CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI...

33
CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CA ĐÒN BY LÊN DOANH LI VÀ RI RO 4.1. MI QUAN HCHI PHÍ - KHI LƯỢNG - LI NHUN Xem xét mi quan hgia chi phí - khi lượng - li nhun là vic xem xét mi quan hbin chng gia các nhân tgiá bán (g), sn lượng tiêu th(SL), chi phí cđịnh (ĐP), chi phí biến đổi (BP) và stác động ca các nhân tđó đến kết quli nhun trước thuế và lãi vay (EBIT) ca doanh nghip. Nm vng mi quan hgia chi phí - khi lượng - li nhun có ý nghĩa vô cùng quan trng trong vic khai thác khnăng tim tàng ca doanh nghip là cơ sđể ra quyết định tác động vào các yếu tgiá bán (g), sn lượng tiêu th(SL), chi phí cđịnh (ĐP), Chi phí biến đổi (BP) nhm mc đích ti đa hoá li nhun trước thuế và lãi vay (EBIT). Phương trình kinh tế cơ bn trong vic xem xét mi quan hchi phí - khi lượng - li nhun trước thuế và lãi vay là: EBIT = Doanh thu - Chi phí (4.1) Theo quan đim truyn thng để xác định li nhun đơn vsn phm tiêu thkế toán thường phi tính toán phân bcác khon mc chi phí: nguyên vt liu, chi phí nhân công trc tiếp, chi phí sn xut chung, chi phí bán hàng, chi phí qun lý doanh nghip cho 1 đơn vsn phm, khi đó: Li nhun trước thuế lãi vay trên 1 đơn vsn phm tiêu th= Giá bán sn phm - Giá thành toàn b1 sn phm tiêu thTng li nhun tiêu th= Li nhun đơn vx Sn lượng tiêu thNếu doanh nghip sdng hthng sliu kế toán cung cp như trên để phc vcho công tác báo cáo vchi phí sn xut và kết qukinh doanh ca doanh nghip cho các đối tượng sdng thông tin trên các báo cáo tài chính thì phù hp. Song nếu sdng hthng sliu trên để ra quyết định khai thác các yếu tgiá bán (g), sn lượng tiêu th(SL), chi phí cđịnh (ĐP), Chi phí biến đổi (BP) nhm mc đích ti đa hoá li nhun trước thuế và lãi vay (EBIT) trong thi gian ti thì hthng sliu trên tra không còn hp lý. Ví d4.1: Ti công ty GM trong năm 2005 sn xut và tiêu th1000 SP A : Chtiêu Tng sTính cho 1 đơn vsn phm 1. Doanh thu 100.000 100 2. Chi phí 82.000 82 3. EBIT 18.000 18 92

Transcript of CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI...

Page 1: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI RO

4.1. MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN Xem xét mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận là việc xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán (g), sản lượng tiêu thụ (SL), chi phí cố định (ĐP), chi phí biến đổi (BP) và sự tác động của các nhân tố đó đến kết quả lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của doanh nghiệp. Nắm vững mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp là cơ sở để ra quyết định tác động vào các yếu tố giá bán (g), sản lượng tiêu thụ (SL), chi phí cố định (ĐP), Chi phí biến đổi (BP) nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Phương trình kinh tế cơ bản trong việc xem xét mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trước thuế và lãi vay là:

EBIT = Doanh thu - Chi phí (4.1) Theo quan điểm truyền thống để xác định lợi nhuận đơn vị sản phẩm tiêu

thụ kế toán thường phải tính toán phân bổ các khoản mục chi phí: nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho 1 đơn vị sản phẩm, khi đó:

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên 1 đơn vị sản

phẩm tiêu thụ = Giá bán

sản phẩm - Giá thành toàn bộ 1 sản phẩm tiêu thụ

Tổng lợi nhuận tiêu thụ = Lợi nhuận đơn vị x Sản lượng tiêu thụ

Nếu doanh nghiệp sử dụng hệ thống số liệu kế toán cung cấp như trên để phục vụ cho công tác báo cáo về chi phí sản xuất và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng thông tin trên các báo cáo tài chính thì phù hợp. Song nếu sử dụng hệ thống số liệu trên để ra quyết định khai thác các yếu tố giá bán (g), sản lượng tiêu thụ (SL), chi phí cố định (ĐP), Chi phí biến đổi (BP) nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trong thời gian tới thì hệ thống số liệu trên tỏ ra không còn hợp lý. Ví dụ 4.1: Tại công ty GM trong năm 2005 sản xuất và tiêu thụ 1000 SP A :

Chỉ tiêu Tổng số Tính cho 1 đơn vị sản phẩm1. Doanh thu 100.000 100 2. Chi phí 82.000 82 3. EBIT 18.000 18

92

Page 2: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

Chẳng hạn nếu mục tiêu trong năm tới muốn tăng lợi nhuận lên 10% trong khi các yếu tố khác không thay đổi thì công ty phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm.

Phải chăng khối lượng SP tiêu thụ là: SPxQ 100.118

1,1000.18==

Để thuận lợi cho cho mục đích ra quyết định khai thác các yếu tố giá bán (g), sản lượng tiêu thụ (SL), chi phí cố định (ĐP), chi phí biến đổi (BP) nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thì doanh nghiệp thực hiện cung cấp thông tin về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo phương pháp hạch toán chi phí biên hay còn gọi là phương pháp hạch toán lãi trên biến phí hoặc là số dư đảm phí.

4.1.1. Mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận theo phương pháp lãi trên biến phí a. Phương trình mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận theo phương pháp lãi trên biến phí.

Để thực hiện cung cấp chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp lãi trên biến phí kế toán cần thực hiện các bước công việc sau: - Thứ nhất: Phân toàn bộ chi phí của sản lượng sản phẩm tiêu thụ thành 2 loại: + Chi phí biến đổi (Biến phí) + Chi phí cố định (Định phí) Trong đó:

Biến phí (chi phí biến đổi) là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ thuận với sự thay đổi khối lượng tiêu thụ thay đổi. Nhưng biến phí (chi phí biến đổi) trên 1 đơn vị sản phẩm thì không thay đổi khi thay đổi khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Thuộc loại chi phí biến đổi gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố đinh (TSCĐ) theo khối lượng hoạt động, lương trả theo sản phẩm, ..... Định phí (chi phí cố định) là các chi phí tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi đổi khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Còn định phí trung bình trên 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ thì giảm đi hoặc tăng lên khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên hoặc giảm đi. Thuộc loại chi phí gồm chi phí khấu hao TSCĐ theo phương đường thẳng, chi phí quản lý doanh nghiệp, lương trả theo thời gian, chi phí bán hàng, chi phí sản xuất chung… - Thứ hai: Lựa chọn phương pháp ứng xử chi phí:

+ Chi phí cố định (Định phí) ta không tính toán phân bổ chi phí cố định cho 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ mà chỉ ứng xử nó là tổng số định phí và coi định phí là chi phí thời kỳ được bù đắp và tính hết vào chi phí sản xuất trong kỳ. Tức là ta ứng xử chi phí cố định dưới dạng tổng số, không ứng xử chi phí cố định trên 1 đơn vị sản phẩm.

93

Page 3: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

+ Chi phí biến đổi (Biến phí) thì tính toán phân bổ chi phí biến đổi cho từng đơn vị sản phẩm tiêu thụ và xem xét chi phí biến đổi cho từng đơn vị sản phẩm. Tức là ta ứng xử chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm, không ứng xử chi phí biến đổi dưới dạng tổng số. Từ những vấn đề trình bày trên ta xây dụng được mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận qua phương trình kinh tế chi tiết sau đây: Gọi: + DT: là tổng doanh thu + BP: là tổng biến phí + ĐP: là tổng định phí + SL: là tổng sản lượng tiêu thụ + g: là giá bán + bp: là biến phí đơn vị + EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Từ phương trình cơ bản (4.1) EBIT = Doanh thu - Chi phí ta có: EBIT = Doanh thu - Chi phí

EBIT = DT - BP - ĐP EBIT = g. SL - bp.SL - ĐP EBIT = SL(g-bp) - ĐP (4.2) Phần chênh lệch giữa giá bán và biến phí gọi là lãi trên biến phí

Lãi trên biến phí, tên gọi đầy đủ là lãi tính trên cơ sở biến phí, là phần chênh lệch giữa giá bán với phần biến phí của nó. Lãi trên biến phí có thể được xác định cho 1 đơn vị sản phẩm, cho từng mặt hàng hoặc tổng hợp cho tất cả các mặt hàng tiêu thụ b. Lãi trên biến phí đơn vị

+ Lãi trên biến phí đơn vị (lb) được xác định bằng cách lấy giá bán đơn vị (g) trừ đi biến phí đơn vị (bp). lb = (g - bp)

Vậy phương trình (4.2) ( EBIT = SL(g-bp) - ĐP = SL x lb - ĐP (4.3) Ví dụ 4.2: Với số liệu của công ty GM, giả sử trong tổng số 82.000 (nđ) trong đó có chi phí cố định là 27.000 (nđ), phần còn lại chi phí biến đổi là 55.000 (nđ)

Chỉ tiêu Tổng số (1000đ) Tính cho 1 đơn vị sản phẩm (1000đ)

1. Doanh thu (DT) 100.000 100 2. Biến phí (BP) 55.000 55 + Nguyên liệu 25.000 25 + Nhân công 20.000 20 + CP chung biến đổi 10.000 10 3. Lãi trên biến phí (LB) 45.000 45 4. Định phí (ĐP) 27.000 - 5. Lợi nhuận (EBIT) 18.000 18

Như vậy lãi trên biến phí của công ty GM là 100-55 =45

94

Page 4: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

Lãi trên biến phí đơn vị có đặc điểm là nó tóm tắt vào trong cùng một con số toàn bộ các chi phí và doanh thu mà giá trị đơn vị của chúng không thay đổi cùng với sự gia tăng hay giảm đi của sản lượng tiêu thụ. Chúng ta có thể thấy rõ đặc điểm này qua ví dụ của công ty GM với các mức độ sản lương tiêu thụ khác nhau sau đây:

Sản lượng (chiếc) 500 1.000 1.500 Giá bán (1000đ) 100 100 100 Biến phí đơn vị (1000đ) 55 55 55 + Nguyên liệu (1000đ) 25 20 10 + Nhân công (1000đ) 20 20 20 + CP chung biến đổi(1000đ) 10 10 10 Lãi trên biến phí đơn vị(1000đ) 45 45 45 Định phí đơn vị (1.000đ) 54 27 18 Lợi nhuận đơn vị (1000đ) (9) 18 27

