Chuy n th c m c chữký H · Chuy Hào quang chư Phật rọi mười phương, Đạo pháp xem...

3
Hào quang chư Phật rọi mười phương, Đạo pháp xem qua chớ gọi thường. Chuyên chú nghĩ suy từ nét dấu, Ccông gìn giữ tánh thuần lương. (trích Khuyến Thiện, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết tại Hòa Hảo năm 1939) Ngày 20-7-Tân Tị (11-9-1941), Đức Thy cý viết lại bài thơ trên tặng cho ông Võ văn Gii Bc Liu. Phải chăng bài thơ trên có nghĩa lý thiên cơ đặc biệt nên Thầy viết 2 ln, mt ln trong quyn Khuyến Thiện và một ln viết tặng cho ông Võ văn Giỏi? Thy bo: Chuyên chú nghĩ suy tnét dấu . Phải chăng Thầy bo phi suy nghĩ kỹ tnét dấu trong chký của Thy? Phi chăng chký của Thy mang ý nghĩa thiên cơ mu nhim? Năm 1939, nhân lúc các tín đồ được kcận Đức Thy, có ông giáo Kinh (tc ông Mười Kinh) chĐình trong làng Hòa Hảo, mo mui hỏi Đức Thy: - Kính bạch Thầy, con không hiểu ti sao chký tên của Thầy có nét cắt ngang gia chS ? Đức Thy trầm ngâm chưa vội trlời. Ông Giáo Kinh hồi hp lắm. Ông giáo Kinh là người có kinh nghiệm xem chký tên để đoán vn mng; thy chký của Thầy có lằn ct ngang gia chS mà theo ông nghĩ là điềm không tốt cho vn mệnh đất nước và nền đạo, nên ông st rut có lời thc mc nhThy gii ta mi lo âu. Trầm ngâm một lúc, Đức Thy hỏi ông giáo Kinh: - Ông có biết nét cắt ngang chS nghĩa gì không? Sau khi nghe Đức Thy hỏi, ông giáo Kinh và các đồng đạo ngẩn ngơ không biết gì mà trả lời. Đức Thầy ôn tồn nói: - Nét cắt ngang chS đó chính là vĩ tuyến 17! Sau khi nghe Đức Thầy nói nét cắt ngang chS vĩ tuyến 17, mọi người chng hiểu ý Thầy muốn nói về cái gì. Nhưng lúc đó không ai dám hỏi thêm. Chỉ biết nét cắt ngang gia chS trong chký của Thầy là vĩ tuyến 17 vậy thôi. Mãi cho đến năm 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tm thi phân chia Nam Bc để chngày tổng tuyn cthng nhứt đất nước. Chừng đó mọi người mi hiu chký của Đức Thầy mang ý nghĩa thiên cơ mầu nhim. Vi chký có nét cắt ngang gia chS, Đức Thy mun nhc cho mọi người tìm hiểu cn ksm ging Kim CKQuan: Khhnguơn bẩm lại cà lì, Coi thân cực sướng nỗi gì cho thân. Tây chưa mãn tới vic U phân, * Ngi bun thy khmuôn dân não nề. Lương kế Thánh nhơn chí kế h, Ngậm ngùi Nam Vit nng nlao thân. (Kim CKQuan 30: 60, ông Ba Nguyễn văn Thi viết năm 1915) Cm tU phân, chU USA là Mỹ, chphân phân chia đất nước Vit Nam ra làm 2 miền Nam Bắc. Sau năm 1954, toàn dân Việt chtng tuyn cthng nht VN theo ni dung hiệp định Giơ-ne-vơ. Nhưng ngày 12-12-1955, đại sTrần văn Chương đại diện chánh phủ Ngô Đình Diệm tuyên bố M: Skhông có tổng tuyn cVN. Hiệp định Genève không bắt buộc, chánh phủ Mng hlập trường này”. Câu sấm tiên tri rất là chính xác: “Tây chưa mãn tới việc U phân”. Mng hgiải pháp không tổng tuyn cthng nht VN, Mphân chia VN vĩnh viễn. Muốn có được một nước VN thng nht, ắt là chỉ có con đường chiến tranh như đã xảy ra…{The VN War}. * Cm tNam Vit ám chỉ tên nước ta vào triều đại Triệu Vũ Vương năm 207 trước tây lịch có biên giới bao gm 2 tnh Quảng Đông Quảng Tây {Lưỡng Qung}, giặc phương bắc ln chiếm mưu đồ Hán hóa, tổ tiên ta phải bđất Lưỡng Qung, di xuống Thăng Long bảo tn ging Hng Lc. Năm 1939, Đức Thy viết quyển Khuyên Người Đời Tu Niệm đã cảnh báo: Bá gia ai biết thì lo, c tai dèm siểm đôi co ích gì! Hết Tây ri đến Huê Kỳ,* Sưu cao thuế nng vậy thì thiết tha! Dân nay như thể không cha, Chng ai dy dthiệt là thm thương! Quthật như vậy, chký tên của Đức Thầy là chữ ký thiên cơ, là Bát Môn Đồ Trn gồm 8 nét: Nét số 1 & 2 là bản đồ VN hình chS; nét số 3 ct ngang chS vĩ tuyến 17 chia cắt đất nước VN mà sấm kinh Kim CKQuan của ông Ba Nguyễn văn Thới gi là “U Phân” ; phần còn lại là nét số 4 đến s8 tượng trưng cho mỏ dầu và cồn đảo cùng đường hàng hải hàng không trên Biển Đông mà các nước đang tranh chấp lãnh thổ lãnh hải, và cũng là tượng trưng khung cảnh trn gic Biển Đông đang xảy ra. Qutht chký của Đức Thy mỗi nét mang mt nhim mu! Chmột nét cắt ngang gia chS là ám chỉ hai cuc chiến chống Tây U. Sydney, 28-11-2017, KVân Cư Sĩ biên khảo*** (facebook Mõ Tre) *** https://kinhsamthatson.wordpress.com/ * Thời Pháp đô hộ, chánh phủ Bo Đại bt phi sa chTây thành Đây, và chữ Huê Kỳ thành DK, ri mi cho in ra phbiến trong tín đồ PGHH. Câu sm bsa li là: Hết Đây rồi đến DKỳ”. Đs Trần văn Chương Danh tướng Pháp De Castries Danh tướng Vit Võ Nguyên Giáp Danh tướng MW. Westmoreland Trên đây là 3 danh tướng chhuy trong chiến tranh Vit Nam Chuyn thc mc ch

