CẢI CÁCH ĐỊA TÔ Ở NHẬT ... - Trung tâm Thông...

25
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ******* VÕ MINH VŨ CẢI CÁCH ĐỊA TÔ Ở NHẬT BẢN THỜI MINH TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐÔNG PHƢƠNG HỌC

Transcript of CẢI CÁCH ĐỊA TÔ Ở NHẬT ... - Trung tâm Thông...

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*******

VÕ MINH VŨ

CẢI CÁCH ĐỊA TÔ Ở NHẬT BẢN THỜI MINH

TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐÔNG PHƢƠNG HỌC

HÀ NỘI, 2005

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*******

VÕ MINH VŨ

CẢI CÁCH ĐỊA TÔ Ở NHẬT BẢN THỜI

MINH TRỊ

Chuyên ngành:

Mã số

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐÔNG PHƯƠNG HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN KIM

HÀ NỘI, 2005

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ RUỘNG ĐẤT CỦA NHẬT BẢN

TRƯỚC THỜI MINH TRỊ

15

1.1. Chế độ ruộng đất thời cổ đại 15

1.1.1. Chế độ ban điền và chế độ công địa công dân 15

1.1.2. Sự suy thoái của chế độ ban điền và sự ra đời của chế độ trang

viên sơ kỳ

19

1.1.3. Chế độ lãnh chủ địa phƣơng và loại hình trang viên ký tiến 21

1.2. Chế độ ruộng đất thời trung thế 23

1.2.1. Chế độ sở hữu đất đai của các daimyo thời kỳ trung thế và

Chiến Quốc

23

1.2.2. Cuộc điều tra đất đai Taikokenchi 26

1.3. Chế độ đất đai thời cận thế 28

1.3.1. Cuộc điều tra đất đai của Mạc phủ Tokugawa 29

1.3.2. Công cuộc khai khẩn đất canh tác mới 30

1.3.3. Chế độ kokudaka chigyo và nengu 31

1.4. Tiểu kết 33

CHƢƠNG 2. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN TRƯỚC

CẢI CÁCH ĐỊA TÔ

35

2.1. Quá trình mở cửa của Nhật Bản 35

2.2. Tình hình Nhật Bản sau khi mở cửa đất nước 37

2.2.1. Các điều ƣớc bất bình đẳng 37

2.2.2. Phong trào Sonno jo’i và Đại hiệu lệnh Oseifukko 39

2.3. Sự thành lập chính quyền Minh Trị và một số cải cách chính

trị-xã hội

42

2.3.1. Sự thành lập chính quyền Minh Trị 42

2.3.2. Những cải cách kinh tế-xã hội của chính phủ Minh Trị 43

2.3.2.1. Những cải cách triệt bỏ tàn dƣ của chế độ phong kiến 44

2.3.2.2. Những chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng 47

2.3.2.3. Quá trình du nhập những ngành sản xuất mới 49

2.4. Những khó khăn tài chính của chính phủ 50

2.5. Tiểu kết 54

CHƢƠNG 3. QUÁ TRÌNH THỰC THI CẢI CÁCH ĐỊA TÔ THỜI MINH

TRỊ

56

3.1. Những kiến nghị cải cách địa tô 56

3.1.1. Những kiến nghị thời kỳ Mạc mạt 56

3.1.2. Kiến nghị của Kanda Takahira và Mutsu Munemitsu 57

3.1.3. Những đề án cải cách địa tô khác 62

3.2. Quá trình thành lập Sắc lệnh cải cách địa tô 64

3.2.1. Giao cấp Jinshin chiken 64

3.2.1.1. Những bƣớc chuẩn bị cho việc giao cấp Jinshin chiken 64

3.2.1.2. Phát hành Jinshin chiken 69

3.2.1.3. Những vấn đề nảy sinh sau khi phát hành Jinshin chiken 73

3.2.1.4. Ý nghĩa của Jinshin chiken 77

3.3. Quá trình thực hiện Chisokaisei ho 78

3.3.1. Quá trình thực hiện Chisokaisei ho từ 1873 đến 1875 78

3.3.1.1. Ban hành Chisokaisei ho 78

3.3.1.2. Những vấn đề của Chisokaisei ho 85

3.3.1.3. Sự trì trệ trong quá trình cải cách địa tô 89

3.3.2. Quá trình thực thi từ năm 1875 đến năm 1881 90

3.3.2.1. Sự chuyển đổi phƣơng hƣớng chỉ đạo cải cách địa tô sau

năm 1875

90

3.3.2.2. Quá trình thực thi dƣới sự chỉ đạo của chính phủ 95

3.3.2.3. Phong trào đấu tranh của nông dân 97

3.3.2.4. Kết thúc cải cách địa tô 98

3.4. Tiểu kết 100

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA CẢI CÁCH ĐỊA TÔ 102

4.1. Kết quả của cải cách địa tô 102

4.1.1. Điều tra, chỉnh đốn lại đất đai trên toàn quốc 102

4.1.2. Kết quả của cải cách địa tô 105

4.1.2.1 Trên phạm vi toàn quốc 105

4.1.2.2. Sự khác biệt giữa các địa phƣơng 108

4.2. Ý nghĩa lịch sử của cải cách địa tô 113

4.2.1. Xây dựng nền tài chính hiện đại 113

4.2.2. Thiết lập chế độ sở hữu ruộng đất hiện đại 115

4.2.3. Cải cách địa tô với quá trình tích luỹ tƣ bản nguyên thuỷ 120

4.3. Những vấn đề tồn đọng của cải cách địa tô 122

4.4. Tiểu kết 125

KẾT LUẬN 126

TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

PHỤ LỤC 135

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cải cách địa tô (地租改正, chisokaisei, Địa tô cải chính) chính thức bắt đầu

từ ngày 28 tháng 07 năm Meiji (明治, Minh Trị) thứ 6 (1873) với việc Dajokan (太

政官, Thái chính quan) ban hành “Luật cải cách địa tô” Chisokaisei ho (地租改正

法, Địa tô cải chính pháp) và kết thúc vào ngày 30 tháng 06 năm Meiji thứ 14

(1881) với sự kiện Cục cải cách địa tô (地租改正事?務局, Địa tô cải chính sự vụ

cục) chấm dứt hoạt động. Tám tháng sau, ngày 21 tháng 02 năm Meiji thứ 15

(1882), Bộ trƣởng Bộ Tài chính Matsukata Masayoshi (松形正義, Tùng Phƣơng

Chính Nghĩa, 1835-1924) đệ trình lên chính phủ bản báo cáo tổng kết cải cách địa

tô.

Cuộc cải cách này đƣợc giới nghiên cứu lịch sử Nhật Bản nói chung và lịch

sử chế độ ruộng đất nói riêng đánh giá là một trong bốn cuộc cải cách ruộng đất lớn

nhất trong lịch sử Nhật Bản1. Thông qua một cuộc cải cách với mục tiêu chính là

xây dựng chế độ thuế đất mới có tính cận đại, chính phủ Minh Trị đã xác lập đƣợc

một nền tài chính mạnh mẽ cho quá trình cận đại hóa của Nhật Bản lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, cuộc cải cách này không chỉ đơn thuần là một cuộc cải cách về chế độ

thuế đất mà nó còn là một cuộc cải cách chế độ đất đai, có vai trò rất lớn trong việc

thúc đẩy quá trình phát triển chế độ sở hữu đất đai của tầng lớp địa chủ ở Nhật Bản

thời kỳ Minh Trị. Mặt khác, chế độ sở hữu đất đai ở Nhật Bản thời kỳ cận đại chính

là nền tảng chính trị, tài chính của nhà nƣớc Minh Trị và bản thân chế độ sở hữu đất

đai này cũng có vai trò to lớn trong việc tạo dựng cơ sở kinh tế - xã hội của Nhật

Bản thời kỳ đó.

