CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

103
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- Nguyễn Hải Vân Anh CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG V.PUTIN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC Nội-2008

Transcript of CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

Page 1: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------

Nguyễn Hải Vân Anh

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA

LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI

TỔNG THỐNG V.PUTIN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội-2008

Page 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------------------------------------

Nguyền Hải Vân Anh

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA

LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI

TỔNG THỐNG V.PUTIN

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Mã số: 60.31.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Quang Minh

HÀ NỘI-2008

Page 3: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1. Lý do chọn đề tài 4

2. Tình hình nghiên cứu đề tài 6

3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4. Phương pháp nghiên cứu 9

5. Kết cấu luận văn 10

CHƯƠNG 1 Tình hình thế giới và Liên bang Nga dưới thời Tổng thống

V.Putin

11

1.1. Tình hình thế giới 11

1.2. Tình hình trong nước 14

1.3. Vài nét về con người V.Putin 20

CHƯƠNG 2 Nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Liên bang

Nga dưới thời Tổng thống V.Putin

23

2.1. Quá trình hình thành chính sách đối ngoại 23

2.1.1. Mục tiêu của chính sách đối ngoại 23

2.1.2. Những giai đoạn chính trong quá trình hình thành chính

sách đối ngoại

27

2.2. Nội dung của chính sách đối ngoại 32

2.2.1. Chính sách đối ngoại “định hướng Âu- Á” 32

2.2.2. Chính sách đối ngoại của Nga với một số đối tác 35

2.2.2.1. Chính sách đối ngoại của Nga đối với SNG 36

2.2.2.2. Chính sách đối ngoại của Nga đối với Châu Âu 38

2.2.2.3. Chính sách đối ngoại của Nga đối với Mỹ 44

2.2.2.4. Chính sách đối ngoại của Nga đối với Châu Á 47

Page 4: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

2

2.2.3. Chính sách đối ngoại linh hoạt, thực dụng 63

CHƯƠNG 3 Đánh giá chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời

Tổng thống V.Putin

71

3.1. Một số thành tựu 71

3.2. Một số thách thức 75

3.3. Tác động của chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới

thời Tổng thống V.Putin đối với thế giới và khu vực

78

3.4. Triển vọng chính sách đối ngoại của Liên bang Nga 81

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

85

Page 5: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ASEAN Association of Southeast Asia Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ARF ASEAN Regional Forum

Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN

ABM Anti-Ballistic Missile Treaty

Hiệp ước phòng thủ chống tên lửa đạn đạo

EU European Union

Liên minh Châu Âu

FDI Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

NATO North Atlantic Treaty Organization

Khối hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương

NMD National Missile Defense

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia

OECD Organization for Economic Cooperation and Devolopment

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

WTO World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

Page 6: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

4

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thế kỷ XX là thế kỷ đánh dấu những thăng trầm, biến đổi của Liên Xô trước đây

và Liên bang Nga hiện nay. Hầu hết mọi sự kiện lớn của thế giới trong thế kỷ qua đều gắn

liền với Liên Xô và Liên bang Nga. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, nhắc đến Liên Xô

là người ta nghĩ ngay đến đất nước của Lênin, đến thắng lợi của Cách mạng tháng Mười

Nga và chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, là người đi tiên phong

trong việc tạo dựng một chế độ xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa - đối lập với những gì

mà các nước tư bản đang theo đuổi. Nhưng vào những năm cuối của thế kỷ, do những định

hướng sai lầm trong công cuộc cải tổ, do nóng vội, chủ quan duy ý chí, Liên Xô đã sụp đổ

và thay thế vào đó là nhà nước Liên bang Nga hiện nay. Nước Nga mới kế tục sự nghiệp

của Liên Xô với một nền kinh tế lạc hậu, nền chính trị rệu rã và quân sự đang bị thách thức

nghiêm trọng. Nước Nga từ địa vị cường quốc hàng đầu thế giới đang dần dần tụt xuống vị

trí các quốc gia hạng hai, thậm chí hạng ba.

Chính vào những năm tháng bản lề này, người ta thấy sự xuất hiện của một nhân

vật làm thay đổi được cục diện và tình hình của nước Nga. Đó là Vladimir Vladimirovich

Putin. Ông là vị Tổng thống thứ hai của Liên bang Nga và đã đi vào lịch sử của đất nước

này như là người có công trong việc khôi phục nước Nga từ “đống hoang tàn” của những

năm cải tổ, để bước vào thế kỷ mới.

Sự xuất hiện của V.Putin trên vũ đài chính trị nước Nga, sự thăng tiến quá nhanh và

cả uy tín của ông, cùng với lòng ngưỡng mộ mà người dân Nga dành cho ông đã trở thành

một sự kiện không chỉ riêng với nền chính trị của nước Nga mà cả thế giới. Lịch sử nước

Nga trong thế kỷ XX, chưa từng biết đến một sự vươn tới đỉnh cao quyền lực của một lãnh

tụ chính trị nào nhanh đến như vậy. Trong nhiều trường hợp thường thì điều này chỉ đạt

được nhờ đấu tranh chính trị phức tạp và bền bỉ, thậm chí có thể phải đổ máu.

Page 7: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

5

Vực dậy một đất nước đã quá suy yếu và chia rẽ là điều không đơn giản với bất kỳ

nhà lãnh đạo nào. Nhưng V.Putin đã làm được điều đó. V.Putin đã biến một nước Nga hỗn

loạn thành một nước Nga ổn định, một nền kinh tế đổ vỡ thành một nền kinh tế phát triển,

một nước Nga suy sụp thành một nước Nga đầy tự tin và kiêu hãnh.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, nước Nga đạt được những thành tựu đó là

do chính sách đối nội và chính sách đối ngoại đúng đắn của Tổng thống V.Putin. Ngay sau

khi trở thành Tổng thống, V.Putin đã đưa ra chính sách đối ngoại “Định hướng Âu - Á”,

theo đó Nga sẽ thiết lập mối quan hệ cân bằng giữa phương Đông và phương Tây trên

nguyên tắc linh hoạt, thực dụng với ưu tiên hàng đầu là bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích

dân tộc.

Nhìn lại nước Nga những năm đầu sau khi trở thành quốc gia độc lập, chúng ta

thấy người tiền nhiệm của V.Putin, Tổng thống B.Elsin đã thực hiện một chính sách đối

ngoại khác hẳn, chính sách đối ngoại “Định hướng Đại Tây Dương” hay còn có tên gọi

khác là đường lối ngoại giao “hướng Tây”. Nội dung cơ bản của chính sách này là đặt quan

hệ với Mỹ và các nước tư bản phương Tây lên hàng đầu, coi đó là quan hệ “hữu nghị”, là

“liên minh chiến lược”. Tổng thống B.Elsin trong bài phát biểu ngày 17 tháng 4 năm 1992,

tại kỳ họp thứ 6 Đại hội đại biểu nhân dân toàn Nga đã khẳng định: “nhiệm vụ trung tâm

bao trùm mọi hoạt động quốc tế của Nga là xây dựng quan hệ bạn bè với các nước dân chủ

trên thế giới nhằm đảm bảo cho nước Nga gia nhập cộng đồng các nước phương Tây một

cách hợp pháp và hài hòa” [17, tr. 84]. Nga “bỏ rơi” hầu như tất cả các đồng minh truyền

thống ở Đông Âu cũng như ở Châu Á và Châu Phi. Với chính sách trên, nước Nga đã có

những nhượng bộ, thỏa hiệp với Mỹ và phương Tây để từ đó hy vọng vào sự giúp đỡ của

họ. Nhưng thực tế không diễn ra như nước Nga mong đợi. Nga ngày càng phụ thuộc nhiều

hơn vào Mỹ và phương Tây, vị thế quốc tế của Nga ngày càng suy yếu. Nga không những

không hòa nhập được với phương Tây mà còn trở thành “vị khách” của phương Tây.

Từ những nét khái quát trên, chúng ta thấy, chính sách đối ngoại đóng một vai trò

quan trọng trong sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia cũng như trong việc nâng cao

sức mạnh và vị thế của các quốc gia đó trên trường quốc tế. Vì vậy, việc tiến hành nghiên

cứu “Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin” là việc làm

cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Luận văn sẽ cung cấp cách nhìn

khách quan và toàn diện về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga.

Page 8: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

6

Vậy chính sách đối ngoại của V.Putin đã được hình thành như thế nào, nó bao gồm

những mục tiêu và nội dung gì? Chính sách đối ngoại này có sự kế thừa chính sách đối

ngoại của Tổng thống B.Elsin hay không? Chính sách đối ngoại này đã có tác động như thế

nào đối với nước Nga, với khu vực và với thế giới?

Đó là lý do để tôi quyết định chọn đề tài: “Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga

dưới thời Tổng thống V.Putin” làm luận văn thạc sỹ của mình.

2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Kể từ khi V.Putin xuất hiện trên chính trường nước Nga vào những năm cuối thế kỷ

XX đầu thế kỷ XXI, đã có rất nhiều nghiên cứu của các học giả Nga và nước ngoài đề cập

về nhân vật này. Trong thời gian này, hình ảnh của V.Putin luôn được đăng tải trên trang

bìa của các tạp chí nổi tiếng. Những cuốn sách viết về V. Putin được xuất bản ở nhiều

nước trên thế giới, như Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Pháp... và được bán hết một cách

nhanh chóng. Họ viết về tiểu sử của V.Putin, về những năm tháng hoạt động tình báo của

V.Putin, về những việc ông đang làm và sẽ làm nhằm cứu vãn và phục hồi lại nước Nga,

đưa nước Nga tìm lại vị thế xứng đáng của mình trong trật tự thế giới mới. V.Putin được

coi như là một “hiện tượng”, là “một ngôi sao” đã, đang và sẽ toả sáng trên bầu trời chính

trị nước Nga nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Tuy nhiên, ở Việt Nam đây còn là đề tài tương đối mới mẻ. Phần lớn các nhà

nghiên cứu khi tìm hiểu về V.Putin mới chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu chính sách đối

ngoại của V.Putin trong phạm vi tác động với từng khu vực, như quan hệ giữa Nga với

Liên minh Châu Âu - EU, hay giữa Nga với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, và các

khu vực khác,…

Có thể chia các sách, tài liệu và bài báo viết về V.Putin theo ba nhóm:

* Nhóm thứ nhất: Tìm hiểu về tiểu sử của V.Putin, về quãng đời là một nhà tình

báo trước khi trở thành Thủ tướng rồi Tổng thống của Liên bang Nga. Như các sách:

- V.Putin - Từ trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga; Tác giả: Lý Cảnh

Long.

- V.Putin và những người cộng sự; Tác giả: A.A. Mukhin.

Page 9: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

7

- V.Putin - Đường tới điện Kremlin; Tác giả: Hồng Thanh Quang.

Những tác phẩm này đã cho chúng ta thấy được chân dung của V.Putin, từ tính

cách, sở thích, bản lĩnh và con người V. Putin.

* Nhóm thứ hai: Đó là các bài báo nói về những nội dung cơ bản trong chính sách

đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin, được đăng trên tạp chí Nghiên

cứu Châu Âu. Ví dụ: Chiến lược đối ngoại của nước Nga thời kỳ Tổng thống V.Putin của

tác giả Hồ Châu, số 3 - 2001; Những xu hướng khác nhau trong chính sách đối ngoại của

Nga và Mỹ thời gian gần đây của tác giả Phạm Văn Dân và Phạm Thị Phúc, số 6 -

2001,…. Các bài báo này mới chỉ nêu được những điểm mới trong chính sách đối ngoại

của Liên bang Nga nhưng chưa chỉ ra được cụ thể chính sách đối ngoại đó là như thế nào.

* Nhóm thứ ba: Đó là các bài báo nghiên cứu về quan hệ của Liên bang Nga với

những đối tác cụ thể như: quan hệ Nga - Hoa Kỳ, Nga - Trung Quốc, Nga - Châu Âu,...

Nhìn chung, các tài liệu nói trên mới chỉ tìm hiểu những nội dung riêng lẻ trong

chính sách đối ngoại của Tổng thống V.Putin, chưa nghiên cứu tập trung và toàn diện,

chưa làm rõ được tính linh hoạt và thực dụng trong chính sách đối ngoại của V.Putin, chưa

thấy được sự thay đổi trong quan điểm của Tổng thống V.Putin trong hai nhiệm kỳ Tổng

thống của ông.

3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Mục tiêu của đề tài sẽ tập trung làm rõ chính sách đối ngoại của Liên bang Nga

dưới thời Tổng thống V.Putin, bao gồm cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại, các yếu tố

tác động tới quá trình hình thành chính sách đối ngoại, đặc điểm và nội dung của chính

sách này, cũng như tác động của nó đối với tình hình quốc tế, khu vực và một số đối tác

chủ yếu.

Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn sẽ phân tích những nội dung cơ bản sau:

- Tình hình thế giới và Liên bang Nga trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ

XXI để từ đó làm rõ sự cần thiết phải hình thành một chính sách đối ngoại mới cho nước

Nga.

Page 10: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

8

- Vai trò của Tổng thống V.Putin trong quá trình hình thành chính sách đối ngoại

của Liên bang Nga trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của ông (Nhiệm kỳ thứ nhất từ 2000

đến 2004 và nhiệm kỳ thứ hai từ 2004 đến 2008).

- Kết quả thực hiện chính sách đối ngoại của Nga thông qua quan hệ của Nga với

một số đối tác, cụ thể như với Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), giữa Nga với Châu

Âu, bao gồm cả Liên minh Châu Âu (EU) và Khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương

(NATO), giữa Nga với các nước Châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á (ASEAN) và Việt Nam.

- Đánh giá tác động của chính sách đối ngoại đó ở phạm vi trong nước và nước

ngoài, cũng như triển vọng của chính sách đối ngoại của Liên bang Nga.

Vì điều kiện thời gian và nguồn tài liệu còn hạn chế, luận văn chỉ tập trung nghiên

cứu tác động của chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin

đối với một số đối tác và khu vực chủ yếu. Những đối tác và khu vực khác xin được đề cập

trong một công trình khác.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở các nguồn tài liệu sưu tầm được, luận văn cố gắng trình bày theo các

phương pháp lôgíc kết hợp với phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp

hệ thống,... nhằm tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển, điều chỉnh trong đường lối đối

ngoại của Tổng thống V.Putin. Các phương pháp được kết hợp với nhau để tạo ra sự tiếp

cận toàn diện khi nghiên cứu chính sách đối ngoại. Trong các phương pháp đó, luận văn

đặc biệt chú ý đến phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh. Thông qua hai phương

pháp này đã xác định những điểm giống và khác trong đường lối đối ngoại của V.Putin với

những người tiền nhiệm của mình.

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba

chương:

Page 11: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

9

Chương 1: Tình hình thế giới và Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin.

Chương này sẽ tập trung làm rõ những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới và tình hình

nước Nga trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Đồng thời, trong chương này

cũng đề cập đến vai trò của V.Putin trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Liên

bang Nga.

Chương 2: Nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga

dưới thời Tổng thống V.Putin. Chương này trình bày những nội dung cơ bản trong chính

sách đối ngoại của Liên bang Nga, bao gồm các mục tiêu, các giai đoạn trong quá trình

hình thành chính sách đối ngoại và các đặc điểm chính của chính sách đó.

Chương 3: Đánh giá chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng

thống V.Putin. Chương này sẽ đưa ra những đánh giá về chính sách đối ngoại của Liên

bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin, bao gồm những thành tựu mà nước Nga đã đạt

được và những hạn chế của chính sách này. Ngoài ra, chương này còn đánh giá những tác

động của chính sách đối ngoại của V.Putin đối với nước Nga, đối với khu vực và thế giới

thông qua một số đối tác cụ thể. Phần cuối là một số đánh giá về triển vọng của chính sách

đối ngoại của Liên bang Nga trong tương lai.

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ LIÊN BANG NGA

DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG V.PUTIN

1.1. Tình hình thế giới

Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước ở Đông Âu tan rã, một

trật tự thế giới mới đang được hình thành.

Ngày 31 tháng 12 năm 1991, Liên Xô - cường quốc hàng đầu trên thế giới trong hệ

thống quốc tế hai cực đã sụp đổ. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử

thế giới hiện đại. Liên Xô sụp đổ đồng nghĩa với sự kết thúc của cuộc Chiến tranh lạnh kéo

dài trong nhiều năm giữa hai siêu cường trên thế giới là Liên Xô và Mỹ - đại diện cho hai

Page 12: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

10

chế độ xã hội khác nhau, một bên là Tư bản chủ nghĩa và một bên là Xã hội chủ nghĩa. Thế

giới chuyển từ trật tự hai cực sang một trật tự mới chưa xác định với sự nổi trội của Mỹ.

Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ có cơ hội thực hiện chính sách đơn phương của mình.

Tuy nhiên, trong những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, thế giới được

chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của những nền kinh tế mới. Giờ đây, sức mạnh của Mỹ

đang bị cạnh tranh bởi Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc. EU đang

được xem như là một trung tâm quyền lực kinh tế, chính trị thế giới, với GDP xấp xỉ Mỹ.

Các chỉ số khác như tỷ trọng thương mại toàn cầu hay thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

của EU cũng vượt trội các trung tâm khác. Năm 2004, EU chiếm tỷ trọng 40,6% xuất khẩu

và 45,2% đầu tư trực tiếp nước ngoài [50, tr. 16]. Trong những năm gần đây, Trung Quốc

đang nổi lên như là một cường quốc mới. Mặc dù, hiện tại Trung Quốc chỉ chiếm 3,5%

GDP và 4% thương mại thế giới, nhưng Trung Quốc đang có một tiềm năng sức mạnh

khổng lồ. Các nhà nghiên cứu khẳng định: “Nếu tính theo PPP thì Trung Quốc đã chiếm

10% GDP thế giới, đứng thứ hai sau Mỹ. Nếu với tốc độ tăng trưởng 6-9% thì Trung Quốc

sẽ vượt Nhật Bản và Châu Âu trong việc góp phần vào tăng trưởng kinh tế thế giới ngay

năm 2008” [26, tr.24]. Bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang có những bước phát triển

nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực. Vai trò của Ấn Độ liên quan nhiều tới phát triển dịch

vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các dịch vụ hiện đại, tức là các nước đang phát

triển [52, tr. 15]. Những trung tâm quyền lực này đang đe dọa tới vị trí đứng đầu của Mỹ

trong nền kinh tế, chính trị thế giới, đồng thời cũng đang cạnh tranh với nhau để củng cố vị

thế của mình.

Từ sự vươn lên mạnh mẽ của những nền kinh tế mới trên thế giới đã chứng minh

cho một xu thế mới hiện này là thế giới sẽ chuyển mạnh từ chạy đua về quân sự, tranh

giành những khoảng trống quyền lực sang cạnh tranh về kinh tế chiếm lĩnh thị trường. Vì

sức mạnh kinh tế là nhân tố hàng đầu quyết định sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia,

đóng vai trò quyết định vị thế của mỗi nước trên trường quốc tế, nên Liên bang Nga sẽ

càng khó khăn hơn trong việc lấy lại vị trí cường quốc của Liên Xô trước đây.

Trong những thập niên gần đây, “toàn cầu hoá” đã trở thành một trong những thuật

ngữ được nhắc đến nhiều nhất. Toàn cầu hoá được biết đến hiện nay với những đặc điểm

nổi bật là sự lưu chuyển tự do các dòng hàng hoá, dịch vụ, vốn, công nghệ, lao động ngày

càng tăng, là sự hình thành các mạng lưới sản xuất quốc tế với vai trò chi phối các công ty

Page 13: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

11

xuyên quốc gia, là sự cạnh tranh giữa các quốc gia và các khu vực. Tham gia toàn cầu hoá

các quốc gia có thể nhanh chóng hội nhập và tiếp cận thị trường thế giới, qua đó hình thành

đồng bộ các thể chế kinh tế thị trường trên quy mô toàn cầu. Ngoài ra, các quốc gia khi

tham gia vào quá trình toàn cầu hóa còn có khả năng tiếp cận được những thành quả sáng

tạo về khoa học công nghệ, về tổ chức quản lý, về sản xuất và kinh doanh. Từ đó, thúc đẩy

sự cải cách sâu rộng của nền kinh tế quốc gia và cả sự hợp tác khu vực để các quốc gia có

thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng đặt ra hàng loạt nguy cơ và thách thức đối với các

quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Do yêu cầu của toàn cầu

hoá là đòi hỏi các nước phải dỡ bỏ các luật lệ bảo hộ kinh tế, các hàng rào thuế quan và

phi thuế quan, cũng như các rào cản khác về đầu tư, tài chính, kỹ thuật, thể chế,... nên

những quốc gia này luôn luôn phải chịu sức ép nặng nề của các dòng hàng hoá, dịch vụ,

công nghệ nhập khẩu và những chấn động khu vực và toàn cầu, trong đó, nguy cơ lớn nhất

là những chấn động về tài chính tiền tệ. Từ đó, toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm sự bất

công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các quốc gia với

nhau.

Hòa bình, hợp tác, phát triển được xem là xu hướng chính trong quan hệ quốc tế

hiện nay. Một cuộc chiến tranh thế giới là khó xảy ra. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột

vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, còn

xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng và khó dự đoán diễn biến trên quy

mô toàn cầu. Cục diện thế giới là bất ổn, phức tạp, không thái bình, căng thẳng, luôn xáo

trộn với sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh, xung đột cục bộ dưới nhiều hình thức, cả về

an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống [51, tr. 64].

Đồng thời, thế giới cũng đang phải đối diện với những nguy cơ gây bất ổn như chủ

nghĩa khủng bố, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa phát xít mới, nạn

buôn lậu vũ khí, các tổ chức mafia và tội phạm quốc tế đang ngày càng gia tăng trên phạm

vi toàn cầu. Những nguy cơ này hiện đang trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với hoà bình

và an ninh của toàn nhân loại.

Đây là những đặc điểm nổi bật của tình hình quốc tế trong những năm cuối của thế

kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Những thay đổi và biến động khó lường này của tình hình quốc tế

đều có tác động đối với tất cả các quốc gia. Mỗi quốc gia phải có sự điều chỉnh trong chiến

Page 14: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

12

lược đối ngoại của mình cho phù hợp với tình hình mới. Liên bang Nga cũng không nằm

ngoài xu thế đó. Nước Nga dưới thời V.Putin cần phải nhanh chóng đề ra được một chính

sách đối ngoại giúp đất nước có thể ổn định được tình hình chính trị, khôi phục nền kinh tế

đang bị suy thoái nghiêm trọng và đặc biệt là phải tìm được vị trí xứng đáng trong việc

hình thành một trật tự thế giới mới.

1.2. Tình hình trong nước

Năm 2000, V.Putin được B.Elsin chọn làm người kế tục sự nghiệp, trở thành Tổng

thống thứ hai của Liên bang Nga. Ngay từ khi mới nhậm chức, V.Putin đã phải đối diện

với muôn vàn khó khăn và thách thức.

* Về chính trị: Đặc điểm nổi bật của nền chính trị Nga trong thập niên 90 là sự

mất ổn định và sự đối đầu tranh giành quyền lực giữa các thế lực.

Cuộc chính biến tháng 8 năm 1991 ở Liên Xô thất bại. B.Elsin thâu tóm mọi quyền

lực, đẩy nhanh sự tan rã của Liên Xô. Tháng 12 năm 1991, Tổng thống ba nước Nga,

Bêlarút, Ucraina ký Hiệp ước tại Bêlarút tuyên bố sự cáo chung của Liên Xô và sự ra đời

của cộng đồng các quốc gia độc lập - SNG. Liên bang Nga trở thành người thừa kế Liên

Xô cũ. Chính quyền Nga do B.Elsin làm Tổng thống chuyển nhanh sang nền kinh tế thị

trường tự do, đẩy mạnh việc tư nhân hoá, tạo dựng chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng,

cộng hoà tổng thống, tập trung nhiều quyền lực cho tổng thống. Đồng thời, B.Elsin cũng

đề ra chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương” với mục tiêu đưa nước Nga

nhanh chóng hội nhập với phương Tây và phục hồi vị thế cường quốc của Liên bang Nga

trên trường thế giới.

Cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực diễn ra gay gắt trong chính quyền mới của

nước Nga, mâu thuẫn giữa B.Elsin, đại diện cho cơ quan hành pháp mới và Chủ tịch Xô

viết tối cao Khasbulatov, đại diện cho hệ thống cơ quan lập pháp cũ, đẩy đến cao điểm

thành cuộc xung đột vũ trang đẫm máu tháng 10 năm 1993. Kết quả là hệ thống Xô viết cũ

từ Trung ương đến địa phương bị xoá bỏ. Đối thủ chính trị của B.Elsin đã bị loại bỏ và

quyền lực của B.Elsin được củng cố.

Ngày 12 tháng 12 năm 1993, B.Elsin tổ chức trưng cầu dân ý, thông qua Hiến pháp

và bầu Quốc hội mới. Nước Nga theo chế độ cộng hoà tổng thống với Quốc hội liên bang

Page 15: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

13

gồm hai viện là Thượng viện (Hội đồng liên bang) và Hạ viện (Duma quốc gia). Với chế

độ này, quyền lực tập trung chủ yếu trong tay Tổng thống. Tổng thống đã dàn xếp với các

lực lượng chính trị ký kết thoả ước cam kết không dùng vũ lực để giành chính quyền, thay

đổi một số thành phần chính phủ, đưa một số người có quan điểm cải cách ôn hoà vào

chính phủ để giảm bớt sức ép của phe đối lập đối với chính phủ và Tổng thống. Tổng

thống trực tiếp chỉ huy các Bộ Quốc phòng, An ninh, Ngoại giao, Nội vụ. Tuy nhiên, do

ảnh hưởng của tình hình kinh tế và việc đưa quân vào Chechnya (12-1994), uy tín của

Tổng thống và chính phủ sụt giảm nghiêm trọng. Trong nội bộ chính phủ và giữa các phe

phái diễn ra sự phân hoá gay gắt. Tháng 6 năm 1995, Duma ra Nghị quyết bất tín nhiệm

chính phủ Chernomyrdin. Để tránh đổ vỡ, hơn nữa tương quan lực lượng chưa đủ áp đảo,

hai bên đã đi đến sự thoả hiệp với nhau. Tổng thống phải cách chức Bộ trưởng An ninh,

Nội vụ và Bộ trưởng phụ trách các vấn đề dân tộc và chính sách khu vực, còn chính phủ

Chernomyrdin được tiếp tục duy trì.

Trong cuộc bầu cử Duma khoá II (17-12-1995), Đảng cộng sản Liên bang Nga

giành được thắng lợi lớn, còn “Đảng nước Nga ngôi nhà của chúng ta ” và các đảng phái

dân chủ khác thất bại, giành được số ghế ít hơn.

Năm 1996 diễn ra cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 4 năm (1996-2000). B.Elsin đã

thắng cử sau hai vòng bỏ phiếu với số phiếu 53,8% và tiếp tục giữ chức Tổng thống Liên

bang Nga nhiệm kỳ hai đến tháng 6 năm 2000. Trong nhiệm kỳ hai này của mình, B.Elsin

đã làm nhiều việc để xoa dịu mâu thuẫn giữa các lực lượng chính trị, nhưng đều không đạt

được ý muốn. Trong năm 1999, B.Elsin đã hai lần thay đổi thủ tướng và cải tổ chính phủ:

cách chức Primakov (12-5-1999) đưa Stepasin lên thay (19-5-1999), cách chức Stepasin

(12-8-1999) đưa V.Putin lên thay (16-8-1999). Ngược lại, lực lượng cánh tả, lực lượng đối

lập cũng đấu tranh quyết liệt đòi thay đổi đường lối, luận tội và phế truất Tổng thống.

Để tạo ưu thế thuận lợi trong Duma, ít tháng trước ngày bầu cử Duma, Tổng thống

đã cho ra đời Đảng Thống nhất để giành một số ghế trong Duma. Kết quả cuộc bầu cử

Duma tháng 12 năm 1999 là: Đảng Cộng sản Liên bang Nga được 113 ghế, Đảng Thống

nhất 72 ghế, Tổ quốc- Toàn Nga 67 ghế, Liên minh hữu 29 ghế, Đảng dân chủ tự do 17

ghế, Phái Yablako 20 ghế, Nước Nga ngôi nhà của chúng ta được 7 ghế, các ứng cử viên

độc lập được 116 ghế. Tổng cộng là 441 ghế. Tuy nhiên, B. Elsin đã tuyên bố từ chức

trước thời hạn 6 tháng và đề nghị Thủ tướng V.Putin làm quyền Tổng thống Liên bang

Page 16: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

14

Nga. Cuộc bầu cử tổng thống Liên bang Nga nhiệm kỳ III được tổ chức ngày 26 tháng 3

năm 2000, quyền Tổng thống V.Putin đã thắng cử với trên 52,4% phiếu bầu. V.Putin lên

nắm chính quyền đã chấm dứt thời kỳ đấu tranh giành quyền lực giữa các đảng phái trong

nội bộ nước Nga.

* Về kinh tế - xã hội: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga ra đời với tư cách là

một quốc gia độc lập, là người kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô, được thừa hưởng chủ

yếu “gia tài” vĩ đại của Liên Xô để lại. Liên bang Nga thừa hưởng khoảng 75% tiềm lực

công nghiệp và khoảng 70% tiềm lực kinh tế nói chung của Liên Xô.

