Chuong2 Hanghoa SV

109
CHƯƠNG 2 HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1

Transcript of Chuong2 Hanghoa SV

Page 1: Chuong2 Hanghoa SV

CHƯƠNG 2HÀNG HÓA TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHỨNG KHOÁN

1

Page 2: Chuong2 Hanghoa SV

I.Chứng khoán vốn (cổ phiếu)

II.Chứng khoán nợ ( trái phiếu)

III.Chứng khoán phái sinh

2

Những điểm chính

Page 3: Chuong2 Hanghoa SV

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp

pháp của người sở hữu đối với một phần tài sản hoặc phần

vốn của tổ chức phát hành.

Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút

toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại: cổ phiếu,

trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh (quyền mua

cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán,

hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng

khoán) (Luật chứng khoán 2006)

3

Chứng khoán

Page 4: Chuong2 Hanghoa SV

Là chứng từ xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của

người nắm giữ đối với một phần thu nhập thuần và tài

sản (thuần) của doanh nghiệp. Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ

Người nắm giữ các chứng khoán vốn (cổ phiếu) hàng

năm thường được nhận một khoản tiền mà người ta gọi

là cổ tức (dividends). Giá trị của cổ tức tùy thuộc vào kết

quả kinh doanh của công ty.

Các chứng khoán vốn (cổ phiếu) không có thời hạn.

4

I. CHỨNG KHOÁN VỐN

Page 5: Chuong2 Hanghoa SV

Cổ phiếu là một chứng khoán xác nhận quyền và

lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một

phần vốn cổ phần của chủ thể phát hành. (Luật

chứng khoán 2006).

5

Cổ phiếu - Stocks

Page 6: Chuong2 Hanghoa SV

TÀI SẢN NGUỒN VỐN

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

B.TÀI SẢN DÀI HẠN

A. NỢ PHẢI TRẢ Vốn nợ

1. Nợ ngắn hạn

2. Nợ dài hạn

(bao gồm trái phiếu)

A. VỐN CHỦ SỞ HỮU Vốn cổ phần

1. Vốn điều lệ

2. Vốn thặng dư

3. Quỹ tích lũy/ Lợi nhuận giữ lại

6

Ví dụ về vốn cổ phần

Page 7: Chuong2 Hanghoa SV

Khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư trở thành những chủ sở hữu đối với

công ty, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của mình.

Trong trường hợp công ty bị phá sản, cổ đông chỉ nhận được những

gì sau khi công ty đã trang trải xong các khoản nghĩa vụ khác như

thuế, nợ ngân hàng, trái phiếu.

Cổ phiếu là công cụ không có thời hạn. Có nghĩa là cổ đông sẽ không

bao giờ được công ty trả lại vốn góp giống như trái phiếu, mà chỉ

được nhận cổ tức hàng năm. Trong trường hợp cổ đông muốn thu hồi

vốn, chỉ có cách là bán cổ phiếu đó cho nhà đầu tư khác trên thị

trường thứ cấp.

Có 2 loại cổ phiếu: cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi

7

Đặc điểm của cổ phiếu

Page 8: Chuong2 Hanghoa SV

Là loại cổ phiếu phổ biến nhất.

Cổ đông sở hữu cổ phiếu thường là người chủ sở

hữu của công ty, chịu trách nhiệm hữu hạn trong

phạm vi vốn góp.

8

Cổ phiếu phổ thông/ cổ phiếu thườngCommon stocks

Page 9: Chuong2 Hanghoa SV

Cổ phiếu thường là chứng nhận góp vốn không có kỳ

hạn và không hoàn vốn vào công ty cổ phần.

Cổ tức của cổ phiếu thường không cố định, tùy thuộc

vào kết quả hoạt động kinh doanh.

Khi công ty bị phá sản, cổ đông thường là người cuối

cùng được hưởng giá trị còn lại của tài sản thanh lý.

9

Cổ phiếu phổ thông/ cổ phiếu thườngCommon stocks

Page 10: Chuong2 Hanghoa SV

Quyền lợi của cổ đông thường:

Quyền hưởng cổ tức

Quyền tiên mãi

Quyền biểu quyết

Quyền được chia tài sản thanh lý

10

Cổ phiếu phổ thông/ cổ phiếu thườngCommon stocks

Page 11: Chuong2 Hanghoa SV

Phân loại theo đặc điểm công ty:

Cổ phiếu thượng hạng (Blue chip stocks)

Cổ phiếu tăng trưởng (Growth Stocks)

Cổ phiếu thu nhập (income stocks):

Cổ phiếu chu kỳ

Cổ phiếu theo mùa

11

Cổ phiếu phổ thông/ cổ phiếu thườngCommon stocks

Page 12: Chuong2 Hanghoa SV

Là cổ phiếu hạng cao của các công ty có lịch sử

phát triển lâu đời, vững mạnh về khả năng sinh lời

và chi trả cổ tức.

Đây là một khái niệm rất quen thuộc trên TTCK VN.

Những cổ phiếu blue chip như VNM, STB, DHG,

REE, FPT, DPM, …là những cổ phiếu của các công

ty lớn, có một quá trình phát triển lâu dài và ổn

định. 12

Cổ phiếu blue chip

Page 13: Chuong2 Hanghoa SV

Cổ phiếu được phát hành bởi những công ty đang

trên đà tăng trưởng nhanh. Công ty này thường

quan tâm đến việc đầu tư để mở rộng sản xuất,

nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, thường giữ lại

hết lợi nhuận để tái đầu tư. Do đó cổ tức thường

rất ít hoặc không có.

13

Cổ phiếu tăng trưởng (Growth Stocks)

Page 14: Chuong2 Hanghoa SV

Là cổ phiếu mà cổ tức thường được trả cao hơn

so với mức trung bình trên thị trường. Loại cổ

phiếu này phù hợp với những người hưu trí hoặc

lớn tuổi.

14

Cổ phiếu thu nhập (income stocks):

Page 15: Chuong2 Hanghoa SV

Là những cổ phiếu mà thu nhập của nó dao động theo

chu kỳ kinh tế.

Khi điều kiện kinh tế phát triển ổn định, công ty có thu

nhập khá, tích lũy nhiều, giá cổ phiếu cũng tăng cao trên

thị trường. Ngược lại khi kinh tế khó khăn, việc kinh

doanh của công ty giảm sút và giá cổ phiếu cũng giảm.

Những ngành mang tính chu kỳ như: thép, xi măng, xây

dựng, thiết bị máy, động cơ.

