Chương 2A_tỷ giá hối đoái

49
TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CHƯƠNG 2A

Transcript of Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Page 1: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

CHƯƠNG 2A

Page 2: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

NỘI DUNG CHÍNH

• Khái niệm cơ bản• Thị trường hối đoái• Các loại hợp đồng giao dịch hối đoái• Hành vi giao dịch hối đoái

Page 3: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN

• Tỷ giá hối đoái (hay là tỷ giá FOREX, hay là tỷ giá FX) là giá trị đồng tiền của một quốc gia đối với một tiền tệ khác

Ví dụ: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam (VND) với đô la Mỹ (USD) là 21.000 có nghĩa là 21.000 VND sẽ được trao đổi cho mỗi 1 USD hoặc 1 USD sẽ được trao đổi cho 21.000 VND

Page 4: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Cách biểu diễn tỷ giá(theo quốc tế)

• Cách 1 (yết giá gián tiếp)

Foreign$1 / Home$1 21,000

Foreign$2 / Home$2............

Foreign$3 / Home$3………

Currency Pair

Page 5: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

• Cách 2 (yết giá trực tiếp)

Home$ 21,000 / Foreign$

Đây là quy ước tỷ giá được sử dụng trong môn học

Page 6: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Chênh lệch tỷ giá (spread)

• Tất cả giá niêm yết luôn gồm 2 giá: giá bid và giá ask ( giá mua và giá bán ). Giá bid luôn thấp hơn giá ask.

Page 7: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

• Khoảng chênh lệch giữa giá bid và ask được gọi là spread.

Spread = Ask rate – Bid rate

Page 8: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

• Giá bid là giá mà nhà buôn sẵn sàng trả để mua đồng tiền cơ bản trong giao dịch trao đổi với đồng tiền định giá.

hay giá bid là giá mà chúng ta ( nhà đầu tư) sẽ bán đồng tiền cơ bản nếu chấp nhận.

Page 9: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

• Giá ask là giá mà nhà buôn sẵn sàng bán đồng tiền cơ bản trong giao dịch trao đổi với đồng tiền định giá.

hay giá ask là giá nhà đầu tư mua đồng tiền cơ bản nếu chấp nhận.

Page 10: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Tỷ giá chéo (cross rate)

Cho biết A/B và B/C A/B và C/B B/A và B/C

Tỷ giá chéo A/C = (A/B)x(B/C) A/C = (A/B)/(C/B) A/C = (B/C)/(B/A)

Page 11: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Ngoài ra, ta có thể tính tỷ giá không thông qua tỷ giá chéo mà thông qua giá bid/askVí dụ: 20 – 21 đ/$ (1)

1.32 – 1.34 €/$ (2)(3)đ/€ = [(1)]

Theo đó, ta tính sao cho giá Ask tiến đến maxvà giá Bid tiến đến min.

= (20 x 1.32; 21 x 1.34)= (26.4; 28.1)

Page 12: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

2. THỊ TRƯỜNG HỐI ĐOÁI

1• Khái niệm, đặc điểm và vai trò

2• Thành viên tham gia

3• Các nghiệp vụ giao dịch TTHĐ

Page 13: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Khái niệm

• Là thị trường diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ khác

• Là nơi hình thành tỷ giá hối đoái theo qun hệ cung cầu

• Là nơi giao dịch, mua bán các đồng tiền chuyển đổi

Page 14: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Đặc điểm

• Hoạt động thông qua các phương tiện thông tin hiện đại

• Có tính quốc tế cao• Giao dịch mua bán các loại ngoại tệ tự do

chuyển đổi• Giao dịch với khối lượng lớn

Page 15: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Vai trò

• Tạo điều kiện để kết nối các nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong nền kinh tế

• Làm cho các giao dịch mua bán trao đổi ngoại hối đi vào nề nếp, ổn định, góp phần ổn định thị trường tài chính

• Giúp NHTW nắm bắt được thông tin về thị trường để tham mưu cho chính phủ trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối

• Tạo điều kiện để hội nhập với thị trường tài chính quốc tế

Page 16: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Thành viên tham giaĐối với thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (Thị trường bán buôn)

• Ngân hàng Nhà nước• Các tổ chức tín dụng được phép hoạt

động cung ứng dịch vụ ngoại hối

Page 17: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Ngân hàng Nhà nước

Mua ngoại tệ khi cung > cầu (tỷ giá giảm):

+ Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng

+ Lượng tiền nội tệ cung ứng tănglạm phát tăng

+ Khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu

Bán ngoại tệ khi cung < cầu (tỷ giá tăng):

+ Dự trữ ngoại hối Nhà nước giảm

+ Lượng tiền cung ứng giảm

Page 18: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Đối với thị trường ngoại tệ giữa Ngân hàng với khách hàng (thị trường giao dịch bán lẻ)

• Các tổ chức tín dụng được phép• Các bàn thu đổi ngoại tệ• Kháh hàng: + Các đơn vị kinh tế, các tổ chức + Các cá nhân

Page 19: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Các nghiệp vụ giao dịch TTHĐ

• Giao dịch giao ngay (Spot)• Giao dịch kỳ hạn (Forward)• Giao dịch hoán đổi (Swap)• Giao dịch quyền chọn (Option)

Page 20: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Giao dịch quyền chọn

• Đảm bảo nhu cầu ngoại tệ trước mắt và trong tương lai cho khách hàng

• Cho phép khách hàng lựa chọn phương án giao dịch ngoại tệ tối ưu

• Là công cụ phòng ngừa rủi ro và kinh doang ngoại tệ linh hoạt có hiệu quả

Tác dụng của quyền chọn

• Khi thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu có cơ hội thực hiện bảo hiểm dòng vốn của mình trước sự biến động tỷ giá

• Với khoảng chi phí thấp nhận được, khách hàng có 1 quyền lựa chọn về tỷ giá

Lợi ích của khách hàng

Page 21: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Giao dịch giao ngay

• Là giao dịch hai bên thực hiện mua bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo

• Đối tượng tham gia: Cá nhân và tổ chức kinh tế

• Phí giao dịch: Miễn phí

Page 22: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Giao dịch giao ngay

• Tỷ giá giao dịch: là tỷ giá giao ngay, được xác định tại thời điểm giao dịch

• Ngày giao dịch: là ngày hai bên mua bán ký hợp đồng giao dịch

• Ngày giá trị: sau 2 ngày làm việc hai bên mua bán thực hiện việc chuyển tiền cho đối tác của mình, bên nào chậm trễ sẽ bị phạt

Page 23: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Giao dịch kỳ hạn

• Là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai

• Đối tượng tham gia: Cá nhân và tổ chức kinh tế• Kỳ hạn giao dịch: Tối thiểu 3 ngày, tối đa 365

ngày• Phí giao dịch: Miễn phí

Page 24: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Giao dịch kỳ hạn

• Tỷ giá giao dịch: là tỷ giá kỳ hạn được xác định tại thời điểm giao dịch nhưng áp dụng trong tương lai

• Ngày thực hiện: bên bán và mua thực hiện hợp đồng bất kể tỷ giá thay đổi

Page 25: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Giao dịch kỳ hạn

Phương pháp xác định tỷ giá kỳ hạn:• Phương pháp lãi suất: ít sử dụng• Phương pháp điểm kỳ hạn:

FR = SR +/- FPTrong đó: FR: tỷ giá kỳ hạn

SR: tỷ giá giao ngay

FP: điểm kỳ hạn

Page 26: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Giao dịch hoán đổi

• Là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng

• Đối tượng tham gia: Tổ chức kinh tế• Kỳ hạn giao dịch: Tối thiểu 3 ngày, tối đa

365 ngày• Phí giao dịch: Miễn phí

Page 27: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Giao dịch quyền chọn

• Là giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn nhưng người mua quyền chọn (khách hàng) không bắt buộc phải thực hiện hợp đồng đã ký kết

Page 28: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Giao dịch quyền chọn

Quyền chọn

Quyền chọn bán

Quyền chọn mua

Page 29: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

3. HỢP ĐỒNG HỐI ĐOÁI

Định nghĩa:

Hợp đồng hối đoái là một bản cam kết giữa các nước trong việc quy đổi tiền tệ

Page 30: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

HỢP ĐỒNG HỐI ĐOÁI

Nội dung chính:

Loại tiền mua và loại tiền bán

Số tiền cần mua/bán

Ngày hợp đồng

Kỳ hạn hợp đồng

Ngày thực hiện

Page 31: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

HỢP ĐỒNG HỐI ĐOÁI

Các loại hợp đồng hối đoái:

Hợp đồng hối đoái Giao Ngay ( FX Spot)

Hợp đồng hối đoái Kỳ Hạn ( FX Forward)

Hợp đồng hối đoái Hoán Đổi ( FX Swap)

Hợp đồng hối đoái Tương Lai ( FX Futures)

