Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

44
Phần II QUẢNG BÌNH TRONG THỜI KỲ ĐẤU TRANH CHỐNG BẮC THUỘC VÀ THỜI KỲ CÁC NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN ĐỘC LẬP

Transcript of Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

Page 1: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

Phần IIQUẢNG BÌNH TRONG THỜI KỲ ĐẤU TRANH

CHỐNG BẮC THUỘC VÀ THỜI KỲ CÁC NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN ĐỘC LẬP

Chương 3QUẢNG BÌNH THỜI KỲ THUỘC LÃNH THỔ

VƯƠNG QUỐC CHAMPA

Page 2: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

3.1. Cỗi nguồn và vị thế Quảng Bình trong vương quốc Champa1

Vương quốc Champa (占婆) hình thành và phát triển trên dải đất miền Trung trải dài từ Hoành Sơn, ranh giới cực Bắc tỉnh Quảng Bình đến tận phía Bắc sông Dinh, Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận ngày nay). Chủ nhân của vương quốc này là người Chăm,2

nói tiếng Malayo - Polynesian3. Khi nghiên cứu về cấu trúc xã hội của vương quốc Champa, giới học thuật đã nêu lên và luận bàn không ít những giả thiết không cùng quan điểm:

- Đó là một vương quốc thống nhất với một biên niên sử liên tục (ngoại trừ một vài thời điểm không kết nối được, bởi mất hẳn dấu tích và sử liệu), như chủ trương của một số nhà nghiên cứu phương Tây thời thuộc Pháp4.

- Vương quốc Champa có cấu trúc phù hợp với mô hình mandala (sự tồn tại đồng thời của các tiểu quốc) phổ biến ở Đông Nam Á cổ đại5.

- Vương quốc Champa được điều hành theo mô hình liên bang6.Những luận thuyết nghiêng về dạng cấu trúc tồn tại đồng thời các mandala (tiểu

quốc - lãnh địa - “Circle of Kings”), hay mô hình liên bang ở vương quốc Champa cổ, ngày càng có cơ sở thuyết phục và được giới học giả hiện đại thảo luận nhiều hơn.

Nhìn trên toàn cảnh từ Bắc đến Nam miền Trung, có thể hình dung mọi hoạt động mang tính kết nối về mặt kinh tế - văn hóa - xã hội từng hiện hữu trên vùng đất

1 Luận thuyết về “Vương quốc Champa và địa bàn biên viễn phía Bắc” của học giả Nguyễn Hữu Thông viết riêng theo đặt hàng của người biên soạn.2 Trước đây gọi là người Chàm, Chiêm.3 Ngày nay, một bộ phận người Chăm nói tiếng Malayo - Chamic.4 Maspero G, “Le royaume de Champa”, Van Oest, Paris, 1928.Phần lớn các học giả thời Pháp thuộc cũng như trong nước gần như suốt nửa đầu thế kỉ XX đều cho rằng: có một vương quốc Champa thống nhất được hình thành từ cuối thế kỉ thứ II sau công nguyên (192) với sự thành công của cuộc khởi nghĩa của Khu Liên ở vùng đất Nhật Nam thời Hán thuộc, với một biên niên sử duy nhất, liên tục và thực sự kết thúc vào nửa đầu thế kỉ XIX (1833).5 Nửa sau thế kỉ XIX, một số không ít các học giả phương Tây, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á và Đông Nam Á, trong đó có cả những học giả người Chăm..., dựa trên những tư liệu có tính đối sánh, cũng như phục dựng mối quan hệ và tầm ảnh hưởng của Ấn Độ đối vớ các vương quốc cổ ở Đông Nam Á, nhất là con đường hải thương trên biển Đông ở khu vực này, họ đã dần dần nghiêng theo xu hướng: vương quốc Champa thật ra chỉ là sự tồn tại đồng thời của nhiều mandala (tiểu quốc) với vị thế và tầm ảnh hưởng đầy biến động trong lịch sử.- Bronson B, “Exchange at the Upstream and Downstream Ends: Notes toward a Funtional Model of the Coastal State in Southeast Asia, Economic Exchange and Social Interaction in Southeast Asia: Perpectives from Prehistory, History and Ethnography”, [Huttere, Karl L.el], Ann Arbor: Center for South and Southeast Asia Studies. The University of Michigan, 1977.- Hall R.K, “Maritime Trade and Early State Development in Southeast Asia”, Honolulu: University of Hawaii Press, 1985.- Wolter O, “History Culture and Religion in Southeast Asia”, Singapore: Institute of Southeast Asia Studies, 1982.- Dougald J. W. O’Reilly, “Chàm được nghĩ đúng nhất không phải là một thể chế chính trị thống nhất mà như tập hợp các lãnh địa nhỏ hơn cùng chia sẻ các truyền thống văn hóa và ngôn ngữ” (“Early Civilization of Southeast Asia”, Lanham Alta Mira Press, 2007, tr.127).6 “Quy chế liên bang ở Champa rất gần gũi với quy chế liên bang ở vương quốc Mã Lai hôm nay, hay vương quốc Champa không phải là một quốc gia tập quyền như cơ chế chính trị ở Việt Nam hay Trung Quốc thời trước, nhưng là một quốc gia liên bang. Mỗi tiểu bang thường được hưởng một quyền tự trị khá rộng rãi” (“Phong trào phục hưng Champa vào năm 1693-1694”, Tạp chí Champaka [www.champaka.org/cgi-bin/viewitem]). Nhưng trong bài “Góp phần tìm hiểu lịch sử Champa” (cũng trên Tạp chí Champaka) Po Dharma lại viết: “Champa là một quốc gia liên bang. Một tiểu vương quốc có một thể chế chính trị tự trị và có quyền ly khai ra khỏi liên bang Champa để xây dựng lấy một vương quốc độc lập riêng biệt”.

Page 3: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

này, đều liên quan đến nhiều tộc người trong lịch sử (Katuic7, Bahnaric8, Việt Mường9, Malayo - Polynesie)10. Và, các cộng đồng ấy vẫn tiếp tục tồn tại cho đến hôm nay.

Charles Wheeler khi nhận định về những mô thức phổ quát ở một quốc gia duyên hải như Việt Nam, đã nhấn mạnh đến mô hình quần đảo (Archipelago) đặc trưng ở miền Trung. Đó là sự đan xen của những rặng núi chồng chất lên nhau, phân tán và cô lập địa hình thành những túi đất cách biệt11. Chính sông và núi ở đây, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho bất cứ thế lực nào muốn chiếm lĩnh, phòng thủ, cát cứ, trên những dạng “túi duyên hải” ấy mà Quảng Bình là một địa hình đặc trưng như vậy.

Tiếp thu ảnh hưởng trong bối cảnh chung của các quốc gia cổ đại vùng Nam Ấn và Đông Nam Á; miền Trung Việt Nam trong điều kiện biển núi cận kề, các tiểu quốc nơi đây đã tiếp nhận văn hóa Ấn thông qua con đường hải thương. Từ đó, họ gia nhập vào mạng lưới trao đổi, mua bán, trên một địa bàn rộng lớn xuyên quốc gia (Lào, Campuchia, Thái, Myanmar…), liên quan đến đời sống nhiều tộc người có nguồn gốc khác nhau. Tính chất, quy mô, đặc điểm của hoạt động này thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử, những tuyến lưu thông bao giờ cũng vậy. Các cửa sông, cảng biển từ Bắc Trung Bộ cho đến Nam Trung Bộ Việt Nam, vẫn luôn là các cửa ngõ quan trọng và độc quyền ở khu vực này trong các hoạt động giao thương với những quốc gia bên ngoài thời bấy giờ (Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, và các vương quốc ở Đông Nam Á hải đảo…).

Trong điều kiện ấy, những người làm chủ duyên hải, làm chủ của sông và cảng thị, sẽ là kẻ nắm vận mệnh của vùng đất và lãnh địa liên quan đến nó. Đây là nguyên nhân gây nên sự phân lập cương vực của những tiểu quốc Champa trong nhiều thế kỉ ở vùng đất này.

Mỗi tiểu vương quốc/Mandala được thành lập thường dựa trên cấu trúc tư tưởng, tinh thần, hay những yếu tố địa lý mang tính tâm linh như núi thiêng (tượng trưng thần Siva); sông thiêng (tượng trưng nữ thần Ganga, vợ Siva); cửa biển thiêng (cảng thị, nơi giao dịch buôn bán, trung tâm thương mại); thành phố thiêng (nơi cư ngụ của vua, hoàng tộc, trung tâm vương quyền); đất thiêng (nơi thờ tự thần linh và tổ tiên, trung tâm tín ngưỡng)12.

Do địa hình không thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp, các cộng đồng nơi đây lại có cơ hội tiếp xúc sớm với con đường hải thương liên quốc gia từ đội ngũ thương nhân Ấn và các vương quốc ảnh hưởng Ấn ở Đông Nam Á, nên vai trò các cảng thị ở miền

7 Kenneth Smith, “Eastern North Bahnaric: Cua and Kotua”, trong Mon-Khmer Studies IV, Language Series, No. 2, Center for Vietnamese Studies and Summer Institute of Linguistics, Saigon, 1973, tr.39.8 Thomas D và Headley R.K, “More on Mon-Khmer Subgroupings”, in Lingua 25, No.4 Center for Vietnamese Studies and Summer Institute of Linguistics [S.I.L], Saigon, 1970.9 David Thomas, 1973, Sđd, tr.39-40.10 Ở Việt Nam những tộc người nói ngôn ngữ Malayo - Polynesie: Chăm, Chăm H’roi, Jarai, Ê đê, Raglai, Churu…11 Charles Wheeler, “Re-thinking the Sea in Vietnamese History: Littoral Society in Integration of Thuan Quang, Seventeenth- Eighteeth Centuries”, In “ Journal of Southeast Asian Studies”, 37.1, Feb, 2006.12 Chẳng hạn, tiểu quốc Amaravati ở vùng Quảng Nam ngày nay được hình thành dựa trên 5 yếu tố sau: 1. Núi thiêng là Mahaparvata (Mỹ Sơn) hay Răng Mèo; 2. Sông thiêng là Thu Bồn; 3. Cửa biển thiêng là cửa Đại / Hội An; 4. Thành phố thiêng là Sinhapura/thành sư tử Trà Kiệu; đất thiêng là Srisanabhadresvara tại Mỹ Sơn [Trần Kỳ Phương (2004), “Góp phần tìm hiểu nền văn minh của vương quốc cổ tại miền Trung Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, số 3, tr.37].

Page 4: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

Trung thời bấy giờ trở thành quan trọng và quyết định sự hiện hữu, vị thế và sức sống của các tiểu quốc13. Vì vậy, hệ thống sông ngòi ở đây là thủy lộ huyết mạch, nối kết thị trường sản vật phong phú (hương liệu, dược liệu, gia vị, nô lệ…) từ miền núi và cao nguyên phía Tây, tham gia vào hoạt động hàng hải liên quốc gia thông qua các cửa sông14. Chính hoạt động này làm nên sức mạnh mọi mặt cho các tiểu quốc thống lĩnh địa bàn nơi chúng đi qua. Những dòng chảy lớn, nhỏ, đổ từ Tây sang Đông đảm đương chức năng thương lộ, vô hình dung, đã trở thành chiếc cầu nối kết trong hoạt động giao lưu về mặt ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tín ngưỡng… giữa cư dân miền xuôi và miền ngược; giữa đội ngũ thương nhân, thương lái ven biển với cư dân nông nghiệp phía núi.

Bên cạnh hệ sông Thu Bồn với cảng thi Hội An ở miền Trung, sông Ba đối với địa bàn Nam Trung Bộ đã từng đóng một vai trò quan trọng và điển hình, cùng với những con sông lớn ở phía Bắc địa bàn của người Chăm như Linh Giang (sông Gianh), sông Nhật Lệ và các cửa Roòn, Dinh, Lý Hòa, qua đó, có thể nhận diện nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử - kinh tế - văn hóa vùng đất miền Trung Việt Nam.

Trên cương vực thường được gọi là vương quốc Champa / nước Chiêm Thành, thống thuộc từ đèo Ngang đến Nam Bộ trong nhiều thế kỉ, thực ra, chưa từng được vận hành chính danh với tư cách là một bộ máy thống nhất từ Nam chí Bắc, hay mô hình liên kết các tiểu quốc / lãnh địa / mandala / vùng... một cách hoàn chỉnh bên cạnh Đại Việt15.

Trước khi bàn đến vùng đất Quảng Bình thời Champa, cần phân biệt rạch ròi ở đây sự khác nhau giữa các tiểu quốc trong cộng đồng vương quốc Champa với người Chăm (hàm nghĩa tộc người: ethnic group). Địa bàn sinh tụ của người Chăm trên bản đồ phân bố tộc người hiện nay ở Việt Nam, là từ phía Nam Bình Định trở vào. Từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình (địa bàn cũ của các tiểu quốc Amaravati và Indrapura ở phía Bắc, chỉ có khả năng tồn tại những nhóm thiểu số Ấn, hoặc nhóm Malayo - Polynesie ở tầng lớp quý tộc, tăng lữ và thương nhân); đại bộ phận cư dân sinh sống trên đất này là những tộc người nói ngôn ngữ Mon - Khmer và không loại trừ dấu vết

13 Khi hải lộ liên quốc gia chuyển đổi từ eo Kra, (vùng trung chuyển xuyên qua đất Xiêm La để đến với Phù Nam) qua eo Malacca để đến với các cửa cảng ở miền Trung từ thế kỉ V-VI, các tiểu quốc duyên hải nơi đây mới thực sự trở nên hùng mạnh và phát huy tầm ảnh hưởng của mình trong thống trị, cát cứ, hay liên minh.14 Học giả Oscar Salemink viết: “…chính hoạt động thương mại đã cùng tạo ra liên kết giữa miền núi cũng như đồng bằng giống như các mạng lưới buôn bán quốc tế. Hoạt động buôn bán đường dài đã kết nối giữa các vùng cũng như các cộng đồng dân cư ở miền núi và đồng bằng, với những tác động chính trị và văn hóa quan trọng đối với cả hai khu vực. Điều này thể hiện rất rõ thông qua danh sách những lâm sản (vùng cao) như ngà voi, sừng tê giác, sáp ong, cây lô hội, quế... được xuất ra nước ngoài bởi các nhà nước ở đồng bằng - điều đã được ghi chép trong các báo cáo và thư tịch cổ về Đông Nam Á lục địa. Tương tự như vậy, điều đó cũng được khẳng định thông qua một loạt những sản phẩm uy tín được“nhập khẩu” như cồng chiêng bằng đồng từ Mianma và bình lọ từ Trung Quốc với vai trò trong việc biểu thị uy tín về tâm linh và chính trị ở khu vực miền núi trên toàn bộ vùng đất liền và Đông Nam Á hải đảo, trong đó, mặt hàng đặc biệt quan trọng là muối (biển), thực phẩm tối cần thiết để duy trì sự sống ở Cao nguyên...”, (Oscar Salemink: “Một góc nhìn từ vùng cao: phần lịch sử quan trọng về mối quan hệ giữa đồng bằng và miền núi ở Việt Nam in trong Thời kỳ mở cửa những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở vùng cao Việt Nam”, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 2008).15 Vùng đất thường gọi là Champa, thực ra trong các tư liệu cổ đã từng tồn tại 3 tên gọi theo tuyến lịch đại đó là: Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành. Riêng trong bi ký Chăm, thì mãi đến đầu thế kỉ VII trong văn khắc của bia Sambhuvarman mới bắt đầu xuất hiện từ Champa với nội dung ca ngợi vua Vikrantavarman là đại vương, lãnh chúa tối cao của đô thị Champa (không phải là vương quốc Champa), mặc dù, họ vốn đã có mặt từ thế kỉ II sau công nguyên.

Page 5: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

của người Hoa và nhóm Việt - Mường đồng cư, trước khi người Việt có mặt chính thức trên vùng đất này.

Ở đây, có thể gặp sự đồng tình của Bernard Gay16. Tác giả này nhấn mạnh “không phải tính chất tổ chức xã hội, bộ máy tổ chức nhà nước như là hiệp bang, lại phản đối việc coi Champa như một xứ sở đơn nhất (unitary country) mà là một nhà nước liên hiệp với tính chất đa sắc tộc (a federal state, the multiethnic character of its population)”17.

