CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ...

31
26 CHƯƠNG II: QUN LÝ VN CĐỊNH chương I, ta đã làm quen vi khái nim vqun trtài chính, các mi quan htài chính và các quyết định tài chính mà nhà qun trtài chính phi đưa ra. Mt trong nhng quyết định quan trng, liên quan ti bên trái ca bng cân đối kế toán là quyết định qun lý tài sn cđịnh, là hình thái biu hin ca vn cđịnh. Đây là ni dung ca chương II. Trong chương này ta stìm hiu vkhái nim vn cđịnh và tài sn cđịnh, cách thc luân chuyn ca vn cđịnh và bin pháp qun lý hiu qusdng và bo toàn vn cđịnh. 2.1. Vn cđịnh và tài sn cđịnh 2.1.1. Vn cđịnh a. Khái nim vvn cđịnh: Trong điu kin nn kinh tế thtrường, vic mua sm, xây dng hay lp đặt các TSCĐ ca doanh nghip đều phi thanh toán, chi trbng tin. Svn đầu tư ng trước để mua sm, xây dng hay lp đặt các TSCĐ hu hình và vô hình được gi là vn cđịnh ca doanh nghip. Đó là svn đầu tư ng trước vì svn này nếu được sdng có hiu quskhông mt đi, doanh nghip sthu hi li được sau khi tiêu thcác sn phm, hàng hoá hay dch vca mình. Là svn đầu tư ng trước để mua sm, xây dng các TSCĐ nên quy mô ca vn cđịnh nhiu hay ít squyết định quy mô ca TSCĐ, nh hưởng rt ln đến trình độ trang bkthut và công ngh, năng lc sn xut kinh doanh ca doanh nghip. Song ngược li nhng đặc đim kinh tế ca TSCĐ trong quá trình sdng li có nh hưởng quyết định, chi phi đặc đim tun hoàn và chu chuyn ca vn cđịnh. Ta có định nghĩa vvn cđịnh như sau: Vn cđịnh ca doanh nghip là mt bphn ca vn đầu tư ng trước vTSCĐ, biu hin bng tin ca TSCĐ, mà đặc đim ca nó là luân chuyn dn dn tng phn trong nhiu chu ksn xut và hoàn thành mt vòng tun hoàn khi TSCĐ hết thi gian sdng. Tiết 4

Transcript of CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ...

Page 1: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

26

CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH

Ở chương I, ta đã làm quen với khái niệm về quản trị tài chính, các mối quan hệ tài

chính và các quyết định tài chính mà nhà quản trị tài chính phải đưa ra. Một trong những

quyết định quan trọng, liên quan tới bên trái của bảng cân đối kế toán là quyết định quản lý

tài sản cố định, là hình thái biểu hiện của vốn cố định. Đây là nội dung của chương II.

Trong chương này ta sẽ tìm hiểu về khái niệm vốn cố định và tài sản cố định, cách thức

luân chuyển của vốn cố định và biện pháp quản lý hiệu quả sử dụng và bảo toàn vốn cố

định.

2.1. Vốn cố định và tài sản cố định

2.1.1. Vốn cố định

a. Khái niệm về vốn cố định:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các

TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu tư ứng trước để

mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các TSCĐ hữu hình và vô hình được gọi là vốn cố định của

doanh nghiệp. Đó là số vốn đầu tư ứng trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả

sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá

hay dịch vụ của mình.

Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các TSCĐ nên quy mô của vốn

cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô của TSCĐ, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang

bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song ngược lại

những đặc điểm kinh tế của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại có ảnh hưởng quyết định, chi

phối đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của vốn cố định.

Ta có định nghĩa về vốn cố định như sau:

Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ,

là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần

trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử

dụng.

Tiết 4

Page 2: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

27

b. Đặc điểm vốn cố định

Từ khái niệm của vốn cố định, ta có thể suy ra các đặc điểm của vốn cố định như sau:

Một là : Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, điều này do đặc điểm

của TSCĐ được sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kỳ sản xuất quyết định.

Hai là : VCĐ được luân chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất.

Ba là : Sau nhiều chu kỳ sản xuất VCĐ mới hoàn thành một vòng luân chuyển.

2.1.2. Tài sản cố định

a) Khái niệm tài sản cố định (TSCĐ)

TSCĐ phải đồng thời thỏa mãn bốn tiêu chuẩn cơ bản sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai

- Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách tin cậy

- Thời gian sử dụng từ một năm trở lên

- Giá trị từ 10 triệu VNĐ trở lên (theo quy định hiện hành)

Những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn quy định trên được coi là những công cụ

lao động nhỏ, được mua sắm bằng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp, và biểu hiện

thành tài sản lưu động trên bảng cân đối kế toán, hoặc là tính thành chi phí phát sinh trong

kỳ. Tuy nhiên trong thực tế việc xem xét tiêu chuẩn và nhận biết TSCĐ của doanh nghiệp là

phức tạp hơn.

Một là: Việc phân biệt giữa đối tượng lao động với các tư liệu lao động không chỉ đơn

thuần dựa vào tính chất và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì

có thể cùng một tài sản ở trường hợp này được coi là TSCĐ song ở trường hợp khác chỉ

được coi là đối tượng lao động. Ví dụ máy móc, thiêtts bị, nhà xưởng ... dùng trong sản

xuất là các TSCĐ, song nếu đó là các sản phẩm mới hoàn thành, đang được bảo quản trong

kho thành phẩm, chờ tiêu thụ hoặc là các công trình xây dựng cơ bản chưa bàn giao, thì chỉ

được coi là các đối tượng lao động. Tương tự như vậy, trong sản xuất nông nghiệp, những

Page 3: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

28

gia súc được sử dụng làm sức kéo, sinh sản, cho sản phẩm thì được coi là các TSCĐ, song

nếu chỉ là các vật nuôi để lấy thịt thì chỉ là các đối tượng lao động.

Hai là: Một số các tư liệu lao động nếu xét riêng lẻ từng bộ phận thì không đủ các tiêu

chuẩn trên song lại được tập hợp sử dụng đồng bộ như một hệ thống thì cả hệ thống đó

được coi như một TSCĐ. Ví dụ như trang thiết bị cho một phòng thí nghiệm, một văn

phòng, một phòng ở của khách sạn, một vườn cây lâu năm...

Ba là: Trong điều kiện phát triển và mở rộng các quan hệ hàng hoá tiền tệ, sự phát triển và

ứng dụng nhanh chóng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như nét đặc thù

trong hoạt động đầu tư của một số ngành nên một số khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi

ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu đồng thời thoả

mãn hai tiêu chuẩn cơ bản trên và không hình thành các TSCĐ hữu hình thì được coi là các

TSCĐ vô hình của doanh nghiệp. Ví dụ các chi phí mua bằng sáng chế, phát minh, bản

quyền tác giả, các chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về đất sử dụng, chi phí chuẩn bị

cho khai thác...

