Chuong 4.2 Bảo Tồn Ddsh

41
1 BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

description

Bao ton da dang sinh hoc

Transcript of Chuong 4.2 Bảo Tồn Ddsh

1

BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

2

Nội dung

I. Khái niệm, mục tiêu, nguyên nhân bảo tồn ĐDSH

II.Phương pháp và công cụ bảo tồn ĐDSH

III.Bảo tồn ĐDSH với PTBV và Biến đổi khí hậu

3

1.1. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học -Bảo tồn đa dạng sinh học ở tất cả các mức độ là duy trì một cách cơ bản các quần thể của các loài có thể thực hiện được hoặc các quần thể xác định được. ( Lê Trọng Cúc - 2002). - Bảo tồn đa dạng sinh học là các hoạt động nhằm gìn giữ được ĐDSH về các mặt: cung cấp các nguyên vật liệu cần thiết cho cuộc sống con người, các giá trị về xã hội, văn hoá và các dịch vụ về sinh thái. -Bảo tồn đa dạng sinh học cũng bao gồm các hoạt động liên quan đến bảo tồn các loài, nguồn gen có trong mỗi loài và các sinh cảnh, các cảnh quan, thông qua việc bảo tồn các hệ sinh thái và việc khai thác một cách hợp lý các cây, con, và cả các nguồn tài nguyên vi sinh vật để phục vụ cho cuộc sống của con người, cho đến việc sản xuất và phân phố các lợi nhuận có được từ các tài nguyên sinh vật. ( Biodiversity and conservation. Cục bảo vệ môi trường).

I.KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ LÝ DO BẢO TỒN ĐDSH

4

Bảo tồn và quản lý ĐDSH là sự cố gắng của loài người trong việc

hoạch định và thực thi một số mục tiêu sau đây: Gìn giữ và sử dụng hợp lý ĐDSH, các nguồn tài nguyên

sinh học, và đảm bảo sự phân chia một cách công bằng lợi ích thu được từ các nguồn tài nguyên trên.

Phát triển khả năng con người, nguồn tài chính,cơ sở hạ tầng và thể chế để thực hiện được các mong muốn trên.

Tạo lập được các thể chế phù hợp để thúc đẩy được sự cộng tác cần thiết giữa các tổ chức chính phủ, các cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, các cơ sở kinh doanh và các cá nhân có hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên nói trên.

1.2. Mục tiêu của bảo tồn đa dạng sinh học

5

Loài người đã và đang phá huỷ một trong những

nguồn tài nguyên quý giá nhất mà không thể thay thế được đó là ĐDSH, cơ sở của sự sống còn, sự thịnh vượng, phát triển bền vững của xã hội loài người.

Bảo tồn được đa dạng sinh học có nghĩa là giữ được sự cân bằng tối đa giữa bảo tồn sự đa dạng của thiên nhiên và tăng cường chất luợng cuộc sống của con người.

1.3. Lý do bảo tồn đa dạng sinh học

6

1. Mọi dạng của sự sống là độc nhất và cần thiết, mọi người phải nhận thức được điều đó

2. Bảo tồn ĐDSH là một dạng đầu tư đem lại lợi ích lớn cho địa phương, cho đất nước và toàn cầu

3. Chi phí và lợi ích của bảo tồn ĐDSH phải được chia đều cho mọi đất nước và mọi người trong mỗi đất nước

4. Bảo tồn ĐDSH đòi hỏi những biến đổi lớn về hình mẫu và thực tiễn của PTKT toàn cầu

5. Tăng kinh phí cho bảo tồn ĐDSH, thực hiện cải cách chính sách và tổ chức để tạo điều kiện cho nguồn kinh phí được sử dụng có hiệu quả

1.4. Nguyên tắc cơ bản của bảo tồn ĐDSH

7

6. và khi các nhà lập chính sách nhận được thông tin đáng tin cậy làm cơ sở xây dựng chính sách

7. Hoạt động bảo tồn ĐDSH phải được lên kế hoạch và được thực hiện ở phạm vi đã được các tiêu chuẩn sinh thái và xã hội xác định

