Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

39
1 HÔÏP ÑOÀNG NGOAÏI THÖÔNG

Transcript of Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

Page 1: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

1

HÔÏP ÑOÀNG NGOAÏI THÖÔNG

Page 2: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

2

Nội dung chương 5

5.1. Khái quát về hợp đồng ngoại thương

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

Page 3: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

3

5.1. Khái quát về hợp đồng ngoại thương

5.1.1 Khái niệm KN: Hợp đồng mua bán quốc tế (hợp đồng xnk;

hợp đồng mua bán ngoại thương) là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau. Trong đó qui định quyền và nghĩa vụ của các bên:

Bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa;

Bên Mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.

Page 4: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

4

5.1. Khái quát về hợp đồng ngoại thương5.1.2. Đặc điểm Hàng hóa: đối tượng của hợp đồng được di chuyển ra khỏi

biên giới quốc gia; Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ; Các bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau.5.1.3. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán quốc

tế Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách

pháp lý; Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo

quy định của Pháp Luật; Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà

Luật pháp đã quy định; Hình thức của hợp đồng phải là văn bản.

Page 5: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

5

5.1. Khái quát về hợp đồng ngoại thương5.1.4. Cơ cấu hợp đồnga). Phần mở đầu• Tiêu đề hợp đồng: Contract, Sales Contract,…• Số và ký hiệu hợp đồng;• Thời gian ký kết hợp đồng;b). Phần thông tin chủ thể hợp đồng• Tên đơn vị: tên và tên viết tắt;• Địa chỉ đơn vị;• Các số điện thoại, telex, fax, địa chỉ email (nếu có);• Số tài khoản và tên ngân hàng;• Người đại diện ký hợp đồng.

Page 6: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

6

5.1. Khái quát về hợp đồng ngoại thươngc). Phần nội dung hợp đồng

Article 1: Commodity Article 8: Warranty

Article 2: Quality Article 9: Penalty

Article 3: Quantity Article 10: Insurance

Article 4: Price Article 11: Force Majeure

Article 5: Shipment Article 12: Claim

Article 6: Payment Article 13: Arbitration

Article 7: Packing & Marking

Article 14: Other Terms & Conditions

Page 7: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

7

5.1. Khái quát về hợp đồng ngoại thươngd). Phần kết thúc hợp đồng• Số bản thành lập, số bản mỗi bên giữ?• Hình thức hợp đồng, văn bản viết tay, fax, telex?• Ngôn ngữ hợp đồng?• Cách thức bổ sung và điều chỉnh hợp đồng?• Chữ ký, tên, chức vụ người đại diện mỗi bên.

Page 8: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

8

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

1. Article 1: Commodity “Tên hàng” là điều khoản quan trọng, nói lên chính

xác đối tượng mua bán, trao đổi. VD:

Long Grain White Rice 5% broken Printing machines laser Epson EPL 6100 Fax machines Panasonic KXFP- 152

Có thể ghi:

Page 9: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

9

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học (áp dụng cho các loại hóa chất, giống cây).

Ghi tên hàng kèm tên địa phương sản xuất ra nó, nếu nơi đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ví dụ: nước mắm Phú Quốc

Ghi tên hàng kèm với qui cách chính của hàng đó. Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất ra nó. Hình

thức này áp dụng với những sản phẩm nổi tiếng của những hãng có uy tín.

Ghi tên hàng kèm với công dụng của hàng.

Page 10: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

10

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

2. Article 2: Quality Phẩm chất là điều khoản nói lên mặt “chất” của đối tượng

(hàng hóa) mua bán, nghĩa là tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất…

Để xác định chất lượng hàng hoá cần dựa vào: Mẫu hàng; phẩm chất (category) hoặc tiêu chuẩn

(standard); Quy cách của hàng hóa; Hàm lượng, số lượng của các chất chủ yếu trong hàng hóa; Hiện trạng hàng hóa (tale quale); Tài liệu kỹ thuật; Nhãn hiệu hàng hóa và mô tả hàng hóa.

