CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … › pdf › DungLac10_05_20.pdf ·...

13
Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON DŨNG LẠC 1701 San Jacinto Street - Houston, Texas 77002 www.cgvnhouston.org SUY NIỆM LỜI CHÚA Băn khoăn về nguồn cội con người, thắc mắc về ý nghĩa cuộc đời, thao thức truy tìm cứu cánh của đời người đã tiếp nối hằng bao thế kỷ mà không có được câu trả lời thỏa đáng. Con người bơ vơ giữa ngã ba không biết phải đi về đâu. Khi xuống trần, Chúa Giêsu đã cho ta biết nguồn cội của Người là Đức Chúa Cha, ý nghĩa đời Người là thi hành thánh ý Chúa Cha, và cùng đích đời Người là trở về với Chúa Cha. Muốn về với Đức Chúa Cha, ta phải theo một con đường. Đường ấy có tên là GIÊSU. Đường này chắc chắn an toàn đi đến nơi về đến chốn vì Chúa Giêsu là người mở đường. Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới. Chúa Giêsu là người mở đường. Đi đâu cũng cần có đường. Không con đường nào tự nhiên có. Phải có người mở đường. Có người mở ra những con đường vật chất, nhờ có óc phiêu lưu mạo hiểm, có tầm nhìn bao quát, có óc tính toán thực tế. Có người mở ra những con đường suy tư triết học, sáng tác nghệ thuật, nhờ trí tuệ thông minh xuất chúng, có tư duy sáng tạo, có trực giác bén nhạy, có trí tưởng tượng phong phú. Nhưng không ai có thể mở con đường lên trời. Đường lên trời hoàn toàn vượt khả năng con người. Phải có Đấng, ấy là Chúa Giêsu, Người đã đến từ Đức Chúa Cha, nay Người trở về cùng Đức Chúa Cha. Người lại hứa dọn chỗ cho ta trong Nhà Cha. Với những thông tin như thế, Người đã cho ta biết Trời chính là Nhà Cha. Quê Trời trở thành Quê Cha. Nước Trời trở thành một cõi đi về thân thương của con người. Con đường đi về ấy, chính Chúa Giêsu đã mở. Chúa Giêsu là đường. Không chỉ là người mở đường. Chúa Giêsu chính là con đường. Để về Nhà Cha, ta không chỉ đi theo, đi với mà còn phải đi trong Người. Không chỉ đi trong đường lối, trong tinh thần, nhưng trong chính bản thân Người. Như cành nho gắn liền với thân nho và sống bằng sự sống của thân nho. Như bánh rượu tan hỏa vào trong máu thịt trở nên thành phần của bản thân ta. Như bản tính Thiên Chúa kết hợp với bản tính loài người trong bản thân Người. Đi trong Người để ta ở trong Người như Người ở trong Chúa Cha. Đi trong Người để ta mang hình ảnh của Người, để ai thấy ta cũng như thấy Người, như Ai thấy Thầy là thấy Cha Thầy”. Chúa Giêsu là đích tới của con đường. Đi trong Chúa Giêsu là một hành trình dài. Đi suốt cả đời chưa chắc đã tới. Để đi trong Chúa Giêsu ta phải từ bỏ hết những gì của bản thân mình, kết hiệp trọn vẹn với Người, cũng như Người đã từ bỏ ý riêng để hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha, để trở nên một với Chúa Cha. Khi đã hoàn toàn từ bỏ hết ý riêng và trở nên một với Người cũng là lúc ta đạt tới đích điểm, là lúc ta gặp được Chúa Cha, là lúc ta ở trong Nhà Cha, là lúc ta đạt tới Quê Hương yêu dấu trên trời. Lạy Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, xin cho con biết đi trong con đường của Người. Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston Chủ Tịch: Ô. Vincent Phạm Châu Cộng Đoàn Thánh Tâm 832-915-0102 Phó CT Nội Vụ: Ô. Giuse Châu Anh Vũ Cộng Đoàn Holy Rosary - 713-582-1138 Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Pherô Vũ Duy Quang Cộng Đoàn St. Justin Tử Đạo - 832-620-3814 Tổng Thư Ký: Ô. Đa Minh Ngô Cảnh Victor Cộng Đoàn Fatima - 832-745-1125 Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành Lm. Giovanni Nguyễn Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm Pt. Giuse Lê Văn Rõ 10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521 GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am; 2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng 8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099 281-495-8133 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP. Lm. Phaolô Nguyễn Hải Đăng, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh 12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Giuse Trần Trung Liêm, OP. Lm. Gioan Hoàng Thanh Sơn, OP. Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương 6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906 CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc 1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135 Chúa Nhật V Phục Sinh, Năm A, Ngày 10-05-2020 * Cv 6: 1-7; * 1Pr 2: 4-9; *** Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan 14: 1-12

Transcript of CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … › pdf › DungLac10_05_20.pdf ·...

Page 1: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … › pdf › DungLac10_05_20.pdf · Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

BTDL 10-05-2020 tr. 1

Thánh lễ cuối tuần

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON

VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON

DŨNG LẠC

1701 San Jacinto Street - Houston, Texas 77002 www.cgvnhouston.org

SUY NIỆM LỜI CHÚA

Băn khoăn về nguồn cội con người, thắc mắc về ý nghĩa cuộc đời, thao thức truy tìm cứu cánh của đời người đã tiếp nối hằng bao thế kỷ mà không có được câu trả lời thỏa đáng. Con người bơ vơ giữa ngã ba không biết phải đi về đâu. Khi xuống trần, Chúa Giêsu đã cho ta biết nguồn cội của Người là Đức Chúa Cha, ý nghĩa đời Người là thi hành thánh ý Chúa Cha, và cùng đích đời Người là trở

về với Chúa Cha. Muốn về với Đức Chúa Cha, ta phải theo một con đường. Đường ấy có tên là GIÊSU. Đường này chắc chắn an toàn đi đến nơi về đến chốn vì Chúa Giêsu là người mở đường. Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

Chúa Giêsu là người mở đường. Đi đâu cũng cần có đường. Không con đường nào tự nhiên có. Phải có người mở

đường. Có người mở ra những con đường vật chất, nhờ có óc phiêu lưu mạo hiểm, có tầm

nhìn bao quát, có óc tính toán thực tế. Có người mở ra những con đường suy tư triết học, sáng tác nghệ thuật, nhờ trí tuệ

thông minh xuất chúng, có tư duy sáng tạo, có trực giác bén nhạy, có trí tưởng tượng phong phú.

Nhưng không ai có thể mở con đường lên trời. Đường lên trời hoàn toàn vượt khả năng con người. Phải có Đấng, ấy là Chúa Giêsu, Người đã đến từ Đức Chúa Cha, nay Người trở về cùng Đức Chúa Cha. Người lại hứa dọn chỗ cho ta trong Nhà Cha. Với những thông tin như thế, Người đã cho ta biết Trời chính là Nhà Cha. Quê Trời trở thành Quê Cha. Nước Trời trở thành một cõi đi về thân thương của con người. Con đường đi về ấy, chính Chúa Giêsu đã mở.

Chúa Giêsu là đường. Không chỉ là người mở đường. Chúa Giêsu chính là con đường. Để về Nhà Cha, ta

không chỉ đi theo, đi với mà còn phải đi trong Người. Không chỉ đi trong đường lối, trong tinh thần, nhưng trong chính bản thân Người. Như cành nho gắn liền với thân nho và sống bằng sự sống của thân nho. Như bánh rượu tan hỏa vào trong máu thịt trở nên thành phần của bản thân ta. Như bản tính Thiên Chúa kết hợp với bản tính loài người trong bản thân Người. Đi trong Người để ta ở trong Người như Người ở trong Chúa Cha. Đi trong Người để ta mang hình ảnh của Người, để ai thấy ta cũng như thấy Người, như “Ai thấy Thầy là thấy Cha Thầy”.

Chúa Giêsu là đích tới của con đường. Đi trong Chúa Giêsu là một hành trình dài. Đi suốt cả đời chưa chắc đã tới. Để đi trong Chúa Giêsu ta phải từ bỏ hết những gì của bản thân mình, kết hiệp trọn

vẹn với Người, cũng như Người đã từ bỏ ý riêng để hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa Cha, để trở nên một với Chúa Cha.

Khi đã hoàn toàn từ bỏ hết ý riêng và trở nên một với Người cũng là lúc ta đạt tới đích điểm, là lúc ta gặp được Chúa Cha, là lúc ta ở trong Nhà Cha, là lúc ta đạt tới Quê Hương yêu dấu trên trời.

Lạy Chúa Giêsu là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống, xin cho con biết đi trong con đường của Người.

Tgm. Giuse Ngô Quang Kiệt

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo

Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G

Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục

Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN

281-495-8133

Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston

Chủ Tịch: Ô. Vincent Phạm Châu

Cộng Đoàn Thánh Tâm

832-915-0102

Phó CT Nội Vụ: Ô. Giuse Châu Anh Vũ

Cộng Đoàn Holy Rosary - 713-582-1138

Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Pherô Vũ Duy Quang

Cộng Đoàn St. Justin Tử Đạo - 832-620-3814

Tổng Thư Ký: Ô. Đa Minh Ngô Cảnh Victor

Cộng Đoàn Fatima - 832-745-1125

Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn

GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành

Lm. Giovanni Nguyễn Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm

Pt. Giuse Lê Văn Rõ

10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521

GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ

TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am;

2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ

Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường

Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng

Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng

8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099

281-495-8133

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG

TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP.

Lm. Phaolô Nguyễn Hải Đăng, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP

Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh

12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Giuse Trần Trung Liêm, OP. Lm. Gioan Hoàng Thanh Sơn, OP.

Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương

6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906

CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM

TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc

1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135

Chúa Nhật V Phục Sinh, Năm A, Ngày 10-05-2020

* Cv 6: 1-7; * 1Pr 2: 4-9; *** Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan 14: 1-12

Page 2: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … › pdf › DungLac10_05_20.pdf · Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

BTDL 10-05-2020 tr. 2

Chương Trình Phát Thanh Tin Yêu: Saigon-Houston làn sóng 900 AM từ 4:00 đến 4:45 chiều Chúa Nhật

Phụ Trách

AC. Trần Tú - Mai Dung 281-467-5223 - [email protected] AC. Nguyễn Lập - Huệ 281-253-9761 - [email protected] A. Đỗ Minh Tân 281-736-7970 - [email protected] AC. Nguyễn Lương - Anna Phương 832-816-3402 - [email protected]

Muốn nhận Bản Tin Dũng Lạc qua email xin gửi điện thư yêu cầu về: [email protected] hay [email protected]

Ban Điều Hành Bản Tin Dũng Lạc

Ô. Nguyễn Văn Mẫu 713-231-6242 - [email protected] Ô. Nguyễn Đức Chính 713-269-0554 - [email protected] Ô. Nguyễn Văn Thắng 832-661-3076 - [email protected] Ch. Hiền Lê 281-495-8133 - [email protected]

Cái chết là điều mà ai cũng ngại khi phải nhắc đến. Thế nhưng, cái chết nó là một phần của cuộc sống. Cái chết đã bám vào kiếp người chúng ta. Nó là định luật tất yếu của đời người.

Nhà thơ Du Tử Lê, khi phải ngồi đối diện với quan tài của người mẹ thân yêu đã suốt đời khổ nhục mà nay sắp tan vào bụi đất. Ông đã trăn trở với vấn nạn thẳm sâu nhất của một đời người: Chết rồi sẽ đi đâu? Ông đã ta thán rằng:

Chưa bao giờ tôi thấy, tại sao kiếp người lại có thể vô nghĩa đến thế. Người ta nói, chết là về nhà Thế nhưng, ngôi nhà nào đây? Trên mặt đất hay sâu lòng địa ngục? Và rồi, Vũ Khắc Khoan trong tác phẩm “Đọc Kinh” đã khắc khoải nói lên: “Cái đó,

cái mà cho đến hôm nay, chưa một vị thiện-trí-thức, chưa một vị bồ tát nào mô tả được hình tượng, xác định được thể chất, cái đó có thể giản dị như mưa và nắng, hiện hữu rất tự nhiên - mặt trời lại mọc lúc đêm tàn - nhưng cũng lại có thể vô cùng phức tạp, ẩn hiện vô lường, vô lượng danh hiệu… Những nửa khuya tỉnh giấc, cái đó – chính nó - đôi khi vẫn thấp thoáng trong tôi, hóa trang thành những lời tra vấn trớ trêu, những tại sao ray rứt, lãng đãng quanh tôi, tưởng như dễ dàng nắm bắt, bỗng lại xa vời, nhòa dần, biến hẳn tuyệt mù.”

Và Vũ Khắc Khoan đã khơi dậy câu hỏi ngàn đời nay trở thành câu hỏi chính mình: “Cõi đó, lạ lạ quen quen. Cõi đó hằng đêm. Cõi đó, riêng tôi. Một mình.”

Muốn lý luận gì thì lý luận, nhưng đứng trước quan tài của một người thương yêu, mình mới thấy thấm thía. Thân xác đẹp đẽ có quấn quít mấy rồi cũng trở về cát bụi. Cái gì còn lại? Vợ chồng dù có trở thành một xương một thịt, rồi cũng đến một lúc thấy chẳng phải vậy khi một trong hai phải bước đi lên xe tang mà bay vào cõi vĩnh hằng. Một mình.

Ai mà chẳng có một lần ra đi. Sinh ký tử qui: sống gửi thác về. Nhưng về đâu, quê nào, nhà nào, thì vẫn là một câu hỏi khúc mắc nhất. Cõi lớn nào? Ngàn Xưa nào? Đó là một niềm tin hay một ảo tưởng? Phải chăng đó là cảm nghiệm mà nhà thơ Hàn mạc Tử đã từng thốt lên:

Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền Không u ám như cõi lòng ma quỉ Vì có Đấng Hằng Sống hằng ngự trị Nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh. Đúng là đứng trước cái chết, con người mới thấy niềm tin quan trọng tới cỡ nào!

