chương 2

33
Chương 2. Trang thiết bị của công ty CNTT Nam Triệu và công nghệ đóng tàu 2.1.Trang thiết bị của công ty. Hiện nay công ty CNTT Nam Triệu là một trong những công ty có trang thiết bị hiện đại vào loại nhất nước . Công ty có thể tự động hoá nhiều khâu trong dây chuyền sản xuất của mình Các phân xưởng vỏ ở công ty được trang bị khá đầy đủ.Một phân xưởng có các loại máy sau: - Máy cắt tôn tự động, bán tự động sử dụng khí gas và axetylen. - Máy cắt tôn cơ học có thể cắt tôn dày tối đa 16 (mm). - Máy lốc tôn 3 trục. Các loại máy hàn bán tự dộng và cầm tay. - Máy dập tôn - Máy ép chấn tôn - Máy vát mép tự động - Các loại cẩu có thể nâng tới 100T(sắp tới có thể nâng được 400T) - Các loại xe nâng có thể nâng được 5 tấn tôn 2.2. MỘT SỐ LOẠI MÁY THI CÔNG CỦA CÔNG TY 2.2.1. MÁY HÀN BÁN TỰ ĐỘNG VINAMAG 500A 1

Transcript of chương 2

Page 1: chương 2

Chương 2. Trang thiết bị của công ty CNTT Nam Triệu và công nghệ

đóng tàu

2.1.Trang thiết bị của công ty.

Hiện nay công ty CNTT Nam Triệu là một trong những công ty có trang

thiết bị hiện đại vào loại nhất nước . Công ty có thể tự động hoá nhiều khâu

trong dây chuyền sản xuất của mình

Các phân xưởng vỏ ở công ty được trang bị khá đầy đủ.Một phân xưởng

có các loại máy sau:

- Máy cắt tôn tự động, bán tự động sử dụng khí gas và axetylen.

- Máy cắt tôn cơ học có thể cắt tôn dày tối đa 16 (mm).

- Máy lốc tôn 3 trục.

Các loại máy hàn bán tự dộng và cầm tay.

- Máy dập tôn

- Máy ép chấn tôn

- Máy vát mép tự động

- Các loại cẩu có thể nâng tới 100T(sắp tới có thể nâng được 400T)

- Các loại xe nâng có thể nâng được 5 tấn tôn

2.2. MỘT SỐ LOẠI MÁY THI CÔNG CỦA CÔNG TY

2.2.1. MÁY HÀN BÁN TỰ ĐỘNG VINAMAG 500A

1

Page 2: chương 2

Hình 2.1.MÁY HÀN VINAMAG – 500A

2.2.2. MÁY CẮT:

Hiện nay ở công ty có các loại máy cắt tự động như máy cắt CNC , máy

cắt FLASHMA .Ngoài ra công ty có rất nhiều mỏ cắt hơi bằng tay.

a b

Hình 2.2.Hai loại máy cắt tự động của công ty

Trong quá trình cắt trước hết là nung nóng mép tôn cần cắt đến nóng

chảy sau đó xả mạnh dòng oxi với áp suất cao thổi hết kim loại nóng chảy tạo

rãnh cắt. Di chuyển từ từ mỏ cắt với dòng oxi xả mạnh theo đường cắt . Khi di

chuyển mỏ cắt thì kim loại của vung tiếp theo liên tục được nung nóng đến

nhiệt độ nóng chảy gặp dòng oxi xả mạnh thì sẽ bị thổi bay đi.

Khi cắt mỏ cắt ngiêng 20300 so với đường cắt và nằm trong cùng mặt

phẳng chứa đường cắt. Mỏ cắt hơi nhấc lên để có thể quan sát được vết

cắt .Cắt xong tiến hành ngắt van oxi.

Đối với máy cắt tự động thì máy đã được lập trình sẵn và cắt theo

chương trình đã được lập

2.2.3. MÁY LỐC TÔN

Xưởng sửa chữa thường sử dụng hai loại máy lốc tôn là máy lốc tôn trục và

máy lốc tôn đĩa, tính năng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng như sau:2

Page 3: chương 2

Hình 2.3.Máy lốc tôn

a.Cấu tạo:

Máy lốc đĩa gồm hai thành phần chính là khung bệ và thành phần truyền

động.

Bộ truyền động bao gồm hai hệ thống truyền động:

+ Hệ thống truyền động 1 bao gồm động cơ môtơ, hộp số, dãy con lăn,

có thể quay trái hoặc phải để đưa tôn ra hoặc vào.

