Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi...

34
Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người Việt hiện có tên tự gọi là Việt, có tên nước là Việt Nam (tức nước của người Việt phương Nam). Tên gọi tộc người là một đặc trưng, một biểu tượng, một gien ngôn ngữ để nhận biết và phân biệt tộc người đó với các tộc người khác. Rõ ràng, để tìm hiểu nguồn gốc người Việt, không thể không tìm hiểu lịch sử tên gọi Việt. Do Việt là một từ Hán-Việt, lịch sử tên gọi Việt cũng gắn liền với lịch sử của chữ Việt , một lịch sử giờ đây có thể được làm sáng tỏ qua các di vật khảo cổ 1. Hình khắc trên thạp Đại Văn Khẩu Theo Meacham (1996): chữ Việt có gốc từ “một ký hiệu trên đồ gốm Đại Văn Khẩu có niên đại khoảng 2000 TCN, không rõ nghĩa nhưng có thể là một tên người hay một biểu tượng”. Ký hiệu mà Meacham nói đến đó chính là hình một chiếc rìu có lỗ tròn, cán dài khắc trên một chiếc thạp gốm trong một ngôi mộ lớn ở di chỉ Lăng Dương Hà, huyện Cử, tỉnh Sơn Đông. Ngôi mộ thuộc giai đoạn cuối của văn hóa Đại Văn Khẩu, có niên đại trong khoảng 3300-2600 TCN (Allan 2006:97). 1 Hình rìu trên là một trong 8 ký hiệu được khắc trên các thạp gốm hay mộ chum Đại Văn Khẩu. Một số học giả tin chúng là một dạng chữ nguyên thủy và cố đọc chúng. Một số học giả khác lại không tin. Tuy nhiên, theo Allan (2005:105), chúng tỏ ra rất khác với các hình khắc trên các đồ gốm trước đó vốn chỉ là những ký hiệu riêng của từng người thợ hay từng lò gốm. Mặc dù chúng chưa tạo thành một bộ chữ dùng để viết thì ít nhất chúng cũng có một ý nghĩa nào đó được nhận biết trên một vùng rộng. Vì thế, dù chúng là một bộ chữ sau đó bị mai một hay chính là bộ chữ gốc của chữ (văn giáp cốt) Thương, chúng vẫn có thể được coi là một dạng chữ nguyên thủy. Keithtly (2006:179) nhận xét: người Lương Chử và Đại Văn Khẩu ở những vùng khác nhau đã có một số ký hiệu chung, chứng tỏ chúng đã được dùng rộng rãi. Phần lớn các ký hiệu là hình rìu, bôn, có lẽ là gốc cho những biểu trưng cho bộ tộc. 1 Lưu ý về tính co dãn của các niên đại khảo cổ.

Transcript of Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi...

Page 1: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Chương 4

Nguồn gốc và sự phát triển

của tên gọi Việt

Người Việt hiện có tên tự gọi là Việt, có tên nước là Việt Nam (tức nước của

người Việt phương Nam). Tên gọi tộc người là một đặc trưng, một biểu tượng, một gien

ngôn ngữ để nhận biết và phân biệt tộc người đó với các tộc người khác. Rõ ràng, để

tìm hiểu nguồn gốc người Việt, không thể không tìm hiểu lịch sử tên gọi Việt.

Do Việt là một từ Hán-Việt, lịch sử tên gọi Việt cũng gắn liền với lịch sử của chữ

Việt 越, một lịch sử giờ đây có thể được làm sáng tỏ qua các di vật khảo cổ

1. Hình khắc trên thạp Đại Văn Khẩu

Theo Meacham (1996): chữ Việt có gốc từ “một ký hiệu trên đồ gốm Đại Văn

Khẩu có niên đại khoảng 2000 TCN, không rõ nghĩa nhưng có thể là một tên người hay

một biểu tượng”.

Ký hiệu mà Meacham nói đến đó chính là hình một chiếc rìu có lỗ tròn, cán dài

khắc trên một chiếc thạp gốm trong một ngôi mộ lớn ở di chỉ Lăng Dương Hà, huyện

Cử, tỉnh Sơn Đông. Ngôi mộ thuộc giai đoạn cuối của văn hóa Đại Văn Khẩu, có niên

đại trong khoảng 3300-2600 TCN (Allan 2006:97). 1

Hình rìu trên là một trong 8 ký hiệu được khắc trên các thạp gốm hay mộ chum

Đại Văn Khẩu. Một số học giả tin chúng là một dạng chữ nguyên thủy và cố đọc chúng.

Một số học giả khác lại không tin. Tuy nhiên, theo Allan (2005:105), chúng tỏ ra rất khác

với các hình khắc trên các đồ gốm trước đó vốn chỉ là những ký hiệu riêng của từng

người thợ hay từng lò gốm. Mặc dù chúng chưa tạo thành một bộ chữ dùng để viết thì

ít nhất chúng cũng có một ý nghĩa nào đó được nhận biết trên một vùng rộng. Vì thế, dù

chúng là một bộ chữ sau đó bị mai một hay chính là bộ chữ gốc của chữ (văn giáp cốt)

Thương, chúng vẫn có thể được coi là một dạng chữ nguyên thủy.

Keithtly (2006:179) nhận xét: người Lương Chử và Đại Văn Khẩu ở những vùng

khác nhau đã có một số ký hiệu chung, chứng tỏ chúng đã được dùng rộng rãi. Phần

lớn các ký hiệu là hình rìu, bôn, có lẽ là gốc cho những biểu trưng cho bộ tộc.

1 Lưu ý về tính co dãn của các niên đại khảo cổ.

Page 2: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Hình 1: Thạp gốm Lăng Dương Hà; Ký hiệu Việt; Các ký hiệu trên thạp gốm Đại Văn Khẩu.

Nguồn: Keithly 2006; Allan 2005

Không nói rõ, nhưng dường như Keithly muốn nói đó là biểu tượng cho người

Việt.

Thật vậy, chiếc rìu trên thạp Lăng Dương Hà rõ ràng là một chiếc rìu Việt, cho dù

là dạng rìu lưỡi thẳng của văn hóa Đại Văn Khẩu. Dạng rìu đó bằng đá xuất hiện sớm

nhất trong văn hóa Hà Mẫu Độ, bằng ngọc xuất hiện sớm nhất trong văn hóa Lương

Chử. Vì thế, rìu Việt, như tên gọi của nó, luôn được coi là một phát minh, một công cụ

đặc trưng của người Việt cổ (Phụ lục 4A).

2. Hình vẽ trên thạp Diêm Thôn

Nếu ký hiệu trên thạp Lăng Dương Hà là một chiếc rìu Việt lưỡi thẳng Đại Văn

Khẩu thì hình vẽ một chiếc rìu Việt trên một chiếc thạp được phát hiện tại di chỉ Diêm

Thôn, huyện Lâm Nhữ, tỉnh Hà Nam lại là dạng rìu Việt lưỡi cong đặc trưng của văn

hóa Lương Chử. Đặc biệt, bên cạnh chiếc rìu là hình một con cò 1 mỏ ngậm một con

cá. Chiếc thạp này được xác định thuộc giai đoạn cuối của văn hóa Ngưỡng Thiều, có

niên đại khoảng 3500-3000 TCN, sớm hơn cả chiếc thạp Lăng Dương Hà.

Về các hình vẽ trên thạp Diêm Thôn, các học giả đã đưa ra vài cách lý giải:

-Đó là các mô típ vừa có tính biểu tượng vừa mang tính trang trí: con cò là biểu

tượng cho vật tổ chim hay cho thủ lĩnh bộ tộc (người có chiếc sọ chôn trong thạp),

chiếc rìu là biểu tượng cho sức mạnh của người đó để chiến thắng kẻ thù có biểu

tượng là con cá.

-Các hình cò và cá thể hiện sức mạnh sinh nở của tổ tiên hay tự nhiên, rìu thể

hiện quyền lực của con người, tất cả thể hiện một mong ước về an khang thịnh vượng.

1 Trong các tư liệu tiếng Anh, con chim trên thạp Diêm Thôn hoặc được xác định là cò (stork), hoặc là diệc (heron)

hoặc là cốc (cormorant). Tư liệu tiếng Hoa viết quán 鹳 (cò). Thực tế, sự phân biệt các loài chim nước trên chỉ có

tính tương đối trong cả dân gian lẫn trong khoa học. Trong tiếng Hoa, từ lộ ( 鹭 ) chỉ cả cò lẫn diệc. Con chim Lạc

trên trống Đông Sơn, người bảo là cò, người cho là diệc.Tôi chọn từ cò cho con chim trên thạp Diêm Thôn, và sẽ chứng minh đó chính là con chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn.

Page 3: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

- Hình cò và rìu tương ứng với chữ tuế 歲 chỉ năm.

- Hình cò chỉ một địa danh hay một tộc danh gắn với địa danh đó.

Hình 2: Thạp Diêm Thôn; Hình cò-rìu trên vò; Rìu Việt bằng ngọc Lương Chử.

Nguồn: Fitzgerald-Huber1999; Keithtley 2006

Với tôi, cách lý giải cuối cùng của nữ học giả Mỹ Fitzgerald-Huber (1999:64, 66)

“con cò chỉ một địa danh hay một tộc danh gắn với địa danh đó” là đáng chú ý và hợp lý

nhất, bởi một mặt nó phản ánh mối liên hệ mang tính qui luật giữa địa danh và tộc danh

(Phụ lục 4 B), mặt khác nó đã dựa trên các bằng chứng ngôn ngữ và khảo cổ khá cụ

thể và thuyết phục. Đó là:

-Các hình vẽ trên thạp Diêm Thôn có liên hệ cội nguồn với các hình khắc trên đồ

gốm Đại Văn Khẩu ở huyện Cử, Sơn Đông. Các hình khắc đó gồm hai loại: một loại

tương ứng với các chữ “nguyệt”, “hỏa”, “sơn” trong văn giáp cốt Thương thường gắn

với các địa danh, một loại gồm các hình rìu, bôn thường là các biểu tượng cho quyền

lực.

-Các hình vẽ trên thạp Diêm Thôn và hình khắc trên đồ gốm Đại Văn Khẩu cũng

rất giống một số chữ cổ trên kim văn Thương có niên đại khoảng 1300 TCN. Các chữ

này thường đi cùng với chữ qua (một loại vũ khí gần gũi với rìu) và cũng chỉ địa danh

hay tộc danh.

Trong một chú thích, Fitzgerald-Huber cũng nhắc tới ý kiến của nhiều học giả

Trung Quốc cho rằng hình con cò trắng trên thạp Diêm Thôn thể hiện một địa danh

dựa trên một đoạn trong Sơn Hải Kinh viết: quán (cò) là từ chỉ một vùng đất của những

người quán đầu (đầu cò) hay hoan đầu 1, xưa kia đã phải di rời từ vùng Lâm Nhữ, Hà

Nam (vùng có di chỉ Diêm Thôn) về phía Nam. Bà nhận xét : “Mặc dù thật thú vị khi

tưởng tượng rằng khoảng 5000 năm trước, vùng Lâm Nhữ có thể có một nơi có các

loài chim nước sinh sống, nhưng chúng ta có thể khẳng định, người nghệ sĩ vẽ con cò

trên thạp Diêm Thôn rất quen thuộc với đối tượng của mình”.

1 . http://baike.baidu.com/view/1073817.htm. Sơn Hải Kinh là một tác phẩm viết từ thời Chiến quốc đến đầu thời Hán,

mô tả địa lý, sản vật, truyền thuyết ở 100 vùng của Trung Quốc xưa. Trong Sơn Hải Kinh, người quán đầu 鹳头cũng

viết là hoan đầu 讙头 (hoan=vui vẻ, nô đùa ầm ĩ) hay 驩头 (hoan=ngựa ngoan, ngựa lành).

Page 4: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Với nhận xét trên, Fitzgerald- Huber dường như ngụ ý cò không phải là con vật

bản địa của vùng đất Hà Nam. Nếu vậy, người Diêm Thôn, vốn rất quen thuộc với cò,

phải là một nhóm di dân từ một nơi nào đó có nhiều cò sinh sống.

Nơi đó chính là vùng đất của người Lương Chử, bởi theo Sơn Hải Kinh,1 người

“đầu cò” là những người có mỏ và cánh chim, thường đi dọc ven biển dùng mỏ bắt cá;

họ là dòng dõi vua Cổn (bố của Đại Vũ, vị vua đầu tiên của nhà Hạ); nước của người

đầu cò ở vùng ven biển phía Đông Nam có tên là nước Hoan Chu hay Đan Chu... 2

Như vậy, cách lý giải của Fitzgerald- Huber hoàn toàn tương hợp với cách lý giải

của các học giả Trung Quốc. Đặc biệt, những gì mà Sơn Hải Kinh nói về người “đầu

cò” cũng phù hợp với những gì mà thư tịch nói về người Dương Điểu (Chim Mặt trời)

ở vùng bờ biển Đông Nam, vùng hạ lưu Dương Tử cũng như với các tư liệu khảo cổ

về tục thờ vật tổ chim-đội mũ hình mỏ chim trong văn hóa Lương Chử (Phụ lục 2 B).

Rõ ràng, trên chiếc rìu Việt bằng ngọc lớn nhất của văn hóa Lương Chử, chúng

ta cũng thấy hình “vua-thần ” mang chiếc mũ có mỏm nhọn trên cùng thể hiện cách

điệu mỏ chim.

Thực chất, người “đầu cò” là người có tục thờ chim làm vật tổ. Trong hội lễ họ

hóa thành chim với chiếc mũ hình đầu chim, trang phục bằng lông chim và múa những

động tác mô phỏng động tác của chim.

Điều quan trọng nhất là những người “đầu cò” là có thực, hơn nữa, còn rất quen

thuộc với chúng ta bởi đó chính là những người Lạc Việt đội mũ đầu chim Lạc-đầu cò,

sống trong những ngôi nhà hình-chim Lạc, đi thuyền hình chim Lạc, thờ chim Lạc cùng

với thờ mặt trời, tất cả được thể hiện trên trống đồng và tượng đồng Đông Sơn. Vật tổ

chim Lạc sau đã hóa thành Mẹ Chim Âu Cơ trong truyền thuyết.

