CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU -...

104
SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong sự nghiệp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng và ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch ngày càng hợp lý, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng từng bước đổi mới và phát triển đa dạng. Đồng thời!đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng. Ngày nay, chúng ta muốn phát triển kinh tế - xã hội thì phải đầu tư, muốn đầu tư phải có vốn; từ đó vốn là nhân tố quyết định trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia; vì thế bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng đều cần đến vốn, vốn có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn suy của doanh nghiệp. Đó cũng là điều kiện kích thích cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng cũng không ngoại lệ. An Giang là tỉnh giàu tìm năng phát triển, đồng thời có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá tra cá ba sa xuất khẩu; Để khai thác có hiệu quả tiềm năng đó đòi hỏi phải có đủ điều kiện và vốn là một trong những điều kiện quan trọng nhất. Do đó, tín dụng ngân hàng hết sức quan trọng, nhằm đáp ứng kịp thời vốn đầu tư cho người dân và các tổ chức kinh tế để tiến hành mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội. Nhiều năm qua Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh An Giang (ACB) bên cạnh việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp và thương nghiệp và các ngành khác dưới hình thức ngắn hạn, thì ACB đã cung cấp vốn cho người dân sản xuất và đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế của tỉnh. Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển ổn định thì đời sống người dân cũng được nâng cao, xã hội càng tiến bộ thì nhu cầu làm giàu của người dân càng tăng lên do

Transcript of CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU -...

Page 1: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 1

CHƢƠNG 1

GIỚI THIỆU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong sự nghiệp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, nền

kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng và ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch

ngày càng hợp lý, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì hoạt động kinh doanh

của ngân hàng cũng từng bước đổi mới và phát triển đa dạng. Đồng thời!đáp ứng

nhu cầu về vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng.

Ngày nay, chúng ta muốn phát triển kinh tế - xã hội thì phải đầu tư, muốn đầu

tư phải có vốn; từ đó vốn là nhân tố quyết định trong việc phát triển kinh tế - xã hội

của một quốc gia; vì thế bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng đều cần đến vốn,

vốn có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn suy của doanh nghiệp.

Đó cũng là điều kiện kích thích cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh có

hiệu quả, ngân hàng cũng không ngoại lệ.

An Giang là tỉnh giàu tìm năng phát triển, đồng thời có điều kiện khí hậu thuận

lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá tra

cá ba sa xuất khẩu; Để khai thác có hiệu quả tiềm năng đó đòi hỏi phải có đủ điều

kiện và vốn là một trong những điều kiện quan trọng nhất. Do đó, tín dụng ngân

hàng hết sức quan trọng, nhằm đáp ứng kịp thời vốn đầu tư cho người dân và các tổ

chức kinh tế để tiến hành mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao

động tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội. Nhiều năm qua Ngân hàng TMCP

Á Châu chi nhánh An Giang (ACB) bên cạnh việc cung cấp vốn cho các doanh

nghiệp và thương nghiệp và các ngành khác dưới hình thức ngắn hạn, thì ACB đã

cung cấp vốn cho người dân sản xuất và đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc

phát triển kinh tế của tỉnh.

Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển ổn định thì đời sống người dân cũng được

nâng cao, xã hội càng tiến bộ thì nhu cầu làm giàu của người dân càng tăng lên do

Page 2: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 2

đó nhu cầu vốn cũng tăng theo. Để đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho người dân thì

tín dụng ngắn hạn của ngân hàng là rất quan trọng, nó giải quyết kịp thời nhu cầu về

vốn cho người dân nên ngân hàng đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ hết sức quan

trọng, đó là phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình bằng cách đẩy

mạnh và mở rộng các phương thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho

khách hàng một cách hợp lý nhất và đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất.

Từ đó em chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn và biện pháp nâng

cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi

nhánh Tỉnh An Giang (ACB AN GIANG) ”.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu tổng quát

Đề tài sẽ phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân

hàng TMCP Á Châu An Giang (ACB An Giang) qua 3 năm 2004, 2005, 2006 để

thấy rõ thực trạng tín dụng và đề xuất giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt

động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng.

2.2. Mục tiêu cụ thể: Đề tài tập trung phân tích những nội dung sau:

+ Phân tích doanh số cho vay phân theo ngành và theo thành phần kinh tế.

Nhằm thấy được mức tăng giảm của doanh số cho vay qua từng năm như thế nào, từ

đó sẽ tìm ra các nguyên nhân cho sự tăng giảm đó để đề xuất giải pháp thích hợp

hơn

+ Phân tích doanh số thu nợ theo ngành và theo thành phần kinh tế. Nhằm thấy

được mức tăng giảm của doanh số thu nợ qua từng năm, từ đó sẽ đưa ra nguyên

nhân cho sự tăng giảm đó để đưa ra giải pháp thích hợp hơn

+ Phân tích dư nợ cho vay theo ngành và theo thành phần kinh tế. Nhằm thấy

được dư nợ qua từng năm tăng giảm như thế nào, từ đó tìm ra được nguyên nhân của

sự tăng giảm đó để đưa ra giải pháp thích hợp hơn

+ Phân tích dư nợ quá hạn theo ngành

+ Phân tích dư nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Page 3: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 3

Trên cơ sở phân tích, rút ra những mặt đạt được và không đạt được cũng như

tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến những mặt hạn chế đó. Từ đó, đề ra một

số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng để

ngân hàng ngày càng vững mạnh và phát triển.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Phạm vi thời gian và không gian

- Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài trong ba tháng từ tháng 3 đến tháng

6 và thu thập các số liệu trong 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006.

- Đề tài tập trung tìm hiểu về hoạt động tín dụng ngắn hạn tại phòng tín

dụng và phòng giao dịch

3.2. Phạm vi về nội dung

Do thời gian thực tập có hạn nên đề tài không thể đi sâu vào tất cả các hoạt

động của Ngân hàng mà chỉ tập trung nghiên cứu tình hình huy động vốn, cho vay

vốn ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu tỉnh An Giang (ACB An

Giang) qua 3 năm 2004, 2005 và 2006. Vì vậy chắc còn nhiều sai sót mong các thầy

cô góp ý cho bài của em hoàn thiện hơn.

Page 4: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 4

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN

1.1. KHÁI NIỆM TÍN DỤNG

1.1.1. Khái niệm

Tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó

bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất

định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi

cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Quan hệ giao dịch này được thể hiện qua

nội dung sau:

- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định, giá

trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật.

- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời lượng giá trị chuyển giao trong một

thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian sử dụng người đi vay có nghĩa vụ phải

hoàn trả cho người cho vay một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu, khoản

dôi ra gọi là lợi tức tín dụng.

Quan hệ tín dụng còn hiểu theo nghĩa rộng hơn là việc huy động vốn và cho

vay vốn tại các Ngân hàng, theo đó Ngân hàng đóng vai trò trung gian trong việc “đi

vay để cho vay”.

1.1.2. Tín dụng Ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín

dụng với các đơn vị, các tổ chức kinh tế và cá nhân được thực hiện dưới hình thức

các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng sẽ đứng ra huy động vốn rồi sử dụng nguồn vốn

đó để cho vay đối với đối tượng nêu trên.

Page 5: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 5

1.1.3. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng

cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một

thời gian nhất định.

1.1.4. Doanh số thu nợ

Nó là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được

khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.

1.1.5. Dƣ nợ

Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được

vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa

hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

1.1.6. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không

có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng

chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn.

1.1.7. Dƣ nợ bình quận: Là số dư nợ trung bình của Ngân hàng trong một

năm.

Nó được tính bằng công thức:

Dư nợ bình quân = ( Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm) / 2

1.2. MỘT SỐ QUI ĐỊNH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

1.2.1. Điều kiện và đối tƣợng vay vốn

1.2.1.1. Điều kiện vay vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh tỉnh An

Giang (ACB An Giang)

ACB An Giang có thể xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các

điều kiện:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm

dân sự theo các quy định hiện hành của pháp luật.

- Có mục đính sử dụng vốn vay hợp pháp.

Page 6: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 6

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu

quả hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi, phù hợp với các qui

định của pháp luật.

- Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của pháp luật, của

ACB An Giang

1.2.1.2. Đối tượng vay vốn

Ngân hàng Á Châu (ACB An Giang) cho vay đối với các thành phần kinh tế

hoạt động trong lĩnh vực phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ bao gồm:

- Doanh nghiệp Nhà nước

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

- Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh

- Hợp tác xã

- Doanh nghiệp tư nhân

- Cá nhân có đăng ký kinh doanh.

Những trường hợp không được cho vay và hạn chế cho vay:

a). Những trường hợp không được cho vay:

ACB không cho vay các khách hàng thuộc các trường hợp sau:

- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám Đốc, Phó Tổng

Giám Đốc ACB.

- Cán bộ, nhân viên ACB thực hiện các nhiệm vụ thẩm định, quyết định cho

vay.

- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,

Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc ACB.

b). Hạn chế cho vay:

- ACB không cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi

về lãi suất, số tiền cho vay đối với những đối tượng sau:

+ Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại ACB, thanh tra

viên đang thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại ACB, kế toán trưởng ACB.

+ Các cổ đông lớn của ACB.

Page 7: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 7

- Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng được vay vốn nêu trên, không

vượt quá 5% vốn tự có của ACB.

- Hội Đồng tín dụng xem xét, quyết định cho vay đối với bố mẹ, vợ, chồng,

con của GĐ, PGĐ sở giao dịch, GĐ, PGĐ chi nhánh, trưởng phòng giao dịch của

ACB.

1.2.2. Nguyên tắc tín dụng

Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong HĐTD.

- Hoàn trả vốn gốc, lãi vay đúng hạn đã thoả thuận trong HĐTD hay trong

các khế ước nhận nợ.

1.2.3. Thời hạn cho vay

- ACB An Giang và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, chu

kỳ ngân quỹ, khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng nguồn vốn cho vay của

ACB An Giang và các nội dung khác để thoả thuận thời hạn cho vay và được ghi

nhận cụ thể trong Hợp đồng tín dụng (HĐTD) giữa ACB An Giang và khách hàng.

- Đối với các tổ chức Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá

thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

- Đối với các cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn

được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

- Thời hạn cho vay bao gồm: Thời hạn ân hạn ( nếu có), thời hạn trả nợ.

Thời hạn ân hạn: Trong trường hợp dùng tiền trả nợ của phương án, dự án

đầu tư chưa phát sinh hoặc phát sinh không đáng kể ( như trong giai đoạn thi công,

lắp đặt, vận hành, chạy thử,… ) thì ACB An Giang và khách hàng thoả thuận thời

hạn ân hạn và được ghi nhận cụ thể trong HĐTD giữa ACB An Giang và khách

hàng. Trong khoảng thời gian này, ACB An Giang có thể chỉ thu lãi vay mà chưa

thu vốn gốc hoặc chưa thu cả vốn gốc và lãi vay.

Page 8: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 8

1.2.4. Mức cho vay

Mức cho vay được xác định dựa vào các căn cứ sau:

- Nhu cầu vốn của khách hàng: Căn cứ vào phương án kinh doanh, dự án

đầu tư của khách hàng (Được Ngân hàng Á Châu) thẩm định.

- Tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp, cầm cố được xác định và ghi trên hợp

đồng thế chấp, cầm cố, trừ các trường hợp cầm cố là: Giấy tờ trị giá được bằng tiền

đang còn thời hạn hiệu lực thanh toán (sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái

phiếu do Doanh nghiệp, Ngân hàng hoặc Chính phủ phát hành và các giấy tờ trị giá

được bằng tiền khác).

- Khả năng trả nợ của khách hàng.

- khả năng nguồn vốn của Ngân hàng Á Châu.

- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự

có của Ngân Hàng Á Châu.

Các trường hợp cho vay vượt 70% giá trị tài sản thế chấp/ cầm cố phải được

Hội Đồng Tín Dụng hoặc Ban Tín Dụng Hội Sở (nếu khoản vay thuộc hạn mức

phán quyết của ban Tín Dụng Hội Sở) chấp thuận.

1.2.5. Lãi suất cho vay

Mức lãi suất cho vay do ACB An Giang và khách hàng thoản thuận trong

HĐTD, phù hợp với các qui định hiện hành của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.

- Tuỳ từng trường hợp cụ thể, ACB An Giang và khách hàng thoả thuận áp

dụng lãi suất cho vay cố định và/hoặc lãi suất cho vay thay đổi. Việc thay đổi lãi

suất cho vay được căn cứ vào các thoả thuận trong HĐTD giữa ACB An Giang và

khách hàng.

Ví dụ như: Tài sản cầm cố thế chấp

+ Đối với đất nông nghiệp: Lãi suất hiện nay được áp dụng: 1.25%

+ Đối với đất thổ cư: 1.09%.

Nếu cho vay theo hạn mức: Lãi suất cho vay = 1.09% + Chênh lệch (%) (

theo biểu phí cho vay).

Page 9: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 9

Bảng 1: BIỂU PHÍ CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ

KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

Loại phí Mức phí

Phí thu trước khi cho vay TT: tối thiểu; TĐ: tối đa

Phí hồ sơ Miễn phí

Phí thu xếp tài chính ( Ap dụng đối với

trường hợp khách hàng vay từng lần).

0.02%/ số liệu cho vay/lần.

TT:100.000 đồng;

TĐ: 2 triệu đồng.

Phí thẩm định tài sản Miễn phí.

Phí giải ngân tại nhà hoặc văn phòng

khách hàng:

-Khoảng cách trong vòng 10 km

- Khoảng cách hơn 10 km

0.05%/ số tiền giải ngân/ lần

TT: 200.000 đồng;

TĐ: 5 triệu đồng.

Theo thoả thuận.

Phí sau khi cho vay:

Phí giải chấp từng phần (đối với tài sản

thế chấp là hàng hoá).

50.000 đồng /lần.

Phí gia hạn/ điều chỉnh kỳ hạn. 0.02%/ số tiền gia hạn hoặc điều

chỉnh kỳ hạn.

TT: 100.000 đồng. TĐ: 2 triệu

đồng.

Phí phạt trả góp trễ hạn đối với các

khoản vay áp dụng lãi suất tính trên dư

nợ ban đầu.

50.000 đ/ kỳ trễ hạn

Phí trả nợ trước hạn (tính trọn tháng):

- khoản vay áp dụng lãi suất tính trên dư

nợ ban đầu.

- Khoản vay áp dụng lãi suất tính trên

dư nợ thực tế.

+ Cho vay ngắn hạn từng lần.

+ Cho vay ngắn hạn theo hạn mức.

+ Cho vay trung dài hạn.

0.25%/ tháng/ số tiền trả trước

hạn.

TT: 200.000 đồng.

Miễn phí.

Miễn phí.

0.17%/ tháng/ số tiền trả trước

hạn.

TT: 100.000 đ; TĐ: 10 triệu đ.

- Lãi suất cho vay trong từng trường hợp khoản vay được ACB An Giang đồng

ý gia hạn nợ vay theo thoả thuận giữa ACB An Giang và khách hàng, nhưng đồng

Page 10: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 10

thời không thấp hơn mức lãi suất cho vay ( đối với các khoản vay tương tự) theo quy

định của ACB An Giang tại thời điểm đồng ý gia hạn nơ vay và không thấp hơn lãi

suất cho vay trước đó đã được ký kết trong HĐTD.

- Lãi suất cho vay trong trường hợp khoản vay chuyển sang nợ quá hạn:

+ Trong trường hợp khoản vay chuyển sang nợ quá hạn do vi phạm trả lãi

vay: Số tiền lãi vay đến hạn mà khách hàng không trả đúng hạn bị phạt chậm trả lãi

vay.

Số tiền lãi vay chậm trả * lãi suất phạt (%/tháng)

Số tiền phạt = * Ngày chậm trả

30

Lãi suất phạt = 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được

ký kết trong HĐTD.

Số ngày chậm trả: Được tính từ ngày kế tiếp của ngày đến hạn trả lãi vay cho

đến ngày khoản vay được tính lãi suất nợ quá hạn hoặc đến ngày khách hàng trả hết

phần lãi vay vi phạm.

Tổng số tiền phạt chậm trả lãi vay không được vượt quá 5% số tiền lãi vay chậm trả.

Đối với Hợp đồng tín dụng trả góp định kỳ, lãi vay được tính theo dư nợ

vốn gốc thực tế hoặc trả vốn gốc cuối kỳ hoặc trả theo các định kỳ hạn trả nợ khác.

Đối với Hợp đồng tín dụng trả góp định kỳ áp dụng lãi suất trả góp

(add_on):

Số tiền phạt trả góp trễ hạn = Số tiền phạt của một kỳ trễ hạn * số kỳ trễ hạn.

Số tiền phạt của một kỳ trễ hạn (VND/ 1kỳ trễ hạn): Thực hiện theo qui định

của ACB An Giang trong từng trường thời kỳ.

Dư nợ vốn gốc của khoản vay chưa đến hạn trả nợ chuyển sang nợ quá hạn vẫn áp

dụng lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết trong hợp đồng.

+ Trong trường hợp khoản vay chuyển sang nợ quá hạn do vi phạm trả nợ

vốn gốc, lãi suất cho vay được áp dụng như sau:

Đối với số dư nợ vốn gốc đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả đúng

hạn, mức lãi suất áp dụng bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng thời hạn cho vay đã

được ký kết trong Hợp đồng tín dụng.

Page 11: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 11

Đối với dư nợ vốn gốc chưa đến hạn trả nợ nhưng đã chuyển sang nợ

quá hạn, mức lãi suất áp dụng bằng lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết trong

Hợp đồn tín dụng.

+ Trong trường hợp ACB An Giang thu hồi trước hạn các khoản nợ vay

chưa thanh toán của khách hàng theo qui định sau 30 ngày kể từ ngày ACB An

Giang có thông báo thu hồi nợ trước hạn mà khách hàng không thanh toán đủ nợ

vay, toàn bộ số dư nợ vốn gốc bị chuyển sang nợ quá hạn và chịu mức lãi suất bằng

150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết trong Hợp

đồng tín dụng.

1.2.6. Hồ sơ vay vốn

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho ACB An Giang giấy đề nghị vay

vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn. Khách hàng phải chịu

trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của tài liệu đã gửi cho

ngân hàng.

ACB An Giang hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho ngân hàng phù

hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay.

1.2.7. Phƣơng thức cho vay

ACB An Giang thoả thuận với khách hàng về phương thức cho vay, phù hợp

với nhu cầu sử dụng vốn vay và khả năng kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay

của khách hàng theo một hoặc một số các phương thức cho vay sau:

- Cho vay từng lần.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng.

- Cho vay theo dự án đầu tư.

- Cho vay hợp vốn.

- Cho vay trả góp.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

- Cho vay theo hạn mức thấu chi.

Page 12: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 12

1.2.8. Giới hạn cho vay

Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn

tự có của Ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay trừ các nguồn

vốn ủy thác của chính phủ, của các tổ chức và cá nhân. Trường hợp nhu cầu vốn của

một khách hàng vượt qua 15% vốn tự có của ngân hàng hoặc khách hàng có nhu cầu

huy động vốn từ nhiều nguồn thì ACB An Giang cho vay hợp vốn theo quy định của

thống đốc ngân hàng nhà nước.

Trong trường hợp đặc biệt. ACB An Giang chỉ được cho vay vượt quá mức

giới hạn cho vay khi được thủ tướng chính phủ cho phép.

Việc xác định vốn tự có của ACB An Giang để làm căn cứ tính toán giới hạn

cho vay quy định tại điều này thực hiện theo quy định của ngân hàng nhà nước.

1.2.9. Trả nợ gốc và lãi vay

Trả nợ gốc theo một kỳ hạn hoặc nhiều kỳ hạn. Trường hợp trả nợ gốc theo

nhiều kỳ hạn, số tiền trả nợ và thời hạn của mỗi kỳ hạn nợ có thể không bằng nhau

nhưng tổng số tiền trả nợ các kỳ hạn cộng lại phải bằng tồng số tiền cho vay.

Trả lãi vay hàng tháng hoặc theo định kỳ thời gian hoặc trả lãi trước và thu nợ gốc

sau.

Đồng tiền trả nợ và việc bảo đảm giá trị nợ gốc bằng các hình thức thích hợp,

phù hợp với quy định của pháp luật.

Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi hoặc kết thúc thời hạn cho vay, nếu khách

hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc

hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi, thì ACB An Giang chuyển dư nợ

sang nợ quá hạn. Sau 30 ngày kể từ ngày ACB An Giang chuyển sang nợ quá hạn

mà khách hàng chưa thanh toán hết (nợ gốc, lãi trong hạn, lãi phạt) thì ngân hàng sẽ

áp dụng các biện pháp xử lý theo luật định để thu hồi nợ vay và các chi phí có liên

quan.

Trường hợp chậm trả lãi vay, khách hàng bị phạt trên số lãi phải trả và số

ngày chậm trả với mức phạt do ACB An Giang quy định.

Page 13: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 13

Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn thì ACB An Giang và khách hàng

thỏa thuận về điều kiện, số lãi vay, phí phải trả.

1.2.10. Gia hạn trả nợ gốc và lãi

Trường hợp khách hàng không trả hết nợ gốc trong thời hạn cho vay và có văn

bản đề nghị gia hạn nợ thì ACB An Giang xem xét gia hạn nợ.

Trường hợp khách hàng không trả hết nợ lãi trong thời hạn cho vay đã thỏa

thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị gia hạn nợ lãi, thì ACB An

Giang xem xét quyết định thời hạn gia hạn nợ lãi. Thời hạn gia hạn nợ lãi áp dụng

theo thời hạn gia hạn nợ gốc.

1.2.11. Thẩm định và quyết định cho vay

ACB An Giang xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm

bảo tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới giữa

thẩm định và quyết định cho vay.

ACB An Giang xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư,

phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời

sống và khả năng trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay.

ACB An Giang quy định cụ thể về niêm yết công khai thời hạn tối đa phải

thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng kể từ khi

nhân được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường hợp

quyết định không cho vay, ACB An Giang phải thông báo cho khách hàng bằng văn

bản trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.

1.2.12. Kiểm tra giám sát vốn vay

Nhân viên tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử

dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng. Mỗi lần kiểm tra phải lập biên bản nêu rõ

thời gian, địa điểm kiểm tra, tình hình sử dụng vốn vay, tình trạng tài sản đảm bảo,

tình hình sản xuất kinh doanh. Thông qua việc kiểm tra, giám sát nhân viên tín dụng

đề xuất với lãnh đạo các giải pháp kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, hạn chế

rủi ro tín dụng.

Page 14: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 14

Nhân viên tín dụng tiến hành kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi cho

vay phù hợp với đặc điểm hoạt động của ACB An Giang và đặc điểm kinh doanh sử

dụng vốn vay của khách hàng.

