Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16

14

Transcript of Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16

Page 1: Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16
Page 2: Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16

ACIAR

2011–12: Trích đoạn tiếng ViệtThông tin về bản quyền

© Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) 2015

Ấn phẩm này có bản quyền. Ngoại trừ việc sử dụng ấn phẩm theo luật bản quyền 1968 (Copyright Act 1968), không có nội dung nào trong ấn phẩm được phép tái bản dưới bất cứ hình thức nào nếu không có giấy phép của ACIAR, GPO Box 1571, Canberra ACT 2601, Australia, <[email protected]>.

Kế hoạch hành động hàng năm 2015–16 của ACIAR

Tháng 7 năm 2015

ISSN 1832-1356 (bản in)

ISSN 1839-6143 (bản online)

ISBN 978 1 925133 57 8 (bản in)

ISBN 978 1 925133 58 5 (PDF/online)

Kênh phát hành

Tài liệu này có trên trang web của ACIAR <aciar.gov.au>. Để yêu cầu bản in, vui lòng liên hệ với ACIAR qua email <[email protected]>, hoặc gọi tới (+61 2 6217 0500), hoặc fax tới (+61 2 6217 0501)

Chúng tôi hoan nghênh các thắc mắc về Kế hoạch hành động hàng năm. Mọi thắc mắc xin vui lòng gửi về:

TS Peter Horne, Tổng Giám đốc Các chương trình Quốc gia, hoặc

Robyn Henderson, Quản lý Hợp tác Chiến lược

Điện thoại: +61 2 6217 0500

Fax: +61 2 6217 0501

Email: [email protected]

Biên tập: Mason Edid, AdelaideThiết kế: www.giraffe.com.au In ấn: Union Offset

Ảnh trang bìa: Krishna Kumari đang cắt cỏ để làm thức ăn cho bò. Krishna là một trong những nông dân đến từ làng Rayobasi ở Nêpan đã tham gia vào khóa tập huấn nông lâm kết hợp được tổ chức bởi TS. Bishnu Hari Pandit cách đây 15 năm. Krishna bây giờ đã trồng những loài cây làm thức ăn cho gia súc gia cầm xuyên suốt nông trại của mình, đặc biệt ở giữa những thửa ruộng và các dải đất xung quanh. (Ảnh: Conor Ashleigh)

Page 3: Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16

1Kế hoạch hành động hàng năm 2015–16

LỜI NÓI ĐẦU 3TÓM TẮT CHUNG 5CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN 11

Thái Bình Dương 14Tóm tắt chương trình vùng 12

Papua New Guinea 16

Các quốc đảo Thái Bình Dương 22

Đông Á 28Tóm tắt chương trình vùng 12

Burma 12

Campuchia 30

Trung Quốc 35

Indonesia 37

CHDCND Lào 43

Myanma 48

Philippines 51

Thái Lan 56

Đông Timo 58

Việt Nam 61

Nam và Tây Á 66Tóm tắt chương trình vùng 12

Afghanistan 68

Bangladesh 70

Bhutan 73

Ấn Độ 75

Nêpan 79

Pakistan 81

Đông và Nam Phi 89Tóm tắt chương trình vùng 12

Đông và Nam phi 92

CHƯƠNG TRÌNH TOÀN CẦU 94

NÂNG CAO NĂNG LỰC: GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 102

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 104

CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 106

CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC 108

PHỤ LỤC 110Phụ lục 1: Chính sách của ACIAR về bình đẳng giới và quyền con người trong nghiên cứu và phát triển nông nghiệp 112

Phụ lục 2: Quan điểm của ACIAR trong việc liên kết với khu vực tư nhân 115

Phụ lục 3: Cơ cấu quản lý của ACIAR 116

Phụ lục 4: Các từ và cụm từ viết tắt 118

DANH BẠ TỔ CHỨC 120

MỤC LỤC

Page 4: Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16
Page 5: Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16

3Kế hoạch hành động hàng năm 2013–14

Đối với hầu hết các quốc gia đang phát triển trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, nông nghiệp vẫn là một bộ phận lớn trong phát triển kinh tế địa phương và xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng nông nghiệp, dựa trên nền tảng áp dụng các nghiên cứu tăng năng suất có định hướng thị trường, đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia tại các nước đang phát triển theo hướng có sự tham gia của khu vực nông thôn còn thu nhập thấp của nền kinh tế. Là cơ quan chuyên nghiên cứu phát triển nông nghiệp của Úc, ACIAR đóng góp vào mục tiêu viện trợ chung bằng việc nâng cao năng suất và lợi nhuận của hệ thống nông nghiệp tại các nước ở Ấn Độ-Thái Bình Dương thông qua các hợp tác nghiên cứu song phương và đa phương. Những đối tượng hưởng lợi cuối cùng sẽ là nông dân và người tiêu dùng tại các quốc gia đang phát triển và Australia.

Kế hoạch hành động hàng năm 2015-2016 (Annual Operation Plan- AOP) cung cấp những thông tin chi tiết về cách thức ACIAR sẽ xác định và thực hiện các cam kết trong chiến lược 5 năm (2014-2018) qua các năm tới ở cấp quốc tế, khu vực và quốc gia. Trong bối cảnh phối hợp toàn diện của chính phủ, kế hoạch nghiên cứu của ACIAR sẽ hỗ trợ chính sách phát triển trọng yếu của Chính phủ Australia, Viện trợ Australia: đẩy mạnh phát triển, xóa đói giảm ngèo, tăng cường ổn định; và khung hành động, Tăng cường hiệu quả hoạt động: tăng tính trách nhiệm và hiệu quả của viện trợ Australia, phát động bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vào tháng 6 năm 2014. Các mục tiêu trên cũng phù hợp với những ưu tiên ngành trọng tâm đã được nêu ra trong bản “Chiến lược đầu tư viện trợ Australia trong nông nghiệp, ngư nghiệp và thủy lợi” (chiến lược AFW) mới, được phê duyệt bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Thương mại và Đầu tư vào tháng 2 năm 2015.

Đặc biệt, chiến lược AFW tập trung vào ba mảng hoạt động: (1) củng cố thị trường, (2) sáng tạo hướng đến cải thiện năng suất và sử dụng các nguồn lực một cách bền vững, và (3) khuyến khích chính sách, quản lý và đổi mới hiệu quả – nhằm đảm bảo các khoản đầu tư trong chương trình viện trợ của Australia về nông nghiệp, ngư nghiệp và thủy lợi trong tương lai sẽ phản ánh và hỗ trợ chương trình viện trợ mới của chính phủ. Nằm trong ba ưu tiên trên, và đóng vai trò đặc biệt quan trọng với ACIAR, là sự ghi nhận rằng việc ứng dụng các nghiên cứu và sáng kiến mới là một phần thiết yếu của các phương án đề ra. Điều này bao gồm việc tăng cường hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu và khu vực tư nhân nhằm hỗ trợ cho các sáng kiến và đổi mới chính sách. Chiến lược AFW cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc trao quyền kinh tế cho người phụ nữ trong tối ưu hóa các kết quả phát triển ở mảng nông nghiệp, ngư nghiệp và thủy lợi.

