Chuong 2 he thong di dong plmn

40
Chương 5: Hthng thông tin di dng 85 Chương 5 HTHNG THÔNG TIN MOBILE 5.1. Gii thiu vhthng thông tin mobile 5.1.1. Lch sphát trin ca hthng thông tin mobile Do sphát trin ca khoa hc kthut, nhu cu thông tin đòi hi ngày càng cao. Tchthc hin được các kết ni thông tin trên khong cách xa bng hthng đường dây đin thoi, nhu cu thông tin được đặt ra là kết ni mi nơi, mi lúc. Chính tnhng yêu cu này làm xut hin hình thc thông tin di động. Mt trong các hình thc xut hin đầu tiên ca thông tin di động đó là các kthut máy bđàm, loi thông tin này được sdng trong quân đội. Đó là máy bđàm vi kthut chyếu là FDMA, năm 1980. Đối vi các hthng bđàm khnăng phc vkết ni thông tin bhn chế v; khong cách ngn, cht lượng thông tin kém và dung lượng nh. Mà nhu cu vthông tin ngày càng mrng và đòi hi nhiu hơn, nên các hthng thông tin hin đại hơn đã ln lượt ra đời. Vn đề đặt ra là các hthng thông tin khi ra đời phi đảm bo được khnăng kết ni toàn cu, nên năm 1982 ti hi nghbưu chính vin thông châu Âu CEPT (Conference European for Post and Tele- communications) đã thành lp mt tchc tiêu chun hoá các hthng thông tin di động gi tt là GSM (Groupe Special Mobile) để to ra mt hthng thông tin di động chung cho toàn Châu Âu. 1988 vin tiêu chun thông tin châu âu đã đưa ra bn ghi chi tiết kthut ca công nghGSM và thay đổi tên đầy đủ ca GSM (Global System for Mobile Communication). 1991 công nghvin thông GSM chính thc được thương mi hoá. Tiêu chun GSM được thiết kế để có thkết hp vi ISDN (Integrated Services Digital Network) và tương thích vi môi trường di động. Hthng truyn thông di động toàn cu GSM là hthng đin thoi mng lưới hoàn toàn sdng kthut s, khác vi hthng mng đin thoi đầu tiên ca Mđược xây dng vào năm 1983, mng này được dùng kiu analog và sdng công nghFDMA (Frequency Division Multiple Access) để to các kênh liên lc, còn GSM ngoài sdng FDMA còn sdng TDMA ( Time Division multiple Access) đây là kthut khe thi gian trên mi mobile trên mng được được cp phát mt khe thi gian riêng bit để di chuyn dliu đi. Hin nay kthut CDMA (Code Division multiple Access) - kthut

Transcript of Chuong 2 he thong di dong plmn

Page 1: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

85

Chương 5

HỆ THỐNG THÔNG TIN MOBILE

5.1. Giới thiệu về hệ thống thông tin mobile 5.1.1. Lịch sử phát triển của hệ thống thông tin mobile

Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhu cầu thông tin đòi hỏi ngày càng cao. Từ chỗ thực hiện được các kết nối thông tin trên khoảng cách xa bằng hệ thống đường dây điện thoại, nhu cầu thông tin được đặt ra là kết nối ở mọi nơi, mọi lúc. Chính từ những yêu cầu này làm xuất hiện hình thức thông tin di động.

Một trong các hình thức xuất hiện đầu tiên của thông tin di động đó là các kỹ thuật máy bộ đàm, loại thông tin này được sử dụng trong quân đội. Đó là máy bộ đàm với kỹ thuật chủ yếu là FDMA, năm 1980.

Đối với các hệ thống bộ đàm khả năng phục vụ kết nối thông tin bị hạn chế về; khoảng cách ngắn, chất lượng thông tin kém và dung lượng nhỏ. Mà nhu cầu về thông tin ngày càng mở rộng và đòi hỏi nhiều hơn, nên các hệ thống thông tin hiện đại hơn đã lần lượt ra đời.

Vấn đề đặt ra là các hệ thống thông tin khi ra đời phải đảm bảo được khả năng kết nối toàn cầu, nên năm 1982 tại hội nghị bưu chính viễn thông châu Âu CEPT (Conference European for Post and Tele- communications) đã thành lập một tổ chức tiêu chuẩn hoá các hệ thống thông tin di động gọi tắt là GSM (Groupe Special Mobile) để tạo ra một hệ thống thông tin di động chung cho toàn Châu Âu.

1988 viện tiêu chuẩn thông tin châu âu đã đưa ra bản ghi chi tiết kỹ thuật của công nghệ GSM và thay đổi tên đầy đủ của GSM (Global System for Mobile Communication).

1991 công nghệ viễn thông GSM chính thức được thương mại hoá. Tiêu chuẩn GSM được thiết kế để có thể kết hợp với ISDN (Integrated Services

Digital Network) và tương thích với môi trường di động. Hệ thống truyền thông di động toàn cầu GSM là hệ thống điện thoại mạng lưới hoàn

toàn sử dụng kỹ thuật số, khác với hệ thống mạng điện thoại đầu tiên của Mỹ được xây dựng vào năm 1983, mạng này được dùng kiểu analog và sử dụng công nghệ FDMA (Frequency Division Multiple Access) để tạo các kênh liên lạc, còn GSM ngoài sử dụng FDMA còn sử dụng TDMA ( Time Division multiple Access) đây là kỹ thuật khe thời gian trên mỗi mobile trên mạng được được cấp phát một khe thời gian riêng biệt để di chuyển dữ liệu đi. Hiện nay kỹ thuật CDMA (Code Division multiple Access) - kỹ thuật

Page 2: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

trải phổ rộng trong đó dữ liệu trong một cuộc đàm thoại khác, mã này giúp mỗi (máy) người nhận truy cập đến đúng các bit dành cho họ - đang được rộng rãi trên thế giới.

Ngoài tính lưu động quốc tế , tiêu chuẩn GSM còn cung cấp một số tính năng như thông tin tốc độ cao ,fax, data và dịch vụ thông báo tin nhắn SMS.

Đến ngày nay dần trở thành thiết bị cá nhân không thể thiếu được nó trong sinh hoạt hàng ngày, nó cung cấp cho chúng ta các dịch vụ ngày càng tiện ích hơn, như: nhắn tin đa phương tiện, internet, máy nghe nhạc và cái đích sẽ là dịch vụ video phone mà các nhà sản xuất đang chạy đua về công nghệ để đạt được cái đích này. 5.1.2. Mô hình tổng quát của mạng điện thoại Mobile:

Hình 5.1. Mô hình tổng quát của mạng điện thoại Mobile

86

Page 3: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

5.2. Tổng đài GSM

5.2.1. Sơ đồ khối của hệ thống tổng đài GSM

Hình 5.2. Sơ đồ khối của hệ thống tổng đài GSM

OSS : Phân hệ khai thác và hỗ trợ BTS : Trạm vô tuyến gốc

AUC : Trung tâm nhận thực MS : Trạm di động

HLR : Bộ ghi định vị thường trú ISDN : Mạng số liên kết đa dịch vụ

MSC : Tổng đài di động

BSS : Phân hệ trạm gốc

PSTN (Public Switched Telephone

Network): Mạng chuyển mạch điện thoại

công cộng

BSC : Bộ điều khiển trạm gốc PSPDN : Mạng chuyển mạch gói công

cộng

OMC : Trung tâm khai thác và bảo

dưỡng

CSPDN (Circuit Switched Public Data

Network):

SS : Phân hệ chuyển mạch Mạng số liệu chuyển mạch kênh công cộng

87

Page 4: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

88

VLR : Bộ ghi định vị tạm trú PLMN : Mạng di động mặt đất công cộng

EIR : Thanh ghi nhận dạng thiết bị GMSC Gateway MSC

Một hệ thống GSM có thể được chia thành nhiều phân hệ sau đây: - Trạm di động (MS: Mobile Station) - Phân hệ trạm gốc (BSS: Base Station Subsystem) - Phân hệ chuyển mạch (SS: Switching Subsystem) - Phân hệ khai thác (OSS: Operation Subsystem)

5.2.2. Trạm di động MS Trạm di động là thiết bị duy nhất mà người sử dụng có thể thường xuyên nhìn thấy

của hệ thống. MS có thể là: máy cầm tay, máy xách tay hay máy đặt trên ô tô. Ngoài việc chứa các chức năng vô tuyến chung và xử lý cho giao diện vô tuyến MS

còn phải cung cấp các giao diện với người sử dụng (như micrô, loa, màn hiển thị, bàn phím để quản lý cuộc gọi) hoặc giao diện với một số các thiết bị khác (như giao diện với máy tính cá nhân, Fax…). Hiện nay, người ta đang cố gắng sản xuất các thiết bị đầu cuối gọn nhẹ để đấu nối với trạm di động. Ba chức năng chính của MS:

- Thiết bị đầu cuối thực hiện các chức năng không liên quan đến mạng GSM. - Kết cuối trạm di động thực hiện các chức năng liên quan đến truyền đẫn ở giao

diện vô tuyến. - Bộ thích ứng đầu cuối làm việc như một cửa nối thông thiết bị đầu cuối với kết

cuối di động. Máy di động MS gồm hai phần: Module nhận dạng thuê bao SIM (Subscriber Identity Module) và thiết bị di động ME (Mobile Equipment).

Để đăng ký và quản lý thuê bao, mỗi thuê bao phải có một bộ phận gọi là SIM. SIM là một module riêng được tiêu chuẩn hoá trong GSM. SIM thường được chế tạo bằng một vi mạch chuyên dụng gắn trên thẻ gọi là Sim-card. Sim-card có thể rút ra hoặc cắm vào MS.