Vì vậy, việc nghiên cứu về cải cách địa tô thời kỳ Minh Trị có ý nghĩa hết sức

quan trọng, giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về chế độ đất đai của Nhật Bản thời

kỳ cận đại. Hơn nữa, với nhận định cải cách địa tô là một trong những chìa khóa

1 4 cải cách ruộng đất lớn trong lịch sử Nhật Bản bao gồm Cải cách ban điền (thế kỷ VII), Cải cách

kiểm địa thời kỳ Tokugawa, Cải cách địa tô thời kỳ Minh Trị và Cải cách ruộng đất năm 1946.

quan trọng để lý giải về các cải cách kinh tế - xã hội thời kỳ Minh Trị, việc nghiên

cứu này cũng sẽ góp phần lý giải vai trò của kinh tế nông nghiệp trong công cuộc

cận đại hóa Nhật Bản, cũng nhƣ những nguyên nhân dẫn đến thành công của công

cuộc Minh Trị duy tân.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Nghiên cứu của các học giả Nhật Bản

Ở Nhật Bản, những nghiên cứu về công cuộc Minh Trị duy tân nói chung, cải

cách địa tô nói riêng đã đƣợc các nhà nghiên cứu Nhật Bản tập trung khảo cứu

trong một thời gian dài và đã thu đƣợc thành quả hết sức to lớn. Theo thống kê của

Tamura Sadao trong cuốn “Cải cách địa tô và cuộc tranh luận về chủ nghĩa tư

bản”, cho đến năm 1981, tổng số công trình, bài chuyên khảo về cải cách địa tô lên

tới con số 368 [49, 269-291]. Còn nếu chúng ta thống kê cả những công trình

nghiên cứu đƣợc công bố từ sau năm 1981 đến nay thì con số này có thể lên tới hơn

420. Điều này cho thấy mối quan tâm hết sức sâu sắc của các học giả Nhật Bản đối

với cải cách địa tô thời kỳ Minh Trị.

Về lịch sử nghiên cứu cải cách địa tô của các học giả Nhật Bản, chúng ta có

thể tạm chia làm 2 thời kỳ chính.

2.1.1. Thời kỳ trước Chiến tranh thế giới lần thứ II

Công trình nghiên cứu đầu tiên về cải cách địa tô có lẽ là cuốn “Cải cách địa

tô ở nước ta” [19] của Ario Toshishige, một viên chức chính phủ đã từng làm việc

tại Cục cải cách địa tô, đƣợc viết vào năm 1914 nhƣng mãi đến năm 1977 mới

đƣợc xuất bản với sự chú giải của Fukushima Masao.

Tiếp đó, từ khoảng những năm 20, 30 của thế kỷ XX, trong giới nghiên cứu

Nhật Bản đã nổ ra một cuộc tranh luận gay gắt về tính chất của chủ nghĩa tƣ bản

Nhật Bản. Cuộc tranh luận này diễn ra giữa hai trƣờng phái Koza (講座, Giảng

tọa) và Rono (労農_, Lao nông)2. Mỗi trƣờng phái đều đƣa ra những luận điểm

riêng của mình về tính chất của chủ nghĩa tƣ bản Nhật Bản và thông qua đó để đánh

2 Về nguồn gốc và nội dung cuộc tranh luận nà y, cũng như sự ra đời của hai trường phái, xem [49]

giá chính xác tính chất của công cuộc Minh Trị duy tân. Một trong những vấn đề

đƣợc tranh luận nhiều nhất là cải cách địa tô vì các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho

rằng, đây chính là nền tảng của những vấn đề trên.

Trƣờng phái Koza cho rằng, Minh Trị duy tân không phải là một cuộc cách

mạng tư sản mà là sự thành lập chế độ chuyên chế . Vì vậy, các nhà nghiên cứu

theo trƣờng phái Koza khi nghiên cứu về cải cách địa tô cũng xem xét vấn đề dựa

trên quan điểm này. Họ cho rằng, bản chất của cuộc cải cách địa tô là bán phong

kiến. Ngƣợc lại, trƣờng phái Rono lại cho rằng, Minh Trị duy tân là một cuộc cách

mạng tư sản không triệt để và cải cách địa tô là một cải cách mang tính cận đại. Sự

đối lập căn bản giữa hai trƣờng phái chính là ở vấn đề này.

Ba đại diện tiêu biểu nhất của trƣờng phái Koza là Noro Eitaro, Yamada

Moritaro và Hirano Gitaro, trong đó ngƣời đi tiên phong là Noro Eitaro. Điểm

đáng lƣu ý trong nghiên cứu của Noro là tính không thống nhất. Ban đầu, với quan

điểm “Minh Trị duy tân là một cuộc cách mạng tƣ sản”, ông đã nhận định rằng,

nhờ cải cách địa tô mà mối quan hệ sở hữu phong kiến đã đƣợc thay thế bằng quan

hệ sở hữu tƣ bản và địa tô là một loại thuế lợi tức cận đại. Nhƣng sau đó, khi mà

nhiều kiến giải mới về Minh Trị duy tân đƣợc đề xuất và yêu cầu đánh giá lại cải

cách địa tô đƣợc đặt ra thì ông lại đánh giá tính chất của địa tô Minh Trị là vừa có

tính cận đại vừa có tính phong kiến. Noro nhận định rằng, tầng lớp địa chủ đã thay

thế các lãnh chúa phong kiến trong việc bóc lột toàn bộ giá trị thặng dƣ của tiểu

nông lĩnh canh bằng sự cƣỡng chế phi kinh tế của chính phủ: “một phần lớn hoặc

chí ít thì cũng là một bộ phận quan trọng giá trị thặng dƣ trong sản xuất nông

nghiệp đã bị bóc lột bởi cƣờng quyền và nếu nhƣ vậy, xét về bản chất nó cũng

không khác gì thuế đất phong kiến” [42, 230]. Quan điểm này của ông đã trở thành

cơ sở lý luận của trường phái Koza .

Những kiến giải về Minh Trị duy tân và cải cách địa tô của Noro đã đƣợc

Yamada Moritaro kế thừa một phần. Yamada cho rằng, chế độ sở hữu ruộng đất ra

đời sau cải cách địa tô không phải là hình thức sở hữu tƣ bản mà là hình thức sở

hữu bán phong kiến của tầng lớp địa chủ ký sinh. Còn quan điểm của Hirano

Gitaro thì gần giống với Noro ở chỗ ông nhận định địa tô đƣợc trƣng thu dựa trên

sự cƣỡng chế phi kinh tế, là sự bóc lột lao động thặng dƣ và có tính nhị nguyên

phong kiến lẫn tƣ bản; chế độ sở hữu đất đai của địa chủ ký sinh hình thành sau cải

cách địa tô là sở hữu đất đai bán phong kiến.

Mặc dù, ngay trong bản thân ba học giả thuộc trƣờng phái Koza có một số

điểm không thống nhất nhƣng tựu chung lại, họ vẫn có những điểm chung cơ bản

sau: Sau cải cách địa tô, chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ ký sinh đã ra đời và đó

là chế độ sở hữu bán phong kiến; địa tô là tô thuế phong kiến, là tiền thuê đất mà

ngƣời thuê phải trả cho địa chủ. Và theo đánh giá của GS. Sasaki Hiroshi, kiến giải

của trƣờng phái Koza mang nặng tính chất giáo điều, thiếu tính thực chứng và chứa

đựng nhiều mâu thuẫn [42, 236].

Ngƣợc lại, những học giả theo trƣờng phái Rono cho rằng mặc dù ở một số

khía cạnh, địa tô vẫn có một số đặc tính của địa tô phong kiến nhƣng về bản chất,

địa tô thời Minh Trị là tô thuế cận đại. Tiêu biểu cho trƣờng phái này là Tsuchiya

Takao và Ono Michio. Hai ông cho rằng, với những đặc trƣng (1) trong việc triệt

bỏ rào cản phong kiến đối với đất đai nhƣ bãi bỏ lệnh cấm mua bán đất đai, phân

chia ruộng đất..., (2) thu thuế bằng tiền tính theo giá đất, (3) thực hiện thống nhất

trên toàn quốc, rõ ràng cải cách địa tô là bước đầu tiên của chế độ tô thuế cận đại

(Ono Michio), bao hàm tính chất quá độ (Tsuchiya Takao). Về chế độ sở hữu

ruộng đất mà cải cách địa tô tạo lập nên là chế độ sở hữu tƣ bản.