Qua ví dụ trên ta thấy chi phí cố định mỗi đơn vị giảm dần khi sản lượng tiêu thụ tăng lên. Để xác định được định phí đơn vị nhất thiết phải xác định được sản lương tiêu thụ vì Định phí đơn vị sản phẩm = Tổng định phí/sản lượng sản phẩm tiêu thụ. Mỗi mức sản lượng tiêu thụ khác nhau thì có định phí đơn vị cũng khác nhau. Vì vậy định phí ở mức sản lượng tiêu thụ này sẽ không có giá trị với các quyết định có liên quan đến xác mức sản lượng tiêu thụ khác. Trong khi đó lãi trên biến phí đơn vị (lb) là không thay đổi khi sản lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi ở các mức sản lượng tiêu thụ khác nhau. Ở các mức sản lượng khác nhau ta đều thấy giá bán không thay đổi, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung biến đổi đơn vị đều giống nhau và do vậy lãi trên biến phí đơn vị cũng giống nhau ở tất cả các mức sản lượng tiêu thụ khác nhau. Cho nên một khi đã xác định được lãi trên biến phí đơn vị chúng ta có thể sử dụng nó cho các mức sản lượng tiêu thụ khác nhau. Và thay vì quan tâm đến xử lý một khối lượng lớn các các số liệu giống nhau ở các mức sản lượng khác nhau chúng ta chỉ cần quan tâm đến một con số đó là lãi trên biến phí đơn vị (lb). Con số này bao gồm trong đó các yếu tố của doanh thu và chi phí mà giá trị đơn vị của nó không phụ thuộc vào sản lượng sản phẩm tiêu thụ. Chính vì lý do này mà khái niệm lãi trên biến phí đơn vị sản phẩm tiêu thụ trở thành thuật ngữ rất cơ bản trong nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng sản phẩm tiêu thụ - giá cả và lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Nó nhanh chóng giúp chúng ta có cơ sở cho các câu trả lời đúng đắn nhất (về mặt lượng) cho các phương án khai thác các khả năng khác nhau về chi phí, giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận của công ty. c. Tổng lãi trên biến phí: Tổng lãi trên biến phí (LB) được xác định bằng cách lấy sản lượng tiêu thụ nhân với lãi trên biến phí đơn vị: LB = SLxlb = SL(g-bp)

95

Page 5: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

ở công ty GM, với mức tiêu thụ 1.000SP tổng lãi trên biến phí sẽ là: LB = 1.000x45 = 45.000

Khi đó ta có công thức xác định lợi nhuận trước thuế là lãi vay là EBIT = LB - ĐP (4.4)

Ví dụ lợi nhuận của công ty GM ở các mức sản lượng tiêu thụ khác nhau được xác định như sau:

Sản lượng (chiếc) 500 1.000 1.500 Lãi trên biến phí đơn vị(1000đ) 45 45 45 Tổng lãi trên biến phí (1000đ) 22.500 45.000 67.500 Tổng định phí (1.000đ) 27.000 27.000 27.000 Lợi nhuận (EBIT) (1000đ) (4.500) 18.000 40.500

Việc sử dụng con số 45 (lãi trên biến phí đơn vị) làm cho quá trình xử lý số liệu linh hoạt rất nhiều. Qua phương trình kinh tế cơ bản (4.4) biểu diễn việc xác định lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) theo phương pháp lãi trên biến phí (EBIT) =LB -ĐP = SL.lb - ĐP. Ta thấy rằng tổng lãi trên biến phí trước hết dùng để trang trải phần định phí (ĐP) không thay đổi dù sản lượng (SL) tiêu thụ thay đổi tăng hay giảm. Tổng lãi trên biến phí (LB) sau khi bù đắp phần định phí thì phần còn lại chính là số lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của doanh nghiệp. Ngược lại nếu tổng lãi trên biến phí (LB) không bù đắp đủ phần định phí (ĐP) thì doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ (EBIT<0). Từ đó có thể khảng định rằng định phí không thay đổi về tổng số khi sản lượng tiêu thụ thay đổi thì doanh nghiệp muốn tối đa hoá lợi nhuận cần phải khuyếch đại tổng lãi trên biến phí (LB) thông qua khuyếch đại sản lượng tiêu thụ.

d. Tỷ suất lãi trên biến phí (LB%): Như ở phần trên, chúng ta đã thấy lãi trên biến phí đơn vị sản phẩm tiêu thụ là thuật ngữ rất quan trọng, đặc biệt trong trường hợp doanh nghiệp chỉ sản xuất kinh doanh một mặt hàng. Xong trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau thì thuật ngữ lãi trên biến phí đơn vị lại tỏ ra kém ý nghĩa. Để khắc phục hạn chế này nhà kế toán đã phát triểm và sử dụng khái niệm tỷ suất lãi trên biến phí. Tỷ suất lãi trên biến phí (LB%) được xác định bằng cách lấy lãi trên biếp phí chia cho doanh thu. Tỷ suất lãi trên biến phí (LB%) dùng cho đơn vị sản phẩm và cũng đúng cho cả mặt hàng đó:

%100%100%100(%) xDTLBx

gxSLlbxSLx

glbLB === (4.5)

96

Page 6: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

Ở ví dụ công ty GM trên đây, tỷ suất lãi trên biến phí của đơn vị sản phẩm A là = (45:100) x 100% = 45%. Tỷ suất này cũng là tỷ suất chung cho cả măt hàng A. Vì (45.000:100.000) x 100% = 45% Trường hợp doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau thì thì tỷ suất lãi trên biến phí được tính bình quân cho các mặt hàng.

Tổng lãi trên biến phí của các mặt hàng x 100% LB% =

Tổng doanh thu các mặt hàng Ví dụ 4.3: Công ty TĐ sản xuất và kinh doanh 3 loại mặt hàng khác nhau là A, B, C. Từ tình hình về doanh thu, chi phí của công ty, tỷ suất lãi trên biến phí bình quân của 3 mặt hàng được xác định như sau:

Mặt hàng Tổng số Chỉ tiêu A B C

Doanh thu (1000đ) 100.000 150.000 250.000 500.000 Biến phí (1000đ) 55.000 105.000 150.000 310.000 Tổng lãi trên biến phí (1.000đ) 45.000 45.000 100.000 190.000 Tỷ suất lãi trên biến phí (%) 45% 30% 40% 38%

Tỷ suất lãi trên biến phí được tính bình quân cho các mặt hàng được xác định. 190.000

LB% =500.000

x100% = 38%

Sử dụng thuật ngữ tỷ suất lãi trên biến phí giúp những nhà quản lý: - Nghiên cứu được mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận trước

thuế và lãi vay trường hợp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nhiều mặt hàng - Ngay cả khi xem xét 1 mặt hàng hay đa sản phẩm, thuật ngữ này còn giúp

ta nhanh chóng xác định được chính xác lãi trên biến phí của bất cứ một số liệu nào của doanh thu mà không cần xem xét đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Chẳng hạn tại công ty GM trên đây nếu doanh thu năm tới là 120.000(nđ) thì tổng lãi trên biến phí của công ty là: 45%*120.000 = 54.000(nđ) Đến đây chúng ta lại có thêm công thức xác định tổng lãi trên biến phí là:

LB = DT x LB% (4.6) Và công thức xác định lợi nhuận lợi nhuận trước thuế và lãi vay mới:

EBIT = DT x LB% - ĐP (4.7)

4.1.2. Ứng dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận theo phương pháp lãi trên biến phí (Số dư đảm phí). Những vấn đề lý thuyết về mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng – lợi nhuận trước thuế và lãi vay được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Đây thực sự là nghệ thuật của sự kết hợp khai thác các yếu tố về chi phí, giá cả, khối lượng tiêu thụ nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của công ty. Để thuận lợi cho quá trình theo dõi mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong quá trình ra quyết định khai thác các yếu tố giá

97

Page 7: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

cả (g); sản lượng tiêu thụ (SL); chi phí cố định (ĐP); chi phí biến đổi (BP) nhằm tối đa hoá lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trong thời gian tới chúng ta vẫn sử dụng số liệu của công ty GM. Công ty này sản xuất và kinh doanh 1 loại sản phẩm. Năm qua sản lượng tiêu thụ là 1000 chiếc, có tài liệu về doanh thu - chi phí - kết quả lợi nhuận được tóm tắt như sau:

Chỉ tiêu Tổng số Tính cho 1 đơn vị sản phẩm 1. Doanh thu (DT) 100.000 100 2. Biến phí (BP) 55.000 55 3. Lãi trên biến phí (LB) 45.000 45 4. Tỷ suất lãi trên biến phí (LB%) 45% 45% 5. Định phí (ĐP) 27.000 - 6. Lợi nhuận (EBIT) 18.000 18

Kết quả lợi nhuận trước thuế và lãi vay 18.000 được xác định: EBIT = SL(g-bp) - ĐP = 1.000 x 55 - 27.000 = 18.000

Hoặc: EBIT = DTxLB% - ĐP = 100.000 x 45% - 27.000 = 18.000 Để cải thiện hơn nữa kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, công ty đang

xem xét một số phương án khai thác các yếu tố giá cả (g); sản lượng tiêu thụ (SL); chi phí cố định (ĐP); chi phí biến đổi (BP) nhằm tối đa hoá lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trong năm tới như sau: a. Thay đổi định phí và doanh thu

Có đề xuất công ty nên tăng cường chi phí quảng cáo để tăng doanh thu. Số tiền quảng cáo dự kiến tăng thêm 7.000 (nđ) và hy vọng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng 15%. Vậy đánh giá về phương án trên như thế nào?

Bài giải: + Sản lượng tiêu thụ theo phương án mới: = 1000 x115% = 1.150 + Tổng lãi trên biến phí phương án mới: = 1.150x45 = 51.750 + Tổng lãi trên biến phí hiện tại: = 45.000 + Thay đổi lãi trên biến phí (ΔLB):= 51.750 – 45.000 = 6.750 + Thay đổi Định phí quảng cáo (ΔĐP): = 7.000 + Thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (ΔEBIT): = (250) + Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay theo phương án mới: = 17.750 Vậy phương án này không tốt hơn vì làm lợi nhuận DN giảm 250(nđ) b. Thay đổi biến phí và doanh thu. Cũng ở công ty GM có phương án đề xuất thứ 2: Công ty sử dụng 1 số loại vật liệu rẻ tiền để sản xuất làm cho biến phí mỗi đơn vị sản phẩm tiêu thụ có thể giảm 5(nđ). Nhưng do chất lượng sản phẩm thay đổi sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 970 sản phẩm. Vậy phương án này có tốt hơn không? Biến phí 1 sản phẩm phương án mới: = 55 - 5 = 50 (nđ) Sản lượng tiêu thụ mới: = 970 sản phẩm + Tổng lãi trên biến phí phương án mới: = 970x50 = 48.500

98

Page 8: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

+ Tổng lãi trên biến phí hiện tại: = 1000x45 = 45.000 + Thay đổi tổng lãi trên biến phí (ΔLB):= 48.500 – 45.000 = 3.500 + Thay đổi định phí quảng cáo (ΔĐP): = 0 + Thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (ΔEBIT): = 3.500 + Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay theo phương án mới:= 21.500 Định phí không thay đổi khi tổng lãi trên biến phí thay đổi 3.500 (nđ) sẽ làm cho tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng thêm 3.500 tức EBIT theo phương án mới là 21.500. c. Thay đổi định phí, giá bán, doanh thu Phương án 3 cho công ty GM thúc đẩy tăng sản lương tiêu thụ bằng cách giảm giá bám đồng thời tăng cường quảng cáo. Giá bán mỗi đơn vị SP dự kiến giảm 3 (nđ), chi phí quảng cáo dự kiến tăng1.800 (nđ), hy vọng sản lượng tiêu thụ tăng thêm 15%. Lợi nhuận trong trường hợp này sẽ thay đổi như thế nào?. + Sản lượng tiêu thụ theo phương án mới: = 1000 x115% = 1.150 + Lãi trên biến phí đơn vị phương án mới: = 97- 55 = 42 + Tổng lãi trên biến phí phương án mới: = 1.150x42 = 48.300 + Tổng lãi trên biến phí hiện tại: = 45.000 + Thay đổi lãi trên biến phí (ΔLB):= 48.300 – 45.000 = 3.300 + Thay đổi định phí quảng cáo (ΔĐP): = 1.800 + Thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (ΔEBIT): = 1.500 + Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay theo phương án mới: = 19.500 d. Thay đổi định phí, biến phí, doanh thu Phương án 4 cho rằng công ty GM có thể thay đổi hình thức trả lương cho nhân viên bán hàng, thay vì trả lương cố định 5.000(nđ) sẽ trả lương theo hình thức hoa hồng, mỗi sản phẩm bán được là 10,2(nđ). Hy vọng rằng với hình thức trả lương mới này sẽ kích thích người lao động cải tiến phong cách phục vụ và do vậy sản lượng tiêu thu sẽ tăng lên 25%. Đánh giá phương án này như thế nào? + Sản lượng tiêu thụ theo phương án mới: = 1000 x125% = 1.250 + Biến phí đơn vị sản phẩm theo phương án mới: = 55 + 10,2 = 65,2 + Lãi trên biến phí đơn vị phương án mới: = 100- 65,2 = 34,8 + Tổng lãi trên biến phí phương án mới: = 1.250x34,8 = 43.500 + Tổng lãi trên biến phí hiện tại: = 45.000 + Thay đổi lãi trên biến phí (ΔLB):= 43.500 – 45.000 = (1.500) + Thay đổi Định phí (ΔĐP): 22.000 – 27.000 = (5.000) + Thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay(ΔEBIT): = 3.500 + Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay theo phương án mới: = 21.500 Vậy sau khi đã lượng hoá các phương án theo mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trước thuế và lãi vay ta thấy: + Phương án 1: lợi nhuận giảm: 250 (nđ) + Phương án 2: lợi nhuận tăng: 3.500 (nđ) + Phương án 3: lợi nhuận tăng: 1.500 (nđ)

99

Page 9: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

+ Phương án 4: lợi nhuận tăng: 3.500 (nđ) Người quản lý phải so sánh, đánh giá quyết định lấy 1 phương án phù hợp.