SIM đảm nhiệm các chức năng sau: - Lưu giữ khoá nhận thực thuê bao cùng với số nhận dạng trạm di động

quốc tế IMSI nhằm thực hiện các thủ tục nhận thực và mật mã hoá thông tin. - Khai thác và quản lý số nhận dạng cá nhân PIN(Personal Identity

Number) để bảo vệ quyền sử dụng của người sở hữu hợp pháp. PIN là một số gồm từ 4 đến 8 chữ số, được nạp bởi nhà khai thác khi đăng ký lần đầu.

Tất cả các bộ phận thu, phát, báo hiệu tạo thành thiết bị ME. ME không chứa các tham số liên quan đến khách hàng 5.2.3. Phân hệ trạm gốc (BSS - Base Station Subsystem)

Page 5: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

89

BSS giao diện trực tiếp với các trạm di động MS bằng thiết bị BTS thông qua giao diện vô tuyến. Mặt khác BSS thực hiện giao diện với các tổng đài ở phân hệ chuyển mạch SS. Tóm lại, BSS thực hiện đấu nối các MS với tổng đài và nhờ vậy đấu nối những người sử dụng các trạm di động với những người sử dụng viễn thông khác. BSS cũng phải được điều khiển, do đó nó được đấu nối với phân hệ vận hành và bảo dưỡng OSS. Phân hệ trạm gốc BSS bao gồm:

BTS (Base Transceiver Station): Trạm thu phát gốc TRAU (Transcoding and Rate Adapter Unit): Bộ chuyển đổi mã và phối hợp tốc độ. BSC (Base Station Controler): Bộ điều khiển trạm gốc.

Khối BTS (Base Tranceiver Station) Một BTS bao gồm các thiết bị thu /phát tín hiệu sóng vô tuyến, an ten và bộ phận mã

hoá và giải mã giao tiếp với BSC. BTS là thiết bị trung gian giữa mạng GSM và thiết bị thuê bao MS, trao đổi thông tin với MS qua giao diện vô tuyến. Mỗi BTS tạo ra một hay một số khu vực vùng phủ sóng nhất định gọi là tế bào (cell).

Khối TRAU (Transcode/Rate Adapter Unit) Khối thích ứng và chuyển đổi mã thực hiện chuyển đổi mã thông tin từ các kênh vô

tuyến (16 Kb/s) theo tiêu chuẩn GSM thành các kênh thoại chuẩn (64 Kb/s) trước khi chuyển đến tổng đài.

Tốc độ 16 Kb/s được tạo thành từ 260 bit / segment 20ms ( Tốc độ 13 Kb/s ) thêm vào 60 bit / segment 20ms ( các bit dồng bộ và hệ thống. Tốc độ 3 Kb/s ) tạo thành từ 320 bit / segment 20ms ( Tốc độ 16 Kb/s )

TRAU là thiết bị mà ở đó quá trình mã hoá và giải mã tiếng đặc thù riêng cho GSM được tiến hành, tại đây cũng thực hiện thích ứng tốc độ trong trường hợp truyền số liệu.

TRAU là một bộ phận của BTS, nhưng cũng có thể được đặt cách xa BTS và thậm chí còn đặt trong BSC và MSC.

Khối BSC (Base Station Controller) BSC có nhiệm vụ quản lý tất cả giao diện vô tuyến thông qua các lệnh điều khiển từ

xa. Các lệnh này chủ yếu là lệnh ấn định, giải phóng kênh vô tuyến và chuyển giao. Một phía BSC được nối với BTS, còn phía kia nối với MSC của phân hệ chuyển mạch SS.

Giao diện giữa BSC và MSC là giao diện A, còn giao diện giữa BTS và BSC là giao diện A bis.

Các chức năng chính của BSC:

• Quản lý mạng vô tuyến: Việc quản lý vô tuyến chính là quản lý các cell và các kênh logic của chúng. Các số liệu quản lý đều được đưa về BSC để đo đạc và xử lý, chẳng hạn như lưu lượng thông tin ở một cell, môi trường vô tuyến, số lượng cuộc gọi bị mất, các lần chuyển giao thành công và thất bại...

Page 6: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

90

• Quản lý trạm vô tuyến gốc BTS: Trước khi đưa vào khai thác, BSC lập cấu hình của BTS ( số máy thu/phát Transceiver TRX, tần số cho mỗi trạm... ). Nhờ đó mà BSC có sẵn một tập các kênh vô tuyến dành cho điều khiển và nối thông cuộc gọi.

• Điều khiển nối thông các cuộc gọi: BSC chịu trách nhiệm thiết lập và giải phóng các đấu nối tới máy di động MS. Trong quá trình gọi, sự đấu nối được BSC giám sát. Cường độ tín hiệu, chất lượng cuộc đấu nối được ở máy di động và TRX gửi đến BSC. Dựa vào đó mà BSC sẽ quyết định công suất phát tốt nhất của MS và TRX để giảm nhiễu và tăng chất lượng cuộc đấu nối. BSC cũng điều khiển quá trình chuyển giao nhờ các kết quả đo kể trên để quyết định chuyển giao MS sang cell khác, nhằm đạt được chất lượng cuộc gọi tốt hơn. Trong trường hợp chuyển giao sang cell của một BSC khác thì nó phải nhờ sự trợ giúp của MSC. Bên cạnh đó, BSC cũng có thể điều khiển chuyển giao giữa các kênh trong một cell hoặc từ cell này sang kênh của cell khác trong trường hợp cell này bị nghẽn nhiều.

• Quản lý mạng truyền dẫn: BSC có chức năng quản lý cấu hình các đường truyền dẫn tới MSC và BTS để đảm bảo chất lượng thông tin. Trong trường hợp có sự cố một tuyến nào đó, nó sẽ tự động điều khiển tới một tuyến dự phòng.

5.2.4. Phân hệ chuyển mạch (SS - Switching Subsystem) Phân hệ chuyển mạch bao gồm các khối chức năng sau: Trung tâm chuyển mạch nghiệp vụ di động MSC Thanh ghi định vị thường trú HLR Thanh ghi định vị tạm trú VLR Trung tâm nhận thực AuC Thanh ghi nhận dạng thiết bị EIR Phân hệ chuyển mạch (SS) bao gồm các chức năng chuyển mạch chính của mạng

GSM cũng như các cơ sở dữ liệu cần thiết cho số liệu thuê bao và quản lý di động của thuê bao. Chức năng chính của SS là quản lý thông tin giữa những người sử dụng mạng GSM với nhau và với mạng khác.

Trung tâm chuyển mạch di động MSC Tổng đài di động MSC (Mobile services Switching Center) thường là một tổng đài

lớn điều khiển và quản lý một số các bộ điều khiển trạm gốc BSC. MSC thực hiện các chức năng chuyển mạch chính, nhiệm vụ chính của MSC là tạo kết nối và xử lý cuộc gọi đến những thuê bao của GSM, một mặt MSC giao tiếp với phân hệ BSS và mặt khác giao tiếp với mạng ngoài qua tổng đài cổng GMSC (Gateway MSC).

Chức năng chính của tổng đài MSC: Xử lý cuộc gọi (Call Processing) Điều khiển chuyển giao (Handover Control)

Page 7: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

Quản lý di động (Mobility Management) Tương tác mạng IWF(Interworking Function): qua GMSC

Hình 5.3. Chức năng xử lý cuộc gọi của MSC

(1): Khi chủ gọi quay số thuê bao di động bị gọi, số mạng dịch vụ số liên kết của thuê bao di động, sẽ có hai trường hợp xảy ra :

(1.a) – Nếu cuộc gọi khởi đầu từ mạng cố định PSTN thì tổng đài sau khi phân tích số thoại sẽ biết đây là cuộc gọi cho một thuê bao di động. Cuộc gọi sẽ được định tuyến đến tổng đài cổng GMSC gần nhất.

(1.b) – Nếu cuộc gọi khởi đầu từ trạm di động, MSC phụ trách ô mà trạm di động trực thuộc sẽ nhận được bản tin thiết lập cuộc gọi từ MS thông qua BTS có chứa số thoại của thuê bao di động bị gọi.

(2): MSC (hay GMSC) sẽ phân tích số MSISDN (The Mobile Station ISDN) của thuê bao bị gọi để tìm ra HLR nơi MS đăng ký.

(3): MSC (hay GMSC) sẽ hỏi HLR thông tin để có thể định tuyến đến MSC/VLR quản lý MS.

(4): HLR sẽ trả lời, khi đó MSC (hay GMSC) này có thể định tuyến lại cuộc gọi đến MSC cần thiết. Khi cuộc gọi đến MSC này, VLR sẽ biết chi tiết hơn về vị trí của MS. Như vậy có thể nối thông một cuộc gọi ở mạng GSM, đó là chức năng xử lý cuộc gọi của MSC.

Để kết nối MSC với một số mạng khác cần phải thích ứng các đặc điểm truyền dẫn của mạng GSM với các mạng này. Các thích ứng này gọi là chức năng tương tác IWF (Inter Networking Function). IWF bao gồm một thiết bị để thích ứng giao thức và truyền dẫn. IWF có thể thực hiện trong cùng chức năng MSC hay có thể ở thiết bị riêng, ở trường hợp hai giao tiếp giữa MSC và IWF được để mở.

91

Page 8: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

92

Bộ ghi định vị thường trú (HLR - Home Location Register) HLR là cơ sở dữ liệu tham chiếu lưu giữ lâu dài các thông tin về thuê bao, các thông

tin liên quan tới việc cung cấp các dịch vụ viễn thông. HLR không phụ thuộc vào vị trí hiện thời của thuê bao và chứa các thông tin về vị trí hiện thời của thuê bao.