15

Cổ phiếu chu kỳ

Page 16: Chuong2 Hanghoa SV

Là những cổ phiếu của các công ty mà thu nhâp

tăng cao vào những mùa nhất định trong năm

16

Cổ phiếu theo mùa

Page 17: Chuong2 Hanghoa SV

Vừa có đặc điểm giống cổ phiếu thường vừa có

đặc điểm giống trái phiếu.

Là loại giấy chứng nhận cổ đông được ưu tiên so

với cổ đông thường về mặt tài chính nhưng bị hạn

chế về quyền hạn đối với công ty góp vốn.

17

Cổ phiếu ưu đãi - prefered stocks

Page 18: Chuong2 Hanghoa SV

Đặc điểm

Là chứng khoán vốn, có thời hạn vô hạn

Có cổ tức cố định

Đa số trường hợp, chủ sở hữu không có quyền

biểu quyết

Chủ sở hữu được chia tài sản thanh lý trước chủ

sở hữu cổ phiếu thường

18

Cổ phiếu ưu đãi - prefered stocks

Page 19: Chuong2 Hanghoa SV

Phân loại cổ phiếu ưu đãi:

Cổ phiếu ưu đãi tích lũy

Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy

Cổ phiếu ưu đãi có chia phần

Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phiếu

thường

Cổ phiếu ưu đãi có thể chuộc lại

19

Cổ phiếu ưu đãi - prefered stocks

Page 20: Chuong2 Hanghoa SV

Tại VN:

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại:

20

Cổ phiếu ưu đãi - prefered stocks

Page 21: Chuong2 Hanghoa SV

Phân biệt cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu thường Cổ phiếu ưu đãi

Cổ tức phụ thuộc vào kết quả kinh doanh

Cổ tức cố định + phần phụ trội

Cổ tức được chia sau cổ tức ưu đãi

Cổ tức được chia trước

Có quyền biểu quyết Có hoặc không

Là người cuối cùng được chia tài sản thanh lý

Được chia tài sản thanh lý trước cổ phiếu thường

21

Page 22: Chuong2 Hanghoa SV

Khái niệm: Chứng khoán nợ hay công cụ nợ là

những thỏa thuận trong đó người vay sẽ cam kết

thanh toán cho người nắm giữ những công cụ nợ

đó những khoản tiền lãi nhất định vào những thời

điểm nhất định và thanh toán vốn gốc vào thời

điểm đáo hạn Ví dụ: Repos , NCDs, Commercial

papers, Mortgage, Bonds (Trái phiếu)

22

II. CHỨNG KHOÁN NỢ

Page 23: Chuong2 Hanghoa SV

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền

và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với

một phần vốn nợ của chủ thể phát hành. (Luật

chứng khoán 2006).

23

Trái phiếu (bond)

Page 24: Chuong2 Hanghoa SV

Là chứng khoán nợ, người sở hữu trái phiếu là chủ nợ của chủ

thể phát hành.

Trái phiếu có thời hạn và mệnh giá để xác định rõ số tiền nợ và

thời hạn nợ. Mệnh giá trái phiếu là cơ sở để tính lãi cho người sở

hữu trái phiếu.

Người sở hữu trái phiếu được hưởng trái tức ở một mức cố định

(đối với loại trái phiếu coupon), không phụ thuộc vào kết quả sản

xuất kinh doanh của công ty. Trái phiếu ít rủi ro. Trái phiếu

chính phủ có rủi ro thanh toán bằng 0.

24

Đặc điểm của trái phiếu

Page 25: Chuong2 Hanghoa SV

Có hai loại người chủ thể phát hành trái phiếu là chính phủ (trung

ương và địa phương) và doanh nghiệp.

Chính phủ là chủ thể phát hành đáng tin cậy nhất do có được

những điều kiện đảm bảo cao nhất cho việc hoàn trả vốn gốc và

lãi. Có thể nói rủi ro thanh toán của trái phiếu chính phủ bằng 0 và

rủi ro thanh toán của trái phiếu công ty tùy thuộc vào doanh

nghiệp phát hành.

Ngoài rủi ro thanh toán, trái phiếu chính phủ vẫn chịu các rủi ro

khác như các trái phiếu công ty, như rủi ro lạm phát, rủi ro lãi suất.

25

Chủ thể phát hành

Page 26: Chuong2 Hanghoa SV

Thời hạn của trái phiếu là ngày chấm dứt sự tồn

tại của khoản nợ, chủ thể phát hành sẽ thu hồi trái

phiếu bằng cách hoàn trả vốn gốc.

Trái phiếu ngắn hạn: thời hạn từ 1 – 5 năm

Trái phiếu trung hạn: thời hạn từ 5 – 10 năm

Trái phiếu dài hạn: từ 10 năm trở lên

26

Thời hạn của trái phiếu

Page 27: Chuong2 Hanghoa SV

Căn cứ vào chủ thể phát hành:

Trái phiếu chính phủ (government bond): do chính

phủ trung ương và chính quyền địa phương phát

hành

Trái phiếu công ty (corporate bond): do doanh

nghiệp phát hành

27

Phân loại trái phiếu

Page 28: Chuong2 Hanghoa SV

Trái phiếu do chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa

phương phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân

sách, tài trợ cho các công trình công ích hoặc làm công cụ

điều tiết tiền tệ.

Là loại chứng khoán không có rủi ro thanh toán và cũng là

loại chứng khoán có tính thanh khoản cao. Lãi suất của trái

phiếu chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn

định lãi suất của các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn.

Tại Việt Nam, trái phiếu chính phủ bao gồm: tín phiếu kho

bạc, trái phiếu kho bạc , trái phiếu đầu tư, trái phiếu đô thị

28

Trái phiếu chính phủ

Page 29: Chuong2 Hanghoa SV

Là chứng khoán được phát hành dưới hình thức

chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận nghĩa vụ

trả nợ bao gồm cả gốc và lãi của công ty phát

hành. Trái phiếu công ty có nhiều loại như:

- Trái phiếu có thế chấp (mortgage bond)

- Trái phiếu không thế chấp (debenture bond)

- Trái phiếu có thể chuyển đổi (convertible bond)

- Trái phiếu có điều khoản thu hồi (callable bond)

29

Trái phiếu công ty

Page 30: Chuong2 Hanghoa SV

Là trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường của cùng

một tổ chức phát hành theo những điều kiện đã được xác định

trước về tỷ lệ chuyển đổi, giá cả chuyển đổi và số lượng chuyển

đổi.

