CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa...

27

Transcript of CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa...

Page 1: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng
Page 2: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

mỗi thuyền 5 quan, bậc trung 4 quan và bậchạ 3 quan. Tháng 8 năm Nhâm Ngọ (1402),Hồ Hán Thương định lại các lệ thuế và tôruộng: Triều trước mỗi mẫu thu 3 thăng. Bãidâu, triều trước thu mỗi mẫu 9 quan hoặc 7quan tiền, nay thu hạng thượng đẳng mỗimẫu 5 quan tiền giấy; trung đẳng 4 quan tiềngiấy và hạ đẳng 3 quan tiền giấy. ThángGiêng năm Đinh Tỵ (1497), vua Lê ThánhTông hạ lệnh cho các quan thu thuế phải nộpđúng kỳ hạn. Tháng 2 cùng năm, vua Lê HiếnTông hạ lệnh “Khoan giảm thuế khóa, tạpdịch… Tăng thêm thuế của các hộ lấy đồng đểchi dùng việc công ”(1). Tháng 3 định thuế mắmmuối. Tháng 5 định lệ thu thuế bông vải vàomùa hạ của nữ đinh. Tháng 4 năm 1669 (âmlịch), chúa Nguyễn Phúc Tần đo ruộng ở ĐàngTrong để định tô thuế. Ruộng công định bậc vàchia các hạng ruộng mùa thu và đất khô để thuthuế theo thứ bậc. Ruộng công thì chia cho dâncày cấy nộp tô. Ruộng khai khẩn đã thành tưđiền thì cho cày cấy nộp thuế riêng. Tháng 10năm Kỷ Tỵ (1749), Trịnh Doanh quy địnhngạch thuế tàu thuyền của thương nhân TrungQuốc ở Đàng Ngoài. Tàu chở hàng hóa thuế 800quan, thuyền mành to 600 quan, thuyền mànhnhỏ 500 quan. Cấm trốn thuế, chế trộm hàng.Tháng 7 năm Quý Dậu (1753), định thuế ởĐàng Ngoài. Trước kia, các mỏ vàng, bạc, đồng,chì, sắt, diêm sinh ở ngoài trấn phần nhiều chocác nhà quý tộc giầu có trưng thu dẫn đến tìnhtrạng nguồn lợi của mỏ bị tước bớt mà lượngthuế nhà nước thu được lại rất ít. Nay triềuđình ủy thác cho các trấn ty thu thuế mỏ.Tháng 6 năm Nhâm Ngọ (1762), định rõ thuếruộng muối ở vùng Sơn Nam. Số ruộng muối ởbãi biển cứ 5 mẫu quy thành một bếp. Mỗi bếpthu thuế đồng niên là 30 quan tiền…

Thông qua các loại thuế của triều đìnhnhà Nguyễn dưới đây, có thể hình dung tương

đối toàn diện về hệ thống thuế của nhà nướcphong kiến Việt Nam qua các triều đại:

- Thuế điền thổ: Đánh vào ruộng đấtcông và tư, được chia thành các đẳng hạng đểthu bằng hiện vật.

- Thuế thân (thuế đinh): Đánh vào ngườidân, chia làm các loại như trang hạng, viên tư,lão tật, dân đinh v.v.. và được thu bằng tiền.

- Thuế tạp dịch: Quy định mỗi suất đinhmỗi năm bắt buộc phải lao động không côngmột số ngày nhất định. Thuế tạp dịch còn thumỗi năm 2 kỳ, mỗi kỳ 6 tiền. Đối với đồng bàocác dân tộc thiểu số ở vùng cao có thể nộpbằng hiện vật, như mật ong, sáp ong, trầmhương, sừng tê giác, ngà voi hoặc bạc nén…

- Thuế cảng: Đánh vào các tàu thuyềnnước ngoài vào các cửa biển nước ta, mức thucăn cứ vào kích thước và nơi xuất phát củatàu thuyền.

- Thuế quan tân: Đánh vào hoạt độnggiao dịch thông thương qua cửa ải, bến đò,khúc sông, chợ… được thu bằng tiền hoặc mộtphần hiện vật, căn cứ vào giá trị hàng hóa.

- Thuế nguồn đàm: Được thu vàonhững người sử dụng ao hồ, mặt nước đểkhai thác hay nuôi trồng thủy sản và đượcnộp bằng tiền.

- Thuế hầm mỏ: Được quy định theomột biểu thuế nhất định cho các đối tượngkhai thác vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, thiếc… vàđược thu bằng hiện vật.

597

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

596

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

A. TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

I. TÀI CHÍNH

1. Tài chính thời phong kiến vàPháp thuộc

1.1. Vài nét về chế độ thuế và hệthống thuế dưới thời phong kiến

Trong lịch sử hàng ngàn năm của nhànước phong kiến, hoạt động tài chính chủ yếutập trung vào thuế. Thuế ra đời - phát triểngắn liền với sự hình thành và là đòi hỏi kháchquan đối với sự tồn tại, phát triển của nhànước. Thuế là sản phẩm tất yếu từ sự xuấthiện hệ thống bộ máy nhà nước, ngược lại,thuế là công cụ đảm bảo cung cấp phương tiệnvật chất cần thiết cho sự tồn tại và hoạt độngcủa hệ thống bộ máy nhà nước. Thông qua việcthu thuế, nhà nước thống trị thể hiện thái độđối với ruộng đất, ngành nghề và các tầng lớpdân cư trong xã hội.

Từ các nguồn tư liệu lịch sử, có thể điểmqua chính sách thuế qua các triều đại phongkiến dưới đây.

1.1.1. Thời kỳ đầu dựng nước

Dưới thời các vua Hùng, ruộng đấtthuộc quyền sở hữu tối cao của nhà vua, baogồm nhiều loại ruộng đất công ở các làng xã.Cùng với sự xuất hiện quyền chiếm hữuruộng đất của một số tù trưởng ở nước ta thờiđó, quan hệ bóc lột đã bắt đầu phát sinh.Những thành viên trong các công xã phảinộp cho tù trưởng của họ một phần sảnphẩm làm ra hoặc một số ngày lao dịchkhông công… Đó là những mầm mống đầutiên của hình thức thuế. Trong thời kỳ ấy,khoản thu của nhà nước Văn Lang ở trungương là một bộ phận tài sản, vật phẩm củacác địa phương, do các Lạc tướng trích nộplên trên. Có thể nói, ở thời kỳ đầu dựng nước,các hình thức đóng góp của dân chỉ dừng lạiở trạng thái “mầm mống thuế ”, cống phẩmlà những hiện vật, trong đó lương thực, thựcphẩm, thú vật… là chủ yếu.

1.1.2. Thời Bắc thuộc

Dưới các triều đại Triệu, Tây Hán, ĐôngHán, Ngô, Tuỳ, Đường, vấn đề tô thuế nổi lênmột số điểm cơ bản:

Từ thời Đông Hán (thế kỷ thứ I) phươngthức bóc lột tô thuế đã xuất hiện nhưng đến thờinhà Đường (từ thế kỷ thứ VII đến đầu thế kỷthứ X) mới chiếm vị trí chủ yếu. Quá trìnhchuyển biến từ phương thức cống nạp sangphương thức bóc lột bằng cống nạp và tô thuế.Tổ chức phụ trách thu các loại cống nạp, tô, thuếdưới thời Bắc thuộc được gọi chung là "công tào",chủ yếu là: Diêm quan, phụ trách thu thuếmuối; Thiết quan thu thuế khoáng sản, đặc biệtlà sắt; Thủy quan, thu thuế thủy sản; các huyệnlệnh, trưởng hương, trưởng xã chịu trách nhiệmthu các loại sản phẩm. Như vậy, trong thời kỳnày, "tô thuế" được nộp bằng hiện vật.

1.1.3. Thời kỳ các triều đại phong kiếndân tộc

Sau khi họ Khúc giành quyền tự chủ(905) và Ngô Quyền đánh tan quân xâm lượcNam Hán (938) lập nên nhà Ngô, nước tabước vào thời kỳ "phong kiến dân tộc", bắtđầu từ nhà Ngô, đến nhà Đinh, Lý, Trần, Hồ,Lê Sơ, Nam Triều - Bắc Triều, Trịnh -Nguyễn, Tây Sơn và cuối cùng là nhàNguyễn. Nhìn lại chế độ thuế khoá Việt Namđến giữa thế kỷ thứ XIX, qua nhiều triều đạiphong kiến, chế độ thuế khóa có khác nhau:

Năm 1011, vua Lý Thái Tổ đại xá cácloại thuế cho cả nước trong 3 năm. Nhữngngười mồ côi, góa chồng, già yếu thiếu thuếlâu năm đến nay được tha. Năm 1013, tháng2 âm lịch, vua cho định thể lệ thuế khóa trongnước, gồm thuế ao hồ, ruộng đất, thuế tiền vàthóc về bãi dâu, thuế sản vật ở núi rừng, thuếmắm muối, thuế sừng tê giác, ngà voi, hươngliệu, hoa quả ở đầu nguồn. Vua Lý cho cácvương hầu và công chúa được quản lãnh cácthứ thuế theo thứ tự khác nhau. Tháng Chạpnăm Tân Tỵ (1401), Hồ Hán Thương cho đánhthuế thuyền buồm, định 3 bậc: Bậc thượng

(1) Dẫn theo Trương Hữu Quýnh, Đinh XuânLâm, Lê Mậu Hãn, Lịch sử Việt Nam, NXBGDVN. HN. 2009, tr.354.

Một số loại tiền thời xưa

Page 3: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

+ Thuế muối:

Muối là sản phẩm không thể thiếu đượctrong đời sống hằng ngày của mỗi người.Công quản muối là một hình thức độc quyềncủa thực dân Pháp với nguyên tắc là toàn bộsố muối mà dân sản xuất phải bán hết chonhà nước với giá rẻ, rồi nhà nước bán lại chodân (kể cả người trực tiếp sản xuất muối) vớigiá cao hơn, để hưởng lợi nhuận. Chế độ côngquản muối không đơn thuần chỉ phục vụ mụctiêu kinh tế - tài chính của chính quyền thựcdân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhànước có thể dùng muối làm áp lực với dânchúng khi cần thiết.

Thuế muối thông qua chế độ công quản,độc quyền, là một trong những chính sách bóclột thuộc địa có hiệu quả nhất của thực dânPháp ở Đông Dương, một loại thuế bất công,vô nhân đạo. Chế độ thuế này đã gây nênnhiều khó khăn trong đời sống kinh tế củatoàn bộ nhân dân ta. Đặc biệt, đối với cư dânvùng biển, nghề làm muối, nghề chài lưới,nghề làm mắm đều bị điêu đứng vì chính sáchđộc quyền muối của thực dân Pháp.

+ Thuế rượu:

Công quản rượu là việc chính quyềnthực dân Pháp trực tiếp quản lý bán rượu choCông ty Phông-ten của tư bản Pháp gọi là"rượu ty", có rất nhiều cổ phần từ phủ Toànquyền đến cán bộ cao cấp khác của Pháp. Đểloại rượu này bán được chạy, thu được nhiềulợi nhuận, một mặt thực dân Pháp cấm đoánmọi việc nấu rượu của tư nhân Việt Nam (kểcả việc tự nấu rượu để uống) đồng thời giaochỉ tiêu bán "rượu ty" cho chính quyền tổng,xã. Chế độ độc quyền và thuế rượu đã khôngnhững trở thành một hình thức bóc lột vôcùng hà khắc mà còn gieo rắc cho nhân dânnhiều tai vạ.

+ Thuế thuốc phiện:

Công quản và độc quyền thuốc phiện lànhà nước mua thuốc phiện sống về chế biến

thành thuốc phiện chín, khuyến khích dântiêu thụ, mở tiệm hút để tạo được nguồn thulớn lao cho chính quyền thực dân. Với chínhsách tài chính thâm độc này, thực dân Phápđã bòn rút đến tận xương tuỷ của nhân dânViệt Nam: “Nói đến các món độc quyền, ngườita có thể hình dung Đông Dương như một connai béo mập, bị trói chặt và đang hấp hối dướinhững cái mỏ quặp của bầy diều hâu, rỉa mãikhông thấy no” (1).

1.2.3. Thuế thu cho ngân sách các Xứ (Kỳ)

Nguồn thuế cho ngân sách các Xứ chủyếu gồm các thứ thuế cũ dưới thời phong kiếnnhư thuế thân, thuế ruộng đất, thuế lao dịchvà được sửa đổi bổ sung thường xuyên, theohướng tăng mức thu ngày càng cao hơn.

- Thuế thân (thuế đinh)

Nhìn chung, thuế thân đánh vào dânđinh từ 18 đến 60 tuổi. Trước kia, thuế thânchỉ đánh vào nội đinh, tức là người có ít nhiềutài sản, có khả năng đóng thuế, được chiaruộng đất công, được tham gia một số danhvị, chức vụ và có tên trong sổ hộ tịch của làng.Việc thu thuế dựa vào sổ đinh của làng xã đểthu. Mỗi suất đinh (nam giới từ 16 đến 60tuổi) là 2,5 đồng/năm, trong khi đó 1 thùngthóc (khoảng 20 kg) là 2 hào (10 hào là mộtđồng). Ai không có thẻ thuế thân sẽ bị bắt giữkhi đi đường và không thể kiếm được việc làmthuê. Theo nghị định của Thống sứ Bắc Kỳ,ngày 11-12-1919, những người từ 18 đến 60(Nội đinh) phải đóng một suất thuế thân là 2,5đồng (trước đó là 1,4 đồng). Nghị định này cònquy định cứ 5 năm tính lại một lần, nên trongthời gian ấy, những người đã chết vẫn phảiđóng thuế. Do đó, ở nông thôn, vào kỳ nộp sưu(thuế thân) là cảnh tượng hãi hùng và bithương nhất đối với người nghèo khổ. Mỗi khiđến vụ thuế (tháng 5 âm lịch) xóm làng lại xônxao, nhiều người không chạy nổi mấy đồng nộp

599

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

- Thuế biệt nạp: Được đánh vào các hộsản xuất, chế biến, thu lượm ở các địa phươngcó sản vật đặc biệt như trầm hương, quế, sâm,tôm, mực hoặc các ngành nghề thủ côngtruyền thống như sản xuất giấy, dệt lụa, dệtchiếu, chế tác đá, nấu dầu thảo mộc v.v..

Người nộp các loại thuế này được gọi làbiệt tinh, được miễn binh dịch, tạp dịch vàthuế này được thu bằng hiện vật. Trong đó,thuế tạp dịch là lao động bắt buộc không đượcphép chuộc bằng tiền. Thuế thân (thuế đinh)và thuế ruộng đất (thuế điền thổ) được thubằng hiện vật, hạn chế nộp bằng tiền.

Ngoài các sắc thuế trên, nhà nướcphong kiến còn đề ra nhiều khoản thu khácnhư hình phạt bằng tiền đối với các hành vivi phạm hình luật. Nhà nước phong kiến cắtcử một số chức quan chuyên thu một số loạithuế, nhưng chưa đặt ra bộ máy tài chính độclập mà lồng ghép chức năng thu thuế vào bộmáy cai trị từ xã (làng) trở lên. Bộ máy chínhquyền ở xã (làng) được ủy nhiệm thu một sốsắc thuế như thuế điền thổ, thuế thân và nộptrực tiếp cho quan lại. Chính quyền làng xãcòn thu tô từ ruộng công, một số loại phí... đểđảm bảo chi tiêu cho công việc làng xã.

Có thể nói, đặc trưng của nền Tài chínhQuốc gia Việt Nam dưới các triều đại phongkiến đã thể hiện rõ ràng bản chất thu chi củanhà nước phong kiến chỉ nhằm phục vụ tối đaquyền lợi của giai cấp thống trị. Nói cáchkhác, bản chất của thuế khoá dưới chế độphong kiến gắn chặt với bản chất của chế độnhà nước, luôn vì quyền lợi của giai cấp phongkiến, thống trị.

1.2. Vài nét về chế độ thuế và hệthống thuế dưới thời Pháp thuộc

1.2.1. Chính sách bóc lột về kinh tế, vơ

vét tài chính của thực dân Pháp

Sau Hoà ước Hácmăng (1883) và Hoàước Patơnốt (1884), thực dân Pháp chính thứcđặt ách đô hộ nước ta. Kể từ đó, chúng bắt

đầu thực hiện chính sách khai thác thuộc địa,trong đó có chính sách thuế hà khắc đối vớingười Việt.

Các loại thuế được thu và phân chia theo2 loại ngân sách: Ngân sách Đông Dương (chủyếu là thuế quan, thuế rượu, thuốc phiện,muối...) và ngân sách địa phương gồm các xứ(Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ), các tỉnh (chủ yếulà thuế thân, thuế ruộng đất, thuế lao dịch...).

1.2.2. Thuế thu cho ngân sách Đông Dương

- Thuế quan: (còn được gọi là thuế đoan,thuế thương chính)

Theo chế độ "Đồng hoá quan thuế" đượcthi hành cho đến năm 1940, trên nửa thế kỷ,nước Pháp và Việt Nam, thuộc hai khu vựckinh tế có hai trình độ phát triển khác nhau,có nhu cầu và khả năng xuất nhập khẩu cũngkhác nhau nhưng lại phải chung một chế độthuế quan giống nhau, cùng một biểu thuếxuất nhập khẩu, căn cứ vào tình hình và điềukiện riêng của nước Pháp. Pháp bảo vệ thứsản phẩm nào thì Việt Nam cũng bảo vệ thứsản phẩm đó. Pháp ưu đãi nước nào thì ViệtNam cũng phải ưu đãi nước đó. Nhờ hàng ràothuế quan bảo hộ, tư bản Pháp tự do đưahàng với giá đắt vào thị trường Việt Nam, bóclột nhân dân ta. Trong cuốn sách “Vấn đề dân

cày”, hai tác giả Qua Ninh - Vân Đình(Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp) đã viết:“Họ vớ được một số lời cao hơn với số lời của

họ thường có trên thị trường thế giới. Số lời

cao đó, trong kinh tế chính trị học gọi là

"thặng dư lợi nhuận thuộc địa” (1).

- Thuế gián thu (công quản)

Thuế gián thu thường bảo đảm khoảng70% tổng số thu của ngân sách Đông Dương,chủ yếu là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốcphiện, thông qua chế độ công quản, còn đượcgọi là chế độ độc quyền.

598

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

(1) Hồ Chí Minh toàn tập, Tập I - Nxb CTQG. HN.1996, tr. 339.

(1) Dẫn theo Kỷ yếu 60 năm ngành Tài chính HảiPhòng - NXB Hải Phòng, 2005, tr.40

Page 4: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

Pháp. Với lý do chống rượu lậu, thuốc phiệnlậu, muối lậu, nhân viên nhà Đoan có quyềnlục soát, khám xét, bắt bớ, truy tố, bỏ tù mỗinăm hàng nghìn người, trong đó có nhiều ngườibị vu oan mà không cách nào bào chữa được.

2. Tài chính cách mạng thời kỳ1945 - 1954

Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945,Chính phủ lâm thời, dưới sự lãnh đạo củaChủ tịch Hồ Chí Minh, gặp vô vàn khó khăn.Những nhiệm vụ cấp bách về xây dựng chínhquyền nhân dân, xây dựng lực lượng vũtrang, chống thù trong giặc ngoài, chống giặcđói, giặc dốt v.v.. đòi hỏi một lượng ngân sáchrất lớn. Ngân khố quốc gia lúc đó gần nhưtrống rỗng. Trước tình hình đó, cơ quan thuếdưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, củaBộ Tài chính đã kịp thời nghiên cứu, sửa đổimột số chính sách thuế cũ, xoá bỏ thuế thân,giảm thuế điền thổ, bãi bỏ chế độ công quản,thuốc phiện, rượu, muối của chế độ thực dânphong kiến. Chính phủ đã ban hành một loạtcác chính sách, chế độ tài chính mới, đặt cơ sởcho một nền tài chính độc lập, tự chủ, lấy dânlàm gốc.

Với phương châm “lấy dân làm gốc”,dựa vào dân, vì lợi ích của nhân dân, ngày4-9-1945, Chính phủ ban hành sắc lệnhthành lập “Quỹ Độc lập” để thu nhận cácmón tiền và đồ vật mà nhân dân sẵn lòngquyên góp ủng hộ nền độc lập quốc gia.Trong khuôn khổ của Quỹ độc lập, từ ngày19-9-1945, Tuần lễ vàng đã được phát độnglong trọng trong cả nước. Tiếp đó, trongnhững năm kháng chiến, hình thức đóng góptự nguyện cũng được phát triển với nhiềudạng phong phú như “Hũ gạo nuôi quân”;“Giúp binh sĩ bị nạn”; “Giúp đồng bào tản

cư”; “Quỹ bình dân học vụ”; “Đón thương

binh về làng”; “Đỡ đần bộ đội”; “Hũ gạo cứu

nước”, “Thóc Bác Hồ khao quân”... Nhân dânngày càng tin tưởng vào thắng lợi của cuộc

kháng chiến, hăng hái đóng góp sức người,sức của. Trong “Tuần lễ vàng”, cùng với cảnước, đông đảo nhân dân Thủy Nguyên nhiệtliệt hưởng ứng. Nhiều người tự nguyện đónggóp hoa tai, nhẫn, xà tích và những đồ giabảo và tiền mặt. Tổng số được 4 kg vàng và4 vạn 6 ngàn đồng Đông Dương. Số vàng,tiền này, cùng với sự đóng góp của nhân dânthành phố và cả nước, đã giúp cho Chính phủgiải quyết những khó khăn trước mắt vàmua sắm vũ khí chuẩn bị cho kháng chiến.

Mặc dù tài chính khó khăn như vậy,nhưng ngày 07-9-1945, Chính phủ đã ra Sắclệnh bãi bỏ thuế thân, là một sắc thuế chiếm60% thuế trực thu, đồng thời đề ra phươnghướng từng bước xây dựng chính sách thuếmới trên nguyên tắc giảm bớt gánh nặng chonhân dân, công bằng, hợp lý. Ngày 28-10-1945, Chính phủ ban hành Nghị định giảm20% thuế điền thổ và miễn hẳn thuế điền thổcho các vùng mất mùa. Thực hiện Nghị địnhnày, tất cả các xã ở Thủy Nguyên triển khaibuộc địa chủ, phú nông thực hiện giảm tô 25%và thực hiện chia lại ruộng công, ruộng đấtvắng chủ…

601

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

600

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

thuế đã bị kìm kẹp, gông cùm hoặc bỏ quêhương để trốn cảnh đau thương, khổ cực.

- Thuế ruộng đất (thuế điền thổ)

Từ năm 1897, Toàn quyền Đông Dươngđã nhiều lần cho điều chỉnh lại theo 4 hạngđiền, 6 hạng thổ phân biệt theo đất canh tácvà đất ở, đất xây dựng, ở thành phố, thị xã haynông thôn; trồng lúa, màu hay các cây côngnghiệp khác nhau: “Thuốc lá, trầu, cau, dừa,mía, dâu, chè, bông, đay, gai, thầu dầu, ngô,vừng, khoai lang, khoai sọ, đỗ, cây ăn quả, cói,lạc; đất không trồng trọt; đất bùn, ao, hồ, đầm;ruộng muối; đất đối với người bản xứ, ngườichâu Á, châu Âu, ngoại kiều khác… miễn thuếcho các loại đất dành cho nghĩa trang, đền thờ,chùa, nhà thờ, các công trình tôn giáo; miễnthuế 6 năm đầu cho đất trồng cà phê và 4 nămđầu cho đất trồng chè” (1)

Việc phân định lại hạng ruộng đấtnhằm phục vụ lợi ích của bọn thực dân vàchính quyền phong kiến. Mức thuế chủ yếu làtăng lên, kèm với những khoản phụ thu,nhưng diện tích làm căn cứ tính mẫu, sào lạiđiều chỉnh giảm xuống. Ví dụ: Theo quy địnhtừ thời Tự Đức (1847-1883), mỗi mẫu ViệtNam là 4.970m2. Năm 1897, ở Bắc Kỳ, mỗimẫu chỉ có 3.600m2. Vì vậy, dẫu mức thuếđiều chỉnh lại bằng hay cao hơn cũ, thuế phảinộp thực tế tăng lên, có khi đến 2-3 lần.

- Thuế lao dịch

Về nguyên tắc, thuế lao dịch đã chuyểnthành tiền (gắn với thuế thân hoặc nộp ngânsách tỉnh, xã) để sử dụng vào việc xây dựng,tu bổ đường sá, đê điều... Nhưng trên thực tế,khi cần làm đường hoặc đắp đê, Chính phủvẫn huy động nhân lực một cách tuỳ tiện, kểcả trong những ngày mùa cày cấy, thu hoạchnông nghiệp.

Dưới thời Pháp thuộc, sưu cao, thuếnặng luôn luôn là nỗi sợ hãi, làm cho nông

dân Việt Nam thường xuyên lo lắng, điêuđứng, bần cùng. Ngoài thuế thân, thuế ruộngđất chính ngạch, thực dân - phong kiến cònđặt ra bao thứ phụ thu và những loại thuếkhác mà người nông dân khó trốn được (nhưtô cước, tô trâu, biếu xén, lễ lạt, thuế cư trú,thuế mở cửa sổ ra mặt đường…). Đối với thựcdân Pháp, thuế khoá là mục tiêu cao nhấttrong chính sách vơ vét thuộc địa, đó là chưakể những đợt lạc quyên, phát hành công tráicùng với nạn phụ thu, lạm bổ mà cả bộ máyquan lại thuộc địa, từ toàn quyền ĐôngDương cho tới bọn tổng lý, kỳ hào làng xã luônluôn tìm cách trút lên đầu người dân. Mọigánh nặng về sưu thuế đã làm cho đời sốngcủa nhân dân, đặc biệt là nông dân, thêmcùng khổ, túng bấn. Hậu quả cộng hưởng củathiên tai, bão lụt và địch họa như sưu cao,thuế nặng, bán thóc tạ, trồng thầu dầu và đaybán cho Nhật, lạm phát, khủng hoảng, chiếntranh đã dẫn đến nạn đói khủng khiếp vàocuối năm 1944 đầu năm 1945, làm chết gần 2triệu đồng bào ta.

1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý thu cácloại thuế

Để bảo đảm việc thu thuế quan và thuếgián thu, thực hiện tốt các chế độ công quản,độc quyền về muối, rượu, thuốc phiện, chínhquyền thực dân đã thành lập tổ chức quản lýthu thuế quan và công quản thật chặt chẽ mànhân dân ta thường gọi là "nhà Đoan" hoặc cơquan "Thương chính". Đây là tổ chức trong bộmáy chính quyền của thực dân Pháp có sốnhân viên nhiều nhất sau quân đội.

