Chuyển khổ đau thành an vui

39

Transcript of Chuyển khổ đau thành an vui

http://tinhkhongphapngu.net

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Héi luËt gia ViÖt Nam

nhµ xuÊt b¶n hång ®øc

A2 - 261 Thôy khuª - QuËn T©y Hå - Hµ Néi

Tel: (84.4) 08044806 – Fax: (84.4) 08043538

ChÞu tr¸ch nhiÖm xuÊt b¶n

Gi¸m ®èc

Bïi ViÖt B¾c

ChÞu tr¸ch nhiÖm néi dung

Tæng biªn tËp

Lý B¸ Toµn

Biªn tËp:

NguyÔn ThÕ Vinh

In 1000 cuèn, khæ 13 x 19 cm. T¹i C«ng ty CP In vµ TM HTC.

Sè §KKHXB: 874-2014/CXB/39-24/H§.

Sè Q§XB: 770-2014/Q§-H§.

In xong vµ nép lưu chiÓu Quý II n¨m 2014.

LỜI KHAI THỊ

CỦA PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

Phật giáo là nền giáo dục chí thiện viên

mãn của Phật Đà đối với chúng sinh chín

pháp giới. Nội dung của tất cả Kinh điển mà

Phật đã thuyết trong 49 năm là nói rõ chân

tướng của vũ trụ, nhân sinh. Nhân sinh chính

là bản thân mình. Vũ trụ chính là môi trường

sống của chúng ta. Giác gọi là Phật, Bồ Tát.

Bất Giác gọi là phàm phu. Tu hành là đem

những cách nhìn, cách nghĩ, cách nói, cách

làm sai lầm của chúng ta đối với vũ trụ,

nhân sinh sửa lại cho đúng.

Cương lĩnh tu hành của Phật giáo là Giác -

Chánh - Tịnh. Giác là không mê. Chánh là

không tà. Tịnh là không nhiễm.

Và nương theo tam học Giới - Định - Tuệ

để mong đạt đến mục tiêu đó.

Cơ sở của tu học là Tam Phước.

Đối xử với người nương theo Lục Hòa.

Xử thế tu Lục Độ.

Tuân theo nguyện Phổ Hiền quy tâm Tịnh

Độ thì việc giáo hóa của Phật mới hoàn

tất vậy.

Cẩn dịch: Cư sĩ Viên Đạt & Cư Sĩ Vọng Tây

Địa chỉ email: [email protected]

Chuyển khổ đau thành an vui

6

Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ

Trang Nghiêm - Thanh Tịnh -

Bình Đẳng - Giác Kinh

Người giảng: Pháp sư Tịnh Không

“Lũy niệm tích lữ. Dĩ tâm tẩu sự”

“Lũy niệm”, niệm là ý nghĩ, quá nhiều ý

nghĩ tích lũy lại. “Lữ” là kế hoạch. Cái ý này

là hàng ngày suy nghĩ, hàng ngày suy tính.

Suy nghĩ điều gì vậy? Suy tính cái gì vậy?

Tổn người lợi mình, đều là nghĩ những thứ

này. Người hiện nay kiếm tiền nghĩ làm sao

đem tiền ở trong túi người khác chuyển về

túi của mình. Hàng ngày chỉ nghĩ điều này

thôi.

“Dĩ tâm tẩu sự”, cái tâm này là vọng tâm,

tâm tham vậy. Cái tâm Tham-Sân-Si này

đang ở đó làm chủ bạn. Cái thân này của bạn

nghe theo sự chỉ huy của cái tâm này, tạo tội

nghiệp. ở trong tâm tràn đầy Tham-Sân-Si và

thân giúp cái vọng tâm này bằng cách thỏa

Chuyển khổ đau thành an vui

7

mãn nguyện vọng cho nó. Kết quả như thế

nào vậy? Là một mảng trống không. Vì tâm

là giả, không phải thật. Cho nên nói: Khó

nhọc, vất vả cả đời, đến lúc lâm chung nếu

như bạn muốn giác ngộ quay đầu nghĩ lại cả

đời này bạn đã làm được những việc gì thảy

đều là hư vọng, không có gì là chân thật cả.

Việc đã tạo trong đời này đều là tội nghiệp:

“Tổn người lợi mình”.

Dưới đây lại nêu lên mấy ví dụ rõ rệt “Vô

điền ưu điền. Vô trạch ưu trạch”. Cái này

người bình thường chúng ta hiện nay nói là

của cải, tài sản. Người không có thì hàng

ngày lo nghĩ làm thế nào mới có được vậy.

Những thứ này nếu như nói là suy nghĩ, toan

tính mà có thể có được, thì Chư Phật Như

Lai cũng bái bạn làm thầy. Bạn nói thử bạn

có ý nghĩ gì? Có chủ ý gì? Có thủ đoạn gì?

Bạn có thể có được thì Phật liền bái bạn làm

thầy ngay. Tại sao vậy? Phật, Bồ Tát không

làm được. Thủ đoạn gì cũng không thể có

được. Thông minh, trí tuệ như thế nào cũng

không thể đạt được. Thế thì số của cải này

Chuyển khổ đau thành an vui

8

của người thế gian từ đâu mà có vậy? Là do

quả báo mà có. Trong số bạn có thì dù có

mất cũng không thể mất được. Đến giờ nó sẽ

đến thôi. Trong số đã không có thì cầu thế

nào cũng vô ích. Điểm này cần phải biết.

Cho nên, tôi dạy đồng tu mới học: Nếu

bạn muốn học Phật thì trước tiên hãy đọc

Liễu Phàm Tứ Huấn 300 lần. Tại sao vậy?

Người học Phật tâm phải thanh tịnh mới có

thể vào được pháp vị. Tâm không thanh tịnh

thì nghe Kinh vô ích, không thể vào được.

Tâm tại sao không thanh tịnh vậy? Vì Tham-

Sân-Si-Mạn chưa dẹp hết. Liễu Phàm Tứ

Huấn đọc 300 lần thì bạn sẽ biết nhân quả

báo ứng, bạn sẽ không tham nữa. Tại sao

vậy? Tham không được đâu. “Nhất ẩm nhất

trác mà phi tiền định”, ở trong số của bạn

phải vào năm đó phát tài, bạn xem trong số

tử vi, không phải tử vi tính cho bạn được.

