Chuy“n môc T¤ng tr›ºng vµ ph‚t triÓn kinh tÕ truong va... · Thứ ba: thâm hụt...

47
1 Chuyェn môc Tィng trュëng vオ phクt triモn kinh tユ --------------//------------ A. Tình hình sản xuất kinh doanh tháng 9 năm 2011 Đánh giá chung. Những thành tựu kinh tế tháng 9 năm 2011: Nguồn số liệu: Báo cáo tháng 9 của TCTK Tốc độ tăng GDP 9 tháng đầu năm 2011 ước đạt 5,76%, thấp hơn tốc độ tăng 9 tháng đầu năm 2010 (6,52%). Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,62%; dịch vụ tăng 6,24%. Kết quả này là rất đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang gặp nhiều khó khăn Cụ thể: Thứ nhất: chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 1% CPI tăng 0,82%, thấp hơn chỉ số tăng giá tiêu dùng cùng kỳ năm 2010 và so với tháng 12/2010 tăng 16,63%.

Transcript of Chuy“n môc T¤ng tr›ºng vµ ph‚t triÓn kinh tÕ truong va... · Thứ ba: thâm hụt...

1

Chuyªn môcT¨ng tr­ëng vµ ph¸t triÓn kinh tÕ

--------------//------------A. Tình hình sản xuất kinh doanh tháng 9 năm 2011Đánh giá chung.Những thành tựu kinh tế tháng 9 năm 2011:

Nguồn số liệu: Báo cáo tháng 9 của TCTK

Tốc độ tăng GDP 9 tháng đầu năm 2011 ước đạt 5,76%, thấp hơn tốc độtăng 9 tháng đầu năm 2010 (6,52%). Trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp vàthủy sản tăng 2,39%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,62%; dịch vụtăng 6,24%. Kết quả này là rất đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế thế giới vàtrong nước đang gặp nhiều khó khăn

Cụ thể:

Thứ nhất: chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 1%

CPI tăng 0,82%, thấp hơn chỉ số tăng giá tiêu dùng cùng kỳ năm 2010 vàso với tháng 12/2010 tăng 16,63%.

2

98

99

100

101

102

103

104

Th 1 Th 2 Th 3 Th 4 Th 5 Th 6 Th 7 Th 8 Th 9 Th10

Th11

Th12

2009

2010

2011

Nguồn: Tổng cục thống kê

Thứ hai: Nhập siêu giảm.

Tháng 9 nhập siêu 1 tỷ USD, đưa nhập siêu 9 tháng lên 6,84 tỷ USD,bằng 9,77% tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng. Nhập siêu hàng hóa 9 thángnăm 2010 là 8,6 tỷ USD. Như vậy, nhập siêu 9 tháng đầu năm 2011 giảm20,46% so với cùng kỳ năm 2010.

Thứ ba: thâm hụt ngân sách giảm mạnh.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 9/2011, thâm hụt ngân

sách ước đạt 44,500 tỷ đồng, xấp xỉ mức 36.9% dự toán cả năm. Như vậy, thâm hụtngân sách trong 9 tháng chỉ vào khoảng 2.6% GDP, so với con số 3.47% GDP củacùng kỳ năm ngoái theo số liệu của Bộ Tài chính.

Với chính sách cắt giảm mạnh đầu tư, chi tiêu công từ đây cho đến cuối năm,thì con số mục tiêu thâm hụt ngân sách 5.3% GDP là hoàn toàn có thể đạt được(thậm chí có khả năng thấp hơn).

Thứ tư: Chỉ số tồn kho tại thời điểm 01/9/2011 của toàn ngành côngnghiệp chế biến, chế tạo giảm 5,5% so với cùng kì năm ngoái

Trong đó, các ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh là: Sản xuất thuốc lá, thuốclào giảm 17%; sản xuất bơ sữa giảm 18,2%; sản xuất bột giấy, giấy và bìa giảm 22%;sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 26,6%; sản xuất xe có động cơ giảm27,7%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 30%

Tuy nhiên trong tháng 9, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn một số những tồn tại như:

3

- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 10,2% so với tháng trước. . Nguyênnhân chính khiến xuất khẩu tháng 9 đi xuống là do khối lượng cũng như giá trị các mặthàng như dầu thô, kim loại quý, gạo... giảm đột ngột.

Dòng vốn đăng kí FDI giảm mạnh: Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 9,tổng vốn FDI đăng ký đạt khoảng 30 triệu đôla, thấp nhất kể từ tháng 2, bằng một phầnmười con số của tháng 8, tính chung 9 tháng, vốn đăng ký cho 675 dự án mới chỉ đạtgần 8,24 tỷ đô la, giảm khoảng 30% cà về số dự án và vốn so với cùng kỳ năm ngoái.

- Lãi suất ở mức cao, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Trong 9 thángđầu năm, có khoảng 57,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốnđăng ký ước đạt trên 363,7 nghìn tỷ đống, giảm 7,8% số doanh nghiệp và 4% về sốvốn đăng ký mới so với cùng kỳ năm 2010. Phòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam (VCCI) cho biết, 6 tháng đầu năm có 3000 doanh nghiệp tuyên bố ngừng hoạtđộng thì đến 9 tháng đầu năm, có tới 4700 doanh nghiệp với số vốn khoảng 34 nghìntỷ đồng, tuyên bố ngừng hoạt động, mà thực chất là phá sản, và khảo sát 400 doanhnghiệp thì phần lớn các báo cáo tài chính là dự kiến lỗ thay vì lãi.

Kết quả đạt được cụ thể của từng ngành và lĩnh vực tháng 9/2011 như sau:1. Sản xuất công nghiệpSản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2011 tuy còn gặp nhiều khó khăn và

chịu những tác động mới của kinh tế thế giới nhưng vẫn tương đối ổn định và pháttriển nhờ sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự quyết tâm thực hiện nghiêm túc củacác Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp trong việc bình ổn giá cả, thịtrường, kiềm chế lạm phát, từng bước tháo gỡ khó khăn, ưu tiên nguồn lực cho hoạtđộng sản xuất, kinh doanh, đầu tư chiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng caokhả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường; điều này được thể hiện quatốc độ tăng trưởng cao của ngành công nghiệp chế biến, đây được xem là ngành cótriển vọng, đóng góp lớn vào mức tăng trưởng chung toàn ngành và sự phát triển củangành công nghiệp nước ta. Cụ thể:

4

Tăng trưởng giá trị sản xuất: Sản xuất công nghiệp tháng 9 tuy vẫn có tăngtrưởng nhưng nhìn chung một số doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, giá nguyênvật liệu trong nước cũng như nhập khẩu tiếp tục diễn biến phức tạp. So với tháng 9năm 2010, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành tăng 12% (trong đó: tháng 9 sovới tháng 8 tăng 2,1%). Tính chung 9 tháng, sản xuất công nghiệp tăng 7,8%.

Phân theo ngành kinh tế, so với cùng kỳ năm 2010, 9 tháng năm 2011ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng cao nhất (tăng 10,7%, cao hơnmức tăng chung của toàn ngành), trong đó, một số ngành có mức tăng cao như:sản xuất đồ gốm, sứ không chịu lửa (trừ gốm sử dụng trong xây dựng) tăng 71,8%,sản xuất đường tăng 43,2%, sản xuất mô tô, xe máy tăng 19,3%, sản xuất các sảnphẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 17,9%, xay xát sản xuất bột thô tăng 17,6%, sản xuấtphân bón và hợp chất nitơ tăng 15,8%, sản xuất bia tăng 15,7%; sản xuất sợi và dệtvải tăng 13,5%, sản xuất trang phục tăng 13,4%, sản xuất giày, dép tăng 13,3%...Tuy nhiên, cũng có một số ngành sản xuất giảm, như: đóng và sửa chữa tàu giảm26,7%, sản xuất giường tủ, bàn, ghế giảm 3,3%, sản xuất cáp điện và dây điện cóbọc cách điện giảm 23,1%; sản xuất xe có động cơ giảm 0,3%; Ngành có mức tăngtrưởng đứng thứ hai và có tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung toàn ngành làngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 9,6%, trong đó ngành sản xuất, phânphối điện tăng 9,8%. Tăng trưởng thấp nhất trong cơ cấu ngành và thấp hơn so vớimức tăng chung của toàn ngành là ngành khai thác mỏ chỉ tăng 0,8%, trong đó, khaithác dầu thô và khí tự nhiên giảm 0,4%, khai thác đá, cát, sỏi, đất sét và cao lanh chỉtăng 1,8% ….

Biểu đồ 1: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 9 và 9 tháng năm 2011 sovới cùng kỳ năm 2010

106 .6

115

107

112

100 .9

110 .7 109 .6107 .8

90

95

100

105

110

115

120

Công ngh iệp kha i thácmỏ

Công ngh iệp c hế b iến Sản x uấ t, phân phố iđ iện , ga , nướ c

Toàn ngành

%

THÁ NG 9 SO V Ớ I CÙNG KỲ 2010 9 THÁ NG SO V Ớ I CÙNG KỲ 2010

5

Sản phẩm chủ yếu

Một số sản phẩm tăng trưởng khá, như: máy giặt tăng 48,1%, động cơdiezen tăng trên 40,6%, động cơ điện tăng 29%, phôi thép tăng trên 22,1%, lắp rápxe máy tăng 19,4%, phân NPK tăng 25,4%, phân DAP tăng 64,8%, vải dệt từ sợitổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 18,2%, giầy thể thao tăng 16,8%, sữa bột tăng19,9%,... Tuy nhiên, nhiều sản phẩm phục vụ sản xuất giảm, một phần do nhà máyngừng sửa chữa nhưng phần nhiều do sản xuất của các ngành giảm như: khí thiênnhiên giảm 7,9%, khí hóa lỏng giảm 7%, xăng dầu giảm 4,8%, thậm chí, một số sảnphẩm điện, điện tử giảm mạnh như: điều hoà nhiệt độ giảm 22,1%, tủ lạnh, tủ đágiảm 13,1%, lắp ráp ô tô giảm 4,9%...

Chỉ số sản xuất công nghiệp: chỉ số có xu hướng giảm dần (Biểu đồ 2) trongcác ngành công nghiệp, trừ ngành công nghiệp khai thác mỏ.

Biểu đồ 2: Chỉ số sản xuất công nghiệp luỹ kế so cùng kỳ năm trước

85,0

90,0

95,0

100,0

105,0

110,0

115,0

120,0

Tháng

1

Tháng

2

Tháng

3

Tháng

4

Tháng

5

Tháng

6

Tháng

7

Tháng

8

Tháng

9

Tháng

Tăng

trư

ởng

(%)

Toànngành

CN khaithác mỏ

CN chếbiến

SX phânphối điện,ga, nướcLinear(Toànngành)

6

- Về tiêu thụ, chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tính đến hếttháng 8 như sau: sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 53,4%; sản xuất xecó động cơ tăng 48,8%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 15%; sản xuất giấynhăn và bao bì tăng 11,7%; sản xuất sản phẩm bơ sữa tăng 11,1%; sản xuất trangphục (trừ quần áo da lông thú) tăng 11%; sản xuất đồ uống không cồn tăng 10,8%;sản xuất sợi và dệt vải tăng 7,1%; sản xuất giày dép tăng 6,3%; sản xuất xi măngtăng 6,2%; sản xuất bia tăng 5,9%; sản xuất cáp điện và dây điện có bọc cách điệngiảm 14,3%;...

Do tiêu thụ tăng nên lượng tồn kho của nhiều sản phẩm đã giảm đáng kể.Tính đến thời điểm 01 tháng 9, tồn kho một số ngành giảm như: sản xuất bơ sữagiảm 18,2%; sản xuất bột giấy, giấy và bìa giảm 22%; sản xuất các sản phẩm từ kimloại đúc sẵn giảm 26,6%; sản xuất xe có động cơ giảm 27,7%; ... Tuy nhiên, vẫn cònmột số ngành lượng tồn kho tăng cao như: sản xuất xi măng, vôi, vữa; sản xuất môtô, xe máy; sản xuất bia và mạch nha (chủ yếu là mạch nha); sản xuất cáp điện vàdây điện có bọc cách điện,...

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sảna. Nông nghiệpTính đến trung tuần tháng 9/2011, cả nước đã gieo cấy được 1706 nghìn ha

lúa mùa, bằng 103,8% cùng kỳ năm trước, bao gồm: Các địa phương phía Bắc gieocấy 1192 nghìn ha, bằng 100,3%; các địa phương phía Nam gieo cấy 514 nghìn ha,bằng 113%. Theo báo cáo từ các địa phương, lúa mùa đang phát triển trong điềukiện tốt, nếu những tháng cuối năm không bị ảnh hưởng của sâu bệnh và thời tiếtthuận thì ước tính sản lượng lúa mùa năm nay đạt khoảng 9,3 triệu tấn, tăng 1,7% sovới vụ mùa năm trước, năng suất đạt 47,1 tạ/ha, tăng 1,7%.

Cùng với việc gieo cấy lúa mùa, các địa phương trên cả nước đang bước vàothu hoạch lúa hè thu. Tính đến 15/9/2011, các địa phương phía Nam đã thu hoạch1670 nghìn ha lúa hè thu, bằng 95,1% cùng kỳ năm trước, trong đó vùng Đồng bằngsông Cửu Long thu hoạch 1577,6 nghìn ha, bằng 106,8%. Do diện tích gieo cấy tăng5,6% và năng suất tăng 3,8% nên sản lượng lúa hè thu năm nay của cả nước ướctính đạt gần 12,8 triệu tấn, tăng 9,7% so với vụ hè thu trước.

Cũng tính đến trung tuần tháng 9/2011, cả nước đã gieo trồng được 990,3nghìn ha ngô, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2010; 133,1 nghìn ha khoai lang, tăng7,8%; 215,1 nghìn ha lạc, giảm 0,4%; 176,6 nghìn ha đậu tương, giảm 1,7% và 778,5nghìn ha rau, đậu, tăng 7,2%.

Cây lâu năm có xu hướng phát triển tốt do thời tiết thuận, bên cạnh đó nhiềuđịa phương tập trung đầu tư lớn nên sản lượng nhiều loại cây tăng cao. Sản lượngcao su năm 2011 ước tính 805,3 nghìn tấn, tăng 7,1% so với năm trước; cà phê 1174nghìn tấn, tăng 5,6%; chè búp tươi đạt 873,5 nghìn tấn, tăng 4,7%; điều 322,3 nghìn

7

tấn, tăng 3,8%; hồ tiêu 108,8 nghìn tấn, tăng 3,2%. Trong các loại cây ăn quả, sảnlượng nhãn tăng 11,7%; dứa tăng 4,8%; xoài tăng 3,8%; chuối tăng 3,6%.

Chăn nuôi trong chín tháng qua phát triển tương đối ổn định. Tính đến giữatháng 9/2011, đàn trâu cả nước có 2,9 triệu con, xấp xỉ cùng kỳ năm trước; đàn bò5,9 triệu con, tăng nhẹ so với cùng kỳ; đàn lợn 26,8 triệu con, giảm 2% do ảnh hưởngcủa dịch tai xanh; đàn gia cầm ước tính tăng 6-7%. Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuấtchuồng chín tháng ước tính tăng 4% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt lợnhơi tăng 1,9%; sản lượng thịt gia cầm tăng 10-11%. Tính đến ngày 21/9/2011, cảnước không còn địa phương nào có dịch tai xanh trên lợn. Các dịch bệnh khác chưaqua 21 ngày còn ở các tỉnh là: Dịch lở mồm long móng ở Nghệ An; dịch cúm gia cầmở 3 tỉnh: Thái Bình, Quảng Trị và Quảng Ngãi

b. Lâm nghiệpSản xuất lâm nghiệp trong chín tháng năm nay bị ảnh hưởng bởi thời tiết rét

đậm kéo dài tại thời điểm đầu năm ở các tỉnh phía Bắc và khô hạn tại khu vực miềnTrung nên tiến độ trồng rừng chậm so với năm trước. Diện tích rừng trồng mới tậptrung cả nước chín tháng ước tính đạt 151,5 nghìn ha, bằng 92,4% cùng kỳ năm 2010;số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 163,6 triệu cây, tăng 0,3%; diện tích rừng đượckhoanh nuôi tái sinh đạt 1192 nghìn ha, tăng 1,2%; diện tích rừng được chăm sóc448,6 nghìn ha, tăng 1,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 3066 nghìn m3, tăng 11,9%;sản lượng củi khai thác 21,5 triệu ste, tăng 1,4%. Khai thác lâm sản chín tháng đạtkhá, đặc biệt là khai thác gỗ do các địa phương tập trung khai thác trên diện tích rừngtrồng sản xuất đến tuổi cho thu hoạch. Một số tỉnh có sản lượng gỗ khai thác tăng caolà: Thừa Thiên - Huế 149,8 nghìn m3, tăng 259,9% so với cùng kỳ năm trước; QuảngNinh 190 nghìn m3, tăng 181,5%; Đồng Nai 88,3 nghìn m3, tăng 51,8%; Quảng Ngãi171 nghìn m3, tăng 10,3%; Tuyên Quang 162,2 nghìn m3, tăng 8%.