Ở Trung ương, công tác quản lý, theo dõithuế quan và công quản thuộc Văn phòng PhủToàn quyền phụ trách; ở mỗi Kỳ, có sở thuếquan và công quản, ở mỗi tỉnh, thành phố có"Ty chánh thu thuế quan và công quản"; ở cácvùng đồng muối hoặc các vùng có nguồn thuthuế quan lớn thì có "Ty phụ thu thuế quan vàcông quản". Đại bộ phận các giám đốc sở, cáctrưởng ty chánh thu, phụ thu đều là người

(1) Dẫn theo Kỷ yếu 60 năm ngành Tài chính,NXB Hải Phòng, 2005, tr.312.

Một số loại tiền giấy

Page 5: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

thu ngân sách, đảm bảo nguồn chi phục vụkháng chiến của huyện. Thời kỳ này, ThủyNguyên chưa có kho thóc tập trung. Ban đầu,thóc thuế thu được gửi nhờ các hộ nông dân,vận động nhân dân đào, đắp ụ ở nhà nhữngnông hộ đáng tin cậy để bảo quản thóc thuế.Các thôn xã thuộc khu căn cứ du kích và khudu kích thành lập các tổ Hộ lương để kiểm travà bảo vệ thóc thuế của Nhà nước. Từ năm1951, trong hoàn cảnh bị địch khủng bố, o ép,một số xã vùng tạm chiếm và khu căn cứ dukích của huyện vẫn hưởng ứng đóng thuếnông nghiệp cho chính quyền kháng chiến.Phần lớn các xã hưởng ứng với tinh thần gặtnhanh, đập kỹ, nộp đủ, giấu kín, không đểthóc lúa lọt vào tay giặc. Các xã bị địch chiếmđóng, nông dân cũng đều đóng thuế nôngnghiệp bằng thóc hoặc bằng tiền, bí mậtchuyển ra vùng tự do. Các xã Phù Ninh, KiềnBái, năm 1951, đã đóng 53 tấn thóc, hai vạnđồng Đông Dương và tạm nộp đủ thuế vụchiêm năm 1952.

Thuế sát sinh, thuế trước bạ được giaocho các xã trực tiếp thu. Do trình độ nghiệp vụnon yếu, nên tỷ lệ thất thu của các sắc thuếnày rất cao. Đến cuối năm 1952, Thủy Nguyêntiến hành thu thuế công thương nghiệp.

Hình thức chi ngân sách lúc đó chủ yếulà cấp phát bằng thóc, gạo cho cán bộ, bộ đội.Trong những năm kháng chiến chống thựcdân Pháp, lương công chức, bộ đội được trảbằng gạo. Mức thấp nhất 35 kg/tháng, mứccao nhất 72 kg/tháng. Cán bộ, bộ đội đượcnhận thóc gạo tại các nơi cất giấu thóc thuế ởnhững hộ gia đình trong huyện. Căn cứ vàotiêu chuẩn và lệnh xuất kho do Ty Tài chínhcấp, các xã tiến hành xuất thóc gạo cho cánbộ, bộ đội.

Từ năm 1953, thực hiện chủ trương củathành phố về tăng cường quản lý ngân sách,tăng thu, giảm chi, thống nhất quản lý tàichính ở các cấp, Huyện ủy Thủy Nguyên xácđịnh công tác thu thuế nông nghiệp là nguồn

thu chính, chống thất thu thuế công thươnglà công tác trọng tâm, đi đôi với việc phục hồivà giữ vững cơ sở. Huyện ủy đã điều động 7trong số 14 huyện ủy viên về các xã trực tiếpgiữ chức Bí thư chi bộ. Đồng chí Bí thư Huyệnủy về Đông Sơn để trực tiếp chỉ đạo phongtrào đấu tranh chống địch thu thuế ở ThiênĐông, Trại Kênh. Cuộc đấu tranh diễn ratừng bước, từ xin khất và dây dưa kéo dài đếnkhông nộp, vận động nhân dân cất giấu lươngthực. Sau cuộc đấu tranh thắng lợi của nhândân Phù Ninh, Kỳ Sơn, Thiên Đông, KênhGiang, Huyện ủy có thêm kinh nghiệm chỉđạo nên phong trào lan rộng ra nhiều xãtrong huyện. Cùng với phong trào chống địchthu thuế, nhân dân Thủy Nguyên còn thườngxuyên đấu tranh chống địch phá hoại sảnxuất và nghiêm chỉnh thực hiện chính sáchthuế nông nghiệp với Chính phủ.

3. Tài chính thời kỳ khôi phục vàphát triển kinh tế (1955 - 1965)

3.1. Giai đoạn 1955 - 1960

Sau ngày được giải phóng, cùng với cácđịa phương miền Bắc, Thủy Nguyên bước vàogiai đoạn 3 năm hàn gắn vết thương chiếntranh, khôi phục kinh tế (1955-1957), 3 nămcải tạo và phát triển kinh tế (1958-1960), kếhoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Côngtác tài chính lúc này tập trung vào việc đảmbảo thu để chi cho nhu cầu khôi phục và pháttriển kinh tế - xã hội, bình ổn vật giá, khuyếnkhích sản xuất, các hoạt động có lợi cho quốckế dân sinh, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

Từ năm 1955, đi đôi với chủ trương khôiphục kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chủtrương củng cố nền tài chính quốc gia, đề ranhững nhiệm vụ tài chính thích hợp vớinhững điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầukhôi phục kinh tế trong lúc này:

- Ở vùng nông thôn mới giải phóng: Vậndụng thuế nông nghiệp, thực hiện ở vùng tự

603

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Năm 1946, hệ thống ngân sách nhànước, ngân sách quốc phòng, ngân sách hỏaxa, ngân sách xã, ngân sách ba Kỳ, ngân sáchHà Nội và Hải Phòng được thiết lập. Đến năm1948, hệ thống ngân sách nhà nước tiếp tụchoàn thiện, chỉ còn hai cấp: Ngân sách nhànước và ngân sách xã. Từ đây, công tác quảnlý tài chính nhà nước từng bước đi vào nềnnếp và thống nhất. Nhà nước ban hành chếđộ thu chi và kế toán đại cương, thành lậpNha Thanh tra tài chính và lập ngân sáchtoàn quốc.

Năm 1948, Chính phủ phát hành Côngphiếu kháng chiến; năm 1949, tiếp tục pháthành Công trái quốc gia ghi bằng thóc; năm1950, phát hành Công trái quốc gia, nhằmđộng viên nhân dân tự nguyện đóng góp giúpChính phủ có tiền chi tiêu trong lúc còn khókhăn. Đầu tháng 5-1949, Chính phủ banhành Sắc lệnh 36/SL lập “Quỹ tham giakháng chiến”, tháng 6-1949, ra Sắc lệnh49/SL ban hành Bộ luật thuế trực thu, thuếthuốc lào, thuế thuốc lá v.v.. Chính phủ cònphát hành giấy bạc, tín phiếu để có nguồn chi.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (2-1951) đề ra những chuyển hướng cơ bản vềkinh tế - tài chính kháng chiến. Chính sáchtài chính được cải tiến theo phương châm“Tăng thu, giảm chi, thống nhất quản lý thuchi tài chính” và “Thuế khoá phải công bằng,hợp lý ”. Công bằng là yêu cầu mỗi người dânđều phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp choNhà nước theo đúng quy định của luật pháp.Hợp lý là tuỳ theo nguồn thu nhập dân cư màđịnh số thuế phải đóng góp, không huy độngquá khả năng đóng góp, gây trở ngại cho côngviệc làm ăn và đời sống của người nộp thuế;ngược lại, cũng không động viên quá thấp đểsố thu ngân sách Nhà nước quá hạn hẹp,không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu thật cầnthiết và to lớn của Nhà nước.

Theo đề nghị của Bộ Tài chính, Uỷ banThường trực Quốc hội đã xem xét ban hành

thuế nông nghiệp và công bố chính sách thuếđầu tiên dưới chính quyền Cách mạng ViệtNam, nhằm khuyến khích mọi người ra sứctăng gia sản xuất, tạo thêm nhiều của cải choxã hội, nâng cao đời sống, có lợi cho bản thân,cho kháng chiến, cho nền kinh tế chung, phùhợp với hoàn cảnh chiến tranh. Chính sáchthuế gồm: Thuế nông nghiệp, thuế côngthương nghiệp, thuế hàng hóa, thuế xuấtnhập khẩu, thuế sát sinh, thuế trước bạ, thuếtem và cấm các địa phương tuỳ tiện đặt ranhững khoản bắt nhân dân đóng góp. Mọihình thức quyên góp ở nông thôn đều bị cấm,trừ trường hợp nhân dân thật sự đóng góp tựnguyện để ủng hộ bộ đội, góp quỹ nghĩathương cứu tế xã hội. Việc tăng giảm mức thu,loại thuế, thuế suất... đều phải do Chính phủTrung ương quyết định.

- Thuế nông nghiệp ban hành nhằmhuy động 18-20% hoa lợi thường niên củaruộng đất và được thu bằng thóc. Biểu thuếnông nghiệp được tính lũy tiến toàn phần từ5% đến 45%, xác định căn cứ vào mức thuhoạch bình quân của nhân khẩu của từng hộ.Biểu thuế mới cho phép giảm nhẹ mức đónggóp cho dân nghèo và đánh nặng hơn vào địachủ, phú nông. Thuế nông nghiệp thể hiệntính giai cấp rõ rệt.

- Thuế công thương nghiệp, thuế hànghóa, thuế xuất nhập khẩu v.v.. nhằm độngviên sự đóng góp đúng mức của tư sản dântộc, tiểu tư sản công thương, khuyến khíchkinh doanh có lợi cho kháng chiến, dân sinh;hạn chế, ngăn chặn nạn đầu cơ, tích trữ, gâyrối thị trường. Tỷ lệ huy động thuế côngthương nghiệp khoảng 15% doanh thu.

Trong những năm kháng chiến chốngthực dân Pháp, nhiều biện pháp tăng nguồnthu ở Thủy Nguyên đã được thực hiện. Ngoàiviệc phát hành công phiếu, công trái Chínhphủ và thu một số sắc thuế, việc tổ chức buônbán hàng hóa giữa vùng tự do và vùng tạmbị chiếm đã được thực hiện để tăng nguồn

602

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Page 6: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

605

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

do và giảm 50% số thuế. Thuế nông nghiệpvẫn tiếp tục được thu bằng thóc để đảm bảonhu cầu lương thực, góp phần vào quản lý thịtrường, ổn định giá cả.

- Ở các thành thị mới giải phóng: Vậndụng các loại thuế công thương nghiệp theothể lệ của chế độ cũ. Đồng thời tiến hành việcthu đổi tiền Đông Dương, phát hành tiềnNgân hàng của ta vào vùng mới giải phóng.

Sau ngày giải phóng (13-5-1955), côngtác tài chính của huyện tập trung vào việc thuđể chi cho các nhu cầu khôi phục và phát triểnkinh tế - xã hội, bình ổn vật giá, khuyến khíchsản xuất, khuyến khích các hoạt động có lợicho quốc kế dân sinh, tạo dựng cơ sở vật chất -kỹ thuật ban đầu cho khôi phục và phát triểnkinh tế lâu dài. Thời kỳ này, nguồn thu chủyếu của huyện là thuế nông nghiệp nhưng bịthất thu do hàng ngàn ha đất bị bỏ hoang, lạibị trận bão lớn tháng 9-1955 tàn phá. Trongkhi đó, nhu cầu chi để thực hiện nhiệm vụ hàngắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế,cứu đói để ổn định đời sống nhân dân lại vôcùng lớn. Đứng trước thực trạng đó, Huyện ủytập trung chỉ đạo đẩy mạnh tăng gia, sản xuất,cứu đói. Nhờ chủ trương đúng của Huyện ủyvà những biện pháp thực hiện tích cực của cáccấp chính quyền, sự hỗ trợ của nhân dân khuHồng Quảng, thành phố Hải Phòng, trong thờigian ngắn, nhân dân Thủy Nguyên đã cơ bảnkhắc phục được nạn đói.

Từ năm 1955, nhiều chính sách thuếmới được ban hành: Thuế công thươngnghiệp bao gồm thuế doanh nghiệp, thuếbuôn chuyến, thuế hàng hóa, thuế lợi tứcdoanh nghiệp, thuế rượu, thuế nôngnghiệp... Ở Thủy Nguyên, thời kỳ này, kinhtế tư nhân giữ vai trò quan trọng trong nềnkinh tế của huyện. Kinh tế quốc doanh bướcđầu mới được hình thành, còn rất nhỏ bé.Chính sách thuế được xây dựng trên nguyêntắc khuyến khích phát triển các ngành nôngnghiệp, công nghiệp, tạo điều kiện cho kinhtế quốc doanh phát triển. Thuế công nghiệpnhẹ hơn thương nghiệp; huy động thuế từcác đơn vị quốc doanh và hợp tác xã thấp hơntừ tư doanh.

Biểu thuế nông nghiệp quy định chovùng đã hoàn thành cải cách ruộng đất vớimức từ 5% đến 35%, vùng chưa tiến hành cảicách ruộng đất từ 5% đến 45%. Mức khởiđiểm tính thuế giữ nguyên như năm 1951,từ 61 kg lương thực bình quân cho mỗi nhânkhẩu trong nông hộ. Thuế nông nghiệp lànguồn thu chủ yếu của ngân sách địaphương. Thu thuế nông nghiệp là nhiệm vụchính trị quan trọng của các cấp ủy đảng,chính quyền, đoàn thể ở các xã. Các cấp ủyđảng, chính quyền tập trung chỉ đạo tiếnhành thu nhanh, thu đúng, thu đủ và thudóc. Trong năm 1956, khi thực hiện chínhsách thuế nông nghiệp mới, nhiều lớp bồidưỡng nghiệp vụ chuyên môn về thuế nôngnghiệp được tổ chức. Cán bộ thu thuế nôngnghiệp do Ủy ban hành chính xã lựa chọn,cử đi bồi dưỡng về chính sách thuế mới đểgiúp chính quyền lập sổ bộ thuế và thu thuếở địa phương. Tuy nhiên, tình trạng thất thuthuế tương đối phổ biến. Thuế nông nghiệpbị thất thu ngay từ khâu kê khai khôngchính xác diện tích, sản lượng và diện tíchmất mùa do thiên tai. Thuế sát sinh có tỷ lệthất thu lớn nhất, chủ yếu là do không nắmchắc số lượng gia súc được giết mổ, không có

604

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

biện pháp tích cực thu. Thuế công thươngnghiệp có tỷ lệ thất thu xấp xỉ 50%. Thươngnhân có nhiều thủ đoạn trốn thuế như giấudoanh số, kê khai sai doanh số thực tế, châyỳ không nộp… Trình độ chuyên môn của độingũ cán bộ thuế lúc đó còn rất non kém, dễbị mua chuộc, chưa kiên quyết đấu tranhchống thất thu thuế.

3.2. Giai đoạn 1961 - 1965

Nhiệm vụ chính trị của kế hoạch 5 nămlần thứ nhất (1961 - 1965) là cơ bản hoànthành cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu xâydựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩaxã hội. Trong thời kỳ này, Nhà nước thực hiệnđiều chỉnh chính sách tài chính một bước rấtcơ bản.

- Về chế độ thu:

+ Áp dụng chế độ thu quốc doanh đốivới các xí nghiệp quốc doanh thay vì thuthuế và lợi nhuận trước đây. Mức thu quốcdoanh được xác định cho từng sản phẩmhàng hóa hoặc nhóm hàng hóa theo giá Nhànước quy định.

+ Thực hiện ổn định thuế nông nghiệpcho các hợp tác xã và các hộ nông dân cá thể.

+ Sửa đổi chế độ thu thuế công thươngđối với người buôn bán, kinh doanh, hợp tácxã kinh doanh, dịch vụ.

+ Sửa đổi chế độ thu thuế sát sinh từthu theo trọng lượng sang thu theo đầu giasúc đem giết mổ.

- Về chế độ chi:

+ Củng cố chế độ hạch toán kinh tế, tăngcường quản lý chi tiêu và thực hành tiết kiệm.

+ Tập trung ưu tiên ngân sách cho xâydựng và phát triển kinh tế, trong đó vốn xâydựng cơ bản phải đạt mức 30-40% chi ngân sách.

+ Cải tiến quản lý vốn lưu động của xínghiệp và các ngành kinh tế. Xí nghiệp quốcdoanh chỉ được cấp tối đa 70% nhu cầu về vốn

lưu động, số còn lại được cấp qua tín dụngngân hàng.

+ Quản lý chặt chẽ chi sự nghiệp kinhtế, văn hóa, giáo dục, y tế và quản lý hànhchính nhà nước trên cơ sở quản lý chặt địnhmức biên chế, định mức tiền lương và muasắm trang thiết bị.

Năm 1961, năm đầu tiên Thủy Nguyênthực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, côngtác tài chính tập trung khai thác các nhân tốtích cực, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăngcường tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô; thỏamãn những yêu cầu chi phục vụ cho sựnghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa,phát triển nông nghiệp một cách toàn diện,hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cốquan hệ sản xuất mới, nâng cao một bước đờisống vật chất và văn hóa của nhân dân.

Năm 1962, Thủy Nguyên thực hiệnkhoán thu chi ngân sách. Nguồn thu tại địaphương phải đảm bảo chi theo dự toán đượcduyệt và các chế độ chi tiêu đã được quy định.Trong trường hợp kế hoạch thu không hoànthành, thì dự toán chi cũng được điều chỉnhgiảm tương ứng mức hụt thu. Huyện đã cónhiều biện pháp đẩy mạnh thu các loại thuếtrên địa bàn, bao gồm thuế nông nghiệp, thuếcông thương nghiệp, thu lãi, thu khấu hao,thu nợ, thu thủy lợi phí và các khoản thukhác, bảo đảm được cân bằng thu chi nhờ đẩymạnh sản xuất nông nghiệp, thủy sản, côngnghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thươngnghiệp, giao thông vận tải… Công tác tàichính bước đầu đã hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất,lưu thông, thực hành tiết kiệm, hỗ trợ tăngcường quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa,quản lý thị trường và thúc đẩy cân đối giữacác mặt công tác: Tài chính, vật tư, tín dụngvà lao động. Cơ cấu nguồn thu ngân sách địaphương có bước thay đổi cơ bản. Tỷ lệ thu từkhu vực kinh tế quốc doanh, hợp tác xã chiếmưu thế, tỷ lệ thu từ kinh tế tư nhân, cá thểgiảm đáng kể.

Một số loại tiền năm 1958

Page 7: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

- Tiếp tục phân cấp tài chính cho các địaphương theo hướng tăng cường trách nhiệmcủa cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trungương, nhằm chủ động khai thác nguồn thu,tích cực quản lý sản xuất, kinh doanh nhằmhạ giá thành, phí lưu thông và tăng hiệu quảsử dụng các nguồn vốn.

Sửa đổi công tác thu chi ngân sách xãphù hợp với điều kiện kinh tế hợp tác xã đãchiếm ưu thế tuyệt đối trong nông thôn,nhằm tăng cường vai trò của chính quyền cấpxã trong xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnhsản xuất, giữ vững an ninh chính trị, trật tựan toàn xã hội; phát triển văn hóa, y tế, giáodục và phúc lợi nhân dân.

Trong thời kỳ này, kinh tế quốc doanhphát triển mạnh, giữ vị trí chi phối nền kinhtế quốc dân. Việc tăng cường quản lý xínghiệp quốc doanh trở nên cấp bách. Chínhphủ và Bộ Tài chính đã chỉ đạo cải tiến côngtác tài chính tại xí nghiệp theo nội dung:

- Xác định mức doanh lợi xí nghiệp, coilợi nhuận như một chỉ tiêu tổng hợp thể hiệnchất lượng quản lý.

- Xây dựng hệ thống giá bán buôn xínghiệp và mức thu tài chính nhà nước đối vớixí nghiệp.

- Gắn việc hoàn thành kế hoạch nhànước với việc trích lập 3 quỹ: Quỹ khuyếnkhích phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi và quỹkhen thưởng.

- Cải tiến chế độ trích nộp và sử dụngvốn khấu hao.

Ngoài ra, còn thực hiện đồng bộ cácbiện pháp cải tiến chế độ tín dụng, thanhtoán, quản lý lao động, tiền lương, áp dụnghệ thống kế toán, thống kê thống nhất trongxí nghiệp quốc doanh, củng cố tổ chức kếtoán và vai trò của kế toán trưởng trong xínghiệp. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nền tàichính thời chiến nên nhiều mặt quản lý bịbuông lỏng.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nướcngày càng ác liệt, năm 1967, Chính phủ thựchiện phân cấp toàn diện về quản lý kinh tế -tài chính cho chính quyền địa phương. Trướctình hình mới, công tác tài chính trên địa bànThủy Nguyên tập trung vào các nhiệm vụtrọng tâm:

- Tập trung mọi nỗ lực khai thác cao độcác nguồn thu từ nông nghiệp, thủy sản, côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vậntải, thương nghiệp trong khu vực nhà nước,hợp tác xã và tư nhân, để tăng cường tích lũycho ngân sách nhà nước; đẩy mạnh công táctài chính, tài vụ trong xí nghiệp, hợp tác xãthuộc mọi thành phần kinh tế.

- Thực hiện tập trung cân đối chi ngânsách cho các mục tiêu đảm bảo phát triểnkinh tế, phục vụ chiến đấu, chi viện cho tiềntuyến và tăng cường ngân sách cho sự nghiệpvăn hóa - xã hội với phương châm tiết kiệm,đúng chính sách, đúng chế độ, chống tham ô,lãng phí.

- Tăng cường quản lý kinh tế, đẩy mạnhcông tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lýtài chính ở xí nghiệp, hợp tác xã thuộc cácngành kinh tế quốc dân.

Từ năm 1970, ngân sách huyện ThủyNguyên được bổ sung khoản thu từ khuyếnkhích giao nộp nông sản, thực phẩm choTrung ương theo Quyết định số 258-CP, ngày29-12-1969, của Hội đồng Chính phủ. Khoảnthu này được tính theo tỷ lệ quy định từ 6%-45% trên giá chỉ đạo thu mua cho các loạinông sản. Trong đó, thấp nhất 6% quy địnhcho các sản phẩm như gà, vịt, hoa quả và mứccao nhất cho thuốc lào, hạt tiêu v.v.. Cáckhoản thu này đã khuyến khích các địaphương đẩy mạnh giao nộp nông sản, thựcphẩm cho Nhà nước.

Để tăng nguồn thu, Thủy Nguyên tậptrung chỉ đạo phát triển sản xuất ở các ngànhkinh tế trọng yếu, khuyến khích các địa

607

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Thời kỳ 1961 - 1965, chi ngân sách địaphương của Thủy Nguyên tập trung cho pháttriển sản xuất, như chi cho công tác thủy lợi,đẩy mạnh cách mạng khoa học và kỹ thuậttrong nông nghiệp; đầu tư cho thâm canh,tăng năng suất lúa, phát triển hoa màu trongtrồng trọt và phát triển nuôi trồng, đánh bắthải sản; các hoạt động phát triển và bảo vệchăn nuôi, đào tạo cán bộ quản lý và cán bộkỹ thuật nông nghiệp, phát triển giao thôngnông thôn… Trong công nghiệp và tiểu thủcông nghiệp, tập trung chi đầu tư trang thiếtbị, máy móc, bổ sung vốn lưu động và dự trữvật tư nhằm phục vụ nông nghiệp, xây dựngcơ sở vật chất - kỹ thuật, trang bị cơ khí nhỏ,sản xuất nông cụ cải tiến và phương tiện vậntải. Nhờ có chủ trương đúng đắn, nên việctriển khai thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứnhất tuy mới thực hiện được 4 năm (do từngày 5-8-1964, đế quốc Mỹ tiến hành cuộcchiến tranh phá hoại miền Bắc), nhưng nhiềumục tiêu chủ yếu của kế hoạch cũng cơ bảnđạt được. Riêng về thu chi ngân sách trên địabàn huyện, những năm 1961 - 1964, ngânsách của Thủy Nguyên đều đạt cân đối tíchcực. Mỗi năm số thu và chi ngân sách đềutăng từ 5% đến 10%, đồng thời năm nào cũngbội thu và có kết dư một ít.

Cũng như trước đây, ngân sách xãđược coi là độc lập với ngân sách nhà nước.Ngân sách xã phục vụ cho hoạt động củachính quyền xã, cải thiện từng bước bộ mặtnông thôn, góp phần đẩy mạnh sản xuất vàxây dựng các phong trào ở địa phương.Nguồn thu ngân sách xã bao gồm các khoản:Điều tiết 13% từ thuế nông nghiệp, 15% từthuế sát sinh, toàn bộ lệ phí đò ngang, họcphí cấp I, thu phúc lợi trạm xá, y tế dân lập,hoa lợi công điền, công thổ. Ngân sách xãđược phân bổ cho các khoản chi theo tỷ lệ:25% chi kiến thiết kinh tế, 55% chi văn hóa-xã hội, 18% chi hành chính, còn lại là khoảnchi khác.

4. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ,cứu nước (1965 - 1975)

Từ năm 1965, khi đế quốc Mỹ mở rộngchiến tranh, dùng không quân đánh phá miềnBắc, nền tài chính nước ta phải chuyển hướngtừ phục vụ phát triển trong hòa bình sangphục vụ bảo vệ miền Bắc, giải phóng miềnNam. Công tác tài chính lúc này vừa phải tăngcường huy động mọi nguồn thu phục vụ sựnghiệp chống Mỹ, cứu nước vừa phải hướngvào các nhiệm vụ xây dựng kinh tế. Thông quacác chính sách tài chính để khuyến khích sảnxuất, góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới,chống đầu cơ, tích trữ, ổn định giá cả và đờisống nhân dân. Để phù hợp với nền kinh tế saukhi đã cơ bản hoàn thành cải tạo xã hội chủnghĩa, đồng thời căn cứ vào yêu cầu và diễnbiến của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứunước, nhiệm vụ đề ra cho công tác thuế và thungân sách nhà nước trong thời kỳ này về cơbản gồm: Tăng cường động viên cho ngân sáchnhà nước, khuyến khích phát triển sản xuất,thúc đẩy và củng cố quan hệ sản xuất mới,hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Chính sách tài chính thời kỳ 1965-1975có một số điều chỉnh như sau:

- Thuế nông nghiệp tiếp tục được giaoổn định cho các hợp tác xã và hộ nông dân cáthể như đã thi hành trong các năm 1962 –1963. Thóc thuế nông nghiệp chiếm tỷ lệ quantrọng trong tổng số lương thực mà Nhà nướchuy động được.