Page 11: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

11

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

Ex1: Long Grain White Rice 5% broken• Broken : Max 5.0 %• Moisture : Max 14.0 % • Chalky Kernels : Max 5.0 %• Damaged Kernels : Max 0.75 %• Yellow Kernels : Max 0.5 %• Foreign matter : Max 0.1 %• Rice to be free from live insects after

fumigation on board the vessel, fit for direct human consumption in country of origin

Page 12: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

12

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương3. Article 3: Quantity “ Số lượng” là điều khoản nói lên mặt “lượng” của hàng

hóa được giao dịch, gồm: Đơn vị tính số lượng: Cái, chiếc, hòm, kiện… Chiều dài, trọng lượng, thể tích, dung tích còn tùy thuộc:

• Hệ mét (Pháp)• Hệ đo lường Anh, Mỹ (inch, feet, yard, mile)

VD:01 Ton ( Metric Ton-MT) = 1,000 kg01 Pound (Lb) = 0.454 kg01 Yard = 0.914 m01 Mile = 1,609 km

Page 13: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

13

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương Phương pháp qui định số lượng Qui định cụ thể số lượng hàng hóa giao dịch; Qui định phỏng chừng:

“khoảng chừng” (about), “xấp xỉ” (approximately), “hơn kém” (moreless), “cộng, trừ” hoặc “từ… tấn mét đến … tấn mét”;

VD: • Motorcycle: 10,000 pcs• Rice: 10,000 MT more or less 5% at the Buyer’s

option

Page 14: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

14

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương Phương pháp qui định trọng lượng Trọng lượng cả bì (Gross weight):

Gross weight = Net weight + tare Trọng lượng tịnh (Net weight); Trọng lượng thương mại (Commercial weight) là trong lượng

của hàng hóa có độ ẩm tiêu chuẩn. Cách tính:100 + Wtc

Gtm = Gtt x -------------100 + Wtt

Trọng đó: • Gtm : Trong lượng thương mại của hàng hóa• Gtt : Trong lượng thực tế của hàng hóa• Wtc : Độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hóa (%)• Wtt : Độ ẩm thực tế của hàng hóa (%)

Page 15: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

15

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương Trọng lượng lý thuyết (Theorical weight): Thích hợp cho những hàng hóa có kích thước và qui cách

cố định (xác định không bằng phương pháp cân đong,…) Công thức :

P = ∑ Vi mi Si

Trong đó:• P : Trong lượng lý thuyết của hàng hóa• Vi : Thể tích của một đơn vị hàng hóa i • mi : Trọng lượng riêng của hàng hóa i• Si : Số lượng của hàng hóa i

Page 16: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

16

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

4. Article 4: Price

Giá cả là một điều khoản quan trọng, bao gồm: Đồng tiền tính giá; Mức giá; Phương pháp qui định giá: Giá cố định (fixed price): là giá cả được qui định vào lúc

ký kết hợp đồng và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện HĐ;

Giá qui định sau: là giá cả không được qui định ngay khi ký kết hợp đồng;

Giá linh hoạt (flexible price): còn gọi là giá có thể chỉnh lại (revisable price);

Page 17: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

17

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương Giá di động (sliding scale price): qui định một giá cơ sở

(basic price) khi ký kết, và giá cuối cùng được tính theo công thức:

M1 S1P1 = Po (a + b ------ + c -----)

Mo So

Trong đó:

• P1: Giá cuối cùng dùng thanh toán

• Po : Giá cơ sở, qui định khi ký HĐ

• a,b,c : cơ cấu giá được tính bằng % của các yếu tố, với:• a + b + c = 100%;

Page 18: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

18

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

• a : Tỷ trọng chi phí cố định;• b : Tỷ trọng của các chi phí NVL;• c : Tỷ trong của các chi phí về nhân công;

• Mo và M1 : giá NVL thời điểm ký HD và thời điểm xác định giá thanh toán;

• So và S1: Tiền lương hoặc chỉ số tiền lương ở thời kỳ ký HĐ và thời kỳ xác định giá thanh toán.

Phương pháp xác định giá:• Cần ghi rõ điều kiện cơ sở giao hàng liên quan tới giá cả;• Ví dụ, hợp đồng bán gạo thơm, cần ghi là USD 1100/1 tấn

CIF Hồng Kông theo giải thích của Incoterms 2000.

Page 19: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

19

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

5. Article 5: ShipmentĐiều khoản này qui định: Thời hạn giao hàng:• Có định kỳ :ngày cố định, ngày cuối cùng của thời hạn

giao hàng, khoảng thời gian,…• Ngay: Giao ngay lập tức (immediately), Giao nhanh

(prompt), Giao hàng càng sớm càng tốt,…• Không định kỳ: Giao cho chuyến tàu đầu tiên, Giao khi

nào có khoang tàu, Giao sau khi nhận được L/C, Giao khi nào xin được giấp phép xuất khẩu,…

Địa điểm giao hàng: Liên quan phương thức chuyên chở hàng hóa và phụ thuộc

vào điều kiện cơ sở hàng đuợc qui định trong Incoterm.