Trong các phương án thấy có phương án 1 thì có kết quả thấp hơn tình hình hiện tại do vậy phương án này dễ dàng bị loại bỏ. Phương án 3 có kết quả làm gia tăng lợi nhuận thêm nhưng không bằng các phương án khác. Phương án 2 và 4 cùng cho một kết quả gian tăng lợi nhuận thêm như nhau. Vậy ta đánh giá 2 phương án này. Phương án 2 có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên giá thành cao hơn phương án 4 nhưng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp giảm, điều đó dễ làm tổn hại đến uy tín của công ty trong cạnh tranh và thực tế cho thấy sản lượng tiêu thụ của công ty dự kiến đã giảm khi thực hiện phương án đó. Vì vậy về lâu dài phương án 2 sẽ đưa công ty đến chỗ thu hẹp quy mô sản xuất và rút khỏi thị trường. Còn phương án 4, chính sự cải tiến bên trong đã đưa mức tiêu thụ và lợi nhuận của công ty lên cao hơn so với các phương án khác. Đây là biện pháp tích cực và lâu dài, bằng chính những khả năng tiềm ẩn bên trong đã giúp doanh nghiệp ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ và đưa kết quả lợi nhuận cao. Vây công ty nên lựa chọn phương án 4 để đều chỉnh khai thác các yếu tố giá cả (g); sản lượng tiêu thụ (SL); chi phí cố định (ĐP); chi phí biến đổi (BP) nhằm tối đa hoá lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trong năm tới. e. Thay đổi kết cấu giá bán. Giả sử ngoài số sản phẩm tiêu thụ bình thường công ty GM đang có 1 cơ hội bán buôn 300 SP cho 1 đơn đặt hàng. Để 2 bên cùng có lợi, công ty đang xem xét đặt giá cho lô hàng này. Mục tiêu của công ty với hợp đồng này sẽ đem lại khoản lợi nhuận tăng thêm 6.000(nđ). Biết rằng định phí phát sinh tăng thêm cho hợp đồng này là 1.500(nđ). Vậy công ty phải định giá bán sản phẩm bao nhiêu để 2 bên cùng chấp thuận? Bài giải: Giá bán đơn vị sản phẩm để thỏa mãn yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp là giá phải bù đắp được phần biến phí tăng thêm, định phí tăng thêm, và lợi nhuận đơn vị đặt ra:

Giá bán đơn vị = Biến phí đơn vị + Định phí đơn vị + Lãi đơn vị + Biến phí đơn vị sản phẩm: = 55 + Định phí đơn vị tăng thêm: = 1.500/300 = 5 + Lãi đơn vị tăng thêm: = 6.000/300 = 20 + Giá bán đơn vị: = 80

Vậy giá bán cho hợp đồng mới này chỉ là 80(nđ) một sản phẩm. Tuy nhiên cũng cần xem xét đến các yếu tố định tính xung quanh hợp đồng này như khu vực thị trường tiêu thụ, phản ứng của các khách hàng quen thuộc …

4.2. PHÂN TÍCH ĐIỂM HOÀ VỐN 4.2.1. Khái niệm.

100

Page 10: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

a. Điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn: là điểm mà tại đó doanh thu vừa bù đắp hết các chi phí hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra. Nói cách khác là điểm mà doanh nghiệp không bị lỗ cùng không lãi. Hoặc là điểm mà tại đó tổng lãi trên biến phí (LB) đúng bằng phần định phí (ĐP). b. Xây dựng phương trình xác định điểm hoà vốn.

DT - CP = 0 g. SL - bp.SL - ĐP = 0 SL.(g-bp) - ĐP = 0 SL.lb = ĐP (4.8)

Nghiên cứu điểm hoà vốn giúp nhà quản lý trả lời được. Cần phải sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm và vào lúc nào, doanh nghiệp phải hoạt động ở công suất nào thì đạt điểm hoà vốn, hoặc giá bán sản phẩm ở mức nào thì doanh nghiệp không bị lỗ, mức an toàn về số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp hiện là bao nhiêu? ..... Trên cơ sở đó nhà quản lý ra quyết định kinh doanh kịp thời. 4.2.2. Phương pháp xác định điểm hoà vốn Nội dung xác định điểm hoà vốn gồm có: + Xác định sản lượng hoà vốn + Xác định doanh thu hoà vốn + Xác định công suất hoà vốn + Xác định hệ số an toàn số lượng sản phẩm tiêu thụ ... a. Xác định sản lượng hoà vốn (SLhv) Từ phương trình (3.7) ta xác định được sản lượng hoà vốn:

SLhv (g- bp) = ĐP ( lbDP

bpgDPSLhv =−

= ) (4.9)

Ví dụ 4.4: Có tài liệu của công ty GM, công ty này sản xuất và kinh doanh 1 loại sản phẩm. Năm qua sản lượng tiêu thụ là 1000 chiếc, công suất thiết kế 1.250 chiếc, có tài liệu về doanh thu - chi phí - kết quả lợi nhuận được tóm tắt như sau:(ĐVT: 1000 đồng)

Chỉ tiêu Tổng số Tính cho 1 đơn vị sản phẩm1. Doanh thu (DT) 100.000 100 2. Biến phí (BP) 55.000 55 3. Lãi trên biến phí (LB) 45.000 45 4. Tỷ suất lãi trên biến phí (LB%) 45% 45% 5. Định phí (ĐP) 27.000 6. Lợi nhuận (EBIT) 18.000 18

Yêu cầu: Xác định sản lượng hoà vốn của công ty GM 600

45000.27

==hvSL

101

Page 11: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

Công ty GM sẽ đạt được hoà vốn ở mức sản lượng sản xuất và tiêu thụ 600 chiếc. Nếu công ty tiêu thụ được trên mức sản lượng này thì doanh nghiệp bắt đầu có lãi, còn nếu tiêu thụ dưới mức này thì sẽ bị lỗ. Đôi khi, các giám đốc tài chính quan tâm đến việc hoạch định mức sản lượng mà ở mức này doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận mục tiêu (kế hoạch). Có thể sử dụng một phương trình tương tự như phương trình xác định sản lượng hòa vốn để tìm được mức sản lượng mục tiêu này của doanh nghiệp.

Định phí (ĐP) + Lợi nhuận mục tiêu (EBITKH) Sản lượng mục tiêu =

lãi trên biến phí đơn vị (lb) b. Xác định doanh thu hoà vốn Doanh thu hoà vốn là doanh thu của sản lượng hoà vốn. Do vậy doanh thu hoà vốn xác định bằng cách lấy sản lượng hoà vốn (SLhv) nhân với giá bán (g).

DThv = SLhv x g (4.10) Ví dụ 4.5: Với tại liệu của công ty GM đã cho ở trên yêu cầu xác định doanh thu hoà vốn?

000.60100600 == xDThv Công ty GM sẽ đạt được hoà vốn ở mức doanh thu tiêu thụ 600.000 (nđ). Nếu công ty tiêu thụ được trên mức doanh thu này thì doanh nghiệp bắt đầu có lãi, còn nếu tiêu thụ dưới mức mức doanh thu này thì sẽ bị lỗ. Chú ý: Xác định doanh thu và sản lượng hoà vốn trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đa sản phẩm: Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau mà định phí khó có thể tách riêng cho từng mặt hàng, vậy doanh thu và sản lượng hoà vốn của doanh nghiệp sẽ được xác định như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng khảo sát qua ví dụ sau: Công ty HAPACO sản xuất và kinh doanh 3 loại mặt hàng khác nhau là A, B, C. Trong năm công ty tiêu thụ được 1.000 SPA; 2.000SPB; 5.000SPC. Giá bán mỗi sản phẩm A, B, C tương ứng là 100; 75; 50. Báo cáo về doanh thu, chi phí và kết quả của công ty như sau:

Mặt hàng Chỉ tiêu A B C

Tổng số

Doanh thu (1000đ) 100.000 150.000 250.000 500.000 Biến phí (1000đ) 55.000 105.000 150.000 310.000 Tổng lãi trên biến phí (1.000đ) 45.000 45.000 100.000 190.000 Định phí - - - 114.000 Lợi nhuận (EBIT) - - - 76.000

Dựa vào báo cáo trên ta thấy trong kỳ công ty thực hiện được mức doanh thu chung cho cả 3 mặt hàng A, B, C là 500.000(nđ) với mức lợi nhuận (EBIT): 76.000 (nđ). Nhưng với mức doanh thu là bao nhiêu thì doanh nghiệp đạt điểm

102

Page 12: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

hoà vốn về doanh thu? và tại điểm hoà vốn đó thì sản lượng tiêu thụ của mỗi mặt hàng là bao nhiêu? Để có câu trả lời cho các câu hỏi trên chúng ta thực hiện các bước công việc sau: Bước 1: Xác định tỷ lệ kết cấu của các mặt hàng tiêu thụ. Tỷ lệ kết cấu của các mặt hàng tiêu thụ là tỷ lệ phần trăm của mỗi mặt hàng trong tổng số các sản phẩm tiêu thụ. Tỷ lệ kết cấu tiêu thụ có thể được dựa vào số lượng hiện vật các đơn vị sản phẩm tiêu thụ; hoặc dựa vào đơn vị tiền tệ (doanh thu). Trong đó xác định tỷ lệ kết cấu theo đơn vị tiền tệ dễ hiểu và dễ vận dụng hơn, vì vậy trong nội dung này chúng ta chỉ đề cập đến cách xác định tỷ lệ kết cấu dựa vào thước đo tiền tệ (doanh thu) và như vậy các bước sau cũng bị chi phối bởi quyết định này.