+ Hệ thống truyền động 2 gồm motơ gắn với cần trục tay đòn, đầu tay

đòn có gắn bánh xe đĩa, hệ thống cần trục này có thể chuyển động lên xuống

để năng hạ đĩa.

Máy lốc đĩa dùng để uốn các tấm tôn theo hình dáng vỏ bao thân tàu,

uốn mép tấm và bẻ mép.

b. Nguyên lý hoạt động:

Hệ thống đĩa và con lăn cùng quay, đồng thời đĩa từ từ hạ xuống tạo áp

lực uốn tôn theo rãnh giữa đĩa và con lăn.

c.Yêu cầu;

Trước khi đưa tôn vào uốn phải đánh dấu các đường uốn, vị trí sườn để

tiện kiểm tra bằng dưỡng mẫu. Chú ý mép của tấm dễ bị dạn nứt nên khi uốn

đĩa phải được hạ từ từ và bắt đầu từ phía có bán kính cong nhỏ nhất.

3

Page 4: chương 2

Với những tấm tôn lớn hoặc cong hai chiều thì máy lốc tôn không thực

hiện đạt yêu cầu nên sau khi lốc người ta phải tiếp tục uốn tôn bằng phương

pháp gia nhiệt, làm lạnh tại xưởng rèn. Phương pháp này được thực hiện bằng

cách tạo các vạch hình tam giác ở mép tấm tôn, sau đó dùng lửa rèn gia nhiệt

ở vùng tam giác đó và làm lạnh ngay tức khắc bằng cách dội nước, kim loại

vùng này co giãn một cách đột ngột làm tấm tôn cong theo hướng định

sẵn.Nguyên tắc là phải gia nhiệt và làm lạnh từ phía trong tấm tôn ra ngoài

mép.

Để lốc các cơ cấu dạng ống, côn thường các nhà máy sử dụng máy lốc

tôn 3 trục. Máy lốc 3 trục dựa theo nguyên lý: Do cả 3 trục đều quay đều tạo

áp lực ma sát giữa tôn và trục. áp lực của trục trên hạ xuống ép tấm tôn vào

các trục dưới, làm tấm tôn cong theo tiết diện trục, đồng thời quay theo trục.

2.2.4.MÁY ÉP TÔN

Máy ép dùng để tạo các thép bẻ góc, gấp mép, thép hình, hay con trạch

ở mép mạn tàu.

Hình 2.4.Máy ép chấn tôn

*) Cấu tạo:

Máy ép gồm các thành phần sau:

4

Page 5: chương 2

- Bệ: là tấm tôn đặt trên nền phẳng.

- Cối: thường là thép hình có hình dạng giống thép cần dập, cối được liên

kết với bệ bằng các mã, cối được gọi là khuôn dưới.

- Chày (khuôn trên): có hình dạng giống thép cần dập, chày được gắn với

trụ, di chuyển lên xuống được.

*) Yêu cầu khi ép :

Đánh dấu đường cần ép trên vật liệu trước khi ép.

Nếu cần ép đường dài phải bắt đầu từ mép tấm, sau đó chuyển dần tấm

để ếp dần vào trong lần sau hơn lần trước 3 cm, để tấm không bị uốn quá mức

và gẫy khúc người ta phải đặt gối đỡ.

2.2.5. Máy hàn bán tự động MIG kiểu MCPXC500

Mục đích sử dụng :Hàn kim loại bằng dây hàn D = 0,821,6 Năm sản

xuất 2002,hãng chế tạo :OTC DAIHEN -Japan.

Đặc tính kỹ thuật :

- Công suất (cụm nguồn) : 28,6 KW; 3pha AC 380V; 50hz; dòng

hàn 50A - 500A;điện áp hàn 15-45V .

- Cụm cấp dây :Dây 0,8-1,6 mm, tốc độ (cực đại ) 15m/p .

- Dây điện nguồn 3x16 mm2 ;chì bảo vệ 60A.

- Kích thước máy (nguồn) 348 x 592 x 642 (dài, rộng , cao), nặng 48

kg, cụm cấp dây 10kg .

5

Page 6: chương 2

Hình 2.4. Máy hàn tự động

Hình 2.5.Bộ cấp nguồn của máy hàn bán tự động

6

Page 7: chương 2

2.2.6. Máy hàn tự động

Máy hàn dạng này dùng để hàn các tấm tôn phẳng trên boong, đáy,

cũng như các chi tiết dễ hàn của các phân đoạn.N ó được cấu tạo gồm có hệ

thống cấp dây hàn tự động đưa dây xuống đều đặn và hệ thống cung cấp thuốc

hàn được đổ vào 1 phễu ở trên máy.N ó di chuyển được là nhờ 4 bánh xe có

thể chạy trên 1 đoạn ray.