Transcript of Chuy n th c m c chữký H · Chuy Hào quang chư Phật rọi mười phương, Đạo pháp xem...

Hào quang chư Phật rọi mười phương, Đạo pháp xem qua chớ gọi thường. Chuyên chú nghĩ suy từ nét dấu, Cố công gìn giữ tánh thuần lương. (trích Khuyến Thiện, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết tại Hòa Hảo năm 1939)

Ngày 20-7-Tân Tị (11-9-1941), Đức Thầy cố ý viết lại bài thơ trên tặng cho ông Võ văn Giỏi ở Bạc Liệu. Phải chăng bài thơ trên có nghĩa lý thiên cơ đặc biệt nên Thầy viết 2 lần, một lần trong quyển Khuyến Thiện và một lần viết tặng cho ông Võ văn Giỏi? Thầy bảo: Chuyên chú nghĩ suy từ nét dấu. Phải chăng Thầy bảo phải suy nghĩ kỹ từ nét dấu trong chữ ký của Thầy? Phải chăng chữ ký của Thầy mang ý nghĩa thiên cơ mầu nhiệm?

Năm 1939, nhân lúc các tín đồ được kề cận Đức Thầy, có ông giáo Kinh (tức ông Mười Kinh) ở chợ Đình trong làng Hòa Hảo, mạo muội hỏi Đức Thầy: - Kính bạch Thầy, con không hiểu tại sao chữ ký tên của Thầy có nét cắt ngang giữa

chữ S ? Đức Thầy trầm ngâm chưa vội trả lời. Ông Giáo Kinh hồi hộp lắm. Ông giáo Kinh là người có kinh nghiệm xem chữ ký tên để đoán

vận mạng; thấy chữ ký của Thầy có lằn cắt ngang giữa chữ S mà theo ông nghĩ là điềm không tốt cho vận mệnh đất nước và nền đạo, nên ông sốt ruột có lời thắc mắc nhờ Thầy giải tỏa mối lo âu. Trầm ngâm một lúc, Đức Thầy hỏi ông giáo Kinh:

- Ông có biết nét cắt ngang chữ S là nghĩa gì không? Sau khi nghe Đức Thầy hỏi, ông giáo Kinh và các đồng đạo ngẩn ngơ không biết gì mà trả lời. Đức Thầy ôn tồn nói:

- Nét cắt ngang chữ S đó chính là vĩ tuyến 17!