Về những ảnh hƣởng của cải cách địa tô đến quá trình phân hóa giai cấp nông

dân, trƣờng phái Rono mà tiêu biểu ở đây là Ono Michio đã nhận định việc chuyển

hình thức địa tô từ thuế hiện vật sang hiện kim chính là luận cứ của quá trình phân

hóa giai cấp nông dân. Chính sự chuyển đổi này đã đẩy nhanh quá trình phát triển

nền kinh tế hàng hóa, giúp nền kinh tế tiền tệ thẩm thấu sâu vào đời sống nông thôn

và đƣa đến kết quả là, đất đai của nông dân đã bị tƣ bản thƣơng nghiệp, tƣ bản cho

vay với lợi tức cao chiếm đoạt. Mặt khác, về tính phong kiến, do phải nộp tô thuế

quá nặng, ngƣời nông dân đã dần dần bị tƣớc đoạt hết đất đai, trở thành ngƣời làm

thuê cho tầng lớp tƣ bản thƣơng nghiệp, tƣ bản cho vay nặng lãi và cuối cùng họ bị

tách rời khỏi ruộng đất. Sự phân hóa của giai cấp nông dân vào nửa cuối những

năm 80 của thế kỷ XIX chính là kết quả của quá trình này.

2.1.2. Thời kỳ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, những điều kiện nghiên cứu ngày càng

đầy đủ hơn và số lƣợng chuyên gia cũng tăng lên. Nghiên cứu lịch sử Nhật Bản nói

chung và cải cách địa tô nói riêng cũng chịu tác động mạnh mẽ của những điều

kiện lịch sử này.

Mối quan tâm đối với cải cách địa tô ngày càng cao và là một phần của cuộc

tranh luận về cải cách sau chiến tranh. Những thay đổi của nông thôn Nhật Bản sau

khi tiến hành cải cách ruộng đất năm 1946 đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết là phải có

những công trình khảo cứu tổng quát lại toàn bộ lịch sử chế độ đất đai. Chính vì

vậy, tại các phủ, tỉnh, thành phố, làng đã bắt đầu tiến hành biên tập, phân tích các

sử liệu liên quan đến cải cách địa tô thời kỳ Minh Trị.

Đặc biệt, từ năm 1950 đến năm 1953, nhiều địa phƣơng của Nhật Bản đã tiến

hành biên soạn lịch sử các cuộc cải cách ruộng đất và đây chính là một “cơ duyên”

lớn để thúc đẩy nghiên cứu thực chứng về cải cách địa tô. Có thể nói, công trình

“Cải cách địa tô tỉnh Kagoshima” đƣợc đăng trong cuốn “Lịch sử cải cách ruộng

đất tỉnh Kagoshima” (1953) của Yamada Ryuo là công trình nghiên cứu thực

chứng đầu tiên về cải cách địa tô sau chiến tranh.

Một sự kiện cũng có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy nghiên cứu cải cách

địa tô là việc chính phủ Nhật Bản khi đó đã công khai và xuất bản những văn kiện

liên quan đến Bộ Ngân khố thời Minh Trị. Nếu nhƣ những công trình nghiên cứu

trƣớc chiến tranh chủ yếu dựa vào các sử liệu nhƣ “Báo cáo cải cách địa tô”, “Các

văn bản liên quan đến cải cách địa tô” đƣợc in trong tập 7 bộ “Tập tư liệu về kinh

tế tài chính thời kỳ đầu Minh Trị” [23] thì sau chiến tranh, xu hƣớng sử dụng các sử

liệu của Bộ Ngân khố (văn thƣ của Okuma Shigenobu, Matsukata Masayoshi,

Inoue Kaoru...), của Dajokan nhƣ Dajoruiden (太政類̃?T, Thái chính loại điển),

Kobun ruiju (公文類 ̃ă, Công văn loại tụ) ngày càng tăng; hơn nữa, từ năm 1951

đến năm 1953, 3 tập sử liệu “Kỷ yếu cải cách địa tô tại các phủ tỉnh” cũng đƣợc

xuất bản.

Cũng trong những năm 50, một công trình tƣ liệu đồ sộ khác cũng đã đƣợc

xuất bản. Đó là bộ tƣ liệu về cải cách địa tô gồm 3 tập “Tư liệu cơ sở về cải cách

địa tô đầu thời kỳ Minh Trị” [62]. Đây là một bộ tƣ liệu thống kê toàn bộ các văn

bản liên quan đến cải cách địa tô của các địa phƣơng và chính quyền Trung ƣơng

Minh Trị. Ngƣời có công lớn nhất trong việc hoàn thành bộ tƣ liệu đồ sộ này là GS.

Fukushima Masao.

Những bộ sử liệu đồ sộ trên đây có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển

nghiên cứu cải cách địa tô thời kỳ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II theo khuynh

hƣớng nghiên cứu thực chứng. Do đó, nếu chúng ta so với tình hình nghiên cứu

trƣớc chiến tranh thì rõ ràng là việc nghiên cứu về cải cách địa tô sau Chiến tranh

thế giới lần thứ II có nhiều điểm vƣợt trội về phƣơng diện thực chứng hơn, đã thu

đƣợc những thành quả hết sức lớn lao. Một bức tranh toàn cảnh về cải cách địa tô

đã được phác họa.

Thời kỳ này có thể đƣợc chia làm 3 giai đoạn:

2.1.2.1. Giai đoạn 1: những năm 50, 60 của thế kỷ XX

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, cuộc tranh luận về tính chất của chủ nghĩa

tƣ bản Nhật Bản vẫn tiếp tục nhƣng không gay gắt nhƣ thời kỳ trƣớc chiến tranh.

Năm 1957, NXB Đại học Tokyo đã xuất bản 2 tập “Nghiên cứu cải cách địa tô”

[21] [22] do GS. Uno Kozo chủ biên. Ngay sau khi đƣợc xuất bản, bộ sách này đã

gây một tiếng vang rất lớn. Dựa trên những quan điểm kế thừa từ trƣờng phái Rono,

những nhà nghiên cứu tham gia biên soạn đã đƣa ra một cách lý giải mới về cải

cách địa tô, trên cơ sở so sánh đối chiếu với chế độ tô thuế của một số quốc gia

khác có những nét tƣơng đồng nhƣ Anh, Đức. Công trình này đã phát triển trƣờng

phái Rono thêm một bƣớc về lý luận và có tính thuyết phục cao, sáng lập nên một

học phái mới gọi là học phái Uno.

Tuy nhiên, thành quả nghiên cứu lớn nhất của những năm 60 là hai cuốn

chuyên khảo “Nghiên cứu cải cách địa tô” (1962) của Fukushima Masao [64] và

cuốn “Cải cách ruộng đất thời kỳ Minh Trị duy tân - xem xét vấn đề giải thể chế độ

sở hữu ruộng đất của các lãnh chúa” 1962) của Niwa Kunio [56]. Hai công trình

này đã sử dụng một nguồn sử liệu khổng lồ để phân tích, đánh giá những biến động

chính trị trong nội bộ chính phủ Minh Trị và quá trình thành lập, thực thi cải cách

địa tô. Fukushima đã xem xét toàn bộ quá trình cải cách địa tô từ góc độ lịch sử chế

độ pháp luật, còn Niwa Kunio lại chú trọng đến vấn đề phản ánh sự đối lập, tranh

giành quyền lực trong nội bộ quan chức chính phủ. Mặc dù, giữa những kiến giải

của hai ông còn có một số sự khác biệt nhƣng rõ ràng là qua hai công trình này, quá

trình khởi động và thành lập sắc lệnh cải cách địa tô đã đƣợc trình bày hết sức rõ

ràng.