Chiếc khăn “mỏ quạ” truyền thống của phụ nữ Việt nay chính là một dấu tích của

chiếc mũ đầu chim của người Lạc Việt xưa. Người Dayak ở Indonesia, gốc là người

Lạc Việt thời Đông Sơn ở Việt Nam cho đến gần đây vẫn còn bảo lưu các dạng mũ đầu

chim như thế (Phụ lục 13B).

1 Sơn Hải Kinh là một dạngTừ điển Bách khoa do học giả từ các nước Sở, Ba, Thục…viết từ thời Chiến quốc đến

đầu thời Hán ghi lại nhiều truyền thuyết của người Bách Việt. 2 Tên ông tổ của người “đầu cò” là Cổn, tên một loài cá. Chúng ta đã biết tổ tiên nhà Trần gốc là dân Đản đánh cá

ven biển Phúc Kiến có tục đặt tên người bằng tên các loài cá (Phụ lục 3 C). Phải chăng tên nước Đan Chu của

người “đầu cò” có liên hệ với tên gọi Man/Đản? Cổn là cha của Đại Vũ và là vị thần được thờ cúng ở khắp vùng hạ

lưu Dương Tử.

Page 5: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Hình 3: Người đầu chim Lương Chử; Người “đầu cò” Đông Sơn; Cô gái Việt với tấm khăn mỏ quạ.

Nguồn: www3.hpu.edu; diendan.yeunhiepanh.net

Tục đội khăn “mỏ quạ “của phụ nữ Việt, về nguồn gốc và chức năng tương tự

với tục đội mũ hình đầu chó trong lễ cưới của cô dâu người Dao, tộc người cho đến

nay vẫn thờ Bàn Hồ-Ông Tổ Chó; hay với tục đội mũ kết khăn hình sừng trâu của

người Miêu (Mông), tộc người thờ ông tổ Xuy Vưu đầu có sừng trâu hay đội mũ hình

sừng trâu.

Hình 4: Hình Suy Vưu đầu có sừng trâu ; Bé gái “Miêu Sừng dài” ở Quí Châu; Cô gái Dao đội mũ

hình đầu chó.

Nguồn: www.hmongbq.com; superstock.com, dailytravelphotos.com.

Câu hỏi đặt ra là: những người “đầu cò” Diêm Thôn liệu có mối liên hệ cội nguồn

với những người “đầu chim” Lương Chử và người Lạc Việt thời Đông Sơn?

Câu trả lời là Có ! Nhiều bằng chứng sẽ được nêu dưới đây và ở các Chương

tiếp theo. Nhưng có một bằng chứng cần đưa ngay ở đây, đó là mối liên hệ cội nguồn

giữa thạp gốm Diêm Thôn- thạp đồng Đông Sơn và thạp gốm hoa nâu Lý-Trần. 1

1 Thạp gốm hoa nâu”, tiếng Anh viết covered jars with ivory glaze and brown inlaid decoration= thạp có nắp với men

ngà và hoa văn dát màu nâu. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đồ gốm hoa nâu Lý-Trần chịu ảnh hưởng của dạng gốm có men trắng hoa nâu của lò gốm Từ Châu, Hà Bắc, Trung Quốc, phát triển rộ thời Bắc Tống ( thế kỷ 11-12). Tuy nhiên, thạp hoa nâu Lý-Trần có kỹ thuật cạo, khắc hoa văn rồi vẽ men nâu hoàn toàn độc đáo “kiểu Việt Nam”. Hơn nữa, đồ gốm Từ Châu không hề có thạp.

Page 6: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Hình 5: Thạp đồng Đông Sơn Đào Thịnh; Thạp gốm thời Trần; Hình chim mổ cá” trên thạp Đào Thịnh;

Hình chim mò cá trên thạp Trần.

Nguồn: flickr.com; vietpictures.net; baotangnhanhoc.org

Trước hết, có thể thấy, cả ba dạng thạp có hình dáng, chức năng và hoa văn rất

gần gũi nhau.

Về hình dáng, chúng đều có hình trụ tròn hơi thuôn xuống dưới, có nắp hình

nón. Thạp Diêm Thôn khi phát hiện không còn nắp, nhưng thân thạp vẫn còn 6 cái tai

dùng để buộc nắp, vị trí tai tương tự với tai thạp Đông Sơn.

Về chức năng, thạp Diêm Thôn chứa một chiếc sọ người, là một dạng tiểu hay

mộ chum chứa di cốt người chết sau khi cải táng. Thạp Đông Sơn có một chức năng

tương tự, đặc biệt, thạp Thiệu Dương, Thanh Hóa cũng chứa một chiếc sọ người y

như thạp Diêm Thôn.

Về hoa văn, thạp Diêm Thôn có mô típ chim nước quắp cá, thạp Đào Thịnh cũng

vậy. Trên thạp Lý-Trần, tôi chưa thấy mô típ đó nhưng các mô típ cò hay bồ nông đang

mò cá hay đang mổ một nhành hoa chính là những biến thể của nó.

Sự tương đồng giữa thạp đồng Đông Sơn và thạp gốm hoa nâu Lý-Trần, dù ở

hai thời đại cách nhau khoảng 1500 năm vẫn là điều dễ hiểu bởi người Đại Việt thời

Lý-Trần chắc chắn là con cháu của người Lạc Việt thời Đông Sơn. Nhưng sự tương

đồng giữa thạp gốm Diêm Thôn với thạp đồng Đông Sơn, hai di vật của 2 nền văn hóa

cách rất xa nhau cả về không gian ( từ vùng sông Hoàng tới vùng sông Hồng) lẫn thời

gian (hơn 2500 năm) quả là một điều kỳ bí cần khám phá. Sự tương đồng như thế thể

hiện một truyền thống bền vững trong tín ngưỡng và đó chỉ có thể là truyền thống của

một dân tộc. 1 Như chúng ta sẽ thấy, người Lạc Việt thời Đông Sơn chính là con cháu

của người Lạc Việt ở Diêm Thôn (Chương 7).

Nhưng trước hết, tôi sẽ chứng minh ở đây người “đầu cò” Diêm Thôn có mối liên

hệ cội nguồn với người “đầu cò” Lương Chử.

3. Liên hệ cội nguồn người Diêm Thôn-người Lương Chử

Tư liệu khảo cổ cho thấy dạng thạp có hình dáng và chức năng giống thạp Diêm

Thôn đã xuất hiện trong văn hóa Hồng Sơn ở Liêu Ninh, văn hóa Ngưỡng Thiều ở Hà

1 Tục thờ Ông Tổ Chó Bàn Hồ của người Dao được ghi nhận trong sử sách liên tục từ thời Hán đến nay tức cũng

hơn 2200 năm.

Page 7: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Nam, văn hóa Mã Gia Diêu và Đại Địa Loan ở Cam Túc và Thanh Hải, tất cả có niên

đại trong khoảng 3000-5000 TCN (Li Liu 2004, Allan 2006:45-55).

Hình 6: Thạp gốm Đại Địa Loan; Thạp gốm Hồng Sơn Miếu (Ngưỡng Thiều).

Nguồn: Li Liu 2004; www.chinavalue.net/

Chúng ta thấy thạp Đại Địa Loan có nắp hình nón tương tự nắp thạp Đào Thịnh;

thạp Diêm Thôn cũng có hoa văn vẽ màu như thạp Hồng Sơn Miếu. Di chỉ Hồng Sơn

Miếu cũng nằm ở vùng lưu vực sông Lạc, cách Lạc Dương 50km và cách Diêm Thôn

khoảng 30 km. Như vậy, thạp Diêm Thôn và thạp Hồng Sơn Miếu có thể thuộc về cùng

một tộc người.

Theo Wu Hung (1985:30): cư dân ở vùng hạ lưu Dương Tử và hai bờ bán đảo

Liêu Đông đều là người Đông Di hay Điểu Di. Văn hóa Hồng Sơn (4700-2900 TCN)

với nhiều đồ sừng và đồ ngọc có mô típ chim tương tự với các văn hóa Đại Văn Khẩu,

Hà Mẫu Độ, Lương Chử cũng là văn hóa của một nhóm Đông Di. Do phân bố ở vùng

sông Liêu, chủ nhân của văn hóa Hồng Sơn rất có thể là người Liêu. Theo Lưu Nham

(1999:144) người Liêu là chủ nhân của văn hóa Đại Văn Khẩu, sau là nhóm Bách Việt

mạnh nhất ở Nam Trung Quốc và có quan hệ cội nguồn với cư dân ở vùng Trung

Trung Quốc ( bao gồm vùng Trung nguyên Hà Nam-địa bàn của văn hóa Ngưỡng

Thiều và vùng trung lưu Dương Tử). Người Liêu sống ở bán đảo Sơn Đông và vùng

ven biển, sau dần thiên di xuống phía Nam.

Chúng ta sẽ thấy Liêu= Lão=Lạc Việt. Như vậy, chủ nhân đầu tiên của dạng thạp

Diêm Thôn là người Lạc Việt. Vậy họ từ đâu đến?

Bàn về chiếc thạp gốm Diêm Thôn, một học giả Mỹ từ Bảo tàng Nghệ thuật

Washington D.C nhận xét:

“Văn hóa Ngưỡng Thiều thường được gọi là văn hóa gốm vẽ màu với đặc trưng là các

mô típ hình học cách điệu từ hình cây, con...Tuy nhiên, hoa văn thạp Diêm Thôn lại khác.

Chiếc thạp xuất hiện ở giai đoạn cuối của văn hóa Ngưỡng Thiều, khi các đồ gốm đơn sắc

xám và đen bắt đầu thay thế đồ gốm vẽ màu trước đó. Điều đáng chú ý hơn là, chiếc thạp có

hình một con cò chân dài, được tả thực với đầu khớp gối và mỏ ngậm một con cá, bên cạnh là

chiếc rìu lớn cũng được vẽ chi tiết với cán buộc dây da. Vậy phong cách tả thực đó đến từ

đâu, và vì sao có sự kết hợp kỳ khôi các hình tượng lạ lùng đó? Câu trả lời là: do xã hội

Page 8: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Ngưỡng Thiều bị chi phối bởi quan hệ thân tộc và vẫn gắn liền với các chu kỳ và sức mạnh

của tự nhiên, hình cò và cá thể hiện sức mạnh của các con vật hay một mong ước về vật

thịnh- người yên và cũng có thể mang ý nghĩa tín ngưỡng. Mặt khác, rìu là một công cụ quan

trọng và có thể coi như một biểu trưng của quyền lực. Việc kết hợp hình cò và hình rìu có vẻ

kỳ quặc nhưng không phải là ngẫu nhiên, bởi có người đã cho rằng chúng cùng nhau tạo

thành các biểu tượng: con cò thể hiện một tộc danh hay một địa danh, còn chiếc rìu thể hiện vị

thế của chủ nhân chiếc thạp. Trong trường hợp này, chúng thể hiện một giai đoạn rất sớm

trong sự phát triển của ký hiệu tượng hình ở Trung Quốc”. 1

Theo tôi, câu trả lời trên đúng nhưng vẫn hơi chung chung. Có thể xác định cụ

thể hơn, rằng phong cách tả thực trên thạp gốm Diêm Thôn đã đến từ văn hóa Lương

Chử, còn cò và rìu Việt chính là hai biểu tượng hồn cốt của người Lương Chử.

Trước hết, chúng ta có thể thấy hình chim và mặt trời khắc trên một số đĩa Bích

Lương Chử (Hình 7) cũng được thể hiện về cơ bản theo phong cách tả thực, bởi con

chim trên đĩa Bích Lương Chử được xác định rõ ràng là chim én (Wu Hung 1985: 40).

Cũng cần nói là, người Đông Di-Bách Việt xưa thờ vật tổ chim, nhưng mỗi

nhóm, ở những nơi những lúc khác nhau, có thể chọn cho mình một con chim cụ thể

khác nhau.

Theo Keightly (1996:76, 2006:180) trên đồ ngọc Lương Chử, hình pháp sư

shaman hay mô típ Thao Thiết được thể hiện về cơ bản theo phong cách tự nhiên hay

tả thực, sau đó mới dần chuyển sang phong cách cách điệu.

Trên trống đồng Đông Sơn một quá trình tương tự cũng diễn ra: mô típ người-

chim được thể hiện với phong cách tả thực trên các trống đồng sớm, sau đó dần được

thể hiện với phong cách cách điệu thành các hình văn cờ trên các trống muộn.

Điều quan trọng là, phong cách tả thực trên thạp Diêm Thôn có nguồn gốc

Lương Chử bởi người Diêm Thôn chính là con cháu một nhóm di dân Lương Chử.

Theo Li Liu (2004: 187): vào cuối thời Ngưỡng Thiều (khoảng 3000 TCN), văn

hóa Đại Văn Khẩu ở Sơn Đông bắt đầu di chuyển về phía Tây. Tại vùng trung Hà

Nam, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hơn 40 di chỉ mang các yếu tố Đại Văn Khẩu

nằm xen với 17 di chỉ cuối Ngưỡng Thiều. Các yếu tố Đại Văn Khẩu không chỉ là các

dạng đồ gốm mà cả tục làm biến dạng sọ người chết và tục nhổ răng là những yếu tố

gắn với các cuộc di dân hơn là do giao lưu học hỏi. Trong khi các yếu tố Đại Văn Khẩu

tiếp tục xuất hiện ở trung Hà Nam thì dường như không có dấu tích của việc con

người cư trú ở Bắc Giang Tô từ cuối thời Đại Văn Khẩu đến đầu thời Long Sơn, thời

có một đợt biển tiến ở vùng bờ biển phía Đông vào khoảng 3650-2200 TCN. Vào cuối

thời Long Sơn, các đợt di cư chấm dứt, có lẽ do sông Hoàng đổi dòng chảy từ Bắc

xuống Nam và tạo ra một chướng ngại tự nhiên giữa Sơn Đông và Hà Nam.

Mặt khác, theo Allan (2006:120): ở Bắc Giang Tô, tư liệu khảo cổ học lại cho

thấy có sự hòa hợp giữa hai văn hóa Đại Văn Khẩu và Lương Chử. Tại di chỉ Hoa Đình

1 http://www.nga.gov/education/chinatp_sl02.htm.

Page 9: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Thôn, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 62 ngôi mộ với đồ tùy táng bao gồm cả đồ

gốm Đại Văn Khẩu lẫn đồ gốm và đồ ngọc Lương Chử. Các mộ lớn có tục hiến tế

người, một tục chưa từng thấy trước đó. Một số học giả cho rằng chủ nhân của các

ngôi mộ lớn là người Lương Chử, một số khác lại nghĩ có thể họ là người Đại Văn

Khẩu nhưng đã tiếp thu táng tục Lương Chử ( tức tục hiến tế người và chôn đồ ngọc)

sau khi bị người Lương Chử chinh phục.