Sau khi nghe Đức Thầy nói nét cắt ngang chữ S là vĩ tuyến 17, mọi người chẳng hiểu ý Thầy muốn nói về cái gì. Nhưng lúc đó

không ai dám hỏi thêm. Chỉ biết nét cắt ngang giữa chữ S trong chữ ký của Thầy là vĩ tuyến 17 vậy thôi. Mãi cho đến năm 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời phân chia Nam Bắc để chờ ngày tổng tuyển cử thống nhứt đất nước. Chừng đó mọi người mới hiểu chữ ký của Đức Thầy mang ý nghĩa thiên cơ mầu nhiệm.

Với chữ ký có nét cắt ngang giữa chữ S, Đức Thầy muốn nhắc cho mọi người tìm hiểu cặn kẽ sấm giảng Kim Cổ Kỳ Quan:

Khổ hạ nguơn bẩm lại cà lì, Coi thân cực sướng nỗi gì cho thân.

Tây chưa mãn tới việc U phân, * Ngồi buồn thấy khổ muôn dân não nề.

Lương kế Thánh nhơn chí kế hề, Ngậm ngùi Nam Việt nặng nề lao thân.

(Kim Cổ Kỳ Quan 30: 60, ông Ba Nguyễn văn Thới viết năm 1915)

Cụm từ U phân, chữ U là USA là Mỹ, chữ phân là phân chia đất nước Việt Nam ra làm 2 miền Nam Bắc. Sau năm 1954, toàn dân Việt chờ tổng tuyển cử thống nhứt VN theo nội dung hiệp định Giơ-ne-vơ. Nhưng ngày 12-12-1955, đại sứ Trần văn Chương đại diện chánh phủ Ngô Đình Diệm tuyên bố ở Mỹ: “Sẽ không có tổng tuyển cử ở VN.

Hiệp định Genève không bắt buộc, chánh phủ Mỹ ủng hộ lập trường này”. Câu sấm tiên tri rất là chính xác: “Tây chưa mãn tới việc U phân”. Mỹ ủng hộ giải pháp không tổng tuyển cử thống nhứt VN, Mỹ phân chia VN vĩnh viễn. Muốn có được một nước VN thống nhứt, ắt là chỉ có con đường chiến tranh như đã xảy ra…{The VN War}. * Cụm từ Nam Việt ám chỉ tên nước ta vào triều đại Triệu Vũ Vương năm 207 trước tây lịch có biên giới bao gồm 2 tỉnh Quảng Đông Quảng Tây {Lưỡng Quảng}, giặc phương bắc lấn chiếm mưu đồ Hán hóa, tổ tiên ta phải bỏ đất Lưỡng Quảng, dời xuống Thăng Long bảo tồn giống Hồng Lạc. Năm 1939, Đức Thầy viết quyển Khuyên Người Đời Tu Niệm đã cảnh báo:

Bá gia ai biết thì lo, Gác tai dèm siểm đôi co ích gì!

Hết Tây rồi đến Huê Kỳ,* Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha!

Dân nay như thể không cha, Chẳng ai dạy dỗ thiệt là thảm thương!

Quả thật như vậy, chữ ký tên của Đức Thầy là chữ ký thiên cơ, là Bát Môn Đồ Trận gồm 8 nét: Nét số 1 & 2 là bản đồ VN hình

chữ S; nét số 3 cắt ngang chữ S là vĩ tuyến 17 chia cắt đất nước VN mà sấm kinh Kim Cổ Kỳ Quan của ông Ba Nguyễn văn Thới gọi là “U Phân”; phần còn lại là nét số 4 đến số 8 tượng trưng cho mỏ dầu và cồn đảo cùng đường hàng hải hàng không trên Biển Đông mà các nước đang tranh chấp lãnh thổ lãnh hải, và cũng là tượng trưng khung cảnh trận giặc Biển Đông đang xảy ra. Quả

thật chữ ký của Đức Thầy mỗi nét mang một nhiệm mầu! Chỉ một nét cắt ngang giữa chữ S là ám chỉ hai cuộc chiến chống Tây U.