Thời tiết hạn hán kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ trồng và chăm sócrừng mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ cháy rừng ở nhiềuđịa phương, đặc biệt khu vực Trung Bộ và Nam Bộ. Ngoài ra, tình trạng chặt phá rừng tráiphép để lấy gỗ và lấy đất canh tác vẫn xảy ra ở một số địa phương miền núi phía Bắc,Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trong chín tháng năm 2011, cả nước có 1997 ha rừng bịthiệt hại, trong đó diện tích rừng bị cháy 983 ha; diện tích rừng bị chặt phá 1014 ha. Một sốđịa phương có diện tích rừng bị chặt phá nhiều là: Lâm Đồng 194 ha; Đắk Nông 178 ha;Bình Phước 158 ha; Sơn La 108 ha; Lai Châu 73 ha.

c. Thuỷ sản

Sản lượng thủy sản chín tháng năm 2011 ước tính đạt 4082,0 nghìn tấn, tăng3,9% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Cá đạt 3072,2 nghìn tấn, tăng 3,5%; tôm đạt446,8 nghìn tấn, tăng 3,4%; thủy sản khác 563 nghìn tấn, tăng 6%.

8

Sản lượng thủy sản nuôi trồng chín tháng ước tính đạt 2163,8 nghìn tấn, tăng5,7% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó cá đạt 1661,0 nghìn tấn, tăng 5,8%; tôm đạt338,2 nghìn tấn, tăng 4,6%.

Sản xuất cá tra gặp nhiều khó khăn về giá và thị trường tiêu thụ nên diện tíchthả nuôi tại nhiều địa phương có xu hướng giảm, trong đó Đồng Tháp đạt 1344 ha,giảm 6% so với cùng kỳ năm trước; Vĩnh Long 482 ha, giảm 7%; Hậu Giang 421 ha,giảm 2%.

Nuôi tôm nhìn chung ổn định hơn do các địa phương phát triển hình thức thảnuôi thân thiện với môi trường như: Nuôi kết hợp với cá, lúa; nuôi tỉa thưa thảbù...Một số địa phương có sản lượng thu hoạch tôm khá cao là: Trà Vinh 19 nghìntấn, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước; Cà Mau 82 nghìn tấn, tăng 12%; Tiền Giang7 nghìn tấn, tăng 12%. Nuôi tôm thẻ chân trắng tiếp tục phát triển ở nhiều địaphương do chu kỳ nuôi ngắn và cho năng suất cao. Một số địa phương có sản lượngthu hoạch tôm thẻ chân trắng tăng cao so với cùng kỳ năm trước là: Sóc Trăng 6,8nghìn tấn, gấp 9 lần; Long An 6 nghìn tấn, gấp 2,8 lần; Bến Tre 9 nghìn tấn, gấp 2,5lần. Tuy nhiên, nuôi tôm sú ở một số nơi lại bị ảnh hưởng của dịch bệnh do các điềukiện cần thiết và quy trình thả nuôi chưa được bảo đảm đúng kỹ thuật nên sản lượngđạt thấp. Sản lượng tôm sú của Sóc Trăng chỉ đạt 32 nghìn tấn, giảm 37,4% so vớicùng kỳ năm trước; Bạc Liêu 40 nghìn tấn, giảm 7%.

Hoạt động khai thác thủy sản có nhiều thuận lợi về thời tiết, mặt khác hìnhthức tổ chức khai thác theo mô hình tổ, đội kết hợp nhằm tiết kiệm chi phí được nhânrộng ở nhiều địa phương đã khuyến khích ngư dân tích cực bám biển nên sản lượngđạt tương đối khá. Sản lượng thủy sản khai thác chín tháng năm 2011 ước tính đạt1918,2 nghìn tấn, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt1777,7 nghìn tấn, tăng 2%. Riêng sản lượng cá ngừ đại dương chín tháng ước tínhđạt gần 10 nghìn tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Phú Yên đạt5140 tấn, tăng 13,8%; Bình Định 3833 tấn, tăng 12,7%.

4. Hoạt động dịch vụ

a. Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9 ước đạt164,4 nghìn tỷ đồng, tính chung 9 tháng đầu năm 2011 ước đạt 1.392,8 nghìn tỷđồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2010. Xét theo thành phần kinh tế thì khuvực kinh tế nhà nước tăng cao nhất, tăng 32%, tiếp đó là khu vực kinh tế tư nhântăng 23,9%. Xét theo ngành kinh tế, ngành thương nghiệp có mức tăng trưởng caonhất, tăng 23,1%, tiếp đó là ngành dịch vụ tăng 22,2%

9

b. Vận tải hành khách và hàng hoá

Vận tải hành khách chín tháng năm 2011 ước tính đạt 2082,4 triệu lượt khách,tăng 13,1% và 90 tỷ lượt khách.km, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm:Vận tải trung ương đạt 32,3 triệu lượt khách, tăng 9,6% và 21,6 tỷ lượt khách.km,tăng 10,5%; vận tải địa phương đạt 2050,1 triệu lượt khách, tăng 13,6% và 68,4 tỷlượt khách.km, tăng 12,3%. Vận tải hành khách đường bộ chín tháng ước tính đạt1913,9 triệu lượt khách, tăng 13,4% và 66,8 tỷ lượt khách.km, tăng 12,3% so vớicùng kỳ năm trước; đường sông đạt 143,3 triệu lượt khách, tăng 9,3% và 3,1 tỷ lượtkhách.km, tăng 14,0%; đường hàng không đạt 11,1 triệu lượt khách, tăng 14,0% và16,4 tỷ lượt khách.km, tăng 11,2%; đường biển đạt 5,0 triệu lượt khách, tăng 2,9% và307,9 triệu lượt khách.km, tăng 4,1%; đường sắt đạt 9,2 triệu lượt khách, tăng 2,1%và 3,4 tỷ lượt khách.km, tăng 2,4%.

Vận tải hàng hóa chín tháng năm 2011 ước tính đạt 596,1 triệu tấn, tăng 11,2%và 161,8 tỷ tấn.km, tăng 2,0% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Vận tải trong nướcđạt 560,9 triệu tấn, tăng 12,0% và 53,0 tỷ tấn.km, tăng 8,1%; vận tải ngoài nước đạt35,3 triệu tấn, tăng 5,0% và 108,7 tỷ tấn.km giảm 1,2%. Vận tải hàng hoá đường bộđạt 455,3 triệu tấn, tăng 12,1% và 24,7 tỷ tấn.km, tăng 11,0%; đường sông đạt 93,4triệu tấn, tăng 10,2% và 12,0 tỷ tấn.km, tăng 12,4%; đường biển đạt 41,8 triệu tấn,tăng 6,0% và 121,7 tỷ tấn.km, giảm 0,9%; đường sắt đạt 5,4 triệu tấn, giảm 7,2% và3,1 tỷ tấn.km, tăng 2,4%

c. Bưu chính, viễn thông

Số thuê bao điện thoại phát triển mới chín tháng năm 2011 đạt 7,9 triệu thuêbao, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm 2010, bao gồm 43,9 nghìn thuê bao cố định,giảm 74,4% và 7,9 triệu thuê bao di động, giảm 15,8%. Số thuê bao điện thoại cảnước tính đến cuối tháng 9/2011 ước tính đạt 129,7 triệu thuê bao, tăng 4,5% so vớicùng thời điểm năm trước, bao gồm 15,5 triệu thuê bao cố định, tăng 0,3% và 114,2triệu thuê bao di động, tăng 5,1%.

Số thuê bao internet cả nước tính đến cuối tháng 9/2011 ước tính đạt 4,1 triệuthuê bao, tăng 18% so với cùng thời điểm năm trước. Số người sử dụng internet tạithời điểm cuối tháng 9/2011 đạt 31,7 triệu người, tăng 23% so với cùng thời điểmnăm trước. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông chín tháng ước tính đạt114,3 nghìn tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2010.

d. Khách quốc tế đến Việt Nam.

Khách quốc tế đến nước ta chín tháng năm 2011 ước tính đạt 4312,1 nghìnlượt người, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến với mục đíchdu lịch, nghỉ dưỡng đạt 2603,8 nghìn lượt người, tăng 10,9%; đến vì công việc 717,8

10

nghìn lượt người, giảm 5,2%; thăm thân nhân đạt 722,2 nghìn lượt người, tăng70,1%. Khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không là 3599,8 nghìn lượtngười, tăng 20,4% so với cùng kỳ năm 2010; đến bằng đường biển 28,7 nghìn lượtngười, giảm 23,5%; đến bằng đường bộ 683,6 nghìn lượt người, giảm 2,8%.

Trong chín tháng năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam từ hầu hết các quốcgia và vùng lãnh thổ đều tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từTrung Quốc đạt 979,4 nghìn lượt người, tăng 44,9%; Hàn Quốc 380,9 nghìn lượtngười, tăng 4,2%; Nhật Bản 343,8 nghìn lượt người, tăng 8,2%; Hoa Kỳ 328,9 nghìnlượt người, tăng 1,2%; Cam-pu-chia 302,3 nghìn lượt người, tăng 59,2%; Đài Loan266 nghìn lượt người, tăng 5,7%; Ôx-trây-li-a 210,6 nghìn lượt người, tăng 2,5%; Ma-lai-xi-a 168,2 nghìn lượt người, tăng 12,2%; Pháp 156,3 nghìn lượt người, tăng 6%.

5. Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụa. Xuất khẩu hàng hoá

Về quy mô và tốc độ tăng: Tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 9 tháng ước đạt70 tỉ USD (bằng 88% mục tiêu kế hoạch), tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2010(tương đương với 18,3 tỷ USD); trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt gần 32,5 tỷ USD, tăng 35,2% so với cùng kỳnăm trước. Như vậy, KNXK bình quân trong 9 tháng đầu năm ước đạt 7,780 tỷUSD/tháng là mức cao nhất từ trước đến nay, 9 tháng đã có 20 mặt hàng có KNXK trên1 tỷ USD, tăng 5 mặt hàng so với cùng kỳ năm trước.

Biểu đồ 3 : Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng từ năm 2005 đến năm 2011

010,00020,00030,00040,00050,00060,00070,00080,000

9T/20

05

9T/20

06

9T/20

07

9T/20

08

9T/20

09

9T/20

10

9T/20

11

11

Về nhóm hàng xuất khẩu- Nhóm hàng nông lâm thủy sản 9 tháng xuất khẩu ước đạt 14,97 tỷ USD,

chiếm 21,4% trong tổng KNXK, tăng 39,6% so với cùng kỳ. Trong số 8 mặt hàngnông sản xuất khẩu chủ yếu, có 2 mặt hàng là chè và nhân điều lượng xuất khẩugiảm, còn lại các mặt hàng khác lượng xuất khẩu đều tăng, trong đó tăng cao nhất cómặt hàng sắn xuất khẩu tăng 46,2%. Các mặt hàng xuất khẩu của nhóm đều có giáxuất khẩu tăng, đặc biệt có nhiều mặt hàng KNXK tăng cao như: hạt tiêu tăng 93,8%,sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 87,7%, cà phê tăng 63,9%, cao su tăng 59,8%...Giá xuất khẩu tăng cao đã đóng góp hơn 2,5 tỷ USD vào sự gia tăng KNXK củanhóm, lượng xuất khẩu của một số mặt hàng tăng cũng đã đóng góp thêm khoảng659 triệu USD. Tính chung do tăng giá và lượng xuất khẩu, nhóm hàng này đã đónggóp hơn 3,1 tỷ USD vào gia tăng KNXK chung của cả nước.

- Nhóm nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 8,38 tỷ USD, chiếm gần 12% trongtổng KNXK, tăng 45,3% so với cùng kỳ. Trong số 4 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu củanhóm chỉ có than đá lượng xuất khẩu giảm 13,7%, còn lại các mặt hàng khác lượngxuất khẩu đều tăng. Các mặt hàng xuất khẩu của nhóm đều có giá xuất khẩu tăng,trong đó giá dầu thô tăng cao là nhân tố chính góp phần vào gia tăng KNXK củanhóm. Giá xuất khẩu tăng đã làm KNXK của nhóm tăng hơn 2,4 tỷ USD, lượng xuấtkhẩu tăng đóng góp thêm khoảng 176 triệu USD. Tính chung do tăng giá và tănglượng của nhóm hàng này đã đóng góp hơn 2,6 tỷ USD vào gia tăng KNXK chung.

- Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 40,9 tỷ USD, chiếm 58,4% trongtổng KNXK, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhóm hàng này có tốc độ xuấtkhẩu tăng thấp hơn 2 nhóm hàng nông lâm, thuỷ sản, nhiên liệu và khoáng sảnnhưng tốc độ tăng cũng ở mức cao và là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổngKNXK. Trong đó, một số mặt hàng chủ lực có quy mô và tốc độ tăng trưởng cao làdệt may, tăng 31,1%, giầy dép tăng 30,8%, sắt thép các loại tăng 64,6%, đặc biệtđóng góp vào tăng trưởng của nhóm có sự đóng góp của mặt hàng điện thoại cácloại và linh kiện với tốc độ tăng gấp 3 lần và trị giá gần 4 tỷ USD.

- Nhóm hàng hoá khác (chưa phân tổ) ước đạt 5,7 tỷ USD, chiếm 8,2% trongtổng KNXK, tăng 45,7% so với cùng kỳ. Đây là nhóm hàng có tốc độ tăng cao nhất,tuy nhiên chưa có số liệu cụ thể để đánh giá được đóng góp của những mặt hàngnào trong nhóm này vào tăng trưởng xuất khẩu.

Về giá xuất khẩuGiá hàng hóa xuất khẩu 9 tháng 2011 của các mặt hàng tính được về giá tăng

cao so với mức giá bình quân của 9 tháng năm 2010. Tính chung cho cả 2 nhómhàng nông sản, nhiên liệu và khoáng sản do tăng giá đã đóng góp 4,94 tỷ USD vàogia tăng KNXK. Nếu tính cả tăng giá và tăng lượng, đã đóng góp 5,78 tỷ vào gia tăngKNXK.

12

Đóng góp vào tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu do giá, lượng cácnhóm hàng nông sản và khoáng sản 9T/2011 so với 9T/2010

9T/TH 2011 9T/TH 2010 Chênh lệch (tr.USD)Trongđó:Mặt

hàngĐơn vị tính Lượng Giá Tiền Lượng Giá Tiền Tổng

số +/- dogiá

+/-dolượng

Hàngnôngsản

Tr.USD 3,169 2,510 659

Hạtđiều Ng. tấn 132 8,227 1,086 141 5,546 782 304 354 -50Cà phê 984 2,211 2,176 919 1,445 1,328 848 754 94Chècác loại 97 1,536 149 98 1,459 143 6 7 -1Hạttiêu 113 5,708 645 98 3,398 333 312 261 51Gạo 6,080 496 3,013 5,380 466 2,508 505 179 326Sắn vàSP từsắn 2,067 356 735 1,360 288 391 344 141 203Cao su 525 4,326 2,271 512 2,775 1,421 850 814 36NhómNL&KS Tr.USD 2,613 2,437 176Thanđá Ng. tấn 12,554 95 1,198 15,000 77 1,161 37 226 -189Dầuthô 6,266 886 5,550 6,028 605 3,644 1,906 1,762 144Xăngdầucác loại 1,599 929 1,486 1,321 660 872 614 430 184Quặngvà KSkhác 1,912 78 149 1,358 68 93 56 18 38

Về thị trường xuất khẩu: 9 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu tăng trên tất cảcác thị trường, trong đó có 2 thị trường có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng xuất khẩuchung của cả nước đó thị trường Châu Phi và Châu Á. Thị trường Châu Phi ước xuấtkhẩu tăng gấp 2,6 lần, thị trường Châu Á ước tăng 42%. Thị trường Châu Âu ướctăng 24%, Châu Mỹ ước tăng 21%, Châu Đại Dương ước tăng 11,8% so với cùng kỳnăm 2010 (Phụ lục 4).