Niềm tin sống gửi thác về gắn liền với sinh mệnh đời mình. Vì thế mà nhiều người lớn tuổi thản nhiên mua trước cỗ quan tài để sẵn trong nhà, như sắm sẵn một chiếc xe để đi về quê mẹ sau những chiều chiều ra đứng ngõ sau vọng nhìn canh cánh ruột đau chín chiều.

Niềm tin Kitô giáo dựa vào biến cố Phục Sinh của Chúa Kitô. Cái chết của Chúa Giê-su là mở đầu cho một cuộc khải hoàn vào thiên quốc. Ngài về cùng Chúa Cha. Về nơi mà Ngài đã ra đi. Về chung hưởng vinh phúc với Chúa Cha trên trời. Ngài cũng khơi lên niềm hy vọng cho kiếp người chúng ta, vì trong nhà Cha trên trời luôn có một chỗ cho chúng ta. Chính Ngài đã đi trước để dọn chỗ cho chúng ta, và Ngài ở đâu thì chúng ta cũng ở đó với Ngài.

Cuộc khải hoàn vinh thắng của Ngài là về Trời để Chúa Cha tôn vinh Ngài. Ngài đã

CỘNG ĐOÀN HOLY ROSARY

CN: 3:15; 6:30 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

3617 Milam St. - Houston, TX 77002 713-518-2319

CỘNG ĐOÀN ST. CHRISTOPHER

CN: 4:30 Lm. Giuse Lê Thu

8150 Park Place – Houston, TX 77017

713-645-6614

CĐ. ST. JUSTIN TỬ ĐẠO

CN: 12:00 Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng

Pt. Giuse Trần Văn Nhật

13350 Ashford Point Dr. Houston, TX 77082 281-556-5116

CỘNG ĐOÀN FATIMA

CN: 9:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP.

1003 Gulf Bank-Houston, TX 77037

713-732-0132

Giáo xứ Mỹ

có thánh lễ Việt ngữ cuối tuần

TB: 8:00 pm St. Elizabeth Ann Seton

6646 Addicks Satsuma Rd. Houston, TX 77084 281-463-7878

TB: 7:00 pm St. Francis de Sales

8200 Roos Rd. Houston, TX 77036

713-774-7475

LIÊN ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ Tổng Tuyên Úy: Lm. Giuse Lê Thu

Trưởng Phêrô Võ Khanh Tony (GX/CTTĐVN) 832-455-5961

LIÊN HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Bùi Phương Tiến

___________________________

__________________

LIÊN ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Vũ Thành

Ông Nguyễn Văn Xuân 832-260-5016

LIÊN ĐOÀN TÔNG ĐỒ FATIMA Tổng Linh Hướng: Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-518-2319 Ông Phêrô M. Nguyễn Văn Triệu (Gx. CTTĐ)

281-484-3157

ĐẠO BINH ĐỨC MẸ (LEGIO MARIE) Tổng Linh Giám Curia:

Lm. Giovanni Nguyễn Hùng Trưởng Curia Giuse Nguyễn Ngọc Thiên

832-433-2198

PHONG TRÀO CURSILLO Tổng Linh Hướng:

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM. Trưởng Lãnh Đạo: Maria Nguyễn Thu Trang

713-303-7982

LH. ĐOÀN DÒNG BA ĐA MINH Tổng Linh Hướng: Lm. Đinh Minh Tiên, OP

Ông Cao Văn Thuận (Giáo Xứ Lộ Đức)

281-859-8268

TUYÊN UÝ NHÀ THƯƠNG

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-757-1000 ext. 1624

PHÁT THANH TIN YÊU Tuyên Úy: Lm. Gioan Trần Đình Khả

10135 West Rd. Houston, TX 77064

281-955-7328

Page 3: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … › pdf › DungLac10_05_20.pdf · Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

BTDL 10-05-2020 tr. 3

TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG TÀ PAO Đến với Mẹ La Vang, khách hành hương

phải đến vùng xưa kia là rừng vắng. Đến kính viếng Mẹ Trà Kiệu, khách hành hương phải leo lên một ngọn đồi. Nhưng nay có thêm con đường mới giúp mọi người lên núi với Mẹ tại Tà Pao.

Kể từ đầu năm 2000, nhiều đoàn người hành hương tuôn về núi Tà Pao để kính viếng Đức Mẹ. Từ đó đến nay, nhiều người đã tường thuật lại những câu chuyện lạ và ơn lạ xung quanh tượng Đức Mẹ Tà Pao.

Ngày 13 tháng 8 năm 2006, Đức Cha Pha-olô Nguyễn Thanh Hoan, Giám Mục Phan Thiết cử hành Thánh Lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng công trình Đức Mẹ Tà Pao trên địa bàn Giáo Hạt Đức Tánh, Giáo Phận Phan Thiết.

Từ đây, ngọn núi cao dốc đứng, nơi có pho tượng Đức Maria mà Đức Cha Marcello Piquet Lợi, Giám Mục Nha Trang làm phép vào ngày 8 tháng 12 năm 1959, và sau 40 năm bị bỏ quên, âm thầm trong rừng rậm, trở thành điểm quy tụ của hàng ngàn người, không phân biệt tôn giáo, không giới hạn địa dư… tề tựu về hạt Đức Tánh, Phan Thiết, vào những ngày 13 trong tháng, bước đi trên những bậc tam cấp bằng đá để lên núi với Mẹ.

Ngày 13 hàng tháng vẫn thường có Thánh Lễ do Giám Mục Giáo Phận Phan Thiết cử hành trên núi hoặc dưới chân núi. Có ước tính từ 3.000 đến 5.000 người tham dự. Riêng các ngày 13 tháng 5 và 13 tháng 10 số người đến kính viếng Đức Mẹ và tham dự Thánh Lễ lên đến hơn 10.000 người.

Thánh Đường Tà Pao có diện tích 1.000m2, theo mô hình Nhà Thờ Đức Mẹ Lộ Đức.

Hiện nay, tượng Đức Mẹ Tà Pao và khu vực khuôn viên đã được chính quyền tỉnh Bình Thuận cho phép Tòa Giám Mục Phan Thiết tiến hành trùng tu. Lễ đài được xây dựng trên nền cũ với diện tích 200m², còn đường lên tượng đài được xây mới dài 250m, rộng 2m, trên 400 bậc. Công trình được khánh thành vào ngày 13 tháng 5 năm 2007, và chính thức có tên gọi Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Tà Pao. Năm 2009, Giáo Phận Phan Thiết tổ chức “Năm Thánh Đức Mẹ Tà Pao” để kỷ niệm 50 năm khánh thành bức tượng. Sự kiện này thu hút rất đông khách hành hương đến khu vực này mỗi tháng.

Lòng sùng kính Đức Mẹ nói chung và cách

riêng đối với Đức Mẹ Tà Pao không chỉ dựa vào cảm tính và sốt sắng nhất thời, nhưng nó được bảo đảm và hướng dẫn bởi những lời giáo huấn của Giáo Hội theo tinh thần Công Đồng Vatican II:

“Giáo Hội cũng khuyến khích mọi con cái hãy nhiệt tâm phát huy lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria, nhất là trong phụng vụ, hãy coi trọng những việc thực hành và những việc đạo đức nhằm suy tôn Ngài và đã được quyền giáo huấn Giáo Hội cổ võ qua các thế kỷ... hãy cẩn thận tránh mọi tư tưởng phóng đại sai lầm, cũng như mọi tư tưởng hẹp hòi quá đáng... Các tín hữu hãy nhớ rằng, lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại mọi sự dễ tin phù phiếm, nhưng phải phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta, lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta”.

B. SỨ ĐIỆP TÀ PAO Tà Pao là tên một ngọn đồi thấp nằm

trong dãy Trường Sơn, thuộc huyện Lạc Tánh, tỉnh Bình Thuận, thuộc địa phận Phan Thiết. Trên độ cao khoảng 80 đến 100m của đồi Tà Pao này, Tượng Đức Mẹ đứng đó, mặt hướng về các con lộ đi Phương Lâm, Tánh Linh và Bình Thuận.

Vị trí nơi tượng Mẹ đứng, cùng với chủ ý của vị nguyên thủ quốc gia Ngô Đình Diệm lúc cho đặt tượng Mẹ đã nói lên vai trò của Mẹ trong việc gìn giữ non sông, đất nước cho Việt Nam. Điều này càng trở nên cấp thiết hơn trước tình trạng xâm lấn, cưỡng chiếm bất công biển đảo, đất đai hiện nay của láng giềng Trung Quốc, và trước hành vi dâng đất, dâng biển cho Trung Quốc của nhà cầm quyền. Trước thực trạng này, chúng ta mới khám phá ra việc làm của Tổng Thống Ngô Đình Diệm mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Và chúng ta có thể gọi Mẹ Tà Pao với tước hiệu Mẹ của Non Sông Biển Đảo Việt Nam.

Văn Phòng Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ

713-652-8239

Đại Chủng Viện St. Mary

713-686-4345

MỤC VỤ GIỚI TRẺ Lm. JBA Trần S. Steven, CSsR

713-433-9836

Lm. Nguyễn Cao Trường Sơn

832-788-1636

MỤC VỤ GIA ĐÌNH Lm. Giuse Châu Xuân Báu, CSsR

713-681-5144 ext. 107

ỦY BAN PHỤNG VỤ Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng

832-425-5116

ỦY BAN THÁNH NHẠC Lm. Christopher Nguyễn Cường

281-356-2000

ỦY BAN GIÁO LÝ Lm. Đinh Minh Tiên, OP

713-732-0132

ỦY BAN CÔNG LÝ

HÒA BÌNH - LIÊN TÔN

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM

281-575-7246

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

713-529-4854

DÒNG CHÚA CỨU THẾ

3417 W. Little York Road

Houston, TX 77091

713-681-5144

DÒNG NỮ ĐA MINH

5250 Gasmer Drive

Houston, Texas 77035

713-723-8250

TU XÁ THÁNH ĐA MINH

12314 Old Foltin Road

Houston, TX 77086

281-999-4928

DÒNG NỮ LA SAN 14562 Cypress N. Houston

Cypress, TX 77429

281-894-7756

DÒNG MẾN THÁNH GIÁ 8138 Lynn St.

Houston, TX 77017

346-571-5116

DÒNG CHÚA THÁNH THẦN

4410 Yoakum Blvd.

Houston, TX 77006

713-529-0405

TU HỘI TẬN HIẾN

20303 Kermier Road

Waller, TX 77484-8743

832-923-7784

TU HỘI GIA ĐÌNH

MẸ MARIA THĂM VIẾNG

11663 Quinn Ridge Way

Houston, TX 77038

713-518-2977

Website

Cộng Đồng Công Giáo VN - Houston

www.cgvnhouston.org Phụ Trách: Pt. Giuse Trần Văn Nhật

[email protected]

713-870-8955

tôn vinh Chúa Cha trong cuộc sống dương gian và hôm nay Chúa Cha lại tôn vinh Ngài trong vương quốc trường sinh.

Là người Kitô hữu, chúng ta được mời gọi bước theo Con Đường Chúa Giêsu đã đi. Đó là Con Đường đi tìm thánh ý Chúa và thực thi đến hơi thở cuối cùng. Đó không phải là con đường trải thảm rộng thênh thang mà là con đường hẹp, đòi hy sinh và từ bỏ. Đó là con đường của tình yêu, tận hiến và hy sinh như Thầy Chí Thánh Giêsu. Và như thế, đó chính là con đường duy nhất để chúng ta tiến vào nhà Cha, nơi đó, Chúa đã đi trước để dọn chỗ cho chúng ta.

Nguyện xin Chúa Giêsu Phục Sinh chỉ đường dẫn lối để chúng ta luôn tiến bước về nhà Cha trong an bình và thanh thoát với những bận rộn của cuộc sống bon chen hôm nay. Amen.

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

Đọc tiếp trang 11

Page 4: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … › pdf › DungLac10_05_20.pdf · Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

BTDL 10-05-2020 tr. 4

Trong buổi tiếp kiến chung được truyền hình trực tiếp từ Dinh Tông Tòa vào sáng thứ Tư 29/04, Đức Thánh Cha đã giải thích Mối Phúc cuối cùng trong tám Mối Phúc: “Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 10). Sống theo các Mối Phúc có thể khiến chúng ta bị thế giới chối từ, bách hại. Tuy nhiên, cuối cùng, bách hại lại là nguyên nhân giúp chúng ta được hưởng niềm vui trên Thiên Quốc. Con đường Mối Phúc là hành trình phục sinh, đưa chúng ta từ sự ích kỷ đến cuộc sống theo Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Cuộc đời các thánh cho chúng ta thấy rằng bách hại giúp các Kitô hữu được giải thoát khỏi sự thỏa hiệp với thế gian.

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha. Anh chị em thân mến, chào anh chị

em! Với buổi tiếp kiến hôm nay, chúng

ta kết thúc cuộc hành trình các Mối Phúc theo Tin Mừng. Như chúng ta đã nghe, Mối Phúc cuối cùng loan báo niềm vui cánh chung của người bị bách hại vì công lý.

Mối Phúc này loan báo về hạnh phúc giống như được loan báo trong Mối Phúc đầu tiên: nước Trời dành cho những người bị bách hại giống như dành cho người có tinh thần nghèo khó; như thế chúng ta hiểu rằng chúng ta đã đi đến điểm cuối của một hành trình duy nhất đã được loan báo trong các Mối Phúc trước đó.

Các Mối Phúc là hành trình từ sự ích kỷ cá nhân đến.

Tinh thần nghèo khó, sự than khóc, hiền lành, khao khát sự thánh thiện, lòng thương xót, tâm hồn trong sạch và kiến tạo hòa bình có thể đưa đến sự bách hại vì Chúa Kitô, nhưng sự bách hại này cuối cùng lại là nguyên nhân của niềm vui và phần thưởng lớn lao trên Thiên Đàng. Con đường của các Mối Phúc là một hành trình Phục Sinh, đi từ một cuộc sống theo thế gian đến cuộc sống theo Thiên Chúa, từ một cuộc sống được dẫn dắt bởi xác thịt - nghĩa là bởi sự ích kỷ - đến cuộc sống được Chúa Thánh Thần hướng dẫn.

Lối sống Tin Mừng gây khó chịu cho thế gian.

