Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

73
 Chuyên đề thc tp tt nghip GVHD: TS. Lê Vit ThuMC LC Sơ đồ 1: Quy trình tín dng cơ bn ...................................................................... 13 Sơ đồ 2: Cơ cu tchc ca Chi nhánh BIDV Thăng Long `............................ 20 Sơ đồ 3: Quy trình tín dng cũ ti BIDV Thăng Long ....................................... 24 Bng 1: Chtiêu hot động kinh doanh c a BIDV Thăng Long trong 3 năm ..35 Bng 2: Tình hình tăng trưởng vKH doanh nghip ca BIDV Thăng Long trong 3 năm............................................................................................................ 36 Bng 3: Tình hình tăng trưởng vtng dư nca BIDV Thăng Long trong 3 năm......................................................................................................................... 36 Bng 4: Cơ cu tín dng ca BIDV Thăng Long trong 3 năm .......................... 37 Bng 5: Cht lượng tín dng ca BIDV Thăng Long trong 2 năm........ ..... .... .. 37 Bng 6: Định hướng hot động tín dng đối vi doanh nghip ca BIDV Thăng Long ............................................................................................................ 48 Trn Diu Linh Lp: Ngân hàng 48A

Transcript of Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 1/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

MỤC LỤC

Sơ đồ 1: Quy trình tín dụng cơ bản ......................................................................13

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh BIDV Thăng Long ` ............................20

Sơ đồ 3: Quy trình tín dụng cũ tại BIDV Thăng Long .......................................24

Bảng 1: Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long trong 3 năm . .35

Bảng 2: Tình hình tăng trưởng về KH doanh nghiệp của BIDV Thăng Longtrong 3 năm ............................................................................................................36

Bảng 3: Tình hình tăng trưởng về tổng dư nợ của BIDV Thăng Long trong 3năm .........................................................................................................................36

Bảng 4: Cơ cấu tín dụng của BIDV Thăng Long trong 3 năm ..........................37

Bảng 5: Chất lượng tín dụng của BIDV Thăng Long trong 2 năm ...................37

Bảng 6: Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của BIDVThăng Long ............................................................................................................48

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 2/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A2

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 3/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Quy trình tín dụng cơ bản ......................................................................13

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh BIDV Thăng Long ` ............................20

Sơ đồ 3: Quy trình tín dụng cũ tại BIDV Thăng Long .......................................24

Bảng 1: Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long trong 3 năm . .35

Bảng 2: Tình hình tăng trưởng về KH doanh nghiệp của BIDV Thăng Longtrong 3 năm ............................................................................................................36

Bảng 3: Tình hình tăng trưởng về tổng dư nợ của BIDV Thăng Long trong 3năm .........................................................................................................................36

Bảng 4: Cơ cấu tín dụng của BIDV Thăng Long trong 3 năm ..........................37

Bảng 5: Chất lượng tín dụng của BIDV Thăng Long trong 2 năm ...................37

Bảng 6: Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của BIDVThăng Long ............................................................................................................48

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 4/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  NHTM: Ngân hàng thương mại

  NHNN: Ngân hàng Nhà nước

BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

  NH: Ngân hàng

KH: Khách hàng

CBTD: Cán bộ tín dụng

QTTD: Quản trị tín dụng

QHKH: Quan hệ khách hàng

QLRR: Quản lý rủi ro

DVKH: Dịch vụ khách hàng

TTQT: Thanh toán quốc tế

TSĐB: Tài sản đảm bảo

DPRR: Dự phòng rủi ro

  NB: Ngoại bảng

SIBS: Hệ thống phần mềm lõi áp dụng tại BIDV (Silverlake

Integrated Banking System)

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 5/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trước yêu cầu mới, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam đã nảy sinh những vấn đề mới: Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng, xuất

hiện trên nhiều lĩnh vực và nhiều thành phần kinh tế; Dư nợ tiềm ẩn quá hạn lớn. Số

vốn bị thất thoát tuy có giảm về số vụ nhưng lại tăng về quy mô và mức độ; Mô

hình quản lý Tín dụng “Một cửa” tạo kẽ hở trong quản lý ... Trong khi phần đông

các doanh nghiệp trong nước – khách hàng của ngân hàng phần nhiều là các doanh

nghiệp vừa và nhỏ, có tiềm lực tài chính yếu, công nghệ lạc hậu và thiếu trầm trọng

nguồn nhân lực chất lượng cao.. Vậy phải làm gì để làm tốt công tác quản lý tín

dụng, công nghệ thông tin sẽ giúp gì cho quá trình hiện đại hoá công tác tín dụng?

Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá hoạt động ngân hàng, tái cơ cấu lại hoạt

động nhằm nâng cao chất hoạt động dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và thích

ứng với yêu cầu hội nhập đang là một nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống ngân

hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, việc tái cơ cấu lại nợ, từng bước

lành mạnh hoá khả năng tài chính đang là một yêu cầu bức thiết để các tổ chức tín

dụng – ngân hàng khẳng định vị thế của mình trên thương trường, đáp ứng nhu cầu

lành mạnh hoá thị trường tài chính - tiền tệ nước nhà. Đặc biệt trong đó hoạt độngtín dụng không ngừng được phát triển cả về qui mô và chất chất lượng.

Đổi mới công nghệ, hiện đại hoá hoạt động nghiệp vụ và sản phẩm dịch vụ,

công tác tín dụng là nhân tố không thể thiếu để củng cố công tác này. Đồng thời,

hoàn thiện quy trình cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng đáp ứng các chuẩn

mực quốc tế đang là một đòi hỏi khách quan của các tổ chức tài chính, tín dụng

ngân hàng Việt Nam trong lộ trình tái cơ cấu nợ nhằm từng bước lành mạnh hoá

tình hình tài chính của mình. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một Ngân hàng thương mại

nhà nước với nhiều lợi thế so sánh: qui mô nguồn vốn lớn, mạng lưới hoạt động

rộng khắp các địa bàn toàn quốc, có được mối quan hệ truyền thống với khách

hàng, v.v... Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long là một chi

nhánh trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hoạt động trên địa bàn

Hà Nội. Trong năm qua, cùng với toàn hệ thống áp dụng mô hình tín dụng mới

TA2, Chi nhánh đã có những bước đầu đáng khích lệ trong công cuộc đổi mới tái

cơ cấu hoạt động. Bên cạnh đó, Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A1

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 6/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

thực hiện, còn phải nỗ lực hơn nữa để có thể áp dụng một cách tốt nhất mô hình này

trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả cho vay và củng cố vị trí của mình trên

thị trường Ngân hàng Việt Nam. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn để tài: “ Đánh

giá hiệu quả quy trình tín dụng mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối

với doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long”

để làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề tốt nghiệp

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận của chất lượng hoạt động tín dụng và quy

trình tín dụng của NHTM

- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Thăng Long trước và sau khi áp dụng quy trình tín dụng mới.

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy

trình tín dụng mới ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng của NHTM, quy trình tín dụng

đối vơi doanh nghiệp của NHTM và chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quy trình tín dụng đối với doanh nghiệp

tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long

- Thời gian và số liệu nghiên cứu được tiến hành trong 3 năm từ năm 2007 – 2009

4. Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề tốt nghiệp sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử, lý thuyết hệ thống thống kê, diễn giải kết hợp với phương pháp phân tích

chứng minh, tổng hợp, so sánh, sơ đồ và biểu mẫu để thực hiện chuyên đề.

5. Kết cấu của chuyên đềTên chuyên đề: “Đánh giá hiệu quả quy trình tín dụng mới nhằm nâng cao

chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Thăng Long”

Kết cấu chuyên đề:

Lời mở đầu

Chương I: Tổng quan về hoạt động tín dụng và quy trình tín dụng của

 NHTM

Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng theo quy trình mới của BIDVThăng Long

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A2

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 7/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Chương III: : Một số kiến nghị góp phần cải tiến quy trình để nâng cao chất

lượng tín dụng đối với doanh nghiệp ở BIDV Thăng Long

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUY TRÌNHTÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

1.1.1.1.  Khái niệm tín dụng 

Khó có thể có một định nghĩa rõ ràng về tín dụng, rất nhiều quan niệm khácnhau về tín dụng được đưa ra:

- Tín dụng là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa người cho

vay và người vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao

quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho vay trong một thời gian nhất định. Người đi

vay, khi tới thời hạn trả nợ có nghĩa vụ hoàn trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa đi vay,

có hoặc không kèm theo một khoản lãi.

- Tín dụng là mối quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả.

- Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau

giữa các tác nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa .

- Tín dụng là một giao dịch hai bên trong đó có một bên (chủ hoặc người

cho vay) chu cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ dựa vào lời hứa thanh toán của bên kia (thụ

trái hoặc người đi vay)

 Như vậy, cho dù có nhiều định nghĩa khác nhau về tín dụng nhưng tất cả cácđịnh nghĩa đó đều nêu lên những đặc điểm chung nhất của tín dụng là: Phản ánh

mối quan hệ giữa một bên là người cho vay còn bên kia là người đi vay dựa trên

nguyên tắc hoàn trả, nghĩa là sau một thời gian nhất định người vay phải hoàn trả

khoản tiền đi vay cho người cho vay, có thể kèm theo lãi hoặc không. Quan hệ giữa

các bên vay mượn đều bị ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tạị.

1.1.1.2.  Khái niệm tín dụng ngân hàng thương mại

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A3

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 8/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Tín dụng NHTM là hình thức tín dụng quan trọng nhất, phổ biến nhất trong

nền kinh tế. Tín dụng NHTM mang tất cả các đặc điểm của tín dụng, chỉ cụ thể hóa

 bên đối tác cho vay là các NHTM.

Theo luật các tổ chức tín dụng năm 1997 của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thì “Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn

tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng”, “Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng

thỏa thuận để KH sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các

nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp

vụ khác”.

1.1.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng

- Về hình thức biểu hiện: hoạt động của tín dụng ngân hàng được thực hiện

dưới hình thái tiền tệ gồm tiền mặt và bút tệ. Do đặc tính về lĩnh vực ngành nghề

kinh doanh, để tập trung được lượng vốn từ nhiều chủ thể,cũng như phân phối đáp

ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể kịp thời và đầy đủ, ngân hàng vận dụng vốn

dưới hình thái tiền tệ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

- Chủ thể trong quan hệ tín dụng ngân hàng: NHTM, các tổ chức tín dụngđóng vai trò là chủ thể trung tâm. Ngân hàng vừa thực hiện vai trò là chủ thể đi vay

trong khâu huy động vốn, vừa thực hiện vai trò là chủ thể cho vay trong khâu phân

 phối cho vay.

- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn

 phù hợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa: Xuất phát từ đặc

điểm tín dụng ngân hàng được cấp dưới hình thái tiền tệ có thể đáp ứng các nhu cầu

khác nhau ngoài nhu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá trị của món tín dụng

có thể không đồng nhất với giá trị mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong từng

giai đoạn phát triển kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng trở thành loại tín dụng phổ

 biến, đáp ứng mọi nhu cầu bổ sung vốn của nền kinh tế, tín dụng ngân hàng không

chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hóa, trang trải chi phí sản

xuất, thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn đầu tư trung, dài hạn, đáp

ứng nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mua sắm

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A4

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 9/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

tài sản cố định…. Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn đáp ứng một phần nhu cầu tiêu

dùng cá nhân.

1.1.3. Phân loại tín dụng ngân hàng

Việc phân loại tín dụng dựa trên một số tiêu thức nhất định tùy theo yêu

cầu của KH và mục tiêu quản lý của ngân hàng. Sau đây là một số cách phân loại:

1.1.3.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng:

Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì thời gian

liên quan mật thiết đến tính an toàn, sinh lợi của tín dụng và khả năng hoàn trả của

KH. Có 3 loại:

-Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, được sử dụng để

 bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn

hạn của cá nhân.

-Tín dụng trung hạn: từ 12 tháng đến 60 tháng, được sử dụng để đầu tư

mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất

kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh.

-Tín dụng dài hạn: trên 60 tháng, được sử dụng để đáp ứng các nhu cầudài hạn như xây dựng nhà ở, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình

1.1.3.2. Căn cứ vào hình thức tín dụng:

Dựa vào tiêu chí này tín dụng bao gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và

cho thuê, trong đó:

- Chiếu khấu: là việc ngân hàng ứng trước tiền cho KH tương ứng với

giá trị của một giấy nợ trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu một giấy nợ chưa đến hạn.

- Cho vay: là việc ngân hàng đưa tiền cho KH với cam kết KH phải

hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định.

Cho vay bao gồm các loại sau:

Thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được

chi vượt trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và

trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A5

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 10/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản,

 phần lớn là không có đảm bảo. Do đó chỉ sử dụng đối với KH có độ tin cậy cao, thu

nhập đều đặn và ổn định.

Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay của ngân hàng đối với cácKH có nhu cầu thời vụ hay mở rộng sản xuất đặc biệt mà không có nhu cầu vay

thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi.

Cho vay theo hạn mức: là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận

cấp cho KH hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản

xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của KH.

Cho vay luân chuyển: là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng

hoá. Ngân hàng cho doanh nghiệp vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi bán hàng.

Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng mà KH trả gốc làm nhiều lần trongthời hạn tín dụng đã thoả thuận.

Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và

dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền.

Cho vay gián tiếp: đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung

gian. Cho vay gián tiếp thường được áp dụng đối với thị trường có nhiều món vay

nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng, nhằm giảm bớt chi phí và rủi ro.

- Bảo lãnh: là việc ngân hàng cam kết dưới hình thức thư bảo lãnh vềviệc thực hiện các nghĩa vụ tài chính thay cho KH của ngân hàng khi KH không

thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết.

Phân theo mục tiêu có các loại bảo lãnh như sau:

 Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của ngân hàng với chủ đầu tư (hay chủ

thầu) về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm các quy

định trong hợp đồng dự thầu.

 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng : là cam kết của ngân hàng về việc chi trả

tổn thất thay KH nếu KH không thực hiện đầy đủ hợp đồng như cam kết, gây tổn

thất cho bên thứ ba.

 Bảo lãnh tiền ứng trước: là cam kết của ngân hàng về việc sẽ hoàn trả

tiền ứng trước cho bên thụ hưởng bảo lãnh nếu bên được bảo lãnh không trả.

 Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của ngân hàng đối với người cho vay (tổ

chức tín dụng, các cá nhân…) về việc sẽ trả gốc lãi đúng hạn nếu KH (người đi vay)

không trả được.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A6

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 11/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

 Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của ngân hàng về việc sẽ thanh toán tiền

theo đúng hợp đồng thanh toán cho người thụ hưởng nếu KH của ngân hàng không

thanh toán đủ.

- Cho thuê : là việc ngân hàng mua tài sản cho KH thuê với thời hạn sao

cho ngân hàng phải thu gần đủ (hoặc thu đủ) giá trị của tài sản cho thuê cộng lãi

(thời hạn khoảng 80-90% đời sống kinh tế của tài sản). Hết hạn thuê, KH có thể

mua lại tài sản đó.

1.1.3.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với KH :

- Tín dụng có bảo đảm: là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như

thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba bằng tài sản. Sự đảm bảo này là căn cứ

 pháp lý để ngân hàng có được nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhấtkhông có hoặc không đủ.

- Tín dụng không bảo đảm: là loại tín dụng không có tài sản thế chấp,

cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba. Loại tín dụng này có thể được cấp cho các KH có

uy tín, kinh doanh thường xuyên có lãi, tình hình tài chính hiệu quả, vững mạnh.

1.1.3.4. Phân loại theo rủi ro:

Cách phân loại này giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại tính antoàn của các khoản tín dụng, trích lập dự phòng tổn thất kịp thời hiệu quả. Có 2 loại

như sau:

-Tín dụng lành mạnh: là các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.

-Tín dụng có vấn đề : là các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành

mạnh như KH chậm tiêu thụ, gặp thiên tai, tiến độ thực hiện kế hoạch bị chậm, trì

hoãn nộp báo cáo tài chính…

Tín dụng có vấn đề được chia làm 2 loại, đó là:

 Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: là các khoản nợ đã quá hạn với thời hạn

ngắn và KH có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn, thanh khoản

cao…

 Nợ quá hạn khó đòi: là các khoản nợ quá hạn khá lâu, khả năng trả nợ 

kém, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, KH chây ì…

1.1.3.5.  Phân loại khác:

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A7

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 12/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

-Theo đối tượng tín dụng thì có tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố

định.

-Theo mục đích có tín dụng sản xuất, tín dụng tiêu dùng…

Các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hoá trong

cấp tín dụng của ngân hàng. Với xu hướng đa dạng, các ngân hàng sẽ mở rộng

 phạm vi tài trợ nhưng vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà ngân hàng có lợi thế.

 Ngoài ra các cách phân loại này cho phép ngân hàng theo dõi rủi ro và

sinh lợi gắn liền với những lĩnh vực tài trợ để có chính sách lãi suất, bảo đảm, hạn

mức, chính sách mở rộng phù hợp.

1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

1.1.4.1. Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong quá trình

 phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền

kinh tế.

Tích tụ tập trung tư bản là điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế. Với

công nghệ ngân hàng hiện đại và kinh nghiệm trong lĩnh vực huy động vốn, các

 NHTM đã giúp cho quá trình tập trung tư bản diễn ra nhanh chóng, kịp thời với chi

 phí thấp. Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi này sẽ được dùng để đáp ứng nhu cầu vốncho các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trên thực tế hiện nay, nguồn

vốn chủ yếu phục vụ cho quá trình phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp vẫn là vốn vay của các NHTM. Trong điều kiện thực tế của Việt

 Nam, khi mà thị trường chứng khoán hoạt động chưa hiệu quả, thì nguồn vốn vay

của các NHTM lại càng có vai trò quan trọng.

Măt khác, điều kiện để các doanh nghiệp vay được vốn của ngân hàng là

doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Chính vì thế, các doanhnghiệp phải không ngừng đổi mới, năng động tìm kiếm thị trường, áp dụng công

nghệ sản xuất tiên tiến… từ đó làm tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

1.1.4.2. Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình

 giao lưu kinh tế quốc tế 

Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM làm tăng tính cạnh tranh và uy

tín của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế. Bằng việc cho các doanh nghiệp

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A8

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 13/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

vay vốn để nhập khẩu công nghệ máy móc hiện đại, ngân hàng đã tạo điều kiện để

các doanh nghiệp tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất

lượng sản phẩm để có thể đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường nước ngoài,

đặc biệt là các nước phát triển.

1.1.4.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng với chính sách điều tiết vĩ mô

nền kinh tế của Chính phủ

Một công cụ quan trọng mà Chính phủ các nước vẫn sử dụng để điều tiết vĩ 

mô nền kinh tế là chính sách tiền tệ. Thông qua kiểm soát hoạt động tín dụng của

các NHTM bằng các công cụ như lãi suất, chiết khấu, hoạt động thị trường mở, tỷ

lệ dự trữ bắt buộc... Chính phủ có thể kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông,

kiềm chế lạm phát và ổn định sức mua của đồng tiền.

Mặt khác việc áp dụng mức lãi suất cho vay khác nhau đối với những lĩnh

vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ giúp cho Nhà nước điều tiết sản xuất,

chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế phát triển cân đối, hợp lý, sử dụng nguồn lực của

đất nước một cách có hiệu quả nhất.

1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng của NHTM

 NHTM là những doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế với mặt hàng

đặc biệt là tiền tệ. Muốn đứng vững trong nền kinh tế cạnh tranh, tất yếu hoạt

động kinh doanh phải được cải thiện chất lượng.

Chính vì vậy không có lý do gì mà các NHTM lại không quan tâm đến việc

cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình. Trong đó cấp tín dụng là một

dịch vụ quan trọng hàng đầu, đưa lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Vậy, chất

lượng tín dụng của NHTM là gì?

Chất lượng tín dụng thể hiện tập trung ở sự thỏa mãn yêu cầu hợp lý, hợp

 pháp của KH. Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội theo đường lối đổi

mới đất nước và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của NHTM.