Đặc điểm chung của các TSCĐ trong doanh nghiệp là tham gia vào nhiều chu kỳ

sản xuất sản phẩm với vai trò là các công cụ lao động. Trong quá trình đó hình thái vật chất

và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ là không thay đổi. Song giá trị của nó lại được

chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Bộ phận giá trị chuyển dịch từ

cấu thành một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được bù đắp mỗi khi

sản phẩm được tiêu thụ.

Từ những nội dung trên đây, ta có khái niệm về tài sản cố định như sau:

Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị

lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó thì được chuyển dịch dần từng phần

vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất.

Quiz 2: Phân biệt giữa capital và revenue expenditure

Những chi phí vốn (capital expenditure) sẽ được sử dụng trong quá trình tính toán

giá trị của TSCĐ và sẽ tính khấu hao dần dần, còn chi phí doanh thu (revenue expenditure)

sẽ không tính được vào giá trị và khấu hao dần dần mà tính vào chi phí phát sinh trong kỳ.

Page 4: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

29

Công ty W mua một máy in có giá là $80,000; chi phí vận chuyển là $20,000; chi

phí lắp đặt là $5,000; thuế giá trị gia tăng là $15,000. Nhân viên được đào tạo để sử dụng

máy với chi phí là $2,000. Tính giá trị tài sản

A. $80,000

B. $105,000

C. $120,000

D. $122,000

Đáp án: Chi phí vốn hóa bao gồm những chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài

sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, do đó sẽ bao gồm, ngoài giá của tài sản, còn có chi phí

vận chuyển, chi phí lắp đặt nhưng không bao gồm thuế giá trị gia tăng và chi phí đào tạo

nhân viên.

b) Phân loại tài sản cố định trong doanh nghiệp

Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp theo

những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Thông thường có

những cách phân loại chủ yếu sau đây:

b.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, toàn bộ tài sản

cố định của doanh nghiệp được chia làm 3 loại:

- Tài sản cố định hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng

đơn vị tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết

với nhau để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) thoả mãn các tiêu chuẩn của tài

sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình

thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị...

- Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng

giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào

nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về

quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...

Page 5: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

30

Sự phân biệt này được thể hiện rõ ràng trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

- Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty

cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản

thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính.

Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương

đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Mọi hợp đồng thuê tài sản cố định nếu không thoả mãn các quy định trên được coi

là tài sản cố định thuê hoạt động.

Sự khác nhau giữa tài sản cố định thuê tài chính và thuê hoạt động thể hiện ở ảnh

hưởng của mỗi loại tài sản này đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối

với thuê tài chính, tài sản được coi như là thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và sẽ đươc

luân chuyển giá trị dần dần theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, còn đối với chi phí thuê hoạt

động sẽ luân chuyển một lần vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh.

b.2. Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng..

Theo tiêu thức này toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:

* Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh

* Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng.

* Các tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà Nước

Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được cơ cấu TSCĐ của mình theo

mục đích sử dụng của nó. Từ đó có biện pháp quản lý TSCĐ theo mục đích sử dụng sao

cho có hiệu quả nhất.

b.3. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế.

Căn cứ vào công dụng kinh tế của TSCĐ, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp có thể

chia thành các loại sau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc

- Máy móc, thiết bị

Page 6: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

31

- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn;

- Thiết bị, dụng cụ quản lý;

- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm;

- Các loại TSCĐ khác.

Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ trong doanh

nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao

TSCĐ chính xác.

b4. Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng.

Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ người ta chia tài sản cố định của doanh nghiệp

thành các loại:

- Tài sản cố định đang sử dụng;

- Tài sản cố định chưa cần dùng;

- Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý.

Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ của doanh

nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng chúng.

Mỗi cách phân loại trên đây cho phép đánh giá, xem xét kết cấu TSCĐ của doanh

nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của một

loại TSCĐ nào đó so với tổng nguyên giá các loại TSCĐ của doanh nghiệp tại một thời

điểm nhất định.

Kết cấu TSCĐ giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau hoặc

thậm chí trong cùng một ngành sản xuất cũng không hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt

hoặc biến động của kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp trong các thời kỳ khác nhau chịu ảnh

hưởng của nhiều nhân tố như qui mô sản xuất, khả năng thu hút vốn đầu tư, khả năng tiêu

thụ sản phẩm trên thị trường, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.... Tuy nhiên

đối với các doanh nghiệp, việc phân loại và phân tích tình hình kết cấu TSCĐ là một việt

Tiết 5

Page 7: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

32

làm cần thiết giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kết cấu TSCĐ sao cho có lợi nhất cho

việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.

2.1.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ, doanh nghiệp cần phải tính toán một loạt các

chi tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh với

những kỳ trước, với những mục tiêu đặt ra, xác định nguyên nhân của vấn đề. Đó là những

căn cứ để đưa ra những quyết định về mặt tài chính trong đầu tư, mua sắm TSCĐ và tìm ra

những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ của doanh nghiệp.

Có hai loại chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ như sau:

* Chỉ tiêu tổng hợp:

Dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ TSCĐ và VCĐ của doanh nghiệp trong

kỳ. Thuộc loại này gồm có những chỉ tiêu cơ bản sau:

- Hiệu suất sử dụng VCĐ: Phản ánh một đồng VCĐ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh

thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ:

Hiệu suất sử dụng VCĐ trong kỳ =Doanh thu trong kỳ

Hiệu suất sử dụng VCĐ trong kỳ =Số VCĐ bình quân trong kỳ

Trong đó:

VCĐ bình quân trong kỳ =VCĐ đầu kỳ + VCĐ cuối kỳ

VCĐ bình quân trong kỳ =2

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá TSCĐ trong kỳ

tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ =Doanh thu trong kỳ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ =NG TSCĐ bình quân trong kỳ

- Hàm lượng VCĐ: phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu trong kỳ. Nó là

đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ.

Page 8: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

33

- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Phản ánh cứ 1 đồng VCĐ bình quân trong kỳ tham gia tạo ra bao

nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =Lợi nhuận trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =Số VCĐ bình quân trong kỳ

* Chỉ tiêu riêng biệt:

Đây là chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng từng bộ phận VCĐ, từng

loại TSCĐ của doanh nghiệp. Mỗi loại TSCĐ sử dụng chỉ tiêu riêng cho phù hợp.

Bài tập

Có số liệu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu bến tre (lấy từ trên mạng của công ty) như

sau:

Trích bảng cân đối kế toán 31/03/2009 ‘000,000 VNĐ

01/01/2009‘000,000 VNĐ

Tài sản cố định 76,008 73,607Trích báo cáo kết quả kinh doanh Tính đến hết 31/3/2009

‘000,000 VNĐTính đến hết 31/3/2008‘000,000 VNĐ

Doanh thu 116,064 109,416Lợi nhuận (trước thuế) 10,008 12,253

Hãy đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.

