CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ -...

18
528 CHỮ ĐẠO () TRONG TỤC NGỮ, CA DAO – DÂN CA NGƯỜI VIỆT Nguyn ThKim Phượng 1 Tóm tt “Đạo ” nghĩa từ nguyên là con đường, cách thc, vsau phát trin thành nhng phm trù triết hc thuc vvũ trụ lun “hình nhi thượng”, nhân sinh lun “hình nhi hạ”. Nhân sinh luận được thhin qua quy tc ng xtrong các mi quan hmà con người làm trung tâm: Đạo Trời, Đạo cang thường Đạo làm người. Đi vào lời ăn tiếng nói của người dân Vit: tc ng, ca dao dân ca, ngoài những ý nghĩa luân lý tiếp nhn tNho giáo, Đạo của người Vit còn có những nét nghĩa mới, kết tinh ca scht lc tinh tế tiếp nhn của người dân Vit vi nhng chun tc Nho giáo tích cc, phù hp vi tâm thức người Việt. Theo như cách vận dụng để sáng tác ca dao ca h: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong ngun chy ra Mt lòng thmkính cha Cho tròn chhiếu mới là đạo con. Tkhóa: đạo, tc ng, ca dao. Đạo là mt tHán Việt có ý nghĩa khá phức tp. Xut phát tgốc nghĩa: con đường, phương pháp,… hàm nghĩa của Đạo được mrộng để chuyn ti nhng khái nim thâm sâu, huyn vi thuc vluân lý, triết học, tôn giáo. Trong đó hàm nghĩa luân lý, các quy tắc ng xli rt gần gũi, quen thuộc với người Việt, theo như cách vận dụng để sáng tác ca dao ca h: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong ngun chy ra Mt lòng thmkính cha 1 TS, Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM

Transcript of CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ -...

Page 1: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

528

CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ,

CA DAO – DÂN CA NGƯỜI VIỆT

Nguyễn Thị Kim Phượng1

Tóm tắt

“Đạo 道” nghĩa từ nguyên là con đường, cách thức, về sau phát triển

thành những phạm trù triết học thuộc về vũ trụ luận – “hình nhi thượng”,

nhân sinh luận – “hình nhi hạ”. Nhân sinh luận được thể hiện qua quy tắc

ứng xử trong các mối quan hệ mà con người làm trung tâm: Đạo Trời, Đạo

cang thường – Đạo làm người. Đi vào lời ăn tiếng nói của người dân Việt:

tục ngữ, ca dao – dân ca, ngoài những ý nghĩa luân lý tiếp nhận từ Nho giáo,

Đạo của người Việt còn có những nét nghĩa mới, kết tinh của sự chắt lọc tinh

tế tiếp nhận của người dân Việt với những chuẩn tắc Nho giáo tích cực, phù

hợp với tâm thức người Việt. Theo như cách vận dụng để sáng tác ca dao

của họ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Từ khóa: đạo, tục ngữ, ca dao.

Đạo là một từ Hán – Việt có ý nghĩa khá phức tạp. Xuất phát từ

gốc nghĩa: con đường, phương pháp,… hàm nghĩa của Đạo được mở

rộng để chuyển tải những khái niệm thâm sâu, huyền vi thuộc về luân

lý, triết học, tôn giáo. Trong đó hàm nghĩa luân lý, các quy tắc ứng xử

lại rất gần gũi, quen thuộc với người Việt, theo như cách vận dụng để

sáng tác ca dao của họ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

1 TS, Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM

Page 2: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

529

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con2.

Sự “bất thường” này hẳn phải có lý do của nó? Hàm nghĩa của

Đạo trong lời ăn tiếng nói của người dân Việt chính xác là gì? Đó là

những vấn đề chúng tôi sẽ làm rõ trong bài viết này. Thông qua quá

trình phân tích, lý giải, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu một cách hệ thống

các phép tắc ứng xử của người dân Việt xưa và xác định giá trị của

chúng trong đời sống tinh thần của họ, được phản ánh qua văn bản tục

ngữ, ca dao – dân ca.

Để giải quyết những vấn đề trên, trước hết chúng tôi cần xác định

nghĩa của từ Đạo.

1. Đạo trong kinh điển

Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê căn cứ theo nghĩa từ nguyên, chia

Đạo ra làm hai nghĩa: nghĩa đen là đường đi; nghĩa bóng chỉ đường lối

cư xử, đường lối làm người thuộc “hình nhi hạ”. Hai ông cho rằng phổ

biến nhất, trước khi Đạo luận của Lão Tử ra đời, người ta thường

dùng Đạo với nghĩa nhân đạo, đạo lý làm người3. Điều này cũng được

Vĩ Chính Thông, tác giả Từ điển triết học Trung Quốc, tóm lược:

Trong thư tịch tiên Tần, chữ “Đạo” được sử dụng rộng rãi, ý

nghĩa của nó bao gồm: hợp lý, chính đáng, trị bình, con đường, lý

tưởng, phương pháp, thông đạt,… ngoài ra thiên có thiên đạo, địa có

địa đạo, nhân có nhân đạo,… Nhưng chữ “Đạo” trở thành một khái

niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành lập và phát triển của bộ

phận hình nhi thượng trong triết học truyền thống, là do công của Lão

Tử” (Đạo giá cá từ, tại tiên Tần điển tịch trung, ứng dụng đích cực kỳ

phiếm lạm, tha đích hàm ý bao quát: hợp lý, chính đáng, trị bình, đạo

lộ, lý tưởng, phương pháp, thông đạt, công đẳng, thử ngoại thiên hữu

thiên đạo, địa hữu địa đạo, nhân hữu nhân đạo,… Đán sử đạo thành vi

nhất cá phú hữu triết học ý nghĩa đích trọng yếu khái niệm, thả đối

2 Tất cả những câu ca dao dẫn trong bài được trích từ: Nguyễn Xuân Kính (chủ biên),

Phan Đăng Nhật, Phan Đăng Tài, Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang (2001), Kho

tàng ca dao người Việt, tập I, II, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin ấn hành, Hà Nội. 3 Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (1965/2004), Đại cương triết học Trung Quốc, tập I, NXB

Thanh niên, TP HCM, tr.191, 195.

Page 3: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

530

truyền thống triết học lý đích hình nhi thượng học đích kiến lập dữ

phát triển, cụ hữu mạc đại ảnh hưởng đích thị Lão Tử đích công lao)4.

