phép sự hiện diện của một số giáo sĩ đã kết hôn trong Giáo Hội Đông phương được hội nhập với Rôma? Dưới ánh sáng của các tuyên bố mới đây trong Huấn Quyền về mối tương quan bản thể giữa chức linh mục và tình trạng độc thân, tôi nghĩ rằng mục đích của sự chấp nhận này là để thúc đẩy sự tiến triển dần dần đối với việc thực hành đời sống độc thân, sẽ diễn ra, không phải bằng con đường kỷ luật, mà đúng hơn bằng những lý do thiêng liêng và mục vụ phù hợp.

Lm. Ngô Quang Trung (GPLX) (dịch theo bản tiếng Anh)

[11] Marc Cardinal Ouellet, trong cuộc phỏng vấn với Jean-Marie Guénois, Le Figa-ro, 28 tháng Mười, 2019

bán thân nuôi mình, những con người bị tổn thương ấy lại có một tấm lòng quảng đại? Họ là niềm hy vọng cho những người thiện chí vì họ đã bất chấp thân thể, bất chấp sự nguy hiểm bản thân để thực thi lòng thương xót.

Với những con người vốn không được xã hội tôn trọng đúng mức lại còn biết thổ lộ lòng thương xót còn mỗi người chúng ta thì sao?

Nói như thế, không phải rằng muốn thực thi Lòng Thương Xót, chúng ta phải phá lệnh phong tỏa hay cách ly của các nhà lãnh đạo đề ra, nhưng cần ý thức như lời mời gọi của Đức Phanxicô rằng Giáo Hội là bệnh viện dã chiến và chúng ta cần phải ra khỏi vùng ngoại biên, ra khỏi vùng ngoại biên ấy là ra khỏi bản thân mình nơi những gì tự coi là an toàn và bảo đảm mà hướng ra một thế giới đại đồng hơn. Đừng ngồi chờ xem Chúa mặc khải Lòng Thương Xót ra cho toàn nhân loại thế nào mà hãy nhận lấy ánh sáng Đấng Phục Sinh được soi chiếu từ bên trong thúc đẩy chúng ta thi hành Lòng Thương Xót.

Thật vậy, Lòng Thương Xót là hoa trái của tình yêu mà Thiên Chúa đặt để trong lòng con người: không thể chết. Nó như một lớp than hồng đang tạm thời bị bao phủ bởi một lớp tro nào đó; lớp tro của nền văn hóa hưởng thụ, văn hóa sự chết hay một ý thức hệ nào đó…trong những lúc đang chịu cảnh “nhà cháy” như thế này, chúng ta sẽ đi tra tìm thủ phạm ai đã gây ra đại dịch này hay là tìm mọi cách để chạy vào nhà mà cứu vãn những gì còn có thể ? Chúng ta hãy chọn giải pháp hòa bình là chăm lo cho sức khỏe của cộng đồng và tiếp sức cho những người nguy tử hơn là tiếp tục chạy đua vũ trang để tìm một vị thế bá chủ trên xác chết của đồng loại. Đây không phải là lúc chúng ta đưa ra giả thiết virus là một thứ vũ khí sinh học mà là chung tay sống và lan tỏa Lòng Thương Xót.

Lòng Thương Xót là mầm thiện mà Thiên Chúa đã gieo vào lòng người; nó chỉ chết khi nào con người không còn tồn tại trên thế gian này. Tất cả chúng ta đều được mời gọi làm cho mầm sống ấy đơm hoa kết trái trong cuộc đời để nỗi đau được vơi đi và niềm vui tăng trưởng mãi.

Con người sẽ sống ra sao nếu không còn Lòng Thương Xót ? Tha nhân không là hỏa ngục nhưng một thế giới vắng bóng Lòng Thương Xót là hỏa ngục trần gian. Đúng thế, Tha nhân là nạn nhân đang chờ ta thi thố Lòng Thương Xót. Và nhờ đó, con người cảm nhận phần nào lòng Chúa Xót Thương.