Sự xáo trộn địa bàn cư trú của nhiều tộc người trong lịch sử là một hiện tượng phổ biến. Nhưng, tính cố kết của những đơn vị làm nông nghiệp ở đây: từ ruộng nước cho đến nương rẫy luân canh vốn đã có trong chiều sâu lịch sử. Điều ấy khó có khả năng tạo nên sự hoán vị hay biến mất cộng đồng bản địa, chủ nhân tạo nên sự cố kết ấy trên bản đồ tộc người. Thực tế này, có thể nhìn thấy khá rõ trên không gian phân bố tộc người qua nhiều thế kỉ, khi chưa có sự can thiệp sâu về mặt hành chính của chính quyền trung ương, vẫn là người bản địa18. Chính vì vậy, cư dân sinh sống ở miền Trung Việt Nam từ Nam đèo Ngang trở vào đến Quảng Ngãi trên cương vực Amaravati và Indrapura của Champa, trước khi nơi đây thuộc về người Việt chủ yếu là điạ bàn sinh tụ của những tộc người nói ngôn ngữ Mon - Khmer và Việt - Mường (Chứt, Việt, Bru, Katu, Pacoh - Tà Ôi, Cadong, Cor...)19.

Như vậy vấn đề ngữ nghĩa của một số từ gọi bấy lâu liên quan đến cư dân vùng đất này cần xác định lại như sau:

- Champa: Liên quan đến sự tự gọi của những người bản địa nhằm chỉ định cương vực của các tiểu quốc phân ly hay liên kết trên một lãnh thổ nhất định, chủ yếu xuất hiện trên một số văn bản và bi ký của các đối tượng này từ thế kỉ thứ VII trở về sau.

- Chiêm hay Chiêm nhân: Là từ Hán Việt để chỉ cư dân cư trú trên vùng lãnh thổ được gọi là Chiêm Thành, hay viết tắt từ tên gọi Chiêm Thành. Đây cũng là từ Hán Việt xuất hiện trong các văn bản Trung Quốc và Việt Nam khá muộn sau khi người Trung Quốc không còn gọi nơi này Lâm Ấp hay Hoàn Vương nữa.

- Chàm: Là từ Chiêm hay được Nôm hóa, do người Việt sử dụng để chỉ người Chiêm.

- Chăm: Là tộc danh tự gọi hoặc được sử dụng để chỉ những nhóm người nói ngôn ngữ Nam Đảo (Malayo-Polynesie) đang sinh sống ở Nam Trung Bộ (Phan Rang) và một bộ phận ở Tây Nam Bộ (An Giang, Châu Đốc) hiện nay.

16 Bernard Gay, “New Perspectives on the Ethnic Composition of Champa”, Proceeding, SEA CRS, Paris, 1988.17 Lương Ninh, “Vương quốc cổ Champa”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, tr.176.18 Cộng cư với người bản địa là một hiện tượng đặc trưng trên con đường đi về phương Nam của người Việt. Quan điểm này được thể hiện khá rõ qua tập văn bản "Thủy thiên tự" được mô tả từ đầu thế kỉ XV, có nghĩa là chỉ trong vòng một thế kỉ sau sự kiện Huyền Trân công chúa (1306). Xem: Nguyễn Hữu Thông và Lê Đình Hùng, “Từ tập hồi ký của một người di dân, nhận diện vùng đất Thuận Hóa đầu thế kỉ XV ”, Nghiên cứu Huế, Nxb Thuận Hóa, Tập 7, 2010, tr.48-60.19 Như vậy chủ nhân của những di tích Champa ở nơi đây chính là những thương nhân, quý tộc, giáo sĩ thuộc tộc người Chăm và Ấn Độ chiếm thiểu số, thuộc tầng lớp cai trị và thượng tầng trong cấu trúc tập cấp của những xã hội ảnh hưởng văn hóa Ấn. Thần dân, thuộc thành phần đa số chính là cư dân bản địa nói ngôn ngữ Việt - Mường và Môn - Khmer.

Page 6: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

- Lồi, Hời...: Chỉ những di tích, di vật hay hình tượng (tượng Lồi, thành Lồi, ma Hời...) liên quan đến chủ nhân tiền trú trong mắt người Việt khi đến tiếp quản vùng đất mới.

Một trong số những tiểu quốc ảnh hưởng Ấn Độ giáo qua tấm bia chữ Phạn được phát hiện sớm nhất ở Đông Nam Á ở làng Võ Cạnh (xã Vĩnh Trung - Thành phố Nha Trang20 có niên đại khoảng thế kỉ III-IV sau CN) đã nhắc đến một nhân vật có tôn hiệu là Sri Mara sáng lập. Thời điểm này tương ứng với một số tài liệu của Trung Quốc khi đề cập nhà nước Lâm Ấp ở quận Nhật Nam do một vị vua có tên là Khu Liên đứng đầu (cuối thế kỉ thứ II (năm 192) sau CN). Nhưng vấn đề ở đây là những nhà nghiên cứu về Champa không thống nhất khi cho rằng Sri Mara chính là Khu Liên21. Trên thực tế, dấu ấn lưỡng phân trong lịch sử Champa22 cũng như những sự xuất hiện vào đương thời nhiều tiểu quốc trên mảnh đất miền Trung (Lâm Ấp, Đường Ninh, Phù Nam, vương quốc của người Tây Đồ...);23 chẳng hạn trong tác phẩm viết về nước Phù Nam, P.Pelliot đã trích dẫn sử liệu Trung Quốc vào năm 208, Đào Hoàng (陶璜)24 là quan cai trị ở Giao Châu đã than phiền rằng: “Vương quốc này về phía Nam giáp với Phù Nam. Hai nước gồm rất nhiều bộ lạc và liên kết với nhau. Lợi dụng núi non hiểm trở, họ không chịu quy phục”25.

Tất cả những gì chúng ta đề cập về nhà nước Lâm Ấp đều liên quan đến một địa bàn khảo cổ học đó chính là Sa Huỳnh. Thật khó để có thể phủ nhận nhà nước Lâm Ấp (giai đoạn khởi phát và tồn tại của cương vực vương quốc Champa mà chúng ta nhắc đến sau này) tồn tại trên địa bàn cư trú của chủ nhân nền Văn hóa Sa Huỳnh, nhưng cũng không phải vì thế mà các nhà khoa học đã chứng minh một cách thuyết phục nhà nước Lâm Ấp chính là sự tiếp nối của một dạng nhà nước sơ khai Sa Huỳnh trước đó.

Ngô Văn Doanh cho rằng: "Thế là, vào cuối thế kỉ II, tại vùng trung tâm của nền văn hóa kim khí Sa Huỳnh đã ra đời một nhà nước - nhà nước Lâm Ấp hay nhà nước của Khu Liên”. Vậy, người Lâm Ấp là ai? Đến nay, bằng những phát hiện mới phong phú của khảo cổ học, các nhà khoa học Việt Nam có đủ tài liệu để khẳng định người Lâm Ấp chính là người Sa Huỳnh, hay nói như giáo sư Trần Quốc Vượng - người chủ biên công trình “Những di tích thời tiền sử và sơ sử ở Quảng Nam - Đà Nẵng”: “Nhà nước của Khu Liên ở cuối thế kỉ thứ II trong sách cổ Trung Hoa (Thủy Kinh chú) có lẽ chỉ là sự tái sinh hay hồi sinh của nhà nước cổ Sa Huỳnh"26.20 Finot L, “Les inscriptions de Hanoi-Museum”, BEFEO XV, Tập 2, tr.3.21 Bosselier J, “La statuaire du Champa”, Paris, 1963, tr.2.22 - Lưỡng phân cương vực: Bắc Chăm / Nam Chăm

- Lưỡng phân thị tộc: Kramuka Vams'a (Cau) / Narikela Vams'a (Dừa)- Lưỡng phân dòng dõi Núi / Biển(Nguyễn Hữu Thông, “Sông Ba: giao lộ chính trị - kinh tế - văn hóa đặc thù trong lịch sử”, Tạp chí Nghiên

cứu và Phát triển (Sở KH&CN Thừa Thiên Huế), số 4, (102), 2013, tr.6-10.23 Ngô Văn Doanh, “Văn hóa cổ Chămpa”, Nxb Văn hóa Dân tộc, 2002, tr.48.24 Đào Hoàng tên tự là Thế Anh (世英), là đại tướng dưới triều Đông Ngô và Tây Tấn.25 P. Pelliot, “Le Fou- nan”, BEFEO, III, tr.255.26 Ngô Văn Doanh, Sđd, tr.51-52. Xu hướng chuyển từ Văn hóa Sa Huỳnh đến việc lập nước, đến Lâm Ấp và vương quốc Champa, là cách nghĩ thông thường hiện nay. Tuy nhiên, thực tế phức tạp hơn. Sau vài lần khai quật ở Trà Kiệu và vùng Quảng Nam, một số tác giả vẫn cho là chưa thể chứng minh sự nối tiếp trên địa tầng văn hóa khảo cổ. Yamagata Mariko, giảng viên của đại học Rikkyo (Tokyo - Nhật Bản, 2001), có lần khai quật với giáo sư Ian Glover, có lần khác khai quật với Nguyễn Kim Dung, vẫn cho rằng trên một di chỉ, có dấu vết bên dưới là Văn hóa Sa Huỳnh muộn khoảng nửa sau thế kỉ I trước công nguyên, rồi đến lớp trên là mảnh gốm có văn in ca rô của Văn hóa Hán có niên đại cuối thế kỉ I đến giữa thế kỉ II đầu công nguyên. Có một khoảng đứt đoạn, hoặc một khoảng cách. Tuy nhiên đó chưa đủ cơ sở để bác bỏ sự phát triển liên tục của Sa Huỳnh bởi sự kế tục có hệ

Page 7: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

Nhiều nguồn thư tịch và bi ký hiện còn lưu giữ được đủ cơ sở để khẳng định trong suốt hơn 5 thế kỷ (từ cuối thế kỉ II cho đến ít nhất là thế kỉ VIII) vùng đất bắc miền Trung hiện nay đã từng tồn tại một nhà nước chưa mang tên Champa, mà chỉ được sử sách Trung Quốc gọi là Lâm Ấp quốc, mà theo R.A Stein27 xác định thủ đô Lâm Ấp là Sinhapura. Vì vậy, trong giai đoạn đầu tiên này của lịch sử Champa, các tiểu quốc phía Bắc, đặc biệt là Lâm Ấp, giữ vai trò chủ đạo. Vì thế, có thể gọi giai đoạn đầu của lịch sử Champa là lịch sử nhà nước Lâm Ấp. Cũng theo Stein biên giới phía Bắc của Lâm Ấp ở tận bờ Nam sông Gianh nơi còn nhiều vết tích thành cổ. Sách “Đại Nam nhất thống chí”, phần về tỉnh Quảng Bình có ghi rằng: “Phế thành Lâm Ấp, ở xã Trung Ái, huyện Bình Chính, từ núi Thành Thang chạy dài đến các xã Tô Xá, Vân Tập, Phù Lưu, vượt quanh khe đều có ụ đất, đứt từng đoạn; tương truyền đó là nền cũ của thành Lâm Ấp. Trong sử cũ có nói thành Khu Túc của Lâm Ấp ở phía Nam có sông Linh Thủy; nghi đây là Khu Túc hoặc lũy cũ của Hoàn Vương”28.

Như vậy, những khoảng tối trong việc nhìn nhận sự hình thành vương quốc Champa có địa giới từ phía cực Bắc Quảng Bình vào đến Bình Thuận đã có thể nhận diện cả trên phương diện cương giới lẫn thành phân tộc người chủ nhân của nó. Địa bàn Quảng Bình chính là phần lãnh thổ phía Bắc đã hiện diện trong không gian chính trị - văn hóa Chăm qua gần một thiên niên kỉ, đã góp một giá trị quan trọng làm nên chuỗi phát triển liên tục của dòng chảy lịch sử vùng đất Quảng Bình trong thiên niên kỉ thứ nhất.

3.2. Diễn trình lịch sử và dấu ấn văn hóa29

Năm 111 trước công nguyên, sau khi lật đổ nhà Triệu, nhà Tây Hán tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm các nước phía Nam, thống trị nước Âu Lạc. Đồng thời với sự tan rã của quốc gia cổ Việt Thường, vùng đất phía Nam cũng rơi vào tay của nhà Tây Hán. Ngoài hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân có từ thời nhà Triệu, nhà Hán lấy đất Nam Hoành Sơn đặt làm quận Nhật Nam,30 chia làm 5 huyện là Tây Quyển (西捲), Tỷ Cảnh (比景),31 Chu Ngô (周吳), Lô Dung (盧容) và Tượng Lâm (象林), vùng đất Quảng Bình nằm trong hai quận Tây Quyển và Tỷ Cảnh. Sau khi chiếm cứ vùng đất phía Nam Hoành Sơn, xét thấy đây là vùng đất mới, dân cư lại đa sắc tộc và chưa từng bị các thế lực phong kiến phương Bắc xâm lược nên nhà Tây Hán đã thi hành một chính sách cai trị hết sức tàn bạo để đề phòng sự nổi dậy của cư dân khu vực này. Ngoài hai viên Thứ sử (đứng đầu quận Nhật Nam) và viên Thái thú trông coi việc thu phú cống, viên Đô úy chỉ huy binh lính do người Hán trực tiếp đảm trách, ở mỗi huyện, nhà Tây Hán chiêu dụ người bản địa, đặt các chức quan cai trị và dành những đặc quyền cho họ để thực hiện chính sách “dùng người Việt, trị người Việt”, lấy mô hình bộ máy nhà Triệu đã áp đặt ở quận Giao Chỉ và Cửu Chân trước đây để thiết lập hệ thống cai quản ở các quận mới phía Nam Hoành Sơn. Đứng đầu các huyện Tây Quyển và Tỷ Cảnh là một viên Huyện lệnh được chọn trong tầng lớp tù trưởng địa thống trong các giai đoạn về sau. 27 Stein A, “Le Lin-yi”, Bulletin du C.E.S, vol II, Pekin, 1947, tr.197.28 Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam nhất thống chí”, Tập 2, Nxb Thuận Hóa, 1997, tr.45-46.29 Mục “Diễn trình lịch sử và dấu ấn văn hóa”, có cộng tác nghiên cứu của học giả Nguyễn Hữu Thông và Nguyễn Khắc Thái.30 Địa giới kéo dài từ Hoành Sơn đến đèo Cù Mông. 31 - Sách Thủy Kinh chú chép là “Tỷ Ảnh”, một số sách khác viết là “Tỷ Cảnh”, Nguyễn Đức Cung trong “Quảng Bình 900 năm nhìn lại” gọi là “Bắc Cảnh” nhưng không dẫn xuất xứ của danh xưng này. Xem: Nguyễn Đức Cung, “Quảng Bình 900 năm nhìn lại”, Nxb Nhật Lệ, Jersey, Hoa Kỳ, 2006, tr.21.

Page 8: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

phương. Đây là một chính sách khôn khéo và thâm độc, vừa tránh được những xung đột trực tiếp giữa người dân bản địa với người Hán, nhưng vẫn đảm bảo việc quản lý xã hội, thực hiện vơ vét các nguồn tài nguyên, bóc lột sức lao động của nhân dân.

Sau 16 năm bị gián đoạn, đến năm 25 sau công nguyên, nhà Đông Hán lên nắm quyền đã thực hiện chính sách thống trị hà khắc hơn trước32. Khác với nhà Tây Hán, nhà Đông Hán đã tăng cường số quan lại người Hán trực tiếp nắm quyền cai trị xuống tận cấp huyện. Bộ máy quản lý ở quận Nhật Nam được nhà Đông Hán (东漢) thiết lập khá độ sộ gồm Thứ sử,33 Đô úy (chức ngang Quận thừa), Đô úy thừa (giúp việc cho Đô úy), các Tòng sự giúp việc như Công tào tòng sự (coi việc tuyển bổ quan lại), Binh tào tòng sự (coi việc binh bị)... Chúng cho Thứ sử được quyền tùy nghi tình hình trong quận và của từng huyện mà đặt các chức quan trông coi các lĩnh vực kinh tế, xã hội như canh nông quan (trông coi nông nghiệp), thủy quan (trông coi việc đánh cá), diêm quan (trông coi nghề làm muối), công quan (trông coi thủ công nghiệp), thiết quan (trông coi nghề rèn đúc), các viên úy và thừa giúp việc cho huyện lệnh... để nắm chắc tình hình sản xuất của dân, từ đó mà thi hành chính sách vơ vét, bóc lột.