Học giả Nguyễn Duy Cần khi dịch và bình chú Lão Tử Đạo đức

kinh dè dặt kết luận: “Có lẽ Lão Tử là người đầu tiên trong những triết

gia Trung Quốc đã dùng chữ Đạo để chỉ cái nguyên lý tuyệt đối đã có

từ trước khi khai thiên lập địa, không sinh, không diệt, không tăng,

không giảm” 5. Như vậy chỉ đến Lão Tử, Đạo mới mang ý nghĩa triết

học mông lung, mơ hồ thuộc “hình nhi thượng” đáp ứng cho việc lý

giải nguồn gốc, quy luật hình thành trời đất, vạn vật. Đạo của Lão Tử

mang những ý nghĩa nổi bật: thứ nhất, theo Lão Tử, Đạo là nguồn gốc

tối sơ của trời đất, vạn vật, khi cho rằng: “Có một vật sinh ra từ sự hỗn

mang, có trước trời đất, mờ mờ ảo ảo, đứng riêng không hoán chuyển,

vận hành không ngừng, có thể ví như mẹ của thiên hạ. Ta không biết

gọi tên gì, dùng Đạo để gọi” (Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh,

tịch hề, liêu hề, độc lập bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ

mẫu. Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết đạo)6. Thứ hai, Đạo của Lão Tử

tồn tại nhưng vô hình, vô thanh theo như ông mô tả: “Đạo là một cái

gì mập mờ thấp thoáng, thấp thoáng mập mờ, mà ở trong vẫn có hình

tượng; mập mờ thấp thoáng, mà ở trong vẫn có vật thể; sâu thẳm, tối

mù, bên trong có tinh túy; cái tinh túy ấy (là đặc tính có thể đại biểu

cho vật, cho nên nó) rất chân thật, bên trong có cái đủ để bằng

nghiệm” (Đạo chi vi vật, duy hoảng duy hốt, hốt hề hoảng hề, kỳ

trung hữu tượng, hoảng hề hốt hề, kỳ trung hữu vật; yểu hề minh hề,

kỳ trung hữu tính, kỳ tinh thậm chân, kỳ trung hữu tín)7. Trang Tử giải

thích về Đạo: “Đạo không thể nghe được, nghe được cũng không

nghe thấy. Đạo không thể thấy, thấy cũng không rõ hình trạng. Đạo

không thể dùng lời để tả, nếu có thể tả được thì không phải là Đạo.

Nếu biết được hình dáng của Đạo, thì không còn là hình. Đạo không

4 Vĩ Chính Thông (2009), Từ điển Triết học Trung Quốc, Cát Lâm, Trung Quốc, tr.571,

574, 572. 5 Thu Giang Nguyễn Duy Cần (dịch và bình chú) (2013), Lão Tử - Đạo đức kinh, NXB

Trẻ, TP HCM, tr.14. 6 Vĩ Chính Thông (2009), Từ điển Triết học Trung Quốc, Cát Lâm, Trung Quốc, tr.571,

574, 572. 7 Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (1965/2004), Đại cương triết học Trung Quốc, tập I, NXB

Thanh niên, TP HCM, tr.191, 195.

Page 4: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

531

thể gọi tên được” (Đạo bất khả văn, văn nhi phi dã. Đạo bất khả kiến,

kiến nhi phi dã. Đạo bất khả ngôn, ngôn nhi phi dã. Tri hình hình chi

bất hình hồ? Đạo bất dương danh)8. Như vậy, theo các nhà nghiên

cứu, Đạo được Lão Tử và học trò phát triển thành một phạm trù triết

học, hướng đến việc lý giải nguồn gốc và sự tồn tại của hiện thực một

cách siêu hình. Tính chất siêu hình của Đạo làm cho nó gần với khái

niệm “ma nạp” (navaka) của xã hội Totem thời cổ đại. Totem là cách

gọi những tộc người có tín ngưỡng thờ vật linh. Đạo tương đồng với

nguyên tắc ma nạp, cùng thuyết minh cho tín ngưỡng, khi mà xã hội

còn chịu sự chi phối bởi các quan niệm thần thánh và tôn giáo. Cả

Đạo và ma nạp cùng mơ ước đến việc xây dựng một trật tự ổn định,

hoàn mỹ cho cả tự nhiên và xã hội. Tôn trọng các quy luật của tự

nhiên là nguyên tắc ứng xử với thế giới bên ngoài nhận thức của con

người có ở cả hai khái niệm9. Sự tương đồng mang tính tâm linh này

rất có khả năng dẫn tới sự chuyển dịch các tôn giáo, tín ngưỡng bằng

từ Đạo: Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Thiên Chúa,…, nhưng cũng có thể

từ Đạo đứng trước các tôn giáo mang ý nghĩa là con đường lý tưởng

dẫn tín đồ đến thế giới siêu thực, thoát tục?

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển siêu hình hóa nghĩa Đạo của

riêng Lão – Trang, những ý nghĩa khác của Đạo vẫn được dẫn dùng

phổ biến. Trang Tử cũng dùng Đạo để chỉ phép hành xử của con

người, thuộc “hình nhi hạ”. Ông nói về thái độ ứng xử của một người:

“Không ưu phiền, không lo nghĩ là khởi đầu biết về Đạo. Không rời

bỏ, không quay về là khởi nguyên của việc yên vui với Đạo. Không

nương theo, không vạch đường là khởi đầu của đắc Đạo” (Vô tư vô lự

thủy tri đạo. Vô xứ vô phục thủy an đạo. Vô tùng vô đạo thủy đắc

đạo)10. Theo Trang Tử, khi người ta an nhiên với sự tồn tại mặc nhiên

của bản thân là đạt Đạo. Trang Tử đã dùng Đạo theo hai nghĩa: quy

tắc ứng xử và con đường, vận dụng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.

Nghĩa đen của Đạo là con đường không có gì phải bàn, nhưng nghĩa

8 Vĩ Chính Thông (2009), Từ điển Triết học Trung Quốc, Cát Lâm, Trung Quốc, tr.571,

574, 572. 9 Vĩ Chính Thông (2009), Từ điển Triết học Trung Quốc, Cát Lâm, Trung Quốc, tr.571,

574, 572. 10 Vĩ Chính Thông (2009), Từ điển Triết học Trung Quốc, Cát Lâm, Trung Quốc, tr.571,

574, 572.

Page 5: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

532

bóng với nét nghĩa “đạo làm người” theo Nguyễn Hiến Lê chú giải thì

khá phức tạp và rất phổ biến khi cùng với Nho giáo du nhập vào Việt

Nam. Chúng tôi tách riêng Đạo của Nho giáo để phân tích nhằm xác

định nguồn gốc của Đạo trong các khái niệm luân lý mà người Việt

dẫn dụng.