Xuất khẩu sang thị trường Châu Phi tăng cao chủ yếu do xuất khẩu vàng sangNam Phi tăng gấp 4 lần, ngoài ra một số thị trường khác ở khu vực này như Ai Cập,Angiêri, Xênaga, Bờ Biển Ngà đều có mức tăng trưởng cao trên 40%; Xuất khẩusang thị trường Châu Á tăng chủ yếu tập trung ở các nước khu vực Đông Á, mặthàng xuất khẩu sang các nước này chủ yếu là dệt may, thủy sản... Xuất khẩu sangthị trường Châu Âu tăng cao ở các nước thuộc EU 27 do sự gia tăng chủ yếu của

13

những mặt hàng công nghiệp chế biến như dệt may, da giầy, đồ gỗ, linh kiện điệntử...; Thị trường Châu Mỹ và Châu Đại Dương tăng trưởng thấp hơn mức tăng bìnhquân của cả nước nguyên nhân do cuộc do kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn nên nhucầu tiêu dùng giảm, thị trường Châu Đại Dương chủ yếu vẫn là do xuất khẩu lượngdầu thô sang thị trường này giảm.

b. Nhập khẩu hàng hoá

Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) hàng hoá 9 tháng ước đạt 76,87 tỷ USD,tăng 26,9% so với cùng kỳ năm 2010. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài đạt 34,2 tỷ USD, tăng 30,2% chiếm tỷ trọng 44,5% tổng KNNKcả nước; Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 42,6 tỷUSD, chiếm tỷ trọng 55,5% tổng KNNK cả nước, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2010

- Nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 63,6 tỷ USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ,chiếm tỷ trọng 82,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Các mặt hàng có kim ngạch tăngmạnh trong nhóm chủ yếu vẫn là các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất,cụ thể như xăng dầu tăng 59,6%, tiếp theo là phân bón các loại tăng 63,4%, cao su cácloại tăng 66,1%, giấy các loại tăng 21,2%, bông tăng 64,1%, xơ, sợi dệt các loại tăng45,5%, vải các loại tăng 31%, nguyên phụ liệu dệt may da giày tăng 14,8%, kim loạithường khác tăng 9,8%…

- Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 68,5% so vớicùng kỳ, trong đó đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 323,5% so với cùng kỳ, phếliệu sắt thép 0,84 tỷ USD, tăng 36,1%, linh kiện và phụ tùng xe máy tăng 38%, linh kiệnvà phụ tùng ô tô từ 9 chỗ trở xuống tăng 13,7%... Nguyên nhân nhóm này có mức tăngtrưởng cao là do nhập khẩu vàng tháng 9 ước là 600 triệu USD, nâng tổng kim ngạchnhập khẩu vàng 9 tháng năm 2011 là 1,5 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ (9 thángnăm 2010 nhập khẩu vàng chỉ là 0,36 tỷ USD).

- Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ,trong đó nhóm hàng tiêu dùng các loại chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ, ô tô nguyên chiếcdưới 9 chỗ tăng 39,4%, xe máy nguyên chiếc giảm 19,2%. Tốc độ tăng trưởng nhậpkhẩu của nhóm hàng tiêu dùng đã có xu hướng chậm lại do việc tăng cường áp dụngcác biện pháp kiểm soát nhập khẩu của các Bộ, ngành. Từ khi Thông tư số 20/2011/TT-BCT có hiệu lực, lượng xe ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ nhập khẩu đã chững lại so vớicác tháng đầu năm, cụ thể ước tháng 9, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ giảm43,3% về lượng, giảm 20% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Trong nhóm hàng hóa khác, hiện nay, nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện9 tháng ước là 544 triệu USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ; điện thoại các loại và linh kiện9 tháng ước là 1,64 tỷ USD, tăng 61,9% so với cùng kỳ.

14

Cũng như xuất khẩu, giá nhập khẩu bình quân của hầu hết các mặt hàng đềutăng là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến mức tăng của kim ngạch nhập khẩu của cảnước. Giá một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm trước như:giá xăng dầu các loại tăng 48,2%, khí đốt hóa lỏng tăng 26,4%, chất dẻo nguyên liệutăng 21,9%, sợi các loại tăng 32,3%, sắt thép các loại tăng 26,4%, phân bón các loạităng 25,2%, lúa mỳ tăng 39,3%... Tính riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng nàykhiến kim ngạch nhập khẩu tăng khoảng gần 5,9 tỷ USD.

Về thị trường nhập khẩu, KNNK từ Châu Á vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong sốcác thị trường nhập khẩu của cả nước, chiếm 78,5%. Trong đó, KNNK từ ASEANchiếm hơn 20%, các nước Đông Á chiếm 53,6% riêng Trung Quốc chiếm hơn 22,5%trong tổng KNNK của cả nước

c. Cán cân thương mại

Ước nhập siêu 9 tháng đầu năm 2011 là hơn 6,8 tỷ USD, chiếm khoảng 9,8%kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (không kể dầuthô) nhập siêu gần 1,74 tỷ USD. Nếu không tính kim ngạch xuất khẩu vàng vào tổngkim ngạch xuất khẩu, thì nhập siêu 9 tháng ước gần 9,4 tỷ USD, bằng 13,9% kimngạch xuất khẩu. Việt Nam vẫn nhập siêu chủ yếu với khu vực Châu Á.

6. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2011 tăng 0,82% so với tháng trước, mức tăngchỉ số giá đã có xu hướng giảm. Chỉ số giá tháng này tăng chủ yếu do tác động củanhóm giáo dục có chỉ số giá tăng cao với mức 8,62%. Chỉ số giá của các nhóm hànghóa và dịch vụ khác tăng thấp ở mức dưới 1% hoặc giảm gồm: May mặc, mũ nón,giày dép tăng 0,92%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,62%; đồ uống và thuốc lá tăng0,59%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,51%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng0,37%; hai nhóm thuốc và dịch vụ y tế; hàng ăn và dịch vụ ăn uống đều tăng 0,28%(trong đó, lương thực tăng 1,53%; thực phẩm giảm 0,28%; ăn uống ngoài gia đìnhtăng 0,9%); giao thông giảm 0,24%; bưu chính viễn thông giảm 0,07%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2011 tăng 16,63% so với tháng 12/2010 và tăng22,42% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân chín tháng năm2011 tăng 18,16% so với bình quân cùng kỳ năm 2010.

Chỉ số giá vàng tháng 9/2011 tăng 13,14% so với tháng trước; tăng 30,48% sovới tháng 12/2010 và tăng 61,26% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số giá đô la Mỹtháng 9/2011 tăng 0,8% so với tháng trước; tăng 1,12% so với tháng 12/2010 và tăng7,78% so với cùng kỳ năm 2010.

15

Đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam 9 tháng đầu năm:Tăng trưởng GDP theo quý được duy trì, nhưng nhìn chung toàn nền kinh tế

đã có dấu hiệu sụt giảm. Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm đạt 5.76%, thấphơn so với con số 6.54% cùng kỳ năm trước. Dự báo, tăng trưởng GDP quý 4 đạtkhoảng 6% - 6.4% và GDP cả năm sẽ ở mức 5.8% - 5.9%, gần với con số mục tiêu6% đã điều chỉnh.

Bảng 1: Tốc độ phát triển GDP theo quý và 9 tháng năm 2010-2011

Đơn vị :%

Nguồn: Tổng cục thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thâm hụt cán cân thương mại giảm tốc chủ yếu nhờ hoạt động xuất khẩuvàng. Thâm hụt thương mại 9 tháng đầu năm ước tính chỉ khoảng 6.9 tỷ USD, bằng9.8% kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu nhờ sự gia tăng đột biến kim ngạch xuất khẩucủa nhóm Đá quý, kim loại quý và sản phẩm. Dự báo thâm hụt thương mại tiếp tụcduy trì khoảng 1.3 - 1.6 tỷ USD/tháng, và tổng thâm hụt thương mại cả năm 2011 vàokhoảng 11 – 12 tỷ USD, tức khoảng 12.5% – 13.5% so với kim ngạch xuất khẩu;

Năm 2010

QI QII 6 tháng QIII 9 tháng QIV Năm

TỔNG SỐ GDP 5,84 6,44 6,18 7,18 6,54 7,34 6,78

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,74 3,35 3,46 2,20 3,04 2,16 2,78

Công nghiệp và Xây dựng 5,60 7,23 6,49 8,58 7,28 8,67 7,70

Dịch vụ 6,64 7,38 7,05 7,60 7,25 8,15 7,52

Năm 2011

QI 6 tháng 9 tháng

TỔNG SỐ GDP 5,43 5,57 5,76

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 2,05 2,08 2,39

Công nghiệp và Xây dựng 5,47 6,49 6,62

Dịch vụ 6,28 6,12 6,24

16

Thâm hụt ngân sách trong 9 tháng chỉ vào khoảng 2.6% GDP theo số liệu củaTổng cục Thống kê, so với con số 3.47% GDP của cùng kỳ năm ngoái theo số liệucủa Bộ Tài chính. Con số mục tiêu thâm hụt ngân sách 5.3% GDP là hoàn toàn cóthể đạt được (thậm chí có khả năng thấp hơn). Nếu so sánh với các nước trong khuvực thì mức thâm hụt này vẫn còn rất cao, góp phần làm gia tăng lạm phát và rủi rođảm bảo an toàn kinh tế vĩ mô.

Vốn đầu tư FDI có dấu hiệu suy yếu, nhưng cơ cấu có dịch chuyển tích cực.FDI trong 9 tháng đầu năm đạt 9.9 tỷ USD, bằng 72.1% cùng kỳ năm trước; vốn thựchiện ước tính đạt 8.2 tỷ USD, tăng 1.9% so với cùng kỳ năm 2010. Dòng vốn FDIđăng ký giảm khá mạnh cho thấy tiềm năng thu hút vốn FDI tại Việt Nam đang bịthách thức đáng kể. Tuy vậy, đang có sự dịch chuyển khá tích cực khi tỷ lệ vốn đăngký cấp mới vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng, trong khi vào bất độngsản giảm mạnh mẽ.

Chỉ số giá tiêu dùng vẫn duy trì ở mức cao nhưng đã có dấu hiệu giảm tốc.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 được công bố tăng 0.82% và tăng 22.42% so vớicùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 23.02% của tháng 8. Dự báo, lạm phát cảnăm 2011 sẽ dao động trong khoảng 18-20%.

Tỷ giá USD/VND vẫn chịu sức ép lớn vào cuối năm. Diễn biến khó lường củahoạt động đầu cơ vàng đang gây sức ép lớn lên tỷ giá USD/VND. Việc giữ biến độngtỷ giá không quá 1% đến cuối năm hiện đang vấp phải nhiều lực cản.

Chính sách tiền tệ dự báo sẽ tiếp tục thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Đã xuấthiện một số tín hiệu khá tích cực trên thị trường tiền tệ khi lãi suất bắt đầu giảm nhẹ.Tuy vậy, chúng tôi vẫn cho rằng việc giảm lãi suất sẽ gặp rất nhiều thử thách do lạmphát vẫn đang ở mức cao. NHNN sẽ phải cẩn trọng khi nới rộng chính sách tiền tệ đểhạ lãi suất do kiềm chế lạm phát vẫn là mục tiêu hàng đầu trong thời gian tới.

B. Tin vắn1. Kênh vốn mới cho doanh nghiệp nhỏ và vừaNếu mọi việc suôn sẻ, bắt đầu từ năm 2012, các doanh nghiệp nhỏ và

vừa (DNNVV) sẽ được hưởng lợi từ Quỹ Phát triển DNNVV (SMEDF). Trong bốicảnh khó khăn, đây sẽ là một trợ lực lớn.

Một kế hoạch cụ thể đã được Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch vàĐầu tư) vạch sẵn, đó là trong năm nay, sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành

17

Quyết định thành lập SMEDF, để tới năm 2012, có thể tiến hành các hoạt động chovay đầu tiên của Quỹ.

Kế hoạch này, ngay từ lúc bắt đầu có ý tưởng thành lập, khi Nghị định56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV được Thủ tướng Chính phủ ban hànhvào năm 2009, đã nhận được sự đồng thuận rất lớn từ cộng đồng doanh nghiệp, đặcbiệt trong bối cảnh kinh tế khó khăn, tín dụng thắt chặt như hiện nay.

“Nếu thành lập được SMEDF sẽ rất tốt, vì DNNVV đang gặp nhiều khó khăn,đặc biệt là về vốn”, ông Lê Quốc Khánh, Giám đốc Công ty cổ phần Nam Hà Việt nói.

Khó tiếp cận tín dụng ngân hàng trong bối cảnh lạm phát tăng cao, ngân hàngthắt chặt tín dụng không chỉ là câu chuyện của riêng năm nay, mà thực tế, là câuchuyện rất cũ. “Nói là phải hỗ trợ vốn cho khu vực DNNVV, nhưng lại sử dụng cùngmột mặt bằng lãi suất. Các ngân hàng cũng vẫn dành tín dụng cho doanh nghiệp lớn,mà một ‘ông lớn’ thì ngốn vốn của cả vạn anh nhỏ”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lanđã phát biểu như vậy với Báo Đầu tư.

Trên thực tế, trong Đề án thành lập SMEDF, Cục Phát triển doanh nghiệp (BộKế hoạch và Đầu tư) cũng đã viện dẫn rất nhiều kết quả nghiên cứu để chứng minhrằng, DNNVV đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn và việc thành lập SMEDF là rấtcần thiết. Chẳng hạn, một kết quả từ cuộc khảo sát DNNVV của JICA cho thấy, sốDNNVV chưa được nhận hỗ trợ tín dụng chiếm tới trên 81%. Thậm chí, ngay cả khiQuỹ Bảo lãnh tín dụng đã được thành lập, rất ít DNNVV tiếp cận được nguồn quỹnày. Thực tế về sự phát triển của mô hình quỹ bảo lãnh tín dụng là minh chứng rõ nétnhất cho việc này.

Lãi suất vay quá cao và khó đáp ứng được các điều kiện vay của ngân hàng làhai yếu tố mà các DNNVV đánh giá là khó khăn nhất trong tiếp cận nguồn vốn vaycủa ngân hàng. Chính vì thế, phần lớn DNNVV mong muốn các điều kiện tiếp cậnkhoản vay từ các tổ chức tín dụng được nới lỏng và tạo thuận lợi hơn.

“SMEDF ra đời sẽ bổ sung thêm kênh tài chính cho khu vực DNNVV bên cạnhcác kênh tài chính truyền thống khác. Đồng thời, Quỹ sẽ là một tổ chức tài chính Nhànước có quy mô; là tổ chức có thể tiếp nhận tập trung nguồn tài chính dành cho hỗtrợ DNNVV trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; là đầu mối huy động,vận động, tìm kiếm các nguồn lực trong nước và các nguồn tài trợ từ các tổ chứcquốc tế (WB, EU, JICA…) dành cho mục tiêu trợ giúp phát triển DNNVV...”, đại diệnCục Phát triển DN lý giải.

Theo kế hoạch, mức vốn cho vay đối với mỗi chương trình, dự án tối đa 70%tổng mức vốn đầu tư của từng chương trình, dự án (không bao gồm vốn lưu động),nhưng không quá 30 tỷ đồng. Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với khả năng

18

thu hồi vốn, khả năng trả nợ của người vay và điều kiện cụ thể của từng chươngtrình, dự án, nhưng tối đa không quá 7 năm.

Lãi suất cho vay, đối với các khoản vay thông qua ngân hàng thương mại, sẽdo ngân hàng thương mại quyết định nhưng không vượt quá 80% mức lãi suất chovay thương mại thông thường

Theo:http://www.mpi.gov.vn/portal/page/portal/bkhdt/ptktxh/16872?p_page_id=412541&pers_id=353627&folder_id=411642&item_id=23333277&p_details=1

2. IMF dự báo lạm phát Việt Nam năm 2011 là 18,8%(kinhtevadubao) IMF dự báo tăng trưởng GDP năm 2011 của Việt Nam là

5,8%, và năm 2012 là 6,3%.

Dự báo một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam 2011-2011(Đơn vị: %)

Nguồn:IMFTheo báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa côngbố hôm nay, dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam ở mức 18,8% năm 2011 và12,2% vào năm 2012.

Con số này cao hơn nhiều so với số liệu trong báo cáo tháng 6 của IMF, lần lượt là13,75% và 6,25%.

CPI cả nước tháng 8 tăng 23,02% so với tháng 8/2010 và tăng 15,68% so với tháng12/2010. Credit Suisse trước đó không đưa ra dự báo cụ thể nhưng cho rằng lạmphát tại Việt Nam có thể đã đạt đỉnh trong tháng 8.

IMF khuyến cáo các nước khu vực châu Á, bao gồm Việt Nam, phải đặc biệt quantâm đến vấn đề kiểm soát lạm phát. Bất chấp chính sách tăng lãi suất, chi phí vốnthực tế (lãi suất thực) ở các nước này vẫn ở mức thấp kỷ lục do sức ép lạm phát.