8. ĐD văn hoá gắn liền với ĐDSH. Bảo tồn ĐDSH góp phần tăng cường các giá trị và sự thống nhất văn hoá

9. Tăng cường sự tham gia của người dân, quan tâm tới các quyền cơ bản của con người, tăng cường giáo dục và thông tin, tăCần xem xét các ưu tiên khác nhau về bảo tồn ĐDSH khi xây dựng chiến lược bảo tồn, không nên tập trung cho riêng 1 số HST hay các đất nước giàu có về loài

10.Bảo tồn ĐDSH chỉ có thể được duy trì khi nhận thức và quan tâm của mọi người dân được đề cao ng cường khả năng tổ chức là những nhân tố cơ bản của bảo tồn ĐDSH

(Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa - 1994 - Bảo tồn đa dạng sinh học)

8

Phương pháp

Bảo tồn nguyên vị

Bảo tồn chuyển vị

Bảo tồn gen

Bảo tồn loài

Bảo tồn các hệ sinh thái

Phục hồi các HST, các loài, các chủng quần và ĐD gen

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

9

2.1. Bảo tồn nguyên vị - Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và

công cụ nhằm mục đích bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên.

- Bảo tồn nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp.

- Bảo tồn nguyên vị đạt hiệu quả cao vì nó cho phép các quần thể tiếp tục thích nghi trong các điều kiện có được bằng các quá trình tiến hoá tự nhiên.

10

2.2. Bảo tồn chuyển vị - Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biện pháp di dời các loài

cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng.

- Mục đích của việc di dời là để nhân giống, lưu giữ, nhân

nuôi vô tính hay cứu hộ. - Một số hình thức bảo tồn chuyển vị thông dụng là các vườn

thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thuỷ sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, ngân hàng hạt giống…

11

Sự liên quan giữa bảo tồn nguyên vị và chuyển vị - Bảo tồn nguyên vị và chuyển vị là những cách tiếp cận có tính bổ sung cho nhau - Phương thức trung gian cần cho bảo tồn nguyên vị và chuyển vị là sự giám sát và quản lý chặt chẽ quần thể các loài quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt diệt trong các khu bảo vệ nhỏ - Việc lựa chọn phương thức bảo tồn phải dựa trên cơ sở luật pháp về bảo tồn ĐDSH và điều kiện cụ thể của từng vùng, từng quốc gia

12

2.3. BẢO TỒN NGUỒN GEN 2.3.1 * BẢO TỒN NGUỒN GEN THỰC VẬT: a. Ngân hàng gen - Các ngân hàng gen được tổ chức để bảo quản, lưu giữ

phần lớn các giống, loài thực vật và động vật nuôi, trồng theo cách chuyển vị. Đã có khoảng 4,6 triệu đơn vị chất mầm được lưu giữ tại các ngân hàng gen thế giới.

13

Đặc điểm của phương pháp: Hạt giống được làm khô ở điều kiện đặc biệt và lưu giữ trong kho lạnh bảo quản nguồn gen ở các chế độ: - Dài hạn: Nhiệt độ -100C, Ẩm độ 40%, lưu giữ nguồn gen 50 năm - Trung hạn: Nhiệt độ 40C, Ẩm độ 45%, lưu giữ nguồn gen 25 - 30 năm - Ngắn hạn: Nhiệt độ 150C, Ẩm độ 60 - 65%, lưu giữ nguồn gen 3-5 năm

Ưu điểm: Phương pháp lưu giữ này cho phép giữ nguyên trạng đặc tính di truyền của nguồn gen

Nhược điểm: - Nguồn gen không tiến hoá trong tự nhiên. - Chịu ảnh hưởng điều kiện thiết bị, điện… - Mất khả năng nảy mầm do dự trữ năng lượng quá

lâu.

14

b.Ngân hàng gen đồng ruộng

• Là thuật ngữ chỉ các tập đoàn thực vật sống, được duy trì ngoài khu cư trú của chúng.

- Hình thức lưu giữ: Lưu giữ nguồn gen trên đồng ruộng thí nghiệm, trong chậu vại, nhà lưới,… - Đối tượng: Các loài cây trồng sinh sản vô tính và cây lâu niên có hạt giống khó tính.

