CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚC tin/2020/bt_10_05_20.pdf · chọn, làm đá tảng góc...

12
CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIT NAM NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka SA 5095 Điện thoại: (08) 8359 1229 www.conggiaonamuc.org.au . Email: [email protected] S19, Năm thứ 42, ngày 10/05/2020 ******************** PHNG VLI CHÚA TI GIA LỜI MỞ ĐẦU: Hướng Dẫn Viên : Kính thƣa quý ông bà anh chị em, buổi cử hành phụng vụ này không thay thế Thánh Lễ, tuy nhiên vì lý do ngoài ý muốn, hôm nay chúng ta vẫn đƣợc nuôi dƣỡng bởi Lời Chúa. NGHI THỨC MỞ ĐẦU Hướng Dẫn Viên :Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Mọi người : Amen Sau khi làm dấu thánh giá, Hướng Dẫn Viên sẽ chào như sau: Hướng Dẫn Viên :Quý ông bà anh chị em thân mến, chúng ta hãy chúc tụng Thiên Chúa, Đấng do lòng nhân hậu mời gọi chúng ta đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa của Ngƣời . Mọi người : Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời. Amen. Kế đó là nghi thức sám hối. NGHI THỨC SÁM HỐI Hướng Dẫn Viên :Để xứng đáng tham dự buổi cử hành phụng vụ này, chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận tội lỗi mình và xin Chúa tha thứ.

Transcript of CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚC tin/2020/bt_10_05_20.pdf · chọn, làm đá tảng góc...

Page 1: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚC tin/2020/bt_10_05_20.pdf · chọn, làm đá tảng góc tƣờng: kẻ tin vào đó sẽ không phải thất vọng. Vậy vinh dự cho

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC

TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN

29 South Terrace, Pooraka SA 5095

Điện thoại: (08) 8359 1229 www.conggiaonamuc.org.au.

Email: [email protected]

Số 19, Năm thứ 42, ngày 10/05/2020

********************

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

TẠI GIA

LỜI MỞ ĐẦU:

Hướng Dẫn Viên: Kính thƣa quý ông bà anh chị em, buổi cử hành phụng vụ này không thay

thế Thánh Lễ, tuy nhiên vì lý do ngoài ý muốn, hôm nay chúng ta vẫn đƣợc nuôi dƣỡng bởi

Lời Chúa.

NGHI THỨC MỞ ĐẦU

Hướng Dẫn Viên:Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

Mọi người: Amen

Sau khi làm dấu thánh giá, Hướng Dẫn Viên sẽ chào như sau:

Hướng Dẫn Viên:Quý ông bà anh chị em thân mến, chúng ta hãy chúc tụng Thiên Chúa,

Đấng do lòng nhân hậu mời gọi chúng ta đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa của Ngƣời.

Mọi người: Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời. Amen.

Kế đó là nghi thức sám hối.

NGHI THỨC SÁM HỐI

Hướng Dẫn Viên:Để xứng đáng tham dự buổi cử hành phụng vụ này, chúng ta hãy cùng

nhau nhìn nhận tội lỗi mình và xin Chúa tha thứ.

Page 2: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚC tin/2020/bt_10_05_20.pdf · chọn, làm đá tảng góc tƣờng: kẻ tin vào đó sẽ không phải thất vọng. Vậy vinh dự cho

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta cùng nhau đọc Kinh Thú Nhận

Mọi người:Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh chị em: tôi đã phạm

tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót. (Đấm ngực và

đọc)Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. (Rồi đọc tiếp)Vì vậy tôi xin Ðức Bà Maria

trọn đời đồng trinh, các Thiên Thần, các Thánh và anh (chị) em, khẩn cầu cho tôi trước

tòa Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Amen

Thinh lặng giây lát

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta cùng nhauđọc Kinh Thương xót và Kinh Vinh Danh

Kinh Thương Xót

X: Xin Chúa thƣơng xót chúng con.

Ð: Xin Chúa thƣơng xót chúng con.

X: Xin Chúa Kitô thƣơng xót chúng con.

Ð: Xin Chúa Kitô thƣơng xót chúng con.

X: Xin Chúa thƣơng xót chúng con.

Ð: Xin Chúa thƣơng xót chúng con.

Kinh Vinh Danh

Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dƣới thế cho ngƣời thiện tâm. Chúng

con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh

Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua

trên trời, là Chúa Cha toàn năng.

Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên

Chúa, là Con Đức Chúa Cha. Chúa xóa tội trần gian, xin thƣơng xót chúng con; Chúa xóa tội

trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn. Chúa ngự bên hữu Đức Chúa Cha, xin thƣơng

xót chúng con. Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Đấng Thánh, chỉ có Chúa là Chúa,

chỉ có Chúa là Đấng Tối Cao, cùng Đức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Đức Chúa Cha.

Amen.

Hướng Dẫn Viên: Xin mời mọi ngƣời ngồi xuống và sốt sắng lắng nghe Lời Chúa

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

Chúa Nhật V Phục Sinh, Năm A

BÀI ĐỌC I:Cv 6,1-7

Họ chọn bảy người đầy Thánh Thần.

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

Thời đó, khi số môn đệ thêm đông, thì các tín hữu Do-thái theo văn hoá Hy-lạp kêu trách

những tín hữu Do-thái bản xứ, vì trong việc phân phát lƣơng thực hằng ngày, các bà goá

trong nhóm họ bị bỏ quên. Bởi thế, Nhóm Mƣời Hai triệu tập toàn thể các môn đệ và nói:

“Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải.

Vậy, thƣa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy ngƣời đƣợc tiếng tốt, đầy Thần Khí

và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ

Page 3: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚC tin/2020/bt_10_05_20.pdf · chọn, làm đá tảng góc tƣờng: kẻ tin vào đó sẽ không phải thất vọng. Vậy vinh dự cho

chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa.” Đề nghị trên đƣợc mọi ngƣời tán thành.