Cùng với việc thiết lập hệ thống cai trị, nhà Hán thi hành chính sách “tận thu” đối với các vùng đất đã xâm chiếm ở phía Nam, nhất là vùng đất mới phía Nam Hoành Sơn. Thông qua bộ máy chính quyền và hệ thống tay sai mà chúng tuyển mộ được trong địa phương, chúng ráo riết bắt thanh niên trai tráng đi phu để mở đường khai thác các tài nguyên rừng, bắt dân khai thác gỗ quý, các loại sản vật quý hiếm trên rừng, dưới biển đem về làm giàu cho quan lại và tầng lớp quý tộc bên chính quốc. Lợi dụng đặc quyền do bọn thống trị ban cho, một số thổ hào địa phương cũng nhân cơ “đục nước béo cò” đã bao chiếm ruộng đất, thao túng các ngành nghề thủ công, chèn ép và bóc lột người lao động một cách thậm tệ. Trong hoàn cảnh đó, không chỉ cuộc sống người dân ở hai huyện Tây Quyển và Tỷ Cảnh bị đẩy đến bần cùng mà tính mạng của họ cũng bị coi rẻ. Họ bị cưỡng bức lao động, đánh đập, tra tấn, thậm chí bị giết chóc dã man mà không được ai can thiệp, bảo vệ. Lệ làng, tục bản đều bị xâm phạm và vô hiệu hóa. Phong tục, tập quán văn hóa truyền thống không được tôn trọng, thậm chí bị cấm đoán.

Không chịu được sự thống trị, bóc lột tàn bạo của nhà Hán và sự lộng hành của bọn hào trưởng can tâm làm tay sai cho ngoại bang, nhân dân khắp nơi trong cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam đã đứng lên đấu tranh chống lại chúng. Mùa Xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa ở huyện Mê Linh. Cuộc khởi nghĩa nhận được sự hưởng ứng của nhân dân trong vùng và lan rộng ra toàn quận Nhật Nam. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là một đòn đánh mạnh vào ách thống trị của nhà Hán, khiến cho chúng phải nhượng bộ, điều chỉnh một số chính sách thống trị để xoa dịu tình hình phản kháng của nhân dân. Mặc dù cuộc khởi nghĩa đã bị đàn áp nhưng tinh thần bất khuất của những người lãnh đạo và nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã khơi dậy tinh thần dân tộc trong nhân dân cả 3 quân Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Chỉ ít lâu sau khi phong trào khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở phía Bắc bị đàn áp thì ở Nhật Nam lại nổi lên hàng loạt cuộc khởi nghĩa, mở đầu là khởi nghĩa nổ ra năm

32 Nhà Tây Hán bị Vương Mãng cướp ngôi và trị vì 16 năm, từ năm thứ 8 đến năm 24 sau công nguyên.33 Nhà Đông Hán buộc viên thứ sử phải thường xuyện có mặt tại nơi trấn trị, kể cả lúc có tang cha mẹ cũng không được bỏ chức.

Page 9: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

100 của nhân dân Tượng Quận, thu hút hơn 2.000 người tham gia. Nhà Đông Hán đã phải điều quân từ các huyện trong khu vực đến đàn áp, nhưng sau đó nhà Hán buộc phải phát chẩn cho dân nghèo ở quận Nhật Nam, “tha tiền lao dịch, tô ruộng, thuế cỏ khô trong hai năm cho dân Tượng Lâm để xoa dịu sự bất bình của họ, đồng thời nhà Hán đặt thêm chức Binh trưởng sứ ở Tượng Lâm để đề phòng, sẵn sàng đàn áp mọi hành động phản kháng”34.

Năm 138 (đời Hán Vĩnh Hòa thứ 3), nhân dân Nhật Nam lại nổi dậy khởi nghĩa, đánh huyện Tượng Lâm, “đốt thành và chùa, giết Tưởng lại”35. Nhà Hán phải cho Thứ sử Giao Châu là Phàn Diễn cấp tốc điều hơn 1 vạn binh lính của hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân vào đàn áp. Trên đường hành binh vào Nam, đạo quân này đã bị nhân dân hai huyện Tây Quyển và Tỷ Cảnh chặn đánh nhiều nơi, một số phải bỏ trốn về quê, một số quay lại hợp tác với nhân dân Tây Quyển và Tỷ Cảnh quay sang đánh phá quận trị, làm phá sản kế hoạch chi viện cho quân đô hộ của nhà Hán ở Tượng Quận36.

Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Tượng Quận cùng với sự hợp tác đắc lực của nhân dân hai huyện Tây Quyển và Tỷ Cảnh đã tác động mạnh mẽ đến triều đình nhà Hán khiến chúng phải vội vàng tìm cách đối phó. Theo ghi chép trong sách “Hậu Hán thư” ”(後漢書), Hán Thuận đế (漢顺帝/126-144) đã phải họp bách quan, công khách và duyên thuộc 4 phủ lại trong triều để bàn kế sách giải nguy37. Các quan đều bàn nên sai tướng giỏi phát 4 vạn quân của 4 châu Kinh, Dương, Duyện, Dự đi đánh. Tuy nhiên, nhiều quan lại trụ cột của triều đình nhà Hán nhân thấy việc đối phó với cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam tiềm ẩn rất nhiều khó khăn, trở ngại nên không dám động binh. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” (大越史記全書) chép: “Quận Nhật Nam cách hơn 9 nghìn dặm, phải ba trăm ngày mới đến, tính lương mỗi người ăn mỗi ngày 5 thăng thì phải dùng đến 60 vạn hộc gạo, đó là không kể lương thực của tướng lại và lừa ngựa. Đặt quân ở đấy chết chóc rất nhiều, đã không đủ quân chống giặc, lại phải bắt thêm. Thế là xẻo cắt lòng bụng để chắp vá chân tay”. Kế sách đưa quân từ chính triều sang đối phó với khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam không thực hiện được, nhà Hán quay sang dùng thủ đoạn “chiêu mộ người Man Di khiến họ đánh lẫn nhau. Chuyển vận hàng lụa để cấp cho, kẻ nào có thể phản gián, dụ hàng thì cắt đất phong cho”38. Do phải lúng túng tìm cách đối phó với nhân dân Nhật Nam đã tranh thủ thời cơ đem lực lượng khởi nghĩa tấn công vào các phủ lỵ, nơi ở của quan lại nhà Hán và nơi đồn trú của quân Hán khiến chúng bị tổn thất thương vong rất nhiều. Mãi đến hơn một năm sau, quân Hán đang chiếm đóng ở Nhật Nam không chống đỡ nỗi quân khởi nghĩa nên nhà Hán cử Chúc Lương (祝梁) sang làm Thái thú quận Cửu Chân để tìm cách đối phó. Chúc Lương đã dùng quỷ kế, chiêu mộ bọn phản loạn gây mâu thuẫn nội bộ nghĩa quân, làm suy yếu lực lượng, dẫn đến thất bại39.

34 Lương Ninh, “Lịch sử Vương quốc Champa”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, tr.11.35 Theo Lương Ninh viết trong sách “Lịch sử Vương quốc Champa”, (Sđd, tr.99) thì cuộc khởi nghĩa này diễn ra năm 36.36 Trương Hữu Quýnh chủ biên, “Đại cương Lịch sử Việt Nam”, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.88-89.37 “Hậu Hán thư”, Quyển 116, tờ 8a.38 “Đại Việt sử ký toàn thư”, Bản in Nội các quan bản. Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Nxb Khoa học Xã hội, 2010, tr.99. 39 Trương Hữu Quýnh chủ biên, “Đại cương Lịch sử Việt Nam”, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.88-89.

Page 10: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

Năm 144 (Hán Kiến Khang (漢建康 ) năm thứ nhất), nhân dân hai huyện Tây Quyển và Tỷ Cảnh (quận Nhật Nam) lại nổi lên khởi nghĩa chống lại ách thống trị của nhà Hán. Lần này, cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam có sự phối hợp chặt chẽ với nhân dân ở các huyện phía Bắc Hoành Sơn thuộc quận Cửu Chân. Quân khởi nghĩa đã tập hợp được hàng nghìn nghĩa quân đã đánh phá các huyện trị Tây Quyển và Tỷ Cảnh, tấn công ra phía Bắc Hoành Sơn, đánh chiếm một số thành ấp, đồn trại của quan quân nhà Hán. Thứ sử Hà Phương phải huy động binh lính từ Giao Chỉ vào mới giải nguy được cho quân Hán ở Cửu Chân và Nhật Nam.

Năm 157 (Hán Hoàng đế Lưu Chí (漢桓帝-劉志) - Nguyên Gia (元朝) năm thứ nhất), nhân dân Cửu Chân dưới sự chỉ huy của Chu Đạt đã nổi lên khởi nghĩa, đánh chiếm quận trị Cửu Chân, giết chết tên Thái thú tàn bạo Nghê Thức. Để cứu nguy cho bọn chiếm đóng, nhà Hán đã cử Ngụy Lang sang làm Đô úy đem quân đội từ Quảng Tây sang đàn áp cuộc khởi nghĩa một cách tàn khóc, giết chết hơn 2.000 người. Các chủ tướng và nghĩa quân đã phải rút qua đèo Ngang vào nương náu tại hai huyện Tây Quyển và Tỷ Cảnh. Nhân dân ở đây đã cưu mang, đùm bọc nghĩa quân và cùng chuẩn bị lực lượng sẵn sàng đối phó với địch. Thấy vùng đất Nam Hoành Sơn có sự phòng bị, quân nhà Hán không dám truy kích nghĩa quân mà chỉ đóng giữ ở Hoành Sơn. Nhân dân hai huyện Tây Quyển vả Tỷ Cảnh nhân đà đó phát triển lực lượng (có lúc lên tới trên 2 vạn người) tiếp tục cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán kéo dài trong 3 năm (từ năm 157 đến năm 160) mới tan rã40.

Trong gần 2 thế kỉ dưới ách thống trị của nhà Triệu và nhà Hán nhân dân cả nước nói chung, cộng đồng các dân tộc sinh sống trong vùng đất Nam Hoành Sơn nói riêng đã kiên trì và bền bỉ tiến hành cuộc kháng chiến chống lại ách đô hộ của ngoại bang. Mặc dù tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng đều thất bại nhưng tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất và ý chí đấu tranh giành độc lập vẫn được nhân dân nuôi dưỡng để mỗi khi có cơ hội thuận lợi lại tiếp tục bùng lên một cách mạnh mẽ. Chính những yếu tố đó đã tạo điều kiện thuận lợi, là sự chuẩn bị về mặt tinh thần cho sự bùng phát của cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam dẫn tới sự ra đời của quốc gia phong kiến Champa độc lập vào cuối thời Đông Hán.

Cuối thế kỉ thứ II, nhân lúc chính quyền phong kiến Trung Quốc rơi vào khủng hoảng, đất nước loạn lạc, các thế lực phong kiến cầm quyền ở Trung Quốc đang phải lo nội trị, cùng lúc này, nhân dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân cũng đang đứng lên khởi nghĩa, chống lại ách thống trị hà khắc của nhà Đông Hán, năm 192, nhân dân Nhật Nam dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã chớp lấy cơ hội hết sức thuận lợi đó để đứng lên khởi nghĩa41. Trong cuộc khởi nghĩa này, nhân dân huyện Tượng Lâm (象林) ở địa bàn xa nhất, có nhiều thuận lợi nên đã giành thắng lợi trước tiên. Từ Tượng Lâm, nghĩa quân phát triển thanh thế, mở rộng địa bàn và đánh dần ra các huyện phía Bắc.

40 “Đại Việt sử ký toàn thư”, Bản in Nội các quan bản. Mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697), Nxb Khoa học Xã hội, 2010, tr.99. Xem thêm: Lương Ninh, “Lịch sử Vương quốc Champa”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, tr.100.41 Theo giới nghiên cứu thì Khu Liên có thể không phải là tên một nhân vật lịch sử mà là một chức vị trong hệ thống tổ chức cộng đồng. “Khu Liên” (có sách viết là Khu Quỳ, Khu Đạt hay Khu Vương có thể được chuyển âm từ ngôn ngữ cổ Kurrung có nghĩa là tộc trưởng, thủ lĩnh hay vua. Xem: Lương Ninh, “Lịch sử Vương quốc Champa”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, tr.14. Đây cũng là quan điểm chung của nhiều nhà nghiên cứu Chăm. Xem: Phan Khoang, “Những chương dấu tích hai xứ Thuận Quảng”, Tập san Sử Địa, Sài Gòn, số 11-1968, tr.56; Trần Kỳ Phương, “Mỹ Sơn trong lịch sử mỹ thuật Chăm”, Nxb Đà Nẵng, 1988, tr.82.

Page 11: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

Sau khi đánh chiếm hai huyện Tây Quyển và Tỷ Cảnh, mở rộng vùng giải phóng ra tận Linh Giang, quân khởi nghĩa đã quyết định thành lập nhà nước độc lập lấy tên là Lâm Ấp42.

Như vậy, tất cả những cuộc nổi dậy của nhân dân Nhật Nam, Cửu Chân và đặc biệt là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào năm 40 ở Giao Chỉ đã làm cho ách đô hộ của nhà Hán ở cả 3 quận suy yếu và tạo điều kiện tốt cho sự ra đời của nhà nước Lâm Ấp... Sách “Thủy Kinh chú” giải thích: Lâm Ấp (林邑) chính là huyện Tượng Lâm (象林), sau bỏ chữ Tượng (象林), còn chữ Lâm (林), gọi Lâm Ấp43.

Từ sau khi nước Việt Thường tan rã thì Lâm Ấp là nhà nước độc lập đầu tiên ở phía Nam Hoành Sơn được xây dựng trên nền tảng văn hóa bản địa. Sách “Tấn thư” đã mô tả cộng đồng cư dân và vùng đất mà Khu Liên đã giành được quyền làm chủ và thành lập nhà nước độc lập:“ nơi đây bốn mùa ấm áp, không có sương tuyết. Người đều ở trần, đi chân, lấy da màu làm đẹp. Nữ quý, nam hèn, cưới nhau trong họ, đàn bà phải sắm sính lễ trước. Lúc con gái làm lễ cưới mặc áo ca bàn, một bức vải rộng may ngang, đầu đội hoa quý. Cư tang thì cắt tóc gọi là hiếu, thiêu xác giữa đồng gọi là chôn. Vua đội mũ triều thiên, đeo đủ thứ tua dải, mỗi khi triều chính, con em bầy tôi hầu cận không được đến gần”44.

Sự ra đời của nhà nước Lâm Ấp sau cuộc khởi nghĩa do Khu Liên lãnh đạo đã khởi đầu cho diễn trình lịch sử Champa trên đất Quảng Bình. Trong suốt những thế kỉ ấy, Quảng Bình đã đóng một vai trò tiền tiêu quan trọng. Sự hiện diện của hàng loạt những phế tích thành lũy quân sự, đã chứng minh tính hiểm yếu của một vị trí mà những vị vua đầu trong thời kỳ xây dựng nước Lâm Ấp đã nỗ lực bảo vệ trước sự phản công của Trung Quốc từ phía Cửu Chân và Giao Chỉ. Và không chỉ có thế, lực lượng quân sự của nhà nước Lâm Ấp cũng nhiều lần tấn công những vùng đất phía Bắc sông Gianh để mở rộng cương vực cho mình. Trong suốt mấy trăm năm từ thế kỉ thứ II đến thế kỉ thứ VII là những cuộc chiến tranh liên tục, phần lớn do sự lãnh đạo của các vị vua của Lâm Ấp, từ căn cứ ở hai huyện Tây Quyển và Tỷ Cảnh, tổ chức tấn công không ngơi nghỉ để giành phần đất Cửu Chân. Không ít những quan trấn nhậm Giao Châu (交州) của Trung Quốc nhiều lần khốn đốn.