Sydney, 28-11-2017, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo*** (facebook Mõ Tre) *** https://kinhsamthatson.wordpress.com/

* Thời Pháp đô hộ, chánh phủ Bảo

Đại bắt phải sửa chữ Tây thành Đây,

và chữ Huê Kỳ thành Dị Kỳ, rồi mới

cho in ra phổ biến trong tín đồ

PGHH. Câu sấm bị sửa lại là: “Hết

Đây rồi đến Dị Kỳ”.

Đs Trần văn Chương

Danh tướng Pháp De Castries

Danh tướng Việt Võ Nguyên Giáp

Danh tướng Mỹ W. Westmoreland

Trên đây là 3 danh tướng chỉ huy trong chiến tranh Việt Nam

Chuyện thắc mắc chữ ký

Bần Sĩ Vô Danh

Sydney, 10-7-2017, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo (facebook Mõ Tre) https://kiengxluu.wixsite.com/kinhsambuuson https://kinhsamthatson.wordpress.com/

KIỂNG vật khoe màu đua sắc tươi, Cành hoa hé nở tợ như cười. XUÂN về cảnh đẹp càng thêm vẻ, Dám hỏi Đông Hoàng tuổi mấy mươi? (Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ viết 1941 ở Chợ Quán, Đức Thầy ký thác sứ mạng cho trò KIỂNG XUÂN).

Lá Thơ Hải Ngoại

Từ hải ngoại trò cung kính gởi, Nhắn đôi lời thăm hỏi Đức Thầy. Thầy mượn xác Nữ xuống đây, Thật là quá khổ canh chầy nguơn ba. Người đời chấp tướng đà phải khổ, Thấy tướng Thầy xác Nữ mà khinh. Sau này biết được giựt mình, Ăn năn sẽ muộn chấp hình sẽ nguy. Phật thần thông huyền vi ai biết, Phật mượn thân khắc nghiệt phàm phu. Hạ phàm cho chúng thấy tu, Nào đâu chúng chấp tướng tù nữ nam. Tướng Thầy mượn tướng phàm giả tạm.

Tướng ngục tù ngục khám như ai. Nếu Thầy mượn tướng Nam tài, Chắc gì ma quỷ để Thầy được yên? Thầy phải mượn Khùng Điên xác Nữ, Thân xin ăn dốt chữ bần hàn. Giả dại nói bướng nói càn, Như mê như tỉnh xóm làng rêu rao. Người đại trí biết nào Khùng Khiệu, Không chấp danh chấp hiệu nghèo hèn. Không chấp Nam Nữ chê khen, Không chấp thân giả Khùng Điên của Thầy Miễn biết được Thân Này Thầy mượn, Tạm thế trần gắng gượng dạy trò. Tới đây Tận Thế gay go, Thầy về mượn xác đưa đò Hạ nguơn. Mượn xác Thiện Nữ nhơn quê dốt, Mượn xác trần đường đột dạy khuyên.

Ai người hữu phước hữu duyên, Biết được Khùng Khiệu ở miền Tiên Bang

Từ hải ngoại đôi hàng nhắn gởi, Thăm Đức Thầy diệu vợi nhớ mong. Nhớ lời Thầy dặn đạo đồng, Đừng nên chểnh mảng lập công chớ chầy Ngày Hoa Hội lần này Trời mở, Dần Mẹo rồi khói lửa đã kề. 2010-2011 Tuất Hợi sẽ thấy thảm thê, 2018-2019 Ai về dự Hội ai về Diêm Vương. Thầy nhắc nhở vì thương sinh chúng, Nhưng phần nhiều tồi túng mê cuồng. Ai người chung thủy tu luôn, Thì là mới thấy được tuồng Long Hoa.

Ai khờ dại thiết tha vật giả, Sẽ rớt rơi sa ngã ngục tù. Diêm Vương chôn nhốt muôn thu, Oan hồn phải đọa âm u thảm sầu.

« Thầy đã nói hoàn cầu thế giới, Chịu điêu linh khấp khởi mọi điều.

Đúng năm Dần bá tánh buồn hiu,* Sắp ly loạn ít nhiều phải khởi. Trời ra lịnh đổi thôi thế giới, Lập lại đời đổi mới Tân dân. »

Lời Thầy nhắn nhủ cạn phân, Trò hiền hiểu được năm Dần gớm ghê. Kỷ Mão xưa Thầy về cũng giảng, Thầy báo tin khổ nạn qua đèo.

