CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết...

56
Chứng khoán Việt Nam 2017 CHẤT & LƯỢNG

Transcript of CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết...

Page 1: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

Chứng khoán Việt Nam 2017

CHẤT & LƯỢNG

Page 2: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

MỤC LỤC

TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI – CUỘC CHƠI VẪN TRONG TAY NGƯỜI KHỔNG LỒ MỸ

Kinh tế Mỹ khẳng định mình và tiếp tục tăng trưởng 3

Kinh tế Trung Quốc – Áp lực từ làn sóng rút vốn ngoại 8

Kinh tế Nhật Bản trở lại 10

TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM – TẬP TRUNG VÀO CHẤT THAY VÌ LƯỢNG

Thực trạng 2016 và dự báo 2017 12

Tổng kết kinh tế Việt Nam 25

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Nhìn lại bước đi của VN-Index năm 2016 26

Năm 2017 - Cuộc chơi của các tổ chức và các ông lớn 28

CÁC NHÓM NGÀNH ĐÁNG CHÚ Ý NĂM 2017

Nhóm ngành chịu tác động từ Chính sách 29

Ngành Ngân hàng 29

Ngành Dược phẩm 31

Ngành Phân bón 32

Ngành Nông nghiệp Công nghệ cao 34

Nhóm ngành ảnh hưởng bởi giá nguyên vật liệu

Ngành Cao su tự nhiên 35

Ngành Thép 38

Ngành Dầu khí 40

Nhóm ngành ảnh hưởng bởi xu thế & chu kỳ

Ngành Bất động sản 41

Ngành Hàng tiêu dùng nhanh 45

Ngành Thủy điện 47

Ngành Hàng không 48

Ngành Du lịch 49

Ngành Ô tô 51

Nhóm ngành thoái vốn và IPO 53

Tổng kết Triển vọng Ngành 55

Page 3: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

3

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI – CUỘC CHƠI VẪN TRONG

TAY NGƯỜI KHỔNG LỒ MỸ

Kinh tế Mỹ khẳng định mình và tiếp tục tăng trưởng

Các chính sách thúc đẩy kinh tế Mỹ

Nằm trong chiến dịch vực dậy nền kinh tế, tân tổng thống Mỹ Donald

Trump dự định thực hiện chiến dịch giảm thuế đại trà: 35% thuế cho

những gia đình trung lưu có 2 con, trung bình 20% thuế doanh nghiệp

(từ mức 35% hiện nay, xuống còn 15%). Điều này giúp thúc đẩy chi tiêu,

tiêu dùng trong nước của các cá nhân. Với các doanh nghiệp, đây cũng

là thời cơ chưa từng có để phát triển sản xuất, nhờ đó, tăng lượng hàng

hóa trong nước, tạo nhiều việc làm hơn. Ngoài ra, nhằm tạo thêm nhiều

công ăn việc làm thúc đẩy kinh tế trong nước, ông Trump sẵn sàng tăng

thuế thu nhập doanh nghiệp lên 35% với những công ty Mỹ đầu tư sản

xuất ra nước ngoài. Trước phản ứng này gần đây Ford đã ngừng mở rộng

nhà máy sản xuất tại Mexico.

Mỹ rút khỏi TPP

Theo chính sách của ông Trump, Mỹ sẽ rút khỏi một loạt hiệp định tự do

thương mại như TPP, NAFTA, nhằm giảm bớt tình trạng nhập siêu của

Mỹ hiện nay và hạn chế hàng hóa nước ngoài tự do vào Mỹ, qua đó thúc

đẩy sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Ông Trump cũng chủ trương tăng chi tiêu cho xây dựng cơ sở hạ tầng

(270 tỷ USD) và chi tiêu quốc phòng (450) tỷ USD) để tạo ra 13 triệu việc

làm; giải quyết nợ quốc gia với gần 20.000 tỷ USD, bằng cách cắt giảm

nhiều khoản chi ngoài nước… sẽ lấy lại niềm tin cho các nhà đầu tư Mỹ

và thế giới, tạo nên một lực đẩy mới cho thị trường tài chính toàn cầu.

Cuối năm 2016, cả thế giới cũng chứng kiến bước tăng trưởng khởi sắc

của nền kinh tế Mỹ (trái ngược hoàn toàn với tâm lý lo lắng trước thềm

bầu cử Tổng thống Mỹ) với mức tăng trưởng 3,5% (QoQ), cao hơn dự

đoán 3,3% trước đó.

Với những chính sách tài khóa mới, cùng niềm tin từ người tiêu dùng,

kinh tế Mỹ được dự đoán sẽ tăng trưởng khoảng 2.1% cho năm 2017,

(cao hơn so với mức 1.6% của năm 2016).

(Nguồn: Trademap.org)

0%

2%

4%

6%

8%

10%

0

5,000,000,000

10,000,000,000

15,000,000,000

20,000,000,000

25,000,000,000

2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ trọng thương mại của Mỹ(Xuất Khẩu) (triệu USD)

Mỹ Thế giới Tỷ trọng

10%

11%

12%

13%

14%

15%

0

5,000,000,000

10,000,000,000

15,000,000,000

20,000,000,000

25,000,000,000

2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ trọng thương mại của Mỹ(Nhập Khẩu) (triệu USD)

Mỹ Thế giới Tỷ trọng

Page 4: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

4

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Tâm lý tiêu dùng khả quan thể hiện qua chi tiêu cho cuối năm

Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng thấp cùng kì vọng về sự hồi phục kinh tế,

khiến chi tiêu hộ gia đình tăng lên.

Bất chấp những rủi ro từ kinh tế toàn cầu, kinh tế Mỹ đang khởi sắc và

tiến gần hơn đến các mục tiêu mà Fed đề ra. Trung bình năm 2016, mỗi

tháng có thêm 180.000 việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp giảm

xuống còn 4,6%, thấp nhất kể từ năm 2007, trong khi mức lương của

người Mỹ vẫn tăng 2,5%, gần sát mức tăng cao nhất trong 7 năm rưỡi.

Theo chúng tôi nhận định, tỷ lệ thất nghiệp sẽ còn tiếp tục giảm xuống

4.5% trong năm 2017.

Page 5: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

5

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Kích thích tiêu dùng và sản xuất trong nước

Về tiêu dùng

Niềm tin người tiêu dùng tăng lên vào 2 tháng cuối năm 2016, lên mức

113,7, cao nhất kể từ năm 2003, thể hiện thái độ lạc quan về nền kinh

tế trong tương lai và có tới 23,6% người dân tin tưởng rằng, nền kinh tế

trong 6 tháng tiếp theo sẽ khỏe mạnh và tăng trưởng tốt.

Những điều này được cụ thể hóa bằng việc chi tiêu liên tục tăng trong

các quý năm 2016. Cụ thể: Chi tiêu quý 4/2016 là 11569 triệu USD, tăng

2,2% so với quý 3/2016. Từ đó chúng tôi đưa ra dự đoán rằng chi tiêu

tiêu dùng tại Mỹ chắc chắn vẫn tiếp tục đà tăng trưởng với mức tăng

trưởng 3-3,5%.

Về sản xuất

Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP của Mỹ có dấu hiệu đi xuống vào những

tháng cuối năm (giảm 0,4%) tuy nhiên, dưới tác động của các chính sách

thúc đẩy nền kinh tế mới đây của chính phủ, dự đoán IIP của Mỹ sẽ tăng

trưởng mạnh mẽ trong năm 2017 với mức tăng được dự đoán lên tới

2%.

(Nguồn: Conference Board)

10000

10200

10400

10600

10800

11000

11200

11400

11600

11800

12000

Triệ

u U

SD

Chi tiêu tại Mỹ

(Nguồn: Fxstreet, DNSE tổng hợp)

-4

-3

-2

-1

0

1

2

T2 T5 T8

T11 T2 T5 T8

T11 T2 T5 T8

T11 T2 T5 T8

T11 T2 T5 T8

T11 T2 T5 T8

T11 T2 T5 T8

T11 T2 T5 T8

T11 T2 T5 T8

T11 T2 T5 T8

T11

T6F

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

IIP

Page 6: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

6

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Chính sách đồng USD mạnh tiếp tục phát huy hiệu quả

Cuối năm 2016, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thực hiện nâng lãi

suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm và đây là lần tăng lãi suất thứ 2

trong vòng 8 năm qua, lần gần nhất là vào tháng 11 năm ngoái.

Sự điều chỉnh lãi suất của nền kinh tế lớn nhất thế giới rõ ràng khiến

ngân hàng trung ương các nước phải đau đầu khi USD tăng giá quá

nhanh và quá mạnh so với đồng tiền nước họ. Và cho đến thời điểm hiện

tại tỷ giá giao dịch USD/EUR đã về sát 1, ở mức 1.04 vào ngày

04.01.2017.

Điều này rõ ràng đã đem lại những lợi tác động không hề nhỏ cho cả nền

kinh tế Mỹ và thế giới. Dưới áp lực mất giá nội tệ so với USD, giới đầu tư

rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, các nước đang phát triển để chuyển

sang thị trường Mỹ.

Cụ thể, khi FED bắt đầu tăng lãi suất, nguồn vốn nóng sẽ rút ra khỏi các

thị trường đang phát triển chảy ngược về Mỹ để hưởng mức lãi suất mới

cao hơn, do đó đồng tiền của các nước đang phát triển sẽ chịu áp lực

phá giá.

FED còn dự báo sẽ tăng lãi suất thêm 2-3 lần nữa trong năm 2017, rõ

ràng đây là một động thái không hề mong muốn của các nền kinh tế còn

lại.

Đây là nguyên nhân khiến cho dòng vốn chảy vào trái phiếu sẽ quay trở

lại với kênh tài chính khác như chứng khoán, khi mà lãi suất trái phiếu

không còn hấp dẫn như trước.

Tăng lãi suất nhưng vẫn đảm bảo lạm phát không quá cao

Lạm phát trong năm 2017 của Mỹ dự báo chỉ xoay quanh mức 2-2,2%/

năm, vừa đủ để kích thích tăng trưởng của nền kinh tế. Do sức mạnh của

đồng đô la Mỹ sẽ tiếp tục kiềm chế lạm phát trong năm tiếp theo. Giá

các mặt hàng nhập khẩu nhiều khả năng sẽ suy giảm nhưng không nhiều

trong khi giá nhiều mặt hàng sản xuất trong nước cũng sẽ gặp phải cạnh

tranh từ hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó nhu cầu nhà ở tiếp tục tăng trong

năm tới sẽ đẩy giá nhà tăng khoảng 3.6%.

(Nguồn: DNSE tổng hợp và dự báo)

0.75

11.25

1.251.5

12/1/2016 9/1/2017 6/1/2018 3/1/2019 12/1/2019

Dự báo lãi suất của FED

(Nguồn: DNSE tổng hợp)

1.832

2.3 2.3

OECD IMF UN EC

Dự báo tỷ lệ lạm phát tại Mỹ 2017 (%)

Page 7: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

7

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Đồng USD mạnh khiến dòng vốn không chỉ coi Mỹ là một kênh

trú ẩn tốt trước tỷ giá mà còn là kênh đầu tư hiệu quả khi các

doanh nghiệp tại Mỹ ngày càng phát triển

Sự điều chỉnh lãi suất của nền kinh tế lớn nhất thế giới rõ ràng khiến

ngân hàng trung ương các nước phải đau đầu khi USD tăng giá quá

nhanh và quá mạnh so với đồng tiền nước họ. Điều này không chỉ khiến

doanh thu tính theo USD giảm, nợ nước ngoài tính bằng USD tăng mà

còn khiến cho dòng vốn rút ra khỏi các thị trường và tìm đến Mỹ như

một kênh trú ẩn an toàn.

Công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng ngoài dự kiến

Chỉ số PMI

Công nghiệp và dịch vụ tại Mỹ bất ngờ tăng trưởng mạnh nằm ngoài dự

đoán của các chuyên gia và các nhà đầu tư. Sau nhiều tháng biến động

giảm liên tục, PMI đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ lên mức 54.2 điểm,

tăng 3 điểm % so với cùng kỳ năm 2015 Điều này là do sự cải thiện môi

trường kinh doanh, giúp tạo nhiều việc làm, khối lượng sản xuất cũng

như đơn đặt hàng lớn thúc đẩy tăng trưởng PMI. Từ những phân tích

nói trên, từ hệ quả mà chính sách thúc đẩy kinh tế sẽ mang lại, chúng tôi

dự đoán công nghiệp và dịch vụ tại Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng trưởng, dự

báo khoảng 3 điểm % cho năm 2017.

50

51

52

53

54

55

56

57

58

59

Tăng trưởng PMI Mỹ (điểm)

(Nguồn:Tradingeconomics, fxstreet, DNSE)

Page 8: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

8

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Kinh tế Trung Quốc đối diện với làn sóng rút vốn ngoại

Xuất khẩu và đầu tư nước ngoài sụt giảm mạnh

Sau nhiều tháng tăng trưởng liên tiếp, xuất khẩu trong tháng 10 giảm tới

10% càng gây áp lực giảm giá với nhân dân tệ, thặng dư thương mại giảm

xuống 42 tỷ USD.

Cuối năm nhân dân tệ mất giá sâu hơn nữa, tuy nhiên cán cân xuất khẩu

của Trung Quốc cũng không được cải thiện nhiều bởi việc Đô la tăng giá

so với tất cả các đồng tiền khác và đồng thời trong ngắn hạn, việc tỷ giá

tăng chưa tác động tích cực ngay lập tức tới cán cân thương mại.

Dự báo, năm 2017, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ còn ảm đạm hơn nữa

do những tuyên bố thắt chặt thương mại đối với Trung Quốc của Mỹ -

Đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Ngoài ra đầu tư nước ngoài cũng không mấy khả quan khi nhiều khả

năng các doanh nghiệp Mỹ sẽ rút về sản xuất trong nước dưới những

chính sách bảo hộ đầu tư khắt khe của chính phủ mới. Trước những bất

ổn từ đồng Nhân dân tệ, cộng thêm dấu hiệu tăng trưởng chững lại của

nền kinh tế, làn sóng rút vốn ngoại ồ ạt ra khỏi Trung Quốc và chuyển

Page 9: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

9

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

sang các nền kinh tế mới nổi khác như Việt Nam hay các quốc gia khu

vực Đông Á, Đông Nam Á.

Để giải quyết tình trạng này, năm 2017, chính phủ Trung Quốc sẽ mở

cửa các lĩnh vực đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài như thiết bị

vận tải đường sắt, xe gắn máy, dầu ăn và nhiên liệu ethanol. Trung Quốc

cũng sẽ dỡ bỏ những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong sản xuất

nhiên liệu từ đá phiến.

Chi phí lao động tăng, mức độ gia tăng dân số chậm lại và mô

hình phát triển đang gặp khó

Dân số Trung Quốc đã tăng trưởng chững lại, đồng thời gánh nặng về chi

phí nhân công khiến Trung Quốc không còn là thiên đường nhân công

giá rẻ với các nhà đầu tư, họ đang có xu hướng tìm sang các thị trường

nhân công giá rẻ lân cận khác như Việt Nam, Lào,…

Áp lực tỷ giá

Trong năm 2016 đồng NDT đã mất giá so với USD và có chiều hướng

mạnh dần vào cuối năm. Xu thế này sẽ còn tiếp diễn với nhiều lý do. Chủ

động giảm giá để thúc đẩy xuất khẩu, giảm giá do áp lực rút vốn của

nước ngoài. Nhân dân tệ chạm đáy trong vòng 8 năm qua, giảm giá hơn

5% trong năm 2016. Cộng thêm việc USD lên giá, điều này khiến dự trữ

vàng và ngoại hối của Trung Quốc sụt giảm mạnh, dòng tiền chảy mạnh

ra khỏi Trung Quốc.

Trong bối cảnh USD lên giá, để giữ vững tỷ giá, Trung Quốc buộc phải

thu bớt NDT hoặc sử dụng tới dự trữ USD của mình. Mặc dù Trung Quốc

là một trong những quốc gia có lượng dự trữ USD lớn nhất trên thế giới,

tuy nhiên, việc USD tăng giá chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể nhất tới

Trung Quốc.