Doanh thu từng mặt hàng Tỷ lệ kết cấu của từng mặt hàng =

Tổng doanh thu x100%

Ở công ty HAPACO ta có tỷ lệ kết cấu từng mặt hàng như sau: 100.000 x100%

SPA = 500.000

= 20%

150.000 x100%

SPB = 500.000

= 30%

250.000 x100%

SPC = 500.000

= 50%

Bước 2: Xác định tỷ suất lãi trên biến phí bình quân của các mặt hàng 190.000 x 100%

LB% = 500.000

= 38%

Bước 3: Xác định doanh thu hoà vốn chung ĐPxg ĐPxg/g ĐP

DThv =lb

=lb/g

=LB%

114.000DThv =

38% = 300.000 (nđ)

Bước 4: Xác định doanh thu hoà vốn và sản lượng hoà vốn cho từng mặt hàng. Doanh thu hòa vốn

từng mặt hàng = Doanh thu hòa vốn chung x Tỷ lệ kết cấu

từng mặt hàng

Doanh thu hòa vốn từng mặt hàng Sản lượng hòa vốn từng mặt hàng =

Giá bán từng sản phẩm Ở công ty HAPACO ta có doanh thu và sản lượng hòa vốn từng mặt hàng như sau:

103

Page 13: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

Mặt hàng Doanh thu hòa vốn Giá bán Sản lượng hòa vốnA 300.000x20% = 60.000 100 600B 300.000x30% = 90.000 75 1.200C 300.000x50% = 150.000 50 3.000

Vậy để đạt được hòa vốn, Công ty HAPACO phải thực hiện tiêu thụ sản phẩm đạt doanh thu 300 triệu đồng chung cho cả 3 mặt hàng A, B, C. Về hiện vật công ty phải tiêu thụ được 4.800 đơn vị sản phẩm trong đó 600 sản phẩm A; 1.200 sản phẩm B và 3.000 sản phẩm C

c. Công suất hoà vốn (Hhv%) Để quản lý và khai thác tốt về năng lực sản xuất của doanh nghiệp, người quản lý cần phải biết doanh nghiệp phải huy động bao nhiêu phần trăm công suất mới đạt được sản lượng hòa vốn. Công suất cần huy động để đạt được sản lượng hòa vốn gọi là công suất hòa vốn ký hiệu là Hhv% Công suất hoà vốn là công suất cần huy động để đạt được sản lượng hoà vốn. Gọi công suất hoà vốn Hhv%; SLtk là công suất thiết kế của máy móc thiết bị.

%100)(

%100% xbpgSL

DPxSLSLH

tktk

hvhv −

== (4.11)

Nếu Hhv% càng nhỏ hơn 100% càng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp là rất rồi dào, hiệu suất đầu tư cố định cao. Cho phép doanh nghiệp có thể khai thác công suất công suất mức hòa vốn và do vậy khả năng đem lại lợi nhuận cao. Ngược lại nếu Hhv% càng tiến gần đến 100% càng thể hiện tình trạng bất ổn trong trang bị và đầu tư tài sản cố định. Thể hiện sự bất cập về quy mô và tình trạng lạc hậy của tài sản cố định, hiệu suất đầu tư thấp. Nếu Hhv%>100% thì công suất thiết bị không cho phép doanh nghiệp đạt đến điểm hòa vốn. Khi Hhv% = 100% là doanh nghiệp sản xuất hết công suất mới đạt sản lượng hoà vốn. Khi Hhv% < 100% là doanh nghiêp chưa khai thác hết công suất máy móc thiết bị đã đạt sản lượng hoà vốn (doanh nghiệp có thể tận dụng năng lực dư thừa này để khai thác tăng sản lượng sản xuất và tiêu thụ nhằm tăng trưởng lợi nhuận). Ví dụ 4.6: Với tại liệu của công ty GM đã cho ở trên yêu cầu xác định công suất hoà vốn?

%48250.1

600% ==hvH

Kết quả này cho thấy rằng công ty chỉ cần huy động 48% công suất thiết kế là đã đạt điểm hòa vốn. Nếu công suất khai thác đạt mức trên 48% thì doanh nghiệp có lãi và khả năng khai thác công suất để đem lại lợi nhuận là rất nhiều (100%-48%=52%)

d. Thời gian hoà vốn (TGhv):

104

Page 14: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

Ngoài việc xác định sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, công suất hòa vốn người quản lý cũng cần biết được thời gian hòa vốn để chủ động trong việc khai thác và sử dụng thời gian lao động, thời gian máy ...... Nếu ký hiệu TGhv là thời gian hoà vốn thì TGhv được xác định như sau:

12SLSL

TGtt

hvhv = =

tt

hv

SLSL 12×

= )(12bpgSL

DP

tt −×

(4.12)

Ví dụ 4.7: Với tại liệu của công ty GM đã cho ở trên yêu cầu xác định thời gian hoà vốn?

2,712

1.000600 TGhv == tháng

4.2.3. Phạm vi, vùng an toàn Đặc trưng của cơ chế thị trường là cạnh tranh. Cạnh tranh là sự chiếm lĩnh

thị trường lẫn nhau. Mỗi doanh nghiệp tích cực thúc đẩy tăng thị phần của mình nhưng bên cạnh đó cũng phải lường thấy nguy cơ co hẹp thị trường. Có như vậy mới có thể chủ động có những quyết định phù hợp trong cạnh tranh. Người ta gọi phần sản lượng hoặc doanh thu của doanh nghiệp có thể bị giảm bớt tối thiểu trước khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ là vùng (phạm vi an toàn).

Vùng (phạm vi an toàn) là số tuyệt đối phản ánh mức sản lượng hoặc doanh thu có thể giảm tới điểm hoà vốn gọi là mức an toàn về số lượng hoặc doanh thu.

Mức an toàn về sản lượng = Sản lượng tiêu

thụ thực tế - Sản lượng hoà vốn

Mức an toàn về doanh thu = Doanh thu

tiêu thụ thực tế - Doanh thu hoà vốn

Vùng (phạm vi an toàn) cũng có thể biểu diễn số tương đối là tỷ lệ an toàn : Mức an toàn về sản lượng (doanh thu) Tỷ lệ an toàn về sản

lượng (doanh thu) =Sản lượng thực tế tiêu thụ (doanh thu)

Ví dụ 4.8. Tại công ty GM ta có: Mức an toàn về sản lượng = 1.000 – 600 = 400 (SP); Mức an toàn về doanh thu = 100.000 – 60.000 = 40.000 (nđ)

400 x 100% Tỷ lệ an toàn về sản lượng =

1.000 =40%

40.000 x 100% Tỷ lệ an toàn về

doanh thu =100.000

=40%

Vậy sản lượng tiêu thụ của công ty GM có thể giảm 400 SP hay 40.000(nđ) tức là 40% so với sản lượng hiện tại mà doanh nghiệp vận chưa dơi vào tình trạng thua lỗ.

105

Page 15: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

4.2.4. Đồ thị điểm hoà vốn: Để thấy rõ hơn về lý thuyết hòa vốn và mối quan hệ giữa chi phí - khối

lượng - lợi nhuận trước thuế và lãi vay, các nhà kinh tế thường dùng đồ thị để biểu diễn mối quan hệ này.

Từ những nội dung nghiên cứu ở những phần trên, nếu ta gọi sản lượng hòa vốn là biến độc lập x; giá bán(g); biến phí đơn vị (bp); tổng đinh phí (ĐP) là những đại lượng đã biết thì ta có 1 hàm số (y) như sau:

Để xây dựng đồ thị điểm hoà vốn ta xây dựng được các hàm như sau: + Hàm định phí f(ĐP): yĐP = ĐP + Hàm biến phí f(BP): yBP = bp.x (x là sản lượng tiêu thụ – là biến độc lập) + Hàm tổng chi phí f(CF): yCF = bp.x + ĐP + Hàm tổng doanh thu f(DT): yDT = g.x Khi biểu diễn trên hệ trục toạ độ các hàm 1 biến trên ta có đồ thị điểm hoà

vốn (ta có thể biểu diễn đồ thị điểm hoà vốn dưới dạng tổng quát hoặc chi tiết) Ví dụ 4.9: Trở lại công ty GM ta có các số liệu và hàm số của công ty như sau:

+ Hàm định phí f(ĐP): yĐP = 27.000 + Hàm biến phí f(BP): yBP = 55.x (x là sản lượng tiêu thụ – là biến độc lập) + Hàm tổng chi phí f(CF): yCF = 55.x + 27.000 + Hàm tổng doanh thu f(DT): yDT = 100.x Biểu diễn đồ thị dạn tổng quát (tức chỉ biểu diễn đường tổng chi phí, đường

định phí và đường tổng doanh thu).

Đồ thị hoà vốn dạng tổng quát

Điểm hoà vốn

Địnhphí

EBIT yCF = 55.x + 27.000

yDT = 100.x

yĐP = 27.000

L ỗ

Lãi

100.000

82.000

60.000

27.000

O

600 1.000 Q

D/ thu - c/phí

Phạn vi an toàn

y

x

Phạn vi an toàn

106

Page 16: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

Đồ thị hoà vốn dạng Chi tiết

Biến phí

Định phí

EBIT yCF = 55.x + 27.000

yDT = 100.x

Lỗ

Lãi

100.000

82.000

60.000

27.000

O 600 1.000

Q

D/ thu - c/phí

Điểm hoà vốn

Phạn vi an toàn yBP = 55.x

LB

y y

x

Phạn vi an toàn

Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát và dạng chi tiết giữa chúng có những điểm giống nhau và những điểm khác nhau như sau:

Điểm giống nhau giữa hai cách thể hiện đồ thị điểm hòa vốn: Cả hai đồ thị đều vẽ đường doanh thu xuất phát từ gốc tọa độ (0) sau đó

kéo về bên phải và lên phía trên. Đường tổng chi phí đều bắt đầu trên trục tung tại điểm chỉ mức định phí

(27.000 đối với công ty GM) và sau đó kéo về bên phải và lên phía trên nhưng độ dốc thấp hơn độ dốc của đường doanh thu.

Giao điểm của đường doanh thu và đường tổng chi phí là điểm hòa vốn. ở công ty GM chúng ta thấy sản lượng hòa vốn là 600 hay doanh thu hòa vốn là 60.000(nđ).

Vùng lãi, lỗ đều được thể hiện rõ trên sơ đồ. Nếu sản lượng tiêu thụ đạt trên mức hòa vốn thì công ty có lãi và ngược lại sản lượng tiêu thụ dưới mức hòa vốn thì công ty bị thua lỗ.

Điểm khác nhau giữa hai cách thể hiện đồ thị điểm hòa vốn: Điểm khác nhau duy nhất khi vẽ đồ thị hòa vốn theo hai cách trên là ở chỗ

vẽ các đường chi phí. Cụ thể Ở sơ đồ hoà vốn dạng tổng quát đường định phí được vẽ trước và trong sơ

đồ này không có đường biến phí. Tuy nhiên trong giới hạn của đường tổng chi phí cũng cho ta thấy rõ vùng định phí và vùng biến phí. Ta dễ dàng nhìn thấy

107

Page 17: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

vùng biến phí nằm trên vùng định phí. Đây là các vẽ dễ tiếp thu phù hợp với tư uy ban đầu về định phí cố định không thay đổi khi thay đổi sản lương sản phẩm tiêu thụ.

Ở sơ đồ hoà vốn dạng chi tiết xuất phát từ gốc toạ độ (0) ta vẽ đường biến phí trước, chồng lên đường biến phí là đường tổng chi phí đường này song song và nằm trên đường biến phí cách đường biến phí một khoảng đúng bằng phần định phí của công ty (ở công ty GM là 27.000). ở sơ đồ này này không có đường định phí tuy nhiên trong giới hạn của đường tổng chi phí ta dễ dàng nhìn thấy 2 vùng chi phí riêng biệt định phí và biến phí., Phần biến phí ở dưới và phần định phí ở phía trên.