Tại sao tính được vậy? Vì trong số có mà.

Trong số không có thì không được, cho nên

nói bạn phải có bao nhiêu của cải là do trong

số bạn có vậy.

Chuyển khổ đau thành an vui

9

Một ngày bạn ăn bao nhiêu hạt cơm cũng

là do trong số của bạn đã định sẵn rồi, ăn ít

một hạt cũng không được, ăn nhiều một hạt

cũng không có, trong số đã định sẵn rồi. Bạn

sống bao nhiêu tuổi cũng có nhất định. Bạn

xem bạn còn băn khoăn gì chứ?

Cho nên sau khi Viên Liễu Phàm hiểu rõ

thì mọi ý nghĩ của ông đều không còn. Tại

sao vậy? Ông biết mọi ý nghĩ đều là vọng

tưởng, không lợi ích gì. Tâm ông thanh tịnh,

tâm định ngay. Tiên Sư Vân Cốc khai thị

cho ông, ông mới nghe lọt lỗ tai, ông mới có

thể ngộ đạo.

Người thế gian chúng ta không hiểu

“Nhất ẩm nhất trác mà phi tiền định” còn

muốn đi tranh, tạo tội nghiệp cả đời. Kết quả

vẫn chỉ chừng ấy. Bạn nói thử có oan uổng

hay không?

Như vậy, nếu bạn muốn giàu có thì tu

nhân. Phật dạy bạn bố thí tài được giàu có.

Bạn hôm nay trong đời này phát tài là do

trong đời quá khứ bố thí tài nhiều. Trong đời

quá khứ bạn không có bố thí thì trong đời

Chuyển khổ đau thành an vui

10

này bạn cũng nghèo như tôi thôi, không có

của cải. Đời trước không tu bố thí mà. Bạn

muốn được thông minh trí tuệ thì bạn phải tu

bố thí pháp. Bạn muốn khỏe mạnh, trường

thọ, bạn phải tu bố thí vô úy. Đó là quả báo.

Quả nhất định có nhân. Bạn tu nhân về sau

nhất định sẽ được quả báo. Đây là đạo lý

chắc chắn. Không tu nhân, hàng ngày cứ

vọng tưởng để mong cầu quả báo, thì không

có đạo lý này, không có đạo lý này. Vẫn là

tạo tội nghiệp mà thôi. Điều này phải hiểu

cho rõ ràng.

Hiểu rõ rồi còn gì phải lo nghĩ nữa

không? Họ không lo nữa. Không hiểu rõ,

người mê suốt ngày cứ vọng tưởng. Quyến

thuộc, của cải có hay không đều lo. Không

có thì lo nghĩ rằng không có rất khổ, nên

muốn có được và suốt ngày cứ vọng tưởng

muốn cho có. Sau khi có rồi cũng lo. Lo gì

vậy? Sợ mất. Bạn xem, bạn có tiền nhiều rồi

thì sợ tiền mất giá, lại sợ người ta đến cướp,

lại sợ người ta đến trộm. Cái việc lo lắng đó

quá nhiều, kể không hết. Thật là đáng

Chuyển khổ đau thành an vui

11

thương thay! Có cũng khổ, không có cũng

khổ. Không nên cho rằng người giàu rất

sung sướng. Người giàu không vui, người

giàu không vui. Giàu có nỗi khổ của giàu,

nghèo có nỗi khổ của nghèo. Giàu nghèo đều

khổ cả. Đây là thế giới khổ mà.

“Khổ nhất, thiểu nhất, tư dục tề đẳng”,

cái khổ não lớn nhất của người thế gian là ở

chỗ này. Hơi có một chút gì đó là họ muốn

cho bằng người khác, là muốn đuổi theo cho

cao hơn. Vậy là quá khổ rồi, quá khổ rồi! Có

một lần tôi đi xe buýt ở Đài Bắc. Tài xế xe

buýt liền than khổ với tôi đời sống quá khổ.

Tại sao quá khổ vậy? Là nhà bên cạnh người

ta đã mua tủ lạnh rồi, anh ta nhìn thấy rất

thèm muốn, nhìn thấy rất khó chịu. Tôi bèn

nói với anh, tôi nói: “Một cái tủ lạnh nếu

bảo dưỡng cẩn thận thì có thể dùng được 10

năm. Một bộ đồ này nếu như mặc thật kỹ thì

20 năm cũng không hư, hiện nay cái xã hội

này mặc 20 năm cũng không hư. Mọi thứ đồ

đạc bạn đều có thể tiết kiệm một chút thì

sống chẳng phải rất khỏe hay sao?”. Anh ta

Chuyển khổ đau thành an vui

12

nghe xong cũng cảm thấy rất có lý. Tôi nói:

“Anh làm tài xế xe buýt kiếm tiền cũng khá.

Anh một tháng chạy 10 ngày cũng đủ rồi, 20

ngày thì có thể nằm ở đó mà hưởng thụ,

không nên tranh đua với người ta”.

Nếu như bạn tranh hơn thua với người

ta thì bạn làm một ngày, dùng hai ngày bạn

vẫn khổ. Bạn vĩnh viễn theo không kịp. Cái

đời sống xa xỉ này, bạn theo không kịp đâu.

Ta không theo thì sao? Ta liền được tự tại

ngay. Tri túc là thường an lạc. Anh lại nói:

“Nói vậy thì rất hay đấy, nhưng đồ chúng

ta dùng, chúng ta mặc cũng sẽ cũ hư.

Người ta nhìn thấy sẽ chê cười”. Tôi nói:

“Cái này thì dễ thôi. Cười mà chết thì họ

chết, ta không chết. Có đúng không? Cười

mà chết thì họ chết, ta không chết mà. Ta

tự tại là được rồi”.

Người hiện nay quan niệm của họ không

thay đổi được. Thay đổi được là tự tại thôi.

Hiện nay ở Đài Loan kiếm tiền không khó,

rất dễ sống. Tri túc là thường lạc ngay.

Không tri túc bạn chịu khổ là đáng đời lắm.