Nước Nga bước vào công cuộc cải cách kinh tế trong điều kiện rất khó khăn và

chứa đựng đầy mâu thuẫn. Hậu quả của thời kinh tế bao cấp và 5 năm cải tổ thời

Goócbachốp (1986-1991) đã để lại cho Liên bang Nga một di sản nặng nề. Thực trạng kinh

tế của Nga năm 1991 là: GDP giảm 15%, công nghiệp giảm 12-15%, ngũ cốc giảm 24%,

lạm phát 15-20%/ tháng [25, tr. 83]. Sự sụp đổ của Liên Xô làm cho các mối quan hệ kinh

tế thương mại giữa các nước cộng hoà và các bạn bè truyền thống bị tan vỡ. Chương trình

cải cách kinh tế 500 ngày của Yavlinski- lãnh tụ phái Yablaco, “Liệu pháp sốc” thả nổi giá

cả, tư nhân hoá ồ ạt, thực hiện chính sách tài chính chặt chẽ theo mô hình của IMF, cơ cấu

lại nền kinh tế, tự do hoá kinh tế và mở rộng kinh tế đối ngoại của quyền Thủ tướng Gaida

đã thất bại. Nguyên nhân là do tình hình chính trị không ổn định, các biện pháp cải tổ kinh

tế vội vã không tính đến đặc thù của nước Nga và đã mắc phải nhiều sai lầm trong cách

thức tiến hành. Một năm sau cải cách, năm 1992, GDP giảm 19%, công nghiệp giảm

18,8%, nông nghiệp giảm 8%, đầu tư cơ bản giảm 45%, thâm hụt ngân sách 20,0% GDP,

lạm phát trên 20%/ tháng, giá cả tăng 26 lần, thu nhập thực tế của người dân chỉ bằng 44%

đầu năm 1992 [26, tr. 83].

Chương trình cải cách kinh tế thất bại, xung đột vũ trang và khủng hoảng chính trị

xảy ra liên miên đã làm cho nền kinh tế nước Nga lại tiếp tục suy giảm và đã xuống tới

điểm thấp nhất. Năm 1994, GDP giảm 12%, bằng 53% GDP của Nga năm 1990, công

nghiệp giảm 23%, lạm phát khoảng 12%/tháng, nợ chồng chéo giữa các xí nghiệp không

thanh toán được với nhau khoảng 125 ngàn tỷ rúp [26, tr. 84].

Để cứu vãn tình hình, cuối năm 1994, Chính phủ Nga đưa ra Chương trình ổn định

và phát triển kinh tế trung hạn 1995-1997 với ý đồ kiềm chế lạm phát, chống suy thoái sản

xuất để ổn định kinh tế vào năm 1996. Nhà nước quy định biên độ dao động tỷ giá giữa

Page 17: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

15

đồng rúp và đồng đôla, phát hành tín phiếu, trái phiếu, hạn chế lưu thông tiền mặt nên đã

từng bước hạ được mức lạm phát, giữ được đồng rúp ổn định.

Từ cuối năm 1995, kinh tế Nga đã có bước khởi sắc. Đến cuối năm 1997, GDP của

Nga đã tăng được 0,4% so với năm 1996, công nghiệp tăng khoảng 1,7%, nông nghiệp

được mùa lớn đạt 95,1 triệu tấn lúa mỳ và nước Nga có thể xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn. Lạm

phát dưới 1%/tháng, chỉ số giá cả tăng 8,3%. Nước Nga đã thu hút được 7 tỷ đôla Mỹ vốn

đầu tư nước ngoài, tăng 2 lần so với năm 1996. Trong giai đoạn 1992-1997, đầu tư nước

ngoài vào Nga là 23 tỷ đôla, trong đó đầu tư trực tiếp là 9,7 tỷ đôla Mỹ. Tổng kim ngạch

ngoại thương đạt 138,2 tỷ đôla Mỹ tăng gần 2% so với năm 1996, khai thác được trên 275

triệu tấn dầu và 391 tỷ m3

khí đốt. Đến năm 1997, đã tư nhân hoá gần 60% số xí nghiệp

quốc doanh cũ, khu vực kinh tế tư nhân chiếm 60-70% GDP [26, tr. 84].

Đây được coi là những dấu hiệu khả quan cho sự phục hồi và phát triển của nền

kinh tế Nga. Tuy nhiên, tháng 7 năm 1997, cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính ở khu vực

Châu Á - Thái Bình Dương đã nhanh chóng gây tác động đến nước Nga. Nền kinh tế mới

được phục hồi của nước Nga không đủ sức chống đỡ lại những ảnh hưởng của cuộc khủng

hoảng. Năm 1998, kinh tế Nga lại rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện, sản xuất suy

thoái nghiêm trọng. So với năm 1997, GDP năm 1998 giảm 8%, sản xuất công nghiệp

giảm 4,5%, 48% số xí nghịêp có nguy cơ bị phá sản, sản xuất nông nghiệp giảm 8-9%, sản

lượng lúa mỳ đạt 47 triệu tấn, lạm phát tăng 100%, kim ngạch ngoại thương hai chiều giảm

17% [26, tr. 85].

Dư âm của cuộc khủng hoảng còn kéo dài đến năm 1999. Đồng thời, trong thời

gian này cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực ở nước Nga đang diễn ra quyết liệt (trong

vòng chưa đầy 1 năm, từ tháng 9 năm 1998 đến tháng 8 năm 1999, ở Nga đã ba lần thay

đổi chính phủ), đã làm cho nền kinh tế Nga lại tiếp tục bị suy giảm. Các chỉ tiêu kinh tế

đều thấp hơn so với năm 1997, GDP chỉ bằng 98,1%, nông nghiệp bằng 88,9%, đầu tư vốn

cơ bản bằng 94,2%. Tuy nhiên, lạm phát đã giảm, chỉ còn mức 36,5%, công nghiệp tăng

8,1%. Người ta ước tính, sau 8 năm tiến hành cải cách (1991-1998), con số thiệt hại lên tới

1200 tỷ đôla Mỹ, gấp 3 lần thiệt hại trong Chiến tranh thế giới lần II (420 tỷ đôla Mỹ) [26,

tr. 86].

Khủng hoảng kinh tế trầm trọng đã làm cho đời sống xã hội của người dân Nga bị

suy giảm. Thu nhập thực tế của người dân Nga liên tục giảm trong những năm tiến hành

Page 18: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

16

quá trình cải tổ và đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tháng 8 năm 1998. Tổng thu nhập bằng

tiền của người Nga, theo phương pháp tính toán của Liên hiệp quốc, chỉ bằng gần 10% chỉ

số tương ứng của người Mỹ. Các chỉ số chủ yếu cho thấy chất lượng của cuộc sống như:

tình trạng sức khoẻ, tuổi thọ của người Nga tiếp tục giảm sút. Nhân dân mất niềm tin vào

nhà nước.

* Về uy tín quốc tế: Uy thế của Nga trên trường quốc tế đã giảm sút mạnh so với

Liên Xô trước đây. Sự suy giảm vị thế của Nga không chỉ gắn liền với cuộc khủng hoảng

kinh tế xã hội trầm trọng cả về bề rộng lẫn chiều sâu, mà còn với thực tế rất bất lợi sau khi

trật tự thế giới hai cực tan rã, Liên bang Nga trở thành quốc gia không có kẻ thù công khai

và trực tiếp, nhưng cũng không có đồng minh lẫn đối tác tin cậy, những nước có thể giúp

đỡ Nga trong trường hợp xảy ra nguy cơ đe dọa những lợi ích sống còn của Nga.

Ảnh hưởng của Nga bị suy giảm ngay cả đối với các nước SNG và các nước cộng

sản cũ. Những nước ở Châu Âu thì đang có xu hướng gia nhập EU và NATO. Những nước

ở Châu Á, cụ thể là Trung Á, đang rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc hoặc của Mỹ.

Với tình hình kinh tế còn eo hẹp, Nga không đủ khả năng để giành ưu thế so với Mỹ nên

buộc phải nhượng bộ và hoà hoãn nhiều vấn đề. Nga hoàn toàn không phải là đối thủ

ngang bằng với Mỹ.

Trong quan hệ chính trị quốc tế, nước Nga rơi vào nguy cơ bị cô lập, bị gạt ra ngoài

lề các công việc của châu Âu và thế giới, không lọt vào danh sách các trung tâm sức mạnh

chủ yếu của trật tự thế giới thế kỷ XXI. Nước Nga hầu như đứng tách biệt khỏi xu thế khu

vực hoá và quốc tế hoá.

Như vậy, bức tranh toàn cảnh về đất nước Nga mang đậm một gam màu xám:

chính trường nước Nga rối như mớ bòng bong, kinh tế suy thoái nghiêm trọng, tài sản quốc

gia bị đục khoét mục ruỗng, các băng đảng mafia mọc lên như nấm sau cơn mưa. Nước

Nga không có một trung tâm quyền lực tuyệt đối và như thế cuộc đấu tranh giành quyền

lực sẽ diễn ra vô cùng khốc liệt. Có thể nói, thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX là thập kỷ

khó khăn nhất của nước Nga. Nhưng ở thời điểm bước sang thế kỷ mới, ở nước Nga đã

diễn ra một sự kiện chính trị quan trọng, cuộc bầu cử tổng thống đã kết thúc với sự thắng

lợi của một nhân vật đang đi vào lịch sử nước Nga, đó là Tổng thống V.Putin. Ông được

coi như là ngôi sao mới xuất hiện trên bầu trời chính trị Nga.

Page 19: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

17

1.3. Vài nét về con người V.Putin

V.Putin tên đầy đủ là Vladimir Vladimirovich Putin. Ông sinh ngày 7 tháng 10

năm 1952 ở Lêningrad (nay là Saint-Peterburg), trong một gia đình bình dân. Mẹ ông, bà

Maria là công nhân trong nhà máy và cha ông, ông Vladimir làm việc trong lực lượng hải

quân, tại hạm đội tàu ngầm. Sau này ông chuyển sang lực lượng bộ binh trong Thế chiến

thứ hai. V.Putin có hai người anh ra đời giữa thập niên 1930, nhưng đều đã chết từ nhỏ,

một người trước chiến tranh và một người trong thời gian phong toả Lêningrad. Theo nhận

xét của những người thân quen với gia đình Putin thì họ đều là những người nhân hậu. Gia

đình không bao giờ to tiếng với nhau, và đặc biệt họ giáo dục con trai rất nghiêm khắc, dạy

con trai luôn biết hướng về Tổ quốc. Vì thế, đối với V.Putin, khi chỉ là nhân viên của Cục

tình báo Liên bang (KGB) và sau này khi đã là Tổng thống, thì nhiệm vụ hàng đầu là bảo

vệ nước Nga, nhân dân Nga và khôi phục vị thế cường quốc cho nước Nga,... Điều này

không phải người lãnh đạo nào của nước Nga cũng để ý đến.

V.Putin có vợ và hai người con gái. Phu nhân V.Putin, bà Ludmila Alecxandrovna

Putina (tên thời con gái Shkrebneva), sinh ngày 6 tháng 1 năm 1958. Bà là người khiêm

tốn và cởi mở. Con gái lớn của V.Putin là Ekaterina, sinh năm 1985, còn cô út là Maria,

sinh năm 1986.

Từ thời đi học, V.Putin đã tỏ rõ khả năng thiên về các môn khoa học xã hội. Ông

đặc biệt ham thích các tin chính trị, những sự kiện đang xảy ra trên thế giới. V.Putin đã lấy

đề tài “Nguyên tắc tối huệ quốc trên bình diện quốc tế” làm luận văn tốt nghiệp đại học của

mình. Trong thời gian học đại học ở Lêningrad, V.Putin đã làm quen với ông Anatoli

Sobchak, khi ấy là trợ giảng, về sau là Phó giáo sư khoa Luật Kinh tế. Đây chính là người

đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp của V.Putin sau này.

Trong suốt thời gian từ tháng 5 năm 1990 đến tháng 6 năm 1996, V.Putin đã hoàn

thành nghĩa vụ của một người trợ lý, cán sự, thư ký và đại diện cho Chủ tịch Hội đồng

Lêningrad, ông A.Sobchak. V.Putin là chiến hữu duy nhất, luôn bên cạnh A.Sobchak. Bề

ngoài V.Putin chỉ giữ vai phụ nhưng lại thực hiện những chuẩn mực của vai chính. V.Putin

đã trở thành một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất ở Saint-Peterburg. Thời gian

bên cạnh A.Sobchak này đã giúp V.Putin rất nhiều trên con đường chính trị của ông sau

này và cũng có thể, chính nhiệm vụ cố vấn về các vấn đề quốc tế đã giúp ông trong việc

định hình chính sách đối ngoại cho Liên bang Nga.

Page 20: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

18

Sự xuất hiện của V.Putin trên chính trường nước Nga thời điểm này được coi là

một trong những sự kiện quan trọng khép lại thế kỷ XX và mở ra thế kỷ XXI. Phản ứng

của người dân Nga trước sự xuất hiện của V.Putin rất khác nhau. Không quan tâm bởi lẽ

cũng sẽ giống như những người tiền nhiệm trước, ông không mang đến được nhiều sự thay

đổi cho nước Nga. Là sự hoài nghi về thời gian tồn tại của chính quyền mới và tác động

của những chính sách mới. Nhưng cũng có không ít người tin tưởng vào sự trẻ tuổi và bản

lĩnh của cựu điệp viên tình báo thời Liên bang Xô viết.

Tính đến thời điểm hiện nay, V.Putin đã đi hết hai nhiệm kỳ Tổng thống của mình.

Nhìn lại tình hình nước Nga vào những năm cuối thế kỷ XX, chúng ta mới có thể cảm

nhận được sự thay đổi rõ rệt của nước Nga hiện nay. Và sự thay đổi đó của nước Nga có

được đó chính là nhờ sự linh hoạt, khéo léo và đầy tính thực dụng của Tổng thống V.Putin

được thể hiện qua chính sách đối ngoại của ông. V.Putin được coi như là một vị thuyền

trưởng đã dẫn dắt con thuyền nước Nga vượt qua nhiều sóng gió. Trong cuộc họp báo cuối

cùng trên cương vị Tổng thống ngày 14 tháng 2 năm 2008, V.Putin đã nói: “Tất cả các

mục tiêu đặt ra đều đã đạt được và các nhiệm vụ đã được hoàn thành”. Năm 2007, tăng

trưởng kinh tế Nga đạt 8,1% và sức mua sắm đứng thứ 7 trong các nền kinh tế thế giới.

Nước Nga đã xây dựng được cơ sở cho một nền kinh tế thị trường mới và đang nhanh

chóng trở thành một trong những “ông lớn” của nền kinh tế thế giới. Về uy tín quốc tế,

Nga đã không còn là vị khách của Châu Âu mà đang dần lấy lại được vị thế cường quốc

của mình, được Mỹ và Châu Âu tôn trọng.

Có một điểm khác biệt rất lớn giữa V.Putin và những người tiền nhiệm, đó là

V.Putin là “tín đồ” trung thành của chủ nghĩa Đại Nga và chính sách đối ngoại cường

quốc. V.Putin có một niềm tin mãnh liệt vào sự hồi phục của nước Nga. Niềm tin đó được

xây dựng dựa trên nền tảng giáo dục của gia đình từ khi còn nhỏ và trong thời gian còn là

điệp viên tình báo của KGB. V.Putin còn là một con người hết lòng vì nhân dân và đất

nước Nga. Ông luôn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, luôn quan tâm tới sự ổn định,

phồn thịnh và dân chủ ở Nga. Đúng như lời nhận xét của cựu Tổng thống Nga B.Elsin,

V.Putin đã “quy tụ quanh mình những người quyết tâm làm sống lại trong thế kỷ XXI một

nước Nga lớn [34, tr. 505]”. Chính niềm tin và sự quyết tâm đó đem lại thành công cho

V.Putin và cho nước Nga.

Page 21: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

19

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN

BANG NGA DƯỚI THỜI

TỔNG THỐNG V.PUTIN

2.1. Quá trình hình thành chính sách đối ngoại

2.1.1. Mục tiêu của chính sách đối ngoại

Ngày 31 tháng 12 năm 1999, V.Putin nhận chức quyền Tổng thống Liên bang Nga

từ tay người tiền nhiệm B.Elsin. Ông hiểu rằng, đây không phải là món quà ngọt ngào chào

đón thế kỷ mới. Trước mắt ông bây giờ là những khó khăn và thách thức. V.Putin phải làm

gì để cải thiện được tình hình của nước Nga và đồng thời lấy lại được hình ảnh của một

cường quốc.

Qua những năm tháng làm việc cùng A.Sobchak tại Saint-Peterburg, qua thực tế

đang diễn ra ở nước Nga, V.Putin hiểu rằng phải tìm ra được cho nước Nga một chiến lược

lâu dài, mà ưu tiên trước mắt là tạo sự ổn định và phát triển kinh tế của quốc gia chứ không

phải là tăng cường ảnh hưởng ra bên ngoài.V.Putin hiểu rằng trong thế giới ngày nay, sức

mạnh kinh tế, quyền lực kinh tế trở nên quan trọng hơn, quyết định đến sự tồn tại và hưng

thịnh của một quốc gia. Khi nước Nga có được dấu hiệu hồi phục và bắt đầu đi vào quỹ

đạo phát triển thì ưu tiên tiếp theo đó là khôi phục địa vị cường quốc thế giới cho nước

Nga. Việc xác định mục tiêu này đóng một phần quan trọng trong sự thành công của chính

sách đối ngoại. Trong “Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga”, công bố ngày 28 tháng 6

năm 2000, V.Putin đã từng khẳng định:“Một đường lối đối ngoại thành công của Nga phải

được xây dựng trên cơ sở tuân thủ sự cân bằng giữa các mục tiêu và khả năng đạt được các

mục tiêu đó”.

Chiến lược đối ngoại mới của Nga phải nhằm hai mục tiêu:

- Một là, tạo mọi điều kiện thuận lợi để có thể ổn định tình hình chính trị và từng

bước khôi phục, phát triển nền kinh tế trong nước.

Page 22: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

20

- Hai là, bảo đảm cho nước Nga giữ được vị trí nhất định trên trường quốc tế, trước

hết là ở các khu vực, lĩnh vực chiến lược quan trọng nhất.

Đây được xem là mục tiêu cơ bản trong chính sách đối nội và chính sách đối ngoại

của Tổng thống V.Putin. Nhưng ở Tổng thống V.Putin có điểm khác biệt so với những

người tiền nhiệm trước, đó là ranh giới giữa chính sách đối ngoại và đối nội của ông hầu

như đã bị xoá nhoà. Chính sách đối ngoại của Nga phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản của

nhân dân Nga: tích cực vượt qua nghèo đói, xây dựng đội ngũ công chức trong sạch không

tham nhũng, hạn chế ảnh hưởng của “bọn tài phiệt”, chấm dứt chiến tranh ở Chechnya,…

Việc củng cố thể chế nhà nước Nga cũng như sự gia tăng tốc độ phát triển kinh tế đã ảnh

hưởng tích cực tới vị thế quốc tế của nước Nga và ngược lại một mối quan hệ hợp tác quốc

tế hiệu quả sẽ có thể đem lại lợi ích trong phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hoá -

giáo dục trong nước.

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga cần đóng góp thiết thực vào những nhiệm

vụ chung của quốc gia như nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Nga, tăng cường

xuất khẩu hàng hoá, bảo vệ lợi ích của các công ty Nga ở nước ngoài và thúc đẩy sự liên

kết giữa kinh tế Nga với nền kinh tế thế giới, góp phần thực hiện mục tiêu tăng gấp đôi

tổng sản phẩm quốc nội của Nga vào năm 2010.

Mục tiêu cao nhất của đường lối đối ngoại là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội và

các cá nhân. Muốn hồi sinh lại nước Nga, chính sách đối ngoại của V.Putin phải đạt được

các mục tiêu trên, trong đó quan trọng nhất là bảo vệ vững chắc an ninh của đất nước, giữ

gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị trí và uy tín của nước Nga trong cộng

đồng thế giới, đưa nước Nga trở thành một cường quốc. Từ đó, hình thành một vành đai

láng giềng thân thiện xung quanh biên giới nước Nga, xoá bỏ và ngăn chặn việc nảy sinh

những cuộc xung đột ở khu vực gần kề lãnh thổ Nga.

V.Putin muốn đưa nước Nga trở thành cường quốc thế giới bằng sức mạnh của

chính nước Nga. Muốn làm được điều đó thì Nga phải có một nền kinh tế phát triển. Và

V.Putin đã đề ra một nguyên tắc, đó là lấy ngoại giao phục vụ kinh tế, lấy mục tiêu đối

ngoại để phục vụ mục tiêu đối nội. Theo V.Putin, mục tiêu cơ bản của chính sách ngoại

giao là tạo ra và duy trì môi trường quốc tế và môi trường xung quanh tốt đẹp để tập trung

sức lực và tài nguyên giải quyết vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước. Lợi ích kinh tế không

Page 23: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

21

chỉ là nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga mà đó còn là động

cơ thúc đẩy sự phát triển của nền ngoại giao Nga.

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga thuộc lĩnh vực quyền lực của Tổng thống,

Chính phủ không hề ảnh hưởng gì tới chính sách đó. Chính sách đối ngoại cuối cùng phải

giành thắng lợi, phải tạo điều kiện thuận lợi để chiếm lĩnh thị trường bên ngoài cho các nhà

máy, xí nghiệp trong nước. Tại hội nghị ngành ngoại giao mang chủ đề “Các cuộc cải cách

ở Nga và nhiệm vụ của ngành ngoại giao”, ngày 12 tháng 7 năm 2004, Tổng thống V.Putin

đã khẳng định: “nhiệm vụ ưu tiên là phải bảo vệ lợi ích của Nga ở nước ngoài. Nước Nga

không cho phép người khác chà đạp lên quyền lợi của công dân nước ta và coi họ như

những công dân loại hai. Vì thế, chúng ta có thể áp dụng mọi biện pháp ngoại giao truyền

thống tới biện pháp mậu dịch kinh tế nghiêm khắc. Tất cả mọi người cần nhớ rằng, bài

xích nước Nga là việc không thể làm được và cũng không có kết quả gì. Nhiệm vụ của

chính sách đối ngoại là nâng cao uy tín của nước Nga. Nếu không làm được như vậy,

chúng ta vừa không bảo vệ được công dân nước mình, vừa không thể giúp được ngành

xuất khẩu nước ta. Do đó, từ nay về sau, chúng ta phải tích cực tham gia gìn giữ hoà bình

và hành động, tham gia vào hoạt động của các tổ chức khu vực và quốc tế”[64].

Quan điểm chiến lược của V.Putin: “Lấy lợi ích quốc gia làm hạt nhân; lấy phát

triển kinh tế làm tiền đề; lấy tinh thần dân tộc làm động lực; lấy chính quyền hiệu quả làm

chỗ dựa; lấy đoàn kết xã hội làm biện pháp; lấy lịch sử làm bài học kinh nghiệm; không chỉ

một chiều phê phán sai lầm của thời kỳ Liên Xô mà còn khẳng định những thành tựu của

thời kỳ Liên Xô; lấy việc chọn con đường phát triển phù hợp làm phương hướng; không đi

theo con đường của Châu Âu và Mỹ; lấy hợp lý hóa môi trường bên ngoài làm điều kiện và

cuối cùng lấy chấn hưng địa vị nước lớn làm mục tiêu” [52, tr. 61].

Chính sách đối ngoại của Nga phải hướng tới mục tiêu tác động vào tiến trình

chung của thế giới nhằm xây dựng một trật tự thế giới ổn định, công bằng và dân chủ trên

cơ sở những nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận, kể cả những mục tiêu và

nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, trên cơ sở bình đẳng và quan hệ đối tác giữa

các quốc gia.

Nhìn chung, chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia đều nhằm ba mục tiêu cơ bản là

an ninh, phát triển và phát huy ảnh hưởng của quốc gia trên thế giới. Ba mục tiêu này có

quan hệ chặt chẽ với nhau và thứ bậc ưu tiên của mỗi mục tiêu trong việc hoạch định và

Page 24: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

22

triển khai chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể

trong từng giai đoạn nhất định. Chính sách đối ngoại của V.Putin cũng nhằm thực hiện

những mục tiêu đó. Và khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng thống Nga, V.Putin đã quyết

định bắt tay ngay vào công cuộc khôi phục đất nước bằng mọi giá. V. Putin cho rằng đó là

mục tiêu lớn nhất, là ý nghĩa sống còn của cuộc đời ông. Ông nói: “Số phận đã mang đến

cho tôi cơ hội giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử dân tộc và tôi có nhiệm vụ phải thực

hiện trọng trách đó” [66].

Với những mục tiêu trên, chúng ta thấy ở V.Putin một con người yêu nước, tràn

đầy ý tưởng về sự vĩ đại của nước Nga. Ông muốn nước Nga giữ một vị trí xứng đáng trên

trường quốc tế và được thế giới kính trọng.

2.1.2. Những giai đoạn chính trong quá trình hình thành chính sách đối ngoại

của Tổng thống V.Putin

Chính sách đối ngoại của V.Putin được hình thành và phát triển qua hai giai đoạn

chính, tương đương với hai nhiệm kỳ Tổng thống của ông.

* Nhiệm kỳ I (2000-2004):

Ngay từ những ngày tháng đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống, V.Putin đã đề ra một

đường lối đối ngoại, có thể nói là phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nước Nga và đáp ứng

được yêu cầu của người dân Nga. Đường lối đó thể hiện qua các văn bản đã được công bố.

Đó là: “Nguyên tắc chung chính sách ngoại giao Liên bang Nga” (4-2000), “Ý tưởng chính

sách ngoại giao Liên bang Nga” (7-2000), “Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga” (28-

6-2000). Ngoài ra, còn có các văn bản khác như: “Chiến lược an ninh quốc gia Nga” (10-1-

2000),“Học thuyết quân sự Liên bang Nga”,... Đây là những văn kiện có ý nghĩa quan

trọng nhất và là bước tiến đáng kể nhất trong lĩnh vực đối ngoại của Liên bang Nga suốt

hơn mười năm qua.

Trong các văn bản này, V.Putin đã thể hiện rõ quan điểm của mình. Trước hết,

V.Putin đã xác định vị trí của nước Nga trong cộng đồng thế giới, các lợi ích quốc gia của

Nga, các nguy cơ và những biện pháp cụ thể để bảo đảm an ninh quốc gia Nga. Theo ông,

nguy cơ trong nước là tình trạng kinh tế sa sút, suy giảm nặng nề và kéo dài, và đó được

coi là nguy cơ hàng đầu đe doạ an ninh quốc gia. Ngoài ra còn là sự thiếu hoàn thiện của

Page 25: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

23

bộ máy chính quyền; sự phân hoá về kinh tế, chính trị, xã hội; sự gia tăng tội phạm có tổ

chức; chủ nghĩa dân tộc và tôn giáo cực đoan... Bên cạnh đó là những nguy cơ bên ngoài

trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế, thông tin, môi trường,.. cũng đe doạ đến an

ninh quốc gia và lợi ích cá nhân, xã hội, nhà nước Nga. Thời điểm này, V.Putin cũng đã

nhận ra nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố: “vấn đề khủng bố trở nên hết sức căng thẳng,

mang tính chất xuyên quốc gia, đe doạ sự ổn định thế giới...”. Từ việc xác định những

nguy cơ đối với quốc gia, chiến lược đã chỉ ra các nhiệm vụ để bảo đảm an ninh cho nước

Nga, “bảo đảm an ninh cho cá nhân, xã hội và nhà nước, bảo vệ đất nước trước những mối

đe dọa từ bên ngoài và bên trong trong mọi lĩnh vực cuộc sống”. Để thực hiện những

nhiệm vụ đó, công tác đối ngoại được đặt lên hàng đầu.

Dựa trên tình hình thế giới và đặc biệt chú trọng đến chính sách đối ngoại của Nga

sau chiến tranh lạnh, nước Nga dưới thời V.Putin sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập

và xây dựng. Chính sách đó dựa trên sự nhất quán và chủ nghĩa thực dụng cùng có lợi.

Chính sách đó phải hoàn toàn rõ ràng, có tính đến lợi ích hợp pháp của các nước khác và

nhằm tìm kiếm những giải pháp chung.

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga cần nhằm thúc đẩy thực hiện phương

châm ngoại giao tích cực. Trước hết, cần củng cố cơ chế quản lý đa phương tiến hành

chính trị và kinh tế có tính mấu chốt, tạo điều kiện có lợi cho phát triển kinh tế và xã hội

của đất nước, bảo đảm ổn định toàn cầu và khu vực, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp

của công dân Nga sống ở nước ngoài.

Nước Nga cần phát triển quan hệ với các quốc gia thành viên của Cộng đồng các

quốc gia độc lập theo chuẩn mực luật pháp quốc tế, phát triển tiến trình nhất thể hoá thích

ứng với lợi ích của Nga trong phạm vi Cộng đồng các quốc gia độc lập. Phải bảo đảm việc

Nga gia nhập cơ cấu kinh tế, chính trị toàn cầu và khu vực với tư cách là một thành viên

được hưởng quyền lợi đầy đủ, được hỗ trợ giải quyết xung đột, bao gồm tham gia vào các

hoạt động gìn giữ hoà bình mà Liên Hợp quốc, Hội đồng Bảo an và cộng đồng các quốc

gia độc lập lãnh đạo.

Nước Nga phải tìm kiếm sự tiến bộ trong lĩnh vực giám sát vũ khí hạt nhân, bảo vệ

sự ổn định chiến lược, bảo vệ và tăng cường địa vị của “Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo”

ký năm 1972. Thực hiện nghĩa vụ trong lĩnh vực cắt giảm và tiêu huỷ vũ khí giết người

hàng loạt và vũ khí thông thường, thi hành biện pháp củng cố sự tín nhiệm và ổn định.

Page 26: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

24

Bảo đảm thực hiện giám sát quốc tế đối với việc xuất khẩu hàng hoá và kỹ thuật,

cung cấp dịch vụ quân dụng, sửa đổi hoặc ký kết thoả thuận mới mà pháp luật yêu cầu

trong vấn đề hạn chế và cắt giảm quân bị. Mở rộng nghĩa vụ chính trị với biện pháp tăng

cường sự tin cậy nhằm thúc đẩy xây dựng khu vực không có vũ khí giết người hàng loạt và

triển khai hợp tác quốc tế trên mặt trận tấn công tội phạm quốc tế và chủ nghĩa khủng bố.

Chính sách đối ngoại của V.Putin được xây dựng trên cơ sở của ba nguyên tắc cơ

bản sau:

- Đề cao tối đa vai trò của các nhiệm vụ trong nước.