Và tâm tình cuối cùng mà chúng ta có thể nhận ra qua gương sống của Đức

Phanxicô khi có người hỏi: Đức Phan-xicô là ai ? Ngài đã trả lời: “Tôi là một tội nhân”. Quả thật, chỉ khi ý thức mình là tội nhân, chúng ta mới có cơ hội tiếp xúc với Lòng Thương Xót Chúa. Thay vì đổ tội cho người khác, mỗi người cần ý thức trách nhiệm cộng đồng, rằng tôi có lỗi một phần nào đó trong cơn đại dịch này và có thế, chúng ta sẽ dễ dàng đồng hành với từng khoảnh khắc đau thương hay chữa lành của nhân loại, và không ngừng cầu khẩn Lòng Thương Xót Chúa, đồng thời, hy vọng vào một Mùa Phục Sinh vĩnh hằng cho những nạn nhân đã qua đời. Hơn nữa, chúng ta mong đợi từ Trái Tim với máu và nước chảy ra sẽ thực hiện một cuộc chữa lành và thanh luyện, bồi bổ và thánh hóa đích thực cho toàn nhân loại.

EYMARD An Mai Đỗ O.Cist (GPLX)

không đủ, buộc ông này phải đi cầm chiếc xe cũ kỹ tại một tiệm cầm đồ. Ông đã cứu người bất chấp sự an toàn là chiếc xe làm phương tiện nuôi sống bản thân và gia đình. Cả hai đang chờ tin tức mới thì được báo tin: nạn nhân cần tiếp máu trực tiếp vì máu ra quá nhiều. Một lần nữa cả hai lại xung phong xét nghiệm máu để có thể cứu sống nạn nhân. Họ bất chấp mọi nguy hiểm bản thân để cứu sống người khác… Tôi đã tìm thấy lòng cảm thương giữa một xã hội đua chen đi tìm thú vui hưởng thụ. Phải chăng chỉ có những con người bị xã hội coi thường vì làm những việc tay chân thấp kém hay bị xã hội sỉ nhục vì

Tiếp theo tr. 7:

Bạn thân mến, Vậy là mấy tuần lễ nay chúng ta

không thể nào gặp nhau đông đủ. Chúng ta cũng chưa biết khi nào nghi thức phụng vụ, Thánh Lễ được cử hành trở lại trong ngôi thánh đường này. Đó không chỉ là thời gian dài mong mỏi đối với các bạn. Với tôi cũng thế. Đó là nỗi buồn vô tận mà một thánh đường như tôi đang phải trải qua. Dù là những thánh đường nguy nga tráng lệ, hay những nhà thờ đơn sơ nhỏ bé, tất cả chúng tôi đều chung nỗi buồn miên man đó. Một mình tôi với Thiên Chúa trong nhà tạm. Nhìn cha xứ với vài người giúp lễ cử hành phụng vụ, lòng tôi đau lắm!

Dẫu các bạn có thể nhìn thấy tôi trong các phương tiện truyền thông nơi Thánh Lễ Online, nhưng làm sao bằng chúng ta cùng nhau hiện diện. Cộng đoàn quy tụ với nhau bao giờ cũng sống động và lan tỏa niềm vui của Chúa nhanh hơn. Tôi tin mỗi người đều có cảm giác là lạ nào đó trong những ngày Tuần Thánh. “Ôi! nhà thờ mình kìa, cha xứ mình kìa” – có người thốt lên. Tiếc là các bạn cũng chẳng thể cử hành các nghi thức Tuần Thánh với cha xứ của mình, trong ngôi thánh đường tôi đây. Ai cũng chạnh lòng!

