Chúng ta phải bước đi trong con đường sự sốngChúng ta phải bước đi trong con...

11
© 2021 Living Stream Ministry Lời then chốt cho kì Hội đồng quốc tế nói tiếng Hoa 2021 Chúng ta phải bước đi trong con đường sự sống để sống bởi cây sự sống theo linh, không đi trong con đường sự chết bởi cây tri thức đúng sai theo bản ngã. Chức năng hữu cơ của Hội thánh là để xây dựng Hội thánh là Thân thể hữu cơ của Đấng Christ, sự đầy đủ của Đấng đổ đầy tất cả trong tất cả. Chúng ta cần bắt chước vị sứ đồ đem các Hội thánh địa phương vào sự tương giao của Thân thể Đấng Christ và bước theo dấu chân của vị sứ đồ đem tất cả thánh đồ vào nếp sống hòa lẫn của cả Thân thể Đấng Christ. Điểm trọng yếu trong sự dạy dỗ của các sứ đồ là Đức Chúa Trời Tam Nhất đã-trải-qua- tiến-trình ban phát chính Ngài là Linh ban-sự-sống bao-hàm-tất-cả vào những người được chọn của Ngài hầu họ có thể được đem vào một mối liên hiệp hữu cơ để nhận lãnh sự truyền phát thần thượng và nhờ đó, trở thành các con của Đức Chúa Trời và các chi thể của Christ; kết quả là họ trở thành Thân thể Đấng Christ để biểu lộ Christ.

Transcript of Chúng ta phải bước đi trong con đường sự sốngChúng ta phải bước đi trong con...

© 2021 Living Stream Ministry

Lời then chốt cho kì Hội đồng quốc tế nói tiếng Hoa 2021

Chúng ta phải bước đi trong con đường sự sống

để sống bởi cây sự sống theo linh,

không đi trong con đường sự chết bởi cây tri thức

đúng sai theo bản ngã.

Chức năng hữu cơ của Hội thánh là để xây dựng Hội thánh

là Thân thể hữu cơ của Đấng Christ, sự đầy đủ của Đấng đổ đầy tất cả trong tất cả.

Chúng ta cần bắt chước vị sứ đồ đem các Hội thánh địa phương

vào sự tương giao của Thân thể Đấng Christ và bước theo dấu chân của vị sứ đồ

đem tất cả thánh đồ vào nếp sống hòa lẫn của cả Thân thể Đấng Christ.

Điểm trọng yếu trong sự dạy dỗ của các sứ đồ là Đức Chúa Trời Tam Nhất đã-trải-qua-

tiến-trình ban phát chính Ngài là Linh ban-sự-sống bao-hàm-tất-cả vào những người

được chọn của Ngài hầu họ có thể được đem vào một mối liên hiệp hữu cơ để nhận

lãnh sự truyền phát thần thượng

và nhờ đó, trở thành các con của Đức Chúa Trời và các chi thể của Christ;

kết quả là họ trở thành Thân thể Đấng Christ để biểu lộ Christ.

Các dàn bài sứ điệp

dành cho kì Hội đồng quốc tế nói tiếng Hoa

Ngày 13-14, tháng Hai, 2021

CHỦ ĐỀ TỔNG QUÁT:

SỰ XÂY DỰNG

HỘI THÁNH LÀ THÂN THỂ ĐẤNG CHRIST

CÁCH NỘI TẠI VÀ HỮU CƠ

Sứ điệp Một

Thể yếu nội tại của Hội thánh vì sự tồn tại hữu cơ của Hội thánh

Đọc Kinh văn: 1 Gi. 1:2; Gi. 1:12-13; 3:29-30; 12:24; Sáng. 2:21-23; 1 Cô. 12:12, 28

I. Thể yếu nội tại của Hội thánh là sự sống thần thượng, điều sản sinh ra Hội thánh—1 Gi.

1:2; 5:1:

A. Thể yếu nội tại của Hội thánh là sự sống thần thượng, tức sự sống không thể hủy diệt, mà Đức

Chúa Trời Tam Nhất đã-trải-qua-tiến-trình đã ban phát vào trong chúng ta và hiện đang ban phát vào trong chúng ta; sự sống thần thượng này thật ra là Đức Chúa Trời Tam Nhất đã-trải-qua-tiến-trình và hiện-đang-ban-phát—Gi. 14:6; 10:10b; 1 Cô. 15:45b; La. 8:2, 10, 6, 11; 2 Cô.

5:4:

1. Sự sống thần thượng sản sinh ra chúng ta bằng sự tái sinh của Linh trong linh chúng ta;

Linh thần thượng sinh ra nhân linh, và hai linh này được hòa quyện nên một—Gi. 3:3, 5-6; La. 8:16; 1 Cô. 6:17.

2. Khi được tái sinh, chúng ta được làm cho trở thành con cái của Đức Chúa Trời, là cô dâu của

Christ, Đấng là Chàng rể, vì sự gia tăng của Ngài, được hình bóng bởi Ê-va là người tương xứng của A-đam—Gi. 1:12-13; 3:29-30; Sáng. 2:21-23:

a. Trước khi Ê-va hiện hữu, bà là xương sườn của A-đam, tức là một phần của A-đam; theo khải thị này, chúng ta có thể nói rằng trước khi Hội thánh hiện hữu, Hội thánh là một

phần của Christ; giống như các chi thể trong thân thể vật lí của chúng ta là một phần của chúng ta thì các chi thể của Christ là các phần của Christ—cc. 21-23; Êph. 1:3-6; 1 Cô. 12:12; La. 12:5; đc. Công. 9:5.

b. Giống như xương sườn của A-đam đã truyền sự sống vào Ê-va để làm cho bà trở thành người tương xứng của A-đam thì sự sống đời đời, thần thượng, không thể hủy diệt của

Christ đang truyền sự sống vào chúng ta để làm cho chúng ta trở thành người tương xứng của Ngài—Sáng. 2:22; Hê. 7:16; 1 Cô. 15:45b; La. 8:2.

B. Christ đã trở thành thể yếu nội tại của Hội thánh qua việc phóng thích sự sống thần thượng bởi

Christ là một hạt lúa mì rơi vào trong đất và chết tại đó vì sự nhân rộng của Ngài—Gi. 12:24; Lu. 12:49-50.

C. Christ đã trở thành yếu tố nội tại của Hội thánh qua sự truyền phát sự sống thần thượng của Ngài là Con trưởng của Đức Chúa Trời trong sự phục sinh, để Đức Chúa Trời có thể có nhiều

con là nhiều em của Christ—1 Phi. 1:3; La. 8:29; Hê. 2:11-12.