Thực tế, chủ nhân của hai văn hóa Đại Văn Khẩu và Lương Chử đều là người

Đông Di 1 nên hai văn hóa trên có nhiều nét tương đồng. Do tác động của hiện tượng

biển tiến (cốt lõi hiện thực của các truyền thuyết về cơn hồng thủy của nhiều tộc người

ở Trung Quốc và ĐNA), nhiều nhóm Đông Di đã liên tục di tản về phía Tây tới vùng

Trung nguyên Hà Nam, trong đó có tổ tiên người Diêm Thôn. Di dân bao gồm cả người

Đại Văn Khẩu và Lương Chử, nhưng có thể khẳng định người Diêm Thôn là một nhóm

di dân Lương Chử với những bằng chứng sau:

-Chiếc rìu trên thạp Diêm Thôn rõ ràng là dạng rìu Việt lưỡi tròn đặc trưng của

văn hóa Lương Chử.

- Con cò trên thạp Diêm Thôn là một loài chim nước, đặc sản của vùng đầm lầy cửa sông và vùng Thái Hồ ở Chiết Giang-Giang Tô, địa bàn chính của văn hóa Lương Chử. Nhận xét của Fitzgerald Hubernêu trên ngụ ý cò không phải là con vật bản địa của đất Hà Nam và người Diêm Thôn là di dân từ nơi có nhiều cò đến. Tư liệu dân tộc học cũng cho thấy tục huấn luyện” cò mồi” để bắt chim hay cốc để bắt cá là truyền thống lâu đời của cư dân Bách Việt vùng Thái Hồ-Giang Tô-Chiết Giang, sau lan tỏa tới các vùng khác (Laufer 1931; Jackson 1997). Từ chỉ chim cốc (glak) cũng đồng âm với tên gọi Lạc của người Lạc Việt Chiết Giang-Phúc Kiến (Chamberlain 1992).

-Theo Sơn Hải Kinh, người “đầu cò” Diêm Thôn có liên hệ cội nguồn với người

“đầu cò” từ vùng ven biển Đông Nam ( Giang Tô, Chiết Giang), tức người Lương Chử.

-Các dấu tích của tục thờ cò thể hiện tập trung và sâu sắc nhất ở hai nước Ngô-

Việt vùng Giang Tô-Thượng Hải-Chiết Giang như tục múa cò trong đám ma công chúa

Ngô, mối liên hệ tâm linh cò-trống ở thành Cối Kê (Chương 12).

- Tại di chỉ Thanh Đài, Hà Nam, một chiếc thạp cùng thời với thạp Diêm Thôn có

chứa một tấm lụa (Allan 2006:114). Chúng ta biết, nghề nuôi tằm-dệt lụa ra đời trong

văn hóa Lương Chử (Phụ lục 2B).

Việc xác định người Diêm Thôn là một nhóm di dân Lương Chử chính là cơ sở

để chúng ta chứng minh hình cò và rìu Việt trên thạp gốm Diêm Thôn là cội nguồn của

hai chữ Lạc Việt.

1 Đông Di là người Di phía Đông, thời Đá Mới gồm nhiều tộc khác nhau sống ở vùng ven biển phía Đông Trung

Quốc từ bán đảo Liêu Đông tới vùng hạ lưu Dương Tử, sau lan tỏa tới Hà Bắc, Hà Nam, An Huy và Triều Tiên.

Page 10: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

5. Nguồn gốc hai chữ Lạc Việt

Hình 7: Hình chim én đậu trên bàn thờ có hình mặt trời trên đĩa Bích Lương Chử; Một dạng chữ điểu;

Chữ mục=mắt; Chữ nhật=mặt trời trong văn giáp cốt; Chữ dương=mặt trời trong văn giáp cốt.

Nguồn: Wu Hung 1985; http://www.chineseetymology.org/mandarin.aspx

Trước hết, chúng ta hãy xem xét các hình chim-mặt trời khắc trên đĩa Bích

Lương Chử.

Wu Hung (1985: 34-36) cho rằng các hình trên chính là dạng nguyên thủy của

hai chữ “Dương Điểu” 阳 鳥 ( Chim- Mặt trời), tên của một tộc người sống ở vùng hạ

lưu Dương Tử được gọi là người “ Điểu Di” (Di-Chim) trong thư tịch và truyền thuyết.

Keightly (1996:71) tán thành quan điểm đó, coi hình chim trên đồ ngọc Lương

Chử không phải chỉ là hình vẽ thuần túy mà là “biểu tượng cho vật tổ, sau đó được đọc

thành từ và trở thành chữ nguyên thủy”.

Tuy nhiên, một số nhà ngôn ngữ học đã tỏ ý nghi ngờ quan điểm trên. Cụ thể,

W.Boltz (1994) cho rằng: “Không có bằng chứng nào cho thấy các ký hiệu đó có nghĩa

là Chim- Mặt trời… Chúng có một ý nghĩa nào đó, nhưng chúng ta không thể khẳng

định rằng chúng được gắn với các âm theo một qui ước nhất định. Hơn nữa, người ta

vẫn chưa khẳng định được ngôn ngữ nào được nói ở vùng văn hóa Lương Chử vào

thời Đá Mới. Và cho dù ngôn ngữ đó là tổ tiên trực tiếp của tiếng Hoa thì cũng rất khó

xác định âm vị cho các chữ tượng hình trên” (dẫn theo Keightly 2006:178).

Nhưng đó là ý kiến của Boltz vào năm 1994. Trong một bài viết 5 năm sau, Boltz

(1999:81) đã ủng hộ quan điểm của Pulleyblank (1983) xác định người Đông Di ( bao

gồm người Lương Chử) đã nói một ngôn ngữ Nam Á có họ hàng với tiếng Việt-Mường

(Phụ lục 3 A). Điều đó có nghĩa quan điểm của Wu Hung và Keghtly là có cơ sở.

Việc chứng minh hai từ chỉ ống Tông và đĩa Bích, hai lễ khí đặc trưng của văn

hóa Lương Chử tương ứng cả về âm và nghĩa với hai từ Vuông và Bẹt trong tiếng Việt

cũng góp phần khẳng định quan điểm trên (Phụ lục 2 D).

Page 11: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Trên cơ sở xác định người Lương Chử nói tiếng Nam Á và các hình khắc trên đồ

ngọc Lương Chử là biểu tượng cho vật tổ, chúng ta hãy “đọc” lại các ký hiệu -chữ

tượng hình nguyên thủy trên cả đồ ngọc Lương Chử và thạp gốm Diêm Thôn.

Nếu “đọc” hai biểu tượng chính trên đĩa Bẹt Lương Chử từ trên xuống dưới,

chúng ta sẽ có đúng hai từ Chim- Mặt trời theo đúng ngữ pháp Nam Á-ngữ pháp Việt

chứ không phải Dương- Điểu (Mặt trời-Chim) theo ngữ pháp Hoa.

Cần nói thêm, từ niao/điểu chỉ chim trong tiếng Hoa là từ họ hàng với các từ tao/

lao chỉ chim trong tiếng Nam Á 1 .

Trong chữ Hoa có hai chữ chỉ mặt trời là nhật 日 và dương 阳. Hình mặt trời

ngoài cùng bên trái trên đồ ngọc Lương Chử rất giống chữ mục 目 chỉ mắt trong văn

giáp cốt Thương. Trong khi đó, từ chỉ mặt trời trong tiếng Việt-Mường có gốc là mắt

trời, với quan niệm mặt trời là “mắt của trời” (từ mặt và mắt là hai từ họ hàng). Từ trời

(âm cổ blời) cũng là gốc của từ ngày, tương tự từ trăng (âm cổ blang) là gốc của từ

tháng. Ngày là từ tương ứng với nhật trong tiếng Hoa.

Tượng hình của chữ dương trong văn giáp cốt là mặt trời mọc ở phía trên bàn

thờ cũng tương ứng với biểu tượng chim-mặt trời đậu trên bàn thờ khắc trên đồ ngọc

Lương Chử.

Rõ ràng, sự gần gũi hay mối liên hệ về tượng hình giữa hai chữ nhật và mục

phản ánh mối liên hệ ngữ nghĩa mắt trời=mặt trời=mắt ngày của ngôn ngữ Nam Á –

ngôn ngữ của người Lương Chử và người Việt.

Tóm lại, các biểu tượng chim và mặt trời trên đồ ngọc Lương Chử là gốc cho các

chữ tượng hình chỉ chim và mặt trời trong chữ Hoa. Điều này cũng có liên quan tới

việc các nhà cổ tự đã chứng minh các chữ việt, vương, đậu, hoàng, mỹ trong chữ Hoa

lần lượt có gốc từ chiếc rìu Việt, từ chiếc đĩa bát bồng (đậu) và từ hình người hóa

trang lông chim trong văn hóa Lương Chử (Phụ lục 2B).

Trên cơ sở đó, giờ chúng ta hãy chuyển sang đọc các hình vẽ trên thạp Diêm

Thôn. Theo tôi, đó chính là hai chữ Lạc Việt nguyên thủy bởi:

-Theo Fitzgerald-Huber: con cò thể hiện địa danh và một tộc danh gắn với địa

danh đó. Địa danh đó chính là Lạc bởi Diêm Thôn nằm ở vùng sông Lạc và thuộc vùng

đất Lạc, nơi hiện vẫn còn các địa danh Lạc Dương ( tên cổ là Lạc), Lạc Ninh, Lạc

Long... Tộc danh gắn với địa danh đó cũng là Lạc, tên của người Lạc là gốc của tên

sông Lạc (Phụ lục 4 B). 2

1 Từ điển trực tuyến Starostin: starling.rinet.ru/

2 Sông Lạc là một nhánh của sông Hoàng chảy từ Thiểm Tây về phía Đông tới Hà Nam và được ghi bằng 4 dạng

chữ Lạc 洛, 雒, 濼, 泺, trong đó có chữ Lạc bộ Chuy. Đó là con sông gắn với truyền thuyết về Lạc Thư-một nền tảng

của Kinh Dịch, với Lạc Thần- con gái Phục Hi-vị thần sáng tạo ra chữ viết và nghề đánh cá.

Page 12: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

-Trong tiếng Hoa từ chỉ cò, diệc là lu (âm Hán-Việt: lộ), từ chỉ chim cốc là lu (âm

Hán –Việt lô), cả hai đều gần âm với Luo hay Lo (âm Hán-Việt: Lạc).

-Tự Ðiển Khang Hi cho biết: Lạc trước thời Hán đọc là Các (tương ứng l=c, vì

thế chữ Lạc có bộ Các chỉ âm)). Như vậy, các từ Lu/ Lo trước thời Hán đọc là Cu/Co,

tương ứng với ku/ko/gu/go-từ chỉ chim trong tiếng Nguyên Nam Á và với Cò, Cốc, Cu,

Cú… trong tiếng Việt nay. Mặt khác, Lạc lại tương ứng với krok, rac chỉ chim trong

tiếng Nguyên Nam Á và vạc, diệc trong tiếng Việt. 1

-Khi nói về nước Lạc Việt ở Quảng Tây trước thời Tần, sách Lã Thị Xuân Thu

(viết xong năm 239 TCN) có câu: “Việt Lạc chi khuẩn”. Cao Dụ, một học giả thời Hán

chú thích: “Việt Lạc là tên nước, khuẩn là măng tre. Việt Lạc có nghĩa là Chim Việt. Việt

Lạc là cách nói của người Hoa, ngược với cách nói của người Việt là Lạc Việt”. 2 Như

vậy, Lạc Việt= Chim- Việt, một cách hiểu hoàn toàn phù hợp với hình vẽ Chim Lạc-Rìu

Việt trên thạp Diêm Thôn.

-Tất cả 4 dạng chữ Lạc được thư tịch Trung Quốc, Việt Nam dùng để chỉ người

Lạc Việt và chữ Hồng trong tên gọi Hồng Bàng chỉ tổ tiên người Việt Nam đều chứa

các biểu tượng chim hoặc tương ứng với chim ( sẽ nói rõ hơn ở dưới).

- Người Thủy ở Quí Châu, Quảng Tây được coi là con cháu của người Lạc Việt

còn gìn giữ được một dạng chữ dùng trong các sách bói, sách cúng được coi là có

phong cách giống văn giáp cốt Thương và là “hóa thạch” của dạng chữ tượng hình.

Trong các chữ đó, chúng ta thấy có khá nhiều chữ thể hiện chim và người đội mũ lông

chim theo phong cách tả thực. Chữ chỉ tộc danh Thủy 睢 (Tuy) cũng có bộ Chuy giống

một chữ Lạc.

Hình 8: Chữ cổ của người Thủy Quí Châu

Nguồn: http://traditions.cultural-china.com/

1 Theo qui luật, tên các loài chim cụ thể thường là các từ có âm họ hàng với nhau từ một từ chỉ chim cổ. Về các từ

Nguyên Nam Á chỉ chim xem Từ điển trực tuyến Starostin http://starling.rinet.ru/ 2 http://baike.baidu.com/view/2381.htm. Người Hoa khi phiên âm một từ Việt, thường đặt theo trật tự từ tiếng Hoa.

Ngược lại, người Việt, khi tiếp thu từ Hoa, trong một số trường hợp, cũng đảo lại theo trật tự từ Việt (các từ sử tiền, hỉ hoan, thố thi, thích kích được đảo thành tiền sử, hoan hỉ, thi thố, kích thích , đặc biệt tên gọi Việt Nam là tên đảo của tên gọi Nam Việt.

Page 13: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

-Hình rìu Việt chắc chắn là gốc của chữ Việt và một dạng chữ Việt trên kim văn

có cả hình chim và hình rìu (phần dưới).

Tóm lại, chúng ta có cơ sở để xác định hai hình vẽ trên thạp Diêm Thôn chính là

gốc của hai chữ Lạc Việt trong chữ Hán sau này. Do người Lương Chử thời Đá Mới nói

tiếng Nam Á, hai chữ đó tương ứng với hai từ nhất định trong tiếng Nam Á. Đó là hai từ

chỉ Người gốc Ya Ya, tương ứng với Lava-tên tự gọi của một tộc người hiện vẫn nói

tiếng Nam Á và là con cháu của người Lạc Việt thời Đông Sơn (Phụ lục 4C). Tuy nhiên,

hai chữ Lạc Việt có gốc từ hai biểu tượng của người Lạc Việt là Chim Lạc và Rìu Việt.