Cấu tạo: Gồm mỏ hàn, bộ cấp dây hệ điều khiển, biến thế tuần hoàn,

dây cáp điện, hệ thống điều khiển.

Hình 2.6.Máy hàn tự động

Dây hàn: Dây hàn là loại dây hàn cứng có lõi thuốc, chúng có ưu

việt là ổn định khi hàn, ít tạo vNy, bề mặt đường hàn đẹp và ít khí độc. N ói

chung dây hàn lõi thuốc được dùng cho các mối hàn đối đầu cho các tổng

đoạn, dùng cho các thép hợp kim thấp và thép cường độ cao.

Lớp thuốc bảo vệ : là một thành phần rất quan trọng trong công việc

hàn. Chất lượng mối hàn phụ thuộc lớn lớp thuốc bảo vệ, thuốc bảo vệ

thường được làm từ các loại khoáng chất trong tự nhiên, các hợp kim nhào

trộn với nước thuỷ tinh ở dạng hạt.7

Page 8: chương 2

Lớp sứ lót: Sứ lót là một thành phần chính của CO2, ảnh hưởng trực

tiếp đến quá trình hình thành kép. Phải bảo quản sứ lót trong buồng có nhiệt

độ 600C để giữ khô ráo và chỉ lấy ra khi cần sử dụng

N guyên lý hoạt động:

- Vận hành không tải : Bật atomat và ấn nút khởi động quạt. N ghe

tiếng quạt chạy nếu thấy bất thường như va chạm cơ khí ... thì phải tắt ngay

công tắc nguồn. Kiểm tra chiều quay động cơ, quạt gió.

- Kiểm tra động cơ, chọn và lắp dây hàn, kiểm tra bộ tải dây, công tắc

cò, ru lô dây, khả năng tăng giảm áp của máy, tình trạng hoạt động của đồng

hồ khí, tình trạng bép hàn, ống bao khí...

- Vận hành khi đã thử không tải:

Kiểm tra súng hàn (kìm hàn), bật công tắc nguồn. Hàn về đặc tính

cứng, bật công tắc nguồn của biến áp điều khiển về nấc 1, chuyển công tắc

chọn chế độ về vị trí điều khiển từ xa,

Tiến hành kiểm tra mẫu: Đặt chiết áp, tốc độ cấp dây ở vị trí phù hợp

với kích cỡ, loại dây và tư thế hàn. Sau đó tiến hành hàn mẫu.

Hàn kỹ thuật vào sản phNm: Sau khi hàn mẫu đạt yêu cầu kỹ thuật,

đặt nguyên các chế độ dòng, điện áp, khí bảo vệ... tiến hành hàn kỹ thuật vào

sản phNm. Khi gây hồ quang thì thuốc hàn chảy và phủ lên bề mặt vật hàn.

Hồ quang cháy làm kim loại nóng chảy và bị đNy về phía sau tạo thành mối

hàn. Khi hàn hồ quang cháy tạo nên 1 bọc khí, hồ quang cháy liên tục trong

bọc khí đó và không phát sáng ra ngoài.

2.2.7. Máy ép 1000T -Hãng SERTOM MM SPA .Seri máy 2182-sản xuất

năm 2006

8

Page 9: chương 2

Thông số kỹ thuật của máy :

-Tốc độ đi xuống nhanh của xilanh 6 m/p

-Tốc độ đi xuống của Piston 180 mm/p

-Tốc độ xilanh quay trở về 7,2 m/p

-Công suất động cơ của bộ thuỷ lực 1530 kw

-Công suất động cơ của bộ làm mát 0,16 kw

-Điện thế cấp 380 V

-Tần số 50 hz

-Áp suất làm việc lớn nhất 280 Bar

-Lực ép làm việc lớn nhất 1000 T

-Lượng dầu trong bình chứa 800 lít

-Lượng dầu lớn nhất bình chứa có thể chứa được 950 lít

9

Page 10: chương 2

Thông số hình học :