Thế gian, với những thần tượng của nó, những thỏa hiệp và ưu tiên của nó, không thể chấp nhận lối sống này. "Các cấu trúc tội lỗi", những thứ thường được

tạo ra bởi não trạng của con người và xa lạ với Thánh Thần chân lý, Đấng mà thế gian không thể chấp nhận (x. Ga 14, 17), chỉ có thể chối bỏ tinh thần nghèo khó hay hiền lành hay trong sạch và tuyên bố rằng lối sống theo Tin Mừng là một sai lầm và là vấn đề, và do đó là điều gì đó cần gạt ra ngoài lề. Thế giới nghĩ rằng: đây là những người duy tâm hoặc cuồng tín ... Họ nghĩ như thế.

Nếu thế gian dựa trên tiền bạc, thì bất cứ ai chứng tỏ rằng cuộc sống có thể được viên mãn trong việc trao tặng và từ bỏ, đều trở thành sự phiền toái đối với hệ thống của lòng tham lam. Từ "phiền toái" này là chìa khóa, bởi vì chứng tá Kitô giáo duy nhất, điều mang lại nhiều điều tốt đẹp cho nhiều người bởi vì họ sống theo nó, lại gây phiền toái cho những người theo não trạng thế gian. Họ thấy nó như một lời trách móc. Khi sự thánh thiện xuất hiện và cuộc sống của con cái Chúa nổi bật lên, trong vẻ đẹp đó có một điều không thoải mái, đòi hỏi phải chọn lựa: hoặc để cho chính mình bị tra vấn và mở lòng ra với điều tốt hoặc từ chối ánh sáng đó và trở nên cứng lòng, thậm chí đến mức chống đối và giận dữ (x. Kn 2, 14-15).

Sự thù ghét Kitô hữu của các chế độ độc tài ở châu Âu.

Thật là đáng tò mò ... thu hút sự chú ý khi nhìn thấy trong các cuộc bách hại các vị tử đạo, sự thù địch gia tăng đến trở thành oán giận như thế nào. Chỉ cần nhìn những cuộc bách hại trong thế kỷ cuối cùng của các chế độ độc tài châu Âu: người ta đã thịnh nộ chống lại Kitô hữu, chống lại chứng tá Kitô giáo và chống lại chủ nghĩa anh hùng của Kitô hữu như thế nào.

Bách hại giúp Kitô hữu thoát khỏi thỏa hiệp với thế gian.

Nhưng điều này cho thấy rằng thảm kịch bách hại cũng là nơi giải thoát khỏi sự lệ thuộc vào thành công, vào vinh quang giả tạo và thỏa hiệp với thế giới. Điều gì làm cho những người bị thế giới chối bỏ vì Chúa Kitô được vui mừng? Họ vui mừng vì đã tìm được điều quý giá, giá trị hơn cả thế giới. Thực tế, "được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì người ta nào có lợi gì?" (Mc 8, 36).

Ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn trong các thế kỷ đầu tiên.

Thật đau lòng nhắc lại rằng, tại thời

điểm này, có rất nhiều Kitô hữu phải chịu những cuộc bắt bớ ở nhiều khu vực trên thế giới, và chúng ta phải hy vọng và cầu nguyện rằng cơn hoạn nạn của họ sẽ chấm dứt càng sớm càng tốt. Ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn trong các thế kỷ đầu tiên. Chúng ta hãy tỏ sự gần gũi với những anh chị em này: chúng ta là một thân thể, và những Kitô hữu này là những chi thể đang bị thương tích đổ máu trong thân thể của Chúa Kitô là Giáo Hội.

Chú ý đến nguy cơ “đánh mất hương vị” của Kitô hữu.

Nhưng chúng ta cũng phải cẩn thận để không đọc Mối Phúc này theo nghĩa bi quan, tự thương hại. Thật ra, không phải sự khinh miệt của con người lúc nào cũng đồng nghĩa với sự bách hại: không lâu sau khi nói về các Mối Phúc, Chúa Giêsu nói rằng các Kitô hữu là “muối của trái đất”, và Ngài cảnh giác chống lại nguy cơ "đánh mất hương vị", khi đó muối "đã thành vô dụng và chỉ còn việc quăng ra ngoài cho người ta chà đạp" (Mt 5, 13). Do đó, cũng có sự khinh miệt do lỗi của chúng ta, khi chúng ta đánh mất hương vị của Chúa Kitô và Tin Mừng.

Cần phải trung thành với con đường khiêm hạ của các Mối Phúc, bởi vì đó là con đường để thuộc về Chúa Kitô chứ không phải thuộc về thế gian. Cần nhớ lại hành trình của Thánh Phao-lô: khi Ngài nghĩ mình là một người công chính, thì Ngài lại là một kẻ bách hại, nhưng khi khám phá ra mình là một kẻ bách hại thì Ngài lại trở thành con người của tình yêu, người đối mặt cách hạnh phúc với những đau khổ của cuộc bách hại mà Ngài phải chịu (x. Cl 1, 24).

Chúa Giêsu luôn ở bên chúng ta trong các cuộc bách hại.

Nếu Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng, làm cho chúng ta giống với Chúa Kitô bị đóng đinh và, liên kết chúng ta với cuộc thương khó của Người, thì việc bị loại trừ và bách hại là biểu hiện của cuộc sống mới. Cuộc sống này giống như của Chúa Kitô, Đấng vì loài người chúng ta và vì ơn cứu độ của chúng ta đã "bị con người khinh miệt và khước từ" (x. Is 53, 3; Cv 8, 30-35). Được đón nhận Chúa Thánh Thần của Người có thể giúp trái tim chúng ta tràn đầy tình yêu để hiến dâng sự sống cho

Đọc tiếp trang 11

Đức Thánh Cha đau lòng khi thấy rằng ngày nay nhiều anh chị em vẫn còn chịu bách hại và mời gọi các tín hữu gần gũi với họ. Ngài khuyến khích các tín hữu kiên cường làm men, làm muối cho Tin Mừng, đừng để cho hương vị Kitô hữu bị mất đi. Chúa Kitô luôn đồng hành với chúng ta trong thử thách.

Page 5: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … › pdf › DungLac10_05_20.pdf · Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

BTDL 10-05-2020 tr. 5

“Kinh Mân Côi là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất và là phương cách hiệu quả nhất để đạt tới sự sống đời đời. Đó là phương thuốc cho tội lỗi của chúng ta, là nguồn gốc phúc lành của chúng ta. Không có cách cầu nguyện nào tuyệt vời hơn.” Đó là lời minh định của ĐGH Leo XIII, vị Giáo Hoàng thứ 256, triều đại từ 1878 tới 1903.

Ngài là vị Giáo Hoàng đại thọ nhất trong lịch sử Giáo Hội – qua đời lúc 93 tuổi. Ngài là ngòi bút sắc bén, thi sĩ thông minh, thần học gia nổi trội, và người sáng lập Viện Giáo Hoàng Thánh Thomas Aquino năm 1879 – nay là Đại Học Giáo Hoàng Thánh Thomas Aqui-no, hoặc Angelicum.

Là mục tử và nhà thần bí, ĐGH Leo XIII rất quan tâm các vấn đề xã hội và luân lý, làm cho Giáo Hội có nhiều vũ khí tâm linh để chống lại các vấn đề đó. Một hôm, khi đang dâng lễ, Ngài thị kiến cuộc chiến tâm linh dữ dội và được gợi hứng viết kinh Tổng Lãnh Thiên Thần Michael. Ngài cũng thúc đẩy việc sùng kính Đức Thánh Giuse, tận hiến thế giới cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, thúc đẩy lòng sùng kính Ngày Thứ Sáu, và ấn định tháng Sáu là tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ngài là vị Giáo Hoàng mà cô bé Teresa 15 tuổi đã xin phép chuẩn vào Dòng Kín khi Ngài tới Lisieux. Ngài là Giáo Hoàng đầu tiên xuất hiện trên phim ảnh và tuyên chân phước cho linh mục Louis de Montfort năm 1888, và ĐGH Piô XII tuyên thánh cho linh mục Louis de Montfort năm 1947.

1. LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ. Từ hồi trẻ, ĐGH Leo XIII đã rất

sùng kính Đức Mẹ. Phát hiện các bài viết về Đức Mẹ của Thánh Louis de Montfort năm 1846, và điều tra các bài viết này vào án phong thánh cho linh mục Montfort, ĐGH Leo XIII đã ảnh hưởng nhiều với tư tưởng của Thánh Montfort về Đức Mẹ. Ngài rất sùng kính Đức Mẹ, ban ân xá cho những người tận hiến cho Đức Mẹ theo cách của Thánh Montfort. Một nguồn gợi hứng khác về

Đức Mẹ đối với ĐGH Leo XIII là công việc của Chân Phước Bartolo Longo ở Pompeii.

ĐGH Leo XIII cởi mở với các mặc khải tư. Ngài thúc đẩy việc sùng kính Áo Đức Bà, thiết lập lễ Đức Mẹ Ảnh Phép Lạ (Our Lady of the Miraculous Medal), viết Tông Thư thức đẩy việc hành hương các Đền Đức Mẹ, đặc biệt là Đức Mẹ Lộ Đức, và công nhận thị kiến Đức Mẹ hiện ra tại La Salette, với hai trẻ Maximin Giraud và Mélanie Cal-vat. Ngài yêu mến Đức Mẹ Lộ Đức đến nỗi cho xây dựng một hang Lộ Đức tại vườn Vatican. Theo ý tưởng của Thánh Bernard Clairvaux, Ngài nói rằng các Kitô hữu cố gắng sống đức tin mà không có Đức Mẹ cũng như con chim cố gắng bay mà không có đôi cánh. Trong nhiều bài viết về Đức Mẹ, Ngài nhấn mạnh rằng Đức Mẹ có thể làm cho các tín hữu vâng lời Đức Giáo Hoàng. Ngài là Giáo Hoàng đầu tiên được ghi âm tiếng nói, và khi ghi âm, Ngài hát kinh Kính Mừng.

2. VÔ ĐỊCH KINH MÂN CÔI. ĐGH Leo XIII là nhà vô địch về

kinh Mân Côi. Ngài viết 11 Tông Thư về Kinh Mân Côi, và rất nhiều Sứ Điệp về kinh Mân Côi. Các Tông Thư về kinh Mân Côi có phần tóm lược các câu của các vị tiền nhiệm về vai trò của Thánh Đa Minh là người khởi xướng kinh Mân Côi và sáng lập hội Mân Côi. Ngài nói rằng Đức Mẹ đã giao phó Chuỗi Mân Côi cho Thánh Đa Minh, so sánh hội Mân Côi của Thánh Đa Minh với đạo binh cầu nguyện và cuộc chiến thiêng liêng giành lại các linh hồn cho Đức Kitô.

ĐGH Leo XIII nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo huấn xã hội Công giáo qua Tông Thư Rerum Novarum (Tân Sự – nói về đời sống của giới lao động nghèo), và nói rằng Kinh Mân Côi là một phần giải quyết các vấn đề xã hội thời đó. Ngài không ngừng nói rằng kinh Mân Côi là phương cách hữu hiệu để mở rộng Vương Quốc của Chúa Giêsu Kitô trên thế gian này, đồng thời hữu ích cho cà cá nhân và xã hội. Ngài khuyến khích mọi người đọc kinh Mân Côi hằng ngày, đặc biệt khuyến khích các linh mục và các nhà truyền giáo nói về kinh Mân Côi, vì đó là sức mạnh đẩy lui sự ác và chữa lành các vết thương lòng.

ĐGH Leo XIII ấn định tháng Mười là tháng Mân Côi, ban nhiều ân xá cho người đọc kinh Mân Côi, ủng hộ việc xây dựng Thánh Đường Mân Côi tại Lộ Đức, thêm danh xưng “Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi” vào Kinh Cầu Đức Bà, viết hiến chương cho hội Mân Côi, khuyến khích các tu sĩ Đa Minh truyền bá kinh Mân Côi, và ủng hộ hội Tông

Đồ Mân Côi của Chân Phước Bartolo Longo tại nhà thờ Mân Côi ở Pompeii. Ngài còn rút gọn kinh Tổng Lãnh Thiên Thần Michael mà ngày nay thường đọc khi lần chuỗi xong.

Các bài viết của ĐGH Leo XIII đề cao ơn lành của kinh Mân Côi: đọc kinh Mân Côi là cầu nguyện với các Thánh Thiên Thần, vì chính Sứ Thần Gabriel là người đầu tiên nói lời kính chào Đức Mẹ. Mãi mãi ĐGH Leo XIII là vị Giáo Hoàng của Kinh Mân Côi.

Lm Donald Calloway, M.I.C Trầm Thiên Thu

(chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)

Trời và đất giao duyên (chạm nhau) trong lúc cầu nguyện, và sự khao khát ở trần gian của chúng ta tạm thời được thỏa mãn bởi một nguồn suối trên trời.

Tôi đã ra ngoài chạy bộ vào một buổi sáng mùa hè nóng nực ở Arizona.

Chạy được một dặm, tôi đã nhận ra tôi đã quên chai nước của mình. “Không có vấn đề gì”, tôi nghĩ thầm. Tôi đã thực hiện việc chạy này cả trăm lần. Tôi sẽ ổn thôi”. Buồn thay, bộ não kiêu hãnh của tôi đã quên thông báo cho cơ thể thiếu nước của tôi. Khi tôi rẽ sang góc ở dặm số ba, chân tôi bắt đầu như cứng lại. Tôi trở nên choáng váng, chóng mặt và muốn nôn, lúc đó tại một thời điểm, tôi chắc chắn rằng người thợ gặt dữ dằn đang chạy bên cạnh tôi. Ngay cả Thiên Thần hộ mệnh của tôi cũng đang xin uống nước!

Tôi đã phạm sai lầm khi nghĩ rằng tôi có thể sống sót tự thân mình. Tôi đã không cần bất cứ thứ gì hay bất cứ ai khác. Tôi đã sai lầm. Câu châm ngôn quả đã đúng: “Kiêu căng (thực sự), đưa đến sụp đổ” (xem Châm ngôn 16: 18). Và tôi đã phạm sai lầm tương tự trong hành trình Kitô hữu của tôi. Chìa khóa để không bị mất nước về thể chất hoặc tinh thần của bạn là phải và phải uống nước trước khi bạn thực sự khát.