Giới học giả Nhật Bản đánh giá hai công trình này đã tạo nên những tiền đề

lớn lao cho nghiên cứu cải cách địa tô và nhiều ngƣời cho rằng, trong lịch sử

nghiên cứu cải cách địa tô có một thời kỳ được gọi là thời kỳ của Fukushima

Masao và Niwa Kunio.

Cũng trong hai thập niên này, nhiều công trình nghiên cứu đồ sộ khác về cải

cách địa tô cũng đã đƣợc công bố nhƣ “Minh Trị duy tân và Cải cách địa tô”

(1967) của Seki Jun’ya [45], “Nghiên cứu cải cách địa tô - Xung quanh mối quan

hệ với địa chủ” (1967) của Kondo Tetsuo và Arimoto Masao với “Cải cách địa tô

và phong trào đấu tranh của nông dân” (1968) [17]... Những công trình này đã

xem xét, đánh giá cải cách địa tô dƣới nhiều góc độ khác nhau, trong nhiều mối

quan hệ khác nhau nhƣ giữa cải cách địa tô với chế độ địa chủ, phong trào đấu

tranh của nông dân... Qua đó, phần lớn các nhà nghiên cứu đã đồng tình với quan

điểm của trƣờng phái Rono: Minh Trị duy tân là một cuộc cách mạng tư sản được

thực hiện ở nước tư bản phát triển sau, địa tô sau cải cách là địa tô cận đại và chế

độ sở hữu ruộng đất hình thành sau cải cách địa tô là chế độ sở hữu cận đại.

Đặc biệt, từ nửa sau thập niên 60, bằng phƣơng pháp thực chứng, các nhà

nghiên cứu càng đi sâu nghiên cứu cải cách địa tô, họ càng nhận thấy rõ những mặt

hạn chế về lý luận của trƣờng phái Koza. Chính vì vậy, một số nhà học giả đã bắt

đầu chỉnh lý, sửa chữa những lý luận của trƣờng phái Koza và trong quá trình

chỉnh lý đó, nhiều khuynh hƣớng nghiên cứu mới đã xuất hiện. Chúng ta có thể nói

đến những công trình của Nagaoka Shinkichi, Oishi Kaichiro, Kato Kosaburo,

Niwa Kunio, Arimoto Masao và Nakamura Masanori... Các khảo cứu của họ đã

chỉ ra nhiều vấn đề của nghiên cứu cải cách địa tô.

Thứ nhất là tính cần thiết của việc phải đánh giá cải cách địa tô là một bộ

phận của quá trình thành lập chế độ tô thuế cận đại của chính phủ Minh Trị (Niwa

Kunio, 1965). Thứ hai, sự cần thiết phải xem xét lại ý nghĩa lịch sử của quá trình

tích lũy tƣ bản nguyên thủy của những nƣớc phát triển sau dƣới sức ép của những

nƣớc tƣ bản chủ nghĩa phát triển trƣớc và gắn liền cải cách địa tô không chỉ với sự

vận động của giai cấp nông dân, tầng lớp địa chủ trong từng khu vực riêng biệt mà

còn với toàn bộ cơ cấu của quá trình tích lũy tƣ bản nguyên thủy của Nhật Bản

(Nagaoka, 1966). Thứ ba, không chỉ phân tích thực chứng quá trình thực thi cải

cách địa tô nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa lịch sử của nó mà còn phải xem xét toàn diện

ý nghĩa lịch sử của cải cách địa tô bắt đầu từ việc đánh giá vai trò của địa tô tiền tệ

trong biến động kinh tế vào những năm Minh Trị thứ 10 (Seki Jun’ya, 1967). Thứ

tư, thông qua cải cách địa tô - vấn đề lớn nhất còn tồn lại từ cuộc luận tranh chủ

nghĩa tƣ bản trƣớc chiến tranh, cần lý giải rõ ràng tính chất của quyền lực nhà nƣớc,

coi đây là sự tích lũy tƣ bản nguyên thủy nhất để phát triển chủ nghĩa tƣ bản ở Nhật

Bản, xem xét cải cách địa tô trong cuộc đấu tranh giai cấp thời kỳ Minh Trị duy tân

(Arimoto, 1968). Thứ năm, Nakamura Masanori cho rằng cần xem xét lại vị trí của

những nghiên cứu đƣơng thời với tƣ cách là sự tiếp nối của học thuyết chủ nghĩa tƣ

bản Nhật Bản và chủ nghĩa quốc gia Nhật Bản (1969).

Nhƣ vậy, giai đoạn từ cuối thập niên 50 đến hết thập niên 60 là thời kỳ nghiên

cứu cải cách địa tô phát triển nở rộ nhất. Có thể nói, hầu hết những công trình

nghiên cứu tiêu biểu nhất về cải cách địa tô đều đƣợc viết trong thời kỳ này.

2.1. 2.2. Giai đoạn 2: những năm 70, 80 của thế kỷ XX

Sau một thập kỷ phát triển mạnh mẽ với những thành tựu to lớn, đến những

thập niên 70, 80, tình hình nghiên cứu về cải cách địa tô dần đi vào tình trạng

“đóng băng” về hƣớng đi, chủ yếu là do những vấn đề chính liên quan đến cải cách

địa tô đã đƣợc giải quyết trong giai đoạn trƣớc. Số lƣợng công trình nghiên cứu

cũng ít dần và mang tính tản mạn.

Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn này là không có khuynh hướng nghiên cứu

mới nào được đề ra vì nhƣ đã trình bày ở trên, những vấn đề chính của cải cách địa

tô đã đƣợc giải quyết trong giai đoạn nghiên cứu trƣớc đó. Mặt khác, trong giai

đoạn này, các nhà nghiên cứu cho rằng, thông qua nghiên cứu thực chứng về cải

cách địa tô ở từng địa phƣơng cụ thể, họ có thể kiểm chứng đƣợc thành quả nghiên

cứu của giai đoạn trƣớc đó và tìm ra đƣợc hƣớng đi mới. Tuy nhiên, do quá đề cao

phƣơng pháp thực chứng nên càng nghiên cứu, các nhà nghiên cứu càng đi quá sâu

vào từng vấn đề và không thể rút ra đƣợc những kết luận có tính tổng quan chung.

Trong giai đoạn này, công trình đáng lƣu ý nhất cần đƣợc đề cập đến là bộ

sách “Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản- Những nhân vật tiêu biểu” [30] của Oshima

Kiyoshi, Kato Toshihiko, Ouchi Tsutomu do NXB Đại học Tokyo ấn hành năm

1973. Trong cuốn thứ nhất trình bày về cải cách địa tô, các tác giả đã hệ thống hoá,

tập trung trình bày, đánh giá lại về những nhân vật lịch sử có đóng góp về tƣ tƣởng,

đƣờng lối chỉ đạo cải cách địa tô nhƣ Kanda Takahira, Mutsu Munemitsu,

Matsukata Masayoshi...

Năm 1988, GS. Sasaki Hiroshi đã công bố công trình nghiên cứu khá đồ sộ

của mình là “Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản và Minh Trị duy tân” [42], phân tích,

đánh giá lại vai trò của cải cách địa tô trong toàn cảnh lịch sử thời kỳ Minh Trị và vị

trí của nó trong quá trình xác lập chủ nghĩa tƣ bản ở Nhật Bản.

Đặc biệt, năm 1981 Tamura Sadao đã công bố những nghiên cứu của mình

trong cuốn “Cải cách địa tô và cuộc tranh luận về chủ nghĩa tư bản” [49]. Đây là

một công trình hệ thống lại toàn bộ lịch sử nghiên cứu cải cách địa tô. Từng quan

điểm của các nghiên cứu đã đƣợc đánh giá, xem xét thông qua hệ quy chiếu tƣ

tƣởng, sự tác động khách quan của bối cảnh lịch sử. Qua đó, chúng ta có thể hiểu rõ

hơn từng công trình và đặc biệt là nội dung của cuộc tranh luận t hập niên 20, 30

của thế kỷ XX về chủ nghĩa tƣ bản Nhật Bản và tác động của cuộc tranh luận này

đến các nhà nghiên cứu giai đoạn sau Chiến tranh thế giới lần thứ II.