2. Đạo Nho giáo

Nho giáo khai thác nghĩa phổ biến của Đạo, tuy nhiên phần lớn

tập trung vào ý nghĩa chính trị và nhân sinh.

Trung dung có câu: “Sự thành thật là đạo trời ban, còn trở nên

thành thật là cách tu thân của người” (Thành giả, thiên chi đạo dã.

Thành chi giả, nhân chi đạo dã)11. Trước đó, Khổng Tử cho rằng: “Tu

thân tắc đạo lập”12. Cứ chú tâm chỉnh sửa rèn giũa mình tất nhiên sẽ

có được bản tính thiện, sau có thể lôi kéo mọi người về với bản tính

đó, xã hội thịnh trị. Người đời sau dùng từ Đạo để thay cho đường lối

chính trị của Nho giáo: đạo Nho, đạo Nghiêu Thuấn,…

Xem trong Luận ngữ, Khổng Tử dùng Đạo 85 lần, tập trung vào

ba nghĩa chính: Đạo là con đường, phương pháp; Đạo mang ý nghĩa

chính trị, là trật tự xã hội; Đạo là cách xử thế, là lý tưởng của một cá

nhân hay xã hội.

(1) Đạo với nghĩa đen là đường đi, cách làm.

Ví dụ như “Lực bất túc giả, trung đạo nhi phế. Kim nhữ hoạch”

(Người không đủ sức đi đến nửa đường thì bỏ. Nay anh tự vạch sẵn

mức cho mình)13; hay một câu khác “Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình,

dân miễn nhi vô sỉ. Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách” (Cách

làm chính trị, ổn định xã hội bằng hình phạt thì dân sợ mà không biết

xấu hổ. Còn cách dùng đức để cai trị, ổn định xã hội bằng lễ thì làm

cho dân thấy xấu hổ mà tự sửa theo đường ngay, lẽ phải)14. Còn lại,

11 Đoàn Trung Còn (dịch và chú giải) (2006), Trung dung, NXB Thuận Hóa, Huế, tr.76,

72. 12 Đoàn Trung Còn (dịch và chú giải) (2006), Trung dung, NXB Thuận Hóa, Huế, tr.76,

72. 13 Đoàn Trung Còn (dịch và chú giải) (2006), Luận ngữ, NXB Thuận Hóa, Huế, tr.88,

14, 76, 288, 56, 8, 254. 14 Đoàn Trung Còn (dịch và chú giải) (2006), Luận ngữ, NXB Thuận Hóa, Huế, tr.88,

14, 76, 288, 56, 8, 254.

Page 6: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

533

phần lớn Đạo được khai thác tập trung vào các nghĩa thuộc phạm vi

hành xử của con người, biểu hiện qua các nội dung cơ bản sau:

(2) Đạo hàm nghĩa chính trị

Xã hội ổn định theo tôn ti trật tự do trời định sẵn, biểu đạt theo

ngữ: “thiên hạ hữu đạo”, “thiên hạ vô đạo” hay “bang hữu đạo”,

“bang vô đạo”,… Khổng Tử nói: “Ninh Võ Tử bang hữu đạo tắc trí,

bang vô đạo tắc ngu” (Ninh Võ, khi xã hội ổn định, thịnh trị thì dụng

trí làm quan. Khi xã hội bất ổn, loạn lạc thì trở nên ngu đần, lui về ở

ẩn)15; hay “Thiên hạ hữu đạo, Khâu bất dữ dịch dã” (Thiên hạ giữ

được thái bình ổn định thì Khổng Tử không cần phải nhọc lòng chỉnh

sửa)16. Mọi người trong tập quần an phận với tôn ti trật tự do Trời

định sẵn, giữ khuôn phép lễ nghĩa, không có ý tiếm đoạt, tạo loạn thì

“hữu đạo”, còn ngược lại thì “vô đạo”.

(3) Đạo là mục đích, lý tưởng của một người thuộc về nhân

sinh luận

Đạo thường được khu biệt nghĩa bởi danh từ đi với nó trong ngữ

sở hữu: “thánh nhân chi đạo” (đạo của thánh nhân), “phu tử chi đạo”

(đạo của thầy), “quân tử chi đạo” (đạo của người quân tử),… Khổng

Tử nói: “Ngô đạo nhất dĩ quán chi” (Đạo của ta chỉ có một lẽ lấy làm

thông suốt cả). Tăng Sâm giải thích rõ hơn: “Phu tử chi đạo: trung, thứ

nhi dĩ hỹ” (Đạo của thầy chỉ có hai đức tính: trung và thứ)17. Lần

khác, Khổng Tử dạy các học trò rằng: “Phụ tại, quan kỳ chí. Phụ một

quan kỳ hành. Tam niên vô cải ư phụ chi đạo, khả vị hiếu hỹ” (Khi

cha còn sống nên xem xét chí hướng của cha. Khi cha mất rồi nên để

ý đến những việc mà cha đã theo đuổi. Trong ba năm còn tang chế

không được thay đổi những điều đó, như thế mới có thể gọi là hiếu)18.

15 Đoàn Trung Còn (dịch và chú giải) (2006), Luận ngữ, NXB Thuận Hóa, Huế, tr.88,

14, 76, 288, 56, 8, 254. 16 Đoàn Trung Còn (dịch và chú giải) (2006), Luận ngữ, NXB Thuận Hóa, Huế, tr.88,

14, 76, 288, 56, 8, 254. 17 Đoàn Trung Còn (dịch và chú giải) (2006), Luận ngữ, NXB Thuận Hóa, Huế, tr.88,

14, 76, 288, 56, 8, 254. 18 Đoàn Trung Còn (dịch và chú giải) (2006), Luận ngữ, NXB Thuận Hóa, Huế, tr.88,

14, 76, 288, 56, 8, 254.

Page 7: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

534

Khi nói về sự giao hảo, Khổng Tử bảo rằng: “Đạo bất đồng, bất tương

vị mưu” (Mục tiêu, lý tưởng không giống nhau thì không thể cùng bàn

tính công việc được)19.

Xét về mặt hình thức, cho đến thời điểm này Khổng Tử chưa

ghép Đạo và Lý với nhau như ngày nay chúng ta thường dùng. Nghĩa

riêng của Lý là lẽ phải, điều đúng nên theo, chỉ đến Trình, Chu, Lý

mới mang ý nghĩa nguyên lý thuộc về vũ trụ luận.

Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê nhận xét về Lý của Trình, Chu: “Lý

của họ là thiên lý, nghĩa là cái quy luật hoặc cái chuẩn tắc phổ biến tự

nhiên trong vũ trụ, là cái gốc sinh ra vạn vật”20. Như vậy, Trình, Chu,

để hòa nhập với xu hướng phản đối Lão và Phật hai ông đã mở rộng

nghĩa của Lý theo hướng huyền vi làm cơ sở để giải thích sự hình

thành nên vạn vật trong tự nhiên và xã hội21. Sau này, khi bàn về Lý

của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Tài Thư cũng có nhận xét tương tự

nhưng gắn với ý nghĩa thực tiễn. Sau những giải thích về nghĩa “Lý”

của Trình, Chu, Nguyễn Tài Thư kết luận: “Lý” trong lý thuyết của

Trình, Chu vừa có nghĩa là nguyên tắc chính trị, đạo đức của đạo Nho,

vừa có nghĩa là phép tắc quy luật của vạn vật”22. Hai nhận xét trên đã

cho thấy mối tương quan giữa Đạo và Lý. Tính chất quy luật của Lý

đã làm cho nó trùng với Đạo Trời của Nho giáo, từ đó chi phối cả Đạo

người (cách đạt đến Đạo Trời của con người). Khi Lý kết hợp với

Đạo, Lý có vai trò bổ sung cho tính “tất nhiên” của Đạo. Ngày nay,

trong lĩnh vực đạo đức khi nói về các chuẩn tắc tu thân, hành xử trong

xã hội, chúng ta thường dùng đến từ ghép “đạo lý” theo ý nghĩa thực

tiễn là nguyên tắc đạo đức mà Nguyễn Tài Thư đã kết luận.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng Nho giáo

sâu sắc, ngoài vai trò là học thuyết chính trị, Nho giáo còn cung cấp

cho người Việt một hệ thống chuẩn mực đạo đức mà cho đến nay

19 Đoàn Trung Còn (dịch và chú giải) (2006), Luận ngữ, NXB Thuận Hóa, Huế, tr.88,

14, 76, 288, 56, 8, 254. 20 Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (1965/2004), Đại cương triết học Trung Quốc, tập II,

NXB Thanh niên, TP HCM, tr.163, 172. 21 Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê (1965/2004), Đại cương triết học Trung Quốc, tập II,

NXB Thanh niên, TP HCM, tr.163, 172. 22 Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam và Viện Harvard – Yenching Hoa Kỳ (2009),

Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam, từ hướng tiếp cận liên ngành, NXB Thế giới,

Hà Nội, tr.252.

Page 8: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

535

chúng đã trở thành những giá trị truyền thống bền vững, được cô đọng

trong từ Đạo – đạo lý.

3. Đạo trong tục ngữ, ca dao – dân ca người Việt

3.1. Người dân Việt đã tiếp nhận chữ Đạo Nho giáo

Xuyên suốt và nổi bật trong văn bản tục ngữ, ca dao – dân ca của

người Việt là chữ Đạo mang cả hình thức lẫn nội dung mà Nho giáo

đã phát triển: Đạo Trời, nhân đạo, đạo cang thường,… Tuy nhiên, nội

hàm của Đạo ở đây chỉ tập trung hướng đến ý nghĩa nhân sinh, đạo lý.

Nhìn từ góc độ giao lưu văn hóa, chúng ta thấy người dân Việt đã

thu nhận và cho phép học thuyết Nho giáo hòa nhập vào hệ tư tưởng

của họ, nếu không muốn nói là họ còn có ý trân trọng Nho giáo, theo

như cách nói: “Sang giàu tránh kẻ thất phu/ Khó hèn học đặng đạo

Nhu (Nho) người dùng”23. Đôi khi họ còn tự nhắc nhở: “Mặc ai chác

lợi mua danh, miễn ta học đặng đạo lành thì thôi”. Mục đích trau dồi

Đạo Nho vừa mang ý nghĩa lập thân vừa mang ý nghĩa lập đức. Vì

muốn vinh danh ở đời, từ thời Hậu Lê không có con đường nào rạng

rỡ bằng con đường Nho học. Đồng thời học Đạo Nho còn là để lĩnh

hội chuẩn tắc đạo đức, cách đối nhân xử thế, trở thành người tốt, khác

xa với hạng “thất phu”. Tuy nhiên, đối với người dân họ phải thừa

nhận: “Đạo thánh là đạo rộng”, họ khó có thể nắm bắt đầy đủ và thấu

hiểu cặn kẽ. Gần gũi và thiết thực nhất, đối với họ, Đạo là một khái

niệm chỉ cho họ phép tu thân, cách ứng xử và là nguyên tắc sống, làm

người. Với cách hiểu cụ thể và thực tế như vậy, người dân đã tập trung

khai thác Đạo trong nội dung ca ngợi những đức tính tốt đẹp và

chuyển tải hàm ý giáo huấn, nêu cao nguyên tắc làm người cho mọi

người. Đây có thể là lý do chúng tôi chỉ tìm thấy Đạo luôn mang ý

nghĩa tích cực khi xuất hiện trong lời ăn tiếng nói của người dân. Đạo

xuất hiện với nội hàm là những chuẩn tắc đạo đức luân thường:

Muối mặn ba năm muối hãy còn mặn

Gừng cay chín tháng gừng hãy còn cay

23 Tất cả những câu tục ngữ dẫn trong bài được trích từ: Nguyễn Xuân Kính (chủ biên),

Nguyễn Thúy Loan, Phan Lan Hương, Nguyễn Luân (2002), Kho tàng tục ngữ người

Việt, tập I, II, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin ấn hành, Hà Nội

Page 9: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

536

Đạo nghĩa cang thường chớ đổi đừng thay

Dẫu có làm nên danh vọng, hay rủi có ăn mày ta cùng theo nhau

Theo nhau cho trọn đạo trời

Dầu rằng không chiếu, trải tơi mà nằm.

Cách nói trong bài ca dao cho thấy “tam cương ngũ thường” là

nguyên tắc đạo đức bất biến và duy nhất, thuộc về “Đạo người” mà

người dân khuyên bảo nhau giữ gìn, trân trọng, vì đó là lẽ Trời. Trời

trong nhiều công trình tạo tác nhân sinh, vạn vật đã tạo lập nên mối

nhân duyên trai gái để duy trì cuộc sống của con người trên trần thế.