 Như vậy chúng ta có thể thấy KH, hiệu quả kinh tế xã hội và NHTM đều là

 ba nhân tố được tính đến khi xem xét về chất lượng hoạt động tín dụng.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A9

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 14/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Thứ nhất: Chất lượng hoạt động tín dụng xét từ góc độ KH.

Tín dụng phát ra phải phù hợp với mục đích sử dụng vốn của KH, với lãi

suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản, thuận tiện thu hút được nhiều KH nhưng

cần đảm bảo nguyên tắc tín dụng.

Thứ hai: Chất lượng tín dụng xét từ góc độ NHTM 

Phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân

ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn

trả đúng hạn và có lãi.

Thứ ba: Chất lượng hoạt động tín dụng xét từ góc độ kinh tế xã hội

Tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết

công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá

trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín

dụng và tăng trưởng kinh tế.

 Như vậy, ta có thể rút ra:

- Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể vừa trừu tượng, chịu ảnh

hưởng bởi các nhân tố chủ quan và khách quan. Khuynh hướng phát triển của nềnkinh tế, sự thay đổi của giá cả thị trường cũng như môi trường pháp lý đều ảnh

hưởng tới chất lượng tín dụng.

- Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp, nó phản ánh mức độ thích

nghi của NHTM với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, nó thể hiện sức mạnh

của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh để tồn tại.

- Chất lượng tín dụng được xác định qua nhiều yếu tố như: thu hút KH tốt,

thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn của vốn tín dụng, chi phí tổng thể vềlãi suất, chi phí nghiệp vụ…

- Chất lượng tín dụng không tự nhiên mà có, nó là kết quả của một chương

trình kết hợp hoạt động giữa con người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với

nhau vì một mục đích chung, do đó để đạt được chất lượng cần có sự quản lý.

1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng NHTM

* Quy mô hoạt động tín dụng 

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A10

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 15/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Một trong những chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng tín dụng là quy mô

được đo bằng tổng dư nợ của tín dụng. Khối lượng tín dụng lớn chỉ có thể đạt được

thông qua việc áp dụng các chính sách tín dụng năng động để phục vụ nền kinh tế

và KH, trong đó có cả các biện pháp tiếp thị để thu hút KH.

Tăng quy mô tín dụng cần phải cân nhắc để thỏa mãn các điều kiện kiểm

soát tín dụng vì vấn đề này có hai mặt. Tăng quy mô tín dụng là tăng quy mô sinh

lời. Đồng thời cần tránh chạy theo quy mô kinh doanh mà phải chấp nhận rủi ro lớn

hơn do các điều kiện tín dụng dễ dãi.

Chỉ tiêu tăng số lượng KH mới cũng là một đại lượng cần được đánh giá khi

xem xét quy mô tín dụng. Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh thì thu hút được

nhiều KH là dấu hiệu tốt phản ánh chất lượng phục vụ, thỏa mãn nhu cầu của KH.

 Ngoài ra, một đại lượng khác đo lường quy mô hoạt động tín dụng là tỷ phần

chiếm giữ. Đây cũng là chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Nếu

tỷ trọng thị phần chiếm giữ ngày càng giảm là dấu hiệu cảnh báo để ngân hàng xem

lại chất lượng tín dụng.

* Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 

Là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một thờiđiểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố

quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không

được hoàn trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó đã vi

 phạm nguyên tắc tín dụng quan trọng nhất của ngân hàng và nó bị chuyển sang nợ 

quá hạn . Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong hoạt động kinh doanh là khách

quan, do đó nợ quá hạn của NHTM là tất yếu, không thể tránh khỏi. Để đánh giá

chất lượng tín dụng của một NHTM người ta thường dung chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn.

Một NHTM có nhiều khoản nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ cao sẽ bị

đánh giá là chất lượng tín dụng thấp.

* Dự phòng rủi ro/ Tổng dư nợ 

Định kỳ các NHTM phải đánh giá các khoản nợ quá hạn và trích lập một

khoản dự phòng rủi ro theo một tỷ lệ nhất định. Chính vì vậy, tỷ lệ này phản ánh

khả năng bù đắp cho các khoản tổn thất của hoạt động tín dụng. Tỷ lệ dự phòng rủiro/ Tổng dư nợ càng cao càng an toàn.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A11

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 16/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

* Cấu trúc danh mục đầu tư 

Yêu cầu của danh mục đầu tư là phải đảm bảo nguyên tắc phân tán rủi ro và

có cơ cấu hợp lý về kỳ hạn để đảm bảo khả năng thanh khoản. Một số cơ cấu được

 Ngân hàng Nhà nước quy định như:

- Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn

- Tỷ lệ vốn tự có và rủi ro quy đổi

- Mức cho vay tối đa đối với một KH

 Ngoài ra, tùy theo chiến lược của từng ngân hàng, cơ cấu danh mục đầu tư

còn được quản lý theo mức độ đầu tư vào từng ngành nghề, khu vực kinh tế, tỷ

trọng cho vay không có tài sản đảm bảo.

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng 

- Thu từ lãi cho vay/ Tổng doanh thu

Đây là chỉ tiêu cần thiết để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt

động tín dụng mang lại. Chỉ tiêu này càng lớn thì vai trò của hoạt động tín dụng

càng lơn trong các hoạt động của ngân hàng. Cần phải xem xét tốc độ tăng trưởng

của chỉ tiêu này qua các thời kỳ và so sánh với tốc độ tăng trưởng của dư nợ chovay.

Tuy nhiên, xu hướng phát triển của các NHTM hiện nay là giảm dần tỷ trọng

thu từ hoạt động dịch vụ, nên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của hoạt động tín

dụng, các NHTM thường sử dụng các chỉ tiêu như: thu nhập ròng từ lãi cho vay và

tỷ lệ thu từ lãi cho vay/ Dư nợ bình quân.

- Thu nhập ròng từ lãi cho vayChỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí lãi cho vay bỏ ra thì thu về được bao

nhiều đồng lãi và được tính bằng Thu lãi từ hoạt động cho vay/ Chi phí lãi cho vay.

Trong đó, chi phí lãi cho vay bao gồm chi phí huy động vốn và cá chi phí khác để

thực hiện hoạt động cho vay.

Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ một đồng chi phí bỏ ra thu được nhiều đồng lãi

vay, vì vậy mà hiệu quả hoạt động tín dụng ngày càng cao.

- Tỷ lệ thu từ lãi cho vay/ Dư nợ bình quân

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A12

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 17/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu cho vay ra thu về được bao nhiêu

đồng lãi vay. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay ngày càng có hiệu

quả.

1.3. QUY TRÌNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.3.1. Quan niệm về quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận

nhu cầu vay vốn của KH cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và

thanh lý hợp đồng tín dụng.

 Ngày nay hầu hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín

dụng cụ thể, tùy thuộc vào qui mô của từng ngân hàng, năng lực của đội ngũ nhânsự, mức độ ứng dụng công nghệ tin học, thời hạn cho vay, hình thức cho vay và lĩnh

vực cho vay mà qui trình tín dụng có thể được thiết kế khác nhau. Nhưng, dù được

thiết kế như thế nào đi chăng nữa thì một quy trình cũng phải thể hiện những bước

cơ bản sau:

Sơ đồ 1: Quy trình tín dụng cơ bản

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A

 

Hồ sơ 

Khách

hàng

QUI TRÌNH TÍNDỤNG

Giai đoạn 1:

Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

 Giai đoạn 2:

Phân tích tín dụng

 Giai đoạn 3:

Quyết định tín dụng

 Giai đoạn 4:

Giải ngân

 Giai đoạn 5:

Giám sát và thanh lý tín dụng

13

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 18/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

 Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn

Đây là bước đầu tiên do CBTD thực hiện ngay sau khi tiếp xúc KH. Nhìnchung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như:

- Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của KH

- Khả năng sử dụng vốn vay

- Khả năng hoàn trả nợ vay bao gồm vốn và lãi

 Bước 2: Phân tích tín dụng 

Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của KH trong

việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay.

Mục tiêu:

- Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán

khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và

hạn chế tổn thất cho ngân hàng.

- Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía KH trong

 bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của KH làm cơ sở cho việc ra quyết định

cho vay.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A14

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 19/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

 Bước 3: Ra quyết định tín dụng 

Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối

với một hồ sơ vay vốn của KH.

Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản:

- Đồng ý cho vay với một KH không tốt

- Từ chối cho vay với một KH tôt.

Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai

lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

 Bước 4: Giải ngân

Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho KH theo hạn mức tín dụng

đã ký kết trong hợp đồng tín dụng.

Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hànghóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của KH và

đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây

 phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của KH.

 Bước 5: Giám sát và thanh lý tín dụng 

 Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của

KH, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của KH,... để đảm bảo khả năng

thu nợ.

1.3.2. Tác động của quy trình tín dụng đối với nâng cao chất lượng tín

dụng

Quy trình tín dụng là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tài chính thích

hợp tại ngân hàng. Ngày nay các ngân hàng và các định chế tài chính đều thiết lập

các quy trình tín dụng. Về nguyên tắc các quy trình tín dụng của ngân hàng đều có

những nội dung cơ bản tương tự nhau. Tuy nhiên nội dung chi tiết thì lại có nhiều

khác nhau. Điều này phụ thuộc vào quy mô của từng ngân hàng, cấu trúc cho vay,

năng lực đội ngũ nhân sự, mức độ tín dụng công nghệ thông tin. Trong đó nhiệm vụ

của các phòng ban, bộ phận chức năng được xây dựng rõ ràng các công việc liên

quan đến hoạt động cho vay. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang

tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn

 bó với nhau. Từ đó làm cơ sở cho việc phân công trách nhiệm ở từng vị trí, hơn nữa

với mục tiêu này công tác quản trị nhân sự tại ngân hàng sẽ được điều chỉnh kịp

thời và có hiệu quả nhất. Dựa vào quy trình tín dụng ngân hàng sẽ thiết lập các thủ

tục hành chính sao cho phù hợp với quy mô, tổ chức và những quy định của phápluật đảm bảo mục tiêu kinh doanh. Bên cạnh đó có thể nói quy trình tín dụng là quy

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A15

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 20/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

 phạm nghiệp vụ bắt buộc thực hiện trong nội bộ ngân hàng và được in thành văn

 bản. Mặt khác quy trình tín dụng còn là cơ sở để kiểm soát tiến trình cấp tín dụng và

điều chỉnh chính sách tín dụng cho phù hợp với thực tế. Từ đó ngân hàng phát hiện

những quy định không phù hợp với chính sách tín dụng. Từ những yếu tố cụ thể

ngân hàng sẽ thay đổi để giám sát quá trình sử dụng vốn của KH cũng như hoạt

động tín dụng nói chung. Hiệu quả hoạt động tín dụng có được đảm bảo hay không

tùy thuộc vào thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp nhịp nhàng

giữa các bước trong quy trình tín dụng

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A16

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 21/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THEO

QUY TRÌNH MỚI CỦA BIDV THĂNG LONG

2.1. VÀI NÉT VỀ BIDV THĂNG LONG

2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của BIDV Thăng Long

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long là một trong số 108

chi nhánh trực thuộc của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tiền

thân của chi nhánh đó là một phòng chuyên quản trực thuộc của hệ thống Ngânhàng Kiến thiết Trung Ương theo Quyết định số 103/TC – QĐ/TCCB ngày

03/04/1974 với nhiệm vụ chính là cấp phát, kiểm tra và thanh toán vốn đầu tư xây

dựng cơ bản cho việc xây dựng công trình cầu Thăng Long. Phòng này đặt trụ sở tại

xã Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội và con dấu riêng lấy tên dấu là: “Ngân hàng

Kiến thiết Trung Ương – Phòng chuyên quản công trình cầu Thăng Long”.

Từ khi có Quyết định số 75/NH-QĐ ngày 17/07/1981 của Tổng Giám đốc

 Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, phòng được mang tên “Chi nhánh Ngân hàng Đầu

tư xây dựng công trình trọng điểm cầu Thăng Long”, được giao nhiệm vụ quản lýnguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản cầu Thăng Long, thực hiện hạch toán

và tiến hành cho vay, cấp phát và thanh toán quản lý tiền mặt, kiểm soát thu chi quỹ

tiền lương trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản đối với các doanh nghiệp xây lắp

có mở tài khoản tại các chi nhánh thực hiện theo đúng chế độ chính sách, thể lệ và

kế hoạch của ngân hàng.

 Ngày 27/06/1988 theo quyết định số 52/NH-QĐ của Tổng Giám đốc Ngân

hàng Nhà nước Việt Nam về việc đổi tên “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư xây dựng

công trình trọng điểm cầu Thăng Long” thành “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây

dựng cầu Thăng Long”. Để phù hợp với tổ chức bộ máy Ngân hàng Đầu tư và phát

triển Việt Nam, năm 1991 theo Quyết định số 38/NH-QĐ ngày 02/04/1991 của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chi nhánh được đổi tên thành: Chi

nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam và chuyển trụ sở làm việc ra địa điểm tại đường cao tốc Thăng

Long – Nội Bài thuộc xã Cổ Nhuế - Từ Liêm – Hà Nội nay đổi thành đường Phạm

Văn Đồng – Từ Liêm – Hà Nội.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A17

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 22/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Đến năm 1994, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Quyết định số

38 NH/QĐ-NH9 ngày 10/11/1994 điều chỉnh chức năng và nhiệm vụ của Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam cho phép Chi nhánh được chuyển sang hoạt động kinh doanh như một

 NHTM.

 Nằm trong khối các NHTM Quốc doanh nhưng hệ thống Ngân hàng Đầu tư và

Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng

Long nói riêng chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh doanh muộn hơn các

 NHTM Quốc doanh khác, do đó kinh nghiệm kinh doanh còn rất nhiều hạn chế,

đồng thời về đặc điểm riêng của Chi nhánh là vị trí xa trung tâm và xa khu dân cư,

do đó có nhiều điểm bất lợi trong hoạt động kinh doanh.

Với xuất phát điểm là một ngân hàng được giao quản lý và cấp phát vốn xâydựng công trình cầu Thăng Long, Chi nhánh đã có được mối quan hệ với các đơn vị

thi công xây lắp trực thuộc Tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long. Sau khi hoàn

thành công trình cầu Thăng Long, các đơn vị này đã gặt hái được kinh nghiệm về

xây dựng cầu và trở thành đơn vị hàng đầu của ngành cầu đường Việt Nam. Với

kinh nghiệm và thiết bị sẵn có, những công ty này đã vươn xa chiếm lĩnh thị trường

trên phạm vi cả nước. Họ chính là những KH truyền thống của Chi nhánh.

Hiện nay, Chi nhánh không chỉ tập trung vào các KH truyền thống mà còn tiếp

cận nhiều đối tượng khác như khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là các doanhnghiệp vừa và nhỏ. Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Chi nhánh cũng đã rút

ra những kinh nghiệm quý báu trong hoạt động thẩm định các dự án đầu tư, nhất là

đối với các hoạt động đầu tư trung và dài hạn.

Cho đến nay, đã trải qua hơn 15 năm hoạt động với tư cách là một NHTM,

Chi nhánh cũng đã rút ra được những thành tựu như: 2 năm đầu được xếp loại

“Giỏi”, những năm tiếp theo Chi nhánh luôn được xếp loại “Xuất sắc” trong toàn hệ

thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đồng thời Chi nhánh còn được

trao tặng huân chương Lao động hạng 3. Có thể nói rằng trong hoạt động kinh

doanh, Chi nhánh luôn đặt sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp làm mục đích

cho sự phát triển của Ngân hàng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BIDV Thăng Long

 Năm 1991, Chi nhánh gồm 22 người được chia làm 3 phòng, đó là phòng tín

dụng cấp phát và kinh doanh, phòng kế toán thường vụ, phòng tổ chức hành chính – 

ngân quỹ.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A18

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 23/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Tĩnh đến thời điểm 31/12/2009, Chi nhánh có 13 phòng, bao gồm 140 cán bộ

công nhân viên, số cán bộ chủ chốt là 30 người, trong đó Ban Giám đốc gồm 4

người (1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc)

Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long:

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A19

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 24/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh BIDV Thăng Long `

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A

GIÁM ĐỐCCHI NHÁNH

PHÒNG QUAN HỆKHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

PHÒNG/TỔ TÀI TRỢ DỰ ÁN

PHÒNG QUẢN TRỊ TÍNDỤNG

PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO

PHÒNG TỔ CHỨC –  NHÂN SỰ 

PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ

TOÁN

PHÒNG/TỔ ĐIỆN TOÁN

PHÒNG KẾ HOẠCHTỔNG HỢP

PHÒNG/TỔ QUẢN LÝ VÀDỊCH VỤ KHO QUỸ

PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCHHÀNGPHÒNG/TỔ THANHTOÁN QUỐC TẾ

PHÒNG/TỔ QUẢN LÝ VÀDỊCH VỤ KHO QUỸ

PHÒNG/TỔ THANH TOÁN QUỐC TẾ

VĂN PHÒNG

PHÒNG QUAN HỆKHÁCH HÀNG DOANH

 NGHIỆP

PHÓ GIÁMĐỐC 1

PHÓ GIÁMĐỐC 2

20

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 25/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

2.2. QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG QUY TRÌNH TÍN DỤNG MỚI CỦA BIDV THĂNG

LONG

2.2.1. Quy định của BIDV đối với quy trình tín dụng

 Mục đích:

- Quy định các bước thực hiện trong cho vay của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Việt Nam.

- Xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm của người thực hiện công

việc.

- Giúp quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi

ro, không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.

-  Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu hợp lý của KH trong quan hệ với Ngân hàng.

- Tiêu chuẩn hóa các quy trình thủ tục để đạt được yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn

quản lý chất lượng ISO 9000, duy trì và cải tiến ngày càng hoàn thiện hơn.

 Phạm vi áp dụng:

Quy định này quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng áp dụngtại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (bao gồm Hội sở chính, các Chi

nhánh, Sở giao dịch).

2.2.2. Quy trình tín dụng áp dụng từ trước tháng 10 năm 2008 đối với doanh

nghiệp của BIDV Thăng Long

 Nhằm chuẩn hóa các hoạt động nghiệp vụ của các chi nhánh trong hệ thống,

tháng 9 năm 2001 Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban

hành 42 quy trình nghiệp vụ liên quan đến từng mảng hoạt động cụ thể , trong đó cóquy trình nghiệp vụ tín dụng.

Là một chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam,

hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long tuân

theo quy trình tín dụng do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành. Nội

dung của quy trình như sau:

 Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn KH về hồ sơ vay vốn

CBTD làm đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn KH về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính

đầy đủ, hợp lệ phù hợp với những nội dung của hồ sơ tín dụng bao gồm:

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A21

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 26/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

- Hồ sơ pháp lý

- Hồ sơ khoản vay

- Hồ sơ đảm bảo tiền vay

 Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng 

CBTD nghiên cứu, thẩm định hồ sơ vay vốn theo những nội dung sau:

- Đánh giá chung về KH: Năng lực pháp lý; mô hình tổ chức, bố trí lao động;

quản trị điều hành của doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh và các rủi ro chủ yếu

- Tình hình tài chính của KH: Đánh giá về sự trung thực, chính xác của Báo

cáo tài chính; phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế tài chính và phân tích các tồn

tại nguyên nhân.

- Phương án sản xuất kinh doanh và khả năng vay trả.

- Bảo đảm tiền vay.- Xác định phương thức và nhu cầu vay.

- Xem xét khả năng nguồn vốn của Chi nhánh: Xem xét, cân đối khả năng

nguồn vốn đối với những khoản vay lớn; mua bán chuyển đổi ngoại tệ đối với

những khoản vay cần chuyển đổi để thanh toán nước ngoài; lãi suất áp dụng cho

khoản vay.

- Xem xét điều kiện thanh toán: Nội dung, hình thức thanh toán… đối với

những khoản vay thanh toán nước ngoài.