Hợp đồng hối đoái Quyền Chọn ( FX Options)

Page 32: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

HỢP ĐỒNG HỐI ĐOÁIHỢP

ĐỒNG

HỐI

ĐOÁI

GIAO

NGAY

Là hợp đồng hối đoái được thanh toán ngay lập tức

Chiếm trên 2/3 các hợp đồng hối đoái

Tỷ giá giao ngay là tỷ giá hối đoái tại một thời điểm xác định

Page 33: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

HỢP ĐỒNG HỐI ĐOÁIHỢP

ĐỒNG

HỐI

ĐOÁI

KỲ

HẠN

Là hợp đồng hối đoái có thời hạn, thời hạn thường dưới 1 năm

Thường là công cụ bảo hiểm rủi ro được sử dụng để ngăn ngừa biến động tỷ giá

Tỷ giá kỳ hạn được tính bằng tỷ giá giao ngay cộng thêm một khoản thặng dư hoặc trừ đi một khoản khấu trừ

Page 34: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

HỢP ĐỒNG HỐI ĐOÁIHỢP

ĐỒNG

HỐI

ĐOÁI

HOÁN

ĐỔI

Là một thỏa thuận ngoại hối nhằm trao đổi một lượng nhất đinh một đồng tiền nào đó lấy một đồng tiền khác cho đến một thời điểm xác định trong tương lai

Đồng tiền hoán đổi sẽ không được mua hay bán mà chỉ dung để đổi thành một đồng tiền khác trong một khoảng thời gian nhất định

Lãi suất gắn với đồng tiền khác nhau cũng khác nhau

Page 35: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

HỢP ĐỒNG HỐI ĐOÁIHỢP

ĐỒNG

HỐI

ĐOÁI

TƯƠNG

LAI

Là các hợp đồng mua bán ngoại tệ mà việc mua bán đã được thỏa thuận xong nhưng ngày giá trị lại là một thời điểm khác

Luôn được giao dịch trong các sàn giao dịch

Là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa cao , hàng hóa được phân theo lô , đánh số, kí mã hiệu đầy đủ

Hợp đồng tương lai ít rủi ro hơn khi mà nó được giao dịch thông qua các sàn giao dịch

Trong hợp đồng tương lai , các đối tác được xác định ngẫu nhiên

Page 36: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

HỢP ĐỒNG HỐI ĐOÁIHỢP

ĐỒNG

HỐI

ĐOÁI

QUYỀN

CHỌN

Là thỏa thuận có trả phí cho phép khách hàng có quyền mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định tại một mức giá được ấn định vào một ngày xác định trong tương lai

Ở thời điểm hiện tại, hợp đồng quyền chon chỉ có thể thực hiện giữa hai loại ngoại tệ

Có hai loại hoạt động quyền chọn: • Hợp đồng quyền chọn mua• Hợp đồng quyền chọn bán

Page 37: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

4. HÀNH VI GIAO DỊCH

Các hành vi giao dịch trên thị trường hối đoái- Phòng vệ / bảo hiểm rủi ro tỷ giá (FX Hedge)- Đầu cơ tiền tệ (FX Speculate)- Kinh doanh chênh lệch tỷ giá (FX Arbitage)

Page 38: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Phòng vệ rủi ro hối đoái

Bảo hiểm rủi ro giá bằng các hợp đồng hối đoái phái sinh (FX Forward, Future, Option)• Nếu DN ký hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn với ngân

hàng có thể giảm thiểu rủi ro khi thanh toán.• Công cụ hoán đổi tiền tệ sẽ giúp công ty chuyển

nghĩa vụ thanh toán từ USD sang tiền đồng cho phù hợp• Việc hoán đổi lãi suất USD sẽ giúp công ty chuyển

nghĩa vụ trả lãi suất USD từ thả nổi sang cố định

Page 39: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Arbitage Speculate

Nguyên tắc Mua thấp (tại A) bán cao (tại B) cùng 1 thời điểm

Mua thấp bán cao cùng 1 thời điểm, nhưng dựa trên sự phán đoán (kì vọng)

Hiệu ứngCầu A tăng _ Cung B giảm-> Giá A tăng _ Giá B giảm-> Giá A = Giá B-> tái lập cân bằng giá

- Giá lên giá xuống không ổn định- Làm cho thị trường có tính thanh

khoản nhờ các vụ mua bán, giao dịch liên tục

Page 40: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

PHỤ LỤC

• Triangular arbitrage: kinh doanh chênh lệch giá

• Premium forward point: điểm gia tăng• Discount forward point: điểm chiết khấu• Derivative: công cụ tài chính phái sinh