Bạn đang sung túc hay chỉ đang sống sót?

Chúng ta biết cơ thể của chúng ta đã được tạo dựng với những nhu cầu. Và linh hồn của chúng ta cũng thế. Sự sáng tạo được thiết kế để không chỉ cần sự sáng tạo mà còn cần Đấng Tạo Hóa. Đấng là Người thổi sự sống vào chúng ta cũng yêu chúng ta đủ để thiết kế chúng

Page 6: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … › pdf › DungLac10_05_20.pdf · Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

BTDL 10-05-2020 tr. 6

ta với những nhu cầu về tâm linh. Chúng ta không chỉ khao khát sự sống của trái đất (thức ăn và nước) mà còn về huyết mạch của thiên đàng trong lời cầu nguyện và Bí Tích. Câu hỏi là đây: chúng ta muốn chỉ sống sót hay thực sự sống?

Trong cuộc gặp gỡ nổi tiếng giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ Samari tại bờ giếng (Ga 4, 4-42), người phụ nữ có thể đang đi kiếm nước, nhưng đó là Nước Hằng Sống – Chúa Giêsu Kitô, người đã đến gần (chị) để xin nước uống. Người phụ nữ ấy, giống như nhiều người trong chúng ta, đã ở trong tình trạng sống sót: thiếu nước về tinh thần và quen với nó. Phải mãi cho đến khi gặp Chúa, chị mới bắt đầu hiểu được sự khác biệt giữa sự sống sót và sự sung túc (tiến triển). Như Giáo lý Giáo Hội Công Giáo nhắc nhở chúng ta,

Chúa Giêsu khát; lời xin của Người xuất phát từ cõi sâu thẳm của Thiên Chúa, Đấng khát mong chúng ta. Cầu nguyện, dù chúng ta có biết điều này hay không, là cuộc gặp gỡ sự khao khát của Thiên Chúa với sự khao khát của chúng ta. Thiên Chúa khát khao chúng ta khao khát Người (2560).

Sự thực là ngay cả khi chúng ta cầu nguyện, ngay cả khi chúng ta nỗ lực, thì thực sự Thiên Chúa vẫn đang theo đuổi chúng ta. Cầu nguyện là nơi đất và trời gặp nhau. Cầu nguyện là nơi cơn khát tạm thời của chúng ta được thỏa mãn bởi một nguồn suối trên trời. Đó là trong lời cầu nguyện, ánh sáng chiếu vào những khoảnh khắc của bóng tối, niềm hy vọng chiến thắng nỗi sợ hãi, hòa bình làm tiêu tan nỗi lo lắng và sự chữa lành hàn gắn mọi vết thương. Cầu nguyện không loại bỏ những thập giá của chúng ta, nhưng nó mang lại cho chúng ta một viễn tượng mới về thập giá. Cầu nguyện là nơi thập giá trở nên nhẹ nhàng.

Sức Mạnh của Lời Cầu Nguyện Chủ Động.

Chúng ta càng cầu nguyện, chúng ta sẽ càng khao khát cầu nguyện. Chúng ta càng sớm nhận ra sức mạnh của lời cầu nguyện chủ động trong cuộc sống hàng ngày, thay vì lời cầu nguyện phản ứng trong những lúc tuyệt vọng, chúng ta sẽ càng tin tưởng vào tình yêu và sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta sẽ sớm bắt đầu thấy rằng lời cầu nguyện không “giúp ích” gì cho mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa; cầu nguyện là mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa.

Tuy nhiên, bất cứ mối tương quan nào, đều cần thời gian và việc làm; một mối tương quan với Thiên Chúa cũng thế, không có gì khác. Thiên Chúa sẵn sàng thực hiện phần kết thúc của Người.

Chúa mời chúng ta xin, tìm kiếm và gõ (Mt 7, 7). Hãy lưu ý rằng cả ba hành động đó đều cần nỗ lực của chúng ta. Điều đó đang được nói, Người hứa với chúng ta rằng “khi các ngươi … cầu nguyện với Ta, Ta sẽ nhận lời các ngươi” (Gr 29, 12), và chúng ta được nhắc nhở: “Hãy đến gần Thiên Chúa, Người sẽ đến gần anh em” (Gc 4, 8). Thiên Chúa không chỉ nhìn bạn với tình yêu vĩ đại, như bạn là, nhưng Người còn muốn bạn biết Người như một người bạn đáng tin cậy và trung thành.

Thánh Augustinô nói tất cả chúng ta đều là những kẻ ăn mày trước mặt Thiên Chúa. Như thế, sự khiêm nhường thực sự là nền tảng của mọi lời cầu nguyện (CCC, 2559). Chúa Thánh Thần muốn ban thưởng cho hành động cởi mở của bạn. Thiên Chúa sẽ không chịu thua kém lòng quảng đại. Vì thế, trước khi bạn dấn thân vào cuộc gặp gỡ không được biết đến mà Thiên Chúa dành cho bạn, hãy dâng một lời cầu nguyện thật

nhanh. Hãy để Chúa nói chuyện với bạn theo một cách mới. Hãy cầu xin Chúa đến ngự trong bạn theo những cách thức mới mẻ. Hãy cầu xin Chúa chiếu soi tâm trí bạn. Hãy mời Chúa chiếm lấy trái tim của bạn. Hãy mời Chúa làm chủ trong tâm hồn bạn… theo thời gian và theo kế hoạch hoàn hảo của Người.

Hãy cầu nguyện: “Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến”. Hãy lặp lại câu đó nhiều lần. Chúa đang chờ đợi bạn. Người là Nước Hằng Sống, sẵn sàng thỏa mãn cơn khát sâu thẳm nhất của bạn.

Đây là một tuyển lựa từ Nhận được Nhiều hơn từ Cầu Nguyện (Get More Out of Prayer), được chỉnh sửa bởi Mark Hart (The Word Among Us Press, 2018). Có sẵn từ wau.org/books

Theo The Word Among U [wau.org]

Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

Im lặng là một hình thức giao tiếp của con người. Đó là một thứ ngôn ngữ đặc biệt giữa ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời. Im lặng, giống như đồng tiền, có hai mặt, một tích cực, và mặt kia thì tiêu cực. Im lặng, người ta tin tưởng, có thể thúc đẩy hoặc cũng có thể cản trở những giao tiếp và ngay cả những mối quan hệ.

Bàn về sự im lặng là một sự liều lĩnh. Bật lên một tiếng nói – một chữ – về sự im lặng cũng đồng nghĩa với phá tan ý nghĩa và bản chất của sự im lặng. Và nếu im lặng có thể lên tiếng nói cho chính nó, chúng ta có cần phải tranh luận về im lặng trong sự im lặng hay không? Im lặng là sự vắng mặt của lời, nhưng, cũng là một hình thức của giao tiếp, im lặng thật sự ra là một loại ngôn ngữ có sức mạnh phi thường.

Một vài năm trước đây, bố tôi nằm trên giường bệnh đợi giờ chết bởi ung thư. Hai ngày trước khi ông mất, ông nhờ những đứa con đến đón mẹ của ông đang sống tại một ngôi làng. Bà cũng đang nằm liệt giường bởi tuổi già. Khi đặt chân tới căn nhà của bà nội, chúng tôi ngạc nhiên nhận ra bà đang ngồi trên ghế sofa. Chúng tôi biết bà nội đã không còn khả năng đi đứng cũng khá lâu rồi. Cho nên chúng tôi hỏi ai đã giúp bà ngồi trên ghế. Trước sự ngạc nhiên của những đứa cháu, bà nói, “Bố các cháu đã tới và mang bà tới đây để bà có thể ngồi trên cái ghế sofa này.” Chúng tôi

không thể tin được điều bà nói. Nhưng bà nội cũng không thể nói dối! Chúng tôi đã giữ im lặng bởi chính chúng tôi cũng không hiểu. Khi chúng tôi với bà nội về tới nhà, bố tôi và mẹ của ông – bà nội yêu dấu của chúng tôi – đã

có một cuộc đối thoại tuyệt vời – trong im lặng. Đó là một cuộc đối thoại không lời. Đôi mắt yêu thương của họ gặp nhau và cả hai đều mỉm cười. Tôi đã cố gắng diễn giải những gì tôi chứng kiến giữa bà nội và bố tôi. Và đây là diễn giải của riêng tôi về một cuộc đối thoại trong yên lặng giữa họ. Tôi tin rằng bố tôi đang nói lời từ biệt với mẹ của ông, trong khi bà nội đang nói là hãy để mẹ mang lấy cơn đau và nỗi khổ của con. Một điều thường tình, người mẹ bao giờ cũng mong ước gánh vác nỗi khổ cho con cái của mình. Và đây là một thí dụ tuyệt vời về giao tiếp và mối liên hệ về tình thương trong sự im lặng.

Cho phép tôi phá vỡ sự yên lặng bằng cách nói với bạn đọc về sự im lặng của Thiên Chúa trên đồi Calvary và sự im lặng của Mẹ Maria tại chân cây Thánh Giá của người Con yêu dấu – Đức Giêsu Kitô. Tại sao Thiên Chúa lại có thể trở nên xa cách và im lặng vào ngày hôm đó? Tại sao Mẹ Maria đứng rất gần với Đức Giêsu nhưng lại rất im lặng tại chân cây Thánh Giá?

Với chúng ta người Kitô hữu, thí dụ nổi bật về sự im lặng của Thiên Chúa là khi Đức Giêsu trên cây Thánh Giá kêu

Sức Mạnh của Sự Im Lặng của Thiên Chúa

Page 7: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … › pdf › DungLac10_05_20.pdf · Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

BTDL 10-05-2020 tr. 7

to, “Lạy Chúa con, lạy Chúa con, tại sao Ngài bỏ rơi con?” (Matthew 27: 46). Đức Giêsu đã cảm nghiệm bị ruồng bỏ bởi Thiên Chúa, Cha của Ngài và Mẹ Maria người Mẹ thân yêu của Ngài. Tại sao? Tại sao những lời khích lệ đã không được cất lên? Tại sao lại có sự im lặng không đúng lúc và không đúng chỗ? “Lạy Chúa con, lạy Chúa con, tại sao Ngài bỏ rơi con?” “Mẹ con, tại sao mẹ lại bỏ rơi con?” “Những người môn đệ yêu quý, tại sao các con đã bỏ rơi Thầy? Tại sao các con đã bỏ chạy?”

Thiên Chúa đã không can thiệp. Thiên Chúa đã không cất đi chén đắng và cái chết của người Con. Cho nên, sự im lặng của Thiên Chúa đã dẫn Đức Giêsu tới cái chết ô nhục trên cây Thánh Giá – một loại hình phạt chỉ dành riêng cho những tội phạm. Nhưng Đức Giêsu không phải là một tội phạm! Ngài vô tội như con chiên bị mang tới người đồ tể không có lòng thương xót.

Sự im lặng giữa Thiên Chúa, Chúa Cha và Đức Giêsu, người Con yêu dấu đã không tỏ lộ tới đám đông trên đồi Calvary một điều mang thật nhiều ý nghĩa – một trao đổi tình yêu rồi sẽ sinh hoa kết trái vào ngày thứ ba khi Đức Giêsu Phục Sinh với một đời sống mới, một đời sống vĩnh cửu. Sự im lặng của Thiên Chúa đã tiêu diệt sự chết và mang lại một đời sống mới tới thế giới qua người Con của Ngài, Đức Giêsu – Đức Kitô Phục Sinh!

Sự im lặng giữa Chúa Cha và Chúa Con tràn đầy hứa hẹn và hy vọng, không phải một điều tuyệt vọng. Im lặng trên đồi Calvary có ý nghĩa trong một khung cảnh của hy vọng là Đức Giêsu sẽ sống lại. Sự im lặng của Mẹ Maria tại chân cây Thánh Giá là một điều đáng chú ý. Mẹ đã không nói một lời. Vượt lên trên tất cả nỗi đau khổ của con người mà Mẹ đã trải qua là sự im lặng của riêng Mẹ. Im lặng là phản ứng của Mẹ trước sự im lặng của thiên đàng. Im lặng đã khiến Mẹ Maria trở nên một người phụ nữ mạnh mẽ. Sức mạnh của Mẹ chính là sự im lặng tuyệt đối, từ nơi đây hy vọng đã nảy mầm.

Chúng ta dừng lại và tự hỏi chính chúng ta, “Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh năm 2020 đang nói điều gì với chúng ta – trong bối cảnh của một thảm họa đại dịch do Covid-19 đã vô tình hoặc cố tình gây ra?”

Sự im lặng của Thiên Chúa trước cơn đại dịch hàm chứa hai lý do khác nhau. Một là con người đã không đáp trả lại lời kêu gọi Thiên Chúa để tin rằng Ngài vĩ đại hơn khoa học và công nghệ. Con người nghĩ rằng họ hoàn toàn có khả năng tự lực tự cường. Con người đã biến Thiên Chúa trở thành tương tự như

một món hàng. Chỉ khi nào họ cần, họ mới chạy tới Chúa. Họ đã hạ bệ Thiên Chúa và thần phục khoa học và công nghệ. Nhân loại đã chọn trở thành “người công nghệ” thay vì “người tôn giáo.” Vậy mà con người lại còn thắc mắc tại sao Thiên Chúa đã trở nên quá im lặng. Có đúng là Thiên Chúa không thấy và cũng không cảm nhận được nỗi khổ của con người (Exodus 3: 1-10)?

Lý do thứ hai giải thích sự im lặng của Thiên Chúa đó là im lặng cũng là một phương cách nghỉ ngơi. Khi Thiên Chúa dường như đang im lặng, con người có khuynh hướng điền vào khoảng trống bằng những lời. Nhưng những người, hiểu vấn đề hơn, sẽ im lặng và chờ đợi trong hy vọng. Covid-19 chính là ngôn ngữ im lặng của Thiên Chúa. Cơn đại dịch là cách Thiên Chúa nói với chúng ta trong im lặng. Im lặng thật sự là ngôn ngữ của Thiên Chúa. Chúng ta cũng phải giữ sự im lặng để lắng nghe tiếng Chúa và đối thoại với Ngài trong hy vọng.