 Bước 3: Xét duyệt cho vay, ký hợp đồng tín dụng.- CBTD sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, lập tờ trình cho

vay kèm theo hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng tín dụng.

- Trưởng phòng tín dụng: Trên cơ sở tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn,

xem xét, kiểm tra thẩm định lại, ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo.

- Lãnh đạo xem xét lại hồ sơ trưởng phòng tín dụng trình để quyết định cho

vay, không cho vay hoặc cho vay có điều kiện. Trong trường hợp khoản vay vượt

thẩm quyền của chi nhánh thì trình lên Hội sở chính phê duyệt

- Căn cứ vào nội dung phê duyệt của lãnh đạo hoàn chỉnh các thủ tục khác

theo quy định.

- Ký hợp đồng tín dụng và hợp đồng đảm bảo tiền vay.

- Làm thủ tục giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo tiền vay.

- Thời gian thẩm định, xét duyệt cho vay: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ

ngày KH cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định, chi nhánh phải có ý kiến trả

lời KH về quyết định của mình.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A22

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 27/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

 Bước 4: Giải ngân, theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay.

Giải ngân:

- CBTD yêu cầu KH cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền

vay để giải ngân.

- CBTD hướng dẫn KH hoàn chỉnh nội dung chứng từ.

- CBTD xem xét hồ sơ của KH, nếu đủ điều kiện thì lập tờ trình giải ngân

trình trưởng phòng tín dụng.

- Trưởng phòng tín dung kiểm tra lại điều kiện giải ngân, nếu chưa phù hợp

yêu cầu CBTD chỉnh sửa lại, nếu đã phù hợp thì ký trình lãnh đạo.

-  Nếu đồng ý thì lãnh đạo ký duyệt, nếu không đồng ý phải ghi rõ lý do.

- CBTD nhập thông tin vào chương trình điện toán và luân chuyển chứng từ.

Theo dõi, kiểm tra khoản vay:- Theo dõi khoản vay

- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay

- Theo dõi, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và tài

sản bảo đảm tiền vay

Bước 5: Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh

- Theo dõi việc thực hiện hợp đồng tín dụng của KH: Theo dõi trả nợ gốc,

theo dõi trả lãi, theo dõi trả phí đối với khoản vay có phí.

- Xử lý các phát sinh trong quá trình cho vay- Xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng

 Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng 

- Tất toán khản vay

- Giải chấp các hợp đồng bảo đảm tài sản

- Thanh lý hợp đồng tín dụng

Cùng với quy trình tín dụng như trên, cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long được quy định như sau:

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A23

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 28/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Sơ đồ 3: Quy trình tín dụng cũ tại BIDV Thăng Long 

Hoạt động tín dụng tại chi nhánh được thực hiện thông qua hai phòng tín

dụng và các phòng giao dịch trực thuộc.

Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách tín dụng là người có quyền lực cao

nhất trong việc đưa ra quyết định tín dụng. Giám đốc ủy quyền trực tiếp cho các

Trưởng phòng giao dịch được ký duyệt đối với những khoản vay nằm trong hạn

mức nhất định hoặc những khoản vay cầm cố bằng giấy tờ có giá do NHTM quốc

doanh phát hành hoặc Kho bạc Nhà nước phát hành. Trường hợp khoản vay vượt

quá thẩm quyền quyết định của chi nhánh thì phải trình hồ sơ lên Ban tín dụng của

Hội sở chính.

Hội đồng tín dụng bao gồm một số thành viên kiêm nhiệm như:Trưởng

 phòng tín dụng, Kế toán trưởng, Trưởng phòng thẩm định, Trưởng phòng kiểm soát

nội bộ… thực hiện chức năng tư vấn cho Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách tín

dụng về các quyết định cho vay. Đối với những dự án lớn phức tạp, vượt quá hạn

mức được giao, các phòng tín dụng và phòng giao dịch phải chuyển qua cho phòng

thẩm định phân tích, đánh giá.

2.2.3. Quy trình tín dụng mới áp dụng từ tháng 10/2008 đối với doanh nghiệp

của BIDV Thăng Long

Từ ngày 01/08/2008 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam bắt đầu triển

khai dự án TA2, dự án này được tư vấn bởi các chuyên gia của Tập đoàn tài chính

quốc tế Institutional & Government Advisory Services (ING) của Hà Lan. Hội đồngquản trị BIDV đã họp 7 lần về dự án này và sau đó đã thực hiện 11 cuộc truyền

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A

Giám đốc

Hội đồng

tín dụng 

PGĐ phụ trách TDyydrgeerFFSSTST

Dtídụng

TP Thẩmđịnh

 TP Giaodịch

TP Tíndụng

Cán bộthẩm định

CBTDCBTD 

KHKH

24

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 29/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

thông nội bộ tới các chi nhánh về mô hình tổ chức mới. BIDV còn đăng tải dần trên

tập san nội bộ để mọi người cùng hiểu về định hướng theo cơ cấu mới mà NH sẽ

triển khai. Theo dự án mới, BIDV thu gom và quản lý tập trung về hội sở chính các

nghiệp vụ chưa tác động nhiều đến KH như tiền tệ và thanh toán quốc tế. Vào cuối

năm 2007, BIDV cơ cấu xong hội sở chính. Đối với các chi nhánh, BIDV bắt đầu

hình thành các chi nhánh hỗn hợp, sau một giai đoạn thì một vài chức năng của chi

nhánh hỗn hợp sẽ bị thu hẹp lại và tiến tới hình thành chi nhánh bán buôn và chi

nhánh bán lẻ.

Dự án mới TA2 mới, quy định tất cả các cán bộ có liên quan từ khâu tiếp thị

KH và lập đề xuất cấp tín dụng cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng phải tuân

thủ trình tự, thủ tục cấp tín dụng theo Quyết định Số: 3999 /QĐ-QLTD1 Ngân

hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó, quy trình tín dụng đối với doanhnghiệp được thực hiện theo các bước như sau:

 Bước 1: Tiếp thị KH, lập Báo cáo đề xuất tín dụng và phê duyệt đề xuất tín

dụng 

- Tiếp thị và nhận hồ sơ:

Cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị; tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm

và dịch vụ của BIDV từ KH. Trên cơ sở nhu cầu của KH, Cán bộ QHKH hướng

dẫn KH lập Hồ sơ tín dụng gồm:Giấy đề nghị tín dụng;

Hồ sơ pháp lý của KH;

Hồ sơ về tình hình tài chính của KH;

Hồ sơ về dự án, phương án tín dụng;

Hồ sơ đảm bảo tiền vay/nghĩa vụ bảo lãnh.

- Đánh giá, phân tích và lập Báo cáo đề xuất tín dụng:

Căn cứ Hồ sơ tín dụng của KH, Cán bộ QHKH thực hiện nghiên cứu, đánh

giá, phân tích theo những nội dung sau:+ Đánh giá chung về KH

+ Về tình hình tài chính của KH

+ Chấm điểm tín dụng KH

+ Phân tích, đánh giá về Phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư; Khả

năng vay trả của KH để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A25

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 30/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

+ Đánh giá về tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm hiên hành

của BIDV.

+ Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa

+ Lập báo cáo đề xuất tín dụng:

Cán bộ QHKH sau khi đánh giá, phân tích Hồ sơ tín dụng của KH lập Báo

cáo đề xuất tín dụng.

- Phê duyệt Báo cáo đề xuất tín dụng

Lãnh đạo Phòng QHKH/Lãnh đạo Phòng tài trợ dự án thực hiện kiểm tra lại

các nội dung trong Báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến vào Báo cáo đề xuất, ký

kiểm soát và trình PGĐ QHKH.

- Trường hợp cho vay tài trợ dự án vượt thẩm quyền phê duyệt đối với 1 dự án

của Chi nhánh

Chi nhánh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ tất cả các bước của Quy trình như

đối với các trường hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro. Phòng Tài trợ dự án

(Ban QHKH doanh nghiệp) tại Hội sở chính là đầu mối tiếp nhận hồ sơ cho vay tài

trợ dự án vượt thẩm quyền phê duyệt đối với 1 dự án của Chi. Sau khi tiếp nhận Bộhồ sơ đầy đủ, Phòng Tài trợ dự án (Ban QHKH doanh nghiệp) thực hiện tái thẩm

định và lập Báo cáo đề xuất tín dụng Quy định về Bộ hồ sơ trình Hội sở chính phê

duyệt.

 Bước 2: Thẩm định rủi ro

- Tiếp nhận hồ sơ:

Phòng QLRR tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín dụng và Hồ sơ tín dụng từ Phòng

QHKH và

- Thẩm định rủi ro:

Cán bộ QLRR thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập Báo

cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồ sơ tín dụng trình Lãnh đạo Phòng QLRR.

Lãnh đạo phòng QLRR thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của Báo cáo

thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

rủi ro.

 Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng 

- Các trường hợp cấp tín dụng không phải qua thẩm định rủi ro

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A26

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 31/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi PGĐ QHKH/cấp có

thẩm quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất tín dụng.

Tại Phòng Giao dịch: Trường hợp KH có nhu cầu tín dụng thuộc thẩm quyền

 phê duyệt tín dụng của Lãnh đạo Phòng Giao dịch, khoản tín dụng được coi là phê

duyệt cấp tín dụng khi Lãnh đạo Phòng Giao dịch ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng

trên Báo cáo đề xuất tín dụng.

- Các trường hợp cấp tín dụng phải qua thẩm định rủi ro

Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/PGĐ

QLRR tín dụng: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ

chữ ký phê duyệt của PGĐ QHKH trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Giám đốc/PGĐ

QLRR tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro.

Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng tíndụng Chi nhánh: Cán bộ QLRR chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành

viên Hội đồng tín dụng.

Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi trong Biên bản họp

của Hội đồng tín dụng kết luận đồng ý cấp tín dụng.

- Xử lý sự khác biệt giữa ý kiến phê duyệt đề xuất cấp tín dụng và Phê duyệt

rủi ro tín dụng.

 Bước 4: Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt 

- Soạn thảo quyết định cấp tín dụng:Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, Bộ phận

QLRR chịu trách nhiệm soạn thảo Quyết định cấp tín dụng trình cấp có thẩm quyền

ký, để thông báo cho các bộ phận có liên quan.

- Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, Cán bộ

QHKH tiến hành:

Trường hợp từ chối cấp tín dụng, Cán bộ QHKH soạn thảo văn bản từ chối cấp

tín dụng, trình cấp có thẩm quyền ký và gửi cho KH. Còn trường hợp đồng ý cấp tín

dụng Cán bộ QHKH thực hiện thương thảo với KH về các điều kiện tín dụng đã

được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Soạn thảo Hợp đồng:

Căn cứ nội dung, điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và

các Hợp đồng mẫu, Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm soạn thảo Hợp đồng tín

dụng/Hợp đồng cấp bảo lãnh/Hợp đồng bảo đảm và các văn bản tín dụng có liên

quan khác.

- Ký kết Hợp đồng:

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A27

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 32/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Các Hợp đồng phải được ký kết bởi Người đại diện có thẩm quyền của BIDV

và KH theo quy định của pháp luật.

 Người có thẩm quyền đại diện cho BIDV tham gia ký kết các Hợp đồng liên

quan đến hoạt động tín dụng và theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám đốc trong

từng thời kỳ.

- Hoàn thiện các điều kiện trước khi giải ngân:

Cán bộ QHKH có trách nhiệm đàm phán với KH để hoàn thiện các điều kiện

trước khi giải ngân theo Quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền.

Cán bộ QHKH thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo và/hoặc thủ

tục công chứng; Là đầu mối giao, nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo giữa BIDV và

KH. .

- Lưu giữ hồ sơ, nhập thông tin vào Hệ thống SIBS:Sau khi các Hợp đồng đã được ký kết, Bộ phận QHKH chuyển trả 01 bản gốc

Hợp đồng tín dụng cho KH và bàn giao toàn bộ Hồ sơ tín dụng của KH sang Bộ

 phận QTTD.

Bộ phận QTTD thực hiện nhập thông tin vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ theo

Quy trình quản lý, lưu trữ hồ sơ.

Các Hồ sơ gốc liên quan đến tài sản đảm bảo của KH được Bộ phận QHKH

 bàn giao cho Bộ phận kho quỹ để lưu giữ theo quy định của BIDV.

 Bước 5: Giải ngân/Phát hành bảo lãnh- Giải ngân

+ Tiếp nhận và lập Đề xuất giải ngân

+ Trình duyệt giải ngân:

+ Phê duyệt giải ngân:

+ Thực hiện giải ngân và lưu giữ hồ sơ:

- Phát hành bảo lãnh:

+ Tiếp nhận và Phát hành bảo lãnh

+ Lập tờ trình duyệt Phát hành bảo lãnh

+ Phê duyệt phát hành bảo lãnh

+ Thực hiện phát hành bảo lãnh và lưu giữ hồ sơ 

 Bước 6: Giám sát và kiểm soát 

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A28

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 33/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

- Bộ phận QHKH:

Cán bộ QHKH có trách nhiệm theo dõi quá trình phê duyệt và xác định khoản

vay/bảo lãnh đã được giải ngân/phát hành bảo lãnh, nghĩa vụ của KH đối với BIDV

đã phát sinh để có biện pháp kiểm tra, giám sát, thu hồi và thực hiện các nhiệm vụsau:

+ Thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá mục đích sử dụng vốn vay, tình hình thực

hiện cam kết, thực trạng tài sản đảm, định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá

lại hiệu quả khai thác các dự án đầu tư, hiệu quả việc cấp tín dụng cho KH.

+ Thực hiện phân loại nợ theo quy định của BIDV.

+ Đầu mối thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo theo quy định về giaodịch bảo đảm trong cấp tín dụng của BIDV.

+ Thường xuyên theo dõi phân tích các biến động về hoạt động sản xuất kinh

doanh, tình hình tài chính, tài sản; tài sản đảm bảo của KH để kịp thời nhận diện các

rủi ro tiềm ẩn.

+ Triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được cấp có thẩm

quyền phê duyệt.

+ Đôn đốc KH trả nợ gốc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng, nợ 

xấu), phí đến khi tất toán hợp đồng.

+ Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm: Đề xuất các phương án xử lý và trực tiếp

xử lý các khoản nợ xấu va đề xuất các phương án thu hồi xử lý nợ xấu, nợ ngoại

 bảng (xử lý tài sản, xoá nợ, bán nợ, chuyển thành vốn góp...).

- Bộ phận QLRR:

+ Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ phận QHKH và Bộ phận QTTD trong

việc: Phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường

hợp khoản tín dụng/ KH có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay của KH chuyển

sang trạng thái nợ xấu. Trình lãnh đạo các phương án thu hồi nợ xấu, nợ ngoại

 bảng, các phương án xử lý các khoản nợ xấu.

+ Giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR; Tổng hợp kết quả

 phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Bộ phận Kế toán để lập cân đối kế toán

theo quy định.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A29

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 34/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

+ Giám sát thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền

 phê duyệt.

+ Quản lý danh mục các khoản nợ xấu, nợ chuyển ngoại bảng, các khoản đã

được bán nợ, khoanh nợ, ...

- Bộ phận QTTD:

+ Định kỳ hàng tháng lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn, danh

sách các khoản vay điều chỉnh lãi suất, ngày hết hạn của chứng thư bảo hiểm tài

sản, danh sách Bảo lãnh đến hạn, phí đến hạn thanh toán nhưng chưa thu gửi Bộ

 phận QHKH để đôn đốc KH trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

+ Chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến trạng thái các khoản nợ vay/Bảo lãnh

của các KH, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho Bộ phận QHKH.

+ Lập thông báo yêu cầu Bộ phận QHKH thực hiện kiểm tra, rà soát khoản

vay theo đúng quy định. Sau 7 ngày làm việc kể từ ngày lập thông báo, Bộ phận

QHKH chưa thực hiện việc kiểm tra, rà soát khoản vay, Bộ phận QTTD phải báo

cáo bằng văn bản lên cấp có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.

+ Thực hiện tính toán trích lập Dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của

Bộ phận QHKH và các Quy định của BIDV, gửi kết quả sang Bộ phận QLRR để rà

soát. + Quản lý, lưu trữ các hồ sơ tín dụng theo quy định, bao gồm tất cả các khoản

nợ, kể cả nợ xấu, nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, ...

+ Thực hiện chức năng thông tin, báo cáo thống kê.

- Tại Hội sở chính, Ban Quản lý tín dụng chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra giám

sát công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tổng hợp kết quả phân

loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của toàn hệ thống.

 Bước 7: Điều chỉnh tín dụng 

- Nội dung của điều chỉnh tín dụng bao gồm:

+ Rà soát, điều chỉnh Hạn mức/Số tiền cho vay, bảo lãnh.

+ Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ/Điều chỉnh thời gian hiệu lực của Thư bảo

lãnh.

+ Điều chỉnh điều kiện tín dụng; Điều chỉnh biện pháp bảo đảm/Tài sản bảo

đảm và các điều chỉnh tín dụng khác.

- Lưu hồ sơ:

+ Đối với điều chỉnh khoản vay:

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A30

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 35/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Bộ phận QTTD lưu: Hồ sơ điều chỉnh tín dụng; Phụ lục Hợp đồng tín dụng

(01 bản gốc); Báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng (01 bản gốc); Báo cáo thẩm định

rủi ro (01 bản gốc - nếu phải qua Bộ phận QLRR); Các văn bản có liên quan khác.

Bộ phận QHKH chuyển cho KH: Phụ lục hợp đồng tín dụng.

+ Điều chỉnh thời hạn hiệu lực bảo lãnh, số tiền bảo lãnh và các điều chỉnh về

 bảo lãnh khác:

Bộ phận QTTD lưu: Hồ sơ điều chỉnh tín dụng; Phụ lục Hợp đồng cấp bảo

lãnh (01 bản gốc); Văn bản điều chỉnh thư bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh (01 bản

sao); chứng từ điều chỉnh bảo lãnh đã được lãnh đạo Ban/phòng duyệt; chứng từ thu

 phí (nếu có); Báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng (01 bản gốc); Báo cáo thẩm định

rủi ro (01 bản gốc - nếu phải qua Bộ phận QLRR); Các văn bản có liên quan khác.

Bộ phận QTTD chuyển Bộ phận G/L để làm căn cứ kiểm tra: Phụ lục hợpđồng cấp bảo lãnh (01 bản gốc); Văn bản điều chỉnh thư bảo lãnh/hợp đồng bảo

lãnh (01 bản sao); chứng từ thu phí (nếu có).

Bộ phận QHKH chuyển cho KH: Phụ lục hợp đồng cấp bảo lãnh; Văn bản

điều chỉnh thư bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh (01 bản gốc).

 Bước 8: Thu nợ, lãi, phí 

- Thông báo, đôn đốc KH trả nợ gốc, lãi, phí:

+ Bộ phận QHKH chịu trách nhiệm thông báo và đôn đốc KH trả nợ gốc, lãi

và phí đúng hạn+ Trong quá trình theo dõi đôn đốc KH trả nợ, Bộ phận QHKH biết trước chắc

chắn KH không có khả năng trả nợ đúng hạn thì phải áp dụng ngay một trong các

 biện pháp:

 Nếu KH có khả năng trả nợ trong thời gian gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn nợ:

Trường hợp này khi KH có đề nghị cơ cấu lại nợ, Bộ phận QHKH có thể xem xét

đề xuất điều chỉnh tín dụng.