Chính trong thời kỳ này, nhà nước Lâm Ấp vừa phát triển lực lượng quân sự để đối phó với các cuộc tấn công từ phía Bắc của nhà Hán, vừa hoàn chỉnh hệ thống hành chính cùng những thiết chế hành chính / quân sự để cai quản, thực hiện nhiệm vụ trị vì. Đó có thể là căn nguyên lý giải sự xuất hiện của những tòa thành mà cấu trúc và quy mô ở trong tầm mức một thiết chế hành chính / quân sự. Dấu tích để lại trong hai tòa thành Cao Lao Hạ và Ninh Viễn đã nói lên điều đó.

42 Lương Ninh, “Lịch sử Vương quốc Champa”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, tr.14.43 Theo “Thủy Kinh chú”, Ngô Văn Doanh chú dẫn trong “Văn hóa cổ Chămpa”, Nxb Văn hóa Dân tộc, 2002, tr.51.44 “Tấn thư”. Dẫn theo “Cổ Trung đại Việt Nam liên hệ sử tư liệu tuyển biên”, Nxb Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 1982, tr.58.

Page 12: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

Thành Cao Lao Hạ45 được xây dựng trên dải đất cao, thoáng, trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nay thuộc địa phận xã Hạ Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Con đường giao thông liên xã tách ra từ thiên lý nối liền xã Hạ Trạch với Bắc Trạch được mở đi ngang qua lũy thành46. Tòa thành có dạng hình chữ nhật, các lũy thành cao thấp không đều nhau.

45 Theo Nguyễn Phước Bảo Đàn, “đến nay, những thành Lồi ở các tỉnh miền Trung luôn gắn với những tồn nghi lịch sử, thành Lồi Kẻ Hạ cũng vậy. Bằng những phép tính cụ thể, học giả Đào Duy Anh cho nó là huyện thành Tây Quyển - một trong năm huyện của quận Nhật Nam thời thuộc Hán và cũng là thành Khu Túc - thành Lâm Ấp buổi quốc sơ. Tuy nhiên, với những thư tịch và kết quả khảo sát hiện có của chúng tôi, khó có khả năng đây là Khu Túc. Những ghi chép của Thủy Kinh chú khi dẫn sách Thủy Kinh về Khu Túc như sau: “Thành xây giữa hai con sông là Lô Dung và Thọ Linh, chu vi 6 dặm, 170 bộ, xây gạch cao 2 trượng, trên thành lại có tường cao 1 trượng, có mở nhiều lỗ vuông, trên tường gạch có lát ván, trên ván dựng 5 tầng gác, trên gác có nóc, trên nóc có lầu, lầu cao từ 7-8 trượng, thấp cũng 5-6 trượng, thành có 13 cửa, tất cả cung điện đều quay về hướng Nam. Chung quanh thành có hơn 2.100 ngôi nhà”. Với quy mô to lớn như thế thì Cao Lao thành khó có thể đảm đương được. Nguyễn Phước Bảo Đàn, “Cổ thành Cao Lao Hạ - Vài suy nghĩ sau những lần khảo sát” , Kỷ yếu hội thảo khoa học, chuyên đề: “Thành lũy cổ ở khu vực Bình Trị Thiên”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, 2001, tr.33.46 Khu vực này nằm trên bờ Nam sông Gianh (Linh Giang, còn gọi là Thanh Hà, phát nguyên từ ba nguồn: từ núi Thanh Lãng, từ các núi nguồn Kim Linh, và từ nguồn Son An Náu, thời phân tranh, lấy sông này làm giới hạn, mới gọi “Nam Hà”, “Bắc Hà”. Gần cửa biển, sóng gió dữ dội, hai bờ cách trở như hào rãnh của trời, cùng lũy Nhật Lệ làm thế hiểm yếu trong ngoài. Năm Minh Mạng thứ 19, đúc cửu đỉnh, lấy hình tượng này đúc vào Chương đỉnh; Thiệu Trị thứ 4, dựng bia đá ở bờ phía Nam, Tự Đức thứ 1, chép vào điển thờ) nơi sông Son (Đại Nam nhất thống chí gọi là nguồn Son An Náu - một trong ba nguồn của sông Gianh / Linh Giang: “...nguồn Son An Náu chảy về phía Đông qua huyện Minh Chính vào sông La Hà đổ ra biển...”. Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam nhất thống chí”, Tập 2, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1994, tr.35-36.

Page 13: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

- Lũy thành hướng Đông - Bắc dài 197m, rộng 5,6m, cao 2,5m, rộng chân 10,5m. Bên ngoài lũy thành là cánh đồng Phố, sát chân thành là một bờ đất rộng 5,8m mà dân địa phương gọi là thành giai (?) và dấu tích hào nước. Dọc lũy thành hiện vẫn còn rất nhiều mảnh gốm (từ gốm Chăm xương dày, thô mộc; loại nung đến sành; kể cả đồ da lươn; céladon...) và rất nhiều gạch vỡ, trong đó viên còn nguyên có kích thước (18cm x 10cm x 40cm). Ngay giữa lũy thành có chỗ bị cắt ngang rộng 3,5m có tên là cửa Sát Cấm, cũng chính là nơi mật tập nhiều gạch vỡ, bên ngoài là dấu tích hói Hạ chảy chếch về hướng Nam nối liền Sát Cấm với sông Gianh. Có thể xưa kia, con hói này được đào làm thủy lộ từ tòa thành ra sông Gianh.

- Lũy thành hướng Đông - Nam dài 255m, rộng 5,5m, cao 2,2m, rộng chân 11,3m. Bên ngoài lũy thành là cánh đồng Phố và khu mộ táng (ở khu mộ táng, gần đường giao thông có một nền gạch cũ, gọi là nền Chùa), sát lũy thành là bờ đất rộng 5m và dấu tích của hào nước. Chỗ cắt thành được dân địa phương gọi là cửa Chùa.

- Lũy thành hướng Tây - Nam dài 197m, rộng 6,8m, cao 2,7m, rộng chân 11,7m. Bên ngoài lũy thành cũng là bờ đất rộng 7m, trên đó có nhiều mộ táng hình nón cụt (11 ngôi), kế đến là ruộng lúa rộng 15m. Có thể những thửa ruộng này, trước kia là hào nước, bị bồi lấp mà thành.

- Lũy thành hướng Tây - Bắc dài 255m, rộng 6m, cao 1,8m, rộng chân 11,7m. Bên ngoài là cánh đồng Lạc, bờ đất rộng 9m ngay sát chân lũy, xa hơn nữa là sông

Dấu tích thành Cao Lao tại xã Hạ Trạch,

huyện Bố Trạch(Ảnh Phân viện

Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế)

Page 14: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

Son. Trong quá trình canh tác, dân địa phương thu nhặt được ở đây rất nhiều xỉ sắt, mảnh gốm sứ và những mảnh vỡ hình bán cầu bằng đá hoặc sành, đây có thể là đạn đá.

Lũy thành được đắp bởi hai lớp đất (loại đất sét vàng có đặc tính liên kết khá lỏng lẽo, một số đoạn được đắp bồi bởi đất Feralit màu xám đỏ), ở giữa có lớp gia cố bằng đá cuội (loại cuội vừa giống ở thành Hóa Châu -化州) và gạch vỡ (không xác định được kích thước). Lớp đất bên dưới dày khoảng 1,2m, lớp trên khoảng 1,5m, lớp gia cố ở giữa khoảng 35-40cm. Lối cấu trúc này chúng ta cũng bắt gặp ở thành Lồi, Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) hoặc ở một số thành Chăm khác. Tuy nhiên, ở thành Lồi hay Hóa Châu, lớp gạch, đá gia cố giữa lũy thành có vẻ quy chỉnh hơn.

Nhìn tổng thể, qua khảo sát có thể tòa thành được mở ra ba cửa: cửa Sát Cấm, hai cửa còn lại là chỗ con đường giao thông cắt ngang. Qua khảo sát, được biết chỗ bị san bạt ở lũy thành hướng Đông - Nam được dân địa phương gọi là Cửa Chùa do bên ngoài lũy thành, trong khu mộ táng có vị trí được gọi là nền Chùa và cũng để dễ phân biệt với cửa còn lại. Nhà khảo cứu Nguyễn Phước Bảo Đàn khi tiếp cận cấu trúc tòa thành đã phát hiện rằng, nếu đặt tòa thành trong bối cảnh khu vực trên bờ Nam sông Gianh thì cửa chính tòa thành sẽ là sát cấm và hỗ tương cho nó là một số cửa phụ được mở về hướng núi, tạo thế liên hoàn thủy bộ cho tòa thành47.

Qua sử liệu và thực tế khảo sát, bằng những phép tính cụ thể, học giả Đào Duy Anh cho rằng thành Cao Lao Hạ chính là huyện thành Tây Quyển - một trong năm huyện của quận Nhật Nam thời thuộc Hán và cũng là thành Khu Túc - thành Lâm Ấp buổi quốc sơ48. Nếu giả thuyết này đứng vững (trong khi đang có nhiều ý kiến nghi ngờ về quy mô của nó) thì bấy giờ thành Cao Lao Hạ (Khu Túc ?) và vùng phụ cận đã trở thành một vùng dân cư phát triển, kinh tế sầm uất. Đó không chỉ là một tòa thành được xây dựng theo đồ thức của một lỵ phủ với lâu đài phố xá và cả khu thương mại thông thương ra biển, không loại trừ tồn nghi là một cảng thị (hiện nay còn mang địa danh là “Ruộng Phố”). Sách “Thủy kinh chú” viết: “Thành ấy bao quát cả hai dòng sông, ba mặt là núi, mặt Nam, mặt Bắc nhìn sông nước, mặt Đông, Tây là bến sông, khe suối chảy dào dạt dưới thành. Thành phía Tây bẻ ra góc, chu vi 6 dặm 100 bộ, phía Đông - Tây đo được 650 bộ, thành gạch xây cao 2 trượng, mở ra vuông vức, có chỗ trống. Trên gạch gác ván, trên ván là 5 tầng điện, gác trên là gác nhà, trên nhà dựng lầu, lầu cao bảy, tám trượng, thấp thì năm, sáu trượng. Thành mở ra 13 cửa, phàm cung điện đều mở mặt về phía Nam. Nhà cửa gồm hơn 2.100 gian, phố chợ bao quanh. Núi ngăn đất hiểm nên binh khí, chiến cụ ở Lâm Ấp đều để tại Khu Túc”49.

Như vậy, có cơ sở để có thể xác định thành Cao Lao Hạ thời bấy giờ đã là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của nhà nước Lâm Ấp ở phía Bắc và đồng thời cũng là nơi đồn trú của lực lượng quân đội Lâm Ấp làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biên viễn phía Bắc.

47 Dẫn từ Nguyễn Phước Bảo Đàn, “Cổ thành Cao Lao Hạ - Vài suy nghĩ sau những lần khảo sát”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, chuyên đề: “Thành lũy cổ ở khu vực Bình Trị Thiên”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, 2001, tr.22-35. 48 Đào Duy Anh, “Đất nước Việt Nam qua các đời”, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1997, tr.68-69.49 Theo “Thủy kinh chú”. Dẫn từ “Cổ Trung đại Việt Nam liên hệ sử tư liệu tuyển biên”, Nxb Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 1982, tr.90.

Page 15: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

Cũng nằm trên một hệ tuyến phòng thủ theo các triền sông, lấy một mặt sông làm thế che chắn một thành, người Chăm đã xây dựng một tòa thành thứ hai - Thành Ninh Viễn, cũng với chức năng hành chính / quân sự, có thể đó cũng là phủ lỵ của huyện Tỷ Ảnh.

Tòa thành nằm trong phạm vi làng Uẩn Áo (nay là xã Liên Thuỷ, huyện Lệ Thủy), phía Bắc giáp làng Cổ Liễu, phía Nam giáp làng Trạm (xã Mỹ Trạch, Thuận Trạch), phía Tây giáp sông Kiến Giang. Tòa thành xây dựng trên vùng đất bằng, không bị phụ thuộc vào địa hình mà hoàn toàn có thể chủ động trong việc thiết kế quy mô, cấu trúc thành. Không gian của tòa thành có ba mặt giáp sông và cánh đồng lúa nước: phía Tây Bắc là sông Bình Giang (Kiến Giang), phía Đông Nam là cả một vùng đồng trũng rộng lớn (trước là đầm nước, tục gọi là xứ Đầm), phía Đông Nam là hói (sông) chợ Mai. Kích thước ở vị trí cầu bắc qua hói dẫn vào thành là 22m; lũy Tây Nam được dựng lên trong thế dựa vào núi (tục gọi là Xóm Rậy [xóm núi]). Ô châu cận lục mô tả “một mặt dựa núi ba mặt cách sông” là vậy.

Thành có dạng chữ nhật không cân, theo trục Tây Nam - Đông Bắc. Kích thước đo được ở lũy thành hướng Đông Nam khoảng 370m, và Đông Bắc (ở lũy thành Đông Bắc) là 480m (Có ý kiến cho rằng đây chính là thành cũ xưa nhất xây toàn bằng đá ong). Thành có hình chữ nhật, ngang khoảng 300m, dọc khoảng trên 100m. Người già cho biết rằng, ngày xưa giữa thành có một tháp Champa, trước 1945 nền đất chân tháp còn khá cao, cùng với những khung nền xung quanh có thể là di tích các dinh thự) . Ngoài cửa thành phía Nam theo như mô tả của Đại Nam nhất thống chí (大南ー統志) và một số tư liệu cổ có 4 chữ: “Ninh Viễn trấn thành”. Hướng chính mở ra sông chính Bình Giang, giao thông thuận lợi; án ngự ở khúc ngoặt con sông, cửa ngõ dẫn vào - ra - lên - xuống vùng huyện lỵ Lệ Thuỷ qua cửa biển Nhật Lệ: “chảy quanh về Tây Bắc qua xã Cẩm La hợp với sông Nhật Lệ mà ra biển”, đây chính là con đường “thủy vận” từ Động Hải đến bến Dâu.

- Lũy thành Đông - Nam: có mặt cắt ngang thành dạng cổ chai, có thể phân biệt hai tầng khá rõ, tầng dưới rộng 24m, cao 3,5-4m; tầng trên rộng 13m, cao 1,5-2m.

- Lũy thành Tây - Bắc: có dấu tích kè đá ở mặt ngoài của lũy thành. Đá để xây thành có nhiều kích thước (20cm x 25cm x 40cm; 40cm x 50cm x 80cm; 40cm x 60cm x 120cm...), dạng tự nhiên hoặc được đẽo gọt, để kè sân, làm hàng rào, bậc cấp, bậc kê ở bến nước, xây dựng các công trình phụ khác... Dọc theo lũy thành Tây - Bắc, có một số gạch với kích thước như gạch ở thành Cao Lao Hạ (10cm x 18cm x 40cm), đó chính là gạch Chăm50. Đặt tòa thành trong không gian địa lý - lịch sử của Tây Quyển và Tỷ Cảnh bấy giờ, nhà nghiên khảo cứu Lê Anh Tuấn cho rằng, đây có thể là tòa thành được xây dựng vừa làm lỵ sở huyện Tỷ Cảnh, vừa là một căn cứ quân sự, nơi đồn trú của quân đội làm nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ và trị an trong vùng nên đã có thời vùng đất này mang tên huyện Ninh Viễn (宁远县).

50 Dẫn liệu từ Lê Anh Tuấn, “Ninh Viễn thành”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, chuyên đề:“Thành lũy cổ ở khu vực Bình Trị Thiên”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, 2001, tr.22-35.

Page 16: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

Mặc dù còn những tồn nghi lịch sử nhưng những dấu tích kiến trúc đã cho thấy sự hiện diện của những thiết chế hành chính / quân sự của người Chăm trên địa bàn Quảng Bình xưa, nơi khởi đầu cho gần một thiên niên kỉ Quảng Bình tồn tại trong không gian lịch sử, văn hóa Champa51.