Họ chọn ông Tê-pha-nô, một ngƣời đầy lòng tin và đầy Thánh Thần, cùng với các ông Phi-

líp-phê, Pơ-rô-khô-rô, Ni-ca-no, Ti-môn, Pác-mê-na và ông Ni-cô-la, một ngƣời ngoại quê

An-ti-ô-khi-a đã theo đạo Do-thái. Họ đƣa các ông ra trƣớc mặt các Tông Đồ. Sau khi cầu

nguyện, các Tông Đồ đặt tay trên các ông.

Lời Thiên Chúa vẫn lan tràn, và tại Giê-ru-sa-lem, số các môn đệ tăng thêm rất nhiều,

lại cũng có một đám rất đông các tƣ tế đón nhận đức tin.

Đó là Lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 32,1-2.4-5.18-19 (Đ. c.22)

Người đọc: Xin đổ tình thương xuống chúng con,/ lạy Chúa,/ như chúng con hằng trông

cậy nơi Ngài.

Chung: Xin đổ tình thương xuống chúng con,/ lạy Chúa,/ như chúng con hằng trông cậy

nơi Ngài.

Người đọc: Ngƣời công chính,/ hãy reo hò mừng Chúa,/ kẻ ngay lành,/ nào cất tiếng ngợi

khen./ Tạ ơn Chúa,/ gieo vạn tiếng đàn cầm,/ kính mừng Ngƣời,/ gẩy muôn cung đàn sắt.

Chung:Xin đổ tình thương xuống chúng con,/ lạy Chúa,/ như chúng con hằng trông cậy

nơi Ngài.

Người đọc: Vì lời Chúa phán quả là ngay thẳng,/ mọi việc Chúa làm đều đáng cậy tin./ Chúa

yêu thích điều công minh chính trực,/ tình thƣơng Chúa chan hòa mặt đất.

Chung: Xin đổ tình thương xuống chúng con,/ lạy Chúa,/ như chúng con hằng trông cậy

nơi Ngài.

Người đọc: Chúa để mắt trông nom ngƣời kính sợ Chúa,/ kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu

thƣơng,/ hầu cứu họ khỏi tay thần chết và nuôi sống trong buổi cơ hàn.

Chung: Xin đổ tình thương xuống chúng con, lạy Chúa, như chúng con hằng trông cậy

nơi Ngài.

BÀI ĐỌC II:1 Pr 2,4-9

Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả.

Bài trích thư thứ nhất của thánh Phê-rô tông đồ.

Anh em thân mến, anh em hãy tiến lại gần Đức Ki-tô, viên đá sống động bị ngƣời ta loại bỏ,

nhƣng đã đƣợc Thiên Chúa chọn lựa và coi là quý giá. Hãy để Thiên Chúa dùng anh em nhƣ

những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng, và hãy để Thiên Chúa đặt

anh em làm hàng tƣ tế thánh, dâng những lễ tế thiêng liêng đẹp lòng Ngƣời, nhờ Đức Giê-su

Ki-tô. Quả thật, có lời Kinh Thánh chép: Này đây Ta đặt tại Xi-on một viên đá quý đƣợc lựa

chọn, làm đá tảng góc tƣờng: kẻ tin vào đó sẽ không phải thất vọng.

Vậy vinh dự cho anh em là những ngƣời tin, còn đối với những kẻ không tin, thì viên

đá thợ xây loại bỏ đã trở nên đá tảng góc tƣờng, và cũng là viên đá làm cho vấp, tảng đá làm

cho ngã. Họ đã vấp ngã vì không tin vào Lời Chúa. Số phận của họ là nhƣ vậy.

Còn anh em, anh em là giống nòi đƣợc tuyển chọn, là hàng tƣ tế vƣơng giả, là dân

thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Ngƣời, Đấng đã gọi anh

em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền.

Đó là Lời Chúa.

Page 4: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚC tin/2020/bt_10_05_20.pdf · chọn, làm đá tảng góc tƣờng: kẻ tin vào đó sẽ không phải thất vọng. Vậy vinh dự cho

TUNG HÔ TIN MỪNG: Ga 14,6

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói: “Chính Thầy là con đƣờng, là sự thật và là sự sống.

Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.” Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG: Ga 14,1-12

Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có

nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu

Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu,

anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đƣờng rồi.”

Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su: “Thƣa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm

sao chúng con biết đƣợc đƣờng?” Đức Giê-su đáp: “Chính Thầy là con đƣờng, là sự thật và

là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. Nếu anh em biết Thầy,

anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Ngƣời và đã thấy Ngƣời.”

Ông Phi-líp-phê nói: “Thƣa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, nhƣ thế là

chúng con mãn nguyện.” Đức Giê-su trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-

líp-phê, anh chƣa biết Thầy ƣ? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: „Xin tỏ cho

chúng con thấy Chúa Cha‟? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở

trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhƣng Chúa Cha,

Đấng luôn ở trong Thầy, chính Ngƣời làm những việc của mình. Anh em hãy tin Thầy: Thầy

ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm.

Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì ngƣời đó cũng sẽ làm đƣợc những việc Thầy

làm. Ngƣời đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.

Đó là Lời Chúa.

Đọc Bài Suy Niệm của Đức Ông Quản Nhiệm (Hướng Dẫn Viên hay một người khác được

chỉ định)

Anh chị em thân mến,

Ai cũng biết, Thiên Chúa luôn là một mầu nhiệm. Ta chỉ biết một chút về Ngài nhƣng không

thể nào biết Ngài trọn vẹn. Ta biết đƣợc Thiên Chúa là Cha là nhờ Chúa Giêsu mạc khải.

