Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng...

64
Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng công trình (8 tiết) 1. Tổng quan các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng - Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng - Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng - Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình (bao gồm cả mua sắm vật tư, thiết bị) - Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình 2. Các phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng - Lập kế hoạch quản lý chất lượng - Lập hệ thống quản lý chất lượng - Các biện pháp đảm bảo chất lượng - Các biện pháp kiểm soát chất lượng

Transcript of Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng...

Page 1: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng công trình (8

tiết)

1. Tổng quan các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

- Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng

- Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình (bao gồm cả mua sắm vật tư,

thiết bị)

- Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình

2. Các phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Lập kế hoạch quản lý chất lượng

- Lập hệ thống quản lý chất lượng

- Các biện pháp đảm bảo chất lượng

- Các biện pháp kiểm soát chất lượng

Page 2: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

Chuyên đề 5.

Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng công trình (8 tiết)

1.Tổng quan các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xây dựng được ghi trong Luật xây dựng là:

1. Bảo đảm xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế; bảo đảm mỹ quan công

trình, bảo vệ môi trường và cảnh quan chung; phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm

văn hoá, xã hội của từng địa phương; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội vàvới quốc

phòng, an ninh;

2. Tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan quản lý nhà

nước có thẩm quyền về xây dựng ban hành;

3. Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng con người và tài

sản, phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm vệ sinh môi trường trong xây dựng;

4. Bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình, đồng bộ các công trình hạ

tầng kỹ thuật;

5. Bảo đảm tiết kiệm, có hiệu quả, chống lãng phí, thất thoát và các tiêu cực khác

trong xây dựng.

Trong các nguyên tắc cơ bản thì mục 3 : Bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn

công trình, tính mạng con người và tài sản, phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm vệ sinh

môi trường trong xây dựng; là nhiệm vụ thực hiện dự án hết sức quan trọng với các cá

nhân và tổ chức thực hiện dự án.

Để giải thích áp dụng luật xây dựng, Nhà Nước còn có Nghị định 209/2004/NĐ-

CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Page 3: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

Quản lý chất lượng xây dựng thống qua hệ thống tiêu chuẩn, sự giám sát của nhân

dân về chất lượng công trình xây dựng, phải bảo đảm các khâu chất kượng công tác

khảo sát, công tác thiết kế, công tác thi công, công tác mua sắm trang thiết bị.

Sử dụng những quy chuẩn là điều bắt buộc để đảm bảo cho công trình không nguy

hại đến tính mạng, an toàn của con người và môi trường sinh thái. Khuyến khích tuân

theo tiêu chuẩn với đầu tư phi chính phủ, bắt buộc tuân theo tiêu chuẩn khi dự án có sự

đầu tư của Nhà Nước trên 30%.

Quy chuẩn xây dựng là cơ sở để quản lý hoạt động xây dựng và là căn cứ để ban

hành tiêu chuẩn xây dựng.

Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn xây dựng đối với các

công trình xây dựng dân dụng bao gồm công trình công cộng và nhà ở, công trình công

nghiệp và các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Các Bộ có quản lý công trình xây dựng chuyên ngành căn cứ vào quy chuẩn xây

dựng, ban hành tiêu chuẩn xây dựng công trình chuyên ngành thuộc chức năng quản lý

của mình.

Những tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam thuộc các lĩnh vực sau đây bắt buộc áp

dụng:

* Điều kiện khí hậu xây dựng;

* Điều kiện địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn;

* Phân vùng động đất;

* Phòng chống cháy, nổ;

* Bảo vệ môi trường;

* An toàn lao động.

Page 4: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

Trong trường hợp mà tiêu chuẩn Việt Nam chưa có hoặc chưa đầy đủ thì được

phép áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài sau khi được Bộ quản lý ngành chấp thuận bằng

văn bản. Bộ Xây dựng quy định việc áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài trên lãnh thổ

Việt Nam.

Giám sát của nhân dân về chất lượng công trình xây dựng , Nghị định 209-

2004/NĐ-CP qui định:

* Chủ đầu tư phải treo biển báo tại công trường thi công ở vị trí dễ nhìn, dễ đọc

với nội dung quy định tại Luật Xây dựng để tạo điều kiện cho nhân dân giám sát.

* Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi vi phạm chất lượng công trình xây dựng

thì phải phản ánh kịp thời với chủ đầu tư, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đặt

công trình xây dựng hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng.

* Người tiếp nhận thông tin phản ánh của nhân dân có trách nhiệm xem xét, xử lý

kịp thời và trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được

ý kiến phản ánh.

Để thuận lợi cho việc quản lý chất lượng công trình, công trình được phân loại,

phân cấp.

Công trình xây dựng được phân thành các loại như sau:

a) Công trình dân dụng;

b) Công trình công nghiệp;

c) Công trình giao thông;

d) Công trình thủy lợi;

đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật.

* Cấp công trình xây dựng được xác định theo từng loại công trình, căn cứ vào

tầm quan trọng và quy mô của công trình.

Page 5: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

Bộ Xây dựng quy định cụ thể loại và cấp công trình xây dựng trong Quy chuẩn kỹ

thuật về xây dựng.

2. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

2.1 Nhiệm vụ khảo sát xây dựng

+Nhiệm vụ khảo sát xây dựng do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu khảo sát

xây dựng lập và được chủ đầu tư phê duyệt.

+Nhiệm vụ khảo sát xây dựng phải phù hợp với yêu cầu từng loại công việc khảo

sát, từng bước thiết kế, bao gồm các nội dung sau đây:

a) Mục đích khảo sát;

b) Phạm vi khảo sát;

c) Phương pháp khảo sát;

d) Khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến;

đ) Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng;

e) Thời gian thực hiện khảo sát.

Trước khi khảo sát xây dựng, chủ đầu tư phải lựa chọn hoặc thông qua đấu thầu

để lựa chọn nhà thầu khảo sát. Nhà thầu phải đưa ra phương án kỹ thuật để khảo sát

theo các yêu cầu của chủ đầu tư dp cpư quan tư vấn thiết kế đề nghị.

2.2. Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng

* Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng do nhà thầu khảo sát xây dựng lập và

được chủ đầu tư phê duyệt.

* Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt;

b) Tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng.

Page 6: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

Quá trình tiến hành khảo sát, chủ đầu tư phải có cán bộ theo dõi, kiểm soát và đôn

đốc công tác khảo sát. Sau khi khảo sát xong, Chủ đầu tư nhận được báo cáo của nhà

thầu khảo sát và báo cáo này phải được nghiệm thu.

2.3. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng gồm:

a) Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng;

b) Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình;

c) Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng;

d) Tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng;

đ) Khối l−ợng khảo sát;

e) Quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát;

g) Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát;

h) Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công

trình;

i) Kết luận và kiến nghị;

k) Tài liệu tham khảo;

l) Các phụ lục kèm theo.

2.4. Kiểm tra và nghiệm thu kết quả khảo sát :

* Giám sát công tác khảo sát xây dựng

1. Trách nhiệm giám sát công tác khảo sát xây dựng:

a) Nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác

khảo sát xây dựng;

Page 7: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

b) Chủ đầu tư thực hiện giám sát công tác khảo sát xây dựng thường xuyên, có hệ

thống từ khi bắt đầu khảo sát đến khi hoàn thành công việc. Trường hợp không có đủ

điều kiện năng lực thì chủ đầu tư phải thuê tư vấn giám sát công tác khảo sát xây dựng.

2. Nội dung tự giám sát công tác khảo sát xây dựng của nhà thầu khảo sát xây

dựng:

a) Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện theo phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã

được chủ đầu tư phê duyệt;

b) Ghi chép kết quả theo dõi, kiểm tra vào nhật ký khảo sát xây dựng.

3. Nội dung giám sát công tác khảo sát xây dựng của chủ đầu tư:

a) Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát xây

dựng so với hồ sơ dự thầu về nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát, phòng thí

nghiệm được nhà thầu khảo sát xây dựng sử dụng;

b) Theo dõi, kiểm tra vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát và việc thực hiện quy

trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt. Kết quả theo dõi, kiểm tra

phải được ghi chép vào nhật ký khảo sát xây dựng;

c) Theo dõi và yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện bảo vệ môi trường

và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát .

* Nghiệm thu công tác khảo sát:

Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng phải được chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu

làm cơ sở để thực hiện các bước thiết kế xây dựng công trình.

Nhà thầu khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật

về tính trung thực và tính chính xác của kết quả khảo sát; bồi thường thiệt hại khi thực

hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, phát sinh khối lượng do khảo sát sai; sử dụng các

thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng không phù hợp và các

hành vi vi phạm khác gây ra thiệt hại.

Page 8: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

1. Căn cứ để nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng:

a) Hợp đồng khảo sát xây dựng;

b) Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng đã được chủ đầu tư phê

duyệt;

c) Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;

d) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.

2. Nội dung nghiệm thu:

a) Đánh giá chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và

tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng;

b) Kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;

c) Nghiệm thu khối lượng công việc khảo sát xây dựng theo hợp đồng khảo sát

xây dựng đã ký kết. Trường hợp kết quả khảo sát xây dựng thực hiện đúng hợp đồng

khảo sát và tiêu chuẩn xây dựng áp dụng nhưng không đáp ứng được mục tiêu đầu tư

đã đề ra của chủ đầu tư thì chủ đầu tư vẫn phải thanh toán phần đã nghiệm thu theo

hợp đồng.

3. Việc nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng phải được lập thành biên bản bao

gồm các nội dung sau:

a) Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên công việc khảo sát, bước thiết kế xây dựng

công trình);

b) Thành phần trực tiếp nghiệm thu (chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát xây dựng, nhà

thầu giám sát, khảo sát xây dựng);

c) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

d) Căn cứ nghiệm thu;

Page 9: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

đ) Đánh giá kết quả khảo sát xây dựng đối chiếu với nhiệm vụ khảo sát và phương

án khảo sát đã được phê duyệt;

e) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu công tác

khảo sát xây dựng; yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh và các kiến nghị khác nếu

có).