Nền tảng của kế hoạch hoạt động hàng năm (AOP) 2015-2016 cũng được xây dựng dựa trên các phân tích nhiều tầng về các vấn đề và ưu tiên đang thay đổi tầm quốc gia và thế giới.

Các dự án và nghiên cứu về nông nghiệpACIAR sẽ đóng góp trực tiếp vào chính sách viện trợ của Chính phủ Australia thông qua việc đẩy mạnh và khuyến khích tính cạnh tranh và bền vững của nông nghiệp, nâng cao kết nối thị trường và hiệu quả của chuỗi giá trị. Năng suất của nông trại và tính cạnh tranh của cả chuỗi giá trị truyền thống và mới nổi sẽ tiếp tục là một điểm chú trọng chính đối với các dự án của Trung tâm.

ACIAR nhận thức được rằng nghiên cứu quốc tế cho phát triển là một quá trình hai chiều. Nó có thể mang lại lợi ích cho người nông dân, các viện và rộng hơn là khu vực tư nhân trong các lĩnh vực như an ninh sinh học, công nghệ, năng lực nghiên cứu và thương mại ở Australia, đồng thời cải thiện năng suất và sinh kế của các nông hộ nhỏ ở những quốc gia tại đó trung tâm đang hoạt động.

ACIAR sẽ tiếp tục quản lý các hợp tác nghiên cứu trong bốn lĩnh vực mũi nhọn: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, lâm nghiệp và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội và chính sách. Cách tiếp cận đa lĩnh vực sẽ được áp dụng giữa các mảng nghiên cứu, trong đó có các vấn đề phổ quát như là trao quyền cho phụ nữ và các em gái; và truyền thông trong quá trình thiết kế, truyền tải và đánh giá hiệu quả của các dự án của trung tâm.

Tại Australia chúng tôi sẽ nỗ lực nhằm tăng cường nền tảng đối tác của mình và hỗ trợ các nỗ lực nhằm gia tăng sự tham gia của giới chuyên gia trẻ trong nghiên cứu nông nghiệp quốc tế. Tại các nước đang phát triển, ACIAR sẽ tiếp tục xây dựng các mô hình hợp tác mới, đặc biệt chú trọng nhiều hơn đến hợp tác tầm khu vực, và hợp tác chặt chẽ hơn với khu vực thương mại. Trung tâm cũng sẽ đẩy mạnh phối hợp giữa các chương trình nghiên cứu và thử nghiệm cách thức mới trong việc lựa chọn đối tác trong nghiên cứu.

ACIAR sẽ tiếp tục phát triển và hỗ trợ các hợp tác sáng tạo trong việc nghiên cứu và bồi dưỡng năng lực. Những khoản đầu tư mới sẽ tìm kiếm những cách thức sáng tạo để khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân hoặc thu hút sự tham gia của khu vực này trong việc hoàn thành các mục tiêu phát triển. Cụ thể, ACIAR sẽ xây dựng các quy trình để đảm bảo tối thiểu 80% các khoản đầu tư, bất kể vì mục tiêu gì, đều giải quyết hiệu quả vấn đề về giới trong hoạt động của mình.

ACIAR sẽ duy trì và cung cấp nguồn lực cho Trung tâm Nghiên cứu An ninh Lương thực Quốc tế Australia ở khu vực hạ Saharan, châu Phi và tiếp tục thực hiện danh mục các dự án đã có. Bên cạnh đó, các dự án mới tại đây sẽ được triển khai bởi ACIAR. Để làm nổi bật và phổ biến các kết quả nghiên cứu của mình, và để đưa câu chuyện ACIAR đến với nhiều độc giả hơn nữa một cách thuyết phục, Trung tâm sẽ

TÓM TẮT CHUNG

Page 6: Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16

xây dựng những câu chuyện rõ ràng, mang tính khái quát cao về hoạt động tại khu vực và sử dụng để tuyên truyền tới cộng đồng. Trung tâm sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan khác trong chính phủ để đẩy mạnh quan hệ công chúng và tiếp cận chiến lược trong việc liên kết với các bên liên quan ở Australia.

ACIAR sẽ tiếp tục tối đa hóa tác động của các đầu tư nghiên cứu cho phát triển (R4D) thông qua việc cấp vốn cho các cơ hội mới nhằm liên kết với khu vực tư nhân qua các mô hình kinh doanh có đóng góp cho xóa đói giảm nghèo và tạo ra lợi nhuận. Trung tâm sẽ thắt chặt hợp tác với các tổ chức phi chính phủ (non-government organizations – NGOs) và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là trong chuỗi giá trị vùng nông thôn.

Nghiên cứu cho phát triển toàn cầuChương trình Toàn cầu của ACIAR liên kết tích cực và cung cấp nguồn vốn chính cho CGIAR, hệ thống nghiên cứu nông nghiệp hướng đến cộng đồng hàng đầu thế giới. CGIAR sẽ tiếp tục là một đối tác nghiên cứu đa phương chính của ACIAR. Thông qua việc hợp tác với CGIAR và các trung tâm của hệ thống, ACIAR có thể tác động nhiều hơn đến những tiềm năng nghiên cứu ở các khu vực, và đồng thời có thể tạo nền tảng hợp tác sâu rộng hơn với các đối tác ở quốc gia phát triển và các cơ quan nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển. ACIAR sẽ tiếp tục là một bên tham gia tích cực trong những chương trình hoạt động, đánh giá và cải tiến tổ chức trong thời gian sắp tới của CGIAR.

Thêm vào đó, Chương trình Toàn cầu cũng sẽ tham gia và hỗ trợ một số viện/trường và hiệp hội đa phương quốc tế, trong đó có Hiệp hội các Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp Châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific Association of Agricultural Research Institutions – APAARI), ASEAN, CABI (tổ chức liên chính phủ và phi lợi nhuận), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (Food and Agricultural Organization - FAO), Ban Thư kí Cộng đồng Thái Bình Dương (Secretariat of the Pacific Community – SPC) và Trung tâm Rau xanh Toàn cầu (The World Vegetable Center – AVRDC). Chiến lược của ACIAR là trở thành nhà tài trợ giá trị cũng như một đối tác nghiên cứu thông qua việc xây dựng mối quan hệ làm việc tích cực và cung cấp nguồn vốn ổn định và lâu dài.

ACIAR sẽ dựa trên mối quan hệ làm việc chặt chẽ của mình với các tổ chức và diễn đàn nông nghiệp khu vực để khuyến khích sự phát triển và công tác phối hợp của hệ thống nghiên cứu nông nghiệp quốc gia (NARS) trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Bồi dưỡng năng lực và đào tạoACIAR sẽ tiếp tục hỗ trợ việc phát triển đội ngũ chuyên gia trẻ thông qua việc tham gia trực tiếp vào các dự án nghiên cứu và các cơ hội nghề nghiệp ban đầu cho các cử nhân ngành nông nghiệp tại Trung tâm và tại các quốc gia mà nó hoạt động.