- Hợp tác dựa trên chính sách thực tiễn và cân bằng lợi ích.

- Thực hiện chính sách kinh tế thực dụng, khắc phục đường lối bị lệ thuộc hóa

trong quan hệ quốc tế.

Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên tắc luật pháp

quốc tế cơ bản, đặc biệt nêu rõ sự bình đẳng chủ quyền giữa các nhà nước, không sử dụng

vũ lực, tôn trọng quyền tự do con người và không can thiệp vào các công việc nội bộ của

nhau.

* Nhiệm kỳ II (2004-2008):

Hết nhiệm kỳ thứ nhất, V.Putin đã mang đến những điều kỳ diệu cho nước Nga.

Với một chính sách đối ngoại mà mục tiêu là bảo vệ kiên quyết, nhất quán các lợi ích quốc

gia của Nga, V.Putin đã bước đầu ổn định được tình hình chính trị, nâng cao được đời sống

nhân dân, và đặc biệt đã đưa nền kinh tế từng bước đi vào quỹ đạo phát triển. Với những

thành công đó, V.Putin đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai với hơn 70% số phiếu bầu.

Bước vào nhiệm kỳ thứ hai, nước Nga đứng trước bối cảnh quốc tế đầy thách thức

khi Mỹ và phương Tây đã hoàn thành xong đợt hai chiến dịch Đông tiến của NATO và

EU, kết nạp hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu cũ và ba nước vùng Ban-tích.

Mỹ và phương Tây còn chủ trương triển khai giai đoạn Đông tiến mới nhằm thâm nhập sâu

hơn vào khu vực sân sau của Nga qua việc khuếch trương mô hình dân chủ của Mỹ trong

Page 27: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

25

không gian SNG như: hành động cô lập Bêlarút và hậu thuẫn cho cuộc cách mạng màu tại

Grudia, Ucraina, Cưrơgưxtan, bạo động tại Udơbêkistan. Mỹ đã thiết lập hai căn cứ quân

sự tại Trung Á dưới chiêu bài chống khủng bố quốc tế. Mỹ liên tiếp chỉ trích Nga đi ngược

lại tiến trình dân chủ và cải cách kinh tế thị trường. Mỹ cũng tiến hành một loạt những

động thái khác nhằm hạ thấp vai trò của Nga đối với các nước thuộc khu vực Đông Âu.

Trong bối cảnh đó, để tạo môi trường quốc tế thuận lợi, Nga tiếp tục thi hành chính

sách đối ngoại cân bằng Đông - Tây nhằm thực hiện mục tiêu tiếp theo đã đề ra trong chính

sách đối ngoại. Mục tiêu đó là lấy lại hình ảnh, khôi phục địa vị cường quốc cho nước Nga.

Tuy nhiên, nước Nga không đặt cho mình bất cứ một nhiệm vụ toàn cầu nào, lại càng

không phải là nhiệm vụ ý thức hệ của một siêu cường. Học thuyết mới của Nga là học

thuyết về một hệ thống quan hệ quốc tế đa cực, phản ánh một cách thực tế tính nhiều mặt

của thế giới hiện đại và sự đa dạng quyền lợi của nó. Nga là một cường quốc Âu-Á, chịu

trách nhiệm duy trì an ninh trên thế giới cả ở quy mô toàn cầu và quy mô khu vực. Chính

sách đối ngoại của Nga nhằm xây dựng mô hình thế giới đa cực, dựa trên các nguyên tắc:

- Thứ nhất, đề nghị các nước tìm kiếm mô hình thế giới đa cực với sự tham gia của

Mỹ, Nga, EU, Trung Quốc, Ấn Độ và các chủ thể khác của nền chính trị thế giới,

nếu họ sẵn sàng chịu trách nhiệm nghiêm chỉnh.

- Thứ hai, Nga sẽ tiến hành một chính sách đối ngoại chủ động để người ta buộc

phải tính đến Nga trong các vấn đề quốc tế.

- Thứ ba, Nga chọn thương lượng chứ không chọn vũ lực. Thời gian qua ngày càng

diễn ra nhiều cuộc xung đột quân sự, bởi vậy, một nguyên tắc tổ chức mới của thế

giới phải là thương lượng, tránh dùng bom đạn.

- Thứ tư, cơ quan chính thống có quyền quyết định sử dụng bạo lực vẫn là Liên

Hợp quốc, nhất quyết không để NATO nắm quyền đó.

- Thứ năm, không cần phương Tây “lên lớp” về dân chủ và nhân quyền, trong khi

chính phương Tây không hề học làm dân chủ và không tôn trọng quyền của các dân

tộc khác.

Nước Nga sẽ đáp trả mọi thách thức và đe dọa, từ phản ứng tuỳ tình hình đến các

biện pháp chiến lược. Còn trước mối đe dọa chính với lợi ích Nga là sự chi phối của Mỹ

trên thế giới, nước Nga có thể sẽ áp dụng “công nghệ kiềm chế năng động”. Nếu mất sự

Page 28: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

26

cân bằng lợi ích hợp lý, Nga sẵn sàng phản ứng cứng rắn, đối đầu với lợi ích của Mỹ ở bất

kỳ khu vực nào trên thế giới.

Chính sách đối ngoại của Tổng thống V.Putin trong nhiệm kỳ II được định hình rõ

qua những bản Thông điệp Liên bang hàng năm đọc trước Quốc hội. Chính sách đối ngoại

vẫn dựa trên những nguyên tắc thực dụng, có thể dự đoán và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Chính sách này chủ trương đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực trên cơ sở phục vụ đường

lối đối nội và bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga. Nga tiếp tục đóng vai trò chủ động trong

liên kết kinh tế không gian Cộng đồng các quốc gia độc lập, cũng như trên toàn lục địa Á-

Âu nói chung, dự định Nga sẽ xây dựng Nhà nước Liên minh Nga - Bêlarút. Nga cũng tiếp

tục củng cố các quá trình liên kết trong Cộng đồng Kinh tế Á - Âu, Tổ chức Hợp tác

Thượng Hải.

Một chính khách Nga đã từng nhận xét: Putin là “con người mới trong giới chính trị

gia ưu tú”. Ông có điểm mạnh và điểm yếu. Mạnh ở chỗ đối với ông, việc dọn sạch rác

rưởi tích tụ trong nhiều năm là việc rất đơn giản. Yếu ở chỗ, các chính khách có liên quan

đến những người vừa có quyền, vừa có tiền, vừa muốn giữ quyền và tiền thì lại đối lập với

V.Putin. Nhưng với bản lĩnh của mình, V.Putin đã dần loại bỏ những kẻ muốn chống lại

con đường hồi phục của nước Nga.

2.2. Nội dung của chính sách đối ngoại

2.2.1. Chính sách đối ngoại “Định hướng Âu- Á”

Chính sách này còn được gọi dưới những tên gọi khác nhau, như là: “ngoại giao hai

cánh”, “ngoại giao hai bánh xe”, chính sách cân bằng Đông - Tây...

Có người đã nói nước Nga không phải là một quốc gia. Nó gần như một châu lục.

Quả đúng như vậy. Liên bang Nga có vị trí địa lý đặc biệt, nằm vắt ngang hai châu lục Âu

và Á, là cầu nối giữa hai nền văn hóa và kinh tế Âu và Á, giữa ba tôn giáo lớn trên thế giới:

Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Phật giáo. Nga nằm án ngữ giữa các cường quốc Đại Tây

Dương và các cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương. Nga chỉ cách Alasca và Nhật Bản

mấy chục hải lý, Nga có chung biên giới với Trung Quốc và Triều Tiên, có mối quan hệ từ

lâu với Ấn Độ, với các nước Trung Á, Trung Đông và Cận Đông.

Page 29: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

27

Do vị trí đặc biệt đó, Nga cần phải đồng thời xây dựng và duy trì môi trường xung

quanh tốt đẹp, nhằm có lợi cho sự phục hưng của mình. Đặc biệt, đứng trước việc NATO

mở rộng sang phía Đông và Mỹ phát triển NMD, Nga đứng trước sự chèn ép toàn diện. Vì

thế, Nga cần phải xuất phát từ tính toán chiến lược sâu xa về an ninh quân sự, tích cực phát

triển sự hợp tác với Tây Âu, đồng thời tranh thủ phát triển quan hệ với phương Đông,

nhằm xây dựng một hậu phương lớn chiến lược ổn định đồng thời cố gắng thúc đẩy hợp

tác kinh tế, khai thác thị trường tiềm lực to lớn.

Và trong thời điểm đó, V.Putin đã lấy Cộng đồng các quốc gia độc lập làm điểm

tựa để thúc đẩy thực hiện “ngoại giao hai cánh” cân bằng phương Đông và phương Tây.

V.Putin khẳng định ưu tiên số một của Nga là phát triển quan hệ toàn diện với các

nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập, trong đó chú trọng phát triển Không gian kinh

tế thống nhất và Cộng đồng kinh tế Á - Âu. Tiếp đó, Nga đặc biệt chú trọng tăng cường

quan hệ với các nước thuộc Liên minh Châu Âu, xúc tiến đối thoại chính trị và quan hệ đối

tác với Mỹ, đẩy mạnh quan hệ với các nước thuộc khu vực Châu Á, trong đó đặc biệt là

Trung Quốc, Ấn Độ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN và Việt Nam. Đây là

điểm khác biệt lớn giữa V.Putin và người tiền nhiệm của mình. Khi còn đương chức, Tổng

thống B. Elsin đã thi hành chính sách đối ngoại thân phương Tây, nghiêng hẳn về phương

Tây. Chính sách đối ngoại “định hướng Âu - Á” của V.Putin không có nghĩa là phủ nhận

hoặc coi nhẹ quan hệ với Mỹ và phương Tây mà chỉ nhằm khắc phục tính phiến diện, sự ảo

tưởng thái quá trong các mối quan hệ này.

V.Putin khẳng định trong quan hệ với Mỹ, ông vừa tiếp tục theo đuổi mục tiêu trở

thành đối tác tin cậy với Mỹ, vừa chứng tỏ tính độc lập của mình. V.Putin cũng nâng cao

các mối quan hệ bạn bè truyền thống như với Triều Tiên, CuBa và Việt Nam. Tuy thứ tự

sắp xếp phương Đông, phương Tây có trước có sau nhưng vị trí của chúng trong nền ngoại

giao Nga vẫn gần như nhau. Phương Đông, phương Tây giống như hai cánh của nền ngoại

giao Nga, chỉ có hai cánh cùng bay thì mới tự do bay lượn trên vũ đài quốc tế được. Đúng

như V.Putin đã chỉ ra: “Đặc điểm của chính sách ngoại giao Nga là tính cân bằng, đây là

do vị trí địa chính trị là nước lớn Âu - Á của Nga quyết định”. Sự cân bằng được ví như

con đại bàng hai đầu trên quốc huy của Nga, một đầu quay về hướng Đông, một đầu quay

về hướng Tây.

Page 30: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

28

Trên thực tế, trong nhiệm kỳ đầu của mình, V.Putin đã thực hiện nhất quán chính

sách đối ngoại trên. Sách lược ngoại giao cụ thể với từng đối tác được V.Putin khẳng định:

- Thứ nhất, hợp tác hơn nữa với Mỹ trong việc hạ thấp vai trò của các nhân tố vũ

lực trong quan hệ quốc tế.

- Thứ hai, coi Liên minh Châu Âu là đối tác chính trị kinh tế quan trọng. Quan hệ

với các nước Châu Âu là mặt ưu tiên truyền thống của chính sách ngoại giao Liên

bang Nga.

- Thứ ba, cho rằng quan hệ với Châu Á là một trong những phương hướng quan

trọng và cần phát triển chính sách Châu Á, trong đó tích cực phát triển quan hệ hữu

nghị với Trung Quốc.

- Thứ tư, ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Liên bang Nga là bảo đảm hợp

tác đa phương và song phương tiến hành với các nước trong Cộng đồng các quốc

gia độc lập phù hợp với lợi ích an ninh quốc gia, trọng điểm là phát triển quan hệ

láng giềng và quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước trong Cộng đồng các

quốc gia độc lập.

Đường lối này được đánh giá là tích cực và khôn ngoan. Khi tiến hành đường lối

này sẽ không những không lãng phí những nguồn lực của quốc gia mà trái lại nó sẽ tăng

cường nguồn lực ngoại giao và các nguồn lực khác của nước Nga. Chính sách đối ngoại

của Nga sẽ tiếp tục duy trì theo hướng nỗ lực bảo đảm lợi ích quốc gia bằng các giải pháp

hòa bình, tránh đối đầu và tập trung vào việc tìm kiếm đối tác. Chính sách đối ngoại của

Nga sẽ là thiết lập quan hệ ổn định, lâu dài với bất cứ nước nào tôn trọng và ủng hộ Nga

trong việc xử lý các vấn đề trong nước. Ngược lại, bất cứ ai nếu có ý định can thiệp vào

công việc nội bộ và làm lệch hướng phát triển của Nga sẽ được xếp vào hàng đối địch. Chỉ

có vị thế và cách xử sự của nước Nga với tư cách là một trong những cường quốc hạt nhân

mới có thể đảm bảo những lợi ích kinh tế, lợi ích quốc gia và lợi ích dân tộc của Nga.

Chính sách này của V.Putin đã tính đến nhu cầu hiện thực và lợi ích lâu dài cho nước Nga.

2.2.2. Chính sách đối ngoại của Nga với một số đối tác:

Chiến lược đối ngoại của Nga luôn có những điều chỉnh theo hướng vừa ưu tiên,

vừa đa dạng hóa, vừa linh hoạt, thực dụng phù hợp với những thay đổi của tình hình trong

Page 31: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

29

nước và cục diện thế giới cũng như mối quan hệ giữa các nước lớn. Tính chất đa phương

trong đường lối đối ngoại của Nga đã được Tổng thống V.Putin nhấn mạnh trong Thông

điệp Liên bang năm 2002 rằng:“Chúng ta thiết lập quan hệ bình thường với tất cả các nước

trên thế giới, tôi muốn nhấn mạnh rằng - với tất cả các nước”. Điều này đã được Thứ

trưởng Ngoại giao Nga Aleksander Alekseev khẳng định trong buổi trả lời phỏng vấn báo

Độc lập của Nga ngày 28 tháng 12 năm 2004: “Không thể có sự phát triển chính sách đối

ngoại của Nga sang phía Đông. Đó là điều không lôgic. Một đất nước như nước Nga không

thể định hướng sang phương Đông, phương Tây, phương Nam hay phương Bắc. Điều đó

đi ngược lại lợi ích dân tộc của chúng ta. Nước Nga có chính sách đa phương và chính

sách này sẽ được duy trì”[52, tr. 56].

Như vậy, nước Nga sẽ thực hiện một chiến lược đối ngoại cân bằng, đa phương và

độc lập trong dài hạn, chắc chắn là bao gồm những thập niên đầu thế kỷ XXI.

Những phương hướng chung trong chính sách đối ngoại của Nga không có gì thay

đổi. Ưu tiên số một của Nga là Cộng đồng các quốc gia độc lập - SNG, thứ hai là Châu

Âu, Mỹ và tiếp theo là các nước và các tổ chức thuộc khu vực Châu Á, bao gồm Trung

Quốc, Ấn Độ, ASEAN và Việt Nam.

2.2.2.1. Chính sách đối ngoại của Nga đối với SNG

Liên Xô tan rã và thay thế vào đó là Cộng đồng các quốc gia độc lập gồm 12 nước

từng là thành viên của Liên bang Xô viết. SNG bao gồm những quốc gia có vị trí địa chính

trị quan trọng, tiếp giáp với những vùng nóng trên thế giới, như Trung Á và Đông Âu. Đây

là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt, kim loại quý,... nhưng

chưa được khai thác nhiều. Với những ưu thế trên, SNG trở thành đích ngắm của nhiều

quốc gia, nhiều nước phương Tây để bành trướng ảnh hưởng của mình lên khu vực này,

nhất là Mỹ.

Khác với người tiền nhiệm của mình, V.Putin đã nhận ra tầm ảnh hưởng của SNG

đối với sự phục hồi nền chính trị, kinh tế và xã hội của nước Nga. V.Putin xác định quan

hệ đối tác với SNG là ưu tiên số một trong chính sách đối ngoại của Nga. Trong “Chiến

lược đối ngoại của Liên bang Nga” được thông qua vào ngày 10 tháng 7 năm 2000, tức là

chỉ sau 2 tháng V.Putin chính thức trở thành Tổng thống, ông đã khẳng định:“Hướng ưu

tiên khu vực trong chính sách đối ngoại là bảo đảm cân đối giữa sự hợp tác đôi bên và

Page 32: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

30

nhiều bên với các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và nhiệm vụ an ninh

quốc gia”.

SNG được coi là “vành đai đệm” chiến lược của Nga. Là quốc gia lớn nhất và

mạnh nhất trong SNG, lại cũng đang muốn khôi phục vị thế cường quốc của mình nên Nga

buộc phải coi SNG là ưu tiên số một. Nếu Nga tập hợp, đoàn kết được các nước SNG đi

chung một quỹ đạo phát triển thì đây sẽ là một khu vực đáng để thế giới phải quan tâm.

Hơn nữa, quan hệ tốt với các nước SNG, Nga sẽ tạo ra cho mình được một tấm lá chắn an

toàn, ngăn chặn mọi sự nhòm ngó xung quanh nước Nga.

Ngược lại, SNG cũng rất cần hợp tác với Nga. Cho dù, không còn là cường quốc

nhưng Nga vẫn đang sở hữu một sức mạnh to lớn, đó là kho vũ khí hạt nhân, là lực lượng

quân sự và khoa học vũ trụ... Ngoài ra, Nga còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng

lớn, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Quan hệ với Nga, các nước SNG sẽ đảm bảo được lợi

ích quốc gia của mình, ổn định chính trị, vượt qua suy thoái, từng bước phục hồi và phát

triển kinh tế. Đồng thời, cũng sẽ nâng cao sức mạnh và vị thế của từng quốc gia trên

trường quốc tế.

Trong quan hệ Nga - SNG tồn tại nhiều “di sản của quá khứ”. SNG không phải là

một quốc gia mà nó là một cộng đồng với những nền kinh tế và chính trị độc lập, không có

ngân sách và đường lối chung. Cộng đồng này không tập trung quyền lực, mỗi nước thành

viên là một chủ thể pháp lý, có quyền đặt quan hệ với các nước và các tổ chức khu vực trên

thế giới. Vì thế, quan hệ Nga - SNG chính là tổng hợp các mối quan hệ đan xen, đôi khi có

những xu hướng trái ngược nhau, giữa một bên là Nga và một bên là các quốc gia thành

viên của SNG.

Cùng trong SNG nhưng quan hệ giữa Nga với mỗi nước hoặc nhóm nước lại rất

khác nhau. Trong số các nước thành viên của SNG, Nga đặc biệt coi trọng quan hệ với ba

nước, đó là: Adecbaizan, Udơbêkistan và Ucraina. Nếu Nga không thiết lập được tầm ảnh

hưởng của mình ở Adecbaizan thì đây sẽ trở thành hành lang để tiến vào Trung Đông và

vùng biển Caspi nơi Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm. Ngược lại, Nga có được quan

hệ tốt với Adecbaizan thì coi như Nga đã tạo dựng được vành đai bảo vệ mình và Nga sẽ

có cơ hội để bảo vệ an ninh ở phía Nam. Còn đối với Udơbêkistan là nước không dễ bị

lung lạc trước sức ép của Nga, là quốc gia quan trọng và đông dân nhất trong số các quốc

gia ở khu vực Trung Á. Nền độc lập của nước này là trọng yếu cho sự tồn vong của các

Page 33: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

31

quốc gia khác. Nga muốn tái lập quyền kiểm soát trong khu vực thì trước tiên cần phải có

mối quan hệ hữu hảo với quốc gia này. Quan trọng hơn cả vẫn là Uraina. Không có

Ucraina, Nga sẽ không còn là cường quốc Âu - Á. Khi NATO và EU mở rộng, Ucraina sẽ

rơi vào tình thế phải lựa chọn tham gia vào tổ chức này hay tổ chức kia. Cũng có thể

Ucraina sẽ gia nhập cả hai. Vị thế của Nga ở Châu Âu sẽ phụ thuộc vào quyết định của

Ucraina. Nga có thể bị đẩy ra ngoài Châu Âu, hợp nhất hay rơi vào thế đối chọi khi các

nước Đông Âu gồm cả Ucraina gia nhập EU và NATO.

Như vậy, các nước SNG đang ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong việc thực

hiện chính sách đối ngoại cân bằng của Nga. Trong chính sách đối ngoại của mình, Nga

cũng đang cố gắng duy trì sự kiểm soát đối với khu vực này, coi đó là lợi ích sống còn.

2.2.2.2. Chính sách đối ngoại của Nga đối với Châu Âu

Nga đang theo đuổi chiến lược quan hệ tốt với mọi trung tâm quyền lực thế giới

nhằm tránh rơi vào tình thế bị cô lập và bị tấn công từ nhiều phía. Trong số những trung

tâm quyền lực đó có Châu Âu.

Trong văn kiện “Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga” được công bố ngày 10

tháng 7 năm 2000, V.Putin đã khẳng định: “Quan hệ với các nước Châu Âu là hướng ưu

tiên truyền thống trong chính sách đối ngoại của Nga”. V.Putin đưa ra công thức về một

Châu Âu ổn định và không bị chia rẽ. Mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại của Nga

theo hướng Châu Âu là xây dựng một hệ thống an ninh và hợp tác toàn Châu Âu một cách

ổn định và dân chủ. Nga hy vọng đẩy mạnh đối thoại Nga - EU để thúc đẩy quá trình Nga

hội nhập vào Châu Âu và thế giới. Trước đây, Liên bang Nga cũng đã từng theo đuổi chính

sách đối ngoại hướng về phương Tây, tự nguyện theo đuổi phương Tây, ảo tưởng hoà nhập

với phương Tây. Và cũng chính từ chính sách đó cùng với mô hình phát triển nền kinh tế

không thích hợp đã là nguyên nhân làm cho tình hình kinh tế và chính trị ở Nga thêm bất

ổn. Giờ đây, Tổng thống V.Putin đã nhận ra sai lầm của những người tiền nhiệm nên chính

sách đối ngoại của ông có điểm khác. Từ một nước phải nhượng bộ, dựa dẫm vào Châu

Âu, V.Putin đã đưa nước Nga sang một vị thế khác, độc lập tự chủ với Châu Âu, nước

Nga sẽ không nhượng bộ phương Tây như trước đây. V.Putin sẽ làm tất cả những gì có lợi

cho nước Nga. Trong quan hệ với Châu Âu, Nga luôn luôn đặt lợi ích quốc gia, đặc biệt là

Page 34: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

32

lợi ích kinh tế lên vị trí hàng đầu. Mỹ hứa hẹn nhiều nhưng không thể sánh nổi những lợi

ích mà Châu Âu đem lại cho Nga.

Sau khi giữ chức Tổng thống, V.Putin đã xử lý mối quan hệ với các nước lớn Châu

Âu bằng phương châm ngoại giao linh hoạt, thực dụng và tích cực. Tháng 4 năm 2000,

V.Putin đã lựa chọn nước Anh là nước phương Tây đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức.

Lựa chọn nước Anh là có sự tính toán về kinh tế. Anh có thể đóng vai trò thuyết khách,

ủng hộ nước Nga tại Tổ chức Quỹ tiền tệ quốc tế. Ngoài ra, Anh không những có địa vị

quan trọng trong Liên minh Châu Âu mà còn có mối quan hệ đặc biệt với Mỹ. Cải thiện

quan hệ Nga - Anh có thể gián tiếp thúc đẩy quan hệ Nga - Mỹ, mở ra lối thoát nhằm hoà

dịu mối quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở trong tình thế bế tắc.

Sau Anh, V.Putin đã có những chuyến thăm tới các nước Châu Âu khác như: Ý,

Tây Ban Nha, Đức, Pháp,... Những chuyến thăm này đã thực hiện chính sách đối ngoại

kinh tế thiết thực, đặt vấn đề hợp tác kinh tế song phương hoặc đa phương lên hàng đầu.

Về mặt an ninh Châu Âu, V.Putin đưa ra sáng kiến tăng cường an ninh và hợp tác ở

Châu Âu nhằm giữ sự ổn định của khu vực Châu Âu và thúc đẩy sự hợp tác lẫn nhau.

V.Putin còn đưa ra đề nghị kết hợp với EU xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo,

phối hợp đánh giá tính chất và quy mô phổ biến tên lửa đạn đạo và mối đe dọa tên lửa đạn

đạo có thể xuất hiện, phối hợp nghiên cứu ý tưởng hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn

đạo phi chiến lược toàn Châu Âu và xây dựng trình tự của hệ thống này, phối hợp xây

dựng trung tâm cảnh báo trước việc bắn tên lửa đạn đạo toàn Châu Âu,... Những đề nghị

này đã nhận được phản ứng mạnh mẽ của các nước Châu Âu và đã giành được quyền chủ

động đối với Mỹ trong vấn đề này.

Muốn hoà nhập thực sự với Châu Âu, trước tiên Nga phải cải thiện được quan hệ

với hai tổ chức là EU và NATO. Nếu Nga giành được sự ủng hộ từ hai tổ chức này, Nga sẽ

không rơi vào thế bị cô lập hay mất quyền kiểm soát ở Đông Âu mà còn giành được nhiều

lợi ích ở Châu Âu, cùng với các cường quốc khác ở Châu Âu đẩy ảnh hưởng của Mỹ ra

khỏi Châu Âu.

Đối với NATO, từ sự phản đối mạnh mẽ, V.Putin đã chuyển sang thái độ hợp tác.

Ngày 7 tháng 12 năm 2001, Uỷ ban liên hợp NATO - Nga đã tổ chức hội nghị ngoại

trưởng và ra tuyên bố quyết định xây dựng một cơ chế hợp tác mới giữa NATO và Nga,

Page 35: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

33

bao gồm bàn bạc, hợp tác, cùng quyết sách và điều hoà hành động, phối hợp hành động.

Hai bên sẽ tăng cường đấu tranh trong hợp tác chống khủng bố và trong các lĩnh vực khác.

Ngày 28 tháng 5 năm 2002, 19 nguyên thủ của các nước NATO và V.Putin đã

cùng ký kết “Tuyên ngôn Rôma”. Uỷ ban NATO - Nga chính thức được thành lập thay thế

Uỷ ban liên hợp Nga- NATO vốn có và cơ chế “19+1” sẽ thay thế bằng cơ chế “20 nước”.

Trong cơ chế mới này, NATO sẽ triển khai hợp tác bình đẳng với Nga trong các vấn đề

như chống khủng bố, không quân, xử lý khủng hoảng, cứu hộ trên biển, ngăn ngừa phổ

biến hạt nhân,... Nhưng về vấn đề trung tâm liên quan tới phòng vệ NATO, can thiệp quân

sự và NATO mở rộng sang phía Đông, Nga vẫn không có quyền phát ngôn, càng không có

quyền quyết sách. Tuy nhiên, với những thỏa thuận trên thì Nga cũng đã “bước thêm một

bước hội nhập với Châu Âu”.

Đối với EU, Nga càng có những lợi ích quan trọng trong quan hệ. Về kinh tế, Nga

rất cần những nguồn vốn đầu tư và sự trợ giúp từ EU để chuyển đổi, cơ cấu lại nền kinh tế.

EU là đối tác kinh tế quan trọng của Nga, chiếm 53,4% tỷ trọng ngoại thương của Nga. EU

là nguồn cung cấp 70% đầu tư nước ngoài vào Nga, trong đó Anh, Hà Lan, Đức là những

nước có FDI lớn nhất của EU vào Nga [45, tr.119]. Nga đang tìm kiếm hy vọng ở Châu Âu

về một số vốn từ 400-600 tỷ Euro để đầu tư cho ngành dầu khí.

Về chính trị, Nga cần hợp tác với EU để cùng giải quyết các vấn đề ở Châu Âu.

Hơn nữa, Nga hiện nay đã suy yếu không còn là đối thủ của Mỹ, Nga đang cần liên minh

để tạo ra thế cân bằng với Mỹ. Trong khi đó, EU đang mạnh lên và muốn tìm vị thế ngang

bằng với Mỹ. Do vậy, nếu đạt được sự đồng thuận, Nga và EU sẽ trở thành những đồng

minh thân thiết.

Về quân sự, Nga và EU đều có những mối quan tâm chung về chiến lược quân sự

của Mỹ ở Châu Âu. EU cần tạo không khí hòa dịu đối với Nga để giảm thiểu nguy cơ đối

đầu về quân sự có thể nguy hại đến an ninh của Châu Âu. Đối với EU, có Nga sẽ không

còn lý do gì phụ thuộc vào Mỹ về an ninh chính trị, trong khi về kinh tế nó đã có phần vượt

hơn Mỹ. Một Châu Âu thống nhất có Nga lập tức sẽ đẩy ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi Châu

Âu và ảnh hưởng của Mỹ sẽ giảm dần. Châu Âu sẽ vươn lên ngang bằng và có thể dần dần

vượt Mỹ. Sẽ không có lợi cho Châu Âu nếu đi theo Mỹ và đối đầu với Nga. Khi bị cô lập,

Nga có thể trở nên nguy hiểm cho liên minh Châu Âu. EU cần lôi kéo Nga vào sự hợp tác

chung để xây dựng một Châu Âu thống nhất trong hòa bình, thịnh vượng.

Page 36: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

34

Về chiến lược, nếu Nga không mau chóng gắn bó với Châu Âu, Nga sẽ bị đẩy ra

ngoài khu vực khi EU và NATO tiến sát biên giới nước này. EU tiến sát biên giới Nga sẽ

được coi là một Châu Âu thống nhất. Như vậy, Nga không những bị đẩy ra ngoài châu lục

mà còn có xu hướng bị đẩy vào một cuộc đối đầu với toàn bộ Châu Âu lẫn Mỹ khi NATO

tiến sát biên giới Nga. Điều này vô cùng bất lợi đối với Nga. Sự lựa chọn tốt nhất với Nga

là đi theo một Châu Âu thống nhất, hiện đại, giàu có để không bị gạt ra ngoài lề. Nếu mau

chóng nhập cuộc, Nga không những không bị đơn độc mà còn chiếm được một vị trí xứng

đáng ở Châu Âu.