Điều đặc biệt trong cách thể hiện đồ hoà vốn dạng chi tiết là ở chỗ trong giới hạn của đường doanh thu, ngoài việc dễ dàng nhận thấy vùng định phí, biến phí, lợi nhuận (lãi hoặc lỗ) như ở đồ thì dạng tổng quát chúng ta còn thấy rõ phần lãi trên biến phí (Chênh lệch doanh thu và tổng biến phí). Thấy được sự kết hợp rõ ràng hơn các khái niệm đã được nghiên cứu trong các nội dung trước. Bằng cách thể hiện này ta dễ dàng thấy được bắt đầu từ mức sản lượng hoà vốn (SL = 600 hoặc DT = 60.000 ở công ty GM) trở đi thì tổng lãi trên biến phí lớn hơn định phí và cũng bắt đầu từ đó trở đi công ty làm ăn có lợi nhuận. Ngược lại khi sản lượng tiêu thụ chưa đạt sản lượng hoà vốn thì tổng lãi trên biến phí < Tổng định phí và doanh nghiệp dơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Ví dụ tại công ty GM ở mức sản lượng tiêu thu 1.000 sản phẩm ta nhận thấy:

Chỉ tiêu Tổng số Doanh thu (DT) 100.000 Biến phí (BP) 55.000 Lãi trên biến phí (LB) 45.000 Định phí (ĐP) 27.000 Lợi nhuận (EBIT) 18.000

4.2.5. ứng dụng phân tích điểm hoà vốn trong việc ra quyết định kinh doanh

Với số liệu công ty GM ta có: Sản lượng tiêu thụ trong năm vừa qua: 1000SP; giá bán: 100 (nđ); biến phí đơn vị (bp): 55(nđ); lãi trên biến phí đơn vị (lb): 45(nđ); Định phí (ĐP): 27.000(nđ); và EBIT: 18.000(nđ). Với số liệu đó sản lượng hoà vốn là 600 sản phẩm hay doanh thu hoà vốn 60.000(nđ). Ta khảo sát thêm các trường hợp sau: a. Dự định số lãi đạt được:

Với tài liệu cuả công ty GM ở trên. Doanh nghiệp muốn tăng EBIT thêm 25% nữa, đồng thời chi phí quảng cáo (ĐP) tăng 4.500(nđ). Hỏi Sản lượng tiêu thụ đạt được bao nhiêu để đáp ứng yêu cầu này? Trong trường hợp đó sản lượng hoà vốn là bao nhiêu?

108

Page 18: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

+ Tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay phương án mới: = 1.800*125% = 22.500 + Tổng định phí theo phương án mới: 27.000 + 4.500 = 31.500 + Vận dụng công thức mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ta có:

EBIT = SL(g-bp) - ĐP 22.500 = SL(100 - 55)- 31.500

SLx45 = 22.500 + 31.500

200.145

54000 SL ==

+ Vậy để đạt được lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng thêm 25%, với định phí quảng cáo tăng thêm 4.500 thì doanh nghiệp phải sản xuất và tiêu thụ 1.200 sản phẩm + Khi định phí quảng cáo tăng thêm 4.500 và các yếu tố khác không đổi thì sản lượng hòa vốn trong trường hợp này là 700 chiếc:

70045

31.500 SLhv ==

b. Quyết định nhận hay từ chối đơn đặt hàng Với tài liệu cuả công ty GM ở trên. Bình thường công ty đang tiêu thụ

1000SP, sản lượng tối đa theo công suất 1250SP. Ngoài những sản phẩm tiêu thụ như bình thường nói trên, nay công ty nhận được một đơn đặt hàng mua 200SP với giá bán 75(nđ). Vậy công ty có nên chấp nhận đơn đặt hàng này hay không? Có ý kiến cho rằng giá thành đơn vị sản phẩm là 82(nđ) trong khi giá bán chỉ là 75(nđ), lỗ mỗi đơn vị SP tiêu thụ thêm là 7(nđ). Nếu thực hiện hợp đồng này thì sẽ có số lỗ là 200*7 = 1.400(nđ) và lợi nhuận của công ty chỉ còn 18.000 - 1.400 = 16.600(nđ). Do vậy không nên chấp nhận đơn đặt hàng này? Người quản lý quyết định như thế nào trong trường hợp này? Anh chị hãy tư vấn cho nhà quản lý?.

Bài giải: Vì hoạt động tiêu thụ bình thường hàng năm công ty đã có lãi. Điều đó có

nghĩa là toàn bộ định phí trong năm đã được bù đắp đầy đủ, sản xuất 1 sản phẩm cho hợp đồng mới này doanh nghiệp chỉ phải bù đắp phần biến phí. Do vậy dự toán về doanh thu, chi phí và kết quả của hợp đồng mới này như sau:

Chỉ tiêu Một đơn vị sản phẩm Tổng số 1. Doanh thu 75 15.000 2. Biến phí 55 11.000 3. Lãi trên biến phí 20 4.000 4. Định phí 0 0 5. Lợi nhuận 20 4.000

Với dự toán trên ta thấy nếu chấp nhận đơn đặt hàng này thì công ty có thêm khoản lãi là 4.000 (nđ), đưa tổng số lợi nhuận trước thuế và lãi vay của

109

Page 19: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

doanh nghiệp lên 22.000 (nđ). Do vậy công ty nên chấp nhận đơn đặt hàng này. Tuy nhiên cũng cần xem xét đến các yếu tố định tính xung quanh hợp đồng này như khu vực thị trường, phản ứng của các khách hàng khác ……

c. Quyết định tiếp tục sản xuất hay đình chỉ sản xuất. Loại quyết định này cũng thường gặp trong thực tế. Do quy luật cạnh tranh

gay gắt của thị trường, nhiều khi doanh nghiệp đặt vào tình trạng làm ăn thua lỗ. Trước tình hình đó phải có quyết định hoặc là tồn tại tiếp tục sản xuất, hoặc là đình chỉ sản xuất đồng nghĩa với tự diệt vong. Để có cơ sở cho loại quyết định này chúng ta nghiện cứu ví dụ sau:

Với tài liệu cuả công ty GM ở trên biết rằng giá bán giảm xuống còn 75(nđ) thấp hơn giá thành doanh nghiệp chưa có phương án nào sử dụng cơ sở vật chất đó cho mục đích sản xuất sản phẩm khác. Vậy trường hợp này nhà quản lý quyết định tiếp tục sản xuất hay ngừng sản xuất? Bài giải:

Để có cơ sở cho quyết định trên đây ta xem xét các trường hợp sau: - Trường hợp nếu tiếp tục sản xuất: Nếu tiếp tục sản xuất và sản lượng tiêu thụ vẫn đạt 1.000 SP thì công ty

phải chịu khoản lỗ là: EBIT = 1.000 x (75 - 55) – 27.000 = 20.000 – 27.000 = (7.000) (nđ) - Trường hợp nếu đình chỉ sản xuất: Khi đình chỉ sản xuất thì doanh nghiệp không phải bỏ chi phí biến đổi và

cũng không có doanh thu, nhưng vẫn phải bỏ chi phí cố định (khấu hao TSCĐ) là 27.000. Do vật số lỗ trong trường hợp đình chỉ sản xuất mà chưa có phương án nào sử dụng số máy móc thiết bị trên thì số lỗ của doanh nghiệp là: 27.000 (nđ)

Vậy trong trường hợp này doanh nghiệp nên tiếp tục sản xuất. d. Các quyết định thúc đẩy

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau. Trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các hoạt động và kết quả kinh doanh thông thường còn có thể có các yếu tố dư thừa có giới hạn của 1 số yếu tố nào đó còn có thể khai thác để tối đa hoá lợi nhuận. Yếu tố dư thừa có giới hạn đó có thể sử dụng vào sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau của doanh nghiệp. Vấn để đặt ra là khai thác yếu tố dư thừa đó vào sản xuất kinh doanh mặt hàng nào để công ty tối đa hoá lợi nhuận:

Các yếu tố dư thừa có giới hạn của 1 yếu tố nào đó có thể khai thác để tối đa hoá lợi nhuận là:

- Về phía doanh nghiệp: + Khả năng dôi dư, dư thừa về số giờ máy hoạt động chưa hết công suất. + Số giờ công chưa tận dụng và sử dụng hết ở người lao đông + Vốn lưu động động dư thừa nhàn rỗi chưa cần sử dụng.....

- Về phía khai thác thị trường:

110

Page 20: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

+ Khả năng tiêu thụ thêm có giới hạn về số lượng sản phẩm + Khả năng tiêu thụ thêm có giới hạn về doanh thu tiêu thụ sản phẩm... Các quyết định thúc đẩy là các quyết định khai thác các yếu tố dư thừa có giới hạn của 1 số các yếu tố đã chỉ ra ở trên để thúc đẩy sản xuất sản phẩm nào để tối đa hoá lợi nhuận hoặc tổng lãi trên biến phí cao nhất cho doanh nghiệp từ việc khai thác các yếu tố tiền năng có giới hạn đó. Ví dụ 4.10. Công ty TĐ sản xuất và kinh doanh 3 mặt hàng A, B, C các số liệu về tình hình tiêu thụ, chi phí và kết quả kinh doanh được tóm tắt như sau:

Sản phẩm Chỉ tiêu A B C

Sản lượng 1.000 2.000 5.000Giá bán 100 75 50Doanh thu 100.000 150.000 250.000Tổng biến phí 55.000 75.000 150.000Tổng lãi trên biến phí 45.000 75.000 100.000

Trong quá trình kinh doanh công ty phát hiện các yếu tố dư thừa có giới hạn có thể khai thác nhằm tối đã hoá lợi nhuận như sau:

Yếu tố 1: Thị trường có khả năng chấp thuận thêm 200SP Yếu tố 2: Năng lực sản xuất công ty còn có thể khai thác thêm 200 giờ

máy; Biết rằng số giờ máy để sản xuất sản phẩm A: 3giờ/1SP; SPB là 2 giờ/SP; SP C là: 1giờ/SP. Với từng yếu tố dư thừa riêng biệt có giới hạn trên doanh nghiệp nên khai thác yếu tố đó để sản xuất sản phẩm nào để có thể mang lại EBIT max?. Bài giải:

(1) Xét yếu tố dư thừa là thị trường có khả năng chấp thuận thêm 200SP. Doanh nghiệp nên sản xuất 200SP nào trong 3 loại sản phẩm A, B, C. Để lựa chọn sản xuất 200SP nào doanh nghiệp phải xác định lãi trên biến phí 1 đơn vị sản phẩm A, B, C. Trên có sở đó ta chọn sản phẩm được thúc đẩy sản xuất là sản phẩm có lãi trên biến phí 1 đơn vị sản phẩm lớn nhất: Lãi trên biến phí đơn vị SPA (lbA): 45(nđ) Lãi trên biến phí đơn vị SPB (lbB): 37.5(nđ) Lãi trên biến phí đơn vị SPC (lbC): 20(nđ) (2) Xét yếu tố dư thừa là năng lực sản xuất công ty còn có thể khai thác thêm 200 giờ máy. Doanh nghiệp nên tận dụng 200 giờ máy dư thừa này sản xuất sản phẩm nào trong 3 loại sản phẩm A, B, C. Để lựa chọn sản xuất sản phẩm nào doanh nghiệp phải xác định lãi trên biến phí 1 giờ máy. Trên có sở đó ta chọn sản phẩm được thúc đẩy sản xuất là sản phẩm có lãi trên biến phí 1 giờ máy cao nhất:

Vậy doanh nghiệp nên sản xuất sản phẩm A vì lbA max

lãi trên biến phí 1 SP (lb) Lãi trên biến phí 1 giờ máy =

Số giờ máy sản xuất 1 SP

111

Page 21: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

+ Lãi trên biến phí 1 giờ máy SPA = 45/3 = 15 (nđ) + Lãi trên biến phí 1 giờ máy SPB = 37,5/2 = 18,75 (nđ)

Vậy DNQĐ sản xuất SPC vì SPC có lãi trên biến phí 1 giờ máy max + Lãi trên biến phí 1 giờ máy SPC = 20/1 = 20 (nđ)

4.2.6. Một số hạn chế khi phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận và phân tích điểm hòa vốn của doanh nghiệp:

Cũng như các công cụ quản lý khác, mô hình phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trước thuế và lãi vay cũng có những hạn chế của nó. Nghiên cứu mô hình này phải đặt trong điều kiện giả định.