D. Nhiều em của Christ là nhiều nhánh được tháp ghép vào Ngài, là cây nho thật trong vũ trụ, để

kết nhiều trái vì sự mở rộng của Ngài trong sự lan rộng của Ngài hầu họ có thể biểu lộ Đức Chúa Trời Tam Nhất là cơ cấu hữu cơ của Ngài; khi các nhánh của cây nho nhận được sự cung ứng đầy đủ của Linh ban-sự-sống là nhựa sống của Christ, thì các nhánh sẽ kết trái là sự tuôn

tràn của sự cung ứng sự sống bề trong—Gi. 15:1, 4-5, 16, 8; La. 11:17, 24.

E. Cơ cấu hữu cơ này của Đức Chúa Trời Tam Nhất là Thân thể hữu cơ của Đấng Christ, được cấu

thành từ nhiều em của Ngài, là nhiều chi thể của Thân thể hữu cơ của Ngài—Êph. 1:22-23; La. 12:5.

II. Chúng ta cần thấy và kinh nghiệm sự tồn tại hữu cơ của Hội thánh—Êph. 1:17:

A. Hội thánh tồn tại trong vũ trụ là Hội thánh hoàn vũ duy nhất của Đức Chúa Trời vì sự biểu lộ hoàn vũ của Ngài, sự đầy đủ của Đức Chúa Trời—1 Cô. 10:32; 12:28; Êph. 3:19b.

B. Hội thánh đang lan rộng tại nhiều địa phương trên đất là nhiều Hội thánh địa phương để là những sự biểu lộ địa phương của Ngài—Khải. 1:4, 11:

1. Trong 1 Cô-rin-tô 12:28, Phao-lô đặt các sứ đồ (những người có chức năng hoàn vũ), tiên tri và người dạy (những người vừa có chức năng hoàn vũ vừa có chức năng địa phương), và các

chấp sự và trưởng lão (những người có chức năng địa phương) chung với nhau; điều này có nghĩa là từ Hội thánh trong câu này ngụ ý đến Hội thánh hoàn vũ và tất cả các Hội thánh địa phương.

2. Trong cách nhìn của Đức Chúa Trời, Hội thánh hoàn vũ và tất cả các Hội thánh địa phương chỉ là “Hội thánh”; Đức Chúa Trời Tam Nhất đã-trải-qua-tiến-trình và hiện-đang-ban-phát

là một, và Ngài chính là thể yếu của Hội thánh; do đó, về phương diện hoàn vũ lẫn địa phương, Hội thánh này là một Hội thánh.

C. Khi quay về với thể yếu nội tại của Hội thánh vì sự tồn tại hữu cơ của Hội thánh, chúng ta sẽ

không nói sai về sự dạy dỗ sai lầm mà đã cho rằng các Hội thánh địa phương cần khác nhau; tất cả các Hội thánh là một cơ cấu hữu cơ duy nhất của Đức Chúa Trời Tam Nhất đã-trải-qua-tiến-

trình và đang-ban-phát.

D. Theo Kinh văn, sự hiệp một tăng cường gấp bảy, thực tiễn này là để chúng ta (1) làm một trong

sự dạy dỗ (1 Cô. 4:17; 7:17; 16:1; Công. 2:42; La. 16:17; 1 Ti. 1:3-4; 6:3; Êph. 4:13-14), (2) làm một trong sự thực hành (1 Cô. 11:16; 14:33b-34), (3) làm một trong suy nghĩ (Phil. 2:2, 5-8; 4:2; 1 Cô. 1:10), (4) làm một trong sự phát ngôn (La. 15:6; 1 Cô. 1:10), và (5, 6 & 7) làm một trong thể

yếu, dáng vẻ và sự biểu lộ (Khải. 1:11-12).

III. Chúng ta phải liên tục vận dụng linh (1 Ti. 4:7) và xoay lòng về Chúa (2 Cô. 3:16-18) để ở

trong con đường sự sống trong thực tại của thể yếu nội tại của Hội thánh vì sự tồn tại

hữu cơ của Hội thánh:

A. Chúng ta phải bước đi trong con đường sự sống bởi cây sự sống theo linh, chứ không trong con đường sự chết để sống bởi cây tri thức đúng sai theo bản ngã—Sáng. 2:9; La. 8:4, 6; 2 Cô. 2:13; Mat. 16:24.

B. Chúng ta ở trên con đường sự sống bằng cách yêu Chúa đến cực điểm; tin Chúa là tiếp nhận Ngài làm sự sống; còn yêu Chúa và vui hưởng Ngài là sự sống—Mác 12:30; Nhã. 1:4a.

C. Tình yêu giữa chúng ta và Chúa tùy thuộc vào tư tưởng của chúng ta:

1. Trong 2 Cô-rin-tô 11:2, Phao-lô nói rằng ông đã gả chúng ta cho một chồng để trình diện chúng ta như một trinh nữ thuần khiết cho Christ với một tình yêu đúng đắn dành cho Ngài hầu vui hưởng Ngài; sau đó, trong câu 3, Phao-lô nói rằng tư tưởng của chúng ta có thể bị hư

hoại, không còn đơn sơ và thuần khiết đối với Christ.

2. Những triệu chứng sau đây về những nan đề trong tư tưởng con người là những điều cản

trở chúng ta vui hưởng Christ là sự sống:

a. Triệu chứng đầu tiên về những nan đề trong tư tưởng con người là tư tưởng cứng cỏi—

3:14.

b. Triệu chứng thứ nhì về những nan đề trong tư tưởng con người là bị Sa-tan làm mù

lòa—4:4.

c. Triệu chứng thứ ba về những nan đề trong tư tưởng con người là sự phản loạn—10:4-5.

d. Triệu chứng thứ tư về những nan đề trong tư tưởng con người là sự hư hoại—11:3.

3. Chúng ta nên cầu nguyện: “Ô Chúa, xin tra xét tư tưởng của con, và giải cứu tư tưởng của

con để tư tưởng của con hoàn toàn chú trọng vào một mình Ngài”—La. 8:6; Thi. 139:23-24.

4. Để vui hưởng Christ là thể yếu nội tại của Hội thánh, chúng ta phải có tình yêu bùng cháy

đối với Ngài bằng cách dành cho Ngài vị trí đầu nhất trong mọi điều—Khải. 2:4-5, 7; Côl. 1:18b; La. 12:11; 2 Ti. 1:6-7.