Trong năm 2015-2016 ACIAR sẽ quản lí chương trình bồi dưỡng năng lực của mình thông qua cả kênh chính thức và phi chính thức. Các học bổng (học bổng John Allwight và học bổng John Dillon) và các khóa học sẽ được tổ chức chung dưới một tên Australia Awards. Là một phần của chương trình Australia Awards, học bổng ACIAR sẽ thu được nhiều lợi ích từ mạng lưới cựu sinh viên rộng, cũng như hệ thống truyền thông và hỗ trợ lớn. Học bổng ACIAR hiện nay đã được ghi nhận là một bộ phận tuy chưa lớn nhưng quan trọng của thương hiệu học bổng Australia.

Những đóng góp của ACIAR cho việc bồi dưỡng năng lực sẽ bao gồm:

• Hợp tác nghiên cứu với NARS tại các nước đang phát triển, trong đó có những hoạt động hợp tác với các nhà khoa học Australia trong các dự án, tạo điều kiện cho các viện cũng như từng cá nhân các nhà nghiên cứu học hỏi thông qua quá trình làm việc

• Những hoạt động khuyến nông và truyền thông trong các dự án để tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin giữa các nhà nghiên cứu và nông dân ở các nước đang phát triển

• Sự tham gia của người nông dân trong các thử nghiệm thực địa, các lớp nông học và mô hình trình diễn, mỗi khi có thể, nhằm phổ biến các thông tin kĩ thuật để đưa vào ứng dụng thông qua việc truyền thông thực tiễn

• Áp dụng các mô hình đào tạo cho cả nông dân và nhà nghiên cứu ở nước đang phát triển, bao gồm cả những khóa học ngắn ngày tại các trường đại học và các trường nghề trong một số lĩnh vực và môn học cụ thể

• Xây dựng quan hệ liên kết với Scope Global (một công ty quốc tế có trách nhiệm quản lý một bộ phận của chương trình tình nguyện thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT)) và khởi động năm chương trình tình nguyện đầu tiên trong hợp tác này, cho thấy giá trị tạo ra từ việc hợp tác chiến lược chặt chẽ giữa hai tổ chức.

Đánh giá nghiên cứuACIAR ghi nhận và ủng hộ nhu cầu chứng minh tính hiệu quả của nguồn viện trợ Australia. Với sự tư vấn của nhiều ban ngành khác nhau trong chính phủ, DFAT đang xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chương trình viện trợ Australia nhằm đảm bảo chương trình sẽ đưa lại kết quả tốt một cách hiệu quả và phù hợp với lợi ích quốc gia. Chương trình viện trợ sẽ được đánh giá theo ba cấp độ: chiến lược, chương trình và dự án.

ACIAR đã từ lâu chú tâm vào việc đánh giá tác động của các nghiên cứu mà Trung tâm tài trợ một cách độc lập, nhằm đảm bảo trách nhiệm đối với các bên liên quan và phục vụ cho các quyết định tài trợ sau này. Các đánh giá này bao gồm việc nghiên cứu những ứng dụng và tác động đưa lại ở cấp chương trình và dự án. Tạp chí Đánh giá Tác động của ACIAR đến nay chủ yếu công bố các ước lượng của lợi tức kinh tế thu về so với mức đầu tư trên cơ sở so sánh chi phí-lợi ích.

Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia4

Page 7: Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16

5Kế hoạch hành động hàng năm 2013–14

Bên cạnh đó, kinh nghiệm có được thông qua các hoạt động trên đã được đưa vào trong các khóa tập huấn cho các nhóm nhiên cứu, và cuối cùng việc ứng dụng các kinh nghiệm này sẽ trở thành một phần trong quy trình thiết kế và quản lí dự án nghiên cứu. Việc phát triển mạng lưới hợp tác với các bên phụ trách việc đánh giá tác động từ Australia và các nước đối tác, và việc bồi dưỡng năng lực để tiến hành các phân tích cốt lõi (robust analysis) cũng được chú trọng.

Những hoạt động nêu trên góp phần giúp cái thiện tính chính xác của các thông tin được dùng để đánh giá tác động của nghiên cứu, cũng như tính hiệu quả của phương pháp đo lường lợi tức thu được so với đầu tư. ACIAR đồng thời cũng nhận sự tư vấn sát sao từ Trung tâm CGIAR về các phương thức và tính toán đo lường tác động nghiên cứu.

Trong năm 2015-2016 ít nhất bốn báo cáo sẽ được công bố trong Tạp chí Đánh giá Tác Động, việc đánh giá hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực trong các dự án của ACIAR sẽ được tiến hành, năng lực đánh giá các kế hoạch nghiên cứu nông nghiệp của các quốc gia đối tác và các nhóm trong dự án sẽ được nâng cao, và bản “Nghiên cứu ứng dụng’’ thường niên sẽ được hoàn thiện.

Xây dựng tổ chức hiệu quả hơnACIAR sẽ tiếp tục nỗ lực để liên tục học hỏi. Trong giai đoạn 2015-2016 Trung tâm sẽ tiếp tục phổ biến những bài học thu được từ các dự án và hoạt động của mình.

Để cải thiện hiệu quả của các chương trình thuộc ACIAR, các ứng dụng công nghệ thông tin dùng để hỗ trợ các hoạt động của Trung tâm trong hiện tại sẽ được thay thế bới một hệ thống kinh doanh tích hợp, tạo điều kiện cho việc tăng hiệu quả quản lý, báo cáo và truyền thông chương trình.

Phân bổ kinh phí nghiên cứu khu vực và quốc giaBảng phân bổ kinh phí khu vực và quốc gia cho năm 2015-2016 được ghi lại trong phần tóm tắt kinh phí của bản kế hoạch này. Các trọng tâm chính của ACIAR sẽ là khu vực Thái Bình Dương, Đông Á, Nam-Tây Á và Đông-Nam Phi.

Theo định hướng mới của chương trình viện trợ Australia đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, ACIAR sẽ tăng nguồn tài trợ cho khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Papua New Guinea, nhằm duy trì mối quan hệ hợp tác quan trọng trong trung hạn. Tại Fiji, ACIAR sẽ mở rộng hợp tác hướng đến phát triển kinh tế bền vững. Viện trợ cho khu vực Đông Á sẽ tăng nhẹ, phần lớn để duy trì một chương trình mới nhưng quan trọng ở Burma. Ở Đông Timo, ACIAR sẽ làm việc với DFAT để tìm cách tiếp tục mở rộng cơ hội tăng trưởng kinh tế và gắn kết hơn với khu vực tư nhân, dựa trên nền tảng thành công của chương trình Hạt giống của Sự sống (Seeds of Life).

ACIAR sẽ tiếp tục hoạt động của mình tại châu Phi, theo định hướng ưu tiên của chương trình viện trợ và mục tiêu đề ra trong Kế hoạch Chiến lược (Strategic Plan) của mình, và trong quá trình đó hợp nhất công trình của mình với các tổ chức nghiên cứu tại khu vực.

Page 8: Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16

Bối cảnh chung về Việt Nam Quá trình tăng trưởng kinh tế và đổi mới mạnh mẽ trong vòng 2 thập kỉ qua đã giúp Việt Nam vươn lên thành một quốc gia có thu nhập trung bình-thấp. Tuy nhiên, lợi ích đến từ tăng trưởng đến nay chỉ chủ yếu tác động đến khu vực đô thị như thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội và các vùng lân cận, trong khi khu vực nông thôn vẫn trong tình trạng tụt hậu. Hơn 33 nghìn người vẫn đang phải sống trong nghèo đói, chủ yếu ở những cộng đồng nông thông, hẻo lánh, nơi có dịch vụ khan hiếm. Australia đang giúp đỡ Việt Nam vượt đói nghèo và phát triển bền vững, hướng đến thịnh vượng và an ninh trong khu vực.