Dự báo: nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục xu thế giảm “xuống đáy”

trong năm 2017 với tốc độ tăng trưởng ước đạt 6,5%, và sau đó có khả

năng sẽ “quay đầu” phục hồi tăng trở lại trong năm 2018.

(Nguồn: Bloomberg, VCB, DNSE)

6

6.1

6.2

6.3

6.4

6.5

6.6

6.7

6.8

6.9

7

01

/15

02

/15

04

/15

05

/15

07

/15

08

/15

10

/15

11

/15

01

/16

02

/16

04

/16

05

/16

07

/16

08

/16

10

/16

11

/16

Tỷ giá CNY với USD

2900

3000

3100

3200

3300

3400

3500

3600

3700

3800

3900

Tỷ U

SD

Dự trữ ngoại hối Trung Quốc

Page 10: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

10

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước lân cận

Các nước EU và Mỹ ngày càng khắt khe và có nhiều chính sách mang tính

đối đầu với hàng hóa Trung Quốc, khiến Trung Quốc đẩy mạnh vào các

thị trường dễ tính hơn, trong đó có Châu Phi, châu Mỹ latin và Đông Nam

Á.

Kinh tế Nhật Bản trở lại

GDP tăng trưởng liên tiếp trong 3 quý, xuất khẩu tăng trưởng

Trong quý 3, GDP tăng trưởng vượt mức kỳ vọng với mức tăng trưởng

0.5% so với quý trước, GDP tăng trưởng 2,2% so với cùng kỳ 2015. Mức

tăng trưởng này chủ yếu đến từ xuất khẩu, đã tăng 2% chủ yếu nhờ xuất

khẩu sang châu Á tăng mạnh. Theo đó cứ 1% tăng trưởng GDP thì có tới

0.5-0.7% đến từ xuất khẩu.

(Nguồn: Investing, IMF, DNSE)

Nền kinh tế Nhật Bản được dự đoán sẽ tăng trưởng 1,5% trong năm tài

khóa 2017 theo giá trị thực tế. Tiêu dùng cá nhân, chiếm khoảng 60%

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), được dự đoán sẽ tăng 0,8%.

-1.50

-1.00

-0.50

0.00

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

3.00

3.50

-2.00

-1.50

-1.00

-0.50

0.00

0.50

1.00

1.50

2.00

2.50

%%

Tăng trưởng GDP thực tế Nhật Bản

qoq (trái) yoy (phải)

Page 11: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

11

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Công nghiệp phát triển

Sự tăng trưởng mạnh mẽ trên chủ yếu là do công nghiệp phát triển và

các chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô để vực dậy nền kinh tế.

Sau một thời gian dài suy thoái kể từ đầu năm 2015, chỉ số sản xuất công

nghiệp liên tục tăng, theo số liệu tới thời điểm hiện tại, chỉ số sản xuất

công nghiệp tăng trưởng trở lại lên mức 99,9, mức cao nhất kể từ cuối

năm 2014 tăng 4.6% so với cùng kỳ năm trước.

Mức tăng này chủ yếu đến từ tăng trưởng mạnh trong sản xuất máy móc

phục vụ kinh doanh, phương tiện vận tải và các thiết bị điện so với thời

kỳ trước.

Ngoài ra, sản lượng hàng tồn kho được tiêu thụ tăng lên, thể hiện mức

tăng trong nhu cầu tiêu dùng. Tỷ lệ hàng tồn kho giảm mạnh, 6.6% so

với năm 2015.

Chính sách tài khóa tốt, đồng Yên giảm mạnh

Ngoài ra sự sụt giảm giá trị của đồng Yên so với USD cũng giúp cho xuất

khẩu tăng trưởng mạnh mẽ. Trong năm 2016, đồng yên đã có đà sụt

giảm mạnh từ mức 100,31 Yên đổi 1 USD từ giữa tháng 8 đã tăng lên

117,1 Yên đổi 1 USD.

Theo dự đoán của chúng tôi, , mặc dù tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong

năm tới tập trung vào nội địa. Nhưng nhu cầu bên ngoài, đặc biệt từ hai

đối tác thương mại lớn của Nhật Bản là Trung Quốc và Mỹ - tiếp tục ở

mức cao và gia tăng. Từ đó, chúng tôi cho rằng, sự yếu thế của đồng Yên

trước các ngoại tệ khác sẽ là lợi thế cho các nhà xuất khẩu.

Chỉ số Hiện tại 11/2016

Thay đổi với tháng trước

(%)

Thay đổi với năm trước

(%)

Sản xuất 99.9 1.5 4.6

Vận chuyển

hàng 99.2 0.9 5.0

Hàng tồn kho

107.0 -1.5 -4.8

Tỷ lệ hàng tồn

kho 107.9 -5.5 -6.6

(Nguồn: meti.go.jp, DNSE)

90

100

110

120

130

01

/15

01

/15

02

/15

02

/15

03

/15

03

/15

04

/15

04

/15

05

/15

05

/15

06

/15

06

/15

07

/15

07

/15

08

/15

08

/15

09

/15

09

/15

10

/15

10

/15

11

/15

11

/15

12

/15

12

/15

01

/16

01

/16

02

/16

02

/16

03

/16

03

/16

04

/16

04

/16

05

/16

05

/16

06

/16

06

/16

07

/16

07

/16

08

/16

08

/16

09

/16

09

/16

10

/16

10

/16

11

/16

11

/16

12

/16

12

/16

Tỷ giá JPY với USD

(Nguồn: Bloomberg, DNSE)

Page 12: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

12

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM – TẬP TRUNG VÀO CHẤT

THAY VÌ LƯỢNG

Trong giai đoạn từ cuối 2014 – 2015, kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu

hồi phục. Tuy nhiên, tới năm 2016, nền kinh tế đã giảm tốc, GDP cả năm

2016 chỉ tăng trưởng đạt 6,21%. Mức tăng trưởng này thấp hơn mức

tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề

ra. Nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận lợi, giá cả và

thương mại toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết,

môi trường biển diễn biến phức tạp, thì việc đạt được mức tăng trưởng

trên là cả một nỗ lực lớn.

Qua những gì mà chính phủ mới dưới sự điều hành của thủ tướng

Nguyễn Xuân Phúc thể hiện trong năm 2016 có thể thấy, chính phủ mới

đang làm mọi cách để đưa nền kinh tế phát triển thực chất và bền vững

hơn việc làm mọi cách để có được con số đề ra. Các chính sách được xây

dựng theo hướng phát triển nguồn nội lực thay vì tập trung tạo điều kiện

cho các thành phần kinh tế nước ngoài đầu tư và thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó với phương trâm chính phủ kiến tạo, chính phủ hành động,

nhà nước đẩy mạnh các biện pháp mang tính cơ bản và dài hạn giúp

doanh nghiệp tư nhân và người dân được hỗ trợ nhiều hơn nữa, đặc biệt

trong công nghệ và phương thức sản xuất cũng như hỗ trợ đầu vào đầu

ra.

Mục tiêu chính phủ đề ra cho tăng trưởng GDP năm 2017 vẫn ở mức

6.7%, tuy nhiên chúng tôi nhận định kinh tế Việt nam trong năm 2017 sẽ

có mức tăng quanh 6.5%.

Cơ cấu kinh tế

Dựa trên đồ thị cơ cấu GDP theo khu vực cho thấy, khu vực Dịch vụ vẫn

giữ vai trò chủ chốt của nền kinh tế Việt Nam, chiếm tỉ trọng cao nhất

40,92%. Khu vực chiếm tỉ trọng lớn thứ hai tiếp tục là Công nghiệp và

xây dựng với 32,72% cơ cấu GDP. Đây là hai khu vực chính có tác động

lớn nhất tới nền kinh tế Việt Nam.

So với năm 2015, cơ cấu kinh tế đã có những thay đổi nhỏ trong năm

2016: đánh dấu sự khó khăn của khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản

(Nguồn: GSO)

5.035.42

5.98

6.686.21

0

1

2

3

4

5

6

7

8

2012 2013 2014 2015 2016

Tăng trưởng GDP (%)

Q1 Q2 Q3

Q4 y-o-y

Page 13: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

13

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

cùng với Công nghiệp và xây dựng, tỉ trọng của hai khu vực này đều bị

co hẹp.

Phân tích rõ về số liệu tăng trưởng của từng khu vực ta có thể thấy:

Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực Nông, lâm nghiệp

và thủy sản tăng 1,36%, thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây, đóng góp

0,22 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực Công nghiệp và xây

dựng tăng 7,57%, thấp hơn mức tăng 9,64% của năm trước, đóng góp

2,59 điểm phần trăm; khu vực Dịch vụ tăng 6,98%, đóng góp 2,67 điểm

phần trăm.

Như vậy, mức tăng trưởng GDP năm 2016 suy giảm phần nhiều ảnh

hưởng từ khu vực Nông nghiệp bởi lý do thời tiết, môi trường biển. Tuy

nhiên, Nông nghiệp đang có xu hướng phục hồi khá tích cực, hé mở

những lĩnh vực tiềm năng. Khu vực công nghiệp và xây dựng trong 2016

cũng không giữ được tốc độ tăng trưởng như 2015. Tuy nhiên với đà

tăng giá của các loại nguyên vật liệu cơ bản phục vụ sản xuất, cũng như

sự hổi phục của công nghiệp thế giới, dự báo công nghiệp việt nam sẽ

khả quan hơn trong 2017. Trong khi đó dịch vụ vẫn sẽ giữ được đà tăng

trưởng tốt với điểm sáng là ngành du lịch.

(Nguồn: GSO)

(Nguồn: GSO)

16.32

32.7240.92

10.04

Cơ cấu kinh tế năm 2016 (%)

Nông. lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

-2

0

2

4

6

8

10

12 Tăng trưởng GDP theo từng khu vực

Nông. lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Page 14: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

14

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp 870,7 nghìn tỷ đồng, tăng 1,44% so với

năm 2015, bao gồm: Nông nghiệp đạt 642,5 nghìn tỷ đồng, tăng 0,79%;

lâm nghiệp đạt 28,2 nghìn tỷ đồng, tăng 6,17%; thủy sản đạt 200 nghìn

tỷ đồng, tăng 2,91%.

Nông nghiệp là mảng chiếm tỷ trọng chính, song lại có tốc độ tăng

trưởng chậm nhất trong năm qua. Tuy nhiên thực tế đang cho thấy

những biến chuyển tích cực.

Xuất khẩu rau quả tăng mạnh, 30%, nhờ ứng dụng công nghệ cao và có

giá trị xuất khẩu lần đầu vượt mặt hàng gạo, góp phần đưa kim ngạch

xuất khẩu của ngành nông nghiệp đạt mức cao kỷ lục với 15.1 tỷ USD

(tăng 7.9% so với 2015). Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học, giống mới,

quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới được chuyển giao, ứng dụng

vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần giảm chi phí đầu tư, tăng lợi

nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp, đưa

Việt Nam thuộc vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới trong

các mặt hàng cà phê, hạt điều, hạt tiêu và gạo.

Với xu hướng đẩy mạnh hỗ trợ nông nghiệp từ chính sách, vốn cho vay

thế chấp đất nông nghiệp, các chương trình tập huấn nông nghiệp công

nghệ cao, hỗ trợ cụ thể hơn về thị trường đầu ra và sự tham gia của

nhiều công ty, tập đoàn trong nước có tiềm lực tài chính mạnh, thay đổi

mô hình nông nghiệp sẽ khiến cho nông nghiệp kì vọng tiếp tục phát

triển mạnh trong năm 2017.

Trong năm 2017, hoạt động xuất khẩu thủy sản hứa hẹn nhiều cơ hội tại

thị trường Nga và không bị áp thuế phá giá tại Mỹ, bên cạnh đó thời tiết

cũng thuận lợi hơn cho nuôi trồng thủy sản.

(Nguồn: GSO)

75

5.5

19.5

Tỷ trọng nông-lâm-thủy sản 2016 (%)

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

(Nguồn: GSO)

267491

205045.6

137034.8

160153.1

136328.8

208990.9

Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4

2015 2016

Giá trị sản xuất nông nghiệp (tỷ đồng)

Page 15: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

15

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Sản xuất Công nghiệp

Tính chung cả năm 2016, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng

7,5% so với năm 2015, thấp hơn nhiều mức tăng 9,8% của năm 2015 do

ngành khai khoáng giảm sút mạnh. Trong các ngành công nghiệp, ngành

khai khoáng giảm sâu ở mức 5,9%, làm giảm 1,3 điểm phần trăm mức

tăng chung. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo nổi bật và là động lực

quan trọng thúc đẩy của tăng trưởng ngành Công nghiệp nói riêng và

toàn nền kinh tế nói chung: tăng 11,2%, đóng góp 7,9 điểm phần trăm

vào mức tăng chung. Ngoài ra, ngành sản xuất và phân phối điện cũng

tăng 11,5%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử

lý rác thải, nước thải tăng 7,2%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.

(Nguồn: GSO)

Tuy nhiên, chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI lại cho thấy một dấu hiệu

khả quan hơn. Theo công bố của Nikkei, chỉ số PMI của Việt Nam đã

tăng mạnh lên mức 54 điểm trong tháng 11 điểm - mức cao nhất trong

18 tháng qua. Kết quả này có được là nhờ đơn đặt hàng mới tăng mạnh.

Theo những doanh nghiệp tham gia khảo sát, nhu cầu khách hàng đã cải

thiện ở cả trong lẫn ngoài nước. Mức tăng mạnh này có một phần do

yếu tố mùa vụ, các doanh nghiệp tăng cường sản xuất phục vụ cho nhu

cầu cuối năm.

0.00

2.00

4.00

6.00

8.00

10.00

12.00

14.00

16.00

18.00

20.00

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9

T10

T11

T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9

T10

T11

T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9

T10

T11

T12

2014 2015 2016

Tăng trưởng IIP so với cùng kỳ (%)

Page 16: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

16

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Dịch vụ

Tính chung cả năm 2016, tông mưc ban le hang hoa va doanh thu dich

vu tiêu dung ước tính đạt 3.527,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với mức

9.8% của năm trước), nếu loại trừ yếu tố giá thì còn tăng 7,8%, thấp hơn

mức tăng 8,5% của năm trước do sức mua không biến động lớn, trong

khi giá tiêu dùng năm nay tăng cao hơn so với năm 2015.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 2676 nghìn tỷ đồng, tăng 10.2%; doanh

thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 413 nghìn tỷ đồng, tăng 10.7%; doanh

thu du lịch lữ hành đạt 34 nghìn tỷ đồng, tăng 12%; doanh thu dịch vụ

khác đạt 403 nghìn tỷ đồng, tăng 9.3%.

Qua biểu đồ số liệu cho thấy Dịch vụ vẫn phát triển tốt và tiếp tục giữ

vai trò chủ chốt.

Điểm đặc biệt nổi bật nhất chính là thành công của ngành Du lịch: 10

triệu khách quốc tế - Kết quả ấn tượng nhất trong lịch sử phát triển

ngành. Du lịch đã vươn lên trở thành ngành kinh tế lớn với tổng doanh

thu (400 000 tỷ 2016 và dự kiến 470 000 tỷ 2017). Nhờ chính sách thu

hút khách du lịch được cải thiện nên lượng khách quốc tế đến nước ta

trong những tháng cuối năm tăng cao, chính điều khiến cho dịch vụ lưu

trú, ăn uống và du lịch lữ hành có tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Để có thể thấy rõ hơn các yếu tố tác động vào sự tăng trưởng của các

khu vực kinh tế, những yếu tố về Tiền tệ, CPI, tình hình FDI cũng như

Xuất Nhập Khẩu sẽ được đề cập rõ hơn trong các phần sau.

Tinh hinh thu chi ngân sach nha nươc

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2016

ước tính đạt 943,3 nghìn tỷ đồng, bằng 93% dự toán năm, trong đó thu

nội địa đạt 744,9 nghìn tỷ đồng, bằng 94,9%; thu từ dầu thô đạt 37,7

nghìn tỷ đồng, bằng 69,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất,

nhập khẩu đạt 156,2 nghìn tỷ đồng, bằng 90,8%.