-Hành trình xilanh 1000 mm

-Khoảng cách giữa các trục 6500 mm

-Kích thước của bệ công tác 2000x6500 mm.mm

-Chiều cao lớn nhất dưới xilanh 700 mm

-Khoảng sáng mặt thẳng đứng giữa phớt và móng 1700 mm

-Kích thước của phớt trên 670 mm

-Trọng lượng toàn bộ 130000 kg

-Kích thước máy :

Chiều dài lớn nhất 9500 mm

Chiều rộng lớn nhất 2500 mm

Chiều cao lớn nhất 7850 mm

10

Page 11: chương 2

Hình 2.7. Máy ép thủy lực

Cấu tạo:

Máy ép được chia ra 2 phần:Phần cố định:- Phần thân máy hệ thuỷ lực chày

cối để ép

- Tủ (tay) điều khiển máy Phần khởi động: - Pittông thuỷ lực của máy

N guyên lý hoạt động

Chuẩn bị:

- Phải kiểm tra hệ thống nước làm mát sinh hàn, van, bồn, kiểm tra hệ

thống thuỷ lực, hệ thống điện, hạn vị hành trình.

- Khi khởi động máy phải để động cơ chạy đạt vòng quay định mức được

ép thử, hành trình ép

11

Page 12: chương 2

- Chạy hệ dịch chuyển bàn, dịch chuyển chày ép để kiểm tra tình trạng

của thiết bị.

- Đưa bàn, chày ép về giữa máy, rút chày lên trên

- Kiểm tra kỹ thuật kích thước và yêu cầu vật ép Hoạt động:

- Đưa phôi ép vào (bằng cNu) vào vị trí cần ép

- Điều chỉnh chày ép đi xuống phôi ép theo tốc độ đã định tuỳ theo từng

phôi phẩm mà thực hiện quy trình ép.

- Trong mỗi quy trình ép phải có dưỡng mẫu để kiểm tra

Yêu cầu: - Khi ép sản phNm không được ép ở áp lực lớn nhất với thời

gian >16 giây

- Không được ép các vật có mặt phẳng nằm nghiêng (dễ trượt, làm

hỏng hệ thuỷ lực)

2.2.8. Máy lốc 3 trục MG-625G.

12

Page 13: chương 2

Hình 2.8.Máy lốc tôn 3 trục

Đặc tính kỹ thuật :

Kiểu MG-625G

- Chiều dày tôn lốc được max 32 mm

- Chiều rộng tôn được max 6000 mm

- Đường kính lốc nhỏ nhất 2,8 m

- Kích thước máy Dài 8490 mm, rộng 2420 mm, cao 2450 mm.

- Công suất máy 30kw, 3pha 380V, 50hz .

- Trọng lượng máy 70,1 tấn

Chuẩn bị trước khi lốc:

-Loại bỏ các ba via đối với phôi được cắt bằng oxy, tiến hành mài cẩn

thận cho hết ba via trước khi lốc .

-Loại bỏ xỉ hàn trên bề mặt tấm phôi và mài các khuyết tật vì sỉ hàn làm

bong hỏng bề mặt trục .

Nguyên lý hoạt động chung:

- Bật máy hoạt động khoảng 15 giây cho ổn định. Kiểm tra máy

- Điều khiển hệ thuỷ lực nâng trục cán lên cao 30mm. Dùng cần đưa tôn

vào máy, kiểm tra vị trí đặt tôn trên máy, hai đường mép tấm tôn phải

đặt song song với các đường tâm trục

- Điều khiển hệ thuỷ lực hạ trục cán xuống mặt tôn. Sau đó ngừng hoạt

động hệ thống thuỷ lực.

- Bấm công tắc quay trục về phía cần cuốn. Khi cuốn tới gần mép tôn thì

đảo chiều quay trục, sau 2 đến 3 lần quay trở thì điều khiển hệ thuỷ

lực hạ trục cán xuống mặt tôn một lực ban đầu rồi tiếp tục cuốn và

đảo chiều cho đến khi đạt được hình dáng mong muốn

- Ngừng máy, dùng dưỡng, thước để kiểm tra sản phẩm

13

Page 14: chương 2

2.2.9. Máy cắt tôn CNC .

Hình 2.9.Máy cắt CNC

Đặc tính kỹ thuật .