2.5 Bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng

1. Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được bổ sung trong các trường hợp sau đây:

a) Trong quá trình thực hiện khảo sát xây dựng, nhà thầu khảo sát xây dựng phát

hiện các yếu tố khác thường ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;

b) Trong quá trình thiết kế, nhà thầu thiết kế phát hiện tài liệu khảo sát không đáp

ứng yêu cầu thiết kế;

c) Trong quá trình thi công, nhà thầu thi công xây dựng phát hiện các yếu tố khác

thường so với tài liệu khảo sát ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế và biện pháp

thi công.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, quyết định việc bổ sung nội dung nhiệm vụ

khảo sát theo đề nghị của các nhà thầu thiết kế, khảo sát xây dựng, thi công xây dựng

và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2.6 Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng về bảo vệ môi trường và các

công trình xây dựng trong khu vực khảo sát

Trong quá trình thực hiện khảo sát tại hiện trường, nhà thầu khảo sát xây dựng có

trách nhiệm:

1. Không được làm ô nhiễm nguồn nước, không khí và gây tiếng ồn quá giới hạn

cho phép;

2. Chỉ được phép chặt cây, hoa màu khi được tổ chức, cá nhân quản lý hoặc sở

hữu cây, hoa màu cho phép;

Page 10: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

3. Phục hồi lại hiện trường khảo sát xây dựng;

4. Bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong vùng,

địa điểm khảo sát. Nếu gây hư hại cho các công trình đó thì phải bồi thường thiệt hại.

Bộ Xây dựng mới có Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009

Hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình.

Về công tác khảo sát xây dựng, thông tư này nhắc nhở :

a) Phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng và phương án kỹ thuật khảo sát xây

dựng, kể cả khi bổ sung nhiệm vụ khảo sát , phải tuân theo các điều 6,7 và 9 của Nghị

định 209-2004/NĐ-CP.

b) Giám sát, nghiệm thu công tác xây dựng phải theo điều 11 Nghị định 209-

2004.NĐ-CP này.

c( Nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng theo quy định tại điều 12 của

Nghị định 209-2004/NĐ-CP và khoản 2 điều 1 Nghị định 49/2008/NĐ-CP.

3. Quản lý chất lượng thiết kế công trình xây dựng

3.1 Thiết kế kỹ thuật

1. Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật:

a) Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư xây dựng công trình được

phê duyệt;

b) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bước thiết kế cơ sở, các số liệu bổ sung về

khảo sát xây dựng và các điều kiện khác tại địa điểm xây dựng phục vụ bước thiết kế

kỹ thuật;

c) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

d) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.

Page 11: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở và dự án đầu tư xây

dưung được duyệt, bao gồm:

a) Thuyết minh gồm các nội dung theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nhưng phải tính toán lại và làm rõ phương

án lựa chọn kỹ thuật sản xuất, dây chuyền công nghệ, lựa chọn thiết bị, so sánh các chỉ

tiêu kinh tế kỹ thuật, kiểm tra các số liệu làm căn cứ thiết kế; các chỉ dẫn kỹ thuật; giải

thích những nội dung mà bản vẽ thiết kế chưa thể hiện được và các nội dung khác theo

yêu cầu của chủ đầu tư;

b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật

liệu chính đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi

công công trình xây dựng;

c) Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.

3.2. Thiết kế bản vẽ thi công

1. Căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công:

a) Nhiệm vụ thiết kế do chủ đầu tư phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một

bước; thiết kế cơ sở được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế hai bước; thiết kế kỹ

thuật được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế ba bước;

b) Các tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng;

c) Các yêu cầu khác của chủ đầu tư.

2. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm:

a) Thuyết minh phải giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện

được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế;

b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với

đầy đủ các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều

kiện để lập dự toán thi công xây dựng công trình;

Page 12: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

c) Dự toán thi công xây dựng công trình.

3.3. Yêu cầu về quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình

1. Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải có kích cỡ, tỷ lệ, khung tên và được

thể hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng. Trong khung tên từng bản vẽ phải có tên, chữ

ký của người trực tiếp thiết kế, chủ trì thiết kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo

pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ

trường hợp nhà thầu thiết kế là cá nhân hành nghề độc lập.

2. Các bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán phải được đóng thành tập hồ sơ

thiết kế theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo

quản lâu dài.

3.4. Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình

1. Hồ sơ thiết kế phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu sau khi phê duyệt. Kết

quả nghiệm thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung:

a) Đối tượng nghiệm thu (tên công trình, bộ phận công trình được thiết kế; bước

thiết kế);

b) Thành phần trực tiếp nghiệm thu (chủ đầu tư, nhà thầu thiết kế);

c) Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

d) Căn cứ nghiệm thu;

đ) Đánh giá chất lượng và số lượng hồ sơ thiết kế đối chiếu với các yêu cầu đặt ra;

e) Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ thiết kế; yêu cầu

sửa đổi, bổ sung và các kiến nghị khác nếu có).”

2. Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình:

a) Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình;

b) Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế các bước trước đó đã được phê duyệt;

Page 13: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

c) Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

d) Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình gồm thuyết minh, bản vẽ thiết kế và dự

toán, tổng dự toán.

3. Nội dung nghiệm thu:

a) Đánh giá chất lượng thiết kế;

b) Kiểm tra hình thức và số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình.

4. Tùy theo tính chất, quy mô và yêu cầu của công trình xây dựng, chủ đầu tư

được thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình để thực

hiện thẩm tra thiết kế và phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra. Trường hợp thiết

kế không bảo đảm yêu cầu theo hợp đồng thì nhà thầu thiết kế phải thiết kế lại và chịu

mọi chi phí, kể cả chi phí thẩm tra thiết kế.

5. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và

pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình và phải bồi thường thiệt hại khi sử

dụng thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ

không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng và các hành vi vi

phạm khác gây ra thiệt hại.

3.5. Thay đổi thiết kế xây dựng công trình

1. Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi trong các

trường hợp sau đây:

a) Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi

thiết kế;

b) Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất

hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi

công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án.

Page 14: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

2. Trường hợp thay đổi thiết kế kỹ thuật nhưng không làm thay đổi thiết kế cơ sở

hoặc thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế bước trước thì

chủ đầu tư được quyết định phê duyệt thay đổi thiết kế. Nhà thầu giám sát thi công xây

dựng được ký điều chỉnh vào thiết kế bản vẽ thi công những nội dung đã được chủ đầu

tư chấp thuận và phải chịu trách nhiệm về quyết định điều chỉnh của mình.

Bộ Xây dựng mới có Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009

Hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình.

Về công tác thiết kế công trình xây dựng, thông tư này nhắc nhở :

* Thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại

Điều 18 Nghị định 12/2009/NĐ-CP

1. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi

công theo quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2009/NĐ-CP.

Thiết kế kỹ thuật phải được chủ đầu tư đóng dấu đã phê duyệt theo mẫu Phụ lục 4

của Thông tư này vào bản vẽ làm căn cứ để triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công.

2. Thiết kế bản vẽ thi công phải được chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của

chủ đầu tư xác nhận bằng chữ ký và đóng dấu đã phê duyệt theo mẫu Phụ lục 5 vào

từng tờ bản vẽ trước khi đưa ra thi công.

3. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công (kể

cả trong trường hợp thiết kế ba bước) một phần hoặc toàn bộ các nội dung thẩm định nêu

tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2009/NĐ-CP để làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt.

Kết quả thẩm tra được thể hiện bằng văn bản và không thay thế cho việc thẩm định của chủ

đầu tư.

* Điều chỉnh thiết kế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định

209/2004/NĐ-CP

Page 15: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

1. Trong quá trình thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư được quyền điều

chỉnh thiết kế khi phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý sẽ ảnh hưởng đến chất lượng

công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án.

2. Nhà thầu thiết kế có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi các thiết kế bất

hợp lý nếu do lỗi của mình gây ra và có quyền từ chối những yêu cầu điều chỉnh thiết

kế bất hợp lý của chủ đầu tư xây dựng công trình. Chủ đầu tư có quyền thuê nhà thầu

thiết kế khác thực hiện sửa đổi, bổ sung thay đổi thiết kế trong trường hợp nhà thầu

thiết kế ban đầu không thực hiện các việc này. Nhà thầu thiết kế thực hiện sửa đổi, bổ

sung thay đổi thiết kế phải chịu trách nhiệm về chất lượng những sửa đổi, bổ sung thay

đổi thiết kế này.

3. Trường hợp điều chỉnh thiết kế không làm thay đổi địa điểm, quy hoạch xây

dựng, mục tiêu, quy mô hoặc không làm vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt của công

trình thì chủ đầu tư được quyền tự điều chỉnh thiết kế. Những nội dung điều chỉnh thiết

kế phải được thẩm định, phê duyệt lại.

* Giám sát tác giả thiết kế thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định

209/2004/NĐ-CP

1. Nhà thầu thiết kế thực hiện giám sát tác giả thiết kế:

Trong quá trình thi công xây dựng, nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật đối với trường

hợp thiết kế ba bước và nhà thầu lập thiết kế bản vẽ thi công đối với trường hợp thiết

kế một bước hoặc hai bước phải thực hiện giám sát tác giả. Nhà thầu thiết kế cần thỏa

thuận với chủ đầu tư về các trường hợp chấm dứt việc giám sát tác giả trong hợp đồng

thiết kế xây dựng công trình.

Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người đủ năng lực để thực hiện giám sát

tác giả trong quá trình thi công xây dựng theo chế độ giám sát không thường xuyên

hoặc giám sát thường xuyên nếu chủ đầu tư có yêu cầu riêng.

Page 16: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

2. Nội dung giám sát tác giả thiết kế phải được thể hiện trong hợp đồng thiết kế

xây dựng công trình bao gồm các việc:

a) Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của chủ đầu

tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu giám sát thi công xây dựng;

b) Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc, phát

sinh về thiết kế trong quá trình thi công, điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi

công xây dựng công trình và với yêu cầu của chủ đầu tư khi cần thiết;

c) Phát hiện, thông báo kịp thời cho chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý nhà nước có

thẩm quyền về việc thi công sai với thiết kế được duyệt và kiến nghị biện pháp xử lý.

d) Tham gia nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn xây

dựng, hạng mục công trình và công trình khi chủ đầu tư yêu cầu.

đ) Ghi vào sổ nhật ký thi công xây dựng công trình hoặc sổ nhật ký giám sát của

chủ đầu tư hoặc thể hiện bằng văn bản các ý kiến của mình trong quá trình thực hiện

giám sát tác giả thiết kế.

4. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình (bao gồm cả mua sắm

vật tư, thiết bị)

4.1. Tổ chức quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

1. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản

lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình

và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết

kế xây dựng công trình.

2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có hệ thống quản lý chất lượng để

thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình được quy định tại

Điều 19, Điều 20 của Nghị định này.

Page 17: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

3. Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo nội dung

quy định tại Điều 21 của Nghị định này. Trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức tư

vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây

dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư tổ chức

nghiệm thu công trình xây dựng.

4. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả theo quy định

tại Điều 22 của Nghị định này.