Dĩ nhiên đây là kinh nghiệm rất khác cho tôi. Buồn có, thổn thức và lo lắng cũng có. Từ trước tới giờ, chẳng ai có thể ngăn cản giáo dân đến với thánh đường để phụng thờ Thiên Chúa. Vậy mà chỉ với virus Covid–19 cực nhỏ, chúng ta phải xa cách. Không chỉ tại Giáo Hội Việt Nam, nhưng hầu hết ở nhiều quốc gia, các nhà thờ chúng tôi và giáo dân đều trải qua kinh nghiệm vô tiền khoáng hậu này. Hôm nay tôi viết cho các bạn, từ một nơi thánh đường thanh vắng, nhìn ra khoảng sân rộng bao

Tiếp theo tr. 6: Tâm sự của nhà thờ ...

Page 11: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường

BTDL 24-05-2020 tr. 11

la, không một bóng người.

Các bạn ở nhà, cách ly xã hội, có khỏe không?

Trong Thánh Lễ Online, thi thoảng nghe cha xứ cũng hỏi thăm sức khỏe của con chiên mình, nhưng tôi không nghe thấy các bạn hồi âm. Dẫu sao tôi tin các bạn và gia đình vẫn nhiều bình an trong thời gian này. Bởi tôi biết, Thiên Chúa không chỉ ở trong thánh đường, vốn như Ngài vẫn chờ đợi con chiên, nhưng thời đại dịch, chính Thiên Chúa còn đến tận nhà các bạn. Chúa muốn thánh hóa gia đình và tâm hồn mỗi người. Có Thiên Chúa hiện diện, tôi mong các bạn luôn hồn an xác mạnh.

Ở nhà, các bạn có lo lắng không? Cũng qua cha xứ, và vài người còn

lui tới nhà thờ, tôi nghe loáng thoáng nhiều người đang hoang mang vì đại dịch ngày càng bùng phát ở nhiều nơi. Tuy Đức Giêsu đã Phục Sinh, nhưng không ít người vẫn chưa thực sự tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa quan phòng. Thực ra đó là nỗi lo của nhiều người trên thế giới. Mong các bạn đừng quá hoang mang mà ảnh hưởng đến đời sống và hành trình đức tin.

Thánh đường là dấu chỉ hiện diện của Giáo Hội tại địa phương. Dĩ nhiên nơi giáo đường, các tín hữu gặp gỡ và thờ phượng Thiên Chúa, đặc biệt là Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Trong nghĩa này, tôi đoán rằng nhiều người thường nhìn về hướng nhà thờ để nguyện cầu với Chúa. Cứ nhìn về tháp chuông, nhìn lên Thiên Chúa để trao những lo lắng ấy cho Ngài. Chẳng phải nhiều lần chúng ta trong nhà thờ nghe Đức Giêsu trấn an sao: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!” (Mc 6, 50).

Khi ở nhà, các bạn có biết cha xứ như thế nào không?

Thi thoảng tôi nghe người ta gọi điện hỏi thăm cha xứ. Nhiều cha xứ bên cạnh cũng thường xuyên liên kết với con chiên trên mạng Internet. Tôi thầm tạ ơn Thiên Chúa, vì rất nhiều cha xứ của các bạn cẩn trọng đưa Mình Thánh Chúa, trao ban Bí Tích sau cùng đến những ai cần. Trong thời điểm này, nhà xứ vắng bóng giáo dân, tôi thấy cha xứ lui tới nhà thờ để chầu thánh thể nhiều hơn. Trái tim vị mục tử luôn cầu nguyện cho mỗi con chiên của mình. Các ngài chẳng biết làm gì hơn ngoài những sáng kiến trong khả năng của mình. Cộng với ơn Chúa, các ngài tin rằng giáo dân của mình được thật nhiều bình an trong thời gian này.

Khi ở nhà, các bạn có thể cầu nguyện được không?