Trong một thế giới ồn ào, ô nhiễm và nhiễm đầy phóng xạ như thế giới của chúng ta, thế giới của thiên niên kỷ thứ 21, chúng ta khát sự im lặng. Chúng ta khao khát im lặng nội tâm để được trụ lại trong một Thiên Chúa diệu kỳ. Im lặng nội tâm có khả năng khiến chúng ta trò chuyện với Chúa và suy niệm về cảm giác bị bỏ rơi của Đức Giêsu, người dường như đã tuyệt vọng nhưng lại vẫn hoàn toàn tin tưởng và hy vọng vào Thiên Chúa Cha. Và Mẹ Maria là một mẫu hình im lặng cho chúng ta. Sự im lặng đã khiến Mẹ hiểu nỗi đau của ngọn giáo đau khổ đã được tiên đoán sẽ là kinh nghiệm của riêng Mẹ.

Nói tóm lại, im lặng là một khoảng không gian linh thiêng để lắng nghe. Im lặng khiến chúng ta trở thành những người biết lắng nghe Lời Chúa. Im lặng chính là ngôn ngữ của Thiên Chúa. Tôi nguyện cầu, “Thiên Chúa của im lặng, con khẩn cầu xin Chúa dạy cho con biết lắng nghe ngôn ngữ của Ngài!” Amen!

Thứ Sáu Tuần Thánh, 10/4/2020 Học Viện Truyền Giáo Ngôi Lời –

Tagaytay City, The Philippines (Người dịch: LM Michael Nguyễn SVD,

Nguyên tác, The Power of God’s Divine, https://nguyentrungtay.blogspot.com/2020/04/the-power-of-gods-silence-edgar-javier.html).

(Lm. Nguyễn Trung Tây dịch)

Ngày nay có lẽ giới trẻ Việt Nam không còn xa lạ với Huấn Quyền Hội Thánh, và chắc chắn nhiều người trẻ, nhất là các bạn giáo lý viên, đã từng nghe và đọc Tông Huấn Christus Vivit (CV, Chúa Kitô đang sống) mà Đức Thánh Cha Phanxicô gửi trực tiếp cho người trẻ.

Tông Huấn Christus Vivit bắt đầu thật ấn tượng: “Chúa Kitô đang sống (…) Chúa Kitô đang sống và Người muốn con cũng được sống!”. Và tiếp theo, Đức Thánh Cha khẳng định đầy niềm hy vọng: “Dù con có rời xa Người, Đấng Phục Sinh vẫn ở bên con.” (CV số 1-2).

Như thế, mầu nhiệm Phục Sinh hoàn toàn không xa lạ với người trẻ. Người trẻ là tương lai của Giáo Hội và xã hội, và hơn thế nữa, người trẻ là hiện tại của Giáo Hội và xã hội. Đức Thánh Cha viết: “Chúng ta không thể chỉ nói rằng người trẻ là tương lai của thế giới. Họ là hiện tại của thế giới; họ góp phần làm cho thế giới được phong phú.” (CV số 64).

Tại sao thế? Đức Thánh Cha Phan-xicô giải thích trong Sứ Điệp gửi cho Đại Hội Mục Vụ Giới Trẻ châu Mỹ La tinh như sau: “Những người trẻ là hiện tại của Thiên Chúa, bởi vì Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, lòng tốt của Người, bước đi và ở với họ, và qua Chúa Giêsu, Chúa Cha tiếp tục nói với chúng ta bằng ngôn ngữ của tình yêu của Người, Đấng biết về sự trỗi dậy hơn là té ngã, hòa giải hơn là cấm đoán, tạo cơ hội mới hơn là lên án, tương lai hơn là quá khứ.”

Vâng, chính vì Chúa Giêsu đã trỗi dậy từ cõi chết, đang bước đi và ở với người trẻ. Ý thức được điều này, người trẻ can đảm bước đi mà không hề lo sợ.

I. ĐẤNG PHỤC SINH LOAN BÁO CHO NGƯỜI TRẺ TIN VUI.

Tin vui lớn nhất cho người tin vào Thiên Chúa là tin Chúa Giêsu Phục Sinh. Đó là nền tảng đức tin Công Giáo và là bảo chứng cho niềm hy vọng sống lại của chúng ta. Thánh Phaolô viết: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lòng tin của anh em thật hão huyền” (1 Cr 15, 17). (Đọc tiếp trang 10 )

Page 8: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … › pdf › DungLac10_05_20.pdf · Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

BTDL 10-05-2020 tr. 8

I. Đức tin, một ân ban nhưng không của Thiên Chúa.

Tin là điều rất cần thiết cho con người trong cuộc sống. Có thể nói, ta không thể sống nếu không tin. Cũng vậy, đức tin là món quà vô giá, là điều tối cần thiết của người Kitô hữu. Người Kitô hữu không thực sự sống đích thực nếu mất đức tin. Quả vậy, “Đức tin là một trong ba nhân đức đối thần, được ban cho tín hữu khi họ lãnh Bí Tích Thánh Tẩy. Đức tin chỉ hồng ân siêu nhiên được ban cho tín hữu, để họ gắn bó trọn vẹn và tự do với Thiên Chúa, và đón nhận những chân lý do Ngài mặc khải trong Đức Giêsu Kitô”.[2] Nếu biết đón nhận đức tin và tuân phục đức tin một cách tự do, con người sẽ có ơn cứu độ. Trái lại, nếu lạm dụng tự do mà chối từ những đòi hỏi của đức tin đặt ra thì mất phần phúc đời đời. Nói cách khác, đức tin là một ân sủng. “Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, với sự gợi hứng của Chúa Thánh Thần, người tín hữu mới có cơ hội để đón nhận đức tin. Tự mình, chúng ta không thể lĩnh hội được những mạc khải về chính mình Ngài và về Con của Ngài là Đức Giêsu Kitô, Đấng tiếp tục mạc khải sứ điệp của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa làm cho ta tin. Ngài ban ân sủng tình yêu giúp chúng ta hiểu biết và đón nhận đức tin”.[3]

Đức tin dĩ nhiên là một món quà nhưng không và cần thiết cho chúng ta hưởng ơn cứu độ nhưng không vì thế mà biến chúng ta nên thụ động, chỉ biết “há miệng chờ sung”. Nói cách khác, đức tin còn là một lựa chọn mang tính luân lý, cần một thái độ đón nhận một cách tự do và đáp tiếng xin vâng của chúng ta. Hay nói như lời của Thánh Augustinô: “Thiên Chúa dựng nên con người không cần có con người, nhưng để cứu chuộc con người, thì Ngài cần đến sự cộng tác của con người”. Bởi vậy, nếu buông theo sự tự do lệch lạc, con người dễ đánh mất món quà đức tin, và rốt cuộc, đánh mất ơn cứu độ.

II. Những nguy cơ dễ đánh mất đức tin.

Có thể nói, giới trẻ ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức của thời đại. Đức tin của họ như bị chao

đảo bởi một loạt các cơn khủng hoảng trong nhiều lãnh vực như kinh tế, văn hóa, gia đình và luân lý. Nguyên nhân sâu xa của cơn khủng hoảng này là cơn khủng hoảng đức tin. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết: “Chúng ta đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa, một sự mất ý thức tôn giáo là điều tiêu biểu cho một trong những thách thức lớn nhất đối với Giáo Hội ngày nay”.[4] Vậy, căn nguyên của cuộc khủng hoảng này đến từ đâu? Thưa, chính là từ các trào lưu xã hội, vừa tục hóá và đa nguyên mà chúng ta có thể trưng dẫn nơi đây một số nguyên do chính yếu.

1. Chủ nghia duy lý: Chủ nghĩa duy lý là một hiện tượng phổ biến trong thế giới hôm nay. Nhân danh một quan niệm giản lược hóa của khoa học, “chủ nghĩa này khép chặt lý trí con người lại, không nhường chỗ cho sự gặp gỡ Mạc Khải và không công nhận tính siêu việt của Thiên Chúa”.[5] Nó làm cho lý trí con người ra cục mịch, khiến họ không tìm gặp được suối nguồn hạnh phúc đích thực là Thiên Chúa. Họ cho rằng, tin có Thiên Chúa là nghịch với khoa học và sẵn sàng đánh bật Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời của mình. Khi Nga Sô thành công trong việc phóng vệ tinh Spountnik thứ nhất lên không gian, họ gọi đó là “ngày thứ tám của công cuộc sáng tạo” và thốt ra những lời rất ngạo mạn: “Nếu có Thượng Đế thì các bác học Nga Sô đã giết chết rồi. Kể từ bây giờ nhất định không còn Thượng Đế nữa. Kể từ bây giờ rõ ràng đạo là thuốc phiện”[6]! Chính chủ nghĩa này ảnh hưởng rất lớn đến các bạn giới trẻ, khiến họ mất dần cảm thức về đạo, mất niềm tin vào Chúa.

2. Chủ nghia vô thần thực hành và hiện sinh (practical and existential atheism): Chủ nghĩa này ăn khớp với một nhãn giới trần tục hóa về đời sống và về vận mệnh của con người. Một con người “chỉ có biết quan tâm đến chính mình, một con người chẳng những biến mình thành tiêu điểm hâm mộ mà còn dám tự xưng mình là nguyên lý và là căn cơ của mọi thực tại”.[7] Họ phủ nhận Thiên Chúa bởi vì nhìn nhận có

Thiên Chúa là một trở ngại cho tự do của con người; nhìn nhận có Thiên Chúa tất nhiên phải chấp nhận những tôn chỉ luân thường của tôn giáo. Thái độ này thật ra là sợ Thiên Chúa hơn là phủ nhận có Thiên Chúa.

3. Quan niệm lệch lạc về tình yêu: Ngày nay, thuật ngữ về tình yêu đã bị lạm dụng rất nhiều, có khi đã bị giản lược thành một thương hiệu, một “mặt hàng tiêu thụ” mà ta gọi là thương mại hóa tình yêu. Trong ba từ Hy Lạp nói về tình yêu là eros (nhục dục), philia (tình bằng hữu) và agape (tình bác ái) thì dường như con người ngày nay chỉ nghiêng chiều về eros, “xem nó chủ yếu như một trạng thái say đắm, một tình trạng lý trí bị đè bẹp bởi một thứ “điên dại thần bí” lôi kéo con người khỏi cuộc sống hạn hẹp phàm nhân của mình”.[8] Thậm chí ta còn thấy thái độ này trong các giáo phái tôn thờ khả năng sinh sản, chẳng hạn như tục mại dâm “linh thiêng” nở rộ trong đền thờ. Eros vì thế, được thờ như một quyền năng thiêng liêng, đồng hàng với Thiên Chúa. Họ đánh mất tình bác ái, điều được chú trọng trong giáo lý Kitô giáo - tình yêu tự hiến. Có thể nói, xu hướng này đã làm băng hoại đạo đức của một phần đông giới trẻ và thay vì họ là “tương lai của Giáo Hội và xã hội” thì có nguy cơ sẽ là những áng mây u ám cho tương lại của nhân loại. Và khi tìm hiểu nguyên do của khuynh hướng nói trên thì nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận là do sự kinh nghiệm lệch lạc về tự do, coi tự do như sự đồng tình mù quáng với những mãnh lực của bản năng và với ý muốn thống trị của mỗi người. Bởi vậy, ta thấy trong xã hội nhan nhãn những tệ nạn như mại dâm, hiếp dâm, ngoại tình và đồng tính luyến ái. Cái trinh tiết của người phụ nữ vốn được xem là cái đáng giá “ngàn vàng” thì trở thành món hàng để đổi chác, chung chạ. Việc “góp gạo thổi cơm chung” trở thành như một “mốt tình yêu” thời thượng. Đó đây xuất hiện những nhà chứa, ổ chứa mại dâm để làm thỏa mãn thú tính cho khách làng chơi…

4. Một xa hội tiêu dùng (consumer society): Yếu tố này làm mê hoặc những người trẻ một cách dữ dội,

Là người Kitô hữu tre, chăc hăn gương măt vị Thánh Nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đa trơ nên quen thuộc và gần gũi với bạn. Đây là một vị thánh thật dê thương và xem ra hết sức hồn nhiên như không hề co trơ ngại gì trong đời sống đức tin. Một cuộc đời, từ thuơ thiếu thời đa đươc tăm gội trong niềm tin của Giáo Hội; đức tin thấm nhuần đến từng chi tiết cuộc sống tương chừng như không kho khăn nào co thể lay chuyển đươc. Nào ngờ, chị đa để lại những dòng tâm sự làm chấn động lòng tín hữu khi Ngài viết: “Tâm trí con cứ bị ám anh bơi những y tương mà co le chỉ những ke duy vật tồi tệ nhất mới nghỉ tới. Bao nhiêu ly luận chống lại đức tin dồn dập tấn công tâm trí, cam thức đức tin như tiêu tan, chết điếng, và co cam giác mình hoa thành thân tội lôi”.[1] Thiết tương, những thách đố mà Thánh Têrêxa găp phai cũng là thách đố của tôi và của bạn trong đời sống đức tin của chúng ta. Vậy, đâu là những thách đố cụ thể trong đời sống đức tin mà chúng ta cần phai nhận diện? Đâu là giai pháp giúp người Kitô hữu noi chung, cách riêng các bạn tre kinh qua nhưng cơn song gio trong đời sống đức tin?

Page 9: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … › pdf › DungLac10_05_20.pdf · Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

BTDL 10-05-2020 tr. 9

biến họ thành những nạn nhân và tù nhân của một lối sống vốn giải thích cuộc sống hiện hữu của con người mang tính chất duy cá nhân, duy vật và khoái lạc. Quan niệm sống thoải mái được xem như lý tưởng độc nhất của cuộc đời, một lối sống thoải mái phải đạt được với bất cứ điều kiện nào và với bất cứ giá nào. Người ta đề cao những gì “mình có” hơn là những gì “mình là”. Đồng tiền như trở thành phép thử, đến nỗi người ta có thể nói rằng: chỉ cần “nhúng người ấy vào dung dịch đồng tiền” thì tôi sẽ biết người đó là ai. Nhiều người Công Giáo trẻ cũng bị cuốn vào ma lực của nó nên đã đánh mất đức tin, xa rời Giáo Hội. Một lối sống như thế thì chỉ đi vào ngõ cụt vì như Thánh Pha-olo Tông Đồ đã nói: “Chung cục là họ sẽ phải hư vong. Chúa họ thờ là cái bụng” (Pl 3, 14).