Các tư liệu dân tộc học cho thấy việc vẽ hình chim Lạc, rìu Việt trên thạp Diêm

Thôn có mục đích tạo ra những dấu hiệu để tổ tiên nhận biết người chết- con cháu khi

trở về với tổ tiên. Các biến thể của tục này là tục làm quan tài thuyền có đầu-đuôi chim

của người Mân, quan niệm chim là con vật dẫn đường cho người chết ở người Thái,

tục cúng gà-trứng gà trong đám ma của người Việt.v.v.

Ở trên, chúng ta đã nói về sự tương đồng giữa thạp Diêm Thôn và thạp Đông

Sơn. Việc phân tích mối liên hệ về mặt biểu tượng giữa chữ Lạc nguyên thủy trên thạp

Diêm Thôn với 4 chữ Lạc chỉ người Lạc Việt Đông Sơn sẽ tiếp tục khẳng định mối liên

hệ cội nguồn người Lạc Việt Diêm Thôn với người Lạc Việt Đông Sơn.

6. Nguồn gốc bốn dạng chữ Lạc và chữ Hồng

Trong thư tịch Trung Hoa và Việt Nam, chúng ta thấy có tới 4 dạng chữ Lạc chỉ

người Lạc Việt. Đó là:

Lạc bộ Điểu 鵅

Theo Đào Duy Anh (2010:262): chữ Lạc bộ Điểu cũng như chữ Lạc bộ Chuy đều

chỉ một loài chim di trú theo mùa ở Giang Nam. Trong các từ điển cổ, hai chữ trên còn

chỉ các loài chim khác như: kỵ kỳ (cú mèo), ô bộc và một loài chim nước mà người

Giang Đông (vùng ven biển Chiết Giang) gọi là hưu lưu hay câu lạc.

Ô bộc chính là chim cốc, loài chim có màu đen (ô) được người nuôi dưỡng, huấn

luyện để bắt cá cho chủ (bộc) và cũng là một loài chim di trú.

Từ điển Bách Độc 1 cho biết chữ Lạc bộ Điểu chỉ một loài chim nước, có bụng

và cánh màu trắng-tím, lưng màu xanh, rất giống với chim cốc.

Theo Chamberlain (1992:24), Lạc hay Lo trong tiếng Quảng Châu có gốc Glak

trong tiếng Hoa cổ chỉ chim cốc, con chim dùng để bắt cá và có vai trò kinh tế quan

trọng với cư dân vùng cửa sông hay ven biển, từ đó có thể trở thành vật tổ. Tiếng Hạ

1.http://www.zdic.net/zd/zi/ZdicE9ZdicB5Zdic85.htm; http://baike.baidu.com/view/1223965.htm

Page 14: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Môn (Nam Phúc Kiến) có từ gok chỉ chim ưng biển có bụng trắng, cánh đen, có thể là

nguồn gốc cho nghĩa “ ngựa trắng bờm đen” của chữ Lạc bộ Mã.

Rõ ràng, Câu lạc là phiên âm của Glak, và từ Gok trong tiếng Hạ Môn cũng rất

gần gũi với Cốc trong tiếng Việt.

Hình 8: Chim cốc bắt cá; Chim cốc với người Quế Lâm, Quảng Tây; Chim ưng biển bụng trắng cánh

đen.

Nguồn: hubpages.com; plus.google.com; animaldiscovery-chanel.blogspot.com;

Theo Diller(2008:21) chữ Lạc bộ Điểu có âm cổ là lak, là từ cổ chỉ chim nói

chung, tương ứng với từ nok=chim trong tiếng Thái. Theo Benedict (1972:231-32)

nok/mlok (Thái)=manuk (Indonesia)=mlo (Nguyên Mông-Dao). Từ điển Starostin cho

biết: trong tiếng Nguyên Nam Á, có các từ chỉ chim là kak/ rac.

Như vậy, chữ Lạc bộ Điểu ghi từ Lạc (âm cổ các/rác) có gốc từ một từ chỉ chim

trong tiếng Nguyên Nam Á, là gốc của các từ chỉ chim trong các ngữ hệ Nam Á, Thái-

Kađai, Nam Đảo, Mông-Dao, Hoa –Tạng hiện nay.

Thư tịch xưa không dùng chữ Lạc bộ Điểu mà dùng chữ Lạc bộ Chuy để chỉ

người Lạc Việt. Tuy nhiên, Đào Duy Anh ( 1957/2010:263), từ việc xác định chữ Lạc đó

chỉ một loài chim di trú tương ứng với hình cò diệc trên trống đồng đã đưa ra giả thuyết

về các cuộc di cư bằng thuyền biển của người Lạc Việt từ vùng ven biển Giang Nam

cùng với loài chim trên. Từ đó, ông gọi loài chim mỏ dài bay quanh mặt trời trên trống

đồng Đông Sơn là chim Lạc, là chim tổ của người Lạc (Việt).

Một số học giả đã bác bỏ cách gọi này. 1 Nhưng với những điều đã nêu trên, đặc

biệt với hai hình vẽ trên thạp Diêm Thôn, chúng ta có thể khẳng định cách gọi chim Lạc

trên trống đồng Đông Sơn của Đào Duy Anh là hoàn toàn xác đáng.

1 Lê Văn Lan (báo Thể Thao Văn hóa 13/1/2004), Kiều Thu Hoạch (báo Thể Thao Văn hóa 17/8/2004; Tạp chí Văn

hóa dân gian 2006).

Page 15: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Lạc bộ Mã 駱:

Chữ Lạc này hiện có nghĩa là ngựa trắng- bờm đen và lạc đà. Trong Sử Ký nó

được dùng để viết họ Lạc của vua Câu Tiễn, của vua Đông Việt và vua Mân Việt (con

cháu Câu Tiễn) và tên nước Âu Lạc. Trong Hán Thư, Đường Thư, Quảng Châu Ký, nó

được dùng để viết các từ Lạc Việt, Lạc hầu, Lạc tướng.

Bình Nguyên Lộc (1971:338) cho rằng chữ Lạc bộ Mã chỉ nhóm Lạc ở Phúc Kiến

là người Mã Lai, bộ Mã ghi từ Mã và Lạc ghi từ Lai. Một cách lý giải hơi đơn giản !.

Chambelain (1992: 24) lại cho rằng : tiếng Hạ Môn có từ gok ( âm cổ glak) chỉ

loài “chim ưng biển” bụng trắng cánh đen, có thể là nguồn gốc cho chữ Lạc bộ Mã với

nghĩa “ngựa trắng bờm đen”, được dùng làm tên gọi người Lạc Việt ở Chiết Giang và

Phúc Kiến.

Ban đầu, tôi ngờ rằng chữ Lạc bộ Mã chỉ là một sự viết nhầm từ chữ Lạc bộ

Điểu (hai chữ Mã và Điểu rất giống nhau). Nhưng nghiên cứu sâu hơn, tôi lại thấy, đó là

một chữ Lạc mới được tạo ra một cách có chủ ý.

Chúng ta biết, ngựa vốn là con vật được thuần hóa ở vùng thảo nguyên Trung Á

vào khoảng 3000 TCN và được du nhập cùng với xe vào Trung Quốc từ thời Thương

khoảng 1600 TCN. Từ đó, chữ Mã cũng xuất hiện trong văn giáp cốt Thương (1200

TCN). Gốc của từ mã là marko, từ chỉ ngựa trong tiếng Nguyên Ấn-Âu (Zhou Jixu

2006:31).

Trong khi đó, từ Ngọ trong 12 từ chỉ con giáp, như một số nhà ngôn ngữ học đã

chứng minh là từ Nam Thái hay Nam Á và gần gũi nhất với từ ngựa trong tiếng Việt-

Mường. Chủ nhân của tên gọi 12 con giáp đó có thể là người Ngô-Việt ở Giang Tô,

Chiết Giang (Phụ lục 3 A).

Trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành là nền tảng của thiên văn, phong thủy và triết

học phương Đông, Ngựa/Ngọ là biểu tượng cho hành Hỏa-phương Nam tương đương

với Chim Chu Tước (Sẻ Đỏ).

Như vậy, rất có thể, việc tạo ra và dùng chữ Lạc bộ Mã cho nhóm Lạc (Việt) ở

Chiết Giang –Phúc Kiến nhằm nhấn mạnh đặc trưng phương Nam của nhóm Lạc đó

trong sự phân biệt với các nhóm Lạc khác có gốc từ phương Bắc và được ghi bằng

chữ Lạc bộ Chuy và bộ Trãi. Việc dùng chữ Lạc này cho họ Lạc của vua các nước Ư

Việt, Đông Việt, Mân Việt và tên nước Âu Lạc cùng các tên gọi Lạc Việt, Lạc hầu, Lạc

tướng phản ánh mối liên hệ cội nguồn giữa các nhóm Lạc Việt này (Chương 13).

Page 16: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Lạc bộ Chuy 雒

Chữ Lạc này hiện cũng có nghĩa là chim cú mèo hay ngựa đen- bờm trắng.

Đứng độc lập, chữ Chuy 隹 chỉ một loài chim đuôi ngắn (như chim sẻ, hải âu). Khi đi

cùng các chữ khác, chữ Chuy tương đương với chữ Điểu và có thể dùng thay cho chữ

Điểu (ví dụ: chữ chỉ quạ có thể viết với cả bộ Chuy và bộ Điểu là 雅 =nhã và 鸦=nha).

Như vậy, chữ Lạc bộ Chuy tương đương với chữ Lạc bộ Điểu chỉ chim ( cò, cốc).

Trong Thủy Kinh Chú (thế kỷ 6) và Giao Châu Ngoại Vực Ký ( thế kỷ 4-5) đều

dùng chữ Lạc này để ghi các từ Lạc điền, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu, Lạc vương ở

Giao Chỉ. Đó cũng là chữ Lạc từ xưa đến nay được dùng để ghi tên sông Lạc và thành

Lạc Dương ở Hà Nam.

Theo tôi, việc dùng chữ Lạc bộ Chuy để ghi tên sông Lạc, thành Lạc Dương và

Lạc điền, Lạc dân…ở Giao Chỉ cũng phản ánh mối liên hệ cội nguồn giữa nhóm Lạc

Việt Diêm Thôn ở vùng sông Lạc với người Lạc Việt ở nước La ( chữ La 羅 có bộ

Chuy) ở Hồ Bắc-Hồ Nam với người Lạc Việt nước Văn Lang do một người thuộc

hoàng tộc La họ Hùng sáng lập (Chương 7, chú ý: chữ Hùng 雄 cũng có bộ Chuy).

Lạc bộ Trãi 貉

Chữ Lạc này hiện có nghĩa là một dạng cầy, chồn, xưa chỉ một tộc “man di” ở

Đông Bắc ( tổ tiên của người Triều Tiên). Có sách còn viết đó là tên cổ của nước Triều

Tiên. Nghĩa gốc của chữ Trãi là loài thú có cột sống (lưng) dài, thích rình bắt mồi (như

chó sói, chồn, hổ, báo), sau chỉ cả các loại côn trùng không chân như giun đất.

Đào Duy Anh (1957/2010: 134) từng cho rằng chữ này không có âm Lạc mà chỉ

có âm Hạc/Mạc/Mạch/Má, vì thế có thể đó là chữ viết nhầm từ chữ Lạc bộ Mã.

Đúng là trong trong tiếng Hoa hiện đại, chữ Lạc bộ Trãi không có âm Lạc. Tuy

nhiên, theo Thuyết Văn, chữ Lạc đó xưa có âm Lạc. Vì thế, Thông Điển và Cựu Đường

Thư cũng dùng chữ Lạc này cho nhóm Lạc Việt thời Hán ở Hồ Bắc.1

Thực ra, do tương ứng h/l, nên Hạc=Lạc, tương tự hồi (văn)=lôi (văn). Trong

tiếng Quảng Đông, chúng ta thấy chữ Lạc bộ Trãi được đọc là cả Hok và Lok, và Lok

rất gần với Lạc.

Đúng là sử sách Việt Nam như Lĩnh Nam Chích Quái, Toàn Thư đều dùng chữ

Lạc bộ Trãi cho các tên gọi Lạc Long Quân, Lạc hầu, Lạc tướng; các cuốn Việt Nam Tự

điển của Hội Khai trí Tiến Đức (1931) và Việt Nam Sử lược của Trần Trọng Kim (1919)

dùng chữ Lạc này cho tất cả các tên gọi có từ Lạc.

1 http://www.viethoc.org/phorum/read.php?10,7199,page=8

Page 17: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Ít nhất, đã có hai cách lý giải về hiện tượng trên.

Bình Nguyên Lộc (1971:337-41) cho rằng: các chữ Lạc chỉ các nhóm Lạc ( tức

Việt) khác nhau. Lạc bộ Trãi =Cửu Lê=Lai Di=Tam Hàn (Triều Tiên) là nhóm Lạc gốc

Đông Di.1 Các sử gia Việt Nam chỉ dùng chữ Lạc này cho tổ tiên bởi nhóm này là nhóm

di cư đến Việt Nam nhiều nhất, bao gồm cả nhóm “Mã Lai đợt 1” ( tức người Phùng

Nguyên) và Mã Lai đợt 2 ( tức người Đông Sơn), từ đó chiếm đa số dân Việt Nam.

Chúng ta sẽ thấy Bình Nguyên Lộc đã đúng khi xác định nhóm Lạc Việt gốc

Đông Di là nhóm đa số ở Việt Nam. Nhưng không rõ các sử gia Việt Nam xưa làm sao

biết được điều này. Có thể, cuốn sử ghi điều đó nay đã thất truyền (?).

Nguyễn Kim Thản-Vương Lộc (1971) lại cho rằng: các nhà nho Việt Nam chối bỏ

chữ Lạc bộ Mã có lẽ vì “chữ ấy biểu thị thái độ khinh miệt” (người Việt có từ “thân trâu

ngựa” chỉ sự khổ nhục) trong khi chữ Lạc bộ Trãi dù sao cũng được dùng chỉ “một

giống người” (tức chỉ tổ tiên người Triều Tiên).