« Rồi sau sẽ thấy Hùm Beo, * Khắp trong bá tánh hiểm nghèo đáng thương! »

Từ hải ngoại xa phương kính cẩn, Trò thăm Thầy tu ẩn rừng hoang. Long Hoa Trời Phật mở màn, Chúc Thầy Sơn Bửu khảy đàn độ dân.

BỬU ngọc Nam bang pháp Phật Thầy, SƠN hà xã tắc hội Rồng Mây. KỲ Quan Kim Cổ lời Thầy thuyết, HƯƠNG trầm bay tỏa khắp đông tây.

Bần thuyết người về dự Long Hoa, Sĩ hiền dốt chữ xuống Ta Bà. Vô biên nói sấm đời nguơn hạ, Danh truyền pháp Phật cứu bá gia.

* Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh xuất thân dốt viết không rành văn tự, ra đời thuyết pháp bằng cách ứng khẩu thành thơ phú kinh kệ sấm truyền. Bạn đạo dùng máy ghi âm quảng bá cho mọi người trong nước và hải ngoại nghe. Cảm kính công đức của Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh, Kỳ Vân Cư Sĩ có đôi dòng thơ minh họa hành trạng của Ngài như trên. Nam Mô A Di Đà Phật

Năm Chuột Bính Tý 1996, tôi có cơ may diện kiến Đức Cậu Bần Sĩ, và được Ngài trực tiếp thuyết cho tôi nghe ba băng Cứu Nguy Tận Thế. Cũng trong dịp này, tôi lên trại rẫy nơi lãnh trang ở Bình Long. Lúc bấy giờ trại rẫy chỉ có ba mẫu còn cây rừng hoang sơ. Trong trại rẫy chỉ có một túp lều tranh, xung quanh mới phác hoang chuẩn bị trồng cây trái. Trong lúc các bạn đạo ngồi nghe Đức Cậu Bần Sĩ nói chuyện, bỗng có động lực nào đó khiến tôi muốn biết tuổi tác của Đức Cậu. Nhưng hỏi tuổi phụ nữ thì ngại quá, tôi ngập ngừng một lúc lâu, rồi mới bạo dạn hỏi:

-Thưa Cô Chín {bấy giờ tôi gọi Đức Cậu là Cô Chín}, thưa Cô Chín tuổi con gì?

Đức Cậu cười đáp:

-Cô tuổi Đinh Hợi. Sau này nếu muốn biết tuổi tác ai, thì quý vị hỏi thưa anh thưa chị, năm nay anh chị được bao nhiêu tuổi? Hỏi như vậy là lịch sự rồi. Đừng hỏi tuổi con gì, vì nếu người ta tuổi con rắn hay tuổi con cọp thì nghe ghê sợ lắm! Nhân dịp trả lời tuổi tác, Đức Cậu Bần Sĩ nói thiên cơ Dần Mẹo Thìn Tị trở đi, ngòi nổ thế chiến ba khởi ở Trung Đông từ năm Dần khi chàng thanh niên bán hàng rong rau quả Mohamed Bouazizi tự thiêu ngày 17-12-2010 nhằm ngày 12 tháng 11 âl. năm Canh Dần {Cọp}? Ngọn lửa tự thiêu năm Dần ấy đưa đến kết quả trước tiên là nhà độc tài Zine Al Abidine Ben Ali tổng thống xứ Tunisia bị lật đổ. Và tầm ảnh hưởng ngọn lửa tự thiêu ấy khiến sang năm Mẹo Tân Mão 2011, chiến tranh bùng nổ nhiều nơi khác vùng Bắc Phi, Trung Đông như: Ai Cập, Yemen, Bahrain, Libya,Iraq, Syria...

Trong Chuyện Bên Thầy, Đức Huỳnh

Giáo Chủ cho biết: Thế Chiến Ba khởi từ Trung Đông, khi cuộc chiến Trung Đông tạm ngưng, sẽ đến vùng Á Đông.

Chừng nào vết nọ liền da, Chuột kia mãn hạn khỉ vào vườn hoa.

Ấy là thời đại của TA, Thầy ra cứu thế mới là hiển vinh !