(Nguồn: GSO)

24.5 24.2

16

12.6

10.69.5

10.2

14

4.7

6.25.5

6.3

8.57.8

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng

y-o-y y-o-y đã loại trừ yếu tố giá tăng

(Nguồn: GSO)

10.210.7

12

9.3

0

2

4

6

8

10

12

14

0

50000

100000

150000

200000

250000

300000

Bán lẻ hàng hóa

Dịch vụ lưu trú, ăn

uống

Du lịch lữ hành

Dịch vụ khác

Tăng trưởng hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

2015 2016 Mức tăng so với 2015 (%)

Page 17: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

17

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2016

ước tính đạt 1.135,5 nghìn tỷ đồng, bằng 89,2% dự toán năm, trong đó

chi đầu tư phát triển đạt 190,5 nghìn tỷ đồng, bằng 74,7%; chi phát triển

sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt

786 nghìn tỷ đồng, bằng 95,4%; chi trả nợ và viện trợ đạt 150,3 nghìn tỷ

đồng, bằng 96,9%.

Trong năm 2016, Ngân sách Nhà nước trong tình trạng bội chi, và đây đã

là xu thế của 5 năm trở lại đây. Hơn thế nữa, bội chi liên tục ở mức cao

và có xu hướng tăng qua các năm. Chi thường xuyên lại luôn chiếm tỷ

trọng lớn (trên 80%), bộ máy cồng kềnh, hoạt động không hiệu quả,

trong khi động lực cho phát triển trung hạn là chi cho đầu tư phát triển

lại có tỷ trọng thấp.

Việc bội chi thường xuyên đã gây gánh nặng nợ công lớn, ảnh hưởng lãi

suất và lạm phát. Trần nợ công gần đạt ngưỡng 65% GDP. Nợ công chạm

trần, khiến chính phủ khó có thể tiếp tục phát hành trái phiếu (vay trong

nước, vay nước ngoài) để trả lãi và nợ gốc đang tăng lên đáng kể. Trả nợ

gốc và lãi năm 2016 đã lên tới hơn 7 tỷ usd.

Tăng trưởng tín dụng

Điểm sáng trong điều hành chính sách vĩ mô năm 2016 là thực thi chính

sách tiền tệ linh hoạt, nhân tố chủ đạo hỗ trợ cho doanh nghiệp, góp

phần ổn định thị trường tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng

vẫn đảm bảo lạm phát ổn định. Tổng cung ứng vốn cho nền kinh tế tương

đương 175% GDP, tăng 20% so với cuối năm 2015; trong đó dư nợ cho

vay từ TCTD là 62,5%; cung ứng vốn từ thị trường chứng khoán là 37,5%.

Lãi suất cho vay bình quân khoảng 8,5%, nguồn cung ngoại tệ dồi dào.

Tuy nhiên, mức độ chênh lệch giữa cung tiền M2 và tăng trưởng tín dụng

ngày càng tăng, chứng tỏ mức độ hấp thụ của nền kinh tế không cao.

(Nguồn: GSO)

81

80

84

85

83

76

77

78

79

80

81

82

83

84

85

86

0

100

200

300

400

500

600

700

800

900

1000

2012 2013 2014 2015 2016

Chi thường xuyên các năm

Chi thường xuyên (nghìn tỷ)

Tỷ trọng so với tổng chi (%)

56.3 54.950.8

54.558

61.365

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nợ công/GDP qua các năm (%)

Nợ công/GDP (%)

Page 18: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

18

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Nguồn vốn vẫn chủ yếu chảy vào các kênh phi sản xuất (ví dụ như bất

động sản)

Trong năm 2016, mặt bằng lãi suất huy động chỉ tăng nhẹ so với năm

2015. Đối với đợt điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất vào cuối Quý 4, ngoài cạnh

tranh huy động vốn như kể trên, mặt bằng lãi suất huy động còn chịu

thêm áp lực từ việc (1) tỷ giá nóng lên sau bầu cử Mỹ và quyết định tăng

lãi suất trong tháng 12 của FED và (2) yếu tố mùa vụ với việc tăng trưởng

tín dụng gia tốc về cuối năm cũng như nhu cầu đảm bảo thanh khoản

của các ngân hàng xung quanh thời điểm cuối năm Dương lịch và Tết

Nguyên đán.

NHNN chủ động điều tiết thanh khoản của hệ thống dư thừa, lãi suất thị

trường liên ngân hàng ở mức thấp, qua đó tạo điều kiện ổn định mặt

bằng lãi suất huy động, giảm sức ép lên lãi suất cho vay. Vì vậy nên mặc

dù lãi suất huy động tăng nhẹ nhưng lãi suất cho vay trong năm 2016

khá ổn định và ít biến động. Theo NHNN, mặt bằng lãi suất cho vay phổ

biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6%-7%/năm đối với ngắn hạn và

9%-10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản

xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8%-9%/năm đối với ngắn hạn;

9,3%- 11%/năm đối với trung và dài hạn.

10.00%

12.00%

14.00%

16.00%

18.00%

20.00%

22.00%

T4 T6 T8 T10 T12 T2 T4 T6 T8 T10 T12 T2 T4 T6 T8 T10 T12 T2 T4 T6 T8 T10

2013 2014 2015 2016

Tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2

Tăng trưởng tín dụng (y-o-y) Cung tiền M2 (y-o-y)

Page 19: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

19

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Mặc dù trong năm 2017, mặt bằng lãi suất sẽ phải chịu áp lực từ lộ trình

tăng lãi suất 3 lần của FED đi cùng rủi ro tỷ giá (đồng USD sẽ mạnh lên

khiến VND mất giá mạnh hơn) nhưng dự báo lãi suất năm 2017 sẽ khó

có thể giảm thêm, mặt bằng lãi suất năm 2017 sẽ tương đối ổn định và

chỉ biến động nhẹ quanh mức cuối năm 2016.

Thị trường tiền tệ

(Đồ thị biểu diễn tỷ giá USD/VND – Nguồn: Investing.com)

Trong năm 2016, tỷ giá và thị trường ngoại hối khá ổn định. Cụ thể

khoảng 9 tháng đầu năm, tỷ giá bán tại nhiều NHTM có xu hướng đi

ngang, vào khoảng 22.330 – 22.350 VND/USD. Tuy nhiên bắt đầu từ đầu

tháng 11, tỷ giá liên tục được điều chỉnh tăng do các tác động chủ yếu:

(i) Kỳ vọng FED tăng lãi suất vào tháng 12 và lộ trình tăng lãi suất 3 lần

trong năm 2017; (ii) Thi trường ngoại hối quốc tế đang dịch chuyển theo

hướng tăng giá USD; (iii) yếu tố mùa vụ đáp ứng nhu cầu thanh toán dịp

cuối năm.

Page 20: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

20

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Lạm phát tăng trở lại

Theo Tổng cục thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2016 tăng

0,23% so với tháng trước và tăng 4,74% so với tháng 12/2015. CPI tháng

12 tăng chủ yếu do: (i) Giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư của Bộ Y tế

và Bộ Tài chính; (ii) chỉ số giá nhóm giáo dục tăng do có 53 tỉnh thành

điều chỉnh tăng học phí.

(Nguồn: GSO)

CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015. Do

trong dịp cuối năm, mức tăng của giá xăng dầu, nguyên vật liệu, tỷ giá,

khiến cho giá nguyên vật liệu tăng theo khiến cho CPI đã tăng trở lại.

Ngoài ra CPI tăng do độ trễ của chính sách tiền tệ bắt đầu phản ánh, cung

tiền lớn trong năm 2016 trong khi các doanh nghiệp không hấp thụ được

hết. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu dùng cuối năm thường tăng cao vào các

dịp lễ tết, kéo theo CPI của các tháng cuối năm thường tăng cao hơn.

Với việc giá cả của các loại nguyên vật liệu tiếp tục tăng và giữ mặt bằng

giá trong năm 2017 cũng như độ trễ của chính sách tiền tệ trong năm

2016. Dự báo CPI của năm 2017 sẽ tăng hơn 6%.

-5

0

5

10

15

20

25

-1

-0.5

0

0.5

1

1.5

2

2.5

3

3.5

4

T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10 T1 T4 T7 T10

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tốc độ tăng CPI (%)

m-o-m (trái) y-o-y (phải)

Page 21: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

21

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Dòng vốn gặp khó

Nguồn vốn FDI, FII có dấu hiệu chững lại

Động lực tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua phụ thuộc nhiều

vào ngoại lực. Nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất. Đầu

tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 26/12/2016 thu

hút 2.556 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15.182,3 triệu USD,

tăng 27% về số dự án và giảm 2,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm

2015. Năm 2016 cũng là năm giải ngân FDI đạt kỉ lục, điều này một phần

là do kì vọng của việc Việt Nam gia nhập TPP.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép

mới đạt 9.812,6 triệu USD, chiếm 64,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt

động kinh doanh bất động sản đạt 1.522,7 triệu USD, chiếm 10,1%;

ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động

cơ khác đạt 367 triệu USD, chiếm 2,4%; các ngành còn lại đạt 3.480 triệu

USD, chiếm 22,9%.

Về cơ cấu nhà đầu tư, Hàn Quốc đang là nhà đầu tư lớn nhất với 36,3%

tổng vốn đăng ký cấp mới, thứ 2 là Singapore chiếm 10,5%.

Nguồn FDI giảm cũng có một phần do chính sách siết các dự án ảnh

hưởng đến môi trường Việt Nam, sau sự cố Formosa gây hậu quả

nghiêm trọng cho kinh tế biển. Bên cạnh đó, năm 2016, Việt Nam chuyển

hướng thu hút FDI từ số lượng sang chất lượng, thu hút đầu tư có chọn

lọc, ưu tiên lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ sạch…

Tuy vậy, khi nguồn vốn FDI, FII có dấu hiệu chững lại kết hợp cùng việc

vốn vay ODA không còn được ưu đãi với lãi suất thấp do Việt Nam đã

thoát khỏi nhóm nước có thu nhập thấp, sẽ khiến cho dòng vốn USD

chảy vào Việt Nam chậm lại, có thể gây áp lực tới dự trữ ngoại hối và tỷ

giá. Nhưng bù lại, nguồn cung USD phần nào sẽ được bồi đắp qua nguồn

thu từ du lịch đang trên đà tăng nhanh vượt bậc trong lịch sử phát triển

ngành.

(Nguồn: GSO)

Page 22: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

22

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Doanh nghiệp vừa và nhỏ được quan tâm ưu đãi hơn

Thay đổi mô hình kinh tế để tồn tại, thúc đẩy thành phần kinh tế trong

nước. Hạn chế ưu đãi các ngành công nghiệp có công nghệ lạc hậu, tiêu

tốn năng lượng, ô nhiễm môi trường. Tạo bình đẳng giữa các thành phần

kinh tế, tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, động

lực chính của phát triển nội lực kinh tế Việt Nam.

Nền kinh tết bắt đầu có những chuyển biến. Con số 110,000 doanh

nghiệp thành lập mới trong 2016 cũng như giá trị đăng kí tăng mạnh, thể

hiện sự tin tưởng của người dân vào chính sách và sẵn sàng mở rộng

phát triển. Tuy nhiên vẫn cần những tháo gỡ nhanh hơn về chính sách,

sân chơi bình đẳng, để doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển mạnh

hơn.

Một sự kiện ưu đãi hỗ trợ cho doanh nghiệp là Thủ tướng đã quyết định

dành gói tín dụng khoảng 50 – 60 nghìn tỷ đồng cho phát triển nông

nghiệp công nghệ cao với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất. Đi

đôi với đó là tháo gỡ các nút thắt trong việc cho vay phát triển nông

nghiệp (thủ tục thế chấp đất, dự án nông nghiệp dễ dàng hơn). Bên cạnh

đó đẩy mạnh công tác hỗ trợ về công nghệ, quy trình, nuôi trồng, bảo

quản.

Ngoài ra, sự chú trọng tới hỗ trợ và quảng bá thương hiệu Việt, sẽ giúp

các sản phẩm Việt Nam có được giá trị thặng dư cao hơn, đóng góp cho

sự phát triển cho nền kinh tế quốc dân trong tương lai lâu dài.

Xuất nhập khẩu sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2017

Xuất khẩu năm 2016 tăng thấp, chủ yếu đóng góp từ khu vực FDI

Tính chung cả năm 2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt

175,9 tỷ USD, tăng 8,6% hơn 0.7% so với mức tăng của của năm trước,

trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 50,0 tỷ USD, tăng 4,8%, khu vực

có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 125,9 tỷ USD, tăng 10,2%.

Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2016 đạt

179,2 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm 2015.

(Nguồn: GSO)

18.918.2

13.6

8.1 8.6

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

20

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

140000

160000

180000

200000

2012 2013 2014 2015 2016

Xuất khẩu qua các năm

Giá trị (triệu USD) y-o-y (%)

(Nguồn: GSO)

0

100000

200000

300000

400000

500000

600000

700000

800000

900000

1000000

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

2013 2014 2015 2016

Tình hình Doanh nghiệp

Số DN đăng kí mới Giá trị đăng kí (tỷ đồng)

Page 23: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

23

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay tăng thấp do giá hàng hóa xuất khẩu

bình quân giảm 1,8% so với năm trước, trong đó nhóm hàng nhiên liệu giảm tới

20,1%; nhóm hàng nông sản thực phẩm giảm 3,8%.

Ngoài ra còn do sự tăng trưởng yếu hoặc giảm sút của một số mặt hàng: gỗ và

sản phẩm gỗ chỉ tăng 0,4%; sản phẩm hoá chất nhích nhẹ 0,6%; nông sản và

nguyên liệu thô giảm so với năm trước: Dầu thô đạt 2,3 tỷ USD, giảm 36,7%

(lượng giảm 24,2%); gạo đạt 2,2 tỷ USD, giảm 21,7%; sắn và sản phẩm từ sắn

đạt 996 triệu USD, giảm 24,3% (lượng giảm 10,9%).

Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay thay đổi không đáng kể so với

năm trước, trong đó nhóm hang công nghiêp năng va khoang san tăng 8,9% và

chiếm 45,4% tổng kim ngach hàng hóa xuất khẩu; nhóm hang công nghiêp nhe

va tiêu thu công nghiêp tăng 9% và chiếm 40,4%; nhom hang nông, lâm san tăng

6,5% và chiếm 10,3%; hang thuy san tăng 6,8% và chiếm 4%.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu năm 2016, Hoa Kỳ vẫn là thị trường dẫn đầu

với 38,1 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2015. Tiếp đến là thị trường EU đạt 34 tỷ

USD, tăng 10%; Trung Quốc đạt 21,8 tỷ USD, tăng 26,3%; Nhật Bản đạt 14,6 tỷ

USD, tăng 3,4%; Hàn Quốc đạt 11,5 tỷ USD, tăng 29%; riêng xuất khẩu sang thị

trường ASEAN đạt 17,4 tỷ USD, giảm 4,8%.

Trong năm 2017, nếu tiếp tục giữ vững thị trường xuất khẩu Mỹ thì giá trị xuất

khẩu của Việt Nam sẽ có cơ hội tăng mạnh do việc Mỹ ngày càng hạn chế nhập

khẩu từ Trung Quốc, nhất là với các doanh nghiệp FDI Hàn Quốc, Nhật tại Việt

Nam sẽ ít bị ảnh hưởng bởi chính sách mới của Mỹ. Ngoài ra việc tăng cường

giao thương hàng hóa với Hàn Quốc, Nhật Bản hay các nước trong liên minh

kinh tế Á-Âu sẽ tạo ra thị trường mới, cải thiện tình trạng còn đang khan hiếm

đơn hàng của ngành dệt may và thủy sản, lấy lại đà tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Bên cạnh đó, việc giá cuả các loại nguyên liệu trên thế giới tăng lên, sẽ giúp cho

giá trị xuất khẩu các mặt hàng này khả quan hơn trong 2017. Đặc biệt là giá trị

xuất khẩu hàng hóa thô tăng theo, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thô

hưởng lợi.

Nhập khẩu vẫn tiếp tục gia tăng

Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất trong

nước tăng so với năm trước: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng

1,8%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 20,1sắt thép tăng 7,3.