1.2.13. Quy trình cho vay tại ngân hàng

Sơ đồ 1: Sơ đồ thực hiện quy trình tín dụng

Loan CSR_

Nhân viên dịch

vụ khách hàng

Trưởng

phòng

Ban Tín Dụng;( hoặc

Hội Đồng Tín Dung;

hoặc cá nhân có thẩm

quyền.)

Nhân viên A/O_

Nhân viên quản lý và phát

triển khách hàng

Pháp lý chứng từ

Thu nợ và thu lãi

Thanh lý

Loan CSR_

Nhân viên dịch

vụ khách hàng

Nhân viên A/O_

Nhân viên quản lý và

phát triển khách hàng

Page 15: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 15

Bƣớc 1: Loan CSR(Loan Credit Service Representative): Nhân viên dịch

vụ khách hàng.

Tìm khách hàng có nhu cầu vay vốn. Khi khách hàng phát sinh nhu cầu về

vốn, khách hàng sẽ liên hệ với Ngân hàng. Khi đó Loan CSR (nhân viên dịch vụ

khách hàng) sẽ thực hiện nhiệm vụ tư vấn khách hàng và hướng dẫn tận tình cho

khách hàng đầy đủ thủ tục vay vốn và lập hồ sơ đề nghị vay vốn.

Bƣớc 2: Trưởng phòng.

Sau khi lập hồ sơ đề nghị vay vốn, nhân viên dịch vụ khách hàng sẽ chuyển

hồ sơ cho Trưởng phòng. Sau khi xem xét, Trưởng phòng sẽ phân công cho nhân

viên A/O (Nhân viên thẩm định) tiến hành thẩm định nhu cầu vay vốn của khách

hàng.

Bƣớc 3: Nhân viên A/O( Account Officer). Nhân viên quản lý và phát triển

khách hàng.

Sau khi được phân công, nhân viên A/O (Nhân viên quản lý và phát triển

khách hàng sẽ tiến hành thẩm định nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng và kế hoạch

trả nợ của khách hàng. Thẩm định nơi đất tọa lạc, giá trị của tài sản thế chấp,

phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng.

Thẩm định “5C” của khách hàng và của người thừa kế:

- Uy tín (Character): Đây là yếu tố quan trọng nhất đối với Ngân hàng

trong việc thẩm định khách hàng. Mục tiêu của việc xem xét, đánh giá tính cách và

uy tín của khách hàng và để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Thông thường, Ngân

hàng đánh giá các yếu tố này trên cơ sở hồ sơ quá khứ của khách hàng, tiếp xúc và

phỏng vấn người vay vốn.

- Năng lực (Capacity): Các Ngân hàng không chỉ quan tâm đến khả năng

trả nợ của người vay mà còn xem xét khách hàng có đủ năng lực, tư cách thể nhân

và pháp nhân trong việc vay vốn Ngân hàng hay không. Phải xem xét nguồn trả nợ

của khách hàng. Nếu khoản vay được trả từ lợi nhuận thì điều quan trọng là Ngân

hàng phải đánh giá được năng lực kinh doanh của người vay, số lãi kiếm được có đủ

trả nợ cho Ngân hàng không.

Page 16: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 16

- Điều kiện (Conditions): Điều kiện kinh tế – xã hội cũng ảnh hưởng đến

khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn. Có những trường hợp khách hàng có uy

tín, có khả năng tạo ra lợi nhuận cao nhưng do điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội

thay đổi bất thường làm ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh dẫn đến mất khả

năng trả nợ vay cho Ngân hàng. Thời hạn của mỗi khoản vay càng dài thì việc

nghiên cứu, dự đoán tình hình kinh tế càng trở nên quan trọng hơn. Vì vậy, Ngân

hàng cần tổ chức một bộ phận theo dõi và dự báo các thông tin về kinh tế – chính trị

trong và ngoài nước của các ngành có liên quan cho Ngân hàng, đồng thời cung cấp

cho khách hàng nếu họ yêu cầu.

- Vốn (Capital): Khách hàng vay vốn cần có đủ mức vốn thích hợp để

tham gia cùng vốn vay của Ngân hàng. Mức vốn này dùng để bù đắp những rủi ro,

thua lỗ có thể xảy ra. Qua mức vốn tham gia của khách hàng giúp Ngân hàng đánh

giá được khả năng tài chính của khách hàng. Nếu vốn tự có của khách hàng tham gia

càng lớn, điều đó làm cho khách hàng quan tâm nhiều hơn đến mục tiêu vay vốn và

làm cho dự án sinh lời theo đúng ý khách hàng.

- Vật thế chấp (Collateral): Kiểm tra giấy tờ chứng minh tài sản thế chấp

thuộc quyền sở hữu của khách hàng này được dựa vào giá thị trường tại thời điểm

mà khách hàng đề nghị Ngân hàng cho vay vốn nhưng không được vượt quá khung

giá theo quy định của cơ quan thuế, tài chính và đảm bảo nếu phát mãi thì phải thu

hồi được nợ gốc và lãi.

Sau khi thẩm định, nhân viên A/O (nhân viên thẩm quảm lý và phát triển

khách hàng) sẽ hướng dẫn khách hàng phương án vay vốn và kế hoạch trả nợ.

Đồng thời!lập tờ trình thẩm định trình lên ban lãnh đạo phòng tín dụng để xem

xét.

Bƣớc 4: Ban tín dụng ( Hội đồng thẩm định, cá nhân có thẩm quyền).

Sau khi xem xét, kiểm tra, đánh giá kết quả thẩm định, Ban tín dụng sẽ ra

quyết định:

- Nếu không cho vay: Trả hồ sơ, chuyển cho Loan CSR (nhân viên dịch vụ

khách hàng) và gửi thông báo cho khách hàng và nêu rõ nguyên nhân.

- Nếu chấp nhận cho vay: Tiến hành thủ tục vay

Page 17: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 17

Bƣớc 5: Pháp lý chứng từ.

Thực hiện:

- Lập hợp đồng cầm cố, thế chấp và tiến hành công chứng việc thế chấp, cầm

cố theo đúng quy định.

- Lập hợp đồng tín dụng, hướng dẫn khách hàng ký tên trên các giấy tờ có liên

quan. Sau khi hoàn tất, hồ sơ được trình lên lãnh đạo phòng tín dụng xem. Lãnh đạo

phòng tín dụng ký và trình lên Ban giám đốc duyệt.

Bƣớc 6: Loan CSR (Nhân viên dịch vụ khách hàng).

Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết, Loan CSR (Nhân viên dịch vụ

khách hàng) sẽ tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng. Một bản sẽ được giữ lại

phòng tín dụng, một bản nữa được giữ ở phòng giao dịch và ngân quỹ, bản còn lại

giao cho khách hàng. Trường hợp một hợp đồng vay giải ngân nhiều lần, tất cả các

lần giải ngân sau phải được sự chấp thuận của lãnh đạo phòng tín dụng trên phiếu đề

nghị giải ngân do nhân viên tín dụng lập.

Phòng kế toán phối hợp với phòng giao dịch và ngân quỹ chịu trách nhiệm về

quy trình luân chuyển chứng từ thu chi và tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn hệ

thống ACB nhằm đảm bảo tính khoa học và hợp lý của công việc.

Bƣớc 7: Nhân viên A/O (Nhân viên quản lý và phát triển khách hàng).

Thường xuyên kiểm tra việc khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục

đích vay không. Thẩm định lại tài sản thế chấp.

- Xem xét việc khai thác, sử dụng tài sản có làm hư hại hoặc làm giảm giá trị

tài sản hay không, có cho thuê, cho mượn hay không, tái định lại tài sản theo thời

giá và hiện trạng.

- Việc kiểm tra được thực hiện định kỳ mỗi tháng một lần. Mỗi lần tiến hành

kiểm tra nhân viên tín dụng đều phải lập biên bản theo dõi và đề xuất ý kiến xử lý

trình lãnh đạo.

Theo dõi thu lãi, thu vốn theo kỳ hạn vốn, kỳ hạn lãi, nhắc nhở đôn đốc khách

hàng trả nợ đúng hạn.

Bƣớc 8: Thu nợ và thu lãi.

Page 18: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 18

Bảy ngày trước khi đến hạn trả nợ vay, nhân viên tín dụng phải làm việc

với khách hàng vay (trực tiếp, gởi thư báo hoặc điện thoại) nhắc nhở trả nợ vay cũng

như xem xét tìm biện pháp thu hồi hoặc gia hạn nợ vay. Xử lý nợ quá hạn và tài sản

bảo đảm.

Bƣớc 9: Thanh lý

Hồ sơ vay được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay, lãi vay

và các chi phí khác có liên quan. Nhân viên tín dụng làm giấy đề nghị giải chấp tài

sản trình lên trưởng phòng ký duyệt. Nhân viên định giá tài sản sau khi nhận được

đề nghị giải chấp thì tiến hành làm thủ tục giải chấp tài sản cho người đi vay.

1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

1.3.1.Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản

ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín

dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục

đạt hiệu quả cao. Công thức tính:

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng (vòng) =

Dư nợ bình quân

Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ

Dư nợ bình quân =

2

1.3.2. Chỉ tiêu dƣ nợ trên tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp

cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy

động. Công thức tính:

Dư nợ

Page 19: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 19

Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động (%) = *100(%)

Tổng vốn huy động

Theo quy định của Ngân hàng nhà nước: Cứ 100 đồng vốn huy động được ngân

hàng được phép cho vay 95 đồng còn 5 đồng sẽ được đưa vào quỹ dự phòng rủi ro.

1.3.3. Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dƣ nợ

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những

Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng

này cao. Công thức tính:

Nợ quá hạn

Tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ (%) = *100(%)

Dư nợ

1.3.4. Lợi nhuận trên Doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh đồng thời

đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Nghĩa là cứ một đồng doanh thu sẽ tạo

ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Công thức tính:

Lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng trên doanh thu (%) = *100(%)

Doanh thu

1.3.5. Hệ số thu nợ

Chỉ số này nói lên hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cao hay thấp. Ngân

hàng có hệ số thu nợ gần bằng 1 tức là công tác thu hồi nợ của Ngân hàng khá chất

lượng

Doanh số thu nợ

Hệ số thu hồi nợ (lần)=

Doanh số cho vay

Page 20: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 20

2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu trực tiếp từ Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu tỉnh An

Giang (ACB) qua 3 năm 2004, 2005, 2006. Cụ thể:

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2004, 2005, 2006.

Bảng cân đối kế toán năm 2004, 2004, 2006.

Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá

hạn.

Tổng hợp các thông tin từ tạp chí Ngân hàng, những tư liệu tín dụng tại Ngân

hàng, sách báo về Ngân hàng.

2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu

Dùng phương pháp so sánh số tương đối

Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối

Nêu điển hình để làm sáng tỏ vấn đề

Page 21: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 21

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH

AN GIANG (ACB AN GIANG)

1.VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG

(ACB AN GIANG)

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu chi

nhánh An Giang (ACB AN GIANG)

Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Á Châu là một Ngân hàng Cổ phần Đô thị

với vốn điều lệ ban đầu là 20.000 triệu đồng, vốn điều lệ tăng lên 70.000 triệu đồng

(30/01/1994) và tăng lên 357.171 triệu đồng (29/03/1997). Đến năm 1998 vốn điều

lệ điều chỉnh 341.428 triệu đồng theo quyết định số 341/1998/QĐ-NH5 ngày

13/10/1998 và quyết định số 362/1998/QĐ-NH5 ngày 24/10/1998 của Ngân hàng

Nhà Nước Việt Nam.

Hội sở chính đặt tại số 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TPHCM

Tên giao dịch gọi là ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu

Tên nước ngoài gọi là ASIAN- COMMERCIAL- BANK (viết tắt ACB)

Sau một thời gian hoạt động và phát triển mạnh, Ngân hàng đã quyết định thành

lập các chi nhánh tại các Tỉnh, Thành phố trong nước

Ngày 10/08/1994 Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Á Châu chi nhánh An

Giang (gọi tắt ACB An Giang) được phép thành lập giấy phép số 0019/GCT ACB

An Giang đi vào hoạt động từ ngày 16/09/1994

Ngân hàng có trụ sở đặt tại số 95 Nguyễn Trãi TP. Long Xuyên Tỉnh An

Giang

Số điện thoại của Ngân hàng là 076.844532 – 076.844531

Số FAX của Ngân hàng là 076.844530

Giấy phép đặt chi nhánh văn phòng, văn phòng đại diện dố 001506 ngày

22/08/1994 của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang.

Page 22: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 22

Giấy đăng ký kinh doanh số 064827 ngày 25/08/1994 do UBKH Tỉnh An Giang

cấp theo nội dung hoạt động của Ngân hàng ACB An Giang được ghi rõ trong giấy

phép thành lập số 533/GP- UB ngày 13/05/1993 của Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố

Hồ Chí Minh.

Giấy chứng nhận để đăng ký kinh doanh vàng số 000002 ngày 12/06/1997 do

Giám Đốc Ngân hàng Nhà Nước An Giang cấp về việc ACB An Giang được phép

mua bán, gia công, chế tác vàng.

Page 23: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 23

1.2. Cơ cấu tổ chức

Nó cho biết được cách thấy tổ chức hoạt động của một ngân hàng. Trong đó

đứng đầu tổ chức là Ban Giám Đốc chịu trách nhiệm chính trong quá trình hoạt

động kinh doanh của Ngân hàng. Tiếp theo là các phòng ban chỉ đóng vai trò hổ trợ

cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhưng trong đó đặc biệt là phòng tín

dụng chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp quá trình thẩm định cho vay, cho vay, thu

nợ, nhờ đó mà có được số liệu về tín dụng như phân tích dưới đây:

1.2.1. Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức

1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

1.2.2.1 Ban giám đốc: Gồm 1 Giám Đốc và 1 Phó Giám Đốc.

* Giám Đốc

Ban Giám Đốc

Phòng giao

dịch

Và Ngân Quỹ

Ban tín dụng

Ban xử lý nợ Ban kiểm soát

nội bộ

Phòng kế

toán

Và vi tính

Phòng tín

dụng

và TTQT

Phòng hành

chánh

Và nhân sự

Bộ phận

Western Union

và Kiều Hối

Bộ phận KD

Ngoại tệ, KD

Vàng

Bộ phận

TD Nông

nghiệp

Bộ phận TD Công

thương nghiệp và

Tiêu dùng

Tổ TD

TP

Long

Xuyên

Tổ TD

Huyện

Châu

Thành

Tổ TD

Huyện

Châu

Phú

Tổ TD

Huyện

Phú Tân

Tổ TD

Huyện

Thoại

Sơn

Tổ TD

Huyện

Chợ

Mới

Page 24: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 24

Có nhiệm vụ điều hành và quản lý mọi hành động của chi nhánh về nghiệp

vụ. Hướng dẫn và diễn giải việc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt

động của cấp trên được giao. Đại diện Chi nhánh để ký kết hợp đồng với khách

hàng. Chịu trách nhiệm điều hành tòan bộ họat động kinh doanh của chi nhánh.

* Phó Giám Đốc

Có nhiệm vụ hỗ trợ cho Giám Đốc trong các mặt nghiệp vụ. Hỗ trợ Giám

đốc trong việc chỉ đạo điều hành một số mặt công tác do Giám đốc phân công, ký

thay Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nghiệp vụ được giao.

1.2.2.2. Ban kiểm soát nội bộ

Có nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện các kế họach, chỉ thị, quy định của Hội

đồng quản trị, Tổng giám đốc; theo dõi, phúc tra Chi nhánh trong việc sửa chữa

những sai phạm, thực hiện kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra tại Chi nhánh.

1.2.2.3. Phòng giao dịch và ngân quỹ

+ Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán.

+ Cân đối thanh khoản, điều chuyển vốn.

+ Kinh doanh vàng, bạc, đá quý và thu đổi ngoại tệ.

+ Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, các loại ấn chỉ quan trọng và toàn

bộ hồ sơ thế chấp, cấm cố (bản chính) của khách hàng.

+ Đào tạo, huấn luyện các giao dịch viên trong nghiệp vụ ngân quỹ và phục

vụ khách hàng.

1.2.2.4. Phòng kế toán và vi tính

Thực hiện nguyên tắc, chế độ kế toán thống kê, thanh toán liên hàng.

Kiểm tra kinh doanh vàng, đá quý, các khoản thu nhập và chi phí.

Theo dõi TSCĐ, công cụ lao động.

Tổng hợp, lập các bảng biểu mẫu báo cáo, bản cân đối, làm việc với cơ quan

thuế.

Quản lý mạng vi tính, các chương trình và các phần mềm ứng dụng của chi

nhánh.

Page 25: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 25

1.2.2.5. Phòng tín dụng và Thanh toán quốc tế

+ Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp,

công thương nghiệp, tiêu dùng, các tiểu dự án,…

+ Tiếp thị, mở rộng thị trường và giới thiệu các sản phẩm của ACB.

+ Thu hồi vốn và lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ khó đòi.

+ Phối hợp các phòng chức năng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng.

+ Thực hiện vai trò tham mưu cho Ban Giám đốc trong kế hoạch phát triển.

+ Các mặt nghiệp vụ khác có liên quan đến tác nghiệp.

1.2.2.6. Phòng hành chánh và nhân sự

Phỏng vấn tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế

hoạch được ACB Hội sở duyệt hàng năm.

Lên kế hoạch, chương trình đào tạo nhân viên và quan hệ với trung tâm đào

tạo ACB.

Tổng hợp kế hoạch của từng phòng ban.

Soạn thảo các văn bản, thông báo, quyết định, công văn,… tiếp nhận và phân

công các công văn từ ACB- Hội sở, Ngân hàng Nhà Nước và các nơi khác gửi đến.

Gửi các công văn từ các phòng ban đến các cơ quan và lưu trữ văn thư.

1.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TỒN TẠI TRONG HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB AN GIANG

1.3.1.Thuận lợi

An Giang là một tỉnh có rất nhiều tiềm năng kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp,

thuận lợi cho việc mở rộng tín dụng nông nghiệp. Nhiều năm qua ACB An Giang đã

tạo được thị phần tương đối lớn trong tín dụng nông thôn, và tạo được uy tín vào sự

tín nhiệm nhất định đối với khách hàng, thúc đẩy hoạt động của chi nhánh ngày

càng phát triển.

Ngân hàng Á Châu Chi nhánh An Giang có trụ sở đặt tại trung tâm thành phố

Long Xuyên, tiếp giáp với nhiều tuyến giao thông, nơi diễn ra các hoạt động kinh

doanh, có lợi thế về huy động vốn. Trong hoạt động tín dụng, chi nhánh rất xem

trọng vấn đề thu nợ và thu lãi hết sức chặt chẽ. Bên cạnh đó hoạt động của Ngân

Page 26: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 26

hàng rất đa dạng và có chất lượng cao. Trang thiết bị hiện đại, tin tức cập nhật

thường xuyên.

ACB An Giang có đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn cao. Đa số đều

có trình độ đại học. Theo kết quả điều tra thì một số ngân hàng khác trong khu vực

như: Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên, ngân hàng Phương Nam, ngân hàng

Sacombank,… nhân viên của họ sau khi được tuyển dụng, họ sẽ cho thử việc tại

ngân hàng khoảng 2 tháng sau đó thì cho vào làm chính thức. Không giống như thế

những nhân viên mới của ACB An Giang tất cả đều đã được học tập, huấn luyện

những khoá học chuyên nghiệp do trung tâm đào tạo ACB tổ chức giảng dạy. Nếu

đạt yêu cầu về trình độ nghiệp vụ thì mới đưa về chi nhánh làm việc, ngoài ra Ngân

hàng còn thường xuyên mở các lớp giảng dạy về nghiệp vụ tín dụng nhằm giúp cho

họ cập nhật và nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình.

1.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên ACB An Giang cũng đối mặt với không ít khó

khăn trong hoạt động:

An Giang là một tỉnh có tiềm năng kinh tế, ngành nghề đa dạng nhưng chúng

phân bổ rộng khắp từ thành thị đến nông thôn và khắp các xã, huyện của tỉnh nên

việc cấp tín dụng của Ngân hàng cũng gặp cản trở.

Dân cư trong tỉnh có nguồn vốn nhàn rỗi tương đối lớn nhưng chưa có thói

quen gửi tiền vào Ngân hàng nên đây là một trở ngại lớn trong việc huy động vốn

của Chi nhánh, bởi vì họ chưa am hiểu sâu sắc về cái lợi, cái hay của việc gửi tiền

vào Ngân hàng. Khi người dân có tiền họ thường mua vàng hoặc để tiền vào tủ cất

để dự phòng.

Khí hậu thiên nhiên trong những năm qua biến động liên tục và diễn ra theo

chiều hướng xấu làm cho một số hộ dân phải lâm vào tình trạng mất khả năng thanh

toán nợ vay cho Ngân hàng do mất mùa

Vì nằm trong khu vực trung tâm thành phố có nhiều tiềm năng, nên trên địa

bàn thành phố có rất nhiều Ngân hàng cạnh tranh, chi nhánh các Ngân hàng đối thủ

khác: Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP

Phương Nam, Ngân hàng Quốc Tế,… đây là những đối thủ mạnh, có nguồn nội lực

Page 27: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 27

lớn. Hầu hết họ đều có một đội ngũ nhân viên trẻ đầy năng động trong việc tìm kiếm

và mở rộng khách hàng. Ngoài ra họ còn có nhiều chính sách huy động vốn rất hấp

dẫn và đưa ra nhiều sản phẩm mới vừa phù hợp với nhu cầu, vừa phù hợp với điều

kiện của người dân. Họ rất ưa chuộng và rất ưu đãi cho khách hàng truyền thống

như: Tặng quà vào các dịp lễ tết,…

2. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU TẠI NGÂN HÀNG ACB AN GIANG

Cũng như các Ngân hàng khác, ACB An Giang với chức năng chủ yếu của

mình là huy động nguồn vốn trong các thành phần kinh tế và dân cư, đồng thời sử

dụng nguồn vốn huy động này để cho vay.

Có thể nói ACB An Giang là Ngân hàng tiên phong tại Việt Nam trong việc

hợp tác với công ty bảo hiểm nhân thọ để đưa ra sản phẩm liên kết dịch vụ tư vấn

bảo hiểm nhân thọ qua Ngân hàng. Đồng thời!có kế hoạch giới thiệu và bán chéo

sản phẩm của ACB An Giang qua công ty bảo hiểm như các sản phẩm thẻ tín dụng

quốc tế và nội địa, thẻ ghi nợ, cho vay tín dụng, thanh toán quốc tế, mở tài khoản cá

nhân,…

ACB An Giang là Ngân hàng đi sớm trong lĩnh vực tạo ra sản phẩm và dịch

vụ mới như: Phát hành thẻ tín dụng ACB MASTER CARD, ACB VISA, huy động

và cho vay bằng vàng; cho vay trả góp để mua nhà, mua sắm phương tiện sản xuất

tiêu dùng.

Nhận tiền thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng tiền đồng Việt Nam, bằng ngoại

tệ của các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước và ngoài nước.

Vay và tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài

nước.