HLR bao gồm: Các số nhận dạng: IMSI, MSISDN. Các thông tin về thuê bao Danh sách các dịch vụ mà MS được sử dụng và bị hạn chế Số hiệu VLR đang phục vụ MS

Bộ ghi định vị tạm trú (VLR - Visitor Location Register) VLR là cơ sở dữ liệu về thuê bao thứ 2 trong GSM. Nó được nối với một hay nhiều

MSC và có nhiệm vụ lưu dữ tạm thời số liệu hiện tại của các thuê bao đang nằm trong vùng phục vụ của MSC, bao gồm; vị trí cell, số thuê bao đang kết nối, thời gian đang đàm thoại, dịch vụ sử dụng..Dữ liệu của VLR dùng để thực hiện việc tính cước cuộc gọi.

VLR là một cơ sở dữ liệu chứa thông tin về tất cả các MS hiện đang ở vùng phục vụ của MSC. Mỗi MSC có một VLR, thường thiết kế VLR ngay trong MSC. Ngay cả khi MS lưu động vào một vùng MSC mới. VLR liên kết với MSC sẽ yêu cầu số liệu về MS từ HLR. Đồng thời HLR sẽ được thông báo rằng MS đang ở vùng MSC nào. Nếu sau đó MS muốn thực hiện một cuộc gọi, VLR sẽ có tất cả các thông tin cần thiết để thiết lập một cuộc gọi mà không cần hỏi HLR, có thể coi VLR như một HLR phân bố. VLR chứa thông tin chính xác hơn về vị trí MS ở vùng MSC. Nhưng khi thuê bao tắt máy hay rời khỏi vùng phục vụ của MSC thì các số liệu liên quan tới nó cũng hết giá trị.

Hay nói cách khác, VLR là cơ sở dữ liệu trung gian lưu trữ tạm thời thông tin về thuê bao trong vùng phục vụ MSC/VLR được tham chiếu từ cơ sở dữ liệu HLR.

VLR bao gồm: Các số nhận dạng: IMSI, MSISDN, TMSI. Số hiệu nhận dạng vùng định vị đang phục vụ MS Danh sách các dịch vụ mà MS được và bị hạn chế sử dụng Trạng thái của MS ( bận: busy; rỗi: idle)

Thanh ghi nhận dạng thiết bị (EIR - Equipment Identity Register) EIR có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của ME thông qua số liệu nhận dạng di động

quốc tế (IMEI-International Mobile Equipment Identity) và chứa các số liệu về phần cứng của thiết bị. Một ME sẽ có số IMEI thuộc một trong ba danh sách sau:

1. Nếu ME thuộc danh sách trắng ( White List ) thì nó được quyền truy nhập và sử dụng các dịch vụ đã đăng ký.

Page 9: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

93

2. Nếu ME thuộc danh sách xám ( Gray List ), tức là có nghi vấn và cần kiểm tra. Danh sách xám bao gồm những ME có lỗi (lỗi phần mềm hay lỗi sản xuất thiết bị) nhưng không nghiêm trọng tới mức loại trừ khỏi hệ thống

3. Nếu ME thuộc danh sách đen ( Black List ), tức là bị cấm không cho truy nhập vào hệ thống, những ME đã thông báo mất máy.

Khối trung tâm nhận thực AuC (Authentication Center) Khối này có chức năng giải mã thông tin thuê bao thông qua khoá bảo mật của nhà

sản xuất, nhằm hai mục đích: bảo mật thông tin thuê bao và nhà cung cấp dịch vụ Dữ liệu thuê bao nằm hoàn toàn trong SIM card. mỗi khách hàng khi đăng ký sẽ

được cấp một thông số bảo mật, được sao chép và lưu trữ trong Sim card và cái còn lại được lưu trữ tại AuC. Khi bắt lần đầu kết nối AuC sẽ tạo ra một dãy số ngẫu nhiên và gửi đến mobile. Cả mobile và AuC sẽ dùng dãy số ngẫu nhiên đó trong các hoạt động sau này.

AuC được nối đến HLR, chức năng của AuC là cung cấp cho HLR các tần số nhận thực và các khoá mật mã để sử dụng cho bảo mật. Đường vô tuyến cũng được AuC cung cấp mã bảo mật để chống nghe trộm, mã này được thay đổi riêng biệt cho từng thuê bao. Cơ sở dữ liệu của AuC còn ghi nhiều thông tin cần thiết khác khi thuê bao đăng ký nhập mạng và được sử dụng để kiểm tra khi thuê bao yêu cầu cung cấp dịch vụ, tránh việc truy nhập mạng một cách trái phép.

Cổng MSC ( GMSC- Gate Mobile services switching center) Để thiết lập một cuộc gọi từ ngoài vào, hay từ trong ra ngoài của hệ thống GSM

trong nội vùng của MSC, trước hết cuộc gọi phải được định tuyến đến một tổng đài cổng được gọi là GMSC mà không cần biết hiện thời thuê bao đang ở đâu.

Các tổng đài cổng có nhiệm vụ lấy thông tin về vị trí của thuê bao và định tuyến cuộc gọi đến tổng đài đang quản lý thuê bao ở thời điểm hiện thời ( MSC tạm trú )

Để vậy, trước hết các tổng đài cổng phải dựa trên số thoại danh bạ của thuê bao để tìm đúng HLR cần thiết và hỏi HLR này. Tổng đài cổng có một giao diện với các mạng bên ngoài thông qua giao diện này nó làm nhiệm vụ cổng để kết nối các mạng bên ngoài với mạng GSM

Ngoài ra tổng đài này cũng có giao diện báo hiệu số 7 ( CCS No 7 ) để có thể kết nối giao tiếp với các thông tin khác hệ; PTN , PLMN,…Về phương diện kinh tế không phải bao giờ tổng đài cổng cũng đứng riêng mà thường được kết nối với MSC 5.2.5. Phân hệ khai thác và bảo dưỡng (OSS)

Khai thác và bảo dưỡng: Khai thác:

Là hoạt động cho phép nhà khai thác mạng theo dõi hành vi của mạng như tải của hệ thống, mức độ chặn, số lượng chuyển giao giữa hai cell.v.v.. Nhờ vậy nhà khai thác có

Page 10: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

thể giám sát được toàn bộ chất lượng dịch vụ mà họ cung cấp cho khách hàng và kịp thời nâng cấp. Khai thác còn bao gồm việc thay đổi cấu hình để giảm những vẫn đề xuất hiện ở thời điểm hiện thời, để chuẩn bị tăng lưu lượng trong tương lai và mở rộng vùng phủ sóng. Ở hệ thống viễn thông hiện đại, khai thác được thực hiện bằng máy tính và được tập trung ở một trạm.

Bảo dưỡng: Có nhiệm vụ phát hiện, định vị và sửa chữa các sự cố và hỏng hóc, nó có một số

quan hệ với khai thác. Các thiết bị ở hệ thống viễn thông hiện đại có khả năng tự phát hiện một số các sự cố hay dự báo sự cố thông qua kiểm tra.

Hệ thống khai thác và bảo dưỡng có thể được xây dựng trên nguyên lý của TMN (Telecommunication Management Network - Mạng quản lý viễn thông). Lúc này, một mặt hệ thống khai thác và bảo dưỡng được nối đến các phần tử của mạng viễn thông (MSC, HLR, VLR, BSC, và các phần tử mạng khác trừ BTS). Mặt khác hệ thống khai thác và bảo dưỡng được nối tới máy tính chủ đóng vai trò giao tiếp người - máy. Theo tiêu chuẩn GSM hệ thống này được gọi là trung tâm vận hành và bảo dưỡng (OMC - Operation and Maintenance Center).

Quản lý thuê bao Bao gồm các hoạt động quản lý đăng ký thuê bao. Nhiệm vụ đầu tiên là nhập và

xoá thuê bao khỏi mạng. Đăng ký thuê bao cũng có thể rất phức tạp, bao gồm nhiều dịch vụ và các tính năng bổ sung. Nhà khai thác có thể thâm nhập được các thông số nói trên. Một nhiệm vụ quan trọng khác của khai thác là tính cước các cuộc gọi rồi gửi đến thuê bao. Khi đó HLR, SIM-Card đóng vai trò như một bộ phận quản lý thuê bao.

Quản lý thiết bị di động Quản lý thiết bị di động được bộ đăng ký nhận dạng thiết bị EIR thực hiện. EIR

lưu trữ toàn bộ dữ liệu liên quan đến trạm di động MS. EIR được nối đến MSC qua đường báo hiệu để kiểm tra tính hợp lệ của thiết bị.

5.3. Các thông số tiêu chuẩn của hệ thống GSM:

Băng thông hệ thống: MHzMHzDownlinkMHzMHzUplink960935:

915890:−

Khoảng cách giữa các sóng mang 200KHz Điều chế nén dữ liệu thoại dùng kỹ thuật GMSK Tốc độ truyền dẫn dữ liệu giữa các mobile/carrier và mạng 270K bit/s Phương thức truy xuất dữ liệu dùng kỹ thuật TDMA và FDMA

94

Page 11: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

Mã hoá thoại dùng kỹ thuật RPE-LTP(Regular Pulse Excitation-Long Term Prediction-Linear Prediction Coder)

5.4. Truyền dẫn sóng vô tuyến 5.4.1. Giao diện vô tuyến (Radio interface):

Trong GSM, giao diện radio sử dụng tổng hợp cả hai phương thức phân kênh theo tần số và thời gian: FDMA (Frequency Division Multiple Access) và TDMA (Time Division Multiple Access).