4.2. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu

1. Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu:

a) Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công

trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây

dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;

b) Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình,

thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu

chuẩn và yêu cầu thiết kế;

c) Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;

d) Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;

đ) Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công

trường;

e) Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng,

hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;

g) Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ

sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;

h) Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định tại Nghị định 209/2004/NĐ-

CP này và lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu.

Page 18: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

2. Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư

và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi

phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất

lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại.

4.3. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của tổng thầu

1. Tổng thầu thực hiện việc quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình theo

quy định tại Nghị định 209/2004/NĐ-CP này.

2. Tổng thầu thực hiện việc giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình theo

quy định tại Nghị định 209/2004/NĐ-CP này đối với nhà thầu phụ.

3. Tổng thầu phải chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng

công việc do mình đảm nhận và do các nhà thầu phụ thực hiện; bồi thường thiệt hại khi

vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm

chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi vi phạm khác

gây ra thiệt hại.

4. Nhà thầu phụ phải chịu trách nhiệm trước tổng thầu về chất lượng phần công

việc do mình đảm nhận.

4.4. Giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư

1. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư:

a) Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định của Luật

Xây dựng;

b) Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ

sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng, bao gồm:

- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình

đưa vào công trường;

- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

Page 19: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn

phục vụ thi công xây dựng công trình;

- Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm

xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.

c) Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình

do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế, bao gồm:

- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của

các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ

chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản

phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;

- Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công

trình do nhà thầu thi công xây dựng cung cấp thì chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực

tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng.

d) Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:

- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công xây

dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi

nhật ký giám sát của chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;

- Xác nhận bản vẽ hoàn công;

- Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Điều 23 của Nghị

định này;

- Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công

trình, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng

hạng mục công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng;

Page 20: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết

kế điều chỉnh;

- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và

công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng;

- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh

trong thi công xây dựng công trình.

2. Nội dung giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối

với hình thức tổng thầu:

a) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu thi công xây dựng và tổng thầu thiết

kế, cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình (EPC):

- Thực hiện các công việc quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này

đối với tổng thầu và với các nhà thầu phụ;

- Thực hiện kiểm tra và giám sát theo điểm d khoản 1 Điều này đối với tổng thầu

xây dựng;

- Tham gia cùng tổng thầu kiểm tra và giám sát thi công xây dựng của các nhà

thầu phụ.

b) Trường hợp thực hiện hình thức tổng thầu chìa khóa trao tay:

- Chủ đầu tư phê duyệt tiến độ thi công xây dựng công trình và thời điểm nghiệm

thu hoàn thành công trình xây dựng;

- Trước khi nghiệm thu hoàn thành công trình, chủ đầu tư tiếp nhận tài liệu và

kiểm định chất lượng công trình xây dựng nếu thấy cần thiết làm căn cứ để nghiệm

thu.

Page 21: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

3. Chủ đầu tư phải thông báo quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của người giám

sát thi công xây dựng công trình cho nhà thầu thi công xây dựng công trình và nhà thầu

thiết kế xây dựng công trình biết để phối hợp thực hiện.

4. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm bồi thường do vi phạm hợp đồng cho nhà thầu thi

công xây dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật khi nghiệm thu không bảo

đảm chất lượng làm sai lệch kết quả nghiệm thu, nghiệm thu khối lượng không đúng,

sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác. Khi phát hiện các sai phạm về chất lượng

công trình xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình thì phải buộc nhà thầu

dừng thi công và yêu cầu khắc phục hậu quả.

5. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư phải bồi

thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư

khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật được áp

dụng, sai thiết kế và các hành vi khác gây ra thiệt hại.

4.5. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình

1. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình cử người đủ năng lực để thực hiện giám

sát tác giả theo quy định trong quá trình thi công xây dựng.

2. Khi phát hiện thi công sai với thiết kế, người giám sát tác giả phải ghi nhật ký

giám sát của chủ đầu tư yêu cầu thực hiện đúng thiết kế. Trong trường hợp không khắc

phục, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có văn bản thông báo cho chủ đầu tư.

Việc thay đổi thiết kế trong quá trình thi công phải tuân thủ quy định tại Điều 17 của

Nghị định này.

3. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm tham gia nghiệm thu

công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng

mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu thì nhà thầu thiết

kế xây dựng công trình phải có văn bản gửi chủ đầu tư nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu.

4.6. Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng

Page 22: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

1. Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây

dựng, đặc biệt các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục

công trình và công trình, trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đối với những công

việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay thì trước khi thi công xây

dựng phải nghiệm thu lại. Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi

nghiệm thu được chuyển nhà thầu khác thực hiện tiếp thì phải được nhà thầu đó xác

nhận, nghiệm thu.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kịp thời sau

khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng. Nghiệm thu công

trình xây dựng được phân thành:

a) Nghiệm thu từng công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;

b) Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;

c) Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào

sử dụng.

3. Các hạng mục công trình xây dựng hoàn thành và công trình xây dựng hoàn thành

chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được chủ đầu tư nghiệm thu.

4. Khi chủ đầu tư, nhà thầu là người nước ngoài thì các biên bản nghiệm thu, bản

vẽ hoàn công bộ phận công trình và công trình xây dựng được thể hiện bằng tiếng Việt

và tiếng nước ngoài do chủ đầu tư lựa chọn.

4.7. Nghiệm thu công việc xây dựng

1. Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng:

a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng;

b) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi

thiết kế đã được chấp thuận;

c) Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

Page 23: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;

đ) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện

trong quá trình xây dựng;

e) Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên

quan đến đối tượng nghiệm thu;

g) Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây

dựng.

2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:

a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp

đặt tĩnh tại hiện trường;

b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây dựng phải

thực hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị

lắp đặt vào công trình;

c) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết

kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật;

d) Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu được

lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau:

- Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên công việc được nghiệm thu);

- Thành phần trực tiếp nghiệm thu;

- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

- Căn cứ nghiệm thu;

- Đánh giá về chất lượng của công việc xây dựng đã thực hiện;

Page 24: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

- Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho

triển khai các công việc xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã

thực hiện và các yêu cầu khác nếu có).

3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

a) Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám

sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;

b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng

công trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công

trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu

đối với nhà thầu phụ.

4. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công xây

dựng thì nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định

phúc tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của chủ đầu tư thì chủ

đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu thi công

xây dựng công trình.

4.7. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng

1. Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:

a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 24 của Nghị định

này và các kết quả thí nghiệm khác;

b) Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai

đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu;

c) Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;

d) Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây

dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;

Page 25: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

đ) Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp

theo.

2. Nội dung và trình tự nghiệm thu:

a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình xây dựng,

giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải;

b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu thi công xây dựng đã

thực hiện;

c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng;

d) Nghiệm thu cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng. Kết quả nghiệm thu

được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau:

- Đối tượng nghiệm thu (ghi rõ tên bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng được

nghiệm thu);

- Thành phần trực tiếp nghiệm thu; thời gian và địa điểm nghiệm thu;

- Căn cứ nghiệm thu;

- Đánh giá về chất lượng của bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng đã thực hiện;

- Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu và đồng ý

triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bộ phận

công trình, giai đoạn thi công xây dựng công trình đã hoàn thành và các yêu cầu khác

nếu có).”

3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:

a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư

hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của tổng thầu

trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây

dựng do nhà thầu phụ thực hiện;

b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình;

Page 26: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công

xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng

thầu đối với các nhà thầu phụ.

4.8. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây

dựng đưa vào sử dụng

1. Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng và công trình xây

dựng đưa vào sử dụng:

a) Các tài liệu quy định tại Nghị định 209/2004/NĐ-CP này;

b) Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây

dựng;

c) Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công

nghệ;

d) Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;

đ) Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây

dựng của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng;

e) Nghiệm thu đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Kết quả nghiệm

thu được lập thành biên bản bao gồm các nội dung sau:

- Đối tượng nghiệm thu (tên hạng mục công trình hoặc công trình nghiệm thu);

- Địa điểm xây dựng;

- Thành phần tham gia nghiệm thu;

- Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

- Căn cứ nghiệm thu;

- Đánh giá về chất lượng của hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng;

Page 27: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

- Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu hoàn thành

hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để đưa vào sử dụng; yêu cầu sửa chữa,

hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác nếu có).”

2. Nội dung và trình tự nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng,

công trình xây dựng:

a) Kiểm tra hiện trường;

b) Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;

c) Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị

công nghệ;

d) Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về

phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành;

đ) Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng;

e) Chấp thuận nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Biên

bản nghiệm thu được lập theo mẫu quy định tại TCXDVN 371-2006, Nghiệm thu chất

lượng xây dựng.

3. Thành phần trực tiếp nghiệm thu gồm:

a) Phía chủ đầu tư:

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây

dựng công trình của chủ đầu tư;

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây

dựng công trình của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình.

b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:

- Người đại diện theo pháp luật;

- Người phụ trách thi công trực tiếp.

Page 28: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu cầu

của chủ đầu tư xây dựng công trình:

- Người đại diện theo pháp luật;

- Chủ nhiệm thiết kế.

4.8. Bản vẽ hoàn công

1. Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn

thành, trong đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ

sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt

phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công.

Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công

trình xây dựng, công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản

vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.

2. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công

trình xây dựng và công trình xây dựng. Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ

ký của người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thi

công xây dựng phải ký tên và đóng dấu. Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo

hành và bảo trì.

3. Bản vẽ hoàn công được người giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư ký tên

xác nhận.

4.9. Kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

1. Bắt buộc thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực

trước khi đưa vào sử dụng đối với các hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng

khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa.

2. Thực hiện chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng khi có

yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư

Page 29: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

trên cơ sở yêu cầu của tổ chức bảo hiểm công trình, của tổ chức và cá nhân mua, quản

lý hoặc sử dụng công trình. Khuyến khích áp dụng hình thức chứng nhận sự phù hợp

về chất lượng công trình xây dựng.

3. Bộ Xây dựng hướng dẫn việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu

lực và chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng.

4. Việc kiểm tra, chứng nhận các điều kiện an toàn khác được thực hiện theo quy

định tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.”

5. Sự cố công trình xây dựng

Sự cố công trình là những tai biến xảy ra làm cho công trình không đáp ứng các

chức năng đặt ra cho công trình.

5.1 Nội dung giải quyết sự cố công trình xây dựng

1. Báo cáo nhanh sự cố:

a) Chủ đầu tư lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình xây dựng đang thi công xây

dựng;

b) Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng lập báo cáo xảy ra tại công trình xây

dựng đang sử dụng, vận hành, khai thác;

c) Gửi báo cáo sự cố công trình xây dựng cho cơ quan quản lý nhà nước về xây

dựng thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp công trình xây dựng từ cấp I trở lên

có sự cố hoặc sự cố ở các công trình xây dựng thuộc mọi cấp có thiệt hại về người thì

chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình xây dựng còn phải báo cáo

người quyết định đầu tư và Bộ Xây dựng.