Cho vay ngắn hạn, trung hạn bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam, phục vụ

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Đầu tư, hùn vốn, liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

Kinh doanh ngoại tệ, vàng, chi trả kiều hối.

Page 28: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 28

Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tài trợ các hoạt động xuất nhập

khẩu. Cấp giấy phép mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài cho các tổ chức kinh tế

và cá nhân theo quy định nhà nước.

Thực hiện nghiệp vụ về ngân quỹ, thanh toán, dịch vụ bằng đồng Việt Nam

và ngoại tệ theo yêu cầu của khách hàng.

Cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp đối với các huyện trong khu vực.

Cho vay trả góp mua xe cơ giới.

Nhận ủy thác đầu tư, tài trợ các dự án.

Phát hành và thanh toán thẻ ACB Mastercard và ACB visa, lần đầu tiên tiền

Việt Nam được sử dụng ra nước ngoài.

Chế tác vàng ACB- Bông lúa 999- kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ,

giám định vàng, bạc, đá quý.

Giao dịch mua cổ phiếu ACB miễn phí.

Tư vấn pháp lý về mau bán nhà đất- dịch vụ trung gian thanh toán mau bán

nhà và mua bán hàng hóa.

Ngoài nhiệm vụ của một Ngân hàng Thương Mại là phải mang lại lợi nhuận

cho cổ đông, ACB An Giang đã thực thi được chủ trương hiện đại hóa công nghệ

Ngân hàng của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, chấp nhận cạnh tranh công bằng,

lành mạnh tại Việt Nam với các Ngân hàng trong nước nói riêng và với các Ngân

hàng trong khu vực nói chung.

3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á

CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG (ACB AN GIANG) QUA 3 NĂM 2004, 2005,

2006

Ngân hàng tồn tại và phát triển dựa trên mục tiêu là lợi nhuận. Thu nhập của

Ngân hàng được quyết định bởi lãi suất trên khoản cho vay, đầu tư, và mức lệ phí

tiền vay, các khoản thù lao khác cho các dịch vụ. Bằng những nỗ lực của chính

Page 29: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 29

Ngân hàng đã đem lại kết quả hoạt động kinh doanh tương đối tốt qua các năm như

sau:

Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ACB AN GIANG

QUA 3 NĂM (2004-2006)

ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Á Châu An Giang

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ta thấy lợi

nhuận của Ngân hàng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 ACB An Giang đạt

mức lợi nhuận là 9.443 triệu đồng tăng 1.510 triệu đồng tức tăng 19,03% so với năm

2004. Đến năm 2006 lợi nhuận của ACB An Giang là 13.768 triệu đồng tăng 4.325

triệu đồng hay tăng 45,80% so với năm 2005

Chỉ tiêu

2004 2005 2006

Chênh Lệch

2004/2005

Chênh Lệch

2005/2006

Số

Tiền %

Số

Tiền %

Tổng doanh thu 25.488 27.829 34.035 2.341 9,18 6.206 22,03

Tổng chi phí 17.555 18.386 20.267 831 4,73 1.881 10,23

Lợi nhuận 7.933 9.443 13.768 1.510 19,03 4.325 45,80

Page 30: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 30

Biểu đồ 1: Biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân

hàng qua 3 năm (2004-2006)

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

40,000

2004 2005 2006Năm

Triệ

u đ

ồn

gTổng doanh thu

Tổng chi phí

Lợi nhuận

Nhìn vào đồ thị lợi nhuận của ACB An Giang tăng đều qua 3 năm. Nguyên

nhân là do Ngân hàng nâng cao các hoạt động dịch vụ cho khách hàng và thu hút

ngày càng nhiều khách hàng có uy tín đã làm cho hoạt động tín dụng thu từ lãi cho

vay của Ngân hàng ngày càng tăng làm cho tổng thu nhập của Ngân hàng cũng tăng

theo. Vì khoản thu từ khoản cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn thu

của Ngân hàng, bên cạnh đó còn có các khoản thu khác như: Thu phí bảo lãnh, kinh

doanh ngoại tệ,… các khoản thu khác nhưng các khoản thu này không đáng kể.

Song song với thu nhập thì chi phí cũng có xu hướng tăng dần qua 3 năm, điều này

phù hợp với mức tăng của lợi nhuận. Bởi vì nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng

chủ yếu từ vốn huy động và vốn vay, nên Ngân hàng phải trả chi phí để sử dụng

nguồn vốn này. Ngoài ra Ngân hàng còn chi trả cho hoạt động khác nhằm duy trì sự

tồn tại của mình như: Chi lương, chi thuế, chi phí dịch vụ, chi phí khấu hao. Hơn

nữa đầu tháng 10/2004 Nhà Nước ban hành văn bản tăng lương cho toàn bộ công

nhân viên chức Nhà Nước. Mặt khác năm 2005 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện

phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro mới cho phù hợp với thông lệ quốc tế, làm

cho chi phí dự phòng của ACB An Giang tăng lên. Bên cạnh đó với nhu cầu vay vốn

ngày càng lớn của người dân và các doanh nghiệp nên Ngân hàng đã tăng lãi suất

Page 31: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 31

huy động để có thể huy động được nhiều vốn để đáp ứng cho nhu cầu đó. Nhưng tốc

độ tăng của chi phí lại thấp hơn tốc độ tăng của thu nhập; sự gia tăng của tổng chi

phí chứng tỏ Ngân hàng không ngừng thu hút khách hàng và tạo được lòng tin vững

chắc ở khách hàng. Bên cạnh đó là sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên

của chi nhánh không ngừng sáng tạo hoạt động, đồng thời quán triệt chủ trương,

chính sách của Ngân hàng. Chi nhánh đã thích ứng và linh hoạt trong hoạt động đã

đạt được hiệu quả cao dưới sự biến động không ngừng và phức tạp của cơ chế thị

trường và chi nhánh cũng duy trì nhịp độ phát triển vững chắc an toàn về vốn và tài

sản.

4. MỤC TIÊU, PHƢƠNG HƢỚNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI

NHÁNH AN GIANG (ACB AN GIANG)

Trong bối cảnh hiện nay đất nước chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập

kinh tế quốc tế, lĩnh vực ngân hàng đang đứng trước những thử thách lớn trước sự

cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài. Vì vậy đòi hỏi các ngân hàng trong nước

không riêng ngân hàng Á Châu là phải không ngừng đổi mới cộng nghệ ngân hàng

và cần có những chính sách, chiến lược phù hợp để có thể tồn tại và đứng vững.

Ngoài ra còn căn cứ vào định hướng hoạt động của Ngân hàng Á Châu và căn cứ

vào chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Đồng thời! tiếp

tục phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm qua, ACB An Giang đã đề

ra một số mục tiêu và những phương hướng hoạt động của Ngân hàng trong thời

gian tới như sau:

4.1. Mục tiêu

Ngân hàng Á Châu luôn phấn đấu là Ngân hàng Thương Mại bán lẻ hàng đầu

Việt Nam, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng,

công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ

nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao.

Page 32: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 32

4.2. Phƣơng hƣớng hoạt động của ACB An Giang

Ngân hàng không thoả mãn với kết quả hiện có, Chi nhánh cùng toàn thể hệ

thống tiếp tục phấn đấu để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thành Ngân hàng

bán lẻ hàng đầu của khu vực bằng cách:

- Cơ cấu lại tổ chức theo hướng lấy loại hình khách hàng làm căn cứ.

- Tăng dần tỷ lệ thu nhập từ phí như: Phí dịch vụ, lãi suất cho vay, lãi từ kinh

doanh ngoại tệ, hùn và góp vốn liên doanh,…

- Mở rộng tín dụng, tăng cường tiếp thị, phân loại đánh gia xếp hạng khách

hàng. Củng cố chất lượng tín dụng bằng cách: Mở thêm nhiều phòng giao dịch mới

tại các huyện xã trong tỉnh, nơi có tiềm lực kinh tế cao và dùng nhiều hình thức

quảng cáo để quảng bá thương hiệu, chỉ tập trung cho vay đối với khách hàng có uy

tín và ý thức trả nợ cao.

- Đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ Ngân hàng. Tích cực phát triển các dịch

vụ Ngân hàng hiện đại như: Phone Banking, Internet Banking, Home banking,… để

khách hàng có thể thực hiện các giao dịch mà không cần đến ngân hàng.

- Cải tiến quy trình nghiệp vụ để giảm bớt giấy tờ và thời gian chờ đợi của

khách hang như: Các giấy tờ không cần phải công chứng, hồ sơ tín dụng do các cán

bộ tín dụng lập khách hàng chỉ có việc điền đầy đủ những thông tin vào và đem xác

nhận ở chính quyền địa phương.

- Triển khai áp dụng ISO 9001:2000, đảm bảo chất lượng ổn định và liên tục

cải tiến để thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Page 33: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 33

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI

NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG

(ACB AN GIANG) QUA 3 NĂM 2004, 2005, 2006

1.TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI

NHÁNH AN GIANG (ACB AN GIANG) QUA 3 NĂM (2004 - 2006)

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu An Giang là một tổ chức kinh tế hoạt

động với phương thức “đi vay để cho vay”. Do vậy, nghiệp vụ huy động vốn là một

trong mối quan tâm hàng đầu của Ngân hàng.

Với phương châm là khai thác nguồn vốn tại chỗ, ACB An Giang đã thực

hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt

nên trong những năm qua nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng lên một cách ổn

định và rõ rệt, đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn để cho vay các thành phần kinh

tế. Đầu tiên chúng ta xem xét nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm

(2004-2006) như sau:

1.1. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn luôn giữ vai trò quan

trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân

hàng. Do đó Ngân hàng cần tạo cho được nguồn vốn ổn định, phù hợp với yêu cầu

về vốn. Sau đây là số liệu về tình hình nguồn vốn của ngân hàng trong những năm

qua:

Page 34: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 34

Bảng 3: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA ACB AN GIANG QUA 3 NĂM (2004-2006)

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Á Châu An Giang

Ghi chú: TGTCTD: Tiền gởi tổ chức tín dụng, TGTT: Tiền gởi thanh toán, TG Khác: Tiền gởi khác, TGTK: Tiền gửi tiết kiệm

Chỉ Tiêu

2004 2005 2006 Chênh Lệch

2005/2004

Chênh Lệch

2006/2005

Số

Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số

Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số

Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số

Tiền

(%) Số

Tiền (%)

I. VỐN HUY ĐỘNG 103.552 35,22 154.788 45,97 254.616 67,46 51.236 49,48 99.828 64,50

1. TGTCTD 18.365 6,25 35.346 10,50 52.143 13,82 16.981 92,46 16.797 47,52

+ TG không kỳ hạn 8.234 2,80 10.022 2,98 11.268 2,99 1.788 21,72 1.246 12,43

+ TG có kỳ hạn 10.131 3,45 25.324 7,52 40.875 10,83 15.193 149,97 15.551 61,41

2. TGTK 34.460 11,72 50.913 15,12 90.023 23,85 16.453 47,74 39.110 76,82

+ TG không kỳ hạn 13.470 4,58 18.217 5,41 10.154 2,69 4.747 35,24 -8.063 -44,26

+ TG có kỳ hạn 20.990 7,14 32.696 9,71 79.869 21,16 11.706 55,77 47.173 144,28

3. TGTT 48.481 16,49 66.046 19,62 111.244 29,47 17.565 36,23 45.198 68,43

4. TG KHÁC 2.246 0,76 2.483 0,74 1.206 0,32 237 10,55 -1.277 -51,43

II. VỐN ĐIỀU CHUYỂN 190.444 64,78 181.916 54,03 122.813 32,54 -8.528 -4,48 -59.103 -32,49

TỔNG NGUỒN VỐN 293.996 100,00 336.704 100,00 377.429 100,00 42.708 14,53 40.725 12,10

Page 35: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 35

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng tăng đều qua 3 năm. Tổng

nguồn vốn năm 2005 là 336.704 triệu đồng tăng 42.708 triệu đồng tức tăng 14,53%

so với năm 2004. Đến năm 2006 tổng nguồn vốn đạt được là 377.429 triệu đồng

tăng 40.725 triệu đồng hay tăng 12,10% so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho

tổng nguồn vốn tăng qua các năm là do vốn huy động tăng , mặc dù vốn điều chuyển

giảm nhưng mức tăng của vốn huy động lớn hơn mức giảm của vốn điều chuyển.

Biến động của nguồn vốn được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2: Tình hình nguồn vốn của ACB An Giang qua 3

năm (2004-2006)

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

300,000

2004 2005 2006Năm

Triệ

u đ

ồn

g

Vốn huy động

Vốn điều chuyển

Vốn huy động:

Do được ưu tiên phát triển nên nguồn vốn huy động được tăng dần qua các

năm và dần thay thế vốn điều chuyển. Năm 2004 vốn huy động được là 103.552

triệu đồng chiếm tỷ trọng 35,22% trong tổng nguồn vốn, sang năm 2005 số tiền huy

động được là 154.788 triệu đồng chiếm 45,97% trong tổng nguồn vốn năm 2005,

tăng 51.236 triệu đồng với tốc độ tăng là 49,48% so với năm 2004. Vốn huy động

tăng nhanh vào năm 2006 với số tiền huy động được là 254.616 triệu đồng chiếm

67,46% trong tổng nguồn vốn năm 2006 của Ngân hàng tăng 99.828 triệu đồng tức

tăng 64,50% so với năm 2005.

Nguyên nhân nguồn vốn huy động tăng qua các năm là nhờ vào việc Ngân

hàng đã chú trọng phát triển nguồn này. Trong 3 năm qua Ngân hàng đã điều chỉnh

mức lãi suất ngày càng hợp lý trong công tác huy động chẳng hạn như: Ngân hàng

Page 36: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 36

đã đưa ra lãi suất bậc thang, lãi suất tiết kiệm dự thưởng và về kỳ hạn thì có nhiều

kỳ hạn phù hợp với điều kiện và phù hợp với túi tiền của người dân, đồng thời việc

đa dạng hóa các sản phẩm chẳng hạn như: ACB An Giang là Ngân hàng có nhiều

sản phẩm tiết kiệm cả về nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng thu hút mạnh nguồn vốn nhàn

rỗi trong dân cư. Các sản phẩm huy động của Ngân hàng rất đa dạng thích hợp với

nhu cầu của dân cư và tổ chức. Một ví dụ điển hình ACB An Giang là Ngân hàng

đầu tiên tung ra thị trường sản phẩm tiết kiệm ngoại tệ có dự thưởng với trị giá của

giải cao nhất lên đến 350 triệu đồng, hình thức này đã thu hút mạnh nguồn vốn từ

dân cư. Ngoài ra với uy tín, thương hiệu ACB An Giang, tính thích hợp của sản

phẩm cùng với mạng lưới phân phối trải rộng, Ngân hàng đã thu hút mạnh nguồn

vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp, với tốc độ tăng trưởng cao. Bên cạnh đó

là do cuộc sống người dân được khá hơn do được Ngân cho vay vốn và sự hướng

dẫn của chính quyền địa phương trong việc phát triển mô hình kinh tế tổng hợp và

kinh tế tư nhân, đem lại thu nhập cho người dân ngày càng cao và cũng nhờ vào sự

hướng dẫn tận tình của cán bộ Ngân hàng đối với khách hàng đã chỉ cho họ thấy

được lợi ích của việc gửi tiền là số tiền của họ được an toàn, sinh lợi và có thể rút ra

khi cần sử dụng. Vì vậy, mà Ngân hàng đã huy động được ngày càng nhiều vốn.

Vốn điều chuyển

Hầu hết tất cả Ngân hàng chi nhánh không riêng gì ACB An Giang nếu chỉ sử

dụng nguồn vốn huy động được để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng được hết nhu

cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ thì Ngân hàng

còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Nguồn vốn này thường có lãi suất

cao hơn so với lãi suất huy động nên sẽ làm chi phí hoạt động kinh doanh sẽ tăng lên

gây ảnh hưởng đến giảm lợi nhuận. Do đó Ngân hàng luôn phấn đấu tăng nguồn vốn

huy động để giảm nguồn vốn này.

Qua 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006 vốn điều chuyển của ACB An Giang

liên tục giảm xuống. Cụ thể, năm 2004 vốn điều chuyển là 190.444 triệu đồng chiếm

tỷ trọng 64,78% trong tổng nguồn vốn, sang năm 2005 nguồn vốn này giảm xuống

số vốn điều chuyển là 181.916 triệu đồng chiếm tỷ trọng 54,03% trong tổng nguồn

Page 37: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 37

vốn giảm 8.528 triệu đồng với tốc độ giảm 4,48% so với năm 2004. Đến năm 2006

nguồn vốn này lại giảm mạnh, số vốn điều chuyển là 122.813 triệu đồng chiếm tỷ

trọng là 32,54% trong tổng nguồn vốn giảm 59.103 triệu đồng với tốc độ giảm

32,49% so với năm 2005.

Nếu vốn điều chuyển tăng chứng tỏ công tác huy động vốn của Ngân hàng

chưa được tốt, mà chi phí sử dụng nguồn vốn huy động lại thấp hơn chi phí cho việc

sử dụng vốn điều chuyển vì lãi suất của vốn điều chuyển tương đối cao hơn vốn huy

động. Nên từ đó ảnh hưởng làm tăng tổng chi phí gây ảnh hưởng trực tiếp tới lợi

nhuận của Ngân hàng.

Nguồn vốn huy động tăng nhanh qua các năm là điều đáng mừng cho ACB

An Giang, nhưng có xu hướng giảm vốn điều chuyển do sử dụng nguồn vốn này

Ngân hàng phải trả chi phí rất cao do Hội Sở tăng lãi suất về việc sử dụng nguồn

vốn này. Nhưng mức giảm của vốn điều chuyển nhỏ hơn mức tăng của vốn huy

động nên đã làm cho tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng lên. Điều này cho thấy

công tác huy động vốn của Ngân hàng đang phát triển theo chiều hướng tốt. Tuy

nhiên trong năm tới khi nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng cao, do đó đòi hỏi

Ngân hàng cần phát huy hơn nửa công tác huy động để có thể cung cấp vốn kịp thời

cho người dân cũng như cho toàn xã hội.

1.2. Đánh giá tình hình huy động vốn qua 3 năm (2004-2006) của ACB An

Giang

Với phương châm “đi vay để cho vay” công tác huy động vốn là một trong

những nghiệp vụ không thể thiếu của các Ngân hàng nói chung và của ACB An

Giang nói riêng. Công tác huy động vốn đã được xác định là một trong những mục

tiêu quan trọng đặc biệt là trong hoạt động tín dụng, do đó trong những năm qua

Ngân hàng đã có nhiều biên pháp tích cực trong huy động để thu hút vốn nhàn rỗi

trong nhân dân bằng nhiều hình thức huy động như: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ

hạn, có kỳ hạn,… thường xuyên thông tin và khuyến khích các cá nhân, các tổ chức,

doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua Ngân hàng. Từ đó đã tập

trung và thu hút nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho vay phát triển kinh tế địa phương.

Page 38: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 38

Dựa vào sự linh hoạt trong công tác huy động vốn với nhiều mức lãi suất

khác nhau mà ACB An Giang đã thu hút lượng tiền gửi của dân cư và các tổ chức

kinh tế ngày một tăng, vốn huy động trong tổng nguồn vốn năm sau luôn cao hơn

năm trước. Sự gia tăng của nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm chủ yếu

là do sự gia tăng của TGTT, TGTK, và TGTCTD.

1.3.Tiền gửi của các tổ chức tín dụng

Theo mục I.1( Bảng 3) trong năm 2005 để thực hiện mục tiêu tăng trưởng

nguồn vốn mà Hội Sở đã đề ra, ACB An Giang đã quan tâm đặc biệt đến nguồn vốn

tiền gửi doanh nghiệp, Ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp để lôi kéo và khuyến

khích khách hàng về vay vốn như: Tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp bằng cách

trả lương cho công nhân qua tài khoản ATM và ưu tiên về lãi suất cho họ, đã thực sự

lôi cuốn khách hàng là đơn vị doanh nghiệp về gửi tại ACB An Giang. Vì thế trong

năm 2005 số dư tiền gửi doanh nghiệp tăng so với năm 2004 là 16.981 triệu đồng

với tốc độ tăng 92,46%, đến năm 2006 tiếp tục tăng so với năm 2005 là 16.797 triệu

đồng với tốc độ tăng là 47,52% trong đó:

Tiền gửi không kỳ hạn trong năm 2005 tăng so với năm 2004 là 1.788 triệu

đồng với tốc độ tăng 21,72%, đến năm 2006 thì khoản tiền gửi này tiếp tục tăng là

1.246 triệu đồng với tốc độ tăng 12,43%. Khoản tiền gửi này tăng lên là nhờ vào ban

Giám Đốc và các phòng ban có liên quan đã nắm bắt được tình hình kinh doanh của

các doanh nghiệp nên đã cử người trực tiếp xuống đơn vị để vận động tiền bán hàng

gửi vào tài khoản, đồng thời trong năm 2005 Ngân hàng đã cải tiến hệ thống thanh

toán bằng nhiều hình thức như: Thanh toán điện tử cực nhanh làm lợi cho khách

hàng thanh toán, ưu tiên về lãi suất nếu những đơn vị có số dư bình quân trên 4 tỷ

đồng hàng tháng. Ngoài ra trong năm 2005 Ngân hàng đã lắp đặt máy ATM và nhận

thanh toán tiền điện nước, điện thoại,… thông qua tài khoản ATM. Bên cạnh đó thì

các nhân viên kế toán luôn luôn vui vẻ, niềm nở, giải thích kịp thời những vướng

mắc mà khách hàng chưa hiểu, từ đó tạo được uy tín cho Ngân hàng đối với khách

hàng.

Page 39: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 39

Bên cạnh đó theo chủ trương của tỉnh là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

và xí nghiệp phát triển. Nên trong những năm qua số lượng doanh doanh nghiệp và

xí nghiệp không những tăng lên trên địa bàn Thành Phố Long Xuyên, từ đó nhu cầu

về thanh toán qua lại giửa họ là rất lớn. Để thuận tiện cho việc thanh toán của mình

đã mở tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh doanh.