Duyên phận lứa đôi một phần là kết quả của tình yêu nhưng phần lớn

hơn làm nên sự vững bền cho tình yêu đôi lứa chính là sự sắp đặt của

Trời. Đưa uy quyền của Trời vào lời nguyện ước lứa đôi để nhắc nhở,

thuyết phục người yêu là một cách tôn kính phép tắc do Trời quy định.

Trong bài ca dao, phép tắc đó thể hiện bằng từ Đạo. Đạo trong bài ca

dao cô đọng ý nghĩa nguyên tắc, quy luật nên nó được đặt trước một

danh từ “Đạo Trời”, một cụm danh từ “Đạo nghĩa cang thường” để

xác định tính nguyên lý, bất biến cho cách hành xử của con người.

Danh ngữ “Đạo Trời” trong bài ca dao nhuốm màu sắc duy tâm,

muốn ám chỉ cách chi phối của “đấng chủ tế” là Trời, nhân vật có

quyền năng vô hạn khiến con người chỉ biết thuận theo, vì vậy, đôi

bên nam nữ cũng không thể là ngoại lệ. Tuy nhiên, ý Trời ở đây là lẽ

phải. Trời khuyên trai gái làm người không nên tham phú phụ bần, vợ

chồng lấy tình nghĩa, thủy chung làm trọng, nội dung đạo đức này

cũng là những lý lẽ mà họ tiếp nhận từ Nho giáo dưới hình thức biểu

đạt “đạo tào khang”, hoàn toàn phù hợp với lẽ làm người vốn có của

người Việt. Trời của người dân đại diện cho lẽ phải, tôn kính Trời là

tôn trọng lẽ phải. Hơn nữa, Đạo Trời luôn công bằng nếu con người

biết sống theo lẽ phải thì sẽ được phúc, còn ngược lại thì rước họa,

theo như người dân đúc kết: “Thiên đạo chí công”. Trời sẽ thực thi

công lý một cách công bằng và kịp thời: “Đạo Trời báo phục chẳng

âu/ Hễ là thiện ác đáo đầu chẳng sai”. Vì thế cần phải kiên định: “Dù

ai nói ngược nói xuôi/ Ta đây vẫn giữ Đạo Trời khăng khăng”. Đạo

Trời nếu thể hiện cụ thể ở những hành vi ứng xử của người thì được

gọi là Nhân Đạo. Theo Nho giáo khi một người biết sống tốt, sống

Page 10: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

537

thiện, đi theo đúng đạo Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Tiết

trinh... là đã đạt được Đạo của người. Ý nghĩa này của Nhân đạo cũng

được người dân vận dụng vào sáng tác thơ ca, bộc lộ ý tình:

Thân em tỉ như cánh buồm treo trước gió

Rày đây mai đó, thiệt khó định quá chừng

Biết đâu nhân đạo anh mừng dạ anh.

Ngày nay, khi nói đến Nhân đạo chúng ta thường nghĩ ngay đến

lòng thương người, đồng cảm với người, nhưng trước đây đối với Nho

giáo, như chúng tôi đã nói ở trên, Nhân đạo được hiểu là phương

hướng, là cách mà con người nương theo để trở về với bản tính Nhân,

Thiện vốn có của mình. Trong bài ca dao trên, “nhân đạo” được mượn

dùng để chỉ đức tính quan trọng của một cô gái mà người con trai

đang kỳ vọng là thủy chung, trinh tiết. Người con trai đã không nói

thẳng vấn đề mà dùng một cách nói ám chỉ để ý biểu đạt không nặng

nề, nhưng vẫn đủ khả năng hướng người nghe tiếp cận được mã thông

điệp anh muốn gửi thông qua từ Hán – Việt “nhân đạo” đặt trong ngữ

cảnh chung của bài. Trường hợp khác, từ Nhân đạo (Nhơn đạo) được

vận dụng khác hơn trong cách biểu đạt. Các chàng trai cô gái bảo

rằng: “Bữa nay loan phụng hiệp bầy/ Hò chơi nhơn đạo sau vầy nhơn

duyên”. Từ “nhân đạo” được dùng để ám chỉ cách giao hảo bạn bè,

trước là kết bạn, sau tìm hiểu thăm dò ý tình để tiến tới mối quan hệ

xa hơn, quan hệ vợ chồng, ở đây bắt đầu một sự vận dụng linh hoạt,

ẩn ý, tuy nhiên vẫn dựa trên nền nghĩa: cách con người cư xử với nhau

của Nhân đạo Nho giáo.

Theo các bước tiếp nhận được Phan Ngọc phân định trong quá

trình “vượt gộp” thì đây có thể xem là giai đoạn “bắt chước máy

móc”. Còn theo Trần Quốc Vượng, đây là một kiểu “tiếp nhận đơn

thuần”, mang cả hai hình thức của các khái niệm: Thiên đạo, Nhân

đạo Nho giáo. Tuy nhiên, số lượng từ Đạo dùng theo nội dung và hình

thức này rất hạn chế (tục ngữ: Thiên đạo 3 lần và 1 lần dùng trong nội

dung phá cách; Nhân đạo 1 lần. Trong ca dao – dân ca: Thiên đạo

(Đạo Trời) 5 lần, Nhân đạo 6 lần. Đạo trong tục ngữ, ca dao – dân ca

được vận dụng tập trung vào việc xác định tính bắt buộc của phép tắc

hành xử, là chuẩn mực đạo đức xã hội, chi phối hành vi ứng xử của

Page 11: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

538

mỗi cá nhân. Đối tượng được cụ thể hóa trong cụm từ nói về quan hệ

nhân luân và chuẩn mực đạo đức Nho giáo: Đạo cang thường, Đạo vợ

chồng, Đạo nghĩa,…

3.2. Nghĩa của Đạo được xác định bởi các đức tính “ngũ thường”

và trong từng mối quan hệ “ngũ luân”

Người dân đã cụ thể hóa và khu biệt nghĩa của Đạo theo từng vị

trí bổn phận của mỗi cá nhân, tương ứng với các phạm trù đạo đức

“ngũ thường”.

Đối với người buôn kẻ bán thì phải chú ý giữ chữ Tín, là một

trong năm đức tính của “ngũ thường”:

Ai ra Kẻ Chợ

Nhắn ông hàng hương

Thơm tho giữ lấy đạo thường

Đừng châm lửa đuốc khó đường bền lâu.

(Kẻ Chợ: tên cổ lưu hành trong dân chúng chỉ kinh thành Thăng

Long cũ).

