CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ …

10
Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 1 CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ ĐỀ 1: VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ CÁC CHẤT Ở THỰC VẬT Điểm Nhận xét của GV A. Dàn bài I. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ (bài 1) 1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng 2. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ 3. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây II. Vận chuyển các chất trong cây (bài 2) 1. Dòng mạch gỗ 2. Dòng mạch rây III. Thoát hơi nước (bài 3) 1. Vai trò của quá trình thoát hơi nước 2. Thoát hơi nước qua lá 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước 4. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng B. Lý thuyết trọng tâm I. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ (bài 1) * Vai trò của nước đối với thực vật: là dung môi, đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo nguyên sinh chất, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia vào các quá trình sinh lí của cây, ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật. 1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng a. Hình thái của hệ rễ:

Transcript of CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ …

Page 1: CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ …

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 1

CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

CHỦ ĐỀ 1: VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ CÁC CHẤT Ở THỰC VẬT Điểm Nhận xét của GV

A. Dàn bài

I. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ (bài 1)

1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng

2. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ

3. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

II. Vận chuyển các chất trong cây (bài 2)

1. Dòng mạch gỗ

2. Dòng mạch rây

III. Thoát hơi nước (bài 3)

1. Vai trò của quá trình thoát hơi nước

2. Thoát hơi nước qua lá

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

4. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng

B. Lý thuyết trọng tâm

I. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ (bài 1)

* Vai trò của nước đối với thực vật: là dung môi, đảm bảo sự bền vững của hệ thống keo

nguyên sinh chất, đảm bảo hình dạng của tế bào, tham gia vào các quá trình sinh lí của cây,

ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật.

1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và ion khoáng

a. Hình thái của hệ rễ:

Page 2: CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ …

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 2

b. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ

2. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây

a. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút

(https://www.youtube.com/watch?v=3tMvz3Fdpuw)

Quét mã QR

* Hấp thụ nước

* Hấp thụ ion khoáng

b. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ

(https://www.youtube.com/watch?v=OZhPR8eTKRs)

Quét mã QR

Theo 2 con đường:

- Con đường gian bào:

+ Đi theo không gian giữa các tế bào và bó sợi xenlulôzơ.

+ Nhanh, không được chọn lọc.

- Con đường tế bào chất:

+ Đi xuyên qua tế bào chất của tế bào.

+ Chậm, được chọn lọc.

Page 3: CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ …

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 3

3. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đến quá trình hấp thụ nước và ion khoáng

- Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất.

- Độ pH.

- Độ thoáng của đất.

* Các dòng vận chuyển vật chất trong cây: Dòng mạch gỗ (vận chuyển nước, ion khoáng

từ dưới lên trên) và dòng mạch rây (vận chuyển các chất hữu cơ chủ yếu từ trên xuống dưới).

Ngoài ra nước có thể vận chuyển ngang từ mạch gỗ sang mạch rây hoặc ngược lại.

II. Vận chuyển các chất trong cây (bài 2)

1. Dòng mạch gỗ

a. Cấu tạo của mạch gỗ

b. Thành phần của dịch mạch gỗ

Thành phần chủ yếu gồm: nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ

(axit amin, vitamin, hoocmôn…) được tổng hợp ở rễ.

c. Động lực của dòng mạch gỗ

Page 4: CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ …

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 4

2. Dòng mạch rây

a. Cấu tạo của mạch rây

b. Thành phần của dịch mạch rây

- Các sản phẩm đồng hóa ở lá như: saccarôzơ, axit amin, vitamin, hoocmôn….