Tiền gửi có kỳ hạn năm 2005 tăng 15.193 triệu đồng với tốc độ tăng là

149,97% so với năm 2004, đến năm 2006 khoản tiền gửi này tiếp tục tăng nhưng với

tốc độ tăng thấp hơn năm 2005 là 61,41% với số tiền là 15.551 triệu đồng. Nguyên

nhân là do trong 3 năm qua hầu hết các doanh nghiệp và xí nghiệp đều làm ăn có

hiệu quả, lợi nhuận ròng thu được là rất cao. Ngoài nguồn vốn lưu động gửi vào tài

khoản để thanh toán tiền hàng còn có những khoản tiền có thể được trích để lập qũy

hoặc lợi nhuận chưa chia họ đã tính toán và gửi vào tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi

vì lãi suất tương đối cao, tăng thêm thu nhập cho đơn vị. Để hiểu rõ hơn về diễn biến

của tiền gửi của các tổ chức tín dụng chúng ta hãy quan sát biểu đồ sau:

Biểu đồ 3: Tình hình tiền gửi của các tổ chức tín

dụng

0

5,000

10,000

15,000

20,000

25,000

30,000

35,000

40,000

45,000

2004 2005 2006 Năm

Tri

ệu đ

ồn

g

1. TG không kỳ hạn

2. TG có kỳ hạn

Page 40: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 40

1.4. Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là phần tiền nhàn rỗi trong dân cư, Ngân hàng huy động

được từ khoản này tăng rất mạnh qua 3 năm và có tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn

vốn huy động của Ngân hàng. Theo mục I.2 (Bảng 3), năm 2004 huy động tiền gửi

tiết kiệm chiếm 33,28%, năm 2005 chiếm 32.89%, và năm 2006 chiếm 35,36%

trong tổng nguồn vốn huy động. Tình hình số tiền huy động được qua các năm như

sau: Năm 2004 là 34.460 triệu đồng, năm 2005 là 50.913 triệu đồng tăng 16.453

triệu đồng với tốc độ tăng 47,74% so với năm 2004 và tiếp tục tăng mạnh vào năm

2006 với số tiền huy động được là 90.023 triệu đồng tăng 39.110 triệu đồng với tốc

độ tăng 76,82% so với năm 2005. Loại tiền gửi này tăng dần qua 3 năm là nhờ vào

việc Ngân hàng có các chính sách hợp lí như: Đã sử dụng lãi suất tiết kiệm dự

thưởng, có chương trình khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng và đội ngũ

nhân viên Ngân hàng có những giải thích để thuyết phục người dân gửi tiền nhàn rỗi

của mình vào Ngân hàng, kết hợp với thái độ phục vụ tốt đã giúp khách hàng tìm

đến Ngân hàng để gửi tiền.

Hiện tại tiền gửi tiết kiệm tại ACB An Giang gồm có hai loại đó là: Tiền gửi

tiết kiệm không kỳ hạn, và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Trong đó tiền gửi tiết kiệm

có kỳ hạn có tỷ trọng rất lớn. Năm 2004 đạt được 20.990 triệu đồng chiếm 60,91%

trong tổng tiền gửi tiết kiệm. Sang năm 2005 đạt được 32.696 triệu đồng tăng

11.706 triệu đồng với tốc độ tăng 55,77% so với năm 2004. Tiền gửi tiết kiệm của

Ngân hàng tiếp tục tăng mạnh vào năm 2006 , số tiền huy động được là 79.869 triệu

đồng tăng 47.173 triệu đồng với tốc độ tăng 144,28% so với năm 2005. Đạt được kết

quả như trên là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn cao hơn lãi suất tiền gửi tiết

kiệm không kỳ hạn cho nên khách hàng đầu tư nhiều vào loại tiền gửi này và xem

đây là hình thức đầu tư đạt hiệu quả cao. Mặt khác lí do để khuyến khích người dân

gửi tiền tiết kiệm của mình vào tài khoản, họ có cơ hội tham gia rút thăm trúng

thưởng do Ngân hàng tổ chức như: Trúng xe, vàng,…

Ở thành phố Long Xuyên hiện nay, có rất nhiều hộ gia đình làm ăn khá giả,

trở nên khá giàu, lượng tiền nhàn rỗi ở đây là khá lớn. Mà ACB An Giang có trụ sở

Page 41: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 41

đặt tại trung tâm thành phố Long Xuyên, hoạt động rất có hiệu quả tạo được niềm

tin đối với khách hàng. Ngân hàng có các bảng lãi suất treo ở cổng, người dân qua

lại dễ thấy cùng với sự hướng dẫn cặn kẽ của cán bộ Ngân hàng nên việc huy động

tiền gửi của người dân rất thuận lợi. Tuy nhiên cũng còn phần lớn hộ làm ăn khá giả

còn e ngại và chưa từng làm quen với việc gửi tiền vào Ngân hàng, chưa thấy được

lợi ích của việc gửi tiền và họ thường cất tiền bằng cách mua vàng. Vì vậy Ngân

hàng cần quan tâm hơn nữa nguồn vốn huy động từ các hộ gia đình, vì đây là khách

hàng tiềm năng lớn mà Ngân hàng cần khai thác trong thời gian tới. Để thấy rõ hơn

diễn biến của tình hình tiền gửi tiết kiệm của khách hàng chúng ta hãy xem xét biểu

đồ sau:

Biểu đồ 4: Tình hình tiền gửi tiết kiệm của khách

hàng

0

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

70,000

80,000

90,000

2004 2005 2006 Năm

Triệ

u đ

ồn

g

1. TG không kỳ hạn

2. TG có kỳ hạn

1.5. Tiền gửi thanh toán

Ngoài các loại tiền gửi như: TGTCTD, TGTK,… thì tiền gửi thanh toán còn

đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Cụ thể theo

I.3 (Bảng 3) ta nhận thấy qua 3 năm qua tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng rất cao

trong tổng vốn huy động của Ngân hàng. Năm 2004 tiền gửi thanh toán có số dư là

48.481 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 46,82% trong tổng nguồn vốn huy động của

Ngân hàng. Sang năm 2005 loại tiền gửi này đạt 66.046 triệu đồng chiếm 42,67%

Page 42: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 42

trong tổng nguồn vốn huy động, đồng thời tăng 17.565 triệu đồng với tốc độ là

36,23% so với năm 2004. Hơn nữa đến năm 2006 loại tiền gửi này tăng rất mạnh và

chiếm tỷ trọng 43,69% trong tổng vốn huy động được và tăng 45.198 triệu đồng với

tốc độ tăng là 68,43% so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho tiền gửi thanh toán

tăng mạnh qua các năm là do Ngân hàng đã tạo được lòng tin cho khách hàng nhất

là khách hàng là các doanh nghiệp, các công ty, Ngân hàng đã cung cấp và đa dạng

hóa hình thức thanh toán như: Western Union, chuyển tiền có đảm bảo,… từ đó lôi

kéo và thu hút được nhiều doanh nghiệp đã gửi vốn lưu động của mình vào Ngân

hàng để phục vụ cho việc thanh toán. Ngoài ra là do sự cố gắng của cán bộ Ngân

hàng trong việc tiềm kiếm và mở rộng thêm nhiều khách hàng mới bằng cách như:

Ban Giám đốc đã cử một số cán bộ Ngân hàng xuống các doanh nghiệp tư vấn và

giải thích những tiện ích của các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng để khuyến khích

khách hàng gửi tiền. Mặt khác là do năm 2005, 2006 các doanh nghiệp đa phần làm

ăn có hiệu quả, nhờ vào sự cải cách một số chính sách và điều luật của chính phủ đã

giúp cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, từ đó nhu cầu gửi tiền thanh

toán của các doanh nghiệp ngày càng tăng.

1.6. Tiền gửi khác

Theo I.4 (Bảng 3), với phương châm “thâu gom tất cả đồng vốn lẻ tẻ” nên

Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức gửi tiền vừa phù hợp với nhu cầu vừa mạng lại

lợi ích cho khách hàng, do đó bên cạnh các loại tiền gửi như đã nêu trên thì tiền gửi

khác còn đóng vai trò thiết yếu trong nguồn vốn huy động, phổ biến nhất của loại

tiền gửi này là tiền gửi vốn chuyên dùng. Nhìn chung loại tiền gửi này có xu hướng

giảm dần vào năm 2006 và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn huy động

được cụ thể: Năm 2004 đạt được 2.246 triệu đồng chiếm 2,17% trong tổng vốn huy

động. Đến năm 2005 loại tiền gửi này huy động được 2.483 triệu đồng chiếm 1,60%

trong tổng nguồn vốn huy động đồng thời tăng 237 triệu đồng với tốc độ tăng là

10,55% so với năm 2004. Sang năm 2006 tiền gửi này có xu hướng giảm xuống so

với năm 2005 là 1.277 triệu đồng với tốc độ giảm 51,43% và chiếm tỷ trọng 0,47%

trong tổng vốn huy động. Sở dĩ loại tiền gửi này có xu hướng giảm vào năm 2006 là

Page 43: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 43

vì đa số khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng là mong muốn kiếm thêm thu nhập từ

đồng vốn này. Do đó họ đã tập trung gửi vào các loại như: TGTT, TGTK,… vì lãi

suất của các loại tiền gửi này đều cao hơn lãi suất của tiền gửi khác. Hơn nữa, mục

đích chính của loại tiền gửi này chủ yếu là dùng để tiêu dùng nên nó có thời gian

luân chuyển và quay vòng nhanh, vì vậy mà khách hàng có xu hướng giảm gửi tiền

vào loại hình này. Do đó đã làm cho số dư của tiền gửi khác giảm mạnh vào năm

2006.

Nhìn chung, công tác huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm được thực hiện

rất tốt, luôn vượt kế hoạch đề ra. Kết quả như vậy là nhờ vào sự nỗ lực của toàn bộ

cán bộ nhân viên Ngân hàng, cùng với việc người dân đã ý thức được lợi ích của

việc gửi tiền. Tuy nhiên, trên địa bàn có rất nhiều tổ chức tín dụng với nhiều phương

thức huy động rất phong phú và lãi suất rất hấp dẫn nên để duy trì và gia tăng vốn

huy động trong năm tới, Ngân hàng cần có kế hoạch và biện pháp huy động tốt hơn

nữa để giữ được khách hàng truyền thống và mở rộng khách hàng mới, tăng vốn huy

động để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của các thành phần kinh tế trong và

ngoài thành phố Long Xuyên.

2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG

TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG (ACB AN GIANG)

2.1. TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA NHTMCP Á CHÂU AN GIANG QUA 3

NĂM (2004-2006)

Trong những qua ACB An Giang thực hiện theo hướng đề ra là tiếp tục đổi

mới, hòa nhập với cơ chế thị trường không ngừng mở rộng và tăng trưởng tín dụng

trên mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế.

Bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động Ngân hàng cũng kịp thời

đẩy mạnh công tác sử dụng vốn. Vì huy động vốn đi đôi với việc sử dụng vốn an

toàn và có hiệu quả. Để sử dụng vốn an toàn và có hiệu quả. Ngân hàng phải phấn

đấu tăng trưởng tín dụng với chắc lượng vững chắc, cần phải thực hiện tốt quy trình

nghiệp vụ tín dụng từ khâu tiếp nhận khách hàng đến khâu thẩm định và cho vay để

Page 44: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 44

đảm bảo khả năng thu nợ để giảm nợ khó đòi, nợ quá hạn còn tồn đọng trong những

năm trước.

ACB An Giang hoạt động trong lĩnh vực tín dụng rất mạnh chủ yếu là tín

dụng ngắn hạn. Từ khi mới thành lập Ngân hàng đã bắt đầu đi vào mở rộng lưới tín

dụng ngắn hạn ở nông thôn tại khắp các huyện xã trong tỉnh, thành phố như: Thành

phố Long Xuyên, huyện Châu Thành, Châu Phú, Chợ Mới, Thoại Sơn. Mặt khác

ACB

An Giang cũng chú trọng phát triển song song về tín dụng trung và dài hạn

như: Đầu tư các dự án chỉnh trang đô thị, xây dựng nhà ở,… tuy nhiên thế mạnh tín

dụng vẫn là tín dụng ngắn hạn.

Page 45: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 45

Page 46: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 46

Bảng 4: TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI ACB AN GIANG QUA 3 NĂM (2004-2006)

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Á Châu An Giang

Chỉ Tiêu

2004 2005 2006 Chênh Lệch

2005/2004

Chênh Lệch

2006/2005

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền % Số Tiền %

1. DSCV 247.973 100,00 284.411 100,00 313.364 100,00 36.438 14,69 28.953 10,18

Ngắn hạn 188.647 76,08 217.322 76,41 245.726 78,42 28.675 15,2 28.404 13,07

Trung hạn 59.326 23,92 67.089 23,59 67.638 21,58 7.763 13,05 549 0,82

2. DSTN 221.686 100,00 258.161 100,00 294.381 100,00 36.745 16,45 36.220 14,03

Ngắn hạn 173.729 78,37 203.970 79,01 239.381 81,32 30.241 17,41 35.411 17,36

Trung hạn 47.957 21,63 54.191 20,99 55.000 18,68 6.234 13,00 -809 -1,49

3. DƯ NỢ 200.133 100,00 226.383 100,00 245.366 100,00 26.250 13,12 18.983 8,39

Ngắn hạn 148.466 74,18 161.818 71,48 168.163 68,54 13.352 8,99 6.345 3,92

Trung hạn 51.667 25,82 64.565 28,52 77.203 31,46 12.898 24,96 12.638 19,57

4. NQH 2.236 100,00 2.218 100,00 2.197 100,00 -25 -0,81 -21 -0,95

Ngắn hạn 1.559 69,72 1.543 69,57 1.533 69,78 -16 -1,03 -10 -0,65

Trung hạn 677 30,28 675 30,43 664 30,22 -2 -0,30 -11 -1,63

Page 47: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 47

Việc mở rộng cho vay và không ngừng thu hút khách hàng nên trong 3 năm qua

đã có nhiều khách hàng tìm đến Ngân hàng để giao dịch và vay vốn, đã làm cho

doanh số cho vay của ACB An Giang tăng qua các năm. Năm 2004 Ngân hàng cho

vay số tiền là 247.973 triệu đồng. Doanh số cho vay của Ngân hàng năm 2005 là

284.411 triệu đồng tăng 36.438 triệu đồng tức tăng 14,69% so với năm 2004. Đến

năm 2006 doanh số cho vay của Ngân hàng tiếp tục tăng, tổng doanh số cho vay

năm 2006 là 313.364 triệu đồng tăng 28.953 triệu đồng với tốc độ tăng là 10,18% so

với năm 2005.

Trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ

trọng lớn và tăng dần qua các năm. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 76,08% vào

năm 2004, chiếm 76,41% vào năm 2005 và chiếm 78,42% vào năm 2006 trong tổng

doanh số cho vay của Ngân hàng. Còn cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ

trong cho vay của Ngân hàng.

Ngân hàng đã cung cấp tín dụng rộng khắp các xã, huyện và thành phố, nắm sát

tình hình nhu cầu vốn và đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của bà con nông dân. Đồng

thời!Ngân hàng có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm cùng với sự giúp đỡ của ban

ngành địa phương, Ngân hàng đã xác định nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế

địa bàn và có kế hoạch về cơ cấu cho vay phù hợp. Nhờ vậy mà doanh số cho vay

của Ngân hàng tăng qua các năm mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn tăng lên và chiếm

phần lớn tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, điều này rất phù hợp

với xu thế phát triển và nhu cầu cho sản xuất của người dân.

Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì thu nợ của Ngân hàng qua 3 năm

cũng tăng lên. Thu nợ năm 2005 là 258.161 triệu đồng tăng so với năm 2004 là

36.475 triệu đồng với tốc độ tăng 16,45%. Thu nợ năm 2006 tăng 14,03% tương

đương với số tiền là 36.220 triệu đồng. Doanh số thu nợ tăng cùng với doanh số cho

vay điều này cho thấy công tác thẩm định khách hàng của cán bộ tín dụng là tốt và ý

thức trả nợ của người dân tương đối cao. Đồng thời!nó cho thấy hoạt động sản xuất

của người dân có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn.

Page 48: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 48

Bên cạnh đó Ngân hàng cần có chính sách thu nợ thích hợp hơn trong các năm

tới. Vì nếu doanh số thu nợ quá cao cũng chưa chắc tốt, khi đó Ngân hàng có thể tốn

kém nhiều chi phí cho việc thu hồi nợ và tái đầu tư mới. Hơn nữa, Ngân hàng còn

mất một khoản thu từ tiền lãi cho vay, từ đó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh

của Ngân hàng.

Dư nợ của Ngân hàng có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Ngân hàng có số dư

năm 2004 là 200.133 triệu đồng, sang năm 2005 dư nợ tăng lên đạt 226.383 triệu

đồng tăng 26.250 triệu đồng tức tăng 13,12% so với năm 2004. Đến năm 2006 số dư

nợ là 245.366 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 18.983 triệu đồng hay tăng 8,39%.

Nguyên nhân là do Ngân hàng đã mở rộng đối tượng cho vay như: Cho vay tiêu

dùng, cho vay du học, cho vay mua nhà, mua xe, và cho vay dùng để trang trí nhà

cửa,… từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến vay nên làm cho dư nợ của

Ngân hàng tăng dần qua các năm.

Về nợ quá hạn: Nó phản ánh chất lượng tín dụng và khả năng sử dụng vốn vay

của Ngân hàng, nó cho biết số tiền đến hạn mà Ngân hàng phải thu hồi do khách

hàng không có khả năng chi trả. Tại ACB An Giang nợ quá hạn giảm dần qua các

năm. Năm 2005 nợ quá hạn là 2.218 triệu đồng giảm 25 triệu đồng tức giảm 0,81%

so với năm 2004, sang đến năm 2006 nợ quá hạn là 2.197 triệu đồng giảm 21 triệu

đồng hay giảm 0,95% so với năm 2005. Có được kết quả trên là do Ngân hàng đã sử

dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả và đã tăng trưởng tín dụng với chất lượng

vững chắc, đảm bảo khả năng thu nợ để giảm nợ khó đòi, nợ quá hạn còn tồn động

trong những năm trước.

Nhìn chung qua 3 năm công tác cho vay tại ACB An Giang đã đạt được kết quả

rất khả quan, tổng doanh số cho vay ngày càng tăng, mà hoạt động chủ yếu của

Ngân hàng là tín dụng ngắn hạn. Điều này cho thấy tín dụng ngắn hạn rất quan trọng

và mang lại thu nhập chính cho Ngân hàng. Do đó để phân tích rỏ hơn hiệu quả sử

dụng vốn ta có thể phân tích tình hình cho vay của Ngân hàng thông qua tình hình

cho vay ngắn hạn.

Page 49: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 49

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN NGẮN HẠN TẠI

NHTMCP Á CHÂU AN GIANG QUA 3 NĂM (2004-2006)

2.2.1. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn hạn theo ngành tại ACB An

Giang

Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cùng với

định hướng hoạt động kinh doanh của ACB An Giang và tình hình thực tế của địa

phương. ACB An Giang đã mở rộng đầu tư tín dụng đến tận các xã vùng sâu, vùng

xa chuyển dịch đầu tư mở rộng đối tượng tín dụng, cơ cấu đầu tư được từng bước

xác định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà. Sau đây là số liệu về

tình hình cho vay ngắn hạn qua 3 năm:

Page 50: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 50

Bảng 5: TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH TẠI ACB AN GIANG QUA 3 NĂM (2004-2006)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

2004 2005 2006 Chênh Lệch

2005/2004

Chênh Lệch

2006/2005

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

SốTiền % Số Tiền %

Nông Nghiệp 125.488 66,52 139.673 64,27 164.633 67,00 14.185 11,30 24.960 17,87

Công Thương 49.859 26,43 61.786 28,43 70.095 28,53 11.927 23,90 8.309 13,45

Tiêu Dùng 13.300 7,05 15.863 7,30 10.998 4,47 2.563 19,30 -4.865 -30,67

Doanh số cho vay 188.647 100,00 217.322 100,00 245.726 100,00 28.675 15,2 28.404 13,07

Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Á Châu An Giang

Page 51: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 51

Do phù hợp với nhu cầu sản xuất và có mức lãi suất hợp lý nên nhu cầu vay vốn

ngắn hạn của khách hàng là rất cao. Điều đó đã làm cho doanh số cho vay ngắn hạn

của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng.

Hoạt động trên một địa bàn rộng lớn với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, từ

đó ACB An Giang đã tham gia cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn

với tốc độ tăng trưởng khá nhanh.

Qua bảng 5 ta thấy cho vay nông nghiệp đều tăng qua 3 năm. Năm 2005 doanh

số cho vay đạt 139.673 triệu đồng tăng 14.185 triệu đồng hay tăng với tốc độ là

11,3%. Nguyên nhân của sự tăng đó là do: Nông dân cần thêm vốn cải tạo lại ruộng

đất hay mua thêm đất, máy xới, máy bơm nước,… để mở rộng quy mô đáp ứng cho

nhu cầu sản xuất. Gần đây xuất hiện nhiều bè cá tra, cá ba sa ở huyện Châu Phú và

Chợ Mới và nhiều hộ còn nuôi cá lóc, cá bông, cá rô phi,… để năng cao thu nhập

cho gia đình. Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết xấu như: Dịch bệnh, dịch cúm

gia cầm đã phần nào làm ảnh hưởng tới thu nhập của người dân. Mặc dù gặp khó

khăn nhưng do sự nỗ lực của ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên phòng kinh doanh

đã nắm bắt kịp thời nhu cầu về vốn đối với hộ sản xuất nên doanh số cho vay lại tiếp

tục tăng vào năm 2006 cụ thể là 164.633 triệu đồng tăng 24.960 triệu đồng tương

đương 17,87% so với năm 2005. Bởi vì, đến năm 2006 thời tiết thuận lợi nên nông

dân tin tưởng sẽ hứa hẹn một mùa bội thu. Thông thường năm nào lũ lớn sẽ mang

nhiều phù sa về cho đồng ruộng và năm đó lúa sẽ trúng mùa, cây sẽ trĩu quả. Năm

2006 vừa qua lũ tương đối lớn và với kinh nghiệm nhà nghề, nông dân mua thêm đất

ruộng chọn giống lúa mới cho năng suất cao. Thị trường cá tra, cá ba sa đã có đầu ra

ổn định. ACB An Giang cho vay với lãi suất hấp dẫn, thủ tục đơn giản, cán bộ tín

dụng nhiệt tình, vui vẻ nên được sự tín nhiệm của người dân.

Ngoài cho vay nông nghiệp Ngân hàng còn cho vay đối với các ngành thương

nghiệp. Bên cạnh nghành nông nghiệp đây là lĩnh vực rất phát triển của tỉnh. Từ đó

Ngân hàng đã chủ động đầu tư tín dụng vào các ngành thương nghiệp, những năm

qua do thực hiện chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng nhiều các

công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp mọc lên nên nhu cầu vốn của đối tượng này ngày

Page 52: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 52

càng cao đã làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng cũng tăng theo. Cụ thể: Năm

2005 doanh số cho vay của đối tượng này 61.786 triệu đồng tăng 11.927 triệu đồng

với tốc độ tăng 23,90% so với năm 2004. Đến năm 2006 doanh số cho vay của loại

này lại tiếp tục tăng đạt 70.095 triệu đồng tăng 8.309 triệu đồng tức tăng 13,45% so

với năm 2005.