2.1.2.3. Những khuynh hướng nghiên cứu mới từ thập niên 90 đến nay

Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình nghiên cứu về cải

cách địa tô vẫn tiếp tục quá trình “đóng băng” nhƣ trƣớc đó. Số học giả nghiên cứu

về cải cách địa tô ngày càng ít đi. Trong thời kỳ này, hƣớng nghiên cứu chủ yếu vẫn

là đánh giá lại vị trí của cải cách địa tô trong trong mối tƣơng quan với các thiết chế

chính trị - xã hội đƣơng thời, cũng nhƣ những biến đổi của chế độ ruộng đất, chế độ

địa chủ giai đoạn sau khi cải cách địa tô kết thúc năm 1881. Đồng thời, qua những

trƣờng hợp nghiên cứu cụ thể nhƣ huyện, xã, các học giả cũng muốn kiểm chứng,

bổ sung cho những công trình nghiên cứu trƣớc đó nhằm làm rõ tính chất của cải

cách địa tô ở từng vùng, giữa vùng miền Đông và miền Tây Nhật Bản, hoặc ngay

trong bản thân một khu vực, một đơn vị hành chính.

Tiêu biểu cho khuynh hƣớng nghiên cứu này là những công trình nghiên cứu

về cải cách địa tô của GS. Okuda Haruki nhƣ “Cải cách địa tô và chế độ địa

phương” [25], “Chế độ sở hữu ruộng đất của Nhật Bản thời kỳ cận đại” [28]. Hai

cuốn sách chuyên khảo này mặc dù không thực sự đƣa ra đƣợc một hƣớng đi mới

trong nghiên cứu cải cách địa tô nhƣng thông qua trƣờng hợp các tỉnh vùng Kanto,

tỉnh Wakayama, GS. Okuda đã xem xét kỹ lƣỡng, đánh giá sự tác động qua lại giữa

cải cách địa tô với chế độ địa phƣơng, với quá trình thành lập chế độ sở hữu ruộng

đất cận đại của Nhật Bản, với những điều chỉnh về địa tô đƣợc thực hiện vào cuối

thời kỳ Minh Trị đầu thời kỳ Taisho (大正, Đại Chính, 1912-1926). Hay GS.

Sasaki Hiroshi (ĐH Ibaraki) thì vẫn tiếp tục nghiên cứu về cải cách địa tô trong

mối quan hệ với chính sách tiền tệ và cải cách địa tô ở tỉnh Ibaraki.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tập trung nhiều hơn về cải cách địa tô ở

đất thủy lợi, đất thành thị, đất mộ, vốn không đƣợc chú ý nhiều trƣớc đây. Đối với

hƣớng nghiên cứu này, chúng ta có thể tham khảo các công trình nghiên cứu của

Hokujo Hiroshi. Trong các nghiên cứu của mình, Hokujo tập trung chủ yếu nghiên

cứu cải cách địa tô ở vùng rừng núi, đất phục vụ thuỷ lợi, đất mộ và chế độ chiken

[69]. Ngoài ra, trong năm 2004, TS. Takishima Isao thuộc trƣờng ĐH Chuo cũng

công bố một nghiên cứu mới về cải cách địa tô ở các đô thị, trong đó chủ yếu là cải

cách địa tô ở phủ Tokyo.

Nhƣ vậy, đến trƣớc thập niên 90, những nghiên cứu về cải cách địa tô chủ yếu

tập trung trong bốn chủ đề lớn sau đây:

(1) Chế độ thuế khóa và đất đai hình thành sau cải cách địa tô

(2) Mối quan hệ giữa cải cách địa tô với sự hình thành sở hữu đất đai của

địa chủ.

(3) Phong trào đấu tranh của dân chúng nổ ra trong quá trình cải cách.

(4) Mối quan hệ giữa cải cách địa tô với phong trào tự do dân quyền.

Trong 4 mảng đề tài này, ta có thể nhận thấy quan hệ giữa (1) với (2), (3) và

(4) là quan hệ ảnh hƣởng, còn quan hệ giữa (1) với (3), (2) và (4) là quan hệ đối

kháng. Các mối quan hệ này đã đƣợc nhận thức khá đầy đủ qua những nghiên cứu

từ sau Chiến tranh thế giới thứ II. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa (1) với (4), (2) và

(3) là mối quan hệ như thế nào thì vẫn chưa hoàn toàn được làm sáng tỏ và đây

chính là nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu cải cách địa tô hiện nay.

Hơn nữa, gần đây trong giới nghiên cứu cải cách địa tô cũng xuất hiện những

yêu cầu cần phải nhìn nhận lại lịch sử nghiên cứu, cần tập trung nghiên cứu sâu

hơn một số vấn đề khác nhƣ: những thay đổi về phương châm cải cách địa tô của

chính phủ Minh Trị trong quá trình tiến hành cải cách có ảnh hưởng như thế nào

đến cuộc cải cách này; sự thành lập sắc lệnh cải cách địa tô được hình thành dưới

những tiền đề lịch sử nào,....

2.2. Nghiên cứu của các học giả nước ngoài

Công cuộc Minh Trị duy tân đƣợc nhiều nhà nghiên cứu Mỹ quan tâm.

Chúng ta có thể nhắc đến một số công trình nghiên cứu nổi tiếng của W.G.Beasley

nhƣ “The Meiji Restoration” (1972) [12], Gilbert Rozman và Marius B.Jansen với

“Japan in Transition from Tokugawa to Meiji” (1988) [14]... Ngoài ra, chúng ta

cũng cần phải đề cập đến bộ lịch sử Nhật Bản “The Cambridge History of Japan”

[13], trong đó tập 5 là tập về thời kỳ Minh Trị. Là một trong những nƣớc có ngành

Nhật Bản học hàng đầu thế giới, các học giả Mỹ cũng đã dành nhiều công sức

nghiên cứu về cải cách địa tô. Tuy nhiên, chúng tôi chƣa có điều kiện tiếp cận và

thể hiện đầy đủ các quan điểm, kết quả nghiên cứu trong các công trình của giới

nghiên cứu Mỹ và Tây Âu; cũng nhƣ chƣa có điều kiện khảo sát sâu những công

trình nghiên cứu của các học giả Trung Quốc, Hàn Quốc và Liên Xô trƣớc đây.

2.3. Nghiên cứu của các học giả trong nước

Nghiên cứu về Nhật Bản đã bắt đầu từ khá sớm ở Việt Nam và phát triển nở

rộ trong thời gian hơn 10 năm trở lại đây. Liên quan đến chế độ ruộng đất của Nhật

Bản, cho đến nay mới chỉ có công trình “Lịch sử trang viên Nhật Bản - thế kỷ

VIII-XVI” của tác giả Phan Hải Linh [6]. Ngoài ra, đây đó trong các công trình

khác cũng có đề cập ít nhiều đến chế độ ruộng đất của Nhật Bản trong các thời kỳ

lịch sử nhƣ “Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa - Nguyên nhân

và hệ quả” của TS Nguyễn Văn Kim [3]. Tuy nhiên, cho đến nay, về cuộc cải cách

địa tô thời kỳ Minh Trị thì vẫn chƣa có công trình nghiên cứu sâu nào. Về vấn đề

này, chúng tôi mới chỉ thấy có bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Kim Lai đăng

trên Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản số 5 năm 2001 [5].

Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi cũng tham khảo một số công trình

nghiên cứu về nông thôn Việt Nam nhƣ cuốn “Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam

nửa đầu thế kỷ XIX” của Vũ Huy Phúc [8], “Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các

vua triều Nguyễn” của Nguyễn Thế Anh (1971) [1], “Phác qua tình hình ruộng đất

và đời sống nông dân trước Cách mạng tháng Tám” của Nguyễn Kiến Giang

(1959) [2] và gần đây, năm 1997 có một công trình của Trƣơng Hữu Quýnh - Đỗ

Bang viết về “Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều

Nguyễn” [8]... Qua những công trình này, chúng tôi có thể nắm bắt đƣợc tình hình

ruộng đất của Việt Nam trong thời điểm cuối thế kỷ XIX để từ đó so sánh đối chiếu

với cải cách địa tô ở Nhật Bản.