Trong GSM sử dụng băng tần tại 900 MHz (gọi là GSM 900) và 1800 MHz (gọi là GSM 1800). Ở đây ta chỉ đề cập đến GSM 900. Mỗi kênh được đặc trưng bởi một tần số (sóng mang) gọi là kênh tần số RFCH (Radio Frequency Chanel) cho mỗi hướng thu phát, các tần số này cách nhau 200 Khz.

Trong GSM 900, tín hiệu từ MS đến trạm thu phát là 890-915 Mhz là dãy tần uplink, còn dãy tần downlink từ trạm thu phát đến MS là 935-960 Mhz . Cả hai đều có độ rộng băng là 25 Mhz, với 125 kênh truyền dẫn.

Khung TDMA Để tăng thêm hiệu suất sử dụng phổ tần số, trong GSM dùng kỹ thuật TDMA để chia mỗi kênh tần số 200 kHz thành 8 khe thời gian, đánh số 0 ÷ 7. Mỗi khe sẽ được cấp phát cho người dùng. Tất cả các người dùng ở một tần số đều chung một khung 8 khe

95

Hình 5.4. Khung TDMA

Nếu MS được cấp phát khe 1, thì nó chỉ phát trong khe này, và tắt máy phát ở 7

khe còn lại trong 1 khung. Sự đóng ngắt đều đặn theo chu kỳ khung của máy phát gọi là burst (cụm). Một khe thời gian (tương ứng một brust) dài 577μs, một khung TDMA dài 8 * 577μs = 4.615ms. Vậy MS phát một burst với chu kỳ khung 4.615ms, tức là với tần số phát là 1/4.615 = 216Hz, sẽ gây nhiễu cho thiết bị, dụng cụ điện tử ở tần số audio. Do đó để MS hoạt động tốt thì bản thân nó phải có khả năng chống nhiễu cao.

Sự phát xạ xung

TDMA Frame 4,615ms

6 7 0 2 3 4 5 6 7 01 1

Page 12: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

96

dB 34dBm

148 bits

Hình 5.5. Mức công suất phát biến thiên theo thời gian

(nếu mức phát chuẩn 0 dB là 34 dBm, thì mức nghỉ -70dB, sẽ ứng với -36dBm)

Vì MS chỉ phát trong 1 khe thời gian và chờ trong 7 khe thời gian còn lại của 1

khung, nên yêu cầu đóng ngắt năng lượng tần số vô tuyến rất chặt chẽ. Nếu MS không tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu đó, thì nó sẽ gây nhiễu đối với các MS khác (công tác ở khe thời gian liền kề, ở tần số liền kề). Thời gian đóng và thời gian ngắt chỉ trong 28μs, nghĩa là mức công suất nhảy 70dB trong 28μs, mặt khác không cho phép mức ngắt lớn hơn – 36dBm. Sau khi kết thúc thời gian quá độ lên mức phát, MS có 542.8μs để truyền tin.

Sự sớm định thời và điều khiển công suất Trong một cell, MS có cự ly đến BTS khác nhau. Nên thời gian trễ và suy hao truyền sóng của MS sẽ khác nhau. Kỹ thuật TDMA dựa vào sự định thời thích ứng đối với sự phát burst mà tránh xung đột, tránh trùng lẫn nhau giữa các burst liền kề khe thời gian.

542,8μs10μs 8μs 10μs 10μs 108 μs μs

Page 13: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

97

Dải thông tần của một kênh vật lý là 200 KHz. Dải tần bảo vệ ở biên cũng rộng 200 KHz.

Hình 5.6. Sự sớm định thời và điều khiển công suất

BTS đo thời gian trễ truyền sóng của mọi MS và phát lệnh cho từng MS phát càng sớm nếu cự ly của nó đến BTS càng xa sao cho tín hiệu mà BTS thu nhận được từ các MS trong cell ở đúng khe thời gian. Việc định thời thích ứng với trễ cự ly nói trên được gọi là sớm định thời (Timing advance). Đồng thời với điều khiển sự sớm định thời, BTS ra lệnh cho MS phải phát công suất vô tuyến ở mức thích suy hao sao cho mức tín hiệu đạt đến máy thu BTS từ các MS khác nhau trong cell là xấp xỉ bằng nhau. Bước điều chỉnh mức phát là 2 dB. Ta biết rằng, MS đo chất lượng truyền dẫn và mức công suất phát xuống. Nếu BTS phát hiện thông tin hướng xuống giảm chất lượng thì BTS điều chỉnh công suất phát một cách phù hợp ở từng khe thời gian (đặc tính này được tuỳ chọn ở BTS). 5.4.2.Tổ chức kênh

Kênh vật lý Kênh vật lý tổ chức theo quan niệm truyền dẫn. Đối với TDMA GSM, kênh vật lý

là một khe thời gian của một tần số sóng mang carrier vô tuyến được chỉ định. GSM 900 nguyên thuỷ

Dải tần số: 890 ÷ 915 MHz cho đường lên uplink (từ MS đến BTS).

935 ÷ 960 MHz cho đường xuống downlink (từ BTS đến MS).

BTS

Trễ ngắn suy hao nhỏ

Trễ dài suy hao lớn

n

B (được cấp TS n+1 )

TS TS

A

B

n n+1

A được cấp TS

Page 14: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

98

(n) = Ful (n) + 45 MHz

≤ 124 c gọi là các kênh tần số vô tuyến tuyệt đối ARFCN

(Absolute Radio Frequency Chann là dải phòng vệ.

sẽ 992 kênh.

ng đươn

Fdl (n) = Ful

h 0 là dải phòng vệ.

00

10 ÷ 1785 MHz uplink.

1) Fdl (n) = Ful

Khát đi ứng với 1 khe thời gian có dạng theo từng cụm ( burst ).

25 bits cho 1 Burst dài 577 us ) NB ( orm

ênh SCH

Ful (n) = 890,0 MHz + (0,2 MHz) * n Fdl

Với 1 ≤ n Các kênh từ 1 ÷ 124 đượ

el Number). Kênh 0 Vậy GSM 900 có 124 tần số bắt đầu từ 890,2 MHz. Mỗi dải thông tần là một

khung TDMA có 8 khe thời gian. Như vậy, số kênh vật lý ở GSM 900 là EGSM (GSM mở rộng E : extended) Hệ thống GSM nguyên thuỷ được mở rộng mỗi bằng tần thêm 10 MHz (tươ

g 50 kênh tần số) thì được gọi là EGSM:

Dải tần số: 880 ÷ 915 MHz uplink.

925 ÷ 960 MHz downlink. Ful (n) = 880 MHz +(0,2 MHz)*n

(n) + 45 MHz.

Với n = ARFCN , 1 ≤ n ≤ 174 . Kên DCS 1800: DCS 1800 có số kênh tần số tăng gấp 3 lần so với GSM 9

Dải tần số: 17

1805 ÷ 1880 MHz downlink. Ful (n) = 1710MHz + (0,2 MHz)*(n - 51

(n) + 95 MHz

Với 512 ≤ n ≤ 885. ái niệm về Burst

Các tin tức phCó 5 dạng burst (156,

N al Burst) chứa kênh TCH FB (Frequency Correction Burst ) ) chứa kênh FCCH SB ( Synchronization Burst ) ) chứa kAB ( Access Burst ) ) chứa kênh TCH và RACH DB ( Dummy Burst ) không mang thông tin

Page 15: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

99

c được tổ chức theo quan điểm nội dung tin tức, các kênh này được đặt

vào cá

kênh b

Kênh logic Kênh logic kênh vật lý. Các kênh logic được đặc trưng bởi thông tin truyền giữa BTS và MS. Có thể chia kênh logic thành hai loại tổng quát: các kênh lưu lượng TCH và các áo hiệu điều khiển CCH.

Hình 5.7. Phân loại kênh logic

Kênh lưu lượng TCHg:

àn tốc (TCH/F), kênh này mang thông tin tiếng hay số

• án tốc (TCH/H), kênh này mang thông tin ở tốc độ

Kê ển CCH (ký hiệu là Dm): bao gồm:

ontrol Channel).

: Có hai loại kênh lưu lượn

• Bm hay kênh lưu lượng toliệu ở tốc độ 22,8 kbit/s.

Lm hay kênh lưu lượng b11,4 kbit/s nh điều khi

− Kênh quảng bá BCH (Broadcast Channel).

− Kênh điều khiển chung CCCH (Common C

Page 16: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

100

K

tion Channel – downlink - thuộc FB ) Kênh hiệu chỉn

annel- downlink- thuộc SB ): Kênh đồng bộ khung cho

CH (Broadcast Control Channel- downlink- thuộc NB ): Kênh điều khiể

uộc AB ), kênh truy nhập ngẫu

(Paging Channel, kênh tìm gọi - downlink) được BTS truyền xuống để gọi

H (Access Grant Channel - downlink): Kênh cho phép truy nhập AGCH,

g để trao đổi bản tin báo h

nh riêng đứng một mình SDCCH ( Standalone Dedicated

kết chậm SACCH (Slow Associated Control Channel) là

− Kênh điều khiển riêng DCCH (Dedicate Control Channel). ênh quảng bá BCH (Broadcast Channel - downlink)

BCH = BCCH + FCCH + SCH. FCCH (Frequency Correc

h tần số cung cấp tần số tham chiếu của hệ thống cho trạm MS. FCCH chỉ được dùng cho đường xuống.

SCH (Synchronous ChMS.