D. Nguyện chúng ta sẽ liên tục nhận được những niềm trắc ẩn đầy thương xót của Đức Chúa Trời chúng ta (Hê. 4:16; Lu. 1:78-79) để có thể cứ ở trên con đường sự sống, đường hướng sự sống, và

trong sự duy trì sự sống, bằng cách vui hưởng Christ là cây sự sống ở trong dòng chảy sự sống vì sự xây dựng của Đức Chúa Trời trong sự sống bởi chúng ta lớn lên trong sự sống; điều này là để chúng ta cứ ở trong thể yếu nội tại của Hội thánh vì sự tồn tại hữu cơ của Hội thánh (Sáng. 2:9;

Khải. 22:1-2; La. 8:6; Êph. 4:15-16; Côl. 2:19; Gi. 6:57, 63; 7:38-39; 20:22).

© 2021 Living Stream Ministry

Sứ điệp Hai

Sự lớn lên nội tại của Hội thánh vì sự gia tăng hữu cơ của Hội thánh

Đọc Kinh văn: Côl. 2:19; Êph. 4:13, 15-16; 1 Cô. 3:6-7; 12:12; Gi. 3:29-30a, 34

I. Sự lớn lên nội tại, tức sự lớn lên hữu cơ, của Hội thánh là sự lớn lên trong sự sống

thần thượng, tức là Đức Chúa Trời Tam Nhất đã-trải-qua-tiến-trình và đang ban

phát—Êph. 4:15-16; 3:16-17; 2 Cô. 13:14:

A. Hội thánh lớn lên trong sự sống này, bởi sự sống này, với sự sống này, và qua sự sống này;

chúng ta được sinh ra bởi sự sống thần thượng, tức là bởi chính Đức Chúa Trời, và bây giờ,

Đức Chúa Trời đang làm cho chúng ta lớn lên—Gi. 1:12-13; 1 Cô. 3:6c.

B. Cô-lô-se 2:19 nói về sự lớn lên của Thân thể, tức sự lớn lên của Đức Chúa Trời bên trong

chúng ta:

1. Lớn lên là để Christ được thêm vào bên trong chúng ta—1 Cô. 3:6-7; Ga. 4:19.

2. Sự lớn lên của Thân thể tùy thuộc vào những gì ra từ Christ là Đầu—Êph. 4:15-16:

a. Khi Thân thể được cung ứng bằng cách bám lấy Đầu thì Thân thể lớn lên bởi sự lớn

lên của Đức Chúa Trời—Côl. 2:19.

b. Thân thể lớn lên ra từ Đầu, vì mọi sự cung ứng đều đến từ Đầu—Êph. 4:15-16.

3. Sự lớn lên của Thân thể tùy thuộc vào sự lớn lên của Đức Chúa Trời, tức sự thêm vào của

Đức Chúa Trời, sự gia tăng của Đức Chúa Trời, bên trong chúng ta—Côl. 2:19:

a. Đức Chúa Trời không đang lớn lên trong chính Ngài, vì Ngài là trọn vẹn và hoàn hảo

nhưng Ngài đang lớn lên bên trong chúng ta.

b. Đức Chúa Trời ban sự lớn lên bằng cách ban chính Ngài cho chúng ta một cách chủ

quan.

c. Đức Chúa Trời càng được thêm vào chúng ta, Ngài càng ban cho chúng ta sự lớn lên;

đây là cách Đức Chúa Trời ban sự lớn lên—1 Cô. 3:6-7.

d. Chỉ Đức Chúa Trời mới có thể ban sự lớn lên; chỉ Đức Chúa Trời mới có thể ban chính

Ngài cho chúng ta, và không có Ngài, chúng ta không thể có sự lớn lên—cc. 6-7:

(1) Việc Đức Chúa Trời thêm vào trong chúng ta là sự lớn lên mà Ngài ban cho.

(2) Đức Chúa Trời ban sự lớn lên cho chúng ta thực ra có nghĩa là Ngài ban chính

Ngài cho chúng ta—La. 8:11.

(3) Đức Chúa Trời ban cho chúng ta sự lớn lên trong sự sống có nghĩa là Ngài đang

gia tăng chính Ngài bên trong chúng ta.

4. Đức Chúa Trời lớn lên bao nhiêu bên trong chúng ta tùy thuộc vào chúng ta dành cho

Ngài bao nhiêu chỗ để lớn lên—Êph. 3:17a; Côl. 3:16:

a. Khi chúng ta cho Đức Chúa Trời có chỗ trong chúng ta, Ngài mở rộng và gia tăng bên

trong chúng ta; sự gia tăng này là sự lớn lên của Ngài bên trong chúng ta.

b. Sự lớn lên của Đức Chúa Trời trong chúng ta sẽ trở thành sự lớn lên của chúng ta vì

Ngài và chúng ta là một—1 Cô. 6:17.

5. Sự lớn lên của Hội thánh, tức Thân thể Đấng Christ, là sự lớn lên của Đức Chúa Trời

trong Hội thánh—Côl. 2:19.

C. Hội thánh lớn lên cho đến khi đạt đến sự trưởng thành, là “mức lượng theo vóc dáng của sự

đầy đủ của Christ”—Êph. 4:13:

1. Christ có một sự đầy đủ, sự đầy đủ ấy có một vóc dáng, và vóc dáng ấy có một mức lượng.

2. Thân thể Đấng Christ là sự đầy đủ của Ngài, tức là sự biểu lộ của Ngài—1:23:

a. Christ, Đấng là Đức Chúa Trời vô hạn không có bất cứ giới hạn nào, thì vĩ đại đến

mức Ngài đổ đầy tất cả trong tất cả.

b. Một Đấng Christ vĩ đại như vậy cần Hội thánh làm sự đầy đủ của Ngài để biểu lộ

Ngài cách trọn vẹn—cc. 22-23.

c. Qua việc vui hưởng các sự phong phú của Christ (3:8), chúng ta trở thành sự đầy đủ

của Ngài để biểu lộ Ngài cách trọn vẹn.

3. Sự đầy đủ của Christ, tức là Thân thể của Ngài, có một vóc dáng; vóc dáng của sự đầy đủ

của Christ là vóc dáng của Thân thể Đấng Christ—4:13; 1:23.

4. Sự đầy đủ của Christ có một vóc dáng, và vóc dáng này có một mức lượng—4:13:

a. Vì vóc dáng của Hội thánh, tức Thân thể Đấng Christ, đang lớn lên nên Phao-lô nói về

mức lượng theo vóc dáng này; mức lượng này là một người lớn lên trọn vẹn—c. 13.

b. Chúng ta đang trên đường hướng đến một người lớn lên trọn vẹn, hướng đến mức

lượng theo vóc dáng của sự đầy đủ của Christ:

(1) Có mức lượng theo vóc dáng của sự đầy đủ của Christ không phải là vấn đề cá thể,

mà là vấn đề của một Thân thể tập thể.