(Đức Huỳnh Giáo Chủ viết tháng 8 năm Kỷ Mão 1939)

Cụm từ vết nọ liền da, ám chỉ sự kiện đất nước thống nhứt năm 1975 ; cụm từ Chuột kia, Thầy ra cứu thế, ám chỉ năm Tí sau năm 1975 tới thời kỳ Thầy trở về thuyết sấm giảng Cứu Nguy Tận Thế.

Ký Thác Sứ Mạng

Mượn xác giả ngụy trang cứu đạo, Mượn Nữ Nhân được dạo Ta bà. Nếu không, bị đắm hải hà, Làm sao tồn tại dựng nhà Phật Vương. (Quay Về Nguồn Cội tr. 250, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh thuyết, Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 1997)

Sydney, 17-7-2017, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo (facebook Mõ Tre) https://kiengxluu.wixsite.com/kinhsambuuson * https://kinhsamthatson.wordpress.com/

Đờn kêu chưa được tròn trăng, Thì người phải chịu sông Hằng vùi chôn.

Đờn kêu mất xác tiêu hồn, Đờn kêu bá tánh bôn chôn làm gì!

Đờn kêu TA khảy li bì, Năm châu chờ đợi thây thi rã rời.

Đờn kêu khúc hát tuyệt vời, Đờn kêu sống để coi đời chúng sanh.

Đờn kêu sắp nổi chiến tranh, Thế Chiến 3

Bình Dương dấy động máu tanh dầm dề.

Đờn kêu Cậu chẳng đặng về, Còn mang lãnh sự nặng nề làm sao.

Đờn kêu thấu đến Trời cao, Cậu đờn bá tánh tâm nao khốn cùng.

Đờn kêu người quá lạnh lùng, Rồi đây sấm nổ đùng đùng gần bên.

Đờn kêu xạ tiễn cung tên, Đờn kêu không được chí bền nghe dân.

Đờn kêu yểm cựu nghinh tân, Rồi đây phải chịu đời gần trắng tay.

Cậu đờn núi rã làm hai, Biển kia còn cạn hồn lai được nào.

Đờn kêu bẻ cổng xé rào, TA đờn bá tánh đồng bào gần xa.

Đờn kêu gần lập cung nga, Đờn kêu Phật pháp tề gia nối đời.

Đờn kêu bủn rủn bời rời, Nghe Trên Phật đã lập đời xử dân.

Đờn kêu lập Đại Tân Dân, Nếu người thiếu đức tại trần làm sao.

Đờn kêu bá tánh đồng bào, Nhìn đi trăng khuyết sao rơi đầy đường.

Đờn kêu bớ kẻ nghịch thường, Tới Đời phải chịu đoạn trường bó tay.

Đờn kêu các bậc nhân tài, Mau ra cứu chúng trần ai buổi này.

Đờn kêu không có sợi dây, Đờn kêu đờn Phật đờn Thầy lâm san.

Đờn kêu châu lệ hít hà, Đờn kêu khắp hết miền xa ạt ào.

Đờn kêu rã nhịp từ tao, Tiếng đờn của Cậu công lao dạn dày.

Đờn kêu dân sắp ăn mày, Nếu không phước đức ngày mai khổ sầu.

Đờn kêu người chẳng biết đâu, Đổi đời lập đạo cồn dâu phải chìm.

Đờn kêu nhiều nỗi nhiều niềm, TA Đây biết trước bên thềm Phật Vương.

Thấy đời như vậy mà thương, TA đờn nhiều sự đoạn trường gay go.

(Sấm Giảng Đạo Khùng tr. 136-138, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh ứng khẩu thuyết, Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 2002)

Đờn kêu Gánh Hát ở đâu,

Sao mà quá trễ Ông Bầu chờ trông. Rạp hát ở tại Biển Đông,

Mau đi vui lắm biển sông chảy dài. Hát cho bá tánh trần ai,

Đào hay kép giỏi đem ngay cấp kỳ. Có đờn cứ hát mau đi,

Đúng giờ bấm phím duy trì trễ thôi. Đờn kêu gần hát đây rồi,

Bá gia bá tánh chờ coi tập tuồng. Đem vàng bạc triệu ức muôn,

Mời ra xem được vở tuồng hát hay. Đờn kêu chỉ có kỳ này,

Hát rồi rã gánh bầu thầy cũng vong. Mấy ngày biểu diễn Biển Đông,

Nhìn coi nhảy múa giữa dòng nước trôi. Mau đi TA khảy đờn rồi,

Giàu sang mới được dự ngồi để xem. đủ đức Hết tiền khuôn mặt chèm nhèm, thiếu đức