 Nếu KH không có khả năng trả được nợ ngay cả khi được gia hạn/điều chỉnh kỳ

hạn trả nợ, bộ phận QHKH phải thông báo cho Bộ phận QTTD để thực hiện chuyển

nợ quá hạn hoặc phối hợp cùng Bộ phận QTTD theo dõi việc chuyển nợ quá hạn tự

động trên máy và đồng thời thực hiện các bước xử lý thu hồi nợ quá hạn

+ Đối với những bảo lãnh có ngày phát sinh hiệu lực được xác định gắn liền

với điều kiện nhất định, định kỳ hàng tháng Cán bộ QTTD có trách nhiệm đôn đốc

Cán bộ QHKH theo dõi, thu phí. Cán bộ QHKH có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra

các điều kiện phát sinh hiệu lực, trường hợp đủ điều kiện Bộ phận QHKH lập phiếu

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A31

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 36/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

đề nghị ghi rõ lý do bảo lãnh có hiệu lực chuyển Bộ phận QTTD rà soát lại trên

 phân hệ, duyệt thu phí bảo lãnh trên TF khi bảo lãnh có hiệu lực.

- Thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí:

+ Thu nợ gốc, lãi tự động.

+ Thu nợ gốc, lãi, phí thủ công.

 Bước 9: Xử lý thu hồi nợ quá hạn

- Các trường hợp phát sinh nợ quá hạn:

+ KH không trả nợ (bao gồm gốc, lãi, phí) đúng hạn mà không được BIDV cho

gia hạn nợ/Điều chỉnh kỳ hạn nợ.

+ KH phải nhận nợ vay bắt buộc khi BIDV đã thực hiện thay các nghĩa vụ bảo

lãnh.

- Cách thức xử lý thu hồi nợ quá hạn:+ Bộ phận QHKH, chịu trách nhiệm:

Thông báo bằng văn bản cho KH ngay sau khi có nợ quá hạn phát sinh.

Rà soát phân tích nguyên nhân nợ quá hạn đồng thời tiếp tục đôn đốc KH trả nợ 

quá hạn.

Đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt: Thay đổi chính sách KH đang áp

dụng, phối hợp với Bộ phận dịch vụ KH để có biện pháp trích tài khoản tiền gửi của

KH thu nợ khi có số dư; lập uỷ nhiệm nhờ thu qua các tổ chức tín dụng mà KH mở 

tài khoản; yêu cầu người bảo lãnh trả thay; áp dụng hình thức phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ; sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ quá hạn chuyển thành

nợ xấu không còn khả năng thu hồi và các hình thức xử lý khác như: Bán nợ;

Chứng khoán hoá...

+ Bộ phận QLRR, chịu trách nhiệm:

Phối hợp và trợ giúp Cán bộ QHKH trong việc rà soát, phân tích nguyên nhân

và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn.

Giám sát Bộ phận QHKH trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý đã được

cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Bộ phận QTTD, chịu trách nhiệm:

Thường xuyên thông báo về trạng thái nợ quá hạn của KH cho Bộ phận QHKH.

Phối hợp với Bộ phận QHKH kiểm tra, đối chiếu số nợ gốc, lãi, phí, lãi phạt

quá hạn.

+ Bộ phận Dịch vụ KH, chịu trách nhiệm thực hiện các bút toán thu nợ quá hạn

theo Chỉ thị của bộ phận QHKH.

 Bước 10: Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh- Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A32

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 37/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Sau khi nhận được thông báo thanh toán L/C từ Bộ phận TTQT hoặc văn bản

yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của Người thụ hưởng bảo lãnh, Cán bộ QHKH

kiểm tra điều kiện đòi tiền trong bảo lãnh so với các bằng chứng mà người thụ

hưởng bảo lãnh cung cấp.

- Cho vay bắt buộc:

+ Bộ phận QHKH:

Cán bộ QHKH lập Tờ trình cho vay bắt buộc và Thông báo cho vay bắt buộc, tập

hợp hồ sơ cùng Tờ trình và Thông báo cho vay bắt buộc trình các cấp có thẩm

quyền. Sau khi các cấp có thẩm quyền phê duyệt và ký thông báo cho vay bắt buộc,

Bộ phận QHKH nhận lại bộ hồ sơ và chuyển cho Bộ phận QTTD. Đồng thời

chuyển Thông báo cho vay bắt buộc đến KH.

+ Bộ phận QTTD:Đối với cho vay bắt buộc, Bộ phận QTTD không phải trình duyệt giải ngân.

Bộ phận QTTD tạo khoản vay trên phân hệ SIBS và chuyển Tờ trình cho vay bắt

 buộc xuống Bộ phận Dịch vụ KH để Bộ phận Dịch vụ KH thực hiện chuyển tiền

cho người thụ hưởng bảo lãnh/người thụ hưởng LC.

 Bước 11: Thanh lý hợp đồng, giải toả bảo lãnh

- Thanh lý hợp đồng cho vay:

Khi KH đã trả hết nợ gốc, lãi, phí Bộ phận QHKH phối hợp với Bộ phận

QTTD, Dịch vụ KH thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ gốc, lãi, phí… đểtất toán hồ sơ tín dụng, giải chấp các hợp đồng bảo đảm, thanh lý các Hợp đồng

(nếu có).

- Thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh:

+ Trường hợp thư bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh có ngày hết hạn hiệu lực xác

định, Bộ phận QTTD tự động giải toả bảo lãnh trên phân hệ TF và chuyển hồ sơ 

 bảo lãnh cho lãnh đạo kiểm tra và duyệt giải tỏa.

+ Trường hợp thư bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh có thời hạn hết hiệu lực mở hoặc hết hiệu lực trước thời hạn đã xác định trong thư bảo lãnh/hợp đồng bảo lãnh,

Bộ phận QHKH có trách nhiệm theo dõi và đôn đốc KH cung cấp các bằng chứng

liên quan đến điều kiện hết hiệu lực của thư bảo lãnh (thông báo hết hiệu lực thư

 bảo lãnh của bên thụ hưởng bảo lãnh, hoặc xác nhận hoàn thành nghĩa vụ của bên

thụ hưởng, ...). Khi nhận được các bằng chứng liên quan, Bộ phận QHKH lập Đề

xuất tất toán bảo lãnh, chuyển đề xuất tất toán kèm theo hồ sơ liên quan chuyển

sang Bộ phận QTTD.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A33

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 38/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI

BIDV THĂNG LONG KHI ÁP DỤNG QUY TRÌNH MỚI

2.3.1. Hoạt động tín dụng tại BIDV Thăng Long trước và sau khi áp dụng quy

trình mới

BIDV Thăng Long áp dụng quy trình tín dụng mới từ tháng 10 năm 2008, thời

điểm này là một thời điểm khó khăn đối với ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh

tế nói chung. Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng phát tại Mỹ

và loang rộng trên thế giới với một loạt định chế tài chính lớn sụp đổ. Ở những ảnh

hưởng gián tiếp, cuộc khủng hoảng tài chính, và nối tiếp là suy thoái kinh tế toàn

cầu, đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước vào khó khăn, dẫn đến

quan hệ tín dụng với các NHTM bị ảnh hưởng nhất định. Năm 2009, kinh tế Việt Nam liên tục biến động do ảnh hưởng xấu của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cũng

như tác động từ các chính sách vĩ mô của Đảng và Chính phủ trong việc kích thích

sản xuất, ổn định kinh tế đảm bảo an sinh xã hội.Vừa phải đảm bảo tăng trưởng

kinh tế vừa phải chống nguy cơ lạm phát quay trở lại. Đến hết quý I/2009 nền kinh

tế Việt nam chính thức vượt qua giai đoạn suy thoái và đạt mức tăng trưởng GDP

năm 2009 là 5,2%.

Đối với chi nhánh BIDV Thăng Long, là thành viên của BIDV luôn chủ động,

đi đầu và thực hiện nghiêm túc với kết quả các chính sách của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước, cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Để

có thể thấy rõ mặt hoạt động tín dụng của Chi nhánh từ trước và sau khi áp dụng

quy trình tín dụng mới, có thể xem xét những chỉ tiêu trong hoạt động tín dụng của

Chi nhánh trong 3 năm gần đây: 2007, 2008 và 2009

Trước hết là sơ bộ tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong hoạt động kinh

doanh:

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A34

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 39/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

 Bảng 1: Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của BIDV Thăng Long trong 3 năm   Đơn vị: Tỷ đồng 

TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009

1 Tổng tài sản 3,425 3,675 3,7152 Huy động vốn bình quân 2,865 3,045 3,1333 Huy động vốn cuối kỳ 3,072 3,159 3,1824 Huy động vốn VNĐ 2,023 2.622 2.6815 Huy động vốn dân cư 1,025 1.142 1.2266 Dư nợ tín dụng 1,915 1,980 2,069

6.1 Ngắn hạn 1,436 1,579 1,5806.2 Trung dài hạn 479 401 489

7 Dư nợ theo loại tiền VND 1,409 1,446 1,5558 Dư nợ tín dụng BQ 2,053 2,126 2,1679 Tỷ lệ nợ xấu 8.3 8.5 5.1

10 Thu nợ hạch toán NB 7.2 8.6 23.6811 Tỷ trọng Dư nợ TDH/TDN 25 20 2412 Tỷ trọng Dư nợ NQD/TDN 81 80 8513 Tỷ trọng DN có TSĐB/TDN 45 48 5014 Lãi treo 65 70 8615 Tỷ trọng DNTD bán lẻ /TDN 11 10 12

16 Thu dịch vụ ròng 35 40 3217 Trích DPRR( luỹ kế trong năm) 50 47 20

 Nguồn báo cáo tài chính Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long 

Các chỉ tiêu trong năm 2009 đều hoàn thành ở mức hợp lý và ổn định. Tổng

tài sản đạt 3.715 tỷ, tăng trưởng so năm trước 1,1%.

Có thể thấy năm 2009 các chỉ tiêu đều đạt ở mức hợp lý và ổn định hơn so với

năm 2007 và 2008. Tổng tài sản đạt 3.715 tỷ đồng, tăng trưởng so với 2008 1.1%.

Chỉ tiêu huy động vốn và tổng dư nợ đều tăng. Đặc biệt, các chỉ tiêu như tỷ lệ nợ 

xấu, trích dự phòng rủi ro đã giảm đáng kể. Thu nợ hạch toán ngoại bảng đã tăng từ

7.2 tỷ đồng năm 2007 lên 13.68 tỷ đồng năm 2009. Những chỉ tiêu này đã cho thấy

sự hoạt động hiệu quả của BIDV Thăng Long trong 3 năm gần đây, đặc biệt là năm

2009.

• Về quy mô tín dụng 

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A35

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 40/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng không thể không đánh giá chỉ tiêu

quy mô tín dụng của ngân hàng đó. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tăng trưởng về

mặt số lượng KH cũng như tổng dư nợ tín dụng của một ngân hàng.

- Tình hình tăng trưởng về KH doanh nghiệp:

 Bảng 2: Tình hình tăng trưởng về KH doanh nghiệp của BIDV Thăng Long trong 3năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

2008/2007 2009/2008 2009/2007

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Sốlượng

Tỷ lệ(%)

Số lượng KH Doanhnghiệp dư nợ tại Chinhánh BIDV Thăng

Long

186 225 249 39 20.97 24 10.67 63 33.87

 Nguồn báo cáo tài chính Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long 

Trong giai đoạn 2007 – 2009 này, số lượng KH có quan hệ tín dụng tại Chi

nhánh liên tục tăng. Năm 2007 số lượng là 186 doanh nghiệp dư nợ tại Chi nhánh

thì đến năm 2009, số lượng đó là 249, tăng 33.87%. Như vậy chứng tỏ uy tín và vị

thế của Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội ngày càng được nâng lên.

Cùng với sự tăng trưởng về số lượng KH là sự tăng trưởng về quy mô dư nợ.

Sau đây là số liệu về tình hình dư nợ:- Tình hình tăng trưởng về quy mô dư nợ 

 Bảng 3: Tình hình tăng trưởng về tổng dư nợ của BIDV Thăng Long trong 3 nămĐVT: Tỷ đồng 

Chỉ tiêu Năm

2007

 Năm

2008

 Năm

2009

So sánh

2008/2007

So sánh

2009/2008

Tăng (+)

giảm (-)

Tỷ trọng

(%)

Tăng (+)

giảm (-)

Tỷ trọng

(%)

Tổng dư nợ 1915 1980 2069 65 3.39 89 4.49

 Nguồn báo cáo tài chính Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long 

Trong giai đoạn này, quy mô tín dư nợ tín dụng của Chi nhánh liên tục tăng.

 Năm 2009 dư nợ tăng 89 tỷ đồng, tức là tăng 4.49% so với năm 2008. Dư nợ cuối

kỳ 2069 tỷ đồng, bằng 99,5% giới hạn Ngân hàng Trung ương giao, tăng trưởng

4,5% so năm trước. Giảm gần 200 tỷ so với mức giới hạn dư nợ cao nhất trong

năm, đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương.

• Cơ cấu tín dụng:

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A36

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 41/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

 Bảng 4: Cơ cấu tín dụng của BIDV Thăng Long trong 3 nămĐơn vị: Tỷ đồng 

STT Nội dung

31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009

Dư nợ Tỷ

trọng

(%)

Dư nợ tỷ

trọng

(%)

Dư nợ tỷ

trọng

(%)

I Tổng dư nợ 1915 1980 20691 Theo kỳ hạn

1.1 Cho vay ngắn hạn 1436 75 1579 80 1580 761.2 Cho vay trung dài hạn 479 25 401 20 489 242 Theo loại tiền

2.1 Cho vay VND 1409 73.6 1446 72.3 1555 74.6

2.2 Cho vay ngoại tệ (quy đổi) 506 26.4 534 26.7 514 24.73 Theo đối tượng KH

3.1 Dư nợ bán lẻ 207 10.8 198 10 248 123.1 Dư nợ TCKT 1708 89.2 1782 90 1821 88 Nguồn báo cáo tài chính Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long 

Theo bảng cơ cấu tín dụng .cho thấy, cho vay ngắn hạn, cho vay VND và dư

nợ tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng. Cơ cấu tín dụng

trong các năm không có biến động lớn, đảm bảo được nhiệm vụ Ngân hàng Trung

ương giao.• Về chất lượng tín dụng:

 Bảng 5: Chất lượng tín dụng của BIDV Thăng Long trong 2 năm Đơn vị: Tỷ đồng 

Nhóm nợ 31/12/2008 31/12/2009

Dư nợ tỷ trọng (%) Dư nợ tỷ trọng (%)Tổng dư nợ  1980   2069  

 Nhóm 1 1516 76.6 1523 73.6 Nhóm 2 269 13.6 440 21.3

 Nợ xấu 195 9.85 106 5.1 Nhóm 3 93 4.7 27 1.3 Nhóm 4 3 0.2 35 1.7 Nhóm 5 99 5.0 44 2.1

Đến 31/12/2009 nợ xấu tại Chi nhánh là 5,1%/ tổng dư nợ, giảm 26,1% so với

kế hoạch được giao. Nợ không thu hồi được đã giảm đáng kể từ 5% năm 2008

xuống còn 2.1% tổng dư nợ năm 2009. Đây là thành công đáng ghi nhận của Chi

nhánh trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng trong năm 2008 là năm thực sự khó

khăn với hoạt động tín dụng.

2.3.3. Đánh giá việc áp dụng quy trình mới tại BIDV Thăng Long

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A37

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 42/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

* Những ưu điểm

- Phát huy kỹ năng chuyên môn của từng bộ phận của Chi nhánh, giúp quá

trình diễn ra rõ ràng, thống nhất, khoa học

Quy trình tín dụng mới được áp dụng đã tách biệt được rõ ràng các chức

năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp. Thay thế quy

trình tín dụng cũ với 2 phòng tín dụng, CBTD vẫn phải thực hiện cả ba khâu cơ bản

trong quá trình cho vay là: Tiếp xúc KH, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân

và thu nợ. Đây là trách nhiệm nặng nề đối với CBTD Trong khi đó, với quy trình

mới, ngân hàng đã tách ra làm 3 phòng ban chính trong quy trình: Phòng Quan hệ

KH, phòng Quản trị tín dụng, phòng Quản lý rủi ro cùng với các cấp có thẩm quyền

 phán quyết và trực tiếp ra quyết định: Phó giám đốc Chi nhánh phụ trách công táctác nghiệp, Phó giám đốc Chi nhánh phụ trách công tác QHKH và Phó giám đốc

Chi nhánh phụ trách công tác QLRR. Theo đó, Cán bộ QHKH đảm nhận việc tiếp

nhận hồ sơ, làm hồ sơ, nếu đủ điều kiện sau khi hoàn tất về giấy tờ, gửi phòng

QTTD nhập máy tính, sau đó chuyển lại hồ sơ tài sản thế chấp cho bộ phận QHKH

nhập kho quỹ. Đối với những món vay vượt quyền của phòng QHKH phải trình

 phòng QLRR. Sự tách biệt này đã làm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng đồng thời

 phát huy tối đa kỹ năng chuyên môn của từng bộ phận vị trí. Từ khi áp dụng quy

trình mới, mỗi CBTD thực hiện những công việc cụ thể được giao, mỗi phòng sẽđảm nhận riêng một công đoạn của quy trình cho vay, chính vì thế hoạt động của

 Ngân hàng trở nên chuyên môn hóa rất nhiều.

- Giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng

Với một quy trình được kiểm soát chặt chẽ sẽ làm giảm thiểu những rủi ro

tiềm tàng cho ngân hàng. Với quy trình cũ, CBTD thực hiện cả 3 khâu trong một

quá trình cho vay, vì thế đây là cơ hội để một số ít CBTD thoái hoá, biến chất lợi

dụng để móc ngoặc với KH vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá

nhân, tăng nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng. Áp dụng quy trình mới, từng bộ phận

 phòng ban thực hiện từng chức năng khác nhau, đối với mỗi món vay không phải là

một người thực hiện mà là cả một đội ngũ cán bộ đảm nhiệm. Vì vậy, quy trình

được kiểm soát một cách chặt chẽ, chất lượng tín dụng được nâng cao, giảm thiểu

được nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Có thể thấy rõ chất lượng tín dụng được nâng cao

ở tỷ lệ nợ xấu được giảm dần qua các năm gần đây kể cả số tuyệt đối lẫn tương đối,

từ 9.85% năm 2008 xuống còn 5.1% năm 2009 và định hướng 3% vào năm 2010 tại

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A38

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 43/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

BIDV Thăng Long. Trong đó, năm 2009 là năm thực hiện quy trình tín dụng mới

của BIDV.

- Chất lượng nhân sự cải thiện

Song song với triển khai hoạt động dựa trên mô hình mới, nguồn nhân lựcBIDV Thăng Long cũng không ngừng nâng cao về số lượng và chất lượng. Chi

nhánh đã chú trọng bố trí, bổ sung đủ nhân sự ở các vị trí, các bộ phận đảm bảo yêu

cầu thực hiện Dự án hiện đại hóa ngân hàng, chuyển đổi mô hình tổ chức. Về chất

lượng, cùng với việc trẻ hóa cán bộ (tuổi đời bình quân năm 2008 là 33 và có 60%

cán bộ dưới 30 tuổi), đội ngũ cán bộ Chi nhánh những năm qua cũng đã có những

tiến bộ đáng kể trên cả 2 bình diện: bằng cấp và năng lực thực tế. Số cán bộ có trình

độ đại học và trên đại học tăng 1.7% so với năm 2007. Bên cạnh đó, khả năng thực

tế, năng lực quản trị điều hành, khả năng nắm bắt công nghệ quản trị ngân hànghiện đại, khả năng thích ứng và hoạt động trong thị trường cạnh tranh của đội ngũ

cán bộ lãnh đạo đã cải thiện rõ rệt.