(2) Khi Christ lớn lên bên trong chúng ta, chúng ta sẽ dần đạt đến mức lượng theo

vóc dáng của sự đầy đủ của Christ.

(3) Chúng ta cần tiến lên cho đến khi tất cả chúng ta đạt đến mức lượng theo vóc

dáng của sự đầy đủ của Christ; đây là mục tiêu của chúng ta, và chúng ta phải ân

cần tiến lên cho đến khi tất cả chúng ta cùng nhau đạt được mục tiêu—Phil. 3:12-

14.

II. Sự gia tăng hữu cơ của Hội thánh là sự gia tăng của Christ trong Thân thể hữu cơ của

Ngài như là cô dâu của Ngài—Gi. 3:29-30a:

A. Sự đầy đủ của Christ là Thân thể của Ngài, và Thân thể Đấng Christ là người tương xứng

của Ngài, tức cô dâu của Ngài—Êph. 4:12-13, 16; 5:25-27.

B. “Ai có cô dâu thì người ấy là chàng rể...Ngài phải gia tăng”—Gi. 3:29-30a:

1. Sự gia tăng trong Giăng 3:30a là cô dâu trong câu 29, và cô dâu ấy là một kết cấu gồm

mọi người được tái sinh.

2. Sự tái sinh không chỉ đem sự sống thần thượng vào trong tín đồ mà còn làm cho họ trở

thành cô dâu tập thể vì sự gia tăng của Đấng Christ—cc. 3, 5-6; 29-30a.

3. Christ gia tăng bằng cách tái sinh các tội nhân được cứu chuộc, làm cho họ trở thành cô

dâu của Ngài—c. 29.

C. Chương 3 của Phúc âm Giăng khải thị về Đấng Christ gia tăng, Đấng nói lời của Đức Chúa

Trời và ban Linh vô hạn lượng—c. 34:

1. Khi ai đó tiếp nhận lời của Ngài, Linh theo sau để là thực tại của những gì được phát

ngôn.

2. Đấng Christ gia tăng chính Ngài bằng cách phát ngôn lời của Đức Chúa Trời để lan rộng

Đức Chúa Trời và bằng cách ban Linh của Đức Chúa Trời để là thực tại của những gì

Ngài đã phát ngôn, nhằm ban phát sự sống đời đời vào trong con người, làm cho họ trở

thành con cái của Đức Chúa Trời hầu trở nên sự gia tăng của Đấng Christ; đây là cách

Đấng Christ trở thành Đấng Christ gia tăng—6:63; 3:30a, 34.

D. Sự gia tăng của Christ là sự nhân rộng và tái sản sinh của Christ; phần được tái sinh của

bản thể chúng ta là phần gia tăng của Christ, tức cô dâu của Ngài—c. 6.

E. Là sự gia tăng của Christ, cô dâu là chính Christ, vì Thân thể Đấng Christ, tức “Đấng

Christ” (1 Cô. 12:12), là Đấng Christ tập thể, bao gồm Christ là Đầu và Hội thánh là Thân

thể Ngài, với tất cả tín đồ là các chi thể.

© 2021 Living Stream Ministry

Sứ điệp Ba

Sự xây dựng Hội thánh cách nội tại vì chức năng hữu cơ của Hội thánh

Đọc Kinh văn: Êph. 4:11-16; La. 12:4-8; 1 Cô. 12:4-11, 28

I. Sự xây dựng Hội thánh cách nội tại là qua tất cả những chi thể đã được hoàn hảo của

Thân thể Đấng Christ—Êph. 4:11-16:

A. Christ, tức Đầu thăng thiên, đã ban các ân tứ là sứ đồ, tiên tri, người giảng phúc âm, người

chăn và người dạy, để hoàn hảo các thánh đồ trong các Hội thánh địa phương—cc. 11-12;

1 Cô. 12:28; Công. 13:1.

B. Việc hoàn hảo các thánh đồ là để “dẫn đến công tác của chức vụ, dẫn đến sự xây dựng Thân

thể Đấng Christ”—Êph. 4:12:

1. Từ dẫn đến trong Ê-phê-sô 4:12 nghĩa là “đưa đến”, “với mục đích là”, hoặc “với ý định là.”

2. Nhiều người ân tứ này chỉ có một chức vụ, đó là cung ứng Christ để xây dựng Thân thể

Đấng Christ, tức Hội thánh; đây là chức vụ duy nhất trong gia tể Tân Ước—2 Cô. 4:1;

1 Ti. 1:12.

3. Theo cấu trúc ngữ pháp của Ê-phê-sô 4:12, sự xây dựng Thân thể Đấng Christ là công tác

của chức vụ:

a. Bất cứ điều gì những người ân tứ làm, tức công tác của chức vụ, đều phải vì sự xây

dựng Thân thể Đấng Christ—cc. 12, 16.

b. Sự xây dựng này không được hoàn thành trực tiếp bởi những người ân tứ mà bởi các

thánh đồ là những người được người ân tứ hoàn hảo; công tác của người ân tứ là gián

tiếp, nhưng công tác của thánh đồ là trực tiếp—cc. 11-12.

c. Những người ân tứ được kết hiệp với nhau trong sự phối hợp để hoàn hảo thánh đồ

trong Hội thánh hầu làm bộc lộ chức năng của họ, mỗi người đều làm công tác của

chức vụ—c. 12.

d. Bằng cách này, qua việc được những người ân tứ hoàn hảo, tất cả các thánh đồ sẽ làm

công tác của chức vụ, và cuối cùng, Thân thể Đấng Christ sẽ được xây dựng—cc. 12,

16.

C. Cuối cùng, tất cả chi thể của Thân thể Đấng Christ đều sẽ “đạt đến sự hiệp một của đức tin

và của sự thông biết Con Đức Chúa Trời, đạt đến một người lớn lên trọn vẹn”—c. 13:

1. Sự hiệp một của Linh trong câu 3 là sự hiệp một của sự sống thần thượng trong thực tại,

còn sự hiệp một trong câu 13 là sự hiệp một của nếp sống chúng ta trong thực tiễn:

a. Sự hiệp một của thực tại cần được thực hành và nhờ đó trở nên sự hiệp một trong

thực tiễn—cc. 3, 13.

b. Từ đạt đến trong câu 13 hàm ý rằng cần phải có một tiến trình để chúng ta đạt đến sự

hiệp một của nếp sống trong thực tiễn; sự hiệp một của thực tại là khởi đầu, và sự

hiệp một trong thực tiễn là đích đến.