Chuyển khổ đau thành an vui

13

Cho nên người giàu tại sao khổ vậy? Họ

không biết đủ. Cái khổ không biết đủ của họ

chẳng khác gì với cái khổ của anh tài xế xe

buýt kia. Cho nên họ không biết đủ thì vĩnh

viễn sẽ khổ. Nếu biết đủ liền vui, liền thoải

mái ngay. Tâm khai ý giải là vui sướng liền.

“Hữu nhất thiểu chất, tư dục tề đẳng”,

cái này là tự chuốc trái đắng vậy. Cái nguồn

gốc này là ở chỗ này. “Thất tiểu cựu hữu,

hữu ưu phi thường”,“tiểu hữu” vừa mới có

một tí khả giả rồi, có một chút rồi lại sợ, lại

sợ mất, sợ được sợ mất, lại sợ bị mất đi.

“Thủy khỏa đạo tặc, oan gia trái chủ,

phần phiêu kiếp đoạt, tiêu tán ma diệt”, là sợ

những thứ này. Lửa sẽ đốt sạch, lụt lội đến

sẽ nhấn chìm hết, lại thêm trộm cướp sẽ trộm

của bạn, sẽ cướp của bạn. Thường hay lo sợ

những thứ này. Những người không có tiền

thì chẳng hề lo lắng về những điều này. Họ

chẳng hề bận tâm tí nào cả. Người có tiền

suốt ngày cứ lo lắng những thứ này. Có thể

thấy họ lo lắng họ rất khổ. Tức là đời sống

Chuyển khổ đau thành an vui

14

vật chất thì họ có chút hưởng thụ, nhưng đời

sống tinh thần vô cùng đau khổ. Đời sống

của họ bị áp lực rất nặng.

“Tâm khang ý cố, vô năng túng xả”, đây

là người đã có rồi, ngược lại keo kiệt, lại xả

không được. Điều này quả thật mà nói, đạo

trời ngược lại rất công bằng. Người có tiền

không chịu bố thí, keo kiệt, thì đời sau làm

người nghèo. Người nghèo thì rất rộng rãi

chịu bố thí nên đời sau làm người giàu. Điều

này cũng rất công bằng phải không? Thử

xem cũng rất công bằng, quả thật bạn xem

khi đến đạo tràng để bố thí đều không phải là

người có tiền. Người có tiền rất khó bố thí.

Họ càng giàu càng muốn giàu thêm, họ

chẳng muốn mất một xu nào. Người không

có tiền thì rất hào hiệp, đằng nào mình cũng

nghèo rồi nên thí xả rất tự tại, rất thoải mái,

họ bèn thí xả thôi. Phước báo hưởng hết rồi

mà không có gieo nhân. Con người không có

tiền này hàng ngày gieo nhân nên đời sau họ

sẽ giàu vậy.

Chuyển khổ đau thành an vui

15

Chúng ta thường nói: “Phong thủy luân

lưu chuyển”. Rút cuộc tại sao luân chuyển

vậy? Quý vị biết đạo lý này thì hiểu được

ngay: “ồ, hóa ra là chuyển như vậy à?”.

Người giàu nếu như chịu bố thí thì đời sau

được giàu to. Người nghèo kia không chịu bố

thí thì đời sau sẽ càng nghèo. Thế là khổ thôi,

sẽ khổ não thôi. Cho nên phải hiểu được cái

này là gốc bệnh, đây là người rất chấp trước.

“Vô năng túng xả, mệnh chung khí

quyên. Mạt thùy tùy giả, bần phú đồng

nhiên, ưu khổ vạn đoan, mệnh chung khí

quyên”, đây là đến lúc thọ mạng của bạn hết

rồi, hơi thở của bạn không còn nữa. Bạn

thường ngày rất keo kiệt không xả được, còn

muốn gom hết mọi thứ. Một món bạn cũng

không mang theo được. Cho nên:“Sinh ra

tay trắng, chết về tay không”, hai câu này

người nào cũng biết mà ai cũng không làm

được. Tại sao làm không được vậy? Mê

hoặc, điên đảo, quả thực là mê hoặc, điên

đảo. Họ không hiểu được đây là chân tướng

sự thật. Thật sự hiểu được “Sinh ra tay

Chuyển khổ đau thành an vui

16

trắng, chết về tay không” người này liền giác

ngộ ngay. Tại sao vậy? Vốn dĩ tất cả thứ này

là giả đó mà. Tiền tài, của cải này, những sản

nghiệp này bày ra trước mắt ta để ta xem

chơi, không phải để ta sở hữu, để cho ta xem

thôi. Ngay giai đoạn hiện tại này ta có quyền

chi phối nó.

Quý vị nên hiểu rằng ta có quyền chi

phối, bạn hoàn toàn không có quyền nắm

giữ, là bạn chắc chắn không nắm được,

nhưng bạn có quyền chi phối. Chi phối đúng

thì tích lũy công đức, chi phối không đúng

thì tạo tác tội nghiệp. Tội hay phước chỉ ở

trong một niệm này. Chi phối đúng là ta

đem số của cải này làm lợi ích cho tất cả

chúng sinh, vậy là tích lũy công đức.

Không đúng là chiếm làm của riêng,

không chịu bỏ tí gì để lợi ích người khác.

Đây là tạo tác tội nghiệp. Cho nên cái tiền

của này từ xưa đến nay phải lưu thông, là nó

bảo bạn phải lưu thông.

Giống như dòng nước vậy, nó phải lưu

thông. Không chảy à? Không chảy thì biến

Chuyển khổ đau thành an vui

17

thành nước chết rồi. Nước chết thì số tiền đó

gọi là tiền sú uế. Nước chết không chảy rồi

thì nước đó sẽ thối thôi. Cho nên nhất định

phải lưu thông. ở trước mắt chúng ta, chúng

ta phải giúp nó lưu thông, để nó lưu thông

thật thuận lợi, lợi ích tất cả chúng sanh. Như

vậy là đúng.

Nên “buông được”. “Buông được” mọi

người cũng thường hay nói ở cửa miệng đó.