Page 41: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

MỞ RỘNG

ARBITRAGE NGHIỆP VỤ KINH DOANH

CHÊNH LỆCH GIÁ

Page 42: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

1. Khái niệm

• Một nghiệp vụ ứng dụng của nghiệp vụ giao ngay

• Là nghiệp vụ thực hiện việc mua một đồng tiền ở nơi giá thấp và bán lại ở nơi giá cao hơn (hoặc ngược lại) tại cùng một thời điểm để thu lợi nhuận từ chênh lệch giá hoặc ngược lại.

Page 43: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

• Không hề chịu rủi ro tỷ giá và không phải bỏ vốn

Ngày nay, với sự hỗ trợ đắc lực của kỹ thuật truyền thông và phương tiện điện tử, mọi diễn biến của thị trường đều được cập nhật và các thị trường hoạt động ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau và trở nên rất hiệu quả. Do vậy, chênh lệch tỷ giá giữa các nơi hầu như không còn hoặc nếu có thì cũng rất ít và cũng chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc, sau đó cũng lập được sự cân bằng bằng sự điều chỉnh cung cầu của thị trường.

Page 44: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

2. Các loại nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá

• Arbitrage địa phương (Locational arbitrage)

Giả sử tại ngân hàng A, và B trong cùng địa phương niêm yết tỷ giá giữa đồng bảng Anh và đôla Mỹ như sau:

Ngân hàng A: GBP/USD = 1,6123/25

Ngân hàng B: GBP/USD = 1,6126/28

Khi đó:

° Mua đồng bảng Anh ở ngân hàng A theo tỷ giá ASK GBP/USD = 1,6125.

° Bán đồng bảng Anh ở ngân hàng B theo tỷ giá BID GBP/USD = 1,6126

=> Lợi nhuận thu được trên 1 GBP từ nghiệp vụ Arbitrage:

1,6126 - 1,6125 = 0,001 USD

Page 45: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

• Arbitrage ba bên (Triangular arbitrage)

Thị trường Tỷ giá BID ASK

New York GBP/USD 1,7121 1,7179

Zurich USD/CHF 6,2181 6,2242

London GBP/CHF 11,64 11,68

Dựa vào tỷ giá niêm yết ở hai thị trường Zurich và London, ta có thể xác định được tỷ giá chéo GBP/USD:

GBP/USD = 1,8701/84

Giả sử trên thị trường hối đoái quốc tế có các tỷ giá như sau:

Page 46: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Như vậy, so với tỷ giá được niêm yết tại thị trường New York, ta có thể thấy xuất hiện cơ hội Arbitrage ba bên. Để khai thác cơ hội này, nhà kinh doanh thực hiện các giao dịch như sau:

° Dùng 1.000.000 USD đang có để mua GBP ở New York theo tỷ giá ASKGBP/USD = 1,7179, thu được:

1.000.000 : 1,7179 = 582.106,06 (GBP)

° Bán 582.106,06 GBP thu được để lấy về CHF ở London theo tỷ giá BIDGBP/CHF = 11,64, thu được:

582.106,06 x 11,64 = 6.775.714,54 (CHF)

° Bán 6.775.714,54 CHF vừa thu được để mua lại USD ở Zurich theo tỷ giá ASKUSD/CHF = 6,2242, thu được:

6.775.714,54 : 6,2242 = 1.088.608,10 (USD)

Þ Lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ Arbitrage ba bên:

1.088.608,10 – 1.000.000 = 88.608,10 (USD)

Page 47: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

• Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa (Covered interest arbitrage - CIA) có thể xảy ra do tỷ giá giao ngay hoặc tỷ giá kỳ hạn được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của chúng.

Page 48: Chương 2A_tỷ giá hối đoái

Ví dụ:Lãi suất cho vay USD là 6.4%/năm. Lãi suất cho vay VND là 18.2%/năm. => Chênh lệch lãi suất giữa VND và USD là 11.8%.Một Công ty đang cần vốn kinh doanh khoảng 3,2 tỷ đồng(145.500USD)Nếu vay VND, họ sẽ phải trả tiền lãi hết khoảng 582 triệu/năm. Nhưng nếu họ chuyển sang vay USD, họ chỉ phải trả 9.300USD/năm ( 204 triệu)

Page 49: Chương 2A_tỷ giá hối đoái