Bên cạnh đó cho vay tiêu dùng cũng đóng góp một phần quan trọng trong cho

vay ngắn hạn. Qua 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006 thì doanh số cho vay của loại

này tăng mạnh vào năm 2005 và có xu hướng giảm vào năm 2006. Cụ thể là năm

2005 doanh số cho vay tiêu dùng đạt 15.863 triệu đồng tăng 2.563 triệu đồng hay

tăng 19,30% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do theo chủ

trương của Ngân hàng Trung ương cho cán bộ công nhân viên vay để làm kinh tế

gia đình, cải thiện đời sống vật chất và cùng với việc làm kinh tế phụ đối với các hộ

nông dân ở các cấp chính quyền địa phương. Đến năm 2006 doanh số cho vay tiêu

dùng đạt 10.998 triệu đồng giảm 4.865 triệu đồng hay giảm 30,67% so với năm

2005. Nguyên nhân là do trong năm 2006 một số hộ kinh doanh cá thể và những

người buôn bán nhỏ làm ăn kém hiệu quả, do giá cả thị trường lên xuống bất thường

và thị trường đầu vào có nhiều biến động nên đa phần làm ăn thua lỗ. Từ đó họ

không chủ động mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất nên nhu cầu vốn từ đối tượng

này giảm xuống đã làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng đối với đối tượng này

cũng giảm theo. Để thấy rõ hơn về tình hình diễn biến của doanh số cho vay theo

ngành của Ngân hàng chúng ta hãy xem xét biểu đồ sau:

Page 53: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 53

Biểu đồ 5: Tình hình cho vay ngắn hạn theo ngành tại

ACB An Giang

0

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

140,000

160,000

180,000

2004 2005 2006 Năm

Tri

ệu đ

ồn

g

Nông nghiệp

Công thương

Tiêu dùng

2.2.2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại

ACB An Giang qua 3 năm 2004, 2005, 2006

Qua bảng 6, ta thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng là khá tốt, Ngân hàng đã

mở rộng phạm vi tín dụng tới tất cả thành phần kinh tế đã làm cho doanh số cho vay

của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm

Page 54: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 54

Page 55: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 55

Bảng 6: TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH KẾ TẠI ACB AN GIANG QUA 3 NĂM

(2004-2006)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

2004 2005 2006 Chênh Lệch

2005/2004

Chênh Lệch

2006/2005

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền % Số Tiền %

1. KTQD 17.544 9,30 14.384 6,62 10.292 4,19 -3.160 -18,01 -4.092 -28,45

2. KTNQD 171.103 90,70 202.938 93,38 235.434 95,81 31.835 18,61 32.496 16,01

CTCP, TNHH, DNTN 57.971 30,73 77.736 35,77 95.956 39,05 19.765 34,09 18.220 23,44

NVCC 7.546 4,00 15.215 7,00 13.789 5,61 7.669 101,63 -1.426 -9,37

CN, HGD, TPKHÁC 105.586 55,97 109.987 50,61 125.689 51,15 4.401 4,17 15.702 14,28

Doanh số cho vay 188.647 100,00 217.322 100,00 245.726 100,00 28.675 15,2 28.404 13,07

Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Á Châu An Giang

Ghi chú: KTQD: Kinh tế quốc doanh, KTNQD: Kinh tế ngoài quốc doanh, CTCP: Công ty cổ phần, TNHH: Công ty trách nhiệm

hửu hạn, DNTN: Doanh nghiệp tư nhân, NVCC: Nghiệp vụ cầm cố, CN: Công nhân, HGD: Hộ gia đình;TP KHÁC: Thành phần

khác

Page 56: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 56

Diễn biến tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế được thể hiện qua

biểu đồ sau:

Biểu đồ 6: Tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần

kinh tế tại ACB An Giang qua 3 năm (2004-2006)

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

2004 2005 2006 Năm

Triệ

u đ

ồn

g

KTQD

KTNQD

Nhìn vào đồ thị ta thấy, doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh

giảm liên tục qua 3 năm, là do hiện nay phần lớn các doanh nghiệp nhà nước có giao

dịch với Ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, nợ phải thu và hàng tồn kho không

tiêu thụ được của doanh nghiệp cao. Đồng thời!có một số doanh nghiệp cổ phần hóa

cho nên chi nhánh đã đầu tư tín dụng cho thành phần kinh tế này giảm. Cụ thể, năm

2005 doanh số cho vay thành phần kinh tế quốc doanh đạt 14.384 triệu đồng giảm

3.160 triệu đồng tức giảm 18,01% so với năm 2004, sang năm 2006 doanh số cho

vay đối với thành phần kinh tế này tiếp tục giảm và đạt 10.292 triệu đồng tức giảm

4.092 triệu đồng tương đương giảm 28,45% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu

của sự giảm sút này là do Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối tượng này và tập trung

thu nợ để bảo tồn nguồn vốn cho Ngân hàng vì đầu tư cho đối tượng này không hiệu

quả.

Ngược lại, doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh năm

2005 đạt 202.938 triệu đồng tăng 31.835 triệu đồng tức tăng 18,61% so với năm

2004, đến năm 2006 doanh số cho vay tiếp tục tăng và đạt 235.434 triệu đồng tăng

Page 57: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 57

32.496 triệu đồng hay tăng 16,01% so với năm 2005. Nguyên nhân là do các khu

công nghiệp của tỉnh đã hình thành và đi vào hoạt động như: Khu công nghiệp Bến

Cát, Bình Long ở huyện Châu Phú. Theo đó các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp có

điều kiện ra đời và đi vào hoạt động nên nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh là

rất lớn và đây là cơ hội tốt để chi nhánh mở rộng đầu tư. Trong đó:

+ Đối với CTCP, TNHH, DNTN: Từ bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tăng

dần qua các năm. Năm 2004 doanh số cho vay đạt 57.971 triệu đồng và chiếm

30,73% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng, sang năm 2005

doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này tăng đạt 19.765 triệu đồng hay tăng

34,09% so với năm 2004 và chiếm 35,78% tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Đến

năm 2006 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này lại tiếp tục tăng và đạt

95.956 triệu đồng tăng 18.220 triệu đồng hay tăng 23,44% so với năm 2005 và

chiếm 39,05% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân của sự gia tăng

trên là do loại hình doanh nghiệp này được thành lập ngày càng nhiều và hoạt động

ngày càng có hiệu quả, các dự án khả thi cao. Mặt khác là do sự nỗ lực của nhân

viên Ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng, đã lôi kéo rất nhiều doanh nghiệp

và công ty về vay vốn tại Ngân hàng. Qua câu nói của một khách hàng như sau:

“Công ty chúng tôi trước đây chủ yếu giao dịch với Ngân hàng quốc doanh.

Nhiều khi nhu cầu vay vốn không được đáp ứng kịp thời làm chúng tôi bị động

trong sản xuất kinh doanh. Từ khi giao dịch với Ngân hàng cổ phần, chúng tôi có ấn

tượng tốt, đặc biệt là ACB An Giang vì tính chuyên nghiệp rất cao, từ khâu lập thẩm

định dự án, đánh giá tài sản đảm bảo, xét duyệt, thời gian xử lý nhanh. Công ty

chúng tôi đánh giá cao định hướng khách hàng này.”

Ông Giao Nhựt Phương Tùng- Giám đốc, công ty TNHH Đại Giao

Số 97/224, Trần Hưng Đạo, Mỹ Long, TPLX An Giang

Page 58: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 58

+ VỀ NVCC: Trong thời gian qua Ngân hàng đã khuyến khích người dân đi vay

dưới hình thức cầm cố sổ tiết kiệm và kỳ phiếu, trái phiếu,… chưa đến hạn và được

khách hàng hưởng ứng rất cao, vì đây là lĩnh vực cho vay khá an toàn và đều có lợi

cho cả khách hàng lẫn Ngân hàng.

+ VỀ TN, HGĐ, TP KHÁC: Trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với đối

tượng này là khá cao, trong đó chủ yếu là cho vay để sản xuất nông nghiệp. Cụ thể

năm 2004 doanh số cho vay đạt 105.586 triệu đồng chiếm 55,97% trong tổng doanh

số cho vay ngắn hạn, đến năm 2005 doanh số cho vay đạt 109.987 triệu đồng tăng

4.401 triệu đồng hay tăng 4,17% so với năm 2004 và chiếm tỷ trọng 50,61% trong

tổng doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng; năm 2006 Ngân hàng đã giải ngân

được 125.689 triệu đồng chiếm 51,15% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, đồng

thời tăng 15.702 triệu đồng hay tăng 14,28% so với năm 2005. Nguyên nhân là do

Ngân hàng đã mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ gia đình ở vùng nông

thôn để giúp cho họ nâng cao đời sống và tạo điều kiện để phát triển kinh tế gia đình

như: Sửa chữa, xây dựng nhà, mua đất, mua máy kéo,… bên cạnh đó là do thời gian

vừa qua nông dân đều làm ăn có lãi như: Trúng mùa, trúng giá, từ đó họ đã chủ động

và mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và các ngành khác nên nhu cầu vốn sẽ

tăng lên.

Page 59: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 59

2.3. PHÂN TÍCH DOANH SỐ THU NỢ CỦA ACB AN GIANG QUA 3

NĂM (2004-2006):

Với phương châm “chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững”, thì cùng với

doanh số cho vay, thu nợ là một vấn đề mà ACB An Giang đặc biệt quan tâm. Dựa

vào doanh số thu nợ ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả vốn đầu tư, tính

chính xác khi thẩm định đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng.

Do đó công tác thu nợ được xem là hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ

tín dụng.

Page 60: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 60

Bảng 7: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH TẠI ACB AN GIANG QUA 3 NĂM (2004-2006)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2004 2005 2006 Chênh Lệch

2005/2004

Chênh Lệch

2006/2005

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền % Số Tiền %

Nông nghiệp 138.532 79,74 159.603 78,25 198.594 82,96 21.071 15,21 38.991 24,43

Công thương 20.217 11,64 16.518 8,10 22.287 9,31 -3.699 -18,30 5.769 34,93

Tiêu dùng 14.980 8,62 27.849 13,65 18.500 7,73 12.869 85,91 -9.349 -33,57

Doanh số thu nợ 173.729 100,00 203.970 100,00 239.381 100,00 30.241 17,41 35.411 17,36

Hệ số thu nợ (lần) 0,92 0,94 0,97 - -

Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Á Châu An Giang

Page 61: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 61

2.3.1. Phân tích doanh số thu nợ theo ngành

Trong những năm qua cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay ngắn hạn thì

doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng lên. Năm 2004 doanh số thu nợ của ngành nông

nghiệp đạt 1.8.532 triệu đồng chiếm 79,74% trong tổng số thu nợ. Đến năm 2005

doanh số thu nợ ngành ngành này tiếp tục tăng lên đạt 159.603 triệu đồng tăng

21.071 triệu đồng tức tăng 15,21% so với năm 2004 và chiếm 78,25% trong tổng số

thu nợ. Nguyên nhân của sự gia tăng này, năm 2005 là do sự nỗ lực của ban lãnh

đạo Ngân hàng đã cử cán bộ tín dụng xuống tận nhà khách hàng để đôn đốc trả nợ.

Mặt khác do ý thức trả nợ của nhiều khách hàng tương đối tốt, đã làm cho doanh số

thu nợ của Ngân hàng tăng lên. Đến năm 2006, sau khi nạn dịch lắng dịu người dân

bắt đầu kinh doanh có hiệu quả trở lại và mở rộng phạm vi kinh doanh nhiều hơn vì

sau đợt dịch thì nhu cầu của người dân ngày càng cao và giá cả cũng tăng lên rất

nhiều làm cho doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng tăng lên rất

đáng kể và đạt 198.594 triệu đồng tăng 38.391 triệu đồng hay tăng 24,43% so với

năm 2005 và chiếm tỷ trọng 82,96% trong tổng số thu nợ ngắn hạn. Sở dĩ doanh số

thu nợ trong nông nghiệp qua các năm đều tăng đó cũng là do sự nổ lực của cán bộ

tín dụng chấp hành nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng từ lúc đánh giá khách

hàng đến phát vay. Luôn kiểm tra, theo dõi quá trình khách hàng sử dụng vốn vay.

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra nợ quá hạn và có biện pháp giải quyết hợp lý để

khách hàng có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh và đảm bảo trả nợ cho Ngân hàng.

Điều đó không chỉ giúp cho khách hàng phát triển sản xuất mà còn tạo mối quan hệ

vững chắc với khách hàng, thúc đẩy công tác thu nợ ngày càng nhanh chóng. Kiên

quyết không cho vay đối với khách hàng cố tình không thanh toán nợ đúng hạn.

Dư nợ cho vay nông dân là rất lớn, phần đông họ là nông dân chân chính, thiện

chí trả nợ là rất cao. Mặt khác, họ là những người chăm lo làm ăn do đó việc thu hồi

nợ không khó đối với thành phần này.

Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay đối với ngành thương nghiệp thì

doanh số thu nợ của ngành này có xu hướng tăng mạnh vào năm 2006. Cụ thể,

doanh số thu nợ của ngành này vào năm 2005 đạt 16.518 triệu đồng giảm 3.699 triệu

Page 62: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 62

đồng hay giảm 18,30% so với năm 2004. Nguyên nhân là do năm 2005 ảnh hưởng

của tình hình giá xăng, dầu và giá vàng có xu hướng tăng mạnh nên làm cho giá

nguyên liệu đầu vào tăng, nhiều Công ty và xí nghiệp làm ăn thua lỗ nên việc thu

hồi nợ đối với thành phần này giảm xuống. Đến năm 2006 khi tình hình giá cả thị

trường có xu hướng tạm ổn định, lúc này các xí nghiệp và Công ty đã mạnh dạn đầu

tư sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ mới nhờ đó mà đa số họ làm ăn có lãi và trả nợ

cho Ngân hàng đúng hạn. Mặt khác, năm 2006 theo chủ trương của Ngân hàng Hội

Sở là thay đổi thời hạn cho vay ngắn hạn xuống còn 12 tháng, đồng thời!thay đổi bổ

sung nhiều điều khoản trong hợp đồng tín dụng nên hầu hết các hợp đồng tín dụng

cũ đều quyết toán xong sau đó mới cho đăng ký vay lại. Chính điều này đã làm cho

doanh số thu nợ năm 2006 tăng và đạt 22.287 triệu đồng tăng 5.769 triệu đồng hay

tăng 34,93% so với năm 2005.

Bên cạnh đó thì cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay về tiêu dùng thì

doanh số thu nợ cũng có xu hướng tăng mạnh vào năm 2005 và giảm xuống vào

năm 2006. Cụ thể năm 2005 doanh số thu nợ của loại này đạt 27.849 triệu đồng tăng

12.869 triệu đồng tức tăng 85,91% so với năm 2004. Nguyên nhân là đối tượng cho

vay của loại hình này là những người có thu nhập tiền lương ổn định nên phần lớn

họ đều trả vốn và lãi đúng hạn cho Ngân hàng. Vì vậy đã làm cho doanh số thu nợ

của loại này tăng ở năm 2005. Đến năm 2006 khi mọi thứ đều tăng giá, vật chất trở

nên mắc hơn, nên một số ít người dân đều phải dự trữ tiền cho việc mở rộng và đầu

nghề khác. Nên họ thường gia hạn thời hạn trả và chấp nhận đóng lãi chứ không trả

vốn. Từ đó làm cho doanh số thu nợ tiêu dùng giảm xuống. Tuy nhiên cũng có lý do

là khách hàng vay tiền trong những năm trước trả dần cho đến năm 2006 thì nợ cũ

của khách hàng đã giảm gần hết và bắt đầu phát sinh những khoản nợ mới nên

doanh số thu nợ trong năm này giảm hoặc là do khách hàng làm ăn không có hiệu

quả nên việc thu nợ không được thuận lợi làm cho doanh số thu nợ giảm đáng kể.

Sau đây là biểu đồ biểu hiện tình hình thu nợ của Ngân hàng 3 năm như sau:

Page 63: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 63

Biểu đồ 7: Biểu hiện tình hình thu nợ theo ngành tại ACB

An Giang qua 3 năm (2004-2006)

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

2004 2005 2006 Năm

Triệ

u đ

ồn

g

Nông nghiệp

Công thương

Tiêu dùng

Mặt khác công tác thu nợ của Ngân hàng là đáng chú ý hơn, một Ngân hàng

hoạt động có hiệu quả bao giờ cũng có một chính sách thu nợ thích hợp và có hiệu

quả. Để biết được điều đó chúng ta hãy tìm hiểu về hệ số thu nợ của Ngân hàng.

+ Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu nợ của Ngân hàng hoặc khả năng trả nợ

của khách hàng. Hệ số thu nợ cao thì công tác thu nợ tiến triển tốt, rủi ro tín dụng

thấp. Và nó là tỷ số giữa tổng doanh số thu nợ và tổng doanh số cho vay

Theo bảng 7 nhìn chung công tác thu nợ tại Ngân hàng qua các năm đều đạt tỷ

lệ tương đối cao và tăng dần qua 3 năm. Năm 2004 doanh số thu nợ chỉ đạt 0,92 lần

so với tổng số tiền phát vay trong năm. Nhưng về mặt số tuyệt đối lại rất lớn là

173.729 triệu đồng. Đến năm 2005 Ngân hàng đẩy nhanh tiến độ thu nợ, nâng hệ số

thu nợ đạt 0,94 lần, tăng 0,02 lần so với năm 2004, về con số tuyệt đối tăng so với

năm 2004 là 30.241 triệu đồng. Sang năm 2006 hệ số thu nợ tiếp tục tăng đạt 0,97

lần tăng 0,03 lần so với năm 2005, về con số tuyệt đối tăng 35.411 triệu đồng so với

Page 64: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 64

năm 2005. Nguyên nhân là do trình độ nghiệp vụ tín dụng của cán bộ tín dụng ngày

một nâng cao, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về tình hình thu nợ của Ngân hàng. Ta hãy phân tích

doanh số thu nợ của Ngân hàng theo các thành phần kinh tế để thấy được rõ hơn về

lý do tăng, giảm doanh số thu nợ.

2.3.2. Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của ACB An

Giang qua 3 năm (2004-2006)

Doanh số cho vay ngắn hạn tại ACB An Giang qua 3 năm có sự tăng trưởng

khá tốt. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc

doanh có sự tăng trưởng nhanh chóng. Sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh

số thu nợ cũng tăng theo. Để thấy được tình hình thu nợ ngắn hạn đối với thành

phần kinh tế có hiệu quả hay không, ta tiến hành phân tích số liệu sau:

Page 65: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 65

Bảng 8: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI ACB AN GIANG QUA 3 NĂM (2004-2006)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2004 2005 2006 Chênh Lệch

2005/2004

Chênh Lệch

2006/2005

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số

Tiền %

Số

Tiền %

1.KTQD 14.501 8,35 13.106 6,43 10.243 4,28 -1.394 -9,62 -2.863 -21,84

2. KTNQD 159.228 91,65 190.864 93,57 229.130 95,72 31.638 19,89 38.266 20,05

Cty CP,TNHH, DNTN 52.867 30,43 61.724 30,26 89.418 37,35 8.857 16,57 27.694 44,87

NVCC 15.327 8,82 18.429 9,04 17.532 7,32 3.102 20,24 -897 -4,87

CN, HGĐ, TP KHÁC 91.034 52,40 110.711 54,28 122.180 51,05 19.677 21,62 11.469 10,36

Doanh số thu nợ 173.729 100,00 203.970 100,00 239.381 100,00 30.241 17,41 35.411 17,361

Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Á Châu An Giang

Page 66: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 66

Diễn biến của tình hình thu nợ được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 8:Tình hình doanh số thu nợ theo thành phần

kinh tế tại ACB An Giang qua 3 năm (2004-2006)

0

50,000

100,000

150,000

200,000

250,000

2004 2005 2006 Năm

Triệ

u đ

ồn

g

KTQD

KTNQD

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm

khá tốt.

Đồng thời!với doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh giảm,

doanh số thu nợ cũng giảm theo. Do hoạt động kém hiệu quả năm 2005, năm 2006

Ngân hàng hạn chế cho vay đối tượng này mà chỉ tập trung thu nợ để giảm số lượng

nợ quá hạn ở lĩnh vực này. Mức độ biến động này được biểu hiện cụ thể như sau:

Năm 2005 doanh số thu nợ đạt 13.106 triệu đồng giảm 1.394 triệu đồng tức giảm

9,62% so với năm 2004. Đến năm 2006 lượng nợ thu được tiếp tục giảm chỉ thu

được 10.243 triệu đồng giảm 2.863 triệu đồng hay giảm 21,84% so với năm 2004.

Đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tình hình thu nợ cũng đạt kết quả

rất cao. Cụ thể, năm 2005 doanh số tăng 19,89% so với năm 2004 và chiếm 93,57%

trong tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2006 Ngân hàng thu nợ được 229.130 triệu

đồng tăng 38.266 triệu đồng hay tăng 20,05% so với năm 2005 và chiếm 95,72%

trong tổng số thu nợ của Ngân hàng. Có được kết quả trên là do cán bộ tín dụng luôn

Page 67: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 67

thay đổi nhắc nhở nợ đến hạn cho khách hàng cộng thêm ý thức trả nợ của khách

hàng tốt, đồng thời Ngân hàng đã chọn lựa được khách hàng có uy tín. Hầu hết

khách hàng đều có phương án kinh doanh có hiệu quả được Ngân hàng thẩm định

trước khi cho vay. Các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất hoạt động có hiệu quả

thu được lợi nhuận trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn.

Nhìn chung trong 3 năm qua tình hình hoạt động kinh doanh của của các doanh

nghiệp quốc doanh không có hiệu quả lắm, hàng tồn kho nhiều, chi phí sản xuất lại

tăng nên nhiều doanh nghiệp đã làm ăn thua lỗ. Trong đó có một số doanh nghiệp

còn tuyên bố phá sản, từ đó ý thức trả nợ của khách hàng cho Ngân hàng cũng giảm

theo, làm cho việc thu hồi nợ đối với thành phần kinh tế này gặp nhiều khó khăn.

Không giống như thế trong 3 năm qua các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đa phần

làm ăn có lãi là do có sự hổ trợ của chính quyền địa phương về khuyến khích phát

triển thêm nhiều ngành nghề mới và sự cung cấp kịp thời của Ngân hàng về nguồn

vốn. Nên họ thường trả vốn, lãi cho Ngân hàng đúng hạn, làm cho việc thu hồi nợ

đối với loại này rất thuận lợi.

2.4. PHÂN TÍCH DƢ NỢ

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế địa phương cùng với việc phấn đấu

thực hiện chỉ tiêu do Hội Sở đề ra cho ACB An Giang về tốc độ tăng trưởng tín

dụng, chi nhánh luôn tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vay

vốn hợp lý cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân, làm cho tổng dư nợ năm

sau luôn cao hơn năm trước.