Sau khi thành lập nhà nước Lâm Ấp, Khu Liên lên ngôi vua trị vì được mấy chục năm rồi truyền ngôi lại cho cháu ngoại là Phạm Hùng trị vì đến hết thế kỉ thứ III.52

Thời kỳ nhà nước Lâm Ấp được thành lập ở vùng đất quận Nhật Nam cũng là lúc nhà Đông Hán đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng triều chính làm cho sự thống trị của chính quyền Đông Hán tại Giao Chỉ và Cửu Chân đã vô cùng suy yếu. Đến năm 220, đất nước Trung Quốc rơi vào cục diện tam quốc tranh cứ Ngụy ( 魏 ), Thục ( 蜀 ) và Ngô (吳). Nhà Ngô ở phía Nam đã thay nhà Đông Hán cai quản cả vùng đất Giao Chỉ, Cửu Chân nhưng thường xuyên không ổn định do phải đối phó với rất nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại ách thống trị của chúng53. Năm 248, hai anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh nổi dậy tập hợp nhân dân khởi nghĩa, đánh chiếm các quận huyện Cửu Chân. Nhân cơ hội đó, vua tôi nhà nước Lâm Ấp tranh thủ lúc nhà Ngô bận đối phó với các cuộc khởi nghĩa ở phía Bắc để xây dựng đất nước, tăng

51 Cùng với di tích lũy thành, ngay kề cận thành Cao Lao Hạ (mà nhiều học giả cho là thành Khu Túc), có một cánh đồng nằm sát ngay bờ sông Linh Giang, cách cửa (cảng Gianh) khoảng 2000 mét được nhân dân ở đây gọi là “Ruộng Phố”. Hiện nay chưa phát hiện ra những tài liệu tin cậy để xác định nguồn gốc địa danh, nhưng qua khảo sát thực địa, một số nhà nghiên cứu nghi ngờ đây có thể đã từng tồn tại một cảng thị của người Chăm.52 Vì Khu Liên không có con trai, nên sau khi chết, cháu ngại ông là Phạm Hùng (270-280) lên nối ngôi. Các vị vua kế nhiệm Phạm Văn là Phạm Phật, Phạm Hồ Đạt, Địch Chân (có ý kiến cho rằng Địch Chân chính là vua Gangaraja mà bi ký Champa thế kỉ VII đã nói tới), Phạm Dương Mại (Yan Mah).53 Năm 226, nhà Ngô đã lấy đất 3 châu cũ của Âu Lạc và Hợp Phố để lập lại tên gọi chung là Giao Châu.

Dấu tích thành Nhà Ngo (Ninh Viễn thành) tại xã

Liên Thủy, huyện Lệ Thủy).(Ảnh Tư liệu)

Page 17: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

cường tiềm lực quân sự và tổ chức đánh chiếm huyện Thọ Lãnh (Thọ Linh - 寿灵)54. Trận chiến giữa quân Ngô (từ Cửu Chân đánh vào) và quân của Lâm Ấp ở thành Khu Túc diễn ra trong nhiều năm. Từ đó, nơi đây trở thành chiến địa tranh chấp ác liệt giữa người Chăm và quân Ngô.

Sau những trận quyết chiến ở “vụng cổ chiến”, quân Ngô phần thì bị quân Lâm Ấp gây nhiều thương vong, hao binh, tổn tướng, phần thì không chịu nổi lam chướng đã ngã bệnh mà chết nên phải rút quân về Cửu Chân. Quân đội Lâm Ấp làm chủ được vùng đất Bắc sông Gianh. Từ đây, địa giới của nhà nước Lâm Ấp kéo dài ra đến tận Hoành Sơn55.

Sau khi làm chủ được vùng đất từ huyện Tượng Lâm đến hết huyện Tây Quyển, lấy Hoành Sơn làm ranh giới phía Bắc, Lâm Ấp trở thành một nhà nước hùng mạnh nên thường xuyên lấy Tây Quyển và Tỷ Cảnh làm bàn đạp để tấn công mở rộng bành trướng lên phía Bắc.

Trong các năm 270 đến 280, vua Lâm Ấp là Phạm Hùng đã liên minh với vua Phù Nam tổ chức nhiều trận đánh ra Giao Chỉ, có trận đánh chiếm được cả một vùng rộng lớn, uy hiếp quân chiếm đóng của nhà Ngô khiến quan quân phải bỏ quận trị mà chạy. Trong nhiều lần tâu trình về triều đình, Thứ sử Giao Châu là Đào Hoàng đã luôn phàn nàn về việc quan quân chiếm đóng đã quá mệt mỏi “phải thường xuyên đối phó với các cuộc tấn công của người Chăm từ phía Nam Hoành Sơn ra”56.

Phạm Hùng chết, con trai là Phạm Dật lên ngôi vào đời vua Tấn Võ Đế (晋武帝),57 năm Thái Khương thứ 5 (năm 284). Sau khi lên ngôi, Phạm Dật phái sứ thần sang triều cống triều đình Trung Quốc. Triều đại của Phạm Dật kéo dài khá lâu (hơn 50 năm). Năm 336, Phạm Dật chết. Một người Hoa tên là Văn58 đầu độc giết chết các con của Phạm Dật, rồi tự xưng làm vua là Phạm Văn (范文)59. Các vị vua kế nhiệm Phạm Văn là Phạm Phật, Phạm Hồ Đạt, Địch Chân60.

Đầu thế kỉ thứ IV, Thái thú Cửu Chân thường phối hợp với Thái thú Nhật Nam đem quân quấy phá lãnh thổ Lâm Ấp. Để giữ yên bờ cõi, năm 347, vua Lâm Ấp là Phạm Văn đem quân đánh phá quận trị Nhật Nam, bắt được Thái thú Hạ Hầu Lãm, chiếm cứ toàn bộ vùng đất Nhật Nam. Sau đó lại đem quân đánh ra Hoành Sơn, buộc Thái thú Giao Chỉ phải công nhận Hoành Sơn là ranh giới của lãnh thổ Lâm Ấp. Ít lâu sau, Phạm Văn lại đem quân đánh lấn ra Bắc Hoành Sơn, đẩy lùi quân chiếm đóng Cửu Chân về phía Bắc để giữ yên bình cho vùng đất huyện Thọ Linh, Tây Quyển và Tỷ Cảnh61.

54 Đây là thời điểm sớm nhất mà địa danh Thọ Lãnh (Thọ Linh) đã được thư tịch nhắc đến (năm Ngụy Chính Thủy thứ 9-248), nhưng tại thời điểm này, Thọ Linh không thuộc quốc gia Lâm Ấp mà là một huyện của Nhật Nam.55 Theo sách “Thủy kinh chú”, dẫn theo “Cổ Trung đại Việt Nam liên hệ sử tư liệu tuyển biên”, Nxb Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 1982, tr.74.56 Maspéro M.G, “Le Royaume de Champa”, Tập 1, Vancet, Paris, 1928, tr.55-58.57 Tấn Võ đế tên thật là Tư Mã Viêm (司馬炎 ), tên tự là An Thế (安世 ) là hoàng đế đầu tiên của nhà Tây Tấn (265-316).58 Là một cố vấn của Phạm Dật, người Trung Quốc. 59 Ngô Văn Doanh, “Văn hóa cổ Chămpa” Nxb Văn hóa Dân tộc, 2002, tr.56.60 Có ý kiến cho rằng Địch Chân chính là vua Gangaraja mà bi ký Champa thế kỉ VII đã nói tới. 61 “Cổ Trung đại Việt Nam liên hệ sử tư liệu tuyển biên”, Nxb Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh, 1982, tr.74. Dẫn theo Maspéro M.G, “Le Royaume de Champa”, Tập 1, Vancet, Paris, 1928, tr.55-58.

Page 18: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

Sau khi đã lấy được vùng đất phía Bắc Linh Giang, vua Lâm Ấp đã cho xây dựng hệ thống chiến lũy ngay trên đỉnh Hoành Sơn, vừa làm vọng gác tiền tiêu, vừa là phòng tuyến ngăn chặn quân địch. Hiện dấu tích lũy ấy vẫn còn, gọi là “Lâm Ấp phế lũy”62.

Dãy Hoành Sơn là một mạch núi của Trường Sơn chạy ngang ra tận biển với nhiều ngọn núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, do các nham thạch cứng hoặc các lớp hoa thạch cứng (granit) tạo thành. Đỉnh cao nhất cũng mang tên Hoành Sơn cao 1.044m, đỉnh Ba Cốc cao 1.007m. Bờ biển do vậy lồi lõm, tạo nên các vịnh nhỏ như Vũng Chùa (phía Quảng Bình), Vũng Áng (phía Hà Tĩnh) và bên ngoài là các cù lao nhỏ như Hòn La (Hòn Én), Hòn Cỏ, Hòn Nôm (Hòn Vũng Chùa). Trên đoạn lũy từ Hoành Sơn quan ra biển, ở độ cao xấp xỉ trên 1.000m, nhìn vào Nam, ra Bắc, có thể quan sát cả một vùng rộng lớn nối liền ngay dưới chân núi, tiếp giáp với các vụng nhỏ từ biển vào, là vùng đồng bằng nhỏ hẹp, đáng chú ý là cánh đồng Chăm (thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông) và bên kia là cánh đồng Tru (Trâu) của Hà Tĩnh.

Theo khảo sát của học giả Trần Đình Hằng,63 đây là một lũy đá dài từ 4-5km, được sắp xếp trên cơ sở tận dụng triệt để các lợi thế tự nhiên về chất liệu đá, địa vực địa thế. Trên toàn bộ tuyến lũy, cứ cách quãng từ 200-300m, lại có một điểm cao được đắp lấn hẳn ra phía Bắc khoảng vài mét so với lũy, đó là hình khối vuông vắn, được tạo thành bởi các lớp đá xếp công phu. Các cạnh của những điểm cao này, có nơi đo được từ 3-4m, cao hơn mặt lũy, còn khoảng 0,5m. Đặc biệt chỉ có một đài quan sát ở gần giữa tuyến lũy là có quy mô hơn hẳn, rộng gấp đôi so với các điểm khác. Tuy nhiên, những bệ đá xếp như thế này không hẳn là hoàn toàn được bố trí tại các điểm có địa hình cao bởi vẫn có nhiều bệ đá được thiết kế cạnh những gò có đỉnh cao hơn hẳn. Điểm chung nhất ở đây, chính là tầm quan sát ở mặt Nam so với hướng Bắc. Sở dĩ những gò cao này không được kiến thiết bệ đá như trên của hệ thống lũy bởi ở đó, không có tầm quan sát tối ưu.

Nhìn trên trắc diện ngang theo hướng Nam - Bắc, địa hình phía Nam tương đối bằng phẳng, cách quãng lại có những sườn dốc thoai thoải, trên đó như tồn tại những lối mòn mà việc đi lại lên xuống thật không quá khó khăn; trong khi mặt Bắc lại gần như dựng đứng và rất hiểm trở. Từ bờ Nam của mặt lũy, một lòng chảo sâu trung bình trên dưới 0,6m ở mặt Nam và trên dưới 1m ở mặt Bắc, rộng từ 1,5-2,0m. Hiện trạng lòng chảo này như một con hào quân sự mà ở đó bờ Bắc của hào được đắp cao và ngoài cùng là bờ vực thẳng đứng nhìn ra phía Hà Tĩnh. Lũy được xây dựng chủ yếu bằng chất liệu đá và đất, cấu trúc theo ba lớp: lớp dưới cùng tận dụng các vỉa đá tự nhiên, đồ sộ và vững chãi; lớp giữa được kè, sắp xếp bởi những tảng đá lớn như cùng chất liệu với lớp đá nền móng bao gồm đủ hình dạng, kích thước; và trên hết là lớp đất đá trộn lẫn mà hiện nay ở nhiều nơi trên bề mặt lũy, đã bị mưa gió bào mòn.

Có thể từ nguyên gốc, lớp đất bề mặt được đắp cao, lấy từ lòng chảo (hào) của lũy và nó bị bào mòn dần theo thời gian. Lớp đá được sắp xếp ở giữa không dày, chỉ khoảng vài lớp không đều (từ 40-60cm), thậm chí có nơi, lộ rõ các vỉa đá tự nhiên. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là ở các ụ đá đắp cao, đến nay vẫn ít bị xô đổ, xói lở,

62 Vị trí “Lâm Ấp phế lũy” nằm ở chính đường phân giới Quảng Bình, Hà Tĩnh, cạnh Hoành Sơn quan. 63 Dẫn liệu từ Trần Đình Hằng, “Phế lũy Lâm Ấp, lũy cũ Hoàn Vương ở Quảng Bình”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, chuyên đề: “Thành lũy cổ ở khu vực Bình Trị Thiên”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, 2001.

Page 19: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

mà phần lớn đều còn khá vuông vắn từ sự sắp xếp công phu, chặt chẽ. Chỉ cần phát quang, những vị trí đó sẽ dễ dàng lộ ra niên đại, theo Tiến sĩ Trần Đình Hằng thì đây là một tồn nghi trong sử liệu vẫn kéo dài trong một biên độ rộng, từ thời Phạm Văn (thế kỉ IV) trở về sau64.

Sau gần 2 thế kỉ kể từ khi lãnh thổ Lâm Ấp được mở rộng ra Linh Giang rồi đến tận Hoành Sơn, quân đội Lâm Ấp thường xuyên dựa vào hệ thống chiến lũy để từ đó quan sát biến động ở vùng đất phía Bắc và mở các cuộc tấn công ra phía Bắc để mở rộng lãnh thổ khiến nhà Ngô, rồi sau đó là nhà Tấn phải rất vất vả đối phó.

Cuối thế kỉ thứ IV, nhà Tấn đã huy động binh lực, tổ chức một trận đánh lớn vào lãnh thổ của Lâm Ấp với âm mưu tiêu diệt vương quốc trẻ này để lấy lại vùng đất Nhật Nam. Quân đội Lâm Ấp đã bẻ gãy cuộc tấn công của nhà Tấn nhưng không may vua của Lâm Ấp là Phạm Văn bị thương nặng và qua đời65. Sau khi Phạm Văn qua đời, con Phạm Văn là Phạm Phật lên nối ngôi nhưng không đủ bản lĩnh điều hành đất nước nên Lâm Ấp rơi vào thời kỳ suy thoái. Nhân cơ hội đó, năm 353, Thứ sử nhà Tấn ở Giao Châu là Nguyễn Phu thừa cơ đem quân vượt Hoành Sơn đánh sâu vào nội địa vương quốc Lâm Ấp, chiếm được hơn 50 chiến lũy của người Chăm, làm chủ cả hai huyện Tây Quyển và Tỷ Cảnh66. Đến năm 359, nhà Tấn lại tiếp tục huy động quân đội giao cho Thứ sử Giao Châu là Ôn Phóng Chi đem quân tiến đánh Lâm Ấp. Quân Ôn Phóng Chi vào đến Thọ Linh bị lực lượng của người Chăm đánh trả quyết liệt, nhiều lần phải rút lui ra ngoài Hoành Sơn. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, Lâm Ấp gặp một số khó khăn trong nội trị nên lực lượng dần suy yếu, cuối cùng đã phải nhượng bộ, cắt một phần đất cho Nhật Nam, lấy cửa sông Ôn Công làm ranh giới giữa Lâm Ấp và Giao Châu67.

Năm 399, vua Lâm Ấp lại huy động lực lượng tập kết tại huyện Tây Quyển, vượt Hoành Sơn đánh ra Bắc, lấy được quận Cửu Chân, nhưng sau đó Thái thú Giao Châu là Đỗ Viện đã nhờ viện binh từ Giao Chỉ hợp sức đánh Lâm Ấp, lấy lại vùng đất đã mất, quân Lâm Ấp lại quay về trấn giữ phía Nam Hoành Sơn68.