Giải:

Chỉ tiêu Kết quả Ch ỉ t iêu của th ị trường

Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu/VCĐ bình quân

1.6 2

Hàm lượng vốn cố định = 1/ Hiệu suất 0.6 0.5Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận/VCĐ

bình quân0.1 0.7

Trong đó số VCĐ bình quân trong kỳ được tính như sau:

VCĐ bình quân trong kỳ = (VCĐ đầu kỳ VCĐ cuối kỳ)/2 = 74,807.5 triệu VNĐ

Trên cơ sở so sánh với chỉ tiêu sử dụng TSCĐ của thị trường nói chung, ta có thể thấy công

ty ABT hiện đang có hiệu suất sử dụng TSCĐ và tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với thị

trường. Nếu phân tích kỹ hơn, ta có thể có các chỉ tiêu riêng biệt sau

Page 9: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

34

Tài sản Giá trị (triệu VNĐ) Hiệu suất sử dụng (VNĐ)

Thiết bị phân xưởng nước đá 500 232Nhà phân xưởng nước đá 213 545Xe Toyota 4 chỗ 629 185Văn phòng làm việc Cty 1,513 77Xe Toyota 7 chỗ 335 346Xe Toyota 15 chỗ 435 267Hàng rào Cty 138 841Máy hút chân không 219 530Tủ cấp đông 297 391Máy hút chân không 220 528Máy luộc nghêu 500 kg/h 150 774Kho lạnh 150 tấn 395 294Giếng khoan 340 341Hệ thống cấp nước 169 687Máy rà đinh 113 1027Máy hút chân không 127 914…. ….. ……

Căn cứ vào số liệu này ta có thể so sánh tài sản nào có hiệu suất sử dụng cao nhất, phục vụ

cho công tác quản trị và cải tiến tình hình sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp.

2.1.4. Phương hướng cải tiến tình hình sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực

tiếp và quyết định đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau mỗi

chu kỳ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

sử dụng VCĐ trong kỳ, trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá những ưu nhược điểm

trong công tác quản lý, tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu

quả sử dụng TSCĐ và VCĐ của doanh nghiệp.

Dựa trên công thức trình bày về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố

định, ta có thể suy luận rằng để tăng hiệu suất sử dụng cũng như tăng tỷ suất lợi nhuận của

TSCĐ hoặc là tăng doanh thu/lợi nhuận, hoặc giảm số vốn cố định đầu tư vào TSCĐ. Các

biện pháp làm gia tăng doanh thu/lợi nhuận và cắt giảm chi phí sẽ được trình bày cụ thể

hơn ở chương khác (quản trị tài sản lưu động – chính sách tín dụng, quản trị hàng tồn kho –

chi phí lưu kho …). Sau đây, tôi sẽ trình bày những biện pháp cụ thể để có thể đảm bảo đầu

tư mức vốn cố định ít nhất, nhưng mang lại lợi ích kinh tế nhiều nhất.

Page 10: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

35

- Về quản trị quá trình sử dụng TSCĐ

+ Huy động hết mọi TSCĐ hiện có vào sản xuất kinh doanh cả về số lượng, thời gian và

công suất. Nâng cao năng suất hoạt động của TSCĐ;

+ Phân công, phân cấp quản lý TSCĐ rõ ràng, chặt chẽ; có đầy đủ nội quy quản lý, bảo vệ,

sử dụng TSCĐ đối với từng loại;

+ Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ. Không để xảy ra tình trạng

TSCĐ hư hỏng trước thời hạn sử dụng hoặc hư hỏng bất thường gây ra thiệt hại đến kết quả

sản xuất do ngừng sản xuất.

- Về quản trị quá trình mua sắm TSCĐ

+ Có kế hoạch đầu tư, mua sắm TSCĐ hợp lý, phù hợp với yêu cầu sản xuất của các ngành

và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Các công trình phi sản xuất cần hạn chế ở mức thấp

nhất.

+ Quản lý tốt công tác xây dựng cơ bản của doanh nghiệp, hết sức tiết kiệm chi phí trong

quá trình xây dựng và mua sắm TSCĐ. Chú trọng đổi mới trang thiết bị phương pháp công

nghệ sản xuất để tăng lợi nhuận.

- Về quản trị tình hình xuống cấp của TSCĐ

Kiểm kê TSCĐ theo định kỳ để thường xuyên nắm được tình hình biến động TSCĐ của

doanh nghiệp. Kịp thời thanh lý các TSCĐ không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ

quá mức các TSCĐ chưa cần dùng. Sử dụng kịp thời vốn khấu hao vào đầu tư xây dựng,

mua sắm TSCĐ mới càng nhanh càng tốt.

2.2. Khấu hao tài sản cố định

2.2.1. Khái niệm về hao mòn và khấu hao tài sản cố định

2.2.1.1 Hao mòn tài sản cố định

a. Hao mòn hữu hình

Tiết 6

Page 11: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

36

Hao mòn hữu hình của TSCĐ là sự hao mòn về vật chất, về giá trị sử dụng và giá trị

của TSCĐ trong quá trình sử dụng.

Về mặt vật chất đó là sự hao mòn có thể nhận thấy được từ sự thay đổi trạng thái vật

lý ban đầu ở các bộ phận, chi tiết TSCĐ dưới sự tác động của ma sát, tải trọng, nhiệt độ,

hoá chất...

Về giá trị sử dụng đó là sự giảm sút về chất lượng, tính năng kỹ thuật ban đầu trong

quá trình sử dụng và cuối cùng không còn sử dụng được nữa. Muốn khôi phục lại giá trị sử

dụng của nó phải tiến hành sửa chữa, thay thế.

Về mặt giá trị đó là sự giảm dần giá trị của TSCĐ cùng với quá trình chuyển dịch

dần từng phần giá trị hao mòn vào giá trị sản phẩm sản xuất. Đối với các TSCĐ vô hình,

hao mòn hữu hình chỉ thể hiện ở sự hao mòn về mặt giá trị.

Nguyên nhân và mức độ hao mòn hữu hình trước hết phụ thuộc vào các nhân tố

trong quá trình sử dụng TSCĐ như thời gian và cường độ sử dụng, việc chấp hành các quy

phạm kỹ thuật trong sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ. Tiếp đến là các nhân tố về tự nhiên và

môi trường sử dụng TSCĐ. Ví dụ như độ ẩm, nhiệt độ môi trường, tác động của các chất

hoá học... Ngoài ra mức độ hao mòn hữu hình cũng còn phụ thuộc vào chất lượng chế tạo

TSCĐ. Ví dụ như chất lượng nguyên vật liệu được sử dụng; trình độ kỹ thuật, công nghệ

chế tạo...

Việc nhận thức rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức hao mòn hữu hình TSCĐ sẽ

giúp các doanh nghiệp có biện pháp cần thiết, hữu hiệu để hạn chế nó.

b. Hao mòn vô hình

Hao mòn vô hình là sự giảm sút về giá trị trao đổi của TSCĐ do ảnh hưởng của tiến

bộ khoa học kỹ thuật.