Quan hệ Hợp tác Toàn diện giữa Australia và Việt Nam (The Comprehensive Partnership) là đường hướng trong cam kết của Australia. Chiến lược viện trợ của Australia tập trung chặt chẽ, nhằm vào ba lĩnh vực chính giúp Việt Nam đạt được hoài bão trở thành một quốc gia công nghiệp hóa vào năm 2020: phát triển nguồn nhân lực, hội nhập kinh tế, và môi trường bền vững. Các chiến lược của ACIAR gắn với việc giữ gìn môi trường bền vững và phát triển nguồn nhân lực cho cả các nông hộ nhỏ, là đối tượng hưởng lợi, và các nhà khoa học trực tiếp tham gia dự án.

Do cư dân nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao trong xã hội Việt Nam trong một hoặc hai thập kỉ tiếp theo, vấn đề giải quyết tình trạng đói nghèo tại các vùng nông thôn và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp vẫn là những ưu tiên hàng đầu trong lộ trình chính sách. Năng suất tính trên đất đai hay lao động vẫn đang còn rất thấp. Quy mô sản xuất của các nông hộ tư nhân nhỏ, ruộng đất phân tán, không tập trung và chi phí đầu vào tăng cao là những thách thức chủ yếu, nhưng đồng thời cũng ẩn chứa những tiềm năng rất lớn. Đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực vùng sâu vùng xa đang đặc biệt bị ảnh hưởng và Chính phủ Việt nam đang ngày càng chú trọng hơn vào các chương trình hỗ trợ những nhóm đối tượng này. Chiến lược của ACIAR được xây dựng nhằm giải quyết một số vấn đề chính mà Australia có kinh nghiệm chuyên môn để hỗ trợ.

Chương trình của ACIAR tại Việt Nam sẽ hỗ trợ kỹ thuật, kinh doanh nông nghiệp và tạo điều kiện cho việc nghiên cứu chính sách để giúp tăng thu nhập cho các nông hộ quy mô nhỏ trong một số lĩnh vực có giá trị cao đã được lựa chọn trong nông nghiệp, thuỷ sản và lâm nghiệp. Trong những năm gần đây, chương trình chú trọng vào ba khu vực địa lý nơi tình trạng đói nghèo còn dai dẳng và vẫn tồn tại những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến việc duy trì nguồn tài nguyên nông nghiệp tự nhiên:

• Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đây là nơi có nguy cơ bị tổn hại lớn do tác động tiêu cực của dao động và biến đổi khí hậu. Một chương trình tập trung vào việc tăng cường khả năng thích ứng và giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đối với các hệ thống canh tác lúa tại khu vực này đã được phát triển. Việc tập trung can thiệp ở cấp độ nông trại sẽ hỗ trợ cho các chương trình nghiên cứu về nguồn nước và sự biến đổi khí hậu tại toàn bộ vùng lưu vực sông Mekong do Chính Phủ Australia và các cơ quan khác tài trợ.

VIỆT NAM

Số liệu thống kê chínha

GDP đầu người (US$) 1, 911

Dân số (triệu người) 89.7

Ngân sách Triệu $

Thực tế năm 2013–14 4.86

Phân bổ ngân sách năm 2014–15 4.49

Ước tính ngân sách 2015–16 4.39

a Số liệu GDP và dân số của năm 2013 có trên trang web<data.worldbank.org/country>

Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia66

Page 9: Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16

67Kế hoạch hành động hàng năm 2015–16

VIỆT NA

M• Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, tại đây nghiên cứu nhằm tăng cường lợi nhuận và phát triển bền vững cho hệ thống chăn nuôi gia súc và trồng trọt trong điều kiện khắc nghiệt (đất cát nghèo chất dinh dưỡng và thiếu nước) và nghiên cứu về phát triển bền vững của hệ thống nuôi trồng hải sản với các loài có giá trị cao vẫn đang được thực hiện.

• Vùng cao Tây Bắc, nơi có cơ hội cho các sản phẩm trồng trọt được chọn lọc (rau và cây ăn quả nhiệt đới có giá trị kinh tế cao), phát triển bền vững việc trồng cây hoa màu (ngô) cũng như chăn nuôi gia súc và các nông sản. Nghiên cứu song song sẽ tập trung cải thiện chuỗi cung ứng từ các nông hộ nhỏ đến các thị trường có giá trị hơn.

Liên kết đến các chương trình của các cơ quan Australia và các tổ chức tài trợ khác trong khu vực này thường xuyên được củng cố và hỗ trợ chặt chẽ. Các dự án của ACIAR ngày càng đa dạng hơn về lĩnh vực và sẽ đặc biệt chú trọng đến việc liên kết các viện nghiên cứu trung ương với các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông cấp tỉnh.

Các ưu tiên của Việt NamChương trình tư vấn thường niên của ACIAR với các tổ chức đối tác chính tại Việt Nam được tổ chức để thảo luận các chiến lược và dự án mới. Các chương trình tư vấn cấp khu vực nhằm tìm ra các ưu tiên hợp tác cụ thể cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam đã được tổ chức vào tháng 3 năm 2008 và cho vùng cao Tây Bắc vào tháng 9 năm 2008. Chương trình tư vấn chính thức về các ưu tiên nghiên cứu trong ngành thuỷ sản được tổ chức vào tháng 3 năm 2011. Các ưu tiên nghiên cứu trong lâm nghiệp cũng được rà soát và tuyên bố ưu tiên mới đã được thống nhất vào năm 2013. Một quy trình mới nhằm xem xét lại chiến lược trên và các dự án hỗ trợ nó hàng năm đang được xây dựng tại Việt Nam và có tiềm năng được ứng dụng vào những chương trình quốc gia lớn khác. Những lĩnh vực sau đây được xác định là những ưu tiên nghiên cứu trong chiến lược trung hạn dành cho Việt Nam:

• Tối ưu hoá quản lý nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp bền vững và có lợi nhuận cao tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam

• Tiến hành xoá đói giảm nghèo thông qua việc liên kết với thị trường cho các nông hộ nhỏ tại vùng cao phía Bắc và Tây Bắc

• Phát triển các ngành công nghiệp nuôi trồng thuỷ sản có giá trị cao

• Hỗ trợ về mặt kĩ thuật và chính sách cho các sản phẩm rừng trồng có giá trị kinh tế cao hơn