Page 24: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

24

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm 2015: xăng

dầu đạt 4,7 tỷ USD, giảm 11,7% (lượng tăng 14,2%); ôtô đạt 5,9 tỷ USD,

giảm 2,3%; trong đó ôtô nguyên chiếc đạt 2,3 tỷ USD, giảm 22,1%;

phương tiện vận tải khác và phụ tùng đạt 1,4 tỷ USD, giảm 36,2%; phân

bón giảm 22%.

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu năm 2016, Trung Quốc vẫn là thị

trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 49,8 tỷ USD,

tăng 0,5% so với năm 2015; Hàn Quốc đạt 31,7 tỷ USD, tăng 14,6%;

ASEAN đạt 23,7 tỷ USD, giảm 0,3%; Nhật Bản đạt gần 15 tỷ USD, tăng

4,3%; EU đạt 11,1 tỷ USD, tăng 6,7%; Hoa Kỳ đạt 8,7 tỷ USD, tăng 11,6%.

Qua theo dõi biểu đồ Nhập khẩu qua các năm có thể thấy, giá trị nhập

khẩu vẫn liên tục tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang suy yếu dần.

Năm 2016, mức tăng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu chỉ tăng 4,6% so

với năm 2015. Điều này phản ánh xu hướng tăng trưởng của ngành sản

xuất có thể sẽ tiếp tục chững lại, do đặc thù của ngành sản xuất Việt Nam

phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

Như vậy, trong năm 2017, với tình hình nhu cầu tiêu dùng, phát triển

sản xuất và hạ tầng vẫn cao, trong khi sản xuất trong nước chững lại

không đủ khả năng đáp ứng, thì kim ngạch hàng hóa nhập khẩu sẽ vẫn

tiếp tục tăng.

Cán cân thương mại, nhập siêu nhẹ

Năm 2016 ước tính xuất siêu 2,68 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong

nước nhập siêu 21,02 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất

siêu 23,70 tỷ USD. Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường mà Việt Nam

nhập siêu lớn nhất với 28 tỷ USD trong năm 2016.

Cán cân thương mại năm 2016 xuất siêu trở lại chủ yếu là do mức tăng

trưởng nhập khẩu đã suy yếu. Trong năm 2017, cán cân thương mại có

thể chỉ nhập siêu nhẹ 1-2 tỷ USD, do mặc dù xuất khẩu có cơ hội ở thị

trường Mỹ nhưng có thể sẽ phải chịu sức ép từ phía Trung Quốc, đồng

Nhân dân tệ phá giá sẽ gây sức cạnh tranh lớn cho hàng Việt Nam do giá

hàng hóa xuất khẩu Trung Quốc sẽ giảm.

(Nguồn: GSO)

7.1

15.4

12.1 12

4.6

0

2

4

6

8

10

12

14

16

18

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

140000

160000

180000

200000

2012 2013 2014 2015 2016

Nhập khẩu qua các năm

Giá trị (triệu USD) y-o-y (%)

(Nguồn: GSO)

284

863

2000

-3200

2680

2012 2013 2014 2015 2016

Cán cân thương mại qua các năm (triệu USD)

Page 25: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

25

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Tổng kết kinh tế Việt Nam

Thách thức

Ảnh hưởng xấu từ nền kinh tế Trung Quốc - việc đồng Nhân dân tệ giảm giá mạnh, tác động tiêu cực đến cán

cân thương mại Việt Nam: hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có thể tăng lên do giá rẻ hơn, với sự hỗ trợ về

tỷ giá, những mặt hàng như dệt may, thủy sản và thép "Made in China" có thể chèn ép hàng Việt Nam trên

thị trường toàn cầu.

Nguy cơ lạm phát tăng trở lại do độ trễ của chính sách tiền tệ và sự tăng lên của giá dầu.

Tình hình sản xuất có dấu hiệu chững lại, trong khi gánh nặng nợ công chạm mức trần.

Dòng vốn gặp khó, Việt Nam đang đứng trước bài toán khơi thông dòng vốn.

Tăng trưởng kinh tế năm 2016 đã chậm lại, làm cho mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm 2017 khó có thể

đạt được.

Cơ hội

Tình hình sản xuất nông nghiệp sẽ phục hồi mạnh mẽ với những tiềm năng phát triển mới, xuất khẩu nông

sản tăng trưởng mạnh, thủy sản được mở đường với cơ hội thị trường rộng mở hơn.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ ưu đãi nhiều hơn, tình hình doanh nghiệp có nhiều điểm sang, hé mở

những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam.

Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng

Qua tổng kết lại và dự báo, đà tăng những số liệu hoạt động sẽ kéo dài trong những quý tới thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế, 2017 sẽ vẫn là năm mà kinh tế Việt Nam giữ được nền tảng vững chắc. Tuy nhiên vướng phải

khá nhiều thách thức ở trên, thì kinh tế Việt Nam sang năm vẫn chưa có nhiều bứt phá. GDP có mức tăng

trưởng không cao hơn nhiều năm 2016. Dự báo GDP sẽ tăng trưởng 6.45% trong năm 2017.

Mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 5% của Chính phủ rất khó đạt được. Dự báo lạm phát năm 2017 ở mức

hơn 5%.

Dự báo mặt bằng lãi suất năm 2017 sẽ tương đối ổn định và chỉ biến động nhẹ quanh mức cuối năm 2016.

Triển vọng Kinh tế Việt Nam 2017

Chúng tôi cho rằng, năm 2017 sẽ vẫn tiếp tục là một năm không nhiều khả quan đối với nền kinh tế Việt Nam

trong bối cảnh khó dự đoán các chính sách của Mỹ dưới thời tân Tổng thống mới cũng như xu thế gia tăng

bảo hộ hàng hóa trong nước trên toàn cầu. Tuy Việt Nam sẽ ít nhiều bị tác động, nhưng những mặt hàng xuất

khẩu chủ lực, đặc biệt từ phía các Doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc không bị ảnh hưởng lớn.

Một điểm đáng chú ý trong giai đoạn tới đến từ niềm tin và sự lạc quan về chính sách cũng như chủ trương

đẩy mạnh hỗ trợ cho các Doanh nghiệp trong nước, đặc biệt Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích tinh

thần khởi nghiệp của Chính phủ dưới thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Page 26: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

26

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Nhìn lại bước đi của Vnindex trong 2016

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp)

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã khép lại năm 2016 với những diễn

biến được cho là khá tích cực. Kết thúc năm 2016, VN-Index ở mức

664,87 điểm, tăng 14,82% so với thời điểm cuối năm 2015. Trong khi đó,

chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,2% lên mức 80,12 điểm. Trong năm vừa

qua, chỉ số VN Index đã có lúc lập đỉnh với điểm số 690 (cao nhất trong

vòng 9 năm kể từ hồi quý I/2008), tăng 15,75%ytd

Tuy Vnindex đã tăng 15% nhưng tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp

niêm yết không hề tăng. Điều này khiến chỉ số P/E tăng từ khoảng 12 -

13 lần lên khoảng 16 lần, vượt xa mức trung bình các thị trường cận biên

0

50000000

100000000

150000000

200000000

250000000

300000000

500

520

540

560

580

600

620

640

660

680

700

Diễn biến VN Index

Volume (phải) VN Index

Giá dầu hồi phục về 45$/ thùngCổ phiếu GAS: tăng từ 30000đ lên 60000đ

Khối ngoại bắt đầu mua ròng

Brexit

VNM đạt đỉnh

Dầu chạm đáy 28$/ thùng

DNSE khuyếnnghị tạo đỉnh

ROS tăng vốn khiến VNIndex chao đảo

DNSE khuyếnnghị tạo đỉnh

Khốingoại bắt đầu bán ròng 6 tỷ USD

VN Indexgiữ nhịp nhờ SAB và các cp DNNN mới lên sàn

Page 27: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

27

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

và thậm chí có thời điểm vượt trên mức P/E của các thị trường mới nổi

cho thấy mặt bằng giá trên thị trường Việt Nam không còn quá hấp dẫn.

Năm của các sự kiện chính trị quốc tế

Năm 2016, thị trường chứng khoán chịu các cú sốc bất ngờ từ các sự

kiện thế giới như Brexit 24/06/2016, sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ

09/11/2016. Khiến các chỉ số tài chính TTCK Việt Nam bất ngờ lao dốc.

Bằng chứng là Vn Index đã có lúc sụt giảm 5,47% vào ngày 24/6 hay ngày

9/11 giảm sâu nhất 3%. Tuy nhiên, các chỉ số này ngay lập tức hồi phục

vào các phiên sau đó.

Khối ngoại rút vốn ròng

2016 là năm ảm đạm của dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán

Việt NamTính đến cuối tháng 12 năm 2016, Việt Nam là thị trường duy

nhất trong khu vực bị khối ngoại bán ròng đột biến với tổng giá trị lên

hơn 6.500 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước, họ mua ròng 2.644 tỷ

đồng. Đây cũng là năm đầu tiền khối ngoại bán ròng sau 9 năm mua ròng

liên tiếp. Áp lực rút vốn ròng chủ yếu đến từ việc thoái vốn VIC của các

nhà đầu tư nước ngoài. Nếu loại bỏ giao dịch của cổ phiếu VIC thì NĐTNN

chỉ bán ròng hơn 250 tỷ đồng – một con số không đáng kể, nhưng không

thể phủ nhận sự thật rằng làn sóng chốt lời của các quỹ ngoại đầu tư lâu

năm tại Việt Nam và sự thoái lui của dòng vốn ngoại khỏi 2 quỹ ETFs đã

khiến cho thị trường chứng khoán Việt sống được nhờ dòng vốn nội.

Đây là năm đầu tiên bán ròng của khối ngoại sau 8 năm mua ròng.

17954

6348

3494

16217

23004466

6768

37972503

-6116

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Giao dịch khối ngoại

Giá trị mua/bán ròng (tỷ)

(Nguồn: DNSE tổng hợp)

Page 28: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

28

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Dưới những diễn biến như hiện tại và áp lực đến từ thị trường Mỹ khi

FED quyết định tăng lãi suất thì thị trường năm 2017 tiếp tục được dự

đoán sẽ duy trì nhờ dòng vốn nội.

Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra mạnh mẽ

Cuối năm 2016, TTCK Việt Nam chứng kiến các sự kiện thoái vốn Nhà

nước tại các Doanh nghiệp. Sự thành công của Vinamilk, Sabeco,

Habeco,… mở màn cho hàng loạt các thương vụ thoái vốn của SCIC tại

các doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng nhất định tới TTCK Việt Nam.

Năm 2017 - Cuộc chơi của các tổ chức và các ông lớn

Quy mô thị trường sẽ thay đổi cả về lượng và chất khi các mã cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp lớn, đầu

ngành lên sàn Chứng khoán, trong số đó có thể kể đến nhiều tập đoàn đã bắt đầu niêm yết từ cuối 2016

như VietNam Airline; Cụm Cảng hàng không ACV; PCC1; VIB; Sabeco; Habeco; … hay sắp tới là Thaco;

Petrolimex; Techcombank; Vietjet Air; … Vốn hóa thị trường dự báo sẽ tăng thêm lên mức 50% GDP

(43% trong 2016). Đây là những doanh nghiệp nắm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, hoạt

động rất hiệu quả và có cơ cấu cổ đông cô đặc. Những Doanh nghiệp này sẽ giúp cho Chỉ số VN-Index

tăng trưởng một cách bền vững và phản ánh một cách khách quan hơn với biến động của nền kinh tế vĩ

mô, từ đó tạo niềm tin cho nhà đầu tư tham gia thị trường.

Các thay đổi lớn được chờ đợi trong năm như bổ sung sản phẩm phái sinh trên thị trường; chính thức

thông qua cơ chế cấp margin cho một số mã cổ phiếu trên sàn Upcom cũng như OTC cùng với việc cơ

cấu của các quỹ ETF thay đổi theo chiều hướng bổ sung các mã cổ phiếu mới niêm yết chất lượng, sàng

lọc danh mục.

Chúng tôi cho rằng, trong năm 2017, thị trường sẽ phân hóa mạnh, khi đó, điểm số VN-Index sẽ phụ

thuộc phần lớn vào số ít các mã cổ phiếu có vốn hóa lớn như VNM, SAB, VCB, … Một số trong các mã cổ

phiếu này có tỷ lệ Free Floating tương đối thấp nên mức độ tăng giảm sẽ không đại diện nhiều cho diễn

biến chung của thị trường, từ đó dẫn đến biến động của chỉ số chung sẽ không ảnh hưởng cũng như thể

hiện quá nhiều đến diễn biến của đại đa số hầu hết các mã cổ phiếu đang giao dịch.

Vì vậy, chúng tôi nhận định việc dự báo mức điểm của chỉ số trong năm tới sẽ không quá quan trọng bằng

việc tìm kiếm và theo dõi biến động của dòng tiền cũng như các nhóm ngành cổ phiếu dẫn dắt.

Chúng tôi cho rằng các mã cổ phiếu Doanh nghiệp Nhà nước IPO, niêm yết mới và thoái vốn sẽ là đối

tượng chính thu hút dòng tiền cũng như dẫn dắt chỉ số. Ngược lại, những mã cổ phiếu Penny, đầu cơ nhỏ

sẽ tiếp tục đắm chìm và khó có thể thu hút được sự quan tâm trở lại của số đông các nhà đầu tư.

CÁC NHÓM NGÀNH ĐÁNG CHÚ Ý NĂM 2017

Page 29: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

29

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Nhóm ngành chịu tác động từ Chính sách

Ngành Ngân hàng

Nới trần FOL của các ngân hàng sẽ được xem xét theo từng trường hợp Ngân hàng Nhà nước

đã đề cập đến việc nới trần sở hữu nước ngoài tối đa (FOL) của các ngân hàng có thể được

thực hiện trong năm 2017 nhằm hỗ trợ các ngân hàng tăng vốn và chuẩn bị cho Basel II, nhưng

việc nới trần FOL sẽ được phê duyệt một cách có chọn lọc thay vì áp dụng cho toàn ngành ngân

hàng. Thống đốc NHNN cũng khuyến khích các ngân hàng có nhu cầu tăng FOL kiến nghị

phương án phù hợp lên NHNN và NHNN sẽ cân nhắc các đề xuất và xét duyệt theo từng trường

hợp cụ thể.

Nâng trần tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) tại các ngân hàng thương mại cổ phần có sở hữu

nhà nước hơn 50% lên tối đa là 90%: Theo đó, 3 ngân hàng VietinBank, Vietcombank và BIDV

được duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi tối đa là 90% thay vì 80% như quy định

trước đây. Tỷ lệ LDR cao hơn sẽ làm giảm áp lực phải đẩy mạnh huy động tại các ngân hàng

này và sẽ giúp cải thiện lợi nhuận.

Điều chỉnh tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) xuống 8% thay vì 9% qua thông tư 41/2016/TT-

NHNN, hiệu lực từ ngày 01/01/2020; đồng thời quy định cách tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

mới, quy định thêm về khung quản trị rủi ro và nghĩa vụ công bố thông tin tương tự như chuẩn

Basel II. Việc áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo định hướng Basel II sẽ giúp các NH hoạt động an

toàn hơn, với lượng vốn đáp ứng đủ theo thông lệ tiên tiến để trang trải các rủi ro có thể xảy

ra cho các loại rủi ro chính (bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động). Ngoài

ra, trong khi đưa ra các yêu cầu tính toán vốn, thông tư đã phần nào định hướng các NH hướng

tới những phân khúc khách hàng ít rủi ro hơn để được hưởng hệ số rủi ro thấp hơn, và ưu tiên

các loại hình giảm thiểu rủi ro đủ điều kiện để được giảm trừ vốn yêu cầu. Các NH, trong khi

thực hiện tính toán vốn, cũng có dịp rà soát lại rủi ro cũng như công tác quản lý rủi ro của từng

phân khúc khách hàng, các yêu cầu về tài sản bảo đảm… từ đó phần nào cải thiện công tác

quản lý rủi ro và định hướng được kế hoạch hành động để tăng cường công tác quản lý rủi ro

theo thông lệ tiên tiến.