Trong mỗi lần Thánh Lễ Online, tôi thường nghe cha xứ nhắn các bạn cầu nguyện thật nhiều. Có lần chính Đức Giáo

Hoàng Phanxicô tại nhà nguyện Thánh Mátta khuyên các tín hữu thường cầm hai thứ này trong tay: Kinh Thánh và Chuỗi Mân Côi. Đó là phương thế để giúp chúng ta cầu nguyện. Tôi thấy cuốn Kinh Thánh trong các nhà thờ luôn mở, những chuỗi mân côi ở tượng Đức Mẹ luôn có. Chỉ khác là lúc này, người ta chẳng thể quy tụ để nguyện cầu. Vậy đây là thời cơ để gia đình các bạn cùng với Thiên Chúa và Đức Mẹ nguyện cầu thật nhiều. Tôi tin gia đình của các bạn cũng là nơi thánh đường thu nhỏ. Nhà của các bạn là Hội Thánh tại gia. Hãy để đền thờ tâm hồn của các bạn vang lên tiếng nguyện cầu, lời van xin và những thánh ca du dương dâng về Thiên Chúa.

Bên cạnh đó, ngay giữa những mối bận tâm lúc này, các bạn có thể nâng tâm tình lên với Chúa qua việc “Rước lễ thiêng liêng”. Đó là cách tuyệt vời để thổ lộ với Chúa những khao khát, và để kết hiệp với Ngài khi không thể đến nhà thờ. Tôi nhớ có lần Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu viết: “Con không thể rước lễ thường xuyên như con muốn; nhưng Chúa ơi, Ngài không phải là Đấng toàn năng sao? Xin hãy ở trong con, như trong Nhà Tạm, đừng bao giờ rời xa của lễ hiến tế nhỏ bé của Ngài.” Chẳng lẽ bạn van nài như thế, Thiên Chúa lại không ngự vào tâm hồn bạn sao?

Khi ở nhà, các bạn còn làm gì nữa?

Đó là câu hỏi tôi muốn gửi đến cho mỗi người. Mong rằng sau thời gian đại dịch, đoàn giáo dân lại hoan hỷ chạy đến ngôi thánh đường tôi đây. Khi đó, chúng ta hãy kể về những kinh nghiệm lúc này với cha xứ, với nhau và với tôi nữa nhé! Tôi tin mỗi người đều có kinh nghiệm độc đáo, cá vị về Thiên Chúa. Ngài vẫn đang lao tác để cứu độ con người. Thiên Chúa không chỉ ở nơi nhà tạm, trong nhà thờ. Tôi thấy Ngài còn ở từng gia đình của các bạn. Ngài đang ở gần các bệnh nhân, các y bác sĩ, các tổ chức thiện nguyện. Ngài đang khóc thương biết bao nạn nhân nơi nghĩa trang. Cũng như các bạn, tôi tin rằng Thiên Chúa cũng đang miệt mài soi sáng cho các nhà khoa học tìm ra Vácxin và phương thuốc chữa trị con virus này.

Vài lời muốn chia sẻ với các bạn trên đây. Về phần tôi, tuy có chút buồn miên man khi thấy trong nhà thờ vắng giáo dân, ngoài nhà thờ cũng im hơi lặng tiếng, nhưng mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Tôi vẫn đứng sừng sững giữa giáo xứ của các bạn. Trên cao, tôi có thể nhìn thấy gia đình các bạn; dưới đất dù ở xa, các bạn cũng có thể thấy tháp chuông hoặc nóc nhà thờ tôi đây. Chúng ta vẫn liên lạc với nhau mà, đúng không? Đừng quên chính Thiên Chúa mới quan trọng, thánh đường chỉ là nơi để chúng ta gặp

Thiên Chúa. Hết mùa dịch, chúng ta lại gặp nhau mà.

Chúc các bạn có một Mùa Phục Sinh thật nhiều ơn Chúa! Nhớ các bạn thật nhiều, nhiều lắm!

Ký tên: nhà thờ những ngày vắng giáo dân.

Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ

Trước việc ngày càng nhiều Thánh Lễ được quay video trực tiếp, đôi khi làm cho mọi người chỉ quan tâm đến tính chất “trình diễn” mà không chú trọng đến tính “thánh thiêng” của việc thờ phượng, Đức Hồng Y Robert Sarah, Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã lên tiếng cảnh báo về điều này.