19

Báo cáo đồng thời hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ViệtNam năm 2011 xuống 5,8% và năm 2012 là 6,3%, so với dự báo đưa ra tháng 6 là6,25% và 6,8%.

Tỷ lệ thất nghiệp dự báo duy trì ở 5% cho cả giai đoạn 2011-2012. Thâm hụt tàikhoản vãng lai năm 2011 khoảng 4,7%, và giảm còn 3,8% vào năm 2012.

Lý giải sự điều chỉnh của trong báo cáo lần này, IMF cho rằng chính sách thắt chặttiền tệ và nhu cầu tiêu thụ nước ngoài giảm sẽ làm chậm đà tăng trưởng của cácnền kinh tế mới nổi cũng như các nước đang phát triển trong ngắn hạn.

Quan điểm của IMF tương tự như của ngân hàng phát triển châu Á (ADB) trong báocáo vừa công bố tuần trước

Vì vậy, không chỉ hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam, IMF đồng thời hạ dự báotăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi. Tăng trưởng GDP nửa sau năm 2011 ở cácnền kinh tế này được dự báo còn khoảng 6,25% từ mức 7%, và còn 6% trong năm2012.

Báo cáo của IMF hôm nay cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 4%trong giai đoạn 2011 - 2012 trước nguy cơ suy thoái, khủng hoảng nợ châu Âu ngàycàng tồi tệ

3. Hai kịch bản kinh tế Việt Nam và chuyện “điều chỉnh sớm”(kinhtevadubao) Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 đã xác

định khá chi tiết các mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn 2011 - 2015.

Tuy nhiên, tình hình thực tế hiện nay đang khiến các nhà hoạchđịnh chính sách của Việt Nam phải tính toán lại các chỉ tiêu tăng trưởngcho giai đoạn này.

Nghị quyết Đại hội Đảng đã xác định trong kế hoạch 5 năm sắp tới, ViệtNam sẽ phấn đấu “phát triển nhanh, bền vững”. Tuy nhiên, xét trong bối cảnhkinh tế hiện nay cũng như triển vọng của năm 2012, các chuyên gia của Bộ Kếhoạch và Đầu tư cho rằng mục tiêu này nên được điều chỉnh.

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất rằng mục tiêu phát triển cầnđược điều chỉnh là “đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững, tạođiều kiện để phát triển nhanh hơn vào nửa cuối của kế hoạch 5 năm”.

20

Tinh thần chung của kế hoạch có thay đổi, nên từ lúc này các chuyêngia của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng hai kịch bản kinh tế cho giai đoạnphát triển mới.

Kịch bản thứ nhất là vẫn giữ nguyên các chỉ tiêu phát triển như trongnghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11, theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ đạtbình quân 7-7,5% trong 5 năm tới.

Với mức tăng trưởng này, GDP sẽ đạt khoảng 185 tỷ USD vào năm2015, qua đó GDP đầu người sẽ đạt khoảng 2.000 USD.

Các chỉ tiêu này, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là đã đượcđưa ra vào thời điểm cuối năm 2009, khi mà “tình hình kinh tế xã hội đất nướctại thời điểm đó còn tương đối khả quan”.

Trong khi đó, kịch bản thứ hai được xây dựng dựa trên các dữ liệu kinhtế hiện nay cũng như xu hướng phát triển sắp tới, đưa ra các chỉ tiêu thấp hơnso với nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11, với lý do tình hình kinh tế trong vàngoài nước đang diễn biến “theo chiều hướng xấu đi so với trước”.

Cụ thể, mức tăng trưởng GDP của năm 2011 được dự báo là vàokhoảng 6%, trong khi năm 2012 được dự báo đạt khoảng 6,5%. Nếu giữnguyên mục tiêu như trong nghị quyết, “gánh nặng” hoàn thành mục tiêu sẽdồn hết cho các năm còn lại và như vậy sẽ khó khả thi.

“Nếu thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi Chính phủ phải tiếp tục bỏ ra mộtlượng vốn lớn để kích thích tăng trưởng và bài học trong các năm qua cho thấyviệc chuyển liên tục từ chính sách thắt chặt sang chính sách nới lỏng sẽ dẫn đếnnhững tác động xấu, gây bất ổn tới kinh tế vĩ mô và thúc đẩy lạm phát tăng cao”,trích từ một báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Chính phủ.

Từ lập luận này, mức tăng trưởng cho 5 năm tới được đề xuất là 6,5 -7% mỗi năm, thấp hơn trung bình 0,5% so với nghị quyết của Đại hội Đảng lầnthứ 11.

Chưa rõ việc điều chỉnh này có được chấp thuận hay không, song điềuquan trọng là tinh thần “rút kinh nghiệm” đã được thể hiện khá rõ trong đề xuấtnày. Thời gian qua, những nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đã được đề ra từtrước đã khiến Chính phủ chịu nhiều áp lực trong điều hành kinh tế.

Hiện nay, khi giai đoạn 5 năm 2011 - 2015 mới đi qua được một năm,việc điều chỉnh sớm các mục tiêu có thể giúp giảm đáng kể áp lực này

21

4. Khởi động tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.Tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là trọng tâm của

khâu đột phá về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.

Bộ Tài chính vừa quyết định thành lập ban chỉ đạo xây dựng đề án táicấu trúc doanh nghiệp nhà nước.

Thứ trưởng bộ này, ông Trần Văn Hiếu, được phân công làm Trưởng ban,thành viên gồm lãnh đạo Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục Quản lý nợ và Tài chínhđối ngoại, Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Tổng cục Hải quan, Tổngcục Thuế, Ủy ban Chứng khoán...

Theo Quyết định 2372/QĐ-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệký ban hành ngày 7/10 và có hiệu lực tức thì, Ban chỉ đạo còn chịu trách nhiệm tổchức triển khai đề án khi được phê duyệt.

“Ban chỉ đạo đề án có nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính đánhgiá tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, trên cơ sởđó xây dựng đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước trình Thủ tướng Chính phủphê duyệt và tổ chức triển khai đề án được phê duyệt nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp nhà nước”, Quyết định 2372 nêu rõ.

Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước được là một trong ba mũi đột phá, đượcxác định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 5 năm 2011-2016, baogồm tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chínhvới trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính;và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổngcông ty nhà nước.

Phát biểu bế mạc hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 11hôm 10/10 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh đến việc tái cơ cấunền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó có nhắc đến ba nhiệm vụquan trọng kể trên.

Các tuyên bố của thành viên Chính phủ thời gian gần đây cũng đề cập nhiềuđến vấn đề này. Động thái của Bộ Tài chính có thể coi là một bước đi cụ thể để thựchiện quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ.

Tuy nhiên, Quyết định 2372 không đề cập đến thời điểm hoàn thành đề án,cũng như thời gian triển khai tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.

Nguồn: http://vneconomy.vn/20111011034913311P0C5/khoi-dong-tai-cau-truc-doanh-nghiep-nha-nuoc.htm

22

5. Bắt đầu sàng lọc ngân hàng?Ba động thái của Ngân hàng Nhà nước gần đây: kỷ luật nghiêm vi

phạm trần lãi suất tiền gửi; hạ thấp lãi suất tiền gửi ngắn hạn; nâng lãisuất của người bán vốn cuối cùng, đã cho thấy, nhà điều hành đang từngbước phân loại chất lượng các ngân hàng.

Có vẻ như, câu chuyện sàng lọc ngân hàng đang bắt đầu?

Ba động thái quan trọng

Nếu như vi phạm trần lãi suất của Techcombank năm ngoái và DongABank mới đây chỉ dừng ở xử lý hành chính thì trường hợp của HDBank ngày7/10 lại mang hơi hướng hình sự hóa.

Nói vậy là bởi, để phát hiện được hành vi vi phạm trần lãi suất tiền gửicủa HDBank, lực lượng cảnh sát đã nhập cuộc và trong văn bản số7859/NHNN-TTGSNH ngày 7/10, Ngân hàng Nhà nước thể hiện ý chí rấtcương quyết:

"Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước yêu cầuChủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc HDBank chỉ đạo các đơn vị có liênquan hợp tác chặt chẽ và thành khẩn khai nhận những hành vi vi phạm củamình với cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước vàTổng cục cảnh sát - Bộ Công an".

Rất khó để Ngân hàng Nhà nước có thể làm khác, bởi trong lúc tất cả hệthống nỗ lực thiết lập lại kỷ cương lãi suất tiền gửi và quá trình thực hiện đangđi vào nề nếp thì sự vi phạm của HDBank là khó chấp nhận.

Hậu quả nặng nề như thế nào, hẳn những người trong cuộc đã biết: ítnhất trong một năm, HDBank bị ngừng mở chi nhánh, phòng giao dịch, đặtmới ATM; cùng đó là những cá nhân liên quan có thể bị xử lý hình sự. Và kếtcục là, trong lúc các ngân hàng khác tiếp tục bành trướng thị phần thì HDBanklại giẫm chân tại chỗ, chưa kể những thua thiệt lợi nhuận hàng năm từ các chinhánh mang lại. Đó là yếu tố thứ nhất.

Thứ hai, cùng với xử lý vi phạm trần lãi suất tiền gửi cương quyết,trước đó, nhà điều hành còn quy định trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn khá chặtchẽ. Trong Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/9, Ngân hàng Nhà nướcyêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện: lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, có kỳhạn dưới 1 tháng: 6%/năm; 1 tháng trở lên: 14%/năm. Ngoài ra, mức lãi suất

23

tối đa đối với tiền gửi áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và cácphương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ".

Như vậy, những hình thức lách trần lãi suất bằng cách "lãi nhập gốc"như "tiền gửi 1 ngày, lãi suất 14%/năm"... sẽ không còn tồn tại.

Thứ ba, ngày 6/9, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số2210/QĐ-NHNN, nâng lãi suất tái cấp vốn từ 14%/năm lên 15%/năm; lãi suấtcho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắpthiếu hụt trong thanh toán bù trờ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tíndụng từ 14%/năm lên 16%/năm.

Qua các động thái nói trên, nhà điều hành đã gửi đi những thông điệprất rõ ràng: đưa đường cong lãi suất về đúng quy luật, thể hiện đúng vai tròngười mua bán cuối cùng trên thị trường. Tất cả những ngân hàng cần nhucầu thanh khoản, sẽ phải lên Ngân hàng Nhà nước và chấp nhận luật chơi của"người mua bán cuối cùng" áp đặt.

Cơ hội sàng lọc

Theo logic của vấn đề, những động thái của Ngân hàng Nhà nướcdường như không dừng ở chuyện lãi suất mà mở ra một câu chuyện khác: táicấu trúc.

Vài năm nay, người ta chứng kiến các tổ chức tín dụng thường xuyênlách trần lãi suất, mặc dù vừa họp "đồng thuận" cách đó vài hôm. Hẳn nhiên, aicũng hiểu đó là do thanh khoản hệ thống, đặc biệt ở một số tổ chức tín dụngquy mô nhỏ thiếu ổn định.

"Đói ăn vụng, túng làm liều", những ngân hàng thiếu thanh khoản buộcphải dâng lãi suất để cướp vốn của ngân hàng bạn; còn ngân hàng dư vốnnếu không muốn bị rút ruột cũng phải làm theo, mà Vietcombank là một ví dụ.Trong một văn bản gửi lên Ngân hàng Nhà nước, Vietcombank thừa nhận cóhuy động vượt trần nhưng lý do đưa ra là nếu không làm thế, sẽ bị mất tới 30nghìn tỷ đồng vốn. Kể cả với BIDV, một ngân hàng lớn từng tuyên bố "tiênphong chấp hành lãi suất tiền gửi 14%/năm" nhưng cũng chỉ một thời gian sauđó, không thể ngồi nhìn dòng vốn đội nón ra đi, đành phải... "theo cả làng".

Như nói ở trên, mặc dù cơ chế điều hành của Ngân hàng Nhà nước chophép những ngân hàng thiếu vốn có thể lên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở(OMO), vay tái cấp vốn ở Ngân hàng Nhà nước nhưng trên thực tế, có rất

24

nhiều ngân hàng vì cơ cấu tài sản lỏng lẻo, huy động đồng nào, cho vay đồngnấy, ít giấy tờ có giá nên không thể giao dịch OMO.

Mặt khác, điều kiện để vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước khángặt nghèo nên những đối tượng này chỉ còn cách đẩy lãi suất lên, coi đó nhưlà "lợi thế" cạnh tranh duy nhất để lấy vốn về, mặc dù bị coi là "chơi khôngđẹp", thậm chí vi phạm quy định của ngành.

Nhưng nay, với hành động cứng rắn "nói không" với vi phạm trần lãisuất, hẳn nhiên, chẳng ai muốn bị lên "đoạn đầu đài" như HDBank vừa qua.

Tiếp đó, một cửa lách khác là nâng lãi suất ngắn hạn, chẳng hạn "tiềngửi 1 ngày, lãi suất 14%/năm" và các loại tiền gửi na ná như tiền gửi thanhtoán cũng bị chặn ở mức 6%/năm. Ngân hàng Nhà nước đang làm mọi cáchđể triệt tiêu những cách thức cạnh tranh thiếu lành mạnh và có vẻ như, qua đóđể nhận diện bằng được những ngân hàng yếu thanh khoản, chất lượng hoạtđộng kém.

Và khi yếu tố cạnh tranh lãi suất bị triệt tiêu, dòng tiền gửi sẽ trở về đúngquy luật: sinh lời nhưng phải an toàn. Trong trường hợp tất cả đều huy động14%/năm, người gửi tiền sẽ lựa chọn ngân hàng quy mô lớn, thương hiệumạnh, nhiều dịch vụ để gửi tiền.

Vì vậy, những ngân hàng yếu thanh khoản, khó cân đối giữa nguồn vàsử dụng nguồn thì chỉ còn cách cầu cứu nơi "người mua bán cuối cùng".Nhưng cũng đúng lúc đó, chiếc "lưới" lãi suất chủ chốt đã kịp giăng ra: tái cấpvốn tăng thêm 1%/năm; qua đêm thanh toán bù trừ tăng thêm 2%/năm.

Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên, trong một thời gian rất ngắn tới đây, lãi suấtchủ chốt, trong đó có lãi suất tái cấp tiếp tục tăng, số lượng ngân hàng xin táicấp vốn nhiều thêm và điều mà thị trường chờ đợi là Ngân hàng Nhà nước sẽxử lý như thế nào khi mà cơ hội thanh lọc đang đến.

Đã có rất nhiều ý kiến từ các chuyên gia, người trong cuộc góp ý vớingành ngân hàng rằng: cần phải cải tổ, tái cấu trúc và cơ hội để làm điều nàykhông phải không có. Thực tế, từ 2008 đến nay, có khá nhiều cơ hội như:không ít đơn vị một năm vài lần chập chờn mất thanh khoản; yêu cầu nângvốn pháp định tối thiểu lên mức 3.000 tỷ đồng... nhưng rồi, các cơ hội đó lầnlượt bị bỏ qua.

25

Giới phân tích tài chính cho rằng, với những quyết sách mạnh mẽ, bàibản thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn có thể làm cho hệ thốngngân hàng trở nên minh bạch, lành mạnh và quy củ hơn. Tuy nhiên, lựa chọnphương án nào để "ném chuột không vỡ bình", không để câu chuyện tái cấutrúc kéo theo phản ứng dây chuyền cho cả hệ thống, mới là điều đáng quantâm hơn cả.

Nguồn: http://vef.vn/2011-10-10-bat-dau-sang-loc-ngan-hang-

6. Hơn 24.500 tỷ đồng phát triển chế biến thủy sản.Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phê duyệt Quy hoạch Phát

triển chế biến thủy sản toàn quốc đến năm 2020.

Theo Quy hoạch, đến năm 2020 sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đạtkhoảng 2 triệu tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 3,5%/năm; giá trị xuấtkhẩu đạt 10 tỷ USD. Sản lượng thủy sản chế biến tiêu thụ nội địa đạt 950.000 tấn,với tốc độ tăng trưởng 3,3%/năm. Tổng công suất chế biến thủy sản quy mô côngnghiệp đạt hơn 2,1 triệu tấn sản phẩm/năm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, để đạt được các mục tiêucủa quy hoạch này, tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển chế biến thủy sản toàngiai đoạn 2011-2020 gần 24.550 tỷ đồng; trong đó, từ năm 2011-2015 hơn 13.380 tỷđồng. Nguồn vốn đầu tư trên sẽ được huy động từ mọi thành phần kinh tế, vốn vaycủa ngân hàng trong và ngoài nước, vốn huy động từ phát hành cổ phiếu, trái phiếudoanh nghiệp và vốn vay ưu đãi của Nhà nước.