BCn quảng bá cung cấp các tin tức sau: Mã vùng định vị LAC (Location Area

Code), mã mạng di động MNC (Mobile Network Code), tin tức về tần số của các cell lân cận, thông số dải quạt của cell và các thông số phục vụ truy cập. Kênh điều khiển chung CCCH (Common Control Channel). CCCH là kênh thiết lập sự truyền thông giữa BTS và MS. Nó bao gồm: CCCH = RACH + PCH + AGCH.

RACH (Random Access Channel - uplink- thnhiên. Đó là kênh hướng lên để MS đưa yêu cầu kênh dành riêng, yêu cầu này thể hiện trong bản tin đầu của MS gửi đến BTS trong quá trình một cuộc liên lạc. PCHMS. AGCmang tin tức phúc đáp của BTS đối với bản tin yêu cầu kênh của MS để thực hiện một kênh lưu lượng TCH và kênh DCCH cho thuê bao. nh điều khiển riêng DCCH(Dedicate Control Channel)

DCCH là kênh dùng cả ở hướng lên và hướng xuống, dùniệu, phục vụ cập nhật vị trí, đăng ký và thiết lập cuộc gọi, phục vụ bảo dưỡng

kênh. DCCH gồm có: Kênh điều khiển dà

Control Channel - là kênh điều khiển dành riêng đứng một mình) phục vụ chuyển giao báo hiệu giữa MS với BTS , dùng để cập nhật vị trí , chuyển giao và thiết lập cuộc gọi. Kênh điều khiển liên một kênh hoạt động liên tục trong suốt cuộc liên lạc để truyền các số liệu đo lường và kiểm soát công suất.. Downlink: BTS cung cấp các thông số hệ thống để MS cập nhật vị trí, các thông số điều khiển MS về sự sớm định thời và về

Page 17: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

101

ển giao cell.

H.

.4.3. Truyền dẫn thoại

oding) 104 Kbit/s 13 Kbit/s

ấp (0 – 4 kHz), được điều chế PCM 13 bit với tần số lấy mẫu 8 kHz được luồng dữ liệu 104 Kbit/s.

không hiệu quả. Do vậy người ta nhận thấy rằng chỉ cần truyền nội dung dữ liệu thoại trong từng khối segme

Mã hoá sửa lỗi 13 Kbit/s 22,8 Kbit/s

mức phát công suất vô tuyến. Ở uplink: BTS báo cáo kết quả đo về các cell kế cận (làm cơ sở cho quyết định chuyển giao của mạng), về các thông số sớm định thời và mức công suất phát vô tuyến mà MS đang dùng. Kênh điều khiển liên kết nhanh FACCH, nó liên kết với một kênh TCH và hoạt động bằng cách lấy lên một khung FACCH được dùng để chuy

Nó mang cùng loại tin tức như SDCCH. FACCH khác SDCCH ở chỗ SDCCH tồn tại sẵn, còn FACCH chỉ thiết lập theo kiểu trưng dụng (lấy lén) TCFACCH cần cho các bản tin khẩn và vài phục vụ chuyển giao. FACCH chiếm chỗ của TCH trong burst và chỉ báo việc đó bằng cờ lấy lén.

5

Mã hoá nén (speech c

Tín hiệu tiếng ở MS được đưa qua bộ lọc thông th

Vấn đề đặt ra là nếu chỉ truyền dữ liệu thoại ở tốc độ này thì

nt tương ứng 20ms, trong thời gian 20ms này ta dùng các kỹ thuật mã hoá nén để giảm bớt dung thông tin dư thừa thì nội dung thoại vẫn được đảm bảo. bằng việc sử dụng nhiều kỹ thuật nén khác nhau cho chất lượng dữ liệu tốt và tốc độ dữ liệu ngõ ra đảm bảo được tính kinh tế là 260 bit data speech/20ms/segment. vậy tốc độ dữ liệu thoại sau khi được mã hoá thoại là 260x50 = 13kbit/s.

Hình 5.8 minh hoạ mã hoá kênh

Page 18: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

102

Dữ liệu sau khi được m t, 20ms trong đó có 50 bit được cho là rất quan trọng quyết định âm sắc của tín hiệu thoại, 132 bit quan trọng và còn l

hoại sau khi được mã hoá thoại là 456x50 = 22,8 Kbit/s.

ác lỗi bit thường xuất hiện trong các Burst do ảnh hưởng của hiện tượng fading sóng. Khi chuỗi bit lỗi quá dài làm cho khả năng sửa lỗi của hệ thố

Mức 2 xen kẽ khác segm liệu truyền thì chứa 2 frame dữ liệu thoại và còn lại 26

Tổng cộng có 3+57+1+26+ urst / 577 us

ã hoá thoại cho ra 260bit/segmen

ại 78 được cho là không quan trọng. các thông tin tuỳ theo mức độ quan trọng mà được mã hoá 2 lần, 1 lần hay không cần mã hoá để giảm bớt sự phức tạp của hệ thống và tăng tốc độ truyền.

Vậy tốc độ dữ liệu t

hoá xen kẽ ( interleaving)

Trong môi trường thực tế c

ng không còn chính xác nữa. để giảm bớt hiện tượng lỗi Burst người ta dùng phương pháp mã hoá xen kẽ, với kỹ thuật này 456 bits dữ liệu được chia thành 8 frames, mỗi frame có 57 bit và được mã hoá xen kênh 2 mức.

• Mức1: xen kẽ trong cùng một Segment

Hình 5.9 minh hoạ mã hoá xen kẽ

ent Nhận xét: trong một burst dữ

bit dành cho thông tin hệ thống.

Hình 5.10 minh hoạ một burst NB 1+57+3+8,25 = 156,25 bits cho 1B

157 3 1 57 3 26

1 9

17 25 - - - -

2 10 - - - - - -

3 11 - - - - - -

412- - - - - -

513- - - -

- -

6 715- - - - - -

816 - - - - - -

14- - - - - -

57 bits

8 frames

Page 19: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

Do vậy nếu truyền liên tục 1 Segment ta phải truyền trong 4 burst liên tiếp. để làm giảm nhỏ hơn khả năng lỗi burst và thậm chí lỗi trong chuỗi burst liên tiếp, người ta dùng phương pháp mã hoá xen kẽ các frames trong các segment

1 1A/8 3 3

1 1A/8 3 3

1 1A/8 3 3

1 1A/8 3 3

1 1B/8 3 3

1 1B/8 3 3

1 1B/8 3 3

1 1B/8 3 3

A/8

A/8

A/8

A/8

1 1C/8 3 3

1 1C/8 3 3

1 1C/8 3 3

1 1C/8 3 3

B/8

B/8

B/8

B/8

Hình 5.11. minh hoạ xen kẽ frame trong các segment

Điều chế số GSM dùng phương pháp điều chế số GMSK (Gaussian Minimum Shift Keying).

GMSK là điều chế số dịch tần (shift keying) với điều biên ký sinh tối thiểu (minimum ) có pha và tốc độ biến đổi không đột biến nhờ bộ lọc Gauss .

Trong 1 Burst 0,577ms 156,25 bit, nên trong 1000ms 270,833 Kbit/s, do đó tốc độ dữ liệu vô tuyến trước điều chế số của GSM là 270,833 Kbit/s, ( tốc độ bit lẻ và bit chẵn là 135,4 khz. ) .

103

Page 20: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

104

Điều chế số GMSK tăng hiệu suất sử dụng phổ so với MSK, do giảm bề rộng phổ chính và suy giảm nhanh hơn ở ngoài vùng phổ chính

Điều chế số MSK tăng hiệu suất sử dụng phổ so với QPSK, có bề rộng phổ chính = 3Tb /4 ( Tb thời gian 1 bit ), rộng gấp rưỡi phổ QPSK, nhưng suy giảm nhanh hơn ở ngoài vùng phổ chính

5.4.4. Chuyển giao (handover)

Là quá trình chuyển giao việc kết nối thông tin từ một máy mobile ở trạm BTS này đến một trạm BTS khác khi máy mobile di chuyển.

Nguyên nhân do Tín hiệu suy giảm Nhiễu tăng lên Lưu lượng Cell hiện hành tăng đến ngưỡng bão hoà

Có 2 loại chuyển giao: 1. Chuyển giao bên trong ô (intracell hand over) khi hai MS ở hai BTS khác

nhau trong cùng thuộc một BSC . 2. Chuyển giao giữa các ô ( intercell hand over) chuyển giao giữa các ô thuộc

2 BSC khác nhau, chuyển giao này liên quan đến các tổng đài MSC quản lý hai BTS.

3. Chuyển giao giữa 2 ô thuộc 2 tổng đài MSC khác nhau, chuyển giao này liên quan đến cả hai tổng đài phụ trách các ô nói trên. Trong trường hợp chuyển giao nhiều lần giữa 2 ô thuộc 2 MSC khác nhau, tổng đài MSC đầu tiên phụ trách MS được gọi là tổng đài quá giang vì cuộc gọi luôn luôn được chuyển mạch qua tổng đài này. lần chuyển giao giữa 2 ô thuộc 2 tổng đài khác nhau thứ nhất được gọi là chuyển giao giữa các ô thuộc 2 tổng đài lần đầu, còn các lần sau được gọi là chuyển giao giữa các ô thuộc 2 tổng đài tiếp theo.

Chuyển giao giữa 2 ô thuộc cùng một BSC Trong quá trình gọi MS luôn luôn đo cường độ trường, chất lượng ở kênh TCH của

mình và cường độ của các ô lân cận. MS đánh giá giá trị trung bình của kết quả đo. Hai lần trong một giây nó gửi báo cáo kết quả đo (1) đến BTS cùng với kết quả đo của các ô lân cận tốt nhất, trên kênh SACCH.