• Tư vấn về các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và các chính sách thích ứng cho ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16Bảo toàn các hệ thống canh tác có cây lúa làm cây trồng chính, và xây dựng các lựa chọn chính sách chú trọng vào biến đổi khí hậuLà một nước xuất khẩu gạo lớn, Việt Nam có những đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực, nhưng các vùng trũng thuộc đồng bằng sông Cửu Long lại dễ bị tác động bởi những ảnh hưởng tiêu cực dự kiến của biến đổi khí hậu. Mục tiêu chính của chương trình là hỗ trợ khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu ở cấp độ nông trại, tập trung vào việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn nước và nguồn đất canh tác. Hiện có hai dự án đang hướng đến vấn đề sản xuất lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu tại đồng bằng sông Cửu Long. Dự án thứ nhất nhằm tăng cường khả năng thích ứng của các hệ thống trồng lúa và cung cấp cho nông dân và các cơ quan quản lý những kỹ thuật và kiến thức để cải thiện an ninh lương thực234. Dự án thứ hai tìm kiếm cách thức tăng sản lượng và lợi nhuận từ các hệ thống canh tác lúa – nuôi tôm mà có thể thích ứng với biến đổi khí hậu235. Dự án bao gồm đánh giá khả năng quản lý việc thiết kế ao nuôi và quản lý nông trại cùng với các mô hình của địa phương xung quanh. Thêm vào đó, kết quả thu được từ một dự án đa phương về tình trạng bạc bụng gạo (rice chalkiness) sẽ mang lại lợi ích cho hệ thống trồng lúa ở Việt Nam236. Việc ứng dụng phương pháp gieo thẳng (DSR), thay cho việc cấy lúa từ mạ, làm nảy sinh vấn đề mới trong quản lý cỏ dại. Một nghiên cứu nhỏ sẽ xác định nguyên nhân và mức độ cỏ dại xâm lấn lúa tại những cánh đồng ở Việt Nam (nơi đang áp dụng rộng rãi phương pháp gieo thẳng) và Philippines (nơi phương pháp này đang mở rộng). Dự án cũng sẽ tổ chức một cuộc hội thảo về vấn đề này tại Hội nghị Khoa học về Cỏ dại Châu Á – Thái Bình Dương (Asian-Pacific Weed Science Society Meeting) vào tháng 10 năm 2015237.

Các nghiên cứu khác hướng đến việc xây dựng các lựa chọn chính sách để ứng phó với biến đổi khí hậu238. Dự án sẽ nghiên cứu những phản ứng và cách thức thích nghi của người nông dân đối với biến đổi khí hậu, và cải thiện việc xây dựng chính sách tập trung về biến đổi khí hậu.

Tối ưu hóa quản lý nguồn lực tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ Việt NamNhiệm vụ trọng tâm đầu tiên của việc quản lý nguồn lực là phát triển các hệ thống canh tác cây ngắn ngày và cây lâu năm kết hợp chăn nuôi bò thịt có lợi nhuận cao và bền vững. Nghiên cứu sẽ tập trung vào việc sử dụng hiệu quả nguồn nước và đất canh tác trong môi trường khắc nghiệt (đất cát nghèo dinh dưỡng và thiếu nước) tại khu vực Duyên hải Trung bộ Việt Nam. Ví dụ, một dự án mới đang đánh giá các tiềm năng và mức độ sẵn có của nguồn cung cấp nước cho nông nghiệp tại khu vực Duyên hải Trung bộ239. Mục tiêu của dự án là nâng cao kiến thức về tài nguyên nước ngầm, điều này sẽ giúp cải thiện việc lập kế hoạch và ra quy định về sử dụng nước và tăng cường lợi nhuận ở các nông trại thông qua việc quản lí nước và dinh dưỡng hiệu quả hơn.

Page 10: Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16

68 Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia

Một dự án khác đang tập trung cung cấp các lựa chọn chính sách cho trồng trọt để đáp ứng mục tiêu quốc gia về sản xuất nông hộ nhỏ và đóng góp cho cộng đồng, tăng trưởng ngành và bảo tồn môi trường bền vững ở Việt Nam240.

Liên kết với thị trường tại vùng cao phía Bắc và Tây BắcKhông giống các khu vực khác ở Việt Nam, cuộc sống của nhiều hộ dân vùng cao Tây Bắc vẫn chưa được cải thiện trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Tỷ lệ đói nghèo tại đây vẫn cao nhất trong nước, đặc biệt là trong khối dân tộc thiểu số. Những thị trường mới nổi lên nhờ việc cải thiện, phát triển cơ sở hạ tầng đã mang lại cơ hội gắn kết với thị trường cho những nông hộ nhỏ. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh của thị trường, nông dân vùng cao Tây Bắc đang mở rộng hoạt động trồng trọt, đặc biệt là trồng ngô, lên các vùng đất dốc. Sự thay đổi trong sở thích, thói quen về chế độ dinh dưỡng đang mang đến cho các hộ nông dân nhỏ cơ hội lồng ghép các sản phẩm chăn nuôi với các hệ thống canh tác có giá trị cao khác vào trong hệ thống canh tác của họ.

Nghiên cứu thuộc chương trình con này sẽ tập trung vào sản xuất và tìm kiếm cơ hội thị trường cho các sản phẩm rau quả. Dự án sẽ hướng đến việc xây dựng và nhân rộng những kết quả triển vọng có được từ các dự án gần đây để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Tây Bắc Việt Nam thông qua việc thâm nhập và nâng cao tính cạnh của các thị trường quả ôn đới của Châu Á (như mận và đào) và những loại quả bán nhiệt đới (như hồng)241.

Cơ hội tiếp cận của các nhà bán lẻ ở phía Bắc Việt Nam tới nguồn cung rau củ ôn đới vào thời điểm mùa hè còn hạn chế. Ở khu vực vùng cao Tây Bắc, nghiên cứu tập trung vào việc tăng thu nhập ròng và nâng cao vai trò đảm bảo sinh kế và an ninh lương thực của rau xanh trong hệ thống canh tác lúa và trồng cây nhiệt đới, cải thiện việc quản lý đất đai bền vững và tham gia vào các cơ hội có giá trị ở thị trường khu vực và thị trường đô thị242. Một dự án rau xanh mới243 sẽ được tiến hành dựa trên nền tảng những nghiên cứu trước đó và sự phát triển của thị trường ở Mộc Châu, Việt Nam244, và sẽ tập trung vào việc đưa hệ thống sản phẩm rau trái mùa an toàn ở Việt Nam và Burma vào thị trường đô thị bán buôn và bán lẻ. Với một quy mô lớn hơn, một nghiên cứu đang tìm hiểu về những thay đổi nhanh chóng đang diễn ra ở thị trường hoa quả và rau xanh ở Trung Quốc và khu vực sông Mêkông, đồng thời nhận diện những rủi ro cũng như cơ hội đối với những nông hộ nhỏ245.

Một dự án nghiên cứu mới sẽ tập trung vào việc nhận diện và nhân rộng hệ thống trồng ngô định hướng thị trường có lợi nhuận cao và đảm bảo được tính bền vững cho các vùng đất dốc ở Việt Nam, Lào và Burma246. Công việc này sẽ mở rộng những kết quả từ nghiên cứu về hệ thống trồng ngô ở Việt Nam và Lào do ACIAR và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp vì Phát triển Toàn cầu Pháp (CIRAD) tiến hành. Là một phần của dự án khu vực sông Mêkông, dự án này sẽ

giải quyết những vấn đề về sản xuất và chuỗi cung ứng thị trường mà người nông dân ở những vùng đất dốc ở Tây Bắc Việt Nam gặp phải.