- Hao mòn vô hình loại 1.

Tài sản cố định bị giảm giá trị trao đổi do đã có những TSCĐ như cũ song giá mua

lại rẻ hơn. Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 1 được xác định theo công thức:

Page 12: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

37

Trong đó:

V1 - Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 1;

Gd – Giá mua ban đầu của TSCĐ;

Gh – Giá mua hiện tại của TSCĐ.

- Hao mòn vô hình loại 2.

Tài sản cố định bị giảm giá trị trao đổi do có những TSCĐ mới tuy mua với giá như

cũ nhưng lại hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật. Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 2 được xác định

theo công thức.

Trong đó:

V2 - Tỷ lệ hao mòn vô hình loại 2;

Gk – Giá trị của TSCĐ cũ không chuyển dịch được vào giá trị sản phẩm;

Gd – Giá mua ban đầu của TSCĐ.

- Hao mòn vô hình loại 3.

Tài sản cố định bị mất giá hoàn toàn do chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm, tất yếu

dẫn đến những TSCĐ sử dụng để chế tạo các sản phẩm đó cũng bị mất tác dụng. Hoặc

trong các trường hợp các máy móc thiết bị, qui trình công nghệ…còn nằm trên các dự án

thiết kế, các bản dự thảo đã trở nên lạc hậu. Điều này cho thấy hao mòn vô hình không chỉ

xảy ra đối với TSCĐ hữu hình mà còn xảy ra đối với TSCĐ vô hình.

2.2.1.2 Khấu hao tài sản cố định

Khấu hao TSCĐ là việc chuyển dịch dần giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình

sử dụng vào giá trị sản phẩm sản xuất ra. Đây là việc tính toán và phân bổ giá trị ban đầu

Page 13: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

38

(nguyên giá) của TSCĐ vào chi phí kinh doanh một cách có hệ thống và theo các phương

pháp thích hợp. Hàng năm, doanh nghiệp phải trích từ tiền thu bán sản phẩm để thu hồi lại

giá trị khấu hao TSCĐ

2.2.2. Ý nghĩa của công tác khấu hao TSCĐ

Mục đích của khấu hao TSCĐ là nhằm tích luỹ vốn để tái sản xuất giản đơn hoặc tái

sản xuất mở rộng TSCĐ. Về bản chất, bộ phận giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị

sản phẩm được coi là một yếu tố chi phí sản xuất sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức

tiền tệ gọi là tiền khấu hao TSCĐ. Sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu

hao được tích luỹ lại hình thành quỹ khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp. Quỹ khấu hao

TSCĐ là một nguồn tài chính quan trọng để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng

TSCĐ trong các doanh nghiệp. Trên thực tế khi chưa có nhu cầu đầu tư mua sắm TSCĐ các

doanh nghiệp cũng có thể sử dụng linh hoạt quỹ này để đáp ứng các nhu cầu vốn kinh

doanh của mình.

Về nguyên tắc, việc tính khấu hao TSCĐ phải phù hợp với mức độ hao mòn của

TSCĐ và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị vốn đầu tư ban đầu. Điều này đòi hỏi phải vừa đảm

bảo tính chính xác, hợp lý của giá thành sản phẩm, vừa hạn chế ảnh hưởng của hao mòn vô

hình, lại vừa bảo toàn được VCĐ cho doanh nghiệp. Nếu khấu hao ít hơn giá trị hao mòn sẽ

dẫn đến không thu hồi đủ vốn, không bảo toàn được vốn, tạo ra sự lỗ thật, lãi giả trong

doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ mất dần vốn. Ngược lại, nếu khấu hao nhiều hơn giá trị

hao mòn sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng, lợi nhuận do vậy sẽ giảm, ảnh hưởng đến đầu

tư và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, khấu hao TSCĐ đầy đủ và hợp lý có ý nghĩa kinh

tế quan trọng đối với doanh nghiệp.

2.2.3. Các phương pháp tính khấu hao

Có nhiều phương pháp khấu hao TSCĐ khác nhau, mỗi phương pháp đều có những

ưu điểm và nhược điểm riêng. Căn cứ vào tình hình cụ thể mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn

phương pháp khấu hao TSCĐ doanh nghiệp mình cho phù hợp.

Theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ

tài chính thì có 3 phương pháp khấu hao chủ yếu được áp dụng trong các doanh nghiệp là:

Page 14: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

39

Phương pháp khấu hao đường thẳng; Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều

chỉnh; và phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

b1. Phương pháp khấu hao đường thẳng:

* Nội dung của phương pháp:

Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu

hao đường thẳng như sau:

- Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm cho tài sản cố định theo công thức dưới

đây:

Mức trích khấu hao trung

bình hàng năm của TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐMức trích khấu hao trung

bình hàng năm của TSCĐ =

Thời gian sử dụng của TSCĐ

Nguyên giá của TSCĐ (NG) là toàn bộ các chi phí thực tế của doanh nghiệp đã chi

ra để có được TSCĐ cho tới khi đưa TSCĐ vào hoạt động bình thường. Thông thường nó

bao gồm giá mua, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, khoản lãi vay đầu tư cho

TSCĐ khi chưa bàn giao công trình vào sử dụng, các khoản thuế, lệ phí, trước bạ (nếu có);

Số năm sử dụng TSCĐ (Nsd) là thời gian doanh nghiệp sử dụng TSCĐ vào hoạt

động sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kỹ thuật

và kinh tế của TSCĐ cũng như các yếu tố khác có liên quan đến hoạt động của TSCĐ trong

doanh nghiệp. Đối với TSCĐ hữu hình, thời gian sử dụng được xác định căn cứ vào các

tiêu chuẩn cụ thể sau đây:

- Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ: là thời gian có thể sử dụng TSCĐ tính theo các thông

số kỹ thuật thiết kế, chế tạo;

- Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ: được xác định căn cứ vào thời gian mà TSCĐ còn sử

dụng có hiệu quả, nhằm loại trừ ảnh hưởng của hao mòn vô hình. Thông thường tuổi thọ

kinh tế luôn nhỏ hơn tuổi thọ kỹ thuật;

- Hiện trạng TSCĐ: được xem xét trên các mặt như thời gian TSCĐ đã qua sử dụng,

thế hệ TSCĐ, tình trạng thực tế của TSCĐ…

Page 15: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

40

- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12

tháng.

Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh

nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy

giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử

dụng còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian sử dụng đã đăng ký trừ thời gian

đã sử dụng) của tài sản cố định.

Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng tài sản cố định được

xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến

năm trước năm cuối cùng của tài sản cố định đó.