BTS bổ sung thêm kết quả đo được ở chính kênh TCH và gửi báo cáo về BSC (2). Ở BSC chức năng định vị được tích cực để quyết định xem có cần chuyển giao cuộc

gọi đến ô khác do chất lượng xấu hoặc nhiễu lớn ở ô đang phục vụ hay không. trường hợp cần chuyển giao BSC sẽ lệnh chọn BTS ở ô mới được cho tích cực một kênh TCH (3) và

Page 21: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

lệnh cho BTS này gửi bản tin đến MS thông báo về tần số và khe thời gian cần chuyển đến (4).

MS điều chỉnh đến tần số mới và gởi bản tin thâm nhập chuyển giao (HO) ở khe thời gian tương ứng(5). MS không sử dụng bất cứ thông tin nào về định thời trước cho đến khi BTS phát hiện ra cụm HO . MS cũng nhận thông tin về công suất cần sử dụng (6) ở kênh FACCH lấy cắp từ kênh tiếng ( cờ lấp cắp trong từng trường hợp này gán = 1).

BSC sẽ nhận được thông tin từ BTS là chuyển giao thành công sau khi MS gửi bản tin hoàn thành chuyển giao (7). đường tiếng trong chuyển mạch nhóm thay đổi và BTS cũ đưa ra lệnh tháo gỡ TCH cũ cùng với lệnh liên kết SACCH (8).

Ở chuyển giao bên trong BSC này chính BSC xử lý mọi việc không có sự can thiệp của MSC, MSC chỉ được thông báo về việc thực hiện chuyển giao.

BTS

105

Hình 5.12. Chuyeån giao cuoäc goïi giöõa caùc BSC

BTS

BSC

MS

(4)

(5)

(8)

(4)

(3)

(7)

(6)

(2)

(7)

(1)

Page 22: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

Chuyển giao giữa 2 ô thuộc 2 BSC khác nhau nhưng cùng MSC. BSC cũ dựa trên các báo cáo về kết quả đo quyết định chuyển giao đến ô mới trực

thuộc một BSC khác. BSC cũ ( đang phục vụ ) gửi bản tin “yêu cầu chuyển giao” cùng với nhận dạng ô mới (1) đến MSC.

MSC biết BTS điều khiển ô mới, nó gửi yêu cầu chuyển giao đến BSC mới (2). BSC lệnh cho BTS mới kích hoạt một kênh TCH nếu còn kênh rỗi (3). Khi BTS mới

đã kích hoạt kênh TCH, BSC mới gửi thông tin về khe thời gian và tần số đến MSC(4). MSC chuyển thông tin này đến BSC cũ (5).

MSC được ra lệnh chuyển đến BTS mới (6). MS gửi đi cụm thâm nhập chuyển giao (HO) đến BTS mới (7).

Ngay sau khi phát hiện cụm HO, BTS mới gửi thông tin vật lý chứa định trước thờin gian và công suất ra đến MS(8).

BSC mới nhận được thông tin rằng BTS đã nhận được cụm HO (9)nó thông báo điều này qua MSC (10) đến BSC cũ (11).

BTS giải phóng TCH và SACCH cũ (12) MS nhận thông tin về ô mới ở SACCH liên kết với TCH mới.

106

Hình 5.13.Chuyeån giao cuoäc goïi giöõa caùc BSC

BSC m�i

BTS

BTS

BSC c�

MSC

(6)

(7)

(12)

(6)

(5)

(3)

(1)

(9)

(11)

(8) (10)

(2)

(4)

MS

Page 23: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

Chuyển giao thuộc các ô thuộc tổng đài khác nhau.

Hình 5.14.Chuyeån giao cuoäc goïi giöõa hai MSC

MSC HLR

BSC

BTS

BTS

BSCMSC

PSTNMS

(8)

(9)

(8) (8)

(1)

(6)

(3)(4)

(5)

(2)

(7)

(10)

(10)

(11)

BSC đang phục vụ gửi “ yêu cầu chuyển giao” đến MSC giống như ở trường hợp

trên (1) MSC yêu cầu MSC chuyển giao (MSC đích) (2)giúp đỡ. MSC cấp phát một số

chuyển giao ( số điện thoại thông thường) để định tuyến lại cuộc gọi. Yêu cầu chuyển giao được gửi đến BSC mới (3) Nếu có kênh TCH rỗi, BSC yêu cầu BTS kích hoạt một TCH (4) MSC nhận được thông tin về kênh TCH mới (5) và chuyển thông tin này trở lại

MSC cũ cùng với số chuyển giao (6) Đường truyền được thiết lập đến MSC mới (7) Lệnh chuyển giao được MS cùng với thông tin về tần số và khe thời gian sẽ được sử

dụng ở ô mới (8). MS phát đi cụm HO ( chuyển giao) ở TCH mới (9),(10).

107

Page 24: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

Một đường mới được thiết lập ở chuyển mạch nhóm và cuộc gọi được chuyển mạch (11) TCH và SACCH cũ được giải phóng.

Tổng đài MSC gốc vẫn duy trì sự kiểm tra chính cuộc gọi cho đến khi nó được xoá. MSC này được gọi là MSC neo.

Khi chuyển vào vùng định vị mới thì sau khi giải phóng cuộc gọi, nó phải thực hiện cập nhật vị trí sau khi cuộc gọi được giải phóng. HLR sẽ được cập nhật và gửi bản tin đến VLR cũ, MSC này phải xoá tất cà các thông tin liên quan đến thuê bao.

5.5 Qui hoạch mạng điện thoại di động

5.5.1 Mô hình phân phối mạng GSM Mỗi một hệ thống GSM có tối đa 125 cặp tần số sóng mang, do đó tổng thể một hệ thống chỉ có thể thực hiện được 125x8 = 2000 kênh thông tin. Để mở rộng dung lượng kênh thông tin người ta sử dụng phương pháp qui hoạch tổ ong và dùng phương pháp tái sử dụng tần số sóng mang. Dạng bố trí cơ bản là tại một góc của Cell ta đặt một trạm BTS ( Base Transceiver Station ) với điều kiện các trạm BTS khác xung quanh nó không được trùng sóng mang với nó. Do đó ta có thể tái sử dụng lại tần số đó ở các Cell khác không tiếp giáp với nó, hay còn gọi là phương pháp tái sử dụng tần số.

108

2

3

1

1

2

3

2

3

1

1

2

3

Hình 5.15. Mô hình mạng tổ ong cơ bản Ví dụ như bằng cách phân chia một vùng trung tâm thành 100 vùng nhỏ hơn (các

tế bào), mỗi cell với khả năng cung cấp 12 kênh thoại . Khi đó năng lực của hệ thống về lý thuyết có thể tăng từ 12 lên đến 12x100=1200 kênh thoại . Như vậy là dung lượng hệ thống đã tăng lên rất nhiều. 5.5.2. Kích thước Cell

Cell lớn: Bán kính phủ sóng khoảng: 1 km ÷ 32 km

Page 25: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

109

Vị trí thiết kế các Cell lớn:

− Sóng vô tuyến ít bị che khuất (vùng nông thôn, ven biển… )

− Mật độ thuê bao thấp.

− Yêu cầu công suất phát lớn.

Cell nhỏ: Bán kính phủ sóng khoảng: 100 m÷1 km) Vị trí thiết kế các Cell nhỏ:

− Sóng vô tuyến bị che khuất (vùng đô thị lớn).

− Mật độ thuê bao cao.

− Yêu cầu công suất phát nhỏ. Có tất cả bốn kích thước cell trong mạng GSM đó là macro, micro, pico và

umbrella. Vùng phủ sóng của mỗi cell phụ thuộc nhiều vào môi trường. Macro cell được lắp trên cột cao hoặc trên các toà nhà cao tầng. Micro cell lại được lắp ở các khu thành thị, khu dân cư. Pico cell thì tầm phủ sóng chỉ khoảng vài chục mét trở lại nó thường được lắp để

tiếp sóng trong nhà. Umbrella lắp bổ sung vào các vùng bị che khuất hay các vùng trống giữa các cell. Bán kính phủ sóng của một cell tuỳ thuộc vào độ cao của an ten độ lợi an ten,

thường thì nó có thể từ vài trăm mét tới vài chục km. Trong thực tế thì khả năng phủ sóng xa nhất của một trạm GSM là 32 km (22 dặm).

Một số khu vực trong nhà mà các an ten ngoài trời không thề phủ sóng tới như nhà ga, sân bay, siêu thị... thì người ta sẽ dùng các trạm pico để chuyển tiếp sóng từ các an ten ngoài trời vào.

Page 26: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

5.5.3. Phương thức phủ sóng Hình dạng của cell trong mỗi một sơ đồ chuẩn phụ thuộc vào kiểu an ten và công

suất ra của mỗi một BTS. Có hai loại an ten thường được sử dụng: an ten vô hướng (omni) là an ten phát đẳng hướng, và an tencó hướng là an ten bức xạ năng lượng tập trung trong một rẻ quạt (sector).

Khái niệm Site: Site được định nghĩa là vị trí đặt trạm BTS. Phát sóng vô hướng – Omni directional Cell (3600)

An tenvô hướng hay 3600 bức xạ năng lượng đều theo mọi hướng. Với An tenvô hướng: 1 Site = 1 Cell 3600

Hình 1.16 Site dùng anten Omni (3600)

Phát sóng định hướng – Sectorization: Lợi ích của sectorization (sector hóa):

Cải thiện chất lượng tín hiệu (Giảm can nhiễu kênh chung). Tăng dung lượng thuê bao.