Mẫu báo cáo nhanh sự cố lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 của Nghị định này

trong thời hạn 24 giờ sau khi xảy ra sự cố.

2. Thu dọn hiện trường sự cố:

a) Trước khi thu dọn hiện trường sự cố phải lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng;

Page 30: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

b) Sau khi có đầy đủ hồ sơ xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng, nhà

thầu thi công xây dựng công trình, chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng được phép tiến

hành thu dọn hiện trường sự cố;

c) Trường hợp khẩn cấp cứu người bị nạn, ngăn ngừa sự cố gây ra thảm họa tiếp

theo thì người có trách nhiệm quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều này

được phép quyết định tháo dỡ hoặc thu dọn hiện trường xảy ra sự cố. Trước khi tháo

dỡ hoặc thu dọn, chủ đầu tư hoặc chủ quản lý sử dụng phải tiến hành chụp ảnh, quay

phim hoặc ghi hình, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu phục vụ công tác điều tra

sự cố sau này.

3. Khắc phục sự cố:

a) Sự cố phải được xác định đúng nguyên nhân để khắc phục triệt để;

b) Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình có trách nhiệm bồi thường toàn bộ

thiệt hại và chi phí cho việc khắc phục sự cố. Tùy theo mức độ vi phạm còn bị xử lý

theo pháp luật;

c) Trường hợp sự cố công trình xây dựng do nguyên nhân bất khả kháng thì chủ

đầu tư hoặc cơ quan bảo hiểm đối với công trình xây dựng có mua bảo hiểm phải chịu

chi phí khắc phục sự cố.

5.2 Hồ sơ sự cố công trình xây dựng

1. Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý

sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng.

Trường hợp phải khảo sát, đánh giá mức độ và nguyên nhân của sự cố, nếu chủ

đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình không có năng lực thực hiện thì phải thuê một

tổ chức tư vấn xây dựng có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện khảo sát,

đánh giá và xác định nguyên nhân sự cố, làm rõ trách nhiệm của người gây ra sự cố

công trình xây dựng.

2. Hồ sơ sự cố công trình xây dựng bao gồm:

Page 31: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

a) Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Nghị

định này;

b) Mô tả diễn biến của sự cố;

c) Kết quả khảo sát, đánh giá, xác định mức độ và nguyên nhân sự cố;

d) Các tài liệu về thiết kế và thi công xây dựng công trình liên quan đến sự cố.

Bộ Xây dựng mới có Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2009

Hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình.

Về chất lượng thi công, thông tư này nhấn mạnh:

Hệ thống quản lý chất lượng tại công trường của nhà thầu thi công xây dựng

thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 209/2004/NĐ-CP

1. Hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng phải được trình

bày, thuyết minh ngay trong hồ sơ dự thầu và phải được thông báo cho chủ đầu tư biết

trước khi thi công xây dựng.

2. Tài liệu thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng phải thể hiện rõ nội dung:

a) Sơ đồ tổ chức các bộ phận, cá nhân của nhà thầu thi công xây dựng chịu trách

nhiệm quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô của từng công

trường xây dựng; quyền và nghĩa vụ của các bộ phận, cá nhân này trong công tác quản

lý chất lượng công trình.

b) Kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng công trình

bao gồm:

- Kiểm soát và đảm bảo chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng,

thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được sử dụng, lắp đặt vào công trình.

- Kiểm soát và đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn công tác thi công xây dựng.

Page 32: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

- Hình thức giám sát, quản lý chất lượng nội bộ và tổ chức nghiệm thu nội bộ.

- Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng; quan trắc, đo đạc các

thông số kỹ thuật của công trình theo yêu cầu thiết kế.

c) Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thi công

xây dựng, nghiệm thu; hình thức và nội dung nhật ký thi công xây dựng công trình;

quy trình và hình thức báo cáo nội bộ, báo cáo chủ đầu tư; phát hành và xử lý các văn

bản thông báo ý kiến của nhà thầu thi công xây dựng, kiến nghị và khiếu nại với chủ

đầu tư và với các bên có liên quan.

Nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo quy định

tại điểm e khoản 1 Điều 19 Nghị định 209/2004/NĐ-CP

Trước khi yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu, nhà thầu thi công xây dựng phải tự

kiểm tra, khẳng định sự phù hợp về chất lượng các công việc xây dựng do mình thực

hiện so với yêu cầu của thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng. Tuỳ

theo đặc điểm và quy mô của từng công trình xây dựng, kết quả nghiệm thu nội bộ có

thể được thể hiện bằng biên bản nghiệm thu giữa người trực tiếp phụ trách thi công xây

dựng và giám sát thi công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng hoặc thể hiện bằng

cam kết về sự phù hợp chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng thể hiện ngay trong

phiếu yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu.

Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây

dựng và thiết bị lắp đặt vào công trình thực hiện theo quy định tại điểm b khoản

1 Điều 19 và điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-CP

1. Các vật tư, vật liệu, cấu kiện, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (gọi chung

là sản phẩm) trước khi được sử dụng, lắp đặt vào công trình xây dựng phải được chủ

đầu tư tổ chức kiểm tra sự phù hợp về chất lượng theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu

chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình và yêu cầu thiết kế. Kết quả xác nhận sự phù

hợp về chất lượng phải được thể hiện bằng văn bản.

Page 33: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

2. Hình thức kiểm tra sự phù hợp về chất lượng được quy định như sau:

a) Đối với các sản phẩm được sản xuất công nghiệp và đã là hàng hóa trên thị

trường:

- Chủ đầu tư kiểm tra xuất xứ, nhãn mác hàng hóa, công bố sự phù hợp về chất

lượng của nhà sản xuất, chứng nhận sự phù hợp chất lượng theo quy định của Luật

chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Thương mại và các quy định pháp luật khác có

liên quan.

- Chủ đầu tư có thể tiến hành kiểm tra hoặc yêu cầu nhà thầu kiểm tra cơ sở sản

xuất hàng hóa; thí nghiệm, kiểm định chất lượng hàng hóa khi nghi ngờ hoặc theo yêu

cầu của thiết kế, yêu cầu của quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình.

b) Đối với các sản phẩm được sản xuất, chế tạo lần đầu sử dụng vào công trình

theo yêu cầu của thiết kế:

- Trường hợp sản phẩm được sản xuất, chế tạo trong các cơ sở sản xuất công

nghiệp: chủ đầu tư kiểm tra chất lượng như quy định tại điểm a khoản này kết hợp với

việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình sản xuất.

- Trường hợp sản phẩm được sản xuất, chế tạo trực tiếp tại công trường: chủ đầu

tư tổ chức giám sát chất lượng theo quy định tại Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ-

CP.

c) Đối với các mỏ vật liệu xây dựng lần đầu được khai thác: chủ đầu tư tổ chức

hoặc yêu cầu nhà thầu tổ chức điều tra khảo sát chất lượng mỏ theo yêu cầu của thiết

kế, quy chuẩn và các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan. Kiểm tra định kỳ, đột xuất trong

quá trình khai thác; thí nghiệm, kiểm định chất lượng vật liệu theo yêu cầu của thiết

kế, quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình.

Nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều

19, điểm d khoản 1 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Nghị định 209/2004/NĐ-CP

Page 34: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

1. Nhật ký thi công xây dựng công trình dùng để mô tả tình hình công việc và ghi

chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết

kế xây dựng công trình và các bên có liên quan khác. Nhà thầu thi công xây dựng có

nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng công trình. Sổ này phải được đánh số trang,

đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và có xác nhận của chủ đầu tư. Sổ

nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từng hạng mục công trình hoặc công

trình xây dựng. Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.

2. Nội dung ghi chép các thông tin bao gồm:

a) Danh sách cán bộ kỹ thuật của các bên trực tiếp tham gia xây dựng công trình

(chức danh và nhiệm vụ của từng người): thi công xây dựng, giám sát thi công xây

dựng, giám sát tác giả thiết kế.

b) Diễn biến tình hình thi công hàng ngày trên công trường; mô tả chi tiết các sự

cố, hư hỏng và các vi phạm, sai khác trong quá trình thi công trên công trường.

c) Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh của các

bên có liên quan.

Bản vẽ hoàn công theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 và Điều 27 Nghị

định 209/2004/NĐ-CP

1. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công bộ phận công

trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng do mình thi công trên cơ sở thiết kế

bản vẽ thi công được duyệt để làm căn cứ nghiệm thu. Riêng các bộ phận bị che khuất

của công trình phải được nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các

công việc tiếp theo.

2. Cách lập và và xác nhận bản vẽ hoàn công được hướng dẫn tại Phụ lục 6 của

Thông tư này.

Page 35: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

Nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng

đưa vào sử dụng theo quy định giữa chủ đầu tư và chủ quản lý, chủ sử dụng công

trình

1. Trường hợp chủ đầu tư không phải là chủ quản lý, chủ sử dụng công trình thì

khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào

sử dụng chủ đầu tư có thể mời chủ quản lý, chủ sử dụng công trình chứng kiến nghiệm

thu nếu có yêu cầu.

2. Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao công trình cho chủ quản lý, chủ sử dụng

công trình sau khi đã tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình. Kết quả bàn giao công

trình phải được lập thành biên bản.

Khi tiến hành bàn giao, chủ đầu t− phải giao cho chủ quản lý, chủ sử dụng công

trình các tài liệu sau:

a) Hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công, các tài liệu có liên quan tới việc vận hành,

bảo hành, bảo trì và các tài liệu khác trong hồ sơ hoàn thành công trình theo yêu cầu

của chủ quản lý, chủ sử dụng công trình;

b) Danh mục các thiết bị phụ tùng, vật t− dự trữ ch−a lắp đặt hoặc sử dụng.

3. Trường hợp bàn giao công trình áp dụng hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-

Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh (BTO), Hợp đồng

Xây dựng-Chuyển giao (BT) thì Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư phải

xem xét việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao quy định tại Hợp đồng Dự án và Điều

32 Nghị định 78/2007/NĐ-CP.

Hồ sơ hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng (dưới đây viết

tắt là hồ sơ hoàn thành công trình)

1. Hồ sơ hoàn thành công trình bao gồm các tài liệu có liên quan tới đầu tư và xây

dựng công trình từ chủ trương đầu tư; dự án đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ

thuật xây dựng (trường hợp chỉ phải lập báo cáo kinh tế -kỹ thuật xây dựng); khảo sát

Page 36: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

xây dựng; thiết kế xây dựng công trình đến thi công xây dựng công trình; nghiệm thu

công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình,

công trình xây dựng.