2. Sự hiệp một trong thực tiễn là sự hiệp một của đức tin—c. 13:

a. Đức tin không chỉ về hành động tin của chúng ta mà chỉ về những điều chúng ta tin,

chẳng hạn như thân vị thần thượng của Christ và công tác cứu chuộc đã được hoàn

tất của Ngài để cứu rỗi chúng ta—1 Ti. 1:19; 6:10, 12, 21; Giu. 3.

b. Trong nếp sống Hội thánh, chúng ta chỉ có một điều đặc biệt, đó là đức tin; khăng

khăng giữ bất cứ điều gì ngoài đức tin trong việc tiếp nhận tín đồ là gây chia rẽ—La.

14:1; 15:7.

3. Sự hiệp một trong thực tiễn cũng là sự hiệp một của sự thông biết Con Đức Chúa Trời—

Êph. 4:13:

a. Thông biết Con Đức Chúa Trời là thấu hiểu khải thị về Con Đức Chúa Trời là sự sống

để chúng ta kinh nghiệm—Mat. 16:16.

b. Sự hiệp một của đức tin hoàn toàn phụ thuộc vào sự thông biết Con Đức Chúa Trời;

chỉ khi nhận lấy Christ là trung tâm và chú tâm vào Ngài, chúng ta mới có thể đạt

đến sự hiệp một của đức tin, vì chỉ trong Con Đức Chúa Trời, đức tin của chúng ta

mới có thể là một—Gi. 20:31; Ga. 1:15-16; 2:20; 4:4, 6; 1 Cô. 2:2.

4. Đạt đến “một người lớn lên trọn vẹn” là đạt đến sự trưởng thành trong sự sống; trưởng

thành là cần thiết cho sự hiệp một thực tiễn—Êph. 4:13.

D. Để xây dựng Thân thể Đấng Christ, chúng ta cần giữ vững lẽ thật trong tình yêu để “trong

mọi sự chúng ta có thể lớn lên vào trong Ngài là Đầu, tức Christ”—c. 15:

1. Lớn lên vào trong Christ là để cho Christ gia tăng trong chúng ta trong mọi sự cho đến

khi chúng ta đạt được một người lớn lên trọn vẹn.

2. Từ Đầu trong Ê-phê-sô 4:15 hàm ý rằng sự lớn lên của chúng ta trong sự sống bởi sự gia

tăng của Christ nên là sự lớn lên của các chi thể trong Thân thể dưới Đầu.

E. Lớn lên trong sự sống là lớn lên vào trong Đầu, tức Christ, nhưng vận hành trong Thân thể

là vận hành ra từ Ngài—cc. 15-16:

1. Trước hết, chúng ta lớn lên vào trong Đầu; sau đó, chúng ta có điều gì đó ra từ Đầu để xây

dựng Thân thể—c. 16.

2. Qua sự lớn lên trong sự sống và sự phát triển các ân tứ, từng chi thể của Thân thể Đấng

Christ có mức lượng riêng, vận hành vì sự lớn lên của Thân thể.

3. Sự lớn lên của Thân thể Đấng Christ là sự gia tăng Christ trong Hội thánh, là điều dẫn

đến sự xây dựng Thân thể bởi chính Thân thể—c. 16.

II. Chức năng hữu cơ của Hội thánh là trong Thân thể hữu cơ của Đấng Christ và trong

những sự biểu lộ mang tính địa phương của Thân thể hữu cơ của Đấng Christ—1 Cô.

1:2; 12:27-28; La. 12:4-8; 1 Cô. 12:4-11:

A. Vì chúng ta là Thân thể hữu cơ này nên chúng ta cần hữu cơ và thực hiện chức năng cách

hữu cơ trong nếp sống Hội thánh—La. 12:4-5:

1. Khi ân điển của Đức Chúa Trời trong Christ là yếu tố thần thượng vào trong bản thể

chúng ta để làm sự sống cho chúng ta vui hưởng thì ân điển ấy cũng mang theo yếu tố

của một số kĩ năng và khả năng thuộc linh nào đó mà cùng với sự lớn lên của chúng ta

trong sự sống, những kĩ năng và khả năng ấy sẽ phát triển thành các ân tứ trong sự sống

hầu chúng ta có thể thực hiện chức năng trong Thân thể Đấng Christ—cc. 6-8.

2. Khi cả Thân thể vận hành thì Thân thể sẽ tự làm cho Thân thể lớn lên, dẫn đến việc

Thân thể tự xây dựng trong tình yêu—Êph. 4:16.

B. Chức năng hữu cơ của Thân thể hữu cơ của Đấng Christ là trong những sự biểu lộ địa

phương của Thân thể và bởi chuyển động của Đức Chúa Trời Tam Nhất trong các sự vận

hành của Đức Chúa Trời, qua các chức vụ của Chúa, và qua các ân tứ của Linh trong những

sự tỏ ra của Ngài cho các chi thể trong Thân thể hữu cơ của Đấng Christ—1 Cô. 12:4-11, 28:

1. Trong 1 Cô-rin-tô 12:4-6 có các sự vận hành của Đức Chúa Trời Cha, các chức vụ của Đức

Chúa Trời Con, và các ân tứ của Đức Chúa Trời Linh.

2. Các ân tứ của Linh là để thực hiện các chức vụ của Chúa, và các chức vụ của Chúa là để

hoàn thành các sự vận hành của Đức Chúa Trời Cha—cc. 4-6.

3. Khi chúng ta đang thực hiện chức năng cách hữu cơ thì Đức Chúa Trời Tam Nhất, Đấng

ở trong chúng ta, cùng chuyển động với chúng ta.

4. Đức Chúa Trời Tam Nhất không chuyển động tách rời chúng ta; khi chúng ta chuyển

động, Ngài chuyển động—Êph. 3:16-17; 2 Cô. 13:14; 1 Cô. 12:4-6.

C. Chức năng hữu cơ của Hội thánh là để xây dựng Hội thánh là Thân thể hữu cơ của Đấng

Christ, sự đầy đủ của Đấng bao-hàm-tất-cả đổ đầy tất cả trong tất cả—Êph. 1:23.

© 2021 Living Stream Ministry

Sứ điệp Bốn

Sự tương giao nội tại của các Hội thánh

vì mối quan hệ hữu cơ của các Hội thánh

Đọc Kinh văn: Khải. 22:1; Công. 2:42; 1 Cô. 10:16-18; 2 Cô. 13:14; Phil. 2:1; 1 Gi. 1:3, 7

I. Chúng ta cần thấy và bước vào sự tương giao nội tại của các Hội thánh:

A. Sự tương giao là dòng chảy của sự sống thần thượng trong, qua và giữa vòng tất cả các chi thể

của Thân thể hữu cơ của Đấng Christ; sự tương giao này được minh họa bằng dòng chảy của

nước sự sống tuôn ra từ ngai của Đức Chúa Trời và Chiên con trong Giê-ru-sa-lem Mới—Khải.