Vì con ngƣời tự mình không thể biết Chúa nên Ngài phải tìm cách làm cho con ngƣời

biết. Mục đích của việc này là để tạo lập tƣơng quan yêu thƣơng. Vô tri bất mộ. Không biết

thì không thể ngƣỡng mộ, kính mến. Ta không thể yêu Chúa nếu ta không biết Chúa. Ta

cũng không yêu Chúa nếu ta không biết và không cảm nghiệm đƣợc Chúa yêu ta. Do đó,

Chúa phải tìm cách đến với con ngƣời để con ngƣời có thể đến với Chúa. Chúa đã làm ngƣời

để ở với ta, nhờ đó ta mới đƣợc ở với Chúa. Cho nên, Chúa Giêsu chính là nơi ta đến để tìm

biết về Chúa Cha, để biết Chúa yêu ta và để ta yêu Chúa.

Ta biết rằng con cái là hình ảnh của cha mẹ, bởi vì con cái có phần nào giống cha mẹ về

tƣớng mạo và về tính tình. Xét theo phƣơng diện nhập thể, Chúa Giêsu là Con Một Thiên

Chúa. Vì thế Ngài là hình ảnh của Thiên Chúa Cha. Do đó, chỉ cần nhìn vào Chúa Giêsu ta

có thể biết đƣợc Chúa Cha. Nhìn vào cuộc sống yêu thƣơng của Chúa Giêsu, ta biết đƣợc

Thiên Chúa là tình yêu, ngài có lòng thƣơng xót và hay tha thứ. Ngài đã yêu thƣơng đến giọt

máu cuối cùng qua cái chết trên thập giá. Nhờ cử chỉ hy sinh cao cả đó, ta đƣợc tha thứ và

Page 5: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚC tin/2020/bt_10_05_20.pdf · chọn, làm đá tảng góc tƣờng: kẻ tin vào đó sẽ không phải thất vọng. Vậy vinh dự cho

đƣợc giao hòa với Thiên Chúa. Nói cách khác, nhờ Chúa Giêsu mạc khải ta biết rằng mình

luôn sống trong sự yêu thƣơng quan phòng của Chúa.

Từ những điều suy nghĩ nhƣ trên, ta có thể rút ra một số điểm khác cụ thể cho đời sống.

Thứ nhất, mặc dù ta không thể mô tả hình ảnh của Chúa vì Chúa siêu vƣợt mọi cách diễn tả

của loài ngƣời, nhƣng ta vẫn có thể vẽ hình và tạc tƣợng của Chúa Giêsu để ta có thể thờ

phƣợng. Lý do cơ bản là vì Chúa đã nhập thể làm ngƣời, mang lấy hình hài cụ thể để gần gũi

với con ngƣời. Ngài biết rằng, ta có xác có hồn. Ta cần liên hệ với Chúa và với nhau nhờ vào

trung gian của thân xác và các sự vật hữu hình. Nên Ngài đã đến với nhân loại bằng xác thịt,

để ta cảm nghiệm đƣợc Ngài theo cách thế loài ngƣời.

Thứ hai, ta đến với Chúa Giêsu nhƣng không phải chỉ dừng lại ở đó. Ta đến với Chúa

Giêsu để qua Chúa Giêsu ta đến với Chúa Cha. Vì thế, ta không thể tôn thờ Chúa Cha mà

không qua Chúa Giêsu. Ta đến với Chúa Cha qua Chúa Giêsu đƣợc là nhờ vào sự thôi thúc,

kết hợp của Chúa Thánh Thần. Bởi vì Ba Ngôi Thiên Chúa luôn liên kết với nhau trong mọi

sự, mọi nơi, mọi thời, mọi vật và mọi ngƣời. Trong phần kết của “Kinh Nguyện Thánh Thể”

ta cùng Giáo Hội luôn tuyên xƣng: “Chính nhờ Ngƣời, với Ngƣời và trong Ngƣời, mà mọi

danh dự và vinh quang đều qui về Chúa Cha toàn năng, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh

Thần đến muôn đời”.

Tất cả mọi việc thờ phƣợng, tất cả đức tin của Giáo Hội đều quy về Chúa Cha, qua

Chúa Giêsu và trong Chúa Thánh Thần. Vì thế Thánh Lễ nào cũng dâng lên Chúa Cha, lời

kinh nào cũng bay lên tòa Chúa Cha qua Chúa Giêsu và trong Chúa Thánh Thần. Dù là lời

kinh gởi đến Đức Mẹ, dù là tiếng hát dâng lên Thánh Cả Giuse, hay tâm hồn hƣớng về các

thánh, thì tất cả đều quy về Chúa Cha để Ngài đƣợc tôn vinh chúc tụng, và để Ngài ban ơn

cho kẻ cầu xin.

Thứ ba, ngƣời tín hữu cần học biết về Chúa Giêsu nhiều để biết về Chúa Cha. Càng biết

nhiều về Chúa ta càng cảm thấy lòng tin mình có ý nghĩa hơn và tâm tình yêu mến của ta sâu

đậm hơn. Vả lại, biết nhiều về Chúa sẽ giúp ta vững vàng nhiều hơn trong đức tin để có thể

vƣợt qua những lôi kéo của các trào lƣu tƣ tƣởng không phù hợp với chân lý Chúa Giêsu

Kitô truyền dạy…

(Trích đoạn từ bài “Đường đến Chúa”của Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm, 20/04/2008).