- Những hoạt động về hoàn thiện chính sách tín dụng, hệ thống xếp hạng tín

dụng nội bộ, xây dựng cơ cấu cho vay, quản lý danh mục tín dụng ngày càng được

quan tâm và thực hiện đầy đủ trong dự án mới

Cùng với quy trình cho vay mới, BIDV đã hoàn thiện hệ thống chính sách tín

dụng với mục tiêu hướng tới KH theo nguyên tắc công khai – công bằng trên cơ sở hài hòa lợi ích nhưng phải đảm bảo yêu cầu quản lý rủi ro trên toàn hệ thống. Ngân

hàng nhất quán xây dựng chính sách tín dụng dựa trên định hạng và xếp loại KH để

thực hiện chính sách tín dụng và ứng xử phù hợp. Cải tiến hệ thống chỉ tiêu, phương

 pháp đánh giá KH thông qua hệ thống xếp hạng nội bộ theo chuẩn mực, thông lệ

 phù hợp với nền KH đồng thời xây dựng phát triển hệ thống thông tin tín dụng để

cảnh báo và hỗ trợ công tác xét duyệt tín dụng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động

tín dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng xây dựng cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế và

xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, kiểm soát rủi ro, chất lượng tín dụng đối với từng

ngành nghề, lĩnh vực, hình thức sở hữu, vùng miền. Thực hiện quản lý danh mục tín

dụng: Xác định giới hạn quy mô an toàn cũng như mức rủi ro theo ngành kinh tế

 phù hợp quy mô hoạt động tín dụng của toàn hệ thống. Hệ thống đo lường của Ngân

hàng tiến tới phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Ngân hàng đã xây dựng được hệ

thống thống nhất phương pháp luận cho việc xác định giới hạn cho vay trên cơ sở 

lượng hóa rủi ro cho vay, phân loại KH theo tiêu chuẩn rủi ro mà Ngân hàng đang

kiểm soát.- Tạo ra sự thống nhất hoạt động cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A39

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 44/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Bản thân mỗi quy trình cho vay tạo ra sự thống nhất hoạt động cho các Chi

nhánh, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng quản lý tốt hơn hoạt động cho vay của

các Chi nhánh, cơ sở cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng hoạt động trôi chảy.

* Những hạn chế còn tồn tại 

Chi nhánh BIDV Thăng Long đã và đang trong quá trình thực hiện và hoàn

thiện mô hình mới. Quy trình tín dụng được xây dựng để áp dụng thống nhất chung

cho mọi đối tượng KH cũng như việc thực hiện ở các Chi nhánh có địa bàn hoàn

toàn khác nhau, không phân biệt thế mạnh đặc điểm, điều kiện kinh doanh của từng

Chi nhánh. Vì vậy, nếu Chi nhánh Ngân hàng BIDV Thăng Long cứ thực hiện cứng

nhắc theo các nguyên tắc trong quy trình cho vay mới mà không xem xét đến hoàn

cảnh, tình hình hoạt động kinh doanh của mình, sẽ gây ra tình trạng phức tạp, phiền

hà, bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh thu hút khách hàng. Ngược lại nếu không tuân thủđúng theo những nguyên tắc của Quy trình tín dụng mới của BIDV thì Chi nhánh

BIDV Thăng Long có thể gặp những rắc rối và rủi ro tổn thất mà hậu quả khó lường

trước được. Vấn đề trên đây gây không ít khó khăn cho BIDV Thăng Long và

doanh nghiệp khi tiếp cận vốn vay từ Chi nhánh.

Bên cạnh đó, BIDV Thăng Long từ khi áp dụng thí điểm quy trình cho vay,

sự đổi mới này đã đem lại không ít khó khăn cho Ngân hàng. Việc làm quen với

những công việc mới mất khá nhiều thời gian và công sức của CBTD, phải tiếnhành hướng dẫn lại CBTD những vấn đề cần thiết và một số hạn chế nữa mà một

quy trình cho vay mới khách quan mang lại.

- Đối với thủ tục cho vay

Với quy trình cho vay mới, mỗi đơn xin vay vốn phải trải qua rất nhiều giai

đoạn thẩm định, kiểm tra khác nhau. Thủ tục cho vay rườm rà, KH và Ngân hàng

 phải thực hiện nhiều thủ tục giấy tờ. Hồ sơ vay vốn của KH phải trải qua nhiều giai

đoạn. Đầu tiên là Phòng QHKH phê duyệt đề xuất tín dụng, rồi đến Phòng QLRR khi KH có nhu cầu tín dụng vượt thẩm quyền Phòng giao dịch, sau khi được phê

duyệt cấp tín dụng lại thực hiện các thủ tục thực hiện sau phê duyệt, đó là thẩm định

lại hoặc thẩm định bổ sung để tái đề xuất tín dụng đối với Bộ phận QHKH., hoặc

đồng ý thỏa thuận với KH về Quyết định phê duyệt các điều kiện bổ sung. Sau khi

KH chấp thuận, hai bên sẽ soạn thảo các hợp đồng, trình ký kết các hợp đồng và

thực hiện các thủ tục liên quan tài sản đảm bảo. Bộ phận QTTD nhập thông tin vào

hệ thống SIBS và lưu giữ hồ sơ. Sau đó là các thủ tục giải ngân phải qua Phòng

QHKH kiểm tra mục đích và điều kiện lập đề xuất giải ngân, nếu đủ điều kiện, phải

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A40

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 45/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

qua Phòng QTTD kiểm tra, nhập thông tin vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ, rồi đến

Phòng QHKH để thực hiện hạch toán kế toán. Cùng với giám sát, kiểm tra, điều

chỉnh tín dụng, thu nợ, lãi, phí, xử lý thu hồi nợ quá hạn, xử lý khi phải thực hiện

nghĩa vụ bảo lãnh, thanh lý hợp đồng các phòng QHKH, QTTD, QLRR và Bộ phận

Dịch vụ KH tiếp tục phối hợp thực hiện.

 Như vậy, có thể thấy trình tự thủ tục thực hiện rất phức tạp. Trong mỗi

 phòng, hồ sơ xin vay sẽ được kiểm tra ở nhiều khía cạnh khác nhau qua nhiều ý

kiến của cấp có thẩm quyền. Quá trình này tuy có đảm bảo hơn tính an toàn và hiệu

quả của món vay nhưng đôi khi không cần thiết và gây mất nhiều thời gian cho

 Ngân hàng và KH. Hơn thế nữa, theo quy định của Quy trình cho vay mới, mỗi hồ

sơ xin vay nếu ở giai đoạn kiểm tra nào chưa phù hợp thì KH cùng với CBTD tiến

hành điều chỉnh hồ sơ vay vốn, lập báo cáo đề xuất sửa đổi tín dụng và gửi lên cấptrên. Báo cáo lập đề xuất sửa đổi tín dụng lại được phê duyệt theo đúng trình tự như

Báo cáo đề xuất cho vay, tức là phải quay lại các bước ban đầu. Áp dụng quy trình

mới, đối với khách hàng có hồ sơ đầy đủ, để đi đến duyệt khoản vay ngân hàng phải

tốn thời gian hơn từ 1 đến 2 ngày so với áp dụng quy trình tín dụng cũ. Quy trình

xét duyệt cho vay bị kéo dài gây mất thời gian cho Ngân hàng và KH, làm cho KH

có thể nản lòng và từ bỏ quan hệ tín dụng với Ngân hàng, làm mất cơ hội kinh

doanh của Ngân hàng.- Đối với công tác thẩm định trước khi cho vay

Công tác thẩm định trước khi cho vay là một bước quan trọng để có được

một món vay an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, chất lượng thẩm định KH, thẩm định

 phương án sản xuất kinh doanh còn nhiều thiếu sót, chưa phản ánh đúng thực tế khả

năng tài chính của KH cũng như hiệu quả thực sự của dự án vay. Thông tin số liệu

thẩm định phần lớn do KH cung cấp, làm cho kết quả thẩm định không còn khách

quan, phản ánh không đầy đủ, chính xác vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án vay.Công tác thẩm định chưa được chú trọng đúng mức, đôi khi ỷ lại vào tài sản thế

chấp, tài sản cầm cố, vì thế yếu tố chủ quan ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm

định. Trừ trường hợp thật cần thiết, không phải lúc nào ngân hàng cũng có điều kiện

để mời các tổ chức chuyên môn tái thẩm định để xác định tính chính xác của những

tài liệu này. Vấn đề này ảnh hưởng không chỉ đến một dự án mà lâu dài với mọi dự

án khi CBTD không nắm rõ được thực chất của khoản vay.

Số liệu sử dụng để làm căn cứ thẩm định chưa đầy đủ, thiếu chính xác hoặckhông khách quan làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về KH vay vốn và hiệu quả

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A41

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 46/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

của dự án, phương án. Nguyên nhân do ngân hàng còn hạn chế trong việc thu thập

và lưu trữ thông tin về KH cũng như các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết khác cho

quá trình thẩm định. Một kênh hữu ích có thể tham khảo thông tin là Trung tâm

thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước nhưng thông tin không được

thường xuyên cập nhật hoặc không đầy đủ, đặc biệt là đối với KH quan hệ tín dụng

lần đầu.

- Đối với tài sản đảm bảo

Việc cho vay không có tài sản đảm bảo vẫn diễn ra, đặc biệt đối với các

doanh nghiệp có vốn của Nhà nước. Việc thẩm định điều kiện cho vay không có tài

sản đảm bảo còn sơ sài, còn mang nhiều cảm tính. Đối với những khoản vay không

có tài sản đảm bảo thì điều kiện quan trọng nhất là hiệu quả món vay phải cao,mang tính chắc chắn. Nhưng thẩm định hiệu quả của món vay còn là vấn đề cần

được cải thiện nhiều. Có những KH mà điều kiện vốn chủ tham gia vào dự án vay

không đủ nhưng vẫn thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn

vay, làm mất đi động lực sử dụng vốn vay hiệu quả.

- Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát

Việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động sử dụng vốn vay của KH chưa được đầy

đủ. Một mặt đây là công việc hết sức khó khăn do kết quả của việc kiểm tra, kiểmsoát phụ thuộc khá nhiều vào thiện chí của KH. Nếu KH không có thiện chí thì

 Ngân hàng rất khó có thể nắm bắt được tình hình thực tế, việc sử dụng vốn của KH

như thế nào, có đúng mục đích và phù hợp với hợp đồng đã cam kết hay không.

Việc nắm bắt kịp thời hoạt động của KH rất khó nên đôi khi hoạt động kiểm tra,

kiểm soát không theo kịp sự thay đổi của KH.

- Đối với phương tiện, nguồn lực thực hiện Quy trình cho vay mới

Để phù hợp với một mô hình mới, Ngân hàng tất yếu phải xây dựng một hệ

thống phương tiện, nguồn lực đáp ứng được yêu cầu của mô hình đó. Do quy trình

mới được áp dụng chưa lâu, phương tiện máy móc hỗ trợ lại chưa có những thay đổi

kịp thời để phù hợp với những công việc mới, CBTD còn chưa quen với những thiết

 bị mới làm cho hoạt động của Ngân hàng nhiều khi ngừng trệ, gây mất thời gian

công sức của CBTD và ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Do phải làm việc với quy

trình mới, CBTD không tránh khỏi những bỡ ngỡ, vướng mắc trong kỹ năng làm

việc, gây sự xáo trộn trong công việc. Đôi khi vì thế hoạt động theo kiểu “Vừa làmvừa rút kinh nghiệm” có thể tránh cho Ngân hàng một số rủi ro nhưng gây mất thời

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A42

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 47/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

gian thực hiện, tìm kiếm những giải pháp tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của

mình. Những bước đi cụ thể đó sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí cho Ngân hàng,

ảnh hưởng đến quan hệ giữa Ngân hàng và KH.

* Nguyên nhân tồn tại những hạn chế ở BIDV Thăng Long 

Việc tồn tại những hạn chế trong hoạt động cho vay do phải tuân thủ một

quy trình cho vay cụ thể là điều không thể tránh khỏi. Những hạn chế này có thể là

do những nguyên nhân khách quan cũng có thể là do chủ quan mang đến. Tuy nhiên

điều quan trọng là Ngân hàng phải biết đâu là nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân

hàng làm giảm chất lượng cho vay để từ đó có những chính sách, hoạt động cụ thể

nhằm hạn chế tối đa những tác động do những hạn chế đó mang lại.

Nguyên nhân khách quan

- Quy trình cho vay mới

Bản thân quy trình cho vay mới áp dụng tạo nên những tồn tại khách quan

cho Ngân hàng. Quy trình mới được BIDV xây dựng để áp dụng thống nhất cho

mọi chi nhánh. Do đó, việc tồn tại sự không thống nhất giữa quy trình cho vay và

điều kiện thực tế của Chi nhánh áp dụng là điều tất yếu không thể tránh khỏi. Sự

 bất cập này chỉ được giải quyết trên cơ sở quy trình cho vay chung và những quyđịnh BIDV Việt Nam, BIDV Thăng Long xây dựng cho mình một Quy trình cho

vay riêng phù hợp nhất với điều kiện và hoàn cảnh của Ngân hàng. Để từ đó có thể

 phát huy tốt nhất những mặt mạnh của Ngân hàng và giảm thiểu những hạn chế còn

tồn tại, đảm bảo nâng cao chất lượng cho vay của Ngân hàng.

- Cơ chế chính sách

Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay chưa thống nhất, rõ ràng và hoàn

chỉnh, thiếu đồng bộ và liên tục thay đổi. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp lại cómột Bộ luật điều chỉnh riêng. Sự phân biệt này đã tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh

tranh, gây tâm lý tiêu cực cho cả Ngân hàng và KH.. Ngân hàng dựa trên sự phân

 biệt đó sẽ có chính sách riêng biệt đối với mỗi loại hình doanh nghiệp, làm mất đi

sự công bằng, tính cạnh tranh cần có trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống pháp

luật không đầy đủ, không kịp thời theo sự phát triển của nền kinh tế tạo cơ hội cho

những hành vi gian lận trong kinh doanh của doanh nghiệp, gây khó khăn cho Ngân

hàng trong quyết định cho vay.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A43

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 48/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Mặt khác, mặc dù Quy định của Chính phủ cho phép các Ngân hàng có

quyền tự chủ quyết định về việc cho vay của mình và chịu trách nhiệm về chính

quyết định đó. Song trên thực tế thì không phải Ngân hàng nào cũng có thể Quyết

định được các khoản vay của mình nhất là các khoản vay theo ủy thác của Nhà

nước. Nhiều dự án cho vay như vậy thực sự không đem đến lợi nhuận đúng mức

cho Ngân hàng và đôi khi còn gây ra rủi ro trong thu hồi vốn.

Thêm vào đó, các Quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động của

 NHTM còn chung chung chưa cụ thể, quy chế cho vay còn nhiều bất cập, đôi khi

làm Ngân hàng không hiểu được làm thế nào là cho vay đúng theo quy định, KH có

thể lợi dụng thông tin không thống nhất đó để vi phạm pháp luật.

- Thông tin ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng vai trò của thông tin rất quan trọng.

 Nhưng thực tế nguồn thông tin bên ngoài về KH mà Ngân hàng nhận được là vô

cùng ít, những Trung tâm thông tin phục vụ Ngân hàng cũng hạn chế về cả chất

lượng lẫn số lượng, đôi khi thông tin còn mâu thuẫn nhau. Thông tin từ NHNN và

BIDV còn sơ lược, có khi còn không đủ cơ sở để đưa ra một quyết định đủ tin cậy.

Doanh nghiệp đều muốn hồ sơ xin vay của mình được chấp nhận, vì vậy một

số doanh nghiệp luôn vẽ ra những thông tin rất tốt đẹp về hoạt động kinh doanh,năng lực tài chính của mình càng làm cho CBTD khó khăn trong phân tích chính

xác KH.

Nguyên nhân chủ quan

Về phía Ngân hàng:

Thông tin mà NH nhận được từ KH không đầy đủ và chính xác, CBTD do

thiếu năng lực và thiếu tinh thần trách nhiệm đôi khi chỉ dựa vào thông tin kháchhàng đưa ra để quyết định việc cho vay. Việc kiểm nghiệm tính chính xác của

những thông tin đôi khi rất khó khăn và tốn kém. Công tác thẩm định KH chỉ làm

để lấy lệ mà không mang tính hiệu quả thực sự, chỉ quan tâm đến tài sản đảm bảo

mà không quan tâm đến hiệu quả thực tế của món vay. Một số CBTD còn nhiều hạn

chế về chuyên môn nghiệp vụ, công tác đào tạo được tổ chức không kịp thời làm

cho trình độ hiểu biết của CBTD không phù hợp với tình hình thực tại. Mặt khác

 NH chưa có chính sách cụ thể khuyến khích CBTD học hỏi, đề xuất những ý kiến

hoàn thiện hơn nữa hoạt động cho vay của NH.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A44

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 49/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Về phía các doanh nghiệp

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội có vấn đề trong

thực hiện chế độ hạch toán kế toán, các báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh

của doanh nghiệp phần lớn không đầy đủ và không phải lúc nào cũng đáng tin cậy,nhất là khi báo cáo đó được xây dựng để phục vụ cho mục đích vay vốn của doanh

nghiệp. Lúc đó, báo cáo không còn phản ánh đúng thực tế năng lực tài chính và tình

hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nữa.

Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tại Hà Nội nói

riêng còn rất nhiều hạn chế về năng lực hoạt động kinh doanh, nguồn vốn nhỏ bé,

trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp làm cho hoạt động cho vay

của NH trở nên mạo hiểm hơn. Đặc biệt khi các doanh nghiệp hoạt động không theo pháp luật thì NH sẽ gặp khó khăn trong việc xác định rõ khách hàng của mình.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN CẢI TIẾN QUY

TRÌNH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP Ở BIDV THĂNG LONG

3.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỊNH HƯỚNG MỞRỘNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP CỦA BIDV THĂNG LONG

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A45

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 50/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

3.1.1.Tình hình phát triển kinh tế đất nước

Doanh nghiệp là tế bào cơ sở cho nền kinh tế của hầu hết quốc gia trên thế

giới, đây là thành phần đóng góp quyết định nhất trong mọi lĩnh vực, mọi phương

diện kinh tế. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang không ngừng phát triểnđa dạng về hình thức sở hữu, loại hình kinh doanh và đóng góp gần như toàn bộ vào

GDP của một nền kinh tế. Xuất phát từ vai trò của doanh nghiệp trong nền kinh tế

thị trường, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội nước ta đến năm

2015, Nhà nước đã có kế hoạch xây dựng môi trường kinh tế lành mạnh cho các

doanh nghiệp cũng như các loại hình tổ chức kinh doanh khác cùng phát triển, đóng

góp nhiều hơn nữa vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Kế hoạch xây dựng

đó bao gồm những công việc sau:

Hoàn thiện hơn hệ thống pháp lý, tiến tới áp dụng thống nhất hệ thống pháp

luật đối với mọi loại hình doanh nghiệp và các loại hình kinh doanh khác, tạo sân

chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Nhà nước sẽ tạo môi

trường thông thoáng hơn để kích thích hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh

doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

 Năm 2008, cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra đã gây tác động

và ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp, đặc biệtlà doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đã chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do thị trường

nước ngoài bị thu hẹp, đồng USD tăng giá mạnh, hoạt động tín dụng bị thắt chặt,

doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng. Trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực

của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, Chính phủ đã quyết định

thực hiện giải pháp hỗ trợ lãi suất thông qua hệ thống ngân hàng, nhằm kích thích

các doanh nghiệp vay vốn, duy trì và mở rộng sản xuất - kinh doanh. Cho dù, nếu

quá lạm dụng, thiếu kiểm soát, việc hỗ trợ lãi suất có thể sẽ gây ra một số hệ luỵ

tiêu cực, song không thể phủ nhận giải pháp này đã có tốc độ lan toả nhanh trên phạm vi cả nước, làm tăng đầu tư và sản lượng trong nền kinh tế, giúp giảm thiểu

áp lực thiếu việc làm.