- Thuế công thương nghiệp: Ngày 18-01-1966, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hànhĐiều lệ Thuế công thương nghiệp mới, chỉ ápdụng đối với khu vực kinh tế hợp tác và hộ cáthể (không áp dụng đối với khu vực kinh tếquốc doanh) gồm có thuế doanh nghiệp, thuếlợi tức doanh nghiệp, thuế buôn chuyến thaythế chế độ công thương nghiệp cũ. Theo điềulệ này, Nhà nước bỏ thuế môn bài, các hộ cáthể và hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp chỉ cònnộp thuế doanh nghiệp và thuế lợi tức.

606

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Page 8: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

trên cơ sở diện tích và hạng đất. Thuế suấtđược xác định cho từng 100 m2, tỷ lệ huy độngđược tính bằng 12% sản lượng tính thuế. Biểuthuế cao nhất được tính cho năng suất 5 tấn/ha(5 kg/100 m2). Năng suất có tăng cao hơn cũngchỉ huy động thuế nông nghiệp theo định suấtcố định cho các vùng khác nhau: Ở vùng đồngbằng thu 7 kg/100 m2, ở vùng trung du thu 6,5kg/100 m2, vùng miền núi thu 5 kg/100 m2.

Trong 5 năm (1975-1980), tỷ lệ điềutiết các khoản thu vào ngân sách nhà nướcdành cho ngân sách địa phương được thayđổi ba lần:

- Quyết định số 243/QĐ-BTC, ngày 11-6-1977, của Bộ Tài chính quy định giảm tỷ lệđiều tiết thuế công thương nghiệp điều vềTrung ương 25%, địa phương được thêm 10%lợi nhuận của xí nghiệp Trung ương.

- Quyết định số 133/QĐ-BTC, ngày 29-4-1978, của Bộ Tài chính quy định giảm tỷlệ điều tiết các khoản thu nhập thuần túycủa xí nghiệp 50% về ngân sách Trung ương;địa phương được thêm 25% thu quốc doanhhoặc thuế, 40% lợi nhuận của xí nghiệpTrung ương.

- Quyết định số 15/QĐ-BTC, ngày 24-5-1980, của Bộ Tài chính quy định giảm 40%khoản thu thuế nông nghiệp và 10% thu nhậpthuần túy xí nghiệp Trung ương chuyển vềngân sách Trung ương.

Những quyết định trên của Bộ Tàichính đã tác động mạnh đến tình hình thu chingân sách địa phương.

Thu ngân sách địa phương ở ThủyNguyên những năm 1976-1980 liên tục giảmsút. Nguyên nhân là sản xuất nông nghiệpgặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biếnphức tạp, sâu bệnh phá hoại nặng, năng suấtlúa đạt thấp (năm 1978, năng suất lúa chỉ đạt43,48 tạ/ha, giảm 21,76% so với năm 1976),đàn lợn giảm (tổng đàn chỉ có 35.313 con,giảm 30,05% so với năm 1976); sản xuất tiểu

thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng, khai tháccá biển gặp nhiều khó khăn (vì nguyên vậtliệu khan hiếm, điện, lương thực thiếu nghiêmtrọng. Do vậy, tiểu thủ công nghiệp chỉ đạt92% kế hoạch; khai thác cá biển chỉ đạt 50%kế hoạch, khai thác cá nước mặn, lợ đạt60,97% kế hoạch). Huyện Thủy Nguyên đã cónhiều biện pháp khắc phục nhưng khó khănvẫn không giảm, đời sống nhân dân, nhất làcán bộ công nhân viên, ngày càng sa sút, diệnthiếu đói lan rộng. Do vậy, thu ngân sách trênđịa bàn huyện ngày càng giảm. Tổng thu ngânsách năm 1980 chỉ bằng 76,5% của năm 1976.Chi ngân sách địa phương cũng giảm tươngứng với giảm nguồn thu. Tổng chi năm 1980chỉ bằng 82,5% của năm 1976.

5.2. Giai đoạn 1981 - 1985

Những năm 1981-1985, chính sách thuếvà thu khác cho ngân sách Nhà nước có nhiềuthay đổi. Đối với kinh tế ngoài quốc doanh,Nhà nước ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổsung một số điều về thuế công thương nghiệp,thuế hàng hóa và Pháp lệnh thuế nông nghiệp.

Đối với kinh tế quốc doanh, thực hiệnchế độ thu quốc doanh cùng với chế độ thu lợinhuận, thu chênh lệch giá đối với tất cả cácloại sản phẩm do xí nghiệp quốc doanh sảnxuất, kể cả xí nghiệp Trung ương và địaphương. Thu quốc doanh được giao ổn địnhtheo tỷ lệ thu bắt buộc, không phụ thuộc vàogiá thành cá biệt của xí nghiệp. Pháp lệnhthuế công thương nghiệp đối với khu vực kinhtế tập thể, cá thể được bổ sung sắc thuế thutừ nghề đánh bắt hải sản. Thuế môn bài đượckhôi phục. Ngoài ra, thuế suất đối với thudoanh nghiệp, thuế lợi tức, thuế hàng hóađược điều chỉnh tăng so với trước đây. Để thựchiện nghiêm các sắc thuế trên, trong nôngnghiệp, Thủy Nguyên thực hiện cơ chế khoánmới theo tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TUcủa Ban Thường vụ Thành ủy. Cơ chế khoánmới này đã góp phần khuyến khích, động viên

609

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

phương sản xuất khá, đạt năng suất cao, giaonộp nhiều nông sản thực phẩm cho Nhà nước.Những năm chiến tranh ác liệt, mặc dù sảnxuất gặp nhiều khó khăn về vật tư, phân bón,lao động, thiên tai, sâu bệnh và địch phá hoạinhưng tình hình kinh tế của huyện vẫn đượcgiữ vững và phát triển. Trong nông nghiệp,diện tích trồng cấy luôn đảm bảo 98%, năngsuất tăng cao từ 4 đến trên 5 tấn thóc/ha.Ngành tiểu thủ công nghiệp đã cố gắng sảnxuất phục vụ nông nghiệp, giao thông vận tảivà tiêu dùng, mỗi năm doanh thu đạt từ 80đến 90 vạn đồng. Các hợp tác xã ngư nghiệpmỗi năm đánh bắt được từ 1.000 đến 1.500tấn tôm cá các loại. Kết quả thu ngân sáchthời kỳ 1966-1970 tăng gấp 2 lần và nhữngnăm 1971-1975 tăng gấp 2,5 lần so với thờikỳ 1961-1965.

Từ năm 1972, việc quản lý ngân sách xãthực hiện theo Điều lệ ngân sách xã được banhành kèm theo Quyết định số 64-CP, ngày 8-4-1972, của Hội đồng Chính phủ. Thu ngânsách xã bao gồm thu thường xuyên và thukhông thường xuyên:

- Thu ngân sách:

+ Thường xuyên

* Thu cố định: Thu từ tài sản do xãquản lý, sự nghiệp kinh tế - văn hóa do xãthực hiện, hoa lợi công điền, lệ phí đò, chợ,khấu hao tài sản do thuê mướn, lệ phí từ hợptác xã….

* Thu điều tiết: Điều tiết từ các sắc thuếnông nghiệp, công thương nghiệp, sát sinhv.v.. thu từ giao nộp sản phẩm.

* Thu trợ cấp

* Thu không thường xuyên: gồm thuđặc biệt, thu kết dư và thu trợ cấp đặc biệt.

- Chi ngân sách:

+ Chi thường xuyên: Chi hành chính,văn hóa - xã hội, chi khác và dự bị phí.

+ Chi không thường xuyên: Các khoảnchi xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn các côngtrình kinh tế, văn hóa - xã hội.

Điều lệ ngân sách xã được ban hành làmột bước tiến quan trọng trong việc quản lýngân sách xã một cách chính quy, chặt chẽ vàhệ thống.

Nhìn chung, trong thời kỳ 1965 - 1975,hệ thống chính sách thuế được xây dựng vàthực hiện theo hướng bám sát nhiệm vụ chínhtrị của đất nước, cố gắng tăng nguồn thu đểđảm bảo nhu cầu chi ngày càng tăng, khẩntrương trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn,phức tạp của sự nghiệp chống Mỹ và xâydựng chủ nghĩa xã hội.

5. Thời kỳ tháo gỡ khó khăn trongphát triển kinh tế - xã hội (1975 - 1985)

5.1. Giai đoạn 1975 - 1980

Trong những năm đầu sau khi đất nướcthống nhất, Thủy Nguyên đã tạo được bướcphát triển nhanh, giành nhiều kết quả trongsản xuất, tổ chức lại sản xuất, cải tiến quảnlý, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sảnxuất và đời sống. Song cũng như tình hìnhchung của cả nước đã bộc lộ ngày càng rõnhững nhược điểm giữa năng lực quản lý vớiquy mô và cơ chế tổ chức quản lý hợp tác xã.Về tài chính, ngân sách, nghị quyết đại hộiĐảng lần thứ IV nhấn mạnh: Xây dựng mộtngân sách tích cực nhằm đảm bảo tốt kếhoạch phát triển kinh tế, mở mang các hoạtđộng văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng,giữ vững an ninh.

Những năm 1975-1980, về cơ bản vẫnthực hiện các chính sách thuế đã được banhành từ trước năm 1975. Hội đồng Nhà nướcban hành Pháp lệnh sửa đổi chính sách thuếnông nghiệp thống nhất chung cho cả nước.Điểm cơ bản trong sửa đổi thuế nông nghiệplà chuyển từ phương pháp xác định thuế trêncơ sở hoa lợi bình quân cho một nhân khẩutrong nông hộ sang phương pháp tính thuế

608

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Page 9: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

biến quan trọng trong nhận thức về chủ nghĩaxã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộiở nước ta. Đại hội đề ra chủ trương phát triểnnền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện 3Chương trình kinh tế lớn, kiên quyết xóa bỏcơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyểnsang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa,phát triển những hình thức kinh tế phù hợpvới trình độ tổ chức sản xuất.

Yêu cầu đổi mới đòi hỏi công tác tàichính phải được cải tiến một cách toàn diện,đồng bộ, cả về quan điểm, tư tưởng, chínhsách và tổ chức thực hiện. Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ) và Bộ Tài chính đã điềuchỉnh hệ thống các cơ quan tài chính trongnước. Trên địa bàn thành phố Hải Phòng,năm 1988, Ủy ban Vật giá sáp nhập vào SởTài chính thành lập Sở Tài chính - Vật giá.Trước đây, mọi giao dịch và kiểm soát về thu,chi ngân sách ở các địa phương được thực hiệnthông qua hệ thống Ngân hàng Nhà nước. Từngày 1-4-1990, hệ thống Kho bạc Nhà nướctừ Trung ương đến cấp huyện chính thức đivào hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ nóitrên. Cũng từ ngày 1-10-1990, chức năng thuthuế tách khỏi Sở Tài chính - Vật giá và cácphòng Tài chính - Thương nghiệp huyện. CụcThuế thành phố và Chi cục Thuế huyện đượcthành lập để thực hiện nhiệm vụ quản lý,theo dõi và thu các sắc thuế, lệ phí từ các đơnvị sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế.

Những năm 1986-1990, huyện ThủyNguyên thực hiện các nghị quyết đổi mới củaĐảng trong bối cảnh nhiều khó khăn gay gắt,nhất là hậu quả của việc cải cách giá - lương-tiền (9-1985). Trên lĩnh vực kinh tế, sản xuấtnông nghiệp, việc điều hành còn yếu, nhiềunơi khoán trắng cho xã viên; bộ máy quản lýcồng kềnh, kém hiệu lực; lợi ích người laođộng thấp. Hợp tác xã thiếu thóc làm nghĩavụ với Nhà nước và điều phối cho lao động

khác. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và côngnghiệp trì trệ, sa sút vì vật tư, nguyên liệu,nhiên liệu thiếu, giá cả tăng nhanh; côngnhân thiếu việc làm hoặc làm ra sản phẩmgiá thành cao, không nơi tiêu thụ. Thu nhập,đời sống công nhân khó khăn.

Về công tác tài chính, trong thời điểmphải đương đầu với nhiều thử thách lớn, đã cốgắng vươn lên để đáp ứng yêu cầu kinh tế -xã hội trong huyện. Tuy nhiên, những năm1986-1988, kinh tế của huyện kém phát triển,nhiều lĩnh vực vẫn không cân đối được, giá cảbiến động nhanh, thu ngân sách thấp, nhucầu chi tăng, bội chi lớn, nên ngân sách huyệnluôn luôn bị thâm hụt, thành phố có hỗ trợnhưng không đủ và chậm. Nhiều yêu cầu chicho y tế, giáo dục, văn hóa - xã hội, lương cánbộ, công nhân viên khu vực hành chính sựnghiệp không đáp ứng kịp.

Những năm 1989-1990, hoạt độngkinh tế ở Thủy Nguyên đã có chuyển biếntích cực. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanhđược đẩy mạnh. Trong nông nghiệp, “Khoán10” phát huy tác dụng, vai trò tự chủ của hộnông dân được đề cao. Sản xuất nông, ngư,lâm nghiệp có chiều hướng tăng khá, nămsau cao hơn năm trước. Trâu bò và tư liệusản xuất giao cho hộ xã viên quản lý sử dụngcó hiệu quả. Kinh tế tư nhân, gia đình xãviên phát triển. Các nghề truyền thống nhưđúc gang, gốm sứ, mộc, rèn, đan lát, vôigạch, khai thác đá… được phục hồi. Các nhàmáy do Trung ương và thành phố quản lýphát huy quyền tự chủ, sắp xếp lại tổ chức,đổi mới một phần thiết bị, năng động bámsát thị trường, trụ vững đi lên. Nhiều nhàmáy, xí nghiệp làm ăn có hiệu quả. Thươngnghiệp, dịch vụ tư nhân, chợ nông thôn pháttriển nhanh. Hàng hóa trên thị trường phongphú, thuận tiện mua bán.

Nhằm xây dựng hệ thống luật thuếthống nhất cho các thành phần kinh tế, thựchành triệt để tiết kiệm chi trong mọi lĩnh vực

611

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

người trồng lúa và đảm bảo nhu cầu lươngthực cho người lao động sản xuất thủ công vàvật liệu xây dựng. Đối với các xí nghiệp, côngty quốc doanh trên địa bàn huyện, thực hiệnQuyết định 25 và 26/QĐ-CP của Hội đồngChính phủ, đã từng bước tháo gỡ khó khăntrong sản xuất và đời sống. Kết quả là sảnxuất nông nghiệp, công thương nghiệp nhữngnăm 1981-1985 phát triển khá.

Tháng 9 năm 1985, việc bù giá vàolương và đưa lương vào giá thành bắt đầuđược thực hiện trên địa bàn huyện ThủyNguyên và toàn thành phố Hải Phòng. Bướcđầu việc bù giá vào lương được thực hiện đốivới 9 mặt hàng định lượng và 6 mặt hàngngoài định lượng cho cán bộ, công nhân viênchức, người ăn theo thuộc khu vực hành chínhsự nghiệp, sản xuất kinh doanh, học sinh cáctrường chuyên nghiệp, lực lượng vũ trang vàcác đối tượng về hưu, mất sức hưởng chế độtrợ cấp. Suốt thời gian gần 25 năm, từ đầuthập kỷ 60 đến năm 1985, cán bộ, công nhânviên chức, người ăn theo thuộc khu vực hànhchính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh, họcsinh các trường chuyên nghiệp, lực lượng vũtrang và các đối tượng về hưu, mất sức hưởngchế độ trợ cấp được mua một số mặt hàngthiết yếu cho đời sống theo và không theođịnh lượng với giá quy định theo giá bán cungcấp. Giá này thường thấp hơn giá thực tế trênthị trường, không ít trường hợp còn thấp hơncả giá thành sản xuất sản phẩm đó. Nhữngsản phẩm tiêu dùng thiết yếu như gạo, thịt,cá, đậu phụ, nước mắm, vải v.v.. được phânphối thông qua hệ thống tem phiếu rất phứctạp. Những loại tem phiếu này có giá trị nhưtiền. Hằng năm, Nhà nước phải chi từ ngânsách một khoản khá lớn để bù chênh lệch giá,đồng thời gây nên sự không công bằng rất lớngiữa cán bộ, công nhân viên nhà nước vàngười dân ngoài hệ thống các cơ quan, xínghiệp nhà nước; không công bằng trong nộibộ cán bộ, công nhân viên. Để có các mặt hàng

nông sản, thực phẩm, nhu yếu phẩm khácbán theo tem phiếu, Nhà nước đã thu muacủa nông dân, xí nghiệp, thợ thủ công với giákhông đúng với giá trị thực của sản phẩm.Đồng thời, tiền lương, tiền công không phảnánh thu nhập thực tế của cán bộ, công nhânviên và không được tính đủ vào giá thành sảnphẩm. Sự thay đổi chính sách nói trên đã tácđộng lớn đến thu chi ngân sách địa phương.

Ngoài việc chi bù giá vào lương, tronggiai đoạn 1981-1985, trên cơ sở các nguồn thungân sách và sự hỗ trợ của thành phố, ngànhtài chính Thủy Nguyên đã đầu tư cho việc xâydựng một số công trình trọng điểm, như: xâydựng cống An Sơn 2, mở rộng kênh núi Nấm,giải quyết việc cấp nước ngọt cho hồ Sông Giávà kênh Hòn Ngọc. Đầu tư tiếp cho vùng kinhtế Gia Minh với các hạng mục, như: đắp đê,hệ thống cống tưới tiêu, trạm bơm điện, hệthống điện, trạm xá, trường học, cửa hàngmua bán…, mở rộng, nâng cấp tuyến đườnggiao thông liên xã Tân Dương đi Dương Quan,Ngũ Lão đi Phả Lễ, Lập Lễ, Lưu Kiếm đi LiênKhê, Phù Ninh đi An Sơn; xây dựng trụ sở Ủyban nhân dân huyện, nhà trẻ liên cơ…

Trong những năm này, ngành tài chínhluôn hoàn thành tốt nghĩa vụ lương thực vớiNhà nước. Năm 1983, huyện đã đóng góplương thực cho Nhà nước là 13.683 tấn, vượt189 tấn so với kế hoạch, tăng 4 lần so với năm1980, dẫn đầu về tốc độ nhập kho cho thànhphố nhiều năm liền. Với thành tích này,huyện đã được thành phố tặng thưởng 1 xe ôtô Toyota và Ban Tài chính huyện ThủyNguyên được Hội đồng Bộ trưởng tặng Bằngkhen, năm 1984.

6. Thời kỳ thực hiện đường lối đổimới (1986 - 2014)

6.1. Giai đoạn 1986 - 1995

Tháng 12 - 1986, Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổimới toàn diện đất nước, đánh dấu bước chuyển

610

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Page 10: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

613

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

612

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

sản xuất, kinh doanh, hành chính, sự nghiệp,quốc phòng, an ninh, gắn liền với sắp xếp lạicơ cấu đầu tư và tổ chức bộ máy nhà nước. Hệthống pháp luật thuế mới từng bước được banhành, bao gồm: Luật Thuế sử dụng đất nôngnghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, LuậtThuế doanh thu, Luật Thuế lợi tức, LuậtThuế xuất nhập khẩu, Luật Thuế chuyểnquyền sử dụng đất, Pháp lệnh Thuế tàinguyên, Pháp lệnh Thuế thu nhập... Ngoài ra,các loại thuế: Thuế vốn, thuế thu nhập, thuếnhà đất, thuế môn bài, thuế sát sinh và cácloại lệ phí, bao gồm lệ phí chứng thư, lệ phítrước bạ, phí giao thông thủy, bộ, phí thamquan du lịch, cảng phí, viện phí, học phí, thủylợi phí v.v.. cũng được ban hành. Như vậy, hệthống chính sách thuế của Nhà nước đã đượccải cách một bước rất cơ bản và từng bướchoàn thiện.

Thuế, một nhiệm vụ được quan tâm đặcbiệt, được áp dụng thu theo Luật thuế mới,thu của huyện Thủy Nguyên tăng so vớitrước, từ 1,3 tỷ đồng năm 1988 lên 2,1 tỷđồng năm 1990. Nhưng do yêu cầu chi tăng,giá cả biến động nhanh nên vẫn mất cân đối,ngân sách huyện thu không đủ chi. Lương vàcác khoản chi thiết yếu dù được ưu tiênnhưng vẫn bị chậm. Để khắc phục tình trạngtrên, huyện đã chỉ đạo tích cực chống thấtthu, thất thoát, đẩy mạnh thu, tiết kiệm chi,khoán chi, có định mức cho các cơ quan hànhchính sự nghiệp, đồng thời tranh thủ sự côngtrợ của thành phố, nên vẫn bảo đảm chi chonhu cầu thiết yếu. Ngân sách xã có nhiều khókhăn, nhất là từ sau khi thực hiện “Khoán10” trong nông nghiệp (từ năm 1987), một sốxã có nguồn thu khá, tự cân đối được, nhữngxã còn lại thu không đủ chi, huyện phải côngtrợ. Từ tháng 10-1990, hệ thống Kho bạc Nhànước được thành lập đã tích cực đáp ứng nhucầu tiền mặt, chi tiêu ngân sách cũng giảmbớt khó khăn, tổ chức phát hành tín phiếuđạt kết quả khá.

Những năm 1991-1995, công tác tàichính, ngân sách của Thủy Nguyên được chỉđạo chặt chẽ và thường xuyên. Huyện đã cónhiều biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi. Kếtquả thu ngân sách đạt khá, các sắc thuế thunăm sau cao hơn năm trước. Thuế sử dụng đấtnông nghiệp năm nào cũng hoàn thành chỉtiêu. Huyện đã dần nắm và kiểm soát được cácnguồn thu. Năm 1990, tổng thu ngân sáchtrên địa bàn chỉ đạt 2.149 triệu đồng nhưngđến năm 1995, thu tăng cao, đạt 13.087 triệuđồng, tăng gấp hơn 6 lần. Số này mới chỉ làphần do huyện thu. Thực tế còn để thất thunhiều. Khu vực công nghiệp Trung ương,thành phố đóng trên địa bàn, huyện khôngnắm được. Huyện chỉ thu qua tỉ lệ điều tiếtcủa các nhà máy, xí nghiệp (nhưng nguồn thunày không lớn). Nguồn thu quan trọng củangân sách huyện là thuế nông nghiệp và thuếngoài quốc doanh. Hai khoản thu này thườngchiếm 63% tổng thu ngân sách trên địa bàn.Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm nào cũnghoàn thành chỉ tiêu, số còn lại dựa vào cácnguồn thu khác như thuế nhà đất, thuế cấpquyền sử dụng đất, thu hoạt động xổ số v.v..Thu ngân sách những năm 1991-1995 tăngbình quân là 20%. Các khoản thu đều khá, cókhoản thu tăng cao như thuế ngoài quốcdoanh tăng gấp 7 lần, thu khác tăng gấp 10lần, tăng thấp nhất như hoạt động xổ số cũngtăng ở mức 1,38 lần. Tuy nhiên, nhiều nguồnthu đạt thấp như thuế nhà đất, thuế sát sinh,nghĩa vụ công ích, thuế ngoài quốc doanh, mộtsố xã không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế sửdụng đất nông nghiệp. Một số nguồn thu kháccòn bị bỏ sót như đánh cá biển, khai thác đávà dịch vụ vận tải… Công tác quản lý tài chínhcó nơi thiếu chặt chẽ, còn để thất thoát, lãngphí, chi tiêu chưa đúng Pháp lệnh Kế toán.Cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn huyệnnăm 1995 vẫn còn bị thâm hụt, chỉ đảm bảođược khoảng 97% chi thường xuyên củahuyện. Thu: 13.087 triệu đồng, chi: 13.450triệu đồng, thâm hụt: 363 triệu đồng.

6.2. Giai đoạn 1996 - 2000

Từ giữa năm 1997, khủng hoảng tàichính tiền tệ diễn ra ở các nước Đông Nam Ávà lan ra nhiều nước khác. Dù bị tác độngsong kinh tế nước ta vẫn tiếp tục tăng trưởng.Tuy nhiên qua khủng hoảng cũng rút ranhiều bài học trong việc điều hành chính sáchtài chính vĩ mô, vì vậy cần có những sửa đổi.Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày4-11-1998, về việc tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng trong việc thực hiện các luật thuế mớinhằm đạt được 3 yêu cầu chủ yếu là:

- Bảo đảm công bằng về quyền lợi vànghĩa vụ của các doanh nghiệp, các hộ kinhdoanh trong nền kinh tế, giúp các doanhnghiệp ổn định được hoạt động sản xuất, kinhdoanh, tăng cường hạch toán kinh tế, nângcao năng lực quản lý, nâng cao khả năng cạnhtranh trong nước, trên thị trường quốc tế.

- Bảo đảm không ảnh hưởng lớn đếnkế hoạch thu của ngân sách Trung ươngtrong những năm đầu thực hiện. Tạo điềukiện để ngân sách địa phương ổn định đượcnguồn thu, nâng dần tỷ lệ các địa phươngcân đối ngân sách và đóng góp cho ngân sáchTrung ương.

- Bảo đảm ổn định thị trường trongnước, tránh gây ra những biến động mạnh vềgiá cả, đặc biệt là giá vật tư, hàng hoá quantrọng dùng cho sản xuất và tiêu dùng thiếtyếu để ổn định sản xuất và không ảnh hưởngđến đời sống nhân dân.

Triển khai chỉ thị của Bộ Chính trị,Quốc hội ban hành Nghị quyết số18/1998/QH10, ngày 25-11-1998, yêu cầu“Chính phủ cần tập trung chỉ đạo thực hiệncác luật thuế mới, nhất là Luật thuế Giá trịgia tăng. Để chủ động giải quyết kịp thờinhững khó khăn cho các doanh nghiệp khithực hiện Luật thuế Giá trị gia tăng nhằm ổnđịnh và phát triển sản xuất, kinh doanh”.Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo triển khaicác luật thuế mới, ra Chỉ thị số 41/CT-TTgngày 7-12-1998, về việc tổ chức thực hiện cácluật thuế mới và Nghị định số 102/1998/NĐ-CP, ngày 21-12-1998, tháo gỡ khó khăn chomột số doanh nghiệp mà Chính phủ đã thấytrước khi thực hiện các luật thuế mới. Các bộ,các ngành và các địa phương cũng tiến hànhthành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiệncác luật thuế mới. Tình hình thu chi tài chínhtrong thời kỳ này có nhiều yêu cầu bức thiết,công tác thu thuế đòi hỏi phải thay đổi:

Bảng: Thu ngân sách của huyện Thủy Nguyên những năm 1990 - 1995

Đơn vị tính: 1000 đồng

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Thủy Nguyên

Page 11: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

phú, bao gồm cả lợi tức kinh doanh và cáckhoản thu không phải từ kinh doanh như cáckhoản thu về chuyển nhượng vốn, tài sản,chuyển giao công nghệ... Vì vậy, cần thiếtphải đổi tên "thuế lợi tức" thành "thuế thunhập doanh nghiệp".