Thinh lặng 1 phút

Hướng Dẫn Viên: Mời mọi ngƣời đứng lên đọc KINH TIN KÍNH

Tôi tin kính một Thiên Chúa/ là Cha toàn năng,/ Ðấng tạo thành trời đất,/ muôn vật hữu hình

và vô hình./

Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô,/ Con Một Thiên Chúa,/ Sinh bởi Ðức Chúa Cha từ

trƣớc muôn đời./ Ngƣời là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa,/ Ánh Sáng bởi Ánh Sáng,/ Thiên

Chúa thật bởi Thiên Chúa thật,/ đƣợc sinh ra mà không phải đƣợc tạo thành,/ đồng bản thể

với Ðức Chúa Cha:/ nhờ Ngƣời mà muôn vật đƣợc tạo thành./ Vì loài ngƣời chúng ta/ và để

cứu độ chúng ta,/ Ngƣời đã từ trời xuống thế.

(từ “Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần” đến “và đã làm người” mọi người đều cúi mình).

Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần,/ Ngƣời đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria,/ và đã

làm ngƣời./ Ngƣời chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta,/ thời quan Phongxiô Philatô;/

Ngƣời chịu khổ hình và mai táng,/ ngày thứ ba/ Ngƣời sống lại nhƣ lời Thánh Kinh./ Ngƣời

lên trời,/ ngự bên hữu Ðức Chúa Cha,/ và Ngƣời sẽ lại đến trong vinh quang/ để phán xét kẻ

sống và kẻ chết,/ Nƣớc Ngƣời sẽ không bao giờ cùng./

Page 6: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚC tin/2020/bt_10_05_20.pdf · chọn, làm đá tảng góc tƣờng: kẻ tin vào đó sẽ không phải thất vọng. Vậy vinh dự cho

Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa/ và là Ðấng ban sự sống,/ Ngƣời bởi

Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra,/ Ngƣời đƣợc phụng thờ/ và tôn vinh cùng với Ðức

Chúa Cha và Ðức Chúa Con./ Ngƣời đã dùng các tiên tri mà phán dạy:/ Tôi tin Hội Thánh

duy nhất,/ thánh thiện,/ công giáo/ và tông truyền./ Tôi tuyên xƣng có một Phép Rửa để tha

tội./ Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau./ Amen.

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Hướng Dẫn Viên: Xin mời mọi ngƣời đứng lên để dâng lời nguyện giáo dân.

1. Lạy Chúa Giêsu Kitô,/ Chúa là đường,/ là sự thật/ và là sự sống./ Xin Chúa ban ơn giúp

đỡ chúng con/ để chúng con luôn đến với Chúa/ và thực hành lời Chúa/ nhờ đó chúng

con bước đi trong đường lối chân thật/ dẫn đến sự sống đời đời./ Chúng con cầu xin

Chúa.

Mọi người: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2.Chúng con cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô,/ hàng giáo phẩm,/ đặc biệt là

Đức tân Tổng Giám Mục TGP Adelaide của chúng con,/ Đức Ông Quản Nhiệm, các linh

mục, tu sĩ, giáo dân…/ và mọi giới lãnh đạo trên thế giới/ có được những ân sủng cần

thiết,/ để có thể làm những quyết định khôn ngoan,/ hợp theo thánh ý Chúa, giữa hiểm

họa đai dịch./ Chúng con cầu xin Chúa.

Mọi người: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3.Lời Nguyện Tự phát nếu muốn, tối đa là 3 lời nguyện tự phát)

Thinh lặng giây lát

Hướng Dẫn Viên: Vâng lệnh chúa Cứu Thế và theo thể thức Ngƣời dạy, chúng ta cùng nhau

đọc Kinh Lạy Cha:

Mọi người: Lạy Cha chúng con ở...

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta hãy cúi đầu chúc bình an cho nhau.

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta đọc kinh Rƣớc Lễ Thiêng Liêng để xin Chúa Giêsu ngự vào

tâm hồn mình.

KINH RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG

Lạy Chúa Giêsu của con, /con tin rằng Chúa hiện diện trong Bí Tích Cực Thánh. /Con yêu

mến Chúa trên hết mọi sự, / và ƣớc ao đƣợc rƣớc Chúa vào linh hồn con. /Vì lúc này, /con

không thể tiếp rƣớc Chúa về phƣơng diện bí tích, /xin Chúa ít nhất /hãy vào linh hồn con

cách thiêng liêng./ Con ôm lấy Chúa nhƣ thể Chúa đang ở đó/ và con xin kết hợp trọn thân

con với Chúa. /Xin Chúa đừng để con rời xa Chúa. /Amen. (Thánh Anphongsô thành Liguori - https://www.youtube.com/watch?v=vLOFZGfg4-A&t=29s)

Thinh lặng 1 phút

Page 7: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚC tin/2020/bt_10_05_20.pdf · chọn, làm đá tảng góc tƣờng: kẻ tin vào đó sẽ không phải thất vọng. Vậy vinh dự cho

NGHI THỨC KẾT THÚC

Hướng Dẫn Viên: Xin Thiên Chúa toàn năng ban phúc lành cho tất cả chúng ta. Xin Ngƣời

che chở chúng ta khỏi mọi sự dữ và dẫn đƣa tới sự sống muôn đời.

Mọi người: Amen

Hướng Dẫn Viên: bắt một bài hát về Đức Mẹ

ĐỌC KINH KẾT THÚC

KINH TRÔNG CẬY

Hướng Dẫn Viên: Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời

chúng con nguyện trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ đồng trinh, hiển vinh sáng láng.

Mọi người: Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.

CÁC CÂU LẠY

Hướng Dẫn Viên: Lạy rất thánh trái tim Đức Chúa Giêsu,

Mọi người: Thương xót chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Lạy trái tim cực thanh cực tịnh rất thánh Đức Bà Maria,

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Lạy ông thánh Giuse là bạn thanh sạch Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh,

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Lạy bà thánh Mary MacKillop

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Nữ Vƣơng ban sự bằng an.