1. Toàn bộ chi phí liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ phải được phân biệt hợp lý thành hai bộ phận chi phí là chi phí biến đổi và chi phí cố định.

2. Định phí luôn luôn cố định ở mọi mức sản lượng 3. Biến phí đơn vị là không thay đổi khi sản lượng thay đổi 4. Giá bán như nhau ở mọi mức sản lượng tiêu thụ Những hạn chế trên đây được bộc lộ rõ nhất trong khi thể hiện đồ thị hòa

vốn. Ngoài ra đối với những trường hợp sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng thì phải giả định là kết cấu tiêu thụ không thay đổi ở mọi mức độ của doanh thu.

4.3. NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI RO 4.3.1. Kết cấu chi phí và đòn bẩy kinh doanh a. Kết cấu chi phí và rủi ro kinh doanh

+ Kết cấu chi phí là mối quan hệ về tỷ trọng của định phí và biến phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp.

Tổng định phí Tỷ trọng của định phí = x100%

Tổng chi phí (định phí + biến phí) Tổng biến phí Tỷ trọng

của biến phí = x100% Tổng chi phí (định phí + biến phí)

+ Kết cấu chi phí có ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của DN khi có sự thay đổi sản lượng tiêu thụ.

Để thấy rõ ảnh hưởng của kết cấu chi phí đến EBIT khi sản lượng tiêu thụ ta xem xét qua ví dụ sau đây: Ví dụ 4.11: Có tài liệu về doanh thu, chi phí tại 2 doanh nghiệp A và B như sau:

Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B Chỉ tiêu Tổng số

(1000đ) Tỷ trọng

(%) Tổng số (1000đ)

Tỷ trọng (%)

1. Doanh thu 100.000 - 100.000 - 66,7% 33,3% 2. Biến phí 60.000 30.000

3. Lãi trên BP 40.000 40% 70.000 70% 33,3% 66,7% 4. Định phí 30.000 60.000

5. EBIT 10.000 - 10.000 -

112

Page 22: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

Qua ví dụ trên ta nhận thấy rằng kết cấu chi phí của doanh nghiệp A với phần định phí chiếm 33,3% trong tổng chi phí, còn 66,7% là phần biến phí. Ngược lại doanh nghiệp B thì kết cấu chi phí với phần định phí chiếm 66,7%, còn 33,3% là phần biến phí. Với kết cấu chi phí khác nhau trong những trường hợp khác nhau về sự thay đổi doanh thu tiêu thụ sản phẩm sẽ dẫn đến kết quả lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cũng khác nhau. Giả định kết cấu chi phí của 2 doanh nghiệp trên với phần định phí không thay đổi và tỷ lệ biến phí của 2 doanh nghiệp không thay đổi ta giả định doanh thu của cả hai doanh nghiệp đều tăng 20%. Khi đó lợi nhuận (EBIT) của từng doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào? + Ta có các chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp A thay đổi như sau:

Chỉ tiêu Doanh nghiệp A (tăng 20%DT và biến phí, ĐP = const) 2003 (1) 2004 (2) %thay đổi (2-1)/1 1. Doanh thu 100.000 120.000 20% 2. Biến phí 60.000 72.000 20% 3. Lãi trên BP 40.000 48.000 20% 4. Định phí 30.000 30.000 0% 5. EBIT 10.000 18.000 80%

Ta có các chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp B thay đổi như sau:

Chỉ tiêu Doanh nghiệp B (tăng 20%DT và biến phí, ĐP = const) 2003 (1) 2004 (2) %thay đổi (2-1)/1 1. Doanh thu 100.000 120.000 20% 2. Biến phí 30.000 36.000 20% 3. Lãi trên BP 70.000 84.000 20% 4. Định phí 60.000 60.000 0% 5. EBIT 10.000 24.000 140%

Kết luận: Ta thấy cùng mức tăng doanh thu như nhau (20% mức doanh thu

cơ bản ban đầu của 2 doanh nghiệp là 100.000 nghìn đồng) nhưng phần lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) tăng thêm của 2 doanh nghiệp là rất khác nhau. Doanh nghiệp A có kết cấu chi phí với phần định phí chiếm tỷ trọng nhỏ 33,3% chỉ đem lại lợi nhuận tăng 8.000 (nđ) tương ứng tăng 80%, Doanh nghiệp B có kết cấu chi phí với phần định phí chiếm tỷ trọng lớn 66,7% đem lại lợi nhuận tăng 14.000 (nđ) tương ứng tăng 140%.Trường hợp ngược lại nếu nếu doanh thu của 2 doanh nghiệp cùng giảm 20% thì lợi nhuận lợi nhuận (EBIT) của doanh nghiệp A chỉ giảm 8.000 (80%), trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp B lại giảm 14.000 (140%).

113

Page 23: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

Từ những nội dung trên đây ta có thể đi đến kết luận về mối quan hệ giữa kết cấu chi phí với lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) khi sản lượng tiêu thụ thay đổi như sau:

“Doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí với phần định phí cao hơn sẽ đem lại lợi nhuận trước thuế và lãi vay (hoặc tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT%) nhiều hơn trong trường hợp doanh thu (sản lượng) tiêu thụ gia tăng, ngược lại trong trường hợp doanh thu (sản lượng) tiêu thụ suy giảm thì rủi ro giảm lợi nhuận trước thuế và lãi vay (hoặc tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay EBIT%) sẽ lớn hơn”

Rủi ro vừa đề cập trên đây gọi là rủi ro kinh doanh. Vậy có thể nói rằng rủi ro kinh doanh là rủi ro gắn liền với kết cấu chi phí của doanh nghiệp, cụ thể là gắn liền với kết cấu chi phí gồm 2 phần định phí và biến phí. Một doanh nghiệp có kết cấu chi phí với phần định phí lớn hơn sẽ có nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp, nhưng gắn liền với nó là rủi ro kinh doanh cũng lớn. Vậy kết cấu chi phí như nào là hợp lý ? Câu trả lời là sẽ không có một kết cấu nào là hợp lý chung cho tất cả mọi loại hình doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp có tính chất và đặc điểm kinh doanh khác nhau, có chính sách và chiến lược kinh doanh khác nhau vì vậy một kết cấu chi phí được coi là hợp lý là kết cấu chi phí phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp và tùy thuộc vào thái độ của giám đốc tài chính và nhà quản lý doanh nghiệp về sự rủi ro kinh doanh. Xong có thể nói rằng trong điều kiện ổn định và sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí với phần định phí lớn hơn, tức là có quy mô tài sản cố định lớn hơn thì doanh nghiệp đó có lợi thế trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Nhưng trong điều kiện không ổn định của nền kinh tế, việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn thì doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí với phần định phí thấp hơn, tức là có quy mô tài sản cố định nhỏ hơn thì doanh nghiệp đó có lợi thế dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu mặt hàng để cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.

Cũng từ ví dụ trên giả định rằng kết cấu chi phí không thay đổi trong thời gian tới Nếu doanh thu của 2 doanh nghiệp cùng tăng 50% hỏi rằng bạn có thể trả lời ngay được lợi nhuận trước thuế và lãi vay thay đổi (EBIT) của từng doanh nghiệp thay đổi tăng bao nhiêu phần trăm không?. Ngược lại nếu doanh thu của 2 doanh nghiệp cùng giảm 50% hỏi rằng bạn có thể trả lời ngay được lợi nhuận trước thuế và lãi vay thay đổi (EBIT) của từng doanh nghiệp thay đổi giảm bao nhiêu phần trăm không?. Để trả lời được câu hỏi với kết cấu chi phí với phần định phí không thay đổi trong tương lai khi thay đổi tăng hoặc giảm 1% doanh thu thì lơi nhuận trước thuế và lãi vay thay đổi bao nhiêu phần trăm? thì chúng ta cùng nghiên cứu khái niệm “Đòn bẩy kinh doanh”.

114

Page 24: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

b. Đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh: là khái niệm dùng để phản ánh mức độ ảnh hưởng

của kết cấu chi phí (gồm 2 phần định phí và biến phí) đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay khi sản lượng tiêu thụ thay đổi. Cụ thể doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí nghiêng về phần định phí thì có đòn bẩy kinh doanh lớn hơn, có nghĩa là doanh nghiệp nào có kết cấu chi phí với phần định phí cao hơn sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn trong trường hợp doanh thu gia tăng, ngược lại trường hợp doanh thu suy giảm thì rủi ro giảm lợi nhuận sẽ lớn hơn”

Đòn bẩy kinh doanh dùng các chi phí sản xuất kinh doanh (chi phí hoạt động) cố định làm điểm tựa. Khi một doanh nghiệp sử dụng các chi phí hoạt động cố định, một thay đổi trong doanh thu (sản lượng) tiêu thụ sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay hoặc tỷ suất sinh lời tổng vốn. Tác động số nhân này của việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định được gọi là độ lớn đòn bẩy kinh doanh (độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh).

Để biết được chính xác mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) khi có sự thay đổi của doanh thu (sản lượng sản phẩm tiêu thụ) chúng ta cùng nghiên cứu khái niệm độ lớn đòn bẩy kinh doanh (DOL).

Một kết cấu chi phí với phần định phí không thay đổi (ĐP = const) độ lớn đòn bẩy kinh doanh cho biết phần trăm thay đổi trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) do 1% thay đổi trong doanh thu (sản lượng).

Khái niệm độ lớn đòn bẩy kinh doanh của một doanh nghiệp (DOL) là một hàm số của quy trình sản xuất. Nếu doanh nghiệp sử dụng một số lượng lớn máy móc thiết bị tiết kiệm lao động trong sản xuất thì doanh nghiệp đó sẽ có định phí hoạt động tương đối cao và biến phí sản xuất kinh doanh tương đối thấp. Một cấu trúc chi phí như vậy sẽ cho một độ lớn đòn bẩy kinh doanh (DOL) cao, đưa đến EBIT lớn (EBIT dương) nếu doanh số gia tăng cao và lỗ hoạt động lớn (EBIT âm) nếu doanh số sụt giảm.

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh có thể được tính như tỷ lệ thay đổi trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay do tỷ lệ thay đổi trong doanh thu (sản lượng).

Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay Độ lớn đòn bẩy =kinh doanh (DOL) tại X Tỷ lệ thay đổi doanh thu (sản lượng) Với (EBIT và (DT là các thay đổi trong EBIT và doanh thu. Vì DOL khác

nhau ở mỗi mức doanh thu (sản lượng), bạn cần xác định điểm doanh số X (đơn vị sản lượng) mà tại đó bạn đang đo lường đòn bẩy kinh doanh. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh tương tự khái niệm tính co dãn trong kinh tế học (ví dụ tính co giãn giá cả và lợi nhuận) ở điểm nó liên kết phần trăm thay đổi trong một biến số (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) với phần trăm thay đổi trong một biến số khác (doanh thu hoặc sản lượng).

115

Page 25: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

0

1

0

01 ) DP()(

SLSLSL

EBITLBDPLB

o−

−−−

0

0

DTDT

EBITEBIT

DOLΔ

Δ

=

0

0

SLSL

EBITEBIT

Δ

Δ

001

001

).().(EBITSLSL

SLLBLB−−= = = =

=0

00 .EBIT

SLlb

001

00010

).()...(

EBITSLSLSLSLlbSLlb

−−

001

0010

).().(.