Nghiên cứu tại Tây Bắc cũng bao gồm cả hệ thống sản xuất bò thịt và hệ thống nông lâm kết hợp. Mặc dù nhu cầu thịt bò của thị trường đang ngày càng tăng nhanh tại Việt Nam, sản xuất thịt bò nội địa vẫn chưa đáp ứng được. Nghiên cứu đã bắt đầu hướng tới việc phát triển, đánh giá và thực hiện các chiến lược kĩ thuật và chiến lược thị trường nhằm cải thiện thu nhập từ chăn nuôi bò của các hộ nhỏ ở vùng cao Tây Bắc247.

Một dự án khác tập trung nghiên cứu hệ thống nông lâm kết hợp với mục đích nâng cao hiệu quả của hệ thống sản xuất nông nghiệp nông hộ nhỏ tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Yên Bái, hướng tới việc phát triển các hệ thống nông lâm kết hợp có tính thực tiễn nhất, đưa vào sản xuất các giống cây cải tiến đồng thời thúc đẩy thâm nhập thị trường đối với những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, ví dụ như quả Sơn Trà248.

Sự đa dạng hóa và phát triển không ngừng của ngành chế biến sắn và thị trường sản phẩm sắn cũng tạo các cơ hội cho người dân nghèo có thu nhập. Tuy nhiên, các vấn đề về dịch bệnh, biến động giá cả, thoái hóa đất và ô nhiễm trong chế biến vẫn tồn đọng. Một nghiên cứu thăm dò đã định hướng trọng tâm của một dự án mới nhắm đến việc tăng cường áp dụng các vật liệu trồng trọt sạch mầm bệnh, sử dụng các công nghệ đã được cải tiến để tăng sản lượng, tính cạnh tranh và thu nhập mang lại từ sắn, đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trường như giảm độ màu của đất hoặc ô nhiễm từ các chế phẩm phụ249.

Phát triển các nghành nuôi trồng thuỷ sản có giá trị cao

Chính phủ Việt Nam đã tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực cho ngành thủy sản. Chương trình nuôi trồng thủy sản của ACIAR đã được điều chỉnh phù hợp để hỗ trợ nỗ lực này thông qua hoạt động nâng cao năng lực mục tiêu trong nhiều lĩnh vực chủ chốt (di truyền học, dinh dưỡng cho cá), cũng như kịp thời chuyển giao và ứng dụng những công nghệ nuôi trồng thủy sản thích hợp. Các dự án tập trung vào hoạt động nâng cao năng lực nghiên cứu về sản xuất các giống thủy sản quan trọng bao gồm hàu, các loài cá biển có vây, hải sâm và tôm.

Một số dự án mới về nâng cao năng lực nuôi nhuyễn thể, hải sâm và cá song vua đă đi vào hoạt động trong năm 2014. Có dự án nhằm tăng cường năng lực nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ (hàu và ngao) tại miền Bắc Việt Nam, củng cố việc phát triển ngành công nghiệp này250. Một dự án khác lại phát triển các kỹ thuật nuôi thương phẩm và ươm giống cho hải sâm, xác định tầm quan trọng của việc phát triển hệ thống kỹ thuật nuôi phù hợp với điều kiện xã hội, thể chế và tự nhiên của các cộng đồng tham gia251. Nghiên cứu phát triển nghề nuôi cá song vua nhắm đến mục tiêu hợp tác xây dựng công nghệ nhân giống cá trong môi trường nuôi

VIỆT

NA

M

Page 11: Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16

69Kế hoạch hành động hàng năm 2015–16

VIỆT NA

Mnhốt cũng như quản lí hệ thống ươm nuôi con giống và ấu trùng theo phương cách bền vững và sinh lời252. Một dự án mới sẽ được khởi động vào năm 2015 nhằm tối ưu hóa hệ thống phát triển dinh dưỡng và quản lí cho ăn trong việc nuôi cá253.

Một dự án khác lại hướng tới việc định lượng các giá trị của nguồn tài nguyên cá, diễn giải kết quả thu được, phân tích các hệ quả và đưa các kết quả cấp cao và các ứng dụng của chúng đến các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan phát triển quốc gia254.

Hướng tới những sản phẩm lâm nghiệp có giá trị cao hơnViệt Nam có khoảng 1 triệu héc-ta diện tích đất trồng cây keo và cây bạch đàn Australia. Các cánh rừng trồng này cung ứng nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và thị trường xuất khẩu lớn, tạo thu nhập đáng kể cho người trồng quy mô nhỏ và cho cả những người trong ngành công nghiệp rừng. Chương trình lâm nghiệp này nâng cao giá trị thông qua việc sử dụng nguồn gen cải tiến cũng như phát triển các sản phẩm giá trị cao. Một dự án hiện tại đang hướng đến cải thiện việc sản xuất ván gỗ mỏng từ keo và bạch đàn, và, thông qua đó, nâng cao đởi sống của các người trồng quy mô nhỏ và mở rộng thị trường cho các sản phẩm này255. Một dự án nghiên cứu an ninh sinh học trong lâm nghiệp hướng đến việc phát triển các biện pháp kiểm soát sinh học thích hợp đối với côn trùng gây hại cho rừng trồng bạch đàn ở vùng Mêkông bằng cách nhập khẩu thiên địch của các loại côn trùng này từ Australia và thử nghiệm sử dụng chúng256. Dự án sẽ tập trung thực hiện tại Lào, với một số công việc liên quan sẽ được thực hiện tại Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Một dự án mới có mục tiêu cải thiện năng suất và lợi nhuận của việc trồng keo và bạch đàn xoay vòng ngắn tại Indonesia và Việt Nam, và đồng thời cung cấp thông tin về các lợi thế cạnh tranh cũng như điểm hạn chế của những loại cây này đến các hộ nuôi trồng quy mô nhỏ khi trồng để thu gỗ làm giấy hoặc gỗ cưa257. Một dự án khác sẽ lôi kéo sự tham gia của Việt Nam vào một nghiên cứu quan trọng về sức khỏe rừng cây, nhằm giảm thiểu tác động của hai loại bệnh có sức tàn phá lớn (Ganoderma và Ceratocystis) đang ảnh hưởng tới các khu rừng keo tại Đông Nam Á258.

Một dự án đang được đề xuất dự định sẽ cung cấp các lựa chọn về chính sách nhằm đáp ứng mục tiêu quốc gia cho phát triển ngành lâm nghiệp tại Lào và Việt Nam thông qua nâng cao sản lượng của các hộ nuôi trồng nhỏ259.

Các dự án khácCác dự án khác ở Việt Nam chủ yếu liên quan đến chăn nuôi lợn và bò theo quy mô nông hộ nhỏ. Ví dụ, có một dự án tập trung nghiên cứu các yếu tố an toàn thực phẩm trong sản xuất thịt lợn260. Thịt lợn mang mức độ mầm bệnh cao, và ngày càng có nhiều người tiêu dùng cũng như các nhà hoạch định chính sách quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm và dịch bệnh. Dự án này đang sử dụng cách tiếp cận dựa trên phân tích rủi ro nhằm cải thiện chất lượng chuỗi cung ứng thịt lợn và giảm thiểu mối nguy đối với sức

khỏe con người và động vật. Một nghiên cứu được đề xuất về an ninh sinh học trong chăn nuôi sẽ hướng đến mục tiêu xây dựng những biện pháp cải tiến nhằm đánh giá nguy cơ và đưa ra chiến lược kiểm soát bệnh dịch trong chăn nuôi tại khu vực sông Mêkông261, và theo đó đưa ra kết quả để hỗ trợ cho chương trình kiểm soát bệnh Lở mồm long móng (SEACFMD) ở các nước Đông Nam Châu Á và Trung Quốc do Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và các nước tham gia thực hiện.