Người phát hành trái phiếu chuyển đổi cũng dành cho người

mua quyền quyết định có chuyển đổi sang cổ phiếu hay không.

Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền không chuyển

sang cổ phiếu nếu tại thời điểm chuyển đổi, công ty làm ăn

không tốt.

30

Trái phiếu chuyển đổi (convertible bond)

Page 31: Chuong2 Hanghoa SV

Phần lớn các cam kết của trái phiếu công ty đều bao gồm điều khoản

thu hồi. Những trái phiếu như vậy được gọi là trái phiếu có điều khoản

thu hồi.

Điều khoản thu hồi quy định rằng, người phát hành có quyền yêu cầu

người nắm giữ trái phiếu bán lại trái phiếu cho người phát hành. Tại sao

vậy?

Khi thu hồi, người phát hành sẽ trả cho người nắm giữ một khoản tiền

bằng hoặc cao hơn mệnh giá.

Giá của trái phiếu có điều khoản thu hồi và trái phiếu không có điều

khoản thu hồi của cùng một chủ thể phát hành, cùng thời hạn khác

nhau như thế nào? 31

Trái phiếu có điều khoản thu hồi (callable bond)

Page 32: Chuong2 Hanghoa SV

Căn cứ theo phương thức trả lợi tức:

Trái phiếu được trả lãi định kỳ (coupon bond)

Trái phiếu không trả lãi định kỳ (zero-coupon

bond)

Trái phiếu chiết khấu (discount bond)

32

Phân loại trái phiếu

Page 33: Chuong2 Hanghoa SV

Là trái phiếu mà chủ thể phát hành sẽ trả lãi đã được ấn định theo

định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Thông thường khi phát hành, giá

phát hành bằng với mệnh giá và khoản tiền này sẽ được hoàn trả

một lần khi đáo hạn.

VD: 1 trái phiếu có mệnh giá 1000, lãi suất coupon là 8%/năm,

thời gian đáo hạn là 5 năm, phát hành vào tháng 3/2008. Trái chủ

sẽ nhận được 80 USD vào tháng 3 mỗi năm từ năm 2009 đến

2013. Và vào tháng 3/2013, trái chủ cũng nhận được vốn gốc là

1000 USD.

33

Trái phiếu được trả lãi định kỳ (coupon bond)

Page 34: Chuong2 Hanghoa SV

Là loại trái phiếu được phát hành bằng mệnh giá, lãi được trả

1 lần vào thời điểm đáo hạn.

VD: 1 trái phiếu có mệnh giá 1000 USD, được phát hành với

giá 1000USD, thời gian đáo hạn là 5 năm, phát hành vào

tháng 3/2008. Trong suốt thời gian 5 năm, trái chủ không

nhận được bất cứ khoản tiền nào từ chủ thể phát hành. Đến

thời gian đáo hạn vào tháng 3/2013, trái chủ sẽ nhận được 1

khoản tiền bao gồm cả gốc lẫn lãi, là 1469 USD chẳng hạn.

34

Trái phiếu không trả lãi định kỳ (zero-coupon bond)

Page 35: Chuong2 Hanghoa SV

Là loại trái phiếu được phát hành với giá thấp hơn so với mệnh

giá, trái chủ sẽ nhận được một khoản tiền bằng mệnh giá vào

ngày đáo hạn của trái phiếu.

VD: 1 trái phiếu có mệnh giá 1000 USD, được phát hành với giá

700USD, thời gian đáo hạn là 5 năm, phát hành vào tháng 3/2008.

Trong suốt thời gian 5 năm, trái chủ không nhận được bất cứ

khoản tiền nào từ chủ thể phát hành. Đến thời gian đáo hạn vào

tháng 3/2013, trái chủ sẽ nhận được 1 khoản tiền bằng mệnh giá

là 1000 USD.

35

Trái phiếu chiết khấu (discount bond)

Page 36: Chuong2 Hanghoa SV

36

III. CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH (derivatives)

Khái niệm:

CK phái sinh là một loại công cụ tài chính mà giá

trị của chúng tùy thuộc vào giá trị của những biến

cơ sở.

Biến cơ sở: giá hàng hóa, tiền tệ hoặc chứng

khoán khác.

Page 37: Chuong2 Hanghoa SV

37

Một số loại chứng khoán phái sinh Quyền mua cổ phần (preemptive right)

Chứng quyền (warrants)

Hợp đồng kỳ hạn (forward contracts)

Hợp đồng tương lai (future contracts)

Quyền chọn (options)

Hợp đồng hoán đổi (swaps)

Page 38: Chuong2 Hanghoa SV

38

1. Quyền mua cổ phần/ Quyền tiên mãi(Preemptive right)

Là quyền được ưu tiên mua trước dành cho các cổ

đông hiện hữu của một cty cổ phần, được mua một số

lượng cổ phần trong một đợt phát hành cổ phiếu phổ

thông mới tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ

trong công ty.

Mức giá được đưa ra thường thấp hơn mức giá hiện

hành

Quyền mua được thực hiện trong một khoảng thời gian

nhất định, thường là vài tuần.

Page 39: Chuong2 Hanghoa SV

Ví dụ về quyền mua cổ phần

SJS có vốn điều lệ 200 tỷ đ, với 20 triệu cổ phiếu

lưu hành.

SJS phát hành thêm 20 triệu cổ phiếu mới với

mệnh giá 10.000 đ cho cổ đông hiện hữu theo tỷ

lệ 1:1. Giá thực hiện là 20.000 đ.

Giá SJS trên thị trường khoảng hơn 200.000 đ/

cổ phiếu

39

Page 40: Chuong2 Hanghoa SV

Ví dụ về quyền mua cổ phần

Mỗi cổ đông nắm 1 cổ phiếu, sẽ có 1 quyền mua,

1 quyền mua sẽ được mua 1 cổ phiếu với giá

20.000 đ. Nhà đầu tư nắm giữ 1000 cổ phiếu sẽ

được mua 1000 cổ phiếu mới với giá ưu đãi.

40

Page 41: Chuong2 Hanghoa SV

41

Đặc điểm của quyền mua cổ phần Mức giá đăng ký trong quyền mua cổ phần thường thấp hơn so với

mức giá hiện hành vào thời điểm quyền được phát hành

Mỗi cổ phần đang lưu hành được đi kèm một quyền. Số lượng

quyền cần để mua 1 cổ phần mới = số lượng cổ phần cũ đang lưu

hành/số lượng cổ phần mới = vốn điều lệ cũ / vốn điều lệ tăng

thêm

Nếu cổ đông không muốn thực hiện quyền thì có thể bán chúng

trên thị trường, sau ngày chốt quyền và trước ngày hết hạn quyền.