Cách lý giải của Nguyễn Kim Thản-Vương Lộc có vẻ có lý hơn và đã được nhiều

người chấp nhận. Nhưng đó chỉ là cái lý bên ngoài. Tôi sẽ đưa ra một cái lý khác bên

trong, dựa trên việc phân tích mối liên hệ giữa chữ Lạc bộ Trãi với biểu tượng rái

cá/chồn trên trống đồng Đông Sơn.

Không còn nghi ngờ gì nữa, chim Lạc là một biểu tượng chính yếu trên trống

đồng Đông Sơn, nhưng trên một loạt trống Đông Sơn có niên đại từ sớm đến muộn

như trống Lào, Miếu Môn, Thượng Lâm, Hòa Bình, Phú Xuyên hay trên thạp Đào

Thịnh, chúng ta còn thấy khắc hình một dạng thú được các học giả phương Tây gọi là

thú bốn chân ngắn hay cáo cách điệu, chồn, chó sói, cá sấu, hươu, rồng (Kempers

1988: 174), còn các nhà khảo cổ học Việt Nam, trong cuốn Trống Đông Sơn ở Việt

Nam ( 1990) gọi con thú đó là “ thú lạ”.

Trên trống Miếu Môn, một vành có 8 “thú lạ” đi cùng 8 con hươu. Trên trống Đào

Xá, hoa văn động vật duy nhất là 4 “thú lạ” trong khi nhiều trống khác (cùng nhóm B) đó

lại là 4 chim Lạc. Có vẻ, ở các trống trên, tính biểu tượng của “thú lạ” và chim Lạc -

hươu tương đương với nhau.

1 Bình Nguyên Lộc coi nhóm Lạc viết bằng chữ Lạc bộ Chuy là người Khuyển Nhung, tổ tiên của người Môn, Khmer,

Miến Điện.

Page 18: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Hình 9: Các hình “thú lạ” trên trống Đông Sơn Phú Xuyên ( Hà Tây cũ); Đào Xá (Phú Thọ); Yên Tập (Hà

Nam).1

Nguồn: Phạm Huy Thông 1990.

Hình 10: Hình rái cá trên thạp Đào Thịnh; Rái cá đuôi cong giống thú lạ trên trống Phú Xuyên; Rái cá

giống thú lạ trên trống Yên Tập.

Nguồn: Nguyễn Việt 2010; hopage.mac.com; http://www.wildlifeextra.com

Thực ra, có thể gọi đúng tên con “thú lạ” trên trống đồng là rái cá, một con vật có

nhiều nét tương đồng với chim Lạc.

Giống như chim Lạc, rái cá là loài vật sống nửa cạn nửa nước ( có một loài sống

hoàn toàn dưới nước). Nếu chim Lạc được gọi là chim nước, thì rái cá cũng được coi là

thú nước (trên thạp Đào Thịnh, rái cá xuất hiện ở giữa và dưới thuyền cùng các loài

chim nước). 2 Cũng như chim Lạc, rái cá sống chủ yếu bằng bắt cá . Đặc biệt, giống

như chim cốc (chim Lạc ở Phúc Kiến), rái cá cũng được thuần hóa, huấn luyện thành

một trợ thủ giúp người săn bắt cá. Rái cá dọa và đuổi cá vào lưới, còn cốc trực tiếp bắt

cá cho người. Tại Trung Quốc thời xa xưa, tục dùng rái cá bắt cá chỉ có ở vùng lưu vực

Dương Tử” (Brandt 2005: 33, 34), trong khi tục dùng chim cốc bắt cá chủ yếu cũng ở

vùng hạ lưu Dương Tử (Jackson 1997: 189). Rõ ràng, địa bàn chính của cả hai tục trên

1 Các tác giả cuốn Trống Đông Sơn ở Việt Nam (1990:51) gọi con vật ở vành trong mặt trống Yên Tập là “chim

đứng”, nhưng thực ra đó cũng là rái cá. Nguyễn Việt (2010:393) gọi con rái cá trên thạp Đào Thịnh là” thú mặt hổ đuôi cá sấu”!. Giờ đây, nhờ Google, chúng ta có thể xác định được các loài thú lạ đó. 2 Từ chỉ rái cá trong tiếng Anh otter có gốc water = nước. Tiếng Hán-Việt có từ điêu chỉ diều hâu đồng âm với điêu

chỉ con chồn.

Page 19: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

là vùng ven biển Giang Tô, Chiết Giang, từ đó lan tỏa tới Nhật, Triều Tiên, Phúc Kiến,

Quảng Đông, Quảng Tây và Việt Nam 1

Vì thế, cũng như chim Lạc, rái cá cũng được coi là vật tổ, đặc biệt của các cư

dân sống bằng săn bắt thủy hải sản như người Đản. Chúng ta đã thấy, Đinh Bộ Lĩnh,

một người gốc Đản Quảng Đông, theo truyền thuyết Việt, có bố là một con rái cá ( Phụ

lục 3 C).

Taylor (1983: 291-92) nhận xét: “Truyền thuyết đã gắn Đinh Bộ Lĩnh với một tín

ngưỡng xưa, rằng vương quyền bắt nguồn từ thần nước, rằng con cháu của thần nước sẽ trở

thành vua. Lạc Long Quân, vị anh hùng văn hóa đầu tiên của người Việt chính là Vua Nước. An

Dương Vương cũng nhận vương quyền từ thần Kim Qui-Thần Nước…Rồng được coi là vị thần

nước mạnh nhất... Rái cá cũng là con vật nước. Là con trai của rái cá, Đinh Bộ Lĩnh có sứ

mệnh làm vua, điều phù hợp với tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam…Tuy nhiên,

truyền thuyết về ông tổ rái cá không chỉ có ở người Việt Nam. Truyền thuyết về Đinh Bộ Lĩnh

gần như giống hệt một truyền thuyết về sự ra đời của triều Mãn Thanh ở Mãn Châu mà các học

giả Nhật đã ghi được vào đầu thế kỷ 20 ở Triều Tiên…Trong tín ngưỡng của người Triều Tiên

xưa, ai một lần nhìn thấy rái cá, cả cuộc đời còn lại sẽ có tài thổi gió làm mưa”.

Sự giống hệt giữa truyền thuyết về Đinh Bộ Lĩnh và truyền thuyết về triều Mãn

Thanh ở Triều Tiên không hề là một sự trùng hợp ngẫu nhiên bởi chữ Lạc bộ Trãi chỉ

chồn hay rái cá cũng được dùng chỉ tổ tiên người Triều Tiên có cội nguồn Đông Di ( tên

gọi Cao Ly tương ứng với Cửu Lê).

Tín ngưỡng vật tổ rái cá thời Đinh cũng có liên hệ cội nguồn và có ý nghĩa tâm

linh tương tự với tín ngưỡng vật tổ chó thời Lý (Phụ lục 3C).

P.Maspero (1963:510-21) cho biết, trong tâm thức của nhiều tộc người ĐNA,

chó, rái cá, cáo, rồng, ngựa là những biểu tượng tương đương và có thể giao hoán với

nhau. Người Dao gọi ông tổ chó của mình là Long Khuyển, một số nhóm Dao chuyển

từ vật tổ chó sang vật tổ rồng. Truyền thuyết Khmer kể tổ tiên họ là chàng hoàng tử

dòng dõi Chim và nàng công chúa Rồng (Naga), nhưng trong đám cưới cổ truyền

Khmer với nhiều nghi thức tái hiện đám cưới của Ông-Bà Tổ cô dâu lại được ám chỉ là

một con chó cái. Trong các truyền thuyết Khmer, chó thường thay vị trí của cáo. Nếu

trong truyền thuyết Chăm, vua Po Klong Garai được rồng liềm chữa khỏi bệnh hủi thì

trong truyền thuyết Jarai, một con chó đen đã chữa khỏi bệnh cho một nàng công chúa

bằng cách tương tự.

Chắc hẳn, người xưa chưa có sự phân biệt rạch ròi giữa rái cá với cầy, chó sói

và chó. 1 Trong tiếng Việt, chó cũng được gọi là cầy và rái có lẽ là một từ họ hàng với

1 Có tư liệu nói tục này xưa cũng có ở Việt Nam. Nhưng chắc chắn, tục đó giờ đã mất hẳn và chỉ còn trong câu thành

ngữ :”Cốc mổ-cò xơi”.

Page 20: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

cầy, trãi và sài, từ Hán-Việt chỉ (chó) sói. Có vẻ, trãi có họ hàng với rái tương tự chuy

với chim.

Như vậy, theo tôi, chính ý nghĩa tâm linh của biểu tượng rái cá-cầy-chồn-chó

trong tâm thức người Lạc Việt từ thời Đông Sơn đến thời Đinh-Lê- Lý, thời kỳ người

Việt dành độc lập và phục hưng nước Đại Việt đã dẫn đến việc các nhà Nho Việt Nam,

muộn nhất từ thời Lý dùng chữ Lạc bộ Trãi để chỉ tổ tiên mình. Các tác giả sau này chỉ

kế thừa truyền thống đó.

Chữ Hồng trong Hồng Bàng

Người Việt Nam thường gọi mình là “Con cháu Lạc Hồng “ hay “Con Lạc cháu

Hồng”. Một cách lý giải cho rằng Lạc gốc từ Lạc Việt, Hồng gốc từ họ Hồng Bàng. Một

cách khác cho rằng Lạc là Lạc Long Quân-Bố Rồng, còn Hồng là chim Hồng -Mẹ Âu

Cơ, vì thế “con Lạc cháu Hồng” có nghĩa tương đương với” Con Rồng cháu Tiên”.

Về tên gọi Họ Hồng Bàng, Đào Duy Anh ( 2010:133) cho rằng Hồng có hàm ý là

hồng hoang, Bàng là hỗn độn, chỉ thời thái cổ hỗn mang mờ mịt.

Tuy nhiên, xét chữ Hồng trong tên gọi Hồng Bàng 鴻 gồm chữ Giang= sông

nước chỉ âm cùng với chữ Điểu chỉ chim, nhiều khả năng, Hồng chỉ một loài chim nước

(chim giang). Trong các loài chim giang, có loài giang sen, tức chim giang có màu cánh

sen, còn được gọi là cò lạo 2 một loài chim nước có mặt và lông cánh màu phớt hồng,

phổ biến ở vùng đất ngập nước vùng ven biển Đông Nam Trung Quốc, ĐNA và Ấn Độ,

hiện còn thấy ở Nam Bộ. Như vậy, chim Hồng cũng là Cò-là chim Lạc.

Tóm lại, 4 chữ Lạc chỉ người Lạc Việt thời Đông Sơn và chữ Hồng chỉ tổ tiên

người Lạc Việt đều có gốc từ biểu tượng chim nước hay một con thú nước có tính biểu

tượng tương đương. Suy cho cùng, chúng đều có liên hệ cội nguồn với hình chim Lạc

trên thạp gốm Diêm Thôn, gốc của chữ Lạc.

Trong khi đó, chữ Việt trên văn giáp cốt Thương và trong chữ Hán sau này cũng

có gốc từ hình rìu Việt trên thạp Diêm Thôn. Giờ chúng ta sẽ chuyển sang tìm hiểu lịch

sử của chữ Việt.

1 Theo các nhà sinh vật học, tổ tiên của chó, cáo, chó sói là một loài động vật có vú gần giống như chồn thường

sống ở các hốc cây cách đây khoảng 400 triệu năm ( http://vi.wikipedia.org/wiki/Chó). Trong Thiên Nam ngữ lục, chó

đồng được gọi là muông đồng, từ muông trong tiếng Mường chỉ loài thú 4 chân nói chung như hươu, nai, chó. 2 Tiếng Anh: painted stork.

Page 21: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

7. Chữ Việt trong văn giáp cốt Thương

Dễ thấy chữ Việt trong văn giáp cốt hay chữ Thương 1 rõ ràng là hình một chiếc

rìu Việt cán dài lưỡi tròn –dạng rìu Việt Lương Chử giống với chiếc rìu vẽ trên thạp

Diêm Thôn. Tuy nhiên, chữ Việt đó đã có ý nghĩa cụ thể rõ ràng, là một từ chỉ một tộc

người, một thủ lĩnh, một vị vua hay một nước hùng mạnh ở phía Tây Bắc nước

Thương, từng là đồng minh của nước Thương (sẽ được bàn kỹ ở Chương 7), đồng

thời là một động từ chỉ việc chém đầu tù binh hay con vật hiến tế bằng rìu.

Hình 11: Chữ Việt chỉ rìu; Chữ Việt chỉ người và nước Việt; Văn giáp cốt Thương.

Nguồn: Lý-Waters 1997; http://history.cultural-china.com/

8. Chữ Việt trong kim văn Thương-Chu

Trong kim văn (chữ khắc hay đúc trên chuông và đỉnh thời Thương-Chu) bắt đầu

có dạng chữ Việt ( chỉ rìu) cách điệu, tương tự chữ Việt chỉ rìu hiện tại (戉), nguyên là

chữ qua 戈 thêm móc phía sau.

Hình 12: Các dạng chữ Việt và chữ Qua trong kim văn Thương-Chu

Nguồn: http://www.chineseetymology.org

Đặc biệt, trong kim văn có hai dạng chữ Việt thể hiện hình chim gắn với hình rìu

rất gần gũi với hai hình vẽ trên thạp Diêm Thôn, khẳng định mối liên hệ cội nguồn giữa

1 Văn giáp cốt là chữ được viết hoặc khắctrên mai rùa (giáp) hay xương trâu bò (cốt) dùng để bói toán vào cuối thời

Thương ( 1250-1200 TCN). Người xưa phân biệt văn là dạng chữ đơn giản mang tính tượng hình và chỉ vật, khác với tự là dạng chữ phức hợp. Hiện các nhà khảo cổ đã phát hiện được khoảng 5000 chữ, nhưng các nhà cổ tự học mới chỉ đọc được khoảng một nửa.

Page 22: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

hai chữ Lạc Việt trên thạp Diêm Thôn với chữ Việt trên kim văn. Chúng ta không rõ văn

cảnh của dạng chữ Việt này, nhưng có thể nó đã được dùng để chỉ người Ư Việt ( Ư

Việt là một ký âm khác của Lạc Việt, Việt là tên gọi tắt của Ư Việt), như sẽ chứng minh

có gốc từ người Lạc Việt Diêm Thôn (Chương 7).