Tác đông của khủng hoảng tài chính đã dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu,

song những dấu hiệu tăng trưởng, phục hồi nhanh chóng trong thời gian gần đây từ

các nền kinh tế lớn trên thế giới khiến chúng ta có cơ sở vững chắc để hy vọng rằng

sự suy giảm đã chạm đáy, kinh tế thế giới đang bắt đầu bước vào thời kỳ hâu khủng

hoảng. Bản thân nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng đang xuất hiện một số dấuhiệu phục hồi, cho dù vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn và diễn biến khó lường

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A46

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 51/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

của nền kinh tế thế giới, trong khi các nguy cơ đối nội tại như xuất khẩu giảm, nhập

siêu cao, tái lạm phát… vẫn còn hiển hiện. Bởi vậy, các chính sách kinh tế thực

hiên vào thời kỳ này sẽ có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ cho giai đoạn này, mà 

tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn “tăng tốc” tiế p theo. Thực tế này đã đặt ra nhiều

câu hỏi mới cần giải đáp đối với việc tìm giải pháp tài chính cho các doanh nghiệp

Việt Nam.

 Ngoài hệ thống Pháp luật trong nước, với xu thế quốc tế hóa hoạt động sản

xuất kinh doanh. Trong những năm tới đây, hoạt động sản xuất kinh doanh của Việt

 Nam sẽ chịu sự điều chỉnh nhiều hơn những quy định và thông lệ quốc tế. Những

vụ kiện về bản quyền tác giả và về việc bán phá giá của các doanh nghiệp nước

ngoài trong những năm vừa qua đối với doanh nghiệp Việt Nam đã đem lại nhiều

 bài học quý giá, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải có những chuyển biến mớitrong hoạt động kinh doanh phù hợp hơn với môi trường kinh doanh quốc tế đặc

 biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

 Ngoài ra, với xu thế phát triển hiện nay của đất nước, các doanh nghiệp được

thành lập ngày càng nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vốn vừa và nhỏ.

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đa dạng hơn, sẽ ít phụ thuộc vào đặc điểm

loại hình sở hữu của nó. Các doanh nghiệp tư nhân có nhiều cơ hội làm ăn hơn

trong việc tham gia đầu tư vào những ngành mà trước đây chỉ có doanh nghiệp Nhànước mới được hoạt động như sản xuất điện, viễn thông truyền hình, tham gia xây

dựng những công trình trọng điểm quốc gia.

Với chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, tư

nhân hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh trước đây mà Nhà nước quản lý, hình

thức sở hữu của các doanh nghiệp sẽ thay đổi nhanh chóng và đa dạng trong thời

gian tới. Cơ cấu thành phần kinh tế sẽ thay đổi. Dự đoán trong thời gian tới thành

 phần kinh tế tư nhân sẽ dần dần chiếm tỷ trọng cao hơn. Chủ trương tiếp tục tạođiều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

và mở rộng giao dịch với nhóm doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân

trong thời gian tới. Các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như công nghệ

thông tin, du lịch, xuất nhập khẩu sẽ có những cơ hội lớn để kinh doanh trước xu

thế toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay. Sự thay đổi này sẽ tạo ra một luồng khí mới,

tạo ra một sự đổi mới trong hoạt động quản lý, trong chiến lược kinh doanh của

doanh nghiệp, làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và

doanh nghiệp.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A47

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 52/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Đặc biệt, với chính sách mở cửa kinh tế của Nhà nước, môi trường cạnh

tranh của doanh nghiệp ngày càng gay gắt, các tập đoàn kinh tế nước ngoài sẽ đầu

tư vào Việt Nam, tạo một môi trường kinh doanh, ở đó những doanh nghiệp làm ăn

kém sẽ bị phá sản, chỉ có những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mới có thể tồn tại

và phát triển.

 Nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn. Với các ngành công nghiệp mũi nhọn

như dầu khí, điện lực, viễn thông đều đang triển khai các dự án lớn, nhu cầu vốn

của mỗi ngành đều tăng. Do môi trường kinh doanh được cải thiện nên thành phần

kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỏ ra yên tâm hơn

trong đầu tư. Vì thế nhu cầu vay vốn sẽ tăng lên nhanh chóng. Những thay đổi và

xu hướng phát triển tất yếu của doanh nghiệp Việt Nam trong những năm tới sẽ làm

thay đổi mối quan hệ cho vay của Ngân hàng và doanh nghiệp. Ngân hàng cần phảixem xét, phân tích xu hướng thay đổi này để đưa ra những chính sách, chương trình

hoạt động kinh doanh phù hợp, đẩy mạnh nâng cao chất lượng hoạt động cho vay

của Ngân hàng trong thời gian tới.

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp củaBIDV Thăng Long

 Bảng 6: Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của BIDV Thăng  Long 

SốTT Chỉ tiêu

KH 2010 KH 2011 KH 2012

Tuyệtđối %TT

Tuyệtđối %TT

Tuyệtđối %TT

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A48

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 53/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

1

Tốc độ tăng trưởngdư nợ tín dụng (Kogồm TTUT, leasing) 230,000 25% 283,000 24% 348,000 26%

-Dư nợ tín dụng bìnhquân 210,000 25% 260,000 24% 320,000 23%

  Trong đó:

a Phân loại theo kỳhạn

- Dư nợ trung dài hạn 96,600 26% 118,860 23% 142,680 20%

- Dư nợ ngắn hạn 133,400 21% 164,140 23% 205,320 25%

 Tỷ trọng dư nợ TDH/TDN 42-43% 43-45% 42-%

b Phân theo đối tượng  

-Cho vay doanhnghiệp (Bán buôn) 200,000 22% 243,000 22% 296,000 22%

-Cho vay tư nhân, hộgia đình (Bán lẻ) 30,000 34% 40,000 33% 52,000 35%

 Tỷ trọng cho vaybán lẻ/TDN 13% 14% 15%

c  Phân theo loại tiền

-Cho vay bằng ngoạitệ 41,400 26% 51,000 23% 66,100 30%

- Cho vay bằng VND 188,600 22% 232,000 23% 281,900 22%

 

Tỷ trọng cho vay

ngoại tệ 18% 18% 19%2 Cơ cấu tín dụng

- Tỷ lệ dư nợ/TTS 64% 64% 64%

-Tỷ lệ dư nợ TSĐB/TDN 74% 76% 78%

-Tỷ lệ dư nợ 

  NQD/TDN 76% 78% 80%3 Chất lượng tín dụng

-Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dưnợ 2.80% 2.60% 2.50%

- Tỷ lệ nợ nhómII/Tổng dư nợ 13-14% 12% <12%

 Nguồn: Báo cáo định hướng hoạt động tín dụng giai đoạn 2009 – 2012 của BIDV ThăngLong 

Gắn với quá trình chuyển đổi cổ phần hoá và mục tiêu trở thành Ngân hàng

 bán lẻ hàng đầu trong giai đoạn 2009 – 2012, Chi nhánh BIDV Thăng Long đã xây

dựng chương trình phát triển hoạt động tín dụng của mình đến năm 2012: Thường

xuyên bám sát chỉ đạo của BIDV Việt Nam, đáp ứng đầy đủ đồng bộ các tiêu chuẩn

thông lệ quốc tế trong hoạt động Ngân hàng đến năm 2012, đáp ứng có hiệu quả

trọng tâm, trọng điểm theo chương trình mục tiêu phục vụ tăng trưởng kinh tế gắn

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A49

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 54/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

với góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô. Chi nhánh sẽ nâng cao sức cạnh

tranh trên các bình diện: Thị trường, thị phần, sản phẩm dịch vụ, hiệu quả kinh

doanh gắn với cơ cấu tín dụng, KH, nguồn thu và tuân thủ pháp luật, đảm bảo an

toàn hệ thống, tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát, quản

trị điều hành, mô hình tổ chức, cơ chế, quy trình nghiệp vụ.

* Chính sách tín dụng:

- Chính sách tín dụng của BIDV phải thực sự hướng tới KH theo nguyên tắc

công khai –công bằng trên cơ sở hài hoà lợi ích nhưng phải đảm bảo yêu cầu quản

lý rủi ro của toàn hệ thống;

- Nhất quán xây dựng chính sách tín dụng dựa trên định hạng và xếp loại KH

để thực hiện chính sách tín dụng và ứng xử phù hợp.

- Cải tiến hệ thống chỉ tiêu, phương pháp đánh giá KH thông qua hệ thống

xếp hạng nội bộ theo chuẩn mực, thông lệ phù hợp với nền KH đồng thời xây dựng

 phát triển hệ thống thông tin tín dụng để cảnh báo và hỗ trợ công tác xét duyệt tín

dụng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

- Xây dựng cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế và xây dựng tiêu chuẩn đánh

giá, kiểm soát rủi ro, chất lượng tín dụng đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, hìnhthức sở hữu, vùng miền. Thực hiện quản lý danh mục tín dụng: Xác định giới hạn

quy mô an toàn cũng như mức rủi ro theo ngành kinh tế phù hợp quy mô hoạt động

tín dụng của toàn hệ thống.

- Xác định cơ cấu tín dụng phù hợp trong giai đoạn 2009-2012 kế hoạch thực

hiện từng năm gắn với kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng.

* Chính sách KH:

- Tiếp tục duy trì và mở rộng KH chiến lược là những Tập đoàn, Tổng công

ty, các KH lớn có năng lực tài chính và trình độ quản lý tốt.

- Phát triển KH là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, KH cá nhân, hộ gia đình

nhằm đa dạng KH, tăng nhanh thị phần bán lẻ và phân tán rủi ro tín dụng.

- Phát triển mở rộng KH sử dụng sản phẩm trọn gói, khép kín.

- Xây dựng các chính sách phù hợp theo từng đối tượng KH: KH định chế tài

chính, Các Tập đoàn, Tổng công ty, Doanh nghiệp nhỏ và vừa, KH cá nhân.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A50

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 55/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

- Xây dựng hệ thống quản lý, đánh giá KH nhằm theo dõi, phát triển và phục

vụ tốt nhất cho những KH hiện tại và các KH tiềm năng của BIDV.

* Chính sách về phát triển sản phẩm tín dụng.

- Đa dạng hoá sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt

động tín dụng nói riêng và hiệu quả hoạt động ngân hàng nói chung thông qua việc

kết hợp bán chéo các sản phẩm phi tín dụng.

- Việc phát triển sản phẩm phải đảm bảo về tính hiệu quả (doanh số, dư nợ,

thị phần…) và chất lượng (kiểm soát tốt rủi ro xảy ra, dư nợ xấu được duy trì ở mức

thấp…), trong đó, chất lượng là ưu tiên hàng đầu.

- Xây dựng mới các sản phẩm tín dụng đặc thù trên cơ sở hướng tới nhu cầu

của KH để giải quyết, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của KH, đa dạng hoá sản phẩm.

- Phát triển các sản phẩm có tính năng tích hợp công nghệ như thẻ tín dụng,cho vay tiêu dùng thông qua e-banking.

- Xây dựng cơ chế và cách thức xác định giá bán riêng cho các sản phẩm

hiện có và các sản phẩm mới.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, chỉ tiêu để đánh giá chính xác, đầy đủ hiệu quả của

các sản phẩm.

* Chính sách quản lý rủi ro tín dụng 

- Xác định mức độ chấp nhận rủi ro của BIDV gắn với chiến lược kinh

doanh của hệ thống và định hướng tín dụng trong giai đoạn 2009-2012. Trong đó,định lượng mức độ rủi ro theo từng ngành nghề để làm cơ sở đưa ra định hướng tín

dụng trong từng thời kỳ và cụ thể hoá phương đánh giá rủi ro, xác định mức độ rủi

ro theo từng KH, khoản vay để áp dụng chính sách KH và biện pháp ứng xử tín

dụng phù hợp.

- Xây dựng chiến lược đa dạng hoá tài sản “Có” bao gồm các nội dung:

+ Giới hạn cấp tín dụng tối đa đối với 1 ngành kinh tế.

+ Giới hạn cấp tín dụng tối đa đối với một nhóm KH liên quan.

+ Giới hạn cấp tín dụng tối đa đối với 20 KH có dư nợ lớn nhất.

+ Giới hạn đầu tư, góp vốn tối đa đối với một doanh nghiệp, một ngành kinh tế.

+ Chính sách quản lý và cách thức theo dõi đối với các khoản cho vay, bảo

lãnh vượt 5% vốn tự có của BIDV.

- Phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các bộ phận trong quản lý rủi ro tín

dụng.

- Xây dựng tiêu chí xác định một KH và nhóm KH liên quan theo quan điểm

quản lý rủi ro của BIDV.Giới hạn cấp tín dụng đối với một KH và một nhóm KHliên quan, chính sách, cách thức theo dõi quản lý giới hạn.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A51

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 56/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng để hỗ trợ công tác quản lý rủi ro tín

dụng.

* Phân cấp, uỷ quyền trong hoạt động tín dụng:

- Tiếp tục duy trì hệ thống xem xét và quyết định tín dụng thông qua Hội

đồng ở cấp Trung ương và Chi nhánh.

- Duy trì hệ thống 4 cấp tham gia xuyên suốt trong hoạt động tín dụng bao

gồm: Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý tín dụng, Hội đồng tín dụng trung ương,

chi nhánh – đơn vị thành viên.

- Xem xét chỉnh sửa cơ chế, phân cấp uỷ quyền phù hợp để vừa đảm bảo

nguyên tắc quản lý tập trung theo dự án TA2, đồng thời đáp ứng tốt nhất nhu cầu

của KH: Trong thời gian tới, Hội sở chính sẽ chỉnh sửa cơ chế phân cấp uỷ quyền

theo hướng Tổng giám đốc sẽ uỷ quyền phê duyệt tín dụng đến từng Chi nhánh phùhợp với đặc điểm KH, quy mô tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng quản trị điều

hành của từng chi nhánh.

- Quy chuẩn hóa các thủ tục để rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, trong đó

nhấn mạnh trách nhiệm của trưởng đơn vị trong việc đề xuất và quyết định cấp tín dụng.

* Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng:

- Chuẩn hóa xây dựng và mô tả sản phẩm, xây dựng các sản phẩm tín dụng

cụ thể (xác định nhu cầu, dung lượng thị trường, doanh lợi dự kiến đem lại, xác

định đối thủ cạnh tranh đối với từng sản phẩm cụ thể).- Xây dựng hệ thống tiêu chí chuẩn (benchmark) về thẩm định dự án, khoản

vay (phân theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực ngành nghề) nhằm hỗ trợ công tác

thẩm định, xét duyệt tín dụng.

- Xây dựng bảng chấm điểm (scorecard) và phần mềm xác định giới hạn tín

dụng đối với KH cá nhân để hỗ trợ đẩy mạnh tín dụng bán lẻ.

- Xây dựng mô hình định giá khoản vay làm căn cứ cho việc tính giá và đàm

 phán tín dụng.

- Xác định kênh phân phối sản phẩm phù hợp với từng sản phẩm, kênh tiếp

thu phản hồi từ KH theo các hình thức kinh doanh tại HSC, Chi nhánh, Auto Bank 

(thẻ tín dụng, internet ...)

- Xác định chính xác các công đoạn trong quy trình tín dụng, xây dựng bản

mô tả công việc chi tiết và rõ ràng làm căn cứ đánh giá hiệu quả và chất lượng của

cán bộ.

- Xây dựng kế hoạch ngân sách cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng

(quan hệ KH, quản lý rủi ro tín dụng ...), chính sách thu nhập phù hợp đối với cán bộ tham gia trong quy trình tín dụng.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A52

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 57/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

- Ưu tiên lựa chọn và đào tạo nguồn nhân lực trong hoạt động tín dụng đảm

 bảo nắm vững nghiệp vụ, pháp luật.

* Chính sách cán bộ làm công tác tín dụng.

- Xác định quy chuẩn, tiêu chuẩn chức danh gắn với mô tả chức trách nhiệm

vụ của từng cán bộ.

- Đào tạo nghiệp vụ, tập huấn quán triệt đầy đủ các cơ chế quy trình tín dụng.

- Xây dựng cẩm nang tín dụng.

- Chính sách về động lực đối với cán bộ.

- Chế tài trong hoạt động tín dụng.

- Khen thưởng, kỷ luật.

3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY

TRÌNH TÍN DỤNG Ở BIDV THĂNG LONG

3.2.1. Giải pháp cụ thể cải tiến quy trình tín dụng tại BIDV Thăng Long

Chi nhánh Ngân hàng BIDV Thăng Long đã áp dụng và đưa vào hoạt độngquy trình tín dụng mới từ tháng 10 năm 2008. Sau hơn 18 tháng thực hiện, thực tếđã cho thấy Chi nhánh đã có những thành công đáng ghi nhận trong việc kiểm soátchất lượng tín dụng mặc dù cuối năm 2008 và năm 2009 là khoảng thời gian thực sựkhó khăn với hoạt động tín dụng. Dư nợ tín dụng của Chi nhánh liên tục tăng, tỷ lệ

nợ xấu giảm đáng kể. Điều đó cho thấy uy tín và vị thế của Chi nhánh BIDV ThăngLong trên địa bàn Hà Nội ngày càng được nâng lên và cũng cho thấy việc áp dụngquy trình tín dụng mới đã và đang có những bước đi hợp lý, bước đầu tạo được hiệuquả trong quá trình áp dụng. Mặc dù vậy, quy trình mới bộc lộ những nhược điểmmà bản chất khi áp dụng một quy trình mới tất yếu phải có. Quy trình chung doBIDV xây dựng đã tạo ra không ít khó khăn bất cập cho Ngân hàng, làm hoạt độngcho vay của Chi nhánh trở nên cứng nhắc hơn, bỏ qua nhiều cơ hội cho vay.. Vấnđề đặt ra cho BIDV Thăng Long trong những năm tới là phải khắc phục, sửa chữanhững hạn chế đó.Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Phân tích, đánh giá chính xác KH vay vốn

Để đạt được mục đích vay vốn, thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp đã tô vẽ

không đúng với tình hình hoạt động kinh doanh của mình. Điều này làm cho CBTD

của BIDV Thăng Long rất khó có thể nắm bắt chính xác tình hình thực tế của KH,

đã dẫn đến những quyết định sai và gây rủi ro khi cho KH vay vốn. Vì vậy giải

 pháp đặt ra cho CBTD BIDV Thăng Long là phải tìm hiểu thông tin từ nhiều phía

khác nhau về KH để nhận biết KH có phải là đối tượng đủ điều kiện vay vốn hay

không. Phân tích KH dựa trên những tiêu chí: Năng lực pháp lý của KH nhằm ràng

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A53

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 58/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

 buộc trách nhiệm pháp lý của KH trong quan hệ với Ngân hàng. Đánh giá về năng

lực tài chính của KH, khả năng quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh

hiện tại của doanh nghiệp, tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh

nghiệp và dự báo xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như của ngành mà

doanh nghiệp đang hoạt động trong thời gian tới. Những yếu tố này sẽ quyết định

đến hiệu quả của việc sử dụng vốn vay của KH, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của

KH. Vì vậy Ngân hàng biết rõ những đặc điểm đó của KH để đảm bảo món vay

được cho vay đúng đối tượng và hiệu quả.

Thứ hai: Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.

Thẩm định là khâu quan trọng để giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đầu

tư một cách chuẩn xác, từ đó nâng cao được chất lượng của các khoản vay, hạn chếnợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Tùy thuộc vào điều

kiện thực tế ở địa bàn, từng loại KH và dự án, phương án mà khi thẩm định các dự

án, phương án cụ thể, CBTD cần vận dụng, xem xét linh hoạt các quy định trong

quy trình thẩm định nhưng phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về

nguyên tắc; tránh thẩm định tuỳ tiện, sơ sài hoặc không chính xác, từ đó nâng cao

chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định.

Việc nâng cao chất lượng thu thập thông tin KH là điều rất quan trọng. Đểthẩm định và phân tích khoản vay, CBTD cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn

khác nhau, từ nguồn thông tin chính xác, từ việc kiểm tra đặc điểm mọi mặt hoạt

động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp vay vốn đến các báo cáo tài chính của

họ. Thực tế trong quá trình áp dụng quy trình cho thấy, BIDV Thăng Long đã thu

thập thông tin từ nhiều kênh thông tin khác nhau. Tuy nhiên, để có được thông tin

đầy đủ và chính xác hơn, Chi nhánh nên thu thập thông tin từ hệ thống các kênh

thông tin sau:

- Thu thập thông tin từ hồ sơ sổ sách của Ngân hàng về quan hệ cho vay

trước đây của Ngân hàng với KH như việc xin vay và tình hình thu nợ của khoản

vay trước đây, doanh số hoạt động, số dư tài khoản tiền gửi thanh toán.