22:1.

B. Giống như trong cơ thể con người có vòng tuần hoàn máu thì trong Thân thể Đấng Christ cũng có

vòng tuần hoàn mà Tân Ước gọi là sự tương giao—1 Gi. 1:3, 7.

C. Sự tương giao của Thân thể Đấng Christ, tức là sự tương giao giữa vòng các Hội thánh, là sự

tương giao của các sứ đồ—Công. 2:42; 1 Gi. 1:3:

1. Sự tương giao ra từ sự dạy dỗ; nếu chúng ta dạy dỗ sai và khác với sự dạy dỗ của các sứ đồ,

tức sự dạy dỗ về gia tể Đức Chúa Trời, thì sự dạy dỗ của chúng ta sẽ sản sinh sự tương giao

mang tính bè phái, chia rẽ—Công. 2:42; 1 Ti. 1:3-6; 6:3-4; 2 Cô. 3:8-9; 5:18:

a. Sự dạy dỗ tạo ra sự tương giao, và sự tương giao ra từ sự dạy dỗ—1 Cô. 4:17; 1:9; 10:16.

b. Trong sự khôi phục của Chúa ngày nay, chúng ta đang ở dưới sự dạy dỗ của các sứ đồ và ở

trong sự tương giao của các sứ đồ—Công. 2:42.

2. Có sự tương giao với Đức Chúa Trời Tam Nhất trong sự tương giao của các sứ đồ là gạt bỏ lợi

ích riêng của mình và kết hiệp với các sứ đồ và Đức Chúa Trời Tam Nhất để thực hiện mục

đích của Đức Chúa Trời—Phil. 4:14; 2:1; Công. 2:42; 1 Gi. 1:3; 1 Cô. 1:9; 3:6, 12.

D. Một sự tương giao thần thượng là một sự tương giao đan quyện—tương giao theo chiều dọc đan

quyện với tương giao theo chiều ngang:

1. Kinh nghiệm ban đầu của các sứ đồ là sự tương giao theo chiều dọc với Cha và với Con Ngài

là Jesus Christ, nhưng khi các sứ đồ thuật lại sự sống đời đời cho người khác, họ kinh nghiệm

phương diện chiều ngang của sự tương giao thần thượng—1 Gi. 1:2-3; đc. Công. 2:42.

2. Sự tương giao của chúng ta theo chiều ngang với thánh đồ đem chúng ta vào sự tương giao

theo chiều dọc với Chúa; rồi sự tương giao của chúng ta theo chiều dọc với Chúa đem chúng

ta vào sự tương giao theo chiều ngang với thánh đồ:

a. Chúng ta bước vào phương diện chiều dọc của sự tương giao thần thượng bằng Linh thần

thượng, tức Thánh Linh; phương diện này của sự tương giao chỉ về sự tương giao của

chúng ta với Đức Chúa Trời Tam Nhất trong việc chúng ta yêu Ngài—2 Cô. 13:14; 1 Gi.

1:3, 6; Mác 12:30.

b. Chúng ta bước vào phương diện chiều ngang của sự tương giao thần thượng bằng nhân

linh; phương diện này của sự tương giao chỉ về sự tương giao của chúng ta với nhau bằng

cách vận dụng linh trong việc chúng ta yêu thương nhau—Phil. 2:1; Khải. 1:10; 1 Gi. 1:2-

3, 7; 1 Cô. 16:18; Mác 12:31; La. 13:8-10; Ga. 5:13-15.

3. Trong sự tương giao thần thượng này, Đức Chúa Trời được đan quyện với chúng ta; sự đan

quyện này là sự hòa quyện của Đức Chúa Trời với con người để đem cấu tạo thần thượng vào

bản thể thuộc linh của chúng ta hầu chúng ta lớn lên và biến đổi trong sự sống—Lê. 2:4-5.

E. Sự tương giao thần thượng này là mọi sự trong đời sống Cơ Đốc:

1. Giống như dòng điện chính là điện thì sự tương giao của sự sống thần thượng, tức dòng chảy

sự sống thần thượng, chính là sự sống thần thượng.

2. Khi sự tương giao không còn thì Đức Chúa Trời cũng không còn; Đức Chúa Trời đến như sự

tương giao—2 Cô. 13:14; Khải. 22:1.

II. Chúng ta cần thấy và bước vào mối quan hệ hữu cơ của các Hội thánh; đây là mối quan hệ duy

nhất của Hội thánh duy nhất (Hội thánh hoàn vũ bào gồm tất cả các Hội thánh địa phương);

“Hội thánh” trong 1 Cô-rin-tô 12:28 chỉ về Hội thánh trong cả phương diện hoàn vũ lẫn địa

phương:

A. Mối quan hệ hữu cơ này được thực hành cách duy nhất và hoàn vũ giữa vòng tất cả các Hội thánh

địa phương là Thân thể hữu cơ duy nhất của Đấng Christ—2 Cô. 13:14; 1 Gi. 1:3, 7.

B. Tất cả các Hội thánh địa phương là một Hội thánh; mối quan hệ hữu cơ của họ dựa trên sự tương

giao hữu cơ của sự sống thần thượng; giữa vòng tất cả các Hội thánh cấu thành một Thân thể

hoàn vũ của Đấng Christ, không có tổ chức nhưng có sự tương giao của Thân thể Đấng Christ—

Phil. 1:5; đc. Công. 9:31.

C. Hội thánh tại một địa phương không nên có thái độ rằng họ không liên quan gì đến Hội thánh tại

địa phương khác; giữa vòng chúng ta đã và đang tồn tại một nhận thức sai lầm mang tính nội tại

và sự dạy dỗ khác về mối quan hệ tự trị, chia rẽ của các Hội thánh; sự dạy dỗ sai lầm và khác biệt

này đã gây ra hết chia rẽ này đến chia rẽ khác.

D. Sự khôi phục của Chúa dựa trên lẽ thật là Christ chỉ có một Thân thể được biểu lộ tại nhiều địa

phương như là các Hội thánh địa phương; vì chỉ có một Linh nên chỉ có một Thân thể, và chỉ có

một vòng tuần hoàn sự sống trong Thân thể; vòng tuần hoàn này là sự tương giao của Thân thể

Đấng Christ, tức là sự tương giao giữa vòng các Hội thánh—Êph. 1:22-23; 4:4-6; 1 Gi. 1:3, 7; Khải.

1:11.