Hết tiền nhào xuống bên thềm biển khơi. Đờn kêu sắp hát tuyệt vời,

Cầm kỳ thi họa do Trời đặt ra. Hát này coi rất đậm đà,

Màn son cũng ngộ đỏ mà trắng đen. Xem đi mê chết lấn chen,

Mua giàn hết của một phen phủi rồi. Biển khơi tắm mát dân ơi,

Ở luôn dưới biển đừng trồi lên khô. Hết đờn rồi tới Lôtô,

Khuyên đây với đó chú cô ráng chờ. Hát không có dọn lên bờ,

Hát rồi nóng nực nhảy thời tắm luôn. Trên không mấy con chuồn chuồn, hỏa tiễn

Dưới biển cá lội lệ tuôn dầm dề. Hạm đội

Mong sao bá tánh đừng chê, Bần Cùng nói chuyện tái tê dân tình.

(Đừng Hẹn Tử Thần tr. 53-54, Đức Cậu Bần Sĩ Vô Danh thuyết, Thiền Tịnh Bửu Sơn Sydney ấn tống năm 2012)

Thân Khùng đêm vắng khóc thầm, Cựa mình cũng nhớ giấc nằm nào an.

Từ nay cách biệt xa ngàn, Ai người tâm đạo đừng toan phụ Thầy.

Giữa chừng đờn nỡ dứt dây, * 16-4-1947 Chưa vui buổi hiệp bỗng Thầy lại xa.

Tỉnh say trong giấc mộng hoa, Mơ màng cũng tưởng như TA bên mình.

..................................................................

Tới đây từ biệt khắp cùng, Thầy lìa khỏi xác Thiên Cung phản hồi.*16-4-1947

(Từ Giã Bổn Đạo Khắp Nơi, Đức Huỳnh Giáo Chủ viết năm 1940)

* Ngày 16-4-1947, theo Thiên định, Đức Thầy vào Đốc Vàng

ký thác cho Việt Minh đánh 3 trận giặc chống Pháp, Mỹ, Tàu.

* Bá Nha người đời Tống,

làm quan Thượng đại phu, đánh đàn rất giỏi. Một hôm nhân đi sứ nước Sở về, gặp buổi trăng thanh gió mát, dừng lại nghỉ ở bờ sông Hàm Dương, cao hứng lấy đàn ra khảy. Tử Kỳ đi đốn củi về, phát hiện có tiếng đờn dừng chân lại chăm chú nghe. Bá Nha không tin một gã tiều phu nghèo lại biết thưởng thức âm nhạc, nên sau khi đàn xong một bản lại hỏi Tử Kỳ xem có biết bài gì đó không? Tử Kỳ đáp: Ngài đàn bài Đức Khổng Tử thương tiếc Nhan Hồi. Bá Nha mừng trong bụng, vội mời Tử Kỳ xuống thuyền, rồi lên dây khảy một bản nữa, trong lòng đang nghĩ mình ở chốn non cao. Tử Kỳ khen: Thật là hay! Chí của Ngài đang vòi vọi chốn non cao. Bá Nha lại khảy tiếp một bản, nghĩ mình đang ở dưới nước. Tử Kỳ lại khen: Chí Ngài đang cuồn cuộn như nước chảy. Thế rồi hai người tâm đắc trò chuyện rất thân tình, và trở thành đôi bạn tri kỷ. Bá Nha mời Tử Kỳ theo mình lên Kinh đô thì Tử Kỳ từ chối vì còn cha mẹ già phải phụng dưỡng, nhưng hẹn năm sau cùng nhau đến chỗ này để hội ngộ. Năm sau Bá Nha y hẹn, nhưng khi đến nơi thì chẳng thấy Tử Kỳ đâu. Lấy đàn ra khảy, tiếng đàn nghe réo rắt bi thảm, sanh nghi, Bá Nha tìm đến nhà thì Tử Kỳ đã chết. Bá Nha đến mộ Tử Kỳ, đàn một bản điếu hết sức bi thảm, rồi liền đập vỡ cây đàn, và thề không bao giờ đàn nữa.

Ai Người Tri Kỷ

Đờn kêu sắp nổi chiến tranh, Bình Dương dấy động máu tanh dầm dề!