- Kiểu Intergraph 7500 DD

- Chiều dài tôn cắt được max 24,5 m

- Chiều rộng tôn cắt được max 6,5 m

- Chiều dày tôn cắt oxy-gas max 100 mm

- Tốc độ cắt 190- 550 mm

Cấu tạo :

Phần điều khiển: Gồm các phần chính

- Màn hình

- Bộ vi xử lý

- ổ đĩa cứng: Để lưu trữ các chương trình cắt

- ổ đĩa mềm: Để copy những chương trình cắt

- 1 động cơ sevor truyền chuyển động theo trục X

14

Page 15: chương 2

- 2 động cơ sevor truyền chuyển động theo trục Y

- Động cơ lên xuống mỏ cắt (mỗi mỏ 1 chiếc)

- Các công tắc, bàn phím...

Hình 2.10.Màn hình điều khiển của máy cắt tôn CNC

Thân máy:

- Dầm máy: có gắn các ray để đỡ các mỏ cắt và dẫn mỏ cắt chuyển

động theo trục X (phương ngang)

- Chân máy: Để đỡ dầm máy và được đặt trên hai đường ray cố định,

giúp máy chuyển động theo trục Y

- Mỏ cắt chuyển động theo trục X (phương ngang) nhờ động cơ sevor

quay đai thép. Các mỏ cắt được vặn chặt vào đai thép

- Máy chuyển động theo trục Y (chiều dọc) nhờ hai động cơ sevo gắn ở

hai bên chân máy qua hộp số và bánh răng chuyển động

Quy trình cắt :

- Đặt tôn lên bàn cắt, đặt vào vị trí thích hợp .

15

Page 16: chương 2

- Chọn mỏ cắt định sử dụng, cần thiết có thể thay bép cắt cho mỏ phù hợp

với chiều dày tôn cần cắt .

- Mở van cấp gas, cấp oxy cho máy .

- Khởi động máy theo đúng hướng dẫn .

Điều chỉnh ngọn lửa cho mỏ cắt mới thay bép cắt .Sử dụng van điều

chỉnh oxy màu xanh và van điều chỉnh gas màu đỏ lắp trực tiếp trên mỏ cắt,

điều chỉnh để nhân ngọn lửa có kích thước 2-5 mm,chiều dài ngọn lửa 250

mm.

Chuẩn bị công việc cắt và thực hiện cho việc cắt này trên bộ điều khiển

chương trình số .

Sau khi kết thúc công việc cắt đưa các mỏ này vào vị trí giữa của xà

ngang.Tắt các máy theo đúng hướng dẫn: cắt điện, khoá các van cấp gas và

các van cấp oxy .

Thu dọn sản phẩm cắt, tôn phế liệu và xỉ cắt sạch sẽ gọn gàng .

Vệ sinh sạch bụi bNn trên các đường ray, thanh răng di chuyển dọc

của máy, xà ngang và đường ray di chuyển ngang của máy .

2.2.10. Máy uốn thép định hình:

Đặc tính kỹ thuật :

- Khả năng uốn thép mỏ bản rộng 120-340mm(1 chi tiết)

- Bán kính uốn nhỏ nhất 1500mm

- Khả năng uốn thép chữ T 340mm

- Bán kính uốn nhỏ nhất 1500mm

- Lực uốn ngang theo hai hướng 250T

16

Page 17: chương 2

Hình 2.11.Máy uốn thép định hình

Cấu tạo:

Gồm các phần chính sau:

- Phần điều khiển :bằng máy điều khiển cầm tay .

- Phần cố định gồm 2 điểm tì nằm 2 bên phần di động

- Phần chuyển động được nối với một piton đặt bên trong thân máy, khi

uốn nó sẽ tạo ra một lực ép vào điểm cần uốn

Ngoài ra còn một số dụng cụ phụ khác như cNu bệ đỡ..

Nguyên lý hoạt động:

17

Page 18: chương 2

Hình 2.12.Uốn thép hình bằng máy uốn thép định hình

Sau khi tiếp nhận bản vẽ và thép định hình cần uốn, tiến hành vạch

lên trên thép định hình đường cong đúng như hình dạng cong của thép cần

uốn, bằng cách lấy mép ngoài của thép định hình làm chuNn sau đó đo các

toạ đô từ mép vào với khoảng cách 250mm một điểm .Sau đó điểm đó lại

thành đường cong cần dùng

Tiến hành đưa thép đã vạch dấu lên máy ép sau đó ép cho đến khi

đường cong vạch trên thép tạo thành một đường thẳng lúc đó dùng dưỡng

kiểm tra để hoàn thành công việc.

2.3. CÁC THIẾT BỊ KIỂM TRA QUÁ TRÌNH ĐÓNG TÀU.

Các thiết bị phục vụ cho quá trình đóng tàu như thước mét, dọi dây

căng , ống thuỷ bình (hay còn gọi là livô).