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên:Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

Mọi người: Amen.

********

Page 8: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚC tin/2020/bt_10_05_20.pdf · chọn, làm đá tảng góc tƣờng: kẻ tin vào đó sẽ không phải thất vọng. Vậy vinh dự cho

LỘC XUÂN CỘNG ĐỒNG 2020 Chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra đƣợc. (1Tm 6:7). We

brought nothing into the world, so that we can take nothing out of it. (1Tim 6:7).

Ý Cầu Nguyện Của Đức Giáo Hoàng Cho Năm 2020

THÁNG NĂM

Ý cầu nguyện: Cầu cho các Phó Tế: Xin cho các Phó Tế, khi trung thành phục vụ Lời Chúa

và người nghèo, trở nên dấu chỉ sống động cho toàn Giáo Hội.

Lịch Phụng Vụ Trong Tuần

Thứ Hai: 11/05/2020. Cv 14,5-18; Ga 14,21-26.

Thứ Ba: 12/05/2020. Thánh Nêrêô và thánh Achilêô, tử đạo. Thánh Pancratiô, tử đạo. Cv

14,19-28; Ga 14,27-31.

Thứ Tư: 13/05/2020. Đức Mẹ Fatima.Cv 15,1-6; Ga 15,1-8 (hay lễ về Đức Mẹ Is 61,9-11;

Lc 11,27-28)

Thứ Năm: 14/05/2020.(Thánh Matthia, tông đồ) Cv 1,15-17, 20-26; Ga 15,9-17.

Thứ Sáu: 15/05/2020.Cv 15,22-31; Ga 15,12-17.

Thứ Bảy: 16/05/2020.Cv 16,1-10; Ga 15,18-21.

NGÀY NHỚ ƠN MẸ

Mỗi ngƣời chúng ta sống trên đời đều có mẹ, ngƣời đã sinh ra ta, đã nuôi nấng, dạy dỗ và

hƣớng dẫn ta nên ngƣời. Hôm nay là Mother‟s Day hay còn gọi là Ngày Hiền Mẫu hoặc là

Ngày Nhớ Ơn Mẹ. Chúng ta hãy nhớ đến mẹ.

Thông thƣờng, các gia đình sẽ tụ họp để chúc mừng các bà mẹ, để quây quần quanh bữa

ăn, hầu mang lại những niềm vui hay những nụ cƣời rạng rỡ trên khuôn mặt của những

ngƣời mẹ. Ngƣời mà đã luôn hy sinh và thƣơng yêu đàn con cháu trong suốt một năm qua.

Trong hoàn cảnh khó khăn dịch bệnh hiện tại, chúng ta không thể tập họp đông đƣợc, thì ít

nhất mỗi ngƣời con và gia đình bé nhỏ của mình hãy đến thăm viếng mẹ để nói lên rằng,

"chúng con thƣơng mẹ". Nếu mẹ đã khuất, chúng ta hãy dành ra ít phút để cầu nguyện cho

ngài đƣợc hƣởng phúc trƣờng sinh trên quê trời.

Trong Cộng Đồng của chúng ta có hai Sơ Phụ Tá Mục Vụ, Cecilia Nguyễn Thị Mạnh

Đễ OP và Maria Trần Thị Thu Trang RSM. Chúng con không thể tụ họp trong ngôi Thánh

Đƣờng nhƣ thƣờng lệ để nói lên lời cảm tạ và thƣơng yêu để gởi đến hai Sơ. Thì giờ đây, là

những ngƣời con tinh thần của hai Sơ, chúng con xin kính chúc hai Sơ dồi dào sức khoẻ,

luôn vui vẻ và kiên trì trong ơn gọi tận hiến để phục vụ, thƣơng yêu và chăm sóc mọi ngƣời

trong Cộng Đồng. Chúng con chân thành tri ân những hy sinh và lo lắng và những công việc

mục vụ mà hai Sơ đã, đang và sẽ dành cho từng ngƣời trong cộng đồng của chúng con.

Xin kính chúc hai Sơ Phụ Tá Mục Vụ và tất cả những ngƣời mẹ trong Cộng Đồng có

một Ngày Hiền Mẫu thật vui và đầy ý nghĩa.

Anphongsô Nguyễn Quang Bình - Chủ Tịch HĐMV

Page 9: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚC tin/2020/bt_10_05_20.pdf · chọn, làm đá tảng góc tƣờng: kẻ tin vào đó sẽ không phải thất vọng. Vậy vinh dự cho

Phân ưu

Toàn thể hội viên Hội Các Bà Mẹ Công Giáo xin chân thành phân ƣu cùng chị Cúc (Công)

nỗi đau mất mẹ tại Việt Nam trong mấy ngày vừa qua. Xin Chúa thƣơng đón nhận linh hồn

của cụ Têrêsa Nguyễn Thị Minh Nguyệt về Thiên đàng và an ủi gia quyến trong thời khắc

khó khăn này.

BCH Hội Các Bà Mẹ Công Giáo

Những bằng chứng cho thấy Đức Giêsu đã chết thật sự và đã sống lại với sự sống mới

Vì sự phục sinh của Đức Giêsu là một kinh nghiệm vô cùng đặc biệt và khó hiểu, chẳng ai

trong chúng ta có kinh nghiệm phục sinh giống nhƣ Ngài nên nhiều ngƣời, kể cả những tín

hữu, đã tỏ vẻ nghi ngờ. Họ không tin vào điều này. Việc không tin này càng gia tăng trong

thế giới ngày nay, khi thế giới công nghệ phát triển, đặc biệt là những phát kiến trong lãnh

vực y khoa. Có nhiều ngƣời chết lâm sàng, rồi sống lại. Cũng có những ngƣời đã chết thật

rồi sống lại, họ kể lại cho ngƣời biết những gì họ đã thấy. Bởi thế, nhiều ngƣời đặt vấn đề là

liệu Đức Giêsu có phục sinh theo kiểu mà chúng ta vừa nói thật không. Liệu rằng Ngài có

chết lâm sàng rồi sống lại? Liệu rằng Ngài chỉ giả chết, rồi sau đó tỉnh dậy rồi bỏ trốn? Liệu

Ngài có thông đồng với các môn đệ để bịa ra một câu chuyện phục sinh thật hoành tráng để

lừa gạt ngƣời khác? Hay liệu rằng các môn đệ có bị ảo giác khi cho rằng Đức Giêsu đã phục

sinh và hiện ra với họ.