Ngày nay, khi trật tự hai cực không còn, sự đối đầu Đông Tây ở Châu Âu không

còn, EU đã giảm bớt mối lo ngại về quân sự từ Nga so với Liên Xô trước đây. Nhưng

không phải EU đã loại bỏ hết mối lo ngại, nghi ngờ đối với Nga. Bằng chứng là sự ủng hộ

của EU đối với việc mở rộng NATO đến sát biên giới Nga. EU vẫn cảm nhận những mối

đe dọa từ Nga. Nga có số lượng vũ khí hạt nhân lớn, có lực lượng hải quân mạnh, có lực

lượng lục quân lớn nhất Châu Âu. Mối lo ngại của EU có thể không hiện thực vì nước Nga

đang rất cần sự hợp tác và cần một đồng minh như EU. Ngược lại, mối lo ngại của Nga về

việc mở rộng NATO là có thực. Sự ủng hộ của EU đối với Mỹ trong vấn đề mở rộng EU sẽ

làm cho mối nghi ngờ lẫn nhau giữa hai bên tăng lên và Mỹ sẽ là nước được lợi khi kiểm

soát được hai đối thủ mạnh bằng cách đẩy họ vào thế kiềm chế lẫn nhau.

Tháng 5 năm 2002, đã diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nga - EU lần thứ 9 tại

Mátxcơva. Trọng tâm của Hội nghị là vấn đề về hợp tác kinh tế thương mại. Hai bên mong

muốn xây dựng không gian kinh tế Châu Âu thống nhất. Đối với Nga là vấn đề hội nhập

vào Châu Âu còn đối với EU là bảo đảm cung cấp nguồn năng lượng. Hội nghị đã đưa ra

Tuyên bố chung Nga - EU và bốn tuyên bố khác.

Tháng 5 năm 2003, hai nước cũng đã ra Tuyên bố chung Nga - EU, bao gồm các

mục tiêu:

- Thứ nhất, xây dựng cơ chế vừa hợp tác và đối thoại mới với đối tác chiến lược Nga

- EU trong những năm đầu của thế kỷ XXI, đó là tăng cường vai trò của “Hội đồng

hợp tác” thành “Hội đồng đối tác thường trực”.

- Thứ hai, hướng tới một không gian kinh tế chung: tiếp tục đàm phán về vấn đề

năng lượng và cải thiện môi trường đầu tư, thỏa thuận vấn đề an toàn hạt nhân, ủng

hộ Nga ký Nghị định thư Kyôtô, ủng hộ Nga gia nhập WTO.

Page 37: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

35

- Thứ ba, xây dựng quan hệ Nga - EU: láng giềng và đối tác.

- Thứ tư, hai bên tiếp tục kiểm soát buôn bán ma túy, tội phạm có tổ chức quốc tế,

đồng thời xây dựng cơ chế chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế và giải quyết vấn

đề Chechnya.

- Thứ năm, đối tác trong quan hệ quốc tế, kiểm soát khủng hoảng và an ninh quốc tế.

Hai bên đã thỏa thuận về bốn không gian chung là: không gian kinh tế, không gian

an ninh bên ngoài, không gian về tự do, an ninh và tư pháp; cuối cùng là không gian về

khoa học, giáo dục và văn hóa.

Tháng 10 năm 2005, tại Hội nghị thượng đỉnh Nga - EU, hai bên cũng đã ra tuyên

bố chung, khẳng định tăng cường hợp tác trong lĩnh vực xây dựng không gian kinh tế Nga

- EU.

Cho dù đã có những bước tiến đáng kể trong quan hệ Nga - EU, nhưng hai bên vẫn

đang tồn tại một số mâu thuẫn. Đó là việc NATO mở rộng sang các nước vùng Ban-tích, là

căng thẳng trong việc thực thi Hiệp ước CFE,... Và gần đây, Tổng thống V. Putin đã tuyên

bố rút khỏi Hiệp ước này. Tuy vậy, Nga có vị thế địa lý đặc biệt, nằm vắt ngang hai lục địa

Âu - Á, nhưng 80% dân số Nga lại là người Châu Âu nên Nga luôn luôn coi mình là nước

Châu Âu, tồn tại “mối tình Châu Âu sâu nặng”. Thế nên, rất có thể Nga sẽ hoà nhập hơn

nữa với Châu Âu.

2.2.2.3. Chính sách đối ngoại của Nga đối với Mỹ

Đây là một mối quan hệ phức tạp trong đời sống quan hệ quốc tế, trải qua nhiều

thăng trầm, biến động, có hợp tác và cạnh tranh. Trong lịch sử, Mỹ từng là đối thủ của

Liên Xô. Quan hệ Mỹ - Liên Xô là quan hệ giữa hai cường quốc đứng đầu thế giới, đại

diện cho hai hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Nhưng giờ đây, quan hệ

Mỹ - Nga lại là quan hệ giữa một cường quốc với một quốc gia đang đi tìm vị thế của

mình. Khi V.Putin lên nắm chính quyền, cũng đúng là lúc quan hệ Nga - Mỹ rơi vào điểm

thấp nhất. Thời kỳ đầu, khi Liên bang Nga ra đời, quan hệ Nga - Mỹ đã từng có giai đoạn

“tuần trăng mật”. Nhưng cùng với việc nền kinh tế Nga xấu đi, Mỹ và NATO không ngừng

chèn ép Nga, hai nước Nga - Mỹ xuất hiện nhiều bất đồng nghiêm trọng trong nhiều vấn đề

lớn như việc NATO mở rộng sang phía Đông, khủng hoảng ở Bốtxnia- Hécxegôvina, sự

Page 38: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

36

kiện Chechnya, khủng hoảng Kôxôvô... Hơn nữa, do Mỹ đẩy nhanh nghiên cứu chế tạo hệ

thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia khiến cho lợi ích quốc gia của Nga đứng trước

thách thức,... quan hệ Nga - Mỹ có chiều hướng xấu đi. Thế nhưng, Mỹ lại là quốc gia

mạnh nhất thế giới về kinh tế và quân sự, lại có ảnh hưởng chính trị rộng rãi. Nga lại đang

muốn khôi phục lại hình ảnh của một cường quốc cho nên quan hệ với Mỹ vừa là nhu cầu

vừa là mong muốn của Nga. Trong “Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga”, V.Putin

xác định: “Mặc dù tồn tại bất đồng nghiêm trọng, trong nhiều trường hợp tồn tại bất đồng

căn bản, quan hệ lẫn nhau của Nga và Mỹ là điều kiện cần thiết để cải thiện tình hình quốc

tế và bảo đảm ổn định chiến lược toàn cầu... Chỉ trong trường hợp tích cực đối thoại với

Mỹ mới có thể giải quyết được vấn đề hạn chế và cắt giảm vũ khí hạt nhân. Vì lợi ích của

đôi bên, cần duy trì tiếp xúc song phương thường xuyên và không ngừng ở tất cả các cấp,

chứ không cho phép quan hệ đình trệ”.

Tổng thống V.Putin cho rằng Nga và Mỹ có những tiền đề khách quan để duy trì

quan hệ đối tác lâu dài. Đó là cuộc đấu tranh chống khủng bố quốc tế, duy trì ổn định chiến

lược và kiểm soát vũ khí. Tuy nhiên, theo ông điều này chưa đủ để thiết lập mối quan hệ

đối tác chiến lược giữa hai nước mà còn cần mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại. Ông

nhấn mạnh sự tin tưởng hoàn toàn của Nga chỉ có được trong điều kiện Mỹ đẩy mạnh hơn

nữa đầu tư vào Nga.

Chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây đã qua từ lâu, thế nhưng sẽ còn rất lâu nữa

người ta mới thấy được mối quan hệ nồng ấm giữa Nga và Mỹ. Trong xu thế mới hiện nay,

cả hai nước vẫn duy trì một mối quan hệ mà ta có thể tạm gọi là “hoà bình nóng, đối đầu

xen lẫn hợp tác”. Trước khi xảy ra sự kiện 11- 9, quan hệ Nga - Mỹ đã diễn ra khá căng

thẳng, thậm chí người ta còn lo ngại tới một cuộc chiến tranh sắp xảy ra. Nhưng sau đó, họ

lại là những đồng minh của nhau trong cuộc chiến chống khủng bố. Tuy là đồng minh,

nhưng quan điểm của họ cũng lại trái ngược nhau, tiêu biểu như trong cuộc chiến Mỹ tiến

hành ở Iraq. Tổng thống V.Putin là người cực lực lên án và phản đối cuộc chiến này. Và

giờ đây, quan hệ của hai “người khổng lồ” này lại một lần nữa làm dư luận thế giới phải

quan tâm. Tại Hội nghị quốc tế lần thứ 43 về chính trị và an ninh ở Mu-nich (Đức), trước

sự hiện diện của Thủ tướng Đức A.Merkel, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Gates, một phái

đoàn Quốc hội Mỹ và nhiều chính khách, các nhà ngoại giao, quan chức quân sự và chuyên

gia về các vấn đề an ninh từ hơn 40 nước, V. Putin cho rằng đang có một sự lạm dụng vũ

lực trong quan hệ quốc tế, phớt lờ những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và các

Page 39: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

37

hành động quân sự của Mỹ là đơn phương, không hợp lệ và sẽ chỉ tạo ra bất ổn và nguy

hiểm. Ông cáo buộc việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đã kích động

một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới và đe dọa đến các thể chế quốc tế và làm tình

hình Trung Đông thêm mất ổn định qua việc xử lý vụng về trong cuộc chiến Mỹ tiến hành.

V.Putin phản đối việc Mỹ đã biến Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE)

thành một công cụ thô bạo trong việc can thiệp vào lợi ích trong chính sách đối ngoại của

các nước này. V.Putin phê phán trật tự thế giới “đơn cực” với “một trung tâm quyền lực

duy nhất, một trung tâm hoạch định chính sách, một thế giới của một ông chủ, một quốc

gia”.

Trong quan hệ Nga - Mỹ không chỉ có sự “đụng độ” về vấn đề hệ thống phòng thủ

tên lửa, sự mở rộng biên giới của NATO sang phía Đông mà còn cả sự tăng cường quan hệ

của Nga sang Trung Đông, nơi Mỹ vẫn quyết giành ưu thế ảnh hưởng trong quan hệ với

các nước ở khu vực nhiều dầu khí này.

Tháng 5 năm 2002, nguyên thủ hai nước đã có cuộc gặp gỡ và ký kết Tuyên bố

chung về quan hệ chiến lược Nga - Mỹ. Sự kiện này đánh dấu một giai đoạn mới trong

quan hệ hai nước. Hai bên đã vượt qua giai đoạn đối đầu và bước vào giai đoạn hợp tác để

tìm kiếm lợi ích cho mỗi bên.

Hiện nay, Nga và Mỹ thừa nhận còn tồn tại nhiều bất đồng nhưng cả hai bên cho

rằng hai nước nên hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực như chống khủng bố quốc tế, phấn

đấu cho hoà bình toàn cầu. Nga và Mỹ vẫn coi nhau là đối tác, nhưng đối với Nga, Mỹ là

“đối tác khó khăn nhất”.

Page 40: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

38

2.2.2.4. Chính sách đối ngoại của Nga đối với các nước Châu Á:

Nga có lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới với hơn 17 triệu km2 nhưng có tới 14 triệu

km2

(chiếm 3/4 lãnh thổ) nằm ở Châu Á. Đặc biệt, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng

lồ và quý giá nhất của Nga lại tập trung chủ yếu ở phần lãnh thổ Châu Á này. Tuy nhiên,

do quan điểm về lợi ích địa chính trị và địa kinh tế của Chính phủ Nga nên phần lãnh thổ

Châu Á bao giờ cũng kém phát triển hơn so với phần Châu Âu của nước Nga. GS. TS. M.

L.Titarenko đã nhận xét: “Một bộ phận lớn trong giới lãnh đạo chính trị Nga nghiêng về

phía muốn nhìn nhận nước ta thiên về chuẩn mực Châu Âu nên bản chất kinh tế, chính trị

và văn minh của một nhà nước Á - Âu của Nga chưa được tính tới đầy đủ trong quá trình

soạn thảo chính sách phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại” [52, tr. 63]. Nhưng đến thời

của V.Putin đã có sự thay đổi căn bản trong cách tiếp cận cũng như nhìn nhận về vai trò

của khu vực Châu Á. Tổng thống V.Putin khẳng định: “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

Nga với tư cách là cường quốc Á - Âu, đặc biệt là khu vực Sibery và Viễn Đông Nga gắn

chặt với việc tích cực liên kết khu vực. Đối với chúng tôi, đó là đường lối tự nhiên và là

chiến lược cần thiết” [52, tr. 64]. Nội dung chủ yếu của chiến lược đó là:

- Nga với tư cách là nhà nước Á - Âu, cần phải tham gia vào các quá trình liên

kết Châu Á - Thái Bình Dương nhằm vực dậy nền kinh tế của Sibery, Viễn

Đông và toàn bộ nền kinh tế Nga nói chung.

- Nhằm mục tiêu đảm bảo an ninh khu vực và quốc gia, Nga cần phát triển hợp lý

các quan hệ chính trị, quân sự và chiến lược với các đối tác trong khu vực trên

nguyên tắc “An ninh thông qua đối tác và cùng phát triển”.

- Nga cần làm cho chính sách kinh tế và tài chính của mình thích ứng với sự hợp

tác ở nhiều cấp độ cùng một lúc cả với EU và APEC.

Chính sách đối ngoại của Nga ở khu vực này được xây dựng dựa trên nguyên tắc

phát triển và củng cố toàn diện các mối quan hệ song phương với các quốc gia trong khu

vực kết hợp với việc tham gia tích cực vào các tổ chức chính trị và kinh tế đa phương.

Những đối tác quan trọng của Nga ở khu vực này, bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN

và Việt Nam.

i. Chính sách đối ngoại của Nga đối với Trung Quốc

Page 41: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

39

Quan hệ Nga - Trung Quốc là quan hệ giữa hai cường quốc trên thế giới, là nhân tố

quan trọng trong nền chính trị quốc tế. Mỗi sự thay đổi trong chính sách của hai nước đều

ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện chính trị và quan hệ kinh tế trong khu vực và trên toàn

thế giới.

Quan hệ này đã trải qua nhiều thăng trầm và biến động. Trong giai đoạn 1950 –

1956, hai nước đã từng là những người đồng chí cùng xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn tiếp theo của thập niên 60 - 80, họ đã xem nhau như kẻ thù, tìm mọi cách

ngăn chặn ảnh hưởng của nhau ở phạm vi khu vực và toàn cầu. Nhưng dưới thời V.Putin

mọi chuyện đã thay đổi. Theo chính sách đối ngoại mới của V.Putin, một trong những ưu

tiên chính của Nga ở khu vực Châu Á đó là phát triển quan hệ hợp tác toàn diện và tích cực

với người láng giềng Trung Quốc. Là hai quốc gia lớn, có vị trí địa lý liền kề nhau, đều

cùng là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, hai bên Trung - Nga “lấy lợi

ích chiến lược chung làm đầu mối, lấy toàn cầu hóa kinh tế và nhất thể hóa kinh tế khu vực

làm hướng đi chính, lấy tin cậy chính trị cao độ và cơ chế hợp tác kiện toàn làm bảo đảm”

[13, tr. 351].

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang nổi lên như là một cường quốc không

chỉ trong khu vực mà cả trên phạm vị toàn cầu. Trung Quốc được mệnh danh là “người

khổng lồ thức dậy” với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng trung bình từ 8-9%/ năm, tính từ

năm 2000 đến nay.

Còn Nga đang trên con đường xác lập vị thế cường quốc của mình, nên Nga cần

phát triển hơn nữa quan hệ với Trung Quốc, đặc biệt là quan hệ kinh tế nhằm phục vụ mục

tiêu ổn định và khôi phục nền kinh tế quốc gia.

Về phía Trung Quốc, Trung Quốc đang rất cần kho vũ khí và nguồn năng lượng

của Nga, đặc biệt là nguồn dầu mỏ để phục vụ nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ

nhanh của mình. Quan hệ với Nga, Trung Quốc có thêm cơ hội khai thác thị trường đầy

tiềm năng này.

Thêm vào đó, Nga và Trung Quốc có quan điểm trùng hợp hoặc tương đồng trong

các vấn đề quốc tế nóng bỏng. Hai bên nhất trí quan điểm trong việc xây dựng một thế giới

đa cực, không chấp nhận một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ xây dựng.

Sự xích lại gần nhau và thiết lập quan hệ “đối tác đặc biệt”, sự phối hợp hành động

giữa Nga và Trung Quốc sẽ làm tăng thêm thế và lực của từng nước trên trường quốc tế.

Page 42: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

40

Quan hệ đối tác chặt chẽ với Trung Quốc làm tăng sự hiện diện và ảnh hưởng của Nga ở

khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tạo vị thế có lợi hơn cho Nga trong quan hệ với các

đối tác khác. Với những lợi ích chiến lược như vậy nên Trung Quốc tiếp tục chiếm vị trí

trung tâm trong chính sách đối ngoại của Nga ở Châu Á - Thái Bình Dương, là đối tác

quan trọng nhất của Nga ở phía Đông. V.Putin khẳng định: “sẽ kiên định bất di bất dịch

tuân theo nhận thức chung đạt được giữa Tổng thống B.Elsin và Chủ tịch Giang Trạch

Dân, dốc sức vào phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược trong đó bao gồm cả chính

trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá, quân sự” [12, tr. 347].

Với chiến lược đối ngoại đó, hai bên đã tiến hành các cuộc gặp gỡ cấp cao và cùng

nhau ký nhiều hiệp ước quan trọng.

Ngày 1 tháng 3 năm 2000, trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc

Đường Gia Triền đang ở thăm Nga, V.Putin bày tỏ ủng hộ lập trường của Trung Quốc

trong vấn đề Đài Loan, ủng hộ Trung Quốc thực hiện toàn vẹn lãnh thổ. Và cho rằng, thế

giới đang phát triển theo hướng đa cực hoá, lãnh đạo hai nước đều ủng hộ xu thế này, phía

Nga muốn cùng phía Trung Quốc tiến hành hợp tác chặt chẽ thúc đẩy tiến trình này.

Từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 7 năm 2000, V.Putin đã có chuyến thăm chính thức

đầu tiên tới Trung Quốc. Trong chuyến thăm này, V.Putin đã chỉ rõ: “Trung Quốc là đối

tác chiến lược của Nga, phát triển quan hệ với Trung Quốc là một trong những hướng ưu

tiên chính của chính sách đối ngoại của Nga” [12, tr. 348]. Hai bên đã ký kết “Tuyên bố

Bắc Kinh Nga - Trung Quốc” và “Tuyên bố chung Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân

Trung Hoa và Tổng thống Liên bang Nga về vấn đề chống tên lửa đạn đạo”. Hai bên đã

trình bày rõ lập trường chống chủ nghĩa bá quyền, chính trị cường quyền và hành vi nhằm

sửa đổi chuẩn mực quốc tế, dùng vũ lực gây sức ép hoặc can thiệp vào công việc nội bộ

của quốc gia có chủ quyền, chủ trương xây dựng một trật tự quốc tế công bằng hợp lý, thúc

đẩy thế giới phát triển theo hướng đa cực hóa. Trung Quốc và Nga cũng bày tỏ quan điểm

phản đối việc Mỹ xây dựng kế hoạch phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia, cho rằng đó là sự

phá hoại ổn định chiến lược toàn cầu.

Từ ngày 15 đến 18 tháng 7 năm 2001, nhận lời mời của Tổng thống V.Putin, Chủ

tịch Giang Trạch Dân đã sang thăm Liên bang Nga. Hai bên đã ký một văn kiện lịch sử

“Hiệp ước láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác Nga- Trung Quốc” với 25 điều, bao

hàm tất cả các lĩnh vực của quan hệ song phương và ra “Tuyên bố chung Nga - Trung

Page 43: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

41

Quốc”. Hiệp ước xác định lại quan hệ hai bên mãi mãi là láng giềng tốt, đối tác tốt, bạn bè

tốt bằng hình thức pháp luật, đặt nền tảng pháp luật chắc chắn cho Nga - Trung Quốc phát

triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị.

Từ ngày 1 đến ngày 3 tháng 12 năm 2002, Tổng thống V. Putin đã có chuyến thăm

lần thứ hai tới Trung Quốc. Lần này, hai bên đã tăng cường và đi sâu vào quan hệ đối tác

hợp tác chiến lược giữa hai nước, tiếp tục hợp tác trên mặt trận chống chủ nghĩa khủng bố,

nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hợp tác kinh tế thương mại giữa hai

nước. Hai nước cũng đã ký với nhau một loạt các quyết định mang tính đột phá, trước hết

là việc ký Hiệp định về hai khu vực còn đang tranh cãi của đường biên giới Nga - Trung và

kết quả của các cuộc hội đàm song phương về việc Nga gia nhập WTO.

Tháng 6 năm 2003, Tổng bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã có

chuyến thăm Nga. Trong chuyến thăm này, V.Putin đã khẳng định:“Quan hệ Trung Nga đã

đạt tới mức cao nhất chưa từng có” [2, tr. 23].

Tháng 5 năm 2005, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có chuyến thăm Nga lần thứ hai. Trong

cuộc gặp này, hai bên đã ký Tuyên bố chung về chương trình phối hợp hành động nhằm

chống lại chiến lược toàn cầu và khu vực của Mỹ.

Gần đây nhất, tháng 3 năm 2006, V.Putin có chuyến thăm lần thứ ba tới Trung

Quốc. Và tại đây, ông đã tuyên bố: “Quan hệ Nga - Trung là điều kiện quan trọng cho nền

hòa bình trên toàn thế giới. Nước Nga rất coi trọng mối quan hệ này và tiếp tục phát triển

quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc”[61].

Như vậy, với sự điều chỉnh chiến lược trong chính sách đối ngoại của mình, nước

Nga đang từng bước tăng cường hơn nữa quan hệ với Trung Quốc. Và có thể khẳng định,

quan hệ Nga - Trung hiện nay đang trong giai đoạn phát triển nhất. Hai bên đã có mối quan

hệ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực : an ninh quốc gia, hợp tác quốc tế và hợp tác kinh tế.

ii. Chính sách đối ngoại của Nga đối với Ấn Độ

Page 44: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

42

Ấn Độ được xem là đồng minh truyền thống của Liên Xô và bây giờ là Liên bang

Nga. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Nga và Ấn Độ đã có mối quan hệ bền chặt. Khi Liên

Xô tan rã thì cả hai đều cùng phải lo đối phó với những vấn đề kinh tế trong nước. Nga thì

vấp phải sự xuống dốc không phanh, Ấn Độ tìm cách thúc đẩy tăng trưởng bằng việc công

bố những chính sách tự kìm hãm nền kinh tế của họ. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống

tốt đẹp này phần nào đã bị mờ nhạt đi bởi ảnh hưởng của những yếu kém trong nền kinh tế

mỗi nước. Nhưng nay thì cả hai đã xuất hiện với một tư thế khác, mạnh mẽ và tự tin hơn

nhiều so với thời gian trước.

Nước Nga dưới thời V.Putin đang mở ra một hướng đi mới cho Ấn Độ. Sự phồn

thịnh trở lại của nước Nga dưới sự lãnh đạo của V.Putin là một cơ hội tốt cho Ấn Độ. Bởi

khi Liên Xô sụp đổ đã kéo theo tất cả những dự định mà Ấn Độ dày công xây dựng. Khi

đó, Liên Xô là mẫu hình lý tưởng của Ấn Độ, cung cấp tới 70% trang thiết bị quân sự, là

chỗ dựa vững chắc về chính trị và ngoại giao. Nga đã từng bước lấy lại được hình ảnh của

một cường quốc như Liên Xô trước đây, còn Ấn Độ thì đang là một nền kinh tế phát triển

năng động hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 8% và có

khả năng đến năm 2050, Ấn Độ sẽ vượt qua các nước Tây Âu trở thành một trong bốn nền

kinh tế lớn nhất thế giới. Ấn Độ đang trỗi dậy trở thành một cường quốc. Do vậy, nhu cầu

hợp tác giữa hai nước là rất lớn.

Thêm vào đó, Nga và Ấn Độ còn có những điểm song trùng về lợi ích chiến lược

lâu dài. Cả hai cùng quan tâm đến hình thái thế giới đa cực mà trong đó các yếu tố cấu

thành có thể cân bằng ảnh hưởng lẫn nhau. Nga và Ấn Độ có nhiều vấn đề chung để hợp

tác với nhau, đều phải đối phó với sự gia tăng ảnh hưởng của các thế lực Hồi giáo cực đoan

ở Tây và Trung Á. Nga và Ấn Độ cùng chia sẻ quan điểm về cuộc đấu tranh chung chống

chủ nghĩa khủng bố quốc tế, bạo lực qua biên giới và các hoạt động buôn bán ma tuý.

Ấn Độ luôn luôn nhận được sự ủng hộ nhất quán trong mọi vấn đề từ phía Nga.

Nga cũng là nước thành viên chính thức của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc đầu tiên ủng

hộ Ấn Độ tham gia vào cơ quan này. V.Putin tuyên bố với giới báo chí rằng Ấn Độ là “ứng

cử viên thích hợp” cho chiếc ghế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp

quốc.

Trong các vấn đề như việc NATO mở rộng sang hướng Đông hay vấn đề Kôsôvô

thì Nga và Ấn Độ cùng chung quan điểm. Hiện nay, với nền kinh tế phát triển liên tục ở tốc

Page 45: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

43

độ cao, Ấn Độ đang nổi lên như là một tác nhân không thể thiếu trong nền chính trị cũng

như kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, nước Nga cũng đang vươn mình trở thành một quốc gia

có ảnh hưởng quan trọng trong quan hệ quốc tế.

Cả Nga và Ấn Độ đều coi mối quan hệ của mình là “quan hệ đối tác chiến lược tự

nhiên”. Mối quan hệ này được bắt đầu từ năm 2000, trong văn kiện “Chiến lược đối ngoại

của Nga”, V.Putin đã nhấn mạnh: “một trong những phương hướng đối ngoại quan trọng

nhất của Nga ở Châu Á là phát triển các quan hệ hữu nghị, trước hết là với Trung Quốc và

Ấn Độ”.

Nga sẽ tăng cường đối tác truyền thống với Ấn Độ, kể cả trong các vấn đề quốc tế,

nhằm góp phần khắc phục những vấn đề còn tồn tại ở Nam Á và củng cố sự ổn định khu

vực. Trong chuyến thăm Ấn Độ ngày 01 tháng 10 năm 2000, V.Putin đã từng khẳng định:

“Ấn Độ đóng một trong những vai trò quan trọng nhất trong chính trị thế giới. Nga và Ấn

Độ sẽ bổ sung cho nhau một cách tự nhiên trong rất nhiều lĩnh vực” [63]. Họ đã trở thành

những đối tác chiến lược của nhau. Họ hợp tác với nhau trong nhiều lĩnh vực, nhưng quan

trọng nhất là trong lĩnh vực quân sự, năng lượng và kinh tế.

Lĩnh vực quân sự được xem là vấn đề cốt lõi trong quan hệ Nga - Ấn Độ. Nga

mong muốn thiết lập quan hệ quân sự chặt chẽ với thị trường lớn và màu mỡ như Ấn Độ,

một thế mạnh mà Nga có thể cạnh tranh được với phương Tây và Mỹ. Nga bán cho Ấn Độ

các loại vũ khí hiện đại như: máy bay MIG29, SU30, xe tăng T72, T90,...với giá trị thương

mại lớn. Ngược lại, Ấn Độ cũng muốn khôi phục lại nguồn cung cấp phụ tùng và thiết bị

quân sự từ Nga, vì 60-70% vũ khí và thiết bị quân sự của Ấn Độ đã từng được mua của

Liên Xô cũ. Trong lĩnh vực này, hai nước đang chuyển dần mối quan hệ từ người bán kẻ

mua sang hình thức liên doanh sản xuất và thương mại hoá sản phẩm nhằm vào các nước

thứ ba.

Ngoài hợp tác trong lĩnh vực quân sự ra, Nga và Ấn Độ còn hợp tác với nhau trong

vấn đề năng lượng. Nếu như nước Nga giờ đây nhìn nhận Ấn Độ như là một bạn hàng, một

đồng minh quan trọng ở Châu Á thì từ phía Ấn Độ tầm quan trọng của Nga còn nằm ở lĩnh

vực năng lượng. Là nền kinh tế đang nổi lên mạnh mẽ với hơn 1 tỷ dân, cùng với Trung

Quốc, Ấn Độ hiện là một trong những nước nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt hoá lỏng lớn

nhất Châu Á. Đối với Ấn Độ thì nhu cầu về nguồn năng lượng là vô cùng cấp thiết. Đất

nước vùng Nam Á này không có nhiều nguồn năng lượng của riêng mình. Tự thân Ấn Độ

Page 46: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

44

không thể đáp ứng được nhu cầu quá lớn của nền kinh tế. Trong vòng 15 năm nữa, nước

này sẽ tiêu thụ số lượng dầu mỏ lớn gấp 3 lần mức hiện tại. Nếu không tìm được nguồn

cung cấp năng lượng mới, sự trỗi dậy của kinh tế Ấn Độ có thể rơi vào tình trạng bấp bênh.

Thủ tướng Ấn Độ cho rằng, vấn đề năng lượng sẽ là một nền tảng mới cho quan hệ song

phương Nga - Ấn Độ:“Năng lượng có thể thay đổi cả bản chất mối quan hệ kinh tế giữa hai

nước” và khẳng định “Ấn Độ là thị trường cực kỳ tiềm năng cho các nguồn năng lượng

xuất khẩu từ Nga” [63].