9. Chữ Việt trên kiếm đồng vua Việt

Trong kim văn thời Chu, còn có hai dạng chữ được coi là gốc của chữ Việt hiện

dùng (越). Một dạng, theo Lý-Water (1997:866) viết nguyên chữ Việt chỉ rìu và một

dạng thêm bộ ấp (chỉ nơi mọi người tụ tập), cả hai chỉ tên dân tộc và tên nước thời cổ

(Ư Việt). Tuy nhiên, theo tôi, đó không phải là bộ ấp mà là chữ Lạc hình chim Lạc. Có

thể thấy, dạng chữ Việt này nằm trong 8 chữ “ Việt Vương Câu Tiễn Tự Tác Dụng

Kiếm” trên thanh kiếm đồng của Câu Tiễn. Dạng chữ trên thanh kiếm của Câu Tiễn

được gọi là “chữ hình chim” (“điểu thư” hay “điểu triện”), là dạng chữ xuất hiện vào cuối

thời Xuân Thu nhưng chủ yếu trên vũ khí nước Ư Việt. Chắc chắn, dạng chữ đó có liên

quan tới tín ngưỡng vật tổ chim và tên gọi Lạc Việt của người Ư Việt.

Hình 13: Hai dạng chữ Việt trên kim văn chỉ nước Ư Việt thời Chu; Bốn chữ: Việt Vương Tự Tác ( từ phải

qua trái, từ trên xuống dưới); Chữ Việt ( ảnh gốc, phóng to).

Nguồn: http://vi.wikipedia.org; Nguyễn Đại Việt 2012

Một bản chụp chữ Việt trên thanh kiếm Câu Tiễn còn cho thấy phần bên trái của

chữ Việt có hình chim Lạc giống hình trên một dạng chữ Việt trên kim văn Thương-Chu

đã nêu. Hình chim Lạc có đầu, mắt, mỏ và chân dài dưới một hình tròn có chấm thể

hiện mặt trời, biểu tượng cho Chim-Mặt trời-Dương Điểu.

Nguyễn Đại Việt (2012) cho rằng bộ phận bên trái của chữ Việt trên là chữ Rồng

(Long). Nhưng xét chữ Việt đó trong mối liên hệ cội nguồn với chữ Việt trên kim văn

Thương-Chu và chữ Lạc Việt trên thạp Diêm Thôn, chúng ta có thể khẳng định đó là

hình chim Lạc.

Page 23: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

10. Các dạng chữ Việt trong thư tịch

Theo Bình Nguyên Lộc (1971:157), trong cổ thư Trung Quốc có 4 dạng chữ Việt:

1- Dạng thời cuối Thương-đầu Chu chỉ rìu giống hình rìu đồng Quốc Oai

, là đuôi của chữ Việt bộ Mễ sau này.

Về dạng chữ Việt này, Bình Nguyên Lộc cho rằng, Việt vốn là từ chỉ một dạng rìu

độc đáo của người Việt. Người Hoa đã tiếp thu cả dạng rìu đó cùng với từ chỉ nó, rồi

gọi tộc người duy nhất có chiếc rìu đó là Việt.

2-Dạng 粤, được người Hoa gọi là chữ Việt bộ Nguyệt, người Việt Nam gọi là

chữ Việt bộ Mễ (米 =lúa gạo) dùng để chỉ “một cư dân biết dùng rìu và trồng lúa”. Dạng

này xưa chỉ hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (do hai tỉnh đó là đất của người Việt),

nhưng nay chỉ còn là biệt danh của Quảng Đông.

3-Dạng gồm bộ Tẩu 走 và chữ Tuất 戌 , có nghĩa là Vượt, dùng để chỉ người

Việt ở nước Sở, vốn là người Việt đã “Vượt” Hoàng Hà chạy xuống phía Nam. Dạng

này cùng với dạng bộ Mễ xuất hiện lần đầu tiên trong Kinh Xuân Thu do Khổng Tử

soạn (khoảng 500 TCN).

4-Dạng 越 gồm bộ Tẩu 走 và chữ Thích giản hóa (?) chỉ lưỡi rìu, tức chữ Việt

gốc (戉), xuất hiện trong cuốn Hoài Nam Tử của Lưu An (179-122 TCN) chỉ người Bách

Việt.

Về dạng chữ Việt (1), phải nói ngay là không hề có trong văn giáp cốt Thương.

Rìu đồng Quốc Oai là dạng rìu xéo hình hia đặc trưng của người Lạc Việt đến thời

Đông Sơn mới xuất hiện (Chương 10).

Dạng chữ Việt bộ Mễ (2) đã xuất hiện trên kim văn (có lẽ thời Chu) với tượng

hình là một kho lúa kiểu nhà sàn, có tượng hình gần gũi với tượng hình của chữ Mễ là

“cái gác đựng thóc lúa” trong văn giáp cốt có trước đó (Lý-Waters 1997:425).

Hình 14: Ba dạng chữ Mễ trong văn giáp cốt ; Chữ Việt bộ Mễ trên kim văn; Kho lúa trên trống đồng

Đông Sơn.

Page 24: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Nguồn: http://www.chineseetymology.org; flickr.com

Dạng kho lúa-nhà sàn đó cũng khá gần gũi với dạng nhà sàn mái cong tròn trên

trống đồng Đông Sơn, được nhiều nhà khảo cổ học coi là kho lúa. Cách thể hiện hạt

lúa bằng các dấu chấm ở chữ Việt bộ Mễ tương tự cách thể hiện hạt lúa quanh kho lúa

Đông Sơn.

Chữ Việt bộ Mễ sau được dùng để chỉ người Việt ở Quảng Đông-Quảng Tây.

Nhưng tượng hình của nó có gốc từ dạng kho lúa của người Bách Việt con cháu người

Hà Mẫu Độ-Lương Chử, những người có truyền thống trồng lúa- ở nhà sàn.

Trong một bài viết về nguồn gốc hai dạng chữ Việt bộ Mễ và bộ Tẩu, học giả Việt

kiều Lê Văn Ẩn (2008) 1 cho biết gần đây, có 5 học giả ( hầu hết cũng là Việt kiều) đã

đưa 5 cách giải thích khác nhau về hai dạng chữ Việt trên.

Theo Phạm Cao Dương " Chữ Việt trong danh xưng Việt Nam đã không được

viết là Việt (bộ Mễ) chỉ hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây mà là chữ Việt có nghĩa là

vượt, một chữ mà các bậc lão thành cho là có nghĩa xấu vì nó hợp với chữ Tẩu có

nghĩa là chạy và chữ Tuất chỉ một chi trong 12 chi tượng trưng cho chó. Cuối cùng, nếu

mê tín, dị đoan mà nói, một quốc gia mà mang tên những vượt và chạy do người ngoài

đặt cho như vậy thì khó mà sống trong hòa bình, ổn định và đoàn kết xây dựng được”.

Theo Phan Hưng Nhơn “ Người nhà Chu dùng từ Việt, có nghĩa là Vượt để gọi

những người Nam Man mà họ cho là có lối sống Vượt ra ngoài vòng lễ giáo của nhà

Chu. Như thế danh xưng Việt người thời nhà Chu dùng đầu tiên và chỉ có nghĩa đơn

giản như vậy….Vì vậy, từ thời thượng cổ cho đến cận đại, dân tộc mà ngày nay bị gọi

là Việt Nam này không bao giờ chịu nhận mình là người Việt và từ xưa cho đến nay

luôn luôn tự xưng mình là dân Nam, nước mình là nước Nam”.

Theo Hoàng Văn Chí : “ Người Tàu dùng chữ Việt có nghĩa là Vượt để chỉ

những tộc người ở Nam Dương Tử có lối sống du canh du cư, hễ đất hết màu lại vượt

sông, vượt núi đi nơi khác” 2

Theo Trần Hữu Lễ và Trần Văn Hợi: “ Chữ Việt gồm bộ Tẩu và Tuất (Chó), là

chữ của Cao Biền dùng với nghĩa miệt thị để ghi lại việc người Hoa chiến thắng, đánh

đuổi người Việt chạy về phương Nam như đuổi chó” (!!!).

Lê Văn Ẩn đã mạnh mẽ bác bỏ các cách giải thích “không mấy tốt đẹp trên”.

Theo ông, tên Việt là do chính tổ tiên của người Việt đặt cho dân Việt và nhiều học giả

đã nhìn nhầm chữ Việt 戉 thành chữ Tuất 戌. Chữ Tuất nguyên thủy là chữ Qua chỉ

1 www.vanhoahoc.edu.vn. Được biết, Lê Văn Ẩn tốt nghiệp ngành Nhân học tại Queenland, Australia. Bài viết của ông đầy tinh thần kiêu hãnh và tự hào dân tộc nhưng còn khá nhiều hạt sạn về học thuật. 2 Nguyên Nguyên, một học giả Việt kiều khác lại cho rằng: chữ Việt gồm bộ Tẩu chỉ một tộc người

chuyên săn bắn hái lượm luôn di chuyển cùng với cái móc và cây mác (qua).

Page 25: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

dạng vũ khí do người Việt cổ sáng tạo và không liên quan gì với nghĩa “chó” của chữ

Tuất trong 12 con giáp. Do chữ Việt là dạng chữ hình- thanh (có bộ Tẩu chỉ nghĩa, bộ

Việt chỉ thanh), chữ Việt gồm bộ Tẩu và chữ Tuất là chữ không thể đọc được và là chữ

không hề có trong tự điển. Chữ Việt chân chính phải là chữ Việt gồm bộ Tẩu và chữ

Việt ( chỉ rìu).

Từ đó, Lê Văn Ẩn đã đưa ra hai cách lý giải : chữ Việt bộ Mễ thể hiện người Việt

thời bình là người trồng lúa, còn chữ Việt bộ Tẩu thể hiện người Việt thời chiến là

người cầm vũ khí đi đánh giặc ngoại xâm. 1

Những gì được trình bày ở trên đã cho thấy nguồn gốc và sự phát triển của chữ

Việt từ một hình rìu Việt trên đồ gốm Diêm Thôn thành một dạng chữ Việt trong văn

giáp cốt để chỉ nước Việt hay người Việt thời Thương. Rõ ràng, Lê Văn Ẩn đã đúng khi

cho rằng tên Việt là do người Việt tự đặt ra, chữ Việt là do người Việt tự tạo lấy.

Tuy vậy, có một sự thực không thể phủ nhận là, dù người Đông Di-Bách Việt đã

tạo ra những dạng chữ viết nguyên sơ, nhưng cuối cùng, dạng chữ viết phát triển nhất

sau lại thuộc về người Hoa-Hán và được gọi là chữ Hoa hay chữ Hán. Trong lịch sử,

người Hoa đúng là sự tổng hòa của nhiều tộc người và nền văn minh Trung Hoa cũng

là sự tổng hòa tinh hoa của nhiều nền văn minh, đặc biệt là văn minh Bách Việt.

Là dạng chữ tượng hình, các chữ trong văn giáp cốt Thương hay kim văn

Thương-Chu dùng để ghi tên gọi của các tộc người khác thường phản ánh một đặc

trưng của các tộc người đó. Ví dụ: chữ Việt phản ánh người Việt có rìu Việt, chữ Di

phản ánh người Di có cung tên, chữ Nhung phản ánh một tộc người thường mang áo

giáp- cầm qua; chữ Khương phản ánh một tộc người du mục coi cừu là tiên tổ . Tuy

nhiên, do tính đa nghĩa và mơ hồ của các biểu tượng nói chung, một số chữ có thể

được lý giải bằng nhiều cách và ít nhiều đều có lý. Ví dụ: cùng chữ Man 蠻 với chữ

Loan trên bộ Trùng, người cho rằng bộ Trùng phản ánh việc người Man biết nuôi tằm

(dệt lụa), người lại cho rằng chữ Loan phản ánh người Man có tiếng nói rối rít như tơ

tằm, còn bộ Trùng chỉ người Man có tục thờ vật tổ rồng rắn. Cùng chữ Miêu 苖 có bộ

Thảo trên bộ Điền với nghĩa là cây mạ, người lý giải đó là chữ chỉ một tộc người biết

trồng lúa sớm, nhưng người lại coi đó là chữ dùng để chỉ một tộc người chỉ biết làm

nương (để cỏ mọc trên nương)…Vì thế, việc có những cách hiểu khác nhau về các

dạng chữ Việt là điều bình thường và dễ hiểu.

1 Còn có một cách lý giải khác “không mấy tốt đẹp” cho tên gọi Việt, rằng do Việt =rìu là một loại vũ khí,

nên lịch sử người Việt có nhiều cuộc chiến tranh. Nhưng cũng có một cách lý giải “ rất tốt đẹp” khác cho tên gọi Việt, rằng Việt=Vượt là một dân tộc có sức sống mạnh mẽ, luôn luôn “Vượt” qua mọi thử thách để tồn tại và phát triển. Các cách lý giải trên đều dựa trên thuyết danh-mệnh, coi tên gọi của một cá nhân và một dân tộc có liên quan đến vận mệnh của người đó hay dân tộc đó.

Page 26: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Trở về với các dạng chữ Việt, chúng ta thấy chữ Việt bộ Mễ trong kim văn, với

tượng hình kho lúa đã phản ánh truyền thống trồng lúa nước của người Bách Việt, điều

đã được các tư liệu khảo cổ học và sinh học khẳng định.

Lê Văn Ẩn phủ nhận dạng chữ Việt bộ Tuất do âm Tuất không thể chỉ âm của

chữ Việt. Tuy nhiên, trong chữ Hán cũng có một số chữ trong đó bộ chỉ âm không nhất

thiết chỉ âm của chữ đó. An Chi (2005:357) từng nêu ví dụ các chữ 他, 池, 地 có cùng

bộ dã chỉ âm nhưng có thể đọc là tha, trì hay địa. Tôi không tìm thấy dạng chữ Việt bộ

Tuất trong các từ điển trực tuyến hiện có, nhưng việc nhiều học giả Việt Nam đều

khẳng định có dạng chữ Việt đó cho thấy nó đã từng tồn tại. Tuy nhiên, theo tôi, từ tư

liệu dân tộc học và ngôn ngữ học, chữ Việt bộ Tuất có thể đã được dùng để phản ánh

tục thờ chó của người Dao- một nhóm Lạc Việt . Cũng có thể, chữ Tuất, gốc là chữ

Qua, đã được dùng thuần túy để ghi âm Qua, gần gũi với âm gốc Ya của Việt, điều phù

hợp với sự gần gũi giữa chữ Việt và chữ Qua trong kim văn.