Sau thời hạn được quy định, giá trị của quyền bằng 0 giá quyền

tùy thuộc vào giá của cổ phiếu quyền mua là CK phái sinh

Page 42: Chuong2 Hanghoa SV

42

Định giá quyền mua cổ phần

R :giá của quyền mua

C : giá đăng ký (Subscription Price), tức là giá phát hành

cho cổ đông hiện hữu

N : số quyền cần có để mua 1 cổ phiếu mới

P : thị giá hiện hành của cổ phiếu trước ngày giao dịch

không hưởng quyền

P’ : thị giá cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng

quyền

Page 43: Chuong2 Hanghoa SV

43

Định giá quyền mua cổ phần Trước ngày giao dịch không hưởng quyền:

Tuy nhiên, giá của quyền chỉ có ý nghĩa lý thuyết

vì quyền không tách rời khỏi cổ phiếu, chưa được

giao dịch

N

CPR

1

Page 44: Chuong2 Hanghoa SV

44

Định giá quyền mua cổ phần

Vào ngày giao dịch không hưởng quyền, giá cổ phiếu được điều chỉnh:

Từ ngày giao dịch không hưởng quyền, quyền mua có thể được giao dịch tách rời cổ phiếu:

1

N

CNPP

N

CPR

Page 45: Chuong2 Hanghoa SV

45

2. Chứng quyền (warrants)Khái niệm:

Chứng quyền là một loại chứng khoán trao cho người nắm giữ nó

quyền được mua một số lượng xác định một loại chứng khoán

khác, thường là cổ phiếu thường với một mức giá xác định và trong

một thời hạn nhất định.

Nghị định 144/ND-CP:“ Chứng quyền là loại chứng khoán được

phát hành kèm theo trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép

người nắm giữ chứng khoán đó được quyền mua một khối lượng

cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước

trong thời kỳ nhất định“

Page 46: Chuong2 Hanghoa SV

Đặc điểm của chứng quyềnChứng quyền được phát hành và bảo đảm bởi cty

cổ phần (cty phát hành). Khi chứng quyền được

thực hiện, chúng tạo thành dòng tiền vào cho công

ty và làm tăng số cổ phiếu đang lưu hành trên thị

trường.

Người chủ sở hữu không có quyền cổ đông trong

công ty, không được nhận cổ tức và không có

quyền biểu quyết.46

Page 47: Chuong2 Hanghoa SV

Đặc điểm của chứng quyềnTại thời điểm phát hành chứng quyền, giá mua

cổ phiếu ghi trên chứng quyền thường cao hơn

so với giá thị trường của cổ phiếu cơ sở

(thường khoảng 15%), và giá đó có thể cố định,

có thể được tăng định kỳ.

Thời hạn chứng quyền: 5-10 năm, một số có

thời hạn vĩnh viễn.

47

Page 48: Chuong2 Hanghoa SV

Đặc điểm của chứng quyền

Chứng quyền thường được phát hành kèm với

trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi cho phép cty

phát hành chỉ phải trả lãi hoặc cổ tức thấp hơn

mức bình thường.

Chứng quyền được sử dụng như là một đòn bẩy

tài chính (financial leverage).

48

Page 49: Chuong2 Hanghoa SV

Ví dụ về chứng quyền

Một chứng quyền cho phép người nắm giữ nó

được mua 1 cổ phiếu VNM với giá 120.000 đ/cổ

phiếu trong thời hạn 2 năm. Giá của chứng quyền

này là 5.000 đ/ chứng quyền. Giá thị trường của

VNM hiện nay là 100.000 đ/cổ phiếu.

49

Page 50: Chuong2 Hanghoa SV

Ví dụ về chứng quyền Nếu giá VNM tăng lên 150.000 đ/cp, thực hiện quyền

Tỷ suất lợi nhuận: (150.000 -120.000-5000)/5000 =

500%.

Nếu nhà đầu tư không sử dụng chứng quyền mà mua

VNM ngay từ đầu tỷ suất lợi nhuận : (150.000 -

100.000)/100.000 = 50%.

Nếu giá cổ phiếu VNM xuống thấp dưới giá 120.000 đ,

nhà đầu tư sẽ từ chối thực hiện quyền và chấp nhận lỗ

5000 đ để mua chứng quyền ban đầu.

50

Page 51: Chuong2 Hanghoa SV

Định giá chứng quyền

Giá trị đầu tư (giá trị nội tại)

VD: 1 chứng quyền cho phép nđt mua 10 cp STB

với giá 20.000đ. Giá thị trường của STB là 30.000

đ. Nếu nđt thực hiện ngay quyền thu lời (30000 -

20000)x10 = 100000 đ gọi là giá trị đầu tư

Giá trị đầu tư tùy thuộc vào giá của cổ phiếu cơ sở

51

Page 52: Chuong2 Hanghoa SV

Định giá chứng quyền Giá trị phụ trội: nếu thời hạn của chứng quyền còn

dài, nđt không thực hiện quyền, mà có thể bán

chứng quyền trên thị trường với giá lớn hơn

100000 đ, vì người mua còn kỳ vọng trong tương

lai giá STB còn tăng nữa.

Phần chênh lệch thêm được gọi là giá trị phụ trội

Giá trị phụ trội tùy thuộc vào thời hạn còn lại

của chứng quyền.

52

Page 53: Chuong2 Hanghoa SV

Định giá chứng quyền

Giá trị một chứng quyền biến đổi cùng chiều với 2

yếu tố:

+ Giá của cổ phiếu cơ sở

+ Thời hạn còn lại của chứng quyền.

53

Page 54: Chuong2 Hanghoa SV

54

3. Hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts)

Khái niệm:

Là một thỏa thuận trong đó một người mua và một người bán chấp

thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa với một khối lượng xác

định tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá

được ấn định vào ngày hôm nay.

Hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên thị trường OTC, thường là

giữa hai tổ chức tài chính hoặc giữa một tổ chức tài chính và một

khách hàng.

Hợp đồng kỳ hạn thường được sử dụng để ngăn ngừa rủi ro ngoại

hối

Page 55: Chuong2 Hanghoa SV

Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn Doanh nghiệp dự kiến sẽ nhận được 1 triệu USD từ một

hợp đồng XK trong 3 tháng tới. Hiện nay USD/VND=21000.