Quan hệ giữa Nga và Ấn Độ không hề có khúc mắc gì trên cả lĩnh vực chính trị và

chiến lược. Hơn thế nữa, giữa hai nước dường như có một sự tin tưởng bền vững lẫn nhau.

Nhưng sự tin tưởng thôi vẫn chưa đủ mà chính hợp tác kinh tế mới là chất keo gắn kết hai

nước với nhau và từng bước đưa quan hệ hai nước bước lên tầm cao mới.

iii. Chính sách đối ngoại của Nga đối với ASEAN

Đối với Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay, Đông Nam Á có vị trí quan

trọng trong chiến lược đối ngoại. Với diện tích là 4,5 triệu km2, ASEAN có vị thế địa chiến

lược quan trọng, án ngữ tuyến đường biển vận tải từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và

tất cả các nước ASEAN (trừ Lào) đều giáp biển và có những hải cảng tầm cỡ quốc tế như :

Sigapore, Cam Ranh, Văn Phong (Việt Nam), Subic (Philippines),... [51, tr. 293].

ASEAN là khu vực thương mại tự do tương đối có hiệu quả và nhiều ảnh hưởng,

đặc biệt là thông qua các diễn đàn ARF, ASEM, ASEAN+1, ASEAN+3,... ASEAN còn là

tâm điểm của các hiệp định tự do thương mại (FTA) song phương của nhiều nước phát

triển. Hiện nay, Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia đều đã hình thành

sáng kiến Hiệp định thương mại tự do song phương với ASEAN. Trong những năm vừa

qua, ASEAN là một khu vực phát triển năng động và có mức tăng trưởng cao nhất thế giới.

Mức tăng GDP trung bình của ASEAN trong những năm gần đây (trừ thời kỳ khủng hoảng

tài chính - tiền tệ) là 6-7%. ASEAN còn là thị trường có dung lượng tương đối lớn, kim

ngạch thương mại vào khoảng 1.000 tỷ đôla Mỹ [51, tr. 292].

Các nước ASEAN dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu dầu dừa,

dầu cọ, mủ và các chế phẩm cao su tự nhiên, thiếc, quặng, crom. Các nước này còn có tiềm

năng lớn về sản xuất và xuất khẩu đồng, bôxit, niken, dầu mỏ, khí đốt, gạo, đường, các sản

phẩm nhiệt đới, điện tử, hàng tiêu dùng,..

Page 47: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

45

Như vậy, với những lợi thế kể trên, ASEAN đang trở thành tâm điểm của các cuộc

cạnh tranh địa - chiến lược giữa các cường quốc khu vực như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,

Ấn Độ.

ASEAN có vị trí địa lý riêng trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Xét về

vị trí địa lý, ASEAN không tiếp giáp trực tiếp với lãnh thổ của Nga như khu vực Đông Bắc

Á, nhưng xét về địa chiến lược đây là khu vực mà Nga có sự ràng buộc về lợi ích quân sự,

an ninh chính trị, kinh tế hàng hải.

Nước Nga dưới thời V.Putin cũng đã đạt được những thành tựu kinh tế nhất định và

đang từng bước tìm kiếm địa vị cường quốc của mình. Và để tăng cường ảnh hưởng của

mình ở khu vực Châu Á thì Nga cần thiết phải phát triển quan hệ nhiều mặt với ASEAN,

từ đó mở ra cơ hội tham gia vào tiến trình liên kết Đông Á.

Quan hệ với ASEAN, Nga sẽ tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực Châu

Á. Các nước ASEAN có thể đóng vai trò là điểm tựa, là cầu nối cho triển vọng tăng cường

sự có mặt của Nga ở khu vực. Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam, ông V.Serafimov nhận

định: “Nga coi ASEAN như hạt nhân của các quá trình hội nhập Châu Á - Thái Bình

Dương, là một trong những trung tâm có nhiều ảnh hưởng của chính sách thế giới. Vì thế,

việc củng cố sự hợp tác với ASEAN là một trong những ưu tiên của chúng tôi ở hướng

Châu Á” [45, tr. 3]. Chính sách của Nga trong quan hệ với các nước ASEAN được xây

dựng dựa trên nguyên tắc cùng phát triển nhằm củng cố mối quan hệ hợp tác song phương

một cách toàn diện, đồng thời tham gia tích cực vào các cơ chế chính trị và kinh tế của khu

vực. Mặc dù, không được xếp vào hàng ưu tiên chính nhưng chính sách đối với Đông Nam

Á là một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược của Nga. Các nước ASEAN cũng rất đề

cao ảnh hưởng của Nga ở khu vực. ASEAN coi hợp tác với Nga như một sự đảm bảo an

ninh trong bối cảnh quốc tế mới có nhiều biến động.

Hầu hết các cường quốc đều đã đưa ra những chiến lược đối ngoại của mình với

ASEAN, như Mỹ có “Chiến lược Đông Á”, EU có “Chiến lược Đối tác mới với Đông Nam

Á”, Trung Quốc có quan hệ “Đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng”, Nhật Bản có

quan hệ “Đối tác năng động và bền vững trong thiên niên kỷ mới”, Ấn Độ có chiến lược

“Hướng Đông”,... nhằm tăng cường vai trò của mình trong quá trình định hình một trật tự

địa chiến lược mới tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Việc Nga tích cực tham gia

vào quá trình này bằng một chiến lược đối ngoại mới sẽ giúp Nga hiện thực hóa quá trình

Page 48: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

46

xây dựng một thế giới đa cực, đồng thời khẳng định vị thế cường quốc của mình tại một

khu vực địa kinh tế năng động nhất và một khu vực địa chính trị đang biến chuyển nhanh

chóng trên thế giới.

Quan hệ Nga - ASEAN bắt đầu phát triển từ những năm cuối của thế kỷ XX,

nhưng phải sang những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ này mới có những chuyển biến quan

trọng.

Ngày 19 tháng 6 năm 2003, tại Phnôm pênh (Campuchia), ASEAN và Nga đã ký

Tuyên bố chung giữa các bộ trưởng ngoại giao về quan hệ đối tác hòa bình, an ninh, thịnh

vượng và phát triển tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại hội nghị ASEAN+1

(PMC+1). Tuyên bố này đã tạo động lực mới để ASEAN và Nga đẩy mạnh hợp tác chính

trị, an ninh và các lĩnh vực khác.

Đặc biệt, Nga và ASEAN cũng đạt được những bước đi quan trọng khi ký Hiệp

định thân thiện và hợp tác (TAC) ngày 29 tháng 11 năm 2004, tại Hội nghị Bộ trưởng

ASEAN - Nga, tại Viên Chăn (Lào), đây là một trong những định ước pháp lý khu vực cơ

bản. Nga là nước thứ hai, sau Trung Quốc, sở hữu vũ khí hạt nhân và là thành viên của Hội

đồng Bảo an ký kết Hiệp định thân thiện và hợp tác. Hiệp ước TAC đã đặt nền tảng quan

trọng trong hợp tác giữa Nga và ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới. Hai bên cũng ký một

Tuyên bố chung về chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế vào tháng 7 năm 2004.

Cùng với hợp tác về an ninh và chính trị, quan hệ kinh tế thương mại Nga -

ASEAN cũng không ngừng được củng cố và nâng cao. Hai bên đã hình thành nhóm thực

hiện về hợp tác kinh tế và thương mại (ARWGTEC) nhằm tăng cường thúc đẩy quan hệ

thương mại giữa hai bên.

Bước ngoặt trong quan hệ giữa Nga và ASEAN là Hội nghị thượng đỉnh Nga -

ASEAN lần thứ nhất năm 2005. Tại Hội nghị này, hai bên đã ký Tuyên bố chung về quan

hệ đối tác toàn diện, Hiệp định liên chính phủ về hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và phát triển,

Chương trình hành động tổng thể phát triển hợp tác trong thời kỳ 2005-2015. Ngoài ra, hai

bên đã quyết định thiết lập cơ chế tổ chức thường kỳ cuộc họp tham khảo ý kiến quan chức

cấp cao (SOM).

Trong bản Tuyên bố chung, Liên bang Nga và ASEAN xác nhận:“Việc tiếp tục

củng cố mối quan hệ hợp tác đối thoại phải gắn liền với mục tiêu đảm bảo phát triển kinh

tế, phát triển bền vững, tiến bộ xã hội và phồn vinh của cả Nga và ASEAN trên cơ sở

Page 49: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

47

nguyên tắc công bằng, cùng có lợi và có chung trọng trách cũng như ủng hộ hòa bình, ổn

định, an ninh và phồn thịnh trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Liên bang Nga và

ASEAN bày tỏ quyết tâm chung mở rộng quan hệ đối thoại cùng có lợi trên tất cả các

phương diện và ở mọi cấp độ [12, tr. 56].”

Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất Nga - ASEAN, Tổng thống Nga đã phát

biểu: “Quan hệ đối tác của chúng ta đã được thử thách qua thời gian. Hết năm này qua năm

khác, sự phối hợp hành động Nga - ASEAN càng trở thành yếu tố có nhiều ảnh hưởng hơn

trong việc hình thành hệ thống an ninh và quan hệ đối tác trong khu vực Châu Á - Thái

Bình Dương, thúc đẩy sự phối hợp các nỗ lực trong khuôn khổ Liên hợp quốc và các tổ

chức đa phương khác. Nga sẵn sàng góp phần của mình vào các hoạt động của cộng đồng

ở tất cả các hướng then chốt” [45, tr. 5].

Mặc dù, quan hệ Nga - ASEAN tuy không được đặt trong vị trí ưu tiên chiến lược

trong chính sách đối ngoại của cả hai bên, nhưng ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong

việc ổn định an ninh chính trị trong khu vực và trên phạm vi thế giới.

iv. Chính sách đối ngoại của Nga đối với Việt Nam

Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga hiện nay chính là sự tiếp nối mối quan hệ

truyền thống giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây. Mối quan hệ này trong quá khứ cũng đã

có nhiều thăng trầm, biến động. Nhưng giờ đây, khi cả hai nước đều bước sang thời kỳ mới

thì mối quan hệ này vẫn đang diễn ra theo những chiều hướng tích cực. Quan hệ hai nước

chuyển sang thành đối tác chiến lược, là bạn hàng trong hợp tác kinh tế.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, việc phát triển quan hệ đa phương là rất cần

thiết, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành ngoại giao mỗi nước. Đối với

Việt Nam, phát triển quan hệ với Nga tạo điều kiện tiếp cận thị trường Đông Âu và các

nước thuộc SNG cũ. Còn đối với Nga, Việt Nam chính là cầu nối giúp Nga tăng cường

quan hệ với các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Do vậy, V.Putin xác định một trong

những nhiệm vụ quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga ở khu vực Châu Á - Thái

Bình Dương là củng cố tình hữu nghị truyền thống với Việt Nam. Đúng như lời Giáo sư

Carl Thayer thuộc Học viện nghiên cứu chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương đã khẳng

định: “Nước Nga đang cố gắng khẳng định vị thế của mình trên thế giới và tạo ra uy tín

như một cường quốc. Một phần của chiến lược đó mà ông V.Putin thực hiện là nước Nga

Page 50: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

48

đã tái đàm phán quan hệ đối tác với Trung Quốc tương tự như với Việt Nam. Trong khu

vực Đông Nam Á, Nga đã có sự hiện diện ở Việt Nam. Việt Nam là người đối thoại của

Nga ở ASEAN [22, tr. 305].”

Tháng 9 năm 2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã thăm chính thức Nga. Hai bên đã

có các cuộc hội đàm trong khuôn khổ hợp tác song phương. Qua đó, hai bên đã ký các hiệp

định liên chính phủ về giải quyết nợ của Việt Nam vay trước đây, về hợp tác liên khu vực,

về hợp tác trong lĩnh vực kiểm dịch và bảo vệ cây trồng.

Mối quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga đã được đem lại nguồn sinh khí mới với

chuyến thăm chính thức của Tổng thống V.Putin tới Việt Nam từ ngày 28 tháng 2 đến ngày

2 tháng 3 năm 2001. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của nhà lãnh đạo cấp cao nhất

Liên bang Nga. Trả lời phỏng vấn báo chí, Tổng thống V.Putin đã khẳng định: “Việc phát

triển mối quan hệ trên tất cả các mặt với Việt Nam được chúng tôi coi là một trong những

hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga ở Châu Á” [61]. Trong

chuyến thăm lịch sử này, hai bên đã ký nhiều văn bản và Hiệp định quan trọng, trong đó có

văn kiện “Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam và Liên bang Nga”. Tổng thống V.Putin còn khẳng định: “Ở nước Nga, Việt

Nam được nhìn nhận không phải chỉ là đối tác chiến lược rất quan trọng ở Đông Nam Á

mà còn ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”.

Trong cả chuyến thăm, V.Putin đã có nhiều cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo cấp

cao Việt Nam. Cả hai bên đều nhất trí rằng, các quan hệ thương mại, đầu tư, khoa học, giáo

dục và quốc phòng đã có bước phát triển mới nhưng hoàn toàn chưa phản ánh được tiềm

năng to lớn của hai nước và chưa ngang tầm với quan hệ ngoại giao. Hai nước đã ký kết

được nhiều Hiệp định mới thay cho các Hiệp định cũ đã ký từ thời Liên Xô nhưng như thế

vẫn chưa đủ và chưa đáp ứng được những yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Hai nước đã thoả thuận được phương thức giải quyết vấn đề nợ của Việt Nam. Nga

đã xoá 85% số nợ cho Việt Nam, còn lại 1,7 tỷ USD sẽ được thanh toán bằng hàng hoá và

vốn đầu tư của Việt Nam vào các dự án liên quốc gia lớn trong đó có dự án khai thác dầu

khí. Hai bên cũng đã ký được nhiều hợp đồng thương mại lớn.

Từ ngày 26 đến 28 tháng 3 năm 2002, Chủ tịch chính phủ Liên bang Nga M. M.

Kasiyanov thăm chính thức Hà Nội. Hai bên đã ký một loạt các hiệp định liên chính phủ và

Page 51: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

49

liên ngành, cụ thể là về hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích

hòa bình, khí tượng thủy văn, y tế và y học,...

Tháng 10 năm 2002, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cũng đã có chuyến thăm chính

thức Liên bang Nga. Tổng bí thư khẳng định: “Từ lâu, nhân dân hai nước chúng ta đã gắn

bó chặt chẽ với nhau bởi mối tình hữu nghị bền chặt và quan hệ hợp tác tốt đẹp về nhiều

mặt. Mối quan hệ thắm thiết đó được thử thách qua nhiều thập kỷ, trở thành tài sản quý báu

và là nhân tố vô cùng quan trọng để tiếp tục đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới” [4, tr.

313]. Riêng năm 2006, phía Nga đã có hai chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng

M.Fradkov (tháng 2 năm 2006) và của Tổng thống V.Putin (tháng 11 năm 2006). Phía Việt

Nam có Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thăm Nga (tháng 9 năm 2006).

Trong chuyến thăm gần đây nhất của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Nga từ ngày

9 đến ngày 12 tháng 9 năm 2007, hai bên đã ra Thông cáo chung nhấn mạnh ý nghĩa lịch

sử của Hiệp định về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga ký ngày 16 tháng 6 năm 1994 và Tuyên bố chung

về đối tác chiến lược giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga ký ngày

01 tháng 3 năm 2001. Việt Nam và Nga bày tỏ quyết tâm tiếp tục tăng cường và mở rộng

việc phối hợp trên cơ sở lâu dài trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - thương mại, khoa học

- kỹ thuật, kỹ thuật - quân sự, văn hóa và giáo dục trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có

lợi, đáp ứng lợi ích của hai dân tộc, vì sự phát triển và thịnh vượng của khu vực Đông Nam

Á, Châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Chính phủ hai nước tiếp tục hoàn thiện cơ

chế pháp lý cho quan hệ hợp tác phù hợp với đòi hỏi thời đại và lợi ích của hai bên.

Đặc biệt, ngày 8 tháng 3 năm 2007, ông P.S.Eduardovich, trợ lý đối ngoại của

V.Putin đã trực tiếp trao tận tay cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bản dự thảo “Danh mục

các nhiệm vụ ưu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa Liên bang Nga và

Việt Nam”. Phía Nga trước sau vẫn coi trọng quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt, luôn

tin tưởng với quyết tâm và nỗ lực chung của lãnh đạo hai nước.

Rõ ràng, bước vào thế kỷ XXI, hai nước đã dựa trên cơ sở quan hệ hữu nghị truyền

thống, tin cậy lẫn nhau, xây dựng và hoạt động chính sách đối ngoại hướng về nhau, coi

trọng vai trò, vị trí của nhau hơn so với thời kỳ trước, các quan điểm gần nhau hơn trong

các vấn đề quốc tế, khu vực, phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn Liên Hợp quốc, đa

phương và song phương.

Page 52: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

50

Như vậy, sau thời kỳ ngưng trệ do hậu quả của việc Liên Xô tan rã, quan hệ hai

nước dần phục hồi và có những bước phát triển mạnh mẽ. Những thành tựu mà nhân dân

hai nước đạt được trong công cuộc đổi mới và cải cách ở mỗi nước, kinh nghiệm quý báu

trong nhiều thập kỷ hợp tác chặt chẽ, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam

cũng như chính sách thực tế, linh hoạt của chính quyền Nga hiện nay là những yếu tố cơ

bản thúc đẩy quan hệ Việt - Nga trong những năm qua và trong thời gian tới.

2.2.3. Chính sách đối ngoại linh hoạt, thực dụng

Ngoài đặc tính cân bằng, chính sách đối ngoại của Tổng thống V.Putin còn có một

đặc tính khác, đó là tính linh hoạt và chủ nghĩa thực dụng. Và V.Putin cũng không hề giấu

giếm tính thực dụng này. Theo ông: “một mặt, chúng ta phải từ bỏ những tham vọng đế

chế, mặt khác, phải hiểu rằng chúng ta là ai và đang ở đâu; lợi ích quốc gia của chúng ta ở

đâu, giải thích rõ về chúng và đấu tranh giành lấy chúng” [20, tr. 258]. Chúng ta nhận thấy

rõ đặc điểm này qua sự chuyển hướng của chính sách đối ngoại mà Tổng thống V.Putin áp

dụng trước và sau ngày xảy ra sự kiện 11-9.

* Trước sự kiện 11-9:

Trong giai đoạn trước sự kiện 11- 9, có thể thấy V.Putin đã thực thi một chính sách

đối ngoại đa phương và khá độc lập, có những lúc, những trường hợp còn khá cứng rắn.

Vẫn là chính sách đối ngoại “định hướng Âu - Á” với sự ưu tiên hàng đầu là các nước

SNG, Tổng thống V.Putin đã thực hiện một loạt chuyến thăm và làm việc chính thức cũng

như không chính thức tại các nước SNG, các nước Châu Âu, Mỹ, Trung Quốc,... Tổng

thống V.Putin cũng quyết tâm đưa quan hệ bạn bè truyền thống với các nước như Cộng

hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, CuBa, Việt Nam lên tầm cao mới về chất, nhất là trong

lĩnh vực kinh tế - thương mại bằng việc thực hiện các chuyến thăm chính thức tại ba nước

này sau hàng thập niên không có chuyến thăm cấp cao nào của người đứng đầu Nhà nước

Liên Xô và Liên bang Nga tới đó. Đặc biệt, trong quan hệ với Mỹ, V.Putin vừa tiếp tục

theo đuổi mục tiêu trở thành đối tác tin cậy với Mỹ, vừa chứng tỏ tính độc lập của nền

ngoại giao Nga trước chính sách đối ngoại bá quyền, đơn phương của Mỹ.

Page 53: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

51

Khi V.Putin lên nắm chính quyền cũng là lúc quan hệ Nga - Mỹ trở nên căng

thẳng hơn bao giờ hết. Cả hai đều muốn khẳng định vai trò cường quốc của mình. Thách

thức nghiêm trọng nhất mà V.Putin gặp phải đó là việc Mỹ gấp rút nghiên cứu chế tạo Hệ

thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD). Tháng 7 năm 1999, Tổng thống Mỹ B.Clinton

bất chấp Hiệp ước Liên Xô và Mỹ ký năm 1972 về Hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn

đạo (ABM), đã ký dự thảo về luật xây dựng NMD hoàn toàn đi ngược lại Hiệp ước này.

Theo Nga, hành động này của Mỹ là một bộ phận cấu thành quan trọng của ý đồ xây dựng

thế giới đơn cực của Mỹ, điều này tất yếu sẽ phá vỡ sự ổn định chiến lược quốc tế, làm

tăng tính nguy hiểm của tình hình quốc tế, khiến cho an ninh quốc gia của Nga bị đe dọa.

Ngăn chặn hành động này của Mỹ là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách

nhất của chính sách đối ngoại Nga. Tổng thống V.Putin bày tỏ quan điểm, nếu Mỹ phát

triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia thì Nga sẽ phế bỏ mọi Hiệp ước kiểm

soát quân sự trong đó có cả “Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giai đoạn hai

Nga - Mỹ”.

Bên cạnh đó là vấn đề Chechnya. Mỹ đã lấy cớ “nhân quyền” và không ngừng phê

phán chính sách Chechnya của Nga. Tháng 2 năm 2000, quan chức cao cấp phụ trách nhân

quyền và dân tị nạn của chính phủ Mỹ đã tiếp Basaev- Phó chủ tịch nghị viện nước Cộng

hoà Chechnya tại Washington. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng Mỹ đã “có những bước đi

không hữu nghị với Nga” và “tuyệt đối không thể chấp nhận được”. Và thời điểm nay, Mỹ

cũng đưa ra “Báo cáo nhân quyền của một số nước”, chỉ trích hành động quân sự của Nga

tại Chechnya đã xâm phạm nhân quyền. Đáp lại, Nga ra thông cáo phê phán Mỹ “không có

quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Nga”.

Căng thẳng giữa Nga và Mỹ còn thể hiện rõ trong việc tranh giành ảnh hưởng đối

với các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập. Lợi dụng sự giảm sút về kinh tế và

mất ổn định về chính trị của Nga, Mỹ đã không ngừng thâm nhập vào khu vực này và tăng

dần ảnh hưởng của mình. Bằng biện pháp kinh tế, thông qua các khoản viện trợ, Mỹ tìm

cách lôi kéo các quốc gia ở vùng Trung Á và Kavkaz.

Vấn đề NATO mở rộng sang phía Đông, cụ thể là một số nước Đông Âu và ba

nước vùng biển Ban-tich, cũng là một trong những căng thẳng giữa Nga và Mỹ. Mỹ thì

tích cực ủng hộ còn Nga thì bị đặt trước tình thế bị đe doạ, bao vây nên Nga phản đối kịch

liệt. Theo V.Putin, khi NATO vượt qua biên giới của Liên Xô cũ sẽ dẫn đến xuất hiện một

Page 54: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

52

cục diện hoàn toàn mới đối với cả Nga và Châu Âu và “sẽ có hậu quả cực kỳ nghiêm trọng

đối với toàn bộ hệ thống an ninh và lục địa Châu Âu” [70].

Ngoài ra, sau khi lên nắm quyền để bảo vệ lợi ích quốc gia, V.Putin còn khôi phục

hoặc tăng cường quan hệ với các nước mà Mỹ không ưa thích như Triều Tiên, Cuba, Libi.

Nga cũng công khai nối lại việc bán vũ khí và kỹ thuật quân sự cho Iran, giúp Iran xây

dựng nhà máy điện nguyên tử, tiếp tục cùng Iran tiến hành hợp tác về mặt sử dụng năng

lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình. Đối với Iraq, Nga nhiều lần tuyên bố lập trường

yêu cầu cộng đồng quốc tế mau chóng huỷ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iraq, yêu cầu Mỹ,

Anh lập tức huỷ bỏ vùng cấm bay bất hợp pháp ở Iraq và ngừng ném bom Iraq. Tất cả càng

làm gia tăng hơn nữa sự bất mãn của Mỹ và quan hệ Nga - Mỹ trở nên căng thẳng hơn bao

giờ hết. Về phía Mỹ, cũng có một số hành động của chính quyền mới làm hằn sâu thêm

căng thẳng giữa hai nước. Sau khi chính thức lên nắm chính quyền từ đầu năm 2001, Tổng

thống Mỹ G.Bush đã thực thi một loạt chính sách, hành động đối ngoại làm rạn nứt quan

hệ với các đối tác, trong đó có việc trục xuất 50 nhà ngoại giao Nga mà Mỹ cho là hoạt

động gián điệp trên đất Mỹ. Còn Nga “ăn miếng trả miếng” cũng trục xuất đúng 50 nhà

ngoại giao Mỹ.

Những động thái đó khiến thế giới phải lo sợ về khả năng một “cuộc chiến tranh

lạnh” mới sắp diễn ra.

* Sau sự kiện 11-9:

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, cả thế giới dường như rung chuyển bởi vụ tấn công

khủng bố vào toà tháp đôi cao chọc trời của Mỹ. Sự kiện này đã giáng một đòn mạnh mẽ

vào hệ thống an ninh của Mỹ nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Thế giới bị đặt trước

mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố. Các mối quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của

các nước cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Đặc biệt, đối với nước Nga, sự kiện 11-9 đã trở thành

mốc đánh dấu bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Nga và của Tổng thống V.Putin.

Ông nhận ra rằng muốn trở thành cường quốc thế giới thực sự, Nga phải hội nhập toàn

diện với các nước phương Tây chứ không phải là chống lại họ. Điều này thì những người

tiền nhiệm của ông, như M.Goocbachốp, B.Elsin cũng đã từng làm. Nhưng cả hai vị này,

đều quá ảo tưởng trông chờ vào lòng tốt và sự giúp đỡ từ phương Tây. Và điều đó đã làm

Page 55: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

53

cho phương Tây xa lánh, kiềm chế và ngăn chặn ảnh hưởng của Nga. Sự kiện 11-9 được

coi là một cơ hội tốt để nước Nga tìm lại được chính mình.

Sau sự kiện 11-9, Tổng thống V.Putin đã có hàng loạt những hành động tích cực.

V.Putin là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gọi điện cho Tổng thống Mỹ G.Bush để bày tỏ

lời chia buồn và cảm thông. Nga ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, cung cấp

hành lang bay và thông tin bay cho cuộc tiến công vào Afghanistan của Mỹ. V.Putin chấp

nhận việc quân đội Mỹ hiện diện ở Trung Á và Kavkaz, rút quân đội Nga khỏi các căn cứ

quân sự của Liên Xô ở các nước đồng minh cũ như ở Cam Ranh của Việt Nam và các căn

cứ quân sự ở CuBa... Những sự kiện này chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Và nó chứng tỏ cho

chúng ta thấy có sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của V.Putin.

Trước khi xảy ra sự kiện 11-9, quan hệ Nga - Mỹ đã từng có thời gian căng thẳng,

thậm chí nhiều người còn lo ngại một cuộc chiến tranh lạnh mới lại sắp bắt đầu. Nhưng với

những hành động trên của V.Putin chứng tỏ cho chúng ta thấy có sự chuyển hướng, sự thay

đổi trong chính sách đối ngoại của ông. V.Putin đã sẵn sàng vừa ủng hộ Mỹ vừa nhượng

bộ Mỹ và phương Tây để đổi lấy những gì mà nước Nga cần. Những hành động trên cũng

nhằm chứng tỏ cho thế giới thấy Nga là một nước lớn, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực

quân sự, an ninh, và Nga sẽ là một đồng minh tin cậy của các nước phương Tây trong cuộc

chiến chống khủng bố. Sự chuyển hướng này một phần nguyên nhân là do sự kiện 11-9,

nhưng phần khác đó cũng là mong muốn lâu dài của B.Elsin và V.Putin. Cả B.Elsin và

V.Putin đều muốn hồi sinh lại vị thế cường quốc của Liên Xô trước đây nhưng chưa tìm

được hướng đi đúng đắn.

Còn đối với vấn đề NATO mở rộng sang phía Đông, Nga luôn kiên trì thái độ phản

đối. Sau khi lên nắm chính quyền, V.Putin cũng không thay đổi lập trường này. Ngày 23

tháng 5 năm 2001, Duma quốc gia Nga đã thông qua Nghị quyết phản đối NATO mở rộng

sang phía Đông. Nga coi việc NATO mở rộng là thách thức lớn nhất đe doạ lợi ích an ninh

chiến lược của mình. Đồng thời, Nga cũng muốn bảo vệ địa vị nước lớn, muốn tranh giành

quyền chủ đạo trong các vấn đề an ninh với Mỹ và Tây Âu. Nhưng phải sau sự kiện 11-9,

V.Putin mới chuyển biến thái độ phản đối mạnh mẽ.

Tháng 10 năm 2001, V.Putin bày tỏ với giới báo chí rằng Nga hy vọng NATO có

sự chuyển biến, trở thành một tổ chức “càng có tính chính trị hơn”. Nếu như NATO có sự

thay đổi như vậy, Nga sẽ xem xét lại lập trường của mình. V.Putin nhấn mạnh, nếu như

Page 56: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

54

Nga cũng bị đưa vào trong tiến trình chính trị hóa này thì Nga sẽ “tự nhiên thay đổi lập

trường của mình đối với việc NATO mở rộng sang phía Đông”. Rõ ràng, V.Putin đã nhận

thấy, với tình hình hiện nay của nước Nga thì không thể ngăn cản được xu thế mở rộng của

NATO. Hơn nữa, Nga muốn hội nhập Châu Âu thì trước tiên phải có quan hệ tốt với hai tổ

chức EU và NATO. Do đó, tốt nhất là Nga nên nâng cao quan hệ đối tác với NATO hơn là

một mực phản đối. Giờ đây, nhân sự kiện 11-9 với cái cớ là cùng chung tay chống chủ

nghĩa khủng bố, V.Putin đã nhanh chóng xích lại gần được với phương Tây và với Mỹ.