Tóm lại, các dạng chữ Việt bộ Mễ, bộ Tuất và bộ Tẩu đều phản ánh một đặc

trưng lịch sử-văn hóa nhất định của người Việt. Đặc biệt, dạng chữ Việt bộ Tẩu với

nghĩa Vượt là dạng chữ Việt chỉ người Bách Việt phát tán từ nước Ư Việt ở Chiết

Giang, hiện chỉ người Việt ở nước Việt Nam đã được tạo ra nhằm phản ánh hay mã

hóa một lịch sử gồm nhiều cuộc di tản đầy bi tráng của người Lạc Việt, một lịch sử

trong đó người Lạc Việt đã không ngừng Vượt qua mọi thử thách và tồn tại cho đến

ngày nay thành nhiều dân tộc-nhiều quốc gia, nhưng duy nhất có một dân tộc và một

quốc gia còn mang tên gọi đó. Đó là một tên gọi đã gắn với một biểu tượng-một chữ

viết có lịch sử khoảng 5000 năm. Tìm hiểu lịch sử đó cũng chính là nội dung chính của

cuốn sách này.

Nghiên cứu lịch sử của tên gọi Việt, ở trên, chúng ta đã xem xét lịch sử của chữ

Việt. Giờ chúng ta sẽ chuyển sang việc tìm hiểu lịch sử của từ Việt, tức sự biến đổi về

âm và nghĩa của nó.

11. Sự biến đổi về âm của từ Việt

Hiện từ Việt còn có các dạng: Yue (âm Bắc Kinh), Yuht (âm Quảng Đông),Vot (

âm Choang Quảng Tây).

Karlgren (1957) phục dựng cả hai dạng Cổ và Trung đại của Việt là gjwat. Baxter

(1992) lại phục dựng dạng Cổ đại là Wjat (Viat), dạng Trung đại là Wuat (Vuat).

Thực tế, mỗi nhà ngôn ngữ học có thể phục dựng cho từ Việt những từ gốc khác

nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là họ đều mặc nhiên thừa nhận nghĩa gốc và

nghĩa duy nhất của Việt là Rìu.

Page 27: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Trong cuốn sách trước (Tạ Đức 1999), từ việc tìm hiểu Họ Từ Người trong tiếng

Việt-Mường, Thái, Chăm, tôi đã xác định:Việt là một tên tư goi của ngươi Viêt với âm

gốc là Ya và nghĩa gốc là Người (Phụ lục 4 B).

Nhà dân tộc học lão thành Trung Quốc Hoàng Hiện Phan (1899-1982), một chuyên gia về người Choang, bằng một cách nào đó chưa rõ, cũng đưa ra kết luận tương tự: “Việt, âm xưa đọc là Vut/Vat/Vet, là từ chỉ “Người” ở Giang Nam xưa.” 1

Luo (1999:33) cho biết, một số nhà ngôn ngữ học ở Trung Quốc cũng có quan

điểm như trên, nhưng đa số các học giả lại coi quan điểm đó là gượng ép (!). Dựa trên

văn giáp cốt, họ vẫn bảo vệ quan điểm truyền thống coi Việt là một từ Hoa chỉ một loại

rìu, sau thành tên chỉ người Việt. Các học giả phương Tây, khi nhắc đến tên gọi Việt

cũng thường nhắc lại quan điểm truyền thống này.

Nhưng tôi tin, sẽ có một ngày nào đó, quan điểm coi Việt=Người sẽ được công

nhận và phổ biến rộng rãi. Việc Từ điển trực tuyến Bách Khoa Bách Độ có uy tín ở

Trung Quốc trong các mục từ nói về người Việt-Lạc Việt đưa quan điểm Việt=Người

của Hoàng Hiện Phan cho thấy quan điểm này đang được phổ biến rộng rãi. Ở đây, tôi

chỉ muốn nhấn mạnh rằng, việc có tên tự gọi là Người là hiện tượng phổ biến ở nhiều

dân tộc trên thế giới. Cho đến nay, tên tự gọi của hầu hết các tộc người có cùng nguồn

gốc Bách Việt với người Việt như Mường, Môn, Tày, Thái, Mông, Dao v.v. trong ngôn

ngữ gốc của họ vẫn có nghĩa là Người, cho dù trong thư tịch Hoa, tương tự như tên gọi

Việt, chúng cũng đều được ghi lại bằng các từ có âm và nghĩa hoàn toàn khác.

Do chịu ảnh hưởng sâu sắc lâu dài của văn hóa-ngôn ngữ Hoa, người Việt

chúng ta đã chính thức dùng một từ Hán-Việt cho tên tự gọi của mình và vì thế vô tình

đã đánh mất hay lãng quên nghĩa gốc của nó.

Giờ đây, cùng với việc phục dựng lịch sử của người Việt, chúng ta cũng cần trả

lại nghĩa gốc Người cho tên gọi Việt. Việc hiểu biết nghĩa gốc đó có thể không có ý

nghĩa trong việc dùng tên gọi Việt hiện nay, những có ý nghĩa lớn trong việc nhận thức

nguồn gốc người Việt.

Như mọi từ ngữ khác, từ Việt và tên gọi Việt đã trải qua một quá trình biến đổi

phân hóa không ngừng, gắn với quá trình biến đổi và phân hóa của cả người Việt cổ

và tiếng Việt cổ.

Tên gọi Việt càng có âm và nghĩa biến đổi trong không và thời gian. Ở đây,

chúng ta hãy điểm những tên gọi họ hàng gần nhất với tên gọi Việt và gắn bó sâu sắc

nhất với lịch sử người Việt.

1 http://baike.baidu.com/view/65633.htm .

Page 28: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Việt=Di

Từ lâu, Đào Duy Anh (1957/2010:214) đã nhận xét: tên Việt thường đi đôi với

tên Di. Người Đông Di cũng có tục cạo tóc, xăm mình như người Việt. Chữ Di và chữ

Việt âm gần giống nhau và tên Việt có thể do tên Di xưa chuyển thành. Đầu thời Chu,

người Hoa dùng tên Man Di chỉ các tộc khác Hoa ở phương Nam, đến thời Tần Hán,

họ dùng tên Việt là chủ yếu. Sau do sự đồng hóa của người Việt vào người Hoa, họ lại

dùng từ Di cho các tộc khác Hoa ở vùng Tây Nam Trung Quốc.

Học giả Trung Quốc Lưu Nham (1998:150) cũng khẳng định: “Người Đông Di

cùng nguồn gốc với người Việt”; “Người Việt cũng gọi là người Di”; “Người Đông Di

sống ở Nam Dương Tử được gọi là người Việt”.

Luo (1999:14) cho biết: trong các nghiên cứu ở Trung Quốc một thời, văn hóa

vùng ven biển phía Đông Trung Quốc được gọi là “văn hóa Di” hay “văn hóa Ngô-Việt”.

Sau đó, “văn hóa Di” được phân thành “văn hóa Đông Di” và “văn hóa Hoài Di”; “văn

hóa Ngô-Việt” được thay bằng “văn hóa Bách Việt”.

Trong tiếng Hán-Việt, hai từ Di và Việt có âm rất khác nhau, nhưng trong tiếng

Bắc Kinh, rõ ràng Yi (Di) rất gần gũi với Yue (Việt).

Việt=Lạc

Nhan Sư Cổ, khi chú giải Truyện Mã Viện trong Hậu Hán Thư cho biết:” Lạc là một tên khác của Việt” ( dẫn theo Taylor 1983:42).

Bùi Nhân, khi chú thích Sử Ký cũng cho hay: theo Hán thư Âm Nghĩa Lạc là Việt. Đó là điều hoàn toàn chính xác. Do từ gốc của Việt là Ya, dễ thấy: Ya>La>Lạc

và Ya>Va>Vat>Việt.

Các biến thể tên tự gọi của người Lava/Lạc Việt như La, Va, Luoq, (Kha) Lok,

(Ra) vet (Phụ lục 4 C) cho thấy La=Luoq, Va=Vet cũng góp phần khẳng định: Lạc=Việt.

Tên gọi Lava ở dạng đầy đủ tương ứng với Lạc Việt, đồng thời có các dạng gọi

tắt là La hay Va tương ứng với các tên gọi Lạc hay Việt.

Việt=Lạc= Lý=Liêu=Lão=Lộ=Lái=Lai=Lôi=Lê=Thái…

Từ Trung Thư (2004) cho biết: “Người Lạc (Việt ở Bắc Việt Nam) là người Liêu thời Ngụy Tấn, là người Lão thời Đường- Tống”.

Thượng Thư (thế kỷ 3) nói đến người Lộ ở Quảng Tây. Chu Thạch Tăng, một học giả thời Thanh cho rằng Lộ gần với Lạc, người Lộ là người Lạc”.

Từ việc thấy cổ thư Trung Quốc ghi người Giao Chỉ là Lái, gọi Lý Phật Tử là

người Lái, nhưng từ thế kỷ 5, lại ghi là Lý hay Lão, Nguyễn Duy Hinh (1974: 31) đã ngờ

Page 29: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

ngợ rằng: Lạc, Lý, Lái, Lão do đều có phụ âm đầu L là những ký âm khác nhau của

người Hán chỉ người Lạc Việt.

Tên gọi của các nhóm Lê ở đảo Hải Nam, được Hậu Hán Thư coi là các nhóm

Lạc Việt đã khẳng định điều Nguyễn Duy Hinh ngờ ngợ. Theo Benedict (1971:438):

người Lê gồm nhiều nhóm với các tên tự gọi họ hàng với nhau và đều có nghĩa là

Người như Dai, Lai, Loi, Le, D’li, B’li, tương ứng với các tên Hán-Việt là Thái, Lái, Lai,

Lôi, Lê, Lý.

Tóm lại: Lạc= Lý=Liêu=Lão=Lộ=Lái=Lai=Lôi=Lê=Thái=Việt. Và chúng ta hiểu tại

sao, các tộc có tên gọi trên đều được xác định có gốc Bách Việt .

Việt= Giao= Dao= Keo =Táo=Đáo

Một biến thể của tên gọi Lava là Lao/Lào, từ đó một tên gọi của người Lạc Việt thời Nam Việt là Giao và có tên quận Giao Chỉ, Giao Châu. Tên Lao đó tương ứng với các tên gọi Táo/Đáo từ người Mường, Keo từ người Thái. Điều lý thú là tên Giao gần như đồng âm với Dao, tên gọi một tộc người gần gũi với người Lạc Việt.

Việt=Vu=Âu=Ư=Cổ

Trong thư tịch Hoa, tên gọi đầy đủ của nước Việt ở Chiết Giang ( Yu Yue) được

phiên âm thành các dạng Ư Việt/Âu Việt/Vu Việt/ Cổ Việt, cho thấy Ư=Âu=Vu=Cổ.

Từ Trung Thư (2004) lý giải: xưa Việt đọc là Vu và có sách viết Vu thay cho Việt.

Hán Thư viết tả tướng Âu Lạc Hoàng Đồng chém Tây Vu Vương tức chém Tây Việt

Vương. Thuyết văn giải tự viết: vào đầu thời Hán, Việt đọc là Âu, Âu tức là Việt. Việt và

Âu xưa đồng gốc, đồng âm, đồng nghĩa.

Như vậy, Ư=Âu=Vu=Cổ=Việt. Trong Chương 12, tôi sẽ chứng minh tên gọi gốc của nước Ư Việt là Ya Ya,

tương ứng với Yu Yue trong tiếng Hoa và Lava trong tiếng Nam Á nay.

12. Sự biến đổi về nghĩa của từ Việt

Những điều nêu trên đã khẳng định: tên gọi Việt có nghĩa gốc Người. Vậy phải lý

giải thế nào việc gốc của chữ Việt là hình rìu Việt và nghĩa của Việt là rìu?

Page 30: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Việt=Rìu

Như đã nêu, Bình Nguyên Lộc (1971:157) cho rằng Việt vốn là từ chỉ một dạng

rìu độc đáo của người Việt. Người Hoa đã tiếp thu cả dạng rìu đó cùng với từ chỉ nó, rồi

gọi tộc người duy nhất có chiếc rìu đó là Việt.

Cách lý giải của Bình Nguyên Lộc tương tự với cách lý giải của đa số các học

giả Trung Quốc. Nhưng khi nói trong lịch sử, người Hoa thường gọi một tộc người khác

lạ bằng một từ chỉ một vật độc đáo của tộc người đó, thì rất tiếc, ông đã không đưa ra

thêm một ví dụ nào khác.

Quả thực, tôi cũng đã cố tìm nhưng không thấy. Ngược lại, tôi chỉ thấy vô số ví

dụ về việc người Hoa gọi các tộc người khác theo tên tự gọi của chính các tộc người

đó, nhưng với các phiên âm khác nhau và khác cả về nghĩa lẫn về âm so với tên gọi

gốc (một hiện tượng phổ biến trong mọi ngôn ngữ trên thế giới). Tiếp đó, dùng chữ

tượng hình, họ mới thể hiện đặc trưng của tộc người đó, ví dụ các chữ Việt, chữ Di,

chữ Nhung đã nêu ở trên.

Ngược lại, lại có một ví dụ về việc người Việt gọi “người Hoa” bằng một vật đặc

trưng của họ. Đó là tên gọi Tàu, bắt nguồn từ việc di dân Hoa thường dùng tàu thuyền

đi đường biển đến Việt Nam.

Theo tôi, có thể lý giải việc từ chỉ rìu Việt trở thành tên được gọi của người Việt

theo cách sau: người Việt cổ ( tức người Việt Lương Chử) có dạng rìu đặc trưng và

dùng nó làm biểu tượng cho vua thần của mình trên đồ ngọc và tiếp đó cho tộc người

mình trên đồ gốm. Sau này, người Thương đã tiếp thu dạng rìu đó và gọi tắt là Việt với

nghĩa “rìu của người Việt”. Họ cũng tiếp thu luôn cả biểu tượng rìu để tạo thành chữ

trên văn giáp cốt để chỉ người Việt. Việt dần trở thành tên gọi của cả người Việt và

dạng rìu (Việt) trong tiếng Hoa, nghĩa gốc Người bị mai một. 1

Hiện tượng này gần tương tự như việc người Tây Ban Nha vào thế kỷ 7 gọi một

dạng rìu quăng của người Pháp là Frankish bởi “nó được dùng bởi người Frank”.2

Cách lí giải trên giống cách lí giải truyền thống của Bình Nguyên Lộc và các học

giả Trung Quốc ở chỗ đều đặt tên gọi người Việt trong mối quan hệ với từ chỉ rìu Việt,

nhưng khác ở chỗ coi tên tự gọi Việt với nghĩa Người có trước, việt với nghĩa là rìu có

sau và là nghĩa phát sinh, nghĩa Người bị mất do bị nghĩa rìu thay thế.