Danh mục, quy cách hồ sơ hoàn thành công trình được hướng dẫn tại Phụ lục 7

của Thông tư này.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình. Số lượng hồ

sơ hoàn thành công trình do chủ đầu tư quyết định trên cơ sở thỏa thuận với các nhà

thầu và các bên có liên quan.

2. Hồ sơ hoàn thành công trình phải được lập đầy đủ trước khi đưa hạng mục công

trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành. Hồ sơ hoàn thành công trình có thể được

lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình nếu các công trình

(hạng mục công trình) trong dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời

điểm. Trường hợp các công trình (hạng mục công trình) của dự án được đưa vào khai

thác, sử dụng ở thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình cho

riêng từng công trình (hạng mục công trình) đó.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công và lưu

trữ hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định. Riêng hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công

và các tài liệu có liên quan tới vận hành, khai thác, bảo trì, nâng cấp, cải tạo, sửa

chữa công trình sau này phải được lưu trữ hết tuổi thọ công trình hoặc vĩnh viễn theo

quy định. Trường hợp chủ quản lý, chủ sử dụng công trình không phải là chủ đầu tư thì

chủ quản lý, chủ sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ các tài liệu nêu trên theo

quy định.

4. Các nhà thầu có trách nhiệm lưu trữ các tài liệu liên quan tới các phần việc do

mình thực hiện với thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 năm.

Page 37: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định và giám định chất lượng công

trình xây dựng, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây

dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

1. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là thao tác kỹ thuật nhằm xác định một hay

nhiều đặc tính của sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng

theo quy trình nhất định.

Các lĩnh vực thí nghiệm chuyên ngành xây dựng bao gồm: thí nghiệm đất xây

dựng, thí nghiệm nước dùng trong xây dựng; thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm

cấu kiện, sản phẩm xây dựng; thí nghiệm kết cấu công trình xây dựng và các lĩnh vực

thí nghiệm khác.

2. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng

Kiểm định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm tra, xác định chất

lượng hoặc đánh giá sự phù hợp chất lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận công

trình hoặc công trình xây dựng so với yêu cầu của thiết kế và quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ

thuật được áp dụng. Kiểm định chất lượng công trình xây dựng được thực hiện bằng

phương pháp quan trắc kết hợp với đánh giá kết quả đo, thí nghiệm (có thể có hoặc

không có thí nghiệm).

Các lĩnh vực kiểm định chất lượng công trình xây dựng bao gồm: kiểm định chất

lượng đất xây dựng; kiểm định chất lượng nước dùng trong xây dựng; kiểm định vật

liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, cấu kiện xây dựng; kiểm định kết cấu công trình

xây dựng; kiểm định công trình xây dựng và các lĩnh vực kiểm định khác.

3. Giám định chất lượng công trình xây dựng

Giám định chất lượng công trình xây dựng là hoạt động kiểm định chất lượng

công trình xây dựng được tổ chức thực hiện bởi các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm

quyền hoặc theo yêu cầu của các cơ quan này.

Page 38: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

4. Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực

Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực là việc kiểm tra, xác nhận

công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng tuân thủ các quy định của pháp luật về

quản lý chất lượng, đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn chịu lực của công trình hoặc

hạng mục công trình.

Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực bắt buộc phải được thực hiện

đối với các công trình hoặc hạng mục công trình xây dựng khi xảy ra sự cố do mất khả

năng chịu lực có thể gây thảm họa đối với người, tài sản và môi trường trước khi đưa

công trình vào sử dụng. Việc chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực thực

hiện theo quy định.

5. Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng

Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng là việc đánh giá, xác

nhận công trình hoặc hạng mục, bộ phận công trình xây dựng được thiết kế, thi công

xây dựng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng

cho công trình.

Chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng chỉ được thực hiện khi

có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hoặc theo đề nghị của chủ đầu

tư hoặc chủ sở hữu trên cơ sở yêu cầu của tổ chức bảo hiểm công trình, của tổ chức và

cá nhân mua, quản lý hoặc sử dụng công trình. Việc chứng nhận sự phù hợp về chất

lượng công trình xây dựng thực hiện theo quy định.

6. Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định và giám định chất lượng công

trình xây dựng, chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng

và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng xây dựng (gọi chung là đánh giá sự phù hợp

về chất lượng công trình xây dựng) là các hoạt động xây dựng có yêu cầu về điều kiện

năng lực được quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 12/2009/NĐ-CP. Các tổ chức,

cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng phải đảm bảo

Page 39: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

có đủ điều kiện năng lực theo quy định và phải đăng ký trên hệ thống thông tin của Bộ

Xây dựng về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng trong

phạm vi cả nước, kể cả nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam.

6. Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình

Hồ sơ hoàn thành công trình được lập theo TCXDVN 371-2006 Nghiệm thu chất

lượng thi công công trình xây dựng, theo những nguyên tắc :

Chỉ được phép đưa bộ phận công trình (hạng mục công trình hoặc công trình) đã

xây dựng xong vào sử dụng sau khi đã tiến hành công tác nghiệm thu theo những quy

định của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này.

Chỉ được nghiệm thu những công việc xây lắp, bộ phận kết cấu, thiết bị, máy

móc, bộ phận công trình, giai đoạn thi công, hạng mục công trình và công trình hoàn

toàn phù hợp với thiết kế được duyệt, tuân theo những yêu cầu của tiêu chuẩn này và

các tiêu chuẩn qui phạm thi công và nghiệm thu kỹ thuật chuyên môn liên quan.

Đối với công trình hoàn thành nhưng vẫn còn các tồn tại về chất lượng mà những

tồn tại đó không ảnh hưởng đến độ bền vững và các điều kiện sử dụng bình thường của

công trình thì có thể chấp nhận nghiệm thu đồng thời phải tiến hành những công việc

sau đây:

- Lập bảng thống kê các các tồn tại về chất lượng (theo mẫu ghi ở phụ lục N) và

quy định thời hạn sửa chữa, khắc phục để nhà thầu thực hiện;

- Các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra việc sửa chữa, khắc

phục các các tồn tại đó;

- Tiến hành nghiệm thu lại sau khi các các tồn tại về chất lượng đã được sửa chữa

khắc phục xong.

Khi nghiệm thu công trình cải tạo có thiết bị, máy móc đang hoạt động phải tuân

theo nội quy, tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành và các quy định về an toàn, vệ sinh của đơn

vị sản xuất.

Page 40: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

Các biên bản nghiệm thu trong thời gian xây dựng và biên bản nghiệm thu bàn

giao đưa công trình vào sử dụng là căn cứ để thanh toán sản phẩm xây lắp và quyết

toán giá thành công trình đã xây dựng xong.

Đối với các công việc xây dựng đã được nghiệm thu nhưng thi công lại hoặc các

máy móc thiết bị đã lắp đặt nhưng thay đổi bằng máy móc thiết bị khác thì phải tiến

hành nghiệm thu lại.

Đối với công việc xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây

dựng sau khi nghiệm thu được chuyển sang nhà thầu khác thi công tiếp thì nhà thầu đó

phải được tham gia nghiệm thu xác nhận vào biên bản.

Các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng trước khi

bị che lấp kín phải tổ chức nghiệm thu.

Đối với các công việc xây dựng, kết cấu xây dựng, bộ phận công trình xây dựng

không nghiệm thu được phải sửa chữa hoặc xử lý gia cố thì phải tiến hành nghiệm thu

lại theo phương án xử lý kỹ thuật đã được đơn vị thiết kế và chủ đầu tư phê duyệt.

Không nghiệm thu hạng mục công trình, bộ phận công trình, công việc xây dựng

sau khi sửa chữa hoặc xử lý gia cố nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu bền vững

và các yêu cầu sử dụng bình thường của công trình.

Công tác quản lý chất lượng thi công trên công trường của các bên tham gia xây

dựng công trình phải thực hiện theo qui định của tiêu chuẩn TCVN 5637: 1991 và tiêu

chuẩn TCXDVN 371-2006 này.

Chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư cần thường

xuyên kiểm tra công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng trên công trường của

nhà thầu xây lắp. Kết quả kiểm tra ghi theo mẫu tại phụ lục A của tiêu chuẩn

TCXDVN 371-2006 này.

Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng thi công theo các qui định:

Page 41: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

a. Phải tiến hành kiểm tra, nghiệm thu chất lượng tại hiện trường tất cả các

loại vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình;

b. Mọi công việc xây dựng đều phải kiểm tra, kiểm soát chất lượng ngay

trong khi đang thi công và phải tiến hành nghiệm thu sau khi đã hoàn thành;

c. Chưa có sự kiểm tra và chấp nhận nghiệm thu của chủ đầu tư hoặc đơn vị

giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư thì nhà thầu thi công xây dựng không được

tiến hành thi công công việc tiếp theo, bộ phận công trình xây dựng tiếp theo, giai đoạn

thi công xây dựng tiếp theo.

Chủ đầu tư chủ trì tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng,

công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

Trong quá trình thi công xây dựng công trình (mới hoặc cải tạo) phải thực

hiện các bước nghiệm thu dưới đây và mỗi bước nghiệm thu có các hồ sơ tương ứng

được lập. Các bước nghiệm thu là :

- Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công

trình.

- Nghiệm thu từng công việc xây dựng;

- Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;

- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng để

bàn giao đưa vào sử dụng.

Mỗi bước nghiệm thu phải lập hồ sơ để theo dõi chất lượng và lưu trữ,

Các tình huống nghiệm thu như sau:

1. Nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng

vào công trình

* Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu

Page 42: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám

sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;

- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công

trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công

trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà

thầu phụ.

* Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu:

Trực tiếp tiến hành nghiệm thu trong quá trình xây lắp những đối tượng sau đây

sau khi nhận được phiếu yêu cầu của nhà thầu xây lắp:

- Các loại vật liệu, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng vào công trình;

- Các loại thiết bị, máy móc trước khi đưa vào lắp đặt cho công trình;

* Điều kiện cần để nghiệm thu:

- Có chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, lí lịch của các thiết bị, các văn bản bảo hiểm,

bảo hành thiết bị (nếu có), các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật vận

hành thiết bị máy móc của nhà sản xuất;

- Có kết quả thí nghiệm mẫu lấy tại hiện trường (nếu thiết kế, chủ đầu tư hoặc tiêu

chuẩn, qui phạm yêu cầu)

* Nội dung và trình tự nghiệm thu:

a) Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu;

b) Kiểm tra chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, lí lịch của các thiết bị, các văn

bản bảo hiểm, bảo hành thiết bị (nếu có), các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ

thuật vận hành thiết bị máy móc của nhà sản xuất;

c) Kiểm tra các tài liệu thí nghiệm;

Page 43: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

d) Trong khi nghiệm thu trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công

việc kiểm định sau:

- Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm để thí nghiệm bổ sung;

- Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu;

- Thẩm tra mức độ đúng đắn của các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất

lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp.

e) Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định (nếu có) với tài liệu thiết kế

được duyệt, các yêu cầu của các tiêu chuẩn, qui phạm kĩ thuật chuyên môn khác có

liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy

móc để đánh giá chất lượng.

f) Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận:

- Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập

biên bản theo mẫu phụ lục C của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này;

- Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng kiểm tra

sai với thiết kế được duyệt hoặc không đáp ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn

đánh giá chất lượng công trình và những yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên

môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội

dung sau:

+ Ghi rõ tên và số lượng các đối tượng không chấp nhận nghiệm thu;

+ Thời gian nhà thầu xây lắp phải phải đưa các đối tượng không chấp nhận

nghiệm thu ra khỏi công trường.

2. Nghiệm thu công việc xây dựng

i. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu

- Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư hoặc người giám

sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;

Page 44: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công

trình.

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người giám sát thi công xây dựng công

trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu với nhà

thầu phụ.

ii. Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu:

Trực tiếp tiến hành nghiệm thu trong quá trình xây lắp những đối tượng công việc

xây dựng sau đây sau khi nhận được phiếu yêu cầu của nhà thầu xây lắp :

- Những công việc xây dựng đã hoàn thành;

- Những công việc lắp đặt thiết bị tĩnh đã hoàn thành;

- Những kết cấu, bộ phận công trình sẽ lấp kín;

iii. Điều kiện cần để nghiệm thu:

a) Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành;

b) Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu:

- Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng;

- Các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường;

- Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây

lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng và khối lượng đối tượng cần

nghiệm thu;

- Bản vẽ hoàn công;

- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã

xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

c) Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu

thi công xây dựng công trình.

Page 45: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

iv. Nội dung và trình tự nghiệm thu:

a) Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu: công việc xây dựng, thiết bị lắp

đặt tĩnh tại hiện trường;

b) Kiểm tra các hồ sơ ghi ở mục 4.2.3;

c) Trong khi nghiệm thu, trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các

công việc kiểm định sau:

- Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng, chất lượng các công việc hoàn thành với

số liệu ghi trong biên bản, tài liệu trình để nghiệm thu;

- Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công

trình để thí nghiệm bổ xung;

- Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu;

- Kiểm tra mức độ đúng đắn của những kết luận ghi trong biên bản nghiệm thu

vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng, và các kết quả thí nghiệm có

liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung

cấp.

d) Đối chiếu các kết quả kiểm tra với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu

của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc

các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.

e) Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận:

- Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập

biên bản theo một trong các mẫu ghi ở phụ lục D và phụ lục E của tiêu chuẩn

TCXDVN 371-2006 này;

- Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng thi công

chưa xong, thi công sai hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế được duyệt, hoặc không đáp

ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu

Page 46: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập

biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau:

+ Những công việc phải làm lại;

+ Những thiết bị phải lắp đặt lại;

+ Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa lại;

+ Thời gian làm lại, sửa lại;

+ Ngày nghiệm thu lại.

f) Sau khi đối tượng đã được chấp nhận nghiệm thu cần tiến hành ngay

những công việc xây dựng tiếp theo. Nếu dừng lại, thì tuỳ theo tính chất công việc và

thời gian dừng lại chủ đầu tư hoặc đơn vị giám sát thi công của chủ đầu tư có thể xem

xét và quyết định việc nghiệm thu lại đối tượng đó.

3. Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây

dựng

i. Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu

a) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của chủ

đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng

thầu trong trường hợp nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây

dựng do nhà thầu phụ thực hiện;

b) Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công

trình;

Trong trường hợp hợp đồng tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi

công xây dựng công trình của chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của

tổng thầu với các nhà thầu phụ.

c) Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài cần có đại diện

chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại

Page 47: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư

quyết định.

ii. Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu:

a) Căn cứ vào qui mô công trình và tham khảo phụ lục 2 để phân chia bộ

phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng;

b) Phải trực tiếp tiến hành công tác nghiệm thu không muộn hơn 1 ngày kể

từ khi nhận được phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu chính xây lắp đối với các đối

tượng sau đây:

- Bộ phận công trình xây dựng đã hoàn thành;

- Giai đoạn thi công xây dựng đã hoàn thành;

- Thiết bị chạy thử đơn động không tải;

- Thiết bị chạy thử liên động không tải;

iii. Điều kiện cần để nghiệm thu:

a) Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành;

b) Tất cả các công việc xây dựng của đối tượng nghiệm thu đều đã được

nghiệm thu theo qui định ở điều 4.2 của tiêu chuẩn này;

c) Có đầy đủ số các hồ sơ, tài liệu:

- Các biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử

dụng;

- Các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng có liên quan;

- Các biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan;

- Các biên bản nghiệm thu những kết cấu, bộ phận công trình đã lấp kín có liên

quan;

- Các phiếu kết quả thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường;

Page 48: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

- Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây

lắp đã thực hiện tại hiện trường để xác định chất lượng, khối lượng đối tượng cần

nghiệm thu;

- Bản vẽ hoàn công;

- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã

xác lập trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.

d) Có biên bản nghiệm thu nội bộ và phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu

thi công xây lắp;

iv. Nội dung và trình tự nghiệm thu:

a) Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu: bộ phận công trình xây dựng, giai

đoạn thi công xây dựng, thiết bị chạy thử đơn động không tải, thiết bị chạy thử liên

động không tải;

b) Kiểm tra các hồ sơ ghi ở mục 4.3.3;

c) Trong khi nghiệm thu, trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các

công việc kiểm định sau:

- Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng, chất lượng các đối tượng nghiệm thu với

số liệu ghi trong biên bản, tài liệu trình để nghiệm thu;

- Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công

trình để thí nghiệm bổ xung;

- Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu.

- Kiểm tra mức độ đúng đắn của những kết luận ghi trong biên bản nghiệm thu

vật liệu, thiết bị, sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng; biên bản nghiệm thu công

việc xây dựng; biên bản nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị có liên quan, các kết quả thí

nghiệm có liên quan đến chất lượng đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực

hiện và cung cấp.

Page 49: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

d) Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định với tài liệu thiết kế được duyệt,

yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng

dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.

e) Trên cơ sở đánh giá chất lượng ban nghiệm thu đưa ra kết luận:

- Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập

biên bản theo một trong các mẫu ghi ở phụ lục F, phụ lục G và phụ lục H của tiêu

chuẩn này;

- Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu khi các đối tượng chưa thi

công xong, thi công sai hoặc có nhiều chỗ sai với thiết kế được duyệt, hoặc không đáp

ứng được những yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình và những yêu

cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn khác có liên quan. Ban nghiệm thu lập

biên bản (vào sổ nhật kí thi công) về nội dung sau:

+ Những công việc phải làm lại;

+ Những thiết bị phải lắp đặt lại;

+ Những thiết bị phải thử lại;

+ Những sai sót hoặc hư hỏng cần sửa lại;

+ Thời gian làm lại, thử lại, sửa lại;

+ Ngày nghiệm thu lại.

4. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình

xây dựng để đưa vào sử dụng.

* Thành phần trực tiếp tham gia nghiệm thu:

a) Phía chủ đầu tư:

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây

dựng công trình của chủ đầu tư;

Page 50: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây

dựng công trình của nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.

b) Phía nhà thầu thi công xây dựng công trình:

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu

thi công xây dựng công trình;

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây

dựng công trình của Tổng thầu (đối với hình thức hợp đồng tổng thầu).

c) Phía nhà thầu thiết kế xây dựng công trình tham gia nghiệm thu theo yêu

cầu của chủ đầu tư xây dựng công trình:

- Người đại diện theo pháp luật;

- Chủ nhiệm thiết kế.

d) Đối với những công trình có chuyên gia nước ngoài thì cần có đại diện

chuyên gia thiết kế và chuyên gia thi công tham gia vào công việc nghiệm thu. Các đại

diện này do cơ quan quản lí chuyên gia nước ngoài tại công trình đề nghị, Chủ đầu tư

quyết định.

e) Đối với những công trình có yêu cầu phòng cháy cao hoặc có nguy cơ ô

nhiễm môi trường cần có đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chống

cháy, về môi trường tham gia nghiệm thu.

f) Và các thành phần khác trực tiếp tham gia nghiệm thu (theo yêu cầu của

chủ đầu tư)

* Trách nhiệm của các thành phần tham gia nghiệm thu:

Trực tiếp tiến hành nghiệm thu để bàn giao đưa vào sử dụng những đối tượng sau:

a) Thiết bị chạy thử liên động có tải;

b) Hạng mục công trình xây dựng đã hoàn thành;

Page 51: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

c) Công trình xây dựng đã hoàn thành;

d) Các hạng mục hoặc công trình chưa hoàn thành nhưng theo yêu cầu của

chủ đầu tư cần phải nghiệm thu để bàn giao phục vụ cho nhu cầu sử dụng.

Thời gian bắt đầu tiến hành công tác nghiệm thu không muộn hơn 3 ngày kể từ

khi nhận được phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu chính xây lắp; hoặc nhận được

văn bản yêu cầu của chủ đầu tư .

Công tác nghiệm thu phải kết thúc theo thời hạn quy định của chủ đầu tư.