5. Gian ác và giả dối lên ngôi: Một thách thức lớn cho giới trẻ hôm nay mà chúng ta không thể không nhắc tới đó là sự lên ngôi của sự gian ác và giả dối. Đạo đức suy thoái, lương tâm và nhân phẩm bị xúc phạm. Những câu thơ sau đây như trở nên lời cửa miệng khi phản ánh thực trạng nhiễu nhương của xã hội:

“Nhân phâm ngày nay giam giá rồi Chỉ còn thực phâm tăng giá thôi Lương tâm bán re hơn lương tháng Chân ly chân giò cũng thế thôi”.

Ngoài ra, chúng ta còn thấy những thống kê gây sững sốt về tình trạng nói dối trong xã hội này. Giáo sư Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng – ĐHQG T.p HCM – sáng 24/9/2013, tại Hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” do sở GD – ĐT tỉnh Lâm Đồng tổ chức ở T.p Đà Lạt, đã cho biết: “Theo khảo sát xã hội học mới đây, thì tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%”[9].

6. Bệnh vô cảm và bạc nhược cầu an: Thế giới nói chung và xã hội Việt nam nói riêng mỗi ngày đang xảy ra những chuyện đau lòng như: lừa đảo, công an đánh chết người, bác sĩ đối xử tàn nhẫn với bệnh nhân, lạm dụng tình dục trẻ em v.v … Con người dường như vô cảm trước những thảm cảnh đó, não trạng “sống chết mặc bay” như trở thành căn bệnh “ung thư tâm hồn” và vô phương cứu chữa. Những câu truyền tụng đẹp đẽ trong dân gian như: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”… dường như chỉ nằm trong giáo trình, trên bục giảng, hay trên cái đầu của con người chứ chưa thực sự đi vào con tim, vào phong hóa

của dân tộc…! Bệnh vô cảm rõ ràng là một “môi trường độc hại” mà các bạn trẻ phải “hít thở” và nếu không thận trọng, họ có thể bị trúng độc và trở nên bệnh hoạn.

7. Bệnh thành tích: Căn bệnh cuối cùng cần nhắc đến là bệnh thành tích. Người người đua nhau chạy điểm chạy chức, “mua tước, mua quan”. Có người đã đề cập đến hiện trạng này bằng một câu nói dí dỏm: “ngày xưa, khi đang đánh Mỹ thì ra ngõ gặp anh hùng, ngày nay, sắp đến giai đoạn ra ngõ đụng phải tiến sĩ”. Có lẽ, ít có ở đâu trên thế giới lại có số lượng tiến sĩ đông như ở Việt Nam. Theo một bài báo trên trang Vietnamnet, đăng ngày 06/03/2014, Việt Nam có 24.000 tiến sĩ. Phần đông trong số họ không có công trình nghiên cứu, chỉ là hữu danh vô thực, “ngồi chơi xơi nước”. Thật đáng hổ thẹn!

Những trào lưu, lối sống và các hình thức chủ nghĩa trên đây đều là những mối nguy cơ bóp nghẹt hạt giống đức tin trong tâm hồn người Kitô hữu trẻ hôm nay. Vậy, phải làm gì để bảo vệ đức tin người Kitô hữu? Đâu là con đường đích thực để họ đi trên hành trình đi tìm chân lý? Thưa, đó chính là “Con Đường Giêsu”.

III. Đức Giê-su - sự lựa chọn đúng đăn nhất cho người tre hôm nay.

1. Sống mối tương quan cá vị với Đức GiêSu KiTô.

Giữa muôn sự chọn lựa trong cuộc sống; giữa bao tiếng mời mọc, quyến rũ của ma quỷ, thế gian và xác thịt, người trẻ cần chọn cho mình một con đường đúng đắn đó là con đường Giêsu. Chính Đức Giêsu đã nói: “Chính Thầy là Đường, là Chân Lý và là Sự Sống” (Ga 14, 6). Đường, Chân Lý và Sự Sống là ba ý niệm căn bản nhất mà người Do Thái qua bao thế hệ dày công tìm kiếm. Với Đức Giêsu, ba ý niệm này được biểu hiện cách trọn vẹn nhất, bởi vì Đức Giêsu không những chỉ cho người khác đường về với Thiên Chúa, mà Ngài là Đường; Đức Giêsu không những chỉ cho người khác về chân lý, mà còn là chân lý; Đức Giêsu không những chỉ cho người khác về Sự Sống, mà Ngài còn là Sự Sống. Ơ đây, chúng ta cần quan tâm đến ý niệm “Đường”. Chỉ có Chúa Giêsu là con đường đích thực cho chúng ta bước theo để đạt được hạnh phúc tối hậu. Các nhà sáng lập và lãnh đạo tôn giáo từ cổ chí kim chưa ai nhận mình là đường. Đức Phật, người sáng lập Phật Giáo, nhận mình là kẻ chỉ đường, là ngón tay chỉ về mặt trăng, chứ không phải là mặt trăng. Bởi thế, các tín đồ Phật Giáo, những “kẻ đạt đạo có thể quên đi Đức Phật (phùng Phật sát Phật!)”.[10] Những người lãnh đạo Do

Thái từ Abraham, Môsê, Đavid, đến các tiên tri, hay những triết gia, thần học gia lỗi lạc như Socrate, Toma Aquino… không ai tự xưng mình là đường. Nhưng Đức Giêsu thì lại khác, điều quan trọng là chính Ngài, chính con người của Ngài. Chính Ngài là đường, đến nỗi không một con đường nào khác lại có thể biệt lập với Ngài hay không liên hệ với Ngài: “không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14, 6). Như vậy, đức tin của người Công Giáo không phải là đi theo một ý thức hệ, một lý tưởng nhưng là theo một Con Người, một Đấng có sức cứu độ nhân loại là Đức Giêsu Kitô. Vậy, theo Chúa Giêsu ta phải làm gì? Thưa, đó là vâng phục thánh ý của Người.

2. Vâng phục – một sự đáp trả đúng đăn của đức tin.

Đức tin cần được thể hiện bằng một thái độ đáp trả đó chính là sự vâng phục. Con đường để đạt tới hạnh phúc ở đây chính là sống theo Tám Mối Phúc Thật, tuân theo Mười Điều Răn, nhất là giới răn mến Chúa và yêu người. Apraham là một điển hình cho sự tin tưởng và phó thác vào Chúa. Ông đã lắng nghe trong niềm phó thác và lên đường mà không chút do dự. Hành trang quý giá nhất mà ông mang theo đó là đức tin vào Thiên Chúa. Và ông dấn thân để cảm biết về Đấng Khôn Ngoan. Vì ông hoàn toàn xác tín rằng: “điều gì Thiên Chúa đã hứa thì Người cũng có đủ quyền năng thực hiện” (Rm 4: 20, 21). Cùng với đức tin, ông hoàn toàn vâng phục và đáp lại lời mời gọi của Chúa. Nhờ đó, ông càng hiểu sâu hơn về Chúa và được Chúa ban muôn ân huệ cho ông và dòng dõi ông. Một tấm gương sáng chói khác được đề cập đến trong Tân Ước chính là Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Mẹ đã luôn tin tưởng phó thác đời mình cho Chúa, sẵn sàng đáp tiếng “xin vâng” như lời Thiên Thần truyền và Mẹ đã được thụ thai và sinh hạ Con Một Chúa. Trong một đám cưới tại Cana, trong lúc nhà đám thiếu rượu, Mẹ đặt tin tưởng vào Chúa Giêsu, Con của Mẹ và bảo đám gia nhân “Người bảo gì thì cứ làm theo” (X. Ga 2, 5). Họ làm như Mẹ dạy và quả nhiên Chúa Giêsu đã hóa sáu chum nước lã thành sáu chum rượu ngon. Các bạn trẻ cũng vậy, hãy làm theo những lời Chúa Giêsu dạy. Các bạn sẽ có “những chum rượu” ngon, đó là sự bình an đích thực trong tâm hồn, điều mà thế gian không thể ban tặng.

3. Lời Chúa và Thánh thê – của ăn bồi dương đức tin.

Phương thế tốt nhất để biết Đức Giêsu, để kết hợp với Ngài là hãy đến tham dự hai bàn tiệc thánh: bàn Tiệc Lời Chúa và bàn Tiệc Thánh Thể. Với bàn tiệc Lời Chúa, chúng ta biết được thánh

Page 10: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … › pdf › DungLac10_05_20.pdf · Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

BTDL 10-05-2020 tr. 10

Tiếp theo tr. 7: ý của Ngài để đưa vào cuộc sống. Trong

những lúc khó khăn, giữa đêm tối đức tin, hãy để Lời Chúa nên ánh sáng đưa đường dẫn lối cho ta. Vậy, trong gói hành trang của bạn trẻ Công Giáo, cuốn Kinh Thánh cần thiết biết bao! Bàn tiệc thứ hai đó là Bí Tích Thánh Thể, là trung tâm và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu. Dù bận bịu tới đâu, người trẻ cần phải tranh thủ tham dự Thánh lễ và rước lễ, nhờ đó, họ kín múc được nguồn thánh sủng của Chúa, làm của nuôi linh hồn. Nếu xa rời hai bàn tiệc này, đức tin của các bạn trẻ không chóng thì chầy sẽ bị suy nhược và có nguy cơ làm mồi cho những “thần minh” thế gian và đi vào ngõ cụt cuộc đời.

KÊT LUẬN. Trên đây là những luận chứng cho

thấy những thách đố trong đời sống đức tin của người Kitô hữu trẻ trong xã hội hôm nay. Đồng thời, bài viết cũng chỉ cho họ một con đường chắc chắn để tiến bước đó là con đường Giêsu. Chính Ngài là lối dẫn đưa tới nguồn hạnh phúc bất diệt. Điều quan trọng ở các bạn trẻ là biết thưa tiếng “xin vâng” để sống theo những lời mời gọi của Ngài. Cuối cùng, lời sau đây của Công Đồng Vaticano II như là kim chỉ nam cho con người nói chung và cách riêng là các bạn trẻ trên hành trình cuộc sống: “Xin hãy tín nhiệm đức tin, vốn là người bạn thân của trí tuệ! Xin hãy để ánh sáng đức tin soi sáng quý vị ngõ hầu nắm được chân lý, toàn thể chân lý”.[11]

Jos. Đồng Đăng (VCt) TÀI LIỆU THAM KHAO: Joshep Ratzinger. Đức Tin Ki-tô Hôm Qua và

Hôm Nay. HCM: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2009. Từ Điển Công Giáo 500 mục từ. HCM: Nhà

Xuất Bản Tôn Giáo, 2011. Lm. Phaolô Bùi Đình Cao. Giáo Trình Thần

Học Luân Lý Căn Bản. Đại Chủng Viện Vinh Thanh, 2014.

John Paul II. Pastores Dabovobis. Vũ Minh Nghiễm. Sống Sống. Sài Gòn: La San

Ấn Quán, 1971. Bê-nê-đic-tô XVI. Thông Điệp Deus Caritas

Est. Công đồng Vaticano II CHÚ THÍCH: [1] Joshep Ratzinger, Đức Tin Ki-tô Hôm Qua

và Hôm Nay, (HCM: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2009), tr. 41.

[2] Từ Điển Công Giáo 500 mục từ, (HCM: Nxb. Tôn Giáo, 2011), tr. 120.

[3] L.m Phao-lô Bùi Đình Cao, Giáo Trình Thần Học Luân Lý Căn Bản, Đại Chủng Viện Vinh Thanh, 2014, tr. 250.

[4] Phát biểu tại Assisi nhân ngày cầu nguyện cho hòa bình, 27-10-2011.

[5] John Paul II, Pastores Dabovobis, s. 27. [6] Vũ Minh Nghiễm, Sống Sống, (Sài Gòn: La

San Ấn Quán, 1971), Tr. 108. [7] John Paul II, Pastores Dabovobis, s. 16. [8] Bê-nê-đic-tô XVI, Thông Điệp Deus Caritas

Est, s. 4. [9] Xem Hoàng Đức Oanh - Giám mục Giáo

phận Kontum, Thư gửi ông Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An về vụ Mỹ Yên, bài viết được đăng trên Giaophanvinh.net, 3/10/2013.

[10] Joshep Ratzinger, Đức Tin Ki-tô Giáo Hôm Qua và Hôm Nay, (HCM: Nxb.Tôn Giáo, 2009), tr. 26.

[11] Vaticano II, Sứ Điệp của Công Đồng gửi toàn thể nhân loại nhân dịp bế mạc (8-12-1965), s. 16.

Chính vì Đức Giêsu Kitô đã Phục Sinh, nên Người cũng làm cho người trẻ hồi sinh ngay trong cuộc sống này. Tông Huấn Chrisrus Vivit viết: “Nếu con đánh mất sức sống nội tâm, những giấc mơ, lòng nhiệt thành, niềm hy vọng và lòng quảng đại, Chúa Giêsu sẽ đứng trước mặt con như ngày xưa Người đã làm thế với đứa con trai đã chết của một bà góa, và với tất cả quyền năng của Đấng Phục Sinh, Người sẽ thúc giục con: “Này con, Ta bảo con: hãy trỗi dậy!” (Lc 7, 14) (CV số 20)

Người trẻ có lúc nhút nhát, sợ hãi và ngại khó khăn, như chàng trai trẻ “nhút nhát muốn đi theo Đức Giêsu, nhưng lại sợ hãi bỏ cả áo xống chạy trốn” (x. Mc 14, 51-52) (CV số 32). Nhưng Tin Mừng Phục Sinh làm cho người trẻ vững tin.