EBITSLSLSLSLSLlb

−−

DPbpgSLbpgSL−−

−)(

)(

0

0 = = =

Vậy ta có công thức xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh:

0

0

DTDT

EBITEBIT

Δ

Δ

0

00 .EBIT

SLlbDPbpgSL

bpgSL−−

−)(

)(

0

0DOL tại X = (4.13) = =

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh cho biết với kết cấu chi phí (với phần định phí không thay đổi) nếu doanh nghiệp tăng được 1% doanh thu (sản lượng) từ mức doanh thu cơ bản thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng được một tỷ lệ bằng giá trị của độ lớn đòn bẩy kinh doanh (DOL) của doanh nghiệp.

Ta xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở 2 doanh nghiệp A, B trên như sau: 4

000.10000.40

= DOLA(tại X = 100.000 ) =

DOLA(tại X = 100.000 ) = 4 có nghĩa một thay đổi 1% trong doanh thu từ mức doanh thu cơ bản 100.000 (nđ) đưa đến một thay đổi 4% trong EBIT theo cùng chiều với sự thay đổi doanh thu. Nói cách khác một sự gia tăng 20% trong doanh thu của doanh nghiệp A đưa đến một sự gia tăng 80% trong EBIT. Tương tự, một sự sụt giảm 20% trong doanh thu đưa đến một sụt giảm 80% trong EBIT. DOL của một doanh nghiệp càng lớn độ phóng đại của thay đổi doanh thu với thay đổi EBIT càng lớn.

7000.10000.70

=DOLB (tại X = 100.000 )=

DOLA(tại X = 100.000) = 7 có nghĩa một thay đổi 1% trong doanh thu từ mức doanh thu cơ bản 100.000 (nđ) của doanh nghiệp B đưa đến một thay đổi 7% trong EBIT theo cùng chiều với sự thay đổi doanh thu. Nói cách khác một sự gia tăng 20% trong doanh thu của doanh nghiệp B đưa đến một sự gia tăng 140% trong EBITcủa DNA. Tương tự, một sự sụt giảm 20% trong doanh thu đưa đến một sụt giảm 140% trong EBIT của DNB. DOL của một doanh nghiệp càng lớn độ phóng đại của thay đổi doanh thu với thay đổi EBIT càng lớn.

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh (DOL) và phân tích hòa vốn Độ lớn đòn bẩy kinh doanh (DOL) của doanh nghiệp sẽ tiến tới cực đại khi

doanh nghiệp tiến gần đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở mức sản lượng hòa vốn điều này được được chứng minh như sau:

DPbpgSLbpgSL−−

−)(

)(

0

0DOL tại X = Chia cả tử và mẫu cho (g-bp) ta được:

116

Page 26: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

)()(

)(

0

0

bpgDPbpgSL

bpgbpgSL

−−−

−−

bpgDPSL

SL

−−0

0

HVSLSLSL−0

0DOL tại X = = (4.14) =

Để làm rõ vấn đề này chúng ta cùng khảo sát qua ví dụ sau tại công ty VACO, các thông số của công ty về doanh thu - chi phí như sau: g= 250USD/đơn vị, bp = 150USD/đơn vị, ĐP = 1.000.000USD. Thay thế các giá trị này vào phương trình xác định sản lượng hòa vốn (

bpgDPSLHV −

= ) để xác định

điểm hòa vốn SLHV = 10.000 đơn vị SP. Sau đó bạn cho sản lượng thay đổi xoay quanh mức hòa vốn và phương trình (3.13) bạn sẽ có được các giá trị của DOL trong bảng sau:

DOL ở các mức sản lượng khác nhau của công ty VACO Sản lượng (SL) Độ lớn đòn bẩy kinh doanh (DOL)

0 0,00 2.000 -0,25 4.000 -0,67 6.000 -1,50 8.000 -4,00

10.000 Không xác định 12.000 +6,00 14.000 +3,50 16.000 +2,67 18.000 +2,25 20.000 +2,00

4.3.2. Kết cấu vốn và đòn bẩy tài chính a. Kết cấu vốn và rủi ro tài chính

Kết cấu vốn là mối quan hệ về tỷ trọng của vốn vay và vốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Tổng vốn vay Tỷ trọng của vốn vay = x100%

Tổng vốn (vốn vay + vốn chủ sở hữu)

Tổng vốn chủ sở hữu Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu = x100%

Tổng vốn (vốn vay + vốn chủ sở hữu) Kết cấu vốn có ảnh hưởng đến lợi nhuận dành cho vốn chủ sở hữu (EPS)

khi có sự thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Để thấy rõ ảnh hưởng của kết cấu vốn của doanh nghiệp đến lợi nhuận dành cho vốn chủ sở hữu (EPS) ta xem xét qua ví dụ sau đây: Công ty VACO có tổng tài sản 5.000.000USD giả sử mong đợi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là 1.000.000USD. Nếu VACO sử dụng vốn vay

117

Page 27: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

trong cấu trúc vốn của mình, chi phí sử dụng vốn vay trước thuế 10%/năm (chú ý trong ví dụ này ta đơn giản hóa bằng cách giả định chi phí sử dụng vốn vay giữ nguyên không đổi khi thay đổi hệ số nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp từ 40% lên 80%, trong thực tế, khi tỷ số nợ tăng, chi phí sử dụng vốn vay cũng tăng theo).

Bảng cho dưới đây cho thấy tác động của một sự gia tăng trong tỷ trọng của vốn vay (tỷ lệ nợ trên tổng tài sản) từ 0% lên 40%, lên 80%. Với cấu trúc vốn hoàn toàn vốn cổ phần thì tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu là 12%. Với một tỷ lệ nợ 40% thì tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu tăng lên là 16%. Với một tỷ lệ nợ 80% thì tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu tăng lên là 36%. Công ty VACO đang có thu nhập 20% (trước thuế từ tài sản của mình). Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế 10%. Như vậy, khi công ty sử dụng nợ trong cấu trúc vốn của mình, sai biệt giữa lợi nhuận từ tài sản và chi phí sử dụng vốn vay sẽ tăng lên, có lợi cho các cổ đông.

CƠ CẤU VỐN VÀ RỦI RO TÀI CHÍNH

Cơ cấu vốn của doanh nghiệp 0% 40% 80% Tổng tài sản 5.000.000 5.000.000 5.000.000Nợ lãi suất 10% 0 2.000.000 4.000.000Vốn chủ sở hữu 5.000.000 3.000.000 1.000.000Tổng tài sản 5.000.000 5.000.000 5.000.000Lợi nhuận trớc thuế và lãi vay (EBIT) 1.000.000 1.000.000 1.000.000Lãi vay (10%) 0 200.000 400.000Lãi trước thuế 1.000.000 800.000 600.000Thuế thu nhập doanh nghiệp (40%) 400.000 320.000 240.000Lãi sau thuế 600.000 480.000 360.000Thu nhập mỗi cổ phần 6 8 18Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu 12% 16% 36%

Tác động của một sụt giảm 25% trong EBIT xuống còn 750.000USD Lợi nhuận trớc thuế và lãi vay (EBIT) 750.000 750.000 750.000Lãi vay (10%) 0 200.000 400.000Lãi trước thuế 750.000 550.000 350.000Thuế thu nhập doanh nghiệp (40%) 300.000 220.000 140.000Lãi sau thuế 450.000 330.000 210.000Thu nhập mỗi cổ phần 4,5 5,5 10,5Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu 9% 11% 21%

118

Page 28: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

Tác động của một sụt giảm 60% trong EBIT xuống còn 400.000USD

Lợi nhuận trớc thuế và lãi vay (EBIT) 400.000 400.000 400.000Lãi vay (10%) 0 200.000 400.000Lãi trước thuế 400.000 200.000 0Thuế thu nhập doanh nghiệp (40%) 160.000 80.000 0Lãi sau thuế 240.000 120.000 0Thu nhập mỗi cổ phần 2,4 2 0Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu 4,8% 4% 0%

Từ những nội dung trên đây ta có thể đi đến kết luận về mối quan hệ giữa kết cấu vốn và lợi nhuận vốn chủ sở hữu khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thay đổi như sau:

“Doanh nghiệp nào có kết cấu vốn với phần phần vốn vay cao hơn sẽ đem lại lợi sự gia tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu - EPS (hoặc tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu- EPS%) nhiều hơn trong trường hợp lợi nhuận trước thuế và lãi vay - EBIT gia tăng (hoặc tỷ suất sinh lợi tổng vốn gia tăng- EBIT%) ngược lại trường hợp lợi nhuận trước thuế và lãi vay - EBIT (hoặc tỷ suất sinh lợi tổng vốn gia tăng- EBIT%) suy giảm thì rủi ro giảm lợi nhuận vốn chủ sở hữu - EPS (hoặc tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu- EPS%) sẽ lớn hơn”

Rủi ro vừa đề cập trên đây gọi là rủi ro tài chính. Vậy có thể nói rằng rủi ro tài chính là rủi ro gắn liền với kết cấu vốn của doanh nghiệp, cụ thể là gắn liền với kết cấu vốn gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu. Một doanh nghiệp có kết cấu vốn với phần vốn vay lớn hơn sẽ có nhiều cơ hội đem lại lợi nhuận vốn chủ cao hơn, nhưng gắn liền với nó là rủi ro tài chính cũng lớn hơn.

Để thấy rõ tác động của đòn bẩy tài chính đối với thu nhập vốn chủ sở hữu và rủi ro của cổ đông công ty VACO chúng ta cùng quan sát đồ thị phân tích mối quan hệ giữa EBIT (EBIT%) và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) dưới đây:

ĐỒ THỊ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA EBIT VÀ EPS CT1 - vốn vay 80%

CT2 - vốn vay 40% CT3 - vốn vay 0%

EPS

18

O

8 6

3

1.000 EBIT- nghìn USD

119

Page 29: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

Một câu hỏi đặt ra kết cấu vốn với phần chi phí sử dụng vốn (lãi vay) không thay đổi so với kết cấu vốn hiện tại khi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thay đổi tăng thêm hoặc giảm đi 20% thì lợi nhuận vốn chủ sẽ thay đổi tăng giảm bao nhiêu %. Để giải quyết nhanh và đúng với câu hỏi trên chúng ta cùng nghiên cứu khái niệm: Đòn bẩy tài chính.

b. Đòn bẩy tài chính: Đòn bẩy tài chính là khái niệm phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết cấu

vốn đến lợi nhuận vốn chủ sở hữu (EPS) khi có sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Cụ thể một kết cấu vốn với tỷ trọng vốn vay không thay đổi tức là tổng lãi vay phải trả không thay đổi doanh nghiệp nào có hệ số nợ (HV) càng cao sẽ có đòn bẩy tài chính càng lớn, và ngược lại dòn bẩy tài chính sẽ rất nhỏ trong các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp. Những doanh nghiệp không mắc nợ (hệ số nợ bằng 0) sẽ không có đòn bẩy tài chính. Điều đó cũng có nghĩa là với 1 kết cấu vốn không thay đổi nếu lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) chỉ cần có thay đổi nhỏ thì cũng làm cho lợi nhuận vốn chủ (EPS) tăng một tỷ lệ lớn hơn rất nhiều, ngược lại trong trường hợp EBIT suy giảm thì rủi ro giảm lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ lớn hơn”

Đòn bẩy tài chính dùng các chi phí tài chính cố định làm điểm tựa. Khi một doanh nghiệp sử dụng các chi phí tài chính cố định, một thay đổi trong EBIT sẽ được phóng đại thành một thay đổi tương đối lớn trong thu nhập mỗi cổ phần (EPS) hoặc tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. Tác động số nhân này của việc sử dụng các chi phí tài chính cố định được gọi là độ lớn đòn bẩy tài chính (độ nghiêng đòn bẩy tài chính)

Để biết được chính xác mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến lợi nhuận vốn chủ sở hữu khi có sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trong một cơ cấu vốn cố định chúng ta cùng nghiên cứu khái niệm độ lớn đòn bẩy tài chính (DFL).