• Ở Việt Nam ngân hàng gen đồng ruộng lưu giữ 1.720 giống của 32 loài sinh sản vô tính.

15

c. Ngân hàng gen In-vitro

Là tập đoàn các vật liệu di truyền được bảo quản trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo, trong điều kiện vô trùng Hình thức lưu giữ: Lưu giữ cây con, cơ quan, mô, phôi, tế bào,

ADN... của các nguồn gen trong điều kiện duy trì sinh trưởng tối thiểu hoặc ngừng sinh trưởng tạm thời. Đối tượng: - Các loài cây khó bảo quản trong ngân hàng gene hạt giống và ngân hàng gen đồng ruộng. - Các nguồn gen cần nhân nhanh với số lượng lớn. Phương pháp: - Lưu giữ trong ống nghiệm các cơ quan, mô hoặc tế bào. - Bảo quản siêu lạnh trong Nitơ lỏng

Số lượng giống cây trồng đang được lưu giữ ở Việt Nam: bảo quản 102 giống khoai môn – sọ

16

2.3.2 BẢO TỒN NGUỒN GEN ĐỘNG VẬT

a. Chuyển phôi: Quá trình thu nhận phôi từ một

con cái (con cho) và chuyển sang một con cái khác (con nhận) để hoàn thành thời kì có thai. Nguyên tắc của việc cấy chuyển phôi là phôi được lấy ra ở vị trí nào thì cấy trả vào đúng vị trí đó nhờ súng chuyển phôi.

chuột hope và 9 chú chuột chuyển phôi

17

b. Công nghệ chuyển gen là thay đổi bộ gen nhằm sửa chữa gen hỏng hoặc tạo ra động vật

mang bộ gen ta mong muốn.

Chuyển gen phát sáng từ sứa sang cá

18

c. Kĩ thuật truyền nhân tế bào cơ thể: Từ một tế bào có thể tái bản lại toàn bộ cơ thể nhờ kĩ thuật

nhân bản gen. Việc tạo Dolly sử dụng công nghệ chuyển nhân tế

bào soma, trong đó nhân tế bào từ một tế bào trưởng thành (lấy từ một con cừu cái giống Finnish Dorset) được chuyển sang một noãn bào chưa thụ tinh (tức tế bào trứng đang phát triển - lấy từ một con cừu cái giống Blackface). Tế bào lai sau đó được kích thích phân chia bằng phương pháp sốc điện và phát triển sang dạng phôi bào (blastocyst) rồi được cấy vào tử cung của một con cừu thứ ba. Sau khi được sinh ra, Dolly giống hệt mẹ Finnish Dorset về cả hình dáng lẫn tính tình.

20

+ Lai gần: là phương pháp lai giữa các cá thể có quan hệ rất gần gũi về mặt di truyền (lai giữa các cá thể sinh ra trong cùng một lứa)

Lai gần để củng cố các tính trạng quý hiếm, đánh giá hậu quả của mỗi dòng tạo ra, làm nguyên liệu khởi đầu cho tạo ưu thế lai và lai tạo giống mới.

+ Lai khác thứ tạo giống mới: Lai giữa 2 thứ hoặc lai tổng hợp nhiều thứ có nguồn gen khác nhau.

+ Lai tế bào: Khi nuôi tế bào của 2 loài khác nhau trong một môi trường, người ta nhận thấy có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai loại tế bào tạo tế bào lai.

c. Các phương pháp lai:

21

+ Lai xa: Là các hình thức lai giữa các dạng bố mẹ thuộc 2 loài khác nhau hoặc thuộc các chi, các họ khác nhau.

Con la (Ngựa cái x Lừa đực)

Con Bacđô (Lừa cái x Ngựa đực)

22

2.4.1 Cơ sở pháp lý bảo tồn loài Các bộ luật Quốc gia Nhiều bộ luật quốc gia đã nhằm cụ thể vào việc bảo tồn loài. Ví dụ Luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng do Quốc hội Mỹ

thông qua năm 1973 nhằm “cung cấp một phương tiện mà nhờ đó các hệ sinh thái, nơi mà có các loài đang bị đe doạ và đang có nguy cơ tuyệt chủng, sẽ được bảo tồn và cung cấp một chương trình để bảo tồn các loài đó”.