Đức Thánh Cha lấy ví dụ trong Tin Mừng để chứng minh chính Chúa Giêsu làm cho người trẻ vững tin và vui mừng vì lòng tin của họ. Tông Huấn Christus Vivit nhắc đến việc Chúa Giêsu cùng đi với hai môn đệ trên đường Emmaus. Người giúp họ “nhận ra những gì họ đang sống (…), hiểu ta dưới ánh sáng Lời Chúa ý nghĩa của các biến cố họ đã trải qua.”

Khi cùng đi với Chúa Giêsu Phục Sinh, “lắng nghe Người, họ cảm thấy lòng ấm lên và trí sáng ra; khi Người bẻ bánh, mắt họ mở ra. Chính họ chọn đi trở lại lập tức con đường vừa đi, để về với cộng đoàn và chia sẻ kinh nghiệm gặp gỡ Đấng Phục Sinh” (CV số 237).

Tin Vui mà người trẻ nhận được là Đức Giêsu Kitô đã Phục Sinh. Và hơn thế nữa, mầu nhiệm Phục Sinh có tác động trực tiếp trên người trẻ, họ được làm bạn với Đấng Phục Sinh. Chúa Giêsu muốn điếu đó. Đức Thánh Cha viết: “Trong cuộc đối thoại của Chúa Phục Sinh với Simon Phêrô bạn của Người, câu hỏi quan trọng là: “Simon, con ông Gioan, anh có yêu mến Thầy không?” (Ga 21, 16). Nghĩa là: anh có muốn Thầy là bạn của anh không?”. Và Ngài nhấn mạnh: “Chuyện thiết yếu là phải phân định và khám phá điều ấy. Đó là sự phân định căn bản.” (CV số 250)

II. ĐẤNG PHỤC SINH THÚC ĐẨY NGƯỜI TRẺ.

Đấng Phục Sinh loan báo cho người trẻ Tin Vui và “Người muốn chúng ta thông dự vào nét mới mẻ của cuộc Phục Sinh ấy. Người là nét trẻ trung đích thực của một thế giới già cỗi, cũng là nét trẻ trung của một vũ trụ “sắp sinh nở” (Rm 8, 22) đang chờ được mặc lại ánh sáng và sự sống của Người.” (CV số 32).

Người thúc đẩy người trẻ lên đường loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Đức Thánh Cha khích lệ chúng ta: “Với cùng

một tình yêu mà Người dành cho chúng ta, chúng ta có thể yêu Người, lan tỏa tình yêu của Người cho những người khác, với hy vọng là họ cũng sẽ tìm thấy chỗ đứng của họ trong cộng đồng bạn hữu đã được Đức Giêsu Kitô thiết lập.” (CV số 153). Như thế, loan báo Tin Mừng Phục Sinh là lan tỏa tình yêu của Chúa Giêsu, làm cho người khác cũng thành bạn hữu với Chúa Giêsu.

Đức Thánh Cha biết rõ ràng rằng “thế giới kỹ thuật số có thể đẩy con vào nguy cơ của sự khép kín cô lập và lạc thú trống rỗng,” nhưng “trong mọi hoàn cảnh khó khăn và đau thương mà chúng ta đã nói đến, vẫn có một lối thoát.” (CV số 32). Đức Thánh Cha đưa ra mẫu gương của Đấng đáng kính Carlo Acutis như sau:

“Carlo biết rất rõ rằng những cơ chế truyền thông, quảng cáo và mạng xã hội ấy có thể được dùng để biến chúng ta thành những con người uể oải, lệ thuộc vào chủ nghĩa tiêu thụ và những món hàng mới mà chúng ta có thể mua sắm, bị ám ảnh về thời gian rảnh rỗi và bị giam hãm trong những điều tiêu cực. Nhưng Carlo biết cách sử dụng những công nghệ thông tin mới để truyền đạt Tin Mừng, để truyền thông các giá trị và vẻ đẹp.” (CV số 105).

Đức Kitô Phục Sinh thúc đẩy người trẻ vượt thắng khó khăn để “quảng đại giúp xây dựng Vương Quốc của Người trên trần gian này, trở nên những công cụ của Người để mang sứ điệp, ánh sáng và nhất là tình yêu của Người đến cho những người khác (x. Ga 15, 16).” (CV số 153).

III. ĐẤNG PHỤC SINH CHỮA LÀNH CHO NGƯỜI TRẺ.

Trong tác phẩm “Theology of the Body for Teens”, tác giả viết: “Thông thường người ta nghĩ rằng khi họ phạm tội, xa lìa Thiên Chúa, Ngài sẽ ghét bỏ họ. Nhưng không như chúng ta, Thiên Chúa không giận ghét. Chúng ta là những kẻ tự tách mình ra xa Thiên Chúa, nhưng Ngài vẫn luôn trung tín. Bất chấp những gì bạn dã làm, Thiên Chúa vẫn luôn chờ đợi bạn, ban cho bạn niềm hy vọng, sự chữa lành và ơn cứu độ”.

Người trẻ hăng say và quyết tâm, nhưng họ cũng yếu đuối và dễ sa ngã. Chính khi chúng ta yếu đuồi, “Chúa Thánh Thần lấp đầy con tim của Đức Kitô Phục Sinh và từ đó phát sinh suối nguồn sự sống cho con. Và khi con đón nhận Người, Chúa Thánh Thần làm cho con ngày càng đi sâu vào con tim của Đức Kitô, để các con luôn được đầy tràn tình yêu, ánh sáng và sức mạnh của Người.” (CV số 130).

Đức Thánh Cha nói rõ: “Giữa những Thập Giá này mà người trẻ phải vác lấy, có Đức Giêsu ở đó để trao ban

Page 11: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … › pdf › DungLac10_05_20.pdf · Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

BTDL 10-05-2020 tr. 11

Co phai chỉ khi nào hiện diện trong nhà thờ mới là lúc cho con cơ hội thờ phương Chúa! Co chăng đức tin của tôi phai đươc chứng minh duy nhà thờ mà thôi!

Buổi chiều ngày đầu Tuần Thánh 2019 (15-04-2019), vụ hỏa hoạn Nhà Thờ Đức Bà Paris gây chấn động thế giới. Không chỉ riêng nước Pháp và Giáo Hội Công Giáo, mà cả thế giới tiếc thương cho một kỳ quan vĩ đại, chứng tích lịch sử và biểu tượng niềm tin của nhân loại.

Giáo Hội Chúa Giêsu qua biến cố trên đã và đang cảm nghiệm ra những dấu chỉ của Thiên Chúa. Mọi sự ở thế gian này dù giá trị thế nào, to lớn hùng mạnh đến đâu cũng không thể trường tồn mãi mãi, cũng sẽ phải thành nắm tro tàn để về với cát bụi. Biến cố đó như một lời cảnh báo Chúa đã dành cho nước Pháp, xưa kia là Trưởng Nữ của Giáo Hội, nhưng nay đang cố gạt Người ra khỏi cuộc sống của họ. Bao đôi chân quỳ sám hối bên ánh nến lời kinh, hòa cùng những dòng nước mắt nghẹn ngào… Rất nhiều người tự nhủ: co le để khơi lại đươc ngọn lửa đức tin trong tâm hồn dân Pháp, phai đánh đổi bằng ngọn lửa bao trùm ca đền thờ vĩ đại dành cho Chúa.

Nhưng hiệu quả của ngọn lửa này đã duy trì ảnh hưởng được bao nhiêu và bao lâu? Chỉ vài tháng sau đâu cũng vào đó, thậm chí một số người, các phe đảng còn tận dụng biến cố đau thương này để công kích kết án nhau và tiếp tục tấn công Giáo Hội…

Một năm sau cũng vào Tuần Thánh, không chỉ có một đền thờ, không chỉ mỗi nước Pháp… mà cả thế giới gánh chịu một tai họa khủng khiếp khác: Tất cả các nhà thờ đóng cửa, tiếng chuông không còn vọng ngân, lời kinh cộng đoàn cũng tắt… Những nhà thờ hoành tráng chục tỷ, trăm tỷ đang là niềm

tự hào của các cha xứ và giáo xứ, giờ đây vắng lặng, lạnh ngắt tư bề. Mùa Chay, Tuần Thánh, và có thể cả Mùa Phục Sinh sẽ không Thánh Thể, không nguyện ngắm, không nghi thức…

Ba phần tư loài người thế giới không thể cảm được sự đau khổ này của những tín hữu Công Giáo. Phải chủ động không được đến nhà thờ dự lễ đông người là điều không tưởng đối với chúng ta, nhất là lại rơi vào giai đoạn cao điểm của Phụng Vụ. Tuy vậy, cũng như biến cố Tuần Thánh năm trước, Chúa một lần nữa bắt ta phải đọc Thánh Ý của Ngài. “Đã đến thời người ta thờ Chúa trong Thần Khí và Sự Thật”, và đền thờ trên hết mọi đền thờ phải là Tâm Hồn mỗi người chúng ta: Đền Thờ của Chúa Thánh Thần.

Biến cố này giúp mỗi người Công Giáo chúng ta phân định hình thức thờ phượng nào mới đẹp lòng Chúa: có phải đó là những nghi thức rườm rà, những bài giảng ca tụng nhau, những lễ lạc hình thức và hoành tráng! Có phải chỉ khi nào hiện diện trong nhà thờ mới là lúc cho con cơ hội thờ phượng Chúa! Có chăng đức tin của tôi phải được chứng minh duy nhà thờ mà thôi! Tự hỏi nhà thờ chục tỷ trăm tỷ giờ đây để làm gì? Tất nhiên rất cần cho Chúa những nơi thờ phượng trang trọng và giá trị, nhưng giờ mới thấy đó không phải là yếu tố quyết định niềm tin, thành tích lập công của cá nhân hay tập thể với Chúa.

Cả thế giới đang gồng mình đương đầu với Covid. Con người có lẽ đã thấy sự mỏng manh kiếp người là thế nào, đã biết giới hạn và khiêm tốn hơn. Chúa không bao giờ làm, hay bắt con người chúng ta phải đau khổ. Đau khổ vốn là hậu quả của sự dữ và tự do thái quá mà con người gây ra. Vì thế, Chúa muốn mỗi người chúng ta tận dụng đau khổ của cuộc sống để vươn tới đức thiện toàn. Tuần Thánh là thời gian vô cùng giá trị để mỗi người lắng đọng tâm hồn, cảm nghiệm đau khổ Thập Giá của Chúa, và cùng với anh chị em đang chịu

thế giới mà không cần thỏa hiệp với những lừa dối của nó và chấp nhận sự chối từ của nó. Thỏa hiệp với thế gian là điều nguy hiểm: Kitô hữu luôn bị cám dỗ thỏa hiệp với thế gian, với tinh thần của thế gian. Từ chối sự thỏa hiệp và đi theo con đường của Chúa Giêsu Kitô là cuộc sống của Nước Trời, niềm vui lớn nhất, niềm vui đích thực. Và rồi, trong những cuộc bách hại, luôn có sự hiện diện của Chúa Giêsu, Đấng đồng hành với chúng ta; sự hiện diện của Chúa Giêsu an ủi chúng ta và sức mạnh của Chúa Thánh Thần giúp chúng ta tiến bước. Chúng ta đừng nản lòng khi một cuộc sống theo Tin Mừng đưa đến những cuộc bách hại: có Chúa Thánh Thần nâng đỡ chúng ta trên con đường này.

Hồng Thủy - Vatican News

cho họ tình bạn, niềm an ủi và sự đồng hành có sức chữa lành của Người.” (CV số 83)

Tuổi trẻ khao khát tình yêu. Nhưng khi đi tìm tình yêu nơi người trần gian mà quên mất Chúa Phục Sinh thì người trẻ dễ có nguy cơ thất vọng hay chán nản. Nhưng có một tình yêu tròn đầy và đem đến cho người trẻ sức mạnh chũa lành. Đức Thánh Cha viết: “Đó là tình yêu của Chúa, tình yêu thường nhật, kín đáo và tôn trọng, một tình yêu tự do và giải thoát, tình yêu chữa lành và nâng dậy. Đó là tình yêu của Chúa, tình yêu đỡ nâng lên hơn là quật ngã, giao hòa hơn là cấm đoán, cho cơ hội mới hơn là kết án, hướng đến tương lai hơn là quá khứ”. (CV số 116).

Chúa Kitô Phục Sinh là Đấng chữa lành khác hẳn mọi y bác sĩ ở trần gian. Tại sao thế? “Đấng giải thoát chúng ta, Đấng biến đổi chúng ta, Đấng chữa lành và an ủi chúng ta là Đấng đang sống. Người là Đức Kitô Phục Sinh, tràn đầy sức sống siêu nhiên, mặc lấy ánh sáng vô hạn.” (CV số 124).

Sài Gòn, Phục Sinh 2020//Gioan Lê Quang Vinh

dịch bệnh, vác Thánh Giá cuộc đời đồng hành với Đức Kitô lên đồi Gongotha.

Lm. Giuse Nguyễn Đức Thịnh (GPLX)

Tiếp theo tr. 4:

“Hai dòng nước mắt từ từ chảy xuống. Tuy nhiên, trong lúc Mẹ khóc, miệng Mẹ lại rất tươi, tóc và lông mày đen nhung đẹp vô cùng.” Biến cố hiện ra ngày 23 tháng 7 năm 2000, khơi dậy niềm tin rằng Mẹ luôn đồng hành với dân tộc và các con cái Mẹ trong tất cả những biến cố lịch sử liên quan đến Việt Nam, và từ đó làm vững niềm tin vào ngày mai tươi sáng của quê hương và dân tộc.

Qua dòng thời gian và lịch sử, Mẹ đã giải thoát các con Mẹ vượt qua những cơn gian nan, khốn khó, bắt bớ, tù đày, và chém giết tại La Vang, tại Trà Kiệu. Mẹ cũng đã cứu nguy các con Mẹ khỏi lằn tên đạn tại Bến Tre, và đã hiển linh ở Măng Đen để an ủi những mảnh đời bị bỏ rơi, quên lãng, những sắc dân thiểu số. Ngày nay, đứng đó trên vùng núi rừng Tà Pao, phải chăng Mẹ muốn tái xác nhận lời của tiền nhân về tiền đồ đất nước: “Nam quốc sơn hà, nam đế cư” (Lý Thường Kiệt). Đồng thời Mẹ cũng muốn kiên vững niềm tin con cái Mẹ và những tâm hồn thiện chí về một Việt Nam thái bình, tự do và công lý. Ngày của “Trái Tim Mẹ toàn thắng”. Ngày đó, khắp các miền đất nước, mọi người đều hân hoan, vui mừng dâng lời tri ân, cảm tạ Mẹ Của Non Sông Biển Đảo Việt Nam.