Xích lại gần Mỹ và phương Tây là lựa chọn lịch sử và là chiến lược của nước Nga. Chỉ có

hòa nhập với phương Tây, trở thành đối tác quan trọng của phương Tây, Nga mới có thể

tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi, để từ đó phục hồi và hiện đại hóa nền kinh tế trong

nước. Vì thế, V.Putin không còn nhấn mạnh vị trí khôi phục địa vị nước lớn cho Liên bang

Nga, cố gắng hạ thấp tiếng nói của Nga trong cộng đồng quốc tế, đồng thời có những

nhượng bộ thích hợp trong một số vấn đề quan trọng để tạo được niềm tin với Mỹ, tránh

trừng phạt, tăng viện trợ, tăng khoản vay và vốn đầu tư, được quyền bình đẳng tham gia

hoạt động thị trường như các nước khác,...

Kết quả mà V.Putin mong muốn sau những sự nhượng bộ đó là thúc đẩy sự phát

triển kinh tế trong nước. Tư tưởng mới trong chính sách ngoại giao của V.Putin và Liên

bang Nga là phải xuất phát từ lợi ích dân tộc để hoạch định chính sách đối ngoại, mục tiêu

trong nước cao hơn mục tiêu ngoài nước, địa vị của nước Nga trên thế giới được quyết

định trực tiếp bởi việc liệu có thể giải quyết thuận lợi các vấn đề trong nước hay không?

Như vậy, bằng những con đường, những sự lựa chọn khác nhau nhưng tựu chung

lại đều vì một mục đích duy nhất, khôi phục và phát triển nền kinh tế. Bởi sức mạnh kinh

tế sẽ quyết định vị thế và vai trò của quốc gia trong các mối quan hệ quốc tế. Và thực tế

cho thấy, mặc dù phải bất đắc dĩ làm một số việc nhưng V.Putin đã tạo ra được môi trường

quốc tế lành mạnh không có tấn công và trừng phạt cho nước Nga. Tất cả những việc ông

làm và hành động đều vị lợi ích và quyền lợi của nước Nga.

Sự kiện 11-9 đã tạo ra một bước ngoặt trong đường lối phát triển của Liên bang

Nga. Nước Nga từ chỗ là “một vị khách” của phương Tây, là “đối thủ chính” để kiềm chế

và công kích của Mỹ đã trở thành “đối tác chiến lược” và “đồng minh tin cậy” của Mỹ,

tham gia một cách đầy đủ vào các hoạt động của phương Tây. Tất cả là nhờ đường lối xích

lại gần phương Tây và Mỹ của V.Putin. Tổng thống V.Putin đã khẳng định: “Sự lựa chọn

Page 57: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

55

này đáng ra nước Nga đã phải làm từ lâu, nhưng đáng tiếc không phải tất cả mọi người đều

nhận ra điều đó. Sau sự kiện 11-9, điều đó đã trở thành không thể không nhận ra. Tôi nghĩ

rằng, sự kiện thảm họa ngày 11-9 đã mở mắt cho mọi người thấy rõ điều đó. Sự kiện đó

một lần nữa đã nhấn mạnh rằng nếu như chúng ta muốn có hiệu quả thì chúng ta phải cùng

với nhau”[64].

Sau sự chuyển hướng này, nước Nga đã có những bước phát triển ngoạn mục. Gần

đây nhất, trong hội nghị ngoại trưởng các nước trong nhóm công nghiệp hàng đầu G8 (29-

6-2006), V.Putin đã đưa ra một học thuyết mới trong chính sách ngoại giao. Nếu như trước

đây khi ông vừa trở thành Tổng thống thì mục đích của ông là nhấn mạnh tiềm năng của

Nga cho các ảnh hưởng về kinh tế, chính trị. Còn bây giờ Nga đã chuyển dịch về hướng

củng cố những ảnh hưởng này của Nga trên thế giới. Nga sẽ đặc biệt chú trọng đến vấn đề

năng lượng. Ông bác bỏ mối lo ngại các nước phương Tây sẽ sử dụng nguồn năng lượng

vào mục đích chính trị. Ngoài ra, mối quan hệ với các đối tác cũng được thay đổi. Cộng

đồng Châu Âu sẽ là đối tác chính của Nga, đặc biệt là Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha.

Các ưu tiên chính khác là Trung Quốc và Ấn Độ. Hai quốc gia này ngày càng tăng

cường phát triển hơn nữa quan hệ kinh tế với Nga và cùng chia sẻ các quan điểm tương tự

với Nga về nhiều vấn đề quốc tế chủ chốt. Hoa Kỳ đã bị gạt từ vị trí hàng đầu xuống vị trí

thứ tư, có lẽ do những căng thẳng trong quan hệ hai nước về những vấn đề quốc tế trong

những năm gần đây. Chính sách mới này của V.Putin đã không nhắc tới Anh và một số

quốc gia ở Đông Âu.

Đúng như lời nhận xét của M.Maghelov - Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại Hội đồng Nga

“nét chính trong chính sách đối ngoại của V.Putin là thực dụng tối đa và từ bỏ ảo tưởng, dù

ảo tưởng đó rất dễ chịu” [20, tr. 247]. Nhưng tính thực dụng này của V.Putin không phải

vì lợi ích kinh tế trước mắt mà vì mục đích sâu xa hơn - đó là vai trò và vị thế của Nga

trong các mối quan hệ quốc tế, là mong muốn lấy lại được hình ảnh cường quốc của Liên

Xô trước đây.

Page 58: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

56

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI

TỔNG THỐNG V.PUTIN

Tạm tiếp nhận chính quyền vào ngày cuối cùng của năm 1999, chiến thắng trong

cuộc bầu cử Tổng thống Nga lần đầu tiên vào ngày 26 tháng 3 năm 2000 rồi chính thức

nhậm chức Tổng thống vào ngày 7 tháng 5 năm 2000, V.Putin đã khôn khéo trong việc tận

dụng “bộ máy cũ” do B.Elsin để lại để xây dựng một “bộ máy mới”. Cùng với việc đề ra

một chính sách đối ngoại mang đầy tính thực dụng, trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống của

mình, V.Putin đã làm được rất nhiều việc cho nhân dân và cho đất nước Nga.

3.1. Một số thành tựu

Như đã nói ở trên, chính sách đối ngoại của Liên bang Nga phải nhằm đạt được hai

mục tiêu cơ bản. Thứ nhất là tạo sự ổn định và phát triển kinh tế của quốc gia. Thứ hai mới

là khôi phục địa vị cường quốc cho nước Nga. Qua hai nhiệm kỳ Tổng thống của V.Putin,

chúng ta thấy hai mục tiêu trên về cơ bản đã đạt được.

Page 59: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

57

Thành tựu quan trọng nhất mà V.Putin đã làm được cho đất nước và nhân

dân Nga là sự ổn định. Ổn định về kinh tế và chính trị - điều mà nhân dân Nga mong

muốn kể từ sau ngày Liên bang Xô viết chính thức tan rã và những người tiền nhiệm của

ông không thể làm được. Nga đã trở thành một nước độc lập trong các hoạt động tài chính

và các vấn đề quốc tế, bảo toàn sự toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh, bảo vệ được các

thành quả dân chủ và nâng cao một bước đời sống nhân dân.

Trong những năm vừa qua, kinh tế Nga đã có sự phát triển, với chỉ số tăng trưởng

kinh tế khoảng 7%/năm.

Bảng 1: Chỉ số tăng trưởng kinh tế Nga giai đoạn 2000 - 2006

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

GDP 7,9% 5,1% 4,3% 7,3% 6,8% 6,4% 6,9%

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2006 (tác giả có biên soạn lại).

Ngoài ra, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đều tăng, đạt 7,4% từ tháng 1 đến

tháng 5 năm 2007, trong đó một số ngành như khai thác dầu, luyện kim đen tăng rất cao.

Nga trở lại xuất khẩu lương thực, ngân sách cân bằng, lạm phát giảm dần, từ 5,9% của năm

2006 thì trong vòng năm tháng đầu năm 2007 giảm xuống còn 4,7%. Đặc biệt đầu tư nước

ngoài vào Nga được cải thiện. Theo kết quả cuộc điều tra thường niên của Công ty kiểm

toán Ernst & Young về thu hút đầu tư của các nước Châu Âu thì hiện nay, Nga chiếm vị

trí thứ năm trong số những nước lớn nhất của Châu Âu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Năm 2005 vốn FDI vào Nga đạt 26 tỷ USD, năm 2006 xấp xỉ 28 tỷ USD [64]. Nền kinh tế

Nga đã trở thành điểm nóng thứ ba trong nền kinh tế toàn cầu ngoài Trung Quốc và Ấn

Độ. Nga nằm trong số 15 nước xuất khẩu lớn nhất và trong tốp 10 nền kinh tế hàng đầu.

Kinh tế Nga đã và đang trở thành một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trong nền kinh

tế thế giới.

Trong những năm nắm quyền điều hành đất nước, V.Putin không những vực dậy

nền kinh tế đồ sộ từng suy yếu trầm trọng sau cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị, mà

những quyết sách của ông còn giúp nước Nga có thể trả hết những khoản nợ nước ngoài

trước kia, trong đó bao gồm cả những khoản nợ từ thời Liên bang xô viết cũ. Nga đã hoàn

trả trước thời hạn món nợ 115 tỷ USD mà Liên Xô để lại, trong đó trả trước cho Câu lạc bộ

Page 60: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

58

Paris 50 tỷ USD, xoá nợ cho Iraq 9 tỷ USD. Kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2006, Nga không

còn nợ nần bất kỳ nước nào trên thế giới [52, tr. 380].

Song song với việc phục hồi nền kinh tế thì việc tăng dự trữ quốc gia cũng là vấn

đề quan trọng. Nguồn thu chính của Quỹ dự trữ quốc gia của Nga từ trước đến nay vẫn là

xuất khẩu dầu khí. Là một trong những quốc gia khai thác và xuất khẩu dầu thô lớn nhất

thế giới, cung cấp khí đốt cho hầu hết các nước Đông Âu, cùng với việc giá dầu ngày một

tăng cao đã mang lại cho nước Nga những khoản thu đáng kể trên, ước tính chiếm khoảng

50% GDP mỗi năm. Tính đến ngày 8 tháng 8 năm 2006, đạt mức 265,6 tỷ USD, đứng thứ

ba thế giới, sau Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, dự trữ ngoại tệ của Nga đã vượt qua

mức của Liên Xô trước đây. Trong năm tháng đầu năm 2007, vàng và ngoại tệ dự trữ của

Nga là 403,207 tỷ USD, tăng 99,775 tỷ USD, gấp 1,53 lần so với cùng kỳ năm trước. Chưa

bao giờ nước Nga có khoản dự trữ tài chính lớn như hiện nay [64].

Vị trí quốc tế của Nga được cải thiện. Chính nhờ thực thi một chính sách đối

ngoại độc lập, tích cực và chú trọng hiệu quả thực tế, Tổng thống V.Putin đã từng bước

đưa nước Nga thoát ra khỏi tình thế đứng ngoài lề đời sống quan hệ quốc tế. Nước Nga

ngày nay khác hẳn nước Nga của những năm 1990, nó đã tìm lại được chính mình và trở

thành một trung tâm quyền lực và kinh tế của thế giới.

Tiếng nói của Liên bang Nga trên trường quốc tế đã bắt đầu có trọng lượng hơn và

rõ nét hơn. Nga đã tham gia vào việc tháo gỡ các điểm nóng xung đột trên thế giới như:

vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, xung đột ở Trung Đông, chiến tranh ở

Iraq,...V.Putin đã dần dần khôi phục lại hình ảnh của một cường quốc.

Với một đường lối đối ngoại linh hoạt phù hợp với thực tiễn, V.Putin đã nhanh

chóng xích lại gần được với các nước phương Tây và Mỹ. Mỹ đã nhượng bộ Nga trong

một số vấn đề mà động thái đầu tiên là việc kí kết Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân Start

3. Đây được coi là một thành công nhiều mặt của Nga, đem lại cho Nga hình ảnh một đất

nước năng động đang tìm lại vị thế của mình. Đồng thời, nó cũng giúp Nga cắt giảm chi

phí bảo quản kho vũ khí hạt nhân mà Nga muốn cắt giảm từ lâu mà không thể đơn phương

thực hiện. Mỹ và EU đã thừa nhận Nga có nền kinh tế thị trường. Nga và EU đã kết thúc

cuộc đàm phán khó khăn kéo dài nhiều năm qua, mở đường cho Nga gia nhập WTO.

Trong Thông điệp liên bang đọc trước Quốc hội Liên bang Nga ngày 3 tháng 4 năm

2001, Tổng thống V.Putin đã khẳng định rằng, nước Nga giờ đây đã chia tay với thời kỳ

Page 61: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

59

liên miên hỗn loạn và đang là một quốc gia có bầu không khí tương đối yên tĩnh.

Matxcơva đã trở thành thủ đô văn minh, hiện đại hơn.

Liên bang Nga cũng chú trọng phát triển các mối quan hệ láng giềng hữu nghị như

với SNG, Trung Quốc, Ấn Độ, khối ASEAN... Nga và Trung Quốc đã ký Hiệp ước láng

giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác (7-2001), nâng quan hệ đối tác chiến lược lên tầm

cao mới, thúc đẩy quan hệ hai nước. Những mối quan hệ này đã đem lại cho Nga nhiều

thuận lợi: quan hệ tốt với SNG, Nga sẽ tạo ra được một tấm lá chắn an toàn bảo vệ mình

trước mọi sự nhòm ngó của các lực lượng thù địch. Quan hệ tốt với phương Tây và Mỹ sẽ

tạo ra cho Nga một vai trò và vị thế mới trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Quan hệ

với Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đem lại cho Nga nguồn ngoại tệ khổng lồ nhờ những hợp

đồng cung cấp vũ khí và năng lượng. Quan hệ với khối ASEAN và Việt Nam cũng như với

các nước xã hội chủ nghĩa còn lại sẽ tăng cường được ảnh hưởng của Nga... Tất cả những

yếu tố trên nếu phát huy tốt hiệu quả của mình sẽ giúp Nga trở thành một cường quốc theo

đúng nghĩa của nó.

Quan hệ Nga - ASEAN hiện nay đang trong giai đoạn phát triển nhất. Nga là một

trong những người sáng lập ra ARF, là đồng Chủ tịch của các cuộc gặp giữa kỳ của ARF

về hợp tác trong lĩnh vực khắc phục hậu quả thiên nhiên (1998-2000), chống chủ nghĩa

khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia (2002-2004). Nga tích cực tham gia vào khóa họp

cấp Bộ trưởng hàng năm của ARF. Với tư cách là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng

Hải (SCO), Nga đã ủng hộ sự phát triển ổn định các giao tiếp giữa SCO và ASEAN nhằm

phối hợp hành động giữa hai tổ chức này, tạo thành yếu tố bảo đảm sự ổn định và an ninh

khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Những thành quả của “nước Nga thời V.Putin” không những được chính những

người Nga công nhận mà ngay đến nguyên thủ các nước trên thế giới cũng phải đánh giá

cao điều này. Thủ tướng Anh Tony Blair đã từng phát biểu: “nước Nga dưới thời V.Putin

đã mạnh lên rất nhiều, khiến thế giới phải tính đến phản ứng của họ trong mọi vấn đề, dù là

vấn đề nhỏ nhất” [66]. Tổng thống V.Putin đã giữ được sự cân bằng cho nước Nga, giữa

một nước Nga truyền thống và một nước Nga hiện đại, giữa một nước Nga hiện tại và

nước Nga trong tương lai.

3.2. Một số thách thức:

Page 62: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

60

Về mặt địa chính trị, Nga đang rơi vào tình thế bị đe dọa từ nhiều phía. Sau khi

Liên Xô sụp đổ, các nước cộng hoà xung quanh biên giới Nga tuyên bố độc lập, con đường

thông thương của Nga ít nhiều bị cản trở, đặc biệt khi những nước rơi vào tầm ảnh hưởng

của các thế lực khác. Mặc dù, quan hệ Nga và các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc

lập đã được cải thiện rất nhiều, nhưng một vài nước trong khối SNG đang có xu hướng

muốn gia nhập NATO và EU. Nga tuy có bờ biển dài nhất thế giới nhưng phần lớn giáp

Bắc Băng dương quanh năm đóng băng nên không thuận lợi cho giao thông. Nga chỉ còn

hướng duy nhất là đẩy mạnh ảnh hưởng của mình ở Trung Á và các nước vùng Ban-tích.

Thế nhưng, các nước vùng Trung Á đang rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc hoặc

của Mỹ, nhất là sau khi Mỹ giành thắng lợi trong cuộc chiến ở Afghanistan. Gần đây, khi

Mỹ quyết định đặt “lá chắn tên lửa” ở Đông Âu, đã lại đặt Nga vào một tình thế bị đe dọa.

Về quân sự và lực lượng vũ trang: Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Liên Xô đã

từng là một cường quốc đứng đầu thế giới về quân sự và vũ khí hạt nhân. Khi Liên Xô tan

vỡ, Liên bang Nga là nước kế thừa hợp pháp sức mạnh của Liên Xô cũ. Thế nhưng, do sự

khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài đã làm cho sức mạnh này bị suy yếu rõ rệt. Kho vũ khí

hạt nhân cần rất nhiều chi phí để bảo quản, nhưng tình hình nước Nga lại đang rất khó

khăn, do vậy khả năng bị rò rỉ vào tay các lực lượng khủng bố là rất lớn.

Sự suy yếu về lực lượng quân sự của Nga được thể hiện rõ nét trong cuộc chiến

chống Chechnya. Hiện nay, quân đội Nga vẫn phải duy trì ở Chechnya vì tình hình chưa ổn

định, trong khi đó quân ly khai đang thực hiện chiến lược khủng bố và đánh du kích không

chỉ nhằm vào quân đội Nga ở Chechnya mà đã tiến thẳng vào Mátxcơva. Quân đội Nga

không hiếm khi tỏ ra bất lực trong nhiệm vụ trấn áp các lực lượng ly khai và quân khủng

bố.

Vấn đề Chechnya xem ra vẫn là thách thức lớn không chỉ riêng đối với Chính

quyền của Tổng thống V.Putin mà sẽ là của cả những người kế nhiệm ông sau này.

Về uy tín quốc tế: Nước Nga trong những năm đầu thế kỷ XXI vẫn chưa cải thiện

được tình trạng không có kẻ thù nhưng cũng không có đồng minh tin cậy. Mỹ và các nước

phương Tây không ngừng có những hành động chống phá nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của

nước Nga trong khối SNG và cả thế giới.

Page 63: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

61

Quan hệ đồng minh Nga- Bêlarút được chính thức thiết lập từ năm 1999 dưới hình

thức “Nhà nước Liên minh Nga- Bêlarút”, nhưng đến nay Nhà nước này vẫn chưa thành

hiện thực.

Nhờ những nhượng bộ sau sự kiện 11-9 mà Nga đã thu hẹp được khoảng cách đáng

kể đối với Mỹ và phương Tây. Nhưng họ vẫn chỉ coi Nga là đối tác chứ chưa phải là đồng

minh. Nga đang bị Mỹ và EU làm khó xung quanh vấn đề hợp tác hạt nhân với Iran. EU

đang tiến đến sát biên giới của Nga khi kết nạp một số nước ở Trung và Đông Âu.

Trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của mình, V.Putin đã cố gắng để cải thiện mối

quan hệ với phương Tây, nhưng kết quả vẫn chưa như mong muốn. Liên minh Châu Âu là

đối tác thương mại lớn của Nga nhưng mới chỉ có các quan hệ song phương được thiết lập.

Còn quan hệ với cả khối vẫn chưa có dấu hiệu gì tiến triển bởi chưa nhận được sự ủng hộ

của các thành viên mới đến từ Đông Âu.

Hiện nay, Nga chưa được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới và Tổ chức hợp

tác và phát triển kinh tế. Trong khi đó, EU và NATO không ngừng củng cố và mở rộng

đến sát biên giới Nga.

Nga không có khả năng trở thành đối tác hàng đầu của các nước láng giềng gần gũi

như Trung Quốc và Ấn Độ. Nga chỉ là một trong những đối tác lớn nhất của những nước

này. Điều này do nền kinh tế Nga chưa đủ mạnh. Tình trạng này đã làm suy yếu các mối

quan hệ của Nga, trong đó có các mối quan hệ chính trị.

Những khó khăn và thách thức trên đang cản trở con đường lấy lại vị thế cường

quốc của Nga. V.Putin cũng thấy rõ được vấn đề này. Trong bản Thông điệp Liên bang

gần đây, năm 2007, V.Putin cũng đã lưu ý đến sự cần thiết phải phát triển nền kinh tế của

đất nước không phải bằng việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà phải bằng

việc áp dụng những ý tưởng và những phát minh tiên tiến. Ông đặc biệt lưu ý đến việc phát

triển những doanh nghiệp nhỏ và vừa vì kinh nghiệm trên thế giới cho thấy ở những nước

phát triển loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tạo ra sự phát triển bền vững và có chỉ

số tăng trưởng cao hơn. Ông đề nghị thành lập các tập đoàn năng lượng lớn có quy mô

toàn cầu và coi đó là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển nền kinh tế hiện đại. Đây

được coi là những chiến lược nhằm khắc phục tình trạng hiện nay của nước Nga. Và vẫn

dựa trên quan điểm sức mạnh kinh tế sẽ góp phần quyết định đến vai trò và vị thế cường

Page 64: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

62

quốc của Liên bang Nga, hy vọng trong nhiệm kỳ của mình Tổng thống V.Putin sẽ làm

được điều mà tất cả người dân Nga mong muốn.

3.3. Tác động của chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống

V.Putin đối với thế giới và khu vực:

Sự vươn lên của nước Nga trong thời gian qua được coi như là một vấn đề lớn của

quốc tế, cho dù sự vận động đó có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với thế giới. Ông

Richard N. Haass - một nhà nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ đã từng quả quyết

rằng: “Điều chắc chắn là đường hướng phát triển của nước Nga sẽ là nhân tố chủ chốt

quyết định tính chất của thế kỷ XXI cũng như nó đã từng là nhân tố chủ chốt quyết định

tính chất của thế kỷ XX” [20, tr. 280].

Với sự phát triển kinh tế đất nước trong những năm vừa qua và khả năng khôi phục

địa vị cường quốc của mình, nước Nga đang góp phần vào việc hình thành một trật tự thế

giới mới, trật tự thế giới đa cực, giảm dần khả năng hình thành trật tự thế giới đơn cực do

Mỹ đứng đầu. Trên bình diện thế giới, năm 2007 và đầu năm 2008 đánh dấu bước chuyển

biến trật tự thế giới từ đơn cực hình thành sau chiến tranh lạnh sang trật tự thế giới mới đa

cực, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Nga. Tại Hội nghị an ninh Mu-nich nhóm họp

vào tháng 2 năm 2007, Tổng thống V.Putin tuyên bố: “Trật tự thế giới đơn cực là không

thể tồn tại và chúng ta đang chứng kiến sự hình thành trật tự thế giới đa cực. Các quốc gia

cần tôn trọng lợi ích của nhau. An ninh của mỗi quốc gia là an ninh của toàn thế giới và an

ninh của thế giới là an ninh của từng quốc gia…” [63].

Trong vấn đề này, Nga đã có thêm một số đồng minh, đó là Trung Quốc và Ấn Độ.

Nga và Trung Quốc đồng nhất quan điểm trong việc xây dựng một thế giới đa cực, không

chấp nhận một trật tự thế giới đơn cực do Mỹ thống trị. Ấn Độ cũng quan tâm đến hình

thái thế giới đa cực mà trong đó các yếu tố cấu thành có thể cân bằng ảnh hưởng lẫn nhau.

Quan hệ Nga – Mỹ hiện nay mặc dù tồn tại nhiều bất đồng, nhưng như Tổng thống

Mỹ G.Bush đã thừa nhận trong Hội nghị thượng đỉnh Bratislava ngày 24 tháng 2 năm

2005:“Chúng tôi không thể lúc nào cũng đồng ý với nhau trong 4 năm qua, nhưng nếu nhìn

vào những gì chúng tôi đã thể hiện và những gì chúng tôi muốn hướng tới trong 4 năm tới

thì có thể nói sự đồng ý nhiều hơn là bất đồng” [69].

Page 65: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

63

Với chính sách đối ngoại “định hướng Âu - Á” của V.Putin, Châu Á nói chung và

khu vực Đông Nam Á nói riêng được xếp vào một trong những hướng ưu tiên hàng đầu

của nước Nga. Ở Châu Á, Nga coi Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là những đồng minh

chiến lược. Đặc biệt, Nga và Trung Quốc coi nhau là các “đối tác chiến lược trưởng thành

và đáng tin cậy”. Nga đã ký với Trung Quốc một Hiệp ước về biên giới trên tinh thần “láng

giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác”. Hợp tác Nga - Trung nhằm đáp ứng lợi ích tương

đồng của hai nước về kinh tế, quân sự, đồng thời chống lại nền chính trị cường quyền và

“chủ nghĩa đơn cực” của Mỹ. Quan hệ Nga - Trung - Ấn hiện nay cũng đang trong giai

đoạn phát triển nhất, khiến người ta nghĩ đến sự ra đời của một liên minh, mặc dù Nga

khẳng định:“Cả Mátxcơva, Bắc Kinh và Niu Đêli đều đã khẳng định lòng trung thành đối

với quan hệ phối hợp hành động ba chiều vững chắc và sự phối hợp hành động này không

cần tới một liên minh nào”[52, tr. 60].

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 11 diễn ra vào tháng 12 năm 2005 tại

Kualar Luampua, thủ đô của Malaysia, Nga đã khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác toàn

diện với ASEAN. Với sự tham gia ngày càng sâu rộng của Nga vào khu vực Đông Nam Á,

các nước ASEAN ngày càng thể hiện được vai trò linh hoạt hơn, chủ động hơn và có thể ít

lệ thuộc vào Mỹ hơn. Hợp tác toàn diện với ASEAN tức là Nga đã thực hiện được một

phần chiến lược đối ngoại cân bằng Đông - Tây của mình.

Cũng tại hội nghị này, ngoại trưởng Malaysia, ông Syed Hamid Albar hoan nghênh

ý định của Nga muốn đóng một vai trò lớn hơn ở khu vực Đông Nam Á. Ông nói : “Tiềm

năng là có sẵn và chúng ta có thể tiến tới việc thiết lập mối quan hệ mang tính thực chất

hơn giữa Nga và ASEAN. Quan hệ giữa Nga và Đông Nam Á cho đến nay mới chỉ tập

trung vào hợp tác chính trị và an ninh nhưng đã đến lúc mở rộng mối quan hệ này ra tất cả

các lĩnh vực”[63].

Đối với ASEAN, các nước này rất cần có Nga để giải quyết các nhu cầu phát triển

của mình. Đó là nhu cầu về thị trường, về năng lượng, các phương tiện quân sự.... nhưng

trước hết, đó là nhu cầu cân bằng lợi ích giữa các nước lớn để phát triển. Quan hệ với Nga

- một nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, ASEAN sẽ là khu vực tiêu thụ những mặt

hàng này của Nga. ASEAN cũng sẽ có thêm một đồng minh lớn trong cuộc chiến chống

khủng bố. Như vậy, các nước ASEAN sẽ mở rộng thêm khả năng thu được những lợi ích

quốc gia lớn hơn. Sự phát triển tích cực trong quan hệ Nga - ASEAN trên tất cả các lĩnh

Page 66: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

64

vực đã thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Nga - ASEAN đi vào chiều sâu nhằm mục tiêu

phát triển kinh tế, phát triển bền vững, tiến bộ xã hội và phồn vinh của cả hai bên. Quan hệ

Nga - ASEAN có bước phát triển đáng kể đã ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc

phát triển kinh tế cũng như ổn định an ninh chính trị trong khu vực và trên thế giới.

Trong quan hệ giữa Nga với ASEAN, quan hệ với Việt Nam là có nhiều

thuận lợi hơn cả, xét về lịch sử, văn hóa cũng như kinh tế. Việt Nam cũng là một trong

những nước thành viên của ASEAN, nhưng quan hệ giữa Việt Nam- Liên bang Nga là một

mối quan hệ truyền thống đặc biệt. Hơn thế nữa, cũng như các nước thành viên của

ASEAN, phát triển quan hệ với Nga tạo điều kiện tiếp cận thị trường Đông Âu và các nước

thuộc SNG cũ. Việt Nam có thêm một đồng minh trong công cuộc chống chủ nghĩa khủng

bố và đặc biệt trong việc đảm bảo, gìn giữ hoà bình và an ninh thế giới.

Như vậy, chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin

không chỉ có những tác động đối với tình hình nước Nga mà nó cũng có những ảnh hưởng,

tác động nhất định đối với thế giới và khu vực. Những tác động này đã góp phần vào việc

chống lại ảnh hưởng đơn phương của Mỹ đối với thế giới.

3.4. Triển vọng chính sách đối ngoại của Liên bang Nga

Thời đại của V.Putin đã đi qua, nhưng những gì V.Putin đã làm cho nhân dân Nga,

cho đất nước Nga là không thể phủ nhận, mặc dù còn có những ý kiến khác nhau về vai trò

của V.Putin. Thời đại của D.Medvedev đã bắt đầu. Liệu ông có tiếp tục con đường của

V.Putin hay không?

D.Medvedev từng là thành viên kỳ cựu trong nhóm của Tổng thống V.Putin. Ông

đã làm việc cùng ông V.Putin tại Văn phòng thị trưởng Sankt- Peterburg vào đầu những

năm 1990 và được ông V.Putin hoàn toàn tin tưởng. V.Putin đưa ra mọi quyết định còn

D.Medvedev là người thực hiện các quyết định đó. Tháng 8 năm 1999, khi được bổ nhiệm

làm Thủ tướng, V.Putin đã mời D.Medvedev đến Mátxcơva làm Phó chủ nhiệm Văn

phòng Thủ tướng. Năm 2000, D.Medvedev được bổ nhiệm chức Chủ nhiệm Ủy ban bầu cử

Tổng thống và trở thành Phó Chánh văn phòng thứ nhất phụ trách việc xếp lịch làm việc

cho Tổng thống. Ông đã lãnh đạo thành công chiến dịch tranh cử Tổng thống của V. Putin

vào năm 2000. Năm 2003, ông được chỉ định làm Chánh Văn phòng Tổng thống và là

Page 67: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

65

thành viên Ủy ban an ninh quốc gia. Năm 2005, ông được bổ nhiệm vào vị trí Phó Thủ

tướng thứ nhất Chính phủ Liên bang Nga và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập

đoàn dầu khí Gazprom.