Việc ban hành Luật thuế Thu nhậpdoanh nghiệp nhằm bao quát và điều tiếtđược tất cả các khoản thu nhập đã, đang vàsẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh trong cơ chếthị trường; khuyến khích các nhà đầu tư nướcngoài và khuyến khích các tổ chức, cá nhântrong nước tiết kiệm vốn cho đầu tư pháttriển kinh doanh qua các chế độ miễn, giảmthuế; từng bước thu hẹp sự khác biệt về chínhsách thuế để bảo đảm sự bình đẳng và cạnhtranh lành mạnh giữa các thành phần kinhtế; hệ thống hoá những qui định ưu đãi vềthuế trong nhiều luật khác nhau, bảo đảm sựrõ ràng, thống nhất trong việc thực hiện cácchế độ ưu đãi thuế.

6.2.2. Sửa đổi, bổ sung Luật

Theo Nghị quyết Quốc hội khoá X, kỳ họpthứ 3, ngày 20-5-1998 (có hiệu lực từ 1-1-1999)về thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặcbiệt được sửa đổi, bổ sung với nội dung chủ yếu:

- Về sửa đổi, bổ sung Luật thuế Xuấtkhẩu, thuế nhập khẩu:

Việc áp dụng Luật thuế Giá trị gia tăng(bắt đầu từ 1-1-1999) cả đối với hàng nhậpkhẩu đòi hỏi Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu (thuế XNK) phải được sửa đổi, bổ sungđể bảo đảm tính đồng bộ trong các chính sáchthuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu, khôngảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinhdoanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, phảiphát huy tác dụng của thuế xuất nhập khẩukhuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơncho hoạt động xuất khẩu, bảo hộ hợp lý sảnxuất trong nước theo tinh thần bảo hộ có chọnlọc, có điều kiện, có thời hạn, phù hợp với tiếntrình hội nhập quốc tế.

- Về Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 3 thôngqua Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vớicác mục tiêu chủ yếu là bảo đảm sự đồng bộtrong hệ thống chính sách thuế qua việc banhành Luật thuế Giá trị gia tăng, sửa đổi Luậtthuế Xuất nhập khẩu trong quá trình hộinhập với các tổ chức kinh tế, quốc tế trongkhu vực và trên thế giới; góp phần hướng dẫnsản xuất, điều tiết thu nhập một cách hợp lý,tạo xu thế tiêu dùng xã hội lành mạnh; khắcphục những tồn tại của thuế tiêu thụ đặc biệthiện hành, bảo đảm yêu cầu động viên hợp lýcho ngân sách Nhà nước.

6.2.3. Pháp lệnh thuế thu nhập đối vớingười có thu nhập cao

Trong thời kỳ 1995 - 2000, Pháp lệnhThuế thu nhập đối với người có thu nhập caođược sửa đổi, bổ sung 2 lần: Lần thứ nhất vàotháng 2 năm 1997, nội dung sửa đổi là bãi bỏquy định về khoản thuế thu nhập khôngthường xuyên đối với quà biếu, quà tặng bằngtiền từ nước ngoài gửi về và sửa đổi khởiđiểm chịu thuế của người Việt Nam từ 1,2triệu đồng/tháng lên 2 triệu đồng/tháng,đồng thời điều chỉnh mức chịu thuế trong cácbậc. Lần thứ 2 được sửa đổi vào tháng 6 năm1999, nội dung là sửa đổi biểu thuế cho ngườinước ngoài. Khởi điểm chịu thuế của ngườinước ngoài từ 5 triệu đồng/tháng lên 8 triệuđồng/tháng và điều chỉnh các mức chịu thuếtrong các bậc thuế.

6.2.4. Các loại thuế liên quan đến tài sản

Ngày 21-12-1999, Quốc hội (khoá X) banhành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật thuế Chuyển quyền sử dụng đất. Nộidung chính của Luật Sửa đổi là thuế suấtthuế chuyển quyền sử dụng đất giảm từ 10%xuống 2% đối với đất sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối vàtừ 20% xuống 4% đối với đất ở, đất xây dựngcông trình và các loại đất khác. Ngoài ra,Luật còn sửa đổi, bổ sung một số trường hợpkhông thuộc diện chịu thuế và một số trường

615

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

- Thuế và phí phải đảm bảo nguồn thuđáp ứng nhu cầu chi cần thiết của ngân sáchNhà nước. Thuế phải bao quát được hết cáckhoản thu nhập, các hoạt động kinh tế phátsinh phù hợp với tình hình phát triển kinh tếcủa nước ta. Tỷ lệ động viên về thuế và phíphải ở mức 19% - 20%/GDP đến năm 2000, đểđáp ứng nhu cầu chi cần thiết của đất nước.

- Mỗi sắc thuế nhằm một mục tiêu, chứcnăng rõ ràng, cách tính thuế đơn giản, thuếsuất phù hợp với khả năng đóng góp của đốitượng nộp thuế, hạn chế miễn giảm thuế vàthay miễn giảm thuế bằng trợ cấp thông quangân sách Nhà nước.

- Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô củaNhà nước đối với nền kinh tế, khuyến khíchđầu tư chiều sâu, đổi mới khoa học công nghệ,thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nềnkinh tế.

- Thuế phải đảm bảo công bằng xã hội,bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữacác tầng lớp dân cư. Bình đẳng ở đây đượchiểu là bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế giữacác thành phần kinh tế, giữa các tầng lớpdân cư.

- Thuế phải dựa vào khả năng đónggóp, người có thu nhập nhiều phải nộp thuếnhiều hơn người có thu nhập thấp. Mục đíchđánh thuế thu nhập nhằm hạn chế chênhlệch về thu nhập giữa các thành viên trong xãhội và quản lý các khoản thu nhập, hạn chếtiêu cực, tham nhũng.

- Toàn bộ chính sách thuế cũng nhưtừng sắc thuế phải có những yếu tố tươngđồng với thuế của các nước và phù hợp vớithông lệ quốc tế, tạo điều kiện mở rộng quanhệ hợp tác kinh tế giữa nước ta với các nướctrong khu vực và cả thế giới.

6.2.1. Về luật thuế mới

Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họpthứ 11 (ngày 10-5-1997) ban hành Luật thuếGiá trị gia tăng (GTGT) và Luật thuế Thu

nhập doanh nghiệp (TNDN) có hiệu lực thihành từ 1-1-1999. Đây là 2 luật thuế cơ bảnquan trọng điển hình cho 2 loại thuế: gián thu(thuế GTGT) và thuế trực thu (thuế TNDN).Phạm vi điều chỉnh của 2 sắc thuế này rộng,tác động đến nhiều mặt kinh tế - xã hội. Đâycó thể coi là bước đột phá quan trọng nhất củacông cuộc cải cách thuế. Bộ Chính trị banhành Chỉ thị số 44-CT/TW, ngày 04-11-1998,về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trongviệc thực hiện Luật thuế Giá trị gia tăng vàcác luật thuế mới.

- Về thuế giá trị gia tăng (GTGT) thaythế thuế doanh thu:

Việc áp dụng thuế giá trị gia tăng vớisố lượng thuế suất ít (4 thuế suất) đã tạođiều kiện đơn giản hoá và nâng cao hiệu quảquản lý thuế. Thuế giá trị gia tăng tính trênkhoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịchvụ phát sinh ở từng khâu trong quá trìnhsản xuất, lưu thông, tiêu dùng nên khắcphục được nhược điểm trùng lắp của thuếdoanh thu; thuế được hoàn đối với hàng hoáxuất khẩu sẽ phát huy tốt tác dụng khuyếnkhích xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàngxuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trênthị trường quốc tế; thuế giá trị gia tăng kếthợp với hàng nhập khẩu làm tăng giá vốn đốivới hàng nhập khẩu, góp phần tích cực bảovệ hàng sản xuất trong nước; tăng cườnghạch toán kế toán kinh doanh, thúc đẩy việcmua bán hàng hoá thực hiện tốt chế độ hoáđơn để được khấu trừ thuế giá trị gia tăngđầu vào; khuyến khích hiện đại hoá, chuyênmôn hoá sản xuất, nâng cao chất lượng, hạgiá thành sản phẩm...

- Về thuế thu nhập doanh nghiệp(TNDN) thay thế thuế lợi tức.

Khái niệm "thuế lợi tức" thường đượchiểu là loại thuế đánh trên lợi tức kinhdoanh. Trong kinh tế thị trường, các khoảnthu của doanh nghiệp rất đa dạng, phong

614

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Page 12: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

Kết quả cải cách thuế bước II này đã xâydựng được một hệ thống chính sách thuế, phítương đối hoàn chỉnh phục vụ cho công cuộcđổi mới đất nước và hội nhập kinh tế. Hệ thốngchính sách thuế đã bao quát được hầu hết cácnguồn thu, áp dụng thống nhất đối với mọithành phần kinh tế, từng bước thích ứng yêucầu chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy,trong 5 năm 1996-2000, thu ngân sách (thuếvà phí) trên địa bàn huyện Thủy Nguyên luônhoàn thành vượt mức kế hoạch thành phố giaovà huyện đề ra, vừa tăng nguồn thu trên địabàn vừa đảm bảo các yêu cầu chi thường xuyênvà đột xuất. Kho bạc quản lý tốt tiền mặt, thựchiện thu chi kịp thời, giám sát chặt chẽ việc chitiêu đúng nguyên tắc, thường xuyên kiểm trahướng dẫn nghiệp vụ, đảm bảo an toàn trongquản lý tiền tệ.

6.3. Giai đoạn 2001 - 2005

Thực hiện Chương trình tổng thể về cảicách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg,ngày 17-9-2001, của Thủ tướng Chính phủ, BộTài chính triển khai trong toàn ngành về kếhoạch cải cách hành chính giai đoạn 2001-2005. Công tác cải cách hành chính trong lĩnhvực thuế đã được đặt ra với trọng tâm là tạomôi trường thông thoáng, bình đẳng, thuận lợi,giảm tỷ lệ động viên để khuyến khích đầu tư,khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ có chọn lọc,có mức độ để thúc đẩy sản xuất trong nước,thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảmnguồn thu cho ngân sách nhà nước. Nhằm mụctiêu đó, công tác cải cách hành chính trong lĩnhvực thuế đã được triển khai sâu rộng, đồng bộcả về thể chế chính sách, thủ tục hành chính,quy trình nghiệp vụ, tổ chức bộ máy và cán bộ,nhằm góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quảtrong thực tế. Nội dung cải cách hành chính vềthuế cụ thể như sau:

6.3.1. Cải cách về thể chế chính sách

Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp vớicác bộ, ngành có liên quan nghiên cứu trình

Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung 4 luật,2 pháp lệnh, 17 nghị định quy định chi tiếtthi hành các luật, pháp lệnh về thuế, phí vàhải quan; đã kịp thời ban hành các thông tưhướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện cácluật, pháp lệnh, nghị định nói trên.

Nhìn chung, hệ thống chính sách thuế,đã được cải cách theo hướng: Giảm mức thuếsuất, mở rộng diện ưu đãi thuế để khuyếnkhích đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, pháttriển sản xuất trong nước phù hợp với nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa và thực hiện các cam kết quốc tế. Quatriển khai thực hiện đã được cộng đồngdoanh nghiệp nhất trí cao, không còn nhữngvướng mắc lớn.

6.3.2. Cải cách thủ tục hành chính tronglĩnh vực thuế

Cải cách về thủ tục hành chính tronglĩnh vực thuế đã được Bộ Tài chính xác địnhlà một khâu trọng tâm mang tính đột phátrong kế hoạch cải cách hành chính trong lĩnhvực Thuế được thực hiện đồng bộ trên cả haimặt: Quan hệ giữa Nhà nước với dân (quanhệ giữa người thu và người nộp) và quan hệgiữa các cơ quan Nhà nước, giữa cấp trên vớicấp dưới trong từng hệ thống… được triển khaithực hiện trong tất cả các khâu công việc.

Cải cách về thể chế, chính sách và việcchuyển sang phương thức quản lý mới (bỏ cơchế thông báo nộp thuế, chuyển từ thu thuếsang hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thựchiện quyền tự kê khai, tự nộp thuế; từ tiềnkiểm chuyển sang hậu kiểm,...) nêu trên đặtra yêu cầu phải tổ chức lại bộ máy quản lý,thay đổi phương thức phối hợp công tác, đẩymạnh phân cấp, sắp xếp và đào tạo lại độingũ cán bộ cho phù hợp với cơ chế mới.Những nội dung lớn trong cải cách về tổ chứcbộ máy và cán bộ trong những năm 2001-2005 là:

- Bộ máy quản lý thuế được tổ chức lạitheo mô hình chức năng, (trong đó xác định rõthời gian giải quyết công việc ở từng khâu);

617

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

hợp được miễn, giảm thuế chuyển quyền sửdụng đất.

Những sắc thuế khác cũng có nhữngthay đổi nhỏ cho phù hợp với thay đổi của cảhệ thống. Tuy nhiên, về kết cấu văn bản, cácsắc thuế vẫn không có nhiều thay đổi.

- Về cải tiến quy trình quản lý thu thuế:

Đồng thời với việc triển khai thực hiệnLuật thuế Giá trị gia tăng và Luật thuế Thunhập doanh nghiệp, ngành thuế đã tiến hànhviệc cải tiến toàn bộ quy trình quản lý, thuthuế, thực hiện cải cách quản lý hành chínhthuế, tiến tới áp dụng phương pháp quản lýthu thuế hiện đại mà các nước đang thực hiện.

Đặc trưng của quy trình quản lý thuếmới là xoá bỏ quy trình quản lý theo chế độ"chuyên quản", không còn phù hợp với tìnhhình, nhiệm vụ mới. Đối tượng nộp thuếphải đề cao tinh thần tự giác thực hiệnnghĩa vụ thuế theo luật pháp quy định, thựchiện tự tính thuế, tự kê khai thuế dựa vàokết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh,dịch vụ của mình và tự nộp thuế vào Khobạc Nhà nước. Cơ quan thuế thực hiệnnhiệm vụ hành thu theo đúng chức năngNhà nước quy định, hạn chế việc cán bộ thuếtiếp xúc riêng với đối tượng nộp thuế, ápdụng hình thức phạt nặng đối với các trườnghợp khai man, trốn thuế, bảo đảm thu đúng,đủ, kịp thời cho ngân sách Nhà nước, giảmhiện tượng tiêu cực cả đối với người nộp thuếvà cán bộ thu thuế.

Các doanh nghiệp phải thực hiệnnghiêm chỉnh chế độ hoá đơn, kế toán, đặcbiệt theo chế độ mã số thuế, cả đối với ngườibán hàng và người mua hàng. Qua đó, có căncứ chính xác để thực hiện đúng đắn việc tựtính thuế, kê khai thuế đối với doanh nghiệp,có cơ sở cho việc khấu trừ tiền thuế giá trịgia tăng đầu vào và có tài liệu để cán bộ thuếkiểm tra, xác định tính thuế đúng hay sai.

Thông qua chế độ tự tính thuế, tự kêkhai, tự nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước, nhà

doanh nghiệp nâng cao được ý thức tráchnhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế,kết hợp với việc xử lý nghiêm minh các trườnghợp trốn lậu thuế.

Công tác cải cách hành chính thuếđược coi là một trong những biện pháp cơbản để thực hiện thành công nhiệm vụ chínhtrị của toàn ngành, được triển khai từ năm1990, đặc biệt là trong thời gian thực hiệncải cách thuế bước II (từ năm 1998 đến nay).Việc cải cách hành chính thuế được thực hiệntheo hướng: đơn giản, rõ ràng, công khai vàtiến đến máy tính hoá nhằm thực hiện đượccác mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thờitheo quy định của luật, tập trung nhanh cácnguồn thu vào ngân sách nhà nước, giảm bớtcác thủ tục phiền hà, tạo điều kiện thuận lợicho các đối tượng nộp thuế, đề cao tính tựgiác và trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuếtheo quy định của Hiến pháp với mọi đốitượng nộp thuế. Thực hiện quy trình hành thu tiên tiến để hạn chế và tiến tới xoá bỏ các hiện tượng tiêu cực cả trong và ngoàingành thuế.

- Về tổ chức bộ máy ngành Thuế:

Bộ máy Cục Thuế và Chi cục Thuế cónhững thay đổi đáng kể:

+ Tiếp tục thành lập Phòng Thuế doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở một số CụcThuế có đầu tư nước ngoài lớn.

+ Chuyển doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, quốc doanh quận, huyện, hợp tác xãvà hộ cá thể nộp thuế giá trị gia tăng theophương pháp khấu trừ từ Chi cục Thuế vềCục Thuế quản lý thu và thành lập PhòngQuản lý thu thuế các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh và quốc doanh quận, huyện thuộcCục Thuế để quản lý thu các đối tượng này.

Những thay đổi nói trên đã đáp ứng kịpthời yêu cầu quản lý, đặc biệt là các luật thuếmới, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi cácluật thuế mới trong đó có Luật thuế Giá trịgia tăng.

616

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Page 13: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

619

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

chuyển từ quản lý khép kín sang quản lý theochức năng; bỏ những công việc trùng lặp và cáckhâu giám sát chồng chéo, xây dựng lực lượngchuyên nghiệp, chuyên sâu... do đó, thời giangiải quyết công việc được rút ngắn hơn trước.Thực hiện Quyết định số 218/2003/QĐ - TTgcủa Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế đã sắpxếp lại, thành lập và tăng cường lực lượng choBộ phận hỗ trợ đối tượng nộp thuế, lược bỏ1.042 bộ phận không cần thiết trong hệ thống(trong đó có bộ phận tính thuế, thông báo thuế).

- Tổng cục Thuế và các cấp trong ngànhThuế đã xây dựng và ký quy chế phối hợpcông tác với các cơ quan, đơn vị trong vàngoài ngành để đảm bảo giải quyết công việcnhanh hơn, có hiệu quả hơn và đúng quyđịnh của pháp luật. Trong nội bộ ngành đã cóquy chế phối hợp công tác giữa Tổng cụcThuế - Tổng cục Hải quan - Kho bạc Nhànước trong việc thu nộp thuế, cung cấp dữliệu làm báo cáo thống kê, thông tin tìnhhình doanh nghiệp. Tổng cục Thuế, Tổng cụcHải quan đã có quy chế phối hợp với Tổng cụcCảnh sát (Bộ Công an) trong việc kiểm trachống buôn lậu, chống gian lận thương mại;phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơquan ngân hàng, cơ quan quản lí thị trườngđể nắm thông tin của doanh nghiệp từ khithành lập cho đến quá trình kinh doanh lưuthông hàng hoá và thanh toán tiền hàng... đểphục vụ quản lí thu thuế.

- Đẩy mạnh phân cấp cho các Cục, Chicục Thuế, trong việc xác định giá tính thuế,thu lệ phí trước bạ, giải quyết miễn, giảmthuế, hoàn thuế, quyết định kiểm tra… trêncơ sở có sự phân công rõ ràng, cụ thể hoátrách nhiệm của từng công chức, từng khâucông việc trong quy trình thủ tục quản lí.Trong ngành Thuế cũng đang mở rộng việc uỷnhiệm thu một số khoản thu gắn với phân cấpngân sách cho ủy ban nhân dân xã, phường,đảm bảo sát hơn, hiệu quả hơn. Việc bố trí cánbộ quản lí thuế đã chuyển từ quản lí theo đốitượng (khép kín) sang quản lí theo chức năng

nhằm hạn chế tiêu cực, đồng thời tạo điềukiện tiến tới xây dựng lực lượng cán bộ thuếchuyên nghiệp theo thông lệ quốc tế. Tăngcường lực lượng cán bộ cho công tác hỗ trợ đốitượng nộp thuế và người khai hải quan, côngtác thanh tra.

- Tăng cường công tác đào tạo và đào tạolại để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tậptrung theo hướng chuyên sâu, đi vào kỹ năngtừng khâu quản lí đối với từng ngạch côngchức; coi trọng cả giáo dục về chính trị tưtưởng, đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật công tácvà chuyên môn nghiệp vụ. Nội dung, chươngtrình, hình thức, tài liệu bồi dưỡng đã được đổimới, sát với thực tế và yêu cầu quản lí mới.

Việc chuyển sang phương thức quản lýmới (bỏ cơ chế thông báo nộp thuế, chuyển từthu thuế sang hướng dẫn, hỗ trợ doanhnghiệp thực hiện quyền tự kê khai, tự nộpthuế; từ tiền kiểm chuyển sang hậu kiểm...),ngành Tài chính - Chi cục Thuế ThủyNguyên đã phối hợp chặt chẽ với các ngànhchức năng trong quá trình thực hiện chỉ đạo,đôn đốc, tăng cường biện pháp tổ chức thungân sách. Hằng năm, thu ngân sách củahuyện đã đạt kết quả tốt, nguồn thu từ cáchoạt động sản xuất kinh doanh ngoài quốcdoanh và thu từ thuế cấp quyền sử dụng đất,thuế nhà đất, phí và lệ phí đã liên tục tăng.Công tác quản lý ngân sách có nhiều tiến bộvà từng bước đi vào nề nếp theo Luật Ngânsách, chi ngân sách của huyện tập trung chủyếu vào chi cho đầu tư phục vụ tốt kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là chicho ngân sách xã luôn đạt tỷ lệ cao trong tổngchi ngân sách của huyện. Thực hiện tốt côngtác thu thuế trực tiếp qua kho bạc, tăng cườngcông tác đảm bảo tuyệt đối an toàn về tiền vàtài sản của Nhà nước.

Kết quả đạt được năm 2005 và 5 năm2001-2005 của ngành Thuế Thủy Nguyên đãgóp phần hoàn thành mục tiêu kinh tế - xãhội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lầnthứ XXI đề ra.

618

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

6.4. Giai đoạn 2006 - 2014

Những năm 2006 - 2014, Thủy Nguyêntriển khai Nghị quyết 06-NQ/HU của Huyệnủy về các biện pháp tăng cường thu ngânsách, các biện pháp nuôi dưỡng và phát triểnnguồn thu. Kết quả đạt được rõ nét: Năm2006, tổng thu ngân sách nhà nước trên địabàn đạt 69,2 tỷ đồng, bằng 150,4% kế hoạchthành phố giao và bằng 103,9% kế hoạch củahuyện; năm 2010, thu ngân sách huyện đạt85,63 tỷ đồng, bằng 200,8% kế hoạch thànhphố, bằng 116,6% kế hoạch huyện. Năm 2011,thu ngân sách vượt 15,7% kế hoạch huyện,

tạo nguồn lực đầu tư cho công nghiệp hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nhữngnăm 2012-2014, do suy thoái kinh tế, hầu hếtcác đơn vị sản xuất kinh doanh bị thu hẹp,không hoàn thành chỉ tiêu thu nộp ngân sáchnên thu ngân sách của huyện gặp nhiều khókhăn. Riêng năm 2014, tuy còn nhiều khókhăn, nhưng thu ngân sách của huyện vẫnđạt khá cao, đứng đầu khối huyện.

Như vậy, cũng như cả nước, công tác tàichính của Thủy Nguyên từ ngày giải phóng(13-5-1955) đến nay không ngừng được cảitiến và hoàn thiện từ đơn giản đến khoa học,

Nguồn: Số liệu thống kê huyện Thủy Nguyên

Bảng: Tình hình thu chi ngân sách qua các năm 2000 - 2005

Đơn vị tính: triệu đồng

Page 14: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

dụng trên đến nay (2015) mặc dù không pháttriển, không được nhà nước khuyến khích,nhưng vẫn ngấm ngầm tồn tại trong dângian, như cho vay nặng lãi, vay nóng, chơi họvà xuất hiện hình thức cầm đồ (mang hànghóa hoặc vật dụng đến cầm cố để lấy tiền tiêudùng, hoặc là việc trao đổi tiền - tiền (tiềnViệt đổi lấy ngoại tệ), đổi tiền lấy vàng, đồtrang sức bằng vàng, bằng kim cương, bằngđá quý.

Sau khi thiết lập chế độ cai trị trên đấtnước ta, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khaithác thuộc địa. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngânhàng được thiết lập và được bảo hộ thông quaNgân hàng Đông Dương. Đây là một ngânhàng tư nhân, được thành lập từ năm 1875, cótrụ sở chính ở nước Pháp. Ngân hàng ĐôngDương độc quyền hoạt động trên toàn cõi ĐôngDương (Việt Nam, Lào, Campuchia) và cũnglà ngân hàng thương mại. Sau khi thực dânPháp chiếm Đông Dương, ngân hàng nàythành lập chi nhánh tại Đông Dương. Ngânhàng này là công cụ phục vụ đắc lực chínhsách thuộc địa của Chính phủ Pháp và làmgiàu cho tư bản Pháp.

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, tìnhhình tài chính - tiền tệ của chính quyền cáchmạng gặp vô vàn khó khăn: Kho bạc chỉ cònhơn 1,25 triệu đồng Đông Dương, trong đómột nửa là tiền rách; Ngân hàng Đông Dươngvẫn nằm trong tay tư bản thực dân và luôntìm cách phá hoại ta về tài chính, tiền tệ; cácnguồn thu ngân sách quá ít ỏi so với nhu cầuchi tiêu của chính quyền… Trước tình hình đó,Chính phủ đã kêu gọi nhân dân quyên góp tàichính dưới các hình thức như “Quỹ Độc lập”,“Tuần lễ vàng”, đồng thời gấp rút chuẩn bịphát hành tiền. Cùng với cả nước, nhân dânThủy Nguyên nhiệt liệt tham gia các cuộc vậnđộng này. “Quỹ Độc lập”, “Tuần lễ vàng” đượccác làng xã tổ chức trang trọng. Dù nghèo đói,khó khăn nhưng nhân dân Thủy Nguyên vẫn

nhiệt liệt hưởng ứng. Mọi người truyền nhaucâu ca: “Quyên vàng mua súng cối xay, bắn

tan giặc Pháp có ngày vinh quang”. Nhiềungười tự nguyện đóng góp hoa tai, nhẫn, xàtích cùng những đồ gia bảo và tiền mặt. Trong“tuần lễ vàng”, nhân dân Thủy Nguyên đãđóng góp được 4 kg vàng và 4 vạn 6 nghìnđồng Đông Dương. Số vàng, tiền này, cùng vớisự đóng góp của nhân dân thành phố và cảnước, đã giúp cho Chính phủ giải quyếtnhững khó khăn trước mắt và mua sắm vũkhí chuẩn bị cho kháng chiến.