Bạn không hiểu ý thôi. Cái ý này là bạn

“buông”, bạn sẽ “được”. Bạn “không

buông” thì “không được”. “Buông” liền

“được”. Bạn “buông nhiều” thì bạn “được

nhiều”, “buông ít” thì “được ít”. Đây là đạo

lý chắc chắn. Đây là chân lý. Cho nên đến lúc

mạng chung không mang theo được gì cả.

“Bần phú đồng nhiên”, giàu nghèo đều

như nhau. “Ưu khổ vạn đoan”, cái thế gian

này không có ai mà không khổ. Làm quan

lớn có cái khổ của quan lớn. Tôi thấy khi

người ta làm quan lớn, tôi cảm thấy mình

không dám. Không dám ở chỗ nào vậy?

Hằng ngày cứ bắt tay người khác thì tôi

Chuyển khổ đau thành an vui

18

không dám. Cái này mệt lắm. Có đúng

không? Không thích bắt tay với họ, cũng

phải bắt tay. Phải vậy không? Cái này thì

phiền phức quá. Hội họp quá khổ, hội họp

rất khổ, bắt tay rất khổ. Khi thấy hai điều

này nên tôi không làm. Đây không phải là

việc mà một người tự tại muốn làm. Tôi

thích tự do, tự tại, không bị bó buộc.

Chúng ta xem tiếp đoạn thứ hai. Đoạn

thứ hai là Phật khuyên chúng ta giữa người

với người phải tôn trọng lẫn nhau, phải hòa

mục với nhau, không nên có đố kỵ, giận dữ.

Đoạn thứ nhất phía trước là bảo với chúng ta

tham độc, keo tham. Đều là nói keo tham,

bạn không buông được, không thể bố thí. Cái

này làm tổn hại đối với mình thật vô cùng

lớn. Tổn hại trước mắt chính là bạn khổ, thân

cũng khổ mà tâm cũng khổ. Cái tổn hại xa là

bạn không có cách gì tiếp xúc được Phật

pháp. Cho dù tiếp xúc bạn cũng nghe không

được, cho dù nghe bạn cũng không khai ngộ.

Tại sao vậy? Cái keo tham này đã làm

Chuyển khổ đau thành an vui

19

chướng ngại tính ngộ của bạn, bạn sẽ không

khai ngộ. Nhất định phải buông bỏ nó.

“Thế gian nhân dân, phụ tử, huynh đệ,

phu phụ thân thuộc, đương tương kính ái, vô

tương tăng đố”, “tăng” là ghen ghét. Đây là

Phật chỉ dạy chúng ta, đây là Phật pháp, quý

vị nhất định phải nhớ kỹ. Cho nên, ở trong

Tam Phước câu đầu tiên Phật bèn khuyên bảo

chúng ta phải “hiếu dưỡng phụ mẫu”. Cho

nên ở thế gian cha con, anh em, vợ chồng,

thân thuộc đều là có nhân duyên rất sâu ở

trong đời quá khứ. Không có duyên sẽ không

trở thành người một nhà. Mà những duyên

này rất phức tạp, bản thân chúng ta nhất định

phải hiểu rõ duyên rất phức tạp. Duyên sẽ

thay đổi, thiên biến, vạn hóa. Duyên tốt sẽ

biến thành duyên xấu, duyên xấu cũng có thế

biến thành duyên tốt. Điều này phải xem sức

mạnh của trong ngoài. Trong là phải dựa vào

giác ngộ. Ngoài là phải dựa vào thiện tri thức,

phải dựa vào bạn tốt.

Chuyển khổ đau thành an vui

20

Nhà Phật dạy chúng ta, sinh làm người

một nhà có bốn loại quan hệ, đây là bốn

loại lớn: Báo ân, báo oán, đòi nợ, trả nợ.

Không có cái quan hệ này thì sao? Sẽ

không đến cùng một nhà.

Người đến báo ân, điều này thì tốt,

“hiếu tử hiền tôn, phụ từ tự hiếu”, là đến để

báo ân, không cần người ta dạy, một cách tự

nhiên.

Người đến để báo oán thì đó là đồ ăn

hại, đó là người làm cho nhà bạn không bình

an. Nếu như nghiêm trọng sẽ làm cho tan

nhà mất mạng, là đến báo oán.

Người đến để đòi nợ đòi xong thì họ đi

ngay, xem thiếu bao nhiêu, thiếu ít thì đòi rất

ít họ liền đi ngay, thiếu nhiều thì có thể nuôi

dưỡng chúng đến tốt nghiệp đại học, phải

đến khi làm việc được họ mới đi. Đó là loại

thiếu nhiều.

Đến để trả nợ thì đứa trẻ này không có

cung kính đối với cha mẹ, tâm không tôn kính,

nhưng nó sẽ phụng dưỡng những nhu cầu

Chuyển khổ đau thành an vui

21

trong đời sống của bạn, nó sẽ cho bạn. Nếu nó

nợ nhiều, nó sẽ chăm sóc rất hậu hĩnh, tài vật

đưa cho bạn dùng thoải mải. Nếu như thiếu ít

thì nó sẽ rất so đo mỗi tháng đại khái đưa cho

bạn mấy đồng để sống là đủ rồi, nó không cho

bạn nhiều, không cho bạn nhiều.

Điều này trong xã hội chúng ta thường

hay nhìn thấy. Người thế gian không hiểu,

chúng ta hiểu được, biết được những quan hệ

này. Cho nên đòi nợ, trả nợ, báo ân, báo oán

là có quan hệ như vậy.

Tương đối hời hợt một chút liền biến

thành bạn bè thân thích. Bạn bè thân thích

cũng là những quan hệ này. Điều này chúng

ta cần phải biết. Bất kể là thiện duyên hay ác

duyên, gặp được thiện tri thức thì cái thiện

duyên này sẽ càng thiện hơn, ác duyên còn

biến thành thiện duyên. Vậy là tốt rồi, không

nên so đo nữa, trước đây những cái đó xấu

rồi. Cho nên Phật dạy chúng ta phải kính yêu

lẫn nhau, đôi bên phải khoan dung lẫn nhau,

phải tôn trọng tương thân, tương ái lẫn nhau.

Chuyển khổ đau thành an vui

22

“Vô tương tắn tật”, con người không phải

Thánh Hiền nên không tránh khỏi lỗi lầm.