Trong một bài viết được đăng trên trang web của Nhật báo Il Folgio ra ngày 08/5/2020, Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích một mặt nhìn nhận điều hữu ích trong việc quay Thánh Lễ trực tiếp trong đại dịch, nhưng mặt khác, Đức Hồng y cũng đưa ra những lời nhắc nhở cho các tín hữu.

Tính chất tôn nghiêm của việc thờ phượng.

Theo Đức Hồng Y Sarah, việc nhiều Thánh Lễ được quay video trực tiếp có thể chỉ nhấn mạnh đến “tính trình diễn” và “tìm kiếm cảm xúc con người”. Đức Hồng Y cảnh báo cám dỗ có thể xảy đến, đó là tìm mọi cách để làm cho “việc cử hành trở nên thân thiện và hấp dẫn” và làm cho phụng vụ trở thành “một công việc giáo dục hiệu quả và đem lại lợi nhuận”.

Đức Hồng Y nhắc lại rằng linh mục là một khí cụ để cho Chúa hiện diện, không được tìm kiếm thiện cảm của cộng đoàn bằng những thái độ cử chỉ như thể cộng đoàn là người đối thoại chính. Theo nghĩa này, sự cách ly xã hội làm cho linh mục cảm thấy mình bị thiếu giáo dân để nhận ra rằng “cử hành Thánh Lễ vẫn được hướng đến Thiên Chúa Ba Ngôi”. Vì thế, đây là dịp giúp các linh mục kinh nghiệm “tính chất thánh thiêng của thờ phượng”.

Thần tượng của máy quay phim Đức Hồng Y nhấn mạnh việc thờ

phượng “không nhằm mục đích thu hút

Page 12: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường

BTDL 24-05-2020 tr. 12

chúng ta và Người gõ cánh cửa cách nhẹ nhàng, yêu thương.

Thiên Chúa chỉ biết yêu thương. Tất cả chúng ta hãy cố gắng cầu

nguyện như thế, bằng cách đi vào mầu nhiệm của Giao Ước. Hãy cầu nguyện bằng cách đặt mình trong vòng tay thương xót của Thiên Chúa; hãy cảm thấy được bao bọc trong mầu nhiệm hạnh phúc, đó là cuộc sống của Thiên Chúa Ba Ngôi; hãy cảm thấy như những vị khách không xứng đáng có vinh dự được mời. Và lặp lại với Chúa, trong sự kinh ngạc của lời cầu nguyện: có phải là Chúa chỉ biết yêu thương? Người không biết oán ghét. Đây là Thiên Chúa mà chúng ta cầu nguyện. Đây là cốt lõi rực rỡ của mỗi lời cầu nguyện Kitô giáo. Thiên Chúa của tình yêu, Cha của chúng ta, Đấng chờ đời và đồng hành với chúng ta.

Hồng Thủy - Vatican News

khán giả với sự trợ giúp của máy quay”, nhưng được dẫn dắt và hướng về Thiên Chúa. Do đó, Thánh Lễ được truyền hình trực tiếp về lâu về dài sẽ đi xa đến mức “làm hại sức khỏe tâm linh”: linh mục thay vì nhìn vào Thiên Chúa thì lại nhìn vào một thần tượng đó là máy quay phim”.

Cũng một cách như vậy, Đức Hồng Y nhấn mạnh thêm cần chú ý đến “tính hiệu quả” được tạo ra từ việc sử dụng Internet, thường được đánh giá số lượng “lượt xem”. Việc thờ phượng “xa lạ với thang giá trị này”. (Cath. Ch 08/5/2020)

Ngọc Yến - Vatican News

Kitô. Ngài trở nên trung tâm của việc rao giảng Tin Mừng của các tông đồ và cộng đoàn tiên khởi. Mầu nhiệm Kitô giáo trở thành Lời Chúa cho thế giới.