* Điều kiện cần để nghiệm thu.

a) Đối tượng nghiệm thu đã thi công hoàn thành;

b) Tất cả các công việc xây dựng, bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi

công xây dựng của đối tượng nghiệm thu đều đã được nghiệm thu theo qui định

c) Có kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống

thiết bị công nghệ;

d) Có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về

phòng chống cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định;

e) Có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu hoàn thành xây dựng có liên quan đến đối

tượng nghiệm thu do nhà thầu lập và cung cấp cho chủ đầu tư cùng với phiếu yêu cầu

nghiệm thu; Danh mục các hồ sơ tài liệu hoàn thành nêu tại phụ lục Q của tiêu chuẩn

TCXDVN 371-2006 này.

f) Có đủ hồ sơ pháp lý của đối tượng nghiệm thu do chủ đầu tư lập theo

danh mục hồ sơ pháp lý nêu tại phụ lục Q của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này;

g) Có bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được duyệt, lập theo mẫu

phụ lục L của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này ;

h) Có bảng kê các hồ sơ tài liệu chuẩn bị cho nghiệm thu, lập theo mẫu phụ

lục P của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này;

Page 52: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

i) Có biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu thi công xây lắp;

j) Đối với trường hợp nghiệm thu để đưa vào sử dụng các hạng mục công trình,

công trình chưa thi công hoàn thành thì phải có quyết định yêu cầu nghiệm thu bằng

văn bản của chủ đầu tư kèm theo bảng kê các việc chưa hoàn thành, lập theo mẫu phụ

lục M của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này;

* Nội dung và trình tự nghiệm thu:

Kiểm tra tại chỗ hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng đã hoàn thành;

Kiểm tra các hồ sơ, tài liệu nêu ở mục trên;

Kiểm tra việc chạy thử thiết bị liên động có tải;

Kiểm tra những điều kiện chuẩn bị để đưa công trình vào sử dụng;

Kiểm tra và đánh giá chất lượng công tác xây lắp, thiết bị, máy móc, vật liệu, cấu

kiện chế tạo sẵn đã sử dụng vào công trình trên cơ sở đó đánh giá chất lượng xây dựng

chung của đối tượng nghiệm thu;

Kiểm tra sự phù hợp của công suất thực tế với công suất thiết kế được duyệt;

Trong khi nghiệm thu trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc

kiểm định sau:

- Yêu cầu các nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở

công trình để thí nghiệm bổ sung, thử nghiệm lại thiết bị để kiểm tra;

- Yêu cầu chủ đầu tư chạy thử tổng hợp hệ thống thiết bị máy móc để kiểm tra;

- Thành lập các tiểu ban chuyên môn về kinh tế, kĩ thuật để kiểm tra từng loại

công việc, từng thiết bị, từng hạng mục công trình và kiểm tra kinh phí xây dựng;

Đối chiếu các kết quả kiểm tra, kiểm định với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu

của các tiêu chuẩn kĩ thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc

các tiêu chuẩn kĩ thuật vận hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.

Page 53: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

Trên cơ sở đánh giá chất lượng Chủ đầu tư đưa ra kết luận:

- Trường hợp thứ nhất: Chấp nhận nghiệm thu các đối tượng đã xem xét và lập

biên bản theo một trong các mẫu ghi ở phụ lục J và phụ lục K của tiêu chuẩn

TCXDVN 371-2006 này;

- Trường hợp thứ hai: Không chấp nhận nghiệm thu hạng mục, công trình khi

phát hiện thấy các tồn tại về chất lượng trong thi công xây lắp làm ảnh hưởng đến độ

bền vững, độ an toàn và mỹ quan của công trình hoặc gây trở ngại cho hoạt động bình

thường của thiết bị khi sản xuất sản phẩm.

Bảng kê các tồn tại về chất lượng lập theo mẫu ghi ở phụ lục N của tiêu chuẩn

này để các bên có liên quan thực hiện. Phí tổn để sửa chữa, khắc phục do bên gây ra

phải chịu.

Trong trường hợp cần thiết, Chủ đầu tư có quyền thuê tư vấn độc lập phúc tra và

kiểm tra công tác sửa chữa các tồn tại về chất lượng.

Sau khi các tồn tại về chất lượng đã được sửa chữa và khắc phục xong, Tư vấn

phúc tra lập biên bản nghiệm thu theo qui định của tiêu chuẩn này và báo cáo Chủ đầu

tư để tổ chức nghiệm thu lại.

Sau khi nghiệm thu, Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ tới cấp có thẩm quyền

để xin phép được bàn giao đưa hạng mục, công trình xây dựng xong vào sử dụng. Thời

hạn xem xét và chấp thuận không quá 10 ngày làm việc sau khi đã nhận đủ hồ sơ hoàn

thành hạng mục, công trình theo qui định.

Sau khi có quyết định chấp thuận nghiệm thu để bàn giao đưa hạng mục, công

trình xây dựng xong vào sử dụng của cấp có thẩm quyền, chủ đầu tư phải tiến hành

ngay công tác bàn giao cho chủ sở hữu, chủ sử dụng hạng mục, công trình theo qui

định của tiêu chuẩn TCVN 5640 : 1991.

Tất cả các hồ sơ tài liệu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây

dựng như ghi ở phụ lục Q của tiêu chuẩn TCXDVN 371-2006 này phải được nhà thầu

Page 54: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

xây dựng lập, đóng quyển thành 6 bộ theo qui định. Trong đó hai bộ do chủ đầu tư,

một bộ do cơ quan quản lí sử dụng công trình, hai bộ do nhà thầu xây lắp chính và một

bộ do cơ quan lưu trữ nhà nước bảo quản.

7. Các phương pháp bảo đảm chất lượng :

7.1 Tổ chức đảm bảo chất lượng xây dựng

Quy luật cơ bản của những thành viên tham gia trong nền kinh tế thị trường là khi

cần bỏ tiền ra để mua một thứ gì đó thì người mua muốn bỏ ra ít nhất nhưng để nhận

thì họ lại muốn nhận được nhiều nhất. Người bán lại có nhu cầu thu lợi nhuận cao

nhất. Quyền lợi của người mua và người bán mâu thuẫn với nhau. Cầu nối giữa người

mua và người bán chính là những tiêu chí về chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản

phẩm đáp ứng với các yêu cầu của người mua là sự thúc đẩy lưu thông thị trường.

Tổ chức đảm bảo chất lượng sản phẩm xây dựng là nhiệm vụ quan trọng trong sản

xuất xây dựng.

Chất lượng sản phẩm tạo ra sự phát triển cho doanh nghiệp, tạo ra thương hiệu và

uy tín của doanh nghiệp .

Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm việc xây dựng tiêu chí của sản

phẩm, biện pháp tổ chức sản xuất nhằm đạt các tiêu chí ấy, kiểm tra sản xuất nhằm

thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất và từng khâu phải kiểm tra chất lượng sản phẩm

trung gian để sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng như đã định ban đầu.

7.2 Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 nhằm quản lý chất lượng

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 là tiêu chuẩn về tổ chức sản xuất. Việc tổ chức sản

xuất tuân theo những phương pháp và chuẩn mực để tạo ra sản phẩm bảo đảm chất

lượng là đối tượng của tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000.

Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 đã trải qua hai lần thay đổi vào các thời kỳ:

Page 55: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

ISO 9000 : 1994 ban hành để thực hiện phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn tổ chức

sản xuất có chú ý đến chất lượng từ năm 1994.

ISO 9000 : 2000 là tiêu chuẩn được sửa và cải tiến lại tiêu chuẩn này đã ban hành

năm 1994.

7.3 Về phiên bản tiêu chuẩn ISO 9000 : 1994

Có 3 tiêu chuẩn là ISO 9001 quy định chung cho cả quá trình tạo nên sản phẩm

xây dựng, từ khâu thiết kế, cung ứng vật tư, thử nghiệm, sản xuất , dịch vụ cho sản

xuất. ISO 9002 là quá trình thực hiện cụ thể để chế tạo ra sản phẩm bao gồm các khâu

cung ứng điều kiện sản xuất, thử nghiệm, sản xuất và các dịch vụ phục vụ cho sản

xuất. ISO 9003 chuyên nói về kiểm tra chất lượng sản phẩm qua từng bước và bước

cuối cùng.

Sơ đồ như sau:

Thiết kế Cung ứng Thử nghiệm Sản xuất Dịch vụ

Thử nghiệm

ISO 9001

ISO 9002

ISO 9003

Page 56: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

Các yếu tố chất lượng được tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản năm 1994 nêu ra và

phạm vi chi phối là :

TT

Tên yếu tố chất

lượng

ISO

9001

ISO

9002

ISO

9003

Trách nhiệm của lãnh

đạo

x x v

Hệ thống chất lượng x x v

Xem xét hợp đồng x x x

Kiểm tra thiết kế x x

Kiểm tra tài liệu và dữ

liệu

x x x

Mua sản phẩm và vật

x x

Kiểm tra sản phẩm do

khách cung ứng

x x x

Xác định nguồn gốc

vật liệu

x x v

Page 57: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

Kiểm soát quá trình sản

xuất

x x

0

Kiểm tra và thử

nghiệm

x x v

1

Kiểm chuẩn công cụ

kiểm tra

x x x

2

Trạng thái thử nghiệm x x x

3

Kiểm soát sản phẩm

không đạt yêu cầu

x x v

4

Hành động khắc phục

và phòng ngừa

x x v

5

Chứa hàng, bao bì và

giao hàng

x x x

6

Kiểm tra hồ sơ chất

lượng

x x v

7

Đánh giá chất lượng

theo nội bộ

x x v

8

Bồi dưỡng, đà tạo,

nâng cao nghiệp vụ

x x v

9

Dịch vụ x x

Page 58: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

0

Tính toán, thống kê x x x

Sau quá trình 6 năm sử dụng tiêu chuẩn này, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của

những đơn vị sử dụng tiêu chuẩn này đã nâng cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên qua

thực tế sử dụng thì thấy tiêu chuẩn này khá cồng kềnh trong khâu áp dụng.

Năm 2000, tiêu chuẩn ISO 9000 đưa ra phiên bản mới có cải tiến nhiều so với

phiên bản năm 1994.

7.4 Về phiên bản tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000

Những cải tiến của phiên bản này so với phiên bản năm 1994 :

+ Về cấu trúc :

Trước đây có 3 tiêu chuẩn là ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003. Nay rút gọn chỉ còn

ISO 9001 chung cho tất cả các bước trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm.

Trước đây yêu cầu 20 mục như bảng trên , nay chỉ còn chia ra 4 nhóm yêu cầu

chính là :

- Trách nhiệm của lãnh đạo

- Quản lý nguồn lực

- Quản lý quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm

- Kiểm tra, đo lường, phân tích và cải tiến

+ Về thuật ngữ sử dụng:

Bớt đi những khái niệm rườm tà. Chỉ giữ lại những thuật ngữ dễ hiểu như :

Trong ISO 9000:1994 đưa ra sự liên quan của nhà thầu phụ, nhà cung ứng và

khách hàng. Nay trong ISO 9000:2000 chỉ giữ lại khái niệm nhà cung ứng, tổ chức và

khách hàng.

Page 59: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

+ Phiên bản mới đưa ra các yêu cầu mới:

- Định hướng vào khách hàng nhiều hơn. Lấy khách hàng làm mục tiêu chính để

phục vụ.

- Các mục tiêu cần đạt trong quá trình sản xuất phải cụ thể hoá, phải đo lường

được và là yêu cầu độc lập so với điều kiện sản xuất.