Một hiện tượng tương tự khác là việc người Ấn Độ lý giải tên gọi Malay.

1 Lối viết tắt, rút gọn, rất hàm súc nhưng nhiều khi mơ hồ, tạo ra nhiều cách hiểu là một đặc trưng của ngôn ngữ viết

của người Hoa cổ, có lẽ để hạn chế tối đa việc phải viết, khắc chữ tượng hình với nhiều nét rất công phu phức tạp. Lối viết tắt đó từ ngôn ngữ viết chuyển thành ngôn ngữ nói. 2 http://en.wikipedia.org/wiki/Francisca

Page 31: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Tên gọi Malayu chắc chắn là một tên tự gọi có nghĩa Người của người Malay.

Tuy nhiên, người Ấn Độ lại cho rằng tên gọi đó có gốc từ một từ Sanskrit là Malaiur hay

Malayadvipa=đất núi, từ mà thương nhân Ấn xưa dùng chỉ bán đảo Malay, hoặc từ một

từ Tamil là Malay=núi.1 Thực ra, trong tiếng Malay hay Nam Đảo nói chung, từ chỉ

người Malay có thể chuyển thành các từ chỉ đất/nước/trời/biển/núi (Phụ lục 4 B). Trong

trường hợp này, tương tự từ Việt trong tiếng Hoa, từ Malay trùng hợp ngẫu nhiên với

một từ Tamil, một ngôn ngữ ở Ấn Độ chỉ núi.

Việt=Lạc=Chim

Như đã nêu, Lạc là tên gọi tắt của Lạc Việt và cũng là một tên gọi khác của Việt.

Đào Duy Anh (1957) là người đầu tiên đưa ra một cách lý giải về tên gọi Lạc,

theo đó một nhóm di dân từ Giang Nam di cư bằng thuyền biển tới Việt Nam cùng với

một loài chim di trú gọi là chim Lạc, từ đó coi chúng là vật tổ, Lạc trở thành tên hay họ

của nhóm Việt đó- tức người Lạc Việt (Chương 10).

Đạo vật tổ là một tín ngưỡng phổ biến trên thế giới thời tiền sử và hiện vẫn tồn

tại ở nhiều tộc người với nhiều cách thức, mức độ khác nhau. Coi một cây, con hay đồ

vật nào đó là vật tổ, người xưa tin đó là tổ tiên của mình, có những liên hệ thần bí với

mình và cũng là biểu tượng của mình. Họ tin chúng có sức mạnh siêu nhiên bảo vệ họ,

có thể hóa thành người giúp đỡ họ và thường hiện thân qua các thủ lĩnh-pháp sư của

họ. Họ có thể đặt tên thị tộc hay dòng họ của mình theo tên vật tổ đó và có tục kiêng ăn

cây hay con là vật tổ.

Các bằng chứng khảo cổ và thư tịch về tục thờ vật tổ chim của người Đông Di-

Dương Điểu, đặc biệt dạng nguyên thủy của hai chữ Lạc Việt trên thạp Diêm Thôn, mối

liên hệ cội nguồn giữa người Lạc Việt Diêm Thôn và người Lạc Việt Đông Sơn cho thấy

tục thờ vật tổ chim Lạc và tên gọi Lạc Việt đã có từ cuối thời Đá Mới cách đây 5000

năm.

Tương tự như tên Việt được đồng nhất với từ chỉ rìu Việt, tên Lạc cũng được

đồng nhất với từ chỉ vật tổ chim Lạc. Hiện tượng có sự gần âm hay đồng âm ngẫu

nhiên giữa tên tự gọi hay được gọi tộc người với tên gọi vật tổ hay biểu tượng của một

tộc người ở một không gian hay thời gian nào đó là một hiện tượng khá phổ biến trong

lịch sử của nhiều tộc người. Đó là cơ sở cho các các cách lý giải theo kiểu từ nguyên

dân gian coi tên tộc người có gốc từ tên vật tổ, ví dụ tên người Giao Chỉ có gốc từ tên

vật tổ giao long (Phụ lục 4B); tên gọi của người Klao có gốc từ klao chỉ tre, gắn với

truyền thuyết vua Klao-Dạ Lang xuất hiện từ một ống tre trôi sông; tên gọi nước Biết,

1 http://en.wikipedia.org/wiki/Malaysia

Page 32: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

người Biết/Miết gắn với tên gọi vật tổ ba ba ( Phụ lục 6D); một tên gọi của người Lô Lô

là Luo Luo có gốc từ Luo-từ chỉ vật tổ hổ (Phụ lục 8).

Một hiện tượng tương tự cũng xảy ra với tên gọi của người Nhật. Tên Nhật Bản

bắt nguồn từ Nihonjin=Nhật Bản nhân với nghĩa con cháu mặt trời. Đó là tên tự xưng

của sứ giả Nhật khi đến Trung Quốc thời Đường và bắt nguồn từ truyền thuyết người

Nhật là con cháu Nữ Thần Mặt Trời. Mặt trời trở thành biểu tượng của người Nhật-

nước Nhật và hiện vẫn rực rỡ đỏ ngời trên quốc kỳ Nhật. Trong khi đó, tên tự gọi gốc

của người Nhật là Wa…

Phản biện Lạc=Nước

Cho đến nay, liên quan đến tên gọi Lạc Việt, đã có nhiều giả thuyết về nghĩa gốc

của từ Lạc: Lạc= Nước (Nguyễn Kim Thản và Vương Lộc 1971); Lạc= Lạch/Rạch (học

giả Nhật Goto Kimpei 1975); Lạc=Lúa (Trần Gia Phụng 2003).1 Trong đó, giả thuyết

Lạc=Nước được nhiều người tán thành và hiện vẫn được nhắc đi nhắc lại đây đó. 2

Luận cứ cơ bản của giả thuyết trên là một câu trong Giao châu ngoại vực ký “Đất

Giao Chỉ… có Lạc điền, ruộng ấy theo thủy triều lên xuống” và sự tương ứng giữa Lạc

và các từ chỉ nước trong tiếng Việt –Mường cổ như nác/rác/đác.

Hai tác giả còn dẫn ra các từ “ nước rặc”, “cạn rặc”= “(nước) xuống”, từ đó cho

rằng rặc/rộc =nước, ruộng rặc/rộc=ruộng ở đồi thấp chỉ làm khi nước xuống; Lạc điền

là một từ ghép: Lạc (Việt)+ điền (Hán) để biểu thụ ruộng rặc/ruộng rộc/ ruộng nước;

nghĩa Lạc điền= ruộng Nước cũng phù hợp với nghĩa Lạc dân=người nước, Lạc Việt=

Người Việt sống về Nước” , Lạc vương= vua của người nước; Lạc hầu= quan của

người nước , Lạc Long quân= vua rồng nước= vua thống trị miền nước …3

Tuy nhiên, việc xác định rặc/rộc =nước lại là nhầm lẫn rất cơ bản. Thực ra, trong

tiếng Việt rặc/rộc=khô/cạn, nước rặc=nước cạn, cạn rặc= cạn khô, ruộng rặc= ruộng

cạn, hai từ khô rộc chính là hai từ cùng nghĩa. Ca dao Việt còn có câu: “Ruộng rộc khô

khan, ruộng gò nhẫy nước, bổn phận em nghèo, em than trước anh hay”. Tiếng Việt

còn có từ lúa lốc chỉ lúa ruộng cạn, trong đó lốc là một từ tương ứng với rộc ( l=r).

Nếu xác định Lạc điền=ruộng Nước còn dễ hiểu thì việc xác định Lạc

dân=người nước; Lạc Việt= Người Việt sống về Nước”, Lạc vương= vua của người

nước là rất khó hiểu trong cả tiếng Hoa và tiếng Việt.

Khi bàn về tên Lạc Việt, một số học giả Trung Quốc cho rằng Lạc có gốc từ “Lạc

dân”, tức dân sống bằng Lạc điền. Vậy Lạc điền là gì? Họ trả lời, trong tiếng của một

1 Về thuyết Lạc=Lúa xem http://www.phanchautrinhdanang.com/BAIVO/Vietsudaicuong.htm

2 Xem bài của Vũ Thế Ngọc được dẫn trên vi.wikipedia.org/wiki/Lạc_Việt. Gần đây nhất là Nguyễn Việt

(2010: 697). 3 Do coi Lạc=Nước, có người còn lý giải Lạc Việt =Nước Việt!

Page 33: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

nhóm Choang có gốc Lạc Việt, ruộng ở chân núi được gọi là nà lok. Khi ghi bằng chữ

Hoa, nà lok chuyển thành lạc điền/lục điền/lộc điền/la điền/nhạc điền. 1

Nếu vậy, Lạc điền=nà lok tương ứng với ruộng rộc/ruộng lốc trong tiếng Việt là

ruộng vùng chân núi-ruộng khô. Và ruộng đó chỉ thành ruộng nước khi có nước sông

dâng lên tràn tới vào mùa mưa, khi có thủy triều (con nước).

Tuy nhiên, cách lý giải trên vẫn là một cách lý giải theo kiểu từ nguyên dân gian

bởi chỉ dựa vào từ Lạc điền và Lạc dân và bỏ qua mối tương quan với các từ Lạc

vương, Lạc hầu, Lạc tướng.

Theo tôi, cách lý giải của nhà ngôn ngữ học người Tứ Xuyên Từ Trung Thư 2 sau đây là giản dị và chân xác nhất (chân lý thường giản dị): Lạc điền= ruộng của người Lạc, Lạc dân=người Lạc, Lạc vương=Vua (của người) Lạc, Lạc hầu=quan (của người) Lạc, Lạc tướng=tướng (của người) Lạc. Ở đây, Lạc là tên gọi tắt của Lạc Việt và là một tên gọi khác của Việt.

Tự điển Starostin cho biết: la/lak (Nguyên Nam Phương)= nak (Nguyên Nam Á,

Proto-Katuic, Khmer)=người 3. Đó chính là những từ tương ứng với Lạc.

Kết luận

1-Khám phá lịch sử chữ Việt và tên gọi Việt có thể giải mã nhiều điều bí ẩn về

lịch sử người Lạc Việt, tổ tiên người Việt Nam.

Thường các dân tộc có lịch sử lâu đời và liên tục hơn lịch sử đất nước nơi mình

đang sống. Lịch sử tên gọi Việt đã cho thấy lịch sử dân tộc Việt của chúng ta có không

gian và thời gian rộng dài hơn rất nhiều hơn chúng ta thường tưởng. Tổ tiên người Việt

không chỉ ở phía Nam Dương Tử, mà còn đã từng có mặt tại vùng lưu vực Hoàng Hà.

Nếu coi lịch sử người Lạc Việt mở đầu bằng việc vẽ hình chim Lạc và rìu Việt lên thạp

gốm Diêm Thôn, thì ít nhất lịch sử đó cũng đã 5000 năm.

Nghĩa gốc của tên gọi Việt là Người, cũng là nghĩa của tên gọi hầu hết những

tộc người anh em gần gũi nhất với người Việt. Nhà dân tộc học Pháp Cusinier (1948:

25) khi xác định tên tự gọi của người Mường là Mon với nghĩa gốc là Người đã nhấn

mạnh: “Với tên gọi ấy, họ cũng như các tộc người khác, chỉ muốn làm Người”. Đúng

vậy, làm Người, sống như một Con Người, đó là khát vọng muôn đời của mọi dân tộc.

1 http://baike.baidu.com/view/903462.htm

2 [http://www.bscul.com/BOYIX/ChannelBOYIX/bashu/search/open.asp.aspx?id=8645]

3 http://starling.rinet.ru/

Page 34: Chương 4 Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việtvanhoanghean.com.vn/PDF/Ch4tengoiviet.pdf · Nguồn gốc và sự phát triển của tên gọi Việt Người

Và chúng ta sẽ thấy, nghĩa Người ấy luôn là nghĩa gốc ẩn náu sau nhiều tên gọi gắn

với người Việt, nước Việt , từ Việt Thường, Văn Lang, Âu Lạc đến Đại Việt, Việt Nam,

khát vọng sống như một Con Người ấy luôn là sức mạnh tồn tại và phát triển của người

Việt, một dân tộc trong lịch sử đã phải nhiều lần phải rời bỏ vùng đất gốc của mình để

đi tìm một cuộc sống trong An lành-Tự do và Độc lập

2-Cũng cần khẳng định, chính tổ tiên người Việt đã tạo ra rìu Việt và dạng chữ

Việt nguyên thủy, là cơ sở để tạo ra chữ Việt trong bộ chữ sau được gọi là chữ Hán.

Như O’Harrow (1979:27) đã nhấn mạnh, rõ ràng, không phải tất cả hoàng tộc nước (Ư)

Việt, những người di tản xuống phía Nam khi Sở thôn tính (Ư) Việt là những người

không biết chữ. Họ ra đi từ một đất nước đã có chữ viết, nơi nổi tiếng về những thành

công trong nghề buôn bán trên một phạm vi rộng và có quan hệ giao lưu với những nơi

đã viết những tác phẩm còn tồn tại cho đến nay. Người (Ư) Việt đã tạo ra những đồ

đồng trên có chữ vẫn còn cho đến nay đôi khi có những câu văn vẻ kiểu cách hơn cả

những câu trên đồ đồng Trung nguyên. Tuy nhiên, chữ viết của người (Ư) Việt đã bị

cấm dùng vào thời Tần và bị thay thế vào thời Hán.

Như vậy, dạng chữ Việt ghi tên người Việt và nước Việt Nam hiện nay với bộ

Tẩu và nghĩa Vượt có thể đã do chính những trí thức Ư Việt tạo ra với những ẩn ý sâu

sa. Nó chính là sự mã hóa một lịch sử với nhiều cuộc ra đi, thiên di đầy bi hùng của

người Việt. Những Chương tiếp theo sẽ lần lượt dựng lại phần nào lịch sử bi hùng đó.