Đối với lỗi lầm của người, ta cần phải bao

dung, không nên thù ghét, không nên đố kỵ.

Điều này là vô cùng quan trọng nếu muốn

dưỡng cái đức của mình. Hóa giải việc oán

kết giữa người với người trong đời quá khứ

là có quán đến. Cái này có thể đem oán hóa

giải hết, hóa giải sạch.

“Hữu vô tương thông”, “hữu vô tương

thông” là sao? Một cái là tài vật, ta có, còn

họ thiếu, ta phải giúp đỡ họ, phải tặng cho họ

để cho đời sống của họ cũng có thể sống

được. Đây là trên vật chất. Cái thứ hai là về

phương diện tinh thần, cũng phải giúp đỡ lẫn

nhau, an ủi lẫn nhau. Ta có tài năng, họ

không có, ta phải chỉ dạy họ. Đây là về

phương diện trí tuệ, phải nhiệt tâm giúp đỡ

họ, chỉ dạy cho họ.

“Hữu vô tương thông, vô đắc tham

thích”, không nên có tâm tham, không nên

keo kiệt, giúp đỡ người phải toàn tâm toàn

Chuyển khổ đau thành an vui

23

lực, tận tâm tận lực. Giúp đỡ người thì chắc

chắn có tốt đẹp. Cái này cũng khó, không

phải dễ. Khi tôi mới học Phật, thầy giáo đầu

tiên của tôi là Đại Sư Trương Gia. Ngày đầu

tiên tôi mới biết thầy, lúc đó tôi học Phật

mới có một tháng, tiếp xúc Phật giáo mới có

một tháng thì tôi gặp Đại Sư Trương Gia, tôi

bèn hướng về thầy thỉnh giáo. Tôi nói: “Con

biết Phật pháp hay, Phật pháp vô cùng thù

thắng, con rất muốn học. Vậy phải bắt đầu

từ đâu?”. Tôi nêu lên vấn đề như vậy với

thầy, thỉnh pháp ở thầy. Thầy nhìn tôi, nhìn

cả nửa giờ mà chẳng nói lời nào. Tôi cũng

nhìn vào thầy. Chúng tôi bốn mắt nhìn nhau.

Tôi đang chờ đợi, đợi nửa giờ, tâm đã lắng

xuống rồi, thật sự không có một vọng niệm

nào cả. Tôi tập trung tinh thần đợi thầy trả

lời tôi.

Cách dạy học đó của thầy cũng rất đặc

biệt, rất đặc biệt: Trước tiên dạy bạn tập

trung toàn bộ tinh thần cho lắng xuống, sau

đó mới nói với tôi. Thầy nói một chữ “có”.

Nói một chữ sau đó lại không nói nữa. Thầy

Chuyển khổ đau thành an vui

24

nói “có” khiến tôi đặc biệt chú ý, tinh thần

hứng khởi và đặc biệt chú ý hơn. Có lẽ đợi

khoảng năm phút rồi mới nói thêm sáu chữ

nữa: “Nhìn cho thấu, buông cho được”, nói

sáu chữ này. Thầy nói rất chậm rãi, không có

nhanh như tôi. Nghe được sáu chữ này,

dường như tôi cũng có chút lĩnh hội, phải

nhìn thấu, phải buông xả. Tiếp theo tôi bèn

hỏi: “Phải bắt đầu từ đâu?”, phản ứng của

tôi rất nhanh. Và lần này thầy lại nhìn tôi

tiếp, nhìn không lâu như trước, đại khái nhìn

khoảng mười phút, nhìn khoảng thời gian

mười phút và đã nói với tôi hai chữ: “bố

thí”.

Ngày đầu tiên gặp mặt đại khái là khoảng

hơn hai giờ đã nói mấy câu như vậy. Tôi rất

thấy lợi ích. Lúc tôi xin cáo từ, đích thân

thầy đưa tôi ra đến tận cửa, vỗ lên vai tôi:

“Tôi hôm nay nói cho anh sáu chữ, anh cố

gắng làm sáu năm”. Lúc đó thầy khiến tôi

rất cảm động. Tôi thực sự về nhà làm y như

vậy.

Chuyển khổ đau thành an vui

25

Trước đây tôi cũng rất keo kiệt. Thời đó

tôi kiếm tiền được rất ít, một xu cũng không

dám xài bậy, bố thí chưa đến nỗi là keo kiệt

mà thầy dạy bố thí. Nhưng tôi không xài tiền

bậy, tiền của tôi đều mua sách cả, từ nhỏ đã

thích đọc sách. Tiền có được đều mua sách.

Sách của tôi không muốn cho người khác

mượn xem, bạn thấy quá keo kiệt. Tại sao

vậy? Cho người khác mượn người ta sẽ làm

bẩn sách của tôi. Vậy nên tôi không thích.

Cho nên tôi không muốn cho người khác

mượn sách. Và nghe thầy nói phải bố thí thì

sách của tôi có thể cho người khác mượn rồi.

Cho người ta mượn sách gì vậy? Là sách cũ

tôi đã xem rồi. Sách mới không cho người ta

mượn. Thật không phải dễ. Thật sự phải làm

rất nhiều năm, sau đó dần dần thỉnh thoảng

sách mới cũng có thể bố thí. Mặc dù mua

sách mới chưa có đọc, người khác muốn đọc

có thể được, cứ lấy, cứ lấy, không trả lại tôi

cũng không sao cả. Mấy năm sau mới bồi

dưỡng được tính không quá so đo.

Thầy bắt đầu chỉ dạy, chúng tôi cũng

thực sự chịu học, cứ dần dần từng bước làm

Chuyển khổ đau thành an vui

26

mỏng dần cái tính keo kiệt này. Nếu như dứt

sạch thì quả thật là không phải dễ. Nếu như

không phải ở trên đây đích thực dụng công

phu thì rất khó. Đây là ngày đầu tiên tôi

thỉnh pháp nơi Đại Sư Trương Gia đã thu

được lợi ích đích thực. Cho nên, hiện nay

còn có một chút phước báu. Một chút phước

báu này là được bắt đầu từ ngày đầu tiên Đại

Sư Trương Gia dạy cho tôi tu nhân bố thí để

hiện nay được quả báo này vậy. Nếu thầy

không dạy tôi thì đời này tôi sẽ khổ rồi, thật

sự là vô cùng nghèo.