Bộ luật này đã cung cấp một cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ một số loài động vật quan trọng nhất tại nước Mỹ như gấu xám Bắc Mỹ, đại bàng trắng, sếu và sói xám. Kết quả là năm 1994 loài đại bàng trắng Bắc Mỹ đã chuyển từ cấp có nguy cơ tuyệt chủng sang cấp ít nguy hiểm hơn là “bị đe doạ” vì số lượng cá thể của chúng tăng từ 400 đôi vào năm 1960 lên tới 4000 đôi như hiện nay.

2.4 BẢO TỒN LOÀI

23

Các thỏa thuận quốc tế Việc bảo tồn đa dạng sinh học cần phải được giải quyết ở mọi cấp độ

khác nhau trong chính phủ của từng quốc gia và giữa các chính phủ. Trong khi các cơ chế kiểm soát chính hiện có chủ yếu là dựa vào từng quốc gia riêng biệt thì các thoả thuận quốc tế đang ngày càng được sử dụng nhiều trong bảo vệ các loài và nơi cư trú. Hợp tác quốc tế là một điều kiện tiên quyết vì các lý do khac nhau:

- Các loài thường di chuyển qua các biên giới. ví dụ các hoạt động boả

tồn chim di cư ở phía Bắc Châu Âu sẽ không thành công nếu như nơi cư trú qua mùa đông của chim ở Châu Âu bị phá huỷ.

- Việc buôn bán quốc tế có thể gây nên hậu quả làm suy giảm đa dạng sinh học do khai thác quá mức phục vụ cho thương mại quốc tế.

- Lợi ich của đa dạng sinh học là có tầm quan trọng quốc tế. - Các vấn đề có tính chất toàn cầu như ô nhiễm môi trường,..

24

Các thỏa thuận quốc tế khác nhằm bảo vệ các loài sinh vật, đó là:

+ Công ước về Bảo tồn các loài sinh vật biển vùng Nam Cực

+ Công ước Quốc tế về kiểm soát cá voi + Công ước Quốc tế về bảo vệ các loài chim và Công

ước Benelux về việc săn bắn và bảo vệ các loài chim + Công ước về đánh bắt và bảo vệ sinh vật trong biển

Bantic + Công ước bảo tồn đa dạng sinh học

25

2.4.2. Các phương pháp Bảo tồn loài a. bằng công cụ kỹ thuật - Trong công tác bảo tồn loài có thể dùng các công

cụ kỹ thuật như quy hoạch môi trường, GIS hoặc viễn thám.

- Đây là những công cụ được ứng dụng rộng rãi trong công tác điều tra, quy hoạch môi trường nói chung cũng như trong công tác điều tra quy hoạch các vùng sinh thái nói riêng được xác định có tính đa dạng sinh học cao.

26

b. Các vườn động vật - Hơn 700000 cá thể động vật

thuộc khoảng 3000 loài thú, chim, bò sát và ếch nhái được nuôi trong hơn 800 vườn thú chuyên nghiệp trên thế giới (IUCN, 1993).

- Ngoài chức năng lưu trữ nguồn gen động vật hoang dã, các vườn thú còn có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục mọi tầng lớp nhân dân lòng yêu thiên nhiên cũng như ý thức bảo vệ động vật.

27

c. Các vườn thực vật: - Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 1500

vườn thực vật, đang lưu giữ và trồng trọt một lượng rất lớn các loài thực vật, ước chừng khoảng 80.000 loài trong điều kiện nhân tạo, mỗi vườn khoảng vài trăm đến hàng nghìn loài (Heywood, 1992).

- Một trong những chức năng quan trọng của các vườn thực vật là tham gia vào chương trình hồi phục các loài thực vật nguy cấp và các HST bị suy thoái.