Để phản bác lại tất cả những điều này, một bằng chứng rõ ràng và thuyết phục nhất (dù

chƣa đầy đủ) chứng minh cho chuyện Ngài đã sống lại là việc ngƣời ta không thể tìm thấy

đƣợc xác của Ngài. Tất cả mọi vĩ nhân trên thế giới này đều đã chết và thân xác của họ vẫn

còn đƣợc xác định. Còn Đức Giêsu thì không. Các môn đệ sẽ không thể bịa chuyện rằng Đức

Giêsu đã phục sinh và hiện ra với mình vì chỉ cần lính Rôma trƣng dẫn cái xác là mọi chuyện

sẽ đƣợc giải quyết.

Nhƣng biết đâu các môn đệ đã đánh cắp cái xác thì sao? Điều này càng khó có thể xảy

ra hơn nữa. Khi Đức Giêsu bị bắt và hành hình, ai trong các ông cũng sợ đến nỗi bỏ chạy.

Phêrô còn không dám thừa nhận rằng mình có tƣơng quan với Đức Giêsu. Ngay cả sau đó,

các ông vẫn còn nhốt mình trong phòng vì sợ thì làm sao dám cả gan đi đánh cắp xác Thầy

tại một ngôi mộ có lính La Mã đƣợc trang bị vũ khí canh giữ. Ngoài ra, chúng ta cũng không

tìm thấy lý do gì để các ông phải liều mạng làm chuyện này. Các ông không thể tự dƣng đi

đánh cắp cái xác, giấu một nơi không ai biết, rồi bịa chuyện Thầy Giêsu sống lại, sau đó chịu

chết vì câu chuyện tƣởng tƣợng ấy: ngƣời thì bị chặt đầu, ngƣời thì bị đóng đi, ngƣời thì bị

tùng xẻo…

Hơn nữa, nếu đây là một âm mƣu tập thể thì chỉ cần một ngƣời trong số họ khai ra sự

thật thì kế hoạch sẽ vỡ tan tành. Các ông lại là những ngƣ phủ thất học, làm sao có thể nghĩ

đến và bịa ra một câu chuyện về sự phục sinh mà đến nay chúng ta còn không biết nó là cái

gì. Vả lại, nếu các ông bịa chuyện thì không nên đƣa phụ nữ vào vì thời đó chẳng ai tin lời

một phụ nữ nhƣ chuyện bà Maria Madalena ra mồ và gặp Chúa. Ngoài ra, các ông cũng

không thể bịa chuyện Đức Giêsu hiện ra với mình vì Đức Giêsu không chỉ hiện ra với các

ông mà còn với nhiều ngƣời khác, trong đó có một ngƣời rất thù ghét Kitô giáo là Phaolô.

Chính Phaolô đã dành trọn cuộc đời còn lại của mình để làm chứng về sự phục sinh của Đức

Giêsu. Thậm chí, ông đã chết vì sự thật ấy. Những bằng chứng này cho thấy, các môn đệ

không thể đánh cắp xác chết của Đức Giêsu rồi bịa chuyện đƣợc.

Page 10: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚC tin/2020/bt_10_05_20.pdf · chọn, làm đá tảng góc tƣờng: kẻ tin vào đó sẽ không phải thất vọng. Vậy vinh dự cho

Có thể có trƣờng hợp Đức Giêsu đã không chết, ngài chỉ ngất đi, hoặc chết lâm sàng

thôi, rồi sau khi đƣợc đƣa xuống thập giá và đem vào mộ, Ngài đã tỉnh lại và bỏ trốn? Nghĩ

nhƣ vậy có đƣợc không? Giả thuyết này cũng không vững, vì có nhiều bằng chứng cho thấy

Đức Giêsu đã chết thật. Theo luật, lính La Mã phải kiểm tra rất kỹ rằng tử tù phải chết rồi thì

mới cho tháo xuống khỏi thập giá, còn không thì phải đập dập ống chân tử tù để hắn ta

không thể bỏ trốn. Việc Đức Giêsu không bị đập dập ống chân (x.Ga 19,31-33) cho thấy lính

La Mã xác nhận rằng Ngài đã chết. Lính La Mã sẽ phải lãnh cái chết nếu không kiểm tra cẩn

thận. Nhƣ thế, hẳn là anh lính này phải rất cẩn trọng. Gioan cũng thấy máu và nƣớc chảy ra

từ cạnh sƣờn (x.Ga 19,34-35), điều này cho thấy phổi của Ngài đã bị ép và không thể hoạt

động đƣợc nữa. Giả nhƣ đến đây Ngài vẫn chƣa chết thì Ngài cũng không thể thở đƣợc khi

bị những tấm vải liệm quấn lấy từ đầu đến chân và bị đặt trong một khe đá kín (x.Ga 19,38-

42).