Với Anten định hướng 1200: 1 Site = 3 Cell 1200

Hình 2.16 Site dùng anten Sector (1200) Đặc Điểm: Khi sóng truyền trong không gian sẽ gặp một số điểm như sau:

110

Page 27: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

Phản xạ khi gặp vật cản. Nhiểu xạ từ các sóng cùng tần số hay gần tần số. Tán xạ khi gặp chướng ngại vật trên đường truyền. Suy hao trong quá trình truyền sóng, phụ thuộc vào khoảng cách tới đài

phát.

5.5.4. Chia Cell (Cells Splitting) Khi hệ thống bắt đầu được sử dụng số thuê bao còn thấp, để tối ưu thì kích thước

cell phải lớn. Nhưng khi dung lượng hệ thống tăng thì kích thước cell cũng phải giảm đi để đáp ứng với dung lượng mới. Phương pháp này gọi là chia cell.

Các nhà quy hoạch sử dụng khái niệm cells splitting để phân chia một khu vực có mật độ thuê bao cao, lưu lượng lớn thành nhiều vùng nhỏ hơn để cung cấp tốt hơn các dịch vụ mạng. Ví dụ các thành phố lớn được phân chia thành các vùng địa lý nhỏ hơn với các cell có mức độ phủ sóng hẹp nhằm cung cấp chất lượng dịch vụ cũng như lưu lượng sử dụng cao, trong khi khu vực nông thôn nên sử dụng các cell có vùng phủ sóng lớn, tương ứng với nó số lượng cell sẽ sử dụng ít hơn để đáp ứng cho lưu lượng thấp và số người dùng với mật độ thấp hơn.

Hình 5.17 Phân chia Cell

Đứng trên quan điểm kinh tế, việc hoạch định cell phải bảo đảm lưu lượng hệ thống khi số thuê bao tăng lên, đồng thời chi phí phải là thấp nhất. Thực hiện được điều này thì yêu cầu phải tận dụng được cơ sở hạ tầng của đài trạm cũ.

111

Page 28: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

5.5.5. Tái sử dụng lại tần số Một hệ thống tổ ong là dựa trên việc sử dụng lại tần số. Theo định nghĩa sử dụng

lại tần số là việc sử dụng các kênh vô tuyến ở cùng một tần số mang để phủ sóng cho các vùng địa lý khác nhau. Các vùng này phải cách nhau một cự ly đủ lớn để mọi nhiễu giao thoa đồng kênh (có thể xảy ra) chấp nhận được. Tỉ số sóng mang trên nhiễu C/I phụ thuộc vào vị trí tức thời của thuê bao di động ,do địa hình không đồng nhất, số lượng và kiểu tán xạ.

Cluster Là một nhóm các cell. Các kênh không được tái sử dụng tần số trong một cluster. Nhà khai thác mạng được giấy phép sử dụng một số có hạn các tần số vô tuyến.

Việc quy hoạch tần số, ta phải sắp xếp thích hợp các tần số vô tuyến vào một Cluster sao cho các Cluster sử dụng lại tần số mà không bị nhiễu quá mức.

Hình 5.18 Mô tả cách phủ sóng bằng Cluster gồm 7 cell đơn giản.

112

Page 29: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

Cự ly dùng lại tần số

Ta biết rằng sử dụng lại tần số ở các cell khác nhau thì bị giới hạn bởi nhiễu đồng kênh C/I giữa các cell đó nên C/I sẽ là một vấn đề chính cần được quan tâm.

Dễ dàng thấy rằng, với một kích thước cell nhất định, khoảng cách sử dụng lại tần số phụ thuộc vào số N cells dùng trong một Cluster. Nếu N càng lớn, khoảng cách sử dụng lại tần số càng lớn và ngược lại.

Ta có công thức tính khoảng cách sử dụng lại tần số D ( D còn gọi là khoảng cách giữa các trạm đồng kênh hay giữa các cell cùng tần số )

D = R* N*3 (trong đó: R là bán kính cell)

Hình 5.19 Khoảng cách tái sử dụng tần số

Các mẫu tái sử dụng tần số Ký hiệu tổng quát của mẫu sử dụng lại tần số cho mỗi Cluster là M /N

M = tổng số sites trong Cluster N = tổng số cells trong Cluster

Ba kiểu mẫu sử dụng lại tần số thường dùng là: 3/9, 4/12 và 7/21. Mẫu tái sử dụng tần số 3/9

Mẫu tái sử dụng lại tần số 3/9 có nghĩa các tần số sử dụng được chia thành 9 nhóm tần số ấn định trong 3 vị trí trạm gốc (Site). Mẫu này có khoảng cách giữa các trạm đồng kênh là D = 5,2R.

Các tần số ở mẫu 3/9 (giả thiết có 41 tần số từ các kênh 84 đến 124 - là số tần số sử dụng trong mạng GSM900 của VMS)

Ấn định tần số

113

Page 30: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

A1 B1 C1 A2 B2 C2 A3 B3 C3

BCCH 84 85 86 87 88 89 90 91 92

TCH1 93 94 95 96 97 98 99 100 101

TCH2 102 103 104 105 106 107 108 109 110

TCH3 111 112 113 114 115 116 117 118 119

TCH4 120 121 122 123 124

Ta thấy mỗi cell có thể phân bố cực đại đến 5 sóng mang. Như vậy, với khái niệm về kênh như đã nói ở phần trước thì phải dành một khe

thời gian cho BCH, một khe thời gian cho SDCCH. Vậy số khe thời gian dành cho kênh lưu lượng của mỗi cell còn (5 x 8 – 2) = 38 TCH.

Hình 5.20 Mẫu tái sử dụng lại tần số 3/9

Theo lý thuyết, cấu trúc mảng 9 cells có tỉ số C/I > 9 dB đảm bảo GSM làm việc bình thường.Tuy nhiên, trong hệ thống 3/9 các cell cạnh nhau về mặt địa lý như A1 & C3, C1 & A2, C2 & A3 lại sử dụng các sóng mang liền nhau

Mẫu tái sử dụng tần số 4/12: Mẫu sử dụng lại tần số 4/12 có nghĩa là các tần số sử dụng được chia thành 12

nhóm tần số ấn định trong 4 vị trí trạm gốc. Khoảng cách giữa các trạm đồng kênh khi đó là D = 6R.

114

Page 31: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

Các tần số ở mẫu 4/12: Ấn định tần số

A1 B1 C1 D1 A2 B2 C2 D2 A3 B3 C3 D3

BCCH 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95

TCH1 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107

TCH2 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

TCH3 120 121 122 123 124

Ta thấy mỗi cell có thể phân bố cực đại là 4 sóng mang. Như vậy, với khái niệm về kênh như đã nói ở phần trước, một khe thời gian dành

cho kênh BCH, một khe thời gian dành cho kênh SDCCH ( Standalone Dedicated Control Channel - là kênh điều khiển dành riêng đứng một mình) . Vậy số khe thời gian dành cho kênh lưu lượng của mỗi cell còn (4 x 8 – 2) = 30 TCH.

Hình 5.21 Mẫu tái sử dụng lại tần số 4/12

Trong mẫu 4/12 số lượng các cell D sắp xếp theo các cách khác nhau để nhằm phục vụ cho các cell A,B,C. Hiệu quả của việc điều chỉnh này là để đảm bảo hai cell cạnh nhau không sử dụng hai sóng mang liền nhau (khác với mẫu 3/9). Với mẫu này, khoảng cách tái sử dụng tần số là lớn hơn.

Về lý thuyết, cụm 12 cells có tỉ số C/I > 12 dB. Đây là tỉ số thích hợp cho phép hệ thống GSM hoạt động tốt. Tuy nhiên, mẫu 4/12 so với mẫu 3/9 có tính chất sau

115

Page 32: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

a) Số lượng sóng mang trên mỗi cell ít hơn (mỗi cell có 1/12 tổng số sóng mang thay vì 1/9).

b) Hệ số sử dụng lại tần số thấp hơn (đồng nghĩa với khoảng cách sử dụng lại là lớn hơn).

Mẫu tái sử dụng tần số 7/21 Mẫu 7/21 có nghĩa là các tần số sử dụng được chia thành 21 nhóm ấn định trong 7

trạm gốc. Khoảng cách giữa các trạm đồng kênh là D = 7,9R. Các tần số ở mẫu 7/21:

Ấn định tần sốBCCH TCH

A1 84 105B1 85 106C1 86 107D1 87 108E1 88 109F1 89 110G1 90 111A2 91 112B2 92 113C2 93 114D2 94 115E2 95 116F2 96 117G2 97 118A3 98 119B3 99 120C3 100 121D3 101 122E3 102 123F3 103 124G3 104

116

Page 33: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

Hình 5.22 Mẫu tái sử dụng lại tần số7/21 Ta thấy mỗi cell chỉ được phân bố tối đa 2 sóng mang. Như vậy với khái niệm về kênh như đã nói ở phần trước. Phải có một khe thời gian

dành cho BCH và có ít nhất một khe thời gian dành cho SDCCH, số khe thời gian dành cho kênh lưu lượng của mỗi cell còn (2 x 8 – 2) = 14 TCH

N là số nhóm tần số ( N là số cell trong 1 Cluster ).

∑ là tổng số kênh vật lý có thể dùng cho mỗi Cluster. Nhận xét: Khi số nhóm tần số N giảm (21, 12, 9), nghĩa là số kênh tần số có thể dùng cho

mỗi cell (∑ /N) tăng thì khoảng cách giữa các trạm đồng kênh D sẽ giảm 7,9R; 6R; 5,2R. Điều này nghĩa là số thuê bao được phục vụ sẽ tăng lên, nhưng đồng thời nhiễu trong hệ thống cũng tăng lên.