Phaolô hăng say rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa với tư cách một thừa tác viên quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Phaolô trước đó đã có cái kinh nghiệm “nhớ đời” trong biến cố Đamát. Biến cố ấy đã làm ông chết đi con người cũ và tái sinh trong con người hoàn toàn mới. Con người của đức tin và mầu nhiệm Kitô giáo. “Chúng tôi không hổ thẹn rao giảng Thập Giá Đức Kitô…rao giảng Giêsu Nazarét bị đóng đinh…rao giảng Tin Mừng được cứu sống nhờ bởi cái chết của một Người…”

Phaolô đã nhận lãnh từ Đức Kitô Phục Sinh sứ mạng truyền giảng Lời Chúa với tư cách là một kẻ đã tin và một chứng nhân. Lời Chúa luôn sáng tạo nơi chúng ta một con người của đức tin. Và kẻ tin thì luôn mang niềm vui và hi vọng “Người công chính bởi tin sẽ sống”.

Kitô giáo cũng được gọi là cộng đoàn đức tin vì Lời Chúa đã phát sinh và qui tụ những kẻ tin vào Đức Kitô. Sống với Đức Giêsu, các môn đồ đã được thanh luyện từ từ để có được một nhãn quan mới, một trí năng mới, một tấm lòng mới, một con người mới.”Các người đã được sạch bởi lời Ta đã nói với các ngươi” (Ga 15, 3). Các ông phải loại trừ những gì là cũ, để sẵn lòng tiếp nhận cái mới bởi vì “Đã ban cho các ngưoi mầu nhiệm Nước Thiên Chúa…” (Mc 4, 11).

Để đón nhận mầu nhiệm Nước Thiên Chúa, chúng ta khởi hành từ đức tin, rồi hoán cải và được tái sinh. “Ai không sinh lại bởi Nước và Thần Khí, thì không thể vào được Nước Thiên Chúa” (Ga 3, 5).Cuộc tái sinh của tín hữu sẽ khởi đầu từ việc đón nhận đức tin. Như Đức Maria đã cúi đầu trước lệnh truyền của Thiên Chúa, “Xin vâng!”. Sau lời tuyên xưng khiêm tốn ấy, Mẹ bước vào thế giới của lòng tin, của mầu nhiệm và đời sống Mẹ trở nên một lời “Xin vâng” trọn vẹn vì đã tín thác hoàn toàn cho ý định của Thiên Chúa. Đó là một cuộc hoán cải của đức tin.

Khi bước vào cuộc hoán cải của đức tin, Đức Maria đã chết đi từng ngày để Lời Chúa lớn lên trong Bà. Đức Ma-ria đã theo Chúa Giêsu con mình trên con đường đau khổ, cho đến giây phút cuối cùng : “Đứng bên Khổ Giá Đức Giêsu, có Mẹ Ngài…” (Ga 19, 25).

Đức Giêsu, Lời của Thiên Chúa, đã kêu gọi chúng ta chia sẻ mầu nhiệm vượt qua của Ngài. Lời của Chúa không ru ngủ chúng ta, trái lại đã thức tỉnh chúng ta qua việc đề nghị chúng ta “Vác

chúng ta phải vượt qua chính mình, như Đức Kitô, chấp nhận hủy mình ra không trong mầu nhiệm Vượt qua của Ngài. Chúng ta phải trở nên trống rỗng, nghèo nàn và khiêm tốn sâu thẳm. Chính với con người thuần khiết trong sáng mà chúng ta tự do bước vào mầu nhiệm của Lời Chúa.

“Ôi! Thẳm sâu thay sự giàu có, khôn ngoan, thượng trí của Thiên Chúa! Những phán quyết của Người vô phương dò thấu, đường lối của Người không kế dõi theo! Vì nào ai biết được tâm tư của Chúa, hay có ai đã làm cố vấn cho Người trước, để hòng được

Người trả lại?…” (x. Rm 11, 33-35).