“Đạo thường” trong bài ca dao là “ngũ thường”: Nhân, Lễ,

Nghĩa, Trí, Tín, đi sau làm bổ ngữ cho động từ “giữ lấy”, xác nhận sự

tồn tại mặc nhiên của chúng trong đời sống tư tưởng, quan niệm đạo

đức của người dân. Cách vận dụng này đã cho thấy Đạo là lẽ phải, là

tiếng nói của lương tâm vì thế, nội hàm của Đạo là “ngũ thường” trở

thành chuẩn mực nhân cách. Trong trường hợp này được vận dụng

vào khuyên nhủ các thương gia: đừng vì quá hám lợi mà quên đi hậu

quả của hành vi gian thương, bất đạo. Kết cục không sáng sủa đó là

thuận theo quy luật tất yếu khi nghịch với “Đạo thường”.

Có thể nói, đối với người dân Việt, những con đường hướng đến

bản tính thiện và cách giữ gìn nó đã được Nho giáo định danh trong

“tam cương ngũ thường” và đã trở thành chân lý, cô đọng trong một

từ Đạo. Bởi lẽ, Đạo đã cô đọng lý lẽ của lương tâm, giúp giữ cho con

người không đi chệch khỏi con đường thiện. Cùng với sự phổ biến

dưới hình thức điều luật của các nhà cầm quyền phong kiến sùng Nho,

những phép tắc ấy đã trở thành nguyên tắc hành xử bắt buộc và là

Page 12: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

539

thước đo nhân phẩm của xã hội đối với cá nhân. Hơn nữa, nó lại được

các nho sĩ vốn là tầng lớp rất được người dân tôn kính truyền bá trực

tiếp nên Đạo với ý nghĩa là “đạo làm người” – Đạo lý, giữ vị trí ổn

định, bền vững trong tâm thức người dân Việt và trở thành sợi dây

ràng buộc họ vào những bổn phận đã được cả xã hội định cho mỗi

người, ứng theo từng vị trí: bổn phận làm tôi, làm cha mẹ, làm con,

làm chồng, vợ..., ứng với từng mối quan hệ trong nhân luân của Nho

giáo. Tất cả mọi người đều phải cố công làm tròn bổn phận của mình,

không được buông lỏng phép tắc hay làm sai lệch danh phận mà mình

đang mang. Đạo với vai trò là những lý lẽ bất biến, ràng buộc các mối

quan hệ, quy định bổn phận cho từng người từ trong gia đình ra ngoài

xã hội.

Người con gái nhắc nhở người con trai:

Tay phản tay bao nỡ

Ruột cắt ruột bao đành

Lời thề nước biếc non xanh

Anh ở sao cho trọn đạo quân thần

Thì em mới dám trao thân gởi mình.

(Theo chúng tôi thì hai câu đầu có thể là: “Tay phảng tay sao nỡ/

Ruột cắt ruột sao đành”, nhưng vì đặc tính dị bản của ca dao, chúng

tôi xin trích nguyên văn và cũng vì không ảnh hưởng đến nội dung

đang bàn đến).

Giềng mối quân thần đứng đầu trong “ngũ luân” (tam cương).

Trong xã hội quân chủ chuyên chế thì việc giữ đúng bổn phận làm tôi,

tôn kính và phục tùng vua là tuyệt đối. Điều này không chỉ là nhiệm

vụ của một thường dân đối với nhà cầm quyền mà còn là bổn phận

của kẻ tôi thần với đấng chủ tế, phạm vào điều đó là phạm tội đại

nghịch, không chỉ nhận lãnh cái chết cho riêng mình mà còn bị tru di

cả nhiều đời dòng họ. Đó là nội dung cơ bản của Đạo Trung quân Nho

giáo. Trong bổn phận của tôi thần, khi trung với vua đồng nghĩa trung

với nước thì những hiện tượng lỗi Đạo Trung thần gieo nỗi thất vọng

cho người dân. Người dân tỏ vẻ tiếc nuối nhưng cũng đầy phẫn uất

khi cất lời: “Căm hờn Vệ Luật Lý Lăng/ Làm cho lỗi thửa đạo hằng

Page 13: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

540

quân thân”. Họ tiếc nuối và phẫn uất vì đối với họ Trung quân không

chỉ là bổn phận mà còn là sự trắc ẩn về thế sự, về “đạo làm người”, về

về quy tắc ứng xử có trên có dưới và là cơ sở để đánh giá đạo đức của

một người do xã hội mặc định: “Làm người phải biết cương thường/

Xem trong ngũ đẳng quân vương đứng đầu”.

Giềng mối thứ hai là quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ

ngoài tình thương máu mủ đối với con, còn phải chú ý đến vị trí của

mình là bậc trên, luôn là hình ảnh mẫu mực gần gũi nhất để con cái noi

theo. Vì thế, họ phải hành xử cho đúng với danh phận. Nếu vì một lý do

nào đó mà cư xử không đúng với vị trí ấy, họ sẽ gây ra nỗi thất vọng

lớn và đôi khi buộc người con phải ngậm ngùi hờn trách: “Than rằng là

đạo mẹ cha/ Con trai con gái cũng là một thương”. “Đạo mẹ cha” theo

người dân, là trách nhiệm, là tình cảm thiêng liêng mà các bậc sinh

thành luôn dành trọn vẹn cho những đứa con của mình, bất kể con trai

hay con gái. Điều này được minh chứng qua công lao nuôi dưỡng con

cái như trời biển mà họ đã từng dành cho các con. Thế nhưng, một số

bậc sinh thành vì lý do nào đó đã tỏ ý trọng con trai hơn, phận con gái

phải chịu thiệt. Như vậy, những bậc sinh thành đó đã không giữ đúng

phận người trên, buông lỏng giềng mối phụ – tử trong nhân luân mà

bấy lâu nay họ vẫn răn dạy con cái. Theo Đạo lý, phận làm con không

cho phép các cô gái phản ứng ra mặt, thường thì các cô giữ kín nỗi

buồn trong lòng, còn bên ngoài thì vẫn cố gắng hành xử theo đúng với

những gì mà “đạo làm con” định hướng cho họ.

“Đạo làm con” được định danh bằng một từ Hán – Việt khác là

Hiếu. Bài ca dao sau nói rõ điều đó:

Làm trai nết đủ trăm đường

Trước tiên điều hiếu đạo thường xưa nay

Công cha đức mẹ cao dày

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ

Nuôi con khó nhọc đến giờ

Trưởng thành con phải biết thờ hai thân

Thức khuya dậy sớm cho cần

Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.