Cuối năm, dự đoán giá USD sẽ giảm. ký hợp đồng kỳ

hạn 3 tháng bán 1 triệu USD cho ngân hàng để ngừa rủi ro.

Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng mà ngân hàng đưa ra là 21100 đ.

Với hợp đồng kỳ hạn 3 tháng bán 1 triệu USD, doanh

nghiệp được bảo đảm rằng sẽ bán được 1 triệu USD với tỷ

giá 21100 đ mà không phải lo biến động tỷ giá.

55

Page 56: Chuong2 Hanghoa SV

56

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

Hai vị thế của hợp đồng kỳ hạn:

Long position: bên chấp thuận mua hàng hóa với một khối

lượng xác định, tại một thời điểm thanh toán xác định trong

lương lai với một mức giá ấn định (delivery price) vào ngày

hôm nay.

Short position: bên chấp thuận bán hàng hóa với một khối

lượng xác định, tại một thời điểm thanh toán xác định trong

tương lai với một mức giá ấn định vào ngày hôm nay.

Page 57: Chuong2 Hanghoa SV

57

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

Là thỏa thuận giữa người mua và người bán. Chỉ có

người mua và người bán tham gia vào ký kết.

Thời điểm thực hiện giao dịch: tại một ngày xác đinh

trong tương lai do người mua và người bán thỏa

thuận. Khi ngày thanh toán tới, người mua trả tiền để

mua hàng hóa tại mưc giá thỏa thuận ban đầu, còn

người bán chuyển giao hàng với số lượng ấn định

ban đầu.

Page 58: Chuong2 Hanghoa SV

58

Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn

Giá cả do hai bên tự thỏa thuận với nhau dựa trên

những ước tính cá nhân. Giá hàng trên thị trường giao

ngay vào thời điểm giao nhận hàng có thể thay đổi,

tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết

trong hợp đồng.

Một trong hai bên mua hoặc bán sẽ chịu thiệt hại

Rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên

không thực hiện hợp đồng.

Page 59: Chuong2 Hanghoa SV

59

4. Hợp đồng tương lai (Future contracts)

Khái niệm :

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận trong đó một người

mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch

hàng hóa với một khối lượng xác định tại một thời điểm xác

định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào

ngày hôm nay.

Đối tượng của hợp đồng tương lai: hàng hóa, chỉ số cổ

phiếu, lãi suất, tiền tệ,..

Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai thường

được giao dịch trên các sở giao dịch.

Page 60: Chuong2 Hanghoa SV

60

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Các hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch trên

các SGD. SGD cho phép các nhà giao dịch vô danh

được mua đi bán lại các hợp đồng tương lai mà không

phải xác định rõ phía đối tác trong một hợp đồng cụ thể.

Chi tiết của hợp đồng được SGD chuẩn hóa về số

lượng hàng hóa trong một hợp đồng, cách thức yết giá,

chất lượng hàng hóa, địa điểm giao hàng (đối với hợp

đồng tương lai hàng hóa)

Page 61: Chuong2 Hanghoa SV

61

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai không chỉ rõ ngày cụ thể mà hai

bên phải thực hiện hợp đồng mà chỉ quy định khoảng

thời gian (thông thường là tháng) thực hiện hợp đồng,

và bên bán (nắm vị thế short position) có quyền quyết

định thời điểm cụ thể trong thời gian thực hiện hợp

đồng nói trên.

VD : các hợp đồng tương lai về tiền tệ có tháng thực

hiện hợp đồng là tháng 3, 5, 6, 9, 12.

Page 62: Chuong2 Hanghoa SV

62

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Hai vị thế của hợp đồng tương lai:

Long position: bên chấp thuận mua hàng hóa với một khối

lượng xác định, trong một thời hạn thanh toán đã được xác

định trong tương lai với một mức giá ấn định (delivery price)

vào ngày hôm nay.

Short position: bên chấp thuận bán hàng hóa với một khối

lượng xác định, trong một thời hạn thanh toán đã được xác

định trong tương lai với một mức giá ấn định vào ngày hôm

nay.

Page 63: Chuong2 Hanghoa SV

63

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Yêu cầu ký quỹ và điều chỉnh trị giá của mỗi bên trong

hợp đồng hàng ngày :

Trong hợp đồng kỳ hạn, một trong hai bên có khả năng sẽ

gặp phải rủi ro do phía bên kia không thực hiện hợp đồng do

sự biến động của giá giao ngay. Để ngăn ngừa rủi ro này

trong hợp đồng tương lai, các SGD thường đặt ra yêu cầu về

ký quỹ (margin) đối với các bên tham gia hợp đồng.

Hàng ngày cty môi giới tiến hành điều chỉnh số dư tài khoản

ký quỹ của nđt dựa trên sự biến động giá hợp đồng tương lai

Page 64: Chuong2 Hanghoa SV

64

Yêu cầu ký quỹ và điều chỉnh trị giá

SGD tiến hành điều chỉnh số dư TK ký quỹ của các

công ty môi giới thông qua hoạt động của bộ phận

thanh toán bù trừ trực thuộc SGD (the exchange

clearing house).

SGD có thể kiểm soát được rủi ro thanh toán trong

hợp đồng tương lai.

Page 65: Chuong2 Hanghoa SV

65

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Thoát khỏi một vị thế

Trong hợp đồng kỳ hạn: các bên tham gia phải có nghĩa vụ thực hiện hợp

đồng vào ngày thanh toán đã được xác định.

Trong hợp đồng tương lai: các bên có thể thanh lý hợp đồng trước thời

hạn thanh toán bằng cách thực hiện một hợp đồng mới với vị thế hoàn

toàn ngược với hợp đồng cũ nhằm triệt tiêu vị thế cũ.

VD: nhà đầu tư A mua 1 hợp đồng tương lai vàng vào ngày 5 tháng 3 với

thời hạn thanh toán là tháng 6. Ngày 20 tháng 4, nhà đầu tư A có thể thanh

lý hợp đồng này bằng cách bán 1 hợp đồng tương lai vàng với thời hạn

thanh toán là tháng 6. Sự chênh lệch giữa giá của hợp đồng tương lai

trong 2 ngày 5/3 và 20/4 chính là lãi hoặc lỗ của nhà đầu tư.