Để phù hợp với yêu cầu của nền kinhtế kháng chiến, Chính phủ cho thành lập 3khu vực tiền tệ và cho phép phát hành cácđồng tiền khu vực. Nhiều biện pháp đã đượcáp dụng để tạo nguồn thu cho ngân sách,như phát hành Công phiếu kháng chiến,Công trái quốc gia… Ngày 3-2-1947, Nha Tíndụng - sản xuất, tổ chức tín dụng đầu tiên ởnước ta, được thành lập, với nhiệm vụ giúpvốn cho nhân dân phát triển sản xuất, hạnchế nạn vay nặng lãi, làm hậu thuẫn chochính sách giảm tức và hướng dẫn nhân dânđẩy mạnh sản xuất.

2. Thời kỳ 1951 - 1975

Một trong những nhiệm vụ trọng tâmcủa cuộc Cách mạng Tháng Tám lúc bấy giờlà phải từng bước xây dựng nền tiền tệ và hệthống ngân hàng độc lập, tự chủ. Nhiệm vụđó đã trở thành hiện thực khi bước sang năm1950, công cuộc kháng chiến chống Phápngày một tiến triển mạnh mẽ, với nhữngchiến thắng vang dội trên khắp các chiếntrường và mở rộng vùng giải phóng. Sựchuyển biến của cục diện đó cũng đòi hỏi côngtác kinh tế, tài chính phải được củng cố vàphát triển theo yêu cầu mới. Trên cơ sở chủtrương chính sách mới về tài chính - kinh tếmà Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2-1951) đãđề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch HồChí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập

621

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

hiện đại. Với sự lãnh đạo toàn diện của Đảng,chính quyền huyện và sự chỉ đạo chặt chẽ củangành Tài Chính thành phố, sự phối hợp chặtchẽ với các ngành, các đoàn thể quần chúng,tinh thần đóng góp tự giác, nhiệt tình của cáctầng lớp nhân dân vì lợi ích đất nước; trongnhững năm qua, ngành Thuế Thủy Nguyênđã hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sáchtrên địa bàn huyện, phục vụ kịp thời yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội trong từng giaiđoạn lịch sử; góp phần thúc đẩy lực lượng sảnxuất phát triển, khơi dậy các tiềm năng, nộilực của địa phương; thu hút ngày càng nhiềunguồn vốn từ bên ngoài để xây dựng địaphương; kiện toàn hệ thống tổ chức quản lýthu thống nhất, bảo đảm được các yêu cầu chicho phát triển kinh tế - xã hội mà địa phươngđã đề ra.

II. NGÂN HÀNG - TÍN DỤNG

1. Thời kỳ trước năm 1945 và nhữngnăm đầu cách mạng (1945 - 1950)

Trước khi thực dân Pháp đặt ách thốngtrị trên đất nước Việt Nam, kinh tế tiểunông, tự cung tự cấp chi phối toàn bộ nềnkinh tế đất nước. Sản xuất hàng hóa chưaphổ biến, quan hệ trao đổi hàng hóa giữa cácđịa phương, giữa các nhóm dân cư chưanhiều, tập quán thanh toán qua ngân hàngchưa hình thành. Xuất nhập khẩu chưa pháttriển, quan hệ ngoại thương chủ yếu vớiTrung Quốc và một số nước láng giềng khác,hình thức trao đổi hàng hoặc thanh toánbằng vàng, bạc là chủ yếu. Do đó, các nhucầu vay vốn, gửi vốn, lưu giữ vật báu, di chúcvà giấy tờ quý v.v.. vào ngân hàng xuất hiệnmuộn hơn.

Cho đến nay, các học giả cơ bản thốngnhất tiền xuất hiện từ thời đại phân công laođộng xã hội lần thứ nhất, khi thủ công nghiệptách khỏi trồng trọt. Tiền xuất hiện khi bắtđầu có sản xuất hàng hóa và thị trường traođổi dần dần được mở rộng. Trong quá trình

phát triển lâu dài của nhân loại, đồng tiền đãtrải qua nhiều hình thức từ thô sơ đến hiệnđại. Đồng tiền đã từ hình thức vỏ sò, vỏ ốc…chuyển sang kim loại quý nguyên chất, đếntiền đúc bằng kim loại, rồi tiền giấy, tiền ghisổ, tiền điện tử… Đồng tiền ngày càng “phi vậtchất hóa”, rút ngắn quy trình thanh toán.

Ở nước ta, kết quả khai quật các di chỉkhảo cổ cho thấy tiền được sử dụng rất sớm,từ thời nhà Hồ. Hồ Quý Ly, sau khi lập nhàHồ, năm 1402 đã cho phát hành tiền giấy.Ông cho cắt giấy loại tốt thành khổ khácnhau, dùng bản khắc gỗ tẩm mực in lênnhững ký hiệu để phân biệt các loại tiền vớinhau và dùng luật quy định việc sử dụng tiềngiấy trong thanh toán. Luật nhà Hồ quy địnhngười nào không chấp nhận tiền giấy củatriều đình trong thanh toán, vay mượn vàmua bán sẽ bị khép tội chém đầu. Nhiều côngtrình nghiên cứu cho rằng tiền giấy do HồQuý Ly phát hành, những năm 1402 -1407,là tiền giấy pháp định đầu tiên có hiệu lực thihành trên lãnh thổ của một quốc gia độc lậptrong lịch sử tiền tệ thế giới. Tuy vậy, trongsuốt thời kỳ phong kiến, hoạt động ngânhàng, tín dụng ở nước ta không phát triển,nhưng ở các làng xã, hình thức tín dụng tiêubiểu là một nhóm cư dân cùng nhau chơi họ(bát họ) bằng thóc, gạo. Đây là một hình thức“để dành” đến khi gia đình có công việc lớnnhư xây cất nhà mới, dựng vợ gả chồng chocon gái, hoặc khao làng nhân tế lễ trong hộilàng, hoặc dùng vào việc hiếu, chữa bệnh thìlấy bát họ để trang trải kinh tế; hoặc hìnhthức vay lãi, vay nóng, vay lúa non, vay tiềntrả bằng hiện vật... cũng nhằm để giải quyếtnhững công việc lớn của gia đình hoặc là việcgấp, cần ngay. Tất cả những hình thức đó đềulà mối quan hệ kinh tế dưới dạng tín dụngtrong nhân dân với nhau. Ngoài ra, việc đổihiện vật lấy vàng để dành dụm, hiện vật đổihiện vật để sử dụng vào việc hằng ngày màgia đình không có. Trong số các hình thức tín

620

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Page 15: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

ở cấp xã. Ngân hàng hỗ trợ nguồn vốn để hợptác xã tín dụng phát huy chức năng huy độngvà cung cấp vốn cho nhu cầu sản xuất và tổchức đời sống của nhân dân. Ba hợp tác xãnông nghiệp, mua bán, tín dụng ngày ấy đượccoi là ba ngọn cờ hồng ở nông thôn, quan hệtác động hỗ trợ nhau cùng phát triển. Tiêubiểu là hợp tác xã tín dụng xã Lưu Kiếm, cuốinăm 1960 có 3.105 sổ tiết kiệm dài hạn, vớisố dư tiết kiệm là 8.837 đồng; thu hút phầnlớn tiền nhàn rỗi trong nhân dân để cho cáchộ có nhu cầu vay mua con giống, xây chuồngtrại, sắm công cụ, vỗ béo đàn gia súc. Các hợptác xã tín dụng ở các xã Trung Hà, Phả Lễ,Ngũ Lão, Hoa Động… cũng là những đơn vịđiển hình về vận động nhân dân gửi tiền tiếtkiệm, huy động các nguồn vốn cho xã viên vayđể phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, số dưhằng năm đều tăng.

2.3. Giai đoạn 1965 - 1975

Đây là thời kỳ đế quốc Mỹ mở rộngchiến tranh ra miền Bắc. Chiến sự diễn ra rấtác liệt, mọi hoạt động của Ngân hàng Nhànước phải chuyển hướng để phù hợp với hoàncảnh thời chiến. Ngân hàng Nhà nước đã cảitiến và mở rộng các quan hệ tín dụng, thanhtoán, quản lý tiền mặt, quản lý quỹ ngân sáchnhà nước, giúp các xí nghiệp sơ tán và phântán sản xuất, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh;tiếp tục đẩy mạnh tín dụng ngân hàng phụcvụ phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tậpthể; tích cực khai thác các nguồn ngoại tệ choNhà nước, bảo đảm thanh toán quốc tế thôngsuốt, đáp ứng yêu cầu sản xuất, chiến đấu vàđời sống. Trong thời kỳ này, Ngân hàng Quốcgia đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản:

- Củng cố thị trường tiền tệ, giữ chotiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạođiều kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phụckinh tế.

- Phát triển công tác tín dụng nhằmphát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh

khôi phục và phát triển nông, công, thươngnghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụchiến lược: xây dựng nền kinh tế xã hội chủnghĩa miền Bắc và giải phóng miền Nam.

Trong những năm 1965 - 1975, hợp tácxã tín dụng ở nhiều địa phương trong huyệnThủy Nguyên có sáng kiến vận động ngườidân góp vốn để xây dựng hợp tác xã như: hợptác xã tín dụng xã Thủy Sơn có nhiều hìnhthức vận động nhân dân gửi tiền tiết kiệm,như Quỹ tiết kiệm tuổi già được 120 cụ thamgia, tiết kiệm vì sức khỏe phụ nữ được 250 thẻ,tiết kiệm vì hạnh phúc tuổi trẻ được 75 thẻ.Do vậy, phong trào gửi tiền tiết kiệm đượcnhiều tầng lớp nhân dân tham gia, số dư đạtcao. Hợp tác xã tín dụng xã Phục Lễ vận độngxã viên góp vốn theo khả năng, số tiền đó đượccho các xã viên vay để phát triển sản xuất.Hoạt động của hợp tác xã tín dụng theonguyên tắc nhận tiền dân gửi (có trả lãi), chobên vay (có lãi) để lấy phần hoa hồng chi phívà tạo vốn. Hợp tác xã tín dụng hoạt động cóhiệu quả, góp phần rất quan trọng tạo điềukiện cho các xã viên phát triển kinh tế giađình. Bình quân số vốn 1.000 đồng/người. Hợptác xã tín dụng xã Phục Lễ đứng thứ 2 về hoạtđộng tín dụng nông thôn của thành phố.

3. Thời kỳ 1975 - 1985

3.1. Giai đoạn 1975 - 1980

Đây là giai đoạn 10 năm khôi phụckinh tế sau chiến tranh giải phóng và thốngnhất nước nhà, là thời kỳ xây dựng hệ thốngngân hàng mới thống nhất trên qui mô cảnước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chếđộ cũ ở miền Nam. Ngân hàng Quốc gia ViệtNam của chính quyền Việt Nam Cộng hoà (ởmiền Nam) được quốc hữu hoá và sáp nhậpvào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệtrong cả nước, phát hành các loại tiền mớicủa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền

623

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Ngân hàngcủa Nhà nước dân chủ nhân dân, để thực hiện5 nhiệm vụ cấp bách: Phát hành giấy bạc,quản lý Kho bạc, thực hiện chính sách tíndụng để phát triển sản xuất, phối hợp vớimậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiềntệ với địch.

Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đờilà kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranhxây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập,tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thayđổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụngcủa chính quyền kháng chiến. Căn cứ vàonhững biến đổi quan trọng về tình hình vànhiệm vụ cách mạng cũng như về chức năng,nhiệm vụ và tổ chức của Ngân hàng Nhànước Việt Nam, quá trình phát triển của hệthống Ngân hàng Việt Nam có thể được chialàm 4 giai đoạn:

2.1. Giai đoạn 1951 - 1954

Thời kỳ này, Ngân hàng quốc gia ViệtNam được thành lập và hoạt động độc lậptương đối trong hệ thống tài chính, thực hiệntrọng trách đầu tiên theo chủ trương củaĐảng và Nhà nước là phát hành giấy bạcngân hàng, thu hồi giấy bạc tài chính; thựchiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phầntăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lýthu chi ngân sách; phát triển tín dụng ngânhàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá,tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh vàđấu tranh tiền tệ với địch.

2.2. Giai đoạn 1955 - 1965

Hòa bình lập lại, Ngân hàng Quốc giaViệt Nam tiến hành thu hồi tiền cũ của ngânhàng Đông Dương phát hành ở vùng mới giảiphóng, thiết lập thị trường tiền tệ thống nhấttrên miền Bắc. Mạng lưới ngân hàng được mởrộng tới các huyện, khu phố, thị xã. Đội ngũcán bộ được tăng cường, nâng cao trình độ.Ngày 26-10-1961, Ngân hàng Quốc gia ViệtNam đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam. Hoạt động của Ngân hàng Quốc giatrong thời kỳ này tập trung vào việc tăngcường quản lý, điều hoà lưu thông tiền tệ theocác nguyên tắc quản lý kinh tế, tài chính xãhội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện chế độtín dụng hướng vào phục vụ phát triển kinhtế quốc doanh và kinh tế tập thể; mở rộngphạm vi và cải tiến nghiệp vụ thanh toánkhông dùng tiền mặt, thiết lập vai trò ngânhàng là trung tâm thanh toán của nền kinhtế; mở rộng quan hệ thanh toán và tín dụngquốc tế; thực hiện chế độ Nhà nước độc quyềnquản lý ngoại hối.

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho các giađình nông dân phát triển kinh tế gia đình,đồng thời đấu tranh khắc phục tệ cho vaynặng lãi từng tồn tại trong xã hội cũ. Trongnhững năm 1955-1965, cùng với việc xâydựng hợp tác xã nông nghiệp, các cấp ủy,chính quyền còn triển khai cuộc vận độngthành lập hợp tác xã mua bán, tín dụng. Cáchợp tác xã mua bán, tín dụng cùng với hợp tácxã nông nghiệp (ngư nghiệp) tạo thành phongtrào “Ba ngọn cờ hồng” ở nông thôn lúc đó.Các hợp tác xã này đã góp phần hỗ trợ đắc lựccho phát triển kinh tế và phục vụ đời sốngnhân dân. Từ đầu năm 1958, Huyện ủy ThủyNguyên chỉ đạo thành lập thí điểm hợp tác xãtín dụng ở xã Hợp Thành. Đến giữa năm1958, toàn huyện đã có 9 hợp tác xã tín dụngđược lập ở các xã Hợp Thành, Quảng Thanh,Thủy Đường… Hợp tác xã tín dụng có chứcnăng huy động đồng vốn nhàn rỗi trong nhândân, sử dụng đồng vốn đó đáp ứng cho nhữnghộ nông dân có nhu cầu vốn để phát triển sảnxuất; chống việc cho vay nặng lãi của nhữngnhà giầu. Nhận rõ lợi ích của hợp tác xã tíndụng nên đa phần hộ nông dân góp cổ phầngia nhập hợp tác xã. Chức năng chủ yếu củahợp tác xã tín dụng là huy động tiền nhàn rỗitrong nhân dân để đầu tư trở lại cho nhữnghộ cần vốn sản xuất. Hợp tác xã tín dụng cònlàm chức năng cơ bản của Ngân hàng huyện

622

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Page 16: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàngsang hạch toán, kinh doanh xã hội chủ nghĩa.Ngày 26-3-1988, Hội đồng Bộ trưởng banhành Nghị định 53/HĐBT thành lập các ngânhàng chuyên doanh, với định hướng cơ bản là“chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạtđộng kinh doanh”.

- Tổ chức, bộ máy của Ngân hàng Nhànước được kiện toàn, sắp xếp lại để thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tíndụng, đồng thời làm chức năng ngân hàngcủa các ngân hàng; các ngân hàng chuyêndoanh thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tíndụng và dịch vụ ngân hàng. Theo đó, bốnngân hàng chuyên doanh được thành lập trêncơ sở chuyển và tách ra từ Ngân hàng Nhànước, gồm: Ngân hàng Công thương ViệtNam, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng ViệtNam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam,Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam(nay là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam) hoạt động trong lĩnh vựcnông nghiệp nông thôn.

Ngân hàng Nông nghiệp Thủy Nguyênlà Chi nhánh phụ thuộc Ngân hàng Nôngnghiệp Hải Phòng được chuyển từ Ngân hàngNhà nước về Ngân hàng nông nghiệp ViệtNam. Vào những ngày đầu mới thành lập,giai đoạn từ tháng 4-1988 đến tháng 11-1990,hoạt động kinh doanh hầu như chỉ có tíndụng. Tuy nhiên, do cơ chế tín dụng lúc đótheo bao cấp, chưa phải là kinh doanh thươngmại, nên hoạt động tín dụng có rất nhiều khókhăn như cho vay theo chỉ định, theo kếhoạch Nhà nước… Hầu như chỉ cho khu vựckinh tế quốc doanh và tập thể vay. Trong cơcấu dư nợ lúc đó 85% là các công ty quốcdoanh, 14,5% là hợp tác xã, các đối tượngkhác chỉ chiếm 0,5%, phần lớn dư nợ là nợquá hạn khó đòi.

Vào những năm đó, thu mua và điềuhành lương thực có ý nghĩa rất quan trọngtrong vấn đề giải quyết lương thực, tín dụng,

là một trong những giải pháp quan trọngnhằm cung ứng vốn và tiền mặt kịp thời đảmbảo thành công cho thu mua.

Từ tháng 10-1990, trên địa bàn huyệnThủy Nguyên, hệ thống kho bạc Nhà nướcđược thành lập đã tích cực đáp ứng nhu cầutiền mặt, chi tiêu ngân sách cũng giảm bớtkhó khăn, tổ chức phát hành tín phiếu đạt kết

quả khá. Các chi nhánh ngân hàng trên địabàn huyện và các hợp tác xã tín dụng chuyểnhướng hoạt động nhanh, tự chủ kinh doanh,chịu trách nhiệm trước lỗ, lãi và có nguồn vốntín dụng dồi dào, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn thấp.Nhân dân trong huyện gửi tiền tiết kiệm cao,số dư từ 3,8 tỷ đồng năm 1989 lên 8,9 tỷ đồngnăm 1990. Điển hình là hợp tác xã tín dụngxã Mỹ Đồng. Trong suốt giai đoạn 1986-2000,hoạt động tín dụng ở Mỹ Đồng hoàn thành tốtcác chỉ tiêu tiết kiệm và lưu thông tiền tệ.Tiền nhàn rỗi trong nhân dân được huy động,cho nhiều đối tượng vay để sản xuất kinhdoanh. Năm 1987, hợp tác xã đã đạt 3,550triệu đồng tiết kiệm, hết quý 3 năm 1988 đạt5,5 triệu. Hợp tác xã đã cho 80 đối tượng vayđể phát triển công nghiệp, phát triển ngànhnghề. Năm 1989, số dư tiết kiệm đạt 55 triệu,tiết kiệm dân cư đạt 47 triệu.

Tuy nhiên, từ giữa quý I năm 1990 đếnquý I năm 1991, trên địa bàn huyện ThủyNguyên, hoạt động tín dụng ở nhiều địa

625

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Nam - Bắc vào năm 1978; ban hành và thựchiện nhiều biện pháp về tiền tệ, tín dụng,quản lý ngoại hối, thanh toán để góp phần ổnđịnh tình hình kinh tế và lưu thông tiền tệ,đáp ứng nhu cầu vốn và tiền mặt cho sảnxuất, quốc phòng, an ninh và đời sống kinhtế - xã hội. Đến cuối những năm 1980, hệthống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫnhoạt động như là một công cụ ngân sách,chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiềntệ theo nguyên tắc thị trường. Sự thay đổi vềchất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng- chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thịtrường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuốinhững năm 1980. Tuy đạt được một số kếtquả tích cực trong khôi phục và phát triểnkinh tế - xã hội, song do hậu quả của chiếntranh kéo dài, cộng với việc duy trì quá lâucơ chế kế hoạch hóa tập trung đã khiến kinhtế nước ta rơi vào tình trạng suy thoái nặngnề, bội chi ngân sách ở mức cao trong nhiềunăm, lạm phát có lúc ở mức 3 con số, hoạtđộng sản xuất, lưu thông phân phối và đờisống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

Thực hiện chủ trương cải tiến và mởrộng tín dụng ngân hàng theo Quyết định32/CP, ngày 11-2-1977, của Hội đồng Chínhphủ, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước đãban hành Thể lệ cho vay vốn lưu động và quyđịnh về cho vay đầu tư xây dựng cơ bản đối vớicác xí nghiệp quốc doanh. Hoạt động tín dụngbước vào thời kỳ cải tiến mạnh mẽ và mở rộngcác loại cho vay, trước hết là đối với khu vựckinh tế quốc doanh. Hệ thống thanh toánthống nhất trong cả nước được thiết lập; tìnhtrạng công nợ dây dưa giữa các doanh nghiệp,tổ chức, đơn vị được giải quyết đáng kể.

3.2. Giai đoạn 1981 - 1985

Trong thời kỳ này, hoạt động sản xuấtkinh doanh, lưu thông phân phối gặp rấtnhiều khó khăn. Thực hiện Nghị quyết26/NQ-TW, ngày 23-6-1980, của Bộ Chính trị

và các quyết định của Hội đồng Chính phủ,Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều vănbản pháp quy, chế độ nghiệp vụ về tiền tệ, tíndụng, thanh toán, cấp phát đầu tư xây dựngcơ bản, ngoại hối; thực hiện “chính sách tíndụng tích cực, coi tín dụng là mặt trận phíatrước”, mở ra nhiều hình thức cho vay mớinhằm đáp ứng nhu cầu vốn và tiền mặt, gópphần thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế,hỗ trợ ngành thương nghiệp quốc doanh thumua nắm nguồn hàng phục vụ đời sống nhândân và ổn định giá.

Tháng 11 năm 1983, Nhà nước chủtrương phát hành Công trái xây dựng Tổquốc, Đảng bộ và nhân dân Thủy Nguyên đãhưởng ứng tích cực. Tính riêng đợt từ ngày19-12-1983 đến 03-2-1984, toàn huyện có 70đơn vị xã, xí nghiệp, cơ quan tham gia mua22.509 phiếu Công trái, với tổng số tiền trên300 triệu đồng. Thủy Nguyên là đơn vị có sốlượng mua cao, tổ chức nhanh gọn, tạo đượcphong trào quần chúng với ý thức tham giaxây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cuộc thu đổi tiền tháng 9-1985 làchính sách kinh tế lớn của Đảng và Nhànước trong lĩnh vực phân phối lưu thông, mộtbộ phận trong kế hoạch tổng điều chỉnh giá -lương - tiền, nhằm ổn định sức mua của đồngtiền, phục vụ công cuộc xây dựng và cải tạoxã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, những sai lầmcũng đã dẫn đến hệ thống tài chính, tiền tệnhanh chóng lâm vào lạm phát lớn.

4. Thời kỳ thực hiện công cuộc đổimới (1986 - 2015)

4.1. Giai đoạn 1986 - 1995

Từ năm 1986 đến năm 1990 đã diễn ranhiều sự kiện quan trọng, đánh dấu sựchuyển biến căn bản của hệ thống Ngân hàngViệt Nam thể hiện qua một số “cột mốc” cótính đột phá:

- Thực hiện tách dần chức năng quản lýNhà nước ra khỏi chức năng kinh doanh tiền

624

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Một số loại tiền giấy sau đổi tiền 1985

Page 17: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

nhân dân trong huyện, đã huy động được mọithành phần kinh tế tham gia và có tác dụngthúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế-xãhội. Tuy nhiên, các thủ tục cho vay còn rườmrà, xác định tài sản thế chấp chưa chặt chẽ,số nợ quá hạn cao.

4.2. Giai đoạn 1996 - 2005

Năm 1997, Quốc hội thông qua LuậtNgân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Cáctổ chức tín dụng, tạo nền tảng pháp lý cănbản và mạnh mẽ hơn cho hệ thống ngân hàngtiếp tục đổi mới hoạt động phù hợp với cơ chếthị trường và hội nhập quốc tế. Ngân hàngNhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ linhhoạt, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cựccủa cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm1997; tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều hànhchính sách tiền tệ, đặc biệt là cơ chế điềuhành lãi suất.

Hệ thống các tổ chức tín dụng được chấnchỉnh, củng cố, từng bước xử lý nợ tồn đọngvà nâng cao năng lực tài chính. Công nghệngân hàng có bước phát triển mạnh mẽ; Hệthống thanh toán điện tử liên ngân hàng đượcđưa vào vận hành chính thức từ tháng 5-2002,các dịch vụ ngân hàng điện tử xuất hiện (E-Banking, Internet banking…). Ngân hàngNhà nước tham gia đàm phán gia nhập WTOvà tích cực triển khai các cam kết về hội nhậpquốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

Xác định hộ nông dân vẫn là khách hàngchủ yếu của ngân hàng, nên những năm 1996-2000, ngân hàng Nông nghiệp Thủy Nguyênđã tập trung mở rộng đầu tư cho vay đối tượngnày. Dư nợ cuối năm 1996 đạt 34.879 triệuđồng, trong đó dư nợ cho vay hộ sản xuất là32.480 triệu đồng, với 7015 hộ có dư nợ.

Ngân hàng Phục vụ người nghèo thựcchất là bộ phận tác nghiệp của ngân hàngNông nghiệp. Tới năm 2003, dư nợ đã có số dưlên đến 21.665 triệu đồng. Ngày 04-10-2002,Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định

số 131/2002-TTg thành lập Ngân hàng Chínhsách xã hội trên cơ sở Ngân hàng Phục vụngười nghèo, Phòng giao dịch Ngân hàngChính sách xã hội được tách ra và toàn bộ sốdư nợ trên được bàn giao cho Phòng giao dịchNgân hàng Chính sách xã hội.