Hơn nữa, một thân xác tàn tạ sau khi bị đánh đập và đóng đinh nhƣ thế thì sao có thể

đẩy nỗi tảng đá lớn lấp mộ mà không bị lính La Mã đứng canh phát hiện. Giả nhƣ Ngài có

làm đƣợc thì Ngài đã đi đâu, làm gì? Tại sao không ai thấy? Và quan trọng hơn nữa, một con

ngƣời sống dở chết dở, thân bại danh liệt nhƣ thế, vốn dĩ đã làm cho các môn đệ thất vọng

tràn trề, làm sao có thể khiến bao nhiêu ngƣời sẵn sàng bịa chuyện rồi sẵn sàng chết vì mình

với một sự can đảm và khảng khái nhƣ vậy. Bởi vậy, giả thuyết cho rằng Đức Giêsu không

chết hoặc chỉ chết lâm sàng không đáng tin.

Một chứng cứ rất hùng hồn để chứng minh cho sự phục sinh của Đức Giêsu chính là

những lần Ngài hiện ra, cùng ăn uống, trò chuyện, chia sẻ, giảng dạy và ban thêm sức mạnh

cho các ông. Chỉ có thể là Đấng Phục Sinh mới khiến cho các ông mở toang cánh cửa sợ sệt

để hiên ngang bƣớc ra ngoài trƣớc đám đông mà giảng dạy. Chỉ có thể là sức mạnh của Đấng

Phục Sinh mới có thể giúp các ông đƣợc biến đổi từ trong ra ngoài: các ông có thể nói đƣợc

nhiều ngôn ngữ, có thể làm các phép lạ, có thể mạnh dạn đối chất với các nhà cầm quyền, có

thể có những lời nói làm say mê lòng ngƣời, cuốn hút họ và trao ban cho họ niềm tin. Trải

qua hơn hai ngàn năm, đức tin này ngày càng đƣợc chứng thực bởi nhiều vị thánh, những

ngƣời đƣợc ơn đụng chạm và cảm nghiệm nó trong một tƣơng quan sâu sắc với Chúa. Và

nhờ đó, nó vẫn trƣờng tồn và thêm vững mạnh. Tất cả những điều tuyệt vời này không thể

đến từ một câu chuyện huyền hoặc do một số ngƣời thất học bịa ra hay từ một cái xác không

còn hình thù nằm trong nấm mồ hay một ngƣời giả vờ chết rồi sau đó trốn chui trốn nhũi. Nó

chỉ có thể đến từ một Đấng đã phục sinh thật sự, đã đi vào trong sự sống vĩnh cửu của Thiên

Chúa.

Đức Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Halleluia! Halleluia!

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

http://gplongxuyen.org/NewsDetail.aspx?ID=20190426074400

Theo đạo có cần thiết cứ phải đi thờ, đi lễ không? Hỏi: Thưa cha, có nhiều người Công Giáo ngày hôm nay, do không có thói quen đi lễ hoặc

quá tham công tiếc việc nên lơ là việc sống đạo. Khi được người khác mời gọi đi lễ, đọc kinh

cầu nguyện, thì nói rằng: “chỉ cần tin trong lòng là đủ, đạo tại tâm mà! Không cần phải đi

nhà thờ”. Lối lý luận như vậy có thể chấp nhận được không?

Trả lời:Bạn thân mến, ngày hôm nay, sống trong vòng xoáy của xã hội vật chất và hƣởng

thụ, nhiều ngƣời Kitô hữu đã dùng lối lý luận: “tin là đủ, đạo tại tâm”, biện minh cho việc

mải mê làm ăn, cho thú vui chơi và cả sự lƣời biếng của mình, để khỏi phải đi thờ, không

cần đọc kinh nữa. Hơn nữa, họ cho rằng, cứ đi lễ mà đời sống không tốt thì chẳng bằng ở nhà

Page 11: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚC tin/2020/bt_10_05_20.pdf · chọn, làm đá tảng góc tƣờng: kẻ tin vào đó sẽ không phải thất vọng. Vậy vinh dự cho

cho khoẻ. Nhƣng lối lý luận ấy liệu có phù hợp với đạo của Chúa không? Theo Chúa kiểu ấy

liệu có ổn không?

Để trả lời cho câu hỏi này, trƣớc hết xin gửi đến bạn một câu chuyện nhƣ sau: “Ở một giáo

xứ kia, cha xứ chợt lưu ý đến một ông già nọ vốn thường sốt sắng tham dự không những

Thánh Lễ ngày Chúa nhật mà còn siêng năng đi lễ mỗi ngày nữa. Nhưng bẵng đi một thời

gian lâu, ông cụ vắng bóng ở nhà thờ. Cha xứ lấy làm lạ, tưởng ông cụ bị đau ốm hay đã di

chuyển đi nơi khác. Cha bèn đến nhà thăm ông xem sao. Đến nơi cha vẫn thấy ông ở nhà.

Hỏi lý do vì sao ông vắng mặt ít lâu nay ở nhà thờ thì ông trả lời cha như sau: “Con thấy

không cần phải đi lễ, đọc kinh chung nữa. Con ở nhà đọc Kinh Thánh, lần chuỗi và nhớ đến

Chúa trong lòng là đủ rồi.”

Cha mỉm cười và hỏi ông: “Thế các con cháu cụ bây giờ ở đâu?”

Ông cụ đáp: “Chúng ở xa con lắm, nhưng hàng năm cứ vào dịp Lễ Giáng Sinh và Tết

thì đều trở về thăm con và cho quà tử tế.”

Nghe xong cha xứ nói: “Tốt lắm, nhưng cụ làm ơn cho tôi xin địa chỉ hay số phôn của của

các con cháu cụ đi.

“Để làm gì thưa cha?” Ông cụ hỏi.

Cha trả lời ngay: “Để tôi viết thư hay phôn cho các con cháu cụ bảo họ đừng tốn công và

tiền bạc về thăm cụ nữa. Họ chỉ cần nhớ đến cụ trong lòng là đủ rồi; không cần thiết phải về

thăm cho tốn thì giờ và tiền bạc nữa.”