Page 66: Chuong2 Hanghoa SV

66

Phân biệt hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai

Ký kết giữa 2 bên Được giao dịch trên SGD tính thanh khoản cao

Nội dung tùy 2 bên Nội dung được chuẩn hóa

Ngày thanh toán xác định Không quy định ngày thanh toán

Thanh toán khi đến hạn Điều chỉnh số dư ký quỹ hàng ngày có thể thoát khỏi vị thế trước thời hạn

Rủi ro cao Hạn chế rủi ro nhờ nghiệp vụ ký quỹ

Page 67: Chuong2 Hanghoa SV

67

5.Quyền lựa chọn (options) Khái niệm :

Quyền chọn mua (call option) : là một hợp đồng cho

phép người nắm giữ nó được quyền mua một khối lượng

nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định và trong một

thời hạn nhất định.

Quyền chọn bán (put option) : là một hợp đồng cho

phép người nắm giữ nó được quyền bán một khối lượng

nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định trong một

khoảng thời gian nhất định.

Page 68: Chuong2 Hanghoa SV

Cp X đang được giao dịch với giá khoảng 50.000

đ. Nđt A dự đoán giá cổ phiếu sẽ tăng ký hợp

đồng quyền chọn mua cp X với mức giá thực hiện

50.000 đ/ cổ phiếu vào 2 tháng sau. Phí quyền:

5000 đ/ quyền.

68

VD 1: quyền chọn mua

Page 69: Chuong2 Hanghoa SV

VD1: quyền chọn mua

X tăng lên 80.000 đ/cp Thực hiện quyền, tức là

mua cổ phiếu X với giá 50.000 đ Thu lợi: 80.000

– 50.000 – 5.000 = 25.000 đ/ cổ phiếu

X giảm xuống 45.000 đ, nđt A từ chối không thực

hiện quyền và chấp nhận khoản lỗ 5000 đ ban

đầu đã bỏ ra.

69

Page 70: Chuong2 Hanghoa SV

VD 1: quyền chọn mua

Trước khi đáo hạn, có thể bán lại quyền mua này

cho nđt khác, VD với giá 15.000 đ Thu lãi

10.000 đ.

Trên thực tế những quyền như thế này thường

được mua đi bán lại trên các sở giao dịch option.

70

Page 71: Chuong2 Hanghoa SV

VD2: quyền chọn bán

Nđt B dự đoán giá X sẽ giảm Ký hợp đồng mua

quyền chọn bán cổ phiếu X với giá thực hiện là

50.000 đ/cổ phiếu vào 2 tháng sau. Để thực hiện

được quyền này, nđt B phải trả 5000 đ/ cổ phiếu

cho người bán quyền

71

Page 72: Chuong2 Hanghoa SV

VD2: quyền chọn bán Xgiảm xuống 30.000 đ/cp thực hiện quyền bán X

bằng cách mua X trên thị trường rồi bán lại cho

người bán quyền với giá 50.000 đ Thu lãi:

50.000 – 30.000 – 5000 = 15.000 đ

X tăng lên 60.000 đ từ bỏ quyền chấp nhận lỗ

5000 đ

Bán lại quyền trên thị trường với giá 10000 đ, thu

lãi 5000 đ

72

Page 73: Chuong2 Hanghoa SV

73

Đặc điểm của quyền chọn Các hàng hóa có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số

trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai.

Một hợp đồng quyền chọn bất kỳ bao gồm 5 điều khoản cơ bản

sau:

Loại quyền (quyền chọn bán hoặc mua)

Tên hàng hóa cơ sở và khối lượng được mua hoặc bán theo

quyền

Ngày hết hạn (expiration date hoặc maturity)

Giá thực hiện (exercise price hoặc strike price)

Giá của quyền hay còn gọi là phí quyền là khoản tiền mà người

mua phải trả cho người bán để có được quyền chọn.

Page 74: Chuong2 Hanghoa SV

74

Đặc điểm của quyền chọn Người mua quyền (long position) có quyền thực hiện hoặc không

thực hiện quyền, còn người bán (short position) phải có nghĩa vụ

thực hiện khi người mua yêu cầu. Đổi lại người mua phải trả cho

người bán một khoản tiền được xem là giá của quyền chọn.

Có 2 loại quyền chọn : quyền chọn Mỹ (American options) và

quyền chọn châu Âu (European options). Quyền chọn Mỹ cho

phép người nắm giữ quyền có thể thực hiện quyền vào bất kỳ

thời điểm nào cho đến tận ngày hết hạn và bao gồm cả ngày hết

hạn. Một quyền chọn châu Âu chỉ cho phép người nắm quyền

thực hiện quyền vào ngày hết hạn.

Page 75: Chuong2 Hanghoa SV

Chức năng kinh tế của quyền chọn Là đòn bẩy tài chính cho phép nhà đầu tư nâng

cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư.

VD1, nếu X lên giá, tỷ suất lợi nhuận: 25.000/5000

= 500%. Nếu không sử dụng quyền, tỷ suất lợi

nhuận: 30000/50000 = 60%

75

Page 76: Chuong2 Hanghoa SV

Chức năng kinh tế của quyền chọn Phòng ngừa rủi ro: quyền chọn bán cổ phiếu giúp

nhà đầu tư ngăn ngừa tổn thất khi thị trường đi

xuống.

VD: nđt B có 1000 cp X nhưng không muốn bán vì

kỳ vọng thị trường còn lên nữa trong 2 tháng tới.

Mua quyền chọn bán .

76

Page 77: Chuong2 Hanghoa SV

Chức năng kinh tế của quyền chọn Nếu Xvẫn lên giá, anh ta không thực hiện quyền và vẫn

giữ cổ phiếu X

Nếu Xxuống giá anh ta thực hiện quyền bán với giá

50.000 đ/ cổ phiếu.