- Tập trung vào phân tích dữ liệu thành công cũng như chưa thành công, phân tích

dữ liệu đo kiểm được và có giải pháp cải tiến liên tục quy trình sản xuất.

- Đánh giá cao chất lượng lao động, đề cao vai trò đào tạo lực lượng công nhân và

kỹ sư.

7.5 Các yêu cầu cụ thể với 4 nhóm chính trong tổ chức sản xuất theo

ISO 9000 :2000 nhằm quản lý chất lượng sản phẩm xây dựng

Trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp :

+ Thiết lập chính sách chất lượng phù hợp với mục tiêu sản xuất cho từng thời kỳ,

cho từng mặt hàng. Truyền đạt cho mọi thành viên trong doanh nghiệp nắm vững

chính sách này. Chính sách này phải phản ánh được yêu cầu của khách hàng và sự đáp

ứng các yêu cầu này trong sản phẩm được chế tạo ra của doanh nghiệp.

+ Mục tiêu chất lượng cần đạt phải đo lường được và mục tiêu này phải phù hợp

với chính sách chất lượng đã đề ra và phải có tính khả thi. Lãnh đạo cần cam kết thực

thi các giải pháp bảo đảm chất lượng và sẽ cải tiến chất lượng liên tục nhằm nâng cao

sự thoả mãn các yêu cầu của khách hàng.

+ Trong việc lập kế hoạch bảo đảm chất lượng phải thực hiện việc cải tiến liên tục

hệ thống quản lý chất lượng.

+ Lãnh đạo doanh nghiệp phải tổ chức các hình thức trao đổi thông tin trong hệ

thống quản lý chất lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất . Mọi bộ phận tham gia sản xuất

Page 60: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

và điều hành trong tổ chức sản xuất phải bình đẳng, hành động nhất trí với lòng ham

muốn cải thiện điều kiện sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn khách

hàng đến mức tối đa.

Quản lý nguồn lực

+ Người tham gia lao động phải ham muốn lao động có chất lượng, thoả mãn các

yêu cầu của khách hàng.

+ Người lao động phải có trình độ, năng lực để tạo ra sản phẩm đúng yêu cầu của

mục tiêu sản xuất. Phải sử dụng thành thạo công cụ lao động.

+ Phải được cung cấp đủ về số lượng lao động trong dây chuyền sản xuất.

+ Người lao động phải được cung ứng đầy đủ các điều kiện vật chất để sản xuất.

+ Người lao động phải tận dụng môi trường lao động, tạo ra môi trường tốt nhất

để nâng cao năng suất lao động

Quá trình hình thành sản phẩm

+ Phải phân tích các yêu cầu của khách hàng thành những tiêu chí cụ thể, đo

lường được. Các yêu cầu của khách hàng bao gồm các yêu cầu về chất lượng sản

phẩm, điều kiện bao gói sản phẩm, điều kiện giao hàng. Thí dụ trong xây dựng thì điều

kiện thi công, có yêu cầu vừa xây dựng, vừa khai thác công trình hay không, điều kiện

chăm sóc công trình trong thời hạn bảo hành...

+ Sự tham gia của khách hàng trong quá trtình sản xuất như quá trình nghiệm thu

trung gian, các phương án sử lý khi sản phẩm không đạt yêu cầu chất lượng.

+ Sự tham gia của người tư vấn giám sát trong quá trình thi công, các quyết định

trong sản xuất xây dựng, vai trò của bên kiểm định chất lượng.

Kiểm tra, đo lường, phân tích và cải tiến

+ Nhiệm vụ thu thập dữ liệu, cung ứng dữ liệu phục vụ kiểm tra.

Page 61: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

+ Tham gia phân tích dữ liệu nhằm có nhận định khách quan nhất về tình trạng

chất lượng sản phẩm.

+ Tạo điều kiện cho các đơn vị kiểm tra chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của

mình để cung cấp tình trạng chất lượng một cách khách quan nhất.

+ Việc kiểm tra phải được thực hiện ở mọi công đoạn của sản xuất, mọi thời điểm

cần thiết và bằng mọi phương pháp đo kiểm.

+ Có giải pháp cải tiến phương pháp sản xuất , tổ chức lao động, điều kiện lao

động để khắc phục những sai sót đã xảy ra và có khả năng xảy ra.

7.6 - Những điều lưu ý khi thực hiện tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 cho sản xuất

xây dựng để đảm bảo chất lượng:

+ Cần tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000:2000 cho mọi loại hình doanh

nghiệp tham gia trong toàn bộ công nghiệp sản xuất xây dựng. Phải thực hiện tiêu

chuẩn này cho từ khâu khảo sát, tư vấn, thiết kế, thi công xây lắp, sản xuất vật liệu và

các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng khác.

+ Cần thấy rằng thực hiện tiêu chuẩn ISO 9000:2000 là nhiệm vụ hàng đầu của

công tác quản lý xây dựng. Chỉ có thực hiện tiêu chuẩn ISO 9000 mới mang lại hiệu

quả sản xuất xây dựng.

Cần xây dựng nhận thức đúng đắn về vai trò của quản lý sử dụng công cụ ISO

9000:2000 . Việc sử dụng biện pháp ISO 9000 không gò bó mà là phương pháp công

tác, phương pháp tổ chức theo công nghiệp hoá.

Thực thi tiêu chuẩn ISO 9000:2000 đòi hỏi thủ tục điều hành, thao tác chính xác.

Thực thi tiêu chuẩn ISO 9000:2000 là ghép tổ chức trong sự nhất quán, trong sự hành

động theo kỷ luật nghiêm ngặt.

Thủ tục và hồ sơ phục vụ cho quản lý chất lượng theo ISO 9000:2000 rất chặt chẽ.

Điều này đòi hỏi sự kiên định và quyết tâm , không để có hiện tượng đánh trống bỏ dùi

Page 62: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

hay dễ làm, khó bỏ, hoặc đầu voi, đuôi chuột. Cần chống thói quen xuê xoa , gia đình

chủ nghĩa trong điều hành, quản lý doanh nghiệp.

+ Kiên trì thực hiện các bước của tiêu chuẩn ISO 9000:2000. Thực tế môi trường

kinh doanh xây dựng cơ bản nước ta có nhiều biến động, khó khăn.

Thói quen làm ăn luộm thuộm, gia đình chủ nghĩa, hoặc ngược lại, hách dịch,

quan liêu là những trở ngại cho việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000:2000. Khi đã làm

quen với ISO 9000, sự hoạt động của doanh nghiệp đi vào nền nếp , mọi hoạt động trở

nên chính quy, ngăn nắp.

+ Thực thi ISO 9000, những biến động do các đặc điểm của sản phẩm xây dựng

như sản xuất phơi lộ trong môi trường tự nhiên của thiên nhiên, dàn trải trên diện tích

lớn, thời gian sản xuất kéo dài, đa dạng và phức hợp bị hạn chế. Tổ chức sản xuất theo

ISO 9000 là phương thức tổ chức của công nghiệp hoá, hiện đại.

7.7 Điều hành tác nghiệp sản xuất xây dựng bảo đảm chất lượng

Điều hành tác nghiệp được giới hạn trong phạm vi doanh nghiệp cấp công ty xây

dựng.Người điều hành tác nghiệp sản xuất xây dựng là người làm công tác quản lý.

Người này phải biết mình làm gì và làm như thế nào để đạt được mục tiêu xác

định cho từng năm, rừng tháng, cho từng dự án, cho từng công việc.

Với mọi công tác được tiến hành, phải thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công hay

biện pháp kỹ thuật thực hiện nhằm dự liệu diễn trình sản xuất , dự liệu quá trình thực

hiện công tác xây dựng. Nếu những công tác xây dựng này đơn giản thì phải có biện

pháp mẫu.

Cần thiết lập kế hoạch thực hiện cho từng công tác để thấy được khi nào làm việc

gì, ai phải làm , điều kiện về phương tiện, vật tư, nhân lực , tài chính được phép sử

dụng ra sao.

Page 63: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

Công cụ sử dụng trong điều hành tác nghiệp quản lý có giấy tờ, văn bản, máy tính

điện tử và máy in, điện thoại, faximile, thư điện tử, internet, mạng nội bộ, máy ghi âm,

loa, đài bá âm, máy bộ đàm, máy ảnh, máy ghi hình...

Quản lý là xây dựng phương án, lựa chọn phương án và ra quyết định.

Xây dựng phương án sản xuất nằm trong khâu thiết kế biện pháp kỹ thuật sản

xuất. Xây dựng phương án sản xuất cần nêu nhiều khả năng thực hiện để lựa chọn.

Không nên chỉ xây dựng một phương án vì như thế sẽ bị chủ quan.

Cần tiến hành lựa chọn phương án để sản xuất sau khi đã phân tích kỹ những ưu ,

nhược điểm của các phương án đề nghị.

Ra quyết định là hành động quản lý quan trọng của tác nghiệp quản lý sản xuất.

Quyết định được cân nhắc và lựa chọn qua phân tích ưu nhược điểm theo nhiều mặt

của các phương án đề xuất.

Phải truyền quyết định đến người có nhiệm vụ thi hành. Mệnh lệnh sản xuất phải

bằng văn bản, rõ ràng, đầy đủ các điều kiện như nội dung công việc phải làm, định

mức thời gian, định mức vật tư, định mức nhân lực. Thời hạn khởi công, thời hạn hoàn

thành, vật tư, nhân lực, phương tiện được phép sử dụng. Nếu khẩn cấp, ra lệnh miệng

thì lệnh miệng là nhất thời, phải ghi chép lệnh miệng thành văn bản và gửi đến các bên

liên quan sau khi đã bắt đầu thực hiện lệnh miệng nhưng trước khi công việc giao bằng

lệnh miệng hoàn thành.

Quá trình thực hiện công tác, đơn vị ra mệnh lệnh sản xuất phải nhận được báo

cáo về quá trình diễn biến của sản xuất. Khi cần, phải đôn đốc quá trình thi hành, và

thường xuyên kiểm tra quá trình thi hành. Nếu thấy quá trình thực hiện sản xuất có

điều gì đó không chính xác như lệnh đã ban hành hoặc quá trình diễn biến mới chen

trong quá trình sản xuất, cần thiết thông tin lên cấp ra lệnh để nắn chỉnh, điều tiết, bổ

sung khi cần thiết.

Page 64: Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ...imgs.khuyenmai.zing.vn/files/tailieu/ky-thuat-cong-nghe/kien-truc... · Tổng quan các quy định

Không thể tách rời quá trình quản lý sản xuất với theo dõi, bảo đảm chất lượng

môi trường và an toàn lao động.