Page 68: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 68

Bảng 9: TÌNH HÌNH DƢ NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH TẠI ACB AN GIANG QUA 3 NĂM (2004-2006)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ Tiêu

2004 2005 2006 Chênh Lệch

2005/2004

Chênh Lệch

2006/2005

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền % Số Tiền %

Nông Nghiệp 98.173 66,12 78.243 48,35 44.282 26,33 -19.930 -20,30 -33.961 -43,40

Công Thương 27.519 18,54 72.787 44,98 120.595 71,71 45.268 164,50 47.808 65,68

Tiêu Dùng 22.774 15,34 10.788 6,67 3.286 1,96 -11.986 -52,63 -7.502 -69,54

Dư nợ ngắn hạn 148.466 100,00 161.818 100,00 168.163 100,00 13.352 8,99 6.345 3,92

Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Á Châu An Giang

Page 69: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 69

2.4.1. Phân tích dƣ nợ theo ngành

Trong chiến lược hoạt động kinh doanh Ngân hàng đã chú trọng đầu tư vào

tín dụng ngắn hạn vì đây là loại hình có thể sinh lời cao do lãi suất tương đối cao,

vốn quay vòng nhanh, ít chịu rủi ro hơn tín dụng trung và dài hạn. Trong đó đặc biệt

chú trọng là đầu tư vào phát triển nông nghiệp, vì ACB An Giang đặt trụ sở tại trung

tâm Thành Phố Long Xuyên là nơi mà đa số người dân sống bằng nghề nông, bên

cạnh đó Ngân hàng cũng bám sát tình hình kinh tế thực tế tại địa phương để kịp thời

đưa đồng vốn của mình đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả kinh tế xã hội

cao. Đồng thời!Ngân hàng còn đầu tư vào nhiều ngành sản xuất khác, góp phần vào

mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế của địa phương.

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ ngắn hạn của chi nhánh liên tục tăng qua 3

năm, đây là xu hướng tốt. Năm 2004 dư nợ ngắn hạn là 148.466 triệu đồng, sang

năm 2005 dư nợ tăng lên đạt 161.818 triệu đồng tức tăng 13.352 triệu đồng hay tăng

8,99% so với năm 2004. Đến năm 2006 dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng và đạt 168.163

triệu đồng tăng 6.345 triệu đồng tức tăng 3,92% so với năm 2005. Sau đây là biểu

đồ về tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành tại ACB An Giang qua 3 năm như sau:

Biểu đồ 9: Biểu thị dƣ nợ ngắn hạn theo ngành tại ACB An

Giang qua 3 năm (2004-2006)

0

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

140,000

2004 2005 2006 Năm

Triệ

u đ

ồn

g

Nông nghiệp

Công thương

Tiêu dùng

Page 70: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 70

+ Nông nghiệp: Năm 2004 dư nợ nông nghiệp đạt là 98.173 triệu đồng,

chiếm tỷ trọng 66,12% trong tổng dư nợ ngắn hạn, sang năm 2005 dư nợ đạt 78.243

triệu đồng giảm 19.630 triệu đồng tức giảm 20,30% so với năm 2004. Đến năm

2006 dư nợ loại này đạt 44.282 triệu đồng giảm 33.961 triệu đồng hay giảm 43,40%

so với năm 2005 và chiếm 26,33% trong tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng.

Nguyên nhân làm cho dư nợ nông nghiệp giảm dần qua 3 năm là vì trong 3 năm qua

Ngân hàng đã thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, đảm bảo chất lượng ổn

định và liên tục cải tiến để thỏa mản nhu cầu của khách hàng nên Ngân hàng đã

phân loại khách hàng và chỉ cho vay đối với những khách hàng có uy tín, có thiện

chí trả nợ cao để đảm bảo chất lượng tín dụng. Hơn nữa do khách hàng của ACB An

Giang phần đông là hộ nông dân có uy tín và thường xuyên giao dịch với Ngân

hàng, mà trong 3 năm qua nông dân thường trúng mùa, giá cả lại cao đã làm cho lợi

nhuận thu được cao hơn các năm trước nên họ thường thanh toán tiền vay đúng hạn

và có một số khách hàng không đăng ký vay lại. Do đó đã làm cho dư nợ ngắn hạn

của Ngân hàng đối với ngành này có xu hướng giảm dần.

+ Công thương (thương nghiệp): Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay

đối với ngành này có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2005 dư nợ đạt

72.787 triệu đồng tăng 45.268 triệu đồng tức tăng 164,50% so với năm 2004, sang

năm 2006 dư nợ đạt 120.595 triệu đồng tăng 47.808 triệu đồng tương ứng tăng

65,68% so với năm 2005. Dư nợ của ngành này tăng lên liên tục cho thấy tình hình

kinh doanh và hoạt động của các xí nghiệp, doanh nghiệp và công ty có bước phát

triển, người dân đã mạnh dạng mở rộng đầu tư và phát triển thêm nhiều ngành mới.

Mặt khác nó còn thể hiện sự tích cực của ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc xâm

nhập thị trường mở rộng quy mô tín dụng.

+ Tiêu dùng: Ta thấy tình hình dư nợ tiêu dùng giảm dần qua 3 năm được thể

hiện như sau: Năm 2005 dư nợ của loại này đạt 10.788 triệu đồng giảm 11.986 triệu

đồng tức giảm 52,63% so với năm 2004, sang năm 2006 dư nợ của loại hình tiêu

dùng tiếp tục giảm đạt 3.286 triệu đồng giảm 7.502 triệu đồng tương đương giảm

Page 71: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 71

69,54% so với năm 2005. Nguyên nhân là doanh số cho vay của tiêu dùng tăng

nhưng thấp hơn mức thu nợ từ loại hình đầu tư này, do đó làm cho dư nợ tiêu dùng

giảm dần qua 3 năm. Ngoài ra, là do loại hình đầu tư này thường phải chịu mức lãi

suất cao và còn phải trả vốn lãi hàng tháng, bên cạnh đó mức sống xã hội ngày càng

cao, giá cả ngày càng đất đỏ mà thu nhập tiền lương của họ thường ít có tăng nhưng

nếu có tăng thì cũng thấp hơn mức tăng của chi phí sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày,

từ đó đã làm cho một số người dân e ngại vay loại hình này làm cho dư nợ của Ngân

hàng về loại này cũng giảm theo.

Nhìn chung dư nợ cho vay đối với ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần

qua 3 năm. Điều này không có nghĩa là hoạt động tín dụng của Ngân hàng kém hiệu

quả, mà do Ngân hàng đã phân loại khách hàng chỉ cho vay đối với khách hàng có

đủ điều kiện và có thiện chí trả nợ cao. Bên cạnh đó thì dư nợ cho vay đối với ngành

công thương có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Điều này cho thấy Ngân hàng đã

thành công trong việc mở rộng đối tượng cho vay, đạt được mục tiêu tăng trưởng dư

nợ đối với ngành này. Vì đây là ngành đang được chú trọng phát triển ở địa phương

và nó hoạt động rất có hiệu quả. Mặt khác dư nợ cho vay đối với lĩnh vực tiêu dùng

lại giảm dần qua 3 năm, do trong 3 năm qua thu nợ đối với lĩnh vực này tương đối

cao và cao hơn doanh số cho vay, lí do khác là người dân đã hạn chế vay vì khoản

vay này thường chịu mức lãi suất cao. Tóm lại để có thể đảm bảo vai trò là người

cung cấp vốn cho nền kinh tế, để có thể hoạt động có hiệu quả hơn nữa trong những

năm tới. Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa việc mở rộng đối tượng cho vay và thu

hút khách hàng đặc biệt là lĩnh vực tiêu dùng, vì đây là lĩnh vực đầu tư rất có hiệu

quả, đa số khách hàng đều có thu nhập ổn định, ý thức trả nợ lại cao. Tuy nhiên thì

không thể lơ là trong việc mở rộng cho vay nông nghiệp, vì hầu hết nông dân ngày

nay điều có kinh nghiệm sản xuất nên năng xuất lao động thường cao, giá lại có xu

hướng tăng, vì vậy đây là lĩnh vực đầu tư cũng không kém phần hiệu quả. Ngoài ra

đối với lĩnh vực công thương tuy đã đạt được kết quả rất tốt về dư nợ cho vay đối

với lĩnh vực này trong những năm qua, nhưng cần phải phấn đấu hơn nữa trong

những năm tới.

Page 72: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 72

2.4.2. Phân tich dƣ nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế tại ACB An Giang qua 3 năm (2004-2006)

Dư nợ theo thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 10: TÌNH HÌNH DƢ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI ACB AN GIANG QUA 3 NĂM

(2004-2006)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2004 2005 2006 Chênh Lệch

2005/2004

Chênh Lệch

2006/2005

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền % Số Tiền %

1. KTQD 7.939 5,35 9.217 5,70 9.266 5,51 1.278 16,10 49 0,53

2. KTNQD 140.527 94,65 152.601 94,30 158.905 94,49 12.074 8,59 6.304 4,13

Cty CP,TNHH, DNTN 47.593 32,06 63.605 39,31 70.143 41,71 16.012 33,64 6.538 10,28

NVCC 22.645 15,25 19.431 12,00 15.688 9,33 -3.214 -14,19 -3.743 -19,26

CN, HGĐ, TP KHÁC 70.289 47,34 69.565 42,99 73.074 43,45 -724 -1,03 3.509 5,04

Dư nợ ngắn hạn 148.466 100,00 161.818 100,00 168.163 100,00 13.352 8,99 6.345 3,92

Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Á Châu An Giang

Page 73: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 73

Biểu đồ 10: Tình hình dƣ nợ theo thành phần kinh tế

tại ACB An Giang qua 3 năm (2004-2006)

0

20,000

40,000

60,000

80,000

100,000

120,000

140,000

160,000

180,000

2004 2005 2006 Năm

Triệ

u đ

ồn

gKTQD

KTNQD

Qua biểu đồ trên ta thấy điểm nổi bật trong dư nợ đối với thành phần kinh tế là

dư nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là chủ yếu, dư nợ đối với thành

phần kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng lớn qua các năm trong tổng dư nợ. Bởi vì trong

3 năm qua Ngân hàng không ngừng mở rộng đối tượng cho vay và tìm kiếm khách

hàng mới. Mặt khác do đa số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu

quả và đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất nên nhu cầu về vốn rất lớn, từ đó làm

cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên kéo theo dư nợ cho vay đối với thành

phần kinh tế này cũng tăng theo. Trong khi đó dư nợ cho vay của Ngân hàng đối với

các doanh nghiệp quốc doanh liên tục giảm do Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối

với loại hình này nên làm cho tỷ trọng dư nợ của nó chiếm rất nhỏ trong tổng dư nợ

của Ngân hàng.

+ Thành phần kinh tế quốc doanh: Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ đối với

thành phần kinh tế quốc doanh có xu hướng tăng dần nhưng tốc độ tăng của năm sau

lại thấp hơn năm trước. Cụ thể: Năm 2004 dư nợ đạt 7.939 triệu đồng, sang năm

2005 tăng lên đạt 9.217 triệu đồng tăng 1.278 triệu đồng tức tăng 16,10% so với

năm 2004. Đến năm 2006 dư nợ đối với thành phần kinh tế này tiếp tục tăng nhẹ và

đạt 9.266 triệu đồng tăng 49 triệu đồng hay tăng 0,53% so với năm 2005. Nguyên

Page 74: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 74

nhân là do công tác thu nợ đối với thành phần kinh tế này gặp khó khăn do phần lớn

các doanh nghiệp Nhà nước giao dịch với Ngân hàng kinh doanh không hiệu quả,

hàng tồn kho nhiều. Mặt khác doanh số thu nợ được lại thấp hơn doanh số cho vay

trong năm, nên đã làm cho dư nợ có xu hướng tăng dần qua 3 năm.

+ Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh:

Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như: Công ty cổ phần, Công ty TNHH,

DNTN nhu cầu vốn của thành phần kinh tế này tăng lên không ngừng. Cụ thể: Năm

2004 dư nợ đạt 47.593 triệu đồng, sang năm 2005 dư nợ đạt 63.605 triệu đồng tăng

16.012 triệu đồng tức tăng 33,64% so với năm 2004. Đến năm 2006 dư nợ tiếp tục

tăng và đạt 70.143 triệu đồng tăng 6.538 triệu đồng hay tăng 10,28% so với năm

2005. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển là phù hợp với tình hình hiện

nay, vì nước ta đã chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường từ nhiều năm qua và đang

bước vào hội nhập nền kinh tế khu vực để tăng khả năng cạnh tranh và làm dồi dào

lượng hàng hoá nhưng vẫn đảm bảo khả năng trên thị trường thì thành phần kinh tế

này phát triển là phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Từ đó Ngân hàng đã

cung cấp và đầu tư tín dụng kịp thời cho thành phần kinh tế này nên đã làm dư nợ có

xu hướng tăng qua 3 năm qua.

+ Nghiệp vụ cầm cố: Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy dư nợ đối với thành

phần kinh tế này giảm dần qua 3 năm. Cụ thể: Năm 2005 dư nợ đạt 19.431 triệu

đồng giảm 3.214 triệu đồng tức giảm 14,19% so với năm 2004, sang năm 2006 dư

nợ tiếp tục giảm 19,26% so với năm 2005. Nguyên nhân là do khách hàng thường

cầm cố sổ tiết kiệm, các giấy tờ có giá để đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho họ nên

việc thu hồi nợ đối với thành phần kinh tế này rất thuận lợi, họ thường trả vốn và lãi

khi đáo hạn. Do đó dư nợ đối với loại này cũng giảm theo qua 3 năm.

+ CN, HGĐ, TP KHÁC: Trong ngắn hạn đây là thành phần chiếm tỷ trọng lớn

trong năm 2004 dư nợ cho vay đối với thành phần này là 70.289 triệu đồng, sang

năm 2005 dự nợ giảm xuống đạt 69.565 triệu đồng, giảm 724 triệu đồng tức giảm

1,03% so với năm 2004. Đến năm 2006 dư nợ đạt 73.074 triệu đồng tăng 3.509 triệu

đồng, tương đương tăng 5,04%. Nguyên nhân làm cho dư nợ của thành phần kinh tế

Page 75: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 75

này biến động bất thường giảm rồi lại tăng, nhưng tốc độ tăng lại rất nhỏ là vì: Nổi

trội trong thành phần kinh tế này là cho vay sản xuất nông nghiệp là rất cao chiếm tỷ

trọng khá lớn nhưng dư nợ đối với sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua

3 năm nhưng điều đó không đồng nghĩa với quy mô của Ngân hàng ở lĩnh vực này

bị thu hẹp mà ta hãy nhìn khía cạnh khác là do người nông dân không thích mang nợ

của Ngân hàng nhiều quá thế là khi họ có tiền họ sẽ đem trả nợ cho Ngân hàng từ đó

làm cho dư nợ của ngành này giảm đi. Ngoài ra là do các hộ kinh doanh cá thể trong

quá trình sản xuất kinh doanh họ đã đủ sức về tài chính, họ đã tích lũy được nhiều

kinh nghiệm trong quản lý nên các hộ này đã chuyển đổi loại hình từ sản xuất cá thể

sang loại hình kinh doanh khác như: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH,... nên

đã làm cho dư nợ đối với thành phần kinh tế cá nhân, HGĐ, TP khác giảm theo.

Nếu phân tích dư nợ của chi nhánh theo tỷ trọng dư nợ của các thành phần

kinh tế thì:

Qua bảng 10 ta nhận thấy: Tỷ trọng dư nợ của thành phần kinh tế quốc doanh

chiếm rất nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng, đồng thời tỷ trọng này lại

có chiều hướng giảm dần vào năm 2006. Cụ thể năm 2004 tỷ trọng của thành phần

kinh tế này là 5,35%, sang năm 2005 tăng lên và đạt 5,70%. Đến năm 2006 tỷ trọng

này giảm xuống còn 5,51%. Chứng tỏ chi nhánh đã giảm dư nợ đối với một số

doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh không hiệu quả, đồng thời việc cổ phần hoá

doanh nghiệp Nhà nước cũng đã làm cho dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế

này giảm xuống.

Tuy nhiên đây là một hiện tượng xấu đối với Ngân hàng cũng như đối với toàn

xã hội vì:

+ Đối với Ngân hàng: Nếu thành phần kinh tế quốc doanh hoạt động kém hiệu

quả, thì Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ. Đồng thời sẽ mất đi một

phần lợi nhuận do không mở rộng đầu tư vào loại này ảnh hưởng trực tiếp tới lợi

nhuận.

Page 76: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 76

+ Đối với xã hội: Thì chịu ảnh hưởng rất đáng kể, vì các doanh nghiệp quốc

doanh thuộc bộ phận kinh tế nhà nước và nó có vai trò chủ đạo chính trong nền kinh

tế quốc dân. Vì vậy khi nó hoạt động không có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát

triển của nền kinh tế, ảnh hương tới tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của

nước ta.

Đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tỷ trọng dư nợ của ngành này

chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ ngắn hạn. Cụ thể: Năm 2004 tỷ trọng dư nợ

đạt 94,30%. Nguyên nhân là do dư nợ của thành phần kinh tế tư nhân, HGĐ, thành

phần khác và NVCC có xu hướng giảm. Đến năm 2006 do nhiều doanh nghiệp, hộ

kinh doanh cá thể đã tìm được cơ hội đầu tư mới, các doanh nghiệp đầu tư đổi mới

máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động nên nhu cầu về vốn rất lớn, từ đó làm

cho dư nợ đối với thành phần kinh tế này tăng lên, góp phần làm tăng tỷ trọng thành

phần kinh tế ngoài quốc doanh vào năm 2006. Sau đây là biểu đồ về tình hình dư nợ

của các thành phần kinh tế theo tỷ trọng

Biểu đồ 11: Biểu hiện tỷ trọng dƣ nợ theo thành phần kinh tế của ACB An

Giang qua 3 năm (2004-2006)

KTNQD

94,49%

94,30%

94,65%

2004

2005

2006

KTQD

5,70%

5,51%

5,35%

2004

2005

2006

Page 77: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 77

2.5. PHÂN TÍCH NỢ QUÁ HẠN

Nợ quá hạn luôn là vấn đề được các Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Bởi vì trong

môi trường kinh doanh tiền tệ biến động mạnh như hiện nay thì sẽ có nhiều nguy cơ

rủi ro tiềm ẩn mọi lúc, mọi nơi. Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ nguyên nhân

khách quan như: Thiên tai, lũ lụt, những diễn biến không thuận lợi của hoạt động

sản xuất kinh doanh,... Do đó một nhà quản trị giỏi đến đâu cũng không thể khẳng

định rằng Ngân hàng mình không có nợ quá hạn. Chính vì thế các Ngân hàng luôn

tìm mọi biện pháp để phòng ngừa và hạn chế sự phát sinh nợ quá hạn đến mức thấp

nhất. Nợ quá hạn phản ánh chất lượng tín dụng hoạt động của Ngân hàng. Để đánh

giá được tình hình nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh Ngân hàng Á Châu An Giang

chúng ta hãy xem xét và phân tích tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành và nợ

quá hạn ngắn hạn theo thành phần kinh tế.

Page 78: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 78

Bảng 11: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI ACB AN GIANG QUA 3 NĂM (2004-2006)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2004 2005 2006 Chênh Lệch

2005/2004

Chênh Lệch

2006/2005

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền % Số Tiền %

Nông nghiệp 1.279 82,04 1.268 82,18 1.265 82,52 -11 -0,86 -3 -0,24

Công thương 202 12,96 199 12,90 197 12,85 -3 -0,01 -2 -1,00

Tiêu dùng 78 5,00 76 5,12 71 4,63 -2 -2,56 -5 -6,60

Nợ quá hạn 1.559 100,00 1.543 100,00 1.533 100,00 -16 -1,03 -10 -0,65

Nợ quá hạn / Dư nợ

ngắn hạn (%) 1,05 0,95 0,91 - -

Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Á Châu An Giang

Page 79: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 79

2.5.1. Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Qua 3 năm qua nợ quá hạn của chi nhánh có sự biến đổi. Cụ thể năm 2005

tổng nợ quá hạn ngắn hạn đạt 1.543 triệu đồng giảm 16 triệu đồng tức giảm 1,03%

so với năm 2004. Sang năm 2006 nợ quá hạn tiếp tục giảm và đạt 1.533 triệu đồng

giảm 10 triệu đồng hay giảm 0,65% so với năm 2005. Trong đó:

+ Đối với ngành nông nghiệp: Năm 2004 nợ quá hạn là 1.279 triệu đồng chiếm

tỷ trọng 82,04% trên tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 2005 nợ quá hạn là 1.268 triệu

đồng giảm 11 triệu đồng tức giảm 0,86% so với năm 2005 và chiếm 82,18% trong

tổng số nợ quá hạn. Đến năm 2006 nợ quá hạn là 1.265 triệu đồng giảm 3 triệu đồng

hay đã giảm 0,24% so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng là 82,52% trong tổng nợ quá

hạn ngắn hạn của Ngân hàng.

+ Đối với ngành công thương (thương nghiệp): Năm 2004 nợ quá hạn là 202

triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,96% trong tổng dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng, sang

năm 2005 dư nợ ngành này đạt 199 triệu đồng giảm 3 triệu đồng tức giảm 0,01% so

với năm 2004 và chiếm tỷ trọng là 12,90%. Đến năm 2006 dư nợ quá hạn của ngành

này tiếp tục giảm đạt 197 triệu đồng giảm 2 triệu đồng tức tương đương giảm 1% so

với năm 2005 và chiếm tỷ trọng là 12,85%.

+ Đối với lĩnh vực tiêu dùng (đời sống): Năm 2004 dự nợ quá hạn đạt 78 triệu

đồng chiếm tỷ trọng là 5,00% trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng,

sang năm 2005 dự nợ quá hạn lĩnh vực này giảm xuống còn 76 triệu đồng giảm 2

triệu đồng tức giảm 2,56% so với năm 2004 và chiếm tỷ trọng 4,93%. Đến năm

2006 số nợ quá hạn lại tiếp tục giảm xuống và đạt 71 triệu đồng giảm 5 triệu đồng

với tốc độ giảm 6,6% so với năm 2005 và chiếm tỷ trọng 4,63%.

Từ kết quả trên ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh giảm dần qua 3 năm là do

công tác thẩm định của cán bộ tín dụng ngày được nâng cao. Nhân viên tín dụng

sàng lọc, lựa chọn khách hàng có uy tín để cho vay và xem xét những hộ này để tăng

hạn mức tín dụng lên. Đồng thời!hạn chế giải quyết đối với các hộ có nguy cơ mất

khả năng thanh toán nhằm giảm bớt rủi ro. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng đã đánh giá

Page 80: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 80

đúng đối tượng cho vay, do đó giảm được rủi ro, tăng doanh số thu nợ. Nguyên nhân

là do:

Lũ lụt xảy ra liên tiếp trong những năm qua, nước lũ dâng cao làm cho một số

hộ bị mất mùa. Một số hộ kịp thời thu hoạch một phần nhưng không đủ bù vào chi phí

bỏ ra ban đầu.

Giá hàng nông sản giảm mạnh trong những năm qua. Dịch bệnh xâm nhập

làm ảnh hưởng đến việc chăn nuôi, giá đầu vào cao, đầu ra thấp, không đủ bù vào chi

phí dẫn đến lỗ vốn nên nhiều hộ đã đến Ngân hàng xin gia hạn nợ hoặc buộc Ngân

hàng chuyển sang nợ quá hạn.