Như vậy, việc lựa chọn mẫu sử dụng lại tần số phải dựa trên các đặc điểm địa lý vùng phủ sóng, mật độ thuê bao của vùng phủ và tổng số kênh ∑ của mạng.

• Mẫu 3/9: số kênh trong một cell là lớn, tuy nhiên khả năng nhiễu cao. Mô hình này thường được áp dụng cho những vùng có mật độ máy di động cao.

• Mẫu 4/12: sử dụng cho những vùng có mật độ lưu lượng trung bình.

• Mẫu 7/21: sử dụng cho những khu vực mật độ thấp.

117

Page 34: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

118

5.5.6. Bài toán về qui hoạch mạng: o Mục tiêu: Nâng dung lượng phục vụ của các cell, đảm bảo tính kinh tế của hệ thống

và khả năng đáp ứng được tốc độ phát triển của xã hội trong một khoảng thời gian nhất định.

o Yêu cầu: Để thực hiện việc qui hoạch mạng, ta cần phải nắm được các thông số thống kê sau đây.

Mật độ dân số (số người /1km2) Tỷ lệ người dùng điện thoại (vùng đô thị và nông thôn) Tỷ lệ số người dùng điện thoại ở giờ cao điểm Tốc độ phát triển dân số Tốc độ phát triển thuê bao Chất lượng sóng theo vùng địa lý Số tần số sóng mang của hệ thống

o Các yếu tố cần xác định khi qui hoạch mạng: Loại an tencủa BTS là Omni hay Sector Cấu trúc mạng tổ ong Số CF trên một sector Bán kính của một Cell, công suất thu phát của BTS Dung lượng kênh thông tin của một Cell

o Ví dụ: Hãy thiết kế qui hoạch mạng mobile đáp ứng được với tốc độ phát triển 1 năm của hệ thống. Cho vùng địa lý có các đặc điểm sau:

Mật độ dân số: 500 người/1km2) Tỷ lệ người dùng điện thoại: 3/10 Tỷ lệ số người dùng điện thoại ở giờ cao điểm: 4/10 Tốc độ phát triển dân số: 1,2 % Tốc độ phát triển thuê bao: 200% / năm Chất lượng sóng theo vùng địa lý: khoảng cách tối thiểu 2 Km so với trạm BTS Hệ thống GSM có 45 tần số sóng mang

Tính toán

Page 35: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

1. Loại an tencủa BTS: Do vùng địa lý có mật độ dân cao nên hệ thống phải có dung lượng Cell lớn, do đó chọn loại an ten sector cho BTS. Một BTS có 3 sector.

2. Cấu trúc mạng tổ ong: chọn cấu trúc mạng tổ ong dạng 3/9 Cell. 3. Số CF trên một sector: Số CF trên một sector là 5 4. Dung lượng kênh thông tin của 1 cell: 5x8 TS=40 5. Bán kính của một Cell, công suất thu phát của BTS

o Gọi R là bán kính của Cell

o Diện tích của cell: )(14.3 222 KmRRS == πo Số người/cell = người/cell

214.3500 R×

o Số người dùng điện thoại/cell = 10314.3500 2 ×× R

o Số người gọi điện thoại/cell, ở giờ cao điểm:

104

10314.3500 2 ×××= R

o Số người gọi điện thoại/cell, ở giờ cao điểm sau 1 năm

là22 3.381

100200

1002.1100

104

10314.3500 RR =×

+××××=

o Mặt khác dung lượng tối đa của 1 Cell là: 40

o Vậy: KmRR 3.0403.381 2 =⇒=⇒

o Từ đó ta chọn mức công suất thu phát cho BTS phù hợp với khoảng cách 300m

119

Page 36: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

120

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

***

A

ACCH Associated Control Channel Kênh điều khiển liên kết

AGCH Access Grant Channel Kênh cho phép truy nhập

ARFCH Absolute Radio Frequency Kênh tần số tuyệt đối

Channel

AUC Authentication Center Trung tâm nhận thực

AVDR Average Drop Call Rate Tỉ lệ rớt cuộc gọi trung bình

B

BCCH Broadcast Control Channel Kênh điều khiển quảng bá

BCH Broadcast Channel Kênh quảng bá

BER Bit Error Rate Tỷ lệ lỗi bít

Bm Full Rate TCH TCH toàn tốc

BS Base Station Trạm gốc

BSC Base Station Controller Bộ điều khiển trạm gốc

BSIC Base Station Identity Code Mã nhận dạng trạm gốc

BSS Base Station Subsystem Phân hệ trạm gốc

BTS Base Transceiver Station Trạm thu phát gốc

C

C/A Carrier to Adjacent Tỉ số sóng mang/nhiễu kênh lân

cận

CCBR SDCCH Blocking Rate Tỉ lệ nghẽn mạch trên SDCCH

CCCH Common Control Channel Kênh điều khiển chung

CCDR SDCCH Drop Rate Tỉ lệ rớt mạch trên SDCCH

CCH Control Channel Kênh điều khiển

Page 37: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

121

CCS7 Common Channel Signalling No7 Báo hiệu kênh chung số 7

CCITT International Telegraph and Uỷ ban tư vấn quốc tế về

điện thoại và

Telephone Consultative Committee điện báo

CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo mã

Cell Cellular Ô (tế bào)

CI Cell Identity Nhận dạng ô ( xác định vùng LA )

C/I Carrier to Interference Tỉ số sóng mang/nhiễu đồng kênh

C/R Carrier to Reflection Tỉ số sóng mang/sóng phản xạ

CSPDN Circuit Switch Public Mạng số liệu công cộng chuyển

mạch

Data Network gói

CSSR Call Successful Rate Tỉ lệ cuộc gọi thành công

D

DCCH Dedicated Control Channel Kênh điều khiển dành riêng

E

EIR Equipment Identification Bộ ghi nhận dạng thiết bị

Register

ETSI European Telecommunications Viện tiêu chuẩn viễn thông

Standard Institute Châu Âu

F

FDMA Frequency Division Multiple Đa truy nhập phân chia

theo tần số

Access

FACCH Fast Associated Kênh điều khiển liên kết nhanh

Page 38: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

122

Control Channel

FCCH Frequency Correction Channel Kênh hiệu chỉnh tần số

G

GMSC Gateway MSC Tổng đài di động cổng

GoS Grade of Service Cấp độ phục vụ

GSM Global System for Mobile Thông tin di động toàn cầu

Communication

H

HLR Home Location Register Bộ đăng ký định vị thường trú

HON Handover Number Số chuyển giao

I

IHOSR Incoming HO Successful Rate Tỉ lệ thành công Handover đến

IMSI International Mobile Số nhận dạng thuê bao di động

Subscriber Identity quốc tế

ISDN Integrated Service Digital Mạng số đa dịch vụ

Network

L

LA Location Area Vùng định vị

LAC Location Area Code Mã vùng định vị

LAI Location Area Identifier Số nhận dạng vùng định vị

LAPD Link Access Procedures Các thủ tục truy cập đường

on D channel truyền trên kênh D

LAPDm Link Access Procedures Các thủ tục truy cập đường

on Dm channel truyền trên kênh Dm

Page 39: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

123

Lm Haft Rate TCH TCH bán tốc

M

MCC Mobile Country Code Mã quốc gia của mạng di động

MNC Mobile Network Code Mã mạng thông tin di động

MS Mobile station Trạm di động

MSC Mobile Service Tổng đài di động

Switching Center

MSIN Mobile station Identification Số nhận dạng trạm di động

Number

MSISDN Mobile station ISDN Number Số ISDN của trạm di động

MSRN MS Roaming Number Số vãng lai của thuê bao di động

N

NMC Network Management Center Trung tâm quản lý mạng

NMT Nordic Mobile Telephone Điện thoại di động Bắc Âu

O

OHOSR Outgoing HO Successful Rate Tỉ lệ thành công Handover ra

OSI Open System Interconnection Liên kết hệ thống mở

OSS Operation and Support Phân hệ khai thác và hỗ trợ

Subsystem

OMS Operation & Maintenace Phân hệ khai thác và bảo dưỡng.

Subsystem

P

PAGCH Paging and Access Grant Kênh chấp nhận truy cập

Channel và nhắn tin

Page 40: Chuong 2 he thong di dong plmn

Chương 5: Hệ thống thông tin di dộng

124

PCH Paging Channel Kênh tìm gọi

PLMN Public Land Mobile Network Mạng di động mặt đất công cộng

PSPDN Packet Switch Public Mạng số liệu công cộng

Data Network chuyển mạch gói

PSTN Public Switched Telephone Mạng chuyển mạch điện thoại công

Network cộng

R

RACH Random Access Channel Kênh truy cập ngẫu nhiên

Rx Receiver Máy thu

S

SACCH Slow Associated Kênh điều khiển liên kết chậm

Control Channel

SDCCH Stand Alone Dedicated Kênh điều khiển dành riêng

Control Channel đứng một mình (độc lập)

SIM Subscriber Identity Modul Mô đun nhận dạng thuê bao

SN Subscriber Number Số thuê bao

T

TACH Traffic and Associated Channel Kênh lưu lượng và liên kết

TCBR TCH Blocking Rate Tỉ lệ nghẽn mạch TCH

TCDR TCH Drop Rate Tỉ lệ rớt mạch trên TCH

TCH Traffic Channel Kênh lưu lượng

TDMA Time Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo

thời gian

TRAU Transcoder/Rate Adapter Unit Bộ thích ứng tốc độ và chuyển mã

TRX Tranceiver Bộ thu – phát