Chính V.Putin đã đề cử D.Medvedev vào vị trí người lãnh đạo của nước Nga. Và

ông đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 02 tháng 03 năm 2008 với

70,2% số phiếu bầu. Ông là vị Tổng thống thứ ba của Liên bang Nga.

Theo các nhà phân tích, ông D.Medvedev đắc cử Tổng thống không những chỉ do

sự tín nhiệm nhờ vào uy tín cao của Tổng thống V.Putin và Đảng nước Nga thống nhất,

chính đảng lớn nhất ở Nga hiện nay với gần hai triệu đảng viên, mà còn do tầm vóc chính

trị của ông, được thể hiện khá rõ trong bài phát biểu tại Diễn đàn kinh tế ở thành phố

Krasnoiarsk thuộc vùng Sibery ngày 15 tháng 2 năm 2008. Trong bài phát biểu này, điểm

then chốt là ưu tiên sự ổn định theo “kiểu V.Putin”. Theo Andrei Ryabov, chuyên gia phân

tích chính trị tại trung tâm Camegie Moscow, ông D.Medvedev là đại diện cho giới quan

chức đang nắm quyền và do vậy sẽ không tiến hành những thay đổi đột ngột.

Trong lĩnh vực đối ngoại, về cơ bản sẽ không mấy thay đổi so với đường lối của

Tổng thống V.Putin. Đó là một chính sách đối ngoại thực tế, khôn khéo và đa dạng. Trong

đó, coi trọng hợp tác với Mỹ và Liên minh Châu Âu, ưu tiên quan hệ với các đồng minh

truyền thống từ thời Liên bang Xô viết, mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với Trung

Quốc, Ấn Độ và các diễn đàn an ninh khu vực.

Tại cuộc họp báo ở Mátxcơva, ngay sau khi thông báo kết quả cuộc bầu cử tổng

thống Nga, ông D.Medvedev đã tuyên bố các chính sách của ông sẽ “là sự tiếp nối” của

Tổng thống V.Putin, trong đó có việc bảo vệ lợi ích của Nga trên trường quốc tế. Ông nói:

“Về tiến trình mà tôi sẽ theo đuổi, đó là con đường đã được chọn cách đây 8 năm - con

đường chắc chắn sẽ đưa nước Nga trở thành một đất nước giàu mạnh” [72]. Nội dung cơ

bản của định hướng này là cải thiện hơn nữa đời sống của người dân Nga, duy trì ổn định

và tự do kinh tế, phát triển giáo dục, y tế và củng cố vị thế của Nga trên trường quốc tế.

D.Medvedev sẽ không thay đổi các chính sách ngoại giao bởi ông cũng chính là một trong

những người lập nên các chính sách này.

Ngày 7 tháng 5 năm 2008, tại Điện Kremli, D.Medvedev chính thức tuyên thệ

nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga. Và chiều ngày 8 tháng 5, ông đã bổ nhiệm V.Putin

làm Thủ tướng Chính phủ sau khi Duma Quốc gia chấp thuận với số phiếu cao.

Page 68: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

66

Tân Tổng thống D.Medvedev sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, mà một trong

số đó là lo lắng về sự tồn tại một chế độ gồm hai quyền lực song song sẽ hạn chế tính năng

động của Tổng thống. Ai sẽ là người thông qua các quyết định quan trọng: Tổng thống

D.Medvedev hay Thủ tướng V.Putin?

Tổng thống D.Medvedev khẳng định điều quan trọng không phải việc ai sẽ đưa ra

tiếng nói cuối cùng mà sẽ phụ thuộc vào thực tế hệ thống chính trị và pháp lý của Liên

bang Nga: “Hiến pháp của chúng ta quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của hai cấp chính

quyền cao nhất - Tổng thống và Thủ tướng. Tự Hiến pháp sẽ có câu trả lời ai chịu trách

nhiệm những vấn đề nào” [73]. Tổng thống là người quyết định đường lối đối ngoại và đối

nội của đất nước, đồng thời là người chỉ huy tối cao các cơ quan sức mạnh và thông qua

các quyết định quan trọng liên quan đến cải cách cơ quan hành pháp. Thủ tướng là người

có thẩm quyền trong các hoạt động kinh tế và là người đưa ra chính sách trong vấn đề này.

Ông V. Putin cũng cam kết sẽ ít hiện diện đối ngoại, để Tổng thống đảm đương vai trò

nguyên thủ quốc gia. Như vậy, sẽ không có hai, ba hoặc năm trung tâm quyền lực ở nước

Nga.

Nước Nga trong những năm tiếp theo vẫn sẽ tiếp tục đi theo con đường mà V. Putin

đã lựa chọn 8 năm về trước. D. Medvedev sẽ trung thành với đường lối của người tiền

nhiệm, muốn tận dụng cơ hội hồi sinh của nền kinh tế và sức mạnh năng lượng để khẳng

định vị thế siêu cường và tiếng nói quyết định cho nước Nga.

Nga sẽ tiếp tục duy trì đường lối đối ngoại theo hướng nỗ lực bảo đảm các lợi ích

quốc gia bằng các giải pháp hòa bình, tránh đối đầu và tập trung vào việc tìm kiếm đối tác.

Con đường này được đa số người dân Nga tin tưởng, ủng hộ và đi theo.

Và theo giới phân tích quốc tế, với tư cách vừa là trí thức, vừa là nhà chính trị, vừa

là doanh nhân, ông D. Medvedev sẽ tạo ra một phong cách lãnh đạo mới, thậm chí có thể

cả một bản sắc mới cho điện Kremli.

Page 69: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

67

KẾT LUẬN

Tám năm đã trôi qua, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin, nước Nga đã mang

một diện mạo khác. Hay nói một cách khác, nước Nga đã hồi sinh. Nước Nga dưới thời

Tổng thống V.Putin đã làm được những điều kỳ diệu. Chính trị ổn định, kinh tế luôn đạt

tốc độ tăng trưởng cao, vai trò và uy tín quốc tế đang dần được khôi phục. Nước Nga đã

lấy lại được vị thế là một trong những cường quốc tham gia vào trật tự thế giới mới, khôi

phục lại được sự tự tin, không bị cuốn theo “làn sóng cách mạng màu” ở các quốc gia láng

giềng, khôi phục ảnh hưởng ở những khu vực truyền thống như Việt Nam, Trung Quốc,

Ấn Độ và phát triển những mối quan hệ với các đối tác mới như ở các nước Châu Mỹ la

tinh. Những sự đổi khác này của nước Nga có được là do chính sách đối ngoại của Tổng

thống V.Putin.

Chính sách đối ngoại của V.Putin được đề ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước

có nhiều thay đổi. Thế giới đang có những diễn biến phức tạp và khó lường trước được.

Sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, một trật tự thế giới mới đã được hình thành.

Thế giới chuyển từ trạng thái đối đầu lưỡng cực sang hình thành kết cấu đa trung tâm với

sức mạnh chi phối của Mỹ. Mỹ nuôi tham vọng trở thành siêu cường duy nhất.

Bên cạnh đó, thế giới chứng kiến sự vươn lên không ngừng của một số nền kinh tế

lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN… Trước sự biến động nhanh chóng của tình hình

thế giới, nước Nga dưới thời V.Putin lại phải lo đối mặt với tình hình khó khăn trong nước,

đó là sự mất ổn định về chính trị, sự suy thoái nghiêm trọng về kinh tế, sự sụt giảm về vai

trò và vị thế quốc tế. Tất cả những khó khăn đó đã làm mất đi hình ảnh của một cường

quốc hàng đầu trên thế giới.

Page 70: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

68

Đường lối đối ngoại của Tổng thống V.Putin đã xác định được những mục tiêu cấp

thiết nhất cho nước Nga. Theo đó, mục tiêu cao nhất là bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội

và các cá nhân. Lợi ích dân tộc vừa là điểm xuất phát vừa là mục tiêu chiến lược của Nga.

Bao trùm tất cả là bảo vệ vững chắc an ninh của đất nước, giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn

lãnh thổ, nâng cao vị trí và uy tín của nước Nga trong cộng đồng thế giới, đưa nước Nga

trở thành một cường quốc vĩ đại.

Với những mục tiêu đó, chính sách đối ngoại của V.Putin đã được hình thành. Đó

là một đường lối đối ngoại đa phương, độc lập. Mặc dù, đường lối đối ngoại này được gọi

dưới nhiều tên gọi khác nhau: Định hướng Âu - Á, ngoại giao “chim ưng hai đầu”, “ngoại

giao hai bánh xe”, “ngoại giao hai cánh”,... nhưng đặc điểm chung nhất của nó là tính cân

bằng, cân bằng Phương Đông, Phương Tây, cân bằng giữa các đối tác lớn với các tổ chức

quốc tế và các quốc gia khu vực.

Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin được đánh

giá là tương đối linh hoạt. Điều đó thể hiện rõ nhất trong quan hệ của Nga với các đối tác.

Chính sách đối ngoại này còn mang tính thực dụng. Lúc mềm dẻo, lúc cứng rắn, đường lối

đối ngoại của Nga là công cụ hữu hiệu khẳng định vị thế của Nga trên trường quốc tế kể cả

khi nền kinh tế Nga còn đang ở trong tình trạng khủng hoảng.

Chính sách đối ngoại của V.Putin đặc biệt nhấn mạnh đến sự hợp tác song phương

và đa phương với các nước SNG. Đáng chú ý là lần đầu tiên trong chiến lược đối ngoại của

Nga, ngoài việc khẳng định quan hệ với SNG là hướng ưu tiên số một, còn đề cập tất cả

các khu vực trên thế giới: từ Châu Âu, EU, NATO, Tây Âu, Trung Đông Âu, Ban-tích,

Ban-căng, đến quan hệ với Mỹ, các nước Châu Á, nhất là với Trung Quốc và Ấn Độ, các

nước Đông Nam Á, …

Như vậy, chiến lược đối ngoại của Nga vẫn sẽ là chiến lược đối ngoại của nước

lớn, chủ động và độc lập trong mọi vấn đề quốc tế, cân bằng và đa phương hóa các quan hệ

với thế giới xung quanh. Nga sẽ theo đuổi chiến lược này trên cơ sở thực hiện đường lối

đối nội “dân chủ có thể kiểm soát” để duy trì ổn định chính trị trong nước, lấy hiệu quả và

công bằng làm mục tiêu phát triển kinh tế thị trường [52, tr. 73].

Với một chính sách đối ngoại linh hoạt, nước Nga dưới thời Tổng thống V. Putin

đã giành được những thành tựu đáng kể. Đó là sự phục hồi và phát triển nền kinh tế theo

hướng thị trường, là sự ổn định của tình hình chính trị và đặc biệt là uy tín cũng như vai trò

Page 71: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

69

quốc tế của nước Nga được cải thiện và nâng cao. Nước Nga đã dần dần khẳng định vị trí

và vai trò của mình ở các khu vực và các tổ chức quốc tế, cân bằng được quan hệ với các

đối tác lớn trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế.

Với những thành tựu đó, chính sách đối ngoại của V. Putin được đánh giá cao và

triển vọng được người kế nhiệm của ông, Tổng thống D. Medvedev tiếp tục theo đuổi. Tuy

nhiên, trước bối cảnh quốc tế cũng như trong nước có nhiều biến động, chính sách đối

ngoại của nước Nga cũng sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp nhưng vẫn phải dựa trên

nguyên tắc bảo đảm và tôn trọng lợi ích quốc gia cũng như lợi ích dân tộc, bảo vệ vững

chắc an ninh của đất nước, giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị trí và uy tín

của nước Nga trong cộng đồng thế giới.

Khi V.Putin thực thi chính sách đối ngoại cân bằng Đông - Tây, Việt Nam đã trở

thành một trong những đối tác quan trọng của Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Với vị thế địa - chính trị của mình, Việt Nam được coi như là cầu nối, là hạt nhân trong

việc tạo dựng mối quan hệ ổn định, thúc đẩy sự hợp tác toàn diện, cũng như quá trình xác

lập vị thế của nước Nga ở khu vực này. Quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga là “quan hệ

đối tác chiến lược”. Điều này đã được các nhà lãnh đạo cao cấp hai bên nhiều lần khẳng

định. Đối với Việt Nam, phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Liên bang Nga

góp phần quan trọng vào việc định hình một đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ theo

hướng đa phương hóa, đa dạng hóa trên nền tảng một nền chính trị ổn định và nền kinh tế

thị trường phát triển, theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước./.

Page 72: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Tuấn Anh (2004), Một góc nhìn Phương Đông - Phương Tây và cục diện

thế giới, Nxb Thanh niên, Hà Nội

2. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2004), Thế giới, khu vực và một số nước lớn

bước vào năm 2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

3. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2004), Một số nét về tình hình Liên bang Nga

gần đây, tr. 25 - 32

4. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005), Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

5. N.C. Baibacốp (2001), Từ Xtalin đến Elsin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

6. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2002), Về Liên bang Nga và quan hệ Việt - Nga

7. A.P. Côchétcốp (2004), Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia,

Page 73: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

71

Hà Nội

8. Hồ Châu (2001), Chiến lược đối ngoại của nước Nga thời kỳ V.Putin, Tạp chí

nghiên cứu Châu Âu, số 3, tr. 17-23

9. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (2003), Toàn cầu hoá và tác động đối với

sự hội nhập của Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội

10. Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Việt Nam và tiến trình gia nhập WTO, Nxb Thế

giới, Hà Nội

11. Phạm Văn Dân, Phạm Thị Phúc (2001), Những xu hướng khác nhau trong chính

sách đối ngoại của Nga và Mỹ thời gian gần đây, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu,

số 6, tr. 45-51

12. Phan Anh Dũng (2006), Những động thái mới trong quan hệ Nga - ASEAN, Tạp

chí nghiên cứu Châu Âu, số 1, tr.48-56

13. Trương Dự (2006), V.Putin sự trỗi dậy của một con người, Nxb Lao động, Hà Nội

14. Trần Văn Độ (2002), Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, những sự kiện 1991-2000,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

15. B. Elsin (1995), Những ghi chép của Tổng thống, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

16. B. Elsin (2001), Nhật ký nửa đêm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

17. Nguyễn Tất Giáp (Luận án Tiến sỹ Lịch sử), (2000), Quan hệ của Liên bang Nga

với các nước Đông Nam Á từ sau khi Liên Xô tan rã đến nay, Hà Nội

18. G.A. Giuganốp (1995), Nước Nga và thế giới hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội

19. Vũ Dương Huân (2004), Hệ thống chính trị Liên bang Nga: cơ cấu và tác động

đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội

20. Hà Mỹ Hương (2006), Nước Nga trên trường quốc tế hôm qua, hôm nay và ngày

mai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

21. Hà Mỹ Hương (2003), Quan hệ Nga - Mỹ sau chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

Page 74: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

72

22. Đường Minh Hào - Triệu Anh Ba (2008), Bản lĩnh Putin, Nxb Thanh niên, Hà

Nội

23. Paul Kennedy (1998), Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, Nxb Thông

tin lý luận, Hà Nội

24. PGS, TS Nguyễn Hữu Khiển (2006), Phân tích triết học những vấn đề cơ bản về

chính trị và khoa học chính trị, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội

25. Paul Kennedy (1995), Chuẩn bị cho thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

26. Võ Đại Lược - Lê Bộ Lĩnh (2005), Quan hệ Việt - Nga trong bối cảnh quốc tế

mới, Nxb Thế giới, Hà Nội

27. Võ Đại Lược (2004), Bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnh chính sách

phát triển kinh tế trong một số nước lớn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

28. Nguyễn Văn Lập (2002), Quan hệ Nga -Mỹ: vừa là đối tác - vừa là đối thủ, Nxb

Thông tấn, Hà Nội

29. Lý Cảnh Long (2001), V.Putin - Từ trung tá KGB đến Tổng thống Liên bang Nga,

Nxb Lao động, Hà Nội

30. TS. Đinh Xuân Lý (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng

của Đảng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

31. PGS, TS Trình Mưu, TS Vũ Quang Vinh (2005), Quan hệ quốc tế những năm đầu

thế kỷ XXI vấn đề, sự kiện và quan điểm, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội

32. Roi Medvedv (2004), Putin, Ông chủ điện Cremli, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội

33. A. Mukhin (2003), V.Putin và những người cộng sự, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội

34 Leonid Mlechin (2008), Các đời Tổng thống Nga, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

35. Nhiều tác giả (2004), Đường vào thế kỷ XXI - những vấn đề chiến lược và triển

vọng của nền kinh tế Nga, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Page 75: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

73

36. Nhiều tác giả (2000), 6 lần gặp người đứng đầu nước Nga - V.Putin, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội

37. Nhiều tác giả (2003), KGB - những chiến dịch tình báo từ Lênin đến Gorbachov,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

38. Nhiều tác giả (1998), Sự phản bội của Goóc-ba-chốp, Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội

39. Ngân Phương (2004), Một nước Nga đã khác, Báo Quốc tế

40. Nguyễn Duy Quý (chủ biên) (2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

41. Hồng Thanh Quang (2001), V.Putin - Đường tới điện Kremlin, Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội

42. Hồng Thanh Quang (2001), V.Putin - Sự lựa chọn của nước Nga, Nxb Quân đội

nhân dân, Hà Nội

43. Phan Văn Rân (Luận án Tiến sỹ Lịch sử), (1999), Sự chuyển hướng chính sách

đối ngoại của Liên bang Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: nguyên nhân

và tác động, Hà Nội

44. Nguyễn Xuân Sơn - Nguyễn Văn Du (2006), Chiến lược đối ngoại của các nước

lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội

45. V.V.Serafimov (2006), Nga - ASEAN: 10 năm hợp tác hiệu quả, Tạp chí nghiên

cứu Châu Âu, số 7, tr. 3-5

46. Ngô Sinh (2008), Nước Nga thời Putin, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

47. Nguyễn Anh Thái (2003), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội

48. Nguyễn Xuân Thắng (2004), Sự điều chỉnh chiến lược hợp tác khu vực Châu Á -

Thái Bình Dương trong bối cảnh quốc tế mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

49. Nguyễn Xuân Thắng (2003), Một số xu hướng phát triển chủ yếu hiện nay của

nền kinh tế thế giới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

50. Nguyễn Quang Thuấn (1999), Liên bang Nga: quan hệ kinh tế đối ngoại trong

Page 76: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

74

những năm cải cách thị trường, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

51. PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn (2007), Quan hệ Nga - ASEAN trong bối cảnh

quốc tế mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

52. PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn (2007), Hướng tới quan hệ hợp tác toàn diện Nga

- ASEAN trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

53. PGS. Nguyễn Bằng Tường (2002), Quan điểm mácxít về một số lý thuyết quan hệ

quốc tế của các nước Phương Tây hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

54. M. Tuanrenơ (1996), Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thế kỷ XXI, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội

55. Thông tấn xã Việt Nam (2006), Nước Nga trên đường hồi sinh, Tài liệu tham

khảo số 6, Hà Nội

56. Thông tấn xã Việt Nam (2002), Một trăm bài báo nước ngoài về V.Putin, Nxb

Thông tấn, Hà Nội

57. Nguyễn Thanh Thủy (2006), Quan hệ Nga - Trung trong tam giác chiến lược Nga

- Trung Quốc - ASEAN, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 3, tr. 3-11

58. Tin tham khảo Chủ nhật (2000), Chiến lược đối ngoại mới của Liên bang Nga

59. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn - Viện Thông tin khoa học xã hội (1997),

Nước Nga mười năm cải cách, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội

60. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn - Viện Thông tin khoa học xã hội (2001),

Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh - phân tích và dự báo

61. Lê Thanh Vạn (2001), Chính sách đối ngoại của Tổng thống V.Putin sau hơn một

năm cầm quyền, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 2, tr 32-38

62. Lê Thanh Vạn (2001), Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI, Tạp chí nghiên cứu Châu

Âu, số 3, tr. 82-86

63. Chính sách đối ngoại của Nga ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

http://www.mofa.gov.vn/quocte/4,05/doi%20ngoai%20vietnga4,05.HTM

64. Chính sách đối ngoại của V.Putin: Thành tựu và thất bại

Page 77: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

75

http://vitinfo.com.vn/muctin/Quocte

65. Di sản của V.Putin và nước Nga của tân tổng thống

http://www.nld.com.vn/tintuc/thegioi/216745.asp

66. Di sản của Tổng thống V.Putin

http://vietbao.vn/The-gioi/65122911/161/

67. Còn nhiều bất đồng trong quan hệ EU – Nga

http://tintuc.timnhanh.com/chuyen_de/quoc_te/chau_au/305/1

68. Nga – EU hay câu chuyện giữa Châu Âu cũ và Châu Âu mới

http://tintuc.timnhanh.com/chuyen_de/quoc_te/chau_au/305/1

69. Quan hệ Nga – Mỹ: Lạnh và không lạnh

http://vietnamnet.vn/thegioi/binhluan/2007/05/696557/-21k

70. Vì sao quan hệ Nga – EU chưa hết căng thẳng

http://tintuc.timnhanh.com/chuyen_de/quoc_te/chau_au/20070521/35A5F5B9

71. Tổng thống mới của nước Nga D.Medvedev

http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=45&sub=84&article=121159

72. Nước Nga chào đón Tổng thống thứ ba

http://www.gdtd.com.vn/gdtdroot/2008-057/bai08.htm

73. Tân Tổng thống Nga hé lộ kế hoạch tương lai

http://tintuc.timnhanh.com/quoc_te/chau_au/20080327/35A74431/

Page 78: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

76

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ MỐC CHÍNH TRONG TIỂU SỬ

CỦA TỔNG THỐNG V.PUTIN

Thời gian Sự kiện

Năm 1975 V.Putin tốt nghiệp Ban quốc tế Khoa Luật, Đại học Quốc gia Saint-

Peterburg (LGU), và được tuyển dụng vào KGB.

Từ 1985 đến 1990 KGB chuyển V.Putin sang làm việc tại Dresden, Đông Đức.

Tháng 6 - 1991 Lãnh đạo Uỷ ban quốc tế trong Văn phòng Thị trưởng Saint-

Peterburg, với trách nhiệm tăng cường quan hệ quốc tế và đầu tư

nước ngoài.

Tháng 8 - 1991 Sau khi Sobchak được bầu làm Thị trưởng Sankt-Peterburg, V.Putin

trở thành Chủ tịch Uỷ ban quan hệ kinh tế đối ngoại thuộc Toà thị

chính Saint-Peterburg.

20 - 8 - 1991 V.Putin chính thức thôi chức vụ bên trong ngành an ninh quốc gia khi

KGB ủng hộ cuộc đảo chính sớm thất bại chống lại Tổng thống Xô

viết Mikhail Sergeyevich Gorbachov.

Từ 1992 đến 1994 V.Putin giữ chức Phó thị trưởng Saint- Peterburg kiêm Chủ tịch Uỷ

ban kinh tế đối ngoại.

Từ 3-1994 đến 6-

1996

V.Putin là Phó thị trưởng thứ nhất kiêm Chủ tịch Uỷ ban kinh tế đối

ngoại.

Tháng 6 - 1996 V.Putin từ chức sau khi Sobchak thất bại tại cuộc bầu cử Tỉnh trưởng

Saint- Peterburg tháng 5 năm 1996.

Tháng 8 - 1996 V.Putin chuyển lên Moskva và trở thành Phó chánh Văn phòng Tổng

thống.

26 - 3 - 1997 V.Putin được đề bạt làm Tổng cục trưởng Tổng cục Kiểm soát của

Tổng thống Nga.

19 - 9 - 1997 V.Putin được đưa vào thành phần của Ban liên ngành thuộc Hội đồng

an ninh Nga về an ninh kinh tế.

Page 79: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

77

25 - 5 -1998 Ông được bầu làm Phó chánh Văn phòng thứ nhất phụ trách các khu

vực.

24 - 7 - 1998 V.Putin trở về cơ quan an ninh và trở thành Giám đốc Cơ quan an

ninh liên bang - FSB, cơ quan kế tục của KGB.

29 - 3 - 1999 Ông đồng thời giữ chức Thư ký Hội đồng an ninh Nga.

Từ ngày 9 đến

ngày 16 - 8 -1999

V.Putin trở thành Phó Thủ tướng của Chính phủ Nga. Ngày 16 tháng

8 năm 1999, Đuma quốc gia chấp nhận V.Putin làm Thủ tướng Chính

phủ Nga với 233 phiếu thuận (trong 226 phiếu cần thiết), 84 phiếu

chống và 17 phiếu trắng.

Tháng 9 - 1999 V.Putin làm Chủ tịch Uỷ ban thừa hành của Liên minh Nga và Bạch

Nga.

31- 12 - 1999 Sau khi B.Elsin từ chức, V.Putin đảm đương chức vụ Quyền Tổng

thống Nga.

25 - 01 - 2000 Ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng SNG.

26 - 03 - 2000 V.Putin được bầu làm Tổng thống trong vòng bầu cử thứ nhất với

53% số phiếu bầu.

07 - 5 - 2004

V.Putin nhậm chức Tổng thống Liên bang Nga nhiệm kỳ thứ hai với

71,2 % số phiếu bầu.

Page 80: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

КОНЦЕПЦИЯ ВНЕШНЕЙ ПОЛИТИКИ РОССИЙСКОЙ

ФЕДЕРАЦИИ

Утверждена Президентом Российской Федерации В.В.

Путиным 28 июня 2000 г.

I. ОБЩИЕ ПОЛОЖЕНИЯ

Концепция внешней политики Российской Федерации представляет

собой систему взглядов на содержание и основные направления

внешнеполитической деятельности России.

Правовую базу настоящей Концепции составляют Конституция

Российской Федерации, федеральные законы, другие нормативные

правовые акты Российской Федерации, регулирующие

деятельность федеральных органов государственной власти в сфере

внешней политики, общепризнанные принципы и нормы

международного права и международные договоры Российской

Федерации, а также Концепция национальной безопасности

Российской Федерации, утвержденная Указом Президента

Российской Федерации от 10 января 2000 г. №24.

Международная обстановка, сложившаяся к началу XXI века,

потребовала переосмысления общей ситуации вокруг Российской

Федерации, приоритетов российской внешней политики и

возможностей ее ресурсного обеспечения. Наряду с определенным

укреплением международных позиций Российской Федерации

проявились и негативные тенденции. Не оправдались некоторые

расчеты, связанные с формированием новых равноправных,

взаимовыгодных, партнерских отношений России с окружающим

миром, как это предполагалось в Основных положениях концепции

внешней политики Российской Федерации, утвержденных

распоряжением Президента Российской Федерации от 23 апреля

1993 г. № 284-рп, и в других документах.

Page 81: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

Высшим приоритетом внешнеполитического курса России является

защита интересов личности, общества и государства.

В рамках этого процесса главные усилия должны быть направлены

на достижение следующих основных целей:

* обеспечение надежной безопасности страны, сохранение и

укрепление ее суверенитета и территориальной целостности,

прочных и авторитетных позиций в мировом сообществе, которые в

наибольшей мере отвечают интересам Российской Федерации как

великой державы, как одного из влиятельных центров

современного мира и которые необходимы для роста ее

политического, экономического, интеллектуального и духовного

потенциала;

* воздействие на общемировые процессы в целях формирования

стабильного, справедливого и демократического миропорядка,

строящегося на общепризнанных нормах международного права,

включая прежде всего цели и принципы Устава ООН, на

равноправных и партнерских отношениях между государствами;

* создание благоприятных внешних условий для поступательного

развития России, подъема ее экономики, повышения уровня жизни

населения, успешного проведения демократических

преобразований, укрепления основ конституционного строя,

соблюдения прав и свобод человека;

* формирование пояса добрососедства по периметру российских

границ, содействие устранению имеющихся и предотвращению

возникновения потенциальных очагов напряженности и

конфликтов в прилегающих к Российской Федерации регионах;

* поиск согласия и совпадающих интересов с зарубежными

странами и межгосударственными объединениями в процессе

решения задач, определяемых национальными приоритетами

России, строительство на этой основе системы партнерских и

Page 82: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

союзнических отношений, улучшающих условия и параметры

международного взаимодействия;

* всесторонняя защита прав и интересов российских граждан и

соотечественников за рубежом;

* содействие позитивному восприятию Российской Федерации в

мире, популяризации русского языка и культуры народов России в

иностранных государствах.

II. СОВРЕМЕННЫЙ МИР И ВНЕШНЯЯ ПОЛИТИКА

РОССИЙСКОЙ ФЕДЕРАЦИИ

Современный мир переживает фундаментальные и динамичные

перемены, глубоко затрагивающие интересы Российской

Федерации и ее граждан. Россия - активный участник этого

процесса. Являясь постоянным членом Совета Безопасности ООН,

обладая значительным потенциалом и ресурсами во всех областях

жизнедеятельности, поддерживая интенсивные отношения с

ведущими государствами мира, она оказывает существенное

влияние на формирование нового мироустройства.

Трансформация международных отношений, прекращение

конфронтации и последовательное преодоление последствий

"холодной войны", продвижение российских реформ существенно

расширили возможности сотрудничества на мировой арене.

Сведена к минимуму угроза глобального ядерного конфликта. При

сохранении значения военной силы в отношениях между

государствами все большую роль играют экономические,

политические, научно-технические, экологические и

информационные факторы. На передний план в качестве главных

составляющих национальной мощи Российской Федерации

выходят ее интеллектуальные, информационные и

коммуникационные возможности, благосостояние и

образовательный уровень населения, степень сопряжения научных

и производственных ресурсов, концентрация финансового капитала

Page 83: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

и диверсификация экономических связей. Сложилась устойчивая

ориентация подавляющего большинства государств на рыночные

методы хозяйствования и демократические ценности.