Nói xong cha xứ cáo từ ra về trong khi ông cụ ngồi suy nghĩ những lời của cha vừa nói.

Và mấy hôm sau, người ta lại thấy ông cụ xuất hiện ở nhà thờ như cũ.

Câu chuyện trên chỉ là tƣởng tƣợng, nhƣng cũng giúp minh chứng phần nào điều Thánh

Giacôbê Tông Đồ dạy về sự cần thiết của hành động với đức tin: “Đức tin không có việc làm

là đức tin chết” (Gc 2,17). Thánh Phaolô cũng nhấn mạnh điều này khi ngỏ lời với tín hữu

Rôma: “Có tin thật trong lòng, mới nên công chính; có tuyên xưng ra ngoài miệng, mới

được ơn cứu độ”(Rm 10,10).

Nhƣ vậy, kiểu lý luận: “chỉ tin là đủ, đạo tại tâm! Không cần đi thờ, đi lễ”, là không ổn,

không hợp với đạo Chúa. Hơn nữa, tƣơng quan của ngƣời tín hữu với Chúa đƣợc sánh ví nhƣ

cành cây với thân cây. Cành cây sẽ mất đi sức sống và chẳng có thể sinh hoa trái, khi nó tách

lìa khỏi cây. Cũng vậy, nếu không gắn kết với Chúa qua những lời kinh, những Thánh Lễ

cũng nhƣ các việc lành, chúng ta sẽ nhƣ cành lìa khỏi thân cây. Lúc ấy ngƣời ta chỉ biết

mang cành cây ấy đốt đi mà thôi!

Do đó, việc đi thờ, đi lễ rất cần thiết cho đời sống đạo. Việc làm ấy không chỉ thể hiện chúng

ta là ngƣời có đạo, nhƣng còn gia tăng sức mạnh để chúng ta sống đạo nữa. Ƣớc mong sao

bạn cũng nhƣ tất cả những ai xƣng mình là Kitô hữu, luôn biết siêng năng cầu nguyện,

chuyên cần đi lễ, nhờ vậy mà đƣợc sống dồi dào và sinh nhiều hoa thơm trái ngọt cho đời.

Xin chân thành cảm ơn!

(Tu Tâm Linh, WGP.Hải Phòng 05-08-2013)

http://giaophanthaibinh.org/a5596/Theo-dao-co-can-thiet-cu-phai-di-tho-di-le-khong-.aspx

101. HIẾU TỬ QUÁCH THUẦN

Quách Thuần là một ngƣời con có hiếu, sau khi bố mẹ chết, thì mỗi lần khóc thƣơng ai oán

đều có một bầy chim tụ tập đến, trƣởng quan địa phƣơng sau khi nghe báo thì điều tra và xác

thực là có chuyện ấy, bèn lập cổng chào trƣớc cửa nhà để tăng thêm sự biểu dƣơng, tên của

ngƣời con có hiếu vang đi rất xa.

Page 12: CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆ NAM ÚC tin/2020/bt_10_05_20.pdf · chọn, làm đá tảng góc tƣờng: kẻ tin vào đó sẽ không phải thất vọng. Vậy vinh dự cho

Về sau, có ngƣời hỏi thăm và biết đƣợc rằng, mỗi khi hiếu tử ấy khóc thì lấy bánh vãi ra

trên mặt đất, bầy chim đến tranh nhau ăn.

Chuyện nhƣ thế xảy ra nhiều lần, nên bầy chim vừa nghe hiếu tử khóc thì sao lại không

đến để ăn bánh chứ!(Cổ kim tiếu sử)

Suy tư 101: Thƣơng khóc cha mẹ qua đời là chuyện tự nhiên của con cái, nhƣng mỗi lần

khóc mà có bầy chim bay đến thì cần phải xét lại, bởi vì bầy chim là loài bay trên không

trung, không ở chỗ nhất định, cho nên không thể đồng cảm với lời khóc thƣơng cha mẹ của

ngƣời con có hiếu, ngoại trừ phép lạ...

Có những ngƣời con làm bộ khóc lóc thảm thiết khi cha mẹ qua đời để cho mọi ngƣời

thấy mình là ngƣời con có hiếu, nhƣng khi cha mẹ còn sống thì không hề đoái hoài thăm hỏi;

có những đứa con rất giàu có, khi cha mẹ chết thì tổ chức rầm rộ kèn trống, để tỏ cho mọi

ngƣời thấy mình lo chu đáo cho cha mẹ, nhƣng khi cha mẹ còn sống thì không lo lắng quan

tâm săn sóc...

Ngƣời Ki-tô hữu bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ không phải là tổ chức rầm rộ khi các

ngài qua đời, nhƣng lo phụng dƣỡng chăm sóc khi các ngài còn sống, và cầu nguyện cho cha

mẹ sau khi các ngài qua đời, đó chính là lòng hiếu thảo cha mẹ của ngƣời Ki-tô hữu vậy.

Bầy chim tụ tập đến, khi ngƣời con có hiếu là Quách Thuần khóc, thì không có thật,

nhƣng lời cầu nguyện chân thành cho cha mẹ của ngƣời con có hiếu, sẽ đƣợc vô số thiên

thần dâng lên trƣớc ngai tòa Thiên Chúa để xin Ngài sớm tha các hình phạt do tội của cha mẹ

thì có thật trăm phần trăm...

Hạnh phúc thay những ngƣời con nhƣ thế...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb. (Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư) http://www.vietcatholic.net/News/Html/255917.htm

ĐƯỜNG HY VỌNG 792. Bác ái là nối dài tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại.

ĐHY PX Nguyễn Văn Thuận