Phương pháp khấu hao đường thẳng có thể được biểu diễn trên hình sau:

Tiết 7

Thời gian (năm)

MKH

Mức khấu hao trung bình hàng năm

Mức khấu hao theo bình quân năm

Page 16: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

41

Ví dụ:

Công ty A mua một tài sản cố định (mới 100%) với giá ghi trên hoá đơn là 119 triệu đồng,

chiết khấu mua hàng là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển là 3 triệu đồng, chi phí lắp đặt,

chạy thử là 3 triệu đồng. Biết rằng tài sản cố định có tuổi thọ kỹ thuật là 12 năm, thời gian

sử dụng của tài sản cố định doanh nghiệp dự kiến là 10 năm (phù hợp với quy định tại Phụ

lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC), tài sản được đưa vào sử dụng

vào ngày 1/1/2004.

Nguyên giá tài sản cố định = 119 triệu - 5 triệu + 3 triệu+ 3 triệu = 120 triệu đồng

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 120 triệu : 10 năm =12 triệu đồng/năm.

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 12 triệu đồng: 12 tháng = 1 triệu đồng/ tháng

Hàng năm, doanh nghiệp trích 12 triệu đồng chi phí trích khấu hao tài sản cố định đó vào

chi phí kinh doanh. Sau 5 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng

chi phí là 30 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 6 năm (tăng 1 năm so với

thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/1/2009.

Nguyên giá tài sản cố định = 120 triệu đồng + 30 triệu đồng = 150 triệu đồng

Số khấu hao luỹ kế đã trích = 12 triệu đồng X 5 năm = 60 triệu đồng

Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 150 triệu đồng - 60 triệu đồng = 90 triệu đồng

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 90 triệu đồng : 6 năm = 15 triệu đồng/ năm

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 15.000.000 đồng : 12 tháng =1.250.000 đồng/

tháng

Từ năm 2009 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng

1.250.000 đồng đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.

b2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần:

* Nội dung của phương pháp:

Mức trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp số dư giảm dần được xác định như:

Page 17: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

42

- Xác định thời gian sử dụng của tài sản cố định: doanh nghiệp xác định thời gian sử dụng

của tài sản cố định theo quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố

định ban hành kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính.

- Xác định mức trích khấu hao năm của tài sản cố định trong các năm đầu theo công thức

dưới đây:

Mức trích khấu hao hàng năm của

TSCĐ=

Giá trị còn lại của

TSCĐX

Tỷ l ệ k h ấu h a o

nhanh

Trong đó tỷ lệ khấu hao nhanh được tính theo công thức sau

Tỷ lệ khấu hao nhanh

(%)=

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp

đường thẳngx

H ệ s ố đ i ề u

chỉnh

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng được xác định như sau (như trình

bày ở trên)

Tỷ lệ khấu hao của TSCĐ

theo phương pháp đường

thẳng(%)

=

1

x 100

Tỷ lệ khấu hao của TSCĐ

theo phương pháp đường

thẳng(%)

= Thời gian sử dụng của TSCĐ x 100

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của tài sản cố định quy định tại

bảng dưới đây

Thời gian sử dụng của tài sản cố định Hệ số điều chỉnh (lần)Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm) 1,5Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t ≤ 6 năm) 2,0Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm

dần nói trên bằng (hoặc thấp hơn) mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số

năm sử dụng còn lại của tài sản cố định, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá

trị còn lại của tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định.

- Mức trích khấu hao hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Có thể biểu diễn mức khấu hao theo phương pháp này trên đồ thị sau:

MKHMức khấu hao hàng năm

Page 18: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

43

* Ví dụ: Công ty A mua một thiết bị sản xuất các linh kiện điện tử mới với nguyên

giá là 10 triệu đồng. Thời gian sử dụng của tài sản cố định là 5 năm. Xác định mức khấu

hao hàng năm như sau:

- Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng là 20%.

- Tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư giảm dần bằng 20% x 2 = 40%

- Mức trích khấu hao hàng năm của TSCĐ trên được xác định cụ thể ở bảng dưới đây:

N ă m thứ

Giá trị còn lại của TSCĐ

Mứ c k h ấ u h a o hàng năm

Mức khấu hao hàng tháng

Khấu hao lũy kế cuối năm

= Giá trị TSCĐ - Mức khấu hao hàng năm

= Giá trị còn lại x Tỷ lệ khấu hao nhanh*

= Mức khấu hao hàng tháng/12

= Cộng dồn của mức khấu hao hàng năm

1 10,000,000 4,000,000 333,333 4,000,0002 6,000,000 2,400,000 200,000 6,400,0003 3,600,000 1,440,000 120,000 7,840,0004 2,160,000 1,080,000 90,000 8,920,0005 1,080,000 90,000 10,000,000

* Chú ý:

+ Mức khấu hao tài sản cố định từ năm thứ nhất đến hết năm thứ 3 được tính bằng giá trị

còn lại của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh (40%).

+ Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của tài sản cố định (đầu

Page 19: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

44

năm thứ 4) chia cho số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (2.160.000 / 2 = 1.080.000).

[Vì tại năm thứ 4: mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (2.160.000 x 40%=

864.000) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn

lại của tài sản cố định (2.160.000 : 2 = 1.080.000)].

Như có thể thấy qua bài tập, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần nếu áp dụng nhất

quán sẽ không bao giờ có thể đảm bảo khấu hao hết giá trị của tài sản (mà chỉ tịnh tiến về

0). Để khắc phục đặc điểm này, một phương pháp tính khấu hao được đưa ra dựa trên tính

toán số năm còn lại của thời gian hữu ích của tài sản.

b.3 Phương pháp khấu hao giảm dần theo tổng số năm sử dụng

Nội dung phương pháp:

- Theo phương pháp này, mức khấu hao hàng năm được tính trên cơ sở nhân giá trị ban đầu

của TSCĐ với tỷ lệ khấu hao của mỗi năm.

Công thức tổng quát như sau:

MKHi = TKHi x NG

Trong đó: MKHi là số tiền khấu hao ở năm thứ i (i = 1,n)

TKHi là tỷ lệ khấu hao TSCĐ ở năm thứ i;

NG là nguyên giá TSCĐ

Tỷ lệ khấu hao giảm dần theo phương pháp này được xác định như sau:

TKHi (%) =Số năm sử dụng còn lại của TSCĐ

X 100TKHi (%) = X 100TKHi (%) =Tổng số thứ tự năm sử dụng TSCĐ

X 100

Đối với phương pháp này, tỷ lệ khấu hao thay đổi nhưng giá trị khấu hao không thay đổi, và

tổng của tỷ lệ khấu hao bằng một, dẫn đến giá trị TSCĐ được khấu hao hết. Có thể biểu

diễn mức khấu hao của phương pháp này trên đồ thị như sau:

Page 20: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

45

Mức khấu hao hàng năm

MKH

Nsd

Hình: Đồ thị biểu diễn Mức khấu hao hàng năm theo phương pháp tổng số năm sử dụng

Ví dụ:

Vẫn áp dụng ví dụ trên đây, ta có thể tính được mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao theo

phương pháp tổng số năm sử dụng như sau

Năm thứ S ố n ăm s ử dụng còn lại

Tỷ lệ khấu hao mỗi năm (%)Làm tròn số

Mức trích khấu hao mỗi năm (triệu đồng)Làm tròn số

= số năm sử dụng còn lại/tổng số năm x 100%

=tỷ lệ khấu hao x 10 triệu đồng

1 5 33.33 3.332 4 26.67 2.673 3 20.00 2.004 2 13.33 1.335 1 6.67 0.67Tổng 15 10

Page 21: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

46

Giả sử tổng số năm sử dụng là Nsd, ta có thể xác định công thức tính tỷ lệ khấu hao hàng

năm như sau:

- Năm thứ i, số năm sử dụng còn lại là (Nsd –i +1)

- Tổng của các năm sử dụng còn lại là = --- (biến đổi ) =

- Vậy tỷ lệ khấu hao hàng năm sẽ tính như sau:

=

b.4 Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:

* Nội dung của phương pháp:

Tài sản cố định trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo

số lượng, khối lượng sản phẩm như sau:

- Căn cứ vào hồ sơ kinh tế- kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số

lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là

sản lượng theo công suất thiết kế.

- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản phẩm

thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của tài sản cố định.

- Xác định mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định theo công thức dưới đây:

Mức trích khấu hao trong

tháng của TSCĐ=

Số lượng sản phẩm sản

xuất trong thángx

Mức trích khấu hao bình quân

tính cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó

- Mức trích khấu hao năm của tài sản cố định bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng

trong năm, hoặc tính theo công thức sau:

Page 22: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

47

Mức trích khấu hao

năm của TSCĐ=

Số lượng sản phẩm sản

xuất trong nămx

Mức trích khấu hao bình quân tính

cho một đơn vị sản phẩm

Trường hợp công suất thiết kế hoặc nguyên giá của tài sản cố định thay đổi, doanh nghiệp

phải xác định lại mức trích khấu hao của tài sản cố định.

* Ví dụ: Công ty A mua máy ủi đất (mới 100%) với nguyên giá 450 triệu đồng. Công suất

thiết kế của máy ủi này là 30m3/giờ. Sản lượng theo công suất thiết kế của máy ủi này là

2.400.000 m3. Khối lượng sản phẩm đạt được trong năm thứ nhất của máy ủi này là:

ThángKhối lượng sản phẩm hoàn thành (m3) Tháng

Khối lượng sản phẩm hoàn thành (m3)

Tháng 1 14000 Tháng 7 15000Tháng 2 15000 Tháng 8 14000Tháng 3 18000 Tháng 9 16000Tháng 4 16000 Tháng 10 16000Tháng 5 15000 Tháng 11 18000Tháng 6 14000 Tháng 12 18000

Mức trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản

phẩm của tài sản cố định này được xác định như sau:

- Mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 m3đất ủi = 450 triệu đồng: 2.400.000 m3 =

187,5 đ/m3

- Mức trích khấu hao của máy ủi được tính theo bảng sau

Tháng Sản lượng t h ự c t ế tháng (m')

Mức trích khấu hao tháng (đồng)

=sản lượng thực tế x 187,5 đ1 14000 26250002 15000 28125003 18000 33750004 16000 30000005 15000 28125006 14000 26250007 15000 28125008 14000 26250009 16000 300000010 16000 3000000

Page 23: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

48

11 18000 337500012 18000 3375000

2.2.4. Các phương pháp lập kế hoạch khấu hao TSCĐ

Trình tự và nội dung việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp thường

bao gồm những vấn đề chủ yếu sau đây:

- Xác định phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao và tổng nguyên giá TSCĐ phải tính

khấu hao đầu kỳ kế hoạch.

Tất cả tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, gồm cả tài

sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý, trừ những tài sản cố định thuộc công trình phúc

lợi công cộng, nhà ở. Tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào

hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao nữa.

- Xác định giá trị TSCĐ tăng, giảm trong kỳ kế hoạch và nguyên giá bình quân

TSCĐ phải trích khấu hao trong kỳ.

TSCĐ tăng, giảm, ngừng tham gia hoạt động kinh doanh trong tháng sẽ được trích

hoặc thôi trích khấu hao từ ngày đầu của tháng tiếp theo.

Giá trị bình quân TSCĐ tăng thêm hoặc giảm bớt trong kỳ kế hoạch được xác định

theo công thức:

Trong đó : NGT: Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao tăng trong kỳ.

NGg: Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao giảm trong kỳ.

NGt: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao tăng trong kỳ.

Tiết 8

Page 24: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

49

NGg: Nguyên giá TSCĐ phải khấu hao giảm trong kỳ.

Tsd: Số tháng sử dụng TSCĐ trong năm kế hoạch.

Sau khi xác định được nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao tăng hoặc giảm

trong kỳ, nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao trong năm sẽ được tính theo công

thức.

NGKH=NGd + NGt - NGg

Trong đó : NGKH: Nguyên giá bình quân TSCĐ phải tính khấu hao.

NGd: Nguyên giá TSCĐ ở đầu kỳ phải tính khấu hao.

NGt,NGg: Như trên.

- Xác định mức khấu hao bình quân hàng năm.

Sử dụng công thức :

MKH=NGKH x TKH

Trong đó : MKH: Mức khấu hao.bình quân hàng năm

TKH: Tỷ lệ khấu hao bình quân hàng năm.

NGKH Như trên.

- Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao TSCĐ trong kỳ.

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả số tiền trích khấu hao các doanh nghiệp cần dự

kiến phân phối sử dụng tiền trích khấu hao trong kỳ. Nói chung điều này tuỳ thuộc vào cơ

cấu nguồn vốn đầu tư ban đầu để hình thành TSCĐ của doanh nghiệp.

Đối với các TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn chủ sở hữu, các doanh nghiệp được

chủ động sử dụng toàn bộ số tiền khấu hao luỹ kế thu được để tái đầu tư thay thế đổi mới

TSCĐ của mình.

Đối với các TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn đi vay, về nguyên tắc doanh nghiệp

phải sử dụng số tiền trích khấu hao thu được để trả vốn và lãi vay. Tuy nhiên trong khi chưa

Page 25: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

50

Phê duyệt mua sắm TSCĐ

Lựa chọn nhà cung cấp

Tiến hành mua tài sản

đến kỳ hạn trả nợ, doanh nghiệp cũng có thể tạm thời sử dụng vào các mục đích kinh doanh

khác để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay của doanh nghiệp.

Xin xem thêm phần Quản trị quỹ khấu hao để phân tích rõ hơn quá trình phân phối

và sử dụng tiền trích khấu hao.

Cho sinh viên đọc bài trước và thuyết trình ,minh họa bằng chu trình mua tài sản thực tế

2.3. Một số biện pháp quản lý, nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định và bảo toàn

vốn cố định trong doanh nghiệp.