Trong những năm 413, 420, 431, 433, giữa vương quốc Lâm Ấp với quân chiếm đóng của các thế lực phong kiến phương Bắc đã lấy địa bàn Thọ Linh, Tây Quyển và Tỷ Cảnh (vùng đất xưa của Quảng Bình) làm nơi tranh chấp quyết liệt. Đặc biệt, địa bàn từ sông Gianh đến Hoành Sơn (nơi có thành Cao Lao - Khu Túc?) đã trở thành

64 Đến nay, những tư liệu về phế lũy Lâm Ấp, rất mờ nhạt và thiếu tính thống nhất. Dòng sử liệu Trung Hoa về việc “vua Phạm Văn dâng sớ xin lấy Hoành Sơn làm địa giới”. Cổ sử Việt Nam cũng không đề cập đến vấn đề này sâu rộng hơn. Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn xếp các di tích phế lũy này chỉ ở mục "cổ tích" với nhiều tồn nghi nhưng vẫn giới thiệu về Hoành Sơn "...chạy dài đến biển thì lại là cổ họng giữa Bắc Nam", lại nhấn mạnh: "Một dải núi liên tiếp chắn ngang đến biển; phía Đông có núi Đao, đường quan đi qua trên núi, xưa là chỗ phân địa giới giữa Giao Chỉ và Chiêm Thành, ở đây có thành bằng đá. “Sử học bị khảo” cũng bàn luận với nhiều tồn nghi trong một tinh thần tương tự. Người Pháp đến Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XIX và đã có những bước tiên phong trong việc nghiên cứu về Champa, cũng không cung cấp được nhiều thông tin hơn. Dẫn liệu từ Trần Đình Hằng, “Phế lũy Lâm Ấp, lũy cũ Hoàn Vương ở Quảng Bình”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, chuyên đề: “Thành lũy cổ ở khu vực Bình Trị Thiên”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, 2001, tr.8-12.65 Ngô Thì Sĩ, “Đại Việt sử ký tiền biên”, (bản dịch Viện Hán Nôm), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977, tr.93.66 Trương Hữu Quýnh chủ biên, “Đại cương Lịch sử Việt Nam”, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.216.67 Quốc sử quán triều Nguyễn, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, (Bản dịch Hoa Bằng, Phạm Trọng Điềm, Trần Văn Giáp), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.160-161.68 Trương Hữu Quýnh chủ biên, “Đại cương Lịch sử Việt Nam”, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.216.

Page 20: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

chiến địa khốc liệt nhưng bất phân thắng bại, kéo dài hàng trăm năm, gây nên bao cảnh đau thương, tang tóc cho cộng đồng cư dân sinh sống trên vùng đất này69.

Sau trận chiến ác liệt diễn ra tại thành Khu Túc năm 446, Thái thú Đàn Hòa Chí đã đánh bại đạo quân tiền tiêu của Lâm Ấp trên vùng đất Linh Giang, thừa thắng đánh sâu vào lãnh thổ Lâm Ấp khiến cho vua Lâm Ấp là Phạm Dương Mại II phải đem vợ con chạy trốn. Quân Giao Châu cướp bóc, vơ vét vàng bạc, châu báu, sản vật của người Lâm Ấp rồi rút về phía Bắc70. Sau trận đó giữa quốc gia Lâm Ấp và các triều đại phong kiến Phương Bắc có thời gian hòa hoãn kéo dài gần một trăm năm. Trong thời gian đó, các vua kế vị của Lâm Ấp thường xuyên triều cống cho các triều đại phong kiến Trung Quốc để tránh nạn can qua, giữ yên bờ cõi.

Suốt gần một trăm năm yên bình, cộng đồng cư dân sinh sống trên vùng đất Thọ Linh, Tây Quyển và Tỷ Cảnh đã có cơ hội để ổn định cuộc sống. Chính trong thời gian này nhiều công trình mang dấu ấn văn hóa Chăm đã được xây dựng. Những người Chăm theo dấu chân của các quan lại và binh lính đồn trú, đã đến đây buôn bán, khai thác sản vật... Họ sống hòa đồng với người Việt và cộng đồng bản xứ, trao đổi những kinh nghiệm tích lũy được trong lao động sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các dấu vết văn hóa vật chất của người Chăm như hệ thống các đền đài, chùa tháp, các công trình trị thủy và lấy mạch nước, các giống lúa Chăm... phân bố trên hầu khắp vùng đất Quảng Bình xưa như Hoành Sơn, Quảng Lưu, Roòn, Quảng Đông (Quảng Trạch), Cao Lao, Phong Nha (Bố Trạch), Đại Hữu, Trung Quán (Quảng Ninh), Mỹ Đức, Quảng Cư, Uẩn Áo (Lệ Thủy)... là bằng chứng của một thời giao hòa văn hóa Việt Chăm trên vùng đất này.

Sau khi nhà Tùy thay thế nhà Bắc Chu thống lĩnh Trung Quốc, biết được các tiền triều đã nhiều lần đánh sang Lâm Ấp cướp được nhiều vàng bạc, châu báu, năm 605, vua Tùy đã cử Lưu Phương làm Hoan Châu đạo hành tổng quản cất quân đi đánh Lâm Ấp. Nghe tin, vua Lâm Ấp là Phạm Chí đã dẫn đại quân từ Tượng Lâm hành quân ra tận biên giới phía Bắc, phối hợp với quân dân các huyện Thọ Linh, Tây Quyển và Tỷ Cảnh tổ chức đánh chặn quân Tùy ngay tại chiến lũy Hoành Sơn. Tuy vậy, do không chuẩn bị kỹ từ trước, trong khi thế giặc đang rất mạnh nên quân của Phạm Chí phải rút về thành Khu Túc cố thủ. Vùng đất các huyện Thọ Linh, Tây Quyển và Tỷ Cảnh trở thành bãi chiến trường vô cùng khốc liệt. Mặc dù vua quan Phạm Chí được nhân dân địa phương ủng hộ, đã kiên cường giữ thành, đánh trả quân Tùy nhưng cuối cùng cũng không giữ được thành. Quân Tùy thừa thắng đánh thẳng vào kinh thành Lâm Ấp khiến vua quan Phạm Chí phải bỏ kinh đô chạy ra biển tìm đường thoát thân. Quân Tùy vào kinh thành tàn sát dân thường, vơ vét tài nguyên của cải, thu được ấn tín, 18 bài vị bằng vàng của vua Chăm, 1.350 pho tượng phật và nhiều đồ quý của triều đình. Trong trận này, quân Tùy cũng bị tổn thất rất nặng nề, chủ tướng của chúng là Lưu Phương chết trên đường hồi kinh nhưng quân đội nhà Tùy đã đánh chiếm được toàn bộ lãnh thổ Lâm Ấp, xóa bỏ chính quyền trung ương, phân chia đất Lâm Ấp thành các huyện (các huyện Thọ Linh, Tây Quyển và Tỷ Cảnh

69 Đào Duy Anh, “Đất nước Việt Nam qua các đời”, Nxb Thuận Hóa, 1997, tr.81.70 Tống sử chép trong trận này quân của Đàn Hòa Chí đánh “chiếm thành Khu Túc, thu vàng bạc, nấu chảy các tượng bằng vàng đem đúc lại đến 100.000 cân vàng nguyên chất”. Điều đó cho thấy trong thời kỳ này, địa bàn nơi đây phát triển khá thịnh vượng, thương nhân người Chăm, các chức sắc phật giáo và chính quyền Chăm đã lấy từ nguồn lợi từ khai thác sản vật cho xây dựng trong vùng nhiều đến tháp, đúc nhiều tượng phật bằng vàng. Xem: Maspéro M.G, “Le Royaume de Champa”, Tập 1, Vancet, Paris, 1928, tr.60.

Page 21: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

Dấu tích luỹ cũ Hoàn Vương tại đèo Ngang. (Ảnh Trần Đình Hằng)

đổi thành Lâm Châu và Cảnh Châu71 trực lệ nhà Tùy72. Sau đó ít lâu, lợi dụng cơ hội nội bộ nhà Tùy rối ren phải rút quân về nước, Phạm Chí đem quân trở về thu phục lại đất cũ và thực hiện chính sách hòa hiếu với nhà Đường,73 mang lại một thời kỳ thái bình cho Lâm Ấp. Từ đó, những xung đột giữa quốc gia Lâm Ấp, sau này là Hoàn Vương và Chiêm Thành với các thế lực phong kiến Trung Quốc đang xâm chiếm ở vùng đất phía Bắc nước ta đều diễn ra theo đường thủy. Do đó, vùng đất biên viễn của Champa ở Quảng Bình có một thời gian khá dài để phát triển kinh tế và văn hóa74.

Từ sau năm 749, sau sự kiện sứ bộ của vua Rudravarman sang triều cống Trung Quốc, các sách sử của Trung Quốc không còn nhắc nhở gì đến danh xưng Lâm Ấp nữa. Gần 10 năm sau đó xuất hiện một tên nước thay thế từ Lâm Ấp ở những tài liệu Trung Quốc đó là Hoàn Vương (環王). Quốc hiệu này được dùng trong suốt một thế kỉ (758-859), và đến năm 859, tên gọi Chiêm Thành mới bắt đầu được nhắc đến trong thư tịch phương Bắc.

Nhiều học giả gọi giai đoạn từ năm 750-850 (trong thời kỳ Champa được gọi là Hoàn Vương) là Virapura. Trong suốt thời kỳ này vùng đất phía Bắc trong cương vực Lâm Ấp cũ mờ nhạt, và không được nhắc nhở đến nhiều, trong cả sử liệu Trung Quốc lẫn bi ký của Champa; thay vào đó là những sự kiện biến động lưu dấu ấn mạnh mẽ trong các bi ký phía Nam ở vùng Kauthara (Khánh Hòa) và Panduranga (Phan Rang). Chính những biến động này, khiến nhiều học giả liên tưởng đến sự tranh giành ảnh hưởng giữa 2 vùng Bắc Chăm và Nam Chăm, G. Maspero

đã cho rằng giai đọan Virapura tương ứng với nước Hoàn Vương trong cách gọi của sử liệu Trung Quốc là một triều đại mới của Champa thuộc quyền cai trị của thị tộc Cau hay còn gọi là “thời kỳ bá quyền của vùng Panduranga”.(75)

Tuy thời kỳ thịnh trị của Hoàn Vương kéo dài không lâu và để lại rất ít tư liệu về giai đoạn lịch sử này nhưng sự hiện diện của hệ thống chiến lũy mang tên “Lũy cũ Hoàn Vương” đã cho thấy dấu ấn lịch sự không chỉ để lại trên phương diện vật chất là

71 Hoặc Lâm Châu (琳朱) và Cảnh Châu (景朱). Xem: Đào Duy Anh, “Đất nước Việt Nam qua các đời”, Nxb Thuận Hoá, 1997, tr.103. Về sau, hai huyện Lâm Châu và Ảnh Châu (còn được gọi là Nam Ảnh - theo nghĩa chỉ châu Ảnh ở phía Nam) lại được Chiêm Thành đổi làm hai châu Bố Chinh và Địa Lý, tuy nhiên đến hiện nay chưa xác định việc đó diễn ra vào thời điểm nào.72 “Tùy thư”. Dẫn theo Quốc sử quán triều Nguyễn, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, (Bản dịch Hoa Bằng, Phạm Trọng Điềm, Trần Văn Giáp), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, tr.180.73 Chỉ ít lâu sau khi rút khỏi Lâm Ấp, nhà Tùy sụp đổ, nhà Đường thay thế nhà Tùy vào năm 618. 74 Trong khoảng 300 năm kể từ thế kỉ thứ VIII, đã có một số cuộc chiến tranh xảy ra như trận Hoàn Vương đem quân đánh vào châu Hoan, châu Ái năm 802; trận Ngô Nhật Khánh đem quân vào sông Đáy định tấn công Hoa Lư năm 950; trận Lê Hoàn đem quân đánh thẳng vào kinh đô Indrapura năm 982... đều diễn ra theo con đường biển nên vùng đất Quảng Bình bấy giờ nằm ngoài vùng can qua.75 Maspéro M.G, “Le Royaume de Champa”, Tập 1, Vancet, Paris, 1928.

Page 22: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

một chiến lũy mà còn là dấu ấn văn hóa trong tên gọi gắn liền với một giai đoạn lịch sử Champa trên đất Quảng Bình xưa.

Theo khảo sát của Trần Đình Hằng và nhóm nghiên cứu Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, lũy cũ Hoàn Vương kéo dài khoảng 7-10km, từ khu vực Phù Lưu, Trung Thuần (xã Quảng Lưu) ra vùng Quảng Tiến, cho đến xã Quảng Châu ngày nay.

Khác với lũy Hoành Sơn (Lâm Ấp phế lũy) được cấu tạo chủ yếu bằng đá, lũy Hoàn Vương có thể coi là một trường lũy được đắp bằng đất, rải rác một vài nơi có nền móng đá tự nhiên hoặc được ghè bằng đá. Điều đặc biệt quan tâm ở đây là dân gian vẫn còn lưu truyền tên gọi “lũy”, vẫn hiện hữu địa danh “Cánh đồng Chăm”, có khu mộ cổ - mộ Chăm Vân Tập. Lũy cũ Hoàn Vương diễn tiến trên một đoạn đường dài, men theo các triền đồi, gấp khúc theo hình chữ L từ Tây sang Đông, có nét đáy là đoạn vòng lên phía Bắc, điểm gấp khúc ở phía ngoài hồ thủy lợi Vân Tiền (Quảng Lưu). Trên cơ sở tận dụng triệt để địa thế từ các nếp gấp khúc của địa hình, lũy Hoàn Vương được xây dựng trên các nhánh triền đồi. Qua các dạng địa hình gò đồi - thung lũng, thuần túy như một con đê rộng 2-3m.

Đại Nam nhất thống chí giải thích câu: "Cố thành Lâm Ấp trúc, lục lộ Tử An bình" (thành cũ do Lâm Ấp đắp, đường cái do Tử An làm) trong bài thơ Hoành Sơn của Tồn Trai - Bùi Dương Lịch bằng việc dẫn chứng "Lại có một đường núi đời Lê Đại Hành, Ngô Tử An đem hơn 30.000 dân phu mở đường bộ từ Nam Giới [cửa Sót] đến Địa Lỵ" qua một lộ trình khá chi tiết: "Do đường núi Tam Thai (ở xã Dã Độ), núi Nưa (xã Hà Trung), núi Vọng Liễu thuộc huyện Kỳ Anh, qua đồn cũ trên đèo Thông (ở thôn Xuân Sơn), có thể đi đến huyện Bình Chính tỉnh Quảng Bình"76. Thượng đạo ngoằn nghoèo, xuyên đồi núi, vượt Thọ Linh giang và đi qua cổ thành Cao Lao Hạ. Nếu đúng như tinh thần đó, lũy cổ Hoàn Vương chính là tuyến lũy lập tức chắn ngang, cắt đường thượng đạo ngay ở vùng chân núi qua việc nối kết với mạch núi chạy dọc từ dãy Thành Thang về Nam77.

Những cứ liệu trên đây cho thấy vùng đất Quảng Bình dưới thời Hoàn Vương vẫn tiếp tục là một chiến địa mà nhân dân các huyện Thọ Linh, Tây Quyển và Tỷ Cảnh thường xuyên phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh giữa nhân dân bản địa chống lại

76 Quốc sử quán triều Nguyễn, “Đại Nam nhất thống chí”, Tập 2, Nxb Thuận Hoá, Huế, 1994, tr.45, 58. Dẫn liệu từ Trần Đình Hằng, “Phế lũy Lâm Ấp, lũy cũ Hoàn Vương ở Quảng Bình”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, chuyên đề: “Thành lũy cổ ở khu vực Bình Trị Thiên”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, 2001, tr.8-12.77 Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” (Sđd, tr.46-47), luỹ cổ Hoàn Vương “ở xã Trung Ái, huyện Bình Chính, từ núi Thành Thang kéo dài đến các xã Tô Xá, Vân Tập, Phù Lưu, vượt đèo bọc khe, từng quãng từng đoạn đều có ụ bến, tương truyền là luỹ cũ nước Hoàn Vương, nay vẫn còn dấu” (khu vực các xã Quảng Lưu, Quảng Châu, Quảng Kim, huyện Quảng Trạch ngày nay). Các học giả người Pháp đầu thế kỉ XX chỉ thấy được “Lâm Ấp phế thành” (Citadelle abandonnée du Lâm Ấp) ở Trung Ái (nay thuộc xã Quảng Lưu) cũng qua “Cương mục tiền biên” và “Đại Nam nhất thống chí” trong khi Cadière L. lại không hề nhận ra được các vết tích Champa này, bởi ông rất có lý khi cho rằng, những vết tích cổ xưa nhất vốn không còn mang dáng vẻ nguyên thủy bởi sự sử dụng kế thừa của các thế hệ chủ nhân người Việt (Theo Parmentier H, “Inventaire descriptif des monuments Cams de l’Annam”, (Thống kê khảo tả các công trình Chàm ở Annam), 1909, Vol I, Paris, tr.550). Cadière L. cũng thấy được dấu tích Trung Ái qua “Cương mục tiền biên” và “Đại Nam nhất thống chí” và thêm Lâm Ấp phế lũy (muraille abandonnée du Lâm Ấp) trên đỉnh núi Hoành Sơn, lũy đá kéo dài ra tận biển. (Cadière (L.), Vestiges de l’occupation Chame au Quang Binh (Dấu tích thời thuộc Chàm ở Quảng Bình), B.E.F.E.O, IV (1904), N0. 1-2, tr.43). Xem dẫn liệu miêu tả qua điền dã từ: Trần Đình Hằng, “Phế lũy Lâm Ấp, lũy cũ Hoàn Vương ở Quảng Bình”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, chuyên đề: “Thành lũy cổ ở khu vực Bình Trị Thiên”, Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, 2001, tr.15-16.