- Một số vườn thực vật điển hình ở Việt Nam như: Vườn cây gỗ Trảng Bom (Đồng Nai): có 155 loài; Thảo cầm viên Sài gòn với hơn 100 loài cây; trạm cây thuốc Sa Pa,; trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội) - 294 loài…

28

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vật lý bao quanh quần xã sinh vật đó, do đó để bảo tồn các hệ sinh thái hay bảo tồn tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái ta phải quan tâm tới cả hai thành phần đó của hệ sinh thái.

- Có ba cách bảo tồn hệ sinh thái, đó là : Thành lập các Khu bảo tồn. Thực hiện các biện pháp ngoài Khu bảo tồn. Phục hồi các quần xã sinh vật tại nơi cư trú bị suy

thoái.

2.5 BẢO TỒN HỆ SINH THÁI

29

2.5.1 Thiết lập các khu bảo tồn • Theo Công ước ĐDSH: “Khu bảo tồn là

một vùng địa lý được chọn và được quản lý nhằm mục đích đạt được một số mục tiêu về bảo tồn”

Có nhiều cách để thành lập khác Khu bảo tồn, song có 2 phương thức được sử dụng phổ biến nhất đó là :

1- Thông qua Nhà nước (thường ở cấp trung ương, hoặc ở cấp khu vực hay địa phương),

2- Thông qua các tổ chức bảo tồn hay cá nhân. Ngoài ra, các Khu bảo tồn còn được hình thành bởi các cộng đồng truyền thống bởi họ muốn giữ gìn lối sống của họ.

30

• Vai trò của các khu bảo tồn: - duy trì lâu dài những mẫu điển hình thiên nhiên có diện

tích đủ rộng lớn và đó là hệ sinh thái đang hoạt động. - duy trì tính đa dạng sinh học - duy trì các vốn gen di truyền, là nơi cung cấp nguyên liệu

cho công tác tuyển chọn vật nuôi cây trồng hiện nay và sau này kể cả cho các mục đích khác.

- duy trì cân bằng sinh thái cho từng vùng nhất định, điều hoà khí hậu, mực nước, bảo vệ các tài nguyên sinh vật để chúng phát triển bình thường, hạn chế xói mòn, lũ lụt...

31

2. Thực hiện các biện pháp ngoài Khu bảo tồn. - Việc xây dựng và thiết lập các Khu bảo tồn dẫn đến tâm lý là

chỉ bảo tồn những loài trong Khu bảo tồn còn những loài bên ngoài thì không được xem xét tới và vẫn bị khai thác tự do. Do đó vẫn có nhiều loài đã bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Chính vì vậy, việc bảo tồn bên ngoài các Khu bảo tồn có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, thực tế thì việc bảo tồn bên ngoài các Khu bảo tồn gặp rất nhiều khó khăn.

- Một cách hiểu khác về việc bảo tồn bên ngoài Khu bảo tồn đó

là bảo vệ các khu vực xung quanh Khu bảo tồn, hay là bảo vệ vùng đệm. Việc bảo vệ vùng đệm có ý nghĩa quan trọng để bảo vệ các loài sinh vật và các hệ sinh tháicủa Khu bảo tồn, bởi khi tính đa dạng sinh họcở vùng đệm bị suy giảm thì tính đa dạng của Khu bảo tồn cũng giảm theo.

32

3. Phục hồi nơi cư trú của sinh vật - Một trong những nhiệm vụ của bảo tồn là phải khôi phục lại

môi trường sống đã bị huỷ hoại hay bị suy thoái của các quần xã sinh vật. Quá trình này được gọi là sinh thái học phục hồi, tức là một quá trình biến đổi có chủ định tại một địa điểm để xây dựng một hệ sinh tháicó tính lịch sử (tồn tại trong thời gian lâu dài) và tính bản địa (phù hợp với các điều kiện tự nhiên của khu vực).

- Mục đích của quá trình là xây dựng nên một hệ sinh thái nhân tạo “bắt chước” cấu trúc, chức năng và các đặc trưng của một hệ sinh tháitự nhiên.