NHNN khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng (TCTD) sáp nhập, hợp

nhất, mua lại qua Chỉ thị số 02/2017/CT-NHNN. Ngoài ra, NHNN yêu cầu tập trung triển khai

cơ cấu lại các ngân hàng thương mại (NHTM) được NHNN bắt buộc trong thời gian qua theo

phương án được phê duyệt. TCTD không đáp ứng được các chuẩn mực an toàn, TCTD không

có phương án cơ cấu lại khả thi hoặc không thực hiện được phương án cơ cấu lại được phê

duyệt sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp can thiệp xử lý của Nhà nước thông qua sáp nhập,

hợp nhất, mua lại và bằng một số biện pháp khác phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên

tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống..

Page 30: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

30

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Mở rộng quyền hạn của VAMC trong việc mua, bán và xử lý nợ xấu của các TCTD qua Thông

tư 08/2016/TT-NHNN: Theo đó, mở rộng quyền hạn của VAMC trong việc cơ cấu nợ, hỗ trợ

khách hàng vay, xử lý tài sản đảm bảo theo hướng tăng tính chủ động và tự quyết cho VAMC;

Bổ sung các quy định rõ ràng hơn cho việc xử lý nợ xấu theo giá trị thị trường.

Làn sóng các ngân hàng niêm yết năm 2017: Theo quy định của Thông tư 180/2015/TT-BTC,

trong vòng 1 năm kể từ ngày thông tư này có hiệu lực thi hành, các công ty đại chúng phải hoàn

tất thủ tục đăng ký trên hệ thống Upcom. Theo đó, dự kiến số lượng các ngân hàng niêm yết

sẽ được gia tăng đáng kể với các Ngân hàng như: Techcombank; TPBank; KienlongBank; OCB;

VPBank.

Các mã cổ phiếu đáng chú ý trong ngành

Mã CK Vốn hóa

(Tỷ)

Tổng TS

(tỷ)

Tổng nợ

(tỷ)

DT thuần

(tỷ)

LN ròng

2016 (tỷ)

EPS 4 quý

gần nhất

(VND)

P/E (lần) BV (VND)

CTG 68.697 948.699 885.726 22.404,9 6.825,7 1.833 10.09 16.330

BID 58.802 1.006.635 962.418 23.738,0 6.159,1 1.802 9,13 13.020

ACB 23.859 233.681 219.618 6.891,9 1.325,2 1.310 18,50 15.310

Trung bình Ngành 16,10

(Nguồn: BCTC, DNSE Research tổng hợp, (*)Số liệu cả năm 2015)

Diễn biến giá Ngành Ngân hàng và VNINDEX

(Nguồn: cophieu68.vn, DNSE Research tổng hợp)

Page 31: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

31

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Ngành Dược phẩm

Ngành Dược Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh nhất Châu Á, đưng thư 17/175 cac quôc gia

trên thê giơi (theo BMI) vơi CAGR trung binh giai đoan 2010-2015 la 17-20%. Đên năm 2017,

tôc đô phat triên thi trương vân đươc dư đoan se cao hơn 17%. Khoang 4,2 ty USD dươc phâm

đa đươc tiêu thu năm 2015 (theo VIRAC, SJC), theo đo tiêu thu binh quân đâu ngươi ơ mưc

40USD, gâp đôi năm 2010. Điêu nay chu yêu la do sư gia tăng tâng lơp thu nhâp cao va sư mơ

rông BHYT toan dân. Tuy nhiên san lương thuôc san xuât trong nươc chi đap ưng đươc 45%

nhu câu (2015), con lai phai nhâp khâu. Gia tri nhâp khâu tăng 16%/năm.

Trong năm 2017, chúng tôi cho rằng Ngành Dược sẽ vẫn tiếp tục tăng trưởng bền vững do đặc

điểm ngành là mặt hàng thiết yếu không thể thay thế, kèm theo yếu tố tích cực hỗ trợ như (1)

Sự bùng nổ dân số; (2) Nhận thức về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng; (3) Thu

nhập bình quân đầu người dần được cải thiện và (4) Mức chi tiêu bình quân cho dược phẩm

còn thấp. Ngoài ra, do tính chất đặc thù của ngành yêu cầu cao cả về năng lực quản lý cũng

như năng lực chuyên môn, nên hầu hết các DN trong ngành đều tập trung phát triển hoạt động

kinh doanh cốt lõi và ít đầu tư ngoài ngành.

Luật Dược sửa đổi (hiệu lực từ 01/01/2017) với các thay đổi đáng kể bao gồm: (1) những quy

định liên quan đến hoạt động đấu thầu ưu tiên nguồn nguyên dược liệu và sản phẩm trong

nước nếu đáp ứng được các yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp; (2) Cho phép

nộp hồ sơ đăng ký thuốc generic sớm trước khi biệt dược gốc hết hạn quyền sở hữu công

nghiệp và (3) ưu tiên hỗ trợ phát triển nuôi trồng dược liệu.

Liên quan đến chính sách đấu thầu thuốc, trong năm 2012, Chính phủ đã thực hiện cải cách

chính sách đầu thầu tại các bệnh viện công lập nhằm tăng cường tính minh bạch và hạn chế

tham nhũng. Tuy nhiên, chính sách sửa đổi đã vấp phải một số hạn chế nhất định bởi các nhà

sản xuất thuốc trúng thầu không đầu tư nhiều cho hoạt động R&D và thường nhập nguyên liệu

giá rẻ từ Trung Quốc nhằm cạnh tranh giá với những nhà sản xuất thuốc chất lượng cao (chẳng

hạn như DHG, IMP, TRA và DMC). Hơn nữa, các nhà máy sản xuất thuốc chất lượng cao phải

được đầu tư công nghệ tiên tiến nên thường sẽ có chi phí khấu hao cao hơn. Do đó, việc ưu

tiên nguồn nguyên dược liệu và sản phẩm trong nước sẽ tạo cơ hội lớn cho các Doanh nghiệp

trong ngành.

Luật Dược sửa đổi cũng cho phép các nhà sản xuất thuốc generic trong nước bắt đầu nộp hồ

sơ xin cấp số đăng ký sản xuất thuốc 2 năm trước thời điểm hết thời hạn bảo hộ quyền sáng

chế dược phẩm. Điều này sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất thuốc của các Doanh

nghiệp lớn như DHG, TRA, DMC trên kênh ETC.

Page 32: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

32

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Triển vọng từ việc nới room sở hữu nước ngoài theo Nghị định 60/2015/NĐ-CP về khả năng

nâng trần quy định 49% sẽ trở thành chất xúc tác mạnh mẽ lên thị trường chứng khoán nói

chung và ngành dược phẩm nói riêng. Trong năm 2016, khi DMC được chính thức nới room tỷ

lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100%, đối tác CFR International SPA đã đăng ký gia

tăng sở hữu và hiện đang nắm giữ 51,69% cổ phần và tạo cú hích rất tích cực về giá cũng như

thanh khoản trên thị trường cho cổ phiếu DMC. Các Doanh nghiệp dược đầu ngành khác như

DHG, TRA và IMP hiện đều đang kín room nước ngoài và các cổ đông chiến lược là các công ty

dược phẩm quốc tế như Taisho Pharmaceutical (DHG), Abott (DMC) được các nhà đầu tư rất

quan tâm và kỳ vọng.

Tuy nhiên, hiện tại, vướng mắc với các doanh nghiệp dược phẩm trong việc nới room chính là

những ràng buộc về quy định phân phối dược phẩm. Cụ thể, nếu công ty dược phẩm có bất kỳ

hoạt động kinh doanh nhập khẩu hoặc mua và phân phối các sản phẩm thuốc không do mình

sản xuất ra thì không được phép bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài vì theo quy định của

cam kết WTO không cho phép nhà đầu tư nước ngoài phân phối thuốc tại Việt Nam. Để tiến

hành nới room lên 100%, DMC đã phải loại bỏ hoạt động “kinh doanh các sản phẩm của bên

thứ ba” khỏi điều lệ công ty. Do đó, với các Doanh nghiệp có mạng lưới phân phối rộng lớn

như DHG và TRA thì việc nới room cần được cân nhắc rất kỹ càng.

Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành:

Mã CK Vốn hóa

(Tỷ)

Tổng TS

(tỷ)

Tổng nợ

(tỷ)

DT thuần

(tỷ)

LN ròng

2016 (tỷ)

EPS 4 quý

gần nhất

(VND)

P/E (lần) BV (VND)

DHG 9.806,0 3.949,5 1.055,4 3.782,1 710 7.035 15,99 32.810

IMP 2.091,4 1.155,3 219,6 1.010,3 101 3.071 18,10 34.540

DCL 1.444,9 845,4 188,7 737,8 90,1 1.600 16,00 11.680

Trung bình Ngành 13,90

(Nguồn: BCTC, DNSE Research tổng hợp, (*)Số liệu cả năm 2015)

Diễn biến giá ngành Dược phẩm và VNINDEX

Page 33: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

33

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

(Nguồn: cophieu68.vn, DNSE Research tổng hợp)

Ngành Phân bón

Ngành phân bón là một trong những ngành cơ bản gắn liền với sản xuất nông nghiệp, với các

sản phẩm được sản xuất và sử dụng phổ biến nhất là phân vô cơ: phân đạm (ure), phân lân

(supephotphat, phân lân nung chảy), phân hỗn hợp (DAP, NPK) và phân kali (kali, SA).

Kỳ vọng từ thay đổi chính sách: Từ ngày 01/1/2015 Bộ Tài chính phân loại mặt hàng phân bón

từ danh mục chịu thuế VAT 5% sang danh mục không chịu thuế VAT ((Luật thuế 71 sủa đổi).

Quy định này khiến các doanh nghiệp phân bón không còn được khấu trừ thuế đầu vào tác

động xấu đến lợi nhuận, trong đó, DPM năm 2015 ước tính thiệt hại ~ 350 tỷ đồng do giá vốn

tăng dẫn đến tăng chi phí sản xuất kinh doanh; LAS cũng bị ảnh hưởng trên 100 tỷ đồng khi các

nguyên liệu đầu vào như than, quặng, điện, … không được khấu trừ thuế; ngoài ra, các doanh

nghiệp chủ yếu sản xuất NPK như BFC và SFG cũng bị tác động khiến cho giá thành sản phẩm

tăng cao.

Đầu năm 2017, Bộ Công thương đã kiến nghị Thủ tướng một loạt cơ chế, chính sách ưu đãi cho

các ngành điện, dầu khí, than, phân bón, dệt may, trong đó có đề xuất đưa mặt hàng phân bón

vào diện chịu thuế VAT ở mức 0% (thay vì miễn thuế như hiện tại). Trong trường hợp chính

sách này được thông qua, ước tính các doanh nghiệp sản xuất có thể tiết kiệm đến 2.500 tỷ

đồng chi phí mỗi năm (theo Bộ Công thương), từ đó, tạo sức cạnh tranh tương đối đáng kể về

giá với phân bón nhập khẩu. Tuy vậy, để có thể ban hành luật sửa đổi hoặc ban hành luật mới

Page 34: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

34

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

thay thế, Quốc hội cần lấy ý kiến từ các Bộ ngành liên quan bao gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Tư pháp, từ đó sẽ mất khá nhiều thời gian.

Thiết lập hàng rào bảo hộ thuế quan: Với việc kể từ ngày 23/12/2016, Trung Quốc bắt đầu áp

dụng chính sách thuế xuất khẩu mới đối với các mặt hàng phân bón bao gồm không áp dụng

thuế xuất khẩu đối với sản phẩm Ure, DAP, TSP; giảm từ 30% xuống còn 20% thuế suất đối với

NPK. Với việc sản lượng phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tới gần 50% tổng lượng

phân bón nhập khẩu vào Việt Nam thì sự thay đổi trên sẽ tạo áp lực rất lớn đến các doanh

nghiệp sản xuất trong nước về vấn đề cạnh tranh giá bán. Ngoài ra, từ khi hiệp định Á-Âu có

hiệu lực vào ngày 05/10/2016 thì các sản phẩm như DAP được giảm thuế từ 5% xuống 0%; NPK

sẽ giảm lần lượt từ 6% về 0% đến năm 2025. Tuy vậy, sản lượng nhập khẩu của Việt Nam từ

các quốc gia trong hiệp định này tương đối nhỏ và cơ cấu tập trung chủ yếu vào mặt hàng Kali

(vẫn áp dụng thuế suất 0% từ trước) nên chúng tôi cho rằng thay đổi này sẽ không tác động

nhiều đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, Chính phủ đã ban hành một số biện pháp như vào

tháng 3/2016, tăng thuế nhập khẩu ưu đãi đối với phân DAP nhập từ Trung Quốc từ 3% lên

5%.

Chúng tôi kỳ vọng năm 2017, Chính phủ sẽ tiếp tục có những thay đổi chính sách để hỗ trợ và

thúc đẩy tiêu thụ hàng nội địa bằng cách thiết lập hàng rào bảo hộ thuế quan, đưa thêm các

tiêu chí bảo hỗ kỹ thuật, cùng với việc thắt chặt quản lý, hạn chế nạn phân bón giả và phân bón

nhập lậu qua đường tiểu ngạch.

Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành:

Mã CK Vốn hóa

(Tỷ)

Tổng TS

(tỷ)

Tổng nợ

(tỷ)

DT thuần

(tỷ)

LN ròng

2016 (tỷ)

EPS 4 quý

gần nhất

(VND)

P/E (lần) BV (VND)

DPM 9.431,1 9.568,6 1.352,9 7.924,8 1.127,7 2.554 8,35 20.550

LAS 1.647,7 2.732.5 1.450,2 3.964,7 138,2 1.126 11,96 11.360

Trung bình Ngành 8,50

(Nguồn: BCTC, DNSE Research tổng hợp, (*)Số liệu cả năm 2015)

Diễn biến giá ngành Phân bón và VNINDEX

Page 35: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

35

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

(Nguồn: cophieu68.vn, DNSE Research tổng hợp)

Ngành Nông nghiệp Công nghệ cao

Đẩy mạnh đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: Trong hội nghị “Xây dựng nền nông

nghiệp công nghiệp Việt Nam” tổ chức giữa tháng 12 tại Tp. Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ

đã đồng ý với chủ trương đề xuất gói hỗ trợ tín dụng 50.000 tỷ đồng với cơ chế vay thuận lợi,

thông thoáng nhất cho việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Ngoài ra, Chính phủ đang thí điểm thành lập ngân hàng về quỹ đất và xem xét việc hình thành

thị trường quyền sử dụng đất để nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng đất. Cùng với tín dụng,

Thủ tướng đề nghị cần thành lập, phát triển một số quỹ bảo hiểm nông nghiệp, quỹ hỗ trợ

nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, ban hành

cơ chế đầu tư tín dụng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó quan trọng nhất

là nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản, hình thành quỹ

phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Thủ tướng cũng đưa ra thông điệp, không phải địa phương nào được quy hoạch trong các vùng

nông nghiệp công nghệ cao thì mới được phép đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Cần

phải bảo đảm rằng mọi nông dân Việt Nam bất kể vùng miền nào, bất kể quy mô nào, tính chất

như thế nào cũng được khuyến khích áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Page 36: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

36

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Trong tháng 3/2017, Nghị định 210 sẽ được sửa xong và ban hành nhằm tạo điều kiện thuận

lợi hơn cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao.

NHNN cũng cho biết gói tín dụng ưu đãi cho nông nghiệp công nghệ cao đã có và được giao

cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì.

Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành:

Mã CK Vốn hóa

(Tỷ)

Tổng TS

(tỷ)

Tổng nợ

(tỷ)

DT thuần

(tỷ)

LN ròng

2016 (tỷ)

EPS 4 quý

gần nhất

(VND)

P/E (lần) BV (VND)

APC 268,5 244,9 24,2 110,4 41,0 3.471 6,6 18.700

VFG 1.400,5 1.517,0 752,5 2.283,9 146,3 7.800 9,82 41.810

Trung bình Ngành n/a

(Nguồn: BCTC, DNSE Research tổng hợp, (*)Số liệu cả năm 2015)

Nhóm ngành ảnh hưởng bởi giá nguyên vật liệu

Ngành Cao su tự nhiên

Sau khi tạo đỉnh vào cuối năm 2011, giá cao su thế giới đã trải qua giai đoạn lao dốc tương đối

mạnh trong vòng hơn 4 năm tiếp theo.

Tuy vậy, giá cao su đã có dấu hiệu phục hồi và tạo đáy kể từ khoảng thời gian đầu năm 2016.