Page 23: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

quân xâm lược nhà Đường (唐朝). Cục diện chiến tranh giữa hai bên trong thời kỳ này khốc liệt đến mức người Hoàn Vương phải xây dựng nhiều chiến lũy theo chiều sâu để phòng thủ nhiều tầng nhằm hạn chế sức mạnh của kẻ thù.

Sự tồn tại ngắn ngủi của triều đại gắn liền với vùng Panduranga trong giai đoạn Virapura (sau niên đại của tấm bia nói đến vua Vikrantavarman III ở đền tháp Poh Nagar ở Khánh Hòa), lại thấy sự hưng thịnh của một giai đoạn mới với sự xuất hiện của một bi ký có niên đại thế kỉ IX năm 875 ở phía Bắc Chăm là Indrapura (Đồng Dương - Quảng Nam hiện nay). Và cũng chính thời điểm này Champa xuất hiện với một danh xưng mới là Chiêm Thành (占城) trong sách sử Trung Quốc. Đó cũng là tên gọi cuối cùng mà người Việt lẫn Trung Quốc gọi các tiểu quốc thuộc Champa cho đến ngày nay. Tên gọi đó đã tồn tại trong lịch sử vùng đất Quảng Bình cũng là một minh chứng về sự hiện diện với tư cách nhà nước của Chiêm Thành nơi đây.

Trong giai đoạn cuối thiên niên kỉ thứ nhất, có rất ít các cuộc xung đột diễn ra giữa Chiêm Thành với quân chiếm đóng của nhà nước phong kiến Trung Quốc ở phía Bắc bởi đây chính là thời kỳ bùng nổ của các cuộc đấu tranh giải phóng trên địa bàn cả hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

Cuối thế kỉ thứ X, sau khi chiến thắng quân xâm lược nhà Tống, Lê Hoàn đã cho sứ giả sang giao hiếu với quân vương Chiêm Thành, nhưng vua Chiêm Thành vẫn giữ thái độ thù địch, bắt giam sứ giả của Lê Hoàn. Nhận thức được mối hiểm hoạ từ phía Nam, trước thái độ thù địch của vua Chiêm, Lê Hoàn quyết định tự cầm quân tiến đánh Chiêm Thành. Sau nhiều năm sống trong thái bình, nhân dân vùng đất Bố Chính lại phải chịu đựng cảnh chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến. Trong cuộc chiến tranh lần này quân đội của Lê Hoàn vừa mới chiến thắng nhà Tống là kẻ thù xâm lược, tạo được sự cảm tình của nhân dân nên được nhân dân ủng hộ. Đạo quân Lê Hoàn đi qua vùng đất Quảng Bình (lúc này mang tên là châu Bố Chinh và châu Địa Lý) mà không vấp phải sự kháng cự nào. Trên đà ấy, quân Lê Hoàn đánh thẳng vào kinh đô Indrapura, san phẳng thành trì rồi rút quân về lại đất Bắc. Đây không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược mà là một cuộc chiến để tự vệ. Nước Chiêm Thành sau cuộc tiến quân của Lê Hoàn phải chấp nhận giữ mối quan hệ bang giao hoà hiếu78.

Tháng 6 năm 991, Lê Đại Hành cho người Chiêm Thành nhận lĩnh hơn 360 người ở thành cũ châu Địa Lý đem về châu Ô Lý.

Bên cạnh những biến động chính trị và những xung đột về cương vực, lãnh thổ thì đây cũng là giai đoạn có những dấu ấn hết sức đậm nét về văn hóa, trước hết là vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng. Có thể nói, chính trong giai đoạn Indrapura, vùng đất Quảng Bình thực sự tạo nên một dấu ấn quan trọng gắn liền với Đồng Dương trong một sự chuyển hướng mang tính chất hòa hợp niềm tin tôn giáo, mà chưa lúc nào trong lịch sử Champa, Phật giáo lại có một chỗ đứng quan trọng và ảnh hưởng đậm đà đến tầng lớp quý tộc cung đình. Tất nhiên, đó là sự song song tồn tại trên nền tảng Ấn giáo, một đức tin về Phật giáo phổ biến trải dài suốt cương vực Bắc Chăm mà ngoài Đồng Dương ở Quảng Nam, Quảng Bình được xem là một trung tâm Phật giáo quan trọng không kém. Sự xuất hiện và tồn tại cho đến ngày nay nhiều di tích và tác phẩm kiến trúc, điêu khắc, bi văn đã khẳng định điều ấy.

78 Lương Duy Tâm, “Địa lý - Lịch sử Quảng Bình”, Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình xuất bản, 1998, tr.140.

Page 24: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

Ở Đông Nam Á, Phật giáo đã tỏa rộng ảnh hưởng nhanh chóng và đầy tính thuyết phục của mình qua tuyến thương mại biển: “Trong bối cảnh Ấn Độ, câu hỏi đặt ra cũng là một cách giải thích sự bành trướng hệ thống thương mại chưa từng thấy trong thời sơ sử. Thời kỳ hậu Mauryan được ghi nhận bởi sự tăng lên về mặt số lượng các trung tâm đô thị và cửa cảng ở bán đảo Ấn Độ; với một vùng ven duyên mở rộng, mạng lưới trao đổi ven biển và thương mại từ rất lâu thường được xem như chất xúc tác trong sự thay đổi xã hội”79.

Thật ra, những chuyến hàng hải dài ngày, các tu viện Phật giáo chính là nơi cung cấp một bộ phận nhân lực quan trọng cho thương nhân đường biển và các nhóm thuộc nghề nghiệp khác. Với sự hiểu biết của các tu sĩ được đào tạo từ các tu viện, họ có thể đáp ứng được những yêu cầu về giao dịch bằng văn bản, cũng như những kiến thức cộng đồng, hoặc tổ chức hay tham gia vào những buổi lễ Uposatha cho những người cầu nguyện vào ngày 14-15 mỗi tuần trăng80.

Như vậy, con đường truyền bá Phật giáo đến các vương quốc cổ ở Đông Nam Á, trong đó có Champa, đã hình thành từ những thế kỉ đầu công nguyên. Các triều đại trong lịch sử những tiểu quốc Chăm đã tiếp nhận Phật giáo bằng nhiều cách và theo từng mức độ khác nhau. Nếu phục dựng hình ảnh của dòng chảy Phật giáo ở các tiểu quốc Chăm qua bi ký, di tích và các tác phẩm điêu khắc, thì có thể thấy chúng trải dài qua nhiều thế kỉ và phân bố nhiều nơi81.

Giai đoạn từ thế kỉ IV cho đến thế kỉ VII hệ thống các tác phẩm điêu khắc và di tích đã phản ánh sự xuất hiện khá phổ biến của hệ phái Tiểu thừa (Hinayana). Từ thế kỉ thứ VIII trở về sau hệ phái Đại thừa (Mahayana) hoạt động mạnh hơn. Phật viện Đồng Dương ở Thăng Bình, Quảng Nam dựng vào cuối thế kỉ thứ IX (875) là một di tích Phật giáo quan trọng nhất ở Đông Nam Á82.

Ngoài thánh địa Phật giáo Đồng Dương ở Quảng Nam, khẳng định vai trò quan trọng của Phật giáo vào thời kỳ này, hàng loạt những di tích đồng đại với nó trải dài từ Quảng Bình qua Thừa Thiên Huế vào đến phía Nam, lan tận Quảng Ngãi (thành Châu Sa) đã tự nói lên điều đó. Di tích Đại Hữu, Mỹ Đức và động Phong Nha, Quảng Cư... ở Quảng Bình là những chứng cứ đầy thuyết phục về vai trò và vị trí của Phật giáo trong giai đoạn này.

Hai di tích Đại Hữu và Mỹ Đức đã được Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp khảo sát và tổ chức khai quật khảo cổ học từ đầu thế kỉ XX (1925). Số lượng các di tích và di vật quan trọng mà các nhà khoa học bấy giờ đã mô tả và thống kê, cũng có thể giúp chúng ta hình dung hình ảnh Phật giáo ở tiểu quốc Chăm cực Bắc đương thời:

- Di tích Mỹ Đức (huyện Lệ Thủy):+ Phế tích của 3 ngôi tháp gạch có cùng kích thước với cụm tháp ở Đại Hữu.

79 Himanshu P. Ray, “The Winds of Change Buddhism and Maritime Links of Early South Asia”, Delhi, Oxford University Press, Bombay Calcutta Madras, 1994. p.121.80 Dutt S, “Buddhist Monks and Monasteries of India”, London, 1962. p .104.81 Trong bài viết về triều đại Indrapura (The Dynasty of Indrapura), Anne-Valérie Schweyer đã thống kể ít nhất có đến 11 di tích Champa liên quan đến Phật giáo. Di tích cổ nhất được tìm thấy ở Phan Rang (829 A.D) và muộn nhất là ở Mỹ Sơn vào thế kỉ XII, đã cho chúng ta biết có những Vihara (đền thờ Phật) và tượng Phật đã được dựng cùng thời với các di tích liên quan đến Civa. Những di tích còn lại đều thuộc triều đại Indrapura, đã chứng minh sự hiện diện của Phật giáo và ảnh hưởng to lớn của nó dưới triều đại này.82 Trần Kỳ Phương, “Di tích Phật giáo Champa tại Quảng Bình”, bản đánh máy của tác giả, lưu tại Tư liệu Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, tr.4.

Page 25: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

+ Tượng Quan Thế Âm có hình dạng nam nhân tạc trên sa thạch (đang trưng bày tại Bảo tàng Guimet (Pháp)83.

+ Tượng Quan Thế Âm có hình dạng nữ nhân (trưng bày tại Bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng, đầu tượng đã bị đánh cắp năm 1988)84.

+ Một số tượng Phật nhỏ đúc bằng đồng (14cm, 13cm, 17cm)85.+ Một số mảnh bia đá văn tự sanskrit nói về đấng cứu khổ Quan Thế Âm- Dấu tích ở Quảng Cư (huyện Lệ Thủy):+ Trước năm 1954, còn tồn tại dấu tích nền móng nhiều đền tháp, bệ thờ bằng

gạch.+ Tượng Quan Thế Âm bán thân, tạc trong hình nữ nhân, trên đá sa thạch cao

0,70m còn nguyên trạng. + Một số mảnh bia đá văn tự sanskrit86.- Di chỉ Đại Hữu (huyện Quảng Ninh):+ Nhóm tháp gồm 3 đơn nguyên kiến trúc gạch, mặt bằng có hình vuông cạnh

3,5m. Nội dung bi ký ở di tích này đã cung cấp những bằng chứng cho chúng ta biết sự hiện diện của một bức tượng Ratna-Lokesvara bằng bạc quý giá được hiến cúng ở nơi này, cùng với một địa điểm hành hương có tên là Ratnapura87.

+ Tượng Padmapani (Bồ Tát Liên Hoa) cao 0,97m tạc trên đá sa thạch, là một trong những kiệt tác về nghệ thuật điêu khắc Chăm88.

+ Tượng Phật bằng đồng có giá trị nghệ thuật cao đang được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh89.

83 Pho tượng này đã bi gãy hai tay, nhưng vẫn được xem như một trong những tác phẩm điêu khắc Phật giáo đẹp nhất trong di sản nghệ thuật Champa. 84 “Trong hai pho tượng sa thạch tìm thấy tại Mỹ Đức, pho thứ nhất cao 1,37m, là một kiệt tác của nền điêu khắc Chàm. Đây là pho tượng Đức Bồ Tát Quan Thế Âm trong thân nam. Tượng đã bị gãy mất hai tay. Ngài búi tóc kiểu jata-mukuta như pho tượng nữ Quan Thế Âm ở Đại Hữu, trên tóc có tượng Phật A Di Đà ngồi; gương mặt đẹp, trang nghiêm với bộ râu mép dày che kín môi trên ngài mặc một chiếc dhoti (váy đàn ông) dài đến gót chân, có một vạt trước buông thỏng xuống, chiếc dhoti được thêu dết hoa văn rất đẹp. Tượng thuộc phong cách Đồng Dương, cuối thế kỉ IX. Có thể xem pho tượng này là một cặp với pho tượng nữ Quan Thế Âm Đại Hữu, một tượng nam và một tượng nữ”, (Trần Kỳ Phương, Sđd, tr.6).Một di chỉ khác cách Mỹ Đức khoảng 8km về phía Bắc (xã Thủ Thu?), các nhà nghiên cứu cũng phát hiện được một tác phẩm điêu khắc ngài Quan Thế Âm bằng sa thạch và đôi bàn chân của một pho tượng bằng đồng (tượng Quan Thế Âm hiện đang được giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam).85 Trong đó có một pho tượng tuy nhỏ cao chỉ 0,14m, nhưng thể hiện một trình độ nghệ thuật điêu luyện. Đây là tượng ngài Quan Thế Âm đang ngồi trên tòa sen theo tư thế rajasana, hai tay đặt trên gối, bắt ấn vô úy. Sự thể hiện một cách tinh tế trong tác phẩm kích thước nhỏ bằng đồng đã phản ánh một trình độ cao trong nghệ thuật tạo hình cũng như kỹ thuật đúc đương thời của nghệ nhân Chăm.Hai pho tượng còn lại cũng nằm trong nhóm tượng được phát hiện ở Mỹ Đức, cũng là tượng ngài Quan Thế Âm, phong cách tạo hình giống với pho tương trên, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh.86 Tượng và số di vật Chăm đã được chính quyền thu hồi khi lấy khu đồi này để xây dựng bệnh viện huyện Lệ Thủy, nay đã thất lạc. 87 Tấm bia này được khắc dưới triều vua Jaya Simhavarman (thế kỉ X). Ngoài ra ở Đại Hữu các nhà khảo cổ còn tìm thấy những pho tượng được đúc hay tạc trên chất liệu đồng và đá, cùng một số những đồ trang sức bằng vàng.88 Tượng được tạo hình trong tư thế đứng, hai tay cầm hai búp sen đặt trên hai trụ đỡ. Búi tóc ngài được vấn theo kiểu jata-mukuta và có thiết trí hình tượng Phật A Di Đà. Tác phẩm ày có niên đại khoảng cuối thế kỉ IX, vốn được trưng bày ở Bảo tàng Chăm ở Đà Nẵng và đã bị mất cắp một phần năm 1988.89 Tác phẩm này là một pho tượng Phật đúc bằng đồng, đứng trên tòa sen, cao 0,44m, hai tay đang bắt ấn vô úy (vitarva-mudra), tóc xoắn thành ba tầng, có mắt thứ ba trên trán (huệ nhãn/urna). Tượng có niên đại khoảng thế

Page 26: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

+ Tượng đồng pha bạc thể hiện chân dung ngài Quan Thế Âm (Avalokitesvara) trong hình tượng nam, cao 0,74m có niên đại cuối thế kỉ IX đầu thế kỉ X. Tác phẩm này hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh90.

- Động Phong Nha (huyện Bố Trạch):Đây là một di tích Phật giáo quan trọng đã được phát hiện từ đầu thế kỉ XX qua

việc tìm thấy những bệ thờ bằng gạch, nhất là những tượng Phật bằng đất nung có kích thước rất nhỏ dùng để đeo hoặc mang trong mình có niên đại thế kỉ IX-X.91

Vào tháng 3 năm 2008, các nhà khoa học đã phát hiện những dấu tích chữ viết theo lối sanskrit phối hợp với dạng chữ Chăm cổ, trên thành động nhủ đá Phong Nha. Với những phát hiện mới và quan trọng này, đã hé lộ nhiều thông tin đáng quan tâm để có thể làm rõ thêm di tích Phật giáo trong thạch động thuộc di sản thế giới 92. Tuy nhiên, để có thể công bố chính xác, cần có thời gian giải mã những yếu tố Chăm cổ kết hợp trong lớp văn tự, mà hiện nay không mấy ai còn hiểu thấu đáo.