Trong quy hoạch cần ưu tiên xây dựng và thực hiện các dự án và chươngtrình, đề án như đầu tư nâng cấp và xây mới nhà máy chế biến thủy sản quy môcông nghiệp; đầu tư thiết bị và dụng cụ bảo quản trên tàu cá, tàu thu mua; cụm côngnghiệp làng nghề chế biến thủy sản; cơ sở chế biến tiêu thụ nội địa; đầu tư mới kholạnh thủy sản và Trung tâm nghiên cứu ứng dụng chế biến bảo quản thủy sản.

Cùng với đó, còn đầu tư vào các chương trình đào tạo lao động chế biến thủysản, xúc tiến thương mại; đề án phát triển thị trường thủy sản nội địa; nghiên cứuphát triển công nghệ, thiết bị và sản phẩm tiêu thụ nội địa; đề án nghiên cứu đánh giárủi ro các sản phẩm thủy sản.

Một số giải pháp được đưa ra nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thủy sản trongnước và xuất khẩu như ưu tiên xây dựng và thực hiện chương trình phát triển các thịtrường trọng điểm, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nhóm sản phẩm chủlực, trước mắt gồm tôm sú, cá tra, cá ngừ và các sản phẩm chế biến sâu...

26

Đối với thị trường nội địa, tổ chức hệ thống buôn bán thủy sản ở các đô thị,các vùng công nghiệp tập trung theo hướng hiện đại; phát triển và giới thiệu các mónăn thủy sản truyền thống được chế biến từ các loại thủy sản bản địa. Điều quan trọnglà các đơn vị tiếp tục xây dựng và triển khai đầy đủ các chương trình đảm bảo antoàn vệ sinh thực phẩm thủy sản theo hệ thống từ sản xuất đến tiêu dùng.../.

7. Việt Nam không thiếu vốn đầu tư cho năng lượng tái tạo.Ông Peter Droege, Chủ tịch Hội đồng thế giới về năng lượng tái tạo cho

rằng Việt Nam có điều kiện tốt hơn các nước trong việc phát triển nguồn nănglượng tái tạo nhằm đa dạng hóa nguồn cung điện.

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Droege đã đề xuất một số giải pháp để ViệtNam tận dụng các nguồn gió, năng lượng mặt trời… vào việc sản xuất điện như mộtgiải pháp trong mục tiêu phát triển kinh tế bền vững. Ông Droege đến Việt Nam thamdự cuộc hội nghị và triển lãm về giải pháp kinh doanh xanh châu Âu (GreenBiz 2011)diễn ra ngày 15 và 16-9 ở TPHCM.

TBKTSG Online: Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách về phát triểnnăng lượng tái tạo và hỗ trợ các công ty đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực này.Nhưng trên thực tế, nguồn ngân sách hạn hẹp là trở ngại rất lớn, ông có đề xuất giảipháp nào cho Việt Nam về vấn đề này?

- Ông Peter Droege: Qua tìm hiểu, tôi được biết Chính phủ và các công tyViệt Nam vẫn có vốn để đầu tư vào các dự án năng lượng truyền thống, gồm thanđá, khí và hạt nhân. Vậy câu hỏi được đặt ra là liệu nguồn vốn này có thể san sẻ chocác dự án đầu tư năng lượng tái tạo. Cả hai phương thức sản xuất điện truyền thốngvà năng lượng tái tạo đều tạo ra hiệu quả kinh tế cho quốc gia nhưng sự khác biệt làcác nguồn cung cho các dự án năng lượng tái tạo là miễn phí và vô hạn; còn cácnguồn khí, than đá thì hữu hạn. Nếu Việt Nam tiếp tục đầu tư vào các dự án điệnchạy bằng than đá, khí thì sẽ phải đối mặt với chi phí đầu tư cho các nguồn nguyênliệu ngày càng tăng, hệ quả là giá điện phải tăng theo. Như vậy, ở đây đặt ra hai vấnđề, một là làm thế nào để huy động vốn và hai là cân nhắc việc sử dụng nguồnvốn đầu tư ấy như thế nào.

Các nhà đầu tư ở Việt Nam thường cho rằng đầu tư cho các dự án điện chạy bằngthan đá, khí thì tương đối dễ dàng và đỡ tốn kém hơn là đầu tư cho các nguồn nănglượng tái tạo, và thực tế đang diễn ra như vậy. Ông nghĩ sao về quan điểm này?

- Tôi lại có cách suy nghĩ khác. Nếu chúng ta nhìn về tương lai của các dự ánnăng lượng tái tạo thì như tôi đã nói ở trên là chúng ta chỉ cần đầu tư cho cơ sở hạtầng và khai thác nguồn gió, năng lượng mặt trời… miễn phí từ thiên nhiên. Do vậy,

27

Chính phủ Việt Nam cần tính toán khoản thu được từ việc khai thác các nguồn cungmiễn phí này để có những hình thức hỗ trợ phù hợp cho các dự án năng lượng táitạo để thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Cách thức này đã được nhiều nước ápdụng và cũng có nhiều bài học kinh nghiệm.

Việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo cần được xem xét dưới góc nhìnthực tế. Nghĩa là các cơ quan quản lý chuyên ngành cần chứng minh cho nhà đầu tưthấy được điều mà họ muốn, đó là sự hỗ trợ thông qua chính sách, gồm cả ưu đãithuế liên quan đến việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Các cơ quan chuyêntrách của Chính phủ và nhà đầu tư cần thiết phải ngồi cùng nhau để bàn về vốn đầutư cho các dự án điện gió, chọn địa điểm phù hợp, tính toán giá điện và thời gian thuhồi vốn. Một điều quan trọng nữa là sau khi nhà đầu tư đã thu hồi vốn và có lợinhuận một thời gian thì họ phải chia sẻ lợi nhuận với Chính phủ.

Giá bán điện phù hợp cũng giúp thu hút các nhà đầu tư vào các dự án nănglượng tái tạo. Tôi không cho rằng giá mua điện gió 7,8 cent/kWh là phù hợp với thựctế và có thể thu hút các nhà đầu tư. Mức giá mua nào là phù hợp với tình hình thựctế ở Việt Nam sẽ cần phải được bàn bạc kỹ dựa trên chi phí đầu tư cho các dự ánchứ không hẳn là phải theo mức 20, 30 hay 40 cent/kWh như ở một số nước khác.Khi cần thiết, giá mua cần được điều chỉnh linh hoạt để bảo đảm việc nhà đầu tưcó thể hòa vốn và có lãi. Việt Nam cũng có thể áp dụng phương thức tính này chocác dự án sản xuất điện bằng năng lượng mặt trời và các nguồn cung nhiên liệu táitạo khác.

Như vậy, đề xuất của ông là để phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, cầnthiết phải có sự hợp tác của Chính phủ và nhà đầu tư trong việc chia sẻ chi phí đầutư, lợi nhuận và nhu cầu của quốc gia?

- Việt Nam có tiềm năng lớn về nguồn cung gió, như vậy, điều quan trọng là cảnhà nước và nhà đầu tư cần hợp tác để xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc khai thácnguồn tài nguyên thiên nhiên này. Chi phí đầu tư vào các dự án sản xuấtđiện gió, điện mặt trời sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc Chính phủ có thể hỗ trợ đượccác khoản nào. Theo tôi, trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp cần được hỗ trợphát triển các dự án điện năng lượng mặt trời tại các tòa nhà và điện gió tại các khuvực có nhiều gió và không phải là khu vực đất nông nghiệp. Tôi muốn nhấn mạnhyếu tố địa điểm phù hợp cho các dự án năng lượng tái tạo, điều đó cũng có nghĩalà nếu chúng ta phá rừng để có đất đặt những tấm pin hấp thụ năng lượng mặt trờihay lấy đất nông nghiệp cho dự án điện gió thì đó là sự sai lầm.

Việt Nam có cơ hội tốt để phát triển năng lượng tái tạo từ gió, sóng và cácnguồn khác vì là quốc gia có đường bờ biển dài. Tôi kỳ vọng trong vòng 20-30 nămtới phần lớn nguồn cung điện của Việt Nam sẽ được sản xuất từ các nguồn nhiêuliệu tái tạo.

28

Dường như ông quá lạc quan về tương lai phát triển của các nguồn nănglượng tái tạo tại một đất nước vẫn chủ yếu dựa vào các nguồn năng lượng truyềnthống và vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu điện cho sinh hoạt và sản xuất?

- Tôi lạc quan bởi vì Việt Nam có điều kiện tự nhiên tốt hơn so với nhiều quốcgia khác mà tôi đã có dịp đến thăm và làm việc trong việc phát triển năng lượng táitạo, gồm gió, nhiệt, phế phẩm từ sản suất nông nghiệp. Điều thế giới quan tâm hiệnnay là không chỉ là bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh mà còn là chúng tahành động gì cho tương lai. Năng lượng hạt nhân, năng lượng sản xuất từ dầu mỏ vàcác nguồn nhiêu liệu hóa thạch ngày càng đắt đỏ, chứa đựng nhiều rủi ro, ảnhhưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân.

Trên thế giới, năng lượng tái tạo không phải là mới vì đã được sản xuấttại nhiều nước hàng chục năm nay. Do vậy, Việt Nam cần cân nhắc để các dự ánđáp ứng đúng nhu cầu, điều kiện của đất nước chứ không phải của các nhà tài trợhay các tổ chức cho vay.

Hiện nay, nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển đang đẩy mạnh kếhoạch phát triển nguồn năng lượng gió, năng lượng mặt trời, nhất là sau sự cố tạinhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật). Một dẫn chứng cụ thể là Bhutan -một quốc gia nhỏ bé nhưng cũng đang nỗ lực phát triển các nguồn năng lượng tái

tạo. Tôi tin là Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc phát triển nguồn năng lượng mới này đểtận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên, đa dạng hóa nguồn cung điện và bảođảm an ninh năng lượng cho sự phát triển của nền kinh tế.

Nguồn: http://cafef.vn/20110918042146812CA33/viet-nam-khong-thieu-von-dau-tu-cho-nang-luong-tai-tao.chn

8. Thẩm tra kế hoạch 5 năm: Hạ CPI, giảm nợ công.Thống nhất về mục mục tiêu tổng quát song cả hệ thống chỉ tiêu cùng

khá nhiều chỉ tiêu cụ thể về kinh tế trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5năm 2011 - 2015 đã có sự khác biệt đáng kể giữa đề nghị của Chính phủ vàquan điểm của cơ quan chủ trì thẩm tra - Ủy ban Kinh tế của Quốc hội.

Với lý giải đề chủ động trong lãnh đạo và chỉ đạo điều hành, Chính phủ dựkiến hai kịch bản tăng trưởng kinh tế trong 5 năm với mức tăng trưởng GDP bìnhquân khoảng 6,5%/năm (kịch bản 1) và khoảng 7%/năm (kịch bản 2).

Chọn GDP ở mức cao hơn.

Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp sáng 1/10, Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, Chính phủ chọn kịch

29

bản tăng trưởng 7% và các cân đối lớn tương ứng để phấn đấu đạt mục tiêuĐại hội XI đề ra.

Ở kịch bản này, GDP năm 2011 ước tăng 5,8 -6%, năm 2012 tăng6,5%, các năm 2013 – 2015 có thể tăng cao hơn để bình quân 5 năm có thểtăng khoảng 7%.

Bên cạnh chỉ tiêu này, các chỉ tiêu khác được cơ quan thẩm tra tánthành theo đề nghị của Chính phủ là: tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 35%GDP; số lao động được tạo việc làm 7,94 triệu người; tỷ lệ hộ nghèo giảm bìnhquân 2%/năm và giảm bình quân 4%/năm với 62 huyện nghèo.

Các chỉ tiêu tuyển sinh mới chính quy đại học, cao đẳng tăng bình quânkhoảng 6-7%/năm; tuyển mới cao đẳng nghề và trung cấp nghề tăng 8%/năm;tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinhtế 55%; tỷ lệ che phủ rừng là 42-43% cũng nhận đước sự đồng thuận của cơquan thẩm tra.

CPI năm 2015 phải dưới 5%

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đã không “gật đầu” với các chỉ tiêu CPI,nhập siêu và dư nợ công.

Với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Chính phủ đặt mục tiêu đếnnăm 2015 phấn đấu đạt dưới 7%. Còn với Ủy ban Kinh tế, con số này sẽ phảidưới 5% vào năm 2015 với lộ trình giảm dần từ mức 1 con số ở năm 2012,2013 – 2014 dưới 6%.

Cũng đề nghị thấp hơn là chỉ tiêu về nợ. Cơ quan thẩm tra chủ trì thẩmtra đưa ra con số nợ Chính phủ không vượt quá 50% GDP và nợ công khôngquá 60% GDP, đều thấp hơn 5% so với đề nghị của Chính phủ.

Được đề nghị giảm đến hơn một nửa là con số nhập siêu. Chỉ tiêu củaChính phủ là kiểm soát nhập siêu đến 2015 khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu,còn theo Ủy ban Kinh tế thì kiểm soát nhập siêu ở mức khoảng 4% kim ngạchxuất khẩu và không quá 5 tỷ USD vào năm 2015, tiến tới cân bằng kim ngạchxuất, nhập khẩu trước năm 2020.

Ở chỉ tiêu bội chi ngân sách Nhà nước, Ủy ban đề nghị tính theo thônglệ quốc tế và phấn đấu dưới 5% vào năm cuối kế hoạch. Chính phủ xác địnhgiảm mức bội chi xuống 4,5% GDP năm 2015 (không đề cập cách tính theothông lệ quốc tế).

30

Đáng chú ý, một số chỉ tiêu kinh tế được dự kiến trong kế hoạch 5 nămcủa Chính phủ đã không xuất hiện trong báo cáo thẩm tra. Như yếu tố năngsuất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đến 2015 ít nhất là 30%.

Hay giảm tiêu tốn năng lượng tính trên GDP 2,5 – 3%/năm, năng suấtlao động xã hội đến 2015 tăng 32% so với năm 2010; tốc độ tăng kim ngạchxuất khẩu hàng hóa bình quân 5 năm đạt khoảng 13 – 14%/năm.

Một số chỉ tiêu về xã hội cũng không được đề cập tại báo cáo thẩm tra,như thu nhập thực tế của dân cư đến 2015 gấp 2 – 2,5 lần so với năm 2010.Tỷ lệ lao động thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị đếnnăm 2015 dưới 4%...

Liên quan đến sự khác nhau này, Ủy ban Kinh tế cho rằng, hệ thống chỉtiêu kinh tế, xã hội và môi trường 5 năm và hàng năm nên được phân thànhhai nhóm, đó là nhóm chỉ tiêu bắt buộc và nhóm chỉ tiêu định hướng.

Về lĩnh vực kinh tế thì trong kế hoạch hàng năm chỉ nên tập trung vàocác chỉ tiêu kinh tế vĩ mô là: tốc độ tăng trưởng kinh tế; chỉ số giá tiêu dùng(cho phép Chính phủ tính toán và công bố chỉ số lạm phát theo thông lệ quốctế, không đưa giá năng lượng và lương thực vào rổ hàng hóa tính CPI); kimngạch xuất khẩu, nhập siêu, bội chi ngân sách, huy động vào ngân sách vàtrần nợ công.

Đối với các chỉ tiêu xã hội và môi trường, đề nghị quyết định các chỉ tiêu: tạoviệc làm mới, tỷ lệ thất nghiệp, tuyển sinh mới chính quy đại học, cao đẳng; giảm tỉlệ hộ nghèo; tỷ lệ lao động qua đào tạo và chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng.

Tăng trưởng tín dụng không quá 3 lần tăng GDP

Trong số các giải pháp trọng tâm được Ủy ban Kinh tế đề nghị cần tậptrung thực hiện trong kế hoạch 5 năm đã xuất hiện một vài con số đáng chú ý.Như, điều chỉnh mức thuế thu nhập doanh nghiệp xuống khoảng 20%, tăngthu kinh doanh bất động sản.

Mục tiêu hàng đầu được nhấn mạnh đối với chính sách tiền tệ giai đoạnnày là ổn định giá trị sức mua của đồng tiền, điều hành tăng trưởng tín dụngkhông quá 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm. Kiểm soát tăng tổngphương tiện thanh toán tương thích với tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướnggiữ ở mức thấp để kiềm chế tăng CPI.

31

Để góp phần giảm chênh lệch tiết kiệm – đầu tư và nâng cao hiệu quảcủa nền kinh tế, cơ quan thẩm tra đề nghị phát động phong trào tiết kiệm trongcả sản xuất và tiêu dùng.

Tại nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các khâu đột phá chiến lược, Ủyban Kinh tế nhấn mạnh phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thịtrường. Xây dựng lộ trình giá thị trường đối với xăng, dầu, điện, than…. Kếtthúc chậm nhất trong năm 2013.