E. Một Hội thánh địa phương là một phần của Thân thể duy nhất của Đấng Christ, và sự tương giao

của Thân thể là một về mặt hoàn vũ; trong sự tương giao thần thượng này không có sự chia rẽ—

c. 11, 2:7a:

1. Không một Hội thánh nào hoặc một vùng nào được tự cô lập khỏi sự tương giao của Thân

thể; hậu quả của việc một Hội thánh hoặc một vùng tự cô lập khỏi sự tương giao của Thân thể

Đấng Christ là sự tối tăm, lộn xộn, chia rẽ và chết chóc.

2. Nếu tự cô lập khỏi sự tương giao của Thân thể, chúng ta không đủ phẩm chất để tham dự bữa

tối của Chúa, vì trong bữa tối của Chúa, bánh trên bàn tượng trưng cho cả Thân thể của Đấng

Christ—1 Cô. 10:16-17; 11:25-28.

III. Sự tương giao thần thượng là thực tại của việc sống trong Thân thể Đấng Christ trong sự hiệp

một của Linh—1:9; 10:16-18; 12:12-13, 27; Công. 2:42; Êph. 4:3:

A. Sự tương giao thần thượng hòa lẫn chúng ta lại, tức là sự tương giao điều chỉnh, làm hài hòa, tiết

chế và hòa quyện chúng ta với nhau thành một Thân thể—1 Cô. 10:17; 12:24-25:

1. Được hòa lẫn với nhau là trải qua thập tự giá và làm mọi việc bởi Linh để ban phát Christ vào

trong người khác vì cớ Thân thể Đấng Christ—đc. 2 Sử. 1:10.

2. Chúng ta không nên làm bất cứ điều gì mà không tương giao với các thánh đồ đang phối hợp

với mình; tương giao đòi hỏi chúng ta ngừng lại khi muốn làm điều gì đó—đc. Êxc. 1:11b-14.

B. Bởi được giới hạn trong sự tương giao thần thượng, Thân thể Đấng Christ được gìn giữ trong sự

hiệp một, và công tác của chức vụ tiếp tục tiến lên; tương giao là điều làm cho mọi sự trở nên

sống động—Êph. 4:11-12; đc. Êxc. 47:9.

C. Chúng ta cần bắt chước vị sứ đồ là đem các Hội thánh địa phương vào sự tương giao của Thân

thể Đấng Christ và bước theo dấu chân của vị sứ đồ để đem mọi thánh đồ vào nếp sống hòa lẫn

của cả Thân thể Đấng Christ—La. 14:3; 15:7-9, 25-33; ch. 16.

D. Chúng ta phải có thực tại của sự tương giao và sự hòa lẫn của Thân thể Đấng Christ; nếu không,

bất kể chúng ta có theo đuổi nhiều bao nhiêu và cho dù chúng ta đơn thuần và hạ mình nhiều

như thế nào thì sớm hay muộn giữa vòng chúng ta cũng sẽ có nan đề, thậm chí là chia rẽ.

E. Mục đích của sự hòa lẫn là dẫn tất cả chúng ta vào thực tại của Thân thể Đấng Christ; Chúng ta

trân quý các Hội thánh địa phương vì một mục đích—chúng ta cần ở trong các Hội thánh địa

phương là tiến trình để dẫn chúng ta vào thực tại của Thân thể Đấng Christ.

© 2021 Living Stream Ministry

Sứ điệp Năm

Nhân tố nội tại của các luồng gió dạy dỗ vì mục đích gian ác của chúng

Đọc Kinh văn: Êph. 4:13-15; Công. 2:42; 1 Ti. 1:3-4; Tít 1:9; 1 Cô. 1:2; 4:17; 12:12-13, 27

I. Sự dạy dỗ của các sứ đồ là sự dạy dỗ duy nhất và lành mạnh về gia tể đời đời của Đức

Chúa Trời—Công. 2:42; 1 Ti. 1:3-4; 6:3; Tít 1:9; 2:1:

A. Sự dạy dỗ của các sứ đồ là toàn bộ sự dạy dỗ của Tân Ước như là sự phát ngôn của Đức Chúa

Trời trong Con cho dân Tân Ước của Ngài—Hê. 1:1-2.

B. Sự dạy dỗ của các sứ đồ là khải thị thần thượng, duy nhất về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời

từ sự nhục hóa của Đức Chúa Trời đến khi tổng kết Giê-ru-sa-lem Mới—Gi. 1:14; Khải. 21:2.

C. Sự dạy dỗ của các sứ đồ là nhân tố giữ vững sự đồng lòng hiệp ý, làm cho chúng ta có một lòng,

một đường lối, và một mục tiêu—Công. 1:14; 2:42a, 46a; Giê. 32:39.

D. Chúng ta phải là những người “giữ vững lời đáng tin theo sự dạy dỗ của các sứ đồ”—Tít 1:9:

1. Các Hội thánh được thiết lập theo sự dạy dỗ của các sứ đồ và đi theo sự dạy dỗ của họ, trật

tự của các Hội thánh được duy trì bởi lời đáng tin, là lời được ban cho theo sự dạy dỗ của các

sứ đồ.

2. Chúng ta phải nói những điều thích hợp với sự dạy dỗ lành mạnh của các sứ đồ, tức sự dạy

dỗ về gia tể của Đức Chúa Trời—2:1, 7-8; 1 Ti. 1:4.

E. Bất cứ sự dạy dỗ nào khác với sự dạy dỗ của các sứ đồ đều không được các sứ đồ cho phép; dạy

“những điều khác” đều bị cấm—Công. 2:42; 1 Ti. 1:3-4:

1. Dạy dỗ khác chỉ về những sự dạy dỗ không phù hợp với gia tể của Đức Chúa Trời—6:3.

2. Sự vô trật tự trong Hội thánh chủ yếu là do lệch khỏi sự dạy dỗ của các sứ đồ—Công. 2:42:

a. Để chống lại điều này, chúng ta phải giữ vững lời thành tín được dạy trong các Hội

thánh theo sự dạy dỗ của các sứ đồ—Tít 1:9.

b. Trong tình trạng tối tăm và lộn xộn, chúng ta cần bám chặt lời soi sáng và duy-trì-trật-

tự trong Tân Ước, tức là sự dạy dỗ của sứ đồ—Công. 2:42.

3. Chúng ta phải tránh những sự dạy dỗ khác mà tập trung vào gia tể của Đức Chúa Trời về

Christ và Hội thánh—1 Ti. 1:3-4; Êph. 3:9; 5:32.