Sau 4 năm suy giảm liên tiếp, giá cao su trung bình đã đi ngang trong 9T2016. Trong 9T2016,

giá cao su đạt mức trung bình $1.06/tấn, ngang bằng với mức trung bình của năm 2015, sau 4

năm liên tiếp suy giảm với mức CAGR là 22.4%. Sự suy giảm của giá cao su là kết quả của việc

dư cung trong thời gian dài, khiến lượng hàng tồn kho tăng lên gấp đôi trong vòng 5 năm.

(Nguồn: TradingEconomics/ Đơn vị: JPY/kg)

Page 37: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

37

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Sự phục hồi tốt của giá cao su là kết quả của nhiều yếu tố tác động, bao gồm:

• Giá cao su đang được hỗ trợ tích cực bởi giá dầu: Dầu thô là nguyên liệu đầu vào chính để

sản xuất cao su tổng hợp, là sản phẩm thay thế cao su tự nhiên trong nhiều lĩnh vực. Do vậy,

việc giá dầu phục hồi từ đầu năm đã làm tăng chi phí sản xuất cao su tổng hợp và giúp cải thiện

nguồn cầu cho cao su tự nhiên. Khảo sát giai đoạn 1999‐2016, mối tương quan giữa giá cao su

và giá dầu là 83.1%.

• Các chính sách cắt giảm sản lượng hỗ trợ: Ngày 4/2/2016, Hội đồng Cao su Quốc tế Ba bên

(ITRC) đã quyết định cắt giảm xuất khẩu cao su thiên nhiên tổng cộng 615,000 tấn cao su, trong

giai đoạn 6 tháng bắt đầu từ ngày 1/3/2016.

Tiếp đó, bắt đầu từ tháng 9/2016, ITRC tiếp tục đồng thuận cắt giảm xuất khẩu 85.000 tấn cao

su bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2016.

Như vậy, trong năm 2016, 3 nước sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới là Indonesia,

Thái Lan và Malaysia sẽ giảm xuất khẩu tổng cộng là 700.000 tấn.

Indonesia, Thái Lan và Malaysia cung cấp 67% lượng cao su thiên nhiên trên thế giới. Bên cạnh

cắt giảm xuất khẩu, các quốc gia cũng đồng ý tăng tiêu thụ cao su thiên nhiên trong nước thông

qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng để góp phần giảm lượng cao su tồn kho và sớm cải thiện

giá.

• Ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết làm tăng giá cao su: Theo đó, Hiện tượng La Nina nối tiếp El

Nino sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng cao su tự nhiên trong ngắn hạn. Dữ liệu lịch sử

cho thấy tình trạng mưa kéo dài sẽ ảnh hưởng một phần tới năng suất khai thác mủ cao su,

qua đó sẽ tác động tích cực tới giá cao su tự nhiên.

Cây cao su ưa nước nhưng không chịu được úng nước và gió. Cây có thể chịu được tối đa 4

tháng nắng hạn, nhưng sẽ làm giảm năng suất thu hoạch với tổng thời gian cạo mủ là 9

tháng/năm. Chất lượng thu hoạch mủ cao su phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết trong

năm và đạt chất lượng cao nhất khi thời tiết nắng ráo.

Hiện tượng El-nino dẫn đến khô hạn ở một số nước sản xuất trọng yếu như Indonesia, Thái lan

và Ấn độ, qua đó làm sụt giảm sản lượng cao su sản xuất trong 2016. Bên cạnh đó, thời tiết

khô hạn cũng gián tiếp tạo nên sương mù cho Malaysia và Indonesia, khiến cây cao su thiếu

nắng và ảnh hưởng đến chất lượng cao su.

Trong khi đó, hiện tương La-nina được dự báo sẽ xuất hiện vào cuối 2016, cũng ảnh hưởng

đáng kể đến sản xuất cao su. Theo đợt La-nina năm 2011, lượng mưa tăng cao đã gây lũ lụt ở

Thái Lan, dẫn đến thiếu hụt lượng cung và đẩy giá cao su lên mức cao nhất trong lịch sử vào

Page 38: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

38

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

năm 2011. Bên cạnh đó, việc lượng mưa tăng cao hơn bình thường sẽ ảnh hưởng không tốt

lên chất lượng mủ cao su, và giảm số lượng ngày cạo mủ của cao su trong năm.

Dự báo giá cao su: Theo dự báo gần đây nhất của Worldbank, giá cao su tự nhiên trong năm

2017 sẽ ở mức khoảng 1,5 USD/kg thay vì 1,4 USD/kg theo số liệu trước đây. Trong khi đó, theo

dự báo của Hiệp hội Cao su Malaysia, giá cao su sẽ tạo đáy trong năm 2016 và bắt đầu chu kỳ

tăng trở lại với tốc độ tăng trung bình 0,04 – 0,12 USD/kg mỗi năm cho đến năm 2025.

Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành:

Mã CK Vốn hóa

(Tỷ)

Tổng TS

(tỷ)

Tổng nợ

(tỷ)

DT thuần

(tỷ)

LN ròng

2016 (tỷ)

EPS 4 quý

gần nhất

(VND)

P/E (lần) BV (VND)

PHR 2.299,8 3.854,1 1.552,6 1.178,2 216,6 2.799 10,47 28.570

TRC 853,4 1.753,4 295,7 350,4 72,3 2.484 11,76 48.350

Trung bình Ngành 14,20

(Nguồn: BCTC, DNSE Research tổng hợp, (*)Số liệu cả năm 2015)

Ngành Thép

Theo báo cáo Tổng kết từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng các loại sản phẩm thép sản xuất

năm 2016 đạt 17,5 triệu tấn, tăng 16,8% so với năm 2015; bán hàng các sản phẩm thép đạt

hơn 15,3 triệu tấn, tăng 23,7% so với năm 2015. Điểm nổi bật là tốc độ tăng trưởng thép xây

dựng, mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn (gần 50%) trong tất cả các loại sản phẩm thép của Việt Nam

đạt mức cao so với các năm trước với hơn 8,5 triệu tấn, tăng 18,3% về sản xuất và đạt hơn 8,4

triệu tấn, tăng 20,6% về bán hàng. Các mặt hàng thép cuộn cán nguội, ống thép hàn và tôn mạ

các loại cũng đạt tăng trưởng cao hơn 20%.

Do ngành thép phát triển chưa đồng bộ giữa các khâu, đặc biệt là thép cuộn cán nóng (HRC)

và các loại thép hợp kim chưa sản xuất trong nước nên hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu

số lượng lớn nguyên liệu và bán thành phẩm phục vụ cho sản xuất.

Theo dự báo của các tổ chức lớn như Golman Sachs, trong nửa đầu năm 2017, cung và cầu

quặng sắt sẽ tương đối cân bằng, giá sẽ giao đông trên 60 USD/tân; tuy nhiên sang nửa sau của

năm 2017, dự báo nguồn cung sẽ tăng lên nhanh chóng do hai nước là Úc và Brazil tiêp tục đẩy

mạnh xuât khẩu, dẫn đên giá quặng sắt giảm xuống còn 55 USD/tân.

Tiêu thụ thép trong nước được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt ở mức 10-12% trong năm

2017 (Theo Hiệp hội Thép Việt Nam).

Page 39: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

39

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Chính sách bảo hô của Chính phủ sẽ tiêp tục phát huy tác dụng. Tháng 3/2016, Bô Công thương

đã chính thưc ban hành Quyêt đinh 2968/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thưc

với mặt hàng phôi thép và thép dài nhâp khẩu. Từ 22/3/2017 đến 21/3/2018 mức thuế giảm

về 13,9%; các năm tiếp theo thuế suất lần lượt là 12,4% và 10,9%. Nếu cơ quan quản lý không

gia hạn thì mức thuế suất sẽ giảm về 0% từ 22/3/2020 trở đi.

Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành:

Mã CK Vốn hóa

(Tỷ)

Tổng TS

(tỷ)

Tổng nợ

(tỷ)

DT thuần

(tỷ)

LN ròng

2016 (tỷ)

EPS 4 quý

gần nhất

(VND)

P/E (lần) BV (VND)

HPG 36.407,5 33.226,6 13.372,6 33.283,2 6.606,2 7.570 5,53 23.430

HSG 9.650,1 12.310,0 8.180,0 18.006,5 1.504,2 7.630 6,43 21.000

NKG 2.324,4 6.426,3 4.806,0 8.936,5 519.3 9.860 3,57 22.720

SMC 737,8 4.804,9 4.054,8 9.439,4 361,8 12.260 2,04 23.620

Trung bình Ngành 6,40

(Nguồn: BCTC, DNSE Research tổng hợp, (*)Số liệu cả năm 2015)

Diễn biến giá ngành Thép và VNINDEX

(Nguồn: cophieu68.vn, DNSE Research tổng hợp)

Page 40: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

40

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Ngành Dầu khí

Diễn biến giá dầu 2016 và triển vọng 2017 Giá dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên đã tăng trở lại

trong vài tháng cuối năm 2016. Cả hai loại hàng hóa này gặp khó khăn lúc khởi đầu của năm

2016, giá dầu chạm dưới 27 USD/thùng (pb) và khí đốt giảm xuống tới 1,57 USD/ triệu BTU,

đây là mức thấp trong 18 năm qua.

Ngày 30/11/2016, tại thủ đô Vienna, nước Áo, sau khi OPEC lần đầu tiên trong 8 năm qua nhất

trí cắt giảm sản lượng, giá dầu tăng lên đến 52,83 USD/thùng, đây là mức cao trong 17 tháng

qua.

Còn khí đốt thiên nhiên, giá cũng tăng quay trở lại trong tháng 12/2016, khi giá tại chỗ Henry

Hub tăng lên tới 3,72 USD/ triệu BTU, đây là mức cao trong 2 năm qua, do thời tiết lạnh.

Hãng tin Energy Information Agency cũng đã dự báo, giá dầu thô Brent đạt giá trung bình 43

USD pb trong 2016, nhưng sẽ tăng lên 52 USD pb trong 2017. Giá khí tại chỗ Henry Hub được

ước tính tăng từ giá bình quân 2,49 USD trong 2016 lên 3,27 USD trong 2017.

Các tổ chức lớn khác đều cho rằng cung cầu trên thị trường đang dịch chuyển về điểm cân

bằng và đồng loạt nâng dự báo giá dầu trung bình năm 2017 lên mức 50 - 60 USD/thùng cho

dầu Brent (WB dự báo giá dầu thô năm 2017 sẽ đạt bình quân 55 USD/thùng).

Chúng tôi cho rằng giá dầu thô năm 2017 sẽ đạt bình quân ở mức 52 USD pb.

(Nguồn: BloomBerg)

Triển vọng giá khí đốt thiên nhiên Giá khí là một trong những hàng hóa vận hành tốt nhất

trong năm 2016. Giá khí phục hồi trở lại sau khi giảm xuống mức thấp 18 năm trong quý 1/2016.

Trong những tháng cuối 2016, giá khí tăng bởi điều kiện thời tiết lạnh hơn, và thị trường thiếu

hụt sản lượng.

99.25

53.5244.91 52 58 56

2014 (A) 2015 (A) 2016 (A) 2017E (EIA) 2017E(Goldman

Sachs)

2017E (Otherbanks)

Dự báo giá dầu năm 2017 của các tổ chức lớn

USD/thùng

Page 41: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

41

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Từ khi chạm giá thấp của năm trong tháng 3/2016 là 1,57 USD/triệu BTU, giá khí đã tăng 121%.

Những tháng cuối năm 2016, tiêu thụ khí đốt trong nước Mỹ tăng lên do thời tiết lạnh, cùng

với việc xuất khẩu nhiều hơn qua đường ống sang Mexico và xuất khẩu khí thiên nhiên hóa

lỏng và báo cáo kiểm kê tồn khí đốt lớn ở Mỹ, dự báo sẽ làm cho giá tại chỗ khí thiên nhiên

Henry Hub tăng từ mức bình quân 2,49 USD/triệu BTU trong năm 2016 lên 3,27 USD/triệu BTU

trong năm 2017 (tăng 31,3%).

Thị trường tiếp tục bị xiết chặt, sản lượng sẽ bị cắt giảm từ Thỏa thuận của OPEC, hy vọng nhu

cầu tăng để thay thế cho các nguồn năng lượng khác, tình hình này có thể dẫn đến một sự

thâm thụt khí đốt trong năm 2017. Ngoài ra, Energy Information Administration dự báo giá tại

chỗ khí thiên nhiên Henry Hub sẽ tăng từ bình quân 2,49 USD/triệu BTU trong năm 2016 lên

3,27 USD/triệu BTU trong năm 2017.

Việc mất cân đối giữa cung và cầu được dự báo, hầu hết các nhà phân tích tin là sự cân bằng

sẽ đạt được trong năm 2017 khi nhu cầu tăng vững chắc, cả ở Mỹ lẫn toàn cầu, và cũng mong

các nước tuân thủ cắt giảm sản lượng như OPEC yêu cầu.

Tình hình các doanh nghiệp trong ngành Trong năm 2016, sản lượng khai thác dầu thô của

PVN đã vượt kế hoạch, đạt 17,23 triệu tấn 1,19 triệu tấn (vượt 4,7%) so với kế hoạch năm,

nhưng giảm 8,1% về giá trị so với năm 2015 (18,75 triệu tấn) khi giá dầu thấp hơn so với chi

phí sản xuất trung bình tại Việt Nam (trung bình năm 2016 đạt 45 USD/thùng, thấp hơn 15 USD

so với năm 2015). Sản lượng khai thác khí đạt 10,61 tỷ m3, vượt 1,0 tỷ m3 (vượt 10,4%) so với

kế hoạch năm, chỉ giảm nhẹ 0.06 tỷ m3 khí so với năm 2015. Giá trị sản xuất công nghiệp năm

2016 đạt 490,0 nghìn tỷ đồng, vượt 12% kế hoạch năm - góp phần quan trọng vào tăng trưởng

GDP của đất nước cả năm 2016.

Năm 2017, PVN tiêp tục tâp trung xây dựng các dự án trên bờ. Với diễn biên giá dầu được dự

báo vẫn chưa vượt qua mưc hòa vốn của môt số mỏ lớn ở Việt Nam, do đó, các dự án trên bờ

vẫn sẽ là trọng tâm của PVN trong năm 2017. Nổi bât gồm có dự án nhà máy Nhiệt Điện Long

Phú, Sông Hâu, dự án lọc hóa dầu Long Sơn, dự án Long Quât mở rông, và dự án xử lý khí GPP

Cà Mau. Các dự án đang được chú trọng là triển vọng cho các công ty xây lắp như PVS, PXS,

PXT, PVE. Các dự án khai thác khí lớn lô B Ô Môn và Cá Voi Xanh vẫn đang trong quá trình đàm

phán, và nhiều khả năng vẫn chưa đóng góp lên kêt quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong

năm 2017.

Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành:

Page 42: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

42

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Mã CK Vốn hóa

(Tỷ)

Tổng TS

(tỷ)

Tổng nợ

(tỷ)

DT thuần

(tỷ)

LN ròng

2016 (tỷ)

EPS 4 quý

gần nhất

(VND)

P/E (lần) BV (VND)

GAS 113.844 56.897 16.039 59.209,1 7.075,4 3.640 16,31 20.450

PGC 778,3 1.920,9 1.203,6 2.589,6(*) 88,6(*) 1.470 8,77 11.500

CNG 1.036,8 647,7 191,2 890,6 112,2 4.160 9,24 16,910

Trung bình Ngành 12,60

(Nguồn: BCTC, DNSE Research tổng hợp, (*)Số liệu cả năm 2015)

Diễn biến giá ngành Dầu khí và VNINDEX

(Nguồn: cophieu68.vn, DNSE Research tổng hợp)

Nhóm ngành ảnh hưởng bởi xu thế & chu kỳ

Ngành Bất động sản

Thị trường Bất động sản vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhanh, hoạt động kinh doanh

bất động sản tăng trưởng 4%, cao nhất trong vòng 5 năm. Lượng giao dich từng quý vẫn tăng

trưởng đều 8%/quý tại thi trường HCM và có dâu hiệu chững lại tại thi trường Hà Nôi. Giá bán

chỉ tăng nhẹ 3-5% ở môt số dự án cho thây lượng cầu ảo chưa nhiều, những người mua nhà

đa phần là khách hàng có nhu cầu thực. Tuy nhiên, tỷ lệ hâp thụ vẫn rât thâp, chỉ đạt 19% ở

Page 43: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

43

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

HCM và 33% ở Hà nôi, cho thây sự lệch pha phân khúc vẫn đang tạo môt khoảng trống trong

thi trường.