“Kính mừng Nữ Vương, Nữ Vương Hòa Bình.

Đây bao tâm hồn thao thức, dân con đất Việt nao nức,

cất tiếng ca mừng vui kính chào Nữ Vương Hòa Bình.

Tiếp theo tr. 3:

Page 12: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … › pdf › DungLac10_05_20.pdf · Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

BTDL 10-05-2020 tr. 12

Trong các tuần vừa qua, việc hủy bỏ nhiều cuộc họp và các chuyến tông du trong các tháng sắp tới mở ra một thời kỳ chưa từng có, thời của một Triều Giáo Hoàng không có các sự kiện với quần chúng. Đại dịch coronavirus đã làm cho Triều Giáo Hoàng Đức Phanxicô không còn mối quan hệ gần gũi với giáo dân trên toàn thế giới và lịch làm việc của Ngài phải bị xáo trộn.

Ngày 17 tháng 4, trong bài giảng ở nhà nguyện Thánh Marta, Đức Phanxicô đã nói: “Ly tương của Giáo Hội là ơ với giáo dân và với các Bí Tích.”

Nhưng từ đây đến vài tuần nữa, việc dỡ bỏ cách ly gần như sẽ được làm trên toàn thế giới, Vatican hiểu, việc trở lại sinh hoạt bình thường cần nhiều thời gian hơn.

Và, Đức Phanxicô vừa hoãn lại Đại Hội Gia Đình Thế

105). Lời Ngài là “Lời ban sự sống đời đời.” (Ga 6, 69). Theo Thánh Giêrônimô thì “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Giêsu”. Điều này có nghĩa là để biết và yêu mến Chúa, chúng ta cần phải đọc và suy ngắm Thánh Kinh.

Thống hối, đền tạ. Thống hối về những lỗi lầm, sa ngã của mình. Đền tạ vì

những xúc phạm mình đã làm cũng như những người khác đã làm đối với Thiên Chúa. Và đây cũng là những gì mà Mẹ Ma-ria đã nhắn nhủ con cái loài người khi hiện ra tại Fatima năm 1917: “Hãy cải thiện đời sống”. Lời kêu gọi của Mẹ lúc đó mang một ý nghĩa rất đặc biệt, vì Mẹ không muốn loài người phải hứng chịu sự trừng phạt của Thiên Chúa qua chủ nghĩa CS vô thần.

Nhưng rồi nhân loại vẫn bịt tai, quay lưng lại với những gì Mẹ dậy. Hằng triệu, triệu thai nhi bị sát hại vì nạn phá thai mỗi năm. Hơn 50% các gia đình đổ vỡ, ly dị. Hôn nhân đồng tính, và lối sống đồng tính. Những tệ đoan của xã hội… Tất cả đang dẫn đưa con người thời đại xa Chúa, thách thức sự

công thẳng của Ngài. “Hai dòng nước mắt từ từ chảy xuống”, trong lần hiện ra ngày 23 tháng 7 năm 2000 tại Tà Pao dù được diễn giải như thế nào, thì việc thống hối, đền tạ vẫn là những gì cần thiết trước những xúc phạm của con người đối với Thiên Chúa.

Có lẽ vì vậy mà những lần hiện ra đây đó, Đức Mẹ vẫn thường khóc: Đừng xúc phạm đến Thiên Chúa nữa! Lời Mẹ nài xin khi xưa ở Fatima có lẽ cũng là lời mà Mẹ muốn nói với mỗi người khi đến với Mẹ tại Tà Pao. Và chỉ có cách đó con người mới xứng đáng đón nhận những ơn lành của Chúa, và qua Mẹ, Thiên Chúa sẽ ban công lý, hòa bình, và tự do cho dân tộc Việt Nam. Ngày “Giấc Mơ Đẹp” trở thành hiện thực.

Bài viết của GM Mai Thanh Lương

và Tiến sĩ Trần Mỹ Duyệt

Tung hô Mẹ Maria. Tung hô Mẹ đầy ơn phúc! Mẹ là sáng khăp đất nước bao la!

Tung hô Mẹ Maria. Tung hô Mẹ đầy ơn phúc! Đây nguồn sống an vui chan hòa.”

(Nữ Vương Hòa Bình, Hai Linh) Sứ Điệp Tà Pao, do đó, là lời đảm bảo của Nữ Vương

các dân tộc, và cũng là Mẹ riêng của dân tộc Việt Nam về một tương lai huy hoàng của đất nước: “Trong mọi hoàn cảnh, dù khó nguy, gian nan, đầy thất vọng, hãy vững niềm tin và cậy trông nơi Mẹ.” Vì Mẹ chính là “Một Giấc Mơ Đẹp!”

C. THỰC HÀNH SÙNG KÍNH. Tại Tà Pao hay tại bất cứ nơi nào ghi dấu sự hiển linh

của Mẹ như Lộ Đức, Fatima, La Vang, Trà Kiệu, ở đâu Mẹ cũng ban tràn đầy hồng ân cho những ai thành tâm đến kêu cầu Mẹ. Cả những kẻ hiếu kỳ muốn đến tìm cầu phép lạ, Mẹ cũng không để họ trở về tay không. Nhưng nếu để lòng mình lắng đọng, thì trong thinh lặng họ đều nghe được lời nhắn nhủ của Mẹ. Lời nhắn nhủ về sự thống hối ăn năn, quay về bên lòng Chúa xót thương để hưởng ơn tha thứ, chữa lành và bình an.

Trong nhiều lần hiện ra đây đó Mẹ đã khóc. Mẹ khóc vì thấy loài người bỏ Chúa là Thiên Chúa tình thương, là Cha Nhân Lành nghe theo lời dụ dỗ của Xatan, kẻ thù Thiên Chúa và kẻ thù nhân loại để tạo phản, để sống theo đam mê, theo bản năng và dục vọng, và để mình bị chôn bám vào thế giới vật chất, chóng qua. Mẹ khóc cũng vì các con Mẹ từ chối Mẹ, quên đi lời trăn trối của Chúa Giêsu trước khi tắt thở trên thập giá: “Này là mẹ con.” (Ga 19, 27).

Do xa lìa tình Chúa và chối bỏ sự săn sóc từ mẫu của Mẹ, nhân loại ngày càng có xu hướng tục hóa, coi thường những giá trị tâm linh, sống hưởng thụ và ích kỷ. Họ làm thế vì “không còn ý thức tội lỗi.” (Đức Giáo Hoàng Piô XII). Và theo lời Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, nhân loại đang hít thở một “nền văn hóa sự chết.”

Để chiến thắng “nền văn minh sự chết”. Để Việt Nam và thế giới sớm hưởng một nền hòa bình chân chính, con cái Mẹ cần phải hợp tác để cùng Mẹ sớm đạp giập đầu con rắn già hỏa ngục là Satan, đầu mối mọi tội lỗi, mọi sự dữ trên thế giới. Bằng cách:

Thành tâm đưa Mẹ về nhà mình noi gương Gioan. “Khi ấy, đứng gần Thập Giá Chúa Giêsu có Mẹ Người,

cùng với chị Mẹ Người là Maria vợ ông Cleopas, và Maria Magdala. Khi thấy Mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu thưa cùng Mẹ rằng: “Thưa Bà, này là Con Bà”. Rồi Người lại nói với môn đệ: “Này là Mẹ con”. Và từ giờ ấy, môn đệ đã lãnh nhận Bà về nhà mình.” (Ga 19, 25-27).

Để Mẹ làm chủ cuộc sống cá nhân, gia đình, và đất nước Việt Nam, ước chi mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi xứ đạo, mỗi giáo phận có những chương trình “đem Mẹ về nhà mình”, để Mẹ chở che, bênh đỡ, và yêu thương. Thánh Tiến Sĩ Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã cảm nghiệm được tình thương yêu của Đức Mẹ qua phép lạ chữa lành lúc còn thơ trẻ, nên đã khích lệ chúng ta: “Chúng ta biết rất rõ ràng rằng Đức Trinh Nữ là Nữ Vương trời đất, nhưng Mẹ là người mẹ hơn là Nữ Vương.” Và người “mẹ nữ vương” ấy, theo lời Thánh Têrêsa Calcutta sẽ luôn luôn có mặt trước mọi nỗi bất hạnh của con cái mình: “Nếu có lúc nào trong cuộc sống, bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, hãy cầu xin Mẹ, và hãy thưa với Mẹ bằng lời đơn sơ này: ‘Lạy Mẹ Maria, Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, xin cũng hãy là Mẹ con bây giờ.’ Tôi cam đoan rằng lời cầu xin ấy sẽ luôn được Mẹ nhận lời.”

Lăng nghe và thực hành lời Chúa dạy. Noi gương Mẹ Maria, chúng ta hãy chăm chỉ đọc, suy

niệm và sống Lời Chúa: “Còn Maria thì ghi nhớ những điều ấy và suy niệm trong lòng” (Lc 2, 19). Vì “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.” (Tv 119,

Page 13: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN … › pdf › DungLac10_05_20.pdf · Người chính là con đường và Người là tâm điểm của đích tới.

BTDL 10-05-2020 tr. 13

Giới năm 2021, Ngày Thế Giới Trẻ năm 2022 ở Lisbon và Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế, dự kiến ban đầu vào tháng 9 sắp tới tại Budapest. Đó là ba sự kiện lớn, còn các cuộc họp nhỏ khác cũng được dời lại như cuộc gặp gỡ Assisi, Hiệp Ước Giáo Dục quốc Tế dự định vào tháng 3 và chuyến tông du đến Malte, dự trù vào tháng 4.

Có ba lý do chính để giải thích cho việc thay đổi chương trình. Dĩ nhiên trước hết là tránh làm nguy hiểm cho Đức Giáo Hoàng, và không có gì là chắc chắn cho biết khi nào đại dịch sẽ chấm dứt.

An ninh của Giáo Hoàng. Một lý do khác được Tòa Thánh đề

cập liên quan đến việc có nhiều bất trắc khi Đức Phanxicô muốn gần gũi giáo dân. Các hệ quả của cuộc khủng hoảng Covid-19 làm giới hạn việc tự do đi lại và tụ họp của giáo dân, của khách hành hương trong những tháng sắp tới làm phải hoãn lại các cuộc họp.

Ơ tuổi 83, từ đầu Mùa Chay, vì cảm nhẹ Đức Phanxicô đã vắng mặt trong tuần tĩnh tâm với Giáo Triều. Sức khỏe của Đức Phanxicô vẫn là ưu tiên hàng đầu của Tòa Thánh.

Gần đây Đức Hồng Y Kevin Far-rell, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dân, Gia Đình và Sự Sống, người phụ trách tổ chức các Ngày Thế Giới Trẻ cho biết, “phải chờ

một năm trước khi bắt đầu các sự kiện quốc tế. Vì chưa có một viễn cảnh rõ ràng, thận trọng là điều cần thiết.”

Hạn chế về tài chánh. Đức Hồng Y Farrell nói thêm:

“Thật không thực tế khi nghĩ người dân sẽ có thể đi du lịch trong hai năm sắp tới”. Vì thế Tòa Thánh không muốn tổ chức các sự kiện mà loại ra những người có khả năng tham gia.

Lý do cuối cùng là tài chánh. Chúng ta thực sự có thể tự hỏi liệu do-anh thu mất mát to lớn của Tòa Thánh, đóng cửa các Viện Bảo Tàng Vatican, nguồn thu nhập chính Quốc Gia nhỏ bé bây giờ có phải dự trù một tinh thần thanh đạm và thận trọng trong tương lai không.

Gánh nặng tài chánh rất lớn bao gồm các chuyến đi của Giáo Hoàng, nhất là các chuyến đi ra nước ngoài sẽ không phù hợp với các cố gắng của Tòa Thánh để giảm bớt chi tiêu, nhưng vẫn muốn tiếp tục giúp đỡ cụ thể cho những người đang đau khổ trên thế giới.

Đức Giáo Hoàng sẽ phải kiên nhẫn chờ trước khi đi thăm các “vùng ngoại vi” như Ngài đã loan báo trong chương trình năm nay: Indonesia, Đông Timor, Papua New Guinea, Croatia, Đảo Síp Indonésie, Timor Oriental, Papouasie Nouvelle-Guinée, Croatie, Chypre… Các bức tường của Vatican sẽ giống như

thời đóng cửa sau khi quốc gia rất trẻ của Ý sát nhập vào Rôma.

Còn các “chuyến đi đặc biệt”? Dù có các khó khăn này, chúng ta

có thể dự tính có hai loại chuyến đi mà Đức Phanxicô có thể thực hiện trong các điều kiện hôm nay: trước hết một chuyến đi chính trị, đến Nghị Viện Âu Châu hoặc đến Liên Hiệp Quốc. Đức Phanxicô liên tục liên lạc với các nhà lãnh đạo chính trị, đặc biệt thúc giục họ cổ động cho hòa bình và đoàn kết, chắc chắn Ngài sẽ không bỏ lỡ cơ hội nếu cơ hội đến với Ngài.

Các chuyến đi khác có thể là giống như tinh thần hành hương ngày Chúa Nhật 15 tháng 3 khi Ngài đến Đền Thờ Đức Bà Cả và Đền Thờ San Marcello ở Rôma để cầu nguyện. Ngày 15 tháng 3, Ngài đã bất ngờ rời Vatican để đến cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ bảo vệ thành phố Rôma và Thánh Giá nhiệm mầu, các nơi quan trọng với nước Ý cũng như với thế giới. Một chuyến đi theo hình thức này, không có nhóm đi kèm, không giáo dân có thể có trong các tháng sắp tới.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

(phanxico.vn)