Một số khách hàng thụ động trong vấn đề trả lãi và vốn, họ đến nhà chờ cán

bộ địa bàn đến thu, nếu không thì họ cứ để mãi không chịu trả đúng hạn theo hợp

đồng.

Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc cố tình lừa gạt Ngân hàng

như mượn bằng khoán đất của người thân trong gia đình, giả chữ ký làm giấy ủy

quyền để vay tiền, khi đến hạn trả tiền thì xảy ra tranh chấp.

Nhìn chung, chất lượng tín dụng tại chi nhánh được đánh giá là tốt. Có được

kết quả khả quan như trên là nhờ vào nỗ lực trong việc thu hồi và xử lý nợ quá hạn

của cán bộ tín dụng. Bên cạnh đó việc tăng cường công tác thẩm định, kiểm soát

trong quá trình cho vay cũng góp phần hạn chế phát sinh nợ quá hạn. Cần lưu ý rút

kinh nghiệm và chú trọng đến chỉ tiêu an toàn tín dụng, nâng cao chất lượng việc thu

hồi nợ để giảm dần nợ quá hạn.

Tóm lại, rủi ro tín dụng là vấn đề không thể tránh khỏi. Tuy nhiên trong những

năm qua Ngân hàng đã tìm mọi cách để giảm tình trạng nợ quá hạn, hạn chế rủi ro

tín dụng nhằm sử dụng vốn có hiệu quả.

Nhìn chung trong thời gian qua tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng đang biến

đổi theo chiều hướng tốt. Cụ thể nợ quá hạn của chi nhánh giảm dần qua 3 năm như:

Năm 2004 (1.559 triệu đồng), năm 2005 (1.543 triệu đồng), năm 2006 (1.533 triệu

đồng). Trong đó thì ngành nông nghiệp có nợ quá hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng

Page 81: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 81

dư nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh cụ thể: Năm 2004 (82,04%), năm 2005

(82,18%), năm 2006 (82,52%). Nguyên nhân là do trong 3 năm qua do ảnh hưởng

của dịch bệnh, nước lũ tương đối lớn, giá cả biến đổi lên xuống bất thường đã làm

cho một số khách hàng có quan hệ vay vốn với Ngân hàng làm ăn không có hiệu

quả. Bên cạnh đó thì ngành công thương và lĩnh vực tiêu dùng có dư nợ quá hạn

chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh cụ thể: Năm

2004 (17,96%), năm 2005 (17,82%), năm 2006 (17,48%). Tuy đã cố gắng sàng lọc

khách hàng và cẩn thận trong việc thẩm định khách hàng nhưng nợ quá hạn của hai

ngành này vẫn còn tồn tại, điều đó cho thấy nguyên nhân chính là từ phía khách

hàng. Do đứng trước những thách thức lớn của thời kỳ hội nhập kinh tế, giá cả đầu

vào không ngừng biến động đặc biệt là giá xăng dầu nên một số doanh nghiệp và xí

nghiệp không thể nào tránh khỏi làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng tới việc trả nợ cho Ngân

hàng.

Tù đó để có thể đạt được kết quả tốt hơn nữa về nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân

hàng trong những năm tới. Ngân hàng cần có biện pháp tốt về việc xử lý nợ quá hạn

nông nghiệp và phải cẩn thận hơn nữa khâu thẩm định cho vay không được lơ là cho

qua bất cứ giai đoạn nào. Chi nhánh phải căn cứ vào diễn biến của tình hình như:

Tình hình kinh tế - xã hội, thời tiết, mà có chính sách cho vay thích hợp hơn. Sau

đây là biểu đồ về tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành của Ngân hàng qua 3

năm như sau:

Page 82: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 82

Biểu đồ 12: Biểu hiện tình hình nợ quá hạn theo ngành tại ACB

An Giang qua 3 năm (2004-2006)

0

200

400

600

800

1,000

1,200

1,400

2004 2005 2006 Năm

Tri

ệu đ

ồn

g

Nông nghiệp

Công thương

Tiêu dùng

+ Về nợ quá hạn/ dƣ nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả về việc thẩm định khách hàng, thẩm

định phương án sản xuất kinh doanh của cán bộ tín dụng và cũng gián tiếp phản ánh

khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng với các khoản vốn cho vay.

Biểu đồ 13: Nợ quá hạn/ Dƣ nợ ngắn hạn

0,8

0,85

0,9

0,95

1

1,05

1,1

2004 2005 2006Năm

Ph

ần

tră

m (

%)

Nợ quá hạn/ Dư nợ

ngắn hạn

Nợ quá hạn năm 2004 là 1.559 triệu đồng đến năm 2006 giảm xuống còn 1.533

triệu đồng. Trong khi đó dư nợ lại tăng qua các năm, vì thế nợ quá hạn trên dư nợ

giảm dần qua 3 năm, năm 2004 là 1,05%, sang năm 2005 là 0,95% giảm 0,1% so

với năm 2004. Đến năm 2006 tỉ lệ này lại tiếp tục giảm va chỉ còn 0,91% tức giảm

0,04% so với năm 2005, đây là những con số nằm dưới hạn mức cho phép (theo quy

Page 83: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 83

định của Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng chỉ được phép có nợ quá hạn / dư nợ

dưới 5%). Chúng ta biết rằng khi Ngân hàng bước vào hoạt động cũng như các

doanh nghiệp khác khi hạch định dự án đầu tư thì người hoạch định bao giờ cũng

nghĩ tới một mức độ rủi ro và rủi ro ở mức nào thì tuỳ thuộc vào môi trường hoạt

động của dự án và sự đánh giá chính xác của người hoạch định dự án đó. Tuy nhiên

mức rủi ro không thể nào bằng không là không lúc nào cũng theo ý muốn của nhà

kinh doanh mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan bên ngoài khác hay

còn gọi là rủi ro thị trường. Hơn nữa hoạt động của Ngân hàng là hoạt động trên lĩnh

vực tiền tệ, có tính nhạy cảm cao và nhiều rủi ro nhất nên với tỷ lệ nợ quá hạn như

trên là có thể chấp nhận được. Hơn nữa tỉnh An Giang là một tỉnh có trên 80% dân

số sống bằng nghề nông, sản phẩm chính là cây lúa mà lại luôn bị ảnh hưởng lũ lụt

nên thu nhập của người dân không cao từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân

hàng.

Tuy nhiên, nợ quá hạn của Ngân hàng vẫn còn phát sinh là do 3 năm qua, hoạt

động cho vay của chi nhánh gặp nhiều khó khăn nhất định do sự cạnh tranh lãi suất

giữa các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn ngày càng gay gắt, hiệu quả kinh

doanh của các doanh nghiệp tăng trưởng chậm, nhu cầu vay vốn chưa cao. Bên cạnh

đó các doanh nghiệp trọng điểm lại kinh doanh kém hiệu quả.

Mặc dù chi nhánh luôn áp dụng các biện pháp tích cực để đảm bảo khả năng an

toàn vốn vay nhưng trước thực trang kinh doanh kém hiệu quả của các doanh nghiệp

nên dư nợ của Ngân hàng vẫn xuất hiện và có xu hướng giảm dần.

Để hiểu rõ hơn nữa về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng chúng ta hãy xem

xét và phân tích tình hình nợ quá hạn theo hành phần kinh tế được thể hiện qua bảng

số liệu sau:

Page 84: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 84

Page 85: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 85

2.5.2. Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI ACB AN GIANG QUA 3 NĂM (2004-

2006)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2004 2005 2006 Chênh Lệch

2005/2004

Chênh Lệch

2006/2005

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền

Tỷ

Trọng

(%)

Số Tiền % Số Tiền %

1. KTQD 124 8,15 120 7,78 117 7,63 -4 -3,23 -3 -2,5

2. KTNQD 1.435 92,05 1.423 92,22 1.416 92,37 -12 -0,84 -7 -0,49

Cty CP,TNHH, DNTN 789 5,01 76 4,93 73 4,76 -2 -2,56 -3 -2,63

NVCC 61 3,91 59 3,82 57 3,72 -2 -3,28 -1 -1,70

CN, HGĐ, TP KHÁC 1.296 83,13 1.288 83,47 1.285 83,82 -8 -0,62 -3 -0,23

Nợ quá hạn 1.559 100,00 1.543 100,00 1.533 100,00 -16 -1,03 -10 -0,65

Nguồn: Phòng kế toán NHTMCP Á Châu An Giang

Page 86: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 86

Để minh họa sự biến động của tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế ta

quan sát biểu đồ sau:

Biểu đồ 14: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh

tế tại ACB An Giang qua 3 năm (2004-2006)

0

200

400

600

800

1,000

1,200

1,400

1,600

2004 2005 2006 Năm

Triệ

u đ

ồn

g

KTQD

KTNQD

Qua bảng số liệu ta nhận thấy nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế quốc

doanh có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Cụ thể: Năm 2005 dư nợ quá hạn của

ngành này giảm xuống đạt 120 triệu đồng giảm 4 triệu đồng với tốc độ giảm là

3,23% với năm 2004, sang năm 2006 nợ quá hạn của thành phần kinh tế này lại tiếp

tục giảm xuống đạt 117 triệu đồng giảm 3 triệu đồng tức giảm 2,5% so với năm

2005. Nguyên nhân là do trong 3 năm qua Ngân hàng đã hạn chế cho vay thành

phần kinh tế này và tập trung thu nợ để bảo tồn nguồn vốn và đầu tư vào ngành khác

nhờ đó mà nợ quá hạn có chiều hướng giảm dần. Ngoài ra yếu tố chủ quan là do

nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ trong sản xuất kinh doanh thậm chí có

nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản và đã được xử lý, điều này đã làm tốn nhiều

thời gian của Ngân hàng vì Ngân hàng phải phát mãi tài sản để thu hồi nợ ảnh

hưởng đến tái đầu tư của Ngân hàng.

Từ kết quả phân tích, thì nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế quốc doanh

chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng và có xu

hướng giảm dần qua 3 năm. Điều này là phù hợp, vì trong 3 năm thành phần kinh tế

Page 87: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 87

này đa phần làm ăn không có hiệu quả nên Ngân hàng đã hạn chế cho vay đối tượng

này, kéo theo nợ quá hạn đối với đối tượng này cũng giảm theo.

Đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh: Từ bảng số liệu ta thấy tuy có

giảm dần qua 3 năm nhưng tỷ trọng dư nợ quá hạn của thành phần kinh tế này chiếm

tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng. Cụ thể là: Năm

2004 dư nợ quá hạn của kinh tế ngoài quốc doanh đạt 1.435 triệu đồng chiếm tỷ

trọng là 92,05% trong tổng dư nợ ngắn hạn, sang năm 2005 nợ quá hạn đạt 1.423

triệu đồng giảm 12 triệu đồng trức giảm 0,84% so với năm 2004 và chiếm tỷ trọng

92,22%. Đến năm 2006 dư nợ quá hạn của thành phần kinh tế này tiếp tục giảm đạt

1.416 triệu đồng, giảm 7 triệu đồng tương đương giảm 0,49% so với năm 2005 và

chiếm tỷ trọng là 92,37%. Trong đó thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng nợ quá hạn

cao nhất là TN, HGĐ, TP KHÁC nhưng có xu hướng giảm dần qua 3 năm. Năm

2005 dư nợ quá hạn của thành phần kinh tế này đạt 1.228 triệu đồng giảm 8 triệu

đồng tức giảm 0,62% so với năm 2004, sang năm 2006 nợ quá hạn của thành phần

kinh tế này tiếp tục giảm đạt 1.285 triệu đồng giảm 3 triệu đồng hay đã giảm 0,23%

so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho nợ quá hạn của thành phần kinh tế tư TN,

HGĐ, TP KHÁC vẫn còn chiếm tỷ trọng cao là do sản xuất kinh doanh thua lỗ và

còn ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh làm cho vốn không thu hồi được. Bên cạnh đó có

yếu tố chủ quan là cán bộ tín dụng chưa đôn đốc kịp thời, quản lý chưa chặt chẽ,

chưa chấp hành đầy đủ quy trình thủ tục tín dụng, đặc biệt là khâu thẩm định kiểm

tra trong và sau khi cho vay. Ngoài ra các khoản nợ này chủ yếu là nợ vay do chậm

trả gốc, lãi của kỳ hạn nợ theo kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng nên

Ngân hàng chuyển hết số tiền nhận nợ theo hợp đồng tín dụng bất kể là kỳ hạn nợ

đó đã đến hạn trả hay chưa.

Nhìn chung nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tuy chiếm

tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ quá hạn ngắn hạn của Ngân hàng. Nhưng

không vì thế mà chúng ta hạn chế cho vay lĩnh vực này, đòi hỏi Ngân hàng cần có

chính sách cho vay hợp lí và phải đào tạo cho cán bộ tín dụng có một trình độ

Page 88: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 88

nghiệp vụ tín dụng vững chắc từ khâu đánh giá, thẩm định cho vay,…bởi vì đầu tư

cho lĩnh vực này rất có hiệu.

2.6. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Với phương châm là “Ngân hàng của mọi nhà”. Ngân hàng ACB nói chung

và ACB An Giang nói riêng đã trang bị hàng loạt công nghệ hiện đại, tiên tiến, phát

triển chất lượng phục vụ khách hàng. Và An Giang là tỉnh đầu nguồn sông Cửu

Long, thế mạnh của kinh tế An Giang là sản xuất lương thực nên ACB rất chú trọng

đến vấn đề này và tích cực mở rộng mạng lưới tín dụng nông nghiệp. Riêng ACB

An Giang ngoài những nét đặc trưng của NHTM còn mang những nét riêng của

Ngân hàng nông nghiệp là thực hiện nghiệp vụ kinh doanh vừa hoàn thành các

nghiệp vụ kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của bất cứ tổ chức kinh tế

nào cũng phải mang lại hiệu quả cho đơn vị mình. Nếu hoạt động kinh doanh không

mang lại hiệu quả thì đơn vị đó không tồn tại lâu dài và giải thể là điều không tránh

khỏi. Đây là điều kiện tiên quyết, quyết định sự thành công lâu dài của các đơn vị.

Chính vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh được đề cao đối với Ngân hàng đó là

hiệu quả sử dụng vốn.

Do đó để thấy được hiệu quả cần phải phân tích nhiều yếu tố có liên quan, tiêu

biểu là các chỉ tiêu tài chính làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín

dụng của Ngân hàng.

Page 89: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 89

Bảng 13: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG CỦA ACB AN GIANG QUA 3 NĂM (2004-2006)

Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006

Dư nợ Triệu đồng 148.466 161.818 168.163

Dư nợ bình quân Triệu đồng 141.007 155.142 164.991

Vốn huy động Triệu đồng 103.552 154.788 254.616

Nợ quá hạn Triệu đồng 1.559 1.543 1.533

Doanh số thu nợ Triệu đồng 173.729 203.970 239.381

Doanh số cho vay Triệu đồng 188.647 217.322 245.726

Lợi nhuận Triệu đồng 7.933 9.443 13.768

Doanh thu Triệu đồng 25.488 27.829 34.035

Vòng quay vốn tín dụng Vòng 1,25 1,31 1,45

Lợi nhuận/ doanh thu % 31,12 33,93 40,45

Dƣ nợ/ Tổng vốn huy động Lần 1,43 1,05 0,66

2.6.1. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của

đồng vốn và tốc độ chu chuyển của vốn phát vay tại Ngân hàng.

Nếu đồng vốn được sử dụng và thu hồi với tốc độ cao hơn thì sẽ có thể sử dụng

vốn một cách linh hoạt hơn từ đó khả năng tạo ra lợi nhuận sẽ nhiều hơn.

Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Cụ

thể năm 2005 vòng quay vốn tín dụng là 1,31 vòng tăng 0,08 vòng so với năm 2004,

sang năm 2006 vòng quay này tiếp tục tăng lên và có số vòng là 1,45 vòng tăng 0,14

vòng so với năm 2005. Nguyên nhân của sự tăng vọt này là do Ngân hàng đã tích

cực thu nợ và đạt hiệu quả trong công tác này.

Page 90: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 90

2.6.2. Dƣ nợ / vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Chỉ tiêu

này quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì chỉ tiêu này quá lớn thì khả năng tự

huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại Ngân hàng đã sử dụng vốn tự huy

động không có hiệu quả. Thường chỉ tiêu này khoảng 0,7 đến 1 lần được đánh giá là

tốt. Khi đó vốn huy động của Ngân hàng đủ để đáp ứng nhu cầu về vốn vay của

khách hàng. Qua đó cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng là khá tốt. Bởi

vì nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là vốn huy động, nếu nguồn vốn này huy động

tối đa thì Ngân hàng sẽ hạn chế sử dụng vốn điều chuyển. Từ đó làm giảm chi phí

hoạt động cho Ngân hàng ảnh hưởng làm tăng lợi nhuận.

Từ bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động đều tăng qua 3 năm làm cho tỷ số

dư nợ trên vốn huy động giảm dần. Chứng tỏ vốn huy động của Ngân hàng đáp ứng

đủ nhu cầu vay vốn ngày càng cao trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển, nó

cũng góp phần đáng kể trong việc gia tăng nguồn vốn của Ngân hàng, làm cho

nguồn vốn của Ngân hàng được sử dụng liên tục trong hoạt động cho vay, thoát dần

sự lệ thuộc vào Hội Sở về tình trạng nguồn vốn. Cụ thể năm 2005 tỷ lệ dư nợ/vốn

huy động là 1,05 lần giảm 0,38 lần so với năm 2004, sang năm 2006 tỷ lệ này tiếp

tục giảm còn 0,66 lần giảm 0,39 lần so với năm 2005.

2.6.3. Lợi nhuận / Doanh thu

Nó phản ứng khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua

bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này tăng dần qua năm, chứng tỏ kết quả hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng lá khá tốt. Cụ thể năm 2004 là 31,12% tức là cứ 100 đồng

doanh thu thì sẽ tạo ra được 31,12 đồng lợi nhuận, năm 2005 tỷ lệ này tăng lên đạt

33,93% tăng 2,81% so với năm 2004. Đến năm 2006 tỉ số này tiếp tục tăng và đạt

40,45% tăng 6,52% so với năm 2005. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng và để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trong cùng địa

bàn. Ngân hàng cần phải có chính sách để kiểm soát chi phí thích hợp hơn. Ngoài ra

Page 91: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 91

Ngân hàng phải không ngừng nâng cao công nghệ ngân hàng và phát triển thêm

nhiều dịch vụ, nhiều sản phẩm mới như: Cho vay góp chợ, cho vay qua đêm,… để

có thể thâu gom tất cả đồng vốn lẻ tẻ từ khách hàng. Từ đó sẽ lôi cuốn được nhiều

khách hàng mới về giao dịch và vay vốn góp phần làm cho doanh thu từ lãi tăng lên,

qua đó làm cho chỉ số này tăng theo, vì chỉ số này càng cao thì hiệu quả kinh doanh

của Ngân hàng được đánh giá là tốt.

Page 92: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 92

CHƢƠNG 5

BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN

DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI

NHÁNH AN GIANG (ACB AN GIANG)

1. TRÌNH BÀY SƠ LƢỢC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH Ở TRƢỚC VÀ CHỈ RA

ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU ĐỂ ĐƢA RA BIỆN PHÁP

1.1. ĐIỂM MẠNH

Trong 3 năm qua (2004-2006) ACB An Giang đã áp dụng theo tiêu chuẩn

ISO 9001: 2000 vào hoạt động tín dụng, đã mang lại khá nhiều lợi ích cho Ngân

hàng như:

Lợi ích bên trong ngân hàng: Khi áp dụng mô hình quản lý theo các yêu cầu

ISO 9001 ngân hàng có thể thực hiện các yêu cầu về chất lượng dịch vụ một cách

hiệu quả và tiết kiệm, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Và nhờ có hệ thống

hồ sơ tài liệu chất lượng, ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp làm việc đúng ngay

từ đầu, có thể xác định đúng nhiệm vụ và chỉ ra cách thức thực hiện để đạt được kết

quả đã định; Hệ thống hồ sơ có thể làm tài liệu để đào tạo huấn luyện nhân viên

trong nội bộ mình và các bộ phận biết, để trao đổi, học được kinh nghiệm của nhau.

Lợi ích đối với ngân hàng: Trong giao dịch thương mại dịch vụ gần đây, đa

số khách hàng lựa chọn dịch vụ hàng hoá có chất lượng, tức nhanh chóng thuận tiện,

chính xác và hiện đại mà các yêu cầu này đã được thiết lập và kiểm soát khi áp dụng

QMS; trong nhiều trường hợp đứng trước nhiều Ngân hàng, khách hàng sẽ chỉ lựa

chọn ngân hàng nào có chất lượng cao.

Lợi ích cho phía khách hàng: Khách hàng của ngân hàng sẽ nhận được dịch

vụ có chất lượng cao, có thể tin tưởng ở hệ thống đảm bảo chất lượng của ngân hàng

đã được chứng nhận ISO; khách hàng có thể chọn giữa các ngân hàng cung cấp đang

cạnh tranh với nhau, tạo lợi thế cho mình trong đàm phán; khách hàng có thể giảm

chi phí cần thiết để đánh giá, tìm hiểu ngân hàng vì đã có một tổ chức thứ ba xem

xét chứng nhận.

Page 93: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 93

Với định hướng đa dạng hóa và hướng tới khách hàng để trở thành Ngân

hàng bán lẻ hàng đầu trong khu vực, ACB An Giang hiện đang thực hiện đầy đủ các

chức năng của một Ngân hàng bán lẻ. Doanh mục sản phẩm của ACB An Giang rất

đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm cá nhân và các

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các sản phẩm của ACB An Giang luôn dựa trên nền tảng

công nghệ tiên tiến, có độ an toàn và bảo mật cao.

Với uy tín, thương hiệu ACB An Giang, tính thích hợp của sản phẩm cùng

với mạng lưới phân phối trải rộng, ACB An Giang đã thu hút mạnh nguồn vốn nhàn

rỗi trong dân cư và doanh nghiệp, với tốc độ tăng trưởng rất cao, ACB An Giang có

điều kiện phát triển nhanh về quy mô, gia tăng khoảng cách so với các đối thủ trong

khu vực.

Các sản phẩm tín dụng mà ACB An Giang cung cấp rất phong phú, nhất là

dành cho khách hàng cá nhân. ACB An Giang là Ngân hàng đi đầu trong hệ thống

Ngân hàng cung cấp các loại tín dụng cho cá nhân như: Cho vay trả góp mua nhà,

nền nhà, sửa chữa nhà, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay tín chấp dựa trên thu

nhập người vay, cho vay du học,…

Là một Ngân hàng bán lẻ, ACB An Giang cung cấp danh mục đa dạng các

sản phẩm ngân qũy và thanh toán. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các

dịch vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lá nhanh chóng, chính xác và an toàn với

nhiều tiện ích cộng thêm cho khách hàng.