Như vậy với khoản phí 5000 đ x 1000 = 5 triệu bỏ ra,

anh B có thể đảm bảo chắc chắn rằng cổ phiếu X của

anh ta không bị bán dưới giá 50.000 đ

77

Page 78: Chuong2 Hanghoa SV

78

Lợi nhuận của từng vị thế

Có 4 vị thế:

Người mua quyền chọn mua

Người bán quyền chọn mua

Người mua quyền chọn bán

Người bán quyền chọn bán

Page 79: Chuong2 Hanghoa SV

79

Lợi nhuận của từng vị thế

X :giá thực hiện

ST là giá của cổ phiếu tại ngày hết hạn

c :giá (phí) quyền chọn mua

p : giá (phí) quyền chọn bán

Page 80: Chuong2 Hanghoa SV

80

Người mua quyền chọn mua(A long position in a call option )

ST> X Thực hiện quyền thu lợi (ST- X -c)

ST <=X Không thực hiện quyền chấp nhận lỗ: -c

Page 81: Chuong2 Hanghoa SV

Đồ thị lợi nhuận

81

Người mua quyền chọn mua(A long position in a call option )

-c

X

X+cST

Page 82: Chuong2 Hanghoa SV

82

Người bán quyền chọn mua (A short position in call option)

ST> X người mua thực hiện quyền người bán

call chịu lỗ :

c + X -ST

ST <=X người mua không thực hiện quyền lợi

nhuận của người bán call : c

Page 83: Chuong2 Hanghoa SV

Đồ thị lợi nhuận

83

Người bán quyền chọn mua (A short position in call option)

ST

X

X+cc

Page 84: Chuong2 Hanghoa SV

84

Người mua quyền chọn bán (A long position in put option)

ST>= X Không thực hiện quyền bán chịu lỗ: - p

ST <X Thực hiện quyền bán thu lời : (X-ST-p)

Page 85: Chuong2 Hanghoa SV

Đồ thị lợi nhuận

85

Người mua quyền chọn bán (A long position in put option)

X

X-p

ST

-p

Page 86: Chuong2 Hanghoa SV

86

Người bán quyền chọn bán (A short position in put option) ST>= X Người mua không thực hiện quyền bán

người bán thu lời : p

ST <X Người mua thực hiện quyền bán người bán chịu lỗ: -(p+ST –X)

Page 87: Chuong2 Hanghoa SV

Đồ thị lợi nhuận

87

Người bán quyền chọn bán (A short position in put option)

X

X-p

ST

p

Page 88: Chuong2 Hanghoa SV

Bốn vị thế của quyền chọn

Vị thế ST > X ST = XST < X

Mua quyền

chọn mua

Thực hiện

quyền

Không thực

hiện quyền

Không thực hiện quyền

Bán quyền

chọn mua

Mua quyền

chọn bán

Không thực

hiện quyền

Không thực

hiện quyền

Thực hiện quyền

Bán quyền

chọn bán

88

Page 89: Chuong2 Hanghoa SV

Lợi nhuận của bốn vị thế Vị thế ST > X ST = X

ST < X

Mua quyền

chọn mua

ST – X – c -c -c

Bán quyền

chọn mua

+c + X - ST+ c + c

Mua quyền

chọn bán

-p -p X - ST - p

Bán quyền

chọn bán

+p +p p + ST - X

89

Page 90: Chuong2 Hanghoa SV

Áp dụng bốn vị thế quyền chọn

Đầu cơ giá lên: Mua quyền chọn mua Bán quyền chọn bán

Đầu cơ giá xuống: Mua quyền chọn bán Bán quyền chọn mua

90

Page 91: Chuong2 Hanghoa SV

Lỗ lãi của 4 vị thế tùy theo giá cổ phiếu cơ sở

Vị thế Lỗ lớn nhất Điểm hòa vốn Lãi lớn nhất

Mua quyền

chọn mua

– c ST = X + cVô hạn

Bán quyền

chọn mua

Vô hạn ST = X + c+ c

Mua quyền

chọn bán

-p ST = X - pX - p

Bán quyền

chọn bán

-( X - p) ST = X - pp

91

Page 92: Chuong2 Hanghoa SV

92

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn

Giá hiện tại của cổ phiếu (the current stock price)

Giá thực hiện (the strike price)

Thời hạn còn lại của quyền chọn (the time to expiration)

Mức độ biến động của giá cổ phiếu (the volatility of the

stock price)

Lãi suất phi rủi ro (risk-free rate)

Cổ tức (dividends) kỳ vọng được chia trong khoản thời

gian còn lại của quyền chọn

Page 93: Chuong2 Hanghoa SV

93

Các nhân tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn

European call

European put

American Call

American Put

Stock price + - + -

Strike price - + - +

Time to expiration

? ? + +

Volatility + + + +

Risk-free rate

+ - + -

Dividends - + - +

Page 94: Chuong2 Hanghoa SV

94

6. Hợp đồng hoán đổi (Swaps)

Khái niệm:

Swaps là một hợp đồng giữa hai công ty, cam kết

hoán đổi cho nhau một dòng tiền trong tương lai.

Hợp đồng sẽ quy định ngày mà hai bên thực hiện

việc hoán đổi dòng tiền và cách thức tính dòng tiền.

Thông thường dòng tiền được tính trên cơ sở giá trị

tương lai của một hoặc một số biến số

Page 95: Chuong2 Hanghoa SV

95

Hợp đồng hoán đổi lãi suất (interest rate swaps)

Trong hợp đồng hoán đổi lãi suất giản đơn giữa công ty A và

công ty B, công ty B chấp thuận trả cho công ty A dòng tiền

tương đương với mức lãi suất cố định (fixed rate) tính trên một

số vốn danh nghĩa trong một số năm, ngược lại công ty A chấp

thuận trả công ty B dòng tiền tương đương với mức lãi suất thả

nổi (floating rate) tính trên cùng một số vốn danh nghĩa trong

cùng một số năm.

Lãi suất thả nổi hay được áp dụng ở đây là lãi suất LIBOR

(London Interbank Offer rate) (lãi suất liên ngân hàng trên thị

trường London).

Page 96: Chuong2 Hanghoa SV

96

VD về hợp đồng hoán đổi lãi suất VD: hợp đồng hoán đổi lãi suất giản đơn thời hạn 3

năm giữa công ty A và công ty B được ký ngày

1/3/2003, trong đó công ty B chấp thuận trả cho

công ty A lãi suất 5% năm tính trên số vốn danh

nghĩa 100 triệu USD và ngược lại công ty A chấp

thuận trả công ty B mức lãi suất LIBOR 6 tháng tính

trên cùng một số vốn danh nghĩa. Hai bên tiến hành

hoán đổi lãi suất định kỳ 6 tháng 1 lần.

Page 97: Chuong2 Hanghoa SV

97

VD về hợp đồng hoán đổi lãi suất

Sơ đồ hoán đổi giữa hai công ty

A B

LIBOR

5%

Page 98: Chuong2 Hanghoa SV

98

Ứng dụng của hợp đồng hoán đổi lãi suất

Sử dụng hợp đồng hoán đổi lãi suất là công cụ giúp

công ty chuyển đổi một khoản nợ với lãi suất thả nổi

thành khoản nợ với lãi suất cố định hoặc ngược lại.