Nghiên cứu khác hướng đến việc xem xét đánh giá quy trình xây dựng, phát triển các chính sách an ninh thực phẩm cũng như định hướng của các chính sách hiện hành, và xác định cụ thể các mảng nghiên cứu chính sách mà đang còn thiếu bằng chứng thực tế và/hoặc công cụ ờ Việt Nam263.

Nhu cầu thịt bò ngày càng tăng tại Việt Nam đem lại cơ hội cho nông dân chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ tăng thu nhập thông qua các hoạt động nhân giống và chăm sóc bò hiệu quả hơn như là một phần của hệ thống chăn nuôi. Nghiên cứu mới tập trung vào việc cải thiện năng suất nông trại và tăng cường tính hội nhập với thị trường của các nhà sản xuất thịt bò quy mô nhỏ trong ba tỉnh miền Trung Việt Nam264. Một đánh giá kèm theo các phân tích265 về thị trường khu vực và hoạt động buôn bán thịt bò tại Trung Quốc và Đông Nam Á cũng đang được tiến hành266.

Nhu cầu về hoa quả nhiệt đới ở cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu trong khu vực tiếp tục tăng, đem đến những cơ hội chưa được khám phá cho nông dân và ngành công nghiệp hoa quả. Một chiến lược mười năm mới cho nghiên cứu về hoa quả nhiệt đới của ACIAR tại Việt Nam sẽ định hướng trọng tâm của nghiên cứu được đề xuất, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của chuỗi giá trị của xoài, long nhãn và bưởi. Điều này bao gồm cả cơ hội hội nhập với thị trường, cùng với phát triển toàn diện và gia tăng giá trị ngành267. Một nghiên cứu nữa làm về thị trường xoài và lưu thông buôn bán khu vực ở châu Á và khu vực Thái Bình Dương268.

Việc tăng cường tính kết nối với thị trường của những nhà sản xuất rau củ trái vụ ở Tây Bắc Việt Nam cũng đang được nghiên cứu ở thời điểm hiện tại269.

Một nghiên cứu thăm dò sẽ được tiến hành về chính sách nông nghiệp hướng đến an ninh lương thực tại Việt Nam270.

Kết quả của chương trình 5 năm• Kết hợp ở mức độ cao hệ thống nông trại bao gồm

trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp với các hệ thống nông nghiệp toàn diện

• Giảm đói nghèo thông qua việc kết nối các nông hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ chịu thiệt thòi với các thị trường tiêu thụ

• Cải thiện vấn đề an toàn thực phẩm và nâng cao thu nhập cho nông dân thông qua việc hỗ trợ họ tham gia vào các chuỗi cung ứng xuất khẩu

Page 12: Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16

70 Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia

VIỆT

NA

M

• Phát triển và áp dụng các giải pháp khoa học và chính sách để đánh giá các hạn chế và biến động của khí hậu

• Phát triển các lựa chọn chính sách nhằm khuyến khích các hoạt động sản xuất cây gỗ có giá trị cao và nâng cao thu nhập

Kết quả của các dự án 2015-2016• Thông qua các thử nghiệm thực địa ở cả ba dự án, chỉ

ra mối liên kết giữa việc cải thiện năng suất và liên kết thị trường cũng như đời sống của hộ quy mô nhỏ

• Xuất bản các chỉ dẫn hoạt động tốt nhất (bằng cả Tiếng Anh và Tiếng Việt) cho hệ thống nông lâm kết hợp mà thích hợp với điều kiện của các tỉnh Điện Biên, Sơn La và Yên Bái

• Hoàn thiện báo cáo về tác động kinh tế của việc sản xuất ván gỗ mỏng từ keo và bạch đàn đến những người trồng quy mô bé và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (bằng cả Tiếng Anh và Tiếng Việt)

• Tổ chức chương trình nghiên cứu khu vực để đánh giá và kiểm soát rủi ro về anh ninh dịch bệnh đối với vật nuôi ở khu vực sông Mêkông

• Xây dựng các hợp tác nghiên cứu nhằm cải thiện thu nhập của nông hộ quy mô nhỏ ở vùng cao Tây Bắc Việt Nam, thông qua việc cải thiện thông tin, hội nhập thị trường và nâng cao tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng rau quả giá trị cao

• Xác định và đánh giá chiến lược tốt nhất để giải quyết các hạn chế của việc chăn nuôi gia súc và của thị trường ở vùng núi khu vực Tây Bắc Việt Nam

• Việc ứng dụng các kết quả của nghiên cứu về dinh dưỡng cho cá của các doanh nghiệp thương mại sản xuất thức ăn trong chăn nuôi được thể hiện

• Tăng cường kiến thức và hiểu biết về các chính sách và chương trình lâm nghiệp.

• Tăng cường kiến thức về các chính sách phát triển nông nghiệp hiện tại về an ninh thực phẩm tại Việt Nam.

Giám đốc các chương trình chính TS Chris Barlow, Thủy sảnÔng Tony Bartlett, Lâm nghiệp TS Rodd Dyer, Kinh doanh nông sản TS Robert Edis, Quản lý đất và dinh dưỡng cây trồng TS Mike Nunn, Thú yTS Ejaz Qureshi, Chính sách Phát triển Nông nghiệpTS Werner Stur, Chăn nuôi.

Trưởng đại diện Ms Nguyễn Thanh An

Các dự án hiện tại và được đề xuất(234) SMCN/2009/021 (Đa phương, IRRI) “Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở Đồng bằng sông Cửu Long: sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa” (CLUES)

(235) SMCN/2010/083 Nâng cao tính bền vững của hệ thống canh tác tôm - lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam (SMCN/2010/083)

(236) CIM/2014/024 Nhận diện và kiểm chứng các chỉ thị chức năng (functional markers) từ nhiều nguồn gen khác nhau nhằm hạn chế bạc bụng gạo (rice chalk) trong nguyên liệu chọn giống lúa

(237) CIM/2015/010 Lúa nhiễm cỏ dại ở Philippines và Việt Nam

(238) ADP/2011/039 đánh giá khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của nông dân - các lựa chọn chính sách

(239) SMCN/2012/069 Quản lý tổng hợp nước, đất và dinh dưỡng cho các hệ thống canh tác bền vững ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Australia (đề xuất)

(240) ADP/2014/047 Hoàn thiện chính sách rừng trồng để cân bằng nhu cầu giữa các chủ rừng quy mô nhỏ, công nghiệp chế biến gỗ và môi trường ở Lào và Việt Nam

(241) AGB/2012/060 Cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân nhỏ tại vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnh tranh và tiếp cận thị trường quả ôn đới và bán ôn đới ở khu vực

(242) AGB/2012/059 Xây dựng hệ thống sản xuất – kinh doanh rau bền vững và hiệu quả khu vực Tây Bắc Việt Nam và Australia

(243) AGB/2014/035 Liên kết nguồn cung các rau củ trái vụ an toàn đến các thị trường đô thị, bán buôn và bán lẻ ở Việt Nam và Burma.