F. Sứ đồ Phao-lô đã dạy cùng một điều trong tất cả các Hội thánh; chúng ta cũng phải dạy cùng

một điều trong tất cả các Hội thánh ở mọi quốc gia trên khắp đất—1 Cô. 4:17; 7:17; đc. Côl. 4:16.

G. Điểm trọng yếu trong sự dạy dỗ lành mạnh của chức vụ sứ đồ là nói về Đức Chúa Trời Tam

Nhất trải qua tiến trình để ban phát chính Ngài là Linh ban-sự-sống bao-hàm-tất-cả vào trong

những người được chọn của Ngài hầu họ có thể được đem vào mối liên hiệp hữu cơ để nhận lãnh

sự truyền dẫn thần thượng và bởi đó trở nên các con của Đức Chúa Trời và chi thể của Đấng

Christ; kết quả là họ có thể trở thành Thân thể Đấng Christ để biểu lộ Christ, Đấng mà sự đầy

đủ của Đức Chúa Trời cư ngụ bên trong—1 Cô. 15:45b; 6:17; 12:12-13, 27.

H. Mọi sự dạy dỗ khác với sự khải thị duy nhất về gia tể Tân Ước của Đức Chúa Trời được các sứ

đồ xem là các luồng gió dạy dỗ—Êph. 4:14.

II. Là chi thể của Thân thể, chúng ta không nên là “con trẻ bị những cơn sóng dồi dập và

mọi luồng gió dạy dỗ cuốn đi trong trá thuật của con người, trong thủ đoạn để dẫn đến

hệ thống lỗi lầm”—c. 14:

A. Con trẻ chỉ về những tín đồ còn non trẻ trong Christ, thiếu trưởng thành trong sự sống—1 Cô.

3:1; Êph. 4:13, 15.

B. Những cơn sóng nổi lên bởi những luồng gió dạy dỗ khác, những giáo lí, những quan niệm và

các ý kiến do Sa-tan đưa đến để lôi kéo tín đồ nhằm cuốn họ xa khỏi Christ và Hội thánh—1 Ti.

1:3-4; Êph. 4:14:

1. Những trẻ thơ trong Christ khó mà biện biện được những điều này; cách duy nhất để thoát

khỏi những cơn sóng nổi lên bởi những luồng gió ấy là lớn lên trong sự sống, và cách an toàn

để lớn lên trong sự sống là cứ ở trong nếp sống Hội thánh đúng đắn với Christ và Hội thánh

là sự bảo vệ—cc. 13-15.

2. Bất cứ sự dạy dỗ nào, ngay cả sự dạy dỗ theo Kinh Thánh, mà làm cho tín đồ lệch khỏi

Christ và Hội thánh đều là một luồng gió, cuốn tín đồ rời xa mục đích đời đời của Đức Chúa

Trời—c. 14.

C. Chúng ta cần nhìn thấy nhân tố nội tại của các luồng gió dạy dỗ—c. 14:

1. Nhân tố nội tại là nhân tố ẩn giấu, tức nhân tố không lộ ra ngoài.

2. Để nhìn thấy nhân tố nội tại này; chúng ta cần sự hiểu biết đúng đắn và sắc bén để có thể

nhìn thấu toàn bộ tình hình.

3. Những sự dạy dỗ này khác với sự dạy dỗ Tân Ước về gia tể của Đức Chúa Trời vì sự xây

dựng Thân thể Đấng Christ—1 Ti. 1:3-4; 6:3:

a. Nhìn bên ngoài, mọi luồng gió dạy dỗ đều tốt; tuy nhiên về mặt nội tại, bên trong các

luồng gió dạy dỗ là điều gì đó khác với sự dạy dỗ của các sứ đồ và đều không tốt.

b. Các luồng gió dạy dỗ lật đổ đức tin của tín đồ và phá hủy nếp sống Hội thánh—2 Ti. 2:18.

D. Những sự dạy dỗ trở thành luồng gió, cuốn tín đồ xa khỏi đường hướng trung tâm là Christ và

Hội thánh, đều là những sự dạy dỗ do Sa-tan xúi giục cách quỷ quyệt, cùng với trá thuật của

con người, để ngăn cản gia tể đời đời của Đức Chúa Trời là xây dựng Thân thể Đấng Christ—

Êph. 1:10; 3:9-11; 4:14, 16:

1. Những sự dạy dỗ gây chia rẽ do Sa-tan tổ chức và hệ thống hóa nhằm tạo ra lỗi lầm nghiêm

trọng và do đó, phá hỏng sự hiệp một thực tiễn của nếp sống Thân thể—c. 3.

2. Trá thuật là thuộc con người, nhưng hệ thống lỗi lầm thì thuộc về Sa-tan và liên quan đến

những sự dạy dỗ lừa dối do kẻ ác đề ra để làm cho thánh đồ lệch khỏi Christ và nếp sống Hội

thánh—c. 14; 5:32.

E. Mục đích của các luồng gió dạy dỗ, tức mục đích gian ác của kẻ thù Sa-tan, là ngăn cản sự xây

dựng Thân thể hữu cơ của Đấng Christ và chia cắt các chi thể của Thân thể hữu cơ của Đấng

Christ, gây ra sự chia rẽ vô tận thay vì gìn giữ sự hiệp một của Thân thể Đấng Christ trong tình

yêu và sự nhân từ—1 Cô. 1:10-11; Giu. 19.

F. Sự dạy dỗ sai lầm rằng một Hội thánh địa phương có quyền tự trị hoàn toàn đã len lỏi vào sự

khôi phục của Chúa:

1. Dạy rằng các Hội thánh địa phương hoàn toàn tự trị là chia rẽ Thân thể Đấng Christ—La.

12:5; 16:17.

2. Sự dạy dỗ về quyền tự trị đã làm hư hoại, làm lầm lạc, và lừa dối Cơ Đốc nhân và gây ra

nhiều sự chia rẽ—Giu. 19.

3. Hội thánh là Thân thể Đấng Christ, và là Thân thể Đấng Christ, không phần nào của Hội

thánh có thể tự trị—1 Cô. 1:2; 12:12-13.

4. Các Hội thánh địa phương là sự biểu lộ của Thân thể Đấng Christ, đó là sự hiển lộ của Thân

thể Đấng Christ tại các địa phương khác nhau—1:2; 12:27.

5. Theo sự suy xét của chúng ta, Thân thể nên là trước nhất, rồi kế đến mới là các Hội thánh

địa phương—Êph. 2:21-22.

6. Nếu biết Thân thể và có ý thức về Thân thể; chúng ta sẽ nhận thấy Hội thánh là Thân thể

hữu cơ của Đấng Christ không liên quan gì đến quyền tự trị.

© 2021 Living Stream Ministry