Page 20: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

20

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương Thông báo giao hàng Nội dung này đã được qui định trong điều kiện cơ sở giao

hàng; Những nội dung cần được thông báo: Trước khi giao hàng:• Thông báo của người bán về việc hàng đã sẵn sàng để giao

hoặc về ngày đem hàng ra cảng (ga) để giao;• Thông báo của người mua về hướng dẫn người bán gửi

hàng hoặc về chi tiết của tàu đến nhận hàng. Sau khi giao hàng, người bán phải thông báo tình hình

hàng đã giao và kết quả việc giao hàng;

Page 21: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

21

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương Những qui định khác về giao hàng• Hàng hóa có khối lượng lớn, “cho phép giao hàng từng

đợt” (partial shipment allowed) hoặc “giao một lần” (Total shipment);

• “Cho phép chuyển tải” (transshipment allowed): buộc phải thay đổi phương tiện;

• “Vận đơn đến chậm được chấp nhận” (Stale bill of lading acceptable): tàu đi nhanh hơn chứng từ;

• “Vận đơn người thứ ba được chấp nhận” (Third party B/L acceptable): người bán ủy nhiệm cho bên thứ ba đứng ra giao hàng.

Page 22: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

22

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương6. Article 6: Payment Đồng tiền thanh toán (Currency of payment): Có thể của nước xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nước thứ ba; Đồng tiền thanh toán với đồng tiền tính giá có thể là một; Nếu đồng tiền thanh toán và tính giá không giống nhau, khi đó

phải xác định tỷ giá để quy đổi, đưa nó về một đồng tiền thống nhất.

Thông thường người xuất khẩu chọn đồng tiền thanh toán ít có khả năng mất giá, hoặc tự do chuyển đổi, nhưng Người nhập khẩu thì ngược lại.

Thời hạn trả tiền (Time of payment) Trả tiền ngay; Trả tiền trước; Trả tiền sau;

Page 23: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

23

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

Phương thức trả tiền (Methods of payment)

• Phương thức trả tiền mặt;

• Phương thức ghi sổ

• Phương thức chuyển tiền;

• Phương thức mua bán đối lưu (đổi hàng);

• Phương thức nhờ thu;

• Phương thức tín dụng chứng từ;

Page 24: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

24

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thươngBộ chứng từ thanh toán (Payment documents)Bộ chứng từ thanh toán thường bao gồm:

• Hối phiếu (Bill of Exchange);• Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice);• Vận đơn (Bill of Lading);• Chứng thư bảo hiểm;• Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa;• Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng;• C/o• Packing list• Các chứng từ khác,…

Page 25: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

25

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

7. Article 7: Packing and Marking Phương pháp qui định chất lượng của bao bì: Bao bì phù hợp với một phương thức vận tải nào đó; Qui định cụ thể các yêu cầu về bao bì, như:

Vật liệu bao bì; Hình thù của bao bì,; Kích cỡ của bao bì; Số lớp bao bì và cách thức cấu tạo mỗi lớp đó Đai nẹp của bao bì;

Page 26: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

26

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương Phương thức cung cấp bao bì Phụ thuộc vào sự thỏa thuận của 2 bên và được qui định

trong điều khỏa này, có thể:• Bên bán cung cấp bao bì;• Bên bán ứng trước bao bì để đóng gói hàng hóa nhưng sau

khi nhận hàng bên mua phải trả lại bao bì;• Bên mua gửi bao bì; Phương thức xác định giá cả của bao bì• Giá của bao bì được tính vào giá của hàng hóa • Giá cả của bao bì do bên mua trả riêng • Giá cả của bao bì được tính như giá cả của hàng hóa, “cả bì

coi như tịnh”.

Page 27: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

27

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

Marking:Qui định về ký hiệu, hình vẽ hướng dẫn trong giao nhận,

vận chuyển và bảo quản hàng hóa, ví dụ như:• Được viết hoặc sơn bằng mực không phai;• Dễ đọc, dễ thấy;• Kích thước >= 2cm;• Không ảnh hưởng phẩm chất hàng hóa;• Màu đen/tím: hàng hóa thông thường; màu đỏ: hàng

nguy hiểm; màu cam: hàng độc hại;• Được viết theo thứ tự nhất định;• Kẻ trên ít nhất 2 mặt giáp nhau.