(244) AGB/2009/053 Cải thiện liên kết giữa thị trường và người sản xuất rau trái vụ vùng Tây Bắc Việt Nam

(245) AGB/2012/057 Chiến lược nghiên cứu thị trường và tiêu thụ sản phẩm vì lợi ích của người nghèo ở Trung Quốc và khu vực Mêkông

(246) SMCN/2014/049 Hệ thống trồng ngô bền vững và sinh lời trên các cùng đất dốc ở khu vực sông Mêkông

(247) LPS/2008/049 Khắc phục các trở ngại về mặt kỹ thuật và thị trường để chăn nuôi bò thịt có lãi tại vùng cao Tây Bắc Việt Nam

(248) FST/2010/034 (đa phương, Trung tâm Nông Lâm Quốc tế - WAC) Nông lâm kết hợp cho sinh kế của nông hộ nhỏ tại khu vực Tây Bắc Việt Nam

(249) AGB/2012/078 Phát triển liên kết chuỗi giá trị để cải thiện hệ thống sản xuất sắn qui mô nhỏ ở Việt Nam và Indonesia

Page 13: Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16

55

VIỆT NA

M

71Kế hoạch hành động hàng năm 2015–16

(250) FIS/2010/100 Nâng cao năng lực sản xuất nhuyễn thể ở Miền bắc Việt Nam và Australia

(251) FIS/2010/042 Mở rộng và đa dạng hoá hệ thống sản xuất, quản lý đối với các loài hải sâm tại Philippine, Việt Nam và Bắc Úc

(252) FIS/2012/101 Phát triển công nghệ nuôi cá Song vua (Epinephelus lanceolatus) ở Việt Nam, Philippine và Australia

(253) FIS/2014/040 Tối ưu hóa hệ thống quản lí quy trình cho ăn trong nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và Australia (đề xuất)

(254) FIS/2010/058 Đánh giá giá trị kinh tế của nguồn cá ở vùng trũng lưu vực sông Mêkông

(255) FST/2008/039 Tăng cường sản xuất ván mỏng từ gỗ Keo và gỗ Bạch đàn ở Việt Nam và Australia

(256) FST/2012/091 Quản lý sinh học đối với các loài côn trùng phá hoại rừng trồng ở khu vực sông Mêkông

(257) FST/2014/064 Tối đa hóa năng suất của người trồng keo và bạch đàn ở Indonesia và Việt Nam

(258) FST/2014/068 Chiến lược quản lí bệnh dịch cây trồng ở Indonesia và Việt Nam

(259) ADP/2014/047 Hoàn thiện chính sách rừng trồng để cân bằng nhu cầu giữa các chủ rừng quy mô nhỏ, công nghiệp chế biến gỗ và môi trường ở Lào và Việt Nam

(260) LPS/2010/047 (đa phương, ILRI) Giảm nguy cơ bệnh dịch, nâng cao an toàn thực phẩm trong các chuỗi giá trị của nông hộ nhỏ chăn nuôi lợn tại Việt Nam

(261) AH/2010/045 Nghiên cứu hỗ trợ cải thiện an ninh sinh học trong chăn nuôi ở khu vực sông Mêkông (đề xuất)

(263) ADP/2015/001 Nghiên cứu thăm dò phục vụ việc xem xét chính sách phát triển nông nghiệp hướng đến an ninh lương thực ở Việt Nam

(264) LPS/2012/062 Nâng cao sức sản xuất bền vững và hiệu quả của các nông hộ chăn nuôi bò ở miền Trung Việt Nam

(265) AGB/2015/001 Phân tích bổ sung về việc buôn bán và thị trường thịt bò trong khu vực ở Trung Quốc và Đông Nam Á

(266) AGB/2012/048 Xem xét buôn bán và thị trường thịt bò trong khu vực ở Trưng Quốc và Đông Nam Á

(267) AGB/2012/061 Nâng cao tính cạnh tranh của người nông dân và tăng lợi nhuận thu lại từ việc trồng xoài của các hộ quy mô nhỏ ở Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam thông qua nâng cao hội nhập thị trường và gia tăng giá trị (đề xuất)

(268) AGB/2015/015 Nghiên cứu lưu thông buôn bán xoài và thị trường xoài khu vực – Châu Á và Thái Bình Dương

(269) AGB/2009/053 Cải thiện liên kết giữa thị trường và người sản xuất rau trái vụ vùng Tây Bắc Việt Nam

(270) ADP/2015/001 Nghiên cứu thăm dò phục vụ việc xem xét chính sách phát triển nông nghiệp hướng đến an ninh lương thực ở Việt Nam

Page 14: Chương trình nghiên cứu cho năm 2015–16

Tầm nhìn của ACIARACIAR hướng đến một thế giới bớt đói nghèo, sinh kế của nhiều người được cải thiện thông qua hoạt động nông nghiệp bền vững và cho năng suất cao xuất phát từ hợp tác nghiên cứu quốc tế.

Nhiệm vụ của ACIARPhát triển thành công các hệ thống nông nghiệp năng suất cao hơn và bền vững, vì lợi ích của các nước đang phát triển và Australia, thông qua các hợp tác nghiên cứu nông nghiệp quốc tế.

Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) là một phần trong chương trình viện trợ nước ngoài của chính phủ Autralia và hoạt động hướng tới mục tiêu của chương trình viện trợ, giúp đỡ người dân thông qua thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo.

ACIAR sẽ tham gia thực hiện chương trình ngoại giao kinh tế của Chính phủ Australia với bốn mục tiêu chính là thương mại, phát triển, đầu tư và kinh doanh. Hợp tác nghiên cứu nông nghiệp với các nước đang phát triển sẽ trực tiếp góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể của quốc gia đối tác và đồng thời thúc đẩy bốn mục tiêu của Australia. Trung tâm sẽ tập trung vào hợp tác nghiên cứu và tăng cường năng lực ở các nước đang phát triển khu vực châu Á –Thái Bình Dương, đồng thời tăng cường hợp tác ở những khu vực khác có mức độ thành công cao, giúp hiện thực hóa các mục tiêu của chính sách ngoại giao Australia.

ACIAR thực hiện tăng năng suất một cách bền vững để cải thiện thu nhập, an ninh lương thực, việc làm và cơ hội kinh doanh cho các nông hộ nhỏ; tăng cường năng lực cho các cá nhân và cơ quan nghiên cứu trong linh vực khoa học nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Thông qua các kết quả này, ACIAR góp phần đạt được các mục tiêu chính của chương trình viện trợ.

ACIAR hợp tác chặt chẽ với DFAT (Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia) trong những lĩnh vực ưu tiên của cả hai bên, trong đó cả hai tổ chức cùng đóng góp vào trọng tâm mang tính phối hợp toàn diện của chính phủ trong chương trình viện trợ.

ACIARGPO Box 1571

Canberra ACT 2601 Phone: +61 2 6217 0500

Internet: aciar.gov.au Email: [email protected]