Nguồn: http://vneconomy.vn/20110930082748565P0C9920/tham-tra-ke-hoach-5-nam-ha-cpi-giam-no-cong.htm

9. Thu hút FDI “đuối” đăng ký vốn.Số liệu cập nhật tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng

9 cho thấy, cả con số về vốn giải ngân và đăng ký đều “đuối” so với các thángtrước. Đáng chú ý là một số chỉ tiêu thấp đáng quan ngại.

Từ dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trongtháng 9 này, số vốn giải ngân theo tập hợp từ báo cáo của các địa phương gửivề khoảng 900 triệu USD, thấp nhất trong quý 3/2011.

Tuy nhiên, tính chung lại, tổng giải ngân vốn FDI từ đầu năm đến nayvẫn đạt khoảng 9,2 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái. Không đủ dữliệu để phân tích cụ thể chuyển động của dòng vốn FDI giải ngân chảy vào khuvực sản xuất nào, thông tin liên quan là hoạt động xuất nhập khẩu của khốidoanh nghiệp này tiếp tục tăng trưởng rất tốt.

Số liệu về kim ngạch hai chiều của Cục Đầu tư nước ngoài cung cấpcho thấy, cả chiều xuất và nhập khẩu của khu vực FDI đều tăng hơn so vớicùng kỳ trên 30%. Cụ thể là kim ngạch xuất khẩu bao gồm cả dầu thô ước đạt38,142 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ; không kể dầu thô là 32,447 tỷ USD,tăng tương ứng 35%.

Trong khi đó, nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp này trong 9 thángnăm 2011 ước đạt 34,08 tỷ USD. Như vậy, khu vực FDI xuất siêu 4,062 tỷUSD, nếu tính cả kim ngạch xuất khẩu dầu thô; hoặc nhập siêu 1,633 tỷ USDnếu không tính nhiên liệu này.

Nhưng ở vế vốn đăng ký, tính hình hoàn toàn khác hẳn, thậm chí một sốchỉ tiêu có lẽ đang ở mức báo động.

32

Phân tích từ dữ liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, trong tháng 9, cả nướcchỉ thu hút được khoảng 294 triệu USD vốn FDI đăng ký cấp mới, thấp nhất kểtừ tháng 2 đến nay. Tương tự, vốn đăng ký tăng thêm gia tăng trong tháng mớichỉ đạt 41 triệu USD.

Tính chung từ đầu năm đến nay, tổng vốn FDI đăng ký mới đạt 9,903 tỷUSD, giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, vốn đăng ký cấp mới đạt8,238 tỷ USD, giảm 31%; vốn tăng thêm là 1,666 tỷ USD, giảm khoảng 3%.

Nhiều câu hỏi đặt ra với các con số kể trên. Vốn Nhật Bản đi đâu, khi mànhiều dự báo trước đó cho rằng Việt Nam là điểm đến số một của dòng đầu tưnày, sau thảm họa kép động đất, sóng thần ở nền kinh tế lớn thứ ba thế giới?Hay rộng hơn, khủng hoảng thế giới tác động đến dòng vốn FDI toàn cầu đếnđâu? Và liệu Việt Nam có đang mất vị thế là điểm đến tốt cho đầu tư?

Về điểm này, có một lưu ý liên quan đến lĩnh vực thu hút đầu tư. Khácvới năm ngoái, khi kinh doanh bất động sản với nhiều dự án lớn luôn dẫn đầuvề thu hút vốn, hỗ trợ tổng vốn đăng ký không giảm quá sâu so với năm trướcđó. Năm nay, lĩnh vực kinh doanh này “trôi” xuống tận vị trí thứ 6, chỉ chiếmkhoảng 3% tổng vốn FDI đăng ký.

Ngược lại, lĩnh vực thu hút vốn lớn nhất trong 9 tháng qua – côngnghiệp chế biến chế tạo - so với năm ngoái không quá “tệ”. Tính cả cấp mới vàtăng vốn, tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực này trong 9 tháng qua là gần4,912 tỷ USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa và xâydựng thuộc nhóm top 3 dẫn đầu về thu hút vốn trong năm nay nhưng so vớicùng kỳ 2010 còn kém rất xa. Cụ thể là sản xuất, phân phối điện, khí, nước,điều hòa thu hút được khoảng 2,525 tỷ USD, giảm khoảng 14%; và xây dựngthu hút được trên 689 triệu USD, giảm gần 37% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tóm lại, với tình hình như hiện nay, kể cả mục tiêu thu hút 20 tỷ USDvốn FDI trong năm 2011, dù đã là khiêm tốn hơn năm ngoái, vẫn sẽ rất khó đểđạt được.

33

10. Lạm phát do đâu?Câu hỏi này được đặt ra chủ yếu cho thời kỳ gần đây, đặc biệt là một

năm qua.

Tuy nhiên, lạm phát có những nguyên nhân chung, có nguyên nhân sâu xa,tiềm ẩn từ thời gian trước và do có độ trễ của chính sách, nên cần xem xét diễn biếntrong thời gian dài.

Diễn biến lạm phát

Trong 36 năm qua (tính từ năm 1976), lạm phát tại Việt Nam chỉ có 1 nămgiảm (2000), 12 năm tăng 1 chữ số, 20 năm tăng 2 chữ số, 3 năm tăng 3 chữ số.

Thời kỳ 1976-1985, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng rất cao. Nguyên nhân chủyếu là do kinh tế tăng trưởng chậm, có năm bị giảm, làm mất cân đối cung cầu (thiếucung), tiền nhiều hơn hàng.

Thời kỳ 1986-1991, lạm phát phi mã, trong đó 1986-1988 tăng tới402,1%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế bị khủng hoảng, tăng trưởng thấp,làm cho thị trường bị thiếu cung, tiền nhiều hơn hàng. Có một nguyên nhân quantrọng là việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với hầu hết những mặt hàng bao cấphiện vật bằng tem phiếu định lượng trong thời kỳ trước, tạo ra mặt bằng giá chungmới cao hơn nhiều.

Thời kỳ 1992-1995, lạm phát còn cao, nhưng đã thấp hơn nhiều so với cácthời kỳ trước. Nguyên nhân chủ yếu do cung đã tăng (tăng trưởng kinh tế 1991-1995đạt 8,2%/năm, đặc biệt lương thực vượt nhu cầu trong nước, đã có xuất khẩu vớikhối lượng lớn; Chính phủ đưa ra phương châm: đối với ngân sách thì thu lấy mà chi;đối với ngân hàng thì vay lấy mà cho vay-có nghĩa là Nhà nước không phát hành tiềncho bội chi ngân sách và bội chi tiền mặt.

Thời kỳ 1996-2003 được coi là thiểu phát, khi CPI tăng rất thấp (mặc dù năm1998 tăng cao 9,2% do tác động của khủng hoảng khu vực, với tỷ giá năm 1997 tăng14,2%, năm 1998 tăng 9,6% và giá lương thực tăng 23,1%, giá thực phẩm tăng8,6%. Nhưng nhìn chung cả thời kỳ này đã có 3 năm, trong đó có 1 năm giảm, 2 nămtăng thấp; giá lương thực, thực phẩm giảm hoặc tăng thấp.

Thời kỳ từ 2004 đến nay là thời kỳ lạm phát cao trở lại, gần như lặp đi lặp lại,cứ 2 năm tăng cao mới có 1 năm tăng thấp hơn.

Năm 2004 tăng 9,5%, năm 2005 tăng 8,4%, thì năm 2006 tăng 6,6%. Năm2007 tăng 12,63%, năm 2008 tăng 19,89%, thì năm 2009 tăng 6,52%.

34

Năm 2010 tăng 11,75%, năm 2011 sau 8 tháng đã tăng 15,68% (nếu tính theonăm thì tháng 8/2011 so với cùng kỳ năm trước đã tăng tới 23,02%). Dự báo cả nămphải phấn đấu tích cực mới ở mức 18% (nếu theo “quy luật” trong mấy năm qua thìkhả năng năm 2012 sẽ tăng thấp hơn và từ đó có thể nhận thấy việc Chính phủ đưara chỉ tiêu dưới 10% của năm 2012 là có tính khả thi).

Nguyên nhân

Lạm phát về thực chất là sự mất giá của đồng tiền so với hàng hóa, dịch vụ,với nguyên nhân tổng quát là mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu, mà biểu hiệncủa nó là mất cân đối tiền-hàng: tổng cung cao hơn tổng cầu, tiền nhiều hơn hàng thìlạm phát (còn tổng cung ít hơn tổng cầu, tiền ít hơn hàng thì thiểu phát).

Nguyên nhân chủ yếu của lạm phát bao gồm những yếu tố tác động đến haivế của quan hệ cân đối này, tức là các yếu tố tác động đến tổng cung, đến hàng vàcác yếu tố tác động đến tổng cầu, đến tiền.

Xét theo các mặt này, thì các nguyên nhân của lạm phát thời gian qua baogồm các yếu tố sau.

Xét tổng quát là sản xuất trong nước chưa đủ cho đầu tư và tiêu dùng cuốicùng, hay đầu tư và tiêu dùng vượt qua sản xuất lên đến trên dưới 10% hàng năm,phải nhập siêu, phải vay nợ từ nước ngoài để bù đắp.

Khi tổng cầu vượt quá tổng cung thì Việt Nam không chỉ ở vị thế nhập siêu,mà còn rất dễ rơi vào lạm phát cao, nếu có sự bất ổn ở bên ngoài (khủng hoảng, lạmphát...) và có trục trặc ở bên trong (thiên tai, dịch bệnh, bất ổn vĩ mô...).

Vốn đầu tư/GDP gia tăng từ 34,9% trong thời kỳ 1996-2000 lên 39,1% trongthời kỳ 2001-2005 và lên 43,5% trong thời kỳ 2006-2010. Tiêu dùng cuối cùng/GDPcủa Việt Nam đã tăng tương ứng từ 71,1% thời kỳ 2001-2005 lên 72,2% thời kỳ2006-2010.

Đây là tỷ lệ cao so với một số nước (năm 2009 của Việt Nam là 72,8%, trongkhi của Brunei là 47%, Trung Quốc 48,7%, Singapore 52,4%, Malaysia 64%,Indonesia 68,2%, Thái Lan 68,3%, Ấn Độ 69,6%, Hàn Quốc 70,3%...).

Tiêu dùng cuối cùng/GDP của Việt Nam cao và tăng lên, có một phần do quymô GDP bình quân đầu người thấp, có một phần do tiêu dùng có xu hướng tăng lên;nhưng có một phần do đã xuất hiện tình trạng “ăn chơi sớm” và chuộng hàng ngoạicủa một bộ phận dân cư.

Do đầu tư và tiêu dùng cuối cùng vượt xa so với GDP, nên nhập siêu tăng lênqua các thời kỳ (thời kỳ 1996-2000 mới gần 9,4 tỷ USD, đã tăng lên trên 19,1 tỷ USDthời kỳ 2001-2005 và tăng lên gần 62,8 tỷ USD thời kỳ 2006-2010).

35

Trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung, phải nhập khẩu từ nước ngoài, trong đóđáng lưu ý có các mặt hàng mà một nước đi lên từ nông nghiệp phải nhập khẩu lớnnhư thủy sản, sữa và sản phẩm sữa, rau quả, ngô, dầu mỡ động thực vật, thức ăngia súc và nguyên phụ liệu, cao su, gỗ và nguyên phụ liệu, đường, thịt; mà một nướccó bờ biển dài nhưng phải nhập muối; một nước có tỷ lệ xuất khẩu/GDP cao, nhưngdo tính gia công, lắp ráp cao mà nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn, như nguyên phụ liệudệt may, giày dép, chất dẻo nguyên liệu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện;một số loại hàng tiêu dùng có kim ngạch lớn, như điện thoại các loại và linh kiện, ô tônguyên chiếc, xe máy nguyên chiếc, hóa mỹ phẩm... lên đến mấy tỷ USD.

Nguyên nhân tiềm ẩn, sâu xa của lạm phát là hiệu quả đầu tư và năng suất laođộng thấp. Hiệu quả đầu tư thấp thể hiện ở hệ số ICOR cao và tăng lên qua các thờikỳ (thời kỳ 1996-2000 là 5 lần, thời kỳ 2001-2005 lên 5,2 lần, thời kỳ 2006-2010 lên6,2 lần, cao gấp đôi nhiều nước trong khu vực).

Tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư của Việt Nam từ năm 2003 trở vềtrước ở mức trên dưới 57%, từ 2004 đã giảm xuống nhưng vẫn ở mức trên dưới40%, trong khi ICOR của khu vực này cao gấp rưỡi hệ số chung của cả nước.

Năng suất lao động xã hội của Việt Nam năm 2010 đạt 40,3 triệu đồng/người,chỉ tương đương với 2.067 USD, thấp xa so với các con số tương ứng của một sốnước (năm 2008 của Nhật Bản 73.824 USD, Brunei 72.500 USD, Singapore 62.724USD, Hàn Quốc 38.235 USD, Malaysia 17.718 USD, Thái Lan 6.915 USD, TrungQuốc 5.460 USD, Indonesia 4.597 USD, Philippines 4.535 USD, Ấn Độ 2.706USD...).

Tổng thu ngân sách/GDP của Việt Nam thuộc loại khá cao (mấy năm nay đạttrên dưới 28%), nhưng thu từ dầu thô, từ hải quan, thu từ đất đai là những khoảnkhông trực tiếp phản ánh hiệu quả kinh tế và có xu hướng giảm (thu từ dầu thô năm2005 chiếm 29,2%, 6 tháng đầu năm 2011 chiếm 13,9%; thu từ hải quan, tương ứngchiếm 16,7% và 22,5%; thu từ đất đai chiếm khoảng 6-7%).

Bội chi ngân sách/GDP từ năm 2006 trở về trước ở mức thấp, nhưng từ năm2007 đến nay ở mức cao, tuy đã có xu hướng giảm xuống trong vài năm nay, nhưngvẫn thuộc loại cao. Trong tổng chi ngân sách, tỷ trọng chi cho đầu tư, chi cho lĩnh vựcxã hội là cần thiết, nhưng thuộc loại cao, nhất là chi cho đầu tư công-thể hiện Nhànước còn “ôm” nhiều quá mà cần khuyến khích các nguồn lực xã hội.

Tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp và bộc lộ ra cuối cùng của lạm phát. Tốc độtăng dư nợ tín dụng cao gấp nhiều lần tốc độ tăng GDP.

Năm 2010 so với năm 2000, tín dụng cao gấp trên 13,7 lần, trong khi GDP chỉgấp trên 2 lần; hệ số giữa tốc độ tăng của tín dụng và của GDP lên đến trên 6,2 lần-

36

một hệ số rất cao. Do vậy, dư nợ tín dụng/GDP đã ở mức khoảng 125%, cao gấp đôicon số tương ứng của nhiều nước. Cùng với tăng trưởng tín dụng là tăng trưởngtổng phương tiện thanh toán, mà tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam khôngchỉ là tiền đồng mà còn có vàng, có ngoại tệ.

Tình trạng vàng hóa và Đô la hóa khá cao, tác động tiêu cực đối với lạm pháttrên 4 mặt.

- Hút vào đây một lượng vốn lớn của xã hội mà không được đầu tư trực tiếpcho sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm để cân đối với tiền.

- Vàng và USD trở thành phương tiện thanh toán, làm cho tổng phương tiệnthanh toán tăng lên.

- Giá vàng trong nước biến động, nhiều lần cao hơn giá vàng thế giới, tácđộng tới nhập lậu, kéo tỷ giá biến động theo. Khi giá vàng và tỷ giá tăng cao lại tácđộng đến tâm lý, đến lòng tin vào đồng nội tệ...

- Tỷ giá tăng tuy khuyến khích xuất khẩu, nhưng lại làm khuyếch đại lạm phátở trong nước và đây là yếu tố lạm cho lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát củathế giới; làm tăng nợ quốc gia khi tính bằng VND.

Việc thực hiện lộ trình giá thị trường khi chuyển sang kinh tế thị trường là tấtyếu, đúng hướng, là một nội dung quan trọng của đường lối đổi mới. Tuy nhiên, kếtquả của việc thực hiện lộ trình này nếu thực hiện dồn dập cùng một lúc sẽ tạo ra mặtbằng giá mới cao hơn, như đã từng xảy ra trong thời kỳ lạm phát phi mã, hay vàotháng 2-3 vừa qua.

Giá cả thế giới tăng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đối với lạmphát ở trong nước xét trên các góc độ khác nhau.