Hợp đồng hoán đổi lãi suất là công cụ giúp công ty

chuyển đổi tài sản đầu tư từ tài sản với lãi suất cố định

thành tài sản với lãi suất thả nổi hoặc ngược lại.

Hợp đồng hoán đổi lãi suất giúp các bên có thể tận

dụng lợi thế so sánh của nhau.

Page 99: Chuong2 Hanghoa SV

99

Ví dụ 1 Công ty B vay một khoản tín dụng trị giá 100 triệu USD

với lãi suất LIBOR +0,8% năm. Nếu công ty B sử dụng

hợp đồng hoán đổi lãi suất nói trên, dòng tiền của công

ty B sẽ như sau:

Trả lãi suất LIBOR +0,8% năm cho người cho vay

Nhận lãi suất LIBOR từ hợp đồng hoán đổi lãi suất

Trả lãi suất 5% từ hợp đồng hoán đổi lãi suất

Như vậy công ty B đã chuyển khoản nợ với lãi suất thả

nổi thành khoản nợ với là suất cố định 5,8% năm

Page 100: Chuong2 Hanghoa SV

100

Ví dụ 1 Công ty A vay một khoản tín dụng trị giá 100 triệu USD

với lãi suất cố định 5,2% năm. Bằng cách tham gia hợp

đồng hoán đổi lãi suất nói trên, dòng tiền của công ty A

như sau:

Trả 5,2% năm cho người cho vay

Trả lãi suất LIBOR từ hợp đồng hoán đổi lãi suất

Nhận 5% năm từ hợp đồng hoán đổi lãi suất 5%

Vậy công ty A đã chuyển được khoản nợ với lãi suất cố

định thành lãi suất thả nổi tương đương lãi suất LIBOR 6

tháng +20 điểm chuẩn

Page 101: Chuong2 Hanghoa SV

101

Ví dụ 2 2 cty A và B cùng muốn vay một khoản trị giá 10 triệu USD trong

khoảng thời gian 5 năm. Ngân hàng chào mỗi cty mức lãi suất :

L/s cố định L/s thả nổi

Cty A 10% L/s LIBOR 6 tháng + 0,3%

Cty B 11,2% L/s LIBOR 6 tháng + 1.0%

Page 102: Chuong2 Hanghoa SV

102

Ví dụ 2

Cty A muốn trả lãi suất thả nổi, cty B muốn trả lãi suất

cố định

Cty A vay lãi suất cố định, cty B vay lãi suất thả nổi

Hợp đồng hoán đổi lãi suất: công ty A chấp thuận trả

công ty B lãi suất LIBOR 6 tháng, ngược lại công ty B

chấp thuận trả công ty A lãi suất cố định 9,95% năm

cho khoản vốn danh nghĩa 10 triệu.

Page 103: Chuong2 Hanghoa SV

103

Ví dụ 2

Dòng tiền của cty A:

Trả lãi suất 10% năm cho ngân hàng

Nhận lãi suất 9,95 % năm từ công ty B

Trả lãi suất LIBOR cho công ty B

Công ty A phải trả lãi suất LIBOR +0,05% cho khoản

vay 10 triệu USD, mức lãi suất thả nổi này thấp hơn

0,25% so với mức mà ngân hàng đưa ra

Page 104: Chuong2 Hanghoa SV

104

Ví dụ 2 Dòng tiền của cty B:

Trả lãi suất LIBOR +1% cho ngân hàng

Nhận lãi suất LIBOR từ công ty A

Trả lãi suất 9,95% cho công ty B

Công ty B trả lãi suất 10,95% cho toàn bộ khoản

vốn vay 10 triệu USD, mức lãi suất này thấp hơn

so với mức mà ngân hàng đưa ra là 0,25%.

Page 105: Chuong2 Hanghoa SV

105

Hợp đồng hoán đổi ngoại hối (currency swaps):

Khái niệm:

Là hợp đồng hoán đổi vốn gốc và tiền lãi tính

bằng đồng tiền này sang vốn gốc và tiền lãi tính

bằng đồng tiền khác giữa hai bên.

Thông thường vốn gốc được hoán đổi lúc bắt đầu

và lúc kết thúc hợp đồng.

Page 106: Chuong2 Hanghoa SV

106

Ví dụ về hợp đồng hoán đổi ngoại hối

Xem xét hợp đồng hoán đổi ngoại hối 5 năm giữa cty A và cty B,

hợp đồng có giá trị từ ngày 1/2/2001. Cty A đồng ý trả lãi suất cố

định 11% tính bằng tiền bảng Anh và nhận lãi suất cố định 8%năm

tính bằng tiền USD. Lãi suất được trả mỗi năm 1 lần, và vốn gốc

tương ứng là 15 triệu USD và 10 triệu bảng.

Thời điểm bắt đầu hợp đồng, hai bên hoán đổi vốn gốc cho nhau,

cụ thể là A chuyển cho B 15 triệu USD, và B chuyển cho A 10 triệu

bảng Anh. Vào thời điểm đã định mỗi năm, hai bên tiến hành hoán

đổi lãi suất cho nhau theo chiều mũi tên ở dưới và khi hợp đồng kết

thúc hai bên hoàn trả vốn gốc cho nhau.

Page 107: Chuong2 Hanghoa SV

Sơ đồ dòng tiền

107

Ví dụ về hợp đồng hoán đổi ngoại hối

A B

USD 8%

Bảng 11%

Page 108: Chuong2 Hanghoa SV

(1) Cổ phiếu và các đặc điểm của cổ phiếu?

(2) Phân biệt cổ phiếu ưu đãi và cổ phiếu thường?

(3) Trái phiếu và các đặc điểm của trái phiếu?

(4) Trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty?

(5) Trái phiếu nào được xem là lãi suất chuẩn để làm căn

cứ ấn định các công cụ nợ khác có cùng kỳ hạn?

(6) Thế nào là trái phiếu có điều khoản thu hồi?

(7) Thế nào là trái phiếu chuyển đổi?

108

Câu hỏi ôn tập chương 2

Page 109: Chuong2 Hanghoa SV

(8) Phân biệt các loại trái phiếu (được phân loại căn cứ vào

phương thức trả lãi)

(9) Quyền mua cổ phiếu

(10) Chứng quyền

(11) Hợp đồng kỳ hạn

(12) Hợp đồng tương lai

(13) Quyền chọn (khái niệm, lợi nhuận của từng vị thế, chức

năng kinh tế,…)

(14) Hợp đồng hoán đổi

109

Câu hỏi ôn tập chương 2