Page 14: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

541

Mở đầu bài thơ khẳng định Hiếu là phẩm hạnh quan trọng nhất

trong “đạo thường”, những câu sau xoáy vào tính “cao dày” của công

cha nghĩa mẹ trong việc nuôi dưỡng con cái nhằm tác động vào ý thức

tri ân của người con, sau đó kết lại bằng ngữ “giữ phần đạo con” đã

cho thấy tính ưu tiên trong việc gây dựng phẩm chất hiếu hạnh cho

một cá nhân, ở đây nhằm vào người con trai, đồng thời khẳng định vị

trí số một mà xã hội xếp cho Hiếu trong hệ thống đạo đức, “đạo làm

người”. Những ý nghĩa đó, ngoài cách diễn đạt còn có sự đóng góp

của Đạo với hàm nghĩa nguyên lý và nguyên tắc.

Tính nguyên lý và nguyên tắc này càng nổi bật trong lời tâm

tình hay đối đáp của các chàng trai, cô gái. Đạo thường được đặt

trước những cụm từ chỉ quan hệ lứa đôi, vợ chồng (chiếm tỉ lệ khá

cao 106 bài ca dao trên tổng số 141 bài (75,1%) làm cho ngữ đi sau

bật lên nội dung chuẩn tắc mà xã hội mặc định, tạo nên sức nặng

cho câu ca, lời nói.

Trước hết Đạo trực tiếp xác định cách hành xử trong quan hệ

nam nữ:

Chim kia còn có đôi có bạn

Em hãy xem cặp nhạn vấn vương

Làm người giữ đạo tào khương

Thủy chung như nhất, giữ đường ngãi nhân.

Vẫn cách dùng từ Đạo sau động từ “giữ” trong kết cấu mang tính

mặc định “(Đã) làm người giữ đạo tào khương” một lần nữa chứng

minh cho giá trị hằng thường và chuẩn mực của Đạo trong quan niệm

về cách hành xử của người dân. Cách vận dụng này làm tăng thêm

khả năng thuyết phục cho nội dung khuyên bảo, nhắc nhở của người

con trai khi lo sợ người con gái thay lòng đổi dạ. Cũng chính sự trao

gởi tâm tình bộc lộ qua đối đáp của các chàng trai cô gái, không

những cho thấy tính “hằng thường” bất biến và chuẩn mực của Đạo

mà còn minh định ý nghĩa của Đạo trong giới hạn tình cảm lứa đôi.

Đạo sâu đậm trong quan hệ vợ chồng: “Đạo nào sâu bằng đạo vợ

chồng/ Đêm nằm nghĩ lại, nước mắt hồng tuôn rơi”, rất bền chặt,

không dễ đổi thay: “Đạo vợ chồng trăm năm không phải một ngày”.

Page 15: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

542

Vì một lẽ: “đạo vợ chồng” là “đạo cang thường” mà “Đạo cang

thường khá dễ đổi thay/ Dầu làm nên võng giá, rủi ăn mày cũng theo

nhau”. Câu thứ hai đã nêu lên nguyên tắc ứng xử giữa vợ – chồng,

trong mọi hoàn cảnh luôn giữ vẹn thủy chung. Nguyên tắc đó được

vận dụng để xem xét mức độ tình cảm, ý thức sẻ chia của hai vợ

chồng trong tình huống cụ thể, phải đương đầu với khó khăn: “Xét ra

trong đạo vợ chồng/ Cùng nhau tương cậy đề phòng nắng mưa”. Đây

cũng chính là nội dung cơ bản của khái niệm Nghĩa. Cách “xét” như

thế đã cho thấy, đối với người dân, vợ chồng sống với nhau cốt là ở

Nghĩa. Nghĩa trở thành nội dung cơ bản của Đạo phu thê: “Đạo vợ

chồng nặng nghĩa phu thê/ Đòi tiền ngàn ăn cũng hết, sau về thiếp ăn

chi”. Đặt trong kết cấu điều kiện hiện kim thách cưới với kết quả

chóng vánh của nó không chỉ làm nổi bật sự hằng thường của Đạo mà

còn thể hiện hàm ý trọng Tình, Nghĩa hơn vật chất của cô gái. Trong

từ Đạo giờ đây có cả Nhân, Nghĩa và Tình, không chỉ là phép tắc cư

xử giữa hai người. Chính gia vị Tình làm cho Đạo trong quan hệ lứa

đôi trở nên chặt chẽ về nguyên tắc nhưng sâu đậm về cảm xúc.

3.3. Chữ Đạo tiếp biến của người dân

Tình trong Đạo vợ chồng sâu sắc, hằng thường: “Đạo nào thương

bằng đạo cang thường/ Chồng mà xa vợ đoạn trường Trời ơi!”, cho

dù “Cang thường ly biệt, đạo vợ chồng còn thương”. Đây là nét khác

biệt mà các chàng trai cô gái trao cho chữ Đạo của họ so với chữ Đạo

của Nho giáo. Đạo vợ chồng không đơn giản chỉ là bổn phận, trách

nhiệm giữa hai cá nhân với nhau mà còn xuất phát từ cái tình, từ sự

tương hợp tương giao: “Đạo vợ chồng hôm ấp mai ôm/ Phải đâu cua

cá với tôm/ Khi đòi mớ nọ, khi chồm mớ kia”. Vì Tình, đôi bạn đời có

thể bỏ qua cho nhau mọi xung khắc, giải quyết êm thấm những xung

đột. Họ bảo rằng: “Đốn cây ai nỡ dứt chồi/ Đạo nghĩa vợ chồng giận

rồi lại thương”. Chính hai nội dung Nghĩa và Tình làm cho chữ Đạo

chuẩn tắc trở nên mềm dẻo như sợi dây lạt mềm buộc chặt hai nửa lại

với nhau: “Vợ chồng đạo cả lẽ hằng/ Một dây một buộc ai chằng cho

ra”. Nếu tách Nghĩa và Tình ra khỏi Đạo, Đạo chỉ thuần là trách

nhiệm, bổn phận giữa hai người không cùng huyết thống thì “đạo vợ

chồng” trở nên dễ mai một và thứ yếu, như tuyên bố của một nhân vật

Page 16: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

543

trữ tình: “Mất mẹ với cha thiệt là khó kiếm/ Chớ điệu vợ chồng

không hiếm gì nơi”.