Theo báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), tổng giá trị tồn

kho bất động sản trên toàn quốc tính đến tháng 12-2016 còn khoảng 31.842 tỉ đồng. Con số

này đã giảm 19.047 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2015 và giảm khoảng 867 tỉ đồng so với tháng

11-2016.

Theo số liệu của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), dự nợ tín dụng đối với thị trường bất

động sản đạt khoảng 150.000 tỉ đồng (tính đến tháng 11-2016), tăng 14,2% so với năm 2015.

Bên cạnh đó, lượng kiều hối hàng năm cũng là nguồn vốn rất lớn hỗ trợ thị trường bất động

sản.

Tuy tín dụng của các ngân hàng và nguồn vốn xã hội đổ vào thị trường bất động sản rất lớn

nhưng có xu hướng lệch về một số doanh nghiệp và dự án quy mô lớn. Thị trường cũng đã bắt

đầu xuất hiện nhiều nhà đầu tư thứ cấp lướt sóng kiếm lợi nhuận trong thời gian ngắn. Đây

cũng là cơ sở khiến Ngân hàng Nhà nước sửa đổi Thông tư 36/2014 chỉ sau một năm triển khai

và thay thế bằng Thông tư 06/2016 nâng hệ rủi ro trong kinh doanh bất động sản từ 150% lên

mức 200%. Bộ Tài chính cũng vừa đưa ra kế hoạch từ nay đến trước năm 2020 sẽ xây dựng

luật thuế đánh trên việc sở hữu nhiều nhà ở nhằm mục đích ngăn ngừa đầu cơ.

Năm 2017, thị trường có khả năng xoay chuyển cục diện và phân khúc căn hộ giá thấp, đất nền

sẽ sôi động. Đất nền ngày càng khan hiếm và luôn tăng trưởng đều đặn trong những năm qua

sẽ tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư đổ vào. Với phân khúc căn hộ giá thấp, sự tham gia của các

doanh nghiệp lớn sẽ gây áp lực cạnh tranh nhưng có lợi cho cả thị trường bởi mang đến cho

khách hàng nhiều lựa chọn tốt hơn.

Với bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, chúng tôi cho rằng năm 2017 sẽ tiếp tục giữ được nhịp

độ tăng trưởng tốt. Trong những năm gần đây, ngành du lịch nước ta phát triển với tốc độ khá

nhanh cả về lượng và chất. Hiện nay, bên cạnh các địa phương quen thuộc như Phan Thiết, Đà

Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, nhiều chủ đầu tư đã bắt đầu khai phá các thị trường mới như Cam

Ranh, Hạ Long, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Lào Cai... để đáp ứng nhu cầu.

Năm 2017 sẽ khó xảy ra tình trạng bong bóng “Bong bóng” chỉ xảy ra khi có các yếu tố như

nền kinh tế phát triển nóng; Nhà nước buông lỏng chính sách tín dụng; sự phát triển lệch pha

cung - cầu; gia tăng rất lớn các nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp... Tuy nhiên, hiện nay những

yếu tố này vẫn đang trong tầm kiểm soát, nền kinh tế tăng trưởng chậm; chính sách tín dụng

của Ngân hàng Nhà nước khá thận trọng, chặt chẽ; có tình trạng gia tăng các nhà đầu tư kinh

doanh thứ cấp nhưng tỷ lệ mới ở mức trên dưới 50% trong phân khúc cao cấp...

Page 44: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

44

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Mảng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án (M&A) sẽ vẫn phát triển tốt

trong năm 2017. Tuy nhiên, khác với giai đoạn trước các doanh nghiệp nước ngoài tỏ ra lấn

lướt, năm 2017 các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chiếm ưu thế hơn.

Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành

Mã CK Vốn hóa

(Tỷ)

Tổng TS

(tỷ)

Tổng nợ

(tỷ)

DT thuần

(tỷ)

LN ròng

2016 (tỷ)

EPS 4 quý

gần nhất

(VND)

P/E (lần) BV (VND)

HBC 3.283,4 11.416,5 9.579,5 10.766,8 572,0 3.740 9,21 14.320

VCG 6.139,8 22.441,8 14.990 8.643,1 476,2 1.078 12,89 12.920

HUT 2.045,4 8.458,9 6.029,1 2.255(*) 160,2(*) 2.620 4,42 13.570

NHN 6.000 33.780,9 29.380,3 4.920(*) 795(*) 2.090 14,36 5.180

Trung bình Ngành 30,50

(Nguồn: BCTC, DNSE Research tổng hợp, (*)Số liệu cả năm 2015)

Diễn biến giá ngành Bất động sản và VNINDEX

(Nguồn: cophieu68.vn, DNSE Research tổng hợp)

Page 45: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

45

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Ngành Hàng tiêu dùng nhanh

Ngành bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (FMCG) tính chung năm 2016 tăng

10,2% so với năm trước (năm 2015 tăng 9,8%). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng này đạt

7,8% (cùng kỳ 2015 tăng 8,5%) do sức mua không biến động lớn trong khi giá tiêu dùng tăng

cao hơn. Tăng mạnh vẫn là nhóm lương thực thực phẩm (+13%), dịch vụ lưu trú và ăn uống

(+10,7%), riêng nhóm vật phẩm văn hóa giáo dục tăng thấp nhất, 1,7%.

Năm 2017, chúng tôi cho rằng ngành này vẫn còn nhiều dư địa để tăng trưởng và dự báo mức

độ tăng trưởng sẽ tiếp tục ở mức hai con số nhờ những nguyên nhân chính sau:

Tầng lớp trung lưu và giàu có của Việt Nam đang tăng mạnh và sẽ tăng gâp đôi lên 33

triệu người vào năm 2020 (theo Boston Consulting Group) dẫn tới nhu cầu tiêu dùng

sẽ dich chuyển lên nhóm hàng thực phẩm cao câp hơn, hưa hẹn cơ hôi cho những

dòng sản phẩm cao câp có biên lợi nhuân gôp cao.

Tiềm năng tiêu dùng lớn từ thi trường nông thôn: HIện tại, Việt Nam có khoảng 60

triệu dân cư sống ở nông thôn nhưng khu vực này mới chỉ chiêm 20% tổng doanh số

bán lẻ cả nước. Doanh thu mảng bán lẻ tại khu vực nông thôn đang cho thây sự tăng

trưởng nhanh hơn với mưc tăng 5.8% YoY so với 5.3% YoY cho khu vực đô thi trong

9T2016. Làn sóng đô thi hóa được ky vọng sẽ giúp cải thiện thu nhâp và gia tăng mưc

tiêu dùng của khối dân cư này. Với mặt hàng sữa, và sản phẩm từ sữa, mức tăng trưởng

về giá trị ở thị trường nông thôn là 8%, tăng 6% về khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Các con số này đều vượt xa mức 1% và 0% của thị trường thành thị.

Tiềm năng tiêu dùng lớn từ thi trường nông thôn: HIện tại, Việt Nam có khoảng 60

triệu dân cư sống ở nông thôn nhưng khu vực này mới chỉ chiêm 20% tổng doanh số

bán lẻ cả nước. Doanh thu mảng bán lẻ tại khu vực nông thôn đang cho thây sự tăng

trưởng nhanh hơn với mưc tăng 5.8% YoY so với 5.3% YoY cho khu vực đô thi trong

9T2016. Làn sóng đô thi hóa được ky vọng sẽ giúp cải thiện thu nhâp và gia tăng mưc

tiêu dùng của khối dân cư này. Với mặt hàng sữa, và sản phẩm từ sữa, mức tăng trưởng

về giá trị ở thị trường nông thôn là 8%, tăng 6% về khối lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Các con số này đều vượt xa mức 1% và 0% của thị trường thành thị.

Thị trường tiêu thụ bia lớn với mức tiêu thụ hàng tỷ lít bia mỗi năm. Theo co quan nghiên cưu

ngành bia Canadean, nam 2015, luơng bia tiêu thu tai Viẹt Nam là 41 lít/nguơi, chi sau Hàn

Quôc và Nhạt Ban tai Châu Á, vơi mưc tang truơng kép hàng nam trong 10 nam qua là 6,4% và

5 nam qua là 5,7%. Lý do khiên mọt nuơc đang phát triên nhu Viẹt Nam trơ thành thi truơng

lơn đôi vơi bia là thưc uông này đuơc đạc biẹt ua chuọng tai đây, chiêm đên 94% luơng tiêu

thu đô uông có côn.

Page 46: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

46

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Chúng tôi cho rằng thi truơng bia Viẹt Nam se tiêp tuc tang truơng nhơ dân sô tre và thu nhạp

tang. Vơi dân sô có tuôi trung bình là 30 tuổi và kinh tê tang truơng manh, dư báo, san luơng

ngành bia Viẹt Nam trong 5 nam tơi se tang truơng 4%-5%/ nam.

Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành

Mã CK Vốn hóa

(Tỷ)

Tổng TS

(tỷ)

Tổng nợ

(tỷ)

DT thuần

(tỷ)

LN ròng

2016 (tỷ)

EPS 4 quý

gần nhất

(VND)

P/E (lần) BV (VND)

VNM 194.346 29.378,7 6.972.7 46.794,3 9.350,3 5.831 22,81 15.270

SAB 139.158 19.260,1 6.895,1 30.642,3 4.474,9 6.978 31,10 17.650

BHN 29.554,5 9.813,1 3.273,0 10.349,0 720,7 3.090 41,26 24.400

WSB 780,1 921,5 427,6 903,0 109,4 6.544 8,22 34.060

Trung bình Ngành 30,50

(Nguồn: BCTC, DNSE Research tổng hợp, (*)Số liệu cả năm 2015)

Diễn biến giá ngành Hàng tiêu dùng nhanh và VNINDEX

(Nguồn: cophieu68.vn, DNSE Research tổng hợp)

Page 47: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

47

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Ngành Thủy điện

Năm 2016, các hồ thủy điện ở miền Trung - Tây Nguyên thiếu hụt nghiêm trọng, nhiều hồ thủy

điện mực nước dưới trung bình. Tình hình này duy trì trong suốt 6 tháng đầu năm 2016 do tác

động tiêu cực của hiện tượng El Nino, thậm chí là trầm trọng hơn khi theo báo cáo 3 tháng đầu

năm 2016 của EVN thì “do tác động của hiện tượng El Nino nên việc tích nước của các hồ thủy

điện trên toàn quốc hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các hồ thủy điện từ địa bàn

Thanh Hóa trở vào. Lượng nước thiếu hụt so với trung bình nhiều năm lên tới 40-60%”.

Chúng tôi cho rằng trong năm 2017, hoạt động sản xuất của nhóm công ty thuỷ điện nhìn chung

kỳ vọng sẽ khả quan hơn năm 2016 khi đợt El Nino mạnh và kéo dài gây ra tình trạng hạn hán

nghiêm trọng ở nhiều vùng trên cả nước, đặc biệt là Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ,

đã chấm dứt và theo quy luật khí hậu, sau khi El Nino kết thúc thường sẽ xuất hiện hiện tượng

La Nina là hiện tượng thời tiết đối lập.

Trong những năm La Nina xuất hiện, ở nước ta lượng mưa thường vượt trung bình nhiều năm,

nhất là ở các tỉnh ven biển Trung Bộ và Tây Nam Bộ, đồng thời dòng chảy trên các hệ thống

sông cũng thường lớn hơn trung bình nhiều năm. Thực tế, trong đầu năm 2017, với ảnh hưởng

cua La Nina, thơi tiêt các tỉnh khu vực phía Nam Bộ và Nam Trung Bộ mưa bât thương va keo

dai hơn binh thương.

Tình hình tích nước các hồ thuỷ điện trong thời gian qua cũng khá tích cực. Theo Trung tâm

Điều độ Hệ thống điện quốc gia, tổng lượng nước đã tích được trong các hồ thuỷ điện tính đến

giữa tháng 12/2016 đạt 30,49 tỷ m3, quy ra điện là 13,16 tỷ kWh; cao hơn so với cùng kỳ năm

ngoái 2,09 tỷ kWh, tuy nhiên vẫn thiếu hụt khoảng 1,35 tỷ kWh so với mực nước dâng bình

thường. Trong tháng 12/2016, ở miền Bắc, nhánh chính sông Đà và Thác Bà nước về khá tốt,

trong khi các hồ khác nước về kém hơn. Tình hình thuỷ văn ở khu vực miền Trung rất tốt, hầu

hết các hồ có lưu lượng nước về vượt trung bình nhiều năm, đạt từ 117-603% trung bình nhiều

năm. Lưu lượng nước về các hồ ở miền Nam cũng khá tốt so với trung bình nhiều năm, đạt từ

114-320% trung bình nhiều năm.

Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành

Mã CK Vốn hóa

(Tỷ)

Tổng TS

(tỷ)

Tổng nợ

(tỷ)

DT thuần

(tỷ)

LN ròng

2016 (tỷ)

EPS 4 quý

gần nhất

(VND)

P/E (lần) BV (VND)

SJD 1.168,4 1.410,7 335,0 373,5 145,4 3.160 7,91 24.650

SHP 1.808,6 2.654,7 1.468,4 513,0 98,1 1.005 18,44 12.560

Page 48: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

48

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

SBA 729,5 1.402,6 714,0 210,2 64,2 1.065 11,36 11.420

Trung bình Ngành n/a

(Nguồn: BCTC, DNSE Research tổng hợp, (*)Số liệu cả năm 2015)

Ngành Hàng không

Xu hướng tăng trưởng ngành là tất yếu khi Châu Á hiện tại là khu vực được dự báo có tốc độ

tăng trưởng GDP nhanh nhất trên thế giới (trung bình 4.1%/năm) với sự dẫn dắt của hai nền

kinh tế lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, đây cũng là yếu tố tác động lớn nhất đến thu nhập cũng

như thói quen chi tiêu cho các dịch vụ tiện lợi nhưng có chi phí cao hơn như vận chuyển bằng

đường hàng không.

Chính sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu của khu vực và cả sự giảm mạnh của giá dầu trong

những năm gần đây đã làm cho chi phí di chuyển bằng máy bay giảm mạnh, từ đó kích thích

nhu cầu sử dụng máy bay như phương tiện di chuyển thông dụng. Với thị phần hàng không

Châu Á đạt 28% trong năm 2015, con số này sẽ đạt gần 40% trong năm 2035. Dự báo của cơ

quan hàng không thế giới IATA cũng cho thấy ngành hàng không Viêt Nam sẽ tăng trưởng 7,3%

trong giai đoạn 20 năm tới, và đây là con số tương đối cao so với thế giới và các khu vực lân

cận như khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Philippines hay Indonesia.

Trong giai đoạn từ 2010 đến 2016, tốc độ tăng trưởng lưu lượng hành khách thông qua các

cảng hàng không đã cải thiện rất tích cực, với tốc độ tăng trưởng mạnh đạt 24.2% trong năm

2015 (63 triệu người) và khả năng sẽ đạt gần 27% trong năm 2016 (hơn 80 triệu người). Xét

giai đoạn 5 năm gần nhất, ngành hàng không Việt Nam đã đạt mức CAGR 16,1%, vượt xa tốc

độ của vùng Châu Á–Thái Bình Dương (7,9%). Nếu so sánh với các phương tiện công cộng khác

(OPV - bao gồm xe buýt, phà và đường sắt), thị trường hàng không trong nước tăng trưởng với

tốc độ mạnh mẽ hơn hẳn, cho thấy xu hướng chuyển dịch về phía loại hình vận chuyển này.