Quá trình cho vay hộ nông dân đạt kếtquả tốt, mở rộng được tín dụng, ngày 30-3-1999, Chính phủ đã ban hành Quyết định số67/QĐ-CP về một số chính sách tín dụngngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệpnông thôn. Theo đó, hộ nông, lâm, ngư, diêmnghiệp vay đến 10 triệu đồng không phải thếchấp tài sản, chỉ nộp kèm đơn xin vay vàgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau đó,để giải quyết những khó khăn vướng mắc đốivới kinh tế trang trại, thủy sản, Ngân hàngNhà nước đã có quy định hộ sản xuất hànghóa trang trại vay đến 20 triệu đồng và hộnuôi trồng giống thủy sản vay đến 50 triệuđồng không phải thế chấp tài sản. Nhữngquy định trên đã góp phần để ngân hàng cóđiều kiện mở rộng tín dụng. Đến cuối năm2002, dư nợ toàn huyện đã đạt 92.559 triệuđồng, tăng so với năm 1995 là 68.000 triệuđồng, bình quân mỗi năm tăng 46%. Trongđó, dư nợ hộ sản xuất là 81.879 triệu đồng,chiếm 88% tổng dư nợ, dư nợ doanh nghiệpnhà nước là 9.048 triệu đồng, chiếm 9,8%, dưnợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dư nợ

627

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

phương và một số chi nhánh ngân hàng có biếnđộng, phát sinh nhiều tiêu cực, như buông lỏnglãnh đạo, cho vay tràn lan không đúng mụcđích, sai nguyên tắc, sai đối tượng, lợi dụngchênh lệch lãi suất cho vay để ngoài sổ sách,báo cáo thiếu trung thực… Điều đó đã dẫn đếnhậu quả nợ khê đọng, khó đòi, không thanhtoán đúng thời hạn với những người gửi, gâyđổ vỡ hợp tác xã tín dụng ở một số địa phương.Mặc dù huyện đã phát hiện, ngăn chặn nhưngchậm, ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt.

Tháng 5-1990, Hội đồng Nhà nướcthông qua 2 Pháp lệnh Ngân hàng. Hệ thốngngân hàng bắt đầu quá trình chuyển đổimạnh mẽ, căn bản và toàn diện phù hợp vớichủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần của Đảng, Nhà nước.

Từ năm 1991, thực hiện chủ trươngđường lối của Đảng trong thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá, hệ thống ngân hàng ViệtNam không ngừng đổi mới và lớn mạnh, đảmbảo thực hiện được trọng trách của mìnhtrong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinhtế đất nước trong thời kỳ mới. Những dấu ấnliên quan trực tiếp và thúc đẩy quá trình đổimới mạnh mẽ về hoạt động Ngân hàng:

- Năm 1993: Bình thường hoá các mốiquan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốctế (IMF, WB, ADB).

- Năm 1995: Quốc hội thông qua nghịquyết bỏ thuế doanh thu đối với hoạt độngngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụngười nghèo.

Trong thời kỳ này, ngân hàng huyệnThủy Nguyên có nhiều cố gắng huy động vốncho vay, bước đầu đã điều hòa được cung cầutiền vốn cho phát triển kinh tế và giải quyếtcác vấn đề xã hội. Nhất là trong lĩnh vực chongười nghèo vay vốn thực hiện chương trìnhxóa đói giảm nghèo. Năm 1995, trong tổngsố vốn 50,6 tỷ đồng do ngân hàng huyện huyđộng đã cho 4.634 hộ vay để phát triển sản

xuất (trong đó 2,1 tỷ đồng cho 2.979 hộnghèo vay), tạo điều kiện cho các thành phầnkinh tế phát triển sản xuất và nâng cao dântrí… Một số quỹ tín dụng nhân dân đượcthành lập, hoạt động bước đầu có kết quảnhư Quỹ tín dụng nhân dân xã Minh Tân(thành lập năm1994); Quỹ tín dụng nhândân xã An Lư, Ngũ Lão, Phả Lễ (1995), TamHưng, Lập Lễ, Lưu Kiếm (1996)... Nhữnghoạt động nổi bật của các chi nhánh Ngânhàng trên địa bàn những năm 1991-1995được thể hiện ở các mặt:

- Huy động nguồn vốn tại huyện ướctính năm 1995 đạt 24.641 triệu đồng, trongđó huy động từ các nguồn sau:

+ Tiền gửi tiết kiệm của dân: 13.037triệu đồng.

+ Tiền gửi theo tài khoản của tư nhân:1.925 triệu đồng.

+ Tiền gửi của các đơn vị kinh tế: 2.827triệu đồng.

+ Tiền phát hành kỳ phiếu: 5.849 triệu đồng.

+ Tiền bán trái phiếu: 1.003 triệu đồng.

- Thu hút nguồn vốn từ ngân sáchthành phố: 1.000 triệu đồng.

- Tiếp nhận thực hiện nguồn vốn ủythác: 13.745 triệu đồng.

Trong đó:

+ Vốn cho hộ nghèo vay: 1.111 triệu đồng.

+ Vốn do EC tài trợ để nâng cấp đê biển:12.634 triệu đồng.

+ Huy động các khoản dư nợ 34.542triệu đồng.

Kho bạc Nhà nước huyện hoạt động cóhiệu quả, quản lý tốt tiền mặt, đáp ứng cácnhu cầu chi, kịp thời phục vụ nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

Bảo hiểm xã hội Thủy Nguyên tuy mớithành lập, song đã đi vào hoạt động có hiệuquả trong việc bảo hộ tài sản, tính mạng của

626

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Một số loại tiền lưu hành từ 1985

Page 18: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

huyện để triển khai cho vay hiệu quả, ưu tiênvốn cho vay để phát triển chăn nuôi gia súc,gia cầm, nuôi trồng thủy sản, phát triển kinhtế trang trại, các làng nghề truyền thống,chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp,tăng cường huy động vốn để đáp ứng kịp thờinhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế. Kếtquả đến hết năm 2013, tổng dư nợ toàn huyệnđạt 608.185 triệu đồng, tăng so với năm 2009là 231.020 triệu đồng, tốc độ tăng bình quânhằng năm là 15%. Trong đó, dư nợ cho vay hộsản xuất là 570.000 triệu đồng, tăng so vớinăm 2009 là 324.300 triệu đồng, tốc độ tănglà 32%. Nguồn vốn cho vay của Ngân hàngNông nghiệp Thủy Nguyên đã góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp,tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, xóađói giảm nghèo.

Tuy nhiên, các dịch vụ ngân hàng hiệncòn quy mô nhỏ, chưa đa dạng và chưa baotrùm hết các nhu cầu thực tế của doanhnghiệp, do vậy để đáp ứng kịp thời xu thế hộinhập cũng như sự phát triển của nền kinh tếtrong giai đoạn từ 2015 đến 2020, dịch vụ ngânhàng cần được phát triển theo hướng sau:

- Xây dựng hệ thống ngân hàng hoạtđộng đa năng, hiệu quả, đạt tiêu chuẩn khuvực và quốc tế, có năng lực cạnh tranh, hộinhập với hệ thống ngân hàng thế giới. Tranhthủ thời gian trước hội nhập để đẩy nhanhhiện đại hóa hệ thống ngân hàng theo tiêuchuẩn quốc tế.

- Tạo thuận lợi để các ngân hàng trongnước và nước ngoài (nếu có điều kiện) thành

lập các chi nhánh trên địabàn huyện, đồng thời tiếnhành nâng cao chất lượngvà đổi mới hoạt động củahệ thống ngân hàng.Khuyến khích phát triểncác hình thức ngân hàngcổ phần, tín dụng ngoàiquốc doanh để phát triểncác dịch vụ tiền tệ.

- Mở rộng và pháttriển đa dạng các dịch vụtiện ích ngân hàng và bảohiểm; phát triển các hìnhthức thanh toán khôngdùng tiền mặt. Phát triểndịch vụ chứng khoán, đadạng hóa các dịch vụ

629

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

hợp tác xã là 1.632 triệu đồng, chiếm 2,25%tổng dư nợ.

Thời kỳ này, hoạt động tín dụng ngânhàng của Thủy Nguyên đã thực hiện tốt chứcnăng nhiệm vụ của ngành, mở rộng phươngthức cho vay theo cơ chế linh hoạt, tăng cườngcông tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo việc chovay đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích,đáp ứng được một phần nhu cầu về vốn vaytrên địa bàn, góp phần tích cực vào phát triểnkinh tế của huyện. Ngân hàng huyện tiếp tục

đẩy mạnh huy động vốn, đổi mới phương thứckinh doanh, bảo toàn vốn, mở rộng hình thứccho vay xóa đói giảm nghèo, phát triển kinhtế - xã hội, có giải pháp tích cực giảm nợ quáhạn. Hằng năm, Thủy Nguyên đã thực hiệntốt chủ trương, kế hoạch của thành phố vềphát hành Công trái giáo dục, trái phiếu khobạc, Trái phiếu Chính phủ.

Hệ thống ngân hàng - tín dụng huyệncó mạng lưới đến các xã, phục vụ kịp thời nhucầu về vốn cho sản xuất kinh doanh và đờisống của nhân dân. Huyện có một Ngân hàngNhà nước huyện, một Kho bạc và các chinhánh tại các xã trong huyện, hằng năm chocác hộ có nhu cầu vay hàng chục tỷ đồng đểphát triển sản xuất kinh doanh. Hoạt động

ngân hàng tín dụng của Thủy Nguyên trongnhững năm qua đạt kết quả tốt, tỷ lệ huyđộng tiền gửi và cho vay luôn tăng, năm saucao hơn năm trước.

4.3. Giai đoạn 2006 - 2014

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoáikinh tế toàn cầu năm 2008 tác động rất tiêucực đến kinh tế nước ta. Thực hiện các nghịquyết của Quốc hội và Chính phủ, Ngân hàngNhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chủđộng và linh hoạt, từ ưu tiên kiềm chế lạmphát cao năm 2008 sang tập trung ngăn chặnsuy giảm kinh tế năm 2009, khôi phục đà tăngtrưởng năm 2010 và kiềm chế lạm phát, ổnđịnh kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tếnăm 2011 - 2014. Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoáXII, thông qua Luật Ngân hàng Nhà nước ViệtNam và Luật Các tổ chức tín dụng, tạo nềntảng pháp lý phù hợp hơn để tiếp tục đổi mớihoạt động ngân hàng đáp ứng yêu cầu hộinhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Trong những năm 2006-2014, nhất làsau hơn 10 năm triển khai cho vay theo Quyếtđịnh 67 của Chính phủ, hoạt động dịch vụngân hàng ở Thủy Nguyên đã có bước pháttriển tích cực, đến năm 2009, tổng dư nợ chovay toàn huyện đã đạt 377.165 triệu đồng,tăng so với năm 1999 là 320.769 triệu đồng,tốc độ tăng bình quân hằng năm là 57%, trongđó dư nợ đối với hộ sản xuất là 245.700 triệuđồng, tăng so với năm 1999 là 202.196 triệuđồng, tốc độ tăng bình quân hằng năm là 36%.Tuy nhiên, đến thời điểm này, cho vay theoQuyết định 67 không còn phù hợp với thực tế.Vì vậy, ngày 12-4-2010, Chính phủ đã banhành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP thay thếQuyết định 67/1999/QĐ-TTg về chính sách tíndụng phục vụ nông nghiệp nông thôn. Đây làchính sách lớn, đối tượng áp dụng rộng rãi.Ngay sau khi nghị định được triển khai, Ngânhàng Nông nghiệp Thủy Nguyên đã bám sátmục tiêu định hướng phát triển kinh tế của

628

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Các dịch vụ ngân hàng điện tử(E-Banking, Internet banking…)

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện Thủy Nguyên

Thẻ ATM mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống hiện đại

Page 19: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

631

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

ngân hàng: nhận gửi, cho vay, cho thuê tàichính, thanh toán và chuyển tiền, thế chấpvà cam kết, giao dịch qua tài khoản, môi giớicho vay, quản lý tài sản.

- Mở rộng các loại hình dịch vụ bảohiểm trong mọi lĩnh vực sản xuất, đời sống.Đặc biệt là dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuấtnhập khẩu.

- Phát triển các giao dịch thanh toán vềbất động sản, về đổi mới công nghệ, máy mócthiết bị cũng như các dịch vụ cung cấp vốn vàbảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừavà nhỏ.

- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, tăngcường hợp tác quốc tế, nâng cao chất lượng,trình độ các dịch vụ tài chính, ngân hàng đạttới các tiêu chuẩn của quốc tế và khu vực.

Lĩnh vực tài chính - ngân hàng tậptrung tăng cường tạo các nguồn thu trên cơ sởkhuyến khích phát triển sản xuất, kinhdoanh dịch vụ, chống thất thu thuế; đồng thờitạo môi trường thuận lợi cho mọi thành phầnkinh tế có vốn đều có thể gửi qua hệ thốngngân hàng hoặc đầu tư phát triển sản xuất -kinh doanh theo đúng pháp luật của Nhànước; tạo thị trường vốn, mở rộng hình thức

thu hút vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dâncư, các tổ chức kinh tế, tăng thêm các điểmgiao dịch thu hút vốn và cho vay vốn, thu đổingoại tệ.

Qua chặng đường hơn nửa thế kỷ xâydựng và phát triển, Tín dụng - Ngân hàngThủy Nguyên đã đạt được những thành tựurất quan trọng, góp phần tích cực vào sựnghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương:

- Ngân hàng đã bám sát chủ trương,chính sách của Đảng, chỉ đạo, điều hành củaHuyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, chủ động,linh hoạt trong điều hành các giải pháp tiềntệ, ngân hàng phù hợp với điều kiện từng thờikỳ, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn địnhkinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương.

- Hệ thống các tổ chức tín dụng pháttriển cả về số lượng, loại hình hoạt động, quymô mạng lưới, phương thức quản trị điềuhành; huy động vốn và cho vay tăng nhanh,sản phẩm, dịch vụ ngân hàng từng bước đượcđa dạng hoá, góp phần tích cực thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nềnkinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa ở địa phương.

- Cơ sở hạ tầng và công nghệ ngân hàngđược chú trọng đầu tư và hiện đại hoá, tạothay đổi căn bản trong phương thức giao dịchgiữa ngân hàng với khách hàng và trong quảnlý, điều hành hoạt động ngân hàng. Thanhtoán không dùng tiền mặt phát triển mạnh,đặc biệt là thẻ ngân hàng.

Hệ thống ngân hàng của Thủy Nguyênđã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng là“Chiến sỹ xung kích” trong chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương, là nhântố nòng cốt, tích cực trong công cuộc đổi mớitoàn diện nền kinh tế của Thủy Nguyên theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vậnhành bằng cơ chế kinh tế thị trường có sựquản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướngxã hội chủ nghĩa.

630

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Quỹ tín dụng xã Lưu Kiếm

Page 20: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

B. BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG

I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNGTHÔNG TIN LIÊN LẠC THỜI PHONGKIẾN, THỰC DÂN

1. Thông tin liên lạc thời phong kiếnTừ thời thượng cổ, con người sử dụng

tiếng hú như cách truyền tin sơ khai nhất.Sau này, các phương thức truyền tin khác lầnlượt xuất hiện. Các loại cồng, chiêng và đặcbiệt là trống đồng được sử dụng để truyền âmthanh vang hơn, xa hơn. Trong âm vang dàihay ngắn, ngắt nhịp hay liên hồi đều hàmchứa nội dung thông tin. Bên cạnh cáchtruyền tin bằng âm thanh, người Việt xưa còncho dựng các phong hoả đài có chứa các chấtdễ cháy để đốt lên khi cần, đài nọ nối tiếp đàikia, mục đích truyền tin khẩn cấp, khi cóquân xâm lược. Do đó, các phong hoả đài nàychủ yếu được thiết lập dọc biên giới hoặc cáctuyến phòng thủ ven biển để báo tin về kinhđô khi có biến.

Để chuyển tải những nội dung rõ ràngvà cụ thể, người xưa viết thông tin lên tre, gỗ,giấy và giao cho những người đưa tin. Ngoàira, bồ câu hay ngựa cũng là một phương tiệnđưa thư khá phổ biến. Lịch sử Việt Nam ghinhận một trường hợp điển hình về cách thứctruyền tin bằng chim bồ câu. Khi đội quâncủa tướng Trần Nguyên Hãn bị giặc Minh vâykhốn ở Võ Ninh, ông đã dùng chim bồ câu đểđưa tin xin cứu viện. Đôi chim bồ câu đượchuấn luyện trước đã mang theo hai ống mậtthư cầu viện tới tổng hành dinh của Lê Lợi,quân của Trần Nguyên Hãn nhờ đó được cứuviện kịp thời, chuyển bại thành thắng. Saunày, tượng Trần Nguyên Hãn được xây dựngtại Trung tâm thành phố Sài Gòn, cưỡi ngựavới chú chim bồ câu trên tay, để tưởng nhớThánh tổ của lực lượng truyền tin.

Ngựa là phương tiện truyền tin phổbiến, với ưu thế về tốc độ và độ dẻo dai, đượcdùng vào vận chuyển công văn, thư từ trongquãng đường xa hiệu quả nhất. Tuy nhiên,

ngựa chỉ được sử dụng trong trường hợpkhẩn, nếu tin không quan trọng thì đi bộ,hoặc đi thuyền. Thời Tiền Lê (thế kỷ X), trênnhững đường giao thông chính đã có trạmdịch, trên mỗi chặng đường cái quan có mộtnhà trạm 3 hoặc 5 gian lợp tranh. Dịch trạm(hay nhà trạm) là một trạm ngựa, biên chếcó từ 30 đến chừng 100 người gọi là phutrạm, mỗi trạm được cấp ba, bốn con ngựacó nhiệm vụ tiếp nhận và vận chuyển côngvăn từ triều đình tới địa phương và ngượclại. Ngoài ra, dịch trạm còn có nhiệm vụ đóntiếp và phục vụ các đoàn sứ bộ và các quanlại kinh lý đi qua.

Thời nhà Lý, thư tín được vận chuyểnbằng ngựa và thuyền. Năm Quí Mùi (1043),Lý Thái Tông hạ chiếu: “Chia đường quan lộ

ra từng cung, đặt nhà trạm để chạy gấp công

văn”, đắp các ụ đất cắm biển gỗ chỉ phươnghướng, việc truyền tin trong quân đội đượcđặc biệt coi trọng. Một số dịch trạm đã đượcđặt trên tuyến đường Thiên lý để chuyểncông văn, giấy tờ. Hình thức hoạt động chủyếu là đi bộ hoặc dùng thuyền. Vào giai đoạnnày, hệ thống nhà trạm còn thưa thớt, ngựatrạm chưa phổ biến, nhiều dịch trạm cònkhông có ngựa.

Thời Trần, ngựa trạm, thuyền lớn cónhiều tay chèo là những phương tiện truyềntin quan trọng giữa các lộ; đặt chức “tào vận”,chuyên lo vận chuyển kiêm thông tin. Thượngtể Trần Quốc Chấn, từ Kiệt Đặc (Chí Linh) vềThăng Long bằng thuyền, đường dài trên 60km, mà chỉ mất chưa đầy một đêm. Ngoài cáctrạm dịch, nhà Trần còn đặt các hỏa đài đểthông tin bằng khói lửa. Phương tiện thôngtin này tồn tại đến thời Nguyễn. Theo tươngtruyền, trong trận chiến trên sông Bạch Đằngnăm 1288, nhiều người dân Tràng Kênh thamgia làm thông tin liên lạc, trong đó có ông Lủi,bà Lủi, truyền tin ở mặt trận. Do công việctruyền tin, truyền mệnh lệnh đòi hỏi phải làngười thông thạo địa hình, bí mật, vất vả nêngọi là Lủi…

631

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

Page 21: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

Năm 1887, mạng lưới điện thoại đượcthiết lập ở Hà Nội, dùng cho công sở và thuêbao. Năm 1894, mạng điện thoại được xâydựng tại Sài Gòn. Năm 1903, lần đầu tiênthông tin vô tuyến được sử dụng ở Việt Nam,phát đi từ tháp chuông Nhà thờ lớn Hà Nộibằng máy Ducretet. Ngày 1-8-1904, cả nướcđã có 3 trạm vô tuyến phục vụ quân sự tại ĐồnThủy, Kiến An, Vũng Tàu. Năm 1888, đườngđiện tín dây trần nối Hà Nội với Sài Gòn dài2000 km được xây dựng, Năm 1906, thực dânPháp cho thành lập Nha Bưu điện ĐôngDương tại Hà Nội với biên chế tới 1.644 người.

Trước Cách mạng Tháng Tám năm1945, hệ thống bưu điện của thực dân Phápđã tương đối đồng bộ, hình thành hệ thống tổchức từ trung ương đến cơ sở, được trang bịphương tiện kỹ thuật hiện đại đương thời. Hệthống bưu điện của thực dân Pháp ở ĐôngDương gồm:

- Nha Tổng giám đốc Bưu điện, phụtrách công việc bưu điện toàn Đông Dương, cótrụ sở chính ở Hà Nội.

- Nha Tổng giám đốc Bưu điện Bắcphần, phụ trách từ vĩ tuyến 16 trở ra, gồm cảTrung và Hạ Lào, có trụ sở ở Hà Nội.

- Nha Tổng giám đốc Nam phần, phụtrách từ vĩ tuyến 16 trở vào, gồm cả Hạ Làovà Campuchia, có trụ sở ở Sài Gòn.

II. THÔNG TIN LIÊN LẠC CÁCHMẠNG VÀ KHÁNG CHIẾN (1930 - 1955)

1. Giai đoạn 1930 - 1945Trong thời kỳ vận động thành lập Đảng,

Cảng Hải Phòng đã được lãnh tụ Nguyễn ÁiQuốc chọn làm đầu mối giao thông liên lạc,chuyển giao tài liệu cách mạng từ Pháp,Trung Quốc về Việt Nam. Giao thông viên lànhững thủy thủ trên tàu viễn dương và côngnhân cảng.

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta đã xácđịnh công tác giao thông liên lạc là nhiệm vụtối quan trọng. Nghị quyết Hội nghị Trungương Đảng lần thứ nhất, tháng 10 -1930, đã

chỉ rõ: “Đảng bộ thượng cấp và hạ cấp phải

liên lạc mật thiết luôn thì Đảng và quần

chúng mới khỏi xa nhau. Phải tổ chức cho

nhiều cách giao thông để cho các cấp Đảng bộ

xa nhau thường xuyên truyền thông tin, tin

tức cho mau giữa Tỉnh ủy với Xứ ủy, Xứ ủy với

Trung ương, Xứ ủy này với Xứ ủy khác”.

Thời kỳ đầu mới thành lập, Đảng bộHải Phòng chưa có điều kiện mở rộng hoạtđộng ra vùng nông thôn, nhưng ThủyNguyên lại giữ vai trò là địa bàn qua lạithường xuyên của cán bộ Hải Phòng, Xứ ủyBắc kỳ và Trung ương để chỉ đạo phong tràocách mạng Hải Phòng và vùng mỏ. Các đồngchí Trần Văn Lan - Ủy viên Trung ươngĐảng phụ trách công tác giao thông liên lạctại Hải Phòng, Hạ Bá Cang (Hoàng QuốcViệt) - Ủy viên Trung ương Đảng, NguyễnĐức Cảnh - Bí thư Tỉnh Đảng bộ Hải Phòng,Phạm Văn Ngọ - Bí thư Tỉnh Đảng bộ HảiPhòng… thường từ Hải Phòng qua ThủyNguyên đi Uông Bí, Vàng Danh, Hòn Gai…để hoạt động.

Trong những năm 1931 - 1935, thànhphố Hải Phòng có một số cơ quan của Xứ ủyBắc kỳ, Ban giao thông của Trung ương Đảnglàm nhiệm vụ bảo đảm liên lạc với các ĐảngCộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản… Nhữngngười làm thợ, làm thủy thủ yêu nước trêntàu viễn dương đã tham gia rải truyền đơn,treo cờ, làm giao thông liên lạc chuyển giaotài liệu, sách báo trên các tàu biển chạy tuyếnHải Phòng - Sài Gòn - Pháp, Hải Phòng -Hương Cảng - Thượng Hải (Trung Quốc) vàcác thương cảng lớn khác trên thế giới. Trongsố này, có một số thủy thủ là người ThủyNguyên. Công văn số 6551-S, ngày 4-12-1933, của mật thám Pháp ghi: “Mật thám

Pháp đã đặc biệt lưu ý tới các thủy thủ Le

Huu Duoi (Lê Hữu Duõi) số thủy thủ 448,

sinh năm 1897, người làng Tả Quan (nay

thuộc xã Dương Quan), Bui Van Gi (Bùi Văn

Gi), tức Thanh An, số thủy thủ 262, người

làng Lỗi Dương (nay thuộc xã Tân Dương),

633

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

Thời hậu Lê, các nơi đều đặt nhà trạm,sai quan đứng giám sát công việc. Nội trấngồm Hải Dương, Sơn Nam, Kinh Bắc, Sơn Tâythì dùng quan huyện, ngoại trấn thì dùng thổtù để sung vào làm việc.

Thời Nguyễn, dưới triều vua Gia Long,bưu dịch thuộc Bộ Lại quản lý. Hệ thống dịchtrạm được sự quan tâm và được phát triểntương đối hoàn chỉnh. Viên chức bưu dịch làquan văn, mỗi trạm được bố trí hai ngựa.Năm 1802, vua Gia Long cho thành lập TyBưu chính với nhiệm vụ đưa đón quan lại vàvận chuyển công văn. Hoạt động của hệ thốngdịch trạm đóng vai trò then chốt trong việcvận hành Ty Bưu chính. Thời kỳ này, hệthống dịch trạm trải rộng trên toàn 30 tỉnh,phủ và đặt dọc theo đường Thiên lý, khoảngcách giữa các trạm dao động trong khoảng 20đến 30 dặm (12 - 18km). Nhà trạm được bốtrí ven đường lộ, gồm ba gian, hai chái, xâygạch lợp mái ngói hoặc mái tranh. Trước trạmcó treo biển ghi tên, chữ được sơn son thếpvàng. Giữa sân trạm có cột cờ treo cờ cả ngàylẫn đêm để phu trạm có thể nhận ra từ xa.Xung quanh trạm được bao bằng tường rào,bốn góc có bốn chòi gác để sớm phát hiện cácphu trạm đang tới nhằm nhanh chóng chuẩnbị tin tức, công văn. Theo Đại Nam nhất

thống chí, thời nhà Nguyễn có tổng cộng 158dịch trạm như vậy được ghi nhận.

Ngoài việc chạy trạm, thông tin bằngâm thanh, khói lửa, người ta còn thông tinviễn báo bằng cờ. Dưới triều vua Minh Mạng,thông tin bằng cờ đã thực hiện từ Huế ra cửaThuận An. Thông tin trong các làng xã thờiphong kiến trong đó có Thủy Nguyên chủ yếulà trống, tù và, mõ và phu tuần chịu tráchnhiệm truyền đạt trực tiếp. Trước khi thôngbáo một việc gì đó của làng, của nước theolệnh của lý trưởng, chánh tổng, người ta gõmõ rồi rao to. Ở các công sở, đình, đền, chùamiếu, khi có việc người ta đánh chuông haytrống mấy tiếng, mấy hồi, theo hiệu lệnh quyđịnh là những người có trách nhiệm và nhân

dân hiểu ngay mình phải làm gì. Hoặc ở tronglàng ngoài xóm có đám ma, người ta đánhtrống, treo cờ tang ngoài ngõ, đám cưới ngoàiviệc cử người nhà đi mời họ hàng, bà con trongxóm còn dán chữ song hỷ ở đầu ngõ, cổng nhà.Ở Thủy Nguyên còn có truyền tin bằng kýhiệu như miếng vá trên áo, trên váy... để ngườikhác nhận biết được tin tức gì.