- Tỷ lệ xuất, nhập khẩu/GDP của Việt Nam đã tăng nhanh và hiện ở mức khácao (năm 1992 đạt 51,6%, năm 1995 đạt 65,4%, năm 2000 đạt 96,5%, năm 2005 đạt130,8%, năm 2010 đạt 154,4%, khả năng năm 2011 sẽ còn cao hơn)-tức là có độ mởkhá cao, đứng thứ 5 thế giới-nên biến động giá cả trên thế giới sẽ tác động nhiều đếnbiến động giá ở Việt Nam hơn các nước khác.

- Giá thế giới tăng sẽ làm cho chi phí đẩy ở trong nước tính bằng VND tăngkép: vừa tăng do đơn giá tính bằng USD tăng, vừa tăng do tính bằng VND tăng.

Ngoài ra, cũng cần tính đến sự chuyển động của dòng tiền giữa các kênh đầutư. Từ quý II/2007, thị trường chứng khoán sau khi lên đỉnh đã đao xuống mạnh, làmcho một lượng tiền lớn từ kênh này chuyển sang làm cho giá bất động sản bốc lên vàgiá tiêu dùng tăng cao vào cuối năm 2007, đạt đỉnh điểm vào năm 2008.

37

Giá vàng, giá bất động sản tăng cao vào năm 2009, đầu năm 2010 cũng đãhút một lượng tiền lớn vào đây, nên CPI cũng tăng chậm lại. Từ cuối 2010, chứngkhoán và bất động sản đều giảm, góp phần làm cho sức ép tăng giá tiêu dùng caolên. Sự chuyển động của dòng tiền giữa các kênh cũng góp phần tạo lên sự cộnghưởng và chia sẻ dòng tiền với thị trường tiêu dùng.

Như vậy, lạm phát ở Việt Nam do nhiều yếu tố. Các giải pháp kiềm chế lạmphát cần tác động vào các yếu tố đó.

Nguồn: http://vneconomy.vn/20110912100018354P0C9920/lam-phat-do-dau.htm

11. Dỡ bỏ thuế CBPG: Giầy da Việt Nam vẫn gặp khóTừ ngày 1.4.2011, mặt hàng giày mũ da của Việt Nam xuất khẩu

chính thức không còn chịu mức áp thuế chống bán phá giá (CBPG) 10%,tuy nhiên hiệp hội giày da vẫn gặp khó trên thị trường EU.

Trước thực tế nêu trên, Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với Hiệp hộiDa-Giầy tổ chức hội thảo “Chương trình giám sát nhập khẩu của EU đối vớicác loại giầy mũ da xuất xứ Việt Nam, Trung Quốc” ngày 20.9 nhằm tháo gỡnhững khó khăn mà hiệp hội giầy da đang vướng mắc.

Sức ép cạnh tranh từ thị trường EU

Dỡ bỏ thuế CBPG đã đem lại cho ngành da giày Việt Nam vị thế cạnhtranh công bằng khi xuất khẩu vào thị trường EU với các nước Ấn Độ,Banglades, Thái Lan, Campuchia, vốn là những nước không bị áp thuế CBPGtrước đây.

Hiện kim ngạch xuất khẩu cặp túi xách đạt 841,8 triệu USD, tăng 25%.Tổng lượng xuất khẩu giày dép Việt Nam là hơn 495 triệu đôi, cặp túi xách đạthơn 115 triệu chiếc; mức giá bán bình quân giầy dép đạt 8,5 USD/đôi, tăng sovới mức giá năm 2005 khoảng 5,0-5,5USD/ đôi. Riêng giầy mũ da khoảng 10USD/đôi.

Tính chung 8 tháng 2011, kim ngạch ngành ước đạt được 4,18 tỉ USD,bằng 74,7% kế hoạch cả năm và tăng 29,2% so với cùng kì. Cụ thể, trongtháng 4 tăng 13,1%, tháng 5 tăng 34,1%, tháng 6 tăng 26,1%, tháng 7 tăng22,6%).

Tuy nhiên, theo ông Vũ Bá Phú, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh, BộCông thương, mặc dù mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kì (năm 2010 đạt

38

20%) nhưng ngành giày da không có mức tăng trưởng đột biến so với mứctăng trưởng trong cả nước.

Hơn nữa, mặc dù đã dỡ bỏ thuế CBPG, ngành giày da vẫn gặp khókhăn với sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ thị trường các nước như Indonesia,Banglades, Ấn Độ, Srilanka,…đặc biệt là Trung Quốc.

Trước đó, Trung Quốc cũng chịu áp thuế CBPG là 16% (cao hơn ViệtNam), tuy nhiên, năm 2004-2005, xuất khẩu Trung Quốc sang thị trường EUtăng đột biến, cao hơn hẳn ở Việt Nam.

Theo Giáo Sư Clauid Dordi, tổ chức Mutrap, xuất khẩu hàng giầy mũi daViệt Nam sang thị trường EU giảm không chỉ vì lí do áp thuế CBPG, vì thực tếcho thấy, ngay sau khi Việt Nam dỡ bỏ thuế CBPG, xuất khẩu Việt Nam vẫngiảm so với Trung Quốc. Cụ thể, năm 2010-2011 xuất khẩu Việt Nam tháng4,5 sang EU giảm 61,21% trong khi đó Trung Quốc tăng 3,74%.

Mặt khác, EU đã đưa ra chương trình giám sát hoạt động xuất khẩu giầyda của Việt Nam vào EU trong một năm. Trong thời gian đó nếu EU nhận thấylượng hàng nhập khẩu giày da Việt Nam gia tăng một cách đáng kể và giáxuất khẩu lại giảm trong một khoảng thời gian nhất định thì Việt Nam sẽ cónguy cơ bị áp dụng lại thuế chống bán phá giá.

Mở rộng thị trường hơn nữa

Hiện nay xuất khẩu giầy da Việt Nam mới chỉ hướng đến thị trường EU màchưa quan tâm đến các thị trường tiềm năng khác như: Hàn Quốc, Brazin,Argentina,…

Theo Ông Vũ Bá Phú, nếu Việt Nam chỉ tập trung vào các thị trường lớn thì sẽgặp nhiều khó khăn hơn. Bên cạnh đó, EU đang áp dụng biện pháp điều tra chốngbán phá giá và thời gian qua số lượng có xu hướng tăng, điều này sẽ gây nhiều khókhăn hơn cho các nước xuất khẩu vào EU.

Đồng tình với nhận định trên, bà Nguyễn Thị Tòng, Phó Chủ tịch hiệp hồi Giầyda Việt Nam cũng cho rằng, mặt hàng giầy da nên quan tâm nhiều hơn đến các thịtrường Châu Á, Mỹ La Tinh,… đó cũng là cơ hội cho ngành giầy da Việt Nam pháttriển hơn.

“Việt Nam cũng nên tham gia Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với EU, điềunày sẽ giảm khó khăn cho ngành giày da trong thời gian tới”, ông Clauid Dordi chobiết.

39

Theo ông, tham gia FTA việt nam sẽ có những lợi thế cạnh tranh đối với các nướcsản xuất như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia,…được ưu đãi về thuế của EU: thuếquan giảm 99%, thuế CBPG giảm 30%.

Tuy nhiên, để tránh tình trạng bị áp thuế CBPG lại, Việt Nam cần thận trọnghơn khi tham gia FTA với EU. Thực tế cho thấy, năm 2005, Trung Quốc gia nhậpFTA và ồ ạt đưa hàng vào EU, tạo áp lực đối với các cơ sở sản xuất nội địa và bị EUáp thuế CBPG.

Nguồn: http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Do-bo-thue-CBPG-Giay-da-Viet-Nam-van-gap-kho/59138

12. Tỷ lệ giải ngân vốn ODA đạt rất thấpBộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá về tình hình giải ngân vốn hỗ trợ

phát triển chính thức (ODA).

Theo báo cáo, trong sáu tháng đầu năm nay, tổng khối lượng giải ngân thực tếcủa các dự án đạt gần 154 tỉ đồng trong tổng số 20 chương trình, dự án ODA mà bộnày quản lý và thực hiện. Tỷ lệ giải ngân vốn ODA trung bình chỉ đạt 18% so với kếhoạch năm. Đơn cử, ngân hàng thế giới là nhà tài trợ ODA lớn nhất, nhưng tỷ lệ giảingân đạt mức thấp (8%). Tỷ lệ giải ngân từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ Thuỵ Điển,Đan Mạch, Canada, Hà Lan thông qua dự án Hợp phần tăng cường năng lực tổngthể thanh tra tài chính giai đoạn 2009 – 2014 chỉ đạt 9%.

Lý do tỷ lệ giải ngân thấp, theo bộ này, do các dự án gặp vướng mắc như độingũ nhân sự giúp việc cho ban quản lý dự án còn thiếu, chuyển vốn tài trợ chậm,thiết kế dự án không còn phù hợp; những hướng dẫn định mức chi tiêu của nhà tàitrợ chưa đầy đủ, khó khăn trong lựa chọn chuyên gia tư vấn...

13. Kinh tế Việt Nam có cơ hội thành một con hổ mớiViệt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế

giới trong vòng 20 năm qua.

Bài nhận định của Wall Street Journal về sự hình thành một nhóm các nềnkinh tế mới, hứa hẹn có thể thay thế Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

10 năm sau ngày Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc hình thành nhóm cácnước phát triển BRICs, những người yêu thích trò ghép chữ lại một lần nữa hàohứng với cái tên mới đầy hấp hẫn từ các thị trưởng mới nổi - CIVETS.

40

Nhóm các nước CIVETS gồm Colombia, Indonesia, Việt Nam, Hy Lạp(Greece), Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) và Nam Phi (South Africa) đang trở thành những conhổ kinh tế mới. Những nước này đều có số dân đông và trẻ với tuổi đời trung bình27. Điều này đồng nghĩa nhóm sẽ hưởng lợi rất nhiều từ tiêu dùng quốc nội tăngnhanh, không giống với BRICS, những nước phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu tiêudùng từ nước ngoài. Các thành viên của CIVETS đều là những nước có tốc độ pháttriển cao với nền kinh tế đa dạng.

Tập đoàn HSBC mới đây đã cho ra mắt quỹ đầu tiên tập trung vào nhóm cácnước này hồi tháng 5/2011, lấy tên Quỹ GIF CIVETS. HSBC có ý định tăng lượngđầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các quốc gia thuộc nhóm này, giúp hạ mức nợcông (trừ Thổ Nhĩ Kỳ) và nâng điểm tín dụng đầu tư của CIVETS.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng CIVETS không hề có điểm chung nàokhác ngoài lượng dân số trẻ. Hơn thế thanh khoản và những khu vực chính quyền tựtrị của nhóm này đang rất rời rạc, chắp vá, cộng thêm những nguy cơ về mặt chính trịvẫn đang rình rập, đặc biệt đối với Hy Lạp.

Chuyên gia đầu tư Darius McDermott của công ty tài chính Chelsea FinancialServices nói: "Tôi thấy việc tạo ra CIVETS là không cần thiết. Giữa Việt Nam và HyLạp có mối liên quan nào hay không? Ít nhất nhóm BRICs vẫn là 4 nền kinh tế mớinổi lớn nhất, đó là lý do kéo họ lại gần nhau”.

Tuy nhiên, giới đầu tư lại nhìn nhận có cơ hội gặt hái nhiều lợi nhuận từ nhómnày dù các quốc gia thành viên chẳng mấy liên quan đến nhau. Thực tế cho thấy,mặc dù CIVETS ra đời năm 2007, nhưng chỉ số S&P CIVETS 60 đang xếp trên cảS&P BRIC 40 và S&P Emerging BMI, hai chỉ số đại diện cho hai nhóm kinh tế pháttriển khác ra đời từ trước đó.

Colombia

Colombia đang trở thành điểm đầu tư đầy năng động cho các nhà tài chính,sau khi tự mình nỗ lực vượt qua những rắc rối trong quá khứ. Tổng thống JuanManuel Santos kể từ khi nhậm chức năm 2010 đến nay vẫn là trung tâm của mọichính sách đúng đắn với việc bảo đảm và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, tiếp nốithành công của người tiền nhiệm Alvaro Uribe.

Các biện pháp thắt chặt an ninh đã xóa sổ 90% số vụ bắt cóc và 46% vụ giếtngười tại Colombia trong thập kỷ qua, giúp tỷ lệ GPD trên đầu người tăng gấp đôi kểtừ năm 2002. Thêm vào đó, Colombia cũng đang có được điểm tín nhiệm khả quantừ phía 3 hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới là Moody’s, Standard andPoor’s và Fitch. Quốc gia với 46 triệu dân này có nguồn thu chủ yếu từ dầu mỏ, thanvà các mỏ khí đốt tự nhiên. Các ngành công nghiệp phát triển khác là dệt may, cà

41

phê, khai thác nickel và ngọc lục bảo. Năm 2010, đầu tư nước ngoài trực tiếp vàoColombia đạt 6,8 tỷ USD, đối tác lớn nhất là Mỹ.

HSBC nhận thấy Bancolombia, ngân hàng tư nhân lớn nhất Colombia là mộtmảnh đất tiềm năng. Trong 8 năm trở lại đây, giá trị cổ phiếu của ngân hàng mỗi nămtăng trên 19%.

Indonesia

Indonesia là quốc gia có dân số đông thứ 4 trên thế giới, thị trường tiêu dùngquốc nội khổng lồ của họ giúp vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khôngthể ngoạn mục hơn. Năm 2009, GDP bình quân hàng năm của Indonesia tăng 4,5%và đạt 6% vào năm 2010. Các chuyên gia nhận định con số này sẽ giữ nguyên trongít nhất vài năm nữa.

Với chi phí nhân công rẻ nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cùng vớitham vọng đi lên của Chính phủ, giới quan sát không thấy ngỡ ngàng khi nhiều nhàphân tích dự đoán đất nước 240 triệu dân này xứng đáng thuộc nhóm các quốc giatiếp bước BRIC.

Tuy nhiên, nạn hối lộ vẫn còn là vấn đề nhức nhối tại đây. Andy Brown,chuyên gia quản lý đầu tư của công ty quản lý tài sản Aberdeen, đơn vị sở hữu côngty Auto International chuyên kinh doanh xe máy, ôtô, chia sẻ: “Chúng tôi hy vọngAuto International sẽ thu nhiều lợi nhuận tại Indonesia do tiêu dùng quốc nội tại đâyđang tăng nhanh chóng, chủ yếu trong doanh thu bán xe máy”.

Việt Nam

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giớitrong vòng 20 năm qua. Ngân hàng Thế giới dự đoán mức tăng trưởng GDP của ViệtNam năm nay đạt 6% và sẽ tăng lên 7,2% vào năm 2013. Việt Nam có chung biêngiới với Trung Quốc, thị trường sản xuất và tiêu thụ lớn nhất nhì thế giới, cộng với 90triệu dân thực sự đã trở thành trung tâm sản xuất đầy tiềm năng trong mắt giới đầutư và cả các chuyên gia phân tích.

Mặc dù Việt Nam đã rời bỏ nền kinh tế tập trung từ vài năm nay, nhưng mớigia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2007 và các nhà đầu tư nước ngoài vẫncòn gặp những trở ngại nhất định. Ông Andry Brown nhận định: “Thực tế là đầu tưvào Việt Nam còn rất khó khăn”.

Hy Lạp

Các chuyên gia kỳ vọng vào sự phục hồi của Hy Lạp ngay sau khi nước nàycó thể bình ổn nền chính trị và vượt qua được những khó khăn trước mắt. Cũng như

42

các nước thuộc CIVETS khác sở hữu lượng dân số trẻ và sung sức, độ tuổi trungbình dân Hy Lạp là 25, với 82 triệu dân.

Ngân hàng Thế giới dự đoán tăng trưởng của Hy Lạp năm 2011 chỉ đạt 1%,so với mức 5,2% của năm ngoái và trên 7% của thời kỳ trước cuộc suy thoái. Chuyêngia nhận định ngay khi Hy Lạp phục hồi lại mức thương mại như cũ, quốc gia này sẽlập tức biết tận dụng những gì thiên nhiên ưu đãi cho mình. Hy Lạp sở hữu vị trí nhưcảng thông thương thuận tiện giữa biển Địa Trung Hải và biển Đỏ, nối với kênh đàoSuez và sở hữu nguồn khí đốt tự nhiên khổng lồ chưa được khai thác hết. Một sốchuyên gia xem Hy Lạp như “Thổ Nhĩ Kỳ mới”.

Thổ Nhĩ Kỳ

Nằm giữa châu Âu và “cái rốn” năng lượng Trung Đông, biển Caspian và Nga,Thổ Nhĩ Kỳ đang có được những bước tăng trưởng mạnh mẽ. Ngân hàng Thế giớidự đoán GDP tại đây sẽ tăng 6,1% trong năm nay so với năm ngoái, tuy có giảmxuống 5,3% vào năm 2013, vẫn cao hơn mức 4,7% của năm 2009.