Các thiết bị kiểm tra quá trình đóng tàu như:Thước mét, dọi dây căng ,

ống thuỷ bình (hay còn gọi là livô).

Các thiết bị kiểm tra quá trình đóng tàu tại Công ty:

Thiết bị đo đạc: thước cặp 200-800mm, Panme các loại

Thước cuộn loại 5m,10m, êke loại lớn, compa vạch L=500, thước cuộn

20m, 30m, 50m, và 100m.

18

Page 19: chương 2

Thuỷ bình

Máy đo chiều dài

Máy siêu âm đường hàn Xquang

Máy X quang đường hàn máy siêu âm

Máy đo: đo chiều dày màng sơn vỏ tàu Đo độ cứng Brockoen của vật liệu

đóng tàu

Thiết bị thử kín nước gồm: máy tạo khí, cột đo áp suất, nước xà

phòng…

2.4. CÁC THIẾT BỊ NÂNG HẠ

2.4.1. Cẩu giàn Scanmet 1,6T-1533,1534 .

Đặc tính kỹ thuật :

- Trọng lượng nâng tối đa 1,6 T

- Khẩn u độ 12 m

- Chiều cao nâng 10 m

- Tốc độ nâng 8/1,2 m/p

Chuẩn bị trước khi vận hành:

Chuẩn bị dây buộc mã hàng cần nâng vận chuyển(dây buộc phù hợp với

mã hàng).

Thử chức năng làm việc của cơ cấu nâng, hạ, di chuyển xe cầu,di chuyển

xe con .

2.4.2. Cầu trục hai dầm hộp 40T .

Đặc tính kỹ thuật :

19

Page 20: chương 2

- Trọng lượng nâng tối đa 40 T

- cao độ 31,145 m

- Chiều cao nâng 17 m

- Đường chạy ray P43 171 m

- Điện áp 3pha 380V, 50hz

- Tự trọng 37,5 T

Cơ cấu nâng:

- Môtơ nâng hạ6 - 40

kw

- Trọng lượng nâng tối đa 40 T

- Tốc độ nâng 0,8- 5 m/p

- Tốc độ di chuyển xe con 5- 20 m/p

- Môtơ di chuyển xe con 2x(0,1- 0,8) kw Cơ cấu di chuyển xe cNu:

- Môtơ2x(0,37- 1,5) kw

- Vận tốc di chuyển 10- 40m/p

2.4.3. Cầu trục hai dầm hộp 16T .

Đặc tính kỹ thuật :

- Trọng lượng nâng tối đa 16 T

20

Page 21: chương 2

- cao độ 31,176 m

- Chiều cao nâng 17 m

- Đường chạy ray P43 171 m

- Điện áp 3pha 380V, 50hz

- Tự trọng 23 T

Cơ cấu nâng:

-Môtơ nâng hạ 2,4 - 15,1 kw

-Trọng lượng nâng tối đa 16 T

-Tốc độ nâng

-Tốc độ di chuyển xe con

-Môtơ di chuyển xe con

0,8 - 5

5 - 20

2x(0,14 - 0,65)

m/p m/p

kw

Cơ cấu di chuyển xe con:

-Môtơ 2x(0,14 - 0,65) kw

-Vận tốc di chuyển 5 - 40 m/p

21

Page 22: chương 2

2.4.4. Bán cổng trục :2x3,2T-AQA .

Đặc tính kỹ thuật : Cơ cấu nâng:

- Trọng nâng tối đa 2x3,2 T

- Chiều cao nâng 8 m

- Tốc độ nâng 1,3-8 m/p

- Môtơ nâng hạ 0,7 - 4,8 kw

- Tốc độ di chuyển palăng 5 - 20 m/p

- Đường ray 30x40mm.mm Điện áp 3 pha 380V-50hz .

2.4.5. Các thiết bị nâng hạ khác :

Cần trục Kone 2x15T/28m ;10T/23m

Cổng trục 200Tx65m

Cầu giàn 16T

Cầu trục SamSung 25T

Cầu trục Bánh lốp Tanodo 23T

Cần trục bánh xích Hitachi 100T

Xe nâng tự hành 100T, 200T..v.v…

22

Page 23: chương 2

Hình 2.13.Xe nâng tự hành 200T

23

Page 24: chương 2

Hình 2.14. Cần trục KONE

24

Page 25: chương 2

Hình 2.15.Cần trục bánh xích Hitachi

25

Page 26: chương 2

26