- Một số ion khoáng được sử dụng lại.

c. Động lực của dòng mạch rây

(https://www.youtube.com/watch?v=jPEJVkHFwsQ)

Quét mã QR

III. Thoát hơi nước (bài 3)

1. Vai trò của quá trình thoát hơi nước

2. Thoát hơi nước qua lá

(https://www.youtube.com/watch?v=ZgCZrcjNc4Y)

Quét mã

Page 5: CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ …

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 5

a. Lá là cơ quan thoát hơi nước: (SGK)

b. Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin

* Thoát hơi nước qua khí khổng

* Thoát hơi nước qua cutin

Lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

a. Nước

Tác nhân gây đóng mở khí khổng, ảnh hưởng đến thoát hơi nước.

b. Nhiệt độ

Ảnh hưởng đến hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá.

c. Độ ẩm

Độ ẩm đất tỉ lệ thuận với quá trình hấp thụ nước, độ ẩm không khí tỉ lệ nghịch với sự

thoát hơi nước ở lá.

d. Dinh dưỡng khoáng

Hàm lượng khoáng trong đất càng cao thì áp suất dung dịch đất càng cao hấp thụ

nước ở rễ càng giảm ảnh hưởng đến thoát hơi nước ở lá.

* Sự thoát hơi nước còn chịu ảnh hưởng của đặc điểm sinh học của loài, giai đoạn

sinh trưởng và phát triển của cây.

Page 6: CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ …

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 6

4. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây trồng

a. Sự cân bằng nước của cây

b. Tưới tiêu hợp lí cho cây trồng

Cân bằng nước được duy trì bởi tưới tiêu hợp lý, tưới đủ lượng, đúng lúc, đúng cách dựa

vào đặc điểm di truyền, pha sinh trưởng phát triển của giống và loài cây, đặc điểm của đất

và thời tiết.

C. Trả lời câu hỏi/bài tập

Câu 1: Thẩm thấu là cơ chế dùng để vận chuyển

A. nước. B. chất hữu cơ.

C. ion khoáng. D. các hợp chất dễ tan trong nước.

Câu 2: Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường

A. gian bào và biểu bì. B. gian bào và không bào.

C. tế bào chất và gian bào. D. tế bào chất và tế bào nội bì.

Câu 3: Có bao nhiêu phát biểu đúng về vận chuyển thụ động?

(1) Vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

(2) Giúp vận chuyển nước và ion khoáng ở thực vật.

(3) Cần tiêu tốn nhiều năng lượng ATP.

(4) Vận chuyển ngược chiều građien.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 4: Các ion khoáng có nồng độ trong môi trường đất cao hơn nồng độ trong cây trồng thì

chúng sẽ xâm nhập vào cơ thể thực vật theo cơ chế nào?

A. Cơ chế thụ động. B. Cơ chế chủ động.

C. Cơ chế thẩm thấu. D. Cơ chế khuếch tán.

Câu 5: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của thực vật phụ thuộc vào

A. hoạt động trao đổi chất. B. chênh lệch nồng độ ion.

C. cung cấp năng lượng. D. hoạt động thẩm thấu.

Page 7: CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ …

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 7

Câu 6: Nước không có vai trò nào sau đây?

A. Làm dung môi hòa tan các chất. B. Đảm bảo hình dạng của tế bào.

C. Ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật. D. Đảm bảo sự thụ tinh kép xảy ra.

Câu 7: Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào?

A. Thụ động. B. Chủ động.

C. Thụ động và chủ động. D. Thẩm tách.

Câu 8: Rễ cây hút nước chủ yếu qua loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào lông hút. B. Tế bào nội bì.

C. Tế bào mạch gỗ. D. Tế bào mạch rây.

Câu 9: Giả sử nồng độ Ca2+ ở trong tế bào lông hút của rễ cây là 0,03M. Rễ cây sẽ hút thụ động

ion Ca2+ khi cây sống trong môi trường có nồng độ Ca2+ nào sau đây?

A. 0,04M B. 0,03M

C. 0,02M D. 0,01M

Câu 10: Dịch mạch rây có chứa:

(1) Các chất hữu cơ được tổng hợp tại lá.

(2) Chủ yếu là vitamin và nước.

(3) Nhiều nhất là chất hữu cơ được tổng hợp tại rễ.

(4) Chủ yếu là nước và các ion khoáng.

(5) Nhiều nhất là saccarôzơ.

A. (1), (5). B. (2), (3).

C. (1), (4). D. (2), (5).

Câu 11: Mạch gỗ là những:

A. tế bào chết gồm quản bào và tế bào nội bì.

B. tế bào sống gồm quản bào và tế bào lông hút.

C. tế bào chết gồm quản bào và mạch ống.

D. tế bào sống gồm quản bào và mạch ống.

Câu 12: Mạch rây được cấu tạo từ các tế bào sống gồm:

A. quản bào và ống rây. B. ống rây và tế bào kèm.

C. mạch ống và ống rây. D. mạch ống và tế bào kèm.

Câu 13: Động lực của dịch mạch rây là:

A. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa lá và rễ.

B. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cành và lá.

C. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa rễ và thân.

D. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa thân và lá.

Page 8: CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ …

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 8

Câu 14: Động lực nào giúp cây vận chuyển nước từ mặt đất lên các cây cao hàng trăm mét?

(1) Lực đẩy (áp suất rễ).

(2) Lực hút do thoát hơi nước.

(3) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu.

(4) Lực hút giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.

(5) Lực hút của trái đất.

A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (4).

C. (2), (3), (5). D. (1), (3), (4).

Câu 15: Trong dịch mạch rây có pH giao động từ 8 - 8.5 là do chứa nhiều ion khoáng nào

sau đây

A. Mg2+. B. K+. C. Fe2+. D. Ca2+.

Câu 16: Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng:

A. rỉ nhựa. B. ứ giọt. C. rỉ nhựa và ứ giọt. D. thoát hơi nước.

Câu 17: Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do:

I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra.

II. Có sự bão hòa hơi nước trong không khí.

III. Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá.

IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng

đã ứ thành giọt ở mép lá.

A. I, II. B. I, III. C. II, III. D. II, IV.

Câu 18: Dịch mạch gỗ chứa chủ yếu

A. nước và các ion khoáng. B. các chất khoáng được sử dụng lại.

C. chất hữu cơ. D. nước và các ion khoáng được sử dụng lại.

Câu 19: Bộ phận chính nào của cây tham gia vào quá trình thoát hơi nước?

A. Cành. B. Lá. C. Thân. D. Rễ.

Câu 20: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là

A. nhiệt độ. B. ánh sáng.

C. hàm lượng nước. D. ion khoáng.

Câu 21: Số lượng khí khổng ở hai mặt của lá thường có đặc điểm?

A. Mặt trên nhiều hơn mặt dưới. B. Mặt dưới nhiều hơn mặt trên.

C. Bằng nhau. D. Cả 2 mặt không có khí khổng.

Câu 22: Thoát hơi nước qua lá bằng các con đường

A. qua khí khổng, mô giậu. B. qua khí khổng, cutin.

C. qua cutin, biểu bì. D. qua cutin, mô giậu.

Page 9: CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ …

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 9

Câu 23: Đặc điểm của thoát hơi nước qua khí khổng

A. vận tốc lớn, không được điều chỉnh.

B. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

C. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

D. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 24: Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởi

A. cơ chế khuếch tán hơi nước qua lớp cutin. B. cơ chế đóng, mở khí khổng.

C. cơ chế cân bằng nước. D. cơ chế khuếch tán hơi nước.

Câu 25: Cân bằng nước là:

A. tương quan giữa lượng nước cây hấp thụ vào so với lượng nước thoát ra của cây.

B. tương quan giữa lượng nước tưới vào cho đất so với lượng nước thoát ra cho cây.

C. tương quan giữa lượng nước cây hấp thụ so với lượng nước hút vào.

D. tương quan giữa lượng nước làm sản phẩm cho quang hợp so với lượng nước thải ra

qua quang hợp.

Câu 26: Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?

A. Mép (vách) trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng.

B. Mép (vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày.

C. Mép (vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.

D. Mép (vách) trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.

Câu 27: Đặc điểm của thoát hơi nước qua cutin là:

A. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.

B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh.

D. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 28: Khi tế bào khí khổng trương nước thì

A. vách mỏng căng ra, vách dày co lại làm cho khí khổng mở ra.

B. vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khí khổng mở ra.

C. vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.

D. vách mỏng căng ra làm cho vách dày cong theo nên khí khổng mở ra.

D. Dặn dò học sinh

Page 10: CHUYÊN ĐỀ I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG CHỦ …

Trường Bùi Thị Xuân – Đồng Nai 10

E. SƠ ĐỒ TƯ DUY CHI TIẾT / KIẾN THỨC BỔ SUNG