3. Phương pháp nghiên cứu và mục đích của luận văn

Từ lịch sử nghiên cứu trên đây, chúng tôi nhận thấy rằng nghiên cứu cải cách

địa tô không phải hoàn toàn là một lĩnh vực độc lập mà nó có mối quan hệ với

nhiều vấn đề quan trọng khác trong nghiên cứu lịch sử cận đại Nhật Bản như chế

độ địa chủ, chủ nghĩa tư bản Nhật Bản, chế độ Thiên hoàng và Minh Trị duy tân ...

Do đó, trong luận văn này, ngoài việc sử dụng chủ yếu nguồn tài liệu tham khảo

tiếng Nhật, chúng tôi cũng cố gắng lựa chọn và dịch ra tiếng Việt một số sử liệu

quan trọng trong tập 7 bộ “Tập tư liệu về kinh tế tài chính thời kỳ đầu Minh Trị”,

“Tư liệu cơ sở về cải cách địa tô đầu thời kỳ Minh Trị” và một số sử liệu khác. Dựa

trên những sử liệu này, kết hợp với các phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử: phân tích,

so sánh lịch đại, đồng đại, đi sâu xem xét sự tác động tƣơng hỗ giữa cải cách địa tô

với các cuộc cải cách kinh tế - xã hội khác của chính phủ Minh Trị, giữa cải cách

địa tô với chế độ sở hữu ruộng đất, sự tác động của những biến động lịch sử đến

quá trình khởi động và thực thi cải cách địa tô, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày có hệ

thống nhằm làm rõ:

- Quá trình hình thành chế độ sở hữu đất đai cận đại, trong đó tập trung phân

tích vị trí, vai trò của cải cách địa tô với tƣ cách không chỉ là một cuộc cải cách chế

độ tô thuế đơn thuần mà còn là một cuộc cải cách chế độ đất đai.

- Phác họa một bức tranh toàn cảnh về quá trình cải cách địa tô từ góc độ phân

tích những chủ trƣơng, điều chỉnh phƣơng châm cải cách của chính phủ Minh Trị.

- Đƣa ra những đánh giá về quá trình hình thành chế độ sở hữu đất đai của

tầng lớp địa chủ ở Nhật Bản thời kỳ Minh Trị.

4. Bố cục của luận văn

Về bố cục, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia làm 4 chƣơng:

Chương 1. KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ ĐẤT ĐAI CỦA NHẬT BẢN TRƢỚC THỜI

KỲ MINH TRỊ

Chương 2. BỐI CẢNH KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN TRƢỚC CẢI

CÁCH ĐỊA TÔ.

Chương 3. QUÁ TRÌNH THỰC THI CẢI CÁCH ĐỊA TÔ THỜI KỲ MINH TRỊ.

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA CẢI CÁCH ĐỊA TÔ

Luận văn cũng bao gồm phần phụ lục, trong đó, tác giả luận văn cố gắng xây

dựng một niên biểu lịch sử quá trình thực hiện cải cách địa tô và những tƣ liệu lịch

sử bằng tiếng Nhật để các nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này có thể tham

khảo.

Để thống nhất các thuật ngữ sử dụng trong luận văn, chúng tôi xin đƣợc trình

bày dƣới dạng phiên âm tiếng Nhật, có chú thích chữ Hán, âm Hán Việt khi xuất

hiện lần đầu. Về niên hiệu, các nhân vật lịch sử, chúng tôi sẽ cố gắng để nguyên tên

gọi, có chú thích chữ Hán, âm Hán Việt, năm sinh, năm mất. Tuy nhiên, trong luận

văn, chúng tôi xin phép đƣợc giữ nguyên các từ “chính quyền Minh Trị”, “chính

phủ Minh Trị” để tiện trình bày và dễ nắm bắt. Các sử liệu quan trọng sẽ đƣợc dịch

sang tiếng Việt và sử liệu gốc tiếng Nhật sẽ đƣợc trình bày ngay trong phần chú

thích.

Nghiên cứu về cải cách địa tô là một đề tài khó. Do năng lực và kinh nghiệm

nghiên cứu chƣa nhiều nên chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tôi

rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo, góp ý của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

để tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh đề tài này.

Trong quá trình làm luận văn, tác giả có may mắn đƣợc sang thực tập, nghiên

cứu tại Trƣờng ĐH Senshu (Nhật Bản). Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến GS.

Arai Katsuhiro, PGS. Nagae Masakazu và những bạn đồng học trong seminar của

GS. Arai, đặc biệt là Yokozawa Kiyoko, Hideyoshi Yagashiro đã giúp đỡ tôi rất

nhiều trong quá trình nghiên cứu, giải nghĩa sử liệu. Tôi cũng xin chân thành cảm

ơn GS. Okuda Haruki trƣờng ĐH Kanazawa vì những chỉ dẫn khoa học sáng suốt,

giúp tôi có cái nhìn khái quát về lịch sử nghiên cứu cải cách địa tô và thực trạng

nghiên cứu cải cách địa tô ở Nhật Bản hiện nay.

Tôi xin bày tỏ sự tri ân với Thầy hƣớng dẫn TS. Nguyễn Văn Ki m, Giảng

viên Khoa Lịch sử đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Nhân đây, tôi cũng xin đƣợc cảm ơn Ths. Phan Hải Linh cũng nhƣ các Thầy, Cô

giáo, bạn đồng nghiệp trong Khoa Đông Phƣơng về những lời khuyên, sự động

viên quý báu đã dành cho tôi trong suốt thời gian làm luận văn.

Cuối cùng, tôi dành sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, những ngƣời luôn động

viên và là điểm tựa tinh thần cho tôi trong suốt thời gian viết và hoàn thành bản

luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I.Tiếng Việt

1. Nguyễn Thế Anh, (1971) Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều

Nguyễn, NXB Lửa thiêng, Sài Gòn.

2. Nguyễn Kiến Giang, (1959) Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống

nông dân trước Cách mạng tháng Tám, NXB Sự thật, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Kim, (2000) Chính sách đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ

Tokugawa- Nguyên nhân và hệ quả, NXB Thế giới, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Kim, (2003) Nhật Bản với Châu Á- Những mối liên hệ lịch

sử và chuyển biến kinh tế-xã hội, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Nguyễn Kim Lai, (2001) Cải cách địa tô thời kỳ Minh Trị và một số ảnh

hưởng của nó, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản & Đông Bắc Á số 5/2001,

Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Hà Nội.

6. Phan Hải Linh, (2003) Lịch sử chế độ trang viên Nhật Bản - thế kỷ

VIII-XVI, NXB Thế giới, Hà Nội.

7. Vũ Huy Phúc, (1979) Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế

kỷ XIX, NXB KHXH, Hà Nội.

8. Trương Hữu Quýnh-Đỗ Bang (Chủ biên), (1997) Tình hình ruộng đất

nông nghiệp và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn, NXB Thuận Hóa,

Huế.

9. Vĩnh Sính, (1990) Nhật Bản cận đại, Văn hóa tùng thƣ, Canada.

10. Viện sử học, (1992) Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại- tập 1,

NXB KHXH, Hà Nội.

11. Võ Minh Vũ, (2003) Quá trình hình thành sắc lệnh cải cách địa tô, Kỷ

yếu Hội thảo Đông Phƣơng học lần II, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà

Nội.

II.Tiếng Anh

12. Beasley, W.G. (1972) The Meiji Restoration, Stanford University Press.

13. B.Jansen, Marius (1993) The Cambridge History of Japan- Vol V,

Cambridge University Press.

14. B.Jansen, Marius - Rozman, Gilbert (1988) Japan in Transition from

Tokugawa to Meiji, Princeton University Press.