Page 28: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

28

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

8. Article 8: Bảo hành (Warranty) Là sự bảo đảm của người bán về chất lượng hàng hóa trong

một thời gian nhất định. Bao gồm:• Phạm vi bảo đảm của người bán (phụ thuộc tính chất

của hàng hóa);• Thời hạn bảo hành (có thể vài tháng hoặc vài năm);• Trách nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành

như: phải sửa chữa, thay thế mới; hoặc người mua tự làm với chi phí người bán chịu).

Qui định các trường hợp không được bảo hành. VD: lắp ráp, vận hành, bảo quản…

Page 29: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

29

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương9. Article 9: Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty) Qui định các biện pháp chế tài khi hợp đồng không được thực

hiện. Mục tiêu:• Ngăn ngừa việc không thực hiện hợp đồng;• Xác định số tiền bồi thường cho thiệt hại.

Qui định các trường hợp phạt:• Phạt chậm giao hàng;• Phạt giao hàng không phù hợp.

Qui định các biện pháp giải quyết• Hủy hàng;• Yêu cầu thay thế;• Yêu cầu thay đổi nhà cung cấp (bên vi phạm chịu);• Kèm theo tiền phạt (%, hay lãi suất chậm thanh toán).

Page 30: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

30

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

10. Article 10: Bảo hiểm Insurance Qui định người mua bảo hiểm, điều khoản này phụ thuộc vào

điều kiện cơ sở giao hàng.

11. Article 11: bất khả kháng (Force majeure) Qui định những trở ngạy không thực hiện được nghĩa vụ; Khi quy định điều khoản này có thể dùng những cách sau:

• Quy định những tiêu chỉ để xác định một sự kiện có phải là trường hợp bất khả kháng, khó khăn;

• Liệt kê những sự kiện (như lụt, bão, động đất, lệnh cấm …);

• Dẫn chiếu “Điều khoản miễn trách về trường hợp bất khả kháng của Phòng thương mại Quốc tế (xuất bản phẩm của ICC số 421) là phần không tách rời khỏi hợp đồng này”.

Page 31: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

31

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

Khi gặp bất khả kháng các bên có thể:

• Kéo dài trong một thời gian thực hiện hợp đồng;

• Có thể xin hủy hợp đồng mà không phải bồi thường nếu bất khả kháng đó không thể thực hiện được nữa.

Trách nhiệm của bên gặp bất khả kháng như:

• Phải lập tức báo tin cho bên kia bằng văn bản về lúc bắt đầu và lúc chấm dứt sự kiện.

• Mời một tổ chức chứng nhận về diễn biến của sự kiện.

Page 32: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

32

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

12. Article 12: Khiếu nại (Claim) Một bên yêu cầu bên kia phải giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại

mà bên kia đã gây ra, hoặc về những sự vi phạm điều đã được cam kết giữa hai bên. Bao gồm:

a). Thể thức khiếu nại Đơn khiếu nại phải được lập thành văn bản và chi tiết: tên của hàng

hóa bị khiếu nại, số lượng/trọng lượng hàng, địa điểm để hàng, lý do khiếu nại, yêu cầu cụ thể của người mua về việc giải quyết khiếu nại;

Đơn khiếu nại phải được gửi bằng thư bảo đảm kèm theo: Biên bản giám định, biên bản của cơ quan bảo hiểm, vận đơn, bảng kê chi tiết, giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa, phiếu đóng gói…

Ngày khiếu nại được tính từ ngày mà bưu điện nơi gửi đóng dấu lên thư bảo đảm.

Page 33: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

33

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

b). Thời hạn khiếu nại Thời hạn khiếu nại phụ thuộc sự so sánh lực lượng giữa các

bên giao dịch, tính chất hàng hóa và tính chất của việc khiếu nại.

Nếu không được quy định trong hợp đồng, 6 tháng (đối với khiếu nại về chất lượng) hoặc 3 tháng (đối với khiếu nại về số lượng) đều kể từ ngày giao hàng.

c). Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên liên quan Khiếu nại của người mua không thể là cơ sở để người này

từ chối nhận những lô hàng tiếp theo thuộc cùng một hợp đồng;

Page 34: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

34

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

Đặc biệt, các nghĩa vụ của người mua: • Để nguyên trạng hàng hóa, sẵn sàng để kiểm tra lại,• Lập biên bản giám định về tất cả những khuyết tật đã

được phát hiện, • Gửi cho người bán đơn khiếu nại lập đúng theo thủ tục

và đúng trong thời hạn đã được thỏa thuận. Người bán có quyền kiểm tra khiếu nại của người mua bằng

cách xem xét hàng hóa tại chỗ (cử đại diện hoặc ủy nhiệm cho một tổ chức trung lập tiến hành việc này).