ACB An Giang có đội ngũ cán bộ nhân viên đầy kinh nghiệm, uy tín, làm

việc rất lâu tại địa phương nên rất thuận lợi để phát triển Ngân hàng.

ACB An Giang có nhiều nhân viên trẻ có trình độ (trình độ đại học), năng lực,

đầy nhiệt tình, với một lực lượng nhân viên trẻ, đầy chất xám phục vụ cho Ngân

hàng. Đặc biệt là cán bộ tín dụng thì công việc tín dụng sẽ thuận lợi hơn và phát

triển hơn rất nhiều.

ACB An Giang đã trở thành Ngân hàng của người dân địa phương. Nói ACB

An Giang là người dân nghĩ tới “Ngân hàng của mọi nhà”.

Page 94: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 94

Hiện nay tuy có nhiều Ngân hàng cạnh tranh trên cùng địa bàn nhưng Ngân

hàng vẫn là Ngân hàng được khách hàng quan tâm và giao dịch nhiều nhất.

ACB An Giang tuy là một chi nhánh nhưng nguồn vốn có để cho vay thì rất

lớn, khi đến Ngân hàng thì yên tâm rằng với nhu cầu vốn chính đáng sẽ được vay.

1.2. ĐIỂM YẾU

Cơ cấu nguồn vốn chưa phù hợp, tỷ lệ giữa vốn huy động còn thấp so với

tổng nguồn vốn. Đây là vấn đề cần được quan tâm, có tính quyết định sự tồn tại của

Ngân hàng thương mại với phương châm “đi vay để cho vay”.

Chưa có giải pháp hợp lý rủi ro toàn diện trong điều kiện hoạt động ở nông

thôn, còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời gian (mùa vụ,...) và thiên tai.

Nhận xét, quyết định còn quá nhiều lề lối, theo thói quen, nhanh chóng cho

khách hàng vay nên đã bỏ ngỏ nhiều thông tin quan trọng của khách hàng làm tăng

nguy cơ nợ quá hạn.

Do cán bộ tín dụng chưa đi sâu sát thực tế, xem xét mở rộng tín dụng nên

nhiều khách hàng đã bỏ Ngân hàng đi vay tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn.

Do Ngân hàng chỉ thuê văn phòng để hoạt động nên diện mạo không được hấp

dẫn lắm. Bên cạnh đó, các Ngân hàng khác mới xây dựng sau nên diện mạo bên

ngoài thu hút hơn và cũng có đội ngũ nhân viên cũng nhiệt tình không kém nên thu

hút được khá nhiều khách hàng trên địa bàn.

Các loại hình sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng thực hiện còn ít, chưa ngang

tầm với nhu cầu phát triển hiện nay.

Hiện nay, Ngân hàng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất ít, trong khi

vay cá nhân, HGĐ, TP khác chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.

Page 95: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 95

2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH AN GIANG

(ACB AN GIANG)

2.1. Đẩy mạnh công tác huy động vốn

Để đáp ứng nhu cầu vốn để cho vay mà không phải mất quá nhiều chi phí sử

dụng vốn thì ACB An Giang cần có những biện pháp về huy động vốn như sau:

- Mở rộng chiến lược Marketting, quảng cáo và đưa ra những chương trình

khuyến mãi hấp dẫn với nhiều loại hình tiền gửi đa dạng sẽ thu hút được nhiều

khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Tiếp cận các hộ có thu nhập cao, doanh nghiệp,

các tổ chức kinh tế vận động họ gửi tiền vào ngân hàng. Đặc biệt là nên áp dụng

hình thức gửi một nơi lĩnh tiền nhiều nơi tạo thuận lợi cho khách hàng vừa thuận

tiện vừa làm tròn chức năng của một phương tiện thanh toán.

- Sử dụng hiệu quả công cụ lãi suất. Lãi suất đưa ra phải mang tính cạnh tranh

cao, giảm bớt các khoản chi phí trong quản lý để tăng lợi nhuận làm cơ sở cho phát

triển. Sử dụng một phần chi phí tiết kiệm được mà đưa lãi suất lên nhằm thu hút

khách hàng về ngân hàng. Phải thực hiện phát triển đi đôi với bền vững.

- Tạo một môi trường làm việc thoải mái, vừa mang tính văn minh, vừa mang

tính hiện đại cho các nhân viên và các khách hàng tại ngân hàng. Với một môi

trường làm việc tốt đẹp như thế sẽ tạo niềm tin cho khách hàng khi đến ngân hàng

để giao dịch.

- Đơn giản hoá các giấy tờ hành chính tạo sự thuận lợi và cảm giác nhanh

chóng khi đến với ngân hàng nhằm khuyến khích họ gửi tiền vào ngân hàng mà

không thấy lâu nữa.

- Cần quan tâm hơn nữa việc đổi mới trang thiết bị công nghệ đảm bảo tính

hiện đại, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Đây cũng là yếu tố làm tăng uy tín cho

ngân hàng.

Page 96: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 96

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ viên chức

(CBVC), đặc biệt là cán bộ tín dụng và lực lượng kế toán để đảm bảo thật tốt yêu

cầu phát triển ngày càng cao của ngân hàng.

- Bố trí và tập trung huy động vốn các chợ lớn ở các xã và các khu vực công

nghiệp và các Công ty tạo điều kiện thu tại chỗ. Thường xuyên mở hội nghị khách

hàng nhằm thu thập thông tin để chi nhánh của tiến dịch vụ phù hợp với nhu cầu

khách hàng và cũng nhằm củng cố lề lối làm việc thật tốt.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan điều tra nắm

bắt, tiếp cận những hộ gia đình có thân nhân đi nước ngoài hay đi xuất khẩu lao

động gửi tiền về Việt Nam, vận động gửi tiền tiết kiệm bằng nội tệ và ngoại tệ.

- Thành lập tổ huy động vốn chuyên trách, tổ này chuyên làm công tác huy

động vốn bao gồm một vài người trong ban lãnh đạo có uy tín và đầy năng lực.

- Phát động phong trào thi đua trong toàn thể CBVC. Kịp thời khen thưởng

những cá nhân và tập thể có thành tích tốt. Giao chỉ tiêu cụ thể cho ban lãnh đạo,

từng CBVC.

2.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ACB An

Giang

- Cần xác định được khách hàng mục tiêu cho ngân hàng, đồng thời cần tập

trung nguồn vốn hợp lý để đầu tư cho mọi thành phần kinh tế. Chuyển hướng đầu tư

cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chú trọng cho vay hộ gia đình sản xuất kinh

doanh hàng hoá, hộ kinh tế trang trại, hộ ngành nghề, làng nghề.

- Xác định nhu cầu vốn đầu tư cho từng ngành, lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế

quốc dân, dần dần quản lý cho vay theo sản phẩm, ngành kinh tế. Thực hiện đánh

giá và phân loại khách hàng theo các tiêu chuẩn phù hợp trên cơ sở đó có hướng cấp

tín dụng thích hợp.

- Phải phát huy tối đa vai trò đòn bẩy kinh tế của lãi suất. Các ngân hàng cho

vay theo lãi xuất thoả thuận, đảm bảo theo tín hiệu cung cầu của thị trường, tuy

nhiên cần phải linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh lãi suất huy động cộng với chi phí

Page 97: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 97

và các dịch vụ khác, tạo lợi thế trong cạnh tranh, áp dụng lãi suất cho vay thời gian

dài cao hơn ngắn hạn, cho vay món nợ nhỏ thì cao hơn món nợ lớn, khách hàng có

tiềm ẩn rủi ro cao hơn thì lãi suất cho vay cao hơn.

- Hiện nay trên các phương tiện truyền thông đại chúng có thể thấy tràn ngập

các quảng cáo về hàng tiêu dùng, còn các sản phẩm về ngân hàng thì hầu như chưa

có, mà nếu có cũng chỉ có các sản phẩm dịch vụ truyền thông như tiết kiệm, cho

vay,... và cũng chỉ thực hiện khi ngân hàng cần vốn. Các sản phẩm dịch vụ mới thì

chưa thấy các quảng cáo hướng dẫn giới thiệu. Như vậy thì chưa cung cấp một cách

đầy đủ các thông tin đến dân chúng khiến cho họ có cảm giác e ngại khi có nhu cầu

cần tiềm đến ngân hàng để giao dịch. Từ đó cho thấy, mở rộng quảng cáo cho ngân

hàng là một việc làm rất bổ ích, cần phải làm ngay bây giờ để có kết quả về lâu dài.

- Đào tạo và nâng cao trình độ quản trị điều hành đầu tư vốn, trình độ thẩm

định và cho vay của đội ngũ cán bộ. Đồng thời!chú trọng công tác giáo dục đạo đức

tác phong, ngôn phong của cán bộ nhân viên nhất là cán bộ tín dụng. Nêu cao tinh

thần trách nhiệm của từng cán bộ đối với hoạt động của ngân hàng.

- Thúc đẩy cạnh tranh, hợp tác và nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng

thông qua cho vay hợp vốn, đồng tài trợ.

- Cải thiện nâng cao công nghệ thông tin để hoạt động tín dụng đáp ứng được

nhu cầu hiện đại hoá ngân hàng.

- Tập trung cho vay vào những khách hàng vay truyền thống trả nợ sòng

phẳng, có tài chính ổn định và phát triển. Ngân hàng nên có chính sách ưu đãi, khen

thưởng đối với khách hàng lớn có uy tín quan hệ thường xuyên với ngân hàng, tổ

chức những buổi hội nghị với khách hàng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

của ngân hàng.

- Mở rộng đối tượng cho vay, tận dụng nguồn vốn trung dài hạn để cho vay

những dự án, phương án khả thi phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể,...

Page 98: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 98

- Chọn lọc đối tượng khách hàng để phục vụ, không chạy theo số lượng, tăng

dư nợ tín dụng mà cần phải chú trọng chất lượng tín dụng là chủ yếu.

- Ngân hàng phải nâng cao chất lượng công tác kiểm tra trước, trong và sau khi

cho vay; kiểm tra; kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng, phát hiện và xử lý

nghiêm các trường hợp vi phạm; phát hiện và xử các khoản cho vay có rủi ro.

- Tăng cường chế độ ưu đãi, khen thưởng, khuyến khích đối với đội ngũ cán bộ

công nhân viên, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Gắn quyền lợi của nhân viên với quyền

lợi của ngân hàng, sự nổ lực của nhân viên phải được bù đắp xứng đáng có như vậy

sẽ làm cho các nhân viên làm việc tận tụy và hết mình.

- Cụ thể hoá và sử dụng hệ thống các chỉ số phản ánh chất lượng tín dụng của

ngân hàng như một công cụ để quản lý quan hệ giữa tăng trưởng và chất lượng tín

dụng.

- Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa việc nâng cấp cơ sở, trang thiết bị cho ngân

hàng một diện mạo tốt đẹp, một không khí làm việc thoải mái, tao nhã vừa văn minh

vừa lịch sự sẽ tạo thuận lợi cho cả công nhân viên của ngân hàng và khách hàng đến

giao dịch và từ đó ngân hàng cũng có thể thu hút khách hàng về ngân hàng nhiều

hơn.

- Mở rộng tín dụng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng tín dụng, ngân

hàng phải lấy chất lượng tín dụng làm thước đo để đánh giá năng lực, trình độ và

hiệu quả đối với từng cán bộ.

- Ngân hàng phải kết hợp chặt chẽ hơn với chính quyền địa phương, các ban

ngành có liên quan để dễ thu thập được nhiều thông tin hơn về khách hàng vừa có

thể tìm kiếm mở rộng qui mô tín dụng nhờ vào mối quan hệ đó.

- Cần có sự ổn định địa bàn hoạt động cho cán bộ tín dụng để phát huy mặt tích

cực, tạo điều kiện để nắm bắt rõ tình hình kinh tế địa bàn, tài chính của khách hàng

vay từ đó có những chủ động về đầu tư vốn tín dụng.

- Các cán bộ tín dụng cần phát huy hơn nữa bản lĩnh, chức năng của mình

trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, chủ động đến với khách hàng, tìm ra các

Page 99: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 99

khách hàng tiềm năng sẽ đem lại kết quả tốt cho ngân hàng và nên chủ động đến với

khách hàng trong suốt quá trình quan hệ tín dụng và có lịch giao dịch với khách

hàng ở địa bàn mình quản lý. Có thể ngân hàng sẽ có một vài buổi cùng các khách

hàng ngồi lại để nghe những đóng góp, ý kiến sẽ giúp ngân hàng được khá hơn trong

qúa trình hoạt động.

- Kiên quyết xử lý nợ tồn đọng theo chủ trương của chính phủ, cán bộ tín dụng

phải theo dõi đôn đốc kịp thời các khoản nợ đến hạn và quá hạn để kịp thời xử lý khi

phát hiện tình huống xấu.

- Thông tin tín dụng thật quan trọng. Vì thế cần phải tìm mọi cách để có được

thông tin chính xác về khách hàng vay vốn, phương án kinh doanh để từ đó giảm

thiểu rủi ro cho khoản tín dụng mà ngân hàng đã đầu tư. Không nên chạy theo lợi

nhuận trước mắt mà quên mất chất lượng và hậu quả về lâu dài.

- Nên thành lập một bộ phận chuyên phân tích và xử lý rủi ro tín dụng. Nên

xây dựng một mạng thông tin luôn cập nhật thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính

ngân hàng, thông tin về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng trả nợ của

khách hàng,... nhằm kịp thời phòng ngừa rủi ro.

- Không tập trung cho vay đối với một hoặc một nhóm khách hàng, một loại

hay một nhóm ngành nghề để tránh rủi ro khi khách hàng mất khả năng trả nợ hay

do các nguyên nhân bất khả kháng, nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh bình

thường cho ngân hàng khi có sự cố xảy ra.

Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cỉa

ACB An Giang. Tuy rằng hiện ACB An Giang vẫn đang hoạt động có hiệu quả

nhưng để hoạt động của chi nhánh được phát triển cao lên thì thật sự các giải pháp

đó sẽ rất có ít cho quá trình hoạt động của ngân hàng.

Page 100: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 100

CHƢƠNG 6

KEÁT LUAÄN VAØ KIEÁN NGHÒ

1. KẾT LUẬN

Trong những năm qua, mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp,

sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn vì thế con đường mà ngân hàng đi trong

thời gian qua cũng như trước mắt còn nhiều thách thức nhưng với sự nổ lực phấn

đấu bền bỉ, trí tuệ và sáng tạo ngân hàng đã đạt được những thành tích cao trong các

lĩnh vực hoạt động.

Hoạt động đào tạo, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngân hàng đang

được phát triển đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu trước mắt và tạo cơ sở phát triển

trong tương lai.

Do sự chỉ đạo tập trung, kiên quyết nên từ năm 2004 đến năm 2006 các mặt

hoạt động của ngân hàng đã có bước tiến vượt bậc. Qua tiếp cận thị trường đầu tư,

đội ngũ lãnh đạo và hệ thống cán bộ tín dụng đã trưởng thành lên rất nhiều. Đây vừa

là cơ hội, vừa là điều kiện để từng bước góp phần để đất nước hội nhập khu vực và

hội nhập quốc tế.

Dư nợ cho vay của ngân hàng tăng trưởng khá tốt, từng bước đưa vốn đến với

nhiều đối tượng khách hàng, với nhiều hình thức cho vay ngày càng đa dạng và

phong phú. Với sự nhiệt tình của ngân hàng, khách hàng đến giao dịch luôn được

hài lòng đúng với câu “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.

Các mặt nghiệp vụ như kế toán, ngân quỹ,... không ngừng tăng, kinh doanh

ngày càng hiệu quả. Lãi năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân

viên ngày càng được cải thiện. Hoạt động của Đảng bộ và các đoàn thể phát triển

mạnh mẽ, vững chắc góp phần quan trọng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị của

ngân hàng, phục vụ ngày càng tốt hơn việc phát triển kinh tế ở địa phương.

Page 101: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 101

Mặc dù ACB An Giang đã rất thận trọng trong công tác tín dụng nhưng tỷ lệ

nợ quá hạn vẫn còn tồn tại. Ngân hàng luôn trăn trở và đề ra nhiều biện pháp nhằm

giảm tỷ lệ này.

ACB An Giang, về vốn và điều kiện hoạt động vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều

loại hình kinh tế phát triển chưa mạnh nên nhu cầu vốn dài hạn chưa đủ điều kiện để

ngân hàng cung cấp vốn vì thế ngân hàng hiện nay chỉ cho vay chủ yếu là tín dụng

ngắn hạn.

Trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: Cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên

địa bàn về huy động, đầu tư tín dụng, cung ứng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng,

chi nhánh NH Á Châu An Giang đã đứng vững và đi lên, giữ vai trò tích cực trong

nhiệm vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân làm kinh tế, không những

giữ được họ mà còn thêm khách hàng, phát triển đối tượng đầu tư và khách hàng

mới, hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện nay đạt hiệu quả khá tốt.

Thực hiện “an toàn và phát triển tín dụng, an toàn kho quỹ”, đảm bảo hạch

toán kế toán kịp thời, chính xác phát huy tốt các tiện ích dịch vụ ngân hàng.

ACB An Giang đã xác định rõ vị trí, nhiệm vụ của mình đối với sự phát triển

của đất nước, phù hợp với ý đảng, lòng dân. Là một ngân hàng thương mại – mục

đích kinh doanh của ACB An Giang không chỉ là lợi nhuận mà còn luôn chú trong

tới mục tiêu chính sách xã hội.

Vốn tín dụng của ngân hàng một phần giúp cải thiện đời sống của người dân,

góp phần ổn định an ninh, chính trị xã hội.

Xét về mặt lợi ích thì thu nhập của ngân hàng khá tốt đảm bảo cho hoạt động

kinh doanh của ngân hàng vừa đảm bảo cho các cán bộ công nhân viên có cuộc sống

tốt để góp sức vào ngân hàng cùng ngân hàng vượt qua các trở ngại, đem lại một kết

quả tốt nhất cho ngân hàng.

2. KIẾN NGHỊ

Để khắc phục được những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của ngân hàng trong

việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế thúc đẩy tiến

Page 102: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 102

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Em xin có một vài kiến

nghị sau:

Đối với Nhà nƣớc

- Phải ban hành rõ ràng các biện pháp xử lý nhằm để tạo một môi trường cạnh

tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại với nhau.

- Sự cần thiết sửa đổi luật các tổ chức tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường

của nước ta hiện nay, luật các tổ chức tín dụng có những điều khoản không còn thích

hợp với điều kiện mới hoặc xung đột với các luật khác, hoặc quy định không đầy đủ,

không rõ ràng, thiếu chính xác. Những lý do trên việc sửa đổi bổ sung luật các tổ

chức tín dụng là hết sức cần thiết. Tạo nền tảng cơ sở pháp lý cho hoạt động ngày

càng đa dạng của ngân hàng.

- Nhà nước, chính phủ quan tâm hơn nữa tới việc xử lý nợ tồn đọng để giúp

các tổ chức tín dụng lành mạnh hoá tình hình tài chính. Quan tâm hơn nữa tới việc

nâng cao năng lực của các ngân hàng để đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

- Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại thực hiện đồng bộ các

giải pháp khả thi, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, tập trung thanh toán qua

hệ thống điện tử liên ngân hàng để có điều kiện thực hiện cho vay qua đêm, gửi tiền

qua đêm, thanh toán một cách nhanh chóng,… đó là các nghiệp vụ ngân hàng hiện

đại và rất tốt cho nền kinh tế.

- Nên có một bộ phận kỹ thuật chuyên trách (thuộc Cục công nghệ tin học –

NHNN) để hoạch định và tổ chức hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng thực hiện việc

hiện đại hoá công nghệ ngân hàng cho thống nhất, đồng bộ và đỡ tốn kém.

- Sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên

nên trong quá trình sản xuất không tránh khỏi rủi ro bất khả kháng. Đề nghị nhà

nước có văn bản hướng dẫn xử lý rủi ro để khi có rủi ro được xử lý kịp thời, giảm

bớt khó khăn cho người vay và ngân hàng.

Page 103: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 103

Đối với chính bản thân ACB An Giang

- Mở rộng hơn nữa qui mô hoạt động của ngân hàng, phát triển thêm nhiều

phòng giao dịch trực thuộc ngân hàng tại các nơi tập trung dân cư có điều kiện sản

xuất kinh doanh, nhất là các trung tâm chợ xã.

- Gửi tiền và thanh toán tiền qua hệ thống ATM trên các quầy dịch vụ tự động

đang là điểm nóng trong ngành ngân hàng của nước ta hiện nay. Đó như là một cách

huy động vốn có hiệu quả mà lại vừa văn minh và tiện lợi. Nếu phát huy tốt công cụ

này thì việc sử dụng tiền mặt ở kinh tế địa phương nói riêng, trong nền kinh tế cả

nước nói chung sẽ giảm đi và từ đó qua hệ thống ngân hàng đồng tiền của ta sẽ được

tăng sức mua so với các đồng tiền trên thế giới.

- Thực hiện bảo hiểm tiền gửi và thông tin cho khách hàng của ngân hàng biết.

Người dân cảm thấy yên tâm rất nhiều và không lo sợ khi có những thông tin gây

thất thoát cho ngân hàng, đồng thời cũng tạo sự an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Qua đó cũng là cách thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Ngân hàng còn

được cái lợi nữa khi tham gia bảo hiểm tiền gửi là thường được bảo hiểm tiền gửi

giám sát, thanh tra các hoạt động nên tạo sự an toàn cho ngân hàng.

Đối với chính quyền địa phƣơng

- Cần phải có các biện pháp kiên quyết hơn và thực tế hơn tập trung giải quyết

dứt điểm các vướng mắc về thủ tục pháp lý và đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa

các cơ quan chức năng trong việc xử lý tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng từ đó

đưa các khoản nợ đang theo dõi ngoại bảng sau khi thu hồi vốn được bổ sung vào

nội bảng, tăng tiềm lực tài chính thật sự cho ACB An Giang.

- Đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện tăng cường chỉ đạo và có chủ trương cụ thể

đối với các ngành chức năng, có biện pháp xử lý dứt điểm các món nợ cố tình dây

Page 104: CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU - dulieu.tailieuhoctap.vndulieu.tailieuhoctap.vn/books/luan-van-de-tai/luan-van-de-tai-cd-dh/... · SINHVIENNGANHANG.COM Trang 1 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU

SINHVIENNGANHANG.COM

Trang 104

dưa không chịu trả nợ, nhằm ngăn chặn tình trạng chây lỳ lây lan, tạo điều kiện cho

ACB An Giang mở rộng tín dụng và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình tại địa

phương.

- Cần có những quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng và cơ quan

Nhà nước trong việc cung cấp thông tin xác minh tài sản, hộ khẩu thường trú và các

vấn đề có liên quan tới việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.