2.3.1 Quản lý VCĐ trong doanh nghiệp

Nội dung quản lý VCĐ trong doanh nghiệp bao gồm quản lý VCĐ đang trong quá

trình xây dựng, mua sắm TSCĐ, quản lý các TSCĐ và quản lý quỹ khấu hao TSCĐ

a. Quản lý VCĐ đang trong quá trình xây dựng, mua sắm TSCĐ

TSCĐ của doanh nghiệp được hình thanh do quá trình xây dựng cơ bản và mua

sắm. Quá trình này đòi hỏi khá nhiều thời gian và cũng rất phức tạp, đặc biệt đối với những

công trình xây dựng cơ bản có thời gian thi công dài, lượng vốn đầu tư lớn. Nếu quản lý

không tốt dễ dẫn đến những thất thoát vốn, chất lượng công trình kém.

Đối với các dự án, công trình xây dựng cần thực hiện đúng quy chế, quy trình quản

lý đầu tư và xây dựng trong tất cả các khâu chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư, thẩm định dự

án đầu tư, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện dự án.

Đối với các thiết bị máy móc cần quản lý chặt chẽ việc mua sắm, vận chuyển, lắp

đặt, chạy thử…

Yêu cầu TSCĐ sau khi hoàn thành việc xây dựng, mua sắm được bàn giao đưa vào

sử dụng phải có chất lượng tốt, giá hợp lý.

Trên thực tế, chu trình quản lý mua sắm TSCĐ tại các doanh nghiệp bao gồm các

bước cơ bản sau.

Tiết 9

Page 26: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

51

b. Quản lý TSCĐ

Để phục vụ yêu cầu công tác quản lý và sử dụng có hiệu quảcTSCĐ, các doanh

nghiệp cần phải thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

(1) Tiến hành phân loại TSCĐ của doanh nghiệp

Phân loại TSCĐ là việc phân chia toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp ra từng nhóm

theo những tiêu thức nhất định nhằm phục vụ yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Thông thường

có những cách phân loại chủ yếu sau đây:

* Phân loại theo hình thái biểu hiện:

Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý doanh nghiệp thấy được cơ cấu đầu tư vào

TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. Từ đó giúp cho việc quản lý và lựa chọn quyết định đầu

tư.

* Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế:

Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý sử dụng TSCĐ phù hợp và hiệu quả cũng như tính

toán khấu hao TSCĐ chính xác.

* Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng: theo đó, TSCĐ của doanh nghiệp được

chia thành các nhóm sau:

- TSCĐ đang sử dụng;

- TSCĐ chưa cần dùng;

- TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý.

Page 27: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

52

Cách phân loại này cho thấy tổng quát tình hình sử dụng TSCĐ về mặt số lượng và chất

lượng TSCĐ hiện có, mức tiềm năng hoặc ứ đọng TSCĐ.

* Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng:

Ngoài cách thức phân loại như trình bày ở phần trên (Vốn cố định và Tài sản cố

định), TSCĐ của doanh nghiệp còn được chia thành 3 nhóm theo các tiêu chí sau:

- TSCĐ dùng cho mục đích sản xuất;

- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng;

- TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ Nhà nước và các đơn vị khác theo các quyết định của cơ quan

có thẩm quyền.

Với cách phân loại này, doanh nghiệp có thể thấy được cơ cấu TSCĐ của mình theo mục

đích sử dụng, xác định đúng phạm vi TSCĐ cần khấu hao, có biện pháp quản lý sao cho có

hiệu quả nhất.

* Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành: Căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ,

toàn bộ TSCĐ của danh nghiệp được chia thành 3 loại:

- TSCĐ được hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu;

- TSCĐ được hình thành bằng nguồn vốn vay;

- TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn khác.

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp thấy được cơ cấu nguồn hình thành TSCĐ. Doanh

nghiệp có biện pháp quản lý VCĐ và sử dụng quỹ khấu hao TSCĐ phù hợp với từng

nguồn, đảm bảo thực hiện tái sản xuất tốt TSCĐ của doanh nghiệp.

(2) Thực hiện phân cấp quản lý TSCĐ cho các đơn vị và cá nhân trong doanh nghiệp

Ban giám đốc quản lý điều hành doanh nghiệp là người chịu trách nhiệm quản lý

toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp. Họ có quyền quyết định việc xây dựng, mua sắm thêm

TSCĐ; bán, chuyển hoặc thanh lý TSCĐ đã hư hỏng; có quyền hạn trong việc khen thưởng

hoặc phạt đối với những cá nhân và đơn vị quản lý TSCĐ tốt hay xấu; có quyền quyết định

chuyển TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp.

Page 28: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

53

- Các ngành, các đơn vị trong doanh nghiệp được ban giám đốc phân cấp quản lý những

TSCĐ thuộc ngành mình, đơn vị mình sử dụng. Các ngành, các đơn vị phải nắm vững được

từng loại TSCĐ về mặt số lượng, chất lượng, công suất; hướng dẫn, đôn đốc việc bảo quản

và sử dụng TSCĐ, kiểm tra và phát hiện những trường hợp mất mát, hư hỏng.

- Các đội, các phân xưởng phải quản lý và sử dụng những TSCĐ của đội mình, phân xưởng

mình. Có trách nhiệm bảo quản, sửa chữa để kéo dài thời gian sử dụng và nâng cao hiệu

suất công tác của TSCĐ. Các đội, phân xưởng có quyền phân cấp quản lý TSCĐ của mình

cho các tổ và cá nhân.

- Các tổ và cá nhân phải quản lý và sử dụng tốt TSCĐ đã đươc phân cấp cho mình sử dụng

và quản lý. Bảo quản và sửa chữa thường xuyên TSCĐ được giao quản lý. Thực hiện

nghiêm túc những nội quy, quy chế về bảo quản và sử dụng TSCĐ.

(3) Thực hiện tốt việc kiểm tra, theo dõi tình hình biến động TSCĐ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải định kỳ kiểm kê, thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình quản lý,

sử dụng TSCĐ của các đơn vị và cá nhân, tình hình biến động TSCĐ. Phát hiện và xử lý

kịp thời những trường hợp làm mất mát, hư hỏng TSCĐ. Ghi chép đầy đủ và chính xác số

lượng, giá trị và tình hình khấu hao của từng loại, nhóm TSCĐ.

(4) Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt nội quy, quy chế về quản lý và sử dụng đối với từng

loại, nhóm TSCĐ của doanh nghiệp

(5) Thực hiện việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ hàng năm

Kế hoạch khấu hao TSCĐ là một nội dung quan trọng để quản lý và nâng cao hiệu quả sử

dụng VCĐ và TSCĐ của doanh nghiệp. Qua kế hoạch khấu hao TSCĐ, nhà quản lý doanh

nghiệp có thể biết được một cách tổng quát tình hình tăng, giảm VCĐ, số tiền trích vào quỹ

khấu hao trong năm kế hoạch. Nó là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xem xét, lựa

chọn quyết định đầu tư đổi mới TSCĐ trong tương lai.

c. Quản lý quỹ khấu hao TSCĐ

Page 29: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

54

Khi xem xét việc quản lý quỹ khấu hao, chúng ta sẽ nghiên cứu ảnh hưởng của việc

trích lập khấu hao trên hai phương diện: báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế

toán.