Trong 5 năm qua, giá trị vận tải hàng không đã đạt CAGR mức 16,3%, đánh bại con số 6,6% của

OPV. Cụ thể hơn, nếu như doanh số từ OPV và vận tải đường không lần lượt đạt 7,1 nghìn tỷ

và 6,2 nghìn tỷ đồng trong 2010, cục diện đã thay đổi trong 2015 với doanh số lần lượt đạt 9,8

ngàn tỷ và 13,3 ngàn tỷ đồng

Chúng tôi cho rằng với nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ đến từ sự cải thiện thu nhập đi cùng với

tỷ trọng tầng lớp trung lưu ngày càng cao hơn trong tương lai, tốc độ tăng trưởng của lưu

lượng hành khách sẽ duy trì trung bình 20 – 25% trong giai đoạn từ 2016 – 2020.

Page 49: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

49

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

(Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam)

Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành

Mã CK Vốn hóa

(Tỷ)

Tổng TS

(tỷ)

Tổng nợ

(tỷ)

DT thuần

(tỷ)

LN ròng

2016 (tỷ)

EPS 4 quý

gần nhất

(VND)

P/E (lần) BV (VND)

ACV 109.947 45.774,7 21.764,8 4.044,5 1.995,4 853 58,5 9.680

SAS 3.537,4 2.024,6 565,6 2.089,1 233,9 1.583 16,74 11.070

HVN 47.505,6 95.372 78.521 59.000 1.272* 1.950* 19,81* 13.110

Trung bình Ngành n/a

(Nguồn: BCTC, DNSE Research tổng hợp, (*)Số liệu cả năm 2015)

Ngành Dịch vụ Du lịch

Năm 2016 Du lịch Việt Nam đã đạt mức tăng kỷ lục cả về tốc độ và số tăng tuyệt đối cho một

năm, đón hơn 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 26% so với năm 2015; đón 62 triệu lượt

khách du lịch nội địa, tổng thu từ du lịch đạt hơn 400.000 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2015.

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2016 đạt 2 mốc kỷ lục mới: tổng số khách nhiều

nhất và mức tăng tuyệt đối trong năm nhiều nhất (trên 2 triệu lượt). Năm 2016 cũng là năm

31.5 37.6250.82

63.1280.1

213

15.10%

24.20%

26.90%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

0

50

100

150

200

250

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2034

Lưu lượng HK qua các cảng hàng không 2010 – 2016

Lưu lượng hành khách (triệu) Tăng trưởng (%)

Page 50: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

50

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

ghi dấu ấn đậm nét về sự bứt phá trong tăng trưởng du lịch cả về lượt khách, doanh thu tại các

địa bàn du lịch trọng điểm như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Khánh

Hòa, Thừa Thiên - Huế, Lào Cai, Kiên Giang, Thanh Hóa… Bên cạnh đó, công tác chấn chỉnh,

nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú, hoạt động lữ hành và hướng dẫn viên du lịch, môi trường

du lịch được tập trung đẩy mạnh. Trong năm, 75 cơ sở lưu trú trong phân khúc từ 3 - 5 sao

được công nhận (trong đó có 13 cơ sở lưu trú hạng 5 sao, 26 cơ sở lưu trú hạng 4 sao và 36 cơ

sở lưu trú hạng 3 sao). Hiện nay, cả nước có 21.000 cơ sở lưu trú với trên 420.000 buồng (tăng

2.200 cơ sở lưu trú so với năm 2015), trong đó có 107 khách sạn 5 sao với 30.624 buồng, 230

khách sạn 4 sao với 29.504 buồng, 446 khách sạn 3 sao với 30.937 buồng.

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Năm 2017, theo kế hoạch, Du lịch Việt Nam phấn đấu đón 11,5 triệu lượt khách du lịch quốc

tế, phục vụ 66 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 460 nghìn tỷ đồng;

hướng đến mục tiêu đến năm 2020 đón 17 - 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt

khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP; tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ đô-la Mỹ.

Trên toàn cầu, du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Doanh

thu ngành du lịch đã vượt qua cả doanh thu của ngành dầu khí, lương thực và ngành chế tạo.

Du lịch là nguồn thu nhập chính của nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới. Doanh thu

năm 2015 của ngành du lịch là khoảng 1,5 nghìn tỷ đô-la Mỹ, đóng góp 7% vào tổng giá trị xuất

khẩu trên toàn thế giới và 30% vào tổng giá trị của ngành dịch vụ. Ngoài ra, ngành du lịch còn

96

130

160

200

230

338

400

41.20%

35.40%

23.10%

15%

47%

18.40%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

35.00%

40.00%

45.00%

50.00%

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2010 - 2016

Tổng thu (nghìn tỷ) Tăng trưởng (%)

Page 51: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

51

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

góp phần tạo việc làm và thu nhập cho nhiều ngành liên quan khác như xây dựng, nông nghiệp

hay viễn thông. Cứ khoảng 11 người đang làm việc thì có một người làm trong lĩnh vực du lịch.

Tốc độ tăng trưởng của khách du lịch quốc tế vào khoảng 4,6%/năm.

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch cả về điều kiện tự nhiên lẫn văn hóa.

Năm 2016, tổng thu từ ngành Du lịch đóng góp tới 6,8% GDP. Chính vì vậy, Chính phủ đã lựa

chọn phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong

cơ cấu GDP và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành

Mã CK Vốn hóa

(Tỷ)

Tổng TS

(tỷ)

Tổng nợ

(tỷ)

DT thuần

(tỷ)

LN ròng

2016 (tỷ)

EPS 4 quý

gần nhất

(VND)

P/E (lần) BV (VND)

DSN 778,2 221,8 6,9 183,0 76,4 6.300 10,21 17.790

TCT 780,1 253,7 9,1 137,5 70,1 5.484 11,12 19.130

HOT 220,0 146,0 35,6 174,7 10,6 1.235 20,71 13.800

Trung bình Ngành n/a

(Nguồn: BCTC, DNSE Research tổng hợp, (*)Số liệu cả năm 2015)

Ngành Ô tô

Theo thống kê của Hiệp hội ô tô Việt Nam VAMA, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường

tính đến hết tháng 12/2016 đã xác lập kỷ lục mới trong 20 năm qua, cụ thể là đạt 304.427 xe,

tăng 24% so với cùng kì năm ngoái. Trong đó, xe ô tô du lịch tăng 27%; xe thương mại tăng 25%

và xe chuyên dụng tăng 33% so với cùng kì năm ngoái.

Các nhà sản xuất ôtô hầu hết đều đồng loạt tăng trưởng ở mức 2 con số, dao động từ 12% đến

73%. Tăng 40% về sản lượng tiêu thụ. Xét theo các thành viên VAMA, Công ty cổ phần ô tô

Trường Hải (Thaco) có một năm ghi dấu ấn với tổng số xe bán ra lên tới 112.847 chiếc, chiếm

41,5% thị phần và dẫn đầu thị trường. Theo sau là 2 tên tuổi quen thuộc: Toyoya và Ford với

doanh số lần lượt hơn 37.000 và 29.000 xe.

Trong cả năm 2016, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 32% trong khi xe nhập

khẩu tăng 5% so với năm ngoái.

Page 52: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

52

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

(Nguồn: VAMA, DNSE Research tổng hợp)

Thay đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của thuế TTĐB đã bắt đầu

có hiệu lực từ ngày 1/7/2016; theo đó, duy nhất dòng xe có dung tích dưới 1.500cc được giảm

thuế suất thuế TTĐB; các dòng xe còn lại giữ nguyên hoặc tăng thuế suất.

Dung tích xi lanh (lít) Trước 01/07/2016 01/07/2016 01/01/2018

1,5 45% 40% 35%

1,5 – 2,0 45% 45% 40%

2,0 – 2,5 50% 50% 50%

2,5 – 3,0 50% 55% 60%

>3,0 60% 90% - 150% 90% - 150%

(Nguồn: Luật thuế tiêu thụ đặc biệt)

Đại lý chính hãng vẫn sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ những chính sách của nhà nước với các

Doanh nghiệp nổi bật như Thaco chiếm lĩnh thị trường 37% (2016) so với 27% (2014); SVC

92584 110519 157810 244914 304427

19%

38%

56%

24%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

0

50000

100000

150000

200000

250000

300000

350000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Doanh số ô tô qua các năm

Doanh số (chiếc) Tăng trưởng (%)

Page 53: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

53

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

(phân phối chủ yếu xe Toyota) và HAX (phân phối chủ yếu dòng xe Mercedes) với tăng trưởng

doanh thu năm 2016 so với cùng kỳ rất cao, lần lượt là 54% và 38% yoy.

Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành

Mã CK Vốn hóa

(Tỷ)

Tổng TS

(tỷ)

Tổng nợ

(tỷ) DT thuần (tỷ)

LN ròng

2016 (tỷ)

EPS 4 quý

gần nhất

(VND)

P/E (lần) BV (VND)

HAX 577,8 861,7 555,1 2.879,6 79,0 6.574 6,21 20.170

SVC 1.118,9 3.326,8 2.197,0 9.898,4(*) 103,9(*) 3.830 11,69 33.630

Trung bình Ngành n/a

(Nguồn: BCTC, DNSE Research tổng hợp, (*)Số liệu cả năm 2015)

Nhóm ngành thoái vốn và IPO

Tiếp nối xu hướng từ cuối năm 2016, việc đẩy mạnh các doanh nghiệp lớn lên sàn, cổ phần hóa

các doanh nghiệp nhà nước và Nhà nước thoái vốn tại các doanh nghiệp trong năm 2017 sẽ là

cơ hội lớn cho nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài.

Điều này thể hiện qua các văn bản pháp luật như Thông tư 115/2016/TT-BTC. Theo đó, doanh

nghiệp cổ phần hóa sẽ phải thực hiện đăng ký giao dịch trên UPCoM trong vòng 20 ngày làm

việc kể từ khi các nhà đầu tư thực hiện thanh toán đầy đủ các khoản trong quá trình phát hành

cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), tức gần 1 tháng sau thời điểm IPO. Thêm vào đó là Thông

tư 180/2015/TT-BTC yêu cầu tất cả các công ty đại chúng thành lập trước ngày 1/1/2016 phải

lên sàn UPCoM trước ngày 1/1/2017. Với những công ty đại chúng thành lập trong năm 2016,

thời điểm lên UPCoM là 30 ngày sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận việc đăng

ký trở thành công ty đại chúng, hoặc sau khi hoàn thành quá trình IPO, cũng góp phần gia tăng

đáng kể lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán.

Chúng tôi cho rằng sẽ có nhiều doanh nghiệp mới lọt vào chỉ số VN30. Cụ thể, với việc lên sàn

của các doanh nghiệp lớn, những cái tên trong VN30 sẽ có sự thay đổi trong vòng 6 - 9 tháng

tới. Theo đó, những hàng hóa có chất lượng sẽ ngày càng nhiều, sự chọn lựa của nhà đầu tư

rộng hơn và như vậy gián tiếp có sự cạnh tranh giữa các công ty blue-chips cũ và mới. Nhà đầu

tư sẽ chuyển hướng, tập trung hơn vào các blue-chips mới.

Trong năm 2017, một loạt các doanh nghiệp Nhà nước cũng như tư nhân lớn, sản xuất kinh

doanh hiệu quả, đứng đầu và chiếm lĩnh các lĩnh vực hoạt động sẽ lần đầu chào bán cổ phiếu

Page 54: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

54

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

ra công chúng bao gồm: HUD, Vicem, Sông Đà, Idico, BSR, PV Oil, Bến Thành Group, Satra, PV

Power, Mobifone, Vinafood 1+2, VRG, Vinacafe, Vinataba, GENCO 1, …

Năm 2016, các đơn vị thoái vốn Nhà nước được hơn 3.600 tỷ đồng, thu về hơn 6.800 tỷ đồng.

Cổ phần hóa thời gian qua mới chỉ tập trung vào số lượng doanh nghiệp, còn số vốn nhà nước

thoái vẫn ít. Năm 2017, mục tiêu Bộ Tài Chính đặt ra là vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải

giảm tỷ lệ tối đa. Ngoài Vinamilk, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ

tiến hành bán cổ phần 9 doanh nghiệp nhà nước khác (bao gồm: Sabeco, Habeco, Vietnam

Airlines, Vinatex, ACV, Petrolimex, VCG, …), thoái vốn chậm nhất vào đầu năm 2017.

Theo đánh giá của Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, hiện các nhà đầu tư ngoại đang rất quan

tâm đến nhóm cổ phiếu chào bán lần đầu (IPO) hoặc Nhà nước thoái vốn tại các DN lớn. Ngoài

những cổ phiếu mà nhà đầu tư nước ngoài đã biết rõ và nắm giữ trong một thời gian dài như

VNM, HPG, FPT… giá trị đã định giá đúng với thực tế, những cổ phiếu mới như Sabeco, Habeco

và những tên tuổi lớn như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (ACV), Novaland (NVL),

Petrolimex... được niêm yết thu hút rất lớn sự quan tâm của khối ngoại. Hiện SCIC đã tiến hành

thoái vốn 9% tại Công ty CP Sữa Việt Nam (VNM) và trong năm 2017, SCIC sẽ tiếp tục thoái vốn

tại FPT, SGC, BMP, NTP... Kỳ vọng trong thời gian sớm nhất, sẽ có thêm nhiều hàng hóa từ Nhà

nước cung cấp ra thị trường để nhà đầu tư lựa chọn. Ước tính, tổng giá trị vốn hóa của 15

Doanh nghiệp dự kiến IPO hoặc lên sàn trong thời gian tới vào khoảng 15 tỷ USD. Đó là còn

chưa kể các đợt thoái vốn của SCIC tại 10 Doanh nghiệp lớn.

Trong giai đoạn từ 2017 – 2020, một loạt các doanh nghiệp tiềm năng khác cũng đang trong kế

hoạch sẽ IPO bao gồm: Vinapaper, VTV, VTVCab, Thalexim, Becamex, Handico, UDIC, Hanoi

and Saigon Tourist, Hapro, Hapulico, SGCC, Resco, SJC, DQS, GENCO 1 + 2 và nhiều công ty tiện

ích khác như Hawacom, Sawaco.

Page 55: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

55

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Tổng kết Triển vọng Ngành

STT Phân Ngành Ngành Nhận định 2017 Cổ phiếu đáng lưu ý

1

Chính sách

Ngân Hàng ++ CTG, BID, ACB

2 Dược phẩm ++ DHG, IMP, DCL

3 Phân bón - DPM, LAS

4 Nông nghiệp Công nghệ cao ++ APC, VFG

5

Nguyên vật liệu

Cao su tự nhiên +++ PHR, TRC

6 Thép + HPG, HSG, NKG, SMC

8 Dầu khí + GAS, PGC, CNG

9

Xu thế & Chu kỳ

Bất động sản, xây dựng +/- VIC, VCG, HUT, HBC

10 Hàng tiêu dùng nhanh + VNM, SAB, WSB

11 Thủy điện + SJD, SBA, SHP

12 Hàng không ++ ACV, SAS, HVN

13 Dịch vụ du lịch +++ DSN, TCT, HOT

14 Ô tô + HAX, SVC, Thaco

15 Thoái vốn & IPO ++ PLX, VJC, TCB

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp và đánh giá)

Page 56: CHẤT & LƯỢNGdnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Triển vọng 2017_Final.pdf · Tổng kết kinh tế Việt Nam 25 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHO N VIỆT NAM Nhìn lại bước

56

Báo cáo Triển vọng Năm 2017 | DNSE Research

www.dnse.com.vn |

Mọi thông tin liên quan đến báo cáo này,

xin vui lòng liên hệ:

TS. Đỗ Thái Hưng

Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam

Trụ sở Tầng 12A, Centre Building

Hapulico Complex, số 01

Nguyễn Huy Tưởng, Thanh

Xuân, Hà Nội

Tel (04) 7304 7304

Fax (04) 6262 0656

Website www.dnse.com.vn

Tuyên bố miễn trách nhiệm

1. Các thông tin trong báo cáo này được Công ty cổ phần chứng khoán Đại

Nam đưa ra dựa trên nguồn thông tin mà chúng tôi coi là đáng tin cậy. Tuy

nhiên, DNSE không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, cập nhật của những

thông tin này.

2. Các nhận định được đưa ra trong báo cáo này mang tính chất chủ quan

của chuyên viên phân tích. Các nhà đầu tư sử dụng báo cáo này như nguồn

tư liệu tham khảo tự chịu trách nhiệm cho quyết định đầu tư của mình.