Đức Maria, trước khi được ban Lời-bằng-xương-bằng-thịt đã phải cưu mang Lời của mạc khải và mầu nhiệm. “Và nơi lòng dạ, người sẽ thụ thai, và sinh con…”. Đó là một điều khó chấp nhận, khó hiểu, nghịch lý nhất. Lời Chúa đã khiến Bà bối rối và e ngại…

Tín hữu cũng sẽ có tâm trạng như Đức Maria khi phải cưu mang Lời Chúa. Sẽ là đau đớn và thử thách. Sẽ là kinh ngạc và bối rối. Như khi Đức Maria đã nghe : “Này! Ngài có mệnh làm cớ cho nhiều người bổ nhào và chỗi dậy trong Israen, và làm dấu gợi lên chống đối, và hồn bà, mũi gươm sẽ đâm thâu, ngõ hầu ý nghĩa của nhiều tâm hồn phải bầy ra” (Lc 2, 34-35).

Đức Maria, khi bước vào lộ trình của mầu nhiệm Lời Chúa, đã đi trước con đường tử nạn của Giêsu con mình. Từ biến cố truyền tin ở Nazarét đến Bêlem, đến sân đền thờ với ông già Simêon, việc lạc mất con trẻ ba ngày ở Giêrusalem, đến hành trình lang thang khắp xứ sở Galilêa…đến những vụ việc chống đối, bắt bớ, nghi kỵ của giới lãnh đạo tôn giáo đối với Giêsu…cuối cùng đến đồi trọc Golgotha và dưới chân Thập Giá, Maria im lặng trong sự chết lặng im của Giêsu và của chính bản thân mình. Maria đã cùng chết với Đức Giêsu để Lời Chúa được thực hiện.

* Kitô hữu và mầu nhiệm Lời Chúa

Trước hết, mầu nhiệm Kitô giáo làm cho chúng ta khó hiểu: một cộng đoàn, các Bí Tích, những giáo huấn, những con người yếu đuối, những vấp ngã, những chia rẽ, kể cả những dáng vẻ bình thường và tầm thường! Thật khó mà tin vào mầu nhiệm ấy…

Nhưng tín hữu được mời gọi đi vào con đường của Đức Maria. Con đường của đức tin và lòng khiêm tốn.

Các tông đồ của Chúa, những tín hữu Kitô giáo tiên khởi, đã chấp nhận bước vào “vùng tăm tối” của đức tin để tin nhận mầu nhiệm thương khó, tử nạn, sống lại và sự nghiệp thiên sai của Đức

Tiếp theo tr. 5: ĐTC Phanxicô: Thiên ...

phải đánh mất tất cả: dự phóng riêng tư, ước vọng cá nhân, định kiến xã hội, tôn giáo vv. Tường thuật của Lc 1, 26-38 về biến cố Truyền Tin đã cho thấy Mẹ bị giằng co, dằn vặt và phản ứng thế nào trước sự chiếu cố của Lời Thiên Chúa. Và cuối cùng, Bà đã cúi đầu vâng phục: “Này tôi là tôi tá Chúa, xin hãy thành sự cho tôi theo lời Ngài”.

Đức Maria đã đón nhận Lời Thiên Chúa qua sứ điệp của Sứ Thần với một tâm trạng phức tạp: lo âu, nghi ngại, vui mừng, kinh ngạc…, vì trong đời sống tôn giáo thầm lặng của mình, Bà chưa bao giờ phải đối diện với Lời Chúa một cách kỳ lạ như thế.

Đối diện với Lời Chúa, trước hết, chúng ta phải “chết đi cho chính mình”. Chết cho trí khôn ngoan và sự hiểu biết nhân loại, chết cho những ước vọng cá nhân, cho những dự phóng tươi đẹp, kể cả cho những định kiến, tâm thức tôn giáo “hẹp hòi” nữa.

Để Lời Chúa có thể thấm nhập vào,

Tiếp theo tr. 4: Đức Maria và mầu nhiệm...