Cho nên nhiều năm nay tu học như vậy,

đây là thể nghiệm của chính bản thân tôi,

cũng hoàn toàn là sự thật, “càng xả thì càng

được”. Thẩy dường như đã buông hết rồi thì

qua mấy ngày nó lại đến, đến còn nhiều hơn

là trước đây mình có. Giống như là có lãi

vậy, càng xả thì có càng nhiều. Cho nên một

chút phước báu này của tôi là tu được trong

đời này sau khi gặp Đại Sư Trương Gia mới

có được. Không có thầy chỉ dạy như vậy,

Chuyển khổ đau thành an vui

27

không có phương pháp như thế của thầy thì

chúng ta cũng rất khó.

Phương pháp đó của thầy không giống

như người bình thường. Chúng ta hỏi người

khác một câu họ liền trả lời ngay, còn nói

tràng giang đại hải đủ thứ, đến khi ra về thì

không biết họ nói những gì. Không giống

Đại Sư Trương Gia, trong hai giờ chỉ nói có

mấy câu. Mà mấy câu này mỗi một chữ đều

để lại ấn tượng rất sâu trong đầu bạn, bạn

vĩnh viễn không bao giờ quên.

Cho nên lời chỉ dạy này là lời chỉ dạy

chân thật. Tôi gần gũi rất nhiều bậc thiện tri

thức, nhưng chưa có ai giống như Đại Sư

Trương Gia. Người có định công như vậy,

điềm tĩnh như vậy, dường như là tôi chưa

gặp người thứ hai nào khác. Đây đích thực là

bậc đại thiện tri thức tuyệt vời.

“Ngôn sắc thường hòa”, “Ngôn” là ngôn

ngữ, “sắc” là dung mạo. Đối đãi người phải

hòa mục, lời nói phải nhu nhuyến, phải hòa

mục. Đặc biệt là trong thời đại này, người

bình thường tâm tính sốc nổi, rất dễ bị kích

Chuyển khổ đau thành an vui

28

động. Lời nói của chúng ta không cẩn thận

một tí, ta có lỗi với họ, thì phiền phức liền đến

ngay. Cho nên đặc biệt chú ý phải cẩn thận.

Cái quan hệ luân lý trước đây mọi người

hiện nay đều không coi trọng nữa rồi. Chúng

ta cũng không đem kỳ vọng vào đây. Cha mẹ

phải khách sáo với con cái. Hiện nay là thời

đại khác rồi, phải xem con cái giống như bạn

bè vậy. Thầy cũng phải khách sáo với đệ tử,

cũng phải xem đệ tử giống như bạn bè vậy,

xem như đồng tu, không nên dùng thái độ

luân lý trước đây để ứng xử. Nguyên nhân

do đâu vậy? Người hiện nay không được tiếp

nhận nền giáo dục luân lý của thời trước.

Thế hệ của chúng ta được tiếp nhận. Hiện

nay thế hệ này chưa được tiếp nhận. Chúng

ta không thể dùng tiêu chuẩn của mình để

ứng xử với họ. Như vậy thì ở trong đây liền

có xung đột, sẽ có ranh giới, sẽ có vấn đề.

Cho nên chúng ta nhất định ở đâu cũng phải

xem hiện thực, phải xem xã hội hiện tại, phải

xem quan điểm của thế hệ trẻ, cách nhìn,

cách nghĩ của họ. Chúng ta phải để họ hướng

Chuyển khổ đau thành an vui

29

dẫn, hòa cùng giống như họ, vậy là xong

ngay, vậy mới được. Cho nên, đây là cách độ

chúng sanh trong Phật pháp.

Phật ở chỗ này chỉ dạy vô cùng quan

trọng. “Mạt tương vi lễ”, đây là điều chúng

ta vừa mới nói, chúng ta cần phải bỏ tiêu

chuẩn của mình đi. Tôi trước đây khi theo

thầy học đạo, thầy Lý thường hay dạy chúng

tôi: “Chúng tôi học Phật đúng là phải quỳ

lạy cúi đầu để cầu Phật pháp mới cầu được.

Tương lai các anh phải đem Phật pháp giới

thiệu cho chúng sanh, nếu như đợi người

khác cúi đầu vái lạy cầu bạn, thì một người

cũng không có đâu”. Thật vậy. Thế phải làm

sao đây? Chúng ta ngược lại phải cúi đầu,

vái lạy mà tặng, người ta cũng chưa chắc

nhận nữa. Thật sự là như thế. Tịnh Độ chúng

ta ngày nay cúi đầu, vái lạy đem Phật pháp

tặng cho mọi người. Nhất định phải hiểu

được cái thời đại này, phải hiểu rõ chúng

sinh trong thời đại này bạn mới có thể đem

Phật pháp giới thiệu cho họ, mới có thể dần

Chuyển khổ đau thành an vui

30

dần khiến họ giác ngộ, để họ có được lợi ích

chân thật từ trong Phật pháp.“Mạt cương vi

lễ”, ý nghĩa của câu nói này rất sâu.

“Hoặc thời tam tranh, hữu sở huệ nộ,

hậu thế chuyển kịch, chí thành đại oán”, ứng

xử giữa người với người là khó nhất. Làm

việc đã khó mà làm người càng khó hơn. ứng

xử giữa người với người hầu như không thể

tránh có ý kiến bất đồng, cách nhìn không

nhất trí. Vào lúc này nếu không có sự

nhường nhịn của một bên nào thì ở trong

lòng đôi bên sẽ không thoải mái. Cho nên,

bất hòa này liền có oán. Oán nếu không hóa

giải được, tích lũy lâu ngày sẽ biến thành

hận. Cái việc đó là phiền phức rồi. Cho nên,

“hữu sở huệ nộ”.