Thứ nhất, về phương diện báo cáo kết quả kinh doanh, ta thấy vị trí của chi phí khấu

hao là nằm trong phần chi phí không xuất quỹ của doanh nghiệp:

Doanh thu = chi phí xuất quỹ + chi phí không xuất quỹ + lợi nhuận dự kiến

Chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí, và do đó có ảnh hưởng

quan trọng đến lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp phải cân bằng

giữa việc mua sắm, sử dụng TSCĐ và việc trích lập khấu hao thường niên để đảm bảo chi

phí khấu hao ở mức tối thiểu, nhưng vẫn đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn kế toán và nhu

cầu hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ, như phân tích ở phần các phương pháp lập kế

hoạch khấu hao, chúng ta biết rằng phạm vi tính khấu hao TSCĐ bao gồm cả những TSCĐ

mua về nhưng chưa sử dụng (trong trạng thái sẵn sàng sử dụng). Do vậy, nếu không quản lý

tốt công tác mua sắm TSCĐ sẽ dẫn tới tình trạng TSCĐ mua về nhưng không sử dụng

nhiều, chi phí khấu hao lớn nhưng tỷ lệ TSCĐ tham gia vào việc sản xuất kinh doanh

không tương xứng, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về của doanh nghiệp.

Thứ hai, về phương diện bảng cân đối kế toán, ta thấy ảnh hưởng của việc trích lập

quỹ khấu haho tới hoạt động phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp như sau. Để đơn giản

hóa, ta giả sử rằng từ đầu kỳ đến cuối kỳ, doanh nghiệp không có thay đổi nào về nguồn

vốn (không thanh toán khoản vay nào và doanh nghiệp không thu thêm được lợi nhuận

nào), và không mua sắm thêm TSCĐ nào, và không có tài sản dài hạn khác

Đầu kỳĐầu kỳĐầu kỳĐầu kỳ Cuối kỳCuối kỳCuối kỳCuối kỳTài sản Nguồn vốn Tài sản Nguồn vốnTSLĐ 150 Vốn vay 200 TSLĐ 150 + 50 Vốn vay 200TSCĐ 350 Vốn chủ sở

hữu300 TSCĐ 300 Vốn chủ sở

hữu300

Vì TSCĐ được trích khấu hao, mà không mua thêm TSCĐ nào nên giá trị của

TSCĐ giảm đi vào cuối kỳ. Khoản giảm đi này tương ứng với quỹ khấu hao của doanh

nghiệp lập ra, nó được trích từ tiền thu bán sản phẩm (doanh thu). Đây là một nguồn tài

Page 30: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

55

chính quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng

TSCĐ, được thể hiện như sau:

- Trong trường hợp ví dụ trên, quỹ khấu hao trong kỳ 50 đồng của doanh nghiệp đã chạy

vào TSLĐ và có thể ở dưới dạng tiền mặt, hàng tồn kho, hoặc đầu tư ngắn hạn. Điều

này có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng quỹ khấu hao trong việc mở rộng tái sản xuất

giản đơn và đảm bảo xoay vòng đồng vốn.

- Trường hợp khác, giả sử TSLĐ vẫn giữ nguyên là 150 đồng, và TSCĐ là 350 đồng có

nghĩa là doanh nghiệp đã mua thêm TSCĐ để đầu tư tái sản xuất mở rộng

- Trường hợp khác, TSLĐ vẫn giữ nguyên, TSCĐ không mua thêm, và quỹ khấu hao

thành lập là 50 đồng, vốn vay giảm đi là 50 đô, có nghĩa là doanh nghiệp đã dùng quỹ

khấu hao để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Như vậy, về bản chất quỹ khấu hao được lập ra để đảm bảo doanh nghiệp có thể tái đầu tư

TSCĐ vào cuối kỳ sử dụng của tài sản, nhưng nó có thể sử dụng linh hoạt đảm bảo đáp

ứng các mục tiêu của doanh nghiệp, và quan trọng hơn là để quay vòng vốn trong kỳ kinh

doanh.

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ khấu hao đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thực

hiện tốt những công việc sau:

- Có đầy đủ sổ sách và tài khoản để theo dõi khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp theo đúng

chế độ kế toán quy định. Ghi chép đầy đủ và chính xác số tiền trích khấu hao và tình hình

sử dụng quỹ khấu hao trong từng kỳ của doanh nghiệp.

- Trong kỳ, doanh nghiệp cần có kế hoạch phân phối sử dụng tiền trích khấu hao cho phù

hợp với nguồn vốn đầu tư hình thành TSCĐ của doanh nghiệp.

2.3.2 Bảo toàn VCĐ

Về mặt lý thuyết, bảo toàn VCĐ có nghĩa là phải thu hồi đủ toàn bộ phần vốn (giá trị) đã

ứng ra ban đầu để mua sắm TSCĐ khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng. Tuy nhiên trên thực tế,

trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, các doanh nghiệp luôn phải chịu tác động

của các yếu tố như hao mòn vô hình, lạm phát, cạnh tranh…. Nên việc thu hồi giá trị ban

Page 31: CHƯƠNG II: QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNHtailieucuatoi.weebly.com/uploads/4/0/1/0/40101287/chuong_2-_quan_ly... · 27 b. Đặc điểm vốn cố định Từ khái niệm của

56

đầu của TSCĐ trở nên vô nghĩa. Do vậy, bảo toàn VCĐ phải được hiểu là thu hồi một

lượng vốn tiền tể đủ để khi kết thúc một vòng tuần hoàn, với số vốn này doanh nghiệp có

thể đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ ít nhất là có năng suất bằng TSCĐ ban đầu.

Bảo toàn VCĐ bao gồm 2 mặt là bảo toàn hiện vật và bảo toàn giá trị.

Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật

Bảo toàn VCĐ về mặt hiện vật là giữ nguyên hình thái vật chất, đặc tính sử dụng và duy trì

thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của TSCĐ. Muốn vậy, doanh nghiệp phải chú ý:

- Áp dụng các biện pháp quản lý TSCĐ để đảm bảo duy trì năng lực hoạt động của

TSCĐ

- Thực hiện có hiệu quả công tác sửa chữa TSCĐ

Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị

Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là đảm bảo duy trì sức mua VCĐ ở thời điểm hiện tại

so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu bất kể sự biến động của giá cả, sự thay đổi của tỷ

giá hối đoái hay tác động của khoa học kỹ thuật. Doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp

sau đây:

- Đánh giá lại TSCĐ

- Lựa chọn phương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao phù hợp