Những phương tiện thông tin thô sơ, đãtồn tại trong nhiều thế kỷ.

2. Vài nét về thông tin liên lạc thờiPháp thuộc

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta,phương tiện thông tin tiên tiến ở phương Tâyđã tương đối phát triển. Những phát minh vềthông tin hiện đại nhất lúc đó đã được mangtừ Pháp sang phục vụ cho công cuộc xâm lượcnước ta.

Tháng 2-1859, thực dân Pháp chiếmđược Gia Định, ngày 11-4 năm ấy, Đalet đãcho thành lập Bưu cục đầu tiên ở Đông Dươngtại Sài Gòn. Năm 1876, Bưu cục được mở tạiHải Phòng. Năm 1863, tức là 23 năm saungày con tem đầu tiên được phát hành ở ViệtNam mang hình chim đại bàng. Năm 1887,tem thuộc địa có chữ Indochine (ĐôngDương). Tháng giêng năm 1929, lần đầu tiênviệc chuyển thư tín giữa Việt Nam và Phápđược thực hiện bằng máy bay.

Ngày 27-3-1862, tức 35 năm sau kể từkhi phát minh ra điện báo, đường điện báođầu tiên đã được xây dựng ở Việt Nam dài 28km, nối liền Sài Gòn với Biên Hòa. Ngày 17-4 năm ấy, đường điện báo Sài Gòn - Chợ Lớndài 7 km được khánh thành. Năm 1871,đường cáp ngầm của Anh nối châu Âu vớiSingapore, Vũng Tàu để thông tin từ ViệtNam đến nước Pháp bằng đường cáp ngầmvượt đại dương. Ngày 17-2-1884, thực dânPháp đặt xong đường dây cáp vượt biển từ SàiGòn đến Đồ Sơn. Bốn tháng sau, đường điệnbáo Hà Nội - Hải Phòng qua Hải Dương đượchoàn thành.

632

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Page 22: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

quân đội, cấp cơ sở và ngược lại; đồng thời đưađón, dẫn đường, bảo vệ cán bộ, bộ đội, dâncông đi làm nhiệm vụ, vận chuyển các bưukiện đặc biệt quan trọng… đảm bảo an toàn,bí mật tuyệt đối.

Bưu điện và các trạm Bưu điện ở ThủyNguyên được thành lập phục vụ sự lãnh đạo,chỉ đạo của Đảng, chính quyền và nhân dân.Mỗi trạm có khoảng 3 cán bộ, gồm trạmtrưởng và nhân viên bưu vụ. Mỗi xã cũng cómột giao thông viên làm nhiệm vụ chuyểncông văn, giấy tờ, thư báo. Trong những năm1945 - 1946, cán bộ, nhân viên Bưu điện ThủyNguyên và giao thông viên các xã đã hoànthành tốt nhiệm vụ, phục vụ đắc lực vào sựlãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tăng gia sản xuất;phát triển phong trào Bình dân học vụ diệt“giặc dốt”, xây dựng lực lượng vũ trang, trấnáp bọn phản cách mạng, bảo vệ chính quyềnvà xây dựng chế độ mới.

Tuy là một đơn vị chuyên ngành, nhưngcán bộ, nhân viên giao thông, bưu điện vừathực hiện nhiệm vụ của mình vừa tích cựctham gia hoạt động chung của huyện. Huyệnủy, Ủy ban hành chính huyện tin tưởng vàgiao nhiệm vụ quan trọng cho bưu điện vậnchuyển công văn, văn bản của địa phương.Sau ngày thực dân Pháp nổ súng đánh chiếmthành phố Hải Phòng. Liên tỉnh Hải - Kiếnđược thành lập (26-11-1946), hai ty Bưu điệnđược sáp nhập. Liên Tỉnh ủy Ban Giao thôngliên lạc để chuyên lo việc vận chuyển côngvăn, tài liệu và đưa đón cán bộ Đảng, chínhquyền. Các đoàn thể, ngành, lực lượng vũtrang cũng lập bộ phận giao thông và nhânviên liên lạc riêng.

Ngày 7-2-1947 (ngày 18 tháng 1 ĐinhHợi), quân Pháp đánh chiếm Thủy Nguyên.Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trên cáchướng bến Bính, bến Kiền, bến Rừng, cầu Giá,cầu Xưa... Anh chị em giao thông - bưu điệnlao mình vào phục vụ chiến đấu, chuyển côngvăn, tài liệu, chỉ thị của cấp ủy chỉ đạo chiếnđấu. Thế giặc mạnh, các cơ quan của huyện,

lực lượng vũ trang. Bộ phận giao thông củaHuyện ủy và phòng Bưu điện huyện phải rútvề khu vực núi đá Kỳ Sơn, Phù Ninh và KinhMôn (Hải Dương) để bảo toàn lực lượng, tiếptục tổ chức chiến đấu. Tại vùng căn cứ du kích,ngành Bưu điện đã vượt qua gian khổ, hy sinh,giữ vững mạng lưới thông tin liên lạc, với cácphương thức thông tin điện thoại, vô tuyếnđiện và đường thư, phục vụ đắc lực cho khángchiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của công tácgiao thông liên lạc trong kháng chiến chốngPháp là chuyển và phát công văn, tài liệu, báochí, lệnh hỏa tốc từ Trung ương, Liên khu 3,từ thành phố đến các cấp ủy, chính quyền,quân đội, cấp cơ sở và ngược lại; đồng thời đưađón, dẫn đường, bảo vệ cán bộ, bộ đội, dâncông đi làm nhiệm vụ, vận chuyển các bưukiện đặc biệt quan trọng… đảm bảo an toàn,bí mật tuyệt đối.

Tháng 3-1947, theo quyết định củaChính phủ, huyện Thủy Nguyên sáp nhập vàotỉnh Quảng Yên nhằm tạo hành lang xây dựngcơ sở cho các địa bàn của tỉnh. Ban giao thông- phòng Bưu điện Thủy Nguyên thuộc sự chỉđạo của tỉnh Quảng Yên. Tuy vậy, với vị trí sátthành phố, địa bàn và cơ quan giao thông củaThủy Nguyên vẫn có vai trò quan trọng phụcvụ kháng chiến cả hai địa phương. Tháng 7-1947, huyện Thủy Nguyên chủ trương đưa cánbộ về phía Bắc huyện để xây dựng căn cứ; đưacán bộ, đảng viên về vùng địch tạm chiếm để“bám đất, bám dân” phục hồi cơ sở. Các giaothông viên đã lần lượt đưa các đồng chí Bí thưhuyện ủy, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hànhchính huyện bí mật về các khu vực Phù Ninh,Trại Sơn, Câu Tử Nội, Phục Lễ, Thiên Đông,Trúc Sơn... để chỉ đạo phong trào. Giao thôngviên huyện, xã thường xuyên giữ vững mối liênlạc vừa bí mật đưa đón cán bộ vừa chuyển côngvăn, giấy tờ giúp cho sự chỉ đạo của huyện,tỉnh được thông suốt. Đặc biệt, những ngàyThủy Nguyên đồng khởi, 25-10-1948, công tácgiao thông giữ vai trò cực kỳ quan trọng truyền

635

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

Nguyen Van Phao (Nguyễn Văn Phao), số

thủy thủ 4387, sinh năm 1905, người làng

Đồng Lý (nay thuộc xã Mỹ Đồng)” (1).

Những năm 1936 - 1939, Xứ ủy Bắc Kỳvà Khu ủy B (gồm các địa phương Hưng yên,Kiến An, Hải Phòng và vùng mỏ) đã thiết lậphệ thống giao thông giữa Hải Phòng và vùngmỏ, nơi tập trung khá đông đảo công nhânlao động. Các điểm Núi Đèo, Trúc Động,Dưỡng Động được chọn làm cơ sở trên tuyếngiao thông này. Xứ ủy cử đồng chí Bùi ĐứcMinh (thường gọi là giáo Hách, Bùi ThanhBình, năm 1930 dạy học ở vùng Dưỡng Động)phụ trách giao thông về Thủy Nguyên xâydựng cơ sở. Đầu năm 1937, đồng chí Vũ Quý,đảng viên Đảng Cộng sản, hoạt động trongphong trào học sinh và “Hướng đạo sinh” HảiPhòng, giới thiệu Nguyễn Phú Thập (tứcCảnh), người làng Dưỡng Động, tổng DưỡngĐộng, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên vớiđồng chí Bùi Đức Minh. Qua Nguyễn PhúThập, đồng chí đã xây dựng cơ sở giao thôngở chùa Trúc Động (xã Lưu Kiếm) và hangVua làng Dưỡng Động. Do vậy, năm 1939,trên địa bàn Thủy Nguyên đã hình thànhđường dây liên lạc Hải Phòng - Núi Đèo -Trúc Động và Dưỡng Động - Uông Bí - VàngDanh - Quảng Yên - Hòn Gai… Cán bộchuyển tài liệu đến chùa Trúc Động (do sư cụvà vợ chồng người đóng cối xay phụ trách),tùy tình hình thực tế, cán bộ có thể nằm chờvà tài liệu được đưa cất giấu trong hang Vua,sau đó được chuyển đi các nơi. Nhiều cán bộcủa Xứ ủy, Khu ủy B (từ cuối năm 1939chuyển thành Liên tỉnh B), Thành ủy HảiPhòng, Đảng bộ Mỏ, như các đồng chí TôHiệu, Hoàng Văn Trành, Thành Ngọc Quản,Nguyễn Văn Phương, Hoàng Văn Mạnh,Trương Đình Dần, Lý Anh… thường xuyêntheo đường dây này qua lại Hải Phòng vàvùng Mỏ... Năm 1940, do bị địch khủng bố,đường dây này ngừng hoạt động.

Từ đầu năm 1945, chùa Phương Mỹ (MỹĐồng) đã trở thành địa điểm liên lạc, nơi hộihọp của cán bộ cách mạng. Nhà sư LươngNgọc Trụ có công đảm bảo an toàn, nuôi giấucán bộ, giúp đỡ cách mạng. Chùa An Lư donhà sư nữ Đỗ Hồng Yến trụ trì, cũng là điểmcất giấu vũ khí, ấn loát tài liệu, truyền đơn.Đồng chí Nguyễn Bình và sư Tuệ (NguyễnKiên Tranh), Hoàng Ngọc Lương đã gặp nhautại chùa Phương Mỹ để bàn việc hoạt độngủng hộ chiến khu Đông Triều.

Nhìn chung, công tác thông tin liên lạccách mạng những năm 1930 - 1945, từ Trungương đến địa phương chủ yếu mới chỉ có yếutố con người. Tổ chức bộ máy được lồng ghépcùng bộ máy của Đảng, của mặt trận ViệtMinh, chưa có điều kiện trang bị và vận hànhcác phương tiện kỹ thuật.

2. Giai đoạn 1945 - 1955 Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945,

chính quyền mới có 2 hệ thống giao thông liênlạc của Đảng và hệ thống Bưu điện:

- Bộ phận giao thông liên lạc do cấp ủyquản lý. Mặc dù chưa được tổ chức thành hệthống ngành dọc xuyên suốt từ trên xuốngdưới, nhưng tất cả cán bộ giao liên đều đượclựa chọn rất kỹ, được rèn luyện thử thách quathực tiễn cách mạng, có trách nhiệm và ý thứckỷ luật cao. Nhiệm vụ của bộ phận này lànhanh chóng chuyển công văn, tài liệu mật từTrung ương về tỉnh, huyện xã và ngược lại.Huyện Thủy Nguyên hình thành hệ thốnggiao thông liên lạc phục vụ cấp ủy, chínhquyền địa phương.

- Ngành Bưu điện thuộc chính quyềnquản lý phục vụ sự lãnh đạo của Đảng và Nhànước để hoàn thành hai nhiệm vụ khángchiến và kiến quốc.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của công tácgiao thông liên lạc trong kháng chiến chốngPháp là chuyển và phát công văn, tài liệu, báochí, lệnh hỏa tốc từ Trung ương, Liên khu 3,từ thành phố đến các cấp ủy, chính quyền,

634

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

(1) Tài liệu lưu tại Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng.

Page 23: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

Đây là trạm trung chuyển của các đường dây,nắm rõ tình hình, giao thông sẽ đưa dẫn cánbộ, chuyển tài liệu về các cơ sở ven đô và toảđi các nơi trong huyện.

- Tuyến thứ hai: Từ Đèo Voi qua kheChâm - Năm Mẫu, qua đường 18, lội qua 2bãi sú vẹt rộng, vượt sông Đá Bạch và trạmtrú chân ở ven núi đá Dưỡng Động (MinhTân) rồi nhân đêm tối qua sông Giá (ở bếnLò Nồi) và các thôn Hà Phú, Hà Luận, LươngKệ (Thủy Đường) về trạm trung chuyển ởTrúc Sơn.

- Tuyến thứ ba: Từ Đèo Voi qua NămMẫu, vượt đèo Quang Hải và đường 18, quasông Đá Bạch, qua Lưu Kiếm, vượt sông Giá,qua các thôn Mỹ Giang - Trà Sơn về Trúc Sơn.Đây là tuyến dự phòng, ít dùng đến vì tuyếnmột và hai đã đảm nhiệm tốt nhiệm vụ.

Từ Trúc Sơn về căn cứ ven đô của thànhphố, trước hết phải qua đò Trúc Sơn sangtrạm ở xóm Đồng Sú (Trịnh Xá xã ThiênHương). Trạm này có nhiệm vụ theo dõi, bámsát địch tình trên đường 200. Nếu yên ổn sẽvượt sang trạm Kiền Bái. Ở Kiền Bái có vị tríquân tổng dũng chốt, canh giữ ngày đêm. Khimuốn vượt qua quãng đường nguy hiểm đó,ta báo cho nhân mối trong vị trí địch, có tínhiệu báo yên, cán bộ vượt về Lâm Động, HoaĐộng, Hoàng Động. Từ căn cứ này vào nộithành do giao thông thành phố đảm nhiệm.

Cũng từ Trúc Sơn, giao thông viên củahuyện tỏa đi các xã trong huyện cũng thậntrọng như vậy. Ba đường dây vào ra nội địaThuỷ Nguyên và thành phố là con đườngmáu đầy gian khổ, hy sinh. Những lúc tắcnghẽn, các giao thông viên ở các trạm lạiphải cất giấu tài liệu, đưa cán bộ phân tán“gửi” các nơi, tình hình yên, lại tiếp tục đi.Giao thông liên lạc được giữ vững trong suốtthời kỳ kháng chiến là các trạm Trại Sơn,Trúc Sơn, Trại Kênh, Kiền Bái, xóm Sú(Trịnh Xá), Hoa Động, Hoàng Động, BínhĐộng, Lâm Động, Hà Phú, Hà Tê... BàNguyễn Thị Khía, phụ trách trạm giao thông

trung chuyển Trúc Sơn là một gương trungkiên, hoạt động đầy mưu trí, dũng cảm.Chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi 4 con, nhànghèo. Bà tích cực tham gia kháng chiến,được kết nạp vào Đảng năm 1949. Nhiều lầnbinh lính địch lùng sục, phục kích nhưng bàđều ứng xử khéo léo, đảm bảo an toàn chocán bộ, tài liệu và đường dây.

Từ cuối năm 1950, thực dân Pháp đẩymạnh càn quét, khủng bố phong trào khángchiến ở Thủy Nguyên, nhằm bảo vệ an toàncho nội thành Hải Phòng. Chúng lập 29 đồnbốt, chưa kể các đồn bang tá (của nguỵ quân),lập một số làng “phản động”, tạo vành đaitrắng ngăn chặn hoạt động của ta. Nhiều cánbộ, đảng viên, du kích, giao thông - bưu điệnbị địch bắt, bị tra tấn dã man, bị cầm tù và hysinh. Phong trào kháng chiến gặp khó khăn.Khu căn cứ bị thu hẹp. Cơ quan huyện, phòngGiao thông - Bưu điện huyện phải qua sôngsang áng Vải, áng Dộp (Kinh Môn) đứng chân.Đây là những năm tháng gian khổ, hy sinh củanhân dân Thuỷ Nguyên nói chung và cán bộ,chiến sĩ giao thông - bưu điện nói riêng.

Trong những năm tháng đầy ác liệt này,nhiều tấm gương hoạt động kiên cường, mưutrí, dũng cảm của những chiến sĩ giao thông -bưu điện. Tiêu biểu là hai đồng chí Dương VănTường và Hoàng Văn Tụ trong khi dẫn 16 cánbộ tổ giao thông của Ty Bưu Điện Hải Phòngvà của huyện Thuỷ Nguyên từ nội thành rakhu căn cứ họp, bị địch phục kích. Các đồng chíđã làm ám hiệu cho đoàn cán bộ rút, dũng cảmthu hút hỏa lực địch về phía mình và chiến đấuđến viên đạn cuối cùng. Đồng chí Nguyễn VănThận, công tác ở trạm Lưu Kiếm, dẫn đoàn cánbộ vào hang đá xong, quay lại làm nhiệm vụcanh gác, bị địch vây bắt. Chúng tra tấn dãman nhưng đồng chí vẫn kiên nhẫn chịu đựng,không khai nửa lời. Chúng buộc dây vào tay,chân, kéo căng, xẻo thịt nhưng vẫn khôngkhuất phục được, đã chặt đầu đồng chí. Đồngchí được truy tặng Huân chương Chiến cônghạng Nhất. Đồng chí Nguyễn Văn Chuân (tức

637

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

đạt chủ trương, nối liền thông tin để các địaphương, lực lượng vũ trang hiệp đồng trongchiến đấu. Cuộc nổi dậy “Tổng phá tề, trừ gian,

tiến công đồn bốt địch, giành quyền làm chủ”

có ý nghĩa rất lớn, thể hiện tinh thần khángchiến của quân và dân, trong đó có nhữngngười làm công tác giao thông - bưu điện củahuyện Thủy Nguyên.

Tháng 12-1948, Liên tỉnh Hải - Kiến lạitách làm 2 tỉnh Kiến An và thành phố HảiPhòng. Huyện Thủy Nguyên sáp nhập trở lạithành phố Hải Phòng. Điều này có ý nghĩa rấtlớn, Thủy Nguyên là một địa bàn quan trọngđể cán bộ, đảng viên và các cơ quan, đoàn thểthâm nhập vào nội thành xây dựng cơ sở,phát động phong trào đấu tranh.

Tháng 5-1948, Ban giao thông khángchiến (do cấp ủy trực tiếp chỉ đạo) hợp nhấtvới Bưu điện thành Nha Bưu điện Việt Nam.Do điều kiện kháng chiến, đầu năm 1949, ởHải Phòng, 2 đơn vị này chưa hợp nhất.Nhưng về mặt nhà nước, tất cả cán bộ, nhânviên của Ban giao thông của Đảng và bưuđiện đều được lập danh sách ở Bưu điện đểđược hưởng lương (vì nhân viên Bưu điệnhưởng lương, nhân viên giao thông hưởngsinh hoạt phí).

Đầu năm 1950, Ban giao thông và TyBưu điện Hải Phòng hợp nhất, lấy tên là TyBưu điện. Đồng chí Lê Huy (Đỗ Đức Thiệm),Bí thư huyện ủy Thủy Nguyên, được cử làmTrưởng Ty Bưu điện Hải Phòng. Ở cấp huyện,bộ phận giao thông thuộc huyện ủy hợp nhấtvới bưu điện huyện. Nhiệm vụ chính của Bưuđiện lúc này là Bộ phận Bưu điện phục vụ ởcăn cứ; Bộ phận giao thông phục vụ công tácphục hồi cơ sở ở vùng địch tạm chiếm. Khi thựcdân Pháp đánh chiếm vùng tự do Tiên Lãng,Vĩnh Bảo và tỉnh Thái Bình, Thành ủy, Ủy bankháng chiến hành chính và các cơ quan, đoànthể của Hải Phòng phải chuyển lên vùng ĐèoVoi (khu núi rừng Yên Tử - Quảng Ninh).Thủy Nguyên lập các trạm giao thông, là đầucầu để giao thông viên đưa cán bộ thâm nhập

vào nội thành. Từ căn cứ, tuyến liên lạc vào nộithành được thiết lập và ngược lại, từ nội thànhcũng hình thành 2 đường giao thông ra căn cứ.

Từ năm 1949 (sau ngày tổng phá tề trừgian 25-10-1948), Thủy Nguyên hình thànhhai khu rõ rệt:

- Khu núi đá: Các xã Phù Ninh, Kỳ Sơnvà hai xã giáp ranh Mỹ Sơn, Cao Nhân. Đâylà khu căn cứ du kích, cán bộ, quần chúngcông khai hội họp, học tập...

- Khu vực còn lại do địch kiểm soát gắtgao, chỉ có một số xã do ta làm chủ ban đêm.

Thành ủy Hải Phòng từ căn cứ Đèo Voi,lấy Thủy Nguyên làm địa bàn để đưa cán bộ,tài liệu vào nội thành hoạt động. Về phía địch,chúng cũng tập trung lực lượng, ra sức xâydựng Thủy Nguyên thành hành lang vữngchắc bảo vệ thành phố. Chúng xây dựng hệthống đồn bốt kiên cố, dày đặc trên các tuyếngiao thông thủy bộ, ven chân núi đá, tăngcường càn quét, khủng bố phong trào khángchiến. Cơ sở kháng chiến bị thu hẹp, đườngdây giao thông liên lạc của huyện và thànhphố bị tắc nghẽn ở nhiều nơi, các trạm giaothông cũng bị thu hẹp.

Cán bộ, nhân viên phòng Giao thông -Bưu điện Thủy Nguyên đã dũng cảm, hy sinh,tận tụy cùng các đồng chí giao thông thànhphố, tìm ra những đường giao thông liên lạcmới, đảm bảo cho việc đưa dẫn, bảo vệ cán bộ,tài liệu ra vào Thủy Nguyên và nội thànhđược thông suốt, an toàn. Đây là một chiếncông lớn của ngành giao thông, bưu điệnThủy Nguyên.

Ngoài đường dây đặc biệt, ba tuyếngiao thông liên lạc chính do giao thông ThủyNguyên và thành phố đảm nhiệm:

- Tuyến thứ nhất: Từ Đèo Voi qua suốiTràng Bản, vượt đường 18 qua đò Mộ sông ĐáVách về trạm trú tại Áng Vải (Nhị Chiểu,Kinh Môn). Tối, giao thông viên vượt sôngsang Trại Sơn, băng qua nhiều cánh đồng,đầm, ngòi về một gia đình ở thôn Trúc Sơn.

636

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Page 24: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ III và Nghị quyết hội nghị Trung ương lầnthứ 7 (khóa 3) đều nhấn mạnh vai trò, vị trícủa ngành Bưu điện trong công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội: “Ra sức củng cố, phát triển

mạng lưới bưu điện, bảo đảm liên lạc chính

xác, an toàn, kịp thời và thuận tiện”. Ngày13-5-1961, Hội đồng Chính phủ ra Quyếtđịnh, số 61/QĐ-CP, tách Tổng cục Bưu điệnkhỏi Bộ Giao thông - Bưu điện, chuyển sangtrực thuộc Chính phủ. Ngành Bưu điện đượcgiao thêm nhiệm vụ quản lý phương tiện, kỹthuật phát thanh - truyền thanh. Các phòngtruyền thanh ở huyện trực tiếp quản lý mạnglưới phát thanh, phấn đấu mỗi gia đình, đơnvị có một máy thu thanh để nghe tin tức. Sựphối hợp giữa Bưu điện và truyền thanh củaThủy Nguyên ngày càng có hiệu quả hơn. Hệthống loa truyền thanh công cộng được bố tríđến các thôn, góp phần đưa mọi thông tin, chủtrương của Đảng, chính sách của Nhà nước củađịa phương tới nhân dân, cổ vũ phong trào thiđua lao động, xây đời sống mới…

2. Giai đoạn 1965 - 1975Trong những năm chống chiến tranh

phá hoại và kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,ngành Bưu điện khẩn trương chuyển hướnghoạt động từ thời bình sang thời chiến. Cánbộ, nhân viên Bưu điện Thủy Nguyên tậptrung đào hầm hố bảo vệ người và phươngtiện thông tin, lập các phương án nhằm đảmbảo liên lạc thông suốt, chuyển công văn, bưukiện, báo chí, thư từ an toàn, kịp thời khi bịmáy bay Mỹ bắn phá. Tổng đài Thủy Nguyênđược đầu tư xây dựng thành điểm sẵn sàngthay thế khi các tổng đài chính của thànhphố bị địch đánh phá; được tăng cường thêmmáy vô tuyến phục vụ chỉ đạo chiến đấu vàcông tác phòng không nhân dân. Nhiệm vụcủa Bưu điện Thủy Nguyên ngày càng nặngnề. Các cơ quan, xí nghiệp và nhân dân sơtán về Thủy Nguyên khá đông, cầu cống,đường sá bị địch đánh phá nên việc vậnchuyển công văn, thư tín, báo chí khó khăn,

khối lượng bưu chính cũng tăng nhiều. Nhânviên điện thoại, điện tín túc trực 24/24 giờhằng ngày, đảm bảo thông tin liên lạc thôngsuốt, kịp thời.

Những năm 1968 - 1975, mạng lướithông tin của huyện phát triển khá nhanh,được trang bị thêm máy tải ba B84-1 và TCT1-2. Các trục dây tăng diện phục vụ và nângcao chất lượng đàm thoại. Chủ trương củangành là “bê tông hóa cột điện và từng bướckim loại hóa mạng lưới đường dây” đã đảmbảo cho hệ thống thông tin ngày càng vữngchắc. Các tuyến, các cụm dây đều được phâncông cho thợ dây, thợ cáp quản lý. Năm 1973,hệ thống thông tin liên lạc và Bưu điện ThủyNguyên được cải tạo. Đường dây điện thoạixuống các xã được xây dựng, 9% số xã tronghuyện có máy điện thoại. Năm 1974, ngànhbưu điện tiếp tục đẩy mạnh khôi phục, cải tạovà phát triển mạng lưới bưu điện, cải tiến tổchức, quản lý kỹ thuật, từng bước trang bị tựđộng hóa thông tin điện báo.