Ở trong sách của Khang Tăng Khải, ở

trong một câu này còn có hai câu nữa: “Kim

thế hận bí, biến tương tắng cực”. ở ngay

trong đời này chúng ta chỉ oán hận nhỏ, oán

hận rất nhỏ, có một chút việc không được

vui, nhưng đến đời sau sẽ chuyển thành trầm

Chuyển khổ đau thành an vui

31

trọng. Nếu bạn không hóa giải được, nó sẽ

trở thành việc phiền phức. Cái oán hận này

càng tích lũy càng nghiêm trọng, sẽ trở thành

thù hận lớn, “chí thành đại oán”. Cho nên

nói oan oan tương báo không bao giờ dứt.

Chúng ta ở trong thế gian này quan sát tỉ

mỉ giữa con người với nhau báo ân thì ít mà

báo oán thì nhiều. Cha con người nhà cũng

không ngoại lệ, báo oán thì nhiều. Quan hệ

vợ chồng hiện nay thử xem, ở trong và ngoài

nước thử xem khắp nơi, bạn thấy tỷ lệ ly hôn

đó cao cỡ nào. Mới đầu chẳng phải rất tốt đó

sao, qua mấy ngày là trở mặt rồi, liền biến

thành oan gia đối đầu rồi.

Cho nên chúng ta phải luôn nhìn cho rõ

ràng, là giả chứ không phải thật, không nên

quá coi trọng. Con người sống trên thế gian

này có mấy mươi năm, cũng giống như lữ

khách vậy, ở vài ngày rồi đi thôi. Hà tất phải

quá coi trọng với cái nơi này chứ? Kết oán

thù với họ thật chẳng có ý nghĩa gì cả. Điều

này là hoàn toàn sai lầm. Thường luôn nghĩ

Chuyển khổ đau thành an vui

32

rằng ta là lữ khách, ta là khách mấy ngày rồi

phải ra đi. Chung sống thật vui vẻ với mọi

người, vậy thì tốt biết bao! Bất kể việc gì

làm khó chịu thảy đều tha thứ cho họ, không

nên để ở trong lòng. Như vậy mới tự tại.

“Thế gian tri sự, cánh tương quan hại,

tuy bất lâm thời, ưng cấp tượng phá”, đây là

nói người thế gian chúng ta, những sự việc

này đều là báo đền lẫn nhau cả. Nếu như

hiểu rõ được đạo lý này, biết được chân

tướng sự thật này, thì tâm của bạn tự nhiên

sẽ định thôi. Ví dụ như chúng ta hôm nay ở

trong xã hội bị người ta lừa, bị thiệt thòi hơn

người ta. Kỳ thực không có sự việc này. Tại

sao vậy? Nó có báo đền mà. Do đó, chắc

chắn không có ai thật sự là người bị thiệt

thòi, cũng chắc chắn không có người nào là

người đi chiếm lợi của người khác. Không

có. Bạn đoạt tiền tài của người ta thì tương

lai phải trả lại. Bạn hại mạng của người ta thì

tương lai phải đền mạng. Thiếu mạng phải

đền mạng, thiếu tiền phải đền tiền. Nhân quả

thông qua ba đời, không ai thiếu ai được.

Chuyển khổ đau thành an vui

33

Cho nên cái chân tướng sự thật này thật

sự thông đạt rồi thì tiền tài này của ta để ở đó

ta chẳng cần phải trông nom đến, người ta

lấy đi thì tùy họ. Lấy đi cũng tốt, là của tôi,

bạn tương lai sẽ cúng dường lại tôi thôi.

Không phải của tôi, vậy thì bạn cứ lấy đi.

Phải vậy không? Cho nên bạn không cần

quan tâm nữa. Không quan tâm thì tâm được

yên rồi, liền thảnh thơi rồi, lại sẽ không bị

những thứ này làm lo buồn nữa.

Đây đều là chân lý, chân tướng sự thật.

Thế nên chúng ta xử sự với người, với vật

tâm tự nhiên thanh tịnh, tự nhiên chánh trực,

sẽ không khởi tâm tham để chiếm lợi của

người khác. Hiểu được điều gì vậy? Ta

chiếm đoạt của người, tương lai đời sau phải

trả nợ. Cái việc này phiền phức biết bao!

Người ta thiếu mình, thôi khỏi tính, không

cần nữa, trả quách cho xong. Ta không cần

họ trả lại nữa. Trả cũng phiền phức, chuyến

này là xong rồi. Ta nợ người ta thì phải trả,

người ta nợ mình thì thôi. Vậy liền tự tại.

Cho nên, nói phải mau nghĩ cho thấu, phải

Chuyển khổ đau thành an vui

34

mau nghĩ cho ra. Nghĩ ra là nhìn thấu. Nhìn

thấu rồi thì đương nhiên sẽ buông xả được.

Tại sao người ta buông không được? Vì chưa

nhìn thấu. Nhìn thấu liền buông xả ngay.

“Nhân tại ái dục chi trung, đọc sanh đọc

tử, đọc khứ đọc lai, khổ lạc tự đương, vô hữu

đại giả”, đây là chân tướng sự thật, cần nên

hiểu rõ. Một người ở trong thế gian này, ở

trong lục đạo đều là tự mình tạo nghiệp, tự

mình thọ báo. Có thể nói là bất kể chúng ta

ở trong đời này là rất hạnh phúc, hoặc giả

là rất khổ não, đều là tự làm tự chịu, dứt

khoát không thể oán trời, trách người, là

không nên. Đều là tự mình tạo nghiệp, tự

mình đang thọ báo. Cho nên sanh tử một

mình, đến đi cô độc, không có người làm

bạn. Vợ chồng đằm thắm thế nào lúc mạng

chung cũng đều chia biệt cả, cũng không còn

biết nhau nữa, cũng không còn thấy nhau

nữa. Đây là sự thật nhất định phải biết. Tại

sao vậy? Hai người họ tạo nghiệp khác nhau,

họ sao có thể đi đến một đường được? Cho

nên,“khổ lạc tự đương”. Chữ “tự đương” này

Chuyển khổ đau thành an vui

35

chính là tự mình chịu, tự làm tự chịu, không

ai có thể thay thế được.