15. The Center of East Asian Cultural studies, (1972) Meiji Japan through

Contemporary Sources, Vol I, II, III, Tokyo.

III.TiÕng NhËt

16. 青木虹二あ お き にじ に

、(1966)「明治初期農民一揆年表めいじしょきのうみんいっきねんぴょう

」、歴史学研究れきしがくけんきゅ

318号ごう

17. 有元正雄ありもとまさお

、(1968)「地租改正ち そ か いせ い

と農民闘争のうみんとうそう

」、新生社版しんせいしゃばん

、東京とうきょう

.

18. 有尾敏重ありおとししげ

、(1977)「本邦地租ほ ん ぽ うち そ

の沿革えんかく

」、御茶お ち ゃ

ノの

水書房みずしょぼう

、東京とうきょう

19. 安藤良雄編あんどうよしおへん

、(1990)「近代日本経済史要覧きんだいにほんけいざいしようらん

」、東京大学出版会とうきょうだいがくしゅっぱんかい

、東京とうきょう

20. 石井寛治い し い かん じ

、(1997)「日本経済史にっぽんけいざいし

」、東京大学出版会とうきょうだいがくしゅっぱんかい

、東京とうきょう

.

21. 宇野弘蔵う の こ うぞ う

、(1957)「地租改正ち そ か いせ い

の研究けんきゅう

上じょう

」、東京大学出版会とうきょうだいがくしゅっぱんかい

、東京とうきょう

22. 宇野弘蔵う の こ うぞ う

、(1957)「地租改正ち そ か いせ い

の研究けんきゅう

下げ

」、東京大学出版会とうきょうだいがくしゅっぱんかい

、東京とうきょう

23. 大内兵衛おおうちへいえ

・土屋喬夫編つちやたかおへん

、(1933) 「明治前期財政経済史料集成めいじぜんきざいせいけいざいしりょうしゅうせい

」、第だい

7巻かん

、改造社かいぞうしゃ

東京とうきょう

24. 大久保利謙おおくぼとしあき

、(1965)「近代史史料きんだいししりょう

」、吉川弘文館よしかわこうぶんかん

、東京とうきょう

25. 奥田春樹お く だ はる き

、(1993)「地租改正ち そ か いせ い

と地方制度ち ほ う せい ど

」、山川出版社やまかわしゅっぱんしゃ

、東京とうきょう

26. 奥田春樹お く だ はる き

、(1995)「神田孝平かんだたかひら

の土地所有と ち し ょゆ う

・租税論そぜいろん

」『明治維新め い じ いし ん

の人物じんぶつ

と思想し そ う

』、

吉川弘文館よしかわこうぶんかん

、東京とうきょう

27. 奥田春樹お く だ はる き

、 (1995)「神田孝平かんだたかひら

の地租改正提議ち そ か いせ い てい ぎ

」『京浜歴科研年報第けいひんれきかけんねんぽうだい

9号ごう

』、

京浜歴史科学研究会けいひんれきしかがくけんきゅうかい

28. 奥田春樹お く だ はる き

、(2001)「日本に ほ ん

の近代的土地所有きんだいてきとちしょゆう

」、弘文堂こうぶんどう

、東京とうきょう

.

29. 大島清おおしまきよし

・ 加藤俊彦かとうとしひこ

・ 大内力おおうちつとむ

、 (1966) 「 日本資本主義に ほ ん しほ ん しゅ ぎ

の 成立せいりつ

I 」、

東京大学出版会とうきょうだいがくしゅっぱんかい

、東京とうきょう

30. 大島清おおしまきよし

・加藤俊彦かとうとしひこ

・大内力おおうちつとむ

、(1973)「地租改正ち そ か いせ い

」『人物じんぶつ

・日本資本主義に ほ ん しほ ん しゅ ぎ

1』、

東京大学出版会とうきょうだいがくしゅっぱんかい

、東京とうきょう

.

31. 岡崎久彦おかざきひさひこ

、(1990)「陸奥宗光む つ む ねみ つ

」、PHP文書ぶんしょ

、東京とうきょう

32. 小野武夫お の た け お

、(1948)「明治前期土地制度史論め い じ ぜ ん き と ち せ い ど し ろ ん

」、有斐閣ゆうひかく

、東京とうきょう

33. 楫西光速編かじにしこうそくへん

、(1965)「日本経済史体系にほんけいざいしたいけい

5近代きんだい

上じょう

」、東京大学出版会とうきょうだいがくしゅっぱんかい

、東京とうきょう

34. 門川三郎かどかわさぶろう

、(1983)「土地制度概説と ち せ いど が いせ つ

」、国民科学社こくみんかがくしゃ

、東京とうきょう

35. 角田芳昭かくたよしあき

、(1987)「兵庫県令神田孝平ひょうごけんれいかんだたかひら

」『」「

文化史論叢ぶんかしろんそう

下げ

』」

、兵庫ひょうご

36. 北島正元きたじままさもと

、(1992)「土地制度史と ち せ い ど し

II」、山川出版社やまかわしゅっぱんしゃ

、東京とうきょう

37. 黒田展之くろだのぶゆき

、 (1993) 「天皇制国家形成てんのうせいこっかけいせい

の史的構造してきこうぞう

-地租改正ち そ か いせ い

・地価修正ちかしゅうせい

政治過程せ い じ かて い

-」、法律文化社ほうりつぶんかしゃ

、京都きょうと

38. 近藤哲生こんどうてつお

、(1967)「地租改正事業ちそかいせいじぎょう

にかんする全国的概括ぜんこくてきがいかつ

」『名城商学めいじょうしょうがく

16巻かん

4号ごう

』、名城大学めいじょうだいがく

、名古屋な ご や

39. 五味文彦ご み ふ みひ こ

・高埜利彦たかのとしひこ

・鳥海靖編とりうみやすしへん

、(1998)「詳説日本史研究しょうせつにほんしけんきゅう

」、山川出版社やまかわしゅっぱんしゃ

東京とうきょう

40. 佐々木寛司さ さ き ひ ろ し

、 (1973) 「 地租改正研究序説ちそかいせいけんきゅうじょせつ

」『 学習院史学第がくしゅういんしがくだい

1 0 号ごう

』、

学習院大学史学会がくしゅういんだいがくしがっかい

、東京とうきょう

41. 佐々木寛司さ さ き ひ ろ し

、(1982)「地租改正ち そ か いせ い

と明治維新め い じ いし ん

」『日本歴史に ほ ん れき し

1月号第がつごうだい

404号ごう

』、

吉川弘文館よしかわこうぶんかん

、東京とうきょう

42. 佐々木寛司さ さ き ひ ろ し

、(1988)「日本資本主義に ほ ん しほ ん しゅ ぎ

と明治維新め い じ いし ん

」、文献出版ぶんけんしゅっぱん

、東京とうきょう

43. 佐々木寛司さ さ き ひ ろ し

、(1989)「地租改正ち そ か いせ い

―近代日本きんだいにほん

への土地改革と ち か いか く

」、中公新書ちゅうこうしんしょ

、東京とうきょう

44. 住谷悦治すみたにえつじ

、(1967)「日本経済学史にほんけいざいがくし

」、ミネルヴァM i n e r v a

書房しょぼう

、京都きょうと

.