Một kết cấu vốn với phần vốn vay không thay đổi (có nghĩa là là tổng lãi vay phải trả không thay đổi) độ lớn đòn bẩy tài chính cho biết phần trăm thay đổi trong lợi nhuận vốn chủ sở hữu do 1% thay đổi trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT).

Độ lớn đòn bẩy tài chính có thể được tính như tỷ lệ thay đổi trong lợi nhuận vốn chủ sở hữu do tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT).

Tỷ lệ thay đổi doanh lợi vốn chủ sở hữu Độ lớn đòn bẩy = tài chính (DFL) tại X Tỷ lệ thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Với (EPS và (EBIT là các thay đổi trong EPS và EBIT. Vì DFL khác nhau ở mỗi mức EBIT, bạn cần xác định điểm EBIT X mà tại đó bạn đang đo lường đòn bẩy tài chính

120

Page 30: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

0

1

0

01

%)1)((%)1)((%)1)((

EBITEBITEBIT

tIEBITtIEBITtIEBIT

o−−−

−−−−−

0

0

EBITEBIT

EPSEPS

DFLΔ

Δ

= = =

=01

0

1

01

%)1).((%)1).((

EBITEBITEBIT

tIEBITtEBITEBIT

−⋅

−−−−

IEBITEBIT

−0

0

IDPbpgSLDPbpgSL−−−

−−)(

)(

0

0= =

Trong đó: I – lãi vay phải trả (I= tổng vốn vay x lãi suất vay) Vậy ta có công thức xác định độn lớn đòn bẩy tài chính:

0

0

EBITEBIT

EPSEPS

Δ

Δ

IEBITEBIT

−0

0

IDPbpgSLDPbpgSL−−−

−−)(

)(

0

0DFL tại X = (4.15) = =

Ta xác định độ lớn đòn bẩy tài chính ở công ty VACO trên như sau:

25,1000.200000.000.1

000.000.1

0

0 =−

=− IEBIT

EBIT DFLA (tại X=1.000.000)=

Một DFL bằng 1,25 có nghĩa thay đổi 1% trong EBIT từ mức EBIT cơ bản 1.000.000USD sẽ đưa một thay đổi 1,25% trong EPS theo cùng chiều với thay đổi trong EBIT. Nói cách khác, một gia tăng 10% trong EBIT đưa đến một sự gia tăng 12,5% trong EPS. Tương tự sự sụt giảm trong EBIT đưa đến một sự sụt giảm 12,5% trong EPS. DFL của doanh nghiệp càng lớn, độ phóng đại của thay đổi trong EBIT đối với thay đổi trong EPS càng lớn.

EPS TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI CÁC MỨC EBIT

Lợi nhuận trớc thuế và lãi vay 400.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000Lãi vay (10%) 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000Lãi trước thuế 200.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000Thuế thu nhập DN (40%) 80.000 240.000 320.000 400.000 560.000Lãi sau thuế 120.000 360.000 480.000 600.000 840.000

120.000 360.000 480.000 600.000 840.000Thu nhập phân phối cho vốn chủ142 6 8 10Thu nhập mỗi cổ phần (60.000CP)

ĐỒ THỊ EPS TRÊN MỖI CỔ PHẦN TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI CÁC MỨC EBIT

EPS

14

10

8

6

800 1.000 1.200 1.600 EBIT- ngàn USD

121

Page 31: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

4.3.3. Phối hợp đòn bẩy tài chính và đòn bẩy kinh doanh. Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí

biến đổi. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh rất lớn ở những doanh nghiệp nào có chi phí cố định cao hơn cao hơn chi phí biến đổi (chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp). Nhưng đòn bẩy kinh doanh chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) do sự thay đổi doanh thu (sảnlượng tiêu thụ). Bởi vì hệ số nợ không ảnh hưởng đến đòn bẩy kinh doanh.

Ta có công thức xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh

0

0

DTDT

EBITEBIT

DOLΔ

Δ

=0

00 .EBIT

SLlbFbpgSL

bpgSL−−

−)(

)(

0

0 = =

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh cho biết với kết cấu chi phí với phần định phí không thay đổi trong tương lai nếu chúng ta nỗ lực tăng được 1% doanh thu thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) tăng được một tỷ lệ bằng giá trị của độ lớn đòn bẩy kinh doanh.

Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lại phụ thuộc vào kết cấu vốn của doanh nghiệp (hệ số nợ (HV) của doanh nghiệp), không phụ thuộc vào kết cấu chi phí chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp. Do đó đòn bẩy tài chính chỉ tác động tới lợi nhuận ròng sau thuế (doanh lợi vốn chủ sở hữu).

Ta có công thức xác định độ lớn đòn bẩy tài chính

0

0

EBITEBIT

EPSEPS

DFLΔ

Δ

=IEBIT

EBIT−0

0

IDPbpgSLDPbpgSL−−−

−−)(

)(

0

0 = =

Vì vậy ta thấy khi ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh chấm dứt thì ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính sẽ thay thế khuyếch đại lợi nhuận của vốn chủ sở hữu (doanh lợi vốn chủ) khi doanh thu thay đổi. Vì lẽ đó người ta có thể tổng hợp đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính thành một đòn bẩy tổng hợp

Độ lớn đòn bảy tổng hợp được xác định như là % thay đổi trong doanh lợi vốn chủ sở hữu từ 1% thay đổi trong doanh thu (sản lượng)

Độ lớn đòn bẩy tổng hợp (DTL) tại X

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh (DOL) tại X

Độ lớn đòn bẩy tài chính (DFL) tại X = *

Trong đó: X - doanh thu (sản lượng) tiêu thụ hiện tại

0

0

DTDT

EBITEBIT

Δ

Δ

0

0

EBITEBIT

EPSEPS

Δ

Δ

IEBITEBIT

−0

0

0

00 .EBIT

SLlb= * = * DFLDOLDTL *=

FbpgSLbpgSL−−

−)(

)(

0

0

IFbpgSLFbpgSL−−−

−−)(

)(

0

0

IFbpgSLbpgSL

−−−−)(

)(

0

0* = DTL tại X =

Vậy ta có độ lớn đòn bẩy tổng hợp được xác định:

122

Page 32: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

IFbpgSLbpgSL

−−−−)(

)(

0

0DTL tại X = (4.16)

Độ lớn đòn bẩy tổng hợp (DTL) cho biết nếu trong tương lai kết cấu chi phí với phần định phí không thay đổi và kết cấu vốn với phần lãi vay không thay đổi so với hiện tại thì doanh nghiệp có biện pháp tăng được 1% trong doanh thu sẽ làm cho doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ tăng được một tỷ lệ đúng bằng độ lớn đòn bẩy tổng hợp.

Ta có thể dùng ví dụ tài công ty VACO để minh họa cho việc tính toán độ lớn đòn bẩy tổng hợp (DTL) của công ty. ta có số liệu tổng hợp liên quan của công ty VACO như sau: Doanh thu (DT)=5.000.000USD

Sản lượng tiêu thu = 20.000SP Giá bán = 250/SP Biến phí đơn vị = 150/SP Định phí (ĐP)= 1.000.000USD Lãi vay phải trả: 200.000USD Thay số liệu trên của công ty VACO vào công thức xác định độ lớn đòn

bẩy tổng hợp ta xác định được: DTL (tại X=5.000.000)

=IFbpgSL

bpgSL−−−

−)(

)(

0

0

000.20000.000.1)150250(000.20)150250(000.20−−−

−= = 2,5

Hoặc chúng ta cũng có thể xác định được DTL dựa trên kết quả tính toán của độ lớn đòn bẩy kinh doanh (DOL) và độ lớn đòn bẩy tài chính (DFL).

DTL = DOL x DFL Ta có DOL = 2,0 và DFL = 1,25 DTL (tại X=5.000.000) = 2,0 x 1,25 = 2,5

Một DTL bằng 1,25 tại mức doanh thu 5.000.000 có nghĩa thay đổi 1% trong doanh thu (sản lượng) tiêu thụ từ mức doanh thu (sản lượng) tiêu thụ cơ bản 5.000.000USD sẽ đưa một thay đổi 2,5% trong EPS theo cùng chiều với thay đổi trong doanh thu (sản lượng) tiêu thụ. Nói cách khác, một gia tăng 10% trong doanh thu (sản lượng) tiêu thụ đưa đến một sự gia tăng 25% trong EPS. Tương tự sự sụt giảm trong doanh thu (sản lượng) tiêu thụ đưa đến một sự sụt giảm 25% trong EPS. DTL của doanh nghiệp càng lớn, độ phóng đại của thay đổi trong doanh thu tiêu thụ đối với thay đổi trong EPS càng lớn.

Độ nghiêng đòn bẩy tổng hợp do một doanh nghiệp doanh nghiệp sử dụng là một số đo tổng khả biến của EPS theo các chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính cố định khi doanh thu thay đổi. Các chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính cố định có thể được kết hợp theo nhiều cách khác nhau để đạt được một DTL mong muốn. Nói cách khác, có một số cách đánh đổi có thể có giữa đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính.

123

Page 33: CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY LÊN DOANH LỢI VÀ RỦI …muce.edu.vn/fckeditor/editor/filemanager/connectors/asp/... · 2015-03-23 · (SL), chi phí cố định

Phương trình xác định độ lớn đòn bẩy tổng hợp

Độ lớn đòn bẩy tổng hợp (DTL) tại X

Độ lớn đòn bẩy kinh doanh (DOL) tại X

Độ lớn đòn bẩy tài chính (DFL) tại X = *

Cho thấy rằng DTL là một hàm số của DOL và DFL. Nếu một doanh nghiệp có một DOL tương đối cao chẳng hạn và mong muốn đạt được một DTL nào đó thì doanh nghiệp có thể bù trừ mức DOL cao này với một DFL thấp hơn hay trong trường hợp DFL tương đối cao chẳng hạn và mong muốn đạt được một DTL nào đó thì doanh nghiệp có thể bù trừ mức DFL cao này với một DOL thấp hơn. Để minh họa cho vấn đề này chúng ta giả dụ là doanh nghiệp đang xem xét mua tài sản, tức sẽ gia tăng chi phí hoạt động cố định. Để bù trừ DOL cao này thì doanh nghiệp có thể cần giảm tỷ lệ nợ trong cấu trúc vốn của mình, từ đó giảm được các chi phí tài chính cố định và giảm DFL thấp hơn.

Các giám đốc luôn gặp phải vấn đề là hạn chế mức độ của đòn bẩy bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính để gia tăng EPS và vốn chủ sở hữu. Khi việc sử dụng đòn bẩy tăng lên, rủi ro cũng tăng lên. Các nhà đầu tư cung cấp vốn cho doanh nghiệp dưới hình thức vốn cổ phần ưu đãi, cổ phần thường và nợ sẽ xem xét mức độ rủi ro này khi ấn đinh tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của họ. Rủi ro của doanh nghiệp càng lớn, tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư càng cao. Nói cách khác, một doanh nghiệp sử dụng các số lượng đòn bẩy “Qúa mức” sẽ phải trả chi phí cao hơn cho nợ và cổ tức ưu đãi, Các chi phí này sẽ bù trừ lợi nhuận đạt được từ việc sử dụng đòn bẩy. Cuối cùng, việc sử dụng đòn bẩy “Qúa mức” sẽ làm giá trị thị trường của doanh nghiệp sụt giảm.

124