“Thiện ác biến hóa, truy chục sở sanh,

đào lộ bất đồng, hội kiến vô kỳ”, đây là nói

một người sau khi chết rồi đi luân hồi. Mỗi

người đều đi theo nghiệp của riêng mình,

thiện ác biến hóa, thiện có quả thiện, ác có ác

báo. “Truy chục”, cái nghiệp lực này đang chi

phối bạn, khiến bạn đến nơi đó để đầu thai.

“Đạo lộ bất đồng, hội kiến vô kỳ”, cho

nên là bạn hiểu rõ cái sự thực này bạn mới

hiểu được thế giới Tây Phương là đáng quý.

Thế giới Tây Phương thật đích thực là nơi mà

đồng tu, bạn tốt, người thân chúng ta trong

đời quá khứ niệm Phật đã vãng sanh. Chúng

ta đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, đây mới

là nơi thường hay tụ hội với nhau. Nếu như

không sinh đến thế giới Tây Phương, muốn

tương lai đời sau gặp lại được nhau, đó là

vọng tưởng của bạn, chứ không phải sự thật.

Sự thật là “hội kiến vô kỳ”, đây mới là sự thật.

“Hà bất ư cường kiện thời, nỗ lực tu thiện,

giục hà đãi hộ”, Phật ở đây khuyên chúng ta,

Chuyển khổ đau thành an vui

36

hiện tại cơ thể chúng ta rất khỏe mạnh, rất

cường tráng, tại sao không nhân tiện lúc này

nỗ lực niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ? Ở đây

nói chữ “tu thiện” này chính là chỉ niệm Phật

cầu sanh Tịnh Độ, tuân thủ lời giáo giới của

Phật, đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện. Đồng tu

Tịnh Độ chúng ta đặc biệt đề ra năm chủ đề tu

thiện thường ngày. Năm chủ đề rất dễ nhớ:

Thứ nhất là Tam Phước. Tam Phước là

đại căn, đại bản. Trong Tam Phước có ba

điều:

Điều thứ nhất: “Hiếu dưỡng phụ mẫu,

phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu Thập

Thiện Nghiệp.”

Điều thứ hai: “Thọ trì Tam Quy, cụ túc

chúng giới, bất phạm uy nghi.”

Điều thứ ba: “Phát Bồ Đề tâm, thâm

tín nhân quả, đọc tụng Đại Thừa, khuyến tấn

hành giả.”

Thứ hai là Lục Hòa: “Kiến Hòa Đồng

Giải, Giới Hòa Đồng Tu, Thân Hòa Đồng

Chuyển khổ đau thành an vui

37

Trụ, Khẩu Hòa Vô Tranh, ý Hòa Đồng

Duyệt, Lợi Hòa Đồng Quân.”

Những giới điều cơ bản này nhất định

phải tuân thủ. Từ trên cơ sở này tu thêm điều

thứ ba là Tam Học: Giới học, Định học,

Tuệ học.

Thứ tư là học thêm phép tắc đối nhân xử

thế của Bồ Tát, sáu Ba La Mật: "Bố Thí, Trì

Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Bát

Nhã.

Thứ năm sau cùng tu thêm Thập Đại

Nguyện Vương của Bồ Tát Phổ Hiền: Từ

“Lễ Kính Chư Phật, Xưng Tán Như Lai” đến

“Phổ Giai Hồi Hướng.” Đây là cách ứng xử,

đối nhân, tiếp vật trong đời sống thường

ngày của chúng ta, là lời giáo huấn cần phải

tuân theo. Điều này chính là nỗ lực tu thiện.

Sau đó phát thêm Bồ Đề tâm, một lòng

chuyên niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh

Độ, thì cái thiện này của bạn mới viên mãn,

cái thiện này của bạn sẽ không thối chuyển

nữa. Vậy mới gọi là chân thiện.

Chuyển khổ đau thành an vui

38

Giả như không cầu sanh Thế Giới Tây

Phương Cực Lạc, cái thiện của bạn tương lai

có thể được đại phước báu nhân thiên, đời

sau là đại phước báu nhân thiên. Phước báu

hưởng hết rồi lại phải đọa lạc. Cho nên cái

thiện đó là không rốt ráo. Chúng ta nhất định

muốn tu thiện chân thật cứu cánh viên mãn

thì quyết định phải cầu sanh Tịnh Độ.

“Giục hà đãi hộ”, tức là không nên chờ

đợi nữa. Bạn còn đợi đến khi nào? Hiện tại

phải làm ngay, không nên chờ đợi nữa. Tôi

trước đây xuất gia chẳng bao lâu, có một

người anh ở Đài Loan. Tôi đến thăm anh ấy,

anh ấy lúc đó đã về hưu rồi. Tôi nói những

cái hay của Phật pháp với anh ấy. Anh cũng

tán thán, cũng tán thán việc xuất gia của tôi.

Anh nói: “Đệ đi con đường này là đúng, rất

hay”. Tôi khuyên anh niệm Phật thì sao?

Anh nói: “Tôi còn phải đợi mấy năm nữa,

hiện nay còn một số việc phải làm vẫn chưa

được. Tôi phải đợi mấy năm nữa”. Mới có

qua hai năm thì anh ấy chết rồi, lại đi vào

luân hồi nữa rồi.

Chuyển khổ đau thành an vui

39

Không nên đợi nữa, đợi không được đâu,

không nên cho rằng: “Tôi bây giờ còn trẻ, tôi

còn sự nghiệp, gia đình, còn phải chăm lo,

đợi mấy năm nữa đã, đợi mấy năm nữa mới

tu”. Bạn đã viết hợp đồng với Vua Diêm La

rồi sao? Bạn biết bạn còn sống được ở đời

này bao nhiêu năm? Nên biết rằng “thở ra

mà không hít vào” là xong rồi, không nên

nói là còn trẻ.

“Hoàn tuyền lộ thượng vô đạo thiếu”,

chúng ta thử xem ngoài các nghĩa địa, thử

xem trên các mộ bia bao nhiêu người trẻ

tuổi? Cho nên dứt khoát không nên chờ đợi.

Chúng ta nghe rồi, hiểu rõ rồi thì lập tức phải

làm ngay, là phải nghiêm túc, nỗ lực mà tu

hành, thật thà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.

A Di Đà Phật!