Trên vùng đất phía cực Bắc vương quốc Chăm, còn một số di tích khác như Lạc Sơn, Kẻ Nai, Kẻ Đôi, Đồng Chùa, Chùa Hang, Roòn...93 đều để lại nhiều hiện vật như tượng Phật, Bồ Tát, văn bia… góp phần làm sáng tỏ vị trí quan trọng của Phật giáo ở vùng đất này.

Triều đại Indrapura mà vùng ảnh hưởng của nó lan tỏa từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi đã từng tồn tại ít nhất trong vòng gần một thế kỉ (từ cuối thế kỉ IX cho đến cuối thế kỉ X). Những gì biết được khá rõ về giai đoạn này là sự phản ánh nét hưng thịnh của Phật giáo, cũng như mối quan hệ giữa các lãnh địa của một số các vị vua Chăm trong lịch sử94. Indrapura tồn tại trong vòng gần một thế kỉ (875-972). Chung quanh Indrapura là các tiểu vương quốc khác, một số đã được thâu tóm dần từ quyền lực của Indravarman I95.

Indravarman I là người rất sùng đạo Phật. Sự bày tỏ niềm tin mạnh mẽ của ông, đã phản ánh một cách khá rõ nét trong văn khắc tìm thấy ở Đồng Dương (Quảng Nam). Cha của Indravarman I là Bhadravarman cũng là tín đồ sùng đạo Phật không kém96. Bản văn khắc khác tìm thấy ở phía Bắc Quảng Bình trong cùng thời kỳ, được kỉ IX-X,90 Tượng được tạc trong tư thế đứng trên tòa sen, tay ngài cầm bình tịnh thủy / kamandalu và tay kia cầm búp sen. Đầu và bàn tay phải của bức tượng này bị gãy.91 “Những tiểu tượng này thường được tín đồ Phật giáo cúng dường vào những ngôi chùa để cầu phước. Các nhà nghiên cứu thì cho rằng động Phong Nha là nơi ban phát những ngẫu tượng nhỏ này cho các tín đồ Phật giáo Chăm đến hành hương tại đây”. (Trần Kỳ Phương, Sđd, tr.7).92 Chúng tôi đã tham dự trong thành phần của đoàn khảo sát gồm Tiến sĩ Thành Phần, Tiến sĩ Trần Đình Lâm, Giáo sư, Tiến sĩ Takashima Jun, Phó giáo sư, Tiến sĩ Sawada Hideo, Tiến sĩ Shine Toshihiko, thuộc Viện Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hóa châu Á và châu Phi. Việc phát hiện bản văn khắc này đã góp phần khẳng định sự hiện hữu những hoạt động tâm linh của người Chăm ở di tích động Phong Nha.93 Các nhà nghiên cứu phát hiện ở Roòn một tấm bia viết bằng chữ sanskrit liên quan đến Phật giáo thuộc thế kỉ IX dưới triều đại Indrapura.94 Indravarman I là người đăng quang ngôi vua đầu tiên của triều đại Indrapura. Ông ta có tên riêng là Laksmindra Bhumisvara Gramasvamin. Ngoài ra ông còn được gọi với các danh xưng: Abhiseka và tên phong tặng sau khi ông băng hà là Paramabuddhaloka. Vợ ông là hoàng hậu Rajakula Haradevi cũng thuộc dòng dõi quý phái. Cha của ông ta là Bhadravarman cũng như ông nội là Rudravarman, đều là những vị vua của các triều đại trước đó. Vì vậy, Idravarman I xuất thân chính thống từ dòng dõi quý tộc để trở thành người dựng nên triều đại Indrapura.95 Anne-Valérie Schweyer: “La vaisselle en argent de la dynastie d’Indrapura (Quang Nam, Viet Nam”, Bulletin de l’École Francaise d’Extrême- Orient, 1999, tr.345-351.96 Tuy vậy, vào đương thời, Indravarman I cũng vẫn tiếp tục hỗ trợ hoạt động thờ Civa. Cho nên, sự tôn sùng Phật giáo là của cá nhân Indravarman, không thể xem như lý do chi phối đến toàn bộ vương quốc của ông. Bằng

Page 27: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

xác định cuối thế kỉ IX, nội dung đề cập đến giới hạn của sự mở rộng ảnh hưởng về phía Bắc với sự hưng thịnh của Phật giáo thời bấy giờ.

Sự trải rộng quyền lực dưới thời Indravarman I đã phản ánh một cách rõ nét trong các bi ký phân bố từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi: Đồng Dương, Hóa Quê, Non Nước, Bàn Lanh (Quảng Nam), Châu Sa (Quảng Ngãi), Nham Biều, Hà Trung (Quảng Trị), Bắc Hà, Đại Hữu (Quảng Bình). Tất cả gần như xuất hiện trong cùng một giai đoạn lịch sử97.

Kế vị Indravarman I là Jaya Simhavarman. Vị vua này tuy không trực tiếp xây dựng các cơ sở Phật giáo, nhưng vào thời đại ông ta trị vì, ít nhất đã có hai Vihara (đền thờ Phật) được kiến tạo khá quy mô: một ở Đại Hữu và một ở Mỹ Đức. Bên cạnh đó, ông cũng nâng đỡ các cơ sở Civa giáo, mặc dù, bản thân vị vua này là người sùng bái thần Visnu.

Phật giáo ở Champa qua những gì còn lại cho đến hôm nay đã phản ánh sự hiện diện nhiều tông phái Phật giáo nơi đây như: Nguyên thủy, Đại thừa, kể cả Mật tông và tư tưởng Kim Cương Thừa/Vajrayana từng được truyền bá tại vương quốc này mà bia An Thái (Quảng Nam), có niên đại đầu thế kỉ X, đã đề cập đến.

Những tác phẩm điêu khắc Phật giáo tìm thấy ở Quảng Bình cũng như ở Đồng Dương (Quảng Nam), “mang những ảnh hưởng của nghệ thuật Trung Hoa (nhất là từ miền Hoa Nam, bao gồm Vân Nam, Tứ Xuyên...) mà nhiều nhà nghệ thuật đã chỉ ra. Chúng là những tác phẩm được sáng tác tại bản địa nhưng mang những yếu tố ngoại lai trong kỹ thuật chế tác cũng như thủ pháp tạo hình”98.

Đại Việt và Champa trong lịch sử là những quốc gia hình thành trên một vùng địa sinh thái khá tương đồng. Điều ấy phản chiếu sự gần gũi trong mọi ứng xử văn hóa từ quá trình thích ứng với điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, hiện tượng đáng ghi nhận ở đây, là từ những thế kỉ đầu công nguyên, cộng đồng Việt và Chăm đã nằm trong hai vùng ảnh hưởng khác nhau của văn minh Ấn - Trung. Chính biên giới quốc gia giữa Đại Việt và Champa, trên căn bản, cũng chính là lằn ranh giao thoa của hai hệ tư tưởng lớn ở phương Đông trên phạm vi khu vực.

Gần như trong cùng một thời điểm, Đại Việt chịu ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Nho - Lão, cùng với sự áp đặt đồng hóa của đội quân xâm lược phương bắc. Champa tiếp nhận Hindu giáo và Islam theo con dường truyền bá dựa trên mối quan hệ thương mại đường biển trong hòa bình. Chính vì vậy, Đại Việt tiếp nhận văn hóa Trung Hoa trong tinh thần đề kháng Hán, trong lúc, Champa tiếp thu ảnh hưởng văn hóa Ấn một cách tự nhiên và tự nguyện trong bối cảnh giao tiếp từ thương trường.

Sự khác nhau này không khỏi làm nên sự dị biệt trong quá trình tiếp biến để hình thành nên tính cách dân tộc. Tuy vậy, suốt quá trình từ cận cư đến cộng cư trên bước

chứng: vị vua kế vị Indravarman I là Jaya Simhavarman không phải là người sùng đao Phật.97 Bi ký phát hiện được ở Nham Biều (Quảng Trị) nhắc đến một nhân vật có địa vị cao của Champa tên là Po Klun Rajadvara, con trai trưởng của Sukiti Po Klun Dharmapatha. Ông này khi được tôn phong tước vị đã xây dựng một đền thờ Civa mang tên là Devalingesvara vào năm 908. Vào năm 911, ông ta xây thêm một Phật viện Avalokitesvara (Quan Thế Âm) để tôn vinh các bậc trưởng thượng trong dòng dõi của mình.- Bi ký tìm thấy ở Roòn thuộc tỉnh Quảng Bình nhắc đến việc xây dựng điện thờ Phật (Buddhist Vihara). Tấm bia bị vỡ chỉ còn sót lại bốn dòng chữ, F. Huber khi nghiên cứu đã cho rằng: dạng chữ khắc ở tấm bia nằm trong khung thời gian từ thế kỉ IX đến thế kỉ X (R.C Majumdar, “Champa, History & Culture of an Indian Colonial Kingdom in the Fareast 2ND-16th Century A.D”, Dehli. Gian Publ, House, 1985, tr.129, 223.98 Trần Kỳ Phương, “Di tích Phật giáo Champa tại Quảng Bình”, bản đánh máy của tác giả, lưu tại tư liệu Phân viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật miền Trung tại Huế, tr.9.

Page 28: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

Bệ đá trong dấu tích đền tháp Chăm tại Quảng Bình. (Ảnh Tư liệu)

đường di trú về Nam của cư dân Việt, sự giao lưu văn hóa tất yếu giữa Chăm - Việt, đã không tạo nên những cú sốc văn hóa đáng kể. Sở dĩ có được điều này, theo chúng tôi chính là nhờ chiếc cầu nối của Phật giáo.

Trong các ngôi chùa làng ở miền Trung hiện nay, nhiều tượng thờ Hindu có nguồn gốc Chăm như Brahma, Civa, Visnu, Sarasvati, Uma, Laskmi... đã được hóa thân thành Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Di Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Chuẩn Đề... bằng cách biến cải dung mạo và sắc phục để biến thành tượng Việt99. Điều ấy không phải ngẫu nhiên, mà chính là sự gần gũi có được từ chiếc cầu nối Phật giáo. Một không gian và môi trường tâm linh mà cả hai dân tộc đã cùng tiếp nhận hàng ngàn năm qua.

Thần nữ Poh Nagar của người Chăm đã được người Việt nhanh chóng mở lòng tiếp nhận và sùng bái bởi sự gần gũi trong cảm nhận về bà mẹ lớn. Đó là cảm nhận thân thuộc đều có sẵn trong tâm thức về sự cứu khổ của “Bà Mẹ” Quan Thế Âm/Avalokitesvara đối với cả hai dân tộc. Mặc dù, trong truyền thuyết Poh Nagar của Chăm hay Thiên Y Ana của Việt đều là những thần nhân có gốc tích, chỉ dạy cho dân trồng lúa, dệt vải và bảo vệ họ có được cuộc sống ấm no yên ổn.

Trong một cách hiểu nào đó, Phật giáo trong trường hợp này như là một chất dung môi, làm hòa tan những sự khác biệt văn hóa Chăm Việt hình thành từ sự tiếp nhận hai nền văn hóa Ấn - Trung trong khu vực. Chính vì thế, hầu hết những cơ sở tâm linh của người Chăm đều được người Việt tôn trọng và cung kính. Nếu người Việt không trực tiếp thờ phụng, thì họ cũng không bao giờ xâm hại hay xúc phạm đến những cơ sở này.

Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Champa trong lịch sử, Phật giáo đã từng hiện hữu bên cạnh Hindu và Hồi giáo trong nhiều thời kỳ. Điển hình nhất là triều đại Indrapura, được khai sáng bởi vua Indravarman I. Tài liệu văn khắc và các di tích còn lại cho đến hôm nay, đủ để chúng ta nhận ra, đây là một vị vua rất hâm mộ và sùng bái Phật giáo. Trong trường hợp này, Phật giáo không chỉ tồn tại và phát huy ảnh hưởng của mình trong giới thương nhân và dân gian, mà trong những giai đoạn cụ thể, Phật giáo vẫn có chỗ đứng khá vững chắc trong triều đình và tầng lớp quý tộc Chăm, tạo nên những ảnh hưởng đáng kể trong tiến trình lịch sử - văn hóa của vương quốc này.

99 Xem chi tiết trong các bài viết: Nguyễn Hữu Thông và nhóm nghiên cứu: “Cốt Chăm - bì Việt của một số tượng thờ trong ngôi chùa làng xứ Thuận Hóa”, Tạp chí Văn hóa Phật giáo, 2010. Nguyễn Hữu Thông: “Hiện tượng người Việt tiếp nhận tượng thờ Hindu giáo: Tháp Chăm đến chùa làng”, Tham luận hội thảo quốc tế về Văn hóa Ấn - Chăm, Đà Nẵng, 7/2012.

Page 29: Chương 3: Quảng Bình thuộc thời kỳ lãnh thổ vương quốc Champa

Từ sự hiện hữu khá rõ ràng và thuyết phục về vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội, từ quý tộc cho đến dân gian của người Chăm, chúng ta thấy việc nghiên cứu và bảo tồn văn hóa của tộc người này, không thể không lưu ý đến những ảnh hưởng của hệ tư tưởng Phật giáo, bên cạnh những thành tựu của Hindu và Hồi giáo cũng như Bà Ni hay tín ngưỡng bản địa, đó là những mối quan hệ tương tác khó tránh khỏi, liên quan đế đời sống tâm linh, văn học, nghệ thuật, phong tục... làm nên bản sắc đặc thù của văn hóa Chăm trong lịch sử.

Mặc dù cả Đồng Dương lẫn những di tích Phật giáo quan trọng ở Quảng Bình hiện nay không còn nguyên vẹn nữa, nhưng những di vật hiện nay được giữ gìn trong nước cũng như thế giới, cùng những phế tích vẫn còn mang đầy đủ tính thuyết phục hiện nay, đã cho chúng ta thấy được vai trò quan trọng của Phật giáo trong tiến trình phát triển đức tin tôn giáo trong xã hội Chăm.

Những di tích về thành lũy và các dạng kiến trúc khác cũng là những thông điệp hùng hồn về vai trò tiền tiêu có tính sống còn của Quảng Bình trong thời kỳ Lâm Ấp. Sự nới rộng ảnh hưởng ra phía Bắc vùng Cửu Chân của đội quân giải phóng Nhật Nam trước Trung Quốc, Quảng Bình luôn là một hậu cứ quan trọng.Và, đèo Ngang, sông Gianh đã trở thành một chiến lũy tự nhiên không chỉ trong thời kỳ đó mà còn kéo dài mãi cho đến khi chúng thuộc hẳn về cương vực Đại Việt.

Khi đề cập đến dải đất miền Trung Việt Nam, không thể cách ly cộng đồng Việt với những sự kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa… vốn hiện hữu và hằn lên dấu ấn sâu đậm bởi những lớp người tiền trú. Khi người Việt vượt qua đèo Ngang, “khúc dạo đầu” đầy ấn tượng trong “bản trường ca” Nam tiến của dân tộc, cũng chính là lúc bàn chân Việt chính thức đặt dấu ấn của mình lên một vùng đất mà sử sách gọi là Lâm Ấp, và điểm khởi đầu chính là vùng đất Quảng Bình cổ ở hai huyện Tây Quyển và Tỷ Cảnh. Mặc dù, trước đó vùng đất này không hẳn đã vắng bóng người Việt di trú, lẫn người Việt cổ sinh tụ từ lâu đời. Nhìn vào bản đồ ngôn ngữ tộc người vùng đất Quảng Bình, ai cũng có thể nhận ra sự hiện hữu thường xuyên nhóm Việt - Mường ở phía Tây bên cạnh người Việt và các tộc người khác.

Vì vậy, quá trình mở cõi của người Việt về phương Nam, mở đầu bằng sự tiếp nhận thông qua quan hệ bang giao Việt - Chăm đối với vùng đất Quảng Bình xưa gồm hai châu Bố Chinh và Địa Lý100 dưới thời nhà Lý là một quy luật của sự phát triển theo xu hướng giao hòa giữa các nền văn hóa.

100 Cùng với châu Ma Linh (sau này thuộc tỉnh Quảng Trị).