Khác với ca dao, Đạo trong tục ngữ có ý nghĩa thực tế và cô đọng

hơn. Người dân đã phát biểu thẳng thắn: “Có nhân đạo mới có gạo

nấu”, phải sống thiện, sống tốt thì mới mong có cái ăn. Câu tục ngữ

“Gia đạo nhà ai nấy biết” chỉ nề nếp, gia phong của một gia đình,...

Đồng thời cũng với bản tính thẳng thắn, cương trực, người dân có câu

phản biện “Có thực mới vực được đạo”, câu này được giải nghĩa rõ

hơn bởi câu ca dao “Khó thì hết thảo hết ngay/ Công cha cũng bỏ,

nghĩa thầy cũng quên”. Theo chúng tôi, đây là phản ứng đáp trả,

không chấp nhận một quan niệm cứng nhắc thiếu thực tế, bất cập so

với hoàn cảnh cụ thể. Có thể, những câu nói như thế này xuất hiện

trong giai đoạn lịch sử mà các chuẩn mực luân lý đã lung lay, nhưng

cũng có thể nó là một kiểu quan niệm cùng tồn tại với ý nghĩa tích cực

của Đạo mà chúng tôi đã phân tích. Quan niệm này nảy sinh trên nền

tư duy thực tế của quần chúng lao động, không chấp nhận tính chất

“giáo điều”, biến những chuẩn tắc đạo đức xã hội thành sự áp đặt chủ

quan. Một khi đời sống vật chất không đủ đáp ứng những nhu cầu

thiết yếu của cuộc sống thì những đòi hỏi về tinh thần trở nên xa xỉ.

Tuy nhiên, với số lượng ít ỏi cho thấy tính nhất thời và cá biệt. Sự

thống nhất và phổ biến chi phối nội dung tục ngữ, ca dao – dân ca vẫn

là Đạo với ý nghĩa là những chuẩn tắc đạo đức, chỉ rõ cách thức giữ

gìn các giềng mối xã hội (ngũ luân hay tam cương) và sống theo ngũ

thường của Nho giáo được người dân tiếp nhận một cách tự giác, chọn

lọc. Đối với người Việt, Đạo với nghĩa gốc là đường đi đơn thuần chỉ

là một từ Hán – Việt, có thể dùng từ thuần Việt để thay thế, nhưng

Đạo mang ý nghĩa là những giá trị luân lý thì tồn tại mặc nhiên trong

vốn từ vựng của tiếng Việt mà không một từ nào khác thay thế được,

nếu có thể thay thế thì chỉ diễn đạt được ý nghĩa cụ thể chứ không

khái quát được ý nghĩa chuẩn mực luân lý bắt buộc phải theo mà Nho

giáo đã cô đọng.

Người dân đã tiếp nhận ý nghĩa Đạo luân lý và nâng lên thành

những chuẩn tắc đạo đức mang tính bắt buộc cho từng cá nhân. Sự

tiếp biến tích cực này thể hiện rõ nét và mang tính tự giác khi được

vận dụng vào lời ăn tiếng nói của họ. Chúng tôi thống kê được tục ngữ

Page 17: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

544

có 11 câu dùng Đạo với ý nghĩa là những quy tắc tu thân, ứng xử xã

hội trong tổng số 15 câu đề cập đến Đạo mang ý nghĩa tiếp biến tích

cực. Trong ca dao – dân ca thì số lượng lớn hơn, 141 trường hợp dùng

từ Đạo thì chỉ có hai câu Đạo xuất hiện trong nội dung tổng thể mang

tính tiêu cực, phản ứng đáp trả, con cái hờn trách cha mẹ nhưng nội

hàm của Đạo vẫn mang ý nghĩa chuẩn tắc đạo đức được xã hội quy

định cho từng cá nhân như lời họ hờn trách: “Tưởng rằng là đạo mẹ

cha/ Con trai con gái cũng là một thương”. Qua số liệu, một lần nữa

cho thấy nội dung cốt lõi của Đạo được vận dụng một cách chủ động

và có ý thức tiếp nhận tích cực của người dân như chúng tôi đã từng

đề cập ở phần trên.

Từ thời Hậu Lê, đời sống tinh thần của người Việt chịu sự chi

phối sâu sắc của tư tưởng Nho giáo, tình cảm con người không được

quan tâm, trách nhiệm với người, với cộng đồng được đề cao thành

đạo đức xã hội, trói buộc con người về nhận thức cũng như hành vi,

làm cho họ không được phép nghĩ đến “cái tôi”. Tất cả những việc

làm, suy nghĩ của từng cá nhân phải hướng tới cộng đồng nên trong

nhận thức, tình cảm của mỗi người dân sự ràng buộc bổn phận luôn

tồn tại. Ý thức sống vì bổn phận là trên hết, nếu không làm tròn bổn

phận sẽ ảnh hưởng đến danh dự của mình, của gia đình, thậm chí của

cả dòng tộc. Vì thế, Đạo là kim chỉ nam cho mọi hành động của họ

theo kết cấu biểu đạt: “đạo làm người”, “đạo làm con”, “đạo vợ

chồng”,… những con đường ấy đã được lập thành và củng cố bởi cả

xã hội và từ rất lâu đời, người dân không thể đi chệch. Đạo là phép tu

thân, là cách xử thế đúng đắn nhất đối với người dân – Đạo lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Mai Ngọc Chừ (1991), “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam”, Tạp chí Nghiên

cứu Văn học ̧(2), tr.24-28.

2. Nguyễn Nghĩa Dân (2000), Đạo làm người trong tục ngữ – ca dao

Việt Nam, NXB Thanh niên, TP HCM.

3. Chu Xuân Diên (2001), Văn hóa dân gian – Mấy vấn đề phương pháp

luận và nghiên cứu thể loại, NXB Giáo dục, Hà Nội.

Page 18: CHỮ ĐẠO (道) TRONG TỤC NGỮ - vns.edu.vnvns.edu.vn/images/6_NGHIEN_CUU/TUYEN_TAP_VNH/VANHOA-VANHOC/36.-NG… · niệm triết học, có ảnh hưởng đến sự thành

545

4. Phan Ngọc (2000), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa –

Thông tin, Hà Nội.

5. Vũ Ngọc Phan (1956/2009), Tục ngữ – ca dao – dân ca Việt Nam, tái

bản, NXB Văn học, Hà Nội.

6. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB

Giáo dục, Hà Nội.

(Bài đã đăng trong Kỷ yếu: Nghiên cứu, giảng dạy Việt Nam học và tiếng

Việt – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

2017)