45. 関順也せきじゅんや

、(1967)「明治維新め い じ いし ん

と地租改正ち そ か いせ い

」、ミネルヴァM i n e r v a

書房しょぼう

、京都きょうと

46. 竹内理三編たけうちりぞうへん

、(1992)「土地制度史と ち せ い ど し

I」、山川出版社やまかわしゅっぱんしゃ

、東京とうきょう

47. 田中彰たなかあきら

、(1999)「近代日本きんだいにほん

の内うち

と外そと

」、吉川弘文館よしかわこうぶんかん

、東京とうきょう

48. 田辺勝正たなべかつまさ

、(1972) 「明治維新め い じ いし ん

の土地改革と ち か いか く

」『拓殖大学論叢たくしょくだいがくろんそう

82号ごう

』、拓殖大学たくしょくだいがく

東京とうきょう

49. 田村卓雄た む ら たく お

、(1981)「地租改正ち そ か いせ い

と資本主義論争しほんしゅぎろんそう

」、吉川弘文館よしかわこうぶんかん

、東京とうきょう

50. 塚田利和つかだとしかず

、(1980)「地租改正ち そ か いせ い

と地籍調査ちせきちょうさ

の研究けんきゅう

」、御茶お ち ゃ

ノの

水書房みずしょぼう

、東京とうきょう

51. 長岡新吉ながおかしんきち

、(1966)「地租改正ち そ か いせ い

- その研究史けんきゅうし

と問題点もんだいてん

-」、社会経済史学しゃかいけいざいしがく

1-5号ごう

東京とうきょう

52. 長野進ながのすすむ

、(1997)「西单戦争せいなんせんそう

と廃藩置県はいはんちけん

」、九州大学出版会きゅうしゅうだいがくしゅっぱんかい

、大分おおいた

53. 中村政則なかむらまさのり

、(1969)「地租改正研究ちそかいせいけんきゅう

の現段階げんだんかい

」『経済研究けいざいけんきゅう

20号ごう

-2』、一橋大学ひとつばしだいがく

東京とうきょう

54. 中村政則なかむらまさのり

、(1983)「近代日本地主史研究きんだいにほんじぬししけんきゅう

」、東京大学出版会とうきょうだいが くしゅ

、東京とうきょう

55. 丹羽邦男に わ く に お

、(1972-1974)「明治初期め い じ しょ き

における租税そ ぜ い

の性格せいかく

について」、商経論叢しょうきょうろんそう

8号ごう

―9号ごう

、神奈川大学かながわだいがく

、神奈川か な が わ

56. 丹羽邦男に わ く に お

、(1978) 「明治維新め い じ いし ん

の土地改革と ち か いか く

-領主的土地所有りょうしゅてきとちしょゆう

の解体かいたい

をめぐって

-」、御茶お ち ゃ

ノの

水書房みずしょぼう

、東京とうきょう

57. 丹羽邦男に わ く に お

、(1992)「土地問題と ち も んだ い

の起源き げ ん

」、凡人社ぼんじんしゃ

、東京とうきょう

.

58. 丹羽邦男に わ く に お

、(1995)「地租改正法ちそかいせいほう

の起源き げ ん

」、ミネルヴァM i n e r v a

書房しょぼう

、京都きょうと

59. 林健久はやしたけひさ

、(1969)「日本に ほ ん

における租税国家そ ぜ い こっ か

の成立せいりつ

」、東京大学出版会とうきょうだいがくしゅっぱんかい

、東京とうきょう

60. 原田三喜雄は ら だ み き お

、(1972)「日本近代化にほんきんだいか

と経済政策けいざいせいさく

」、東洋経済新報社とうようけいざいしんぽうしゃ

、東京とうきょう

61. 平野義太郎ひ ら の ぎ た ろ う

、(1948)「日本資本主義社会にほんしほんしゅぎしゃかい

の機構き こ う

」、岩波書店いわなみしょてん

、東京とうきょう

62. 福島正夫ふくしままさお

・丹羽邦男編に わ く に お へ ん

、(1953) 「明治初年地租改正基礎資料めいじしょねんちそかいせい きそしりょう

上巻じょうかん

」、有斐閣ゆうひかく

東京とうきょう

63. 福島正夫ふくしままさお

、 (1954) 「 地租改正ち そ か いせ い

と 農地所有権のうちしょゆうけん

」『 土地制度史学と ち せ い ど し が く

2 号ごう

』、

土地制度史学会と ち せ い ど し が っ か い

、東京とうきょう

64. 福島正夫ふくしままさお

、(1970)「地租改正ち そ か いせ い

の研究けんきゅう

」、有斐閣ゆうひかく

、東京とうきょう

.

65. 福島正夫ふくしままさお

、(1975) 「地租改正ち そ か いせ い

と土地所有権とちしょゆうけん

―特とく

に比較史的ひ か く して き

に(私法学しほうがく

の新あら

な展開てんかい

)」『私法学しほうがく

の新あら

たな展開てんかい

』、有斐閣ゆうひかく

、東京とうきょう

66. 福島正夫ふくしままさお

、(1995)「地租改正ち そ か いせ い

」、吉川弘文館よしかわこうぶんかん

、東京とうきょう

67. 藤村通ふじむらとおる

、 (1979) 「 租税権頭松方正義そぜいごんどうまつかたまさよし

と 地租改正ち そ か いせ い

」『 経済論集けいざいろんしゅう

』、

大東文化大学経済学会だいとうぶんかだいがくけいざいがっか

、東京とうきょう

68. 古島敏雄ふるしまとしお

、(1983)「古島敏雄著作集ふるしまとしおちょさくしゅう

第だい

8巻かん

」、東京大学出版会とうきょうだいがくしゅっぱんかい

、東京とうきょう

69. 北 条 浩ほうじょうひろし

、(1992)「明治初年地租改正めいじしょねんちそかいせい

の研究けんきゅう

」、御茶お ち ゃ

ノの

水書房みずしょぼう

、東京とうきょう

70. 本圧栄治郎編著ほんじょうえいじろうへんちょ

、(1973)「神田孝平かんだたかひら

―ー

研究けんきゅう

と史料しりょう

」、清文堂出版株式会社きよふみどうしゅっぱんかぶしきがいしゃ

東京とうきょう

71. 正田健一郎まさだけんいちろう

、(1985)「日本資本主義に ほ ん しほ ん しゅ ぎ

と近代化きんだいか

」、日本評論社にほんひょうろんしゃ

、東京とうきょう

72. 宮川澄みやがわきよし

、(1969)「日本に ほ ん

における近代的所有権きんだいてきしょゆうけん

の形成けいせい

」、御茶お ち ゃ

ノの

水書房みずしょぼう

、東京とうきょう

73. 宮川澄みやがわきよし

、 (1967-1968)「明治初年めいじしょねん

の土地所有権とちしょゆうけん

の法的性格ほうてきせいかく

について」、

立教経済学研究りっきょうけいざいがくけんきゅう

21号ごう

―24号ごう

、立教大学りっきょうだいがく

、東京とうきょう

74. 毛利敏彦もうりとしひこ

、(1978)「明治六年政変めいじろくねんせいへん

の研究けんきゅう

」、有斐閣ゆうひかく

、東京とうきょう

75. 税務大学校ぜ い む だ い が っ

、(1987)「明治前期国税徴収沿革めいじぜんきこくぜいちょうしゅうえんかく

」、埼玉さいたま

76. 税務大学校ぜいむだいがっこう

、(1993)「関義臣文書せきよしおみぶんしょ

・地租改正方法草案ちそかいせいほうほうそうあん

」、埼玉さいたま

77. 浜島書店編集部、(2003) 新詳日本史図説しんしょうにほんしずせつ

、浜島書店はまじましょてん

、名古屋.

78. 租税史研究者そぜいしけんきゅうしゃ

グルぐ る

ープぷ

編著へんちょ

、(2000)「史料しりょう

が語かた

る租税そ ぜ い

の歴史れ き し

」、大蔵財務協会おおくらざいむきょうかい

東京とうきょう

79. 歴史学研究会れきしがくけんきゅうかい

・ 日本史研究会にほんしけんきゅうかい

、 (1985) 「 講座日本歴史こ う ざ にほ ん れき し

7」 近代きんだい

1、

東京大学出版会とうきょうしゅっぱんかい

、東京とうきょう

.

80. (1965) 「近代史史料きんだいししりょう

」、吉川弘文館よしかわこうぶんかん

、東京とうきょう

81. (1990)「明治建白書集成めいじけんぱくしょしゅうせい

、第二巻だいにかん

明治めいじ

5年ねん

~明治めいじ

6年ねん

」、筑摩書房ちくましょぼう

、東京とうきょう

.