Page 13: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … · Người ở đó trong những trang Sách Thánh đầy lời lẽ nhiệm mầu để dạy cho ta biết con đường

BTDL 24-05-2020 tr. 13

Thập Giá theo chân Ngài”. Chính tính cách quyết liệt và dứt

khoát của Lời Chúa đã khiến nhiều người bỏ Ngài.

Nhưng với những ai trung tín và vâng phục, thì tin và theo Đức Giêsu có nghĩa là đồng hành với Ngài trong cuộc hành trình vượt qua.

“Mọi thời và khắp nơi, chúng tôi mang trong thân mình chúng tôi cuộc tử nạn của Đức Giêsu, ngõ hầu sự sống của Ngài cũng được tỏ hiện nơi mình chúng tôi” (2Cor 4, 10).

Kinh nghiệm của chúng ta là, khi nghe, tin và thực hành Lời Chúa là bắt đầu cuộc vượt qua cùng với Chúa Kitô. Bởi vì, thực hành theo Lời là vác Thập Giá, hoán cải theo Lời là khổ hình đau thương, tái sinh bằng Lời là tử nạn liên lỉ…

Tuy nhiên, với những kẻ tin, đằng sau và bên kia cuộc vượt qua trong Chúa Kitô, luôn luôn là ánh sáng bình minh của sự sống, bình an và hoan lạc. “Phúc cho ai nghe và giữ Lời Thiên Chúa...”(x. Lc 11, 27; Ga 5, 24. 6, 40 8, 51).

Mầu nhiệm của Lời Chúa sẽ ban cho chúng ta sức mạnh của Thánh Thần để hưởng ơn huệ dịu ngọt và sự bình an thiêng liêng. “Hỡi anh em, những kẻ được Thiên Chúa yêu mến, chúng tôi nhận biết anh em là những kẻ được chọn,

bởi vì Tin Mừng chúng tôi loan báo không chỉ đến với anh em bằng lời nói mà thôi, nhưng một cách quyền năng bằng Thánh Thần, và sự dồi dào mọi thứ…” (1Tx 4-5).

Vì được Thiên Chúa yêu thương và tuyển chọn, chúng ta mới có cơ hội nhận lãnh Lời. Đây là ơn huệ nhưng không. Một hạnh phúc tuyệt vời. Chính Lời Hằng Sống sẽ đưa chúng ta vào mầu nhiệm của Thiên Chúa và nhờ đó chúng ta có cơ may đến được vùng trời mới đất mới.

Đức Maria được ơn hồn xác lên trời đã chỉ cho ta về một viễn ảnh tươi sáng. Mẹ đã cưu mang Lời, đã chia sẻ cuộc vượt qua của Đức Giêsu bằng việc vâng phục thánh ý Chúa, đã tin vào Lời Thiên Chúa và thi hành những gì Người phán dậy. Mẹ vinh hiển đang hạnh phúc và đang chờ đợi chúng ta…

Kitô hữu là người, nhờ đức tin chân thành, nhờ sự hoán cải sâu xa, nhờ ánh sáng soi dẫn của Lời Chúa, đã thấy được ý nghĩa đích thực của mầu nhiệm các biến cố trong cuộc đời mình, và nhất là nhờ sự thông hiệp mật thiết với Đức Kitô Phục Sinh, Lời Chúa đã trở nên chính máu thịt của họ (x. Gl 2, 20)./.

Aug. Trần Cao Khải

Chúa Giê-su về trời Là về với Thánh Phụ Cũng là đi dọn chỗ Cho những ai tin Ngài

Tín nhân không mồ côi Vẫn được Chúa nuôi dưỡng Bằng tình yêu sống động Là Thánh Thể yêu thương

Xin ơn biết siêng năng Say mê sống Lời Chúa Và đón nhận Thánh Thể Để được sống dồi dào

Hạnh phúc suốt sớm chiều Luôn bình an có Chúa Can đảm vượt gian khổ Ðồng hành với tha nhân

Mọi người là anh em Yêu thương không phân biệt Chân thành và tha thiết Cùng dìu nhau về Quê.

TRẦM THIÊN THU