Nếu người bán không trả lời đơn khiếu nại, thì tùy theo sự thỏa thuận, người mua có quyền đưa ra trước cơ quan trọng tài, trong đó mọi chi phí trọng tài đều do người bán chịu.

Page 35: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

35

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

e) Cách thức giải quyết khiếu nại Hàng thiếu hụt: Giao tiếp bằng giao hàng riêng, hoặc giao thêm; Thu hồi hàng và hoàn lại tiền cho người mua; Sửa chữa khuyết tật với phí tổn do người bán chịu; Thay thế những hàng khác (phù hợp) với mọi chi phí thay thế hàng

đều do người bán chịu; Giảm giá hoặc đánh sụt giá toàn bộ lô hàng theo tỷ lệ thuận với mức

khuyết tật; Khấu trừ khi thanh toán lô hàng sau của cùng một hợp đồng hoặc của

một hợp đồng khác. Đối với những hàng chuyên dụng, dùng biện pháp thay thế hoặc sửa

chữa Nguyên liệu và lương thực, dùng biện pháp hạ giá hoặc đánh sụt giá.

Page 36: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

36

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

13. Article 13: Arbitration Thường được sử dụng để giải quyết tranh chấp về hợp đồng, ít dùng

tới biện pháp hòa giải, vì có nhiều ưu điểm (thủ tục đơn giản, xét xử kín ...)

Loại hình trọng tài:

• Trọng tài quy chế (Institutional arbitration), tức là trọng tài hoạt động thường xuyên

• Trọng tài vụ việc (adhoc)

• Các qui định khi dùng Adhoc

1. Địa điểm trọng tài

2. Trình tự tiến hành trọng tài

3. Luật dùng để xét xử

4.Chấp hành tài quyết

Page 37: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

37

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thươnga). Địa điểm trọng tài Liên quan chặt chẽ đến luật áp dụng; Có thể:

• Nước xuất khẩu/ nước nhập khẩu;• Nước nguyên cáo/ nước bị cáo;• Nước thứ ba.

b)Luật dùng để xét xử • Qui định trước;• Ủy ban trọng tài lựa chọn;• Địa điểm trọng tài.

c). Chấp hành tài quyết • Cần phải qui định trước;• Căn cứ “Quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài” được chỉ

định.

Page 38: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

38

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương

d). Trình tự tiến hành trọng tài

1. Thỏa hiệp trọng tài: các bên giao dịch thỏa thuận đưa tranh chấp ra một hội đồng trọng tài.

2. Tổ chức Ủy ban trọng tài: một trong hai cách sau: Mỗi bên chọn một trọng tài viên. Các trọng tài viên

chọn ra một trọng tài thứ ba (third arbitrator). Hai bên cùng chọn một trọng tài để xét xử.

3. Tiến hành xét xử: Hòa giải; Tài quyết.

4. Chi phí trọng tài: người mua chịu (hoặc nên thỏa thuận trước)

Page 39: Chuong 5 .Hop Dong Ngoai Thuong

39

5.2. Các điều khoản của hợp đồng ngoại thương14. Article 14: Other terms and conditions Điều kiện cấm chuyển bán, thu hẹp quyền hạn của bên mua,… Điều kiện về quyền lựa chọn như: lựa chọn dung sai, lựa chọn

cách giao hàng … Điều kiện chế tài quy định các loại phạt, phạt bội ước, bồi thường

thiệt hại mà bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng phải chịu. Điều kiện qui định trình tự thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Điều kiện cấm chuyển nhượng quyền lợi và nghĩa vụ của hợp

đồng cho một bên thứ ba; Điều kiện để hợp đồng ngoại thương được coi là hợp pháp:

• Phải được xây dựng trên cơ sở pháp lý vững chắc;• Chủ thể hợp đồng phải hợp pháp;• Hình thức hợp đồng phải hợp pháp;• Nội dung hợp đồng phải hợp pháp;• Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện ./. The end