33

Hồi phục, khôi phục các loài, chủng quần và HST

• Chương trình đưa trả lại: đem một chủng quần loài đã được nhân nuôi nhân tạo hay bắt một phần chủng quần loài đó tại một địa phương mà loài đó còn phong phú đến nơi mà loài đó đã lâu không còn trong thiên nhiên nữa.

• Chương trình đưa thêm: thả thêm một số cá thể vào một chủng quần hiện có để tăng kích thước của tính đa dạng của chủng quần,

• Chương trình tạo chủng quần mới: tạo chủng quần động vật hay thực vật mới mà trước kia tại chỗ đó chưa có.

34

• Các trạm cứu hộ - Có chức năng thu nhận tất cả các

loài động vật hoang dã bị tịch thu từ những người săn bắt, buôn bán trái phép để chăm sóc, điều trị, hồi phục sức khoẻ trong điều kiện nuôi nhốt hoặc nuôi bán tự nhiên sau đó thả chúng lại môi trường tự nhiên vốn là những nơi sinh cư của chúng.

- Hiện nay ở Việt Nam có các trung tâm cứu hộ động vật như Trung tâm cứu hộ động vật ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Trung tâm cứu hộ động vật Sóc Sơn (Hà Nội)...

35

3.1. Bảo tồn với PTBV

Bảo tồn hỗ trợ cộng đồng xoá đói giảm nghèo

Cung cấp và điều tiết tài nguyên nước

Góp phần phát triển Du lịch, Nông nghiệp, NTTS,

Góp phần bảo vệ MT: các KBT là các bể hấp thụ khí CO2, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính …

III. BẢO TỒN VỚI PTBV VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU

3.2 * Tác động của BĐKHTC tới bảo tồn ĐDSH - Một số loài sẽ bị biến mất, đặc biệt những loài “rất nguy

cấp và nguy cấp” chỉ còn sống sót ở một vài địa điểm nhất định

- Các HST, các sinh cảnh cần thiết cho các loài duy cư hoặc các loài nguy cấp có phân bố hẹp, các loài đặc hữu sẽ bị biến mất hoặc thu hẹp

- Các HST bị biến đổi và phân mảnh

- Một số KBT cảnh quan có tầm quan trọng về KT – XH, văn hoá và khoa học sẽ bị biến mất

- Sự xâm nhập của các loài ngoại lai: do môi trường sống thay đổi tạo điều kiện cho các loài động thực vật ngoại lai

37

Các kịch bản tăng nhiệt độ của trái đất từ năm 2000 đến 2100

38

39

3.3 Tác động của bảo tồn ĐDSH với biến đổi khí hậu

- Các KBT là các bể hấp thụ khí CO2 khổng lồ, làm giảm hiệu ứng nhà kính

- Giảm ảnh hưởng của lũ lụt, chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ sản xuất và các công trình hạ tầng cơ sở

- Hạn chế hiện tượng sa mạc hoá cục bộ hay trên diện rộng

- Góp phần điều hoà khí hậu trong vùng cũng như trên cả khu vực rộng lớn hơn

40

3.4 Các giải pháp bảo tồn ĐDSH trong sự biến đổi khí hậu

Hoàn thiện và cụ thể hoá các chính sách về bảo tồn ĐDSH để áp dụng

Có chính sách cụ thể để thu hút các thành phần trong xã hội tham gia vào bảo tồn ĐDSH

Thành lập các khu cứu hộ để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao do sự biến đổi khí hậu

Nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH cho cộng đồng

Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo tồn ĐDSH và biến đổi khí hậu toàn cầu

41

Bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học gắn bó chặt chẽ với

sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia cũng như hạn

chế các tác động của sự thay đổi khí hậu.

Cần có chính sách cụ thể làm cơ sở cho công tác bảo tồn

và thu hút nhiều thành phần xã hội cùng tham gia công tác

bảo tồn đa dạng sinh học.

Cần tăng cường sự liên kết, hỗ trợ giúp đỡ giữa các chính

phủ, các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học, các doanh

nghiệp, cộng đồng … nhằm làm cho quá trình phát triển

không ảnh hưởng tới các hoạt động bảo tồn và hoạt động

bảo tồn sẽ hổ trợ ngày càng tốt hơn cho quá trình phát

triển.