- Thu thập thông tin từ bên ngoài: Hầu hết các Ngân hàng đều không chú ý

đúng mức đến nguồn thông tin này, song nó giúp ích vô cùng nhiều cho CBTD khi

đưa ra quyết định cho vay KH mới. Trung tâm thông tin của Ngân hàng nhà nước

có thể cung cấp những thông tin rất cần thiết như Doanh nghiệp đã vay vốn ở Ngân

hàng nào rồi, hiệu quả của món vay đó như thế nào, tình hình trả nợ ra sao…

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A54

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 59/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

- Điều tra thông tin qua các cơ quan tài chính, thuế, quản lý thị trường, cơ 

quan cảnh sát kinh tế, thông tin từ người cung cấp và KH tiêu thụ sản phẩm của

KH. Bên cạnh đó, có thể phối hợp điều tra trực tiếp với những Ngân hàng đã có

quan hệ cho vay với KH. Thông tin về ngành nghề kinh doanh, ngành nghề doanh

nghiệp hoạt động kinh doanh có thế mạnh gì, xu hướng phát triển trong thời gian

tới. Tuy nhiên, những thông tin này thường không cập nhật do quá trình thu thập

mất thời gian và không theo kịp sự thay đổi của doanh nghiệp. Vì vậy Ngân hàng

 phải chú ý trong xử lý nguồn thông tin này để đánh giá đúng mức thực trạng của

KH vay vốn.

- Thu thập nguồn thông tin trực tiếp nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp. CBTD có thể tực tiếp thị sát nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp, qua đó hiểu được mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpcũng như trình độ quản lý của họ. Đặc biệt CBTD cần lưu ý về hệ thống tổ chức,

tính hữu hiệu trong hoạt động và lao động của đội ngũ cán bộ làm công. Vẻ gọn

gàng, trang thiết bị máy móc đầy đủ, tác phong nhanh nhẹn, phong cách làm việc

chuyên nghiệp, lịch sự là dấu hiệu lành mạnh của doanh nghiệp. Sự bận rộn hay

rảnh rỗi của đội ngũ công nhân, sản xuất đình trệ hay phát triển, tình hình hàng tồn

kho và chất lượng hàng hoá cũng là những thông tin rất cần thiết để đánh giá doanh

nghiệp.- Thông tin từ báo cáo tài chính: KH muốn vay vốn phải cung cấp thông tin

 báo cáo tài chính thường xuyên cho Ngân hàng. Báo cáo tài chính phản ảnh khả

năng sinh lời, nhu cầu vốn xin vay và khả năng trả nợ của Doanh nghiệp. Tuy

nhiên, chất lượng của các báo cáo tài chính không đảm bảo vì vậy CBTD cần cân

nhắc và xem xét kỹ lưỡng các nguồn thông tin từ báo cáo tài chính.

 Ngoài ra, bằng kinh nghiệm bản thân của CBTD và điều kiện thực tế, BIDV

Thăng Long cần xây dựng cho mình một hệ thống thông tin cần thiết giá cả, sản phẩm thị trường trong nước và quốc tế, cập nhật các tiêu chuẩn về chỉ tiêu hiệu quả

tài chính, an toàn tài chính để CBTD có cơ sở so sánh khi tiến hành thẩm định.

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng xử lý thông tin: Sau khi thu thập được

đầy đủ các thông tin về KH, CBTD phải tiến hành xử lý các thông tin hỗn hợp đó.

 Nếu chủ quan, không có phương pháp xử lý, CBTD có thể đưa ra những kết luận

sai lầm. Hoặc bỏ lỡ những món cho vay có hiệu quả hoặc tiến hành các khoản cho

vay không hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro lớn cho Ngân hàng. Vì vậy, đối với các Ngânhàng lớn như BIDV Thăng Long cần xây dựng những phương pháp xử lý thông tin,

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A55

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 60/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

nâng cao chất lượng đánh giá KH qua thông tin có được. Thường xuyên cập nhật

các thông tin về kinh tế - kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành,

giá cả trên thị trường, tỷ suất lợi nhuận bình quân của một ngành, của các loại sản

 phẩm, v.v... để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay.

Trong công tác thẩm định cần chú trọng hơn nữa công tác thẩm định phi tài

chính. Chúng ta nên biết rằng, ngay cả những bản nghiên cứu dự án được lập hoàn

hảo nhất cũng không thể bảo đảm sự thành công cho dự án nếu không có được khả

năng quản lý thành thạo của người chủ dự án. Sự khác biệt, một cách cơ bản, giữa

thất bại và thành công của một dự án chính là kỹ năng quản lý của người chủ dự án

trong việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát và theo dõi mọi mặt của dự án. Do đó,

chúng ta cần phải đánh giá một cách thích đáng và đưa ra nhận xét về khả năng

quản lý, uy tín, tư cách, tính trung thực và ý thức trả nợ của bên vay, của người chủdự án.

Thực trạng hiện nay đa số nhân viên tín dụng chỉ chú trọng thực hiện đúng

qui trình tín dụng, thẩm định kỹ và có những nhận xét thích đáng về các báo cáo tài

chính, tài sản bảo đảm rồi quyết định cho vay hay không cho vay. Điều này là cần

thiết nhưng chưa đủ vì nếu chỉ như thế thì nhân viên tín dụng chỉ mới bảo vệ được

con người khi có rủi ro xảy ra chứ chưa bảo vệ được tài sản cho ngân hàng. Do đó,

thiết nghĩ vấn đề đánh giá, thẩm định về uy tín, năng lực quản lý của chủ dự án,thiện chí trả nợ của người vay là việc mà mỗi tổ chức tín dụng, mỗi ngân hàng, mỗi

nhân viên tín dụng cần phải quan tâm nhiều hơn nữa.

Bên cạnh đó, thực tế BIDV Thăng Long chưa thấy có sự chuẩn hoá phương

 pháp phân tích tín dụng theo hướng cho điểm tín dụng để xếp loại KH hoặc sử dụng

 phương pháp các hệ thống chuyên gia. Vì thế, Chi nhánh nên hệ thống hóa công tác

thẩm định bằng cách sử dụng nguyên tắc 5Cs trong thẩm định một khoản vay:

+ Character : lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp hoặc lịchsử hành nghề đối với cá nhân ; lịch sử quan hệ tín dụng;

+ Capacity: Cơ cấu tài chính và chiến lược đầu tư của KH đối với khoản

vay;

+ Capital: Mức vốn tự có của KH có đủ đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy

định hay không? Khả năng tiếp cận của KH đối với các nguồn vốn khác;

+ Collateral: Giá trị và tính thanh khoản (liquidity) của tài sản thế chấp;

+ Cycle or Conditions: Khả năng ứng phó của KH trước các thách thức; cách

 phòng vệ;

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A56

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 61/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Việc phân tích để đánh giá KH, khoản vay cần được thực hiện một cách

thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Đồng thời, là cơ sở để ban

hành các chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, đảm bảo an toàn

trong hoạt động tín dụng.

Thứ ba: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát khoản vay.

Sau khi giải ngân cho KH, CBTD phải thường xuyên theo dõi hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá tiến độ thực hiện dự án, tình hình

sử dụng vốn vay có đúng mục đích cam kết hay không. Đây là giai đoạn vô cùng

quan trọng vì nó giúp cho CBTD sớm phát hiện những vấn đề phát sinh, để kịp thời

thực hiện biện pháp xử lý thích hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, tránh

rủi ro sau này. Tuy nhiên, một vấn đề hiện nay là CBTD BIDV Thăng Long không

được cung cấp đầy đủ thường xuyên thông tin chính xác nhất từ phía KH đặc biệt làthông tin tài chính kế toán, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh

nghiệp. Do vậy, CBTD cần phải tận dụng triệt để những lần tiếp xúc trực tiếp với

KH khi đến thăm trực tiếp cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay khi KH

đến NH để giao dịch và thông qua thông tin của những người biết đến doanh nghiệp

để xác định mức độ khác biệt giữa phương án xin vay với thực tế, chiều hướng tốt

hay xấu, đánh giá được khả năng trả nợ của KH như thế nào, giá trị thực tế tài sản

đảm bảo ra sao, trách nhiệm của người chủ doanh nghiệp như thế nào. Để đạt kết

quả tốt trong công tác kiểm tra, kiểm soát KH, CBTD BIDV Thăng Long cần phảitiến hành những hoạt động kiểm tra định kỳ báo cáo tài chính của khách hàng và

hàng tháng nên kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất của khách hàng.

- Theo dõi tình hình, xu hướng vận động của ngành nghề có liên quan đến

doanh nghiệp. Kiểm tra thu thập thông tin thu được từ những nguồn khác để có biện

 pháp điều chỉnh kịp thời khi có những biến động xảy ra đối với doanh nghiệp. Kiểm

tra thông tin thu được từ những nguồn khác.

Tất cả những hoạt động đó sẽ giúp CBTD có được hiểu biết chính xác, kịpthời về tình hình tài chính của KH, những khó khăn của KH từ đó có kế hoạch giúp

đỡ KH trong quá trình vay vốn, chủ động thu nợ và lãi kịp thời. Đưa ra biện pháp

kiểm soát kịp thời nhằm tăng chất lượng cho vay doanh nghiệp

Thứ tư: Tăng cường công tác thu hồi và chủ động giải quyết nợ có vấn đề.

Khi cấp vốn vay, BIDV Thăng Long luôn muốn KH hoàn trả đúng hạn món

nợ theo hợp đồng. Nhưng trên thực tế có nhiều nguyên nhân chủ quan như ta đã biết

làm cho khoản vay phát sinh vấn đề. Do vậy, trong công tác thu hồi nợ, cần chú ý

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A57

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 62/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

tới những món vay có vấn đề và CBTD cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Món vay có vấn đề ở đây được hiểu là những món vay đã quá hạn hoặc những món

vay chưa đến hạn nhưng KH có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanh

toán, do thua lỗ, hoặc Doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật. Xử lý các món

vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Trước hết,

CBTD phải nắm bắt được các dấu hiệu của món vay có vấn đề:

- Doanh nghiệp trì hoãn nộp báo cáo tài chính, hoặc nhìn vào các báo cáo tài

chính thấy có những dấu hiệu bất thường của các chỉ tiêu.

- Số dư tiền gửi giảm đột ngột, xuất hiện việc rút tiền quá số dư.

- Gia tăng hàng tồn kho. Gia tăng tài sản cố định, gấy giảm khả năng thanh

toán nhanh của doanh nghiệp.

- Sự chậm trễ trong việc trả lãi và gốc theo định kỳ. Nợ trong thanh toán cao.

Công tác tổ chức trong doanh nghiệp có sự biến đổi như thay đổi ban lãnh đạo, thay

đổi hình thức doanh nghiệp.

Khi thấy dấu hiệu của nợ có vấn đề, NH cần thực hiện ngay các biện pháp

thiết thực sau:

- Tư vấn cho KH về việc bán sản phẩm, thu hồi công nợ hoặc có thể gia tăngthêm vốn vay cho doanh nghiệp khi thấy triển vọng trong phương án sản xuất kinh

doanh để duy trì hoạt động và có lãi trả cho NH.

- Đề nghị doanh nghiệp cắt giảm bớt kế hoạch đầu tư trung và dài hạn, mua

sắm tài sản chỉ thật cần thiết và cắt giảm một số hoạt động sản xuất kinh doanh

không hiệu quả. Thậm chí kiểm soát thu nhập và chi phí của KH để tập trung vốn

thu hồi nợ.

- Khuyến khích doanh nghiệp hợp nhất với doanh nghiệp khác nếu cần thiết.

Hoặc yêu cầu doanh nghiệp đưa thêm tài sản đảm bảo.

- Cùng với những biện pháp trên, NH cần phải động viên, thuyết phục KH có

ý thức trách nhiệm và cố gắng trong việc thanh toán số nợ đã quá hạn cho NH. Có

thể chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho KH như gia hạn nợ, giãn nợ hoặc có thể

cho vay thêm đối với những KH có nợ quá hạn dưới sáu tháng do nguyên nhân bất

khả kháng nhưng dự án kinh doanh tiếp theo có hiệu quả nhằm tạo nguồn trả nợ cho

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A58

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 63/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

 NH. Lúc này NH cần phải giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của

người vay cho đến khi số nợ vay mới và nợ quá hạn cũ được trả hết.

- Nếu doanh nghiệp đang trong tình trạng lỗ lớn không thể tiếp tục duy trì

hoạt động và NH đã áp dụng hết các biện pháp khai thác, thương lượng nhưng KHvẫn trây ỳ không có thiện chí trả nợ. NH phải có biện pháp xử lý tài sản đảm bảo

hoặc đưa ra cơ quan pháp luật giải quyết. Đây là biện pháp NH không muốn áp

dụng vì mất KH và giảm uy tín của NH. NH có thể gặp phải những thủ tục pháp lý

rắc rối do hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hoàn chỉnh và thồng nhất. Việc giải

quyết bằng toà án mất nhiều khâu, nhiều công đoạn tốn thời gian và chi phí. Vì vậy

tốt nhất, khi nhận thấy dấu hiệu nợ có vấn đề, NH cần phải áp dụng tốt, linh hoạt,

kịp thời và triệt để các biện pháp thương lượng để vừa tránh khó khăn cho KH vừa

đảm bảo uy tín cho NH và NH vẫn thu được nợ. Tuy nhiên trước khi áp dụng các biện pháp thanh lý, NH cần rà soát, phận tích, đánh giá đúng thực trạng của khoản

nợ quá hạn, xác định món nợ nào còn tài sản đảm bảo khả năng thanh lý tài sản đó

để thu hồi nợ hợp lý.

- Ngoài ra, để tăng tính hiệu quả trong giải quyết nợ quá hạn. NH nên tăng

cường mối quan hệ với chính quyền sở tại nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động

kinh doanh của mình với các cơ quan chức năng thông qua hình thức như hội nghị

KH tổng kết hoạt động kinh doanh… Đồng thời phải thành lập một bộ phận xử lýnợ có vấn đề bao gồm những người có chuyên môn nghiệp vụ cao, vừa am hiểu

 pháp luật vừa nhạy bén trong kinh doanh và quan hệ KH để giúp cho công tác thu

hồi nợ tốt hơn. Ngoài ra, BIDV cần có thêm một ban Pháp chế để có thể kiểm tra,

thực hiện nhanh nhạy các thủ tục Pháp lý trong quá trình xem xét, duyệt hồ sơ và

trong quá trình xử lý nợ.

Thứ năm: Đơn giản hoá thủ tục cho vay.

Thực hiện cho vay theo quy trình mới, mỗi món vay phải trải qua mười một

 bước. Đặc biệt là giai đoạn trước khi cho vay, có quá nhiều thủ tục, ý kiến của cán

 bộ lãnh đạo khác nhau trước khi món vay được thực hiện. Vấn đề đặt ra cho NH là

 bên cạnh việc tuân thủ quy trình cho vay của NHNT Việt Nam, BIDV Thăng Long

cần có các biện pháp linh hoạt để đơn giản hoá đến mức thấp nhất có thể chấp nhận

được các thủ tục cho vay, nhằm giảm bớt khối lượng công việc thẩm định trước cho

vay và tạo điều kiện cho món vay của KH được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo cơ 

hội kinh doanh cho KH.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A59

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 64/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

Để giảm thiểu rủi ro do sự phức tạp của thủ tục vay vốn mang lại, các giấy tờ 

không cần thiết nên loại bỏ. Một hồ sơ vay vốn không nhất thiết phải trải qua đúng

trình tự ba phòng (Phòng QHKH, phòng quản lý rủi ro tín dụng, phòng quản lý nợ)

đặc biệt khi KH đã có quan hệ lâu dài với NH. Các hồ sơ cho vay phải được xây

dựng theo khuôn mẫu để một mặt NH dễ dàng trong quản lý KH, mặt khác tạo sự

thuận tiện cho KH trong khai báo thông tin. Đối với các hợp đồng cầm cố, thế chấp,

 bảo lãnh, nội dung cần phải súc tích, ngắn gọn, phương thức xử lý tài sản đảm bảo

 phải được ghi cụ thể trong hợp đồng tránh những phát sinh không đáng có sau này.

Có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng hợp pháp của tài sản cũng

nên ghi rõ trong hợp đồng và lưu kèm với hợp đồng cho vay để tiện quản lý và xử

lý khi cần thiết.

 Ngoài ra, cách thức tiếp cận hồ sơ KH cũng nên thay đổi, tạo điều kiện thuậnlợi nhất cho KH khi muốn liên lạc với CBTD. NH nên phân công mỗi CBTD phụ

trách từng lĩnh vực hoặc từng địa bàn hay từng loại doanh nghiệp cụ thể. Sự phân

công này phải công khai để khi cần KH có thể liện hệ trực tiếp với CBTD liên quan.

Đây là cách thức làm việc khoa học mà NH nên thực hiện.

Thứ sáu: Thực hiện đảm bảo tiền vay

Hiện nay, BIDV Thăng Long chủ yếu áp dụng hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản thế chấp. Trong khi đó đặc điểm doanh nghiệp Việt Nam có nguồn vốn

chủ sở hữu thấp, giá trị tài sản đảm bảo không tương xứng với món vay thậm chí

không có tài sản đảm bảo. Để đảm bảo an toàn và cơ hội mở rộng hoạt động cho

vay của NH đồng thời đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong Quy trình cho vay

mới. BIDV Thăng Long cần phối hợp với nhiều hình thức đảm bảo khác nhau để

giải quyết được nhiều nhất nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp.

Thực tế BIDV vẫn cho vay không tài sản đảm bảo đối với một số doanh

nghiệp, đặc biệt là một số doanh nghiệp có vốn Nhà nước. Tuy nhiên cần thẩm định

tính hiệu quả cho vay đối với những đối tượng này và phải thực hiện nghiêm túc các

điều kiện của BIDV đối với đối tượng cho vay không cần tài sản đảm bảo:

- Khách hàng có mức xếp hạng từ AA trở lên.

- Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu ≤ 2,5.

- Khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả, không có nợ gốc vay tại BIDV bị

chuyển quá hạn trong thời gian 01 năm gần nhất.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A60

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 65/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

- Đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty Nhà nước, Công ty

nhà nước độc lập hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ không vượt quá 3 lần.

Bản thân tài sản cầm cố, thế chấp cũng chứa đựng nhiều rủi ro như tính hợp

 pháp của quyền sử hữu tài sản đảm bảo , sự biến động giá của tài sản đảm bảo theothị trường và những tác động khác gây hư hại cho tài sản. Vì vậy không những đa

dạng hóa cho các hình thức đảm bảo mà NH cần có những phương pháp quản lý tài

sản cụ thể, có kế hoạch xây dựng kho bãi để cất giữ và bảo quản những tài sản cầm

cố này nhằm tránh những mất mát, giảm giá trị của tài sản đảm bảo.

Bên cạnh những biện pháp đảm bảo bằng tài sản cố đinh hữu hình. NH có

thể linh động áp dụng thêm những hình thức đảm bảo như: Đảm bảo bằng các giấy

tờ có giá. Trong điều kiện thị trường chứng khoán như hiện nay, Trái phiếu Chính phủ là một trong những loại chứng khoán ổn định nhất, chứa đựng ít rủi ro nhất. Vì

vậy, NH nên mở rộng thêm hình thức đảm bảo này. Ngoài ra còn có các hình thức

như đảm bảo bằng các khoản phải thu, hàng tồn kho, các hợp đồng. Tuy nhiên

những hình thức này đòi hỏi nhiều thủ tục và NH cần chú ý, kiểm tra, theo dõi.