Осуществление крупного прорыва на ряде ключевых направлений

научно-технического прогресса, ведущего к созданию единого

общемирового информационного пространства, углубление и

диверсификация международных экономических связей придают

взаимозависимости государств глобальный характер. Создаются

предпосылки для построения более стабильного и

кризисоустойчивого мирового устройства.

В то же время в международной сфере зарождаются новые вызовы

и угрозы национальным интересам России. Усиливается тенденция

к созданию однополярной структуры мира при экономическом и

силовом доминировании США. При решении принципиальных

вопросов международной безопасности ставка делается на

западные институты и форумы ограниченного состава, на

ослабление роли Совета Безопасности ООН.

Стратегия односторонних действий может дестабилизировать

международную обстановку, провоцировать напряженность и гонку

вооружений, усугубить межгосударственные противоречия,

национальную и религиозную рознь. Применение силовых методов

в обход действующих международно-правовых механизмов не

способно устранить глубинные социально-экономические,

межэтнические и другие противоречия, лежащие в основе

конфликтов, и лишь подрывает основы правопорядка.

Россия будет добиваться формирования многополярной системы

международных отношений, реально отражающей многоликость

современного мира с разнообразием его интересов.

Гарантия эффективности и надежности такого мироустройства -

взаимный учет интересов. Миропорядок XXI века должен

основываться на механизмах коллективного решения ключевых

Page 84: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

проблем, на приоритете права и широкой демократизации

международных отношений.

Интересы России непосредственно связаны и с другими

тенденциями, среди которых:

* глобализация мировой экономики. Наряду с дополнительными

возможностями социально-экономического прогресса, расширения

человеческих контактов такая тенденция порождает и новые

опасности, особенно для экономически ослабленных государств,

усиливается вероятность крупномасштабных финансово-

экономических кризисов. Растет риск зависимости экономической

системы и информационного пространства Российской Федерации

от воздействия извне;

* усиление роли международных институтов и механизмов в

мировой экономике и политике ("Группа восьми", МВФ, МБРР и

другие), вызванное объективным ростом взаимозависимости

государств, необходимостью повышения управляемости

международной системы. В интересах России - полноформатное и

равноправное участие в разработке основных принципов

функционирования мировой финансово-экономической системы в

современных условиях;

* развитие региональной и субрегиональной интеграции в Европе,

Азиатско-тихоокеанском регионе, Африке и Латинской Америке.

Интеграционные объединения приобретают все большее значение в

мировой экономике, становятся существенным фактором

региональной и субрегиональной безопасности и миротворчества;

* военно-политическое соперничество региональных держав, рост

сепаратизма, этнонационального и религиозного экстремизма.

Интеграционные процессы, в частности в Евро-Атлантическом

регионе, имеют зачастую избирательно-ограничительный характер.

Попытки принизить роль суверенного государства как

основополагающего элемента международных отношений создают

Page 85: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

угрозу произвольного вмешательства во внутренние дела.

Серьезные масштабы приобретает проблема распространения

оружия массового уничтожения и средств его доставки. Угрозу

международному миру и безопасности представляют

неурегулированные или потенциальные региональные и локальные

вооруженные конфликты. Существенное влияние на глобальную и

региональную стабильность начинает оказывать рост

международного терроризма, транснациональной организованной

преступности, а также незаконного оборота наркотиков и оружия.

Угрозы, связанные с указанными тенденциями, усугубляются

ограниченностью ресурсного обеспечения внешней политики

Российской Федерации, что затрудняет успешное отстаивание ее

внешнеэкономических интересов, сужает рамки ее

информационного и культурного влияния за рубежом.

Вместе с тем Российская Федерация имеет реальный потенциал для

обеспечения достойного места в мире. Определяющее значение в

этом плане имеют дальнейшее укрепление российской

государственности, консолидация гражданского общества и

скорейший переход к устойчивому экономическому росту.

В последние десятилетия Россия смогла использовать

дополнительные возможности международного сотрудничества,

которые открываются в результате коренных преобразований в

стране, существенно продвинулась по пути интеграции в систему

мировых хозяйственных связей, вступила в ряд влиятельных

международных организаций и институтов. Ценой напряженных

усилий удалось по ряду принципиальных направлений укрепить

позиции России на мировой арене.

Российская Федерация проводит самостоятельную и

конструктивную внешнюю политику. Она основывается на

последовательности и предсказуемости, взаимовыгодном

прагматизме. Эта политика максимально прозрачна, учитывает

Page 86: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

законные интересы других государств и нацелена на поиск

совместных решений.

Россия - это надежный партнер в международных отношениях.

Общепризнана ее конструктивная роль в решении острых

международных проблем.

Отличительная черта российской внешней политики -

сбалансированность. Это обусловлено геополитическим

положением России как крупнейшей евразийской державы,

требующим оптимального сочетания усилий по всем направлениям.

Такой подход предопределяет ответственность России за

поддержание безопасности в мире как на глобальном, так и на

региональном уровне, предполагает развитие и взаимо дополнение

внешнеполитической деятельности на двусторонней и

многосторонней основе.

III. ПРИОРИТЕТЫ РОССИЙСКОЙ ФЕДЕРАЦИИ В

РЕШЕНИИ ГЛОБАЛЬНЫХ ПРОБЛЕМ

Успешная внешняя политика Российской Федерации должна быть

основана на соблюдении разумного баланса между ее целями и

возможностями для их достижения. Сосредоточение политико-

дипломатических, военных, экономических, финансовых и иных

средств на решении внешнеполитических задач должно быть

соразмерно их реальному значению для национальных интересов

России, а масштаб участия в международных делах - адекватен

фактическому вкладу в укрепление позиций страны. Многообразие

и сложность международных проблем и наличие кризисных

ситуаций предполагают своевременную оценку приоритетности

каждой из них во внешнеполитической деятельности Российской

Федерации. Необходимо повысить эффективность политических,

правовых, внешнеэкономических и иных инструментов защиты

государственного суверенитета России и ее национальной

экономики в условиях глобализации.

Page 87: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

1. Формирование нового мироустройства

Россия заинтересована в стабильной системе международных

отношений, основанной на принципах равноправия, взаимного

уважения и взаимовыгодного сотрудничества. Эта система

призвана обеспечить надежную безопасность каждого члена

мирового сообщества в политической, военной, экономической,

гуманитарной и иных областях.

Главным центром регулирования международных отношений в

XXI веке должна оставаться Организация Объединенных Наций.

Российская Федерация будет решительно противодействовать

попыткам принизить роль ООН и ее Совета Безопасности в

мировых делах.

Усиление консолидирующей роли ООН в мире предполагает:

* неуклонное соблюдение основополагающих принципов Устава

ООН, включая сохранение статуса постоянных членов Совета

Безопасности ООН;

* рациональное реформирование ООН в целях развития ее

механизма быстрого реагирования на происходящие в мире

события, включая наращивание ее возможностей по

предотвращению и урегулированию кризисов и конфликтов;

* дальнейшее повышение эффективности Совета Безопасности

ООН, несущего главную ответственность за поддержание

международного мира и безопасности, придание этому органу

большей представительности за счет включения в его состав новых

постоянных членов, в первую очередь авторитетных

развивающихся государств. Реформирование ООН должно

исходить из незыблемости права вето постоянных членов Совета

Безопасности ООН.

Page 88: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

Россия придает большое значение своему участию в группе восьми

наиболее развитых индустриальных государств. Рассматривая

механизм консультаций и согласования позиций по важнейшим

проблемам современности как одно из существенных средств

отстаивания и продвижения своих внешнеполитических интересов.

Российская Федерация намерена наращивать взаимодействие с

партнерами по этому форуму.

2. Укрепление международной безопасности

Россия выступает за дальнейшее снижение роли фактора силы в

международных отношениях при одновременном укреплении

стратегической и региональной стабильности. В этих целях

Российская Федерация:

* будет неукоснительно выполнять взятые на себя обязательства по

действующим договорам и соглашениям в области ограничения и

сокращения вооружений и участвовать в разработке и заключении

новых договоренностей, отвечающих как ее национальным

интересам, так и интересам безопасности других государств;

* готова идти на дальнейшее сокращение своего ядерного

потенциала на основе двусторонних договоренностей с США и - в

многостороннем формате - с участием других ядерных держав при

том условии, что стратегическая стабильность в ядерной области не

будет нарушена. Россия будет добиваться сохранения и

соблюдения Договора 1972 года об ограничении систем

противоракетной обороны - краеугольного камня стратегической

стабильности. Реализация США планов создания противоракетной

обороны территории страны неизбежно вынудит Российскую

Федерацию принять адекватные меры по поддержанию на должном

уровне своей национальной безопасности;

* подтверждает неизменность своего курса на участие совместно с

другими государствами в предотвращении распространения

Page 89: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

ядерного оружия, других видов оружия массового уничтожения,

средств их доставки, а также соответствующих материалов и

технологий. Российская Федерация - твердый сторонник

укрепления и развития соответствующих международных режимов,

включая создание Глобальной системы контроля за

нераспространением ракет и ракетных технологий. Российская

Федерация намерена твердо придерживаться своих обязательств по

Договору о всеобъемлющем запрещении ядерных испытаний и

призывает присоединиться к нему все государства мира;

* уделяет особое внимание такому аспекту укрепления

стратегической стабильности, как обеспечение информационной

безопасности;

* намерена и далее содействовать укреплению региональной

стабильности путем участия в процессах сокращения и

ограничения обычных вооруженных сил, а также применения мер

доверия в военной области;

* считает международное миротворчество действенным

инструментом урегулирования вооруженных конфликтов и

выступает за укрепление его правовых основ в строгом

соответствии с принципами Устава ООН. Поддерживая меры по

наращиванию и модернизации потенциала быстрого

антикризисного реагирования ООН, Российская Федерация

намерена продолжать активно участвовать в операциях по

поддержанию мира, проводимых как под эгидой ООН, так и, в

конкретных случаях, региональными и субрегиональными

организациями. Необходимость и степень такого участия будут

соразмеряться с национальными интересами и международными

обязательствами страны. Россия исходит из того, что только Совет

Безопасности ООН правомочен санкционировать применение силы

в целях принуждения к миру;

* исходит из того, что применение силы в нарушение Устава ООН

является нелегитимным и угрожает стабилизации всей системы

Page 90: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

международных отношений. Неприемлемы попытки внедрить в

международный оборот концепции типа "гуманитарной

интервенции" и "ограниченного суверенитета" в целях оправдания

односторонних силовых акций в обход Совета Безопасности ООН.

Будучи готовой к предметному диалогу по совершенствованию

правовых аспектов применения силы в международных

отношениях в условиях глобализации, Российская Федерация

исходит из того, что поиск конкретных форм реагирования

международного сообщества на различные острые ситуации,

включая гуманитарные кризисы, должен вестись коллективно, на

основе четкого соблюдения норм международного права и Устава

ООН;

* будет участвовать в проводимых под эгидой ООН и других

международных организаций мероприятиях по ликвидации

стихийных и техногенных катастроф, других чрезвычайных

ситуаций, а также в оказании гуманитарной помощи пострадавшим

странам;

* рассматривает как важнейшую внешнеполитическую задачу

борьбу с международным терроризмом, способным

дестабилизировать обстановку не только в отдельных государствах,

но и в целых регионах. Российская Федерация выступает за

дальнейшую разработку мер по усилению взаимодействия

государств в этой области. Прямая обязанность любого государства

-защита своих граждан от террористических посягательств,

недопущение на своей территории деятельности, имеющей целью

организацию подобных актов против граждан и интересов других

стран, и непредоставление убежища террористам;

* будет целенаправленно противодействовать незаконному обороту

наркотиков и росту организованной преступности, сотрудничая с

другими государствами в многостороннем формате, прежде всего в

рамках специализированных международных органов, и на

двустороннем уровне.

Page 91: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

3. Международные экономические отношения

Главным приоритетом внешней политики Российской Федерации в

сфере международных экономических отношений является

содействие развитию национальной экономики, которое в условиях

глобализации немыслимо без широкого включения России в

систему мирохозяйственных связей. Для достижения этой цели

необходимо:

* обеспечить благоприятные внешние условия для формирования в

стране экономики рыночного типа и для становления обновленной

внешнеэкономической специализации Российской Федерации,

гарантирующей максимальный экономический эффект от ее

участия в международном разделении труда;

* добиваться сведения к минимуму рисков при дальнейшей

интеграции России в мировую экономику с учетом необходимости

обеспечения экономической безопасности страны;

* способствовать формированию справедливой международной

торговой системы при полноправном участии Российской

Федерации в международных экономических организациях,

обеспечивающем защиту в них национальных интересов страны;

* содействовать расширению отечественного экспорта и

рационализации импорта в страну, а также российскому

предпринимательству за рубежом, поддерживать его интересы на

внешнем рынке и противодействовать дискриминации

отечественных производителей и экспортеров, обеспечивать

строгое соблюдение отечественными субъектами

внешнеэкономической деятельности российского законодательства

при осуществлении таких операций;

* содействовать привлечению иностранных инвестиций в первую

очередь в реальный сектор и приоритетные сферы российской

экономики;

Page 92: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

* обеспечивать сохранение и оптимальное использование

российской собственности за рубежом;

* приводить обслуживание российского внешнего долга в

соответствие с реальными возможностями страны, добиваться

максимального возврата средств в счет кредитов иностранным

государствам;

* формировать комплексную систему российского

законодательства и международную договорно-правовую базу в

экономической сфере.

Россия должна быть готова к использованию всех имеющихся в ее

распоряжении экономических рычагов и ресурсов для защиты

своих национальных интересов.

Учитывая возрастание угрозы глобальных катастроф природного и

техногенного характера, Российская Федерация выступает за

расширение международного сотрудничества в целях обеспечения

экологической безопасности, в том числе с привлечением

новейших технологий, в интересах всего международного

сообщества.

4. Права человека и международные отношения

Россия, приверженная ценностям демократического общества,

включая уважение прав и свобод человека, видит свои задачи в том,

чтобы:

* добиваться уважения прав и свобод человека во всем мире на

основе соблюдения норм международного права;

* защищать права и интересы российских граждан и

соотечественников за рубежом на основе международного права и

действующих двусторонних соглашений. Российская Федерация

будет добиваться адекватного обеспечения прав и свобод

Page 93: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

соотечественников в государствах, где они постоянно проживают,

поддерживать и развивать всесторонние связи с ними и их

организациями;

* развивать международное сотрудничество в области

гуманитарного обмена;

* расширять участие в международных конвенциях и соглашениях

в области прав человека;

* продолжить приведение законодательства Российской Федерации

в соответствие с международными обязательствами России.

5. Информационное сопровождение внешнеполитической

деятельности

Важным направлением внешнеполитической деятельности

Российской Федерации является доведение до широких кругов

мировой общественности объективной и точной информации о ее

позициях по основным международным проблемам,

внешнеполитических инициативах и действиях Российской

Федерации, а также о достижениях российской культуры, науки,

интеллектуального творчества. На передний план выдвигается

задача формирования за рубежом позитивного восприятия России,

дружественного отношения к ней. Неотъемлемым элементом

соответствующей работы должны стать целенаправленные усилия

по широкому разъяснению за рубежом сути внутренней политики

России, происходящих в стране процессов. Актуальным становится

ускоренное развитие в Российской Федерации собственных

эффективных средств информационного влияния на общественное

мнение за рубежом.

IV. РЕГИОНАЛЬНЫЕ ПРИОРИТЕТЫ

Приоритетным направлением внешней политики России является

обеспечение соответствия многостороннего и двустороннего

Page 94: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

сотрудничества с государствами - участниками Содружества

Независимых Государств (СНГ) задачам национальной

безопасности страны.

Упор будет делаться на развитии добрососедских отношений и

стратегического партнерства со всеми государствами - участниками

СНГ. Практические отношения с каждым из них необходимо

строить с учетом встречной открытости для сотрудничества,

готовности должным образом учитывать интересы Российской

Федерации, в том числе в обеспечении прав российских

соотечественников.

Исходя из концепции разноскоростной и разноуровневой

интеграции в рамках СНГ, Россия будет определять параметры и

характер своего взаимодействия с государствами - участниками

СНГ как в целом в СНГ, так и в более узких объединениях, в

первую очередь в Таможенном союзе. Договоре о коллективной

безопасности. Первостепенной задачей является укрепление Союза

Беларуси и России как высшей на данном этапе формы интеграции

двух суверенных государств.

Приоритетное значение будут иметь совместные усилия по

урегулированию конфликтов в государствах - участниках СНГ,

развитию сотрудничества в военно-политической области и сфере

безопасности, особенно в борьбе с международным терроризмом и

экстремизмом.

Серьезный акцент будет сделан на развитии экономического

сотрудничества, включая создание зоны свободной торговли,

реализацию программ совместного рационального использования

природных ресурсов. В частности, Россия будет добиваться

выработки такого статуса Каспийского моря, который позволил бы

прибрежным государствам развернуть взаимовыгодное

сотрудничество по эксплуатации ресурсов региона на справедливой

основе, с учетом законных интересов друг друга. Российская

Федерация будет прилагать усилия для обеспечения выполнения

Page 95: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

взаимных обязательств по сохранению и приумножению в

государствах - участниках СНГ общего культурного наследия.

Отношения с европейскими государствами - традиционное

приоритетное направление внешней политики России. Главной

целью российской внешней политики на европейском направлении

является создание стабильной и демократической системы

общеевропейской безопасности и сотрудничества. Россия

заинтересована в дальнейшем сбалансированном развитии

многофункционального характера Организации по безопасности и

сотрудничеству в Европе (ОБСЕ) и будет прилагать усилия в этом

направлении.

Важно максимально использовать накопленный этой организацией

после принятия в 1975 году хельсинкского Заключительного акта

нормотворческий потенциал, полностью сохраняющий свою

актуальность. Россия будет решительно противодействовать

сужению функций ОБСЕ, в частности попыткам

перепрофилировать ее деятельность на постсоветское пространство

и Балканы.

Россия будет добиваться превращения адаптированного Договора

об обычных вооруженных силах в Европе в эффективное средство

обеспечения европейской безопасности, а также придания мерам

доверия всеобъемлющего характера, включающего, в частности,

коалиционную деятельность и деятельность военно-морских сил.

Исходя из собственных потребностей в построении гражданского

общества, Россия намерена продолжать участвовать в деятельности

Совета Европы.

Ключевое значение имеют отношения с Европейским союзом (ЕС).

Процессы, происходящие в ЕС, в растущей степени влияют на

динамику ситуации в Европе. Это расширение ЕС, переход к

единой валюте, институциональная реформа, становление общей

внешней политики и политики в области безопасности, оборонной

Page 96: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

идентичности. Рассматривая эти процессы как объективную

составляющую европейского развития, Россия будет добиваться

должного учета своих интересов, в том числе применительно к

сфере двусторонних отношений с отдельными странами - членами

ЕС.

Российская Федерация видит в ЕС одного из своих важнейших

политических и экономических партнеров и будет стремиться к

развитию с ним интенсивного, устойчивого и долгосрочного

сотрудничества, лишенного конъюнктурных колебаний.

Характер отношений с ЕС определяется рамками Соглашения о

партнерстве и сотрудничестве, учреждающего партнерство между

Российской Федерацией, с одной стороны, и Европейскими

сообществами и их государствами-членами, с другой стороны, от

24 июня 1994 г., которое еще не заработало в полную силу.

Конкретные проблемы, прежде всего проблема адекватного учета

интересов российской стороны в процессе расширения и

реформирования ЕС, будут решаться на основе одобренной в 1999

году Стратегии развития отношений Российской Федерации с

Европейским союзом. Предметом особого внимания должно стать

формирующееся военно-политическое измерение ЕС.

Реально оценивая роль Организации Североатлантического

договора (НАТО), Россия исходит из важности сотрудничества с

ней в интересах поддержания безопасности и стабильности на

континенте и открыта для конструктивного взаимодействия.

Необходимая база для этого заложена в Основополагающем акте о

взаимных отношениях, сотрудничестве и безопасности между

Российской Федерацией и Организацией Североатлантического

договора от 27 мая 1997 г. Интенсивность сотрудничества с НАТО

будет зависеть от выполнения ею ключевых положений этого

документа, в первую очередь касающихся неприменения силы и

угрозы силой, неразмещения на территориях новых членов

Page 97: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

группировок обычных вооруженных сил, ядерного оружия и

средств его доставки.

Вместе с тем по целому ряду параметров нынешние политические и

военные установки НАТО не совпадают с интересами безопасности

Российской Федерации, а порой прямо противоречат им. В первую

очередь это касается положений новой стратегической концепции

НАТО, не исключающих ведения силовых операций вне зоны

действия Вашингтонского договора без санкции Совета

Безопасности ООН. Россия сохраняет негативное отношение к

расширению НАТО.

Насыщенное и конструктивное сотрудничество между Россией и

НАТО возможно лишь в том случае, если оно будет строиться на

основе должного учета интересов сторон и безусловного

выполнения принятых на себя взаимных обязательств.

Взаимодействие с государствами Западной Европы, в первую

очередь с такими влиятельными, как Великобритания, Германия,

Италия и Франция, представляет собой важный ресурс для

отстаивания Россией своих национальных интересов в европейских

и мировых делах, для стабилизации и роста экономики России.

В отношениях с государствами Центральной и Восточной Европы

актуальной остается задача сохранения наработанных

человеческих, хозяйственных и культурных связей, преодоления

имеющихся кризисных явлений и придания дополнительного

импульса сотрудничеству в соответствии с новыми условиями и

российскими интересами.

Хорошие перспективы имеет развитие отношений Российской

Федерации с Литвой, Латвией и Эстонией. Россия выступает за то,

чтобы повернуть эти отношения в русло добрососедства и

взаимовыгодного сотрудничества. Непременным условием этого

является уважение данными государствами российских интересов,

Page 98: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

в том числе в стержневом вопросе о соблюдении прав

русскоязычного населения.

Россия будет всемерно содействовать достижению прочного и

справедливого урегулирования ситуации на Балканах, основанного

на согласованных решениях международного сообщества.

Принципиально важно сохранить территориальную целостность

Союзной Республики Югославии, противодействовать

расчленению этого государства, что чревато угрозой возникновения

общебалканского конфликта с непредсказуемыми последствиями.

Российская Федерация готова к преодолению значительных

трудностей последнего времени в отношениях с США, сохранению

создававшейся на протяжении почти 10 лет инфраструктуры

российско-американского сотрудничества. Несмотря на наличие

серьезных, в ряде случаев принципиальных разногласий,

российско-американское взаимодействие является необходимым

условием улучшения международной обстановки и обеспечения

глобальной стратегической стабильности.

Прежде всего это касается проблем разоружения, контроля над

вооружениями и нераспространения оружия массового

уничтожения, а также предотвращения и урегулирования наиболее

опасных региональных конфликтов. Только при активном диалоге с

США возможно решение вопросов ограничения и сокращения

стратегических ядерных вооружений. Во взаимных интересах

поддерживать регулярные двусторонние контакты на всех уровнях,

не допускать пауз в отношениях, сбоев в переговорных процессах

по основным политическим, военным и экономическим вопросам.

Важное и все возрастающее значение во внешней политике

Российской Федерации имеет Азия, что обусловлено прямой

принадлежностью России к этому динамично развивающемуся

региону, необходимостью экономического подъема Сибири и

Дальнего Востока. Упор будет сделан на активизации участия

России в основных интеграционных структурах Азиатско-

Page 99: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

тихоокеанского региона - форуме "Азиатско-тихоокеанское

экономическое сотрудничество", региональном форуме

Ассоциации стран Юго-Восточной Азии (АСЕАН) по

безопасности, в созданной при инициативной роли России

"шанхайской пятерке" (Россия, Китай, Казахстан, Киргизия,

Таджикистан).

Одним из важнейших направлений российской внешней политики в

Азии является развитие дружественных отношений с ведущими

азиатскими государствами, в первую очередь с Китаем и Индией.

Совпадение принципиальных подходов России и КНР к ключевым

вопросам мировой политики - одна из базовых опор региональной и

глобальной стабильности. Россия стремится к развитию

взаимовыгодного сотрудничества с Китаем по всем направлениям.

Главной задачей остается приведение масштабов экономического

взаимодействия в соответствие с уровнем политических

отношений.

Россия намерена углублять традиционное партнерство с Индией, в

том числе в международных делах, способствовать преодолению

сохраняющихся в Южной Азии проблем, укреплению стабильности

в регионе.

Россия рассматривает подписание Индией и Пакистаном Договора

о всеобъемлющем запрещении ядерных испытаний и их

присоединение к Договору о нераспространении ядерного оружия

как важный фактор обеспечения стабильности в Азиатско-

тихоокеанском регионе. Она будет поддерживать линию на

создание в Азии зон, свободных от ядерного оружия.

Российская Федерация выступает за устойчивое развитие

отношений с Японией, за достижение подлинного добрососедства,

отвечающего национальным интересам обеих стран. В рамках

существующих переговорных механизмов Россия продолжит поиск

взаимоприемлемого решения оформления международно

признанной границы между двумя государствами.

Page 100: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

Российская внешняя политика направлена на наращивание

позитивной динамики отношений с государствами Юго-Восточной

Азии.

Важно и далее развивать отношения с Ираном.

Принципиальное значение для России имеет общее оздоровление

ситуации в Азии, где усиливаются геополитические амбиции ряда

государств, нарастает гонка вооружений, сохраняются источники

напряженности и конфликтов. Наибольшую озабоченность

вызывает обстановка на Корейском полуострове. Усилия будут

сосредоточиваться на обеспечении равноправного участия России в

решении корейской проблемы, на поддержании сбалансированных

отношений с обоими корейскими государствами.

Затяжной конфликт в Афганистане создает реальную угрозу

безопасности южных рубежей СНГ, напрямую затрагивает

российские интересы. Во взаимодействии с другими

заинтересованными государствами Россия будет прилагать

последовательные усилия в целях достижения прочного и

справедливого политического урегулирования афганской

проблемы, недопущения экспорта терроризма и экстремизма из

этой страны.

Россия будет добиваться стабилизации обстановки на Ближнем

Востоке, включая зону Персидского залива и Северную Африку,

учитывая при этом воздействие ситуации в регионе на обстановку

во всем мире. Используя свой статус как коспонсора мирного

процесса, Россия намерена вести линию на активное участие в

нормализации обстановки в регионе после кризиса. В этом

контексте приоритетной задачей России будет восстановление и

укрепление ее позиций, особенно экономических, в этом богатом и

важном для наших интересов районе мира.

Рассматривая Большое Средиземноморье как связующий узел

таких регионов, как Ближний Восток, Черноморский регион,

Page 101: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

Кавказ, бассейн Каспийского моря, Россия намерена проводить

целенаправленный курс на превращение его в зону мира,

стабильности и добрососедства, что будет способствовать

продвижению российских экономических интересов, в том числе в

вопросе выбора маршрутов прохождения важных потоков

энергоносителей.

Россия будет расширять взаимодействие с африканскими

государствами, содействовать скорейшему урегулированию

региональных военных конфликтов в Африке. Необходимо также

развитие политического диалога с Организацией африканского

единства (ОАЕ) и субрегиональными организациями,

использование их возможностей для подключения России к

многосторонним экономическим проектам на континенте.

Россия стремится к повышению уровня политического диалога и

экономического сотрудничества со странами Центральной и

Южной Америки, опираясь на серьезный прогресс, достигнутый в

отношениях России с этим регионом в 90-е годы. Она будет

стремиться, в частности, к расширению взаимодействия с

государствами Центральной и Южной Америки в международных

организациях, поощрению экспорта в латиноамериканские страны

российской наукоемкой промышленной продукции, развитию с

ними военно-технического сотрудничества и кооперации.

При определении региональных приоритетов своей внешней

политики Российская Федерация будет учитывать интенсивность и

направленность формирования основных мировых центров, степень

готовности их участников к расширению двустороннего

взаимодействия с Россией.

V. ФОРМИРОВАНИЕ И РЕАЛИЗАЦИЯ ВНЕШНЕЙ

ПОЛИТИКИ РОССИЙСКОЙ ФЕДЕРАЦИИ

Президент Российской Федерации в соответствии со своими

конституционными полномочиями осуществляет руководство

Page 102: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

внешней политикой страны и как глава государства представляет

Российскую Федерацию в международных отношениях.

Совет Федерации и Государственная Дума Федерального Собрания

Российской Федерации в рамках своих конституционных

полномочий ведут законодательную работу по обеспечению

внешнеполитического курса Российской Федерации и выполнению

ее международных обязательств.

Совет Безопасности Российской Федерации осуществляет

подготовку решений Президента Российской Федерации в области

обеспечения международной безопасности и контроль за их

выполнением.

Министерство иностранных дел Российской Федерации ведет

работу по непосредственной реализации утвержденного

Президентом Российской Федерации внешнеполитического курса.

МИД России осуществляет координацию внешнеполитической

деятельности федеральных органов исполнительной власти и

контроль за ней в соответствии с Указом Президента Российской

Федерации от 12 марта 1996 г. № 375 “О координирующей роли

Министерства иностранных дел Российской Федерации в

проведении единой внешнеполитической линии Российской

Федерации”.

Субъекты Российской Федерации развивают свои международные

связи в соответствии с Конституцией Российской Федерации,

Федеральным законом “О координации международных и

внешнеэкономических связей субъектов Российской Федерации” и

другими законодательными актами. МИД России и другие

федеральные органы исполнительной власти оказывают содействие

субъектам Российской Федерации в осуществлении ими

международного сотрудничества при строгом соблюдении

суверенитета и территориальной целостности Российской

Федерации.

Page 103: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI …

При подготовке решений о проведении внешнеполитического курса

государства федеральные органы исполнительной власти по мере

необходимости взаимодействуют с неправительственными

организациями России. Более широкое вовлечение

неправительственных организаций в сферу внешнеполитической

деятельности страны отвечает задаче обеспечения максимальной

поддержки гражданским обществом внешней политики государства

и способно внести вклад в ее эффективную реализацию.

Последовательное осуществление внешней политики создаст

благоприятные условия для реализации исторического выбора

народов Российской Федерации в пользу правового государства,

демократического общества, социально ориентированной

рыночной экономики.