Thổ Nhĩ Kỳ vốn sở hữu một số nguồn nguyên liệu tự nhiên, nhưng vẫn mởrộng nền kinh tế của mình sang các lĩnh vực như xây lắp các đường ống dẫn dầu, tựbiến mình thành trạm trung chuyển quan trọng giữa châu Âu và Trung Á

Phil Poole, chuyên gia tại HSBC cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ là một nền kinh tế năngđộng, có nhiều mối giao thương với EU nhưng không gặp bất kỳ khó khăn gì từ mốiquan hệ này”.

Ông Poole đánh giá hãng hàng không quốc gia Turk Hava Yollari của Thổ Nhĩ Kỳlà nơi đầu tư rất tốt, trong khi ông Brown có cảm tính với tiêu dùng quốc nội tại đây.

Nam Phi

Nam Phi là quốc gia phát triển nhất châu Phi trong thời gian dài, với nền kinhtế đa dạng , giàu có nhờ các nguồn tài nguyên tự nhiên như vàng, platinum và đangthu hút đầu tư sản xuất.

Giá các mặt hàng tiêu dùng gia tăng, nhu cầu ngành công nghiệp máy móc vàhóa chất cũng tăng theo và kỳ World Cup vừa rồi đã giúp Nam Phi đạt đà tăngtrưởng trước đây sau khoảng thời gian rơi vào suy thoái trong suốt những ngàytháng u ám của kinh tế toàn cầu. Nam Phi hiện đóng vai trò như cổng kết nối đầu tưtừ nước ngoài vào các khu vực khác của châu lục.

HSBC cho biết tiềm năng phát triển dài hạn của Nam Phi là khai thác mỏ,ngành năng lượng và nhà máy hóa chất Sasol. Giới trung lưu tại đây gia tăng nhanhchóng giúp tiêu dùng quốc nội trở nên đầy tươi sáng và hấp dẫn.

Nguồn: VnExpress ngày 21/09/2011

43

14. Công nghiệp cơ khí: Rất cần những "cái bắt tay"Theo đánh giá của Bộ Công thương, khoảng 83% tổng kim ngạch nhập

khẩu hiện nay rơi vào nhóm vật tư, máy móc thiết bị.

Năng lực có nhưng thiếu đi sự "bắt tay" của chủ đầu tư cộng với những vướngmắc trong cơ chế chính sách và nguồn vốn hạn hẹp đã khiến ngành công nghiệp chếtạo cơ khí trong nước có nguy cơ thua ngay trên sân nhà.

Đó là những ý kiến hâm nóng buổi sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị 21/CT-BCT về thực hiện các biện pháp tăng cường sử dụng thiết bị, máy móc, vật tư trongnước trong công tác đấu thầu, nhằm thúc đẩy sản xuất và hạn chế nhập siêu do BộCông Thương tổ chức sáng 28/9.

Từ chính sách đến hành động vẫn... rất xa

Theo báo cáo của các Tập đoàn, Tổng công ty, đối với hoạt động sản xuấtkinh doanh giá trị máy móc thiết bị, vật tư nguyên liệu trong nước năm 2010 khoảng30.596 tỷ đồng, tỷ lệ sử dụng hàng hóa trong nước trung bình là khoảng 53,6%.

Dự kiến năm 2011 khoảng 37.798.579 triệu đồng, tỷ lệ sử dụng hàng hóatrong nước trung bình là khoảng 52%; đối với các dự án đầu tư giá trị máy móc thiếtbị, vật tư nguyên liệu trong nước khoảng 16.090 tỷ đồng, tỷ lệ sử dụng hàng hóatrong nước trung bình khoảng 18,6%.

Thế nhưng, theo lập luận của ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội cơ khíViệt Nam, dù đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành côngnghiệp cơ khí chế tạo trong nước nhưng từ nhận thức đến hành động của các chủđầu tư, đặc biệt là các Tập đoàn và Tổng công ty vẫn còn một khoảng cách rất xa.

Theo ông Thụ, năng lực của các doanh nghiệp cơ khí trong nước đã đượckiểm chứng, đơn cử là sự phối hợp giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Hiệphội Cơ khí thì sau hai năm đã chế tạo thành công một giàn khoan chất lượng cao vàhạ thủy đúng thiết kế và yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra.

Tuy nhiên, sự “bắt tay” như vậy là rất hiếm bởi chỉ riêng 20 công trình thủyđiện với giá trị khoảng 30 tỷ USD thì hầu như các doanh nghiệp trong nước vẫn đứngngoài cuộc do qui định của luật đấu thầu về mức giá thấp nhất khiến doanh nghiệpkhông trúng thầu được.

Đồng quan điểm này, ông Vũ Viết Kha, Tổng Giám đốc Tổng công ty máy thiếtbị công nghiệp bảy tỏ, trong 7 năm qua, các doanh nghiệp cơ khí trong nước đã sảnxuất được hàng chục vạn tấn thiết bị, từng bước thay thế được hàng nhập khẩu, đápứng những yêu cầu khắt khe nhất của nhà thầu lớn.

44

Nhưng không phải lúc nào cũng suôn sẻ vì đơn vị nào đầu tư cũng muốn sửdụng các thiết bị và sản phẩm nhập ngoại nên các doanh nghiệp trong nước khôngbiết phải xoay sở thế nào.

“Hơn nữa, với luật đấu thầu hiện tại thì các công trình EPC theo hình thức chìakhóa trao tay đều rơi vào các nhà thầu nước ngoài do các doanh nghiệp trong nướckhông cạnh tranh được về giá,” ông Kha băn khoăn.

Không phản bác ý kiến của các doanh nghiệp chế tạo trong nước, nhưng dướitư cách là một chủ đầu tư, đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho rằng,kiểm điểm lại các công trình do nước ngoài trúng thầu hiện nay thì cơ bản vẫn lànguồn vốn.

Do hầu hết các công trình lớn đều phải đi vay nước ngoài nên khi tiến hànhđấu thầu cũng phải theo tiêu chí mà đối tác đưa ra.

Còn liên quan đến luật đấu thầu, theo EVN thì trong luật cũng không nói đếnviệc phải chọn thầu giá rẻ, “tuy nhiên việc đánh giá thầu có một số việc rất dễ bị đánhđồng với cách hiểu giá rẻ, nên cần phải làm rõ các tiêu chí đối với các sản phẩmtham gia đấu thầu,” ông Ninh Viết Định, Ban đấu thầu Tập đoàn điện lực Việt Nambày tỏ.

Báo cáo của Bộ Công Thương cũng chỉ ra những bất cập của cơ chế chínhsách như: chỉ thị và hướng dẫn còn chung chung khó thực hiện. Trong khi luật đấuthầu chưa có nội dung khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia và cungcấp các máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu sản xuất trong nước.

“Trong đấu thầu có những điểm về kỹ thuật, có những điểm về giá, thế nhưngkỹ thuật thì chúng ta vẫn chưa làm nên khi đấu thầu doanh nghiệp nào cũng nói làthiết bị tốt nhất, tiên tiến nhất nhưng sự thật vẫn chưa được kiểm chứng, còn về giáthì phải xem xét cả quá trình chứ không đơn thuần ở lúc bỏ thầu,” thứ trưởng LêDương Quang cho hay.

Vẫn cần nhiều "cú hích"

Nhìn lại bước đi của ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam trong những nămqua, nhiều ý kiến cũng thẳng thắn chỉ ra những yếu kém từ nội tại của chính cácdoanh nghiệp này.

Cụ thể là một số máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu có chất lượng và giá cảchưa cạnh tranh. Hơn nữa, nhiều nhà sản xuất trong nước chỉ làm được những bộphận gia công cơ khí đơn giản, còn lại phải nhập khẩu về lắp ráp trong nước.

45

Đại diện Văn phòng Chính phủ cũng khẳng định, hiện cũng có nhiều chínhsách hỗ trợ cho doanh nghiệp cơ khí nhưng về thực chất nhiều doanh nghiệp vẫnchưa tận dụng được.

Nhiều doanh nghiệp không có đủ hồ sơ chứng nhận về vận hành thành công,không có chứng nhận thử nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế do các tổ chức có uy tínđộc lập cấp và chứng nhận.

Thậm chí hiệu quả của các công trình không hẳn ở việc thiếu vốn, trong 9 đơnvị được giao nhưng chỉ có 3 doanh nghiệp nhận được tiền, ở đây là do doanh nghiệplàm thủ tục không đúng chứ không hắn là việc không cung cấp đủ tiền.

“Ngành cơ khí trong nước thời gian qua còn chưa phát triển, chưa đáp ứngđược yêu cầu, thua nước ngoài, tại sao họ làm ra được giá rẻ. Chúng ta còn nghèonhưng danh sách EPC lại rất dài chỉ muốn nhận công trình trao tay mà thôi?” ôngNguyễn Văn Tài, Phó Vụ trưởng Vụ kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ nêu ý kiến.

Theo đánh giá của Bộ Công thương, khoảng 83% tổng kim ngạch nhập khẩuhiện nay rơi vào nhóm vật tư, máy móc thiết bị. Ước tính trong 9 tháng đầu năm2011, tỷ lệ nhập siêu là 6,84 tỷ USD, bằng 9,77% tổng kim ngạch xuất khẩu 9 thángvà giảm 20,46% so với cùng kỳ năm 2010

Thứ trưởng Lê Dương Quang nhận định, việc thực hiện chỉ thị 21/CT-BCTcũng là một trong những yếu tố góp phần kìm chế nhập siêu, thúc đẩy sản xuất trongnước phát triển.

Do vậy, trong thời gian tới các Tập đoàn, Tổng công ty khi xây dựng kế hoạchcho năm 2012 phải làm rõ từng công trình cụ thể, ưu tiên sử dụng các máy móc, thiếtbị trong nước sản xuất được.

Còn về phía doanh nghiệp, cũng cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếtgiảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

“Sự hỗ trợ trực tiếp sẽ giảm đi nhưng cơ chế chính sách cần phải đồng bộ đểcác doanh nghiệp yên tâm sản xuất,” thứ trưởng nói./.

Nguồn: http://cafef.vn/20110927045212709CA33/cong-nghiep-co-khi-rat-can-nhung-cai-bat-tay.chn

15. IMF, WB, ADB… đánh giá cao Nghị quyết 11 của Việt NamNăm 2011, Chính phủ chỉ thực hiện đạt và vượt kế hoạch 14 chỉ tiêu kế

hoạch đã được Quốc hội thông qua.

Theo Báo cáo tình hình KTXH năm 2011 vàdựkiến kếhoạch phát triển KTXHnăm 2012 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) trình Uỷ ban Thường vụ Quốc

46

hội thì thu ngân sách nhà nước năm nay chắc chắn vượt kế hoạch, đáp ứng các nhucầu chi tiêu, trả nợ và giảm bội chi.

Cụthể, 9 tháng đầu ngân sách thu đạt 501,52 nghìn tỷ đồng, bằng 84,3% dựtoán năm. Từ tình hình thực tế thu ngân sách thời gian vừa qua, Bộ KH-ĐT dự kiến,thu ngân sách năm nay đạt 674,5 nghìn tỷ đồng, vượt 79,5 nghìn tỷ đồng so với dựtoán. Trong đó, chi ngân sách năm nay dự kiến chỉ vào khoảng 796 nghìn tỷ đồng,tăng 70,4 nghìn tỷ đồng so với dự toán, qua đó đã giảm được bội chi xuống 4,9%GDP thay vì 5,3% như dự toán đã được Quốc hội thông qua.

Theo Bộ trưởng BộKH-ĐT Bùi Quang Vinh, kết quả thu ngân sách năm nayđạt được là nhờ sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Chính phủ (thể hiện rõ nét nhấtqua Nghị quyết 11/NQ-CP) nên tốc độ tăng trưởng GDP mặc dù không đạt được mụctiêu đặt ra (chỉ tăng 5,8-6% thay vì 7-7,5%) nhưng Việt Nam vẫn là một trong số ítnền kinh tế trên thế giới đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn 5%.

“Nghị quyết 11/NQ-CP không chỉ đạt được sự nhất trí và đồng thuận cao củatất cả các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn dân, mà còn nhận được sựhoan nghênh, ủng hộ của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB… vànhiều nước trong khu vực và trên thế giới”, ông Vinh cho biết và bình luận, việc banhành Nghị quyết 11/NQ-CP là rất cần thiết, kịp thời, đúng đắn, đáp ứng các mục tiêuvà yêu cầu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xãhội trong tình hình hiện nay.

Cũng theo ông Vinh, triển khai quyết liệt Nghị quyết 11/NQ-CP, Chính phủ đãtriển khai thực hiện nhiều giải pháp, chính sách tiền tệ, tín dụng chặt chẽ và thậntrọng; điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng và lãi suất hợp lýnhằm kiểm soát và ổn định tiền tệ.

Việc tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của các tổ chức tíndụng, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ, như hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanhchứng khoán, cho vay kinh doanh bất động sản và các lĩnh vực phi sản xuất khác,theo ông Vinh bước đầu đã đem lại những kết quả tích cực trong việc kiểm soát chặtchẽ tiền tệ, tín dụng.

Cụthể, tổng phương tiện thanh toán (M2) tính đến 20/9/2011 chỉ tăng 9,14%so với tháng 12/2010; tổng dư nợ tín dụng ước tăng 8,2% so với cuối năm 2010(năm 2010, tổng phương tiện thanh toán tăng 29,8%; tổng dư nợ tín dụng tăng31,2%). Cơ cấu tín dụng có chuyển biến tích cực theo hướng dư nợ tín dụng cho sảnxuất tăng 14,8%. Trong đó, tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng 30,5%, xuất khẩutăng 35%, tín dụng phi sản xuất giảm 16,95%. Trong khi đó, dư nợ cho vay kinhdoanh chứng khoán giảm 43%, dư nợ cho vay bất động sản giảm 10%, dư nợ chovay tiêu dùng giảm 23,1%.

47

Với tình hình xuất khẩu 9 tháng đầu năm (ước đạt trên 70 tỷ USD, tăng 35,4%so với cùng kỳ năm trước và gấp 3,5 lần chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thôngqua là 10%), năm 2011, Bộ KHĐT ước tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 95 tỷ USD, tăng31,6% so với năm 2010.

Tuy nhiên, bên cạnh những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đạt được tương đối khảquan, vẫn còn nhiều chỉ tiêu quan trọng khác không đạt kế hoạch như tổng vốn đầutư toàn xã hội, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI), phát triển doanh nghiệp…

Theo số dự báo của Bộ KH-ĐT, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 đạtkhoảng 866 nghìn tỷ đồng, bằng 34,5% GDP (mục tiêu là 40% GDP).

“Do ảnh hưởng của lạm phát, giá đầu vào tăng cao, sản xuất tăng trưởngchậm lại, hiệu quả kinh doanh giảm, nên việc huy động các nguồn vốn đầu tư pháttriển gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước. Những bất ổn về kinh tế vĩ mô cũnggóp phần ảnh hưởng đến huy động vốn cho đầu tư phát triển”, ông Vinh giải thích.

CPI tăng liên tục trong 9 tháng đầu năm với mức tăng 16,63% so với tháng12/2010 và tăng hơn 22% so với tháng 9/2012. Với tốc độ tăng CPI dự kiến, theo BộKH-ĐT tốc độ tăng CPI năm nay vào khoảng 18%, gấp 3 lần chỉ tiêu đã được Quốchội thông qua (tăng không quá 7%).

Vềtình hình phát triển doanh nghiệp, sốliệu của Bộ KHĐT cho biết, trong 9tháng đầu năm, có khoảng 57,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng sốvốn đăng ký ước đạt 363,7 nghìn tỷ đồng, giảm 7,8% về số doanh nghiệp đăng kýmới và giảm 4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2010.

Với những khókhăn nội tại của nền kinh tế,đặc biệt làlãi suất vay vốn ngânhàng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh vẫn còn rất cao, nên Bộ KH-ĐT ước tính, cảnăm 2011 chỉ có khoảng 80,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và lũy kếước đến 31/12/2011 có 624 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập nhưng chỉ có 550nghìn doanh nghiệp hoạt động, số còn lại phải tạm dừng hoạt động vì không thể tiếpcận được nguồn vốn ngân hàng.

Do hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn nên năm2011 chỉtạođược việc làm cho 1,54 triệu người, giảm 60.000 việc làm so với chỉ tiêu.

Nguồn: Báo đầu tư ngày 1/10/2011

Phụ trách chuyên mục: PGS.TS. Nguyễn Ngọc SơnThS. Phí Thị Hồng Linh

ThS.Bùi Thị Thanh HuyềnĐịa chỉ email: [email protected]