Mặc dù cho vay có tài sản bảo đảm, các khoản vay vẫn hàm chứa rủi ro

không thu đủ nợ do nhiều nguyên nhân khác nhau như tài sản hư hỏng, khó bán,

giảm giá trị..., vì vậy, việc quyết định lựa chọn đúng đắn biện pháp bảo đảm tiềnvay cho từng khoản vay cụ thể đảm bảo an toàn và hiệu quả thì cần phải đánh giá

KH một cách toàn diện và chính xác sau đó chọn lấy yếu tố mạnh nhất để quyết

định biện pháp bảo đảm tiền vay. Đặc biệt, không được chủ quan cho vay chỉ căn

cứ vào mỗi tài sản bảo đảm, xem nhẹ các yếu tố tài chính, dự án/phương án sản xuất

kinh doanh của KH, nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Thứ bảy: Hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác tổ chức, bồi dưỡng,

nâng cao trình độ cán bộ.

Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định trong bất kỳ hoạt động kinh

doanh nào của NH. Vì vậy công tác tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ đặc biệt là

CBTD phải được thực hiện thường xuyên, là hoạt động không thể thiếu đối với hoạt

động kinh doanh dài hạn của NH. Việc làm này nhằm mục tiêu tối thiểu hoá rủi ro

do nguyên nhân chủ quan.

BIDV Thăng Long là NH có đội ngũ cán bộ với bằng cấp, trình độ chuyên

môn nghiệp vụ cao, được đào tạo qua các trường lớp cả chính quy và tại chức vềngành NH nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Tuy nhiên do tính chất phức

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A61

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 66/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

tạp và biến động hàng ngày của nền kinh tế thị trường. Hoạt động cho vay ngày

càng đa dạng và phức tạp, biến đổi nhanh so với sự thích nghi của CBTD. Do vậy

để CBTD có thể đáp ứng được một cách tốt nhất công việc được giao, áp dụng hiệu

quả và an toàn nhất Quy trình cho vay mới trong hoạt động cho vay hàng ngày của

 NH. Trước hết NH phải có cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ, đồng bộ, hợp lý, luôn

 bám sát tình hình thực tế, xây dựng tập thể cán bộ đoàn kết, nhiệt tình, có trình độ

nghiệp vụ, chuyên môn sâu. Muốn như vậy, NH cần phải thực hiện những công

việc cần thiết sau:

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về chế độ kế toán mới,

các phương pháp kỹ thuật thẩm định dự án, phương pháp phân tích hoạt động kinh

tế, bổ sung các kiến thức về pháp luật, cập nhật chủ trương, chính sách mới của

Đảng và Nhà nước trong từng thời kỳ.

Tuyển chọn nguồn nhận lực mới có chuyên môn nghiệp vụ lẫn trình độ ngoại

ngữ, tin học và các kiến thức xã hội khác, có phẩm chất đạo đức, lập trường tư

tưởng vững vàng.

Xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực lâu dài, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ

để phát huy những điểm mạnh và hạn chế những nhược điểm của từng cán bộ. Có

chính sách hỗ trợ và khuyến khích cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm nâng cao tráchnhiệm và khả năng làm việc của từng người, tạo lập bộ máy hoạt động thống nhất

và hiệu quả.

 Như vậy với việc phân tích, chuyên môn hoá quyền hạn và trách nhiệm của

CBTD sẽ góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho họ đồng thời tăng thêm tinh thần trách

nhiệm của CBTD với phần việc được giao, giúp hoàn thành công việc tốt hơn và

tránh những rủi ro do nguyên nhân chủ quan trong việc cấp món vay.

Thứ tám: Hỗ trợ KH sau khi cho vay.

Đây là hoạt động mà BIDV Thăng Long rất ít quan tâm sau khi giao vốn vay

cho KH. Thực tế đây là hoạt động rất quan trọng và kết quả của nó là đem lại nhiều

lợi ích cho NH và KH.

Sau khi giao vốn vay, NH có thể thực hiện một số hoạt động hỗ trợ dự án

vay vốn của KH như: Tư vấn cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp sao cho sử dụng vốn hiệu quả nhất. Hỗ trợ KH thông qua việc cung cấp các

thông tin về tình hình giá cả, nhu cầu, tình hình đối thủ cạnh tranh và thông tin về

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A62

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 67/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

các yếu tố khác liên quan đến hoạt động sử dụng vốn vay của KH. Hỗ trợ KH bằng

việc cung cấp các dịch vụ tiện ích đặc biệt của NH liên quan đến hoạt động thanh

toán và quản lý ngân quỹ của KH. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết NH có thể

cử cán bộ của mình trên cương vị là chuyên gia tư vấn, hợp tác cùng với KH để

thực hiện dự án vay.

 Những hoạt động hỗ trợ trên giúp NH nắm bắt rõ hoạt động kinh doanh của

Doanh nghiệp. Qua đó NH dễ dàng kiểm tra, kiểm soát hoạt động sử dụng vốn của

Doanh nghiệp. Mặt khác, nếu việc hỗ trợ thành công, hoạt động của dự án vay vốn

hiệu quả, Doanh nghiệp thu được lợi nhuận thì NH sẽ nhanh chóng thu hồi được

vốn và lãi vay.

Thông qua việc cung cấp thêm những dịch vụ hỗ trợ KH. NH sẽ có thêmnhững khoản thu nhập từ các chi phí cung cấp dịch vụ cho KH. Mối quan hệ giữa

 NH và KH ngày càng gắn bó với nhau. Uy tín của NH càng được nâng cao, thu hút

thêm nhiều KH khác đến với NH.

3.2.2. Một số kiến nghị đối với BIDV Việt Nam và cơ quan Quản lý Nhà nước

3.2.2.1. Kiến nghị đối với BIDV Việt Nam

Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long, tôiluôn nhận thấy sự tất bật làm việc nhiệt tình, tận tụy trong công việc của toàn thểnhân viên ngân hàng. Trong thời gian tới, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt độngchính, là nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho hệ thống NHTM Việt Nam nóichung và Ngân hàng BIDV Thăng Long nói riêng. Do đó công tác cải tiến quytrình tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng càng phải được đẩy mạnh hơn nữatrong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để thực hiện được điều này tôi xinđược đề xuất một vài kiến nghị với BIDV Việt Nam như sau:

BIDV Việt Nam là NH quản lý trực tiếp hoạt động kinh doanh của BIDVThăng Long. BIDV Việt Nam nên ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơnnữa đối với hoạt động cho vay của toàn bộ hệ thống NH nói chung. BIDV Việt

 Nam hiện tại đã có những văn bản hướng dẫn việc thực hiện quy trình cho vay mới.Tuy nhiên một số quy định cụ thể về từng loại hình tín dụng lại chưa đầy đủ. Dođó, để giúp các CBTD nắm bắt công việc được nhanh chóng, đầu tư cho vay cóhiệu quả thì BIDV Việt Nam nên xây dựng những văn bản cụ thể hơn, tránh nhữngmâu thuẫn chồng chéo với những quy định chung của NHNN.

BIDV Việt Nam cần dự thảo quy chế tính và phân bổ dự phòng rủi ro, thamkhảo ý kiến của các chi nhánh để ban hành quy định cho phù hợp với thực tế.. Việc

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A63

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 68/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

tính dự phòng thực tế nên căn cứ vào từng món nợ phát sinh trong năm kế hoạch đểtránh việc trùng lặp như cách căn cứ vào số dư nợ của từng nhóm mà trích dự

 phòng như hiện nay.

Phối hợp chặt chẽ với NHNN đề tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin

tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin giúp các chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.

Do tính chất phức tạp của công tác cho vay, BIDV Việt Nam cần nghiên cứu ban hành chính sách, chế độ, thể lệ làm việc, nghĩa vụ và quyền lợi của đội ngũCBTD. Có chính sách ưu đãi đối với CBTD về thu nhập, phương tiện đi lại, đảm

 bảo an toàn lạo động. BIDV Việt Nam cần có chương trình đào tạo nâng cao trìnhđộ CBTD đồng thời khuyến khích học tập, khen thưởng trong công việc. Nhữngchính sách như vậy có thực hiện mới đảm bảo chất lượng cho vay của NH.

Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống BIDVViệt Nam nhằm chấn chỉnh, điều chỉnh kịp thời hoạt động cho vay của các chinhánh.

3.2.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Thứ nhất: NHNH phải xây dựng một hệ thống thông tin thống nhất, chínhxác tạo điều kiện thuận lợi cho NH trong việc cho vay. Trước hết cần chấn chỉnhlại trung tâm thông tin tín dụng để nó hoạt động hiệu quả hơn, hình thành nên các

 bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin từng mặt của hoạt động kinh tế. Để NHTM nắm chắc tình hình thực tế các doanh nghiệp. Chỉ đạo các NHTM chuẩnhoá các sản phẩm tín dụng cũng như xây dựng sổ sách tín dụng

Thứ hai: NHNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quyđối với hoạt động tín dụng. Tổ chức triển khai các văn bản đã ban hành một cáchsâu rộng hơn. Cần rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn

 phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.

Thứ ba: Qua một số hiện tượng như CBTD lợi dụng khe hở trong NH để

tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật, quy định của NH. Một số NH tiến hànhcác hoạt động kinh doanh không được phép như bán ngoại tệ ra nước ngoài. Những biện pháp trên cho thấy sự lỏng lẻo trong quản lý của NHNN đối với NHTM. Đểđảm bảo an toàn cho hệ thống NHTM Việt Nam, NHNN cần tăng cường công táckiểm tra, kiểm soát, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về quy mô và chấtlượng, đảm bảo có hiệu quả cao nhất về hoạt động kiểm soát độ an toàn của hệthống NH.

Việc thanh tra NH phải được tiến hành thường xuyên, tránh làm theo đợt,

thành cao trào vừa không phát hiện kịp thời sai phạm, không hiệu quả vừa gây xáotrộn, ảnh hưởng uy tín của các NHTM. NHNN cần có chương trình quản lý nghiệp

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A64

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 69/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

vụ cho vay trên máy tính để có thể thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý các cánhân tổ chức vi phạm quy chế cho vay bắt buộc các NHTM phải thực hiện đầy đủquy chế cho vay, các quy định của pháp luật trọng hoạt động cho vay. Giải quyếtcác hạn chế còn tồn tại và nâng cao năng lực, tính ổn định trong hoạt động cho vay

của các NHTM.3.2.2.3. Kiến nghị đối với Chính phủ- Chính phủ cần tạo môi trường kinh tế thuận lợi nhất cho hoạt động của

 NH. Môi trường kinh tế luôn đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng cho vaycủa NH. Theo đó Chính phủ với chức năng điều tiết toàn bộ hoạt động của nềnkinh tế bằng những công cụ như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sáchkinh tế đối ngoại và những điều chỉnh trong hệ thống pháp luật. Trong thời giantới, Chính phủ cần có những biện pháp cụ thể tạo môi trường kinh tế lành mạnh

như: Chỉ đạo các ban ngành có liên quan trong việc điều hành chính sách quản lýngoại hối, nhằm thu hút một lượng lớn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường, bổ sungquỹ dự trữ quốc gia, đảm bảo khả năng thanh toán với nước ngoài về nhập khẩuhàng hoá dịch vụ. Chủ động kiểm soát được tỷ giá ngoại tệ trên thị trường tự do vàtrên thị trường liên NH. Khuyến khích cơ quan phòng chống buôn lậu thực hiện vaitrò của mình, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa sản phẩm hàng hoá sảnxuất trong nước và hàng hoá sản xuất ở nước ngoài, thúc đẩy quá trình sản xuấthàng hoá và lưu thông phát triển.. Gián tiếp cải thiện tích cực mối quan hệ cho vaygiữa NH và KH.

- Tạo hành lang pháp lý đồng bộ, đầy đủ cho hoạt động của các đơn vị kinhtế nói chung và hoạt động NHTM nói riêng. Một trong những khó khăn của củahoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề tài sản thế chấp.Hầu hết các doanh nghiệp có tài sản thế chấp giá trị thấp và tính pháp lý không rõràng. Để giải quyết vấn đề này cùng với các văn bản hướng dẫn của NH Nhà nước,Chính phủ cần có những biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn sự phối hợp giữa các banngành có liên quan để việc xác định giá trị tài sản thế chấp cũng như việc phát mạitài sản khi món vay có vấn đề được diễn ra hợp lý, theo đúng trình tự pháp luật.

 Nhà nước cần sớm ban hành luật phát mại tài sản để đưa vào sử dụng rộng rãi vìhiện nay việc xử lý các tài sản thế chấp của NHTM nói chung và BIDV ThăngLong nói riêng gặp nhiều khó khăn. Khi muốn phát mại các tài sản thế chấp, NH

 phải trải qua các cơ quan trung gian gây mất thời gian và chi phí tốn kém, đôi khilàm giảm uy tín của NH.

- Ràng buộc quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trên cơ sở văn bản pháp lý quyđịnh về các giao dịch kinh tế, về hợp đồng cho vay, có các biện pháp phát triển cáchình thức thanh toán sao cho mọi quan hệ cho vay đều được điều chỉnh bởi pháp

luật một cách rõ ràng công bằng và nghiêm minh. Tạo môi trường cạnh tranh lành

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A65

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 70/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

mạnh, tránh tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau của các Doanh nghiệp. Xây dựngcác khung xử lý với những quan hệ trái pháp luật và đưa thông tin sai lệch cho NHvà đối tác.

- Nhà nước cần đẩy mạnh Chương trình thực hiện chiến lược cải cách hệ

thống thuế đến năm 2015. Theo đó hệ thống Thuế phải được đơn giản hoá nhưngvẫn bao trùm hết mọi nghĩa vụ thuế đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinhdoanh thu lợi nhuận. Giảm nhanh tình trạng trốn thuế, tránh thuế (nổi bật nhất nhưhiện tượng chuyển giá của cac doanh nghiệp có vốn nước ngoài). Tạo môi trườngkinh tế lành mạnh và ổn định, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh cho vay của

 NHTM.

- Chính phủ cần xây dựng những trung tâm thông tin kinh tế để hỗ trợ chohoạt động tìm kiếm thông tin của NH cũng như các Doanh nghiệp. NH có thể tìm

kiếm những thông tin về ngành, về xu hướng phát triển của các ngành liên quanđến KH vay vốn. Về tình hình kinh tế trong tương lai, Chích sách của Nhà nướcđối với hoạt động cho vay và những thông tin kinh tế khác liên quan đến KH vàquyết định cho vay của NH. Tạo cơ sở vững chắc cho NH khi quyết định cho vay.

- Bộ Tài chính cần tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát buộccác doanh nghiệp phải hạch toán theo phương pháp hạch toán thống kê đảm bảocác số liệu tài chính được kiểm tra chính xác và bắt buộc. Giúp cho NH có đượcnhững thông tin tài chính trung thực hỗ trợ cho việc thẩm định chính xác KH.

- Tiếp tục lộ trình sắp xếp, cải cách mạnh mẽ lại các DNNN để có thể phânloại, đánh giá chính xác về năng lực quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển thị trường mua bánnợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu phòng ngừa và phân tán rủiro tín dụng; cần có các chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán nước ta

 phát triển mạnh và sôi động hơn nữa nhằm làm giảm sức ép lên ngân hàng trongviệc cấp vốn hoạt động cho doanh nghiệp.

- Cơ chế, chính sách của Nhà nước phải được đổi mới theo hướng cho phépcác tổ chức tín dụng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước vàtrích lập dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro hiện được trích theo nợ “trong hạn”và “quá hạn” là không hợp lý mà cần phải được tính toán theo mức độ rủi ro củakhoản vay.

- Cần tổ chức thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả kinhtế của các ngành kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng thẩm định, đánh giá

KH, chu trình đầu tư,.... một cách thích đáng.

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A66

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 71/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

- Các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu cóxảy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự, không nên hình sự hoá các quan hệ tíndụng. Luật các tổ chức tín dụng là hành lang pháp lý cao nhất buộc các tổ chức tíndụng phải tuân thủ, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tổ chức tín

dụng theo đúng pháp luật.

KẾT LUẬN

Cho đến thời điểm hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động quan trọngnhất trong các hoạt động sử dụng vốn của NHTM. Nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng

và nâng cao chất lượng tín dụng đòi hỏi kết hợp nhiều yếu tố, trong đó không thể

thiếu một quy trình tín dụng hợp lý. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất giải

 pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quy trình tín dụng mới áp dụng ở BIDV

Thăng Long là một vấn đề mang tính thời sự và thực tiễn cao. Trên cơ sở nghiên

cứu lý thuyết và thực tế tại Chi nhánh BIDV Thăng Long, chuyên đề đã hoàn thành

một số nội dung chủ yếu sau:

* Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng, chất lượng tíndụng và đặc biệt là quy trình tín dụng - vấn đề chính trong chuyên đề, khẳng định

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A67

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 72/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

tầm quan trọng của việc áp dụng quy trình tín dụng hợp lý trong việc nâng cao chất

lượng tín dụng.

* Từ nghiên cứu, chuyên đề đã áp dụng vào hoạt động tín dụng tại chi nhánh

 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long, giới thiệu quy trình tín dụng mới, so

sánh với quy trình tín dụng cũ đã áp dụng và đi đến đánh giá, phân tích những ưu,nhược điểm và nguyên nhân của tồn tại nhược điểm của quy trình mới.

* Từ những vấn đề lý luận thực tiễn nghiên cứu, chuyên đề đã kiến nghị một

số giải pháp có tính khả thi với điều kiện hiện nay của Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Thăng Long. Các kiến nghị tập trung vào việc nâng cao chất lượng phân tích,

đánh giá khách hàng vay vốn, nâng cao chất lượng thẩm định, tăng cường kiểm soát

khoản vay, tăng cường công tác thu hồi và chủ động giải quyết nợ có vấn đề, đơn

hóa thủ tục cho vay, thực hiện bảo đảm tiền vay, hoàn thiện và nâng cao chất lượng

công tác tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ và hỗ trợ KH sau khi cho vay. Đây lànhững kiến nghị thiết thực cho việc áp dụng quy trình mới tại BIDV Thăng Long.

* Ngoài ra chuyên đề cũng đưa ra một số kiến nghị về phía Chính phủ và

 Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng hành lang pháp lý an toàn, tạo thuận lợi

cho quy trình tín dụng được thực hiện một cách trôi chảy trong hệ thống ngân hàng.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù rất cố gắng, nhưng do thời gian có hạn

và nguồn tài liệu chưa đầy đủ nên bài viết này không tránh khỏi thiếu sót, rất mong

được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và những ai quan tâm đến đề tài. Cuối

cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của TS. Lê Việt

Thủy giúp tôi hoàn thành chuyên đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Quản trị Ngân hàng thương mại – Peter Rose (2004) – NXB Tài chính

(2) Ngân hàng thương mại – PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2007) – NXB Đại học

Kinh tế Quốc Dân

(3) Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – Federic Smishkin – NXB Khoa

học và kỹ thuật Hà Nội 1994

(4) Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng

(5) Hệ thống các văn bản pháp luật tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A68

5/8/2018 Chuyên đê thưc tâ p tôt nghiê p - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/chuyen-de-thuc-tap-tot-nghiep-559abe293a576 73/73

 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS. Lê Việt Thuỷ

(6) Tạp chí Ngân hàng, Thời báo kinh tế, Thị trường tài chính tiền tệ

(7) Các luận văn tốt nghiệp khóa trước

(8) Báo cáo thường niên các năm 2007, 2008, 2009 của Chi nhánh Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Thăng Long

(9) Quyết định số 3999 /QĐ-QLTD1 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín

dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp - BIDV

(10) Quyết định số: 4589 /QĐ-TCCB2 quy định chức năng, nhiệm vụ chính của

các Tổ nghiệp vụ thuộc Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

Phòng – BIDV

(11) Báo cáo định hướng hoạt động tín dụng giai đoạn 2009 – 2012 – Chi nhánh

BIDV Thăng Long

(12) Hệ thống văn bản tín dụng của BIDV Thăng Long

Trần Diệu Linh Lớp: Ngân hàng 48A69