Hai mươi năm (1955 - 1975), từ một cơngơi nhỏ bé, số cán bộ, nhân viên ít ỏi, Bưuđiện Thủy Nguyên đã có những bước pháttriển nhanh. Hệ thống tổ chức và mạng lướibưu điện được thiết lập đến các xã, các địabàn quan trọng. Cơ sở vật chất, trang thiết bịdần được tăng cường, số nhân viên ngày mộtđông, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựngvà chiến đấu chống chiến tranh phá hoại củađế quốc Mỹ. Mạch máu thông tin liên lạc, bưuchính - viễn thông luôn được giữ vững trongbất kỳ tình huống nào.

3. Giai đoạn 1975 - 1985Đại thắng mùa Xuân năm 1975 mở ra

giai đoạn phát triển mới của đất nước và củangành Bưu điện. Thực hiện nhiệm vụ do Bưuđiện Hải Phòng đề ra trong những năm 1976 -1980 là: “Phát huy tinh thần tự lực, tự cường,khắc phục khó khăn, ra sức củng cố và tăngcường cơ sở vật chất - kỹ thuật thông tin liênlạc, phát huy hiệu quả, phục vụ đắc lực cho sựlãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp,

639

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

Hình), người xã Kênh Giang, trạm trưởngtrạm Lưu Kiếm đang làm nhiệm vụ bị địchbắn bị thương nặng, đã cố bò về báo cho đồngđội kịp cất giấu tài liệu rồi hy sinh. Đồng chíNguyễn Hấn, trưởng phòng Bưu Điện huyện,bị địch bắt trong trận càn vào xã Lại Xuân,Phù Ninh (12-1950). Cả làng Trại Sơn bị địchtriệt hạ chỉ vì đông đảo dân làng làm giaothông liên lạc, nuôi giấu cán bộ kháng chiến.Chị Trần Thị Nùng (tức Trần Thị Dung), ngườilàng Tuy Lạc, làm giao thông, dù gian khổ, cáichết đến bất cứ lúc nào vẫn không quản hysinh, gian khổ, dũng cảm, mưu trí hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ. Lực lượng giao thônghuyện, xã phần nhiều là chị em phụ nữ, giữvai trò chính trong việc đưa đón, nuôi giấu cánbộ, chuyển công văn, tài liệu, giữ vững mạchmáu giao thông. Kẻ thù tìm mọi cách pháđường dây giao thông như gài mìn, phục kích,tung do thám chỉ điểm, tăng cường càn quétnhưng không sao chặt đứt được. Nhờ đó, tổchức Đảng, cơ sở kháng chiến được phục hồi.

Trong chín năm kháng chiến trường kỳchống thực dân Pháp xâm lược, cán bộ, nhânviên - những chiến sỹ giao thông Bưu điệnThủy Nguyên đã vượt lên mọi gian khổ, hysinh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

III. BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG THỜIKỲ 1955 - 2014

1. Giai đoạn 1955 - 1965Quê hương được giải phóng, những hậu

quả của bao năm chiến tranh để lại hết sứcnặng nề. Hầu hết các làng xã bị tàn phá tiêuđiều, đặc biệt là các thôn xã nằm trong vànhđai trắng của địch. Cơ sở vật chất của ngànhBưu điện của Pháp để lại hầu như không cógì. Thủy Nguyên thời kỳ này thuộc tỉnhQuảng Yên nhưng hệ thống bưu điện vẫnthuộc Hải Phòng (cuối năm 1958, huyện ThủyNguyên sáp nhập trở lại Hải Phòng). Bưuđiện thành phố chỉ đạo tập trung đầu tư chobưu điện huyện. Hệ thống điện thoại từ HảiPhòng và Quảng Yên đến huyện ThủyNguyên được khôi phục. Hoạt động bưu chính

(chuyển thư, báo chí, công văn…) cũng đượcmở rộng. Cùng với hoạt động nghiệp vụ,phòng Bưu điện còn tập trung củng cố tổchức, xây dựng hệ thống bộ máy đến cơ sở. Dovậy, trong thời gian ngắn, các xã hình thànhtrạm giao thông, gồm một nhân viên có nhiệmvụ hằng ngày lên phòng Bưu điện huyệnnhận và chuyển công văn, thư, báo chí về xã.Phòng cũng đã phục vụ tốt nhu cầu thư tíncủa nhân dân và phong trào gửi thư, bưuthiếp vào Nam của nhân dân.

Để mở rộng diện phục vụ đi đôi với nângcao chất lượng của mạng lưới viễn thông, Bưuđiện Hải Phòng được Tổng cục Bưu Điện hỗtrợ kinh phí để mua sắm trang thiết bị, lắpđặt thêm các đường trục liên tỉnh, nội thành,xây dựng các đường trung kế và nhiều tổngđài thuê bao, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ điệnthoại. Thông tin hữu tuyến của huyện pháttriển thêm nhiều loại hình điện thoại nội hạt,điện thoại đường dài, điện báo moóc-sơ(Morse), ngoài ra còn được bổ sung mạng vôtuyến điện liên lạc bằng máy 15W. Các cột đỡdây, trước bằng tre, cột gỗ, đến năm 1960, dầnđược thay thế bằng cột bê tông, cột sắt. Sốđiện từ thạch và cộng điện phát triển nhanh.Bưu cục Thủy Nguyên, một trong mười babưu cục của thành phố, được xây dựng theomẫu chung của Tổng cục. Hoạt động bưuchính được mở rộng loại hình và quy mô, đốitượng phục vụ. Số lượng báo, tạp chí, bưuphẩm, bưu kiện, công văn... ngày càng nhiều.Hầu hết các xã, các cơ quan, trường học đã cóbáo đọc trong ngày.

Cùng với những hoạt động nghiệp vụ,tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, Bưu điệnThủy Nguyên còn quan tâm tới công tác đàotạo, bồi dưỡng văn hóa và nghiệp vụ chuyênmôn cho cán bộ, nhân viên. Ngày đầu giảiphóng, cán bộ nhân viên chỉ có kiến thức lớp2, lớp 3, nay học bổ túc văn hóa lớp 5, lớp 6.Từ năm 1960, ngành Bưu Điện thực hiện chếđộ hạch toán kinh tế. Bưu điện Thủy Nguyênlà một trong những đơn vị đạt giá trị tổng sảnlượng cao của thành phố.

638

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Page 25: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

thông được đầu tư cơ sở vật chất và phát triểnnhanh. Các xã, thị trấn đều có hệ thống loatruyền thanh và điện thoại. Ngành Bưu điệntích cực triển khai xây dựng các điểm Bưuđiện - Văn hóa xã. Năm 1997, toàn huyện có16/36 điểm, năm 2000, tất cả các xã, thị trấntrong huyện đều có hệ thống truyền thanh,phát thanh không dây, 32 xã có điểm Bưuđiện - Văn hóa. Thuê bao điện thoại tăngnhanh: Năm 1999, phát triển 960 máy (đưatổng số lên 4.347 chiếc). Số điện thoại trên100 đầu dân: Năm 1999 là 1,23, năm 2000 là1,55, tăng 10 lần so với năm 1996. Doanh thutăng hằng năm: Năm 1999 đạt 8.510 triệu,năm 2000 đạt 9.650 triệu đồng. Bưu điệnThủy Nguyên luôn là đơn vị dẫn đầu toànthành phố về doanh thu, nộp ngân sách vàcác phong trào thi đua do ngành phát động.

Hai năm 1999 - 2000, Bưu điện ThủyNguyên được Ủy ban nhân dân thành phốHải Phòng tặng Bằng khen về thành tích 10năm thực hiện đổi mới và Bằng khen vềphong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, được TổngCông ty Bưu chính - Viễn thông tặng cờ; Côngđoàn Bưu điện Việt Nam tặng Bằng khen vàcờ; Liên đoàn lao động thành phố tặng Bằngkhen về đợt thi đua kỷ niệm 45 năm Ngàygiải phóng Hải Phòng. Thành tích đạt đượctrong những năm 1996 - 2000 tạo tiền đề choBưu điện Thủy Nguyên giành nhiều thắng lợitoàn diện trên tất cả các lĩnh vực vào nhữngnăm đầu của thế kỷ 21.

Sự phát triển nhanh về Bưu chính, viễnthông và truyền thanh, những năm 1996-2000, đã giúp cho Thủy Nguyên đảm bảo tốtviệc thông tin kịp thời về kinh tế, văn hoácũng như việc tuyên truyền các chủ trươngchính sách của Đảng và Nhà nước đến với mọingười dân Thủy Nguyên.

5. Giai đoạn 2001 - 20145.1.Những năm 2001 - 2005Thực hiện chiến lược tăng tốc của

ngành, Bưu điện Thủy Nguyên từng bước tổchức lại bộ máy, đổi mới phương thức quản lý

và kinh doanh. Năm 2001, tổng số cán bộ,công nhân viên chức trên 70 người, được chialàm 6 tổ sản xuất, quản lý mạng bưu chính -viễn thông trên toàn huyện. Từ năm 2001,Ban Giám đốc Bưu điện thành phố triển khaithành lập các phòng chức năng; Công ty điệnthoại, Bưu điện các quận, huyện, thị xã đượctổ chức theo mô hình mới. Công ty điện thoạilà chủ cung cấp dịch vụ viễn thông trên địabàn, được tổ chức gồm 2 trung tâm và 12 đàiđiện thoại ở các huyện, quận, thị xã, trong đócó huyện Thủy Nguyên. Bưu điện các huyện,quận, thị xã là đại diện của Bưu điện thànhphố tại huyện, có chức năng tổ chức khai thác,kinh doanh, dịch vụ bưu chính phục vụ cấpủy Đảng, chính quyền và nhân dân trên địabàn. Từ ngày 01-01-2003, Bưu điện huyệntách bộ phận viễn thông thành Đài điện thoạivà Bưu điện. Bưu điện Thủy Nguyên còn 35người (Đài điện thoại 35 người). Sản xuấtkinh doanh tăng nhanh cả về chất lượng phụcvụ và doanh thu.

Bưu điện Thủy Nguyên phấn đấu đạtkết quả khá toàn diện đẩy mạnh phong tràothi đua nâng cao chất lượng thông tin liênlạc, phát hành báo chí, với mục tiêu: “Phụcvụ là hàng đầu - kinh doanh là phục vụ”.Công tác thông tin bưu chính, đáp ứng ngàycàng cao yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,giữ vững quốc phòng - an ninh, sự lãnh đạocủa Đảng, chính quyền các cấp và tăng doanh

641

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

các ngành và nhu cầu giao lưu tình cảm, vănhóa của nhân dân ”(1), cán bộ nhân viên Bưuđiện Thủy Nguyên tập trung khôi phục, cải tạovà xây dựng mới các tuyến đường dây, nhất làtuyến Núi Đèo - Quảng Thanh. Cột điện trênđịa bàn huyện cơ bản được bê tông hóa. Thiếtbị kỹ thuật bước đầu được thực hiện tự độnghóa và bán dẫn hóa. Hệ thống vô tuyến sóngngắn được trang bị hỗ trợ hệ thống hữu tuyến.Đến năm 1980, 100% số xã trong huyện cómáy điện thoại. Bưu điện Thủy Nguyên trởthành đơn vị điển hình của Bưu điện thànhphố về thành tích nâng cao chất lượng thôngtin và phát triển điện thoại, được Chủ tịch TônĐức Thắng tặng lẵng hoa nhân Quốc khánh2-9-1980. Hoạt động bưu chính cũng có bướctiến bộ, nâng cao chất lượng phục vụ. Các xã,các cơ quan trong huyện được đọc báo Đảngtrong ngày. Hàng nghìn công văn hỏa tốc đượcchuyển kịp thời, không xảy ra sai sót. Thư tíncủa nhân dân được đảm bảo đến tay ngườinhận. Chất lượng chuyển phát bưu phẩm, bưukiện đạt loại A. Bưu điện Thủy Nguyên hằngnăm đều đạt và vượt mức kế hoạch Bưu điệnthành phố giao. Bưu điện Thủy Nguyên thựchiện một bước cải tiến về cơ chế quản lý và tổchức sản xuất. Các tuyến dây từ thành phốsang huyện được Bưu điện thành phố phâncấp cho Bưu điện Thủy Nguyên quản lý. Côngtác bưu chính - phát hành báo chí được đổi mớitheo hướng chấn chỉnh khai thác, quản lýnghiệp vụ, đảm bảo đưa báo đầy đủ, đóng mởtúi lưu thoát hết trong ngày, củng cố trạm bưuđiện xã. Năm 1982, hệ thống bưu điện xã đượccủng cố. Mỗi trạm có từ 1 đến 3 bưu tá.

4. Bưu chính - viễn thông thời kỳ 1986 - 2000

4.1. Giai đoạn 1986 - 2000Bưu điện Thủy nguyên tập trung phát

triển mạng viễn thông thực hiện tự động, cộngđiện hóa một bước, tiến hành cải tạo cáp nội

huyện, kết hợp với Đài nội hạt để lắp đặt tổngđài cộng điện C1-200 số. Với những cố gắngtrên, việc lưu thoát thông tin trên mạng thôngtin điện chính đã đảm bảo đúng quy chuẩn.Những năm này, hưởng ứng phong trào “Điệnthoại viên giỏi” do Đảng ủy và công đoàn Bưuđiện thành phố phát động, cán bộ, nhân viênBưu điện Thủy Nguyên đã phấn đấu có nhiềuđiện thoại viên đạt danh hiệu trên.

Bưu điện huyện đã có nhiều cố gắng đổimới trang thiết bị phục vụ thông tin liên lạcchính xác, kịp thời, mở rộng số lượng pháthành báo chí, số máy điện thoại tăng nhanh(nhất là khu vực tư nhân) và năm 1993, lắpđặt mạng điện thoại tự động điện tử số. Năm1994, khu công nghiệp Minh Đức được lắpđặt đường cáp và tuyến vi-ba số. Tổng doanhthu của Bưu điện Thủy Nguyên đạt cao. Vớinhững thành tích nổi bật đó, những năm1993 - 1995, Bưu điện Thủy Nguyên được Ủyban nhân dân thành phố, công đoàn Bưu điệnViệt Nam tặng cờ thi đua, bằng khen.

4.2. Những năm 1996 - 2000Bưu điện Thủy Nguyên hoàn chỉnh

nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc, 100% sốxã, cơ quan có điện thoại; mở rộng và làm tốtviệc phát hành báo chí các loại, giữ vững giaothông liên lạc thông suốt. Đến năm 2000,Thủy Nguyên đã xây dựng mới và phát triểnthêm Bưu cục Tân Hoa; cải tạo nhà Bưu điệnCầu Giá từ nhà cấp 4 thành 2 tầng để chuẩnbị cho kế hoạch lắp đặt Tổng đài phục vụ khuvực cụm kinh tế, vùng sâu, vùng xa củahuyện và 3 xã miền núi; xây dựng 3 điểm, cảitạo 3 Bưu cục khác là Bưu điện - văn hóa xã,trang bị, bổ sung sách báo đủ phục vụ chonhân dân. Về bưu chính, đơn vị đã tổ chức lựclượng và lao động hợp lý, vận chuyển hàngnghìn công văn hỏa tốc kịp thời, không xảy rasai sót. Thư tín của nhân dân được đảm bảođến tay người nhận. Chất lượng chuyển phátbưu phẩm, bưu kiện bảo đảm an toàn, đápứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Vềviễn thông, hệ thống truyền thanh, viễn

640

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

(1) Lịch sử Bưu điện Hải Phòng (1945-2005), Nhàxuất bản Bưu điện, HN. 2006, tr. 117

Điểm bưu điện văn hóa xã Lưu Kiếm

Page 26: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

và bảo dưỡng lại cáp, thay thế dây thuê baolâu ngày, chất lượng không đảm bảo.

Do mạng lưới rộng, máy điện thoại pháttriển nhanh, số lao động viễn thông thiếu, từnăm 2001, lãnh đạo Bưu điện Thủy Nguyêntiến hành sắp xếp lại từ 2 tổ thành 6 tổ viễnthông. Các nhóm đã kiêm nhiệm trực Tổng đàiđể công nhân viên tập trung vào xử lý mạng,giải quyết nhanh các thuê bao mất liên lạc, bảodưỡng dây thuê bao, hộp cáp, điều chỉnh mạngcáp để tăng dung lượng phục vụ... Kinh doanhcủa Bưu điện Thủy Nguyên phát triển với tốcđộ cao, luôn ở tốp đứng đầu toàn thành phố.

Doanh thu ở các điểm Bưu điện - Vănhóa xã tăng hằng năm. Riêng năm 2005, doanhthu khu vực này đạt 1.148 triệu đồng, chiếm22,87% doanh thu của toàn đơn vị, bình quân1 điểm thu mỗi tháng là 2,898 triệu đồng.

5.2. Những năm 2006 - 2010Những năm 2006 - 2010, hoạt động của

ngành bưu chính viễn thông có bước pháttriển mới. Tháng 8-2007, Bộ Thông tin vàTruyền thông được thành lập trên cơ sở chứcnăng nhiệm vụ của Bộ Bưu chính - Viễnthông và tiếp nhận thêm chức năng, nhiệmvụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từBộ Văn hóa - Thông tin. Lịch sử ngànhThông tin và Truyền thông Việt Nam sangtrang mới. Việc thành lập Bộ Thông tin và

Truyền thông thể hiện tư duy mới trongquản lý đa ngành, đa lĩnh vực theo hướngtinh gọn bộ máy quản lý hành chính, tăngtính trách nhiệm và hiệu quả quản lý phùhợp với xu thế phát triển và hội tụ giữa côngnghiệp nội dung và hạ tầng truyền thông củathế giới.

Với chức năng mới, hoạt động bưu chính-viễn thông trên địa bàn huyện Thủy Nguyêncó bước phát triển khá, đáp ứng yêu cầuthông tin, liên lạc của Đảng, chính quyền cáccấp và nhân dân. Các lĩnh vực bưu chính,viễn thông - Internet, công nghệ thông tin, đãtạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xãhội và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

643

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

thu. Bưu điện huyện luôn thỏa mãn và tăngcường các dịch vụ, phục vụ tại địa chỉ kháchhàng. Công tác xây dựng cơ sở vật chất kỹthuật thời kỳ này được tăng cường. Đội ngũkỹ sư, cao đẳng, công nhân lành nghề ngànhbưu điện đã tự khảo sát, thiết kế, thi côngnhiều công trình, riêng năm 2000 là 39 côngtrình cáp, với 73,6 km, 768 cột điện các loạixuống các thôn. Một số xóm ở các xã cũng đãcó cáp điện thoại. Năm 2005, Bưu điện ThủyNguyên đã hoàn thành việc xây dựng cơ sởvật chất kỹ thuật:

- Về bưu chính: Có 01 bưu điện cấphuyện tại thị trấn Núi Đèo và 6 bưu cục trungtâm lớn: Cầu Giá, Minh Đức, Quảng Thanh,Tân Hoa, Trịnh Xá và Phả Lễ. Tính đến năm2005 có 37 xã, thị trấn có điểm phục vụ bưuchính, viễn thông (bao gồm 32 điểm Bưu điện- Văn hóa xã và 2 trung tâm Bưu chính viễnthông đặt tại thị trấn Núi Đèo và Minh Đức).Có mạng chân rết ở 37 xã, thị trấn từ các bưucục giao nhận thư báo và chuyển về các xã.

- Về viễn thông: Huyện có 01 tổng đàitự động DMS; mạng cáp thông tin hoàn chỉnhđi khắp huyện. Đến năm 2005, toàn địa bànhuyện đã được phủ sóng phát thanh vàtruyền hình. Toàn huyện có trên 18.700 máyđiện thoại, bình quân 6,4 máy/100 dân. Tínhđến năm 2005, Thủy Nguyên có 100% số xãcó dịch vụ điện thoại, mật độ điện thoại bìnhquân đạt gần 19 máy/100 dân, gấp 3 lần sovới năm 2001, thuê bao điện thoại di độngchiếm gần một nửa. Tổng số thuê bao Inter-net đạt mật độ 10 người sử dụng/100 dân.

Công tác thông tin bưu chính đảm bảochất lượng, phục vụ, đáp ứng ngày càng caoyêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vữngquốc phòng - an ninh, sự lãnh đạo của Đảng,chính quyền các cấp và tăng doanh thu. Bưuđiện huyện luôn thỏa mãn và tăng cường cácdịch vụ, phục vụ tại địa chỉ khách hàng. Từchỗ chỉ chuyển phát cho 79 cơ quan, đơn vịở trung tâm huyện, nay chuyển phát tới tậnKhu công nghiệp Minh Đức và triển khai

rộng tới các khách hàng trong toàn huyện.Cán bộ, nhân viên luôn cải tiến hành trìnhcấp 3, cấp 4 từ huyện đi các bưu cục, đi xãđể không ngừng đáp ứng thời gian chuyểnphát, đạt chỉ tiêu và năng suất lao độngtăng: bổ sung hành trình đường thư đi CầuGiá - Ngũ Lão, Phả Lễ đi Minh Đức; phátnhận khu công nghiệp Minh Đức, TamHưng; gắn công tác thường xuyên vào tổ vậnchuyển và dịch vụ bưu điện. Bưu điện đãtiến hành chuyển dịch và mở rộng các Bưucục: Tân Hoa, Phả Lễ, Trịnh Xá, KênhGiang... Các cơ sở giao dịch được xây dựngkhang trang, vệ sinh tốt, có đủ chỉ dẫn chuđáo. Vai trò của các điểm Bưu điện - Vănhóa và Bưu điện - Văn hóa kiểu mẫu đượcphát huy, mở đa dịch vụ tại 32 điểm Bưuđiện - Văn hóa. Hết năm 2005, Bưu cục PhảLễ và 32 điểm Bưu điện - Văn hóa xã đượclắp đặt Internet VNN 1269, đáp ứng về thỏamãn tin tức phục vụ công ích và các dịch vụtruyền thông của nhân dân.

Thực hiện phương châm “rải đều, chống

trắng”, thực hiện Chỉ thị số 22-TW, Chỉ thị 19của Tổng Công ty, Chỉ thị 13-CT/TU củaThành ủy về công tác phát hành báo chí, Bưuđiện Thủy Nguyên đã nâng số báo chí pháthành tăng hàng năm. Năm 2001, phát hànhđược 189 loại báo chí, 992.441 tờ, bình quân3,54 tờ/người/năm (năm 2000 đạt 905.612 tờ);năm 2004 là 1.052.961 tờ, tăng 3,8% so vớinăm 2003. Năm 2005 đạt 1.226.623 tờ, bìnhquân 4,16 tờ/người/năm, cao nhất so với cáchuyện, quận của Hải Phòng.

Chất lượng viễn thông ngày càng tốthơn. Thông tin VHF, CODAN đạt 99% đến100%. Thông tin di động được mở thêm nhiềutrạm, tổng dung lượng cho tổng đài, mạng cápgốc, cáp ngọn đáp ứng cho vùng sâu, vùng xa.Hết năm 2004, cáp đã đến 92 thôn của 37 xã,thị trấn... Mạng ngoại vi được coi trọng. Năm2001, ngay từ đầu năm, Bưu điện ThủyNguyên đã rà soát lại hệ thống mạng, đấuchuyển chỗ thừa sang chỗ thiếu, điều chỉnh

642

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Bảng: Kết quả sản xuất kinh doanh 2000 - 2005

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khai trương cổng thông tin điện tử Đài Phát thanh - Truyền hình

huyện Thủy Nguyên

Page 27: CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH … · dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với dân chúng

645

CHƯƠNG MƯỜI BỐN: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG, BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

Internet ra đời đã tác động rất lớn vàoquá trình nhận thức của con người, con ngườitiếp nhận thông tin trên tất cả các lĩnh vựckinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh -quốc phòng nhanh nhất. Ngược lại, Internetvới những thông tin không phù hợp với vănhóa của Việt Nam, có tác dụng không lànhmạnh đến tình cảm của người đọc. Công tácxây dựng cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thôngcó nhiều đột phá. Điểm Bưu điện - Văn hóa ởcác xã, thị trấn được xây mới, khang trang.Hằng năm chính quyền huyện, các xã trangbị các loại báo, các loại sách về chính trị,pháp luật, sách về công cụ tra cứu, sách vềhướng dẫn kỹ thuật phát triển nông nghiệp,công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trang bịthêm kiến thức cho nhân dân

Những năm 2010-2014, ngành Thôngtin và Truyền thông của Thủy Nguyên đã có

tốc độ tăng trưởng cao cả về quy mô, doanhsố, thị trường và đang trở thành một ngànhkinh tế mũi nhọn của huyện. Số lượng doanhnghiệp tham gia vào thị trường ngày càngtăng, nhất là khi Luật Viễn thông, Luật Bưuchính, Luật Tần số vô tuyến điện mở rộngtheo hướng cho phép tất cả các thành phầnkinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ và thiếtlập hạ tầng mạng viễn thông. Tính đến hếtnăm 2010, tổng băng thông truyền dẫn tronghuyện đạt 30,5Gb/s. Mạng lưới và dịch vụ bưuchính, viễn thông, Internet trong nước vàtruyền báo luôn đảm bảo an toàn thông tintrong hoàn cảnh khó khăn do lũ, lụt, thiêntai. Thông tin liên lạc từ Trung ương đến địaphương luôn được thông suốt, phục vụ tốt cáchoạt động phòng, chống thiên tai ở địaphương. Vì vậy, kết quả sản xuất kinh doanhcủa Bưu điện Thủy Nguyên liên tục tăng,năm sau cao hơn năm trước: năm 2011 đạt4,754 tỷ đồng, năm 2012 đạt 5,573 tỷ đồng,năm 2013 là 6,685 tỷ đồng và năm 2014 là9,210 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực thôngtin và truyền thông trên địa bàn huyện tiếptục giữ mức cao về tốc độ tăng trưởng doanhthu. Năm 2013, thuê bao cố định đạt 22.802thuê bao; thuê bao di động đạt 5.800 thuê bao;thuê bao Internet băng rộng đạt 14.420 thuêbao, bằng 116% so với năm 2010. Bưu chính -viễn thông Thủy Nguyên có tổng số 32 điểmBưu điện - Văn hoá xã.

Phát huy truyền thống vẻ vang củangành Bưu điện, Bưu chính - Viễn thông vàCông nghệ thông tin với 10 chữ vàng “Trung

thành, Dũng cảm, Tận tụy, Sáng tạo, Nghĩa

tình”, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ giao thông-liên lạc, công nhân viên chức ngành Thôngtin và Truyền thông Thủy Nguyên kế thừatruyền thống, tiếp nối lịch sử, không ngừngphát triển và trưởng thành, thực hiện thànhcông phương châm hành động “Đoàn kết, Trí

tuệ, Đổi mới, Hội nhập và Phát triển” trongthời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

644

PHẦN THỨ BA: KINH TẾ

Cột phát sóng Đài Phát thanh -Truyền hình huyện Thủy Nguyên